Đề tài Du lịch sinh thái Cần Giờ

doc 79 trang yendo 6550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Du lịch sinh thái Cần Giờ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_du_lich_sinh_thai_can_gio.doc

Nội dung text: Đề tài Du lịch sinh thái Cần Giờ

  1. Đề tài: " Du lịch sinh thái Cần Giờ"
  2. PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 6 2.1. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 6 2.2. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 6 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU 6 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 6 3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 7 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7 5. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7 5.1. TRÊN THẾ GIỚI 7 5.2. Ở VIỆT NAM 8 PHẦN NỘI DUNG 11 1.1.1. KHÁI NIỆM DU LỊCH 11 1.1.2. CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH 15 1.1.2.1. TRÊN THẾ GIỚI 15 1.1.2.2. Ở VIỆT NAM 18 *Du lịch hoa ở Đà Lạt, Hà Nội, TPHCM 19 *Du lịch cuối tuần ở TPHCM, Hà Tây, Vũng Tàu 19 1.2. DU LỊCH SINH THÁI 20 1.2.1. KHÁI NIỆM DU LỊCH SINH THÁI 20 1.2.2. CÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI 23 1.2.3. DU LỊCH SINH THÁI Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 25 1.2.4. DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM 27 1.2.4.1. CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM 27 1.2.4.2. HIỆN TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM 30 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CẦN GIỜ 33 2.2. TIỀM NĂNG RỪNG NGẬP MẶN 34 2.3. TIỀM NĂNG BIỂN 35 3.1. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 36 3.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 37 3.2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 37 3.2.2. ĐỊA HÌNH 38 3.2.3. THỔ NHƯỠNG 39 3.2.4. KHÍ HẬU-THỦY VĂN 40 3.2.4.1. LƯỢNG MƯA 40 3.2.4.2. CHẾ ĐỘ NHIỆT-BỨC XẠ 40 3.2.4.3. CHẾ ĐỘ GIÓ 41 3.2.4.4. ĐỘ ẢM KHÔNG KHÍ-LƯỢNG BỐC HƠI 41 3.2.4.5. MẠNG LƯỚI SÔNG RẠCH 41 3.2.4.6. CHẾ ĐỘ THỦY TRIỀU 42 3.3. TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI 43 1
  3. 3.4. ĐẶC ĐIỂM HỆ SINH THÁI RỪNG NGẠP MẶN CẦN GIỜ 43 3.4.1. VỀ THỰC VẬT 43 3.4.2. VỀ ĐỘNG VẬT 46 4.1. CÁC DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN 47 4.1.1. ĐƯỜNG BỘ 47 4.1.3. MỘT SỐ ĐIỂM HẠN CHẾ 48 4.2. HỆ THỐNG CÁC ĐIỂM VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ 49 4.2.1. HỆ THỰC VẬT RỪNG TỰ NHIÊN 49 4.2.2. HỆ THƯC VẬT RỪNG TRỒNG 49 4.2.4. CÂU CÁ SẤU 50 4.2.5. ĐẦM DƠI 50 4.2.6. SÂN CHIM 51 4.2.7. THÁP TANG BỒNG 51 4.2.8. VƯỜN SƯU TẦM THỰC VẬT 52 4.2.9. KHU BẢO TỒN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ 52 4.2.10. BẢO TÀNG CẦN GIỜ 53 4.3. CÁC DỊCH VỤ NGHỈ DƯỠNG 53 4.4. GIÁ TRỊ KINH TẾ TỪ HOẠT ĐỘNG SINH THÁI 53 5.1. VỀ BẢO VỆ YẾU TỐ SINH THÁI MÔI TRƯỜNG ĐẶC THÙ CỦA RỪNG NGẬP MẶN 56 5.2.3. ĐỐI VỚI NHỮNG CƯ DÂN ĐỊA PHƯƠNG 59 5.3. VỀ YẾU TỐ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 61 PHẦN KẾT LUẬN 64 HÌNH 1. 67 HÌNH 2. BẢN ĐỒ DU LỊCH CẦN GIỜ 68 HÌNH 3. RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ SAU CHIẾN TRANH 68 HÌNH 4 69 HÌNH 6. MỘT GÓC RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ 70 HÌNH 7. MỘT GÓC RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ 70 HÌNH 8. HƯƠU SAO Ở CẦN GIỜ 71 HÌNH 9. KHỈ 71 HÌNH 10. CÒ 72 HÌNH 11. CÁ SẤU HOA CÀ 72 HÌNH 12. ĐÀN CÁ SẤU HOA CÀ 73 HÌNH 13. DƠI QUẠ Ở ĐẦM DƠI 73 HÌNH 14. HỒNG HẠC CHÂN XÁM 74 HÌNH 15. KHỈ 74 HÌNH 16. CÂU CÁ SẤU 75 HÌNH 17. THƯ GIÃN Ở “BIỂN CHẾT” 75 HÌNH 18. THÁP TANG BỒNG 76 HÌNH 19. VUI CÙNG THIÊN NHIÊN 76 2
  4. HÌNH 20. ĐẶC SẢN CÁ DỨA KHO MẮM VỚI CƠM NẮM 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ xa xưa, con người với trí tuệ và ham muốn tìm kiếm và khám phá những chân trời mới đã không ngừng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới. Theo tạp chí Người Đưa Tin của UNESSCO đã viết: “Cuộc phiêu lưu giờ đây không còn những chân trời địa lý, không còn những lục địa trinh bạch, không còn những đại dương chưa ai biết tới, không còn những hòn đảo bí ẩn. Vậy mà, về nhiều mặt, các dân tộc vẫn còn xa lạ với nhau và những phong tục, những niềm hy vọng ẩn giấu, những xác tin sâu kín của mỗi dân tộc vẫn tiếp tục là thứ mà những dân tộc khác chẳng mấy biết đến ”(12/1989). Các nhà du lịch thời nay vẫn mang nguyên vẹn trong mình trái tim nóng bỏng lòng đam mê khám phá những chân trời xa lạ, những núi cao, vực thẳm, những sông dài, biển rộng Tiếng gọi của thiên nhiên hùng vĩ, của rừng vàng biển bạc vẫn còn vang vọng và lôi kéo bước chân của những “kẻ lang thang” trên bước đường du ngoạn. Thêm vào đó, con người luôn bị quyến rũ bởi những gì đối lập với thực tế mình đang sống, họ khao khát một cảm giác mới lạ, một chất xúc tác mới cho cuộc sống và sự hiểu biết của mình. Khi ống khói của các nhà máy, các xí nghiệp ngày một vươn cao chiếm lĩnh dần khoảng xanh của bầu trời, dân số không ngừng gia tăng, đô thị hóa trở thành xu hướng chung, các khu công nghiệp tập trung, các nhà cao tầng và khói bụi giao thông tràn ngập khắp nơi thì nhu cầu tìm về với tự nhiên là một tất 3
  5. yếu. Chính vì vậy, trào lưu du lịch sinh thái đã và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia dưới góc độ tiếp cận này. Du lịch sinh thái ra đời vào cuối những năm 80 và phát triển mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây. Đối với một số quốc gia như Kenya, Ecuado, Nepal, Costarica, Madagasxca, du lịch sinh thái không phải là hoạt động bên lề nữa, nó thực sự là một nguồn lợi quốc gia đem về một khoản ngoại tệ lớn cho nguồn ngân sách quốc gia. Du lịch sinh thái không chỉ đơn thuần là hoạt động tổ chức du lịch dựa vào thiên nhiên nhằm vào các mục tiêu kinh tế. Một đặc điểm rất quan trọng của du lịch sinh thái là nó đóng góp một phần lớn vào việc bảo tồn môi trường tự nhiên, bảo tồn các giá trị văn hóa của các dân tộc, phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, du lich sinh thái theo tổ chức du lịch sinh thái quốc tế là: “Loại hình du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm với giới tự nhiên trong việc giữ gìn môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân bản địa”. Theo đánh giá của hiệp hội Du Lịch Châu Á Thái Bình Dương (PATA), du lịch sinh thái đang có chiều hướng phát triển và trở thành một bộ phận có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về tỉ trọng trong ngành du lịch. Nơi nào còn giữ được sự cân bằng sinh thái thì nơi đó sẽ có tiềm năng phát triển tốt về du lich sinh thái và thu hút được nguồn du khách lớn, lâu dài và ổn định. Việt nam cũng có tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái. Từ Sapa – Bắc Hà của Tây Bắc qua Tam Đảo Ba Bể đến Hạ Long – Cát Bà ở Đông Bắc Việt Nam, xuống Ba Vì, Cúc Phương, qua miền trung có Huế - Sơn Trà, lên Tây Nguyên có Đà Lạt – Buôn Đôn (Dak Lak), vô miền nam 4
  6. có Cần Giờ - Vũng Tàu – đồng bằng Sông Cửu Long tất cả đều có thể xây dựng và phát triển du lịch sinh thái với việc kết hợp các yếu tố tài nguyên tự nhiên và nhân văn trong các hoạt động du lịch đưa con người đến với cảnh quan, khí hậu, các giá trị văn hóa lịch sử. Các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia như Pù Mát, Phong Nha – Kẻ Bàng, Bạch Mã, Bà Nà, Yok Don, Cát Tiên, Dakina – Suối Vàng, U Minh, Côn Đảo Hệ thống bãi biển, đảo kéo dài từ Trà Cổ đến Hà Tiên, từ Cô Tô đến Phú Quốc cũng được nhìn nhận như nguồn tài nguyên có giá trị đặc trưng cho hoạt động du lịch sinh thái. Nằm trong hệ thống các khu rừng ngập mặn ở Việt Nam, rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESSCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Với điều kiện môi trường đặc biệt, hệ sinh thái ở đây là hệ sinh thái trung gian với rất nhiều loài động thực vật khác nhau. Có một số loài có tên trong sách đỏ Việt Nam như: Tắc kè, trăn đất, cá sấu hoa cà, rắn cạp nong, Từ năm 2000, khu du lịch sinh thái Vàm Sát nằm trong vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ được thành lập. Đến tháng 2/2003 tổ chức du lịch thế giới công nhận khu du lịch Vàm Sát là một trong hai khu du lịch sinh thái phát triển của thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ có nhiều vấn đề đặt ra, như: môi trường, giao thông vận tải, nhân lực Vì vậy, đề tài “ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ” trên cơ sở phân tích hiên trạng du lịch sinh thái tại rừng ngập mặn 5
  7. Cần Giờ đưa ra một số kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trước yêu cầu phát triển du lịch bền vững như vấn đề bảo vệ môi trường đặc thù, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và các vấn đề về cộng đồng xã hội tại nơi xây dựng khu du lịch sinh thái .Qua đề tài lần này hy vọng sẽ mang đến một con đường phát triển mới trên nguyên tắc bảo tồn thiên nhiên cho rừng ngập mặn Cần Giờ. Đồng thởi góp phần quảng bá cho du lịch Cần Giờ - Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng và du lịch sinh thái nước ta nói chung. 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 2.1. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Nghiên cứu tổng quan về du lịch sinh thái rừng ngập mặn ở huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh. - Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái rừng ngập mặn ở Cần Giờ. - Đề ra những giải pháp cho sự phát triển du lịch sinh thái nói chung và du lịch sinh thái rừng ngập mặn ở Cần Giờ nói riêng. 2.2. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI - Tìm kiếm và thu thập thông tin chính xác và đầy đủ để phục vụ cho việc trình bày và làm sáng tỏ đề tài. - Sau khi thu thập thông tin đầy đủ, sẽ tiến hành tổng hợp và phân tích tài liệu để hoàn thành đề tài. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Lịch sử hình thành khu du lịch sinh thái sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. 6
  8. - Điều kiện tự nhiên và điều kiên kinh tế xã hội của khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ. - Các tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở Cần Giờ, từ đó để khai thác hợp lý và ứng dụng vào việc phát triển du lịch sinh thái ở đây. 3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Khu du trữ sinh quyển rừng ngập mặn huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ CHí Minh. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp về lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội và đặc biệt là nét đặc trưng của khu du lịch sinh thái Cần Giờ qua sách báo, internet, các luận văn tiến sĩ, thạc sĩ - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp thực địa. 5. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Trong thời gian gần đây, loại hình du lịch sinh thái đang được nhiều du khách quan tâm, đặc biệt là sự quan tâm của các nhà kinh doanh du lịch. Các công trình nghiên cứu về du lịch sinh thái luôn thu hút các chuyên gia về du lịch. Dưới đây là tổng quan tình hình nghiên cứu về du lịch sinh thái trên thế giới và ở Việt Nam. 5.1. TRÊN THẾ GIỚI Từ những năm 1990 trở lại đây, các chương trình nghiên cứu du lịch sinh thái khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Châu Á- Thái Bình Dương, Đông Nam Á. Ta có thể kẻ tên một số chương trình nghiên cứu của Hội Du lịch sinh thái ( 1992-1993 ); chương trình môi 7
  9. trường Liên hợp quốc ( 1979 ), Tổ chức du lịch thế giới ( 1994 ), đặc biệt là các công trình nghiên cứu của Burns, Holden ( 1995 ); PATA ( 1993 ); Cater ( 1993 ); Glaser ( 1996 ); wright ( 1993 ). Đáng chú ý là công trình nghiên cứu “ Du lịch sinh thái hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý “ của Kreg Lindberg ( 1999 ) và các chuyên gia của Hội Du lịch sinh thái quốc tế. Những công trình nghiên cứu trên đã tạo cơ sở khoa học và mở hướng cho việc nghiên cứu du lịch sinh thái ở Việt Nam. 5.2. Ở VIỆT NAM Ngành du lịch ở Việt Nam chỉ thực sự phát triển trong khoảng 20 năm trở lại đây. Chính vì vậy việc nghiên cứu về các vấn đề du lịch vẫn còn hạn chế, đặc biệt là vấn đề du lịch sinh thái. Trong những năm qua, các công trình nghiên cứu như “ Đánh giá tài nguyên du lịch Việt Nam “ do Viện nghiên cứu và Phát triển Du lịch; công trình “ Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì ( Hà Tây ) phục vụ mục đích du lịch “ của Phó tiến sĩ Đặng Duy Lợi( 1992 ); công trình “ Những định hướng lớn về phát triển du lịch Việt Nam theo các vùng lãnh thổ “ của Tổng cục du lịch ( 1993 ); và công trình “ Thiết kế các tuyến điểm du lịch trong và ngoài TP. Hồ Chí Minh đến năm 2010 “ của công ty Du lịch Sài Gòn Tourist (1995 ) chỉ mới phác họa lên bức tranh du lịch ở Việt Nam và một phần nào đó đánh giá chung hiện trạng phát triển du lịch ở trong nước, nhưng chưa nói rõ về loại hình du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây,ở nước ta đã xuất hiện các công trình nghiên cứu về du lịch sinh thái. 8
  10. Năm 1995, Viện nghiên cứu Phát triển du lịch đã thực hiện đề tài “ Hiện trạng và những định hướng cho công tác qui hoạch phát triển du lịch vùng ĐBSCL ( 1996-2010 ) với mục tiêu xác lập cơ sở khoa học cho quy hoạch phát triển du lịch và đề xuất phương hướng phát triển du lịch vùng ĐBSCL cùng các phương án phát triển cụ thể. Nghiên cứu này căn cứ vào tiềm năng du lịch đã đề xuất các loại hình du lịch vùng ĐBSCL như du lịch sinh thái, du lịch sông nước, tham quan, vui chơi giải trí và du lịch biển, nhưng chưa nghiên cứu sâu về loại hình du lịch sinh thái cụ thể. Cho đến năm 1998 đã có công trình nghiên cứu của Phan Huy Xu và Trần Văn Thanh về “ Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên và định hướng khai thác du lịch sinh thái ở ĐBSCL “. Công trình nghiên cứu này đã xây dựng cơ sở khoa học cho việc thiết kế các điểm, tuyến, cụm du lịch sinh thái ở vùng ĐBSCL. Các tác giả đã thiết kế các sản phẩm du lịch sinh thái đa dạng nhằm phát triển du lịch bền vững Năm 2000, bài báo cáo khoa học về “ Định hướng qui hoạch du lịch sinh thái tự nhiên vùng ĐBSCL “ của Trần Văn Thành và Phạm Thị Ngọc đã điều tra bổ sung các điểm du lịch sinh thái , thiết kế các tuyến , cụm du lịch sinh thái tự nhiên vùng ĐBSCL. Năm 2001, công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ của Ngô Văn Phong về “ Phân tích cảnh quan vùng ven biển Bà Rịa- 9
  11. Vũng Tàu và giải pháp quản lí, phát triển cảnh quan thiên nhiên để phục vụ cho du lịch sinh thái “. Tác giả đã ứng dụng phương pháp luận trong phân tích cảnh quan để cung cấp những cơ sở khoa học cho việc tổ chức không gian du lịch sinh thái theo 3 vùng với 4 cụm du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp quản lí du lịch sinh thái về cơ chế quản lí, thị trường, quy hoạch, đào tạo, xã hội. Gần đây, Phân viện điều tra qui hoạch rừng II đã xây dựng nhiều dự án đầu tư phát triển Vườn Quốc Gia, các khu Bảo tồn thiên nhiên nhằm bảo tồn giá trị đa dạng sinh học và khai thác du lịch sinh thái ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐBSCL, trong đó có các Vườn Quốc Gia Tràm Chim ( 1999 ), Phú Quốc ( 2001 ), U Minh Thượng ( 2001 ), khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng ( 2002 ). Các dự án này đã phác thảo các sản phẩm du lịch sinh thái cần được đưa vào khai thác du lịch sinh thái. Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã phần nào thể hiện được hiện trạng du lịch sinh thái ở Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chưa đi sâu vào mô hình du lịch sinh thái, bên cạnh đó cũng chưa nghiên cứu rõ về du lịch sinh thái ,đặc biệt ở Cần Giờ. 10
  12. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH SINH THÁI 1.1. DU LỊCH 1.1.1. KHÁI NIỆM DU LỊCH Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, xã hội có nhiều tiến bộ hơn trước, chính vì vậy việc thỏa mãn nhu cầu của con người trong cuộc sống ngày nay là rất cao và cần thiết. Sau khoảng thời gian làm viêc và học tập căng thẳng, con người muốn tự thưởng cho mình những chuyến du lịch. Từ xa xưa, du lịch đã được xem là một sở thích, hay niềm đam mê của con người. Đó là sự khám phá những vùng đất mới, những nền văn hóa mới hay đơn giản chỉ là sự nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, trước đây du lịch có thể chỉ dành cho những người trong giới quý tộc, thượng lưu. Nhưng ngày nay, du lịch đã được phát triển rộng hơn, nó không chỉ dành cho một tầng lớp nào cả, mà nó đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội của tất cả mọt người trên trái đất này. Không chỉ góp mặt vào đời sống xã hội, du lịch còn được xem là một ngành kinh tế quan trọng của một số quốc gia phát triển hiện nay. Có thể nói rằng, du lịch là một ngành công nghiệp-công nghiệp du lịch-và nó chỉ đứng sau ngành công nghiệp dầu khí và công nghiệp ô tô. Nguồn lợi mà du lịch đem về có thể vực dậy nền kinh tế đang ốm yếu của các nước đang phát triển hiện nay. Vậy du 11
  13. lịch được định nghĩa như thế nào? Đó cũng là một câu hỏi đang được bàn luận nhiều và đến nay vẫn chưa được thống nhất. Trong ngôn ngữ của nhiều quốc gia, thuật ngữ “ du lịch “ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được La Tinh hóa thành “ tornus “ và sau đó được mỗi quốc gia chuyển đổi thành những ngữ khác nhau. Chẳng hạn như : tourisme ( tiếng Pháp ), tourism ( tiếng Anh ), mypuzy ( tiếng Nga ) Ngày này ta thường bắt gặp thuật ngữ “ tourist ” (trong tiếng Anh cũng có nghĩa là du lịch ). Theo Robert Lanquar, từ “ tourist “ lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng những năm 1800. Ở mỗi quốc gia đều có những quan niệm thật lý thú về du lịch. Không quan niệm nào giống quan niệm nào, mỗi quan niệm đều thể hiện một phần nào đó về du lịch. Trong Tiếng Việt, thuật ngữ “ tourist “ được dịch thông qua tiếng Hán có nghĩa như sau: du là đi chơi, lịch là từng trải. Còn người Trung Quốc gọi “ tourist “ là du lãm, tức là để nâng cao nhận thức. Từ góc độ là người đầu tiên kinh doanh du lịch, Thomas Cook cho rằng du lịch giúp cho du khách thụ hưởng những hứng thú tình cảm xã hội cao nhất, là tổ chức mà người ta phải dành cho nó những trách nhiệm lớn nhất. Du lịch đối với người Nhật là một “ ngành công nghiệp tin tức “, có thể phản ánh tình thế chính trị, nếp sống xã hội và những thay đổi về mặt tài chính. Đặt biệt để nhấn mạnh sự giao tiếp giữa người với người trong du lịch, người Anh coi trọng sự tiếp đãi nhiệt tình, nên gọi du lịch là “ ngành lễ tân với một nhiệt tình tốt đẹp “. Xuất thân từ một quốc gia đứng đầu về kinh tế và tài chính, người Mỹ cho rằng những cuộc khủng hoảng 12
  14. về mặt chính trị, kinh tế, xã hội như các cuộc nội chiến, các cuộc chiến tranh trong khu vực, nạn khủng bố, việc tăng giá xăng dầu, cùng với những thiên tai như bão lụt, động đất, núi lửa đều có tác động trực tiếp đến du lịch, vì thế mà học gọi du lịch là “ ngành công nghiệp béo bệu “. Còn người Nam Tư thì xem du lịch là “ tấm hộ chiếu đi đến một thế giới hòa bình “. Mỗi quan niệm của mỗi quốc gia là mỗi khía cạnh của du lịch. Nhung nếu nhìn một cách tổng quát, tập hợp những quan niệm này thi ta sẽ thấy rõ hơn về khái niệm du lịch. Tuy nhiên trong vòng 6 thập kỉ vừa qua, kể từ khi thành lập Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch IUOTO ( International of Union Official Travel Organization ) năm 1925 tại Hà Lan, khái niệm du lịch luôn luôn được tranh luận. Trong những hoàn cảnh ( thời gian, không gian ) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi quốc gia và mỗi nhà nghiên cứu đều có những cách hiểu khac nhau về khái niệm du lịch. Một người nghiên cứu về du lịch đã từng nhận định rằng :” Đối với du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”. Đầu tiên du lịch được hiểu là việc đi lại của một cá nhân hay một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình để đi đến những khu vực xung quanh để nghỉ ngơi, thư giãn, khám phá những điều mới lạ hay để chữa bệnh. Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều những khái niệm khác nhau. Nhà nghiên cứu học Ausher và Viện sĩ Nguyễn Khắc Viện đã đưa ra những khái niệm về du lịch khá ngắn gon và xúc tích. Ausher định nghĩa rằng “ du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân “, còn Viện sĩ Nguyễn Khắc Viện thì cho rằng “ du lịch là sự mở rộng không gian văn hóa của con người “. Trong quyển sách “ Du lịch và kinh 13
  15. doanh du lịch “, PTS Trần Nhạn đã đưa ra khái niệm về du lịch như sau “ Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương mình đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những gái trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương, không nhằm mục đích sinh lời được tính bằng đồng tiền “. Dưới góc độ nghiên cứu của những nhà kinh tế, khái niệm du lịch được hiện lên là một ngành kinh tế hiện đại, một ngành công nghiệp không khói. Du lịch đối với họ là một ngành kimh tế đem lại lợi nhuận rất lớn nếu biết khai thác hết tiềm năng của nó. Trong từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam ( tập 1, Hà Nội, 1996), khái niệm du lịch được chia thành 2 nội dung. Trước hết, du lịch là một ngành nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, tham quan những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử , công trình văn hóa nghệ thuật Về mặt kinh tế -xã hội, du lịch được xem là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt, nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu quê hương đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình. Ngoài ra du lịch còn là một lĩnh vực kinh doanh giải trí mang lại hiệu quả cao, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ. Như vậy, khái niêm du lịch có thể được xác định như sau : “ Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan đến sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận 14
  16. thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa ( I.I Pirogionic, 1985 ). 1.1.2. CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH 1.1.2.1. TRÊN THẾ GIỚI Hoạt động du lịch có tính đa dạng và phong phú. Có nhiều cách để phân loại loại hình du lịch, ở những góc độ khác nhau ta có những tiêu chí khác nhau để phân biệt. Theo Đại từ điển bách khoa toàn thư- wikipedia, các loại hình du lịch được phân loại như sau: *Du lịch mạo hiểm ( Adventure tourism ): là loại hình du lịch liên quan đến hoạt động khám phá những miền đất xa xôi hẻo lánh, hứa hẹn những cuộc phiêu lưu và những điều bất ngờ. Khi giới trẻ có khuynh hướng muốn trải qua những cảm giác mạnh, những kinh nghiệm bất ngờ, khác với những kì nghỉ truyền thống thì du lịch mạo hiểm là lựa chon số một cho họ. Ngày nay, loại hình du lịch nay đang được phát triển rộng trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Phương Tây. Tuy nhiên du lịch mạo hiểm cũng rất kén các du khách, nó đòi hỏi ở du khách khả năng chịu đựng và một mức độ dũng cảm nào đó vì nó rất nguy hiểm cho tính mạng của những du khách. *Du lịch nông trại hay làng quê ( Agritourism ): là những tour du lịch mà điểm đến của nó là những nông trại hay một làng quê diển hình. Tham gia tour du lịch này sẽ giúp cho bạn hiểu rõ về cuộc sống cũng như công việc của những bác nông dân. 15
  17. *Du lịch ghế bành ( Amchair Tourism ) hay còn gọi là du lịch ảo (virtual Tourism ) là hình thức mà ban không phải đi đâu khỏi chỗ ở của bạn. Nếu bạn có một chiếc ti vi hay một chiếc may vi tính nối mạng bạn sẽ có thể có những chuyến du lịch đến những nơi ban muốn ngay tại nhà của bạn. *Du lịch văn hóa ( Cultural tourism ) là loại hình phổ biến trong du lịch, tập trung mối quan tâm đến một quốc gia hay một vùng đất nào đó chủ yếu dưới góc độ văn hóa. Du lịch văn hóa bao gồm các tuyến du lịch đến một đô thị có một bề dày lịch sử hoặc những thành phố lớn cùng các công trình văn hóa của nó như các viện bảo tàng, nhà hát Hình thức này cũng bao gồm, mặc dù không phổ biến lắm, việc đưa các du khách đến những vùng hẻo lánh để dự các lễ hội ngoài trời, đi thăm những nơi ở của các danh nhân văn hóa, những công trình kiến trúc hay những thắng cảnh thiên nhiên được biết đến và ca ngợi qua văn chương hội họa. Thông thường, du khách có hứng thú thưởng thức các giá trị văn hóa sẽ đi du lịch thường xuyên hơn, ổn định hơn các du khách có những mục đích khác. *Du lịch đến những điểm bị thảm họa ( Disaster Tourism ) lả loại hình du lịch mà những du khách vì sự hiếu kì đã tìm đến những nơi đã từng xảy ra những vụ thảm họa lịch sử. *Du lịch sinh thái (Ecotourism) là loại hình du lịch trong đó hệ sinh thái vừa có ý nghĩa môi trường vừa có ý nghĩa xã hội. Nó được định nghĩa cả với tư cách là một trào lưu xã hội vừa lẫn lĩnh vực kinh doanh du lịch. 16
  18. *Du lịc đào tạo ( Educational tourism ) là hoạt động đưa khách đến một nơi nào đó để học một khóa ngắn hạn về lĩnh vực nào đó, vd như nấu ăn,làm nghề thủ công *Du lịch đánh bài (Gambling Tourism ) phổ biến ở một số thành phố như Atlantic City, Las Vegas, Macau hoặc Monte Carlo với mục đích chơi bài trong các sòng bài nổi tiếng ở đây. *Du lịch di sản (Heritage Tourism ) là những cuộc tham quan đến những địa danh có tính chất lịch sử, các di sản thiên nhiên, di sản văn hóa *Du lịch sức khỏe ( Health Tourism ) : mục đích chính của những tour du lịch này và vấn đề sức khỏe. Du khách tham gia những tour này để được đến những nơi mà học có thể được điều trị hoặc tham gia vào những cuộc thi để giảm cân *Du lịch balo ( backpacking tourism ) là loại hình du lịch của nhũng người trẻ tuổi muốn sự độc lập. Với một chiếc balo gon nhẹ, họ đi du lịch với một kinh phí có hạn nhưng đầy thú vị. *Du lịch y tế (Medical tourism ) là loại du lịch kết hợp với chữa bệnh với việc tham quan, nghỉ ngơi và thưởng lãm những cảnh đẹp tại một địa điểm du lịch nào đó. *Du lịch khu vực (Regional tourism ) *Du lịch thể thao ( Sport tourism ) gắn liền với các sự kiên thể thao. *Du lịch vũ trụ (Space tourism ) là một loại hình du lịch mới nổi lên trong những năm gần đây do nhu cầu của một số nhà tỷ phú. Họ 17
  19. muốn được tận hưởng những điều khác thường khi được bay lên các vì sao và các hành tinh khác trong vũ trụ. Mỗi tour du lịch này khá là tốn kém. * Du lịch thời trang (Fashion tourism ) thường được tổ chức ở Pari (Pháp) hay Bắc Kinh (Trung Quốc), những tour du lịch này thường kết hợp với những sự kiện thời trang, và kết hợp với việc mua sắm ‘hàng hiệu’. * Điện ảnh đi trước du lịch theo sau: thăm trường quay, rạp chiếu phim công nghệ cao, gặp gỡ thần tượng điện ảnh Ngoài các du lịch trên, ở mỗi quốc gia đều có cho mình những đặc trưng của các loại hình du lịch. 1.1.2.2. Ở VIỆT NAM Đối với nhiều quốc gia, nhiều địa phương, ngành du lịch đã và đang trở thành kinh tế mũi nhọn. Hoạt động của du lịch phát triển theo hướng bền vững mang lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng, chẳng những không phá hủy hoặc làm suy thoái các nguồn tài nguyên du lịch, mà còn đóng góp vào sự tăng trưởng về kinh tế, xã hội và môi trường. Chính vì vậy, việc đa dạng hóa các loại hình du lịch đang là nỗ lực của các nước trên thế giới nhằm hấp dẫn du khách, trong đó Việt Nam cũng không ngoại lệ, nhất là khi chúng ta đang nhắm tới những mục tiêu vào năm 2010: Thủ đô cùng cả nước long trọng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội Nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với những danh lam, 18
  20. thắng cảnh nổi tiếng. Bên cạnh đó, lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của cha ông đã để lại cho chúng ta những di tích lịch sử- văn hóa quý giá. Bởi vậy loại hình du lịch đã và đang phát triển đầu tiên phải kể đến là: * Tham quan di tích - thắng cảnh như: Vịnh Hạ Long, động Phong Nha, đền Ngọc Sơn, và hồ Hoàn Kiếm, chùa Trấn Quốc và Hồ Tây * Du lịch lễ hội: Festival Huế, hội chùa Hương, hội Lim Du lịch phố cổ: Hội An, Hà Nội, phố Hiến - Hưng Yên * Du lịch sinh thái: Nhà vườn Huế, bãi biển Lăng Cô, rừng Cúc Phương, hồ Ba Bể * Du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh: tắm nước khoáng Kim Bôi - Hòa Bình, nhà nghỉ ở Phan Thiết, Nha Trang, châm cứu ở Hà Nội * Du lịch MICE, tức là loại hình du lịch theo dạng gặp gỡ xúc tiến, hội nghị, hội thỏa, du lịch chuyên đề ở Vũng Tàu, Đà Nắng * Du lịch dựa vào cộng đồng vì người nghèo nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo như ở Hà Nội, Lào Cai, Sa Pa *Du lịch hoa ở Đà Lạt, Hà Nội, TPHCM *Tham quan các trại điêu khắc ở Huế, Đà Nẵng, Phú Thọ * Du lịch bụi bằng xe đạp, xe máy, ô tô buýt, xích lô ở Hà Nội, xe trâu ở làng gốm Bát Tràng, cưỡi ngựa ở Lâm Đồng, cưỡi voi ở Tây Nguyên, du thuyền trên sông Hồng, sông Cửu Long *Du lịch cuối tuần ở TPHCM, Hà Tây, Vũng Tàu *Du lịch tuần trăng mật ở Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo *Du lịch tham quan các bảo tàng ở các thành phố lớn. 19
  21. *Du lịch làng nghề: gốm Bát Tràng, tơ lụa Vạn Phúc - Hà Đông *Du lịch mua sắm bắt đầu phát triển ở TPHCM, Hà Nội, Huế *Du lịch ẩm thực: tiệc cung đình Huế hay ẩm thực Hà Nội. *Du lịch mạo hiểm: lặn biển ở Nha Trang, leo núi Tây Bắc, xuyên rừng Cúc Phương *Du lịch thể thao: dù lượn ở Nha Trang, Tuần Châu, sân gôn Đồng Mô 1.2. DU LỊCH SINH THÁI 1.2.1. KHÁI NIỆM DU LỊCH SINH THÁI Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch thiên nhiên. Du lịch sinh thái đã và đang trên đà chuyển mình và trở nên phổ biến đối với những người yêu thiên nhiên, thích khám phá những điều mới mẻ trong thiên nhiên. Có thể nói du lịch sinh thái xuất phát từ những trăn trở về môi trường, kinh tế-xã hội – một trong những cách thức để trả nợ cho môi trường tự nhiên và làm tăng giá trị của các khu bảo tồn thiên nhiên còn lại. Du lịch sinh thái (ecotourism) là khái niệm tương đối mới và đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là một khái nhiệm rộng được hiểu theo những cách khác nhau từ những góc độ tiếp cận khác nhau. Du lịch sinh thái bắt nguồn từ thiên nhiên và du lịch ngoài trời. Có người quan niệm du lịch sinh thái là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của sinh thái, nơi diễn ra các hoạt động du lịch. Cũng có ý kiến cho rằng: Du lịch sinh thái 20
  22. đồng nghĩa với du lịch đạo lý, du lịch có trách nhiệm, du lịch xanh, du lịch có lợi cho môi trường hay có tính bền vững. Ở Việt Nam, trong lần hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam” từ ngày 7/9/1999 đến 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa về du lịch sinh thái là: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Ngoài những khái niệm và định nghĩa trên còn có một số định nghĩa rộng hơn về du lịch sinh thái “ Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững.” (Lê Huy Bá, 2000). “ Du lịch sinh thái là du lịch vào những khu tự nhiên hầu như không bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với mục tiêu đặc biệt : nghiên cứu, thưởng ngoạn, trân trọng khung cảnh và muông thú hoang dã và cac biểu thị văn hóa được khám phá trong khu vực này.(cebllos – Lascurain, H, 1987). “ Du lịch sinh thái là du lịch tại các vùng còn chưa bị con người làm biến đổi. Nó phải đóng góp vào bảo vệ tài nguyên và phúc lợi của dân địa phương” (L.Hens, 1998). 21
  23. (1). Du lịch sinh thái, Lê Huy Bá, 2006, Tr 79, 80 “ Du lịch sinh thái là du lịch có mục đích khác với các khu tự nhiên, hiểu biêt về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương” (Hiệp hội Du lịch sinh thái Hoa Kỳ, 1998). Du lịch sinh thái là một hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, định hướng về môi trường tự nhiên và nhân văn, được quản lý một cách bền vững và có lợi cho sinh thái” (Hiệp hội Du lịch sinh thái Australia). “ Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” (Đinh nghĩa về Du lịch sinh thái ở Việt Nam). Lịch sử nhân loại đã chỉ ra rằng : quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, một mặt góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân; mặt khác, nó cũng gây ra những “vấn đề” cho môi trường sinh thái : tài nguyên sinh vật đa dạng sinh học và đang bị đe dọa đến mức báo động, các dạng tài nguyên môi trường đất, nước, không khí cũng đang trên đà suy thái và ô nhiễm. Cho đến nay, khái niệm Du lịch sinh thái vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau. Mặc dù, những tranh luận vẫn còn đang diễn tiến nhằm tìm ra một định nghĩa chung nhất về Du lịch sinh thái, nhưng đa số các ý kiến của các chuyên gia hàng đầu 22
  24. về Du lịch sinh thái đều cho rằng Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh thái. Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa. Du lịch sinh thái nói theo một nghĩa nào chăng nữa thì nó phải hội tụ các yếu tố cần, đó là: sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường; trách nhiệm với xã hội và cộng đồng. Cứu thiên nhiên bằng cách du lịch hóa vào trong điều kiện thiên nhiên đó không còn là cách thức mới mẻ đối với các doanh nghiệp lữ hành. Tuy nhiên, để cứu nó đúng nghĩa đang là vấn đề làm đau đầu nhiều nhà điều hành và quản lý du lịch. Du lịch sinh thái chú trọng vào tài nguyên và nhân công địa phương, đây là một sự thu hút hấp dẫn đối với các nước đang phát triển. Du lịch sinh thái tạo nên những khao khát và sự thõa mãn về thiên nhiên, kích thích lòng yêu mến thiên nhiên và từ đó mới thôi thúc được ý thức bảo tồn và phát triển nhằm ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên tự nhiên, văn hóa và thẩm mỹ. 1.2.2. CÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI Tài nguyên du lịch sinh thái được phân thành tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn có quan hệ mật thiết với các nhân tố con người và xã hội. Nói đến tài nguyên du lịch sinh thái, ta không thể không kể đến tài nguyên thiên nhiên; tuy nhiên, có sự gắn kết yếu tố du lịch vào trong tài 23
  25. nguyên nên được gọi là tài nguyên du lịch hay tài nguyên du lịch sinh thái. Như vậy : “ Tài nguyên du lịch sinh thái là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm, các tuyến hoặc các khu Du lịch sinh thái; bao gồm : các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, giá trị nhân văn, các công trình sáng tạo của nhân loại có thể được sử dụng nhằm thõa mãn chu cầu về du lịch sinh thái”. Lấy thiên nhiên và văn hóa bản địa làm cơ sở để phát triển, tài nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận cấu thành trong tài nguyên du lịch, bao gồm : các giá trị của tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời khỏi hệ sinh thái tự nhiên đó. Tuy vậy, không phải bất cứ mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được xem là tài nguyên du lịch sinh thái, mà chỉ có các thành phần và các tổng thể tự nhiên, các giá trị văn hóa gắn với một hệ sinh thái cụ thể có thể được khai thác, được sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch sinh thái, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng mới được xem là tài nguyên du lịch sinh thái. Tài nguyên du lịch sinh thái bao gồm: tài nguyên đã và đang khai thác và tài nguyên mà triển vọng là sẽ khai thác. Khả năng khai thác tài nguyên du lịch sinh thái phụ thuộc vào: - Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tiềm năng của tài nguyên. - Mức độ yêu cầu để phát triển sản phẩm DLST nhằm thõa mãn nhu cầu ngày càng cao và càng đa dạng của du khách. 24
  26. (2). Du lịch sinh thái, Lê Huy Bá, 2006, Tr 105 - Khả năng tiếp cận để khai thác các tiềm năng của tài nguyên du lịch sinh thái. - Trình độ tổ chức quản lý đối với việc khai thác tài nguyên du lịch sinh thái. Nói chung tài nguyên du lịch sinh thái rất đa dạng và phong phú. Một số loại tài nguyên du lịch sinh thái chính thường được khai thác và phục vụ nhu cầu của khách du lịch sinh thái bao gồm: - Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loại sinh vật đặc hữu, quý hiếm ( các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu dự trữ sinh quyển ) - Các hệ sinh thái nông nghiệp ( vườn cây ăn trái, làng hoa ) - Các giá trị văn hóa bản địa có sự hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái tự nhiên như: các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống dân tộc 1.2.3. DU LỊCH SINH THÁI Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều dự án về du lịch sinh thái, dưới đây chúng tôi xinh đưa ra một số dự án điển hình: 25
  27. “Khu dự trữ Khỉ đột ở Rừng Không thể băng qua Bwindi” ở Uganda. Đây là nơi có chứa khoảng một nữa (300) của số khỉ đột miền núi còn lại, khu dự trữ này trích ra 60% thu nhập ròng của mình cho phát triển cộng đồng mà tương hợp với việc bảo tồn. Du lịch thưởng ngoạn này kiếm được vào khoảng 400000 USD/năm, làm cho khu Bwindi trở thành khu kiếm được doanh thu cao nhất trong các khu công viên của Uganda. (Honey-80). “Khu bảo tồn Annapuma” ở Nepal. Khởi đầu vào năm 1985 để chống chọi với các tác động về môi trường của những người tiên hành các cuộc hành trình bằng xe bò và để tăng thu nhập của địa phương từ du lịch sinh thái. Dự án này tạo ra hơn 500.000 USD/năm cho các nỗ lực bảo tồn ở địa phương. “Công viên Quốc gia” ở Nam Phi là một trong những công viên nhạy cảm đối với cộng đồng và đổi mới nhất ở Nam Phi, Pilanesberg đã thiết lập những dự án chia phần thu nhập thật sáng tạo với cộng đồng địa phương. Một chương trình sinh lợi nhiều cho phép những người chơi thể thao săn bắn những con tê giác trắng có nguy cơ tuyệt chủng bằng các khẩu súng bắn phi tiêu tẩm thuốc ngủ và sau đó, họ được chụp ảnh bên cạnh những chiến lợi phẩm của họ. 26
  28. (3). Weaver, David B (1998). Du lịch sinh thái trên Thế giới các nước kém phát triển, New York : CAB International, trang 21 Có thể nói, du lịch sinh thái là một loại hình du lịch khá phát triển trên thế giới. Du lịch sinh thái có nhiều ở các nước phát triển và cả ở những nước đang phát triển, kém phát triển. Nó thu hút được khá đông du khách và họ rất thích thú với loại hình du lịch này. Ngoài ra, du lịch sinh thái còn mang lại lợi nhuận khá cao cho các Quốc gia này. 1.2.4. DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM 1.2.4.1. CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh như : Vịnh Hạ Long – di sản của thế giới, Cần Giờ - khu dự trữ sinh quyển thế giới, một số vườn Quốc gia có hệ sinh thái đa dạng nuôi dưỡng nhiều loại động, thực vật quý hiếm với không gian thoáng đãng rừng xanh ngút ngàn, biển cả êm đềm Bên cạnh thiên nhiên hấp dẫn còn có những nét tín ngưỡng đặc sắc, những di tích khảo cổ, di sản văn hóa lịch sử, khêu gợi tính tò mò, ham hiểu biết của con người. Tất cả tạo nên một nước Việt Nam xinh đẹp, rất gần gũi nhưng tinh khôi, rất độc đáo lại hiền hòa, duyên dáng là điểm du lịch sinh thái đầy háp dẫn, quyến rũ du khách trong và ngoài nước. Nhưng mỗi nơi mỗi vẻ, thích hợp cho các loại hình du lịch sinh thái, du khách có thể đến tham quan, nghiên cứu, hội họp, giải trí 27
  29. (4). Du lịch sinh thái, Lê Huy Bá, 2006, Tr 185, 186, 187 Một số loại hình du lịch sinh thái phổ biến ở Việt Nam như :  Du lịch dã ngoại, tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, tỉnh dưỡng Loại hình du lịch này phục vụ khách du lịch thuần túy chỉ đơn giản là tìm về với thiên nhiên có không khí trong lành, tươi mát, để được hòa mình với thiên nhiên hoang dã, rừng xanh, suối mát, bãi biển mênh mông Loại hình du lịch này có thể thu hút mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội trong và ngoài nước; và là địa điểm thường đến là những khu bảo tồn thiên nhiên, các khu vui chơi giải trí có cảnh quan thơ mộng, có nhiều biệt thự để nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng.  Du lịch tìm hiểu, nghiên cứu theo chuyên đề sinh thái, lịch sử, khảo cổ, văn hóa Loại du lịch này dành cho các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, sinh viên, học sinh yêu thích tiềm hiểu về thiên nhiên, các cán bộ nghiên cứu các đề tài khoa học, các vấn đề liên quan đến lịch sử, văn hóa, sinh thái, đời sống của các loài động – thực vật của vùng đất rừng ngập mặn, vùng sinh quyển Du khách tham gia loại hình du lịch này, thường đến các khu bảo tồn thiên nhiên có hệ sinh thái đặc biệt : có loài động, thực vật quý hiếm hay các khu di tích lịch sử, các khu di sản văn hóa thế giới, ( Nam Cát Tiên, Cát Bà, Bạch Mã, địa đạo Củ Chi, Phú Quốc )  Du lịch hội nghị, hội thảo 28
  30. Một số khu bảo tồn thiên nhiên có hệ sinh học đa dạng, đặc biệt có : các loài thú quý hiếm có nguy cơ bị tiệt chủng, một số di sản văn hóa, lịch sử thế giới thu hút các nhà đầu tư thế giới hoặc các nhà nghiên cứu sinh thái, thực vật, động vật, đến để bàn luận về các vấn đề mà cả thế giới đang quan tâm và giúp đỡ Việt Nam trong quy hoạch, bảo vệ những di sản thế giới ( Vịnh Hạ Long, Cần Giờ, Phú Quốc )  Du lịch về thăm chiến trường xưa Loại hình du lịch này dành cho những du khách là những chiến sĩ trong và ngoài nước đã từng sống, chiến đấu ở những vùng rừng núi, hải đảo trong chiến tranh. Sau thời gian chuyển công tác hoặc đi kinh tế ở nơi khác muốn trở về nơi xưa để ôn lại kỷ niệm một thời. Hoặc du khách ngưỡng mộ cuộc chiến đấu của dân tộc, hay học sinh, sinh viên đến đây để nghe thuyết minh viên địa phương kể về những cuộc chiến đấu và các chiến công hiển hách của nhân dân ta. Du khách thường đến những khu bảo tồn thiên nhiên có căn cứ cách mạng hay các khu di tích lịch sử ( Phú Quốc, Bạch Mã, Nam Cát Tiên ).  Du lịch sinh thái rạn san hô Du lịch tham quan các hệ sinh thái san hô là một hình thức du lịch khá mới mẻ, có tính hấp dẫn cao và thu được nhiều lợi nhuận. việc tận dụng các rạn sinh thái san hô cho phát triển DLST là hình thức bảo tồn không chỉ cho các tảng đá san hô mà còn cho cả những sinh vật biển sống nhờ các bãi đá này. Hệ sinh thái san hô là hệ sinh 29
  31. thái phong phú nhất trên trái đất, nó được ví như những khu rừng nhiệt đới về sự đa dạng và mức đô sinh sản. Nhưng trong những năm gần đây, do sự nóng lên của toàn cầu, sự ô nhiễm môi trường từ các hoạt động ven biển và sự khai thác quá mức của con người đã làm suy thái và biến mất nhiều rạn san hô có tầm qua trọng và với quy mô không nhỏ. Hiện nay, ở Việt Nam có thể khẳng định một số khu vực có điều kiện phát triển du lịch sinh thái rạn san hô là: - Đảo Cát Bà (Hải Phòng) - Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu) - Vùng vịnh Văn Phong – Đại Lãnh (Khánh Hòa) - Các quần đảo miền Trung - Đảo Phú Quốc. 1.2.4.2. HIỆN TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM *Thuận lợi: - Nhu cầu trở về thiên nhiên ngày càng trở nên bức bách. Do đó du lịch sinh thái đã trở thành ngành “ công nghiệp không khói ” đang được Nhà nước quan tâm đầu tư, vừa để phát triển du lịch, vừa để bảo vệ hệ sinh thái và phát triển bền vững. Vì nước Việt Nam ta có vị trí địa lý thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi như : có rừng, có núi, sông suối dồi dào và những biển đẹp, với hệ sinh thái đa dạng, phong phú, đặc trưng tập trung 30
  32. các loài động vật, thực vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ thế giới hoặc di sản thế giới. Ngoài ra còn có các tài nguyên du lịch văn hóa như : đình chùa, di tich lịch sử, di tích khảo cổ, lễ hội - Trong năm 2002, du lịch tăng 11-12% lượng khách quốc tế, đã chứng tỏ tiềm năng kinh tế về ngành du lịch là rất lớn, trong đó du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên đều tăng nhiều như : Phú Quốc có hơn 25.000 du khách đến từ Thái Lan - Nhà nước tiếp tục nâng cấp các khu bảo tồn thiên nhiên thành Vườn Quốc gia dể tạo điều kiện cho sự phát triển của du lịch sinh thái. *Khó khăn : - Tại các khu bảo tồn thiên nhiên công việc xây dựng các khu vực theo từng chức năng chưa được rõ ràng, chi tiết, cụ thể. - Việc xây dựng cơ sở vật chất như : đường sá, nhà nghỉ chưa đáp ứng đầy đủ các nhu cầu ngày càng cao của du khách. - Thiếu nguồn nhân sự về chuyên môn, quản lý và ngay cả những người làm bảo vệ. - Thiếu nguồn vốn đầu tư trong nước, cũng như nước ngoài cho việc quy hoạch các dự án du lịch và công tác xây dựng hệ sinh thái rừng ở các khu du lịch sinh thái. 31
  33. - Chưa có luật về du lịch sinh thái. - Đầu tư vào phát triển cho việc bảo tồn và chăm sóc các khu du lịch sinh thái chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao. - Thiếu sự tư vấn của ngành để kêu gọi đầu tư phát triển, nghiên cứu khoa học và tổ chức khoa học trong và ngoài nước để phục vụ cho việc bảo tồn, phát triển các hệ sinh thái rừng cũng như hoạt động du lịch sinh thái. - Thu nhập của cán bộ, nhân viên phục vụ du lịch, nhân viên bảo vệ và chăm sóc rừng còn thấp. - Người dân có trình độ dân trí thấp, lại nghèo nàn, lạc hậu, cũng gặp khó khăn cho việc bảo vệ rừng và phát triển du lịch sinh thái. - Lực lượng kiểm lâm còn ít so với diện tích rừng quá lớn ở các skhu du lịch sinh thái hiện nay. - Quy hoạch và phát triển du lịch mà không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên hiện chưa được quan tâm đến tác hại sau này. 32
  34. CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CẦN GIỜ Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, nằm án ngữ ở vùng biển phía Đông Nam thành phố và cách trung tâm thành phố khoảng 50km. Bán đảo Cần Giờ là phần duyên hải cực Nam, với bờ biển dài 13km từ mũi Cần Giờ đến mũi Đồng Tranh. Diện tích tự nhiên của huyện Cần Giờ là 71.642 ha (chiếm trên 30% diện tích của toàn thành phố), trong đó trên 31% là diện tích mặt nước; 46,4% (tương đương 33129 ha) là đất rừng và rừng. Theo thống kê của huyện năm 1999, dân số Cần Giờ là 58819 người, gồm 28645 nam và 29912 nữ thuộc 11842 hộ; trong đó 31363 người trong độ tuổi lao động, lao động đang làm việc 24500 người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm là 1,23%. Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 82 người/km2. Cần giờ là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển về nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, về lâm nghiệp, về nông nghiệp, và đặc biệt là về du lịch sinh thái. Cần Giờ hội đủ các yếu tố cần cho phát triển du lịch sinh thái như: rừng, biển, thủy hải sản, giao thông thủy, cảnh quan thiên nhiên, truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa lễ hội dân gian. Là huyện duy nhất của thành phố Hồ Chí Minh có rừng ngập mặn gắn với mạng lưới sông rạch quanh co uốn khúc. Hơn nữa, Cần Giờ còn có khu di tích lịch sử cách mạng rừng Sác, khu du lịch Lăng Cá Ông, bãi biển 30/4, khu nhà 33
  35. vườn cây trái và nuôi trồng thủy hải sản; khu Lâm Viên Cần Giờ với nhiều khả năng thu hút khách du lịch, đặc biệt là du khách nước ngoài. Như vậy, ở Cần Giờ hai yếu tố rừng và biển là hai yếu tố quan trọng quyết định, thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái nói riêng và phát triển kinh tế-xã hội của huyện Cần Giờ nói chung. Trong những năm gần đây, chính nhờ lợi thế phát triển du lịch mà Cần Giờ được đầu tư nhiều về cơ sở hạ tầng, trong đó các tuyến đường giao thong được ưu tiên hàng đầu. Hiện nay, tuyến đường rừng Sác là tuyến đường chính, xuyên suốt từ phà Bình Khánh đến mũi Cần Giờ đã được nâng cấp đạt chất lượng cao. 2.2. TIỀM NĂNG RỪNG NGẬP MẶN Nói đến du lịch Cần Giờ, yếu tố đầu tiên thu hút khách du lịch là cảnh quan tuyệt vời của khu rừng ngập mặn Cần Giờ. Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước mặn. Rừng Cần Giờ nhận một lượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai, cùng với ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệ thực vật nơi đây rất phong phú với trên 150 loài thực vật, trở thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thủy sinh,cá và động vật có xương sống khác. Động vật ở đây cũng đa dạng không kém thực vật. Khu hệ động vật thủy sinh không xương sống trên 700 loài, khu hệ cá trên 130 loài, khu hệ động vật có xương sống có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát, 4 loài có vú. Trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam như: Tắc kè ( geko gecko), kỳ đà nước ( varanus salvator) Khu hệ chim có khoảng 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ. Trong đó có 51 loài chim nước và 79 loài không phải 34
  36. chim nước sống trong nhiều sinh cánh khác nhau. Đây là một khu rừng mà theo các chuyên gia nước ngoài là được khôi phục, chăm sóc, bảo vệ thuộc loại tốt nhất ở Việt Nam và toàn thế giới. Rừng ngập mặn Cần Giờ là địa điểm lý tưởng phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái. 2.3. TIỀM NĂNG BIỂN Cần Giờ có bờ biển dài 13km từ mũi Cần Giờ đến mũi Đồng Tranh. Mũi Cần Giờ cách mũi Nghinh Phong Vũng Tàu 10km đường biển băng qua vịnh Ghềnh Rái. Từ bờ biển nhìn ra là một bãi triều rộng hàng cây số khi triều thấp với khoảng cách từ bờ trên 4km ở phía mũi Cần Giờ và trên 1km ở phía mũi Đồng Tranh. Nhìn chung, toàn bãi Cần Giò là một bãi bồi rộng trên 100km2. Cũng cần phải nói thêm rằng, bãi Cần Giờ là đoạn bờ biển phía Đông cuối cùng của dải bờ biển Việt Nam ( tính từ Bắc vào Nam) có khả năng cải tạo phục vụ du lịch , tắm biển. Đi xa hơn xuống phía Nam, bờ biển bị sình lầy khống chế và ít có giá trị phục vụ du lịch- nghỉ ngơi giải trí. Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, trong những năm qua, huyện Cần Giờ đã đẩy nhanh tốc độ phát triển một số lĩnh vực kinh tế then chốt như: nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, sản xuất muối, thu hút du lịch, nông nghiệp và một số dịch vụ nhằm đưa dân chúng thoát ra khỏi sự nghèo đói và từng bước đuổi kịp các quận huyện khác của thành phố. 35
  37. CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ 3.1. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Khu dự trữ sinh quyển Cần giờ còn gọi là rừng Sác là một quần thể gồm cấc loài động, thực vật rừng trên cạn và thủy sinh được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của câc sông Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. Trước chiến tranh Cần Giờ thuộc tỉnh Đòng Nai, và nơi đây đã là khu rừng ngập mặn với quần thể động thực vật phong phú. Rừng ngập mặn Cần Giờ được che phủ dày trên diện tích hơn 40000 ha. Các loài cây rừng chịu mặn, chịu lợ có chiều cao trung bình trên 20m, đường kính 25-40cm là nguồn cung cấp chất đốt và gỗ gia dụng cho thành phố Sài Gòn xưa kia, Các loại chim, thú rừng quý hiếm, các loại cua biển, tôm cá, nghêu sò nước lợ khá dồi dào, cung ứng hầu hết cho các tỉnh miền Đong Nam Bộ. Trong các thời kỳ chiến tranh chống Pháp, Mỹ, rừng Sác nằm trên con đường giao thông huyết mạch, là cửa ngõ đuongef thủy yếu hầu của Sài Gòn. Nhân dân và bộ đội đặc công rừng Sác anh hung là nỗi kinh hoàng của bọn xâm lược. Từ đó chúng cho rằng: Còn rừng Sác thì Sài Gòn không ổn định. Cho nên với phương châm chiến tranh hiện đại, Mỹ quyết tâm lột da rừng Sác. Từ năm 1964 đến 1970, Mỹ đã rải liên tục xuông khu rừng này 1017515 galons chất khai hoang trong đó có 62,2% là hợp chất màu da cam. Mất rừng đất trở nên cằn cỗi, sông rạch bị xói mòn nghiêm trọng, nhiều vùng đất đã trở thành sa mạc mặn. Sau ngày đất nước giải phóng, cấc nhà sinh thái học người Mỹ như Pleifer, Wasting sau khi xem tận mắt 36
  38. khu rừng Sác, đã phát biểu: Phải cần khoảng 100 năm để khôi phục hệ sinh thái Cần Giờ. Năm 1978, Cần Giờ được sáp nhập về thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1979, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí minh phát động chiến dịch trồng lại rừng Cần Giờ, thành lập Lâm Trường Duyên Hải (đóng tại Cần Giờ, thuộc ty Lâm nghiệp) với nhiệm vụ khôi phục lại hệ sinh thái ngập mặn. Sau 20 năm với biết bao công sức và tiền bạc, rừng ngập mặn Cần Giờ đã được khôi phục. Hiện nay, diện tích rừng đã phủ xanh hơn 31 nghìn ha, trong đó có gần 20 nghìn ha rừng trồng, hơn 11 nghìn ha được khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và các loại rừng khác. Ngày 21/01/2000, khu rừng này đã được chương trình Con Người và Sinh Quyển_ MAB của UNESSCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam, nằm trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Các nhà khoa học trên thế giới đã đến thăm và không khỏi thán phục : Rừng ngập mặn Cần Giờ là khu rừng trồng được chăm sóc tốt nhất trên thế giới. nó không chỉ là tài sản của nhân dân Việt Nam mà đã trở thành tài sản của nhân loại trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới. 3.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 3.2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm gọn trong huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh. Khu dự trự sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ được hình thành ở hạ lưu sông Đồng Nai - Sài Gòn, nằm ở cửa ngỏ Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Tọa độ: 37
  39. Vĩ độ Bắc: 10022’B – 10040’B Vĩ độ Đông: 106046’B – 107001’Đ Giới hạn bởi các đoạn song, rạch, tắc: Sông Soài Rạp – sông Vàm Sát – rạch Đôn – tắc An Nghĩa – sông Lòng Tàu – tắc Rổi – sông Đồng Tranh – tắc Nước Hội – sông Thị Vải – sông Gò Gia – sông Cái Mép và Biển Đông. Từ Bắc xuống Nam dài 28km; từ Đông sang tây dài 30km. Cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km, khu dự trữ sinh quyển cần Giờ giáp tỉnh Tiền Giang và Long An ở phía Tây; và giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ở phía Đông. Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là 75740 ha, trong đó vùng lõi 4721 ha, vùng đệm 41319 ha, và vùng chuyển tiếp 29880 ha. 3.2.2. ĐỊA HÌNH Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trên vùng đất có địa hình không bằng phẳng, không theo quy luật từ cao xuống thấp, từ trong ra ngoài, có dạng là vùng trũng cao độ 0,0 – 1,5m, hướng nghiêng từ ba mặt Đông – Nam – Tây tạo thành lòng chảo ở trung tâm và lệch về hướng Đông Bắc, trừ núi Giồng Chùa cao 10,1m. Có thể chia thành 5 dạng địa hình theo bảng sau: 38
  40. Số thứ tự Dạng địa hình Cao độ (m) 1 Ngập hai lần trong 0,0 – 0,2 ngày 2 Ngập một lần trong 0,2 – 0,5 ngày 3 Ngập theo chu kỳ tháng 0,5 – 1 4 Ngập theo chu kỳ năm 1,0 – 1,5 5 Ngập theo chu kỳ nhiều > 1,5 năm Bảng 1: Các dạng địa hình trong vùng ngập mặn Cần Giờ. Do lực tương tác sông – biển vùng rừng ngập mặn Cần Giờ có thể thấy rõ nét: Trên tuyến sông Soài Rạp hiện tượng bồi đắp các cửa sông và lòng lạch làm cho cạn dần ở khu vực Lâm Viên Cần Giờ (xã Long Hòa), rừng ngập mặn có xu hướng thu hẹp theo hướng Tây – Đông . Trên tuyến sông Lòng Tàu _ Gò Gia – Thị Vải hiện tượng xói lở ở khu vực Cù Lao Phú Lợi, mũi Cần Giờ, mũi Đông Hòa vẫn tiếp tục và có xu thế mạnh hơn sông nên rừng ngập mặn có xu hướng bền và mở rộng về hướng Tây – Bắc. 3.2.3. THỔ NHƯỠNG Rừng ngập mặn Cần Giờ phát triển trên một đầm mặn mới do phù sa sông Sài Gòn và sông Đồng Nai mang đến và lắng đọng tạo thành nền đất. Đất ở Cần Giờ được cấu tạo bởi các quá trình trầm tích sét, quá trình phèn hóa và quá trình nhiễm mặn. 39
  41. Có 5 loại đất cơ bản: Đất mặn Đất mặn phèn ít Đất mặn phèn nhiều Đất cát mịn có pha rất ít bùn ven biển Đất phèn tiềm tàng Trong đó, loại đất mặn phèn tiềm tàng chiếm trên diện tích lớn nhất với các yếu tố hạn chế: lớp đất sâu chưa ổn định, đất chứa nhiều muối (Nacl), ở lớp đất sâu chứa một lượng đáng kể Lưu Huỳnh ở dạng khử. 3.2.4. KHÍ HẬU-THỦY VĂN Khí hậu rừng ngập mặn Càn Giờ mang đặc tính nóng ẩm và chịu chi phối của qui luật gió mùa cận xích đạo, với 2 mùa mưa nắng rõ rệt. 3.2.4.1. LƯỢNG MƯA Thấp nhất Thành phố Hồ Chí Minh, với lượng mưa trung bình từ 1300 – 1400 mm/năm, có xu hướng giảm dần từ bắc xuống Nam: Cần Giờ 1557mm/năm; Tam Thôn Hiệp 1504mm/năm; và ở Mũi Nhà Bè 1744mm/năm. Số ngày mưa không quá 160 ngày/ năm. Mùa mưa thường bất đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 hằng năm, tập trung vào tháng 6 và tháng 9. 3.2.4.2. CHẾ ĐỘ NHIỆT-BỨC XẠ Biên độ nhiệt trong ngày từ 5 – 7 0c; biên độ nhiệt trung bình 25,80c; nhiệt độ thấp tuyệt đối là 18,80c; nhiệt độ cao tuyệt đối 350c. Lượng bức xạ trung bình ngày không chênh lệch nhiều, luôn đạt trên 300calo/cm2. Lượng bức xạ thường giảm từ tháng 9 đến tháng 12, biến 40
  42. động từ 10 – 14calo/cm2/tháng; Cao nhất là tháng 3 với 14,2kcalo/cm2/tháng; thấp nhất là tháng 11 với 10,2kcalo/cm2/tháng. 3.2.4.3. CHẾ ĐỘ GIÓ Hai hướng gió chính trong năm là Tây – Tây Nam từ tháng 6 – 10, và Bắc – Đông Bắc từ tháng 11 – 3 hàng năm. Gió Bắc Đông Bắc xuất hiện vào mùa khô và thổi mạnh trong tháng 2 và tháng 3. Gió Tây Tây Nam xuất hiện vào mùa mưa, thổi mạnh nhất vào tháng 7 và tháng 8. Đây là gió đưa các cơn mưa vào nội địa. 3.2.4.4. ĐỘ ẢM KHÔNG KHÍ-LƯỢNG BỐC HƠI Cao hơn các khu vực khác trong thành phố Hồ Chí Minh. Trong mùa mưa, ẩm độ từ 74 – 77%, ẩm nhất vào tháng 9 vá khô nhất vào tháng 4. Lượng bốc hơi bình quân 4mm/ngày và 1204mm/tháng, cao nhất vào tháng 6 (1732mm) và thấp nhất vào tháng 9 (834mm). 3.2.4.5. MẠNG LƯỚI SÔNG RẠCH Huyện Cần giờ với mạng lưới sông rạch chằng chịt, nguồn nước từ biển đưa vào bởi hai cửa chính hình phểu là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái, nguồn nước từ sông đổ ra là hợp lưu của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai ra biển bằng hai tuyến chính là Lòng Tàu và Soài Rạp. Ngoài ra còn có sông Thị Vải, Gò Gia và các phụ lưu của nó. Diện tích sông rạch là 22161 ha chiếm 31,27% diện tích của toàn huyện Cần Giờ. Sông Lòng Tàu là thủy lộ chính đưa các tàu có tải trọng đến 20000 tấn vào Cảng Sài Gòn. 41
  43. Tên sông Chiều dài (km) Chiều rộng (m) Chiều sâu (m) Nhà Bè 29,50 1670 10 – 20 Soài Rạp 14,50 3100 <10 Đồng Tranh 67,50 1800 1 – 25 Lòng Tàu 32,00 550 10 – 25 Ngã Bảy 10,00 900 10 – 30 Gò Gia 12,00 600 10 – 20 Bảng 2: Các sông chính ở Cần Giờ Sông rạch phần lớn chảy theo hướng Đong Nam, dạng uốn lượn có ảnh hưởng đến địa hình và thay đổi thực vật cảnh. Hai sông Lòng Tàu và Soài Rạp là hai sông chính chi phối toàn bộ chế độ thủy văn của hầu hết các kênh rạch khác. 3.2.4.6. CHẾ ĐỘ THỦY TRIỀU Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trong vùng có chế độ bán nhật triều không đều, hai lần nước lớn và hai lần nước ròng trong ngày, hai đỉnh triều thường bằng nhau nhưng hai chân triều lệch nhau rất xa. Biên độ triều trong rừng ngập mặn từ 4 – 4,2m vào loại cao nhất Việt Nam có xu hướng giảm dần từ phía Nam lên lên phía Bắc vì phía Nam giáp Biển Đông. Thời gian có biên độ triều lớn nhất từ tháng 8 đến tháng Giêng với biên độ từ 3,6 – 4,2m ở phía Nam và từ 2,8 – 3,3 ở phía Bắc. Các tháng có đỉnh triều cực đại là 10 và 11, thấp nhất là 4 và 5. Theo âm lịch, vào các ngày 29, 30, 1, 2, 3 và các ngày 14, 15, 16, 17, 18 mỗi 42
  44. ngày cps 2 con nước lớn ngập toàn bộ rừng ngập mặn Cần Giờ. Hai ngày triều thấp nhất là 8 và 25. 3.3. TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI Tổng diện tích tự nhiên của huyện Cần Giờ là 71642 ha bao gồm 1 thị trấn và 7 xã. Theo số liệu thống kê năm 1999 của huyện, dân số Cần Giờ có 58819 người. Trong đó, 31363 người trong độ tuổi lao động, lao động đang làm việc 24500 người. Tỷ lệ gia tăng dân số bình quân hằng năm là 1,23%. Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 82 người/km2. Phân bố dân cư không đồng đều trên toàn huyện, các điểm tập trung dân theo cụm dân cư ấp hoặc xã nằm ven bìa rừng ngập mặn cần Giờ. Trong địa phận 24 tiểu khu rừng phòng hộ dân cư rất thưa thớt, chủ yếu khoảng 600 hộ gia đình, gồm các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng và các hộ đang sản xuất ngư nghiệp dưới tán rừng. Các cụm dân cư vẫn mang đậm tính chất nông thôn. Cụm dân cư lớn nhất là xã Bình Khánh với 15805 dân, thấp nhất là xã Thạnh An với 4116 dân. Về mức sống hiện nay, theo thống kê của huyện, mức thu nhập bình quân đầu người là 294167 đ/ tháng. Hoạt động sản xuất chủ yếu là đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, muối, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương nghiệp và dịch vụ. 3.4. ĐẶC ĐIỂM HỆ SINH THÁI RỪNG NGẠP MẶN CẦN GIỜ 3.4.1. VỀ THỰC VẬT Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn; giữa hệ sinh thái nước ngọt với hệ sinh thái nước mặn. Rừng ngập mặn 43
  45. Cần Giờ nhân một lượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai, cùng với ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệ thực vật nơi đây rất phong phú. Theo điều tra của Ban quản lý Rừng phòng hộ môi trường Thành phố Hồ Chí Minh năm 1999 có 35 loài thực vật thân gỗ ngập mặn gồm: Đước, Đưng, Bần, Mấm, Giá, Dà, Cóc, Xu, Sú, Vẹt Mức độ này so với các khu rừng ngập mặn trong nước cũng như các nước trong khu vực Châu Á là phong phú. Ví dụ: Campuchia (26/35 loài), Thái Lan (37/35 loài), Indonesia (37/35 loài), Malaisia (35/35 loài), Philippines (32/35 loài), Pakistan (5/35 loài), New Zealand (1/35 loài). Đồng thời số loài cây gia nhập rừng ngập mặn tại Cần Giờ lên đến 120 loài, với hầu như gần đầy đủ so với khu vực miền Đong Nam Bộ. Thảm thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ được cấu thành bởi 15 loại quần xã tạo nên mức độ đa dạng hết sức phong phú của các kiểu sinh cảnh tự nhiên cũng như trồng trồng trên đất ngập nước. Các kiểu sinh cảnh bao gồm: Quần xã Mấm trắng (Avicennia alba) phân bố trên đát mới bồi, bùn lỏng. Chúng mọc thuần loại hoặc hỗn giao với Bần chua (sonneratica cáeolaris), Mấm đen (Avicennia officinalis). Quần xã Mấm trắng – Bần trắng (Sonneratia alba) phân bố ở các cửa sông, ven sông rạch bùn nhão. Quần xã Mấm trắng – Mấm đen phân bố ở vùng đất ổn định hơn. 44
  46. Quần xã Mấm đen – Đước (Rhizophora apiculata) phân bố ở vùng đất ốn định ít ngập triều. Quần xã Đước – Mấm đen phân bố ở nơi có địa hình cao hơn và Đước dần chiếm ưu thế. Quần xã Đước thuần loại, nằm trên vùng đất cao tương đối ổn định, các quần xã tự nhiên dần được thay thế bằng rừng trồng. Loại quần xã này có diện tích lớn, trở thành kiểu rừng quan trọng và chiếm ưu thế cho hệ sinh thái toàn vùng (khoảng 21000 ha). Quần xã Đước – Cây bụi phân bố trên các vùng đất cao hơn, các loài cây thân gõ nhỏ bắt đầu xuất hiện xâm chiếm với cây Đước. Quần xã Đưng (Rhizophora muccronata) trên đất bãi bồi khá cao, toàn bộ là rừng trồng. Quần xã Mấm quăn (Avicennia lanata) phân bố ở các vùng đất chặt, ngập triều cao, các ruộng muối bỏ hoang đã có Mấm quăn xuất hiện tự nhiên. Quần xã Cóc vàng (Lumnitzera racemosa) phân bố trên vùng đất cao, sét chặt, trên cả ruộng muối bỏ hoang. Quần xã Chà Là nước (Phoenix paludosa) phân bố trên vùng đất cao, sét chặt, ít ngập triều, thuần loại hoặc hỗn giao với Ráng đại (Acrostichum aurerum), Lức (Pluchea indicas), Tra lâm Vồ (Thespesia populnea) 45
  47. Quần xã Dà (Ceriops tagal) – Cóc – Giá (Excoecaria agallocha) phân bố tren đất sét chặt, ngập triều cao. Quần xã Ráng phân bố khá rộng trên vùng đất từ mặn sang lợ, nơi đất cao chỉ ngập khi triều cường. Quần xã Bần chua (Sonnerarita caseolaris) phân bố ở vùng đất mới bồi dọc sông, nước lợ. Quần xã Bần chua có thể mọc thuần loại hoặc hỗn giao với Mấm trắng, Mấm đen tùy theo độ ccao cua đất. Quần xã Dừa nước (nypa fruiticans) phân bố dọc theo kênh rạch có độ mặn thấp ( nước lợ). Đất phù sa bồi đắp đã bắt đầu ổn định, chặt. Quần xà Dừa nước có thể mọc thuần loại hoặc hỗn giao với Mái Dầm, Ô rô, Lác, Cói, 3.4.2. VỀ ĐỘNG VẬT Sau 22 năm khôi phục và bảo vệ, rừng ngập mặn Cần Giờ có số lượng loài cũng như số lượng cá thể đều tăng. Hiện nay, theo khảo sát sơ bộ của dự án khả thi Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ năm 1999, có kết quả như sau: Khu hệ động vật thủy sinh không xương sống có trên 700 loài thuộc 44 họ, 19 bộ, 6 lớp, 5 ngành. Khu hệ cá có trê 137 loài thuộc 39 họ và 13 bộ. Khu hệ động vật có xương sống trên cạn có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát. Trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách Đỏ việt Nam như: Tắc kè (gekko gekko), Kỳ đà nước (Varanus salvator), Trăn đất (Python molurus), Trăn gấm (Python 46
  48. reticulatus), Rắn Cạp nong (Bungarus fasciatus), Rắn Hổ mang (Naja naja), Rắn Hổ chúa (Ophiphagus Hannah), Vích (Chelonia mydas), Cá sấu Hoa Cà (Crocodylus porosus), Khu hệ chim có khoảng 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ. Trong đó, có 51 loài chim nước và 79 loài không phải chim nước sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau. Với 130 loài chim, Cần Giờ có khu hệ chim phong phú hơn so với rừng ngập mặn Cà Mau đã được bảo vệ tại các vườn chim chỉ có 83 loài. Như vậy, ta thấy rằng nếu so với các khu rừng ngập mặn khác trong nước cũng như các nước khác trong vùng Châu Á Thái Bình Dương thì hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ mang tính đa dạng sinh học tương đối cao hơn và phong phú hơn. Chính vì vậy mà khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ có giá trị rất lớn về nhiều mặt, trong đó có du lịch sinh thái. CHƯƠNG 4. HIỆN TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI Ở RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ 4.1. CÁC DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN Sau nhiều năm xây dựng, hiện nay hệ thống đường giao thông dẫn đến khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ đã khá hoàn thiện. 4.1.1. ĐƯỜNG BỘ Từ trung tâm thành phố khách du lịch theo đường Nguyễn Tất Thành đi thẳng khoảng 13km đến phà Bình Khánh. Sau khi qua phà Bình Khánh, khách du lịch tiếp tục đi thẳng theo con đường độc đạo đến biển Cần Giờ. Đi khoảng 15km đến ngã ba lý Nhơn quẹo phải. Tiếp tục đi thẳng qua cầu 47
  49. Vàm Sát, cầu Gốc Tre quẹo phải là đền khu du lịch Vàm Sát. Tuyến đường đã được nhựa hóa hoàn toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho xe ô-tô khách đưa khách đến tận nơi. Ngoài ra, khách du lịch còn có thể đi xe buýt đến khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ bằng tuyến Bến Thành – Cần Giờ. Sau khi qua phà Bình Khánh, khách tiếp tục mua vé lên tuyến Bình Khánh – Cần Thạnh. Trên đường đi, đến cầu Dần Xây thì dừng lại đi vào trạm đón khách Vàm Sát và bắt đầu chuyến tham quan. 4.1.2. ĐƯỜNG THỦY Khách du lịch đến trạm đón khách tại chân cầu Dần Xây thuộc huyện Cần Giờ mua vé và lên tàu bắt đầu chuyến tham quan. Hành trình đường thủy sex có nhiều thú vị vì khách có thể chiêm ngưỡng cảnh quan tuyệt đẹp hai bên bờ sông và quan sát cuộc sống của những ngư dân địa phương. 4.1.3. MỘT SỐ ĐIỂM HẠN CHẾ Tuyến dường giao thông nối thành phố Hồ Chí Minh – Cần Giờ còn gây nhiều trở ngại cho du khách như những đoạn đường hẹp, lồi lõm, ngập nước vào mùa mưa. Tiến độ thực hiện các dự án đường Rừng Sác, các tuyến đường vào các xã, trừ thị trấn Cần Thạnh, còn quá chậm. Phương tiện di chuyển giữa các điểm du lịch ở Cần Giờ chủ yếu là đường thủy nhưng đến nay huyện vẫn chưa có bến tàu, cầu tàu thì sơ sài nên tàu, thuyền không thể neo đậu được. Điều này làm cho du khách không có cảm giác an toàn và tin tưởng tuyệt đối. 48
  50. 4.2. HỆ THỐNG CÁC ĐIỂM VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ 4.2.1. HỆ THỰC VẬT RỪNG TỰ NHIÊN Trong hệ thực vật này có một kiểu rừng đặc biệt đó là rừng hỗn giao lá rộng mưa mùa nhiệt đới, kể cả kiểu rừng tre nứa qua nhiều năm chiến tranh đã bị tàn phá nặng nề nhưng vẫn còn sót lại như rặng rừng , tre gai, táo rừng còn lại chủ yếu là những loại cây sống trong vùng nước lợ và ngập mặn như: Hội đoàn chà là, ráng, chìa vôi thường mọc trên địa hình cao ít ngập nước. 4.2.2. HỆ THƯC VẬT RỪNG TRỒNG Bạch đàn, keo lá tràm thường được trồng trên bờ để giữ đất, chống lở, nó thích nghi với nền đất của Chà là, Ráng. Dừa lá phân bố ở vùng nước lợ là chủ yếu và có cả ở đất phèn mặn. Đước chiếm 75% diện tích rừng ngập mặn và các khu vực có độ cao từ 0,7 đến 0,9m. 4.2.3. BIỂN CHẾT Đây là một hồ bơi dành cho tất cả mọi người, kể cả những người không biết bơi. Ý tưởng độc đáo này được thực hiện dựa theo Biển Chết ở Jordan. Độ mặn trong hồ khá cao – 30% - gấp 10 lần của nước biển. Bằng cách này khối lượng riêng của cơ thể người sẽ nhỏ hơn khối lượng nước trong hồ,tại đây du khách có thể bơi theo mọi kiểu thậm chí có thể nằm ung dung trên mặt nước để đọc báo. 49
  51. 4.2.4. CÂU CÁ SẤU Khu du lịch cá sấu có một trại cá sấu đang nuôi khoảng 40 con.Du khách đến đây đẻ tham quan môi trường sống, tìm hiểu tập quán và cách săn mồi của chúng. Nơi đây cũng có một trò chơi khá ấn tượng và thú vị: “Du thuyền câu cá sấu”. Thuyền câu là một chiếc xuồng đặc biệt làm bằng chất liệu Composit có các khoang không khí giữ thăng bằng. Thuyền còn được bao bọc bởi lưới B40, bảo đảm an toàn cho du khách ưa mạo hiểm. 4.2.5. ĐẦM DƠI Là một khoảng rừng đước rậm rạp, yên tĩnh. Nơi đây có hàng trăm con Dơi Quạ với sải cánh từ 1 – 1,5m trú ngụ. Khu vực xung quanh Đầm Dơi ít người sinh sống nhằm bảo đảm sự an toàn cho chúng. Tại đây du khách sẽ thấy hàng ngàn con theo bầy sống tự nhiên nơi rừng đước giữa đầm như bán đảo, vào tham quan bằng xuồng tam bàn, len lỏi vào khu rừng đước để tận mắt chứng kiến những con dơi quạ bay với sải cánh rộng cả thước sống tự nhiên. Loài dơi này được phân bố các nước như Úc, Indonesia, Malaisia, Campuchia, Lào Đặc biệt, loài này khác hẳn với những loài dơi khác mà chúng ta thấy trong thành phố. Chúng ăn trái cây và định vị bằng khứu giác và thính giác, do đó, tai, mắt, mũi phát triển. Chúng có bộ lông màu vàng đen. Loài này có tập quán ban ngày ngủ trên những cây đước cao, đến ban đeem thì bay đi kiếm ăn. Đến với Đầm Dơi này, chúng ta sẽ nghe và thấy sự ồn ào náo nhiệt của chúng, một âm thanh rất tự nhiên và hoang dã. Khu vực nơi dơi làm tổ nằm ngay ngay trung tâm khu Đầm Dơi, được bao bọc bởi những con sông , rạch và đầm tôm. Đặc biệt, khu vực này là rừng đước được trồng từ năm 1979 nên rất to lớn. Số 50
  52. lượng dơi những năm 1998, 1999 vào khoảng 3000 con, nhưng đến nay đã giảm đáng kể do trong quá trình đi kiếm ăn, dơi bị con người bẫy lưới.Tính đến tháng 7/2003, số lượng dơi chỉ còn lại khoảng 300 con. 4.2.6. SÂN CHIM Tổng diện tích Sân chim là 602,5 ha, trong đó vùng lõi là 126,2 ha và vùng đệm là 476,3 ha. Cây rừng chủ yếu là các loài sống trên vùng đất cao của rừng ngập mặn như: Chà là, Giá, Dà, Tra Ráng Nhờ có vùng đệm tương đối rộng nên có khả năng là khu dự trữ cho sự phát triển các bầy vhim trong tương lai. Hướng về phía Bắc của sân chim là khu rừng tự nhiên rộng 199 ha và các đầm nuôi tôm. Sân chim Vàm Sát có 26 loài, trong đó có 11 loài chim nước (gồm 9 loài tụ nhiên và 2 loài nuôi). Cò và Vạc thường làm tổ tên cây Chà Là và Dà, trong đó Chà Là là cây cò gai nên được chim chọn làm tổ nhiều hơn để giữ tổ chim chặt không bi rơi và các loài nhủ rắn, khỉ không thể trèo lên lấy trứng hay bắt chim non. Chim thường đẻ vào mùa mưa tù tháng 5 – 10, mỗi lần đẻ từ 1 – 3 trửng/ tổ. Chim non sống trong tổ cho đến khi được chim bố mẹ tập bay. Nguồn thức ăn nơi đây rất dễ tìm và phong phú nhờ hệ thống sông ngòi chằng chịt và các đầm nuôi tôm xung quanh. 4.2.7. THÁP TANG BỒNG Ngoài việc là một khu dự trữ sinh quyển thế giới, rừng ngập mặn Cần Giờ trước đây còn là Căn cứ địa cách mạng, một di chỉ văn hóa – lịch sử nổi tiếng, ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của quân dân ta trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. 51
  53. Để tưởng nhớ đến các chiến sĩ đặc công rừng Sác đã làm nhiệm vụ tại đây. Khu du lịch sinh thái Vàm Sát đã dựng lên một ngọn tháp cao 28 mét đặt tên Tang Bồng, hình cánh cung. Đây là biểu tượng cho sức mạnh và ý chí của tuổi trẻ các thế hệ cha anh trong chiến tranh. Khi lên đỉnh tháp, khách tham quan sẽ chiêm ngưỡng được toàn cảnh vẻ đẹp hoang sơ và quyến rũ của rừng ngập mặn Cần Giờ. 4.2.8. VƯỜN SƯU TẦM THỰC VẬT Môi trường của Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện đặc biệt, nó là một hệ sinh thái trung gian (hệ đệm) giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn.Rừng ngập mặn Cần Giờ nhận được một lượng lớn phù sa và chất dinh dưỡng từ thượng nguồn và lưu vực của các con sông và dưới ảnh hưởng của biển – thủy triều đã hình thành hệ thực vật rừng Sác rất phong phú về các chủng loại. Vì thế đây là một bộ sưu tập thực vật các loại cây ngập mặn có thể giúp cho khách thấy được sự đa dạng và phong phú của hệ thực vật nơi đây như : Cóc, Đước, Mấm, Giá, Ô-rô, Dà, Quách 4.2.9. KHU BẢO TỒN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Cần Giờ trước đây nổi tiếng với nhiều loài thú dữ hoạt động khắp vùng như: Hổ, heo rừng. Nhưng theo thời gian cùng với sự tàn phá của chiến tranh và sự xâm lấn của con người, một số loài đã biến mất. Những loài còn tồn tại số lượng rất ít với nguy cơ bị săn bắn cao. Khu du lịch Vàm Sát đã và đang cố gắng tạo một môi trường tự nhiên và an toàn nhất để thu hút các loài động vật quay về vừa để bảo vệ chúng, vừa khôi phục môi trường tự nhiên sau bao năm bị tàn phá. Số lượng và chủng loại đang 52
  54. thuần dưỡng hiện nay không còn nhiều: nai, kỳ đà, cá sấu, heo rừng, rái cá 4.2.10. BẢO TÀNG CẦN GIỜ Bảo tàng Cần Giờ đang lưu giữ nhiều hiện vật khảo cổ của vùng đất, minh chứng cho một nền văn hóa cổ lâu đời, phản ánh một cách sinh động về đời sống của những cư dân đầu tiên. Nơi đây còn trưng bày hiện vật qua các thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của quân dân Cần Giờ cùng những tiêu bản hệ động – thực vật rừng ngập mặn. Nơi đây từng ghi dấu chiến công và sự hi sinh oanh liệt của biết bao chiến sĩ đến từ nhiều địa phương khác nhau trong cả nước. Những con người bình dị ấy đã lập nên nhiều chiến công vang dội, tiêu diệt hàng trăm tàu chiến, phá hủy các kho tàng chiến lược, bí mật tiếp nhận và phân phối hàng ngàn tấn vũ khí từ miền Bắc chi viện cho chiến trường Đông Nam Bộ. 4.3. CÁC DỊCH VỤ NGHỈ DƯỠNG Tại các khu du lịch Cần Giờ còn có hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng sang trọng cùng những dịch vụ phục vụ và các chương trình du lịch, thư giãn, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật cuối tuần thú vị. Hiện tại, quy hoạch về một khu đô thị lấn biển ở khu vực này đã được chính phủ phê duyệt có diện tích khoảng 872 ha với mục tiêu xây dựng đến năm 2010, đưa Cần Giờ trở thành trung tâm dịch vụ du lịch – thương mại, trong đó có cả khu bảo tồn về sinh thái biển. 4.4. GIÁ TRỊ KINH TẾ TỪ HOẠT ĐỘNG SINH THÁI Cùng với cảnh quan, môi trường nghỉ ngơi giải trí của mình, rừng ngập mặn Cần Giờ đã tạo nên giá trị quan trọng nhất và vô giá của hệ sinh 53
  55. thái rừng ngập mặn Cần Giờ đối với nhân dân thành phố hồ Chí Minh nói riêng, cả nước và thế giới nói chunh. Đối với thành phố Hồ Chí Minh khu rừng này vừa là lá phổi vừa là trái thận đồng thời với việc phonhf chống bão và điều hòa khí hậu tiểu vùng. Tuy nhiên hiện nay mới chỉ tính toán được giá trị về mặt du lịch đổi gió thông thường và xem khỉ tự nhiên, thì từ năm 1994 trở đi bình quân mỗi tuần vào hai ngày thứ 7, chủ nhật có khoảng 100 khách du lịch dã ngoại, và từ năm 1997 trở đi có số liệu thống kê chính xác như sau: Năm Tổng số Nội địa Nước So sánh với 1997 (%) (người) (người) ngoài Nội địa Nước (người) ngoài 1997 27213 26992 221 100 100 1998 38315 37956 359 140,6 162,4 1999 42236 42004 232 155,6 104,9 Tổng cộng 107764 106952 812 Bảng 3: Thống kê số lượng khách tham quan Lâm Viên Cần Giờ từ 1997- 1999 (nguồn: Lê Văn Sinh, Lâm viên Cần Giờ, 1999) Qua bảng thống kê ta thấy lượng khách đến Cần Giờ chủ yếu là khách trong nước mà cụ thể là người dân thành phố đi nghỉ cuối tuần. Lượng khách nội địa gấp gần 132 lần lượng du khách là người nước ngoài. Điều này nói lên sự yếu kém trong việc quảng bá thương hiệu và tổ chức cũng như xây dựng cơ sở vật chất của khu du lịch rừng ngập mặn Cần Giờ. Trong vài năm trở lại đây, khi khu du lịch Vàm Sát được chính thức thành 54
  56. lập vào năm 2000, lượng khách du lịch đã tăng đáng kể, đặc biệt là khách du lịch là người nước ngoài. Theo ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ sau hai năm thực hiện chương trình phát triển du lịch sinh thái giai đoạn 2006 – 2010 cho đến nay đã có 7 khu vui chơi, điểm du lịch, trên 32 dự án đi vào hoạt động kinh doanh với tổng vốn đầu tư khoảng 208 tỉ đồng, thu hút được hơn 670000 du khách trong và ngoài nước, tốc độ tăng trưởng hằng năm là 25%. Lượng khách đến Cần Giờ tương đối khá nhưng thực chất doannh thu rất thấp, mỗi du khách chỉ tiêu bình quân từ 70000 đến 100000 đồng, tỉ suất sử dụng phòng nghỉ chỉ khoảng 20%, hoạt động chính vào thứ 7 và chủ nhật. Như vậy nhìn chung, du lịch sinh thái ở rừng ngập mặn Cần Giờ đã có những bước phát triển đầu tiên nhưng để phát triển bền vững, lâu dài thì cần chú trọng đầu tư vào các khâu tổ chức, xây dựng cơ sở vật chất, quảng bá thương hiệu 55
  57. CHƯƠNG 5. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ 5.1. VỀ BẢO VỆ YẾU TỐ SINH THÁI MÔI TRƯỜNG ĐẶC THÙ CỦA RỪNG NGẬP MẶN Nói đến du lịch sinh thái là nói đến những đặc trưng hoang dã vốn có của thiên nhiên. Khi nào khu du lịch sinh thái còn đại diện cho một loại hình sinh thái nhất định thì nó còn có sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Rừng ngập mặn Cần Giờ là điieenr hình cho rừng ngập mặn thứ sinh ven biển nam Việt Nam. Môi trường ở đây hết sức nhạy cảm . Khi các hoạt động du lịch ở đây thì hệ sinh thái của khu bảo tồn phải “cõng” thêm nhiệm vụ nữa là phục vụ du lịch, có nghĩa là phải gia tăng hệ thống giao thông, nhà nghỉ, nhà ăn, nhà vệ sinh, khu vui chơi, nghỉ ngơi. Như vậy cần phải đánh giá nghiêm túc mức độ tác động lên hệ sinh thái môi trường. Trước khi thực hiện một dự án phát triển du lịch sinh thái ở rừng ngập mặn Cần Giờ cần xem xét những ảnh hưởng của nó đến môi trường, ví như việc làm thêm đường bộ ở rừng ngập mặn là không nên vì ta biết rằng đối với khu bảo tồn thêm một quãng đường 10km là rút ngắn 5 lần quãng đường sinh tồn của nó. Bên cạnh đó cần phải chú ý đến các đặc điểm như: khả năng tự làm sạch (self – purification) của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ là như thế nào? Khả năng gánh chịu tải lượng ô nhiễm là bao nhiêu? Hệ sinh thái rừng ngập mặn có tính chất đặc thù , rất nhạy cảm với mỗi một thay đổi nhỏ của môi trường tác động vào. Ở đây, yêu cầu rất cao về chế độ nước triều ra vào để cung cấp nhu cầu trao đổi khí, độ mặn 56
  58. 0 0 không cao quá 30 /00 nhưng không được thấp quá 10 /00. Vì vậy bất kỳ hoạt động xây dựng nào cũng phải hết sức chú ý, đặc biệt là việc làm thêm đường giao thông, lên liếp, đắp đập. Vì đây là vùng phèn tiềm tàng ( không độc), nếu đào xới lộ ra không khí, lớp đất sinh phèn (pyrite) thì nó sẽ bị ôxy hóa, tạo nên phèn hoạt tính, rất độc cho sinh thái môi trường và con người. Ta cần học tập những nơi đã và đang tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái trên thế giới, đặc biệt là du lịch sinh thái rừng ngập mặn để có những biện pháp tốt nhất trong việc tổ chức quản lý khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn. ví dụ như ở Hồng Kông, Florida, người ta làm cầu nổi đi giữa rừng ngập mặn, vừa tạo cho du khách cảm giác mới lạ vừa không làm cho thiên nhiên thay đổi. Ở Việt Nam, có ý kiến cho rằng: nên làm đường ghép bằng thân cây Chà là trên các cây ngập mặn. Nếu việc này được thực hiện sẽ tạo nên một yếu tố mới vừa mang tính thẩm mỹ sinh thái vừa bảo vệ được môi trường rừng ngập mặn. 5.2. VỀ YẾU TỐ CON NGƯỜI TRONG DU LỊCH SINH THÁI Ở RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ 5.2.1. ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ HƯỚNG DẪN DU LỊCH SINH THÁI Du lịch sinh thái không giống những ngành du lịch khác. Bên cạnh những yếu tố về chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ quản lý và hướng dẫn du lịch sinh thái cần phải có một kiến thức vững vàng về sinh thái môi trường. Ở một hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc biệt và khá nhạy cảm như rừng ngập mặn Cần Giờ thì yêu cầu về chuyên môn du lịch sinh thái trở nên phức tạp 57
  59. hơn . Những người quản lý và hướng dẫn du lịch sinh thái góp phần hết sức quan trọng vào việc bảo vệ môi trường đặc thù. Thông qua những quy định, hướng dẫn, nhắc nhở khách du lịch cần phải làm gì và không được làm gì để bảo vệ môi trường rừng ngập mặn. Hơn nữa, nếu những nhà quản lý hiểu rõ về môi trường sinh thái thì họ sẽ luôn đặt yếu tố bảo vệ sinh thái môi trường lên hàng đầu trước khi thực hiện một kế hoạch phát triển nào đó. 5.2.2. ĐỐI VỚI KHÁCH DU LỊCH Các nhà quản lý cẩn tổ chức phân loại du khách ( nghiên cứu, thưởng ngoạn, hay vui chơi) và xác định lượng khách tối đa / lần tham quan để không gây xáo trộn thẩm mỹ sinh thái . Số người quá đông sẽ làm giảm sự hứng thú tìm hiểu, thưởng thức, làm cho cảnh quan mất đi vẻ hoang sơ, tự nhiên. Thêm vào đó, nếu lượng khách tham quan quá đông sẽ rất khó quản lý và làm tổn thương đến rừng ngập mặn. Du lich sinh thái xét về bản chất là sự làm tăng hứng thú bằng cách tiếp cận với thiên nhiên. Muốn duy trì được hoạt động du lịch cần phải lamg phong phú các loại hình du lịch mà điều này lại dễ dẫn đến sự xâm phạm mỹ quan sinht thái. Vì vậy, các nhà quản lý, tổ chức cần phải cân nhắc thật kỹ trên nguyên tắc bảo vệ môi trường đặc thù của rừng ngập mặn Cần Giờ. Hướng dẫn viên du lịch đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch sinh thái tại rừng ngập mặn Cần Giờ. Bên cạnh việc hiểu biết sâu sắc về văn hóa, lịch sử và các vấn đề kinh tế - xã hội tại địa phương, hướng dẫn viên cần phải có kiến thức vững vàng về sinh thái rừng ngập 58
  60. mặn để giải thích và hướng dẫn khách cách tham quan sao cho không làm tổn thương đến môi trường xung quanh. 5.2.3. ĐỐI VỚI NHỮNG CƯ DÂN ĐỊA PHƯƠNG Trong lĩnh vực du lịch sinh thái, một trong những yêu cầu quan trọng nhất là phải bảo vệ nghiêm ngặt sự toàn vẹn của môi trường và phải đem lại lợi ích cho con người, cho cộng đồng dân cư trước hết là dân cư địa phương tại nơi có hoạt động du lịch sinh thái. Hiện nay, dân cư tại Cần Giờ đa phần vẫn còn hoạt động lẻ tẻ, tham gia tự phát, thậm chí không được chấp nhận vào các dịch vụ du lịch sinh thái. Và bộ phận này thường gây ra những tác động tiêu cực cho tài nguyên, môi trường du lịch và cả cho khách du lịch. Vì vậy, cần nhận thức đúng về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của dân cư địa phương với hoạt động du lịch sinh thái để tổ chức, đào tạo và bồi dưỡng cho họ có đầy đủ phẩm chất, năng lực tham gia như những chủ nhân quan trọng và không thể thiếu được. đưới đây là một số biện pháp nhằm phát huy vai trò của người dân địa phương trong hoạt động du lịch sinh thái tại Cần Giờ: Mời đại diện địa phương tham gia vào các dự án bảo tồn thiên nhiên của khu vực. Các kế hoạch tổ chức du lịch sinh thái cần tôn trọng nền văn hóa địa phương, tránh xung đột giữa cư dân địa phương với những nền văn hóa xa lạ do khách du lịch mang lại. Cần tổ chức các lớp giáo dục về môi trường cho cư dân địa phương để nâng cao nhận thức của họ về tầm quan trọng của sinh thái và môi trường. Cần cho họ hiểu rằng: Mất đi tài 59
  61. nguyên rừng là một thiệt thòi không thể tính bằng tiền và nó còn gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt cho môi trường sống của chính chúng ta. Khuyến khích nhân dân địa phương tham gia vào công tác quản lý và hướng dẫn khách trong các khu du lịch sinh thái. Cần trích một phần lợi nhuận từ hoạt động du lịch sinh thái cần được sử dụng vào hoạt động maketing về giáo dục cộng đồng liên quan đến hoạt động du lịch, trong đó có việc quảng bá, khuếch trương giá trị tài nguyên và các tác động của nó, trong đó có việc mở các lớp học ngắn ngày kết hợp lý thuyết với thực tiễn về nâng cao liên tục nhận thức của người dân. Những người tổ chức hoạt động du lich sinh thái, đơn vị chủ trì khai thác và bảo vệ tài nguyên trước hết phải là những tổ chức giáo dục cộng đồng dân cư nhận thức về môi trường sinh thái, là những người có khả năng diễn giải môi trường hoặc gián tiếp tới khai thác bảo vệ tài nguyên. Họ phải biết kết hợp chia sẻ những lợi ích từ hoạt động du lịch đem lại với người dân tham gia và với cả cộng đồng. Một số mô hình gắn kết hoạt động của dân cư địa phương với các đơn vị tổ chức du lich sinh thái đã tỏ ra rất thành công như ở Bali (Indonesia), Phuket (Thai Lan), Tasmania (Australia), Abaca (Fiji) trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cần được trao đổi và tổ chức. việc chia sẻ lợi ích từ du lịch sinh thái với dân cư địa phương cùng quá trình giáo dục sẽ đảm bảo sự bền vững trong phát triển du lịch sinh thái tại Cần Giờ nói riêng và trên cả nước nói chung. 60
  62. 5.3. VỀ YẾU TỐ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG Xây dựng các con đường vào khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ sao cho khang trang, sạch sẽ, tạo điều kiện tốt cho khách đến tham quan. Đầu tư xây dựng các cầu tàu, chỗ neo đậu cho tàu thuyền đưa khách tham quan theo đường sông. Xây dựng hệ thống nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn trang bị hiện đại, tiện nghi ở vùng ven trung tâm khu du lịch sinh thái để thu hút khách trong và ngoài nước. Xây dựng hệ thống các trạm gác cùng đội ngũ nhân viên trực thường xuyên nhằm cứu hộ kịp thời khi có sự cố thiên nhiên xảy ra bất thường. Bên cạnh việc phát triển tuyến du lịch một chiều từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh xuống Cần Giờ cần xây dựng các tuyến du lịch liên điểm như : Tuyến đường sông từ thành phố đi Đồng Đình – Cần Thạn – Lâm viên Cần Giờ. Từ Lâm viên đi Vũng Tàu – Cần Đước – Mỹ Tho. Bên trong khu vực của rừng ngập mặn phải hạn chế xây dựng các công trình lớn như : nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn, các con đường bê tông, nhựa kiên cố vì như thế sẽ ảnh hưởng rất nặng đến môi trường sinh thái của khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. 61
  63. 5.4. VỀ VIỆC XÂY DỰNG VÀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU Một thực tế đặt ra không chỉ cho riêng du lịch sinh thái Cần Giờ mà hầu hết các địa điểm du lịch sinh thái trên cả nước ta là vấn đề xây dựng một thương hiệu riêng của mỗi khu du lịch sinh thái. Đay là vấn đề mang tính chất quyết định sự tồn tại và phát triển của các khu du lịch sinh thái. Cần giờ có nhiều điểm đặc trưng riêng như hệ động – thực vật ngập mặn phong phú so với các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Nếu biết tận dụng và quảng bá thì Cần Giờ sẽ trở thành địa điểm dừng chân lý tưởng của các nhà đầu tư cũng như khách du lịch. Việc xây dựng nên một thương hiệu sản phẩm du lịch đặc trưng cho du lịch sinh thái tại Cần Giờ cũng hết sức quan trọng. Ví như: một sản phẩm ẩm thực được chế biến từ chính nguyên vật liệu tại chỗ là thủy hải sản tươi sống như cá dứa, cá thòi lòi, ba khía sẽ có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch đặc biệt là khách nước ngoài. Ở đây cũng có thể sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ chính vật liệu cây rừng ngập mặn. Như vậy, các sản phẩm này sẽ trở thành biểu tượng riêng của du lịch sinh thái Cần Giờ và tạo cho khách du lịch một ấn tượng tốt đẹp về mảnh đất này. Ngoài ra, cần phải gắn liền hoạt động du lịch sinh thái với du lịch văn hóa vì văn hóa cộng đồng dân cư của vùng rừng ngập mặn Cần Giờ hết sức đặc biệt và có nhiều điểm hấp dẩn riêng. Nếu gắn kết được các yếu tố cộng đồng vào du lịch sinh thái thì hiệu quả sẽ cao hơn gấp nhiều lần. Như vậy, khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là một nơi rất lý tưởng để xây dựng và phát triển các loại hình du lịch sinh thái. Tuy nhiên để quá trình đó được bền vững cần tuân thủ các nguyên tắc về bảo vệ 62
  64. tài nguyên thiên nhiên rừng ngập mặn, yêu cầu phát triển phải phù hợp với yêu cầu bảo tồn hệ sinh thái ngập mặn đặc trưng của vùng. 63
  65. PHẦN KẾT LUẬN Cần Giờ là huyện duy nhất của thành phố Hồ Chí Minh có rừng ngập mặn với mạng lưới sông, rạch chằng chịt, quanh co rất đặc trưng của vùng sông nước. Rừng ngập mặn Cần Giờ với hệ động – thực vật phong phú và đa dạng rất phù hợp với việc phát triển du lịch sinh thái. Có tiềm năng là vậy song du lịch sinh thái Cần Giờ vẫn chưa phát triển tương xứng với những giá trị đặc biệt được thiên nhiên ưu đãi ấy. Dù đã thành lập được gần 10 năm nhưng khu du lịch Vàm Sát vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của du khách đặc biệt là du khách nước ngoài. Khách du lịch đến rừng ngập mặn Cần Giờ chủ yếu đi vào cuối tuần với mục đích đổi gió nhiều hơn là bị cuốn hút bởi những giá trị đặc thù nơi đây. Sở dĩ du lịch sinh thái Cần Giờ còn gặp nhiều khó khăn như vậy một phần là do công tác tổ chức, quản lý còn có nhiều yếu kém, đặc biệt là việc quảng bá thương hiệu và hoàn thiện cơ sở vật chất. Phát triển du lịch Cần Giờ là yếu tố quan trọng nhất để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống, nâng cao dân trí, của một huyện được coi là nghèo nhất Thành phố Hồ Chí Minh. Để phát triển bền vững và lâu dài các nhà tổ chức, quản lý du lịch Cần Giờ cần chú ý các điểm sau: Trong các kế hoạch tổ chức, các nhà đầu tư và các nhà quản lý cần phải nắm vững về sinh thái môi trường, đặc biệt là sinh thái môi trường của vùng rừng ngập mặn Cần Giờ để bảo vệ yếu tố môi trường đặc thù và nhạy cảm của nơi đây. Hướng dẫn viên du lịch cần được đào tạo kỹ càng. Bên cạnh việc nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, đặc điểm kinh tế - xã 64
  66. hội của vùng, mỗi hướng dẫn viên cần được đào tạo một khóa về “Sinh thái phục vụ du lịch” (gọi tắt là Sinh Thái Du Lịch) để tạo cho du khách sự hứng thú cũng như hướng dẫn cách thức tham quan, tìm hiểu sao cho không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường. Cần tạo điều kiện cho cư dân địa phương tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch sinh thái. Tổ chức các lớp huấn luyện cộng đồng về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc bảo tồn các giá trị đặc thù của thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ. Có như vậy, du lịch sinh thái mới phát huy tối đa ý nghĩa cộng động của nó. Trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cần hết sức chú ý đến tính nhạy cảm của thiên nhiên nơi đây. Tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái ngập mặn đặc biệt này. Phát triển Cần Giờ thành đô thị du lịch với rừng ngập mặn hết sức hấp dẫn du khách để có thể hòa chung tuyến du lịch : Cần Giờ - Vũng Tàu – Mũi Né mang ý nghĩa kinh tế - xã hội và môi trường sâu sắc. Cần xây dựng một thương hiệu riêng mang đậm bản sắc của Cần Giờ. Đồng thời, có kế hoạch quảng bá thương hiệu du lịch sinh thái Cần Giờ đúng cách đến du khách. Hy vọng du lịch sinh thái Cần Giờ phát triển bền vững với sự chung sức của các nhà quản lý, các nhà đầu tư và những cư dân địa phương. Khu 65
  67. du lịch sinh thái Vàm Sát rồi sẽ trở thành điểm đến không thể thiếu trên hành trình khám phá thiên nhiên của “ những kẻ lang thang” trên khắp thế giới. 66
  68. * TOÀN CẢNH CẦN GIỜ HÌNH 1. BẢN ĐỒ THỂ HIỆN ĐỘ CHE PHỦ RỪNG NGẬP MẶN Ở CẦN GIỜ 67
  69. HÌNH 2. BẢN ĐỒ DU LỊCH CẦN GIỜ HÌNH 3. RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ SAU CHIẾN TRANH 68
  70. HÌNH 4. RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ SAU HƠN 20 NĂM KHÔI PHỤC HÌNH 5. QUAN CẢNH VÀM SÁT 69
  71. * THIÊN NHIÊN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ HÌNH 6. MỘT GÓC RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ HÌNH 7. MỘT GÓC RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ 70
  72. HÌNH 8. HƯƠU SAO Ở CẦN GIỜ HÌNH 9. KHỈ 71
  73. HÌNH 10. CÒ HÌNH 11. CÁ SẤU HOA CÀ 72
  74. HÌNH 12. ĐÀN CÁ SẤU HOA CÀ HÌNH 13. DƠI QUẠ Ở ĐẦM DƠI 73
  75. HÌNH 14. HỒNG HẠC CHÂN XÁM HÌNH 15. KHỈ 74
  76. * CÁC DỊCH VỤ DU LỊCH HÌNH 16. CÂU CÁ SẤU HÌNH 17. THƯ GIÃN Ở “BIỂN CHẾT” 75
  77. HÌNH 18. THÁP TANG BỒNG HÌNH 19. VUI CÙNG THIÊN NHIÊN 76
  78. HÌNH 20. ĐẶC SẢN CÁ DỨA KHO MẮM VỚI CƠM NẮM 77
  79. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. “ Du lịch sinh thái” ( ecotourism ) – Lê Huy Bá 2. “ Đường vào nghề du lịch” –Hồng Vân 3. “ Địa lý du lịch” – Nguyễn Minh Tuệ 4. Tạp chí Phát triển khoa học và công nghệ, tập 9, môi trường và tài nguyên-2006 5. Một số luận án tốt nghiệp, thạc sĩ 6. Một số trang wed : www.vietnamnet.vn; www.vietbao.vn; www.dulichhe.com; v.v 78