Đề tài Phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_tai_phat_trien_ca_phe_ben_vung_tai_viet_nam.pdf
Nội dung text: Đề tài Phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam
- Mã số: . PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM
- TÓM TẮT NỘI DUNG Phát triển bền vững nói chung và phát triển cà phê bền vững nói riêng đều dựa trên 3 trụ cột là kinh tế, xã hội, môi trường. Tuy nhiên, người sản xuất cà phê hiện nay quan tâm nhiều đến lợi ích về kinh tế hơn là hai khía cạnh còn lại. Điều này có thể để lại hậu quả khôn lường cho các thế hệ mai sau. Vì vậy, phát triển cà phê bền vững cà phê là vấn đề rất cấp thiết hiện nay. Các mối quan tâm ngày càng lớn từ phía tiêu dùng tại các thị trường nhập khẩu về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường trong sản xuất cà phê ngày càng gia tăng, hình thành nên một mảng thị trường riêng cho các sản phẩm đạt được các chứng chỉ về môi trường và xã hội như FairTrade (1997), UTZ Certified (2007), RainForrest Alliance (1992) và bộ tiêu chí 4C (2006) Tuy nội dung, cách tiếp cận có khác nhau nhưng các chứng chỉ này đều có điểm chung đó là hướng tới phát triển cà phê bền vững. Với các chứng nhận trên, cà phê có khả năng mở rộng thị trường và tiếp cận người mua một cách ổn định do nó đảm bảo với các nhà nhập khẩu/rang xay rằng sản phẩm này đáp ứng một số tiêu chuẩn và quy định cụ thể. Mô hình cà phê bền vững đã và đang phát triển tại Việt Nam với quy mô ngày càng lớn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề còn tồn đọng xuất phát từ nhận thức của người sản xuất cũng như người tiêu dùng trong nước. Mô hình cà phê bền vững tại Việt Nam cũng chưa thật sự hoàn thiện. Do đó, con đường để cà phê Việt Nam thật sự đạt được tiêu chí bền vững còn rất dài. Từ kinh nghiệm thực tiễn từ một số nơi trồng cà phê bền vững trên thế giới cũng như điều kiện thực tế tại Việt Nam, có thể nói rằng để đạt được mục tiêu trên cần có sự phối hợp chặt chẽ từ nhiều phía: người sản xuất, cơ quan nhà nước và các viện nghiên cứu, hiệp hội cà phê và người tiêu dùng trong nước. Bên cạnh đó, phải hoàn thiện rất nhiều từ quy trình sản xuất, đào tạo, tổ chức quản lý, hỗ trợ và đầu ra cho sản phẩm.
- MỤC LỤC PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1.1. Lý do chọn đề tài: 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3. Phương pháp nghiên cứu 3 1.4. Nội dung nghiên cứu 3 1.5. Đóng góp của đề tài 3 1.6. Hướng phát triển của đề tài 4 PHẦN 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 2.1. Vấn đề phát triển bền vững đối với cà phê 4 2.1.1. Các trụ cột phát triển bền vững trong ngành cà phê: 4 2.1.1.1. Kinh tế: 5 2.1.1.2. Môi trường: 7 2.1.1.3. Xã hội: 8 2.1.2. Một số hệ thống chứng chỉ cho cà phê bền vững 9 2.1.2.1. Hữu cơ (Organic) 10 2.1.2.2. Thương mại công bằng (Fairtrade) 12 2.1.2.3. Liên minh Rừng mưa (Rainforest Alliance) 13 2.1.2.4. Chứng nhận UTZ (UTZ Certified) 14 2.1.2.5. Bộ quy tắc ứng xử chung cho cộng đồng cà phê - 4C (Common Code for Coffee Community) 15 2.1.2.6. Thị trường tiêu thụ cà phê có chứng nhận/ kiểm tra 17 2.1.2.7. Cơ hội và rủi ro của cà phê bền vững: 20 2.2. Vấn đề phát triển bền vững đối với cà phê Việt Nam 22 2.2.1. Các đặc điểm của ngành cà phê Việt Nam hiện nay: 22 2.2.1.1. Quá trình phát triển lâu dài: 22 2.2.1.2. Sản lượng sản xuất tăng liên tục: 23
- 2 2.2.1.3. Thị trường tiêu thụ rộng lớn: 26 2.2.1.4. Giá cả phụ thuộc thị trường thế giới: 28 2.2.2. Tình hình phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam 31 2.2.2.1. Tổng quan chung về phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam 31 2.2.2.2. Tình hình phát triển cụ thể 32 2.2.2.3. Chương trình phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam những năm gần đây. 37 2.2.2.4. Mục tiêu đề án phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam trong những năm tiếp theo. 39 2.2.3. Những vấn đề tồn đọng trong việc phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam 39 2.2.3.1. Vấn đề tiêu thụ 39 2.2.3.2. Việc phân bố vùng nguyên liệu. 40 2.2.3.3. Công tác đào tạo, thay đổi tập quán của người dân Việt Nam 40 2.2.3.4. Liên kết giữa các thành phần: 40 2.2.3.5. Chuẩn hóa công tác chứng nhận: 41 2.2.3.6. Vấn đề chi phí: 41 2.2.3.7. Gian lận thuế GTGT: 41 2.3. Mô hình cà phê bền vững tại một số nước trên thế giới 42 2.3.1. Tình hình sản xuất cà phê theo mô hình cà phê bền vững tại Brazil 42 2.3.1.1. Sơ lược về những nhà sản xuất tại Brazil 42 2.3.1.2. Chiến lược phối hợp đầu tư cho phát triển bền vững 43 2.3.1.3. Xu hướng phát triển cà phê bền vững tại Brazil 44 2.3.1.4. Bài học kinh nghiệm tại Brazil 45 2.3.2. Phát triển cà phê bền vững tại Mexico: 46 2.3.2.1. Các rào cản phát triển cà phê bền vững tại Mexico: 46 2.3.2.2. Vai trò của chính phủ đối với phát triển cà phê bền vững tại Mexico 48 2.3.3. Phát triển cà phê bền vững tại Indonesia 50 2.3.4. Phát triển cà phê bền vững tại Thái Lan: 51
- 3 2.4. Giải pháp đảm bảo áp dụng các tiêu chuẩn về phát triển bền vững cho cà phê Việt Nam 53 2.4.1. Ma trận SWOT cho cà phê bền vững tại Việt Nam: 53 2.4.2. Đào tạo 57 2.4.2.1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 57 2.4.2.2. Nâng cao nhận thức của người sản xuất 58 2.4.3. Kỹ thuật 59 2.4.3.1. Cải thiện chất lượng giống cây trồng 59 2.4.3.2. Tối ưu hóa phân hữu cơ 59 2.4.3.3. Thay đổi tập quán thu hoạch cà phê 60 2.4.3.4. Đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến cà phê 62 2.4.3.5. Trồng cây che bóng và chắn gió và kết hợp trồng xen trong Phát triển cà phê bền vững 63 2.4.4. Sử dụng tài nguyên 65 2.4.4.1. Sử dụng hợp lý tài nguyên đất cho phát triển cà phê bền vững 65 2.4.4.2. Sử dụng hợp lý tài nguyên nước cho sự phát triển cà phê bền vững 66 2.4.5. Hoàn thiện mô hình sản xuất cà phê bền vững 67 2.4.5.1. Xây dựng mô hình quản lý sản xuất cà phê dựa vào cộng đồng 67 2.4.5.2. Xây dựng chuỗi giá trị ngành cà phê 70 2.4.6. Qui hoạch, chính sách 70 2.4.6.1. Qui hoạch diện tích cà phê, bảo đảm cơ cấu hợp lý diện tích cà phê theo độ tuổi 70 2.4.6.2. Chính sách cho vay vốn đối với hộ sản xuất cà phê 71 2.4.7. Tiêu thụ 72 2.4.7.1. Minh bạch đầu ra 72 2.4.7.2. Đẩy mạnh tiêu dùng nội địa 72 PHẦN 3. KẾT LUẬN 74
- 4 MỤC LỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1 Diễn biến giá kỳ hạn cà phê robusta và arabica năm 2013 2 Hình 2 Giá cà phê từ 1960 đến 2011 (USD/pound) 6 Hình 3 Các khu vực trồng cà phê của Việt Nam 23 Hình 4 Sản lượng cà phê Việt Nam 25 Hình 5 Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam 25 Hình 6 Các thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam 27 Hình 7 Giá xuất khẩu cà phê xanh của Việt Nam 28 Hình 8 Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong vòng 20 năm qua 29 Hình 9 Giá cà phê Robusta tại Đắk Lăk và Lâm Đồng 30 Hình 10 Sơ đồ canh tác của Brazil 2013 42 Hình 11 Mô hình chi phí sản xuất của Brazil và Ethiopia 42 MỤC LỤC CÁC BẢNG Bảng 1 Diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo tỉnh thành 24 Bảng 2 Xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam, từ mùa vụ 2011/12 đến mùa vụ 2012/13 27 Bảng 3 Giá hạt cà phê Robusta tại một số khu vực trồng cà phê chính của Việt Nam mùa vụ 2012/13 30 Bảng 4 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây cà phê chè sau 18 tháng trồng 35
- 2 PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài: Năm 2013 vừa qua thị trường cà phê thế giới và trong nước có nhiều xáo trộn: giá xấu, biến động nhiều, cung đang vượt cầu. Từ đó có thể thấy thử thách trước mắt và lâu dài cho cà phê Việt Nam còn rất lớn. Trong bối cảnh đó, lựa chọn con đường phát triển cho cà phê Việt Nam là vấn đề cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Một trong những yêu cầu đặt ra là làm sao cho ngành cà phê Việt Nam có được sự phát triển bền vững. Hình 1 Diễn biến giá kỳ hạn cà phê robusta và arabica năm 2013 (nguồn: ft.com) Các mối quan tâm ngày càng lớn từ phía tiêu dùng tại các thị trường nhập khẩu về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường trong sản xuất cà phê ngày càng gia tăng, hình thành nên một mảng thị trường riêng cho các sản phẩm đạt được các chứng chỉ về môi trường và xã hội như FairTrade (1997), UTZ Certified (2007), RainForrest Alliance (1992) và bộ tiêu chí 4C (2006) Tuy nội dung, cách tiếp cận có khác nhau nhưng các chứng chỉ này đều có điểm chung đó là hướng tới phát triển cà phê bền vững. Vậy các chứng chỉ trên yêu cầu những tiêu chuẩn gì? Thực trạng của Việt Nam trong việc áp dụng các tiêu chuẩn này ra sao? Định hướng phát triển cho cà phê Việt Nam như thế nào mới gọi là bền vững? Để tìm hiểu cụ thể về vấn đề này,
- 3 nhóm sinh viên chúng tôi đã thực hiện đề tài: PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu làm sáng tỏ khái niệm cà phê bền vững hiện nay. Vì sao cà phê được cấp một số chứng nhận được gọi là cà phê bền vững. Cách thức các chứng chỉ trên được áp dụng tại một số nước trên thế giới cũng như cái nhìn tổng quát về cà phê bền vững tại Việt Nam. Từ đó chúng tôi mong muốn thông qua đề tài này ngành cà phê của Việt Nam sẽ tìm được con đường đúng đắn để đạt được mục tiêu phát triển bền vững. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Để có những hiểu biết về cà phê bền vững, các chứng chỉ cho cà phê bền vững, việc áp dụng các tiêu chuẩn về cà phê bền vững tại một số nơi trên thế giới cũng như tại Việt Nam, đề tài được thực hiện bằng cách tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn trong và ngoài nước. Trong đó gồm có các bài báo cáo, sách báo, tạp chí, các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến phát triển bền vững, những biến động trong ngành cà phê cũng như cà phê bền vững. Từ đó chúng tôi tìm ra các thuận lợi, khó khăn trong việc áp dụng các tiêu chuẩn về cà phê bền vững và tìm ra giải pháp để việc thực hiện các tiêu chuẩn này một cách hiệu quả nhất. 1.4. Nội dung nghiên cứu Nhóm sinh viên thực hiện tập trung tìm hiểu về vấn đề phát triển bền vững trong ngành cà phê. Cùng với đó, chúng tôi tập hợp thông tin về các chứng chỉ về phát triển bền vững cho cà phê cũng như cách thức mà Việt Nam cũng như một số nơi trên thế giới đã và đang thực hiện để đạt được các chứng chỉ này. Từ đó đề tài đưa ra cách thức áp dụng mô hình cà phê bển vững một cách có hiệu quả, phù hợp với thực tiễn nước ta. 1.5. Đóng góp của đề tài Đề tài góp phần mang lại những hiểu biết về cà phê bền vững, bài học kinh nghiệm về phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam cũng như tại một số nơi trên
- 4 thế giới và làm sao để đạt được các chứng chỉ cho cà phê bền vững. Từ đó tìm ra nguyên nhân mô hình cà phê bền vững chưa đạt được hiệu quả cao tại Việt Nam cũng như các biện pháp hoàn thiện quy trình sản xuất cà phê bền vững. 1.6. Hướng phát triển của đề tài Cà phê bền vững không còn xa lạ với nhiều vùng trồng cà phê tại Việt Nam. Tuy nhiên, cách thức thực hiện tại nhiều nơi chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, cà phê bền vững làm ra khó tiêu thụ. Những người thực hiện mong muốn đề tài này sẽ được ứng dụng vào thực tiễn tại những vùng đang theo đuổi phát triển cà phê bền vững nhưng chưa hiệu quả cũng như nhân rộng mô hình cà phê bền vững sang các vùng trồng cà phê tự phát. Ngoài ra, thông qua quá trình thực hiện sẽ giúp đề tài ngày càng hoàn thiện, từ đó tìm ra con đường để ngành cà phê Việt Nam có bước tiến vững chắc và lâu dài, chiếm lĩnh thị trường quốc tế. PHẦN 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1. Vấn đề phát triển bền vững đối với cà phê 2.1.1. Các trụ cột phát triển bền vững trong ngành cà phê: Khi nhắc đến cụm từ “phát triển bền vững”, có thể mỗi người sẽ hiểu theo một cách khác nhau. Trong lịch sử, đã có rất nhiều định nghĩa cho cụm từ này. Một trong những định nghĩa tồn tại lâu dài và được chấp nhận nhiều nhất được trình bày trong Báo cáo Brundtland năm 1987 (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Theo báo cáo Brundtland: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không gây tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai”. Báo cáo này đã gây được sự chú ý khi đề cập đến ba trụ cột của phát triển bền vững là kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững cũng có thể được xem như là việc sản xuất đảm bảo được các yêu cầu về môi trường và lợi ích của xã hội trong dài hạn đồng thời có thể cạnh tranh hiệu quả và đảm bảo doanh thu có thể trang trải chi phí và đạt được mức lợi nhuận nhất định.
- 5 Trên thế giới cũng như tại Việt nam, phát triển cà phê bền vững trở thành chủ đề thảo luận sôi động của những tác nhân trong chuỗi giá trị cà phê. Cộng đồng cà phê quốc tế cũng đã tiến đến thống nhất về quan niệm phát triển bền vững trong ngành cà phê (ICO WD Board 30/01/2006), theo đó tính bền vững trong ngành cà phê bao gồm những điều kiện sản xuất, chế biến và thương mại cho tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng sao cho: - Đem lại lợi nhuận kinh tế đủ trang trải chi phí sản xuất và sinh hoạt cũng như một phần dôi ra cho đầu tư phát triển - Đối xử có trách nhiệm với môi trường để duy trì tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ tương lai - Bảo đảm các điều kiện xã hội và làm việc phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện duy trì sự ổn định của cộng đồng 2.1.1.1. Kinh tế: Ngành cà phê hiện nay chịu sự chi phối độc quyền của môi trường kinh tế, trong khi đó các yếu tố về xã hội và môi trường không được xem trọng. Tình trạng cung vượt quá cầu trong sản xuất cà phê hiện nay đã dẫn đến tình mặt bằng chung trong giá cà phê giảm mạnh. Mặt khác, giá cả luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với những nhà sản xuất, kinh doanh cà phê. Đó là bởi vì giá cả là yếu tố quyết định đến khả năng thu lợi từ cà phê. Và do đó giá cả ảnh hưởng đến việc phát triển hoặc thu hẹp diện tích trồng cà phê. Diện tích cà phê thay đổi lại dẫn đến biến động trong cung cầu, từ đó lại gây ra những biến động về giá. Từ những năm 1980 đến 2002, tình trạng cung vượt quá cầu trong sản xuất cà phê đã khiến giá cả của mặt hàng này giảm đến 70%. Theo một tính toán được thực hiện bởi Ban thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), từ năm 1999 đến năm 2002, doanh thu của các nước sản xuất cà phê đã giảm 19 tỷ USD so với năm 1998. Điều đáng lưu ý là 70% sản lượng cà phê được đến từ những người sản xuất với quy mô nhỏ, và khi giá cà phê giảm sẽ ảnh hưởng đến thu nhập cũng như khả năng đáp ứng những nhu cầu cơ bản của họ. Giá giảm cũng dẫn đến sự suy giảm trong chất lượng công việc và khả năng đảm bảo an toàn trong khi canh tác đối với người nông dân, những người đại diện cho phần
- 6 nghèo nhất trong chuỗi cung ứng cà phê. Không chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển bền vững, giá thấp còn góp phần tạo ra những khó khăn về kinh tế nói chung mà ngành sản xuất cà phê phải đối mặt. Hình 2 Giá cà phê từ 1960 đến 2011 (USD/pound) Nguồn: unctad.info Từ năm 2004, giá cà phê bắt đầu tăng trở lại. Nguyên nhân là do có những biến đổi về khí hậu tại các nước Mỹ Latinh như Brazil, Colombia và Mexico. Sự biến đổi này là cho việc sản xuất cà phê khó khăn hơn và làm giảm tổng sản lượng cà phê. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của những biến đổi khí hậu này. Bên cạnh giá thấp, biến động về giá dẫn đến sự suy thoái trong ngành cà phê khi xét về dài hạn. Giá cả biến động cùng với sự kém linh động trong sản xuất và phân phối gây ra những khó khăn trong việc hoạch định chính sách cũng như xác định chiến lược sản xuất tối ưu. Trong khi đó, những hạn chế trong sự hỗ trợ tài chính từ nhà nước cũng tạo ra những hạn chế trong việc xây dựng cơ sở phát triển kinh tế ổn định trong ngành này. Ngoài ra, những thay đổi trong hợp tác quốc tế, các hoạt động đầu cơ cũng như thay đổi chính sách thương mại của nhiều quốc gia cũng dẫn đến biến động giá cả cà phê. Cũng như các mặt hàng nông sản khác, cà phê là cây trồng lâu năm. Người nông dân cần phải đầu tư từ 2 đến 5 năm trước khi có thể thu hoạch. Và không
- 7 phải ai cũng có sẵn vốn để trang trải chi phí đầu tư này. Đa số người nông dân đi vay từ nhiều nguồn khác nhau, gồm có ngân sách nhà nước và tư nhân. Bởi thiếu vốn đầu tư chăm sóc vườn cà phê nên nhiều hộ đã vay vốn bên ngoài với lãi suất cao. Đến hạn trả cả gốc lẫn lãi, dù giá cà phê đang ở mức thấp nhưng cũng đành ngậm đắng nuốt cay, bán để trả nợ nên trắng tay, cuộc sống hết sức khó khăn, điêu đứng. Các lái buôn có thể lợi dụng việc này để ép giá người nông dân. Bên cạnh đó, để có thể tiếp tục duy trì vườn cà phê, người nông dân có thể chấp nhận bán với giá thấp hơn giá thị trường. Thông thường, sau khi thu hoạch cà phê về, người dân phơi khô, cất trữ trong nhà chờ giá cao mới bán nhưng vụ thu hoạch cà phê mùa vụ 2013-2014 vừa xong, nhưng nhiều gia đình không còn chút cà phê nào cất trữ trong nhà, mặc dù hiện này giá cà phê đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó, các rào cản trong thương mại cũng ảnh hưởng đến giá cà phê cũng gây ra nhiều khó khăn, nhất là những nhà sản xuất, kinh doanh nhỏ. Ví dụ như các yêu cầu về giấy phép xuất khẩu, khối lượng và chất lượng tối thiểu sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận lợi ích từ thương mại quốc tế đối với họ. Trong khi đó, thuế đánh vào cà phê cũng làm giá bán tăng cao hơn giá trị thực, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu. Và mức thuế này ảnh hưởng đến sản xuất nhiều hơn là chế biến cà phê. 2.1.1.2. Môi trường: Nhìn chung, phương thức sản xuất cà phê truyền thống ít ảnh hưởng đến tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay. Tuy nhiên, những nỗ lực để gia tăng sản lượng cà phê lại góp phần tạo nên điều này. Trong cách trồng truyền thống, cà phê được trồng dưới bóng râm của các loại cây khác, nơi cung cấp chỗ ở cho các loại sinh vật. Đa số người làm vườn đã quyết định hiện đại hóa phương pháp sản xuất của họ và chuyển thành phương pháp trồng trọt dưới ánh mặt trời, cà phê được trồng thành hàng dưới ánh nắng mặt trời với rất ít hoặc hoàn toàn không có tán che. Chẳng hạn tại Colombia, gần 70% diện tích cà phê đã được chuyển sang mô hình này. Phương pháp này giúp cho cây mọc nhanh hơn và cho sản lượng nhiều hơn. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng chất lượng đạt được sẽ thấp hơn cà phê
- 8 trồng bắng phương pháp cũ. Bên cạnh đó, phương pháp cũ thân thiện với môi trường và tạo ra sự đa dạng sinh học. Việc khai hoang các khu vực để trồng cà phê ảnh hưởng đến sự cân bằng về môi trường đối với không chỉ các nước trồng cà phê mà còn đối với toàn thế giới. Hơn 80% trong số 11,8 triệu héc ta cà phê được trồng ở những khu vực rừng mưa. Cà phê hiện nay được trồng tại 13 trong số 25 nước “điểm nóng” về đa dạng sinh học (có độ đa dạng sinh học cao nhưng dễ bị tổn thương). Việc bóc vỏ cà phê cũng có những ảnh hưởng đáng cân nhắc đối với môi trường. Quy trình chế biến ướt đối với cà phê được sử dụng cho 40% sản lượng cà phê toàn cầu. Quy trình này cần một lượng lớn nước và trong quy trình này sẽ lấy đi một lượng lớn Oxy trong nước. Và khi lượng nước này được đưa trở lại môi trường, nó có thể ảnh hưởng đến một lượng lớn sinh vật thủy sinh. Phần lớn các cơ sở chế biến cà phê chưa chú trọng đầu tư các dây chuyền, thiết bị xử lý hệ thống nước thải, khử mùi, tiếng ồn, bụi. Chỉ riêng trong khâu chế biến cà phê theo quy trình công nghệ chế biến ướt, mỗi ngày đêm các cơ sở cũng thải ra môi trường hàng ngàn mét khối nước thải chưa qua xử lý. Ngoài ra, quy trình rang cà phê cũng thải ra một lượng lớn Cacbonđioxit cũng như tiêu tốn nhiều nhiên liệu hóa thạch. 2.1.1.3. Xã hội: Mối đe dọa lớn nhất trong tính bền vững về mặt xã hội là sự tác động của điều kiện kinh tế đối với người sản xuất cà phê. Người nông dân trồng cà phê phụ thuộc phần lớn vào loại cây này để có được thu nhập. Vì vậy, sự suy giảm cũng như biến động giá cà phê sẽ tác động trực tiếp đến khả năng tiếp cận giáo dục, nhu cầu ăn - mặc - ở, nhu cầu về y tế cũng như những nền tảng thiết yếu khác. Mặt khác, những người được thuê làm việc trong các đồn điền cà phê đại diện cho phần có thu nhập thấp nhất trong chuỗi cung ứng cà phê. Mặc dù người lao động không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thị trường, nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng nó tác động đến họ thông qua điều kiện và tiền lương. Một cuộc khảo sát về việc trồng cà phê tại Guatemala cho thấy rằng không ai được trả đủ mức lương tối thiểu và phần lớn trong số họ thậm chí được trả số tiền không bằng
- 9 một nửa mức lương tối thiểu tại đây. Các điều kiện ăn ở cũng được báo cáo là dưới mức yêu cầu quốc gia. Trong khi đó, một lượng lớn lao động trẻ em được sử dụng tại các nước trồng cà phê. Tại Kenya, người ta ước tính rằng 30% người hái cà phê nằm trong độ tuổi dưới 15. Bên cạnh đó, những thay đổi trong phương thức canh tác không chỉ ảnh hưởng đến tính toàn vẹn môi trường mà còn có những tác động xấu về sức khỏe và sự bảo đảm an toàn đối với những người trồng cà phê cũng như cộng đồng của họ. Ví dụ như việc sử dụng thuốc trừ sâu endosulfan trên các đồn điền cà phê ở Colombia đã gây ra hơn 200 vụ ngộ độc trong năm 1993 và 1994. Việc sử dụng hóa chất nông nghiệp không được kiểm soát cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông dân cũng như người trong khu vực khi họ tiếp xúc với nguồn nước bị nhiễm độc. Năm 1987, hơn 200 người tại bang Jalisco ở miền tây Mexico bị bệnh do nước uống bị nhiễm thuốc trừ sâu và phân hóa học. Trong khi đó, việc sử dụng phân đạm ở Costa Rica đã làm việc ô nhiễm nguồn nước ngầm đạt đến mức độ không an toàn. Việc tiếp xúc thường xuyên với thuốc trừ sâu ở Nicaragua cũng dẫn đến suy giảm hoạt động của cholinesterase, một loại enzyme cần thiết cho hoạt động thần kinh và cơ bắp. Bên cạnh đó là tình trạng phân biệt giới tính ở trong ngành cà phê. Ngoài sự bất bình đẳng thể hiện trong việc thiết lập các đồn điền, có nhiều bằng chứng cho thấy rằng quyền ra quyết định của người phụ nữ không tương xứng với lượng công việc mà họ phải làm. Hoạt động buôn bán cà phê cũng thể hiện sự bất bình đẳng giới tính thông qua việc cha truyền con nối. Tuy nhiên, các cấu trúc hoạt động mới hiện nay có thể cải thiện tình trạng này. 2.1.2. Một số hệ thống chứng chỉ cho cà phê bền vững Phát triển sản xuất cà phê bền vững phải tuân theo những bộ tiêu chí và có hệ thống chứng nhận/kiểm tra để các tác nhân trong chuỗi cung ứng tuân theo và người tiêu dùng có thể nhận biết. “Tính bền vững” trở thành một yếu tố quan trọng để tiếp thị cà phê. Do đó, sản xuất và thương mại cà phê có chứng nhận/kiểm tra dựa trên các bộ tiêu chí và quy trình đánh giá minh bạch ngày càng được triển khai rộng rãi.
- 10 Cà phê bền vững có chứng nhận theo định nghĩa phổ biến hiện nay là các sản phẩm cà phê bao gồm được ba trụ cột của tính bền vững, đó là “bền vững kinh tế cho nông dân”, “bảo tồn môi trường” và “trách nhiệm xã hội”. Chứng nhận là quy trình thủ tục của cơ quan chứng nhận độc lập cấp chứng chỉ bảo đảm chất lượng cà phê và quá trình sản xuất đã được đánh giá là tuân thủ những yêu cầu đã xác định. Cho đến nay, trong cộng đồng cà phê đã có tới 5 chương trình chủ yếu cấp chứng chỉ cho cà phê đó là những chương trình lớn được nhiều người quan tâm như: - Nông nghiệp hữu cơ: organic agriculture - Thương mại công bằng: Fair Trade - Liên minh rừng mưa: Rainforest Alliance - Cà phê tốt: UTZ Certified Và một chương trình cà phê sản xuất phù hợp với bộ quy tắc chung cho cộng đồng cà phê gọi là cà phê 4C ( the common code for the coffee Community) Các chương trình trên tuy nội dung, cách tiếp cận có khác nhau nhưng có chung một mục tiêu là phát triển cà phê bền vững. Một số loại cà phê khác cũng gọi là bền vững theo những tiêu chuẩn do công ty tự xây dựng, có hoặc không có giám sát và kiểm tra của bên thứ ba độc lập, trong số đó phải kể đến tiêu chuẩn thực hành Starbucks‟ C.A.F.E. của công ty Starbucks và Nespresso AAA của tập đoàn Nestlé. Tuy có một vài khác biệt, chứng nhận/kiểm tra cà phê bền vững dựa trên những tiêu chí đánh giá chung về (1) Hệ thống quản lý và ghi chép tài liệu; (2) Y tế và an toàn sức khỏe; (3) Điều kiện lao động; (4) Sử dụng và quản lý hóa chất; (5) Bảo vệ đất; (6) Quản lý chất thải; (7) Bảo vệ nguồn nước; (8) Bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái. 2.1.2.1. Hữu cơ (Organic) Nói nông nghiệp hữu cơ là nói đến một hệ thống quản lý sản xuất, nó xúc tiến việc đổi mới hệ thống sinh thái nông nghiệp và sức khỏe con người, bao gồm đa dạng hóa sinh học, chu kỳ sinh vật học, họat động sinh vật đất.
- 11 Hệ thống sản xuất hữu cơ dựa trên các tiêu chuẩn xử lý đặc biệt và chính xác về sản xuất và chế biến. Mục đích của nó là đạt đến hệ sinh thái nông nghiệp thích hợp nhất đảm bảo sự bền vững về xã hội, sinh thái về kinh tế. Về định nghĩa cà phê hữu cơ, có thể hiểu đó là loại cà phê được trồng với một hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp, phủ đất bằng nguyên liệu hữu cơ, điều tiết cây bóng mát và phòng trừ dịch bệnh theo hướng sinh học. Hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp đó dựa trên nguyên tắc là một giá trị tương đương với sản phẩm đã thu hoạch phải được trả lại cho đất. Người ta cũng loại trừ việc sử dụng các hóa chất nông nghiệp. Tiến sĩ R.Naidu (Ấn độ) thì có một định nghĩa cụ thể hơn, đó là: cà phê hữu cơ là loại cà phê được sản xuất, chế biến thông qua việc sử dụng các sản phẩm phương pháp tự nhiên không dùng phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, thuốc diệt cỏ và chất điều hòa sinh trưởng là các hóa chất tổng hợp. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ có lịch sử lâu đời từ thế kỷ 19. Cà phê có chứng nhận hữu cơ xuất hiện vào 1967. Đến năm 1972 Liên đoàn quốc tế Các phong trào Nông nghiệp Hữu cơ (IFOAM) được thành lập để thống nhất các phong trào hữu cơ. Nhiệm vụ của IFOAM là “lãnh đạo, thống nhất và hỗ trợ phong trào hữu cơ dưới mọi hình thức”. Mục tiêu của IFOAM là ứng dụng rộng rãi các hệ thống sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt các quy định liên quan sinh thái, xã hội và kinh tế dựa trên các nguyên tắc của Nông nghiệp Hữu cơ. Năm 1996, IFOAM đã đưa ra những hướng dẫn cho cà phê, cacao và trà hữu cơ và lưu ý các điểm sau: Trồng trên ruộng bậc thang theo đường đồng mức, có cây phủ đất và tủ gốc chống xói mòn. Trồng cây che bóng trong hệ thống quản lý nông nghiệp hữu cơ. Điều tiết điều kiện về khí hậu và cải thiện tính đa dạng sinh thái nhằm khống chế sâu bệnh. Sử dụng các dòng vô tính hoặc hạt giống chống sâu bệnh. Tăng chất hữu cơ cho đất bằng sử dụng cây họ đậu hoặc cắt tỉa cây che bóng.
- 12 Trả lại chất dinh dưỡng đã bị lấy đi bằng việc sử dụng phần khoáng có tính toán cân bằng. Cà phê chỉ có thể bán ra thị trường với cái tên cà phê hữu cơ khi nó đã được chứng nhận bởi một tổ chức được công nhận là người cấp chứng chỉ dựa trên sự giám sát thường xuyên của tất cả các giai đoạn sản xuất, chế biến, vận chuyển và rang xay. Theo thống kê của Tổ chức cà phê thế giới (ICO), mặc dù không được đảm bảo mức ưu đãi so với cà phê thông thường và có sự khác biệt đáng kể giữa các thị trường tiêu thụ, nhưng các loại cà phê có chứng nhận hữu cơ đã được trả mức giá cao hơn cà phê thông thường trung bình 660 đô la/tấn. Mặt khác, các lợi ích cơ bản nhất từ việc đạt được các chứng nhận này là khả năng tiếp cận thị trường. Cà phê có chứng nhận hữu cơ có khả năng tiếp cận vào các thị trường phát triển và đáng tin cậy. 2.1.2.2. Thương mại công bằng (Fairtrade) Khái niệm thương mại công bằng là người tiêu dùng tự nguyện trả giá cao hơn cho các sản phẩm nhiệt đới nhằm cung cấp những lợi ích về mặt xã hội cho những người sản xuất nhỏ dễ bị tổn thương ở các nước đang phát triển. Mục đích chính của Thương mại công bằng là tạo cho nông dân cơ hội công bằng để cải thiện vị thế thị thị trường của họ. Vào năm 1988 một tổ chức NGO của Hà Lan tên Solidaridad đưa ra sáng kiến khởi động hệ thống chứng nhận Max Havelaar cho cà phê Thương mại công bằng (và sau đó cho các sản phẩm khác) với mục tiêu mang cà phê này vào các kênh siêu thị truyền thống. Sau đó vào năm 1997 Tổ chức Dán nhãn Thương mại công bằng (FLO) được thành lập nhằm hợp nhất các sáng kiến dán nhãn Thương mại công bằng ở các nước tiêu thụ. Hiện nay có 20 sáng kiến dán nhãn Thương mại công bằng hoạt động tại 21 quốc gia, tạo nên thị trường lớn cho các sản phẩm Thương mại công bằng. Có trên 240 Hợp tác xã tại 26 quốc gia châu Phi, châu Á, và Mỹ La-tinh sản xuất cà phê có chứng nhận Thương mại công bằng. Các Tiêu chuẩn của FLO phân chia làm 2 nhóm: một nhóm tiêu chuẩn dành cho người sản xuất nhỏ, một nhóm cho lao động làm thuê. Các tiêu chuẩn dành
- 13 cho người sản xuất nhỏ bao gồm các tiêu chí phát triển xã hội, tạo điều kiện cho Thương mại công bằng đóng góp vào tiềm năng phát triển cũng như tạo điều kiện cho các nhóm người sản xuất thiết lập cơ chế dân chủ và quản trị minh bạch. Hệ thống FLO bảo đảm mức giá sàn, dựa trên ước tính chi phí sản xuất bền vững. Thu nhập từ giá tăng thêm không được chia cho các thành viên, chỉ dành cho hợp tác xã sử dụng để đầu tư vào phúc lợi, kinh tế, xã hội chung của cộng đồng và của hợp tác xã. Đây là chương trình chứng nhận duy nhất có bảo đảm giá sàn và giá tăng thêm. Thương mại công bằng là một chương trình cấp chứng chỉ mà mọi người sản xuất rang xay nhỏ có thể tham gia nếu họ nhất trí với các tiêu chí. Nhưng kết quả cuối cùng của thị trường bán lẻ phụ thuộc vào sự hỗ trợ của người tiêu dùng. Cà phê có chứng nhận Fairtrade luôn được đảm bảo một mức giá ưu đãi xác định là 440 đô la/tấn so với mức giá tham chiếu hoặc mức giá Fairtrade tối thiểu. Cà phê có chứng nhận Fairtrade ngoài khả năng tiếp cận các thị trường phát triển cao còn được hưởng các hỗ trợ kỹ thuật từ các nhà nhập khẩu Fairtrade. 2.1.2.3. Liên minh Rừng mưa (Rainforest Alliance) Liên minh rừng mưa là một ban thư ký của mạng lưới nông nghiệp bền vững (Sustainable agriculture Network: SAN) một nhóm có 9 nước châu Mỹ La Tinh cùng nhau xúc tiến sự sử dụng thực hành nông nghiệp bền vững và quản lý chương trình cấp chứng chỉ. SAN gồm 9 nước: Bolivia, Brasil, Colombia, Costa Rica, Ecuador, EL Salvador, Guatemala, Honduras và Mexico và một số nhà khoa học nông nghiệp và xã hội học trên thế giới. Tổ chức này ra đời từ 2 thập niên trước đây nhằm khống chế thị trường như là một nhân tố đổi mới. Nó được thành lập năm 1987 là 1 tổ chức phi chính phủ hoạt động bảo tồn đa dạng hóa sinh học và bảo đảm cuộc sống bền vững thông qua đổi mới các thực hành sử dụng đất, buôn bán và cách hành xử của người tiêu dùng. Liên minh này cổ vũ thương mại và người tiêu dùng hỗ trợ nông nghiệp bền vững bằng cách mua các sản phẩm của các trang trại đã được cấp chứng chỉ. Liên minh Rừng mưa chứng nhận cho người sản xuất cà phê quy mô nhỏ lẫn quy mô lớn tại các quốc gia nhiệt đới. Trang trại cà phê được chứng nhận đầu
- 14 tiên vào 1996. Tới nay số quốc gia có sản xuất cà phê chứng nhận Liên minh Rừng mưa lên tới 18, kể cả Việt Nam. Bắt đầu từ khu vực Trung Mỹ, sau đó mở rộng ra những vùng khác của Mỹ La tinh và gần đây sang cà châu Phi và châu Á. Doanh số đang tăng nhanh tại Bắc Mỹ, châu Âu và cũng đang bắt đầu gia tăng tại các thị trường khác như Nhật, Úc và Brazil. Các tiêu chuẩn của Liên minh Rừng mưa thoạt đầu chú trọng vào các yêu cầu thị trường còn các yêu cầu xã hội được tăng cường dần theo thời gian. Các tiêu chuẩn bao gồm những yêu cầu bảo tồn hệ sinh thái và đời sống hoang dã, bảo vệ và quản lý nguồn nước, các mối quan hệ cộng đồng cũng như đối xử công bằng và điều kiện làm việc tốt cho công nhân, phù hợp với các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Giá tăng thêm trả cho cà phê có chứng nhận Liên minh Rừng mưa theo thỏa thuận giữa bên mua và bên bán. Giá tăng thêm tùy thuộc chủ yếu chất lượng sản phẩm và quan hệ giữa bên mua và người sản xuất. Nông dân còn hưởng lợi nhờ tăng hiệu quả, cải thiện chất lượng và giảm chi phí. Những lợi ích của chương trình chứng nhận Liên minh Rừng mưa đối với nông dân không chỉ là trong phần lớn trường hợp họ được hưởng giá tăng thêm mà quan trọng hơn là họ biết tự quản lý có hiệu quả công việc sản xuất kinh doanh, có thêm công cụ để có thể cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Với chứng nhận Rainforest Alliance, mặc dù không có đảm bảo mức ưu đãi nhưng các loại cà phê này được hưởng mức giá cao hơn cà phê thông thường trung bình từ 110-176 đô la/tấn trong năm 2011. 2.1.2.4. Chứng nhận UTZ (UTZ Certified) Chứng nhận UTZ ra đời năm 1997 do một công ty cà phê thuộc đại công ty bán lẻ Hà lan tên Ahold hợp tác với những người sản xuất cà phê Guatemala sáng lập mang tên UTZ Kapek và sau đó năm 2000 trở thành một tổ chức độc lập, tới năm 2008 đổi tên thành “UTZ Certified-Good inside” để có thể chứng nhận cho nhiều loại nông sản khác như ca cao, chè, đậu tương và dầu cọ UTZ Certified tự coi mình là tổ chức đối tác kết nối người sản xuất, nhà phân phối và nhà rang xay cà phê, có nhiệm vụ giúp cho người sản xuất cà phê và các thương hiệu cà phê thể
- 15 hiện sự cam kết sản xuất cà phê có trách nhiệm, đáng tin cậy và hướng đến thị trường. Trang trại cà phê đầu tiên được chứng nhận vào năm 2001. Tới nay có 17 quốc gia sản xuất cà phê UTZ Certified (kể cả Việt Nam), nằm trên cả 3 châu lục là châu Phi, châu Á và Mỹ La tinh. Thị trường chính là châu Âu. Bên cạnh các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn UTZ Certified còn gồm nhiều yêu cầu về xã hội và môi trường. Về an toàn thực phẩm, UTZ Certified tương đương với tiêu chuẩn EurepGAP. Những khía cạnh riêng của tiêu chuẩn UTZ Certified bao gồm quản lý đất đai, sử dụng phân bón phù hợp, thủ tục vệ sinh trong thu hoạch, vận hành sản phẩm sau thu hoạch, chế biến và bảo quản, quản lý chất thải và ô nhiễm, phúc lợi và an toàn sức khỏe cho công nhân, kể cả quyền của công nhân phù hợp với các công ước của ILO và luật pháp quốc gia. UTZ CERTIFIED giao cho bên thứ ba độc lập thanh tra xem người sản xuất có đáp ứng yêu cầu của bộ quy tắc không. Người sản xuất trả phí thanh tra. Cà phê UTZ Certified có thể hưởng giá tăng thêm, tùy thuộc chủ yếu vào chất lượng sản phẩm và mối quan hệ giữa bên mua và bên bán. Với chứng chỉ UTZ CERTIFIED, cà phê sản xuất ra phải được đảm bảo về chất lượng xã hội và môi trường. Với cà phê UTZ, người ta có thể đảm bảo tính truy nguyên xác định nguồn gốc của lô hàng. Và một điểm khác biệt với các loại cà phê có chứng chỉ khác là nó mở ra cho mọi loại cà phê được đánh giá, với cả cà phê đại trà và cà phê đặc biệt. Chế độ tiền thưởng của UTZ qua thương lượng từ 0,01 đến 0,10 USD/1bao. Thị trường đại trà là ở châu Âu, Mỹ và Nhật bản. Do lợi ích của chương trình UTZ CERTIFIED nên ở Việt Nam nông dân hưởng ứng rất đông đảo. Có thể coi đây là 1 chương trình cấp chứng chỉ cà phê khá thành công ở nước ta. 2.1.2.5. Bộ quy tắc ứng xử chung cho cộng đồng cà phê - 4C (Common Code for Coffee Community) Người ta có thể gọi cà phê 4C là dấu hiệu tin cậy về chất lượng của cà phê đại trà. Bộ quy tắc chung cho cộng đồng cà phê ra đời và phát triển nhằm phục vụ cho toàn bộ chuỗi giá trị của cà phê đại trà. Mục đích của nó là thiết lập nên một
- 16 nhận thức mới về chất lượng thông qua các phương pháp sản xuất bền vững cà phê nhân sống. Có thể hiểu chất lượng cà phê trong thuật ngữ là con đường bền vững trong sản xuất, chế biến sau thu hoạch và thương mại. Bộ quy tắc chung bao trùm cả 3 khu vực bền vững dựa trên mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Về mặt xã hội: Điều kiện lao động, sinh hoạt cho người nông dân và gia đình họ cũng như những người làm công khác, có thể chấp nhận được. Về môi trường: Bảo vệ rừng nguyên sinh và tài nguyên thiên nhiên như nước, đất, đa dạng hóa sinh học và năng lượng. Về kinh tế: Có thể phát triển trên cơ sở xã hội và môi trường bền vững. Nó bao gồm cả sự thu nhập hợp lý cho mọi hoạt động trong chuỗi cà phê, thị trường tự do và cuộc sống bền vững. 4C do Hiệp hội cà phê Đức và Cơ quan Phát triển Quốc tế của chính phủ Đức (GTZ) hình thành nhằm tăng cường tính bền vững trong chuỗi cà phê nhân “thông thường” và gia tăng lượng cà phê đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của tính bền vững. Tham gia sáng kiến là những nhà sản xuất do các hiệp hội đại diện, đại diện các Công đoàn và các tổ chức NGO, các tập đoàn lớn trong công nghiệp như Nestlé, Sara Lee/Douwe Egberts, Tchibo và Kraft 4C xây dựng dựa trên các thực hành nông nghiệp và quản lý tốt mang tính cơ bản. Bộ quy tắc ứng xử nhắm đến loại trừ những thực hành không thể chấp nhận và khuyến khích cải tiến không ngừng. Khác với các hệ thống chứng nhận kể trên, 4C chỉ kiểm tra sự phù hợp chứ không chứng phận sự phù hợp, do đó không cấp chứng chỉ. Trong hệ thống 4C, kiểm tra 4C là xem xét sự phù hợp với tiêu chuẩn cơ bản của 4C, bao gồm 28 chỉ tiêu tiêu biểu cho phức hợp những quan tâm môi trường, xã hội và kinh tế. Có tất cả 10 thực hành không thể chấp nhận phải bị loại trừ và trong mỗi khía cạnh bền vững ít nhất phải đạt sự phù hợp tối thiểu (ở cấp độ gọi là „màu vàng trung bình‟) thì mới qua được kiểm tra. Tất cả kiểm tra 4C
- 17 được một tổ chức kiểm tra hoặc chứng nhận thứ ba độc lập tiến hành, các tổ chức này đã qua đào tạo kiểm tra 4C và được chính thức đạt ISO/Guide 65. Kiểm tra 4C được thực hiện ở cấp độ Đơn vị 4C. Có thể thành lập Đơn vị 4C ở bất kể cấp độ nào trong chuỗi cà phê, từ cấp độ người sản xuất/nhóm người sản xuất cho tới cấp độ nhà rang xay. Kiểm tra được miễn phí cho người sản xuất: chi phí kiểm tra do Hiệp hội 4C trang trải thông qua phí thành viên chủ yếu của các thành viên Công nghiệp đóng góp. 4C không cho sử dụng nhãn hoặc lô gô của 4C nhưng cho sử dụng tuyên bố là thành viên 4C trên bao bì. Tuyên bố thành viên không liên quan gì tới số lượng và chất lượng cà phê chứa bên trong nhưng đó là một phương tiện để cho các thành viên Công nghiệp của 4C nhấn mạnh rằng họ hỗ trợ cho Tiếp cận Bền vững 4C. Có thể sử dụng rộng rãi lô gô Hiệp hội 4C trên các ấn phẩm, trang web, tài liệu giới thiệu, nhưng không được dùng trên bao bì. 2.1.2.6. Thị trường tiêu thụ cà phê có chứng nhận/ kiểm tra Cho đến nay việc thống kê, ước tính lượng cà phê có chứng nhận/kiểm tra được sản xuất và tiêu thụ trên thế giới luôn gặp khó khăn vì chỉ có một phần cà phê được chứng nhận trong chương trình bền vững thực sự được bán với dấu hiệu chứng nhận. Có nhiều yếu tố chi phối tình trạng này như: a) Một phần sản lượng của trang trại không thể đáp ứng yêu cầu của người mua cà phê có chứng nhận nên phải bán dưới dạng cà phê thông thường. b) Một số cà phê được mua dưới dạng cà phê bền vững có chứng nhận nhưng vì nhiều lý do có thể bị phối trộn hoặc đưa ra thị trường không thể hiện chứng nhận. c) Người mua có thể chỉ mua một phần trong số cà phê có chứng nhận, phần còn lại mua dưới dạng cà phê thông thường, mặc dù cả trang trại được chứng nhận. d) Trong một số trường hợp, người mua không chủ ý tìm mua cà phê có chứng nhận nhưng sẽ ưu tiên mua cà phê có chứng nhận mặc dù họ không sử dụng dấu hiệu chứng nhận, có thể trả hoặc không trả giá tăng thêm.
- 18 Cà phê bền vững có chứng nhận/kiểm tra được tiêu thụ chủ yếu tại 3 thị trường chính truyền thống là Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Các chứng nhận bền vững và quy trình xác nhận có mức độ phổ biến khác nhau ở các thị trường tiêu thụ. Chứng nhận cà phê hữu cơ quan trọng hơn ở các thị trường Đức, Canada, Úc, Ý và Mỹ. Chứng nhận Fairtrade chiếm lĩnh các thị trường Anh và Pháp (và hiện nay cả ở Mỹ). Chứng nhận Rainforest Alliance dẫn đầu ở thị trường Nhật Bản và cũng rất đáng chú ý tại thị trường Tây Âu. Chứng nhận UTZ Certified chiếm lĩnh thị trường Hà Lan và có vị trị quan trọng ở một số thị trường phía Bắc Âu. 2.1.2.6.1. Bắc Mỹ: Bắc Mỹ là thị trường rất quan trọng đối với cà phê có chứng nhận, nhất là chứng nhận Starbucks, Hữu cơ, Thương mại công bằng và Liên minh rừng mưa. Nhiều nhà bán lẻ lớn tại Bắc Mỹ như Starbucks, Dunkin Donuts và McDonalds đều có bán cà phê Hữu cơ và Thương mại công bằng. Các loại cà phê được chứng nhận bền vững khác cũng ngày càng trở nên phổ biến. Hiện nay Liên minh rừng mưa là một trong những cà phê chứng nhận có lượng tiêu thụ tăng nhanh nhất tại Bắc Mỹ, một phần nhờ quan hệ đối tác với các nhà công nghiệp khổng lồ như Kraft Food. Vị thế của Utz Certified còn khiêm tốn ở thị trường này. 2.1.2.6.2. Tây Âu: Thị trường tiêu thụ cà phê bền vững có chứng nhận tại Tây Âu có quy mô tương đương thị trường Bắc Mỹ với sự có mặt của những sản phẩm chủ lực như Hữu cơ, Thương mại công bằng, Liên minh rừng mưa và Utz certified. Các quốc gia tiêu thụ chính là Đức, Ý và Hà lan. 2.1.2.6.2.1. Đức: Đức là quốc gia tiêu thụ cà phê nhiều nhất châu Âu đồng thời cũng là nước nhập khẩu cà phê nhiều nhất thế giới có thể sánh ngang với Mỹ. Đức cũng là thị trường thực phẩm Hữu cơ lớn nhất châu Âu, tiêu thụ cà phê Hữu cơ chiếm tỷ lệ ổn định 2% tổng lượng tiêu thụ cà phê. Tuy nhiên khối lượng tiêu thụ cà phê Thương mại công bằng còn khá thấp. Hai tập đoàn lớn là Kraft và Tchibo đều quảng bá cà
- 19 phê có chứng nhận nhưng theo hai quan niệm khác nhau. Một số sản phẩm đặc sản mang thương hiệu nổi tiếng Jacobs và Onko của tập đoàn Kraft có dán nhãn Liên minh rừng mưa. Còn tập đoàn Tchibo nhắm đến nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau với nhiều loại nhãn cà phê. Trong số các thương hiệu cà phê của Tchibo, nhãn Liên minh rừng mưa dành cho thương hiệu Frische Ernte, Raritaten, nhãn Thương mại công bằng cho thương hiệu Vista Fairtrade và nhãn Hữu cơ cho thương hiệu Bio Genuss. Tchibo cam kết sẽ dần dần tiến đến mua 100% cà phê bền vững dành cho chế biến. Cà phê 4C cũng bắt đầu xuất hiện trên thị trường niên vụ 2007-2008, tuy nhiên các nhà rang xay Đức mua khá ít, dường như chỉ có Tchibo thực sự tin vào 4C. Hiện nay cà phê có chứng nhận chiếm khoảng 5% thị phần tiêu thụ nội địa (25.600 tấn). Sự gia tăng thị phần cà phê có chứng nhận tại thị trường Đức còn bị những công ty bán cà phê đặc sản Mỹ chi phối. Đó là những cửa hiệu cà phê Starbucks rất nổi tiếng và McDonalds đang có kế hoạch mở trên 300 cửa hàng McCafes trên toàn nước Đức. 2.1.2.6.2.2. Ý: Ý là quốc gia tiêu thụ cà phê lớn thứ hai châu Âu. Hầu như toàn bộ người dân Ý uống cà phê espresso. Công nghiệp cà phê Ý hưởng lợi nhiều từ việc uống cà phê kiểu Ý lan rộng trên toàn cầu. Ý xuất khẩu cà phê espresso rang lên tới 20% lượng cà phê nhập khẩu vào Ý. Đặc điểm thị trường cà phê Ý là các nhà rang xay quy mô nhỏ chiếm số lượng rất đông đảo. Chỉ một vài tập đoàn gia đình hiện đang rất nổi tiếng và cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới, đó là Lavazza, Segafredo và Illy. Tiêu thụ cà phê bền vững có chứng nhận tại Ý chưa nhiều, chỉ gần 1% thị phần, nhưng dự báo sẽ tăng nhanh nhờ chiến lược mở rộng thị trường toàn cầu của những nhà rang xay lớn kể trên. 2.1.2.6.2.3. Hà Lan: Hà lan có mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người cao hơn cả Đức và Ý và được coi là miền đất thử nghiệm tiêu dùng lý tưởng cho các loại cà phê bền vững. Các công ty lớn chiếm lĩnh thị trường này là Công ty đa quốc gia Sara Lee Douwe
- 20 Egberts, Ahold Coffee Company và Drie Mollen Holding. Cà phê bền vững có chứng nhận chiếm 25% thị phần. Hà lan tiếp cận rất sớm với cà phê bền vững. Năm 1989 Max Havelaar bước vào thị trường Hà lan với cà phê Thương mại công bằng. Trong những năm gần đây thị phần của Thương mại công bằng (3.089 tấn) và Hữu cơ (500 tấn) vẫn giữ ổn định. Đặc biệt đây là thị trường lớn của cà phê Utz Certified. Kể từ 2003 tất cả cà phê bán trong chuỗi siêu thị Albert Heijn đều là cà phê Utz Certified, trong đó công ty Ahold Coffee Company cung ứng lên tới trên 16.000 tấn. Năm 2007, Ahold Coffee Company cùng với Solidaridad cho ra đời sản phẩm “Café Oké”, đây là một dòng sản phẩm cà phê Thương mại công bằng dán nhãn Max Havelaar. Năm 2008, Sara Lee Douwe Egberts mua 20.000 tấn cà phê Utz certified, trong đó 40% tiêu thụ tại Hà lan. Drie Mollen Holding, nhà cung ứng lớn các thương hiệu cà phê tư nhân cho các siêu thị tại Hà lan, là nhà rang xay duy nhất cung ứng cho khách hàng cả 4 loại cà phê Liên minh rừng mưa, Utz certified, Thương mại công bằng và 4C. 2.1.2.6.3. Nhật Bản: Nhật Bản là thị trường tiêu thụ cà phê bền vững lớn nhất tại châu Á. Thị trường này tiêu thụ chủ yếu sản phẩm có chứng nhận Liên minh rừng mưa. Các công ty sử dụng cà phê bền vững tại Nhật Bản bao gồm: Itochu, Kanematsu, Ajinomoto General Foods, Volcafe Nhật Bản, UCC Ueshima, Kohikan và Sumitomo. Sản phẩm Thương mại công bằng bước chân vào thị trường Nhật Bản lần đầu năm 1989 với sự thành lập Alter Trade Japan Inc. Năm 1993 tổ chức Transfair Japan được thành lập. Hầu hết doanh số cà phê Thương mại công bằng của nước này nằm ngoài hệ thống FLO. 2.1.2.7. Cơ hội và rủi ro của cà phê bền vững: 2.1.2.7.1. Cơ hội: Ngành cà phê thế giới trong những năm gần đây trải qua nhiều thay đổi lớn. Cung và cầu cà phê bền vững có chứng nhận tăng đáng kể. Các tiêu chuẩn và hệ
- 21 thống kiểm tra mới đang nhanh chóng bước vào thị trường cà phê để đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau. Trong thị trường cà phê toàn cầu ngày càng cạnh tranh gay gắt, sản xuất và thương mại cà phê bền vững có chứng nhận/kiểm tra là chiến lược phù hợp mang lại lợi ích thiết thực cho các bên tham gia. Với sự cam kết và đóng góp của các thành viên thương mại và công nghiệp trong chuỗi cà phê, người sản xuất có thể giảm chi phí, tăng khả năng tiếp cận thị trường, tiếp cận tín dụng, nâng cao tính minh bạch thị trường và tăng thu nhập nhờ được tái phân phối giá trị gia tăng một cách hợp lý hơn. Người tiêu dùng cũng biết rõ họ thưởng thức cà phê có chất lượng được sản xuất và thương mại gắn với trách nhiệm đối với xã hội và môi trường. 2.1.2.7.2. Rủi ro: Về thị trường: tuy có gia tăng nhưng chậm và quy mô còn nhỏ chỉ mới chiếm khoảng 5-7% tổng lượng cà phê xuất khẩu. Sản lượng cà phê được chứng nhận và sản lượng bán được theo chứng nhận còn chênh lệch khá lớn. Yêu cầu về chất lượng: dù được chứng nhận theo bất cứ bộ tiêu chuẩn nào đi nữa, muốn hưởng được giá tăng thêm cao thì chất lượng hạt cà phê phải cao tương ứng. Do đó không phải vùng trồng nào và người sản xuất nào cũng đáp ứng được các yêu cầu cần thiết cho sản xuất cà phê có chất lượng. Chứng nhận: người sản xuất thường gặp khó khăn liên quan đến: (1) yêu cầu hợp tác có tổ chức; (2) giai đoạn chuyển đổi từ thâm canh sang sản xuất bền vững; (3) chi phí chứng nhận. Rủi ro tiềm ẩn: người sản xuất phải bỏ ra chi phí trong giai đoạn chuyển đổi và chi phí chứng nhận, nếu không có gì bảo đảm cho người sản xuất bán được sản phẩm với giá cao hơn thì họ sẽ bị thiệt thòi lớn. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cũng có thể chịu rủi ro kinh tế nếu họ không bán được cà phê có chứng nhận sau khi họ đóng góp hỗ trợ nông dân tổ chức sản xuất và chứng nhận.
- 22 2.2. Vấn đề phát triển bền vững đối với cà phê Việt Nam 2.2.1. Các đặc điểm của ngành cà phê Việt Nam hiện nay: 2.2.1.1. Quá trình phát triển lâu dài: Cà phê được người Pháp đưa vào trồng ở Việt Nam chính thức từ năm 1857, từ đảo Martinique và vùng Guyane thuộc Pháp ở châu Mỹ Latin vì có khí hậu và thổ nhưỡng nhiệt đới tương tự Việt Nam. Đồn điền cà phê đầu tiên được lập ở Việt Nam là do người Pháp khởi sự ở gần Kẻ Sở, Bắc Kỳ vào năm 1888. Sau việc canh tác cà phê lan xuống vùng Phủ Lý, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Kon Tum và Di Linh. Giống cà phê arabica (tức cà phê chè) lúc ban đầu được trồng ở ven sông. Cà phê Arabica thu được sau khi thu hoạch được chế biến dưới thương hiệu Arabica du Tonkin (cà phê Arabica Bắc Kỳ) và nhập khẩu về Pháp. Sở dĩ loại Arabica được thử nghiệm trước vì có giá trị hơn, nguyên gốc ở Ethiopia, thích hợp với vùng cao nguyên và vùng núi cao từ 800 - 2.000 m, và có nhiệt độ từ 18 - 23 độ bách phân. Trong khi đó cà phê Robusta (Mạnh khỏe), giống từ rừng xích đạo châu Phi, có hàm lượng gấp hai lần giống Arabica và thích hợp với nhiệt độ từ 22 - 26 độ và cần lượng nước mưa từ 1,5m - 2m/năm. Đợt thí nghiệm này không thành công, một phần vì đất đai định cư lâu không thích hợp cho việc mở rộng các đồn điền công nghiệp hóa, một phần vì chính trị không ổn định do không có quy chế thuộc địa. Thói quen ở đây lại là văn hóa trà như Trung Quốc. Từ năm 1925, sau những cuộc khảo sát quy mô kỹ lưỡng về khí hậu và thổ nhưỡng cũng như những suy tính về xã hội, chính trị, người Pháp đem cà phê trồng thử nghiệm ở vùng Tây nguyên, đặc biệt là cao nguyên Lang Biang (Lâm Đồng) và Đắk Lắk (Ban Mê Thuột), với đồn điền và chủ nhân là người Pháp, nhân công chủ yếu là người dân tộc. Ở Lang Biang thích hợp với giống Arabica hơn, còn ở Đắk Lắk là giống Robusta. Năm 1937-1938 tổng cộng trên lãnh thổ Việt Nam có 13.000 ha cà phê, cung ứng 1.500 tấn. Nhà nước mở cửa thị trường ngành cà phê rất sớm và một số đại công ty cà phê quốc tế đã có mặt ở Việt Nam. Sự cạnh tranh trên thị trường
- 23 giúp cho nông dân tiêu thụ được hạt cà phê làm ra với giá tốt hơn. Từ việc đóng góp 0.1% vào sản lượng cà phê toàn cầu năm 1980, cà phê Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc khi đóng góp hơn 13% tổng sản lượng cà phê thế giới trong năm 2000. Năm 2012 Việt Nam xuất khẩu hơn 1,7 triệu tấn cà phê đem về hơn 3.6 tỷ USD và trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta hàng đầu thế giới khi chiếm hơn 50% sản lượng cà phê Robusta toàn cầu. Các nhà rang xay lớn trên thế giới đang ngày một chú ý và quan tâm hơn đến thị trường cà phê Việt Nam. 2.2.1.2. Sản lượng sản xuất tăng liên tục: Diện tích gieo trồng cà phê tiếp tục mở rộng trong khu vực trồng cà phê lớn , đặc biệt là ở các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng do giá năng lực cạnh tranh của cà phê cạnh tranh hơn so với các cây trồng khác trong ba mùa vụ vừa qua mặc dù Chính phủ đề nghị duy trì ở 500.000 ha diện tích cà phê ở Việt Nam. Diện tích cà phê của Việt Nam ước đạt 633.295 ha vào năm 2013, tăng khoảng 3 phần trăm so với năm trước. Diện tích cà phê thực tế có thể vượt quá ước tính. Hình 3 Các khu vực trồng cà phê của Việt Nam Nguồn: Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh, Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam
- 24 Bảng 1 Diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo tỉnh thành Tỉnh, thành Năm 2012 Năm 2013 Mục tiêu tới năm 2020 Đak Lak 202.022 207.152 170.000 Lâm Đồng 145.735 151.565 135.000 Đak Nông 116.350 122.278 69.000 Gia Lai 77.627 77.627 73.000 Đồng Nai 20.000 20.000 13.000 Bình Phước 14.938 14.938 8.000 Kontum 12.158 12.158 12.500 Quảng Trị 5.050 5.050 5.000 Sơn La 6.371 6.371 5.000 Bà Rịa Vũng Tàu 7.071 7.071 5.000 Điện Biên 3.385 3.385 4.500 Các khu vực khác 5.700 5.700 n/a Tổng 616.407 633.295 500.000 Nguồn: Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh, Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam Mùa vụ cà phê ở Việt Nam khởi sự từ đầu tháng 10 năm trước và kết thúc vào cuối tháng 9 năm sau. Sản xuất cà phê của Việt Nam đã tăng đều đặn trong ba mùa vụ qua do năm yếu tố chính: (1 ) mở rộng diện tích trồng cà phê , (2) điều kiện thời tiết khá thuận lợi (đặc biệt là cho vụ thu hoạch mùa thu 2013 ), (3) kiến thức tốt hơn và đầu tư của nông dân, trong đó có kỹ thuật thích hợp trồng trọt, thủy lợi hợp lý, và sử dụng phân bón tốt hơn, (4) giống sinh sản tốt hơn năng suất cao, kháng bệnh gỉ sắt, trong đó đã cho thấy sự phát triển tốt trong ngành, anh đào mới; và (5) giá thu mua và xuất khẩu tương đối ổn định , tạo ra một động lực mạnh mẽ cho những người trồng cà phê để mở rộng diện tích và thay thế diện tích cây già cỗi.
- 25 Hình 4 Sản lượng cà phê Việt Nam Nguồn: FAS USDA Hình 5 Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ NN&PTNT, Dự báo của FAS USDA Ước tính sản lượng cà phê của Việt Nam trong mùa vụ 2013/14 lên đến khoảng 29 triệu bao (60 kg/bao), tương đương 1,74 triệu tấn cà phê nhân, tăng khoảng 9 phần trăm so với năm trước do đầu ra bổ sung đáng kể từ các khu vực sản xuất mới và trồng lại, và năng suất cao hơn do điều kiện thời tiết rất thuận lợi.
- 26 2.2.1.3. Thị trường tiêu thụ rộng lớn: 2.2.1.3.1. Trong nước: Ở Việt Nam cà phê là một thức uống được ưa chuộng, đặc biệt vào buổi sáng (nhưng hàm lượng cafein rất cao chỉ thích hợp với những người quen dùng hoặc nghiện cà phê). Các quán giải khát (trừ các "bar") thường gọi là "quán cà phê", mặc dù cũng phục vụ những thức uống khác. Cà phê tại Việt Nam thường được thưởng thức qua các phin cà phê (gốc là từ filtre trong tiếng Pháp). Hạt cà phê thường được xay nhỏ, nén vào trong các phin và nước sôi được đổ lên trên để được lọc vào một ly, hay tách, tại bên dưới của phin. Có nhiều loại phin cà phê mà hai loại thông dụng nhất được làm bằng nhôm hay inox, ngoài ra còn có phin tiện dụng bằng giấy chỉ sử dụng một lần có tên là "ly cà phê phin tiện dụng" sản phẩm do một sinh viên trường y sáng chế, ưu điểm và hoạt động như một phin truyền thống đã có từ xa xưa. Văn hóa cà phê và các cửa hàng bán lẻ cà phê tiếp tục lan nhanh tại Việt Nam với sự xuất hiện của các hãng cà phê lớn như Starbucks, Trung Nguyên, Highlands, Vinacafe, Gloria Jeans và the Coffee Bean. Ước tính tiêu thụ trong nước mùa vụ 2012/13 khoảng 1,83 triệu bao, hoặc 110 tấn cà phê nhân, tương đương 7 phần trăm tổng số cà phê sản xuất trong nước hàng năm. Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của tiêu thụ cà phê trong nước được hỗ trợ bởi các chiến lược tiếp thị nhiều nhà sản xuất nội địa, dự báo tiêu thụ trong nước của mùa vụ 2013/14 là 2 triệu bao, khoảng 120 nghìn tấn cà phê nhân, tăng 10 phần trăm so với mùa vụ trước. Việc mở rộng lĩnh vực bán lẻ cà phê sẽ góp phần tăng trưởng tiêu thụ cà phê mạnh mẽ mùa vụ tiếp theo và trong tương lai gần. 2.2.1.3.2. Ngoài nước: Trong mùa vụ 2012/13, Việt Nam xuất khẩu cà phê đến 70 quốc gia trên toàn thế giới. Tám thị trường hàng đầu chiếm khoảng 92 phần trăm tổng số kim ngạch xuất khẩu cà phê nhân. Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu hạt cà phê nhân lớn nhất Việt Nam, đứng thứ hai là Đức.
- 27 Bảng 2 Xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam, từ mùa vụ 2011/12 đến mùa vụ 2012/13 Thị trường 2012 2013 Hoa Kỳ 254.827 Hoa Kỳ 228.711 Đức 275.780 Đức 221.000 Italy 111.076 Tây Ban Nha 132.000 Tây Ban Nha 102.054 Italy 111.000 Bỉ 82.489 Bỉ 83.687 Nhật Bản 71.048 Nhật Bản 73.599 Ecuador 51.910 Algeria 53.000 Indonesia 49.628 Nga 46.209 Mexico 48.142 Ecuador 45.237 Anh 42.941 Pháp 44.000 Các nước khác 1.182.238 Các nước khác 1.185.289 Tổng cộng 1.437.065 Tổng cộng 1.414.000 Đơn vị: Tấn Nguồn: Bộ NN&PTNT, GTA Hình 6 Các thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam Nguồn: Bộ NN&PTNT và Global Trade Atlas (GTA) Mặc dù giá cà phê trong nước và quốc tế đều giảm, nhưng xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn tăng nhanh trong mùa vụ 2013/14.
- 28 Xuất khẩu các sản phầm cà phê chế biến, cà phê rang xay và cà phê hòa tan trong những năm gần đây đều đạt tốc độ tăng trưởng dương. Dự báo mùa vụ 2013/14 Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 645.000 bao tương đương 39.000 tấn các sản phẩm cà phê chế biến (gồm cà phê rang xay và cà phê hòa tan). Các thị trường nhập khẩu chính gồm có Nga, Hồng Kông và Hàn Quốc. 2.2.1.4. Giá cả phụ thuộc thị trường thế giới: Mặc dù Việt Nam đứng đầu thế giới về sản lượng cà phê vối robusta nhưng giá cả hoàn toàn tùy thuộc vào giá thế giới, đặc biệt là sàn giao dịch Luân Đôn. Giá cà phê nguyên liệu lên xuống bất thường. Tuy vậy người trồng cà phê Việt Nam vài năm nay đã biết cách không làm cho tình hình tồi tệ hơn, họ đã không bán ra một cách ồ ạt khi thu hoạch rộ. 2.2.1.4.1. Giá xuất khẩu: Hình 7 Giá xuất khẩu cà phê xanh của Việt Nam Nguồn: Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch Đăk Lăk, VICOFA, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột Mặc dù tình hình kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong hơn 2 năm trở lại đây nhưng người nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vẫn hoạt
- 29 động khá tốt và thu được lợi nhuận trong 3 năm qua khi giá xuất khẩu thường trên 1.900USD/tấn. Tuy nhiên, sản lượng mùa vụ 2013/14 ước tính cao đã tạo ra những áp lực lên giá cà phê trong và ngoài nước. Vì thế, giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã giảm đáng kể từ tháng 10 năm nay, và tính đến 31 tháng 10 năm 2013 giá giảm chỉ còn 1.529USD/tấn (FOB Hồ Chí Minh). Theo một số báo cáo, giá cà phê giảm khoảng 100USD/tấn chỉ trong 1 tuần từ 23 đến 31 tháng 10 do giá cà phê thế giới giảm mạnh. Theo số liệu của Reuters, vào ngày 12 tháng 11 vừa qua, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam được chào mua ở mức 1.468 USD/tấn, thấp nhất kể từ ngày 15/6/2010. Bằng thời gian này năm ngoái, cà phê robusta của Việt Nam được chào xuất khẩu ở mức giá thấp hơn 40-60 USD/tấn so với cà phê giao sau ở London. Sau đó, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam chuyển sang cao hơn giá cà phê giao sau ở London từ đầu tháng 3 năm nay, sau đó lại chuyển sang thấp hơn so với giá London trong mấy ngày gần đây. Hình 8 Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong vòng 20 năm qua Nguồn: Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch Đăk Lăk, VICOFA, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột
- 30 2.2.1.4.2. Giá cà phê trong nước: Hình 9 Giá cà phê Robusta tại Đắk Lăk và Lâm Đồng Nguồn: Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch Đăk Lăk, VICOFA, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột Bảng 3 Giá hạt cà phê Robusta tại một số khu vực trồng cà phê chính của Việt Nam mùa vụ 2012/13 Đơn vị: T10/ T11/ T12/ T1/ T2/ T3/ T4/ T5/ T6/ T7/ T8/ T9/ Giá VNĐ/kg 2012 2013 2013 2013 2013 2013 2013 2013 trung 2012 2012 2013 2013 bình trong mùa vụ 2012/13 Đăk Lắk 41.246 38.190 38.057 39.236 40.920 44.191 43.005 42.504 39.078 39.727 39.122 36.635 40.159 Lâm 41.085 38.010 37.929 39.027 40.720 43.991 42.732 42.317 38.811 39.355 38.726 36.300 39.917 Đồng Gia Lai 41.165 38.090 37.952 39.182 40.820 44.091 42.859 42.383 38.817 39.659 39.222 36.785 40.085 Đắk 41.177 38.090 37.967 39.182 40.820 42.050 40.873 42.409 38.822 39.641 38.822 36.455 39.692 Nông Nguồn: Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch Đăk Lăk, VICOFA, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột
- 31 Tỷ giá hối đoái: 1 USD = 21.036 VNĐ; Tỷ giá ngày 31 tháng 3 năm 2013 (Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam) Mùa vụ 2012/13, giá cà phê Robusta trung bình tại Đăk Lăk ở mức 40.159VNĐ/kg (1,91USD) và tại Lâm Đồng là 39.917VNĐ/kg (1,90USD). Tuy nhiên, mức giá này giảm 1% so với mùa vụ trước và giảm 7% so với mùa vụ 2010/11. Tháng 3 năm nay, giá cà phê trong nước đều tăng đồng loạt tại các khu vực trồng cà phê chính do những lo ngại về đợt hạn hán tại Tây Nguyên. Tại thời điểm đó, giá cà phê trong nước tăng lên 44.000-45.000VNĐ/kg trước khi bắt đầu sụt giảm vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 vì mùa mưa bắt đầu và vụ thu hoạch có triển vọng sáng sủa hơn. Giá cà phê trong nước tiếp tục giảm từ tháng 5 đến tháng 10 theo xu hướng giá xuất khẩu và giá cà phê thế giới giảm. 2.2.2. Tình hình phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam 2.2.2.1. Tổng quan chung về phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam Việt Nam là một trong những nước có phong trào sản xuất cà phê bền vững. Một chuyên gia huấn luyện các chương trình sản xuất bền vững cho biết, theo dự kiến, đến năm 2015, nhiều tập đoàn rang xay cà phê lớn của châu Âu như Nestle, Mondelez, Tchibo chỉ chấp nhận cà phê đã được xác nhận sản xuất theo phương pháp bền vững. Nhóm hỗ trợ sản xuất bền vững đặt kế hoạch đến năm 2015 phải nhập khẩu được chừng 25% trong tổng lượng xuất khẩu cà phê hàng năm của Việt Nam. Hiện nay, nước ta chỉ xuất khẩu cà phê có chứng đơn sản xuất bền vững đạt từ 8-10%, tức khoảng từ 100.000-150.000 tấn/năm. Đến nay, đã có trên 200 ngàn ha được các chứng nhận bền vững khác nhau, trong đó nhiều nhất là tiêu chuẩn 4C, rồi đến UTZ và một lượng nhỏ cà phê đạt các chứng chỉ Rainforest, Fairtrade và Organic.
- 32 2.2.2.2. Tình hình phát triển cụ thể Trừ Utz Certified có mặt khá sớm tại Việt nam, các chương trình chứng nhận/kiểm tra khác đang trong giai đoạn thí điểm để mở rộng, do đó lượng thông tin chưa nhiều và chưa được công bố rộng rãi. 2.2.2.2.1. Utz Certified Từ cuối năm 2001, Utz Certified là chương trình chứng nhận cà phê bền vững tiếp cận sớm nhất với sản xuất cà phê ở Việt nam và Đăk Lăk. Hiện nay đây là chương trình chứng nhận đứng hàng đầu tại Việt nam. Bên thứ ba độc lập được ủy quyền thanh tra và chứng nhận là Café Control thành phố Hồ Chí Minh và chi nhánh tại Đăk Lăk. Năm 2008, lượng cà phê Việt nam bán được theo chứng nhận Utz Certified là 14.628 tấn (tăng 138% so 2007) chiếm 18,9% doanh số cà phê Utz Certified toàn thế giới, đứng thứ hai sau Brazil. Khối lượng cà phê bán được theo chứng nhận khoảng 60%. Giá cà phê có chứng nhận Utz Certified đạt được qua thỏa thuận giữa bên mua và bên bán theo giá thời điểm và thường được trả tăng thêm trung bình khoảng 60 USD/ tấn đối với cà phê vối Đăk Lăk. Mức trả tăng thêm tùy thuộc vào chất lượng cà phê và mối quan hệ thương mại. Theo báo cáo hàng năm 2008, giá trả tăng thêm trung bình năm 2008 trên thế giới tăng 32% so năm 2007, đạt khoảng 140USD/tấn. Mức trả tăng thêm tại thị trường Việt Nam thấp hơn nhiều do cà phê Việt nam hầu hết là cà phê vối chế biến khô. Phần lớn cà phê Utz Certified của Việt nam và Đăk Lăk được công ty Decotrade AG, một công ty con của Sara Lee chuyên mua cà phê, mua và cung cấp cho hai nhà rang xay lớn trên thế giới là Sara Lee và Ahold, tiêu thụ chủ yếu tại châu Âu. Thị trường Nhật cũng tiêu thụ khoảng 1.500 tấn cà phê Utz Certified thông qua công ty Mitsui, Mitsubisi. Năm 2009 Utz Certified bắt đầu triển khai chương trình thanh tra và chứng nhận cho những nhóm hộ liên kết cung ứng cà phê cho các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu và rang xay chế biến cà phê như Vina BMT, Simexco, Inexim,
- 33 Dakman, Trung nguyên Các doanh nghiệp không có trang trại cà phê muốn có nguồn cung chất lượng và số lượng ổn định, và nắm vững nguồn cung cạnh tranh với các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, coi Utz Certified là cầu nối doanh nghiệp với nông dân, họ đầu tư cho công tác tổ chức sản xuất, tập huấn thực hành nông nghiệp tốt, tạo lập hệ thống truy nguyên, trả chi phí thanh tra, chứng nhận và cam kết mua với giá tăng thêm. Trong đó lượng cà phê đạt UTZ vào khoảng 70 nghìn tấn vào năm 2011 2.2.2.2.2. 4C Sau khi ra đời vào 2003, từ giữa năm 2006 Bộ Quy tắc ứng xử chung cho Cộng đồng Cà phê (bộ quy tắc 4C) dành cho sản xuất và kinh doanh cà phê “thông thường” đã bắt đầu được phổ biến và áp dụng tại vùng Đăk Lăk với sự tham gia hỗ trợ kỹ thuật của GTZ, đơn vị tư vấn như EDE Asia Consultant, đơn vị kiểm tra Cafecontrol, một số Công ty XNK cà phê trong và ngoài nước. Theo Trung tâm thương mại quốc tế trong năm 2007 cà phê 4C sản xuất tại Việt nam đã có mặt trên thị trường thế giới. Các hoạt động của 4C trong thời gian qua tại Việt nam bao gồm thành lập Nhóm công tác, tạo lập các kết nối, đào tạo Tiểu giảng viên, hướng dẫn xúc tiến thành lập các đơn vị 4C. Chương trình 4C hiện hoạt động chủ yếu tại Tây nguyên. Ông Đỗ Ngọc Sỹ, đại diện Hiệp hội 4C tại Việt Nam, cho biết, đến tháng 10/2013, đã có khoảng 145 ngàn ha cà phê đạt tiêu chuẩn bền vững 4C (tiêu chuẩn bền vững cơ bản để nâng cấp lên các tiêu chuẩn bền vững cao hơn), với sản lượng trên 500 ngàn tấn. Đã có khoảng 82 ngàn hộ nông dân tham gia sản xuất cà phê theo tiểu chuẩn 4C, nhờ đó góp phần đáng kể vào việc nâng cao nhận thức của người trồng cà phê trong việc phát triển bền vững, sử dụng hợp lý phân bón, thuốc BVTV, giảm chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm Nhìn chung, các chuyên gia, doanh nghiệp, nông dân tham gia vào chương trình bền vững cho cây cà phê, nhất là sản xuất theo tiêu chuẩn 4C, đều đánh giá cao chương trình này.
- 34 Theo thống kê toàn thế giới, lượng cà phê 4C tiêu thụ được dưới dạng 4C chỉ chiếm khoảng 10%. Tuy nhiên cần phải lưu ý tiêu chuẩn 4C là tiêu chuẩn cơ bản, trên nền tảng đó phát triển những hệ thống chứng nhận có yêu cầu cao hơn. Một số trường hợp thực hiện song song chương trình 4C và một chương trình chứng nhận khác trên cùng diện tích như Thương mại công bằng hoặc Liên minh rừng mưa. Chính vì vậy việc thống kê tách riêng diện tích, sản lượng được chứng nhận, sản lượng bán được theo chứng nhận khó có con số chính xác. Một lưu ý nữa tuy lượng bán được theo 4C còn rất khiêm tốn, nhưng các doanh nghiệp vẫn tích cực tham gia chương trình vì muốn gắn kết nhiều hơn với nông dân để chủ động nguồn cung và nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cải thiện hình ảnh doanh nghiệp trong cộng đồng. 2.2.2.2.3. Thương mại công bằng (Fair Trade) Chương trình chứng nhận cà phê Thương mại công bằng được khởi động tại Đăk Lăk vào giữa năm 2008 thông qua một dự án của Công ty Dakman, thực hiện thí điểm tại 02 xã Cưdliemnong và Eakiết huyện Cư M‟Nga với tổng cộng 137 hộ nông dân tham gia, diện tích 230 ha, sản lượng dự kiến khoảng 850 tấn. Các hoạt động chuẩn bị cho chứng nhận bao gồm tổ chức nhóm hộ, tập huấn về chương trình Nhãn Thương mại công bằng, thực hành nông nghiệp tốt. Hai nhóm hộ đầu tiên này đã được thanh tra vào tháng 8/2009, nếu đạt yêu cầu thì sẽ được cấp chứng nhận trong năm 2009. Được biết chương trình chứng nhận cà phê Thương mại công bằng tại Việt nam còn được tiến hành ở Sơn La (cho cà phê chè) và Kontum (cho cà phê vối). Thương mại công bằng là chương trình chứng nhận duy nhất mà các doanh nghiệp kinh doanh có nghĩa vụ phải mua theo giá do Thương mại công bằng quy định. Giá tăng thêm được sử dụng hoàn toàn cho phúc lợi và phát triển cộng đồng. Những kết quả bước đầu tuy còn khiêm tốn nhưng hy vọng trong tương lai không xa sẽ có nhiều doanh nghiệp tham gia, tạo mối liên kết thực sự giữa doanh nghiệp và nông dân.
- 35 2.2.2.2.4. Liên minh rừng mưa Tại Đăk Lăk chương trình chứng nhận này cũng vừa mới khởi động từ 2008 thông qua một dự án cũng của Công ty Dakman. Năm 2008 thí điểm tại 02 xã Ea Tar và Quảng phú thuộc huyện Cư M‟Nga, thành lập 02 nhóm nông hộ với 300 nông hộ tham gia, diện tích gần 500 ha, sản lượng được chứng nhận cuối năm 2008 là 1.600 tấn. Năm 2009 mở rộng sang 02 xã Hòa Đông và Eatu với 560 hộ tham gia, diện tích 550 ha và sản lượng dự kiến khoảng 1.200 tấn. Như vậy tính cả hai năm 2008 và 2009 sản lượng dự kiến khoảng 2.800 tấn . Công ty Acom cũng thực hiện một dự án chứng nhận cà phê Liên minh rừng mưa tại tỉnh Lâm đồng. Các hoạt động chuẩn bị cho chương trình chứng nhận bao gồm tổ chức nhóm nông hộ, tập huấn chương trình, tập huấn thực hành nông nghiệp tốt. Theo một báo cáo của Chương trình chứng nhận cà phê Liên minh rừng mưa vào tháng 6/2009 , tổng lượng cà phê Liên minh rừng mưa của Việt nam cộng dồn tính đến tháng 5/2009 là vào khoảng 3.900 tấn, dự kiến đến cuối năm 2009 có thêm 1.000 tấn và năm 2010 thêm 2.700 tấn. Giá trả tăng thêm cho cà phê có chứng nhận Liên minh rừng mưa trung bình trên thế giới là 100-150 USD/tấn. 2.2.2.2.5. Cà phê Oganic: Việt Nam là 1 trong 40 nước trên thế giới có trồng Cà phê Organic và xuất khẩu đến các nước như: Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ Phát triển cà phê hữu cơ được công ty Thái Hòa tiến hành ở Lạc Sơn (Hòa Bình) với diện tích dự kiến ban đầu gần 300 ha bắt đầu vào năm 2009. Song song với trang trại cà phê hữu cơ, Thái Hòa xây dựng khu resort để tạo ra quần thể du lịch tìm hiểu cà phê, đồng thời “cộng hưởng” hiệu quả phát triển cà phê. Bảng 4 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây cà phê chè sau 18 tháng trồng Giống Chiều cao ĐK gốc (cm) Số cặp cành cây (m) C1 TN1 0,91 2,90 16 TN2 0,83 2,10 13
- 36 TN4 0,94 2,30 15 TN10 0,85 2,63 14 Catimor (thực sinh) 0,94 2,80 16 TH1 (thực sinh) 1,45 2,97 16 Catimor Đ/C (thâm canh) 1,05 2,93 18 Nguồn: Sở KHCN tỉnh Đăk Lăk Một mô hình cà phê chè hữu cơ đã được thiết lập tại Công ty cao su Krông Buk năm 2003 với các giống TN1, TN2, TN4, TN10, KH33 và Catimor. Vị trí mô hình thuộc xã Dleiya, huyện Krông Năng. Đây là vùng đồi núi nằm ở phía bắc của tỉnh Dak Lak, có độ cao 800-900m, là một trong các tiểu vùng ở Dak Lak có điều kiện sinh thái phù hợp cho cây cà phê chè phát triển. Hiện nay ở xã Dleiya đã phát triển được khoảng 700 ha cà phê chè, chủ yếu là giống cà phê chè Catimor trồng phổ biến từ năm 2000 trở lại đây thuộc sự quản lý của Công ty Cao su Krông Buk. Phần lớn diện tích cà phê chè ở đây được trồng dưới tán rừng cao su, có độ che bóng tốt. Cây cà phê chè trồng ở vùng này sinh trưởng khá tốt, ít sâu bệnh, có tiềm năng cho năng suất cao. Trong mô hình hữu cơ, hoàn toàn không sử dụng các hoá chất tổng hợp như phân bón khoáng, thuốc trừ sâu. Năm trồng mới được bón 40m3 phân chuồng/ha và 1000kg lân vi sinh, các năm sau bón 15m3 phân chuồng/ha và 4.000kg phân hữu cơ vi sinh được chế biến từ than bùn và vỏ quả cà phê. Ngoại trừ giống KH33 và Catimor được trồng bằng cây thực sinh, các giống TN1, TN2, TN4, TN10 được trồng bằng cây ghép trên gốc cà phê vối. Sinh trưởng bước đầu cho thấy giống KH33 và Catimor phát triển tốt hơn các giống khác. Khi được áp dụng canh tác hữu cơ, giống Catimor có sinh trưởng kém hơn Catimor được trồng trong điều kiện thâm canh của Công ty, tuy vậy sự chênh lệch về sinh trưởng cũng không quá trầm trọng. Vụ thu hoạch 2005 là vụ thu đầu tiên để có sản phẩm cà phê chè hữu cơ vùng Tây Nguyên. Tuy diện tích và sản lượng chưa nhiều, nhưng đây sẽ là bước khởi động để nhập cuộc với thị trường sản xuất hữu cơ.
- 37 2.2.2.3. Chương trình phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam những năm gần đây. 2.2.2.3.1. Tại Tây Nguyên Trung Tâm Phát Triển Cộng Đồng (CDC) triển khai đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông và nông dân nòng cốt về sản xuất cà phê bền vững trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên. Dự án "Sản xuất cà phê bền vững được cấp chứng nhận tại Tây Nguyên" này do Trung Tâm Khuyến Nông Quốc Gia làm chủ đầu tư. Mục tiêu của dự án là nhằm mở rộng diện tích sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận, hình thành vùng sản xuất hàng hóa, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. CDC tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông và nông dân nòng cốt về kỹ thuật trồng, thâm canh, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến cà phê, an toàn vệ sinh lao động và sơ cấp cứu và 01 trong 03 quy trình kỹ thuật thâm canh cà phê bền vững (Bộ Quy tắc 4C, Bộ Nguyên tắc UTZ CERTIFIED, Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP cho cà phê tại Việt nam). Trong mỗi 4 ngày tập huấn thì 2 ngày học lý thuyết, 1 ngày thực hành trên vườn cây và 1 ngày tham quan mô hình sản xuất cà phê có chứng nhận. 2.2.2.3.2. Tại các tỉnh nói riêng Đăk Lăk cũng có những chương trình hội thảo, đào tạo về phát triển cà phê bền vững cho người nông dân. Mà cụ thể là Đăk Lăk vào ngày 28 và 29/6/, tại TP. Buôn Mê Thuột, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk và Cty Tư vấn EDE phối hợp tổ chức hội thảo "Từ dự án thí điểm đến mở rộng sản xuất cà phê bền vững" nhằm chia sẻ kinh nghiệm với các đối tác trong ngành cà phê Việt Nam và thế giới để ngành cà phê Việt Nam phát triển bền vững. Tại buổi hội thảo, nhiều vấn đề liên quan đến ngành cà phê đã được các đại biểu đưa ra thảo luận cũng như chia sẻ những kinh nghiệm để đưa ngành cà phê Việt Nam ngày càng phát triển hơn, trong đó nổi bật là vấn đề mô hình sản xuất cà
- 38 phê bền vững. Đa số các đại biểu đều mong muốn mô hình sản xuất cà phê bền vững tại Tây Nguyên cần được nhân rộng ra nhiều nơi. Từ năm 2004, tập đoàn Nestlé đã cùng với Neumann Gruppe và GTZ tài trợ dự án “Khuyến khích sản xuất cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk”. Dự án đã tích cực đẩy mạnh các phương pháp trồng trọt thực tế nhằm sản xuất cà phê bền vững tại huyện Krông Pak với việc chú trọng vào tiềm năng kinh tế, trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường. Hàng năm, tập đoàn Nestlé mua 20% - 25% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam để sản xuất sản phẩm NESCAFÉ tại các nhà máy của tập đoàn trên khắp thế giới. Nestlé cam kết xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững và đã tham gia vào một số dự án cà phê tại Việt Nam nhằm cải thiện việc trồng cà phê, hỗ trợ kỹ thuật xử lý sau thu hoạch cho nông dân. Nestlé cũng đã xây dựng Trung tâm Kiếm tra chất lượng cà phê xanh của mình tại Đồng Nai để thực hiện việc kiểm tra chất lượng hạt cà phê bằng phương pháp hiện đại, trước khi đưa số cà phê này tới các nhà máy chế biến của tập đoàn trên toàn thế giới. Lâm Đồng: vào ngày 14-2-2014, Hội người sản xuất cà phê bền vững tỉnh Lâm Đồng đi vào hoạt động. Theo ông Trần Duy Việt – chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng, việc thành lập hội có giá trị làm tăng diện tích sản xuất cà phê bền vững theo các tiêu chuẩn quốc tế như 4C, UTZ; đồng thời tăng sản lượng cà phê xuất khẩu và có kế hoạch hỗ trợ nông dân sản xuất cà phê sạch chất lượng cao. Hiện Lâm Đồng có 12 doanh nghiệp đang hỗ trợ sản xuất và bao tiêu cà phê chất lượng cao với tổng diện tích hơn 40.000ha. Ngoài ra, theo đề án thành lập, hội còn cùng ngành nông nghiệp của tỉnh tham gia điều chỉnh cách dùng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho hợp lý, phát triển công nghệ thu hái và bảo quản sau thu hoạch, đào tạo nông dân trở thành người sản xuất am hiểu về cà phê, lập các kênh thông tin thị trường và đảm bảo giá bán phù hợp với chi phí sản xuất.
- 39 2.2.2.4. Mục tiêu đề án phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam trong những năm tiếp theo. Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) mục tiêu đề án phát triển cà phê bền vững dự kiến đến năm 2015 tại Việt Nam sẽ có khoảng 300.000 héc ta cà phê bền vững trong đó 150.000 héc ta theo tiêu chuẩn 4C và khoảng 480.000 héc ta đến năm 2020 được triển khai sản xuất bền vững. Tổng sản lượng cà phê nhân nguyên liệu đạt tiêu chuẩn bền vững sử dụng cho chế biến cà phê tiêu dùng đến năm 2015 là 160.000 tấn và là 200.000 tấn đến năm 2020. Hiện cả nước có khoảng 620.000 héc ta cà phê. Như vậy, đến năm 2020, diện tích trồng cà phê bền vững chiếm hơn 77%. 2.2.3. Những vấn đề tồn đọng trong việc phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam 2.2.3.1. Vấn đề tiêu thụ Diện tích và sản lượng cà phê canh tác theo hướng bền vững đang tăng nhanh. Tuy nhiên, hiện nay có 1 thực trạng là một lượng lớn cà phê có chứng nhận bền vững khó tiêu thụ. Năm 2012, các nhà rang xay cà phê hàng đầu có hoạt động kinh doanh ở Việt Nam đã cùng cam kết sẽ thu mua hết sản lượng cà phê có chứng nhận 4C - tiêu chuẩn bền vững cơ bản áp dụng cho cộng đồng cà phê thế giới. Tuy nhiên, đến nay, lượng lớn cà phê có chứng nhận 4C hiện vẫn tiêu thụ khó khăn. Nguyên nhân là trong quá trình thu mua cà phê 4C rất dễ xảy ra tình trạng gian lận thương mại thuế giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, do có giá thưởng đối với cà phê canh tác bền vững, nên có tình trạng cùng diện tích canh tác cà phê lại đăng ký tham gia chứng nhận bền vững của các công ty khác nhau. Do đó, trên thực tế diện tích và sản lượng cà phê có chứng nhận bền vững có thể thấp hơn nhiều so với con số thống kê. Với cà phê có chứng chỉ UTZ, cũng chỉ mới có khoảng 50 ngàn tấn được tiêu thụ trong tổng số trên 140 ngàn tấn đã sản xuất. Tỷ lệ tiêu thụ trong nước thấp nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biến động giá cà phê trên thế giới. Những biến động về giá trên thị trường thế giới có tác động mạnh đến cà phê trong nước.
- 40 Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ mất dần lợi thế ngay tại thị trường trong nước. Việc kiểm tra, giám việc chế biến, thu mua cà phê của các doanh nghiệp và các hộ cá thể cũng chưa được quan tâm. Hoạt động giao dịch thường qua các đầu nậu trung gian nên người trồng cà phê thường bị ép giá, ăn chặn và làm khó dễ 2.2.3.2. Việc phân bố vùng nguyên liệu. Khó khăn hiện nay khi thực hiện chương trình cà phê bền vững là vùng nguyên liệu không tập trung, nhỏ lẻ và phân tán dẫn đến chi phí đầu tư cao. Diện tích cà phê tăng nhanh nhưng chủ yếu theo hướng tự phát, hầu hết các hộ sử dụng cây giống thực sinh tự ươm, không qua chọn lọc, trong đó có tới 80% do tự lựa giống. Đây chính là nguyên nhân làm cho năng suất cà phê không cao, kích thước hạt nhỏ, không đồng đều, chín không tập trung và thường bị nhiễm bệnh gỉ sắt. 2.2.3.3. Công tác đào tạo, thay đổi tập quán của người dân Việt Nam Do người dân có nhiều năm trồng, chăm sóc cà phê theo cách truyền thống nên làm sao để người dân thay đổi tập quán sản xuất là rất khó nên phải tốn nhiều thời gian và chi phí. Việc sản xuất, kinh doanh cà phê từ quy hoạch, chăm sóc, thu hái đến chế biến và xuất khẩu đều theo kiểu "mạnh ai nấy làm", không tuân theo một quy trình nào. Do đó, mỗi niên vụ cà phê, nông dân thiệt hại hàng tỷ đồng vì sản phẩm không đạt phẩm cấp. Theo kết quả điều tra tại Đăk Lăk, trong số 183.300 ha cà phê chỉ có hơn 142.000 ha cà phê đáp ứng đủ các điều kiện kỹ thuật, diện tích còn lại không phù hợp với điều kiện sinh thái trên địa bàn. Bên cạnh đó, có tới 85% diện tích trồng cà phê do các hộ nông dân quản lý nên biến đổi thất thường. Khi bị rớt giá, hàng ngàn ha cà phê bị triệt bỏ vô tội vạ để chuyển sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn. Khi giá cà phê lên cao, nhiều hộ lại đua nhau trồng làm cho diện tích tăng đột biến, bất chấp khuyến cáo của các nhà quản lý và chuyên gia. 2.2.3.4. Liên kết giữa các thành phần: Mô hình liên kết “bốn Nhà”: Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà nông – Nhà doanh nghiệp chưa rõ ràng, sự liên kết còn rời rạc. Các doanh nghiệp nhà nước sản
- 41 xuất kinh doanh cà phê chưa thật sự ổn định, chưa nắm bắt kịp giá cả thị trường thế giới. 2.2.3.5. Chuẩn hóa công tác chứng nhận: Việc chứng nhận cà phê là vẫn đang trong quá trình chuẩn hóa. Không phải mọi sản phẩm cà phê được chứng nhận đều được sản xuất theo một cách như nhau bởi có những quy định, hướng dẫn khác nhau mà các cơ quan chứng nhận sử dụng. Chứng nhận không hẳn là sự đảm bảo sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn bền vững bởi người trồng rất có thể không sử dụng phương pháp mới nhất để giảm thiểu tác động tới môi trường. 2.2.3.6. Vấn đề chi phí: Còn một mối băn khoăn nữa là chi phí khi áp dụng các tiêu chuẩn mới có thể tạo ra rào cản thị trường cho các trang trại nhỏ. Vẫn chưa thể chắc chắn được liệu lợi ích khi tham gia một chương trình như vậy có lớn hơn chi phí bỏ ra không. 2.2.3.7. Gian lận thuế GTGT: Tình trạng gian lận thuế xảy ra khi một số doanh nghiệp mua cà phê giá cao “khai khống” là để xuất khẩu nhưng thực chất là để bán giá thấp trên thị trường nội địa nhằm hưởng tiền hoàn thuế GTGT. Để làm được chuyện này, các doanh nghiệp “ma” này mua hóa đơn hay tự xuất hóa đơn từ những nơi không có cà phê để được khấu trừ thuế sau khi bán lại bằng hay dưới mức giá thị trường trong cùng thời điểm. Tình trạng “xuất khống” như vậy không chỉ làm thiệt hại cho nguồn thu ngân sách của các tỉnh sản xuất cà phê, thiệt hại cho các công ty làm ăn chân chính, mà còn chặn đứng nguồn hàng xuất khẩu một cách giả tạo. Khi tình trạng này xảy ra, các công ty thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ thuế và có hoạt động xuất khẩu thực sẽ không mua được cà phê nguyên liệu trong khi cà phê lại chạy lòng vòng trên thị trường nội địa, làm giá thành càng ngày càng cao, có thể phá hỏng kế hoạch xuất khẩu của toàn ngành hay mất thời cơ khi giá thế giới lên cao. Gian lận thuế GTGT làm cản trở việc phát triển bền vững cà phê tại Việt Nam. Vì tình trạng gian lận thuế GTGT đã khiến cho giá thu mua cà phê không có hóa đơn chứng từ lại cao hơn so với giá cà phê mua có hóa đơn. Mà khi mua cà
- 42 phê có chứng nhận bền vững bắt buộc phải có hóa đơn. Bên cạnh đó, tình trạng này còn gây mất lòng tin đối với doanh nghiệp chân chính thu mua cà phê bền vững tại Việt Nam. 2.3. Mô hình cà phê bền vững tại một số nước trên thế giới Hình 10 Sơ đồ canh tác của Brazil 2013 2.3.1. Tình hình sản xuất cà phê theo mô hình cà phê bền vững tại Brazil 2.3.1.1. Sơ lược về những nhà sản xuất tại Brazil Brazil hiện là quốc gia xuất khẩu cà phê đứng đầu thế giới, chiếm gần 40% thị trường xuất khẩu cà phê thế giới. Loại cà phê sản xuất chủ yếu của Brazil là cà phê Arabica, nhưng cà phê loại Conillo (Robusta) đang phát triển rất nhanh để đáp ứng cho nhu cầu cà phê nội địa, quốc gia này định hướng là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Hình 11 Mô hình chi phí sản xuất của Yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến Brazil và Ethiopia người dân trồng cà phê tại Brazil là giá thành sản xuất tăng lên. Phần lớn trong 274.000 nông dân sản xuất cà phê canh tác trung bình dưới 10 và được quản lý bởi các hộ gia đình. Những người nông dân này ít bị ảnh hưởng bởi giá nhân công vì họ tin dùng các máy móc gia
- 43 đình trong canh tác cà phê. Những hộ canh tác với quy mô lớn hơn thì sử dụng những công nghệ hiện đại hơn. Những hộ có diện tích canh tác trung bình thì trong tình trạnh khó xử hơn, khi mà diện tích của họ quá lớn để áp dụng những máy móc cho các hộ gia đình riêng lẻ, nhưng lại chưa đủ lớn để theo hướng canh tác theo hướng hiện đại. Tại Brazil, hệ thống cung ứng trong ngành cà phê khá phát triển bao gồm tất cả các công đoạn. Mặc dù có một số tập đoàn, công ty lớn sản xuất để xuất khẩu cà phê, nhưng phần lớn cà phê được mua bởi những người nông dân canh tác riêng lẻ, và những người nông dân này được miễn phí các chi phí vận chuyển đến nhà xuất khẩu. Chính tính linh hoạt này đã mang lại tính hiệu quả cao và tính uyển chuyển trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê của Brazil. 2.3.1.2. Chiến lược phối hợp đầu tư cho phát triển bền vững Brazil có thể tăng trưởng, phát triển hơn hiện mức 27 triệu bao cà phê bền vững với giá trị đạt 4.4 tỷ đô la Mỹ thông qua tập trung vào các chương trình hỗ trợ cho những hộ trồng trọt nhỏ nhằm tăng doanh thu, giảm chi phí nhưng đạt được các tiêu chuẩn bền vững. Trong tình hình hiện tại, các nông dân có thể tận dụng được cơ hội mà nhà nước và các doanh nghiệp lớn giúp đỡ để có thể tham gia vào các nhóm xin chứng nhận mô hình cà phê bền vững. Những khoản đầu tư từ các nguồn bao gồm hỗ trợ các nỗ lực là hòa hợp các tiêu chuẩn và tăng số lượng nông dân có thể tiếp cận với các kiểm định/ chứng nhận, cũng như tăng các buổi tập huấn các kỹ năng cho nông dân. Ngoài ra, thúc đẩy thị trường tiêu thụ trong nước đẩy mạnh sử dụng các sản phẩm cà phê được chứng nhận tiêu chuẩn bền vững và ngày càng tăng vị thế của loại cà phê này trên trường thế giới. Brazil hiện tại đã là cường quốc trong lĩnh vực phát triển cà phê bền vững trong đó có các chương trình hướng tới nông dân bao gồm các chương trình hỗ trợ đơn lẻ được hỗ trợ bởi Certifica Minas nhóm hỗ trợ về tập huấn kỹ thuật sử dụng máy móc SENAR. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tiềm năng và cơ hội để mở rộng vượt xa hơn và hiệu quả hơn trong lĩnh vực phát triển cà phê bền vững. Chương trình hỗ trợ phát triển cà phê bền vững của Brazil mở ra cơ hội hợp tác sản xuất kinh
- 44 doanh, liên kết các mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng cà phê, bắt đầu từ những bước trồng cây đầu tiên đến liên kết hỗ trợ kỹ thuật và cuối cùng là xuất khẩu. 2.3.1.3. Xu hướng phát triển cà phê bền vững tại Brazil Mặc dù hiện tại, Brazil là nước dẫn đầu trong các quốc gia xuất khẩu cà phê có kiểm định/ chứng nhận, nhưng trong phát triển có thể bị chi phối bởi hai nút thắt. Về tiêu chuẩn: Brazil có các luật lệ nghiêm ngặt về các tiêu chuẩn trong nước phải đáp ứng mứ thấp nhất phần lớn các tiêu chuẩn của quốc tế. Điều này đem lại nhiều khó khăn cho các nông dân có diện tích canh tác nhỏ lẻ đáp ứng được các yêu cầu. Như phần lớn các tiêu chuẩn quốc tế đều cao lơn so với luật sở tại, những lô hàng cà phê không đáp ứng được yêu cầu của địa phương sẽ không được giất kiểm định/ chứng nhận. Về kinh tế: Giấy kiểm định/ chứng nhận có tính kinh tế cao đối với những nông trại lớn và các tổ chức liên kết. Tuy nhiên, hiện nay chi phí bỏ ra để có được giấy kiểm định/ chứng nhận là quá cao để những người sản xuất nhỏ lẻ có được. Sự phối hợp của các nhóm người sản xuất có thể làm giảm chi phí, nhưng với phương án này, người sản xuất phải chịu cho phí vận chuyển Từ hai thực tế khó khăn đó, để xu hướng phát triển cà phê theo mô hình cà phê bền vững, chính quyền các khu vực phối hợp với các nhà sản xuất lớn mang đến những giải pháp chiến lược sau: o Giảm chi phí cấp phép kiểm định/ chứng nhận Hỗ trợ, khuyến kích nông dân đăng ký các tiêu chuẩn của quốc gia, với những tiêu chuẩn đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế; Tìm cách giảm các chi phí kiểm toán và các chi phí của các nhóm kiểm định (từ R$150 xuống còn R$30 cho một ngày kiểm toán); Cho nông dân nhiều lựa chọn để việc cấp phép cho nông dân dễ dàng hơn, nhanh hơn thông qua các tổ chức kiểm định/ chứng nhận tư. o Tăng lợi nhuận từ trồng cà phê
- 45 Tăng sản lượng, có khả năng tăng từ 50% đến 70%, thông qua việc cải thiện trình độ thực tiễn của các nông dân; Tăng cường cơ giới hóa với các thiết bị, máy móc hiện đại hơn trong các công đoạn; Giảm tất cả các chi phí sản xuất, với sự giúp đỡ công nghệ, hỗ trợ các khóa tập huất giúp nông dân sử dụng các khoản đầu tư hiệu quả hơn trong các công đoạn; 2.3.1.4. Bài học kinh nghiệm tại Brazil Tại Brazil, chính quyền, người dân và doanh nghiệp luôn tìm hướng phát triển tốt nhất cho cà phê, họ luôn phấn đấu cải thiện chất lượng và sản lượng trên hai dòng cà phê chính Arabica và Robusta dù Brazil đã và đang là nước xuất khẩu cà phê mạnh nhất trên thế giới. Khi bắt tay vào phát triển cà phê bền vững, là sự phối hợp tất cả các bên liên quan, và xây dựng kế hoạch bền vững cho toàn bộ các công đoạn của phát triển cà phê-từ những bước đầu tiên đến bước xuất khẩu đến tay người tiêu dùng. Khi nông dân được hỗ trợ trong phát triển cà phê bền vững sẽ được chỉ dẫn trồng trọt nhưng không chỉ còn dựa trên lợi ích kinh tế mà là sự kết hợp của ba trụ cột: kinh tế bền vững; bảo tồn môi trường; và trách nhiệm xã hội. Khi nhìn vào thực trạng của cà phê bền vững tại Brazil, ta có thể thấy những tồn đọng đang ngăn bước phát triển mô hình cà phê bền vững – loại cà phê đang còn rất nhiều tiềm năng phát triển. Nếu muốn mô hình cà phê bền vững phát triển mạnh và có tính ổn định cao, ta cần xây dựng những tổ chức có uy tín, có mặt tại những vùng phát triển cà phê, không để tình trạng thiếu những cơ sở chứng nhận sẽ làm giá thành tăng cao, thời gian được cấp chứng nhận sẽ lâu, không đáp ứng kịp thời nhu cầu của nông dân. Brazil đã làm rất tốt trong việc tuyên truyền cho nông dân về tầm quan trọng và sự tiềm năng của cà phê có chứng nhận, từ đó sự hợp tác của nông dân là cao trong vấn đề này. Diện tích phát triển mô hình cà phê bền vững ngày càng được tăng lên, với số lượng cà phê đạt được chứng nhận tăng lên hằng năm, điều đó nói lên tầm quan trọng của cà phê đạt được kiểm định, chứng nhận ngày càng được khẳng định. Trong lĩnh vực cà phê, ngoài việc nỗ lực
- 46 phát triển máy móc, công nghê, tăng sản lượng thu hoạch thì phát triển cà phê đạt được giấy chứng nhận là một bước hướng đi của tương lai. Trong quá trình phát triển cà phê, vấn đề quan trọng mà chúng ta cần quan tâm chính là chi phí sản xuất. Giá cà phê trên thế giới không ổn định, nhưng chi phí sản xuất cà phê luôn tăng qua các năm, điều đó ảnh hưởng khá lớn đến các hộ nông dân Brazil. Để tăng hiệu quả trong quá trình canh tác cà phê, nông dân phải đạt được sản lượng cao hơn trên cùng một diện tích. Vấn đề sống còn trong việc phát triển cà phê là phát triển những giống cây cà phê mới, năng suất lớn hơn, và việc áp dụng máy móc hiện đại trong quá trình canh tác là điều rất quan trong. 2.3.2. Phát triển cà phê bền vững tại Mexico: Mặc dù 90 phần trăm các nhà sản xuất Mexico vẫn bán cà phê tại các thị trường truyền thống, đất nước này là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu của cà phê bền vững được chứng nhận. 2.3.2.1. Các rào cản phát triển cà phê bền vững tại Mexico: 2.3.2.1.1. Chứng nhận và chất lượng Cấp giấy chứng nhận là điều kiện cần thiết, nhưng lại không giúp cho những người trồng cà phê gặt hái những lợi ích của thị trường cà phê bền vững . Bán cà phê được chứng nhận với một giá trị được đảm bảo nhưng người trồng cà phê cũng cần phải đảm bảo chất lượng nhất quán cao. Một nghiên cứu về thị trường tiêu thụ cà phê bền vững của Mexico tại 11 quốc gia châu Âu và Nhật Bản phát hiện ra rằng chất lượng nhất quán cao và nguồn cung cấp đáng tin cậy là những điều khiển quan trọng nhất của việc mở rộng thị trường này. Tương tự như vậy, trong cuộc khảo sát về thị trường Bắc Mỹ cho cà phê bền vững cho thấy rằng chất lượng là yếu tố quyết định quan trọng nhất quyết định cà phê thu mua. Cuộc khảo sát chỉ ra rằng chất lượng cà phê và tính thống nhất của nguồn cung cấp là hai thuộc tính quan trọng nhất trong thương mại cà phê đặc biệt. Nhà sản xuất muốn cạnh tranh được phải xem xét cách mà họ có thể thực hiện hai kỳ vọng này trong tương lai.
- 47 Như vậy, chênh lệch giá giữa các loại cà phê hữu cơ, bền vững phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng. 2.3.2.1.2. Chi phí cấp giấy chứng nhận Chi phí cho người trồng cà phê đạt được và duy trì chứng nhận cà phê bền vững tạo ra một rào cản đáng kể để thâm nhập vào thị trường cà phê bền vững. Để có được một giấy chứng nhận cà phê bền vững, người trồng không chỉ phải trả một khoản phí cấp giấy chứng nhận bao gồm chi phí cơ quan xác nhận của kiểm tra mà còn phải đầu tư vào hoạt động sản xuất sao cho đảm bảo các tiêu chuẩn của chứng nhận. Thông thường, những người nông dân muốn có được chứng nhận cà phê bền vững không thể để trang trải các chi phí được đặt ra. Trong một nghiên cứu về sản xuất cà phê được chứng nhận ở Oaxaca , Calo và Wise cho thấy rằng "chi phí đáp ứng các tiêu chuẩn, đặc biệt là chứng nhận hữu cơ, có thể là các rào cản. "Hơn nữa, bởi vì sự thiếu hài hòa hóa các tiêu chuẩn giữa cơ quan xác nhận, sản xuất cà phê thường xuyên cần phải trả tiền cho nhiều hơn một nhãn chứng nhận để đảm bảo quyền tiếp cận vào tất cả các thị trường. Thậm chí thâm nhập vào thị trường cà phê bền vững cho lợi nhuận tổng thể từ sản xuất cà phê thấp. 2.3.2.1.3. Rào cản từ sản xuất quy mô nhỏ , tự phát Một nghiên cứu trước đây của chúng tôi trong khu vực của Oaxaca Nam Sierra và Coast cho thấy người nghèo, người trồng quy mô nhỏ những người không thuộc về các hợp tác xã và những người tham gia trong việc chuyển đổi nông nghiệp tự cung tự cấp chịu trách nhiệm chủ yếu về nạn phá rừng che bóng ở các khu vực trồng cà phê trong thập kỷ qua. Việc này cũng tương tự cho các khu vực trồng cà phê khác ở Mexico. Do đó, nếu chứng nhận bền vững là để giúp ngăn chặn nạn phá rừng thì ở Mexico, nó sẽ cần phải nhắm đến mục tiêu là những người trồng . Tuy nhiên, các rào cản đối với chứng nhận bền vững cho người nghèo, người trồng quy mô nhỏ gây nên bởi ít nhất là hai lý do. Đầu tiên, người trồng như vậy thường gặp khó khăn nhiều nhất trong việc đạt tiêu chuẩn chất lượng bởi vì nhận thức thấp, điều kiện khí hậu không thuận lợi cho chất lượng cà phê, không
- 48 được tiếp cận kỹ thuật và vốn tín dụng và không có khả năng tiếp cận các thiết bị chế biến cà phê. Thứ hai, người mua và chứng nhận đối mặt với chi phí cao hơn khi giao dịch với nhiều người trồng quy mô nhỏ. Do các chi phí liên quan đến vận chuyển, kiểm tra chất lượng và chi phí giao dịch khác, ít người mua quan tâm đến việc giao dịch 100 đến 200 kg cà phê thu hoạch từ người trồng cà phê quy mô nhỏ tại Mexico. Hầu hết người mua thích chọn những người trồng quy mô lớn hoặc hợp tác xã. Vì lý do tương tự, nhiều cơ quan chứng nhận chỉ cấp chứng nhận cho các hợp tác xã. Ví dụ, Fair Trade và hầu hết các hệ thống chứng nhận cà phê bền vững yêu cầu các người trồng cà phê tổ chức thành các hợp tác xã tiếp thị. Thật không may, hầu hết người trồng không tổ chức thành hợp tác xã. Hơn nữa, hầu hết người trồng như vậy là không có khả năng hình thành các hợp tác xã do thiếu các kỹ năng tổ chức và quản lý cần thiết lo sợ bị lừa bởi các nhà lãnh đạo hợp tác xã tham nhũng. 2.3.2.2. Vai trò của chính phủ đối với phát triển cà phê bền vững tại Mexico 2.3.2.2.1. Cải thiện tiếp cận các chứng nhận Hoạch định chính sách phải tìm cách để giảm chi phí giao dịch liên quan đến chứng nhận cà phê bền vững cho người nghèo, người trồng quy mô nhỏ - những người dễ bị tổn thương nhất trước những biến động giá cả và tác động trực tiếp đến giảm độ che phủ của rừng. Một số giải pháp cho vấn đề này như để chính phủ trợ cấp chi phí chứng nhận hoặc sửa đổi tiêu chuẩn chứng nhận để làm cho chúng phù hợp hơn cho nông dân quy mô nhỏ. Nhiều nông dân sản xuất cà phê có che bóng quy mô nhỏ tại khu vực phía Nam và Sierra Coast cũng như các khu vực khác của Mexico đã đáp ứng tiêu chuẩn chứng nhận cà phê bền vững, bao gồm cả những chứng nhận hữu cơ. Họ đã trồng cà phê dưới tán cây rậm rạp, đa dạng và sử dụng phân vi sinh lên men từ vỏ cà phê mà không sử dụng phân hóa học. Ngoài ra, cây bóng mát và cây bụi tại vườn cà phê cùng với thảm thực vật thân thảo có tác dụng điều hòa lượng mưa và bảo vệ đất dốc chống xói mòn. Điều này đáp ứng được các yêu cầu của chứng
- 49 nhận hữu cơ. Thật không may, nhiều chương trình cà phê bền vững vẫn còn yêu cầu người trồng đạt quy mô phù hợp. 2.3.2.2.2. Chương trình chính phủ bổ sung Nhận thầy giá cả cà phê có chứng nhận không đủ để làm cho cà phê tạo ra lợi nhuận đối với hầu hết nhà sản xuất, chính phủ Mexico đã có các chương trình hỗ trợ giúp nhà sản xuất đạt một tỷ lệ lợi nhuận hợp lý hơn từ sản xuất cà phê. Hai chương trình hàng đầu của chính phủ Mexico thực hiện sau cuộc khủng hoảng cà phê 2001-2002 là: Quỹ bình ổn giá, cung cấp một mức giá được đảm bảo cho người sản xuất bán cà phê của họ thông qua những người mua đã đăng ký; và Quỹ hỗ trợ năng suất, cung cấp khoản thanh toán cho mỗi ha để giúp các nhà sản xuất đáp ứng các chi phí khai thác. Thông qua các chương trình hỗ trợ khác, người nộp thuế Mexico sẽ trả tiền để duy trì các thuộc tính xã hội, kinh tế và môi trường liên quan đến sản xuất cà phê. Mặc dù vậy, cả hai chương trình đều có điểm yếu. Nông dân tham gia vào Quỹ bình ổn giá được thanh toán phần chênh lệch giữa giá thị trường và một mức giá được đảm bảo. Tuy nhiên, giá đảm bảo được cung cấp bởi chương trình không đủ để bù đắp chi phí sản xuất và tiếp thị. Ngoài ra, nghiên cứu về tác động của Quỹ bình ổn giá trong khu vực phía Nam và Sierra Coast cho thấy rằng chương trình chỉ đạt 27 phần trăm trong số khoảng 33.000 người trồng cà phê trong khu vực đó trong mùa vụ 2002-2003, năm thứ hai của chương trình hoạt động . Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng một số nông dân không tham gia bởi vì họ phải đối mặt với chi phí giao dịch cao do những người chịu trách nhiệm thiết kế và thực hiện chương trình đã cắt giảm các trợ cấp cho các chi phí này. Mặc dù Quỹ Hỗ trợ Năng suất được tạo ra để thúc đẩy cải thiện năng suất như đầu tư cho phân bón và cắt tỉa nhưng trong thực tế nó đã không có tác dụng này. Do chưa có cơ chế để xác minh đầu ra, vì vậy chương trình thanh toán được thực hiện cho mỗi ha. Hơn nữa, các nhà sản xuất nhận được trợ cấp cho dù họ có thu hoạch hay không.
- 50 2.3.2.2.3. Bài học kinh nghiệm từ phát triển cà phê bền vững tại Mexico Cà phê bền vững tại Mexico cũng gặp phải những thách thức tương tự như những khó khăn hiện nay mà Việt Nam phải đối mặt như vấn đề đảm bảo chất lượng, chi phí đăng ký và duy trì chứng nhận cà phê bền vững. Điều đáng lưu ý là tại một số nơi tại Mexico có những nền tảng cho việc phát triển bền vững cà phê như sử dụng cây che bóng, phân vi sinh. Từ đó cho thấy người dân Mexico đã có nhận thức về phát triển cà phê bền vững. Chính phủ Mexico đã có vai trò đáng kể trong các chương trình hỗ trợ người nông dân sản xuất với quy mô nhỏ lẻ đạt được chứng nhận bền vững. Điều này thể hiện qua hai chương trình là Quỹ bình ổn giá và Quỹ hỗ trợ năng suất. Tuy nhiên cũng cần lưu ý nhược điểm của các chương trình này như thiết kế và thực hiện cũng như giám sát, kiểm tra. 2.3.3. Phát triển cà phê bền vững tại Indonesia Trước năm 2000, Inđônêxia đứng ở vị trí thứ hai. Sau đó, do diện tích cà phê già của Inđônêxia lớn, không tái canh kịp nên Việt Nam vươn lên vị trí này. Mặc dù giá cà phê xuống mức thấp nhưng do nguồn cung hạn chế nên cà phê có chất lượng cao vẫn được giao dịch ở mức cộng rất cao so với giá trên sàn London, điển hình như loại Lampung G4 của Indonesia được chào với mức cộng 300 USD/tấn, tuy chưa thể bằng mức cộng kỷ lục cộng 500 USD/tấn của năm 2011 nhưng cũng là mức rất cao so với những niên vụ trước đó, và xu hướng cà phê vẫn sẽ được bán ở mức cộng chứ không theo mức trừ lùi nữa. So với cà phê Indonesia, cà phê Việt Nam vẫn chỉ được bán ở mức cộng 60 – 80 USD/tấn, thậm chí có lúc chỉ còn 20 – 40 USD/tấn. Indonesia đang thực hiện rất tốt cơ chế tài trợ, đảm bảo ổn định giá giúp nông dân cà phê phát triển sản xuất. Mô hình đang được ứng dụng tại đây rất hiệu quả trong việc giải phóng tư duy ngắn hạn của nông dân, khi các chủ thể liên quan ngành cà phê cần thiết cộng tác tạo ra cơ chế hữu hiệu trên cơ sở phối hợp giữa định chế ngân hàng-doanh nghiệp thu mua-doanh nghiệp cung cấp phân bón-hợp tác xã cà phê giúp nông dân tái sản xuất.
- 51 Indonesia đang thực hiện tốt Tích hợp hoá nông-công nghiệp cà phê với văn hoá, giáo dục, y tế giúp nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất-tinh thần của nông dân, công nhân làm ra cà phê giúp họ gắn bó với nghề hơn. Cụ thể: công nghiệp chế biến sạch gắn liền vùng nông nghiệp (clean agroprocessing zone) đang phổ biến từ các nước nông - công nghiệp tiên tiến Mỹ, Phần Lan, Đức , các quốc gia mới nổi như Nga, Brazil đến các nước châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Philippines. Đây là xu thế mà các nhà hoạch định chiến lược nông nghiệp, các chủ thể liên quan lợi ích từ hạt cà phê cần chung tay xây dựng các mô hình nông - công nghiệp cà phê tích hợp kiến tạo nền tảng an sinh xã hội rất tốt tại chỗ sẽ giúp người nông dân an tâm canh tác, gắn bó với cây cà phê dài hạn. 2.3.4. Phát triển cà phê bền vững tại Thái Lan: Ở Thái Lan, hiện tại có 38% dân số làm trong ngành nông nghiệp làm nông nhỏ lẻ. Như phần lớn các vùng nông thôn trên thế giới có giá trị nông nghiệp nhỏ, các nông dân ở Thái Lan không kiếm được thu nhập xứng đáng với công sức họ bỏ ra. Thu nhập eo hẹp của từng hộ gia đình đã đẩy những vùng nông nghiệp này vào tình trạng khó khăn chung. Rất ít các chương trình xã hội đến được các vùng nông thôn nghèo này vì những vùng này nằm ở khu vực xa xôi, hẻo lánh cũng như là sự hạn chế lớn của công nghệ kỹ thuật tại các làng này. Có nhiều chương trình của chính phủ đã đến được các vùng này nhằm hỗ trợ các cộng đồng thông qua các đợt gây quỹ, hay các dạng của gói cho nông dân vay của chính phủ. Tuy nhiên, phần lớn các người nông dân lại không dám vay từ các gói này vì sợ khi mùa màng thất bát lại rơi vào cảnh nợ nần. Người dân tại các vùng nông thôn sẽ sẵn lòng nhận được sự trợ giúp nếu như sự họ không phải đi vay mượn tiền. Số lượng người lao động trong các vùng nông nghiệp quy mô nhỏ ngày càng giảm, bởi vì họ không thể trang trải cuộc sống chỉ với số tiền ít ỏi kiếm được sau mỗi mùa vụ. Rất nhiều người đã rời xa quê với hi vọng sẽ được học tập hây kiếm được một việc làm có thu nhập tốt hơn. Và kết quả là văn hóa của những vùng nông thôn này bị suy yếu. 50 năm trước, 80% dân số Thái Lan làm trong nông nghiệp với quy mô nhỏ. Đến ngày nay, số lượng lao động này chỉ còn một nửa.
- 52 Trước khi chương trình “Thay thế các cây nông nghiệp” được giới thiệu, Thái Lan trồng cây cà phê Robusta ở miền nam của đất nước. Với yêu cầu về độ cao thấp và nhiệt độ cao cho sản xuất cà phê Robusta đã giúp miền Nam Thái Lan có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây cà phê loại Robusta. Tuy nhiên trước đó, mục tiêu của chương trình “Thay thế các cây nông nghiệp” là hướng đến các vùng nông thôn, đặc biệt là phía bắc của Thái Lan, khi mà vùng này đã trở thành nơi trồng cây thuốc phiện chính của đất nước. Với khí hậu lạnh, nhiều đồi núi của miền bắc Thái Lan, chương trình “Thay thế các cây nông nghiệp” đã giới thiệu giống cây cà phê Arabica cho nhiều khu vực tại miền bắc. Tuy nhiên có những trở ngại chung cho các vùng nông nghiệp nhỏ, còn lạc hậu mà miền Bắc Thái Lan phải đối mặt, đó là từng vùng, từng cộng đồng dân cư thì khác nhau về nhiều mặt, dẫn đến việc tiếp cân của Chương trình chính phủ gặp nhiều khó khăn. Mỗi vùng có lịch sử, văn hóa và tiềm năng phát triển riêng nên trở ngại cơ bản nhất cho từng vùng là cách theo đuổi thành công và sự phát triển bền vững cuộc sống cũng khác nhau. Thay vì có chung một giải pháp cho tất cả các vùng nông thôn nhỏ ở miền Bắc Thái Lan, thì chương trình này có thê hỗ trợ như một khung gồm nhiều chương trình nhỏ và được kết hợp lại cho những yêu cầu đặc biệt tại các vùng đó, điều đó sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn, giúp chương trình hoạt động hiệu quả hơn. Với các tiếp cận này sẽ cho phép các công đồng dân cư nông thôn nhỏ vượt qua được các trở ngại một cách hiệu quả hơn. Và sự thành công của dự án là văn hóa, phong tục của các cộng đồng dân cư nông thôn nhỏ ở miền bắc Thái Lan sẽ được bảo tồn. Có rất nhiều câu chuyên về sự thành công trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nhiều công đồng dân cư làm nông khác nhau, những người trồng cà phê Arabica sau khi các chương trình trợ giúp của chính phủ đến với người dân. Có lẽ phần lớn những ghi nhận của cộng đồng miền bắc Thái Lan là những cộng đồng dân cư nhỏ sinh sống tại Doi Chaang, nơi mà những người dân đã bắt đầu trông cà phê từ những năm 1970. Trong những năm đầu 1990, nhiều ngôi làng trong khu vực đã tham gia hình thành Công ty Cà phê Doi Chaang và bán ra nhiều thị trường nội địa. Sự thành công của Thái Lan đã là tâm điểm chú ý của nhiều nhà đầu tư tư