Tóm tắt Đồ án Thiết kế đồ họa quảng cáo sản phẩm cho Công ty Cổ phần Thủy sản Nam Ô

pdf 21 trang thiennha21 14/04/2022 8150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Đồ án Thiết kế đồ họa quảng cáo sản phẩm cho Công ty Cổ phần Thủy sản Nam Ô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_do_an_thiet_ke_do_hoa_quang_cao_san_pham_cho_cong_ty.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Đồ án Thiết kế đồ họa quảng cáo sản phẩm cho Công ty Cổ phần Thủy sản Nam Ô

  1. Trang i
  2. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN Error! Bookmark not defined. MỤC LỤC ii MỞ ĐẦU 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4 1.1. VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA MỸ THUẬT ỨNG DỤNGError! Bookmark not defined. 1.2. VÀI NÉT VỀ NGÀNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA VÀ ĐỒ HỌA VIỆT NAM Error! Bookmark not defined. PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9 2.1. TỔNG HỢP NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 9 2.1.1. Xác lập đối tƣợng, ý tƣởng của đồ án chuyên mônError! Bookmark not defined. 2.1.2. Nghiên cứu tham khảo các tƣ liệu, tài liệu và phƣơng pháp sáng tác thiết kế đồ án 10 2.2. KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỒ ÁN THIẾT KẾ Error! Bookmark not defined. 2.2.1 Sáng tạo Logo Error! Bookmark not defined. 2.2.1.1 Quá trình thực hiện Error! Bookmark not defined. 2.2.1.2 Phân tích cách sử dụng hình tƣợng trong LogoError! Bookmark not defined. 2.2.2 Sáng tạo Poster Error! Bookmark not defined. 2.2.2.1. Poster 1: NGON VỊ MẮM, THƠM VỊ CÁ 14 2.2.1.2 Poster 2: TINH HOA BIỂN CẢ 14 2.2.2.3. Poster 3: TINH TÚY CỦA TỰ NHIÊN 14 2.2.2.4. Poster 4: NƢỚC MẮM TINH KHIẾT 15 Trang ii
  3. 2.2.3 Sáng tạo thiết kế cụm sản phẩm phụ kiện Error! Bookmark not defined. 2.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SÁNG TẠO 15 2.3.1 Đánh giá về mặt lý thuyết 15 2.3.2 Giá trị về mặt nghệ thuật 15 2.3.3 Giá trị về mặt thực tiễn 16 2.4 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH LÀM ĐỒ ÁN 16 KẾT LUẬN 17 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 Trang iii
  4. Cụm Thiết Kế Đồ Họa Quảng Cáo Sản Phẩm Cho Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Nam Ô MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đề tài thiết kế cho các Hãng nước mắm là một đề tài hay nhưng rất khó để thể hiện vì những khó khăn trong việc tìm kiếm tư liệu, hình ảnh liên quan. Do vậy tôi đã chọn nước mắm Nam ô của Đà nẵng làm đề tài tốt nghiệp bởi vì sẽ có nhiều điều mới mẻ để bản thân có thể học hỏi được. Với lợi thế địa lý Việt Nam có bờ biển trải dài từ Bắc xuống Nam, hải sản là nguồn nguyên liệu dồi dào, phong phú. Tận dụng ưu thế đó, ngành công nghệ thực phẩm nước ta đang đầu tư mở rộng sản xuất với dây chuyền công nghệ hiện đại. Trong đó có ngành công nghệp sản xuất nước mắm. Trong mỗi bữa cơm của gia đình Việt, một chén nước mắm là không thể thiếu. Hương vị nồng nàn đặc trưng ấy làm tăng thêm sự ngon miệng cho bữa ăn. Từ xa xưa ông bà ta thường ủ cá và muối trong lu, sau vài tháng là cho ra một thứ nước màu đỏ đậm, mùi nồng của cá biển, vị mặn thật đậm đà. Đó là những đặc điểm rất đặc trưng của nước mắm. Nước mắm là dung dịch đạm mà chủ yếu là các acid amin, được tạo thành do quá trình thủy phân protein cá nhờ hệ enzyme protease có trong cá. Nước mắm có giá trị dinh dưỡng cao (trong nước mắm có chứa khoảng 13 loại acid amin, vitamin b, khoảng 1 – 5 microgram vitamin B12), hấp dẫn người ăn bởi hương vị đậm đà mà không một loại sản phẩm nào có thể thay thế. Ngoài ra nước mắm còn dùng để chữa một số bệnh như đau dạ dày, phỏng, cơ thể suy nhược, cung cấp năng lượng. Người làm mắm đã quen thuộc với người dân miền biển nhưng để có được một loại nước mắm ngon, ăn một lần nhớ đời thì ít người làm được. Nghề nước mắm của nước ta hiện nay vẫn còn theo phương pháp cổ truyền, ở mỗi địa phương có sự khác nhau một chút ít, nhưng quy trình sản xuất vẫn còn thô sơ và kéo dài, hiệu quả kinh tế còn quá thấp. Đã có nhiều công trình nghiên cứu từng bước cơ giới hóa nghề nước mắm nhưng vẫn còn nhiều hạn chế do sự ăn mòn của muối đối với kim loại. Khi nhắc đến nước mắm người ta sẽ nghĩ ngay đến những vùng sản xuất nước mắm lớn và nổi tiếng nhất hiện nay: Phú Quốc, Thuận Hải, Phan Thiết, Khánh Hòa, Hải Phòng, Quảng Ngãi, rất rất nhiều. Nhưng tôi chọn nước mắm Nam Ô để làm để tài tốt nghiệp cho mình vì sự gần gũi và muốn quảng bá hình ảnh nước mắm của làng Nam Ô cái đặc trưng riêng về hương vị màu sắc đến mọi người, mọi nhà. Đinh Vũ Diệu Ly Lớp CCDH09A Trang 1
  5. Cụm Thiết Kế Đồ Họa Quảng Cáo Sản Phẩm Cho Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Nam Ô II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích nghiên cứu - Tạo diện mạo mới cho bộ sản phẩm nhận diện thương hiệu Nước Mắm Nam Ô. - Làm cho khách hàng nhớ đến thương hiệu khi nhìn thấy bộ sản phẩm đồ họa mới thiết kế. - Cung cấp những thông tin cần thiết và đầy đủ về hãng nước mắm Nam Ô để khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi dùng nước mắm. - Khai thác tối đa những thế mạnh, điểm khác biệt của Nước Mắm Nam Ô để cạnh tranh với các hãng khác. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu các hãng nước mắm khác trong và ngoài nước. - Tìm hiểu , nghiên cứu về cách làm mắm, nguyên liệu. - Tìm hiểu các sản phẩm đồ họa, sản phẩm ứng dụng của các hang nước mắm khác, các công ty lĩnh vực tương tự. III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Phạm vi nghiên cứu rất rộng, từ những chi tiết đến tổng thể, từ sản phẩm đồ họa đến chiến lược phát triển của hãng. - Mục đích làm sao khai thác hết được những điểm mạnh nhất của Nam Ô, làm cho khách hàng khi nhắc đến nước mắm phải nhớ ngay đến Nam Ô. IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trước hết ta cần nắm rõ cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu, sưu tập thông tin liên quan đến thương hiệu. Có như thế những sản phẩm tạo ra mới tạo được sự tinh tế, thu hút thị hiếu người nhìn, và hơn hết cần thiết nữa đó là phải tuân thủ những nguyên tắc thiết kế tạo thẩm mỹ cao theo phong cách đồ họa. Bên cạnh đó những hình ảnh và câu chữ được sử dụng trong sản phẩm thiết kế đồ họa phải nêu bật được ý nghĩa thiết thực, tạo mục đích rõ ràng nhất đến với mọi người. Tìm hiểu các phương pháp quảng cáo từng có trước đây về tất cả lĩnh vực nước mắm. Sưu tầm những hình ảnh về nước mắm. Khảo sát thăm dò thị giác của khách hàng và tìm ra những nhu cầu cần thiết của mọi người để tạo thuận lợi hơn trong việc thiết kế cũng như tạo ra những sản phẩm đạt mục đích yêu cầu. Đinh Vũ Diệu Ly Lớp CCDH09A Trang 2
  6. Cụm Thiết Kế Đồ Họa Quảng Cáo Sản Phẩm Cho Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Nam Ô Thông qua các kinh nghiệm thiết kế của các chuyên gia thiết kế quảng cáo tài giỏi tôi đã chọn cho mình một phương pháp nghiên cứu thiết kế quảng cáo thương hiệu Công ty qua ba giải pháp sau: - Tìm tài liệu tham khảo - Tìm các giải pháp ý tưởng mới lạ - Cách lựa chọn phương pháp quảng cáo tối ưu cho thương hiệu. V. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Giúp cho hãng nước mắm Nam Ô có bộ nhận diện thương hiệu mới đẹp, mới mẻ hơn, gây ấn tượng đối với khách hàng. - Bộ sản phẩm đồ họa cũ của nước mắm Nam Ô không đáp ứng nhu cầu của hãng, vì vậy thiết kế bộ sản phẩm mới hơn là nhu cầu tất yếu. Trong thời kì siêu cạnh tranh như hiện nay, đặc biệt đối với các ngành sản xuất nước mắm việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu để khách hàng nhớ đến mình lại càng tối quan trọng. - Nâng cao tính cạnh tranh trong nước, trong khu vực và quốc tế. - Khắc họa hình ảnh, đem lại cảm giác mới mẻ, hợp thời cho khách hàng. Đinh Vũ Diệu Ly Lớp CCDH09A Trang 3
  7. Cụm Thiết Kế Đồ Họa Quảng Cáo Sản Phẩm Cho Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Nam Ô PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA MỸ THUẬT ỨNG DỤNG 1. Vai trò : Thưởng thức cái đẹp là một nhu cầu của con người. Từ xa xưa, con người trong quá trình giao tiếp và ứng xử với thiên nhiên đã thể hiện được thuộc tính này. Khi tư duy của con người ngày càng phát triển, đi theo đó là nhu cầu thị hiếu của con người đòi hỏi khá cao và nhu cầu vật chất được thỏa mãn thì nhu cầu thưởng thức cái đẹp của con người ngày càng cao và biểu hiện phong phú đa dạng hơn. Thuật ngữ mỹ thuật ứng dụng mới được chúng ta đề cập trong vài thập niên trở lại đây, nhưng xét về những mặt thực tiễn thì hoạt động mỹ thuật ứng dụng đã được hình thành từ lâu đời, ngày càng phát triển theo như cầu sử dụng và năng lực thẩm mỹ qua từng thời đại của lịch sự. Điều này mang tính phổ biến ở Việt Nam và các nước khác trên Thế Giới. Hơn bao giờ hết, mỹ thuật ứng dụng phát triển nhanh và mạnh mẽ chưa từng thấy ở nhiều quốc gia trên Thế Giới. Mỹ thuật ứng dụng làm thay đổi nhanh chóng sản phẩm vật chất hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của con người trong môi trường hiện đại. Sự phát triển nhanh của khoa học – kĩ thuật cũng góp phần thúc đẩy, tương trợ cho sự sang tạo mỹ thuật ứng dụng. Chúng ta nghiên cứu mỹ thuật ứng dụng là đề cập tới mối quan hệ của con người với thiên nhiên, xã hội thể hiện trong sản xuất, cũng như trong sinh hoạt, vui chơi, hưởng thụ và mục đích của mỹ thuật ứng dụng là nhằm thỏa mãn tâm sinh lý của người sử dụng, tức hàm chứa về mặt thẩm mỹ và chứa đựng giá trị sử dụng, phù hợp với mọi đối tượng và phù hợp về mặt kinh tế. Sản phẩm của mỹ thuật ứng dụng hết sức phong phú và đa dạng với nhiều chủng loại sản phẩm và có giá trị lớn về đời sống sinh hoạt của con người, phục vụ cho con người, thỏa mãn cho con người cả về vật chất lẫn tinh thần, bên cạnh đó cần phải phù hợp với bản sắc văn hóa và thị hiếu thẩm mỹ của mỗi dân tộc cộng đồng người khác nhau trên Thế Giới. Thế giới đồ vật được con người tạo ra gắn liền với môi trường sản xuất và đời sống hằng ngày của con người. Điều căng bản nhất của mỹ thuật ứng dụng là tập trung đáp ứng các nhu cầu của xã hội. Sự hiện diện của nó được nhận thấy ở tất cả mọi mặt trong cuộc sống của con người như: ăn, mặc, ở trong sinh hoạt, học tập, sản xuất, các phương tiện, công cụ, sản xuất, lao động, vui chơi, giải Đinh Vũ Diệu Ly Lớp CCDH09A Trang 4
  8. Cụm Thiết Kế Đồ Họa Quảng Cáo Sản Phẩm Cho Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Nam Ô trí, Từ sản phẩm đến bao gói đựng chứa cho đến những sản phẩm công nghệ thông tin hàm chứa giá trị trí tuệ cao, tất cả đều mang dấu ấn của mỹ thuật ứng dụng. Xem xét quá trình hình thành và phát triển của mỹ thuật trong lịch sử phát triển của loài người thì mỹ thuật ứng dụng có nguồn gốc từ rất sớm. Nó tồn tại ngay trong các công cụ lao động và sinh hoạt cuả cong người từ những thuở đầu. Và rồi tùy vào điều kiện phát triển của xã hội và tư duy nhận thức, nhu cầu thị hiếu của con người mà mỹ thuật ứng dụng được biểu hiện ở những lĩnh vực khác cao hơn. Sự phát triển ngày một cao hơn về giá trị sử dụng và giá trị thẩm mỹ của các sản phẩm mỹ thuật ứng dụng được coi như một yếu tố khi nghiên cứu về quá trình phát triển của văn minh loài người. Đó chính là quá trình tìm kiếm sự thống nhất về các giá trị trong một chỉnh thể sang tạo, tức chính là đồ dùng, vật dụng. Từ chỗ chỉ để dùng phục vụ sinh hoạt, tiến đến biết làm đồ vật, làm đẹp sản phẩm do mình tạo ra. Từ những đồ đơn giản, bình thường như : cái cày, cuốc, liềm, dao, phục vụ cho công việc lao động sản xuất của người nông dân đến đồ cao cấp hàm chứa tính trí tuệ, sang tạo như : tivi, tủ lạnh, xe máy, máy bay, điều hòa, tàu vũ trụ, và ta thấy quá trình hoàn thiện đồ vật về cơ cấu và cả hiệu quả sử dụng là một bước tiến lớn lao trong quá trình nhận thức để cải tạo thế giới tự nhiên của con người. Khi bước vào bảo tàng thì điều đó được minh chứng một cách rất rõ ràng: những mảnh tước, mảnh ghẻ, vây rìu đá, cuốc đá đến công cụ để sinh tồn của con người ở thời kì xa xưa đến những cây rìu sắt ngày nay, con người đã trải qua những giai đoạn cải tiến và từng bước khám phá để hoàn chỉnh như thế nào. Sản phẩm thời kỳ đầu của mỹ thuật ứng dụng Việt Nam được khám phá là những đồ trang sức bằng đá, vỏ trai, vỏ ốc, mảnh gỗ, mảnh tre, Nhiều nhà khảo cổ đã tìm thấy đồ trang sức bằng đá, vỏ ốc, vỏ trai, thời xa xưa cách ngày nay hàng vạn năm. Đó là những vòng khuyên tai, hoa tai mà người xưa đã đẽo gọt, chế tác, tạo dáng từ chất liệu đá, sừng, răng thú vật để làm đẹp cho người. Đến giai đoạn đồ đồng con người lại sáng tạo ra những trang sức bằng đồng như hoa tai, vòng tai, vòng đeo cổ, đeo tay, Tất cả chúng được xem là những sản phẩm mỹ thuật ứng dụng đầu tiên. Con người luôn hướng tới cái đẹp bởi vì sự đòi hỏi thỏa mãn như cầu về cái đẹp là một đặc trưng thuộc bản chất con người. Trong quá trình phát triển, như cầu thẩm mỹ của con người đòi hỏi ngày càng cao, và đa dạng đã thúc đẩy mỹ thuật ứng dụng phát triển không ngừng để đáp ứng nhu cầu đó. Và như mỹ thuật ứng dụng phải đảm bảo nhiệm vụ sáng tạo phải đi liền với chế tác và sản xuất, với mục tiêu đáp ứng ngày Đinh Vũ Diệu Ly Lớp CCDH09A Trang 5
  9. Cụm Thiết Kế Đồ Họa Quảng Cáo Sản Phẩm Cho Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Nam Ô càng tốt hơn về nhu cầu vật chất và tinh thần cho con người. Điều đó cho thấy hoạt động mỹ thuật ứng dụng chứa đựng trong nó tính nhân văn. Ở Việt Nam hiện nay với bề dày tinh hoa truyền thống mỹ thuật dân tộc, giao lưu và tiếp thu những giá trị mỹ thuật kỹ thuật của nhân loại, đội ngũ các nhà thiết kế mỹ thuật đang có nhiều cơ hội hơn, kế thừa và phát huy sức sáng tạo của bản thân. Sự phát triển mạnh mẽ đó, đã và đang tham gia các hoạt động trực tiếp vào đời sống sản xuất công nghiệp, kinh tế và văn hóa, xã hội của chúng ta. Nhìn chung ở bất cứ các quốc gia nào trên Thế Giới, mỹ thuật ứng dụng cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Để hình thành được đồng bộ sự quy hoạch về mặt thẩm mỹ không phải dễ dàng, nhưng trong thực tế lịch sử của đất nước cha ông ta đã làm được như vậy. Để thực hiện chiến lược phát triển đất nước thì con người là một nhân tố đặc biệt quan tâm. Sự phát triển tiềm năng sáng tạo của con người trong mọi vấn đề xã hội nói chung và trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng nói riêng là yếu tố tạo nên sản phẩm hàm chữa “chất xám” cạnh tranh. Và trong xu thế hóa toàn cầu về kinh tế, sự tiến bộ về khoa học, kỹ thuật, công nghệ nhưng con người vẫn là trung tâm. Sự tuân thủ nghiêm ngặt các quá trình công nghệ, ý thức say mê tìm tòi cải tiến kỹ thuật đã tác động trực tiếp đến số lượng và chất lượng sản phẩm. Có thể nói rằng, mỹ thuật ứng dụng là loại hình có quá trình hình thành, phát triển. Sự phát triển của mỹ thuật ứng dụng gắn liền với quá trình lao động sáng tạo của con người. Mỹ thuật ứng dụng là sự kết hợp giữa cái thực dùng và cái đẹp, giữa cái lâu bền và thẩm mỹ. Mỹ thuật ứng dụng là sự dung hòa của nhiều ngành: cả khoa học – kỹ thuật, cả quy trình công nghệ, sản xuất và kỹ thuật. Giá trị của nó không chỉ làm đẹp cho cuộc sống mà còn làm đẹp cho cả thế giới vật chất do con người tạo ra. Trên thực tế ta dễ dàng nhận ra nếu không có sự tham gia của các giá trị thẩm mỹ thì ở thế giới đồ vật gắn liền với đời sống chúng ta, sẽ tồn tại những vật khô cứng, khó coi và như vậy sự phát triển của con người cũng như phát triển của xã hội sẽ không thể trọn vẹn về mặt văn hóa thẩm mỹ cũng như sự hiểu biết về mặt khoa học. Mỹ thuật ứng dụng đã và đang tồn tại, đồng thời dưới tác động mạnh mẽ đến các quá trình, các lĩnh vực của hoạt động kinh tế. Thông qua hoạt động thiết kế sáng tạo, mỹ thuật ứng dụng đã chủ động và tích cực đưa cái đẹp vào tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Hội nhập quốc tế và sự phát triển của công nghệ đã đưa đến cho con người các sản phẩm tiêu dùng có hàm lượng công nghệ và thẩm mỹ cao như: mẫu mã, kiểu Đinh Vũ Diệu Ly Lớp CCDH09A Trang 6
  10. Cụm Thiết Kế Đồ Họa Quảng Cáo Sản Phẩm Cho Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Nam Ô dáng, bao bì sản phẩm, truyền thông quảng cáo, xúc tiến thương mại, môi trường thẩm mỹ trong sản xuất và đời sống. Tất cả các sản phẩm ấy đã tác động đến tình cảm, nhận thức, tư duy của con người và góp phần vào việc điều chỉnh hành vi, lối sống mới mang tính khoa học và thẩm mỹ cho con người và xã hội. Tất cả những điều dó là cơ hội để nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong quá trình phát triển hiện nay. 2. Ý nghĩa : Sản phẩm của mỹ thuật ứng dụng là kết quả sáng tạo mang giá trị ứng dụng không những đạt công năng, sinh thái mà phải bao hàm cả giá trị thẩm mỹ mang tính xã hội, văn hóa và phản ánh trình độ, phát triển kỹ thuật công nghệ của cộng đồng. Tất cả những giá trị ấy thống nhất chặt chẽ và được liên kết trong một chỉnh thể đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.Từ sang tạo mẫu mã sản xuất ra sản phẩm rồi đến tay người tiêu dùng là một chu trình mang tính giá trị sử dụng, giá trị kinh tế, giá trị văn hóa thẩm mỹ theo cơ chế cung và cầu. Và cơ chế ấy là một vấn đề luôn được đặt ra trong xã hội, cho bất kỳ một loại sản phẩm mỹ thuật ứng dụng nào. Và thực sự chúng ta đã trở thành cơ sở, động lực cho mỹ thuật ứng dụng phát triển không ngừng. II. VÀI NÉT VỀ NGÀNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA VÀ ĐỒ HỌA VIỆT NAM 1. Vài nét về ngành thiết kế đồ họa : Thiết kế đồ họa là cụm từ để chỉ một chuyên ngành thuộc về mỹ thuật. Trong đó danh từ “Đồ họa” để chỉ những bản vẽ được hiển thị trên một mặt phẳng ( đa chất liệu), và động từ “Thiết kế” bao hàm ý nghĩa kiến thiết, sáng tạo. Từ đó có thể hiểu , “Thiết kế đồ họa” là kiến tạo một hình ảnh, một tác phẩm lên một bề mặt chất liệu nào đó, mang ý nghĩa nghệ thuật nhằm mục đích trang trí, làm đẹp, phục vụ mục đích của con người. Từ thời đồ đá, ý thức về Thiết kế đồ họa đã hình thành, nhưng tất nhiên còn rất sơ khai. Con người lúc này đã biết vẽ hoặc khắc hình lên đá, ban đầu nhằm mục đích truyền tin, đánh dấu hoặc ghi nhớ. Về sau này, Thiết kế đồ họa mới phát triển với ý nghĩa trang trí nghệ thuật, và dần trở thành một thành phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Ngày nay, Thiết kế đồ họa đã trở thành một ngành dịch vụ quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hầu hết các ngành nghề khác trong xã hội. Ý nghĩa của khái niệm Thiết kế đồ họa giờ đây thường được hiểu là tạo ra những hình ảnh như logo, quảng cáo, trang trí trên đồ vật, quần áo vải vóc dưới sự trợ giúp của máy tính. Lẽ dĩ nhiên đó chỉ là một Đinh Vũ Diệu Ly Lớp CCDH09A Trang 7
  11. Cụm Thiết Kế Đồ Họa Quảng Cáo Sản Phẩm Cho Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Nam Ô khía cạnh của Thiết kế đồ họa, tuy nhiên đó là khái niệm thực dụng về Thiết kế đồ họa hiện nay mà hầu như ai cũng có thể biết đến. Bản thân từ “Thiết kế đồ họa” bao gồm rất nhiều nghĩa, nhiều mảng. Mỗi mảng đều cần một sự nghiên cứu chuyên sâu nhất định cũng như quá trình học tập, thực hành trong một thời gian dài. Trong ngành “Thiết kế đồ họa” có những mảng chuyên môn sau: - Magazine Design – Thiết kế báo tạp chí - Advertising – Thiết kế quảng cáo - Book Design – Thiết kế Sách - Corborate Identity – Nhận diện thương hiệu - Film Titles – Tiêu đề phim - TV Graphic – Đồ họa truyền hình - Interactive Design – Thiết kế tương tác - Branding – Phát triển thương hiệu - Environmental Design – Thiết kế môi trường - Web Design – Thiết kế Web - Design Education – Thiết kế cho giáo dục - Type Design – Thiết kế chữ viết - Motion Graphics – Đồ họa hình động - Information Graphic – Đồ họa thông tin - Package Design – Thiết kế bao bì 2. Vài nét về ngành đồ họa Việt Nam : Ngành đồ họa Việt Nam có một lịch sử khác lâu đời, với nét truyền thống của Làng Tranh Đông Hồ, Hàng Trống vào khoảng thế kỷ thứ XVI, XVII đã để lại cho chúng ta một mảng nghệ thuật quý báu, những tác phẩm với những đường nét đầy tài, chất liệu vô cùng độc đáo, sắc màu rực rỡ hồn quê, là một bông hoa quý trong làng văn hóa nghệ thuật dân gian Việt Nam. Chúng ta có quyền tự hào về sự đóng góp công sức của các họa sỹ trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương, các họa sĩ Việt Nam và tạo dựng cho nó một vị trí xứng đáng trong làng nghệ thuật thế giới. Song mỹ thuật công nghiệp nói chung và nghệ thuật đồ họa nói riêng trở nên khởi sắc với sự ra ra đời của trường trung cấp mỹ nghệ - tiền thân của trường Đại học Mỹ Thuật Công Nghiệp sau này. Đinh Vũ Diệu Ly Lớp CCDH09A Trang 8
  12. Cụm Thiết Kế Đồ Họa Quảng Cáo Sản Phẩm Cho Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Nam Ô PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu về Công Ty cổ phần Thủy sản Nam Ô - Tên công ty: Công ty cổ phần thủy sản Nam Ô - Địa chỉ: Số K7/32/1 - Nguyễn Phước Chu - Phường Hòa Hiệp Bắc - Q.Liên Chiểu - TP Đà Nẵng. - Giám đốc công ty: - Ngành nghề kinh doanh: chế biến và kinh doanh các mặt hàng hải sản , trong đó nước mắm là mặt hàng chủ lực. - Trong hành trình du lịch Đà Nẵng Huế, thể nào du khách cũng có dịp nghe qua Làng Nam Ô. Nam Ô là một ngôi làng cổ, cửa ô phía Nam của nước Đại Việt xưa, hình thành cách ngày nay hàng trăm năm, nằm bên vịnh Đà Nẵng, dưới chân đèo Hải Vân, bên lề đường thiên lý thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng; là một làng nghề truyền thống khai thác, đánh bắt thủy hải sản, làm nước mắm và làm pháo, ở đây có món gỏi cá Nam Ô nổi tiếng, Cũng như nhiều vùng biển khác có lẽ nước mắm Nam Ô có từ khá lâu đơi, chỉ có điều nó trở nên phổ biến chỉ khi Làng nghề nước mắm Nam Ô được hình thành vào đầu thế kỷ XX mà thôi. Nước mắm Nam Ô có vị thơm khá đặc biệt, được chế biến từ cá cơm than rất giàu có ở vùng biển Nam Ô lặng sóng. Cá để làm nước mắm phải là cá thật tươi, cá cơm than để làm mắm chỉ có ở vùng biển Nam Ô vào tháng 3 đến tháng 8 âm lịch hằng năm. Và loại cá này phải là cá được ngư dân đánh bắt trước lúc rạng đông. Cá cơm than dùng để muối mắm phải còn tươi xanh, không to quá hoặc cũng không nhỏ quá. Bởi nếu cá to thì khi muối xong cá lâu phân rã, hoặc phân rã không đều đến khi lấy nước mắm nhỉ có mùi vị không thơm, đặc biệt màu nước mắm không được đỏ đậm, như thế nước mắm sẽ không ngon. Và đặc biệt, cá cơm phải được rửa bằng nước biển, không dùng nước ngọt bởi sẽ làm mất vị cá. Muối để muối cá là loại muối hạt to, được mua về từ những vùng muối nổi tiếng như Cà Ná (Ninh Thuận) hoặc Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Muối mua về để phơi khô ráo từ 5 đến 10 ngày, để muối tiết ra hết vị đắng của biển còn lưu lại. Sau đó cất vào chum để dành 1- 2 năm sau mới mang ra muối cá. Rồi cứ vậy theo liều lượng 10 cá/4 muối, 1 lớp cá, 1 lớp muối cho vào chum sành, sau khi đã lót sạn dưới chum. Khi chum đầy thì dùng vỉ tre chèn cá xuống, sau Đinh Vũ Diệu Ly Lớp CCDH09A Trang 9
  13. Cụm Thiết Kế Đồ Họa Quảng Cáo Sản Phẩm Cho Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Nam Ô đó gài miệng chum cho thật kín, và để chum ở nơi khô ráo, an toàn và hoàn toàn kín gió. Sau 12 tháng, khi cá bắt đầu chín rục thành mắm, thì mang ra lọc. Muốn có được những giọt mắm thơm tinh khiết, không lẫn xác cá, thì người dân phải dùng nhiều lớp vải lót trong một chiếc phễu tre to, và để cho từng giọt mắm nhĩ xuống. Tận mắt chứng kiến cảnh người dân làm từng công đoạn để cho ra loại mắm Nam Ô thơm tinh khiết, mới thấy hết sự công phu để làm nên lọ nước mắm tưởng chừng rất giản đơn Du lịch trong nước theo từng tuyến đường đến thăm các xứ biển, du khách có thể bắt gặp và có dịp để thử qua nước mắm của từng nơi. Trong từng giọt nước mắm nồng nàn luôn chứa đựng nhiều chi tiết khá thi vị, mà nếu không có dịp khám phá du khách sẽ chẳng biết được. Nói về nước mắm Nam Ô Đà Nẵng cũng thế, dù có từ lâu và dù rất đặc trưng đó nhưng nó chỉ thực sự vang xa, lan tỏa mùi thơm khắp nơi khi được bao lữ khách mang theo ra khỏi làng Nam Ô theo bước chân của mình đi khắp chốn. 2.2. Xác lập đối tƣợng, phạm vi sáng tác, thiết kế của đồ án Trước khi bước vào thiết kế, phải tìm hiểu thật kĩ đề tài đang thực hiện, mà cụ thể là về nước mắm Nam Ô. Đây là một đề tài mới mẻ, yêu cầu người thiết kế phải tìm hiểu thật sự nghiêm túc và sâu rộng, biết tổng hợp nhiều yếu tố xã hội, con người, tâm lý, thương mại, marketing, Phải tự đặt mình vào vị trí của khách hàng để có những cách nhìn mới mẻ và khách quan hơn, “Khách hàng là thượng đế” cho nên mọi yếu tố ảnh hưởng đến khách hàng phải được xem xét tỉ mỉ, cặn kẻ. Nghiên cứu các hãng nước mắm khác trong và ngoài nước để có cách nhìn phong phú hơn, những điểm mạnh, điểm yếu, điểm nổi bật của từng hãng từ đó vận dụng vào công việc thiết kế đồ án. 2.3. Giới thiệu các tƣ liệu nghiên cứu, tham khảo, phƣơng pháp thiết kế sáng tác đồ án Truyền thông đại chúng: đó là một trong những phương tiện giúp tôi tìm hiểu, nghiên cứu, tham khảo các tài liệu, giúp tìm hiểu them thông tin, thu nhập các thông tin có được. Tôi bắt đầu chọn lọc à tìm hướng đi cho các sản phẩm mà tôi thiết kế cho đề tài đưa ra. Đinh Vũ Diệu Ly Lớp CCDH09A Trang 10
  14. Cụm Thiết Kế Đồ Họa Quảng Cáo Sản Phẩm Cho Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Nam Ô Bản thân phải đi thực tế đến làng Nam Ô để tìm hiểu về cách làm mắm của ngư dân. Để có được một ý tưởng thiết kế tốt, phải có thật nhiều ý tưởng từ đó ta có thể đào sâu nghiên cứu thực hiện những ý tưởng hay, mang tính ứng dụng và thẩm mỹ. Phát thảo tay là một bước thiết kế ban đầu quan trọng giúp việc thực hiện đồ án tốt hơn. Bám sát yêu cầu của bộ sản phẩm đồ họa là tính đồng bộ, thống nhất, phong cách thiết kế mới mẻ, sản phẩm tạo ra phải độc đáo, đọng lại trong lòng khách hàng, làm cho họ phải nhớ đến hãng nước mắm Nam Ô thông qua bộ nhận diện. 2.4. Khái quát ý tƣởng, nội dung của đồ án 2.4.1. Thiết kế Logo - Tiến hành thiết kế logo như sau: Đinh Vũ Diệu Ly Lớp CCDH09A Trang 11
  15. Cụm Thiết Kế Đồ Họa Quảng Cáo Sản Phẩm Cho Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Nam Ô - Ý tưởng: + Lấy hình tượng giọt nước mắm, con cá cơm và hình vương miện + Cách điệu lại hình tượng nước mắm và cá cơm, giọt nước mắm cách điệu bằng nét mảnh nhưng không làm kín phần đáy để nhìn thanh thoát hơn, cá cơm cách điệu đơn giản uốn cong theo giọt nước và thêm hình tượng vương miện là muốn nói đến loại cá cơm than ở vùng biển nam ô này là loại cá làm nước mắm ngon nhất và nước mắm này cũng loại nước mắm ngon và đáng tin dùng. + Màu sắc: Chạy màu gradient cho giọt nước mắm để gợi lên màu sắc đặc trưng của loại nước mắm này. Lấy màu vàng cho con cá thể hiện chất lượng vàng của sản phẩm. + Yếu tố hình ảnh: Logo sử dụng những cái đặc trưng của nước mắm, chữ Nam Ô là tên của vùng đất cũng như là tên thương hiệu, thiết kế theo font chữ cổ theo màu đỏ sẩm của nước mắm nhỉ đậm đặc và để nó vững logo hơn. 2.4.2. Name card 2.4.3. Thẻ nhân viên 2.4.4. Giấy viết thƣ, bì thƣ 2.4.5. Sổ tay, bút viết 2.4.6. Mũ 2.4.7. Ly sứ 2.4.8. Áo thun 2.4.9. Dù 2.4.10. Xe chở hàng 2.4.11. Đồng Hồ 2.4.12. Hộp đựng nƣớc mắm 2.4.13. Chai nƣớc mắm, Tem nhãn 2.4.14. Túi, USB 2.4.15. Kẹp File 2.4.16. Kệ sản phẩm 2.5. Poster: Poster là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong phát triển và quảng bá thương hiệu. Poster gây được ấn tượng mạnh với người đối diện và ăn sâu vào tiềm thức cũng như dành được tình cảm một cách nhanh và hiệu quả nhất. Poster nằm trong hệ thống Đinh Vũ Diệu Ly Lớp CCDH09A Trang 12
  16. Cụm Thiết Kế Đồ Họa Quảng Cáo Sản Phẩm Cho Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Nam Ô nhận diện thương hiệu và chỉ đứng sau logo trong việc truyền tải hình ảnh thương hiệu. Là một hình thức quảng cáo phổ biến nhằm tuyên truyền thông tin của sản phẩm đến với người tiêu dùng mang tính khả thi cao, bởi nó mang tính chất rộng rãi và dễ dàng phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân. Hơn nữa poster cũng là một hình thức tuyên truyền đối với thị giác, nó có kích thước lớn nhất trong các sản phẩm quảng cáo với bố cục hình ảnh, thông tin chữ chặt chẽ và được các nhà thiết kế đồ họa sáng tạo với những ý tưởng độc đáo, dễ bắt mắt nhằm gây ấn tượng mạnh mới lạ với những thủ pháp đồ họa phong phú nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, poster là một phần không thể thiếu trong chiến dịch quảng cáo sản phẩm của một công ty, Poster nói lên thông tin của sản phẩm dưới dạng ngôn ngữ quảng cáo mà qua đó người xem có thể cảm nhận một cách chính xác nhất về sản phẩm và gây được lòng tin với khách hàng ngay từ cái nhìn ban đầu. Để có một Poster đẹp, ấn tượng cho người xem và truyền tải đầy đủ nội dung cần quảng cáo thì người thiết kế cần phải có sự nghiên cứu lựa chọn ý tưởng sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Nó phải mang màu sắc ấn tượng, nhấn mạnh được điểm độc đáo của sản phẩm, các yếu tố trong Poster phải có sự gắn kết chặt chẽ với nhau và có sự chuyển động nhằm đem lại sự lôi cuốn cho người xem. Trong cụm đồ án “Cụm thiết kế đồ họa quảng cáo sản phẩm cho công ty cổ phần Thủy sản Nam Ô”, để thiết kế nên những Poster quảng cáo cho thương hiệu này thì quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, tìm tư liệu để tìm ra những ý tưởng hay và độc đáo là điều cần thiết. Qua quá trình nghiên cứu đó tôi thấy mình cần phải đặt ra những mục tiêu riêng cụ thể cho đồ án của mình: - Phải truyền tải được những thông tin cần thiết. - Tìm câu slogan sao cho phù hợp để quảng bá. - Đưa những thông tin về nước mắm cần được quảng bá và thông tin công ty một cách chính xác. - Liên kết các poster chặt chẽ có tính đồng bộ cao. Với bộ đồ án tốt nghiệp chính tôi thực hiện bằng 4 Poster quảng cáo. Mỗi poster là một hình thức thể hiện riêng nhưng vẫn mang tính đồng bộ. Bố cục chung cho poster theo bố cục bao gồm bốn poster chữ nhật đứng cho tổng thể. Thông qua việc Đinh Vũ Diệu Ly Lớp CCDH09A Trang 13
  17. Cụm Thiết Kế Đồ Họa Quảng Cáo Sản Phẩm Cho Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Nam Ô tìm hiểu và chắc lọc thông tin từ quá trình nghiên cứu tôi đã chọn và sử dụng những câu slogan sau: - Poster 1: Ngon vị Cá, Thơm vị Mắm - Poster 2: Tinh hoa biển cả - Poster 3: Tinh túy của tự nhiên - Poster 4: Nước mắm tinh khiết * Phân tích ý nghĩa các thành phần tham gia của từng poster * Poster 1: Ngon vị cá, Thơm vị mắm Poster đầu tiên lấy hình ảnh chén cơm với nhiều rau củ quả màu sắc bắt mắt, bên cạnh có chai nước mắm kèm theo khơi gợi vị giác. Cơm nóng có rau củ quả thêm ít nước mắm thì tuyệt vời làm sao. Bữa ăn sẽ tròn vị và đậm dà hơn. Poster với tông đỏ chủ đạo, màu của sự sôi động, nó gợi cảm giác ngon miệng. Phía trên poster góc trái sẽ là logo và thông tin liên hệ của Công Ty. Chữ “Nước mắm nhỉ Nam Ô” được sử dụng xuyên suốt các poster để tạo sự đồng bộ và nhấn mạnh hình ảnh của thương hiệu. Slogan của poster “ Ngon vị mắm, Thơm vị cá” sử dụng font chữ OpenSans. Chữ “ Ngon vị cá” dược thu nhỏ và sếp gọn trên chữ “Thơm vị mắm” * Poster 2: Tinh hoa biển cả Ở poster này là hình ảnh một chiếc thuyền cá ngoài khơi, bản đồ chữ S Việt Nam và chai nước mắm, là muốn nói để có được chai nước mắm là nhờ sự ban tặng của thiên nhiên của biển cả mới có được chai nước mắm thơm ngon thế này. Bản đồ Việt Nam là muốn nói nước mắm là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Việt Poster này làm theo hướng cổ để nói đến sự cách làm mắm cổ truyền để có được giọt nước mắm nhỉ Nam Ô. Vẫn để hình ảnh chai nước mắm để làm nổi bật thương hiệu Slogan của poster “ Tinh hoa biển cả” sử dụng font UTM French Vanilla * Poster 3: Tinh túy của tự nhiên Poster lần này thay đổi tông màu sáng một chút và lấy ý tưởng từ hình ảnh biển và thùng phuy gỗ làm mắm. Đinh Vũ Diệu Ly Lớp CCDH09A Trang 14
  18. Cụm Thiết Kế Đồ Họa Quảng Cáo Sản Phẩm Cho Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Nam Ô Muốn có được giọt nước mắm nhỉ thì chúng ta cần những con cá ngon của biển và phải được ủ chượp ròng rã suốt 12 tháng trong thùng phuy gỗ mới có được giọt nước mắm ngon ngọt của cá. Slogan của poster “ Tinh túy của biển cả” sử dụng font VL Kathya * Poster 4: Nƣớc mắm tinh khiết Poster cuối cùng background là hình ảnh những người kéo lưới được làm ẩn dưới lớp nên gradient đỏ. Poster này không lấy hình ảnh chai nước mắm mà đổi là chén nước mắm nhỉ tinh khiết từ mẻ đầu tiên. Chữ “Nước mắm” ghi nhỏ phía trên, còn chữ “Tinh khiết” được cách điệu cong một tí tạo sự nhỏ giọt, giọt nước mắm đầu tiên và lấy hình tượng của logo để thể hiện giọt nước mắm nhỉ nhỏ xuống chén nước mắm Slogan của poster “ Nước mắm tinh khiết” được dùng font chữ VL Andalusia PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC 3.1 Đánh giá về mặt lý thuyết Trong thời gian nghiên cứu sáng tạo dựa trên cơ sở lý luận nghiêm túc và hợp lý, thống nhất giữa lý thuyết và thực hành, dựa trên xu hướng và trình độ thẩm mỹ của người xem, tôi đã một phần nào đó đáp ứng được nhiệm vụ mà đồ án cần phải giải quyết. Cụm đồ án đã thể hiện được những yêu cầu của mọi người khi cần và muốn tìm hiểu về nước mắm nam Ô. Đồ án phần nào cũng đã giải quyết được những nhiệm vụ, mục đích, yêu cầu, và mục tiêu của đề tài đặt ra ban đầu bằng những phương án quảng cáo bắt mắt, phù hợp với thực tế. Với phong cách thiết đơn giản và sử dụng những thủ pháp đồ họa theo đúng hướng của cụm đồ án tôi đã hoàn thành thiết kế của mình với những sản phẩm sau: 1 logo, 4 poster quảng cáo sản phẩm, bộ sản phẩm nhận diện thương hiệu ( áo, name card, bì thư, giấy viết thư, dù, kệ, mũ, ) 3.2 Giá trị về mặt nghệ thuật Xét về mặt hình thức: Toàn bộ đồ án khai thác nét tiêu biểu của nước mắm Nam Ô, hình ảnh và cách thể hiện đều được tính để phù hợp với thị trường và lôi cuốn người xem, phù hợp với mọi lứa tuổi . Đồ án thiết kế thể hiện tinh thần chung của đề tài bằng ngôn ngữ đồ họa khai thác tối đa những hiệu quả từ hình ảnh thu thập tìm kiếm được. Là sự phối hợp nhịp nhàng, chuyển tiếp từ nội dung lớn như Poster đến các phụ kiện nhỏ, tất cả đã được tính toán, Đinh Vũ Diệu Ly Lớp CCDH09A Trang 15
  19. Cụm Thiết Kế Đồ Họa Quảng Cáo Sản Phẩm Cho Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Nam Ô sắp xếp trong một cấu trúc chung đáp ứng được yêu cầu về quảng cáo sản phẩm cho Công ty. Qua đó đã đạt được những giá trị nhất định về mặt thẩm mỹ. 3.3 Giá trị về mặt thực tiễn Đồ án quảng cáo cho nước mắm Nam Ô của tôi có thể hoàn toàn phù hợp với các chiến lược quảng cáo trên thị trường thực tế. Với kiến thức đã học, ứng dụng các phần mềm chuyên ngành để thiết kế các sản phẩm nên việc in ấn sẽ góp phần chính xác và rõ rang hơn. Qua đồ án tôi thể hiện được tính thẩm mỹ và ứng dụng trong thiết kế. 3.4 Những hạn chế của đồ án Đồ án có được những thành công nhất định nhưng bên cạnh đó vẫn còn những mặt thiếu sót và tồn tại những hạn chế phương pháp thể hiện + Màu sắc in chưa được chuẩn + Xử lý phần mềm còn hạn chế + Chủ yếu tư liệu dùng đều dựa vào internet + Hình ảnh kém chất lượng Mong nhận được những góp ý của các thầy cô để đồ án được hoàn chỉnh hơn Đinh Vũ Diệu Ly Lớp CCDH09A Trang 16
  20. Cụm Thiết Kế Đồ Họa Quảng Cáo Sản Phẩm Cho Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Nam Ô KẾT LUẬN Trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp cuối khóa tôi đã nghiên cứu rõ vấn đề và mục tiêu thiết kế để thể hiện sao cho tốt trong việc giới thiệu, quảng cáo sản phẩm nước mắm Nam Ô. Những kiến thức được học tại trường và đời sống tôi đã vận dụng thiết bộ nhận diện thương hiệu chon am Ô. Với thiết kế đảm bảo tính thẩm mỹ và ứng dụng tôi đã phần nào thành công trong việc quảng cáo sản phẩm thị trường. Để làm được điều này đòi hỏi người thiết kế nắm bắt được tâm lý nhu cầ của đối tượng khách hàng. Từ đó có những kế hoạch chiến lược quảng cáo sản phẩm phù hợp với từng đồi tượng, làm tăng khả năng nhận biết về sản phẩm, đồng thời làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh. Quá trình sáng tạo dựa trên cơ sở lý luận thực tiễn, bộ đồ án thiết kế đã đạt được những vấn đề ần thiết. Toàn bộ đồ án và luận văn là sự cố gắng lớn của bản thân trong việc nghiên cứu, tìm kiếm, học hỏi, sáng tạo, bên cạnh đó là sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy cô trong khoa và toàn thể bạn bè, gia đình. Đồ án còn những thiếu sót nên mong nhận được những lời nhận xét chân thành tù tất cả mọi người để tôi từng bước hoàn thiện hơn Một lần nữa xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến mọi người! Đinh Vũ Diệu Ly Lớp CCDH09A Trang 17
  21. Cụm Thiết Kế Đồ Họa Quảng Cáo Sản Phẩm Cho Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Nam Ô DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Sách tham khảo (1) Lịch sử design _ Lê Huy Văn, Trần Văn Bình (2) Nghiên cứu logo _ tác giả Lê Huy Hay * Website tham khảo (1) (2) (3) Đinh Vũ Diệu Ly Lớp CCDH09A Trang 18