Tóm tắt đồ án Xây dựng chương trình ứng dụng quản lý vườn rau

pdf 24 trang thiennha21 14/04/2022 4412
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt đồ án Xây dựng chương trình ứng dụng quản lý vườn rau", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_do_an_xay_dung_chuong_trinh_ung_dung_quan_ly_vuon_ra.pdf

Nội dung text: Tóm tắt đồ án Xây dựng chương trình ứng dụng quản lý vườn rau

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN  XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG QUẢN LÝ VƢỜN RAU TÓM TẮT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NIÊN KHÓA: 2016 - 2019 HSSV : Nguyễn Tấn Hƣng Mã HSSV : CCCT16A006 CBHD : ThS. Nguyễn Thanh Cẩm Đà Nẵng, 06/2019
  2. MỞ ĐẦU Từ những lợi ích mà bản thân mang lại, cũng như là sự tác động mạnh mẽ của mình tới cuộc sống, công nghệ thông tin đang khẳng định được sức mạnh và vị trí của mình trong xã hội hiện nay. Nó thực sự đã thay đổi cách suy nghĩ, cách làm việc của con người trong mọi lĩnh vực và nông nghiệp cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Ngày nay, việc áp dụng những công nghệ mới từ công nghệ thông tin vào việc phát triển nông nghiệp đang ngày càng phổ biến, nhưng việc quản lý những thông tin các sản phẩm của nông nghiệp thì chưa có một ứng dụng hay một chương trình nào giúp đỡ, do đó việc quản lý còn gặp rất nhiều khó khăn và bất tiện. Bên cạnh đó, nhu cầu về thực phẩm sạch nói chung và các sản phẩm từ nông nghiệp nói riêng cũng là một vấn đề được người tiêu dùng rất quan tâm. Việc người sản xuất không thể cung cấp được những thông tin mà người tiêu dùng cần, dẫn tới việc các sản phẩm chất lượng bị lẫn với các sản phẩm không chất lượng, làm cho cả người sản xuất “có tâm” bị thiệt hại về kinh tế còn những người tiêu dùng thì lại lo lắng cho sức khỏe của mình. Vì vậy, trong đồ án này em xin đưa ra ý tưởng là xây dựng một chương trình ứng dụng quản lý vườn rau nhằm giúp cho việc quản lý của những chủ vườn được dễ dàng hơn và người tiêu dùng thì yên tâm hơn về những sản phẩm mà mình sử dụng. 1. Lý do chọn đề tài Công nghệ thông tin đang mang lại những luồng gió mới trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và nông nghiệp cũng vậy. Nhờ công nghệ mà người ta đang bắt đầu biết tới việc sản xuất nông nghiệp thông minh, tự động hóa trong việc sản xuất, nhưng nhu cầu về thực phẩm sạch vẫn là một trong những vấn đề rất khó để giải quyết. 1
  3. Người tiêu dùng cũng như là những thị trường nước ở ngoài nước thì muốn biết được những thông tin về sản phẩm mà mình sử dụng. Người sản xuất thì không thể cung cấp được hết những thông tin mà khách hàng của mình cần nếu cứ quản lý một cách đơn sơ và thủ công như trước giờ. Do đó, việc xây dựng chương trình ứng dụng quản lý vườn rau giúp cho người sản xuất có thể quản lý được những thông tin một cách tiện lợi hơn, không những vậy nó còn góp phần đưa sản phẩm của họ tiếp cận phổ biến hơn với những khách hàng không những ở trong mà còn là ngoài nước. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu được quy trình sản xuất và việc quản lý tại vườn rau. - Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình C#. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu về ngôn ngữ lập trình C# - Nghiên cứu về quy trình sản xuất rau và việc quản lý tại vườn rau. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Tìm hiểu và phân tích những tài liệu trên mạng. 5. Dự kiến kết quả Xây dựng hoàn thiện được phần quản lý danh mục và phần quản lý các công việc trong vườn rau. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn - Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao nhận thức, khả năng thu thập thông tin, phân tích yêu cầu của người dùng để xây dựng được chương trình quản lý. Bước đầu tiếp cận ngôn ngữ lập trình để xây dựng chương trình. 2
  4. - Ý nghĩa thực tiễn Chương trình giúp cho việc quản lý tại các vườn rau được dễ dàng hơn, bên cạnh đó nó còn giúp cho người tiêu dùng cảm thấy an toàn hơn khi biết được nguồn gốc của sản phẩm và các thông tin liên quan. Ngoài những nội dung như Phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì nội dung chính của đồ án gồm các chương như sau: Chương 1. Cơ sở lý thuyết. Chương 2. Phân tích thiết kế. Chương 3. Chương trình Demo. 3
  5. CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH _ CSHAP (C#) Ngôn ngữ Cshap(C#) là ngôn ngữ được thiết kế bởi Anders Hejlsberg của Microsoft. C# là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng hiện đại có thể tương tác với các ngôn ngữ lập trình cơ bản khác như C, C++, Pascal, Java và cả Basic. C# là bộ sản phẩm của .Net. C# có trình biên dịch là môi trường Framework Software Development Kit (SDK). 1.2. NHỮNG ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CỦA C# - Là một ngôn ngữ thuần hướng đối tượng. - Là ngôn ngữ khá đơn giản, chỉ có khoảng 80 từ khóa và hơn mười mấy kiểu dữ liệu được dựng sẵn. - Cung cấp những đặc tính hướng thành phần (Component- oriented) như là Property, Event. - C# không khuyến khích sử dụng con trỏ như trong C++ nhưng nếu bạn thực sự muốn sử dụng phải đánh dấu đây là mã không an toàn (unsafe). - C# có bộ Garbage Collector sẽ tự động thu gom vùng nhớ khi không còn sử dụng nữa. - C# đã loại bỏ đa kế thừa trong C++ mà thay vào đó C# sẽ hổ trợ thực thi giao dện interface. 1.3. ƢU VÀ NHƢỢC ĐIỂM CỦA C# Ƣu điểm - Gần gũi với các ngôn ngữ lập trình thông dụng ( C++, Java. Pascal). - Xây dựng dựa trên nền tảng của các ngôn ngữ lập trình mạnh kên nên thừa hưởng những ưu điểm của những ngôn ngữ đó 4
  6. - Cải tiến các khuyết điểm của C/ C++ như con trỏ, các hiệu ứng phụ, - Dễ tiếp cận, dễ phát triển - Được sự chống lưng của .NET Frammwork Nhƣợc điểm - Nhược điểm lớn nhất của C# là chỉ chạy trên nền Windows và có cài .NET Framework. - Thao tác đối với các phần cứng yếu hơn so với các ngôn ngữ khác. Hầu hết phải dựa vào Windows. 1.4. TẠO MỚI MỘT DỰ ÁN TRONG VISUAL C# 1.5. GIAO DIỆN LÀM VIỆC 5
  7. CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG 2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây việc áp dụng những thành tựu của công nghệ thông tin vào việc sản xuất trong nông nghiệp ngày càng trở nên phổ biến. Nhưng đối với việc quản lý tại các doanh nghiệp trồng rau nhỏ và vừa thì còn là thủ công, rất khó để quản lý cũng như là theo dõi. Bên cạnh đó, việc cung cấp các thông tin của sản phẩm tới với người tiêu dùng rất khó khăn dẫn tới giá của sản phẩm bị giảm đi một phần. Do đó việc tạo ra một chương trình quản lý vườn rau để giúp cho chủ vườn có thể quản các công việc tại vườn rau được dễ dàng hơn, cung cấp đầy đủ thông tin tới người tiêu dùng để họ có thể an tâm hơn và giá trị của sản phẩm cũng được tăng lên. 2.2. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ 2.2.1. Yêu cầu phi chức năng - Độ tin cậy cao: các kết quả đưa ra chính xác, đầy đủ, ngắn gọn. - Linh động: Có tính mở, thuận tiện cho việc bảo trì, phát triển hệ thống. Có đầy đủ các tiện ích phục vụ cho người sử dụng. Có khả năng lập các bảng biểu báo cáo theo yêu cầu của người sử dụng. Phải có từng cấp độ ưu tiên cho người sử dụng và đảm bảo việc bảo mật chương trình. Phải có chương trình quản trị hệ thống cho người điều hành, chương trình phải có tiện ích thuận tiện cho việc thêm bớt user, cấp phát quyền, quản trị theo nhóm, Các phân hệ của chương trình phải tuân thủ theo trật tự thực hiện yêu cầu của người sử dụng và phần giao diện chung. - Bảo mật: Mỗi người sử dụng trong hệ thống cần được phép truy cập đến các chức năng và thông tin cần thiết liên quan đến 6
  8. nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, đồng thời không được truy cập đến các chức năng và nằm ngoài phạm vị trách nhiệm của mình. Việc phân quyền làm việc do quản trị hệ thống đảm nhận. - An toàn: Tất cả các thông tin được lưu trữ toàn vẹn, không mất mát thông tin, không có sự nhầm lẫn sai lệch, thông tin chính xác và đựơc lưu trữ rõ ràng không dư thừa thông tin. - Tương thích: Dễ tương thích giữa các hệ thống chương trình. 2.2.2. Yêu cầu chức năng Quản lý nghiệp vụ: Bao gồm các chức năng: - Trồng mới: Cho phép trồng mới rau trên một luống đang bỏ trống - Bón Phân: Cho phép bón phân theo từng luống khi đang có rau được trồng - Thu Hoạch: Cho phép thu hoạch rau trên một luống - Xem chi tiết theo luống : Cho phép người quản lý có thể xem thông tin chi tiết trên từng luống như: loại rau, ngày trồng, người chăm sóc. - Xem chi tiết lần bón phân: Cho phép người quản lý có thể xem được thông tin chi tiết các lần bón phân như: người bón phân, ngày bón phân, tên phân và liều lượng. Quản lý danh mục: Bao gồm các chức năng - Quản lý danh mục Khu vực: Cho phép người quản lý có thể thêm, sửa, xóa các thông tin liên quan tới khu vực trồng rau như: tên khu vực. - Quản lý danh mục Luống: Cho phép người quản lý có thể thêm, sửa, xóa các thông tin liên quan tới luống rau như: tên luống, khu vực trồng rau. 7
  9. - Quản lý danh mục Nhân viên: Cho phép người quản lý có thể thêm, sửa, xóa các thông tin liên quan tới nhân viên như: họ và tên , địa chỉ và số điện thoại của nhân viên. - Quản lý danh mục Nhà cung cấp: Cho phép người quản lý có thể thêm, sửa, xóa các thông tin liên quan tới nhà cung cấp như: tên nhà cung cấp, địa chỉ và số điện thoại. - Quản lý danh mục Rau: Cho phép người quản lý có thể thêm, sửa, xóa các thông tin liên quan tới rau như: tên loại rau, thời gian trồng và nhà cung cấp. - Quản lý danh mục Phân bón: Cho phép người quản lý có thể thêm, sửa, xóa các thông tin liên quan tới phân bón như: tên phân bón và nhà cung cấp phân bón. Quản lý hóa đơn: Bao gồm các chức năng - Thêm mới hóa đơn: Cho phép người sử dụng thêm vào danh sách một hóa đơn. - Xóa hóa đơn: Cho phép người sử dụng có thể xóa một hóa đơn khi nhập sai hoặc bị hủy. - Xuất hóa đơn: Cho phép người sử dụng có thể xuất hóa đơn cho hóa đơn sau khi được hoàn thành. Thống kê: Bao gồm các chức năng - Thống kê loại rau được tiêu thụ nhiều nhất. - Thống kê những loại rau gần tới ngày giao hàng. 8
  10. 2.3. BIỂU ĐỒ TRƢỜNG HỢP SỬ DỤNG Hình 2.1. Biểu đồ trường hợp sử dụng mức 1 2.4. CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ Hình 2.6. Cơ sở dữ liệu liên hệ 9
  11. 2.5. TỪ ĐIỂN CƠ SỞ DỮ LIỆU 2.5.1. Bảng KhuVuc Bảng 2.1. Bảng từ điển khu vực. Tên thuộc tính Kiểu dữ liệu Chú thích Mã khu vực (Khóa Makv Int chính) Tenkv Nvarchar(100) Tên khu vực 2.5.2. Bảng Luong Bảng 2.2. Bảng từ điển luống. Tên thuộc tính Kiểu dữ liệu Chú thích Mã luống (Khóa Maluong Int chính) Tenluong Nvarchar(100) Tên luống Trangthai Nvarchar(50) Trạng thái Mã khu vực (Khóa Makv Int ngoại) 2.5.3. Bảng NhanVien Bảng 2.3. Bảng từ điển nhân viên. Tên thuộc tính Kiểu dữ liệu Chú thích Mã nhân viên Manv Int (Khóa chính) Họ và tên nhân Hovaten Nvarchar(100) viên Diachi Nvarchar(100) Địa chỉ nhân viên Số điện thoại nhân Sodt Nvarchar(15) viên 2.5.4. Bảng NhaCC (Nhà cung cấp) 10
  12. Bảng 2.4. Bảng từ điển nhà cung cấp. Tên thuộc tính Kiểu dữ liệu Chú thích Mã nhà cung cấp Mancc Int (Khóa chính) Tenncc Nvarchar(100) Tên nhà cung cấp Diachi Nvarchar(100) Địa chỉ nhà cung cấp Số điện thoại nhà Sodt Nvarchar(100) cung cấp 2.5.5. Bảng Rau Bảng 2.5. Bảng từ điển rau. Tên thuộc tính Kiểu dữ liệu Chú thích Marau Int Mã rau (Khóa chính) Tenrau Nvarchar(100) Tên rau Thời gian trồng (Tính Thoigt Int bằng ngày) Mã nhà cung cấp (Khóa Mancc Int ngoại) 2.5.6. Bảng PhanBon Bảng 2.6. Bảng từ điển phân bón. Tên thuộc tính Kiểu dữ liệu Chú thích Mã phân bón (Khóa Maphanbon Int chính) Tenphan Nvarchar(100) Tên phân bón Mã nhà cung cấp Mancc Int (Khóa ngoại) 2.5.7. Bảng LanBonPhan Bảng 2.7. Bảng từ điển lần bón phân. 11
  13. Tên thuộc tính Kiểu dữ liệu Chú thích Mã lần bón phân (Khóa Malb Int chính) Ngaybon Date Ngày bón phân Mã nhân viên (Khóa Manv Int ngoại) Mã theo dõi (Khóa Matd Int ngoại) 2.5.8. Bảng CTBonPhan Bảng 2.8. Bảng từ điển chi tiết bón phân. Tên thuộc tính Kiểu dữ liệu Chú thích Mã chi tiết bón (Khóa Mact Int chính) Mã phân bón (Khóa Maphan Int ngoại) Lieuluong Float Liều lượng bón Malb Int Mã lần bón (Khóa ngoại) 2.5.9. Bảng TheoDoi Bảng 2.9. Bảng từ điển theo dõi. Tên thuộc tính Kiểu dữ liệu Chú thích Mã theo dõi (Khóa Matd Int chính) Mã luống (Khóa Maluong Int ngoại) Mã rau (Khóa Marau Int ngoại) Manv Int Mã nhân viên 12
  14. (Khóa ngoại) Ngaytrong Date Ngày trồng Trạng thái của lần Trangthai Smallint theo dõi Lần bón phân thứ Lbphan1 Int nhất Lần bón phân thứ Lbphan2 Int hai Lần bón phân thứ Lbphan3 Int ba Lbphan4 Int Lần bón phân thứ tư Lần bón phân thứ Lbphan5 Int năm 2.5.10. Bảng HoaDon Bảng 2.10. Bảng từ điển hóa đơn. Tên thuộc tính Kiểu dữ liệu Chú thích idHD Int Mã hóa đơn (Khóa chính) Mã khách hàng Mancc Int (Khóa ngoại) Ngayhd Date Ngày lập hóa đơn Ngaygh Date Ngày giao hàng Trangthai Int Trạng thái của hóa đơn 2.5.11. Bảng CTHD Bảng 2.11. Bảng từ điển chi tiết hóa đơn Tên thuộc tính Kiểu dữ liệu Chú thích Mã chi tiết idCT Int (khóa chính) 13
  15. Mã hóa đơn idHD Int (Khóa ngoại) MaRau Int Mã rau (Khóa Ngoại) soLuong Int Số lượng 14
  16. CHƢƠNG 3. DEMO CHƢƠNG TRÌNH 3.1. GIAO DIỆN ĐIỀU HƢỚNG CHỨC NĂNG Hình 3.1. Giao diện điều hướng chức năng. Khi khởi động chương trình giao diện điều hướng xuất hiện, chọn một trong hai chức năng để tiếp tục: - Quản lý vườn rau: Thực hiện các công việc trên vườn rau như là xem chi tiết một luống khi đang trồng, trồng mới rau khi luông đang bỏ trống, bón phân cho một luống đang trồng, thu hoạch một luống rau đang trồng. - Quản lý hệ thống: Thực hiện các công việc trên danh mục như là thêm sửa xóa thông tin trên các danh mục như: khu vực, luống, nhân viên, nhà cung cấp, rau và phân bón. - Quản lý hóa đơn: Thực hiện các công việc đối với hóa đơn như là thêm mới hóa đơn, xóa một hóa đơn nhập sai hoặc bị hủy, xuất hóa đơn khi hoàn thành. - Thống kê: Thực hiện các công việc như thống kê loại rau được tiêu thụ nhiều, và những loại rau sắp đến thời hạn giao hàng. 15
  17. 3.2. GIAO DIỆN QUẢN LÝ VƢỜN RAU Hình 3.2. Giao diện quản lý vườn rau. Tại giao diện điều hướng chọn quản lý vườn rau giao diện quản lý vườn rau xuất hiện: - Chọn khu vực mà bạn muốn xem chi tiết. - Số luống trong một khu vực được thể hiện theo từng hình chữ nhật. - Thông tin chi tiết cho ta biết các thông tin về một luống. - Phần thao tác bao gồm các thao tác cho việc tương tác với luống. Hình 3.3. Giao diện theo dõi tình trạng của luống rau khi trồng. 16
  18. Khi trạng thái của một luống không trống ta có thể kích vào nút xem chi tiết của luống. Khi kích vào nút xem chi tiết thì giao diện xem tình trạng luống rau xuất hiện cho ta biết các thông tin về luống rau như: - Tên luống rau: cho biết được tên luống rau đang được xem. - Tên rau: cho biết tên loại rau đang được trồng trên luống. - Người chăm sóc: cho biết được tên của nhân viên đang chăm sóc cho luống. - Ngày trồng: cho ta biết rau được trồng vào ngày trồng. - Thời gian thu hoạch: cho ta biết được khoảng thời gian có thể thu hoạch được rau. - Mã bón phân L1, L2, L3, L4, L5: cho ta biết được thông tin chi tiết của lần bón phân khi kích vào nút xem. - Chọn loại phân: chọn loại phân được sử dụng để bón. - Liều lượng: liều lượng mà ta sử dụng để bón phân. Kích nút thêm để tiếp tục chọn những loại phân khác. Kích nút xác nhận để thoát khỏi giao diện. 3.3. GIAO DIỆN QUẢN LÝ HỆ THỐNG Hình 3.8. Giao diện quản lý hệ thống. 17
  19. Tại giao diện điều hướng khi kích chọn chức năng quản lý hệ thông thì giao diện quản lý hệ thống được xuất hiện. 3.4. GIAO DIỆN QUẢN LÝ HÓA ĐƠN Hình 3.15. Giao diện quản lý hóa đơn. Tại giao diện điều hướng kích chọn quản lý hóa đơn giao diện quản lý hóa đơn xuất hiện nó cho phép ta: - Thêm mới một hóa đơn - Xóa một hóa đơn khi nhập sai hoặc bị hủy bỏ - Xuất hóa đơn khi đã hoàn thành 3.5. GIAO DIỆN THỐNG KÊ Hình 3.18. Giao diện thống kê 18
  20. Tại giao diện điều hướng kích chọn thống kê giao diện thống kê xuất hiện nó cho phép ta: - Xem loại rau được tiêu thụ nhiều - Xem loại rau gần tới ngày giao hàng 19
  21. KẾT LUẬN Qua quá trình làm đồ án môn học với đề tài “Xây dựng chương trình quản lý vườn rau”, em tự thấy mình đã thu được các kết quả sau: - Hiểu biết được một số phương pháp phân tích thiết kế hệ thống, từ đó đã áp dụng các hiểu biết của mình để phân tích thiết kế hệ thống bài toán theo mô hình ba lớp. - Tiến hành phân tích thiết kế hệ thống và hoàn thiện chương trình phần mềm với mô hình ba lớp một cách đầy đủ. - Nắm bắt được các quy trình nghiệp vụ, các công việc đối với vườn rau như là trồng, bón phân, thu hoạch. Cài đặt các mô-đun để thử nghiệm bằng ngôn ngữ lập trình C# kết hợp với công cụ lập trình Visual Studio và sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server để lưu trữ dữ liệu. Về thực nghiệm, đã thiết kế và cài đặt thành công chương trình, thể hiện phù hợp với nội dung của đề tài. Song, do kỹ năng lập trình còn hạn chế nên giao diện của chương trình còn chưa thật sự thân thiện với người sử dụng và mới chỉ đáp ứng được một số chức năng cơ bản của đề tài. Trong thời gian tới em sẽ tiếp tục hoàn thiện các chức năng hiện thời và bổ sung thêm các chức năng mới nhằm mang lại sự tiện dụng nhất cho người dùng. Trong tương lai, em hi vọng sẽ cố gắng hoàn thiện tốt đề tài này và cố gắng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của hệ thống. 20