Bài thu hoạch Xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam

docx 9 trang thiennha21 8590
Bạn đang xem tài liệu "Bài thu hoạch Xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_thu_hoach_xay_dung_quan_he_san_xuat_tien_bo_phu_hop_tron.docx

Nội dung text: Bài thu hoạch Xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam

  1. TỈNH ỦY BÌNH PHƯỚC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ * BÀI THU HOẠCH HẾT HỌC PHẦN Chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính CHỦ ĐỀ: Xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam Họ tên học viên: Bùi Quang Tùng Lớp: Trung cấp lý luận CT-HC TC120 Phần: I.1 Những vấn đền cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Bình Phước, năm 2021
  2. 1 PHẦN 1: CƠ SỞ CỦA VẤN ĐỀ Trong điều kiện nền kinh tế quá độ là nền kinh tế nhiều thành phần, V.I.Lênin khẳng định: “không thể quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) mà phải qua con đường gián tiếp, không thể quá “vội vàng, thẳng tuột, không được chuẩn bị” (1). Xây dựng quan hệ sản xuất (QHSX) mới thông qua con đường gián tiếp là chủ nghĩa tư bản nhà nước. V.I.Lênin chỉ rõ: “Để chuẩn bị việc chuyển sang chủ nghĩa cộng sản, thì phải có một loạt những bước quá độ như chủ nghĩa tư bản nhà nước và chủ nghĩa xã hội” (2). Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần thông qua phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng CNXH và đổi mới hiện nay, Đảng ta luôn coi trọng mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng các QHSX của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa. Có thời kỳ, Đảng ta tập trung nhấn mạnh thiết lập, củng cố chế độ công hữu; thời kỳ khác, Đảng ta chủ trương xây dựng QHSX xã hội chủ nghĩa. Đến Đại hội X (2006) Đảng ta cụ thể hóa những đặc trưng, phương hướng của CNXH ở nước ta là xây dựng các QHSX phù hợp với trình độ phát triển của lục lượng sản xuất. Đại hội XI của Đảng đã bổ sung, phát triển đầy đủ hơn luận điểm rất quan trọng này là: Xây dựng các quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp. 1.1: Cơ sở lý luận 1.1.1 Các quan hệ sản xuất chính là cơ sở hạ tầng, trên đó từng xã hội thiết lập một kiến trúc thượng tầng tương ứng. Thể chế chính trị, trước hết là nhà nước, có đứng vững hay không, suy cho cùng là do QHSX quyết định. Bởi vậy, nhà nước nào cũng phải chăm lo xây dựng, củng cố cơ sở kinh tế của mình. Các cuộc cách mạng, tuy khẳng định chiến thắng ban đầu bằng việc giành lấy chính quyền, nhưng chỉ có đi đến thắng lợi cuối cùng khi thiết lập xong các QHSX tiến bộ hơn các QHSX mà mình đấu tranh xóa bỏ. 1.1.1.2: Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất (sản xuất và tái sản xuất xã hội) thể hiện ở quan hệ về mặc sở hữu đối với tư liệu sản xuất. QHSX bao gồm: Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất; quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm sản xuất ra. Trong đó quan hệ sở hữu chiếm vị trí hàng đầu, chi phối các quan hệ khác. Để thể hiện tầm quan trọng của QHSX nói chung và quan hệ sở hữu nói riêng, C.Mác và Ph.Ăngnghen đã khẳng định trong tuyên ngôn Đảng cộng sản: “Trên ý nghĩa nhất định, giai cấp vô sản có thể tóm tắt mục tiêu đấu tranh của mình là: Xóa bỏ tư hữu”. 1.2: Cơ sở thực tiễn Đảng ta luôn coi trọng mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng các QHSX của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong thời gian dài chúng ta đã phạm sai lầm chủ quan, duy ý trí, xây dựng các QHSX xã hội chủ nghĩa vượt trước quá xa trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn lạc hậu, thấp kém. Đại hội VI đã thẳng thắng thừa nhận, chúng ta chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất; bởi vậy, đại hội đã đề ra đường lối đổi mới chú trọng hàng đầu việc phải giải phóng sức sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu sản xuất, bố trí lại cơ cấu đầu tư; xây dựng và hoàn thiện QHSX mới phù hợp, cải tạo xã hội chủ nghĩa theo nguyên tắc bảo đảm phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người lao động. Đến Đại hội X, Đảng ta cụ thể hóa những đặc trưng, phương hướng
  3. 2 của CNXH ở nước ta là xây dựng các QHSX phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đại hội XI của Đảng đã bổ sung, phát triển đầy đủ hơn. PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ CHỦ ĐỀ 2.1: Những kết quả đạt được Tư duy đúng đắn nêu trên đã được Đảng, Nhà nước tiếp tục bổ sung, phát triển. Đại hội VII nêu định hướng, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, phải thiết lập từng bước QHSX xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Đại hội VIII xác định mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, QHSX tiến bộ, phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Đại hội IX đã nêu rõ thêm, phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắng liền với QHSX mới phù hợp trên cả ba mặc sở hữu, quản lý và phân phối. Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng QHSX theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thức đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cỉa thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội. Đại hội X đã khái quát một trong những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta xây dựng là “có nền kinh tế cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển lực lương sản xuất”. Tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, Đại hội XI đã xác định lại, một trong những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là “có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hện sản xuất tiến bộ phù hợp” Nhất quán với quan điểm đã được thực tiển chứng minh là đúng đắn và thiết thực, dự thảo của Báo cáo chính trị Đại hội XII một lần nữa khẳng định: “ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có QHSX tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”. Tổng hợp các nội dung dự thảo, thấy rõ ràng các QHSX tiến bộ phù hợp đã được thừa nhận đồng bộ trên cả ba bình diện. 2.1.1 Về mặc sở hữu, “có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh trên pháp luật. Đại hội XIII khẳng định nền kinh tế Việt Nam làn nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. 2.1.2 Về mặc tổ chức quản lý sản xuất, nền kinh tế nước ta “vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm theo định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội”. Văn kiện Đại hội XIII xác định trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữa Nhà nước, thị trường và xã hội có quan hệ chặt chẽ. Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế, bảo vệ quyền tài sản, quyền kinh doanh, giữ ổn định kinh tế vĩ mô; tạo môi trường thuận lợi, công khai, minh bạch cho các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội
  4. 3 và thị trường hoạt động; điều tiết, định hướng, thúc đẩy kinh tế phát triển, gắn kết phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng luật pháp, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các tiêu chuẩn, định mức và lực lượng kinh tế nhà nước phù hợp với các yêu cầu và quy luật của kinh tế thị trường. 2.1.3 Về quan hệ phân phối, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã khẳng định phải thực hiện đúng nguyên tắc phân phối theo lao động, đồng thời mở rộng nội dung phân phối trong các kỳ Đại hội VII, VIII theo hướng có nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế; đồng thời phân phối theo mức đóng góp các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội”. Đây là một bước tiến mới so với các nguyên tắc phân phối được nêu trong Văn kiện các kỳ Đại hội trước, khẳng định nguyên tắc phân phối của cả thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X và XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định, hoàn thiện nguyên tắc phân phối trên và coi đó là nguyên tắc phân phối của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Báo cáo chính trị Đại hội XII một lần nữa nhấn mạnh: “Thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển”. 2.2: Những hạn chế, tồn tại: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt kế hoạch; nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại không đạt được. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định nhưng chưa vững chắc; nợ công tăng nhanh, nợ xấu đang giảm dần nhưng còn ở mức cao; sản xuất kinh doanh còn gặp rất nhiều khó khăn, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chậm được hoàn thiện, chưa có cơ chế đột phá để thúc đẩy phát triển; cơ cấu nguồn nhân lực mất cân đối, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ tiếp tục là những yếu tố cản trở sự phát triển. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm. Kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước chưa phát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Chưa đổi mới kinh tế hợp tác, hợp tác xã tan rã hoặc chỉ tồn tại hình thức chưa có hình thức hợp tác xã mới, chưa thực sự thúc đẩy và quản lý tốt kinh tế tư nhân, quản lý kinh tế liên doanh với nước ngoài còn nhiều sơ hở. 2.3: Nguyên nhân Nguyên nhân khách quan là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; thiên tai, dịch bệnh; những diễn biến mới rất phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, tình hình căng thẳng do tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông; sự chống phá của các thế lực thù địch. Song trực tiếp và quyết định nhất là nguyên nhân chủ quan: Cuối nhiệm kỳ khóa X, kinh tế vẫn trên đà tăng trưởng, song một số khó khăn, hạn chế và những yếu kém vốn có của nền kinh tế đã bộc lộ, nhưng do chưa đánh giá và dự báo đầy đủ, nên Đại hội XI đề ra một số chỉ tiêu, nhiệm vụ khá cao. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa giải đáp được kịp thời một số vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới. chưa chú trọng đúng mức tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp khi tập trung thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; chưa quyết liệt trong việc chỉ đạo thực hiện một số chủ trương, quan điểm phát triển đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội XI về cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô
  5. 4 hình tăng trưởng và các đột phá chiến lược, chưa tạo được cơ chế, chính sách có tính đột phá để huy động mọi nguồn lực cho phát triển. PHẦN 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VÀ BÀI HỌC GẮN VỚI CÔNG VIỆC CỦA HỌC VIÊN 3.1: Giải pháp, kiến nghị Như vậy, xây dựng quan hệ sản xuất mới định hướng chủ nghĩa xã hội ở nước ta phải đảm bảo các yêu cầu sau đây : Một là, quan hệ sản xuất mới được xây dựng phải dựa trên kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất, “ bất cứ một sự cải biến nào về mặt quan hệ sở hữu cũng đều là kết quả tất yếu của việc tạo nên những lực lượng sản xuất mới”. Hai là, trong xây dựng hoàn thiện QHSX tiến bộ cần chú trọng cả ba mặt: Chế độ sở hữu, chế độ quản lý và chế độ phân phối: - Về sở hữu, vẫn sẽ phát triển theo hướng còn tồn tại các hình thức sở hữu khác nhau, nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân và thực hiện công bằng xã hội nên phải từng bước xác lập và phát triển chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất chủ yếu một cách vững chắc, tránh nóng vội xây dựng ồ ạt mà không tính đến hiệu quả như trước đây. - Về quản lý, trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chính sách đồng thời sử dụng cơ chế thị trường, các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy tính tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực, khuyết tật của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của người lao động và toàn thể nhân dân. - Về phân phối, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện đa dạng hoá các hình thức phân phối. "Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội”. Cơ chế phân phối này vừa tạo động lực kích thích các chủ thể kinh tế nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời hạn chế những bất công trong xã hội. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ, công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển 3.2: Bài học gắn với công việc liên hệ thực tế tại huyện Lộc Ninh Huyện Lộc Ninh là huyện biên giới miền núi phía Tây - Bắc tỉnh Bình Phước, có đường biên giới dài hơn 100 km, tiếp giáp với các tỉnh Krache, tỉnh Congpongcham của Vương quốc Campuchia, có 01 cửa khẩu quốc tế Hoa Lư. Về ranh giới, phía Tây - Nam giap tỉnh Tây Ninh, Phía Đông giáp huyện Bù Đốp và huyện Bù Gia Mập, phía Nam giáp thị xã Bình Long. Diên tích tự nhiên 86 297,52 ha. Dân số 115 268 người ( năm 2017). Trong đó, dân tộc thiểu số chiếm khoảng 18% dân số toàn huyện. Huyện Lộc Ninh có 01 thị trấn và 15 xã, có đường QL13 đi qua nối liền với nước Campuchia thông qua cửa khẩu Hoa Lư và sắp tới có đường sắt xuyên Á. Lộc Ninh có địa hình cao từ phía Bắc thấp dần về phía Nam, nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt. Có tổng diên tích tự nhiên 86 297,52 ha, trong đó diện tích rừng chiếm 68 714 ha, còn lại là đất nông nhiệp, phần lớn là đất đỏ Bazan có độ
  6. 5 phì nhiêu cao, phù hợp trồng với các loại cây có thu nhập cao như: Hồ tiêu, cao su. Có hai con sông lớn chảy qua là sông Măng tạo thành biên giới Việt Nam và Campuchia, Sông Bé tạo thành ranh giới giữa huyện Lộc Ninh và Huyện Bù Gia Mập, ngoài ra có suối Cần Lê tạo thành ranh giới giữa huyện Lộc Ninh và thị xã Bình Long 3.2.1: Kết quả đạt được: 3.2.1.1: Phát triển lực lương sản xuất thông qua công nghiệp hóa - hiện đại hóa: Kinh tế duy trì phát triển ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng nên đã tác động tích cực đền nền kinh tế phát triền, trong đó khu vực thương mại-dịch vụ chiếm tỉ trọng 19% (3), công nhiệp- xây dựng 18% (4), sản xuất nông nhiệp 63% (5). Kết cấu hạ tầng nông thôn ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất tinh thần của ngưới dân ngày càng nâng lên, đến năm 2020, các xã đã đạt 16/19 tiêu chí nông thôn mới. Hoạt đông khoa học công nghệ ngày càng được quan tâm, đã đưa vào dịch vụ công trực tuyến liên thông từ tỉnh tới huyện và đến các xã thị trấn. Ứng dụng hội nghị trực tuyến đến các xã thị trấn và ứng dụng phòng họp không giấy cấp huyện, các môn hình ứng dụng KH-CN được chú trọng như: Chuyển giao mô hình tưới nước tiết kiệm, mô hình ứng dụng công nghệ Nano vào sản xuất nộng nghiệp. 3.2.1.2: Xây dựng mối quan hệ sản xuất: - Quan hệ hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế: Huyện thực hiện tốt chủ trương phát triển nền kinh tế đa dạng về sở hữu và loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh, nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế phát triển đa dạng, được tự do kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh theo quy định của pháp luật, ngày càng phát huy vai trò tích cực trong nền kinh tế quốc dân, giúp địa phương tận dụng tối đa nguốn vốn, nguồn nhân lực trong phát triển nền kinh tế. Thực hiện bình đẳng, xóa bỏ mọi hình thức phân biệt, đối xử giữa các thành phần kinh tế để cùng phát triển lâu dài. Kinh tế hợp tác xã bước đầu hình thành phù hợp với cơ chế thị trường, kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh, giải quyết việc làm, đóng góp ngày càng lớn vào ngân sách nhà nước. Trong đó: + Thực hiện tốt Nhà nước đại diện toàn thể nhân dân thực hiện đảm bảo quyền sở hữu của toàn dân đối với đất đai. Đến nay huyện đã hoàn thành quy hoạch đất đai giai đoạn 2015-2020 và kế hoạch sử dụng đất hằng năm. Thực hiện quy hoạch có chi tiết khu dân cư, tiến hành đo đạc địa chính trên thị thấn Lộc Ninh và 8 xã. Trong nhiệm kỳ 2015-2020 đã giao 1944 (6) trường hợp, cho thuê đất 167(7) trường hợp đối với diện tích đất lâm phần trã về địa phương quản lý sau khi quy hoạch 3 loại đất, chiếm khoản 34,6% tổng diện tích đất giao về, chuyển mục đích sử dụng đất cho 809 trường hợp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho 1165(8) trường hợp. + Khuyến kích đẩy mạnh quá trình khởi nghiệp doanh nghiệp, kinh doanh, thúc đẩy phát triển các thành phần kinh tế cả về số lượng và chất lượng, thật sự trỡ thành lực lượng nòng cốt, đi đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong nhiệm kỳ 2015-2020, toàn huyện có 7276(9) cơ sở thương mại dịch vụ; có 488 cơ sở sản xuất công nghiệp- tiểu thũ công nghiệp; 6125 cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ và 323 cơ sở hoạt động vận tải và kinh doanh kho bãi, thông tin truyền thông. Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư đã thu hút 72 dự án đầu tư, trong đó 31 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, 5 doanh nghiệp đang triển khai hạ tầng các dự án, lĩnh vực được quan tâm chủ yếu là xây dựng kho bãi thu mua, sơ chế hàng nông sản. - Về quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế: Xây dựng phát triển kinh tế là
  7. 6 nhiệm vụ chính trị chủ yếu phải tiến tới. Thực hiện quản lí sản xuất theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quan hệ điều hành quản lí sản xuất hiện nay trong các thành phần kinh tế được pháp luật bảo vệ , theo hướng bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, hai bên cùng có lợi. Theo đó, ngoài việc quản lí điều hành sản xuất kinh doanh đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh doanh như: xây dựng 03 chương trình đột phá: Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chương trình phát triển khu kinh tế cửa khầu quốc tế Hoa Lư, chương trình phát triển du lịch. Phát triển 300 doanh nghiệp, mỗi xã, thị trấn có ít nhất 06 hợp tác xã, 03 hợp tác xã hoạt động có hiệu quả và 01 sản phẩm nông nghiệp có đăng kí thương hiệu. Triển khai 02 cụng công nghiệp Lộc Thịnh, Lộc Thành với tổng diện tích 94 ha đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch. - Về quan hệ phân phối: Bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển, quan tâm thực hiện đầy đủ và thống nhất hệ thống pháp luật, bảo đảm cơ sở cho tất cả các thành phần kinh tế tự do sáng tạo và tạo thu nhập theo đúng năng lực của mình, được phân phối hợp pháp những thành quả chính đáng của mình; có quyền hưởng những thu nhập chính đáng từ tài sản, tiền bạc, và trí tuệ của mình, được huy động các nguồn lực hay phát huy các cơ hội phát triển phục vụ lợi ích của mình. Huyện làm tốt công tác chi trã, trợ cấp kịp thời cho người có công, gia đình chính sách, các đối tượng bảo tợ xã hội trên 31 tỉ đồng. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm đạt được kết quả tích cực, hằng năm tạo việc làm mới trên 4000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 3,78% xuống còn 1,68% vào cuối năm 2020. Triển khai dự án khu đô thị Hành chính - Dịch vụ- Thương mại- Dân cư huyện Lộc Ninh quy mô 35 ha 3.2.2 Những hạn chế tồn tại Tuy nhiên, những kết quả đạt trên chưa xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, trong 5 ngành Nông nghiệp - Lâm - Thủy sản chỉ giảm được 5,45%; ngành Công nghiệp - Xây dựng chỉ tăng 2,48% và Thương Mại- Dịch vụ chỉ tăng 2,97%. Chưa triển khai xây dựng cụng công nghiệp theo quy hoạch, công tác phối hợp với Ban quản lý các khu kinh tế của tỉnh để đẩy nhanh quá trình phát triển khu kinh tế của khẩu quốc tế Hoa Lư chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ; chưa phát triển các khu đô thị hiện đại, khu thương mại - dịch vụ lớn. Các điểm du lịch của tỉnh, huyện tuy đã đầu tư bước đầu nhưng chưa tạo được sự kết nối, chưa phát huy huy hiệu quả tương xứng với tiềm năng. Nông nghiệp ít được quan tâm, hơn 60% hợp tác xã hoạt động chưa cao. Việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã và đang được áp dụng ở tất cả các địa phương, tuy nhiên vai trò hổ trợ tạo điều kiện, định hướng phát triển của nhà nước chưa rõ nét. Ngành chăn nuôi heo quy mô công nghiệp phát triển mạnh nhưng việc kiểm soát ô nhiễm môi trường còn nhiều bất cập 3.2.3 Nguyên nhân hạn chế yếu kém: 3.2.3.1 Nguyên nhân khác quan: Trong nhiều năm tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, hạn hán kéo dài và lộc xoáy gây thiệt hại lớn đến sản xuất nông nghiệp; giá cả các mặt hàng nông sản chủ lực như cao su, hồ tiêu giảm mạnh trong thời gian dài. Các huyện phía Campuchia giáp biên giới Lộc Ninh kinh tế- xã hội cón kém phát triển, nên việc phát triển kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư còn gặp nhiều khó khăn, phần nào đã tác động, ảnh hưởng đến sự phất triển chung của huyện Lộc Ninh. Quy mô, nội lực các doanh nghiệp trên địa bàn còn nhỏ và yếu nên chưa tham gia, tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu của huyện
  8. 7 3.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan: Công tác dự báo phân tích tình hình đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết trên các lĩnh vực còn hạn chế. Công tác tham mưu với Tỉnh tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế chính sách đố với sự phát triển của huyện chưa chủ động kịp thời. Công tác phối hợp giữa các phòng ban, các xã, thị trấn có chuyển biến nhưng hiệu quả chưa cao, còn có tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác của một bộ phận cán bộ đặc biệt là cán bộ cơ sở còn hạn chế. Trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân chưa cao, nhất là trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, môi trường góp phần gây cho công tác quản lý của nhà nước. 3.2.4 Liên hệ bản thân trong phát triển quan hệ sản xuất - Tích cực học tập chủ nghĩa Mác, trang bị thế giới quan và phương pháp luận khoa học, phương pháp luận duy vật biện chứng. Tin vào con đường mà Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã lực chọn, đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của cách mạng Việt Nam - Tích cực học tập tri thức khoa học, không ngừng nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức, chung tay đóng góp xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung và huyện Lộc Ninh nói riêng trong kinh tế, khoa học và giáo dục. Thực hiện đúng đường lối chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước pháp quyền XHXN Việt Nam. Bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ các thành quả cách mạng mà các thế hệ cha ông đã giành lấy và giữ gìn. Cùng với nhân dân tham gia xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủ động nghiên cứu, học tập nâng cao lực giảng dạy, giáo dục đạo đức và phát huy năng lực học sinh. Xây dựng nhà trường ngày càng phát triển kể cả về chất và lượng. Tham gia tích cực bảo vệ tài sản nhà trường cũng như tài sản khác của nhân dân và nhà nước. Bảo vệ chân lý khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ gìn bản sắc văn hóa, truyền thống lịch sử. Đấu tranh các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phê phán những quan điểm lệch lạc trong nhận thức của người khác về CNXH, không bi quan, dao động, mất niềm tin trước những luận điệu xuyên tạc. Nắm vững quy luật vận động, quyết tâm xây dựng thành công CNXH, xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền XHCN, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. PHẦN 4: KẾT LUẬN Quan hệ sản xuất tiến bộ là các QHSX khắc phục được những tính chất lạc hậu, tiêu cực của các quan hệ sản xuất trước kia đã tồn tại ở đất nước; phòng tránh; khắc phục được tính chất lạc hậu, tiêu cực của một số QHSX đang tồn tại trên thế giới; chứa đựng càng nhiều giá trị nhân văn, dân chủ, công bằng. Đó là QHSX đi trước một bước, định hướng phát triển cho lực lượng sản xuất hiện đại và chủ động bảo đảm cơ sở vật chất- kinh tế cho chế độ xã hội của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tuy nhất quán với chính sách kinh tế nhiều thành phần, nhưng không thể chấp nhận tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với các tư liệu sản xuất trở thành chế độ sở hữu ở nước ta. Mặc khác, hiện nay chúng ta chấp nhận bóc lột lao động, nhưng không thể cho phép bất cứ thế lực nào thống trị, nô dịch người lao động và nhân dân lao động nói chung. Chúng ta chấp nhận chênh lệch về thu nhập, phân hóa xã hội, nhưng không thể tạo điều kiện cho sự chênh lệch và phân hóa ấy diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Thông qua nhiều biện pháp khác nhau, nhà nước và toàn xã hội phải thu hẹp khoảng cách nói trên. Trên cả 3 bình diện
  9. 8 sở hữu, tổ chức- quản lý sản xuất và phân phối, không thể để QHSX tư bản chủ nghĩa chiếm vai trò, ví trí chủ đạo trong cơ sở hạ tầng nước ta. Xây dựng QHSX tiến bộ, phù hợp là một quá trình đòi hỏi nhận thức kịp thời, đầy đủ và tôn trọng các quy luật khác quan. Đồng thời nó tạo ra yêu cầu rất cao về tính chủ động, tự giác của nhân tố chủ quan, được thể hiện trước hết ở năng lực, bản lĩnh của Đảng cầm quyền; ở hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; ở sự đồng thuận và hành động tích cực của nhân dân . Trong quá trình này, phải phòng tránh các bệnh chủ quan, duy ý chí. Trên một ý nghĩa rất lớn, kết quả của quá trình này quyết định thành bại của công cuộc đổi mới, xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. (1),(2) Giáo trình trung cấp lý luận – hành chính, trang 238 (3),(4),(5) .Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ Huyện Lộc Ninh lần thức XI, nhiệm kì 2020-2025