Luận văn Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phục vụ cho ôn tập, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập môn Vật lý của học sinh THCS

pdf 82 trang yendo 8350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phục vụ cho ôn tập, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập môn Vật lý của học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_xay_dung_he_thong_cau_hoi_trac_nghiem_khach_quan_ph.pdf

Nội dung text: Luận văn Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phục vụ cho ôn tập, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập môn Vật lý của học sinh THCS

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - ĐINH V ĂN NAM XÂY DỰNG HỆ THỐ NG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN PHỤC VỤ CHO ÔN TẬP, KIỂM TRA VÀ ĐÁ NH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN VẬT LÝ C ỦA HỌC SINH THCS (Thể hiện qua chươn g”Điện học” vật lý 7) Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học vật lý Mã số: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Nguyễn Quang Lạc VINH – 2005 1
  2. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của ngành giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Song song với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, việc đánh giá kết quả học tập củng đang được đổi mới. Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập là một khâu có vai trò quan trọng trong dạy học vật lý. Kết quả kiểm tra - đánh giá là một nguồn thông tin qúy giá giúp cho thầy, trò và cả nhà quản lý điều chỉnh công việc của mình. Nó đảm bảo mối liên hệ ngược trong quá trình dạy học bộ môn, giúp giáo viên điều chỉnh việc dạy còn học trò kịp thời điều chỉnh việc học của mình, các nhà quản lý, các cấp lãnh đạo có cái nhìn toàn diện hơn trong việc điều chỉnh chương trình SGK cho phù hợp. Thông qua kiểm tra - đánh giá tạo cho học sinh một động cơ học tập, hướng vào thực hiện mục tiêu đào tạo, góp phần củng cố , đào sâu, hệ thống hoá kiến thức cho học sinh, giáo dục học sinh ý thức vươn lên trong học tập. Nếu thiếu việc cải tiến kiểm tra - đánh giá thì có thể làm nghèo nàn cả nội dung lẫn phương pháp giảng dạy mà còn làm sai lệch cả mục tiêu của giáo dục. Phương pháp kiểm tra - đánh giá ở trường phổ thông hiện nay chủ yếu là phương pháp tự luận, do vậy trong chương trình thí điểm trung học phổ thông nói về những định hướng đánh giá kết quả học tập của học sinh có đoạn viết “Sử dụng hỗn hợp các phương pháp và công cụ kiểm tra - đánh giá khách quan; công khai việc đánh giá, nhận xét của giáo viên đối với học sinh. Để có thể đánh giá được năng lực giải quyết vấn đề cần phối hợp kiểm tra bằng trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan”. Phương pháp tự luận có ưu điểm là rèn luyện cho học sinh tư duy lôgíc, kĩ năng diễn đạt các vấn đề, phát huy tính sáng tạo , có thể kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh về một vài kiến thức nào đó trong chương trình có sâu sắc hay không. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm phương pháp tự luận cũng bộc lộ nhiều nhược điểm khó khắc phục đó là: - Kết quả kiểm tra - đánh giá thiếu chính xác và không khách quan, phụ thuộc nhiều vào sự đánh giá chủ quan của người chấm. - Nội dung thi, kiểm tra không bao quát được nội dung chương trình học. - Khó tránh được sự “học tủ ” , học “lệch” và các hành vi gian lận trong thi cử của học sinh. - Độ tin cậy và độ giá trị thấp. - Việc cho điểm khó khăn, tốn thời gian vì khó xác định chính xác và đơn nhất tiêu chí đánh giá. So với phương pháp đánh giá bằng các bài tự luận thì các bài kiểm tra dùng trắc nghiệm khách quan có ưu điểm chính là: 2
  3. Bảo đảm tính khách quan cao nhất trong việc kiểm tra - đánh giá học sinh, tiêu tốn ít thời gian, vì thời gian làm mỗi câu trắc nghiệm ngắn nên trắc nghiệm khách quan cho phép kiểm tra trên một phạm vi rộng nội dung chương trình của bộ môn, từ đó khắc phục được hiện tượng học “tủ”, học “lệch”. Phương pháp trắc nghiệm còn có tác dụng kích thích hứng thú của học sinh đặc biệt khi sử dụng công cụ kỹ thuật như máy trắc nghiệm. Tuy nhiên trắc nghiệm khách quan cũng có những hạn chế nhất định như : Khó đánh giá được con đường tư duy, suy luận, kỹ năng viết và sử dụng ngôn ngữ, có những câu học sinh có thể đoán mò. Việc ra đề thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan đòi hỏi giáo viên mất thời gian và công sức. Vì vậy cần phải phối hợp hình thức tự luận và hình thức trắc nghiệm khách quan một cách hợp lý, phù hợp với mục đích cuả từng bài kiểm tra và phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của giáo viên và học sinh. Đây cũng là hướng đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh trong chương trình cải cách giáo dục của Bộ. Đối với phương pháp tự luận truyền thống thì giáo viên và học sinh đã quen thuộc, còn phương pháp trắc nhiệm khách quan thì cả giáo viên và học sinh đang còn nhiều hạn chế. Là một giáo viên giảng dạy ở trường Cao đẳng sư phạm tôi nhận thấy cần phải nắm vững cả lý luận và thực tiễn về lý thuyết và kỹ thuật trắc nhiệm khách quan trong việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn vật lý của học sinh THCS; để hướng dẫn cho sinh viên làm tốt công việc này. Chính vì lý do đó tôi chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phục vụ cho ôn tập, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập môn vật lý của học sinh trung học cơ sở ”. 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Ứng dụng lý thuyết và kỹ thuật trắc nghiệm khách quan để xây dựng một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho chương “Điện học”vật lý lớp 7 THCS, nhằm nâng cao hiệu quả của việc ôn tập, kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh, từ đó nâng cao hiệu quả dạy và học vật lý ở trường THCS. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Quá trình dạy học vật lý ở trường trung học cơ sở, đặc biệt là hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường trung học cơ sở. 2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài, do điều kiện thời gian không cho phép nên đề tài chỉ xây dựng và thử nghiệm hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho chương “Điện học” vật lý lớp 7 THCS. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu xây dựng được một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho chương “Điện học”vật lý lớp 7 THCS đảm bảo chất lượng và có quy trình sử dụng một cách hợp lý trong ôn tập, kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học chương “Điện học”vật lý lớp 7 nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý THCS nói chung. 3
  4. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Nghiên cứu lý thuyết và kỹ thuật trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn vật lý của học sinh. 2. Nghiên cứu các quy định về KT - ĐG trong dạy học ở trường THCS. 3. Nghiên cứu mục tiêu và nội dung dạy học chương “Điện học” vật lý lớp 7 THCS 4. Dựa trên lý thuyết và kỹ thuật trắc nghiệm khách quan để soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phục vụ cho ôn tập, kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh chương “Điện học” vật lý lớp 7 THCS . 5. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một số trường THCS ở Hà Tĩnh để đánh giá thẩm định hệ thống câu hỏi, từ đó hoàn thiện hệ thống câu hỏi và đề thi trắc nghiệm khách quan cho chương “Điện học”vật lý lớp 7 và đề xuất những kiến nghị cần thiết từ kết quả nghiên cứu. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Nghiên cứu lý thuyết. - Nghiên cứu những tài liệu về lý luận dạy học bộ môn và các tài liệu có liên quan. - Nghiên cứu chương trình vật lý THCS đặc biệt là chương “Điện học”vật lý lớp 7 và các tài liệu có liên quan. - Nghiên cứu những tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước về phương pháp trắc nghiệm khách quan. 6.2. Nghiên cứu thực nghiệm. - Xây dựng hệ thống câu hỏi và đề thi trắc nghiệm khách quan cho chương “Điện học” vật lý lớp 7. - Thực nghiệm sư phạm, sau đó xử lý số liệu thực nghiệm, để hoàn chỉnh hệ thống câu hỏi đã xây dựng, từ đó phân tích đánh giá kết quả và rút ra kết luận. - Do điều kiện về thời gian đề tài không thể thực nghiệm sư phạm nhiều lần, do đó chúng tôi khắc phục bằng cách tăng số trường thực nghiệm. 7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Luận văn gồm 3 phần - Phần mở Đầu ( 03 trang ) - Phần nội dung ( 75 trang ) Chương I. Hoạt động kiểm tra - đánh giá trong quá trìng dạy học ( 18 trang ) Chương II. Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho chương “Điện học” vật lý lớp 7 THCS (36 trang ) Chương III. Thực nghiệm sư phạm ( 20 trang ) - Phần kết luận và đề nghị (1 trang ) - Tài liệu tham khảo: (2 trang) Luận văn có sử dụng 22 tài liệu tham khảo 4
  5. - Phụ lục (15 trang ) CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC 1.1. Cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học. Việc kiểm tra - đánh giá kiến thức của học sinh là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học ở bất cứ cấp học nào. Kiểm tra thực chất là một quá trình thu thập thông tin, dữ liệu một cách định lượng về các đại lượng đặc trưng của đào tạo năng lực (nhận thức tư duy, kỹ năng và phẩm chất nhân văn) trong quá trình giáo dục. Công cụ chính để kiểm tra - đánh giá kết quả học tập trong giáo dục là các bài trắc nghiệm có thể phân loại theo sơ đồ sau: (sơ đồ1). Các kiểu trắc nghiệm Quan Viết Vấn sát đáp TNTL TNKQ Diễn Tiểu Luận Đúng Điền Diễn Ghép MCQ giải luận văn sai khuyết giải đôi ngắn Sơ đồ 1: Sơ đồ các phương pháp KT - ĐG trong dạy học Trong lý luận dạy học, quan niệm kiểm tra là giai đoạn kết thúc của một quá trình dạy học. Căn cứ vào thông tin định tính và thông tin định lượng, để đánh giá năng lực hoặc phẩm chất của sản phẩm trong quá trình dạy học. Kiểm tra và đánh giá là hai mặt của một quá trình không thể tách rời trong quá trình dạy học, có mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết với nhau. Kiểm tra nhằm thu thập những thông tin, những số liệu làm cơ sở để đưa ra những nhận xét, đánh giá. Ngược lại, khi đánh giá phải thông qua kiểm tra vì kiểm tra là khâu mở đầu để đánh giá kết quả học tập của học sinh [18]. Cơ sở lý luận của KT - ĐG trong quá trình dạy học, còn có các nội dung sau đây: 1. Mục đích của kiểm tra - đánh giá: Mục đích của kiểm tra - đánh giá là để có những quyết định đúng đắn về quá trình dạy học trên các vấn đề sau: - Mục đích dạy học của kiểm tra - đánh giá. 5
  6. - Mục đích giáo dục của kiểm tra - đánh giá. 2. Chức năng của kiểm tra - đánh giá: Chức năng sư phạm, chức năng xả hội, chức năng khoa học 3. Tính sư phạm trong kiểm tra - đánh giá học sinh: Khi kiểm tra - đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh cần chú ý tuân theo các tính chất sau đây: - Đảm bảo tính khách quan. - Đảm bảo tính toàn diện. - Đảm bảo tính công khai. 4. Các phương pháp thi kiểm tra - đánh giá trong dạy học: a, Những nguyên tắc chung: (Năm nguyên tắc) b, Các phương pháp kiểm tra - đánh giá trong dạy học: - Phương pháp quan sát: - Phương pháp vấn đáp: - Phương pháp trắc nghiệm tự luận (thường gọi là tự luận): - Phương pháp trắc nghiệm khách quan (thường gọi là trắc nghiệm): 5. Quy trình của kiểm tra - đánh giá trong quá trình dạy học a, Xác định mục đích yêu cầu kiểm tra - đánh giá: b, Xác định đối tượng, nội dung và hình thức kiểm tra - đánh giá: c, Xây dựng bộ công cụ kiểm tra - đánh giá: d, Xử lý số liệu: e, Kết luận: Theo mục đích và yêu cầu của kiểm tra - đánh giá, đồng thời dựa vào kết quả xử lý số liệu có những giải pháp nâng cao chất lượng học tập bộ môn của học sinh, điều chỉnh phương pháp dạy học của giáo viên, phương pháp học tập của học sinh, cũng như bổ sung chỉnh lý hệ thống câu hỏi. Hệ thống câu hỏi càng đạt chuẩn thì lượng thông tin thu thập có giá trị và độ tin cậy càng cao. - Kiểm tra - đánh giá là khâu cuối cùng song cũng có thể xem là bước đầu cho chu trình tiếp theo với chất lượng cao hơn. 6. Về nội dung bài thi, kiểm tra - đánh giá + Căn cứ vào nội dung chương trình môn học, giáo viên phân tích và liệt kê các nội dung dạy học cụ thể và các mức độ nhận thức cần được đánh giá. Sau đó là phải xác định được bao nhiêu câu hỏi cho từng mục, từng chương. Số lượng câu hỏi cần thiết sẽ phụ thuộc vào mức độ quan trọng và mục tiêu học tập cần được kiểm tra - đánh giá trong mỗi bài thi. + Xác định các mức độ nhận thức cần kiểm tra - đánh giá, việc phân chia các mức này có nhiều quan điểm khác nhau nên cũng có nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng việc phân các mức nhận thức trong giáo dục của B.S.Bloom là được nhiều 6
  7. người thừa nhận hơn cả. Theo B.S.Bloom, lĩnh vực, nhận thức có trắc nghiệm theo 6 mức độ về mục tiêu giáo dục từ thấp đến cao. Đó là: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Ở bậc Trung học cơ sở thì việc kiểm tra - đánh giá nhận thức ở ba mức độ đó là: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng là phù hợp với mục tiêu của chương trình và với đặc điểm tâm sinh lý của cấp học[10]. Trong luận văn, chúng tôi sử dụng quan điểm này. (6 nội dung này được trình bày chi tiết ở phần phụ lục) 1.2. Phương pháp trắc nghiệm khách quan: 1.2.1 Các loại câu hỏi TNKQ Người ta phân loại trắc nghiệm khách quan thành năm loại câu hỏi sau: a, Trắc nghiệm đúng - sai: Loại trắc nghiệm này có thể là các phát biểu buộc học sinh phải lựa chọn một trong hai phương án "đúng" hay "sai". Đôi khi chúng có thể là những câu hỏi trực tiếp để trả lời "có" hoặc "không". - Trắc nghiệm đúng - sai có những ưu điểm sau. 1. Đây là loại câu hỏi đơn giản nhất để trắc nghiệm kiến thức và về các sự kiện. 2. Loại này giúp cho việc trắc nghiệm bao gồm một lĩnh vực rộng lớn trong thời gian rất ít. 3. Tốn ít thời gian chuẩn bị hơn so với loại MCQ. - Nhược điểm của trắc nghiệm đúng - sai. 1. Có thể khuyến khích sự đoán mò: Học sinh có khuynh hướng đoán may rủi để có 50% hi vọng trả lời đúng - mặc dù giáo viên có thể áp dụng công thức hiệu chỉnh. 2. Do yếu tố đoán mò nên khó dùng để chẩn định yếu điểm của học sinh. 3. Người soạn thảo phải xác định rõ tác giả , xuất xứ, ý kiến, tư tưởng, lời nói để tránh tối nghĩa, khó hiểu đối với các câu hỏi thuộc các môn khoa học nhân văn , xã hội, nghệ thuật (vì có nhiều quan điểm khác nhau). 4. Có độ tin cậy thấp. 5. Những giáo viên dùng loại câu hỏi này thường có khuynh hướng trích nguyên văn các câu trong sách, và do đó học sinh sẽ tập thói quen học thuộc hơn là tìm hiểu, suy nghĩ. 6. Học sinh phải chọn, quyết định giữa hai điều: Đúng - sai quá hạn hẹp. Việc này làm cho học sinh giỏi khó chịu hoặc thất vọng khi họ thấy phải có điều kiện rõ ràng mới quyết định xem câu phát biểu đúng hay sai, hoặc có những trường hợp ngoại lệ, chứ không phải chỉ có hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai. 7. Với học sinh còn bé, những câu phát biểu sai có thể khiến cho họ học những điều sai lầm một cách vô ý thức. b. Trắc nghiệp ghép đôi (xứng - hợp): 7
  8. Loại trắc nghiệm này gồm hai dãy thông tin gọi là câu dẫn và câu đáp. Học sinh phải lựa chọn sắp xếp lại với nhau thành từng cặp thông tin ở hai dãy sao cho phù hợp với nội dung và cấu trúc. Trắc nghiệm ghép đôi có những ưu điểm và nhược điểm sau: - Ưu điểm: 1. Loại này rất thích hợp với các câu hỏi bắt đầu bằng những chữ "ai" ; "ở đâu"; "khi nào"; "cái gì". Giáo viên có thể dùng loại này để cho học sinh ghép một số từ kê trong một cột với ý nghĩa kê trong cột thứ 2. 2. Dễ viết, dễ dùng đặc biệt rất thích hợp khi cần thẩm định các mục tiêu ở mức tư duy thấp. Tuy nhiên, ta cần cố gắng viết những câu hỏi ở mức trí năng cao hơn. 3. Theo kinh nghiệm của một số nhà giáo dục, lứa tuổi học sinh phổ thông rất thích hợp với loại “ghép đôi” này. Tuy vậy, khi chọn loại trắc nghiệm nào là dựa vào mục tiêu cần trắc nghiệm, không nên dựa vào ý thích của học sinh. 4. Tốn ít giấy hơn khi in câu hỏi (so với loại có nhiều lựa chọn). 5. Khi được soạn kĩ, học sinh phải chuẩn bị chu đáo trước khi thi, thì yếu tố đoán mò giảm đi nhiều yếu tố may rủi cũng giảm đi nhiều. 6. Người ta có thể dùng trắc nghiệm loại ghép đôi để đo các mức trí năng khác nhau. Loại ghép đôi thường được xem như hữu hiệu nhất trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức, hay lập các mối tương quan. Nếu được soạn thảo khéo, loại này còn có thể được dùng như loại MCQ để trắc nghiệm những mức trí năng cao hơn. Nhược điểm: 1. Thường vì việc soạn thảo câu hỏi để đo các mức kiến thức cao, đòi hỏi nhiều công phu nên một số giáo viên chỉ dùng loại câu hỏi ghép đôi để trắc nghiệm lượng các kiến thức về: Ngày, tháng, tên, định nghĩa, biến cố, công thức, dụng cụ để lập các hệ thức, phân loại. Trắc nghiệm loại ghép đôi cũng không thích hợp cho loại thẩm định các khả năng như: Sắp đặt và áp dụng kiến thức, nguyên lý. 2. Nếu danh sách trong cột quá dài học sinh phải mất nhiều thời gian để chọn câu ghép. c, Trắc nghiệm điền khuyết hay có câu trả lời ngắn: Trắc nghiệm điền khuyết hay có câu trả lời ngắn thực ra chỉ là một chúng chỉ khác nhau về dạng thức vấn đề được đặt ra. Nếu được trình bày dưới dạng một câu phát biểu chưa đầy đủ thì gọi là loại điền khuyết, nếu được trình bày dưới dạng câu hỏi thì gọi là câu trả lời ngắn. Nói chung đây là loại TNKQ có câu trả lời khá tự do. Sau đây là những ưu điểm và khuyết điểm của trắc nghiệm điền khuyết. - Ưu điểm: 1. Thí sinh có cơ hội trình bày những câu trả lời khác thường phát huy óc sáng kiến. 2. Phương pháp chấm điểm nhanh hơn và đáng tin cậy hơn với loại tự luận 8
  9. mặc dầu việc cho điểm có phần rắc rối so với loại khác. 3.Thí sinh mất cơ hội đoán mò như trường hợp trắc nghiệm khách quan khác. 4. Dễ soạn câu hỏi. 5. Có thể lấy mẫu các điều đã học một cách tiêu biểu hơn so với loại trắc nghiệm tự luận. 6. Có câu trả lời ngắn, thích hợp cho những vấn đề tính toán, cân bằng phương trình đánh giá mức hiểu biết các nguyên lý, giải thích dự kiện, diễn đạt ý kiến thái độ. 7. Giúp học sinh luyện trí nhớ khi học. - Nhược điểm: 1. Khi soạn thảo, các giáo viên thường có khuynh hướng trích nguyên văn từ sách giáo khoa. 2. Giáo viên có thể hiểu sai, đánh giá thấp các câu trả lời sáng tạo, khác ý kiến giáo viên nhưng vẫn hợp lý. 3. Nhiều câu hỏi loại này thường ngắn gọn, có khuynh hướng đề cập đến các vấn đề không quan trọng hoặc không liên quan nhau. Phạm vi khảo sát thường chỉ giới hạn vào chi tiết, các sự kiện vụn vặt. 4. Các yếu tố: Chữ viết, lỗi chính tả có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá câu trả lời. 5. Chấm bài mất thời gian so với loại trắc nghiệm "đúng - sai" và loại có nhiều câu trả lời cho sẵn để chọn (MCQ). d, Trắc nghiệm diễn giải: Trắc nghiệm diễn giải là loại trắc nghiệm mà trong đó học sinh được giới thiệu một đoạn văn hoặc một tư liệu bằng hình vẽ hay biểu tượng (hoặc cả ba loại); họ phải xử lý những vấn đề trên các dữ liệu đã cho. Loại này thường được dùng để trắc nghiệm : - Mức độ hiểu biết một vấn đề. - Khả năng phê phán một vấn đề. - Rút ra những suy luận từ các dữ liệu của vấn đề. Trắc nghiệm diễn giải rất phù hợp với trắc nghiệm những khả năng phức tạp và đặc biệt để đánh giá sự hiểu biết của học sinh. Các câu hỏi có thể được thiết kế tương đối độc lập đối với nội dung nhất định của chương trình học tập và do đó chúng ta có thể dùng để mở rộng để trắc nghiệm các kiến thức ngoài nhưng có liên quan đến chương trình. e, Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (MCQ): Dạng TNKQ được ưa chuộng nhất là loại có nhiều phương án trả lời cho mỗi câu hỏi để học sinh lưạ chọn, thường được ký hiệu là MCQ. Một câu hỏi loại này gồm một phần phát biểu chính thường gọi là phần dẫn hay câu hỏi và ba, bốn hoặc năm phương án trả lời cho sẵn để học sinh chọn ra câu trả lời đúng nhất, hay hợp lý nhất. Những câu trả lời không đúng hay ít hợp lí hơn gọi là câu nhiễu hay câu mồi. Câu dẫn có thể ở dạng sơ đồ hay đồ thị không nhất thiết phải bằng lời. 9
  10. Những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp trắc nghiệm nhiều lựa chọn: - Ưu điểm: 1. Có thể đo được khả năng tư duy khác nhau có thể dùng loại này để kiểm tra, đánh giá những mục tiêu giảng dạy khác nhau. 2. Độ tin cậy cao hơn, yếu tố đoán mò, may rủi giảm đi (so với loại đúng- sai). 3. Học sinh phải xét đoán và phân biệt rõ ràng khi trả lời câu hỏi phải lựa chọn câu trả lời đúng nhất, hay hợp lý nhất trong số các phương án trả lời đã cho. 4. Tính chất giá trị tốt hơn, độ giá trị cao hơn nhờ tính chất có thể dùng để đo những mức tư duy khác nhau đo khả năng nhớ, áp dụng nguyên lý, suy diễn, tổng quát hoá 5. Có thể phân tích được tính chất mỗi câu hỏi (có thể xác định câu dễ, câu khó hoặc không phù hợp với mục tiêu cần trắc nghiệm ) - Nhược điểm: 1. Khó soạn câu hỏi. 2. Thí sinh có óc sáng kiến có thể tìm ta những câu trả lời hay hơn phương án đã cho nên họ có thể không thoả mãn hay cảm thấy khó chịu. 3. Các câu trắc nghiệm MCQ có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo một cách hiệu nghiệm bằng câu hỏi loại tự luận soạn kỹ. 4. Các khuyết điểm nhỏ khác: Tốn giấy để in câu hỏi, học sinh cần nhiều thời gian để đọc câu hỏi. 1.2.2. Các quy tắc trong việc xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm loại MCQ: 1.2.2.1. Hai mươi quy tắc để viết các câu hỏi trắc nghiệm MCQ: 1. Sự tinh thông trong môn học chính là giấy thông hành để viết các câu hỏi trắc nghiệm. 2. Sử dụng thành thạo các biểu đồ, bảng, đồ thị và sơ đồ. 3. Xác lập mức độ phức tạp đối với các thí sinh và thời gian cần thiết. 4. Các từ cần phải rõ ràng, ngắn gọn và chính xác. 5. Các vấn đề hoặc câu hỏi cần phải được trình bày rõ ràng trong phần câu dẫn của câu hỏi trắc nghiệm. 6. Hạn chế sử dụng các tập hợp từ cho phần câu dẫn như "điều gì trong các điều sau đây là yếu tố ; yếu tố quan trọng nhất là ; yếu tố ít quan trọng nhất là ; không phải là yếu tố". 7. Những từ chung cho tất cả các câu lựa chọn nên chuyển sang phần các câu dẫn. 8. Thông tin trong phần câu dẫn phải là xác thực và các câu lựa chọn phải không được phủ nhận câu dẫn. 9. Các câu lựa chọn cần phải là đồng nhất, song song và được sắp xếp một cách lôgíc hoặc dưới dạng số thứ tự. 10. Tránh các đầu mối xa lạ đối với câu trả lời. 10
  11. 11. Tránh tình huống lựa chọn 3 khả năng "tăng, giảm, giữ nguyên" 12. Nhất thiết phải có câu trả lời đúng rõ ràng. 13. Phần dẫn của câu hỏi trắc nghiệm có thể viết dưới dạng đưa ra nhiều yếu tố giúp cho học sinh lựa chọn câu trả lời. Các yếu tố đó được tổ hợp lại thành các câu lựa chọn sao cho chỉ có một câu lựa chọn (câu trả lời đúng). 14. Phân bố ngẫu nhiên vị trí câu trả lời đúng. 15. Hiếm khi sử dụng “không có cái nào trong số kể trên” và sử dụng “nó” là câu trả lời trong câu hỏi trắc nghiệm có “nó” xuất hiện. 16. Phải tính đến các đơn vị đánh số trong các câu lựa chọn. 17. Các câu nhiễu phải có vẻ hợp lý. 18. Các câu hỏi trắc nghiệm, trong một trường hợp phụ thuộc vào thông tin giới thiệu (mở đầu) khi không phụ thuộc vào nhau. 19. Đôi khi có xu hướng câu hỏi trắc nghiệm được soạn theo kiểu 5 lựa chọn, có quan hệ mật thiết với nhau dưới dạng các từ, câu, phương trình, đồ thị, sơ đồ được đưa ra ngay từ đầu và người ta dùng các lựa chọn đó cho một loạt các câu trắc nghiệm tiếp theo. Một lựa chọn có thể được sử dụng làm một câu trả lời một lần hay nhiều lần hoặc chẳng được làm câu trả lời lần nào trong một loạt câu trắc ghiệm có liên quan đến nhau. 20. Các câu hỏi trắc nghiệm cần được phân bổ sao cho có thể đo lường được năng lực nhận thức ở các thứ bậc khác nhau như: Bậc 1: Nhớ - nhắc lại các sự kiện, quan điểm, nguyên lý cơ bản. Bậc 2: Hiểu - truyền đạt, làm sáng tỏ, ngoại suy. Bậc 3: Áp dụng - vào vấn đề mới Bậc 4 : Phân tích - cấu trúc của cơ sở dữ liệu được phân tích. Bậc 5: Tổng hợp - tạo nên một chỉnh thể mới. Bậc 6: Đánh giá - khi phải sử dụng các tiêu chuẩn phụ thêm như tính kinh tế, tốc độ, độ chính xác, độ an toàn để đánh giá mà quyết định lựa chọn cho chính xác một yêu cầu nào đó. 1.2.2.2. Những gợi ý khi chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm MCQ a, Phần câu dẫn của câu hỏi trắc nghiệm MCQ: 1. Có thể xây dựng câu dẫn dưới dạng câu hỏi, dưới dạng câu chưa hoàn chỉnh mà sẽ được hoàn thành bằng câu lựa chọn, hoặc dưới dạng một nội dung hoàn chỉnh của vấn đề cần được giải quyết. 2. Xác định rõ ràng trong câu dẫn nhiệm vụ cho học sinh và bao hàm tất cả thông tin cần thiết cho học sinh để hiểu được ý đồ của câu trắc nghiệm. b, Các câu lựa chọn cho câu hỏi trắc nghiệm MCQ. 1. Các câu lựa chọn cũng quan trọng như nội dung của vấn đề được trình bày trong câu dẫn . Lựa chọn và tạo lập nội dung của vấn đề trong phần thân câu trắc 11
  12. nghiệm, sau đó tiến hành lựa chọn và tạo lập các câu nhiễu thật cẩn thận, thể hiện ở chỗ tính không đúng không nên là tiêu chuẩn duy nhất. Các nguồn để tạo các câu nhiễu tốt là: - Những quan điểm sai, những sai lầm thường gặp trong kỹ thuật. - Nội dung bản thân nó là đúng nhưng lại không thoả mãn các yêu cầu của câu hỏi. - Nội dung hoặc quá rộng hoặc quá hẹp so với yêu cầu của câu hỏi. - Một nội dung không đúng của câu nhiễu được diễn đạt về từ ngữ cẩn thận tới mức nó có vẻ là có lí đối với những người không am hiểu. 2. Độ khó của câu hỏi trắc nghiệm phụ thuộc nhiều vào các câu lựa chọn. Sự khác biệt giữa các câu lựa chọn đúng sai càng tinh tế bao nhiêu thì câu trắc nghiệm càng trở nên khó bấy nhiêu. 3. Đặt câu đối với tất cả các câu lựa chọn như thế nào để chúng duy trì được mối quan hệ như nhau đối với ý tưởng của câu dẫn và diễn đạt các câu lựa chọn một cách rõ ràng và súc tích. 4. Đề phòng việc đưa ra các gợi ý cho câu trả lới đúng. Nếu như có sự tương tự giữa câu dẫn và câu trả lời đúng về mặt từ, câu hoặc cấu trúc ngữ pháp và nếu như sự tương tự này là không có đối với các câu lựa chọn khác thì chỉ trên cơ sở này học sinh cũng đủ nhận ra câu trả lời đúng. Đồng thời cũng tránh khuynh hướng sử dụng cách viết như sách trong các câu lựa chọn khác. 5. Tránh mọi xu hướng làm cho câu trả lời đúng luôn dài hơn các câu nhiễu, khuynh hướng này thường là kết quả của việc lập câu trả lời đúng một cách hoàn chỉnh và hoàn toàn chính xác, đồng thời lập các câu nhiễu với nội dung đơn giản và không đủ chất lượng. Hãy viết các câu nhiễu với sự cẩn thận và độ chính xác như là đối với câu trả lời đúng, như vậy để tất cả các câu lựa chọn đều có ái lực như nhau đối với các thí sinh chỉ phỏng đoán. 6. Tránh các "sơ hở" trong câu nhiễu ví dụ "luôn luôn", "chỉ ", "mọi" "tất cả", “không bao giờ” v.v Các câu trắc nghiệm cần kiểm tra một điều gì đó tinh tế hơn chứ không phải chỉ là năng lực nhận biết ra những gì khác thường ở thí sinh. 7. Không được để lộ câu trả lời đúng do sử dụng tất cả các từ của câu nhiễu có ý nghĩa không thiện chí, điều này sẽ tương phản mạnh đối với các từ có ý nghĩa thiện chí trong câu trả lời đúng và ngược lại. 8. Không được nhắc lại trong mỗi câu lựa chọn thông tin mà có thể đạt được trong câu dẫn. 9. Nếu cần một sự đánh giá ở câu dẫn (thí dụ: "tốt nhất" hoặc "cực kỳ") thì phải đảm bảo được rằng quả thật bạn đòi hỏi thí sinh nhận ra cái "tốt nhất" hoặc "cực kỳ" của vài câu lựa chọn chứ không phải là nhận biệt giữa cái chính xác và cái không chính xác. 1.2.3. Quy trình xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ Để xây dựng được hệ thống câu hỏi TNKQ có chất lượng, trước hết ta phải xây 12
  13. dựng câu hỏi TNKQ theo các bước hợp lý, đúng kỹ thuật. Để có được một hệ thống câu hỏi tốt, bao trùm được nội dung cần kiểm tra - đánh giá, đạt được các chỉ số thống kê cần thiết ta nên theo quy trình được sơ đồ hoá sau đây: ( sơ đồ 1): Xác định các mục tiêu cần KT - ĐG Kế hoạch hoá ý đồ Lựa chọn loại câu hỏi - Viết CH Hoàn thiện các câu hỏi Thực nghiệm sư phạm Sửa lại phân tích các câu hỏi sửa được chưa đạt Phân tích lựa chọn Xem có sửa câu hay được không đạt Không Hoàn thiện mã hoá lưu Loại bỏ Hệ thống câu hỏi Sơ đồ 2 : Quy trình soạn thảo các câu hỏi TNKQ 1.2.3.1. Xác định các mục tiêu cần kiểm tra - đánh giá: - Mục đích của phần này là xác định rõ các mục tiêu, các mức độ nhận thức ở từng chương để làm cơ sở khi viết câu hỏi trắc nghiệm. - Căn cứ vào chương trình học có chú ý tới trọng tâm nội dung chương trình của từng chương, phân tích và liệt kê các nội dung giảng dạy cụ thể và các mức độ của mục tiêu học tập cần kiểm tra - đánh giá. Sau đó phải xác định là cần bao nhiêu câu hỏi cho mỗi chương, số lượng câu hỏi cần thiết phụ thuộc vào mức độ quan trọng và các mục tiêu học tập cần được kiểm tra - đánh giá trong mỗi chương. 13
  14. - Xác định các mức độ của mục tiêu học tập cần kiểm tra - đánh giá: Có thể dựa trên cách phân loại các mức độ nhận thức của B.S.Bloom, nhưng do mục đích của bài thi, kiểm tra - đánh giá khá cụ thể, chúng tôi chia ra 3 mức độ của mục tiêu học tập từ thấp tới cao để xây dựng và lựa chọn các câu hỏi tương ứng với nội dung bài học đó là: nhận biết, thông hiểu, vận dụng [10]. 1.2.3.2. Kế hoạch hoá ý tưởng KT - ĐG: Sau khi phân tích chương trình thành các chương, các mục tiêu cần kiểm tra - đánh giá ta lập một bảng đặc trưng phân bố các câu hỏi một cách chi tiết trước khi viết các câu trắc nghiệm. Đó là một ma trận hai chiều, nó phân loại từng câu hỏi trắc nghiệm ra thành hai chiều cơ bản: Một chiều là các nội dung dạy học, chiều còn lại là các nội dung nhận thức (các mục tiêu) đòi hỏi của học sinh phải đạt được, dựa vào ma trận hai chiều ta biết được số lượng câu hỏi, những mục tiêu giảng dạy cần đạt được, tránh được trường hợp viết quá nhiều hay quá ít câu hỏi cho một nội dung nào đó, bảo đảm được câu trắc nghiệm viết ra phản ánh đúng các mục tiêu đã định trước. 1.2.3.3. Lựa chọn loại câu hỏi - viết câu hỏi trắc nghiệm: - Căn cứ vào kết quả phân tích nội dung chương trình và ma trận hai chiều ở trên để chọn hình thức trắc nghiệm cho phù hợp . Trong đề tài này tôi chọn câu hỏi trắc nghiệm loại MCQ có 4 phương án lựa chọn, với loại câu hỏi này xác suất may rủi là 0,25. Theo lý thuyết TNKQ, độ khó vừa phải của câu hỏi tuỳ theo mức độ khó dễ của từng câu hỏi nhưng nói chung biến thiên từ 0,3 đến 0,6 là phù hợp. - Khi viết câu hỏi TNKQ phải tuân thủ các qui tắc soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm như đã trình bày ở 1.2.2. 1.2.3.4. Hoàn thiện các câu hỏi: Số lượng câu hỏi trong mỗi chương, mục tuỳ thuộc vào trọng số của chương mục đó. Ngoài ra đối với trắc nghiệm thành quả học tập có vấn đề quan trọng hơn là: Số câu hỏi trong mỗi chương có tiêu biểu cho toàn bộ kiến thức mà ta đòi hỏi ở học sinh phải đạt được và có đo được cái ta định đo không? Nên ta phải đọc kỹ lại, phân tích sơ bộ các câu hỏi trước khi đem ra thực nghiệm để phát hiện trước những sai sót có thể có trong quá trình soạn thảo, như sự chính xác của các thuật ngữ, cách diễn đạt, những câu chưa đảm bảo yêu cầu kiến thức, thời gian làm bài, sự hợp lí của các số liệu, cũng như loại bỏ các từ thừa, các phủ định kép, và các câu nhiễu không hợp lí Do đó những ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp, các chuyên gia sẽ rất bổ ích cho chúng ta trong việc sữa chữa hiệu chỉnh các câu hỏi trắc nghiệm. 1.2.3.5. Thực nghiệm sư phạm: - Thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích kiểm tra - đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của việc sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm vào việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập. Qua thực nghiệm sư phạm có những kết quả thống kê làm cơ sở để lựa 14
  15. chọn và giữ lại câu trắc nghiệm tốt đưa vào ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đồng thời sửa chữa lại hoặc loại bỏ các câu trắc nghiệm không đạt yêu cầu. - Để đảm bảo tính trung thực và ngăn ngừa hiện tượng quay cóp, những học sinh ngồi gần nhau phải không trùng đề nhau. 1.2.3.6. Phân tích câu hỏi: a. Mục đích của phân tích câu hỏi: Việc phân tích câu hỏi TNKQ được thực hiện khi xử lý câu trả lời của học sinh và nhằm hai mục đích: - Trước hết phân tích cách trả lời của học sinh để qua đó hoàn thiện, thay thế các câu trắc nghiệm, làm cho các câu này có chỉ số thống kê thích hợp, để có thể đo lường được thành quả học tập của học sinh. Mặt khác lựa chọn những câu đạt chuẩn làm NHCH. - Qua việc phân tích kết quả làm bài của học sinh giúp cho giáo viên đánh giá được mức độ thành công của việc dạy và học, từ đó hiệu chỉnh và hoàn thiện phương pháp giảng dạy để có hiệu quả hơn. b. Phương pháp phân tích câu hỏi: Việc phân tích câu hỏi có thể được thực hiện bằng một trong hai phương pháp: - Bình phẩm, phán xét (phương pháp định tính): Bằng cách đề nghị một số người có ý kiến về những câu hỏi cụ thể theo một số tiêu chí đề ra. Những người được hỏi có thể là các chuyên gia của môn học, chuyên gia soạn thảo văn bản, thậm chí là một số thí sinh. Cách tiếp cận này có hai nguyên tắc: Người được hỏi phải là người có khả năng bình phẩm các câu hỏi thi; các câu hỏi thi được viết theo một nguyên tắc đã được xác định và có các tiêu chí để bình phẩm. - Phân tích số liệu (phương pháp định lượng): Phân tích thống kê kết quả làm bài của học sinh. Sau khi có kết quả, nhập dữ liệu để phân tích độ khó, độ phân biệt của mỗi câu hỏi. Trong phương pháp phân tích định lượng câu hỏi của một bài trắc nghiệm kết quả học tập, chúng ta thường so sánh câu trả lời của học sinh ở mỗi câu hỏi với điểm số chung của toàn bài. Chúng ta mong có nhiều học sinh ở nhóm điểm cao và ít học sinh ở nhóm điểm thấp trả lời đúng mỗi câu hỏi. Nếu kết quả không như vậy, có thể câu hỏi viết chưa chuẩn hoặc vấn đề chưa được giảng dạy đúng mức. Khi phân tích chúng ta có thể so sánh thành quả của nhóm học sinh giỏi với nhóm học sinh kém. Tính chất "giỏi" hay "kém" được xác định dựa trên điểm số tổng quát. Trong một mẫu phân bố chuẩn, người ta thường chia học sinh thành ba nhóm: - Nhóm điểm cao (H) khoảng 25% - 33% số học sinh dự thi đạt điểm cao nhất. - Nhóm điểm thấp (L) khoảng 25% - 33% số học sinh dự thi đạt điểm thấp nhất. - Nhóm trung bình (M) khoảng 33% - 50% số học sinh dự thi còn lại đạt điểm trung bình. 15
  16. Gọi: n là tổng số học sinh dự thi . nH là số học sinh nhóm giỏi chọn câu đúng. nL là số học sinh nhóm kém chọn câu đúng. nM là số học sinh nhóm trung bình chọn câu đúng. Việc phân tích thống kê nhằm xác định các chỉ số thống kê như độ khó, độ phân biệt của câu hỏi, độ tin cậy, độ giá trị của bài thi TNKQ. c. Các đặc trưng của câu hỏi TNKQ: 1. Độ phân biệt của câu hỏi: Độ phân biệt của câu hỏi được tính bằng công thức : n n DI = H L Hệ số DI thoả mãn điều kiện -1 DI 1 (n H n L ) max (Nếu một câu hỏi được toàn thể học sinh nhóm giỏi trả lời đúng và không có một số học sinh nào trong nhóm kém trả lời đúng thì hiệu số (nH - nL) là lớn nhất và được ký hiệu là (nH - nL)max ). - Độ phân biệt của một câu hỏi còn gọi là độ phân cách là một chỉ số phản ánh sự cách biệt giữa những người trong nhóm đạt điểm cao (H) với những người trong nhóm đạt điểm thấp (L) khi cùng làm một câu trắc nghiệm. 2. Độ khó của câu hỏi: Độ khó của câu hỏi được tính bằng tỉ số giữa số học sinh trả lời đúng câu hỏi trên tổng số học sinh tham gia làm bài trắc nghiệm . Công thức xác định độ khó của câu hỏi là: n n n DV = H L M , ta thấy: 0 0,3 - Câu hỏi đạt yêu cầu có DV và DI thoã mãn. DI > 0,2 0,25 < DV< 0,75 - Câu dễ có 0,7 < DV < 1; câu tương đối khó 0,3 < DV < 0,7 - Câu khó: 0 < DV < 0,3 - Độ phân biệt liên quan mật thiết với độ khó và số lượng câu hỏi đề thi trắc nghiệm. Tuy nhiên cũng cần nói thêm rằng tuỳ theo mục đích của bài trắc nghiệm để chọn lựa câu hỏi vì bản thân nội dung của câu hỏi mới là quyết định chứ không phải ở các chỉ số thống kê. 1.2.4. Đánh giá bài trắc nghiệm : Nếu như phân tích câu trắc nghiệm để giúp chúng ta sữa chữa các câu nhiễu 16
  17. nhằm làm thay đổi độ phân biệt và độ khó của các câu trắc nghiệm, thì đánh giá bài trắc nghiệm sẽ giúp chúng ta thay đổi độ tin cậy và độ giá trị của bài trắc nghiệm thông qua việc thay đổi bổ sung câu hỏi. 1.2.4.1. Độ tin cậy của bài trắc nghiệm: Độ tin cậy của một bài trắc nghiệm là một đại lượng đặc trưng cho sự ổn định của kết quả thu được từ bài trắc nghiệm đó. Trong thực tế các phép đo không thể hoàn toàn chính xác mà luôn có một sai số nào đó. Nếu gọi T là giá trị thực, X là giá trị đo được, của một đại lượng cần đo, e là sai số phép đo đó. X nằm trong giới hạn T - e < X < T + e, hay nói cách khác X mà chúng ta nhận được nằm trong giới hạn (T + e). Độ tin cậy thường được ước lượng dưới dạng một hệ số tin cậy hay bằng sai số chuẩn của phép đo. Trong thực nghiệm để ước tính độ tin cậy R của một bài trắc nghiệm người ta thường sử dụng các công thức: n 1 - Công thức Kuder - Richardson : R = 1 2 piq i n 1 St i Trong đó: n là số câu hỏi trắc nghiệm. St là độ lệch chuẩn của bài trắc nghiệm. pi là tỉ số học sinh trả lời đúng câu hỏi thứ i (tần suất đáp dùng câu hỏi thứ i) qi = 1- pi (q i là tần suất đáp sai câu hỏi thứ i). 2R1 / 2.1 / 2 - Công thức Spearman - Brown : R11= 1 R1 / 2 Trong đó R11 là độ tin cậy ước tính cho toàn bộ bài trắc nghiệm. R1/2.1/2là hệ số tương quan giữa điểm số trên hai nửa bài trắc nghiệm. Hệ số tương quan R1/2.1/2 được tính giữa các điểm số của các câu chẵn với các câu lẻ theo công N N N N  X iYi ( X i )(Yi ) i i i thức: R1/2.1/2 = N N N N 2 2 2 2 [N X i ( X i ) ][NYi (Yi ) ] i i i i - N là số học sinh tham gia làm bài trắc nghiệm - Xi là tổng số điểm của học sinh thứ i làm bài TNKQ câu lẻ - Yi là tổng số điểm của học sinh thứ i làm bài TNKQ câu chẵn - i lấy từ 1 đến N Lý thuyết trắc nghiệm đã chứng tỏ các yếu tố sau đây có ảnh hướng tới độ tin cậy của bài trắc nghiệm ban đầu. - Bài trắc nghiệm càng thuần nhất thì độ tin cậy càng cao. Nhưng một bài trắc nghiệm được coi là thuần nhất nếu phần lớn các câu hỏi có độ khó trung bình, khi đó có nguy cơ dẫn đến sự thu hẹp nội dung đánh giá tức là làm giảm độ giá trị của bài trắc nghiệm. - Các bài trắc nghiệm khác nhau sẽ có độ tin cậy khác nhau. 17
  18. - Nếu độ dài bài trắc nghiệm tăng lên K lần thì độ tin cậy sẽ tăng theo công KR thức Spearman - Brown như sau: RK = 1 (K 1)R Với R là độ tin cậy của bài trắc nghiệm ban đầu, RK là độ tin cậy của bài trắc nghiệm có độ dài gấp K lần so với bài trắc nghiệm ban đầu. Độ tin cậy R của bài trắc nghiệm biến thiên từ 0 đến 1, R=1 độ tin cậy tuyệt đối chỉ là lý thuyết trong thực tế không thể thực hiện được. 1.2.4.2. Độ giá trị: Độ giá trị của bài trắc nghiệm là một đại lượng đặc trưng cho khả năng của bài trắc nghiệm đó đo được cái mà ta định đo. Thuật ngữ độ giá trị muốn nói đến hiệu quả của bài trắc nghiệm trong việc đạt được những mục đích xác định. Muốn ước lượng độ giá trị của một bài trắc nghiệm chúng ta phải biết được bài trắc nghiệm nhằm đo tính chất nào ( tiêu chí nào ) . Mức độ giá trị thường được ước lượng bằng hệ số tương quan giữa các số liệu do dụng cụ đo được (ở đây là điểm số) và các số liệu dùng để biểu thị số đo trên tính chất tiêu chí. Do đó, chúng ta cần những tiêu chí khác nhau trong những mục đích trắc nghiệm khác nhau. Có nhiều tính chất về độ giá trị: a. Độ giá trị tiên đoán: Trong lĩnh vực giáo dục, tuyển chọn hay phân loại học sinh thì độ giá trị tiên đoán có liên quan đến mức độ thành công của họ trong tương lai. Muốn tiên đoán, người ta dùng bài trắc nghiệm để có những số đo về khả năng tính chất của một mẫu khảo sát, và chờ đợi xem điều tiên đoán dựa trên kết quả trắc nghiệm có đúng không. Muốn vậy, cần phải dùng các tiêu chí như điểm đạt được cuối học kỳ, cuối năm, cuối cấp học để so sánh, đối chiếu kết quả tiên đoán. b, Độ giá trị đồng thời: Về mặt nào đó, độ giá trị đồng thời cũng giống như độ giá trị tiên đoán, chỉ khác nhau về mặt thời gian khi ra bài trắc nghiệm đánh giá. Trong việc xây dựng độ giá trị tiên đoán, bài trắc nghiệm tiên đoán được đưa ra trước còn bài trắc nghiệm đánh giá được đưa ra sau. Khi xây dựng độ giá trị đồng thời, các phép đo tiên đoán và đánh giá được thực hiện gần như cũng một lúc. Độ giá trị đồng thời cũng có thể xây dựng bằng cách thiết lập tương quan giữa các điểm của một bài trắc nghiệm cần được định giá trị với các điểm của bài trắc nghiệm thứ hai dùng để đo cũng những điểm giống nhau về giá trị của nó. c. Độ giá trị về cấu trúc: Độ giá trị về cấu trúc là độ giá trị của bài trắc nghiệm được phán xét bằng một cấu trúc hoặc lý thuyết cụ thể về mối quan hệ giữa điểm số của bài trắc nghiệm với các biến số quan trọng khác. d. Độ giá trị về nội dung: 18
  19. Muốn dùng một bài trắc nghiệm để đánh giá một chương trình giảng dạy hoặc một giai đoạn học tập , chúng ta phải xét đến tính chất giá trị về nội dung Các câu hỏi của bài trắc nghiệm phải là mẫu tiêu biểu bao hàm toàn bộ nội dung môn học. Do đó khi xác định tính chất của giá trị này ta phải xác định được mục tiêu của dạy học . Như vậy, mức độ giá trị nội dung được ước lượng bằng cách so sánh nội dung được đề cập trong các câu hỏi của bài trắc nghiệm với nội dung của chương trình đào tạo. Một bài trắc nghiệm không thể có một hệ số nhất định dùng cho mọi mục đích đối với mọi nhóm người. Một bài trắc nghiệm hay mà độ tin cậy thấp thì cũng không có ích, một bài trắc nghiệm có thể có độ tin cậy cao mà độ giá trị thấp thì bài trắc nghiệm đó không có ý nghĩa đáng kể. 1.2.4.3. Độ khó của bài trắc nghiệm : Độ khó của bài trắc nghiệm là tỉ lệ giữa điểm trung bình của bài trắc nghiệm ( X ) với tổng số câu trắc nghiệm có trong bài (k câu, k điểm) : X D = .100% k Độ khó vừa phải của bài TN là tỷ số giữa điểm trung bình lý thuyết ( X lt ) X lt với điểm tối đa của bài TN ( xmax) Dlt= .100% X max Điểm trung bình lý thuyết của bài trắc nghiệm là trung bình cộng của điểm tối đa có thể có với điểm may rủi M của bài trắc nghiệm theo công thức : Xlt = ( xmax + M )/2; trong đó M được tính bằng tỷ số giữa số câu hỏi của bài thi và số phương án lựa chọn của câu hỏi. Thí dụ bài thi có 20 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời, thí M = 20/4 = 5 1.2.5. Phương sai của câu hỏi và của bài TNKQ: 1.2.5.1. Ma trận biểu thị điểm số: Để biểu thị điểm số của các học sinh tham gia kiểm tra chúng ta dùng một ma trận, trong đó mỗi phần tử của ma trận chỉ có thể là 1 (dành cho câu trả lời đúng) và 0 (dành cho câu trả lời sai). Điểm của mỗi học sinh được xếp theo hàng, điểm của các học sinh tham gia kiểm tra trong từng câu hỏi được xếp theo cột dọc. Mỗi điểm số Xji trong ma trận mang hai chỉ số: Chỉ số j cho biết vị trí hàng chỉ số i cho biết vị trí cột ( Bảng 1). Bảng 1: Ký hiệu tổng quát của ma trận biểu diễn điểm số: Học sinh Câu hỏi Điểm (ti) 1 2 i . . . . . . . . n n 1 X11 X12 X1i . . . . . . . . . . . . . X1n  X1i i 1 n 2 X21 X22 X2i . . . . . . . . . . . . . X2n  X 2i i 1 19
  20. . . . . . . . . . . . . n J XJ1 XJ2 XJi . . . . . . . . . . . . . XJn  Xji i 1 . . . . . . . . . . . . n N XN1 XN2 XNi . . . . . . . . . . . . . XNn  X Ni i 1 N N N n N n fi X j1  X j2  X ji  X jn   X ji j 1 J 1 J 1 J 1 j 1 i 1 fi pi = N qi = 1 - pi 2 Si = pi .qi 1.2.5.2. Phương sai điểm số của câu hỏi TNKQ và của toàn bài thi TNKQ a, Điểm số của toàn bài kiểm tra của học sinh thứ J được tính theo công thức: n tJ =  XJi i 1 Vì mỗi câu trả lời được điểm 0 hoặc 1, nên tổng số điểm của học sinh thứ j là số câu hỏi mà học sinh đã trả lời đúng. Tổng số học sinh trả lời đúng mỗi câu hỏi thứ i gọi là tần số đáp đúng câu hỏi N thứ i, ký hiệu là fi; được tính bằng công thức: fi =  X ji j 1 Tỷ số học sinh trả lời đúng mỗi câu hỏi thứ i trên tổng số học sinh gọi là tần suất đáp đúng câu hỏi thứ i (ký hiệu là Pi ) N  X ji fi j 1 pi = = X N N i Như vậy tần suất đáp sai câu hỏi thứ i (kí hiệu là qi) sẽ là qi = 1- pi 2 Phương sai điểm số của câu hỏi thứ i được tính theo công thức: S i = pi. qi Như vậy phương sai của câu hỏi TNKQ phụ thuộc vào tần số đáp đúng pi. + Nếu không có học sinh nào đáp đúng câu hỏi thứ i thì pi = 0 và phương sai cũng = 0, tức là câu hỏi thứ i đó không giúp ta phân biệt học sinh giỏi và học sinh kém. + Phương sai tăng khi tần số đáp đúng câu hỏi tăng và đạt giá trị cực đại khi câu hỏi đó được nửa số học sinh đáp đúng. b, Phương sai điểm số của toán bài TNKQ gồm n câu hỏi được tính theo công thức: 20
  21. n n n 1 2 2 S S 2 r S S t  i  ik i k i 1 i 1 k 1 n 2 Trong đó S i là tổng biến lượng điểm số của từng câu hỏi và i 1 n n 1 là tổng của tất cả n(n-1) số hạng tương quan giữa các câu hỏi với nhau, 2 rik Si Sk i 1 k 1 xi xk rik=  , Xi và Xk là độ lệch điểm số của mỗi học sinh đối với điểm trung bình ik NSi Sk 2 2 ứng với câu hỏi đó, với: xi X i X i ; xk X k X k ; Si S i ; S k S k Để bài TNKQ có độ phân biệt lớn thì phương sai điểm số của từng câu hỏi phải lớn và mối tương quan giữa các câu hỏi cũng phải lớn, tức là các câu hỏi phải có độ khó trung bình pi = qi = 0,5 Ngoài ra phương sai của bài TN còn được tính theo công thức: 10 2 1 2 S ni (X i X ) N 1 i 1.3. Vận dụng phương pháp TNKQ Trong dạy học vật lý ở trường THCS Trên đây ta đã trình bày một số nét tổng quát và những ưu điểm, khuyết điểm của phương pháp TNKQ. Ta có thể vận dụng phương pháp TNKQ vào hoạt động dạy học sau để phát huy ưu điểm của nó. 1.3.1. Trắc nghiệm trước khi giảng bài mới: Điểm nổi bật của phương pháp này là có thể kiểm tra trong một thời gian ngắn nhiều học sinh cùng một lúc, các nội dung kiến thức có liên quan đến bài học mới. Do vậy tạo được động cơ học bài cho học sinh trước khi đến lớp, từ đó tạo điều kiện để tiếp thu bài tốt hơn. Khắc phục điểm yếu của kiểm tra miệng thông thường chỉ để kiểm tra được 1 - 2 học sinh trong một tiết. 1.3.2. Trắc nghiệm khi giảng bài mới: Trắc nghiệm khi giảng bài mới giúp cho giáo viên đưa ra những tình huống cần giải quyết, biết được mức độ nắm vững kiến thức mới của học sinh tại lớp để bổ sung kịp thời. Đồng thời qua kiểm tra giáo viên nhấn mạnh nội dung kiến thức để học sinh có cơ sở tiếp thu những kiến thức tiếp theo dễ dàng hơn, ngoài ra kiểm tra còn nhằm mục đích củng cố, luyện tập kiến thức toàn bài học. 1.3.3. Trắc nghiệm khi kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết: 1.3.4. Trắc nghiệm theo tiêu chí để đánh giá chất lượng dạy học của từng trường. Nhờ có chuẩn kiến thức của hệ thống câu hỏi TNKQ và ưu điểm của nó các nhà quản lý giáo dục có thể đo được chất lượng dạy học của các trường khác nhau trong địa bàn mình quản lý, từ đó làm cơ sở để chỉ đạo chuyên môn và xem xét thi đua. 1.3.5. Đánh giá kiểm định chất lượng đào tạo. 21
  22. Các nhà quản lý giáo dục, có thể sử dụng TNKQ như một công cụ hữu hiệu nhất để đánh giá chất lượng dạy và học đại trà một cách chính xác. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Mục đích của đề tài là xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan để ôn tập, kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS (thể hiện qua chương ) "Điện học" Vật lý lớp 7. Do vậy, trong chương I, chúng tôi đã trình bày đầy đủ chi tiết cơ sở lý luận của các phương pháp TNKQ trong dạy học. Trong đó đi sâu vào phương pháp TNKQ theo các mức nhận thức của B.S.Bloom. Do khuôn khổ của một luận văn Thạc sỹ, không thể đề cập hết các phương pháp TNKQ. Qua phân tích cơ sở lý luận của hoạt động kiểm tra - đánh giá chúng tôi đã chọn dạng câu hỏi MCQ để viết hệ thống câu hỏi cho chương "Điện học" Vật lý 7 bởi các lý do sau đây: - TNKQ loại câu hỏi MCQ có nhiều ưu điểm hơn các loại câu hỏi TNKQ khác. - Nếu nắm vững lý thuyết và kỹ thuật viết câu hỏi TNKQ dạng MCQ thì cũng sẽ dễ dàng viết được câu hỏi TNKQ ở các dạng khác. 22
  23. CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TNKQ CHO CHƯƠNG "ĐIỆN HỌC" VẬT LÝ LỚP 7 THCS 2.1. Thực trạng về tình hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn vật lý THCS Thực hiện chương trình mới THCS, hoạt động kiểm tra - đánh giá có một số thay đổi cơ bản. Trong đó nét nổi bật là phối hợp trắc nghiệm tự luận và TNKQ. Do đó cấu trúc để kiểm tra - đánh giá kết quả học tập chương trình mới có hai phần, phần tự luận và phần TNKQ là bắt buộc. Thực tế cho thấy phần TNKQ chất lượng thấp, nội dung còn nghèo nàn, giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu của chương trình đề ra, cần khắc phục tình trạng này. Đề kiểm tra là một công cụ đo lường thành quả học tập của học sinh có vai trò hết sức quan trọng về nhiều mặt, vì vậy đề kiểm tra tốt là một yêu cầu cơ bản của kiểm tra - đánh giá. Phương pháp tự luận truyền thống thì cả thầy và trò đều quen thuộc song phương pháp TNKQ thì cả thầy và trò gặp không ít khó khăn, đó là: Đối với giáo viên - TNKQ chưa được học trong chương trình đào tạo, đang còn khá mới mẻ đối với giáo viên, chỉ một số giáo viên quan tâm thì mới có những hiểu biết cơ bản nhưng chưa sâu. - Đa số giáo viên giảng dạy vật lý THCS thì vật lý không phải là chuyên môn chính của họ, thường là chuyên môn 2. Thậm chí có một số giáo viên toán lại giảng dạy vật lý. - Chưa có một ngân hàng câu hỏi chuẩn về TNKQ để giáo viên sử dụng. - Tài liệu tham khảo về TNKQ trên thị trường chưa được chuẩn hoá, chưa được kiểm nghiệm. - Ngay cả đối với giáo viên đã tinh thông về chuyên môn thì việc viết câu hỏi TNKQ cũng mất nhiều thời gian. - Phần kinh phí photocoppy đề bài kiểm tra giáo viên phải bỏ tiền túi. Đối với học sinh - Bước đầu chưa quen với cách làm bài này. 23
  24. với những khó khăn trên đây thực tế đang diễn ra là chất lượng của các đề thi TNKQ thấp chưa đạt chuẩn, không đo được cái cần đo. Số liệu thu được không chính xác. Do đó việc xây dựng một hệ thống câu hỏi (ngân hàng câu hỏi) cho môn vật lý THCS là cấp bách và cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng dạy học, tạo ra một “chiếc cân” chung để đo lường thành quả học tập của học sinh, làm cơ sở để đánh giá chất lượng học của học sinh và cả chất lượng giảng dạy của giáo viên, trên cơ sở đó có thể xem xét thi đua giữa các trường để có một mặt bằng chung. 2.2. Vai trò vị trí của chương "Điện học" Vật lý 7 trong chương trình vật lý THCS. 2.2.1. Nội dung và cấu trúc chương trình vật lý THCS Nội dung chương trình vật lý THCS được lựa chọn và cấu trúc theo định hướng tiếp tục phát triển những kiến thức và kỹ năng mà học sinh đã đạt được ở bậc tiểu học, nhất là trong môn tự nhiên và xã hội, môn khoa học; đồng thời chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cơ sở cho việc học tập các môn khác ở THCS, cho việc tiếp tục học lên THPT, Trung học chuyên nghiệp, học nghề và đi vào lao động sản xuất và cuộc sống. Ở các lớp 6 và 7 mức độ nội dung chương trình là khảo sát định tính các hiện tượng, thuộc tính và quá trình vật lý của tự nhiên, đời sống và kỹ thuật gần gũi với kinh nghiệm và hiểu biết của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các kết luận hầu hết có thể do học sinh tự lực rút ra trên cơ sở quan sát trực tiếp sự việc, hiện tượng kết hợp với những suy luận đơn giản. Mức độ định lượng và trừu tượng hoá được tăng dần ở lớp 8, 9 của cấp học này. Cấu trúc của chương trình phải đảm bảo tính hệ thống lôgíc của khoa học vật lý, mặt khác phải đảm bảo tính sư phạm. Do đó mỗi chương bài có tính độc lập tương đối. Chương trình vật lý THCS được xây dựng theo hai vòng xoáy ốc, vòng một gồm 6 và 7, vòng hai gồm 8 và 9. Ở lớp 6 và 7, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và khă năng nhận thức của học sinh ở độ tuổi này, chương trình đề cập tới các hiện tượng các quá trình và các khái niệm vật lý về cơ học, nhiệt học, điện học, quang học, và âm học chủ yếu ở mức độ định tính và ở một mức độ định lượng rất đơn giản. Nếu như ở tiểu học, các khái niệm khoa học chưa được hình thành thì, ngay ở vòng một cấp THCS, học sinh đã tham gia vào quá trình hình thành một hệ thống các khái niệm vật lý và sử dụng chúng để mô tả và giải thích một số sự vật, hiện tượng và quá trình . Các hiện tượng, các thuộc tính và các quá trình Vật lý ở phần chương trình lớp 6 và lớp 7 là rất gần gũi với kinh nghiệm và hiểu biết của học sinh. Các hiện tượng và quá trình vật lý này khi được tìm hiểu sẽ có tác dụng kích thích hứng thú học tập, óc tò mò khoa học của học sinh. Đồng thời việc trực tiếp tiến hành các phép đo cơ bản tạo điều kiện rèn luyện học sinh ngay từ những lớp đầu của bậc THCS. Các kỹ năng thực hành và thái độ ứng xử thực tiễn cần thiết cho việc học tập vật lý ở các lớp trên. Chương trình lớp 8 và lớp 9 mở rộng, phát triển và đi sâu hơn các kiến thức và 24
  25. kỹ năng về cơ học, nhiệt học, điện học, điện từ học và quang học đã được tìm hiểu, nghiên cứu ở lớp 6, lớp 7. Mức độ định lượng của chương trình ở hai lớp cuối này cũng tăng lên đáng kể. Ngoài ra chương trình lớp 9 còn dành một chương cho nội dung "Sự bảo toàn và chuyển hoá năng lượng" như là sự nhìn lại toàn bộ kiến thức vật lý ở THCS dưới góc độ bảo toàn chuyển hoá năng lượng. Như vậy chương trình vật lý THCS có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức vật lý cơ bản về cơ học, nhiệt học, điện học và quang học. Ở trình độ PTCS, bước đầu hình thành ở học sinh những kỹ năng cơ bản phổ thông và thói quen làm việc khoa học, góp phần hình thành ở họ các năng lực nhận thức và các phẩm chất nhân cách mà mục tiêu giáo dục THCS đã đề ra đó là: a, Về kiến thức Phân phối chương trình cho 4 năm học được cụ thể như sau (bảng 2): LỚP NỘI DUNG LÝ THUYẾT THỰC HÀNH KIỂM TRA ÔN TẬP TỔNG TỔNG KẾT 6 Cơ học 17 1 1 1 20 35 Nhiệt học 12 1 1 1 15 Quang học 7 1 1 9 7 Âm học 6 1 2 9 35 Điện học 12 1 2 2 17 8 Cơ học 16 1 2 2 21 35 Nhiệt học 10 0 2 2 14 Điện học 15 4 2 2 21 9 Điện từ học 15 2 1 1 19 66 Quang học 16 2 1 1 20 Sự bảo toàn 4 0 1 1 6 và CHNL Bảng 2: Phân phối chương trình vật lý THCS 2.2.2. Vai trò, vị trí của chương "Điện học" Vật lý lớp 7 trong chương trình vật lý THCS: "Điện học" là chương học cuối cùng của vòng kiến thức thứ nhất được đưa vào chương trình vật lý THCS . Đây là kiến thức rất trừu tượng đối với học sinh, đặc biệt khi tiếp xúc lần đầu tiên. Do đó phần điện học được đưa ra sau cùng của vòng kiến thức thứ nhất là hợp lý. Bởi vì sau khi học sinh đã làm quen với cơ học, nhiệt học, quang học do đó có sự kế thừa, có sự tương tự. Tuy nhiên, so với các phần khác thì điện học là một phần khó. Các hiện tượng quy luật vật lý ở dạng trừu tượng không 25
  26. nhìn thấy được trực tiếp. Điện học là một phần mới nên rất khó khăn trong việc tiếp cận nhưng lại tạo được hứng thú kích thích lòng ham mê khoa học cho học sinh. Vì vậy chương “Điện học” là rất quan trọng. Nó hình thành những kiến thức cơ bản nhất về điện học, đó là những viên gạch đầu tiên để xây dựng nên “lâu đài” kiến thức điện học cho học sinh. Trong phân phối chương trình, chương "Điện học" được phân phối 17 tiết học chiếm 50% chương trình vật lý 7 và được phân phối cụ thể như sau: 12 tiết lý thuyết, 1 tiết thực hành, 2 tiết ôn tập tổng kết và 2 tiết kiểm tra. 2.3. Nội dung và cấu trúc lôgíc chương "Điện học" vật lý 7. 2.3.1. Những yêu cầu cơ bản về nội dung kiến thức chương "Điện học" vật lý lớp 7. Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát. * Yêu cầu về kiến thức: 1. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát 2. Vật nhiễm điện (hay vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác. *Yêu cầu về kỹ năng: Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế. Bài 18: Hai loại điện tích * Yêu cầu về kiến thức: 1. Có hai loại điện tích, đó là điện tích âm và điện tích dương. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, các vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau. 2. Mọi vật đều được cấu tạo từ các hạt rất nhỏ gọi là nguyên tử. 3. Nguyên tử gồm một hạt nhân mang điện tích dương và và các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động quanh hạt nhân. 4. Bình thường tổng diện tích của êlectrôn có số trị tuyệt đối bằng điện tích hạt nhân và nguyên tử trung hoà về điện. 5. Một vật nhiễm điện tích âm nếu nhận thêm e, và nhiễm diện tích dương nếu mất bớt e. * Yêu cầu về kỹ năng: Kỹ năng giải thích được cơ chế vi mô của hiện tượng nhiễm điện do cọ xát và một số hiện tượng vật lý trong cuộc sống có liên quan. Bài 19: Dòng điện - Nguồn điện * Yêu cầu về kiến thức: 1. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng, các thiết bị điện chỉ hoạt động khi có dòng điện chạy qua . 2. Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động. 3. Mỗi nguồn điện có hai cực, gọi là cực dương (+) và cực âm (-). 26
  27. 4. Dòng điện chạy trong mạch điện kín. Mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây dẫn điện. * Yêu cầu về kỹ năng: Có khả năng mắc và kiểm tra để đảm bảo một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối hoạt động, đèn sáng. Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện, dòng điện trong kim loại. * Yêu cầu về kiến thức: 1. Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. 2. Vật liệu dẫn điện: là chất dẫn điện được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện. Vật liệu cách điện là chất cách điện được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện. 3. Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng. * Yêu cầu về kỹ năng: - Kỹ năng nhận biết chất dẫn điện và chất cách điện trong thực tế. - Kỹ năng lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm vật lý đơn giản. Bài 21: Sơ đồ mạch điện - chiều dòng điện * Yêu cầu về kiến thức: 1. Vẽ đúng sơ đồ mạch điện cho mạch điện đơn giản trong thực tế. 2. Mắc đúng một mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ đã cho. 3. Nắm vững các ký hiệu của một số bộ phận mạch điện dùng trong các sơ đồ. 4. Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện cũng như chỉ đúng chiều dòng điện chạy trong mạch điện thực. * Yêu cầu về kỹ năng: Kỹ năng thực hành lắp ráp sơ đồ mạch điện, kỹ năng đọc, vẽ sơ đồ mạch điện. Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện. * Yêu cầu về kiến thức: 1. Dòng điện đi qua mọi vật dẫn đều làm cho mọi vật dẫn nóng lên. 2. Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn, bút thử điện và đèn điện phát quang (mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao). * Yêu cầu về kỹ năng: Kỹ năng vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong thực tế có liên quan đến tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện. Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lý của dòng điện. * Yêu cầu về kiến thức: 1. Dòng điện có tác dụng từ. Nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hoặc thép. 2. Dòng điện có tác dụng hoá học mô tả một thí nghiệm hoặc một ứng dụng 27
  28. trong thức tế về tác dụng hoá học của dòng điện. 3. Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lý của dòng điện khi đi qua cơ thể người. * Yêu cầu về kỹ năng: Kỹ năng quan sát các hiện tượng và quá trình vật lý để thu thập thông tin và dữ liệu cần thiết. Bài 24: Cường độ dòng điện: * Yêu cầu về kiến thức: 1. Độ lớn của cường độ dòng điện cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện. 2. Đơn vị cường độ dòng điện là ampe (ký hiệu: A). Đối với dòng điện yếu, người ta dùng đơn vị miliampe (ký hiệu: mA); 1mA = 1/1000 A. 3. Dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện được gọi là ampe kế. * Yêu cầu về kỹ năng: Kỹ năng sử dụng các dụng cụ đo lường vật lý phổ biến, lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm vật lý đơn giản. Bài 25: Hiệu điện thế * Yêu cầu về kiến thức: 1. Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế. 2. Nêu được đơn vị của hiệu điện thế là vôn (V). Và các đơn vị dẫn suất của nó. 3. Số vôn ghi trên nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch điện. * Yêu cầu về kỹ năng: Kỹ năng sử dụng vôn kế để xác định hiệu điện thế. Bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện * Yêu cầu về kiến thức: 1. Trong một mạch điện kín, hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện tạo ra dòng điện chạy qua dụng cụ đó. 2. Hiệu điện thế giữa hai đầu một dụng cụ điện càng lớn thì dòng điện chạy qua dụng cụ đó có cường độ càng lớn. 3. Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động bình thường. * Yêu cầu về kỹ năng : Kỹ năng sử dụng ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu thiết bị điện trong mạch điện kín. Bài 27: Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp. * Yêu cầu về kiến thức: 1. Biết mắc nối tiếp hai bóng đèn 28
  29. 3. Thực hành đo và phát hiện được quy luật về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch điện mắc nối tiếp hai bóng đèn. * Yêu cầu về kỹ năng : - Kỹ năng đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch mắc nối tiếp và xử lý thông tin đo được. - Kỹ năng nhận biết hai thiết bị điện mắc nối tiếp. Bài 28: Thực hành: Đo hiệu thế và cường độ dòng điện đối với đoạn mạch song song. * Yêu cầu về kiến thức: 1. Biết mắc song song hai bóng đèn 2. Đo và phát hiện được quy luật về hiệu điện thế và cường độ dòng điện mắc song song hai bóng đèn. * Yêu cầu kỹ năng: Có kỹ năng phân biệt hai thiết bị điện mắc song song, kỹ năng đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện đoạn mạch mắc song song và nhận xét kết quả đo. Bài 29: An toàn khi sử dụng điện * Yêu cầu về kiến thức: 1. Biết giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người. Dòng từ 70mA trở lên, hoặc hiệu điện thế từ 40V trở lên là nguy hiểm đối với cơ thể người. 2. Phải thực hiện đúng các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. 3. Biết sử dụng đúng loại cầu chì để tránh tai nạn của hiện tượng đoản mạch. * Yêu cầu về kỹ năng: Kỹ năng an toàn điện. Bài 30: Tổng kết chương "Điện học" * Yêu cầu kiến thức: Nắm vững các kiến thức cơ bản trong chương * Yêu cầu kỹ năng: Vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề (trả lời câu hỏi, giải bài tập, giải thích hiện tượng ) có liên quan. 2.3.2. Cấu trúc lôgíc chương “Điện học” vật lý 7 (Xem sơ đồ 3) 29
  30. ĐIỆN HỌC ĐIỆN TÍCH DÒNG ĐIỆN AN TOÀN SỬ DỤNG ĐIỆN Vật nhiễm Có 2 loại điện Vật nhiễm điện Đo bằng Cường độ Dòng các điện tích Hiệu Dụng cụ điện khi cọ xát tích (+) và (-) hút các vật khác ampe kế dòng điện dịch chuyển có hướng điện thế đo vôn kế Tuân thủ qui tắc an toàn khi sử dụng điện Nhựa cọ xát vải khô qui Cho biết mức Giữa 2 cực Đơn vị V Thuỷ tinh cọ xát vào vải lụa Đơn vị mA,A ước nhiễm điện (-) độ mạnh, yếu nguồn điện có 1 1mV=0,001V qui ước nhiễm điện (+) 1mA=0,001A của dòng điện hiệu điện thế 1kV=1000V Cầu chì thiết bị ngắt mạch Nguồn điện có 2 khi I tăng quá Cùng cấp dòng điện mức Các điện tích Tương tác Các điện tích cực (+) và (-) Nguồn điện khác loại hút giữa các cùng loại đẩy nhau điện tích nhau Hiện tượng Chất dẫn điện cho I Dòng điện trong đoản mạch kim loại là dòng Chất dẫn điện đi qua, các e dịch chuyển Chất cách điện Chất cách điện -Hạt nhân mang điện Cấu tạo Mọi vật đều có hướng không cho I đi qua (+) nguyên được cấu tạo từ -Các e mang điện (-) tử nguyên tử CĐ quanh hạt nhân Mạch song song Mạch nối tiếp I=70mA hoặc Sơ đồ mạch điện I=I1+I2+ I=I1=I2= U=40V trở lên U=U1=U2= U=U1+U2+ gây nguy hiểm cho người -Nguyên t ử bình thường - Tác dụng từ - Tác dụng nhiệt trung hoà về điện -Vật nhận e nhiễm điện (- Các tác dụng của -Tổng e có giá trị tuyệt đối ) - Tác dụng hoá dòng điện - Tác dụng phát sáng bằng điện tích hạt nhân -Vật mất e nhiễm điện học (+) - Tác dụng sinh lý Sơ đồ 3: Sơ đồ cấu trúc lôgíc chương “Điện học” vật lý 7 30
  31. 2.3.3. Bảng đặc trưng câu hỏi TNKQ cho chương “Điện học” Vật lý lớp 7 THCS Đối với cấp học THCS thường đo trình độ học tập của học sinh theo 3 mức: nhận biết, thông hiểu và vận dụng [10’] Trong mục này ta sẽ xây dựng bảng đặc trưng hệ thống câu hỏi TNKQ dạng MCQ cho chương "Điện học" Vật lý 7 ở 3 mức độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng, sau đây là bảng đặc trưng câu hỏi (Bảng 3). Bảng 3: Bảng đặc trưng câu hỏi. Yêu cầu trình độ kiến thức Nhận Thông Vận Tổng (các tiêu chí) biết hiểu dụng số câu Nội dung kiểm tra hỏi Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát 3 3 5 11 Bài 18: Hai loại điện tích 3 3 3 9 Bài 19: Dòng điện - nguồn điện 5 3 3 11 Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện-dòng điện trong KL 3 3 4 10 Bài 21: Sơ đồ mạch điện - chiều dòng điện 5 3 4 12 Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện 3 4 4 11 Bài 23: Tác dụng từ, t/d hoá học và t/d sinh lý của dòng điện 4 4 5 13 Bài 24: Cường độ dòng điện 4 4 3 11 Bài 25: Hiệu điện thế 4 3 3 10 Bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện 3 3 4 10 Bài 27: TH: đo CĐDĐ và HĐT đối với đoạn mạch nối tiếp 4 2 5 11 Bài 28: TH: đo CĐDĐ và HĐT đối với đoạn mạch song song 3 3 4 10 Bài 29: An toàn khi sử dụng điện 4 4 3 11 Tổng 48 42 50 140 2.4. Xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ cho chương "Điện học" Vật lý lớp 7. Bài 17. SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT Câu hỏi ở mức độ nhận biết: Câu 1. Chọn câu đúng. A. Chỉ có các vật rắn mới bị nhiễm điện B. Chỉ có các chất rắn và lỏng bị nhiễm điện. C. Chất khí không bao giờ bị nhiễm điện. D. Tất cả mọi vật đều có khả năng nhiễm điện. 31
  32. Câu 2. Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công? A. Trời nắng. B. Hanh khô rất ít hơi nước trong không khí. C. Gió lạnh, trời mưa, ẩm. D. Không mưa, không nắng, ẩm. Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất. Câu 3. Trong các cách sau đây, cách nào làm thước nhựa dẹt nhiễm điện: A. Đập thước nhiều lần lên bàn. B. Cọ xát thước nhựa bằng miếng vải khô nhiều lần. C. Chiếu ánh sáng đèn vào thước nhựa. D. Áp thước vào ly nước nóng. Câu hỏi ở mức độ thông hiểu: Câu 4. Lấy một thanh êbônít cọ xát vào một miếng len. Kết quả nào trong những kết quả sau đây là đúng? A. Chỉ có thanh êbônnít bị nhiễm điện còn miếng len thì không nhiễm điện. B. Chỉ có miếng len bị nhiễm điện, còn thanh êbônít thì không bị nhiễm điện. C. Cả thanh êbônít và miếng len đều bị nhiễm điện. D. Không có vật nào bị nhiễm điện. Câu 5. Vật nào dưới đây không nhiễm điện khi bị cọ xát? A. Một thanh thuỷ tinh có cán bằng nhựa B. Một thanh thuỷ tinh không có cán. C. Một thước nhôm có cán gỗ. D. Một thước nhôm không có cán gỗ. Câu 6. Vào những ngày hanh khô, lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình ti vi bằng khăn khô thì hôm sau lại thấy có bụi bám vào chúng, thậm chí có thể có bụi nhiều hơn vì: A. Thuỷ tinh sạch và sáng hơn, dễ bắt bụi. B. Sau khi cọ xát, thuỷ tinh bị nhiễm điện mạnh và hút bụi nhiều hơn. C. Trời hanh khô có nhiều bụi hơn. D. Những ngày hanh khô càng nhiều bụi, mà thuỷ tinh lại được chùi sạch thì bụi bám vào thuỷ tinh nhiều hơn. Chọn câu trả lời đúng nhất. Câu hỏi ở mức độ vận dụng Câu 7. Trong các trường hợp sau đây, theo em, trường hợp nào đã bị nhiễm điện? A. Thanh nam châm hút một cái đinh sắt nhỏ. B. Chiếc thước nhựa sau khi bị cọ xát vào khăn len hút các mẫu giấy vụn . C. Trái đất và mặt trăng hút lẫn nhau. D. Giấy thấm hút mực. 32
  33. Câu 8. Trong các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ sát, vai trò (tác dụng) của vụn dấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là: A. Xác định xem vụn giấy, quả cầu nhựa xốp có hút hoặc đẩy không. B. Xác định xem bóng đèn bút thử điện có sáng lên không. C. Những vật “thử”, qua biểu hiện của chúng mà ta xác định được một vật có nhiễm điện hay không. D. Tạo ra hiện tượng hút đẩy, sáng hay không sáng. Chọn câu trả lời đúng. Câu 9. Những ngày hanh khô, khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì : A. Lược nhựa chuyển động thẳng kéo sợi tóc thẳng ra. B. Các sợi tóc trơn hơn và bị cuốn thẳng ra . C. Tóc đang rối bị chải thì thẳng ra. D. Cọ xát với tóc, lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra . Chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 10. Cánh quạt điện mặc dù thổi gió bay nhưng sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào, đặc biệt ở mép cánh quạt vì: A. Gió cuộn bụi làm cho bụi bám vào. B. Điện vào quạt làm cho nó nhiễm điện nên hút bụi lại. C. Khi quay cánh quạt bị nhiễm điện do cọ xát với không khí nên nó hút bụi làm cho bụi bám vào. D. Bụi có chất keo nên bám vào quạt. Chọn câu trả lời đúng. Câu 11. Sấm, sét và chớp khi có mưa giông là do các đám mây bị nhiễm điện. Sự nhiễm điện này cũng tương tự với thí dụ nào ? A. Cọ xát thước nhựa với vải khô. B. Cọ xát thuỷ tinh với lụa. C. Cọ xát ni lông hay nhựa với len. D. Bất kỳ thí dụ nào kể trên. Bài 18: HAI LOẠI DIỆN TÍCH Câu hỏi ở mức độ nhận biết: Câu 12. Nguyên tử cấu tạo gồm: A. Nguyên tử có một hạt nhân và các hạt êlectrôn. B. Hạt nhân mang điện tích dương, nằm ở tâm nguyên tử, các êlectrôn mang điện âm quay xung quanh hạt nhân. C. Tổng các điện tích âm của êlectrôn có trị số tuyệt đối bằng diện tích dương của hạt nhân, bình thường nguyên tử trung hoà về điện. 33
  34. D. Cả A, B, C. Chọn câu trả lời đúng. Câu 13. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác. B. Hạt nhân nguyên tử có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác. C. Êlectrôn của mọi nguyên tử không thể từ nguyên tử này chuyển dịch sang nguyên tử khác . D. Nguyên tử này có thể dịch sang nguyên tử khác. Câu 14. Hai mảnh Pôliêtylen nhiễm điện cùng loại thì: A. Đẩy nhau. C. Không đẩy, không hút. B. Hút nhau. D. Vừa hút vừa đẩy. Chọn câu trả lời đúng. Câu hỏi ở mức độ thông hiểu: Câu15. Chọn câu đúng. A. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện âm thì A và B đẩy nhau. B. Nếu vật A tích điện âm, vật B tích điện dương thì A và B đẩy nhau. C. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện âm thì A và B hút nhau. D. Nếu A tích điện dương, vật B tích điện dương thì A và B hút nhau. Câu 16. Ta biết chỉ có hai loại điện tích, điện tích âm và điện tích dương. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Vật nhiễm điện tích âm thì chỉ mang điện tích âm. B. Vật nhiễm điện tích dương thì chỉ mang điện tích dương. C. Vật trung hoà không chứa các điện tích. D. Không có nhận xét nào đúng. Câu 17. Chọn câu trả lời đúng. A. Một vật trung hoà về điện, nếu mang nhiều điện tích dương hơn điện tích âm. B. Một vật trung hoà về điện, nếu mang điện tích dương bằng với điện tích âm. C. Một vật trung hoà về điện, nếu mang nhiều điện tích âm hơn điện tích dương. D. Một vật trung hoà về điện, nếu mất bao nhiêu điện tích âm thì nhận lấy bấy nhiêu điện tích dương. Câu hỏi ở mức độ vận dụng: Câu 18. Nếu A hút B, B hút C, C đẩy D thì: A. A và C có điện tích trái dấu. B. B và D có điện tích cùng dấu. C. A và D có điện tích cùng dấu. D. A và D có điện tích trái dấu. Chọn phương án đúng. 34
  35. Câu 19. Chọn câu đúng trong các câu sau đây? Trong kỹ thuật sơn xì, để tiết kiệm sơn và nâng cao chất lượng lớp sơn, người ta làm: A. Nhiễm điện cho sơn. B. Nhiễm điện cho chi tiết muốn sơn. C. Nhiễm điện trái dấu cho sơn và chi tiết muốn sơn. D. Nhiễm điện cùng dấu cho sơn và chi tiết muốn sơn. Câu 20. Phát biểu nào sau đây chưa đúng? A. Hai vật hút nhau chứng tỏ chúng nhiễm điện khác loại. B. Một vật nhiễm điện âm, nếu nhận thêm êlectrôn sẽ lại nhiễm điện âm. C. Hai vật nếu cùng cọ xát vào vật thứ ba thì hai vật ấy sẽ bị nhiễm điện cùng loại. D. Hai vật nhiễm điện khác loại, nếu cho chúng chạm nhau thì có thể chúng trở nên trung hoà. BÀI 19. DÒNG ĐIỆN - NGUỒN ĐIỆN Câu hỏi ở mức độ nhận biết: Câu 21. Trong các kết luận sau đây, kết luận nào đúng với khái niệm về dòng điện? A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển. B. Dòng điện là sự chuyển động của các điện tích. C. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích. D. Cả ba cách phát biểu trên đều đúng. Câu 22.Trong các trường hợp sau đây, dòng điện đang chạy trong vật nào? A. Một đũa thuỷ tinh đã được cọ sát vào lụa. B. Một viên pin nhỏ đặt lên bàn. C. Một máy tính bỏ túi đang hoạt động. D. Bóng đèn của bút thử điện đặt lên bàn. Câu 23 Dòng điện là : A. Dòng các điện tích chuyển động có hướng. B. Dòng các điện tích dương hoặc âm chuyển động có hướng. C. Dòng các điện tích dương và điện tích âm chuyển động có hướng. D. Các câu trên đều đúng. Chọn phương án trả lời đúng nhất. Câu 24. Chọn câu đúng : A. Chỉ có các hạt mang điện tích dương chuyển động có hướng mới tạo ra dòng điện. B. Chỉ có các êlectrôn chuyển động có hướng mới tạo ra dòng điện. C. Chỉ khi nào vừa hạt mang điện tích dương và vừa mang điện tích âm chuyển động có hướng thì mới tạo ra dòng điện. D. Các câu trên đều sai. Câu 25. Bộ gồm cả năm dụng cụ hay thiết bị điện đều sử dụng nguồn điện là: A. Đèn pin, rađiô, đồng hồ chạy bằng pin, điện thoại di động, máy tính bỏ túi. 35
  36. B. Tivi, rađiô, máy rung, quạt điện, bánh xe nước. C. Bóng đèn, bếp điện, máy bơm, máy điện thoại, đèn pin. D. Bút thử điện, máy chụp ảnh, máy đấm bóp, rađiô, máy bơm. Chọn câu trả lời đúng nhất. Các câu hỏi ở mức độ thông hiểu. Câu 26. Phát biểu nào dưới đây là sai? A. Mỗi nguồn điện có hai cực. B. Hai cực của pin hay ắc quy là cực dương (+) và cực âm (-). C. Nguồn điện là thiết bị dùng để cung cấp dòng điện lâu dài cho các vật dùng điện hoạt động. D. Vật nào nhiễm điện vật ấy là nguồn điện. Câu 27. Cho các sơ đồ mạch điện như hình 1, pin còn mới, dây nối dẫn điện tốt. Cặp mạch điện nào sau đây làm cho các bóng đèn đều sáng? A. a và b B. b và c C. a và c D. cvà d a, b, c, d, Hình 1 Câu 28. Phát biểu nào dưới đây là sai? A. Mạch điện kín là mạch gồm các thiết bị điện nối kín hai đầu với nhau. B. Mạch điện kín là mạch nối liền các thiết bị điện với hai cực của nguồn điện. C. Muốn mắc một mạch điện kín thì phải có nguồn điện và các thiết bị dùng điện cùng dây nối. D. Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Dòng điện chạy trong mạch kín nối liền các thiết bị điện với hai cực nguồn điện. Câu hỏi ở mức độ vận dụng: Câu 29. Một bóng đèn mắc vào mạch điện. Bóng đèn không cháy sáng (những) điều nào kể sau đây là nguyên nhân. A. Nguồn điện hết điện (hoặc bị hỏng). C. Chưa đóng công tắc của mạch. B. Dây tóc bóng đèn bị đứt. D. Bất kỳ điều nào ở A,B,C. Câu 30. Khi xem xét một nguồn điện như pin hoặc ắc quy điều ta cần quan tâm nhất là: A. Kích thước lớn hay nhỏ, hình thức có đẹp không. B. Giá tiền là bao nhiêu. C. Mới hay cũ. 36
  37. D. Khả năng cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện một dòng điện mạnh hay yếu và trong thời gian bao lâu. Chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 31. Ở các xe đạp có gắn thêm đinamô, khi bánh xe quay đinamô quay theo và phát ra dòng điện làm sáng các bóng đèn. Tuy nhiên ở xe đạp nếu quan sát kỹ ta chỉ thấy có một dây được nối từ đinamô đến bóng đèn. Sở dĩ như vậy là: A. Đinamô thực chất không phải là một nguồn điện. B. Đinamô là một nguồn điện một cực chỉ cần một dây nối đến bóng đèn là đèn sáng. C. Đinamô là một nguồn điện có hai cực như mọi nguồn điện khác, dây thứ hai là sườn xe đạp. D. Các lập luận trên đều sai. Chọn câu trả lời đúng. BÀI 20. CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN - DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI Câu hỏi ở mức độ nhận biết: Câu 32. Vật dẫn điện là vật: A. Có khả năng cho dòng điện đi qua. B. Có khả năng cho các hạt mang điện tích dương chuyển động. C. Có khả năng cho các hạt mang điện tích âm chuyển động. D. Các câu A, B, C đều đúng. Chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 33. Các vật nào sau đây là cách điện A. Thuỷ tinh, cao su, gỗ khô. C. Nước, nước chanh. B. Sắt, đồng, nhôm. D. Vàng, bạc. Câu 34. Dòng điện trong kim loại là dòng: A. Chuyển động có hướng của các êlectrôn tự do. B. Chuyển động có hướng của các êlectrôn nằm bên trong các lớp nguyên tử. C. Chuyển động có hướng của các hạt mang điện tích dương. D. Chuyển động có hướng các nguyên tử. Chọn câu trả lời đúng nhất. Câu hỏi ở mức độ thông hiểu: Câu 35. Chiều dòng điện được quy ước A. Cùng chiều với chiều chuyển động của các hạt mang điện tích dương. B. Ngược chiều với chiều chuyển động của các hạt mang điện tích âm. C. Ngược chiều với chiều chuyển động của các hạt êlectrôn. D. A, B, C đều đúng. Chọn câu trả lời đúng nhất. 37
  38. Câu 36. Vật nào dưới đây là vật dẫn điện? A. Viên phấn viết bảng. C. Ruột bút chì. B. Thanh gỗ khô. D. Thước nhựa của học sinh. Câu 37. Trong các dụng cụ và các thiết bị sử dụng điện trong gia đình vật liệu cách điện được sử dụng nhiều nhất là: A. Cao su. B. Nhựa. C. Thuỷ tinh. D. Gỗ khô. Chọn câu trả lời đúng nhất. Các câu hỏi ở mức độ vận dụng: Câu 38. Cho các chất dẫn điện sau: Nhôm, đồng, dung dịch Axít, than chì, độ dẫn điện của chúng tốt dần theo thứ tự. A. Dung dịch axít, than chì, nhôm, đồng. B. Dung dịch axít, than chì, đồng, nhôm. C. Than chì, dung dịch axít, nhôm ,đồng. D. Than chì, dung dịch axít, đồng, nhôm. Chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 39. Chọn câu sai trong các câu sau đây: A. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các êlectrôn tự do. B. Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua. C. Sau một thời gian, các êlectrôn trong dây dẫn kim loại di chuyển hết, dây dẫn kim loại trở thành chất cách điện. D. Một số chất cách điện có thể trở thành chất dẫn điện trong điều kiện đặc biệt. Câu 40. Chọn câu đúng trong các câu sau: Tay cầm thanh đồng và cọ xát thanh đồng vào len. Hỏi thanh đồng nhiễm điện gì ? A. Nhiễm điện dương. B. Nhiễm điện âm. C. Trung hoà về điện. D. Nhiễm cả điện âm và điện dương. Câu 41. Cho các mạch điện như hình 2, nguồn điện và các bóng đèn còn tốt. Cặp mạch điện nào sau đây làm cho các bóng đèn đều sáng? dây dây dây dây dây dây ruột dây len đồng đồng bạc đồng nhựa bút chì kẻm A B Hình 2 C D A. B và D B. A và B C. B và C D. A và D 38
  39. Bài 21. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN - CHIỀU DÒNG ĐIỆN Câu hỏi ở mức độ nhận biết: Câu 42. Chọn câu trả lời đúng nhất? Một mạch điện thắp sáng bóng đèn thì phải có: A. Nguồn điện, bóng đèn. B. Dây dẫn, bóng đèn, công tắc. C. Nguồn điện, bóng đèn dây dẫn. D. Nguồn điện, bóng đèn, công tắc và dây dẫn. Câu 43. Chiều dòng điện là chiều: A. Chuyển động của điện tích. B. Chuyển động của các hạt mang điện tích. C. Từ cực dương tới cực âm của nguồn điện. D. Các câu trên đều sai. Chọn câu đúng. Câu 44. Sơ đồ mạch điện cho biết: A. Công dụng của các bộ phận mạch điện. B. Các ký hiệu của dụng cụ điện. C. Cách mắc các bộ phận của mạch điện. D. Chiều của dòng điện trong mạch. Chọn phương án trả lời đúng nhất. Câu 45. Sơ đồ mạch điện có tác dụng: A. Giúp thợ điện dựa vào đó để mắc mạch điện đúng như yêu cầu. B. Giúp ta dễ dàng trong việc kiểm tra, sữa chữa các mạch điện. C. Mô tả đơn giản mạch điện trong thực tế. D. Cả A, B và C đều đúng. Chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 46. Chọn câu đúng. A. Chiều dòng điện được quy ước là chiều từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện. B. Chiều dòng điện được quy ước là chiều từ cực dương có đánh dấu (+) qua vật dẫn tới cực có đánh dấu (-) của viên pin. C. Chiều dòng điện được quy ước là chiều từ cực có sơn màu đỏ qua vật dẫn tới cực sơn màu đen của bình ắc quy. D. Các câu A, B, C đều đúng. Các câu hỏi mức độ thông hiểu: Câu 47. Khi ngắt khoá K, trường hợp nào sau đây các bóng đèn mắc trong 39
  40. hình 3 sẽ tắt? Đ1 A. Đ1 và Đ2 Đ B. Đ3 và Đ4 2 Đ C. Đ2,,Đ3 và Đ4 K 3 D. Đ1 ,Đ3 và Đ4 Hình 3 Đ4 Câu 48. Trường hợp nào cặp ngắt điện hoạt động được? Trong các cặp ngắt điện sau đây (xem hình 4). A. 1 và 3 B. 2 và 4 1 2 C. 1 và 4 D. 3 và 4 3 4 Hình 4 Câu 49. Trong các sơ đồ mạch điện như hình 5. Cặp sơ đồ nào có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện? Trong các cặp sơ đồ sau: A. Hình 5a và 5b a, + b, B. Hình 5c và 5d + C. Hình 5a và 5c D. Hình 5b và 5d c, d, Hình 5 Các câu hỏi mức độ vận dụng: Câu 50. Việc ký hiệu các bộ phận của mạch điện có ý nghĩa: A. Đơn giản hoá các bộ phận của mạch điện. B. Giúp cho ta dễ dàng khi vẽ sơ đồ mạch điện. C. Làm cho sơ đồ mạch điện đơn giản nhiều hơn so với mạch điện thực tế. D. Tất cả A, B, C đều đúng. Chọn câu trả lời đúng. Câu 51. Dưới đây là các sơ đồ mạch điện, đèn pin đang sáng do bốn học sinh vẽ (hình 6). Hỏi sơ đồ nào đúng? K A. Sơ đồ a B. Sơ đồ b C. Sơ đồ c D. Sơ đồ d a, b, c, d, Hình 6 40
  41. Câu 52. Không gọi chiều chuyển động có hướng của điện tích là chiều dòng điện mà lại phải quy ước gọi: “Chiều từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện là chiều dòng điện”vì: A. Cực dương của nguồn điện tích điện dương. B. Trong một dòng điện đồng thời có thể có cả hai loại điện tích dương và điện tích âm chuyển dời ngược chiều nhau, nên phải quy ước chọn một chiều để làm chiều dòng điện. C. Hạt chuyển dời tạo ra dòng điện là điện tích dương . D. Điện tích dương bị cực dương đẩy, cực âm hút. Chọn câu trả lời đúng. Câu 53. Chọn câu đúng. Cặp sơ đồ mạch điện nào trong hình 7b, tương ứng với mạch điện thực tế (hình 7a)? Đ1 Công tắc A. a và b B. c và d Đ2 C. a và c Hình 7a D. b và d Nguồn điện Đ1 Đ1 Đ1 Đ1 Đ2 Đ2 Đ2 Đ2 a, b, c, d, Hình 7b BÀI 22. TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN Câu hỏi ở mức độ nhận biết Câu 54. Chọn câu đúng. Tác dụng nhiệt của dòng điện ở dụng cụ nào sau đây là không có ích ? A. Bàn là điện. B. Quạt điện. C. Nồi cơm điện. D. Bếp điện. Câu 55. Sự toả nhiệt khi có dòng điện đi qua được dùng để chế tạo các thiết bị nào sau đây? A. Bếp điện. C. Máy bơm nước. B. Đèn LED (đèn iôt phát quang) D. Tủ lạnh. Chọn câu trả lời đúng. Câu 56: Sự phát sáng khi có dòng điện đi qua được dùng để chế tạo các thiết bị nào sau đây? A. ấm đun nước. C. Rađiô. 41
  42. B. Đèn ống. D. Bàn là. Chọn câu trả lời đúng. Các câu hỏi ở mức độ thông hiểu: Câu 57. Hiện tượng nào sau đây vừa có sự toả sáng vừa có sự toả nhiệt khi có dòng điện đi qua? A. Sấm sét. C. Chuông điện. B. Chiếc loa. D. Máy điều hoà nhiệt độ. Chọn câu trả lời đúng. Câu 58. Khi có dòng điện đi qua, bộ phận của đèn bị đốt nóng mạnh nhất là: A. Dây tóc. C. Dây trục. B. Bóng đèn. D. Cọc thuỷ tinh. Chọn câu trả lời đúng: Câu 59. Trong bóng đèn bộ phận thường làm bằng vonfram là : A. Dây trục vì vonfram rất cứng. B. Dây tóc vì vonfram rất dẻo, kéo thành dây rất mảnh được. C. Dây tóc khi phát sáng nhiệt độ dây tóc khoảng 2500 0C. Nhiệt độ nóng chảy của vonfram là 3370 0 C nên dùng nó làm dây tóc . D. Dây tóc; vonfram bền và độ đàn hồi lớn. Chọn câu trả lời đúng nhất . Câu 60. Tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích trong những dụng cụ nào sau đây ? A. Nồi cơm điện. B. Máy thu thanh (radio). C. Quạt điện. D. Máy tính bỏ túi. Chọn câu trả lời đúng . Các câu hỏi ở mức độ vận dụng: Câu 61. Giải thích về hoạt động của cầu chì. A. Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện. B. Nhiệt độ nóng chảy của chì thấp. C. Dòng điện chạy qua gây ra tác dụng nhiệt làm dây chì nóng lên, dòng điện mạnh đến mức nào đó làm cho dây chì đạt tới nhiệt độ nóng chảy (3270c ) thì dây chì đứt, dòng điện bị ngắt. D. Dây chì mềm nên dòng điện mạnh thì bị đứt. Chọn câu giải thích đúng và rõ ràng nhất. Câu 62. Bóng đèn nào sau đây khi phát sáng là do dòng điện chạy qua chất khí? A. Bóng đèn đui ngạch. C. Bóng đèn pin. B. Đèn điốt phát quang. D. Bóng đèn xe gắn máy. Chọn câu trả lời đúng. Câu 63. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây, khi chúng hoạt động bình thường? 42
  43. A. Công tắc. C. Đèn báo của tivi. B. Máy bơm nước chạy điện. D. Dây dẫn điện ở gia đình. Chọn câu trả lời đúng. Câu 64. Chọn câu sai trong các câu sau: Bóng đèn pin cháy sáng chứng tỏ. A. Có dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn. B. Dòng điện làm cho dây tóc nóng lên và phát sáng. C. Dòng điện có tác dụng phát sáng. D. Dòng điện có tác dụng nhiệt. BÀI 23. TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA DÒNG ĐIỆN. Các câu hỏi ở mức độ nhận biết: Câu 65. Vật dụng nào sau đây hoạt động dựa vào tác dụng từ của dòng điện? A. Bếp điện. C. Bóng đèn. B. Chuông điện. D. Đèn LED. Chọn câu trả lời đúng. Câu 66. người ta ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện vào các việc: A. Mạ điện. C. Chế tạo loa. B. Làm đinamô phát điện . D. Chế tạo micrô. Chọn câu trả lời đúng. Câu 67. Khi đi qua cơ thể người dòng điện có thể : A. Gây ra các vết bỏng. C. Thần kinh bị tê liệt. B. Làm tim ngừng đập. D. Các tác dụng của A,B,C. Chọn câu trả lời đúng. Câu 68. Vật nào dưới đây có thể gây ra các tác dụng từ ? A. Mảnh ni lông được cọ xát mạnh. B. Sợi dây cao su có hai đầu nối với hai cực của pin. C. Một cuộn dây có dòng điện chạy qua. D. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn. Chọn câu trả lời đúng. Các câu hỏi ở mức độ thông hiểu: Câu 69. Phát biểu nào dưới đây sai? A. Cuộn dây dẫn cuốn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có khả năng hút các vật bằng sắt thép. B. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có khả năng làm quay kim nam châm. C. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt có khả năng hút mọi vật bằng sắt thép và làm quay kim nam châm. 43
  44. D. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt có dòng điện chạy qua có tác dụng (vai trò) như một nam châm. Câu 70. Chọn câu đúng trong các câu sau. Dòng điện qua bất kỳ dây dẫn nào cũng có thể: A. Làm dây dẫn nóng và phát sáng. B. Hút các vật bằng sắt, thép. C. Hút các vật nhẹ. D. Không gây ra các hiện tượng nêu ở A,B,C Câu 71. Vật nào sau đây không có tác dụng từ? A. Một đèn ống đang có dòng điện chạy qua. B. Hai vật bị nhiễm điện đang hút nhau. C. Một cuộn dây dẫn được quấn quanh một lõi sắt. D. Không vật nào có tác dụng từ. Chọn câu trả lời đúng. Câu 72. Chọn câu đúng trong các câu sau đây. Nếu ta chạm tay vào dây điện trần, dòng điện sẽ truyền qua cơ thể gây ra co giật, bỏng , thậm chí có thể gây ra chết người là do: A. Tác dụng nhiệt của dòng điện. B. Tác dụng từ của dòng điện. C. Tác dụng hoá học của dòng điện. D. Tác dụng sinh lý của dòng điện. Các câu hỏi ở mức độ vận dụng: Câu 73. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào ứng dụng tác dụng hóa học của dòng điện? A. Hàn điện. C. Nạp điện cho ắc qui. B. Đun nước bằng điện. D. Đèn điện sáng. Câu 74 Trong y học tác dụng sinh lý của dòng điện được sử dụng trong: A. Chạy điện khi châm cứu. C. Đo điện não đồ. B. Chụp X quang. D. Đo huyết áp. Chọn câu trả lời đúng. Câu 75. Phát biểu nào dưới đây sai? A. Khi có dòng điện chạy qua cơ, cơ co giật là do tác dụng sinh lý của dòng điện. B. Tác dụng hoá học của dòng điện là cơ sở của phương pháp mạ điện C. Hoạt động của chuông điện dựa trên tác dụng từ của dòng điện. D. Bóng đèn, bút thử điện sáng là do tác dụng nhiệt của dòng điện. Câu 76. Chọn câu đúng trong các câu sau đây. Muốn mạ vàng cho vỏ của một chiếc đồng hồ thì. A. Dung dịch để mạ phải là dung dịch muối vàng. B. Điện cực âm (-) là vỏ đồng hồ. C. Điện cực dương (+) là bằng vàng hay hợp chất vàng. 44
  45. D. A, B, C đúng. Câu 77. Một học sinh đã đưa ra những kết luận sau đây khi nói về một số tác dụng của dòng điện chạy qua cuộn dây có lõi sắt: A. Có thể hút hoặc đẩy một nam châm khi đặt gần nó. B. Có thể hút hoặc đẩy một cái đinh bằng thép khi đặt gần nó. C. Có thể hút những mẫu giấy vụn khi đặt gần nó. D. Có thể hút các vật bằng đồng cho dù vật này đặt gần hay xa cuộn dây. Kết luận nào của học sinh trên là đúng? BÀI 24. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN. Các câu hỏi ở mức độ nhận biết: Câu 78 . Phát biểu nào ở dưới đây là không đúng? A. Mối liên hệ giữa ampe với miliampe là: 1A= 1000mA B. Mối liên hệ giữa ampe với miliampe là : 1mA = 0,01A C. Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe, ký hiệu là A. D. Dụng cụ để đo cường độ dòng điện là ampe kế và miliampe kế. Câu 79 . Miliampe kế như hình 8 có giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là: 60 20 40 60 80 A. GHĐ : 100mA, ĐCNN : 10mA 0 100 B. GHĐ: 100mA, ĐCNN: 20mA mA C. GHĐ: 100mA, ĐCNN: 1mA m D. GHĐ: 100mA, ĐCNN: 2mA Chọn cặp số đúng. Hình 8 Câu 80. Hình vẽ 9 là một thang đo của một ampe kế. Từ mặt thang đo suy ra rằng. 0,4 0,6 0,2 0,8 A. Giới hạn đo của ampe kế là: 1,2A 1,0 B. Độ chia nhỏ nhất là: 0,1A 0 A 1,2 C. Số chỉ của ampe kế khi ở vị trí (1) là: (1) (2) I1 = 0,4A D. Số chỉ của ampe kế khi ở vị trí (2) là I2 = 1A Trường hợp nào ở trên là sai ? Hình 9 Câu 81. Phát biểu nào dưới đây chưa thật chính xác: A. Cường độ dòng điện càng lớn thì đèn càng sáng, nếu đèn vẫn hoạt động được. B. Độ sáng của đèn phụ thuộc vào cường độ dòng điện. C. Cường độ dòng điện quá nhỏ thì đèn không sáng. D. Đèn không sáng có nghĩa là cường độ dòng điện bằng không. Câu hỏi ở mức độ thông hiểu: 45
  46. Câu 82. Trong sơ đồ mạch điện hình 10, ở sơ đồ nào ampe kế mắc sai? Đ Đ Đ A Đ A aa Đ A A a, b, (Hình 10 ) c, d, A. Sơ đồ a. B. Sơ đồ b. C. Sơ đồ c. D. Sơ đồ d Câu 83 . Ampe kế trong sơ đồ nào sau đây mắc đúng? + + + + A A A A a, b, (Hình 11) c, d, A. Sơ đồ a. B. Sơ đồ b. C.Sơ đồ c. D. Sơ đồ d Câu 84. Trường hợp nào dưới đây đổi đơn vị sai? A. 1,28A = 1280mA C. 0,35A = 350mA B. 32mA = 0,32A D. 425mA = 0,425A Câu 85. Nên chọn ampe kế nào dưới đây để đo dòng điện có cường độ trong khoảng 0,5A tới 1A chạy qua quạt điện? A. GHĐ: 2A , GTNN: 0,2A B. GHĐ: 500mA, GTNN: 10mA C. GHĐ: 200mA, GTNN: 5mA D. GHĐ: 1,5A, GTNN: 0,1A Câu hỏi ở mức độ vận dụng: Câu 86. Chọn kết luận sai trong các kết luận dưới đây? A. Cường độ dòng điện càng lớn thì tác dụng sinh lý càng yếu. B. Dòng điện càng mạnh thì tác dụng nhiệt của nó càng lớn. C. Cường độ dòng điện càng lớn thì tính chất từ của nam châm điện càng mạnh. D. Trong cùng một quãng thời gian, cường độ dòng điện càng lớn thì lượng đồng bám vào thỏi than càng nhiều. Câu 87. Một bóng đèn pin chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,5A. Nếu cho dòng điện có cường độ dưới đây chạy qua đèn thì trường hợp nào đèn sáng mạnh nhất? A. 0,7A B. 0,40A C. 0,45A D. 0,48A Câu 88. Quan sát mạch điện như hình 12. Một số học sinh đã rút ra những kết 46
  47. luận sau: A. Ở trạng thái như hình vẽ ampe kế chỉ số 0. Đ B. Khi đóng công tắc K ampe kế cho biết K cường độ dòng điện qua bóng đèn. K _ A + C. Khi đóng công tắc K, ampe kế vẫn chỉ số không. Hình 12 D. Cần phải mắc lại ampe kế để ampe kế hoạt động bình thường. Chọn câu trả lời sai. BÀI 25. HIỆU ĐIỆN THẾ Câu hỏi ở mức độ nhận biết: Câu 89. Đơn vị của hiệu điện thế là: A. Vôn được ký hiệu là V. B. Ampe được ký hiệu là A. C. Milivôn được ký hiệu là mV. D. Kilôvôn được ký hiệu là kV. Chọn câu trả lời sai. Câu 90 . Trường hợp đổi đơn vị nào dưới đây là sai? A. 1,5 V = 1500mV C. 0,25V = 25mV B. 80m V = 0,08V D. 3000mV = 3V Câu 91. Vôn kế là dụng cụ để đo: A. Hiệu điện thế giữa hai đầu nguồn điện. B. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. C. Hiệu điện thế giữa hai điểm của một đoạn mạch. D. Hiệu điện thế của cực dương nguồn điện hay một điểm nào đó trên đoạn mạch. Chọn câu trả lời sai. Câu 92. GHĐ và ĐCNN của vôn kế ở hình 13 là: 4 5 6 2 3 7 A.10V và 1V. 1 8 9 8 B.10V và 0,1V. 0 V 10 C. 10V và 50mV. D. 10V và 0,5V. Chọn phương án trả lời đúng. Hình 13 Câu hỏi ở mức độ thông hiểu: Câu 93. Nên chọn vôn kế nào dưới đây để kiểm tra hiệu điện thế giữa hai cực của pin tròn có ghi 1,5V? A. GHĐ : 1000mV ĐCNN: 10mV B. GHĐ : 3V ĐCNN: 0,1V C. GHĐ : 10V ĐCNN: 0,5V D. GHĐ : 1,5V ĐCNN: 0,1V Câu 94. Trường hợp nào sau đây không có hiệu điện thế ? 47
  48. A. Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng. B. Giữa hai cực của một ắc quy trong mạch kín thắp sáng bóng đèn. C. Giữa hai đầu một bóng đèn khi chưa mắc nó vào mạch điện. D. Giữa hai cực của một pin còn mới để trên bàn. Câu 95. Kết luận nào sau đây là sai? A. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng không thì không có dòng điện chạy qua bóng đèn. B. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn. C. Muốn có dòng điện chạy qua bóng đèn thì giữa hai đầu bóng đèn phải có hiệu điện thế. D. Muốn có dòng điện chạy qua bóng đèn thì phải làm cho hai đầu bóng đèn nhiễm điện. Các câu hỏi ở mức độ vận dụng: Câu 96. Vôn kế trong sơ đồ nào dưới đây có số chỉ nhỏ nhất? (hình 14) V V V V a, b, c, d, Hình 14 A. Sơ đồ a. B. Sơ đồ b. C. Sơ đồ c. D. Sơ đồ d. Câu 97. Sơ đồ nào dưới đây (hình 15) cho ta biết được hiệu điên thế giữa hai đầu bóng đèn và cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn? V A V V a, A A b, V c, A d, Hình 15 A.Sơ đồ a B. Sơ đồ b C. Sơ đồ c D. Sơ đồ d Câu 98. Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức là 220V. Đặt vào hai đầu bóng đèn các hiệu điện thế sau đây, hỏi trường hợp nào đây tóc bóng đèn bị đứt? A.110V. C. 300V. B. 220V. D. 200V. BÀI 26. HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DỤNG CỤ DÙNG ĐIỆN Các câu hỏi ở mức độ nhận biết: Câu 99. Trong trường hợp nào sau đây có hiệu điện thế bằng không? A. Giữa hai đầu bóng đèn trong mạch điện mà có công tắc mở. 48
  49. B. Giữa hai cực của ắc quy đang thắp sáng đèn. C. Giữa hai cực của một pin còn mới. D. Giữa hai cực của ắc quy trong mạch điện mà công tắc mở. Câu100. Một bóng đèn có ghi 6V, hỏi khi mắc bóng đèn vào các hiệu điện thế sau đây, trường hợp nào không bị hỏng? A. 6V. B.8V C. 12V D. 24V Câu101. Phát biểu nào sau đây không chính xác? A. Khi mắc bóng đèn vào hai điểm có hiệu điện thế bằng không thì đèn không sáng. B. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì đèn càng sáng. C. Bóng đèn, bếp điện, bàn là vẫn hoạt động được dưới hiệu điện thế hai đầu nhỏ hơn hiệu điện thế định mức của dụng cụ. D. Quạt điện, máy bơm nước, tủ lạnh không nên sử dụng nguồn điện có hiệu điện thế nhỏ hơn hiệu điện thế định mức. Các câu hỏi ở mức độ thông hiểu: Câu102. Xét sơ đồ mạch điện hình 16, khi mở công tắc K, ta quan sát thấy (các) hiện tượng nào kể sau: A. Ampe kế chỉ 0. + _ K B. Vôn kế chỉ 0. A Đ C. Bóng đèn tắt. Đ D. Các hiện tượng ở A, B, C. V Chọn câu trả lời đúng nhất. Hình 16 Câu103. Khi mắc bóng đèn vào hiệu điện thế cao hơn hiệu điện thế định mức không nhiều lắm thì phát biểu nào sau đây là đúng? A. Cháy sáng bình thường. C. Bị hỏng vì dây tóc nóng cháy và đứt. B. Sáng yếu hơn bình thường. D. Sáng mạnh hơn bình thường. Câu104. Để hình thành khái niệm mở đầu bằng phương pháp tương tự, ở bài học, các em đã thấy các tác giả so sánh hiệu điện thế với sự chênh lệch mực nước. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Nguồn điện tương tự như máy bơm nước. B. Nguồn điện tương tự như mực nước cao. C. Nguồn điện tương tự như mực nước thấp. E. Nguồn điện tương tự như dòng nước. Các câu hỏi ở mức độ vận dụng Câu105. Cho sơ đồ mạch điện như hình 17. Biết rằng khi công tắc đóng thì đèn sáng. Hỏi khi công tắc ngắt thì giữa hai điểm nào có hiệu điện thế khác không? B A C 49
  50. A. Giữa hai điểm A và B. B. Giữa hai điểm E và C. A C. Giữa hai điểm D và E. D E C. Giữa hai điểm A và D. Hình 17 Câu106. Vôn kế trong sơ đồ nào ở hình 18 có số chỉ khác không? K V K V V a, K b, c, d, V Hình 18 A. Sơ đồ a B. Sơ đồ b C. Sơ đồ c D. Sơ đồ d. Câu107. Trong hình 19, khi công tắc đóng thì hiệu điện thế giữa hai điểm nào sau đây bằng không? A B C A. Giữa hai điểm B và C. + B. Giữa hai điểm B và A. _ Hình 19 C. Giữa hai điểm D và E. D. Giữa hai điểm D và A. D E Câu108. Sơ đồ mạch điện hình 20 dùng để đo hiệu thế và cường độ dòng điện qua bóng đèn. Cách mắc ampe kế và vôn kế trong trường hợp nào sau đây là đúng? + _ 6 5 1 Hình 20 2 3 4 A. Mắc ampe kế vào 2 điểm 1 - 2 và vôn kế vào 2 điểm 3 - 4. B. Mắc ampe kế vào 2 điểm 3 - 4 và vôn kế vào 2 điểm 1 - 2. C. Mắc ampe kế vào 2 điểm 1 - 2 và vôn kế vào 2 điểm 6 - 5 D. Mắc ampe kế vào 2 điểm 6 - 5 và vôn kế vào 2 điểm 1 - 2. BÀI 27. THỰC HÀNH: ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP. Các câu hỏi ở mức độ nhận biết: Câu109. Trong các mạch điện hình 21, mạch điện nào có các bóng đèn mắc nối tiếp? 50
  51. 1 2 (Hình 21) 3 4 A. 1 , 2 và 3. C . 1, 3 và 4. B . 2, 3 và 4. D. Tất cả các mạch. Câu110. Khi các dụng cụ điện mắc nối tiếp thì: A . Cường độ dòng điện qua các dụng cụ điện bằng nhau. B. Hiệu điện thế ở hai đầu các dụng cụ điện là như nhau nếu các dụng cụ điện hoàn toàn như nhau. C. Nếu dòng điện không đi qua dụng cụ điện này thì cũng không đi qua dụng cụ điện kia. D. Các câu A, B, C đều đúng . Chọn phương án trả lời đúng nhất. Câu111. Cho mạch điện như hình 22, để đo hiệu điện thế đèn Đ2 , phải mắc vôn kế: B Đ1 C D Đ2 E K A. Chốt (+) vào D , chốt (-) vào E. A F B. Chốt (-) vào D, chốt (+) vào E. Hình 22 C. Tháo đoạn dây nối EF ra, mắc chốt (+) vào F và chốt (-) vào E. D. Tháo đoạn dây nối CD, mắc chốt (+) vào D và chốt (-) vào C. Câu112. Cho mạch điện như hình 23. Để đo cường độ dòng điện qua Đ1 phải mắc nối tiếp ampe kế vào: A. Hai điểm AB (tháo dây AB ra). C. Hai điểm EF (tháo dây EF ra). B. Hai điểm CD (tháo dây CD ra). D. Các câu A,B,C đều đúng. Chọn phương án trả lời đúng nhất. B Đ1 C D Đ2 E ( Hình 23) K A F Các câu ở mức độ thông hiểu: Câu113. Nếu mạch điện như hình 24 thì ampe kế: A. Chỉ đo cường độ dòng điện của đèn Đ1 và đèn Đ2. Đ1 Đ3 B. Chỉ đo cường độ dòng điện của đèn Đ2 và đèn Đ3. C. Chỉ đo cường độ dòng điện của đèn Đ3. Đ2 D. Đo cường độ dòng điện qua cả 3 đèn Đ1,Đ2 và Đ3. 51
  52. Chọn phương án trả lời đúng. Hình 24 Câu114. Cho một mạch điện như hình 25. Hãy cho biết vôn kế nào có số chỉ lớn nhất? Vn A.Vôn kế V1 B. Vôn kế V2 C. Vôn kế V ( Hình 25) V D. Vôn kế Vn V1 V2 Các câu hỏi ở mức độ vận dụng: Câu115. Sơ đồ nào dưới đây ampe kế không chỉ dòng điện chạy qua đèn? a, b, c, d, (Hình 26) A. Sơ đồ a B. Sơ đồ b C. Sơ đồ c D. Sơ đồ d Câu 116. Cho mạch điện có sơ đồ như hình 27. Biết các hiệu điện thế UBC = 1,5V; UBD = 4,5V. Tính được UCD: A. UCD = 6V B. UCD = 3V C. UCD = 1,5V D. UCD = 4,5V B C D Chọn kết quả đúng. Hình 27 Câu117. Cho mạch điện có sơ đồ như hình 28. Biết chỉ số của V1 là 11,5 V; V2 là 11,7 V. Số chỉ của vôn kế V là: + A. 0,2 V B. 22,3 V V C. 23,2 V D. 24,2 V V1 V2 Chọn câu trả lời đúng. Hình 28 Câu118. Trong sơ đồ mạch điện như hình 29. Hai bóng đèn đang sáng bình thường. Nếu gỡ bỏ bóng đèn Đ2 rồi nối kín mạch thì đèn Đ1 sẽ : 52
  53. A. Vẫn sáng bình thường. B. Sáng yếu đi so với trước. C. Sáng quá mức bình thường, có thể cháy. Đ1 Đ2 D. Không sáng. Chọn kết quả đúng. (Hình 29) Câu 119: Có một nguồn điện 9V và các bóng đèn ở trên có ghi 3V. Mắc như thế nào thì đèn sáng bình thường? A. Hai bóng đèn nối tiếp B. Bốn bóng đèn nối tiếp C. Ba bóng đèn nối tiếp D. Năm bóng đèn nối tiếp BÀI 28. THỰC HÀNH ĐO HIỆU ĐIỆN THẾ VÀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VỚI ĐOẠN MẠCH SONG SONG Các câu hỏi ở mức độ nhận biết: Câu120. Các mạch điện với sơ đồ hình 30 trường hợp nào hai bóng đèn không mắc song song? A. Hình a B. Hình b C. Hình c D. Hình d a, b, Hình 30 c, d, Câu121. Nếu hai bóng như nhau được mắc song song thì: A. Cường độ qua hai bóng đèn và hiệu điện thế ở hai đầu mỗi bóng đèn bằng nhau. B. Cường độ qua hai bóng đèn khác nhau và hiệu điện thế ở hai đầu mỗi bóng đèn bằng nhau. C. Cường độ qua hai bóng đèn bằng nhau và hiệu điện thế ở hai đầu mỗi bóng đèn khác nhau. D. Cường độ qua hai bóng đèn và hiệu điện thế ở hai đầu mỗi bóng đèn khác nhau. Chọn phương án trả lời đúng. Câu122. Hai bóng đèn A và B được mắc song song và nối vào nguồn điện, nếu bóng đèn A bị đứt dây tóc thì: A. Độ sáng của bóng đèn B vẫn không đổi vì hiệu điện thế ở hai đầu đèn B không đổi. B. Độ sáng của bóng đèn B tăng lên vì cường độ dòng điện dồn vào một bóng. C. Độ sáng của bóng đèn B giảm vì mạch chỉ còn một bóng. D. Bóng đèn B cũng bị đứt dây tóc theo. Chọn phương án trả lời đúng nhất. Các câu hỏi ở mức độ thông hiểu: Câu123. Cho mạch điện như hình 31, biết cường độ dòng điện chạy qua mỗi 53
  54. đèn là: I1 = 0,3 A ; I2 = 0,4A . Cường độ dòng điện ở mạch chính là: A. I = 0,1A B. I = 0,7A I I1 Đ1 C. I = 0,4A Hình 31 I D. I = 1,2A 2 Chọn câu trả lời đúng. Đ2 Câu 124. Cho đoạn mạch như hình 32. Hai đèn Đ1 và Đ2 giống hệt nhau, A và A1 là hai ampe kế; biết A chỉ 0,35A. Cường độ dòng điện qua đèn Đ1là: A. 0A B. 0,7A Đ2 C. 0,175A Hình32 A1 A D. 0,35A Chọn đáp số đúng. Đ1 Câu125. Cho mạch điện có sơ đồ như hình 33. Biết vôn kế V có số chỉ 3,6V. Dựa vào sơ đồ và số liệu đã cho, ta còn biết thêm: A. Hai đèn Đ1 và Đ2 mắc song song vì có hai điểm chung. B. Các vôn kế V1, V2 và V đều đo hiệu điện thế hai đầu mỗi đèn, vì đều được mắc song song với hai đèn. C. Vôn kế V1, V2 đều có số chỉ là 3,6V và đó là gía trị hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn D. V1 đo hiệu điện thế của đèn Đ1, V2 đo hiệu điện thế của đèn Đ2, V1 và V2 đều chỉ 1,8V. V 2 Đ2 Đ1 Chọn câu trả lời sai. V1 V Hình 33 Các câu hỏi ở mức độ vận dụng: Câu126. Một nguồn điện 12 V và 3 bóng đèn giống hệt nhau có hiệu điện thế định mức là 6V. Trong các cách mắc sơ đồ hình 34, cách mắc nào 3 bóng sáng bình thường? Đ1 Đ1 Đ2 Đ1 Đ2 Đ Đ Đ2 Đ3 Đ3 1 2 Đ3 Đ 3 Hình 34 a, b, c, d, A. Sơ đồ a B. Sơ đồ b. C. Sơ đồ c D. Sơ đồ d. 54
  55. Câu127. Có 4 đèn, Đ1 ghi 3 V; Đ2 ghi 4,5 V; Đ3 ghi 6 vôn; Đ4 ghi 4,5V, và nguồn điện 4,5 V( hiệu điện thế giữa hai cực giữ không đổi là 4,5 V) Phải chọn hại đèn nào và cách mắc chúng ra sao vào hai cực của nguồn để cả hai đèn sáng bình thường ? A. Đ1 và Đ3 mắc nối tiếp. B. Đ1 và Đ3 mắc song song. C. Đ4 và Đ2 mắc song song. D. Đ1 và Đ2 mắc song song. Câu128. Hai đèn như nhau, đều ghi 6V được mắc vào mạch điện có sơ đồ như hình 35. Biết hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện luôn không đổi và bằng 6V . Nếu gỡ bỏ đèn Đ1 thì đèn Đ2: A. Vẫn sáng bình thường. B. Sáng hơn trước. Đ C. Không sáng. Đ1 2 E. Sáng yếu hơn trước. Chọn câu trả lời đúng. Hình 35 Câu129. Các nhận xét sau đây : A. Các thiết bị dùng điện trong gia đình được mắc song song với nhau . B. Các thiết bị dùng điện trong gia đình được mắc nối tiếp với nhau . C. Các thiết bị dùng điện trong gia đình vừa mắc song song, vừa mắc nối tiếp. D. Tất cả các nhận xét trên đều sai Chọn nhận xét đúng. BÀI 29. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN Các câu hỏi ở mức độ nhận biết : Câu130. Phát biểu nào sau đây là không đúng ? A. Khi làm thí nghiệm nên dùng nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V. B. Nên dùng dây dẫn có vỏ bọc cách điện. C. Khi có người bị điện giật, phải lập tức lôi người ấy khỏi dây điện , nếu chậm trễ người ấy sẽ chết . D. Cầu chì là cái ngắt điện tự động khi bị đoản mạch. Câu131. Mạng điện có hiệu điện thế bao nhiêu thì có thể gây chết người? A. Dưới 220V C. trên 100V B. Trên 40V D. Trên 220V Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 132. Cường độ dòng điện khi đi qua người có giá trị bao nhiêu thì sẽ gây nguy hiểm ? A. Dưới 10 mA C. Trên 10 mA B. Trên 70 mA D. Trên 10 mA Chọn câu trả lời đúng nhất . Câu133. Hiện tượng đoản mạch là hiện tượng : 55
  56. A. Dây dẫn bị đứt khiến dòng điện không qua được mạch điện . B. Dây dẫn điện bị bóc lớp cách điện gây nguy hiểm khi chạm tay vào. C. Dây dẫn điện chạm vào nhau ở các chỗ bị bóc lớp cách điện, khiến dòng điện có cường độ rất lớn có thể gây cháy nổ, hoả hoạn . D. Tất cả các hiện tượng trên. Chọn câu trả lời đúng nhất. Các câu hỏi ở mức độ thông hiểu : Câu 134. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về công dụng của cầu chì? A. Làm cầu nối giữa hai đoạn dây điện đặt cách nhau. B. Ngắt điện , đóng điện theo nhu cầu. C. Ngắt điện khi điện bị chập. D. Tất cả các công dụng trên. Câu135. Nguyên tắc hoạt động của cầu chì dựa vào tác dụng nào của dòng điện? A. Tác dụng từ. B. Tác dụng hoá học . C. Tác dụng sinh lý. D. Tác dụng nhiệt . E- Tác dụng phát sáng. Câu136. Câu phát biểu nào dưới đây là đúng nhất? Khi làm thí nghiệm với hiệu điện thế dưới 40V thì: A. Dòng điện có thể đi qua cơ thể người nhưng không gây ảnh hưởng gì. B. Dòng điện có thể chạy qua cơ thể người và gây nguy hiểm. C. Dòng điện có thể chạy qua cơ thể người nhưng không gây nguy hiểm. D. Dòng điện không thể chạy qua cơ thể người. Câu137. Để tránh điện giật các thợ điện thường sử dụng các biện pháp sau: A. Không tiếp xúc trực tiếp với dây dẫn có dòng điện. B. Không cần ngắt điện trước khi sửa chữa. C. Giữ tay chân khô ráo khi sửa chữa . D. Dùng các dụng cụ sửa chữa có cán bằng nhưạ hoặc cao su. Chọn biện pháp sai. Các câu hỏi ở mức độ vận dụng: Câu138. Khi thấy người bị điện giật , em chọn phương án nào trong các phương án sau đây? A. Gọi điện thoại cho bệnh viện. B. Ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu. C. Chạy đến kéo người bị giật ra khỏi dây dẫn điện. D. Lấy nước dội lên người bị giật. Câu139. Trong mạch điện như hình 36, khi nối hai điểm M,N bằng dây dẫn thì: M A. Ampe kế có thể bị cháy. A 56