Đề tài Hội chứng nghiện Facebook của học sinh lứa tuổi THCS thực trạng và giải pháp

doc 61 trang thiennha21 11303
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Hội chứng nghiện Facebook của học sinh lứa tuổi THCS thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_hoi_chung_nghien_facebook_cua_hoc_sinh_lua_tuoi_thcs.doc

Nội dung text: Đề tài Hội chứng nghiện Facebook của học sinh lứa tuổi THCS thực trạng và giải pháp

  1. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam kết đề tài “ Hội chứng nghiện Facebook của học sinh lứa tuổi THCS thực trạng và giải pháp” được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu điều tra được thực hiện ở trường THCS Thị Trấn Tân Châu, Tây Ninh. Các kết quả, số liệu trình bày trong nghiên cứu là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ đề tài hay dự án nào trước đây. Nhóm tác giả nghiên cứu Nguyễn Minh Tiệp Nguyễn Ngọc Bảo Trân 1
  2. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu MỤC LỤC: LỜI CAM ĐOAN 1 MỤC LỤC: 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3 DANH MỤC CÁC BẢNG 4 DANH MỤC HÌNH ẢNH 5 CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN 6 1.Lý do chọn dự án 6 2. Câu hỏi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu:7 2.1. Câu hỏi nghiên cứu 7 2.2. Nội dung nghiên cứu 7 2.3.Đối tượng - phạm vi nghiên cứu 7 2.4. Mục tiêu nghiên cứu 7 2.5. Tính mới, tính sáng tạo của dự án 8 3.Thiết kế và phương háp nghiên cứu 8 3.1. Thiết kế nghiên cứu: 8 3.2. Phương pháp nghiên cứu: 8 CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ 11 2.1. Mạng xã hội Facebook 11 2.2. Những lợi ích của việc sử dụng Facebook 14 2.3. Những hệ lụy từ hội chứng nghiện Facebook 15 2.4. Thiết kế phiếu điều tra ( khảo sát) 21 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 21 3.2. Phân tích dữ liệu 28 3.2. Kết quả nghiên cứu 28 3.3. Phân tích kết quả khảosát 36 3.4. Thảo luận kết quả khảo sát 35 3.5. Giải pháp giúp học sinh sử dụng Facebook hiệu quả 39 3.5.1. Đối với người sử dụng facebook: 39 3.5.2 Về phía gia đình 44 3.5.3. Về phía nhà trường 46 3.5.4.Về phía xã hội (chính quyền địa phương) 56 3.6. Hiệu quả của dự án 57 2
  3. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu 3.6.1. Đối với các bạn học sinh 57 3.6.2. Đối với các bác phụ huynh 57 3.6.3. Đối với giáo viên 57 3.6.4. Đối với nhà trường 58 CHƯƠNG III. KẾT LUẬN 59 1.Kết luận: 59 2. Khuyến nghị 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 LỜI CẢM ƠN 65 3
  4. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. THCS: Trung học cơ sở 2. FB : Facebook 3. UBND: Ủy ban nhân dân 4. TA: Tiếng anh 5. TSHS: Tổng số học sinh 6. SL: Số lượng 7. TL: Tỉ lệ 8. HS: Học sinh 4
  5. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu DANH MỤC CÁC BẢNG Biểu đồ hình 1: Thể hiện kết quả khảo sát từ HS câu 1 đến câu 4 Biểu đồ hình 2: Thể hiện kết quả khảo sát từ HS câu 5 Biểu đồ hình 3: Thể hiện kết quả khảo sát từ HS câu 6 đến câu 10 Biểu đồ hình 4: Thể hiện kết quả khảo sát từ HS câu 11 đến câu 15 Biểu đồ hình 5: Thể hiện kết quả khảo sát từ HS câu 16 đến câu 20 Biểu đồ hình 6: Thể hiện kết quả khảo sát từ phụ huynh câu 1 đến câu 5 5
  6. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Sử dụng FB trong đêm tối ảnh hưởng đến thị lực Hình 2: Sống ảo, chờ like trên FB Hình 3: Mắc bệnh trầm cả từ việc sử dụng FB quá nhiều. Hình 4: Bỏ học vào FB Hình 5: HS ngủ trên lớp vì sử dụng FB suốt đêm Hình 6: Không tập trung vì chờ tin nhắn trên FB Hình 7: Xích mích trên FB dẫn đến đánh nhau Hình 8: Câu like trên FB Hình 10: Các gia đình tổ chức cho con em vui chơi, giải trí Hình 11: Tổ chức cho con em vui chơi, trải nghiệm thực tế. Hình 12: HS tham gia văn nghệ Hình 13: HS tham gia trải nghiệm. Hình 14: HS tham gia thi nghi thức HÌnh 15: HS tham gia thi dân vũ mừng đảng, mừng xuân Hình 16: HS tham gia hội khỏe phù đổng môn đá bóng Hình 17: HS tham hội khỏe phù đổng môn chạy 100m Hình 18: Phát động phong trào học tiếng anh trong nhà trường Hình 19: HS tham gia sân khấu hóa văn học 6
  7. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN Tên dự án: “ Hội chứng nghiện Facebook của học sinh lứa tuối THCS thực trạng và giải pháp” 1.Lý do chọn dự án Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hoá, “một thế giới phẳng”, kỉ nguyên của kĩ thuật số, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, con người nỗ lực không mệt mỏi để phát minh ra những sáng chế, những công cụ phục vụ, đáp ứng nhu cầu vô tận của nhân loại. Trong đó, internet nói chung và các mạng xã hội nói riêng là những công cụ vô cùng tiện ích. Facebook (viết tắt là FB), một mạng xã hội tuy ra đời muộn hơn một số bậc tiền bối như: Myspace, Yahoo! Blog, nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một mạng xã hội khổng lồ, số một thế giới, thu hút hàng tỉ người tham gia, lấn át các đối thủ - mạng xã hội khác. Chỉ thế thôi đã có thể thấy ma lực của nó, sự tiện ích cũng như ảnh hưởng của nó tới xã hội. Trải qua gần hai thập kỉ phát triển (từ năm 2004 đến nay), nó cũng bộc lộ không ít mặt trái, mặt tiêu cực. Đối tượng tham gia Facebook được qui định từ 13 tuổi trở lên, song thực tế nó có sức hút mãnh liệt với bất cứ ai, đông nhất vẫn là tuổi trẻ, học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, đây lại là một vấn đề còn thả nổi, chưa được kiểm soát chặt chẽ, chưa được đưa vào giáo dục trong nhà trường, chưa được định hướng một cách tích cực và người tham gia có lẽ cũng chưa mấy ý thức nghiêm túc về nó. Để trả lời cho các câu hỏi tại sao chúng ta - học sinh lại lựa chọn Facebook là nơi để chia sẻ, giao lưu, kết bạn? Học sinh sử dụng facebook như thế nào? Quỹ thời gian mà học sinh dành cho Facebook là bao nhiêu? Học sinh có biết được những lợi ích và tác hại của việc sử dụng facebook hay chưa? Thế nên cần định hướng cho các bạn học sinh nhận thức đúng đắn, khi sử dụng và sử dụng một cách có hiểu quả, biến Facebook trở thành phương tiện hữu ích. Chính vì vậy, chúng em chọn dự án nghiên cứu “ Hội chứng nghiện Facebook của học sinh lứa tuổi THCS thực trạng và giải pháp ” nhằm giúp các bạn học sinh trường THCS Thị Trấn Tân Châu nói riêng và các bạn học sinh lứa tuổi THCS nói chung biết, hiểu và nhận thức được những lợi ích và hệ luỵ khi sử dụng Facebook, qua đó đề xuất những biện pháp giúp cho các bạn sử dụng nó một cách hiệu quả. Hi vọng các bạn sẽ quan tâm và suy nghĩ, hành động một cách tích cực nhất. 7
  8. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu 2. Câu hỏi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu. 2.1. Câu hỏi nghiên cứu Để trả lời cho các câu hỏi: trong bối cảnh đại dịch Covid, xu hướng học tập của học sinh như thế nào? Homeschooling là gì? Mức độ phổ biến của nó ở Việt Nam như thế nào? Homeschooling có phải là 1 giải pháp mới trong bối cảnh hiện nay? Việt Nam có nên chính thức công nhận và hợp pháp hóa Homeschool? 2.2. Nội dung nghiên cứu - Xu hướng học tập của học sinh trong bối cảnh đại dịch Covid - Những lợi ích và bất lợi của phương pháp Homeschooling - Đưa ra kết luận cuối và đề xuất Homeschool như 1 cách học hay mà Việt Nam có thể áp dụng 2.3.Đối tượng - phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu thuộc hai nhóm: + Phụ huynh học sinh: đối tượng nghiên cứu chính của dự án là phụ huynh đang cho con học theo phương pháp Homeschool ở Việt Nam. Tìm hiểu thái độ, suy nghĩ, nhìn nhận của phụ huynh cũng như sự hiệu quả mà phương pháp mang lại. Đây là căn cứ khách quan để biết xu hướng Homeschooling ở Việt Nam như thế nào và đưa ra kết luận của nghiên cứu. + Học sinh: đối tượng nghiên cứu phụ của dự án là học sinh ở Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung. Tìm hiểu về suy nghĩ và xu hướng học tập trong bối cảnh đại dịch như hiện nay, từ đó đề ra 1 giải pháp học tập mới và khái niệm Homeschooling cũng trở nên phổ biến hơn. 2.4. Mục tiêu nghiên cứu - Giúp cho các bạn học sinh, cũng như nhiều phụ huynh ở Việt Nam hiểu hơn về những điểm tích cực mà Homeschooling mang lại, từ đó cân nhắc cũng như có cái nhìn sâu hơn về phương pháp này - Biết được những mặt trái của Homeschooling, từ đó lựa chọn 1 phương pháp học tập hiệu quả -Giup mọi người hiểu hơn và cân nhắc giải pháp học này, từ đó Homeschooling có thể là một giải pháp tốt và được Việt Nam công nhận. 8
  9. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu 2.5. Tính mới, tính sáng tạo của dự án - Trong đề tài này chúng em tự nhận thấy Homeschooling là một phương pháp học tập ít phổ biến ở Việt Nam: Qua việc nghiên cứu về xu hướng học tập trong bối cảnh đại dịch Covid, chúng em đề xuất 1 giải pháp khả thi đó là Homeschooling - Từ việc phân tích, điều tra, đưa ra những dẫn chứng về phương pháp học tập Homeschooling và đưa ra những khía cạnh khác nhau của phương pháp như là sự linh hoạt, chủ động trong học tập, có nhiều thời gian hơn giành cho bản thân và gia đình, . - Đặc biệt, trong dự án nghiên cứu, dựa vào kết quả điều tra khảo sát, chúng em đã đưa ra giải pháp mới, tích cực và đồng bộ để giúp cho các bạn học sinh, các phụ huynh và các đoàn thể xã hội có thể lựa chọn phương pháp Homeschool, cũng như phát huy được lợi ích của nó. Chúng em tin tưởng rằng, với tính mới, tính sáng tạo của đề tài, các bạn học sinh hoàn toàn có thể làm chủ bản thân, khiến Homeschooling thực sự là 1 trong những giải pháp học tốt mà có thể áp dụng trong bối cảnh đại dịch hiên nay. 3.Thiết kế và phương pháp nghiên cứu. 3.1. Thiết kế nghiên cứu: - Khảo sát và đánh giá xu hướng học tập của học sinh Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói riêng trong thời kì đại dịch Covid - Điều tra các nguyên nhân một số phụ huynh ở Việt Nam cho con mình học Homeschool cũng như tại sao phương pháp học tập này chưa được công nhận ở Việt Nam và liệu Homeschooling có là 1 giải pháp tôt trong tình hình dịch hiện nay 3.2. Phương pháp nghiên cứu: 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Thu thập, tìm hiểu, phân tích, tổng hợp, tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu vấn đề 3.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát - Thiết kế câu hỏi trong phiếu khảo sát. - Phát phiếu khảo sát về xu hướng học tập của học sinh ở Việt Nam; phiếu khảo sát của những phụ huynh cho con theo học Homeschool. - Thu thập phiếu khảo sát, thống kê, phân tích xử lý số liệu và rút ra kết luận. 9
  10. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu - So sánh các kết quả khảo sát từ học sinh và phụ huynh. Từ đó đưa ra những đánh giá và sự hiệu quả của Homeschooling trong thời điểm hiện tại, lấy đó làm cơ sở để Homeschooling có thể được phổ biến và công nhận ở Việt Nam 3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu - Sau khi thu thập các số liệu nghiên cứu định lượng, số liệu thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel 365 - Thống kê và mô tả dữ liệu (sắp xếp và tóm tắt các thông tin: lập bảng, vẽ biểu đồ, tính toán phần trăm, ) - Căn cứ trên những kết quả thu được, tiến hành phân tích số liệu, rút ra các kết luận khoa học và đưa ra các đề xuất, kiến nghị thực tiễn. - Kiểm tra độ chính xác của các dữ liệu: + Thông qua câu hỏi kiểm tra: Các câu hỏi trả lời có rõ ràng không? Tất cả các câu hỏi có được trả lời đầy đủ chưa? Tất cả những câu hỏi quan trọng đã được trả lời chưa? +Thông qua kết quả xuất ra từ phần mềm thống kê. - Chuyển đổi dữ liệu: nhập tất cả các dữ liệu vào máy, chuyển đổi từ dữ liệu thô sang các dữ liệu có thể dùng để phân tích. - Đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của các thang đo theo: Thống kê, mô tả dữ liệu qua các biểu bảng, biểu đồ, tính toán các số đo mô tả như: giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị P trong phép kiểm chứng T-test - So sánh mức độ nhận biết của học sinh trước và sau khi thực hiện tuyên truyền qua thống kê, biểu đồ. - Căn cứ những kết quả thu được, tiến hành phân tích lý luận. Từ đó, rút ra các kết luận khoa học và đưa ra những đề xuất, kiến nghị phù hợp thực tiễn. 3.2.3. Kế hoạch, thời gian nghiên cứu: Thời gian Người Nội dung công việc thực hiện thực hiện Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng mạng xã hội Tiệp Facebook của lứa tuổi THCS. 20/9/2020 Tham khảo về các phương pháp điều tra xã hội học, -> 30/9/2020 phương pháp xây dựng bảng hỏi, phiếu điều tra, Tiệp + Trân phương pháp phân tích và xử lý các dữ liệu trong điều tra xã hội học. 10
  11. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu Tìm hiểu về thực trạng sử dụng mạng xã hội 1/10/2020 Tiệp + Trân Fcaebook tại trường THCS Thị Trấn Tân châu. -> 4/10/2020 5/10/2020 Thiết kế và hoàn thành phiếu điều tra Tiệp + Trân -> 15/10/2020 Phát, thu phiếu điều tra đến các bạn học sinh, phụ Tiệp + Trân huynh 16/10/2020 Thực hiện các thao tác xử lý số liệu trên phần mềm 17/10/2020 Tiệp + Trân Excel -> 23/10/2020 24/10/2020 Thống kê, miêu tả số liệu bằng sơ đồ Tiệp + Trân -> 2/111/2020 3/11/2020 Hệ thống lại các kết quả thống kê thu thập được. Tiệp + Trân ->7 /11/2020 Xác định nguyên nhân vấn đề 8/11/2020 Tiệp + Trân Thực hiện các giải pháp tuyên truyền giáo dục -> 14/11/2020 15/11/2020 Tiệp + Trân Phân tích số liệu điều tra sau khi tác động. -> 25/11/2019 Phân tích, viết kết quả nghiên cứu, đưa ra kết luận 29/11/2020 Tiệp + Trân khoa học và kiến nghị -> 2/12/2020 3/12/2020 Hoàn thành bài báo cáo nghiên cứu khoa học Tiệp + Trân ->4/12/2020 Báo cáo đề tài trước hội đồng khoa học của nhà Tiệp + Trân trường. 5/12/2020 Khắc phục những hạn chế theo góp ý của hội đồng khoa học nhà trường. Tiệp + Trân Hoàn thành bài báo cáo nghiên cứu khoa học. 6/12/2020 CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ 2.1. Khái niệm honeschooling: Thật ra khái niệm Homeschooling không có gì mà mới so với các quốc gia có nền giáo dục tiến bộ trên thế giới. Homeschooling khi được dịch sang tiếng Việt thì nó đem đặc biệt ý nghĩa chính là “giáo dục tại gia”, hay còn gọi là “giáo dục tại nhà”. Phụ 11
  12. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu huynh có thể dạy học hoặc thuê gia sư cho con mình, thậm chí người lớn cũng có thể áp dụng hình thức này ở bậc học cao. Phong trào homeschooling bắt đầu phổ biến từ những năm 70. Jonhn Holt, Dorothy và Raymond Moore. Là các tác giả tiêu biểu nghiên cứu về hình thức học này. Và họ đưa ra quan điểm cho việc học tại nhà thay thế cho học ở trường lớp là điều hợp lý. Thực chất trẻ em nào cũng từng trải qua hình thức homeschooling. Ba mẹ sẽ kết hợp với trường dạy học, ôn tập thêm cho bé ở nhà. Với một số gia đình cảm thấy học ở nhà có hiệu quả hơn cho bé, thì họ áp dụng homeschool. Trên thế giới có rất nhiều nhà bác học nổi tiếng nhờ tự học như Michael Faraday (1791–1867) là một nhà thiên tài được cả thế giới biết với biệt danh “thiên tài không bằng cấp”, Albert Einstein (1879 - 1955) là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của nhân loại, người khai sinh ra “Thuyết tương đối” hay Edison là nhà khoa học tiêu biểu nhất của nước Mỹ và thế giới, sở hữu 1907 bằng phát minh - một kỷ lục trong giới khoa học, đó là những nhà bác học nổi tiếng trên thế giới nhờ tự học. Như vậy, có thấy việc học bằng hình thức tự học ở nhà ở một số nước đã được triển khai từ rất lâu. Tuy nhiên hình thức học này vẫn chưa được chấp thuận trên toàn cầu. Một số quốc gia đồng ý cho học homeschooling, một số nước khác không quan trọng bé đã học homeschool hay chưa. Miễn là vẫn phải đến trường, áp dụng đúng giáo dục bắt buộc thông thường. Có thể hiểu là ở các quốc gia đó. Homeschooling không được công nhận là hình thức học chính thống, không đem lại hiệu quả bằng đến trường trực tiếp. 2.2 Hình thức Homeschooling ở Việt Nam: Pháp luật nước ta đã quy định trẻ nhỏ có quyền được đến trường, chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện tại các cơ sở giáo dục phổ thông, vì thế theo người viết thì nhiều năng việc giáo dục và đào tạo tại nhà này còn đang thiếu một hành lang pháp lý. Học sinh được học tại trường ngoài học kiến thức còn học giao tiếp, hòa đồng, hội nhập với bạn bè để phát triển toàn diện là mục tiêu của giáo dục của ta. Nên hình thức học tại nhà chưa được áp dụng. Bên cạnh đó, trong tại Điều 15 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định học sinh không nghỉ học quá 45 ngày trong một năm học kể cả trực tiếp, trực tuyến (hiện nay quy định về điểm danh học 12
  13. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu trực tuyến chưa được ban hành), nên học sinh phải đến trường học, không được nghỉ quá 45 ngày, nên hình thức dạy học ở nhà chưa được phép thực hiện ở ta hiện nay. 2.2.1 Sự “nổi loạn” của phụ huynh? Các nghiên cứu chỉ ra hai lý do chính khiến phụ huynh quyết định cho con học tại nhà: Thứ nhất, vì hoàn cảnh đặc biệt: ví dụ, trẻ tàn tật, trẻ chậm phát triển, gia đình tại khu vực hẻo lánh, quá xa trường học hoặc bố mẹ trẻ di chuyển quá nhiều nên không thể cho trẻ học tại một trường cố định. Thứ hai, vì không hài lòng với trường học chính quy thông thường. “Không hài lòng” là lý do chủ yếu, với 73% phụ huynh tại Mỹ cho con học ở nhà cho biết (thống kê của home-school.com). Về hình thức học, phụ huynh có thể áp dụng nhiều hình thức cho trẻ khi học tập ở nhà bao gồm: học tự nhiên (theo đó, trẻ tự học theo nhu cầu, cha mẹ hỗ trợ), học theo chương trình chính quy (dùng chương trình tại nhà trường truyền thống và cha mẹ chính là giáo viên dạy trẻ) hoặc học theo một chương trình riêng dành cho homeschooling Gần đây, với sự phát triển của Internet, mô hình học online khá phổ biến, giúp phụ huynh có thêm nhiều phương án học tập cho con mình. Tại Việt Nam, homeschooling đang dần trở thành mối quan tâm lớn và lựa chọn của nhiều phụ huynh thuộc thế hệ 8X ở các thành phố lớn. Lý do chủ yếu để những bậc cha mẹ này quan tâm đến hình thức học tập tại nhà tương tự phụ huynh ở Mỹ và nhiều nước: họ tin rằng con cái họ cần nhận được một dịch vụ giáo dục tốt hơn những gì đang nhận được từ trường học truyền thống, nghĩa là cùng lý do “không hài lòng” kể trên. 2.2.2 Homeschooling ở Việt Nam hiện nay Một nhóm trên Facebook có tên “Homeschooling và những người bạn”, thành viên là những phụ huynh quan tâm đến học tập tại nhà, hoạt động hơn 3 năm đã có hơn 50.000 thành viên (tính đến tháng 10-2021). Một số phụ huynh thuộc các nhóm này đã chia sẻ các tri thức và kinh nghiệm trong quá trình cho con theo học theo hình thức homeschool. Họ cho con theo học chương trình online (mua tài khoản từ các website nước ngoài) và lên kế hoạch học cho con song song học 13
  14. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu chính khóa trên lớp; một số phụ huynh cùng đứng ra mở lớp và mời thầy dạy riêng cho con mình theo giáo trình nước ngoài. Một số đã tính đến chuyện cho con nghỉ học tại trường chính thống để thay bằng homeschooling. Có phụ huynh Việt nhưng đang sống ở nước ngoài và cho con học homeschooling 100% cũng tham gia nhóm, chia sẻ kinh nghiệm với các phụ huynh trong nước. 2.3 Những lợi ích của homeschooling. 2.3.1 Tự do Cho dù bạn gọi đó là quyền tự quyết, tự do hay kiểm soát, một lợi thế rõ ràng của giáo dục tại nhà là khả năng đưa ra lựa chọn của riêng bạn. Là một học sinh tại nhà, bạn sẽ có thể tự do đi lại hoặc di chuyển, bao gồm việc giảng dạy tôn giáo trong việc học hàng ngày và không phải lo lắng về những áp lực xã hội hoặc bắt nạt mà con bạn có thể gặp phải ở trường. Thêm vào đó, trong giáo dục tại nhà, tất cả các môn học đều là trò chơi công bằng, từ chèo thuyền, may vá đến khoa học. Các kỹ năng thực tế, hoạt động tình nguyện, theo đuổi nghệ thuật và các ngành nghề truyền thống đều có thể thuộc phạm vi rộng rãi của giáo dục tại nhà. Theo một số trẻ mẫu giáo, những khoảnh khắc có thể dạy được luôn xảy ra và "trường học" không giới hạn trong giờ học 2.3.2 Linh hoạt Ai không thích đặt lịch trình của riêng mình? Bằng cách giáo dục ở nhà, bạn xác định cấu trúc của ngày của bạn. Ví dụ, nếu con bạn phải vật lộn để thức dậy vào lúc 7 giờ .m, bạn có thể bắt đầu đi học muộn hơn. Và, vì thời gian học tại nhà là chất lỏng, bạn có thể tiếp tục và thực hiện cuộc hẹn nha sĩ của con bạn vào thứ ba vào buổi trưa. Bạn thậm chí còn có chỗ để đẩy lùi một bài học khi bạn (hoặc con bạn) chỉ không cảm thấy nó. Có nhiều cách để làm cho nó lên sau này. 2.3.3 Cá nhân hóa giáo dục: Mỗi đứa trẻ là khác nhau. Thật không may, trong môi trường nhóm lớn hơn của trường học thông thường, giáo viên không phải lúc nào cũng có thể điều chỉnh các bài học theo nhu cầu độc đáo của con 14
  15. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu bạn. Mặt khác, ở nhà, bạn có thể gặp con bạn ngay tại nơi chúng đang ở, tùy chỉnh các bài học theo sở thích cụ thể của chúng. Con nhỏ của bạn có cần thêm một chút trợ giúp về toán học không? Dành thêm 15 phút để giúp họ hiểu các phân số. Con lớn của bạn có ở ngoài vũ trụ không? Bắt đầu một đơn vị thiên văn học! Homeschooling cũng cho phép bạn thay đổi cách tiếp cận của bạn từ trẻ em này sang trẻ khác nếu bạn có nhiều hơn một - về phong cách học tập và cấp lớp. Thêm vào đó, bạn có thể ăn mừng bất kỳ thành công hoặc thành tựu nào cùng nhau trong thời gian thực. 2.3.4 Mối quan hệ với gia đình gần gũi hơn: Bạn càng dành nhiều thời gian với con cái, càng có nhiều cơ hội để gắn kết. Nếu bạn luôn mong muốn nhiều giờ hơn trong ngày như một gia đình, có lẽ học tại nhà là lợi ích mà bạn đã khao khát. Những trải nghiệm tích cực như các chuyến đi thực địa vui vẻ, những khoảnh khắc a-ha trong học tập và "nghỉ giải lao" tại công viên đều có thể xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn giữa cha mẹ và con cái và anh chị em ruột. Trong một số trường hợp, lịch học tại nhà thậm chí có thể cho phép nhiều thời gian hơn với cả cha mẹ - nếu lịch làm việc thường giới hạn thời gian bên nhau vào cuối tuần hoặc ngày lễ. 2.3.5 Hạn chế tối thiểu về COVID-19 Đối với nhiều phụ huynh, quyết định học tại nhà trong đại dịch đã được đưa ra để tránh các hạn chế COVID-19 đối với con cái họ ở trường. Phải đeo khẩu trang cả ngày và khoảng cách xã hội với bạn bè là một đơn đặt hàng cao cho trẻ trung bình 6 tuổi của bạn. Giáo dục ở nhà, tất nhiên, có nghĩa là tự do đi mà không đeo khẩu trang, rào cản vật lý và các "tính năng bổ sung" đầy thách thức khác đi kèm với đại dịch. 2.3.6 Với những trường hợp đặc biệt Nếu con bạn bị khuyết tật học tập, khuyết tật về thể chất hoặc bị rối loạn thiếu tập trung / tăng động (ADHD), học tại nhà là một lựa chọn tốt. Nó cho phép bạn là cha mẹ, sự linh hoạt hoàn toàn để điều chỉnh chương trình giảng dạy theo nhu cầu cụ thể của con họ. 15
  16. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu 2.4 Những bất lợi của homeschooling: 2.4.1Cần thêm nhiều trách nhiệm: Ngoài trách nhiệm gia đình của vai trò là cha mẹ, bây giờ bạn là giáo viên, gia sư, nhà nghiên cứu chương trình giảng dạy và hiệu trưởng. Nó hoàn toàn có thể là humdinger của tất cả các lý do không để học tại nhà: Dạy con bạn ở nhà chỉ đơn giản là rất nhiều công việc. Sáng tạo, giảng dạy và chấm điểm giá trị học tập trong một ngày hoặc một tuần trên nhiều môn học cần có thời gian và công sức nghiêm túc. (Tuy nhiên, nhiều gói chương trình giảng dạy đã được chuẩn bị tồn tại.) Thêm vào đó, thú vị nhất có thể để điều chỉnh giáo dục theo phong cách học tập của mỗi đứa trẻ, điều này cũng có thể thêm vào khối lượng công việc của bạn. Và nếu bạn có con nhỏ ở nhà không đến tuổi đi học, bạn cũng có thể rất khó để giữ cho chúng bận rộn trong khi bạn dạy trẻ lớn hơn. - Đối mặt với những phán xét và thánh kiến: Thật không may, rất nhiều thành kiến và khuôn mẫu tồn tại xung quanh việc học tại nhà và những người chọn nó. Nếu bạn quyết định giáo dục ở nhà bạn có thể sẽ nhận những chỉ trích từ một số thành viên trong gia đình và người lạ. Họ nghĩ rằng với cách giáo dục như vậ, con cái họ không thể học được điều gì. Với những cha mẹ không có ai bên cạnh để hỗ trợ, họ có thể trở nên mệt mỏi và cô đơn. 16
  17. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu 17
  18. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu 2.4. Thiết kế phiếu điều tra ( khảo sát) PHIẾU ĐIỀU TRA VIỆC SỬ DỤNG FACEBOOK CỦA HỌC SINH Mến chào các bạn! Nhóm chúng tôi gồm: Nguyễn Minh Tiệp và Nguyễn Ngọc Bảo Trân là học sinh lớp 8A1, trường THCS Thị Trấn Tân Châu. Chúng tôi đang nghiên cứu đề tài: “Hội chứng nghiện Facebook của học sinh lứa tuổi THCS thực trạng và giải pháp” do cô Nguyễn Thị Thanh hướng dẫn. Chúng tôi đã xây dựng câu hỏi nhằm khảo sát ý kiến của các bạn về vấn đề sử dụng mạng xã hội Facebook. Những ý kiến của các bạn là những thông tin quý báu giúp chúng tôi hoàn thành đề tài trên. Rất mong được sự hợp tác nhiệt tình của các bạn. I. THÔNG TIN CÁ NHÂN: Họ và tên (không bắt buộc) Giới tính: Học sinh lớp: Trường: II. NỘI DUNG KHẢO SÁT: Bạn hãy trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu tương ứng( hoặc trình bày ý kiến). 1. Là học sinh bạn có biết đến mạng xã hội không? a. Có b. Không 2. Bạn biết mạng xã hội từ đâu? a. Bạn bè b. Người thân c. Báo chí d. Vô tình tìm thấy trên mạng. 3. Khi nói đến mạng xã hội hiện nay, bạn nghĩ đến mạng nào đầu tiên? a. Facebook b. Zalo c. Instagram d. Tiktok 4. Bạn có dùng mạng xã hội không? a. Có b. Không 5. Hiện tại bạn đang dùng mạng xã hội nào? 18
  19. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu 6. Tại sao bạn lại chọn Facebook? (Có thể chọn nhiều đáp án) a. Có nhiều bạn bè dùng Facebook b. Dễ sử dụng hơn c. Giao diện đẹp hơn d. Thông tin cập nhật nhanh hơn e. Chia sẻ hình ảnh dễ hơn f. Có nhiều game hay hơn 7. Bạn đăng nhập facebook bằng phương tiện gì? a. Máy tính để bàn b. Điện thoại c. Laptop d. ipad e. Quán Internet 8. Bạn đã sử dụng Facebook được bao lâu rồi? a. Dưới 6 tháng b. Từ 6 tháng – 1 năm c. Từ 1 năm – 2 năm d. Trên 2 năm 9. Quỹ thời gian bạn dành cho Facebook mỗi ngày là bao nhiêu? a. Dưới 1h b. Từ 1-2h c. Từ 2-3h d. Trên 3h 10. Bạn lên Facebook để làm gì? (Có thể chọn nhiều đáp án) a. Cập nhật tin tức b. Kết nối bạn bè c. Chia sẻ hình ảnh d. Chơi game e. Tham gia hội nhóm f. Tìm thông tin về các sự kiện để tham gia g. Mua hàng trên mạng 11. Theo bạn việc sử dụng Facebook có quan trọng không? a. Rất quan trọng 19
  20. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu b. Quan trọng c. Không quan trọng d. Ý kiến khác khác 12. Bạn đã bao giờ đăng bài viết của mình trên Facebook chưa? a. Thường xuyên b. Thỉnh thoảng c. Hiếm khi d. Chưa bao giờ 13. Bạn có quan tâm khi người khác xem bài viết của mình trên Facebook? a. Quan tâm b. Hơi quan tâm c. Không quan tâm 14. Bạn cảm thấy như thế nào nếu bài viết của bạn được nhiều lượt like, share? a. Bình thường b. Hạnh phúc c. Mình thật tài giỏi 15. Số lượng bạn bè hiện có trong Facebook của bạn? a. Dưới 100 b. 100- 250 c. Trên 250 - dưới 1000 d. Trên 1000 16. Bạn cảm thấy thế nào nếu không sử dụng facebook trong 1 ngày? a. Bình thường b. Hơi khó chịu c. Khó chịu d. Ý kiến khác 17. Bạn có nghĩ mình bị nghiện Facebook không? a. Có b. Không 18. Bạn thấy Facebook có những phiền toái gì? a. Hay bị chặn b. Nhiều spam, thông tin không cần thiết trên tường c. Nhiều thông tin tiêu cực, phản động 20
  21. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu d. Ý kiến khác 19. Bạn có ý định dùng Facebook lâu dài không? a. Có b. Không 20. Bạn có hay copy và đưa những hình ảnh, câu nói độc đáo lên Facebook để câu like không? a. Có b. Không 21. Bạn hãy viết một số lợi ích của việc sử dụng Facebook? 22. Khi sử dụng Facebook bạn thấy có những tác hại gì? PHIẾU ĐIỀU TRA VIỆC HIỂU BIẾT VỀ FACEBOOK CỦA PHỤ HUYNH HỌC SINH Chào quý phụ huynh ! Chúng em là học sinh trường THCS Thị Trấn Tân Châu – huyện Tân Châu – tỉnh Tây Ninh. Chúng em đang nghiên cứu về việc sử dụng Facebook của các bạn học sinh. Chúng em trân trọng cảm ơn nếu quý phụ huynh dành ít phút trả lời một vài câu hỏi dưới đây. Mọi thông tin mà các quý phụ huynh cung cấp là những thông tin vô cùng quý giá trong chương trình nghiên cứu của chúng em. Phụ huynh trường: Chúng em xin phép gọi quý phụ huynh là Bác ạ. Bác hãy trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu tương ứng (hoặc trình bày ý kiến). 1. Bác có biết Facebook không? 21
  22. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu a. Có b. Không 2. Bác có sử dụng Facebook không? a. Có b. Không 3. Bác có biết con mình sử dụng Facebook không? a. Có b. Không 4. Bác biết con mình sử dụng Facebook bằng cách nào? a.Con Bác xin phép Bác cho sử dụng facebook. b. Bác hướng dẫn con mình sử dụng. c. Bác biết qua các cuộc nói chuyện của con bác với bạn bè, người thân. d. Qua thông báo của nhà trường. 5. Khi biết con mình sử dụng Facebook Bác làm gì? a. Ngăn cấm không cho tiếp tục sử dụng nữa. b. Cho tiếp tục sử dụng nhưng có sự quản lý của bác. c. Tìm hiểu về facebook, sử dụng facebook để giám sát con mình. d. Không có ý kiến gì. e. Biện pháp khác 6. Con Bác nói việc bạn ấy sử dụng Facebook để phục vụ cho việc học tập, trau dồi kĩ năng sống rồi xin phép bác cho sử dụng Facebook. Bác có ý kiến như thế nào? a. Đồng ý. b. Không đồng ý. c.Ý kiến khác 7. Theo Bác việc sử dụng Facebook có những lợi ích và tác hại gì? 8. Nếu con mình nghiện Facebook Bác có biện pháp gì? 22
  23. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu * Các rủi ro có thể xảy ra có thể xảy ra khi tiến hành điều tra. - Các đối tượng nghiên cứu có thể thấy lo sợ khi tham gia khảo sát( học sinh lo sợ thầy cô phát hiện mình hay vào Facebook sẽ báo cho bố mẹ, sẽ bị xử phạt ) hoặc cảm thấy căng thẳng trong quá trình khảo sát. - Có thể nhận được sự từ chối tham gia khảo sát vì những lí do riêng tư. - Có thể một số đối tượng tham gia khảo sát một cách qua loa, đối phó, chiếu lệ, thiếu tính hợp tác. - Danh tính của các đối tượng tham gia nghiên cứu có thể sẽ bị công khai. Đối với đối tượng là học sinh đã và đang sử dụng Facebook, tính khách quan của kết quả khảo sát có thể bị ảnh hưởng. * Biện pháp giảm thiểu rủi ro khi tiến hành điều tra. - Cam kết đảm bảo tuân thủ theo nguyên tắc bảo mật đối với từng cá nhân tham gia khảo sát một cách nghiêm ngặt. - Giải thích rõ ràng lợi ích, mục đích của vấn đề được chọn để nghiên cứu. Đối tượng tham gia nghiên cứu có quyền lựa chọn kê khai hoặc không kê khai danh tính; có thể dùng bí danh khi tham gia khảo sát, được đảm bảo quyền riêng tư một cách chặt chẽ, an toàn, bảo mật. - Các thông tin có thể được tham khảo trên mạng Internet, có đảm bảo về độ an toàn và tính bảo mật. - Tạo cho người tham gia khảo sát tâm thế vui vẻ, tự nguyện, tự giác, hợp tác nhiệt tình trong suốt quá trình tham gia khảo sát. - Không được có thái độ yêu cầu hay bắt buộc tham gia khảo sát, không có sự gợi ý hay bày tỏ quan điểm cá nhân của người nghiên cứu trong quá trình tiếp xúc với đối tượng tham gia khảo sát. - Nếu thấy đối tượng tham gia khảo sát không có ý hợp tác, có những hành vi hay phản ứng khó chịu, căng thẳng, bực bội trong cảm xúc lập tức ngừng ngay khảo sát để tránh những hậu quả không tốt khi thực hiện dự án. 23
  24. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu - Không được quan trọng hóa vấn đề nghiên cứu, khiến cho đối tượng nghiên cứu rơi vào tình trạng hoang mang, lo sợ nhất là đối với đối tượng là học sinh đã sử dụng facebook, đặc biệt đối tượng nghiện Facebook, sẽ gây ra tình trạng trốn tránh tham gia khảo sát, làm mất đi tính khách quan của vấn đề đang nghiên cứu. CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Phân tích dữ liệu - Sau khi khảo sát, tiến hành phân tích các dữ liệu. Thu thập thông tin từ phiếu khảo sát, tiến hành thống kê theo từng nhóm nội dung và biểu thị dưới dạng biểu đồ. - Phân tích dữ liệu. So sánh kết quả khảo sát của các nhóm đối tượng: đối tượng nghiên cứu chính và đối tượng nghiên cứu phụ. Từ đó, sẽ rút ra các kết luận trả lời các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết về nhận thức, suy nghĩ của từng đối tượng, cùng với những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến nhận thức, suy nghĩ của đối tượng về Facebook. - So sánh nhận thức, suy nghĩ của các nhóm đối tượng( học sinh, phụ huynh) về facebook. Tìm ra sự khác biệt trong cách nhìn nhận, suy nghĩ, có thể so sánh với cách nhìn nhận chung của cộng đồng. - Dựa vào khảo sát đánh giá được mức độ ảnh hưởng của vấn đề đối với học sinh trong nhà trường, tìm ra nguyên nhân mấu chốt của tình trạng học sinh ở một số lớp mải mê với Facebook, dẫn đến kết quả học tập có chiều hướng đi xuống. - Qua đó lấy cơ sở tìm ra một số giải pháp giúp học sinh có cái nhìn đầy đủ, đúng đắn về những lợi, hại của facebook, đề ra một số giải pháp ngăn chặn hiện tượng nghiện facebook của học sinh trường THCS nói chung và trường THCS Thị Trấn Tân Châu nói riêng. 3.2. Kết quả nghiên cứu THỐNG KÊ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỪ ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH * KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỌC SINH 24
  25. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu Biểu đồ Hình.1 thể hiện kết quả từ câu 1đến câu 4 25
  26. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu Biểu đồ Hình.2 thể hiện kết quả câu 5 Biểu đồ Hình.3 thể hiện kết quả từ câu 6 câu 10 26
  27. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu Biểu đồ Hình. 4 thể hiện kết quả từ câu 11 câu 15 Biểu đồ Hình.5 thể hiện kết quả từ câu 16 câu 20 27
  28. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu THỐNG KÊ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỪ ĐỐI TƯỢNG PHỤ HUYNH * KẾT QUẢ KHẢO SÁT PHỤ HUYNH Biểu đồ Hình.6 thể hiện kết quả khảo sát phụ huynh từ câu 1 câu 5 3.3.Phân tích, nhận xét kết quả khảo sát BIỂU ĐỒ CỦA PHU HUYNH * Tiểu kết - 56% phụ huynh đều biết đến facebook, 43% phụ huynh không biết đến Facebook, còn lại chọn ý kiến khác. - 60% phụ huynh biết con em mình sử dụng facebook, 36% phụ huynh là không biết con em mình có sử dụng Facebook không, còn lại ý kiến khác. - 3% con xin phép phụ huynh sử dụng Facebook, 1% phụ huynh hướng dẫn con em mình sử dụng Facebook, 40% phụ huynh biết con em mình dùng Facebook thông qua bạn bè, 8% qua thông báo của nhà trường, còn lại qua các hình thức khác. - 28% phụ huynh ngăn cấm không cho con sử dụng Facebook, 36% phụ huynh cho con em mình sử dụng Facebook nhưng dưới sự quản lý, 13% tìm hiểu và sử dụng facebook để giám sát con, 11% phụ huynh không có ý kiến, còn lại là ý kiến khác. - 51 % phụ huynh đồng ý cho con dùng facebook để học tập trau rồi kiến thức, 31% phụ huynh không đồng ý, còn lại ý kiến khác. * Nhận xét chung 28
  29. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu - Phần lớn phụ huynh đều biết đến Facebook và đều biết con em mình có sử dụng facebook. Tuy nhiên phụ huynh không hiểu rõ hoặc lúng túng khi xác định lợi, hại từ facebook, chưa bao giờ có ý thức tìm hiểu về nó. Để từ đó nắm bắt và giải thích cho con em mình hiểu rõ đâu là nghiện. Nhiều phụ huynh không biết các quy định của nhà nước về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng facebook, có biết đều từ GVCN . Vì vậy rất cần được tuyên truyền, khuyến cáo các nội dung liên quan đến facebook, mỗi phụ huynh cần phải có ý thức tìm hiểu lợi ích và tác hại của facebook để định hướng cho con em mình có ý thức đúng đắn và có cái nhìn đầy đủ hơn về facebook,tăng cường hơn mối quan hệ gia đình, nhà trường. - Phần lớn phụ huynh lựa chọn trò chuyện, khuyên bảo khi con biết con sử dụng facebook hoặc có ý cấm đoán triệt để không cho con chơi với bạn sử dụng facebook. Có ý thức tạo điều kiện cho con giãi bày chia sẻ, nhưng còn tiêu cực trong cách nghĩ, do chỉ nhìn vào mặt trái, mặt xấu của facebook. *BIỂU ĐỒ HỌC SINH *Tiểu kết a. Biểu đồ H1- H2 - H3 (từ câu 1 đến câu10) - Số lượng HS trong trường hiện nay biết đến mạng xã hội chiếm 93% . - 43% HS biết mạng facebook còn lại là mạng khác. - 78% HS sử dụng mạng xã hội facebook vì tất cả bạn bè dùng facebook và giao diện của Facebook đẹp, dễ sử dụng - Hiện nay HS sử dụng google 32%, mạng FB là 43%, mạng Zingme 16% là nhiều nhất còn lại là các mạng xã hội khác. - 14% HS sử dụng máy tính bàn để tham gia facebook. 61% HS sử dụng điện thoại để tham gia Facebook. Đây là hai loại hình mà HS sử dụng nhiều nhất. Còn lại là ở các hình thức khác. - 44% HS tham gia facebook dưới 6 tháng, 12% HS tham gia facebook từ 6 tháng đến 1 năm, 16% HS tham gia facebook từ 1 đến 2 năm, 15 % HS tham gia facebook trên 2 năm. Ngoài ra còn thời gian khác. - 64% HS danh quỹ thời gian là dưới 1 giờ để tham gia Facebook.14% HS dành từ 1 đến 2 h tham gia facebook, 7% HS dành thời gian từ 2 đến 3h để tham gia facebook, 2% HS dành thời gian từ trên 3 h để tham gia facebook, còn lại là chọn thời gian khác. 29
  30. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu - 20% HS sử dụng Facebook để cập nhật tin tức, 32% HS vào Facebook để kết nối bạn bè,12% HS dụng fabook để chia sẻ hình ảnh, 5% HS vào Facebook để chơi game,còn lại là dùng facebook vào việc khác. b. Biểu đồ H4 - H5 (từ câu 11 đến câu 20) - 3% HS cho rằng Fceabook là rất quan trọng, 16% HS cho rằng là quan trọng, 55% HS cho rằng facebook là không quan trọng và 26% HS chọn ý kiến khác. - 30% HS thỉnh thoảng tham gia Facebook, 7% HS thường xuyên vào fabook, 22% HS hiếm khi tham gia Facebook, còn lại 41 % HS chưa bao giờ vào facebook. - 17% HS quan tâm đến việc người khác theo dõi và xem bài viết của mình trên fabook, 28% HS hơi quan tâm đến việc người khác theo dõi bài viết của mình trên fabook, còn lại 55 % là không quan tâm. - 65% HS cảm thấy bình thường khi bài viết của mình được nhiều like, 12 % HS cảm thấy hạnh phúc khi bài viết của mình được nhiều người like, 7% HS thấy khó chịu còn lại là chọn ý kiến khác. - 34% HS có bạn bè trên Facebook dưới 100, 17% HS có bạn bè trên facebook từ 100- 250, 13% HS có bạn bè trên facebook có số lượng là 250 - dưới 1000, 26% HS có bạn bè trên facebook là trên 1000, còn lại chọn ý kiến khác. - 68% HS cho rằng trong 1 ngày không sử dụng Facebook là bình thường, 8% cảm thấy hơi khó chịu, 2% cảm thấy khó chịu, còn lại chọn các phương án khác. - 9% HS cho rằng mình nghiện facebook, còn lại đều cho rằng mình không nghiện facebook. - 12% HS cảm thấy Facebook có phiền toái hay bị chặn, 28% HS cho rằng facebook là những thông tin vô bổ, 34% cho rằng Facebook chứa thông tin phản động, tiêu cực, 26% chọn ý kiến khác. - 39% HS có ý đinh chọn dung facebook lâu dài, 61 HS không chọn dùng facebook lâu dài. - 19% HS nêu được lợi ích của Facebook và 81 % HS nêu được tác hại của facebook. - Nhận xét chung + Số lượng học sinh sử dụng Facebook trong toàn trường khá cao, một số ở tình trạng cảnh báo có nguy cơ nghiện. + Hiểu biết về lợi, hại của facebook và các quy định của nhà nước về FB vẫn còn ít và chưa đầy đủ, con số sử dụng Facebook tương đối đông, facebook giúp đăng ảnh, giúp trao đổi thông tin, chém gió, sống ảo, thấy được sự lôi cuốn của Facebook với nhiều 30
  31. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu lí do trên, nhiều bạn bị lôi cuốn vào trang Facebook, tốn nhiều thời gian cho nó thậm trí còn mê muộn vì nó. Vì vậy cần phải được cung cấp, tuyên truyền sâu rộng hơn những lợi ích và tác hại của Facebook đến mọi người, nhất là những người đang sử dụng Facebook; cần có sự can thiệp của các cấp chính quyền trong quản lí nội dung facebook, phát hiện kịp thời các hành vi xấu, uốn nắn tránh những biểu hiện lệch lạc, rơi vào thế giới ảo. + Gia đình có máy tính nối mạng nhiều, đa số các bậc phụ huynh đều có điện thoại kết nối mạng. các em đều được sự cảnh báo từ bố mẹ, nhận được sự la rầy, mắng mỏ nên thường có cảm giác sợ hãi, trốn tránh. Khi biết bạn mình nghiện Facebook cũng vậy, có ngăn cản cũng là tự ý, không dám kết hợp với thầy cô, phụ huynh. Cần kết hợp với phụ huynh, thầy cô quan tâm, chia sẻ, tâm sự nhẹ nhàng tạo cho con sự cởi mở tin tưởng, tự giác giãi bày không trốn tránh. + Đa số không biết về lợi ích do Facebook đem lại, cũng đã nghĩ đến tác hại của nó, nhận ra được kết quả học tập thấp hơn khi quá đam mê Facebook. Con số hiểu biết các quy định của nhà nước chưa nhiều. Các gia đình đều có máy tính nối mạng - cần tăng cường tuyên truyền các mặt có lợi, có hại của Facebook, các quy định của nhà nước, nhắc nhở các đại lí quan tâm đến các nội dung cảnh báo, phụ huynh hạn chế cho con sử dụng máy tính, điện thoại kết nối mạng có kiểm soát. 3.4. Thảo luận kết quả khảo sát 3.4.1.Nhận xét, suy nghĩ của học sinh về mạng xã hội: + Kết quả thu được từ câu hỏi chung khi khảo sát nhóm đối tượng là HS: - 93 % học sinh biết về các trang mạng xã hội. - 7% học sinh không biết mạng xã hội là gì. Trong 93% đó sự hiểu biết về mạng xã hội thì số lượng sử dụng Face book chiếm 55% + Kết quả thu được từ câu hỏi chung khi khảo sát nhóm đối tượng là PHHS: - 36% Phụ huynh biết về Facebook. - 28% phụ huynh học sinh không biết . - 37% PHHS không trả lời câu hỏi * Nhận xét: Cách đánh giá về việc sử dụng mạng xã hội Facebook thể hiện quan điểm riêng của từng đối tượng, học sinh thường thích sử dụng trang này vì nhiều tiện ích của nó và đôi khi PHHS không chú ý và quan tâm xem con mình làm gì khi cho con sử dụng điện thoại di động cụ thể có: - 39% PHHS biết con mình sử dụng Facebook. 31
  32. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu - 23% PHHS không biết con mình sử dụng Facebook. - 38% PHHS không quan tâm đến vấn đề này. 3.4.2. Hiểu biết về facebook của học sinh và phụ huynh: 3.4.2.1.Đối với học sinh: * Học sinh đã – đang sử dụng trang Facebook: - 60% Học sinh cho rằng thích lên facebook để kết nối bạn bè - 38% học sinh lên Facebook để cập nhập tin tức - 10% học sinh lên facebook để chơi trò chơi - 22% học sinh lên facebook để chia sẻ hình ảnh của mình và bạn bè - 16% lên Facebook để tìm kiếm các hội, nhóm để tham gia - 14% học sinh lên Facebook để mua hàng - 18% học sinh lên với những mục đích khác - Khi hỏi về thời gian biết đến Facebook nhiều bạn học sinh cho biết các bạn đã tham gia vào trang này khá lâu và duy trì việc sử dụng Facebook thường xuyên - 44% các bạn làm quen và sử dụng Facebook dưới 6 tháng (tính đến thời điểm điều tra) - 12% các bạn đã sử dụng từ 6 tháng đến 1 năm - 17% các bạn đa sử dụng từ 1 – 2 năm - 16% các bạn đã sử dụng trên 2 năm Điều đó cho thấy sức hút của trang Facebook ngày càng lớn, ngày càng có nhiều bạn học sinh của trường tham gia vào trang này với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Trong đó một số bạn nhận biết được việc mình nghiện lên Facebook còn một số khác không nhận ra điều đó nhưng lại có ý định sử dụng Facebook thường xuyên và lâu dài. 3.4.2.2. Đối với phụ huynh học sinh: Qua khảo sát trên phiếu điều tra PHHS cho thấy có: - 31% PHHS trả lời con họ xin phép để sử dụng Facebook - 1% PHHS hướng dẫn con mình sử dụng Facebook - 40% PHHS biết con mình sử dụng Facebook thông qua bạn bè của con và người thân - 8% PHHS nhận được thông báo từ nhà trường - 21% PHHS không quan tâm đến vấn đề này * Nhận xét: Học sinh có nhiều cách để lên Facebook theo ý thích của mình, có bạn xin phép bố, mẹ cho sử dụng điện thoại di động cũng có những bạn được bố mẹ mua điện thoại di động riêng dẫn đến việc các bạn vào Facebook bất cứ lúc nào mình muốn. Cùng 32
  33. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu với đó, hiện nay PHHS thường đi làm tại các công ty, xí nghiệp lên việc quản lý thời gian của con cái không sát sao. Nhiều PHHS biết được việc con mình lên mạng, vào facebook thông qua người khác. Sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ tới con cái cũng ít đi dẫn đến việc các bạn chỉ thích “ôm” chiếc điện thoại di động và sống ảo cùng nó. 3.4.3. Nhận biết về học sinh nghiện facebook: Nhìn nhận của HS: - 9,2% các bạn học sinh được hỏi thừa nhận việc mình nghiện lên facebook - 39,1% các bạn có ý định sử dụng facebook lâu dài mà không xác định rõ được mình có nghiện lên facebook hay không. Số còn lại khẳng định mình không nghiện Facebook mặc dù có sử dụng trang này. Nhìn nhận của PHHS - 55% PHHS đồng ý cho con mình lên facebook để phục vụ cho việc học và trau dôi kĩ năng sống. - 34% PHHS Không cho phép con mình sử dụng trang mạng này với bất kỳ hình thức nào. - 11% PHHS đưa ra những ý kiến khác. * Nhận xét: Các bạn học sinh có thể đưa ra rất nhiều lí do để đạt được mục đích là bố mẹ đồng ý cho mình sử dụng trang Facebook và nhiều bạn đã làm được điều đó, rất nhiều PHHS đồng ý cho con mình sử dụng trang Facebook mà không quan tâm xem con mình vào làm gì, đăng tải gì, bình luận gì, kết bạn với những ai, chính sự buông lỏng này khiến nhiều bạn vào facebook với những mục đích không lành mạnh, ảo tưởng như: Chém gió, câu like, đăng tải hoặc đưa những hình ảnh không lành mạnh lên Facebook nhằm thu hút sự chú ý 3.4.4. Nhận biết về lợi ích và tác hại của facebook: Nhìn nhận của HS: Về lợi ích: Đa số các bạn học sinh sử dụng facebook đều nói sử dụng facebook có rất nhiều lợi ích cụ thể - 80% các bạn học sinh cho rằng Facebook có lợi; 20% học sinh không xác định được lên không trả lời hoặc trả lời không tham gia trang Facebook lên không biết. Trong đó những ý kiến về lợi ích của facebook trùng lặp nhau như: - Cả 80% đều cho rằng Facebook giúp có nhiều bạn bè hơn. 33
  34. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu - 55% trong số đó cho rằng Facebook giúp nhắn tin, nói chuyện với người thân và bạn bè ở xa mà không cần gặp hoặc không gặp được. - 30% học sinh trong số đó cho rằng Facebook có lợi vì đưa được hình ảnh của mình lên cho nhiều người xem. -18% học sinh trong số đó cho rằng Facebook giúp mình học tập và tìm hiểu những kiến thức xã hội, những video, clip vui nhộn của các bạn học sinh khắp nơi. - 7% học sinh trong số đó cho rằng Facebook có rất nhiều lợi ích mà không có tác hại gì. Về tác hại: Cùng với những lợi ích mà các bạn đưa ra thì cũng có các bạn đưa ra những tác hại khi sử dụng Facebook. - 73% các bạn học sinh cho rằng facebook vừa có lợi vừa có hại. - 5% học sinh nói rằng Facebook chẳng có lợi gì. Trong những tác hại các bạn đưa ra tập trung vào những tác hại như: - Tất cả 73% các bạn đều cho rằng tác hại của facebook là mải mê lên không tập trung vào học tập được. - 20% học sinh trong đó cho rằng nhiều người đưa lên những hình ảnh nhạy cảm, phản cảm và những thứ linh tinh. - 9% trong đó cho rằng Facebook khiến bị nghiện và không làm được việc gì khác. - Cá biệt có học sinh còn nói “Nếu không có Facebook thà chết còn hơn” Nhìn nhận của PHHS: Thông qua phiếu khảo sát với PHHS cho thấy - 60% PHHS cho rằng Facebook vừa có lợi vừa có hại. - 40% PHHS không hiểu biết về Facebook lên không có câu trả lời. * Nhận xét: Đa số các bạn học sinh đều thấy được lợi ích và tác hại của facebook nhưng các bạn không nhận thấy Facebook đang chi phối cuộc sống của mình. Các bạn đều thích có nhiều bạn bè ở khắp nơi, có bạn có đến trên 1000 người bạn trên Facebook nhưng trên thực tế và ở ngoài thì rất ít bạn vì chỉ mải mê vào nhắn tin, nói chuyện với những người bạn trên mạng mà quên mất những người bạn cùng trường, lớp và các bạn cũng dần hạn chế giao tiếp trực tiếp. Ngoài ra một số bạn thích đưa những hình ảnh của bản thân lên để khoe cùng mọi người. các bạn thích chụp ảnh mọi lúc mọi nơi để post lên Facebook mà quên mất mục tiêu chính của mình là học tập. Bên cạnh đó nhiều PHHS không hiểu rõ về lợi ích và tác hại của việc sử dụng Facebook lên để con mình tự do sử dụng máy tính, điện thoại di động phục vụ cho ý thích của mình làm sao lãng việc học tập, xa rời cuộc sống thực tế dần yêu thích và sống với thế giới ảo tưởng mà Facebook mang lại. 34
  35. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu Qua phân tích những vấn đề được đưa ra chúng em xin đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế và giúp các bạn sử dụng mạng Facebook có lợi và an toàn nhất. 3.5. Giải pháp giúp học sinh sử dụng Facebook hiệu quả và ngăn chặn những hệ luỵ của nó Không phải ngẫu nhiên facebook trở thành mạng xã hội có sức hút hấp dẫn nhất trên thế giới. Facebook đã mang lại cho người sử dụng rất nhiều lợi ích, tuy nhiên đây cũng là con dao hai lưỡi. Chúng ta đều không thể phủ nhận được những tiện ích của mạng xã hội facebook nhưng từ những sự việc không đáng có xảy ra thì lại khiến dư luận không khỏi băn khoăn, xót xa Vậy làm thế nào để sử dụng facebook một cách hiệu quả và ngăn chặn những tác hại của nó? Từ những trăn trở trên đây, chúng em đã thống nhất đưa ra một số giải pháp để việc sử dụng Facebook trong lứa tuổi học sinh không trở thành những hệ lụy đối với gia đình, nhà trường, xã hội và với chính bản thân mỗi học sinh chúng ta. 3.5.1. Đối với người sử dụng facebook: Theo phân tích của ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội: “Nhiều học sinh tiêu tốn quá nhiều thời gian vào thế giới ảo, chỉ thích sống trong thế giới của riêng mình mà không bị ai kiểm soát. Đắm mình trong thế giới ảo, các em trở nên tách biệt, cô đơn trong cuộc sống. Chính việc này ảnh hưởng nặng nề đến việc học hành, tâm lý, thậm chí các em trở nên vô cảm, sống thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân. Nhiều em hoang mang, lo lắng, rơi vào trạng thái khủng hoảng, trầm cảm khi thế giới ảo được phơi bày”. Đây là thực trạng đáng báo động nhưng với trào lưu sử dụng mạng xã hội như hiện nay, việc cấm đoán trẻ không phải là giải pháp hữu hiệu. Nhiều khi càng cấm đoán, trẻ em càng tò mò và thích thú, càng làm ngược lại. Cho nên vấn đề ở đây là chúng ta phải có nhiều hình thức, nhiều cách làm khác nhau để tạo cho học sinh có ý thức tự bảo vệ mình. Khi học sinh có ý thức tự bảo vệ, tự phòng tránh khi đó mới thành công. - Trước hết, đối với bản thân các bạn học sinh cần phải hiểu rõ tính 2 mặt của việc sử dụng facebook, những lợi ích khi biết sử dụng facebook một cách có ý thức và hệ lụy khi quá đam mê facebook. Các bạn cần có nhận thức đúng để không là tín đồ ngu muội của facebook mà là người sử dụng một cách thông minh, hiệu quả. Cần hướng tới cái tích cực, trong sáng, lành mạnh, cái đẹp, cái có ích. Biết tận dụng những mặt tích cực của facebook, khai thác tính chất kết nối, chia sẻ của mạng xã hội Facebook để phục vụ cho học tập như: trao đổi những bài tập khó, những bí quyết học tập, ôn thi có hiệu quả .Các 35
  36. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu bạn cũng có thể chia sẻ những tình cảm trong sáng, lành mạnh, những cảm xúc để làm phong phú hơn đời sống tinh thần, hoặc trau dồi những kĩ năng sống thông qua việc tham gia các hoạt động thiện nguyện có ý nghĩa. - Khi tham gia facebook cần biết tiết chế cảm xúc, không nên bình luận quá nhiều, tránh sa đà vào những hoạt động vô bổ, mất thời gian, thậm chí có thể dẫn đến những hậu quả xấu. Người sử dụng cần phải có nhận thức đúng đắn khi sử dụng mạng xã hội để đăng tải thông tin cá nhân hoặc của người khác một cách thận trọng và tuyệt đối không được thông qua sử dụng mạng xã hội để đăng tải các thông tin gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bản thân hoặc những người xung quanh. - Mỗi cá nhân hãy xem Facebook là phương tiện để chúng ta chiếm lĩnh tri thức, cập nhật thông tin, lưu giữ kỷ niệm, liên lạc với người thân, bạn bè, và nó hãy là “nhật ký đóng” của chính bản thân chúng ta. Facebook có nhiều chế độ tùy chỉnh, nên bạn có thể công khai hay chia sẻ những gì bạn nghĩ đến một người, hay một nhóm người bạn muốn. - Cần có định lượng về thời gian sử dụng facebook, không để Facebook chi phối thời gian của bản thân, dẫn đến sa sút trong học tập, bỏ quên bạn bè thực. Đừng phí hoài thời gian quí báu của đời mình vào những bình luận dông dài, dớ dẩn. Phải tỉnh táo nhận biết đúng sai, phải trải, tránh mọi cạm bẫy, không a dua theo kiểu “tâm lí đám đông” để rồi phải nhận lấy những hệ lụy. Đừng trở thành những “con nghiện” facebook rồi đánh mất tương lai vào những trang mạng ảo. - Chú ý đến ngôn ngữ khi tham gia facebook: cần có sự thận trọng, biết chọn lọc, không nên sử dụng ngôn ngữ một cách tùy tiện, bởi như vậy dễ mắc sai lầm, gây hệ lụy . Phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, không nói tục, chửi bậy, viết tắt, viết kí hiệu, xuyên tạc tiếng Việt, lạm dụng tiếng nước ngoài, “sáng tạo” những chữ dở Tây dở ta, Điều đó sẽ ảnh hưởng xấu đến lối sống và nhân cách của các bạn, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt – một thứ tiếng thiêng liêng mà cha ông ta đã phải đổi bằng máu xương để gìn giữ cho thế hệ mai sau. - Tuyên truyền để các bạn học sinh sử dụng facebook an toàn, hiệu quả: bằng cách phát tờ rơi, tổ chức hội thảo chuyên đề về hội chứng nghiện Facebook trong lứa tuổi học sinh 36
  37. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu TỜ RƠI TUYÊN TRUYỀN PHÁT CHO HỌC SINH NHỮNG TÁC HẠI KHÔNG NGỜ CỦA FACEBOOK Mạng xã hội – Facebook, Twitter, Google Plus, Tumblr là những công cụ rất hữu ích, song nếu không biết cách sử dụng điều độ thì chúng có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Các bác phụ huynh hãy cùng tìm hiểu những tác hại không ngờ của mạng xã hội để biết cách phòng ngừa nhé. 1. Giảm tương tác giữa người với người 2. Tăng mong muốn gây chú ý 3. Xao lãng mục tiêu cá nhân 4. Nguy cơ trầm cảm 5. Giết chết sự sáng tạo 6. Bạo lực trên mạng 7. Dễ bị kẻ xấu lợi dụng, lừa đảo 8. Thường xuyên so sánh bản thân với người khác 9. Thiếu riêng tư. 10. Mất ngủ 11. Đặc biệt đối với học sinh dễ nghiện Facebook làm cho kết quả học tập giảm sút, chán học, hại mắt. 37
  38. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu TỜ RƠI TUYÊN TRUYỀN PHÁT CHO HỌC SINH SỬ DỤNG FACEBOOK MỘT CÁCH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ Thực hiện nghiêm túc nội quy về Chúng ta dễ dàng nhận thấy sử dụng Facebook của nhà những lợi ích to lớn mà Facebook trường đề ra: mang lại cho người dùng đặc biệt là các bạn học sinh THPT và THCS. - Facebook là nơi bạn có thể giới 1. Tuyệt đối không được nói tục, thiệu bản thân chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả - Bạn có thể học hỏi được nhiều chửi bậy bằng những thứ viết tắt kiến thức từ Facebook ( ). Phải sử dụng ngôn ngữ - Facebook giúp cập nhật thông trong sáng, thuần Việt. tin nhanh chóng 2. Tuyệt đối không dùng - Facebook giúp bạn kết nối bạn Facebook để nói xấu bất cứ ai. bè - Facebook giúp bạn bày tỏ quan 3. Chỉ like Status khi đã đọc kỹ điểm nội dung của nó. Nếu like những Vậy làm thế nào để sử dụng Status có nội dung xấu, chủ nhân facebook một cách hiệu quả và Facebook sẽ bị quy trách nhiệm. ngăn chặn những tác hại của nó ? Bởi vậy, cần phải biết đấu tranh, - Chỉ nên sử dụng Facebook vào bảy tỏ quan điểm trước Status có thời gian rảnh rỗi hoặc vào cuối nội dung xấu hoặc không lành tuần. Thời gian tối đa cho mỗi mạnh. ngày truy cập facebook tối đa 4. Tuyệt đối, không được để bạn không quá 30 phút. bè hiểu lầm khi đọc Status. Bởi - Chỉ dùng Facebook khi cần thiết, vậy viết status phải rõ ràng. cần trao đổi thông tin nhanh, lấy thông tin trên mạng xã hội để 5. Facebook cũng là nơi thể hiện phục vụ việc học. được sự văn hóa của mỗi cá - Khai thác tính chất kết nối, chia nhân, bởi vậy nên cân nhắc kỹ sẻ của mạng Facebook như trao trước khi lên like vào một đổi những bài tập khó, những bí comment nào đó, hoặc viết status quyết học tập, ôn thi có hiệu quả. thể hiện tâm trạng của bản thân. - Update những thông tin mới từ bạn bè , thầy cô, nhà trường, xã 6. Facebook không phải là nhật hội. ký, bởi thế mọi riêng tư không - Khai thác trang Facebook giúp nên đưa lên Facebook". nấu ăn ngon, hướng dẫn cắm hoa, làm đẹp, giao tiếp ứng xử tốt 38
  39. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu TỜ RƠI TUYÊN TRUYỀN PHÁT CHO PHỤ HUYNH LÀM THẾ NÀO ĐỂ HẠN CHẾ VIỆC SỬ DỤNG FACEBOOK CỦA CON EM MÌNH? 1. Quản lí các hoạt động của con trên lớp và ở nhà bằng cách cho con lập thời gian biểu. 2. Quản lí việc sử dụng Facebook. 3. Quản lí việc sử dụng điện thoại, Với mụcmáy tiêu tính, đặt ra trongipad. đề tài nghiên cứu là tìm ra những giải pháp đa dạng để tạo hiệu quả4. Chothiết thực con cho thamđề tài, nhóm gia nghiên các cứuhoạt chúng động em đã ở thực hiện một số hoạt động độc lập:trường, phát tờ rơi ởtuyên nhà, truyền địa về lợiphương. ích, hệ lụy khi sử dụng facebook, tổ chức diễn thuyết5. vềThường hội chứng nghiện xuyên Facebook liên trong lạc lứa tuổi với học sinh nhà Bên cạnh đó, chúng em kết trườnghợp với ban chỉđể huy nắm Liên đội,bắt thầy kịp giáo thời tổng phụ về trách tình lồng ghép các hoạt động tuyên truyềnhình trong học các giờ tập, chào đạocờ đầu tuần,đức sinh của hoạt Đội. con Để tiếp em xúc gần hơn với đối tượng nghiênmình. cứu là các bạn học sinh hay sử dụng Facebook, các thành viên trong nhóm nghiên cứu sử dụng chính Facebook của mình để đăng những bài tuyên truyền về hội chứng Facebook. Sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng em nhận thấy những kết quả khả quan, nhận thức của các bạn về Facebook được nâng lên rõ rệt, việc sử dụng Facebook có những động thái tích cực: - Các bạn trong trường đã nhận thấy những mặt lợi, mặt hại của Facebook để sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. - Các bạn đã chọn lựa chỉ dùng Facebook khi thật cần thiết: cần trao đổi thông tin nhanh, Chúng cháu mong các bậc phụ huynh và lấy thông tin trên mạng xã hội để phục vụ việc học. tất cả mọi người trên thế giới hãy tuyên truyền- Ngôn đểngữ mạng trên Facebook xã hội đã đượcFacebook chú ý hơn, trở các thành bạn đã ý thức được mỗi dòng status, ngườimỗi lần bạn coment tốt của của mình mọi trên người Facebook nhé! đều có rất nhiều người theo dõi trong đó có 39
  40. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu bạn bè, cha mẹ, thầy cô những người đang sống gần mình trong thế giới thực sẵn sàng lên tiếng góp ý. 3.5.2 Về phía gia đình Lứa tuổi học sinh THCS vẫn còn rất non nớt và chưa đủ sự chín chắn để làm chủ bản thân; chưa đủ kinh nghiệm để vượt qua những cám dỗ trong cuộc sống, đặc biệt khi những cám dỗ ấy xuất hiện liên tục và phổ biến trên diện rộng. Vì thế, các bạn rất cần đến sự quan tâm, khuyên nhủ và định hướng của gia đình. Khi đi điều tra, chúng em có dịp nói chuyện với các phụ huynh và nhận được rất nhiều ý kiến chia sẻ vô cùng bổ ích. Từ đó, chúng em đã đưa ra một số giải pháp về phía gia đình đối với vấn đề được chia sẻ: - Bản thân các bậc phụ huynh cần có những hiểu biết cơ bản về mạng xã hôi Facebook. Biết được những lợi ích và tác hại của Facebook để từ đó định hướng cho con mình khi tham gia mạng xã hội này theo hướng tích cực. Khi tham gia các trang mạng xã hội, các bậc phụ huynh và những thành viên trong gia đình phải là những tấm gương tốt cho con em mình. Chỉ có vậy thì những lời khuyên nhủ và định hướng của phụ huynh mới thực sự thuyết phục con em mình. - Khuyên nhủ để con nhận thức đúng lợi hại của mạng xã hội Facebook, từ đó hạn chế sử dụng và sử dụng Facebook một cách có ích. - Hướng cho con sử dụng đúng mục đích: phục vụ học tập, chia sẻ tình cảm trong sáng lành mạnh. - Cha mẹ có thể tham gia Facebook để hiểu được tâm tư tình cảm của con, từ đó định hướng và giám sát việc sử dụng Facebook của con. - Quản lý chặt chẽ việc sử dụng Facebook của con (nhất là thời gian sử dụng), nên có những quy định rõ ràng đối với con về quỹ thời gian được phép sử dụng Facebook. Nếu thấy chưa thực sự hiệu quả thì có thể quản lí bằng cách đặt mật khẩu cho máy tính, điện thoại, tháo gỡ phần mềm - Phối hợp với nhà trường để quản lý giáo dục học sinh: thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với thầy cô giáo chủ nhiệm để biết tình hình học tập, rèn luyện của con mình, phát hiện những biểu hiện, thay đổi của con khi ở trường để có biện pháp khuyên nhủ kịp thời. Nhiều phụ huynh sát sao với con nên có thể ngăn chặn sự đam mê khi con mình chưa đến mức sa đà vào chứng nghiện Facebook. 40
  41. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu - Cho con tham gia các hoạt động thực tế tránh sống ảo, phụ thuộc vào FB. Nhiều gia đình đã có ý thức cho con em mình tham gia các hoạt động bổ ích: tham gia lao động giúp đỡ bố mẹ, tham gia các công việc tập thể của thôn xóm, của dòng họ . Hình 10: Các gia đình tổ chức cho con em vui chơi giải trí Hình 11:Tổ chức cho con em vui chơi giải trí trải nghiệm thực tế 41
  42. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu - Tác động vào tình cảm: Các gia đình nên có nhiều buổi trao đổi chuyện trò thân mật với con em mình, sắp xếp thời gian cùng nhau tổ chức những buổi vui chơi ngoài trời, dã ngoại, du lịch để giúp các em học sinh thân thiện hơn với gia đình, tiếp xúc nhiều hơn với môi trường sống lành mạnh. Từ đó, tạo ra sự gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, các con có thể coi bố mẹ, anh chị như những người bạn để chia sẻ mọi điều trong cuộc sống, hạn chế những mối quan hệ ảo trên mạng Facebook. Trong thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã đặt ra kế hoạch khảo sát hiệu quả ứng dụng giải pháp của các gia đình có con sử dụng Facebook, kết quả thu được rất bất ngờ: - Không còn hiện tượng nghiện Facebook mà bỏ bê học hành, trốn làm việc nhà, sống ảo. - Không còn hiện tượng sử dụng Facebook lén lút lên vào những lúc đêm khuya, trùm chăn để tránh bị bố mẹ bắt gặp - Nhiều bạn trước đây nghiện Facebook, có lối sống tiêu cực, có biểu hiện của bệnh trầm cảm, thì bây giờ đã có sự chuyển biến tích cự về tâm lí: sống hòa đồng, cởi mở hơn, có ý thức mở rộng giao tiếp, tham gia những hoạt động cộng đồng, không còn là gánh nặng tâm lí của cha mẹ. - Đặc biệt, học sinh trường THCS Thị Trấn không còn hiện tượng vì nghiện Facebook mà sa đà vào những tệ nạn khác Một phụ huynh tâm sự với chúng tôi: “ Thật sự đã có lúc bác nghĩ rằng bác mất hẳn đứa con trai mà mình đặt nhiều hi vọng vì chứng nghiện Facebook của nó. Nhưng bây giờ bác rất yên tâm. Quả là căn bệnh nào cũng có thể có thuốc chữa. Với “căn bệnh Facebook” này thì lòng yêu thương, sự quan tâm và hiểu biết chính là liều thuốc hữu hiệu nhất”. 3.5.3. Về phía nhà trường Đối với quá trình phát triển nhân cách của học sinh, nhà trường có một vị trí rất quan trọng. Đặc biệt lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi đang thay đổi tâm sinh lý rất khó nắm bắt. Lứa tuổi này có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng nhiều tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ”, “tuổi bất trị”, “tuổi khủng hoảng”. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này. Vì vậy việc giáo dục nhân cách của học sinh trong lứa tuổi này được đặc biệt coi trọng. Các hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt tập thể trong Nhà trường đều có thể gắn kết các bài học giáo dục nhân cách. Vì thế, để định hướng cho học 42
  43. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu sinh sử dụng mạng xã hội Facebook sao cho phù hợp, không tạo ra những hệ lụy thì cần phát huy tối đa vai trò của Nhà trường. - Tuyên truyền lợi ích và hệ luỵ của việc facebook qua các bài giảng, các tiết sinh hoạt lớp, hội thảo chuyên đề. (Hình ảnh học sinh tham gia hoạt động) - Tăng cường các hoạt động giáo dục có ích, tham gia các cuộc thi trên mạng: cuộc thi “Giải toán trên mạng”, “Giải toán casio”, “Olimpic Tiếng Anh”, " Sáng tạo khoa học kĩ thuật" Những cuộc thi với hình thức mới mẻ, thú vị sẽ lôi cuốn học sinh, giúp các bạn không sa vào những cám dỗ vừa vô bổ, vừa có hại. - Tổ chức các hoạt động tập thể, ngoại khoá, trải nghiệm + Giao lưu văn hoá, văn nghệ: Hình 12: Học sinh tham gia văn nghệ chào mừng 20 năm ngày thành lập trường 43
  44. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu Hình 13: Học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn ngữ văn + Đoàn đội tổ chức các cuộc thi: tiểu phẩm tuyên truyền về bảo vệ mội trường, nghi thức, các trò chơi dân gian, Hội khoẻ Phù Đổng . Hình14 : Học sinh tham gia thi nghi thức vòng trường 44
  45. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu Hình15 : Học sinh tham gia thi dân vũ Hình16: Học sinh tham gia hội khỏe phủ đổng môn đá bóng 45
  46. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu Hình 17: Học sinh tham gia hội khỏe phù đổng môn chạy 100m Ngoài những việc làm trên trường THCS Thị Trấn còn tổ chức các bài tuyên truyền trong chương trình " Măng non" của Liên đội về việc sử dụng facebook an toàn và hiệu quả đối với lứa tuổi học sinh THCS. HỘI ĐỒNG ĐỘI HUYỆN TÂN CHÂU LIÊN ĐỘI TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN Thị Trấn, ngày 30 tháng 12 năm 2020 Bài Tuyên truyền “Về việc sử dụng mạng xã hội Facebook an toàn, hiệu quả đối với lứa tuổi thanh, thiếu niên” trong trường THCS Người thực hiện: Nguyễn Minh Tiệp Kính thưa các thầy cô giáo Thưa toàn thể các em học sinh thân mến! 46
  47. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu Hiện nay mạng xã hội Facebook đang được xem là một kênh thông tin, tuyên truyền giải trí, được phủ sóng toàn cầu. Cuốn hút hàng triệu người trên khắp hành tinh. Vậy mạng xã hội Facebook là gì mà lại được nhiều người, thậm chí tất cả các em học sinh trường THCS Thị Trấn đều yêu thích sử dụng đến vậy? Trước hết các em cần phải hiểu mạng xã hội Facebook đem lại lợi ích gì? Xuất phát từ tính năng của mình, mạng xã hội Facebook là phương tiện truyền thông vô cùng đắc lực, nhờ đó mà ta có thể chia sẻ hay biết được kịp thời những tin tức vô cùng nóng hổi. Ví dụ: Em đang ngồi trong căn phòng bé nhỏ của mình nhưng với mạng xã hội, em lại có thể xót xa trước tình hình trong nước, những con người trên dải đất miền trung thân yêu đang phải gồn mình chống đỡ báo,lũ hay những chiến sĩ của quân khu IV hi sinh khi giúp đỡ đồng bào lũ lụt miền trung Ngoài ra mạng xã hội Facebook còn là nơi để chúng ta có thể học tập, trao đổi kiến thức với nhau, đồng thời, có thể giao lưu, kết bạn, mở rộng quan hệ với bạn bè, đối tác mà khoảng cách địa lý không còn là trở ngại. Cũng có khi, mạng xã hội Facebook giúp ta giải trí thư giãn bằng các bản nhạc, câu nói, clip hài hước để tạm quên đi buồn lo từ cuộc sống bằng các trò chơi vô cùng thú vị Với lợi ích vượt bậc của mình, mạng xã hội Facebook đang trở thành phương tiện truyền thông thực sự sinh động, phong phú hấp dẫn và bộc lộ rõ khả năng hoàn toàn có thể thay thế vị trí của nhiều kênh thông tin khác trong tương lai. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thì mạng xã hội Facebook cũng có những mặt tác hại của nó. Trong thực tế nhiều bạn trẻ, đặc biệt là học sinh THCS hiện nay, vì mải ham mê Facebook mà bỏ bê học hành, kết quả học tập sa sút. Ở trường ta, cũng có rất nhiều học sinh như vậy, vì mải chơi Facebook nên sao nhãng học hành kết quả thấp kém, nhiều em qua các đợt khảo sát của trường điểm rất thấp như : Việc ham mê Facebook sẽ tiêu khiển rất nhiều thời gian, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nếu ngồi trước màn hình, máy tính nhiều sẽ dẫn đến cận thị, đầu óc mệt mỏi, mụ mẫm, từ đó, dẫn đến thiếu vốn sống thực tế. Hiện nay, nhiều học sinh còn lợi dụng Facebook viết những câu tục tĩu, thiếu văn hóa để chửi nhau với bạn bè. Có không ít trường hợp còn tạo lập nhóm Facebook để lập thế mạnh cho nhóm Facebook của mình nhằm chia rẽ, bè phái bạn bè với nhau. Có những em còn đăng những bức ảnh không lành mạnh để cuốn hút người khác. 47
  48. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu Bị ảnh hưởng bởi những nội dung không lành mạnh nên có những học sinh còn bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo mắc vào các tệ nạn xã hội như bỏ học đi chơi điện tử, ở trường ta có một số em học sinh là: thường xuyên nghỉ học chính khóa đi chơi điện tử. Cũng không riêng gì trường ta mà ở một số trường bạn cũng đã xảy ra những trường hợp tương tự. Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi thiết nghĩ rằng việc sử dụng Facebook là một nhu cầu chính đáng, một trò chơi giải trí lành mạnh song hiện tượng đam mê trò chơi này mà sao nhãng học hành và gây hậu quả tai hại thì lại trở thành nỗi lo của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Chính vì vậy, qua buổi tuyên truyền hôm nay, chúng tôi mong rằng các em học sinh của trường THCS Thị Trấn cần nhận thức đúng đắn về mạng xã hội Facebook, hiểu rõ những mặt lợi, mặt hại của Facebook và hãy tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế để học tập, để gắn kết bạn bè không nên dành thời gian vô bổ cho những mối quan hệ ảo trên mạng, cần biết tiết chế cảm xúc khi tham gia Facebook. Chỉ nên xem Facebook là phương tiện để chiếm lĩnh tri thức, không được lạm dụng nó, phụ thuộc vào nó, hãy định lượng thời gian sử dụng Facebook một cách hợp lí. Cuối cùng trước khi dừng lời xin kính chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc các em học sinh chăm ngoan học giỏi, phát huy truyền thống của nhà trường phấn đấu là con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ. + Các tổ chuyên môn: Tổ chức các chuyên đề ngoại kkoá: Sân khấu hoá các tác phẩm văn học; Giao lưu tìm hiểu về Biển - Đảo Việt Nam; Ngày hội nói tiếng Anh Hình 18: Tổ TA phát động phong trào học tiếng anh trong nhà trường. 48
  49. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu Hình 19: Sân khấu hoá tác phẩm văn học Tắt đèn - Định hướng cho học sinh tham gia mạng xã hội để trao đổi học tập với bạn bè, hoặc chia sẻ những tình cảm trong sáng, phù hợp lứa tuổi. - Đặt ra các nội quy khi học sinh sử dụng facebook: nội dung khi đưa lên Facebook phải mang tính lành mạnh, từ ngữ chuẩn mực, không đưa hình ảnh, clip phản cảm, hoặc khi chưa được sự đồng ý của người khác; cấm mang và sử dụng các thiết bị truy cập được mạng internet đến trường như: điện thoại, ipad (Hình nội qui sử dụng FB của trường , chưa chụp) - Phối hợp với gia đình, đoàn thể để giáo dục học sinh, định hướng cho học sinh. Nhà trường và các tổ chức trong nhà trường thường xuyên định hướng cho học sinh ý thức được những nguy cơ của việc sử dụng mạng xã hội, những nguy hiểm khi chia sẻ thông tin và suy nghĩ của bản thân lên các trang mạng này. Nhà trường có thể liên kết, mời công an, những chuyên gia tư vấn, chuyên gia tâm lý tổ chức các buổi trao đổi với học sinh, cung cấp cho các bạn những thông tin pháp lý và thực tế để cảnh báo và giúp các bạn sử dụng mạng xã hội theo hướng có lợi nhất. + Y tế trường học : Tổ chức tuyên truyền về bệnh học đường từ hội chứng Facebook. BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ BỆNH HỌC ĐƯỜNG TỪ HỘI CHỨNG FACEBOOK 49
  50. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu 1.ĐỊNH NGHĨA - Bệnh học đường là bệnh liên quan đến lứa tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường. - Gồm một số bệnh như : cận thị, cong vẹo cột sống, béo phì,nhiễm trùng đường tiểu, rối lạn sức khỏe tinh thần( trầm cảm). 2.NGUYÊN NHÂN - Bệnh học đường do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng nguyên nhân chủ yếu hiện nay là: môi trường học tập thiếu ánh sáng, tư thế ngồi không đúng, chế độ dinh dưỡng không hợp lí, lười vận động, xem tivi, điện thoại lâu, lên mạng tiếp xúc với nhiều thông tin không lành mạnh, chơi game nhiều - Trong các nguyên nhân gây bệnh học đường nêu trên thì nguyên nhân sử dụng điện thoại, tivi, máy tính vào mục đích học tập và giải trí không khoa học, không lợp lí là nguyên nhân phổ biến mà lứa tuổi học sinh hay mắc phải. 3.CƠ CHẾ MẮC BỆNH - Học sinh có thói quen sử dụng điện thoại, máy tính, tivi vào ban đêm khi đã tắt điện sáng thì sẽ ảnh hưởng tới thị lực của mắt do tia điện chiếu thẳng vào mắt gây khô kết mạc làm giảm thị lực mắt dẫn đến mắc nhiều bệnh cho mắt. - Tư thế ngồi không đúng là nguyên nhân gây bệnh cong vẹo cột sống. Ngồi lâu còn dẫn tới lười vận động làm ảnh hưởng tới sự phát triển xương khớp làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. - Một số quán nét còn phục vụ đồ ăn nhanh cho người dùng mà đồ ăn nhanh thường chứa nhiều đường và dầu mỡ là nguyên nhân gây bệnh béo phì cho lứa tuổi học sinh. Chế độ ăn uống không hợp lí kết hợp lười vận động làm ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mỹ. - Lên mạng giao lưu kết bạn được rất nhiều còn là nguyên nhân cho tình trạng yêu sớm, quan hệ tình dục sớm ở lứa tuổi học sinh. Tiếp xúc với thông tin không lành mạnh trên mạng làm học sinh dễ bị sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Hệ quả từ việc yêu sớm, tiếp nhận thông tin sai lệch làm cho tinh thần căng thẳng, mệt mỏi, chán nản, sợ hãi là nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm. - Sử dụng điện thoại nhiều còn làm não ngừng sản xuất loại hoóc môn gây buồn ngủ dẫn đến sự rối loạn chu kỳ ngủ. Thức đêm nhiều gây suy nhược cơ thể, sức khỏe giảm sút, làm ảnh hưởng tới học tập. 4.BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH 50
  51. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu - Cung cấp đủ ánh sáng khi học tập, làm việc, lên mạng. - Ngồi đúng tư thế,giữ khoảng cách hợp lí khi xem tivi, sử dụng điện thoại máy tính. Không nằm nghiêng, sấp, khi sử dụng điện thoại. - Tăng cường hoạt động thể dục thể thao rèn luyện cơ thể. - Dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi nhìn ngắm thiên nhiên. - Không dùng điện thoại quá lâu trước khi ngủ. - Có chế độ dinh dưỡng hợp lí. - Hướng dẫn học sinh phân biệt thông tin đúng, sai trên mạng. Trường THCS Thị Trấn luôn là lá cờ đầu trong phong trào giáo dục đạo đức học sinh. Ban giám hiệu nhà trường và toàn thể các thầy cô đều đặt mục tiêu hàng đầu là giáo dục học sinh phát triển toàn diện, trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân có ích. Vì vậy, trước những hiểm họa khó lường từ hội chứng Facebook, các thầy cô, các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường đều tích cực tìm tòi những giải pháp hữu hiệu nhất để giúp cho học sinh của mình trở thành những người dùng facebook thông minh, hiểu biết và giàu bản lĩnh. Trong thời điểm Facebook đang là nỗi hoang mang, lo lắng của cả cộng đồng, trường THCS Thị Trấn đã rất năng động khi thực hiện nhiều chương trình hoạt động với mục đích tuyên truyền, giáo dục học sinh có nhận thức đúng về Facebook và trở thành người dùng facebook thông minh, hiểu biết. Nhiều hoạt động tạo được sự hưởng ứng tích cực và có sức lan tỏa rộng trong học sinh như: Sinh hoạt ngoại khóa tuyên truyền về hội chứng Facebook, thi tìm hiểu về hệ lụy từ hội chứng Facebook và các giải pháp ngăn chặn, tổ chức diễn thuyết tuyên truyền về Facebook . Không chỉ dừng ở việc tuyên truyền về tác hại của Facebook, mà nhà trường còn có rất nhiều hoạt động khác để tạo ra môi trường học đường lành mạnh, vui tươi, lôi cuốn học sinh, để học sinh được thực hành, trải nghiệm qua đó chú trọng rèn kĩ năng sống cho học sinh. Cũng qua những hoạt động lành mạnh, bổ ích đó mà tạo ra sự gắn kết trong học sinh, giúp các bạn hình thành những kĩ năng sống cần thiết thay vì lối sống thụ động, ảo tưởng mà Facebook đem lại. Và đây là những kết quả rất đáng tự hào của các bạn học sinh trường THCS Thị Trấn: - Nhiều bạn học sinh tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội đặc biệt là các hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh, ngoại khóa Văn học do nhà trường tổ chức. Từ đó bộc lộ những năng khiếu: ca hát, diễn kịch, ngoại ngữ . 51
  52. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu - Các bạn cũng tích cực tham gia các lớp hướng nghiệp dạy nghề, biết yêu lao động hơn, biết quý trọng thời gian và trân trọng giá trị của lao động chân chính.Thậm chí, những sản phẩm từ những giờ học hướng nghiệp có thể giúp các bạn định hướng tương lai. Điều đó cũng có nghĩa là các bạn thấy rõ việc vào Facebook ngồi hàng giờ để tán gẫu, chém gió hay đau đầu chỉ để nghĩ ra dòng chữ, bức hình, đoạn phim để câu like thật vô ích. 3.5.4.Về phía xã hội (chính quyền địa phương) Bảo vệ trẻ em nói chung và bảo vệ trẻ em trong môi trường mạng nói riêng đang đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan chức năng. Vì thế, vấn đề sử dụng Facebook trong học sinh rất cần đến những giải pháp từ xã hội, mà ở đây thiết thực nhất là từ chính quyền địa phương. - Tuyên truyền trong các hoạt động tập thể ở địa phương (các buổi họp ở khu phố) lồng ghép vấn đề sử dụng Facebook và những hệ luỵ của nó. - Đề ra tiêu chí gia đình văn hóa: không có con em nghiện Facebook - Có biện pháp quản lý chặt chẽ các quán Internet: quy định giờ hoạt động - Kêu gọi các đoàn thể: khu phố Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ để giáo dục học sinh sử dụng Facebook lành mạnh - Tổ chức các hoạt động tập thể bổ ích, lôi cuốn học sinh trong các dịp nghỉ hè, nghỉ lễ. - Các cơ quan chức năng cần quản lý các mạng xã hội chặt chẽ hơn nữa và thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức của cá nhân người sử dụng để có thể phát huy tối đa các giá trị tích cực, đồng thời hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội. Nhà trường và xã hội cần tạo ra những sân chơi hấp dẫn thu hút học sinh vào đó để họ không chỉ biết “ôm” Facebook. Dự án nghiên cứu của chúng em không chỉ nhận được sự hưởng ứng, giúp đỡ tận tình của các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo, mà còn được sự ủng hộ nhiệt tình của các bác trong Ban lãnh đạo UBND Thị Trấn. Để giúp chúng em hoàn thiện được kế hoạch nghiên cứu, khảo sát, các bác trong ban lãnh đạo UBND Thị Trấn đã đồng thời áp dụng một số giải pháp cho vấn đề sử dụng mạng xã hội facebook: không công nhận gia đình văn hóa nếu có con nghiện Facebook, lồng ghép tuyên truyền đến phụ huynh trong các cuộc họp khu phố tổ chức các hoạt động lôi cuốn học sinh tham gia trong dịp nghỉ lễ. 52
  53. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu Trong khảo sát, so sánh, chúng em nhận thấy với những giải pháp trên đây thì hiện tượng thanh thiếu niên, học sinh nghiện Facebook, hoặc sa vào các tệ nạn giảm hẳn, không còn hiện tượng mâu thuần vì Facebook trong phạm vi địa phương 3.6. Hiệu quả của dự án Sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng em nhận thấy những kết quả khả quan: 3.6.1. Đối với các bạn học sinh - Các bạn trong trường đã nhận thấy những mặt lợi, mặt hại của Facebook để sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. - Các bạn đã chọn lựa chỉ dùng facebook khi thật cần thiết: cần trao đổi thông tin nhanh, lấy thông tin trên mạng xã hội để phục vụ việc học. - Ngôn ngữ trên Facebook đã được chú ý hơn, các bạn đã ý thức được mỗi dòng status, mỗi lần comment của mình trên Facebook đều có rất nhiều người theo dõi trong đó có bạn bè, cha mẹ, thầy cô những người đang sống gần mình trong thế giới thực sẵn sàng lên tiếng góp ý. - Không còn hiện tượng nghiện Facebook mà bỏ bê học hành, trốn làm việc nhà, sống ảo. Đặc biệt hạn chế các mâu thuẫn, bạo lực học đường do sử dụng Facebook gây ra. - Nhiều bạn học sinh tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội đặc biệt là các hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh, ngoại khóa Văn học do nhà trường tổ chức. - Các bạn cũng tích cực tham gia các lớp hướng nghiệp dạy nghề, biết yêu lao động hơn, biết quý trọng thời gian và trân trọng giá trị của lao động chân chính. Điều đó cũng khiến các bạn thấy rõ việc vào Facebook ngồi hàng giờ để tán gẫu, chém gió hay đau đầu chỉ để nghĩ ra dòng chữ, bức hình, đoạn phim độc và lạ để câu like thật vô ích. Đoàn kết và có nhiều hành động đẹp. 3.6.2. Đối với các bác phụ huynh - Qua tìm hiểu phiếu điều tra các bác phụ huynh phần nào hiểu được các vấn đề nóng bỏng của trang facebook hiện nay từ đó có cách nhìn khác về facebook. - Qua việc nhận tờ rơi của chúng em các bác phụ huynh đã biết lợi ích, tác hại của trang facebook từ đó có cách quản lí con em mình về thời gian vào Facebook, biết hướng dẫn con đưa thông tin lành mạnh, tiết chế cảm xúc, hành vi khi sử dụng Facebook. 3.6.3. Đối với giáo viên 53
  54. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu - Giáo viên điều tra xem học sinh nào sử dụng facebook, động viên các em sử dụng ít thời gian vào facebook giành thời gian học tập và tham gia các hoạt động ở lớp, ở trường, địa phương nơi cư trú để phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ. - Giáo viên đưa vấn đề facebook thảo luận trong tiết sinh hoạt để học sinh hiểu rõ tính hai mặt của facebook từ đó học sinh biết lựa chọn và sử dụng các mặt tích cực của facebook. - Chú trọng các tiết thực hành ở các môn học gây hứng thú cho học sinh, lôi kéo học sinh nghiện facebook quay về học tập. 3.6.4. Đối với nhà trường - Nhà trường đã tổ chức các cuộc hội thảo, tuyên truyền đạt hiệu quả về lợi ích và tác hại của Facebook tới toàn thể học sinh, giáo viên. - Liên đội đã tổ chức nhiều các hoạt động bổ ích: tha gia thi hội khỏe phù đổng, nghi thức . - Tuyên truyền tác hại của Facebook dưới cờ để học sinh nắm được từ đó hạn chế sử dụng Facebook nhiều thời gian trong ngày, hạn chế mắc các bệnh học đường do nghiện Facebook gây ra. Để khảo sát hiệu quả mà dự án mang lại, chúng em đã tiến hành phỏng vấn các đối tượng đã tham gia dự án nghiên cứu, đó là các bạn học sinh của trường (đặc biệt là các bạn đã từng có thời gian nghiện FB), các bậc phụ huynh và các thầy cô.Và đã nhận được những thông tin phản hồi, những chia sẻ hữu ích qua cuộc phỏng vấn nhanh. Qua cuộc phỏng vấn, chúng em nhận thấy dự án này thực sự có hiệu quả. Nó có sự tác động tích cực và sức lan tỏa rộng trong cộng đồng. Các bạn học sinh, các phụ huynh và thầy cô giáo đều nhận thấy rõ tích hai mặt của mạng xã hội Facebook, những hệ lụy khi quá ham mê facebook. Từ đó, lựa chọn những giải pháp phù hợp, thiết thực nhằm khắc phục hậu quả của hội chứng Facebook, đặc biệt trong lứa tuổi học sinh THCS. 54
  55. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN 1.Kết luận: Chúng ta ai cũng đều biết, khoa học công nghệ với sự phát triển chóng mặt đã kéo theo sự ra đời của các trang mạng xã hội. Facebook là một trang mạng xã hội cho phép người dùng đăng tải những thông tin cá nhân, kết bạn, giao lưu, tương tác với mọi người. Còn gì kì diệu hơn khi mà nhờ nó, hai con người ở hai vùng miền khác nhau, xa cách về địa lí, không gian, vậy mà lại có thể quen nhau, kết bạn với nhau trong sự tương hợp về sở thích, mục tiêu chỉ bằng một chiếc điện thoại có kết nối Internet. Thú vị gì hơn khi mọi tin tức về giới showbis, thần tượng, bạn bè, người thân đều được chúng ta cập nhật từng phút, từng giây? Bao nhiêu lợi ích không nhỏ của Facebook đã đủ trở thành chiếc nam châm thu hút mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Càng dùng Facebook, càng có nhiều bạn, càng có nhiều điều hấp dẫn, thú vị mời gọi. Bên cạnh những lợi ích mà Facebook mang lại cho con người thì nó cũng có rất nhiều tác hại. Người nghiện Facebook đang tiêu tốn một phần lớn thời gian của mình vào việc online Facebook. Với học sinh, sinh viên, việc quá nghiện Facebook vì thế sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình học tập. Học tập đi xuống, các bạn ấy đang bỏ quên những giấc mơ, bỏ quên cả tương lai của mình vào màn hình Facebook. Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, vậy thử hỏi đất nước ấy sẽ đi đến đâu khi mà các bạn còn đang mải chơi Facebook quên nhiệm vụ? Đó thực sự là một thực trạng đáng báo động không chỉ với Việt Nam mà còn với tất cả các nước khác trên thế giới. Không chỉ thế, việc nghiện Facebook còn khiến cho cuộc sống của người dùng bị đảo lộn. Các hoạt động vui chơi ngoài trời cùng bạn bè, thể dục thể thao được thay thế bằng việc lên Facebook. Bị thu hút vào cái màn hình màu xanh hấp dẫn với những hình ảnh kia thì liệu còn thời gian đâu mà ăn uống hợp lí, thời gian cho bạn bè, cho người thân, cho những ước mơ, hoài bão và lý tưởng đẹp đẽ? Họ sẽ đắm chìm trong thế giới ảo mà quên đi hiện tại. Cùng với đó, các kỹ năng giao tiếp, ứng xử cũng dần bị mất đi. Cứ thế, họ trở thành “ anh hùng bàn phím” và dần sống ảo với những tình cảm không thực tế. Đâu dừng lại ở đó, người nghiện Facebook còn tạo ra những ảnh hưởng không tốt cho mắt của mình. Mắt lúc nào cũng dán vào điên thoại, máy tính để online sẽ dẫn đến tình trạng khô mắt và những bệnh nguy hiểm khác về mắt. Nhưng nguy hiểm hơn thế, một loạt những căn bệnh về thần kinh cũng được kéo theo: lo âu, trầm cảm, tinh thần không ổn định. Vì thế, họ sẽ dễ rơi vào sợ hãi khi phải tiếp xúc với thế giới xung quanh, 55
  56. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu lâu dần sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt về sức khỏe. Chính cuộc sống quá gắn bó với Facebook khiến người ta trở nên chán ghét cuộc sống thực tại, thu mình trong thế giới ảo. Quá phụ thuộc vào nó nên khi thiếu, họ chán nản, họ trống rỗng, rối loạn tâm thần, mất kiểm soát hành vi của bản thân. Thật đáng sợ trước một căn bệnh đang làm bào mòn lối sống, bào mòn thói quen của không ít người trong xã hội. Một hậu quả cũng không hề nhỏ với việc nghiện Facebook, đó là bị lợi dụng. Không ít người bị trộm cắp hết tài sản trong nhà khi đi du lịch ở xa về, bởi trước khi đi, họ đã cập nhật trạng thái công việc, khoe lịch trình của mình, và đương nhiên, đó chính là điều kiện thuận lợi cho kẻ xấu hành nghề. Có người chụp ảnh đăng lên Facebook và thật đáng buồn, hình ảnh của họ bị ghép, cắt thành những hình ảnh nóng gây hiểu lầm đáng tiếc. Và còn nhiều, nhiều hơn thế những hậu quả khôn lường mà người người nghiện Facebook phải gánh chịu khi mà đây đó học sinh THCS đâm chém nhau vì mâu thuẫn trên Facebook, đốt trường vì trót hứa khi câu like. Hoặc có thể tẩm xăng thiêu sống mình vì Facebook Nhìn lại chúng, chắc hẳn ai cũng phải rùng mình và càng rùng mình hơn nữa khi mà thấy con số người sử dụng Facebook của người Việt Nam đang dần tăng lên, đồng nghĩa với việc số người nghiện Facebook cũng tăng từng ngày. Cũng chẳng còn gì đáng ngạc nhiên khi bạn sẽ phải gán mác “người ngoài hành tinh” nếu chưa có tài khoản Facebook hay thậm chí là chưa biết hết cách sử dụng hay những ứng dụng trên trang mạng xã hội này. Dù cho hôm nay, vấn đề nghiện Facebook trở thành một đề tài nóng, nhiều bài báo, bài tuyên truyền về tác hại của hiện tượng này nhưng trên thực tế, rất ít người có đủ bản lĩnh thoát ra. Đó là vì sao? Nghiện Facebook cũng giống như nghiện rượu, nghiện ma túy vậy thôi, người nghiện Facebook luôn sống chết vì Facebook, cảm thấy thỏa mãn khi lướt Facebook và hụt hẫng, trống trải khi không thể online Facebook. Để rồi khi nhận ra thì đã quá lệ thuộc, khó dứt ra được. Nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về ai? Trước hết, đó là do các gia đình chưa có biện pháp giáo dục kịp thời, phù hợp đối với con em của mình. Bố mẹ mải kiếm tiền, lo toan, bươn trải cho cuộc sống mà quên mất việc giáo dục con cái. Mua máy tính cho con phục vụ nhu cầu học tập, nhưng đâu ngờ điều đó lại tạo điều kiện để con gắn bó, lệ thuộc vào Facebook. Về phía nhà trường cũng chưa kịp thời giáo dục học sinh của mình. Các buổi hoạt động ngoại khóa, tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống nói chung và tác hại của Facebook nói riêng còn ít và phần lớn chỉ mang tính hình thức. Nhưng nguyên nhân lớn nhất vẫn là ở chính bản thân người nghiện Facebook. Sống trong thế giới công nghệ, được tiếp nhận những tinh hoa văn hóa nhân loại nhưng lại 56
  57. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu không làm chủ được mình. Mới đầu, có thể chỉ vì lí do tham gia cho có phong trào cùng bạn bè, dần lại quá sa đà, không làm chủ, không nhận thức được rõ tác hại của việc sử dụng Facebook quá nhiều, hoặc cũng có thể đã nhận thức được nhưng lại không đủ bản lĩnh để có thể thoát ra được sự hấp dẫn mà Facebook mang lại. Và kết quả là, vẫn ngày ngày sống cùng Facebook, trở nên nghiện Facebook mà không thể nào thoát ra được. Đừng để mọi thứ trở nên quá muộn, hãy hành động ngay hôm nay vì tương lai ngày mai. Mỗi gia đình cần phải quan tâm hơn nữa đến con em của mình, tạo điều kiện cho con học tập nhưng cũng cần quan tâm sát sao hơn, trò chuyện, giáo dục con mình nhều hơn nữa. Bản thân những người nghiện Facebook cần phải thật tỉnh táo và sáng suốt, tự thức tỉnh và làm chủ chính mình. Hãy tìm cho mình một niềm vui trong cuộc sống thường nhật, trải lòng mình, giao tiếp với mọi người, bạn sẽ nhận ra xung quanh mình còn bao điều tuyệt vời và lý thú khác. Nói bỏ hẳn việc online Facebook đối với những ai đã quá nghiện Facebook thì quả là một điều khó khăn, nhưng chúng ta có thể hạn chế tối đa việc kết bạn, tham gia nhóm, đăng tải thông tin lên Facebook. Thay vào đó, chúng ta hãy thử tham gia vào các hoạt động tập thể, thể dục thể thao, picnic vừa đi chơi, ngắm phong cảnh, vừa có thời gian bên bạn bè, người thân lại vừa giúp chúng ta thư giãn sau những bộn bề cuộc sống. Thật thú vị và hấp dẫn! Chắc chắn sau những chuyến đi như thế, chúng ta sẽ tìm lại được niềm vui thực cho mình, tạo động lực hơn cho bản thân. Hay thay bằng việc chia sẻ tâm trạng lên Facebook, tại sao chúng ta không chia sẻ chúng với bố mẹ, thầy cô, bạn thân .Bạn chắc chắn sẽ cảm thấy vui hơn và nhận được nhiều những lời khuyên thật bổ ích cho cuộc sống của mình. Còn với chúng ta thì sao? Chúng ta cần phải nỗ lực tuyên truyền, phổ biến về tác hại của việc sử dụng Facebook quá nhiều cho mọi người, đặc biệt là các bạn học sinh, cùng nhau tạo ra nhiều hoạt động hấp dẫn giúp người nghiện Facebook quay về với thế giới thực. Sẽ không phải là ngày một ngày hai, sẽ tiêu tốn nhiều thời gian và công sức, nhưng hãy tin rằng, với sự cố gắng, nỗ lực không ngừng, một ngày nào đó không xa, Facebook sẽ trở về đúng nghĩa của nó, là một công cụ giải trí giao lưu, trao đổi về các vấn đề trong cuộc sống chứ không phải là một ông chủ khó tính điều khiển cuộc sống, suy nghĩ của con người. Bởi lẽ, thực chất Facebook không xấu, chỉ là do ta không biết cách sắp xếp, sử dụng hợp lí mà thôi. Nếu biết cách sử dụng hợp lí, Facebook chắc chắn sẽ là một trang mạng xã hội thực sự hữu ích với tất cả mọi người. Tóm lại, trong thực tế cuộc sống hôm nay, vấn đề nghiện Facebook vẫn còn là hiện tượng nhức nhối, đáng báo động để lại nhiều hệ lụy. Hãy chung tay loại bỏ những hệ lụy 57
  58. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu từ Facebook ra khỏi xã hội! Hãy trở thành một con người thông minh, biết tiếp nhận những tinh hoa công nghệ của thời đại phục vụ cuộc sống của chính mình, đừng để chúng có cơ hội bộc lộ những mặt trái tiêu cực và chi phối quá sâu vào cuộc sống chính mình, bạn nhé! 2. Khuyến nghị Chúng em đang được sống trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ. Thời đại mà mọi lúc, mọi nơi con người có thể sử dụng điện thoại, ipad, máy tính để kết nối internet, tham gia vào các trang mạng xã hội. Muốn tất cả mọi người trong cộng đồng nói chung và đặc biệt là lứa tuổi học sinh THCS nói riêng biết sử dụng Facebook an toàn. Chúng em thiết nghĩ phải có sự chung tay góp sức của tất cả mọi người. - Đối với các bạn học sinh cần nhận thức rõ những lợi ích và tác hại của facebook mang lại. Biết sử dụng Facebook một cách lành mạnh. Không nên quá lạm dụng facebook để mất quá nhiều thời gian vô bổ. - Đối với giáo viên, nhà trường cần tổ chức các cuộc hội thảo hướng dẫn học sinh sử dụng Facebook an toàn. Trong các cuộc họp phụ huynh cho phụ huynh thảo luận vấn đề sử dụng facebook. Giáo viên phát tờ rơi về tác hại của Facebook cho phụ huynh. Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động tập thể, cho học sinh đi tham quan các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử của đất nước. Giáo viên luôn tạo cho học sinh niềm tin vào kiến thức chính là “hành trang” của tương lai. - Đối với phụ huynh hạn chế cho con sử dụng máy tính, ipad, điện thoại. Quản lí thời gian vào Facebook của con. Hướng dẫn con lựa chọn thông tin lành mạnh đưa lên Facebook. Giúp con tham gia vào các hoạt động trong gia đình: nấu ăn, dọn nhà, tham quan .luôn quan tâm động viên con nhiều hơn nữa. - Đối với các cấp quản lí giáo dục cần giảm tải chương trình học đối với học sinh. Tổ chức ít các cuộc thi các môn văn hóa tránh gây áp lực đối với học sinh. Tổ chức các cuộc thi văn nghệ, diễn kịch, sáng tạo khoa học kĩ thuật, nhiều hơn nữa để học sinh được trải nghiệm. Nên đánh giá các trường học thông qua hoạt động giáo dục đạo đức của học sinh ngang bằng các cuộc thi. - Đối với địa phương nên tổ chức các trò chơi dân gian vào các dịp lễ hội. Tổ chức cho các em tham gia văn hóa, văn nghệ vào dịp nghỉ hè với nhiều hình thức phong phú hơn. Tham mưu với Nhà nước quản lí các quán nét ở địa phương sát sao hơn nữa. - Đối với các nhà quản lí mạng: thường xuyên kiểm tra ngăn chặn không cho người dùng đăng tải những hình ảnh phản cảm, thông tin không lành mạnh, văn hóa phẩm đồi 58
  59. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu trụy trên Facebook. Đồng thời khi cho đăng tải quảng cáo cần kiểm tra tính đúng đắn của thông tin để tránh hiện tượng lừa đảo trên Facebook. Nhà điều hành có những biện pháp tốt để xây dựng một cuộc sống lành mạnh của công nghệ thông tin. Dự án “Hôi chứng nghiện Facebook của học sinh lứa tuổi THCS thực trạng và giả pháp” của chúng em trong quá trình nghiên cứu, khảo sát còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp, cổ vũ động viên của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh đang học tập trong trường THCS nói chung, học sinh trường THCS Thị Trấn nói riêng, cũng như các bậc cha mẹ, các thầy/cô giáo để chúng em hoàn thiện hơn dự án ở những năm tiếp theo. Chúng em xin trân trọng cảm ơn! 59
  60. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo điện tử: Dân trí, Tiền Phong, Trang 24h, Báo Người lao động, 2. Các bài văn nghị luận về Facebook 3. Thư viện ảnh trangFacebook trường THCS Thị Trấn. 4. Hình ảnh nữ sinh đốt trường nguy hiểm "Việt Nam nói là làm"- Tuổi trẻ Online. 5. Hình ảnh thanh niên tẩm xăng tự đốt để gây like- Báo Người lao động- nld.com.vn. 60
  61. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trường THCS Thị Trấn Tân Châu LỜI CẢM ƠN Chúng em xin chân thành cảm ơn các bạn học sinh, quý thầy cô trong trường THCS Thị Trấn Tân Châu, cảm ơn các bậc phụ huynh đã tích cực phối hợp, giúp đỡ chúng em hoàn thành dự án. Cảm ơn thầy đã tận tình góp ý hướng dẫn, khích lệ chúng em tìm ý tưởng, lập kế hoạch, thực hiện nghiên cứu dự án này. Nhóm nghiên cứu cũng xin được gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo trường THCS Thị Trấn Tân Châu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng em hoàn thành dự án một cách tốt nhất. Chúng em xin cảm ơn sự quan tâm, động viên khích lệ của bố mẹ và tất cả anh chị em trong gia đình đã tạo điều kiện cho chúng em trong suốt quá trình nghiên cứu dự án. Chúng em đặc biệt gửi lời cảm ơn tới Ban tổ chức cuộc thi vì đã dành cho chúng em một sân chơi bổ ích, nhiều sáng tạo, góp phần bồi dưỡng kĩ năng sống, phát triển năng lực một cách toàn diện. Chúng em xin cam kết đề tài “ Hội chứng nghiện Facebook của học sinh lứa tuổi THCS thực trạng và giải pháp” được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu điều tra được thực hiện ở trường THCS Thị Trấn Tân Châu, Tây Ninh. Các kết quả, số liệu trình bày trong nghiên cứu là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ đề tài hay dự án nào trước đây. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án có thể còn nhiều thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô và các bạn. Nhóm nghiên cứu 61