Báo cáo đề tài nhánh: Nghiên cứu, xây dựng giải pháp bảo mật thông tin trong thương mại điện tử
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo đề tài nhánh: Nghiên cứu, xây dựng giải pháp bảo mật thông tin trong thương mại điện tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bao_cao_de_tai_nhanh_nghien_cuu_xay_dung_giai_phap_bao_mat_t.pdf
Nội dung text: Báo cáo đề tài nhánh: Nghiên cứu, xây dựng giải pháp bảo mật thông tin trong thương mại điện tử
- BAN CƠ YẾU CHÍNH PHỦ BÁO CÁO ĐỀ TÀI NHÁNH “NGHIấN CỨU, XÂY DỰNG GIẢI PHÁP BẢO MẬT THễNG TIN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ” Thuộc đề tài : “Nghiờn cứu một số vấn đề kỹ thuật, cụng nghệ chủ yếu trong thương mại điện tử và triển khai thử nghiệm - mó số KC.01.05” 5095-1 14/9/2006 Hà nội, thỏng 9 năm 2004
- nội dung Ch−ơng 1: Các hiểm hoạ đối với an toàn th−ơng mại điện tử 4 1.1 Giới thiệu 4 1.2 Các hiểm hoạ đối với sở hữu trí tuệ 7 1.3 Các hiểm hoạ đối với th−ơng mại điện tử 8 Ch−ơng 2: Thực thi an toàn cho th−ơng mại điện tử 20 2.1 Bảo vệ các tài sản th−ơng mại điện tử 20 2.2 Bảo vệ sở hữu trí tuệ 21 2.3 Bảo vệ các máy khách 22 2.4 Bảo vệ các kênh th−ơng mại điện tử 27 2.5 Đảm bảo tính toàn vẹn giao dịch 36 2.6 Bảo vệ máy chủ th−ơng mại 39 2.7 Tóm tắt 41 Ch−ơng 3: Một số kỹ thuật an toàn áp dụng cho th−ơng mại điện 43 3.1 Mật mã đối xứng 43 3.2 Mật mã khoá công khai 45 3.3 Xác thực thông báo và các hàm băm 60 3.4 Chữ ký số 71 Ch−ơng 4: Chứng chỉ điện tử 79 4.1 Giới thiệu về các chứng chỉ khoá công khai 79 4.2 Quản lý cặp khoá công khai và khoá riêng 85 4.3 Phát hành các chứng chỉ 89 4.4 Phân phối chứng chỉ 92 4.5 Khuôn dạng chứng chỉ X.509 94 4.6 Việc thu hồi chứng chỉ 107 4.7 CRL theo X.509 114 4.8 Cặp khoá và thời hạn hợp lệ của chứng chỉ 121 4.9 Chứng thực thông tin uỷ quyền 123 4.10 Tóm tắt 128 Ch−ơng 5: Cơ sở Hạ tầng khoá công khai 131 5.1 Các yêu cầu 131 5.2 Các cấu trúc quan hệ của CA 132 5.3 Các chính sách của chứng chỉ X.509 145 5.4 Các ràng buộc tên X.509 150 5.5 Tìm các đ−ờng dẫn chứng thực và phê chuẩn 152 5.6 Các giao thức quản lý chứng chỉ 154 5.7 Ban hành luật 155 Chữ ký điện tử trong hoạt động th−ơng mại điện tử 156 Phần A: Cơ sở công nghệ cho chữ ký số 170 Phần B: Cơ sở pháp lý cho chữ ký số 195
- Các vấn đề lý thuyết Trong phần này trình bầy những vần đề lý thuyết cơ bản phục vụ cho việc xây dựng các giải pháp an toàn TMĐT sẽ trình bầy trong phần 2.
- Ch−ơng 1: Các hiểm hoạ đối với an toàn th−ơng mại điện tử 1.1 Giới thiệu Khi Internet mới ra đời, th− tín điện tử là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của Internet. Từ khi có th− tín điện tử, ng−ời ta th−ờng lo lắng và đặt vấn đề nghi ngờ, các th− điện tử có thể bị một đối t−ợng nào đó (chẳng hạn, một đối thủ cạnh tranh) chặn đọc và tấn công ng−ợc trở lại hay không? Ngày nay, các mối hiểm hoạ còn lớn hơn. Internet càng ngày càng phát triển và các cách mà chúng ta có thể sử dụng nó cũng thay đổi theo. Khi một đối thủ cạnh tranh có thể truy nhập trái phép vào các thông báo và các thông tin số, hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều so với tr−ớc đây. Trong th−ơng mại điện tử thì các mối quan tâm về an toàn thông tin luôn phải đ−ợc đặt lên hàng đầu. Một quan tâm điển hình của những ng−ời tham gia mua bán trên Web là số thẻ tín dụng của họ có khả năng bị lộ khi đ−ợc chuyển trên mạng hay không. Từ 30 năm tr−ớc đây cũng xảy ra điều t−ơng tự khi mua bán sử dụng thẻ tín dụng thông qua điện thoại: “Tôi có thể tin cậy ng−ời đang ghi lại số thẻ tín dụng của tôi ở đầu dây bên kia hay không?”. Ngày nay, các khách hàng th−ờng đ−a số thẻ tín dụng và các thông tin khác của họ thông qua điện thoại cho những ng−ời xa lạ, nh−ng nhiều ng−ời trong số họ lại e ngại khi làm nh− vậy qua máy tính. Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét vấn đề an toàn trong phạm vi th−ơng mại điện tử và đ−a ra một cái nhìn tổng quan nó cũng nh− các giải pháp hiện thời. An toàn máy tính: Chính là việc bảo vệ các tài sản không bị truy nhập, sử dụng, hoặc phá huỷ trái phép. ở đây có hai kiểu an toàn chung: vật lý và logic. An toàn vật lý bao gồm việc bảo vệ thiết bị (ví dụ nh− báo động, ng−ời canh giữ, cửa chống cháy, hàng rào an toàn, tủ sắt hoặc hầm bí mật và các toà nhà chống bom). Việc bảo vệ các tài sản không sử dụng các biện pháp bảo vệ vật lý thì gọi là an toàn logic. Bất kỳ hoạt động hoặc đối t−ợng gây nguy hiểm cho các tài sản của máy tính đều đ−ợc coi nh− một “hiểm hoạ”. Biện pháp đối phó: Đây là tên gọi chung cho thủ tục (có thể là vật lý hoặc logic) phát hiện, giảm bớt hoặc loại trừ một hiểm hoạ. Các biện pháp đối phó th−ờng biến đổi, phụ thuộc vào tầm quan trọng của tài sản trong rủi ro. Các hiểm hoạ bị coi là rủi ro thấp và hiếm khi xảy ra có thể đ−ợc bỏ qua, khi chi phí cho việc bảo vệ chống lại hiểm hoạ này v−ợt quá giá trị của tài sản cần đ−ợc bảo vệ. Ví dụ, có thể tiến hành bảo vệ một mạng máy tính khi xảy ra các trận bão ở thành phố Okalahoma, đây là nơi th−ờng xuyên xảy ra các trận bão, nh−ng không cần phải bảo vệ một mạng máy tính nh− vậy tại Los Angeles, nơi hiếm khi xảy ra các trận bão. Mô hình quản lý rủi ro đ−ợc trình bày trong hình 1.3, có 4 hoạt động chung mà bạn có thể tiến hành, phụ thuộc vào chi phí và khả năng xảy ra của các hiểm hoạ vật lý. Trong mô hình này, trận bão ở Kansas hoặc Okalahoma nằm ở góc phần t− thứ 2, còn trận bão ở nam California nằm ở góc phần t− thứ 3 hoặc 4.
- Khả năng xảy ra lớn I II Tác Tác Kiểm soát động động Ngăn chặn thấp cao (chi (chi phí) phí) III IV Bỏ qua Kế hoạch bảo hiểm/dự phòng Khả năng xảy ra thấp Hình 1.3 Mô hình quản lý rủi ro Kiểu mô hình quản lý rủi ro t−ơng tự sẽ áp dụng cho bảo vệ Internet và các tài sản th−ơng mại điện tử khỏi bị các hiểm hoạ vật lý và điện tử. Ví dụ, đối t−ợng mạo danh, nghe trộm, ăn cắp. Đối t−ợng nghe trộm là ng−ời hoặc thiết bị có khả năng nghe trộm và sao chép các cuộc truyền trên Internet. Để có một l−ợc đồ an toàn tốt, bạn phải xác định rủi ro, quyết định nên bảo vệ tài sản nào và tính toán chi phí cần sử dụng để bảo vệ tài sản đó. Trong các phần sau, chúng ta tập trung vào việc bảo vệ, quản lý rủi ro chứ không tập trung vào các chi phí bảo vệ hoặc giá trị của các tài sản. Chúng ta tập trung vào các vấn đề nh− xác định các hiểm hoạ và đ−a ra các cách nhằm bảo vệ các tài sản khỏi bị hiểm hoạ đó. Phân loại an toàn máy tính Các chuyên gia trong lĩnh vực an toàn máy tính đều nhất trí rằng cần phân loại an toàn máy tính thành 3 loại: loại đảm bảo tính bí mật (secrecy), loại đảm bảo tính toàn vẹn (integrity) và loại bảo đảm tính sẵn sàng (necessity). Trong đó: Tính bí mật ngăn chặn việc khám phá trái phép dữ liệu và đảm bảo xác thực nguồn gốc dữ liệu. Tính toàn vẹn ngăn chặn sửa đổi trái phép dữ liệu. Tính sẵn sàng ngăn chặn, không cho phép làm trễ dữ liệu và chống chối bỏ. Giữ bí mật là một trong các biện pháp an toàn máy tính đ−ợc biết đến nhiều nhất. Hàng tháng, các tờ báo đ−a ra rất nhiều bài viết nói về các vụ tấn công ngân hàng hoặc sử dụng trái phép các số thẻ tín dụng bị đánh cắp để lấy hàng hoá và dịch vụ. Các hiểm hoạ về tính toàn vẹn không đ−ợc đ−a ra th−ờng xuyên nh− trên, nên nó ít quen thuộc với mọi ng−ời. Ví dụ về một tấn công toàn vẹn, chẳng hạn nh− nội dung của một thông báo th− điện tử bị thay đổi, có thể khác hẳn với nội dung ban đầu. ở đây có một vài ví dụ về hiểm hoạ đối với tính sẵn sàng, xảy ra khá th−ờng xuyên. Việc làm trễ một thông báo hoặc phá huỷ hoàn toàn
- thông báo có thể gây ra các hậu quả khó l−ờng. Ví dụ, bạn gửi thông báo th− tín điện tử lúc 10 giờ sáng tới E*Trade, đây là một công ty giao dịch chứng khoán trực tuyến, đề nghị họ mua 1.000 cổ phiếu của IBM trên thị tr−ờng. Nh−ng sau đó, ng−ời môi giới mua bán cổ phiếu thông báo rằng anh ta chỉ nhận đ−ợc thông báo của bạn sau 2 giờ 30 phút chiều (một đối thủ cạnh tranh nào đó đã làm trễ thông báo) và giá cổ phiếu lúc này đã tăng lên 15% trong thời gian chuyển tiếp. Bản quyền và sở hữu trí tuệ Quyền đối với bản quyền và bảo vệ sở hữu trí tuệ cũng là các vấn đề cần đến an toàn, mặc dù chúng đ−ợc bảo vệ thông qua các biện pháp khác nhau. Bản quyền là việc bảo vệ sở hữu trí tuệ của một thực thể nào đó trong mọi lĩnh vực. Sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu của các ý t−ởng và kiểm soát việc biểu diễn các ý t−ởng này d−ới dạng ảo hoặc thực. Cũng giống với xâm phạm an toàn máy tính, xâm phạm bản quyền gây ra các thiệt hại. Tuy nhiên, nó không giống với các lỗ hổng trong an toàn máy tính. Tại Mỹ, luật bản quyền đã ra đời từ năm 1976 và hiện nay có rất nhiều các trang Web đ−a ra các thông tin bản quyền. Chính sách an toàn và an toàn tích hợp Để bảo vệ các tài sản th−ơng mại điện tử của mình, một tổ chức cần có các chính sách an toàn phù hợp. Một chính sách an toàn là một tài liệu công bố những tài sản cần đ−ợc bảo vệ và tại sao phải bảo vệ chúng, ng−ời nào phải chịu trách nhiệm cho việc bảo vệ này, hoạt động nào đ−ợc chấp nhận và hoạt động nào không đ−ợc chấp nhận. Phần lớn các chính sách an toàn đòi hỏi an toàn vật lý, an toàn mạng, quyền truy nhập, bảo vệ chống lại virus và khôi phục sau thảm hoạ. Chính sách phải đ−ợc phát triển th−ờng xuyên và nó là một tài liệu sống, công ty hoặc văn phòng an toàn phải tra cứu và cập nhật th−ờng xuyên hay định kỳ, thông qua nó. Để tạo ra một chính sách an toàn, phải bắt đầu từ việc xác định các đối t−ợng cần phải bảo vệ (ví dụ, bảo vệ các thẻ tín dụng khỏi bị những đối t−ợng nghe trộm). Sau đó, xác định ng−ời nào có quyền truy nhập vào các phần của hệ thống. Tiếp theo, xác định tài nguyên nào có khả năng bảo vệ các tài sản đã xác định tr−ớc. Đ−a ra các thông tin mà nhóm phát triển chính sách an toàn đòi hỏi. Cuối cùng, uỷ thác các tài nguyên phần mềm và phần cứng tự tạo ra hoặc mua lại, các rào cản vật lý nhằm thực hiện chính sách an toàn.Ví dụ, nếu chính sách an toàn chỉ ra rằng, không một ai đ−ợc phép truy nhập trái phép vào thông tin khách hàng và các thông tin nh− số thẻ tín dụng, khái l−ợc của tín dụng, chúng ta phải viết phần mềm đảm bảo bí mật từ đầu này tới đầu kia (end to end) cho các khách hàng th−ơng mại điện tử hoặc mua phần mềm (các ch−ơng trình hoặc các giao thức) tuân theo chính sách an toàn này. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối là rất khó, thậm chí là không thể, chỉ có thể tạo ra các rào cản đủ để ngăn chặn các xâm phạm. An toàn tích hợp là việc kết hợp tất cả các biện pháp với nhau nhằm ngăn chặn việc khám phá, phá huỷ hoặc sửa đổi trái phép các tài sản. Các yếu tố đặc tr−ng của một chính sách an toàn gồm: