Khóa luận Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí kinh tế - Xã hội thế giới Lớp 11 - THPT

pdf 67 trang yendo 10100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí kinh tế - Xã hội thế giới Lớp 11 - THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_day_hoc_dia_li.pdf

Nội dung text: Khóa luận Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí kinh tế - Xã hội thế giới Lớp 11 - THPT

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA SƯ PHẠM TÔ MINH CHÂU LỚP DH5DL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÀNH ĐỊA LÍ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI LỚP 11 - THPT Giảng viên hướng dẫn Ths. NGUYỄN VĂN TUẤN Long Xuyên, tháng 5 năm 2008
  2. Lời cảm ơn Với tấm lòng thành kính, chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Nguyễn Văn Tuấn đã dành phần công sức, trí tuệ và thời gian tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin cám ơn sự quan tâm khích lệ, động viên và giúp đỡ của các thầy cô trong tổ bộ môn Sử-Địa trường Đại học An Giang cùng tất cả quý thầy cô, cán bộ, nhân viên trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu đã hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt đề tài này. Xin cảm ơn các bạn cùng lớp DH5DL đã động viên, giúp đỡ, ủng hộ em . Cảm ơn các em học sinh lớp 11A, 11V, 11B, 11C trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu đã đóng góp một phần trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài này. Nhân dịp này, xin cảm ơn gia đình đã động viên giúp đỡ cho em vật chất lẫn tinh thần để em tự tin hơn trong thời gian hoàn thành đề tài. Lời cuối cùng, xin chúc quý thầy cô, bạn bè, cùng gia đình được nhiều sức khỏe. Chúc thầy cô luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ, chúc tất cả các em học sinh đạt kết quả thật cao trong học tập. Bản thân sẽ cố gắng rèn luyện không ngừng để tiếp bước các thầy cô trong sự nghiệp trồng người cao cả. Long Xuyên, ngày 05 tháng 5 năm 2008 Sinh viên thực hiện MỤC LỤC MỞ ĐẦU
  3. DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ • Số lượng bảng số liệu: 3  Bảng 1: Danh sách các cặp lớp thực nghiệm và đối chứng  Bảng 2: Kết quả thực nghiệm ở trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu  Bảng 3: Tổng hợp kết quả thực nghiệm • Số lượng biểu đồ: 1  Biểu đồ kết quả thực nghiệm ở trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu • Số lượng sơ đồ: 2  Sơ đồ 1: Các thành phần của nội dung học vấn địa lí trong nhà trường phổ thông  Sơ đồ 2: Quá trình dạy học sử dụng máy vi tính làm phương tiện
  4. CÁC CHỮ VIẾT TẮT  CNTT: công nghệ thông tin  G: Giỏi  GV: Giáo viên  GS: Giáo sư  HS: Học sinh  K: Khá  KHGD: Khoa học Giáo dục  NGƯT: Nhà giáo ưu tú  NXBGD: Nhà xuất bản Giáo dục  TB: Trung bình  THCS: Trung học cơ sở  THPT: Trung học phổ thông  TS: Tiến sĩ  PGS: Phó giáo sư  PTS: Phó tiến sĩ  PTTH: Phổ thông trung học
  5. Phụ Lục 1 Bài 7: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ Tiết 1: Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên ĐỀ KIỂM TRA A.Trắc nghiệm. Lựa chọn câu trả lời đúng nhất để điền vào bảng trả lời. 1. Lãnh thổ hiện tại của Hoa Kì bao gồm: a. 46 bang b. 48 bang c. 50 bang d. 52 bang 2. Diện tích của Hoa Kì đứng ở vị trí: a. Thứ 1 Thế giới b. Thứ 2 Thế giới c. Thứ 3 Thế giới d. Thứ 4 Thế giới 3. Vị trí của Hoa Kì nằm giữa hai đại dương lớn là: a. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương b. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương c. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương 4. Vị trí địa lí đã giúp cho Hoa Kì: a. Tránh được sự tàn phá của hai cuộc chiến tranh Thế giới b. Khống chế các nước khác ở châu Mĩ c. Dễ dàng giao lưu với các thị trường Âu, Á, Phi d. Tất cả đều đúng 5. Đặc điểm nổi bật của địa hình Hoa Kì là: a. Độ cao không chênh lệch giữa các khu vực b. Độ cao giảm từ Tây sang Đông c. Độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam d. Cao ở phía Tây và Đông, thấp ở vùng trung tâm 6. Sông có ý nghĩa lớn về giao thông, là nguồn cung cấp nước quan trọng ở Hoa Kì là: a. Columbia b. Mixixipi c. Colorađo d. Vonga 7. Khoáng sản có trữ lượng đứng đầu Thế giới của Hoa Kì là: a. Đồng b. Sắt c. Chì d. Thiếc B. Hãy điền những từ để hoàn thiện những câu sau đây: Thiên nhiên Hoa Kì tuy có điều kiện thuận lợi nhưng cũng có nhiều trở ngại. Các khó khăn lớn là (1) ở miền nam, (2) ở vùng nội địa. Ở (3) tình trạng khô hạn là phổ biến đòi hỏi phải có đầu tư to lớn để khắc phục. Phần Trả Lời A. Trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 B. Điền từ 1 . 2 . 3 . Phụ Lục 2
  6. Bài 7: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ Tiết 2: Dân cư và xã hội ĐỀ KIỂM TRA Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất để điền vào bảng trả lời. 1. Từ ngày lập quốc đến nay, thứ tự từ các làn sóng nhập cư từ các châu lục khác đến Hoa Kì lần lượt là: a. Người châu Âu – người châu Phi – người châu Á, Mĩ La tinh b.Người châu Phi – người châu Âu - người châu Á, Mĩ La tinh c. Người châu Âu – người châu Á, Mĩ La tinh – người châu Phi d. Người châu Á, Mĩ La tinh - người châu Âu – người châu Phi 2. Hiện nay so với Thế giới, dân số Hoa Kì đứng ở vị trí thứ: a. Thứ 1 b. Thứ 2 c. Thứ 3 d. Thứ 4 3. Dân cư tập trung chủ yếu ở: a. Phía Bắc và ven Thái Bình Dương b. Phía Nam và ven Đại Tây Dương c. Phía Đông Bắc và ven Đại Tây Dương 4. Dân số Hoa Kì có nguồn gốc châu Âu chiếm: a. 33 % b. 38 % c. 83 % d. 50 % 5. Người Anh Điêng sinh sống ở những khu vực: a. Phía đông bắc b. Phía đông nam c. Vùng trung tâm d. Đồi núi phía tây 6. Mật độ dân số trung bình của Hoa Kì (2005) là: a. 13 người/km2 b. 31 người/km2 c. 35 người/km2 d. Trên 50 người/km2 7. Nơi có mật độ dân số trung bình cao nhất là: a. Đông Bắc b. Đông nam c. Phía tây d. Phía nam 8. Tỉ lệ dân thành thị so với nông thôn: a. Dân nông thôn tỉ lệ cao hơn dân thành thị b. Dân thành thị tỉ lệ cao hơn dân nông thôn c. Có tỉ lệ tương đương nhau 9. Thành phố nào có dân đông đúc nhất: a. Oasinhton b. Los Angiolet c. New York d. San Phransisco 10. Nguyên nhân tình trạng mất an ninh trật tự trong xã hội ở Hoa Kì là: a. Đa dạng về văn hóa b. Phân hóa giàu nghèo sâu sắc c. Có nhiều dân tộc d. Cả a, b và c Phần Trả Lời 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phụ Lục 3
  7. Bài 7: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ Tiết 3: Kinh tế ĐỀ KIỂM TRA Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất để điền vào bảng trả lời. 1. Ngành dịch vụ có quy mô đứng đầu Thế giới của Hoa Kì hiện nay là: a. Ngoại thương b. Du lịch c. Dịch vụ công d. Tài chính, ngân hàng 2. Nhân tố tạo nên sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kì hiện nay là: a. Sức mua của dân cư trong nước lớn b. Nhu cầu của thị trường thế giới c. Do vai trò lãnh đạo trong các tổ chức kinh tế thế giới d. Nguồn lợi buôn bán vũ khí, hàng hóa lớn 3. Thị trường đóng vai trò quyết định trong nền kinh tế Hoa Kì hiện nay là: a. Châu Á b. Châu Âu c. Châu Mĩ d. Nội địa 4. Loại hình giao thông vận tải có tốc độ phát triển nhanh nhất ở Hoa Kì hiện nay là: a. Đường bộ b. Đường biển c. Đường hàng không d. Đường sông 5. Sản lượng lương thực Hoa Kì luôn đứng đầu thế giới là do: a. Thiên nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp b. Có quỹ đất nông nghiệp lớn c. Trình độ sản xuất trong nông nghiệp cao d. Sản xuất chuyên môn hóa theo vành đai 6. Ngành tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì là: a. Công nghiệp b. Nông nghiệp c. Dịch vụ 7. Công nghiệp có giá trị hàng xuất khẩu lớn nhất là: a. Công nghiệp khai khoáng b. Công nghiệp chế biến c. Công nghiệp điện lực 8. Sản lượng công nghiệp đứng hàng đầu thế giới (năm 2005) là: a. Điện b. Than đá c. Dầu thô d. Khí tự nhiên 9. Sản lượng nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới (năm 2005) là: a. Ngô b. Lúa gạo c. Lúa mì d. Bông 10. So với thế giới, kinh tế của Hoa Kì hiện nay đứng ở vị trí: a. Thứ 1 b. Thứ 2 c. Thứ 3 d. Thứ 4 Phần Trả Lời 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phụ Lục 4
  8. PHIẾU KHẢO SÁT Về việc “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí kinh tế - xã hội thế giới lớp 11 – THPT” Họ tên học sinh: Lớp : Trường : Học sinh đánh dấu (X) vào ô trống khi chọn câu trả lời. STT Câu hỏi khảo sát Trả lời RHQ HQ IHQ KHQ 1 Giúp cho học sinh dễ hiểu bài, dễ nhớ các nội dung chính. 2 Việc sử dụng các bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, phim minh họa có trong máy tính sẽ tạo hứng thú cao trong giờ học 3 Hiệu quả của việc sử dụng thời gian vào bài học 4 Sự tham gia của học sinh vào việc xây dựng bài học 5 Kĩ năng truyền đạt của giáo viên phù hợp với máy tính khi giảng dạy 6 Hiệu quả của phương pháp dạy học với ứng dụng công nghệ thông tin so với các phương pháp dạy học truyền thống khác 7. Ngoài những nội dung trên em có ý kiến gì khác không ? 8. Điều gì em thích nhất khi được học với phương pháp dạy học mới ? Xin cảm ơn ! Phụ Lục 5
  9. PHIẾU KHẢO SÁT Về việc “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí kinh tế-xã hội thế giới lớp 11 – THPT” Họ và tên giáo viên : Trường đang giảng dạy: Xin quí thầy cô vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu (X) vào ô trống khi lựa chọn câu trả lời. STT Câu hỏi khảo sát Trả lời RHQ HQ IHQ KHQ 1 Giúp cho giáo viên giảng dạy trên lớp dễ dàng, thuận tiện và chủ động hơn 2 Dựa trên tranh ảnh, phim minh họa mà giáo viên có thể mở rộng thêm kiến thức cho học sinh 3 Dễ dàng hình thành cho học sinh các biểu tượng, khái niệm và mối quan hệ nhân quả địa lí 4 Kết quả học tập của học sinh được thể hiện qua các bài kiểm tra 5 Cần nhân rộng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học địa lí ở trường phổ thông vì tính hiệu quả của nó 7. Theo quí thầy, cô thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học địa lí ở trường phổ thông hiện nay còn gặp những khó khăn gì? Cần thỏa mãn các yêu cầu gì ? Họ và tên giáo viên Xin cảm ơn !
  10. MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hiện nay, công nghệ thông tin (CNTT) đã ảnh hưởng sâu sắc tới Giáo dục và Đào tạo trên nhiều khía cạnh, việc áp dụng các tiến bộ khoa-học kĩ thuật vào việc đổi mới phương tiện và phương pháp dạy học địa lí ngày càng thể hiện được tầm quan trọng của nó trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới phương pháp giảng dạy bằng CNTT, mà cụ thể là ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một chủ đề lớn được UNESCO chính thức đưa ra thành một chương trình trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI và nền giáo dục sẽ thay đổi một cách căn bản vào thế kỉ XXI do ảnh hưởng của CNTT. Với bộ môn địa lí, các phương tiện thiết bị dạy học bao gồm cơ sở vật chất dùng để dạy học như phòng bộ môn, phòng triển lãm địa lí, vườn địa lí là điều kiện để học sinh và giáo viên làm việc; những tài liệu địa lí như sách giáo khoa, sách báo, bản đồ để minh họa và những thiết bị kĩ thuật dạy học như là băng hình, máy chiếu, máy vi tính giúp cho việc dạy học địa lí đạt kết quả cao. Chính vì sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện nay, địa lí cũng giống như các môn học khác, với lượng kiến thức mới phong phú và nhu cầu lĩnh hội tri thức của học sinh ngày càng cao thì người giáo viên ngoài việc sử dụng các phương pháp giảng dạy truyền thống cần phải có nhiều phương pháp mới sao cho phù hợp. Áp dụng các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại vào các môn học nói chung và môn địa lí nói riêng là yêu cầu có tính khách quan và cấp thiết. Các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại quan trọng nhất là các phương tiện nghe nhìn như: máy ghi âm, máy chiếu phim Đặc biệt ở các nước phát triển người ta đã nghiên cứu và đưa máy vi tính vào dạy học trong đó có môn địa lí. Với sự xuất hiện của máy vi tính trong nhà trường không những làm thay đổi phương pháp dạy học truyền thống mà còn đổi mới cả nội dung dạy học, mở rộng khả năng lĩnh hội tri thức cho học sinh. Ở Việt Nam, giáo dục là quốc sách hàng đầu, trong những năm gần đây ngành giáo dục đã trang bị cho các trường phổ thông nhiều trang thiết bị dạy học cho môn địa lí như: các loại bản đồ, tranh ảnh và nhiều thiết bị khác. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của việc dạy và học địa lí. Ở nước ta, việc đưa máy vi tính vào trường phổ thông cho việc dạy và học chỉ mới ở giai đoạn đầu, trong thời gian gần đây và chưa phổ biến rộng rải ở tất cả các trường phổ thông. Hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ sở vật chất và trình độ về tin học của giáo viên. Đứng trước thực trạng trên, với sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của Ths. Nguyễn Văn Tuấn, tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí kinh tế-xã hội thế giới lớp 11-THPT”, với mục đích làm quen Trang 1
  11. với phương tiện thiết bị dạy học hiện đại trong trường phổ thông. Là một giáo viên địa lí trong tương lai, tôi sẽ tiếp thu kiến thức, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân nhằm đổi mới phương pháp dạy và học ở trường phổ thông để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và kết quả học tập địa lí nói riêng. II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu khả năng ứng dụng máy vi tính và các phần mềm địa lí trong quá trình dạy học ở trường phổ thông hiện nay và thử nghiệm xây dựng một số bài giáo án điện tử trong những bài dạy cụ thể của chương trình địa lí lớp 11 phổ thông hiện hành. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu, sử dụng và khai thác các phần mềm như Microsoft Word, Microsoft Excel, Windows Explorer, World Atlas, Encarta, Powerpoint nhằm mục đích lấy dữ liệu phục vụ cho thiết kế bài giảng địa lí kinh tế - xã hội thế giới lớp 11- THPT thông qua chương trình trình chiếu bằng Powerpoint. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí kinh tế-xã hội thế giới lớp 11-THPT. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Giới hạn nội dung Do đây là đề tài khóa luận tốt nghiệp cử nhân và tương đối mới nên chỉ nghiên cứu trong phạm vi lớp 11-THPT Chỉ nghiên cứu, ứng dụng máy vi tính và một số phần mềm để xây dựng các bài giáo án điện tử phục vụ cho việc giảng dạy địa lí lớp 11-THPT. 2. Giới hạn lãnh thổ nghiên cứu đề tài Đề tài tiến hành nghiên cứu tại trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu trên địa bàn thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang. Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu là một trường trọng điểm của tỉnh, đa số giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, học sinh chủ yếu ở tại địa bàn và học tập rất chăm ngoan. Cơ sở vật chất của trường thuộc loại tốt nhất so với các trường khác trong tỉnh. Với những điều kiện trên, tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc nghiên cứu đề tài này. V. LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trang 2
  12. Trong vài thập kỉ gần đây, ở nhiều nước trên thế giới, máy vi tính đã được đưa vào sử dụng trong nhà trường như một phương tiện dạy học hữu hiệu, chẳng hạn như: - Đề án “Tin học cho mọi người” (Informatique pour tous) – Pháp, 1970. - Chương trình MEP (Microelectronics Education Program) – Anh, 1980 - Các chương trình và phần mềm các môn học cho trường trung học được cung cấp bởi NSCU (National Software-Cadination Unit) – Australia, 1984. - Đề án CLASS (Computer Literacy And Studies in School) - Ấn Độ, 1985. Ngoài ra, còn rất nhiều chương trình, phần mềm hỗ trợ khác có thể khai thác và ứng dụng trong chương trình dạy học ở trường phổ thông. Ở Việt Nam hiện nay, máy vi tính chưa thật sự xâm nhập vào hoạt động dạy và học của nhà trường, tuy nhiên việc sử dụng máy vi tính như một phương tiện dạy học đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. - Báo cáo “Ứng dụng tin học ở một số nước Tây Âu nhân chuyến đi công tác tìm hiểu tình hình giáo dục ở nước ngoài ” – NGƯT. Đào Thiện Hải, 1996. - Báo cáo “Sử dụng máy vi tính trong nghiên cứu và giảng dạy Địa lí” – GS. Nguyễn Dược (Viện KHGD Việt Nam), 1996. - Báo cáo “Sử dụng máy vi tính làm phương tiện hội thoại trong dạy học Vật lí” – PGS. PTS. Nguyễn Lạc, 1998. - Phần mềm PC Fact với giảng dạy Địa lí, GS. Nguyễn Dược, 1998. - Phần mềm Db-Map trong dạy học Địa lí, TS. Đặng Văn Đức, 1998. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc sử dụng máy vi tính và các phần mềm dạy học trong dạy học chủ yếu mới dừng lại ở các trường đại học, cao đẳng. Việc ứng dụng vào các trường phổ thông vẫn còn là một vấn đề mới mẻ và đang ở giai đoạn thử nghiệm. VI. Ý NGHĨA VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 1. Ý nghĩa Ngày nay, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong đó có dạy học. Với đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí kinh tế-xã hội thế giới lớp 11-THPT”nó mang một ý nghĩa hết sức thực tế ở hiện tại cũng như trong tương lai. Đề tài nhằm góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học địa lí nói riêng trong trường phổ thông. Giúp cho giáo viên và học sinh làm quen, tiếp cận với công nghệ mới của nhân loại. 2. Đóng góp mới của đề tài Trang 3
  13. Đề tài có giới thiệu một số phầm mềm dạy học địa lí và các thao tác biên soạn giáo án bằng chương trình trình diễn Powerpoint giúp giáo viên có thể tham khảo, sử dụng để biên soạn thành những bài giáo án cụ thể. Đề tài có ứng dụng công nghệ thông tin để biên soạn mẫu bài Hoa Kì trong sách giáo khoa địa lí nâng cao lớp 11, giáo viên có thể tham khảo và sử dụng để giảng dạy ở chương trình địa lí lớp 11-THPT. VII. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1. Phương pháp luận 1.1. Quan điểm hệ thống Là một quan điểm khoa học chung phổ biến nhất, đối tượng nghiên cứu nào cũng được tạo thành từ nhiều thành phần tạo nên một hệ thống tổng hợp. Trong quá trình nghiên cứu về “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí kinh tế-xã hội thế giới lớp 11-THPT” quan điểm hệ thống đã được vận dụng. Công nghệ thông tin gồm rất nhiều thành phần như: máy tính, phần mềm, các phương tiện nghe nhìn Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu cần phải xem xét nó trong một hệ thống và sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố đó để đạt được kết quả cuối cùng là vận dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học. 1.2. Quan điểm lãnh thổ Đối với bất kì đối tượng nào cũng gắn bó với một không gian lãnh thổ nhất định. Trong việc xác định đối tượng nghiên cứu cần xem xét mối quan hệ của chúng với lãnh thổ. Với đối tượng nghiên cứu là công nghệ thông tin thì cần nghiên cứu ở nơi có điều kiện thuận lợi, nên tôi chọn nghiên cứu tại trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu ở Thành phố Long xuyên, Tình An Giang. Nếu chọn những nơi thiếu về cơ sở vật chất, thiếu máy móc, những trường ở nông thôn thì sẽ rất khó khăn trong việc nghiên cứu đối tượng này. Trên cơ sở đó, giúp ta có những ý kiến đánh giá, kiến nghị hợp lí đối với đề tài nghiên cứu. 1.3. Quan điểm lịch sử Mỗi đối tượng nghiên cứu đều có nguồn gốc phát sinh và luôn luôn biến đổi. Do đó, trong quá trình nghiên cứu và đánh giá đối tượng phải dựa trên quan điểm lịch sử để hiểu biết lịch sử phát sinh, tồn tại và phát triển cũng như những nguyên nhân thay đổi và có thể dự báo xu thế phát triển của chúng trong tương lai. 2. Phương pháp nghiên cứu đề tài 2.1. Phương pháp thu thập tài liệu Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, bản thân đã thu thập tài liệu từ các nguồn khác nhau: đọc sách báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo khoa học, các đề tài nghiên cứu, truy cập các thông tin trên internet và những tài liệu khác có liên quan. Trang 4
  14. Để việc thiết kế bài giảng đảm bảo tính khoa học, hiện tại bản thân còn nghiên cứu sách giáo khoa, chương trình môn địa lí cải cách, môn địa lí phân ban, đặc biệt là chương trình sách giáo khoa hiện hành. 2.2. Phương pháp quan sát Tham gia dự giờ các tiết dạy địa lí của giáo viên với việc ứng dụng CNTT 2.3. Phương pháp trò chuyện Trong quá trình nghiên cứu, đã hỏi ý kiến, trò chuyện với các giáo viên địa lí và cả các giáo viên chuyên môn khác nhau để tìm hiểu về khả năng và nhu cầu ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và dạy học địa lí nói riêng. 2.4. Phương pháp thống kê Trong quá trình thực hiện, để nâng cao hiệu quả nghiên cứu, người thực hiện còn vận dụng phương pháp thống kê để tổng hợp các số liệu đã thu thập được trong quá trình thực nghiệm. Từ đó có cơ sở để phân tích, so sánh các nội dung cần tìm hiểu. 2.5. Phương pháp điều tra, tổng kết kinh nghiệm Để việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông đạt hiệu quả cần phải tìm hiểu kĩ về thái độ của giáo viên và học sinh, tình hình thực tế ở nhà trường. Do đó, quá trình nghiên cứu cần có sự kết hợp trao đổi, dự giờ, phỏng vấn trực tiếp các giáo viên để đánh giá chính xác thực tế vấn đề nghiên cứu. - Mẫu một: thiết kế phiếu điều tra dành cho giáo viên, trả lời các câu hỏi và có các ý kiến riêng (có kèm theo ở phần phụ lục) - Mẫu hai: dành cho học sinh, trả lời các câu hỏi và các ý kiến theo mẫu đã hướng dẫn (kèm theo ở phần phụ lục) VIII. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Luận văn gồm có 3 phần lớn: mở đầu, nội dung và kết luận. Ngoài ra còn có thêm phần phụ lục gồm các bài kiềm tra, phiếu khảo sát, mục lục - Phần mở đầu nêu lên được lí do chọn đề tài, mục đích, phạm vi và phương pháp nghiên cứu đề tài - Phần nội dung là phần trọng tâm của đề tài nghiên cứu. Trong phần này có 3 chương: + Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí + Chương II: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí kinh tế-xã hội thế giới lớp 11-THPT + Chương III: Thực nghiệm - Phần kết luận: nêu ra kết quả sau thực nghiệm và có những kiến nghị. Trang 5
  15. Chương I:CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Phương tiện dạy học 1.1. Khái niệm phương tiện dạy học Phương tiện dạy học là một tập hợp các khách thể (vật chất hay tinh thần) được giáo viên và học sinh sử dụng trợ giúp cho hoạt động dạy và học nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ và nội dung dạy học. Lý luận dạy học đã chỉ rõ sự phụ thuộc của phương tiện dạy học vào mục đích và nội dung dạy học. Mục đích dạy học ở trường phổ thông hiện nay ngày càng đòi hỏi trình độ cao, nhất là năng lực hành động thực tiễn nghề nghiệp và nhân cách phát triển toàn diện. Nội dung dạy học ngày càng hiện đại hóa và bổ sung hoàn chỉnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Vì vậy, phương tiện dạy học phải là một hệ thống các phương tiện có nhiều tính năng gắn bó với nhau, bổ sung cho nhau, phát triển cùng nhau trong quá trình truyền thụ-lĩnh hội nội dung dạy học và hoàn chỉnh quá trình dạy học. Cấu trúc của hệ thống phương tiện dạy học phải phù hợp với cấu trúc của chương trình dạy học. Sự phù hợp sẽ giúp cho phương tiện dạy học bám sát được chương trình, bảo đảm học sinh lĩnh hội tốt nhất kiến thức. Phương tiện dạy học được lựa chọn phù hợp với nội dung dạy học, phù hợp với từng vấn đề trong nội dung của từng tiết học, buổi học cụ thể. Phương tiện dạy học phải có tính khoa học, có giá trị sư phạm, tức là phải có giá trị trong truyền đạt và lĩnh hội tri thức, các khái niệm khoa học và đặc biệt là phải thuận tiện trong việc sử dụng. Xu hướng đổi mới quá trình dạy học đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của chất lượng dạy học hiện nay là nâng cao tính tích cực của học sinh, phát huy vai trò chủ thể nhận thức, tăng cường năng lực làm việc độc lập, năng lực thực hành nghề nghiệp tương lai của học sinh, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình dạy học. Do đó, phương tiện dạy học phải giúp học sinh nhận thức hiệu quả hơn, giáo viên dễ dàng biểu diễn, mô tả, minh họa các nội dung dạy học hơn. Các phương tiện dạy học phải có tác dụng tạo ra các tình huống có vấn đề làm tăng khả năng nhận thức của học sinh. Phương tiện dạy học phải dễ thu thông tin ngược, nghĩa là phải chọn và thiết kế sao cho khi truyền đạt và lĩnh hội nội dung dạy học phải có thông tin ngược về kết quả lĩnh hội, về sự hứng thú của học sinh và về nội dung, chương trình dạy học. 1.2. Quan hệ giữa phương tiện dạy học và khả năng nhận thức của học sinh Trang 6
  16. Hoạt động nhận thức của con người tuân theo quy luật “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Trong thực tế, con đường nhận thức đó luôn gắn liền với những công cụ phương tiện xác định theo những cách thức sau: - Thông qua hoạt động thực tiễn cuộc sống: là làm biến đổi đối tượng để đáp ứng mục đích cuộc sống qua đó nhận thức về đối tượng. Ở đây nhận thức không phải là mục đích tự bản thân mà là kết quả kèm theo hệ quả của hoạt động sống. - Thông qua hoạt động thực tiễn học tập: là tác động vào đối tượng nhằm mục đích nhận thức, tổ chức hoạt động để làm đối tượng bộc lộ ra cái gì đó đáp ứng được nhu cầu nhận thức. - Thông qua quan sát thực tiễn cuộc sống để nhận thức: từ mục đích nhận thức người ta chọn cái phù hợp trong cuộc sống thực tiễn phong phú mà quan sát một cách tự nhiên, không có một sự cải biến nào tới sự quan sát. - Thực tiễn tự giác và thao tác với mô hình và vật thay thế qua đó mà nhận thức về sinh hoạt đó. Ở đây, các tác động của con người là mô hình hay vật thay thế chính là tương tác với các thuộc tính, các tính chất của sinh hoạt thực tế. Các thuộc tính, các tính chất đó có liên quan đến đối tượng nhận thức. - Tri giác và các thao tác với các kí hiệu, khái niệm được biểu diễn bằng ngôn ngữ chữ viết. Đây cũng là một dạng của vật thay thế, nhưng thay thế bằng các công cụ đặc biệt. 1.3. Các chỉ số về chất lượng của phương tiện dạy học 1.3.1. Các chỉ số về nội dung dạy học của phương tiện dạy học Nội dung dạy học chứa đựng trong phương tiện dạy học phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Dung lượng và chiều sâu thông tin chứa trong phương tiện dạy học phải phù hợp với chương trình môn học. - Phải tạo ra khả năng liên hệ giữa hoạt động học tập và hoạt động thực tiễn cuộc sống. - Thông tin chứa đựng trong phương tiện phải đảm bảo tính khoa học. - Phục vụ đắc lực cho việc nắm vững lí thuyết và nâng cao trình độ lí luận thông qua nội dung dạy học chứa đựng trong phương tiện dạy học. - Đáp ứng được yêu cầu giáo dục: giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục lao động, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, năng lực nghề nghiệp. - Bảo đảm tính hướng nghiệp cho học sinh. 1.3.2. Các chỉ số về hiệu quả sử dụng của phương tiện dạy học Trang 7
  17. Các phương tiện khi sử dụng vào dạy học phải đáp ứng được các yêu cầu sau: - Bảo đảm thuận lợi cho việc hình thành cho học sinh các tri thức cơ bản một cách có hiệu quả, biết cách vận dụng vào lĩnh vực các tri thức mới. - Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có thể vận dụng đa dạng các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại. Các hình thức dạy học tiên tiến, nâng cao năng lực tự học của học sinh. - Bảo đảm cho học sinh phát triển các phương pháp nghiên cứu khoa học, phát triển năng lực tự học, năng lực nhận thức của học sinh. - Nâng cao được tính trực quan trong dạy học. 1.3.3. Các chỉ số về tâm lí học Các chỉ số về tâm lí học là các chỉ số về phương tiện có liên quan đến các yếu tố tâm sinh lí của người sử dụng: - Tính hấp dẫn: là khả năng hấp dẫn trí tò mò, ham hiểu biết của học sinh khi tiếp xúc với phương tiện. - Kích thước, hình dáng, trọng lượng phù hợp với tâm sinh lí của giáo viên và học sinh - Có kết cấu an toàn, vệ sinh khi sử dụng, dễ dàng khi bảo quản vận chuyển. - Diễn đạt nội dung dạy học chính xác, dễ dàng. 1.3.4. Các chỉ số về kinh tế, kĩ thuật Các chỉ số về kinh tế, kĩ thuật là các chỉ số có liên quan tới công nghệ sản xuất chế tạo ra phương tiện, tới giá thành của phương tiện và qui trình sử dụng. Do đó, phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Có tính hiện đại (về cấu tạo, nguyên lí hoạt động ) - Vật liệu chế tạo phải tiên tiến, công nghệ sản xuất phải hiện đại. - Vận hành nhanh, tin cậy, bền chắc, bảo quản vận chuyển dễ dàng. - Có tính thẩm mĩ. - Chi phí thấp. 1.4. Một số hạn chế cần khắc phục trong hệ thống phương tiện dạy học hiện nay So với các chỉ tiêu ở trên thì các phương tiện dạy học ở nước ta hiện nay còn có những hạn chế sau: - Chỉ mới quan tâm chuyển tải cho học sinh những thông tin, kiến thức có sẵn. Trang 8
  18. - Mới chú trọng hình thành cho học sinh tri thức kinh nghiệm, chưa chú trọng sử dụng phương tiện dạy học để học sinh khám phá lý thuyết. - Chưa giúp học sinh phát triển phương pháp nghiên cứu khoa học, khả năng tự học, tự nghiên cứu. - Chưa giúp giáo viên sử dụng rộng rãi các phương pháp dạy học tích cực, các hình thức dạy học hiện đại. - Các phương tiện chưa tạo thành hệ thống trong từng môn học và trong cả chương trình học. 2. Hệ thống các phương tiện kĩ thuật dạy học 2.1. Khái niệm hệ thống các phương tiện kĩ thuật dạy học Phương tiện kĩ thuật dạy học là một bộ phận trong hệ thống phương tiện dạy học. Đây là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực giáo dục để chỉ kĩ thuật thông tin hiện đại. Chúng được sử dụng trong nhà trường để trình bày tài liệu học tập – dạy học (gồm các giá mang thông tin: phim điện ảnh, video, băng đĩa ghi âm, hình ảnh .và các máy móc để chuyển tải thông tin ghi ở các giá thông tin nói trên). Các phương tiện kĩ thuật dạy học bao giờ cũng có các khối: đưa thông tin vào (nhập vào phương tiện); trình bày thông tin (truyền đạt thông tin tới học sinh); khối phản hồi (liên hệ ngược); khối điều khiển. Nội dung dạy học mà học sinh lĩnh hội là các thông tin khoa học do các giá mang thông tin khác nhau lần lượt chuyển vào thiết bị máy móc; nhờ máy móc trình bày dưới dạng nghe hoặc nhìn thấy từ đó thực hiện quá trình dạy học để đạt mục đích đề ra. Vậy phương tiện kĩ thuật dạy học là những phương tiện được sử dụng vào việc lĩnh hội và truyền đạt nội dung dạy học, đạt được mục đích dạy học. Tuy nhiên định nghĩa này chưa bao quát được nhiều phương tiện dạy học. Do đó cần phải mở rộng khái niệm. Phương tiện kĩ thuật dạy học là những khách thể vật chất đã được kĩ thuật hóa đóng vai trò phụ trợ cho việc thực hiện mục đích, nhiệm vụ và nội dung của quá trình dạy học ở các cấp học khác nhau. (Nguồn: Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc-Lí luận dạy học phần đại cương, Nxb Đại học quốc gia, 1998) 2.2. Xu thế phát triển của phương tiện kĩ thuật dạy học Do sự phát triển của khoa học và công nghệ làm cho các phương tiện kĩ thuật dạy học có điều kiện phát triển nhanh về cả số lượng và chất lượng. Sự phát triển đó ngày càng phong phú, đa dạng hệ thống các phương tiện dạy học và phương tiện kĩ Trang 9
  19. thuật dạy học. Các phương tiện dạy học được thiết kế theo hướng giảm các chỉ số có hại trong phương tiện, giảm các thông số kinh tế-kĩ thuật, đơn giản hóa quá trình vận hành, nâng cao độ tin cậy và khai thác mọi khả năng của công nghệ thông tin. Về lí luận dạy học, các phương tiện kĩ thuật dạy học là một loại công cụ lao động đặc thù của lao động sư phạm, hiệu quả sử dụng phụ thuộc vào giáo viên. Khả năng sử dụng của phương tiện kĩ thuật dạy học là rất lớn, nhất là có ứng dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật dạy học phải linh hoạt. 2.3. Phương pháp luận trong việc sử dụng phương tiện kĩ thuật dạy học 2.3.1. Xu hướng nghiên cứu sử dụng phương tiện kĩ thuật dạy học Chất lượng đào tạo hiện nay đang đặt ra yêu cầu cao về sử dụng các phương tiện kĩ thuật dạy học vào dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả. Sử dụng có hiệu quả các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện có là một huớng nghiên cứu nhằm phát huy tối đa các phương tiện dạy học hiện có vào nâng cao chất lượng dạy học. Mỗi phương pháp sử dụng được đưa ra hay cải tiến là một bước tiến trong khai thác giá trị sử dụng của các phương tiện đó. Xu hướng nghiên cứu thứ hai là xác định những yêu cầu đối với phương tiện kĩ thuật dạy học để lựa chọn, tìm kiếm phương tiện phù hợp. Điều này xuất phát từ sự phân tích yêu cầu dạy học và kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng lĩnh hội của học sinh, từ đó phát hiện ra yêu cầu cụ thể đối với phương tiện kĩ thuật dạy học. Thiết kế, chế tạo và sử dụng phương tiện kĩ thuật dạy học mới đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng dạy học. Hướng nghiên cứu này xuất phát từ xem xét bản thân hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng truyền thụ và lĩnh hội của giáo viên và học sinh. 2.3.2. Cơ sở phương pháp luận về sử dụng phương tiện kĩ thuật dạy học - Xác định tính năng dạy học của phương tiện kĩ thuật dạy học + Quá trình dạy học luôn vận động và biến đổi, sự vận động và biến đổi bao giờ cũng gây ra thay đổi ở kết quả của quá trình. Mỗi thay đổi trong quá trình dạy học cần hình dung mức độ và xu hướng thay đổi kết quả. Đây là vấn đề khó khăn nhưng phải thực hiện để tránh các sản phẩm giáo dục kém chất lượng. + Việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật dạy học cần phải hình dung được ảnh hưởng do nó tạo ra, tức phải nắm chắc tính năng của nó. Để xác định tính năng dạy học của phương tiện kĩ thuật dạy học phải nghiên cứu các chỉ tiêu sau: . Chỉ tiêu về tính năng được thiết kế . Chỉ tiêu về phạm vi phát huy tác dụng . Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng Trang 10
  20. - Lựa chọn phương tiện kĩ thuật dạy học phù hợp với hoạt động dạy học: + Lựa chọn phương tiện kĩ thuật dạy học phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ dạy học và đối tượng học viên cụ thể. Điều này có nghĩa là phải xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ và nội dung dạy học để xác định các chức năng cần có của phương tiện kĩ thuật dạy học. + Mỗi phương tiện kĩ thuật dạy học đáp ứng được một số thao tác dạy và học nhất định trong quá trình dạy học. - Xác định phương pháp sử dụng phương tiện hiệu quả. Khi đã quyết định sử dụng phương tiện kĩ thuật dạy học cho môn học phải xác định phương rõ phương pháp sử dụng cho từng mục và nội dung cụ thể. Thực hiện theo trình tự: + Xây dựng đồ thị sử dụng phương tiện kĩ thuật dạy học cho cả quá trình. Đồ thị này phản ánh tần suất sử dụng phương tiện và chứa đầy đủ thông tin về sử dụng phương tiện cho môn học. + Thiết lập quá trình phối hợp thao tác của giáo viên, học sinh với phương tiện. + Soạn giáo án, bài tập lớn có sử dụng phương tiện kĩ thuật dạy học theo quá trình được thiết lập. 3. Khả năng sử dụng máy vi tính trong dạy học Máy vi tính là một phát minh vĩ đại của loài người. Sự ra đời của máy vi tính đã làm thay đổi nhiều lĩnh vực khoa học, sản xuất, kĩ thuật, đời sống con người và tác động mạnh mẽ đến Giáo dục và Đào tạo. 3.1. Máy vi tính – một phương tiện dạy học hiện đại Hiện nay máy vi tính được sử dụng như một phương tiện dạy học hiện đại vì các tính năng ưu việt của nó: - Máy vi tính có khả năng cung cấp thông tin dưới nhiều hình thức phong phú như: kênh chữ (kí tự, chỉ số), kênh hình (biểu đồ, bản đồ, tranh ảnh, băng hình) và âm thanh. Máy vi tính còn có khả năng mở rộng hình thức biểu diễn thông tin, tăng cường khả năng trực quan hóa tài liệu, là phương tiện dạy học hấp dẫn và hữu hiệu đối với giáo viên và học sinh. - Máy vi tính có khả năng lưu trữ thông tin, nhờ có bộ chứa đựng khối lượng thông tin lớn nên máy vi tính cho phép thành lập ngân hàng dữ liệu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. Qua đó, giáo viên và học sinh có thể khai thác phục vụ cho nội dung bài giảng và tra cứu nhằm mở rộng kiến thức. - Máy vi tính có khả năng xử lý thông tin với khối lượng lớn, thời gian nhanh chóng và cho kết quả chính xác. Trang 11
  21. 3.2. Khả năng của máy vi tính đối với dạy học địa lí ở trường THPT Địa lí là một khoa học có khối lượng thông tin lớn, liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều khu vực trên phạm vi rộng hẹp khác nhau (có thể là một quốc gia, một khu vực, hay toàn cầu). Khối lượng tri thức đó không ngừng được mở rộng và tăng lên rất nhanh. Tuy nhiên không thể đưa toàn khối lượng tri thức đó vào giảng dạy ở trường phổ thông mà chỉ lựa chọn những kiến thức cơ bản nhất phù hợp với mục tiêu giáo dục và khả năng nhận thức của học sinh. Trong nhà trường phổ thông, học sinh được học những bộ phận chủ yếu trong cấu trúc của khoa học địa lí, bao gồm địa lí đại cương, địa lí khu vực với cả hai nội dung địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế-xã hội. Đồng thời, học sinh phổ thông cũng được làm quen với các kĩ năng, kĩ xảo địa lí. Sơ đồ 1.1. Các thành phần của nội dung học vấn địa lí trong nhà trường phổ thông. Nội dung môn địa lí Kiến thức Kĩ năng – kĩ xảo Kiến Kiến Kĩ năng Kĩ năng thức Kĩ năng thức lí làm việc học tập thực bản đồ thuyết với các và tiễn dụng nghiên cứu địa cụ địa lí lí (Nguồn: PGS.TS Đặng Văn Đức, PGS.TS Nguyễn Thu Hằng-Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực, Nxb Đại học sư phạm, 1999) Chính vì vậy, máy vi tính là một phương tiện dạy học hữu hiệu trong việc khai thác các thông tin địa lí, làm các bài thực hành và kiểm tra đánh giá kết quả. Đặc biệt, máy vi tính là một công cụ dạy học có ưu thế trong các phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm. Trang 12
  22. Sơ đồ 1.2. Quá trình dạy học sử dung máy vi tính làm phương tiện. GIÁO KIẾN THỨC MÁY VI VIÊN ĐỊA LÍ TÍNH chuyển tải định hướng HỌC SINH chủ động lĩnh hội (Nguồn: PGS.TS Đặng Văn Đức, PGS.TS Nguyễn Thu Hằng-Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực, Nxb Đại học sư phạm, 1999) 4. Cơ sở tâm lí, nhận thức của học sinh THPT trong việc lĩnh hội kiến thức địa lí Quá trình dạy học là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên và người học tự giác, tích cực chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động của mình nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy và học. Quá trình dạy học chịu sự chi phối của nhiều qui luật như: - Các qui luật sinh lí và tâm lí học lứa tuổi: chức năng, cơ chế hoạt động của thần kinh cao cấp có ảnh hưởng tới năng lực nhận thức, tới quá trình tư duy, tới chế độ làm việc, nghỉ ngơi; đặc điểm lứa tuổi có ảnh hưởng tới cường độ, nhịp độ, độ sâu của hoạt động nhận thức. - Các qui luật tâm lí của hoạt động nhận thức: nhận thức của con người diễn ra theo hai giai đoạn, từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lí tính. Mỗi giai đoạn lại tuân theo những qui luật của các quá trình tâm lí nhận thức cụ thể. - Các qui luật lí luận dạy học: quan hệ và tương tác giữa các thành tố trong quá trình dạy học, sự phụ thuộc của quá trình dạy học vào môi trường kinh tế, chính trị, xã hội. Quá trình dạy học diễn ra phù hợp với qui luật sẽ đảm bảo thu được kết quả cao. Chính vì vậy, giáo viên cần lựa chọn nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học gắn liền với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh. 4.1. Đặc điểm học tập của học sinh phổ thông Đặc điểm học tập của học sinh THPT khác nhiều so với học sinh THCS. Hoạt động học tập giai đoạn này đòi hỏi học sinh phải tích cực hơn trong việc tham gia các hoạt động học tập và lĩnh hội tri thức. Trang 13
  23. Chính vì vậy, các phương tiện và phương pháp dạy học cũng cần có sự thay đổi. Học sinh sẽ hứng thú hơn với các loại phương tiện kích thích trí tò mò và khả năng tư duy. Máy vi tính là phương tiện dạy học có sức hấp dẫn đối với học sinh vì qua đó học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn có cơ hội làm quen với nhiều kĩ năng khác nhau. Tuy nhiên việc lựa chọn nội dung và hình thức trình diễn trên máy vi tính phải đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh. 4.2. Đặc điểm trí tuệ của học sinh phổ thông Thời kì này các chức năng của não đã phát triển đầy đủ, học sinh phổ thông có khả năng thực hiện các thao tác tư duy lí luận trừu tượng và phức tạp; đồng thời óc nhận xét và phê phán cũng phát triển. Do đó, học sinh THPT có đủ khả năng trong việc tiếp cận và sử dụng máy vi tính như một phương tiện học tập hữu hiệu nhằm khai thác, mở rộng và tìm hiểu sâu hơn về kiến thức địa lí cũng như các môn học khác. Tuy nhiên năng lực tư duy của học sinh THPT chưa đạt đến mức hoàn thiện như người trưởng thành, vì vậy vai trò định hướng của người giáo viên là rất quan trọng. 5. Chương trình địa lí lớp 11 trong hệ thống chương trình địa lí phổ thông Trong chương trình địa lí THCS, học sinh đã có những hiểu biết chung nhất về Trái đất, về các châu lục trên thế giới, về địa lí tự nhiên cũng như địa lí kinh tế-xã hội Việt Nam. Chương trình địa lí THPT, ở lớp 10 học sinh được học những kiến thức về tự nhiên, dân cư và các ngành kinh tế. Sang lớp 11, những kiến thức về tự nhiên và kinh tế xã-hội được học sinh vận dụng để tìm hiểu về đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội của một số quốc gia và khu vực trên thế giới. Đồng thời tìm hiểu tình hình phát triển của chúng trong bối cảnh chung của nền kinh tế-xã hội của thế giới. Mục đích chính của chương trình là cố gắng làm rõ được những con đường phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia thuộc các nhóm nước khác nhau, những chủ trương, đường lối chính sách của quốc gia đó trong từng giai đoạn lịch sử. 5.1. Nhiệm vụ giáo dưỡng Chương trình địa lí kinh tế-xã hội lớp 11 có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh các kiến thức về: - Bối cảnh quốc tế cho sự phát triển kinh tế-xã hội của từng quốc gia trên thế giới như: dân số, môi trường, các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, các mối quan hệ kinh tế thế giới trong thời gian gần đây. - Những kiến thức cơ bản về địa lí kinh tế-xã hội của một số quốc gia trên thế giới như: Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á Trang 14
  24. - Rèn luyện và phát triển các kĩ năng làm việc với kênh chữ, kênh hình trong sách giáo khoa; kĩ năng khai thác bản đồ, biểu đồ. 5.2. Nhiệm vụ giáo dục Nhận thức được quá trình phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia là một quá trình phát triển có qui luật và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ với các đường lối, chính sách; từ đó học sinh nhận thức đúng đắn về con đường phát triển của quốc gia mình. Có ý thức xây dựng đất nước trong hiện tại cũng như tương lai, sẵn sàng tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước bằng những việc làm với nhiều hình thức khác nhau. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Tìm hiểu đôi nét về công dụng của máy vi tính - Máy vi tính được sử dụng trong dạy học có thể giải quyết được nhiệm vụ cơ bản của quá trình dạy học, như truyền thụ kiến thức, phát triển tư duy, hướng dẫn hoạt động, rèn luyện kĩ năng, ôn tập, kiểm tra đánh giá Các khả năng đó của máy tính có được là nhờ vào các chức năng lưu trữ, xử lí và cung cấp thông tin; điều khiển, điều chỉnh, kiểm tra và liên lạc; luyện tập các kĩ năng và thực hành; minh họa, trực quan hóa bằng mô phỏng Hiện nay, máy vi tính với hệ thống đa phương tiện multimedia ra đời đã tăng cường khả năng phổ cập của máy tính hết sức rộng rãi. - Sử dụng máy vi tính với hệ thống đa phương tiện (multimedia) được hiểu là máy tính được nối và điều khiển một hệ thống đa phương tiện gồm các thiết bị thông thường như đầu video, tivi, máy ghi âm Hệ thống này cho phép sử dụng nhiều dạng truyền thông tin như: văn bản, hình họa, hoạt ảnh, ảnh chụp, âm thanh 2. Tình hình sử dụng máy vi tính trong dạy học trên thế giới Tại một số nước phát triển trên thế giới như Hoa Kì, Anh, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á, các kiến thức cơ bản về máy vi tính đã được phổ cập ở cấp học phổ thông. Các hoạt động dạy và học phần lớn đều sử dụng đến máy vi tính. Nhiều môn học đã có những phần mềm riêng phục vụ cho nội dung giảng dạy. 3. Tình hình sử dụng máy vi tính trong dạy học nước ta hiện nay Do sự tiến bộ khoa học-kĩ thuật cùng với sự đầu tư thích đáng cho ngành giáo dục, hiện nay, ở nhiều trường phổ thông đã được trang bị máy vi tính nhằm phục vụ cho mục đích giảng dạy không chỉ trong bộ môn tin học mà còn nhiều bộ môn khác. Việc khai thác, ứng dụng các phần mềm dạy học vào giảng dạy đã bước đầu được thử nghiệm và có chiều hướng nhân rộng. Đối với môn địa lí, việc đổi mới phương pháp dạy học kết hợp với việc cải tiến và hiện đại hóa các phương tiện-thiết bị kĩ thuật dạy học đang là một xu thế tất yếu. Trang 15
  25. Giáo viên ngày càng nhận thức được kết quả khả quan mà máy vi tính với vai trò là một phương tiện dạy học mang lại. Tuy nhiên việc sử dung máy vi tính trong trường phổ thông còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Một mặt, do cơ sở vật chất của các trường chưa đầy đủ và đồng bộ. Mặt khác, trình độ và việc tiếp cận với máy tính của giáo viên và học sinh còn hạn chế, đặc biệt là ở các trường phổ thông vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, để việc sử dụng máy vi tính trong dạy học đạt kết quả tốt đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của toàn xã hội nói chung và của ngành giáo dục nói riêng, đồng thời đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu của thầy và trò. Trang 16
  26. Chương II: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TTRONG DẠY HHỌC ĐỊA LÍ KINH TTẾ-XÃ HỘI THẾ GIỚI LỚP 11-THPT I. CÁC HƯỚNG SỬ DỤNG MÁY VI TÍNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 1. Sử dụng máy vi tính trong khai thác, trình bày và minh họa kiến thức địa lí Máy vi tính giúp giáo viên và học sinh khai thác các nguồn thông tin, số liệu địa lí cần thiết theo một chủ đề đã định trước. Các nguồn thông tin này có thể biểu diễn dưới nhiều hình thức khác nhau như các văn bản, sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, phim tư liệu Thông qua các nguồn thông tin trên, giáo viên có thể sử dụng để trình bày và minh họa kiến thức sách giáo khoa hoặc hướng dẫn học sinh cách khai thác để mở rộng kiến thức. 2. Sử dụng máy vi tính để mô phỏng các quá trình địa lí tự nhiên Các phần mềm địa lí sẵn có cùng với các chương trình trợ giúp khác có thể giúp giáo viên và học sinh xây dựng các mô hình từ đơn giản đến phức tạp nhằm trực quan hóa các kiến thức địa lí như quả địa cầu, rừng, biển, sông . Ngoài ra máy vi tính còn có khả năng mô phỏng các quá trình địa lí cần nghiên cứu nhưng không thể thực hiện được do nhiều nguyên nhân như cơ sở vật chất, thời gian, không gian, . các chuyển động của các hành tinh, những hiện tượng địa lí như: động đất, núi lửa 3. Sử dụng máy vi tính trong các bài thực hành địa lí Hệ thống các bài thực hành rất đa dạng, gồm các bài thực hành về bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê, máy vi tính cùng với các phần mềm chứa đựng những nội dung kiến thức địa lí phong phú tạo điều kiện thuận lợi để học sinh thực hành. Bên cạnh những phần mềm có sẵn, giáo viên có thể xây dựng các phần mềm thực hành để thực hành các bài trong sách giáo khoa. Qua đó, học sinh ứng dụng để làm những bài thực hành đạt kết quả cao hơn. 4. Sử dụng máy vi tính trong ôn tập, kiểm tra đánh giá Khâu ôn tập, kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Qua đó, giáo viên có thể thu được những thông tin phản hồi về mức độ tiếp thu tri thức của học sinh để có cách điều chỉnh hoạt động dạy và học. Thông qua máy vi tính, khâu ôn tập có thể được tiến hành một cách nhanh chóng, có điều kiện đánh giá được điểm mạnh và yếu của mọi học sinh. Tùy vào nội dung và hình thức cụ thể của mỗi phần mềm, giáo viên có thể đánh giá, nhận xét, cho điểm hay củng cố và bổ sung kiến thức. Trang 17
  27. II. MỘT SỐ PHẦN MỀM CÓ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 1. Phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word Microsoft Word là phần mềm soạn thảo, định dạng văn bản và liên kết hỗ trợ với các phần mềm khác. 2. Phần mềm Microsoft Excel Microsoft Excel là phần mềm xử lý bảng tính, thống kê, vẽ biểu đồ 3. Phần mềm hệ thống Window - Window là hệ thống điều hành gồm một bộ phận chương trình để liên kết và điều hành mọi hoạt động các bộ phận của máy tính. Nhờ hệ điều hành này mà các chương trình ứng dụng khác nhau mới chạy được. Nó tạo ra lệnh để con người có thể trực tiếp làm việc với máy tính. - Window có thể ứng dụng rộng rãi trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, cả lĩnh vực giảng dạy. Với nhiều tính năng, Window có thể phục vụ cho dạy học như: soạn thảo văn bản, tính toán, xây dựng biểu đồ, bản đồ, xử lí ảnh, âm thanh, phim video, nhờ vậy mà Window được khai thác để xây dựng các phần mềm dạy học nói chung và phần mềm dạy học địa lí nói riêng. 4. Encarta Referency Library (Thư viện tham khảo điện tử của hãng Microsoft) Encarta hoặc World Atlas là phần mềm chứa đựng một khối lượng lớn kiến thức địa lí, lịch sử, văn hóa khổng lồ của nhân loại Hệ thống bản đồ trên Encarta phong phú và có thể được phóng to, thu nhỏ dễ dàng, có thể trải lên mặt phẳng hoặc bề mặt trong của quả địa cầu, có thể in ra giấy rất thuận tiện. Phần thống kê nội dung của Encarta có nội dung cụ thể về dân số, thu nhập, giáo dục, tuổi thọ, kinh tế, thương mại, của các nước. Các thông tin này thường xuyên được cập nhật từ các nguồn ngân hàng của thế giới (World Bank), Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA), 5. Phần mềm PC Fact PC Fact là phần mềm chứa đựng các bản đồ và tư liệu địa lí, giúp cho giáo viên có thêm nhiều thông tin trong dạy học địa lí. Nội dung địa lí của phần mềm PC Fact gồm có: - Bản đồ hành chính thế giới, các châu lục, các khu vực lớn, bản đồ của 200 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. - Bản đồ tự nhiên thế giới, các châu lục, các khu vực lớn, các quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. - Bản đồ các khu vực giờ trên Trái Đất. Trang 18
  28. - Bản đồ kinh tế-xã hội. - Các loại bản đồ trống. - Các tháp tuổi, số liệu, biểu đồ về dân số, kinh tế của các nước và lãnh thổ trên thế giới. - Danh mục của gần 1000 địa danh trên thế giới về núi, sông, biển, - Sơ đồ vị trí của gần 4500 thành phố trên thế giới. - Quốc kì, quốc ca của hầu hết các nước trên thế giới. PC Fact được thiết kế gọn, dễ sử dụng. Với phần mềm này, giáo viên có thể khai thác khá đầy đủ các tài liệu cần thiết về các nước trên thế giới, phục vụ cho việc soạn bài, dạy học trên lớp, soạn bài tập cho học sinh, in các bản đồ trống cho học sinh làm bài thực hành Tuy nhiên do chưa được Việt hóa, nên phần mềm này có một số khó khăn cho giáo viên và học sinh trong việc sử dụng để dạy học. 6. Phần mềm MapInfor MapInfor là phần mềm dành cho quản lí thông tin dữ liệu bản đồ. Trong dạy học địa lí, phần mềm MapInfor cho phép phóng to, thu nhỏ bản đồ, lọc các đối tượng địa lí trên bản đồ thành các nhóm, loại bỏ các đối tượng không cần thiết, giữ lại các đối tượng chủ yếu sử dụng trong nội dung bài học, hoặc chồng xếp các lớp bản đồ để tạo ra một bản đồ mới, thích hợp cho bài dạy học. MapInfor còn có thể sử dụng trong việc sử dụng và trình bày các mô hình, biểu đồ, ảnh có thể kết hợp với các phần mềm tính toán trong trao đổi, lưu trữ, tính toán số liệu thống kê địa lí (ví dụ phần mềm Excel) Ngoài ra, MapInfor còn được sử dụng trong biên tập và trình bày bản đồ địa lí, hỗ trợ giáo viên trong việc soạn giáo án, biên tập tài liệu, trình bày lên lớp. 7. Phần mềm địa lí World Atlas 7.1. Đặc điểm của phần mềm World Atlas World Atlas là một phần mềm địa lí có nhiều tư liệu cần thiết cho giáo viên và học sinh trong dạy học địa lí. Chương trình dễ khai thác sử dụng, các lệnh đã được thay thế bằng những biểu tượng đồ họa. Phần mềm World Atlas gồm 2 đến 6 đĩa CD, Trong đó có 1 đĩa cài đặt, 1 đĩa bản đồ và 4 đĩa tra cứu. Chương trình này chủ yếu sử dụng chuột để điều khiển. Tuy nhiên chương trình này có nhược điểm là toàn bộ kênh chữ được trình bày bằng tiếng Anh. Do đó, giáo viên muốn khai thác để phục vụ cho công tác giảng dạy thì phải biên soạn lại một số nội dung sang Font chữ Việt Nam. 7.2. Nội dung của phần mềm World Atlas Trang 19
  29. Phần mềm World Atlas có nhiều nội dung thích hợp cho việc giảng dạy địa lí kinh tế xã hội thế giới lớp 11 phổ thông. Với phần mềm này giáo viên có thể khai thác đầy đủ các tài liệu cần thiết về các nước trên thế giới để soạn bài và giảng dạy trên lớp. Phần mềm địa lí World Atlas có 2 phần lớn là: - Nội dung các bản đồ động - Nội dung tư liệu: tư liệu thông tin, số liệu, tranh ảnh, phim video, âm thanh + Sự kiện – dữ liệu + Xã hội + Đất và khí hậu + Đơn vị hành chính Ngoài ra còn nhiều tranh ảnh, phim và các số liệu thống kê khác. 8. Chương trình trình diễn Powerpoint 8.1. Ý nghĩa của việc sử dụng Powerpoint trong thiết kế bài giảng Powerpoint là một phần mềm được thiết kế nhằm tạo ra các trình diễn. Đối với bộ môn địa lí, Powerpoint có thể tạo ra những trang trình bày (slide) thay thế cho giáo án, cho trình bày bảng, trình diễn các mô hình trực quan hoặc các hiệu ứng về âm thanh, hình ảnh khác. 8.2. Các thao tác, kĩ thuật cơ bản sử dụng Powerpoint trong thiết kế bài dạy học Hiện nay, có nhiều tài liệu trình bày về kĩ thuật sử dụng Powerpoint. Sau đây xin giới thiệu các thao tác và kĩ thuật cơ bản sử dụng PowerPoint trong thiết kế bài dạy học. (Theo Ths. Nguyễn Văn Tuấn. Chuyên đề “Ứng dụng Powerpoint trong thiết kế bài học địa lí THPT”) - Khởi động chương trình Powerpoint, định dạng và tạo file mới + Khởi động chương trình Powerpoint: chọn Start/Program/Microsoft Powerpoint, hoặc có thể nhấp trên thanh biểu tượng Office bar hoặc trên màn hình Windows. Trang 20
  30. + Định dạng trang trình diễn: Một slide được chia làm 3 vùng ứng dụng với 3 phần: phần tiêu đề, phần thân và phần ghi chú. Việc định dạng được tiến hành bằng cách: chọn lệnh View/Muaster. Hộp thoại Muaster Slide View sẽ xuất hiện. Phần tiêu đề nằm ở khung To Edit Muaster Title Slide. Định dạng chung cho tất cả các tiêu đề của slide bao gồm kiểu chữ, khung viền, kích cỡ, màu sắc của khung tiêu đề. Phần ghi chú nằm ở khung Footer Area dùng để đưa nội dung phần cuối trang vào các slide, tức là chọn khung Footer Area, chọn kiểu chữ, cỡ chữ ở hộp thoại font trên thanh formatting, sau đó nhập nội dung cần thiết. + Lưu file mới: Chọn File/Save (Ctrl+S), hoặc nhấp vào biểu tượng save trên thanh công cụ. - Nhập nội dung văn bản, đồ họa cho từng slide + Trước tiên cần dự kiến số slide và nội dung cụ thể cho từng slide. Có rất nhiều cách khác nhau để nhập nội dung văn bản vào các slide. Cách thuận tiện có được từ thanh Menu Drawing cuối màn hình, nhấp trỏ chuột vào ô cuối màn hình. Sau đó vẽ vào màn hình, nhấp chuột phải vào trong ô, chọn Add text để nhập văn bản. + Hiệu chỉnh định dạng kí tự: vào Format/Font, xuất hiện hộp thoại font. Trong hộp thoại font có các mục chọn sau: font (cách tạo font chữ), font style (dạng chữ), size (cỡ chữ), color (màu chữ), underline (gạch dưới), shadow (tạo bóng mờ), emboss (tạo chữ nổi), superscript (chữ ở chỉ số trên), underscript (chữ ở chỉ số dưới). Những cách định dạng trên có thể dùng phím tắt hoặc các biểu tượng trên màn hình. + Tạo Bullets & Numbering (định dạng đầu dòng): chọn Format/ Bullets and Numbering, ta thấy hộp thoại xuất hiện. Chọn dạng cần thiết trong các ô mẫu, chọn màu trong khung color, chọn kích cỡ trong khung size. Để chọn các bullets, kích vào customize hoặc picture. + Canh đầu dòng (Alignment): chọn Format/Alignment làm xuất hiện các lựa chọn: Align Left (Ctr+F) (canh đều trái), Center (Ctrl+E) (canh giữa), Align Right (Ctrl+R) (canh đều phải), Justify (Ctrl+S) (canh đều hai bên). + Thay đổi khoảng cách giữa các dòng (Line Spacing): chọn mục Format/Line Spacing, xuất hiện hộp thoại có các khung hiệu chỉnh sau: Line spacing (khoảng cách giữa các dòng), Before paragraph (khoảng cách phía trên đoạn văn bản), After paragraph (khoảng cách phía dưới đoạn văn bản). + Sử dụng thanh công cụ Drawing để thực hiện đồ họa. Nếu thanh Drawing chưa xuất hiện, ta vào View/Toolbar/Drawing để làm xuất hiện công cụ đồ họa. Cũng có thề sử dụng các hình mẫu trong Autoshapes. - Chọn dạng màu nền phần trình diễn + Chọn mẫu Template (mẫu hình nền): chọn Format/Side/Designs, xuất hiện hộp thoại Apply a Designs Template, chọn các mẫu màu nền thích hợp. Trang 21
  31. + Chọn màu cho Template: chọn Format/Side Color Schemes, chọn màu thích hợp. Nếu muốn chọn màu khác thì vào nút Change Color để mở màu tự chọn. Sau khi chọn màu xong vào nút Apply để đổi màu cho các slide hiện hành, hoăc vào nút Apply to All để đổi màu cho tất cả các slide trong tập tin. + Chọn mẫu nền cho Template: vào Format/Background, xuất hiện hộp thoại Background. Trong hộp thoại này có 2 cách lựa chọn là More color và Fill effect. - Chèn hình ảnh, đồ họa, âm thanh, video clip vào slide + Chèn ảnh ClipArt: chọn Insert/Picture/From File, xuất hiện cửa sổ ClipArt, chọn hình ảnh muốn chèn, chọn Insert/Picture/From File + Chèn tập tin ảnh: xuất hiện cửa sổ From File. Trong cửa sổ này, muốn chèn hình ảnh ở thư mục nào thì mở thư mục đó ra, chọn các file ảnh thích hợp (có dạng *.bmp, *jpgp, *tif, *emf, *wmf). . Chèn hình ảnh minh họa: Ảnh minh họa có thể lấy từ nhiều nguồn như các file ảnh lưu trong máy, từ các đĩa mềm tra cứu HOA KÌ ĐẤT NƯỚC CỦA NHỮNG NGƯỜI NHẬP CƯ . Chèn một bản đồ: Các bản đồ được thành lập từ các chương trình (MapInfor, Db-map) hay các bản đồ có sẵn trong các phần mềm tra cứu (PC Fact, Encara, ), có thể bằng cách Copy từ các chương trình này và dán trực tiếp vào PowerPoint II. CÁC NGÀNH KINH TẾ 3. Nông nghiệp Dựa vào lược đồ phân bố sản xất nông nghiệp Hoa Kì (SGK Hình 7.7), nêu tên các khu vực chuyên canh sản xuất nông sản hàng hóa và cho biết các nông sản chính? Trang 22
  32. . Chèn các biểu đồ, bảng biểu: Ta có thể lập các bảng biểu, biểu đồ vào các trang trình diễn Powerpoint hoặc các phần mềm khác như Excel, Word, Ta có thể lập trực tiếp từ Powerpoint hoặc chèn biểu đồ từ Excel. I. Dân số 1. Sự gia tătăng dân s ố DÂN SỐ HOA KỲ GIAII ĐO ẠN 1800 2005 350 296 300 Dựa vào biiểu đồ 250 227 sau và quy mô dân số các nước 200 179 đứng đầu thế 150 105 giiớii,, em hãy:: 100 50 Nhận xétt về sự 50 5 giia ttăng dân số 0 Hoa Kìì 1800 1880 1920 1960 1980 2005 Nguyên nhân DÂN SỐ MỘT SỐ QUỐC GIIA TRÊN THẾGIỚII NĂM 22000055 Thuận llợii và Quốc gia Dân số (triệu người) khó khăn? Trung Quốc 1303 Ấn Độ 1103 Hoaoa Kỳ 296 + Chèn sơ đồ tổ chức (Organnization Chart): chọn Inser/Movie and Sound, trong phần này có các thư mục sau: . Movie from Gallery: chèn phim từ thư viện của chương trình Microsoft Office. . Movie from file: chèn tập tin dạng *.avi tự chọn . Sound from file: chèn tập tin âm thanh tự chọn . Play CD Audio Track: chèn âm thanh từ đĩa CD . Record Sound: ghi âm - Sử dụng các hiệu ứng trong Powerpoint để hoàn thiện nội dung và hình thức của một bài giảng + Xác lập các hiệu ứng động cho đối tượng: chọn đối tượng cần thiết lập hiệu ứng, sau đó chọn Slide Show Custom Amination chọn trong hộp Add Effects nào đó cho thích hợp, sau đó chọn các biểu thị kĩ xảo, chọn các biểu thị từng chữ, từng câu trong phần Introduce text. + Muốn thay đổi thứ tự xuất hiện của các đối tượng nào thì ta chọn đối tượng đó và nút Move để thay đổi thứ tự. + Thiết lập thời gian bắt đầu thực hiện: sau khi đã sắp đặt đúng vị trí, thứ tự cho từng đối tượng, ta thiết lập thời gian bắt đầu thực hiện hiệu ứng bên khung Start Amination, có hai lựa chọn: . On Mouse: khi chuột tại vị trí bất kì trên màn hình, hiệu ứng sẽ bắt đầu thực hiện. Đối với một bài giảng điện tử nên chọn chế độ này để chủ động được trong quá trình dạy học. Trang 23
  33. . Automuaticaly: tự động thực hiện hiệu ứng sau thời gian ấn định (sau hiệu ứng trước). Nếu thời gian bằng 00:00, thì hiệu ứng sẽ thực hiện ngay sau khi hiệu ứng trước thực hiện xong. + Định thời gian trình diễn: chọn Menu Show/Slide Transition sẽ xuất hiện hộp thoại, định thời gian vào ô seconds, nhấp vào nút Apply nếu định thời gian cho slide đó, hoặc nút Apply All cho tất cả các slide. - Thực hiện liên kết giữa các Slide, các File, chương trình Để thực hiện liên, kết cần chèn các nút điều khiển bằng cách: chọn Slide Show/Action Buttons, sau đó chọn loại buttons và drag trên màn hình để tạo buttons. Sau khi tạo buttons xong, xuất hiện cửa sổ action setting để thiết lập công dụng cho buttons. Trong action setting, có hai bảng lựa chọn để thiết kế biến cố: + Mouse (biến cố chuột): nhấn chuột trên đối tượng thì lệnh sẽ thực hiện. + Mouse over (đưa trỏ chuột đến): chỉ cần đưa trỏ chuột đến đối tượng để thực hiện lệnh. + Trong khung Action on (Mouse over), có các lệnh sau: Hyperlink to (liên kết đến): mở khung liên kết để lựa chọn lệnh Next Slide (đến trang sau), Previous Slide (về trang trước), First Slide (về trang đầu), Last Slide (đến trang cuối), End Show (kết thúc trình diễn), Run program (chạy chương trình khác): nhập đường dẫn vào tên tập tin chạy chương trình, hoặc từ nút Browse để tìm chọn tập tin. Object Action (tùy chọn các loại đối tượng nào mà sẽ có các lệnh khác nhau). Play sound (âm thanh): mở khung để chọn loại âm thanh. - Chạy thử chương trình và sửa chữa: sau khi hoàn tất việc thiết kế chọn nút Slide Show nằm ở phía trái trên thanh công cụ, phía trên màn hình để trình diễn các tài liệu đã thiết kế. Kiểm tra lại hình ảnh, liên kết giữa các Slide • Khi sử dụng phần mềm trình diễn Powerpoint để thiết kế bài giảng địa lí, cần phải lưu ý các điểm sau: Chọn và trình bày các kiến thức cơ bản một cách ngắn gọn. Các kiến thức cơ bản của bài khi đưa vào Powerpoint phải được trình bày một cách ngắn gọn, dễ hiểu. Chú ý sử dụng sơ đồ, bảng, biểu, các mũi tên chỉ mối liên hệ, các ô chữ nhỏ để trình bày kiến thức, tránh viết dài dòng. Về cơ bản, kiến thức trình bày trên Powerpoint (ở dạng kênh chữ) chính là kiến thức mà giáo viên ghi lên bảng trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, ghi bảng có thể dài, vì giáo viên vừa ghi, vừa đọc, học sinh phải ghi theo. Logic của nội dung trình bày được học sinh lĩnh hội tuần tự theo trình tự ghi chép. Còn trình diễn Powerpoint là làm xuất hiện cùng lúc (hoặc dường như là cùng lúc) Trang 24
  34. các ý cần cho học sinh nắm, tác động chủ yếu vào tri giác của học sinh. Do đó, tránh trình bày dài dòng, đồng thời phải lưu ý bố cục nổi bật tính trực quan, dễ đọc, gây ấn tượng. Sự ngắn gọn có khi phải tóm tắt, dễ gây ra hiểu sai ở học sinh. Do đó, cần đảm bảo tính chính xác của kiến thức. Đồng thời, trong quá trình dạy học, nhất thiết phải có sự giảng giải hoặc trình bày của giáo viên kèm theo các hình ảnh để tránh sự ngộ nhận ở học sinh: + Các ô trình diễn (slide) tiếp nối ở Powepoint phải thể hiện logic cấu trúc của bài dạy học, do đó phải bao gồm cả kênh chữ lẫn kênh hình, cả câu hỏi và nhiệm vụ giao cho học sinh, lẫn các đoạn kết luận, giải thích ngắn. Việc sắp xếp các thành phần này theo thứ tự nào là do phương pháp dạy học của giáo viên. Tuy nhiên trong dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh cần tránh việc trình chiếu “một chiều” các kiến thức tường minh một cách liên tục. Cần thiết kế bài dạy theo một cấu trúc nội dung một cách hợp lí đan xen với các câu hỏi/nhiệm vụ một cách thích hợp để tạo điều kiện hướng dẫn cho học sinh làm việc tích cực với bản đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, hình vẽ. Từ đó các em rèn luyện được kĩ năng quan sát, phân tích tổng hợp, khái quát. Cũng không nhất thiết đưa cả câu hỏi trình chiếu cho học sinh. Có thể chỉ trình chiếu các ô chữ, hình ảnh biểu hiện nội dung bài học, còn sử dụng như thế nào thì tùy giáo viên chủ động đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ trong tiến trình dạy học. Như vậy, tạo cơ hội cho việc hướng dẫn của giáo viên nhiều hơn và sự tác động của giáo viên trong dạy học đến với học sinh có nhiều ấn tượng hơn. Chẳng hạn, học sinh đọc câu hỏi trên màn hình để trả lời trong nhiều trường hợp sẽ không tốt bằng nghe giáo viên đặt câu hỏi với sự nhấn mạnh ý cần hỏi. + Các hình ảnh (bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh ) và các kiến thức khác kết nối với bài học chủ yếu có tác dụng bổ sung, mở rộng, đi sâu hoặc minh họa các kiến thức cơ bản của bài. Giáo viên cần lưu ý phạm vi mở rộng, đi sâu đến đâu để tránh làm loãng trọng tâm bài dạy và phân tán sự tập trung của học sinh. Không vì đề cao tính sinh động, hấp dẫn các tư liệu thực tế mà sa vào việc mở rộng quá mức làm ảnh hưởng đến việc nắm kiến thức cơ bản của học sinh. Việc chọn lựa các hình ảnh, kiến thức kết nối cũng cần lưu ý tính tiêu biểu, đại diện để tạo nên các biểu tượng chân thực, sát hợp với nội dung bài học. + Trình diễn Powerpoint có tác dụng tốt (vì một số nghiên cứu chỉ ra rằng 83% lượng thông tin tiếp thu được thông qua thị giác) nhưng không phải là vạn năng, không thay thế cho lời giảng của giáo viên được. Vì vậy, cần kết hợp với Powerpoint kết hợp với bài giảng, trình bày, đặt câu hỏi, hướng dẫn cụ thể của giáo viên. Đồng thời, trong bài dạy học, không nhất thiết sử dụng Powerpoint từ đầu đến cuối giờ học, mà có thể xen kẽ với các phương tiện dạy học khác như chiếu Overhead, Các hoạt động của học sinh với Powerpoint như cá nhân, nhóm nhỏ, nhóm cặp đôi, trò chơi học tập cũng cần được sử dụng một cách linh hoạt. Trang 25
  35. Tuy có nhiều ưu điểm, nhưng Powerpoint chỉ là một trong những phương tiện dạy học địa lí được giáo viên sử dụng theo một định hướng nhất định trong các phương pháp dạy học cụ thể. Powerpoint không phải là phương pháp dạy học địa lí. Đồng thời phải tránh quan niệm cho rằng sử dụng Powerpoint trong bài dạy học địa lí, nghĩa là đổi mới phương pháp dạy học. Vài năm trở lại đây, một số giáo viên ở các địa phương, đặc biệt là ở nơi có điều kiện, đã tìm tòi, sử dụng Powerpoint trong dạy học đã đạt được những kết quả khả quan. Bên cạnh đó, còn nhiều giáo viên dùng Powerpoint như một thứ “trang sức” cho bài dạy. Thay vì thuyết trình kết hợp với ghi bảng, thì bây giờ thuyết trình kết hợp với trình chiếu Powerpoint. Nếu phương pháp dạy học vẫn theo hướng truyền thụ kiến thức một chiều thì sẽ không phát huy tính học tập tích cực của học sinh. Trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, cần phải xem dạy học là quá trình trong đó học sinh hoạt động tích cực, sáng tạo với các nguồn tri thức dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên để lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, tạo ra sự phát triển của bản thân. Nếu dạy học theo lối một chiều, dù có hỗ trợ phương tiện dạy học hiện đại đến đâu cũng khó có thể chấp nhận được. Sử dụng Powerpoint trong dạy học cần quán triệt quan điểm đó từ khâu soạn bài đến khâu đánh giá giờ dạy. Sử dụng Powerpoint trong thiết kế bài dạy học địa lí, thông thường được tiến hành theo các bước sau: - Xác định mục tiêu bài học - Chọn kiến thức cơ bản của bài học, xác định trọng tâm bài - Multimedia hóa kiến thức (dự kiến các kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, ảnh, bản đồ, lược đồ , sưu tập và xử lí các nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài học ) - Xây dựng các thư viện tư liệu (tạo cây thư mục cho thư viện) - Lựa chọn các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học, hình thức củng cố, đánh giá. - Sử dụng phần mềm trình diễn Powerpoint xây dựng tiến trình dạy học với các hoạt động cụ thể. - Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện. III. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ KINH TẾ-XÃ HỘI THẾ GIỚI LỚP 11-THPT 1. Trong soạn bài Địa lí là môn học có liên quan đến nhiều kiến thức, mang tính thực tế, gần gũi với tự nhiên và đời sống kinh tế-xã hội của con người. Vì vậy, để việc giảng dạy địa Trang 26
  36. lí có hiệu quả cần có sự hỗ trợ về hình ảnh các bộ sưu tập, các mô hình, các thông tin về tự nhiên, kinh tế-xã hội mang tính trực quan cao. Khó khăn trong việc giảng dạy địa lí hiện nay ở các trường phổ thông là thiếu các tài liệu mới. Tuy một số trường đã tiến hành đổi mới phương pháp, đề cao vai trò dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” nhưng việc khai thác sử dụng các nội dung mới, các hình ảnh minh họa, trực quan vẫn còn hạn chế. Giáo viên thường khó khăn trong việc sưu tầm các tài liệu này. Công nghệ thông tin cùng với các tính năng ưu việt có khả năng đáp ứng được yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học môn địa lí. Thông qua nội dung các phần mềm địa lí có sẵn, giáo viên có thể khai thác các nguồn kiến thức địa lí phong phú cho nội dung cụ thể của từng bài dạy. Việc khai thác các tri thức địa lí có thể tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau như: - Giáo viên khai thác thông tin chuẩn bị bài dạy trên lớp: giáo viên xem nội dung của các phần mềm như là nguồn tài liệu cần thiết. Tùy nội dung cụ thể của từng bài, giáo viên khai thác các thông tin và đưa vào bài giảng những tư liệu phù hợp. Việc lựa chọn các thông tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy và giá trị của nguồn thông tin đưa ra. Tuy nhiên khi lựa chọn thông tin cần phải có sự đối chiếu với nội dung chính trong sách giáo khoa để có những thông tin chính xác và phù hợp nhất. Do đó, để làm nổi bật nội dung chính của bài, các thông tin được lựa chọn phải mang tính đặc trưng cao và thường xuyên được cập nhật. Để đạt được kết quả giảng dạy tốt khi khai thác thông tin phục vụ cho công việc chuẩn bị bài giảng cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: + Các thông tin phải đảm bảo tính đồng bộ liên tục, sát hợp với nội dung bài dạy, phản ánh được bản chất của sự vật hiện tượng. + Các thông tin đưa vào phải đúng trọng tâm của từng vấn đề có tác dụng nêu bật được vấn đề cần truyền đạt cho học sinh. + Nguồn thông tin phải được học sinh khai thác, phân tích, so sánh bằng những thao tác trên máy để tự mình hiểu và ghi nhớ được nội dung của bài học - Giáo viên khai thác nguồn bản đồ để dạy trên lớp: bản đồ là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong kiến thức địa lí, đặc biệt là bản đồ giáo khoa càng có ý nghĩa to lớn trong quá trình giảng dạy địa lí ở trường phổ thông. Bản đồ giáo khoa vừa là công cụ để nghiên cứu giảng dạy địa lí vừa là nguồn tư liệu để nghiên cứu kiến thức địa lí. Bản đồ địa lí được xem là cuốn sách giáo khoa địa lí thứ hai phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Đặc biệt chương trình địa lí lớp 11 tập trung nghiên cứu về địa lí các quốc gia, khu vực trên thế giới cả về điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội, vì vậy yêu cầu về bản đồ là rất cần thiết. Trang 27
  37. - Giáo viên khai thác các nguồn số liệu thống kê và biểu đồ: số liệu thống kê có ý nghĩa rất lớn trong giảng dạy địa lí. Nó vừa là số liệu biểu hiện mặt số lượng để chứng minh hiện tượng vừa có khả năng cụ thể hoá mức độ của các hiện tượng, các quá trình địa lí kinh tế-xã hội. Giáo viên có thể dùng số liệu thống kê để làm nổi bật các hiện tượng địa lí làm phương tiện hướng dẫn học sinh tự khai thác và lĩnh hội tri thức. Nguồn số liệu khai thác qua máy tính không chỉ cung cấp cho giáo viên các thông tin về tự nhiên và kinh tế-xã hội mà còn được thể hiện, cụ thể hóa bằng các biểu đồ minh họa làm tăng tính trực quan dễ hiểu, dễ nhớ có tác dụng kích thích hứng thú học tập của học sinh. - Giáo viên khai thác các thông tin khác: các phần mềm địa lí còn có nhiều thông tin bằng kênh chữ và kênh hình rất đa dạng về tự nhiên, kinh tế-xã hội, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, dân cư, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải và lịch sử phát triển của các quốc gia. Tóm lại, tùy theo nội dung, thời gian và trình độ nhận thức của học sinh mà giáo viên đưa ra các nguồn thông tin vừa sức, hấp dẫn và đảm bảo hiệu quả của tiết học. Trong điều kiện cơ sở vật chất cho phép, tất cả các nội dung nói trên giáo viên có thể chuẩn bị rồi thông qua phần mềm trình diễn PowerPoint và máy phóng sẽ chiếu lên màn hình lớn để phục vụ cho việc dạy học trên lớp. 2. Trong tiết học trên lớp Ngoài việc khai thác để chuẩn bị bài, tích lũy kiến thức, giáo viên còn có thể sử dụng máy vi tính và các phần mềm có sẵn như một công cụ hướng dẫn học sinh tự khai thác kiến thức nhằm tự giải quyết các nội dung tiết dạy trên lớp. Hình thức này giúp cho học sinh phát huy được tính độc lập và tích cực trong giờ học. Việc sử dụng máy vi tính trong dạy học trên lớp cũng phải tuân thủ một số nguyên tắc sau: - Phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung và hình thức của bài học. - Phải có phương pháp dạy học thích hợp, đảm bảo tính chính xác và có hiệu quả. - Trước khi đưa ra sử dụng phải lí giải được mục đích sử dụng, sử dụng để giải quyết những nội dung nào của bài học - Đảm bảo cho tất cả học sinh quan sát được sự vật, hiện tượng địa lí được thể hiện bằng các phương tiện đó. - Đảm bảo kết hợp được phương tiện dạy học với phương pháp giảng dạy. Đối với chương trình địa lí kinh tế-xã hội thế giới lớp 11 phổ thông, giáo viên có thể chuẩn bị trước toàn bộ nội dung bài giảng và đưa lên chương trình trình diễn Powerpoint, khi lên lớp công việc của giáo viên chủ yếu là hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức thông qua kênh chữ và kênh hình. Thao tác của giáo viên trên máy rất Trang 28
  38. đơn giản, chủ yếu là dùng chuột hoặc bàn phím để điều khiển. Có thể kết hợp tốt với phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm như: phát vấn, đàm thoại, gợi mở, thảo luận Nếu giáo viên đã soạn thảo nội dung vào các trang trình bày (slide) thì có thể không cần sử dụng phương pháp dạy học truyền thống là phấn bảng. Tuy nhiên, khi thoát li phấn bảng, giáo viên hết sức lưu ý và phải đảm bảo các nguyên tắc khi giảng dạy với công nghệ thông tin. 3. Thiết kế bài giảng điện tử bằng Powerpoint và các phần mềm dạy học Sau đây là nội dung giáo án một số bài được thiết kế để giáo viên lên lớp giảng dạy (Ứng dụng vào bài 7: Hợp Chúng Quốc Hoa Kì) trong chương trình sách giáo khoa địa lí nâng cao lớp 11. Trang 29
  39. Bài 7: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ. Tiết 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN I. Mục tiêu: sau bài học, học sinh cần phải nắm được: - Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Hoa Kì. - Thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Hoa Kì. - Hiểu và trình bày được các loại tài nguyên thiên nhiên trong từng vùng và ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển kinh tế. - Xác định được vị trí các vùng tự nhiên và lãnh thổ Hoa Kì trên bản đồ. - Hiểu và phân tích được các bảng số liệu trong sách giáo khoa. II. Phương tiện thiết bị kĩ thuật dạy học Phần giáo án được thiết kế trên máy, máy vi tính, máy phóng, màn chiếu, phiếu học tập. III. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ (5 phút) Câu hỏi: Hãy nhận xét chung về tình hình chính trị, xã hội ở Tây Nam Á và Trung Á ? 2. Vào bài mới Trang 30
  40. Hoạt đông của GV và HS Nội dung chính Chọn phần bài giảng địa lí kinh tế xã-hội thế giới lớp 11, bài Hoa Kì tiết 1. Sử dụng chuột hoặc phím Enter để điều khiển các slide đã thiết kế sẵn, sau đó trình diễn slide 1, 2, 3. I. Lãnh thổ và vị trí địa lí: Giáo viên dẫn vào bài mới 1. Lãnh thổ: • H oạt động 1:(cá nhân/cả lớp) Tìm hiểu về lãnh thổ và vị trí địa lí Hoa Kì (10 phút) - GV: trình diễn slide 4, yêu cầu học sinh quan sát bản đồ trên màn hình, kết hợp với sách giáo khoa để trả lời câu hỏi: Nhận xét những đặc điểm nổi bật của lãnh thổ Hoa Kì? Nêu ý nghĩa về mặt lãnh thổ của Hoa Kì ? LƯỢC ĐỒ KHU VỰC BẮC MĨĨ I. Lãnh thổ và vị trí địa lí Dựa vào lược đồ khu vực Bắc Mĩ, bảng số 1 Lãnh thổ liệu dưới đây và nội dung SKG (trang 42) em hãy: Đặc Điểm Đánh Giá Nhận xét những đặc điểm nổi bật của lãnh thổ Hoa Kì? - Lãnh thổ rộng lớn thứ 4 - Thiên nhiên đa dạng, Ý nghĩa về mặt lãnh trên thế giới phong phú. thổ của Hoa Kì? - Gồm nhiều bộ phận: trung ttâm Bắc Mĩ,, - Thuận lợi cho phân Allattxca,, Haoai bố sản xuất, phát triiển - Hình dạng lãnh thổ cân giao thông Diiện ttíích mộtt ssố quốc giia llớn ttrên tthế giiớii ((ttriiệu km2)) đối TT Quốc giia Diiện ttíích TT Quốc giia Diiện ttíích 1. LB Nga 17,,1 3 Trung Quốc 9,,597 2. Canada 9,,971 4 Hoa Kìì 9,,364 - HS: trả lời, các học sinh khác bổ sung, GV nhận xét và chuẩn kiến thức, trình diễn slide 5. - GV: trình diễn tiếp slide 6, yêu cầu học sinh xem bản đồ, dựa vào sách giáo khoa để trả lời câu hỏi: Dựa vào lược đồ khu vực Bắc Mĩ và 2. Vị trí địa lí: nội dung trong SGK em hãy: Nhận xét những đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí của Hoa Kì và phân tích ảnh hưởng của đặc điểm này với sự phát triển kinh tế Hoa Kì ? I. Lãnh thổ và vị trí địa lí 2. Vịị trí địa llí Đặc Điểm Đánh Giá Nằm ở trung tâm Bắc Mỹ,, - Tránh được sự ttàn phá ttiếp giáp Canada và Mêhicô qua các cuộc chiiến tranh ở phía Bắc và Nam,, nằm lớn giữa hai đại dương llớn - Giao lưu,, phát triển kinh tế biển Dựa vào lược đồ khu vực -Nằm trong khu vực kinh ttế Bắc Mĩ và nội dung trong SGK Châu Á - Thái Bìình Dương Thuận llợii cho sản xuất và em hãy: Nhận xét những đặc - Đạii bộ phận llãnh thổ nằm sinh hoạt của con ngườii điểm nổi bật về vị trí đ ịa lí của trong vành đai ôn hoà Hoa Kì và phân tích ảnh hưởng của đặc điểm này với sự phát LƯỢC ĐỒ KHU VỰC BẮC MĨĨ triển kinh tế Hoa Kì? Trang 31
  41. - HS: trình bày, GV nhận xét, bổ sung và chuẩn xác kiến thức, trình bày slide 7. - GV: chuyển ý sang phần đặc điểm tự nhiên của Hoa Kì II. Đặc điểm tự nhiên: • Hoạt động 2: (Hoạt động nhóm). Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của Hoa Kì (25 1. Sự phân hóa lãnh thổ: phút) a. Phần lãnh thổ của Hoa Kì nằm ở - GV: chia lớp học thành 4 nhóm để thảo luận trung tâm Bắc Mĩ phân hóa thành hoàn thành các phiếu học tập, trình diễn các 3 vùng tự nhiên: slide 9, 10, 11, 12 để phân công công việc cho MIIỀN TÂY ĐÔNG TRUNG TÂM các nhóm. ĐỊỊA Gồm hệ tthống núii Phần llớn diiện ttíícch llà đồii Phần PB llà đ ồii núii HÌÌNH Coocđiie nằm ở phíía núii tthuộcc hệệ tthống tthấp,, PN llà đb sông Tây Hoa Kìì Apallátt Miittxiixiipii màu mỡ Khíí hậu ôn đớii llụcc địịa II. Đặc điểm tự nhiên KHÍ HẬU Khíí hậu khô hạn Khíí hậu ôn đớii ccó llượng phíía Bắcc,, cận nhiiệtt đớii phân hoá phức ttạp mưa ttương đốii llớn phíía Nam - GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu: Dựa vào nội dung TN PT Tập ttrung diiệện ttíícch đấtt SGK cùng các llược đồ tự nhiiên Hoa Kỳ hãy cùng điiền vào Diiệện ttíícch đấtt veen NÔNG Diiện ttíích đấtt NN llớn,, nông nghiiệệp llớn nhấtt phiiếu học tập sau để làm nổii bật sự phân hoá đa d ạng của TBD ttương đốii rấtt phìì nhiiêêu tthíícch hợp NGHIIỆP ttrong ccác vùng của Hoa màu mỡ cho các cây ôn đới phát llãnh thổ Hoa Kìì ở các miền: ((Đấtt đaii)) cho các cây ôn đới phát Kỳ ttriiểển TN PT Tập ttrrung chủ yếu Than đá,, quặng sắtt ttrrữ VÙNG TÂY ĐÔNG TRUNG TÂM Có trữ lượng than đá và CÔNG ccác lloạii quặng kiim Có trữ lượng than đá và llượng llớn ở phíía Bắc,, lloạii màu:: vàng,, quặng sắtt llớn nhấtt so vớii Địịa hìình NGHIIỆP dầu mỏ,, khíí đ ốtt ở đồng,, cchìì nguồn cácc vùng khác ((khoáng Tếchdátt và veen vịịnh tthủy năng phong Khíí hậu ssản)) Mêêhiiccô phú TN phát triiển nông nghiiệp TN phát triiển công nghiiệp b. Alaxca và Haoai: II. Đặc điểm tự nhiên - HS: đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác 1 Lãnh thổ Hoa Kìì phân hoá đa dạng nhận xét, bổ sung. GV cho HS xem các bản đồ về tự nhiên, khí hậu, đất của Hoa Kì để bổ - Allaxca: Địịa hình chủ yếu là đồi núii,, nhiều sung thêm và chuẩn xác kiến thức, trình diễn khoáng sản nhất là dầu lửa slide 18, 19. - Haoai: Quần đảo giiữa Thái Bình Dương có tiềm năng lớn về hải sản và du lịịch - GV: trình diễn slide 20, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: Dựa vào nội dung có trong SGK và quan sát lược đồ tự nhiên của Hoa Kì, em hãy chứng minh sự phong phú của tài nguyên Hoa Kì và nêu ý nghĩa của chúng với sự phát triển kinh tế ở 2. Tài nguyên thiên nhiên: quốc gia này? II. Đặc điểm tự nhiên II. Đặc điểm tự nhiên 2 Tài nguyên thiên nhiên phong phú II. Đặc điểm tự nhiên Yêu cầu:(nhóm 2. Tài nguyên thiên nhiên phong phú đôi) Dựa vào nộii dung có trong SGK - Có nhiều loại tài nguyên với quy mô lớn: và quan sát llược đồ + Khoáng sản: Than, quặng sắtt,, dầu mỏ tự nhiên của Hoa + Đất nông nghiệp: hơn 440 triệu ha Kì,, em hãy chứng + Tài nguyên rừng: gần 226 triệu ha miinh sự phong phú + Tài nguyên nước: hệ thống sông, biển có của tàii nguyên Hoa + Tài nguyên nước: hệ thống sông, biển có Kì và nêu ý nghĩĩa phát triển giao thông, cung cấp nước hay sản của chúng vớii sự xuất điện phát triiển kiinh tế ở quốc giia này? Phát triển kinh tế hiện đại với quy mô lớn - HS: đại diện nhóm trình bày, GV nhận xét, Trang 32
  42. bổ sung và chuẩn xác kiến thức, trình diễn slide 21. - GV: cho học sinh xem đoạn phim về một cơn bão của Hoa Kì, sau đó đặt câu hỏi: Hãy quan sát đoạn video sau cùng nội dung trong 3. Những khó khăn về tự nhiên: SGK em cho biết những khó khăn về mặt tự nhiên mà Hoa Kì phải đối mặt? Trình diễn slide 22. II. Đặc điểm tự nhiên II. Đặc điểm tự nhiên 3. Những khó khăn về mặt tự nhiên 3. Những khó khăn về mặt tự nhiên Hãy quan sát Khó khăn: từ khí hậu là chủ yếu: bão, viideo sau cùng lũ lụt, lốc xoáy,, vòi rồng . nộii dung trong - Mỗi khu vực của Hoa Kì có mức độ SGK em cho ảnh hưởng khác nhau gây ảnh hưởng biiết những khó khăn về mặt tự đến đời sống và một số hoạt động kinh nhiiên mà Hoa tế. Kìì phải đốii mặt? - HS: trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức, trình diễn slide 23. 3. Củng cố (4 phút) - GV: trình diễn các slide được thiết kế những câu hỏi trắc nghiệm, và rèn luyện kĩ năng bản đồ, yêu cầu học sinh tham gia trả lời CỦNG CỐ CỦNG CỐ CỦN G CỐ Hãy lựa chọn ý trả lời đúng nhất Dựa vào lược đồ khu vực Bắc Mĩ, em hãy: Nhận xét những đặc điểm nổi bật của lãnh thổ Hoa Kì? Hãy lựa chọn ý trả lời đúng nhất Ý nghĩa về mặt lãnh thổ của Hoa Kì? Câu 2 Lợi thế tài nguyên đất đai của Hoa Kì là: LƯỢC ĐỒ KHU VỰC BẮC MĨĨ  A. Diện tích rộng lớn Câu 1. Số bang hiện tại của lãnh thổ hiện tại A. Diện tích rộng lớn của Hoa Kì là:  B. Bình quân đất đai theo đầu người cao  A. 46  C. Cơ cấu đất đa dạng nhưng lại tập trung ththeo vùng thuận lợi để sản xuất nông nghiệp  B. 48 qui mô lớn.  C. 50  D. Tất cả các ý trên  D. 52 - HS: trả lời, GV nhận xét và cho đáp án 4. Hoạt động nối tiếp (1 phút) Yêu cầu HS về nhà học bài, xem bài mới chuẩn bị cho tiết học sau. Trang 33
  43. Bài 7: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ (tiếp theo) Tiết 2: DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI I. Mục tiêu: sau khi học xong bài, yêu cầu học sinh hiểu và nắm được: - Chứng minh được Hoa Kì có dân số đông, tăng nhanh, chủ yếu là dân nhập cư. - Biết được Hoa Kì có nhiều chủng tộc, thành phần dân cư đa dạng. - Biết được dân cư Hoa Kì phân bố không đều, dân thành thị chiếm tỉ lệ cao hơn dân nông thôn. - Hiểu và phân tích được các bảng số liệu và những hình ảnh, lược đồ trong sách giáo khoa. II. Phương tiện thiết bị kĩ thuật dạy học: - Giáo án đã được thiết kế trên máy. - Máy vi tính, máy phóng, màn chiếu. III. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ (5 phút) Câu hỏi: - Dựa vào bản đồ hãy xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Hoa Kì, nó có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế ? - Hãy cho biết điều kiện tự nhiên của Hoa Kì có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế ? 2. Vào bài mới Trang 34
  44. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Chọn phần bài giảng địa lí kinh tế xã- hội thế giới lớp11, bài Hoa Kì tiết 2. Sử dụng chuột hoặc phím Enter để điều khiển các slide đã thiết kế sẵn, sau đó trình diễn slide 1, 2. Giáo viên dẫn vào bài mới. I. Dân số: • H oạt động 1: (nhóm 2-3 học sinh) Tìm hiểu về dân số Hoa Kì. (25 phút) 1. Gia tăng dân số: - GV: trình diễn slide 3, yêu cầu học sinh: Dựa vào biểu đồ sau và quy mô dân số các nước đứng đầu thế giới, em hãy: Nhận xét về sự gia tăng dân số Hoa Kì nguyên nhân, thuận lợi và khó khăn ? I. Dân số I. Dân số 1 Sự gia tăng dân s ố 1 Sự gia tătăng dân s ố DÂN SỐ HOA KỲ GIIAII ĐO ẠN 1800 2005 350 296 300 Yêu cầu:: (nhóm - Hoa Kì là nước có dân số đông (năm 2005 250 227 đôii)) Dựa vào biểu đồ sau và đứng thứ 3 trên thế giới) 200 179 biểu đồ sau và quy mô dân số 150 - Dân số ttăăng nhanh 105 các nước đứng 100 - Nguyên nhân: chủ yếu là do người nhập cư 50 đầu tthế giiớii,, em - Nguyên nhân: chủ yếu là do người nhập cư 50 5 hãy: 0 Nhận xétt về sự Đem lại cho Hoa Kỳ nguồn vốn, lực 1800 1880 1920 1960 1980 2005 giia tăng dân số DÂN SỐ MỘT SỐ QUỐC GIIA TRÊN THẾ GIIỚII NĂM 2005 Hoa Kìì lượng lao động có trình độ,, và Quốc gia Dân số (triệu người) Nguyên nhân nhiều kinh nghiệm. Thuận llợii và Trung Quốc 1303 khó khăn? Ấn Độ 1103 Hoa Kỳ 296 - HS: đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. GV cho HS xem thêm về lược đồ dân nhập cư vào Hoa Kì (giai đoạn 1820- 1990), chuẩn kiến thức và trình diễn slide 5. - GV: trình diễn tiếp slide 6, thể hiện bảng số liệu một số tiêu chí về dân số Hoa Kì: yêu cầu học sinh rút ra nhận xét. I. Dân số I. Dân số 1 Sự gia tăng dân s ố 1. Sự gia tătăng dân s ố Dựa vào bảng số liệu sau em có thể rút ra - Dân số đang bị già hoá: số người dưới độ nhận xét gì về dân số Hoa Kỳ? tutuổi lao động giảm, số người trên độ tuổi lao động tăng - Nguyên nhân: tỉ suất gia ttăăng tự nhiên giảm Năm 1950 2005 Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%) 1.5 0 6 Khó khăn: tốn chi phí phúc lợi xã hội Tuổi thọ (tuổi) 70.8 78 0 cho người già. Nhóm dưới 15 tuổi (%) 27.0 20 0 Nhóm trên 65 tuổi (%) 8.0 12 0 Trang 35
  45. - HS: đại diện nhóm trình bày, GV nhận xét, chuẩn kiến thức và trình diễn slide 7. - GV: trình diễn tiếp slide 8 thể hiện biểu đồ về thành phần dân cư Hoa Kì. Yêu cầu học 2. Thành phần dân cư Hoa Kì sinh nhận xét về đặc điểm dân cư Hoa Kì ? I. Dân số I. Dân số 2. Thành phần dân cư 2 Thành phần dân cư Dựa vào biiểu đồ sau và các - Đa dạng về chủng tộc nộii dung Đa dạng về chủng tộc trong SGK - Thành phần dân cư khá phức tạp: em hãy: + Người da trắng chiếm đa số Nhận xét về + Người da đen chiếm thứ 2 đặc điiểm dân cư,, dân tộc + Người châu Á - MLT tăng nhanh của Hoa Kì + Người bản địa còn ít Đánh giiá ? Đa dạng về văn ho á nhưng ph ức tạp về các vấn đề xã hội - HS: đại diện nhóm trình bày, giáo viên chuẩn kiến thức và trình diễn slide 10. - GV: chuyển ý rồi trình bày tiếp slide 11, thể hiện bản đồ phân bố dân cư của Hoa Kì. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Dựa vào hình 7.4, hãy nhận xét sự phân bố dân cư Hoa Kì : mật độ dân số (người/ km2), số dân trong các đô thị lớn(triệu người). Từ đó rút 3. Phân bố dân cư: ra kết luận chung về sự phân bố dân cư của Hoa Kì ? I. Dân số I. Dân số 3. Phân bố dân cư  Dựa vào hìình 3 Phân bố dân cư 7 4 ,,hãy nhận xét sự phân bố dân cư - Mật độ dân số thấp Hoa Kìì : mật - Phân bố chênh lệch giữa các vùng lãnh độ dân số - Phân bố chênh lệch giữa các vùng lãnh (ngườii// km2),, thổ: số dân trong + Đông Bắc và Tây Bắc các đô thịị llớn(triệu + Ven biển và nội địa ngườii) Từ đó Có sự thay đổi trong phân bố dân cư rút ra kết lluận chung về - Tỉ lệ dân thành thị cao, có đô thị lớn sự phân bố ngày càng phát triển dân cư của Hoa Kìì - HS: đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn xác lại kiến thức rồi trình diễn slide 12, 13. • H oạt động 2: (hoạt động cá nhân/cả II. Một số vấn đề xã hội lớp) Tìm hiểu về một số vấn đề xã hội 1. Sự đa dạng về văn hóa: Trang 36
  46. của Hoa Kì. (10 phút) 2. Sự chênh lệch về thu nhập: - GV: giới thiệu đôi nét về văn hóa và cho HS xem ảnh về một loại hình nghệ thuật ở Hoa Kì sau đó yêu cầu HS: dựa vào sách giáo khoa và sự hiểu biết hãy nêu các nét văn hóa chính của Hoa Kì ? - HS: trình bày, GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức, trình diễn slide 14. - GV: trình bày tiếp tục slide 15, yêu cầu HS: quan sát và nhận xét về xã hội của Hoa Kì ? II. Một số vấn đề xã hội Quan sát hình sau, em có nhận 1 Sự đa dạng về văn hoá xét gì về xã hội Hoa Kì? Là quốc gia đa văn hoá (chủ yếu do nhập cư) Ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội 2 Sự chênh lệch về thu nhập  Chênh llệch thu nnhập giữa ngưgườii ggiiàu và người nghèo ngày càng tăng  Sự phân hhóa ggiiàu nghèo sâu sắc Mấtt an ninh xã hộii - HS: trình bày, GV nhận xét, chuẩn kiến thức và trình diễn slide 16. - GV: tổng hợp lại một số vấn đề của xã hội Hoa Kì, trình diễn slide 17. 3. Củng cố (4 phút) - GV: trình diễn các slide được thiết kế những câu hỏi trắc nghiệm, và rèn luyện kĩ năng bản đồ, yêu cầu học sinh tham gia trả lời - HS: tham gia trả lời, GV đưa ra đáp án. CỦNG CỐ IV- CỦNG CỐ Câu 2: Khó khăn lớn nhất do cộng đồng dân nhập cư mang lại cho Hoa Kì: Câu 3: Dựa vào Câu 1: Dân nhập cư đến Hoa Kì nhiều bản đồ,, hãy nhất: nhận xét sự a/ Nguồn lao động dồi dào a/ Châu Á phân bố dân b/ Sự phức tạp về văn hóa,ngôn ngữ cư của Hoa b/ Châu Âu Kìì ? sự phân c/ Có cả nguồn lao động trí tuệ lẫn c/ Châu Phi bố đó ảnh lao động giản đơn hưởng đến d/ Nam Mĩ d/ Tiết kiệm được chi phí đào tạo và kinh tế-xã nuôi dưỡng. hộii Hoa Kìì ? 4. Hoạt động nối tiếp (1 phút) - GV: yêu cầu HS về nhà học bài, trả lời các câu hỏi sau bài và xem trước bài mới chuẩn bị cho tiết học sau Trang 37
  47. Bài 7: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ (tiếp theo) Tiết 3: KINH TẾ I. Mục tiêu: sau khi học xong bài, yêu cầu học sinh hiểu và nắm được: - Chứng minh được nền kinh tế Hoa Kì mạnh nhất thế giới. - Hiểu được các ngành dịch vụ, cụ thể là ngoại thương, giao thông vận tải, tài chính, thông tin liên lạc và du lịch phát triển hàng đầu thế giới. - Trình bày được đặc điểm ngành công nghiệp chính của Hoa Kì, vai trò của nó đối với thế giới. Xác định được sự thay đổi về tỉ trọng, sự phân hóa lãnh thổ của các ngành công nghiệp và giải thích nguyên nhân. - Trình bày được đặc điểm cơ bản của nền nông nghiệp Hoa Kì. II. Phương tiện thiết bị kĩ thuật dạy học: - Giáo án đã được thiết kế trrên máy. - Máy vi tính, máy phóng, màn chiếu. - Phiếu học tập. III. Tiến trình hoạt động: 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ (5 phút) Câu hỏi : Dựa vào bảng đồ sự phân bố dân cư của Hoa Kì em hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư của Hoa Kì, sự phân bố như vậy sẽ gây thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Hoa Kì ? 2. Vào bài mới Trang 38
  48. Hoạt Động Của GV và HS Nội Dung Chính Chọn phần bài giảng địa lí kinh tế xã-hội I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG thế giới lớp11, bài Hoa Kì tiết 3. Sử dụng 1. Quy mô nền kinh tế chuột hoặc phím Enter để điều khiển các slide đã thiết kế sẵn, sau đó trình diễn slide 1, 2. I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG Giáo viên dẫn vào bài mới 1. Quy mô nền kinh tế 1. GDP của Hoa Kì bằng 28,5% GDP thế giới • Hoạt động 1: nhóm 2-3 học sinh. Tìm (năm 2004) 2. GDP của Hoa Kì kém GDP của châu Âu: 2479,2 hiểu về đặc điểm chung của nền kinh tế tỉ USD,, nhiều hơn GDP Châu Á: 1574,,6 tỉ USD và gấp 14,,7 lần GDP của châu Phi. Hoa Kì. (15 phút) 3. GDP của Hoa Kì (năm 2005) gấp 2,76 lần GDP của Nhật Bản (thứ 2 thế giới)),, gấp 4,,47 lần GDP của Đức (thứ 3 thế giới) và gấp 5,58 lần GDP của - GV: trình diễn slide 3, yêu cầu HS: Dựa vào Trung Quốc (thứ 3 thế giới) bảng số liệu để hoàn thành phiếu học tập 4. Nhận xét chung về nền kinh tế Hoa KÌ so với thế giới: Hoa Kì có nền kinh tế hàng đầu ththế giới I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG , 1. Quy mô nền kinh tế 2. Nền kinh tế thị trường Phiếu học ttập: Dựa vào các bảng số lliệu dướii đây hoàn thành phiiếu học tập (hoạt động nhóm đôi): GDP của Hoa Kìì và một số nước,, châu llục,, năm 2004; năm I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 2005 2. Nền kinh tế thị trường Năm 2004 Năm 2005 Câu hỏi: Toàn TG 40887,,8 Tòan TG 44384,,8 Hãy chứng minh Hoa Kì có nền kinh Hoa Kì 11667,5 Hoa Kì 11667,5 Hoa Kìì 12445 tế thị trường điển hình? Châu Âu 14146,,7 Nhật Bản 4504,,9 Châu Á 10092,,9 Đức 2781,,9 Trung Quốc 2228,,8 Châu phii 790,,3 -Mức độ tiêu thụ hàng hoá và sử dụngng dịch vụ trong nước rất lớn.n. -Họat động kinh tế dựa trên quan hệ cung-cầu. - HS: đại diện nhóm trả lời, GV nhận xét và bổ sung. GV trình diễn slide 4. - GV: trình diễn tiếp slide 5, yêu cầu HS trả 3. Tính chuyên môn hóa của nền lời câu hỏi: Tại sao Hoa Kì có GDP lớn nhất kinh tế Thế giới ? - HS: trả lời, bổ sung sau đó GV chuẩn lại I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 3. Tính chuyên môn hóa kiến thức. Hãy nêu những biểu hiện của nền kinh tế có tính chuyên môn hóa cao? - GV: trình diễn lần lượt tiếp theo slide 6 và • Các ngành chế tạo máy bay, ô tô, chế 7, yêu cầu HS chứng minh Hoa Kì có nền biến thực phẩm, với nhiều sản phẩm có kinh tế thị trường và có tính chuyên môn hóa thương hiệu nổi tiếng thế giới. • Các vùng chuyên canh nông nghiệp cao ? điển hình: các vành đai rau,, lúa mì, bò sữa,, - HS: trình bày, GV chuẩn kiến thức. • Hoạt Động 2: (hoạt động nhóm). Tìm hiểu về các ngành kinh tế của Hoa Kì II. CÁC NGÀNH KINH TẾ (20 phút) 1. Dịch vụ - GV: chuyển ý sang các ngành kinh tế của Trang 39
  49. Hoa Kì, sau đó trình diễn slide 8 yêu cầu HS a. Ngoại thương nêu các ngành dịch vụ của Hoa Kì và cho biết b. Giao thông vận tải các ngành đó hiện nay phát triển như thế nào? c. Các ngành tài chính, thông tin - HS: đại diện nhóm trình bày, bổ sung, GV liên lạc, du lịch chuẩn kiến thức. II. CÁC NGÀNH KINH TẾ 1. Dịch vụ II. CÁC NGÀNH KINH TẾ Các ngành dịch vụ Đặc điểm của ngoạii tthương và GTVT Các ngành Đặc điiểm của ngoại thương và GTVT 1. Dịch vụ - Hiện đại nhấtt thế giớii dịch vụ Câu hỏi: Hãy kể tên các ngành dịch vụ của Giiao thông vận - Hàng không:nhiiều sân bay nhất thế - Tổng kim ngạch xuất nhập năm 2005: Câutả iihỏi: Egmiới,, 3h0 hããnyg hnànêgu kh đônặg vcậ nđ chiuểymển,, Hoa Kì? Các ngành dịch vụ đó hiện nay phát Ngoạii 2344,,2 1tỉ/3U ttSổnDg số hành khách trên tthế giới triển như thế nào? củthaươ nggà-nhCh inế-m gĐ:ư1oờ2ạn%gi b tổột:n:h 6g, , ư4k3iơm ttr iinệgugạ kc mhv đtàhưườgơnngi g aô toô,, thế giiớ2i.26,,6 nghìn km đường sắt  Các ngành dịch vụ của Hoa Kì: Ngoại thương, thông vận tải của Hoa Kì? - Năm- 2V00ận4 ,t ảniih bậipể ns ivêàu đ:7ư0ờ7n,,g2 ốtỉnUg:S pDhát giao thông vận tải, tài chính, thông tin liên lạc, du triiển lịch.  Các ngành dịch vụ đó hiện nay phát triển rất mạnh  Họat động đa dạng trong nước và trên toàn thế giới - GV: lần lượt trình diễn các slide 9, 10, 11, 12 và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi sau: Hãy nêu đặc điểm ngành ngoại thương, giao thông vận tải và các ngành tài chính, thông tin liên lạc, du lịch ? - HS: đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV nhận xét và chuẩn 2. Công nghiệp kiến thức. - GV: chia lớp làm 4 nhóm và phân công việc. II. CÁC NGÀNH KINH TẾ Trình diễn lide 13, 14 để đưa ra câu hỏi. 2. Công nghiệp  Công nghiệp chế biến: II. CÁC NGÀNH KINH TẾ •  Chiếm: 84,2% giá trị hàng xuất 2. Công nghiệp khẩu của cả nước Họat động nhóm: (chia lớp thành 4 nhóm) •  Thu hút: 40 triệu lao động (năm 2004)  Nhóm 1và 2: Dựa vào SGK trang 53, 54 hoàn thành bảng sau: •  Các ngành quan trọng:Hóa chất, Các ngành công nghiiệp Đ ặc điiểm chế tạo máy, điện tử-viễn thông, chế Chiiếm biến thực phẩm, sản xuất phương tiện Công nghiiệp chế biiến Thu hútt giao thông vận tải. Các ngành quan ttrọng Công nghiiệp điiện llực Nhiiệtt điiện Các lloạii khác Công nghiiệp khaii khóang Nhấtt tthế giiớii Nhìì tthế giiớii Ba tthế giiớii II. CÁC NGÀNH KINH TẾ 2. Công nghiệp Nhóm 3 và 4: Dựa vào SGK hoàn thành bảng sau: Sự thay đổi trong công nghiệp Cơ c ấu Giiảm:: ngành Tăng: Trước Phân đây bố Hiiện nay Trang 40
  50. - HS: đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức, trình diễn các slide 15, 16, 17, 18. 2. Nông nghiệp - GV: chuyển ý, trình diễn slide 19 yêu cầu HS thảo luận nhóm 3-4 HS để hoàn thành bảng sau: II. CÁC NGÀNH KINH TẾ 3. Nông nghiệp II. CÁC NGÀNH KINH TẾ  Hình thức tổ chức sản xuất: 3. Nông nghiệp  Trang trại  Nhóm 3 đến 4 học sinh:Dựa vào trang 54, 55  Số lượng trang trại: giảm SGK hoàn thành bảng sau:  Diện tích trung bình của một trang trại: tăng Nông nghiệp Hoa Kì  Xuất khẩu Đặc điiểm Sản Chuyển Hìình tthức ttổ Xuấtt khẩu  Nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới: Lúa chung lượng dịịch cơ cấu chức sản xuất mì: 10 triệu tấn / năm, Đậu tương: 17-18 triệu tấn / năm, -Nền nông - - Trang ttrại - Lớn nhấtt tthế Ngô 61 triệu tấn / năm nghiiệp ttiên Giiảm:: - Số llượng giiới  Doanh thu: 20 tỉ USD ttiến - Lúa mì: - Nông - Nông - Tăng:: - Diện ttích - Ngô:: nghiệp nghiệp TB: - Đậu ttương:: hàng hóa - Doanh thu - HS: đại diện nhóm trình bày, GV chuẩn kiến thức và trình bày slide 20, 21. - GV: yêu cầu HS dựa vào lược đồ để trả lời câu hỏi. GV trình diễn slide 22. Các khu vực sản xuất Dựa vào lược đồ phân bố sản xất nông nghiệp Hoa Kì nông sản hàng (SGK Hình 7.7), nêu tên các khu vực chuyên canh sản hóa chủ yếu: xuất nông sản hàng hóa và cho biết các nông sản chính? Các bang miền Nam( bông, lúa mì, lúa gạo, thuốc lá, đậu tương, ngô ), ở phía Nam Ngũ Hồ( lúa mì, ngô, chăn nuôi bò, củ cải đường ) - HS: trình bày, GV chuẩn kiến thức và trình diễn slide 23 cho HS xem một vài ảnh của sản phẩm nông nghiệp. 3. Củng cố (4 phút) - GV: trình diễn các slide được thiết kế những câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu học sinh tham gia trả lời - HS: tham gia trả lời, GV đưa ra đáp án. Trả lời nhanh : Hãy chọn câu trả lời CỦNG CỐ đúng nhất :  Câu 2: Ngành công nghiệp hiện nay có Trả lời nhanh : Hãy chọn câu trả xu hướng: lời đúng nhất : • A. Tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP có xu hướng tăng  Câu 1: Ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu • B. Tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp chủ yếu của Hoa Kì là ? trong GDP có xu hướng giảm • A. Công nghiệp chế biến • C. Có xu hư ớng tăng rất nhanh • B . C ô n g n g h iệ p k h a i k h o á n g • D . T ỉ t r o n g g i á tr ị sả n l ư ợ n g ở m ứ c t r u n g Trang 41 • C. Ngư nghiệp bình. • D. Nông nghiệp
  51. 4. Hoạt động nối tiếp (1 phút).GV: yêu cầu HS về nhà học bài, trả lời các câu hỏi sau bài và xem trước bài mới chuẩn bị cho tiết học sau. PHIẾU HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Bài 7: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ Tiết 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Miền Tây Trung tâm Đông Đặc điểm vị trí và địa hình Đặc điểm khí hậu Tài nguyên phát triển công nghiệp Tài nguyên phát triển nông nghiệp Bài 7: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ (tiếp theo) TIẾT 3: KINH TẾ 1. Phiếu học tập số 1: Dựa vào bảng số liệu để hoàn thành phiếu học tập sau - GDP của Hoa Kì bằng .GDP thế giới (năm 2004) Trang 42
  52. - GDP của Hoa Kì kém GDP của châu Âu tỉ USD, nhiều hơn GDP châu Á tỉ USD và gấp lần GDP của châu Phi. 2. Phiếu học tập số 2: 3. Phiếu học tập số 3: Dựa vào sách giáo khoa trang 42 và 43 để hoàn thành phiếu học tập. Các ngành công nghiệp Đặc điểm Công nghiệp chế biến - Chiếm: - Thu hút: Công nghiệp điện lực - Nhiệt điện: - Các loại khác: Công nghiệp khai thác - Quy mô Sự thay đổi trong công nghiệp Cơ cấu - Giảm: - Tăng Phân bố - Trước đây, hiện nay: 4. Phiếu học tập số 4: Dựa vào sách giáo khoa trang 43 và 44 để hoàn thành phiếu học tập Nông nghiệp Hoa Kì Đặc điểm Sản lượng Chuyển dịch Hình thức tổ Xuất khẩu chung cơ cấu chức sản xuất Các ngành Đặc điểm dịch vụ - Tăng: Ngoại thương - Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2004: - Chiếm: - Giảm: - Thường xuyên nhập siêu: - Năm 2004, nhập siêu là: Giao thông vận - Hiện đại nhất thế giới: tải - Hàng không: - Đường bộ: - Vận tải biển và đường ống: Tài chính, - Tài chính: thông tin liên - Thông tin liên lạc: lạc, du lịch - Du lịch: Trang 43
  53. 4.Trong giờ thực hành trên lớp: Cũng giống như các tiết học lí thuyết, máy vi tính cũng giúp chúng ta soạn thảo các bài thực hành để hướng dẫn cho học sinh thực hành trên lớp như là: vẽ biểu đồ, hoàn thành các bảng thông tin, các câu hỏi trắc nghiệm Giờ thực hành trên lớp, giáo viên hướng dẫn học sinh các thao tác để hoàn thành công việc, sau đó sẽ thể hiện trên máy vi tính các bài tập thực hành đã làm hoàn chỉnh cho học sinh đối chiếu và nhận xét. Sau đây là nội dung một bài giảng thực hành: Trang 44
  54. Bài 7: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ (tiếp theo) Tiết 4: THỰC HÀNH TÌM HIỂU SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ CỦA HOA KÌ I. Mục đích, yêu cầu: sau bài học, học sinh cần nắm: - Hiểu và trình bày được sự phân hóa lãnh thổ Hoa Kì thông qua sự phân hóa các loại nông sản chính: cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả và gia súc. - Trình bày được sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp Hoa Kì thông qua sự phân bố của trung tâm công nghiệp, sự phân hóa lãnh thổ các ngành công nghiệp truyền thống và hiện đại. - Xác định trên bản đồ sự phân bố các loại nông sản chính của Hoa Kì, hoàn thành bảng hệ thống sự phân bố lãnh thổ nông nghiệp. - Xác định trên bản đồ sự phân bố các ngành công nghiệp của Hoa Kì trên bản đồ, hoàn thành bảng hệ thống sự phân bố lãnh thổ công nghiệp. II. Phương tiện thiết bị kĩ thuật dạy học - Giáo án đã được thiết kế trên máy. - Máy vi tính, máy phóng, màn chiếu. - Phiếu học tập. III. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: (10 phút) Trang 45
  55. Câu hỏi: - Hãy nêu đặc điểm chung của nền kinh tế Hoa Kì ? - Nêu đặc điểm các ngành dịch vụ của Hoa Kì ? - Chứng minh rằng ngành công nghiệp là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì ? - Dựa vào hình 7.7 trong sách giáo khoa hãy nêu đặc điểm phân bố các vùng sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì ? Hoạt Động Thầy Và Trò Nội Dung Chính Chọn phần bài giảng địa lí kinh tế xã-hội I. Phân hóa lãnh thổ nông nghiệp thế giới 11, bài Hoa Kì tiết 4. Sử dụng chuột Hoa Kì: hoặc phím Enter để điều khiển các slide đã thiết kế sẵn, sau đó trình diễn slide 1. GV dẫn vào bài mới • Hoạt động 1: (15 phút) Tìm hiểu sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp. - GV: chia lớp học ra làm 5 nhóm để thảo luận và hoàn thành phiếu học tập sau đây. Giáo viên ấn enter trình diễn slide 2, xuất hiện bảng trống như trong sách giáo khoa . Giáo viên phân công: + Nhóm 1: Khu vực phía Đông + Nhóm 2: Khu vực các bang phía Bắc + Nhóm 3: Khu vực các bang ở giữa + Nhóm 4: Khu vực các bang phía Nam + Nhóm 5: Khu vực phía Tây Bài 7: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ Bài 7: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ Tiết 4: Thực hành-Tìm hiểu sự phân hóa lãnh Tiết 4: Thực hành-Tìm hiểu sự phân hóa lãnh thổ sản xuất của Hoa Kì thổ sản xuất của Hoa Kì 1. Phân hóa lãnh thổ nông nghiệp 1. Phân hóa lãnh thổ nông nghiệp Nông sản chính Cây lương Cây công nghiệp Gia súc thực và cây ăn qu ả Chia lớp làm 5 nhóm hoàn thành phiếu học tập sau đây: Vùng Phía Đông Lúa mì Cây ăn quả, rau xanh Bò Nông sản chính Cây lương Cây công nghiệp Gia súc Vùng thực và cây ăn quả Trung Các bang phía Lúa mì Cây ăn quả, rau xanh Lợn, bò bắc sữa tâm Phía Đông Các bang ở giữa Lúa mì Đỗ tương, hoa quả, Bò Trung Các bang phía bắc rau xanh tâm Các bang phía Lúa gạo Nông sản nhiệt đới Bò, lợn Các bang ở giữa Nam Các bang phía Nam Phía tây Lúa gạo Cây ăn quả Bò Phía tây nhiệt đới - GV: trình diễn slide 4, lược đồ phân bố các vùng sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì MỘT SỐ LOẠI NÔNG SẢN xuất hiện và yêu cầu học sinh dựa vào đó để hoàn thành phần công việc của mình. Trang 46 Lúa mì Đỗ tương
  56. Bài 7: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ Tiết 4: Thực hành-Tìm hiểu sự phân hóa lãnh thổ sản xuất của Hoa Kì 1. Phân hóa lãnh thổ nông nghiệp Quan sát lược đồ phân bố các vùng nông sản chính của Hoa Kì để điền vào bảng các loại nông sản chính. - HS: Lần lược các nhóm treo bảng phụ và trình bày, các nhóm khác bổ sung sau đó giáo viên chuẩn xác kiến thức. Ấn enter trình diễn các slide 5, 6, 7, 8 thì xuất hiện lần lượt các bảng thông tin phản hồi các câu hỏi của các nhóm, cho HS xem vài hình ảnh các sản phẩm nông nghiệp. II. Phân hóa lãnh thổ công nghiệp: • Hoạt động 2: (15 phút). Tìm hiểu sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của Hoa Kì - GV: chia lớp học ra làm 3 nhóm để thảo luận và hoàn thành bảng sau đây (phiếu học tập). Giáo viên ấn enter trình diễn slide11 xuất hiện bảng trống như trong sách giáo khoa. GV phân công: + Nhóm 1: Vùng Đông Bắc + Nhóm 2: Vùng phía Nam + Nhóm 3: Vùng phía tây Bài 7: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ Bài 7: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ Tiết 4: Thực hành-Tìm hiểu sự phân hóa lãnh thổ sản xuất của Hoa Kì 2. Phân hóa lãnh thổ công nghiệp Tiết 4: Thực hành-Tìm hiểu sự phân hóa lãnh Nhóm 3: Vùng phía Tây thổ sản xuất của Hoa Kì Vùng Vùng Đông Vùng phía Vùng phía Tây Bắc Nam Các ngành 2. Phân hóa lãnh thổ công nghiệp công nghiệp chính Các ngành Luyện kim đen, Đóng tàu, dệt Đóng tàu, luyện luyện kim màu, cơ may, cơ khí kim màu Hoạt động nhóm: chia lớp làm 3 nhóm, hãy điền vào bảng các công nghiệp khí, đóng tàu, hóa ngành công nghiệp chính của Hoa K ì. truyền thống chất, dệt may, thực phẩm Vùng Vùng Vùng Vùng Đông phía phía Nhóm 1: Vùng Đông Bắc Bắc Nam Tây Các ngành Điện tử, viễn Hóa dầu, chế tạo Điện tử, viễn thông, tên lửa vũ trụ, thông, chế tạo công nghiệp điện tử, Các ngành sản xuất ôtô. máy bay, sản Nhóm 2: Vùng phía Nam viễn thông, sản công nghiệp chính hiện đại xuất ôtô xuất ôtô Các ngành công Nhóm 3: Vùng phía Tây nghiệp truyền thống Các ngành công nghiệp hiện đại - GV: ấn tiếp enter thì lược đồ các trung tâm công nghiệp chính của Hoa Kì xuất hiện và yêu cầu họcB àsi i7n: HhỢ Pd CựHaÚ NvGà QoU ỐđCó H OđAể K hÌ oàn thành phần cônTigết 4v: iTệhcự cc hủànah -mTìmì nhihểu. sự phân hóa lãnh thổ sản xuất của Hoa Kì 2. Phân hóa lãnh thổ công nghiệp Quan sát lược đồ các trung tâm công nghiệp của Hoa Kì để điền vào b ả n g cá c Trang 47 ngành công nghiệp chính của Hoa Kì