Đề tài Phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh

pdf 151 trang yendo 7480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tai_phat_trien_du_lich_tinh_ha_tinh.pdf

Nội dung text: Đề tài Phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh

  1. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS Lê Thông, người thầy đã nhiệt tình, tận tâm trong quá trình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng sau đại học, tập thể thầy cô giáo khoa Địa lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Và tôi cũng xin cảm ơn những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã khích lệ, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập. Xin trân trọng cảm ơn.!. Hà Nội, tháng 10 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Tình
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài 2 3. Lịch sử nghiên cứu của đề tài 3 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5 5. Đóng góp chủ yếu của đề tài 8 6. Cấu trúc luận văn 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH 9 1.1 Cơ sở lí luận 9 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 9 1.1.2 Vai trò của du lịch 16 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch 18 1.1.4 Một số hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch cấp tỉnh 26 1.1.5 Các tiêu chí đánh giá hoạt động du lịch 27 1.2 Cơ sở thực tiễn 31 1.2.1 Tổng quan về phát triển du lịch Việt Nam 31 1.2.2 Tổng quan về phát triển du lịch ở vùng Bắc Trung Bộ 36 CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ TĨNH 45 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh 45 2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 45 2.1.2 Tài nguyên du lịch 46 2.1.3. Cơ sở hạ tầng 79 2.2 Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh 87 2.2.1 Khái quát chung 87 2.2.2 Hoạt động du lịch theo ngành 88
  3. 2.2.3 Các hình thức TCLT du lịch tỉnh Hà Tĩnh 100 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020 116 3.1 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển 116 3.1.1 Quan điểm 116 3.1.2 Mục tiêu 117 3.1.3. Định hướng 117 3.2 Các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh 123 3.2.1 Giải pháp về quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch 123 3.2.2 Giải pháp về vốn đầu tư 125 3.2.3 Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 126 3.2.4. Giải pháp khoa học và công nghệ 126 3.2.5. Giải pháp tuyên truyền, quảng bá du lịch 127 3.2.6 Các giải pháp khác 129 KẾT LUẬN 132 TÀI LIỆU THAM KHẢO 134 PHỤ LỤC
  4. DANH MỤC BẢN ĐỒ, BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Bản đồ 1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh 2. Bản đồ các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh 3. Bản đồ các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh 4. Bản đồ thực trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh Bảng Bảng 1.1 Lượng khách du lịch đến vùng du lịch Bắc Trung Bộ giai đoạn 2000 - 2012 41 Bảng 2.1 Một số lễ hội tiêu biểu trên địa bàn Hà Tĩnh 66 Bảng 2.2: Tổng thu và cơ cấu thu nhập từ hoạt động du lịch Hà Tĩnh giai đoạn 2000 - 2012 93 Biểu đồ Biểu đồ 1.1: 1. Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam theo quốc tịch năm 2013 33 2. Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam theo mục đích năm 2013 33 Biểu đồ 1.2 Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch nội địa giai đoạn 2000 – 2012 34 Biểu đồ 2.1 Cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2000 – 2012 84 Biểu đồ 2.2 Hiện trạng khách du lịch đến Hà Tĩnh giai đoạn 2000– 2012 88 Biểu đồ 2.3 Doanh thu ngành du lịch Hà Tĩnh giai đoạn 2001 – 2012 92 Biểu đồ 2.4 Cơ cấu doanh thu du lịch tỉnh Hà Tĩnh 2012 93 Biểu đồ 2.5 Lao động trong ngành du lịch Hà Tĩnh giai đoạn 2000 – 2012 98 Sơ đồ Sơ đồ 1.1 Sơ đồ mô tả các khái niệm về khách du lịch [29] 13
  5. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Từ xa xưa du lịch đã là một hoạt động đáp ứng sở thích, nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan, tìm hiểu, khám phá của con người. Song hành cùng với sự phát triển xã hội, đến nay du lịch không còn là một hiện tượng đơn lẻ mà đã trở thành một hiện tượng có tính phổ biến trong xã hội và ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống của mọi tầng lớp dân cư. Đối với nhiều quốc gia, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP. Mặt khác, du lịch còn góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế chậm phát triển, bảo vệ môi trường sinh thái. Đối với kinh tế, du lịch được xem như là ngành “công nghiệp không khói”, tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn. Mặc khác, du lịch còn giúp cho người lao động phục hồi, tăng cường khả năng, hiệu quả công việc sau thời gian nghỉ ngơi. Đối với xã hội, du lịch là “giấy thông hành của hòa bình” tạo điều kiện để con người xích lại gần nhau, thắt chặt tình hữu nghị thân ái, giữ gìn, khôi phục, tôn tạo các bản sắc văn hóa dân tộc. Đối với môi trường, sinh thái phát triển du lịch có thể tạo nguồn kinh phí, cơ hội cho các hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái; lôi kéo sự tham gia của cộng động địa phương, giáo dục diễn giải làm thay đổi nhận thức thái độ, hành vi của con người theo hướng tích cực. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch nếu không có những quy hoạch, định hướng đúng đắn cũng có thể làm nảy sinh một số vấn đề ảnh hưởng đến tài nguyên, tác động tiêu cực lên môi trường. Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc vùng kinh tế và cũng là vùng du lịch Bắc Trung Bộ, nối hai cầu đất nước, là cửa ngõ ra biển của nước bạn Lào. Ngoài những lợi thế về tự nhiên: bãi biển trong sạch, chan hòa ánh nắng, hệ động thực vật đa dạng phong phú, nhiều loài đặc hữu của khu vực Bắc Trường Sơn 1
  6. như Sao la, Mang lớn, Chà vá chân nâu, Vượn Má vàng Hà Tĩnh còn là mảnh đất huyền thoại về truyền thống đấu tranh giữ nước với Ngã ba Đồng Lộc, núi Nài anh hùng , là mảnh đất của biết bao “nhân kiệt”, của lễ hội, làng nghề truyền thống. Tất cả những điều đó tạo nên tiềm năng đặc trưng, khả năng hấp dẫn và cạnh tranh trong xu thế phát triển và hội nhập du lịch của khu vực và cả nước. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là du lịch tỉnh Hà Tĩnh vẫn chưa thực sự phát triển, chỉ ở giai đoạn hình thành, nhiều tiềm năng vẫn chưa được đưa vào khai thác và hoạt động, hiệu quả kinh tế - xã hội do du lịch mang lại vẫn chưa cao. Xuất phát từ thực tế trên, nhận thấy việc tiến hành kiểm kê tài nguyên, phân tích thực trạng và tìm ra các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh là một việc làm cấp thiết. Chính vì lẽ đó, tôi quyết định chọn đề tài “Phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh” để nghiên cứu, với mong muốn góp phần tìm ra hướng đi khẳng định vai trò của ngành du lịch Hà Tĩnh trong thời gian tới. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài 2.1 Mục tiêu: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch ở Việt Nam và trên thế giới, đề tài tập trung đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và phân tích thực trạng hoạt động du lịch ở tỉnh Hà Tĩnh. Từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch nhằm mang lại hiệu quả cao và bền vững trong tương lai. 2.2 Nhiệm vụ - Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch vận dụng nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. - Kiểm kê, đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch dưới góc độ địa lý học và phân tích thực trạng du lịch ở tỉnh Hà Tĩnh. 2
  7. - Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển du lịch có hiệu quả và bền vững trong tương lai. 2.3 Giới hạn nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá tài nguyên du lịch và thực trạng hoạt động du lịch theo hai khía cạnh ngành và lãnh thổ (các tuyến, điểm, cụm với sản phẩm đặc trưng). - Về phạm vi lãnh thổ: Giới hạn phạm vi nghiên cứu là địa giới hành chính tỉnh Hà Tĩnh (gồm 10 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố). Tuy nhiên, vấn đề phát triển du lịch ở tỉnh Hà Tĩnh còn được phân tích trong mối quan hệ với các tỉnh thuộc vùng du lịch Bắc Trung Bộ và với cả nước. - Về thời gian: Đề tài tập phân tích và nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn từ 2000 – 2012, định hướng đến năm 2020. 3. Lịch sử nghiên cứu của đề tài 3.1 Trên thế giới Từ khi du lịch xuất hiện và khẳng định vai trò, vị trí của mình trong đời sống kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, khu vực; du lịch và ngành địa lý du lịch đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới dưới nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau. Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Liên Xô (trước đây) như Mukhina (1973), E.D Xmirnova, V.B Nhefedova xác định các vùng thích hợp cho mục đích nghỉ dưỡng, đánh giá và thành lập bản đồ tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn. Bên cạnh đó, còn có các nghiên cứu về đánh giá tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích du lịch của các nhà địa lí 3
  8. Mỹ như Bohart (1971), nhà địa lí người Anh H.Robison (1976), nhà địa lí người Canada Vonfo (1966) .[Dẫn theo 22]. 3.2 Ở Việt Nam Các công trình nghiên cứu về địa lí du lịch chủ yếu được thực hiện từ thập kỉ 80 của thế kỉ XX trở lại đây và tập trung vào các hướng chính: phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, tổ chức lãnh thổ du lịch, đánh giá tài nguyên du lịch, thực trạng hoạt động du lịch Nhiều công trình đánh giá về tài nguyên du lịch đã được thực hiện, tiêu biểu như: Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông (1993), Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch biển Việt Nam, Chương trình du lịch biển KT-03-18, Hà Nội; Địa lý du lịch Việt Nam, (2010) Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), NXB Giáo dục VN; Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam,(2000) Phạm Trung Lương (chủ biên), NXB Giáo dục. Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu, quy hoạch du lịch quốc gia và các vùng, như: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030”, (2012) Tổng cục du lịch, Bộ văn hóa thể thao du lịch; “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” (2012) Tổng cục du lịch, Bộ văn hóa thể thao du lịch; “Việt Nam các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm”,(2012) Lê Thông, Nguyễn Quý Thao (đồng chủ biên), NXBGD. Một số luận văn thạc sĩ địa lý học chuyên ngành địa lý du lịch ở khoa Địa lý trường đại học sư phạm Hà Nội gắn với đề tài phát triển du lịch ở một số địa phương như: “Phát triển du lịch thành phố Móng Cái trong thời xu thế nhập”, Thái Thị Ba, ĐHSP Hà Nội 2011, “Phát triển du lịch tỉnh KonTum trong xu thế hội nhập”, Thái Huỳnh Anh Chi, ĐHSP Hà Nội 2010, Phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang trong xu thế hội nhập”, Chung Lê Dung, ĐHSP Hà 4
  9. Nội 2010, Phát triển du lịch tỉnh Hưng Yên trong xu thế hội nhập”, Phạm Thủy Quỳnh, ĐHSP Hà Nội 2011 . Ở Hà Tĩnh ngành du lịch chỉ mới bắt đầu phát triển nên chưa có nhiều công trình nghiên cứu, đặc biệt là về vấn đề phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh dưới góc độ địa lý học. Đáng chú ý có Luận văn thạc sĩ địa lý học: “Tổ chức lãnh thổ du lịch Hà Tĩnh”, Nguyễn Quốc Lập, ĐHSP Hà Nội 2009. 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1 Quan điểm nghiên cứu - Quan điểm hệ thống: Quan điểm này cho rằng, mỗi đối tượng nghiên cứu được coi là một hệ thống có nhiều yếu tố cấu thành, có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi nghiên cứu một đối tượng phải đặt nó trong mối tương quan với các đối tượng khác, với các yếu tố trong hệ thống cao hơn cũng như với cấp phân vị thấp hơn. Như vậy, theo quan điểm này xét về mặt lãnh thổ, du lịch tỉnh Hà Tĩnh được xem là một phân hệ trong hệ thống lãnh thổ du lịch của vùng Bắc Trung Bộ; xét về khía cạnh ngành, là một bộ phận trong hệ thống kinh tế - xã hội của toàn tỉnh. Đồng thời, nó bao gồm các cấp phân vị thấp hơn là các điểm, tuyến, cụm, khu du lịch. Chỉ cần một thay đổi nhỏ của phân hệ sẽ tác động đến hoạt động, phát triển chung của toàn hệ thống. - Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: Theo quan điểm này hệ thống lãnh thổ du lịch được xem là hệ thống xã hội được tạo thành bởi các thành tố như tự nhiên, văn hóa, lịch sử, con người, có mối quan hệ qua lại mật thiết, gắn bó với nhau một cách hoàn chỉnh theo từng sự phân công chức năng. Việc nghiên cứu, xác định, đánh giá các nguồn lực du lịch thường được nhìn nhận trong mối quan hệ về mặt không gian lãnh thổ. Bên cạnh đó, đối tượng lãnh thổ du lịch còn được xem như một hệ thống mở, có mối quan hệ chặt chẽ với lãnh thổ khác. Trên quan điểm này, khi đánh giá tài nguyên du lịch tỉnh Hà Tĩnh phải xem xét cả tài nguyên du lịch tự 5
  10. nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, quá trình khai thác phải tìm hiểu nhiều khía cạnh: doanh thu, lao động, lượng khách Quan điểm này cho phép, chúng ta có thể nhìn nhận, đánh giá các đối tượng du lịch một cách toàn diện, từ đó đề ra các giải pháp phù hợp. - Quan điểm lịch sử - viễn cảnh: Mỗi hiện tượng địa lí kinh tế xã hội đều trải qua các thời kì phát sinh, phát triển, thay đổi hoặc suy vong. Sự phát triển của du lịch cũng không nằm ngoài quy luật đó. Hà Tĩnh là tỉnh có bề dày lịch sử và có nền văn hóa lâu đời. Những đặc điểm này đã đang được khai thác cho phát triển du lịch. Sử dụng quan điểm lịch sử, để tìm hiểu nguồn gốc phát sinh, diễn biến quá trình khai thác, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để có được những nhận định, những phương án, những dự báo chính xác và giúp cho việc phát triển du lịch trên địa bàn mang tính hiệu quả và bền vững. - Quan điểm phát triển bền vững Quan điểm này đòi hỏi, sự phát triển của du lịch phải được xem xét trên cả ba khía cạnh: kinh tế, xã hội, môi trường. Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên, môi trường sinh thái bền vững. Việc khai thác các nguồn tài nguyên, tổ chức các hoạt động du lịch đạt hiệu quả kinh tế đòi hỏi phải quan tâm bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gìn và tôn tạo các giá trị văn hóa, quan tâm đến lợi ích của cộng đồng địa phương. Cần có những biện pháp tổ chức, quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên và văn hóa – xã hội của địa bàn tỉnh từ hoạt động du lịch. 4.2 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập, phân tích, xử lý tài liệu Phương pháp này cho phép kế thừa, tích lũy thành tựu của quá khứ. Tổng quan tài liệu có được cho phép tiếp cận với những kết quả nghiên cứu trong quá khứ, cập nhật những vấn đề trong và ngoài nước. Việc phân loại, 6
  11. phân nhóm và phân tích dữ liệu sẽ giúp cho việc phát hiện những vấn đề trọng tâm và những khía cạnh cần cần tiếp cận của vấn đề. Trên cơ sở những tài liệu thu thập được và những kết quả phân tích, việc tổng hợp sẽ giúp định hình một tài liệu toàn diện và khái quát về chuyên đề nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu thực địa Đây là phương pháp đặc trưng của Địa lí học. Phương pháp này giúp ta tiếp cận một cách chủ động, trực quan, kiểm tra, đánh giá một cách xác thực để có được tầm nhìn toàn diện về đối tượng nghiên cứu; tránh được những kết luận chủ quan, thiếu cơ sở thực tiễn và có cơ hội để so sánh, kiểm chứng độ chính xác của những tư liệu thu thập trong phòng. Trong quá trình thực hiện đề tài đòi hỏi phải tiến hành nhiều đợt thực địa khác nhau tới các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. - Phương pháp bản đồ - GIS Có thể nói, bản đồ là điểm khởi đầu và cũng là điểm kết thúc của hoạt động nghiên cứu trong khoa học địa lí. Phương pháp này cho ta thấy sự phân bố không gian của đối tượng, cho phép khai thác các thông tin trên hệ thống bản đồ đã được xây dựng, các kết quả nghiên cứu của đề tài lên bản đồ. Theo mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ xây dựng hệ thống bản đồ hành chính, bản đồ các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển du lịch, bản đồ các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển du lịch, bản đồ thực trạng, du lịch tỉnh Hà Tĩnh. Hệ thống bản đồ được xây dựng bằng việc sử dụng kĩ thuật GIS với sự hổ trợ đắc lực của công nghệ thông tin nhằm có được kết quả nhanh chóng, chính xác và hữu ích. - Phương pháp chuyên gia Phương pháp chuyên gia là phương pháp quan trọng được vận dụng thông qua việc xin ý kiến chỉ đạo, góp ý về nội dung và phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sẽ tham khảo ý kiến của các cán bộ, các nhà nghiên cứu trong vấn đề khai thác các giá trị văn hóa, tự nhiên và định hướng quy 7
  12. hoạch – tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh nhà từ các cơ quan: sở văn hóa thể thao du lịch, trường đại học sư phạm Hà Nội, viện nghiên cứ du lịch 5. Đóng góp chủ yếu của đề tài - Kế thừa, bổ sung và hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch, để vận dụng cụ thể vào địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. - Làm rõ được những thuận lợi và khó khăn của các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch ở tỉnh Hà Tĩnh. - Nêu được bức tranh hoạt động du lịch dưới góc độ địa lý học theo ngành và các hình thức tổ chức lãnh thổ ở địa bàn giai đoạn 2000 – 2012. - Đưa ra được một số giải pháp phát triển du lịch nhằm góp phần phát triển du lịch hiệu quả và bền vững. 6. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm các phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Trong đó, phần nội dung của luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh. Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030. 8
  13. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1 Du lịch Du lịch xuất hiện từ xa xưa và trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong xã hội hiện đại. Nó ảnh hưởng rộng rãi tới đời sống kinh tế xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Cùng với sự phát triển của du lịch, khái niệm du lịch được rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, phát biểu theo nhiều cách khác nhau tùy theo góc độ tiếp cận, và cho đến nay nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Theo một số học giả, du lịch bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Tonos” nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được Latinh hóa thành “Turnur” và sau đó thành “Tour” (tiếng Pháp), nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn “Touriste” là người dạo chơi. Theo Robert Langquar (năm 1980), từ “Tourism” (du lịch) lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh khoảng năm 1800 và được quốc tế hóa nên nhiều nước đã sử dụng trực tiếp mà không dịch nghĩa. Một số học giả khác lại cho rằng du lịch không phải xuất phát từ tiếng Hy Lạp mà từ tiếng Pháp “le tour”, có nghĩa là cuộc hành trình tới nơi nào đó và quay trở lại, sau đó từ gốc này ảnh hưởng ra phạm vi toàn thế giới. [29]. Nguồn gốc của thuật ngữ du lịch vẫn còn chưa thống nhất gây tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu tuy nhiên họ đều cho rằng thuật ngữ này có nghĩa gốc là: cuộc hành trình, dạo chơi tới một nơi nào đó và có sự quay trở lại. Bản chất phức tạp, đa chiều của hoạt động du lịch, sự khác biệt về ngôn ngữ, góc độ tiếp cận nên các nhà khoa học đã đưa ra nhiều quan niệm không giống nhau về khái niệm du lịch. Có thể thấy về sự biến đổi nhận thức thông qua một số khái niệm du lịch tiêu biểu sau đây: 9
  14. Năm 1811, định nghĩa về du lịch lần đầu tiên xuất hiện tại nước Anh: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lí thuyết và thực hành của các cuộc giải trí”. Năm 1930, Glusman người Thụy Sĩ định nghĩa: “Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm, mà ở đó họ không có chổ cư trú thường xuyên” [29]. Năm 1941, hai giáo sư người Thụy Sĩ là Hunziker và Krapt đã khái quát: “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc đi lại và lưu trú của những người ngoài địa phương – những người không có mục đích định cư và không liên quan tới bất cứ hoạt động kiếm tiền nào” [14]. Quan niệm này đã được Hiệp hội quốc tế các chuyên gia về du lịch (AIEST) thừa nhận, phản ánh tương đối đầy đủ và bao quát hơn các quan niệm của các nhà khoa học trước đó, là một khái niệm làm cơ sở để xác định người đi du lịch, cơ sở hình thành về cầu du lịch sau này. Tuy nhiên quan niệm này mới chỉ được giải thích ở hiện tượng đi du lịch, chưa làm rõ được đặc trưng và các mối quan hệ của hiện tượng du lịch. Du lịch thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau. Các nhà kinh tế, tiếp cận du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Theo nhà kinh tế Kalfiotis, du lịch là sự di chuyển tạm thời của các cá nhân hay tập thể từ nơi này đến nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức, do đó tạo nên các hoạt động kinh tế [15]. Các quan niệm trên, tiếp cận du lịch dưới góc độ một hiện tượng, một hoạt động với các yếu tố tách biệt. Các nhà nghiên cứu du lịch sau này đã cố gắng xem xét du lịch một cách toàn diện hơn, tiếp cận du lịch một cách tổng hợp. Theo M.Coltman, du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, nhà kinh 10
  15. doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch. Theo quan điểm của Robert W.Mc.Intosh, Charles R.Goeldner, J.R Brent Ritcie, du lịch là tổng hợp các mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà trong quá trình thu hút và đón tiếp khách du lịch [15]. Quan điểm này xem khách du lịch là phân hệ trung tâm, làm nảy sinh các hoạt động, các mối quan hệ và làm thỏa mãn mục đích của các chủ thể tham gia vào các hoạt động và các mối quan hệ đó. Không chỉ các nhà kinh tế, các chuyên gia nghiên cứu về du lịch thuộc các lĩnh vực khác cũng thấy kinh tế là yếu tố không thể thiếu được trong khái niệm du lịch. Năm 1985, trong “Cơ sở địa lí du lịch và dịch vụ tham quan”, nhà địa lí Bêlarut – I.I. Piojnik đã đưa ra một khái niệm tương đối đầy đủ: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa” [29]. Tổ chức du lịch thế giới UNWTO cũng đưa ra định nghĩa: “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí hay mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm”. Luật du lịch Việt Nam năm 2005, điều 4, chương I, định nghĩa: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ra ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [39]. 11
  16. Như vậy, có thể thấy có sự biến đổi trong nhận thức về nội dung của khái niệm du lịch. Khái niệm du lịch có thể hiểu bao gồm hai nội dung chính: là một hiện tượng, một hoạt động xã hội của con người bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí Ngoài ra, du lịch còn là một hoạt động kinh tế với sự tham gia của khách du lịch, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương nơi đón khách và dân cư sở tại. 1.1.1.2 Khách du lịch Khái niệm “Khách du lịch” hay du khách, xuất hiện lần đầu tại Pháp vào cuối thế kỉ XVIII: “Khách du lịch là người thực hiện cuộc hành trình lớn” [29]. Tới nay đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về khách du lịch. Nhà kinh tế học Josef Stander định nghĩa: “Khách du lịch là những hành khách đi lại, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi các mục đích kinh tế” [dẫn theo 29]. Nhà nghiên cứu người Bungari – Khadginicolov cho rằng: “Khách du lịch là người hành trình tự nguyện, với những mục đích hòa bình. Trong cuộc hành trình của mình, họ đi qua những chặng đường khác nhau và thay đổi một hoặc nhiều lần nơi cư trú của mình” [ dẫn theo 29]. Mặc dù có nhiều khái niệm về khách du lịch nhưng các khái niệm này còn phiến diện, chưa đầy đủ, mới chỉ dừng lại ở việc phân tích động cơ du lịch, không gắn hoạt động du lịch với các chức năng kinh tế xã hội. Theo Tổ chức du lịch thế giới, khách du lịch là những người có các đặc trưng: là người đi khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình; không theo đuổi mục đích kinh tế; đi khỏi nơi cư trú từ 24 giờ trở lên; khoảng cách tối thiểu từ nhà tới điểm đến tùy theo quan niệm của từng nước [15]. Điểm chung nhất đối với các nước trong cách hiểu khái niệm về khách du lịch là: Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến nơi nào đó, quay trở lại với mục đích khác nhau, loại trừ mục đích 12
  17. làm công và nhận thù lao ở nơi đến; có thời gian lưu lại ở nơi đến từ 24h trở lên (hoặc có sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm) nhưng không quá thời gian một năm. Khách du lịch là những người tạm thời ở tại nơi họ đến du lịch với các mục tiêu như nghỉ ngơi, kinh doanh, hội nghị hoặc thăm gia đình. Ở nước ta, luật du lịch năm 2005 định nghĩa: “Khách du lịch là những người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” [29]. Khách du lịch được chia thành hai nhóm cơ bản là khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa. Sơ đồ 1.1 Sơ đồ mô tả các khái niệm về khách du lịch [29] Người du hành (Traveller) Đư ợc thống kê là khách Không tính vào thống đi du lịch (visitor) kê du lịch - Những người làm việc để nhận Du Khách Khách tham quan thù lao (Tourist) (Excursionist-Day visitor) - Những người làm việc ở vùng biên giới - Nhân viên đại sứ quán, lãnh sự Khách có Khách có Khách quán thời gian đi thời gian quá cảnh -Nhân viên của lực lượng quân sự du lịch ít nhất đi du lịch - Dân di cư là 24 giờ dưới 24 - Dân tỵ nạn -Người nhập cư . a. Khách quốc tế Năm 1989, tại hội nghị quốc tế về du lịch được tổ chức ở Lahay (Hà Lan), Ủy ban thống kê của Liên hợp quốc đưa ra khái niệm khách du lịch quốc tế: “Khách du lịch quốc tế là những người trên đường đi thăm một hoặc một số nước khác với nước mà họ cư trú thường xuyên với mục đích của 13
  18. chuyến đi là tham quan, thăm viếng, nghỉ ngơi với thời gian 3 tháng, nếu trên 3 tháng phải được phép gia hạn. Khách du lịch không được làm bất cứ việc gì để được trả thù lao tại nước đến do ý muốn của du khách hay do yêu cầu của nước sở tại, sau khi kết thúc đợt tham quan hay lưu trú, phải rời khỏi nước đến tham quan để về nước thường trú của mình hoặc đi đến một nước khác”. Hiện nay trên thế giới, nhiều nước sử dụng khái niệm này. Như vậy, có thể hiểu: khách du lịch quốc tế là khách du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến du lịch thuộc phạm vi lãnh thổ của hai hoặc nhiều quốc gia khác nhau. Luật du lịch Việt Nam, năm 2005, điều 34, chương V định nghĩa: “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch” [39]. b. Khách du lịch nội địa Khách du lịch nội địa được phân biệt với khách du lịch quốc tế ở chổ nơi đến của họ cũng chính là nước mà họ cư trú thường xuyên. Họ cũng được phân biệt với những người lữ hành trong nước ở mục đích chuyến đi và thời gian lưu trú. Tuy nhiên khái niệm khách du lịch nội địa được xác định không giống nhau ở các nước khác nhau về khoảng cách chuyến đi và thời gian lưu trú. Theo luật du lịch Việt Nam: Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam [39]. 1.1.1.3. Sản phẩm du lịch Theo Nguyễn Minh Tuệ: “Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách dựa trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng” [29]. 14
  19. Các nhà kinh tế du lịch xem xét sản phẩm du lịch dưới góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, hợp thành bởi nhiều bộ phận kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng của du khách trong chuyến đi du lịch. Do đó, sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách; được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng nguồn lực là: Cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó . Luật du lịch Việt Nam, định nghĩa: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” [39]. Như vậy, sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. 1.1.1.4. Tài nguyên du lịch Nếu như khách du lịch là chủ thể của du lịch thì tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch, là cơ sở quan trọng để phát triển du lịch. Trong Cơ sở địa lý dịch vụ và du lịch (1985) I.I Pirojnik cho rằng “Tài nguyên du lịch là những tổng thể, tự nhiên, văn hóa – lịch sử và những thành phần của chúng giúp cho việc phục hồi, phát triển thể lực, tinh lực, khả năng lao động và sức khỏe của con người mà chúng được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo ra dịch vụ du lịch gắn liền với nhu cầu ở thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế - kĩ thuật cho phép” [dẫn theo 29]. Luật du lịch Việt Nam quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [39]. 15
  20. Mặc dù cách tiếp cận đối với tài nguyên du lịch vẫn có sự khác nhau giữa các tác giả nghiên cứu, nhưng các khái niệm về tài nguyên du lịch đều đã đề cập tới sức hấp đẫn đối với du khách của các yếu tố tự nhiên, văn hóa - lịch sử. 1.1.1.5. Các loại hình du lịch Các hoạt động du lịch rất phong phú và đa dạng vì vậy có nhiều cách phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau. Các nhà nghiên cứu du lịch thường phân loại dựa trên một số tiêu chí sau: + Theo mục đích chuyến đi: du lịch thuần túy (tham quan, giải trí, khám phá, nghỉ dưỡng ), du lịch kết hợp (du lịch tôn giáo, du lịch học tập nghiên cứu ) + Theo tài nguyên du lịch: du lịch được phân thành hai hình thức cơ bản là du lịch văn hóa và du lịch sinh thái. + Theo lãnh thổ hoạt động: du lịch trong nước, du lịch quốc tế. + Theo vị trí địa lí: du lịch biển, du lịch núi, du lịch đô thị, du lịch đồng quê. + Theo thời gian của cuộc hành trình (độ dài chuyến đi): du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày. +Theo việc sử dụng các phương tiện giao thông: du lịch xe đạp, du lịch ô tô, du lịch máy bay, du lịch tàu hỏa, du lịch tàu thủy. + Theo hình thức tổ chức: du lịch có tổ chức theo đoàn, du lịch cá nhân, du lịch gia đình. 1.1.2 Vai trò của du lịch Du lịch từ một hiện tượng riêng lẻ đã trở thành một hoạt động phổ biến không thể thiếu được trong đời sống kinh tế xã hội. Chính vì thế du lịch ngày càng có vai trò to lớn đối với kinh tế, xã hội và môi trường. 1.1.2.1. Đối với kinh tế - Du lịch là ngành kinh tế quan trọng, phát triển với tốc độ cao, đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm trong nước GDP của các quốc gia. Đối 16
  21. với nhiều quốc gia du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP. - Mặt khác, sự phát triển của ngành du lịch thường kéo theo sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác mà trước hết là giao thông vận tải, thương mại, sản xuất nông nghiệp, thông tin liên lạc Thu nhập tạo ra trong ngành du lịch là thu nhập “kép”. Cứ mỗi USD tiêu dùng của khách du lịch lại tạo ra khoảng 2-3 USD thu nhập gia tăng [15]. - Du lịch cũng là ngành kinh tế mang lại nguồn thu nguồn thu ngoại tệ lớn, ngành “xuất khẩu tại chổ”. So với ngoại thương, xuất khẩu theo du lịch có nhiều ưu thế nỗi trội vì có thể tiết kiệm được chi phí đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, có thể xuất được những mặt hàng dễ hư hỏng mà ít rủi ro như hoa quả, rau, thực phẩm tươi sống - Du lịch không chỉ là ngành “xuất khẩu tại chổ” mà còn là ngành “xuất khẩu vô hình” hàng hóa và dịch vụ. Đó là các cảnh quan thiên nhiên, các giá trị di tích lịch sử văn hóa Nếu có chất lượng tốt, thương hiệu và giá trị của nó còn tăng lên sau mỗi lần đưa ra thị trường [30]. 1.1.2.2. Đối với xã hội - Đối với xã hội, vai trò của du lịch trước hết thể hiện ở chổ, du lịch tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp. Số lao động làm trong ngành du lịch và các lĩnh vực có liên quan chiếm 10,7% tổng số lao động toàn thế giới. Cứ 2,5 giây du lịch tạo thêm một việc làm mới và hiện nay cứ 8 lao động thì có một người làm trong ngành du lịch. [30]. - Hoạt động du lịch góp phần làm thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế, xã hội của vùng du lịch; giảm thiểu sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng, miền. - Du lịch còn góp phần thỏa mãn những nhu cầu tinh thần của con người, nâng cao chất lượng cuộc sống, phục hồi sức khỏe, tái sản xuất khả 17
  22. năng lao động, tăng cường năng lực cho người dân. Trong một chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và tăng cường khả năng lao động của con người. - Ngoài ra, du lịch còn có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc thông qua các danh thắng, các di tích lịch sử văn hóa. Du lịch cũng góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hóa của dân tộc, thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề thủ công truyền thống, góp phần bảo vệ và phát triển môi trường thiên nhiên, xã hội. Du lịch còn là điều kiện để mọi người xích lại gần nhau, hiểu nhau và tăng cường tình đoàn kết cộng đồng. Đối với quan hệ quốc tế, du lịch là cơ hội để mở rộng, cũng cố, thắt chặt tình hữu nghị thân ái giữa các quốc gia trên thế giới. 1.1.2.3. Đối với môi trường, sinh thái - Du lịch góp phần vào việc bảo vệ và khôi phục môi trường tự nhiên bao quanh. Các hoạt động du lịch làm tăng giá trị kinh tế, hiệu quả sử dụng, giúp khai thác tốt hơn nguồn tài nguyên, đồng thời thúc đẩy việc nghiên cứu, phát hiện, công nhận thêm các vườn quốc gia, các khu bảo tồn; góp phần làm giàu đa dạng sinh học, làm phong phú thêm các hệ sinh thái, làm giàu rừng tự nhiên. - Du lịch còn góp phần nâng cao nhận thức của con người về giá trị của tự nhiên, từ đó thay đổi thái độ, hành vi đối với môi trường. 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch 1.1.3.1 Vị trí địa lý: Vị trí địa lý là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch. Ý nghĩa của vị trí địa lý đối với sự phát triển du lịch thể hiện qua sự ảnh hưởng của nó đến đặc điểm một vài thành phần môi trường địa lý – khí hậu, mạng lưới thủy văn, thực vật là tiền đề cho sự phát triển các loại hình du lịch khác nhau; nhiều khi chính do vị trí địa lý thuận lợi mà quyết định hướng các luồng du lịch tới một nước hay một vùng nào đó [23]. 18
  23. Đối với hoạt động du lịch, yếu tố quyết định của điều kiện vị trí là điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển du lịch và khoảng cách từ điểm du lịch đến thị trường nguồn khách ngắn. Điều kiện và khả năng tiếp cận đến nguồn cung du lịch bằng các loại phương tiện khác nhau; khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn gửi khách có ý nghĩa quan trọng đối với nước nhận khách. Tuy nhiên, khoảng cách xa không phải lúc nào cũng là yếu tố cản trở du lịch, trong một số trường hợp, khoảng cách xa từ nơi đón khách đến nơi gửi khách lại có sức hấp dẫn đối với các khách du lịch có khả năng thanh toán cao và có tính hiếu kỳ. Khi xem xét vị trí địa lý của một điểm, một vùng, một khu vực phải xem xét về mặt lãnh thổ, vị trí kinh tế, chính trị và đặt nó trong khung cảnh của vùng, quốc gia, khu vực và quốc tế. 1.1.3.2 Tài nguyên du lịch Du lich là một trong những ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến cấu trúc và chuyên môn hóa của vùng du lịch. Qui mô hoạt động du lịch của một vùng, một quốc gia được xác định trên cơ sở khối lượng tài nguyên du lịch. Nguồn tài nguyên du lịch còn quyết định đến tính chất mùa vụ trong kinh doanh du lịch, nhịp điệu của dòng khách du lịch. Do vậy, tài nguyên du lịch có thể được đánh giá là một trong những yếu tố rất quan trọng để tạo vùng du lịch và quyết định đến khả năng phát triển du lịch của một quốc gia. Tài nguyên du lịch được phân thành hai nhóm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. a. Tài nguyên du lịch tự nhiên: Theo luật du lịch Việt Nam: “ Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch” [39]. 19
  24. - Địa hình: Bề mặt địa hình là nơi diễn ra các hoạt động của du khách, đồng thời cũng là nơi xây dựng [29]. Khi phân tích ảnh hưởng của địa hình đối với hoạt động du lịch người ta chú ý hai yếu tố là hình thái địa hình và các dạng địa hình đặc biệt. Đặc điểm về hình thái và trắc lượng hình thái có thể tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho hoạt động du lịch như việc triển khai các hoạt động và xây dựng các công trình đặc biệt. Nếu chỉ xét về mặt địa hình thì một khu vực được đánh giá là phong cảnh đẹp nếu có: dạng địa hình chứa nước (như sông, suối, thác, hồ, đầm, phá, biển); có sự tương phản địa hình lớn; có nhiều dạng địa hình trong một không gian hẹp. Ngoài ra, những dạng địa hình đặc biệt, có ý nghĩa đối với du lịch là địa hình kart, địa hình ven bờ các kho chứa nước lớn (đại dương, biển, sông, hồ). Kiểu cacxtơ được quan tâm nhiều nhất đối với du lịch là hang động cacxtơ, kiểu cacxtơ ngập nước. Kiểu địa hình ven bờ có thể tận dụng khai thác du lịch với nhiều mục đích khác nhau, từ tham quan du lịch theo chuyên đề khoa học, nghỉ ngơi an dưỡng, tắm biển, thể thao dưới nước - Khí hậu: Khí hậu là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động du lịch. Nhiệt độ và độ ẩm là hai tiêu chí được quan tâm nhiều nhất. Ngoài ra những chỉ tiêu như: gió, lượng mưa, thành phần lý hóa, vi sinh của không khí, áp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời và các hiện tượng thời tiết đặc biệt cũng có những tác động tới sức khỏe con người và hoạt động du lịch. Nhìn chung, phần lớn khách du lịch ưa thích những nơi có khí hậu điều hòa, tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm, quá nóng hoặc quá khô. Tuy nhiên, mỗi loại hình du lịch thích hợp với những điều kiện khí hậu khác nhau và đáp ứng nhu cầu của từng nhóm khách nhất định. Điều kiện khí hậu cũng là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên tính mùa của hoạt động du lịch. Phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm hoặc trong một khoảng thời gian nhất định. 20
  25. - Thủy văn: Tài nguyên nước phục vụ du lịch bao gồm nước trên mặt, nước dưới đất và nước khoáng. Có giá trị đối với du lịch hơn cả là nước trên mặt (cơ sở để hình thành các loại hình du lịch sông nước, du lịch hồ) và vùng biển (tiền đề cho các loại hình du lịch biển, ). Ngoài ra, nguồn nước khoáng chứa một số thành phần vật chất đặc biệt (các nguyên tố hóa học, chất khí, các nguyên tố phóng xạ, ) hoặc có một số tính chất vật lý (nhiệt độ, độ pH ) có tác dụng sinh lý đối với con người; là tiền đề không thể thiếu được đối với việc phát triển loại hình du lịch chữa bệnh và phục hồi sức khỏe. Ngoài những tác động trực tiếp, tài nguyên nước còn tác động gián tiếp đến hoạt động du lịch thông qua tác động đến các thành phần khác của môi trường sống, đặc biệt là khí hậu ở quanh các bồn chứa nước lớn - Sinh vật: Tài nguyên động, thực vật có gía trị rất lớn đối với sự phát triển của ngành du lịch, đặc biệt là những khu vực có hệ động thực vật phong phú, đa dạng, độc đáo, còn nhiều loài quý hiếm như ở các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên Tài nguyên sinh vật là dạng tài nguyên đặc biệt, có giá trị tạo nên cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, giải trí và nâng cao nhận thức cho du khách. Đối với một số loại hình du lịch như du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu khoa học thì tài nguyên sinh vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở tính đa dạng sinh học, sự bảo tồn các nguồn gen quý giá đặc trưng cho các vùng tự nhiên khác nhau trên thế giới. Các dạng tài nguyên du lịch luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung, hổ trợ cho nhau và cùng được khai thác để tạo nên các sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, có tính tổng hợp cao. Vì thế các tài nguyên du lịch tự nhiên luôn được xem xét dưới góc độ tổng hợp tại mỗi đơn vị lãnh thổ trong thời gian xác định. 21
  26. b. Tài nguyên nhân văn Theo luật du lịch Việt Nam: “Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch” [39]. - Các di tích văn hóa lịch sử: Theo Nguyễn Minh Tuệ “Di tích lịch sử văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị nhiều mặt, điển hình, do tập thể hoặc cá nhân con người sang tạo ra trong lịch sử để lại”. Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thường được phân chia thành: di tích văn hóa khảo cổ, di tích lịch sử, di tích văn hóa nghệ thuật, các loại danh lam thắng cảnh [29]. Để đánh giá ý nghĩa của các di tích lịch sử - văn hóa phục vụ mục đích du lịch cần dựa vào một số tiêu chí thể hiện số lượng và chất lượng di tích: mật độ di tích trên một đơn vị diện tích, tổng số di tích các loại trên một lãnh thổ, số di tích được xếp hạng, số di tích đặc biệt quan trọng. - Lễ hội Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc phản ánh đời sống văn hóa tâm linh của mỗi dân tộc hay là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao động vất vả, hoặc là một dịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, hoặc đơn thuần là những hoạt động có tính chất vui chơi giải trí. Lễ hội là một yếu tố văn hóa quan trọng trong đời sống xã hội, ở mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc. Từng nét văn hóa chứa đựng những tính chất, đặc trưng riêng, mang hơi thở của mỗi xã hội. Nó phù hợp với điều kiện sống cụ thể, nảy sinh và cũng bị chi phối bởi 22
  27. các hình thức, phương thức lao động, hoàn cảnh sống và môi trường tự nhiên. Do vậy, lễ hội có sức hấp dẫn cao đối với khách du lịch. Lễ hội gồm hai phần: phần nghi lễ là phần mở đầu, với những nghi thức nghiêm trang, trọng thể; phần hội diễn ra những hoạt động tiêu biểu, điển hình cho tâm lý và văn hóa cộng đồng. Trong hội thường có những trò vui, những đêm thi nghề, thi hát [29]. Khi đánh giá lễ hội phục vụ mục đích du lịch, cần chú ý những tiêu chí sau: thời gian diễn ra lễ hội (mùa nào, tháng nào), độ dài của lễ hội, địa điểm diễn ra lễ hội, quy mô của lễ hội (quy mô quốc tế, quốc qia địa phương), và đặc biệt là khả năng đón khách và kinh doanh du lịch [27]. - Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học: Mỗi dân tộc có điều kiện sinh sống, đặc điểm văn hóa, phong tục, tập quán, hoạt động sản xuất mang sắc thái riêng trên địa bàn cư trú nhất định. Những đặc thù của từng dân tộc có sức hấp dẫn riêng đối với du khách. Khách du lịch bị cuốn hút bởi tiếng gọi của những con đường đến với con người. Các đối tượng gắn với dân tộc học có giá trị với du lịch là các tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống sinh hoạt, về kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều thể hiện những sắc thái riêng biệt của mình để thu hút khách du lịch [29]. Trong nghiên cứu du lịch, khi đánh giá các đối tượng gắn với dân tộc học cần quan tâm tới các tiêu chí: tổng số dân trên lãnh thổ, cơ cấu và thành phần dân tộc, đặc điểm phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa, kiến trúc, xã hội, hoạt động sản xuất với những sắc thái riêng và ý nghĩa của chúng trong việc hình thành các sản phẩm thu hút du lịch [27]. 23
  28. - Các tài nguyên nhân văn khác + Các làng nghề: Các làng nghề truyền thống là tinh hoa về mặt công nghệ, kĩ thuật của một vùng thể hiện qua các tác phẩm có tính khu biệt, qua cách sống, phong tục tập quán, văn hóa ứng xử của cộng đồng. Các làng nghề truyền thống là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn khách du lịch thông qua những sản phẩm thủ công độc đáo và cách thức làm ra các sản phẩm đó. Khách du lịch có thể khám phá, tìm hiểu và chiêm nghiệm sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các giá trị vật chất và giá trị tinh thần một cách hài hòa, sinh động. Trong nghiên cứu phục vụ mục đích du lịch, các làng nghề có thể được đánh giá qua các tiêu chí sau: số lượng các làng nghề, vị trí phân bố, ý nghĩa trong việc thu hút khách và tạo sản phẩm du lịch [27]. + Ẩm thực: Ngoài những nguyên liệu cơ bản để chế biến món ăn, mỗi vùng miền lại có những nguyên liệu đặc trưng, có cách thức tẩm ướp gia vị, phương pháp nấu nướng và phong cách trình bày riêng. Điều này tạo ra sự tò mò kì thú đối với khách du lịch trong quá trình khám phá ẩm thực. + Các đối tượng văn hóa thể thao và các hoạt động nhận thức cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham quan nghiên cứu như: các viện khoa học và các trường đại học, các thư viện nỗi tiếng, các thành phố diễn ra triễn lãm nghệ thuật, các trung tâm thường xuyên tổ chức liên hoan âm nhạc, sân khấu, điện ảnh; các cuộc thi đấu thể thao quốc tế; biểu diễn bale; các cuộc thi hoa hậu Ngoài ra, các thành tựu kinh tế của mỗi quốc gia hay địa phương cũng có sức hấp dẫn đặc biệt với phần lớn khách du lịch. 1.1.3.3. Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là đòn bẩy, thúc đẩy mọi họat động kinh tế xã hội. Đối với ngành du lịch cơ sở hạ tầng lại càng đóng vai trò quan trọng, nó là yếu tố tiền đề để đảm bảo cho du khách dể dàng tiếp cận các điểm đến du lịch và thỏa mãn các nhu cầu trong suốt chuyến đi. Trong các yếu tố hạ tầng, giao 24
  29. thông là yếu tố chính. Ngoài ra, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp điện nước cũng là một phần không thể thiếu, có vai trò phục vụ trực tiếp hoạt động du lịch. a. Hệ thống giao thông vận tải Du lịch gắn với sự di chuyển của con người, nó phụ thuộc vào mạng lưới đường và phương tiện giao thông. Việc phát triển hệ thống giao thông cho phép du khách dễ dàng tiếp cận điểm đến, tiết kiệm thời gian, đảm bảo an toàn, tiện nghi và tăng chất lượng phục vụ. Khi đánh giá mạng lưới giao thông cần quan tâm tới các chỉ tiêu: tổng chiều dài đường, mật độ đường theo lãnh thổ, các tuyến chính và ý nghĩa của tuyến đối với hoạt động kinh tế và du lịch. b. Hệ thống thông tin liên lạc: là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hoạt động du lịch, là điều kiện cần thiết để đảm bảo thông tin cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Hiện nay, hệ thống thông tin liên lạc ngày càng hiện đại và đồng bộ, du khách có thể thỏa mãn nhu cầu thông tin bằng nhiều loại hình khác nhau như: điện thoại, điện báo, Internet, Việc đảm bảo thông suốt về thông tin liên lạc giúp cho giao dịch trong kinh doanh du lịch được thông suốt, nhanh chóng, hoạt động du lịch trở phổ biến và hiệu quả hơn. c. Hệ thống điện: hoạt động du lịch là một hoạt động mang tính hưởng thụ, nghỉ ngơi, giải trí để tái sản xuất sức lao động nên nhu cầu về điện là rất lớn. Các nhà máy điện, cơ cấu mạng lưới điện, khả năng đảm bảo điện của địa phương cho các hoạt động tại các điểm, khu, cụm, trung tâm du lịch, sự cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu tiêu thụ điện trong toàn vùng có ý nghĩa lớn đối với hoạt động du lịch. d. Hệ thống cấp, thoát nước: bao gồm nguồn nước cho sinh hoạt và nguồn nước phục vụ cho du lịch. Nguồn nước cung cấp cho hoạt động du lịch 25
  30. được chú ý ở khả năng cung cấp nước, chất lượng nguồn nước và hệ thống cấp, thoát nước. Như vậy, cơ sở hạ tầng là tiền đề và trở thành đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có du lịch. 1.1.3.4 Các nhân tố kinh tế - xã hội như: dân cư và lao động, sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế, điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội, nhu cầu nghỉ ngơi du lịch, cách mạng khoa học công nghệ và xu hướng hội nhập quốc tế, đô thị hóa, điều kiện sống, thời gian rỗi .đều có tác động tới hoạt động du lịch. Các nhân tố này có thể là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động du lịch tăng trưởng nhanh hoặc kìm hãm ngành kinh tế này kém phát triển. 1.1.4 Một số hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch cấp tỉnh Trong tổ chức lãnh thổ du lịch cấp tỉnh, các cấp phân vị được sử dụng bao gồm: điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch, cụm du lịch. 1.1.4.1 Khu du lịch “Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường” [39]. 1.1.4.2. Điểm du lịch Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị. Điểm du lịch thường có qui mô nhỏ, là nơi tập trung một loại du lịch hoặc một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ, thời gian lưu trú của khách tương đối ngắn (trừ du lịch chữa bệnh hay nhà nghỉ dưỡng) [29]. Theo luật du lịch Việt Nam: “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch” [39]. 26
  31. 1.1.4.3 Tuyến du lịch “Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không”. 1.1.4.4 Cụm du lịch Là không gian lãnh thổ tập trung nhiều loại tài nguyên với một nhóm các điểm du lịch đang khai thác hoặc dưới dạng tiềm năng, trong đó hạt nhân của nó là một hoặc vài điểm du lịch có sức thu hút khách cao [22]. 1.1.5 Các tiêu chí đánh giá hoạt động du lịch Trong nghiên cứu phát triển du lịch, đánh hoạt động kinh doanh du lịch có vai trò rất quan trọng. Nó góp phần định hướng phát triển, định hướng quy hoạch trong thời gian kế tiếp. Thực trạng phát triển du lịch thường đánh giá thông qua các tiêu chí hoạt động theo ngành (nguồn khách, cơ sở vật chất kĩ thuật, doanh thu, nguồn lao động) và tiêu chí hoạt động theo lãnh thổ (điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch, cụm du lịch) 1.1.5.1 Tiêu chí hoạt động theo ngành a. Lượng khách: Khách du lịch là nhân tố quan trọng, đảm bảo sự sống còn của điểm du lịch. Để đánh giá tiêu chí này người ta thường dùng chỉ các tiêu: tổng lượng khách đến qua các năm (phân biệt khách quốc tế, nội địa); tốc độ tăng trưởng bình quân năm; mục đích du lịch, thời gian lưu trú và mức độ chi tiêu. - Đối với khách du lịch quốc tế + Mục đích du lịch bao gồm: du lịch thuần túy, thương nhân, thăm thân và các mục đích khác. Xác định được số lượng khách theo các mục đích du lịch là định hướng quan trọng trong việc hoạch định chiến lược, vạch định hướng và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh phù hợp, đem lại hiệu quả cao. + Cơ cấu khách du lịch còn được xem xét dưới góc độ phương tiện đi lại, gồm: đường bộ, đường biển, đường hàng không. 27
  32. - Đối với khách du lịch nội địa, mục đích du lịch được phân theo: nghỉ biển (hè), tham quan, lễ hội, chữa bệnh, mục đích khác. Các yếu tố này là cơ sở thiết kế các tuyến du lịch đảm bảo đáp ứng nhu cầu và điều kiện của khách du lịch. Ngoài ra, còn thúc đẩy việc nâng cấp, xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cũng như các hoạt động kinh tế khác. Trong các chỉ tiêu trên, số lượt khách cho phép đánh giá về khía cạnh “lượng” của hoạt động du lịch, trong khi đó chỉ tiêu về mức độ chi tiêu và thời gian lưu trú lại đánh giá về mặt “chất” của ngành kinh tế này. Trong hoạt động du lịch không chỉ cần quan tâm thu hút lượng khách lớn mà còn phải làm sao để tăng mức độ chi tiêu cũng như thời gian lưu trú của khách du lịch. b. Cơ sở vật chất kĩ thuật: là điều kiện quan trọng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh du lịch được tiến hành hiệu quả. Mức độ tiện nghi và đa dạng của cơ sở vật chất kĩ thuật tại các điểm đến thường tỉ lệ thuận với mức độ chi tiêu và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch. Cơ sở vật chất kĩ thuật thường được đánh giá thông qua cơ sở lưu trú (số cơ sở lưu trú và số phòng, mức tăng trưởng hàng năm, công suất sử dụng phòng, số khách sạn được xếp sao, số khách sạn phân theo hình thức quản lý) và các cơ sở vui chơi giải trí, mua sắm, các cơ sở dịch vụ. c. Doanh thu: thể hiện chức năng kinh tế của du lịch. Doanh thu từ du lịch bao gồm các nguồn thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách du lịch và các dịch vụ khác Ngoài các khoản thu trực tiếp, du lịch còn là cơ hội cho nhiều ngành khác tham gia, phát triển, mang lại những nguồn thu gián tiếp và có liên quan khác. Ở những điểm du lịch mới hình thành và chưa phát triển cao, doanh thu du lịch chủ yếu tập trung vào cơ sở lưu trú. Khi đánh giá doanh thu du lịch, thường tập trung vào các tiêu chí như: tổng doanh thu (phân ra nội địa, quốc tế, tính mức tăng trưởng trung bình năm), cơ cấu nguồn thu (khách sạn, đi lại, ăn uống, nguồn thu khác), dự báo doanh thu. 28
  33. d. Lao động: Lao động trong ngành du lịch là yếu tố quan trọng trong hoạt động du lịch, có tính quyết định lớn đối với sự thành công của hoạt động này. Các tiêu chí để đánh giá nguồn lao động thường là: tổng số lao động (trực tiếp và gián tiếp), mức độ tăng trưởng qua các năm, chất lượng nguồn lao động. Số lượng lao động đảm bảo khả năng phục vụ khách, chất lượng lao động lại quyết định mức độ hài lòng của du khách. 1.1.5.2. Chỉ tiêu hoạt động theo lãnh thổ Khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch được xếp hạng ở cấp quốc gia hoặc cấp địa phương căn cứ vào quy mô, mức độ thu hút khách du lịch, khả năng cung cấp và chất lượng dịch vụ. a. Khu du lịch: được phân thành khu du lịch quốc gia và khu du lịch địa phương - Khu du lịch quốc gia: Luật du lịch quy định, khu du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là khu du lịch quốc gia: + Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút lượng khách du lịch cao; + Có diện tích tối thiểu 1000 ha, trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch phù hợp với cảnh quan, môi trường của khu du lịch; trường hợp đặc biệt mà diện tích nhỏ hơn thì cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương trình thủ tướng chính phủ xem xét, quyết định; + Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm, trong đó có cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của khu du lịch. - Khu du lịch địa phương: Khu du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là khu du lịch địa phương: + Có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch; + Có diện tích tối thiểu 200 ha, trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch; 29
  34. + Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của địa phương, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm [39]. b. Điểm du lịch: được phân thành điểm du lịch quốc gia và điểm địa phương. - Điểm du lịch quốc gia: Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch quốc gia: + Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch; + Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách tham quan một năm. - Điểm du lịch địa phương: Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch địa phương: + Có tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch; + Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất mười nghìn lượt khách tham quan một năm [39]. Ngoài cách đánh giá trên, hai tiêu chí cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và mức độ hoạt động của điểm du lịch được dùng để đánh giá điểm du lịch đang khai thác hay điểm tiềm năng c. Tuyến du lịch: Là một đơn vị tổ chức không gian du lịch, được tạo bởi nhiều điểm du lịch khác nhau về quy mô và chức năng. Việc đánh giá tuyến du lịch thường được thông qua các tiêu chí: tên tuyến, chiều dài tuyến, các điểm du lịch trên tuyến, thời gian hoạt động trên tuyến và các sản phẩm du lịch chủ yếu.Theo luật du lịch: - Tuyến du lịch quốc gia + Nối các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, có tính chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối với các cửa khẩu quốc tế; 30
  35. + Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến. - Tuyến du lịch địa phương: + Nối các khu du lịch, điểm du lịch trong phạm vi địa phương; + Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến [39]. Căn cứ vào phạm vi hoạt động của tuyến du lịch, có thể phân loại tuyến du lịch là tuyến nội tỉnh hay liên tỉnh; tuyến du lịc quốc gia hay quốc tế. Dựa vào đặc điểm hoạt động của các điểm du lịch trên tuyến có thể xác định được là tuyến du lịch tiềm năng hay đang hoạt động. d. Cụm du lịch: Cụm du lịch là tổ chức trung gian, có vai trò quan trọng trong việc định hướng khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch. Cụm du lịch thường được đánh giá thông qua một số tiêu chí cơ bản: sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch và mức độ tập trung của nó; cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch; các điểm du lịch trong cụm và khả năng liên kết. Việc xác định cụm du lịch là cụm đang hoạt động hay cụm tiềm năng được dựa trên cơ sở đánh giá nguồn tài nguyên, khả năng khai thác và thực trạng hoạt động của các điểm du lịch cũng như mức độ liên kết của các điểm trong cụm. 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Tổng quan về phát triển du lịch Việt Nam Du lịch ở Việt Nam đã có mầm mống từ lâu. Trong thời kỳ phong kiến đã có các chuyến đi kinh lý, nghỉ ngơi, săn bắn của vua chúa, quan lại; đi ngao du, thăm viếng bạn bè của các gia đình giàu có, nho sĩ. Trong thời kỳ Pháp thuộc, nhiều khách sạn, khu nghỉ mát được xây dựng tại Hà Nội, Sài Gòn, Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt nhằm phục vụ cho sĩ quan Pháp và những 31
  36. gia đình giàu có. Tuy nhiên, phải đến 9/7/1960 khi công ty du lịch được thành lập thì ngành du lịch ở Việt Nam mới thực sự hình thành. Hiện nay, ngành du lịch nước ta đã có vị trí nhất định, có mối liên hệ mật thiết với du lịch khu vực. Từ chổ đời muộn và còn tụt hậu chừng 20 năm so với mặt bằng chung các nước ASEAN, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, du lịch Việt Nam đã có những bước tiến lớn; vượt Philippin đạt vị trí thứ 5 trong khu vực về lượng khách và đứng hàng đầu về tốc độ tăng trưởng [34]. Việt Nam còn là cửa ngõ quan trọng đang nắm vai trò phân phối khách đến Đông Dương và tiểu vùng Mê Kông mở rộng. Đồng thời, ngày càng hội nhập sâu và toàn diện vào du lịch khu vực với sự hiện diện hàng năm trên diễn đàn du lịch ASEAN (ATF), tham gia vào các chương trình, dự án phát triển du lịch trong khu vực. Du lịch cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển du lịch tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước, đóng góp tích cực vào hoạt động xuất khẩu tại chổ, góp phần tạo cơ hội việc làm và thu nhập cho cộng đồng ở những vùng còn khó khăn nhưng có tiềm năng du lịch; tạo sức lan tỏa, động lực kéo theo nhiều ngành kinh tế có liên quan như giao thông vận tải, thương mại, xây dựng, nông nghiệp cùng phát triển. Ngoài ra, du lịch còn góp phần quan trọng vào nổ lực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, phát triển giao lưu văn hóa, tăng cường hiểu biết, tình hữu nghị giữa các dân tộc. Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu: a. Khách du lịch: Sự phát triển của ngành du lịch gắn bó mật thiết với dòng khách du lịch. Nhìn chung lượng khách du lịch không ngừng tăng lên với nhịp độ ngày càng nhanh, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Năm 2000 khách quốc tế đến Việt Nam mới chỉ đạt 2,14 triệu lượt; năm 2012 đạt 6,85 triệu lượt, sang năm 2013 đạt 7,57 triệu lượt. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế 32
  37. bình quân năm cho toàn giai đoạn là: 10,2% . Tuy nhiên, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam vẫn chưa thực sự ổn định, chịu tác động bởi những biến động quốc tế, khu vực cũng như những yếu tố trong nước. Khách du lịch nội địa cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Từ 11,2 triệu lượt năm 2000, tăng lên 32,5 triệu lượt năm 2012 và đạt 35 triệu lượt khách vào năm 2013, gấp 3,1 lần so với năm 2000 . Tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 9,3%. Khách du lịch nội địa chủ yếu từ các đô thị lớn và có thành phần khá đa dạng thể hiện mức sống của dân cư được nâng cao. Phát triển du lịch nội địa tăng nhanh đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch; hạn chế tác động tiêu cực của khủng hoảng quốc tế, khu vực đến du lịch Việt Nam. 28.8 25.2 16.6 5.4 3.9 9.9 61.3 8 16.7 4.2 4.5 4.5 5.3 5.7 Trung Quốc Hàn Quốc Nhật Bản DL thuần túy Công vụ Hoa Kỳ Đài Loan Campuchia Thăm thân MĐ khác Malaixia Ôxtraylia LB Nga TT khác Biểu đồ 1.1 1. Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam theo quốc tịch năm 2013 2. Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam theo mục đích năm 2013 [37] - Về cơ cấu khách du lịch quốc tế theo thị trường và mục đích du lịch (năm 2013): Khách Trung Quốc dẫn đầu (25,2%), tiếp theo là Hàn Quốc (9,9%), Nhật Bản (8 %), Hoa Kỳ (5,7%), Đài Loan (5,3%), Về mục đích đến Việt Nam số khách đến du lịch thuần túy nghỉ dưỡng tiếp tục chiếm số 33
  38. lượng cao nhất (61,3%), sau đó là lí do công việc (đầu tư, thương mại, lao động) (16,7%), về thăm thân nhân (16,6%), lượng khách đến Việt Nam vì các mục đích khác (học tập, chữa bệnh ) chiếm tỷ trọng thấp nhất (5,4%) [37]. Triệu lượt 45 7.57 6.85 40 35 5.05 30 25 Khách quốc tế 3.48 20 Nội địa 35 2.14 32.5 15 28 10 16.1 5 11.2 0 2000 2005 2010 2012 2013 Năm Biểu đồ 1.2 Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch nội địa giai đoạn 2000 – 2012 [37]. b. Về doanh thu du lịch: Cùng với sự mở rộng quy mô tăng trưởng, phạm vi hoạt động du lịch, doanh thu du lịch ngày một tăng. Năm 2000 doanh thu du lịch mới đạt 17,4 nghìn tỉ, năm 2005 tăng lên 30 nghìn tỉ, năm 2010 con số này đạt 96 nghìn tỉ, năm 2012 đã là 160 nghìn tỉ và đến năm 2013 lên đến 200 nghìn tỉ. Tuy vậy, so với số lượng khách du lịch quốc tế và nội địa thời gian qua, thì hiệu quả kinh tế về thu nhập du lịch còn rất khiêm tốn. Chi tiêu du lịch còn thấp do sản phẩm du lịch còn đơn điệu, dịch vụ nghèo nàn, trùng lặp, khách lưu trú ngắn ngày [37]. 34
  39. c. Cơ sở lưu trú du lịch: cơ sở lưu trú của ngành du lịch trong thời gian qua đã có bước phát triển nhanh chóng theo hướng: nâng cấp, xây mới thêm nhiều nhà nghỉ khách sạn mới. Tại các trung tâm du lịch Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng hệ thống khách sạn nhà nghỉ được phát triển tương đối đồng bộ và hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế . Năm 2000 cả nước mới có 3267 cơ sở lưu trú du lịch với 72.200 phòng, thì đến năm 2010 cả nước đã có 12.352 cơ sở lưu trú với 237.111 phòng, năm 2012, số cơ sở lưu trú du lịch đã là 15.381 cơ sở, với 277.661 phòng, tăng gấp 4,7 lần về số cơ sở lưu trú và 3,8 lần về số phòng so với năm 2000. Chất lượng các cơ sở và dịch vụ lưu trú cũng ngày được nâng cao, tỷ trọng cơ sở lưu trú được xếp hạng từ 3- 5 sao ngày càng lớn; các dịch vụ đạt chuẩn trong nước và khu vực từng bước được thị trường chấp nhận. Công suất sử dụng buồng có tăng nhưng không nhiều, bình quân từ 57% đến 60% [37]. - Các khu vui chơi giải trí: đang được đầu tư phát triển, nâng cấp. Tuy nhiên, mức phát triển của loại hình dịch vụ này còn nhiều hạn chế cần quan tâm đầu tư hơn nữa. Hoạt động vui chơi, giải trí hiện nay đang phát triển nhất tại TP. Hồ Chí Minh (công viên Đầm Sen, Suối Tiên, công viên nước Sài Gòn ), Hà Nội (công viên Lê- Nin, Thủ Lệ, công viên nước Hồ Tây ). d. Lao động ngành du lịch: Lực lượng lao động trong ngành du lịch tăng lên nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du lịch. Năm 2000 ngành du lịch thu hút 150 nghìn lao động trực tiếp, năm 2005 tăng lêm 234,1 nghìn lao động và năm 2010 thu hút được 334,4 nghìn lao động trực tiếp. Sự lớn mạnh về số lượng và chất lượng đội ngũ lao động ngành du lịch cũng khẳng định sự tăng trưởng của ngành.Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu về hội nhập, cạnh tranh và chất lượng dịch vụ đạt chuẩn quốc tế thì lao động ngành du lịch còn nhiều hạn chế về trình độ quản lý, kỹ năng 35
  40. nghiệp vụ, giao tiếp ngoại ngữ, đặc biệt đối với lực lượng hướng dẫn viên du lịch còn thiếu và yếu. Theo thống kê năm 2010, còn có tới 40% lao động chưa qua đào tạo; 26,4 % lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp, chỉ 13,1% có trình độ đại học và trên đại học; 20,5% đào tạo khác. Lao động du lịch có trình độ kĩ năng chuyên nghiệp hầu hết tập trung ở các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh .Còn ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo lao động du lịch rất thiếu. Như vậy hoạt động du lịch nước ta đã có những bước phát triển mới, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội cuả đất nước; góp phần thu hút đầu tư nước ngoài; tạo thêm việc làm, góp phần vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng có tiềm năng du lịch; thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế liên quan đặc biệt là ngành hàng không, xây dựng, sản xuất thủ công mỹ nghệ ; góp phần thay đổi diện mạo đô thị Việt Nam, đưa hình ảnh đất nước Việt Nam hòa bình, thân thiện, mến khách đến với bạn bè quốc tế; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập của đất nước với khu vực và quốc tế. Vận hội mới đang mở ra cho du lịch Việt Nam nhiều cơ hội tốt để đẩy mạnh quảng bá, kích cầu du lịch, hứa hẹn sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn trong thời gian tới. 1.2.2 Tổng quan về phát triển du lịch ở vùng Bắc Trung Bộ Bắc Trung Bộ là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía Bắc tới dãy núi Bạch Mã ở phía Nam gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Diện tích tự nhiên của vùng là 51.459,2 km2; dân số: gần 10,2 triệu người; mật độ dân số trung bình: 198 người/km2 [38]. Phía Tây là dãy núi Trường Sơn Bắc giáp với nước cộng hòa 36
  41. dân chủ nhân dân Lào, phía Bắc giáp với vùng núi Tây Bắc và đồng bằng sông Hồng, phía Nam giáp vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phía Đông là biển Đông. Bắc Trung Bộ nằm trên trục giao thông xuyên Việt (kể cả đường bộ, đường sắt) và có nhiều tuyến đường ngang Đông Tây quan trọng. Có hệ thống đô thị ven biển gắn liền với các khu công nghiệp, trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch và các cảng biển (Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Hòn La, Chân Mây ). Ngoài ra, Bắc Trung Bộ nằm tương đối gần đường hàng hải quốc tế, chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của các vùng phát triển năng động trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương mở ra khả năng to lớn trong quan hệ về mọi mặt thông qua hệ thống đường biển. Như vậy, Bắc Trung Bộ là đầu mối giao thông quan trọng trong quan hệ liên vùng, liên quốc gia, có điều kiện thuận lợi để giao lưu phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch của Bắc Trung Bộ là một thế mạnh ít nơi có được mà trước hết phải kể đến hệ thống di sản thế giới ở vùng. Trong tổng số 18 di sản thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận tính đến năm 2013 thì đã có 5 di sản thuộc vùng Bắc Trung Bộ đó là: Quần thể di tích cố đô Huế, Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng; Nhã nhạc cung đình Huế; Mộc bản triều Nguyễn và Thành nhà Hồ. Hệ thống các di sản thế giới tạo nên sự khác biệt lớn nhất của Bắc Trung Bộ so với các vùng khác trong cả nước. Ngoài hệ thống di sản, vùng Bắc Trung Bộ còn nhiều tài nguyên du lịch giá trị cả về tự nhiên lẫn nhân văn. Cả 6 tỉnh Bắc Trung Bộ đều giáp biển, có đường bờ biển dài khoảng 670 km với nhiều bãi biển đẹp thắng cảnh kỳ thú như: Sầm Sơn (Thanh Hóa); bãi biển Cửa Lò, Bãi Lữ (Nghệ An); Xuân Thành, Thiên Cầm (Hà Tĩnh); Nhật Lệ, Đá Nhảy (Quảng Bình); Cửa Tùng, Cửa Việt (Quảng Trị) và Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên- Huế) là điều kiện thuận lợi cho vùng phát triển du lịch biển- đảo. Nhìn chung chất lượng các bãi tắm ở khu vực Bắc Trung Bộ 37
  42. còn tương đối trong sạch, ít bị ô nhiễm, các đảo ven bờ trong vùng vẫn giữ nguyên được dáng vẻ hoang sơ thuận lợi cho khai thác và phát triển du lịch. Nhắc đến Bắc Trung Bộ còn phải kể đến hệ thống hang động kỳ thú. Bên cạnh hệ thống hang động Phong Nha – Kẽ Bàng nỗi tiếng thế giới, khu vực phía Tây các tỉnh cũng có nhiều hang động hấp dẫn thu hút khách du lịch như: Từ Thức, Tiên Sơn (Thanh Hóa); Hang Thẩm Ồm, hang Bua (Nghệ An); Brai (Quảng Trị). Ngoài ra, hệ thống sông hồ tự nhiên và nhân tạo cũng là những điểm du lịch hấp dẫn có thể phát triển hệ thống du lịch đường sông, du lịch nghĩ dưỡng như sông Hương, Sông Lam, sông Thạch Hãn hồ Tràng Đẹn, hồ vực Mấu (Nghệ An); hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh); Bàu Sen (Quảng Bình) Bắc Trung Bộ khá phong phú và đang dạng về nguồn nước khoáng với độ khoáng hóa và nhiệt độ lý tưởng để xây dựng thành khu du lịch điều dưỡng, chữa bệnh. Qua phân tích của các nhà chuyên môn thì nước khoáng ở vùng này có giá trị tốt đối với sức khỏe con người và có nhiều tác dụng dược lý, được đánh giá là quý hiếm và rất tốt trong việc chữa trị một số bệnh như các bệnh ngoài da, thấp khớp mãn tính, đường ruột, đau thần kinh tọa, bệnh tim mạch, thấp khớp, bệnh về đường hô hấp Các suối nước nóng nổi tiếng của vùng: nước nóng Giang Sơn (Nghệ An); nước nóng Sơn Kim (Hà Tĩnh); nước nóng Bang (Quảng Bình); nước nóng Mỹ An, Thanh Tân (Thừa Thiên Huế). Bắc Trung Bộ còn là lãnh thổ hội tụ đa dạng sinh học cao, nhiều hệ sinh thái đặc trưng, nhiều loài động vật quý hiếm, đặc hữu. Các vườn quốc gia Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha - Kẻ Bàng, Bạch Mã; khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Pù Huống, Kẻ Gỗ là những khu rừng nguyên sinh rộng lớn, là tiềm năng lớn cho phát triển du lịch sinh thái. Ngoài tiềm năng về tự nhiên, Bắc Trung Bộ còn có sự phong phú và đa dạng về tài nguyên du lịch nhân văn, có vai trò quan trọng đặc biệt của cả 38
  43. nước. Ngoài các di sản thế giới được tổ chức UNESCO công nhận, vùng còn có 3 di tích đặc biệt cấp quốc gia cùng 536 di tích cấp quốc gia khác [35], rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng có giá trị cho hoạt động du lịch nổi bật như: hệ thống các di tích lịch sử văn hóa tại quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành cổ Nghệ An, Truông Bồn, Ngã Ba Đồng Lộc, khu di tích tưởng niệm Nguyễn Du, thành Đồng Hới, Quảng Bình Quan, Lũy Thầy, Thành Champa Ninh Viễn, hệ thống di tích lịch sử A.T.P, địa đạo Vịnh Mốc, Thành cổ Quảng Trị . Bắc Trung Bộ cũng đã phát hiện được nhiều di chỉ khảo cổ có giá trị như: di tích văn hoá núi Đọ, di tích khảo cổ Đông Sơn, di chỉ khảo cổ văn hóa Đa Bút, di chỉ khảo cổ học Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu); di chỉ khảo cổ học Đồng Mõm; di chỉ văn hoá Bàu Tró, các di chỉ thuộc nền văn hoá Hoà Bình và Đông Sơn Lễ hội là nét văn hóa đặc trưng riêng biệt, là linh hồn của mỗi vùng, địa phương. Lễ hội ở Bắc Trung Bộ rất phong phú và đa dạng, mang nhiều màu sắc đặc trưng của từng tập tục, lề thói riêng biệt. Những lễ hội tiêu biểu như: lễ hội Lam Kinh, (Thanh Hóa); lễ hội Vua Mai (Nghệ An), lễ cầu ngư ở Hội Thống, lễ hội chùa Hương Tích (Hà Tĩnh); lễ hội Rằm tháng Ba Minh Hóa (Quảng Bình); lễ hội đêm Thành Cổ, lễ hội Trường Sơn (Quảng Trị), lễ hội đập trống của người Ma Coong, lễ hội truyền thống ngành ca nhạc Huế (Thừa Thiên – Huế). Đây còn là xứ sở của những làn điệu dân ca thiết tha trữ tình mang sắc thái dân gian như hò Sông Mã (Thanh Hóa); hát ví dặm, hát phường vải (Nghệ An – Hà Tĩnh); hò khoan, hò bài chòi (Quảng Bình); nhạc lễ cổ truyền, các làn điệu dân ca của dân tộc Vân Kiều (Quảng Trị); các điệu hò ru con, hò mái nhì - mái đẩy, hát chầu văn ở Thừa Thiên - Huế. Các làn điệu dân ca trữ 39
  44. tình cũng như múa hát cung đình mang lại những xúc cảm đặc biệt cho người nghe, mời gọi và níu giữ chân khách du lịch. Nắm bắt những tiềm năng của vùng, trong những năm qua các tỉnh Bắc Trung Bộ đã không ngừng đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Đáng kể nhất là hạ tầng giao thông vận tải. Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh là 2 tuyến giao thông xuyên Việt quan trọng nhất, nối các tỉnh Bắc Trung Bộ với cả nước. Các quốc lộ QL7, QL8, QL9, là những tuyến Đông – Tây nối các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị với nước bạn Lào. Ngoài hệ thống đường bộ, trong vùng còn có hệ thống đường sắt Bắc Nam trải dài trên cả 6 tỉnh, hệ thống đường sông, hệ thống đường biển tương đối phát triển. Hệ thống đường không có sân bay quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên - Huế) và 3 sân bay nội địa là Thọ Xuân (Thanh Hóa), Đồng Hới, Vinh. Tất cả tạo nên một mạng lưới giao thông dày đặc, thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội nói chung cũng như du lịch nói riêng. Bên cạnh đó hệ thống điện nước, và thông tin liên lạc đã và đang được hoàn thiện, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội và du lịch phát triển. Trong những năm qua du lịch có thể được coi là động lực phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với du lịch Việt Nam. Lượng khách du lịch cả quốc tế lẫn nội địa đến vùng tăng lên với tốc độ cao. Năm 2000 các tỉnh Bắc Trung Bộ mới chỉ đón được 244,5 nghìn lượt khách quốc tế và 1.673,7 nghìn lượt khách du lịch nội địa; năm 2005 tăng lên 523 nghìn lượt khách quốc tế, 4.393,1 nghìn lượt khách nội địa; năm 2010 lượng khách du lịch đến các địa phương trong vùng đã vượt qua ngưỡng 1 triệu lượt khách quốc tế và10,39 triệu lượt khách nội địa; đến năm 2012 là gần 1,3 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 15,2 triệu lượt khách nội địa. [38]. Trong bối cảnh du lịch còn chưa được quan tâm đầu tư nhiều, khách du lịch 40
  45. đến 2 trung tâm du lịch phía Bắc và phía Nam thuận lợi hơn, thì tỷ trọng khách du lịch đến giữ được mức tăng trưởng tương đối ổn định này thể hiện sức hấp dẫn to lớn của du lịch Bắc Trung Bộ. Tốc độ tăng trưởng của cả thị trường khách nội địa và quốc tế của vùng Bắc Trung Bộ đều cao hơn mức trung bình của cả nước, chứng tỏ vị trí quan trọng và sức hấp dẫn của vùng đã và đang tiếp tục được khẳng định . Bảng 1.1 Lượng khách du lịch đến vùng du lịch Bắc Trung Bộ giai đoạn 2000 – 2012 (Đơn vị: Nghìn lượt khách)[37] 2000 2005 2010 2012 Địa phương Quốc Quốc Nội địa Nội địa Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa tế tế Thanh Hóa 3,1 431,8 6,70 1.027,5 35,0 2.965,0 60,1 3.639,9 Nghệ An 15,0 500,0 40,00 1.359,0 98,0 2.642,0 97,0 2.975,0 Hà Tĩnh 10,8 170,4 24,0 560.0 39,0 2.246,2 61,4 3.630,5 Quảng Bình 3,6 236,5 12,2 498,0 23,6 734,2 29,6 1.017,0 Quảng Trị 17,0 60,0 71,1 267,6 144,3 771,7 170,0 1.065,0 Thừa Thiên 195,0 275,0 369,0 681,00 708,4 1.036,8 867,9 1.676,9 – Huế Tổng số 244,5 1.673,7 523 4.393,1 1.048,3 10.395,9 1.286,0 14.003,4 Tuy nhiên, chi tiêu của khách quốc tế đến vùng mới chỉ khoảng 80 USD, khách nội địa là khoảng 512 nghìn đồng (tương đương 25 USD) [35]. Điều này phản ánh trong những năm qua, sản phẩm du lịch vùng Bắc Trung Bộ chưa phong phú và đặc sắc, chất lượng chưa cao, còn nghèo nàn và đơn điệu. Phần lớn khách chi tiêu cho dịch vụ lưu trú và ăn uống (chiếm tới 62% - 70%), sau đó là mua sắm hàng lưu niệm, vận chuyển và các dịch vụ khác. Cùng với sự tăng trưởng của khách du lịch, doanh thu từ du lịch cũng tăng lên rõ rệt. Năm 2000 tổng thu từ hoạt động du lịch mới chỉ đạt 507,3 tỷ 41
  46. đồng, đến năm 2005 tăng lên 1.318,8 tỷ đồng, năm 2008 đạt mức 2.937,9 tỷ đồng và năm 2011 tổng thu từ hoạt động du lịch đã đạt 5.233,8 tỷ đồng. Tăng trưởng bình quân về mức tổng thu từ du lịch thời kỳ 2000-2011 đạt 23,6% [29]. Như vậy, doanh thu từ du lịch trong thời gian qua không ngừng gia tăng cả về giá trị tuyệt đối, nhịp độ tăng trưởng và hướng tăng trưởng đi lên liên tục. So sánh với cả nước, tổng thu từ khách du lịch khu vực Bắc Trung Bộ thời gian qua vẫn chiếm một tỷ lệ khiếm tốn (trung bình khoảng 4,02% tổng thu từ hoạt động du lịch cả nước, chỉ cao hơn vùng đồng bằng Sông Cửu Long 3,00% và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ 3,97%). Tuy nhiên, vùng lại là khu vực có tốc độ tăng trưởng khá nhanh 23,64%/năm. Điều này cho thấy sức hấp dẫn cũng như triển vọng phát triển du lịch của khu vực. Cơ cấu doanh thu cũng có sự thay đổi mạnh mẽ. Nguồn thu từ các dịch vụ lữ hành - vận chuyển và vui chơi giải trí đang tăng mạnh (doanh thu từ dịch vụ lữ hành - vận chuyển đã từ 2,67% năm 2009 lên 3,1% năm 2011, doanh thu từ dịch vụ vui chơi giải trí tăng từ 3,25% năm 2009 lên 9,85% năm 2011). Tuy nhiên, dịch vụ lưu trú và ăn uống - bán hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn (xấp xỉ 40% tổng thu từ hoạt động du lịch) [35]. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở Bắc Trung Bộ thời gian gần đây đã từng bước được cải thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành du lịch. Nếu như năm 2000 toàn khu vực mới có 421 cơ sở lưu trú với tổng số 9.337 buồng, thì đến năm 2005 số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn đã được đầu tư đáng kể đạt 882 cơ sở với 19.668 buồng. Năm 2011, số cơ sở lưu trú toàn vùng đạt 1.915 cơ sở với 39.145 buồng, trong đó có 277 cơ sở lưu trú được Tổng cục Du lịch xếp hạng từ 1 đến 5 sao với 4 khách sạn 5 sao, 16 khách sạn 4 sao, 29 khách sạn 3 sao và 228 khách sạn được xếp hạng 1 và 2 sao [35]. Một số khu lưu trú chất lượng cao đã có thương hiệu tốt như : Bãi Lữ (Nghệ An), Sunspa resort (Quảng Bình), Lăng Cô (Huế), 42
  47. Do sự phát triển mạnh của du lịch trong những năm qua lực lượng lao động phục vụ trong ngành du lịch cũng gia tăng nhanh. Tính đến cuối năm 2005, toàn vùng Bắc Trung Bộ có khoảng 17.040 lao động làm việc trực tiếp trong ngành du lịch, chiếm khoảng 6,2% tổng số lao động du lịch của cả nước, tăng gần 2,0 lần so với năm 2000. Đến cuối năm 2011, toàn vùng đã thu hút được 32.625 lao động trực tiếp phục vụ trong ngành. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,2%/năm . Ngoài số lao động trực tiếp, hoạt động du lịch còn tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, góp phần tích cực vào nỗ lực xóa đói, giảm nghèo ở nhiều địa phương còn nhiều khó khăn ở khu vực này. Thu nhập bình quân của người lao động trong ngành du lịch ở khu vực Bắc Trung Bộ năm 2005 ước đạt 736.211 đồng, đến năm 2011 tăng lên hơn 1,0 triệu đồng. Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động chưa cao. Theo số liệu năm 2011, lao động đại học và trên đại học mới chỉ chiếm 18,6%, lao động cao đẳng và trung cấp chiếm 31,6%, đào tạo khác chiếm 22,3%, lao động chưa qua đào tạo còn chiếm đến 27,5% [35]. Dựa trên các tiềm năng của mình, Bắc Trung Bộ đã xây dựng được hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, nỗi trội nhất vẫn là: du lịch nghỉ dưỡng biển (tập trung ở các tỉnh phía Bắc của Bắc Trung Bộ), du lịch tham quan tìm hiểu di sản (cố đô Huế), du lịch sinh thái, khám phá hang động (Phong Nha - Kẻ Bàng), du lịch tìm hiểu lịch sử - cách mạng, du lịch về nguồn (Kim Liên –Nam Đàn, thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, Hang Tám thanh niên xung phong Trong những năm qua, với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch cả, và sự quá tải của các điểm nghỉ dưỡng truyền thống, du lịch Bắc Trung Bộ đã có những bước phát triển quan trọng, cùng với đó, hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng được quan tâm đầu tư và có những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, dù có hệ thống tài nguyên du lịch đa dạng và phân bố rộng khắp nhưng cho đến nay hoạt động du lịch mới chủ yếu tập trung tại một số khu vực ven biển, cụm 43
  48. hang động chính của VQG Phong Nha -Kẻ Bàng và nội đô Huế. Cần có chiến dịch quảng bá về thương hiệu, gây ấn tượng về sản phẩm du lịch đối với du khách trong và ngoài nước. Đồng thời, cần có kế hoạch lâu dài và quy mô trong đào tạo nhân lực, cung cấp đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch có trình độ, hiểu biết về tự nhiên, văn hóa của vùng. Tập trung hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du khách tại điểm tham quan. Những thế mạnh về vị trí địa lý và tài nguyên du lịch là điều kiện thuận lợi quan trọng cho phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mở rộng hợp tác quốc tế và phát triển liên vùng, liên quốc gia. Tiểu kết chương Du lịch là một hiện tượng, một hoạt động xã hội của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên, nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí. Ngoài ra, du lịch còn là một hoạt động kinh tế với sự tham gia của khách du lịch, nhà cung cấp dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương nơi đón khách và dân cư sở tại. Phát triển du lịch có ý nghĩa to lớn đối với kinh tế, xã hội cũng như môi trường sinh thái. Chính vì thế, trong giai đoạn 2000 – 2010 ngành du lịch Việt Nam, du lịch vùng Bắc Trung Bộ đã dựa vào những điều kiện thuận lợi về tự nhiên và kinh tế xã hội, điều kiện hoàn cảnh trong nước và quốc tế có những bước phát triển nhanh chóng, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung cuả nền kinh tế xã hội đất nước. 44
  49. CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ TĨNH 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh 2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Hà Tĩnh thuộc vùng kinh tế và du lịch Bắc Trung Bộ, là mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống cách mạng và văn hóa, với diện tích 5.997,3 km2, dân 1.230,5 nghìn, người mật độ dân số 207 người/km2 [8]. Hà Tĩnh như một bức tranh thu nhỏ của dải Bắc Trung Bộ nói riêng và nước Việt nói chung, tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, hướng ra biển Đông, với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và di tích, danh thắng tiêu biểu, có giá trị tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Hà Tĩnh đang nỗ lực vươn lên, mở rộng vòng tay chào đón bè bạn. Về phía Bắc, Hà Tĩnh giáp tỉnh Nghệ An (dài 88km); phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, ngăn cách bởi dãy Hoành Sơn và Đèo Ngang (dài 130 km); phía Tây giáp nước CHDCND Lào, ngăn cách bởi dãy Trường Sơn với 145km đường biên giới, phía Đông mở rộng ra Vịnh Bắc Bộ với 137 km bờ biển. Hệ tọa độ địa lý được xác định như sau: + Điểm cực Bắc: 18o46’B thuộc xã Xuân Hội huyện Nghi Xuân + Điểm cực Nam: 17o54’B thuộc xã Kỳ Lạc huyện Kỳ Anh + Điểm cực Đông: 106o30’Đ thuộc xã Kỳ Nam huyện Kỳ Anh + Điểm cực Tây: 105o07’Đ thuộc xã Sơn Kim huyện Hương Sơn Vị trí địa lý đã chi phối đặc điểm tự nhiên cũng như ảnh hưởng lớn tới đời sống kinh tế - chính trị, giao thông, giao lưu trao đổi và sự phát triển du lịch Hà Tĩnh. Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh miền Trung, miền Nam theo quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và tuyến đường sắt xuyên 45
  50. Việt chạy qua, Hà Tĩnh có vị trí rất thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế, thương mại và dịch vụ du lịch. Là cầu nối hai miền Bắc, Nam; cửa ngõ của CHDCND Lào và một số nước ASEAN ra biển Đông. Vì vậy, có thể nói Hà Tĩnh là một điểm dừng quan trọng, có tính chất trung chuyển trên tuyến du lịch xuyên Việt. Khách du lịch dễ dàng ngược ra Bắc tham quan các điểm du lịch các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc hoặc xuôi vào Nam thăm các điểm du lịch ở Quảng Bình,Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và các tỉnh phía Nam. Hơn nữa, du khách có thể đi theo quốc lộ 8A qua cửa khẩu Cầu Treo tham quan Lào và các nước trong khu vực. Tuy nhiên vị trí Hà Tĩnh nằm xa các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh (trung tâm phân phối khách) nên khả năng tiếp cận thị trường nguồn khách hạn chế, cũng như ít hấp dẫn các nhà đầu tư. Hiện tại, Hà Tĩnh có 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã và 10 huyện gồm: thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh; với 235 xã, 15 phường, 12 thị trấn. 2.1.2 Tài nguyên du lịch 2.1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên a. Địa hình Hà Tĩnh là tỉnh có địa hình đa dạng, đủ các vùng đồi núi, trung du, đồng bằng và vùng biển tạo nên nhiều cảnh quan có giá trị phục vụ du lịch. Địa hình của Hà Tĩnh hẹp và dốc, nghiêng dần từ Tây sang Đông. Trong đó, địa hình đồi núi chiếm gần 80% diện tích tự nhiên.Toàn tỉnh có thể chia thành các kiểu địa hình chủ yếu sau: - Núi trung bình uốn nếp khối nâng lên mạnh: Kiểu địa hình này tạo thành một dãy hẹp nằm dọc theo biên giới Việt Lào, bao gồm các núi cao từ 46
  51. 1.000 m trở lên, trong đó có một vài đỉnh cao trên 2.000 m như Pulaleng (2.711 m), Rào Cỏ (2.335 m) [18]. - Núi thấp uốn nếp nâng lên yếu: Kiểu địa hình này chiếm phần lớn diện tích của tỉnh có độ cao dưới 1.000 m, cấu trúc địa chất tương đối phức tạp. - Thung lũng kiến tạo - xâm thực: Kiểu địa hình này chiếm một phần diện tích nhỏ nhưng có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Độ cao chủ yếu dưới 300 m, bao gồm các thung lũng sông Ngàn Sâu, nằm theo hướng song song với các dãy núi, cấu tạo chủ yếu bởi các trầm tích vụn bở, dễ bị xâm thực. Địa hình núi có ý nghĩa nhất đối với phát triển du lịch, có thể kể đến là Đèo Ngang – Hoành Sơn Quan, thắng cảnh núi Hồng – sông La, thắng cảnh Quỳnh Viên – Nam Giới. - Vùng đồng bằng Hà Tĩnh nằm dọc theo ven biển với có địa hình trung bình trên dưới 3m, bị uốn lượn theo mức độ thấp ra cửa biển từ vùng đồi núi phía Tây, càng về phía Nam càng hẹp. Nhìn chung, địa hình tương đối bằng phẳng nhất là vùng hình thành bởi phù sa các sông suối lớn trong tỉnh, đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nhẹ. Các đồng bằng của tỉnh ngoài giá trị cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhân dân, còn là nơi có điều kiện thuận lợi phát triển du lịch cồn cát, du lịch đồng quê. Có giá trị nhất đối với du lịch của tỉnh là địa hình ven biển. Hà Tĩnh có đường bờ biển dài (137 km) chạy từ Cửa Hội vào tới chân Đèo Ngang, với nhiều cửa sông: cửa Hội, cửa Sót, cửa Nhượng, cửa Khẩu vừa phục vụ giao thông đường thủy vừa có giá trị du lịch biển. Đường bờ biển tương đối bằng phẳng, độ dốc trung bình 2-30, có nhiều bãi cát đẹp, dài, thoải, nước trong xanh, độ mặn thích hợp, sóng không lớn, nền chủ yếu là cát trắng. Ngoài ra, các bãi biển ở đây còn khá nguyên sơ, tạo nên sự lôi cuốn riêng cho du khách. 47
  52. Các bãi biển hấp dẫn nhất có thể kể đến là: Thiên Cầm, Xuân Thành, Kỳ Ninh, Đèo Con.v.v Cách bờ biển Nghi Xuân 4 km có hòn Nồm, hòn Lạp; ngoài khơi Cửa Nhượng có hòn Én (cách bờ 5 km), hòn Bơớc (cách bờ 2 km); ở Nam Kỳ Anh có hòn Sơn Dương (cách bờ 4 km), xa hơn có hòn Chim nhấp nhô trên mặt nước. Đây là những tiềm năng du lịch biển, đảo hấp dẫn, thú vị. Ngoài ra, Vũng Áng, vũng Sơn Dương có điều kiện để thiết lập cảng do diện tích mặt nước rộng, độ sâu trung bình từ 8 -12m từ bờ vào, thuận tiện cho việc xây dựng cầu tàu, có ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế xã hội và du lịch. Phần lớn các bãi biển nằm gần đường quốc lộ, điểm dân cư, nhiều danh thắng, công trình văn hóa nỗi tiếng thuận lợi cho việc khai thác phục vụ du lịch. - Bãi biển Thiên Cầm : thuộc địa phận thị trấn Thiên Cầm và xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, cách thành phố Hà Tĩnh 20 km về phía Đông Nam. Bãi biển Thiên Cầm gồm 3 bãi tắm dài hơn 10 km, cát trắng thoai thoải, phẳng, nước biển xanh trong, có độ mặn rất cao được đánh giá là một trong những bãi biển tốt của vùng Bắc Trung Bộ và từ lâu đã là một trong những địa danh du lịch nổi tiếng của Hà Tĩnh. - Bãi biển Xuân Thành: thuộc xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 40 km về phía Bắc, cách TP. Vinh (Nghệ An) khoảng 13 km về phía Nam. Bãi biển dài hơn 5 km, rất thoải, nước biển ở đây có độ mặn vừa phải, xanh và sạch. Môi trường khu vực trong lành, hoang sơ. Ðiều đặc biệt, nơi đây có một lạch nước ngọt mang tên Mỹ Dương bắt nguồn từ núi Hồng Lĩnh chảy song song theo chiều dài bãi biển. Lạch không sâu nhưng nước không bao giờ cạn. Qua lạch là dải rừng phi lao rộng chừng 100m, qua dải rừng là biển. Đến với Xuân Thành, du khách không chỉ về với biển mà như trở về với một vùng văn hoá đặc sắc, có thể ghé thăm các di tích 48
  53. lịch sử văn hoá như: Khu lưu niệm đại thi hào Nguyễn Du, nhà thơ - nhà nho tài tử Nguyễn Công Trứ, Thánh địa lý Tả Ao, làng ca trù Cổ Đạm - Bãi biển Kỳ Ninh: Thuộc địa phận xã Kỳ Ninh, Kỳ Anh, cách quốc lộ 1A khoảng 10 km. Bãi biển có cát khá đẹp, chất lượng tốt, vị trí dễ tiếp cận, gần đền bà Bích Châu và khu kinh tế Vũng Áng. Theo quy hoạch, khu vực này sẽ phát triển đô thị với chức năng chính du lịch và nghỉ mát - Bãi biển Đèo Con : thuộc xã Kỳ Nam, Kỳ Anh. Bãi biển đẹp, môi trường trong lành, cạnh quốc lộ 1A và gần kề thắng cảnh Đèo Ngang nổi tiếng và bãi Đá Nhảy ở Quảng Bình. Gọi là Đèo Con vì ở đây có một bãi đá khá lớn từ núi ăn lan ra biển, to nhỏ, nhấp nhô với rất nhiều hình dạng khác nhau. Sóng biển đập vào bãi đá, khiến ta có cảm giác đá và sóng cùng nhảy, cùng nô đùa với nhau để cùng nhau tận hưởng vẻ đẹp kỳ thú của rừng và biển. Ở Đèo Con còn có Khu du lịch sinh thái Kyoto với bãi biển và cảnh quan thơ mộng. Ngoài ra, các bãi biển Thịnh Lộc (Lộc Hà), Thạch Hải (Thạch Hà), Kỳ Xuân (Kỳ Anh) cũng đều có giá trị đối với phát triển du lịch b. Khí hậu: Do đặc điểm của vị trí địa lý, hình dạng, kích thước lãnh thổ, địa hình nên đặc điểm cơ bản của khí hậu Hà Tĩnh là khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và mùa hè nóng. Nhiệt độ trung bình năm ở Hà Tĩnh đạt 23 - 24oC, biên độ nhiệt hàng năm vào khoảng 11oC - 12oC. Mùa mưa lùi dần về thu đông chủ yếu kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11. Lượng mưa hàng năm đạt hơn 2.200 mm/năm, với số ngày mưa từ 140 - 160 ngày/năm, và tập trung khoảng 90% lượng mưa vào mùa mưa. Độ ẩm trung bình năm rất cao, đạt tới 84 - 86%. Chênh lệch giữa độ ẩm trung bình của tháng ẩm nhất và tháng khô nhất tới 18 - 19% [18]. Hà Tĩnh có 2 mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, với thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài kèm theo nhiều đợt gió phơn Tây Nam (gió Lào) khô nóng. Nóng và khô đạt cao điểm vào tháng 6 và 49
  54. 7, với nhiệt độ cao nhất lên đến 40 oC. Mùa lạnh ở Hà Tĩnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với nhiệt độ thấp có khi chỉ 14 oC [18]. Hà Tĩnh là một trong số các tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng khá nhiều của bão từ biển Đông và Tây Bắc Thái Bình Dương. Bão thường đổ bộ vào tháng 8, 9 và 10 kèm theo mưa lớn, gây nên hiện tượng xói mòn, lở đất mạnh ở vùng núi đồng thời gây ngập lụt ở vùng đồng bằng ven biển. Nhìn chung, khí hậu của Hà Tĩnh có những yếu tố thuận lợi cho phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch nghỉ mát, tắm biển. Bên cạnh đó thì tính mùa vụ, một số hiện tượng thời tiết bất lợi như bão, lũ và gió Tây khô nóng lại có những ảnh hưởng không tốt đòi hỏi cần tính toán, cân nhắc. c. Nguồn nước: tài nguyên nước phục vụ hoạt động du lịch ở tỉnh tương đối phong phú. Bên cạnh nguồn nước mặt như sông hồ thì hệ thống nước ngầm và nguồn nước khoáng cũng rất đa dạng. - Sông ngòi: Hà Tĩnh có 13 con sông đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, với tổng chiều dài hơn 400 km. Hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh có mật độ trung bình và phân bố khá đều trên toàn lãnh thổ. Sông ngòi ở đây ngắn và dốc; chịu ảnh hưởng lũ trên thượng nguồn đặc biệt vào mùa mưa và bị xâm nhập mặn sâu vùng cửa sông, đặc biệt trong mùa cạn. Một số sông, suối ở đây kết hợp với địa hình núi tạo nên những khu vực cảnh quan rất đẹp, có giá trị cao trong việc xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái như thác Vũ Môn, thác Rào Rồng. Ở một khía cạnh khác, cảnh đẹp thơ mộng hai bên bờ, dòng nước trong xanh hiền hòa đã tạo điều kiện hình thành tuyến du lịch sông nước, phát triển du lịch thể thao, đua thuyền như Sông La, sông Cày + Sông La: có diện tích lưu vực 3.221 km2 là hợp lưu của hai sông Ngàn Phố và sông Ngàn Sâu tại bến Tam Soa chạy dài 12,5 km rồi hợp lưu với sông Cả tạo thành dòng sông Lam rộng lớn, nằm giữa 2 tỉnh Nghệ An và 50
  55. Hà Tĩnh. Từ xưa sông La đã là nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều thi nhân và nhạc sĩ, là biểu tượng của Hà Tĩnh. Hai bên bờ sông phong cảnh hữu tình, làng mạc trù phú, ẩn mình dưới những bãi ngô, đồng lúa xanh mướt, tọa nên một khung cảnh yên bình và nên thơ. Bến Tam Soa, cơm hến, lễ hội đua thuyền và những làn điệu ví dặm . luôn có sức cuốn hút không nhỏ đối với khách du lịch. + Sông Ngàn Sâu: là một chi lưu chính của sông La, dài khoảng 131 km, diện tích lưu vực 2.0064km2 bắt nguồn từ vùng núi Ông Giao – Đông Trường Sơn (cao 1.100 m), chảy theo hướng Bắc qua huyện Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ và Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) rồi hợp lưu với sông Ngàn Phố tại ngã ba Tam Soa, huyện Đức Thọ tạo thành dòng sông La. Sông Ngàn Sâu chạy dọc giữa phía Đông Trường Sơn và dãy Trà Sơn có độ uốn khúc lớn, độ rộng bình quân lưu vực khoảng 46 km, sông chảy vòng nhiều chổ, đoạn chảy qua Phương Điền, Hương Thọ uốn đi uốn lại qua chân núi vòng vèo nhân dân thường gọi là “chín khúc Hội nai”. Sông Ngàn Sâu có khá nhiều sông nhánh, khe suối chảy vào. Tả ngạn có sông Tiêm, Rào Trổ, Ngàn Trươi. Hữu ngạn có Rào Giang, Rào Tre, Hói Lộ và nhiều sông khác. Du khách sau khi du thuyền trên sông La, có thể ngược dòng về Ngàn Sâu, tham quan phong cảnh núi non hữu tình hai bờ. + Sông Ngàn Phố: bắt nguồn từ các dòng suối nhỏ từ vùng núi Giăng Màn (còn gọi là núi Khai Trướng) trong địa phận các xã Sơn Hồng, Sơn Kim 1 và Sơn Kim 2 huyện Hương Sơn, ven biên giới Việt-Lào, ở độ cao khoảng 700 m, chảy gần như theo hướng Tây- Đông tới ngã ba Tam Soa hợp lưu với sông Ngàn Sâu tạo thành sông La. Sông có chiều dài khoảng 70 km, diện tích lưu vực 1.060 km², độ cao trung bình 331 m, độ dốc trung bình 25,2%. Toàn bộ lưu vực nằm trọn vẹn trong địa phận huyện Hương Sơn. Đây là con sông lớn thứ hai trong tỉnh, có có giá trị cả về giao thông và du lịch. 51
  56. + Sông Nghèn: có chiều dài 36 km, diện tích lưu vực 354 km2, với độ rộng bình quân lưu vực 15 km. Sông Nghèn bắt nguồn từ núi Trà Sơn , chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam qua các xã Trung Lương, Đức Thuận, Thuận Lộc (thị xã Hồng Lĩnh), Vượng Lộc, Đại Lộc, Tùng Lộc, thị trấn Nghèn (Can Lộc), rồi qua Thạch Mỹ, Thạch Sơn (Thạch Hà), gặp sông Rào Cái ở Hộ Độ, đổ ra Cửa Sót. Trên lưu vực, có nhiều khe suối nhỏ, phân bố khá đều, tạo thành một mạng lưới sông suối dày đặc. Hữu Ngạn có Khe Lang bắt nguồn từ vùng núi thấp dãy Trà Sơn, nay đã đắp đập thành hồ chứa nước Bình Hà, khe Rú, khe Giao bắt nguồn từ khe Xay, Truông Bát và một số suối nhỏ khách. Phía tả ngạn có khe Nhà Trò, khe Hót, bắt nguồn từ núi Ông Bảng dãy Hồng Lĩnh cùng rất nhiều suối nhỏ khác chảy từ dốc núi cao xuống. Hiện nay, dọc bờ sông Nghèn đoạn qua thị trấn Nghèn (Can Lộc) đã được đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Bình Mỹ - Sông Nghèn với những hàng cây cổ thụ theo hai bờ, nước sông xanh mát, một không gian miền quê yên tĩnh, thoáng mát, còn nguyên vẻ đẹp sinh thái hoang sơ. + Sông Rào Cái: bắt nguồn từ dãy Con Voi phía Tây Cẩm Xuyên đổ về Ngàn Mọ - Kẻ Gỗ (nay là hồ Kẻ Gỗ). Từ đây dòng chính chảy qua ngã ba Mọ (Cẩm Mỹ), ngã ba Kênh (Cẩm Duệ) rồi theo hướng Bắc xuống Cẩm Thành, Cẩm Vịnh đến Thạch Lâm thì theo hướng Đông Bắc, đi giữa Cẩm Xuyên và Thạch Hà qua Thạch Tân, Đại Nài, vòng quanh thành phố Hà Tĩnh đến cầu Đò Hà, xuống Đồng Môn, Thạch Khê, Thạch Đỉnh, đổ vào sông Hộ Độ ở Ngã Ba Sơn mà ra Cửa Sót. Sông có nhiều đoạn làm ranh giới tự nhiên giữa Thạch Hà với Cẩm Xuyên, giữa Thạch Hà với Thành phố Hà Tĩnh. Sông Rào Cái có chiều dài 74 km, nhưng từ cửa sông đến trạm thuỷ văn Kẻ Gỗ là 24,4 km, đến tuyến đập chính là 29 km. Từ năm 1976 công trình hồ Kẻ Gỗ, thượng nguồn sông Rào Cái đã được xây dựng Từ một con sông dễ gây tai ương, qua bàn 52
  57. tay và trí tuệ con người, Rào Cái - Kẻ Gỗ đã trở thành nguồn lợi tuyệt vời cả về nông nghiệp và du lịch Hà Tĩnh. - Thác Vũ Môn: Thác nằm trên dãy núi Giăng Màn, về phía Tây Nam huyện Hương Khê. Nằm ở độ cao 1.700 m so với mực nước biển, thác có 3 bậc, đứng từ xa trông như một làn khói trắng, vắt trên những triền núi xanh. Thác nằm trong những cánh rừng già rậm rạp, địa hình núi rừng hiểm trở, khí hậu quanh năm mát mẻ, rất phù hợp với loại hình du lịch thám hiểm. - Hồ: Tỉnh có một hệ thống các hồ tự nhiên và nhân tạo có giá trị lớn đối với đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh. Toàn tỉnh có khoảng 345 ao, hồ lớn nhỏ với tổng công suất 726,6 triệu m3 nước, chủ yếu phục vụ sản xuất các vụ đông xuân và hè thu. Ngoài ra, hệ thống sông hồ còn có vai trò điều hòa khí hậu, đem lại nét hiền hòa, mềm mại, tạo ra nhiều phong cảnh đẹp. Một số hồ lớn có cảnh quan đẹp, thuận lợi cho phát triển du lịch như hồ Kẻ Gỗ (Cẩm Xuyên), hồ sông Rác, hồ Rào Trổ, hồ sông Trí (Kỳ Anh), hồ Cù Lây, hồ Cửa Thờ - Trại Tiểu, đập nhà Đường (Can Lộc), hồ Xuân Hoa (Nghi Xuân).v.v + Hồ Kẽ Gỗ: Hồ Kẽ Gỗ (Cẩm Xuyên), là công trình đại thuỷ nông với 3 trữ lượng 354 triệu m nước, được khởi công xây dựng năm 1976 và hoàn thành vào năm 1980. Hồ dài gần 30km, gồm 1 đập chính và 10 đập phụ. Hồ len lỏi giữa các triền núi, như chiếc gương khổng lồ soi bóng những dãy núi, những rừng cây ngút ngàn. Giữa dòng nước chảy xiết vẫn có những loài cây sinh trưởng và toả bóng mát. Mặt hồ còn được điểm trang bởi nhiều ốc đảo nhỏ, mỗi ốc đảo là một thế giới riêng huyền bí.Vào những ngày hè nóng nực khi nhiệt độ tại trung tâm phố Hà Tĩnh lên tới 37-380, thì ở đây nhiệt độ xấp xỉ 30-320 C. Trong những ngày đông giá rét, thời tiết quanh khu vực hồ cũng dễ chịu hơn rất nhiều. 53
  58. + Hồ Cửa Thờ - Trại Tiểu: Trại Tiểu nằm trên địa bàn xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc, với diện tích 21km2 và sức chứa tới 15,6 triệu m3 nước. Khe Thờ - Trại Tiểu không chỉ là công trình thuỷ lợi quan trọng mà còn là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Khởi thuỷ từ những đỉnh cao của dãy Giăng Màn, khe Cửa Thờ quanh co uốn lượn trong vùng giáp ranh giữa hai xã Đồng Lộc, Mỹ Lộc (Can Lộc) và xã Phương Mỹ (Hương Khê). Những năm đầu thập kỷ chín mươi của thế kỷ trước, huyện Can Lộc đắp đập ngăn nước Khe Thờ - Trại Tiểu thành công trình thuỷ lợi phục vụ 9 xã vùng thượng và trung Can. Cách đây 3 năm, Công ty khai thác thuỷ lợi Can Lộc đầu tư xây dựng nơi đây thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn. Đến với Khe Thờ - Trại Tiểu, du khách bắt gặp một không gian lãng mạn của bóng núi mây vờn in hình giữa biển nước bao la, được hưởng bầu không khí hết sức trong lành và tinh khiết. Những dãy núi dài lấp ló trong mây, tựa như những nàng thiếu nữ đang nằm xoã tóc, dưới chân núi là mặt hồ êm ru sóng gợn.Vùng lòng hồ Trại Tiểu bỗng nhiên bị hai dãy núi thu hẹp lại ở phía Tây Bắc, tạo nên một dòng chảy rộng chừng chục mét, vượt qua "eo núi" này chừng 300m là bắt gặp vùng lòng hồ khe Cửa Thờ mênh mông nước biếc. Sự giao thoa của Khe Thờ và hồ Trại Tiểu tạo nên một lối nhỏ ngoằn nghèo uốn lượn giữa những hang đá lớn, là điểm trú quân của bộ đội chủ lực, các Tổng đội TNXP, và là nơi tập kết vũ khí, lực lượng của miền Bắc tiếp tế cho chiến trường miền Nam và chiến trường Lào trong những năm đánh Mỹ. Hiện nay, khu du lịch sinh thái đã xây dựng hệ thống nhà nghỉ sinh thái dọc triền núi và nhà nghỉ thuỷ tạ khép kín ven lòng hồ phục vụ du khách trong không gian tĩnh lặng và lãng mạn, với các dịch vụ tắm trăng, câu cá trên lòng hồ huyền ảo, các món ăn dân dã của miền sơn cước như: chạch rú om, gà ri rang muối, cá chình, lợn nít . 54
  59. Hà Tĩnh cũng đang đầu tư xây dựng hồ Ngàn Trươi (Vũ Quang) thuộc công trình thủy điện, thuỷ lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang. Hồ Ngàn Trươi với lưu vực rộng khi hình thành sẽ là tài nguyên du lịch sinh thái hồ có giá trị. - Ngoài nguồn nước mặt, nguồn nước khoáng, nước nóng Hà Tĩnh cũng có giá trị cao về du lịch, điển hình nhất là suối nước nóng Sơn Kim (người dân địa phương quen gọi là “Nước Sốt”) thuộc huyện Hương Sơn. Nguồn nước nóng Sơn Kim phun từ lòng đất qua các khe nứt của đá Granit có nhiệt độ ở độ sâu 50m là 150ºC và ở bề mặt là 75ºC, đã được Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá về trữ lượng cũng như chất lượng, được xem là một trong những mỏ nước khoáng tốt nhất phía Bắc Việt Nam, phù hợp cho việc giải khát, dưỡng bệnh và chữa bệnh. Theo các nghiên cứu khoa học, nước khoáng nóng có tác dụng về nhiều mặt. Khi ngâm tắm trong nước khoáng, các vi lượng có sẵn trong nước khoáng sẽ tác dụng vào tế bào da, giúp duy trì trạng thái cân bằng của cơ thể và giảm “stress” - Nhận xét chung về tiềm năng thủy văn của tỉnh Hà Tĩnh: Với hệ thống sông ngòi dày đặc, dòng chảy hiền hòa, êm đềm, thơ mộng, cùng hệ thống hồ đập tự nhiên và nhân tạo độc đáo, đã tạo nên nguồn tài nguyên nước phong phú sẵn sàng phục vụ nhu cầu nước ngọt của nhân dân và du khách. Hơn thế nữa từng tên sông, tên hồ cũng chính là những điểm đến hút hồn du khách về với quê hương Hà Tĩnh, tạo điều kiện để xây dựng tuyến du lịch trên sông, hình thành các khu du lịch sinh thái, du lịch nghĩ dưỡng chữa bệnh d. Sinh vật: Vị trí địa lý giao thoa giữa hai miền Bắc Nam, sự phân hóa về địa hình, chế độ khí hậu gió mùa nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều đã tạo ra ở Hà Tĩnh nguồn tài nguyên sinh vật khá phong phú, độc đáo, thảm thực vật phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế cũng như tiềm năng quý giá để khai thác du lịch. 55
  60. Theo số liệu thống kê năm 2012, diện tích rừng toàn tỉnh là 351.147 ha, độ che phủ đạt khoảng 52,8% diện tích tự nhiên [8]. Rừng tự nhiên thường gặp là kiểu rừng nhiệt đới, vùng núi cao có thể gặp các loại rừng lá kim á nhiệt đới. Rừng trồng phần lớn là thông nhựa. Dưới các tán rừng là thế giới động vật hoang dã với nhiều loài quý hiếm như hổ, báo, trĩ sao, gà lôi, vượn đen, sao la, mang lớn Hệ sinh thái rừng có giá trị lớn đối với nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh phải kể đến vườn quốc gia Vũ Quang, khu bảo tồn tự nhiên hồ Kẻ Gỗ + Vườn quốc gia Vũ Quang: Vườn quốc gia Vũ Quang nằm trong địa bàn 3 huyện Vũ Quang, Hương Sơn và Hương Khê với tổng diện tích 56.915,6 ha, trong đó, rừng đặc dụng là 52.881 ha. Vũ Quang có 5 kiểu rừng chính được phân chia theo các đai cao khác nhau: rừng kín thường xanh trên đất thấp phân bố ở độ cao 100 - 300m; rừng thường xanh trên núi thấp phân bố trong khoảng độ cao từ 300 – 1.000m; rừng thường xanh trung bình ở độ cao từ 1.000 - 1.400m gồm chủ yếu các loài cây lá rộng; rừng thường xanh trên núi cao phân bố ở độ cao 1.400 - 1.900m; rừng phân bố trên độ cao lớn hơn 1.900m. Về thực vật, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận 1.612 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 191 họ và 676 chi ở VQG Vũ Quang. Trong đó, có 94 loài thực vật quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam, danh mục đỏ IUCN và Nghị định 32/2006/NĐ/CP của Chính phủ về việc cấm hoặc hạn chế khai thác, săn bắn hay buôn bán các loài động vật hoang dã. Đáng chú ý, Vũ Quang có tới 686 loài cây được dùng làm thuốc và 339 loài cây gỗ. Nhóm cây cho gỗ là nhóm thực vật quan trọng với các loại gỗ có giá trị kinh tế cao như pơ mu, vàng tâm, gioi bà Hệ động vật của Vũ Quang cũng rất đa dạng, phong phú. Các nghiên cứu đã ghi nhận, Vườn có 94 loài thú thuộc 26 họ, 315 loài chim, 58 loài bò 56