Tiểu luận Thực trạng giải quyết tình trạng thất nghiệp ở Trung Quốc và bài học cho Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Thực trạng giải quyết tình trạng thất nghiệp ở Trung Quốc và bài học cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tieu_luan_thuc_trang_giai_quyet_tinh_trang_that_nghiep_o_tru.doc
Nội dung text: Tiểu luận Thực trạng giải quyết tình trạng thất nghiệp ở Trung Quốc và bài học cho Việt Nam
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Giảng viên : Ths. Nguyễn Thị Lan Hương Sinh viên : Cao Mỹ Hạnh MSV : 18050045 Học phần: Kinh tế chính trị về cải cách kinh tế ở Trung Quốc Hà Nội – Năm 2020
- MỞ ĐẦU Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế xã hội mà hầu hết các nước trên thế giới phải đương đầu. Trong nền kinh tế thị trường, thất nghiệp được biểu lộ một cách rõ nét nhất, nó là hệ quả tất yếu của phát triển công nghiệp. Giảm tỉ lệ thất nghiệp là nhiệm vụ vĩ mô được đặt lên hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới. Thất nghiệp là tình trạng một bộ phận lao động xã hội không tiếp cận được việc làm phù hợp với khả năng của bản thân họ, mặc dù họ đã cố gắng tìm kiếm và chấp nhận mức thu nhập mang tính thịnh hành. Đối với người thất nghiệp là mất thu nhập, đời sống không đảm bảo và có thể dẫn đến tha hóa, đối với xã hội là tình trạng không tạo ra toàn dụng lao động và từ đó không tạo ra tăng trưởng kinh tế theo mong muốn. Do đó, chính phủ các nước đặc biệt quan tâm đến vấn đề thất nghiệp. Chính phủ các nước có trách nhiệm phải quản lý tốt tình trạng thất nghiệp, không để thất nghiệp xảy ra quá lớn và ảnh hưởng xấu tới nguồn lực lao động và tới đời sống của người lao động. Tuy nhiên, việc quản lý thất nghiệp không đơn giản, vì phụ thuộc vào lợi ích và cách hành xử của các chủ sử dụng lao động đối với việc làm, thu nhập của người lao động trong các hoạt động kinh doanh của họ. Để quản lý được tình trạng thất nghiệp, chính phủ phải tác động vào cả chủ doanh nghiệp và người lao động theo hướng đảm bảo lợi ích của cả hai phía được lâu dài để giảm thiểu tình trạng sa thải, mất việc làm của người lao động. Trung quốc là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới, nhưng lại là quốc gia đông dân nhất thế giới. Mặc dù kinh tế Trung Quốc có những phát triển vượt bậc nhưng người dân Trung Quốc cũng không tránh khỏi tình trạng thất nghiệp. Chính phủ Trung Quốc đã và đang có những chính sách, biện pháp để nỗ lực giảm tỉ lệ thất nghiệp và bảo vệ cho những người thất nghiệp có hiệu quả trong thời gian vừa qua. 1
- Việt Nam là một quốc gia láng giềng với Trung Quốc có những nét tương đồng trong văn hóa, lịch sử, kinh tế Trong những năm qua, nền kinh tế thị trường ở nước ta ngày càng phát triển, sự phát triển của các thành phần kinh tế trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, sự phát triển ấy kéo theo sự mất việc làm và thất nghiệp của người lao động, sự biến động phức tạp của thị trường và sản xuất kinh doanh đưa đến người lao động thất nghiệp. Bài viết “ Thực trạng giải quyết tình trạng thất nghiệp ở Trung Quốc và bài học cho Việt Nam” tìm hiểu thực trạng thất nghiệp ở Trung Quốc và phân tích các giải pháp của Chính phủ Trung Quốc để giải quyết vấn đề thất nghiệp. Từ đó, vận dụng vào thực tiễn của Việt Nam để đề xuất giải pháp giúp cho Chính phủ Việt Nam có những chính sách nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp và bảo vệ được người lao động bị thất nghiệp; đặc biệt là sau đại dịch Covid-19. 2
- NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Thất nghiệp trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm hoặc không được tổ chức, công ty và cộng đồng nhận vào làm. Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội. Các nhà kinh tế theo trường phái tự do cho rằng, thất nghiệp là vấn đề bình thường và nó sẽ thúc đẩy bộ phận lao động đang làm việc phải làm việc tốt hơn, có hiệu quả cao hơn và từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn. Ở góc độ khác, các nhà kinh tế lại cho rằng, thất nghiệp là tình trạng không tốt. Đối với người thất nghiệp là mất thu nhập, đời sống không đảm bảo và có thể dẫn đến tha hóa, đối với xã hội là tình trạng không tạo ra toàn dụng lao động và từ đó không tạo ra tăng trưởng kinh tế theo mong muốn. Như vậy, thất nghiệp là vấn đề mang tính 2 mặt, trong đó mặt tiêu cực là nổi trội và ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và phát triển con người. Trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp lý luận rằng để giảm tỷ lệ thất nghiệp chính phủ đã sử dụng chính sách quản lý tổng cầu, song do tỷ lệ thất nghiệp có quan hệ ngược chiều bền vững với tỷ lệ lạm phát, nên tăng trưởng kinh tế cao đương nhiên gây ra lạm phát. Lạm phát là cái giá phải trả để giảm tỷ lệ thất nghiệp. Chủ nghĩa tiền tệ đã bác bỏ lý luận nói trên của trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp. Họ cho rằng đường cong Phillips như trên chỉ là đường cong Phillips ngắn hạn. Friedman đã đưa ra khái niệm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, theo đó khi thị trường lao động ở trạng thái cân bằng vẫn có thất nghiệp. Hễ chính phủ áp dụng các biện pháp nhằm đưa tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức này, thì giá cả sẽ tăng lên (lạm phát). Sau khi lạm phát tăng tốc, cá nhân với hành vi kinh tế điển hình (hành vi duy lý) sẽ dự tính 3
- lạm phát tiếp tục tăng tốc. Trong khi tiền công danh nghĩa không đổi, lạm phát tăng nghĩa là tiền công thực tế trả cho họ giảm đi. Họ sẽ giảm cung cấp lao động, thậm chí tự nguyện thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp lại tăng lên đến mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, trong khi tỷ lệ lạm phát vẫn giữ ở mức cao. Nếu nhà nước vẫn cố gắng giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức tự nhiên, cơ chế như trên lại xảy ra. Hậu quả là, trong dài hạn, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức tự nhiên mà tỷ lệ lạm phát lại bị nâng lên liên tục. Chính sách của nhà nước như vậy là chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, còn về dài hạn là thất bại. Các đạo luật về tiền lương tối thiểu quy định mức lương thấp nhất mà người thuê lao động phải trả cho người lao động; thị trường lao động phụ thuộc vào cung- cầu. Người lao động cung ứng lao động, trong khi đó doanh nghiệp sẽ thuê lao động (cầu lao động). Nếu không có chính phủ can thiệp thì tiền lương sẽ điều chỉnh đến mức lương mà lượng cung và lượng cầu bằng nhau. Ngược lại, giả sử rằng do tiền lương tối thiểu quy định khiến tiền lương buộc phải duy trì ở mức cao hơn tiền lương cân bằng thì lượng cung lao động tăng lên và lượng cầu lao động giải xuống. Mức dư cung về lao động chính là số người thất nghiệp tăng thêm. Do yêu cầu của công đoàn, tiền lương có thể tăng lên trên mức cân bằng. Điều này khiến cho lượng cung lao động tăng và lượng cầu lao động giảm và gây ra thất nghiệp. Theo lý thuyết tiền lương hiệu quả, doanh nghiệp sẽ hoạt động có hiệu quả hơn nếu trả tiền lương cao hơn mức cân bằng thị trường vì doanh nghiệp có thể có lợi nếu giữ tiền lương ở mức cao ngay cả khi có tình trạng dư cung về lao động. Trên một số phương diện, thất nghiệp nảy sinh từ tiền lương hiệu quả do việc tiền lương cao hơn mức cho phép của cân bằng thị trường lao động. 2. Thực trạng thất nghiệp của Trung Quốc. 4
- Tình trạng khó khăn về kinh tế đang dần trở thành một cuộc khủng hoảng chính trị đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt là sức ép phải thúc đẩy tăng trưởng hỗ trợ cho quốc gia với hơn 1,4 tỷ dân. Tỷ lệ thất nghiệp thực tế của Trung Quốc cao hơn nhiều so với tỷ lệ chính thức và khi được đo lường một cách chính xác, gần hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp ở các quốc gia khác có cùng trình độ phát triển. Nghiên cứu ước tính rằng tỷ lệ thất nghiệp thực tế trong năm 2002-2009 trung bình là gần 11%, trong khi tỷ lệ chính thức trung bình thấp hơn một nửa. Hơn nữa, bất chấp một số báo cáo ngược lại, đến năm 2009, thị trường lao động của Trung Quốc vẫn chưa phục hồi sau tình trạng sa thải quá lớn xảy ra vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000 khi đất nước chuyển đổi từ nền kinh tế do chính phủ kiểm soát sang một nền kinh tế tư nhân và lực lượng thị trường. nhiều hơn ở chơi. Các nhà nghiên cứu Shuaizhang Feng, Yingyao Hu và Robert Moffitt viết: “Chuỗi tỷ lệ thất nghiệp chính thức đối với Trung Quốc là không thể tin được và là một ngoại lệ trong việc phân bổ tỷ lệ thất nghiệp giữa các quốc gia được xếp hạng theo giai đoạn phát triển của họ”. "Chúng tôi thấy rằng vào khoảng năm 2002, tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc thực sự cao 5
- hơn so với các nước có thu nhập cao, hoàn toàn trái ngược với những gì được ngụ ý trong loạt bài chính thức." Các tác giả mô tả ba giai đoạn rõ rệt trên thị trường lao động Trung Quốc. Giai đoạn đầu - từ năm 1988 đến 1995 - được đặc trưng bởi một nền kinh tế do các doanh nghiệp nhà nước (SOEs) thống trị. Tỷ lệ thất nghiệp thấp: ước tính của họ cho thấy mức trung bình là 3,9% trong khi mức trung bình chính thức là 2,5%. Sau đó, trong giai đoạn 1995-2002, tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh chóng, một điểm phần trăm mỗi năm, do các DNNN loại bỏ một lượng lớn lao động và người di cư từ nông thôn tràn ra các thành phố để tìm kiếm việc làm. Các DNNN đã đi từ việc sử dụng 60% lực lượng lao động của Trung Quốc vào năm 1995 xuống 30% vào năm 2002. 3. Giải pháp giải quyết tình trạng thất nghiệp của Chính phủ Trung Quốc Trước những thách thức lớn về tình trạng thất nghiệp gia tăng, Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện hàng loạt các biện pháp để giải quyết kịp thời: Thứ nhất, phát triển ngành nghề tạo ra nhiều việc làm. Tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào trong nước Trung Quốc đã phát triển ngành nghề có thể tạo ra nhiều vị trí việc làm như ngành dệt may gia công linh kiện để mở rộng xuất khẩu Thứ hai,phát triển kinh tế phi công hữu, cổ phần hóa DNNN. Việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tập trung nhiều lao động hiện nay, chính phủ Trung Quốc nỗ lực hỗ trợ và giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ về các mặt đầu tư vốn dịch vụ kỹ thuật mở rộng thị trường tư vấn thông tin bồi dưỡng. Chính phủ Trung Quốc đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng lớn nhất đến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và giải quyết việc làm. Để thúc đẩy các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào 6
- trong nước, Trung Quốc đã hình thành và khuyến khích các công ty xuyên quốc gia tăng cường vốn đầu tư trong nước khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường vốn cho các ngành nền tảng như giao thông, năng lượng nguyên vật, nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi bằng cách duy trì ổn định các chính trị xã hội, điều chỉnh hệ thống pháp luật, giảm bớt các thủ tục pháp luật, giảm bớt các thủ tục đầu tư phức tạp Thứ ba, đầu tư phát triển nguồn nhân lực nâng cao trình độ văn hóa và chuyên môn cho người lao động. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nêu rõ mục tiêu chiến lược phát triển động thúc đẩy việc sáng tạo nghề nghiệp và tạo ra việc làm và khẳng định việc làm là gốc của dân sinh và hoàn thiện chính sách ủng hộ tự chủ sáng nghiệp, tự tìm việc làm. Tăng cường giáo dục xây dựng nguồn nhân lực là những điều quan trọng để biến một đất nước Trung Quốc đông dân thành một cường quốc về nguồn nhân lực. Đây cũng là giải hệ pháp cơ bản để giải quyết vấn đề việc làm hiện nay. Vì thế giải quyết vấn đề việc nào không có nghĩa là bố trí một cách thụ động việc làm cho người lao động mà còn coi là quá trình chủ động thông qua xây dựng nguồn lực nhân lực chất lượng cao. Thứ tư, kiểm soát tốc độ tăng trưởng nóng của nền kinh tế.Gần đây, Trung Quốc đã diễn ra tình trạng mất cân bằng kinh tế; tăng trưởng nhưng lại thiếu việc làm, tạo ra thất nghiệp ở Trung Quốc hiện nay. Trung Quốc chủ trương thay đổi tình trạng tình trạng trong các ngành dịch vụ giải quyết mâu thuẫn bất hợp lý trong cơ cấu kinh tế thực hiện các mục tiêu thông qua tăng trưởng và mở rộng việc làm. Thứ năm, Trung Quốc đầu tư quỹ bảo hiểm thất nghiệp; đảm bảo tiêu dùng cho người lao động trong thời gian thất nghiệp. Bảo hiểm thất nghiệp không chỉ là công cụ giải quyết vấn đề thất nghiệp trong xã hội mà còn là chính sách giúp ổn định xã hội một cách tốt nhất; có chức năng bảo vệ, bù đắp những tổn thất về mặt tài chính cho người lao động và giúp họ có khả 7
- năng cũng như cơ hội quay lại thị trường làm việc. Bảo hiểm này thất nghiệp còn có chức năng khuyến khích giúp hạn chế sự ỷ lại của người lao động, khuyến khích họ chăm chỉ làm việc, sẵn sàng làm việc. Nhờ có bảo hiểm lao động, khi người lao động bị mất việc, chủ doanh nghiệp không phải mất phí trợ cấp mất việc làm cho người lao động nên họ sẽ sử dụng nguồn lao động thoải mái hơn, tạo động lực phát triển sản xuất. 4. Bài học cho Việt Nam Thứ nhất, cần ban hành Luật để quy định cụ thể về chính sách việc làm của Nhà nước. Trong đó, Nhà nước không chỉ có trách nhiệm tạo việc làm mà phải có trách nhiệm định hướng phát triển việc làm hướng tới thúc đẩy và bảo đảm việc làm bền vững cho người lao động; có những quy định về các giải pháp cụ thể của Nhà nước. Thứ hai, cần gắn kết chính sách việc làm với chính quá trình và kế hoạch tổng thể về tái cấu trúc kinh tế theo hướng hiện đại và phát triển bền vững. chủ động phát triển có tổ chức các thị trường lao động có nhiều tiềm năng và hiệu quả kinh tế cao, nhất là thị trường lao động chất lượng cao về kinh tế nông nghiệp, kinh tế biển, công nghệ thông tin và xuất khẩu lao động. Thứ ba, chính sách việc làm cần được thực hiện trong đồng bộ và đồng thời, thậm chí đi trước một bước với các chính sách kinh tế khác. Đặc biệt, công tác đào tạo nghề cần bám sát nhu cầu thị trường và đi trước, đón đầu các quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội ở các địa phương, nhất là những địa bàn có tốc độ đô thị hóa và tốc độ tái cấu trúc kinh tế-xã hội nhanh. Sớm bổ sung các chính sách việc làm mới, trong đó đặc biệt chú ý phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong các ngành, lĩnh vực quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả tăng trưởng kinh tế cao, như kinh tế nông nghiệp sử dụng công nghệ cao, kinh tế biển, công nghệ thông 8
- tin và xuất khẩu lao động có kỹ thuật, cũng như khai thác tốt đội ngũ lao động từ nước ngoài trở về nước sau khi kết thúc hợp đồng lao động ở nước ngoài. Mặt khác, cần tạo môi trường áp lực cao để người lao động Việt Nam khắc phục ảnh hưởng của lao động trong nền sản xuất nhỏ, tiểu nông, manh mún, được học tập và rèn luyện trong các trường dạy nghề trọng điểm chất lượng cao, trường đại học đẳng cấp quốc tế, được quản lý theo mục tiêu bảo đảm chất lượng đào tạo và gắn với nhu cầu của xã hội. Để việc triển khai dạy nghề, học nghề có hiệu quả kinh tế thực sự, tránh hình thức và lãng phí xã hội trong quá trình triển khai các đề án đào tạo nghề, cần bảo đảm đầu tư đủ mức theo yêu cầu dậy và học nghề, tránh tư tưởng bình quân chủ nghĩa như kiểu “phát chẩn”, cửu đói. Mặt khác, cần tăng cường công tác tuyên truyền, linh hoạt và thiết thực về nội dung và phương thức đào tạo nghề, gắn với thực tế đối tượng học nghề, cũng như gắn với chương trình việc làm cụ thể của mỗi địa phương, để các đối tượng lao động nông thôn ở vùng sâu, vùng xa, nhất là vùng núi không bị lúng túng trong việc xác định nghề học, sắp xếp thời gian học. Hơn nữa, cần chú ý dạy nghề theo hướng tạo việc làm tại chỗ, trong đó có đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hoặc thúc đẩy quá trình tái cấu trúc toàn diện kinh tế và xã hội nông thôn theo tinh thần “ly nông bất ly hương”, để người lao động sống ở nông thôn sau khi tốt nghiệp các khóa đào tạo nghề có thể tăng khả năng và chủ động tìm kiếm, tạo lập công việc, thu nhập ngay tại quê nhà, không phải đi xa, giảm bớt áp lực quá tải, phi kinh tế lên các đô thị. Thứ tư, chính sách việc làm phải phát huy được các nguồn lực của xã hội vào việc tạo việc làm và đảm bảo việc làm. Tăng cường huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp và các tổ chức cho đào tạo nâng cao trình độ người lao động. Thực hiện các cơ chế, chính sách ưu để khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư cho đào tạo với các hình thức khác nhau 9
- như đặt hàng với các cơ sở đào tạo, tự tổ chức đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp và thành lập các cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp để đào tạo nhân lực cho bản thân doanh nghiệp và cho xã hội. Huy động các nguồn vốn của dân để đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo, tổ chức các loại quỹ khuyến học, khuyến tài Thứ năm, sau đại dịch Covid – 19, Việt Nam là quốc gia có các biện pháp phòng và dập dịch kịp thời, ổn định tốt nền kinh tế; tạo ra ấn tượng tốt trên thế giới. Bên cạnh đó, sau đại dịch xuất hiện xu hướng dịch chuyển các cơ sở, công ty sản xuất và Việt Nam là một trong những thị trường tốt để doanh nghiệp nước ngoài đầu tư. Vì vậy, chính phủ Việt Nam cần có những chính sách phù hợp để thu hút các nguồn đầu tư chất lượng cao, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, cũng cần phải chọn lọc các nguồn đầu tư về công nghệ cao nhằm nâng cao chất lượng lao động Việt Nam. Đảm bảo hài hòa giữa sự phát triển của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 10
- KẾT LUẬN Bài viết tổng hợp thực trạng thất nghiệp hiện nay tại Trung Quốc đã được cải thiện rất nhiều từ sau năm 1990; tỉ lệ thất nghiệp giảm, nhiều người dân có công việc hơn. Trung Quốc là một quốc gia với dân số hàng đầu thế giới phải đứng trước rất nhiều áp lực để có thể giải quyết được tình trạng thất nghiệp; đó là nhờ Chính phủ Trung quốc đã có những biện pháp phù hợp và kịp thời để xử lí tình trạng thất nghiệp. Bài viết đã tìm hiểu và phân tích các chính sách mà Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện để giải quyết vấn đề việc làm cho người dân trong thời gian qua. Việt Nam là một quốc gia có nhiều nét tương đồng về kinh tế - xã hội với Trung Quốc; chúng ta cũng đang đứng trước thách thức về vấn đề giải quyết việc làm cho người dân. Bài viết “ Thực trạng giải quyết tình trạng thất nghiệp ở Trung Quốc và bài học cho Việt Nam” từ việc phân tích các biện pháp của Chính phủ Trung Quốc đã rút ra một số bài học cho Việt Nam nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và mức sống cho người lao động. Đặc biệt sau đại dịch Covid – 19 không chỉ là thách thức, khó khăn cho Việt Nam mà nó còn mở ra nhiều cơ hội mới cho quốc gia. Nó làm dịch chuyển chuỗi sản xuất hàng hóa trên thế giới; Việt Nam cần phải chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng vào chuỗi sản xuất ấy để tăng thêm việc là cho người lao động và giảm tỉ lệ thất nghiệp. 11
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Kim Dũng, Nguyễn Văn Công (2016), Giáo trình Kinh tế học tập 2, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 2. Nguyễn Mai Phương (2009), Giải pháp cho vấn đề thất nghiệp ở Trung Quốc hiện nay, Viện nghiên cứu Trung Quốc. 3. Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung (1997), Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Việt Nam. 4. Nguyễn Hữu Dũng (1995), Luận cứ khoa học cho việc xây dựng chính sách giải quyết việc làm của nước ta khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, Việt Nam. 12