Khóa luận Tìm hiểu việc sử dụng kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc Thái trong sản xuất nông nghiệp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

pdf 61 trang thiennha21 4510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu việc sử dụng kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc Thái trong sản xuất nông nghiệp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_viec_su_dung_kien_thuc_ban_dia_cua_dong_b.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu việc sử dụng kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc Thái trong sản xuất nông nghiệp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN HÀ VĂN HIẾU TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THÁI TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI XÃ THÀNH SƠN, HUYỆN BÁ THƯỚC, TỈNH THANH HÓA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế và phát triển nông thôn Khóa : 2015 - 2019 Giáo viên hướng dẫn : Th.S Vũ Thị Hải Anh Thái Nguyên - 2019
  2. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là khâu rất quan trọng trong quá trình học tập và rèn luyện. Qua quá trình thực tập giúp cho mỗi sinh viên củng cố lại kiến thức đã được học trên ghế nhà trường và ứng dụng vào trong thực tế, đồng thời qua đó giúp nâng cao trình độ chuyên môn cũng như năng lực công tác cho sinh viên để có thể vững vàng khi ra trường và xin việc. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa KT&PTNT Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của cô giáo, giảng viên hướng dẫn: Th.s Vũ Thị Hải Anh, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu việc sử dụng kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc Thái trong sản xuất nông nghiệp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa”. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa KT&PTNT - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng tất cả các thầy, cô đã tận tình dìu dắt trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt em bày tỏ lòng biết ơn tới giảng viên hướng dẫn cô giáo, giảng viên hướng dẫn Th.s Vũ Thị Hải Anh, em xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của cô, đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn để em hoàn thành khóa luận này. Em xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ xã, UBND xã Thành Sơn đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em khi em về địa phương thực tập và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè và người thân đã giúp đỡ em tận tình trong quá trình nghiên cứu khóa luận. Do điều kiện thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, bài khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và bạn bè để khoá luận của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn Thái nguyên, ngày 29 tháng 05 năm 2019 Sinh viên Hà Văn Hiếu
  3. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC BẢNG iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT v Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1. 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 1.2.1. Mục tiêu chung 1 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1. 3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập 2 1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn 2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở lý luận 3 2.1.1. Những khái niệm về biến đổi khí hậu 3 2.1.2. Những khái niệm liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu 4 2.1.2.4. Những thích ứng trong sản xuất nông nghiệp 8 2.2. Cơ sở thực tiễn 12 2.2.1. Biến đổi khí hậu trên thế giới 12 2.1.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 17 2.1.3. Tác động của BĐKH đối với đời sống của nông dân đồng bào dân tộc Thiểu số 18 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 20 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 20 3.1.3. Nội dung nghiên cứu 20 3.1.4. Thu thập số liệu thứ cấp 21
  4. iii 3.3.5. Thu thập số liệu sơ cấp 21 3.4. Chọn điểm nghiên cứu 22 3.5. Chọn mẫu nghiên cứu 22 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23 4.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 23 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 23 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 25 4.2. Thực trạng biến đổi khí hậu tại vùng nghiên cứu trong năm 2018 30 4.2.1. Đánh giá hiện tượng thời tiết cực đoan trên địa bàn xã Thành Sơn 30 4.3.2. Tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp 31 4.4. Hoạt động thích ứng với BĐKH của hộ sản xuất nông nghiệp, sử dụng KTBĐ 36 4.4.1. Hoạt động thích ứng với rét (rét đậm-rét hại) và hạn hán 36 4.4.2. Các hoạt động thích ứng khác 39 4.4.2. KTBĐ được sử dụng để sản xuất nông nghiệp địa bàn xã Thành Sơn . 40 4.4.3. Các KTBĐ trong dự báo thời tiết 43 4.5. Những thuận lợi và khó khăn của người dân trong việc vận dụng các KTBĐ trong thích ứng với BĐKH 44 4.5.1. Thuận lợi 44 4.5.2. Khó khăn 45 4.6. Giải pháp phát triển KTBĐ trong thích ứng với BĐKH 46 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 47 5.1. Kết luận 47 5.2. Khuyến nghị 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
  5. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Các hình thức tham gia của cộng đồng địa phương 7 Bảng 2.2. Tác động của BĐKH trên thế giới 13 Bảng 4.1. Cơ cấu cây trồng nông nghiệp trung bình của xã Thành Sơn năm 2018 25 Bảng 4.2. Số lượng đàn gia súc, gia cầm tại xã Thành Sơn năm 2018 26 Bảng 4.3: Tác động của biến đổi khí hậu đến trồng trọt 32 Bảng 4.4. Tác động của biến đổi khí hậu đến chăn nuôi 35 Bảng 4.5. Kiến thức bản địa về trồng trọt 36 Bảng 4.6: Kiến thức bản địa về chăn nuôi 38 Bảng 4.7: Các hoạt động thích ứng với BĐKH 39 Bảng 4.8: Kết quả phân loại nhóm cây trồng xã Thành Sơn 40 Bảng 4.9. Cây trồng bản địa và khả năng thích ứng của dân tộc Thái 41 Bảng 4.10. Lịch gieo trồng cây nông nghiệp dân tộc Thái 42 Bảng 4.11. Nhận biết dấu hiệu thời tiết xấu dân tộc Thái 43
  6. v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT HTXNN :Hợp tác xã nông nghiệp HTTTCĐ : Hiện tượng thời tiết cực đoan BHYT : Bảo hiểm y tế PTNT : Phát triển nông thôn NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn UBND : Ủy ban nhân dân KTBĐ : Kiến thức bản địa Chú thích: Tên giống, tên đường không phải là từ viết tắt
  7. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Biến đổi khí hậu và những tác động của nó đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới. Việt Nam là một trong 5 nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Xã Thành Sơn là một xã miền núi vùng sâu, vùng xa của huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Nông nghiệp là nền kinh tế chủ yếu của xã, xã có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi suối, núi nên đường giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các thôn bản vùng cao. Trong những năm qua trên địa bàn xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan kéo dài như sương muối, rét đậm, nắng nóng kéo dài thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp; lũ lụt, sạt lở đất thất thường làm cho nền nông nghiệp của xã đang bị đe dọa. Tình hình dịch bệnh trên cây trồng ngày một gia tăng, nông dân bị mất mùa thường xuyên phải thay đổi giống cây trồng mới, năng suất, chất lượng, nông sản giảm mạnh, ảnh hưởng tới sinh kế nông dân và nhất là nông dân các bản vùng cao. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nhiều kết quả nghiên cứu, đánh giá các hoạt động thích ứng với BĐKH của hộ nông dân, đặc biệt là các hộ người dân tộc Thái trong sản xuất nông nghiệp. Để tìm hiểu các biện pháp thích ứng của bà con dân tộc Thái áp dụng các kiến thức bản địa để ứng phó với BĐKH, em lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu việc sử dụng kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc Thái trong sản xuất nông nghiệp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa”. 1. 2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở tìm hiểu các kiến thức bản địa (KTBĐ) của đồng bào dân tộc Thái tại xã Thành Sơn trong sản xuất nông nghiệp, từ đó tiếp tục tìm hiểu, bổ xung và phát triển các KTBĐ giúp bà con nhân dân vùng dân tộc Thái có thêm kiến thức để ứng phó với BĐKH trong bối cảnh hiện nay và tương lai.
  8. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Khảo sát đánh giá được thực trạng của người dân tộc Thái tại xã Thành Sơn trong việc sử dụng KTBĐ để ứng phó với BĐKH. - Đánh giá được những thuận lợi khó khăn của người dân tộc Thái trong việc vận dụng KTBĐ và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng hoạt động thích ứng với hiện tượng BĐKH/thời tiết cực đoan. - Đề xuất giải pháp phát triển KTBĐ của người dân tộc thiểu số trong thích ứng BĐKH 1. 3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập - Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã học tại trường và làm quen dần với công việc thực tế. - Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên làm quen với một số phương pháp nghiên cứu của một đề tài khoa học cụ thể. - Tạo điều kiện cho sinh viên được vận dụng những kiến thức được học áp dụng vào thực tiễn và biết vận dụng kiến thức vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học. - Góp phần thu thập dữ liệu về thực tiễn sản xuất, là tài liệu quan trọng cho các nghiên cứu có liên quan. 1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở, tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khóa sau, tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, lãnh đạo các ban ngành, đưa ra phương hướng để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu còn tồn tại để giải quyết những khó khăn, trở ngại nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn ngày càng vững mạnh.
  9. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Những khái niệm về biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế – xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người. Nghiên cứu của ISDR (2008), đưa ra khái niệm về BĐKH: là sự biến động giữa năm này và năm khác được ghi nhận qua các số liệu thống kê của các điều kiện bất thường như: Bão, lụt, hạn hán bất thường. Quan điểm ở đây về BĐKH chính là sự ghi nhận lại những hiện tượng bất thường theo thời gian. Mốc đánh dấu thời gian BĐKH từ 30 năm trở lên. Theo Rex và đồng tác giả (2007), BĐKH ở Việt Nam đó là gia tăng nhiệt độ và ngày càng nóng hơn vào mùa hè và nhiệt độ cực thấp, kéo dài vào mùa đông, cũng như tần suất, cường độ của lụt, hạn, bão, rét hại và mưa thất thường xảy ra trong năm. BĐKH là những thay đổi của các yếu tố khí hậu hoặc các hiện tượng khí hậu cực đoan không theo một xu thế nhất định (khoảng thời gian xem xét ngắn hơn BĐKH). BĐKH với các biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng là do các hoạt động kinh tế - xã hội của con người gây phát thải quá mức gây hiệu ứng nhà kính.[10] Định nghĩa chung nhất cho sự BĐKH là sự thay đổi các đặc điểm mang tính thống kê của hệ thống khí hậu khi xét đến những chu kỳ dài hoặc hàng thập kỷ hoặc lâu hơn, mà không kể đến các nguyên nhân theo đó, những thay đổi bất thường trên những chu kỳ ngắn hơn một vài thập kỷ, như El Nino, không thể hiện sự thay đổi khí hậu. Thuật ngữ này đôi khi được sử dụng để nhắc đến những trường hợp đặc biệt của biến đổi khí hậu do tác động của hoạt động con người; ví dụ, trong công ước khung của Liên hợp Quốc về Biến đổi
  10. 4 Khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change) định nghĩa BĐKH là "là sự thay đổi của khí hậu mà hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp do tác động của hoạt động con người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và ngoài ra là những biến thiên tự nhiên của khí hậu được quan sát trên một chu kỳ thời gian dài." Trong định nghĩa cuối thay đổi khí hậu đồng nghĩa với ấm lên toàn cầu. Kiến thức là một thuật ngữ mang tính triết học và có thể được định nghĩa là một tập hợp các sự kiện khác nhau và các đặc tính thông tin,được chia thành hai loại: kiến thức khoa học và KTBĐ.[12] Theo UNESCO (2010), KTBĐ là những tri thức địa phương, là duy nhất và đặc trưng cho một nền văn hóa và xã hội. Ashok Das Gupta (2012) cho rằng KTBĐ là một hệ thống của các tri thức mà người dân địa phương đạt được thông qua việc tích lũy kinh nghiệm, và các thử nghiệm không chính thức, và sự hiểu biết sâu sắc về môi trường trong một nền văn hóa cụ thể. Nhóm tác giả E. N. Ajani, R. N. Mgbenka và M. N. Okeke (2013) lại định nghĩa kiến thức bản địa là kiến thức địa phương được thể chế hóa, được xây dựng dựa trên lời nói và được truyền từ người/thế hệ này sang người/thế hệ khác bằng lời nói. Nó là cơ sở để ra quyết định ở cấp địa phương trong nông nghiệp, y tế, chế biến thực phẩm, giáo dục, quản lý tài nguyên thiên nhiên và một loạt các hoạt động khác trong cộng đồng nông thôn (Ashok Das Gupta, 2012; E. N. Ajani và CS, 2013). “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.[10] 2.1.2. Những khái niệm liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu 2.1.2.1. Khái niệm thích ứng với biến đổi khí hậu Khí hậu đã và đang biến đổi và có những tác động tiềm tàng, bất lợi đến phát triển, vì thế sự thích ứng trở nên ngày càng quan trọng. Thích ứng là một khái niệm rất rộng và khi áp dụng vào lĩnh vực BĐKH nó dùng trong rất nhiều trường hợp. Sự thích ứng với khí hậu là một quá trình qua đó con người
  11. 5 làm giảm những tác động bất lợi của khí hậu đến sức khoẻ, đời sống và sử dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trường khí hậu mang lại. Thuật ngữ thích ứng có nghĩa là điều chỉnh, thụ động, hoặc phản ứng tích cực, hoặc có phòng bị trước, được đưa ra với ý nghĩa là giảm thiểu và cải thiện những hậu quả có hại của BĐKH. Khả năng thích ứng đề cập đến mức độ điều chỉnh có thể trong hành động, xử lý, cấu trúc của hệ thống đối với những biến đổi dự kiến có thể xảy ra hay thực sự đã và đang xảy ra của khí hậu. Sự thích ứng có thể là tự phát hay được chuẩn bị trước và có thể được thực hiện để đối phó với những biến đổi trong nhiều điều kiện khác nhau. Sự thích ứng còn có nghĩa là tất cả những phản ứng đối với BĐKH nhằm làm giảm tính dễ bị tổn thương. Sự thích ứng cũng còn có nghĩa là các hành động tận dụng những cơ hội thuận lợi mới nảy sinh do BĐKH. Trong việc đánh giá những tác động của BĐKH, nhất thiết phải kể đến sự thích ứng. Cây cối, động vật và con người không thể tiếp tục tồn tại một cách đơn giản như trước khi có BĐKH nhưng hoàn toàn có thể thay đổi các hành vi của mình. Cây cối, động vật và các hệ sinh thái có thể di cư sang một khu vực mới. Con người cũng có thể thay đổi hành vi để đối phó với những điều kiện khí hậu khác nhau, nếu như cần thiết thì cũng có thể di cư. Không có đánh giá về những quá trình thích ứng, nghiên cứu tác động sẽ không thể đánh giá chính xác và đầy đủ những ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH. Một lý do nữa cho đánh giá thích ứng là giúp cho những nhà lập chính sách biết có thể làm gì để giảm thiểu các rủi ro của BĐKH. Để thích ứng với BĐKH cần hiểu rõ khái niệm thích ứng, đánh giá các công nghệ và biện pháp khác nhau nhằm phòng tránh những hậu quả bất lợi của BĐKH bằng cách ngăn chặn hoặc hạn chế chúng, bằng cách nhanh chóng tạo ra một sự thích ứng với BĐKH và phục hồi có hiệu quả sau những tác động, hay là bằng cách lợi dụng những tác động tích cực. [16]
  12. 6 2.1.2.2. Thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng ở Việt Nam Từ nhiều năm nay, Việt Nam đã nhận thức được những nguy cơ và thách thức gây ra do sự nóng lên toàn cầu, hậu quả chủ yếu từ những hoạt động của chính con người. Nước ta đã phê chuẩn Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) vào năm 1994 và Nghị định thư Kyoto năm 2002. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan Chính phủ làm đầu mối trong việc thực hiện công ước và nghị định trên về BĐKH. Cần phải nhấn mạnh rằng Việt Nam đã có lịch sử lâu đời trong việc ứng phó với nhiều kiểu hình thiên tai như lũ lụt, bão. Mục tiêu của chiến lược quốc gia là nhằm giảm thiểu nguy cơ từ thiên tai, bao gồm một loạt những biện pháp như xây dựng hệ thống các trung tâm cảnh báo thiên tai trên cả nước, xây dựng hành lang chống lũ (đê biển, đê sông) và các hoạt động nâng cao nhận thức. Tuy nhiên, những chiến lược này chỉ mới tập trung chủ yếu vào những ứng phó khẩn cấp với những loại hình thiên tai bất thường và tái xây dựng sau thiên tai hơn là những thích ứng mang tính lâu dài với những tác động của BĐKH trong tương lai. Những giải pháp thích ứng lâu dài còn chưa được lồng ghép vào những chính sách cho phát triển bền vững hay xóa đói giảm nghèo. Những biện pháp truyền thống đối phó với BĐKH như xây dựng hệ thống đê, mương, các công trình điều tiết và phân lũ, dự báo thời tiết đang được khai thác tích cực. Tuy nhiên, những chiến lược thích ứng với BĐKH hiện nay sẽ thay đổi khái niệm thích ứng chuyển từ bị động đối phó thành chủ động phòng ngừa, đưa những ảnh hưởng tiềm ẩn của BĐKH như là một chỉ dẫn quan trọng cho việc hoạch định chính sách, khác với kiểu thích ứng “trông và chờ” truyền thống. Trọng tâm nhất của những phương án thích ứng được nhằm vào những lĩnh vực sẽ chịu tác động lớn nhất do BĐKH trong tương lai, bao gồm tài nguyên nước, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng, giao thông vận tải, y tế, khu vực ven biển .[17]
  13. 7 2.1.2.3. Bài học và thách thức trong thích ứng dựa vào cộng đồng Mặc dù, thích ứng dựa vào cộng đồng mới được phát triển gần đây nhưng đã xuất hiện những thách thức nhất định và một số bài học đã được đúc kết, bên cạnh những vấn đề liên quan tới tính sẵn có và mức độ tin cậy của nguồn thông tin và dữ liệu về BĐKH, chất lượng quá trình tham vấn trong thích ứng dựa vào cộng đồng, nhân rộng mô hình, kiểm tra và đánh giá. Có thể kể tới các vấn đề chính sau: Bảng 2.1. Các hình thức tham gia của cộng đồng địa phương Hình thức Đặc điểm Người tham gia được thông báo về những gì đã, đang và sẽ xảy ra. Những thông tin này được cung cấp bởi Tham gia bị chính quyền địa phương hay từ những dự án. Tuy động nhiên, không có sự lắng nghe những ý kiến phản hồi từ cộng đồng. Những thông tin được đem ra chia sẻ thuộc về những chuyên gia bên ngoài. Người dân tham gia bằng cách trả lời các câu hỏi được đưa ra bởi các nghiên cứu viên thực địa bằng Tham gia bằng phương pháp bảng hỏi hay các phương pháp tương cách cung cấp tự. Người dân địa phương không có cơ hội tham gia thông tin vào quá trình tìm ra kết quả, cũng như kiểm chứng tính chính xác. Người tham gia cùng thảo luận và các nhà khoa học/điều tra nghe những quan điểm này. Những nhà khoa học này sẽ xác định các vấn đề và giải pháp, có Tham gia thông thể có sự điều chỉnh nhỏ từ những phản hồi của người qua thảo luận dân. Tuy nhiên, quá trình tham vấn cộng đồng này lại không bao gồm quá trình ra quyết định, và những nhà khoa học này không bắt buộc phải xem xét tới quan điểm của cộng đồng. Tham gia với Mọi người tham gia bằng các cung cấp nguồn lực
  14. 8 những động cơ (như nhân lực) để đổi lại với thức ăn, tiền mặt hay về mặt vật chất các giá trị vật chất tương tự. Nhiều nghiên cứu triển khai trên đồng ruộng rơi vào trường hợp này khi người dân nhường đất canh tác cho các nhà khoa học, nhưng họ lại không tham gia vào quá trình triển khai thử nghiệm hay học hỏi. Do đó, có thể thấy là, mọi người cũng sẽ kết thúc việc tham gia nếu các động cơ vật chất không còn. Người dân tham gia bằng cách lập những nhóm phù hợp với những yêu cầu đặt ra trước đó của dự án. Sự tham gia này không phải ngay từ giai đoạn đầu quá Tham gia ở chức trình lập kế hoạch của dự án mà thường sau khi năng nhất định những quyết định quan trọng đã được thông qua. Phương thức này có tính phụ thuộc nhiều vào những đối tượng bên ngoài hơn là chính cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng ngay từ đầu quá trình xây dựng dự án ở địa phương. Do đó họ có thể có những quyết định liên quan tới các kế hoạch hành động,và thiết lập một tổ chức chính quyền địa phương mới – hay tăng cường năng lực cho chính quyền hiện tại. Tham gia có tính Nó có xu hướng liên quan tới phương pháp nghiên tương tác cứu mang tính liên ngành – tức là xem xét tới nhiều quan điểm khác nhau, áp dụng quá trình nghiên cứu tổng hợp và có cấu trúc. Nhóm tham gia này đại diện cho quyết định của cộng đồng, do đó đảm bảo cộng đồng có tác động trong việc duy trì cơ cấu tổ chức hay thực hiện chính sách. (Nguồn: Pretty (1995)) 2.1.2.4. Những thích ứng trong sản xuất nông nghiệp + Thích nghi trong chọn giống: việc có được giống tốt thích nghi với điều kiện của vùng là yếu tố quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lượng
  15. 9 cũng như khả năng chống chịu với những thay đổi của các tác nhân từ bên ngoài. Vì vậy trong bối cảnh diễn biến của BĐKH, thích nghi trên phương diện chọn giống tốt là điều kiện đảm bảo năng suất và chất lượng của nông sản. Như vậy, để thích nghi với BĐKH trong hoạt động sản xuất nông nghiệp chúng ta cần lựa chọn những giống có khả năng thích nghi trước tác động của BĐKH. Đặc biệt là những giống có nguồn gốc bản địa, đã trải qua một thời gian dài chuyển đổi để thích nghi trong những điều kiện sản xuất khó khăn. Mặt khác trong quá trình nghiên cứu thích nghi với BĐKH trong lĩnh vực giống cây trồng và vật nuôi cần phải nghiên cứu từng loại giống thích nghi trong mỗi vùng và điều kiện cụ thể [6] + Thích nghi phương thức sản xuất: bao gồm thay đổi cơ cấu cây trồng trên một đơn vị diện tích hay liên kết các loại cây trồng và vật nuôi trong một hệ thống sản xuất. Việc thay thế phương thức sản xuất độc canh bằng các phương thức kết hợp nhiều cây, con. Thay đổi phương thức sản xuất quá chú trọng vào đầu tư phân bón và kỹ thuật công nghệ cao bằng các kiến thức bản địa thích hợp trong điều kiện BĐKH, đặc biệt là đối với nông dân có điều kiện kinh tế thấp. Để thích nghi với các BĐKH các vùng khác nhau, phải có cách bảo tồn trong nông nghiệp, chất hữu cơ trong đất và đối phó với các rủi ro trong sản xuất. Vì vậy việc luân canh cây trồng, mô hình nông lâm kết hợp, hệ thống cây trồng bậc thang và các hệ thống canh tác kết hợp khai thác đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều vùng được xem là thích nghi trong phương thức sản xuất[6]. + Thời vụ sản xuất của hệ thống cây trồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố thời tiết khí hậu vì vậy hệ thống thông tin dự báo các điều kiện thời tiết và khí hậu liên quan đến BĐKH là cần thiết để xác định thời vụ thích hợp cho mỗi loại cây trồng. Vì vậy cách tiếp cận kết hợp giữa khoa học khí tượng/khí hậu và khoa học cây trồng/vật nuôi xuất hiện là cách duy nhất để thích nghi với BĐKH trong tương lai.
  16. 10 Nông dân ở khu vực Đông Nam Á đã trải qua thời gian dài để điều chỉnh trong thực hành quản lý sản xuất và trong đó thay đổi, luồng lách thời vụ sản xuất được xem như một hình thức trong thích nghi với BĐKH. Thông qua hệ thống cảnh báo về những BĐKH trong tương lai, người dân đã điều chỉnh mùa vụ sản xuất phù hợp với những thay đổi đó. Xác định thời gian thực hiện các hoạt động canh tác tốt trong điều kiện khí hậu mới.Thay đổi thời gian cho mùa vụ gieo trồng là xác định được thời điểm để thu hoạch sản phẩm nông nghiệp ngoài đồng để tránh lũ lụt , hạn hán xảy ra. Mặt khác, thay đổi thời gian cho mùa vụ sản xuất liên hệ đến thay đổi nhiệt độ và lượng mưa của mùa vụ trước và các dự báo của mùa vụ sau. Nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy hình thức thích nghi này bao gồm xác định lịch thời vụ sản xuất của cây trồng và vật nuôi như thời điểm bón phân hóa học, phân bổ hệ thống thủy lợi, thu hoạch, che phủ cho cây, gieo trồng và làm đất Bố trí mùa vụ thích hợp trong việc thực hành các hoạt động sản xuất của mùa vụ tăng trưởng của cây trồng và vật nuôi làm tăng thêm tiềm năng tối đa năng suất cây trồng vật nuôi trong điều kiện thiết hụt về ẩm độ và căng thẳng về nhiệt.[6] + Kỹ thuật canh tác: Chấp nhận đổi mới kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp là một trong những chủ trương trong chiến lược thích ứng với BĐKH đề cập đến nhiều nhất. Thích nghi trong lĩnh vực này tập trung vào những đặc điểm của hệ thống sản xuất; đặc tính của người sản xuất để xác định được mức độ ảnh hưởng của các quyết định của họ để đưa ra các lựa chọn thích nghi. Thích nghi trong lĩnh vực kỹ thuật canh tác rất phong phú và đa dạng tùy thuộc vào loại BĐKH, điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên của vùng cũng như nhận thức của người dân, điều này được thể hiện rõ thông qua kiến thức bản địa. Kiến thức bản địa là cái cơ bản nhất để đưa ra các quy định ở cấp độ địa phương trong nhiều cộng đồng nông thôn. Nó không chỉ có giá trị văn hóa mà còn là cơ sở cho các nhà khoa học và các nhà lập kế hoạch để cải thiện các điều kiện ở cộng đồng nông thôn. Kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức bản địa
  17. 11 trong các chính sách cho BĐKH có thể dẫn đến phát triển hiệu quả, sự tham gia của cộng đồng và đạt được tính bền vững. [7] 2.1.2.5. Khái niệm về kiến thức bản địa và sử dụng kiến thức bản địa trong thích ứng với biến đổi khí hậu KTBĐ là hệ thống tri thức mà người dân ở một cộng đồng tích lũy và phát triển dựa trên kinh nghiệm, đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn và thường xuyên thay đổi để thích nghi với môi trường xã hội. KTBĐ là kho tàng kiến thức rộng lớn và vô cùng quý báu của cộng đồng các dân tộc trên khắp mọi miền đất nước, là một yếu tố cấu thành bản sắc văn hóa của từng dân tộc nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Trong sản xuất nông - lâm nghiệp và quản lý nguồn tài nguyên thiên, KTBĐ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển các kỹ thuật phù hợp với điều kiện cụ thể về kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục của từng địa phương, vùng miền, nhất là trong điều kiện BĐKH đang diễn ra rõ rệt như hiện nay. Khái niệm thích ứng với BĐKH là một cụm từ mới được đưa vào trong truyền thông và các hoạt động của các chương trình và dự án ở Việt Nam cũng như các tỉnh MNPB. Các hoạt động thích ứng với BĐKH đã được hình thành, tích lũy và lưu truyền nhiều thế hệ trong cộng đồng. Hoạt động sinh kế của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, vì vậy, KTBĐ đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững ngành nông nghiệp thích ứng BĐKH. Khái niệm kiến thức bản địa hay kiến thức địa phương dùng để chỉ những thành phần kiến thức hoàn thiện được duy trì, phát triển trong một thời gian dài với sự tương tác qua lại rất gần gũi giữa con người với môi trường tự nhiên. Tập hợp những hiểu biết, kiến thức và ý nghĩa này là một phần của tổng hòa văn hoá bao gồm cả hệ thống ngôn ngữ, cách định danh và phân loại, phương thức sử dụng tài nguyên, các lễ nghi, giá trị tinh thần và thế giới quan.[7]
  18. 12 ● Giá trị và vai trò của kiến thức bản địa trong thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng - Sự đa dạng về hệ thống cây trồng, vật nuôi trong hệ thống góp phần cải thiện và duy trì các dịch vụ hệ sinh thái, tăng cường khả năng thích ứng với BĐKH, giảm tính dễ bị tổn thương tại cộng đồng. - Sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi bản địa có khả năng thích ứng cao với điều kiện tự nhiên tại địa phương do các giống bản địa đã được chọn lọc và kiểm nghiệm qua thời gian và được cộng đồng chấp nhận. Các giống cây trồng/vật nuôi bản địa thường có khả năng chống chịu tốt, ít bị dịch bệnh hơn so với các giống mới và không yêu cầu đầu tư thâm canh cao phù hợp với nhiều người kể cả người nghèo. - KTBĐ là nền tảng cơ bản cho sự tự cung tự cấp và tự quyết của người dân giúp cho người dân chủ động, ít bị phụ thuộc vào bên ngoài giảm tình trạng dễ bị tổn thương tại cộng đồng do BĐKH gây ra. - Người dân đã quen với các kỹ thuật bản địa nên họ có thể hiểu, vận dụng và duy trì các kỹ thuật đó tốt hơn so với các kỹ thuật mới đưa vào từ bên ngoài nên kinh nghiệm và tiếng nói của cộng đồng được phát huy và sử dụng có hiệu quả. - KTBĐ cung cấp thêm các giải pháp, lựa chọn trong quá trình thích ứng với BĐKH. Nhờ đó, mà người dân địa phương có thêm các lựa chọn khi đưa ra các giải pháp, mô hình phù hợp với cộng đồng nhằm thích ứng với BĐKH thay vì phụ thuộc vào các yếu tố từ bên ngoài (giống, kỹ thuật mới) [ADC, Báo cáo nghiên cứu Kiến thức bản địa thích ứng với Biến đổi khí hậu, 2013] . 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Biến đổi khí hậu trên thế giới ● Biểu hiện của biến đổi khí hậu trên thế giới Bằng chứng về sự nóng lên của hệ thống khí hậu được thể hiện ở sự gia tăng nhiệt độ trung bình của không khí và đại dương trên toàn cầu, tình trạng băng tan và tăng mực nước biển trung bình trở nên phổ biến. 11 trong số
  19. 13 12 năm từ 1995 đến 2006 được xếp vào những năm có nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng kỷ lục (từ năm 1850). Xu thế nhiệt độ tăng trong 100 năm (kể từ năm 1906-2005) là 0,740C (0,560C đến 0,920C), lớn hơn xu thế được đưa ra trong báo cáo đánh giá lần thứ 3 của IPCC là 0,60C (từ 0,40C đến 0,80C) (kể từ năm 1901-2000). (IPCC, 2007) Sự gia tăng nhiệt độ đang trở nên phổ biến trên toàn cầu và tăng nhiều hơn ở các khu vực vĩ độ cao ở phía Bắc. Khu vực đất liền nóng lên nhanh hơn các khu vực đại dương. Những thay đổi về nồng độ khí nhà kính trong khí quyển, các sol khí, độ che phủ đất và bức xạ mặt trời đã làm thay đổi cân bằng năng lượng của hệ thống khí hậu. Lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu do con người đã tăng khoảng 70% so với thời kỳ trước cách mạng công nghiệp, trong khoảng thời gian từ 1970 đến 2004. [11] ● Tác động của biến đổi khí hậu trên thế giới Có thể tóm lược những ảnh hưởng của BĐKH đến các khu vực trên thế giới như sau: Bảng 2.2. Tác động của BĐKH trên thế giới - Vào năm 2020, khoảng từ 75-250 triệu người sẽ phải chịu áp lực lớn về nước do BĐKH. - Vào năm 2020, ở một số nước, sản lượng nông nghiệp dựa vào nước mưa có thể giảm tới 50%. Sản xuất nông nghiệp tại nhiều nước châu Phi sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu hơn tới an ninh lương thực và tăng tình trạng suy Châu Phi dinh dưỡng. - Đến cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng sẽ gây ảnh hưởng tới các vùng trũng ven biển, đông dân cư. Chi phí thích ứng có thể chiếm ít nhất từ 5-10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). - Năm 2080, diện tích đất khô cằn và bán khô cằn ở châu Phi sẽ tăng từ 5-8% theo các kịch bản khí hậu. Châu Á - Đến những năm 2050, lượng nước ngọt có thể sử dụng được
  20. 14 ở Trung Á, Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á, đặc biệt tại các lưu vực sông lớn sẽ giảm. - Vùng ven biển, nhất là các vùng châu thổ rộng lớn đông dân ở Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á sẽ chịu rủi ro nhiều nhất, do lũ từ sông, biển. - BĐKH kết hợp đô thị hoá, công nghiệp hoá và phát triển kinh tế nhanh chóng gây áp lực tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường. - Sự hoành hành của dịch bệnh và tỷ lệ tử vong do tiêu chảy, chủ yếu liên quan đến lũ lụt và hạn hán sẽ gia tăng ở Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á do những thay đổi trong chu trình thủy văn. - Vào năm 2020, suy giảm đa dạng sinh học ở mức cao sẽ diễn ra tại một số điểm giàu đa dạng sinh học, gồm có rạn san hô Great Barrier và các vùng nhiệt đới ẩm ướt ở Queensland, Úc. - Đến 2030, các vấn đề về an ninh nguồn nước sẽ trầm trọng hơn ở miền nam và đông Úc, tại miền Bắc và một số vùng Đông New Zealand Úc và New - Vào năm 2030, sản xuất nông, lâm nghiệp sẽ giảm ở hầu hết Zealand miền đông nam Úc và các vùng miền đông New Zealand do hạn hán và cháy rừng xảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, một số vùng khác ở New Zealand sẽ được hưởng những lợi ích ban đầu. - Vào năm 2050, phát triển ven biển thuộc Úc và New Zealand sẽ làm tăng nguy cơ mực nước biển dâng, tăng tần suất và cường độ của bão, lũ ven biển.
  21. 15 - BĐKH sẽ làm tăng sự khác biệt giữa các khu vực. Các tác động tiêu cực bao gồm tăng nguy cơ xảy ra lũ quét trong nội địa, lũ lụt ven biển thường xuyên hơn và xói mòn mạnh hơn (do bão lớn và mực nước biển dâng cao). - Các vùng núi sẽ phải đối mặt với sự thu hẹp của sông băng, độ che phủ của tuyết giảm và suy giảm số lượng lớn các loài (vào năm 2080, ở một số khu vực tỷ lệ suy giảm là 60% tùy Châu Âu theo các kịch bản phát thải). - Ở Nam Âu - vùng đã từng dễ bị tổn thương bởi tính bất thường của khí hậu - BĐKH sẽ làm cho các điều kiện (nhiệt độ cao và hạn hán) nghiêm trọng hơn và nhìn chung làm giảm khả năng sử dụng nước, tiềm năng thuỷ điện, du lịch và năng suất cây trồng. - BĐKH cũng sẽ làm tăng mối nguy hiểm tới sức khoẻ vì các đợt sóng nhiệt và tần suất cháy rừng tự nhiên. - Giữa thế kỷ này, ở miền Đông Amazon, nhiệt độ tăng cao kết hợp với suy giảm lượng nước sẽ dẫn đến sự thay thế rừng nhiệt đới bằng các hoang mạc. Thảm thực vật bán khô hạn sẽ được thay thế bằng thảm thực vật khô hạn. - Nguy cơ mất đa dạng sinh học ở mức cao là do sự tuyệt chủng các loài ở nhiều khu vực thuộc vùng nhiệt đới ở Mỹ La Châu Mỹ tinh. La tinh - Năng suất của một số loại cây trồng quan trọng và khả năng sinh sản của gia súc sẽ giảm gây hậu quả bất lợi tới an ninh lương thực. Nhìn chung, số lượng người có nguy cơ bị đói gia tăng. - Những thay đổi trong các mô hình về lượng mưa và sự biến mất của các sông băng sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng sử dụng
  22. 16 nước phục vụ cho con người, nông nghiệp và thuỷ điện. - Nóng lên ở các dãy núi miền tây sẽ làm giảm lớp tuyết phủ, tăng lũ lụt mùa đông và giảm lưu lượng nước mùa hè khiến cho cuộc cạnh tranh vì tài nguyên nước phân bổ không đều diễn ra khốc liệt hơn. - Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ này, BĐKH ở mức vừa phải sẽ nâng tổng sản lượng của ngành nông nghiệp dựa vào nước mưa thêm từ 5-20%, nhưng sản lượng tăng thêm lại thay Bắc Mỹ đổi theo vùng. - Các thành phố đang trải qua các đợt sóng nhiệt sẽ gặp phải thách thức lớn hơn vì trong suốt thế kỷ này các đợt sóng nhiệt gia tăng về số lượng, cường độ và thời gian, gây tác động tiêu cực tới sức khoẻ. - Các cộng đồng và nơi cư trú ven biển sẽ phải chịu ngày càng nhiều áp lực do các tác động của BĐKH. - Các ảnh hưởng chủ yếu sẽ là giảm độ dày và diện tích của các sông băng, mũ băng và băng biển, những thay đổi trong các hệ sinh thái tự nhiên gây ảnh hưởng bất lợi tới nhiều sinh vật gồm Các vùng các loài chim di cư, động vật có vú và các loài ăn thịt. cực - Đối với các cộng đồng ở Bắc cực, các tác động đặc biệt là những tác động do thay đổi trạng thái của băng, tuyết sẽ phức tạp. - Các tác động tiêu cực sẽ bao gồm tác động tới cơ sở hạ tầng và lối sống truyền thống của các cộng đồng bản địa. - Mực nước biển dâng sẽ làm gia tăng lũ lụt, dông bão, xói lở và các thảm họa ven biển khác, đe dọa các hạ tầng cơ sở có ý Các đảo nghĩa quan trọng, nơi ở và các điều kiện hỗ trợ sinh kế của các nhỏ cộng đồng trên đảo. - Phá huỷ hiện trạng ven biển, ví dụ xói lở bờ biển và làm suy
  23. 17 giảm các rạn san hô ven biển, ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên địa phương. - Vào giữa thế kỷ này, BĐKH sẽ làm suy giảm tài nguyên nước ở nhiều đảo nhỏ, chẳng hạn như biển Caribe và Thái Bình Dương không có đủ nước để đáp ứng nhu cầu trong thời kỳ mưa ít. - Do nhiệt độ cao hơn nên các loài ngoại lai sẽ tăng cường xâm lấn, đặc biệt ở các đảo nằm ở vĩ độ trung và cao. (Nguồn: IPCC, 2007) 2.1.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam ● Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam Trong 40 năm qua, các nhà khoa học đã quan sát thấy các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai, bão lũ xảy ra nhiều hơn ở nước ta, đây là một trong số những biểu hiện về BĐKH được khẳng định. Ngoài ra, còn có các biểu hiện khác là (BTNMT, 2009). - Nhiệt độ trung bình hàng năm tăng 0,1oC mỗi thập kỷ trong giai đoạn từ 1931 tới 2000, và tăng trong khoảng từ 0,4-0,8oC ở 3 thành phố lớn của Việt Nam (gồm Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh) từ năm 1991 tới 2000. - Lượng mưa thay đổi khác nhau tùy từng vùng, nhưng nhìn chung lượng mưa cả năm vẫn tương đối ổn định. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều trận mưa bất thường với cường độ lớn xảy ra hơn, gây ra lũ lụt. - Hạn hán xảy ra thường xuyên hơn ở khu vực phía Nam trong những năm gần đây và có xu hướng kéo dài hơn. - Trong 50 năm qua, mực nước biển tăng trung bình từ 2,5-3cm, tùy từng khu vực. - Bão nhiệt đới giảm về số lượng trong 40 năm qua, nhưng ghi nhận được những cơn bão mạnh hơn ở khu vực phía Nam.
  24. 18 - El Nino và La Nina xảy ra với cường độ mạnh hơn trong 50 năm qua, gây ra nhiều cơn bão nhiệt đới, lũ lụt và hạn hán thường xuyên. [14] ● Tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam Ở nước ta, BĐKH thể hiện rõ nhất ở sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai, cả về số lượng lẫn cường độ. Trong khi tình trạng nắng nóng gay gắt kéo dài vào mùa hè kéo theo hạn hán dữ dội trên diện rộng, thì trong những năm gần đây số cơn bão có cường độ mạnh cũng xuất hiện nhiều hơn. Nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển bất thường, phức tạp, khó dự đoán và mùa mưa bão cũng kết thúc muộn hơn. Cùng với sự nóng lên của bề mặt trái đất, nhiệt độ trung bình của các khu vực ở nước ta cũng tăng lên. Hiện tượng BĐKH ở nước ta đã và đang tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến mọi lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, nhất là có vấn đề sức khỏe, BĐKH cũng gây ra những tác động xấu đối với sản xuất nông nghiệp, các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ đều chịu những tác động tiêu cực từ hiện tượng BĐKH gây ra. Bên cạnh đó, BĐKH cũng có tác động trực tiếp và gián tiếp đến các hoạt động văn hóa, du lịch, thương mại, dịch vụ.[15] 2.1.3. Tác động của BĐKH đối với đời sống của nông dân đồng bào dân tộc thiểu số Biến đổi khí hậu đang gây tổn thất nặng nề về môi trường, kinh tế, sức khỏe, đời sống tinh thần cho cộng đồng dân tộc thiểu số, văn hóa của cộng đồng đang bị mai một Tất cả đều diễn ra ngày càng mạnh hơn, tần suất nhiều hơn vào những năm gần đây.[17] Cộng đồng dân tộc thiểu số ngày càng nhìn nhận rõ hơn tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến đời sống hàng ngày tại các địa phương. Theo ông Sùng Văn Kinh, dân tộc Tày, xã Mỹ Phương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, khí hậu ngày càng khắc nghiệt gây thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, kinh nghiệm sản xuất hay tập quán canh tác bị thay đổi, nguồn nước ngầm, nước ở các khe suối ngày càng ít đi, lũ ống, lũ quét kéo theo sỏi, đá
  25. 19 làm mất diện tích đất ở, đất canh tác, giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, môi trường ô nhiễm sau thiên tai, gián đoạn việc học tập củaconem.[17] Thời tiết cực đoan dẫn tới sức khỏe con người bị ảnh hưởng, nhất là người già và trẻ nhỏ, số người chết và mất tích ngày càng tăng, nhiều bệnh mới xuất hiện, cần chi phí nhiều hơn cho mua sắm đồ dùng để thích ứng với biến đổi khí hậu. Chị K’Nhổi, dân tộc K’Ho, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, cho biết mưa, nắng, nóng, lạnh thất thường không theo quy luật, sương muối, rét đậm, rét hại kéo dài ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi. Lũ quét, sạt lở đất làm cho các công trình giao thông, thủy lợi hỏng, tài sản bị mất, tính mạng của người dân cũng bị đe dọa.[17] Ở Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, khu vực Tây Nguyên bị sạt lở đất do mưa kéo dài, mất nhiều diện tích đất sản xuất, chủ yếu là ruộng, vườn ven khe lạch. Tình trạng hạn hán kéo dài dẫn đến không có nước sinh hoạt, sản xuất như tại tỉnh Ninh Thuận xảy ra nghiêm trọng, tới 16 tháng không có mưa.[17]
  26. 20 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Những hộ nông dân có sử dụng hoạt động thích ứng với BĐKH và các kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp để ứng phó với BĐKH trên địa bàn xã Thành sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu vào các hộ dân tộc Thái sản xuất nông nghiệp tại địa bàn xã Thành Sơn bị ảnh hưởng của BĐKH và các hộ nông dân thuộc xã nghiên cứu đã sử dụng các kiến thức bản địa trong ứng phó với BĐKH. Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp là số liệu hộ thực hiện trong năm 2018, các số liệu thứ cấp là số liệu của giai đoạn 2016 - 2018. Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu: từ tháng 02 năm 2019 đến tháng 05 năm 2019. 3.1.3. Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. - Tìm hiểu thực trạng BĐKH, những biểu hiện của thời tiết cực đoan và tác động của chúng đến sản xuất nông nghiệp tại vùng nghiên cứu. - Tìm hiểu việc sử dụng các KTBĐ của bà con sản xuất nông nghiệp để ứng phó với BĐKH thuộc xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. - Nghiên cứu các thuận lợi và khó khăn trong áp dụng KTBĐ trong thích ứng BĐKH và đề xuất giải pháp phát triển KTBĐ. - Đưa ra một số định hướng, giải pháp để ứng phó với BĐKH trên địa bàn xã.
  27. 21 3.1.4. Thu thập số liệu thứ cấp Là số liệu, tài liệu thu thập được trên sách báo, báo cáo có liên quan đến các vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế. Tham khảo các luận văn thạc sĩ, các khóa tốt nghiệp, các đề án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, các báo tổng kết hàng năm và số liệu thống kê của xã Thành Sơn. Số liệu thứ cấp được thu thập cho nghiên cứu gồm các thông tin liên quan đến BĐKH đã công bố từ cấp tỉnh, huyện, xã, trên các trang báo, tạp chí, trên mạng internet, sách và các báo cáo kết quả của các chương trình, dự án đã thực hiện tại vùng nghiên cứu, báo cáo tổng kết của HTXNN, UBND xã, Phòng NN&PTNT huyện, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa Số liệu từ các niên giám thống kê, báo cáo thống kê và báo cáo nghiên cứu đã được công bố. Bảng số liệu về nhiệt độ, lượng mưa của Trung tâm Khí tượng thủy văn xã Thành Sơn, huyện Bá Thước từ 2010-2018. Các số liệu về BĐKH và tác động của nó trên lĩnh vực sản xuất tại xã nghiên cứu thuộc huyện Bá Thước. 3.3.5. Thu thập số liệu sơ cấp Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách sử dụng các công cụ khác nhau như thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu, phỏng vấn trực tiếp hộ sản xuất nông nghiệp thông qua bảng hỏi và quan sát thực địa. - Phỏng vấn sâu những hộ nông dân có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp trong vùng bị tác động của BĐKH và sử dụng các KTBĐ để ứng phó với BĐKH, có hoạt động thích ứng bằng bảng hỏi đã chuẩn bị trước, được thực hiện sau khi có những thông tin thứ cấp thông qua các báo cáo và thông tin sơ cấp qua thảo luận nhóm. Những thông tin chính trong cuộc phỏng vấn sâu người am hiểu là để khẳng định lại và khai thác sâu các hiện tượng BĐKH và sử dụng các KTBĐ để ứng phó với BĐKH. Tại điểm nghiên cứu, mức tác động cụ thể của BĐKH; các hoạt động thích ứng, kinh nghiệm sản xuất, KTBĐ, dự đoán BĐKH tại vùng nghiên cứu.
  28. 22 - Phỏng vấn hộ gia đình: Sau khi thu thập và phân loại thông tin dữ liệu, bảng câu hỏi bán cấu trúc được xây dựng và tiến hành thực hiện phỏng vấn các hộ đã chọn tại xã nghiên cứu. - Giống cây trồng/vật nuôi bản địa? - Các kinh nghiệm của người dân đang áp dụng trong canh tác cây trồng vật nuôi. 3.4. Chọn điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đây là xã bị ảnh hưởng nhiều bởi BĐKH và nông dân sản xuất nông nghiệp đã sử dụng nhiều hoạt động để thích ứng với BĐKH 3.5. Chọn mẫu nghiên cứu Tiêu chí chọn hộ: Là các hộ dân tộc thiểu số thuộc dân tộc Thái đang sản xuất nông nghiệp tại xã Thành Sơn, huyện Bá Thước bị ảnh hưởng bởi BĐKH và thời tiết cực đoan. Phương pháp chọn hộ điều tra bằng bảng hỏi: Thu thập danh sách những hộ làm nông nghiệp tại Thành Sơn thuộc huyện Bá Thước bị tác động của BĐKH và các hộ sản xuất nông nghiệp có sử dụng các KTBĐ để ứng phó với BĐKH. Chọn ngẫu nhiên 40 hộ để phỏng vấn thu thập thông tin cho nghiên cứu. Các nhóm hộ được lựa chọn bao gồm hộ nghèo và hộ cận nghèo có sản xuất nông nghiệp. Tại xã Thành Sơn chọn 5 làng là Làng Báng, Kho Mường, Đông Điểng, Nông Công và Phả Khà. Mỗi xóm chọn ngẫu nhiên 8 hộ để phỏng vấn. Phương pháp chọn hộ phỏng vấn sâu: theo phương pháp Snowball- sampling (từ kết quả điều tra bằng bảng hỏi, lựa chọn những hộ đặc trưng nhất trong sử dụng kiến thức bản địa trong thích ứng BĐKH, tiếp tục phỏng vấn đến khi mẫu phỏng vấn mới không bổ sung thêm thông tin cần thiết).
  29. 23 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ● Vị trí địa lí Thành Sơn là xã vùng sâu, vùng xa nằm ở phía Tây Bắc của huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. + Phía Tây giáp xã Phú Xuân và xã Thanh Xuân của huyện Quan Hóa. + Phía Đông giáp xã Lũng Cao và Lũng Niêm của huyện Bá Thước. + Phía Nam giáp với xã Thành Lâm của huyện Bá Thước và xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa. + Phía Bắc giáp với xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa. ● Địa hình Xã Thành sơn có diện tích đồi núi trên 70% tổng diện tích tự nhiên của xã, phần còn lại là đất bằng và các gò đồi thấp nằm tập chung giữa các giải núi cao độ dốc lớn từ 30-50%. Từ những đặc điểm trên diện tích đồi núi nhiều thuận lợi cho việc phát triển cây lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, diện tích rất thuận lợi cho phát triển cây ăn quả, trồng rau màu. ● Khí hậu Đối với xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa cũng chịu ảnh hưởng của nhiệt đới gió mùa mang đặc tính khí hậu miền núi phía Bắc. Khí hậu hàng năm được chia thành hai mùa rõ rệt là: mùa mưa và mùa khô. - Nhiệt độ: + Nhiệt độ trung bình tháng 1: 16,5 -170C, nhiệt độ trung bình thấp nhất dưới 50C. + Nhiệt độ trung bình tháng 7: 29 -29,5 0C, nhiệt độ trung bình cao nhất tuyệt đối không quá 410C
  30. 24 + Nhiệt độ trung bình năm là 23,50C. - Lượng mưa: + lượng mưa trung bình ở địa bàn xã là 1.000-1.800mm. Riêng vụ chiêm xuân mưa 80 % lượng mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 là có lượng mưa lớn nhất khoảng 400mm, các tháng còn lại có lượng mưa ít. + Vào mùa mưa thường xảy ra mưa thời gian vài giờ cho đến 4,5 ngày, dẫn đến xảy ra lũ lụt. - Gió: +Chủ yếu là gió mùa Đông Bắc và gió tây nam vào mùa hè xảy ra một số đợt gió Tây Nam thổi từ nước Lào qua. Không khí khô và nóng thời gian từ 5 -10 ngày, vào mùa mưa thường xảy ra mưa to kèm theo dông bão, lốc xoáy rất mạnh. ● Sông ngòi Xã Thành Sơn có nhiều suối bắt nguồn từ những sườn núi cao của xã, lòng sông suối thường sâu, để có nước tưới cho đồng ruộng, đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm làm mương, phai, bắc máng, làm guồng nước. Đồng bào còn lợi dụng sức nước để phục vụ sản xuất, đời sống như, làm thuỷ điện mini, xuôi mảng ● Tài nguyên thiên nhiên Xã Thành sơn chủ yếu là đồi núi chiếm phần lớn diện tích đất đai tự nhiên. Xã Thành Sơn nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nên có nhiều gỗ quý (đinh, lim, nghiến, táu ) cùng nhiều cây dược liệu (sâm 7 lá, giảo cổ lam ) và nhiều loại chim muông, thú rừng như nai, khỉ, lợn rừng, gấu. Do kiến tạo địa chất, sự bồi đắp của các con suối đã tạo cho xã những bồn địa, những thung lũng lòng máng, đất đai khá màu mỡ thích hợp với việc trồng lúa, ngô, các loại rau, đậu, cây công nghiệp (mía, luồng ) và cây ăn quả (cam, quýt, chuối) .
  31. 25 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ● Về kinh tế Theo kết quả cuộc tổng điều tra thực hiện 2018 trên địa bàn xã Thành Sơn là có 185 hộ nghèo chiếm 33,33% và 139 hộ cận nghèo chiếm 25,045%. Đời sống nhân dân còn khó khăn, thu nhập bình quân đầu người đạt từ 8-11 triệu đồng/người/năm. Các hoạt động kinh tế chủ yếu trên địa bàn xã là sản xuất nông, lâm nghiệp là phổ biến đặc biệt là sản xuất trên đất dốc. Trồng trọt Trong năm 2018 mặc dù gặp khó khăn hạn hán mưa kéo dài, sâu, bệnh hại cây trồng vật nuôi vẫn xảy ra, giá cả thị trường chênh lệch, hàng hóa tiêu dùng ngày tăng cao gây khó khăn cho nhân dân trong việc trồng, sản xuất, chăn nuôi tiêu thụ hiệu quả chưa cao, kết quả như sau: Bảng 4.1. Cơ cấu cây trồng nông nghiệp trung bình của xã Thành Sơn năm 2018 năng suất Diện tích sản lượng Stt Loại cây trồng trung bình Ghi chú (ha) (tạ ) (tạ/ha) 1 Lúa ruộng 95 48 4.560 2 Ngô 125 32 4.000 3 Sắn 40 30 1.200 4 Lạc 3,5 18,5 64,75 5 Rau, đậu 18 64 1.152 6 Cây trồng khác 23 24 552 Tổng cộng 304,5 216,5 11.528,75 (Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội của xã Thành Sơn, 2018). Trong năm 2018 mặc dù gặp khó khăn hạn hán mưa kéo dài, sâu, bệnh hại cây trồng vật nuôi vẫn xảy ra, giá cả thị trường chênh lệch, hàng hóa tiêu dùng ngày tăng cao gây khó khăn cho nhân dân trong việc trồng, sản xuất, chăn nuôi tiêu thụ hiệu quả chưa cao, kết quả như sau:
  32. 26 - Tổng diện tích gieo trồng cả năm là 330 ha, đã trồng được 321,92 ha, đạt 97,56% kế hoạch năm cụ thể như sau: + Diện tích trồng lúa là 95 ha đạt 100% kế hoạch năm, năng suất bình quân đạt 48 tạ/ha, sản lượng đạt 456 tấn. + Diện tích trồng ngô 125 ha đạt 100% kế hoạch năm, năng suất bình quân đạt là 32 tạ/ha, sản lượng đạt 400 tấn. + Diện tích trồng sắn 40 ha trồng được 40 ha đạt 100% kế hoạch năm. + Diện tích trồng lạc 3,5ha bằng 32% kế hoạch năm. + Diện tích trồng rau, đậu các loại 18 ha bằng 100% kế hoạch năm. + Diện tích trồng cây hàng năm khác trồng được 23 ha. Chăn nuôi Tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển đàn gia súc, gia cầm của xã theo kế hoạch và Nghị quyết của HĐND tỉnh. Bảng 4.2. Số lượng đàn gia súc, gia cầm tại xã Thành Sơn năm 2018 ĐVT: Con STT Loại gia súc, gia cầm Số lượng 1 Tổng đàn trâu 381 2 Tổng đàn bò 543 3 Tổng đàn lợn 460 4 Tổng đàn dê 185 5 Tổng đàn gia cầm 7.189 (Nguồn: UBND xã Thành Sơn năm 2018 ) - Đàn gia súc gia cầm là: + Tổng đàn trâu: 381 giảm 56 con so với cùng kỳ. + Tổng đàn bò: 543 giảm 95 con so với cùng kỳ. + Tổng đàn lợn: 460 con giảm 239 con so với cùng kỳ. + Tổng đàn dê 185: con tăng 34 con so với cùng kỳ. + Tổng đàn gia cầm: 7.189 con giảm 1.153 con so với cùng kỳ. Lâm nghiệp Thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2010-2020 của UBND huyện trong năm 2018 xã đã triển khai công tác bảo vệ và phát triển
  33. 27 rừng năm 2018 tuyên truyền, phát giác và tố giác người có hành vi phá rừng, khai thác, buôn bán, tàng trữ gỗ trái phép, ký cam kết giữa các hộ dân với xã. Đã chăm sóc, bảo vệ toàn bộ diện tích các loại rừng trên địa bàn xã đạt kế hoạch. Trồng rừng tập trung được 6 ha, đạt 66,66 % so với kế hoạch năm. Trồng cây phân tán được 25.000 cây đạt 500% so với kế hoạch, giảm 1.900 cây so với cùng kỳ. Chủ yếu trồng các loại cây ăn quả và một số loại cây lấy gỗ, lâm sản khác. Ban Chỉ đạo mục tiêu phát triển rừng giai đoạn 2016-2020 xã phối hợp với Ban quản lý Bảo tồn thiên nhiên Pù luông thường xuyên tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng. Công tác kiểm tra, chăm sóc bảo vệ phát triển rừng và PCCCR được thực hiện thường xuyên liên tục, trong năm không có vi phạm lâm luật rừng xảy ra. ● Về xã hội - Hoạt động văn hoá -thể dục thể thao - Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”: Vận động nhân dân trong xã tập luyện TDTT thường xuyên. UBND xã phối hợp với Hội LH Phụ nữ và Đoàn xã tổ chức giải Bóng đá Nữ chào mừng các ngày lễ lớn trong tháng 3. Tổ chức chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân với 340 người tham gia. Tổ chức đưa đoàn vận động viên của xã đi tham dự đại hội TDTT lần thứ VIII do huyện tổ chức, tham gia 5 môn thi đấu, tranh tài 11 nội dung. Kết quả đạt 4 giải: Giải nhất bắn nỏ nam, giải nhì đẩy gậy nữ hạng cân từ 56-60kg, giải 3 đẩy gậy nam hạng cân từ 66-70kg, giải 3 môn đẩy gậy nữ hạng cân từ 45-50 kg. Tổ chức thành công giải bóng đá thiếu niên lần thứ 3 năm 2018, do chương trình vùng Bá thước tài trợ. - Tuyên truyền ngày thành lập đảng 3/2, an toàn thực phẩm trong dịp tết, tuyển quân lên đường nhập ngũ, ngày Thầy thuốc việt nam 27/2. Công tác phát thanh 2 buổi/ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, chủ yếu là tuyên truyền nội dung của đài cấp trên. Sáu tháng lên được 33 lượt băng rôn, 35 câu khẩu hiệu. - An sinh xã hội - Công tác chính sách người có công: Chi trả đầy đủ, kịp thời chế độ trợ cấp ưu đãi cho người có công, không có khiếu nại tố cáo về chế độ của người
  34. 28 có công. Luôn tổ chức tốt công tác thăm hỏi, động viên tặng quà cho người có công với cách mạng trong dịp lễ tết nguyên đán Mậu Tuất 2018. Tổng số đối tượng người có công: 30 đối tượng, tổng số tiền chi trả: 312.748.000 đồng trong đó: + Trợ cấp thường xuyên: 271.482.000 đồng. + Trợ cấp 1 lần: 13.046.000 đồng. + Thù lao chi trả: 4.300.000 đồng. + Điều dưỡng: 13.320.000 đồng. + Quà tết của trung ương và tỉnh 53 xuất 10.600.000 đồng. + Quà huyện: 2 xuất cấp cho 2 đối tượng thuộc thương, bệnh binh. + Quà xã: 15 xuất cấp cho các đối tượng chính sách trong dịp tết nguyên đán mỗi xuất 100.000 đồng tổng là: 1.500.000 đồng. + Hoàn thành hỗ trợ làm nhà ở cho Người có công 4 hộ với số tiền: 120.000.000đ Nhận và cấp gạo cho các hộ nghèo ăn tết với tổng số gạo là 4.410 kg cấp cho 294 khẩu nghèo. - Về chính sách bảo trợ xã hội: + Tổng số đối tượng là 118 người, tăng 5, giảm 4 (Lý do: chết, chuyển nơi cư trú mới). + Hoàn thành hồ sơ thanh toán nhà Viettel cho 4 hộ nghèo hiện nay các hộ đã nhận tiền tổng số tiền: 200 triệu. - Về công tác thẻ BHYT: Nhận và cấp phát thẻ BHYT năm 2018 với tổng số thẻ là 2.099 thẻ. Trong đó: DTTS là: 1.027 thẻ, Người nghèo: 776 thẻ, BTXH: 45 thẻ, Huân huy chương: 11 thẻ; Thân nhân liệt sỹ: 09 thẻ; NCC: 13 thẻ; cao tuổi: 7 thẻ; chất độc hóa học: 1 thẻ; trẻ em: 210 thẻ. Trong năm làm thủ tục tăng mới cho 45 đối tượng, sửa thông tin cấp lại thẻ do mất cho 26 đối tượng.
  35. 29 - Giáo dục đào tạo - Vận động con em trong độ tuổi đến trường đến lớp, duy trì sĩ số học sinh được ổn định, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp, thực hiện tốt biện pháp dạy tích cực, học tích cực ở mọi cấp học, giảm thiểu học sinh bỏ học. - Tổng số học sinh: 450 em, trong đó Mầm non: 144 cháu, Tiểu học: 177 em, THCS: 129 em. - Công tác khuyến học:Triển khai tết khuyến học năm 2018 có 1.124 người tham gia. + Hội khuyến học xã tặng cho học sinh 5 học sinh và 5 giáo viên tổng số tiền 720.000 đồng. + Hội cha mẹ học sinh quyên góp được 3 triệu đồng tặng thưởng cho học đạt thành tích trong năm học. + Vận động giáo viên trường Tiểu học và THCS dạy thêm cho 314 em học sinh không thu tiền. +Được hội khuyến học huyện tặng giấy khen cho chi hội trường Tiểu học. - Công tác y tế Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường 7 lần có 310 lượt người tham gia. Khám và cấp thuốc điều trị ngoại trú cho 326 lượt người; số bệnh nhân chuyển lên tuyến trên 4. Số trẻ em từ 1-5 tuổi được cân, đo hàng tháng 167/179 trẻ. + Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng tuổi = 17,6%. + Tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao tuổi = 17,7%. + Số trẻ em được uống thuốc tẩy giun 146 trẻ đạt 100%. + Số trẻ em được uống Vitamin A 167 em đạt 100%.
  36. 30 -Quốc phòng, An ninh, trật tự - An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội năm 2018 ổn định. Tuy nhiên vẫn còn xảy ra 1 vụ gây rối trật tự công cộng đã xử lý theo quy định. 4.2. Thực trạng biến đổi khí hậu tại vùng nghiên cứu trong năm 2018 4.2.1. Đánh giá hiện tượng thời tiết cực đoan trên địa bàn xã Thành Sơn Trong những năm gần đây trên địa bàn xã Thành Sơn chịu ảnh hưởng của hình thái thiên tai chính gồm hạn hán, rét đậm rét hại, lũ lụt, sạt lở đất, nắng nóng và mưa đá, sương muối.Trong đó, loại hình hạn hán, rét đậm rét hại và sạt lở đất có tần suất thường xuyên, ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt và phát triển kinh tế xã hội của xã Thành Sơn chủ yếu tác động trên một số mặt sau. Hạn hán kéo dài cũng tạo điều kiện cho nhiều loại sâu bệnh ở cây ngô, đậu đỗ phát triển, ở ngô bọ xít, sâu đục thân, đục bắp phát triển nhiều hơn, ảnh hưởng đến năng suất, do ảnh hưởng của hạn hán năng suất bị giảm nên diện tích ngô đồi giảm đáng kể hiện tại diện tích ngô chỉ bằng 45% so với khoảng 6-7 năm trước đây, ngoài ra khi ngô trổ cờ gặp hạn ngô sẽ ít hạt hoặc không có hạt năm 2018 diện tích ngô không có hạt lên đến 30%. Mưa nắng thất thường làm cho cây ngô rễ bị thối nhũn ở gốc và đặc biệt khi cây ngô ở giai đoạn trổ cờ đây là bệnh mới phát sinh của những năm gần đây, tuy nhiên bệnh này xuất hiện tùy thuộc vào chất đất, không lây lan, thường xảy ra ở những ruộng ngô 1 vụ, không luân canh với những cây trồng khác Vật nuôi là nguồn thu nhập chính quan trọng của người dân trong xã tuy nhiên do thời tiết thay đổi thất thường nên dịch bệnh tăng và ảnh hưởng lớn đến các đàn gia súc, gia cầm ở địa phương, các bệnh lở mồm, long móng, tụ huyết trùng, dịch cúm gia cầm phát triển nhiều, do điều kiện thời tiết thay đổi thất thường nhiều bệnh ở gia súc xuất hiện như viêm loét miệng, còn gia cầm thì bị bệnh phân trắng, phân xanh dẫn đến phát triển chậm. Dịch bệnh bùng phát nhanh, chăn nuôi gặp nhiều rủi ro nên các đàn gia súc giảm nhiều nhất là những năm gần đây rét đậm rét hại kéo dài làm chết rất nhiều gia súc.
  37. 31 -Tình hình mưa bão Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 tới tháng 9, lượng mưa cao nhất vào tháng 6, 7,8,9 hàng năm. Vào mùa mưa, mưa bão lớn kèm theo bão, lốc, lũ quét, mưa đá đã làm thiệt hại về tài sản, hoa màu của nhân dân và các công trình công cộng khác (đường giao thông, công trình thủy lợi ) + Tình hình hạn hán Trong những năm gần đây khí hậu thay đổi rất phức tạp, nắng hạn kéo dài và xuất hiện nhiều hơn. Đầu năm thời tiết diễn biến bất lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp, rét đậm, rét hại ở đầu vụ, hạn hán kéo dài ở giữa và gần cuối vụ xuân đã làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển của các loại cây trồng, cuối tháng 8, đầu tháng 9 trên địa bàn xuất hiện dịch tai xanh trên đàn lợn đã làm thiệt hại không nhỏ tới sản xuất và chăn nuôi. + Rét đậm, rét hại Rét hàng năm cũng là một trong những nguyên nhân gây ra không ít khó khăn trong sản xuất nông nghiệp và gây ra tổn thất rất lớn. Đối với lúa vụ Xuân, rét làm cho rễ bị nghẹt không phát triển được. Những năm gần đây, rét kéo dài không những ảnh hưởng đến lúa vụ Xuân mà còn ảnh hưởng lớn đến thời vụ lúa mùa. Năm 2018, rét đậm kéo dài làm chậm thời vụ vụ mùa 1 tháng. 4.3.2. Tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp 4.3.2.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến trồng trọt Biến đổi khí hậu đã có những tác động rõ rệt và sẽ càng ảnh hưởng lớn trong tương lai, đặc biệt là vấn đề hạn hán. Các sông suối ngày càng nhỏ, ngắn và diện tích bị hạn ngày càng tăng. Đối với cây trồng, do lúa là cây trồng chính, có diện tích lớn nên được người dân đánh giá là cây trồng bị tác động nhiều nhất, tiếp đến là cây ngô. Trong vòng 3-4 năm gần đây do hạn kéo dài nên các loại sâu bệnh hại như đạo ôn, sâu cuốn lá, rầy nâu phát triển rất mạnh.
  38. 32 Bảng 4.3: Tác động của biến đổi khí hậu đến trồng trọt Cây Khi chưa Tác động do trồng bị tác động BĐKH của BĐKH Hiện tượng thời tiết Tác động cực đoan - Rầy; - Bọ xít đen (trước kia không có); - Sâu đục - Nhện vàng (trước đây không có), mới thân gây Hạn kéo dài gây thiệt hại nhẹ; thiệt hại rất - Sâu đục thân, rầy phát triển nhiều; - Tăng chi phí sản xuất ít. - Không thể gieo cấy, phải cấy chậm lại - Đạo ôn ít hoặc bỏ đất trống. Rét đậm, rét - Bệnh bó rễ, cây không phát triển được, Lúa hại không gieo trồng được phải gieo cấy chậm lại hoặc chuyển trồng cây khác Thời tiết thất - Bệnh đạo ôn phát triển nhiều thường - Bệnh vàng lùn, xoắn lá trước đây không có - Bệnh bạc lá - Ngô ít hạt Hạn kéo dài - Ngô không có hạt do trổ cờ Ngô thiếu nước Rét - Thời gian ít, ra bắp chậm hơn - Ít hạt Mưa nắng - Khi ngô sắp trổ cờ, cây bị thối nhũn đến thất thường gốc và chết. Nếu mưa nhiều và mưa to làm dập, gãy cây - Rệp màu xanh đen phát triển nhiều làm cây - Rệp màu Hạn lùn xuống và chết, xuất hiện vào tháng 5-6. Đậu xanh đen Ban miêu phát triển nhiều xanh (con Nhẵn), Mưa nắng - Rụng hoa, ra hoa nhiều đợt, chín không Ban miêu thất thường đều cắn hoa, - Lá phát triển nhiều, cây ra nhiều vòi Lạc Hạn - Kiến đỏ phát triển Kiến đỏ Rét - Không nảy mầm được Khoai Hạn - Kiến đỏ nhiều Tây Kiến đỏ - Sinh trưởng và phát triển chậm Rét đậm - Quăn lá (Nguồn: Kết quả điều tra, 2019)
  39. 33 Trong vòng 3-4 năm gần đây do hạn kéo dài nên các loại sâu bệnh hại như đạo ôn, sâu cuốn lá, rầy nâu phát triển rất mạnh. Một số bệnh mới xuất hiện như lùn sọc đen, nhện vàng, bọ xít đen gây thiệt hại đến năng suất lúa rất nhiều. Đối với lúa vụ Xuân, Rét làm cho rễ bị nghẹt không phát triển được. Những năm gần đây, Rét kéo dài không những ảnh hưởng đến lúa vụ Xuân mà còn ảnh hưởng lớn đến thời vụ lúa mùa. Năm 2017- 2018, Rét đậm kéo dài làm chậm thời vụ vụ Mùa 1 tháng. Tuy nhiên, hầu hết diện tích trồng lúa Bao Thai nên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chu kỳ sinh trưởng phát triển của lúa. Một tỉ lệ nhỏ các vùng đất thiếu nước vào cuối vụ Mùa thường được trồng bằng lúa Khang dân bị ảnh hưởng nếu lịch gieo trồng bị chậm. Hạn kéo dài cũng tạo điều cho nhiều loại sâu, bệnh ở cây ngô và đậu đỗ phát triển. Ở ngô, rệp cờ đen, sâu đục thân phát triển nhiều hơn, ảnh hưởng đến năng suất. Do ảnh hưởng của hạn, năng suất giảm nên diện tích ngô trên nương giảm đi đáng kể. Mưa nắng thất thường làm cho cây ngô dễ bị thối nhũn ở gốc và chết, đặc biệt khi cây ngô ở vào giai đoạn trổ cờ. Đây là bệnh mới xuất hiện những năm gần đây, trước đây không có. Tuy nhiên, bệnh này xuất hiện tùy thuộc chân đất, không lây lan. Thường phổ biến ở những ruộng ngô 1 vụ, không luân canh với những cây trồng khác. Ở xã Thành Sơn còn trồng đỗ xanh, đây là cây trồng bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết xấu sau lúa và ngô. Hạn, thiếu nước làm cho cây đỗ xanh cằn cỗi, phát triển chậm, trái nhỏ. Rệp màu xanh đen hay còn gọi là con Nhẵn và Ban miêu phát triển mạnh. Con Nhẵn bám nhiều làm cây đỗ xanh lùn xuống và chết. Ban miêu thường cắn hoa làm giảm năng suất đỗ xanh. Mưa, nắng thất thường là hiện tượng thời tiết rất bất lợi cho cây trồng và vật nuôi. Điều kiện thời tiết thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho các loại sâu, bệnh,
  40. 34 côn trùng phá hoại cây trồng và dịch bệnh ở vật nuôi phát triển. Đặc biệt cây đậu xanh là cây ưa thích ở xã Thành Sơn do thị trường đầu ra tốt và là nguồn thực phẩm quan trọng ở địa phương nên được người dân chú trọng phát triển. Tuy nhiên, theo người dân những năm gần đây do mưa nắng thất thường, mưa nhiều tập trung vào lúc ra hoa nên hoa trổ không tập trung, hoa ra nhiều đợt, chín không đều, lá phát triển nhiều, ra nhiều vòi và năng suất giảm. Cũng như cây lạc, cây khoai tây thường bị kiến tấn công khi nắng hạn. Do khô hạn nên kiến thường cắn củ chui vào để ăn. Do vậy, hạn không những ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây mà còn ảnh hưởng đến năng suất khoai tây. Cây khoai tây có khả năng chịu rét tốt, tuy nhiên, rét đậm kéo dài cũng sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây và gây nên hiện tượng quăn lá 4.3.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến chăn nuôi Một trong những tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất chăn nuôi là thay đổi sự có sẵn nguồn thức ăn cho chăn nuôi. Nhiệt độ xuống thấp hoặc tăng cao đều làm giảm diện tích đồng cỏ cho chăn nuôi gia súc nhai lại và giảm năng suất cây trồng cung cấp lương thực cho gia súc dạ dày. Nhiệt độ tăng vào mùa hè dẫn đến nhu cầu nước cho vật nuôi tăng lên rõ rệt, trong khi đó nguồn nước cung cấp không được đáp ứng một cách đầy đủ. Biến đổi khí hậu có thể làm giảm khả năng sinh trưởng và sản xuất của vật nuôi như giảm tăng trọng, sinh sản và sản xuất sữa thông qua giảm chất lượng thức ăn và tăng nhiệt độ xung quanh. Nhiệt độ thấp (rét đậm và rét hại) làm khan hiếm nguồn thức ăn cho vật nuôi đồng thời làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh từ đó gây chết vật nuôi.
  41. 35 Bảng 4.4. Tác động của biến đổi khí hậu đến chăn nuôi Vật HTTTCĐ Tác động nuôi - Bệnh Cước chân Thời tiết thất - Tụ huyết trùng thường - Lở mồm long móng - Tai xanh - Thiếu thức ăn, vật nuôi không phát triển, gây chết trong Lợn Rét đậm rét vật nuôi. hại - Bị các bệnh về đường hô hấp. - Thiếu thức ăn, Hạn hán kéo - Mắc nhiều bệnh về đường ruột dài - Mất sức đề kháng Hạn hán kéo - Thiếu nguồn thức ăn, thiếu nước dài - Mất sức đề kháng Dê, Thời tiết thất Viêm loét miệng trâu, thường bò - Thiếu thức ăn, vật nuôi không phát triển , gây chết Rét đậm rét trong vật nuôi hại - Bị các bệnh về đường hô hấp - Xuất hiện nhiều dịch bệnh nhất là bệnh dịch tả, bệnh e Thời tiết thất coli, tụ huyết trùng thường - Phân trắng, phân xanh. - Con phát triển chậm Gia - Thiếu nguồn thức ăn, nước uống Hạn hán kéo cầm - Mất sức đề kháng dài - Xuất hiện bệnh gà rù, tiêu chảy - Mất sức đề kháng, - Mắc nhiều dịch bệnh Rét đận rét hại - Dịch cúm gia cầm phát triển mạnh, bệnh viêm thanh khí quản (Nguồn: Kết quả điều tra, 2019)
  42. 36 Vật nuôi cũng là 1 nguồn thu nhập quan trọng của người dân ở xã. Tuy nhiên, do thời tiết thay đổi thất thường nên dịch bệnh tăng và ảnh hưởng lớn đến đàn gia súc gia cầm ở địa phương. Các bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng và cước chân bùng phát nhiều và nhanh. 4.4. Hoạt động thích ứng với BĐKH của hộ sản xuất nông nghiệp, sử dụng KTBĐ 4.4.1. Hoạt động thích ứng với rét và hạn hán - Trồng trọt: Bảng 4.5. Kiến thức bản địa về trồng trọt Cây trồng Kiến thức bản địa - Kỹ thuật canh tác: Bón lót phân chuồng. - Diệt bọ xít: Dùng dẻ cuốn thành cuộn to, ngâm vào nước giải rồi cắm ra ruộng hoặc cho nước vào ruộng, bọ xít bò lên lá, dùng vợt Cây lúa để bắt. - Chống rét cho mạ: vãi tro bếp và phủ nilon - Chống rét cho lúa: Tháo bớt nước chỉ còn 2-3 cm rồi sục bùn bón phân. - Trừ sâu xám: Bắt sâu ban đêm bằng tay Cây ngô - Tưới nước pha phân lân khi ngô trổ cờ bị hạn giúp cây trổ đồng đều hơn Cây đỗ - Hoa xoan nở thì bắt đầu thời vụ gieo trồng xanh - Rải tro lên cây để trừ rệp muội - Không trồng đậu xanh trên chân đất quá tốt - Sử dụng phân vi sinh hoặc phân chuồng hoai mục - Lên luống thấp để hạn chế khô hạn - Tỉa bớt thân nếu cây khoai tây mọc nhiều thân Cây khoai - Trồng trên chân đất cát pha ven suối, khi lên luống cho một ít rơm tây rạ xuống trước khi đặt củ giống để đất tơi xốp, củ phát triển nhanh và
  43. 37 nhẵn nhụi - Bảo quản giống trong cát, gậm sàn, tránh ánh sáng - Khi trồng tách thành những mẩu nhỏ, trồng nơi đất tốt, lượng ánh Cây gừng sáng vừa phải (dọc theo các khe, trồng xen với chuối trong năm đầu) - Sử dụng cây chuối con (cao 1-1.5m) tách từ cây mẹ không sâu bệnh, cho buồng to mập Cây chuối - Khi trồng cắt ngang thân để chống hạn - Nếu sau trồng trên 10 ngày không có mưa tiếp tục cắt vát cách vết cắt cũ 20-25 cm. - Trồng xen ngô, lạc hay gừng trong năm đầu để tiện chăm sóc làm cỏ và hạn chế xói mòn (Nguồn: Kết quả điều tra, 2019) Cây lúa: Người dân đã dùng không ít các biện pháp làm giảm tác hại do rét gây ra. Những biện pháp này ít nhiều cũng đã mang lại hiệu quả trong sản xuất. Đặc biệt đối vụ xuân do thời tiết lạnh, cây lúa dễ bị bệnh nghẹt rễ người dân chủ động làm cỏ, sục bùn kết hợp với tháo bớt nước giúp cây phục hồi nhanh và không bị bệnh đã mang lại hiệu quả khá cao. Cây hoa màu khác: Các loại cây hoa màu như ngô, đậu đỗ chịu tác động của rét có biểu hiện rất rõ ràng như ngô thời điểm trỗ cờ mà gặp rét thì gần như cây không đậu hạt dẫn đến không cho thu hoạch. Thấy rõ tác hại của rét đối với hoa màu người dân đã thực hiện nhiều phương pháp để giảm thiểu các tác hại đó và mang lại hiệu quả sản xuất. Các biện pháp như chăm sóc cây con sớm để cây sinh trưởng phát triển khỏe tăng khả năng chống chịu của cây tốt hơn.
  44. 38 - Chăn nuôi Bảng 4.6: Kiến thức bản địa về chăn nuôi Vật nuôi Kiến thức bản địa - Để tránh rét cho đàn gà, vịt vào mùa lạnh phủ một lớp trấu lên nền chuồng. Gà - Trộn thức ăn với tỏi để cho gia cầm ăn phòng chống một số bệnh về đường tiêu hóa và cúm. - Tận dụng thân cây chuối trộn, rơm với muối cho trâu, bò ăn trong mùa rét, không thả rông gia súc. - Vào mùa lạnh trâu, bò thường bị cước chân, khi bệnh mới ở giai đoạn đầu dùng gừng giã nhỏ hòa với rượu và xoa bóp hàng ngày sẽ có thể điều trị khỏi. Khi bệnh nặng bà con thường nhờ sự giúp đỡ của các thú y viên. - Là khu vực có rất nhiều ruồi, muỗi là tác nhân gây ra các bệnh: tả, kiết lị, một kinh nghiệm để hạn chế ruồi muỗi đến Trâu, bò, gia súc là đốt lá bầu khô, thân lá bèo cái khô, lá sả, vỏ bưởi, bã lợn chè xanh khô cho khói xông vào chuồng trại, hoặc lấy lá bầu tươi sắc lấy nước tắm cho trâu, lợn. Lấy thêm rơm về để cho lợn ngủ chống rét. - Trộn thức ăn với một số loại lá cây lươc liệu như: Lá cây ổi, một số loại lá rừng khác, để phòng chống bệnh đường ruột nhất là cho bê, nghé. - Một số loại cây khác trong rừng dùng để chữa bệnh cho gia súc gia cầm như gãy xương, bị thương . (Nguồn: Kết quả điều tra, 2019)
  45. 39 4.4.2. Các hoạt động thích ứng khác Bảng 4.7: Các hoạt động thích ứng với BĐKH Sử dụng giống và Các hoạt động thích ứng với BĐKH loại cây trồng thích ứng với BĐKH - Dùng giống lúa Bao - Thay đổi thời vụ gieo trồng cho phù hợp với từng loại cây thai và giống khang dân trồng và điều kiện thời tiết là hai giống lúa thuần - Trong lâm nghiệp người dân chỉ mang cây con đi trồng sau có khả năng chống chịu khi trời mưa to, đất đã đủ ẩm để tránh hạn, đảm bảo cho cây tốt với hạn hán. Giống sống tốt. khang dân là giống - Xây dựng hệ thống kênh mương, phai (đập tràn), hồ chứa ngắn ngày nên tránh nước để điều tiết nước. được hạn hán cuối vụ -Hỗ trợ máy bơm nước cho một số thôn phục vụ công tác tưới đối với vụ lúa mùa, tiêu giống bao thai là giống - Các biện pháp khác như dùng thân tre dẫn nước tưới tiêu đối phản ứng ánh sáng ngày với những thửa ruộng xa hệ thống mương tưới, tân cao ruộng, ngắn giúp người dân có đắp bờ kết hợp với trồng tre, vối ở những thửa ruộng gần suối thể chủ động được thời để tránh lũ và hạn chế sạt lở bờ ruộng. vụ. - Tăng cường hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng đặc biệt là - Sử dụng loại cây trồng rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn để giữ nước. phù hợp: Dùng giống - Thường xuyên theo dõi thông tin thời tiết để chủ động ứng đỗ mốc bản địa để trồng phó kịp thời khi có thiên tai xảy ra. trên đất một vụ lúa để tránh hạn và tăng thu nhập. (Nguồn: Kết quả điều tra, 2019)
  46. 40 4.4.2. KTBĐ được sử dụng để sản xuất nông nghiệp địa bàn xã Thành Sơn 4.4.2.1. Các loài/giống bản địa và kiến thức bản địa/kiến thức địa phương liên quan đến giống bản địa. Bảng 4.8: Kết quả phân loại nhóm cây trồng xã Thành Sơn Cây trồng phổ biến tại địa Cây trồng có Nguồn phương giá trị hàng hóa Cây trồng bản địa (bán được) - Cây lấy gỗ: Mỡ, xoan, keo - Mỡ, xoan, keo - Xoan - Cây ăn quả: cam, quýt, mơ, - Cam, quýt, mơ, - Bí đỏ, các cây rau 1. Đất hồng hồng và gia vị: Đinh lăng, vườn - Cây rau: Bí đỏ, các cây rau rấp cá,cà chua, hung và gia vị khác:Đinh lăng, rấp cá, cà chua, hung, gừng - Cây lương thực: Lúa Bao - Lúa Bao thai, - Lúa Bao thai, thai, Khang dân 18, Nếp 87; Khang dân 18, Khang dân, ngô 8698, ngô NK54, ngô tẻ Nếp 87; ngô 2. Đất địa phương. 8698, ngô NK54 ngô tẻ địa ruộng - Cây màu: Khoai lang, khoai - Khoai lang, Tây, khoai tàu; đỗ tương khoai Tàu; đỗ phương, ngô nếp cổ. , đỗ xanh; lạc đỏ tương DT84, - Khoai lang, đỗ lạc đỏ mốc,lạc đỏ - Cây lấy gỗ: Mỡ, xoan, keo - Mỡ, xoan, keo - Xoan - Cây ăn quả: cam, quýt, mơ, - Cam, quýt, mơ, - Ngô tẻ địa phương hồng hồng, chuối tây - Sắn đắng, lạc đỏ 3. Đất - Cây lương thực, thực phẩm: - Ngô 9698, đồi Ngô 9698, ngô NK54, ngô tẻ ngô NK54, ngô - Gừng, riềng, ba kích rừng địa phương, sắn đắng, lạc đỏ tẻ địa phương - Gừng ta - Cây dược liệu: Ba kích, hà - Cây dong riềng thủ ô, gừng ta - Cây dong riềng (Nguồn: Kết quả điều tra, 2019)
  47. 41 Bảng 4.9. Cây trồng bản địa và khả năng thích ứng của dân tộc Thái STT Cây bản địa Ưu điểm Khả năng thích ứng Gạo ngon, dẻo vừa phải, Có khả năng chống chịu chi phí đầu tư cho giống sâu bệnh tốt, phù hợp với 1 Lúa bao thai lúa này không cao, giá điều kiện thời tiết bán ra thị trường cao hơn giống lúa khác. Thời gian sinh trưởng Có khả năng chống chịu 2 Lúa khang dân ngắn, năng suất cao. sâu bệnh tốt. Thích hợp với những ruộng lúa hay bị cạn về cuối năm Có thể thích nghi với Đây là giống có khả 3 Ngô nếp nhiều loại đất : đất ruộng, nặng chịu hạn tốt hơn đất đồi, đất soi bãi các giống ngô mới hiện có ở thôn Dễ trồng, không tốn công Phù hợp với điều kiện 4 Khoai lang chăm sóc. Có thể tận dụng địa phương, chưa thấy bị cả thân, lá, ngọn và củ tác động hoặc ảnh hưởng bởi BĐKH Vừa là cây gia vị và cũng Có độ thích ứng cao, có là cây dược liệu, dễ trồng, thể trồng xen canh với dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, cây khác. Cây Gừng 6 Gừng dễ bán trồng dưới tán rừng tự nhiên, rừng trồng, làm tăng độ dày cho lớp cây bụi, thảm tươi (Nguồn: Kết quả điều tra, 2019)
  48. 42 4.4.2.2. KTBĐ trong khinh nghiệm lịch thời vụ Bảng 4.10. Lịch gieo trồng cây nông nghiệp dân tộc Thái Trước đây Hiện nay Tháng Tháng Tháng Tháng Công việc (dương lịch) (âm lịch) (dương lịch) (âm lịch) 1- 2 1 2 - 3 2 Gieo mạ xuân 3 – 4 2 – 3 4 3 Trồng lạc, ngô 5 – 6 5 6 - 7 6 Trồng lạc 8 – 9 8 7- 8 7 Trồng ngô (Nguồn: Kết quả điều tra, 2019) Người Thái có rất nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng mình, nhằm đạt được năng suất cao nhất. Người dân ở đây đã chủ động thay đổi thời vụ gieo trồng cho phù hợp với từng loại cây trồng như chuyển đổi thời gian gieo mạ, gieo mạ muộn hơn thay vì gieo vào cuối tháng 1 đầu tháng 2 thì người dân chuyển sang gieo vào cuối tháng 2 khi đó thời tiết ấm hơn, mạ ít bị chết rét hơn. Hay chủ động trồng ngô sớm hơn trong vụ đông kết hợp với chăm sóc cây con sớm để cây sinh trưởng khỏe khả năng chống chịu tốt hơn, và ngô ra hoa, đậu quả trước thời điểm 20/11 để tránh rét, vì từ thời điểm 20/11 thường có những đợt rét đậm làm cho ngô không kết hạt được. Trong sản xuất lâm nghiệp người dân cũng chủ động thay đổi thời vụ một cách linh hoạt theo điều kiện thời tiết khí hậu, chỉ mang cây con đi trồng sau khi trời mưa to, đất đã đủ ẩm để đảm bảo cây trồng có thể sống được. Nông dân tại địa phương có kinh nghiệm trồng lạc vào vụ hè thu sẽ cho năng suất cao và ít sâu bệnh vì: Sau khi gieo hạt, trời thường xuyên có mưa, hạt sẽ nảy mầm nhanh, cây sinh trưởng khỏe, cho năng suất cao; khi quả lớn thì thời tiết trở mát và se lạnh nên hạn chế được sự phát triển, phá hoại của sâu bệnh hại. Trong giai đoạn cây sinh trưởng, nếu có rệp muội thì người dân
  49. 43 chỉ sử dụng tro bếp để trừ nên hạn chế được chi phí cho phòng trừ sâu bệnh và đảm bảo sản phẩm là sản phẩm an toàn. 4.4.3. Các KTBĐ trong dự báo thời tiết Bảng 4.11. Nhận biết dấu hiệu thời tiết xấu dân tộc Thái Dấu hiệu Hiện tượng Măng mọc đổ gục vào gốc cây mẹ, hoặc năm nào cây tre nở hoa Năm đó sẽ mưa nhiều nhiều. Cây nhãn, xoài sai quả Năm đó thời tiết nắng nóng Ong bò làm tổ thấp Năm đó mưa nhiều Cua đá bò lên bờ Sắp có sạt lở đất Kiến di chuyển theo đàn đông qua Sắp có mưa lớn đường Quan sát mặt nước ao mặt nước ao Thì 2-3 ngày là trời sẽ mưa to. đang bình thường chuyển sang màu xanh rêu Quan sát mây Mây trắng thì nắng, mây đen thì mưa Ban đêm trời nhiều sao Sẽ nắng to Rết chạy vào Sắp có mưa to Đom đóm xuất hiện nhiều vào ban Ngày mai sẽ nắng đêm Mây bay ngược chiều Sắp có mưa Nghe thấy con cóc kêu Tối hôm đó sẽ có mưa (Kết quả điều tra, 2019)
  50. 44 Các KTBĐ này ngày nay vẫn được người dân địa phương sử dụng kết hợp với thông tin dự báo thời tiết trên truyền hình để điều chỉnh các hoạt động trong sản xuất và sinh hoạt phù hợp với diễn biến của thời tiết, khí hậu. Các KTBĐ này có ưu điểm là gắn liền với hoạt động sản xuất của người dân tại địa phương và có khả năng dự báo đúng một số HTTTCĐ hay thiên tai xảy ra sau một thời gian khá dài giúp cho đồng bào có khả năng thích ứng tốt hơn. 4.5. Những thuận lợi và khó khăn của người dân trong việc vận dụng các KTBĐ trong thích ứng với BĐKH 4.5.1. Thuận lợi Đặc điểm nổi bật của tri thức bản địa là kiến thức có ở bên trong một cộng đồng. Đặc biệt, tri thức bản địa luôn luôn đổi mới, tiếp thu và được truyền lại từ thế hệ này cho thế hệ khác về các kinh nghiệm đã được bà con đúc rút lại. Nó thường xuyên được chọn lọc và lưu truyền nhiều nguồn khác nhau và thích ứng với các điều kiện hiện tại. Cũng có một số kiến thức hoàn toàn từ bên ngoài cũng được điều chỉnh để có thể thích nghi với cộng đồng vì nó phát triển theo hướng phù hợp với cộng đồng. Sự kết hợp này được xem là giải pháp khoa học trong xây dựng chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu bởi tri thức bản địa vốn là những kinh nghiệm tích lũy từ lâu đời, được người dân đúc rút và thực hành tại một vùng nhất định. Vì thế nó có thể là những biện pháp kỹ thuật, kiến thức ứng phó hữu ích cho chính cộng đồng đối với vấn đề biến đổi khí hậu diễn ra tại địa phương. Sự đa dạng về hệ thống cây trồng, vật nuôi trong hệ thống góp phần cải thiện và duy trì các dịch vụ hệ sinh thái, tăng cường khả năng thích ứng với BĐKH, giảm tính dễ bị tổn thương tại cộng đồng. Các giống cây trồng vật nuôi bản địa thường có khả năng chống chịu tốt, ít bị dịch bệnh hơn so với các giống mới và không yêu cầu đầu tư thâm canh cao phù hợp với nhiều người kể cả người nghèo.
  51. 45 KTBĐ là nền tảng cơ bản cho sự tự cung tự cấp và tự quyết của người dân giúp cho người dân ít bị phụ thuộc vào bên ngoài giảm tình trạng dễ bị tổn thương tại cộng đồng do BĐKH gây ra. Người dân đã quen với các kỹ thuật bản địa nên họ có thể hiểu, vận dụng và duy trì các kỹ thuật đó tốt hơn so với các kỹ thuật mới đưa vào từ bên ngoài nên kinh nghiệm và tiếng nói của cộng đồng được phát huy và sử dụng có hiệu quả. KTBĐ cung cấp thêm các giải pháp, lựa chọn trong quá trình thích ứng với BĐKH. Nhờ đó, mà người dân địa phương có thêm các lựa chọn khi đưa ra các giải pháp, mô hình phù hợp với cộng đồng nhằm thích ứng với BĐKH thay vì phụ thuộc vào các yếu tố từ bên ngoài (giống, kỹ thuật mới). 4.5.2. Khó khăn Biến đổi khí hậu đã và sẽ làm gia tăng lũ quét và các thiên tai khác như hạn hán, khô hạn, giảm lượng mưa và các hiện tượng cực đoan trong mùa đông. Thời tiết diễn biến bất thường nên các trận mưa với cường độ lớn đã xảy ra và khó dự báo trước, gây ra ngập úng cục bộ, trượt lở đất trên địa bàn. Với đặc điểm về địa hình có độ dốc cao, thay đổi đột ngột, sự trượt lở đất sẽ có nguy cơ tiếp tục gia tăng khi có các hiện tượng bất thường về lượng mưa do biến đổi khí hậu gây ra. Sự gia tăng và phân bố không đều về lượng mưa trong mùa mưa; sự suy giảm và phân bố không đều về lượng mưa trong mùa khô (mùa đông); nhiệt độ tăng trong mùa hè và chênh lệch lớn về nền nhiệt trong mùa đông gây chậm thời vụ, năng suất, chất lượng cây trồng giảm, hệ thống canh tác thay đổi; rét đậm, rét hại nhiệt độ thấp kéo dài làm cây trồng, vật nuôi bị chết, giảm khả năng chống chịu, hư hỏng công trình thủy lợi, làm cho đất bị rửa trôi, xói mòn, sạt lở, gây thoái hóa, bạc màu đất canh tác, làm tăng nguy cơ cuốn trôi gia súc, gia cầm; tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát trên đàn gia súc, gia cầm, gia tăng các rủi ro về cháy rừng.thời tiết hiện
  52. 46 nay thay đổi bất thường đã gây khó khăn cho hoạt động sản xuất của người dân địa phương. Trước kia, người dân theo dõi các hiện tượng thời tiết trong canh tác nông nghiệp nhờ vào kinh nghiệm truyền khẩu, quan sát các hiện tượng thay đổi cho cây, con và dòng chảy cũng như tự cải tiến các nông cụ và phương thức canh tác. Hiện nay, thời tiết diễn biến bất thường, không theo quy luật làm cho việc dự đoán bằng kinh nghiệm gặp nhiều khó khăn. 4.6. Giải pháp phát triển KTBĐ trong thích ứng với BĐKH Coi KTBĐ như nguồn kiến thức quan trọng, có giá trị khoa học chứ không phải là những niềm tin, thực hành mang tính duy tâm, lạc hậu. Coi KTBĐ có ý nghĩa, giá trị trong phạm vi một cộng đồng, khu vực địa lý cụ thể. Chính vì thế, cần tôn trọng sự đa dạng giữa các dân tộc, tránh áp đặt một mô hình cho các nhóm khác nhau. Vận dụng KTBĐ cần đảm bảo tính khách quan, sự tham gia của nhiều nhóm xã hội khác nhau. Kết quả nghiên cứu trước khi đưa vào ứng dụng xây dựng chính sách cần được trình bày trước cộng đồng để đảm bảo tính xác thực. Vận dụng các KTBĐ của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc xây dựng chiến lược thích ứng với BĐKH cũng đồng nghĩa với việc cần có sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội, sự ứng dụng các cơ chế vận hành của từng KTBĐ vào sản xuất. Phổ biến KTBĐ trong ứng phó với BĐKH phải được tiến hành bởi chính người dân bởi họ hiểu rõ tri thức của dân tộc mình hơn ai hết.
  53. 47 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Biến đổi khí hậu đã xảy ra ở địa bàn nghiên cứu và thể hiện rõ qua các thông số khí tượng như lượng mưa, phân bố lượng mưa và nhiệt độ không khí. Nhiệt độ và lượng mưa biến động đáng kể qua các năm. Tổng lượng mưa hàng năm có xu thế giảm nhưng không đáng kể, nhưng sự phân bố lượng mưa giữa các tháng trong năm thì biến động lớn. Mưa tập trung vào một thời gian ngắn, mưa rất to nên dễ gây ra lũ, lụt. Nhiệt độ các tháng mùa hè có xu thế tăng và mùa đông giảm xuống. Theo quan điểm của của người dân thì hạn hán, rét đậm và thời tiết thất thường là những biểu hiện rõ của BĐKH ở địa phương. Hạn nặng hơn và ngày càng kéo dài hơn. Rét đậm hơn và cũng kéo dài hơn so với trước. Thời tiết mưa nắng thất thường, vào mùa hè nhiệt độ cao, oi bức và khó chịu hơn nhiều so với trước đây. Những biến đổi của các hiện tượng thời tiết trên đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân địa phương, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Hạn nặng và kéo dài làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe vật nuôi và khả năng sinh trưởng phát triển của cây. Sâu bệnh hại phát triển nhiều đặc biệt là bọ xít đen, đạo ôn, sâu cuốn lá, . Rét đậm và rét kéo dài làm nhiều cây trồng và gia súc chết rất nhiều và ảnh hưởng lớn đến lịch nông vụ. Những hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng lớn nhất đến sản xuất nông nghiệp. Nhiều loại cây trồng như ngô, lúa mất trắng do mưa và nắng thất thường. Mưa nắng thất thường cũng là điều kiện thuận lợi cho sự bùng phát dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi. Do tác động của BĐKH sản xuất nông nghiệp ngày càng bấp bênh, chi phí sản xuất ngày càng gia tăng và hiệu quả kinh tế giảm dần. Do vậy, người dân phải thay đổi hoạt động sinh kế bằng cách đi làm thuê ở nơi khác hoặc tăng cương vào rừng kiếm măng và các sản phẩm từ rừng.
  54. 48 Ở địa bàn nghiên cứu người dân đã vận dụng nhiều hoạt động khác nhau nhằm thích ứng với BĐKH. Các hoạt động thích ứng gồm những hoạt động thích ứng tự chủ dựa trên kinh nghiệm và kiến thức bản địa của địa phương đồng thời cũng có những hoạt động thích ứng có kế hoạch - là những chính sách, chủ trương từ các ban ngành liên quan từ tỉnh Thanh Hóa đến huyện và xã. Tuy nhiên các chính sách, chủ trương hỗ trợ nông dân thích ứng với BĐKH chủ yếu là chuyển đổi cơ cấu cây trồng và theo dõi tình hình dịch hại. Lịch nông vụ tuy đã được xem xét, định hướng nhưng chưa thực sự phù hợp. Tại xã Thành Sơn người dân đã vận dụng nhiều hoạt động khác nhau nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu KTBĐ, các hoạt động thích ứng gồm các hoạt động dựa trên những kinh nghiệm và kiến thức bản địa của người dân tộc thiểu số địa phương trong việc dự đoán các hiện tượng thời tiết xấu để bố trí phòng chánh, những dự đoán đó đã phần nào góp phần giúp người dân thích ứng với biến đổi khí hậu. Người dân tộc thiểu số cũng có rất nhiều các kiến thức bản địa về kỹ thuật canh tác và các giống cây trồng bản địa có tiềm năng vận dụng để thích ứng với BĐKH. 5.2. Khuyến nghị Khuyến nghị Cấp Trung Ương 1. Một số chính sách về BĐKH đã đề cập đến thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng nhưng còn chung chung và do đó chưa thể khuyến khích, hỗ trợ việc áp dụng tại địa phương. Vì vậy, trong các chương trình, chính sách cấp quốc gia, cần có những quan điểm nội dung cụ thể đề cập việc hỗ trợ các sáng kiến thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng có sử dụng KTBĐ. 2. Các chính sách cũng cần khuyến khích việc sử dụng các giống, kỹ thuật bản địa song song với việc áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại nhằm tạo sự phát triển bền vững và bảo tồn các nguồn gen, tri thức phục vụ cho nghiên cứu khoa học hiện đại.
  55. 49 3. Hiện cũng chưa có một cơ chế tài chính rõ ràng hỗ trợ phát triển sinh kế thích ứng BĐKH có sử dụng kiến thức bản địa Do vậy, các chính sách cấp Quốc gia cũng cần đề cập, phân bổ rõ nguồn lực tài chính có thể hỗ trợ các sáng kiến này. Một trong các giải pháp khả thi trước mắt chính là việc lồng ghép các ý tưởng, sáng kiến sử dụng kiến thức bản ðịa trong các chương trình phát triển kinh tế xã hội của Trung ương. Các chính sách phát triển, giảm nghèo khác cũng nên được phối hợp để hỗ trợ việc triển khai, nhân rộng các mô hình sinh kế thích ứng BĐKH có sử dụng kiến thức bản địa và khoa học kỹ thuật. Cần có chính sách/ chương trình nghiên cứu về việc lưu giữ và sử dụng các KTBĐ trong cộng đồng và coi đó là một biện pháp thích ứng của người dân tộc thiểu số. Cấp chính quyền địa phương 1. Cần nâng cao nhận thức về BĐKH và thích ứng BĐKH dựa vào cộng đồng sử dụng kiến thức bản địa, trước hết cần nâng cao nhận thức cho các cán bộ hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan. 2. Lồng ghép các ý tưởng, sáng kiến sử dụng kiến thức bản địa trong các chương trình phát triển kinh tế xã hội của Địa phương. Các chính sách phát triển, giảm nghèo khác triển khai tại địa phương cũng nên được phối hợp để hỗ trợ việc triển khai, nhân rộng các mô hình sinh kế thích ứng BĐKH có sử dụng kiến thức bản địa và khoa học kỹ thuật. 3. Cần đầu tư cho các nghiên cứu khoa học có hệ thống về kiến thức bản địa, thích ứng, giảm thiểu BĐKH phù hợp với điều kiện địa phương. Khuyến khích lựa chọn sử dụng giống, cây con bản địa cho năng suất ổn định và nhu cầu thị trường cao, ổn định, phù hợp với điều kiện đất đai, trình độ canh tác của người dân, thích ứng với biến đổi khí hậu. 4. Khuyến khích việc sử dụng các giống, kỹ thuật bản địa song song với việc áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại nhằm tạo sự phát triển bền vững của cộng đồng và bảo tồn các nguồn gen, kỹ thuật phục vụ cho nghiên cứu khoa học hiện đại. Cần nghiên cứu và xây dựng thêm các mô hình có sử dụng
  56. 50 KTBĐ, nhân rộng các mô hình có hiệu quả để làm bằng chứng khẳng định vai trò và tầm quan trọng của KTBĐ trong cộng đồng. 5. Có các cơ chế chính sách ưu đãi hỗ trợ vốn phát triển sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu có sử dụng kiến thức bản địa (đặc biệt là các nguồn vốn của Ngân hàng chính sách hay từ chương trình giảm nghèo chương trình 135 và các chương trình khác) 6. Tư liệu hóa, đầu tư phát triển, hỗ trợ nhân rộng các sáng kiến có khả thi về thích ứng và giảm thiểu tác động BĐKH của người dân. Với cộng đồng 1. Cần duy trì và phát huy KTBĐ trong cộng đồng, nhất là các KTBĐ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, thích ứng với BĐKH như các giống cây, con bản địa, các phương thức canh tác truyền thống hay các kinh nghiệm dự báo thời tiết, mùa vụ v.v. 2. Khuyến khích thành lập các tổ nhóm để chia sẻ, giúp đỡ nhau trong sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu có sử dụng kiến thức bản địa, và sử dụng có hiệu quả các nguồn tín dụng trong các hoạt động thích ứng BĐKH dựa vào cộng đồng.
  57. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Báo cáo thống kê ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên địa bàn xã Thành Sơn. năm 2018 2. Báo cáo công tác phòng chống và ứng phó biến đổi khí hậu của xã Thành Sơn. năm 2016-2018 3. Các báo cáo phát triển kinh tế xã hội của xã Thành Sơn từ năm 2016-2018 4. Các báo cáo phát triển kinh tế xã hội, các kế hoạch phòng chống biến đổi khí hậu, năm 2017-2018 4. Các báo cáo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, báo cáo công tác ứng cứu khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, năm 2018. 5. Nguyễn Văn Thắng, Đào Thị Thúy và các cộng tác viên, Những hiện tượng khí hậu cực đoan trong năm 2007, 2008. Tạp chí khí tượng thủy văn, số 581, tháng 5-2009, Trg 1-5. II. Tài liệu Internet 6. Nguyễn Hồng Trường, Biến đổi khí hậu và khả năng thích nghi với những tác động, http:/www.vnptninhthuan.com.vn 7. pho-bien-doi-khi-hau-o-DBCSL.html 8. doi-khi-hau-cd4727-32.html?lang=vi-VN 9. xa- hoi/dan-toc-thieu-so-la-gi 10. nam-nhu-the-nao-515777.ld 11. 12. 13. nam-va-cac-hien-tuong-thoi-tiet-cuc
  58. 52 14. g+c%E1%BB%A7a+bi%E1%BA%BFn+%C4%91%E1%BB%95i+kh %C3%AD+h%E1%BA%ADu+%E1%BB%9F+vi%E1%BB%87t+nam &oq=t%C3%A1c+%C4%91%E1%BB%99ng+c%E1%BB%A7a+bi% E1%BA%BFn+%C4%91%E1%BB%95i+kh%C3%AD+h%E1%BA% ADu+%E1%BB%9F+vi%E1%BB%87t+nam&aqs=chrome 69i57.404 95j0j4&sourceid=chrome&ie=UTF 15. 82/khai-niem-ve-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau 16.www.google.com/search?q=thích+ứng+với+biến+đổi+khí+hậu+dựa+vào+ cộng+đồng&sa=X&ved=2ahUKEwie_Jvc49HiAhWt3mEKHRZ3A8U Q1QIoAHoECAoQAQ&biw=994&bih=634 17. /www.vietnamplus.vn/cong-dong-dan-toc-thieu-so-ton-that-nang-ne-vi- bien-doi-khi-hau/357307.vnp
  59. 53 PHIẾU PHỎNG VẤN NGƯỜI DÂN PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN. 1. Họ và tên người cung cấp thông tin: 2. Nghề nghiệp: ,Tuổi , Giới tính -Trình độ văn hóa: , Dân tộc 3. Địa chỉ: PHẦN II: NỘI DUNG PHỎNG VẤN 1. Ông (bà) cảm thấy thời tiết những năm vừa qua có thay đổi không? 2. Theo ông (bà) sự thay đổi thời tiết trên diễn ra theo chiều hướng nào? Nếu có thì sự thay đổi đó diễn ra như thế nào? 3. Ông (bà) nhận thấy những hiện tượng thời tiết xấu có ảnh hưởng gì đến cây trồng và vật nuôi? Cây trồng/ vật nuôi Hiện tượng thời tiết cực Tác động đoan
  60. 54 4. Hiện nay gia đình ông ( bà) đang trồng những loại cây bản địa nào để thích ứng với sự biến đổi khí hậu? Loại cây Kỹ thuật Kỹ thuật Kỹ thuật chăm Khả năng chọn giống canh tác sóc và phòng thích ứng trừ sâu bệnh Nhóm cây Lúa lương thực Ngô Nhóm các Rau cải cây rau Bí Nhóm cây Chuối ăn quả 5. Những kinh nghiệm của ông bà trong quá trình canh tác, sản xuất nông nghiệp - Kiến thức về mùa vụ - - 6. Gia đình ông( bà) hiện nay đang chăn nuôi con gì? Trâu, bò số lượng con. Lợn số lượng con. Gia cầm( gà vịt) số lượng con.
  61. 55 7. Các loại bệnh mà đàn gia súc, gia cầm của gia đình thường mắc do thời tiết thất thường ? Các biện pháp phòng và trị bệnh mà gia đình đang áp dụng? Tên bệnh Biện pháp 8. Để hạn chế các tác động có hại của thời tiết đến đàn gia súc, gia cầm gia đình ông( bà) đã làm như thế nào? Dạng thời tiết Biện pháp phòng chống 9. Những dấu hiệu để nhận biết mà ông/bà cho rằng sắp có thời tiết xấu xảy ra là gì? 10. Theo kinh nghiệm thì ông (bà) đã làm gì để giảm nhẹ tác hại của hiện tượng thời tiết xấu? 11. Những kinh nghiệm mà ông (bà) đã sử dụng có phổ biến và còn được vận dụng trong thực tiễn nhiều không? 12. Ông (bà) cho biết đâu là những khó khăn và thuận lợi trong việc duy trì kiến thức này và vận dụng trong thực tiễn? Xin chân trân thành cảm ơn! Người được phỏng vấn Người phỏng vấn