Báo cáo Tranh chấp hợp đồng ủy thác

doc 12 trang yendo 4460
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Tranh chấp hợp đồng ủy thác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_tranh_chap_hop_dong_uy_thac.doc

Nội dung text: Báo cáo Tranh chấp hợp đồng ủy thác

  1. Bài thu hoạch TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG ỦY THÁC
  2. MỤC LỤC I. TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN 1 II. DỰ KIẾN NỘI DUNG HỎI 2 1. Hỏi nguyên đơn (do ông Trần Bảo Giám làm đại diện theo ủy quyền): 2 2. Hỏi bị đơn (do ông Nguyễn Văn An, giám đốc, làm đại diện): 4 III. BẢN LUẬN CỨ 6 BẢO VỆ CHO BỊ ĐƠN CÔNG TY SX&TM BÌNH MINH 6 Kính thưa Hội đồng xét xử ! 6
  3. HỒ SƠ DIỄN ÁN SỐ 011/KT-ST “ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG ỦY THÁC” Nguyên đơn: Công ty xuất nhập khẩu VN (VILEXIM – Bên A), Trụ sở: P4A, đường Giải Phóng, Hà Nội Bị đơn: Công ty Sản xuất và thương mại Bình Minh (Công ty Bình Minh – Bên B), Trụ sở: D21 – Phương Mai, Đống Đa, Hà nội I. TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN Ngày 11/11/1999 Công ty xuất nhập khẩu VN (Bên A) đã ký một hợp đồng uỷ thác xuất khẩu cà phê số 991111/UTXNKCF/XM1với công ty SX&TM Bình Minh (Bên B). Thực chất số cà phê xuất khẩu này là Bên A nhận hàng trả nợ do Chính phủ Lào thanh toán nợ nhập siêu cho Chính phủ Việt Nam. Tổng số cà phê mà bên A nhận từ phía Lào là 422,2 tấn. Theo Hợp đồng ủy thác và phụ lục hợp đồng, Bên A và Bên B đã cam kết một số tiêu chí chủ yếu như sau: - Tên hàng: cà phê ROBUSTA của Lào; - Số lượng: 400 tấn (+/- 10%); - Đơn giá: 1.020 USD/tấn FOB cảng Hải phòng; - Trị giá Hợp đồng: 408.000 USD (+/- 10%); - Phí ủy thác xuất khẩu là: 0,5% trị giá Hợp đồng; - Thời hạn thực hiện: 40 ngày kể từ ngày ký Hợp đồng; Đến ngày 20/12/1999, bên B phải thanh toán hết tiền hàng cho bên A, nếu quá thời hạn này thì phải chịu phạt 1,5%/tháng của tổng số tiền trả chậm, nhưng không được trả chậm quá ngày 31/12/1999. Để thực hiện Hợp đồng, Bên A đã đặt cọc cho bên B số tiền là 28.571 USD, Bên B đã nhận 219,9478 tấn để thực hiện được 04 lần xuất khẩu.
  4. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, Bên A cho rằng Bên B đã vi phạm Hợp đồng vì những lý do: - Chưa thanh toán đầy đủ tiền hàng ; - Từ chối không tiêu thụ tiếp số hàng còn lại ; - Thanh toán không đúng thời hạn ; - Không chấp hành nghiêm túc việc kê khai cà phê khi xuất hàng nên Bên A không thể thoái thu được thuế Do đó ngày 24/7/2000 Bên A đã khởi kiện Bên B tại Tòa kinh tế tòa án nhân dân thành phố Hà Nội buộc Bên B phải bồi thường và bị phạt những khoản sau: 1. Trả nợ còn thiếu theo giá trị hợp đồng và phụ lục: 52,705,7USD = 737,879,800đ 2. Phạt 5% trị giá phần còn lại từ chối thực hiện là: 8,680USD = 121,520,000đ 3. Bồi thường thanh toán không đúng thời hạn: 7,062USD = 98,868,000đ 4. Bồi thường khoản lãi vay do không thoái thu được thuế = 52,382,654đ Tổng cộng: = 1,010,650,454đ II. DỰ KIẾN NỘI DUNG HỎI 1. Hỏi nguyên đơn (do ông Trần Bảo Giám làm đại diện theo ủy quyền): Mục đích hỏi 1: Hỏi để chứng minh VILEXIM biết được và đồng ý với giá thanh toán thực tế trong hợp đồng bán cà phê với khách ngoại, và nhận tiền chuyển trả từ phía Bình Minh từ giá thanh toán thực tế ấy mà không có ý kiến gì. - Ông cho biết là công ty có biết được giá bán giữa công ty Bình Minh và các khách hàng nước ngoài không?
  5. - Làm sao ông biết được, có phải là công ty Bình Minh đã thông báo và đưa các hợp đồng đó cho công ty VILEXIM xem? - Khi đó Công ty có ý kiến phản đối gì không đối với giá thanh toán mà bên Bình Minh bán cho khách nước ngoài? - Công ty đã nhận tiền chuyển trả từ công ty Bình Minh mấy lần, cụ thể giá tiền cho mỗi lần như thế nào? - Khi nhận tiền, thì công ty có nói là Bình Minh còn thiếu hay không? - Nếu có nói là thiếu thì có giấy tờ biên nhận gì không? Mục đích hỏi 2 : Hỏi để chứng minh số hàng còn lại kém chất lượng và bên B đã thông báo cho bên A về từ chối nhận hàng còn lại: - Số cà phê còn lại 180 tấn hiện nay do ai quản lý? - Công ty có nhận được thông báo từ chối nhận hàng của phía công ty Bình Minh không? Mục đích hỏi 3: Hỏi để chứng minh VILEXIM có lỗi trong việc cung cấp CO dẫn đến việc thanh toán chậm: - Có phải công ty chịu trách nhiệm cung cấp CO cho các lô hàng xuất khẩu của Bình Minh đúng không? - Công ty có cung cấp đầy đủ CO trong những lần xuất khẩu cà phê của công ty Binh Minh không? - Tại lời khai trong biên bản ngày 15/8/2007 đại diện công ty khai là không có CO lẽ cho từng lô hàng mà chỉ có CO cho tất cả số hàng là 400 tấn có đúng không?
  6. - Đối với lô hàng 54 tấn đi Bỉ, thì công ty cấp trực tiếp CO cho khách ngoại đúng không? - Đến ngày nào thì công ty mới cấp CO cho lô hàng nói trên? Mục đích hỏi 4: Hỏi để chứng minh rằng nguyên đơn không chứng minh được các thiệt hại do đi vay vốn để nộp thuế - Công ty có giấy tờ, biên nhận gì chứng minh rằng công ty phải đi vay vốn ngân hàng để nộp thuế xuất nhập khẩu không? 2. Hỏi bị đơn (do ông Nguyễn Văn An, giám đốc, làm đại diện): Mục đích hỏi 1: hỏi để chứng minh bị đơn chỉ phải thanh tóan theo giá trị thực tế mà bị đơn đã bán chứ không phải theo giá trị đơn giá trong Hợp đồng ủy thác. - Giá trị thực tế thanh toán trong các hợp đồng xuất khẩu mà công ty ký với khách hàng ngoại là bao nhiêu? - Khi ký hợp đồng với khách ngoại theo giá thanh toán như vậy, thì công ty có thông báo và đưa cho VILEXIM xem không? - Khi đã thông báo và VILEXIM xem các hợp đồng mà công ty bán cà phê cho khách nước ngoài thì VILEXIM có ý kiến hay phản đối gì không? - Công ty đã xuất hàng theo 3 hợp đồng đã ký với khách hàng Pháp, và đã thanh toán đầy đủ lại cho VILEXIM đúng không? - Trong các lần đã chuyển trả tiền cho VILEXIM thì phía VILEXIM có ý kiến gì không? Có nói là Công ty còn thiếu không?
  7. - Hợp đồng ủy thác có điều khoản nào quy định nếu giá lên thì bên nhận ủy thác được hưởng hoặc nếu giá thấp thì bên nhận ủy thác bị thiệt không? Mục đích hỏi 2: Hỏi để chứng minh rằng việc từ chối nhận hàng là do hàng kém chất lượng và việc để hàng kém chất lượng không phải do lỗi của bên B. - Vì sao công ty không nhận xuất khẩu tiếp 180 tấn cà phê còn lại? - Công ty đã kiểm tra chất lượng đối với số lượng hàng còn lại trong kho của bên A chưa? - Công ty đã thông báo cho VILEXIM về việc từ chối nhận hàng không? Bên VILEXIM đã nhận được thông báo chưa? Mục đích hỏi 3: Hỏi để chứng minh bên B không có lỗi trong việc thanh toán chậm cho bên A: - Ai chịu trách nhiệm cung cấp CO cho các lô hàng xuất khẩu? - Trong những lẫn xuất các lô hàng, VILEXIM có cung cấp đủ CO cho công ty Bình Minh không? - Có phải vì không có CO nên các hợp đồng xuất khẩu qua Pháp bị khiếu nại đúng không? - Công ty đã bị khiếu nại vì thiếu CO mấy lần?
  8. III. BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ CHO BỊ ĐƠN CÔNG TY SX&TM BÌNH MINH Kính thưa Hội đồng xét xử ! Tôi là Phạm Phùng Trọng Nghĩa, thuộc văn phòng luật sư Chính Nghĩa, Đoàn Luật sư thành phố Đà Nẵng, tại phiên tòa hôm nay, tôi tham gia với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn là Công ty SX&TM Bình Minh (Bên B) trong vụ kiện “Tranh chấp hợp đồng ủy thác”, do nguyên đơn là Công ty xuất nhập khẩu VN (VILEXIM- Bên A) khởi kiện. Trên cơ sở hồ sơ, tài liệu, chứng cứ mà các đương sự đã cung cấp, khai báo và các tài liệu xác minh, quan điểm của tôi trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị đơn nhằm khẳng định rằng các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đưa ra là không có căn cứ và vì thế không có cơ sở để chấp nhận. Tôi xin trình bày những vấn đề cụ thể để chứng minh cho quan điểm đó như sau: Thứ nhất, đối với yêu cầu buộc thân chủ tôi - Bên B phảii trả nợ còn thiếu theo giá trị hợp đồng và phụ lục Theo yêu cầu này, Bên A cho rằng thân chủ tôi – Bên B phải thanh toán số tiền còn thiếu là 52.705USD = 737.879.800đ trên cơ sở đơn giá đã thỏa thuận trong hợp đồng và phụ lục hợp đồng là 964.5USD/tấn. Yêu cầu này chúng tôi cho rằng không có căn cứ. Bởi vì: Nếu Bên B khẳng định đây là Hợp đồng ủy thác có hiệu lực thì về nguyên tắc của Hợp đồng ủy thác thì bên nhận ủy thác (bên B) phải thanh toán cho bên ủy thác (Bên A) số tiền thực xuất chứ không phải là tiền thực nhận, nghĩa là bên nhận ủy thác bán được bao nhiêu thì phải thanh toán lại cho bên ủy thác bấy nhiêu. Điều này hai bên không có ý kiến gì, tuy nhiên, vấn đề chúng tôi muốn đề cập đến là giá trị đơn giá để thanh toán. Theo quan điểm của chúng tôi, việc bên A yêu cầu thanh toán giá trị còn thiếu theo đơn giá ghi trong Hợp đồng 964.5 USD là không đúng. Chúng tôi thừa nhận còn thiếu Bên A số tiền tương đương lượng hàng còn lại chưa được xuất khẩu là 22 tấn cà phê, tuy nhiên chúng tôi không đồng ý thanh toán theo đơn giá là 964.5 USD như trong Hợp đồng, đơn giá chúng tôi thanh toán là giá trị thực tế mà chúng tôi đã bán. Điều này là hợp lý bởi giá thanh toán thực tế mà chúng tôi bán cho khách hàng thấp hơn nhiều so với giá ấn định trong hợp
  9. đồng. Cụ thể là bán cho Pháp với giá chứng thực thanh toán là 60,7USD/ tấn, hay giá 651USD/tấn (hợp đồng ngày 9/12/2006), giá 751,36USD/tấn (hợp đồng ngày 20/12/x) Cơ sở mà chúng tôi chỉ thanh toán theo giá trị thực tế bán chứ không phải là giá trị ấn định trong hợp đồng là : - Trong hợp đồng ủy thác có quy định giá bán hàng là 964.5USD/tấn nhưng trong hợp đồng không có điều khoản nào quy định nếu giá lên thì bên nhận ủy thác được hưởng hoặc giá thấp thì bên nhận ủy thác bị thiệt. Vì thế, sau khi ký hợp đồng với khách ngoại với các giá bán khác với giá trong hợp đồng ủy thác thì bên B đều có đưa hợp đồng ngoại cho bên A ngay, như vậy có nghĩa là bên A đã được biết giá bán cho khách ngoại nhưng không có ý kiến gì; và thực tế, sau khi bán xong bên B đã chuyển tiền cho bên A, bên A đã nhận và không nói là bên B còn thiếu. Điều này có nghĩa là, bên A đã chấp nhận giá thanh toán thực tế khi bán cho khách nước ngoài, và vì vậy khi nhận tiền chuyển trả tiền từ bên B, Bên A đã chấp nhận giá trị thanh toán thực tế đó chứ không phải là giá trị ấn định trong hợp đồng, cho nên mới không cho rằng bên A thanh toán thiếu. Vậy nên, tại thời điểm những hợp đồng đã được thanh toán và chuyển tiền xong, Bên A chấp nhận giá thanh toán là giá thực tế bán ra chứ không phải là giá ấn định trong Hợp đồng ủy thác, thì cớ sao bây giờ khi đòi thanh toán tiền của số hàng còn thiếu lại yêu cầu là giá đã ấn định. Như vậy là không hợp lý. Thứ hai, đối với yêu cầu phạt hợp đồng Phía nguyên đơn cho rằng thân chủ tôi đã từ chối không nhận số hàng tiếp theo, nên yêu cầu đòi phạt là 5% giá trị phần hàng từ chối. Yêu cầu này của nguyên đơn cũng không hợp lý. Bởi các lẽ: - Bên A không nhận số hàng còn lại vì chất lượng hàng kém, không thể xuất đi được: Như trong công văn số 2012/TH và số 603/TH (BL số ) mà Bên B gởi cho bên B đã thông báo rằng số hàng còn lại chưa xuất khẩu đang ở kho bên A do chất lượng xuống cấp lớn, khó có khả năng tiêu thụ được và bên B đã từ chối nhận số hàng trên, đề nghị bên A liên hệ nơi khác để tiêu thụ số hàng trên. Như vậy số hàng còn lại 180 tấn là còn nằm tại kho của bên A, bên B thấy không thể tiếp nhận tiếp vì chất lượng hàng kém và đã thông báo cho bên A biết là có cơ sở. Phía Bên A cho rằng Bên B đã kiểm tra chất lượng hàng hóa trước khi xuất kho thì phải chịu trách nhiệm, nhưng bên B chỉ kiểm tra chất lượng và chịu trách nhiệm đối với số hàng đã xuất, hoặc giả sử bên A đã kiểm tra chất lượng tất cả số hàng nhưng số hàng còn
  10. lại vẫn nằm trong kho bên A nên việc đảm bảo chất lượng số hàng này thuộc về bên A chứ không phải của bên B và nếu để hàng kém chất lượng thì đó là lỗi của bên A chứ không phải do lỗi của bên B. Vì rằng hai bên ký hợp đồng ủy thác, tuy nhiên nội dung của hợp đồng là các điều khoản theo hợp đồng mua bán, và theo nội dung của một hợp đồng mua bán thì khi hàng còn nằm trong kho của bên A chưa được chuyển giao cho bên B thì quyền sở hữu số hàng đó vẫn là của bên A chưa thuộc về bên B, việc đảm bảo chất lượng số hàng là trách nhiệm của bên A, cho nên bên B có quyền không mua số lượng hàng tiếp theo và đã có thông báo cho bên A biết. - Hơn nữa, nếu đây là hợp đồng ủy thác theo như khẳng định của bên A thì hợp đồng ủy thác là một hợp đồng dịch vụ, và theo Điều 525 Bộ luật dân sự thì bên nhận ủy thác có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng do bên ủy thác không thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng nếu đã thông báo cho bên A biết. Việc bên A để số lượng cà phê không đúng chất lượng là thực hiện không đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Tóm lại,việc bên B từ chối nhận hàng không đảm bảo chất lượng là đúng theo quy định của pháp luật, do đó, việc đòi tiền phạt hợp đồng đối với số hàng từ chối của bên A là không có cơ sở. Thứ ba, đối với yêu cầu bồi thường thanh toán không đúng thời hạn Việc VILEXIM nhận tiền thanh toán chậm là vì 2 lý do sau: Một: Phía bên nước ngoài đã thanh toán thẳng cho VILEXIM chậm Theo quy định của Hợp đồng ủy thác thì khách ngoại phải chuyển thẳng tiền vào tài khoản VILEXIM nhưng chỉ có một lần khách hàng chuyển thẳng cho VILEXIM, còn các lần khác thì họ chuyển vào tài khoản của bên B, và bên B cắt ngoại tệ chuyển trả cho VILEXIM nên việc chậm trễ trong thanh toán là khó tránh khỏi. Hai: Khách hàng nước ngoài thanh toán tiền cho bên B chậm vì thiếu CO dẫn đến việc bên B chuyển trả lại cho bên A chậm. Việc cung cấp chậm CO là do lỗi của bên A. Bằng chứng là bên B đã có văn bản ngày 17/2/2007 yêu cầu bên A phải cung cấp CO cho các lô hàng xuất khẩu và bên A trả lời chỉ cung cấp được CO của cả 400 tấn chứ không cung cấp CO lẽ được. Chính vì điều này mà việc cung cấp CO cho từng lô hàng bị trục trặc vì bị khiếu nại Bên B đã nói với khách mua hàng liên hệ trực tiếp bên A để lấy CO thì đến khoản 4 tháng sau khách hàng ngoại mới được bên A cung cấp CO cho một lô hàng (theo lời khai của bị đơn tại biên bản lấy lời khai ngày
  11. 15/8/2007 Bút lục số ). Ông Giám đại diện nguyên đơn tại biên bản ghi lời khai ngày 15/8/2007 cho rằng “chưa giao giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng vì phía bên B không yêu cầu” theo chúng tôi là không hợp lý, bởi Công ty xuất nhập khẩu VN là công ty chuyên về lĩnh vực xuất nhập khẩu thừa hiểu rằng khi xuất khẩu hàng hóa thì đòi hỏi phải xuất trình CO, nếu không có CO thì làm sao đối tác nước ngoài chấp nhận thanh toán được. Như vậy, việc chậm cung cấp CO là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc thanh toán của khách hàng ngoại bị chậm chứ không phải do lỗi phía bên A. Tóm lại, phía nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải bồi thường do chậm thanh toán. Nhưng như phân tích hai lý do chủ yếu của việc chậm thanh toán trên thì lỗi không phải do phía bị đơn. Một nguyên tắc là khi muốn đòi bồi thường thì nguyên đơn phải chứng minh được bị đơn có lỗi gây ra thiệt hại đó. Đằng này, lỗi không thuộc về phía bị đơn mà phần lớn do lỗi của nguyên đơn. Vậy không có lý do gì buộc bị đơn phải bồi thường những thiệt hại không do mình gây ra. Do đó, việc yêu cầu bồi thường do chậm thanh toán của bên A là không có cơ sở để chấp nhận. Thứ tư, đối với yêu cầu bồi thường khoản vay lãi do không thoái thu được thuế. Bên A cho rằng vì bên B đã vi phạm nghĩa vụ cung cấp chứng từ hợp lệ nên bên A đã không hoàn thiện được hồ sơ hợp lệ để thoái thu thuế nhập khẩu số cà phê đã xuất, nên bên A phải đi vay vốn thay thế cho số thuế không thoái thu được. Tuy nhiên việc bên A yêu cầu bên B bồi thường khoản vay lãi giá trị 52.382.654đ là không có căn cứ. Trong toàn bộ hồ sơ vụ án, cũng như tại phiên tòa, phía nguyên đơn không đưa ra được chứng cứ gì chứng minh cho việc đi vay vốn để nộp thuế cả, nên việc bồi thường số tiền trên là không có cơ sở để chấp nhận hoặc thanh toán. Trên nguyên tắc, việc bồi thường phải chứng minh được thiệt hại và thiệt hại này phải là thiệt hại trực tiếp. Việc đi vay của bên A là thiệt hại phái sinh và cũng không có chứng cứ chứng minh. Do vậy, việc đòi bồi thường là không được chấp nhận. Tóm lại, từ những phân tích trên đây cho thấy, các yêu cầu của nguyên đơn về thanh toán, phạt, bồi thường đều không hợp lý và không có căn cứ, do vậy không có cơ sở để chấp nhận những yêu cầu này. Thưa Hội đồng xét xử
  12. Qua những luận điểm đã được phân tích trong nội dung luận cứ như trên, việc kiện đòi các khỏan tiền thanh toán, tiền phạt và bồi thường theo Hợp đồng ủy thác số 991111/UTXNKCF/XM1 giữa Công ty xuất nhập khẩu VN và công ty SX&TM Bình Minh mà phía nguyên đơn là Công ty XNK VN đưa ra là không có cơ sở để chấp nhận. Và theo nguyên tắc của tố tụng dân sự, các đương sự phải tự chứng minh cho các yêu cầu của mình là có căn cứ, nếu không chứng minh được hoặc việc chứng minh là không có căn cứ thì đó là cơ sở để tòa không chấp nhận yêu cầu của người khởi kiện. Do đó, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ tôi là Công ty SX&TM Bình Minh, trên cơ sở của việc thẩm tra chứng cứ và tranh luận công khai tại phiên tòa hôm nay, đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bác đơn khởi kiện của Công ty xuất nhập khẩu Việt Nam. Tôi xin cảm ơn sự chú ý lắng nghe của Hội đồng xét xử. Luật sư Phạm Phùng Trọng Nghĩa