Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ số 19 tỷ lệ 1:1000 xã Quỳnh Hậu, huyện Quỳnh Lưu , tỉnh Nghệ An

pdf 76 trang thiennha21 13/04/2022 6010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ số 19 tỷ lệ 1:1000 xã Quỳnh Hậu, huyện Quỳnh Lưu , tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ung_dung_cong_nghe_tin_hoc_va_may_toan_dac_dien_tu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ số 19 tỷ lệ 1:1000 xã Quỳnh Hậu, huyện Quỳnh Lưu , tỉnh Nghệ An

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN TRỌNG CHIẾN Tên đề tài: “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ SỐ 19 TỶ LỆ 1:1000 XÃ QUỲNH HẬU, HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN’’ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý Tài nguyên và Môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN TRỌNG CHIẾN Tên đề tài: “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ SỐ 19 TỶ LỆ 1:1000 XÃ QUỲNH HẬU, HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN’’ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý Tài nguyên và Môi trường Lớp : K47 – QLTN & MT Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 – 2019 GV Hướng Dẫn: PGS.TS. Nguyễn Khắc Thái Sơn Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Với tấm lòng chân thành của mình,trước hết em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong trường,thầy cô trong khoa Quản lí tài nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ và truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện Qua đây cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS. Nguyễn Khắc Thái Sơn, người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt thời gian làm khóa lận tốt nghiệp Trong suốt quá trình thực tập làm khóa luận tốt nghiệp của mình em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ đoàn đo đạc của công ty cổ phần Địa chính và Tài nguyên môi trường, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những sự giúp đỡ quý báu đó Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Sinh viên Trần Trọng Chiến
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tóm tắt một vài thông số phân mảnh bản đồ 10 Bảng 2.2: Chỉ tiêu kỹ thuật thành lập lưới địa chính 14 Bảng 2.3: Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩ 15 Bảng 2.4: Một vài thông số kỹ thuật của máy toàn đạc Sokkia SET 500. . 31 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất tại xã Quỳnh Hậu 37 Bảng 4.2: Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền địa chính 39 Bảng 4.3: Số lần đo quy định 40 Bảng 4.4: Các hạn sai khi đo góc (quy định chung cho các máy đo có độ chính xác đo góc từ 1 - 5 giây) không lớn hơn giá trị quy định 40 Bảng 4.5: Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chung của lưới khống chế đo vẽ 41 Bảng 4.6: Số liệu điểm gốc 43 Bảng 4.7: Bảng kết quả tọa độ phẳng và độ cao lưới cấp 1 sau khi bình sai 43 Bảng 4.8: Kết quả đo một số điểm chi tiết 46
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Hệ tọa độ vuông góc UTM [1] 7 Hình 2.2: Sơ đồ lưới khống chế đo vẽ 17 Hình 2.3: Sơ đồ cấu tạo máy toàn đạc điện tử 19 Hình 2.4: Trình tự đo 20 Hình 2.5: Giao diện MicroStation V8i 22 Hình 2.6: Thanh công cụ thuộc tính 22 Hình 2.7: Thanh công cụ Primary 22 Hình 2.8: Thanh công cụ chuẩn 22 Hình 2.9: Thanh công cụ chính 23 Hình 2.10: Bảng Snap Mode 23 Hình 2.11 Task 23 Hình 2.12: Cửa sổ Working Units 24 Hình 2.13: Thanh menu chính của phần mềm 27 Hình 2.14: Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm Vietmap 29 Hình 2.15: Máy toàn đạc điện tử Sokkia Set 500 30 Hình 4.2: Thành quả tính toán tọa độ bình sai bằng phần mềm Pronet 44 Hình 4.3: Sơ đồ lưới khống chế đo vẽ cấp 1, 2 45 Hình 4.4: Cấu trúc file dữ liệu 47 Hình 4.5. Kết quả tính XYH 47 Hình 4.6: Nhập file XYH vừa xuất ra 48 Hình 4.7: Kết quả sau khi triển điểm lên bản vẽ 48 Hình 4.8: Kết quả sau khi nối điểm 49 Hình 4.9: Kết quả những ngày đo tiếp theo 49 Hình 4.10: Giao diện của phần tìm sửa lỗi 50 Hình 4.11: Thửa đất sau khi được tạo tâm thửa 50
  6. iv Hình 4.12: Bản đồ sau khi được đặt tỷ lệ 1:1000 51 Hình 4.13: Thửa đất sau khi được vẽ nhãn thửa 52 Hình 4.14: Bản đồ sau khi được điền đầy đủ các thông tin 52 Hình 4.16: Kết quả vẽ khung bản đồ địa chính 53 Hình 4.17: Kiểm tra và hoàn thiện bản đồ, tờ bản đồ địa chính 54
  7. v DANH MỤC CÁC CỤM TỪ,TỪ VIẾT TẮT QĐ : Quyết định NĐ : Nghị định TTg : Thủ tướng CP : Chính phủ BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường TT : Thông tư UBND : Ủy ban nhân dân QL : Quỳnh Lưu KV1 : Đường chuyền kinh vĩ 1 KV2 : Đường chuyền kinh vĩ 2 UTM : Lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc VN-2000 : Hệ quy chiếu và tọa độ quốc gia VN-2000 PGS : Phó giáo sư TS : Tiến sĩ GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai TCĐC : Tổng cục địa chính ĐC : Địa chính ĐĐBDVN : Đo đạc bản đồ Việt Nam
  8. vi MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ,TỪ VIẾT TẮT v MỤC LỤC vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.3 Ý nghĩa của đề tài 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU 3 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.1 Cơ sở lý luận 3 2.1.2 Cơ sở pháp lý 5 2.2 Cơ sở toán học 6 2.2.1 Hệ quy chiếu 6 2.2.2 Tỷ lệ của mảnh bản đồ địa chính 7 2.2.3 Phương pháp chia mảnh và đánh số mảnh bản đồ địa chính 7 2.2.4 Khung bản đồ địa chính 11 2.2.5 Phá khung bản đồ 11 2.2.6 Độ chính xác của bản đồ địa chính 11 2.3 Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính 12 2.4 Thành lập lưới khống chế trắc địa 13 2.4.1 Khái quát về lưới tọa độ địa chính 13
  9. vii 2.4.2 Những yêu cầu kĩ thuật cơ bản của lưới đường chuyền kinh vĩ 15 2.4.3 Thành lập đường chuyền kinh vĩ 16 2.4.4 Lưới khống chế đo vẽ 17 2.5 Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ 18 2.5.1 Đo chi tiết và xử lý số liệu 18 2.5.2 Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy toàn đạc điện tử 18 2.6 Hệ thống phần mềm 21 2.6.1 Phần mềm Microstation V8i 21 2.6.2 Phần mềm Vietmap xm 26 2.6.3 Phần mềm bình sai lưới trắc địa Pronet, Dpsurvey 29 2.7 Giới thiệu sơ lược về máy toàn đạc điện tử Sokkia Set 500 30 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 3.1 Đối tượng nghiên cứu 32 3.2 Phạm vi nghiên cứu 32 3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 32 b. Phương pháp nghiên cứu 33 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, thực trạng quản lí và hiện trạng sử dụng đất của xã Quỳnh Hậu 34 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 34 4.1.2 Đặc điểm về kinh tế, xã hội 35 4.1.3 Hiện trạng sử dụng đất 36 4.1.4 Thực trạng quản lí đất đai 37 4.2 Công tác thành lập lưới khống chế đo vẽ 38 4.2.1 Công tác khảo sát, đo vẽ 38 4.2.2 Bình sai lưới đường chuyền kinh vĩ 42
  10. viii 4.3 Đo vẽ chi tiết, biên tập tờ bản đồ số 19 tỷ lệ 1:1000 bằng phần mềm Microstation V8i và VietMap XM 45 4.3.1 Đo vẽ chi tiết 45 4.3.2 Biên tập tờ bản đồ địa chính số 19 tỷ lệ 1:1000 51 4.3.3 Kiểm tra, chỉnh sửa, nghiệm thu tờ bản đồ địa chính 53 4.4 Khó khăn, tồn tại và giải pháp trong công tác thành lập bản đồ địa chính xã Quỳnh Hậu 54 4.4.1 Khó khăn, tồn tại 54 4.4.2 Giải pháp 55 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56 5.1 Kết luận 56 Qua quá trình làm đề tài, em rút ra được những kết luận sau: 56 5.2 Kiến nghị 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 PHỤ LỤC
  11. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá,là tư liệu sản xuất đạc biệt trong sản xuất nông lâm nghiệp, là một trong những nguồn lực quan trọng cho chiến lược phát triển nền nông nghiệp quốc gia nói riêng cũng như chiến lược phát triển nền kinh tế nói chung. Nó là môi trường sống, là cơ sở tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đối với con người,đất đai cũng có vị trí vô cùng quan trọng, con người không thể tồn tại nếu không có đất đai, mọi hoạt động đi lại, sống và làm việc đều gắn với đất đai. Và hiện nay đất đai từng bước được sử dụng có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật và trở thành nội lực quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển đô thị,kinh tế xã hội Trong công tác quản lý nhà nước về đất đai thì thành lập bản đồ địa chính là một công việc hết sức quan trọng bởi vì bản đồ địa chính là tài liệu giúp cho Nhà nước quản lí chặt chẽ quỹ đất quốc gia thong qua việc giao đất thu hồi đất,cho thuê đất,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tính thuế sử dụng đất, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất . Đo đạc địa chính bao gồm đo đạc ban đầu để thành lập bản đồ , hồ sơ địa chính ban đầu và đo đạc hiệu chỉnh được thực hiện khi thửa đất có sự thay đổi về hình dạng và kích thước,sản phẩm của đo đạc địa chính là bản đồ địa chính và các văn bản mang tính kĩ thuật và pháp lí cao phục vụ trực tiếp cho quản lí địa chính và quản lí đất đai Cùng với sự phát triển của công nghệ điện tử và tin học thì việc nghiên cứu một quy trình tự động hóa trong đo vẽ thành lập bản đồ địa chính là một công việc hết sức cần thiết Xuất phát từ nhu cầu đó và được sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Nguyễn Khắc Thái Sơn và các thầy cô giáo trong khoa quản lý tài nguyên
  12. 2 – trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ số 19 tỷ lệ 1:1000 xã Quỳnh Hậu, huyện Quỳnh Lưu , tỉnh Nghệ An” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Xây dựng,thành lập lưới khống chế đo vẽ - Biên tập tờ bản đồ số 19 bằng các phần mềm tin học như Microstation V8i,VietMap XM - Chỉ ra được khó khăn,tồn tại và đề xuất được những giải pháp trong quá trình đo vẽ,thành lập bản đồ 1.3 Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu + Giúp cho sinh viên nghiên cứu,thu thập được những kinh nghiệm và kiến thức trong thực tế,đồng thời cũng củng cố và hoàn thiện những kiến thức đã học khi còn ngồi trên ghế nhà trường + Nâng cao kĩ năng sử dụng các phần mềm tin học ứng dụng vào việc xây dựng bản đồ địa chsinh - Ý nghĩa trong thực tiễn + Qua nghiên cứu ,tìm hiểu ứng dụng máy toàn đạc điện tử trong công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai được nhanh hơn,đầy đủ hơn và chính xác hơn. + Áp dụng công nghệ số vào việc đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính,hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính theo quy định của bộ tài nguyên và môi trường
  13. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1 Cơ sở lý luận a. Các khái niệm liên quan. Bản đồ địa chính: Theo mục 13 điều 4 Luật Đất đai 2013: “Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yêu tôi liên quan, lập theo đơn vị mình chính ra, phường, thị trấn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”. Bản đồ địa chính cơ sở là tên gọi chung cho bản đồ góc được đo vẽ bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa, đo vẽ bàng các phương pháp chụp ảnh bàng máy bay kết hợp với đo vẽ bổ sung ngoài thực địa hay được thành lạp trên cơ sở biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa hính cùng tỷ lệ đã có. Bản đò đia chính đươc đo kín ranh giới hành chính và kín khung, mãnh bản đồ. Bản đồ địa chính số là bản đồ được thành lập dựa trên sự kết hợp giữa phương pháp bản đồ truyền thống và công nghệ máy tính điện tử. Mảnh bản đồ trích đo, bản đồ trích đo (gọi chung là mảnh hoặc bản trích đo) là tên gọi cho bản vẽ có tỷ lệ lớn hoăc nhỏ hơn tỷ le bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa chính, trên đó thể hiện chi tiết từng thủa đất trong các ô, thửa có tính ổn định lâu dài hoặc thể hiên các chi tiết theo yêu cầu quản lý đát đai. Thửa đất là tên gọi của phạm vi ranh giới sử dụng đất của từng chủ sử dụng và phải tồn tại, xác định được trên thựcđịa về vị trí, hình thể, diện tich. Trong mỗi thửa đấtcủa từng chủ sử dụng có thể có môt hoặc một số loại đất. Trên bản đồ địa chính tất cả các thủa đất điều được xác định vi trí, ranh giới, diện tích dưới dạng hình khép kín và đươc đánh số thứ tự. Các trường hợp do thửa quá nhỏ không đủ chổ để ghi chú só thứ tự, diên tích,
  14. 4 loại đất thì được lập bản trích đo hoăc thể hiện ở bản ghi chú ngoài khung bản đồ. b. Nội dung của bản đồ địa chính Bản đồ địa chính thể hiện các yếu tố nội dung chủ yếu sau: - Khung bản đồ. - Điểm khống chế tọa độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định. - Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp. - Mốc giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, thủy lợi, điện và các công trình khác có hành lang an toàn. - Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất. - Nhà ở và công trình xây dựng khác tại khu vực đô thị, các khu đô thị thuộc khu vực nông thôn và các khu đất của tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Chỉ thể hiện trên bản đồ các công trình xây dựng chính (nhà ở, nhà làm việc, nhà xưởng, nhà kho, bể chứa ), không thể hiện các công trình tạm thời. Các công trình ngầm khi có yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa chính phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán. - Các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất. - Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao; - Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (khi có yêu cầu thể hiện phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình). - Các ghi chú thuyết minh. c. Mục đích của việc thành lập bản đồ địa chính Thành lập bản đồ địa chính là nhằm cơ sở để: - Thành lập hệ thống hồ sơ địa và cấp GCNQSDĐ.
  15. 5 - Xác nhận hiện trạng,biến động sử dụng đất trong từng đơn vị hành chính. - Lập quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất,giao đất,thu hồi đất - Giải quyết tranh chập đất đai,thanh tra và kiểm tra việc sử dụng đất. d.Vai trò và ý nghĩa của bản đồ địa chính Bản đồ địa chính có vai trò vô cùng quan trọng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như trong công tác quản lí đất đai,nó giúp cho việc quản lí đất đai được chặt chẽ,chính xác từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai,các hoạch định về các chính sách pháp luật đất đai,điều chỉnh quan hệ đất đai một cách hợp lý và toàn diện.Bản đồ địa chính được xem như là tài liệu pháp lý trong hồ sơ địa chính,là cơ sở quản lí đất đai đến từng đơn vị nhỏ của thửa đất,là cơ sở để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất,giải quyết các tranh chấp đất đai,giúp cho nhà nước phân hạng và định giá đất,đồng thời dựa vào nội dung bản đồ ta có thể biết được các đặc điểm tự nhiên,kinh tế và xã hội của khu vực giúp cho người sử dụng đất thực hiện tốt các chính sách về pháp luật đất đai. 2.1.2 Cơ sở pháp lý - Luật Đất đai 2013 được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013. - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. - Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính. - Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc “Hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính”. - Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/200, 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000 và 1/10000 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 11 năm 2008 (Gọi
  16. 6 tắt là Quy phạm 2008). - Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000 ban hành theo quyết định số 719/1999/QĐ-ĐC ngày 30/12/1999 của Tổng Cục Địa chính. - Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20 tháng 6 năm 2001 của Tổng Cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) hướng dẫn áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ toạ độ quốc gia VN-2000. - Công văn số 1139/ĐĐBĐVN-CNTĐ ngày 26/12/2011 của Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam về việc sử dụng công nghệ GPS/GNSS trong đo lưới khống chế trắc địa. 2.2 Cơ sở toán học 2.2.1 Hệ quy chiếu Ngày 12/7/2000 Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 83/2000/QĐ-TTg về việc sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia gọi tắt là hệ tọa độ VN-2000. - Ellipxoid quy chiếu: WGS 84 toàn cầu có kích thước như sau: + Bán trục lớn: a=6378137.000m + Độ dẹt: f=1/298.257223563 + Vận tốc góc: w=7292115.0*10-11 rad/s + Hằng số trọng trường trái đất: GM=3986005.108 - Điểm gốc tọa độ phẳng quốc gia: Điểm N00 đặt trong khuôn viên Viện Nghiên cứu Địa Chính,đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội; - Lưới chiếu tọa độ phẳng cơ bản: Lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc UTM quốc tế;
  17. 7 Hình 2.1: Hệ tọa độ vuông góc UTM [1] - Hệ quy chiếu độ cao: Gốc độ cao có độ cao: 0.0 (Điểm đặt tại đảo Hòn Dấu, Hải Phòng) 2.2.2 Tỷ lệ của mảnh bản đồ địa chính Bản đồ địa chính là loại bản đồ tỷ lệ lớn, căn cứ vào giá trị kinh tế của thửa đất,độ chính xác của bản đồ và phạm vi đo vẽ để chọn tỷ lệ bản đồ sao cho phù hợp: - Tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000 cho khu vực đất ở nội thành, thị xã, thị trấn - Tỷ lệ 1:1000, 1:2000 cho khu vực đất ở khu dân cư ngoại thị xã,thị trấn - Tỷ lệ 1:2000, 1:5000 cho khu vực đất nông nghiệp, chuyên canh . - Tỷ lệ 1:10000,1:25000 là tỷ lệ đo vẽ cơ bản cho khu vực đất lâm nghiệp 2.2.3 Phương pháp chia mảnh và đánh số mảnh bản đồ địa chính Theo điều 5, khoản 5 tại thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định như sau: - Bản đồ địa chính được thành lập ở các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000; trên mặt phẳng chiếu hình ở múi chiếu 3 độ,
  18. 8 kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 và hệ độ cao quốc gia hiện hành. Phương pháp chia mảnh và đánh số - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000,được xác định như sau: Chia mặt phẳng chiếu hình thành các ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 6 x 6 ki lô mét (km) tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 3600 héc ta (ha) ngoài thực địa. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 gồm 08 chữ số: 02 số đầu là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 03 số tiếp là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính. Ví dụ: 10-565417 - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 900 ha ngoài thực địa. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 gồm 06 chữ số: 03 số đầu là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính. Ví dụ:636742 - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000
  19. 9 Chia mảnh bản đồ địa chính, tỷ lệ 1:5000 thành 09 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 100 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000,gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông. Ví dụ:406732-6 - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 Chia mảnh, bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 25 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông. Ví dụ:403246-2-a - Bản đồ tỷ lệ 1:500 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 6,25 ha ngoài thực địa.
  20. 10 Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn. Ví dụ:403246-2-(7) - Bản đồ tỷ lệ 1:200 Chia mảnh bản đồ địa chính 1:2000 thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,10 x 0,10 km, tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 1,00 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông. - Tên gọi của mảnh bản đồ:Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính cơ sở là tên gọi của đơn vị hành chính (tỉnh-huyện –xã) đo vẽ bản đồ .Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính là tên của đơn vị hành chính(tỉnh-huyện-xã) lập bản đồ. Số hiệu của mảnh bản đồ,ngoài số hiệu của bản đồ địa chính cơ sở còn có số hiệu của đơn vị hành chính cấp xã bằng số Arap Bảng 2.1: Tóm tắt một vài thông số phân mảnh bản đồ Tỷ lệ bản Cơ sở để Kích thước Kích thước Diên tích Ký hiệu Ví dụ đồ chia mảnh bản vẽ (cm thực tế (m) đo vẽ (ha) thêm vào 1:25000 Khu đo 48*48 12000*12000 14400 25-340 493 1:10000 1:25000 60*60 6000*6000 3600 10-334 499 1:5000 1:10000 60*60 3000*3000 900 331.502 1:2000 1:5000 50*50 100*100 100 149 331.502-9 1:1000 1:2000 50*50 500*500 25 A,b,c,d 311.502-9-d 1:500 1:2000 50*50 250*250 6,25 (1) (16) 331.502-9-(16) 1:200 1:2000 50*50 100*100 1,0 14100 331 502-9-100 (Nguồn: Tổng cục Địa chính, 1999)
  21. 11 2.2.4 Khung bản đồ địa chính Mảnh bản đồ địa chính được phân mảnh theo nguyên tắc một mảnh bản đồ địa chính cơ sở là một mảnh bản đồ địa chính.Kích thước khung của bản đồ địa chính lớn hơn kích thước khung của bản đồ cơ sở từ 10 đến 20cm. 2.2.5 Phá khung bản đồ Trong trường hợp biển,phần diện tích của nước láng giềng hoặc đơn vị hành chính bên cạnh phần diện tích của đơn vị hành chính cần đo vẽ chỉ chiếm 1/5 diện tích hoặc nhỏ hơn thì có thể ghép phần này vào mảnh bản đồ kế sát nó nếu phần đất này nối liền với mảnh bản đồ đó.Khi phá khung vẫn phải lấy chẵn 10cm trên bản đồ. 2.2.6 Độ chính xác của bản đồ địa chính Độ chính xác của bản đồ địa chính được xét trên hai mặt là định tính và định lượng của yếu tố nội dung đã biểu thị trên bản đồ so với thực địa. Mức độ đầy đủ và chính xác của các thông tin định tính phụ thuộc vào mức độ khái quát hóa và tổng quát hóa .Mức độ chính xác của các thông tin định lượng phụ thuộc vào kết quả đo đạc trên thực địa ,sai số của các quá trình biểu thị trên máy tính và trên giấy. Theo quy định của quy phạm đo vẽ thành lập bản đồ địa chính thì độ chính xác của bản đồ địa chính được quy định như sau: - Sai số trùng phương về mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ sau bình sai so với điểm khống chế tọa độ nhà nước gần nhất không quá 0.1mm tính theo tỷ lệ bản đồ thành lập ở các vùng ản khuất không vượt quá 0.15mm.Với khu vực đô thị thì sai số nói trên không vượt quá 6cm trên thực địa áp dụng cho các tỷ lệ đo vẽ. - Sai số trùng phương về độ cao của điểm khống chế đo vẽ sau bình sai so với điểm tọa độ gần nhất không vượt quá 1/10 khoảng cao đường bình cơ bản.
  22. 12 - Sai số trùng phương về mặt vị trí góc thửa so với điểm khống chế gần nhất không vượt quá 0.4mm trên bản đồ,với các điểm không rõ nét không vượt quá 7mm trên bản đồ - Giá trị chênh lệch về chiều dài cạnh thửa đất và khoảng cách giữa các thửa đất so với kết quả đo kiểm tra ngoài thực địa không vượt quá 0.4mm trên bản đồ,số lượng chênh lệch không vượt quá 10% 2.3 Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính a. Phương pháp toàn đạc Là phương pháp sử dụng máy toàn đạc điện tử trong đo góc, đo cạnh các điểm chi tiết và vẽ sơ họa sau đó sử dụng các phần mềm xử lý. Hiện nay, phương pháp này được sử dụng phổ biến, tốc độ đo vẽ nhanh nhờ các thiết bị đo hiện đại. Ưu điểm: - Thành lập được những tờ bản đồ địa chính có tỷ lệ lớn,có độ chính xác cao. - Có thể đo vẽ được ở những khu vực dân cư đông đúc. Nhược điểm: Thời gian đo kéo dài phụ thuộc vào thời tiết,đặc điểm,địa hình khu vực đo vẽ.Ở những địa hình chia cắt mạnh thì phương pháp này không phù hợp,chi phí nhân công lớn. b. Phương pháp sử dụng ảnh hàng không Phương pháp đo đạc ảnh chụp từ máy bay kết hợp với phương pháp đo đạc bổ sung trực tiếp ngoài thực địa kết hợp với công nghệ tin học là một trong những phương pháp tiên tiến hiện nay ở Việt Nam. Ưu điểm: Giảm số lượng công việc ngoài trời,đẩy nhanh tiến độ công tác thành lập bản đồ. Nhược điểm:
  23. 13 - Phương pháp khó áp dụng cho những khu vực mà đối tượng phân bố phức tạp,khu vực đông dân cư. - Khó có thể thành lập được bản đồ ở tỷ lệ lớn. - Độ chính xác phụ thuộc vào kinh nghiệm đoán đạc và điều vẽ ảnh của người đoán đọc. c. Phương pháp đo bằng công nghệ định vị toàn cầu (GPS-Global Positioning System) Là hệ thống định vị toàn cầu gồm hệ thống các vệ tinh nhân tạo có quỹ đạo riêng kết hợp với thiết bị mặt đất cho phép người sử dụng xác định vị trí các điểm trên bề mặt trái đất. Tại vị trí cần xác định tọa độ yêu cầu phải thông thoáng, các phí không vị che khuất và số vệ tinh tối thiểu tại thời điểm phải là 4 vệ tinh. Ưu điểm: - Tốc độ đo nhanh,tiết kiệm được thời gian. - Độ chính xác cao ở những khu vực thông thoáng. Nhược điểm: Phương pháp này chỉ có thể được tiến hành để đo vẽ ở những khu thông thoáng,để bắt được tín hiệu vệ tinh.Các máy đo GPS còn khá đắt tiền. 2.4 Thành lập lưới khống chế trắc địa 2.4.1 Khái quát về lưới tọa độ địa chính Lưới tọa độ địa chính là tập hợp các điểm được xác định nhờ các phép đo (góc và độ dài) được tiến hành trên mặt đất rồi tính toán các tọa độ X,Y trong một hệ thống nhất. Lưới địa chính được xây dựng bằng phương pháp đường truyền hoặc bằng công nghệ GPS theo đồ hình tam giác dày đặc, đồ hình chuỗi tam giác, tứ giác để làm cơ sở phát triển lưới khống chế đo vẽ Lưới khống chế địa chính là lưới khống chế mặt bằng được thành lập trên các vùng lãnh thổ khác nhau nhằm mục đích chủ yếu để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000; 1:2000; 1:1000 ở các vùng nông thôn và tỷ lệ 1:500; 1:200 ở các khu đô thị.
  24. 14 Lưới khống chế địa chính được tính toán trong hệ tọa độ nhà nước, dùng các điểm tọa độ nhà nước hạng cao làm điểm khởi tính. Khi xây dựng lưới tọa độ địa chính cần đo nối với các điểm khống chế nhà nước. Hiện nay, lưới tọa độ địa chính hạng I, hạng II phủ trùm toàn bộ lãnh thổ quốc gia, được đo đạc với độ chính xác cao, đã được xử lý tổng hợp với các số liệu khác nên đảm bảo tính thống nhất và hệ thống trên phạm vi cả nước. Lưới tọa độ hạng III và hạng IV đã được xây dựng ở một số vùng, đảm bảo độ chính xác và mật độ điểm để đo vẽ bản đồ địa chính ở khu vực nông thôn và đất lâm nghiệp. Tuy nhiên vai trò thực tế của lưới tọa độ này bị hạn chế vì mất mát và hư hỏng nhiều. Lưới tọa độ địa chính được xác định nhờ 3 cấp trung gian dựa vào lưới hạng I và lưới hạng II nhà nước đó là: Địa chính cơ sở, địa chính cấp 1, địa chính cấp 2 sau đó phát triển bằng lưới đo vẽ 1 hoặc 2 cấp. Hiện nay lưới địa chính cơ sở được xây dựng bằng công nghệ GPS còn lưới địa chính cấp thấp hơn dùng phương pháp đường truyền đo cạnh bằng máy toàn đạc điện tử. Dù thành lập bằng phương pháp nào cũng đảm bảo độ chính xác sau bình sai theo quy định sau: Bảng 2.2: Chỉ tiêu kỹ thuật thành lập lưới địa chính Độ chính xác STT Các chỉ tiêu kỹ thuật không quá 1 Sai số vị trí điểm 5 cm 2 Sai số trung phương tương đối cạnh 1:50000 Sai số trung phương tuyệt đối cạnh dưới 3 0.012m 400m 4 Sai số trùng phương vị 5” 5 Sai số trung phương vị cạnh dưới 400 mét 10’’ (Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2008)
  25. 15 Trước khi thiết kế lưới phải tiến hành khảo sát thực địa để chọn phương pháp xây dựng lưới phù hợp và phải lưu ý sao cho thuận tiện cho phát triển lưới khống chế đo vẽ. 2.4.2 Những yêu cầu kĩ thuật cơ bản của lưới đường chuyền kinh vĩ Lưới kinh vĩ được thiết kế phải tuân theo các chỉ tiêu kỹ thuật của quy phạm hiện hành chiều dài tuyến, sai số khép góc, sai số khép tương đối đường chuyền tuân theo bảng sau: Bảng 2.3: Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩ [S] max (m) mβ () fS/[S] TT Tỷ lệ bản đồ KV1 KV2 KV KV2 KV1 KV2 1 Khu vực đô thị 1:500, 1:1000, 1:2000 600 300 15 15 1:4000 1:2500 2 Khu vực nông thôn 1:1000 900 500 15 15 1:4000 1:2000 1:2000 2000 1000 15 15 1:4000 1:2000 1:5000 4000 2000 15 15 1:4000 1:2000 1:10000 - 1:250000 8000 6000 15 15 1:4000 1:2000 (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường 2005) Ghi chú: KV1 là đường chuyền kinh vĩ 1 Với lưới đường chuyền, chiều dài lớn nhất từ điểm gốc đến điểm nút, giữa các điểm nút giữa các điểm nút phải nhỏ hơn 2/3 chiều dài đường chuyền đã quy định ở bảng trên. Chiều dài cạnh đường chuyền không quá 400m và không ngắn 20m. Chiều dài cạnh liền kề nhau của đường chuyền không chênh nhau quá 2,5 lần, số cạnh trong đường chuyền không quá 15 cạnh cho tỷ lệ từ 1/500 đến 1/5000.
  26. 16 Sai số trung phương đo cạnh đường chuyền sau bình sai không lớn hơn 0,05m; Sai số khép góc trong đường chuyền không quá đại lượng: f =2m√‾n Trong đó : - m là sai số trung phương đo góc; - n là số góc đường chuyền. Góc trong lưới khống chế đo vẽ dùng máy toàn đạc điện tử có độ chính xác từ 3"÷ 5" thì đo một lần đo, chênh lệch giữa hai nữa lần đo và chênh lệch hướng qui “0” phải nhỏ hơn hoặc băng 20". Cạnh lưới đường chuyền kinh vĩ đo hai lần riêng biệt, chênh lệch giữa các lần đo ≤ 2a (a là hằng số của máy đo). Chênh cao đo hai lần cùng với đo cạnh ngang chênh lệch giữa đo đi và đo về phải nhỏ hơn ± 100√‾L mm (L là chiều dài tính theo km). 2.4.3 Thành lập đường chuyền kinh vĩ Thành lập đường chuyền kinh vĩ bằng máy GPS - Lưới kinh vĩ được đo bằng công nghệ GPS (định vị toàn cầu). Theo đồ hình tam giác dày đặc, đồ hình chuỗi tam giác, chuỗi tứ giác được đo nối với nhau ít nhất 3 điểm hạng cao hoặc các cặp điểm thông hướng được đo nối với ít nhất 2 điểm hạng cao. - Máy đo và các dụng cụ đi kèm được kiểm nghiệm đầy đủ các hạng mục trước khi đo. - Xác định tọa độ và độ cao của điểm kinh vĩ được đo đồng thời bằng máy GPS. - Thời gian đo GPS trên các điểm đo là 45 phút, đo tổng trị đo là tối đa. Thời gian đo trong ngày đều đảm bảo các thông số kỹ thuật: PDOP 150. - Khoảng cách giữa các điểm hạng cao không quá 10 km
  27. 17 - Chiều cao Anten đo hai lần, trước và sau khi đo và đọc số đến 1mm. - Số liệu tại mỗi điểm đo như số hiệu điểm, ngày đo, người đo, thời tiết, chiều cao Anten và các ghi chú khác được ghi vào sổ đo GPS theo mẫu sổ đo của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành 2.4.4 Lưới khống chế đo vẽ Lưới khống chế đo vẽ được xây dựng dựa vào các điểm cơ sở, điểm địa chính của khu đo. Lưới khống chế đo vẽ được thành lập nhằm tăng dày thêm các điểm tọa độ để đảm bảo cho việc thành lập bản đồ bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp tại thực địa hoặc tăng dày điểm khống chế ảnh để đo vẽ bổ sung ngoài thực địa khi thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp ảnh hàng không kết hợp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa Lưới được đo dẫn đồng thời cả toạ độ và độ cao, có hai cấp hạng lưới và lưới kinh vĩ cấp 1 và lưới kinh vĩ cấp 2. Lưới kinh vĩ cấp 1 được phát triển từ các điểm có toạ độ chính xác từ điểm địa chính trở lên. Lưới kinh vĩ cấp 2 được phát triển từ các điểm có toạ độ, độ cao có độ chính xác từ điểm kinh vĩ cấp 1 trở lên. Hình 2.2: Sơ đồ lưới khống chế đo vẽ
  28. 18 2.5 Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ 2.5.1 Đo chi tiết và xử lý số liệu Để đo vẽ chi tiết các đối tượng dạng điểm, tuyến, khối. Làm cơ sở số liệu thành lập bản đồ địa chính chính quy, hiện nay có rất nhiều phương pháp đo như. Phương pháp GPS động, phương pháp giao hội cạnh, phương pháp giao hội góc, phương pháp toạ độ cực, Nhưng với khối lượng điểm chi tiết nhiều và đòi hỏi độ chính xác cao và thường được áp dụng nhiều nhất đó là phương pháp toạ độ cực tốc độ nhanh và hiệu quả nhất. a. Phương pháp đo toạ độ cực các điểm chi tiết: Trên thực tế có 2 điểm khống chế đã có toạ độ, độ cao phục vụ cho việc đo chi tiết (điểm A01, A02), ta đặt máy tại điểm khống chế A01, cân bằng máy đưa tâm máy trùng với tâm điểm A01. Tại điểm A02 ta dựng tiêu được định tâm bằng tâm quang học, máy ở điểm A01 quay ống kính ngắm vào tâm tiêu A02 và đưa bàn độ bằng về 000 00’ 00’’ ta đo kiểm tra lại chiều dài từ đểm A01 đến điểm A02. Quay máy về điểm chi tiết cần đo ta đo ra được góc ngang, góc đứng chiều dài. Tất cả các số liệu đo được ghi vào bộ nhớ riêng của máy toàn đạc điện tử. b. Phương pháp tính toạ độ điểm chi tiết: Toạ độ các điểm chi tiết được tính theo công thức sau: XP = XA1 + XA1-P YP = YA1 + YA1-P Trong đó XA1-P = Cos A1 - P * S YA1-P = Sin A1 - P * S 2.5.2 Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy toàn đạc điện tử a. Đặc điểm và chức năng của máy toàn đạc điện tử trong đo vẽ chi tiết Máy toàn đạc điện tử (Total Station) cho phép ta giải quyết nhiều bài toán trắc địa địa hình.
  29. 19 Cấu tạo của máy toàn đạc điện tử là sự ghép nối giữa 3 khối chính là máy đo xa điện tử EDM, máy kinh vĩ số DT với bộ vi sử lý trung tâm CPU.(Central Processing Unit- Micropocessor ). Hình 2.3: Sơ đồ cấu tạo máy toàn đạc điện tử Đặc trưng cơ bản của khối EDM là xác định khoảng cách nghiêng D từ điểm đặt máy đến điểm đặt gương phản xạ (điểm chi tiết ), còn đối với kinh vĩ số DT là các định trị số hướng ngang (hay góc bằng ) và góc đứng v (hay thiên đỉnh z ). Bộ vi xử lý CPU cho phép nhập các dữ liệu như hằng số máy (K), số liệu khí tượng môi trường đo (nhiệt độ, áp xuất), toạ độ và độ cao (X,Y,H) của trạm đặt máy và của điểm định hướng, chiều cao máy (im), chiều cao gương (lg). Nhờ sự trợ giúp của các phần mềm tiện ích cài đặt trong CPU mà với các dữ liệu trên sẽ cho ta số liệu toạ độ và độ cao của điểm chi tiết. Số liệu này có thể được hiển thị trên màn hình tinh thể, hoặc lưu trữ trong bộ nhớ trong (RAM- Random Access Memory) hoặc bộ nhớ ngoài (gọi là field book- sổ tay điện tử ) và sau đó được trút qua máy tính. Việc biên tập bản đồ gốc được thực hiện nhờ các phần mềm chuyên dụng của các thông tin địa lý (GIS) cài đặt trong máy tính. b. Quy trình đo vẽ chi tiết và sử lý số liệu tại máy toàn đạc điện tử * Công tác chuẩn bị máy móc Tại một trạm đo cần có một máy toàn đạc điện tử, một bộ nhiệt kế và áp kế (có một số máy tự cảm ứng mà không cần đo nhiệt độ, áp suất ), một thước thép 2m để đo chiều cao máy và gương phản xạ. Tại điểm định hướng, để đảm bảo độ chính xác phải có giá ba chân gắn bảng ngắm hoặc gương
  30. 20 phản xạ với bộ cân bằng dọi tâm quang học. Tại các điểm chi tiết có thể dùng gương sào. Các máy móc thiết bị phải được kiểm nghiệm và điều chỉnh. * Trình tự đo Tại điểm định hướng B, tiến hành cân bằng và dọi tâm chính xác bảng ngắm hoặc gương. Tại trạm đo A: - Tiến hành cân bằng và định tâm máy (đưa máy trùng với tâm mốc). khởi động máy, kiểm tra chế độ cân bằng điện tử. Đặt chế độ đo và đơn vị đo. - Đưa ống kính ngắm chính xác điểm định hướng B. Bằng các phím chức năng nhập các số liệu như hằng số (K), nhiệt độ (t0), áp xuất(P), toạ độ và độ cao điểm trạm đo A (XA,YA,HA), toạ độ điểm định hướng B (XB,YB), chiều cao máy im, chiều cao gương sào (lg). Đưa trị số hướng mở đầu về 0000'00". - Quay ống kính về ngắn tâm gương sào tại điểm chi tiết 1. lúc này máy sẽ tự động đo và nhập dữ liệu vào CPU các trị số khoảng cách nghiêng DA1, góc bằng  1(kẹp giữa hướng mở đầu AB và hướng A1) và góc đứng v1(hoặc góc thiên đỉnh z1). Hình 2.4: Trình tự đo * Nguyên tắc xử lý Số liệu trong CPU Với các lệnh được thực hiện trên bàn phím của máy, bộ xử lý CPU bằng các phần mềm tiện ích lần lượt thực hiện các bài toán sau: Tính số gia toạ độ giữa điểm trạm máy A và điểm định hướng B:
  31. 21 XAB= XB - XA YAB= YB - YA Tính góc định hướng của cạnh mở đầu: YAB SAB= artg AB Tính góc định hướng của cạnh SA1. SA1= SAB+ 1 (Vì trị số hướng mở đầu BC đã đạt 0000'00"). - Chuyển cạnh nghiêng DA1 về trị số cạnh ngang SA1: SA1 = DA1cosv1 hoặc SA1= DA1sinz1 - Tính số gia toạ độ giữa điểm đặt máy A và điểm chi tiết 1: XA1= SA1cos SA1 YA1= SA1sin SA1 Tính toạ độ mặt phẳng của điểm chi tiết 1: X1= XA+ XA1 Y1= YA+ XA1 - Tính chênh cao giữa điểm đặt máy A và điểm chi tiết 1: HA1= SA1tgv+v1+ im- lg Hoặc HA1= SA1cotgZ1+ im- lg - Tính độ cao điểm chi tiết 1: H1= HA+hA1 Như vậy số liệu toạ độ không gian ba chiều (x,y,H) của điểm chi tiết 1 được CPU tự động tính toán. Số liệu này có thể được biểu thị trên màn hình tinh thể hoặc lưu giữ trong bộ nhớ trong hoặc bộ nhớ ngoài (Field book ) [8]. 2.6 Hệ thống phần mềm 2.6.1 Phần mềm Microstation V8i a. Giao diện trong Microstation V8i
  32. 22 Hình 2.5: Giao diện MicroStation V8i * Menu của MicroStation Menu chính của Microstation được đặt trên cửa sổ lệnh.Từ menu chính có thể mở ra nhiều menu dọc trong đó chứa rất nhiều chức năng của Microstation.Ngoài ra còn có nhiều menu được đặt ở các cửa sổ hội thoại xuất hiện khi ta thực hiện một chức năng nào đó của Microstation. * Thanh công cụ thuộc tính ( Attributes ) Hình 2.6: Thanh công cụ thuộc tính Hộp công cụ đầu tiên dưới thanh menu bar là thanh công cụ thuộc tính. Đây là nơi thay đổi các thuộc tính của đối tượng như level, màu sắc, kích thước, style, * Thanh công cụ Primary Hình 2.7: Thanh công cụ Primary Hầu hết các ký hiệu trong thanh công cụ chuẩn là các chức năng thường được sử dụng. * Thanh công cụ chuẩn Hình 2.8: Thanh công cụ chuẩn
  33. 23 Hộp công cụ chuẩn được ẩn theo mặc định. Nó chứa các công cụ cho phép nhanh chóng truy cập thường được sử dụng.Thanh công cụ được mở bằng cách chọn chuẩn từ menu Tools trên thanh menu chính.Tuy nhiên, hầu hết những công cụ này có thể được truy cập bằng cách sử dụng các phím tắt bàn phím. * Thanh công cụ chính Hình 2.9: Thanh công cụ chính Hộp công cụ chính được sử dụng để lựa chọn, thao tác, sửa đổi, Khi bấm và giữ nút trái của chuột, các nút dữ liệu, trên một công cụ trong hộp công cụ chính, sẽ thấy một menu cho phép bạn truy cập vào tất cả các công cụ trong đó hộp công cụ. * Các chế độ bắt điểm (Snap mode) Các chế độ bắt điểm (Snap Modes) Hình 2.10: Bảng Snap Mode * Task Hình 2.11 Task
  34. 24 Trong Microstation có một giao diện đồ họa bao gồm nhiều cửa sổ, menu, bảng công cụ. Các công cụ làm việc với đối tượng đồ họa đầy đủ và mạnh, giúp thao tác với dữ liệu đồ họa nhanh chóng, đơn giản, thuận lợi cho người sử dụng. b. Đặt tỷ lệ, đơn vị đo Sau khi khởi động Microstation tạo một bản vẽ mới thì ta phải đặt đơn vị của bản vẽ. Trong Microstation, kích thước của đối tượng được xác định thông qua hệ thống toạ độ mà file đang sử dụng. Đơn vị dùng để đo khoảng cách trong hệ thống toạ độ gọi là Working Units. Working Units xác định độ phân giải của file bản vẽ và cả đối tượng lớn nhất có thể vẽ được trên file. Thông thường trong Microstation ta nên vẽ các yếu tố với đúng kích thước thực tế của chúng, còn khi in ta có thể đặt tỷ lệ in tuỳ ý. Để xác định Working Units cho file bản vẽ ta thực hiện theo các bước sau đây: Trên menu chính ta chọn Settings, vào Design file sau đó chọn Working Units. Trên màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ Working Units. Hình 2.12: Cửa sổ Working Units.
  35. 25 Trong phần Unit Names, ta vào đơn vị đo chính là Master Units và đơn vị đo phụ là Sub Units. Trong phần Resolution, ta vào số Sub Units trên một Master Units và số đơn vị vị trí điểm trên một Sub Units. Trong quá trình làm việc, tất cả các kích thước và toạ độ được sử dụng đều lấy theo Master Units. Thông thường các số và tỷ lệ đều được lấy như trong màn hình. c. Đối tượng đồ họa (Element) * Đối tượng điểm + Là một Point = Line (đoạn thẳng) có độ dài bằng 0. + Là một Cell (một ký hiệu nhỏ) trong Microstation. Cell được định nghĩa bởi một tên riêng và được lưu trữ trong một thư viện Cell (library). * Đối tượng đường + Line: Đoạn thẳng nối giữa hai điểm. + Line string: Gồm một chuỗi các đoạn thẳng nối liền nhau (số đoạn thẳng nhỏ hơn 100). + Chain: Là một đường tạo bởi 100 đoạn thẳng nối liền nhau. * Đối tượng dạng vùng + Shape: Là một vùng có số đoạn thẳng tạo nên đường bao của vùng lớn nhất bằng 100. + Complex shape: Là một vùng có số đoạn thẳng tạo nên đường bao của vùng lớn hơn 100 hoặc là một vùng được tạo từ những Line hoặc String rời nhau. * Đối tượng dạng chữ viết + Text: Đối tượng đồ hoạ dạng chữ viết. + Text node. d. Xây dựng dữ liệu trong Microstation
  36. 26 Cũng như các phần mềm chuyên dụng khác, việc xây dựng dữ liệu không gian trong Microstation là tạo ra cơ sở dữ liệu bản đồ số. Dữ liệu không gian được tổ chức theo nguyên tắc phân lớp các đối tượng mã hoá, số hoá để có hệ toạ độ trong hệ toạ độ bản đồ và được lưu trữ chủ yếu ở dạng vector. Các đối tượng bản đồ số được tạo ra từ các nguồn tư liệu khác nhau tuỳ thuộc vào phương pháp thành lập bản đồ (lấy từ trị đo hoặc lấy từ ảnh hàng không, các bản đồ giấy thông qua máy quét hay bản đồ số trên các phần mềm khác). 2.6.2 Phần mềm Vietmap xm a. Môi trường làm việc của VietMap VietMap XM là phần mềm thành lập bản đồ địa chính chạy trên nền phần mềm MicroStation V8 XM, V8i và có khả năng chạy trên phần mềm ArcGis. Mục đích: thành lập nhanh bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, giúp cho người dùng không mất nhiều thời gian trong việc thành lập bản đồ. Ưu điểm của phần mềm VIETMAP XM : - Tốc độ xử lý nhanh, không mất nhiều thời gian chờ đợi trong khi phần mềm chạy. - Hầu như các tính năng để để mở. Điều này cho phép người dùng có thể tự sửa chữa theo ý muốn. (VD : Thiết kế hồ sơ thửa đất, ). - Có nhiều tính năng kiểm tra tính chính xác của dữ liệu, tính năng kiểm tra bản đồ, các tính năng đồng bộ giữa dữ liệu và các đối tượng trên bản vẽ. - Các tính năng diện tích giải tỏa, xuất biểu – hồ sơ giải tỏa chuyên nghiệp.
  37. 27 - Phần mềm có phân hệ thành lập bản đồ với nhiều tính năng xử lý nhanh, tự động, mềm dẻo, giúp ích trong công tác thành lập bản đồ địa chính một cách nhanh chóng, dễ dàng. b. Các tính năng chính của phần mềm Giao diện phần mềm được thể hiện Hình 2.13: Thanh menu chính của phần mềm * Hệ thống Có thể lựa chọn bảng mã thành lập bản đồ theo quy phạm cũ hoặc theo thông tư 25. * Biên tập - Hỗ trợ đầy đủ các công cụ biên tập bản đồ như ghi chú, chèn ký hiệu. - Có chức năng hiện khoảng cách đến những đối tượng ghi chú, ký hiệu cùng loại giúp cho việc đặt các ghi chú, ký hiệu được cân đối trên bản đồ địa chính. - Hỗ trợ hệ thống lệnh tắt giúp cho việc biên tập nhanh hơn. - Các font chữ, cỡ chữ, màu sắc của các đối tượng biên tập (ghi chú, ký hiệu, đường nét) có thể sửa lại được để phù hợp với từng đơn vị, từng địa phương. - Các chữ ghi chú sẽ tự động quay theo hướng Bắc trong mọi trường hợp. * Bản đồ Hỗ trợ đầy đủ các công cụ bản đồ như : + Tạo topology với số lượng đỉnh thửa lớn, tính diện tích chính xác, không bỏ thửa.
  38. 28 + Quản lý thông tin thửa đất và tìm kiếm thửa đất nhanh chóng, dễ dàng. + Kiểm tra và hoàn thiện bản đồ như: kiểm tra tiếp biên mảnh bản đồ, tạo đường bao ngoài mảnh bản đồ, đổi màu thửa theo mục đích sử dụng, kiểm tra lỗi biên tập chồng đè. * Bản đồ địa chính Phân hệ làm bản đồ địa chính được cập nhật theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, hỗ trợ công tác thành lập bản đồ địa chính tốt hơn. * Biên tập BĐĐC Hỗ trợ quá trình biên tập như: Đặt tỷ lệ biên tập bản đồ địa chính, chèn ký hiệu, biên tập biên giới, đường địa giới hành chính, giao thông, thủy hệ và các đối tượng liên quan. * Tiện tích - Chuẩn hoá các tên lớp thành tên theo chuẩn của MicroStation V8 như Level 1, Level 2, Khi chuyển bản vẽ lên từ MicroStation SE (V7) hoặc từ AutoCAD ta cần phải sử dụng tiện ích chuẩn hóa theo chỉ số lớp để chuẩn hoá các lớp. - Ghi thông tin nhãn thửa ra file txt: Ghi thông tin về số hiệu thửa, loại ruộng đất, diện tích trong nhãn địa chính (còn gọi là nhãn biên tập hay nhãn in) ra file text, có thể được dùng để ghi nhãn địa chính của famis ra file text. * Trợ giúp Nếu chưa biết cách sử dụng thì trong phần trợ giúp sẽ hướng dẫn sử dụng phần mềm VietMap XM, cập nhật phần mềm, thông tin bản quyền về phần mềm. [6] b. Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm VietmapXM. Chúng ta có thể tóm tắt quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm Viet Map XM như sau:
  39. 29 Hình 2.14: Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm Vietmap 2.6.3 Phần mềm bình sai lưới trắc địa Pronet, Dpsurvey Dpsurvey là phần mềm xử lý số liệu trắc địa - bản đồ (ước tính, bình sai, đánh giá độ ổn định mốc lún, mốc chuyển dịch ngang công trình, chuyển đổi các hệ tọa độ, tính toán xử lý số liệu đo vẽ chi tiết, các tiện ích thành lập bản đồ, tạo mô hình số địa hình từ đó tự động vẽ đường đồng mức, vẽ và thiết kế mặt cắt, tính khối lượng đào đắp ). Đây là phần mềm chuyên dụng để tự động hoá công tác xử lý số liệu Trắc địa-bản đồ trên máy tính. Phần mềm Pronet là phần mềm xử lí số liệu trắc địa, phục vụ cho công tác lập lưới khống chế bản đồ địa chính, địa hình. Phần mềm pronet được nghiên cứu và phát triển từ năm 1995. Đây là phần mềm chuyên sử dụng để tự động hóa công tác xử lí số liệu trắc địa trên máy tính đặc biệt với số lượng lớn. Ngoài ra pronet còn cung cấp nhiều tiện ích khác cho người sử dụng như ước tính độ chính xác của lưới, xử lý điểm đo chi tiết Để bình sai được bằng phần mềm pronet ta sử dụng một file số liệu đầu vào được soạn thảo trên notepad có định dạng là tên file.sl. Sau khi bình sai xong phần mềm sẽ cho ra 4 file có kết quả và ý nghĩa như sau: - tenfile.bs đây là file chứa kết quả bình sai - tenfile.err đây là file báo lỗi. Trong quá trình nhập số liệu nếu sai thì file sẽ báo lỗi - tenfile.kl đây là file chứa kết quả tính khái lược
  40. 30 - tenfile.xy là file chứa kết quả tọa độ gần đúng với các điểm trong lưới 2.7 Giới thiệu sơ lược về máy toàn đạc điện tử Sokkia Set 500 Hình 2.15: Máy toàn đạc điện tử Sokkia Set 500 Ưu điểm của máy toàn đạc Sokkia SET 500. Máy được trang bị tính năng đo laser không gương đến 400m , đảm bảo độ chính xác như mong muốn. Hệ thống ống kính sáng có độ phóng đại 30x, cho ảnh nhìn thêm rõ nét. Máy có nhiều chương trình đo ứng dụng thực tế, phục vụ nhiều yêu cầu công việc khác nhau. Thiết kế nhỏ gọn, chắc chắn và bền bỉ, đảm bảo hoạt động tốt trong các điều kiện bất lợi nhất. Bàn độ mã hóa giúp tăng cường độ chính xác đo góc, cùng với đó là thời gian thực hiện một phép đo tring thời gian rất nhanh.
  41. 31 Bảng 2.4: Một vài thông số kỹ thuật của máy toàn đạc Sokkia SET 500. 1. Ống kính máy: - Độ phóng đại : 30x - Độ phân giải ống kính đạt : 2.5″ - Trường nhìn : 1030″ - Khoảng nhìn min : 1.3m 2. Màn hình - 02 màn hình LCD, 192x80 Pixcel, được chiếu sáng và chỉnh tương phản 3.Bô nhớ máy - Bộ nhớ trong : 10.000 điểm - Bộ nhớ cắm ngoài : SD( Max 4GB) card và USB ( Max 4GB). 4.Đo cạnh: - Đo không gương (đo Laser) : từ 0,3m đến 400m - Gương tròn đơn : từ 1,3m đến 4000m. - Đo tới gương giấy : từ 1,3m đến 500m. - Gương mini : từ 1,3m đến 2500m. - Gương chùm 3 : từ 1,3m đến 5000m. - Độ chính xác/ thời gian đo cạnh: - Đo có gương: + Đo chính xác : ± (2 + 2 ppm x D)mm/ 0,9s. + Đo nhanh : ± (3 + 2 ppm x D)mm/ 0,3s - Đo không gương: + Từ 0,3m đến 200m: ± (3 + 2 ppm x D)mm. + Từ 200m đến 350m: ± (5 + 10 ppm x D)mm + Từ 350m đến 400m: ± (10 + 10 ppm x D)mm 5. Đo góc: - Độ chính xác ( ISO 17123-3 2001 ISCS) : 05″ - Hiển thị góc : 1/5″ - Tự động bù nghiêng : bù nghiêng 2 trục, phạm vị bù ± 6″
  42. 32 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng máy toàn đạc điện tử, và các phần mềm Microstation V8i,VietMap XM, pronet. . . xây dựng bản đồ địa chính tờ số 19 tỷ lệ 1:1000 tại xã Quỳnh Hậu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Địa bàn xã Quỳnh Hậu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An - Thời gian nghiên cứu từ 8/1/2019- 3/5/2019 3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu a. Nội dung nghiên cứu * Điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội,thực trạng quản lí và hiện trạng sử dụng đất xã Quỳnh Hậu - Điều kiện tự nhiên; - Đặc điểm về kinh tế xã hội; - Thực trạng quản lí đất đai; - Hiện trạng sử dụng đất; * Thành lập lưới khống chế đo vẽ - Khảo sát,đo vẽ ; - Bình sai lưới đường chuyền kinh vĩ; * Đo vẽ chi tiết, biên tập tờ bản đồ số 19 bằng phần mềm Microstation V8i, VietMap XM - Đo vẽ chi tiết ; - Biên tập tờ bản đồ số 19; - Chỉnh sửa tờ bản đồ; - Kiểm tra,nghiệm thu; * Khó khăn, tồn tại và giải pháp trong việc đo vẽ thành lập bản đồ - Khó khăn,tồn tại;
  43. 33 - Giải pháp; b. Phương pháp nghiên cứu - Tham khảo tài liệu chuyên ngành + Phương pháp khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu: Thu thập số liệu từ các cơ quan chức năng như Ủy ban nhân xã Quỳnh Hậu, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quỳnh Lưu về các điểm độ cao, địa chính hiện có, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu phục vụ cho đề tài, đồng thời tiến hành khảo sát thực địa để biết điều kiện địa hình thực tế của khu vực đo vẽ để có phương án bố trí đo vẽ thích hợp. + Phương pháp đo đạc: Đề tài sử dụng máy toàn đạc điện tử Sokkia SET 500 để đo đạc lưới khống chế đo vẽ, lưới khống chế mặt bằng sẽ được đo theo phương pháp GPS tĩnh. Sau khi đo đạc và tính toán hoàn chỉnh lưới khống chế mặt bằng, tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố ngoài thực địa. + Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu đo đạc lưới khống chế mặt bằng ngoài thực địa sẽ được xử lý sơ bộ và định dạng, sau đó sử dụng các phần mềm để tính toán, bình sai các dạng đường chuyền, kết quả sau mỗi bước tính toán sẽ được xem xét, đánh giá về độ chính xác, nếu đảm bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu sẽ được tiến hành các bước tiếp theo và cho ra kết quả về tọa độ chính xác của các điểm khống chế lưới. + Phương pháp bản đồ: Đề tài sử dụng phần mềm Microstation v8i kết hợp với phần mềm VietmapXM, đây là những phần mềm chuẩn dùng trong ngành địa chính để biên tập bản đồ địa chính, tiến hành trút số liệu đo vào phần mềm theo đúng quy chuẩn, sau đó dùng các lệnh để biên tập bản đồ địa chính cho khu vực nghiên cứu.
  44. 34 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, thực trạng quản lí và hiện trạng sử dụng đất của xã Quỳnh Hậu 4.1.1 Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý - Quỳnh Hậu là xã vùng đồng bằng của huyện Quỳnh Lưu với diện tích tự nhiên là 529 ha. Xã có đường quốc lộ 1A và vị trí tiếp giáp như sau: - Phía Tây giáp xã Quỳnh Hoa - Phía Bắc giáp xã Quỳnh Thạch - Phía Đông giáp xã Quỳnh Đôi - Phía Nam giáp xã Quỳnh Hồng và Quỳnh Bá b. Khí hậu Do nằm trong huyện Quỳnh Lưu,nên khí hậu của xã Quỳnh Hậu chịu những ảnh hưởng chung của khí hậu toàn huyện như sau: Quỳnh Hậu nằm trong khu vực nhiệt đới nhưng lại ở miền biển nên thường nhận được ba luồng gió: - Gió mùa Đông Bắc nằm sâu trong lục địa lạnh lẽo của vùng Sibia và Mông Cổ, từng đợt thổi qua Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ tràn về, bà con gọi là gió bắc. - Gió mùa Tây Nam ở tận vinh Bengal tràn qua lục địa, luồn qua các dãy Trường Sơn, thổi sang mà nhân dân thường gọi là gió Lào nhưng chính là gió tây khô nóng. - Gió mùa Đông nam mát mẻ từ biển Đông thổi vào nhân dân gọi là gió nồm Khí hậu Quỳnh Hậu chia làm hai mùa rõ rệt: - Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch. Mùa này tiết trời nóng nực, nhiệt độ trung bình 300C, có ngày lên tới 400C.
  45. 35 - Mùa lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 dương lịch năm sau. Mùa này thường có gió mùa đông bắc, mưa kéo dài. - Độ ẩm trung bình của toàn xã là 86 % c. Địa hình, địa mạo Quỳnh Hậu là một xã nằm ở vùng đồng bằng của huyện Quỳnh Lưu,địa hình của xã tương đối bằng phẳng dốc dần về phía đông và phía nam.Địa hình ở nơi đây rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp ,thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội d. Thủy văn, nguồn nước Xã có hệ thống kênh mương tương đối đầy đủ,hầu hết đã được bê tông hóa phục vụ cho công tác dẫn nước tưới tiêu phục vụ cho phát triển nông nghiệp và đời sống kinh tế của nhân dân 4.1.2 Đặc điểm về kinh tế, xã hội a. Thực trạng phát triển kinh tế Những năm trước đây, nghề sống chính của người dân Quỳnh Hậu chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây, Đảng bộ, HĐND, UBND xã đã tập chung lãnh đạo tạo nên những chuyển biến toàn diện, thay đổi diện mạo quê hương. Phát huy truyền thống thâm canh giỏi, xã đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, đưa các loại giống mới năng suất cao vào sản xuất nên sản lượng lương thực tăng. Ngoài sản xuất lương thực, nhân dân Quỳnh Hậu chú trọng phát triển các ngành nghề, dịch vụ như mộc, nề, cơ khí, xây dựng, phát triển chăn nuôi, gia súc, gia cầm, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày một nâng lên. Cùng với lãnh đạo phát triển kinh tế, xã rất chú trọng đầu tư trong lĩnh vực văn hóa- xã hội, giáo dục. Tốc độ phát triển kinh tế hàng năm đạt từ 18- 20%, trong đó dịch vụ thương mại chiếm 65%, nông nghiệp chiếm 35%.
  46. 36 b. Tình hình dân số Theo báo cáo thống kê đến năm 2017, dân số xã Quỳnh Hậu là 8.050 người với 2015 hộ. Toàn xã có 12 thôn gồm:thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn 4, thôn 5, thôn 6, thôn 7, thôn 8, thôn 9, thôn 10, thôn 11, thôn 12. c. Cơ sở hạ tầng * Hệ thống giao thông: xã có quốc lộ 1A chạy qua thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu và phát triển kinh tế. Các tuyến đường liên thôn, liên xã cũng đã được rải nhựa và bê tông hóa rất thuận tiện cho việc đi lại. * Cơ sở y tế: Xã có một trạm y tế phục vụ cho công tác khám chữa bệnh của dân.Cơ sở y tế của trạm đang từng bước được hiện đại hóa. *Cơ sở giáo dục –đào tạo: Xã có 1 trường cấp 1 và một trường cấp 2 đáp ứng đầy đủ nhu cầu dạy và học của con em trong xã. Cơ sở vật chất của nhà trường liên tục được tăng cường,việc đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ tin học vào dạy học đang ngày càng được quan tâm. *Hệ thống công trình bưu chính viễn thông: Dịch vụ bưu chính viễn thông đã có bước phát triển đáng kể cả về số lượng lẫn chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của xã. Cơ sở kĩ thuật và thiết bị từng bước được hiện đại. 4.1.3 Hiện trạng sử dụng đất Quỳnh hậu là một xã thuần nông nên đất nông nghiệp chiếm tới 79.14% tổng diện tích tự nhiên của toàn xã, tầng đất tương đối dày, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, có chế độ thấm nước, nhiệt độ, không khí điều hoà thuận lợi cho các quá trình lý hoá xảy ra trong đất. Dễ dàng cày bừa làm đất, giàu dinh dưỡng. Loại đất này chủ yếu được nhân dân sử dụng để trồng cây lương thực, thực phẩm và một số loại cây lâu năm khác.
  47. 37 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất tại xã Quỳnh Hậu Diện Tích Tỷ lệ STT Hiện Trạng Sử Dụng Đất (ha) (%) Tổng diện tích tự nhiên 529 100,00 1 Đất nông nghiệp 403 76.18 1.1 Đất trồng lúa 257,15 48,61 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 51,12 9,66 1.3 Đất trồng cây lâu năm 84,37 15,95 1.4 Đất nuôi trồng thuỷ sản 10,36 1,49 2 Đất phi nông nghiệp 115,25 21,79 2.1 Đất ở 53,15 10,05 2.2 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 15,2 2,87 2.3. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 25,58 4,84 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 7,64 1,44 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 10,02 1,89 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 3,66 0,69 3 Đất chưa sử dụng 10,75 2,03 (Nguồn: UBND xã Quỳnh Hậu) 4.1.4 Thực trạng quản lí đất đai Tăng cường công tác kiểm soát việc thực hiện các quy trình giải quyết thủ tục hành chính về đất đai;thực hiện các nội dung đề án nâng cao năng lực quản lí nhà nước về đất đai và môi trường toàn xã giai đoạn 2016 - 2020. Tập trung vào các nội dung: Đẩy mạnh, nâng cao công tác quản lí nhà nước về đất đai, khắc phục được những hạn chế còn tồn động trong
  48. 38 công tác quản lí đất đai,hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính để phục vụ tốt công tác quản lí. Công tác quản lí đất đai đi vào nề nếp. Thường xuyên kiểm tra ,rà soát việc thực hiện quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất; giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của đối tượng sử dụng đất. Bộ phận chuyên môn tiếp tục kiểm tra hướng dẫn nhân dân hoàn thiện hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật. 4.2 Công tác thành lập lưới khống chế đo vẽ 4.2.1 Công tác khảo sát, đo vẽ a. Khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu. Để phục vụ cho công tác đo đạc lưới khống chế đo vẽ cũng như cho công tác thành lập bản đồ địa chính, tiến hành khảo sát khu đo để đánh giá mức độ thuận lợi, khó khăn của địa hình, địa vật đối với quá trình đo vẽ. Những tài liệu, số liệu thu thập được tại những cơ quan địa chính cấp huyện và cấp xã gồm 3 điểm địa chính cấp cao được phân bố đều trên toàn khu vực xã Quỳnh Hậu, bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã được thành lập năm 2014 có chỉnh sửa bổ sung hàng năm. Ngoài ra còn có các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, định hướng phát triển của phường trong những năm tới. - Thiết kế sơ bộ lưới kinh vĩ : Căn cứ vào hợp đồng của Công ty cổ phần địa chính và tài nguyên môi trường Hà Nội về việc đo đạc lập bản đồ địa chính, xây dựng hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã Quỳnh Hậu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, quy phạm thành lập bản đồ địa chính. Từ các điểm địa chính trong xã ( có 3 điểm địa chính hạng IV được đo bằng công nghệ GPS ). Lưới kinh vĩ được thống nhất thiết kế như sau: Thực hiện bằng công nghệ GPS theo đồ hình chuỗi tam giác, tứ giác dày đặc được đo nối với 3 điểm địa chính cơ sở hạng cao. Mật độ điểm, độ chính xác mạng lưới tuân thủ theo thiết kế kỹ thuật xây dựng lưới kinh vĩ
  49. 39 khu đo và đảm bảo yêu cầu việc phát triển lưới khống chế đo vẽ cấp thấp hơn, phục vụ công tác đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính. Lấy 3 điểm mốc địa chính trong khu vực đo vẽ làm điểm khởi tính. Các điểm lưới kinh vĩ phải được bố trí đều nhau trong khu vực đo vẽ sao cho một trạm máy có thể đo được nhiều điểm chi tiết nhất. Bảng 4.2: Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền địa chính Chỉ tiêu kỹ STT Các yếu tố cơ bản của đường chuyền thuật 1 Góc ngoặt đường chuyền ≥ 300 2 Số cạnh trong đường chuyền ≤ 15 Chiều dài đường chuyền: - Nối 2 điểm cấp cao ≤ 8 km 3 - Từ điểm khởi tính đến điểm nút hoặc giữa hai điểm nút ≤ 5 km - Chu vi vòng khép ≤ 20 km Chiều dài cạnh đường chuyền : ≤ 1400 m - Cạnh dài nhất 4 ≥ 200 m - Cạnh ngắn nhất 500 m - - Chiều dài trung bình một cạnh 700 m 5 Trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc ≤ 5 giây Trị tuyệt đối sai số giới hạn khép góc đường chuyền hoặc ≤ 5 n 6 vòng khép (n: là số góc trong đường chuyền hoặc vòng giây khép) ≤ 1: 7 Sai số khép giới hạn tương đối fs/ [s] 25.000 (Nguồn:TT 25-2014 ngày 19.5.2014 quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường ).
  50. 40 - Một vài thông số kỹ thuật được quy định trong Thông tư 25/2014/TT-BTNMT: + Cạnh đường chuyền được đo bằng máy đo dài có trị tuyệt đối sai số trung phương đo dài lý thuyết theo lý lịch của máy đo (ms) không vượt quá 10 mm + D mm (D là chiều dài tính bằng km), được đo 3 lần riêng biệt, mỗi lần đo phải ngắm chuẩn lại mục tiêu, sốchênh giữa các lần đo không vượt quá 10 mm. + Góc ngang trong đường chuyền được đo bằng máy đo góc có trị tuyệt đối sai sốtrung phương đo góc lý thuyết theo lý lịch của máy đo không vượt quá 5 giây, đo theo phương pháp toàn vòng khi trạm đo có 3 hướng trởlên hoặc theo hướng đơn (không khép về hướng mở đầu). Bảng 4.3: Số lần đo quy định STT Loại máy Số lần đo 1 Máy có độ chính xác đo góc 1 - 2 giây ≥4 2 Máy có độ chính xác đo góc 3 - 5 giây ≥6 (Nguồn:TT 25-2014 ngày 19.5.2014 quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường ). Bảng 4.4: Các hạn sai khi đo góc (quy định chung cho các máy đo có độ chính xác đo góc từ 1 - 5 giây) không lớn hơn giá trị quy định Hạn sai STT Các yếu tố đo góc (giây) 1 Số chênh trị giá góc giữa các lần đo 8 2 Số chênh trị giá góc giữa các nửa lần đo 8 Dao động 2C trong 1 lần đo (đối với máy không có bộ 3 12 phận tự cân bằng) 4 Sai số khép về hướng mở đầu 8 5 Chênh giá trị hướng các lần đo đã quy “0” (quy không) 8 (Nguồn: TT 25-2014 ngày 19.5.2014 quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường )
  51. 41 Bảng 4.5: Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chung của lưới khống chế đo vẽ Chỉ tiêu kỹ thuật Tiêu chí đánh giá chất lượng STT Lưới KC đo vẽ Lưới KC đo vẽ lưới khống chế đo vẽ cấp 1 cấp 2 Sai sốtrung phương vị trí điểm sau ≤5 cm 1 ≤7 cm bình sai so với điểm gốc Sai sốtrung phương tương đối cạnh ≤1/25.000 2 ≤1/10000 sau bình sai 3 Sai sốkhép tương đối giới hạn ≤1/10000 ≤1/5.000 (Nguồn: TT 25-2014 ngày 19.5.2014 quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường ). - Chọn điểm, đóng cọc thông hướng : + Lưới kinh vĩ được phát triển từ 3 điểm địa chính đã được xác định ngoài thực địa. Số hiệu các điểm là QL-143, QL-146, QL-147. Tọa độ và độ cao được cung cấp bởi sở tài nguyên và môi trường tỉnh Nghệ An.Hệ tọa độ,độ cao VN-2000, kinh tuyến trục 104o45’, múi chiếu 3o, Elipsoid WGS84, lưới chiếu UTM. + Các điểm dược chọn ở vị trí quang đãng,không bị ảnh hưởng bởi các tín hiệu xung quanh và phải đảm bảo góc ngưỡng từ 150 trở lên. + Vị trí chọn điểm kinh vĩ phải thông thoáng, nền đất chắc chắn ổn định, các điểm khống chế phải tồn tại lâu dài đảm bảo cho công tác đo ngắm và kiểm tra tiếp theo. + Sau khi chọn điểm xong dùng cọc gỗ có kích thước 4 * 4 cm, dài 30 - 50 cm đóng tại vị trí đã chọn, đóng đinh ở đầu cọc làm tâm, dùng sơn đỏ đánh dấu cho dễ nhận biết. + Kích thước cọc và chỉ tiêu kĩ thuật phải tuân theo quy phạm thành lập bản đồ địa chính của Bộ TN – MT.
  52. 42 Trong quá trình chọn điểm kinh vĩ đã thu được kết quả như sau: Tổng số điểm địa chính cao cấp: 3 điểm Tổng số điểm lưới kinh vĩ 87 điểm bao gồm: 54 điểm lưới cấp 1 và 33 điểm lưới cấp 2 b. Đo các yếu tố cơ bản của lưới Lưới kinh vĩ khu đo xã Quỳnh Hậu,huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An được thực hiện bằng công nghệ GPS theo đồ hình chuỗi tam giác, tứ giác dày đặc được đo nối với 3 điểm địa chính hạ tầng cao. Mật độ điểm, độ chính xác của lưới tuân thủ theo thiết kế kĩ thuật xây dựng lưới kinh vĩ khu đo và đảm bảo yêu cầu của điểm phát triển lưới khống chế đo vẽ cấp thấp hơn, phục vụ công tác đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính. - Số lượng điểm đo kinh vĩ được lập từ 3 điểm địa chính cơ sở hạng cao là 87 điểm. - Đặc điểm của lưới:Lưới kinh vĩ được xây dựng theo hệ tọa độ quốc gia VN-2000,Elipsoid WGS-84,lưới chiếu UTM,múi chiếu 30 , kinh tuyến trục 104o45’(theo kinh tuyến trục của tỉnh Nghệ An) và được thiết kế thành một mạng lưới chung cho từng khu đo. - Lưới được xây dựng theo phương pháp đo GPS tĩnh sử dụng máy đo GPS Huce x20 (Số máy : 026543, 017654, 016372, 032456, 014234) , với 8 ca đo trong ngày mỗi ca dao động từ 45-60 phút đảm bảo theo đúng quy trình,quy phạm của bộ tài nguyên và môi trường. 4.2.2 Bình sai lưới đường chuyền kinh vĩ - Bình sai lưới kinh vĩ cấp 1 - Trút số liệu đo từ máy GPS H ucex20- bằng phần mềm Trimble Business Center. - Từ số liệu đo đạc lưới kinh vĩ đã tiến hành sử dụng phần mềm bình sai GPSurvey 2.97 để bình sai lưới kinh vĩ.
  53. 43 - Kết quả bình sai được thể hiện qua bảng sau. Trong bảng chỉ là trách dẫn một số điểm tọa độ bình sai. Số liệu cụ thể được thể được thể hiện ở phần phụ lục Bảng 4.6: Số liệu điểm gốc Tọa độ STT Tên điểm X(m) Y(m) 1 QL-143 2120278.871 594974.382 2 QL-146 2120152.134 593668.200 3 QL-147 2119009.662 595543.032 Bảng 4.7: Bảng kết quả tọa độ phẳng và độ cao lưới cấp 1 sau khi bình sai HỆ TỌA ĐỘ PHẲNG VN-2000 KINH TUYẾN TRỤC 104045’ ELLIPSOID WGS-84 Số Tên Tọa độ Độ cao Sai số vị trí điểm TT điểm X(m) Y(m) h(m) (mx) (my) (mh) (mp) 1 KV1-01 2119301.631 594526.009 3.737 0.003 0.003 0.003 0.004 2 KV1-02 2119151.647 594403.308 2.120 0.003 0.003 0.003 0.004 3 KV1-03 2119333.426 594673.535 2.330 0.003 0.003 0.004 0.004 4 KV1-04 2119318.763 594745.161 2.313 0.005 0.005 0.008 0.007 5 KV1-05 2119238.131 594782.242 2.013 0.003 0.003 0.004 0.004 6 KV1-06 2119220.379 594884.494 2.151 0.004 0.009 0.013 0.010 7 KV1-07 2119015.416 594896.549 1.947 0.004 0.004 0.006 0.006 8 KV1-08 2119014.698 594800.119 2.037 0.004 0.004 0.006 0.005 9 KV1-09 2118954.729 594686.755 1.530 0.003 0.003 0.003 0.004 10 KV1-10 2119016.739 594994.868 2.054 0.003 0.004 0.005 0.005 11 KV1-11 2118881.466 594962.933 2.130 0.003 0.003 0.004 0.004 12 KV1-12 2118689.318 594892.824 2.012 0.002 0.003 0.004 0.003 13 KV1-13 2118896.078 595057.638 1.992 0.004 0.004 0.005 0.006 14 KV1-14 2119016.598 595107.130 1.845 0.003 0.004 0.005 0.005 15 KV1-15 2119143.104 595136.967 1.945 0.005 0.005 0.007 0.007 16 KV1-16 2119111.635 595247.888 1.971 0.004 0.005 0.006 0.006 17 KV1-17 2118985.227 595216.700 1.702 0.003 0.004 0.007 0.005 . . . .
  54. 44 - Bình sai lưới kinh vĩ cấp 2 - Từ cơ sở tọa độ, độ cao17 điểm kinh vĩ cấp 1, tiến hành đo và thành lập 27 điểm kinh vĩ cấp 2 - Từ số liệu đo đạc lưới kinh vĩ sử dụng phần mềm bình sai Pronet để tiến hành tính khái lược cũng như bình sai chi tiết lưới khống chế đo vẽ.Kết quả chi tiết được thể hiện theo hình dưới đây.Trong hình là trích dẫn tọa độ bình sai của 6 điểm lưới khống chế đo vẽ cấp 2 trên cơ sở tọa độ của 6 điểm gốc cấp 1 là KV1-34, KV1-33, KV1-32, KV1-31, KV1-30, KV1-23. Hình 4.1: Kết quả tính khái lược lưới khống chế đo vẽ Hình 4.2: Thành quả tính toán tọa độ bình sai bằng phần mềm Pronet
  55. 45 - Thành lập sơ đồ lưới khống chế đo vẽ Sau khi đã có được tọa độ,độ cao của các điểm kinh vĩ 1, 2, ta tiến hành vẽ nối các điểm kinh vĩ lại với nhau bằng phần mềm Microstation V8i-VietMap XM Hình 4.3: Sơ đồ lưới khống chế đo vẽ cấp 1, 2 4.3 Đo vẽ chi tiết, biên tập tờ bản đồ số 19 tỷ lệ 1:1000 bằng phần mềm Microstation V8i và VietMap XM 4.3.1 Đo vẽ chi tiết Sau khi có kết quả bình sai lưới ta có được tọa độ chính xác của các điểm lưới, tiến hành đo chi tiết. - Khi đo vẽ chi tiết, tùy theo yêu cầu độ chính xác bản đồ cần lập và phương pháp đo vẽ lập bản đồ địa chính mà lựa chọn loại máy đo, độ chính xác lý thuyết theo lý lịch của máy đo cho phù hợp và phải quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật dự toán công trình. - Đo vẽ đường địa giới hành chính. + Trước khi đo vẽ chi tiết, ta phải phối hợp với cán bộ địa chính cấp xã dẫn đạc xác định đường địa giới hành chính trên thực địa theo thực tế đang quản lý và thông tin trên hồ sơ địa giới hành chính.
  56. 46 + Việc đo vẽ chi tiết đường địa giới hành chính thực hiện theo ranh giới thực tế đang quản lý tại thực địa với độ chính xác tương đương với điểm đo chi tiết. - Đo vẽ ranh giới thửa đất được thực hiện theo hiện trạng thực tế đang sử dụng, quản lý đã được xác định. - Đo vẽ nhà ở, công trình xây dựng khác thực hiện theo đường ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý tại thực địa với độ chính xác tương đương với điểm đo vẽ chi tiết. Việc đo ngoài thực địa dược thực hiện hoàn toàn bằng máy đo Sokkia SET 500. Sau đây là kết quả đo một số điểm chi tiết ngoài thực địa Bảng 4.8: Kết quả đo một số điểm chi tiết Điểm đứng máy KV2-05 Điểm định hướng KV2-06 STT Khoảng cách Góc bằng Chiều cao gương 1 5.756 253.8111 1.350 2 5.098 264.4347 1.350 3 5.485 290.4153 1.350 4 4.694 309.4861 1.350 5 7.564 283.4764 1.350 6 5.212 334.0319 1.350 Sau khi kết thúc quá trình đo đạc ngoài thực địa,bước tiếp theo ta sẽ tiến hành trút số liệu đo chi tiết trong máy ra và sử dụng phần mềm Microstion V8i và VietMap XM để thành lập bản đồ địa chính. Quá trình được tiến hành như sau Trút số liệu từ máy toàn đạc Sokkia Set 500 vào máy tính bằng phần mèm Sokkia Link V 2.2. Sau khi trút xong file số liệu sẽ có cấu trúc như sau:
  57. 47 Hình 4.4: Cấu trúc file dữ liệu Tiến hành xử lí số liệu đo bằng phần mềm tính tọa độ, độ cao Dpsurvey Hình 4.5. Kết quả tính XYH Sau đó ta tiến hành lưu kết quả tính XYH dưới dạng file text. Tiếp theo khởi động phần mềm Microstation V8i và VietMap XM. Vào phần bản đồ trên thanh công cụ của VietMapXM chọn nhập số liệu đo
  58. 48 chọn xử lí số liệu đo chi tiết. Sau đó ta tiến hành nhập file XYH vừa xuất ra để triển điểm lên bản vẽ Hình 4.6: Nhập file XYH vừa xuất ra Hình 4.7: Kết quả sau khi triển điểm lên bản vẽ Sau đó tiến hành nối vẽ chi tiết các điểm đã được triển lên trên bản vẽ
  59. 49 Hình 4.8: Kết quả sau khi nối điểm Hình 4.9: Kết quả những ngày đo tiếp theo Những ngày tiếp theo làm tương tự. Sau khi đã tiến hành đo vẽ xong toàn bộ xã Quỳnh Hậu ta tiến hành tạo Topology thửa đất: Để có thể thực hiện được các chức năng như là tính diện tích, vẽ nhãn địa chính ta phải tạo được tâm thửa(topology). Công việc chuyển sang bước tiếp theo: Sửa lỗi: Topology là mô hình lưu trữ dữ liệu trên bản đồ không gian đã được chuẩn hóa. Nó không chỉ lưu trữ những thông tin địa lý,hình dạng của từng đối tượng trên bản đồ riêng rẽ mà còn mô tả không gian giữa chúng như nối nhau, kề nhau và topology chỉ được tạo khi các vùng đất
  60. 50 liền nhau, khép kín. Tuy nhiên trong quá trình vẽ không tránh khỏi sai sót.VietMap XM cung cấp cho chúng ta chức năng tìm và sửa lỗi Mapclean. Từ Menu chính của phần mềm vào bản đồ=>tạo topology=>tự động tìm và sửa lỗi(mapclean) Hình 4.10: Giao diện của phần tìm sửa lỗi Ngoài ra cũng có thể sửa lỗi trên bản đồ bằng phần hiển thị lỗi Topology và các lỗi khác. Sau khi đã sửa hết các lỗi trên bản đồ ta tiến hành tạo tâm thửa(topology). Từ menu chính của phần mềm VietMap XM vào bản đồ=>chọn topology=>chọn tạo topology thửa đất Hình 4.11: Thửa đất sau khi được tạo tâm thửa
  61. 51 Sau khi đã thực hiện tạo topology, ta tiến hành tạo bảng chắp và chia mảnh bản đồ theo đúng quy định của thông tư 25/2014/TT-BTNMT.Từ menu chính của phần mềm chọn Bản đồ=>Xử lí bản vẽ tổng=>tạo bảng chắp=>đánh số tờ bản đồ=>cắt mảnh. Sau khi đã cắt mảnh bản đồ thì tiến hành biên tập bản đồ. Do quá trình biên tập bản đồ giống nhau nên em chọn 1 tờ bản đồ để biên tập và em chọn tờ bản đồ số 19. 4.3.2 Biên tập tờ bản đồ địa chính số 19 tỷ lệ 1:1000 * Đặt tỷ lệ bản vẽ: Theo thiết kế thành lập bản đồ địa chính xã Quỳnh Hậu thì tỷ lệ bản đồ được chọn là 1:1000 nên ta tiến hành đặt tỷ lệ biên tập bản đồ là 1:1000. Quy trình được thực hiện như sau từ menu chính của phần mềm chọn biên tập=>đặt tỷ lệ biên tập bản đồ và tiến hành đặt lệ của bản đồ là 1:1000 Hình 4.12: Bản đồ sau khi được đặt tỷ lệ 1:1000 *Tiến hành vẽ nhãn, thửa địa chính : Sau khi đã có được tâm thửa ta tiến hành tính diện tích vẽ nhãn thửa cho từng thửa đất. Trên thanh menu chính của phần mềm chọn bản đồ=>xử lí nhãn địa chính=>vẽ nhãn thửa
  62. 52 Hình 4.13: Thửa đất sau khi được vẽ nhãn thửa Ngoài ra, phần mềm Vietmap XM còn có vẽ rãnh tay nhãn địa chính, công cụ này phục vụ cho việc tự động biên tập nhãn thửa xoay theo hình thửa đất, đẹp mắt, nhanh, gọn nhẹ đáp ứng được nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. * Ghi chú các yếu tố khác trên bản đồ địa chính Sau khi vẽ nhãn thửa địa chính ta tiến hành ghi chú các yếu tố khác trên bản đồ địa chính như nhà,giao thông,thủy lợi,địa giới .Ta tiến hành như sau từ menu chính của phần mềm chọn biên tập=>chọn lần lượt các phần trong mục để tiến hành ghi chú Hình 4.14: Bản đồ sau khi được điền đầy đủ các thông tin Sau khi đã tiến hành các bước biên tập xong,ta vẽ khung bản đồ địa chính Từ menu chính của phần mềm chọn bản đồ=>vẽ khung bản đồ=>vẽ khung bản đồ địa chính.
  63. 53 Hình 4.15: Vẽ khung bản đồ địa chính Hình 4.16: Kết quả vẽ khung bản đồ địa chính 4.3.3 Kiểm tra, chỉnh sửa, nghiệm thu tờ bản đồ địa chính Sau khi đã hoàn thành hết các thao tác đo vẽ bản đồ, ta sẽ tiến hành kiểm tra và hoàn thiện bản đồ địa chính
  64. 54 Hình 4.17: Kiểm tra và hoàn thiện bản đồ, tờ bản đồ địa chính Tiến hành đối soát để xem tờ bản đồ có sai sót hoặc thiếu sót chỗ nào không nếu có sẽ tiến hành chỉnh sửa hoặc đo bổ sung chỗ còn thiếu. Nếu bản đồ đạt yêu cầu sẽ tiến hành in và giao nộp sản phẩm cho cơ quan có thẩm quyền. 4.4 Khó khăn, tồn tại và giải pháp trong công tác thành lập bản đồ địa chính xã Quỳnh Hậu 4.4.1 Khó khăn, tồn tại - Do quá trình đo hoàn toàn được tiến hành ngoài thực địa nên gặp nhiều khó khăn về thời tiết và điều kiện làm việc. - Tình trạng tranh chấp đất giữa các hộ gia đình vẫn xảy ra gây nhiều khó khăn trong công tác đo đạc. - Do quá trình rải nhựa và bê tông hóa các tuyến đường trong xã đã làm mất đi một số mốc cứng kinh vĩ nên độ chính xác khi đo của bản đồ cũng bị giảm đi. - Số lượng các tổ đo còn ít nên quá trình đo vẽ diễn ra chậm .
  65. 55 - Diện tích hầu như toàn là đất nông nghiệp nên qúa trình đi lại từ khu dân cư này đến khu dân cư khác để đo sẽ mất nhiều thời gian. 4.4.2 Giải pháp - Giải quyết các tranh chấp đất đai còn tồn tại giữa các hộ dân với nhau, tuyên truyền cho người dân hiểu được tầm quan trọng của việc thành lập bản đồ địa chính. - Tăng cường số lượng tổ đo ngoài thực địa để cho công tác đo vẽ được diễn ra nhanh hơn
  66. 56 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Qua quá trình làm đề tài, em rút ra được những kết luận sau: - Điều kiện kinh tế cũng như cơ sở vật chất của xã đã dần được cải thiện, đời sống của người dân được tốt hơn cùng với đó đẩy mạnh,nâng cao công tác quản lí nhà nước về đất đai, khắc phục được những hạn chế còn tồn động trong công tác quản lí đất đai, hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính để phục vụ tốt công tác quản lí. - Từ tọa độ các điểm,số đo góc cạnh điểm kinh vĩ, tiến hình sử dụng hệ thống phần mềm Pronet, Dpsurvay 2.9.7 để tiến hành bình sai và kết quả là lưới khống chế đo vẽ cấp 1, 2 hoàn thành đảm bảo được các yêu cầu về độ chính xác đề ra theo đúng quy phạm do Tổng cục Địa chính ban hành năm 1999. - Thành lập được tờ bản đồ địa chính số 19 từ số liệu đo chi tiết ngoài thực địa bằng việc sử dụng các phần mềm tin học Microstation V8i,VietMap XM. Ranh giới, loại đất đã được đo vẽ và kí hiệu trên bản đồ theo đúng hiện trạng sử dụng đất. - Thấy được những khó khăn ,tồn tại trong quá trình đo vẽ thành lập bản đồ địa chính tại xã Quỳnh Hậu đồng thời cũng đưa ra một số giải pháp để hạn chế những khó khăn gặp phải. 5.2 Kiến nghị - Tạo điều kiện cho công tác quản lý tài nguyên đất đai của nhà nước mang tính hệ thống, thống nhất trong ngành. - Cần phải mở rộng phạm vi nghiên cứu trên nhiều máy toàn đạc điện tử khác nhau và đưa ra các giải pháp trong đo vẽ để xây dựng bản đồ địa chính. - Tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng công nghệ khoa học vào công tác thành lập bản đồ nhằm tăng năng suất lao động, tự động hóa quá trình thành lập bản đồ giảm bớt thời gian, chi phí, công sức.
  67. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Anh, (2013), Bài giảng thực hành tin học chuyên ngành, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 2. Phan Đình Binh (2012) Bài giảng Bản đồ địa chính - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 3. Bộ Tài Nguyên và Môi trường, (2005), Quy trình đo vẽ thành lập bản đồ địa chính, Hà Nội. 4. Luật đất đai 2013, (2014), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Nghị định Chính phủ về thi hành Luật Đất đai. 4.Vũ Thị Thanh Thủy, Lê Văn Thơ, Phan Đình Binh, Nguyễn Ngọc Anh, (2008), Giáo trình trắc địa cơ sở, NXB Nông Nghiệp – HN. 6. Vũ Thị Thanh Thủy (2009) Bài giảng trắc địa II - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 7. Thông tư 25/2014/TT-BTNMT Quy định về chia mảnh, đánh số mảnh bản đồ địa chính. 8. Tổng cục Địa chính, (1999), Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:5000. 9. Tổng cục Địa chính, Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử. 10. Viện nghiên cứu Địa chính, (2002), Hướng dẫn sử dụng phần mềm MicroStation & Mappingoffice để thành lập bản đồ địa chính, Hà Nội. 11. Quyết định 08/2008/QĐ- BTNMT ngày 10/11/2008 Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200; 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:50000; 1:10000
  68. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 BẢNG KẾT QUẢ TỌA ĐỘ PHẲNG VÀ ĐỘ CAO SAU BÌNH SAI LƯỚI KINH VĨ CẤP 1 HỆ TỌA ĐỘ PHẲNG VN-2000 KINH TUYẾN TRỤC : 104°45' ELLIPSOID : WGS-84 Số Tên Tọa độ Độ cao Sai số vị trí điểm TT điểm X(m) Y(m) h(m) (mx) (my) (mh) (mp) 1 KV1-01 2119301.631 594526.009 3.737 0.003 0.003 0.003 0.004 2 KV1-02 2119151.647 594403.308 2.120 0.003 0.003 0.003 0.004 3 KV1-03 2119333.426 594673.535 2.330 0.003 0.003 0.004 0.004 4 KV1-04 2119318.763 594745.161 2.313 0.005 0.005 0.008 0.007 5 KV1-05 2119238.131 594782.242 2.013 0.003 0.003 0.004 0.004 6 KV1-06 2119220.379 594884.494 2.151 0.004 0.009 0.013 0.010 7 KV1-07 2119015.416 594896.549 1.947 0.004 0.004 0.006 0.006 8 KV1-08 2119014.698 594800.119 2.037 0.004 0.004 0.006 0.005 9 KV1-09 2118954.729 594686.755 1.530 0.003 0.003 0.003 0.004 10 KV1-10 2119016.739 594994.868 2.054 0.003 0.004 0.005 0.005 11 KV1-11 2118881.466 594962.933 2.130 0.003 0.003 0.004 0.004 12 KV1-12 2118689.318 594892.824 2.012 0.002 0.003 0.004 0.003 13 KV1-13 2118896.078 595057.638 1.992 0.004 0.004 0.005 0.006 14 KV1-14 2119016.598 595107.130 1.845 0.003 0.004 0.005 0.005 15 KV1-15 2119143.104 595136.967 1.945 0.005 0.005 0.007 0.007 16 KV1-16 2119111.635 595247.888 1.971 0.004 0.005 0.006 0.006 17 KV1-17 2118985.227 595216.700 1.702 0.003 0.004 0.007 0.005 18 KV1-18 2119030.163 595349.008 1.624 0.002 0.004 0.006 0.004 19 KV1-19 2118936.671 595320.087 1.557 0.002 0.003 0.006 0.004 20 KV1-20 2118748.226 595313.310 1.977 0.002 0.002 0.004 0.003 21 KV1-21 2119163.799 595474.732 2.558 0.002 0.003 0.004 0.003 22 KV1-22 2119637.976 595609.071 2.391 0.002 0.003 0.004 0.004 23 KV1-23 2119592.264 595382.514 2.503 0.006 0.009 0.017 0.011 24 KV1-24 2119817.958 595352.018 2.324 0.003 0.005 0.007 0.006 25 KV1-25 2120044.400 595360.862 2.422 0.002 0.002 0.003 0.003
  69. 26 KV1-26 2119788.714 595229.761 1.997 0.002 0.003 0.004 0.004 27 KV1-27 2119699.297 595250.458 1.991 0.003 0.004 0.006 0.005 28 KV1-28 2120014.295 595019.574 2.662 0.002 0.002 0.003 0.002 29 KV1-29 2119858.519 595027.748 2.511 0.002 0.003 0.004 0.003 30 KV1-30 2119746.763 595061.386 1.742 0.003 0.003 0.005 0.004 31 KV1-31 2119591.886 595134.731 1.490 0.003 0.003 0.004 0.004 32 KV1-32 2119572.589 595266.327 2.118 0.003 0.004 0.005 0.005 33 KV1-33 2119280.850 595163.460 2.582 0.003 0.004 0.005 0.005 34 KV1-34 2119314.936 595038.423 2.742 0.003 0.004 0.004 0.005 35 KV1-35 2119365.771 594870.745 2.984 0.003 0.003 0.004 0.004 36 KV1-36 2119469.908 594186.542 2.420 0.004 0.004 0.005 0.006 37 KV1-37 2119626.277 594278.180 2.703 0.004 0.006 0.010 0.007 38 KV1-38 2119577.509 594346.237 2.771 0.004 0.004 0.004 0.005 39 KV1-39 2119619.513 594182.350 3.110 0.003 0.004 0.006 0.005 40 KV1-40 2119658.518 594056.990 2.444 0.002 0.003 0.003 0.004 41 KV1-41 2119574.095 593728.959 2.794 0.003 0.003 0.004 0.004 42 KV1-42 2119807.526 594148.629 3.443 0.002 0.002 0.003 0.003 43 KV1-43 2120862.431 594387.967 3.394 0.002 0.003 0.004 0.003 44 KV1-44 2118403.765 595656.802 2.218 0.002 0.003 0.005 0.003 45 KV1-45 2119760.076 593903.351 3.291 0.002 0.002 0.003 0.003 46 KV1-46 2119653.899 593263.617 3.249 0.003 0.003 0.004 0.004 47 KV1-47 2119790.753 593007.994 3.266 0.002 0.003 0.004 0.004 48 KV1-48 2120120.024 594210.485 4.394 0.001 0.002 0.003 0.002 49 KV1-49 2120631.064 594649.781 4.299 0.002 0.002 0.003 0.003 50 KV1-50 2120550.206 594169.090 3.152 0.002 0.002 0.003 0.003 51 KV1-51 2119549.665 594579.573 3.506 0.002 0.002 0.002 0.003 52 KV1-52 2119531.834 593973.375 1.934 0.003 0.003 0.003 0.004 53 KV1-53 2119960.928 594503.218 2.934 0.001 0.002 0.002 0.002 54 KV1-54 2119683.852 594781.300 2.641 0.002 0.002 0.003 0.003 55 QL-143 2120278.871 594974.382 3.028 56 QL-146 2120152.134 593668.200 2.142 57 QL-147 2119009.662 595543.032 1.119
  70. PHỤ LỤC 2 BẢNG THÀNH QUẢ TỌA ĐỘ, ĐỘ CAO Lưới khống chế đo vẽ cấp 2 Khu đo: Xã Quỳnh Hậu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Tọa độ Độ cao Số TT Tên điểm Ghi chú X(m) Y(m) h(m) 1 KV1-07 2119015.416 594896.549 1.947 Điểm gốc 2 KV1-08 2119014.698 594800.119 2.037 Điểm gốc 3 KV1-09 2118954.729 594686.755 1.530 Điểm gốc 4 KV1-10 2119016.739 594994.868 2.054 Điểm gốc 5 KV1-11 2118881.466 594962.933 2.130 Điểm gốc 6 KV1-12 2118689.318 594892.824 2.012 Điểm gốc 7 KV1-13 2118896.078 595057.638 1.992 Điểm gốc 8 KV1-14 2119016.598 595107.130 1.845 Điểm gốc 9 KV1-26 2119788.714 595229.761 1.997 Điểm gốc 10 KV1-27 2119699.297 595250.458 1.991 Điểm gốc 11 KV1-28 2120014.295 595019.574 2.662 Điểm gốc 12 KV1-29 2119858.519 595027.748 2.511 Điểm gốc 13 KV1-30 2119746.763 595061.386 1.742 Điểm gốc 14 KV1-31 2119591.886 595134.731 1.490 Điểm gốc 15 KV1-32 2119572.589 595266.327 2.118 Điểm gốc 16 KV1-33 2119280.850 595163.460 2.582 Điểm gốc 17 KV1-34 2119314.936 595038.423 2.742 Điểm gốc Điểm khống chế đo vẽ cấp 2 1 KV2-01 2119339.283 595170.778 1.732 2 KV2-02 2119403.683 595184.780 1.650
  71. 3 KV2-03 2119485.417 595195.321 1.588 4 KV2-04 2119546.709 595160.743 1.622 5 KV2-05 2119472.118 595250.383 1.771 6 KV2-06 2119519.668 595263.985 1.906 7 KV2-11 2119208.919 595149.781 1.914 8 KV2-12 2119196.968 595081.538 2.029 9 KV2-13 2119192.832 595015.101 2.002 10 KV2-14 2119142.242 595004.468 2.034 11 KV2-17 2119096.076 594999.481 1.961 12 KV2-18 2119092.632 595054.634 2.015 13 KV2-19 2119054.625 594994.308 1.998 14 KV2-20 2119080.924 595083.633 2.029 15 KV2-21 2119069.449 595120.789 1.902 16 KV2-22 2118893.384 594915.226 2.038 17 KV2-23 2118903.318 594869.702 2.167 18 KV2-24 2118911.237 594828.183 2.045 19 KV2-25 2118889.986 594810.194 1.780 20 KV2-26 2118916.012 594796.868 2.002 21 KV2-27 2118938.338 594787.486 1.912 22 KV2-28 2118953.451 594807.039 1.924 23 KV2-29 2118979.992 594800.806 2.001 24 KV2-30 2119824.332 595209.954 2.153 25 KV2-31 2119878.206 595194.689 2.183 26 KV2-32 2119866.852 595143.101 2.258 27 KV2-33 2119858.844 595081.918 2.403
  72. PHỤ LỤC 3 BẢNG THỐNG KÊ DIỆN TÍCH ĐẤT Thửa Tọa độ X Tọa độ Y Diện tích(m2) Loại đất 1 594700.19 2118996.19 347.6 ONT 2 594724.95 2118987.72 248.7 ONT 3 594740.58 2118997.4 499.2 ONT 4 2118997.4 2118994.17 548.9 ONT 5 594783.68 2118981.22 458 ONT 6 594817.76 2118989.87 540.9 ONT 7 594834.21 2118996.14 36.5 DTL 8 594842.6 2118984.37 196.1 ONT 9 594851.16 2118983.06 94.5 DGT 10 594863.86 2118994.53 332.4 ONT 11 594884.32 2118982.61 466.8 ONT 12 594898.12 2118994.86 8.9 DTL 13 594911.28 2118997.71 520.1 ONT 14 594928.85 2118999.84 407.8 ONT 15 594983.77 2118982 435.1 ONT 16 594996.81 2118969.08 59.5 DTL 17 594994.96 2118960.38 90.9 ONT 18 594985.01 2118971.48 54 DGT 19 594958.66 2118979.3 570.6 ONT 20 594933.24 2118976.8 383 ONT 21 594911.28 2118978.02 311.8 ONT 22 594903.79 2118961.76 296.9 ONT 23 594896.93 2118969.07 7.1 DTL 24 594896.72 2118975.26 118.9 DGT 25 594890.03 2118965.13 88.7 ONT 26 594879.55 2118964.14 327.1 ONT 27 594862.99 2118967.18 264.3 ONT
  73. 28 594860.59 2118979.79 230.4 ONT 29 594841.18 2118972.07 179.9 ONT 30 594819.7 2118967.79 239.6 ONT 31 594819.54 2118976.91 280.6 ONT 32 594791.12 2118967.11 356.2 ONT 33 594774.15 2118971.32 87.5 DTL 34 594755.08 2118967.08 575.1 ONT 35 594744.81 2118978.18 256.5 ONT 36 594728.69 2118962.16 273.5 ONT 37 594701.83 2118976.37 611.9 ONT 38 594686.82 2118978.9 185.2 DTL 39 594693.29 2118942.74 349.5 ONT 40 594706.18 2118950.43 275.1 ONT 41 594717.06 2118955.94 275.7 ONT 42 594768.77 2118940.66 1065.7 ONT 43 594781.53 2118956.65 232 ONT 44 594815.05 2118941.49 869.8 ONT 45 594820.12 2118959.71 193.1 TIN 46 594849.57 2118958.44 397.3 ONT 47 594873.52 2118946.34 293.8 ONT 48 594890.33 2118945.62 302.5 ONT 49 594917.63 2118956.86 383.7 ONT 50 594937.74 2118948.66 775.9 ONT 51 594960.83 2118959.2 563.9 ONT 52 594983.74 2118959.44 387.8 ONT 53 594985.83 2118937.31 585.1 ONT 54 594964.75 2118936.6 392.6 ONT 55 594956.25 2118932.66 11.5 DTL 56 594947.61 2118926.66 513.3 ONT 57 594915.32 2118930.06 468.5 ONT 58 594900.32 2118932.27 455.9 ONT
  74. 59 594880.19 2118921.84 524.2 ONT 60 594851.85 2118928.42 773.5 ONT 61 594838.22 2118937.18 555 ONT 62 594820.69 2118920.45 275.8 ONT 63 594798.85 2118926.29 237.6 ONT 64 594698.59 2118926.65 642.9 BHK 65 594681.14 2118935.21 293.3 DTL 66 594778.35 2118914.6 707.9 ONT 67 594764.23 2118934.75 514 ONT 68 594723.24 2118940.1 20 DTL 70 594743.41 2118965.62 368.6 ONT 71 594801.11 2118945.34 11.5 DTL 72 594856.23 2118934.21 140.5 ONT 73 594856.57 2118978.4 331.8 ONT 74 594867.54 2118926.21 16 DTL 75 594562.35 2118965.31 291.3 ONT 76 594826.32 2118953.3 299.9 ONT 77 594845.45 2118934.21 212.6 ONT 78 594834.25 2118923.3 40.6 ONT 79 594702.01 2118935.53 26.7 DTL 80 594721.25 2118945.29 819.4 ONT 81 594705.01 2118945.64 19.8 DTL 82 594756.41 2118972.6 486.4 ONT 83 594767.2 2118934.32 4434.7 DGT 84 594867.11 2118932.4 53.3 DTL 85 594865.56 2118913.23 30 LNK 86 594861.45 2118945.08 221.5 ONT 87 594754.57 2118967.34 36.7 LNK 88 594732.21 2118956.7 200.9 ONT 89 594702.12 2118967.54 589.9 ONT 90 594735.54 2118934.23 532.1 ONT
  75. 91 594756.76 2118935.34 853 ONT 92 594765.35 2118934.11 412.5 ONT 93 594757.54 2118943.21 607.1 ONT 94 594765.11 2118954.1 333.1 ONT 95 594806.7 2118943.21 225.3 ONT 96 594870.07 2118947.72 394 ONT 97 594892.21 2118956.67 443.9 ONT 98 594803.39 2118987.56 731.7 ONT 99 594847.47 2118945.3 546.8 ONT 100 594743.41 2118962.2 88.3 DGT 101 594754.65 2118967.2 606.5 ONT 102 594767.64 2118954.56 571.5 ONT 103 594723.31 2118956.34 270.1 ONT 104 594735.23 2118968.86 399.9 ONT 105 594678.87 2118912.3 232.9 ONT 106 594665.21 2118954.33 86.6 DTL 107 594646.47 2118989.56 220 ONT 108 594643.45 2118978.62 495.6 ONT 109 594856.21 2118965.72 494.6 ONT 110 594878.87 2118967.23 486.5 ONT 111 594848.45 2118974.8 125.2 DTL 112 594845.34 2118967.3 506.6 ONT 113 594856.65 2118932.1 483.5 ONT 114 594884.34 2118956.65 430.9 ONT 115 594767.76 2118943.42 516.6 ONT 116 594757.45 2118945.54 528.1 ONT 117 594789.98 2118909.11 357.7 ONT 118 594767.76 2118976.56 54.5 DTL 119 594787.98 2118967.72 597.7 ONT 120 594965.56 2118838.43 724.4 ONT 121 594989.06 2118835.12 534.8 ONT
  76. 122 594982.34 2118807.47 363.3 ONT 123 594972.95 2118845.32 318.2 ONT 124 594952.92 2118818.17 342.6 ONT 125 594922.45 2118805.3 622.7 ONT 126 594910.46 2118819.31 195.7 ONT 127 594902.92 2118810.63 173.5 ONT 128 594865.04 2118806.86 803.8 ONT 129 594886.13 2118796.6 417.4 ONT 130 594910.67 2118785.5 420.9 ONT 131 594999.08 2118796.35 347.1 ONT 132 594903.54 2118771.48 586.3 ONT 133 594883.06 2118783.97 187.1 ONT 134 594977.35 2118912.37 226.6 ONT 135 594796.03 2118953.57 180.7 ONT Tổng diện tích : 52037.6(m2) Trong đó diện tích cụ thể như sau: Đất ở nông thôn (ONT) : 45335.9(m2) Đất thủy lợi (DTL) : 1103.1(m2) Đất giao thông (DGT) : 4695.9(m2) Đất trồng lúa nước còn lại (LUK) : 66.7(m2) Đất cơ sở tín ngưỡng (TIN) : 193.1(m2) Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK) : 642.9(m2)