Bài tập lớn môn: Nghệ thuật lãnh đạo

docx 20 trang thiennha21 9291
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập lớn môn: Nghệ thuật lãnh đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_lon_mon_nghe_thuat_lanh_dao.docx

Nội dung text: Bài tập lớn môn: Nghệ thuật lãnh đạo

  1. HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  BÀI TẬP LỚN MÔN: NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO Mã học phần: MGT16A Giảng viên hướng dẫn: PhD. Nguyễn Vân Hà Nhóm thực hiện: Nhóm 6 Sinh viên thực hiện: 1. Bùi Thị Huyền Trang 5. Nguyễn Kim Chi 2. Lê Ngọc Anh 6. Trần Thị Hồng 3. Đinh Thị Mai Hương 7. Nguyễn Thị Huệ 4. Vũ Thị Hương Liên - Hà Nội, 11/2018 -
  2. LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian dài học tập, trao dồi kiến thức, tìm tòi và nghiên cứu, nhóm chúng tôi đã hoàn thành bài tập . Nhóm xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến PhD. Nguyễn Vân Hà, cô đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức nền tảng cũng như chia sẻ những kinh nghiệm thực tế để giúp nhóm hoàn thành tốt đề tài này. TP. Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2018 Nhóm thực hiện đề tài Nhóm 6
  3. MỤC LỤC 1. Cơ sở lý thuyết 1 1.1. Khái niệm 1 1.2. Vai trò của lãnh đạo 1 1.3. Một số phong cách lãnh đạo 1 2. Phong cách lãnh đạo độc đoán của Hitler 3 2.1. Sơ lược về Adolf Hitler 3 2.2. Thành tự Hitler đạt được 5 2.3. Phong cách lãnh đạo 5 2.3.1. Những tố chất trong con người Hitler 5 2.3.2. Phong cách lãnh đạo độc đoán của Hitler 9 2.3.3. Ưu và nhược điểm trong phong cách lãnh đạo của Hitler 12 2.3.4. Nhận xét và rút ra bài học 14 3. Kết luận 15
  4. 1. Cơ sở lý thuyết 1.1. Khái niệm Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng, tạo động lực, tác động đến ý thức của chủ thể lãnh đạo với các cá nhân hoặc một nhóm nhất định nhằm thúc đẩy họ tự nguyện thực hiện mục tiêu của tổ chức, nâng cao năng suất lao động hay tạo lập sinh khí cho tổ chức, có thể thông qua các hành động như thuyết phục, động viên, chỉ dẫn hoặc ra lệnh bằng uy tín 1.2. Vai trò của lãnh đạo - Thiết lập tầm nhìn cho tổ chức - Tập hợp quần chúng - Cổ vũ, động viên toàn bộ đội ngũ - Xây dựng chiến lược cho tổ chức - Ra quyết định - Tạo ra những sự thay đổi - Hướng dẫn nhân viên hoàn thành mục tiêu 1.3. Một số phong cách lãnh đạo Phong cách lãnh đạo dân chủ: Phong cách lãnh đạo dân chủ là phong cách mà theo đó nhà quản trị chủ yếu sử dụng uy tín cá nhân đưa ra những tác động đến những người dưới quyền. Nói cách khác, họ rất ít sử dụng quyền lực hay uy tín chức vụ để tác động đến những người dưới quyền. Đặc điểm: Phong cách này thường sử dụng hình thức động viên khuyến khích, không đòi hỏi cấp dưới phục tùng tuyệt đối, thường thu thập ý kiến của những người dưới quyền, thu hút, lôi cuốn cả tập thể và tổ chức không chính thức. Phong cách này giúp phát huy tính chủ động, sáng tạo của nhân viên, làm cho họ hiểu biết, quan tâm gắn bó hơn với công việc. Tuy nhiên người lãnh đạo sử dung phong cách này phải là người có đủ bản lĩnh để không trở thành người thỏa hiệp vô nguyên tắc. 1
  5. Phong cách lãnh đạo tự do: Phong cách tự do là phong cách mà theo đó nhà quản trị rất ít sử dụng quyền lực để tác động để tác động đến người dưới quyền, thậm chí không có những tác động đến họ. Đặc điểm: Phong cách này cho phép các nhân viên được quyền ra quyết định. Phong cách thường mang lại hiệu quả khi trình độ cấp dưới cao và công việc thực hiện mang tính độc lập, đòi hỏi phải chủ động và sáng tạo để giải quyết công việc. Phong cách lãnh đạo độc đoán Phong cách độc đoán Độc đoán là phong cách lãnh đạo được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào tay một mình người quản lý, người lãnh đạo – quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể. Phong cách lãnh đạo này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với các nhân viên chính xác những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất kỳ lời khuyên hay hướng dẫn nào cả Đặc điểm: - Nhân viên ít thích lãnh đạo - Không khí trong tổ chức: gây hấn, phụ thuộc vào định hướng cá nhân - Hiệu quả làm việc cao khi có mặt lãnh đạo, thấp khi không có mặt lãnh đạo. - Đối tượng sử dụng: những người có thái độ chống đối, những người không tự chủ. - Thiên về sử dụng mệnh lệnh - Luôn đòi hỏi cấp dưới sự phục tùng tuyệt đối - Thường dựa vào năng lực, kinh nghiệm, uy tín chức vụ của mình để tự đề ra các quyết định rồi buộc họ phải làm theo ý muốn hay quyết định của nhà quản trị. Ưu điểm: 2
  6. - Giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. - Cần thiết khi tập thể mới hình thành, khi tập thể đó nhiều mâu thuẫn không thống nhất. - Nhấn mạnh vào kết quả đã dự báo trước, chính xác, trật tự Nhược điểm: - Người lãnh đạo theo phong cách này có thái độ ứng xử lạnh nhạt, quan cách, hay can thiệp vào công việc của người khác do đó: - Không tận dụng được sức sáng tạo của những người dưới quyền. - Dễ gây ra tình trạng bất ổn của doanh nghiệp. Nhân viên cấp dưới có tâm lý lo sợ, có thể mang đến sự chống đối của cấp dưới, tạo cơ sở để phát sinh bè phái, ảnh hưởng đến công việc chung. 2. Phong cách lãnh đạo độc đoán của Hitler 2.1. Sơ lược về Adolf Hitler Hitler (20 tháng 4 năm 1889 –30 tháng 4 năm 1945) là người Đức gốc Áo, Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa ( từ năm 1921, Thủ tướng Đức từ năm 1933, là "Lãnh tụ và Thủ tướng đế quốc " kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934. Hitler thiết lập chế độ độc quyền quốc gia xã hội của Đệ Tam Đế quốc, cấm chỉ tất cả các đảng đối lập và giết hại các đối thủ. Hitler đã gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai, thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số nhóm chủng tộc, tôn giáo, chính trị khác được gọi là cuộc Đại đồ sát dân Do Thái. Thời trẻ, khi còn ở Áo, Hitler muốn trở thành một họa sĩ, nhưng chưa từng được thành công. Về sau, Hitler trở thành một người theo chủ nghĩa dân tộc Đức cấp tiến. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hitler phục vụ trong Quân đội Đế quốc Đức, từng bị thương và được nhận hai tấm huân chương do chiến đấu anh dũng. Năm 1913, Hitler đến Munich, tiếp tục con đường họa sĩ của mình và bắt đầu hoạt động chính trị. 3
  7. Năm 1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Hitler đầu quân cho một trung đoàn của vương quốc Bayern, một phần của Đế chế Đức. Xuất phát điểm trên con đường chính trị của Hitler là con số "0" nhưng ông ta có một kỹ năng trời phú đó là tài hùng biện. Tháng 9/1919, Hitler được mời gia nhập đảng Lao động Đức (tiền thân của đảng Quốc xã) do Anton Drexler và Karl Harrer thành lập. Ông ta tham gia với tư cách Ủy viên Trung ương thứ 7. Nhờ tài hùng biện siêu đẳng, Hitler đã lôi kéo nhiều chính trị gia lập dị, những triết gia nổi tiếng và nhiều nhân vật chủ chốt ở Đức tham gia đảng Quốc xã. Bên cạnh đó, ông ta nhanh chóng thiết lập quyền lãnh đạo độc tôn của đảng và mở rộng phong trào ra khắp nước Đức. Sự kiện Đức đầu hàng quân Đồng minh và ký Hòa ước Versailles đã đẩy nền kinh tế - chính trị Đức xuống "vực thẳm". Bối cảnh chính trị rối ren đã tạo cơ hội cho Hitler "đầu độc" tư tưởng người dân Đức. Hitler khẳng định rằng, phong trào Quốc xã sẽ hồi sinh nước Đức trở thành Đế chế thứ Ba hùng mạnh (Đế chế thứ Nhất là Đế quốc La Mã, tiếp đến là Đế chế Bismarck, 2 đế chế mang lại uy quyền cho dân tộc Đức). Tháng 11/1923, Hitler bị bắt sau cuộc bạo loạn bất thành ở nhà hàng bia Bürgerbräukeller. Ông ta bị kết tội phản quốc, Hitler bị kết án 5 năm tù nhưng được ân xá sau 6 tháng giam giữ. Giai đoạn 1924-1929, phong trào Quốc xã xuống dốc rõ rệt. Trong thời gian bị quản thúc, Hitler hoàn thành cuốn Cuộc tranh đấu của tôi, vạch ra hình ảnh nước Đức trong tương lai và cách thức để trở thành chủ nhân của thế giới. Năm 1929, nền kinh tế Đức tiếp tục lâm vào khủng hoảng. Trong cơn bĩ cực của người dân Đức, Hitler nhìn thấy cơ hội biến họ thành lực lượng hậu thuẫn cho những khát vọng cá nhân. Tháng 9/1930, đảng Quốc xã dành thắng lợi lớn trong cuộc tổng tuyển cử. Tháng 1/1932, Hitler ra tranh cử tổng thống. Tuy không đắc cử nhưng ông ta đã có bước đột phá cực kỳ quan trọng. 4
  8. Năm 1934 ghi nhận bước ngoặt cực kỳ quan trọng trên con đường thiết lập quyền lãnh đạo độc tôn của Hitler ở Đức. Ngày 2/8/1934, Tổng thống Paul von Hindenburg trút hơi thở cuối cùng. Trưa cùng ngày, Hitler ra thông báo, hai chức vụ Thủ tướng và Tổng thống gộp chung làm một. Adolf Hitler nhận chức Lãnh đạo kiêm Tư lệnh tối cao của Đế chế thứ Ba 2.2. Thành tự Hitler đạt được Về kinh tế: Sự phục hổi kinh tế của Đức sau chiến tranh là thành tựu nổi bật. Số người thất nghiệp từ 6 triệu năm 1932 giảm xuống còn 1 triệu sau 4 năm. Sản lượng và thu nhập quốc nội tăng gấp đôi trong thời gian 1932-1937. Tuy Hitler không giỏi về kinh tế nhưng ông quy tụ được những kinh tế gia giỏi, đặc biệt là TS. Hjalmar Schacht, được coi là phù thủy kinh tế. Về quân sự: Từ quân đội bị hòa ước Varsailles hạn chế ở mức 100.000 người, Hitler tăng quân số lên gấp ba vào cuối năm 1934. Khi phát động tấn công Nga năm 1941, Đức huy động 3.2 triệu quân tiến theo trận tuyến dài 1.600km Đến giữa năm 1942, Đức đã chiếm khoảng 90% Tây Âu, trừ Thụy Điển, Vương quốc Anh, Scotland, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thụy Sỹ; còn Bắc Phi Đức đang chiếm đóng Tunisia, Lybia và một phần Ai Cập. Nhờ quyết định của ông, Đức đánh chiếm thần tốc các nước Bắc Âu với thiệt hại không đáng kể, chỉ một nhóm nhỏ binh sĩ Đức chiếm được pháo đài hiện đại Eben Emael của Bỉ và đánh thần tốc qua Pháp. 2.3. Phong cách lãnh đạo 2.3.1. Những tố chất trong con người Hitler Trong con người của Hitler có nhiều tố chất đặc biệt giúp cho ông đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đánh bại hoặc dẹp tan những thể chế chính trị cộng hòa, quân đội, nghiệp đoàn. Tinh thần ái quốc cực đoan Tinh thần này vừa giúp Hitler chiếm được con tim của người dân Đức và tranh thủ được sự ủng hộ của quân đội. Ban đầu, các nước Đồng Minh chỉ nhận ra khía cạnh "ái quốc" trong con người Hitler, còn khía cạnh "cực đoan" thì được che giấu 5
  9. bởi tài hùng biện. Như đã nói, ông ta tự coi mình là người kế thừa của vua Friedrich II Đại Đế - một vị vua lớn của Vương quốc Phổ xưa, dù chế độ độc tài của ông ta thực ra chẳng mấy giống với vua Friedrich II Đại Đế. Vào mùa hè 1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, và Hitler phải làm nghĩa vụ và Ông đầu quân cho một trung đoàn của vương quốc Bayern. Hitler được thưởng huy chương hai lần vì tinh thần dũng cảm. Tháng 12 năm 1914 ông được thưởng huy chương Chữ thập Sắt hạng Nhì, và tháng 8 năm 1918 nhận huy chương Chữ thập Sắt hạng Nhất vốn ít khi được ban thưởng cho cấp binh sĩ trong Quân đội Đế chế cũ. Ông luôn mang tấm huy chương này một cách hãnh diện cho đến lúc chết. Vì tinh thần ái quốc cực đoan, Hitler theo đuổi một cách không mệt mỏi chương trình tái vũ trang trong 10 năm (ngay khi ông có thể chỉ huy việc tái thiết vũ trang 1929-1939) làm vi phạm hiệp ước, Như tăng quân số, đóng tàu thiết giáp, tàu ngầm, sản xuất súng đạn lên nhiều lần. Điều này cho thấy ông đã có bước chuẩn bị cho việc nước Đức lên làm bá chủ thế giới từ rất lâu rồi. Việc làm và lời nói đi đôi với nhau Một khi đã định hình tư tưởng, xuyên suốt qua cương lĩnh đảng, quyển sách Mein Kampf và những bài phát biểu, Hitler đều mang ra thực hiện những gì ông nói. Cũng có nhiều điều ông không làm như đã hứa, nhưng đấy là chiến thuật mị dân trong bước đầu khi Quốc xã muốn chiếm quyền lực bằng lá phiếu dân chủ. Còn lại, Hitler đều thi hành những sách lược chủ chốt đúng như ông đã nói. Trong đại hội quy mô đầu tiên của Đảng Lao động Đức (tiền thân của Quốc xã) ngày 24 tháng 2 năm 1920, lần đầu tiên Hitler nêu lên 25 điểm trong cương lĩnh của Đảng Lao động Đức. Những điểm quan trọng nhất sau này được Hitler mang ra thi hành ngay sau khi ông lên làm thủ tướng. Như Điểm thứ nhất trong bản cương lĩnh đòi hỏi hợp nhất mọi người Đức trong một nước Đức mở rộng. Đây đúng là việc mà Hitler thực hiện sau này khi sáp nhập Áo với 6 triệu người Đức và vùng Sudetenland với 6 triệu người Đức khác. Đấy cũng là đúng theo yêu sách đòi lại vùng Gdańsk và những vùng đất khác 6
  10. ở Ba Lan có nhiều người Đức sinh sống. Hay Điểm 2 đòi hỏi xóa bỏ các Hòa ước Versailles và Saint-Germain. Điểm 25 trù định việc "thiết lập một quyền lực trung ương mạnh cho Nhà nước". Mùa hè 1924, Hitler đã viết cuốn sách có tựa đề “Mein Kampf” (Cuộc tranh đấu của tôi) khi ông đang trong nhà tù. Trong cuốn sách, Hitler diễn giải tư tưởng của ông và áp dụng đặc biệt vào việc phục hồi nước Đức và vạch ra việc tạo dựng một quốc gia dựa trên chủng tộc thuần khiết và quy tụ mọi người Đức lúc này còn đang sống bên ngoài biên giới Đức. Tư tưởng về tính ưu việt của chủng tộc Aryan, chà đạp lên những chủng tộc khác, những thứ cỏ rác – đấy là Do Thái và Slav. Những điều này, ông cũng đều thực hiện. Bản chất độc tài, chuyên chế Bản chất này đã bộc lộ ngay trong giai đoạn Hitler mới gia nhập Đảng Lao động Đức, tiền thân của Quốc xã. Hitler đã trình bày rất rõ ý định thiết lập một nước Đức dưới chế độ chuyên chế, độc đảng, và đảng này dưới quyền một lãnh tụ chuyên chế. Ngày 30 tháng 1 năm 1934, kỷ niệm tròn năm Hitler nhậm chức Thủ tướng, Hitler chính thức hoàn tất công việc qua Luật Tái lập Đế chế. Tất cả thể chế dân cử bị xóa bỏ, quyền điều hành bang được chuyển về trung ương, mọi cơ cấu chính quyền bang được tập trung dưới chính phủ Đế chế, thống đốc bang được đặt dưới hệ thống hành chính của Bộ Nội vụ Đế chế. Hitler thanh trừng các nhân vật chống đối Như năm 1937, Hitler thông báo cho giới chỉ huy quân đội và ngoại giao cao cấp ý định tiến hành chiến tranh, sáp nhập Áo và Tiệp Khắc vào Đức. Các tư lệnh quân đội và ngoại trưởng tin chắc việc này sẽ dẫn đến chiến tranh toàn châu Âu. Họ đều cảm thấy choáng váng. Đấy không phải là do yếu tố đạo lý mà vì lý do thực tế hơn: nước Đức vẫn chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến lớn; nếu khiêu khích chiến tranh bây giờ sẽ có nguy cơ gặp thảm họa. Và những người phản đối đều bị ông ám sát hoặc mất chức, kể cả những người có địa vị cao trong nước Đức. Lừa dối 7
  11. Tố chất này không đi ngược lại mà là bổ sung việc thi hành những gì đã nói. Có nghĩa là Hitler sẵn sàng lừa dối để nhằm thi hành những điều chủ chốt trong tư tưởng của ông. Cũng nhờ những tố chất này, Hitler đã chinh phục được giới thương mại và công nghiệp trong nước. Riêng hai cường quốc Anh và Pháp, ban đầu muốn trấn áp Đức nhưng kế tiếp lại muốn xoa dịu Hitler, mở đường cho ông thôn tính Áo và Tiệp Khắc. Đến khi Hitler hung hăng xâm lăng Ba Lan thì họ mới nhận ra tham vọng vô bờ bến của Hitler, nhưng đã quá muộn: Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra là điều tất yếu. Tài hùng biện Đây là một vũ khí rất lợi hại của Hitler. Nhờ tài hùng biện cộng với tính lừa dối, Hitler đã chinh phục được người dân Đức, giới quân đội, ngay cả giới truyền thông và các nhà lãnh đạo nước ngoài. Trong những ngày sống lang thang ở thành Viên, Hitler để ý đến tầm quan trọng của tài hùng biện trong chính trị, và ông viết: “Uy lực trong lịch sử tạo ra những cơn lốc về tôn giáo và chính trị từ ngàn xưa đều là uy lực thần kỳ của lời nói, và chỉ do lời nói mà thôi Chỉ có thể khích động quần chúng bằng uy lực của lời nói. Mọi phong trào vĩ đại đều là phong trào quần chúng, là sự bùng nổ của nỗi mê đắm và xúc cảm của con người ”. Hitler đã bắt đầu tập luyện tài hùng biện đối với những cử tọa anh tìm được ở khu nhà trọ, bếp ăn từ thiện, góc đường phố. Ngoại hình Hitler không có dáng lãnh tụ: ông chỉ cao có 1,75m – chưa đủ tiêu chuẩn vào lính SS, chân nhỏ và dài, tóc lật trái, để bộ ria như một anh hề. Thế nhưng ông cực kỳ có sức lôi cuốn, chủ yếu ở ánh mắt xuyên thấu tim gan người khác và khí thế nói dồn ép người ta phải nghe theo. Hitler còn là nhà diễn thuyết đại tài trên thế giới. Ông rất chú ý tập luyện và cải tiến kỹ xảo nói, rất thạo kết hợp nói với động tác. Trong Mein Kampf ông viết: “tôi tin rằng lời nói, chứ không phải là bài viết, có khả năng gây ra những sự kiện làm rung chuyển thế giới”. Ông dốc toàn bộ nhiệt tình vô tận của mình vào bài nói, tới mức những lời dối trá trắng trợn nhất cũng có mầu sắc chân lý. Ông luyện kỹ sảo nói với mục đích không chỉ để thuyết phục, mà là làm cho người nghe phát điên lên như bị thôi miên. Ông thường 8
  12. diễn thuyết vào buổi tối để có thể dùng ánh đèn tăng thêm hiệu quả. Vài ngày sau khi Hitler nhậm chức Thủ tướng, 1 triệu người Đức kéo đến sân bay Berlin để nghe ông diễn thuyết suốt từ 20h cho đến 22h đêm. Hitler nói hay đến mức khi ông nghiêng ngả người thì cả triệu thính giả cũng nghiêng ngả theo, như một đại dương sôi sục. Phụ nữ bị xúc động hơn cả, có bà thét lên nằm vật xuống. Một số cán bộ ngoại giao các nước trung lập cũng giơ tay hô lớn “Hailơ Hitler”. Khi xúc động lên tới cao điểm, Hitler trợn mắt, vung nắm đấm như đánh vào kẻ thù không đội trời chung của ông - người Do Thái, bọn Đỏ và những kẻ phản quốc.Tài hùng biện được xem là một phương tiện, vũ khí lợi hại nhất mà Hitler có được. 2.3.2. Phong cách lãnh đạo độc đoán của Hitler Một trong những tố chất độc tài – chuyên chế, Hitler là một đại diện tiêu biểu cho phong cách lãnh đạo độc đoán. Điều đó được chứng minh qua những hành động trong đời sống riêng khi Hitler đối xử với những người dưới trong cuộc sống hàng ngày, trong công việc với mọi quyết định và hành xử của ông. Trong đời thường Hitler độc đoán cho rằng mình luôn đúng và không chịu sửa các thói quen cổ quái của mình. Ông không quan tâm đến chức năng quản lí quốc gia của một Thủ tướng, thiếu kiến thức điều hành Chính phủ nhưng lại không chịu học. Ông tự bố trí việc tiếp khách, không ưa ai thì không tiếp, dù là việc khẩn đến đâu. Ông ít ngồi, hay đi lại trong phòng, ghét viết lách và hay ra lệnh bằng miệng cho bất cứ ai Ngủ dậy trễ, vừa ăn sáng, vừa đọc bao, sau đó tạt qua phòng làm việc một lát để làm những việc ông quan tâm. Bữa ăn trưa, bắt đầu lúc 14 hoặc 15h với vài chục cộng sự nhưng không ai ưa ông. Nhưng sau khi trên mặt trận phía tây, quân Đức ở Bắc Phi đầu hàng, Đồng minh chiếm đảo Sicile của Ý; Hitler ngày một cô đơn, ông không ăn chung với các hậu cần nữa và chỉ còn diễn thuyết có hai lần trước đám đông. 9
  13. Ăn tối một mình và xem phim- đây là thú tiêu khiển duy nhất. Trong vai trò là nhà lãnh đạo - Chiếm quyền độc tài trong đảng Khi Hitler có quyết định xin rút khỏi Đảng Quốc xã, trung ương đảng đã khước từ ý nguyện của ông vì khi Hitler ra đi thì đảng chắc chắn sẽ tan rã. Sau khi nhận thức rõ vai trò của mình, ông buộc các nhà lãnh đạo khác của đảng phải nhượng bộ. Ông xóa bỏ Trung ương Đảng, nắm quyền lãnh đạo độc tôn của đảng. Tháng 7 năm 1921, nguyên tắc lãnh đạo được thiết lập, trở thành điều luật trước nhất cho Đảng Quốc xã và sau đó cho Đế chế thứ ba - Thiết lập thể chế độc tài Nghị viện và chính quyền bang bị giải tán ngay trong năm đầu Quốc xã nắm quyền lực. Hitler giữ quyền bổ nhiệm thị trưởng Berline, Hamburg và Wien (sau 1938, khi Áo được sáp nhập) Ngày 14 tháng 7 năm 1933, một luật mới quy định Đảng Lao động Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa Đức là đàng chính trị duy nhất ở Đức. Ngày 30 tháng 1 năm 1934, Hitler hoàn tất công việc thông qua Luật Tái lập Đế chế. Tất cả thể chế dân cử bị xóa bỏ, quyền điều hành ban được chuyển về Trung ương, mọi cơ cấu chính quyền bang được tập trung dưới chính phủ Đế chế, thống đốc bang được đặt dưới hệ thống hành chính của Bộ Nội vụ Đế chế. - Thanh trừng và đàn áp các nhân vật chống đối Ngày 5 tháng 11 năm 193, Hitler thông báo cho giới chỉ huy quân đội và ngoại giao cao cấp ý kiến tiến hành chiến tranh, sáp nhập Áo và Tiệp Khắc vào Đức. Nhận thấy nguy cơ sẽ dẫn đến chiến tranh toàn châu Âu nên Werner von Blomberg, Freiherr Werner von Fritsch và Konstantin von Neurath đã lên tiếng và sau 3 tháng thì cả 3 đều mất chức. Do những âm mưu mà lần lượt Thống chế, Tổng tham mưu trưởng Quân lực Blomberg và Đại tướng cấp cao Tư lệnh lục quân Fritsch đều mất chức. Hitler tuyên bố đích thân ông chỉ huy toàn quân lực. Lập Bộ Thống soái Tối cao do (OKW) do ông trực tiếp chỉ huy 10
  14. Tự ra là chỉ huy chiến Áo, Tiệp Khắc, Ba Lan mà không hỏi ý kiến ai. Có nhiều âm mưu chống đối Hitler với mục đích chính ban đầu là lật đổ ông nhằm ngăn ông gây chiến tranh mà họ nghĩ sẽ đem đến Chiến Bại cho nước Đức. Kế tiếp, khi chiến tranh đã bùng phát những người chống đối muốn ngăn chặn việc Đức bị thất trận nhục nhã, cần vớt vát ít nhiều bằng cách ám sát Hitler và đàm phán với Đồng Minh. Riêng năm 1943, có ít nhất hàng chục kế hoạch ám sát Hitler. Tất cả âm mưu đều thất bại. Giới nhân sự không thể lôi kéo quân đội Đức vào âm mưu của họ. Sau vụ Claus von Stauffenberg ám sát hụt Hitler, trong cơn giận dữ tột cùng và lòng thèm khát trả thù không gì kiềm chế được, Hitler quát tháo: “Lần này sẽ cho can phạm xưng tội ngắn gọn. Không có Tòa án Quân sự. Họ sẽ đứng trước Tòa án Nhân dân. Không cho phép họ phát biểu. Tòa án sẽ xét xử chớp nhoáng. Án tử hình được thi hành hai tiếng đồng hồ sau. Bằng cách treo cổ - không có sự khoan hồng.” Những người bị cáo buộc trong giới quân sự không ra tòa án binh, mà bị tước quân tịch để đứng trước Tòa án Nhân dân, vốn là loại hình toà án bù nhìn, nhận lệnh trực tiếp từ Hitler. Từ tội bị đưa vào một phòng giam nhỏ đã có sẵn đánh tám cái móc treo thịt. Từng người bị lột trần cho đến eo, bị thằng lọng bằng sợi dây dương cầm được tròng vào cổ họng và phía trên buộc vào cái móc treo thịt. Một máy quay phim thu hình toàn bộ diễn biến trong khi tử tội đong đưa và ngạt thở. Chiếc quần không có dây lưng cuối cùng tụt xuống, khiến cho họ trần truồng trong khi cái chết một cách đau đớn. Theo chỉ thị, trong đêm ấy Cuốn Phim được tráng rồi được chuyển đến cho Hitler xem cùng với những ảnh chụp trong phiên tòa. Nhân vật có can dự nổi tiếng nhất là Thống chế Erwin Rommel, thì bị Hitler bức tử để đổi lại gia đình ông không bị trừng phạt và lễ tang của ông được cử hành theo các nhà nước. Trong quân sự 11
  15. Phong cách độc đoán của Hitler càng thể hiện rõ khi ông nói: “Tôi không yêu cầu các tướng lĩnh phải hiểu mệnh lệnh của tôi, mà chỉ yêu cầu họ chấp hành.” Hitler thể hiện tính độc đoán của mình khi cho rằng mình có thiên tài quân sự, bằng chứng là sau khi chiếm được Pháp, ông phớt lờ các tướng Đức. Trong cuộc tấn công Liên Xô, Hitler nghĩ rằng chỉ vài tuần là chiếm được Moskva nên quân Đức đã không mang áo rét, do đó bị cầm chân trong băng tuyết ở Moskva, chúng bị thua đau đớn trước sự phản công của quân Nga. Lúc đó Hitler không cho Đức rút lui theo ý kiến của các tướng vì vậy thiệt hại càng nặng nề. Như mọi lần ông lại đổ lỗi cho cấp dưới khiến các tướng phải từ chức. Trên mặt trận phía Tây, quân Đức ở Bắc Phi đầu hàng, Đồng minh chiếm đảo Sicile của Ý, Mussolini bị hạ bệ. Khi Đồng minh đổ bộ Normandy, Hitler vẫn không tin là quân Đức thua, ông vẫn ra lệnh chiến đấu tới cùng, mắng nhiếc các tướng lĩnh. Cuối cùng để bảo vệ danh dự và không bị người khác coi thường Hitler đã tự tử 2.3.3. Ưu và nhược điểm trong phong cách lãnh đạo của Hitler Ưu điểm Hitler có tài quân sự kết hợp với tài hùng biện xuất sắc, do đó việc vận dụng phong cách lãnh đạo chuyên chế độc đoán đã phát huy được toàn bộ những khả năng của ông, giúp ông đạt được những thành công theo mục đích của mình Thay đổi toàn bộ đất nước, nước Đức đang trong tình trạng khủng hoảng sau chiến tranh nên cần những chính sách kinh tế mới làm cho Đức vực dậy, những tư tưởng Hitler đưa ra là mới là vì vậy để thực hiện những tư tưởng đó yêu cầu phải sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán là phù hợp nhất. Việc sử dụng phong cách độc đoán giúp Hitler giải quyết công việc một cách nhanh chóng, đảm bảo đạt được mục tiêu chính xác. Thể hiện ở việc chỉ trong vòng chưa đầy 20 năm kề từ khi Hitler công khai truyền tư tưởng độc tài đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn, từ những bước đi đầu tiên trong Đảng Quốc xã 12
  16. đến việc nắm quyền cao nhất nhà nước, từ việc vực nước Đức lên về nền kinh tế tới việc xây dựng một lực lượng quân đội hùng mạnh, từ việc khởi động chiến tranh thế giới thứ hai đến những thắng lợi đạt được trong chiến tranh. Tất cả đều được áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán chuyên quyền. Với việc sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán giúp Hitler thâu tóm quyền lực về mình cả về chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao việc thâu tóm quyền lực đó giúp những quyết định của Hitler rất uy lực, cũng như làm thất bại những tham vọng lật đổ ông. Về quân sự, việc lãnh đạo theo phong cách lãnh đạo chuyên quyền là yêu cầu cao nhất, vì bản chất của quân đội là nhận thông tin từ trên xuống, chấp hành và thực hiện. Hitler đã xây dựng được một lực lượng quân đội hùng mạnh Tóm lại, qua việc phân tích ưu điểm chúng ta thấy rằng việc áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán là rất cần thiết đối với Hitler nói riêng và Nhà nước Đức nói chung trong thời kỳ đó. Bởi vì yêu cầu đặt ra cao nhất trong thời kỳ này chính là làm sao để đưa nước Đức vực dậy một cách nhanh chóng nhất có thể, cả về chính trị, kinh tế, quân sự và chỉ có lãnh đạo theo phong cách độc đoán chuyên quyền mới làm được. Nhược điểm Việc lãnh đạo theo mang cách độc lập của Hitler là điều cần thiết, tuy nhiên phong cách nào cũng có ưu điểm và nhược điểm. Có phong cách phù hợp với hoàn cảnh, tình huống này nhưng không phù hợp với hoàn cảnh, tình huống khác. Hitler là một con người vận dụng phong cách độc đoán, gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, khi tư tưởng của người lãnh đạo này bị sai lệch mà không ai có thể ngăn chặn, làm phát động chiến tranh thế giới thứ hai và nhận thất bại nặng nề. - Mặt khác của phong cách lãnh đạo độc đoán còn thể hiện rất rõ: Thói ngông nghênh trong lúc làm việc của ông, không để ý đến trọng trách quốc gia, chỉ để ý đến quyền lực trong tay mình => tạo ra rất nhiều kẻ chống đối muốn lật đổ ông. 13
  17. Hitler quá tự tin vào tài năng của bản thân, ngủ quên trong chiến thắng, không nghe lời khuyên của ai => hoang đường => điều đó đã làm cho Hitler phải nhận những thất bại cay đắng. Hạn chế tinh thần sáng tạo của cấp dưới trong các tình huống quân sự. Cấp dưới sợ ông, không trung thành, thậm chí là ghét ông. Có nhiều quyết định sai lầm, chịu thất bại trong đế chế 2 do không nghe ý kiến cấp dưới. Không chịu nhận lỗi về mình mà đánh đổi cả cái chết. Phong cách lãnh đạo độc đoán đã làm cho Hitler xa rời ý chí nguyện vọng của nhân dân, không thương dân. Khi gặp thất bại => đổ lỗi cho người khác, không chịu nhận cái sai về mình. Hitler đàn áp rất dã man những người chống đối mình, người bị buộc từ chức, kẻ bị giết, kẻ bị ép chết không từ một ai => bị nhiều người căm ghét. Tóm lại, phong cách lãnh đạo độc đoán của Hitler mang cả ưu và nhược điểm, tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của Hitler chính là nguyên nhân dẫn tới thất bại lớn nhất cuộc đời ông và gây thảm họa cho người Đức và cả thế giới lại xuất phát từ chính quan điểm mục tiêu sai lầm, kết hợp với sự độc đoán chuyên quyền của ông đã làm cho Hitler trở thành một kẻ vĩ đại nhưng bị căm ghét. 2.3.4. Nhận xét và rút ra bài học Nhận xét Trong hoàn cảnh của Hitler ở Đức, sau thảm họa của chiến tranh thế giới thứ nhất để lại, việc ông ấy có và áp dụng phong cách lãnh đạo độc đáo là rất cần thiết. Bởi vì yêu cầu đặt ra cao nhất trong thời kỳ này chính là làm sao để đưa nước Đức vực dậy một cách nhanh chóng nhất có thể, cả về chính trị, kinh tế, quân sự và chỉ có lãnh đạo theo phong cách độc đoán chuyên quyền mới làm được. Bên cạnh đó, không phải phong cách lãnh đạo độc đoán của Hitler lúc nào cũng tốt và cần thiết. Có phong cách phù hợp với hoàn cảnh, tình huống này nhưng không phù hợp với hoàn cảnh, tình huống khác việc. Hitler áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán quá nhiều và vào những hoàn cảnh không phù hợp như phát 14
  18. động chiến tranh thế giới thứ 2 tháng 9 năm 1939 hay thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi (các đối thủ chính trị) và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số nhóm chủng tộc, tôn giáo, như người Digan, người Slav, người đồng tính luyến ái, người tàn tật (còn gọi là “đại đồ sát dân Do Thái”). Chính ông là người giúp nước Đức phục hồi kinh tế, chính trị, quân sự , sau chiến tranh thế giới thứ nhất và lúc đó đại đa số người Đức đều ủng hộ ông và tin rằng ông sẽ thay đổi cả nước Đức. Và cũng chính ông bị nhiều người quay lưng,căm ghét, các cuộc ám sát ngầm càng nhiều sau khi nước Đức trở nên lớn mạnh, ông tiến đến việc xâm lược bên ngoài, và bị hầu hết mọi người phản đối vì vừa là yếu tố đạo lý, nhân đạo con người vừa thực tế hơn nữa chính là: nước Đức vẫn chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến lớn; nếu khiêu khích chiến tranh bây giờ sẽ có nguy cơ gặp thảm họa. Hay ông phá bỏ Hiệp ước Versailles đã được ký kết từ trước Cuối cùng nhận thất bại nặng nề cho cả ông, nước Đức, ảnh hưởng đến cả Thế Giới. Bài học rút ra trong thực tế hiện nay Mỗi một phong cách lãnh đạo có thể sẽ không giống nhau nhưng chúng lại có một điểm chung cốt lõi, đó là niềm đam mê và sự cống hiến cho mục tiêu mình muốn đặt được cũng như tư duy nghĩ lớn thể hiện qua khao khát thay đổi thế giới, thúc đẩy loài người tiến về phía trước. Những người lãnh đạo cần áp dụng phong cách lãnh đạo đúng công việc, đúng người, đúng thời điểm. Một người có thể có nhiều phong cách lãnh đạo nhưng sẽ có phong cách lãnh đạo chủ đạo và nó có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định, hành động ứng xử của người lãnh đạo, ảnh hưởng cả đến những người xung quang. Cùng một vị trí, công việc có thể có những phong cách lãnh đạo khác nhau. 3. Kết luận Trong trường hợp của Hitler, nhờ vào sự lãnh đạo độc đoán mà đã đem lại những thành công vang dội nhưng cũng vì quá độc đoán, chuyên quyền, không lắng nghe ý kiến của mọi người nên đã thất bại thảm hại. Từ đó ta có thể kết luận 15
  19. rằng, phong cách lãnh đạo độc đoán nói riêng và những phong cách lãnh đạo nói chung đều có hai mặt, hiểu rõ hai mặt và vận dụng một cách khéo léo phù hợp vào từng tình huống cụ thể thì việc lãnh đạo mới đem lại hiệu quả tích cực. Trong thực tế, mỗi nhà lãnh đạo thường có những cách riêng khi quản lý các nhân viên của mình. Tuy nhiên, mỗi phong cách lãnh đạo nói trên đều có những ưu và nhược điểm, do vậy cần phải biết phối hợp để lãnh đạo hợp lý trong từng giai đoạn, từng trường hợp. Khi lựa chọn phong cách lãnh đạo nào, các nhà quản lý cần cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố cùng một lúc, chẳng hạn như thời gian cho phép, kiểu nhiệm vụ, mức độ áp lực công việc, trình độ nhân viên, mối quan hệ trong đội nhóm, ai là người nắm được thông tin Tuy nhiên, các lãnh đạo giỏi là những người phối hợp và sử dụng linh hoạt các phong cách lãnh đạo một cách hợp lý trong những trường hợp cụ thể. Những nhà lãnh đạo tương lai phải biết trông vào một viễn cảnh thực tế và xác định những giá trị xứng đáng cho tổ chức mà họ muốn dẫn dắt. Họ phải giao tiếp và có khả năng tạo động lực cho nhân viên hiệu quả hơn những gì mà các nhà lãnh đạo trong quá khứ đã làm. Họ phải trở nên nhạy bén trước những thay đổi liên tục trong điều kiện hiện nay. Những nhà lãnh đạo kiểu này sẽ phải khai thác tối đa tài năng và khả năng sáng tác mà tổ chức của họ sở hữu, từ nhân viên cho đến những người ở vị trí cao. 16