Tóm tắt luận án Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An

pdf 27 trang tranphuong11 27/01/2022 3560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt luận án Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nhan_luc_chat_luong_cao_trong_nganh_xay_dung.pdf

Nội dung text: Tóm tắt luận án Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỀN THỊ LÊ TRÂM NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG NGÀNH XÂY DỰNG Ở TỈNH NGHỆ AN TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ M số: 9310102 HÀ NỘI - 2021
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: : PGS.TS Phạm Thị Tuý Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi giờ ngày tháng năm 202 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
  3. DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Lê Trâm (2019), "Kinh nghiệm phát triển nhân lực của một số quốc gia và gợi ý cho Việt Nam", Tạp chí Tài chính, (8), tr. 134-136. 2. Nguyễn Thị Lê Trâm (2019), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế", Tạp chí Công thương, (12), tr. 138-141.
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Là một tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, là đơn vị hành chính đông thứ 4 về số dân, xếp thứ 10 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 7,84%, GRDP bình quân đầu người đến cuối năm 2020 ước đạt 44,34 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp (từ 26,36% xuống còn khoảng 22,42%), tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ (từ 73,64% lên khoảng 77,58%) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt hơn 314.000 tỷ đồng, gấp 1,74 lần so với giai đoạn 2011 - 2015. Do đó, hoạt động xây dựng nói chung và ngành xây dựng nói riêng đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Mặc dù là một trong những trụ cột kinh tế của tỉnh, song ngành xây dựng của tỉnh Nghệ An cũng đang đứng trước những thách thức to lớn về công nghệ, kỹ thuật và đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực (NNL), số lượng nhân lực dư thừa, nhưng chất lượng nhân lực lại không đáp ứng, cơ cấu nhân lực không phù hợp; yêu cầu nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cao, có kỹ năng làm việc trong môi trường công nghệ và cạnh tranh hay gọi chung là NLCLC còn rất thiếu, trong khi đó chất lượng đào tạo còn thấp và chưa phù hợp. Vì vậy, Nghệ An xác định phát triển nhân lực, nhất là NLCLC là một trong ba mũi đột phá của tỉnh, đồng thời tỉnh cũng khắng định phát triển nhân lực, trong đó ưu tiên phát triển NLCLC để thu hút đầu tư. Cũng bởi vậy, trong hợp tác với các đối tác nước ngoài, tỉnh cũng luôn quan tâm tới hợp tác trong phát triển NLCLC, chẳng hạn, trong quan hệ hợp tác với tổ chức JICA và JETRO Nhật Bản, thì đào tạo nhân lực là một trong 3 nội dung được ký kết chiều ngày 4/3/2020, theo đó ngay trong năm 2020 JICA lựa chọn một số khóa đào tạo tại Nhật Bản vận hành quản lý hệ thống công trình thủy lợi, phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp của tỉnh để chuyển giao khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm kỹ năng trong phát triển nông nghiệp. Như vậy, có thể nói, để thực hiện mục tiêu phát triển tỉnh Nghệ An là trung tâm về tài chính, thương mại, du lịch, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hóa, thể thao, công nghiệp công nghệ cao của vùng Bắc Trung bộ như Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 đã được Chính phủ phê duyệt thì phải có sự đột phá trên cơ sở từ nội lực, đó chính là phát triển NNL chất lượng cao, nhất là NNL chất lượng cao các trụ cột trong đó có ngành xây dựng của tỉnh. Do đó, đề tài “NLCLC trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An ” được chọn làm luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị là cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về NLCLC trong ngành xây dựng; Thực trạng NLCLC trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm xây dựng NLCLC trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương trong điều kiện hội nhập.
  5. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung vào các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hoá, kế thừa có bổ sung để hoàn thiện và phát triển các vấn đề lý luận và thực tiễn về NLCLC trong ngành xây dựng. - Dựa vào khung lý luận đã được xây dựng để phân tích, đánh giá thực trạng NLCLC trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 -2020, chỉ rõ những vấn đề đặt ra và nguyên nhân. - Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của chương 3 và quan điểm chung về NLCLC ngành xây dựng và mục tiêu xây dựng NLCLC ngành xây dựng tỉnh NGhệ An giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn 2030, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng NLCLC đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án : Đối tượng nghiên cứu của luận án là NLCLC trong ngành xây dựng. + Phạm vi nội dung: NLCLC được nghiên cứu trong phạm vi luận án là NLCLC đáp ứng yêu cầu hội nhập nói chung, trong đó trọng tâm là NLCLC trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án + Phạm vi về nội dung: NLCLC ngành xây dựng gồm nhiều phân ngành, vì vậy để phù hợp với mục tiêu và dung lượng của luận án cũng như hướng vào mối quan hệ giữa các chủ thể chính của ngành, luận án tập trung vào nghiên cứu NLCLC (có trình độ đào tạo từ Cao đẳng trở lên) và làm việc tại sở xây dựng và các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. + Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu NLCLC trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An. + Phạm vi thời gian: Nghiên cứu của luận án về thực trạng NLCLC ngành xây dựng tỉnh Nghệ An được giới hạn trong phạm vi thời gian là từ năm 2015 đến 2020. Phạm vi đề xuất phương hướng và giải pháp được xác định cho giai đoạn đến năm 2025 và tầm nhìn 2030. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản và chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về nguồn lực con người, nhân lực, NLCLC; chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn NLCLC và các chủ trương, chính sách về nguồn NLCLC trong các lĩnh vực ngành nghề nói chung và trong ngành xây dựng tại tỉnh Nghệ An nói riêng; tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã công bố về NLCLC của các nhà khoa học trong và ngoài nước. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác-Lênin để nghiên cứu, phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn; rút ra các kết luận về NLCLC và NLCLC ngành xây dựng. - Phương pháp trừu tượng hóa khoa học - phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học kinh tế chính trị, được sử dụng nhằm chắt lọc những yếu tố đơn nhất, ngẫu nhiên, không trọng yếu về NLCLC ngành xây dựng để chỉ ra
  6. 3 được những yếu tố điển hình, căn cốt phản ảnh chất lượng, đặc thù của NLCLC ngành xây dựng Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 1 và chương 2 của luận án. - Phương pháp nghiên cứu phân tích - tổng hợp: được sử dụng để đi sâu phân tích các khái niệm mang tính tổng hợp (như các khái niệm nhân lực, vốn nhân lực, NLCLC ) để luận giải một cách khoa học các nội hàm chuyên sâu về những vấn đề nghiên cứu chính của luận án (NLCLC trong ngành xây dựng), lấy đó làm căn cứ để phân tích những đặc tính riêng của các nội dung nghiên cứu, tạo thành một hệ thống tổng thể và hoàn chỉnh phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của vấn đề nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế chính trị. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 2 và chương 3 của luận án - Phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh và kết hợp logic với lịch sử: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu kinh tế hiện đại. Luận án sử dụng phương pháp thống kê để thu thập số liệu về NLCLC trong ngành ngành xây dựng tỉnh Nghệ An để tiến hành so sánh, đối chiếu hệ thống các số liệu dựa trên các tiêu chí xác định chát lượng NLCLC và các yếu tố cấu thành NLCLC trong ngành xây dựng tỉnh Nghệ An. Đây là căn cứ để đánh giá khoa học khách quan tình hình thực tiễn. Từ đó, rút ra được những kết luận quan trọng về kết quả đạt được, những vấn đề đặt ra và nguyên nhân chủ yếu của những vấn đề đặt ra này. Đồng thời, thông qua kết hợp logic và lịch sử, suy luận để dự báo triển vọng liên quan đến đối tượng nghiên cứu, nhằm định hướng phát triển và căn cứ vào mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn để đề xuất các giải pháp thực hiện tốt mục tiêu đề ra. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 3 và chương 4 của luận án. Trong từng chương, tiết và tiểu tiết của luận án có kết hợp trình bày các biểu, bảng để thể hiện rõ các số liệu thực tiễn gắn với kết quả nghiên cứu một cách tường minh. 5. Đóng góp mới của luận án 5.1. Về lý luận Trên cơ sở hệ thống hoá và kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, luận án bổ sung nhằm hoàn thiện khung lý luận về NLCLC trong ngành xây dựng ở địa bàn cấp tỉnh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập. 5.2. Về thực tiễn - Từ việc xây dựng khung lý luận, luận án đi sâu tìm hiểu và phân tích về NLCLC trong ngành xây dựng với đặc điểm, các yếu tố cấu thành, các nhân tố ảnh hưởng, tiêu chí xác định NLCLC trong ngành xây dựng. - Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và một số tỉnh trong nước trên phương diện tiếp cận theo mục tiêu, nhiệm vụ của luận án đặt ra về chủ thể nghiên cứu để có được những bài học có giá trị tham khảo cho Nghệ An. - Dựa vào các số liệu, tư liệu theo giới hạn cho phép. Luận án đi sâu phân tích, đánh giá khoa học, khách quan theo khung lý thuyết thực trạng các nội dung liên quan đến NLCLC trong ngành xây dựng tại tỉnh Nghệ An. Các kết quả đánh giá, phân tích được trình bày theo cách truyền thống bao gồm: Kết quả đạt được; những vấn đề đặt ra và nguyên nhân - Trên cơ sở quan điểm chung và mục tiêu xây dựng NLCLC trong
  7. 4 ngành xây dựng tỉnh Nghệ An giai đoạn đến năm 2025 tầm nhìn 2030, luận án đề xuất phương hướng và các giải pháp khả thi cả trước mắt và lâu dài nhằm xây dựng NLCLC trong ngành xây dựng tỉnh Nghệ An Đây sẽ là tài liệu có ý nghĩa thiết thực giúp các cấp chính quyền và các tổ chức của hệ thống chính trị làm căn cứ hoàn thiện chính sách, biện pháp, thực hiện tốt những nội dung về xây dựng, phát triển NLCLC của cả nước và NLCLC trong ngành xây dựng nước ta. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án được kết cấu gồm 4 chương 11 tiết. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG NGÀNH XÂY DỰNG 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN LỰC VÀ NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO 1.1.1. Những nghiên cứu về mức độ lành nghề, kỹ năng của nhân lực và vai trò, ảnh hƣởng của nhân lực đến tăng trƣởng Thuyết lao động lành nghề” của Leontief, nhà kinh tế học người Mỹ, được công bố trong bài viết “Sản xuất trong nước và thương mại quốc tế: Khảo sát lại tình hình tư bản Mỹ” (1953), và bài viết “Tỷ lệ yếu tố sản xuất với kết cấu thương mại quốc tế Mỹ: Phân tích lý luận và kiểm nghiệm” (1956). Robert M.Solow, (1956), “Đóng góp vào học thuyết về tăng trưởng kinh tế”, nhờ tác phẩm này mà năm 1987 Solow được tặng giải thưởng Nobel kinh tế. D.B.Keesing, (1966), “Kỹ năng lao động và lợi thế so sánh”. “Thuyết tư bản nhân lực” của các nhà kinh tế học người Mỹ là T.W.Schultz, O.S.Becker, R.Ebald.Win và Lucas đưa ra trong thập kỷ 70-80 của thế kỷ XX. Lucas, (1986) “Mô hình tăng trưởng của tích lũy tư bản nhân lực chuyên môn hóa”. Romo, (1989), “Mô hình tăng trưởng của loại hình thu nhập tăng dần”. Tổng quan từ hướng nghiên cứu có hai điểm đáng lưu ý: Một là, vốn đầu tư quyết định tiến bộ kỹ thuật, cũng đặt ra yêu cầu chất lượng nhân lực, từ đó để ra sự quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế; Hai là, tri thức và kỹ thuật ảnh hưởng quan trọng đối với chất lượng lực lượng lao động, tỉ suất hiệu quả lao động trong sự tăng trưởng kinh tế. 1.1.2. Những nghiên cứu về nhân lực nói chung, về quản lý nguồn nhân lực, đào tạo nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng, (2012), “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Phạm Thành Nghị, (2007), “Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. Dương Văn Quảng, Bành Tiến Long, Trịnh Đức Dụ, (2009), “Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế”, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội. Đường Vĩnh Sường, (2012), “Giáo dục,
  8. 5 đào tạo với phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Cộng sản, số 833. Những nghiên cứu này đã tổng quan cơ bản về nhân lực nói chung, đào tạo, quản lý nhân lực trong quá trình CNH,HĐH và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam thời gian qua. Chỉ ra thực trạng nhân lực, NLCLC trên nhiều phương diện, qua đó kiến nghị, đề xuất chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực này. 1.1.3. Những nghiên cứu về vị trí, vai trò của nhân lực có tri thức, trí tuệ cao trong phát triển đất nƣớc Lương Việt Hải, (2003), “Ảnh hưởng của tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ đến việc nghiên cứu và phát triển con người và nguồn nhân lực những năm đầu thế kỷ XXI”, Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX - 05, Hà Nội. Phạm Tất Dong, (2005), “Trí thức Việt Nam thực tiễn và triển vọng”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Đắc Hưng, (2007), “Phát triển nhân tài chấn hưng đất nước” Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Phạm Minh Hạc, (2008), “Phát triển con người, nguồn nhân lực - quan niệm và chính sách”, Bài báo trong Sách Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đặt ra trong tình hình hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn An Ninh, (2009), “Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Văn Khánh, (2012), “Nguồn lực trí tuệ Việt Nam, lịch sử, hiện trạng và triển vọng”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Những nghiên cứu theo hướng này đã phân tích cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng nhân lực trí thức, nguồn lực trí tuệ, NLCLC chỉ rõ những vấn đề đang đặt ra; phân tích những yếu tố tác động đến nhân lực trí thức, NLCLC qua đó có gợi mở, khuyến nghị, đề xuất các chính sách phát triển nhân lực, trong đó có nhấn mạnh thực thi chính sách giáo dục và đào tạo để xây dựng nguồn NLCLC của đất nước. 1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO VÀ NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO NGÀNH XÂY DỰNG 1.2.1. Những nghiên cứu về nhân lực chất lƣợng cao, quản lý nhân lực chất lƣợng cao Chu Văn Cấp, (2013), “Phát triển nguồn NLCLC ngành xây dựng góp phần phát triển bền vững Việt Nam”, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Lê Thị Hồng Điệp, (2010), “ Phát triển nguồn NLCLC để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam”, Luận án làm tại Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Lê Quang Hùng, (2011), “Phát triển nguồn NLCLC ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”, Luận án Tiến sĩ Viện Chiến lược phát triển, Hà Nội. Lê Quang Hùng, (2011), “Phát triển nguồn NLCLC ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”, Luận án Tiến sĩ Viện Chiến lược phát triển, Hà Nội. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2016) Một số vấn đề về phát triển nguồn NLCLC ở Việt Nam. Tạp chí Tổ chức nhà nước, số ra ngày 30-11-2016. Nguyễn Đình Bắc (2018) Phát triển nguồn NLCLC ở nước ta trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tạp chí Cộng sản, số ra ngày 22-5-2018. Nguyễn Đình Bắc (2018) Phát triển nguồn NLCLC ở nước ta trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tạp chí Cộng sản, số ra ngày 22-5-2018.
  9. 6 Ở hướng nghiên cứu này đã luận bàn về nguồn NLCLC, đặc điểm nguồn NLCLC của nước ta, vấn đề phát triển nguồn NLCLC; đồng thời, ghi nhận rằng trong tiến trình phát triển của xã hội, nguồn NLCLC luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, các nghiên cứu đã hướng đến gợi mở, đề xuất, kiến nghị giải pháp phát triển nguồn NLCLC trong điều kiện kinh tế tri thức, cách mạng công nghiệp 4.0. 1.2.2. Những nghiên cứu về nhân lực ngành xây dựng và nhân lực chất lƣợng cao ngành xây dựng Nghiên cứu của Bon - Gang Hwang, Lei Zhu và Jonathan Tan Tzu Ming (2017), Đại học Quốc gia, Singapore; Nghiên cứu của D. Prasanna Kumar, Associate Professor, Department of Management, K L University, Vaddeswaram, Guntur District, AP, India, 2012, đề cập đến vai trò của quản trị nhân sự trong ngành xây dựng. Jang Ho Kim, (2015), “Khung mẫu mới về phát triển nguồn nhân lực: các sáng kiến của chính phủ để phát triển kinh tế để hội nhập xã hội tại Hàn Quốc”, Nhà xuất bản KRIVET Seoul, 135949, Hàn Quốc. M. Mahanth, V. Sreelakshmi, SS.Asadi, đánh giá những thách thức của doanh nhân trong công nghiệp xây dựng - một mô hình nghiên cứu cách tiếp cận dựa trên rủi ro, Tạp chí Quốc tế về Kỹ thuật Xây dựng và Công nghệ (IJCIET), Tập 8, Số 1, tháng 1 năm 2017, trang 29-36. Agbodjah Lily Sena (2008) đã nghiên cứu về các chính sách phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành Xây dựng công nghiệp ở Ghana nói riêng và toàn thế giới nói chung. “The Relationship between Human Resource Practices and Organizational Performance in Chinese Construction Enterprises” của Zhai, X. và Liu, A là một minh chứng cho mối quan hệ giữa nguồn nhân lực với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng ở Trung Quốc. Còn Varun .V và Linu T. Kuriakose (2016) khi nghiên cứu về các tiêu chí đánh giá hiệu suất làm việc của nguồn nhân lực để qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành Xây dựng công nghiệp Ấn Độ cũng có đề cập đến các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực đối với ngành Xây dựng công nghiệp ở Ấn Độ. Lưu Tiểu Bình, (2011), “Lý luận và phương pháp đánh giá phát triển nguồn NLCLC trong ngành xây dựng”, Nhà xuất bản Đại học Vũ Hán. Phan Thị Thanh Xuân, (2014), “Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành Xây dựng Việt Nam giai đoạn đến 2015, tầm nhìn 2020”. Phạm Anh Đức, Trần Văn An,(2015), “Những vấn đề đặt ra cho phát triển nguồn NLCLC các ngành xây dựng ở nước ta hiện nay, Phát triển nguồn nhân lực các ngành xây dựng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, Đề tài NCKH cấp Bộ, Hà Nội. Trần Duy Ngoãn, (2016), “Giáo dục đào tạo với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành xây dựng ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Đại học Quốc gia Hà Nội. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, để đánh giá được chất lượng nguồn nhân lực cần phải xác định được các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực cũng như áp dụng phương pháp đánh giá phù hợp. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ ra các tiêu chí chung phản ánh chất lượng nguồn nhân lực. Trong khi mỗi đơn vị, mỗi địa phương cần phải xây dựng các tiêu chí đánh giá riêng căn cứ vào đặc điểm và điều kiện.
  10. 7 1.3. TỔNG HỢP CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.3.1. Các kết quả nghiên cứu đã đạt được liên quan đến đề tài luận án Qua các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã được công bố mà tác giả biết, có thể thấy vấn đề nhân lực, NLCLC đã được nghiên cứu khá toàn diện, sâu sắc trên nhiều phương diện khác nhau cả về lý luận lẫn thực tiễn. Những kết quả nghiên cứu này đã góp phần quan trọng trong việc hoạch định các chương trình, kế hoạch để phát triển nguồn nhân lực nói chung, nhân lực CLC nói riêng của đất nước, của từng ngành, lĩnh vực cả trước mắt cũng như lâu dài. Tuy nhiên, những nghiên cứu về NLCLC cho ngành, lĩnh vực còn ít, nhất là những ngành mang tính đặc thù cao như ngành xây dựng, vì thế nhiều vấn đề thực tế đặt ra đang là khoảng trống cần nghiên cứu. 1.3.2. Những vấn đề mới đặt ra cần tập trung nghiên cứu chuyên sâu và những khoảng trống cần làm sáng tỏ trong luận án Một là, nghiên cứu và kế thừa có chọn lọc, đồng thời bổ sung để hoàn thiện khung khổ lý thuyết về NLCLC trong ngành xây dựng ở cấp tỉnh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế. Hai là, luận án cần tập trung phân tích, luận giải để làm rõ các yếu tố cấu thành NLCLC ngành xây dựng, qua đó xác lập luận cứ cho việc đánh giá và xây dựng nguồn nhân lực này trong dài hạn. Ba là, nghiên cứu và phân tích kinh nghiệm xây dựng NLCLC ngành xây dựng trên thế giới và một số tỉnh trong nước. Bốn là, trên cơ sở khung lý luận đã được xây dựng để đánh giá hiện trạng NLCLC trong ngành xây dựng tại tỉnh Nghệ An . Năm là, luận án đề xuất các phương hướng nhằm tạo căn cứ vững chắc cho việc đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng NLCLC cho ngành xây dựng tỉnh Nghệ An giai đoạn đến 2030 một cách đồng bộ, hệ thống và khả thi, góp phần xây dựng NLCLC cho tỉnh Nghệ An nói riêng, ngành xây dựng nói chung. Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHẬN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG NGÀNH XÂY DỰNG 2.1. NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHẬN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO. 2.1.1. Quan niệm về nhân lực chất lƣợng cao 2.1.1.1. Một số khái niệm liên quan + Khái niệm nguồn nhân lực: nguồn nhân lực chỉ toàn bộ lực lượng lao động xã hội có khả năng làm việc và đóng góp vào hoạt động sản xuất kinh doanh, là lực lượng sản xuất hàng đầu, năng động và quyết định năng suất, hiệu quả trong phát triển kinh tế, đồng thời đóng góp vào tiến bộ xã hội. + Khái niệm vốn nhân lực: vốn nhân lực là tổng hợp các kỹ năng, kỹ xảo của người lao động; kinh nghiệm nghề nghiệp; trình độ đào tạo và những khả năng có thể khai thác của người lao động. + Quan niệm về nhân lực: Tiếp cận dưới giác độ phổ quát của Kinh tế
  11. 8 Chính trị nhân lực được hiểu là: Tổng hợp thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước. 2.1.1.2. Quan niệm về nhân lực chất lượng cao Nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận ưu tú nhất của nguồn nhân lực đất nước, bao gồm những người tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống; có trình độ học vấn, chuyên môn cao; có sức khỏe tốt (theo độ tuổi); luôn đi đầu trong lao động, sáng tạo khoa học, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là những “cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học công nghệ đầu đàn”. Xét một cách tổng thể và hiểu một cách rộng hơn thì: NLCLC là khái niệm chỉ những người lao động cụ thể, có trình độ lành ngành (về chuyên môn, kỹ thuật) ứng với một ngành nghề cụ thể, theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất định (cao đẳng, đại học, trên đại học, lao động kỹ thuật lành nghề); có kỹ năng lao động giỏi và khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất kinh doanh; có sức khỏe và phẩm chất tốt; có khả năng vận dụng sáng tạo những tri thức, những kỹ năng đã được đào tạo vào quá trình lao động sản xuất nhằm đem lại năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả cao. 2.1.1.3. Các tiêu chí xác định nhân lực chất lượng cao - Nhóm tiêu chí định tính: với NLCLC, nhóm tiêu chí này bao gồm các chỉ tiêu/chỉ số sau:Chỉ số về sự lạc quan; Chỉ số về sự trung thực; Chỉ số về sự nhiệt tình; Chỉ số về sự nhiệt tình, Chỉ số về giờ giấc; Chỉ số về độ tin cậy, cẩn trọng. - Nhóm tiêu chí định lượng: về cơ bản nhóm chỉ tiêu định lượng về NLCLC có thể được cụ thể như sau: Chỉ số về thể lực; Chỉ số về trí lực; Trình độ chuyên môn kỹ thuật; Năng lực ngoại ngữ, tin học; Kỹ năng mềm; Các chỉ tiêu tổng hợp. 2.1.1.4.Vai trò của nhân lực chất lượng cao Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, khi nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri thức thì nhân lực, đặc biệt là NLCLC ngày càng thể hiện vai trò quyết định. Vai trò đó thể hiện trên các phương diện sau: Thứ nhất, NLCLC là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Thứ hai, NLCLC là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thứ ba, NLCLC là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, đảm bảo cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Thứ tư, NLCLC là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 2.1.2. Những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển nhân lực chất lƣợng cao Về cơ bản có các nhân số sau tác động đến hình thành và phát triển nhân
  12. 9 lực nói chung, NLCLC nói riêng: 2.1.2.1. Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, sẽ đặt ra yêu cầu đối với hình thành và phát triển nhân lực, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội càng cao thì khả năng đầu tư của nhà nước và xã hội cho phát triển nguồn nhân lực ngày càng tăng, tạo mọi cơ hội và môi trường thuận lợi cho phát triển nhân lực. Ngược lại, nhân lực của quốc gia, địa phương được phát triển tốt sẽ góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội và trong vòng xoáy ốc thuận chiều này nhân tố nọ kích thích nhân tố kia phát triển. 2.1.2.2. Hệ thống giáo dục quốc gia Tri thức và phẩm chất của nhân lực quốc gia là sản phẩm của quá trình giáo dục và đào tạo. Do đó, hình thành và phát triển NLCLC chịu tác đồng lớn từ hệ thống giáo dục quốc gia, nhất là giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, đào tạo chuyên sâu, đào tạo đại học và sau đại học. Với yêu cầu và tầm quan trọng ấy, cần đầu tư thỏa đáng, và hợp lý cho giáo dục và đào tạo mới có được NLCLC đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2.1.2.3. Khoa học và công nghệ Những tiến bộ khoa học và công nghệ làm thay đổi cơ cấu nhân lực của mỗi quốc gia, mỗi địa phương; làm thay đổi tính chất, nội dung lao động nghề nghiệp của người lao động, làm cho lao động trí óc tăng dần và lao động chân tay ngày càng có khuynh hướng giảm đi; Nghĩa là, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động lớn đến việc hình thành và phát triển NLCLC. 2.1.2.4. Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế có tác động nhiều mặt và đặt ra những yêu cầu mới đối với phát triển đối với mọi quốc gia, theo đó việc điều chỉnh, lựa chọn chiến lược phát triển của các quốc gia, địa phương mà trong đó có cả phát triển nhân lực là rất mạnh mẽ và sâu sắc. Do đó, các quốc gia, địa phương phải chuẩn bị cho mình những tiềm lực lao động đáp ứng yêu cầu của một hệ thống ngành nghề mới đang phát triển phù hợp với xu thế thời đại và việc phát triển NLCLC ở mỗi quốc gia là tất yếu. 2.2. NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG NGÀNH XÂY DỰNG. 2.2.1. Một số nét khái quát về ngành xây dựng và đặc thù hoạt động của ngành xây dựng 2.2.1.1. Quan niệm và vai trò của ngành xây dựng trong phát triển kinh tế - xã hội - Quan niệm về ngành xây dựng: Ngành xây dựng là lĩnh vực bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến kỹ thuật thiết kế và thi công hạ tầng hoặc các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, thường nhắm đến những sản phẩm tại những địa điểm dành cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt. Đó có thể là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức hoặc cả cộng đồng. Có thể phân loại lĩnh vực hoạt động của ngành xây dựng ra thành các nhóm sau: Xây dựng nhà các loại; Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng; Hoạt động xây dựng chuyên dụng - Vai trò của ngành xây dựng với sự phát triển kinh tế - xã hội
  13. 10 + Bảo đảm và giúp nâng cao năng lực sản xuất, năng lực phục vụ cho các ngành của nền kinh tế. + Đảm bảo mối quan hệ tỉ lệ, cân đối, hợp lý sức sản xuất cho phát triển kinh tế trong các ngành, các khu vực, các vùng kinh tế. + Tạo điều kiện nâng cao chất lượng, hiệu quả cho các hoạt động xã hội, dân sinh, quốc phòng của quốc gia. + Đóng góp đáng kể lợi nhuận cho kinh tế. 2.2.1.2. Đặc thù hoạt động của ngành xây dựng Mặc dù được xem như một ngành có hoạt động riêng lẻ. Song trong thực tế, ngành xây dựng đòi hỏi sự kết hợp của rất nhiều nhân tố, đó là: + Đơn vị quản lý dự án chịu trách nhiệm quản lý chung + Nhà thầu thi công + Kỹ sư tư vấn thiết kế công trình + Kỹ sư thi công + Kiến trúc sư + Kỹ thuật viên tư vấn giám sát 2.2.2. Quan niệm, đặc điểm và các yếu tố cấu thành nhân lực chất lƣợng cao trong ngành xây dựng 2.2.2.1. Quan niệm về nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng Có thể quan niệm NLCLC trong ngành xây dựng như sau: NLCLC trong ngành xây dựng là bộ phận những người lao động cụ thể, có trình độ lành nghề ứng với một lĩnh vực chuyên môn nhất định thuộc ngành xây dựng, theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất định (cao đẳng, đại học, trên đại học, lao động kỹ thuật lành nghề); có kỹ năng lao động giỏi và khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất kinh doanh; có sức khỏe và phẩm chất tốt; có khả năng vận dụng sáng tạo những tri thức, những kỹ năng đã được đào tạo vào quá trình lao động sản xuất nhằm đem lại năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả cao. 2.2.2.2. Đặc điểm nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng Ngành xây dựng là lĩnh vực hoạt động có tính đặc thù, nên NLCLC làm việc trong ngành kinh tế này cũng có những yêu cầu riêng, theo đó sẽ có những khác biệt. Cụ thể là: Thứ nhất, NLCLC ngành xây dựng là đội ngũ bao gồm những người đã được đào tạo từ trình độ cao đẳng trở lên và làm việc ở những khâu, công đoạn có yêu cầu về tri thức, kỹ năng ở mức độ nhất định. Thứ hai, NLCLC ngành xây dựng làm việc có tính hợp tác cao và có khả năng làm việc theo dự án. Thứ ba, NLCLC ngành xây dựng có trình độ và năng lực được tích hợp bởi nhiều lĩnh vực. Thứ tư, NLCLC ngành xây dựng phải có năng lực cập nhật, thích ứng cao. 2.2.2.3. Các yếu tố cấu thành nhân lực chất lượng cao ngành xây dựng Cũng như tất cả các ngành kinh tế khác, các nguồn nhân lực khác, NLCLC ngành xây dựng cũng được cấu thành bởi các yếu tố về số lượng, chất lượng và cơ cấu.
  14. 11 - Số lượng (quy mô) NLCLC của ngành được thể hiện ở số người đang làm việc trong ngành tại từng thời điểm và ứng với một khối lượng công việc nhất định của ngành mà ở đó yêu cầu phải là NLCLC. - Chất lượng NLCLC của ngành, bất kỳ nhân lực nào khi tham gia vào quá trình sản xuất đều phải có khả năng lao động, khả năng lao động là toàn bộ năng lực của nhân lực tham gia vào quá trình sản xuất, năng lực đó bao gồm cả sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần tồn tại trong bản thân mỗi nhân lực, là sự thể hiện tổng hợp của 3 yếu tố: thể lực, trí lực và tâm lực (tinh thần/thái độ) của nhân lực (nhân lực). Là NLCLC nên, khi bàn về chất lượng NLCLC của ngành cần làm rõ về 3 yếu tố cấu thành chất lượng nhân lực nhưng cần tính tới, cần cụ thể hoá nội hàm chất lượng cao trong từng yếu tố cấu thành, điều đó có thể cấu thành chi tiết như sau: Năng lực thể chất và năng lực sáng tạo; Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Kỹ năng nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ, công nghệ. - Cơ cấu NLCLC của ngành được thể hiện trong cấu trúc lực lượng lao động trong mỗi đơn vị, tổ chức và trong toàn ngành xây dựng. Theo đó, NLCLC ngành Xây dựng bao gồm cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn và đội ngũ công nhân lao động lành nghề (có trình độ đào tạo từ Cao đẳng trở lên). 2.2.3. Các tiêu chí xác định nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng Hiện nay, hệ thống tiêu chí xác định NLCLC trong ngành xây dựng gồm những hệ thống khác nhau, có những khác biệt nhất định và điều này cũng là phù hợp thực tiễn, bởi trình độ phát triển khác nhau, tất yếu hệ thống các chuẩn mực đánh giá, đo lường cũng khác nhau. Việt Nam cũng đã xác định trong hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn NLCLC ở Việt Nam, nội dung chủ yếu của tiêu chuẩn chung là: -Về năng lực, tài năng: NLCLC phải là những người có năng lực tiếp thu và vận dụng sáng tạo các thành tựu khoa học kỹ thuật trong nước và thế giới, làm chủ công nghệ hiện đại. -Về phẩm chất: Gương mẫu, tinh thần trách nhiệm cao trong hoạt động lao động, sinh hoạt. -Về hội nhập: Có trình độ ngoại ngữ đảm bảo nghiên cứu tài liệu, trao đổi thông tin, ứng dụng vận hành khoa học công nghệ vào thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn. Từ những tiêu chuẩn chung nêu trên, Chính phủ đã có quy định cụ thể chuẩn chức danh nghề nghiệp cụ thể với từ vị trí công việc mà NLCLC ngành xây dựng đảm trách. Chương IV của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 đã quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, theo đó tại mục 1: điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của cá nhân, với 9 điều từ điều 44 đến điều 56 quy định cụ thể, chi tiết tiêu chuẩn với từng NLCLC đảm trách các chức danh chuyên môn, chức danh quản lý thuộc hoạt động xây dựng. 2.2.4. Thuận lợi và khó khăn trong xây dựng nhân lực chất lƣợng cao trong ngành xây dựng 2.2.4.1. Thuận lợi Một là, đáp ứng cơ bản các cơ sở đào tạo NLCLC cho ngành xây dựng
  15. 12 Hai là, đào tạo NLCLC, trong đó có NLCLC cho ngành xây dựng là mục tiêu mà hầu hết các quốc gia hướng đến trong bối cảnh hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp lẫn thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ. Thứ ba, bối cảnh hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đặt ra yêu cầu lớn đối với việc hình thành, phát triển NLCLC một cách tự giác với tất cả các chủ thể. 2.2.4.2. Khó khăn Một là, mục tiêu, động lực xây dựng NLCLC là rõ ràng, nhưng các điều kiện để thực hiện thiếu sự đồng bộ và sự quyết tâm chưa tương đồng. Hai là, nhận thức về hội nhập và cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong các nhà hoạch định chính sách còn hạn chế cũng là một khó khăn không nhỏ cho việc xây dựng NLCLC. Ba là, một nền giáo dục chú trọng trang bị kiến thức chuyên môn mà thiếu, yếu trong trang bị các kỹ năng cần thiết dẫn đến khó khăn trong xây dựng NLCLC trong ngành xây dựng. Bốn là, xu thế vị bằng cấp đang trở nên ngày càng phổ biến trong cộng đồng xã hội cũng là khó khăn hiện hữu trong xây dựng NLCLC cho ngành xây dựng. Năm là, nội dung, chương trình đào tạo không gắn chặt với thực tiễn, nhất là các trường đại học trong đó có các trường thuộc khối ngành kỹ thuật xây dựng là khó khăn cho xây dựng NLCLC trong ngành xây dựng. Sáu là, cơ sở vật chất và đội ngũ giảng dạy thiếu và yếu cũng là khó khăn lớn đối với xây dựng NLCLC cho ngành xây dựng. 2.3. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG NGÀNH XÂY DỰNG CỦA QUỐC TẾ VÀ TRONG NƢỚC 2.3.1. Một số kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng Lịch sử phát triển ngành xây dựng trên thế giới cho thấy hầu hết các quốc gia (Tây Âu, Đức, Anh, Mỹ, Nhật Bản) đều xác định đây là lĩnh vực quan trọng, nhiệm vụ này phải đi trước, hoàn thiện trước để hỗ trợ, kích thích các lĩnh vực hoạt động công nghiệp, kinh tế xã hội hoạt động và phát triển thuận lợi hơn. Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực này, nhiều trường đại học kỹ thuật, bách khoa, tổng hợp của các nước phát triển đều có chương trình đào tạo liên quan đến kỹ thuật hạ tầng, xây dựng các công trình. chương trình đào tạo xây dựng rất mở, ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo hoàn toàn là tiếng Anh, hướng đến nhiều đối tượng sinh viên của nhiều ngành học. Nhờ đó, NLCLC cho ngành xây dựng đã đáp ứng cơ bản nhu cầu của quốc gia và thực tiễn sự hiện diện hệ thống kết cấu hạ tầng tại những quốc gia này. 2.3.2. Một số kinh nghiệm trong nƣớc về xây dựng nhân lực chất lƣợng cao trong ngành xây dựng 2.3.2.1. Ngành xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc và kinh nghiệm xây dựng nhân lực chất lượng cao cho ngành này Vĩnh Phúc xác định việc đào tạo nguồn NLCLC là mũi nhọn đột phá quan trọng nhằm xây dựng tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp. Theo đó, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách, ưu đãi nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng đi học nghề; Tập trung chỉ đạo công tác đào tạo nhằm phát triển nguồn NLCLC; Thực hiện tốt các chính sách thu hút, ưu đãi người lao động có chuyên môn cao nhằm
  16. 13 thu hút nguồn NLCLC về làm việc trong ngành xây dựng của tỉnh. 2.3.2.2. Kinh nghiệm xây dựng nhân lực chất lượng cao của tỉnh Thanh hóa Thanh hoá xác định xây dựng NLCLC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh, theo đó, ngành xây dựng của tỉnh đã tiếp tục xây dựng và phát triển nhân lực của ngành, trong đó chú trọng NLCLC để đảm bảo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0 trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. 2.3.2.3. Chế độ phúc lợi và chính sách phát triển nhân sự bền vững của Vingroup Vingroup xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực then chốt của mình trên cơ sở tạo dựng môi trường làm việc hấp dẫn, chuyên nghiệp và thân thiện nhờ các phương châm, tiêu chí, chính sách và chế độ như sau: Bảo đảm quyền lợi và bình đẳng đối với người lao động. Quản lý và đánh giá người lao động theo năng suất và hiệu quả công việc, đem lại cơ hội công bằng cho tất cả các cán bộ, nhân viên trong quá trình làm việc và tạo điều kiện để họ phát huy năng lực tối đa. 2.3.3. Một số bài học rút ra cho ngành xây dựng tỉnh Nghệ An trong xây dựng nhân lực chất lƣợng cao Một là, xây dựng chiến lược và tăng cường quy hoạch phát triển NLCLC cho ngành xây dựng. Hai là, xem đào tạo theo hướng chuyên sâu và phát huy thế mạnh chuyên ngành là yếu tố quyết định trong xây dựng NLCLC cho ngành xây dựng đảm bảo năng lực thực hiện và nhu cầu nhân lực của ngành. Ba là, để có NLCLC cho ngành xây dựng, ngành xây dựng cần phải phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Bốn là, trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế sâu rộng, NLCLC ngành xây dựng phải là lực lượng có năng lực phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ. Năm là, để có NLCLC cho ngành xây dựng cũng cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng Chƣơng 3 THỰC TRẠNG NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG NGÀNH XÂY DỰNG Ở TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 3.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ NGÀNH XÂY DỰNG Ở TỈNH NGHỆ AN VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI NHÂN LỰC TRONG NGÀNH XÂY DỰNG Ở TỈNH NGHỆ AN 3.1.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An Nghiên cứu về ngành xây dựng nghĩa là nghiên cứu về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của chủ thể quản lý, vận hành ngành xây dựng, cụ thể với ngành xây dựng chủ thể quản lý, vận hành ngành đó là các cơ quan chuyên môn ở từng cấp bậc quản lý, đó là: Bộ xây dựng ở cấp Trung ương, Sở xây dựng ở
  17. 14 cấp tỉnh, phòng xây dựng ở cấp huyện. Cũng bởi vậy, trong luận án này ngành xây dựng được tiếp cận là đối tượng quản lý, vận hành của Sở xây dựng tỉnh. 3.1.1.1. Cơ cấu tổ chức của ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An Ở Nghệ An nói riêng, cấp tỉnh nói chung, cơ cấu tổ chức cơ quan quản lý, vận hành ngành xây dựng là Sở xây dựng được cơ cấu như sau: * Về nhân lực lãnh đạo, Sở Xây dựng có Giám đốc và không quá 03 Phó giám đốc. * Về cơ cấu các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ của ngành Xây dựng cấp tỉnh, thì mỗi Sở Xây dựng có không quá 08 đơn vị, cụ thể như sau: Văn phòng (bao gồm cả công tác pháp chế);Thanh tra; Phòng Quy hoạch - kiến trúc; Phòng Phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật; Phòng Quản lý xây dựng; Phòng Kinh tế và Vật liệu xây dựng; Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản; Chi cục Giám định xây dựng (được tổ chức không quá 02 phòng và 01 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Giám định chất lượng xây dựng). 3.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, chịu sự quản lý toàn diện và trực tiếp của UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Xây dựng. Sở Xây dựng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực thuộc ngành xây dựng như: xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao ; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; kinh doanh bất động sản 3.1.2. Yêu cầu đặt ra đối với nhân lực của ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An Tiệm cận cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và để đạt các mục tiêu phát triển của tỉnh Nghệ An, đặt ra yêu cầu quan trọng là phải đảm bảo chất lượng nhân lực ngành xây dựng ở mức độ cao - yêu cầu đó được cụ thể như sau: - Ngành cần quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công chức, viên chức toàn ngành . - Phát triển đội ngũ công chức, viên chức (đội ngũ NLCLC) có trình độ chuyên môn sâu, có kiến thức ngoại ngữ, tin học và kỹ năng xử lý công việc đảm bảo thực hiện tốt định hướng phát triển và mục tiêu hoạt động của ngành Xây dựng tỉnh trong từng thời kỳ. - Phải chuẩn bị được đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật được đào tạo tiếp cận với trình độ các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá của ngành trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là những chuyên ngành mũi nhọn. - Dần hướng tới lựa chọn, đào tạo nhân lực ngành xây dựng của tỉnh theo tiêu chuẩn quốc tế; - Đào tạo nhân lực kỹ thuật chất lượng cao, đào tạo nghề chuyên biệt, đào tạo nghề đặc thù, nghề có lợi thế thuộc lĩnh vực. - Xây dựng và thực hiện một số chế độ chính sách đặc thù đối với lao động
  18. 15 ngành Xây dựng của tỉnh, nhất là với những NLCLC thuộc ngành xây dựng. - Sở Xây dựng cần chú trọng kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về trình tự thủ tục mở và quản lý các khoá học chú ý kiểm tra tính pháp lý của các hồ sơ xin cấp giấy phép hành nghề thuộc thẩm quyền. 3.2. THỰC TRẠNG NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG NGÀNH XÂY DỰNG Ở TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2015-2020 3.2.1. Khái quát về ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An Hơn 62 năm xây dựng, phát triển, ngành xây dựng Nghệ An đã và đang là một ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng của tỉnh, chiếm tỷ trọng lớn với khoảng 16-17% trong tổng cơ cấu kinh tế của tỉnh. Năm 2019, giá trị sản xuất của ngành đạt 35.716 tỷ đồng, tăng 11,17% so với năm 2018. Giá trị sản xuất đạt 54.136 tỷ đồng, tăng 15,42% so với năm 2018, vượt kế hoạch đề ra 10,2% Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn mà ngành Xây dựng tỉnh Nghệ An đã đạt được thì ngành cũng còn những hạn chế, bất cập Những hạn chế bất cập nêu trên do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân quan trọng cần quan tâm là nhân lực xây dựng của tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành 3.2.2. Hiện trạng nhân lực chất lƣợng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020 3.2.2.1. Quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn nhân lực chất lƣợng cao theo trình độ tại Sở xây dựng Nghệ An giai đoạn 2015 - 2020 Năm 2020 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 (Dự kiến) Chỉ tiêu Tỷ Số Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Tỷ lệ lệ lượn lượng (%) lượng (%) lượng lượng (%) lượng (%) (%) g Tiến sĩ 2 4 3 5.2 4 6.0 6 7,9 7 8,1 7 7,7 Thạc sỹ 9 18 14 24.1 20 29. 25 32,9 31 36 34 37,3 Kỹ sư - 35 70 38 65.5 42 62. 44 57,9 47 54,7 49 53,8 Cử nhân Cao đẳng 2 4 1 1.7 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 Trung cấp 1 2 1 1.7 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 Lao động 1 2 1 1.7 1 1.5 1 1.3 1 1.2 1 1.2 phổ thông 10 Tổng 50 100 58 100 67 76 100 86 100 91 100 0 Nguồn: Sở xây dựng tỉnh Nghệ An
  19. 16 Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao theo trình độ tại các doanh nghiệp xây dựng tại Nghệ An giai đoạn 2015 - 2020 Đơn vị tính: triệu người Năm 2020 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 (Dự kiến) Chỉ tiêu Tỷ Số Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lệ lượng lượng % lượng % lượng % lượng % lượng % % Trên đại 1,954 3 2,782 4.0 3,162 4.2 3,526 4,4 3,620 4,4 3,846 4,5 học Đại học 7,166 11 7,997 11.5 9,108 12.1 10,136 12,7 11,098 13,4 13,214 15,3 Cao đẳng 11,726 18 13,908 20.0 16,561 22.0 17,027 21,2 17,864 21,5 18,157 21,1 Trung cấp 9,771 15 9,040 13.0 8,280 11.0 8,328 10,4 8,425 10,1 8,569 9,9 Công nhân 14,331 22 14,603 21.0 14,829 19.7 16,247 20,3 17,043 20,5 17,618 20,4 kỹ thuật Sơ cấp nghề 9,771 15 8,345 12.0 8,280 11.0 8,051 10,1 7,997 9,6 7,624 8,8 Lao động 10,423 16 12,865 18.5 15,055 20.0 16,741 20,9 16,985 20,5 17,149 20 phổ thông Tổng 65,142 100 69,540 100 75,275 100 80,056 100 83,032 100 86,177 100 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An 3.2.2.2. Chất lượng nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An + Hiện trạng thể lực của NLCLC trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An Từ kết quả khảo sát tại Sở xây dựng và các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An thì tình hình thể lực của nguồn NLCLC được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.3: Thống kê mô tả điểm đánh giá của Sở xây dựng về thể lực Điểm số đánh giá Xếp Tiêu chí của doanh nghiệp Trung Lớn Nhỏ loại bình nhất nhất Các tiêu chí đánh giá về thể lực Nhanh nhẹn, hoạt bát, dẻo dai trong công việc 3.92 5 2 Khá Khả năng chống chọi với bệnh tật (mật độ 3.61 5 2 Khá nghỉ về lý do sức khỏe) Chịu đựng những tác động của môi trường 3.59 5 2 Khá một cách bền bỉ) Khả năng làm việc ngoài giờ dựa trên sức 3.65 5 2 Khá khỏe Nguồn: Tính toán của tác giả từ kết quả khảo sát
  20. 17 Bảng 3.4: Thống kê mô tả điểm đánh giá của các doanh nghiệp xây dựng về thể lực Điểm số đánh giá của doanh nghiệp Xếp Tiêu chí Trung Lớn Nhỏ loại bình nhất nhất Các tiêu chí đánh giá về thể lực Nhanh nhẹn, hoạt bát, dẻo dai trong công việc 3.83 5 2 Khá Khả năng chống chọi với bệnh tật (mật độ nghỉ 3.59 5 2 Khá về lý do sức khỏe) Chịu đựng những tác động của môi trường một 3.59 5 2 Khá cách bền bỉ) Trung Khả năng làm việc ngoài giờ dựa trên sức khỏe 3.31 5 2 bình Nguồn: Tính toán của tác giả từ kết quả khảo sát + Hiện trạng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ NLCLC trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An. Tỉnh Nghệ An là một trung tâm kinh tế, văn hóa khu vực Bắc miền trung với mức tăng trưởng GDP tăng so với năm 2015 là 7,8%, nhưng nhìn vào bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh chưa thật sự cao. Bảng 3.5: Tỷ lệ lao động đang làm việc đ qua đào tạo (%) Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Cả nước 18.5 21.41 21.53 Hà Nội 39 40.6 41.6 Đồng bằng sông Hồng 20.7 21 21.7 Thành Phố HCM 32.5 33.5 39.4 Tây Nguyên 12.6 14.2 14.5 Đông Nam bộ 16.7 17.2 18.1 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Tổng cục thống kê Kết quả khảo sát các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An cho thấy trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực chất luợng cao được thể hiện ở bảng 3.6
  21. 18 Bảng 3.6: Thống kê mô tả điểm đánh giá của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An về trí tuệ Điểm số đánh của doanh nghiệp Xếp Các chỉ tiêu đánh giá về trí tuệ Trung Lớn Nhỏ loại bình nhất nhất Kiến thức cơ sở và chuyên ngành 3.9 5 2 Khá Năng lực về tin học 3.67 5 2 Khá Năng lực về ngoại ngữ 3.45 5 2 Khá Năng lực nghiên cứu (cải tiến-sáng kiến) 3.42 5 2 Khá Năng lực học tập ở bậc cao hơn 3.51 5 2 Khá Nguồn: Tính toán của tác giả từ kết quả khảo sát Từ bảng 3.6 ta có thể thấy, theo đánh giá của các doanh nghiệp xây dựng đóng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tiêu chí về trí tuệ của NLCLC đang làm việc tại các doanh nghiệp xây dựng nhìn chung cũng chỉ ở mức độ khá. Bảng 3.7: Thống kê mô tả điểm đánh giá của Sở xây dựng tỉnh Nghệ An về trí tuệ Điểm số đánh của Sở xây dựng Các chỉ tiêu đánh giá về trí Xếp Trung Lớn tuệ Nhỏ nhất loại bình nhất Kiến thức cơ sở và chuyên ngành 4.23 5 2 Giỏi Năng lực về tin học 3.67 5 2 Khá Năng lực về ngoại ngữ 3.45 5 2 Khá Năng lực nghiên cứu (cải tiến- sáng kiến) 3.42 5 2 Khá Năng lực học tập ở bậc cao hơn 4.27 5 2 Giỏi Nguồn: Tính toán của tác giả từ kết quả khảo sát + Hiện trạng kỹ năng nghề nghiệp NLCLC trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An Kết quả khảo sát các doanh nghiệp xây dựng và Sở xây dựng trên địa bàn Nghệ An cho thấy tính năng động xã hội của nguồn NLCLC được thể hiện ở bảng 3.8.
  22. 19 Bảng 3.8: Thống kê mô tả điểm đánh giá của các doanh nghiệp và Sở xây dựng về tính năng động x hội Tiêu chí Điểm số đánh giá của doanh nghiệp Các chỉ tiêu đánh giá về tính năng động Xếp loại Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất x hội Khả năng vận dụng kiến thức chung trong 3.71 5 2 Khá công việc Khả năng làm việc độc lập 3.85 5 2 Khá Khả năng làm việc nhóm 3.7 5 2 Khá Khả năng lập kế hoạch hoạt động chuyên môn 3.61 5 2 Khá Khả năng giao tiếp (đàm phán) 3.73 5 2 Khá Nhạy bén với môi trường làm việc thay đổi 3.78 5 2 Khá Khả năng giải quyết công việc 3.89 5 2 Khá Nguồn: Tính toán của tác giả từ kết quả khảo sát Bảng 3.9: Thống kê mô tả điểm đánh giá của các doanh nghiệp và Sở xây dựng về nhân cách Tiêu chí Điểm số đánh giá của doanh nghiệp Xếp loại Các chỉ tiêu đánh giá về nhân cách Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Hạnh kiểm 3.96 5 2 Khá Trách nhiệm trong chuyên môn 3.93 5 2 Khá Tinh thần cầu tiến trong chuyên môn 4 5 2 Khá Tác phong làm việc nghiêm túc 3.82 5 2 Khá Trách nhiệm với đồng nghiệp 3.75 5 2 Khá Tuân thủ chủ trương- pháp luật của Nhà nước và nội quy của cơ quan 3.95 5 2 Khá Nguồn: Tính toán của tác giả từ kết quả khảo sát + Hiện trạng trình độ ngoại ngữ, công nghệ của NLCLC trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An Thông qua kết quả khảo sát cho thấy, trình độ ngoại ngữ, công nghệ của NLCLC trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An như sau: - Ðể được tuyển dụng và làm việc có hiệu quả, cần trang bị những kiến thức gì? Kết quả cho thấy: 54% sinh viên, học sinh cho là nhà doanh nghiệp cần kiến thức chuyên môn, 29% cần kiến thức ngoại ngữ - Về kỹ năng tin học: 10% số sinh viên, học sinh được khảo sát cho rằng cần kỹ năng mềm và 07% sinh viên, học sinh cho rằng cần kỹ năng thực hành. - Về kỹ năng mền: với câu hỏi khảo sát “Kỹ năng mềm nào cần thiết nhất để tham gia thị trường lao động”: có 53% sinh viên, học sinh cho là cần kỹ năng
  23. 20 giao tiếp; 26% cần ý thức tổ chức kỷ luật, 12% cần kỹ năng trình bày, truyền đạt thông tin và 9% cần kỷ năng làm việc nhóm; Sinh viên, học sinh có nên tự trang bị kỹ năng mềm hay không: 89% cho là cần thiết và 11% không cần thiết; Sinh viên, học sinh trang bị kỹ năng mềm bằng cách nào?: 4% cho biết tham gia Ðoàn - Hội; 6% cho rằng cần tham gia học ngoại khóa; 18% cho rằng đi làm thêm; 29% cho rằng rèn luyện qua các khóa học, qua tài liệu và 43% không có ý kiến (điều này có mâu thuẫn với 89% khi khảo sát trước đó, đã cho là cần thiết trang bị kỹ năng mềm) . 3.2.2.3. Hiện trạng đào tạo, bồi dưỡng nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An. Thực tế cho thấy, hiện cơ cấu lao động qua đào tạo ở Nghệ An chưa phù hợp cho một tỉnh phát triển theo hướng công nghiệp (tỷ lệ giữa đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật là 1-0,4-2,0 (cả nuớc là 1- 2,4-3,5 và các nước phát triển là 1-4-10)). Tỷ lệ lao động qua đào tạo vẫn còn thấp; theo đó NLCLC trong ngành xây dựng ở Nghệ An thấp hơn nhiều so với cả nước và các nước phát triển, nhất là trình độ cao đẳng; trình độ năng lực của lực lượng lao động qua đào tạo vẫn còn bất cập. 3.2.2.4. Hiện trạng sử dụng nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An. Xét một cách tổng thể ở mỗi địa phương, NLCLC ngành xây dựng cơ bản là đội ngũ công chức của ngành tính từ trình độ cao đẳng trở lên (bao gồm công chức hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, công chức địa chính xây dựng cấp xã) chiếm tỷ trọng khá lớn, hơn 98% công chức tham gia hoạt động quản lý nhà nước của Ngành; công chức khối cơ quan Bộ Xây dựng chỉ chiếm tỷ lệ 1,74% (357 người trong tổng số 20.568 người) và Nghệ An cũng ở những tỷ lệ tương ứng. 3.2.2.5. Hiện trạng đãi ngộ nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An. Theo các quy định hiện hành, những nhân lực thuộc các ngành xây dựng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong đó có cả NLCLC đều được thực hiện như các cơ quan hành chính nhà nước khác (Tiền lương = hệ số lương × mức lương cơ bản + phụ cấp công vụ) trong khi phải chịu nhiều áp lực khách quan mang lại dẫn đến trình trạng không giữ được, không thu hút được nhân sự có kinh nghiệm chuyên môn và năng lực công tác. 3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG XÂY DỰNG NLCLC CỦA NGÀNH XÂY DỰNG Ở TỈNH NGHỆ AN THỜI GIAN QUA 3.3.1. Đánh giá chung về xây dựng nhân lục chất lƣợng cao của ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An thời gian qua Có thể nói, giai đoạn 2015-2020, việc xây dựng NLCLC ngành xây dựng tỉnh Nghệ An có những chuyển biến rõ nét trên những khía cạnh sau: Thứ nhất, quy mô, cơ cấu NLCLC trong ngành xây dựng tỉnh Nghệ An có chuyển biến về lượng - số lượng nhân lực có trình độ trên đại học liên tục tăng lên trong các năm qua tại Sở xây dựng, các doanh nghiệp xây dựng của tỉnh Nghệ An, song mức độ đáp ứng yêu cầu, nhu cầu xây dựng của tỉnh còn hạn chế. Thứ hai, chất lượng NLCLC trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An có những cải thiện nhất định, trong đó, thể chất vẫn ở mức cơ bản chấp nhận được;
  24. 21 trí lực - năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, công nghệ và sự năng động đạt mức khá so với yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên, về dài hạn cần hướng tới xây dựng NLCLC đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương, của ngành, nhưng theo tiêu chí tiệm cận chất lượng nhân lực khu vực và quốc tế. Thứ ba, đào tạo, bồi dưỡng NLCLC nói chung, NLCLC trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An có thể nói là một khâu yếu- thấp và rất thấp so với nhiều địa phương trong nước và nhiều nước trong khu vực. Chính vì vậy, lý giải được vì sao hiện cơ cấu lao động ở Nghệ An chưa phù hợp cho một tỉnh phát triển theo hướng công nghiệp. Thứ tư, nhận thức về tầm quan trong của việc sử dụng NLCLC trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An là rõ ràng, tuy nhiên, do đặc thù ngành, nên thực tế sử dụng NLCLC ngành xây dựng là rất mỏng, chất lượng chưa đáp ứng và có xu hướng giảm, chậm được bổ sung. Thứ năm, những năm qua, Nghệ An đã có những nỗ lực trong đãi ngộ để thu hút và “giữ chân” NLCLC trong các ngành/lĩnh vực quan trọng, trong đó có ngành xây dựng, nhưng do yêu cầu tuân thủ các quy định về chế độ đãi ngộ và hạn chế về nguồn lực, nên việc đãi ngộ NLCLC trong ngành xây dựng ở tỉnh vẫn chưa đạt các mục tiêu mong muốn và thấp hơn so với các địa phương khác. 3.3.2. Những vấn đề đặt ra Một là, sự mất cân đối rất lớn giữa cung và cầu NLCLC Hai là, chất lượng thực tế của NLCLC còn ở mức thấp. Ba là, sự phân bổ NLCLC còn mất cân đối. Bốn là, chính sách đào tạo, bồi dưỡng NLCLC còn nhiều bất cập. Năm là, chính sách sử dụng, đãi ngộ đối với NLCLC chưa phù hợp. 3.3.3. Nguyên nhân 3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, đang tồn tại khoảng cách quá lớn giữa hướng nghiệp, đào tạo nghề nghiệp với nhu cầu của thị trường. Thứ hai, thiếu sự kết nối giữa cơ sở đào tạo với đơn vị sử dụng nhân lực dẫn đến việc chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Thứ ba, do đãi ngộ, sử dụng NLCLC chưa có cơ chế phù hợp nên chưa tạo được động lực cho nhân lực và tạo nên sự mất cân đối trong phân bổ NLCLC. 3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan. Thứ nhất, do nhận thức chưa đầy đủ về vai trò quyết định của nguồn NLCLC đối với sự phát triển của ngành xây dựng nói riêng và phát triển đất nước nói chung Thứ hai, tình trạng phân bố nhân lực không đồng đều giữa các khu vực kinh tế, ngành kinh tế tạo mất cân đối nhu cầu nhân lực và nhu cầu việc làm. Thứ ba, những hạn chế về công tác quản lý nhà nước về NLCLC, đặc biệt chưa tổ chức hệ thống dự báo nhu cầu nhân lực và chưa có thông tin thị trường lao động, dịch vụ giao dịch thị trường lao động (tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động) có hiệu quả cao.
  25. 22 Chƣơng 4 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG NGÀNH XÂY DỰNG Ở TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030 4.1. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU XÂY DỰNG NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG NGÀNH XÂY DỰNG Ở TỈNH NGHỆ AN ĐẾN 2025, TẦM NÌNH 2030 4.1.1. Mục tiêu xây dựng nhân lực chất lƣợng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An đến 2025, tầm nhìn 2030 4.1.1.1. Quan điểm chung về nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng Phát triển nhân lực ngành xây dựng phù hợp với mục tiêu phát triển nhân lực chung của toàn quốc và xu thế phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Phát triển NLCLC ngành xây dựng phải đảm bảo tính liên tục, kế thừa, tính thay thế kịp thời của cơ cấu NLCLC. 4.1.1.2. Mục tiêu xây dựng nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An giai đoạn đến 2025, tầm nhìn 2030. Xây dựng tỉnh Nghệ An xác định, mục tiêu phát triển NLCLC ngành xây dựng của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn 2030 là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức viên chức ngành xây dựng của tỉnh có phẩm chất đạo đức, chính trị, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, có cơ cấu hợp lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi mới của quá trình phát triển, hội nhập của tỉnh. 4.1.2. Quan điểm và phương hướng xây dựng nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An giai đoạn đến 2025, tầm nhìn 2030 4.1.2.1. Quan điểm xây dựng nhân lực chất lượng cao ngành xây dựng tỉnh Nghệ An - Cần xác định công tác đánh giá cán bộ là một khâu quan trọng, là cơ sở để đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, đề bạt cán bộ. - Lựa chọn các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp cho cán bộ, công chức viên chức của ngành trong tỉnh tham gia; - Chú trọng phát hiện, đào tạo bồi dưỡng nhân tài ở những khâu, lĩnh vực, những công đoạn then chốt của ngành. - Coi chất lượng đào tạo, bồi dưỡng là yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững và lâu dài NLCLC của ngành - Xây dựng NLCLC ngang tầm nhân lực ngành xây dựng trong khu vực và quốc tế. - Các cơ sở đào tạo cần chủ động đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn 4.1.2.2. Phương hướng xây dựng nhân lực chất lượng cao ngành xây dựng tỉnh Nghệ An Xây dựng NLCLC ngành xây dựng phải gắn liền với các Quy hoạch phát triển của tỉnh Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành và cách mạng công nghiệp 4.0; phải dựa trên cơ sở nâng cao hiệu quả từ đào tạo đến sử dụng; theo hướng ưu tiên phục vụ
  26. 23 Quy hoạch phát triển thành phố Vinh và các khu kinh tế trọng điểm và các Khu công nghiệp của tỉnh, các chuyên ngành xây dựng có khả năng ứng dụng cao hoặc chuyển đổi số cao trong ngành xây dựng ; và có khả năng thích ứng nhanh với môi trường lao động chuyên nghiệp, môi trường kỹ thuật số và với tiến bộ khoa học công nghệ mới 4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM XÂY DỰNG NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG NGÀNH XÂY DỰNG Ở TỈNH NGHỆ AN THỜI GIAN TỚI 4.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách xây dựng, phát triển nhân lực chất lƣợng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An trong thời gian tới Thứ nhất, Thể chế hóa các quan điểm và định hướng của Đảng về đổi mới, nâng cao chất lượng nhân lực nhất là đội ngũ CCVC ngành xây dựng; Thứ hai, sửa đổi, bổ sung văn bản có liên quan để áp dụng quy định về chính sách tuyển dụng, đãi ngộ người có tài năng để bổ sung kịp thời NLCLC cho đất nước, trong đó có ngành xây dựng. Thứ ba, cần sớm có cơ chế, chính sách trả lương cho NLCLC theo cơ chế thị trường trên cơ sở thoả dựa trên yêu cầu công việc. Thứ tư, đối với Nghệ An, ngoài việc vận dụng linh hoạt các các giải pháp trên cần điều chỉnh kế hoạch phát triển ngành xây dựng phù hợp các kế hoạch phát triển của tỉnh. 4.2.2. Nhóm giải pháp về qui mô, cơ cấu đối với nhân lực chất lƣợng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An Thực trạng NLCLC ngành xây dựng Nghệ An cho thấy sự mất cân đối rất lớn giữa cung và cầu NLCLC; sự phân bổ nhân lực này cũng mất cân đối vì vậy, quy mô, cơ cấu NLCLC ngành xây dựng tỉnh Nghệ An thời gian tới cần tập trung giải quyết như sau: Về quy mô, trước hết ngành xây dựng của tỉnh mà trực tiếp là sở xây dựng cần xây dựng đề án nhân lực của ngành đến 2025, tầm nhìn 2030, trong đó cụ thể nhân lực theo vị trí việc làm để xác định được số lượng/ quy mô nhân lực, đặc biệt là NLCLC. Về cơ cấu, ngành xây dựng tỉnh Nghệ An cần xác định một cách cụ thể nhu cầu NLCLC đồng thời cũng cần có quy hoạch, kế hoạch nhân lực mang tính bền vững và được thông tin truyền thông trên phạm vi rộng để định hướng lựa chọn nghề của học sinh khi tốt nghiệp PTTH, thu hút NLCLC về công tác tại tỉnh và cung cấp tới các cơ sở đào tạo nhằm hướng tới sự gắn kết giữa đào tạo, sử dụng nhằm đảm bảo cân đối cung, cầu một cách hiệu quả. Đồng thời, thông qua cơ chế lương, chế độ đãi ngộ để điều tiết sự phân bổ mất cân đối nguồn NLCLC như hiện hữu. 4.2.3. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nhân lực chất lƣợng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An - Xác định xây dựng NLCLC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh, của các cấp, ngành của tỉnh trong giai đoạn 2021-2025 - Xác định một cách cụ thể phương thức triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm - xây dựng NLCLC của tỉnh, của các cấp, ngành của tỉnh - Xây dựng cơ chế, chính sách tôn vinh, đãi ngộ một cách phù hợp để xây dựng được đội ngũ NLCLC của tỉnh, của các cấp, ngành của tỉnh
  27. 24 4.2.4. Nhóm các giải pháp khác - Tiếp tục đổi mới quản lý Nhà nước về phát triển nhân lực nói chung và NLCLC nói riêng. - Bảo đảm nguồn lực tài chính để phát triển NLCLC một cách bền vững - Chủ động hội nhập để gia tăng cơ hội phát triển NLCLC - Cần triển khai, thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình đào tạo, bồi dưỡng về nâng cao năng lực nhân lực ngành xây dựng. - Nâng cao nhận thức của xã hội về tầm quan trọng và giá trị của nguồn nhân lực chất lượng cao. KẾT LUẬN Trong điều kiện, cách mạng công nghiệp 4.0 đã, đang và sẽ là lực lượng sản xuất chủ đạo, thì xây dựng NLCLC là một trong những yêu cầu cấp thiết vì sự phát triển của mọi quốc gia, mọi ngành, lĩnh vực , trong đó có ngành xây dựng nói chung, ngành xây dựng tỉnh Nghệ An nói riêng. Trên cơ sở tiếp thu những kết quả từ các công trình nghiên cứu về NLCLC và NLCLC ngành xây luận án đã làm rõ được quan niệm, nội dung, nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NLCLC đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và của ngành xây dựng nói riêng. Mặt khác, bằng các số liệu có được luận án đã phân tích thực trạng xây dựng NLCLC trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2020. Qua đó chỉ ra những vấn đề cần giải quyết để ngành xây dựng tỉnh Nghệ An đảm bảo được NLCLC đáp ứng yêu cầu phát triển đến 2025, tầm nhìn 2030. Nhằm đạt được mục tiêu chung đảm bảo NLCLC ngành xây dựng đến năm 2025, tầm nhìn 2030, luận án đã đưa ra quan điểm, phương hướng và đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu là: (i) Hoàn thiện cơ chế, chính sách xây dựng, phát triển NLCLC trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An trong thời gian tới; (ii) Đảm bảo hợp lý quy mô, cơ cấu đối với NLCLC trong ngành xậy dựng tỉnh Nghệ An; (iii) Giải pháp nâng cao chất lượng NLCLC trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An; (iv) Nhóm các giải pháp khác bao gồm: i/Tiếp tục đổi mới quản lý Nhà nước về phát triển nhân lực nói chung và NLCLC nói riêng; ii/Bảo đảm nguồn lực tài chính để phát triển NLCLC một cách bền vững; iii/ Chủ động hội nhập để gia tăng cơ hội phát triển NLCLC; iv/ Cần triển khai, thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình đào tạo, bồi dưỡng về nâng cao năng lực nhân lực ngành xây dựng; v/ Nâng cao nhận thức của xã hội về tầm quan trọng và giá trị của nguồn NLCLC. Như vậy, nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên ngành xây dựng tỉnh Nghệ An nói riêng sẽ chủ động có được nguồn NLCLC có thể lực tốt, có trình độ chuyên môn cao, kiến thức, kỹ năng tốt (kỹ năng mềm và khả năng giao tiếp ngoại ngữ ), thái độ tích cực đáp ứng nhu cầu nhân lực cho ngành, cho địa phương./.