Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại nuôi lợn của ông Nguyễn Thái Long, Xã Phúc Thuận, thị xã Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên

pdf 56 trang thiennha21 20/04/2022 3360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại nuôi lợn của ông Nguyễn Thái Long, Xã Phúc Thuận, thị xã Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftim_hieu_hoat_dong_san_xuat_kinh_doanh_tai_trang_trai_nuoi_l.pdf

Nội dung text: Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại nuôi lợn của ông Nguyễn Thái Long, Xã Phúc Thuận, thị xã Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– GIÀNG A KHAI Tên đề tài: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠITRANG TRẠI NUÔI LỢN CỦA ÔNG NGUYỄN THÁI LONG, XÃ PHÚC THUẬN THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2016 - 2020 Thái Nguyên - năm 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– GIÀNG A KHAI Tên đề tài: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI TRANG TRẠI NUÔI LỢN CỦA ÔNG NGUYỄN THÁI LONG, XÃ PHÚC THUẬN THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2016 - 2020 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Vũ Thị Hải Anh Cán bộ cơ sở hướng dẫn : Nguyễn Thái Long Thái Nguyên - năm 2020
  3. i LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế & PTNT tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại nuôi lợn của ông Nguyễn Thái Long – Xã Phúc Thuận – Thị xã Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên”. Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo ThS. Vũ Thị Hải Anh và Thầy giáo ThS. Đỗ Hoàng Sơn, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa cùng quý Thầy, Cô trong khoa Kinh Tế & PTNT. Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến chủ trang trại và các anh chị cô chú tại trang trại Nguyễn Thái Long đã giúp đỡ, tạo điều kiện trong quá trình thực tập tại trang trại. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, bản thân tôi đã cố gắng khắc phục mọi khó khăn để hoàn thiện khóa luận. Tuy nhiên, với thời gian ngắn và hạn chế, kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình thực hiện đề tài tôi còn gặp không ít những khó khăn, do vậy mà đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 25 tháng 06 năm 2020 Sinh viên Giàng A Khai
  4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC CÁC HÌNH iv Phần 1.MỞ ĐẦU 1 1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập 1 1.2Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện 4 1.3.1. Nội dung thực tập 4 1.3.2. Phương pháp thực hiện 4 1.4. Thời gian và địa điểm thực tập 5 Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6 2.1. Về cơ sở lý luận 6 2.1.1. Các khái niệm có liên quan 6 2.1.2. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho phát triển kinh tế trang trại 11 2.2. Cơ sở thực tiễn 13 2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam 13 2.2.2. Kinh nghiệm của địa phương khác 15 2.2.3. Bài học kinh nghiệm trong phát triển trang trại chăn nuôi 18 Phần 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP 21 3.1. Khái quát về trang trại chăn nuôi lợn của ông Nguyễn Thái Long 21 3.1.1. Khái quát về địa bàn thực tập 21 3.2.3. Đánhgiáhiệuquảhoạtđộngsản xuất kinh doanh của trang trại 28 3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế 33 3.4.2.Giải pháp cụ thể cho mô hình trang trại nơi thực tập 34 Phần 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36 4.1. Kết luận 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Các loại cám trang trại dùng trong chăn nuôi 25 Bảng 3.2: Tỷ lệ trộn cám 26 Bảng 3.3. Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của trang trại Nguyễn Thái Long 29 Bảng 3.4: Chi phí đầu tư trang thiết bị ban đầu của trang trại 30 Bảng 3.5: Tình hình nguồn vốn của trang trại 30 Bảng 3.6: Chi phí biến đổi hàng năm của trang trại 31 Bảng 3.7: Hiệu quả kinh tế của trang trại 32
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của trang trại ông Nguyễn Thái Long 24 Hình 3.3: Sơ đồ nguyên lý xử lý chất thải của trang trại 26 Hình 3.4: Quy trình chăn nuôi gia công của trang trại 27 Hình 3.5: Chuỗi giá trị của các sản phẩm chăn nuôi lợn gia công tại trang trại Nguyễn Thái Long 27
  7. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập Trong những năm qua, chăn nuôi quy mô trang trại tại nhiều địa phương đã mang lại thu nhập cao cho hộ nông dân, góp phần tăng giàu giảm nghèo, thu hút được lao động, góp phần giải quyết việc làm, đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nông thôn. Phát triển chăn nuôi quy mô trang trại ở nước ta tuy đã có những thành công nhất định, nhưng bên cạnh đó còn bộc lộ rất nhiều những yếu điểm cần được nghiên cứu khắc phục như: Trình độ tổ chức quản lý và hoạch toán kinh tế của chủ trang trại còn hạn chế; kỹ thuật công nghệ áp dụng vào chăn nuôi chưa đồng bộ; thiếu kỹ năng thu thập và phân tích thông tin thị trường nên rủi ro trong sản xuất luôn tiềm ẩn, đặc biệt là rủi ro về dịch bệnh. Để tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi quy mô trang trại ổn định và hiệu quả rất cần có những chính sách, cơ chế về mặt bằng cho xây dựng chuồng trại, vốn đầu tư, lao động có chuyên môn, liên kết hợp tác trong sản xuất, hỗ trợ giải quyết ô nhiễm môi trường, Hiện nay, có thể nói sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất ngành chăn nuôi nói riêng tại Việt Nam thiếu chiến lược phát triển bài bản, chưa có những giải pháp đồng bộ để đảm bảo cho sản xuất hiệu quả và bền vững. Nhiều nông dân đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi đã lâm vào cảnh phá sản, không còn vốn để đầu tư hoặc không dám mạnh dạn đầu tư lớn. Nguyên nhân cũng đã được chỉ ra, nhưng chưa thật đúng và sát nên chưa có những giải pháp bài bản để khắc phục có hiệu quả tình trạng trên. Chính vì vậy, rất cần có những nghiên cứu tìm hiểu thực tế sản xuất nông nghiệp, bám sát địa bàn và cùng trải nghiệm với nông dân, học hỏi những nông dân làm trang trại thành cônglà vô cùng cần thiết. Cũng như các trang trại chăn nuôi trong cả nước, các trang trại chăn nuôi của tỉnh Thái Nguyênđã và đang được phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả bước đầu, các trang trại chăn nuôi cũng gặp không ít những khó khăn như: Dịch bệnh phát sinh thường xuyên, các điểu kiện cho
  8. 2 phát triển chăn nuôi chậm được tháo gỡ, trình độ tổ chức quản lý của chủ trang trạithấp, đầu tư khoa học kỹ thuật hạn chế, khả năng nhận biết và dự báonhu cầu thị trường thiếu chính xác, làm cho sản xuất chăn nuôi quy môtrang trại thiếu ổn định và luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là phải tìm kiến những giải pháp để các trang trại chăn nuôi đạt hiệu quả, bền vững. Đối với mỗi sinh viên, quá trình nghiên cứu thực tiễn để củng cố kiến thức đã học, học hỏi những kinh nghiệm làm kinh tế từ thực tế là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, trao đổi và trải nghiệm qua thực tập tại trang trại còn giúp sinh viên có được nghị lực, quyết tâm và sự tự tin trong phát triển nghề nghiệp sau này. Cùng với chủ trang trại tìm ra những yếu điểm hạn chế và đưa ra những hướng khắc phục cho phát triển bền vững trang trại là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên tôi chọn đề tài:“Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại nuôi lợn của ông Nguyễn Thái Long – Xã Phúc Thuận – Thị xã Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên”. 1.2Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Thông qua thực tế nghiên cứu, học tập và trải nghiện tại trang trại chăn nuôi giúp người học hiểu biết thêm về những loại hình sản xuất, có được những kinh nghiệm về tổ chức sản xuất kinh doanh trang trại chăn nuôi, rèn luyện những kỹ năng chuyên môn cần thiết. Ngoài ra, người học còn đánh giá phân tích được những thành công của trang trại, tìm ra được những khó khăn, trở ngại và những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế trang trại. Qua đó, đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trang trại chăn nuôi theo hướng hiệu quả. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 1.2.2.1. Về chuyên môn - Tìm hiểu thực trạng sản xuất, kinh doanh của trang trại chăn nuôi lợn của ông Nguyễn Thái Long, xã Phúc Thuận, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của trang trại trong sản xuất, kinh doanh
  9. 3 - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trang trại chăn nuôi của ông Nguyễn Thái Long những năm tới. 1.2.2.2. Vềtháiđộ - Tạo mối quan hệ thân thiện, hòa nhã với mọi người trong trang trại. - Có trách nhiệm và nghĩa vụ hoàn thành tốt mọi công việc được giao. - Chủ động trong các công việc, sẵn sàng trợ giúp, hỗ trợ mọi người trong trang trại để hoàn thành tốt các công việc chung bên cạnh đó cũng tự khẳng định được năng lực của mình là một sinh viên đại học. 1.2.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc * Kỹ năng sống - Sống vui vẻ, hòa nhã với mọi người xung quanh tại trang trại, tại địa phương nơi mình tham gia thực tập. - Xây dựng mối quan hệ tình cảm tốt đẹp với chủ trang trại, người lao động và những người trong gia đình chủ trang trại nơi thực tập. - Biết lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình của người khác - Giao tiếp ứng xử trung thực, lịch sự nhã nhặn, luôn giữ thái độ khiêm nhường và cầu thị. * Kỹ năng làm việc - Biết cách tổ chức, thực hiện các công việc tại trang trại theo kế hoạch, khoa học và chuyên nghiệp. Tuân thủ giờ giấc hoạt động của trang trại. - Có được khả năng quan sát, theo dõi những vấn đề phát sinh để cùng với chủ trang trại có biện pháp can thiệp kịp thời hạn chế thiệt hại. - Thông qua hoạt động thực tế tại trang trại tạo cho sinh viên tác phong nhanh nhẹn, tự chịu trách nhiệm và chịu được áp lực cao trong công việc. - Học hỏi và thực hành tỉ mỉ các công việc kỹ thuật đã được giao, sinh viên nắm bắt được những kiến thức và kỹ năng cơ bản về các kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh đối với lợn thịt nuôi tại trang trại. - Có khả năng quản lý công việc và làm việc nhóm hiệu quả.
  10. 4 1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện 1.3.1. Nội dung thực tập - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Phúc Thuận - Quá trình xây dựng hình thành và phát triển của trang trại. - Tìm hiểu công tác tổ chức và quản lý sản xuất của trang trại chăn nuôi lợn thịt gia công của ông Nguyễn Thái Longtrên địa bàn xã Phúc Thuận. - Phân tích những khó khăn, thuận lợi và các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức sản xuất kinh doanh của trang trại. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển các trang trại chăn nuôi lợn an toàn, hiệu quả và bền vững. 1.3.2. Phương pháp thực hiện 1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin * Thu thập số liệu thứ cấp Thu thập những số liệu, thông tin liên quan trực tiếp và gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như lấy số liệu từ các ban ngành của huyện, xã, các báo cáo tổng kết liên quan đến trang trại, thu thập số liệu qua sách báo, tạp chí, nghị định, quyết định * Thu thập số liệu sơ cấp - Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ trang trại ông Nguyễn Thái Long. Để thu thập số liệu sơ cấp, tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: + Phương pháp điều tra trực tiếp chủ trang trại: Loại hình trang trại, số lao động, diện tích đất đai, vốn sản xuất. Những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại như: Tình hình các khoản chi phí, các khoản thu cả hiện vật và giá trị. Những thông tin về ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi, khó khăn của trang trại. Các yếu tố sản xuất như: Vốn, kỹ thuật, lao động, giá cả thị trường. + Phương pháp tiếp cận có sự tham gia: Trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của trang trại như: Dọn dẹp, vệ sinh chuồng nuôi, chăm sóc lợn, kiểm cám, kiểm thuốc từ đó đánh giá được những
  11. 5 thuận lợi, khó khăn mà trang trại gặp phải trong quá trình phòng dịch cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. + Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát trực tiếp khi tham gia các hoạt động phòng dịch của trang trại, phỏng vấn, điều tra trang trại, nhằm có cái nhìn tổng quát về trang trại, đồng thời cũng là những tư liệu để đánh giá độ chính xác các thông tin mà chủ trang trại cung cấp. + Phương pháp thảo luận: Cùng với chủ trang trại, cán bộ kỹ thuật thảo luận về những vấn đề khó khăn, tồn tại trang trại đang gặp phải như: Vốn, lao động, thị trường, chính sách của nhà nước từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tổ chức sản xuất của trang trại trong những năm tới. 1.3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin * Phương pháp xử lý thông tin: Những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, đồng thời được xử lý thông qua chương trình Excel. Việc xử lý thông tin là cơ sở cho việc phân tích. * Phương pháp phân tích thông tin: Toàn bộ số liệu thu thập được tổng hợp, tính toán từ đó phân tích hiệu quả, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đên kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại (vốn, đất đai, lao động, trình độ quản lý). Hạch toán các khoản chi, các khoản thu của trang trại làm cơ sở cho định hướng đưa ra các giải pháp cho sự phát triển của kinh tế trang trại. 1.4. Thời gian và địa điểm thực tập - Thời gian: Từ ngày 01/01/2020 đến ngày 30/05/2020. - Địa điểm: Trang trại chăn nuôi lợn của ôngNguyễn Thái Long – Xã Phúc Thuận – Thị xã Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên.
  12. 6 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Về cơ sở lý luận 2.1.1. Các khái niệm có liên quan 2.1.1.1 Khái niệm tổ chức sản xuất Tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn các khâu trong cả dây chuyền nhằm thực hiện chu trình kinh doanh từ “đầu vào” đến “đầu ra” [13]. Tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn, các khâu nhằm tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và huy động tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất, giảm chi phí sản xuất một đơn vị đầu ra tới mức thấp nhất, rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ [13]. 2.1.1.2.Khái niệm trang trại và kinh tế trang trại * Khái niệm trang trại Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp) mà tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập. Sản xuất được tiến hành với quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn cùng phương thức tổ chức quản lý sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ để sản xuất ra các loại sản phẩm hàng hoá phù hợp với yêu cầu đặt ra của cơ chế thị trường [3]. * Khái niệm kinh tế trang trại Theo Nghị quyết số 03/2000/NQ - CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại của Chính phủ, “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản ” [4]. Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản.
  13. 7 2.1.1.3. Khái niệm kinh tế trang trại chăn nuôi Kinh tế trang trại chăn nuôi là một nền sản xuất kinh tế trong nông nghiệp với nông sản hàng hoá là sản phẩm của chăn nuôi đại gia súc, gia cầm Đó là tổng thể các mối quan hệ kinh tế của các tổ chức sản xuất hoạt động kinh doanh nông nghiệp, xét ở phạm vi chăn nuôi. Bao gồm các hoạt động trước và sau sản xuất nông sản hàng hoá xung quanh các trục trung tâm là hệ thống các trang trại chăn nuôi ở các vùng kinh tế khác nhau. Kinh tế trang trại chăn nuôi cũng là sản phẩm của thời kỳ công nghiệp hoá, quá trình hình thành và phát triển các trang trại gắn liền với quá trình công nghiệp hoá từ thấp đến cao, tỷ trọng hàng hoá từ thấp đến cao cũng như trình độ sản xuất, quy mô và năng lực sản xuất đáp ứng được nhu cầu sản phẩm hàng hoá như thịt, trứng, sữa trên thị trường, phù hợp với sự phát triển kinh tế thị trường hiện nay. Kinh tế trang trại chăn nuôi là một nền tảng lớn của một hệ thống kinh tế trang trại nói chung, là một bộ phận của nền sản xuất trong nông nghiệp, khác với các ngành sản xuất khác: lâm nghiệp hay thuỷ sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện đất đai, khí tượng và thời tiết nhưng đối với chăn nuôi đó chỉ là những ảnh hưởng tác động đến vật nuôi, nó phụ thuộc chính vào điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng của trang trại. Sản phẩm của chăn nuôi phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng của đại đa số người dân trong cả nước. 2.1.1.4. Vai trò, đặc trưng của kinh tế trang trại * Vai trò và vị trí của kinh tế trang trại Ở các nước phát triển, trang trại gia đình là loại hình tổ chức sản xuất trang trại chủ yếu, có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống kinh tế nông nghiệp, có vai trò to lớn và quyết định trong sản xuất nông nghiệp, là lực lượng sản xuất ra phần lớn sản phẩm nông nghiệp trong xã hội, tiêu thụ sản phẩm cho các ngành công nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và thương nghiệp. Trong điều kiện nước ta, vai trò và hiệu quả phát triển kinh tế của trang trại được đánh giá, nhìn nhận trên cả ba mặt đó là: hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường.
  14. 8 Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại có vai trò cực kỳ to lớn được biểu hiện: - Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất lấy việc khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh phục vụ nhu cầu xã hội làm phương thức sản xuất chủ yếu. Vì vậy,nó cho phép huy động khai thác, đất đai sức lao động và nguồn lực khác một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả. Nhờ vậy nó góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trong nông nghiệp nông thôn nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. - Trang trại với kết quả và hiệu quả sản xuất cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng manh mún tạo vùng chuyên môn hoá cao, đẩy nhanh nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại tạo ra nhiều nông sản, nhất là các nông sản làm nguyên liệu cho công nghiệp. Vì vậy trang trại góp phần thúc đẩy công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn phát triển. - Kinh tế trang trại là đơn vị sản xuất có quy mô lớn hơn kinh tế hộ, vì vậy có khả năng áp dụng hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. - Với cách thức tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh tiên tiến, trang trại là nơi tiếp nhận và truyền tải các tiến bộ khoa học công nghệ đến hộ nông dân thông qua chính hoạt động sản xuất của mình. - Về mặt kinh tế: Kinh tế trang trại đã tạo ra bước chuyển biến về giá trị sản phẩm hàng hóa và thu nhập của trang trại vượt trội hẳn so với kinh tế hộ, khắc phục tình trạng sản xuất phân tán, manh mún tạo nên những vùng chuyên môn hóa, tập trung hàng hóa và thâm canh cao. Mặt khác qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
  15. 9 - Về mặt xã hội: Phát triển kinh tế trang trại làm tăng hộ giàu ở nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động và dân cư ở nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn là tấm gương cho các hộ nông dân về cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh tiên tiến và có hiệu quả. Tất cả những vấn đề đó góp phần quan trọng giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội ở nông thôn. - Về mặt môi trường: Phát triển kinh tế trang trại góp phần cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái. Thực hiện phát triển kinh tế trang trại nước ta đã đem lại nhiều kết quả về kinh tế xã hội và môi trường. Nhưng phát triển kinh tế trang trại ở nước ta phải phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế từng vùng và từng địa phương. Nhất là những vùng địa phương có điều kiện đất đai và điều kiện sản xuất hàng hoá. * Đặc trưng của kinh tế trang trại nói chung và kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng - Đặc trưng của kinh tế trang trại nói chung Trong điều kiện kinh tế thị trường, trang trại là một đơn vị kinh tế tự chủ với đặc trưng chủ yếu sau: + Tư liệu sản xuất mà trước hết là ruộng đất và vốn được tập chung theo yêu cầu của sản xuất hàng hóa. + Người chủ trang trại có ý chí, có hiểu biết chuyên môn kỹ thuật và có khả năng nhất định về tổ chức quản lí sản xuất kinh doanh nông nghiệp. + Các trang trại đều có thể thuê mướn lao động. Có 2 hình thức thuê mướn lao động trong các trang trại đó là lao động thường xuyên và lao động thời vụ. Trong hình thức thuê lao động thường xuyên, trang trại thuê người lao động ổn định quanh năm, còn hình thức thuê lao động thời vụ, trang trại chỉ thuê người lao động làm việc theo thời vụ sản xuất. - Đặc trưng của kinh tế trang trại chăn nuôi: + Kinh tế trang trại chăn nuôi có đặc trưng là sản xuất sản phẩm hàng hóa,mà sản phẩm của nó là các loại thịt, trứng, sữa, đáp ứng nhu cầu của thị trường, như vậy để đáp ứng được nhu cầu thị trường thì quy mô trang trại chăn nuôi phải ở mức độ tương đối lớn, khác biệt với hộ gia đình.
  16. 10 + Kinh tế trang trại chăn nuôi sản xuất các sản phẩm thịt, trứng, sữa trong điều kiện kinh tế thị trường thời kỳ công nghiệp hoá nên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều xuất phát nhu cầu thị trường. Chính vì vậy tất cả các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, giống, khoa học công nghệ cũng như các yếu tố đầu ra như sản phẩm thịt, trứng, sữa đều là sản phẩm hàng hoá. + Do đặc trưng sản xuất hàng hoá ngành chăn nuôi chi phối mà phải đòi hỏi tạo ra ưu thế cạnh tranh trong sản xuất và kinh doanh, để thực hiện yêu cầu tái sản xuất mở rộng, hoạt động kinh tế trang trại chăn nuôi theo xu thế tích tụ, tập trung sản xuất kinh tế ngày càng cao, tạo ra tỷ xuất hàng hoá cao, khối lượng hàng hoá ngày càng nhiều, chất lượng tốt. Đi đôi với việc tập trung, nâng cao năng lực sản xuất của từng trang trại còn diễn ra xu thế tập trung các trang trại thành các vùng chuyên môn hoá về từng loại như vùng chuyên canh nuôi đại gia súc như: trâu, bò vùng thì chuyên môn hoá nuôi lợn nái sinh sản, lợn thịt, với mục đích tạo ra khối lượng hàng hoá lớn. + Kinh tế trang trại chăn nuôi cũng có nhiều loại hình khác nhau trong đó trang trại gia đình vẫn là phổ biến, có đặc trưng rất linh hoạt trong từng hoạt động, vì có thể dung nạp các trình độ sản xuất khác nhau về xã hội hoá, chuyên môn hoá. Dung nạp các quy mô sản xuất trang trại chăn nuôi khác nhau như các trang trại chăn nuôi nhỏ, vừa và lớn và thậm chí đến cực lớn. Dung nạp các cấp độ công nghệ sản xuất khác nhau từ thô sơ đến hiện đại, riêng biệt hoặc đan xen. Liên kết các loại hình kinh tế khác nhau cá thể, tư nhân, hợp tác quốc doanh Với các hình thức hợp tác sản xuất kinh doanh đa dạng. Chính vì vậy mà kinh tế trang trại chăn nuôi có khả năng thích ứng với các nước đang phát triển và ở các nước công nghiệp phát triển. + Kinh tế trang trại chăn nuôi có đặc trưng là tạo ra năng lực sản xuất cao về nông sản hàng hoá mà chủ yếu là sản phẩm thịt, trứng, sữa do đặc điểm về tính chất quản lý sản xuất kinh doanh của trang trại quyết định. Chủ trang trại là người có ý chí, có năng lực tổ chức quản lý, có kiến thức và có kinh nghiệm trong sản xuất chăn nuôi, cũng như kinh doanh trong cơ chế thị trường.
  17. 11 2.1.1.5. Tiêu chí định lượng để xác định kinh tế trang trại Theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 27/2011/TT - BNNPTNT ngày 13/04/2011 của Bộ NN - PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại [1]. Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại thỏa mãn điều kiện sau: * Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tổng hợp - Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: + 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL. + 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại. - Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm * Đối với cơ sở chăn nuôi Giá trị sản lượng hàng hóa từ 1 tỷ đồng/năm trở lên. * Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp Diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên. 2.1.2. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho phát triển kinh tế trang trại Trong quá trình phát triển, các trang trại đã nhận được nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển, như các chính sách về đất đai, chính sách giao rừng, cho thuê rừng trồng là rừng sản xuất, chính sách về thuế, chính sách khuyến nông, tín dụng, lao động - đào tạo, thị trường, vệ sinh môi trường Từ khi có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, các trang trại đã chủ động tiếp cận được các chính sách để củng cố, phát triển kinh tế trang trại. Trong năm 2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã soạn thảo Quyết định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trình Thủ tướng Chính phủ ban hành: Tại dự thảo Quyết định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ
  18. 12 trang trại như: Hỗ trợ thành lập khu trang trại, hỗ trợ về đất đai, hỗ trợ xây dựng hạ tầng Cụ thể, đối với việc hỗ trợ thành lập khu trang trại, tùy theo điều kiện của địa phương, UBND xã quy hoạch khu phát triển kinh tế trang trại và cho thuê đất làm kinh tế trang trại theo quy định hiện hành. Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng đường, hệ thống cấp thoát nước tới khu trang trại. Dự thảo nêu rõ, UBND cấp xã lập dự án, báo cáo dự án lên UBND cấp huyện phê duyệt và hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương. Về đất đai, theo dự thảo, chủ trang trại được cấp có thẩm quyền cho thuê đất ổn định lâu dài từ quỹ đất của địa phương hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành. Bên cạnh đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần theo dự án 50% chi phí làm đường, xây dựng hệ thống điện đến chân hàng rào trang trại. Mức hỗ trợ tối đa không quá 2 tỷ đồng/trang trại. Chủ trang trại cũng được ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần theo hợp đồng 50% tiền thuê cán bộ hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến, tư vấn xây dựng dự án/phương án kinh doanh. Mức hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/trang trại/2 năm đầu. Ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần, 100% chi phí cấp giấy chứng nhận và chi phí áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) hoặc quy trình thực hành nông nghiệp tốt khác đối với từng trang trại hoặc hợp tác xã của các chủ trang trại. Theo dự thảo, Nhà nước khuyến khích trang trại xây dựng thương hiệu riêng hoặc tham gia xây dựng thương hiệu của hợp tác xã của các chủ trang trại. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% chi phí tham gia hội trợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm nông nghiệp đối với các trang trại hoặc hợp tác xã trang trại. Ngoài ra, theo dự thảo, trang trại trồng rừng sản xuất được Ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần chi phí cấp giấy chứng chỉ rừng bền vững, với mức 200.000 đồng/ha nếu trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn. Trang trại nuôi trồng thủy sản được
  19. 13 ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần đến 30% kinh phí xây dựng các hạng mục công trình xử lý nước thải, ao lắng. Mức hỗ trợ không quá 300 triệu đồng/trang trại; hỗ trợ 50% chi phí lồng bè của trang trại nuôi thủy sản trên biển. Dự thảo nêu rõ, UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương ban hành chính sách hỗ trợ bổ sung cho trang trại trên địa bàn. Nhà nước khuyến khích thành lập các hiệp hội, hợp tác xã của các chủ trang trại. Hai trong số nhiều chính sách quan trọng đã ban hành có tác động ảnh hưởng lớn đến kinh tế trang trại cần đặc biệt quan tâm: + Thông tư số 27/2011/TT-BNN&PTNT: Thông tư số 27/2011/TT- BNN&PTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Thông tư có hiệu lực từ ngày 28/05/2011 + Nghị định số 55/2015/NĐ-CP: Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nghị định có hiệu lực từ ngày 25/7/2015. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam Khu vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay có gần 11 triệu hộ nông dân, chủ yếu sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, phân tán, giá trị sản xuất thấp và có nhiều rủi ro. Tuy nhiên trong số đó có một số hộ nông dân tổ chức phát triển sản xuất với quy mô lớn hơn theo hướng sản xuất tập trung, áp dụng khoa học công nghệ và mang lại giá trị kinh tế cao, ít rủi ro hơn. Đây chính là các hộ gia đình, cá nhân phát triển theo hướng kinh tế trang trại. Trong thực tiễn sản xuất, các mô hình kinh tế trang trại làm ăn có hiệu quả, đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp của đất nước. Do đó Đảng và Nhà nước có chủ trương khuyến khích, thúc đẩy phát triển mạnh kinh tế trang trại trong trong thời gian tới. Theo báo cáo của các địa phương, trên địa bàn cả nước hiện có khoảng 29.500 trang trại. Trong đó, có 8.800 trang trại trồng trọt (chiếm 29,83%), 10.974 trang trại chăn nuôi (chiếm 37,20%), 430 trang trại lâm nghiệp (chiếm 1,46%), 5.268 trang trại
  20. 14 thủy sản (chiếm 17,86%) và 4.028 trang trại tổng hợp (chiếm 13,66%). Số lượng trang trại đã tăng 9.433 trang trại so với năm 2011. Tuy nhiên các địa phương mới chỉ cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho 6.247 trang trại [2]. Các trang trại phân bố nhiều ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (6.911 trang trại, chiếm 30%) chủ yếu sản xuất thủy sản và trái cây, Đông Nam Bộ (6.115 trang trại, chiếm 21%) chủ yếu là chăn nuôi, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (5.693 trang trại, chiếm 20%) chủ yếu kinh doanh tổng hợp, Đồng bằng Sông Hồng (5.775 trang trại, chiếm 19,5%) chủ yếu là chăn nuôi, Trung du và miền núi phía Bắc (2.063 trang trại, chiếm 7%) chủ yếu là chăn nuôi và lâm nghiệp [2]. Quy mô diện tích đất bình quân của các trang trại hiện nay về trồng trọt là 12 ha/trang trại, chăn nuôi là 2 ha/trang trại, tổng hợp là 8 ha/trang trại, lâm nghiệp là 33 ha/trang trại, thủy sản là 6 ha/trang trại. Trong quá trình tổ chức sản xuất cho thấy một số trang trại thực hiện tích tụ ruộng đất nên quy mô diện tích lớn, đặc biệt có trang trại có tới trên 100 ha. Nhiều trang trại đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như sản xuất an toàn, sản xuất sạch, công nghệ cao, nên tạo ra năng suất và chất lượng cao và hiệu quả kinh tế. Theo báo cáo của các địa phương, thu nhập bình quân của trang trại đạt 02 tỷ đồng/năm, đã tạo thêm công ăn việc làm cho lao động ở địa phương, mỗi trang trại bình quân giải quyết được khoảng 8 lao động, có nhiều trang trại thu hút được hàng trăm lao động. Có thể khẳng định kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến của kinh tế hộ, mang lại hiệu quả cao cho sản xuất nông nghiệp do đó cần có chính sách phát triển. Tuy nhiên kinh tế trang trại ở nước ta vẫn còn một số tồn tại và hạn chế cần được giải quyết sau: - Về quy mô và số lượng: Số lượng trang trại hiện nay tăng chậm và phân bố không đều giữa các vùng trong cả nước. Khu vực Trung du miền núi phía Bắc là nơi có diện tích đất đai rộng nhưng số lượng trang trại ít, trong khi đó khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ lại tập trung nhiều trang trại thì quy
  21. 15 mô diện tích lại thấp, việc phân bố này cũng không đồng đều ở các vùng và các lĩnh vực. - Về giá trị sản xuất: Mặc dù giá trị sản xuất hàng hóa bình quân một trang trại tương đối lớn (trung bình 02 tỷ đồng/trang trại) nhưng số có thu nhập cao chỉ tập trung ở một số loại hình trang trại chăn nuôi, thủy sản còn các loại hình trang trại trồng trọt, lâm nghiệp, kinh doanh tổng hợp giá trị sản xuất thấp, do chất lượng sản phẩm chưa cao, sản phẩm bán ra chủ yếu dưới dạng thô hoặc tươi sống, chưa qua chế biến nên giá bán thấp, sức cạnh tranh yếu, nhiều chủ trang trại chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường nên sản xuất thụ động. - Về khoa học công nghệ: Số lượng trang trại ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến bảo quản còn hạn chế mới chỉ tập trung ở một số lĩnh vực và khu vực nhất định. - Sản xuất của các trang trại chưa thật sự bền vững: phần lớn chất lượng sản phẩm chưa được quản lý chặt chẽ. Ô nhiễm môi trường do nước thải, chất thải không được xử lý. Quy mô sản xuất càng lớn nguy cơ ô nhiễm càng tăng, nhất là đối với các trang trại chăn nuôi và thủy sản. - Trình độ quản lý và sản xuất của các chủ trang trại: Chủ trang trại chủ yếu là nông dân, không được đào tạo chuyên môn về quản lý, kỹ thuật nên khả năng quản lý sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên kết tiêu thụ nông sản còn nhiều hạn chế, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm thực tế. Lực lượng lao động của các trang trại cơ bản chưa được đào tạo nghề, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn. - Việc cơ giới hóa trong nông nghiệp: Chưa được chú trọng do trang trại chủ yếu quy mô nhỏ, dẫn đến sử dụng nhiều lao động, hiệu quả thấp. 2.2.2. Kinh nghiệm của địa phương khác 2.2.2.1. Mô hình trang trại nuôi lợn Trần Văn Mười, huyện Liêm Hải, xã Trực Ninh, tỉnh Nam Định Anh Trần Văn Mười không nhận mình là nông dân nhưng lại là một tỷ phú chăn nuôi của huyện Liêm Hải, xã Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 5 năm trước đây,
  22. 16 thấy rằng khu đất hoang hóa ven đê gần chục ha, ở môt vị trí rất thuận tiện về địa lý và phong thủy mà lại để sử dụng làm lò gạch là lãng phí và gây ô nhiễm, anh đã thuê lại 50 năm và ấp ủ làm mô hình vườn ao chuồng để có nguồn thực phẩm sạch cho gia đình. Khi đứng trên mảnh đất gần chục ha, vốn là một người xuất phát từ một gia đình ba đời làm nghề nông, anh Mười lại băn khoăn về hướng đi để khai thác tốt nhất khu đất, làm giàu từ một nghề mà ông cha mình gắn bó từ nhiều đời. Cơ duyên cho anh gặp một cán bộ chăn nuôi của Tập đoàn Mavin, khi đó đang đi tìm kiếm đối tác để mở mô hình hợp tác chăn nuôi công nghiệp, cho hiệu quả và năng suất cao. Thế rồi, được Mavin tư vấn, anh bắt tay vào xây dựng trang trại theo tiêu chuẩn kỹ thuật và quy cách thiết kế của Mavin. Khi quá trình xây dựng hoàn tất, Tập đoàn Mavin nghiệm thu trang trại, đưa con giống, nhân công, vật tư và đảm nhiệm toàn bộ quá trình vận hành. Anh Mười quản lý tổng thể và phụ trách quan hệ với chính quyền địa phương đảm bảo cho quá trình sản xuất an toàn. Với quyết tâm đầu tư ban đầu, hiện anh Mười có thể kiếm mỗi tháng hàng trăm triệu đồng, trong đó bao gồm chi trả chi phí vốn xây dựng ban đầu, và một phần lợi nhuận. Trang trại Liêm Hải tại xã Trực Ninh, Nam Định có tổng diện tích 9 ha, với 1.200 con heo nái là trại heo lớn nhất của tỉnh Nam Định và cũng là một mô hình chăn nuôi điển hình, được nhiều người ao ước, đến học tập kinh nghiệm. Đó là tâm huyết của anh Mười sau gần 5 năm hợp tác với Mavin. Từ thành công của trại Liêm Hải, anh đang nung nấu kế hoạch mở thêm một trang trại mới ở Nam Định. 2.2.2.2. Mô hình trang trại nuôi lợn Kim Xuân Cường tại xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội Với diện tích hơn 2 ha, hàng năm trang trại nuôi heo sạch của anh Cường đều tăng đàn và hiện đang nuôi 1.500 heo thịt mỗi lứa, cùng đội ngũ công nhân gồm hơn 6 người có hơn 10 năm kinh nghiệm và chuyên môn kỹ thuật về chăn nuôi heo. Để đảm bảo chất lượng heo sạch, anh Cường luôn chú trọng từ khâu
  23. 17 chọn giống, anh cho biết: “ Phải chọn những con mình dài, cân đối, lưng thẳng, bụng thon gọn, mông vai nở, gốc đuôi to, chân thanh, thẳng và chắc chắn. Da dẻ hồng hào, lông thưa óng mượt, mắt tinh nhanh, đi lại hoạt bát, nhanh nhẹn sẽ là những con heo khỏe mạnh, ăn nhiều và nhanh lớn.” Mọi khâu trong quá trình chăn nuôi đều khép kín. Chuồng được xây cao, thoáng mát, máng ăn bán tự động, có thể kiểm soát con nào ăn ít, từ đó sẽ kiểm tra xem nó đang ốm hay có triệu chứng gì để kịp thời điều trị. Chuồng trại còn có những tấm làm mát máy lọc không khí, hệ thống quạt, kiểm soát nhiệt độ. Hầu hết những vật liệu, thiết bị trang trại đang sử dụng đều là hàng nhập khẩu. Đặc biệt, xung quanh trại luôn được rắc vôi để khử trùng, nhân viên cũng được khử trùng và thay quần áo riêng của trại mới được vào chăm sóc heo, đảm bảo môi trường sạch và sức khỏe của heo. Nhờ công nghệ nuôi heo sạch, khắp khu chuồng trại không hề ngửi thấy mùi hôi, cũng chẳng thấy phân thải ra. Đó là vì anh Cường đã đầu tư cả hệ thống hầm biogas ngầm phía dưới nền chuồng trại, 100% chất thải đều được xả xuống hầm biogas nên chuồng trại rất sạch. Hiện nay trang trại của anh Kim Xuân Cường sử dụng hoàn toàn thức ăn chăn nuôi của HascoFeed, hàng tháng 1.500 con tiêu thụ hết từ 120 - 130 tấn thức ăn. Theo anh Cường, thức ăn cho heo của Hascofeed có mùi thơm đặc trưng, không hề có mùi hôi và viên cám có độ mịn, không bị vón cục. Heo ăn rất khỏe và không hề bị ốm, giống mới nhập trang trại nặng khoảng 8- 9kg, sau khoảng 5 tháng thì đạt 120 - 130kg/con và xuất bán. Khi heo đã đạt 40 -50kg, anh Cường không hề tiêm vacxin nữa, để đảm bảo chất lượng thịt sạch, không chất độc hại mà heo tại trang trại vẫn khỏe mạnh. Nhờ quy trình chăn nuôi khép kín cùng chất lượng thức ăn đảm bảo, trang trại không chỉ bảo vệ môi trường mà còn mang lại giá trị kinh tế cao, chất lượng thịt đảm bảo tươi sạch: thịt luôn có màu hồng tươi, khối thịt rắn chắc, thớ thịt đều, đường cắt mặt thịt khô ráo và thịt vẫn có độ đàn hồi cao. Chính vì thịt chất lượng,
  24. 18 heo tại trang trại của anh Cường luôn đảm bảo đầu ra, lượng tiêu thụ ổn định và mang lại giá trị kinh tế cao. 2.2.3. Bài học kinh nghiệm trong phát triển trang trại chăn nuôi Bài học thứ nhất, doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ đóng vai trò hạt nhân quyết định sự thành công của hình thức sản xuất theo hợp đồng. Do đặc điểm sản xuất nông nghiệp nên dù trang trại lớn như Hoa Kỳ thì nông sản cũng do rất nhiều chủ thể sản xuất để cung ứng cho một chủ thể chế biến, tiêu thụ. Kinh nghiệm các nước cho chúng ta thấy sản xuất theo hợp đồng chỉ có thể thành công khi các doanh nghiệp đủ khả năng tiêu thụ hết nông sản cho nông dân. Họ đóng vai trò hạt nhân trong mối quan hệ với nhà nước, các tổ chức tín dụng, nhà khoa học và nhà sản xuất. Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tiêu thụ nông sản nên họ định hướng cho người sản xuất quyết định sản xuất nông sản nào, chất lượng ra sao và sản xuất như thế nào để có hiệu quả. Bài học thứ hai, Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ và thúc đẩy trong nền sản xuất nông nghiệp phân tán, lạc hậu. Ở các nước đang phát triển vai trò nhà nước quan trọng hơn các nước phát triển. Ở Hoa Kỳ, pháp luật về hợp đồng hoàn toàn dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự do, tự nguyện của các bên tham gia hợp đồng. Nhà nước không có bất kỳ chính sách nào khuyến khích hoặc hỗ trợ để trang trại hoặc doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo hợp đồng. Đạo luật nông nghiệp năm 2002 của Hoa Kỳ chỉ quy định hợp đồng với chính phủ nhằm bảo hộ cho người sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hình thức sản xuất theo hợp đồng cũng được phát triển ở Hoa Kỳ và việc sản xuất theo hợp đồng là hoàn toàn tự nguyện giữa nông dân và doanh nghiệp. Sở dĩ như vậy là vì các trang trại sản xuất hàng hóa lớn cần phải có người tiêu thụ ổn định và doanh nghiệp chế biến cần có nguồn nguyên liệu ổn định. Do đó vì lợi ích hai bên mà sản xuất theo hợp đồng phát triển. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc và Thái Lan, vai trò nhà nước rất quan trọng trong việc sản xuất theo hợp đồng. Ở Thái Lan nhà nước hỗ trợ cho nông dân về tín dụng và khuyến nông và hỗ trợ thúc đẩy cho doanh nghiệp ký hợp đồng với nông dân. Nguyên nhân là do sản
  25. 19 xuất nông nghiệp còn kém phát triển, nông dân sản xuất hàng hóa chưa nhiều nên họ dễ dàng bán trên thị trường, còn doanh nghiệp nếu ký kết từng hộ nông dân sản xuất nhỏ thì sẽ làm chi phí giao dịch gia tăng nên không hấp dẫn họ thực hiện sản xuất theo hợp đồng. Trường hợp ở Trung Quốc, chính mô hình "Dragon-head firms" do chính phủ khởi xướng đã thúc đẩy mô hình sản xuất theo hợp đồng. Ở Việt Nam, nền sản xuất nông nghiệp phân tán lạc hậu hơn cả Thái Lan và Trung Quốc thì đây là bài học mà chúng ta cần vận dụng để thực hiện sản xuất theo hợp đồng. Bài học thứ ba, sự thành công của các mô hình sản xuất theo hợp đồng tùy thuộc vào những điều kiện vật chất nhất định và đặc điểm của chủng loại hàng hóa. Không có mô hình sản xuất theo hợp đồng nào phù hợp cho tất cả. Kinh nghiệm sản xuất theo hợp đồng của Tập đoàn CP là một bài học có giá trị. CP rất thành công trong mô hình chăn nuôi gia công, nhưng thất bại khi áp dụng cho lúa và tôm. Nguyên nhân ở đây là do CP có đủ tiềm lực trong việc cung cấp con giống, thức ăn, chế biến và xuất khẩu gia cầm nhưng không đủ tiềm lực để cho lúa và tôm. Đối với các ngành chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi heo thường mức độ sản xuất theo hợp đồng thành công hơn. Ví dụ, ở Hoa Kỳ trừ những trang trại có cơ sở giết mổ, chế biến còn lại gần như 100% các trang trại chăn nuôi heo đều sản xuất theo hợp đồng. Điều này cũng dễ hiểu là vì đầu tư cho trang trại chăn nuôi heo đòi hỏi vốn lớn cho nên để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ được, các trang trại ở Hoa Kỳ phải tìm kiếm các doanh nghiệp chế biến để thỏa thuận hợp đồng trước. Các mô hình tập trung của hình thức sản xuất theo hợp đồng vừa nêu chỉ thành công khi quan hệ hợp đồng có liên quan đến "tính đặc thù về tài sản". Sản xuất theo hợp đồng – mô hình trung gian, kết hợp quan hệ hợp đồng chính thức và phi chính thức như ở Thái Lan và Trung Quốc là mô hình phù hợp trong điều kiện sản xuất nông nghiệp phân tán, lạc hậu. Những người trung gian như HTX, người mua gom, ngay cả doanh nghiệp thương mại ở địa phương chính là lực lượng quan trọng làm cầu nối trung gian giữa nông dân và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu. Mối quan hệ hợp đồng giữa người trung gian và nông dân
  26. 20 chỉ là hợp đồng miệng vì trình độ của nông dân thấp và sản xuất ở quy mô nhỏ. Người trung gian làm đại lý cho doanh nghiệp trong việc mua gom nông sản từ nông dân và hưởng hoa hồng cho công việc do doanh nghiệp ủy thác. Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay thì mô hình này là bài học kinh nghiệm để vận dụng.
  27. 21 Phần 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP 3.1. Khái quát về trang trại chăn nuôi lợn của ông Nguyễn Thái Long 3.1.1. Khái quát về địa bàn thực tập 3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý: Xã Phúc Thuận nằm ở phía tây thị xã Phổ Yên, cách trung tâm thị xã 13 km, có vị trí địa lý: - Phía đông giáp phường Bắc Sơn và xã Minh Đức - Phía tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Đại Từ - Phía nam giáp xã Thành Công - Phía bắc giáp thành phố Sông Công và xã Phúc Tân. Xã Phúc Thuận có diện tích 52,17 km², dân số năm 2019 là 13.269 người, mật độ dân số đạt 254 người/km². - Khí hậu: Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, nên khí hậu của Xã Phúc Thuận mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên địa bàn Xã Phúc Thuận vào mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình khoảng 23-280C và lượng mưa trong mùa này chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Mùa đông có khí hậu lạnh (mưa ít) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. 3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng * Đặc điểm về kinh tế Thời gian gần đây kinh tế của Xã Phúc Thuận phát triển mạnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch sang tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Năm 2015, kinh tế của Xã Phúc Thuận phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 19%; cơ cấu kinh tế: thương mại - dịch vụ đạt 56%; công nghiệp - xây dựng đạt 19%, nông lâm nghiệp chiếm 25%; tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 975,2 triệu đồng (bằng 208% kế hoạch); thu nhập bình quân đầu người đạt 27,87 triệu đồng/người/năm (đạt 108,2% so với kế hoạch, so với cùng kỳ đạt 125%); giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - thương mại dịch vụ đạt 84 tỷ
  28. 22 đồng; giải quyết việc làm mới cho 143 lao động, trong đó có 13 lao động xuất khẩu (đạt 143% kế hoạch). Đàn gia súc gia cầm phát triển ổn định, kịp thời chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, không để lây lan trên diện rộng. Năm 2015, tổng đàn trâu, bò là 265, đàn lợn 6.200 con, đàn gia cầm có 63.000 con, trong đó có 51 trang trại lợn và 1 trang trại gia cầm. * Đặ điểm về văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng - Về Y tế: Hệ thống y tế tuyến cơ sở đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân; Trạm Y tế đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư phục vụ tốt cho công tác khám chữa bệnh, trạm có 07 biên chế (trong đó có 01 bác sỹ đa khoa, 02 y sỹ, 02 nữ hộ sinh, 01 điều dưỡng viên và 1 chuyên trách dân số, KHH gia đình) với 05 giường bệnh, mỗi năm tổ chức khám chữa bệnh cho 6.230 lượt người. Năm 2019 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã là 1,59%; tỷ suất sinh thô là 15,88‰. - Về giáo dục: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, mạng lưới giáo dục không ngừng phát triển, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục trung học năm 2019, hiện tại địa phương đã đạt chuẩn huy động 95,73%; chuẩn hiệu quả trên 75% (so với tiêu chí quy định, địa phương đã đạt phổ cập giao dục bậc trung học). Hệ thống giáo dục từ Mầm non đến THCS đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ I với 1.325 học sinh (THCS: 688, Tiểu học: 314, Mầm non: 323), trong đó tỷ lệ học sinh đạt khá, giỏi năm sau cao hơn năm trước. - Chính sách xã hội: Chính sách đối với người có công và người hưởng chính sách xã hội được triển khai đúng quy định, kịp thời có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo năm sau giảm hơn năm trước, hiện nay còn 49 hộ; hộ cận nghèo 101 hộ. - An ninh quốc phòng: Hệ thống chính trị cơ sở được xây dựng và củng cố vững mạnh, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
  29. 23 3.1.1.3 Đặc điểm về dân số, lao động - Năm 2019 xã Phúc Thuận có 3.720 nhân khẩu, mật độ dân số bình quân là 1.127 người/km2; Năm 2019 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã 1,59%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi là 15,1%. - Tổng số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động là 2116 người, trong đó lao động nông nghiệp 1022 người (chiếm 48,39%), lao động phi nông nghiệp 1094 người (chiếm 48,39%). 3.1.1.4 Đặc điểm về cơ sở hạ tầng - Hệ thống giao thông 100% đường giao thông liên xóm, liên xã được kiên cố hóa - Hệ thống cấp thoát nước và xử lý rác thải Đang triển khai công trình xây dựng mương thoát nước 2 bên tỉnh lộ 261 địa phận xã Phúc Thuận với tổng dự toán 800 triệu đồng. - Hệ thống cấp điện và chiếu sáng đô thị 100% hộ dân được sử dụng điện chiếu sáng tại 3 trạm biến áp, tổng công suất 960KVA * Cơcấutổchứccủatrangtrại Công ty C.P: Ký hợp đồng với trang trại, có nhiệm vụ cung cấp hệ thống đầu vào như: con giống chất lượng cao, cám ăn, thuốc thú y, vaccine phòng dịch, cử kỹ sư về trang trại phụ trách mảng kỹ thuật phối hợp với trang trại tổ chức phòng dịch cho đàn lợn. Bên cạnh đó công ty cũng chịu trách nhiệm thu mua lợn của trang trại khi đến giai đoạn xuất chuồng. Chủ trang trại: Là người có nhiệm vụ quản lý toàn bộ các hoạt động, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, cung cấp, sửa chữa bảo dưỡng các trang thiết bị, hỗ trợ kỹ sư trong việc quản lý sổ sách, quá trình nhập cám, nhập thuốc. Kỹ sư: Có nhiệm vụ quản lý hoạt động về phòng, chống dịch bệnh cho lợn, lên lịch làm vaccine cho đàn lợn, tính toán lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày làm sao đảm bảo tiêu chuẩn quy định của Công ty TNHH Đầu tư phát
  30. 24 triển chăn nuôi lợn C.P. Kiểm kê, theo dõi số lượng lợn thực tế với số lợn đã bị tiêu hủy do ốm chết, quản lý thuốc thú y, vaccine, chế phẩm sinh học, hóa chất dùng trong chăn nuôi. Chịu trách nhiệm báo cáo tình hình sức khỏe, số lượng lợn các chuồng, sản lượng cám tiêu thụ hàng tuần về Công ty. Quản lý: Có trách nhiệm thay mặt, hỗ trợ chủ trang trại quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh khi chủ trang trại đi vắng, hỗ trợ kỹ sư trong việc ghi chép quá trình tiêu thụ cám của đàn lợn trong tuần, hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh, xử lý lợn ốm. Công nhân: Là những người trực tiếp tham gia vào quá trình vệ sinh chuồng trại, chăm sóc lợn, có trách nhiệm dọn dẹp chuồng trại hàng ngày dưới sự chỉ dẫn của quản lý và kỹ sư, báo cáo cho kỹ sư, quản lý về tình trạng sức khỏe lợn hàng ngày, hỗ trợ kỹ sư trong mọi công tác phòng chống dịch bệnh, xử lý lợn ốm của trang trại chăn nuôi. Cụ thể cơ cấu tổ chức được thể hiện như sơ đồ sơ đồ dưới đây. Công ty C.PViệt Nam KỹSư ChủTrại QuảnLý CôngNhân Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của trang trại ông Nguyễn Thái Long (Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát năm 2020)
  31. 25 Mộtsốlưu ý: + Tất cả các chuồng có lợn phải bật quạt lưu thông không khí ít nhất 20% số quạt có trong chuồng kể cả khi thời tiết lạnh. Khi đã bật đến 60% số quạt trong chuồng mà nhiệt độ vẫn vượt tiêu chuẩn, tiến hành chạy giàn mát cho nhiệt độ hạ thấp. Khi nhiệt độ trong chuồng lạnh ta tiến hành tắt tuần tự từng cái quạt, sau đó tắt giàn mát nhưng vẫn để 20% số quạt có trong chuồng. + Chăm sóc lợn úm luôn đảm bảo nhiệt độ tiêu chuẩn, độ thông thoáng, vệ sinh lồng úm định kỳ ba ngày một lần. Thường xuyên tiêm Fe và bón lợn chưa biết ăn, thời gian úm có thể từ 4 - 6 tuần tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, độ tuổi của lợn nhập và sức khỏe của lợn. + Thường xuyên theo dõi sức khỏe của lợn, tách ghép đồng đều và điều trị lợn bệnh kịp thời, chăm sóc đặc biệt đối với lợn bệnh, đối với lợn chưa biết ăn và lợn mới tập ăn.Lợn con sau khi được nhập chuồng sẽ cho ăn thức ăn tốt nhất, thường một con lợn ăn 2,4 đến 3 kg thức ăn hỗn hợp/1 ngày đêm. Thông thường một lứa lợn thịt từ lúc nhập về đến khi xuất chuồng mất khoảng bốn tháng. Khi xuất lợn đạt trọng lượng khoảng 100kg. - Nguồn thức ăn:Các loại cám tại trang trạiđượcCông ty C.P cấp dùng trong chăn nuôi được thể hiện ở bảng dưới đây. Bảng 3.1: Cácloạicámtrangtrạidùngtrongchănnuôi STT Loạicám Độtuổichoăn Tiêuchuẩn TB/con 1 550SF 4 tuầntuổi – 6 tuầntuổi Từ 6 - 35kg 2 551F 6 tuầntuổi – 10 tuầntuổi Từ 35 - 85kg 3 552F 10 tuầntuổi – 20 tuầntuổi Từ 85 – 100kg 20 4 553F 100kg trởlên tuầntuổichođếnlúcxuấtchuồng (Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2020) Trang trại phải tính toán làm sao cho lợn ăn đúng bữa, đúng tiêu chuẩntheođúnghướngdẫncủakỹsưchănnuôi.
  32. 26 - Tỷ lệ trộn cám:Giữa cám mới và cám cũ phải trộn đều trước khi cho ăn phòng rối loạn tiêu hóa khi chuyển giai đoạn cám, bắt buộc phải trộn trong vòng sáu ngày sang ngày thứ bảy cho ăn 100% cám mới. Bảng 3.2: Tỷlệtrộncám Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7 Cho ăn Trộn 25% cámmới Trộn 50% cámmới Trộn 75% cámmới 100% + 75% cámcũ + 50% cámcũ + 25% cámcũ cámmới (Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2020) 3.2.2.3. Tìm hiểu hệ thống xử lý môi trường của trang trại * Quy trình xử lý phân và nước tiểu của trang trại Khi rửa chuồng trại, nước thải và phân sẽ theo các rãnh thu chảy vào hệ thống ống nhựa PVC phi 220 đưa ra hệ thống bể Biogas xử lý có dung tích 3 1500m . Nước thải xử lý theo nguyên tác phân hủy yếu khí tạo ra khí CH4 (khí metan) để tạo nhiên liệu cấp cho đun nấu. Nước chàn từ bể xử lý sẽ dẫn ra bể trung hòa để trung hòa tính axit và đưa về ao sinh học 8000m3 để phân hủy triệt để trước khi ra môi trường. Cụ thể quy trình xử lý chất thải được mô tả tại hình 3.3 như sau: Hình 3.3: Sơ đồ nguyên lý xử lý chất thải của trang trại (Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát năm 2020)
  33. 27 3.2.2.4. Tìm hiểu quy trình chăn nuôi của trang trại * Quy trình chăn nuôi gia công Trang Thịtrườngchếbiếnvàt Công ty TNHH trạiNguyễnThái iêuthụ: đầutưvàpháttriển Long: - C.Pcungc ấp, hỗtrợ: - Thịtrườngchếbiếnvàt - Giống Chănnuôilợnthịtgiac iêuthụtrongnước - Thứcăn ông - - Thuốcthú y - Thịtrườngxuấtkhẩu - Kỹthuật Xâydựngtrangtrạivàđ ầutưtrangthiếtbị Hình 3.4: Quytrìnhchănnuôigiacôngcủatrangtrại 3.2.2.5. Tìm hiểu hệ thống đầu ra của trang trại Sơ đồ chuỗi giá trị của các sản phẩm chăn nuôi lợn theo hình thức chăn nuôi gia công của trang trại: Trang trạiNguyễnThái Long Công ty CP Việt Nam Công ty CP Việt Nam Nộiđịa (100%) Xuấtkhẩu (0%) Cơsởgiếtmổ Cơsởchếbiến Hộbánlẻ Thịtrường Siêuthị, cửahàng Hình 3.5: Chuỗi giá trị của các sản phẩm chăn nuôi lợn gia công tại trang trại Nguyễn Thái Long
  34. 28 Qua hình 3.5 cho thấy chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức chăn nuôi gia công khá phức tạp, nhìn vào hình có thể thấy có sự tham gia của các nhân tố như: + Công ty C.P Việt Nam: Là nhân tố chính, có vai trò cung cấp con giống, thức ăn thuốc thú y, kỹ sư cho trang trại. + Trang trại NguyễnThái Long: Là trang trại chăn nuôi gia công có vai trò sản xuất lợn thịt cung cấp cho thị trường. + Cơ sở giết mổ: Là nhân tố có vai trò thu mua lợn về giết mổ rồi bán cho các hộ bán lẻ. + Cơ sở chế biến: Là nhân tố góp phần gia tăng thêm giá trị cho chuỗi, các sản phẩm chủ yếu là xúc xích, dăm bông, đồ hộp, giò, chả + Hộ bán lẻ, siêu thị, cửa hàng: Là tác nhân có vai trò phân phối các sản phẩm trực tiếp cho thị trường tiêu thụ. + Thị trường tiêu thụ: Là tác nhân có vai trò tiêu thụ sản phẩm hàng hóa mà các tác nhân khác trong chuỗi sản xuất ra. 3.2.3. Đánhgiáhiệuquảhoạtđộngsản xuất kinh doanh của trang trại 3.2.3.1. Xácđịnhcácloại chi phícủatrangtrại * Chi phíxâydựngcơbảncủatrangtrại Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản của trang trại như sau:
  35. 29 Bảng 3.3: Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của trang trại Nguyễn Thái Long Giáthành Thànhtiền Cơcấu STT Khoảnmục ĐVT Quymô (1000đ) (1000đ) (%) 1 Chi phí san lấpmặtbằng m2 7.500 19,5 146.250 2,16 2 Xâydựngchuồngnuôi m2 4.710 1.020 4.804.200 70,85 Xâydựngnhàđiềuhành, 3 m2 120 1.700 204.000 3,01 nhà ở côngnhân Xâydựngkhocám, 4 m2 175 1.500 262.500 3,87 nhàsáttrùng 5 Xâydựngbểnước m3 500 55 27.500 0,41 6 Xâydựngbểlắngcát m2 800 450 360.000 5,31 7 Hệthống Biogas bọcbạt m3 2.500 100 250.000 3,69 8 Aosinhhọc m2 800 70 56.000 0,83 9 Đườnggiaothôngnộibộ m2 1.400 225 315.000 4,65 Cổng, tườngrào bao 10 m2 2.500 130 325.000 4,79 quanh 11 Giếngkhoan cái 3 10.000 30.000 0,44 Tổng 6.780.450 100,00 (Nguồn: Tổnghợptừsốliệuđiềutra, khảosátnăm 2020) Qua bảng 3.6 ta thấytổng chi phímàtrangtrạibỏ ra đểđầutưxâydựnglà6.780.450.000đồng. Theo tínhtoáncủachủtrangtrại, thờigiantínhkhấuhaochocác chi phíxâydựngcơbảnlà 21 năm, khấuhaođều (theođườngthẳng). Mứckhấuhaoxâydựngcơbảnhàngnămlà322.878.600đồng/năm.
  36. 30 * Chi phíđầutưtrangthiếtbịchochănnuôicủatrangtrại Bảng 3.4: Chi phí đầu tư trang thiết bị ban đầu của trang trại Thànhtiề Sốlượ Cơcấu STT Khoảnmục ĐVT Giáthành n ng (%) (1000đ) (1000đ) 1 Quạtthônggió cái 24 4.500 108.000 36,1 2 Númuốngtựđộng cái 336 28 9.408 3,1 3 Mángăn cái 56 600 33.600 11,2 4 Máyphunkhửtrùng cái 2 2.700 5.400 1,8 5 Hệthốnggiànmát tấm 16 600 9.600 3,2 6 Máybơmgiànmát cái 4 1.700 6.800 2,3 7 Xeđẩycám cái 4 400 1.600 0,5 8 Cầucânđiệntử cái 1 22.000 22.000 7,3 9 Máy vi tính bộ 2 9.000 18.000 6,0 10 Máyphátđiện trạm 1 85.000 85.000 28,4 Tổng 299.408 100 (Nguồn: Tổnghợptừsốliệuđiềutra, khảosátnăm 2020) Qua bảng 3.7 ta thấy tổng chi phí mà trang trại bỏ ra để đầu tư xây dựng là 299.408.000 đồng. Thờigiantínhkhấuhaochocácvậttưtrangthiếtbị, máymóclà 10 năm, khấuhaotheođườngthẳng. Mứckhấuhaothiếtbị, máymóchàngnămlà29.940.800đồng/năm. * Tìm hiểu nguồn vốn của trang trại Bảng 3.5: Tình hình nguồn vốn của trang trại Chỉtiêu Giátrị (1000đ) Cơcấu(%) Tổngsốvốncủatrangtrại 7.830.000 100 + Vốncủatrangtrại 5.830.000 74,76 + Vốnvay 2.000.000 25,54 (Nguồn: Tổnghợpsốliệuđiềutranăm 2020)
  37. 31 Qua bảng số liệu trên cho ta thấy vốn tự có của trang trại là 5,83 tỷđồngchiếm 74,76% tổng số vốn đầu tư.Vốn vayngânhànglà 2tỷ đồngchiếm 25,54% tổng số vốn đầu tư (lãi suất 0,8%/năm)thờihạnvaylà 60 tháng. Nguồn vốn của trang trại chủ yếu dùng để đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật và mua trang thiết bị phục vụ cho công tác tổ chức sản xuất của trang trại.Tiềnlãingânhàngtrangtrạiphảitrảhàngnămlà: 160.000.000 đồng/năm. *Chi phí biếnđổihàng năm của trang trại Khi tham gia chăn nuôi gia công cho Công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn C.P, trang trại không phải mất chi phí về con giống, vaccine và thuốc thú y, tất cả đều được Công ty cấp. Trang trại chỉ phải chi trả các chi phí như: chi phí thuê nhân công, quản lý, chi phí tiền điện,điệnthoại, . Bảng 3.6: Chi phí biến đổi hàng năm của trang trại STT Loại chi phí Giátrị (1000đ) Cơcấu (%) 1 Chi phínhâncông (7 ng x 12thg x4tr) 336.000 43,30 2 Chi phíquảnlý 60.000 7,73 3 Chi phítiềnđiện 360.000 46,39 4 Chi phíkhác 20.000 2,58 Tổng 776.000 100,00 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát năm 2020) Qua bảng 3.9 cho thấy chi phíbiếnđổimột năm của trang trại phải bỏ ra là 776.000.000 đồng. 3.2.3.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh trang trại Ông Nguyễn Thái Long Trang trại ôngNguyễnThái Long có 4 chuồng, mỗi chuồng nuôi đượchơn500 con, bình quân 2 lứa/năm, mỗi lứa nuôi2.500 con lợn thịt. Hàng năm trang trại nuôi được trung bình 5.000 con lợn thịt, trọng lượng trung bình 100kg/con. Mỗi một năm trang trại cung cấp cho Công ty C.P làkhoảng500.000kg lợn thịt hơi.Do nuôi gia công nên doanh thu của trang trại
  38. 32 là số tiền/1kg lợn hơi. Tiền nuôi gia công 3.800 đồng/1kg lợn hơi, trong đó bao gồm tiền nuôi gia công, thưởng % hao hụt, quản lý, hỗ trợ xử lý môi trường. Như vậy doanh thu hàng năm của trang trại là: 2.500 con/lứa x 2 lứa/năm x 100kg/con x 3.800đồng/kg = 1.900.000.000 đồng Tổng chi phíkhấuhao TSCĐ hàngnăm = Chi phíkhấuhaoxâydựngcơbản + Chi phíkhấuhaothiếtbị, máymóc = 322.878.600 đồng + 29.940.800 đồng = 352.819.400đồng/năm Bảng 3.7: Hiệuquảkinhtếcủatrangtrại STT Chỉtiêu Giátrị (1000đ) Cơcấu (%) I Giátrịsảnxuất (GO) 1.900.000 100,0 II Chi phítrunggian (IC) 776.000 40,8 Tiềnlươngcôngnhân 336.000 - Tiềnlươngquảnlý 60.000 - Điện 360.000 - Chi phíkhác 20.000 - III Giátrịgiatăng (VA) 1.124.000 59,2 IV Trảlãivayngânhàng 160.000 8,4 V Khấuhaotàisản 352.819,4 18,6 VI Lãiròng (Pr) 611.180,6 32,2 VII Chỉtiêu HQKT GO/IC 2,45 - VA/IC 1,45 - Pr/IC 0,79 - (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát năm 2020) Trang trạicótổng giá trị sản xuất (GO)trongmộtnămlà1,9 tỷ đồng. Chi phí trung gian (IC)776 triệu đồng/năm. Giá trị gia tăng (VA)trangtrạitạo ra 1 nămlà 1.124 triệu đồng/năm. Sau khi trừ đi tất cả các chi phí lãivayngânhàng 160
  39. 33 triệuđồng, chi phíkhấuhao TSCĐ là 352.819.400 đồng/nămthì mỗi năm trang trại đạt lợi nhuận rònglà 611.180,6 nghìn đồng. Đây là con số khá lớn nếu đem so sánh với kinh tế hộ gia đình thì tổ chức sản xuất kinh tế trang trại vượt xa. Đây thực sự là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy nền nông nghiệp tự túc sang sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, đóng vai trò to lớn trong cuộc CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn hiện nay. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế: + GO/IC = 2,45lần: Có ý nghĩalà cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì trang trại thu được 2,45đồng giá trị sản xuất. + VA/IC = 1,45lần:Có ý nghĩalà cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì trang trại thu được giá trị gia tăng là 1,45đồng. + Pr/IC = 0,79lần:Có ý nghĩalà cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì trang trại thu được lợinhuậnròng là 0,79đồng. - Hiệu quả về mặt xã hội Trang trại đã giải quyết việc làm cho 08 lao động, phần lớn ở nông thôn. Thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóaquymôtrangtrạigópphầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôntheohướngsảnxuấtlớn. 3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế Quátrìnhđithựctậplàquãngthờigianđitrảinghiệm, họchỏitừ thực tế và hiểu được rõ hơn công việc mà mình sẽ làm sau khi ra trường. Những bài học nằm ngoài giáo trình, giúp tôi trưởng thành hơn trong việc nhìn nhận, xem xét và giải quyết vấn đề. Được làm việc trong môi trường thực tế, được trao cơ hội để áp dụng những kiến thức đã học vào công việc. Trong quá trình thực tập tại trang trại chănnuôilợntôi đã học được những kinh nghiệm sau: * Giải pháp quản lý tài chính và hoạch toán kết quả
  40. 34 - Cần có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về vốn ưu đãi cho các hộ chăn nuôi. - Khai thác và phát huy có hiệu quả nguồn vốn tự có của các chủ trang trại để đầu tư vào sản xuất, kết hợp sản xuất, kinh doanh theo phương thức lấy ngắn nuôi dài, quản lý chặt chẽ, sử dụng vốn đúng mục đích, tránh thất thoát lãng phí. - Công ty CP cần có chính sách gia tăng giá gia công đồng thời có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư theo quy mô của các trang trại tạo điều kiện cho các hộ yên tâm sản xuất. - Các ngân hàng cần đơn giản hóa các thủ tục cho vay, tập trung hướng dẫn, giúp đỡ chủ trang trại lập dự án vay vốn theo hướng thiết thực. 3.4.2.Giải pháp cụ thể cho mô hình trang trại nơi thực tập * Đối với Công ty CP Việt Nam - Cần làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm chế biến của công ty. -Cầncóchínhsáchtácđộngđểcôngty cóthểnângmứcgiágiacôngchotrangtrại. - Nhà nước và địa phương cần có sự liên kết với công ty trong việc hỗ trợ vốn đầu tư ban đầu cho các hộ chăn nuôi. * Đối với trang trại NguyễnThái Long -Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia công có thể tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi cho việc đầu tư xây dựng trang trại và các trang thiết bị ban đầu trong sản xuất chăn nuôi. - Cần chủ động giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, khi có vấn đề cần xử lý ngay, xây dựng các khu xử lý chất thải phù hợp với quy mô chăn nuôi của trang trại. - Cần nâng mức giá gia công lên để tạo thêm lợi nhuận cho các hộ chăn nuôi gia công. Tạo niềm tin cho các hộ yên tâm sản xuất lâu dài.
  41. 35 - Khuyến khích trang trại liên kết với các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình sản xuất để tăng nguồn vốn đầu tư, kỹ năng và kinh nghiệm quản lý nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  42. 36 Phần 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Thông qua việc tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại Ông Nguyễn Thái Long - Xã Phúc Thuận - Thị xã Phổ Yên - Thái Nguyên tôi đưa ra một số kết luận như sau: - Trang trại hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình chăn nuôi gia công khép kín và kí hợp đồng liên kết với công ty CP, thức ăn, đầu vào đầu ra đều do công ty cung cấp nên rủi ro thấp. - Trang trại có doanh thu hàng năm là1,9 tỷ đồng, tạo ra giá trị gia tăng là 1.124 triệu đồng/năm. Sau khi trừ đi tất cả các chi phí, lợi nhuận ròngđạt611.180,6 nghìn đồng. - Nhà nước tạo điều kiện để thông tin kinh tế, thương mại thị trường đến được các nhà sản xuất, giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi và người tiêu dùng. - Chính quyền địa phương các cấp cần tổ chức tốt việc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho gia đình, để giúp trang trại được hưởng các chính sách ưu đãi mà nhà nước quy định. - Chính quyền địa phương cần phối hợp với chủ trang trại trong việc xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường bên ngoài. * Đối với Công ty - Cần có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư ban đầu xây dựng trang trại và các trang thiết bị ban đầu cho trang trại. - Cần có đội ngũ kỹ sư, bác sĩ thú y tốt để hỗ trợ trang trại về mảng kỹ thuật. - Cần đơn giảm hóa các thủ tục đăng ký hợp đồng chăn nuôi. - Cần tăng giá chăn nuôi trong những thời điểm mà giá thị trường tăng. - Cần mở lớp tập huấn cho trang trại để giảm hao hụt cho trang trại. - Hỗ trợ trang trại trong vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi. - Cần phải có các biện pháp ngăn chặn kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra.
  43. 37 - Tăng cường lực lượng kiểm tra gián sát các hoạt động sản xuất và kịp thời xử lý vấn đề làm ảnh đến môi trường. * Đối với chủ trang trại chăn nuôi - Trang trại cần mạnh dạn hơn trong khai thác, huy động vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và bên cạnh đó trang trại cần tuân thủ các quy định về bảo vệ tài nguyên môi trường của pháp luật. - Không ngừng học tập nâng cao kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, về tiếp cận thị trường, tiếp cận với khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, cách xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. - Cần tuân thủ đúng với những gì đã ký hợp đồng với công ty. - Trang trại nên xây dựng các mô hình liên kết để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường - Trang trại cần thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về lao động, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. - Thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, hạn chế ô nhiễm tới môi trường xung quanh.
  44. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Bộ NN và PTNT (2011), Thông tư số 27/2011/TT – BNNPTNT ngày 13/04/2011 của quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, Hà Nội. 2. Bộ NN và PTNT (2015), Tờ trình về chính sách khuyến khích phát triển trang trại năm 2015, Hà Nội. 3. Bùi Minh Hà, Nguyễn Thị Lai (2005), Trang trại và những đặc trưng cơ bản của trang trại, Viện khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam. 4. Thủ tướng Chính phủ (2000), Nghị quyết số 03/2000/NQ – CP về kinh tế trang trại. 5. Thủ tướng Chính Phủ (2002), Nghị định số 85/2002/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Hà Nội. 6. Thủ tướng Chính phủ (2013), Nghị định số 218/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Hà Nội. 7. Thủ tướng Chính phủ (2015), Nghị định số 55/2015/ NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, Hà Nội. 8. UBND Xã Phúc Thuận(2019), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch nhà nước năm 2019 và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2020, Phúc Thuận. II. Các tài liệu tham khảo từ Internet 9. nuoi-lon. 10. chuong-nuoi-trong-chan-nuoi-heo.html.
  45. PHỤ LỤC 1 (Một số hình ảnh về trang trại) PHỤ LỤC 2 PHIẾU PHỎNG VẤN TRANG TRẠI CHĂN NUÔI NGUYỄN THÁI LONG Ngày phỏng vấn: Địa bàn điều tra: PHẦN I. THÔNG TIN CƠ BẢN 1.Tên chủhộ: 2. Địachỉ: 3. Sốđiệnthoại: 4. Dântộc: 5. Tuổi: 6. Giớitính: 7. Trìnhđộvănhóacủachủhộ: 8. Trìnhđộchuyênmôncủachủhộ: 9. Tổngsốnhânkhẩutronghộ: ( người). Bảng 1: Thông tin chungvềcácthànhviêntronggiađình T Họ& Giớit Tu Trìnhđộv Trìnhđộchu Nghềng Tìnhtrạngv T tên ính ổi ănhóa yênmôn hiệp iệclàm 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5.
  46. 10. Sốnhânkhẩulà lao độngchính: ( người). 11. Phânloạihộ (theongànhnghềcủahộ). Thuầnnông Hộkiêmnôngnghiệp, dịchvụ. Hộlàmdịchvụ, kinhdoanh Hộkhác 12. Phânloạihộ (theokinhtế). Giàu Khágiả Trungbình Nghèo PHẦN II: TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN CỦA TRANG TRẠI 1. Công ty liênkết - Trang trạihiệnđangchănnuôigiacôngchoCông ty nào? Công ty CP  Công ty DABACO  Công ty RTD  3. Chi phíxâydựngchuồngtrạicủa Trang trại Khoảnmục XD ĐVT Sốlượng Chi Tổng chi phí/khoảnmục phí
  47. 2. Quymôtrangtrại Tiềnđầutư Diệntíc Sốnămđãsửdụ Sửachữahàngnă Ghich Têntàisản (triệuđồn h (m2) ng (năm) m (Tr. đ) ú g) Chuồngtr ại Kho chứa Máymóc TS khác - Trang trạicóđượchỗtrợ chi phíxâydựng không? Nếucóthìđượchỗtrợ bao nhiêu? 4. Chi phítrangthiếtbịcủatrangtrại STT Khoảnmục ĐVT Sốlượng Thànhtiền (1000đ) - Trang trạicóđượchỗtrợ chi phítrangthiếtbịkhông? Nếucóthìđượchỗtrợ bao nhiêu? 5.Tình hìnhchănnuôilợncủatrangtrại 5.1 Kinh nghiệm chăn nuôi - Trang trại đã nuôi lợn từ năm nào ? tháng năm ? - Trang trại đã từng chăn nuôi lợn thịt, lợn nái hay cả hai?:
  48. - Trang trại dã tham gia lớp tập huấn chăn nuôi lợn nào chưa? Có  Khôg  Mấy lần .(lần), do ai tổ chức? 5.2. Nguồn giống - Trang trại thường nhận nuôi gia công giống lợn gì? Lợn nội  Lợn ngoại  Lợn lai  - Trọng lượng BQ 1 con giống là bao nhiêu (Kg) - Giống lợn được Công ty CP cung cấp hay trang trại phải mua giống từ công ty? Công ty cung cấp  Trang trại mua  - Ngoài giống lợn do CPcấp, gia đình có mua giống lợn ở ngoài không? Có  Không  5.3 Tìm hiểu về cơ cấu vật nuôi tại trang trại: Số Hao Loạivậtnu Giốn con Tổngsốlợnxuấtnă Sốlứanuôi/nă hụt/lứ ôi g hiệnc m 2016(kg) m a ó Lợnnái Lợnthịt 5.4 Phòngvàchữabệnhcholợn - Gia đìnhcóthườngdùngVắcxinphòngbệnhcholợnkhông? Thườngxuyên Thỉnhthoảng Không - Gia đìnhcóthườngxuyênphunsáttrùngkhông? Thườngxuyên Thỉnhthoảng Không - Gia đìnhthườngphunsáttrùngvàothờiđiểmnào?
  49. - Gia đìnhcóthườngxuyêntổchứcmởlớptậphuấnkỹthuậtchănnuôilợnchocôngnhânkhô ng? Thườngxuyên Thỉnhthoảngkhông - Gia đìnhthườngphòngbệnhcholợntronggiaiđoạnnào? Giaiđoạnlợn con  Giaiđoạnlợntừ 20 – 30 Kg  Giaiđoạn 30kg – đếnxuấtchuồng - LoạiVắcxinnàogiađìnhthườngsửdụngchođànlợncủagiađình? Dịchtả Đóngdấu Tụhuyếttrùng PhóThươnghàn Tai xanh Bệnhkhác - Vắcxingiađìnhđượchỗtrợ hay làtựmua: Công ty cấpTựmua - Nếutựmuathì chi phívắcxinlà bao nhiêu/ lứa: + Lợnthịt: đồng/ lứa + Lợnnái: đồng/ lứa - Khi Lợnbịbệnhthìgiađìnhlàmthếnào? Tựchữa Kỹthuật Kếthợpcảhai Khônglàmgì - Gia đìnhchobiếtcócáccáchnàođểtạođộthôngthoángtrongchuồng? 5.5 Nguồn thức ăn - Trungbìnhmột con lợnsẽănvớisốlượngcámlà bao nhiêu kg/ ngày? - Thức ăn sử dụng cho chăn nuôi lợn của gia đình là những loại thức ăn gì? + Thức ăn đậm đặc do công ty CP cấp  + Thức ăn hỗn hợp do công ty CP cấp  + Thức ăn do gia đình tự chế biến (Ngô, cám gạo, khoai, sắn, )  + Thức ăn mua bên ngoài  - Thức ăn gia đình sử dụng trong chăn nuôi lợn là:
  50. + Mua trả tiền luôn hay mua chịu?: - Nếu mua chịu thì thời gian hoàn trả là khi nào? - Giácámđậmđặclàbaonhiêutiền/ kg tạithờiđiểm mua? - Giácámhỗnhợplàbaonhiêutiền/ kg tạithờiđiểm mua? Nếutựchếbiến: - Gia đìnhsửdụngnhữngnguyênliệugì? - Nguyênliệu do giađìnhtựcung hay phảiđi mua? - Nếuđi mua thì chi phí mua nguyênliệu cho 1 lứalàbaonhiêu? (1000đ/lứa) Nếukếthợp: - Gia đìnhdùngtỉlệđậmđặc/ cámhỗnhợplàbaonhiêu? - Gia đìnhcó cho lợnănbổsungthứcăngì? Rau khoai T.Ă thừa Bãrượu Thứcănkhác 5.6 Tiêuthụsảnphẩm - Thườngbánlúclợnđượckhoảngbaonhiêu kg? - Thờigiannuôimộtlứa cho CP làbaolâu? - Giágiacôngcôngty CP trả cho trangtrạilà: (đồng/kg) lợnhơi - Năm 2016 giađìnhxuấtmấylứa? + Lợnthịt Giábán (1000 Lứa Số con Sảnlượng Doanhthu đ/kg) 1 2 3 4 - Giábánthịtlợnmóchàmtạithờiđiểmxuấtlợnlàbaonhiêu? (1000đ/kg). - Khibánlợnthìhìnhthứcthanhtoánnhưthếnào? + Trảtrướcmộtphần, saukhigiaolợnthanhtoánluôntoànbộtiền  + Trảtoànbộsaukhigiaolợn 
  51. + Trảtừngphầnlàmnhiềuđợt  + Nợlâu, khóđòi  + Nợkhôngđòiđược  - Đểbánđượclợngiađìnhcómất chi phímốiláikhông? Có Không 5.7 Nguồnvốn - Gia đìnhcóvayvốnđểchănnuôikhông? Cókhông  Nếucó: Sốtiề Lãisuất n Thờihạ Mụcđíchsửdụn Ghich Nguồnvay (%/tháng (1000 n (năm) g ú ) đ) Ngânhàng Cáctổchứcđoànth ể Họhàng, ngườiquen 5.8. Nhữngkhoản chi phí hang nămcủatrangtrại Khoản chi phí ĐVT Sốlượng Đơngiá Thànhtiền Nhâncông 1000đ/người/tháng Quảnlý 1000đ/tháng Điện 1000đ/tháng Lãivayngânhàng 1000đ/năm Khấuhao TSCĐ 1000đ/năm Chi khác 5.9.Các loại cám trang trại dùng trong chăn nuôi STT Loạicám Độtuổichoăn Tiêuchuẩn TB/con 1
  52. 2 3 4 - Gia đìnhgặpphảinhữngkhókhăngìkhithamgiachănnuôilợngiacôngchocông ty CP? - Gia đìnhcómongmuốngìkhithamgiachănnuôilợngiacông - Gia đìnhcókiếnnghịgìđểpháttriểnmôhìnhchănnuôilợntheohìnhthứcnuôigiacông Xin chânthànhcảmơn! Chữkýcủachủhộ Chữkýcủađiềutraviên
  53. PHIẾU PHỎNG VẤN CÁN BỘ CÔNG TY CỔ PHẦN CP VIỆT NAM Ngàyphỏngvấn: I. Thông tin chung 1.Tên ngườiđượcphỏngvấn: 2. Địachỉ: Thôn (tổ) 3. Sốđiệnthoại: 4. Dântộc: 5. Tuổi: 6. Giớitính: 7. Trìnhđộvănhóa: . 8. Trìnhđộchuyênmôn: 9. Anh (chị) côngtác ở công ty được bao lâurồi: 10. Anh (chị) phụtrách ở bộphậnnàocủacông ty: II. Thông tin vềtìnhhìnhsảnxuất, kinhdoanhcủacông ty CP 1. Anh (chị) cóthểchobiếtcông ty hiện nay đanghợpđồngsảnxuấtkinhdoanhvới bao nhiêuhộ (trangtrại) + Hộchănnuôilợnthịt: (hộ) + Hộchănnuôilợnnái: (hộ) 2. Hoạtđộngsảnxuấtkinhdoanhchínhcủacông ty làgì: 3. Công ty thườngliênkết, hợptácvớicáctrangtrại (hộnuôi) quymônhưthế nào: 4. Công ty cóhỗtrợnàochocáctrangtrại (hộnuôi) khithamgianuôigiacôngkhông? - Hỗtrợtrangthiếtbịđầuvào  - Hỗtrợvốn ban đầu  - Hỗtrợthứcănđầuvào  - Hỗtrợkỹthuật  - Hỗtrợtưvấn  - Hỗtrợ khác: 5. Công ty hợptácvớicáctrangtrại (hộnuôi) cóhợpđồngkhông?
  54. Có Không 6. Trongtrườnghợpcódịchbệnhcông ty cóhỗtrợgìkhông? Có Không Nếucóthìđólàhỗtrợgì: 7. Nếutỷlệlợnchếtquánhiềuthìcông ty cóbiệnpháp j đểkhắcphục? . 8. Công ty thumualợngiacôngcủacáctrangtrại (hộnuôi) rồitiêuthụ ở đâu? 9.Sản phẩmgiacôngcủacông ty cóphụcvụchếbiếnxuấtkhẩu không? 10. Công ty cóliênkếtvới: + Hộthugom  + Hộchếbiến  + Hộgiếtmổ  + Cácsiêuthị  + Cáccông ty chếbiến  11. Giá bán TB/ 1kg lợn hơi là bao nhiêu: 12. Chi phí của công ty đối với các hộ nuôi gia công lợn thịt cho công ty (tính BQ/ 100 kg lợn hơi) TT Khoản CP Thành tiền Tỷ lệ 1 Thức ăn 2 Thuốc thú Y 3 Nhân viên tư vấn 4 Vận chuyển 5 Giống 6 Chi phí khác 7 Thuế
  55. 13. Mộtsốloạivaccine, thuốcthú y màcông ty dùngđểphòngbệnh? STT Loại ĐVT Tácdụng I Vaccine 1 2 3 II 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14.Các loại cámCông Ty dùng trong chăn nuôi. STT Loạicám Độtuổichoăn Tiêuchuẩn TB/con 1 2 3 4
  56. 15. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của lợn Tuầntuổi Nhiệtđộthíchhợp 16.Lịch làm vaccine đối với đàn lợn Tuầntuổi 5 7 9 11 Liều (ml/con) Phòngdịch 17.Tỷ lệ trộn cám Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7 Cho ăn Trộn % cámmới + Trộn % cámmới + Trộn % cámmới 100% % cámcũ % cámcũ + % cámcũ cámmới 18. Lợi nhuận TB mà công ty thu được từ việc đầu tư kinh doanh cho các hộ nuôi gia công lợn thịt là bao nhiêu? (TB/ 100 kg lợn hơi) Xin chân thành cảm ơn! Chữ ký của người được PV Chữ ký của điều tra viên