Đề tài Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho tổng công ty vận tải thủy-CTCP Hà Nội

doc 63 trang tranphuong11 12322
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho tổng công ty vận tải thủy-CTCP Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_lap_ke_hoach_san_xuat_kinh_doanh_cho_tong_cong_ty_van.doc

Nội dung text: Đề tài Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho tổng công ty vận tải thủy-CTCP Hà Nội

  1. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI KHOA VẬN TẢI – KINH TẾ BỘ MÔN KINH TẾ VẬN TẢI VÀ DU LỊCH  THỰC TẬP THEO ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH CHO TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI THỦY-CTCP HÀ NỘI Sinh viên thực hiện: Lớp: , năm 2020 1
  2. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 CHƯƠNG I :TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP VẬN TẢI 1.1. Tổng quan về vận tải và sản phẩm vận tải 1.1.1. Khái niệm, phân loại vận tải 1.1.1.1. Khái niệm -Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển vị trí của đối tượng vận chuyển, đối tượng vận chuyển gồm con người (hành khách) và vật phẩm (hàng hóa). Sự di chuyển vị trí của con người và vật phẩm trong không gian rất đa dạng, phong phú và không phải mọi di chuyển đều là vận tải. Vận tải chỉ bao gồm những di chuyển do con người tạo ra nhằm mục đích kinh tế (lợi nhuận) để đáp ứng yêu cầu về sự di chuyển đó mà thôi. -Tất cả của cải vật chất chủ yếu cần thiết cho sự tồn tại và phát triển xã hội loài người, của cải vật chất của xã hội được tạo ra ở 4 ngành sản xuất vật chất cơ bản: công nghiệp khai khoáng; công nghiệp chế biến; nông nghiệp và vận tải. Đối với một ngành sản xuất vật chất như công nghiệp, nông nghiệp trong quá trình sản xuất đều có sự kết hợp của 3 yếu tố, đó là công cụ lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Vận tải cũng là một ngành sản xuất vật chất vì trong quá trình sản xuất của ngành vận tải cũng có sự kết hợp của 3 yếu tố trên. -Ngoài ra, trong quá trình sản xuất của ngành vận tải cũng đã tiêu thụ một lượng vật chất nhất định như: vật liệu, nhiên liệu, hao mòn phương tiện vận tải Hơn nữa, đối tượng lao động (hàng hóa, hành khách vận chuyển) trong quá trình sản xuất vận tải cũng trải qua sự thay đổi nhất định. -Có thể khái niệm về vận tải như sau: “Vận tải là quá trình thay đổi (di chuyển) vị trí của hàng hóa, hành khách trong không gian và thời gian cụ thể để nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. “ 2
  3. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 -Sự di chuyển vị trí của hành khách và hàng hóa trong không gian rất đa dạng, phong phú nhưng không phải tất cả các di chuyển đều được coi là vận tải. Vận tải chỉ bao gồm những di chuyển do con người tạo ra với mục đích nhất định để thỏa mãn nhu cầu về sự di chuyển đó mà thôi. 1.1.1.2. Phân loại Có nhiều cách phân loại vận tải, có thể phân loại theo các tiêu thức sau đây: • Căn cứ vào phương thức thực hiện quá trình vận tải - Vận tải đường biển - Vận tải thủy nội địa -Vận tải hàng không- Vận tải đường bộ -Vận tải đường sắt -Vận tải đường ống -Vận tải trong thành phố -Vận tải đặc biệt • Căn cứ vào đối tượng vận chuyển -Vận tải hành khách -Vận tải hàng hóa • Căn cứ vào cách tổ chức quá trình vận tải -Vận tải đơn phương thức: Hàng hóa hay hành khách được vận chuyển đến nơi đến bằng một phương thức vận tải duy nhất. - Vận tải đa phương thức: Việc vận chuyển được thực hiện bằng ít nhất là 2 phương thức vận tải, nhưng chỉ sử dụng một chứng từ duy nhất và chỉ một người chịu trách nhiệm trong quá trình vận chuyển đó. -Vận tải đứt đoạn: Là việc vận chuyển được thực hiện bằng 2 hay nhiều phương thức vận tải, nhưng phải sử dụng 2 hay nhiều chứng từ vận tải và 2 hay nhiều người chịu trách nhiệm trong quá trình vận chuyển đó. • Căn cứ vào tính chất của vận tải 3
  4. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 -Vận tải công nghệ: Là việc vận chuyển trong nội bộ xí nghiệp, nhà máy công ty nhằm di chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, con người phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty, xí nghiệp bằng phương tiện của công ty, xí nghiệp đó mà không trực tiếp thu tiền cước vận tải. Vận tải nội bộ là một khâu của quá trình công nghệ để sản xuất sản phẩm vật chất nào đó. Khối lượng hành hóa của vận tải nội bộ không tập hợp vào khối lượng chung của ngành vận tải. -Vận tải công cộng: Là việc kinh doanh vận tải hàng háo hay hành khách cho mọi đối tượng trong xã hội để thu tiền cước vận tải. • Phân loại theo các tiêu thức khác - Cự ly vận chuyển - Theo khối lượng vận tải -Theo phạm vi vận tải 1.1.2. Đặc điểm và vai trò của vận tải 1.1.2.1. Đặc điểm của vận tải Vận tải là hình thức vận chuyển phổ biến và thông dụng nhất. Vận tải (dù là đường bộ; đường thủy; đường hàng không ) đều có những ưu điểm nổi bật là sự tiện lợi, tính cơ động và khả năng thích nghi cao với các điều kiện địa hình, có hiệu quả kinh tế cao trên các cự li ngắn, trung bình và dài Vận tải vận chuyển luôn chủ động về thời gian và đa dạng trong vận chuyển các loại hàng hoá. Tuy nhiên hình thức vận tải cũng bị hạn chế bởi khối lượng và kích thước hàng hóa, một số loại hình vận tải không chở được những khối lượng hàng hoá quá lớn, nhưng lại khá linh hoạt với những hàng hoá có khối lượng vận chuyển không quá lớn và nhỏ. Vận tải có tính liên hoàn, liên tục, thường xuyên trong hoạt động sản xuất của nhiều ngành nghề 4
  5. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 Doanh nghiệp vận tải quản lý quá trình hoạt động theo nhiều khâu khác nhau như giao dịch, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bao gồm cả xếp dỡ hàng hóa tại diêm đến (cảng biển, bến tàu, nhà ga ) hoặc vận chuyển hành khách, thanh lý các hợp đổng vận chuyển, lập kế hoạch điều vận và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vận chuyển. Kế hoach tác nghiệp của các doanh nghiệp vận tải thường cụ thể hóa cho từng ngày, tuần, thậm chí đến từng lịch trình vận chuyển, có tính định kỳ ngắn, người điều khiển và phương tiện vận tải làm việc chủ yếu ở ngoài doanh nghiệp. Do đó, đòi hỏi phải có một quy trình kiểm soát rõ ràng, phân định trách nhiệm vật châ't đôì vói từng khâu, bước công việc, và vận dụng cơ chế khoán một cách hợp lý phù họp với đặc thù hoạt động vận tải. Phương tiện vận tải là TSCĐ chủ yêu và quan trọng không thể thiếu được trong quá trình thực hiện dịch vụ vận tải. Các phương tiện này gồm nhiều loại có tính năng, tác dụng, hiệu quả và mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng khác nhau. Mặt khác mỗi loại phương tiện cũng đòi hỏi chế độ bảo quản, bảo dưỡng, điểm đỗ và điều kiện vận hành hoàn toán khác nhau. Sự khách biệt giữa phương tiện vận tải đường bộ, phương tiện vận tải đường sông, phương tiện vận tải hàng không cũng như mức tải trọng khác nhau trong mỗi loại phương tiện vận tải đều có ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí và doanh thu dịch vụ. Quá trình kinh doanh dịch vụ vận tải, ngoài việc phụ thuộc vào năng lực phương tiện của mỗi doanh nghiệp còn phụ thuộc râ't lớn vào các điều kiện hạ tầng cơ sở của mỗi vùng địa lý khác nhau như đường sá, cầu, phà, điều kiện về thông tin liên lạc và điều kiện địa lý, khí hậu Ngoài ra kinh doanh dịch vụ vận tải còn phụ thuộc vào yêu tố con người liên quan trực tiếp đến trình độ làm chủ phương tiện của người điều khiển, khả năng giao tiếp và cách ứng xử văn hóa, đặc biệt trong vận chuyển hành khách. 5
  6. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 Quá trình kinh doanh dịch vụ vận tải thường có quan hệ chặt chẽ với các dịch vụ gia tăng khác như xêp dỡ hàng hóa, thủ tục thông quan, kiểm định chất lượng, chuyên phát nhanh thư từ, bưu phẩm (đối với vận chuyển hàng hóa) hoặc dịch vụ lữ hành, nghỉ ngơi, mua sắm, hướng dẫn du lịch (đôì với vận chuyển hành khách). Do vậy, nhiều doanh nghiệp vận tải có tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các hình thức liên kê't trong chuỗi giá trị để tăng khả năng cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng và phát triển dịch vụ hỗ trợ ngoài chức năng chính là kinh doanh dịch vụ vận tải. Ngành vận tải gồm nhiều loại hình hoạt động như vận tải ôtô, vận tải đường sắt, vận tải đường biển, đường sông (vận tải thủy), vận tải hàng không, vận tải thô sơ Mỗi loại hình vận tải nói trên đều có những đặc điểm đặc thù, chi phôi đến công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Vì vậy để quản lý một cách hiệu quả, khoa học hoạt động kinh doanh, các nhà quản trị trong các doanh nghiệp vận tải cần phải tính đến những đặc điểm đặc thù đó trong quá trình ra quyết định quản lý. 1.1.2.2. Vai trò của vận tải - Vận tải giữ vai trò quan trọng và có tác dụng lớn đối với bền kinh tế quốc dân của mỗi nước. Hệ thống vận tải được ví như mạch máu trong cơ thể con người, nó phản ánh trình độ phát triển của một nước. Vận tải phục vụ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, quốc phòng. - Vận tải có một chức năng đặc biệt trong xã hội là vận chuyển hàng hóa và hành khách từ địa điểm này đến địa điểm khác. Không có vận tải thì bất cứ một quá trình sản xuất nào của xã hội cũng không thể thực hiện được. Vận tải rất cần thiết đối với tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, từ vận chuyển nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho quá trình sản xuất đến vận chuyển sản phẩm do quá trình sản xuất tạo ra Vận tải cũng đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. 6
  7. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 - Vận tải là mạch máu của nền kinh tế quốc dân , nối liền các ngành,các đơn vị sản xuất với nhau nối liền khu vực sản xuất với khu vực tiêu dùng, nối liền thành thị với nông thôn, miền ngược với miền xuôi làm cho nền kinh tế thành một khối thống nhất. Lực lượng sản xuất và trình độ chuyên môn hóa ngày càng phát triển đời sống nhân dân không ngừng nâng cao đòi hỏi vận tải phải phát triển nhanh chóng mới đáp ứng được nhu cầu vận tải tăng lên không ngừng của nền kinh tế quốc dân. - Vận tải là yếu tố quan trọng nhất của hệ thống logistics của từng nhà máy, xí nghiệp, công ty trong từng xí nghiệp hay công ty đều có hệ thống cung ứng và phân phối vật chất, hệ thống này bao gồm nhiều khâu, nhiều giai đoạn khác nhau kể từ khi mua sắm nguyên liệu, vật liệu cho sản xuất (cung ứng) cho đến khi phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Logistics bao gồm 4 yếu tố: Vận tải, marketing, phân phối và quản lý trong đó vận tải là yếu tố quan trọng nhất và chiếm nhiều chi phí nhất. 1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của sản phẩm vận tải 1.1.3.1.Khái niệm sản phẩm vận tải -Sản phẩm vận tải là “hàng hoá đặc biệt" , chúng cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của hàng hoá là lượng lao động xã hội cần thiết kết tinh trong hành hoá đó. Giá trị sử dụng của sản phẩm vận tải là khả năng đáp ứng nhu cầu di chuyển. -Sản phẩm vận tải là kết quả của quá trình sản xuất vận tải, là số lượng hàng hóa, hành khách đã vận chuyển được. -Quá trình vận chuyển hàng hóa và hành khách trong không gian và theo thời gian tạo nên sản phẩm vận tải. Sản phẩm vận tải được đánh giá thông qua 2 chỉ tiêu: • Khối lượng vận chuyển (Q): với vận chuyển hàng hóa là khối lượng vận chuyển hàng hóa (đơn vị là tấn). • Lượng luân chuyển (P): với vận chuyển hàng hóa là lượng luân chuyển hàng hóa (đơn vị là T.Km). 7
  8. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 -Ngoài ra, đối với vận tải container: khối lượng vận chuyển được tính bằng TEU (Twenty feet Equivalent Unit) và lượng luân chuyển được tính bằng TEU.Km; trong vận tải hành khách bằng xe con, taxi thì đơn vị đo sản phẩm vận tải là KM doanh nghiệp, Km được trả tiền 1.1.3.2. Đặc điểm của sản phẩm vận tải - Thứ nhất: tính thống nhất sản xuất và tiêu thụ. Sản xuất và tiêu thụ gắn liền với nhau làm một. Nó thể hiện trên 3 mặt là thời gian, địa điểm, quy mô.Vận tải không thể sản xuất lúc này mà tiêu thụ lúc khác không có sản xuất chỗ này mà lại tiêu thụ chỗ khác không thể có sản xuất nhiều mà lại tiêu thụ ít. - Thứ hai: tính trừu tượng: sản phẩm vận tải không có hình thái vật chất cụ thể , không có tính chất cơ, lý ,hóa như những sản phẩm hàng hóa thông thường khác. - Thứ ba: sản phẩm vận tải không có tính dự trữ hay có thể vận chuyển đi tiêu thụ nơi khác theo nhu cầu của thị trường. - Thứ tư: tính không thay thế của sản phẩm vận tải. Các sản phẩm hàng hóa thông thường có sản phẩm thay thế. Còn sản phẩm vận tải thì không thể thay thế được. 1.1.4. Thị trường vận tải 1.1.4.1. Khái niệm thị trường vận tải Hiện tại có nhiều khái niệm , định nghĩa về thị trường như: -Thị trường là nơi diễn ra sự trao đổi giữa người mua và người bán về một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó. -Thị trường là một quá trình trong đó diễn ra sự trao đổi giữa người mua và người bán về một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó. -Thị trường là tập hợp những người có nhu cầu tiêu thụ một mặt hàng hay dịch vụ nào đó nhưng chưa được đáp ứng , và nhiều quan niệm khác nữa. Thị trường vận tải là một loại thị trường đặc biệt: Sản phẩm vận tải không tồn tại dưới dạng sản phẩm vật chất cụ thế. Quá trình sản xuất sản phẩm vận tải cũng chính là 8
  9. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 quá trình tiêu thụ (Nơi sản xuất cũng đồng thời là nơi tiêu thụ) .Chính vì vậy khó có thể đưa ra được một khái niệm hay định nghĩa về thị trường vận tải một cách chính xác. Có thể nêu định nghĩa một cách tương đối về thị trường vận tải như sau: “Thị trường vận tải là tập hợp những khách hàng có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm vận tải nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng thanh toán ứng với không gian và thời gian xác định . 1.1.4.2. Đặc điểm của thị trường vận tải Thị trường vận tải có tính phức tạp hơn so với các thị trường hàng hóa khác, bởi thị trường hàng hóa thường được thực hiện theo hợp đồng được ký kết và ít có sự thay đổi về lịch trình, còn thị trường vận tải thì mạng lưới có thể được tổ chức ở nhiều nơi và thường phát sinh các trường hợp thay đổi về hành trình, trả lại; mặt khác, giữa thời điểm sử dụng dịch vụ thường có khoảng cách về thời gian, điều này làm cho việc xác định thời điểm ghi nhận doanh thu và quản lí doanh thu trở nên phức tạp Hoạt động kinh doanh dịch vụ của thị trường vận tải phụ thuộc khá lớn vào điều kiện tự nhiên về địa lý, khí hậu, thời tiết cùng với tính thời vụ của loại hình dịch vụ này nên hoạt động kinh doanh vận tải có tính rủi ro cao. Hoạt động kinh doanh dịch vụ của thị trường vận tải có tính đa dạng về loại hình hoạt động như vận tải ô tô, đường sắt, đường biển, đường sông, hàng không, vận tải thô sơ mỗi loại hình vận tải đểu có tính đặc thù riêng chi phối đến công tác kế toán chi phí và giá thành sản phẩm. Trong xu thế hội nhập và phát triển, nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách giữa các vùng, các khu vực và trên toàn thế giới tăng nhanh, và khi dịch vụ vận tải phát triển sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao khả năng tiêu 9
  10. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 thụ các sản phẩm xã hội bằng cách đưa sản phẩm từ nơi này đên nơi khác, đáp ứng nhu cầu đi lại, tham quan, du lịch của mọi tầng lớp dân cư. 1.1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường vận tải Trong bất kỳ hoạt động nào của nền kinh tế cũng đều có những tác động bởi các nhân tố, với thị trường vận tải việc ảnh hưởng của chúng được đánh giá là đa dạng và phức tạp, song chung quy lại tất cả được xem xét qua các khía cạnh cơ bản như điều kiện tự nhiên, xã hội và phát triển kinh tế. Nếu nhận thấyđược các nhân tố sẽ giúp khắc phục những hạn chế, phát huy những nhân tố tích cực, góp phần phát triển thị trường vận tảiđạt hiệu quả cao. Nhóm các nhân tố điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý: Là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến việc phát triển thị trường vận tải, vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm của các vùng kinh tế, sẽ kết nối vào giao thương kinh tế giữa các vùng sẽ tác động đến phát triển dịch vụ này và ngược lại. - Về địa hình: Cấu trúc địa hình của địa phương sẽ thuận lợi cho việc phát triển thị trường vận tải nếu là địa hình thuộc vùng đồng bằng, và khó khăn nếu là địa hình thuộc vùng hiểm trở. - Diện tích: Nếu địa phương có diện tích càng lớn, bề mặt địa hình thuận lợi sẽ tạo điều kiện dẫn đến việc phát triển thị trường vận tải sẽ thuận lợi và ngược lại sẽ gây khó khăn cho sự phát triển này. Nhóm các nhân tố điều kiện xã hội: - Dân số: Đây là nhân tố góp phần quyết định trong việc có hay không thực hiện việc phát triển bất kỳ một loại hình dịch vụ nào. Đối với thị trường vận tải thì đối tượng phục vụ chính là con người thì nhân tố này càng ảnh hưởng lớn đến việc phát triển dịch vụ này. - Mật độ dân số: Là nhân tố để lựa chọn phát triển thị trường này ở khu vực nào cho hợp lý, như cự ly và diện tích của các tổ chức hành chính, mật độ dân cư sinh sống 10
  11. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 và làm việc tại đây cũng như góp phần cho việc có xác định có hay không phát triển dịch vụvận tải hành khách đường bộ tại khu vực này. - Thói quen và tập quán của người dân tại địa phương: cũng là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn phát triển thị trường vận tải Nhóm các nhân tố điều kiện kinh tế - Quy mô phát triển kinh tế: Là nhân tố ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển các loại hình dịch vụ nói chung và thị trường vận tải nói riêng, quy mô kinh tế càng lớn thìảnh hưởng tốt đến việc phát triển dịch vụ này càng cao và ngược lại. - Tốc độ phát triển của nền kinh tế: có ảnh hưởng nhiều và trực tiếp đến việc phát triển các loại hình. Khi nền kinh tế càng phát triển, đòi hỏi thị trường vận tải phải đa dạng hoá hoạt động, mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của nền kinh tế, đồng thời mở rộng việc phát triển thị trường 1.2 Tổng quan về công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. 1.2.1. Khái niệm về Kế hoạch sản xuất kinh doanh -Kế hoạch sản xuất kinh doanh có thể được thiết kế để hướng dẫn ban quản lý trong các giai đoạn khởi nghiệp hoặc tăng trưởng của doanh nghiệp, hoặc để kiểm soát quá trình vận hành của một doanh nghiệp đang hoạt động tốt. -Giá trị lớn nhất mà bản kế hoạch kinh doanh đó là nó phát ra được một bức tranh trong đó đánh giá tất cả sự vững mạnh kinh tế của doanh nghiệp bao gồm việc mô tả và phân tích các viễn cảnh tương lai kinh doanh của doanh nghiệp. Kế hoạch sản xuất kinh doanh là một văn bản nêu rõ hoạt động kinh doanh, xác định sứ mệnh, mục đích, mục tiêu, chiến lược, chiến thuật kinh doanh của doanh nghiệp và được sử dụng như một bản lý lịch về doanh nghiệp. -Kế hoạch sản xuất kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, xử lý các tình huống bất trắc và ra các quyết định kinh doanh một cách hiệu quả. Kế 11
  12. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 hoạch kinh doanh cung cấp những thông tin cụ thể và có tổ chức về doanh nghiệp và hoạt động mà doanh nghiệp sẽ tiến hành để hoàn trả được nợ vay. -Một kế hoạch sản xuất kinh doanh tốt là một phần thiết yếu của bất kỳ đơn xin vay nào. Bên cạnh đó, kế hoạch kinh doanh có thể được sử dụng làm công cụ để thông báo cho nhân viên kinh doanh, nhà cung cấp, và các đối tượng liên quan khác về hoạt động và mục tiêu của doanh nghiệp. 1.2.2. Phân loại kế hoạch sản xuất kinh doanh • Theo tiêu thức thời gian - Kế hoạch siêu dài hạn: Là kế hoạch có thời gian từ 15 năm trở lên. - Kế hoạch dài hạn: Là kế hoạch có thời gian từ 5 năm trở lên. - Kế hoạch trung hạn: Là kế hoạch có thời gian trên 1 năm, dưới 5 năm. - Kế hoạch ngắn hạn ( kế hoạch tác nghiệp ) : Là kế hoạch có thời gian từ 1 năm trở xuống • Theo nội dung: Trong doanh nghiệp vận tải ô tô, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh bao gồm các mặt chủ yếu sau: - Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vận tải. - Kế hoạch khai thác và quản lý kỹ thuật phương tiện - Kế hoạch lao động tiền lương - Kế hoạch giá thành của sản phẩm vận tải - Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản - Kế hoạch tài chính 12
  13. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 - Kế hoạch ứng dụng khoa học kỹ thuật. • Theo mức độ hoạt động: - Kế hoạch chiến lược: Hoạch định cho một thời kỳ dài hạn do các nhà quản trị cấp cao xây dựng mang tính khái quát cao và rất uyển chuyển. - Kế hoạch chiến thuật: Là kết quả triển khai kế hoạch chiến lược, ít mang tính tập trung hơn và ít uyển chuyển hơn. - Kế hoạch tác nghiệp: Hoạch định chi tiết cho thời gian ngắn, do các nhà quản trị điều hành xây dựng và ít thay đổi. • Theo phạm vi lập kế hoạch - Kế hoạch tổng thể - Kế hoạch bộ phận 1.2.3. Nội dung của kế hoạch sản xuất kinh doanh 1.2.3.1 Phân tích nội bộ . a. Nguồn nhân lực -Là nhân tố quyết định sự thành bại cho công ty từng công ty nên chú trọng vào việc phân công tuyển chọn nguồn nhân lực để phù hợp với sự phát triển của công ty và cần chú trọng đến: - Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, tay nghề và tư cách đạo đức của cán bộ công nhân viên, đồng thời sử dụng có hiệu quả các biện pháp khuyến khích để động viện nhân viên hoàn thành nhiệm vụ, tạo nên sự làm việc hăng say trong nhân viên nhằm mang lại năng suất lao động cao hơn. - Năng lực, mức độ quan tâm và trình độ của ban lãnh đạo sẽ tạo cho nhân viên khắng khít với công ty và làm việc vì mục tiêu của công ty. Bên cạnh đó các cán bộ công nhân viên 13
  14. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 trong các phòng ban chức năng đưa ra ý kiến cho việc lập kế hoạch để cho kế được hoàn chỉnh nhanh chóng và phù hợp với tình hình hoạt động của công ty. b. Sản xuất -Theo quan điểm phổ biến trên thế giới thì sản xuất được hiểu là quá trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty việc tạo ra sản phẩm dựa vào quy trình sản xuất, nhu cầu của thị trường và chi phí sản xuất do đó chúng ta nên quan tâm đến: - Giá cả và mức độ cung ứng nguyên vật liệu, quan hệ với nhà cung ứng. - Công ty nên chú ý đến hiệu suất của công ty để biết được khả năng phục vụ của công ty từ đó đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn. - Quy mô sản xuất là tiêu chuẩn để đánh giá khả năng hoạt động của công ty do đó có được quy mô hoạt động lớn sẽ tạo được khả năng cạnh tranh tốt hơn cho công ty và cũng giúp cho việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh chóng. - Chi phí và khả năng công nghệ so với ngành và đối thủ cạnh tranh là vấn đề cần quan tâm vì các yếu tố này quyết định hiệu quả hoạt động của công ty. c. Yếu tố Marketing -Là hoạt động nhằm đưa sản phẩm dịch vụ đến người tiêu dùng, nó tạo được sự liên kết giữa khách hàng với công ty do đó công ty cần quan tâm đến. - Cách tổ chức bán hàng hữu hiệu, am hiểu nhu cầu của khách hàng sẽ tạo khả năng đáp nhu cầu và tạo cho khách hàng có cảm giác được quan tâm từ đó khách hàng sẽ thích sử dụng hơn dịch vụ của công ty. - Việc đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, tài trợ sẽ làm tăng mức độ biết đến của khách hàng sẽ tạo cho khách hàng cảm giác quen thuộc khi lựa chọn sử dụng dịch vụ. 14
  15. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 - Cần quan tâm xem việc quảng cáo và khuyến mãi có hiệu quả không, chi phí cho công tác Marketing ảnh hưởng như thế nào đối với tổng chi phí. - Thu hút khách hàng tiềm năng giữ chân khách hàng hiện tại cần so sánh đánh giá giữa chi phí bỏ ra và lợi nhuận mang lại cho công ty. - Dịch vụ sau bán hàng và hướng dẫn sử dụng cho khách hàng, cách thức để tạo lòng tin cho khách hàng và danh tiếng của công ty. d. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm - Do yêu cầu và nhu cầu của thị trường luôn thay đổi nên các doanh nghiệp thường xuyên phải giải quyết việc cải tiến, phát triển sản phẩm mới. - Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng trong việc cạnh tranh với đối thủ do đó có được công nghệ sản xuất cao sẽ có khả năng tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. e. Tài chính kế toán - Là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá khả năng hoạt động của công ty và là mục đích của công ty, cần xem xét đánh giá tình hình tài chính qua các năm trước để tìm ra hiệu quả sử dụng tài chính của công ty và khả năng hoạt động của công ty, biết được lợi nhuận của công ty và xu hướng phát triển của nó để công ty có biện pháp điều chỉnh. - Đánh giá, phân tích các tỷ số tài chính qua các năm trong quá khứ của công ty như: khả năng huy động vốn ngắn hạn, tổng nguồn vốn của công ty, tỷ lệ lợi nhuận, vốn lưu động tính linh hoạt của cơ cấu vốn đầu tư. f. Môi trường văn hoá trong công ty. -Môi trường văn hóa do doanh nghiệp xác lập và tạo thành sắc thái riêng của từng doanh nghiệp. Đó là bầu không khí, là tình cảm, sự giao lưu, mối quan hệ, ý thức trách nhiệm và tinh thần hiệp tác phối hợp trong thực hiện công việc. Môi trường văn hoá có ý 15
  16. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 nghĩa đặc biệt và có tác động quyết định đến việc sử dụng đội ngũ lao động và các yếu tố khác của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho các doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến việc hình thành các mục tiêu chiến lược và các chính sách trong kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công chiến lược kinh doanh đã lựa chọn của doanh nghiệp. 1.2.3.2. Phân tích môi trường kinh doanh. a. Phân tích thị thường khách hàng. • Thị trường -Thị trường của công ty là nơi công ty chọn để thực hiện hoạt động kinh doanh và công ty cần xác định đúng thị trường hiện tại để tạo mọi khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó công ty phải chú trọng đến việc mở rộng thị trường, việc mở rộng thị trường sẽ làm cho quy mô hoạt động của công ty lớn hơn nhưng cũng cần chú ý đến xu hướng phát triển của thị trường. -Thị trường hiện tại của công ty ở đâu có phù hợp với nhu cầu của thị trường và trong tương lai thị trường mục tiêu của công ty sẽ như thế nào, thị phần dự kiến hiện tại của công ty chiếm bao nhiêu có đảm bảo được khả năng cạnh tranh cho công ty. • Khách hàng -Là bộ phận không tách rời với công ty trong môi trường cạnh tranh sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản vô giá của doanh nghiệp. Do đó có thể chia khách hàng thành những nhóm khách hàng để dễ dàng trong việc quản lý và chăm sóc khách hàng từ đó tìm hiểu thái độ của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của công ty để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. b. Áp lực từ nhà cung ứng -Nhà cung ứng cung cấp vật liệu cho công ty và góp phần làm cho giá trị, giá cả của công ty tăng hoặc giảm, từ đó làm ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của công ty. 16
  17. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 -Do đó việc tạo mối quan hệ tốt với nhà cung ứng là điều cần quan tâm và có khi nhà cung ứng tạo áp lực cho công ty trong trường hợp: Chỉ có một số ít nhà cung cấp, khi sản phẩm của nhà cung cấp là yếu tố quan trọng đối với khách hàng, khi sản phẩm của nhà cung cấp được khách hàng đánh giá cao về tính khác biệt hóa. 1.2.3.3. Phân tích cạnh tranh. a. Đối thủ cạnh tranh hiện tại -Là động tác động thường xuyên và có mức đe dọa trực tiếp đến công ty và khác nhau tùy theo từng ngành. - Số lượng doanh nghiệp tham gia trong ngành tại thị trường hoạt động của công ty để biết được đối thủ của công ty là ai. - Tìm hiểu mức độ tăng trưởng của ngành để biết được khả năng hoạt động của công ty như thế nào. Các khác biệt về sản phẩm dịch vụ của công ty so với đối thủ. b. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Ở nước ta hiện nay các công ty kinh doanh vận tải có rất nhiều các doanh nghiệp khác kinh doanh và cạnh tranh nhau khá gay gắt và các đối thủ tiềm năng sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực vận tải nếu như không có sự cản trở từ phía chính phủ và các rào cản của chính doanh nghiệp trong ngành vận tải. Vì vậy buộc các doanh nghiệp trong ngành có mức doanh lợi cao đều phải tạo ra các hàng rào cản trở sự ra nhập mới bằng cách khai thác triệt để các lợi thế riêng có của doanh nghiệp và tăng cường mở rộng chiếm lĩnh thị trường vận tải. c. Hàng thay thế Trong các ngành sản xuất kinh doanh công ty luôn phải cạnh tranh với các công ty có sản phẩm cùng tính năng với sản phẩm của mình. Họ có chiến lược về giá, chiêu thị khuyến mãi như thế nào có làm cho khách hàng của công ty thay đổi quyết định sử dụng dịch vụ 17
  18. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 đang dùng, có làm giảm lợi nhuận của công ty từ đó chúng ta nên nắm rõ những sản phẩm dịch vụ thay thế sẽ như thế nào. 1.2.3.4.Phân tích môi trường vĩ mô a. Yếu tố kinh tế -Là yếu tố quan trọng cho việc phát triển của công ty, vì hoạt động của công ty điều dựa vào xu hướng phát triển của thị trường và dựa vào xu thế đó để dự báo được nhu cầu trong tương lai của khách hàng sẽ phù hợp hơn. -Sự tăng trưởng kinh tế, tình hình lạm phát, thu nhập của người dân, xu hướng sử dụng dịch vụ của vùng ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của công ty. b. Yếu tố chính trị -Chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các công ty, công ty hoạt động điều dựa vào sự quy định của hệ thống pháp luật nhà nước, từ đó pháp luật sẽ tạo nên cơ hội hoặc đe dọa cho hoạt động của công ty. Ổn định chính trị sẽ thu hút đầu tư nước ngoài thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Sự ra đời của các văn bản pháp luật, các chính sách của nhà nước ảnh hưởng đến công ty. c. Yếu tố xã hội -Là các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xã hội của vùng sẽ làm biến đổi về mặt xã hội như: tỷ lệ tăng dân số, thu nhập của người dân, tỷ lệ thất nghiệp sẽ làm tăng hoặc giảm khả năng sử dụng dịch vụ của công ty. Thói quen tiêu dùng của người dân có dễ dàng thay đổi khi sản phẩm mới xuất hiện. d. Yếu tố tự nhiên 18
  19. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 -Các điều kiện tự nhiên như : vị trí địa lý, thời tiết khí hậu, ảnh hưởng tới chi phí sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, ảnh hưởng tới nhu cầu vận tải, năng suất chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới cung cầu vận tải. -Hệ thống đường xá, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng lưới điện quốc gia ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng huy động và sử dụng vốn, khả năng giao dịch thanh toán của các doanh nghiệp do đó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. e. Yếu tố công nghệ -Là tất cả những phương thức, những quy trình được sử dụng để chuyển hoá các nguồn lực thành sản phẩm dịch vụ, quyết định lựa chọn công nghệ có tác dụng lâu dài do đó nên thận trọng khi lựa chọn. Nó có thể gây tốn kém và khó khăn khi công ty lựa chọn sai. -Tình hình phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, tình hình ứng dụng của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất trên thế giới cũng như trong nước ảnh hưởng tới trình độ kỹ thuật công nghệ và khả năng đổi mới kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp vận tải. f. Yếu tố môi trường quốc tế -Quốc tế hóa thường ảnh hưởng rất lớn đến những công ty có sự giao thương với nước ngoài, do đó việc xác định địa bàn hoạt động và lĩnh vực kinh doanh của công ty, khả năng đối phó của công ty và những chính sách của nhà nước giúp các doanh nghiệp đối phó với toàn cầu hoá là như thế nào. 1.2.4. Nhiệm vụ và yêu cầu của công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh • Nhiệm vụ chung. -Đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp, thể hiện trong nhiệm vụ Nhà nước giao và các hợp đồng kinh tế đã ký kết. 19
  20. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 -Khai thác triệt để mọi nguồn tiềm năng của bản thân doanh nghiệp và các nguồn tiềm năng do liên doanh liên kết mang lại để tăng năng lực sản xuất, dần dần mở rộng quy mô kinh doanh theo đúng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. -Đảm bảo thu được lợi nhuận, từng bước tăng tích lũy cho doanh nghiệp. • Nhiệm vụ cụ thể. - Xác định danh mục sản phẩm phải hoàn thành trong năm kế hoạch. - Xác định khối lượng sản phẩm sẽ thực hiện và hoàn thành trong năm kế hoạch. - Cân đối các nguồn tài nguyên, bố trí hợp lý lực lượng sản xuất nhằm hoàn thành kế hoạch sản lượng đã đề ra, thực hiện các mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (thể hiện các chỉ tiêu tổng hợp về lao động vật tư, tiền vốn, lợi nhuận ) định hướng cho các kế hoạch khác của doanh nghiệp. - Cụ thể hóa được các hoạt động sản xuất theo thời gian. - Có tính đến việc sử dụng hợp lý các nguồn lực. - Xét tình trạng thực tế của từng đối tượng sản xuất. - Hoàn thành dứt điểm đưa công trình vào khai thác sử dụng. - Đảm bảo các điều kiện cho quá trình sản xuất. • Yêu cầu của việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Đảm bảo hiệu quả của KH SXKD. - Đảm bảo tính liên tục và kế thừa. - Đảm bảo phải chú trọng mục tiêu ưu tiên. - Đảm bảo tính văn hoá trong doanh nghiệp. - Đảm bảo đến các yếu tố chính trị. - Đảm bảo khả năng có thể đo lường được, tính toán được. - Đảm bảo đủ khó thể hiện sự vươn lên sống phải có tính hiện thực . 20
  21. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 - Đảm bảo tính thống nhất giữa các mục tiêu. 1.2.5. Các nguyên tắc lập kế hoạch • Đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn của kế hoạch: Một kế hoạch kinh doanh đề ra cần phải có đầy đủ căn cứ về khoa học cũng như phải thực tiễn, phù hợp với các quy luật khách quan, mang tính khả thi cao. Tính khả thi được xem xét trên các phương diện chủ yếu như : công nghệ, kỹ thuật, nhân lực và tài lực • Đảm bảo tính toàn diện, cân đối và mang tính hệ thống cao: Khi xây dựng kế hoạch của một doanh nghiệp cần phải xem nó như là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế bởi vậy nó phải phù hợp với chiến lược chung của ngành và định hướng phát triển của toàn nền kinh tế quốc dân. Trong kế hoạch phải đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa các mặt kế hoạch và giữa các kế hoạch với nhau. Ngoài ra cần cân đối giữa : Nhu cầu thị trường và khả năng chiếm lĩnh thị phần của doanh nghiệp. Cân đối giữa thị phần và khả năng các nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. •Đảm bảo tính hiệu quả: Nguyên tắc đòi hỏi khi xây dựng kế hoạch cần phải xem xét đầy đủ các biện pháp nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và tận dụng tối đa các tiềm năng nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả kinh doanh cao nhất. 21
  22. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 Căn cứ để lập kế hoạch Chiến lược Nhu cầu Chiến Năng lực Các căn phát triển thị trường lược kinh sản xuất cứ khác KT-XH doanh Hình 1.1:Các căn cứ lập kế hoạch. 1.2.6. Căn cứ để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh Khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần đưa ra các căn cứ sau: • Chiến lược phát triển KT-XH. -Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt, góp phần 22
  23. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tế những năm qua, nhất là trong điều kiện khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, càng cho thấy phải khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và vai trò quan trọng, làm nòng cốt của doanh nghiệp nhà nước, gắn với vai trò quản lý và điều tiết nền kinh tế của Nhà nước. Do đó, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp Nhà Nước phải dựa trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế xã hội, để từ đó có những bước đi hợp lý góp phần thực hiện chiến lược Nhà Nước đã đặt ra. • Nhu cầu thị trường. -KH SXKD của doanh nghiệp phải bám sát nhu cầu xã hội về loại sản phẩm mà doanh nghiệp có khả năng cung ứng. Nói cách khác kế hoạch của doanh nghiệp phải gắn liền với thị trường, phải coi thị trường là đối tượng, là điểm xuất phát của mình. -Ẩn sau những sôi động và đa dạng của thị trường luôn tiềm ẩn những cái tĩnh hơn đó là khả năng tiếp cận thị trường, khả năng cạnh tranh, tiếp cận khách hàng, khả năng ký kết các hợp đồng, ở đây hợp đồng kinh tế đã ký kết được chính là hiện thân của nhu cầu thị trường và phải được coi là căn cứ, là xuất phát điểm của khách hàng thông qua hợp đồng. Nó là công cụ pháp lý ràng buộc các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện kế hoạch. -Năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải được xây dựng trên cơ sở năng lực sản xuất của chính doanh nghiệp đó. -Năng lực sản xuất của doanh nghiệp không phải là cố định. Nó luôn biến động từng năm cùng với quá trình khai thác máy móc thiết bị hiện có, cùng với quá trình đổi mới và hiện đại hóa máy thiết bị và quá trình biến động lao động, kỹ thuật của doanh nghiệp. Chính vì vậy kế hoạch sản xuất hằng năm phải được cân đối với năng lực sản xuất hiện có của lao động, máy móc thiết bị tiền vốn của từng năm tương ứng và khả năng phát triển năng lực sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch. 23
  24. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 • Các căn cứ khác. -Cùng với những căn cứ chủ yếu trên thì khi lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp còn phải dựa vào kết quả và kinh nghiệm sản xuất của năm trước, dựa vào các tiêu chuẩn, các định mức của Nhà nước, dựa vào các hồ sơ thiết kế dự toán để tính toán. 1.2.7. Phương pháp lập kế hoạch 1.2.7.1.Phương pháp đồ thị. Theo phương pháp này ta sử dụng sơ đồ ngang để mô tả nhiệm vụ kế hoạch. Trên trục đứng ghi tên công việc cần thực hiện. Trên trục ngang ghi thời gian kế hoạch (năm, quý, tháng). 1.2.7.2.Phương pháp toán học. Trong lý thuyết kế hoạch ta thường đề cập đến các phương pháp toán học sau đây: - Phương pháp mô hình hệ số quản lý: ở đây chủ yếu dùng kỹ thuật hồi quy các quyết định sản xuất trong quá khứ để tìm ra quyết định tốt nhất trong kỳ kế hoạch. - Phương pháp mô hình quyết định tuyến tính giúp xác định mức sản xuất tối ưu và mức sử dụng lao động tiết kiệm nhất cho mỗi kỳ kế hoạch. - Phương pháp mô hình mô phỏng: thông qua trợ giúp của máy tính ta tìm ra một sự kết hợp tốt nhất giữa quy mô lao động và mức sản xuất với chi phí thấp nhất. 1.2.7.3.Phương pháp cân đối. -Đây là phương pháp cơ bản và được áp dụng rộng rãi để lập kế hoạch cấp cơ sở và kế hoạch ngành, kế hoạch toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 24
  25. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 -Bản chất của kế hoạch là biểu hiện sự ăn khớp giữa nhu cầu và khả năng, giữa sản xuất và tiêu thụ. Nó cho phép gắn liền giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giữa nguồn lợi và nhu cầu. -Phương pháp này có ưu điểm là tính toán đơn giản, đảm bảo sự ăn khớp các điều kiện bên ngoài và khả năng bên trong của doanh nghiệp. Tuy nhiên phương pháp này không chứng tỏ kế hoạch được lựa chọn để đưa ra là hợp lý nhất và sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. 1.2.7.4.Phương pháp kế hoạch tối ưu. -Kế hoạch tối ưu được đưa ra để khắc phục nhược điểm của phương pháp cân đối. Bản chất của phương pháp là trong kỳ kế hoạch có thể xây dựng nhiều phương án kế hoạch khác nhau nhằm đạt được mục tiêu đề ra, tức là các phương án kế hoạch khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu định trước của doanh nghiệp đồng thời đều đảm bảo tính cân đối bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp. -Muốn lập kế hoạch theo phương pháp này thì doanh nghiệp phải xây dựng được hàm mục tiêu hay tiêu chuẩn tối ưu của kế hoạch. -Phương pháp này có nhược điểm là chưa thể hiện rõ tính mục tiêu dài hạn trong kế hoạch. 1.2.7.5.Phương pháp lập kế hoạch theo chương trình mục tiêu. Để khắc phục nhược điểm của phương pháp kế hoạch hóa tối ưu, người ta đưa ra phương pháp lập kế hoạch theo chương trình có mục tiêu. Mục tiêu được chọn phải chứng tỏ rằng mục tiêu đó là hợp lý nhất. 25
  26. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 1.3. Trình tự lập kế hoạch sản xuất kinh doanh Quá trình xây dựng kế hoạch trong các doanh nghiệp bao gồm nhiều khâu. Từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc là tạo được một kế hoạch tối ưu được thông qua và áp dụng. Có thể mô tả trình tự xây dựng kế hoạch theo các bước sau: 26
  27. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 Xác định kế hoạch và chiến Nghiên cứu và dự báo lược kinh doanh của vùng và của ngành Xác định và lưạ chọn các cơ hội kinh doanh Xác định các mục tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh Xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh Lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh tối ưu Thông qua và quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh Hình 1.2:Trình tự xây xụng kế hoạch 27
  28. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 Bước nghiên cứu và dự báo là khâu không nằm trong quá trình hoạch định kế hoạch mà là khâu tiền hoạch định. Bước 1: Xác định kế hoạch và chiến lược của vùng và của ngành. Mỗi một quốc gia, khu vực kinh tế và ngành kinh tế đều có chiến lược phát triển riêng trong từng thời kì. Do đó, trước khi hoạch định một kế hoạch nào đó, doanh nghiệp phải xem xét đường lối, các mục tiêu tổng thể của vùng và của ngành, từ đó có thể xác định lên các bước đi cụ thể đảm bảo phù hợp với chiến lược và kế hoạch chung. Bước 2: Xác định và lựa chọn các cơ hội kinh doanh . Đây là bước khởi đầu của quá trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Ở bước này người lập kế hoạch phải nhận thức rõ được trên thị trường có những cơ hội nào thuận lợi hoặc khó khăn cho doanh nghiệp mình. Từ đó lựa chọn các cơ hội để hoạch định kế hoạch một cách tối ưu. Cơ hội đó có thể là một nhu cầu mới xuất hiện của người tiêu dùng hoặc những thông tin về thị trường, về cạnh tranh, về quy mô, về cơ cấu nhu cầu, điểm mạnh điểm yếu cùng với khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp. Bước 3: Xác định các mục tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh . Ở bước này các nhà hoạch định cần phải biết rõ các cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp mình và nắm được khả năng nguồn lực của doanh nghiệp mình, từ đó đi tới các mục tiêu của chính sách. Các mục tiêu này có thể là mục tiêu dài hạn (chiến lược) hoặc là các mục tiêu ngắn hạn như mục tiêu về tốc độ tăng trưởng kinh doanh, mục tiêu về lợi nhuận. 28
  29. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 Bước 4: Xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh . Có nhiều cách thức để đạt được mục tiêu, đó chính là các phương án, mỗi phương án sản xuất kinh doanh đều đưa đến các mục tiêu cần đạt được. Các phương án sản xuất kinh doanh này đều được lập ra dựa trên nhiều con đường. Các con đường đó đều đi tới mục tiêu đã định. Bước 5: Lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh tối ưu. Khi đã xác định được các phương án sản xuất kinh doanh ở bước 4. Các nhà hoạch định chính sách cần phải lựa chọn, xem xét xem các phương án nào là tối ưu nhất tức là các phương án nào đạt mục tiêu một cách hiệu quả nhất và nhanh nhất, ít tốn chi phí nhất. Đồng thời các phương án được lựa chọn tối ưu phải giải quyết được những vấn đề kinh tế xã hội đang được đặt ra. Bước 6: Thông qua và quyết định sản xuất kinh doanh . Khi các nhà hoạch định đã xác định được các phương án tối ưu, phương án tối ưu này phải được đưa ra hội đồng quản trị, hoặc các phòng ban có liên quan, sau đó các phòng ban này thông qua đồng ý với các phương án được lựa chọn và thực hiện phương án , quyết định và thể chế thành một kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể. 29
  30. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI THỦY-CTCP 2.1 . Khái quát chung về Tổng Công Ty Vận Tải Thuỷ 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển -Tên công ty: Tổng Công Ty Vận tải Thủy-CTCP (WATERWAY TRANSPORT JOINT STOCK CORPORATION) - Viết tắt: VIVASO -Địa chỉ: 942 Bạch Đằng , quận -Điện thoại/fax: (84-4).38732226 / (84-4).38731729 -Email: vivaso96@gmail.com -Website: Website: vivaso.net.vn 30
  31. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 -Thông tin lãnh đạo: Bảng 1.1: Thông tin ban lãnh đạo Tổng Công Ty Họ và tên Chức vụ Điện thoại/Email ĐT: 0903.260.926 Phạm Văn Luận Tổng Giám Đốc Email: luangd@tctvt.com.vn ĐT:0945.838.399 Nguyễn Danh Thắng Phó Giám Đốc Email:thangnt@tctvt.com.vn Bối cảnh thành lập 31
  32. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 Ngày 13/8/1996 Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vân Tải có quyết định số 2125QĐ/TCCB-LĐ thành lập doanh nghiệp nhà nước-Tổng công ty Đường Sông miền Bắc (Tổng công ty 90) trực thuộc Bộ Giao thông vận tải trên cơ sở tách một số đợn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Cục Đường song Việt Nam và nhận thêm một số doanh nghiệp của địa phương và đơn vị khác . Thực hiện chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước , Thủ tướng chính phủ có quyết định số 12/2007/QĐ-TTG ngày 24/01/2007 phê duyệt đề án chuyển Tổng công ty Đường sông miền Bắc sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con ; Bộ trưởng Bộ Giao thong vận tải có quyết định số 388/QĐ-BGTVT ngày 27/02/2007 về việc thành lập Công ty mẹ -Tổng công ty Vận tải thủy , trực thuộc Bộ giao thong vận tải. Trụ sở chính của Tổng cong ty đặt tại: Số 158 Đường Nguyễn Văn Cừ-Phường Bồ Đề-Quận Long Biên-TP Hà Nội. Khi mới thành lập trụ sở, trang thiết bị làm việc của cơ quan Tổng công ty chưa có phải mua sắm trang thiết bị đầu tư từ đầu, đơn vị vừa phải củng cố tổ chức , vừa phải tập trung chỉ đạo sản xuất , đầu tư đổi mới đội tàu , tài sản thiết bị .Với nỗ lực vượt bậc của tập thể CBCNV kết quả sau 13 năm doanh thu tăng 2,5 lần, nộp ngân sách tăng 2 lần, thu thập bình quân đầu người lao động tăng 4 lần , tổng vốn tăng 3 lần , so với năm 1997.Đội tàu được hiện đại và trẻ hóa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường ,đội ngũ các bộ quản lý , công nhân lành nghề được trang bị kiến thức phù hợp với xu thế phát triển , vị thế của Tổng Công Ty được nâng lên phát triển bền vững. Quá trình hình thành Ngay sau hơn 1 năm thành lập, Tổng công ty vận tải thủy đã bước đầu khẳng định vị thế của mình trong thị trường vận tải phía Bắc , tạo niềm tin cho các doanh nghiệp thành viên mặc cho những khó khăn vẫn còn chồng chất chưa thể giải quyết được trong thời gian còn quá ngắn. Những định hướng phát triển Tổng công ty do HĐQT và TGĐ đặt ra ngay từ khi thành lập dần dần đưa vào thực tế cuộc sống trên sông nước đã đặt nền móng cho sự tăng trưởng nhanh và vững chắc trong tương lai của toàn TCT. 32
  33. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 Tuy nhiên , trong quá trình tổ chức và quản lý sản xuất , TCT phải đối mặt với nhiều khó khăn , phức tạp trên thương trường vận tải lẫn quan điểm chưa thống nhất ngay trong nội bộ TCT và các Doanh nghiệp .Hơn nữa , suốt hơn mười năm qua, cơ chế thị trường đã tác động mạnh đến hoạt động vận tải sông , nhiều doanh nghiệp tư nhân ra đời đầu tư vốn liếng , đóng mới nhiều loại phương tiện cạnh tranh quyết liệt sắt thép , tôm tép , que hàn , thiết bị phụ tùng phục vụ yêu cầu sửa chữa tăng cao cộng với giá công lao động cũng tăng đã làm ảnh hưởng đến công tác tổ chức sản xuất kinh doanh của TCT. Trong lúc khối lượng hàng hóa vận chuyển giảm sút thì từ đầu năm 1999 , Nhà nước áp dụng luật thuế giá trị gia tăng . Tám tháng đầu năm, vận tải phải chịu thuế suấ 10% , đến tháng 9 năm 1999 mới giảm còn 5% . Điều này gây cú sốc đối với cả chủ hàng lẫn người vận tải nhưng thua thiệt nhất vẫn là người vận tải vì giá cước không tăng . Có thể nhận định rằng , đây là những thời điểm khó khăn tác động xấu đến quá trình sản xuất , khai thác đội tàu của TCT. Trước xu thế giành lại ảnh hưởng trên thị trường vận tải sông thể hiện rõ rệt ở khâu vận chuyển than , TCT nỗ lực tập trung sức lực và trí tuệ để tìm cách tháo gỡ khó khăn cho các thành viên đó cũng là dịp để các doanh nghiệp thành viên tăng cường công tác tiếp thị vận tải song song với nâng cao ý thức phục vụ và bảo quản chất lượng hàng hóa và thuyền viên. Đồng thời , thêm quyết tâm đa dạng hóa đội hình vận tải,bến bãi, đa dạng hóa mặt hàng vận chuyển, đáp ứng các yêu cầu của chủ hàng về phương thức giao nhận hàng, đảm bảo an toàn giao thong và kiên quyết loại bỏ hiện tượng tiêu cực trong vận tải. Những cố gắng của toàn TCT đã mang lại hiệu quả đáng mừng là năm 2000, 2001 và 2002 , sản lượng vận tải ổn định trong mấy năm liền , ở mức bình quân 3.65 triệu tấn/năm rồi tăng vụt lên từ năm 2003 so với sản lượng hơn 4.1 triệu tấn , năm 2004 lại tăng lên 6.18 triệu tấn và năm 2005 đạt hơn 7.0 triệu tấn. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng đột biến nhưng ổn định là nhu cầu vận chuyển than phục vụ nhà máy điện, nhà máy phân đạm tăng, TCT tiếp tục nhận nhiệm vụ Tổng B nhưng còn được các chủ hàng ủy nhiệm thay mặt họ điều hành chung việc ra vào bến xếp dỡ ở các cảng giao nhận than nên TCT có điều kiện phối 33
  34. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 hợp với Chi nhánh Quảng Ninh ở đầu ngoài và các trạm điều vận ở Phả Lại , Ninh Bình sắp xếp các đoàn phương tiện tới giao nhận than hợp lý, tránh đường ùn tắc và giảm hẳn thời gian nằm chờ ở bến, rút ngắn thời gian quay vòng đoàn tàu, tăng năng suất vận chuyển. Ngoài mặt hàng than, điện , đạm, các đơn vị vận tải chủ động khai thác và tổ chức vận chuyển các mặt hàng khác như tan chuyền tải từ mỏ ra khu vực Hòn Nét ( Hạ Long) xuất khẩu, khai thác các loại hàng clinke, hàng bao, hàng nặng, hàng cồng kềnh và vật liệu xây dựng. Nhưng riêng mặt hàng container tuyến ngắn từ Cửa Dừa-Hạ Long về Cảng Cái Lân, Cảng Hải Phòng do hai công ty vận tải 1 và 4 khai thác, tổ chức thực hiện đã tăng sản lượng vận tải rất lớn.Năm 2004 , hai công ty đạt 1.5 triệu tấn tăng 134% so với năm 2003. Nhiều đoàn tàu đạt 3-4 chuyến/tháng. Đến năm 2005, TCT tiếp tục thực hiện các hợp đồng kết với các ngành than, điện với nhu cầu tăng so với năm 2004. Ngoài ra các doanh nghiệp vận tải cũng tăng cường khai thác và vận chuyển nhiều loại hàng với tổng số đạt 3.7 triệu tấn . Khối lượng này bằng sản lượng hàng hóa cả TCT vận chuyển trong năm 1997 , hơn hẳn các năm 1998,1999. Nhờ các đơn vị vận tải đạt sản lượng và doanh thu tăng so với năm 2004 nên toàn TCT đã vận chuyển được 7 triệu tấn hàng. Năm 2006, tất cả các công ty vận tải thủy đã chính thức hoạt động theo hình công ty mẹ-công ty con, TCT có những bước chuyển mạnh về cơ cấu tổ chức giữa các thị trường có nhiều diễn biến phức tạp nhưng các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật vẫn tăng lên. Thành tích vượt bậc trong vận tảu từ năm 2000 trở lại đây cho thấy sự bứt phá trong tư duy chỉ đạo và điều hành sản xuất từ TCT tới các doanh nghiệp thành viên . Sự thống nhất đường lối và cách tiến hàng phù hợp với từng giai đoạn, từng thời điểm đã tạo cho các doanh nghiệp vận tải thành viên khả năng tổ chức sản xuất, phát huy hết năng lực , cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn vốn để từng bước ổn định sản xuất kinh doanh, sau đó đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng bằng các loại hình kinh doanh đa dạng , đa sản phẩm. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là : Vận chuyển hàng hóa và hàng khách trong , ngoài nước; Xếp dỡ hàng hóa, kinh doanh kho bãi, cảng sông bến xe;Dịch vụ vận 34
  35. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 tải;Thiết kế, sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy, thiết bị nâng hạ; Xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, máy móc thiệt bị , phương tiện, nông lâm , thủy hải sản; Xuất khẩu lao động; Xây dựng các công trình giao thông , công nghiệp, dân dụng ;Kinh doanh nhà đất, khách sạn; Đào tạo và tư vấn việc làm, Đó là cơ sở pháp lý để Tổng công ty đường sông miền Bắc có thể đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh trong các năm sau này. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh a) Chức năng, nhiệm vụ -Từ nhiều năm nay, các đơn vị vận tải , xếp dỡ trong ngành đường sông chỉ quen thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là vận chuyển và bốc dỡ thuê các loại hàng hóa, vật tư, nguyên vật liệu cho các chủ hàng.Mặt hàng thường xuyên nhất là than cho các nhà máy nhiệt điện, than cho các nhà máy sản xuất phân đạm, xi măng, và vật liệu xây dựng. Khi Tổng Công Ty Đường Sông miền Bắc thành lập, thói quen này vẫn tồn tại trong công tác lập kế hoạch vận chuyển, xếp dỡ hàng quý, hàng năm mặc dù cơ chế thị trường đã và đang gây nhiều tác động lớn đến nguồn hàng và giá cước do nhiều Doanh Nghiệp tư nhân , nhiều đơn vị vận tải , xếp dỡ chuyên dùng đang mạnh lên nhờ quá trình đổi mới làm xuất hiện nhiều chính sách thông thoáng , động viên các thành phần kinh tế tham dự và thự trường vận tải nói chung và đường thủy nội địa nói riêng. b) Ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp -Ngành nghề kinh doanh: +Vận tải bằng đường thuỷ nội địa và khu vực Miền Bắc. +Vận chuyển than đạm, than điện, clinke, hàng bao, tới các nhà máy . + Nhận hợp đồng thầu về vận chuyển than tới các nhà máy. +Cho thuê kho bãi. -Vốn điều lệ: 327.737.000.000 đồng ( Ba trăm hai mươi bảy tỷ bảy trăm ba mươi bảy triệu đồng ) -Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng 35
  36. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 -Tổng số cổ phần : 32.773.700 -Số cổ phần được quyền chào bán: 0 -Vốn pháp định: 6.000.000.000 đồng (Sáu tỷ đồng 2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của TCT . Hội Đồng Quản Trị Tổng Giám Đốc Ban Kiểm Soát 4 Phòng Ban 12 Đơn vị trực 6 Công Ty 2 Công Ty liên Chức Năng thuộc công ty Con kết Hình 1.1.Sơ đồ bộ máy tổ chức Tổng Công Ty *Bốn phòng ban chức năng của công ty gồm có: • Phòng Kinh Doanh • Phòng tài chính kế toán • Phòng khoa học kỹ thuật và hợp tác quốc tế • Văn phòng tổng hợp *Khối sản xuấn kinh doanh của công ty (12 đơn vị )gồm: • Cảng Hà Nội • Cảng Việt Trì • Công ty xây lắp và tư vấn thiết kế 36
  37. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 • Công ty nhân lực và thương mại quốc tế • Công ty xây dựng và đầu tư Hồng Hà • Trung tâm vận tải-Đại lý dịch vụ vận tải • Chi nhánh TCT vận tải thủy tại Quảng Ninh • Chi nhánh TCT vận tải thủy tại Hòa Bình- Cảng Bích Hạ • Trường dạy nghề GTVT thủy • Công ty đóng tàu và vận tải Kim Sơn • Chi nhánh TCT vận tải thủy tại TP Hồ Chí Minh • Công ty kỹ thuật vật tư và xây dựng công trình đường thủy *Các công ty con : • Công ty CP Vận tải thủy 1 • Công ty CP Vận tải thủy 2 • Công ty CP Vận tải thủy 3 • Công ty CP Vận tải thủy 4 • Công ty CP VTT Nam Định • Công ty CP VTT Thái Bình *Các công ty liên kết : • Công ty CP Cảng Hà Bắc • Công ty vận tải và cơ khí đường thủy Theo mô hình mà Ban đổi mới của TCT và HĐQT-Tổng giám đôc xây dựng nên, Tổng công ty đường đông miền Bắc sẽ mang tên mới là Tổng Công Ty Vận tải Thủy với mục tiêu là xây dựng một công ty mẹ phát triển mạnh mẽ làm tiền đề cho việc thành lập đoàn vận tải trong tương lai. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban và mối quan hệ với các bộ phận khác trong Tổng Công Ty 37
  38. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 Tổng Công Ty Vận Tải Thủy-CTCP là một doanh nghiệp dịch vụ vận tải,các mặt hàng vận chuyển đa dạng phong phú,phạm vi hoạt động trải khắp hầu hết các tỉnh,các tuyến sông-thủy nội địa phía Bắc : - Đứng đầu công ty là giám đốc công ty : là người quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời chịu trách nhiệm với Tổng công ty với hội đồng quản trị ,với pháp luật về hoạt động kinh doanh của mình - Phó giám đốc : hiện nay công ty có 1 phó giám đốc giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực quản lý nhân sự cũng như thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động trong công ty và điều hành và phụ trách lĩnh vực vân tải. - Phòng tài chính kế toán: có chức năng tổ chức thực hiện việc ghi chép xử lý và cung cấp số liệu về tình hình tài chính kế toán của tổng công ty .Thực hiện phân tích hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của giám đốc.Bên cạnh đó phối hợp với các phòng ban chức năng khác thực hiện giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty,đảm bảo nhu cầu vốn sản xuất thực hiện việc tính toán và phân phối lợi nhuận theo quy định của Nhà nước. -Phòng Kinh Doanh: Là phòng nghiệp vụ tham mưa cho HĐQT và Tổng giám đốc các hoạt động kinh doanh của Tổng công ty về lĩnh vực vận tải, xếp dỡ và các linh vực kinh doanh khác trên thị trường trong và ngoài nước nhằm khai thác đạt hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo kinh doanh đúng pháp luật của Việt Nam và tập quán , thông lệ quốc tế. -Phòng KHKT-HTQT: là phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp cho HĐQT , Tổng Giám Đốc tổ chức điều hành và thực hiện các hoạt động về lĩnh vực khoa học , kỹ thuật , vật tư, hợp tác quốc tế, đầu tư nội địa và quốc tế trông TCT. -Văn phòng Tổng công ty:Tổng công ty là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp việc HĐQT , Tổng giám đốc trong các lĩnh vực :Tổng hợp, điều hòa các hoạt động của cơ quan của cơ quan văn phòng, hành chính , công tác quản trị, tổ chức, cán bộ , chế độ chính sách đối với người lao động, lao động-tiền lương, bảo hộ lao động thanh tra, thi đua khen thưởng, bảo vệ chính trị nội bộ, phục vụ chỉ đạo sản xuất kinh doanh và công tác quản lý của 38
  39. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 Tổng công ty. Tham mưu đề xuất các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu đề ra phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Đảng, chuyển đổi các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty thành các công ty cổ phần theo chủ trương của Nhà Nước 2.2. Phân tích điều kiện sản xuất kinh doanh 2.2.1. Quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật 2.2.1.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp -Tổng công ty Vận tải thuỷ hoạt động sản xuất kinh doanh trên một số lĩnh vực đó là kinh doanh vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ nội địa, kinh doanh xếp dỡ hàng hoá cảng sông, sửa chữa đóng mới phương tiện thuỷ trong đó lĩnh vực hoạt động kinh doanh trụ cột là vận tải và xếp dỡ hàng hoá bằng đường thuỷ nội địa. Hiện nay Tổng công ty Vận tải thủy có 250.000 TPT vận tải thủy với 142 đoàn tàu đẩy có trọng tải từ 1.500- 2.400 tấn, mớn nước khi đầy tải từ 1,5m đến 3m, trong đó chủ yếu chủng loại tàu chở hàng trên mặt boong sà lan (sà lan boong tong nổi). -Về cảng sông và bốc xếp, Tổng công ty đang có các đơn vị kinh doanh bốc xếp và kho bãi tại các đầu mối giao thông chính: Cảng Hà Nội, Cảng Việt Trì, Cảng Ninh Bình, Cảng Ninh Phúc (Tỉnh Ninh Bình), Cảng Hà Bắc. Trong đó Cảng Việt Trì và Cảng Ninh Bình ngoài hệ thống đường bộ còn có hệ thống đường sắt kết nối với cảng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trung chuyển hàng hoá. 1.4.2.Năng lục vận tải của Doanh Nghiệp -Phương tiện vận tải thủy hiện nay của Tổng công ty bao gồm: + 149 đầu máy với tổng công suất là 34.350 CV, có tuổi thọ bình quân 10 năm, bình quân 230 CV/1 đầu máy. + 560 chiếc sà lan (ghép 04 sà lan thành 01 đoàn) với tổng trọng tải đăng kiểm là 250.026 TPT, có tuổi thọ bình quân 07 năm, trọng tải bình quân 460 TPT/1 sà lan. Sà lan của Tổng công ty chủ yếu là sà lan boong tông nổi, vận chuyển hàng trên mặt sà lan. 39
  40. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 +Đầu máy và các sà lan được ghép thành 142 đoàn tàu đẩy, mỗi đoàn đẩy 02 hoặc 04 sà lan có trọng tải từ 1.500 - 2.400TPT. Trong đó có 137 đoàn tàu ghép 04 sà lan, 05 đoàn tàu ghép 02 sà lan. +Trong 142 đoàn tàu của Tổng công ty thì có 88 đoàn tàu, tương đương 184.350 TPT trọng tải từ 1.600-2.400TPT/đoàn có thể chở được Container với sức chứa 72 TEU/1 đoàn. +Với chủ yếu chủng loại phương tiện của Tổng công ty là sà lan chở hàng trên mặt boong (sà lan boong tong) phù hợp cho việc vận chuyển các mặt hàng rời, đặc biệt là các mặt hàng than, clinker, vật liệu xây dựng và các mặt hàng cấu kiện thiết bị siêu trường siêu trọng, các mặt hàng có yêu cầu về chất lượng bảo quản không cao. Tuy nhiên chủng loại phương tiện này lại hạn chế khi vận chuyển các mặt hàng bao có yêu cầu chất lượng bảo quản hàng hoá cao (lương thực, thực phẩm, phân bón, thức ăn gia súc ), mặt khác do tốc độ hành trình của các đoàn tàu đẩy thấp (trung bình từ 8-9km/h) nên cũng khó đáp ứng đối với nhu cầu vận chuyển các mặt hàng thực phẩm hoặc các mặt hàng có yêu cầu về thời gian vận chuyển nhanh -Tổng công ty thu thập , tổng hợp lại các báo cáo năng lực phương tiện của các công ty con. Việc này giúp cho Tổng công ty dễ dàng quản lý cũng như nắm bắt được năng lực phương tiện của các công ty con. Bảng 1.2. Báo cáo năng lực phương tiện bình quân theo tháng của TCT 40
  41. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 2.2.1.2. .Điều kiện hoạt động Cảng Hiện nay Tổng công ty Vận tải thủy đang quản lý các đơn vị cảng sông, bốc xếp và kho bãi gồm: Cảng Hà Nội, Cảng Việt Trì, Cảng Ninh Bình, Cảng Ninh Phúc (Tỉnh Ninh Bình), Cảng Đáp Cầu (Bắc Ninh), Cảng Á Lữ (Bắc Giang), cụm cảng Hòa Bình, cảng Nam Định; ngoài ra còn có thể liên kết phối hợp với cảng Khuyến Lương (Hà Nội). Trong đó, Cảng Việt Trì và Cảng Ninh Bình ngoài hệ thống đường bộ còn có hệ thống đường sắt kết nối với cảng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trung chuyển hàng hoá. a. Cụm cảng Ninh Phúc, Ninh Bình Với vị trí là khu vực trung chuyển hàng hóa giữa Bắc Trung Bộ, Ninh Bình (clinker, xi măng, phân bón, đá ) với Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội cụm cảng này có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển vận tải đa phương thức, từ đó hỗ trợ vận tải thủy nội địa phát triển. - Năng suất xếp dỡ hiện tại: + Năng suất xếp dỡ hàng từ phương tiện vận tải thuỷ và ngược lại: 3,6 triệu tấn/năm. + Năng suất xếp dỡ hàng từ kho bãi lên phương tiện vận tải bộ ngược lại: 526.000 tấn/năm. - Năng lực thiết bị: 41
  42. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 + Số lượng cầu tàu: 10 cầu, tổng chiều dài 350m. + Máng rót hàng rời: 04 máng, năng suất rót hàng: 10.000 tấn/hàng/ngày. + Cẩu dây phục vụ xếp dỡ hàng bao: 06 chiếc, năng suất xếp dỡ hàng: 6 x 600 tấn/ngày. + Cẩu xúc phục vụ xếp dỡ hàng rời: 03 cẩu, năng suất xếp dỡ hàng: 1.000 tấn/ngày/cẩu + Xe nâng phục vụ nâng hạ hàng hoá: 03 chiếc. + Hệ thống đường sắt nội cảng: 03 đường. - Hệ thống kho bãi: + Tổng diện tích kho kín: 18.840 m2, sức chứa: 40.000 tấn hàng hoá. + Diện tích bãi chứa hàng khác: 100.000 m2 - Hạn chế: Cảng hiện chưa có hệ thống bốc xếp và hậu cần cho hàng container nên chưa tận dụng được lợi thế của mình. Đồng thời hệ thống đường săt của cảng hiện chỉ có 1 đường hoạt động được, 2 đường đã xuống cấp cần phải cải tạo. b. Cảng Việt Trì: - Có vị trí rất thuận lợi trong việc kết nối và trung chuyển hàng hóa từ các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng. - Năng suất xếp dỡ hiện tại: Công suất bốc xếp hiện tại đạt 135.000 tấn/tháng, tương đương 1.620.000 tấn/năm. Trong đó: 12.000 tấn hàng bao/tháng; 8.000 tấn hàng bao/tháng; 115.000 tấn hàng rời. - Năng lực thiết bị: + Hệ thống cầu tầu đang sử dụng: TT Tên bến Loại bến Kích thước 1 W1,2,3,4,5,6 Cầu tàu bê tông 20x20 2 CT80 Cầu tàu bê tông 80x25 3 P2 Trọng lực BTCT 15x12 4 Bên nghiêng Bến liền bờ, bệ cọc thấp BTCT 20x20 + Hệ thống cẩu hiện có: 02 cẩu Pooctic đặt tại vị trí P2, CT80 (bốc xếp hàng bao) Cẩu DEK, cẩu KC đặt tại vị trí W1,W6 (bốc xếp hàng bao+ Thiết bị) 42
  43. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 Cẩu KMS710, KMS400, HTC700, HCT600, HTC400 đặt tại vị trí W2,3,4,5,CT80 (bốc xếp hàng rời) Cẩu HTC 270EX, HTC270LC, HDai lobex 3600 làm bãi, bốc xếp hàng rời ngoài bến - Hệ thống kho bãi của Cảng: + Chiều dài trước bến: 0,8 km + Diện tích bãi: 60.000m2 + Diện tích kho kín: 11.000m2 - Hạn chế: Cảng hiện chưa có hệ thống bốc xếp và hậu cần cho hàng container nên chưa tận dụng được lợi thế của mình. Luồng từ Hà Nội (Cửa Dâu) lên cảng Việt Trì có nhiều chỗ khan cạn về mùa khô, phương tiện hành trình rất khó khăn nhất là phương tiện có trọng tải lớn, mớn nước sâu. Về mùa lũ thì tốc độ dòng chảy mạnh, sức cản lớn nền phương tiện hành trình rất khó khăn, phải tăng cường đầu máy lai dắt qua nhiều đoạn, chi phí nhiên liệu cao, thời gian chuyến hàng kéo dài. b. Cảng Hà Nội: - Khả năng thông qua hiện tại của cảng: + Sản lượng hàng hoá thông qua hiện tại: 264.000 tấn/năm. + Khả năng thông qua hàng hoá tối đa đạt từ: 750.000 đến 900.000 tấn/năm. - Hệ thống cầu tàu, kho bãi của Cảng: + Chiều dài đường trước bến: 1,8 km. + Cầu tàu hiện có: 06. + Số lượng cẩu hiện có: 05 chiếc (Trong đó 03 cẩu pooctic, 1 cẩu DEK, EB5) + Diện tích bãi: 64.000m2 + Diện tích kho kín: 47.000m2 - Hạn chế: Hiện nay vận chuyển hàng hóa đến Cảng gặp rất nhiều khó khăn do phải qua nhiều công trình vượt sông như: Cầu Đuống, cầu Long Biên, cầu Chương Dương trên tuyến này việc vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ nội địa chưa nhiều, chưa tận dụng được lợi thế của đường thuỷ nội địa Hơn nữa vào mùa khô, luồng tuyến trên tuyến này thường khan cạn rất khó khăn cho phương tiện vận tải thuỷ đặc biệt là đoạn tuyến từ Cửa 43
  44. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 Dâu (ngã ba sông Hồng- sông Đuống) đến Cảng Hà Nội. Cảng lại nằm trong khu vực nội đô nên không thể tiến hành xếp dỡ hàng rời, hàng có độ bụi bẩn cao. d. Cảng Nam Định: Cảng nằm trên tuyến vận chuyển Quảng Ninh - Ninh Bình. - Chiều dài cầu cảng: hơn 267m. Rộng: 06m. - Diện tích kho bãi: + Khu hàng rời: 36.000m2 + Khu hàng bao: 5.000m2 + Kho tiền phương: 13.000m2 + Kho: 3.700m2 - Số lượng cẩu: gồm 03 cẩu ngoạm để bốc hàng rời (năng suất 250.000-300.00tấn/năm); 02 cẩu pooctic để xếp dỡ hàng bao (năng suất 100.000 tấn/năm). - Số lượng cẩu: gồm 1 cẩu pooctic để xếp dỡ hàng bao và một số cẩu khác để xếp dỡ hàng rời. e. Cảng Đáp Cầu (Bắc Ninh), Cảng Á Lữ (Bắc Giang): Cảng có 04 cẩu và máy xúc, khả năng thông qua hiện tại đạt 450.000 tấn/năm chủ yếu là xếp/dỡ hàng rời như: than, clinker, xi măng bao phục vụ cho sản xuất, phát triển kinh tế khu vực Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn. f. Cụm cảng Hòa Bình (Tỉnh Hòa Bình): Cảng gồm 02 cảng là cảng Kỳ Sơn và cảng Ba Cấp. Chủ yếu phục vụ các dự án thủy điện như: Thủy điện Sơn la, Thủy điện Lai Châu, với các hàng thông qua là hàng thiết bị phổ thông, thiết bị siêu trường, siêu trọng. Tuyến vận chuyển này rất khó khăn: mùa lũ nước chảy xiết, mùa đông ken thì luồng khan cạn (đoạn từ cảng Kỳ Sơn đến ngã 3 Hồng Đà). 2.2.2. Điều kiện khai thác vận tải a, Điều kiện kinh tế- xã hội - Về kinh tế: 44
  45. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 Hà Nội, 6 tháng đầu năm, kinh tế tăng trưởng cao hơn cùng kỳ; thu ngân sách ước tăng 12,8% so cùng kỳ; môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện, chỉ số PCI tăng 4 bậc Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,21% (cùng kỳ tăng 7,15%); trong đó, dịch vụ tăng 6,66%, công nghiệp - xây dựng tăng 8,38%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 132.134 tỷ đồng, đạt 50,2% dự toán, tăng 12,8% so với cùng kỳ; trong đó thu nội địa 122.425 tỷ đồng. Tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp. Chỉ số PCI năm 2018 xếp thứ 9/63, tăng 4 bậc so với năm trước, hoàn thành sớm 02 năm mục tiêu nhiệm kỳ 2016-2020 Vận tải hàng hóa: Khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng 10 ước tính đạt 72,2 triệu tấn, tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 5.977 triệu tấn.km, tăng 0,4% và tăng 14,3%; doanh thu đạt 3.276 tỷ đồng, tăng 0,4% và tăng 11,8%. Tính chung 10 tháng năm 2019, khối lượng hàng hóa vận chuyển ước tính đạt 708 triệu tấn, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2018; khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 58,6 tỷ tấn.km, tăng 10,4%; doanh thu đạt 32,1 nghìn tỷ đồng, tăng 11,6%. 10 Vận tải hành khách: Số lượt hành khách vận chuyển trong tháng Mười ước tính đạt 56,9 triệu lượt hành khách, tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển trong tháng đạt 2.137 triệu lượt hành khách.km, tăng 0,2% và tăng 13,5%; doanh thu đạt 1.831 tỷ đồng, tăng 0,2% và tăng 12,4%. Tính chung 10 tháng, số lượt hành khách vận chuyển ước tính đạt 552,6 triệu lượt hành khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2018; số lượt hành khách luân chuyển đạt 20,7 tỷ lượt hành khách.km, tăng 13,1%; doanh thu đạt 17,5 nghìn tỷ đồng, tăng 11,8%. Doanh thu hoạt động hỗ trợ vận tải tháng Mười ước tính đạt 4.644 tỷ đồng, tăng 0,6% so với tháng trước và tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng, doanh thu đạt 45,3 nghìn tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2018. - Về xã hội: 45
  46. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển, công tác quản lý và phát triển các lễ hội được quan tâm toàn diện; an sinh xã hội được đảm bảo, ứng dụng công nghệ thông tin được đẩy mạnh. Cùng với đó, cải cách hành chính được đẩy mạnh, đồng bộ giữa cải cách thủ tục và cải cách bộ máy, thể chế, kỷ cương hành chính được củng cố, chất lượng thực thi pháp luật được nâng cao b. Điều kiện khí hậu - thời tiết trong vùng hoạt động của doanh nghiệp Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít.Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm² với 1641 giờ nắng và nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,6ºC, cao nhất là tháng 6 (29,8ºC), thấp nhất là tháng 1 (17,2ºC). Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Ðộ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng nǎm là 1.800mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa.Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa, nhiệt độ trung bình 29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông, thời tiết khô ráo, nhiệt độ trung bình 15,2ºC. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10). Cho nên có thể nói rằng Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Bốn mùa thay đổi như vậy đã làm cho khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng, mùa nào cũng đẹp, cũng hay. c. Điều kiện vận tải - Đáp ứng được nhu cầu về vận tải hàng hóa với chất lương cao, an toàn tiện lợi, giảm thiểu tai nạn, hạn chế ô nhiễm môi trường, phát huy lợi thế của đường bộ là thực hiện vận tải có tính cơ động cao, hiệu quả. - Năng lực vận tải thủy nội địa được nâng cao, kết hợp chặt chẽ 3 loại hình vận tải: đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao theo kịp 46
  47. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong phạm vi địa bàn tỉnh và cho cả các khu vực lân cận. d. Điều kiện luồng tuyến Luồng tuyến đường thủy Miền Bắc chủ yếu là trên sông Hồng, sông Đuống, sông Thái Bình và sông Luộc. Mạng lưới giao thông đường thủy kết nối các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng với khu vực cảng biển Hải Phòng và Quảng Ninh, kết nối với các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc qua sông Lô. Ngoài ra Quảng Ninh còn là điểm đầu của tuyến vận tải sông pha biển từ Bắc vào Nam nhằm san sẻ gánh nặng cho đường bộ. Khu vực Miền Bắc hiện có 17 tuyến đường thủy nội địa quốc gia với chiều dài 2715,4 km, một số tuyến có chiều dài khá ngắn và trùng lặp với những tuyến khác nên tập trung vào 10 tuyến có cự ly dài và có vai trò chủ đạo kết nối toàn bộ khu vực. - So với những năm trước đây tuyến luồng đường thủy đã được cải thiện, về chuẩn tắc luồng (chiều rộng, chiều sâu, bán kính cong) đáp ứng được cho phương tiện thuỷ có trọng tải (400-600) tấn vận chuyển hàng lên đến Tuyên Quang, Hoà Bình; các tàu có trọng tải từ (800-1500) tấn đã cập cảng nhà máy xi măng Phúc Sơn, Hoàng Thạch, Chinfon. - Cảng thủy nội địa: số lượng nhiều nằm dọc trên các tuyến sông kênh và có khả năng kết nối với các phương thức vận tải đường biển, đường sắt, đường bộ tạo thành hệ thống vận tải đồng bộ, liên hoàn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. - Phương tiện thuỷ nội địa: tàu tự hành chiếm tỷ lệ cao về số lượng phương tiện thông qua tuyến, tốc độ quay vòng nhanh, gọn nhẹ đơn giản trong bảo quản và vận hành, đồng thời phù hợp với điều kiện địa hình, luồng lạch. - Vận tải thủy là vận tải liên tục có khối lượng lớn, chở hàng siêu trường, siêu trọng giá thành vận tải thấp, chất lượng vận tải đảm bảo. e. Hệ thống giao thông tĩnh Hiện nay Tổng công ty Vận tải thủy đang quản lý các đơn vị cảng sông, bốc xếp và kho bãi gồm: Cảng Hà Nội, Cảng Việt Trì, Cảng Ninh Bình, Cảng Ninh Phúc (Tỉnh Ninh Bình), Cảng Đáp Cầu (Bắc Ninh), Cảng Á Lữ (Bắc Giang), cụm cảng Hòa Bình, cảng Nam Định; ngoài ra còn có thể liên kết phối hợp với cảng Khuyến Lương (Hà Nội). 47
  48. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 Trong đó, Cảng Việt Trì và Cảng Ninh Bình ngoài hệ thống đường bộ còn có hệ thống đường sắt kết nối với cảng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trung chuyển hàng hoá. 2.3. Tình hình xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 2.3.1. Tình hình sản xuất kinh doanh Vốn điều lệ của công ty năm 2017 là : 327.737.000.000 đồng Số lao động bình quân trong năm : 250 người Cùng với đó, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm được thể hiện qua các bảng số liệu sau: Bảng 1.3. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2017-2019 STT Chỉ tiêu Đơn vị 2017 2018 2019 Doanh thu bán hàng và cung cấp Tỷ đồng 1 733.9 620.6 621.9 dịch vụ 2 Các khoản giảm trừ Triệu đồng 243.9 179.8 83.8 Doanh thu thuần về bán hàng và Tỷ đồng 3 733.6 620.4 621.8 cung cấp 4 Giá vốn hàng bán Tỷ đồng 577.1 490.7 484.4 Lợi nhuận gộp về bán hàng và Tỷ đồng 5 156.6 129.6 137.4 cung cấp dịch vụ 6 Doanh thu hoạt động tài chính Tỷ đồng 0.415 1.71 0.161 Chi phí tài chính 27.96 19.3 32.8 7 Tỷ đồng -Trong đó : Chi phí lãi vay 27.96 19.3 10.3 8 Chi phí bán hàng Triệu đồng 237.2 256.7 49.2 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp Tỷ đồng 127.5 93.7 78.4 Lợi nhuận thuần từ hoạt động Tỷ đồng 10 1.3 18.06 26.19 kinh doanh 11 Thu nhập khác Tỷ đồng 22.7 18.69 6.97 48
  49. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 12 Chi phí khác Tỷ đồng 11.9 8.47 9.78 13 Lợi nhuận khác Tỷ đồng 10.8 10.21 2.81 14 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 12.2 28.2 23.3 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành Tỷ đồng 0.806 1.55 2.086 16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại Tỷ đồng - - - Lợi nhuận sau thuế thu nhập Tỷ đồng 17 11.3 26.72 21.3 Doanh nghiệp (Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán giai đoạn 2017-2019) Nhận xét: Qua các bảng số liệu trên , ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2017 so với năm 2018 giảm 113,3 tỷ dồng , tương ứng với 15,45%., nhưng sang năm 2019 doang thu lại tăng 1,3 tỷ đồng , tương ứng với 0,21% .Đối với lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ , năm 2017 so với năm 2018 giảm 27 tỷ đồng, tương ứng với 17.24%, nhưng sang năm 2019 lợi nhuận của công ty tăng 7,8 tỷ đồng, tương ứng với 6.01%. Ngoài ra lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của TCT ngày càng tăng , năm 2017 đến năm 2019 tăng nhảy vọt đáng kể. Bên cạnh đó chi phí khác của TCT cũng giảm đáng kể làm cho TCT giảm được thiểu phần nào trong các chi phí của công ty.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty đạt mức tăng đang kể đặc biệt là bước nhảy vọt năm 2017 so với năm 2018. Năm 2019 lợi nhuận khác của TCT giảm xuống còn 2.81 tỷ đông, điều này dẫn đến lợi nhuận của TCT cũng bị giảm phần nào. Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp năm 2019 giảm 4.9 tỷ so với năm 2018 và tăng 11.1 tỷ so với năm 2017. Và điều đặc biệt là lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của TCT tăng mạnh năm 2018 15.42 tỷ đồng, nhg đến năm 2019 vì việc thu lợi nhuận khac giảm chi phí tăng dẫn đến việc lợi nhuận giảm so với năm 2018. Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp năm 2019 giảm 4.9 tỷ so với năm 2018 và tăng 11.1 tỷ so với năm 2017. 49
  50. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 50
  51. 2.3.2.Đánh giá chung về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của 2.3.2.1. Về sản lượng vận tải của các đơn vị thuộc Tổng Công Ty Vận Tải Thủy-CTCP: • Sản lượng vận tải năm 2017: Hợp đồng TCT Hợp đồng ĐV Than điện Than đạm Đơn vị vận tải Chuyển( KM) Tấn Luân Tổng Cộng TCT +ĐV Phả Lại Hải Phòng Ninh Bình Thái Bình Hà Bắc Ninh Bình Than vận chuyển Hàng khác Cộng (%) Tỉ trọng Clinker Than Khác Hàng khác Cộng (%) Tỉ trọng Cty1 92.623.581 813.620 226.901 314.682 - 68.618 59.341 2.390 14.332 11.828 698.092 85,8 6.992 96.886 11.650 115.528 14,2 Cty2 98.863.400 518.874 86.966 82.536 - 53.030 30.128 5.124 14.402 1.880 274.066 52,8 36.077 194.651 14.080 244.808 47,2 Cty3 61.387.035 528.638 183.534 102.043 - 6.277 36.519 6.013 4.000 338.386 64,0 - 186.665 3.587 190.252 36,0 Cty4 62.588.240 466.670 166.580 83.780 - 48.820 66.680 4.760 12.840 2.380 385.480 82,7 2.380 4.360 74.090 80.830 17,3 TTVT 172.641.284 1.521.769 411.839 470.756 11.676 154.060 80.896 4.772 10.528 - 1.144.527 75,2 2.380 373.162 1.700 377.242 24,8 Nam 58.379.693 296.505 24.991 62.603 - 19.121 19.304 - 1.575 - 127.594 43,0 40.233 128.678 - 168.911 57,0 Định Thái 25.187.612 226.842 45.954 74.759 - 39.880 12.007 - 2.000 - 174.600 77,0 - 46.441 5.801 52.242 23,0 Bình
  52. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 TỔNG569.670.845 4.372.918 1.146.765 1.191.159 11.676 389.806 304.875 17.046 61.690 20.008 3.143.105 71,9 88.062 1.030.843 110.908 1.229.813 28,1 (Báo cáo sản lượng vận tải cuả các đơn vị vận tải năm 2017-Tấn) • Sản lượng vận tải năm 2018: Hợp đồng TCT Hợp đồng ĐV Than điện Than đạm Đơn vị vận tải Chuyển (KM) Tấn Luân Tổng Cộng TCT+ĐV Phả Lại Hải Phòng Ninh Bình Thăng Long Thái Bình Hà Bắc Ninh Bình Than vận chuyển Xi Măng Hàng khác Cộng Tỉ trọng (%) Clinker Than Khác Hàng khác PT cho thuê Cộng Tỉ trọng (%) Cty1 117.002.514 1.167.737 229.974 310.535 - 18.492 110.510 59.174 2.388 181.232 6.740 - 907.974 78 - 160.727 99.036 - 259.763 22 Cty2 141.654.958 724.010 20.406 3.244 - - - 25.592 - 6.726 - - 55.968 8 157.768 510.274 - - 668.042 92 Cty3 73.940.875 696.196 164.124 183.611 - 1.693 104.733 - 13.202 - - 467.363 67 - 228.833 - - 228.833 33 Cty4 64.754.300 572.480 173.880 93.600 - 2.380 16.000 96.360 - 83.800 4.300 - 470.320 82 - 28.100 74.060 - 102.160 18 TTVT 234.180.495 2.456.513 300.278 591.910 - 13.244 136.248 222.424 6.992 145.628 - - 1.417.724 58 - 1.017.909 20.880 - 1.038.789 42 Nam 66.251.946 332.669 24.835 46.167 - - 15.279 18.128 - 41.051 - - 145.460 44 61.618 118.691 - 6.900 187.209 56 Định Thái 22.343.380 130.113 27.308 2.298 - 2.262 62.202 - - 4.344 - - 98.414 76 - 18.334 13.365 - 31.699 24 Bình 52
  53. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 TỔNG 720.128.468 6.079.718 940.805 1.232.365 0 38.071 340.239 526.411 9.380 475.983 1.040 0 3.563.223 59 219.386 2.082.868 207.341 6.900 2.516.495 41 Hợp đồng TCT Hợp đồng ĐV Than điện Than đạm Đơn vị vận tải Chuyển (KM) Tấn Luân Tổng Cộng TCT+ĐV Phả Lại Hải Phòng Ninh Bình Bình Thái Th ăng Long Hà Bắc Ninh Bình Than vận chuyển Cộng Tỉ trọng (%) Clinker Than Khác Hàng khác PT cho thuê Cộng Tỉ trọng (%) Cty1 96.049.456 1.552.164 401.463 319.188 - 45.995 21.246 73.562 - 610.189 907.974 95 - 66.977 13.544 - 80.521 5 Cty2 149.044.756 661.864 - - 43.482 - - 1.638 - 21.213 55.968 10 181.851 413.320 - - 595.171 90 Cty3 71.191.353 843.419 219.736 203.070 - - 2.202 103.681 - 312.430 467.363 100 - 2.300 - - 2.300 0 Cty4 68.075.030 688.140 181.520 63.500 - - - 70.780 - 309.640 470.320 91 2.380 9.640 50.680 - 62.700 9 TTVT 219.624.498 2.825.522 637.160 715.354 - 434.738 31.292 245.476 2.344 383.340 1.417.724 87 - 375.818 - - 375.818 13 Nam 80.291.957 390.477 9.998 7.952 4.656 - - 2.028 - 61.329 145.460 22 100.888 203.626 - - 304.514 78 Định Thái 6.225.581 67.353 17.979 - - 49.374 - - - - 98.414 100 - - - - 0 0 Bình TỔNG 690.502.631 7.028.939 1.467.856 1.309.064 48.498 530.107 54.740 497.165 2.344 1.698.141 3.563.223 80 285.119 1.071.681 64.224 0 1.421.024 20 (Báo cáo sản lượng vận tải cuả các đơn vị vận tải năm 2018-Tấn) • Sản lượng vận tải năm 2019: 53
  54. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 (Báo cáo sản lượng vận tải cuả các đơn vị vận tải năm 2019-Tấn) • Biểu đồ sản lượng và tỉ trọng vận tải: 80% 80,00% 71,90% 70,00% 59% 60,00% 50,00% 41% 40,00% 28,10% 30,00% 20% 20,00% 10,00% 0,00% 2017 2018 2019 Tỉ trọng TCT (%) Tỉ trọng ĐV (%) Theo biểu đồ biểu hiện sản lượng và tỉ trọng vận tải năm 2019 của TCT sản lượng đạt 7.028 tấn tăng 2.656 tấn so với năm 2017 và 949 tấn so vói năm 2018. Tỉ trọng vận tải TCT đạt 80% vào năm 2019 tăng 8,1% so với năm 2017 và tăng 21% so với năm 2018. Tỉ trọng đơn vị đạt 20% vào năm 2019 giảm 8,1% so với năm 2017 và giảm 21% so với năm 54
  55. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 2018. Sản lượng của TCT tăng đều qua các năm tuy nhiên tỉ trọng về sản lượng lại có những biến đổi vì khối lượng hàng tiêu thụ TCT cho các nhà máy (năm 2018) giảm so với (năm 2017) bên cạnh đó khối lượng hàng tiêu thụ các đơn vị lại tăng. Đến năm 2019 , tỉ trọng TCT tăng đột biến bởi khối lượng hàng tiêu thụ tăng mạnh so với các năm trước đó, nhưng bên các đơn vị vận tải khối lượng hàng tiêu thụ, thuê phương tiện lại giảm mạnh. Từ đó, ta thấy rằng các hợp đồng của TCT và các đơn vị vận tải luôn hỗ trợ nhau để làm cho sản lượng tiêu thụ cho các nhà máy luôn ổn định và phát triển hơn trong thị trường vận tải thuỷ nội địa miền Bắc. 55
  56. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 • Nộp ngân sách: + Thuế thu nhập doanh nghiệp + Bảo hiểm + Phí, lệ phí + Thuế thuê đất, mặt nước + Thuế GTGT + Thuế môn bài + Thuế tài nguyên + Thuế bảo vệ môi trường + Thuế xuất nhập khẩu 2.3.2.2 Về Lao động - tiền lương: * Tình hình lao động Bảng 1.4 : Cơ cấu lao động theo phòng ban từ năm 2017 - 2019 Số lượng STT Phòng ban Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Ban Giám đốc 14 14 14 2 Ban Tổng Hơp 8 8 8 3 Ban Tổ chức hành chính 28 28 28 4 Ban Tài chính kế toán 35 35 35 5 Ban Kinh doanh 34 34 34 6 Ban Kỹ thuật - An toàn 42 42 42 7 Ban KH&KT hơp tác quốc tế 15 15 15
  57. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 8 Đội thuyên viên 738 749 749 9 Đội bảo vệ 42 42 42 10 Đội lao công 21 21 21 11 Đội sửa chữa 162 170 170 Tổng 1141 1158 1158 Nhìn vào bảng trên ta thấy số lao động của doanh nghiệp tăng qua các năm. Năm 2017 số lao động của toàn TCT là 1141, năm 2019 thì số lao động toàn TCT có 1158 lao động tăng so với năm 2017 là 17 lao động. Số lượng lao động ở khối văn phòng gần như không có thay đổi mà số lao động tăng chủ yếu là lao động ở các phòng ban như đội thuyên viên, đội xếp dỡ. Sở dĩ có sự tăng như vậy là để đáp ứng được nhu cầu tăng của hàng hóa. Bảng 1.5 : Cơ cấu lao động theo trình độ lao động năm 2019 Số lượng STT Loại lao đông Cấp bậc trình độ (người) 1 Ban giám đốc 14 Giám đốc Đại học 7 Phó giám đốc Đại học 7 2 Ban tổ chức hành chính 28 Trưởng phòng Đại học 7 Phó phòng Đại học 7
  58. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 Nhân viên nghiệp vụ Đại học 14 3 Ban Tài chính kế toán 35 Trưởng phòng Đại học 7 Phó phòng Đại học 7 Nhân viên nghiệp vụ Đại học 21 4 Ban kinh doanh 34 Trưởng phòng Đại học 7 Phó phòng Đại học 7 Nhân viên nghiệp vụ Đại học 20 5 Ban kỹ thuật - an toàn 42 Trưởng phòng Đại học 7 Phó phòng Đại học 7 Nhân viên nghiệp vụ Đại học 8 6 Ban tổng hợp 8 Trưởng phòng Đại học 1 Phó phòng Đại học 1 Nhân viên nghiệp vụ Đại học + cao đẳng 6
  59. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 Ban KH&KT hợp tác quốc 15 7 tế Trưởng phòng Đại học 1 Phó phòng Đại học 1 Nhân viên nghiệp vụ Đại học 13 8 Đội bảo vệ 42 Đội trưởng Trung cấp + LĐPT 7 Đội phó LĐPT 7 Nhân viên bảo vệ LĐPT 14 9 Đội thuyên viên 749 Thuyền trưởng Đại học 107 Thuyền phó Đại học + cao đẳng 214 Máy trưởng Cao đẳng + trung 107 cấp Thủy thủ LĐPT 321 Đội sửa chữa 170 10 Đội trưởng Kỹ sư 7
  60. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 Đội phó Kỹ sư 7 Nhân viên kỹ thuật Kỹ sư + cao đẳng 14 Nhân viên thống kê Đại học + cao đẳng 14 Thợ sửa chữa Từ bậc 1 đến bậc 7 128 Đội lao công 21 11 Đội trưởng LĐPT 7 Đội phó LĐPT 7 Nhân viên nghiệp vụ LĐPT 14 TỔNG SỐ 1158 Qua bảng số liệu trên cho thấy lao động của có trình độ lao động từ lao động phổ thông cho đến các trường nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học có thể đáp ứng mọi nhiệm vụ công việc tại TCT và các công ty con . Bảng 1.6 : Số lượng lao động tại TC năm 2019 theo cơ cấu lao động STT Chức danh Tổng số lao động Tỷ lệ (%) I Công nhân trực tiếp 919 79,4 1 Thuyền viên 749 64,7 2 Nhân viên sửa chữa 170 14,7
  61. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 II CBCNV gián tiếp 239 20,6 Tổng 1158 Qua bảng số liệu cho thấy lượng số lượng công nhân trực tiếp của chiếm tỷ lệ cao gấp 4 lần lượng cán bộ công nhân viên gián tiếp. Đây là lực lượng lao động chủ yếu của cty. Cụ thể, tính đến năm 2019 tại TCT và các công ty con có tất cả 1158 lao động, trong đó có 919 lao động trực tiếp, chiếm 79,4% và 239 lao động gián tiếp, chiếm 20,6%. 919 lao động trực tiếp được chia nhỏ thành 2 loại là Thuyền viên, Nhân, Nhân viên sửa chữa. Thuyền viên chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu lao động trực tiếp với 64,7%. Hiện tại, Tổng công ty có 1158 lao động , trong đó có khoảng 185 lao động có trình độ đại học-cao đẳng, còn lại là công nhân và thuyền viên. Theo thống kê năm 2019 , tổng tiền lương toàn bộ lao động là 120,2 tỷ/ năm tương đương với thu nhập bình quân nhân viên là 8,649 triệu/người.
  62. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 CHƯƠNG III: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH CHO TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI THỦY 3.1. Các căn cứ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh 3.2 Phân tích môi trường sản xuất kinh doanh của Tổng Công Ty Vận Tải Thuỷ 3.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô 3.2.2 Môi trường vi mô 3.3. Xác định mục tiêu kế hoạch 3.4. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020 cho TCT 3.4.1. Kế hoạch sản lượng 3.4.2. Kế hoạch lao động 3.5. Một số giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuât kinh doanh
  63. Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 KẾT LUẬN Trong thời gian thực tập 5 tuần , em đã thực tập tại Tổng Công Ty Vận Tải Thuỷ- CTCP (VINASCO) được tham quan cơ sở vật chất và làm việc tại công ty. Quá trình thực tập vừa qua đã cho em học hỏi được rất nhiều kiến thức thực tế, cũng như hiểu rõ hơn về các công tác tổng hợp doanh thu, đối chiếu các số liệu sản lượng của các đơn vị , công ty con thuộc Tổng Công Ty nói riêng. Qua đó giúp chúng em có được những kiến thức thực tế cần thiết để phục vụ cho quá trình thực tập và làm đồ án tốt nghiệp sắp tới. Tuy nhiên về thời gian hạn chế , trình độ và sự hiểu biết về Tổng Công Ty còn hạn hẹp nên Báo Cáo không tránh khỏi những thiếu sót và sơ sài. Kính mong các thầy cô chỉ bảo và giúp đỡ. Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của Ban Giám Đốc, các phòng ban trong Tổng Công Ty và cô giáo THS. Phạm Thị Thu Hằng đã giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập này.