Luận văn Ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng và phát triển kinh tế tại các quốc gia châu Á

pdf 74 trang tranphuong11 4870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng và phát triển kinh tế tại các quốc gia châu Á", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_anh_huong_cua_fdi_len_tang_truong_va_phat_trien_kin.pdf

Nội dung text: Luận văn Ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng và phát triển kinh tế tại các quốc gia châu Á

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM oOo LÊ KHÁNH LINH ẢNH HƯỞNG CỦA FDI LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TPHCM - NĂM 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM oOo LÊ KHÁNH LINH ẢNH HƯỞNG CỦA FDI LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng Mã số: 60340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. NGUYỄN NGỌC ĐỊNH TPHCM - NĂM 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn. Số liệu thống kê được lấy từ các nguồn đáng tin cậy, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm này. TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2014 Học Viên (Đã ký) Lê Khánh Linh
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt và thuật ngữ Danh mục các bảng biểu Danh mục đồ thị TÓM TẮT 1 CHƯƠNG 1 3 1.1. Đặt vấn đề 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu 4 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu 5 1.6. Bố cục đề tài 6 CHƯƠNG 2 7 2.1 Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu 7 2.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 7 2.1.2 Ảnh hưởng của FDI làm mở rộng vốn đầu tư mới của quốc gia 7 2.1.3 Ảnh hưởng của FDI tăng năng suất sản xuất thông qua đầu tư vốn theo chiều sâu 8 2.1.4 Ảnh hưởng của FDI lên phát triển kinh tế 9 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây 12 CHƯƠNG 3 17 3.1 Mô hình nghiên cứu 17 3.1.1 Mô hình nghiên cứu 17 3.1.2 Các biến nghiên cứu 18 3.2 Mô hình hồi quy dữ liệu bảng 20 3.2.1 Mô hình hồi quy dữ liệu bảng 20
  5. 3.2.2 Các kiểm định trong mô hình hồi quy dữ liệu bảng 24 3.3 Dữ liệu nghiên cứu 25 3.3.1 Mô tả dữ liệu 25 3.3.2 Xử lý dữ liệu 25 CHƯƠNG 4 29 4.1 Thống kê mô tả các biến 29 4.2 Thống kê mô tả biến tại Việt Nam 37 4.3 Kết quả hồi quy 40 4.3.1 Ảnh hưởng FDI lên tăng trưởng và phát triển kinh tế 40 4.3.2 Ảnh hưởng FDI lên tăng trưởng và phát triển phân theo nhóm quốc gia 43 CHƯƠNG 5 46 5.1 Kết luận quan trọng 46 5.2 Hạn chế của nghiên cứu 48 5.3 Gợi ý các vấn đề nghiên cứu 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 PHỤ LỤC 52
  6. DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ Chữ viết Tên đầy đủ tiếng Việt Tên đầy đủ tiếng Anh tắt Tăng năng suất sản xuất thông Capital deepening qua đầu tư vốn theo chiều sâu Tự do hóa quốc gia Economic freedom FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Kỳ vọng tuổi thọ Life expectancy Khả năng chuyển đổi thành Sound money tiền UNCTAD Diễn đàn Thương mại và Phát United Nations Conference on triển Liên Hiệp quốc Trade and Development UNDP Chương trình Phát triển Liên United Nations Development Hợp Quốc Programme USD Đô la Mỹ US Dollar
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1a: Thống kê mô tả biến trong giai đoạn nghiên cứu 29 Bảng 4.1b: Ma trận tương quan giữa các biến 30 Bảng 4.1c: Bảng thống kê mô tả tổng mẫu nghiên cứu 31 Bảng 4.1d: Bảng thống kê mô tả biến FDI theo nhóm quốc gia 32 Bảng 4.1e: Bảng thống kê mô tả biến GDP/người theo nhóm quốc gia 33 Bảng 4.1f: Bảng thống kê mô tả biến HDI theo nhóm quốc gia 33 Bảng 4.1g: Bảng thống kê mô tả biến HEALTH theo nhóm quốc gia 34 Bảng 4.1h: Bảng thống kê mô tả biến EDU theo nhóm quốc gia 34 Bảng 4.1i: Bảng thống kê mô tả biến ECO theo nhóm quốc gia 35 Bảng 4.2d: Kiểm định nhân quả ba biến PGDP, ECO, FDI tại Việt Nam 39 Bảng 4.3.1: Kết quả hồi quy mô hình nhóm 1 40 Bảng 4.2.2a: Kết quả hồi quy mô hình nhóm 2 43 Bảng 4.2.2b: Kết quả hồi quy mô hình nhóm 2 44
  8. DANH MỤC ĐỒ THỊ Hình 4.1: Đồ thị GDP/người các quốc gia giai đoạn 2003-2011 36 Hình 4.2a: Bảng phân tích đồ thị tần suất thống kê của GDP/người 37 Hình 4.2b: Đồ thị tăng trưởng GDP/người, FDI tại Việt Nam từ 2003-2011 38 Hình 4.2c: Bảng phân tích đồ thị tần suất thống kê của FDI 38
  9. 1 TÓM TẮT Trong nhiều thập niên gần đây, dưới làn sóng toàn cầu hoá, dòng vốn đầu tư từ các nước có xu hướng đổ vào các khu vực, các nước có tiềm năng. Và do đó, tạo nên nhiều cơ hội tăng trưởng và phát triển kinh tế nước được đầu tư. Nghiên cứu thực nghiệm hướng đến điều tra và trả lời câu hỏi rằng liệu FDI có ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của quốc gia được đầu tư hay không. Nghiên cứu sử dụng mẫu số liệu gồm tám nước tại các quốc gia Châu Á từ năm 2003 – 2011, sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng trong phân tích số liệu. Ngoài biến FDI, nghiên cứu sử dụng thêm chỉ số tự do hóa quốc gia được đánh giá bởi Fraser Institute, để đại diện cho tình trạng chung của quốc gia về kinh tế, chính trị, tự do hóa thương mại, và các yếu tố khác trong thu hút FDI. Biến đại diện cho tăng trưởng kinh tế được chọn là GDP/người và biến đại diện cho phát triển kinh tế là chỉ số HDI, chỉ số giáo dục và chỉ số y tế theo nghiên cứu của Stiglitz (2006), Reiter và Steensma (2010), Tintin (2012). Ngoài ra, nghiên cứu còn hướng đến trả lời câu hỏi là liệu có sự khác biệt trong tác động của FDI tại hai nhóm nước đang phát triển và phát triển. Để trả lời câu hỏi này, nghiên cứu thêm vào biến giả phân biệt giữa hai nhóm nước và tiến hành hồi quy dữ liệu bảng để tìm ra kết quả. Kết quả tìm thấy đồng thuận với nhiều nghiên cứu là FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kết quả kiểm định trong nhóm mẫu các quốc gia Châu Á cho thấy kết quả hệ số cao hơn hầu hết các nghiên cứu trước đây của Li và Liu (2005) trong mẫu gồm 84 quốc gia và Tintin (2012) trong mẫu gồm 125 quốc gia. Đồng thời các nước càng tự do hóa quốc gia thì càng thuận lợi trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. Hệ số biến này cũng có kết quả cao hơn các nghiên cứu của Tin Tin (2012). Tuy nhiên, nghiên cứu cũng tìm thấy rằng các ảnh hưởng này có sự khác biệt trong mức độ tác động giữa các nhóm nước, mức độ tác động của FDI đối với tăng trưởng và phát triển tại các nước đang phát triển thì cao hơn tác động của FDI tại các nước phát triển. Ngược lại, tác động của yếu tố tự do hóa quốc gia đến tăng trưởng và phát triển kinh tế tại các nước phát triển lại cao hơn tác động đối với các nước
  10. 2 đang phát triển. Hầu hết kết quả tìm thấy tại mức ý nghĩa 1%. Các mô hình đều có R2 hiệu chỉnh từ 59% trở lên, cho thấy mức độ giải thích của các biến độc lập trong mô hình khá cao. Ngoài ra, thống kê mô tả biến tại Việt Nam cho thấy Việt Nam vẫn còn một khoảng cách xa so với mốc trung bình giá trị đạt được của nhóm nước đang phát triển trong mẫu. GDP/người thấp hơn 2,9 lần và FDI thấp hơn 1,4 lần tính trên giá trị trung bình của Việt Nam và giá trị trung bình của nhóm nước đang phát triển trong mẫu.
  11. 3 CHƯƠNG 1 1.1. Đặt vấn đề Cùng với xu hướng toàn cầu hoá ngày càng tăng, dòng vốn FDI đổ vào các nước cũng ngày càng tăng. Nhiều nước hướng đến nới lỏng chính sách nhằm thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Và câu hỏi đặt ra là liệu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có kích thích tăng trưởng và phát triển đất nước hay không? Xuất phát vấn đề nêu trên, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đi vào kiểm định và trả lời câu hỏi đó. Kết quả nghiên cứu có nhiều khác biệt giữa các quốc gia phát triển, đang phát triển, và giữa các quốc gia với nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, cấu trúc tổ chức của quốc gia đó. Tuy nhiên, nhìn chung thì FDI đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng trong những năm qua. Đặc biệt, vói việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong những năm qua, cùng với quy mô thị trường nội địa với khoảng 90 triệu dân, với hơn 61 triệu người (chiếm 69% tổng dân số) đang ở độ tuổi lao động, Việt Nam có lợi thế rất lớn trong thu hút FDI và thu hút FDI cũng là một trong những chủ trương trọng tâm của nhà nước trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, để có thể dành được lợi thế trong thu hút FDI so với các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam càng cần hiểu rõ hơn FDI nhạy cảm với những yếu tố nào, nền tảng kinh tế nào làm ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng, phát triển kinh tế quốc gia càng cao sẽ mục tiêu và trọng tâm của Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy, nghiên cứu này thực hiện ước lượng và kiểm định mức độ ảnh hưởng của FDI lên các tăng trưởng và phát triển của các quốc gia Châu Á trong thời gian qua. Các quốc gia có điều kiện nền tảng như thế nào sẽ làm cho ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng và phát triển kinh tế càng lớn. Sau cùng, liệu có sự khác biệt giữa các quốc gia phát triển, đang phát triển về ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài lên tăng trưởng và phát triển kinh tế hay không.
  12. 4 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu hướng đến mục tiêu kiểm định sự ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng và phát triển của các nước Châu Á. Cụ thể, nghiên cứu điều tra thực nghiệm rằng liệu đầu tư FDI tăng lên thì có kích thích tăng trưởng và phát triển kinh tế nước chủ nhà hay không, nói cách khác là mức độ ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng và phát triển kinh tế. Ngoài ra, nghiên cứu còn tiến hành kiểm định trong điều kiện khác biệt quốc gia về điều kiện quy mô kinh tế, điều kiện về pháp lý, cấu trúc tổ chức, an ninh, kinh tế, tự do thương mại, và các yếu tố khác – sau đây sẽ được gọi chung là yếu tố tự do hoá quốc gia thì tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế có khác biệt hay không và như thế nào. Ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng và phát triển tại các quốc gia phát triển, đang phát triển tại Châu Á có khác nhau hay không cũng là một mục tiêu nữa của nghiên cứu này. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu hướng đến trả lời 3 câu hỏi cụ thể như sau: 1. FDI vào quốc gia tăng có tác động làm tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia các nước tại Châu Á hay không? 2. Các yếu tố tự do hoá quốc gia có tác động lên tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia hay không? 3. Ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia có khác biệt giữa các quốc gia phát triển, đang phát triển tại Châu Á hay không? 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để trả lời các câu hỏi nêu trên, nghiên cứu sử dụng các lý thuyết nghiên cứu trước đây để rút ra ảnh hưởng kỳ vọng của FDI và tự do hóa quốc gia lên tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế. Sau đó, nghiên cứu đi vào thu thập một số nghiên cứu thực nghiệm điển hình về vấn đề này, cách thức, phạm vi và kết quả tìm được của các nghiên cứu đó. Trên cơ sở đó, nghiên cứu tiến hành so sánh và chọn phương pháp định lượng các biến phù hợp trong khả năng thu thập số liệu
  13. 5 thực tế, cơ sở dữ liệu của các quốc gia thuộc Châu Á. Sau khi đã có các biến, nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả dữ liệu, phân tích định tính, rút ra cái nhìn tổng quan về mẫu nghiên cứu, mối tương quan giữa các biến giải thích và biến phụ thuộc cũng như mối tương quan giữa các biến giải thích với nhau. So sánh dấu kỳ vọng với lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đó. Cuối cùng, sử dụng phân tích hồi quy mô hình dữ liệu bảng để xử lý và phân tích số liệu nhằm trả lời cho ba câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Để trả lời cho câu hỏi thứ nhất và thứ hai, mô hình hồi quy với tất cả các biến thuộc tất cả các nước trong mẫu, sau đó thông qua các kiểm định và tiêu chí để xác định mô hình thích hợp và tốt nhất để trả lời cho câu hỏi thứ nhất và thứ hai. Riêng câu hỏi thứ ba, mô hình thêm biến giả nhằm phân loại hai nhóm quốc gia đang phát triển và phát triển, và cũng tiến hành hồi quy tổng thể mẫu quan sát, xác định mô hình tốt nhất và kết quả kiểm định chính là câu trả lời cho câu hỏi thứ ba. Thông qua kết quả, tiến hành so sánh với dấu kỳ vọng trong khung lý thuyết đã trình bày cũng như các nghiên cứu thực nghiệm ở trên để rút ra kết luận, hạn chế của nghiên cứu cùng những gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo. 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu Nghiên cứu góp phần giúp Việt Nam xác định được mức độ ảnh hưởng của FDI và yếu tố tự do quốc gia tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia như thế nào, mức độ giải thích là bao nhiêu, có xét đến cả nhóm quốc gia đang phát triển, phát triển thì sự ảnh hưởng này thay đổi ra sao. Từ đó, giúp nhận thức về tầm quan trọng của FDI trong tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng như tầm quan trọng của yếu tố tự do hoá quốc gia góp phần trong tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia. Từ nhận thức đó, việc chuẩn bị tiền đề về các yếu tố tự do hoá quốc gia trước khi thu hút FDI cũng như các ưu tiên trong chính sách FDI được chú trọng hơn nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển Việt Nam.
  14. 6 1.6. Bố cục đề tài Bố cục đề tài được gồm năm chương. Chương một giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu như cơ sở hình thành, mục tiêu, phương pháp, ý nghĩa các câu hỏi và bố cục của đề tài nghiên cứu. Chương hai trình bày khung lý thuyết, những khái niệm về vấn đề cần nghiên cứu, giải thích cơ sở lý thuyết bằng cách nào FDI ảnh hưởng lên tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đồng thời, chương này cũng trình bày những nghiên cứu thực nghiệm trước đây - tại các nước trên thế giới cũng như Việt Nam - về FDI và tăng trưởng phát triển kinh tế, các kết quả thu được từ nghiên cứu đó. Từ đó, rút ra dấu kỳ vọng cho các biến trong nghiên cứu. Chương ba là khung phân tích trình bày quy trình phân tích mà nghiên cứu sẽ sử dụng để phân tích cho mẫu các quốc gia Châu Á nhằm trả lời cho ba câu hỏi nghiên cứu. Chương bốn trình bày kết quả nghiên cứu thu được từ quá trình phân tích số liệu. Chương năm ghi nhận những kết luận quan trọng từ đề tài nghiên cứu; đồng thời nêu lên những hạn chế và gợi ý đề tài nghiên cứu mở rộng và chuyên sâu hơn.
  15. 7 CHƯƠNG 2 2.1 Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu 2.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Theo Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc (UNCTAD), đầu tư trực tiếp nước ngoài là danh mục đầu tư quốc tế vào một doanh nghiệp nào đó mà trong đó sở hữu ít nhất 10% vốn cổ phần của doanh nghiệp được đầu tư. Điều làm cho FDI khác biệt so với danh mục đầu tư nước ngoài khác là hình thức chuyển giao vốn đến nước chủ nhà được đầu tư. FDI nghĩa là hoặc là nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một công ty hiện hữu, hoặc là thành lập một công ty mới (như một nhà máy, một chi nhánh) tại nước sở tại. Xuất phát từ hình thức đầu tư trực tiếp bằng vốn vật thể, FDI sẽ tạo nên sự thay đổi lên bảng cân đối kết toán, lên nguồn vốn, nhân công, năng suất lao động, tăng trưởng và phát triển nước chủ nhà. Trong nghiên cứu này chỉ nhắm đến làm cách nào FDI ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế nước được đầu tư thông qua những cách thức sau đây đề cập. 2.1.2 Ảnh hưởng của FDI làm mở rộng vốn đầu tư mới của quốc gia FDI là hình thức đầu tư vốn vật thể nên sẽ làm tăng vốn chủ sở hữu công ty, do đó làm tăng vốn quốc gia được đầu tư. Ảnh hưởng này còn tùy thuộc vào lĩnh vực hay loại đầu tư. Ví dụ như khi FDI đầu tư thiết lập một nhà máy mới, đầu tư lĩnh vực năng lượng thì sự gia tăng vốn là rất đáng kể. Theo mô hình tăng trưởng kinh tế của Solow (1956), sự gia tăng vốn vật thể từ FDI sẽ dẫn đến sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người cả trong ngắn hạn và dài hạn tại nước được đầu tư bởi lẽ sẽ làm tăng lượng hàng hoá vốn đang có, nhưng điều này chỉ mới đẩy mạnh tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế trong suốt giai đoạn chuyển giao, vì trong giai đoạn đầu tư sẽ làm giảm tỷ suất sinh lợi trên vốn. Và thời gian chuyển giao này còn khác biệt giữa các quốc gia (theo nghiên cứu của Aghion và Howitt 2009). Do đó, những quốc gia khan hiếm vốn đầu tư thì việc đầu tư
  16. 8 này sẽ mở rộng vốn cho nền kinh tế và làm tăng phúc lợi xã hội. FDI có thể được xem như là một nhân tố quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng. Mặt khác, loại hình đầu tư FDI vào lĩnh vực xây dựng tái thiết, tái quy hoạch sẽ không dẫn đến sự gia tăng vốn mà chỉ làm thay đổi tình trạng vốn sở hữu hiện hữu, do đó ảnh hưởng lên tăng trưởng sẽ giới hạn (theo Johnson 2006). Điều được giả định ở đây là FDI không ảnh hưởng lên trình độ công nghệ nước chủ nhà. Yếu tố công nghệ này sẽ trình bày trong phần tiếp theo. 2.1.3 Ảnh hưởng của FDI tăng năng suất sản xuất thông qua đầu tư vốn theo chiều sâu Ảnh hưởng của FDI thông qua đầu tư vốn theo chiều sâu ám chỉ sự chuyển giao kiến thức và công nghệ khi đầu tư FDI vào nước chủ nhà. Các công ty đa quốc gia đem vốn cùng công nghệ cao vào làm hệ thống quản lý hiệu quả hơn, tối đa hoá lợi nhuận tại nước được đầu tư (theo OECD 2002). Dù vậy điều này cũng chưa phải là lý do chính yếu tại sao đầu tư FDI làm tăng thu nhập trên đầu người trong ngắn hạn và dài hạn. Theo nhiều mô hình tăng trưởng khác nhau thì có nhiều cách lý giải làm cách nào FDI tác động lên tăng trưởng. Đầu tiên là theo mô hình tăng trưởng của Solow (1956), FDI ngăn chặn việc suy giảm vốn đầu tư vào trong những lĩnh vực có tỷ suất sinh lợi thấp vì có sự đóng góp của tăng trưởng công nghệ. Thứ hai là mô hình tăng trưởng AK của Frankel (1962) và Romer (1986), mở đầu cho làn sóng mô hình tăng trưởng nội sinh, mô hình này cho rằng FDI tạo nên hoạt động thương mại, công nghiệp, làm phát triển công nghệ và tăng trưởng kinh tế. Thứ ba là mô hình phân hoá sản phẩm của Romer (1990) tranh cãi rằng tăng trưởng kinh tế và năng suất xuất phát từ mở rộng và chuyên biệt hoá các sản phẩm trung gian (theo Aghion và Howitt 2009). Một số lại cho rằng chính tăng trưởng kinh tế được biểu hiện bằng sự đầu tư mở rộng các sản phẩm trung gian được chuyên biệt hoá. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu của nước chủ nhà thích việc đầu tư vào các sản phẩm trung gian này vì nó làm lan toả và nhân rộng FDI. Cuối cùng, theo mô hình Schupeterian của Aghion và Howitt (1992) tăng trưởng
  17. 9 đến từ việc cải thiện chất lượng chất lượng hàng hoá vốn tại quốc gia. Do đó, kinh tế mở cửa sẽ tạo điều kiện cho FDI cùng những chuyển giao công nghệ tiên tiến và những hệ thống cải thiện chất lượng, và do đó sẽ tăng năng suất, tăng trưởng kinh tế. 2.1.4 Ảnh hưởng của FDI lên phát triển kinh tế Lý thuyết FDI tác động lên phát triển kinh tế không được thiết lập rõ ràng như FDI đối với tăng trưởng. Thứ nhất là vì mô hình lý thuyết và toán chưa phát triển trong khái niệm kinh tế phát triển so với mô hình tăng trưởng kinh tế. Thứ hai là vì chưa có sự nhất trí về lý thuyết phát triển và phương cách tác động FDI và mô hình phát triển. Ngoài ra, chưa có sự đồng thuận trong việc đo lường mức độ phát triển của quốc gia theo lý thuyết. Việc thảo luận để xây dựng chỉ số phát triển tốt hơn là phụ thuộc vào phạm vi nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu này sử dụng thước đo phát triển được nhận biết rộng rãi, đó là chỉ số phát triển nguồn nhân lực (HDI) nêu bởi UNDP và phân tích đó như là kết quả phát triển kinh tế mà FDI tạo ra. Chỉ số HDI được phát triển bởi UNDP được sử dụng rộng rãi trong lý thuyết phát triển kinh tế không chỉ bởi vì nó bao quát mà còn vì nó đưa ra một cách thức đo lường phổ quát được cho tất cả các nước trên thế giới, bao gồm các nước chậm phát triển (theo Stiglitz 2006, Tin Tin 2012). HDI đo lường phát triển kinh tế trung bình của một quốc gia với sự kỳ vọng ngang bằng trong ba khía cạnh: - Thành quả kinh tế, biểu hiện thông qua GDP trên đầu người - Chỉ số giáo dục, đo lường bằng chỉ số đọc hiểu của người trưởng thành và chỉ số lương gộp - Chỉ số y tế, đo lường bằng kỳ vọng tuổi thọ Về cơ bản, tăng trưởng năng suất, tăng trưởng kinh tế thông qua mở rộng vốn và đầu tư vốn theo chiều sâu qua hình thức FDI, chính phủ từ đó có khả năng hơn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế. Mặt khác, thu nhập trên đầu người cao hơn của công dân nước sở tại ám chỉ rằng các cá nhân có thể cho phép chi
  18. 10 tiêu y tế và giáo dục nhiều hơn. Cả hai kênh chính phủ và tư nhân đều cho rằng đầu tư FDI càng nhiều thì càng dẫn đến thu nhập trên đầu người cao hơn, chỉ số giáo dục được cải thiện, và kỳ vọng tuổi thọ cao hơn. Về lý thuyết, FDI sẽ tạo nên ảnh hưởng tích cực trên ba khía cạnh của HDI. Sau cùng, nhà nghiên cứu cho rằng có thể sử dụng HDI trong việc kiểm định mức độ ảnh hưởng của FDI lên phát triển (theo Reiter và Steensma 2010, Tin Tin 2012). Giả định rằng ảnh hưởng của FDI sẽ dẫn đến quy mô GDP lớn hơn và làm tăng tỷ phần thu nhập của hộ gia đình trong GDP. Deininger và Squire (1996) tìm ra tăng trưởng kinh tế giúp tăng tỷ phần thu nhập hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu 108 quốc gia. Hay kết quả nghiên cứu của Dollar và Kraay (2004) đồng thuận với vấn đề là tăng trưởng kinh tế giúp giảm nghèo và cải thiện mức sống của người dân. Theo Stiglitz (2006) phát triển thành công đồng nghĩa với tự do dân chủ, công bằng và bền vững và tập trung vào mục tiêu nâng cao tiêu chuẩn sống, không chỉ được đo lường bằng GDP. Do đó, theo Hoff và Stiglitz (2001) phát triển không còn cơ bản là một tiến trình tăng vốn mà còn là một tiến trình thay đổi tổ chức. Với sự hiện diện vốn nước ngoài gia tăng tại nước chủ nhà, các tổ chức (bao gồm cả tổ chức tư và công) trong đất nước đó sẽ cải thiện và cải tiến cấu trúc tổ chức vì sự lan toả (như chuyển giao công nghệ, kỹ năng) của FDI. Điều này sẽ dẫn đến mức độ phát triển cao hơn cho nước chủ nhà (theo Gorg và Greenaway 2004). Ngoài ra, vai trò của tổ chức trong thương mại quốc tế theo lý thuyết và và tổ chức FDI được nhận biết rộng rãi trong việc góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế (theo Acemoglu và Johnson 2005). Nhiều nghiên cứu cố gắng chứng minh mức độ ảnh hưởng và sự tác động FDI lên các tổ chức được đầu tư bằng cách sử dụng nhiều biến đại diện cho ảnh hưởng của các tổ chức trong nước. Các biến được đề cập đến như tăng trưởng cung tiền, lạm phát, mức độ tư hữu, được sử dụng để đại diện cho chất lượng của tổ chức tại nước chủ nhà (theo nghiên cứu của Li và Liu 2005). Cũng có vài nghiên cứu sử dụng các biến tổng hợp về tổ chức được thiết kế để đo lường chất
  19. 11 lượng của tổ chức tại các nước chủ nhà như là biến chỉ số tự do hoá quốc gia và chỉ số chính phủ Kaufmann. Trong nghiên cứu này, chúng ta chấp nhận khái niệm tổ chức theo diện rộng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, và do đó sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế (theo Hsiao và Shen 2003; Acemoglu và Johnson 2005). Để làm điều này, ta sử dụng chỉ số tự do hoá quốc gia được tập hợp bởi Fraser Institute, có 5 tiêu chí phân loại chính và 42 biến phụ. Chỉ số tự do hoá quốc gia như một biến tổng hợp về tổ chức, biến này cũng được sử dụng trong nhiều nghiên cứu trước đây như Azman-Saini 2010, Bengoa và Sanchez-Robles 2003. Chúng ta chọn sử dụng chỉ số tự do hoá quốc gia vì các tiêu chí phân loại này liên quan đến tăng trưởng và phát triển kinh tế, và do tính sẵn có trong một thời gian dài và mẫu dữ liệu rộng lớn đầy đủ các quốc gia. Tóm lại, khi sử dụng biến chỉ số tự do hoá quốc gia nghiên cứu kỳ vọng sẽ phản ánh đầy đủ khía cạnh của chất lượng tổ chức tại quốc gia, quan trọng nhất là về các hoạt động kinh tế. Thứ hai là sử dụng biến chỉ số tự do hoá quốc gia có thể tránh được tình trạng khuyết biến do biến này được thu thập một cách đầy đủ, cũng như là biến này được này sử dụng trong nhiều nghiên cứu trước. Phần sau đây nghiên cứu sẽ đi vào tìm hiểu các nghiên cứu thực nghiệm.
  20. 12 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây Nghiên cứu của Moran 2011 chỉ ra rằng ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng và phát triển kinh tế lên các nước phát triển và đang phát triển thì khác nhau tuỳ thuộc vào cấu trúc chính trị và điều kiện kinh tế quốc gia đó. Theo nghiên cứu của Olofsdotter 1998 và Acemoglu 2003 những nước có điều kiện tổ chức yếu kém thì tác động của FDI lên tăng trưởng và phát triển cũng thấp. Nghiên cứu của OECD (2002) tìm thấy rằng FDI đóng góp chính yếu vào phát triển kinh tế nước chủ nhà. Tương tự, Ozturk (2007) khảo sát những nghiên cứu gần đây về FDI và tăng trưởng kinh tế. Ông ta tìm ra rằng FDI ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, kết quả này thay đổi theo phương pháp định lượng và phân loại nhóm mẫu (các nước đang phát triển và phát triển). Stehrer và Woers (2009) kiểm định ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng kinh tế nước chủ nhà. Nghiên cứu sử dụng mẫu các nước OECD và không thuộc OECD trong giai đoạn 1981-2000. Kết quả chỉ ra có sự đồng biến giữa FDI và tăng trưởng cũng như cả năng suất và xuất khẩu. FDI tăng 10% thì kết quả tăng trưởng 1,2%. Li và Liu (2005) sử dụng dữ liệu bảng của 84 quốc gia trong thời gian từ 1970- 1999 để tìm hiểu tác động FDI và tăng trưởng kinh tế. Kết quả là FDI không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trực tiếp mà còn làm tăng trưởng thông qua những yếu tố nội tại. Nghiên cứu này kiểm định sâu hơn bằng cách chia mẫu ra nhóm nước phát triển và đang phát triển. Và kết quả vẫn là FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 10% FDI tăng lên kéo theo 4,1% tăng lên trong tăng trưởng kinh tế, biến FDI tính theo phần trăm của GDP. Johnson (2006) kiểm định liệu FDI có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua dữ liệu bảng của 90 nước phát triển và đang phát triển từ 1980-2002, sử dụng hồi quy OLS và kết luận là FDI có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế các nước đang phát triển nhưng các nước đã phát triển thì không. Ewing và Yang (2009) tìm hiểu ảnh hưởng của FDI trong lĩnh vực sản xuất lên tăng trưởng kinh tế, sử dụng bộ dữ liệu 48 tiểu bang của Mỹ từ 1977-2001.
  21. 13 Trong mô hình nghiên cứu, biến phụ thuộc là tỷ lệ tăng trưởng trên đầu người của tiểu bang (GSP), biến độc lập là FDI tính theo phần trăm của GSP, một số biến kiểm soát được dùng là tỷ lệ tăng trưởng của lao động bang, vốn con người. Phương pháp được hồi quy dữ liệu bảng OLS, mô hình FEM cho các tiểu bang, kết quả FDI có thúc đẩy tăng trưởng nhưng ảnh hưởng không đồng nhất giữa các khu vực. Ngoài ra, yếu tố vốn nhân lực cũng tác động tích cực lên tăng trưởng. Hausen và Rand (2006) kiểm định đồng liên kết và mối quan hệ nhân quả giữa FDI và tăng trưởng trong mẫu 31 nước đang phát triển từ 1970-2000, xác nhận là có tồn tại đồng liên kết. Hơn nữa, kết quả chỉ ra FDI có ảnh hưởng tích cực lên GDP nhưng không chỉ ra mức độ phát triển như thế nào. Nghiên cứu này cũng đồng thuận với nghiên cứu của Herzer (2008), rằng FDI ảnh hưởng lên GDP thông qua chuyển giao tri thức và tiếp thu công nghệ mới. Azman-Saini (2010) điều ra mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế thông qua đưa vai trò của tự do hoá quốc gia (chất lượng tổ chức) vào tính toán. Họ sử dụng dữ liệu bảng của 85 quốc gia từ 1976-2005. Kết quả là các nước đẩy mạnh tự do hoá quốc gia thì kết quả sẽ cao hơn vì sẽ tạo ra yếu tố nội tại tích cực. Bengoa (2003) điều tra vai trò giữa tự do hoá quốc gia, FDI và tăng trưởng kinh tế. Họ sử dụng 18 nước Mỹ La tinh từ 1970-1999, hồi quy dữ liệu bảng OLS cho cả mô hình FEM và REM. Kết quả là FDI và tự do hoá quốc gia là yếu tố góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế quốc gia, 1% FDI (FDI tính trên phần trăm GDP) tăng lên sẽ làm tăng trưởng kinh tế 0,5%. Do đó, chính sách mở rộng tự do hoá quốc gia và mở cửa thu hút FDI sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Tintin (2012) về tác động của FDI lên tăng trưởng và phát triển tại trên dữ liệu gồm 125 quốc gia từ 1980-2010 cũng cho kết quả tác động tích cực của FDI lên tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng đánh giá mức độ tác động của FDI phân theo ba nhóm nước phát triển, đang phát triển và chậm phát triển. Kết quả chỉ ra là tác động của FDI tại các nước đang phát triển cao hơn hai nhóm nước còn lại. Ngoài ra, tại nghiên cứu
  22. 14 này cũng chỉ ra tác động tích cực của biến tự do hóa quốc gia đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bende cùng cộng sự (2001) nghiên cứu ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng kinh tế các nước Asean-5 giai đoạn 1970-1996. Kết quả là FDI có ảnh hưởng trực tiếp hoặc là gián tiếp thông qua tác động lan tỏa. Nghiên cứu này tìm ra FDI ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê tại Indonesia, Maylaysia, Philippines, trong khi đó lại tìm thấy kết quả nghịch biến tại Singapore và Thái Lan. Tương tự, Marvah và Tavakoli (2004) đã kiểm định ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng kinh tế tại Indonesia, Maylaysia, Philippines, Thái Lan. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian hàng năm từ 1970-1998 và tìm thấy FDI có tương quan dương đối với tăng trưởng kinh tế tại cả bốn nước kể trên. Nghiên cứu tại Indonesia còn có nghiên cứu của Bachtiar (2003), sử dụng dữ liệu hàng năm từ 1970-2000, kết quả hồi quy xác nhận ảnh hưởng tích cực của FDI lên tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Vu và cộng sự (2006) dòng FDI phân theo khu vực tại Trung Quốc giai đoạn 1985-2002 và Việt Nam giai đoạn 1990-2002. Kết quả hồi quy chỉ ra FDI có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực lên tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng gián tiếp thông qua tác động lên năng suất lao động. Trong đó, khu vực sản xuất thì nhận được nhiều FDI hơn các khu vực khác. Không phải các nghiên cứu đều chỉ ra FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như lý thuyết chỉ ra. Thực tế, có vài nghiên cứu như của Herzer (2008) cho 28 nước đang phát triển từ 1970-2003, kết quả là chỉ 4 trong 28 nước đang phát triển là FDI tác động tích cực lên tăng trưởng dài hạn. Nghiên cứu tương tự khác được thực hiện của Blomstrom (1994) sử dụng 78 nước đang phát triển, chỉ có những nước đang phát triển có thu nhập cao FDI mới thúc đẩy tăng trưởng, ngược lại các nước có thu nhập thấp thì không tìm thấy ảnh hưởng tích cực của FDI đối với tăng trưởng. Nghiên cứu của Tekin (2012) về mối quan hệ nhân quả giữa GDP thực, xuất khẩu thực và FDI tại các nước chậm phát triển từ 1970-2009. Kết quả chỉ ra là FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng chỉ trong 2 nước trên 18 nước trong mẫu,
  23. 15 trong khi FDI có tác động đến xuất khẩu là kết quả của 5 trên 18 nước. Kết quả chỉ chứng minh mức độ tác động của FDI chỉ ở mức thấp. Và không có quốc gia nào có FDI tác động ngược chiều và có ý nghĩa đối với GDP. Tác giả xem kết quả này như là một minh chứng cho FDI tác động đến tăng trưởng tại các nước chậm phát triển là trường hợp không nhiều. Ngoài việc nghiên cứu tác động của FDI đến tăng trưởng, cũng có nhiều nghiên cứu tác động của FDI lên phát triển kinh tế. Điển hình như nghiên cứu của Reiter và Steensma (2010) với đối tượng mẫu là 49 nước đang phát triển trong giai đoạn 1980-2005. Nghiên cứu này sử dụng chỉ số phát triển nguồn nhân lực (HDI) của UNDP để đại diện cho mức độ phát triển. Kết quả chỉ ra FDI có ảnh hưởng tích cực lên HDI, và cũng kết luận ảnh hưởng của FDI lên phát triển sẽ cao hơn nếu không có tham nhũng. Dollar và Kraay (2004) nghiên cứu mối quan hệ nội sinh giữa thương mại quốc tế, tăng trưởng FDI và nghèo đói. Nghiên cứu sử dụng GMM và phương pháp biến công cụ (instrumental variable methods) cho hơn 100 nước, và sử dụng giá trị trung bình của 10 năm với giai đoạn mẫu từ 1970-2000. Kết quả tìm thấy FDI và thương mại ảnh hưởng tốt lên mức sống của người dân thông qua tăng thu nhập và giảm nghèo đói. Nghiên cứu của Basu và Guariglia (2007) về mối liên hệ giữa FDI, tăng trưởng và bất bình đẳng bằng cách sử dụng dữ liệu bảng của 119 nước từ giai đoạn 1970-1999. Nghiên cứu thay thế biến Gini trong đo lường bất bình đẳng vốn nhân lực bằng cấp độ giáo dục. Dữ liệu sử dụng giá trị trung bình 5 năm và theo phương pháp OLS với FEM và GMM. Kết quả là FDI và bất bình đẳng trong giáo dục có mối quan hệ đồng chiều, đầu tư FDI cũng kích thích tăng trưởng, dòng tiền FDI sẽ dẫn đến giảm thị phần đầu tư vào nông nghiệp của nước chủ nhà. Agosin và Machado (2005) nghiên cứu ảnh hưởng của FDI lên phát triển kinh tế thông qua FDI vào hoặc FDI của nhà đầu tư trong nước đầu tư ra nước ngoài. Họ sử dụng dữ liệu bảng của 36 nước phát triển Mỹ La Tinh, Châu Á, và Châu Phi từ giai đoạn 1970-2000. Kết quả FDI không có ảnh hưởng tích cực lên phát
  24. 16 triển kinh tế trong trường hợp đối với dòng tiền FDI vào, và họ kết luận trong trường hợp tác động của FDI tại các nước đang phát triển không được xác nhận. Tóm lược lại phần nghiên cứu thực nghiệm về FDI như sau. Thứ nhất, tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế có nhiều kết quả. Trong đó, kết quả phổ biến nhất là đầu tư FDI có kích thích tăng trưởng. Thứ hai là chứng minh FDI ảnh hưởng đến phát triển yếu hơn cả về số lượng nghiên cứu và kết quả nghiên cứu. Phân tích ảnh hưởng của FDI lên phát triển kinh tế tập trung chủ yếu vào liệu đầu tư FDI có làm tăng thu nhập, chất lượng cuộc sống theo thước đo HDI, FDI vào và FDI ra của đầu tư nội địa. Đặc biệt là ảnh hưởng của FDI lên phát triển nhân lực ít được nghiên cứu. Thứ ba là các nước chậm phát triển ít được quan tâm tìm hiểu do thiếu dữ liệu nghiên cứu, dòng FDI vào thấp. Thứ tư là ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng và phát triển thì khác nhau về cấp độ phát triển, và nghiên cứu chỉ lấy ra một vài tiêu chí để phân tích. Phần tiếp theo đây sẽ trình bày sâu hơn về mô hình nghiên cứu, phương pháp sử dụng cũng như việc thu thập, xử lý dữ liệu.
  25. 17 CHƯƠNG 3 3.1 Mô hình nghiên cứu 3.1.1 Mô hình nghiên cứu Nghiên cứu kiểm định tính ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng và phát triển kinh tế. Những kết quả nghiên cứu trước đây của Deininger và Squire (1996), Dollar và Kraay (2004) đã chỉ ra FDI làm tăng thu nhập và cải thiện mức sống người dân. Do đó, nghiên cứu này sử dụng GDP trên đầu người để đại diện cho tăng trưởng kinh tế. Mô hình nghiên cứu nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế sẽ là: GDP trên đầu người = f (FDI, FDIt-1, tự do hoá quốc gia) Đối với phát triển kinh tế, nghiên cứu sử dụng biến đại diện là chỉ số phát triển nguồn nhân lực (HDI), chỉ số giáo dục, chỉ số y tế. Do bộ dữ liệu gồm nhiều nước và thu thập trong nhiều năm nên để thuận tiện trong thu thập biến sẵn có, nghiên cứu chọn chỉ số HDI và chỉ số giáo dục, chỉ số y tế để đại diện cho phát triển kinh tế. Theo đó, mô hình nghiên cứu tính ảnh hưởng của FDI lến phát triển sẽ như sau: Chỉ số phát triển nguồn nhân lực = f (FDI, FDIt-1, tự do hoá quốc gia) Chỉ số giáo dục = f (FDI, FDIt-1, tự do hoá quốc gia) Chỉ số y tế = f (FDI, FDIt-1, tự do hoá quốc gia) Biến độc lập gồm FDI và nhóm biến biểu thị tự do hóa quốc gia, đại diện cho điều kiện kinh tế quốc gia. Nhóm biến được đo lường bởi bốn mươi hai biến nhỏ khác nhau, theo năm lĩnh vực (phụ lục E), cho phép ta kiểm định điều kiện hiện tại của quốc gia góp phần như thế nào trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bốn phương trình trên gọi là mô hình nhóm một. Ngoài ra, để đánh giá đóng góp của FDI đối với tăng trưởng và phát triển trong trường hợp khác biệt về nhóm nước phát triển và đang phát triển trong mẫu đang xét, ta thêm biến phân loại KINDit, KIND = 1 nếu nước là phát triển và KIND = 0 nếu đó là nước đang phát triển. Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng tăng trưởng và phát triển kinh tế (mô hình nhóm hai) trong trường hợp như sau:
  26. 18 GDP trên đầu người = f (FDI, FDIt-1, tự do hoá quốc gia, KIND) Chỉ số phát triển nguồn nhân lực=f(FDI, FDIt-1, tự do hoá quốc gia, KIND) Chỉ số giáo dục = f (FDI, FDIt-1, tự do hoá quốc gia, KIND) Chỉ số y tế = f (FDI, FDIt-1, tự do hoá quốc gia, KIND) 3.1.2 Các biến nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng các biến như sau: PGDP: Biến thu thập được lấy log của thu nhập bình quân trên đầu người (USD). HDI: Biến thu thập được lấy log của chỉ số phát triển nhân lực. EDU: Biến thu thập được lấy log của chỉ số giáo dục. HEALTH: Biến thu thập được lấy log của chỉ số y tế. Các chỉ số HDI, EDU, HEALTH được đánh giá theo thang tỷ lệ từ 0 đến 1 tùy theo xếp hạng của nước đó trong mối tương quan so sánh với các nước khác. Các biến này được sử dụng rộng rãi trong các lý thuyết phát triển, cũng như trong nhiều nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Reiter và Steensma 2010, Tin Tin 2012. FDIt: Biến thu thập được lấy log của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được chứng khoán hoá trên đầu người (USD). Dữ liệu này được nhiều nghiên cứu trước đây sử dụng như là nghiên cứu của Tin tin (2012), Chauffour (2011), Carkovic và Levine (2005), Blonigen và Wang (2005). Trong nghiên cứu này sử dụng dữ liệu được chứng khoán hoá thay vì dòng tiền FDI vào vì ba lý do. Thứ nhất là dựa trên nghiên cứu của Johnson 2006, dữ liệu này phản ảnh tốt hơn khía cạnh ảnh hưởng dài hạn của FDI đến nước chủ nhà. Thứ hai là tính biến động của dòng tiền vào FDI cao hơn so với dữ liệu FDI chứng khoán hoá. Thứ ba là số quan sát bị bỏ sót ít hơn trong dữ liệu được chứng khoán hoá. FDIt-1: Biến thu thập được lấy log của độ trễ một giai đoạn của FDI (trường hợp này là một năm). Trong mô hình nghiên cứu này, ta cũng áp dụng độ trễ của biến FDI để phản ánh ảnh hưởng trễ của FDI lên tăng trưởng và phát triển kinh tế (theo nghiên cứu của Tin tin 2012, Agosin và Machado 2005 đã sử dụng). Và
  27. 19 theo hầu hết những kết quả nghiên cứu trước đây, nghiên cứu cũng kỳ vọng sẽ tìm thấy ảnh hưởng tích cực của FDI và độ trễ của FDI lên tăng trưởng và phát triển kinh tế. ECO: Biến thu thập được lấy log của chỉ số tự do hoá quốc gia. Theo như nhiều nghiên cứu trước đây đã sử dụng chỉ số này như nghiên cứu của Tin Tin (2012), Basu và Guariglia (2007), Li và Liu (2005), Borensztein (1998), nghiên cứu kỳ vọng với sự đánh giá mang tính so sánh giữa các quốc gia theo bốn mươi hai tiêu chí chia làm năm lĩnh vực chính về tình hình tự do hoá của các quốc gia, sẽ góp phần đưa ra một cái nhìn tương quan về nền tảng quốc gia ban đầu khi thu hút FDI và tác động của nó đến tăng trưởng và phát triển. Chỉ số tự do hoá quốc gia của Fraser Institute là một hệ số đánh giá tổng quát về tự do hoá của quốc gia trên thế giới thông qua bốn mươi hai tiêu chí, các tiêu chí được đánh giá thông qua nguồn dữ liệu được công bố rộng rãi, được thu thập, tóm lược. Tự do hóa quốc gia được đánh gia theo thang tỷ lệ từ 0 đến 10 đại diện cho mức độ tự do hoá tăng dần. Theo chỉ số này, mức độ tự do hoá được đánh giá dựa trên năm lĩnh vực: 1. Quy mô chính phủ: Chi tiêu, thuế, doanh nghiệp 2. Cấu trúc pháp lý và an toàn trong sở hữu tư 3. Khả năng chuyển đổi thành tiền 4. Tự do thương mại quốc tế 5. Luật về tín dụng, lao động, kinh doanh. Chỉ số này phản ảnh thực trạng kinh tế tại thời điểm của quốc gia được xét. Theo đó, chỉ số này mang tính tổng quát nhiều khía cạnh, được đo lường theo cách thức chuẩn hoá, làm tiêu chí so sánh giữa các quốc gia. Chỉ số càng tăng thì ám chỉ rằng mức độ tự do hoá của quốc gia đó càng được cải thiện, và vì thế ta có thể kỳ vọng là khi mức độ tự do hoá của quốc gia đó càng được cải thiện thì càng ảnh hưởng tích cực lên tăng trưởng và phát triển kinh tế như nhiều lý thuyết và kết quả của nhiều nghiên cứu khác đã đề cập.
  28. 20 3.2 Mô hình hồi quy dữ liệu bảng 3.2.1 Mô hình hồi quy dữ liệu bảng Theo Gujarati, biểu thức cho mô hình có dạng như sau:   X  X  X u (3.13) it  2it  3it k kit it *  với i, t N , E uit  N 0, Ước lượng biểu thức này dựa trên những trường hợp giả định về hệ số tung độ gốc, hệ số độ dốc và sai số ngẫu nhiên uit như sau:  Trường hợp 1: Hệ số trục tung và hệ số độ dốc không đổi theo thời gian và các đơn vị chéo.  Trường hợp 2: Hệ số độ dốc không đổi nhưng hệ số trục tung khác nhau giữa các đơn vị chéo.  Trường hợp 3: Hệ số độ dốc không đổi nhưng hệ số trục tung biến đổi giữa các đơn vị chéo và theo thời gian.  Trường hợp 4: Tất cả các hệ số độ dốc và hệ số trục tung biến đổi theo các đơn vị chéo.  Trường hợp 5: Tất cả các hệ số độ dốc và hệ số trục tung biến đổi theo các đơn vị chéo và theo thời gian. Chúng ta sẽ lần lượt đề cập đến từng trường hợp, xem xét những ưu nhược điểm để từ đó chọn ra mô hình phù hợp cho nghiên cứu. Trường hợp 1 là hệ số trục tung và hệ số độ dốc không đổi theo thời gian và các đơn vị chéo. Trường hợp này thể hiện trong biểu thức (3.13). Đây là trường hợp đơn giản nhất, trong trường hợp này ta bỏ qua kích thước dữ liệu gộp theo không gian và thời gian mà chỉ hồi quy đơn thuần theo theo OLS. Tuy nhiên, phương pháp này thường dẫn đến hiện tượng tự tương quan trong dữ liệu hay ràng buộc phần dư làm cho giá trị Durbin-Watson thấp. Bên cạnh đó, ràng buộc của giả định trong trường hợp này rất cao, đây cũng là một hạn chế của mô hình. Trong trường hợp của nghiên cứu này, giả định có nghĩa là giá trị tung độ gốc của tám nước là như nhau cũng như hệ số độ dốc của các biến giải thích đồng nhất cho cả tám nước trong mẫu.
  29. 21 Trường hợp 2: Hệ số độ dốc không đổi nhưng hệ số trục tung khác nhau giữa các đơn vị chéo. Mô hình (3.13) có thể viết lại như sau:   it i X 2it   X 3it  k X kit u it (3.14) Trong đó, sự khác biệt về hệ số trục tung có thể biểu thị cho đặc tính của mỗi nước, như lối điều hành, chính sách, đặc tính thương mại, kinh tế, lượng vốn FDI và các đặc tính khác. Mô hình (3.14) được gọi là FEM. Mô hình thích hợp trong trường hợp mẫu có kích thước thời gian tương đối ngắn. Ý tưởng sự khác biệt trong tung độ gốc thể hiện thông qua biến giả được đưa vào mô hình đại diện cho đặc tính nào của dữ liệu chéo mà nghiên cứu muốn đề cập. Mô hình khi có biến giả được thể hiện như sau:  it D 2i 3 D 3i   X 2it   X 3it  k X kit u it (3.15) Mô hình (3.15) còn được gọi là LSDV. Khác biệt giữa (3.15) với (3.13) là hệ số tung độ gốc có thể thay đổi giữa các nước. Để so sánh mô hình (3.13) và (3.15) xem mô hình nào tốt hơn, ta có thể dùng kiểm định Wald. Trường hợp 3: Tương tự mô hình (3.15) có thể giải thích được trong trường hợp hệ số tung độ gốc biến đổi giữa các đơn vị chéo và theo thời gian bằng cách thêm biến giả giải thích vào mô hình (3.15). Tuy nhiên, giới hạn của FEM và LSDV là giảm bậc tự do của dữ liệu đi rất nhiều, nguy cơ đa cộng tuyến vì có quá nhiều biến. Trường hợp 4: Tất cả các hệ số độ dốc và hệ số trục tung biến đổi theo các đơn vị chéo. Trường hợp này ta giả định tất cả các hệ số khác nhau theo các đơn vị chéo, ví dụ điều kiện tự do kinh tế khác nhau giữa các nước. Mô hình ước lượng có thể mở rộng LSDV bằng cách thêm những biến giả giải thích. Mô hình hồi quy có thể viết lại:  D  X  X  D X  D X u it  2i  2it  3it  2i 2it   i  it it (3.16) Những biến có  thể hiện hệ số độ dốc khác nhau, các biến thể hiện hệ số tung độ gốc khác nhau. Nếu  nào có ý nghĩa thì chứng tỏ hệ số độ dốc của biến đó khác biệt so với các biến còn lại. Ví dụ như  và  có ý nghĩa thống kê, thì    là giá trị hệ số độ dốc của biến  .
  30. 22 Nhìn chung, giới hạn của FEM và LSDV là giảm bậc tự do của dữ liệu đi rất nhiều, nguy cơ đa cộng tuyến vì có quá nhiều biến. Mô hình LSDV có quá nhiều biến giả gây phức tạp mô hình và không hiệu quả trong sử dụng biến giả mô tả ảnh hưởng theo thời gian. Sau đây trình bày một cách hồi quy dữ liệu theo hình thức tiếp cận ảnh hưởng ngẫu nhiên. Mô hình hồi quy theo hình thức tiếp cận ảnh hưởng ngẫu nhiên. Ý tưởng của tiếp cận này cho rằng sự khác biệt về các điều kiện đặc thù của các đơn vị chéo được chứa đựng trong phần sai số ngẫu nhiên. Mô hình được đề xuất có tên gọi là REM. Ý tưởng cơ bản của mô hình được viết như sau:   it i X 2it   X 3it  k X kit u it (3.17) trong đó, thay vì i cố định, mô hình giả định i là một biến ngẫu nhiên với giá trị trung bình là  . Và giá trị hệ số tung độ gốc cho mỗi giá trị chéo có thể được diễn tả như sau: * i   i ;với i N  với,  i là sai số ngẫu nhiên với giá trị trung bình là 0 và phương sai  . Giả sử trong trường hợp nghiên cứu thì có thể hiểu là các nước trong mẫu được lấy từ một tập hợp và có giá trị trung bình của tung độ gốc là  và sự khác biệt trong giá trị hệ số tung độ gốc của mỗi nước được phản ánh qua  i . Mô hình (3.16) có thể được viết lại như sau:   it 2X 2it  3 X 3it  i u it (3.18) Hay it   2X 2it  3 X 3it w it ; với wit i u it uit là sai số của dữ liệu bảng. Nhìn chung, mô hình FEM hay REM tốt hơn cho nghiên cứu phụ thuộc vào giả định có hay không sự tương quan giữa i và các biến giải thích X. Nếu giả định rằng không tương quan, thì REM phù hợp hơn, và ngược lại. Ngoài ra, nếu căn cứ vào N (số dữ liệu chéo) và T (độ dài thời gian nghiên cứu) thì theo Judge, REM và FEM không phân biệt khi T lớn và N nhỏ, khá khác biệt khi N lớn và T
  31. 23 nhỏ. Bên cạnh đó, Hausman test cũng là một phương án trong việc chọn phương pháp tốt nhất giữa FEM và REM. Trong trường hợp chuyên đề, dữ liệu bảng với kích thước thời gian ngắn từ năm 2003-2011 không thể ước lượng mô hình mà tất cả các hệ số thay đổi giữa các đơn vị chéo. Do vậy, dự đoán có hai mô hình khả thi trong trường hợp này là FEM với giả định hệ số độ dốc không đổi nhưng hệ số trục tung khác nhau giữa các đơn vị chéo và REM. Tuy thế trong phần hồi quy, nghiên cứu sẽ lần lượt đi qua cả ba mô hình là OLS, FEM và REM để chọn mô hình thích hợp nhất. Ngoài ra, nghiên cứu sẽ xem xét cả mô hình có hiệu chỉnh tự tương quan hoặc phương sai thay đổi nếu cần (EGLS).
  32. 24 3.2.2 Các kiểm định trong mô hình hồi quy dữ liệu bảng Kiểm định Durbin-Watson (DW) Kiểm định này nhằm xác định có hay không hiện tượng tự tương quan trong mô hình. Thông thường, kết luận cho hiện tượng tự tương quan này như sau: Nếu giá trị d trong kiểm định DW: 1 p-value thì giả thiết H0 bị bác bỏ và cho phép kết luận là tung độ gốc không bằng nhau giữa các biến, phương pháp FEM có thể khả thi. Kiểm định Hausman Kiểm định trên nhằm lựa chọn phương pháp FEM hay REM phù hợp cho hồi quy dữ liệu mẫu, dựa trên giả định H0 không sự tương quan giữa biến giải thích và yếu tố ngẫu nhiên i vì tương quan là nguyên nhân tạo sự khác biệt giữa FEM và REM (H1). H0 : FEM và REM không khác biệt đáng kể H1: FEM và REM khác biệt đáng kể Nếu > p-value cho phép kết luận giả thiết H0 bị bác bỏ, khi đó ta kết luận là FEM phù hợp hơn để sử dụng. Ngược lại, REM phù hợp cho mô hình nếu chấp nhận giả thiết H0 . Kiểm định hệ số của các biến giải thích (i )
  33. 25 H0 : hệ số không có ý nghĩa thống kê H1: hệ số không có ý nghĩa thống kê Nếu > p-value thì giả thiết H0 bị bác bỏ, hay nói cách khác là biến được kiểm định đó tác động một cách có ý nghĩa thống kê. 3.3 Dữ liệu nghiên cứu 3.3.1 Mô tả dữ liệu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu hàng năm của các nước Châu Á trong giai đoạn khoảng từ năm 2003 đến 2011. Các biến thu thập gồm: . GDP trên đầu người, đại diện cho biến biểu thị tăng trưởng kinh tế. Biến được thu thập tại UNDATA. . Chỉ số phát triển nguồn nhân lực (HDI), chỉ số giáo dục, chỉ số y tế là biến phụ thuộc biểu thị cho phát triển kinh tế. Chỉ số HDI và chỉ số giáo dục, chỉ số y tế theo thống kê của UNDP để đại diện cho phát triển kinh tế của quốc gia. . Biến độc lập gồm FDI và nhóm biến biểu thị tự do kinh tế, đại diện cho điều kiện kinh tế quốc gia. Biến FDI được thu thập tại UNCTAD. Biến tự do hóa quốc gia được thu thập tại Fraser Institute. . Nguồn thu thập: UNDP, UNDATA, UNCTAD, Fraser Institute. Các nguồn dự liệu này được lấy tương tự như theo nguồn nghiên cứu của Tin Tin (2012) và các nghiên cứu khác. 3.3.2 Xử lý dữ liệu Sau khi thu thập dữ liệu các biến như trên. Ta dựa vào chỉ số HDI như trong báo cáo của UNDP để phân loại nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển (theo nghiên cứu của Tekin 2012, Tin Tin 2012 đã đề cập). Trong đó, nhóm quốc gia có HDI cao và trung bình được xếp vào nhóm quốc gia đang phát triển, nhóm quốc gia chậm phát triển có HDI thấp. Dựa theo dữ liệu lấy đến năm nào thì xem chia nhóm HDI của UNDP năm đó.
  34. 26 Trình bày ma trận tương quan trong phân tích hồi quy cho nhóm tất cả các nước. Xem xét dấu giữa các biến trong ma trận tương quan. Tiếp theo, ta sẽ hồi quy dữ liệu bảng để xét xem dấu của các biến này có ý nghĩa thống kê không. Nhằm mục tiêu trả lời cho ba câu hỏi nghiên cứu nêu ở phần trên, phần xử lý và phân tích dữ liệu sẽ chia thành hai nhóm mô hình tương ứng. Nhóm mô hình 1 sẽ hướng đến trả lời cho câu hỏi thứ nhất, thứ hai là xác định ảnh hưởng của FDI, tự do hóa quốc gia lên tăng trưởng và phát triển kinh tế trong toàn mẫu nghiên cứu. Mô hình sẽ đi qua lần lượt ba trường hợp nhằm xác định mô hình phù hợp nhất - tiêu chuẩn mô hình phù hợp nhất chủ yếu dựa vào các kiểm định đã được trình bày ở phần trên - để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu như sau: Trường hợp 1: Hồi quy OLS thông thường, trong đó giả định tất cả các hệ số (độ dốc và trục tung) không thay đổi trong chín năm và giữa tám nước. Mô hình hồi quy trường hợp này có dạng: Mô hình Tăng trưởng kinh tế: lPGDPi,t  0  1 lFDI i,t  2 lFDI i,t1  3 lECO i,t u i,t Mô hình Phát triển kinh tế: lHDIi,t  0  1 lFDI i,t  2 lFDI i,t1  3 lECO i,t u i,t lEDUi,t  0  1 lFDI i,t  2 lFDI i,t1  3 lECO i,t u i,t lHEALTHi,t  0  1 lFDI i,t  2 lFDI i,t1  3 lECO i,t u i,t Trong đó: lPGDP: log của thu nhập bình quân trên đầu người lHDI: log của chỉ số phát triển nhân lực lEDU: log của chỉ số giáo dục lHEALTH: log của chỉ số y tế lFDIt: log của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được chứng khoán hoá (trên đầu người) lFDIt-1: log của độ trễ 1 giai đoạn của FDI (trường hợp này là một năm) lECO: log của chỉ số tự do hoá quốc gia
  35. 27 Phương trình nhóm một gồm bốn phương trình trên cho tất cả các nước trong mẫu để xác định ảnh hưởng của FDI, tự do hóa quốc gia lên tăng trưởng và phát triển kinh tế nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu một và hai. Trước khi tiến hành hồi quy mô hình theo FEM hay REM, kiểm định Hausman được thực hiện nhằm xác định trong hai mô hình đã nêu là FEM hay REM, mô hình nào là lựa chọn tối ưu. Dựa theo đó, mô hình hồi quy tiếp theo có thể là FEM (trường hợp 2) hay REM (trường hợp 3) như sau đây. Trường hợp 2: Hệ số độ dốc không đổi nhưng hệ số trục tung khác nhau giữa tám nước. Mô hình hồi quy theo phương pháp FEM: Mô hình Tăng trưởng kinh tế: lPGDPi,t   0,i 1 lFDI i,t  2 lFDI i,t1  3 lECO i,t   i,t Mô hình Phát triển kinh tế: lHDIi,t   0,i 1 lFDI i,t  2 lFDI i,t1  3 lECO i,t   i,t lEDUi,t   0,i 1 lFDI i,t  2 lFDI i,t1  3 lECO i,t   i,t lHEALTHi,t   0,i 1 lFDI i,t  2 lFDI i,t1  3 lECO i,t   i,t Trường hợp 3: Mô hình hồi quy theo phương pháp REM Mô hình Tăng trưởng kinh tế: lPGDPi,t  0  1 lFDI i,t  2 lFDI i,t1  3 lECO+w i,t i,t Mô hình Phát triển kinh tế: lHDIi,t  0  1 lFDI i,t  2 lFDI i,t1  3 lECO i,t +w i,t lEDUi,t  0  1 lFDI i,t  2 lFDI i,t1  3 lECO i,t +w i,t lHEALTHi,t  0  1 lFDI i,t  2 lFDI i,t1  3 lECO i,t +w i,t Sau mô hình hồi quy tổng mẫu quan sát như trên, nghiên cứu cũng tiến hành hồi quy các nhân tố ảnh hưởng phân theo nhóm nước. Từng mô hình cũng đi theo ba trường hợp nêu trên nhằm xác định mô hình phù hợp nhất giải thích ý nghĩa nghiên cứu. Phương trình nhóm hai tương tự mô hình nhóm một, gồm bốn phương trình nêu trên nhưng phân nhóm theo hai nhóm nhỏ: nhóm quốc gia phát triển, đang phát triển để xem xét tính ảnh hưởng của FDI có khác biệt giữa các nhóm quốc gia
  36. 28 hay không, trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ ba. Với ý tưởng đó, bên cạnh việc hồi quy như nhóm mô hình một, nghiên cứu thêm vào một biến giả như sau: Mô hình Tăng trưởng kinh tế: lPGDPi,t   0 1 lFDI i,t  2 lFDI i,t1  3 lECO i,t  4 lFDI i,t *KIND t  5 lFDI i,t1 *KIND i 6lECO i,t *KIND i u i,t Mô hình Phát triển kinh tế: lEDU   lFDI  lFDI  lECO  lFDI *KIND  lFDI *KIND i,t 0 1 i,t 2 i,t1 3 i,t 4 i,t t 5 i,t1 i 6lECO i,t * KIND i u i,t lHDI   lFDI  lFDI  lECO  lFDI *KIND  lFDI *KIND i,t 0 1 i,t 2 i,t1 3 i,t 4 i,t t 5 i,t1 i 6lECO i,t * KIND i u i,t lHEALTHi,t   0 1 lFDI i,t  2 lFDI i,t1  3 lECO i,t  4 lFDI i,t *KIND t  5 lFDI i,t1 *KIND i 6lECO i,t * KIND i u i,t Trong đó: có giá trị là 1 nếu là là quốc gia phát triển và 0 cho trường hợp KIND i khác. Nếu các hệ số từ 4 đến 6 có ý nghĩa thì các biến liên quan đó giải thích sự khác nhau có ý nghĩa giữa nhóm quốc gia phát triển, đang phát triển về ảnh hưởng FDI lên tăng trưởng và phát triển kinh tế. Mức giải thích của mỗi biến trong trong tăng trưởng là tổng của tất cả hệ số của cùng 1 biến, ví dụ như hệ số KIND của biến FDI có ý nghĩa thì ( 1 +4 ) là mức độ giải thích của biến FDI trong tăng trưởng (tương tự trường hợp phát triển). Ngoài ra, nghiên cứu cũng xét xét mô hình EGLS, mô hình có sự điều chỉnh phương sai thay đổi và tự tương quan dữ liệu để cho kết quả nhận định tốt nhất, mô hình phù hợp nhất.
  37. 29 CHƯƠNG 4 4.1 Thống kê mô tả các biến Dữ liệu thu thập theo từng năm của các nước Châu Á, tuy nhiên do tính sẵn có và đầy đủ của dữ liệu nên nghiên cứu này chỉ chọn mẫu gồm tám nước, thu thập trong chín năm từ năm 2003 đến 2011. Kết quả phân loại các quốc gia đang phát triển, phát triển theo UNDP và theo nghiên cứu của Tin Tin 2012 cho kết quả như sau. Mẫu nghiên cứu chỉ có Nhật Bản và Israel là thuộc các nước phát triển, còn lại sáu nước thuộc nhóm nước đang phát triển gồm Maylaysia, Indonesia, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Việt Nam; không có quốc gia thuộc nhóm chậm phát triển trong mẫu này. Cụ thể thống kê mô tả biến cho kết quả như sau: Bảng 4.1a: Thống kê mô tả biến trong giai đoạn nghiên cứu Nhóm Biến PGDP FDI HDI EDU ECO HEALTH nước TB đầu 26.391,5 56.191 0,89 0,81 7,53 0,97 kỳ Nước phát TB cuối 39.265 146.188,7 0,90 0,86 7,49 0,99 triển kỳ % thay 48,8% 160,2% 1,6% 5,9% -0,5% 2,1% đổi TB đầu 1.467 21.452,7 0,60 0,56 6,03 0,78 kỳ Nước đang TB cuối 3.782,3 114.710,2 0,64 0,59 6,55 0,81 phát triển kỳ % thay 157,8% 434,7% 6,5% 5,5% 8,5% 3,4% đổi Số quan sát 72 72 56 51 64 56 Trong đó, chỉ có biến FDI và PGDP là có đủ số quan sát qua các năm và đầy đủ của các nước (72 quan sát), các biến còn lại đều thiếu quan sát, trong đó thiếu nhiều nhất là biến EDU (với 51 quan sát), sau là HEALTH (với 56 quan sát), HDI (với 56 quan sát), ECO (64 quan sát). Trong giai đoạn nghiên cứu đang xét, có sự tăng đáng kể trong giá trị các biến quan sát. Tuy nhiên, có sự khác biệt trong mức độ gia tăng giữa hai nhóm nước. Cụ thể ta rút ra một số nhận xét sau.
  38. 30 Thứ nhất, GDP/người tăng cao 48,8% từ năm 2003 đến năm 2011 tại các nước đang phát triển, và tăng thấp hơn so với tốc độ tăng tại các nước đang phát triển (157,8%). Thứ hai, FDI cũng có sự gia tăng lớn 160,2%, tuy nhiên lại thấp hơn gần 1/3 tốc độ tăng FDI tại các nước đang phát triển (434,7%). Như vậy có thể thấy, cùng một mốc thời gian FDI đổ vào các nước đang phát triển tăng gần 3 lần tại các nước phát triển. Thứ ba, chỉ số HDI cũng tăng 6,5% tại các nước đang phát triển, cao hơn 4 lần so với các nước phát triển (1,6%), chỉ số y tế cũng cao hơn 1,3%. Tuy nhiên, chỉ số giáo dục tại các nước đang phát triển lại thấp hơn 0,4% so với các nước phát triển. Thứ tư, biến tự do hóa quốc gia tại các quốc gia phát triển (Nhật Bản và Israel) có tốc độ tăng trưởng giảm 0,5% so với thời kỳ đầu tại mẫu nghiên cứu. Biến này tại các nước đang phát triển lại tăng 8,5% trong thời đoạn nghiên cứu. Ta có thể lý giải vấn đề này do tính chất mẫu nghiên cứu. Các nước đang phát triển tại Châu Á trong trường hợp này chỉ có hai nước, trong đó Israel vẫn thể hiện tốc độ tăng trong thời kỳ (7,3/10 so với 7,13/10), duy chỉ có Nhật Bản là mức độ đánh giá kỳ sau thấp hơn kỳ đầu (7,68/10 so với 7,93/10). Do đó, ta có thể kết luận do tính chất kinh tế của Nhật thời gian nghiên cứu có nhiều biến động làm cho sự đánh giá tại quốc gia này có sự sụt giảm. Bảng 4.1b: Ma trận tương quan giữa các biến Biến PGDP FDI FDI1 HDI EDU HEALTH ECO PGDP 1,00 FDI 0,64 1,00 FDI1 0,68 0,97 1,00 HDI 0,87 0,60 0,62 1,00 EDU 0,86 0,54 0,56 0,95 1,00 HEALTH 0,85 0,63 0,65 0,91 0,86 1,00 ECO 0,58 0,57 0,57 0,83 0,65 0,77 1,00
  39. 31 Theo ma trận tương quan cho thấy, FDI tỷ lệ thuận với GDP/người với tỷ lệ tương quan khá cao là 0,64. FDI cũng tỷ lệ thuận với phát triển kinh tế thông qua tỷ lệ tương quan dương đối với các biến chỉ số giáo dục là 0,54; chỉ số y tế là 0,63, chỉ số HDI là 0,6. Kết quả này phù hợp với lý thuyết và các nghiên cứu trước đây là FDI sẽ thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Và sự tương quan của FDI sau một năm đối với các biến kể trên có cải thiện hơn chứng tỏ là FDI có độ trễ trong tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế. Ngoài ra, tự do hóa quốc gia cũng cho thấy đồng thuận với tăng trưởng và phát triển kinh tế, phù hợp với giải thích rằng những quốc gia có tự do hóa càng cao thì càng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Biến này có hệ số tương quan cao đối với các biến, GDP/người là 0,58, với chỉ số giáo dục là 0,65; chỉ số y tế là 0,77; chỉ số HDI là 0,83. Bên cạnh đó, giữa FDI và tự do hoá quốc gia có mối quan hệ dương trên trung bình 0,57, có thể thấy rằng quốc gia càng tự do hoá kinh tế thì càng thu hút FDI hoặc FDI càng tăng thì càng có điều kiện cải thiện tự do hoá quốc gia về mọi mặt. Nghiên cứu còn tìm thấy tương quan rất cao giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế thông qua hệ số tương quan cao trên 0,85 giữa GDP/người và các biến đại diện cho phát triển kinh tế. Nhìn chung, dấu kỳ vọng từ ma trận tương quan đồng thuận với lý thuyết và thực nghiệm đã nêu. Nghiên cứu sẽ tiến hành kiểm định lại dấu của biến này trong mô hình hồi quy ở phần tiếp theo. Bảng 4.1c: Bảng thống kê mô tả tổng mẫu nghiên cứu Tiêu PGDP FDI ECO HDI EDU HEALTH chí\Biến Mean 9.808 63.094 6,5 0,7 0,6 0,8 Maximum 46.407 225.787 7,9 0,9 0,9 1,0 Minimum 216 4.393 3,6 0,4 0,5 0,7 Std. Dev. 13.347 55.086 1,1 0,1 0,1 0,1 Jarque- 23,24 22,41 27,68 2,68 4,77 2,64 Bera Probability 0,00001 0,000014 0,000001 0,262 0,092 0,268
  40. 32 Theo thống kê mô tả tổng mẫu nghiên cứu gồm tám nước Châu Á từ năm 2003- 2011, ta rút ra nhận xét như sau. Thứ nhất là có sự chênh lệch GDP/người rất lớn trong mẫu, giá trị kiểm định JB với p-value là 0,00001 cho thấy phân phối biến PGDP không phải là phân phối chuẩn với ý nghĩa thống kê tại mức 1%. Kết quả tương tự với biến FDI và ECO, cho thấy rằng dòng FDI đổ vào các nước trong mẫu có sự chênh lệch lớn, cũng như tự do hóa quốc gia theo đánh giá của tổ chức Fraser Institute có sự khác biệt rất lớn. Duy chỉ có ba biến là HDI, EDU, HEALTH là giá trị kiểm định JB có phân phối chuẩn với mức ý nghĩa thống kê là 5%. Điều này cho thấy rằng mức độ đánh giá về y tế, giáo dục, chỉ số phát triển nhân lực tại các nước trong mẫu có sự khác biệt là không lớn. Tiếp theo sau đây ta sẽ đi vào phân tích các biến theo nhóm quốc gia để xem xét sự khác biệt nêu trên tập trung chủ yếu vào nhóm quốc gia nào cũng như là các đặc trưng biến theo nhóm quốc gia. Bảng 4.1d: Bảng thống kê mô tả biến FDI theo nhóm quốc gia Theo bảng trên ta thấy rằng FDI trong 72 quan sát thì có 54 quan sát thuộc các nước đang phát triển và 18 quan sát thuộc các nước phát triển. Giá trị FDI trung bình tại các nước phát triển gần gấp đôi, khoảng 98.700 USD tại nhóm nước phát triển và 51.213,06 USD tại các nước đang phát triển. Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất trong giai đoạn 2003-2011 cũng có sự chênh lệch lớn giữa hai nhóm. Các nước đang phát triển có giá trị lớn nhất gấp 3,6 lần giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất thì nhỏ hơn 11 lần so với giá trị trung bình. Tại các nước phát triển thì chênh lệch giữa giá trị cao nhất và trung bình là 2,2 lần và giữa giá trị trung bình
  41. 33 và nhỏ nhất là 4,3 lần. Như vậy có thể thấy FDI trong cùng nhóm nước đang phát triển cũng đã có sự phân hoá lớn, trong khi các nước phát triển thì lượng FDI không chênh lệch lớn. Bảng 4.1e: Bảng thống kê mô tả biến GDP/người theo nhóm quốc gia Đối với GDP/người thì 54 quan sát tại các nước phát triển có giá trị trung bình cao hơn các nước đang phát triển gần 12 lần, giá trị nhỏ nhất cũng gấp 86 lần. Nếu so sánh giá trị nhỏ nhất tại các nước phát triển và giá trị lớn nhất tại nhóm nước đang phát triển cũng đã gấp 1,9 lần. Như vậy có thể thấy được tại Châu Á sự chênh lệch về GDP/người giữa hai nhóm nước đã rất lớn. Bảng 4.1f: Bảng thống kê mô tả biến HDI theo nhóm quốc gia Bảng trên cho thấy mức độ đánh giá chỉ số phát triển nguồn nhân lực tại hai nhóm nước. Kết quả đánh giá có sự chênh lệch khá cao giữa hai nhóm nước, 0,62 cho nước đang phát triển và 0,897 cho nhóm nước phát triển. Độ lệch chuẩn trong nhóm nước phát triển không đáng kể (0,008), trong khi độ lệch chuẩn trong nhóm nước đang phát triển lại lớn hơn 10 lần (0,089).
  42. 34 Bảng 4.1g: Bảng thống kê mô tả biến HEALTH theo nhóm quốc gia Bảng trên thể hiện mức độ đánh giá chỉ số y tế tại hai nhóm quốc gia. Trong đó, nhìn chung có sự chênh lệch lớn giữa hai nhóm quốc gia tại Châu Á, nhóm nước đang phát triển được đánh giá trung bình là 0,793 và nước phát triển là 0,976, chênh lệch 0,182. Đặc biệt các sai số chuẩn giữa các quốc gia trong cùng nhóm không chênh lệch nhiều, điển hình như các nước đang phát triển có sự chênh lệch mức độ đánh giá giữa các nước, khoảng 0,062; tại các nước phát triển thì mức chênh lệch này nhỏ hơn, khoảng 0,018. Bảng 4.1h: Bảng thống kê mô tả biến EDU theo nhóm quốc gia Theo bảng thống kê biến chỉ số giáo dục phân theo nhóm quốc gia cho thấy rằng có sự chênh lệch đáng kể trong đánh giá về mức độ giáo dục tại hai nhóm nước. Nước phát triển có mức độ đánh giá trung bình khoảng 0,84 trong khi các nước đang phát triển chỉ được đánh giá vào khoảng 0,58. Đồng thời, chênh lệch tại các nước phát triển không đáng kể, 0,04; trong khi chênh lệch tại các nước đang phát triển lại gấp 2 lần (với giá trị 0,08), nghĩa là trong cùng nhóm nước đang phát triển nhưng vẫn có sự phân hóa về mức độ giáo dục khá lớn.
  43. 35 Bảng 4.1i: Bảng thống kê mô tả biến ECO theo nhóm quốc gia Bảng thống kê mô tả biến ECO theo nhóm quốc gia thể hiện mức độ đánh giá về tự do hóa giữa hai nhóm quốc gia. Trong đó, nhóm các nước phát triển tại Châu Á mới chỉ đạt trung bình 7,49/10 trong khi mức độ đánh giá tại các nước đang phát triển trong mẫu là 6,22/10. Cùng nhận định với các biến trên về mức độ lệch chuẩn giữa hai nhóm quốc gia, nhóm các nước đang phát triển có chênh lệch về mức độ đánh giá tự do hóa quốc gia giữa các nước trong cùng nhóm cao (1,04). Đồng thời mức độ đánh giá lớn nhất và nhỏ nhất tại các nước đang phát triển cũng có sự chênh lệch lớn (3,73 điểm/10), chứng tỏ trong cùng một nhóm nhưng cũng đã có sự phân hóa khá lớn giữa mức độ tự do hóa các quốc gia. Điển hình như Myanmar trung bình khoảng 4 trong khi đó Malaysia và Thái Lan cũng như hầu hết các nước trong nhóm nằm trong khoảng 6,2 - 6,9.
  44. 36 Hình 4.1: Đồ thị GDP/người các quốc gia giai đoạn 2003-2011 Nhìn chung GDP/người tại các quốc gia đều có xu hướng tăng, trong đó tăng ổn định nhất phải kể đến là nước Indonesia (PGDP_IN), Myanmar (PGDP_MY), Việt Nam (PGDP_VI). Các nước còn lại GDP/người đều có độ gãy, trong đó gãy sâu nhất là nước Nhật Bản (PGDP_JA), Philippines (PGDP_PH), Thái Lan (PGDP_TH), Malaysia (PGDP_MA), và kế đến là Israel (PGDP_IS).
  45. 37 4.2 Thống kê mô tả biến tại Việt Nam Phần thống kê mô tả biến tại Việt Nam, nghiên cứu cho thấy giá trị và mức đánh giá tại Việt Nam trong mối tương quan với giá trị của các nước trong nhóm và khác nhóm, cụ thể về các vấn đề như sau đây. Hình 4.2a: Bảng phân tích đồ thị tần suất thống kê của GDP/người Bảng đồ thị thống kê trên cho thấy GDP/người của Việt Nam giai đoạn 2003 – 2011 trung bình là 890,6 USD, cao nhất là 1.392 USD, thấp nhất là 486 USD, tăng trưởng trong giai đoạn nghiên cứu khoảng 1,9 lần. GDP/người chủ yếu tập trung tại mức 500-700 USD và 1000-1250 USD. Tuy nhiên, mức GDP/người tại Việt Nam vẫn còn thấp hơn mức trung bình tại nhóm nước đang phát triển 2,9 lần (theo bảng 4.1e).
  46. 38 Hình 4.2b: Đồ thị tăng trưởng GDP/người, FDI tại Việt Nam từ 2003-2011 Nhìn chung GDP/người và FDI tại Việt Nam tăng trưởng khá đều theo các năm và có sự đồng biến giữa hai chỉ tiêu này. Hình 4.2c: Bảng phân tích đồ thị tần suất thống kê của FDI FDI tại Việt Nam giai đoạn này trung bình là 36.556,11 USD. FDI cao nhất năm 2011 với 64.162 USD, thấp nhất năm 2003 với 18.889 USD, như vậy FDI tăng trưởng 2,4 lần trong giai đoạn nghiên cứu. FDI chủ yếu tại mức từ 20.000-
  47. 39 30.000 USD, kế đến là 40.000-50.000 USD. So với các nước trong cùng nhóm đang phát triển thì trung bình Việt Nam vẫn còn thấp hơn 1,4 lần (tức là 14.657,1 USD) theo bảng 4.1d. Bảng 4.2d: Kiểm định nhân quả biến PGDP, ECO, FDI tại Việt Nam Bảng kết quả kiểm định cho thấy với một độ trễ thì chỉ có mối quan hệ nhân quả một chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế (đại diện là GDP/người) tại mức ý nghĩa là 10%. Trường hợp này chỉ các biệt cho mẫu tại Việt Nam. Các trường hợp khác không tìm thấy ý nghĩa thống kê. Tóm lại phần thống kê mô tả các biến đã cho thấy đặc trưng mẫu nghiên cứu ở các biến GDP/người, FDI, tự do hoá kinh tế, cũng như các biến đại diện cho phát triển kinh tế HDI, chỉ số giáo dục, chỉ số y tế. Kết quả cho thấy có sự khác biệt khá rõ giữa nhóm nước trong từng thời điểm. Đồng thời ma trận tương quan cũng cho thấy sự phù hợp về dấu kỳ vọng của các biến so với lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Đồng thời, nghiên cứu cũng thống kê mô tả về các biến cụ thể trong trường hợp tại Việt Nam, từ đó cho thấy tương quan giữa Việt Nam so với cùng nhóm nước. Tuy nhiên, những so sánh thống kê mô tả nêu trên chỉ mang tính chất tĩnh và thời điểm, phần kết quả sau đây sẽ trình bày kiểm định và ước lượng về mối quan hệ giữa các biến trong giai đoạn từ 2003-2011.
  48. 40 4.3 Kết quả hồi quy 4.3.1 Ảnh hưởng FDI lên tăng trưởng và phát triển kinh tế Kết quả hồi quy theo phương thức xử lý dữ liệu đã nêu phần trên cho ba trường hợp hồi quy OLS, FEM hay REM cũng như EGLS có điều chỉnh phương sai thay đổi và tự tương quan cho kết quả như bảng sau: Bảng 4.3.1: Kết quả hồi quy mô hình nhóm 1 Biến LPGDP LHDI LEDU LHEALTH C -2,195353 -1,766965* -0,79208 0,147187 LFDI -0,664932* -0,079679* -0,036286 -0,057097* LFDI1 1,181149* 0,121955* 0,086806* 0,090253* LECO 2,766736* 0,513498* 0,117821 0,188059* R2 hiệu 72,90% 68,20% 59,20% 80,30% chỉnh Mô hình EGLS EGLS EGLS EGLS Ghi chú: (*), ( ), ( ) tương ứng mức ý nghĩa là 1%, 5%, 10%, chi tiết tại phụ luc A Như vậy, dựa vào bảng kết quả trên ta rút ra một số nhận xét sau: Thứ nhất là tăng trưởng kinh tế được đại diện bởi biến GDP/người, chịu ảnh hưởng bởi FDI, FDI với độ trễ một năm và tự do hóa của quốc gia. Trong đó, FDI trong trường hợp này có ý nghĩa thống kê và tác động ngược chiều lên tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sau một năm thì FDI vẫn tác động cùng chiều lên tăng trưởng kinh tế, cộng gộp tác động của FDI sau một năm thì kết quả chung vẫn là FDI tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế, 10% sự thay đổi của FDI sẽ kéo theo 5,2% thay đổi tăng trưởng quốc gia đó sau một năm với mức ý nghĩa 1%. Kết quả này cao hơn kết quả của Bengoa (2003) là 1% FDI tăng sẽ làm tăng trưởng thêm 0,5%, trong đó FDI tính theo phần trăm GDP. Kết quả này cũng đồng thuận với nghiên cứu của Li và Liu (2005), trong nghiên cứu này 10% FDI tăng sẽ làm tăng trưởng kinh tế thêm 4,1%. Và nghiên cứu cũng đồng thuận với
  49. 41 Tintin (2012) là 10% FDI tăng sẽ làm tăng trưởng kinh tế lên 2,9% nhưng nhìn chung mức độ tác động tại quốc gia Châu Á cao hơn. Đồng thời, tự do hóa quốc gia cũng ảnh hưởng tích cực lên tăng trưởng kinh tế quốc gia, nếu tự do hóa quốc gia thay đổi tích cực hơn 1% thì sẽ tác động lên tăng trưởng kinh tế 2,8% và ngược lại. Kết quả này đồng nhất với hầu hết nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Azman-Saini (2010), Bengoa (2003). Kết quả này cũng đồng thuận với kết quả nghiên cứu của Bende cùng cộng sự (2001), là FDI ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê tại Indonesia, Maylaysia, Philippines; và cả Thái Lan. Theo mẫu đang xét, mô hình có R2 hiệu chỉnh là 72,9%, cho thấy mô hình giải thích được 72,9% sự thay đổi của tăng trưởng kinh tế. Trong đó, ngoài hai biến yếu tố tự do hóa kinh tế của quốc gia và FDI, hệ số chặn thông qua giá trị hệ số C rất lớn -2,2 (mức ý nghĩa là 5%) chứng tỏ trong trường hợp các yếu tố trên không thay đổi, còn những biến quan trọng ảnh hưởng nghịch biến đến tăng trưởng kinh tế mà mô hình này chưa đưa ra. Mô hình phù hợp trong trường hợp này là mô hình có điều chỉnh phương sai thay đổi và tự tương quan (EGLS). Thứ hai là phát triển kinh tế dựa trên biến đại diện là HDI cho thấy tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê. Sau độ trễ một năm thì FDI có tác động kích thích phát triển kinh tế quốc gia (với mức ý nghĩa 1%), với 10% FDI tăng lên thì sau một năm kinh tế phát triển thêm 0,42% và ngược lại. Kết quả đồng thuận với nghiên cứu của Tintin (2012), FDI tác động tích cực lên phát triển kinh tế, kết quả này gần tương đồng với nghiên cứu của Tintin (2012), với 10% sự thay đổi của FDI sẽ kéo theo 0,41% sự thay đổi của phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, tự do hóa quốc gia cũng ảnh hưởng tích cực lên phát triển kinh tế của quốc gia đó, với tỷ lệ là 1:0,51. Mô hình phù hợp trong trường hợp này là EGLS có điều chỉnh phương sai thay đổi theo thời gian và tự tương quan dữ liệu. Mô hình giải thích 68,2% sự thay đổi của biến phụ thuộc (HDI). Thứ ba là phát triển kinh tế trong trường hợp biến đại diện là chỉ số giáo dục EDU cho kết quả đồng nhất với biến HDI về dấu kỳ vọng của hai biến FDI độ trễ một năm và tự do hóa quốc gia. Mô hình phù hợp trong trường hợp này cũng
  50. 42 tương tự trường hợp với biến HDI trên. Duy chỉ có ảnh hưởng của FDI và tự do hóa quốc gia lên chỉ số giáo dục có sự khác biệt so với chỉ số HDI, trong trường hợp này tác động của FDI có tăng lên (0,87% so với 0,42% với cùng mức tăng 10% FDI) và giảm đi ở tác động của tự do hóa quốc gia (giảm từ 5,1% xuống 1,2% với cùng mức tăng 10% của yếu tố tự do hóa quốc gia). Mô hình với mức giải thích là 59,2% sự thay đổi của biến phụ thuộc trong trường hợp mẫu đang xét. Kết quả này cũng cao hơn so với nghiên cứu của Tintin (2012) trong mẫu 125 quốc gia, với 10% thay đổi của FDI sẽ kéo theo 0,7% thay đổi của phát triển kinh tế (trong trường hợp biến chỉ số giáo dục). Thứ tư là phát triển kinh tế trong trường hợp đo lường chỉ số y tế HEALTH, mô hình có mức giải thích cao (80,3%), tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê tại mức 1% trừ biến C tại mức 5%, và dấu các biến đồng nhất so với hai trường hợp EDU, HDI. FDI tác động tích cực lên phát triển kinh tế, với 10% thay đổi của FDI thì sau một năm kinh tế phát triển thay đổi 0,33% theo hướng cùng chiều. Yếu tố tự do hóa quốc gia trong trường hợp này cũng có ý nghĩa thống kê tại mức 1%, với 10% sự thay đổi của tự do hóa quốc gia sẽ kéo theo 1,88% sự thay đổi phát triển kinh tế theo hướng cùng chiều. Như vậy có thể kết luận là trong mẫu đang xét với tám nước Châu Á, FDI và tự do hóa quốc gia đã tác động tích cực lên tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia đó với mức giải thích của mô hình trên 59%. Và so với các nghiên cứu khác như Tintin (2012), Li và Liu (2005) thì kết quả tại mẫu tám nước Châu Á kết quả tác động của FDI cao đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế cao hơn. Sau khi trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ nhất và thứ hai, nghiên cứu đi vào trả lời câu hỏi nghiên cứu tiếp theo trong phần sau.
  51. 43 4.3.2 Ảnh hưởng FDI lên tăng trưởng và phát triển phân theo nhóm quốc gia Khác với hồi quy tăng trưởng và phát triển kinh tế trong mẫu gồm tất cả các nhóm nước, phần này trình bày kết quả trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ ba là liệu giữa các nhóm quốc gia có sự khác nhau trong ảnh hưởng của FDI và tự do hóa quốc gia lên tăng trưởng và phát triển kinh tế hay không. Kết quả hồi quy sau khi thêm bến giả KIND vào để phân loại hai nhóm quốc gia, kết quả trình bày theo bảng sau: Bảng 4.2.2a: Kết quả hồi quy mô hình nhóm 2 Biến LPGDP LHDI LEDU LHEALTH C -0,620759 -1,973338* -1,616104* -0,737727* LFDI -0,174732* -0,073514* -0,039904 -0,020599 LFDI1 0,745322* 0,129462* 0,151473* 0,058643* LECO 1,2273* 0,509068* -0,054204 0,064946 KIND*LFDI 0,335343 0,038427 -0,006374 0,031959 KIND*LFDI1 -0,639679* -0,079984 -0,143039 -0,04757* KIND*LECO 2,801869* 0,344629* 0,985077* 0,168278* R2 hiệu chỉnh 85,60% 96,80% 85,90% 90,20% Mô hình EGLS EGLS EGLS EGLS Ghi chú: (*), ( ), ( ) tương ứng mức ý nghĩa là 1%, 5%, 10%, chi tiết phụ lục B Mô hình trên với biến KIND được thêm vào nhằm phân rõ tác động theo nhóm nước. Hầu hết các hệ số trên có ý nghĩa thống kê tại mức 1%, 5% và với R2 hiệu chỉnh trên 85%. Mô hình ước lượng phù hợp trong trường hợp này EGLS có trọng số, điều chỉnh phương sai thay đổi và tự tương quan của dữ liệu. Theo bảng bảng kết quả như trên, ta thống kê lại kết quả theo biến và nhóm quốc gia như sau:
  52. 44 Bảng 4.2.2b: Kết quả hồi quy mô hình nhóm 2 Biến phụ Biến giải Nước đang Nước phát Ghi chú thuộc thích phát triển triển LFDI (0,1747) 0,1606 =-0,174732+0,335343 LPGDP LFDI1 0,7453 0,1056 =0,745322-0,639679 LECO 1,2273 4,0292 =1,2273+2,801869 LFDI (0,0735) LHDI LFDI1 0,1295 0,0495 =0,129462-0,079984 LECO 0,5091 0,8537 =0,509068+0,344629 LFDI LEDU LFDI1 0,1515 0,0084 =0,151473-0,143039 LECO 0,9851 LFDI (0,0206) 0,0114 =-0,020599+0,031959 LHEALTH LFDI1 0,0586 0,0111 =0,058643-0,04757 LECO 0,0649 0,2332 =0,064946+0,168278 Các quốc gia phát triển (trong trường hợp mẫu đang xét là Nhật Bản và Israel), có sự khác biệt về mức độ tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế so với các quốc gia đang phát triển, mặc dù vẫn là tác động đồng biến, với cùng 10% tác động của FDI thì ảnh hưởng đến các nước phát triển thấp hơn 3% sau một năm (tại các nước phát triển sau một năm là 2,7% trong khi nước đang phát triển là 5,7% với thay đổi tác động của FDI là 10%). Kết quả này gần tương đồng với nghiên cứu của Tintin (2012), ảnh hưởng các FDI lên các nước phát triển thấp hơn 0,25% so với các nước đang phát triển. Tương tự với biến tự do hóa quốc gia, đối với các nước phát triển thì mức tác động này cao hơn, đối với cùng 1% tác động thì mức độ ảnh hưởng của nước đang phát triển cao hơn 2,8%, kết quả này cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu 125 nước của Tin Tin (2012), chỉ chênh lệch 0,013%. Đối với việc đo lường mức độ ảnh hưởng lên phát triển kinh tế trong trường hợp biến đại diện là HDI, biến tự do hóa quốc gia có sự khác biệt giữa hai nhóm nước, và tác động trong trường hợp này là tác động tích cực lên phát triển kinh tế. Cụ thể, mức độ tác động của tự do hóa kinh tế tại các nước phát triển lại cao
  53. 45 hơn 0,34% đối với cùng một mức tăng 1% FDI. Biến này lại cũng thể hiện sự khác biệt so với hai nhóm nước trong trường hợp biến đại diện là EDU và HEALTH. Cụ thể, sự chênh lệch trong mức độ tác động của tự do hoá quốc gia lên phát triển kinh tế của các nước phát triển so với các nước đang phát triển với tỷ lệ là 1:0,985 (đối với biến EDU) và 1:0,17 (đối với biến HEALTH); trong trường hợp chỉ số giáo dục đại diện cho phát triển kinh tế thì các nước đang phát triển chưa tìm thấy tác động của tự do hoá quốc gia lên phát triển kinh tế một cách có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, trong việc đo lường phát triển kinh tế thông qua biến HDI, mức độ giáo dục và y tế thì lại cho thấy sự khác biệt về mức độ tác động của biến FDI tại hai nhóm nước. Nhìn chung, FDI có tác động tích cực lên phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các nước phát triển có tỷ lệ tác động FDI thấp hơn các nước đang phát triển với tỷ lệ là 10%:0,8% (đối với biến HDI) - tức là với 10% tác động FDI thì mức tác động đến phát triển thấp hơn 0,8% dù vẫn là tác động cùng chiều, tương tự 10%:1,43% (đối biến giáo dục). Tương tự, đối với biến y tế đại diện cho phát triển kinh tế thì mức độ tác động FDI lên phát triển tại các nước đang phát triển sau một năm tỷ lệ là 10%:0,4%, trong khi đó tại các quốc gia phát triển tỷ lệ này là 10%:0,2%, mức độ tác động của FDI tại các nước đang phát triển cao hơn 2 lần. So sánh kết quả tìm được với các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu đồng nhất với kết quả của OECD (2002), Ozturk (2007), Li và Liu (2005), Tintin (2012) rằng FDI ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu khác với Johnson (2006), nghiên cứu vẫn tìm thấy FDI tác động kích thích tăng trưởng kinh tế cả trong nhóm nước đang phát triển và nước phát triển. Cùng đồng thuận với nghiên cứu của Tin Tin (2012), rằng tác động của FDI tại các nước đang phát triển thì cao hơn tại các nước phát triển. Đối với tác động lên phát triển kinh tế, nghiên cứu cũng đồng nhất kết quả với nghiên cứu trước đây của Reiter và Steensma (2010) rằng FDI có tác động kích thích phát triển kinh tế (thông qua biến đại diện là HDI), và Tin Tin (2012) thông qua cả ba biến đại diện HDI, EDU, HEALTH.
  54. 46 CHƯƠNG 5 5.1 Kết luận chung Với mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu sự khác biệt giữa tác động của FDI, tự do hóa quốc gia lên tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia, đồng thời tìm hiểu sự khác biệt trong tác động của FDI lên hai nhóm nước phát triển và đang phát triển tại các nước Châu Á, nghiên cứu đã xét mẫu dữ liệu gồm tám nước từ năm 2003-2011 và tìm thấy nhiều kết luận quan trọng đặc trưng cho khu vực này, cụ thể những kết luận đó như sau. Nghiên cứu khẳng định FDI có tác động lên tăng trưởng và phát triển kinh tế các quốc gia tại Châu Á, với 10% FDI thay đổi thì sẽ kéo theo tăng trưởng kinh tế thay đổi 5,2% cùng chiều sau một năm; với 10% sự tăng lên FDI thì làm kinh tế quốc gia đó phát triển thêm 0,42% (đối với HDI), 0,87% đối với giáo dục, và 0,33% đối với y tế. Cả mô hình hồi quy tăng trưởng và phát triển kinh tế đều có mức giải thích khá cao, 72,9% đối với tăng trưởng và 59,2% - 80,3% đối với phát triển kinh tế. Kết quả này cao hơn hầu hết các kết quả của Bengoa (2003) là 1% FDI tăng sẽ làm tăng trưởng thêm 0,5%, trong đó FDI tính theo phần trăm GDP. Kết quả này cũng đồng thuận với nghiên cứu của Li và Liu (2005), 10% FDI tăng sẽ làm tăng trưởng kinh tế thêm 4,1%. Và nghiên cứu cũng đồng thuận với Tin Tin (2012) là 10% FDI tăng sẽ làm tăng trưởng kinh tế thay đổi 2,9% cùng chiều; nhìn chung mức độ tác động tại quốc gia Châu Á cao hơn nhiều các các trường hợp nghiên cứu đã nêu trên. Ngoài ra, tự do hóa kinh tế quốc gia cũng ảnh hưởng cùng chiều lên tăng trưởng kinh tế quốc gia, với 1% sự thay đổi của yếu tố tự do hóa quốc gia sẽ góp phần làm tăng trưởng kinh tế thay đổi cùng chiều với tỷ lệ 2,77%. Kết quả này đồng nhất với hầu hết nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Azman-Saini (2010), Bengoa (2003). Tự do hóa quốc gia cũng ảnh hưởng tích cực lên phát triển kinh tế, với 10% sự gia tăng trong tự do hóa quốc gia sẽ làm phát triển kinh tế tăng thêm từ 5,1%, 1,18% và 1,88% tương ứng với HDI, EDU VÀ HEALTH.
  55. 47 Tóm lại kết quả chung rút ra được là FDI và tự do hoá quốc gia có tác động tích cực lên tăng trưởng và phát triển của các quốc gia tại Châu Á trong giai đoạn từ 2003-2011. Ngoài ra, khi phân nhóm tám nước tại Châu Á thành hai nhóm nước đang phát triển và phát triển để kiểm định tác động thì cũng rút ra được một số kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể là các quốc gia phát triển có sự khác biệt về mức độ tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế so với các nước đang phát triển khu vực này. Tác động của FDI tại các nước phát triển thì thấp hơn các nước đang phát triển 3% đối với cùng mức độ tác động FDI 10%. Đồng thời, mức độ tác động của FDI đến phát triển kinh tế tại các nước phát triển cũng thấp hơn, thấp hơn 0,8% trong trường hợp biến HDI, thấp hơn 1,43% trong trường hợp biến giáo dục với cùng một mức độ 10% thay đổi của FDI, mặc dù vẫn là tác động tích cực ở cả hai nhóm nước. Kết quả này cùng dấu với nghiên cứu của Tin Tin (2012), nhưng sự chênh lệch trong mức độ tác động thì cao hơn, ảnh hưởng các FDI lên các nước phát triển trong nghiên cứu của Tin Tin (2012) chỉ thấp hơn 0,15% trong trường hợp biến HDI và thấp hơn 0,25% trong trường hợp biến giáo dục so với các nước đang phát triển. Tương tự, đối với biến y tế đại diện cho phát triển kinh tế thì mức độ tác động FDI lên phát triển tại các nước đang phát triển sau một năm cao hơn 2 lần so với các nước phát triển. Điều này khác với kết quả nghiên cứu của Tintin (2012) trong trường hợp biến HDI, nhóm nước đang phát triển có mức độ tác động lớn hơn 0,02% so với nước phát triển khi FDI thay đổi 1%. Tự do hóa kinh tế ảnh hưởng đồng biến với tăng trưởng kinh tế quốc gia, tuy nhiên đối với các nước phát triển với cùng tăng thêm 1% thì tác động này cao hơn 2,8%. Đối với việc đo lường mức độ ảnh hưởng lên phát triển kinh tế trong trường hợp biến đại diện là HDI, tự do hóa kinh tế cũng có sự khác biệt giữa hai nhóm nước, và tác động trong trường hợp này là tác động tích cực lên phát triển kinh tế, mức độ tác động của tự do hóa kinh tế tại các nước phát triển cao hơn 0,34%, 0,985% và 0,17% trong lần luợt các trường hợp HDI, EDU, HEALTH. Kết quả cũng cho thấy là các nước đang phát triển chưa tìm thấy sự tác động của
  56. 48 tự do hoá quốc gia lên phát triển kinh tế một cách có ý nghĩa thống kê đối với biến đại diện là giáo dục, tuy nhiên các nước phát triển thì có. Điều này lưu ý một vấn đề rằng sự tự do hoá về kinh tế, thương mại và các yếu tố khác tại các quốc gia đang phát triển chưa đạt được mức độ tạo nên sự tác động có ý nghĩa thống kê lên phát triển kinh tế trong khía cạnh chỉ tiêu giáo dục. Nhìn chung, so sánh kết quả tìm được với các nghiên cứu trước đây của Ozturk (2007), Li và Liu (2005), Tin Tin (2012), Reiter và Steensma (2010), nghiên cứu củng cố thêm chứng minh thực nghiệm việc FDI tác động tích cực lên tăng trưởng và phát triển kinh tế, đồng thời nghiên cứu cho thấy kết quả tác động tại các nước Châu Á lớn hơn các nghiên cứu khác đã đề cập. Đồng thời khi phân tích biến GDP/người, FDI đối với trường hợp Việt Nam cho thấy Việt Nam vẫn còn một khoảng cách xa so với mốc trung bình giá trị đạt được của nhóm nước đang phát triển trong mẫu. GDP/người thấp hơn 2,9 lần và FDI thấp hơn 1,4 lần tính trên giá trị trung bình của Việt Nam và giá trị trung bình của nhóm nước đang phát triển trong mẫu. 5.2 Hạn chế của nghiên cứu Mặc dù nghiên cứu đã đạt được mức giải thích tương đối cao, và đồng nhất kết quả với nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây về tác động của FDI và tự do hoá quốc gia lên tăng trưởng và phát triển kinh tế, tuy vậy cũng còn nhiều hạn chế. Hạn chế đầu tiên là tính chính xác của nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều vào tính chính xác của nguồn số liệu của mẫu. Đồng thời, kết quả tác động của FDI và tự do hóa kinh tế quốc gia lên tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia giới hạn trong mẫu nghiên cứu là tám nước Châu Á và thời gian nghiên cứu từ 2003- 2011. Ngoài ra, do thời gian nghiên cứu còn hạn chế và nguồn dữ liệu tập hợp, nghiên cứu chưa tìm hiểu và kiểm định các nhân tố khác ảnh hưởng lên tăng trưởng và phát triển kinh tế ngoài các biến trên đây đề cập, do đó hệ số chặn còn lớn ở những nhân tố ảnh hưởng nghịch biến lên tăng trưởng và phát triển kinh tế. . Nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ nhân quả một chiều giữa tăng trưởng kinh tế (thông qua biến đại diện GDP/người) và FDI tại Việt Nam. Tuy nhiên,
  57. 49 do mẫu nghiên cứu có giới hạn về dữ liệu thu thập nên chưa thể tìm hiểu sâu ảnh hưởng này tại riêng Việt Nam. 5.3 Gợi ý các vấn đề nghiên cứu Do hạn chế về thời gian và dữ liệu thu thập được, nghiên cứu chưa đánh giá tác động của các yếu tố khác ngoài FDI và tự do hóa quốc gia lên tăng trưởng và phát triển kinh tế tại khu vực này. Nghiên cứu chưa đánh giá tác động của các biến khác như lạm phát, xuất khẩu, giá dầu, tiêu thụ năng lượng lên tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nghiên cứu chưa kiểm định sâu hơn về xu hướng chuyển dịch của FDI vào các khu vực cụ thể như nông – lâm – ngư nghiệp, khai khoáng, công nghiệp gas và khí đốt, điện, xây dựng, nhà hàng khách sạn, bán lẻ, thông tin liên lạc, giao thông và dịch vụ; cũng như tác động của FDI khu vực nào thì tác động mạnh nhất lên tăng trưởng và phát triển quốc gia. Do đặc trưng khu vực này chỉ mới có hai nước phát triển so với sáu quốc gia đang phát triển nên kết quả nhận định giữa hai nhóm nước cần được theo dõi và kiểm định lại trong tương lai với sự tương quan hơn về số lượng giữa hai nhóm quốc gia.
  58. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO Acemoglu, D., và cộng sự (2003), Institutional Causes, Macroeconomic Symptoms: Volatility, Crises and Growth, Journal of Monetary Economics. Agosin, M. R., và Howitt, P. (2005) Foreign Investment in Developing Countries: Does it Crowd in Domestic Investment?, Oxford Development Studies. Azman-Saini, W.N.W., Baharumshah, A.Z., và Law, S.H (2010) Foreign Direct Investment, Economic Freedom and Economic Growth: International Evidence. Economic Modelling. Basu, P., và Guariglia, A. (2007), Foreign Direct Investment, Inequality, and Growth, Journal of Macroeconomics. Bengoa, M., và Sanchez-Robles, B. (2003), Foreign Direct Investment, Economic freedom and Growth: New Evidence from Latin America, European Journal of Political Economy. Borensztein cùng cộng sự (1998), How Does Foreign Direct Investment Affect Economic Growth?, Journal of International Economics. Dollar, D., và Kraay, A. (2004), Trade, Growth, and Poverty, The Economic Journal. Gorg, H., và Greenaway, D (2004), Much Ado Nothing? Do Domestic Firms Really Benefit from Foreign Direct Investment, The World Bank Research Observer. Hsiao, C., và Shen, Y (2003), Foreign Direct Investment and Economic Growth: The Importance of Institutions and Urbanization, Economic Development and Cultural Change. Johnson, A (2006), The Effect of FDI Inflows on Host Country Economic Growth, CESIS Electronic Working Paper Series. Li, X., và Liu, X (2005) Foreign Direct Investment and Economic Growth: An Increasingly Endogenous Relationship. World Development.
  59. 51 Moran, T. H. (2011) Foreign Direct Investment and Development: Reevaluating Polices for Developed and Developing Countries. Washington: Peterson Institute for International Economics. OECD (2008). Do Multinationals Promote Better Pay and Working Conditions? OECD Employment Outlook. Ozturk, I (2007) Foreign Direct Investment-Growth Nexus: A Review of the Recent Literature, International Journal of Applied Econometrics and Quantitative Studies. Reiter, S. L., and Steensma, H. K. (2010) Human Development and Foreign Direct Investment in Developing Countries: The Influence of FDI Policy and Corruption. World Development. Stehrer, R., và Woerz, J (2009), Attract FDI! – A Universal Golden Rule? Empirical Evidence for OECD and Selected non-OECD Countries, European Journal of Development Research. Stiglitz, J. E (2006) Making Globalization Work. New York: W.W Norton and Company. Tekin, R. B (2012) Economic Growth, Export and Foreign Direct Investment in Least Developed Countries: A Panel Granger Causality Analysis. Economic Modelling. Tintin, Cem (2012) Does Foreign Direct Investmnet Spur Economic Growth and Development? A Comparative Study. Annual The European Trade Study Group (ETSG) Conference. Tintin, Cem (2012), “Foreign Direct Investment Inflows and Economic Freedoms: Evidence From Central and Eastern European Countries”, ABSRC Conference, 28-30 March 2012, Venice, Italy. UNCTAD (2010). World Investment Report 2010: Investment in a Low-Carbon Economy. New York and Geneva: United Nations. William E. Griffiths, R. Carter Hill, Guay C. Lim, Using eviews for principles of econometrics, third edition.
  60. 52 PHỤ LỤC Phụ lục A: Ảnh hưởng FDI lên tăng trưởng kinh tế Bảng A1: Kết quả hồi quy OLS tăng trưởng kinh tế Mô hình có hiện tượng tự tương quan. Bảng A2: Kết quả kiểm định Wald Kết quả là có sự khác nhau về tung độ gốc của các biến.Mô hình FEM có thể khả thi.Tiếp theo ta kiểm định Hausman để xác định FEM hay REM thì sẽ phù hợp hơn. Bảng A3: Kết quả kiểm định Hausman test: Kết quả cho thấy sử dụng mô hình REM phù hợp hơn FEM.
  61. 53 Bảng A4: Kết quả mô hình REM Kết quả có hiện tượng tự tương quan. Bảng A5: Kết quả mô hình EGLS
  62. 54 Phụ lục B: Ảnh hưởng FDI lên phát triển kinh tế Bảng B1: Kết quả Phát triển kinh tế với biến HDI Bảng B1.1: Kết quả hồi quy OLS Kết quả có hiện tượng tự tương quan giữa các biến. Bảng B1.2: Kết quả kiểm định Wald test Kết quả có sự khác nhau về tung độ gốc của các biến. Bảng B1.3: Kết quả kiểm định Hausman Kết quả là FEM phù hợp hơn REM tại mức ý nghĩa 10%.
  63. 55 Bảng B1.4: Kết quả mô hình FEM Mô hình có hiện tượng tự tương quan. Bảng B1.5: Kết quả EGLS điều chỉnh phương sai thay đổi và và tự tương quan
  64. 56 Bảng B2: Kết quả Phát triển kinh tế với biến EDU Bảng B2.1: Kết quả hồi quy OLS Kết quả có hiện tượng tự tương quan. Kết quả kiểm định có sự khác nhau về tung độ gốc của các biến. Bảng B2.2: Kết quả kiểm định Hausman REM phù hợp hơn FEM.
  65. 57 Bảng B2.4: Kết quả kiểm định REM Có hiện tượng tự tương quan trong mô hình. Bảng B2.5: Kết quả EGLS điều chỉnh phương sai thay đổi theo thời gian và tự tương quan
  66. 58 Bảng B3: Kết quả Phát triển kinh tế với biến HEALTH Bảng B3.1: Kết quả hồi quy OLS Kết quả có hiện tượng tự tương quan giữa các biến. Bảng B3.2: Kết quả kiểm định Wald Có sự khác biệt về tung độ gốc các biến với mức ý nghĩa 10%. Bảng B3.3: Kết quả kiểm định Hausman Kiểm định cho thấy REM phù hợp hơn FEM.
  67. 59 Bảng B3.4: Kết quả kiểm định REM Kết quả có hiện tượng tự tương quan. Bảng B3.5: Kết quả EGLS điều chỉnh phương sai thay đổi và tự tương quan
  68. 60 Phụ lục C: Ảnh hưởng FDI lên tăng trưởng kinh tế phân theo nhóm nước Bảng C1: Kết quả hồi quy OLS Bảng C2: Kết quả kiểm định Wald Bảng C3: Kết quả kiểm định Hausman Kiểm định cho thấy REM là mô hình tốt nhất để sử dụng.
  69. 61 Bảng C4: Kết quả kiểm định REM Bảng C5: Kết quả EGLS điều chỉnh phương sai thay đổi theo thời gian và tự tương quan
  70. 62 Phụ lục D: Ảnh hưởng FDI lên phát triển kinh tế phân theo nhóm nước Bảng D1: Kết quả hồi quy theo biến HDI: Bảng D1.1: Kết quả hồi quy OLS: Kết quả có hiện tương tự tương quan trong mô hình. Bảng D1.2: Kết quả kiểm định Wald Có sự khác biệt tung độ gốc các biến. Do đó, mô hình OLS không phải mô hình phù hợp để sử dụng.
  71. 63 Bảng D1.3: Kết quả mô hình GLS có điều chỉnh hiện tượng phương sai thay đổi theo thời gian và tự tương quan Bảng D2: Kết quả theo biến EDU Bảng D2.1: Kết quả hồi quy OLS Kết quả có hiện tượng tự tương quan.
  72. 64 Bảng D2.2: Kết quả kiểm định Wald Bảng D2.3: Kết quả mô hình EGLS có điều chỉnh phương sai thay đổi theo thời gian và tự tương quan
  73. 65 Bảng D3: Kết quả theo biến HEALTH Bảng D3.1: Kết quả hồi quy OLS Mô hình có hiện tượng tự tương quan. Bảng D3.2: Kết quả EGLS có điều chỉnh phương sai thay đổi theo thời gian và tự tương quan
  74. 66 Phụ lục E: Các tiêu chí đánh giá của tự do hoá quốc gia Nguồn: Tintin (2012) có đối chiếu với Fraser Institute.