Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử chỉnh lý bản đồ địa chính tờ số 15 tỷ lệ 1:1000 xã Yên Trạch - Huyện Phú Lương - Tỉnh Thái Nguyên

pdf 78 trang thiennha21 5610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử chỉnh lý bản đồ địa chính tờ số 15 tỷ lệ 1:1000 xã Yên Trạch - Huyện Phú Lương - Tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ung_dung_cong_nghe_tin_hoc_va_may_toan_dac_dien_tu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử chỉnh lý bản đồ địa chính tờ số 15 tỷ lệ 1:1000 xã Yên Trạch - Huyện Phú Lương - Tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  TRẦN QUỐC KHƯƠNG Tên đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ SỐ 15 TỶ LỆ 1:1000 XÃ YÊN TRẠCH - HUYỆN PHÚ LƯƠNG - TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2014 - 2018 Thái Nguyên, năm 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  TRẦN QUỐC KHƯƠNG Tên đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ SỐ 15 TỶ LỆ 1:1000 XÃ YÊN TRẠCH - HUYỆN PHÚ LƯƠNG - TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa Chính Môi Trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Lớp : K46-ĐCMT-N02 Khóa học : 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn : Th.S Vũ Thị Kim Hảo Thái Nguyên, năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Qua đó sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau này. Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên và Ban giám đốc công ty cổ phần Trắc Địa - Địa Chính - Xây Dựng Thăng Long em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử chỉnh lý bản đồ địa chính tờ số 15 tỷ lệ 1:1000 xã Yên Trạch- huyện Phú Lương- tỉnh Thái Nguyên’’ Trong suốt quá trình thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và cán bộ, kỹ thuật viên nơi em thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, các thầy, cô giáo trong Khoa Quản lý tài nguyên và đặc biệt là cô giáo Th.S Vũ Thị Kim Hảo người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn Ban giám đốc, cán bộ và kỹ thuật viên công ty cổ phần Trắc Địa - Địa Chính - Xây Dựng Thăng Long đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Do trình độ có hạn mặc dù đã rất cố gắng song khóa luận tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, đóng góp của bạn bè để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 18 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Trần Quốc Khương
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tóm tắt một vài thông số phân mảnh bản đồ 12 Bảng 2.2: Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩ 16 Bảng 4.1: Hiện trạng sự dụng đất xã Yên Trạch năm 2017 44 Bảng 4.2: Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền địa chính 47 Bảng 4.3: Số lần đo quy định 48 Bảng 4.4: Các hạn sai khi đo góc (quy định chung cho các máy đo có độ chính xác đo góc từ 1 - 5 giây) không lớn hơn giá trị quy định 48 Bảng 4.5: Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chung của lưới khống chế đo vẽ 48 Bảng 4.6: Số liệu điểm gốc 49 Bảng 4.7: Tọa độ sau khi bình sai 50 Bảng 4.8: Kết quả đo một số điểm chi tiết 53
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Lưới chiếu Gauss-Kruger 8 Hình 2.2: Phép chiếu UTM 9 Hình 2.3: Sơ đồ quy trình công nghệ đo vẽ bản đồ địa chính 14 Hình 2.4: Sơ đồ cấu tạo máy toàn đạc điện tử 18 Hình 2.5: Trình tự đo 20 Hình 2.6: Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm famis 27 Hình 4.1: Bản đồ xã Yên Trạch 33 Hình 4.2: Cơ cấu sử dụng đất xã Yên Trạch năm 2017 44 Hình 4.3: Cấu trúc file dữ liệu từ máy đo điện tử 54 Hình 4.4: Phần mềm đổi định dạng file số liệu 55 Hình 4.5: File số liệu sau khi đổi 55 Hình 4.6: Phần mềm đổi định dạng file số liệu 56 Hình 4.7: File số liệu sau khi đổi 56 Hình 4.8: Nhập số liệu bằng FAMIS 57 Hình 4.9: Triển điểm chi tiết lên bản vẽ 57 Hình 4.10: Tạo mô tả trị đo 58 Hình 4.11: Một góc tờ bản đồ trong quá trình nối thửa 59 Hình 4.12: Bản đồ sau khi tạo topology 59 Hình 4.13: Tự động tìm, sửa lỗi Clean 60 Hình 4.14: Thửa đất sau khi được tạo tâm thửa 61 Hình 4.15: Thao tác để đánh số thửa 62 Hình 4.16: Vẽ nhãn thửa 63 Hình 4.17: Tạo khung bản đồ 64 Hình 4.18: Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh 64
  6. iv DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa BĐĐC Bản đồ địa chính CP Chính Phủ CSDL Cơ sở dữ liệu QĐ Quyết định QL Quốc lộ TCĐC Tổng cục Địa chính TNMT Tài nguyên & Môi trường TT Thông tư UTM Lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc VN-2000 Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của việc thành lập bản đồ địa chính 4 2.1.1. Khái niệm bản đồ địa chính 4 2.1.2. Các yếu tố cơ bản và nội dung bản đồ địa chính 5 2.1.3. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính 8 2.1.4. Lưới chiếu Gauss - Kruger 8 2.1.5. Phép chiếu UTM 9 2.1.6. Nội dung và phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính 10 2.2. Cơ sở thực tiễn 12 2.3. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính hiện nay 13 2.3.1. Các phương pháp đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính 13 2.3.2. Đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc 14 2.4. Thành lập lưới khống chế trắc địa 15 2.4.1. Khái quát về lưới tọa độ địa chính 15 2.4.2. Những yêu cầu kĩ thuật cơ bản của lưới đường chuyền kinh vĩ 15 2.4.3. Thành lập đường chuyền kinh vĩ 17 2.5. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ 17 2.5.1. Đo chi tiết và xử lý số liệu 17
  8. vi 2.5.2 Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy toàn đạc điện tử 18 2.6. Ứng dụng một số phần mềm tin học trong biên tập bản đồ địa chính 22 2.6.1. Phần mềm MicroStation, Mapping Office 22 2.6.2. Phần mềm famis 23 2.7. Giới thiệu sơ lược về máy toàn đạc điện tử 28 2.7.1. Đặc điểm và chức năng của máy toàn đạc điện tử 28 2.7.2. Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vi 28 2.7.3. Đo vẽ chi tiết bằng máy toàn đạc điện tử 29 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 30 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 30 3.3. Nội dung nghiên cứu 30 3.4 Phương pháp nghiên cứu 31 3.4.1. Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu 31 3.4.2. Phương pháp đo đạc 31 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 31 3.4.4. Phương pháp bản đồ 31 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN 33 4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Yên Trạch huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên 33 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 33 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 36 4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý đất đai của xã Yên Trạch 43 4.2. Công tác thành lập lưới khống chế đo vẽ xã Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 45 4.2.1. Khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu 45 4.2.2. Bố trí và đo vẽ đường chuyền kinh vĩ 49 4.3. Đo vẽ chi tiết và biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation, Famis 52
  9. vii 4.3.1. Đo vẽ chi tiết 52 4.3.2. Ứng dụng phần mềm Microstation và FAMIS thành lập bản đồ địa chính . 54 4.4. Nhận xét, đánh giá kết quả 65 4.4.1. Nhận xét 65 4.4.2. Đánh giá kết quả 66 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67 5.1. Kết luận 67 5.2. Kiến nghị 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
  10. 1 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Đất đai là yếu tố duy nhất của sự sống, nếu không có đất sẽ không có sản xuất và cũng không có sự tồn tại của con người. Cho nên việc bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai là một vấn đề hết sức quan trọng. Trong cuộc sống đất đai đóng vai trò là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày với các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và cả sinh hoạt của mình, con người đã tác động trực tiếp vào đất đai, làm thay đổi hệ sinh thái tự nhiên và đôi khi làm giảm dần tính bền vững của đất đai. Ngoài ra hiện tượng xói mòn đất, thoái hoá đất và sa mạc hoá ngày càng diễn ra nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngoài ra đất đai còn là thành quả cách mạng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Cho nên, vì thế thế hệ hôm nay và cả các thế hệ mai sau chúng ta phải đoàn kết để sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai cũng như bảo vệ chúng khỏi nguy cơ thoái hoá đang ngày một rõ rệt như hiện nay. Công tác đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là những công việc chính của công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã được quy định trong Luật Đất đai năm 2013. Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong các nhu cầu cấp bách của ngành Địa chính trong cả nước nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Để quản lý đất đai một cách chặt chẽ theo một hệ thống tư liệu mang tính khoa học và kỹ thuật cao, cần thiết phải có bộ bản đồ địa chính chính quy và hồ sơ địa chính hoàn chỉnh theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Công tác đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình cá nhân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là một phần của dự án nêu trên.
  11. 2 Để bảo vệ quỹ đất đai của địa phương cũng như để phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý đất đai thì bản đồ địa chính là một trong những tài liệu hết sức cần thiết, vì nó là nguồn tài liệu cơ sở cung cấp thông tin cho người quản lý, sử dụng đất đai, đồng thời là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính mang tính pháp lý cao. Với tính chất hết sức quan trọng của hệ thống bản đồ địa chính. Để phục vụ mục đích trên, được sự đồng ý của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, Phòng quản lý các dự án đo đạc và bản đồ - công ty cổ phần Trắc địa - Địa chính - Xây dựng Thăng Long đã tổ chức khảo sát, thu thập tài liệu lập Thiết kế kỹ thuật - Dự toán: Đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất xã Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, đã tiến hành xây dựng hệ thống bản đồ địa chính cho xã Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Với tính cấp thiết của việc phải xây dựng hệ thống bản đồ địa chính cho toàn khu vực xã Yên Trạch, với sự phân công, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, công ty cổ phần Trắc địa - Địa chính - Xây dựng Thăng Long với sự hướng dẫn của cô giáo ThS. Vũ Thị Kim Hảo em tiến hành nghiên cứu đề tài “Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử chỉnh lý bản đồ địa chính tờ số 15 tỷ lệ 1:1000 xã Yên Trạch - huyện Phú Lương - Tỉnh Thái Nguyên” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát - Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử vào thành lập lưới khống chế đo vẽ, đo vẽ chi tiết và biên tập một tờ bản đồ địa chính tỉ lệ 1:1000 xã Yên Trạch. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Nắm được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Yên Trạch, Huyện Phú Lương, Tỉnh Thái Nguyên.
  12. 3 - Đo vẽ chi tiết và biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation và phần mềm Famis. - Đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng thiết kế. - Đánh giá được khả năng chuyên môn trong lĩnh vực sử dụng phần mềm của cán bộ quản lý đất đai. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Trong học tập và nghiên cứu khoa học. + Thực tập tốt nghiệp là cơ hội tốt để hệ thống và củng cố lại kiến thức đã được học trong nhà trường và áp dụng vào thực tiễn công việc - Trong thực tiễn. + Qua nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng máy toàn đạc điện tử trong công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được nhanh hơn đầy đủ hơn và chính xác hơn. + Phục vụ tốt cho việc đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính theo công nghệ số, hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của việc thành lập bản đồ địa chính 2.1.1. Khái niệm bản đồ địa chính Theo mục 4 điều 3 Luật Đất đai 2013: Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận [5]. Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản của hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao phục vụ chặt chẽ quản lý đất đai đến từng thửa đất, là cơ sở để thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai như: - Làm cơ sở thực hiện đăng kí đất đai, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cấp mới hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Làm cơ sở để Thống kê, kiểm kê đất đai, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Xác định hiện trạng và theo dõi biến động, phục vụ chỉnh lý biến động từng thửa đất. Đồng thời phục vụ công tác thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết khiếu nại,tố cáo tranh chấp đất đai [5]. - Bản đồ địa chính được lưu ở hai dạng là bản đồ giấy và bản đồ số địa chính. Bản đồ giấy địa chính là bản đồ truyền thống, các thông tin rõ ràng, trực quan, dễ sử dụng nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú được thể hiện trên giấy. Bản đồ số địa chính có nội dung thông tin tương tự như bản đồ giấy, song các thông tin này được số hóa, mã hóa và lưu trữ dưới dạng số trong máy tính. Trong đó các thông tin không gian lưu trữ dưới dạng toạ độ, còn thông tin thuộc tính sẽ được mã hoá. - Cơ bản bản đồ địa chính có 2 loại: + Bản đồ địa chính gốc: Là bản đồ được đo vẽ thể hiện hiện trạng sử dụng đất, là tài liệu cơ sở cho biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị cấp xã.
  14. 5 + Bản đồ địa chính: là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất, xác định ranh giới, diện tích, loại đất của mỗi thửa đất theo thống kê của từng chủ sử dụng và được hoàn chỉnh phù hợp với các số liệu trong hồ sơ địa chính [5]. 2.1.2. Các yếu tố cơ bản và nội dung bản đồ địa chính 2.1.2.1. Các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính Một sô yếu tố cơ bản và các yếu tố phụ khác có liên quan của bản đồ địa chính mà chúng ta cần phải phân biệt và hiểu rõ bản chất. Yếu tố điểm: Điểm chỉ một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng mốc. Trong thực tế đó là các điểm trắc địa, các điểm đặc trưng của địa vật, chúng ta cần chú ý quản lý dấu mốc thể hiện điểm ở thực địa và toạ độ của chúng. Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng hay những đường cong. Đối với đoạn thẳng cần xác định và quản lý toạ độ hai điểm đầu và cuối. Đối với đường gấp khúc và Các đường cong cần quản lý toạ độ các điểm đặc trưng của nó và đưa về dạng hình học cơ bản để có thể quản lý các yếu tố đặc trưng. Thửa đất: là một mảnh đất tồn tại ở thực địa được giới hạn bởi một đường bao khép kín, có diện tích xác định, thuộc một chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng nhất định. Trong mỗi thửa đất có thể có một hoặc một số loại đất. Thửa đất phụ: Trên mỗi thửa đất lớn có thể tồn tại các thửa nhỏ có đường ranh giới phân chia không ổn định, có các khu được sử dụng vào các mục đích khác nhau, mức tính thuế khác nhau. Loại thửa này gọi là thửa đất phụ hay đơn vị tính thuế. Lô đất: Là vùng đất gồm một hoặc nhiều loại đất. Thông thường lô đất được giới hạn bởi các con đường kênh mương, sông ngòi. Đất đai được chia lô theo điều kiện tương đồng nhất định (độ cao, độ dốc, mục đích sử dụng) Khu đất, xứ đồng: Đó là vùng đất gồm nhiều thửa đất, nhiều lô đất. Khu đất và xứ đồng thường có tên gọi riêng được đặt từ lâu. Thôn, bản, xóm, ấp: Đó là các cụm dân cư, cộng đồng người cùng sống và lao động sản xuất trên một vùng đất. Các cụm dân cư thường có sự kết mạnh về các yếu tố dân tộc, tôn giáo nghề nghiệp
  15. 6 Xã, phường: Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, bản, tổ dân phố. Đó là đơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức quyền lực để thực hiện chức năng quản lý nhà nước một cách toàn diện trong phạm vi lãnh thổ của mình. 2.1.2.2. Bản đồ địa chính là tài liệu chủ yếu trong bộ hồ sơ địa chính Vì vậy, trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các yếu tố đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý đất đai. Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các yếu tố sau: Điểm khống chế tọa độ và độ cao: Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các điểm khống chế các cấp, lưới tọa độ địa chính cấp 1, cấp 2 và các điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ở thực địa để sử dụng lâu dài. Đây là yếu tố dạng điểm cần thể hiện chính xác đến 0,1 mm trên bản đồ. Địa giới hành chính các cấp: Cần thể hiện chính xác đường địa giới quốc gia, địa giới hành chính các cấp Tỉnh, Huyện, Xã, các mốc địa giới hành chính, các điểm ngoặt của đường địa giới. Khi đường địa giới cấp thấp trùng với đường địa giới cấp cao hơn thì ưu tiên biểu thị đường địa giới cấp cao hơn. Các đường địa giới phải phù hợp với hồ sơ địa giới đang được lưu thông trong các cơ quan nhà nước. Ranh giới thửa đất: Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính. Ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ bằng đường viền khép kín dạng đường gấp khúc hoặc đường cong. Để xác định vị trí thủa đất cần đo vẽ chính xác các điểm đặc trưng trên đường ranh giới của nó như điểm góc thửa điểm ngoặt, điểm cong của đường biên. Đối với mỗi thửa đất, trên bản đồ còn phải thể hiện đầy đủ 3 yếu tố là số thửa, diện tích và phân loại đất theo mục đích sử dụng. Loại đất: Tiến hành phân loại và thể hiện 5 loại đất chính là đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng. Trên bản đồ địa chính cần phân loại đến từng thửa đất, từng loại đất chi tiết. Công trình xây đựng trên đất: Khi đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ lớn ở vùng đất thổ cư, đặc biệt là ở khu vực đô thị thì trên từng thửa đất còn phải
  16. 7 thể hiện chính xác ranh giới các công trình xây dựng cố định như nhà ở, nhà làm việc, Các công trình được xây dựng theo mép tường phía ngoài. Trên vị trí công trình còn biểu thị tính chất công trình như gạch nhà, nhà bê tông, nhà nhiều tầng. Ranh giới sử dụng đất: Trên bản đồ cần thể hiện ranh giới các khu dân cư, ranh giới lãnh thổ sử dụng đất của các doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội, doanh trại quân đội, Hệ thống giao thông: Cần thể hiện tất cả các loại đường sắt, đường bộ, đường trong làng, đường ngoài đồng, đường phố, ngõ phố, Đo vẽ chính xác vị trí tim đường, mặt đường, chỉ giới đường, các công trình cấu cống trên đường và tính chất cong đường. Giới hạn thể hiện hệ thông giao thông là chân đường, đường có độ rộng lớn hơn 0,5 mm trên bản đồ phải vẽ hai nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0.5 mm thì vẽ một nét và ghi chú độ rộng. Mạng lưới thủy văn: Thể hiện hệ thông sông ngòi, kênh mương, ao hồ, Đo vẽ theo mức nước cao nhất hoặc mức nước tại thời điểm đo vẽ. Độ rộng lớn hơn 0,5 mm trên bản đồ phải vẽ hai nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0,5 mm thì trên bản đồ vẽ một nét theo đường tim của nó. Khi đo vẽ trong khu vực dân cư thì phải vẽ chính xác các rãnh thoát nước công cộng. Sông ngòi, kênh mương cần phải ghi chú tên riêng và hướng nước chảy. Địa vật quan trọng: Trên bản đồ cần thể hiện các địa vật có ý nghĩa định hướng. Mốc giới quy hoạch: Thể hiện đầy đủ mốc giới quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệ đường điện cao thế, bảo vệ đê điều. Dáng đất: Khi đo vẽ bản đồ ở vùng đặc biệt còn phải thể hiện dáng đất bằng đường đồng mức hoặc ghi chú độ cao.
  17. 8 2.1.3. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính Để đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai, đặc biệt là khi sử dụng hệ thống thông tin đất đai, bản đồ địa chính trên toàn lãnh thổ phải là một hệ thống thống nhất về cơ sở toán học và độ chính xác. Muốn vậy phải xây dựng lưới toạ độ thống nhất và chọn một hệ quy chiếu tối ưu và hợp lý để thể hiện bản đồ. Trong khi lựa chọn hệ quy chiếu cần đặc biệt ưu tiên giảm nhỏ đến mức có thể ảnh hưởng của biến dạng phép chiếu đến kết quả thể hiện yếu tố bản đồ. Thực tế hiện nay có hai lưới chiếu đẳng góc có khả năng sử dụng cho bản đồ địa chính Việt Nam đó là lưới chiếu Gauss và UTM. Sơ đồ múi chiếu và đặc điểm biến dạng của hai phép chiếu Gauss và UTM được thể hiện trên hình sau: 2.1.4. Lưới chiếu Gauss - Kruger Hình 2.1: Lưới chiếu Gauss-Kruger Lưới này được thiết lập theo các điều kiện sau: * Thể elipxoid quả đất Kraxovski (1946) với: - Bán trục lớn a=6378245m - Bán trục nhỏ b=6356863.01877m - Độ dẹt =1/298.3 * Hằng số lưới chiếu k=1.000 tức là tỷ số chiều dài trên kinh tuyến giữa không thay đổi (m=1) * Bề mặt của elipxoid quả đất được chia ra các múi có kinh độ bằng nhau: 60 múi mỗi múi 60 (hoặc 120 múi mỗi múi 30). Mỗi múi được ký hiệu
  18. 9 bằng chữ số Ả rập đến 60. Biến dạng lớn nhất ở vùng gần kinh tuyến biên của hai múi chiếu và gần xích đạo 2.1.5. Phép chiếu UTM Hình 2.2: Phép chiếu UTM Lợi thế cơ bản của lưới chiếu UTM là biến dạng qua phép chiếu nhỏ và 0 tương đối đồng nhất. Tỷ lệ độ dài trên kinh tuyến trục múi 6 là m0 = 0,9996, trên hai kinh tuyến đối xứng nhau cách nhau khoảng 1,50 so với kinh tuyến m=1, trên kinh tuyến biên của múi chiếu m>1. Ngày nay nhiều nước phương Tây và trong vùng Đông Nam Á dùng múi chiếu UTM và Elipxoid WGS84. Ngoài ưu điểm cơ bản là biến dạng nhỏ, nếu dùng múi chiếu UTM sẽ thuận lợi hơn trong công việc sử dụng một số công nghệ của phương Tây và tiện liên hệ toạ độ Nhà nước Việt Nam với hệ toạ độ quốc tế. Bản đồ địa chính của Việt Nam được thành lập trước năm 2000 đều sử dụng phép chiếu Gauss. Tháng 7 năm 2000 Tổng cục Địa chính đã công bố và đưa vào sử dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ nhà nước VN-2000. Tham số chính của hệ VN-2000 gồm có: - Bán trục lớn a=6378137,0m - Độ dẹt =1/298,25723563 - Tốc độ quay quanh trục w=7292115,0x10-11rad/s - Hằng số trọng trường trái đất GM=3986005.108m3s.
  19. 10 Điểm gốc toạ độ quốc gia N00 đặt tại Viện Công Nghệ Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Để đảm bảo chắc chắn cho khu vực đo vẽ bản đồ địa chính cấp tỉnh hoặc thành phố không cách xa kinh tuyến trục của múi chiếu quá 80km, trong quy phạm quy định cụ thể kinh tuyến trục cho từng tỉnh riêng biệt. Hiện nay cả nước có 63 tỉnh và thành phố, có nhiều tỉnh nằm trên cùng một kinh tuyến, vì vậy mỗi tỉnh được chỉ định chọn một trong 10 kinh tuyến trục từ 1030 đến 1090. 2.1.6. Nội dung và phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính Hiện nay nước ta đang sử dụng phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính theo ô vuông tọa độ thẳng góc. Mảnh bản đồ địa chính, tỷ lệ 1:10000 được xác định như sau: Chia mặt phẳng chiếu hình thành các ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 6 x 6 ki lô mét (km) tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 3600 héc ta (ha) ở thực địa. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 gồm 08 chữ số: 02 số đầu là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 03 số tiếp là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính. -Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 900 ha ngoài thực địa. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 gồm 06 chữ số: 03 số đầu là 03 số chẵn km của toạ độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của toạ độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính.
  20. 11 - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 thành 09 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 100 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 25 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông. - Bản đồ tỷ lệ 1:500 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 6,25 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn. - Bản đồ tỷ lệ 1:200 Chia mảnh bản đồ địa chính 1:2000 thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,10 x 0,10 km, tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính
  21. 12 tỷ lệ 1:200. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 1,00 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông [2]. Bảng 2.1: Tóm tắt một vài thông số phân mảnh bản đồ Kích Cơ sở Diên Ký hiệu Tỷ lệ thước Kích thước để chia tích đo thêm Ví dụ bản đồ bản vẽ thực tế (m) mảnh vẽ (ha) vào (cm) 1:25000 Khu đo 48*48 12000*12000 14400 25-340 493 1:10000 1:25000 60*60 6000*6000 3600 10-334 499 1:5000 1:10000 60*60 3000*3000 900 331.502 1:2000 1:5000 50*50 100*100 100 149 331.502-9 1:1000 1:2000 50*50 500*500 25 A,b,c,d 311.502-9-d 1:500 1:2000 50*50 250*250 6,25 (1) (16) 331.502-9-(16) 1:200 1:2000 50*50 100*100 1,0 14100 331 502-9-100 (Nguồn:Bộ Tài nguyên và Môi trường)[2] 2.2. Cơ sở thực tiễn Hiện nay hầu hết tất cả các tỉnh thành trên nước ta đã thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ bằng máy toàn đạc điện tử. công ty cổ phần Trắc Địa - Địa Chính - Xây Dựng Thăng Long đã xây dựng bản đồ ở rất nhiều tỉnh trên nước ta như: Thái Nguyên, Hà Giang Đây là phương pháp cho kết quả và độ chính xác cao nên đây là phương pháp chủ yếu để thành lập bản đồ hiện nay. Vì vậy, khi đi thực tập ở công ty cổ phần Trắc Địa - Địa Chính - Xây Dựng Thăng Long em tiếp tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ tin học và
  22. 13 máy toàn đạc điện tử đo vẽ chi tiết để chỉnh lý bản đồ địa chính cho xã Yên Trạch - huyện Phú Lương - Tỉnh Thái Nguyên. 2.3. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính hiện nay 2.3.1. Các phương pháp đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính Hiện nay khi đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính ta có thể chọn một trong các phương pháp sau: - Phương pháp toàn đạc (đo vẽ trực tiếp ở ngoài thực địa). - Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính trên cơ sở ảnh chụp máy bay (ảnh hàng không) kết hợp với đo vẽ trực tiếp trên thực địa - Phương pháp biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung chi tiết trên bản đồ địa chính cùng tỷ lệ Quá trình thành lập bản đồ địa chính thường được thực hiện qua hai bước. Bước 1: Đo vẽ, thành lập bản đồ gốc (bản đồ địa chính cơ sở) Bước 2: Biên tập, đo vẽ bổ sung, thành lập bản vẽ gốc theo đơn vị hành chính cấp xã (gọi tắt là bản đồ địa chính).
  23. 14 2.3.2. Đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc Xác định khu vực thành lập bản đồ, Xác định ranh giới hành chính cấp xã Xây dựng lưới khống chế đo vẽ Đo đạc chi tiết ranh giới thửa, địa hình, địa vật kết hợp điều tra thửa đất Nhập và xử lí số liệu đo trên máy tính, nối các điểm chi tiết. In thử bản vẽ, kiểm tra thực địa,đo bù kết hợp quy chủ sử dụng đất Tự đồng tìm và sửa lỗi; Tạo vùng; Tính diện tích; đánh số thửa Biên tập bản đồ địa chính cơ sở, Bản đồ địa chính ở dạng giấy và dạng số - In bản đồ giấy - Ghi bản số trên đĩa CD Lập hồ sơ, giao nộp sản phẩm Hình 2.3: Sơ đồ quy trình công nghệ đo vẽ bản đồ địa chính
  24. 15 2.4. Thành lập lưới khống chế trắc địa 2.4.1. Khái quát về lưới tọa độ địa chính Lưới khống chế địa chính là lưới khống chế mặt bằng được thành lập trên các vùng lãnh thổ khác nhau nhằm mục đích chủ yếu để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000; 1:2000; 1:1000 ở các vùng nông thôn và tỷ lệ 1:500; 1:200 ở các vùng đô thị. Lưới khống chế địa chính được tính toán trong hệ tọa độ nhà nước, dùng các điểm tọa độ nhà nước hạng cao làm điểm khởi tính. Khi xây dựng lưới tọa độ địa chính cần đo nối với các điểm khống chế nhà nước. Hiện nay, lưới tọa độ địa chính hạng I, hạng II phủ trùm toàn bộ lãnh thổ quốc gia, được đo đạc với độ chính xác cao, đã được xử lý tổng hợp với các số liệu khác nên đảm bảo tính thống nhất và hệ thống trên phạm vi cả nước. Lưới tọa độ hạng III và hạng IV đã được xây dựng ở một số vùng, đảm bảo độ chính xác và mật độ điểm để đo vẽ bản đồ địa chính ở khu vực nông thôn và đất lâm nghiệp. Tuy nhiên vai trò thực tế của lưới tọa độ này bị hạn chế vì mất mát và hư hỏng nhiều. Lưới tọa độ địa chính được xác định nhờ 3 cấp trung gian dựa vào lưới hạng I và lưới hạng II nhà nước đó là: Địa chính cơ sở, địa chính cấp 1, địa chính cấp 2 sau đó phát triển bằng lưới đo vẽ 1 hoặc 2 cấp. Hiện nay lưới địa chính cơ sở được xây dựng bằng công nghệ GPS còn lưới địa chính cấp thấp hơn dùng phương pháp đường truyền đo cạnh bằng máy toàn đạc điện tử. 2.4.2. Những yêu cầu kĩ thuật cơ bản của lưới đường chuyền kinh vĩ Lưới kinh vĩ được thiết kế phải tuân theo các chỉ tiêu kỹ thuật của quy phạm hiện hành chiều dài tuyến, sai số khép góc, sai số khép tương đối đường chuyền tuân theo bảng sau:
  25. 16 Bảng 2.2: Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩ Chỉ tiêu kỹ STT Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới địa chính thuật Trị tuyệt đối của sai số trung phương vị trí điểm sau 1 ≤ 5 cm bình sai 2 Sai số trung phương tương đối cạnh sau bình sai ≤ 1:50000 Trị tuyệt đối sai số trung phương tuyệt đối cạnh dưới 3 ≤ 1,2 cm 400 m sau bình sai Trị tuyệt đối sai số trung phương phương vị cạnh sau bình sai: 4 ≤ 5 giây - Đối với cạnh lớn hơn hoặc bằng 400 m ≤ 10 giây - Đối với cạnh nhỏ hơn 400 m Trị tuyệt đối sai số trung phương độ cao sau bình sai: 5 - Vùng đồng bằng ≤ 10 cm - Vùng núi ≤ 12 cm (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường)[2] Với lưới đường chuyền, chiều dài lớn nhất từ điểm gốc đến điểm nút, giữa các điểm nút giữa các điểm nút phải nhỏ hơn 2/3 chiều dài đường chuyền đã quy định ở bảng trên. Chiều dài cạnh đường chuyền không quá 400m và không ngắn 20m. Chiều dài cạnh liền kề nhau của đường chuyền không chênh nhau quá 2,5 lần, số cạnh trong đường chuyền không quá 15 cạnh cho tỷ lệ từ 1/500 đến 1/5000. Sai số trung phương đo cạnh đường chuyền sau bình sai không lớn hơn 0,05m; Sai số khép góc trong đường chuyền không quá đại lượng: f =2m√‾n Trong đó : - m là sai số trung phương đo góc; - n là số góc đường chuyền.
  26. 17 Góc trong lưới khống chế đo vẽ dùng máy toàn đạc điện tử có độ chính xác từ 3"÷ 5" thì đo một lần đo, chênh lệch giữa hai nữa lần đo và chênh lệch hướng qui “0” phải nhỏ hơn hoặc băng 20". Cạnh lưới đường chuyền kinh vĩ đo hai lần riêng biệt, chênh lệch giữa các lần đo ≤ 2a (a là hằng số của máy đo). Chênh cao đo hai lần cùng với đo cạnh ngang chênh lệch giữa đo đi và đo về phải nhỏ hơn ± 100√‾L mm (L là chiều dài tính theo km). 2.4.3. Thành lập đường chuyền kinh vĩ Lưới khống chế đo vẽ được xây dựng dựa vào các điểm cơ sở, điểm địa chính của khu đo. Lưới được đo dẫn đồng thời cả toạ độ và độ cao, có hai cấp hạng lưới và lưới kinh vĩ cấp 1 và lưới kinh vĩ cấp 2. Lưới kinh vĩ cấp 1 được phát triển từ các điểm có toạ độ chính xác từ điểm địa chính trở lên. Lưới kinh vĩ cấp 2 được phát triển từ các điểm có toạ độ, độ cao có độ chính xác từ điểm kinh vĩ cấp 1 trở lên. 2.5. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ 2.5.1. Đo chi tiết và xử lý số liệu Để đo vẽ chi tiết các đối tượng dạng điểm, tuyến, khối. Làm cơ sở số liệu thành lập bản đồ địa chính chính quy, hiện nay có rất nhiều phương pháp đo như. Phương pháp GPS động, phương pháp giao hội cạnh, phương pháp giao hội góc, phương pháp toạ độ cực, vv Nhưng với khối lượng điểm chi tiết nhiều và đòi hỏi độ chính xác cao và thường được áp dụng nhiều nhất đó là phương pháp toạ độ cực tốc độ nhanh và hiệu quả nhất. 2.5.1.1. Phương pháp đo toạ độ cực các điểm chi tiết Trên thực tế có 2 điểm khống chế đã có toạ độ, độ cao phục vụ cho việc đo chi tiết (điểm A01, A02), ta đặt máy tại điểm khống chế A01, cân bằng máy đưa tâm máy trùng với tâm điểm A01. Tại điểm A02 ta dựng tiêu được định tâm bằng tâm quang học, máy ở điểm A01 quay ống kính ngắm
  27. 18 vào tâm tiêu A02 và đưa bàn độ bằng về 000 00’ 00’’ ta đo kiểm tra lại chiều dài từ điểm A01 đến điểm A02. Quay máy về điểm chi tiết cần đo ta đo ra được góc ngang, góc đứng chiều dài. Tất cả các số liệu đo được ghi vào bộ nhớ riêng của máy toàn đạc điện tử . 2.5.1.2. Phương pháp tính toạ độ điểm chi tiết Toạ độ các điểm chi tiết được tính theo công thức sau: XP = XA1 + DXA1-P YP = YA1 + DYA1-P Trong đó DXA1-P = Cos aA1 - P * S DYA1-P = Sin aA1 - P * S 2.5.2 Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy toàn đạc điện tử 2.5.2.1. Đặc điểm và chức năng của máy toàn đạc điện tử trong đo vẽ chi tiết Máy toàn đạc điện tử (Total Station) cho phép ta giải quyết nhiều bài toán trắc địa, địa chính, địa hình và công trình, ở đây trong đề tài tốt nghiệp Em chỉ trình bày những vấn đề liên quan đến việc đo vẽ bản đồ địa chính. Cấu tạo của máy toàn đạc điện tử là sự ghép nối giữa 3 khối chính là máy đo xa điện tử EDM, máy kinh vĩ số DT với bộ vi sử lý trung tâm CPU. (Central Processing Unit- Micropocessor). Hình 2.4: Sơ đồ cấu tạo máy toàn đạc điện tử
  28. 19 Đặc trưng cơ bản của khối EDM là xác định khoảng cách nghiêng D từ điểm đặt máy đến điểm đặt gương phản xạ (điểm chi tiết), còn đối với kinh vĩ số DT là các định trị số hướng ngang (hay góc bằng  ) và góc đứng v (hay thiên đỉnh z). Bộ vi xử lý CPU cho phép nhập các dữ liệu như hằng số máy(K), số liệu khí tượng môi trường đo (nhiệt độ, áp xuất), toạ độ và độ cao (X,Y,H) của trạm đặt máy và của điểm định hướng, chiều cao máy(im), chiều cao gương (lg). Nhờ sự trợ giúp của các phần mềm tiện ích cài đặt trong CPU mà với các dữ liệu trên sẽ cho ta số liệu toạ độ và độ cao của điểm chi tiết. Số liệu này có thể được hiển thị trên màn hình tinh thể, hoặc lưu trữ trong bộ nhớ trong (RAM- Random Access Memory) hoặc bộ nhớ ngoài (gọi là field book- sổ tay điện tử) và sau đó được trút qua máy tính. Việc biên tập bản đồ gốc được thực hiện nhờ các phần mềm chuyên dụng của các thông tin địa lý (GIS) cài đặt trong máy tính [8]. 2.5.2.2. Quy trình đo vẽ chi tiết và sử lý số liệu tại máy toàn đạc điện tử a. Công tác chuẩn bị máy móc Tại một trạm đo cần có một máy toàn đạc điện tử, một bộ nhiệt kế và áp kế (có một số máy tự cảm ứng mà không cần đo nhiệt độ, áp xuất), một thước thép 2m để đo chiều cao máy và gương phản xạ. Tại điểm định hướng, để đảm bảo độ chính xác phải có giá ba chân gắn bảng ngắm hoặc gương phản xạ với bộ cân bằng dọi tâm quang học. Tại các điểm chi tiết có thể dùng gương sào. Các máy móc thiết bị phải được kiểm nghiệm và điều chỉnh. b. Trình tự đo Tại điểm định hướng B, tiến hành cân bằng và dọi tâm chính xác bảng ngắm hoặc gương. Tại trạm đo A: - Tiến hành cân bằng và định tâm máy (đưa máy trùng với tâm mốc). Lắp ắc quy, mở máy và khởi động máy, kiểm tra chế độ cân bằng điện tử. Đặt chế độ đo và đơn vị đo.
  29. 20 - Đưa ống kính ngắm chính xác điểm định hướng B. Bằng các phím chức năng nhập các số liệu như hằng số (K), nhiệt độ (t0), áp xuất(P), toạ độ và độ cao điểm trạm đo A (XA,YA,HA), toạ độ điểm định hướng B (XB,YB), chiều cao máy im, chiều cao gương sào (lg). Đưa trị số hướng mở đầu về 0000'00". - Quay ống kính về ngắn tâm gương sào tại điểm chi tiết 1. lúc này máy sẽ tự động đo và nhập dữ liệu vào CPU các trị số khoảng cách nghiêng DA1, góc bằng  1(kẹp giữa hướng mở đầu AB và hướng A1) và góc đứng v1(hoặc góc thiên đỉnh z1). Hình 2.5: Trình tự đo
  30. 21 c. Nguyên tắc xử lý Số liệu trong CPU Với các lệnh được thực hiện trên bàn phím của máy, bộ xử lý CPU bằng các phần mềm tiện ích lần lượt thực hiện các bài toán sau: Tính số gia toạ độ giữa điểm trạm máy A và điểm định hướng B: XAB= XB - XA YAB= YB - YA Tính góc định hướng của cạnh mở đầu: SAB= artg Tính góc định hướng của cạnh SA1. SA1= SAB+ 1 (Vì trị số hướng mở đầu BC đã đạt 00'00'00"). - Chuyển cạnh nghiêng DA1 về trị số cạnh ngang SA1: SA1 = DA1cosv1 hoặc SA1= DA1sinz1 - Tính số gia toạ độ giữa điểm đặt máy A và điểm chi tiết 1: XA1= SA1cos SA1 YA1= SA1sin SA1 Tính toạ độ mặt phẳng của điểm chi tiết 1: X1= XA+ XA1 Y1= YA+ XA1 - Tính chênh cao giữa điểm đặt máy A và điểm chi tiết 1: HA1= SA1tgv+v1+ im- lg Hoặc HA1= SA1cotgZ1+ im- lg - Tính độ cao điểm chi tiết 1: H1= HA+hA1 Như vậy số liệu toạ độ không gian ba chiều (x,y,H) của điểm chi tiết 1 được CPU tự động tính toán. Số liệu này có thể được biểu thị trên màn hình tinh thể hoặc lưu giữ trong bộ nhớ trong hoặc bộ nhớ ngoài (Field book).
  31. 22 2.6. Ứng dụng một số phần mềm tin học trong biên tập bản đồ địa chính 2.6.1. Phần mềm MicroStation, Mapping Office Mapping office là một phần mềm mới nhất của tập đoàn Intergraph bao gồm các phần mềm công cụ phục vụ cho việc xây dựng và duy trì toàn bộ các đối tượng địa lý thuộc một trong hai dạng dữ liệu đồ họa và phi đồ họa sử dụng trong hệ thống thông tin địa lý GIS và bản đồ chạy trên hệ điều hành DOS/WINDOW. Mapping office gồm 5 phần mềm ứng dụng được tích hợp trong một môi trường đồ họa thống nhất, phục vụ cho việc thu thập và duy trì dữ liệu, các phần mềm thành phần đó là. - MicroStation là môi trường đồ hoạ làm nền để chạy các modul phần mềm ứng dụng khác như: GEOVEC, IRASB, IRASC, MSFC, MRFClean, MRFFlag, FAMIS Các công cụ của MicroStation được sử dụng để số hoá các đối tượng trên nền ảnh quét (raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ. MicroStation có một giao diện đồ hoạ bao gồm nhiều cửa sổ, menu, bảng công cụ, các công cụ làm việc với đối tượng đồ hoạ đầy đủ và mạnh giúp thao tác với dữ liệu đồ hoạ nhanh chóng, đơn giản, thuận lợi cho người sử dụng. - MGE sử dụng cho việc thu thập duy trì dữ liệu, tạo các bản đồ chuyên đề, hỏi đáp, phân tích vùng và phân tích không gian. Cơ sở dữ liệu được xây dựng trên nền ngôn ngữ hỏi đáp SQL. Mge-pc có thể chạy cùng một hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ dụng khác như D - base, Foxpro, hoặc các hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL thông dụng khác trên thị trường [13]. - I/rasc: Cung cấp đầy đủ các chức năng phục vụ cho việc hiển thị và sử lý ảnh hàng không, ảnh viễn thám thông qua máy quét ảnh hoặc trực tiếp nếu là ảnh số. I/rasc cho phép người sử dụng cùng một lúc có thể kết hợp điều khiển và thao tác với cả hai dạng dữ liệu raster và vector. Khả năng này rất tốt khi người sử dụng tiến hành số hóa trên màn hình.
  32. 23 - I/rasb: Là hệ phần mềm hiển thị và biên tập dữ liệu raster (ảnh đen trắng - Black and White Image).Các công cụ trong I/RasB sử dụng để làm sạch các ảnh được quét vào từ các tài liệu cũ, cập nhật các bản vẽ cũ bằng các thông tin mới, phục vụ cho phần mềm vector hóa bán tự động, I/Geovec. Chuyển đổi dữ liệu dạng raster sang vector. I/RasB cũng cho phép người sử dụng đồng thời thao tác với cả hai dạng dữ liệu raster và vector trong cùng một môi trường. - I/Geovec: là phần mềm chuyên thực hiện việc chuyển đổi bán tự động dữ liệu raster (dạng Binary) sang vecter sang các đối tượng. Với công nghệ dượt đường bán tự động cao cấp, I/geovec giảm được rất nhiều thời gian cho quá trình xử lý chuyển đổi tài liệu cũ sang dạng số. I/geovec thiết kế với giao diện người dùng rất thuận tiện [13]. 2.6.2. Phần mềm famis 2.6.2.1.Giới thiệu chung "Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính (Field Work and Cadastral Mapping Intergrated Software - FAMIS)" là một phần mềm nằm trong Hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ sơ địa chính. FAMIS có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính số. Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số. Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để thành một cơ sở dữ liệu về bản đồ và hồ sơ địa chính thống nhất. Phần mềm tuân theo các qui định của Luật Đất đai 2003 hiện hành, phiên bản mới nhất hiện nay là FAMIS được phát hành trong năm 2011. 2.6.2.2. Các chức năng của phần mềm FAMIS Các chức năng của phần mềm FAMIS được chia làm 2 nhóm lớn: - Các chức năng làm việc với số liệu đo đạc mặt đất - Các chức năng làm việc với bản đồ địa chính
  33. 24 2.6.2.3. Các chức năng làm việc với số liệu đo đạc mặt đất a. Quản lý khu đo: FAMIS quản lý các số liệu đo theo khu đo. Một đơn vị hành chính có thể được chia thành nhiều khu đo. Số liệu đo trong 1 khu có thể lưu trong 1 hoặc nhiều file dữ liệu. Người dùng có thể tự quản lý toàn bộ các file dữ liệu của mình một cách đơn giản, tránh nhầm lẫn. b. Đọc và tính toán tọa độ của số liệu trị đo: Trị đo được lấy vào theo những nguồn tạo số liệu phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay: - Từ các sổ đo điện tử (Electronic Field Book) của SOKKIA, TOPCON. - Từ Card nhớ - Từ các số liệu đo thủ công được ghi trong sổ đo. - Từ phần mềm xử lý trị đo phổ biến SDR của DATACOM. c. Giao diện hiển thị, sửa chữa rất tiện lợi, mềm dẻo: FAMIS cung cấp hai phương pháp để hiển thị, tra cứu và sửa chữa trị đo. - Phương pháp 1: qua giao diện tương tác đồ họa màn hình. Người dùng chọn trực tiếp từng đối tượng cần sửa chữa qua hiển thị của nó trên màn hình. - Phương pháp 2: qua bảng danh sách các trị đo. Mỗi một trị đo tương ứng với một bản ghi trong bảng này. d. Công cụ tích toán: FAMIS cung cấp rất đầy đủ, phong phú các công cụ tính toán: giao hội (thuận nghịch), vẽ theo hướng vuông góc, điểm giao, dóng hướng, cắt cạnh thửa Các công cụ thực hiện đơn giản, kết quả chính xác. Các công cụ tính toán rất phù hợp với các thao tác đo vẽ mang đặc thù ở Việt Nam. e. Xuất số liệu: Số liệu trị đo có thể được in ra các thiết bị ra khác nhau: máy in, máy vẽ. Các số liệu này cũng có thể xuất ra dưới các dạng file số liệu khác nhau để có thể trao đổi với các hệ thống phần mềm khác như SDR. g. Quản lý và xử lý các đối tượng bản đồ: Các đối tượng bản đồ được sinh ra qua: tự động xử lý mã hoặc do người sử dụng vẽ vào qua vị trí các điểm đo. FAMIS cung cấp công cụ để người dùng dễ dàng lựa chọn lớp thông tin bản đồ cần sửa chữa và các thao tác chỉnh sửa trên các lớp thông tin này.
  34. 25 2.6.2.4. Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính a. Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau: - Từ cơ sở dữ liệu trị đo: Các đối tượng bản đồ ở bên trị đo được đưa thẳng vào bản đồ địa chính. - Từ các hệ thống GIS khác: FAMIS giao tiếp với các hệ thống GIS khác qua các file dữ liệu. FAMIS nhập những file sau: ARC của phần mềm ARC/INFO (ESRI - USA), MIF của phần mềm MAPINFO (MAPINFO- USA). DXF, DWG của phần mềm AutoCAD (AutoDesk-USA), DGN của phần mềm GIS OFFICE (INTERGRAPH-USA) - Từ các công nghệ xây dựng bản đồ số: FAMIS giao tiếp trực tiếp với một số công nghệ xây dựng bản đồ số hiện đang được sử dụng ở Bộ Tài nguyên và Môi trường như: ảnh số (IMAGE STATION), ảnh đơn (IRASC, MGE-PC), vector hóa bản đồ (GEOVEC MGE-PC) b. Quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn: FAMIS cung cấp bảng phân loại các lớp thông tin của bản đồ địa chính. Việc phân lớp và cách hiển thị các lớp thông tin tuân thủ theo qui phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường. c. Tạo vùng, tự động tính diện tích: Tự động sửa lỗi. Tự động phát hiện các lỗi còn lại và cho phép người dùng tự sửa. Chức năng thực hiện nhanh, mềm dẻo cho phép người dùng tạo vùng trên một phạm vi bất kỳ. Cấu trúc file dữ liệu tuân theo theo đúng mô hình topology cho bản đồ số vector. d. Hiển thị, chọn, sửa chữa các đối tượng bản đồ: Các chức năng này thực hiện dựa trên thế mạnh về đồ họa sẵn có của MicroStation nên rất dễ dùng, phong phú, mềm dẻo, hiệu quả. e. Đăng ký sơ bộ (qui chủ sơ bộ): Đây là nhóm chức năng phục vụ công tác qui chủ tạm thời. Gán, hiển thị, sửa chữa các thông tin thuộc tính được gắn với thửa. f. Thao tác trên bản đồ địa chính: Bao gồm các chức năng tạo bản đồ địa chính từ bản đồ gốc. Tự động vẽ khung bản đồ địa chính. Đánh số thửa tự động.
  35. 26 g. Tạo hồ sơ thửa đất: FAMIS cho phép tạo các loại hồ sơ thông dụng về thửa đất bao gồm: Hồ sơ kỹ thuật thửa đất, Trích lục, Giấy chứng nhận Dữ liệu thuộc tính của thửa có thể lấy trực tiếp qua quá trình qui chủ tạm thời hoặc móc nối sang lấy trong cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính. h. Xử lý bản đồ: FAMIS cung cấp một số phép xử lý, thao tác thông dụng nhất trên bản đồ. - Nắn bản đồ, chuyển từ hệ thống toạ độ này sang hệ thống tọa độ khác theo các phương pháp nắn affine, porjective. - Tạo bản đồ chủ đề từ trường dữ liệu. Xây dựng các bản đồ theo phân bậc số liệu. Kết hợp các phương pháp phân bậc trong bản đồ học và khả năng biểu diễn (tô màu) của MicroStation, chức năng này cung cấp cho người dùng một công cụ rất hiệu quả làm việc với các loại bản đồ chuyên đề khác nhau. - Vẽ nhãn bản đồ từ trường số liệu. Các số liệu thuộc tính gán với các đối tượng bản đồ có thể hiển thị thành các đối tượng đồ họa. Đây là một chức năng thuận tiện cho trình bày và phân tích bản đồ. i. Liên kết với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính: Nhóm chức năng thực hiện việc giao tiếp và kết nối với cơ sở dữ liệu và hệ quản trị hồ sơ địa chính. Các chức năng này đảm bảo cho 2 phần mềm FAMIS và CADDB tạo thành một hệ thống thống nhất. Chức năng cho phép trao đổi dữ liệu hai chiều giữa 2 cơ sở dữ liệu cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính và cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính, giữa 2 hệ thống phần mềm FAMIS và CADDB [9]. 2.6.2.5. Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm famis Chúng ta có thể tóm tắt quy trình công nghệ thành lập BĐĐC trên phần mềm famis như sau:
  36. 27 Vào cơ sở dữ liệu trị đo Nhập số liệu - file TXT - file ACS Hiển thị, sửa chữa trị đo Xử lý mã, tạo bản đồ tự động Sửa chữa đối tượng bản đồ Lưu trữ bản đồ file DGN Vào cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính Nạp file bản đồ DGN Sửa chữa lỗi (MRFClean, MRFFlang) tạo vùng Tạo bản đồ địa chính - Đánh số thửa - Vẽ nhãn thửa - Tạo khung bản đồ Lưu trữ, in bản đồ Hình 2.6: Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm famis
  37. 28 2.7. Giới thiệu sơ lược về máy toàn đạc điện tử 2.7.1. Đặc điểm và chức năng của máy toàn đạc điện tử Máy toàn đạc điện tử (Total Station) cho phép ta giải quyết nhiều bài toán trắc địa, địa chính, địa hình và công trình, ở đây trong đề tài tốt nghiệp Em chỉ trình bày những vấn đề liên quan đến việc đo vẽ bản đồ địa chính. Cấu tạo của máy toàn đạc điện tử là sự ghép nối giữa 3 khối chính là máy đo xa điện tử EDM, máy kinh vĩ số DT với bộ vi xử lý trung tâm CPU.(Central Processing Unit- Micropocessor). Đặc trưng cơ bản của khối EDM là xác định khoảng cách nghiêng D từ điểm đặt máy đến điểm đặt gương phản xạ (điểm chi tiết), còn đối với kinh vĩ số DT là các định trị số hướng ngang (hay góc bằng) và góc đứng v (hay thiên đỉnh z). Bộ vi xử lý CPU cho phép nhập các dữ liệu như hằng số máy(K), số liệu khí tượng môi trường đo (nhiệt độ, áp suất), toạ độ và độ cao (X,Y,H) của trạm đặt máy và của điểm định hướng, chiều cao máy(im), chiều cao gương (lg). Nhờ sự trợ giúp của các phần mềm tiện ích cài đặt trong CPU mà với các dữ liệu trên sẽ cho ta số liệu toạ độ và độ cao của điểm chi tiết. Số liệu này có thể được hiển thị trên màn hình tinh thể, hoặc lưu trữ trong bộ nhớ trong (RAM- Random Access Memory) hoặc bộ nhớ ngoài (gọi là field book- sổ tay điện tử) và sau đó được trút qua máy tính. Việc biên tập bản đồ gốc được thực hiện nhờ các phần mềm chuyên dụng của các thông tin địa lý (GIS) cài đặt trong máy tính. 2.7.2. Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vi Góc và cạnh của đường truyền kinh vĩ được đo bằng máy toàn đạc điện tử TOPCON GTS 236 số liệu đo được ghi vào bộ nhớ trong của máy và ghi chú vào sổ đo dã ngoại. Chênh cao được đo bằng phương pháp lượng giác và đo đồng thời với quá trình đo góc cạnh. Các bước đo đạc lưới khống chế bằng máy toàn đạc bằng máy toàn đạc điện tử TOPCON GTS 236.
  38. 29 - Tạo Job là Ngày-tháng (ví dụ: 28-03) trong máy để lưu toàn bộ các số liệu đo vào máy - Đặt máy vào điểm trạm đo, rọi tâm, cân bằng máy đo chênh cao máy, chiều cao gương. - Nhập tên điểm trạm máy, tên điểm định hướng, chiều cao máy, chiều cao gương. - Ngắm máy vào điểm định hướng, đặt hướng khởi đầu bằng 0, quay máy vào điểm tiếp theo đo góc, cạnh, độ chênh cao. - Sau mỗi làn bấm nút đo máy sẽ tự động ghi số liệu và được lưu vào bộ nhớ trong của máy - Lặp lại các thao tác này với các trạm máy khác. 2.7.3. Đo vẽ chi tiết bằng máy toàn đạc điện tử Tại một trạm đo cần có một máy toàn đạc điện tử, một bộ nhiệt kế và áp kế (có một số máy tự cảm ứng mà không cần đo nhiệt độ, áp xuất), một thước thép 2m để đo chiều cao máy và gương phản xạ. Tại điểm định hướng, để đảm bảo độ chính xác phải có giá ba chân gắn bảng ngắm hoặc gương phản xạ với bộ cân bằng dọi tâm quang học. Tại các điểm chi tiết có thể dùng gương sào. Các máy móc thiết bị phải được kiểm nghiệm và điều chỉnh.
  39. 30 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu. Sử dụng máy toàn đạc điện tử, và các phần mềm Microstation, famis. . . vào đo vẽ chi tiết và chỉnh lý bản đồ địa chính. - Phạm vi nghiên cứu: Đo vẽ chi tiết, sử dụng phần mềm tin học chỉnh lý bản đồ địa chính trên địa bàn xã Yên Trạch - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Công ty cổ phần Trắc Địa - Địa Chính - Xây Dựng Thăng Long. - Thời gian tiến hành: Từ 14/09/2017 đến ngày 17/12/2017 3.3. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Yên Trạch huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế - xã hội - Hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý đất đai của xã Yên Trạch - Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Yên Trạch Nội dung 2: Công tác thành lập lưới khống chế đo vẽ xã Yên Trạch huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên - Khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu - Bố trí và đo vẽ đường chuyền kinh vĩ Nội dung 3: Đo vẽ chi tiết và biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation, Famis - Đo vẽ chi tiết - Ứng dụng phần mềm Microstation và FAMIS thành lập bản đồ địa chính Nội dung 4: Nhận xét, đánh giá kết quả
  40. 31 3.4 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 3.4.1. Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu Thu thập số liệu từ các cơ quan chức năng như UBND xã Yên Trạch, Sở TN & MT tỉnh Thái Nguyên về các điểm độ cao, địa chính hiện có, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu phục vụ cho đề tài, đồng thời tiến hành khảo sát thực địa để biết điều kiện địa hình thực tế của khu vực đo vẽ để có phương án bố trí đo vẽ thích hợp. 3.4.2. Phương pháp đo đạc Đề tài sử dụng máy toàn đạc điện tử LEICA TCR407 POWER để đo đạc lưới khống chế đo vẽ, lưới khống chế mặt bằng sẽ được đo theo phương pháp toàn đạc với 2 lần đo là đo đi và đo về, sau đó lấy giá trị trung bình của kết quả đo. Sau khi đo đạc và tính toán hoàn chỉnh lưới khống chế mặt bằng, tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố ngoài thực địa. 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu đo đạc lưới khống chế mặt bằng ngoài thực địa sẽ được xử lý sơ bộ và định dạng, sau đó sử dụng các phần mềm DP Survey để tính toán, bình sai các dạng đường chuyền, kết quả sau mỗi bước tính toán sẽ được xem xét, đánh giá về độ chính xác, nếu đảm bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu sẽ được tiến hành các bước tiếp theo và cho ra kết quả về tọa độ chính xác của các điểm khống chế lưới. 3.4.4. Phương pháp bản đồ Đề tài sử dụng phần mềm Microstation kết hợp với phần mềm Famis, đây là những phần mềm chuẩn dùng trong ngành địa chính để biên tập bản đồ địa chính, tiến hành trút số liệu đo vào phần mềm theo đúng quy chuẩn, sau đó dùng các lệnh để biên tập bản đồ địa chính cho khu vực nghiên cứu. Đề tài được thực hiện theo quy trình:
  41. 32 - Thu thập tài liệu, số liệu; khảo sát thực địa và thành lập lưới khống chế mặt bằng; - Sau khi thành lập hoàn thiện lưới khống chế đo vẽ ta có tọa độ các điểm khống chế; tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố ngoài thực địa (ranh giới thửa đất, địa vật, giao thông, thủy hệ ); - Kết quả đo đạc chi tiết được trút vào máy tính và sử dụng phần mềm chuyên ngành MicroStation và Famis để biên tập bản đồ địa chính; - Tiến hành kiểm tra, đối soát thực địa và in bản đồ. Đi kèm với những mảnh bản đồ của khu vực nghiên cứu còn có các bảng thống kê về diện tích đất theo từng chủ sử dụng.
  42. 33 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Yên Trạch huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Yên Trạch là một xã nằm ở phía Bắc của huyện Phú Lương cách trung tâm Huyện 24 km. Phía Đông giáp với xã Yên Ninh, huyện Phú Lương; Phía Tây giáp với xã Phú Tiến, xã Phượng Tiến, xã Trung Hội của Huyện Định Hóa; Phía Nam giáp với xã Yên Đổ, huyện Phú Lương; Phía Bắc giáp với xã Tân Dương, huyện Định Hóa. Yên Trạch là xã giáp với nhiều xã khác trong huyện và huyện Định Hoá, có đường trục chính chạy qua xã từ huyên Định Hóa thông tới xã Yên Ninh, nên có điều kiện thuận lợi để giao lưu văn hóa, khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Hình 4.1: Bản đồ xã Yên Trạch
  43. 34 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo Yên Trạch là xã vùng sâu của huyện Phú Lương, độ cao trung bình so với mực nước biển là 300m. Địa hình chủ yếu là đồi núi phức tạp và chia làm 4 khu vực: Khu vực phía Đông Bắc và khu trung tâm có địa hình tương đối bằng phẳng, diện tích canh tác lớn. Đây là 2 khu vực có mật độ dân số cao nhất xã. Khu vực phía Đông chạy quanh xuống phía Nam, đến phía Tây của xã đất đai là đồi núi bao quanh các cánh đồng. Đây là những khu vực có địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng đã xuống cấp, đặc biệt là đường giao thông, do vậy việc đi lại chủ yếu là đường đất nên việc phát triển kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Khu vực phía Tây chạy lên phía Bắc có địa hình là những dải đồi núi xen những cánh đồng nhỏ địa hình của khu vực này cao hơn các khu vực khác. Đây cũng là nơi cơ sở hạ tầng thấp kém nên việc phát triển kinh kinh tế xã hội cũng còn gặp nhiều khó khăn. 4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn a. Thuỷ văn, nguồn nước Thủy văn Yên Trạch có mạng lưới suối, ao, hồ tuy nhỏ nhưng khá phong phú. Với điều kiện thủy văn như trên đã tác động rất lớn đến quá trình sản xuất và hoạt động kinh tế nông nghiệp trên địa bàn xã. b. Khí hậu Xã Yên Trạch cũng như huyện Phú Lương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. - Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 - 230C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 50C. - Nắng: Số giờ nắng cả năm là 1.588 giờ. Tháng 5 - 6 có số giờ nắng nhiều nhất (khoảng 170 - 180 giờ).
  44. 35 - Lượng mưa: Trung bình năm khoảng 2007 mm/năm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất. - Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa Đông Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc. Do nằm xa biển nên xã Yên Trạch nói riêng và huyện Phú Lương nói chung ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. 4.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên đất - Với tổng diện tích 3.007,02ha đất tự nhiên, diện tích đất chủ yếu là đất Feralít nâu vàng phát triển trên phù sa cổ, tầng đất dày nhưng lại xuất hiện nhiều cuội sỏi trong tầng phẫu diện, đất tơi xốp. Loại đất này thích hợp cho trồng lúa màu và cây công nghiệp hàng năm. - Diện tích đất tự nhiên là 3.007,02 ha - Nhóm đất nông nghiệp: 2524,77 ha - Đất sản xuất nông nghiệp: 636.81 ha. - Đất nuôi trồng thủy sản: 139.83 ha. - Đất lâm nghiệp: 1748,13 ha. - Đất phi nông nghiệp: 427,36 ha. - Đất chưa sử dụng: 54,89 ha. b. Tài nguyên nước - Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu tập trung tại các ao, hồ với trữ lượng khoảng 235.500 m3, chủ yếu được cung cấp bởi nước mưa. Đây là diện tích đất mặt nước không chỉ có vai trò trong nuôi trồng thuỷ sản mà còn rất quan trọng trong việc điều hoà sinh thái cho khu các khu dân cư. - Nguồn nước ngầm: Mặc dù chưa có điều tra, khảo sát đánh giá đầy đủ về trữ lượng và chất lượng nước ngầm, song qua hệ thống giếng khoan của một số hộ gia đình trong xã, cho thấy trữ lượng nuớc ngầm khá dồi dào nhưng
  45. 36 chất lượng phần lớn bị nhiễm phèn nên ảnh hưởng đến việc khai thác sử dụng. Hiện nay nguồn nước ngầm người dân không sử dụng trong sinh hoạt ăn uống mà chỉ sử dụng trong việc tưới cây và những việc khác c. Tài nguyên rừng Rừng : Diện tích: 1.746, 49 ha. Trong đó: Đất có rừng tự nhiên sản xuất: 1.263,67 ha; Đất có rừng trồng sản xuất: 482,82 ha. 4.1.1.5. Tài nguyên nhân văn Trên địa bàn xã có 1552 hộ, với 6270 nhân khẩu. Dân số xã Yên Trạch chủ yếu làm nông nghiệp. Năm 2009, dân số làm nông nghiệp chiếm tới 95,66%. Qua 2 năm tỷ lệ này tuy có giảm nhưng còn rất chậm. Năm 2011, tỷ lệ dân số làm nông nghiệp vẫn chiếm tới 89,4%. Điều này chứng tỏ trình độ dân trí còn thấp (Tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chiếm dưới 9,6%), cơ cấu kinh tế còn lạc hậu, trình độ phân công lao động thấp. Bên cạnh đó thì diện tích đất canh tác bình quân trên lao động đã thấp ngày càng bị thu hẹp và sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ nên sức ép về việc làm là rất lớn. 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 4.1.2.1. Tình hình dân số lao động - Tổng số hộ: 1687 hộ; - Tổng số nhân khẩu: 6116 người, trong đó nữ: 3068 người; - Lao động trong độ tuổi: 3789 người, trong đó nữ: 1815 người; - Trình độ văn hóa: Lao động phân theo trình độ học vấn phổ thông : Tiểu học 17%; THCS : 58%; THPT: 25 %; - Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động 15,2 %; - Cơ cấu lao động: Nông, lâm, ngư nghiệp 89,4 %; Công nghiệp, xây dựng 5,2%; Thương mại, dịch vụ 5,4 %; - Tình hình lao động trong độ tuổi đang đi làm việc ngoài địa phương: Số lao động đi làm việc ngoài xã : 491 người, bằng 13%; Số lao động đang làm việc ở nước ngoài 64 người, tỷ lệ 0,16 %;
  46. 37 - Đánh giá sơ bộ về đặc điểm lao động, thuận lợi, khó khăn đối với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã trong tương lai: Dân số xã Yên Trạch chủ yếu làm nông nghiệp. Năm 2015, dân số làm nông nghiệp chiếm tới 94,56%. Qua 2 năm tỷ lệ này tuy có giảm nhưng còn rất chậm. 4.1.2.2. Kinh tế và tổ chức sản xuất a. Thu nhập bình quân đầu người/năm - Thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2017 ước đạt 18 triệu đông/người/ năm; Phấn đấu năm 2020 đạt 35 triệu theo tiêu chí. b. Hộ nghèo - Số hộ nghèo 600 hộ, tỷ lệ hộ nghèo chiếm; 35,56% c. Tỷ lệ lao động có việc làm Khảo sát, thống kê tổng số lao động trong độ tuổi của xã và số lao động trong độ tuổi làm việc trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp của xã. - Tổng số hộ: 1687 hộ; - Tổng số nhân khẩu: 6.116 người, trong đó nữ: 3068 người; - Tổng số lao động : 3789 người, tỷ lệ: 61,25%; trong đó: nữ 1858 người; - Số lao động đi làm việc ngoài xã : 502 người, bằng 14%. - Số lao động đang làm việc ở nước ngoài 64 người; tỷ lệ 0,16 %; - Tỷ lệ lao động thường xuyên có việc làm Đạt 91,4% d. Tổ chức sản xuất - Khảo sát, đánh giá tình hình phát triển kinh tế trang trại, các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, các Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và trong hoạt động ngành nghề nông thôn, cụ thể: - Số trang trại: 0. - Số doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông lâm sản: 15; tổng số lao động tham gia: 109 người. + Doanh nghiệp Vạn lâm phú (xóm Khau Đu), lĩnh vực sản xuất kinh doanh chế biến lâm sản (ép mùn cưa thành chất đốt xuất khẩu). Doanh thu 700.000.000đ, 20 lao động, thu nhập bình quân 2.100.000đ/lao động/tháng.
  47. 38 + Doanh nghiệp Vũ Trung (xóm bài kịnh) chuyên sản xuất và chế biến gỗ - Chưa có HTX chỉ có 01Tổ hợp tác sản xuất và chế biến đồ gỗ với 05 thành viên - Cơ sở sản xuất kinh doanh cá nhân có 51, thu hút 232 lao động; chủ yếu của các ngành chế biến gỗ, làm mộc, mành cọ, gạch ngói xi măng và chế biến chè - Xã chưa có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực bền vững. 4.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Yên Trạch a. Giao thông: - Đường bộ: + Đường trục xã: Toàn xã có 8,3 km đường trục xã, đã được nhựa hóa, Yên Trạch - Yên ninh và Yên Trạch - Phú Tiến, các tuyến đường xóm hàng năm đều được tu sửa tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại dễ dàng,các tuyến đường trục chính nội đồng mặt đường nhỏ hẹp lầy lội nhân dân đi lại còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa + Đường trục thôn: Toàn xã có 13,35 km đường trục thôn, trong đó 8,51 km đã đạt chuẩn = 63,74%. + Đường ngõ xóm: Toàn xã có 47,86 km đường ngõ xóm, đạt chuẩn 0,659 km bằng 1,37%. + Đường trục chính nội đồng: Toàn xã có 0/20,48km đường nội đồng đạt chuẩn. - Đường sông: Không - Đường sắt: Không - Đánh giá chung hệ thống giao thông qua xã: Đường giao thông ở xã mới cứng hoá được 17,469 km, số còn lại đều là đường đất đỏ. Mặt đường thì nhỏ, nền đường hẹp, mặc dù hệ thống giao thông được tu bổ thường xuyên nhưng chất lượng còn kém, xuống cấp nhanh chóng,
  48. 39 mùa khô thì bụi còn mùa mưa thì trơn và lầy lội, gây khó khăn cho việc đi lại và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. - Hiện trạng về vận tải: + Về phương tiện: Toàn xã có 15 xe ô tô vận tải cơ bản đáp ứng được yêu cầu vận tải, lưu thông hàng hóa cho nhân dân. + Hiện trạng bến, bãi: Xe đỗ ở nhà xe doanh nghiệp và hộ gia đình, chưa có bãi đỗ tập trung. + So sánh mức độ đạt được của tiêu chí số 2 so với bộ tiêu chí quốc gia: Đường trục xã tuy đã nhựa hóa nhưng chiều rộng nền, mặt đường chưa đạt; các tuyến khác mới cứng hóa được 9.169m số còn lại là đường đất, mặt đường hẹp. b. Thủy lợi Hiện trạng xã có 20 công trình thuỷ lợi có 01 công trình đã xuống cấp không còn sử dụng được; 21.69/ 47,059km kênh mương được kiên cố hóa đạt 46,1%. Diện tích tưới tiêu chủ động đạt 80%. - Thực trạng công tác quản lý các công trình thủy lợi: Xã có 04 tổ thủy nông trực tiếp quản lý, vận hành phục vụ tưới tiêu cho hộ sản xuất nông nghiệp, hàng năm đều tổ chức tu sửa nhỏ nhằm hạn chế xuống cấp, không sảy ra ô nhiễm nguồn nước. Đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ. - Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu. c. Điện Hiện trạng xã có 06 trạm biến áp, 25,6km đường hạ thế, có 1.602 hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn. d. Trường học Hiện nay ¾ trường học đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I (Mầm non, 02 trường Tiểu học), còn Trung học cơ sở chưa đạt. Tuy vậy các trường vẫn còn thiếu cơ sở vật chất cho dạy và học cụ thể:
  49. 40 - Trường mầm non: Còn thiếu 06 phòng học hiện nay vẫn đang học nhờ NVH xóm Bản Héo - Trường tiểu học 1+2: + Cơ sở vật chất còn thiếu khác: 01 nhà làm việc + Số phòng học đã có 19, (số phòng thiếu 3) + Số phòng chức năng đã có 05, số còn thiếu 07 - Trường Trung học cơ sở: + Số phòng học đã có 11 nền phòng học của 08 lớp đã xuống cấp + Số phòng chức năng đã có 05, (số còn thiếu 03) + Số diện tích sân chơi đã có 981 m2, số còn thiếu 0 m2. + Cơ sở vật chất còn thiếu khác (Phòng họp tổ bộ môn, phòng truyền thống, hoạt động Đoàn, Đội). Đến năm 2020 nâng cấp, tu sửa các cơ sở vật chất còn thiếu trong các nhà trường, từng bước sửa chữa, nâng cấp trường THCS đạt chuẩn quốc gia. e. Cơ sở vật chất văn hoá Nay nhà văn hóa xã đã xây dựng đạt chuẩn; Đang tiếp tục sửa chữa nhà văn hóa và khu thể thao các xóm. - Có 02 nhà văn hóa xóm đạt chuẩn: NVH Đin Đeng. Làng Nông - Có 05 xóm có khu thể thao: NVH xóm Na Mẩy, Bản Héo, Khuân Lặng, Làng Nông, Đin Đeng Trụ sở làm việc của UBND xã gồm 14 phòng làm việc (gồm 03 nhà: nhà hai tầng 15 phòng làm việc; 01 nhà cấp 4 có 02 phòng làm việc, 01 nhà cấp 4 diện tích 105 m2 nơi làm việc của bộ phận một cửa và tiếp công dân. g. Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn - Xã có 01 chợ với diện tích 4000 m2, hiện trạng chợ mới xây dựng được nhà đình, họp 5 ngày một phiên; Công tác quản lý và hoạt động của chợ chưa đi vào nề nếp: hàng hoá khá phong phú, đa dạng, chủ yếu là phục vụ các
  50. 41 mặt hàng thiết yếu cho người dân, cần nâng cấp xây dựng các ki ôt bán hàng và tường rào bảo vệ theo yêu cầu đạt chuẩn. h. Thông tin và truyền thông - Trên địa bàn xã có 1 bưu điện và 01 điểm dịch vụ về internet. - Số lượng điểm phục vụ bưu chính viễn thông: 03 trạm phát không đạt tiêu chuẩn. - Xã có đài truyền thanh và 100% xóm có hệ thống loa, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành. i. Nhà ở dân cư - Tổng số nhà: 1.687 nhà, số khẩu 6.116. Trong đó: - Số lượng nhà tạm, nhà dột nát còn 58 nhà, tỷ lệ 3,4 %. - Số nhà kiên cố 290. tỷ lệ 17,2%. - Bán kiên cố 1.125, tỷ lệ 66,7 %. - Số hộ có nhà ở có các công trình phục vụ sinh hoạt tối thiểu như: bếp, các khu vệ sinh: 1.271 hộ, tỷ lệ: 75,34 %. - Số hộ có vườn bố trí phù hợp với cảnh quan và có thu nhập khá: 65 hộ 4.1.2.4. Văn hóa, xã hội, môi trường a. Giáo dục và đào tạo - Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập trung học cơ sở: đạt. - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học lên trung học phổ thông, bổ túc hoặc học nghề: 90 % - Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo: 25% b. Y tế - Mô tả, đánh giá hiện trạng, mức độ đạt chuẩn của Trạm Y tế xã: Hiện trạng có 1 trạm Y tế diện tích 1824 m2 đã được kiên cố, có 7 giường điều trị bệnh đã đạt chuẩn quốc gia.
  51. 42 - Xác định tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế: 100 % = 6.116 khẩu; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là 16,5%. c. Văn hóa - Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá được triển khai rộng khắp ngày càng đi vào chiều sâu, bình xét dân chủ, công khai, sát với tiêu chí. - Số xóm đạt xóm văn hóa năm 2016:8/12 xóm, chiếm tỷ lệ 66,6/70%. d. Môi trường và an toàn thực phẩm - Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 85%; nước sạch theo tiêu chuẩn:60 % - Cơ sở sản xuất- kinh doanh, nuôi trồng thuỷ sản đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường: đạt 50%. - Cảnh quan, môi trường chưa thực sự xanh- sạch- đẹp. - Nghĩa trang liệt sỹ xây dựng diện tích 699m2, nghĩa trang nhân dân hiện có 06, đã xây dựng quy hoạch 03 để quản lý, nhân dân mai táng chưa theo quy hoạch. - Xử lý chất thải: Chưa tổ chức thu gom rác và xử lý - Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình (nhà tắm, hố xí, bể nước) đạt chuẩn: 46,7 %. - Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh: 60%. - Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã: Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh tuân thủ đúng quy định đạt 96%. Thường xuyên kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm không có ngộ độc thực phẩm đông người sẩy ra trên địa bàn. e. Hệ thống tổ chức chính trị xã hội và tiếp cận pháp luật - Xã có 23 cán bộ, công chức, 100% đã đạt chuẩn về trình độ. - Các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến xóm có đủ theo quy định. - Đảng bộ 2 năm liên tục 2015- 2016 đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”; Chính quyền 3 năm liên tục đều đạt mức cao nhất.
  52. 43 - Từ năm 2014 đến nay các tổ chức chính trị- xã hội của xã đều đạt từ loại khá trở lên. - Về tiếp cận pháp luật: Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật với người dân được thực hiện thường xuyên, đã giúp đại đa số người dân tại cơ sở có cái nhìn đúng đắn về pháp luật, phát huy được vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, cơ bản các tiêu chí được quy định tại Quyết định 09/2013/QĐ - Ttg đều đạt. - Công tác bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội đều đảm bảo theo quy định. g. Quốc phòng và An ninh - Lực lượng dân quân được biên chế đủ theo hướng dẫn, hàng năm đều hoàn thành các chỉ tiêu về quốc phòng. - Không có khiếu kiện đông người; không sảy ra trọng án, tội phạm và tệ nạn xã hội hàng năm đều được kiềm chế và giảm. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. 4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý đất đai của xã Yên Trạch 4.1.3.1. Công tác quản lý đất đai Từ khi có Luật đất đai 2013 công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã từng bước đi vào nề nếp, hạn chế được các tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng trên địa bàn xã, cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ, kế hoạch lớn của ngành, tỉnh, huyện và xã đề ra. Hiện trạng quản lý theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2017, diện tích tự nhiên của xã Yên Trạch là 3007,02 ha; chiếm 8,15% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Diện tích đất đai vào sử dụng cho các mục đích (nông nghiệp và phi nông nghiệp) đạt 98,17%.
  53. 44 Cơ cấu sử dụng đất của xã thể hiện qua biểu đồ sau: Hình 4.2: Cơ cấu sử dụng đất xã Yên Trạch năm 2017 4.1.3.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã yên Trạch Bảng 4.1: Hiện trạng sự dụng đất xã Yên Trạch năm 2017 Diện tích Cơ Cấu TT Mục đích sự dụng (ha) (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 3007.02 100 1 Nhóm đất nông nghiệp 2524.77 83.96 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 636.81 25.22 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 394.79 15.74 1.1.2 Đất trồng lúa, lúa màu 346.54 13.72 1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 48.25 1.91 1.1.4 Đất trồng cây lâu năm 242.02 9.6 2 Nhóm đất phi nông nghiệp 427.36 14.21 2.1 Đất ở 255.42 8.49 Đất ở nông thôn 255.42 8.49 2.2 Đất chuyên dùng 133.61 4.44 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 0.60 0.02 2.2.2 Đất quốc phòng 43.78 1.46 2.2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0.09 0.003 2.2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2.96 0.098 2.2.5 Đất sử dụng vào mục đích công cộng 98.23 2.96 2.3 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 35.28 1.17 3 Nhóm đất chưa sử dụng 54.89 1.83 3.1 Đất bằng chưa sự dụng 35.74 1.19 3.2 Đất đồi núi chưa sự dụng 19.15 0.36 (Nguồn:UBND xã Yên Trạch)
  54. 45 Qua bảng 4.1 ta thấy: Diện tích nhóm đất nông nghiệp là 2524,77ha, chiếm 83,96% tổng diện tích tự nhiên của xã, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 636,81 ha; đất lâm nghiệp là 1748,13 ha; đất nuôi trồng thủy sản là 139,83 ha. Cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp đang dần được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ lệ sử dụng đất dành cho các loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế như trồng cây lâu năm, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển và so với tổng diện tích đất nông nghiệp. Đất phi nông nghiệp với diện tích là 427,36 ha chỉ chiếm 14,21% tổng diện tích đất tự nhiên của xã trong đó đất ở có diện tích là 255,42 ha; đất chuyên dùng có diện tích là 133,61 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích 2,96 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có diện tích 35,28 ha; đất quốc phong có diện tích 43,78 ha; đất có mục đích công cộng có diện tích 89,23 ha. Cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất phi nông nghiệp còn chưa hợp lý. Diện tích đất có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của xã như đất giao thông, đất trụ sở các cơ quan, đất sản xuất kinh doanh và đất các công trình công cộng mới chỉ chiếm khoảng 2.39% diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng có diện tích 54,89 ha chiếm 1,83% diện tích tự nhiên của xã trong đó đất bằng chưa sử dụng là 35,74 ha còn lại là đất đồi núi chưa sử dụng có diện tích 19,15 ha. Đất chưa sử dụng có diện tích khá lớn nhưng đất bằng chưa sử dụng chiếm phần diện tích lớn hơn. 4.2. Công tác thành lập lưới khống chế đo vẽ xã Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 4.2.1. Khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu Để phục vụ cho công tác đo đạc lưới khống chế đo vẽ cũng như cho công tác thành lập bản đồ địa chính, tiến hành khảo sát khu đo để đánh giá mức độ thuận lợi, khó khăn của địa hình, địa vật đối với quá trình đo vẽ.
  55. 46 - Địa hình: Xã Yên Trạch khá khó khăn, nhiều đoạn đường chưa được bê tông hóa và đang xuống cấp trầm trọng khiến công tác khảo sát còn gặp nhiều khó khăn. - Địa vật: Xã Yên Trạch có quá nhiều các cây cối gây cản trở cho công tác đo ngắm tại thực địa, đặc biệt là các khu vược xung quanh đồi núi. - Giao thông: Xã Yên Trạch có nhiều đường bộ chính thuận lợi cho công tác đi lại đo đạc. Những tài liệu, số liệu thu thập được tại Văn phòng Đăng ký QSD đất tỉnh Thái nguyên gồm 3 điểm địa chính cấp cao được cung cấp, bản đồ địa chính của xã được đo vẽ năm 1996 và số hóa, chỉnh lý năm 2006. Ngoài ra còn có các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, định hướng phát triển của xã trong những năm tới Đây là những tài liệu cần thiết, phục vụ hữu ích cho quá trình đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính cho khu vực xã Yên Trạch. - Thiết kế sơ bộ lưới kinh vĩ: Căn cứ vào hợp đồng của Công ty cổ phần Trắc địa Địa chính và Xây dựng Thăng Long & Sở Tài Nguyên và Môi Trường Thái Nguyên về việc đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính xã Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, quy phạm thành lập bản đồ địa chính. Từ các điểm địa chính trong xã (56 điểm có ký hiệu từ KV1-1 đến KV1-56 và 3 điểm gốc địa chính đo bằng công nghệ GPS). Lưới kinh vĩ được thống nhất thiết kế như sau: Thực hiện bằng công nghệ GPS theo đồ hình chuỗi tam giác, tứ giác dày đặc được đo nối với 56 điểm có ký hiệu từ KV1-1 đến KV1-56 và 3 điểm gốc địa chính hạng cao. Mật độ điểm, độ chính xác mạng lưới tuân thủ theo thiết kế kỹ thuật xây dựng lưới kinh vĩ khu đo và đảm bảo yêu cầu việc phát triển lưới khống chế đo vẽ cấp thấp hơn, phục vụ công tác đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính. Lấy 3 điểm mốc địa chính trong khu vực đo vẽ làm điểm khởi tính.
  56. 47 Các điểm lưới kinh vĩ phải được bố trí đều nhau trong khu vực đo vẽ sao cho một trạm máy có thể đo được nhiều điểm chi tiết nhất. Bảng 4.2: Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền địa chính STT Các yếu tố cơ bản của đường chuyền Chỉ tiêu kỹ thuật 1 Góc ngoặt đường chuyền ≥ 300 (300 độ) 2 Số cạnh trong đường chuyền ≤ 15 Chiều dài đường chuyền: - Nối 2 điểm cấp cao ≤ 8 km 3 - Từ điểm khởi tính đến điểm nút hoặc giữa hai điểm nút ≤ 5 km - Chu vi vòng khép ≤ 20 km Chiều dài cạnh đường chuyền : - Cạnh dài nhất ≤ 1400 m 4 - Cạnh ngắn nhất ≥ 200 m - Chiều dài trung bình một cạnh 500 m - 700 m 5 Trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc ≤ 5 giây Trị tuyệt đối sai số giới hạn khép góc đường 6 chuyền hoặc vòng khép (n: là số góc trong đường ≤ 5 n giây chuyền hoặc vòng khép) 7 Sai số khép giới hạn tương đối fs/ [s] ≤ 1: 25.000 (Nguồn: TT25-2014 ngày 19.5.2014 quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường) - Một vài thông số kỹ thuật được quy định trong Thông tư 25/2014/TT- BTNMT : + Cạnh đường chuyền được đo bằng máy đo dài có trị tuyệt đối sai số trung phương đo dài lý thuyết theo lý lịch của máy đo (ms) không vượt quá 10 mm + D mm (D là chiều dài tính bằng km), được đo 3 lần riêng biệt, mỗi lần đo phải ngắm chuẩn lại mục tiêu, số chênh giữa các lần đo không vượt quá 10 mm;
  57. 48 + Góc ngang trong đường chuyền được đo bằng máy đo góc có trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc lý thuyết theo lý lịch của máy đo không vượt quá 5 giây, đo theo phương pháp toàn vòng khi trạm đo có 3 hướng trở lên hoặc theo hướng đơn (không khép về hướng mở đầu). Bảng 4.3: Số lần đo quy định STT Loại máy Số lần đo 1 Máy có độ chính xác đo góc 1 - 2 giây ≥4 2 Máy có độ chính xác đo góc 3 - 5 giây ≥6 (Nguồn: Thông tư 55/2013/TT-BTNMT ngày 30/12/2013) Bảng 4.4: Các hạn sai khi đo góc (quy định chung cho các máy đo có độ chính xác đo góc từ 1 - 5 giây) không lớn hơn giá trị quy định STT Các yếu tố đó góc Hạn sai (giây) 1 Số chênh trị giá góc giữa các lần đo 8 2 Số chênh trị giá góc giữa các nửa lần đo 8 Dao động 2C trong 1 lần đo (đối với máy 3 12 không có bộ phận tự cân bằng) 4 Sai số khép về hướng mở đầu 8 Chênh giá trị hướng các lần đo đã quy “0” 5 8 (quy không) (Nguồn: Thông tư 55/2013/TT-BTNMT ngày 30/12/2013) Bảng 4.5: Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chung của lưới khống chế đo vẽ Chỉ tiêu kỹ thuật Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới STT Lưới KC đo Lưới KC đo khống chế đo vẽ vẽ cấp 1 vẽ cấp 2 Sai số trung phương vị trí điểm sau 1 ≤5 cm ≤7 cm bình sai so với điểm gốc Sai số trung phương tương đối cạnh 2 ≤1/25.000 ≤1/10000 sau bình sai 3 Sai số khép tương đối giới hạn ≤1/10000 ≤1/5.000 (Nguồn: Thông tư 55/2013/TT-BTNMT ngày 30/12/2013)
  58. 49 Chọn điểm, đóng cọc thông hướng: - Vị trí chọn điểm kinh vĩ phải thông thoáng, nền đất chắc chắn ổn định, các điểm khống chế phải tồn tại lâu dài đảm bảo cho công tác đo ngắm và kiểm tra tiếp theo. - Sau khi chọn điểm xong dùng cọc gỗ có kích thước 4 * 4 cm, dài 30 - 50 cm đóng tại vị trí đã chọn, đóng đinh ở đầu cọc làm tâm, dùng sơn đỏ đánh dấu cho dễ nhận biết. - Kích thước cọc và chỉ tiêu kĩ thuật phải tuân theo quy phạm thành lập bản đồ địa chính của Bộ TN & MT Trong quá trình chọn điểm kinh vĩ đã thu được kết quả như sau. Tổng số điểm địa chính: 3 Tổng số điểm lưới kinh vĩ: 56 điểm 4.2.2. Bố trí và đo vẽ đường chuyền kinh vĩ 4.2.2.1. Nhập số liệu đo được từ thực địa vào máy tính Từ số liệu đo được lưu trong bộ nhớ trong của máy toàn đạc điện tử và được trút vào máy tính bằng phần mềm T-COM. 4.2.2.2. Bình sai lưới kinh vĩ - Trút số liệu đo từ máy GPS South bằng phần mềm TOP2AS - Từ số liệu đo đạc lưới kinh vĩ đã tiến hành sử dụng phần mềm bình sai DP Survey để bình sai lưới kinh vĩ. - Kết quả bình sai được thể hiện qua bảng sau. Trong bảng chỉ là trích dẫn một số điểm tọa độ sau khi bình sai. Số liệu cụ thể được thể hiện ở phần phụ lục. Bảng 4.6: Số liệu điểm gốc Tọa độ STT Tên điểm X(m) Y(m) 1 80445 2417828.441 414846.683 2 PL01 2419245.832 418808.084 3 PL02 2416754.785 415703.790 (Nguồn: Công ty cổ phần trắc địa, địa chính và xây dựng Thăng Long)[4]
  59. 50 Thành quả tọa độ sau khi bình sai Bảng 4.7: Tọa độ sau khi bình sai HỆ TỌA ĐỘ TRẮC ĐỊA WGS84 ELLIPSOID QUI CHIẾU: WGS-84 STT Tên điểm B(° ' ") L(° ' ") H(m) 1 8435 21° 51' 59.75028 105° 43' 38.94571 -26.735 2 8445 21° 51' 17.64313 105° 40' 40.90593 -26.869 3 I299 21° 51' 25.60962 105° 41' 24.43819 -26.835 4 KV01 21° 52' 40.04033 105° 42' 47.19307 -26.802 5 KV02 21° 52' 35.66763 105° 42' 52.76954 -26.795 6 KV03 21° 52' 40.89371 105° 43' 19.69517 -26.774 7 KV04 21° 52' 45.13441 105° 43' 25.62051 -26.771 8 KV05 21° 52' 24.35158 105° 43' 22.99921 -26.762 9 KV06 21° 52' 20.06760 105° 43' 13.70349 -26.768 10 KV07 21° 52' 11.56356 105° 43' 27.09417 -26.752 11 KV08 21° 52' 04.88272 105° 43' 22.21772 -26.752 12 KV09 21° 51' 59.07385 105° 42' 54.10878 -26.774 13 KV10 21° 52' 14.44335 105° 42' 22.82135 -26.810 14 KV11 21° 52' 05.63484 105° 42' 24.75977 -26.803 15 KV12 21° 52' 14.49846 105° 41' 52.27016 -26.837 16 KV13 21° 52' 12.94114 105° 41' 44.25246 -26.843 17 KV14 21° 51' 55.94734 105° 41' 18.35187 -26.857 18 KV15 21° 51' 52.27755 105° 41' 09.62803 -26.862 19 KV16 21° 51' 44.81223 105° 42' 07.11041 -26.808 20 KV17 21° 51' 48.44950 105° 42' 15.45187 -26.802 21 KV18 21° 51' 36.82576 105° 42' 53.44844 -26.763 22 KV19 21° 51' 29.03532 105° 42' 52.63682 -26.760 23 KV20 21° 51' 38.92393 105° 43' 22.03807 -26.739 24 KV21 21° 51' 32.36639 105° 43' 20.91428 -26.736 25 KV24 21° 51' 12.01837 105° 42' 38.06034 -26.763 26 KV25 21° 51' 06.68825 105° 42' 36.84322 -26.762 27 KV26 21° 51' 13.76830 105° 41' 56.49388 -26.801 28 KV27 21° 51' 06.48930 105° 41' 56.20119 -26.797 29 KV28 21° 51' 31.94603 105° 41' 31.55351 -26.832 30 KV29 21° 51' 25.17131 105° 41' 07.67347 -26.850 31 KV30 21° 51' 23.83121 105° 40' 59.87358 -26.856 32 KV35 21° 50' 49.08690 105° 39' 59.32881 -26.891 33 KV36 21° 50' 54.00568 105° 40' 08.37473 -26.885 34 KV37 21° 51' 05.66681 105° 40' 22.31955 -26.879 35 KV38 21° 51' 12.77139 105° 40' 23.00337 -26.882 36 KV39 21° 51' 06.58928 105° 41' 03.93296 -26.843
  60. 51 STT Tên điểm B(° ' ") L(° ' ") H(m) 37 KV40 21° 51' 09.84443 105° 41' 13.96570 -26.836 38 KV41 21° 50' 42.10249 105° 41' 28.98310 -26.808 39 KV42 21° 50' 37.64190 105° 41' 38.23141 -26.798 40 KV43 21° 50' 52.43905 105° 42' 06.60163 -26.781 41 KV44 21° 50' 45.64837 105° 42' 05.65157 -26.778 42 KV45 21° 50' 19.24478 105° 41' 19.96465 -26.804 43 KV46 21° 50' 17.79911 105° 41' 11.78516 -26.811 44 KV47 21° 50' 38.85193 105° 40' 44.55799 -26.846 45 KV48 21° 50' 34.70772 105° 40' 38.42833 -26.849 46 KV49 21° 50' 33.92112 105° 40' 15.32180 -26.869 47 KV50 21° 50' 26.16738 105° 40' 22.71041 -26.858 48 KV51 21° 50' 18.72567 105° 39' 48.23148 -26.885 49 KV52 21° 50' 16.65585 105° 39' 58.99967 -26.874 50 KV53 21° 50' 05.43740 105° 40' 07.14697 -26.861 51 KV54 21° 49' 57.54150 105° 40' 13.75045 -26.851 52 KV55 21° 50' 05.36163 105° 40' 53.49149 -26.820 53 KV56 21° 49' 57.65495 105° 40' 56.86991 -26.813 54 PL01 21° 52' 04.39763 105° 42' 58.62064 -26.773 55 PL02 21° 50' 42.88438 105° 41' 10.95445 -26.825 (Nguồn: Công ty cổ phần trắc địa, địa chính và xây dựng Thăng Long)[4] * Các chỉ tiêu sai số và số hiệu chỉnh cạnh - Số hiệu chỉnh cạnh lớn nhất: (KV30 8445) = 0.105m - Số hiệu chỉnh cạnh nhỏ nhất: (KV45 KV46) = 0.001m - SSTP cạnh lớn nhất: (KV09 KV18) = 0.018m - SSTP cạnh nhỏ nhất: (KV46 KV55) = 0.004m - SSTP tương đối cạnh lớn nhất: (KV13 KV12) = 1/21978 - SSTP tương đối cạnh nhỏ nhất: (KV37 PL02) = 1/318902 * Kết quả đánh giá độ chính xác Bình sai toàn mạng lưới 1. Sai số trung phương trọng số đơn vị. mo = ± 1.000 2. Sai số vị trí điểm: Lớn nhất : (KV18). mp = 0.012(m). Nhỏ nhất : (KV39). mp = 0.003(m).
  61. 52 3. Sai số trung phương tương đối chiều dài cạnh: Lớn nhất : (KV25 KV24). mS/S = 1/ 35294 Nhỏ nhất : (KV37 PL02). mS/S = 1/ 696728 4. Sai số trung phương phương vị cạnh: Lớn nhất : (KV25 KV24). m = 6.01" Nhỏ nhất : (KV37 PL02). m = 0.31" 5. Sai số trung phương chênh cao: Lớn nhất : (KV13 KV14). mh= 0.959(m). Nhỏ nhất : (8445 KV40). mh= 0.274(m). 6. Chiều dài cạnh: Lớn nhất : (KV11 KV21). Smax = 1909.53m Nhỏ nhất : (KV25 KV24). Smin = 167.62m Trung bình : Stb = 782.03m (Nguồn: Công ty cổ phần trắc địa, địa chính và xây dựng Thăng Long) 4.3. Đo vẽ chi tiết và biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation, Famis 4.3.1. Đo vẽ chi tiết Sau khi có kết quả bình sai lưới ta có được tọa độ chính xác của các điểm lưới, tiến hành đo chi tiết. - Đánh mốc sơn xác định ranh giới giữa các thửa đất để công việc đo vẽ được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng và chính xác. - Từ các mốc địa chính, điểm lưới kinh vĩ vừa xây dựng được, tiến hành đặt máy đo các điểm chi tiết. - Trong quá trình đo chi tiết, kết hợp công việc ghi kết quả đo được vào sổ đo vẽ chi tiết, vẽ sơ họa và ghi chú ngoài thực địa để tránh nhầm lẫn trong quá trình biên tập bản đồ. Sau khi xác định ranh giới hành chính, các ranh giới các thửa đất ta tiến hành dùng máy TOPCON GTS 236 để đo chi tiết ranh giới các thửa đất, các công trình xây dựng trên đất.
  62. 53 + Đo vẽ thửa đất, các công trình trên đất như nhà ở. + Đo vẽ thể hiện hệ thống giao thông: Đo vẽ lòng mép đường. + Đo vẽ thể hiện hệ thống thủy văn. Đo thể hiện lòng mương, mép nước, ghi chú hướng dòng chảy của hệ thống. + Đo vẽ thể hiện hệ thống đường điện: các cột điện, hướng đường dây. + Đo vẽ các vật cố định: cầu, cống + Kết hợp với quá trình đo vẽ, ta kết hợp lấy thông tin của thửa đất, tên địa danh, tên riêng của địa vật và được ghi trực tiếp lên bản sơ họa. Bảng 4.8: Kết quả đo một số điểm chi tiết Điểm đứng máy: E109 Người đo: Trần Quốc Khương Điểm định hướng: KV1-17 Chiều cao máy: 1.482 m ĐIỂM Góc Bằng Khoảng cách (m) Chiều cao gương (m) 11899 110.2423 5.424 1.4 11900 122.3819 6.081 1.4 11901 122.3819 6.073 1.4 11902 124.4852 10.397 1.4 11903 128.1635 10.32 1.4 11904 143.183 11.303 1.4 11905 154.4529 8.73 1.4 11906 183.0337 7.819 1.4 11907 189.0247 8.677 1.4 11908 189.0247 8.673 1.4 11909 187.4159 11.147 1.4 11910 204.3443 10.985 1.4 11911 204.3444 10.983 1.4 (Nguồn: Công ty cổ phần trắc địa, địa chính và xây dựng Thăng Long)[4]
  63. 54 4.3.2. Ứng dụng phần mềm Microstation và FAMIS thành lập bản đồ địa chính Sau khi đã hoàn thành công tác ngoại nghiệp,tiến hành hoàn chỉnh sổ đo vẽ chi tiết và vẽ sơ họa. Bước tiếp theo là nhập số liệu vào máy tính và sử dụng phần mềm Microstation và Famis để thành lập bản đồ địa chính. Quá trình được tiến hành như sau. Quá trình trút số liệu từ máy đo toàn đạc điện tử vào máy tính: Máy toàn đạc được kết nối với máy tính thông qua cổng trút USB. Khởi động phần mềm T-COM Chọn kiểu trút “Recevied and convert FC5 data to ASC format” Nhập tên file (tên file là ngày đo) Nhập tốc độ trút (2400-4800-9600 ) Nhập độ dài ký tự (8). rồi tiến hành xử lý số liệu Xử lý số liệu - Cấu trúc File dữ liệu từ máy toàn đạc điện tử Trong quá trình đo vẽ chi tiết đã sử dụng máy toàn đạc điện tử TOPCON GTS 236. Sau đây là cấu trúc của file dữ liệu. Cấu trúc của file có dạng như sau: Hình 4.3: Cấu trúc file dữ liệu từ máy đo điện tử
  64. 55 - Xử lý số liệu Sau khi số liệu được trút từ máy toàn đạc điện tử sang máy vi tính file số liệu có tên (1-11.gsi) như ví dụ trên là file số liệu có tên là 1-11 (có nghĩa là số liệu đo vào ngày 1 tháng 11) Sau khi có file như hình trên ta phải sử dụng phần mềm để chuyển đổi định dạng file sang “.dat” thay vì “.gsi”. Hình 4.4: Phần mềm đổi định dạng file số liệu Sau khi đổi định dạng về “.dat” ta có file số liệu như sau: Hình 4.5: File số liệu sau khi đổi
  65. 56 sau khi đã có file “.dat” thì ta phải tiếp tục đổi đuôi định dạng về “.txt” qua phần mềm. Hình 4.6: Phần mềm đổi định dạng file số liệu sau khi đổi định dạng về “.txt” sẽ có dạng Hình 4.7: File số liệu sau khi đổi Sau khi có file như trên ta đổi đuôi định dạng sang “.txt” để tiến hành phun điểm đo chi tiết lên bản vẽ bằng phần mềm FAMIS. 4.3.2.1. Nhập số liệu đo Khi xử lý được File số liệu điểm chi tiết có đuôi “.txt” ta tiến hành chuyển điểm lên bản vẽ. Khởi động Microstation, tạo file bản vẽ mới chọn (Select) file chuẩn có đầy đủ các thông số cài đặt, gọi ứng dụng Famis.
  66. 57 - Làm việc với Cơ sở dữ liệu trị đo Nhập số liệu Import Tìm đường dẫn đến ổ, thư mục, file chứa số liệu cần triển điểm lên bản vẽ: Hình 4.8: Nhập số liệu bằng FAMIS Chọn đúng đường dẫn chứa file số liệu chi tiết có đuôi “.txt” ta được một file bản vẽ chứa các tâm điểm chi tiết, đây chính là vị trí các điểm cần xác định ở ngoài thực địa và đã được tính toạ độ và độ cao theo hệ thống toạ độ VN2000. Hình 4.9: Triển điểm chi tiết lên bản vẽ
  67. 58 4.3.2.2. Hiển thị số liệu đo - Hiển thị trị đo Từ menu Cơ sở dữ liệu trị đo Hiển thị Tạo mô tả trị đo chọn các thông số hiển thị DX = 0 (Tức tâm số thứ tự cách tâm điểm chi tiết theo trục X = 0) DY = 0 (Tức tâm số thứ tự cách tâm điểm chi tiết theo trục Y = 0) Chọn kích thước chữ = 2 hoặc lớn hơn tuỳ theo để thuận tiện cho việc nối các điểm chi tiết với nhau cho rõ nét rễ nhìn các số thứ tự điểm Chọn màu chữ số thứ tự điểm sao cho chữ số nổi so với màu nền Microstation, ví dụ như trên màu nền của Microstation là màu đen ta lên chọn màu chữ số thứ tự điểm chi tiết là màu trắng chọn xong ta ấn chấp nhận. Hình 4.10: Tạo mô tả trị đo Vậy ta được một bản vẽ có hiển thị các điểm đo chi tiết 4.3.2.3. Thành lập bản vẽ Từ các điểm chi tiết và bản vẽ sơ hoạ ngoài thực địa ta sử dụng thanh công cụ vẽ đường thẳng Place Smartline và chọn lớp cho từng đối tượng của chương trình Micorstation để nối các điểm đo chi tiết.
  68. 59 Lần lượt thực hiện các công việc nối điểm sơ đồ của tờ bản đồ khu vực xã Yên Trạch, ta thu được bản vẽ của khu vực đo vẽ như hình minh hoạ dưới đây. Lúc này các thửa đất trên bản vẽ thể hiện rõ vị trí hình dạng và một số địa vật đặc trưng của khu đo. Hình 4.11: Một góc tờ bản đồ trong quá trình nối thửa 4.3.2.4. Kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ Từ menu chọn cơ sở dữ liệu bản đồ / quản lý bản đồ / kết nối với cơ sở dữ liệu. Để có thể thực hiện các nhóm chức năng của phần mềm cơ sở dữ liệu bản đồ như đánh số thửa, tính diện tích tự động ta phải tạo được tâm thửa (topology). Hình 4.12: Bản đồ sau khi tạo topology
  69. 60 4.3.2.5. Sửa lỗi Topology là mô hình lưu trữ dữ liệu bản đồ (không gian) đã được chuẩn hóa. Nó không chỉ lưu trữ các thông tin địa lý, mô tả vị trí, kích thước, hình dạng của từng đối tượng bản đồ riêng rẽ mà còn còn mô tả quan hệ không gian giữa chúng với nhau như nối nhau, kề nhau. Chức năng này rất quan trọng trong công việc xây dựng bản đồ. Sau khi đóng vùng sửa lỗi, topology là mô hình đảm bảo việc tự động tính diên tích, là đầu vào của các chức năng tạo bản đồ địa chính, tạo hồ sơ thửa đất, tạo bản đồ chủ đề, vẽ nhãn thửa. * Sửa lỗi cho mảnh bản đồ vừa tạo. Như đã nói ở trên tâm thửa chỉ được tạo khi các thửa đã đóng vùng hay khép kín. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẽ không tránh khỏi sai sót. Famis cung cấp cho chúng ta một chức năng tự động tìm và sửa lỗi. Tính năng này gồm 2 công cụ MRFClean và MRF Flag Editor. Từ menu chính của phần mềm trước tiên vào Cơ sở dữ liệu bản đồ / Tạo Topology / Tự động tìm sửa lỗi (CLEAN). Hình 4.13: Tự động tìm, sửa lỗi Clean
  70. 61 Vào Parameters đặt thông số cần thiết cho chức năng MRFClean để tự sửa lỗi. Chức năng này chỉ sửa được các lỗi thông thường như : Bắt quá, bắt chưa tới, trùng nhau. Các lỗi còn lại phải tiếp tục dùng chức năng MRF Flag Editor để sửa. Kích chuột vào nút Next để hiển thị các lỗi mà chức năng MRF Flag báo màn hình bản đồ xuất hiện, nơi nào có chữ D là nơi đó còn lỗi, cần tự sửa bằng tay sử dụng thanh công cụ modifi của Microstaion với các chức năng như vươn dai đối tượng, cắt đối tượng, 4.3.2.6. Chia mảnh bản đồ Sau khi sửa hết các lỗi trên bản đồ, ta tiến hành tạo bảng chắp và chia mảnh bản đồ Ta chọn tỷ lệ, loại bản đồ, vị trí mảnh và phương pháp chia mảnh sau đó bản đồ sẽ được chia mảnh. 4.3.2.7. Thực hiện trên 1 mảnh bản đồ được tiến hành như sau: * Tạo vùng Chọn Level cần tạo vùng (ở đây là level của thửa đất) nếu nhiều lớp tham gia tính diện tích thửa đất thì ta phải tạo tất cả các lớp và mỗi lớp cách nhau bằng dấu phẩy. Sau đó chương trình tự tạo lớp tâm thửa cho từng thửa đất. Hình 4.14: Thửa đất sau khi được tạo tâm thửa
  71. 62 Một góc các thửa đất của tờ bản đồ gốc sau khi được tạo tâm thửa * Đánh số thửa Chương trình sẽ thực hiện đánh số thửa từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Hình 4.15: Thao tác để đánh số thửa * Gán dữ liệu từ nhãn Để phục vụ cho việc thành lập các tài liệu quản lý đất và các loại hồ sơ địa chinh, bước gán dữ liệu từ nhãn này cung cấp đầy đủ các thông tin số liệu cho việc tành lập các loại hồ sơ địa chính. Trước khi tiến hành bước này các thông tin thửa đất phải được thu thập đầy đủ và được gắn nằm trong các thửa. Các lớp thông tin của thửa đất được gắn bằng lớp nào thì bước gán thông tin từ nhãn sẽ tiến hành gán nhãn bằng lớp đó. .Trong bước gắn nhãn thửa ta gắn (họ và tên chủ sử dụng đất, loại đất) bằng lớp 53 do vậy ta gan thông tin từ nhãn lớp 53 cho hai loại thông tin (họ và tên chủ sử dụng đất, loại đất), và gán địa chỉ chủ sử dụng đất bằng lớp 52, vvv gán xong các lớp thông tin ta phải kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ.
  72. 63 d. Vẽ, sửa bảng nhãn thửa: * Vẽ nhãn thửa Vẽ nhãn thửa là một trong nhưng công cụ thường dùng để hiển thị các dữ liệu thuộc tính thành các đối tượng đồ hoạ theo một cách định dạng cho trước. Có thể có rất nhiều dữ liệu thuộc tính đi kèm theo tại một thời điểm không thể hiển thị được tất cả các dữ liệu. Hình 4.16: Vẽ nhãn thửa Đánh dấu vào vẽ tự động rồi vẽ nhãn chương trình sẽ tự động vẽ nhãn toàn bộ bản đồ với mục đích sử dụng là mục đích lúc tạo tâm thửa và số thửa ứng với số thửa đã đánh. * Sửa bảng nhãn thửa Để đảm bảo cho đầy đủ các thông tin địa chính được cập nhật trong file báo cáo, ta phải kiểm tra bảng nhan thửa xem file báo cáo đã cập nhật đầy đủ hay chưa. Có nhưng trường hợp các thông tin của thửa đất khi gắn bị chồng đè lên ranh thửa, do vậy khi gán nhãn thửa file báo cáo sẽ không cập nhật được các thộng tin vào bản nhãn. Kiểm tra bảng cơ sở dữ liệu địa chính xem các thông tin trong bảng đã đầy đủ chưa nêu thiếu ta có đầy đủ các cửa sổ cho phép ta thay đổi bổ sung các thông tin như (Tên chủ sử dụng, địa chỉ chủ sử dụng đất, xứ đồng, loại
  73. 64 đất) sửa chữa bổ sung xong ta ghi lại và báo cáo vào file (báo cáo.TXT) để thông tin được cập nhật đầy đủ. * Tạo khung bản đồ địa chính Khung bản đồ địa chính cần phải tạo ra với vị trí và cách thể hiện theo đúng quy định trong phạm vi thành lập bản đồ địa chính của Bộ TN - MT ban hành. Hình 4.17: Tạo khung bản đồ Hình 4.18: Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh
  74. 65 Khi ta ấn vào nút “Chọn bản đồ” và chọn điểm trên màn hình thì toạ độ góc khung của bản đồ sẽ hiện lên. Đây là các toạ độ được tính dựa trên các tham số tỷ lệ. Sau khi hoàn tất các quá trình cơ bản nêu trên. Đã hoàn thành công việc ứng dụng phần mềm Famis, Microstation xây dựng bản đồ địa chính từ số liệu đo chi tiết. 4.3.2.8. Kiểm tra kết quả đo Sau khi biên tập hoàn chỉnh, bản đồ này đã được in thử, tiến hành rà soát, kiểm tra, so sánh, mức độ chính xác của bản đồ so với thực địa. Lựa chọn những thửa khả nghi là có sai số lớn, tiến hành đo khoảng cách trên bản đồ. Sau đó chuyển khoảng cách đó ra thực địa đồng thời dùng thước dây đo khoảng cách ngoài thực địa và so sánh kết quả giữa chúng với nhau. Những sai số đều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, độ chính xác của bản đồ sau khi biên tập đạt yêu cầu kỹ thuật. 4.3.2.9. In bản đồ Khi bản đồ đã được kiểm tra hoàn chỉnh và độ chính xác đạt yêu cầu kỹ thuật, lúc này tiến hành in chính thức bản đồ này. 4.4. Nhận xét, đánh giá kết quả 4.4.1. Nhận xét Xã Yên Trạch là một xã nằm ở phía Bắc của huyện Phú Lương cách trung tâm Huyện 24 km. Yên Trạch là xã giáp với nhiều xã khác trong huyện và huyện Định Hoá, có đường trục chính chạy qua xã từ huyện Định Hóa thông tới xã Yên Ninh, nên có điều kiện thuận lợi để giao lưu văn hóa, khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Xã Yên Trạch có tổng diện tích 3.007,02ha đất tự nhiên, diện tích đất chủ yếu là đất Feralít nâu vàng phát triển trên phù sa cổ, tầng đất dày nhưng
  75. 66 lại xuất hiện nhiều cuội sỏi trong tầng phẫu diện, đất tơi xốp. Loại đất này thích hợp cho trồng lúa màu và cây công nghiệp hàng năm. 4.4.2. Đánh giá kết quả Kết quả của toàn bộ quá trình là thu được tờ bản đồ số 15 tỷ lệ: 1/1000 xã Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, với diện tích là 168104m2, và có 333 thửa. Quá trình thực hiện đo đạc và thành lập bản đồ được thực hiện theo đúng quy trình thành lập bản đồ địa chính do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định. Quá trình đo đạc được thực hiện rất công minh và chính xác Sau khi hoàn thành bản đồ đem đi đối chiếu với thực địa thì có rất ít sai lệch so với ngoài thực địa. Tờ bản đồ này đã được đo đạc, xử lý, biên tập theo phần mềm MicroStationSE, FAMIS đã đạt kết quả tốt.
  76. 67 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Yên Trạch là xã giáp với nhiều xã khác trong huyện và huyện Định Hóa, có đường trục chính chạy qua xã từ huyên Định Hóa thông tới xã Yên Ninh, Yên Trạch là xã vùng sâu của huyện Phú Lương, đây là khu vực có địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng đã xuống cấp, đặc biệt là đường giao thông, bản đồ địa chính của xã Yên Trạch năm 1996 được số hóa và chỉnh lý năm 2006 được đo vẽ thô sơ đã quá cũ và có nhiều thay đổi không đáp ứng được nhu cầu quản lý đất đai của xã nên Công ty cổ phần Trắc địa Địa chính và Xây dựng Thăng Long được sự phê duyệt của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên tiến hành đo vẽ thành lập bản đồ địa chính cho toàn xã Yên Trạch. Ứng dụng công nghệ tin học và sử dụng máy toàn đạc điện tử, các phần mềm như MicroStation, Famis để xây dựng lưới khống chế đo vẽ và đo vẽ chi tiết xây dựng bản đồ địa chính, sau khi đo vẽ và chỉnh lý thu được kết quả như sau : - Thành lập lưới đo vẽ bao gồm: 03 điểm địa chính và 56 điểm lưới kinh vĩ có độ chính xác tương đối cao. - Đã thành lập được một mảnh bản đồ địa chính 1:1000 thuộc xã Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, số hiệu tờ bản đồ đã thành lập khi kết thúc đợt thực tập là tờ 15 trong số 116 tờ bản đồ, với diện tích 168104m2, và có 333 thửa, tờ bản đồ này đã được đo đạc, xử lý, biên tập theo phần mềm MicroStationSE, FAMIS đã đạt kết quả tốt. Bản đồ địa chính xã Yên Trạch, huyện Phú Lương do Công ty cổ phần Trắc địa Địa chính và Xây dựng Thăng Long đo đạc chỉnh lý đã hoàn thành, sản phẩm được kiểm tra chặt chẽ cho từng hạng mục công việc đảm bảo chất lượng kỹ thuật theo thông tư 25/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi
  77. 68 trường, tuân thủ theo TKKT- DT được sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên phê duyệt. 5.2. Kiến nghị Phát triển nguồn nhân lực cho ngành địa chính, đào tạo những kỹ thuật viên sử dụng thành thạo phần mềm MicroStation, Famis và các modul, phần mềm khác có liên quan đến thành lập, biên tập bản đồ và không ngừng phổ biến, ứng dụng khoa học công nghệ mới. - Tạo điều kiện cho sinh viên có môi trường nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kiến thức tin học vào công tác thành lập bản đồ và quản lý nhà nước về đất đai từng bước đáp ứng được yêu cầu của xã hội đặt ra. - Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ về đo đạc và bản đồ. Các bản đồ nên xử lý, biên tập trên Famis để có một hệ thống dữ liệu thống nhất, đảm bảo cho việc lưu trữ, quản lý và khai thác. - Tiếp tục cho các sinh viên khóa tiếp theo đi thực tập tại các doanh nghiệp để có cơ hội học hỏi cách làm và kinh nghiệm trong việc ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc thành lập bản đồ địa chính. - Cần tăng thêm những thời lượng những môn thực hành liên quan đến chuyên ngành nhiều hơn để sinh viên khi đi làm không bị bỡ ngỡ với công việc. - Nhà nước cần tập trung kinh phí đầu tư xây dựng quy trình công nghệ tiên tiến, thống nhất các văn bản pháp lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của ngành. - Nhà nước cần quan tâm bồi dưỡng đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho tất cả đội ngũ làm công tác quản lý đất đai các câp, tạo điều kiện phát triển ngành Quản lý đất đai để bắt kịp tiến độ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
  78. 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Anh, (2013), Bài giảng thực hành tin học chuyên ngành Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 2. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2014), Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 - Quy định về thành lập BĐĐC 3. Bộ TNMT (2008), quy phạm Thành lập Bản đồ địa chính. 4. Công ty cổ phần Trắc địa Địa chính và Xây dựng Thăng Long (2018), Báo cáo tổng kết kỹ thuật đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 5. Nguyễn Thị Kim Hiệp, Vũ Thanh Thủy, Võ Quốc Việt, Phan Đình Binh, Lê Văn Thơ, Giáo trình bản đồ địa chính. (2006) Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 6. Luật đất đai 2013 ngày 29/11/2013. 7. Lê Văn Thơ (2009), Bài giảng môn trắc địa I - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 8. Tổng cục địa chính, Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử. 9. Tổng cục địa chính. Hướng dẫn sử dụng phần mềm famis - caddb. 10. TT55/2013/TT-BTNMT ngày 30/12/2013 11. Vũ Thị Thanh Thủy (2009) Bài giảng trắc địa II - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 12. UBND xã Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 13. Viện nghiên cứu địa chính (2002), hướng dẫn sử dụng phần mềm Microstation & Mappingoffice để thành lập bản đồ địa chính, Hà Nội.