Khóa luận Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Sơn Cẩm, thành phố Thái Nguyên

pdf 84 trang thiennha21 13/04/2022 7600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Sơn Cẩm, thành phố Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_nhan_thuc_cua_nguoi_dan_ve_moi_truong_tre.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Sơn Cẩm, thành phố Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ YẾN Tên đề tài: TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ SƠN CẨM, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa: Môi trường Khóa học: 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ YẾN Tên đề tài: TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ SƠN CẨM, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp: K47- KHMT Khoa: Môi trường Khóa học: 2015 – 2019 Giảng viên HD: TS. Dư Ngọc Thành Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Khoa Môi trường, các thầy giáo, cô giáo đang giảng dạy trong trường và khoa đã dạy dỗ và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho em suốt những năm học ngồi trên giảng đường đại học. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Dư Ngọc Thành, người đã tận tâm giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến UBND xã Sơn Cẩm nói chung và Phòng Tài nguyên & Môi trường xã Sơn Cẩm nói riêng đã giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu và thực hiện đề tài này Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, người thân những người đã luôn theo sát và động viên em trong suốt quá trình theo học vào tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Với trình độ năng lực và thời gian có hạn, do đó khóa luận của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo và các bạn để bản khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Yến
  4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH MỤC CÁC HÌNH v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Yêu cầu của đề tài 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 3 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập, nghiên cứu khoa học 3 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1. Cơ sở pháp lý 4 2.1.2. Cơ sở lý luận 6 2.2. Một số vấn đề môi trường cần quan tâm trên Thế giới và Việt Nam 8 2.2.1. Một số vấn đề về Môi trường cần quan tâm trên Thế giới 8 2.2.2. Một số vấn đề về môi trường của Việt Nam 13 2.3. Những nghiên cứu về nhận thức người dân về các vấn đề môi trường ở các địa phương của Việt Nam 19 2.3.1. Nhận thức của người dân về Luật BVMT 19 2.3.2. Nhận thức của người dân tại TP.HCM về tác hại của biến đổi khí hậu 20 2.3.3. Nhận thức của người dân về việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải 20 2.3.4. Nhận thức của người dân về vệ sinh môi trường 23 2.4. Hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 6 2.4.1. Hiện trạng môi trường nước 25
  5. iii 2.4.2. Hiện trạng môi trường nước 26 2.4.3. Hiện trạng môi trường đất 26 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 28 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 28 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 28 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 28 3.2.1. Địa điểm. 28 3.2.2. Thời gian nghiên cứu. 28 3.3. Nội dung nghiên cứu 28 3.3.1. Tình hình cơ bản xã Sơn Cẩm 28 3.3.2. Hiện trạng môi trường tại xã Sơn Cẩm 28 3.3.3. Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường 28 3.3.4. Đánh giá chung và đề xuất các giải pháp 29 3.4. Phương pháp nghiên cứu 29 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 29 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 29 3.4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 30 3.4.4. Phương pháp chọn mẫu 30 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31 4.1. Đặc điểm cơ bản của xã Sơn Cẩm 31 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 31 4.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội 34 4.2. Thông tin về đối tượng điều tra 37 4.3. Hiện trạng môi trường xã Sơn Cẩm 40 4.3.1. Vấn đề sử dụng nước sinh hoạt tại địa phương 40 4.3.2. Vấn đề nước thải tại địa phương 41 4.3.3. Vấn đề rác thải tại địa phương 44
  6. iv 4.3.4. Vấn đề vệ sinh môi trường 45 4.3.5. Sức khoẻ và môi trường 47 4.4. Nhận thức của người dân về môi trường 47 4.4.1. Nhận thức của người dân về các khái niệm môi trường 47 4.4.2. Mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến các hoạt động và sức khỏe của con người 49 4.4.3. Nhận thức của người dân trong việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt 50 4.4.4. Nhận thức của người dân về Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản liên quan 55 4.4.5. Những hoạt động của người dân về công tác bảo vệ môi trường sống, công tác tuyên truyền của xã Sơn Cẩm 57 4.5. Đánh giá chung và đề xuất giải pháp 59 4.5.1. Đánh giá chung 59 4.5.2. Đề xuất giải pháp 61 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63 5.1. Kết luận 63 5.2. Kiến nghị 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số hộ dân phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày trước khi xử lý (N = 49) 21 Bảng 2.2: Đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt chia theo giới tính (N= 49) 22 Bảng 2.3: Ý kiến người dân về tầm quan trọng của việc xử lý rác thải sinh hoạt ( N = 49) 23 Bảng 2.4: Kiến thức, thái độ thực hành của người dân về nguồn nước sạch 23 Bảng 2.5: Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về vệ sinh môi trường 24 Bảng 4.1: Dân số xã Sơn Cẩm 36 Bảng 4.2: Giới tính của người tham gia phỏng vấn 38 Bảng 4.3: Trình độ học vấn của người tham gia phỏng vấn 39 Bảng 4.4: Nghề nghiệp của người tham gia phỏng vấn 39 Bảng 4.5: Nguồn nước sinh hoạt của người dân xã Sơn Cẩm 40 Bảng 4.6: Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt 41 Bảng 4.7: Tỷ lệ HGĐ sử dụng loại cống thải 42 Bảng 4.8: Tỷ lệ (%) các nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt của các HGĐ 43 Bảng 4.9: Tỷ lệ các loại rác thải tạo ra trung bình trong một ngày. 44 Bảng 4.10. Tỷ lệ hộ gia đình có các hình thức đổ rác 44 Bảng 4.11: Tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh 46 Bảng 4.12: Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh 46 Bảng 4.13. Tỷ lệ hiểu biết của người dân về các khía cạnh môi trường 48 Bảng 4.14. Thành phần của chất thải rắn thể hiện qua bảng sau đây 49 Bảng 4.15: Nhận thức của người dân về những biểu hiện do ô nhiễm môi trường gây ra theo trình độ học vấn 50 Bảng 4.16: Đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt chia theo giới tính rác thải sinh hoạt chia theo giới tính 52 Bảng 4.17: Đánh giá về tầm quan trọng của việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt theo nghề nghiệp 53
  8. vi Bảng 4.18: Đánh giá về mức độ thu gom, xử lý rác của người dân trong xã Sơn Cẩm hiện nay 54 Bảng 4.19: Nhận thức của người dân về luật môi trường và các văn bản liên quan theo nghề nghiệp 56 Bảng 4.20: Tìm hiểu các chương trình bảo vệ môi trường qua các nguồn phân theo giới tính 57
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Mô phỏng vị trí địa lý xã Sơn Cẩm 31 Hình 4.2: Độ tuổi của người tham gia phỏng vấn 38 Hình 4.3: Nguồn nước sinh hoạt tại địa phương. 40 Hình 4.4: Tỷ lệ (%) HGĐ sử dụng các loại cống thải 42 Hình 4.5: Tỷ lệ hộ gia đình có các hình thức đổ rác 45 Hình 4.6: Đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt chia theo giới tính 52
  10. viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt BĐKH Biến đổi khí hậu BVMT Bảo vệ Môi trường CBCNVC Cán bộ công nhân viên chức Chương trình Dự án hợp tác Việt Nam - Thụy Điển về lĩnh vực SEMILA Tài nguyên & Môi trường DN Doanh nghiệp GDP Tổng sản phẩm quốc nội HGĐ Hộ gia đình IPCC Hội đồng liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu ISWM Hiệp hội quốc tế của trọng lượng và đo lường KCN Khu Công nghiệp ÔNMT Ô nhiễm môi trường SL Số lượng UNEP Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc VSMT Vệ sinh môi trường
  11. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Môi trường là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật trên trái đất. Môi trường là nơi cung cấp không gian sống của con người và sinh vật, cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người, đồng thời cũng là nơi chứa đựng các phế thải do con người thải ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Việt Nam là một nước đang phát triển, đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, đô thị hoá thì việc giữ gìn môi trường là vấn đề hết sức quan trọng. Ô nhiễm, suy thoái môi trường đang ngày càng gia tăng và trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội mà một trong những nguyên nhân chính là do sự thiếu ý thức và thiếu nhận thức về môi trường của con người. Bảo vệ môi trường đòi hỏi cần có sự chung tay và góp sức của toàn xã hội. Ngoài việc đề ra các biện pháp công nghệ kỹ thuật, pháp luật để bảo vệ, phục hồi môi trường thì việc giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân về vấn đề môi trường cũng là một việc làm vô cùng quan trọng. Xã Sơn Cẩm nằm ở phía Bắc thành phố Thái Nguyên cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 6 km về phía Bắc. Trên địa bàn xã có nhiều cơ quan, xí nghiệp, trường học từ Trung ương tới địa phương đóng trên địa bàn, có hệ thống Điện - Đường - Trường - Trạm cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương và đang trong tiến trình quy hoạch, mở rộng và xây dựng các khu dân cư nên có các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội hơn nữa. Xã Sơn Cẩm trước đây người dân chủ yếu làm nông nghiệp, song những năm gần đây trước những tác động mạnh của quá trình đẩy mạnh nông nghiệp
  12. 2 hóa, hiện đại hoá, cùng với sự gia tăng dân số, lao động tập trung ở xã đã tạo nên những áp lực làm môi trường suy giảm. Môi trường thiên nhiên như: môi trường đất, nước, không khí đã và đang bị ô nhiễm, suy thoái. Môi trường sống từng ngày thay đổi, song nhận thức và hiểu biết của người dân về môi trường ở xã Sơn Cẩm còn hạn chế. Đây là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến các hành động có hại đến môi trường sống của người dân trên địa bànxã . Để thấy rõ được thực trạng này em tiến hành thực hiện đề tài“Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Sơn Cẩm, thành phố Thái Nguyên” dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Dư Ngọc Thành - Giảng viên khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá nhận thức của người dân về các vấn đề ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, - Đánh giá sự hiểu biết của người dân về Luật Môi trường của Việt Nam. - Đánh giá ý thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn xã. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Số liệu thu thập phải trung thực, khách quan, chính xác. - Phản ánh đúng hiện trạng môi trường và nhận thức của người dân - Mẫu nghiên cứu phải đại diện cho khu vực lấy mẫu. - Đảm bảo những kiến nghị, đề nghị đưa ra phải có tính khả thi phù hợp với điều kiện của điều kiện của địa phương - Những giải pháp đề ra phải có tính khả thi, thực tế phù hợp với điều kiện thực tế của xã Sơn Cẩm.
  13. 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập, nghiên cứu khoa học - Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. - Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học tập và nghiên cứu rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá được nhận thức của người dân địa bàn xã Sơn Cẩm, thành phố Thái Nguyên về môi trường. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường .
  14. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở pháp lý Một số văn bản pháp luật liên quan đến ngành quản lý môi trường đang hiện hành ở Việt Nam: - Luật Bảo vệ môi trường được Chủ tịch nước ký, ban hành số 09/2014/L - CTN, ngày 26/06/2014: - Nghị định số 127/2014/NĐ - CP, ngày 31/12/2014 quy định điều kiện của tổ chức thực hiện hoạt động quan trắc môi trường; - Nghị định số 03/2015NĐ - CP, ngày 06/01/2015 quy định về xác định thiệt hại với môi trường; - Nghị định số 18/2015/NĐ - CP, ngay 14/02/2015 về quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường; - Nghị định số 19/2015/NĐ - CP, ngày 14/02/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định số 38/2015/NĐ - CP, ngày 24/04/2015 quy định về chất thải và phế liệu; - Chỉ thị số 26/CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/08/2014 về việc triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định số 08/2014/NĐ - CP, ngày 06/08/2014 về thoát nước và xử lý nước thải; - Nghị định số 25/NĐ - CP, ngày 29/03/2013 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; - Quyết định 1788/QĐ - TTg, ngày 01/10/2013 phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020;
  15. 5 - Nghị định 179/2013/NĐ - CP, ngày 13/11/2013 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; - Quyết định số 73/2014/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất; - Quyết định số 16/2015/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/5/2015 quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ; - Thông tư 11/2015/TT - BTNMT ngày 31/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành ( QCVN 01 – MT : 2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên); - Thông tư 12/2015/TT- BTNMT ngày 31/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (QCVN 12-MT : 2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy); - Thông tư 13/2015/TT - BTNMT ngày 31/3/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (QCVN 13-MT : 2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm); - Thông tư số 19/2015/TT - BTNMT quy định chi tiết về việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và mẫu giấy chứng nhận đã được Bộ trưởng ký ban hành ngày 23 tháng 4 năm 2015; - Thông tư 22/2015/TT - BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 28 tháng 5 quy định về bảo vệ môi trường trong sử dụng dung dịch khoan; quản lý chất thải và quan trắc môi trường đối với các hoạt động dầu khí trên biển; - Thông tư số 26/2015/2015/TT - BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 28 tháng 5 ngay 2015 quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản;
  16. 6 - Thông tư số 27/2015/TT - BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 29 tháng 5 năm 2015 về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; - Thông tư số 41/2015/ TT - BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; - Thông tư số 35/2015/TT - BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế , khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao; Thông tư số 36/2015/TT - BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại; - Thông tư số 26/2015/TT - BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại; - Thông tư số 38/2015/TT - BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản; 2.1.2. Cơ sở lý luận 2.1.2.1. Các khái niệm cơ bản [8] - Môi trường: + Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. [8] + Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. [8] - Ô nhiễm môi trường: + Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời có các tính chất vật lý,hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. [8]
  17. 7 + Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (Luật bảo vệ môi trường 2015). [8] + Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. [8] - Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước làm nhiễm bẩn nước gây nguy hiểm tới sức khỏe con người. [8] - Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí làm cho không khí bị ô nhiễm. [8] - Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. [8] - Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong sạch, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. [8] - Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. [8] - Quản lý môi trường : "Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia".[3] - Thông tin về môi trường bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần môi trường; về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên; về các tác động đối với môi trường; về chất thải; về mức độ môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, và các thông tin về môi trường khác.[ 8]
  18. 8 - Rác thải là những chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Có nhiều loại rác thải khác nhau và có nhiều cách phân loại.[3] - Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. [8] - Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu tái sử dụng, tái chế xử lý tiêu hủy. Phế liệu là sản phẩm được loại ra trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm mới. [8] - Chất thải hữu cơ là những chất có thể phân hủy được như thức ăn thừa, giấy bìa, lá rụng, [8] - Các chất thải vô cơ là những chất thải không có khả năng phân hủy hoặc phân hủy trong thời gian rất lâu. [8] - Nhận thức: + 1. (Danh từ) : Quá trình và kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan hoặc kết quả của quá trình đó. + 2. ( Động từ) : Nhận ra và biết được. [14] + Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể. [12] 2.2. Một số vấn đề môi trường cần quan tâm trên Thế giới và Việt Nam 2.2.1. Một số vấn đề về Môi trường cần quan tâm trên Thế giới [9] Hiện nay môi trường đang bị đe dọa trầm trọng vì tình hình thế giới phát triển ngày càng lúc càng cao, các nhà máy, công trình, xưởng sản xuất mỗi ngày thải ra ngoài môi trường rất nhiều khí thải, chất thải nguy hại, dẫn đến môi trường bị đe dọa ô nhiễm . Môi trường toàn cầu hiện nay đầy những yếu tố như là hạn hán, đói kém, thiên tai, lũ lụt,
  19. 9 Theo GS.TS Võ Quý chúng ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường, cấp bách nhất là: * Rừng - “lá phổi của Trái đất” đang bị phá hủy do hoạt động của loài người: Rừng xanh trên thế giới che phủ khoảng một phần ba diện tích đất liền của Trái đất, chiếm khoảng 40 triệu km2. Tuy nhiên, các vùng rừng rậm tốt tươi đã bị suy thoái nhanh chóng trong những năm gần đây. Các hệ sinh thái rừng bao phủ khoảng 10% diện tích Trái đất, khoảng 30% diện tích đất liền. Tuy nhiên, các vùng có rừng che phủ đã bị giảm đi khoảng 40% trong vòng 300 năm qua và theo đó mà các loài động thực vật, thành phần quan trọng của các hệ sinh thái rừng, cũng bị mất mát đáng kể. Các hệ sinh thái rừng cung cấp cho chúng ta dòng nước trong lành, an toàn và nhiều dịch vụ cần thiết khác. Sự giảm sút diện tích rừng làm cho lượng hơi nước thoát ra từ rừng bị giảm sút, do đó, lượng mưa cũng ít đi, nguồn nước cung cấp bị hạn chế, giảm sút, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người dân trong vùng, đồng thời, bệnh tật cũng tăng thêm. Giảm diện tích rừng cũng đồng nghĩa với việc tăng xói mòn, sạt lở đất, nhất là trong mùa mưa lũ, do độ che phủ của đất bị suy giảm. Rừng còn đem lại nhiều lợi ích khác cho chúng ta, trong đó, việc đảm bảo sự ổn định chu trình oxy và cacbon trong khí quyển và trên mặt đất là rất quan trọng. Cây xanh hấp thụ lượng lớn CO2 và thải ra khí oxy, rất cần thiết cho cuộc sống. Từ trước đến nay, lượng CO2 có trong khí quyển luôn ổn định nhờ sự quang hợp của cây xanh. Tuy nhiên trong những năm gần đây, một diên tích lớn rừng bị phá hủy, nhất là rừng rậm nhiệt đới, do đó hàng năm có khoảng 6 tỷ tấn CO2 được thải thêm vào khí quyển trên toàn thế giới, tương đương khoảng 20% lượng khí CO2 thải ra do sử dụng các nhiên liệu hóa thạch (26 tỷ tấn/năm). Điều đó có nghĩa là việc giảm bớt sử dụng nhiên liệu hóa thạch và
  20. 10 khuyến khích bảo vệ rừng và trồng rừng để giảm bớt tác động của biến đổi khí hậu là rất quan trọng. * Đa dạng sinh học đang giảm sút hàng ngày Sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta tùy thuộc vào các dịch vụ của các hệ sinh thái, mà chính là từ đa dạng sinh học. Thiên nhiên, các hệ sinh thái, nhờ có đa dạng sinh học đã cung cấp cho con người không những lương thực, thực phẩm, các nguyên vật liệu gỗ, sợi, thuốc chữa bệnh, mà trong những năm gần đây nhờ có hiểu biết về giá trị của các gen và nhờ có những tiến bộ về khoa học và kỹ thuật mà các nhà khoa học đã tạo ra nhiều thuốc chữa bệnh có giá trị, các sản phẩm mới về lương thực và năng lượng (dịch vụ cung cấp). Đa dạng sinh học còn giữ vai trò quan trọng trong việc làm sạch không khí và dòng nước, giữ cho môi trường thiên nhiên trong lành, nhờ thế sức khỏe của con người được cải thiện (dịch vụ điều chỉnh). Đa dạng sinh học còn có vai trò quan trọng là nguồn gốc và nuôi dưỡng các phong tục tập quán địa phương liên quan đến các loại lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và văn hóa truyền thống, được hình thành từ những ưu đãi của thiên nhiên như núi, rừng, sông, biển của từng vùng (dịch vụ văn hóa). Đa dạng sinh học còn góp phần tạo ra lớp đất màu, tạo độ phì của đất để phục vụ sản xuất nông nghiệp (dịch vụ hỗ trợ). Tất cả các dịch vụ của hệ sinh thái trên toàn thế giới đã đem lại lợi ích cho con người với giá trị ước lượng khoảng 21-72 tỷ đô la Mỹ/năm, so với Tổng sản phẩm toàn cầu năm 2008 là 58 tỷ đô la Mỹ Sụp đổ hệ sinh thái và mất đa dạng sinh học sẽ gây nên nhiều khó khăn trong cuộc sống nhất. Vì thế, việc bảo tồn đa dạng sinh học là hết sức quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo mà chúng ta đang theo đuổi trong sự phát triển xã hội ở nước ta.
  21. 11 * Tài nguyên nước đang bị cạn kiệt dần Trái đất là một hành tinh xanh, có nhiều nước, nhưng 95,5% lượng nước có trên Trái đất là nước biển và đại dương. Lượng nước ngọt mà loài người có thể sử dụng được chỉ chiếm khoảng 0,01% lượng nước ngọt có trên Trái đất. Cuộc sống của chúng ta và nhiều loài sinh vật khác phụ thuộc vào lượng nước ít ỏi đó. Lượng nước quý giá đó đang bị suy thoái một cách nhanh chóng do các hoạt động của con người và con người đang phải vật lộn với sự thiếu hụt nước ngọt tại nhiều vùng trên thế giới. Để có thể bảo tồn nguồn tài nguyên nước hết sức ít ỏi của chúng ta, chúng ta phải nhận thức được rằng cần phải giữ được sự cân bằng nhu cầu và khả năng cung cấp bằng cách thực hiên các biện pháp thích hợp. Để có thể hồi phục được sự cân bằng mỗi khi đã bị thay đổi sẽ tốn kém rất lớn, tuy nhiên có nhiều trường hợp không thể sửa chữa được. Vì thế cho nên, nhân dân tại tất cả các vùng phải biết tiết kiệm nước, giữ cân bằng giữa nhu cầu sử dụng với nguồn nước cung cấp, có như thế mới giữ được một cách bền vững nguồn nước với chất lượng an toàn. * Mức tiêu thụ năng lượng ngày càng cao và nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt Trong lúc vấn đề cạn kiệt nguồn chất đốt hóa thạch đang được mọi người quan tâm như dầu mỏ và khí đốt, thì Trung Quốc và Ấn Độ với diện tích rộng và dân số lớn, đang là nhưng nước đang phát triển nhanh tại châu Á, đặc biệt là Trung Quốc có nguồn than đá và khí đốt thiên nhiên dồi dào, đang tăng sức tiêu thụ nguồn năng lượng này một cách nhanh chóng. Ở Trung Quốc, sức tiêu thụ loại năng lượng hàng đầu này từ 961 triệu tấn (tương đương dầu mỏ) vào năm 1997 lên 1.863 triệu tấn vào năm 2007, tăng gần gấp đôi trong khoảng 10 năm. Tất nhiên lượng CO2 thải ra cũng tăng lên gần ½ lượng thải của Mỹ năm 2000, và đến nay Trung Quốc đã trở thành nước thải lượng khí CO2 lớn nhất trên thế giới, vượt qua cả Mỹ năm 2007.
  22. 12 Con người đã đạt được bước tiến rất lớn trong quá trình phát triển, bằng cuộc Cách mạng Công nghiệp nhờ sự tiêu thụ lớn các chất đốt hóa thạch. Tuy nhiên, ước lượng nguồn dự trữ dầu mỏ trên thế giới chỉ còn sử dụng được trong vòng 40 năm nữa, dự trữ khí tự nhiên được 60 năm và than đá là khoảng 120 năm. Nếu chúng ta vẫn bị lệ thuộc vào chất đốt hóa thạch thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu năng lượng ngày càng cao và sẽ phải đối đầu với sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên thiên nhiên này trong thời gian không lâu. Việc sử dụng các nguồn năng lượng hồi phục được như năng lượng mặt trời, địa nhiệt, gió, thủy lực và sinh khối sẽ không làm tăng thêm CO2 vào khí quyển và có thể sử dụng được một cách lâu dài cho đến lúc nào Mặt trời còn chiếu sáng lên Trái đất. Tuy nhiên, so với chất đốt hóa thạch, năng lượng mặt trời rất khó tạo ra được nguồn năng lượng lớn, mà giá cả lại không ổn định. Làm thế nào để tạo được nguồn năng lượng ổn định từ các nguồn có thể tái tạo còn là vấn đề phải nghiên cứu, và rồi đây khoa học kỹ thuật sẽ có khả năng hạ giá thành về sử dụng năng lượng mặt trời và các dạng năng lượng sạch khác. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề năng lượng chỉ bằng cách sử dụng nguồn năng lượng sạch, mà chúng ta cần phải thay đổi cách mà chúng ta hiện nay đang sử dụng nguồn năng lượng để duy trì cuộc sống của chúng ta và đồng thời phải tìm các làm giảm tác động lên môi trường. Tiết kiệm năng lượng là hướng giải quyết mà chúng ta phải theo đuổi mới mong thực hiện được sự phát triển bền vững, trước khi năng lượng mặt trời được sử dụng một cách phổ biến. * Trái đất đang nóng lên: Nóng lên toàn cầu không phải chỉ có nhiệt độ tăng thêm, nó còn mang theo hàng loạt biến đổi về khí hậu, mà điều quan trọng nhất là làm giảm lượng nược mưa tại nhiều vùng trên thế giới. Một số vùng thường đã bị khô hạn, lượng mưa lại giảm bớt tạo nên hạn hán lớn và sa mạc hóa. Theo báo cáo lần thứ tư của IPCC, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,7oC so với trước kia.
  23. 13 Do nóng lên toàn cầu, dù chỉ 0,7oC mà trong những năm qua, thiên tai như bão tố, lũ lụt, hạn hán, nắng nóng bất thường, cháy rừng đã xảy ra tại nhiều vùng trên thế giới. Theo dự báo thì rồi đây, nếu không có các biện pháp hữu hiệu để giảm bớt khí thải nhà kính, nhiệt độ mặt đất sẽ tăng thêm từ 1.8oC đến 6,4oC vào năm 2100, lượng mưa sẽ tăng lên 5-10%, băng ở hai cực và các núi cao sẽ tan nhiều hơn, nhanh hơn, nhiệt độ nước biển ấm lên, bị giãn nở mà mức nước biển sẽ dâng lên khoảng 70-100cm hay hơn nữa và tất nhiên sẽ có nhiều biến đổi bất thường về khí hậu, thiên tai sẽ diễn ra khó lường trước được cả về tần số và mức độ. * Dân số thế giới đang tăng nhanh Sự tăng dân số một cách quá nhanh chóng của loài người cùng với sự phát triển trình độ kỹ thuật là nguyên nhân hàng đầu gây ra sự suy thoái thiên nhiên. Tuy rằng dân số loài người đã tăng lên với mức độ khá cao tại nhiều vùng ở châu Á trong nhiều thế kỷ qua nhưng ngày nay, sự tăng dân số trên thế giới đã tạo nên một hiện tượng đặc biệt của thời đại của chúng ta, được biết đến là như là sự bùng nổ dân số trong thế kỷ XX. Hiện tượng này có lẽ còn đáng chú ý hơn cả phát minh về năng lượng nguyên tử hay phát minh về điều khiển học. Tình trạng quá đông dân số loài người trên trái đất đã đạt trung bình khoảng 33 người trên km2 trên đất liền (kể cả sa mạc và các vùng cực). Với dân số như vậy, loài người đang ngày càng gây sức ép mạnh lên vùng đấy có khả năng nông nghiệp để sản xuất lương thực và cả lên những hệ sinh thái tự nhiên khác. 2.2.2. Một số vấn đề về môi trường của Việt Nam [9] * Độ che phủ và chất lượng rừng giảm sút nghiêm trọng Rừng là nguồn tài nguyên sinh vật quý giá nhất của đất nước ta. Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế-xã hội, mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng.
  24. 14 Qua quá trình phát triển, độ che phủ của rừng ở Việt Nam đã giảm sút đến mức báo động. Chất lượng của rừng ở các vùng còn rừng đã bị hạ thấp quá mức. Trước đây, toàn bộ đất nước Việt Nam có rừng che phủ, nhưng chỉ mới mấy thập kỷ qua, rừng bị suy thoái nặng nề. Diện tích rừng toàn quốc đã giảm xuống từ năm 1943 chiếm khoảng 43% diện tích tự nhiên, thì đến năm 1990, chỉ còn 28,4%. Tình trạng suy thoái rừng ở nước ta là do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có sự tàn phá của chiến tranh, nhất là chiến tranh hóa học của Mỹ. Trong mấy năm qua, diện tích rừng có chiều hướng tăng lên, 28.8% năm 1998 và đến năm 2000, độ che phủ rừng là 33,2% năm 2002 đã đạt 35,8% và đến cuối năm 2004 đễ lên đến 36,7%. Đây là một kết quả hết sức khả quan. Chúng ta vui mừng là độ che phủ rừng nước ta đã tăng lên khá nhanh trong những năm gần đây, tuy nhiên chất lượng rừng lại giảm sút đáng lo ngại. Các số liệu chính thức gần đây đã xác định độ che phủ rừng của Việt Nam, bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng là 12,3 triệu ha, chiếm hơn 37% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc. Khoảng 18% diện tích này là rừng trồng, chỉ có 7% diện tích rừng là rừng nguyên sinh và gần 70% diện tích rừng còn lại được coi là rừng thứ sinh nghèo. So sánh trong cả nước thì trong vòng 10 năm qua, Tây Nguyên là vùng mà rừng bị giảm sút với mức độ đáng lo ngại nhất, nhất là ở Đắk Lắk. Tuy trong những năm vừa qua, việc quản lý rừng đã được tăng cường, nhưng trong 6 tháng đầu năm 2005, cũng đã phát hiện được 275 vụ vi phạm khai thác lâm sản trái phép, 1.525 vụ mua bán và vận chuyên lâm sản trái phép. Đầu năm 2008, nhiều vùng phá rừng đã xẩy ra ở nhiều nơi, ngay cả trong các khu bảo tồn thiên nhiên, như vườn Quốc gia Yok Đôn, Đắk Lắk, rừng đầu nguồn Thượng Cửu, Phú Thọ, rừng Khe Diêu, Quế Sơn Sau một tháng ra quân, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Quảng Nam đã mở nhiều cuộc tấn công vào sào huyệt lâm tặc đang lộng hành trên địa bàn tỉnh, bước đầu phát hiện và
  25. 15 bắt giữ gần 620 vụ vận chuyển trái phép, với số lượng gỗ bị bắt giữ ở mức kỷ lục: 1.300 m3. * Đa dạng sinh học ở Việt Nam Việt Nam được xem là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Do sự khác biệt lớn về khí hậu, từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên tính đa dạng sinh học cao ở Việt Nam. Cho đến nay đã thống kê được 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch và hàng nghìn loài thực vật thấp như rêu, tảo, nấm . Hệ động vật Việt Nam cũng hết sức phong phú. Hiện đã thống kê được 310 loài thú, 870 loài chim, 296 loài bò sát, 263 loài ếch nhái, trên 1.000 loài cá nước ngọt, hơn 2.000 loài cá biển và thêm vào đó hàng chục ngàn loài động vật không xương sống ở cạn, ở biển và ở nước ngọt. Ngoài ra Việt Nam còn có phần nội thủy và lãnh hải rộng khoảng 226.000 km2, trong đó có hàng nghìn hòn đảo lớn nhở và nhiều rạn san hô phong phú, là nới sinh sống của hàng ngàn động vật, thực vật có giá trị. Tuy nhiên, thay vì phải bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên quý giá này ở nhiều nơi đã và đang khai thác quá mức và phí phạm, không những thế còn sử dụng các biện pháp hủy diệt như dùng các chất nổ, chất độc, kích điện để săn bắt. Nếu được quản lý tốt và biết sử dụng đúng mức, nguồn tài nguyên sinh học của Việt Nam có thể trở thành tài sản rất có giá trị. Nhưng rất tiếc, nguồn tài nguyên này đang bị suy thoái nhanh chóng. * Diện tích đất trồng trọt trên đầu người ngày càng giảm Ở Việt Nam, tuy đất nông nghiệp chiếm 28,4% diện tích đất tự nhiên, song bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người rất thấp, xếp thứ 159 trong tổng số 200 nước trên thế giới và bằng 1/6 bình quân trên thế giới. Tỷ lệ này sẽ hạ thấp hơn nữa trong những năm tới do dân số còn tăng và đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp lại rất hạn chế, chủ yếu thuộc các vùng đồng bằng. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do bị thoái hóa, ô nhiễm
  26. 16 và chuyển đổi mục đích sử dụng, nhất là để xây dựng các khu công nghiệp, đô thị, đường giao thông, sân gôn , làm mất đi hơn 50.000 ha đất nông nghiệp trong khoảng 10 năm qua. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong mấy năm gần đây, trung bình hàng năm có khoảng 72.000 ha đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng. Trong khoảng 3 năm trở lại đây việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp diễn ra hết sức ồ ạt ở các địa phương. Tỉnh nào cũng có khu công nghiệp, khiến một phần không nhỏ đất nông nghiệp tốt bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Theo một báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cả nước phải giữ được ít nhất 3,9 triệu hecta đất trồng lúa, vì thế, Chính phủ phải sớm có quy hoạch tổng thể về đất nông nghiệp của cả nước để các địa phương tuân theo. * Thoái hóa đất Theo thống kê mới năm 2010, Việt Nam có 28.328.939 ha đất đã được sử dụng, chiếm 85,70% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất nông - lâm nghiệp có 24.997.153 ha chiếm 75,48%, đất phi nông nghiệp khoảng 3.385.786 ha chiếm 10,22%. Đất chưa sử dụng là 4.732.786 ha chiếm 13,30%. Đất nông nghiệp tăng trong khi diện tích đất trồng lúa giảm(45,977 ha). Nhìn chung, đất sản xuất nông nghiệp có nhiều hạn chế, với 50% diện tích là đất có vấn đề như đất phèn, đất cát, đất xám bạc màu, đất xói mòn manh trơ sỏi đá, đất ngập mặn, đất lầy úng, và có diện tích khá lớn là đất có tầng mặt mỏng ở vùng đồi núi (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường, 2004). Trong thời kỳ đổi mới, cùng với những thành tựu về phát triển kinh tế, xã hội, những biến động về tài nguyên đất ngày càng trở nên rõ rệt. Về môi trường đất lượng phân bón dùng trên một hecta gieo trồng còn thấp hơn so với mức trung bình thế giới (80kh/ha so với 87kg/ha), và mới chỉ bù đắp được khoảng 30% lượng dinh dưỡng do cây trồng lấy đi. Mặt khác do sự cân bằng trong sử dụng phân hóa học đang là thực trạng phổ biến. Tình hình đó là nguyên nhân của việc giảm độ phì nhiêu của đất và hiện tượng thiếu kali hoặc
  27. 17 lưu huỳnh ở một số nơi, ảnh hưởng tới năng suất cây trồng. Về hóa chất bảo vệ thực vật, trong danh mục 109 loại đang được sử dụng tại đồng bằng sông Hồng, có những loại đã bị cấm sử dụng. Trong các vùng thâm canh, tần suất sử dụng thuốc khá cao, nhất là đối với rau quả, cho nên dư lượng trong đất khá cao, kể cả trong sản phẩm. [1] * Thiếu nước ngọt và nhiễm bẩn nước ngọt ngày càng trầm trọng Nhìn chung tài nguyên nước ngọt Việt Nam tương đối cao, tuy nhiên với tiến trình gia tăng dân số, thâm canh nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, tài nguyên và môi trường nước Việt Nam đang thay đổi hết sức nhanh chóng, đối mặt với nguy cơ cạn kiệt về số lượng, ô nhiễm về chất lượng, tác động tiêu cực tới cuộc sống của nhân dân và sự lành mạnh về sinh thái của cả nước. (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường, 2004). Việc phá rừng mà hậu quả là hiện tượng bồi lắng ở mức độ cao do sói mòn đất đã làm giảm hiệu năng của những dòng kênh và tuổi thọ của các hồ chứa. Năm 1991, hai công trình thủy điện quan trọng ở miền trung là Đa Nhim và Trị An đã không vận hành được bình thường vào mùa khô vì thiếu nước nghiêm trọng. Nhiều vùng bị thiếu nước trầm trọng, nhất là Đồng Văn, Lai Châu, Hà Tĩnh và Quảng Trị. Giữa tháng 3/2011, nhiều vùng bị hạn nặng, như các tỉnh Tây Nguyên nhất là Gia Lai, Kon Tum, cà phê không đủ nước đã bị chết hay cháy hoa, nhân dân nhiều vùng không có đủ nước cho sinh hoạt. Tình trạng ô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đã trở thành vấn đề quan trọng tại nhiều thành phố, thị xã, đặc biệt là tại các thành phố lớn như TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội và tại các khu công nghiệp. Ô nhiễm nước do hoạt động nông nghiệp cũng là vấn đề nghiêm trọng tại nhiều miền thôn quê, đặc biệt tại châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Hiện tượng nhiễm mặn hay chua hóa do quá trình tự nhiên và do hoạt động của con người đang là vấn đề nghiêm trọng ở vùng châu thổ sông Cửu Long. Ở một số vùng ven biển, nguồn nước ngầm đã bị nhiễm bẩn do thấm
  28. 18 mặn hoặc thấm chua phèn trong quá trình thăm dò hoặc khai thác. nhiễm bẩn vi sinh vật và kim loại nặng đã xẩy ra ở một số nơi, chủ yếu do nhiễm bẩn từ trên mặt đất, như các hố chôn lấp rác. Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch hiện nay là khoảng 50%, trong đó đô thị chiếm 70% và nông thôn chỉ 30%. Từ nay cho đến năm 2040, tổng nhu cầu nước ở Việt Nam có thể chưa vượt quá 50% tổng nguồn nước, song vì có sự khác biệt lớn về nguồn nước tại các vùng khác nhau, vào các mùa khác nhau và do nạn ô nhiễm gia tăng, nếu không có chính sách đúng đắn thì nhiều nơi sẽ bị thiếu nước trầm trọng. * Nạn ô nhiễm ngày càng khó giải quyết Đô thị hóa và công nghiệp hóa ở nước ta phát triển khá nhanh trong hơn 10 năm qua, gây áp lực lớn đối với khai thác đất đại, tài nguyên thiên nhiên, nhất là rừng và nước. Nhiều diện tích nông nghiệp đã chuyển thành đất đô thị, đất công nghiệp, đất giao thông ảnh hưởng không nhở đến đời sống người nông dân và an toàn lương thực quốc gia. Đô thị hóa, công nghiệp hóa trong khi hạ tầng cơ sở kỹ thuật và xã hội yếu kém, làm nẩy sinh nhiều vấn đề môi trường bức bách như thiếu nước sạch, thiếu dịch vụ xã hội, thiếu nhà ở, úng ngập, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm không khí, tiếng ồn, ô nhiễm nước và chất thải rắn. Tỷ lệ số người bị các bệnh do ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, như các bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa, các bệnh dị ứng và ung thư Môi trường nông thôn bị ô nhiễm do các điều kiện vệ sinh và cơ sở hạ tầng yếu kém. Việc sử dụng không hợp lý các loại hóa chất nông nghiệp cũng đã và đang làm cho môi trường nông thôn bị ô nhiễm và suy thoái. Việc phát triển tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề cà cơ sở chế biến ở một số vùng do công nghệ sản xuất lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán xen kẽ trong khu dân cư và hầu như không có thiết bị thu gom và xử lý chất thải đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 1.450 làng
  29. 19 nghề truyền thống, trong đó 800 làng tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng, đã và đang làm chất lượng môi trường khu vực ngày càng suy giảm. [18] Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường ở các vùng nông thôn là vấn đề cấp bách. Điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn vẫn chưa được cải thiên đáng kểm tỷ lệ số hộ có hố xí hợp vệ sinh chỉ đạt 28-30% và số hộ ở nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh là 30-40% . [2] 2.3. Những nghiên cứu về nhận thức người dân về các vấn đề môi trường ở các địa phương của Việt Nam 2.3.1. Nhận thức của người dân về Luật BVMT [9] Kết quả điều tra của nhóm Nâng cao nhận thức cộng đồng (chương trình SEMLA - Bộ Tài nguyên và Môi trường) tại 3 tỉnh Hà Giang, Nghệ An, Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy, nhìn chung cán bộ công chức của 3 tỉnh đều có hiểu biết chính sách pháp luật đất đai và môi trường. Sự hiểu biết của họ chủ yếu là do bản thân chủ động nghiên cứu và nghe trên phương tiện truyền thông đại chúng. Song sự tiếp cân cũng như hiểu về Luật Đất đai và Bảo vệ môi trường ở những mức độ khác nhau. Đa số cán bộ trong cơ quan Nhà nước hiểu biết về chính sách pháp luật đất đai nhiều hơn và sâu hơn, còn Luật Bảo vệ môi trường thì các cán bộ viên chức chỉ hiểu biết ở tầm khái quát chung. Song khi đi vào chi tiết nhiều người còn chưa nắm bắt được. Ví dụ như việc phỏng vấn câu hỏi trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là trách nhiệm thuộc về ai? Tại Hà Giang có tới 80% trả lời là trách nhiệm thuộc cơ quan nhà nước, Nghệ An có 54,9% và Bà Rịa -Vũng Tàu có 53,19% có cùng câu trả lời. Trong khi đó nhiệm vụ này là của chủ dự án! Nhận thức về chính sách, pháp luật đất đai và môi trường của cộng đồng dân cư đô thị của 3 tỉnh có cao hơn cộng đồng dân cư nông thôn nhưng cũng chỉ “mạnh” về đất đai, còn mảng môi trường nhiều người hoặc chưa biết, hoặc trả lời sai ở một số câu hỏi. Ví như, việc khắc phục ô nhiễm theo nhiều người thì trách nhiệm thuộc về cơ quan quản lý nhà
  30. 20 nước, song trên thực tế trách nhiệm này thuộc về người gây ô nhiễm. Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường hiện vẫn là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi có tới 96,15% dân cư tại Hà Giang; 81,82% dân cư tại Nghệ An; 97,98% tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ đó ta thấy cần thiết phải tham khảo ý kiến người dân trong đánh giá tác động môi trường và việc tham khảo này nên tổ chức họp dân là phù hợp nhất. 2.3.2. Nhận thức của người dân tại. TP HCM về tác hại của biến đổi khí [4hậu ] Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát, điều tra xã hội học 400 doanh nghiệp (DN) trong và ngoài KCN; 501 người dân (201 mẫu với CBCNVC, 300 mẫu ở người dân trong đó có 175 phụ nữ); 300 học sinh (tiểu học, THCS, THPT). Theo đó, một số kết quả đáng chú ý là có đến 28,9% (trong 201 mẫu khảo sát) CBCNVC cho biết đã có nghe về BĐKH nhưng chưa hiểu gì về việc này và 3,5% không quan tâm đến BĐKH vì còn nhiều việc trước mắt trong đời sống phải lo, BĐKH là việc của cơ quan Nhà nước, BĐKH còn lâu lắm mới xảy ra Trả lời câu hỏi về những hành động sẽ làm nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH có 86,2% cán bộ công nhân viên chức biết việc tiết kiệm điện, nước là có lợi (giảm chi phí, có lợi cho môi trường, duy trì sự phát triển bền vững ) 93,3% ý kiến tán đồng việc khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng sạch (điện mặt trời, biogas, biomas ); 70% ý kiến cho biết thường chọn mặc quần áo thoáng mát, tận dụng tối đa gió ngoài trời, chỉ sử dụng máy lạnh khi thật sự cần thiết (có thói quen chỉnh máy lạnh trên 26 độ C), có chậu cây xanh trang trí trong phòng làm việc TS Lê Văn Khoa cho biết nhìn chung, các đối tượng người dân đều có sự quan tâm, hiểu biết căn bản về BĐKH. Tuy nhiên, việc hiểu đúng và có hành động phù hợp để ứng phó với BĐKH vẫn còn hạn chế. 2.3.3. Nhận thức của người dân về việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải[5 ] Nhóm tác giả khoa Xã Hội Học Trường Đại học Bình Dương đã thưc hiện đề tài “Tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô
  31. 21 nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại phương Phú Thọ, Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương”. Theo đó kết quả đạt được là: Mọi người dân đều có hiểu biết về tầm quan trọng của môi trường trong cuộc sống của mình và đồng ý với việc bảo vệ môi trường bằng cách không vứt rác thải bừa bãi và có những thái độ, hành vi nhất định để ngăn chặn hay hạn chế hành vi gây mất vệ sinh môi trường của người khác. Xu hướng chung là đều cảm thấy khó chịu, có nhắc nhở hoặc tự lại nhặt và cho vào thùng rác. Người dân càng có trình độ học vấn cao thì mức độ quan tâm, hiểu biết về vấn đề môi trường càng nhiều. Bảng 2.1: Số hộ dân phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày trước khi xử lý (N = 49) Số hộ phân loại rác thải N Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) sinh hoạt Có 22 44,9 45,8 Không 24 49,0 50,0 Khó trả lời 2 4,1 4,2 Tổng 48 98,0 100,0 Số người không trả lời 1 2,0 Tổng 49 100,0 (Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả) Một thực trạng chung là có rất nhiều hộ gia đình biết cách phân loại rác nhưng trong thực tế lại rất ít hộ gia đình thực hiện phân loại, chỉ một số hộ dân trong phường thường phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày còn đa số hộ dân thì chưa phân loại. Đa số việc phân loại rác sinh hoạt hàng ngày của gia đình là do
  32. 22 người vợ đảm nhận nhưng bên cạnh đó sự tham gia của người chồng, con hoặc người khác trong gia đình tham gia phân loại cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ. Việc phân loại rác sinh hoạt của người dân tại địa bàn phường chưa đồng bộ, vẫn còn mang tính tự phát và không triệt để. Ý thức tự giác trong việc bảo vệ môi trường thông qua việc phân loại rác của nhiều người dân chưa cao. Nhiều hộ gia đình chưa thực sự quan tâm đến vấn đề phân loại rác thải sinh hoạt của gia đình mình. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho bộ phận thu gom khi phải thu gom với một lượng rác thải lớn như khó tách ra và khó sử dụng rác có thể tái chế. Quá trình xử lý rác thải sinh hoạt của người dân và chính quyền địa phương bao gồm các giai đoạn: Phân loại, thu gom và xử lý. Bảng 2.2: Đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt chia theo giới tính (N= 49) Giới tính Tổng Đánh giá việc Nam Nữ phân loại rác N % N % N % Rất quan trọng 12 52,2 11 42,3 23 46,9 Quan trọng 9 39,1 13 50,0 22 44,9 Không quan trọng 0 0,0 2 7,7 2 4,1 Khó trả lời 2 8,7 2 4,1 Tổng 23 100,0 26 100,0 49 100,0 (Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả) Người dân coi việc xử lý rác là rất quan trọng mặc dù vậy họ chưa thực sự chú ý đến việc xử lý rác của địa phương, mà họ chỉ quan tâm đến việc làm cho gia đình mình hết rác còn rác sau khi đem đi bỏ được xử lý như thế nào thì ít được quan tâm đến.
  33. 23 Bảng 2.3: Ý kiến người dân về tầm quan trọng của việc xử lý rác thải sinh hoạt ( N = 49) STT Mức độ N Tỷ lệ (%) 1 Rất quan trọng 26 53,1 2 Quan trọng 18 36,7 3 Không quan trọng 2 4,1 4 Khó trả lời 2 4,1 5 Tổng 48 98,0 6 Số người không trả lời 1 2,0 Tổng 49 100,0 (Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả) 2.3.4. Nhận thức của người dân về vệ sinh môi trường [10] * Theo kết quả của Hoàng Thái Sơn, trường Đại học Y dược Thái Nguyên với luận văn thạc sĩ học “Thực trạng, kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”. Trong số 400 người được phỏng vấn thì có 76,6% người dân kể tên được một nguồn nước sạch. 33,2% số người kể được từ hai bệnh trở lên có nguyên nhân do sử dụng nguồn nước không sạch gây ra. Người dân có thái độ tích cực đối với việc sử dụng nước sạch, có 98% số người được hỏi cho rằng cần có nguồn nước vệ sinh. Số hộ không có nguồn nước sạch thấp (17,6%), số hộ không thực hiện các việc làm thiết thực để bảo vệ nguồn nước rất cao (54,3%). Bảng 2.4: Kiến thức, thái độ thực hành của người dân về nguồn nước sạch KAP về nguồn Tốt Trung bình Kém nước n % n % n % Kiến thức 47 11,3 101 24,3 267 64,3 Thái độ 159 38,3 245 59,0 11 2,7 Thực hành 90 21,7 205 49,4 120 28,9 (Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả)
  34. 24 Qua bảng trên ta thấy kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về nguồn nước còn rất thấp, tỷ lệ số người có kiến thức tốt mới đạt 11,3%, thái độ tốt chiếm tỷ lệ khá hơn 38,3% và thực hành tốt mới chỉ chiếm 21,7%. Bảng 2.5: Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về vệ sinh môi trường Tốt Trung bình Kém KAP về vệ sinh môi trường n % n % N % Kiến thức 14 3,4 212 51,1 189 45,5 Thái độ 143 34,5 259 62,4 13 3,1 Thực hành 52 12,5 268 64,6 95 22,9 (Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả) Kiến thức tổng hợp chung về vệ sinh môi trường của người dân còn rất thấp, mới đạt 3,4%. Kết quả về thái độ tốt và thực hành tốt về vệ sinh môi trường cũng còn rất thấp. Một số yếu tố liên quan đến thực hành về vệ sinh môi trường của người dân là: Kinh tế hộ gia đình, trình độ học vấn, kiến thức, thái độ của người dân và sự quan tâm của xã hội đối với vấn đề vệ sinh môi trường. * Tại Xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, tạo sự chuyển biến căn bản trong công tác vệ sinh môi trường ở nông thôn nhằm nâng cao nhận thức của người dân đối với công tác vệ sinh môi trường (VSMT). [18] Trước đây do tập quán sinh hoạt, điều kiện canh tác, chăn nuôi, người dân trong xã Thiện Thuật (huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn) chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của công tác VSMT nông thôn đối với sức khỏe cộng đồng. Là xã vùng ba với 71% gia đình thuộc hộ nghèo, kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn, việc nuôi nhốt gia súc trong gầm sàn trở thành tập tục không dễ thay đổi. Nhiều nơi người dân vẫn làm chuồng gia súc ngay trước
  35. 25 cửa nhà, không sử dụng công trình vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày, điều đó làm ảnh hưởng lớn đến sự trong lành của môi trường sống. Để cải thiện môi trường sống của người dân, xã đã chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về công tác VSMT ở nông thôn. Theo đó, thông qua các buổi họp thôn, các ngành, đoàn thể đã lồng ghép quán triệt, phổ biến về ý thức ăn, ở hợp vệ sinh, gìn giữ môi trường xung quanh. Tại mỗi buổi sinh hoạt, tập huấn, các hộ dân được trang bị kiến thức về kỹ thuật xây dựng công trình nhà vệ sinh, hố xử lý chất thải chuồng trại gia súc và một số kiến thức về nước sạch, VSMT nông thôn liên quan đến sức khỏe cộng đồng, thu hút hàng trăm hộ dân tham gia. Bên cạnh đó, Trạm y tế xã cũng thường xuyên tổ chức truyền thông lồng ghép tại các thôn để phổ biến kiến thức về VSMT làng, xã, vệ sinh cá nhân, công tác quản lý, vận hành và xử lý các công trình cấp nước. Có thể nói, từ chỗ đẩy mạnh công tác truyền thông đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của người dân và hình thành những hành động tốt đẹp, thân thiện với môi trường sống. 2.4. Hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2.4.1. Hiện trạng môi trường nước 2.4.1.1. Nước sông Chất lượng nước đoạn trung lưu sông Cầu chảy qua thành phố Thái Nguyên khu vực có mức độ phát triển kinh tế tương đối cao, đã suy giảm một cách nghiêm trọng. Hầu hết các chỉ tiêu chất lượng nước đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng nguồn nhất là vào những tháng mùa kiệt, khi nước ở thượng nguồn ít. Nước tại Sông Công và Hồ Núi Cốc cũng có dấu hiệu ô nhiễm các chất hữu cơ, vô cơ, kim loại nặng, dầu mỡ và các hóa chất bảo vệ thực vật. 2.4.1.2. Hiện trạng môi trường nước thải - Hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt các khu dân cư trong tỉnh hiện nay hầu hết không qua xử lý, thoát trực tiếp ra các cống, mương thoát nước mặt và đổ ra các lưu vực sông.
  36. 26 - Hiện trạng nước thải công nghiệp: Theo đánh giá của Sở TN&MT Thái Nguyên, mặc dù nước thải của của các nhà máy đã qua hệ thống xử lý nhưng chất lượng vẫn không đạt tiêu chuẩn xả thải. Đặc biệt khu công nghiệp Yên Bình với tổ hợp sản xuất công nghệ cao với nhà máy Samsung và các công trình vệ sinh đã đi vào hoạt động mà các hệ thống nước thải chưa xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thành phần chủ yếu nước thải của KCN sông Công, bệnh viện Đa khoa Trung ương, KCN Luyện kim Lưu Xá chủ yếu là các hợp chất ô nhiễm hữu cơ và kim loại nặng. Nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp và nước thải của nhiều cơ sở khai thác khoáng sản không được xử lý, hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn đã gây ô nhiễm nguồn nước các sông suối tiếp nhận. Nhiều sông suối tiếp nhận nước thải công nghiệp, khai thác khoáng sản, sinh hoạt đã bị nhiễm hợp chất hữu cơ và kim loại nặng trước khi hợp lưu với sông Cầu, sông Công, kéo theo chất lượng môi trường nước của hai dòng sông này sau các điểm hợp lưu và đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công bị ô nhiễm, không đảm bảo sử dụng cho mục đích sinh hoạt, chỉ dùng cho tưới tiêu thủy lợi và các mục đích giao thông thủy. 2.4.2. Hiện trạng môi trường không khí Mặc dù đất nước chúng ta nền công nghiệp chưa phát triển nhưng ô nhiễm không khí đã xảy ra. Môi trường không khí ở khu vực nông thôn - miền núi hàm lượng bụi lơ lửng thấp và không có dấu hiệu ô nhiễm các khí độc, mức ồn đo được nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn TCVN 5942-1998. 2.4.3. Hiện trạng môi trường đất Sản xuất nông nghiệp vẫn là một ngành quan trọng được quan tâm phát triển tại các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu. Tuy nhiên, điều đáng nói là để tăng năng suất cây trồng, người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học ngày càng nhiều. Người dân phun thuốc trừ sâu từ 3 – 5 lần trong một
  37. 27 vụ lúa chè. Lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tại các tỉnh trong lưu vực rất lớn, trong đó thuốc trừ sâu chiếm tỷ lệ với 68.3%. Theo báo cáo hiện trạng môi trường Thái Nguyên năm 2005, một vụ lúa, ngô hoặc chè trung bình người nông dân dùng thuốc bảo vệ thực vật từ 3 – 3,5kg/ha đất nông nghiệp. Đặc biệt là cây chè, người dân phun thuốc diệt sâu từ 3 – 5 lần và phun tổng hợp rất nhiều loại thuốc khác nhau để đề phòng sâu bệnh kháng thuốc. Lượng thuốc bảo vệ thực vật dùng trong 1 vụ lúa lên tới hàng trăm tấn và một phần trong số đó được thẩm thấu vào nước sông Cầu.
  38. 28 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Sự hiểu biết của người dân về môi trường. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Xã Sơn Cẩm, thành phố Thái Nguyên. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm: Xã Sơn Cẩm, thành phố Thái Nguyên. 3.2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2018 đến tháng 12/2018. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Tình hình cơ bản xã Sơn Cẩm - Điều kiện tự nhiên của Xã Sơn Cẩm, thành phố Thái Nguyên. - Điều kiện kinh tế, xã hội của Xã Sơn Cẩm, thành phố Thái Nguyên. 3.3.2. Hiện trạng môi trường tại xã Sơn Cẩm - Vấn đề sử dụng nước sinh hoạt. - Vấn đề nước thải. - Vấn đề rác thải. - Vệ sinh môi trường. - Sức khỏe và môi trường. - Công tác tuyên truyền và giáo dục vệ sinh môi trường. 3.3.3. Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường - Nhận thức của người dân về môi trường xung quanh. - Nhận thức của người dân về Luật Môi trường của Việt Nam và các văn bản liên quan.
  39. 29 - Nhận thức của người dân về công phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. - Ý thức của người dân về bảo vệ môi trường . 3.3.4. Đánh giá chung và đề xuất các giải pháp 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp Việc thu thập và phân tích tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu là rất quan trọng nhằm nhận biết vấn đề một cách nhanh chóng và tổng quát. Những tài liệu này là cơ sở ban đầu định hướng cho kế hoạch và triển khai các mục tiêu nghiên cứu. - Tham khảo kế thừa các tài liệu đã được tiến hành trước đó có liên quan đến khu vực nghiên cứu - Mạng Internet, sách, báo về vấn đề môi trường. - Thu thập số liệu thứ cấp: Đây là phương pháp thu thập thông tin từ những nguồn tài liệu có sẵn, các tài liệu khoa học, tạp chí khoa học, đề tài nghiên cứu và số liệu về các đề tài nghiên cứu, các báo cáo tổng kết từ phòng tài nguyên môi trường UBND xã, mạng Internet, 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Trực tiếp tiếp cận thực tế tại địa phương, đưa ra những đánh giá và ghi chép lại số liệu, hình ảnh tại khu vực nghiên cứu. Giúp đưa ra những nhận xét đúng đắn về hiện trạng, chất lượng môi trường tại khu vực khảo sát. * Dựa theo bộ câu hỏi: Sau khi tiến hành khảo sát thực địa tại khu vực nghiên cứu, dựa trên những nhận xét ban đầu em đã tiến hành lập bộ câu hỏi phỏng vấn, cố gắng tối đa trong việc đưa ra các câu hỏi phù hợp, dễ hiểu và phát triển thêm các câu hỏi mới từ bộ câu hỏi có sẵn. Sau khi thành lập bộ câu hỏi phỏng vấn em đã tiến hành phỏng vấn đối với 60 hộ gia đình tại các xóm Đồng Xe, Xóm 6, Xóm 7, Xóm 8, Cao Sơn 1,
  40. 30 Cao Sơn 2, Cao Sơn, Đồng Danh, Bến Giềng, Táo 1, Táo 2, Hiệp Lực trên địa bàn xã Sơn Cẩm, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Thường thì có 1 đại diện của hộ gia đình trả lời phỏng vấn. Tận dụng tối đa khả năng giao tiếp và sự giúp đỡ của chính quyền địa phương em tiến hành phát triển điều tra và hướng dẫn người dân điền thông tin vào phiếu. * Đối tượng phỏng vấn: Người dân và cán bộ quản lý môi trường trên địa bàn xã. * Quá trình phỏng vấn: Phát phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp kết hợp với khảo sát thực địa. Kết quả được ghi chép vào phiếu in sẵn (có phụ lục kèm theo – phụ lục 1,2,3). 3.4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu - Sử dụng phương pháp phân tích thống kê để tổng hợp lại tất cả các số liệu đã thu thập được và lập các bảng biểu, sơ đồ. - Từ các số liệu đã có tổng hợp lại và viết báo cáo. 3.4.5. Phương pháp chọn mẫu - Sử dụng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên - Phỏng vấn trực tiếp cán bộ phụ trách môi trường của xóm và nhân viên vệ sinh môi trường (là nhân viên thu gom rác)
  41. 31 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm cơ bản của xã Sơn Cẩm 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Diện tích đất tự nhiên của xã Sơn Cẩm là 1662,89 ha, bao gồm 19 xóm. Xã Sơn Cẩm là một xã đông dân cư với tổng dân số của xã là 14154 nhân khẩu, với 3798 hộ trên 19 xóm, Xã có địa hình bán sơn địa, đồi núi và ruộng đồng xen kẽ. Vị trí của có các tuyến Quốc lộ, đường sắt chạy qua: Tuyến Quốc lộ 3 cũ với chiều dài trên 3 km, tuyến Quốc lộ 3 mới với chiều dài trên 4 km và Quốc lộ 3 nối Quốc Lộ 1B khoảng 2 km, có tuyến đường sắt Quán Triều - Núi Hồng chiều dài khoảng 3 km. Có 02 dòng sông chảy qua địa bàn xã là Sông Đu và Sông Cầu; hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, kinh tế phát triển ổn định. Hình 4.1: Mô phỏng vị trí địa lý xã Sơn Cẩm
  42. 32 - Vị trí địa lý: + Phía Đông giáp xã Cao Ngạn thành phố Thái Nguyên. + Phía Đông Bắc giáp với xã Minh Lập huyện Đồng Hỷ và xã Hóa Thượng thành phố Thái Nguyên. + Phía Nam giáp với phường Tân Long thành phố Thái Nguyên. + Phía Đông Nam giáp với xã An Khánh huyện Đại Từ. + Phía Tây giáp với xã Cổ Lũng huyện Phú Lương. + Phía Tây Bắc giáp với xã Vô Tranh huyện Phú Lương. Xã Sơn Cẩm bao gồm 19 xóm: Cao Sơn 1, Cao Sơn 2, Cao Sơn 3, Cao Sơn 4, Cao Sơn 5, Số 6, Số 7, Số 8, Bến Giềng, Đồng Danh, Đồng Xe, Sơn Cẩm, Thanh Trà 1, Thanh Trà 2, Hiệp Lực, Táo 1, Táo 2, Quang Trung 1, Quang Trung 2. 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo Xã có địa hình bán sơn địa, đồi núi và ruộng đồng xen kẽ, địa hình trong xã có đặc điểm cao dần về phía Tây thấp dần về phía Đông mang đặc thù của xã Trung du Miền núi Bắc Bộ. 4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu Xã Sơn Cẩm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa thời tiết trong năm chia làm 4 mùa song chủ yếu là 2 mùa chính: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 , mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. * Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 23,30C, tất cả các tháng trong năm nhiệt độ bình quân đều trên 150C, chênh lệch nhiệt độ giữa giữa các tháng trong năm tương đối cao (tháng có nhiệt độ cao nhất so với tháng có nhiệt độ thấp nhất chênh nhau 140C). Tổng số giờ nắng trong năm trung bình khoảng 1.300 giờ và phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm.
  43. 33 * Lượng mưa: Lượng mưa trung bình đạt 2.020 mm/năm. Tuy nhiên lượng mưa phân bổ không đồng đều trong năm. Mùa mưa chiếm tói 85% lượng mưa cả năm. * Bốc hơi và độ ẩm: Đây là vùng có lượng bốc hơi lớn. Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm là 985.5 mm. Chênh lệch lượng bốc hơi giữa các tháng trong năm ít hơn so với chênh lệch lượng mưa. 4.1.1.4. Điều kiện thuỷ văn Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng chính của sông Đu và sông Cầu. Sông Cầu chảy xung quanh phía Đông xã và sông Đu chảy ngang qua giữa xã tách xã làm hai phần nối sông Giang Tiên với sông Cầu.Đây là hai tuyến đường thủy quan trọng để vận chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng, lưu thương với các vùng phụ cận, Ngoài ra còn có hệ thống kênh cấp 1 và một số khe suối, hồ đập nằm rải rác trong xã để cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. 4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất: Xã Sơn Cẩm gồm gồm có các loại đất cơ bản như: đất phù sa không được bồi,đất dốc, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đá cát. Như vậy tài nguyên đất của xã Sơn Cẩm khá đa dạng, đất bằng có độ dốc < 80 tương đối thuận lợi cho sản xuất cây trồng hàng năm *Tài nguyên nước: Trên địa bàn xã có 2 nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân là nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. - Nguồn nước mặt: Xã Sơn Cẩm có nguồn nước mặt tương đối phong phú. Trên địa bàn xã có sông Cầu chảy quanh phía Đông xã và sông Đu chảy ngang qua giữa xã. Đây là nguồn nước mặt chính cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã. Ngoài ra với lượng mưa trung bình năm khoảng 1.020 mm, lượng nước mưa trên được đổ vào các sông, suối, kênh, mương, hồ, ao tạo nên nguồn nước mặt càng phong phú.
  44. 34 - Nguồn nước ngầm: Nguồn nước của xã Sơn Cẩm tương đối dồi dào và chất lượng tốt. Nhưng hiện nay việc khai thác sử dụng nguồn nước ngầm còn tương đối hạn chế. * Tài nguyên nhân văn: Xã có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó người Kinh đông nhất, chiếm tới 60%, còn lại là người Tày, người Nùng, Sáng Dìu, Hoa, Cao Lan, H Mông, Sán Trí. Có thể nói xã là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng các dân tộc anh em, là xã có bản sắc dân tộc đa dạng. 4.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội 4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế * Về sản xuất Công nghiệp, Dịch vụ - Thương mại: Sản xuất công nghiệp – xây dựng. Một số ngành có mức tăng trưởng khá, doanh thu cao tập trung ở các mặt hàng may mặc, thép, khung cửa, vật liệu xây dựng. Thành lập HTX phát triển nông nghiệp công nghệ cao Thái Nguyên, tiếp tục mở rộng phát triển sản xuất có hiệu quả. Hoạt động thương mại – dịch vụ duy trì ổn định, tại chợ Gốc Bàng có trên 30 hộ kinh doanh đang hoạt động hiệu quả. Ước thu nhập Công nghiệp – TTCN – Dịch vụ là 370 tỷ đồng. Hoạt động của 2 Hợp tác xã Nông nghiệp: Đã hoạt động tốt theo Luật HTX. Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Liên Sơn có trên 1.200 xã viên. Hoạt động chính là Nông – Lâm nghiệp, dịch vụ và thực hiện công tác tín dụng nội bộ đạt kết quả cao. Doanh thu trên năm là 3,2 tỷ giảm 5% so với năm 2016. Lý do giảm do lượng thức ăn chăn nuôi tiêu thụ chậm. Tổng lãi ước đạt gần 500 triệu đồng. Hoạt động dịch vụ vật tư phân bón và thủy lợi luôn đáp ứng tốt cho nhân dân sản xuất kịp thời vụ, đảm bảo năng suất cây trồng.
  45. 35 Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ Thanh Sơn có tổng số xã viên là 1.350 xã viên. Hàng năm làm tốt công tác dịch vụ thủy lợi. * Về sản xuất nông nghiệp: Cây lúa: Diện tích lúa vụ chiêm xuân cấy được 170 ha/170 ha đạt 100% KH, sản xuất bình quân đạt 55 tạ/ha sản lượng lúa đạt 935,12 tấn. (trong đó cây ngô: Chuyển từ vụ đông năm 2016 chuyển sang 25 ha, sản lượng 107 tấn, vụ xuân 2017 trồng được 20 ha, sản lượng 85 tấn). Diện tích vụ mùa là 257 ha/261,7 ha đạt 98,2% KH. Năng suất bình quân đạt 51,17 tạ/ha, sản lượng 1.326,9 tấn. Diện tích ngô trồng được: 17 ha, năng suất đạt 41,2 ta/ha, sản lượng đạt 70 tấn). Tổng sản lượng lương thực cây có hạt: 2524,02 tấn/ 2545 tấn đạt 99,17% KH. Cây màu: Sản lượng đạt: 263,5 tấn (Trong đó vụ mùa: Lạc diện tích: 2 ha, sản lượng: 3,2 tấn; Đậu tương: diện tích 2 ha, sản lượng: 3 tấn; Rau: diện tích 4 ha, sản lượng: 67 tấn; vụ xuân đạt: 190,3 tấn). Cung ứng giống lúa lai và lúa thuần chất lượng cao thông qua trạm Khuyến Nông cả 2 vụ đạt 2.087 kg. Cây chè: Diện tích chè là 90 ha, trong đó chè kinh doanh 65 ha. Tổng diện tích chè trồng mới và trồng lại trong năm là 5,89 ha/5 ha đạt 118 % KH, cung ứng 106.000 kg chè giống với các giống chủ yếu là TRI 777, Kim Tuyên. Sản lượng ước tính năm 2017 đạt 600 tấn chè búp tươi. * Lâm nghiệp: Tổng diện tích trồng rừng toàn xã 233 ha rừng. Tiến hành triển khai trồng mới và trồng lại sau khai thác được 13,25 ha/10 ha đạt 132% KH (trong đó: Cây của dự án cấp là 25.177 cây được cấp và 1.577 kg phân lân), còn lại là các hộ tự mua cây giống trồng lại sau khai thác. * Về chăn nuôi: Tổng đàn lợn: 5.470 con, trong đó lợn nái 720 con; Đàn gia cầm: 105.000 con. Hiện trên địa bàn có 16 trang trại và gia trại gà, vịt và lợn. Trong đó có 4 trại gà và 1 trại lợn đã được cấp phép, số còn lại là các gia trại.
  46. 36 Hoạt động của các trang trại, gia trại, các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ tương đối ổn định. 4.1.2.2. Thực trạng phát triển dân số, lao động, việc làm và thu nhập * Dân số và phân bố: Tính đến 31 tháng 12 năm 2018 dân số của xã Sơn Cẩm 14154 nhân khẩu, với 3798 hộ trên 19 xóm. Bảng 4.1: Dân sốxã Sơn Cẩm Dân số TT Tên xóm Số hộ Số khẩu 1 Xóm Số 6 416 1485 2 Xóm Số 7 340 1312 3 Xóm Số 8 372 1433 4 Xóm Đồng Danh 240 766 5 Xóm Đồng Xe 268 972 6 Xóm Sơn Cẩm 351 1293 7 Xóm Cao Sơn 1 222 796 8 Xóm Cao Sơn 2 210 766 9 Xóm Cao Sơn 3 122 380 10 Xóm Cao Sơn 4 141 431 11 Xóm Cao Sơn 5 130 442 12 Xóm Bến Giềng 185 726 13 Xóm Quang Trung 1 81 341 14 Xóm Quang Trung 2 115 458 15 Xóm Táo 1 71 310 16 Xóm Táo 2 111 477 17 Xóm Thanh Trà 1 164 673 18 Xóm Thanh Trà 2 147 601 19 Xóm Hiệp Lực 112 492 TỔNG 3798 14154 (Nguồn: UBND xã Sơn Cẩm) Xã Sơn Cẩm bao gồm 8 dân tộc anh em sinh sống là: Kinh, Sán dìu, Nùng, Hoa, Tày, Sán chí, Cao Lan, Mường. Trong đó dân tộc thiểu số chiếm 40% dân số toàn xã.
  47. 37 4.1.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng * Về giao thông: Trên địa bàn xã có các tuyến Quốc lộ, đường sắt chạy qua: Tuyến Quốc lộ 3 cũ với chiều dài trên 3 km, tuyến Quốc lộ 3 mới với chiều dài trên 4 km và Quốc lộ 3 nối Quốc Lộ 1B khoảng 2 km, có tuyến đường sắt Quán Triều - Núi Hồng chiều dài khoảng 3 km. Có 02 dòng sông chảy qua địa bàn xã là Sông Đu và Sông Cầu. * Trường học: Xã Sơn Cẩm có 3 trường tiểu học. Trường tiểu học Sơn Cẩm 1, trường tiểu học Sơn Cẩm 2, trường tiểu học Sơn Cẩm. Trường trung học cơ sở Sơn Cẩm nằm sát trường tiểu học Sơn Cẩm 1. Trường Trung học Phổ thông Khánh Hòa, Trường cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên cũng nằm trên địa bàn xã Sơn Cẩm. Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Việt Bắc - Vinacomin của Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam cũng nằm trên địa bàn xã Sơn Cẩm. * Y tế: Trên địa bàn phường hiện có một trạm y tế. Công tác y tế của phường không ngừng được tăng cường cả về thiết bị và dụng cụ y tế thuốc chữa bệnh cũng như chất lượng khám chữa bệnh. Duy trì thời gian trực khám chữa bệnh, trong năm qua đã khám và điều trị được 8.915/7.000 lượt. * Bưu chính viễn thông: Hiện nay trên địa bàn xã đã được phủ sóng đầy đủ mạng thông tin di động. Bên cạnh điểm bưu điện -văn hoá xã, số lượng máy cố định của các tổ chức, hộ gia đình phát triển ngày càng tăng đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi thông tin của người dân. * Hệ thống điện: Hiện tại xã Sơn Cẩm sử dụng điện lưới quốc gia. 100% hộ gia đình có điện thắp sáng và đáp ứng đủ nhu cầu. Cán bộ quản lý hệ thống có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững. 4.2. Thông tin về đối tượng điều tra Như đã nêu ở trên, đề tài nghiên cứu về nhận thức của người dân xã Sơn Cẩm về một số vấn đề môi trường. Theo phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên, em tiến hành nghiên cứu nhận thức của 60 hộ gia đình tại các xóm Đồng Xe, Cao Sơn 1, Cao Sơn 2, Cao Sơn, Đồng Danh, Bến Giềng, Táo 1, Táo 2, Hiệp Lực,
  48. 38 Xóm 6, Xóm 7, Xóm 8 trên địa bàn xã Sơn Cẩm, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu điều tra. Đồng thời em tiến hành phỏng vấn sâu cán bộ địa chính môi trường của xã và nhân viên vệ sinh môi trường. Số liệu trong các bảng dưới đây là đặc điểm của mẫu nghiên cứu trong đề tài mà em đã thu thập được. Bảng 4.2: Giới tính của người tham gia phỏng vấn TT Giới tính Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Nam 23 38,3 2 Nữ 37 61,7 Tổng 60 100,0 (Nguồn: Theo kết quả khảo sát tháng 9/2018) Theo kết quả của bảng 4.2 ta thấy rằng tỷ lệ giới tính của 60 người tham gia phỏng vấn có sự chênh lệch. Nam giới chiếm 38,3 và nữ giới chiếm 61,7%. % 30,0 30 21,7 20,0 25 18,3 20 15 10,0 10 5 0,0 0 60 Hình 4.2: Độ tuổi của người tham gia phỏng vấn Độ tuổi của người tham gia phỏng vấn được thể hiện ở hình 4.1 cho thấy số lượng người được phỏng vấn trong độ tuổi lao động chiếm đa số (chiếm 90%), còn lại người dân trên 60 tuổi chiếm 10%. Có thể thấy rằng hộ
  49. 39 đều là người trưởng thành, có thể chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của mình, nhận thức của họ về các vấn đề xã hội cũng đầy đủ hơn. Bảng 4.3: Trình độ học vấn của người tham gia phỏng vấn STT Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Biết đọc, biết viết 0 0,0 2 Tiểu học 3 5,0 3 Trung học cơ sở 15 25,0 4 Trung học phổ thông 13 22,0 5 Trung cấp/ cao đẳng 17 28,0 6 Đại học/ trên đại học 12 20,0 Tổng 60 100,0 (Nguồn: Theo kết quả khảo sát tháng 9/2018) Nhận xét: qua bảng 4.3 ta có thể thấy rằng trình độ học vấn của người dân ở khu vực nghiên cứu khá cao từ Trung học trở lên chiếm đa số (95,0%). Đa số đều ở trong độ tuổi lao động, có đủ năng lực để gánh vác trách nhiệm trong gia đình và có trình độ hiểu biết nhất định về các lĩnh vực trong cuộc sống. Bảng 4.4: Nghề nghiệp của người tham gia phỏng vấn Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%) TT 1 Nông nghiệp 9 15,0 2 Buôn bán, dịch vụ 17 28,3 3 Nghề tự do 8 13,3 4 Học sinh, sinh viên 9 15,0 5 Cán bộ, công viên chức nhà nước 13 21,7 6 Về hưu, già yếu, không làm việc 4 6,7 Tổng 60 100,0 (Nguồn: Theo kết quả khảo sát tháng 9/2018)
  50. 40 Qua bảng 4.4 ta thấy người dân trên địa bàn xã nói chung và người dân trong khu vực nghiên cứu có các nghề nghiệp khác nhau phù hợp với hoàn cảnh của từng hộ gia đình. Nhưng hầu hết các hộ gia đình trên địa bàn xã không có nhiều đất để sản xuất nông nghiệp nên các nghề buôn bán tự do, công chức nhà nước chiếm tỷ lệ cao (Nghề buôn bán, dịch vụ chiếm 28,3%, nghề cán bộ, công viên chức nhà nước chiếm 21,7%). 4.3. Hiện trạng môi trường xã Sơn Cẩm 4.3.1. Vấn đề sử dụng nước sinh hoạt tại địa phương Thực trạng nguồn nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt hằng ngày của người dân trên địa bàn xã Sơn Cẩm được thể hiện qua bảng và biểu đồ sau. Bảng 4.5: Nguồn nước sinh hoạt của người dân xã Sơn Cẩm STT Nguồn nước sinh hoạt Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Nước máy 56 93,3 2 Giếng khoan 4 6,7 3 Giếng đào 0 0,0 4 Nguồn khác (ao, sông, suối) 0 0,0 Tổng 60 100,0 (Nguồn: Theo kết quả khảo sát tháng9/201 8) 0.07% Nước máy Giếng khoan Giếng đào Nguồn khác ( ao, sông, suối) 0.93% Hình 4.3: Nguồn nước sinh hoạt tại địa phương.
  51. 41 Qua bảng 4.5 ta thấy: ta thấy nguồn nước sinh hoạt của người dân xã Sơn Cẩm chủ yếu là nước máy có 56 hộ chiếm 93,3% , được cung cấp bởi Công ty nước sạch Thái Nguyên. Không có hộ gia đình nào sử dụng nguồn nước ao hồ, sông suối phục vụ cho sinh hoạt. Chỉ còn có rất ít hộ để lại giếng khoan (4/60 hộ chiếm 6,7 %) để phục vụ tưới tiêu vườn tạp chứ không sử dụng chính cho sinh hoạt. Bảng 4.6: Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt STT Vấn đề nguồn nước sử dụng Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Không mùi 60 100 2 Có mùi 0 0,0 3 Có vị 0 0,0 4 Khác 0 0,0 Tổng 60 100,0 (Nguồn: Theo kết quả khảo sát tháng 9/2018) + Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của địa phương: Hầu hết là sử dụng nước máy. + Số hộ sử dụng nước sinh hoạt qua hệ thống lọc : Có 8/60 hộ chiếm 15%. Nhưng đa số hệ thống lọc đều đơn giản , lọc qua bể lắng hoặc sử dụng bình lọc bán trên thị trường không đủ đảm bảo tiêu chuẩn. Còn lại là các hộ gia đình không có hệ thống lọc mà đem sử dụng luôn. Theo nhận xét của người dân được phỏng vấn thì chất lượng nguồn nước sinh hoạt nhìn chung là tốt không có vấn đề khác lạ, lượng Clo trong nguồn nước sinh hoạt đảm bảo tiêu chuẩn quy định. 4.3.2. Vấn đề nước thải tại địa phương Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. Đây là một trong các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước.
  52. 42 Nước thải từ các hộ gia đình chứa đựng các chất thải trong quá trình sinh hoạt của họ có đặc điểm chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học (cacbonhydrat, protein, mỡ), chất dinh dưỡng đối với sinh vật (Nitơ, photphat, vi khuẩn có mùi khó chịu (H2S, NH3 ). Đặc trưng của nước thải sinh hoạt thường chứa nhiều tạp chất khác nhau (chứa chất hữu cơ, chất vô cơ, vi sinh vật). Trong đó vi sinh vật trong nước thải thường ở dạng vi khuẩn gây bệnh (tả, lỵ, thương hàn ). Việc dẫn nước thải đến nguồn tiếp nhận cũng là yếu tố có thể gây ô nhiễm môi trường. Thực trạng đó được thể hiện qua bảng và biểu đồ sau. Bảng 4.7: Tỷ lệ HGĐ sử dụng loại cống thải STT Loại cống thải Số hộ gia đình Tỷ lệ (%) 1 Cống thải có nắp đậy 39 65,0 2 Cống thải lộ thiên 12 20,0 3 Không có cống thải 9 15,0 4 Loại khác 0 0,0 Tổng 60 100,0 (Nguồn: Theo kết quả khảo sát tháng 9/2018) 15,0% Cống thải có nắp đậy 20,0% Cống thải lộ thiên Không có cống thải 65,0% Loại khác Hình 4.4: Tỷ lệ (%) HGĐ sử dụng các loại cống thải Qua bảng 4.7 và hình 4.2 ta thấy:
  53. 43 + Đa số các HGĐ đã sử dụng cống thải có nắp đậy chiếm 65,0%, cống thải có lộ thiên chiếm 20,0 %. Đa số hệ thống cống thải của các gia đình sử dụng chưa đạt tiêu chuẩn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Tuy chỉ là nước tắm, nước nhà bếp và nước giặt nhưng cũng ảnh hưởng đến nguồn nước thải. + Số HGĐ không có cống thải và không sử dụng cống thải vẫn còn nhiều, và tập trung ở các xóm Cao Sơn 1, Cao Sơn 2. Nguyên nhân là do các xóm này nằm ở ven sông Đu chảy qua xã nên nước thải được thải trực tiếp ra sông, đây cũng chính là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sông hiện nay. Bảng 4.8: Tỷ lệ (%) các nguồn tiếp nhận nước thải sinhạ ho t của các HGĐ TT Nguồn tiếp nhận nước thải Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Cống thải chung 29 48,3 2 Thải vào ao hồ . 13 21,7 3 Bể chứa 0 0,0 4 Bể tự hoại 8 13,3 5 Ngấm xuống đất 10 16,7 6 Nơi khác 0 0,0 Tổng 60 100,0 (Nguồn: Theo kết quả khảo sát tháng9/201 8) + Xã Sơn Cẩm đã có cống thải, có nguồn tiếp nhận nước thải để xử lý chung nên đã giảm đáng kể ô nhiễm môi trường, số HGĐ thải nước thải vào cống thải chung của xã chiếm 48,3% ( tập chung ở các khu đông dân cư, gần mặt đường lớn như Xóm 6, Xóm 7, Xóm 8). Số HGĐ sử dụng các bể tự hoại để chứa nước thải sinh hoạt là không nhiều, chiếm 13,3%. Tuy nhiên, số HGĐ thải nước thải ra ngoài môi trường còn lớn, chiếm 38,4%; như đã nói ở trên, các HGĐ nằm ở ven sông Đu thải nước thải ra sông hoặc ngấm trực tiếp xuống đất (đối với các HGĐ có diện tích đất vườn quanh nhà rộng, cách mặt đường như xóm Hiệp Lực), điều này là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt của địa phương, về lâu dài có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước ngầm.
  54. 44 + Khu vực dân cư sử dụng cống thải chung hợp vệ sinh chiếm 60%. Một bộ phận dân cư khác còn sử dụng cống thải chung với hệ thống thoát nước mưa thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên: ao, hồ, sông, suối. Hầu như không có hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải. 4.3.3. Vấn đề rác thải tại địa phương Với 14154 hộ gia đình thì lượng rác thải thải ra hàng ngày của xã Sơn Cẩm là khá lớn bao gồm rác thải do sinh hoạt và các nghề phụ như buôn bán và dịch vụ. Bảng 4.9: Tỷ lệ các loại rác thải tạo ra trung bình trong một ngày Lượng rác 20kg thải/hộ/ngày Số hộ 36 22 2 0 Phần trăm (%) 60 36,7 3,3 0,0 (Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 9/2018) Từ bảng 4.9 ta có nhận xét sau: 60% số hộ dân cho biết lượng rác thải trung bình 1 ngày của gia đình họ là dưới 5 kg. Số hộ có lượng rác thải trung bình 1 ngày từ 5 – 10 kg là 36,7%. Còn lại 1 số ít chiếm 3,3% cho biết gia đình họ thải từ 10 – 20 kg rác trung bình một ngày. Khi hỏi người dân về các loại chất thải sinh hoạt của gia đình có được tái sử dụng không thì có 58,3% người dân nói rằng chất thải của gia đình họ không được tái sử dụng. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có các hộ gia đình biết tận dụng các loại chất thải như giấy, chai lọ Loại này được người dân tái dùng làm chất đốt và vật dụng đựng nước hoặc bán cho người thu mua. Tỉ lệ này chiếm 41,7%. Bảng 4.10. Tỷ lệ hộ gia đình có các hình thức đổ rác STT Hình thức đổ rác Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Hố rác riêng 8 13,3 2 Đổ rác ở bãi rác chung 0 0 3 Đổ rác tuỳ nơi 0 0 4 Được thu gom rác theo hợp đồng 52 86,7 5 Tổng 60 100,0 (Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 9/2018)
  55. 45 86.7 90 80 70 60 50 40 30 13.3 20 10 0 0 0 Hố rác riêng Đổ rác ở bãi rác Đổ rác tuỳ nơi Được thu gom chung rác theo hợp đồng Hình 4.5: Tỷ lệ hộ gia đình có các hình thức đổ rác Từ bảng 4.11 và hình 4.3 ta có nhận xét sau: Đa số rác thải được thu gom theo hợp đồng dịch vụ 52/60 hộ (chiếm 86,7%). Số hộ có hố rác riêng là 8/60 hộ (chiếm 13,3%). Việc thu gom rác theo hợp đồng dịch vụ: Theo đánh giá của người dân được phỏng vấn tình hình thu gom rác thải của xã hiện nay là khá tốt (54/60 chiếm 90%, số hộ dân đánh giá rất tốt chiếm 4/60 chiếm 6,7%, còn lại là những hộ cảm thấy khó trả lời chiếm 3,3%), bởi vì chỉ có 7000 đồng/người/ tháng mà các hộ gia đình sẽ được mang đi xử lý hết trong ngày. Các công nhân thu gom rác 1 lần/ ngày. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ tập chung đổ rác thành đống làm mất vệ sinh, ảnh hưởng sức khỏe và làm mất mỹ quan chung của xã. 4.3.4. Vấn đề vệ sinh môi trường Vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi vì đó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát sinh dịch bệnh cũng như tác động tới sức khỏe của con người. Giữ gìn vệ sinh
  56. 46 có thể hiểu là khơi thông cống rãnh, diệt trừ loăng quăng, diệt muỗi, diệt côn trùng gây bệnh hay xây dựng các công trình vệ sinh Hiện nay trên địa bàn xã tỷ lệ HGĐ sử dụng các công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn được thể hiện qua bảng sau. Bảng 4.11: Tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh Kiểu nhà Tự hoại Hố xí hai Hố xí đất Không có vệ sinh ngăn Số lượng 60 0 0 0 Tỉ lệ 100,0 0,0 0,0 0,0 (Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 9/2018) Từ bảng 4.12 ta thấy 100% các hộ dân sử dụng nhà vệ sinh tự hoại hợp vệ sinh đạt (QCVN 01: 2011/BYT) Điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh được Bộ Y tế ban hành ngày 24/6/2011. Bảng 4.12: Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh Số hộ gia STT Nguồn tiếp nhận Tỷ lệ % đình 1 Cống thải chung 0 0,0 2 Ngấm xuống đất 0 0,0 3 Ao làng 0 0,0 4 Bể tự hoại 60 100,0 5 Nơi khác (sông, suối) 0 0,0 6 Tổng 60 100,0 (Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 9/2018) Từ bảng 4.13 ta thấy 100% các hộ dân sử dụng bể tự hoại để chứa nước thải từ nhà vệ sinh phù hợp với (QCVN 01 : 2011/BYT) Điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh được Bộ Y tế ban hành ngày 24/6/2011 => Điều này cho thấy người dân đã có ý thức hơn rất nhiều về nơi tiếp nhận nước thải và không gây mất vệ sinh môi trường.
  57. 47 4.3.5. Sức khoẻ và môi trường Qua quá trình tìm hiểu em thấy trên địa bàn của xã Sơn cẩm chưa xảy ra sự cố môi trường nên người dân ở đây chưa phải gánh chịu hậu quả về sự cố môi trường. Có 20 người được phỏng vấn (chiếm 33,3 %) cho biết trong gia đình có người thường xuyên bị mắc bệnh về đường hô hấp (cảm cúm ). Còn lại 40 người được phỏng vấn ( chiếm 66,7%) nói rằng trong gia đình không mắc các bệnh hô hấp, bệnh đường ruột, bệnh ngoài da. Theo em, đa số người dân xã Sơn Cẩm đã nắm được tầm quan trọng của vệ sinh môi trường với sức khỏe bản thân. Nhưng đa số họ cũng chưa có thói quen đi khám bệnh định kỳ, họ chỉ đến các cơ sở y tế khi có bệnh cần sự giúp đỡ của Y tế. 4.4. Nhận thức của người dân về môi trường Điều tra việc nhận thức và thái độ của người dân trong việc bảo vệ môi trường là một việc hết sức phức tạp đòi hỏi người làm điều tra phải khách quan và có những hiểu biết căn bản về môi trường và các vấn đề của nó. Nhận thức là vấn đề khó đo lường, vì vậy rất khó đưa ra thước đo chính xác. Do đó, nghiên cứu sẽ đánh giá một cách tương đối ở từng đối tượng dựa vào các tiêu chí như: Sự quan tâm đến các vấn đề môi trường qua các phương tiện truyền thông đại chúng, hiệu quả của việc tổ chức và tham gia các hoạt động về môi trường trong cuộc sống, thái độ của mọi người với các hành vi gây ô nhiễm môi trường được phân theo trình độ học vấn, nghề nghiệp, giới tính, ý thức bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày, đánh giá nhận thức môi trường của những người xung quanh, đánh giá của cộng đồng về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường hiện nay. Tương ứng với các tiêu chí, tôi tiến hành phân tích đánh giá mức độ nhận thức và thái độ của các đối tượng được nghiên cứu, so sánh để tìm ra nguyên nhân và giải pháp. 4.4.1. Nhận thức của người dân về các khái niệm môi trường
  58. 48 Môi trường là ngành bao gồm rất nhiều khía cạnh, nhiều khái niệm liên quan. Tuy nhiên, các khái niệm chung như Môi trường là gì? Thế nào là nước sạch? Rác vô cơ, hữu cơ là gì? Ô nhiễm môi trường là gì? Là các khái niệm thường xuyên gặp trong cuộc sống, thường được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy là đơn giản nhưng tùy từng đối tượng mà có các nhận thức khác nhau và tỷ lệ biết cũng khác nhau tùy theo trình độ học vấn khác nhau. Tôi tiến hành điều tra người dân và có kết quả sau: Bảng 4.13. Tỷ lệ hiểu biết của người dân về các khía cạnh môi trường STT Các khái niệm môi trường Tỷ lệ biết Tỷ lệ không biết 1 Môi trường là gì 58 2 2 Thế nào là ô nhiễm môi trường 59 1 3 Rác hữu cơ là gì, vô cơ là gì 43 17 (Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 9/2018) Qua bảng 4.13 ta thấy: - Khái niệm về môi trường: 58/60 người dân được phỏng vấn biết về khái niệm này (chiếm 96,7%). 3,3% số người được phỏng vấn không biết về khái niệm này, những người này thuộc nhóm có trình độ học vấn biết đọc, viết. - Khái niệm về ô nhiễm môi trường: 59/60 người dân được phỏng vấn biết hoặc hiểu gần đúng về khái niệm này (chiếm 98,3%). 0,7% số người được phỏng vấn không biết về khái niệm này, những người này thuộc nhóm có trình độ học vấn biết đọc, viết. - Khái niệm rác vô cơ và rác hữu cơ: 43/60 người dân được phỏng vấn biết về khái niệm này (chiếm 71,7%). Khái niệm này làm rõ được nhận thức chưa đầy đủ của người dân khi mà có 17/60 người được phỏng vấn chiếm 28,3% chưa nêu được thành phần của rác vô cơ và hữu cơ . Nhìn chung người dân đã có nhận thức nhất định về các khái niêm môi trường và ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó số lượng người dân biết về các khái niệm rác vô cơ và rác hữu cơ còn hạn chế.
  59. 49 Bảng 4.14. Thành phần của chất thải rắn thể hiện qua bảng sau đây Rác thải hữu cơ Rác thải vô cơ Giấy Thuỷ tinh Giấy catton, bìa cứng Vỏ hộp Nhựa Nhôm Hàng dệt Các kim loại khác Cao su Tro, các chất bẩn Da Đất cát, gạch ngói vỡ Gỗ Thực phẩm Cành cây, cỏ, lá (Nguồn: ISWM) Các khái niệm nêu trên đều là khái niệm về Môi trường chung nhất, cơ bản nhất. Tuy nhiên, số người dân hiểu và nhận biết được chưa được đầy đủ, còn phân hóa theo trình độ học vấn rất nhiều. Người dân càng có trình độ cao thì hiểu biết càng chính xác. Chính quyền địa phương nên có các chương trình giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn xã. 4.4.2. Mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến các hoạt động và sức khỏe của con người Chúng ta đã biết ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. Ô nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân gây nên, một nguyên nhân rất quan trọng đó là ý thức của con người. Con người tác động vào môi trường, làm biến đổi các tính chất, các quá trình của tự nhiên, do đó con người phải chịu các tác động mà ô nhiễm môi trường mang lại. Biểu hiện do ô nhiễm môi trường gây ra như Hiện tượng mưa axit, màu sắc, mùi vị của nước sinh hoạt bị biến đổi. Ô nhiễm môi trường cũng gây cho con người các loại bệnh tật như các bệnh về hô hấp, bệnh đường ruột, bệnh về da . Tuy nhiên, trên địa bàn xã Sơn Cẩm không phải ai cũng nhận thức được điều đó. Tôi đã tiến hành tìm hiểu và đưa ra kết quả dưới đây
  60. 50 Bảng 4.15: Nhận thức của người dân về những biểu hiện do ô nhiễm môi trường gây ra theo trình độ học vấn Các biểu hiện của ô STT Trình độ học vấn nhiễm môi trường Tổng Biết Không biết SL 2 1 3 1 Tiểu học Tỉ lệ % 66,7 33,3 100,0 SL 15 0 15 2 Trung học cơ sở Tỉ lệ % 100,0 0,0 100,0 SL 13 0 13 3 Trung học phổ thông Tỉ lệ % 100,0 0,0 100,0 SL 17 0 17 4 Trung cấp/cao đẳng Tỉ lệ % 100,0 0,0 100,0 SL 12 0 12 5 Đại học/ trên đại học Tỉ lệ % 100,0 0,0 100,0 SL 59 1 60 Tổng Tỉ lệ % 98,3 1,7 100,0 (Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 9/2018) Từ bảng 4.15 ta có nhận xét sau: Nhìn chung người dân đều biết về các biểu hiện của ô nhiễm môi trường (chiếm 98,3%). Trong đó 100% người dân có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên đều biết về các biểu hiện của ô nhiễm môi trường. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn người dân chưa biết về biểu hiện của ô nhiễm môi trường thuộc nhón có trình độ học tiểu học (chiếm 1,7%). Đây là nhóm có trình độ học vấn kém nhận thức còn hạn chế vì vậy cần có các buổi tuyên truyền phổ biến để nâng cao nhận thức cho người dân. 4.4.3. Nhận thức của người dân trong việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt Với một tỉnh đang trong quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa, dân cư ngày càng đông, việc phân loại chất thải sinh hoạt trong các hộ gia đình ở thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên nói chung nói và xã Sơn Cẩm nói riêng hiện nay là hết sức cần thiết.
  61. 51 Việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn mang lại lợi ích rất lớn giúp cho việc thu gom dễ hơn, tái sử dụng và tái chế lại những loại rác có thể sử dụng được. Phân loại rác thải tại nguồn sẽ tiết kiệm được ngân sách trong việc thu gom, xử lý, giảm diện tích bãi rác đồng thời giảm ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất và nước ngầm, việc làm phân bón hữu cơ sẽ hiệu quả hơn, tiết kiệm nguồn tài nguyên, chi phí khai thác nhiên liệu. Ngoài ra phân loại rác tại nguồn giúp cho việc quản lý rác tốt hơn, hạn chế sự ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường sống. Kết quả khảo sát về thực trạng phân loại rác thải sinh hoạt của người dân cho thấy, đây là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhưng mức độ quan tâm trong cộng đồng có khác nhau. Bảng 4.16: Đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt chia theo giới tính Giới tính Tổng STT Đánh giá việc Nam Nữ Số phân loại rác Số Số (%) (%) (%) lượng lượng lượng 1 Rất quan trọng 11 47,8 14 37,8 25 41,7 2 Quan trọng 9 39,2 22 59,5 31 51,7 Không quan 3 2 8,7 1 2,7 3 5,0 trọng 4 Không biết 1 4,3 0 0,0 1 1,6 Tổng 23 100,0 37 100,0 60 100,0 (Nguồn: Theo kết quả khảo sát tháng 9/2018)
  62. 52 59.5 60 47.8 50 37.8 39.2 40 30 Nam Nữ 20 8.7 10 2.7 4.3 0 0 Rất quan Quan trọng Không quan Không biết trọng trọng Hình 4.6: Đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt chia theo giới tính Qua bảng số liệu trên ta thấy, 20/23 số lượng nam giới chiếm 87,0% cho rằng việc phân loại rác thải là rất trọng và quan trọng, còn lại 3/23 số lượng nam giới chiếm 13,0% cho rằng không quan trọng, không biết. Với nữ giới, số lượng cho rằng rất quan trọng và quan trọng cũng chiếm đa số là 36/37 chiếm 97,3%, còn lại 1/37 chiếm 2,7% trả lời là không quan trọng. So sánh mức độ quan tâm giữa nam và nữ ta thấy được, đa số cả nam và nữ đều đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt là rất quan trọng và quan trọng. Điều đó cho thấy, nam giới đang ngày càng có xu hướng quan tâm đến vấn đề môi trường nói chung và việc phân loại rác thải sinh hoạt của gia đình nói riêng. Tuy có đôi chút khác biệt trong việc đánh giá mức độ quan trọng của việc phân loại rác sinh hoạt giữa nam và nữ nhưng nhìn chung họ đều đánh giá là rất quan trọng và quan trọng, chỉ một số ít hộ trong những hộ tham gia trả lời tỏ ra không quan tâm đến vấn đề phân loại mà thôi. Mức độ nhận thức là như vậy nhưng trên thực tế, việc phân loại rác trong cộng đồng người dân ở xã lại chưa được nhiều HGĐ áp dụng. Cụ thể,
  63. 53 theo khảo sát đa số hộ dân được phỏng vấn không phân loại rác tại gia đình là 47/60 chiếm 78,3%. Số còn lại người dân đã biết phân loại thức ăn thừa để làm phân bón hoặc thức ăn cho gia súc, gia cầm. Nhưng tỉ lệ này không lớn, chỉ chiếm 21,7% và tập trung vào các HGĐ chăn nuôi nhỏ lẻ. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho bộ phận thu gom khi phải thu gom với một lượng rác thải lớn, lãng phí nguồn rác thải có thể sử dụng để tái chế, nếu nguồn rác thải này được phân loại thì sẽ tiết kiệm được nguồn nguyên liệu để tái chế. Mặt khác khâu xử lý cũng gặp nhiều khó khăn. Việc phân loại rác thải là quan trọng, nhưng việc thu gom và xử lý rác thải cũng không kém phần quan trọng. Tôi đã tiến hành khảo sát và thu được các kết quả sau. Bảng 4.17: Đánh giá về tầm quan trọng của việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt theo nghề nghiệp Mức độ SL Rất Không Khó Nghề nghiệp Quan Tổng quan quan trả (%) trọng trọng trọng lời SL 4 5 0 0 9 Nông nghiệp Tỉ lệ % 44,4 55,6 0,0 0,0 100,0 Buôn bán, dịch SL 9 8 0 0 17 vụ Tỉ lệ % 52,9 47,1 0,0 0,0 100,0 SL 5 3 0 0 8 Nghề tự do Tỉ lệ % 62,5 37,5 0,0 0,0 100,0 Học sinh, sinh SL 9 0 0 0 9 viên Tỉ lệ % 100,0 0,0 0,0 0,0 100,0 Cán bộ, công SL 13 0 0 0 13 viên chức nhà Tỉ lệ % 100,0 0,0 0,0 0,0 100,0 nước Về hưu, già yếu, SL 0 4 0 0 4 không làm việc Tỉ lệ % 00,0 100,0 0,0 0,0 100,0 SL 40 20 0 0 60 Tổng Tỉ lệ % 66,7 33,3 0,0 0,0 100,0 (Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 9/2018)
  64. 54 Từ bảng 4.17 ta có nhận xét sau: - 100% người được phỏng vấn có nghề nghiệp là cán bộ, công viên chức nhà nước và học sinh sinh viên đánh giá việc thu gom rác là rất quan trọng. - Người dân có nghề nghiệp buôn bán dịch vụ: 9/10 người đánh giá việc thu gom rác là rất quan trọng (chiếm 52,9%). 8/10 người đánh giá việc thu gom rác là quan trọng (chiếm 47,1%) - Người dân nghề nghiệp nông nghiệp: 4/9 người đánh giá việc thu gom rác là rất quan trọng (chiếm 44,4 %). 5/9 người đánh giá việc thu gom rác là quan trọng (chiếm 55,6 %) - Người dân có nghề nghiệp tự do:5/8 người đánh giá việc thu gom rác là rất quan trọng (chiếm 62,5%). 3/8 người đánh giá việc thu gom rác là quan trọng (chiếm 37,5%) - Người dân đã về hưu hay già yếu không làm việc: 4/4 người đánh giá việc thu gom rác là quan trọng (chiếm 100%). => Sự hiểu biết của người dân ở các ngành nghề khác nhau về tầm quan trọng của việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. Bảng 4.18: Đánh giá về mức độ thu gom, xử lý rác của người dân trong xã Sơn Cẩm hiện nay STT Mức độ Sốlượng Tỷ lệ (%) 1 Rất tốt 4 6,7 2 Tốt 50 83,3 3 Chưa tốt 4 6,7 4 Khó trả lời 2 3,3 5 Tổng 60 100 (Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 9/2018) Từ bảng 4.18 ta có nhận xét sau: 4/60 người dân đánh giá việc thu gom xử lý rác trong xã Sơn Cẩm là rất tốt (chiếm 6,7%). 50/60 người dân đánh giá việc thu gom xử lý rác trong xã là
  65. 55 tốt (chiếm 83,3%). 4/60 người dân đánh giá việc thu gom xử lý rác là chưa tốt (chiếm 6,7%). 2/60 người dân khó trả lời về việc đánh giá thu gom xử lý rác (chiếm 3,3%) Kết quả trên cho thấy nhiều người dân trên địa bàn phường đã quan tâm đến việc thu gom sử lý rác thải của địa phương, bên cạnh đó vẫn còn một số ít người dân chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này. Thực tế cho thấy việc thu gom rác trên địa bàn xã Sơn Cẩm được thực hiện theo hợp đồng dịch vụ và đa số người dân đều tham gia. Tuy nhiên do lực lượng thu gom rác mỏng, điều kiện kỹ thuật chưa đảm bảo nên ở một số nơi tập trung đông đúc như chợ, cổng trường học, rác thải ở đây chưa được thu gom triệt để. Để hiểu thêm về công tác thu gom, xử lý rác của xã, em tiến hành phỏng vấn sâu công nhân thu gom rác Nguyễn Thị Hạnh và được cho biết: - Các công cụ hỗ trợ chỉ có xe đẩy, xẻng, chổi. Các công cụ bảo hộ có quần áo, găng tay, khẩu trang, giầy, mùa mưa được trang bị áo mưa, ủng. - Lực lượng thu gom rác còn mỏng làm việc vào sáng và chiều tối - Khối lượng công việc nặng nhưng mức lương chưa cao. - Đa số các hộ đã để rác gọn vào vật chứa để thuận thiện cho việc thu gom rác, nhưng bên cạnh đó vẫn còn 1 số hộ dân để rác bừa bãi, bỏ rác không đúng giờ thu gom làm mất mỹ quan và vệ sinh đường phố . 4.4.4. Nhận thức của người dân về Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản liên quan Việt Nam ban hành luật Bảo vệ Môi trường vào năm 1993. Tuy nhiên, cùng với thời gian nước ta đã có những biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ, vì thế luật BVMT 1993 không còn phù hợp nữa. Ngày 27 tháng 11 năm 2005, Luật BVMT 2005 được Quốc hội khóa X thông qua, thay thế cho luật BVMT 1993. Ngày 23 tháng 06 năm 2014 luật BVMT đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua và được áp dụng cho đến nay. Việt Nam cũng ban
  66. 56 hành các nghị định quy định tội phạm môi trường, các hình thức xử phạt cho các loại tội phạm môi trường. Trên địa bàn xã Sơn Cẩm chưa có hiện tượng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử phạt, nhưng tỉ lệ người dân có nhận thức về các văn bản liên quan đến lĩnh vực môi trường còn hạn chế. Bảng 4.19: Nhận thức của người dân về luật môi trường và các văn bản liên quan theo nghề nghiệp Mức độ SL Nghề nghiệp Không trả Tổng (%) Biết Không biết lời SL 3 2 4 9 Nông nghiệp % 33,3 22,2 44,4 100,0 SL 5 6 6 17 Buôn bán, dịch vụ % 29,4 35,3 35,3 100,0 SL 4 2 2 8 Nghề tự do % 50,0 25,0 25,0 100,0 SL 8 1 0 9 Học sinh, sinh viên % 88,9 11,1 0 100,0 Cán bộ, công viên SL 13 0 0 13 chức nhà nước % 100,0 0 0 100,0 Về hưu, già yếu, SL 1 0 3 4 không làm việc % 25,0 0 75,0 100,0 SL 34 11 15 60 Tổng % 56,7 18,3 25,0 100,0 (Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 9/2018) Từ bảng 4.19 ta có nhận xét sau: Ta thấy được tỉ lệ người dân trên địa bàn xã Sơn Cẩm hiểu biết về Luật Môi trường và các văn bản liên quan của Việt Nam tương đối cao. Tỉ lệ người dân biết chiếm 56,7%, phần lớn là người là cán bộ, công chức nhà nước .Còn lại là 43,3% người dân không biết và không trả lời nội dung này. Điều này cho thấy Luật BVMT rất quan trọng với đời sống của người dân cả nước, tuy nhiên một bộ phận người dân xã Sơn Cẩm lại chưa được tiếp cận nhiều. Đa số người dân làm nghề buôn bán, nông nghiệp, người về hưu, già yếu, không làm việc, là chưa biết về vấn đề này.
  67. 57 Khi hỏi về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về BVMT của Chủ tịch UBND Xã, Chủ tịch UBND huyện, và trách nhiệm trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của các cơ quan chức năng, một số người dân được hỏi đều trả lời là không biết, không trả lời đó là minh chứng rõ ràng cho việc nhận thức còn hạn chế của người dân trong xã. 4.4.5. Những hoạt động của người dân về công tác bảo vệ môi trường sống, công tác tuyên truyền của xã Sơn Cẩm Hoạt động tuyên truyền giáo dục cộng đồng trong mọi lĩnh vực luôn là việc làm hết sức quan trọng để nâng cao nhận thức của người dân. Có nhiều cách thức tuyên truyền khác nhau và mỗi địa phương áp dụng các phương pháp khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh của địa phương mình. Với riêng xã Sơn Cẩm, là khu vực nằm ở phía Bắc cách trung tâm thành phố Thành phố Nguyên 6 km người dân cũng có được nhiều sự quan tâm, ưu ái của các nhà quản lý. Tuy nhiên, về lĩnh vực môi trường lại chưa được quan tâm đúng mức. Khi phỏng vấn người dân ở đây, đa số người dân nhận xét là địa phương hoặc các khu dân cư, các xóm không tổ chức các hoạt động VSMT như phát cỏ ven đường, phun thuốc diệt muỗi, khơi thông cống rãnh Bảng 4.20: Tìm hiểu các chương trình bảo vệ môi trường qua các nguồn phân theo giới tính Giới tính Tổng Nguồn tìm hiểu các chương TT Nam Nữ trình bảo vệ môi trường SL (%) SL (%) SL (%) 1 Các phong trào tuyên truyền cổ 2 8,7 1 2,7 3 5,0 động 2 Bạn bè, những người xung quanh 3 13,1 7 18,9 9 15,0 3 Sách, báo chí 2 8,7 2 5,4 4 6,7 4 Đài, tivi 8 34,8 23 62,2 33 55,0 5 Đài phát thanh địa phương 1 4,3 0 0,0 0 0 6 Chính quyền cơ sở 7 30,4 4 10,8 11 18,3 Tổng 23 100,0 37 100,0 60 100,0 (Nguồn: Theo kết quả khảo sát tháng 9/2018)
  68. 58 Hầu hết các HGĐ ở xã đều nhận được thông tin về VSMT. Và đa số nguồn thông tin này người dân tiếp nhận qua báo đài, tivi. Trong đó nữ giới đa phần tiếp nhận thông tin từ đài, Tivi (chiếm 62,2%). còn đối với nam giới ngoài việc tìm hiểu qua nguồn thông tin đại chúng họ còn chiếm đa số trong việc tìm hiểu qua chính quyền địa phương. Điều đó cho thấy đặc trưng chung của xã hội Việt Nam mặc dù đã có sự thay đổi theo chiều hướng hiện nay là nam và nữ đều tham gia vào các công việc ngoài xã hội nên có nhiều cơ hội và nguồn để tìm hiểu thông tin về môi trường. Dù vậy thì nam giới vẫn còn mang vai trò là trụ cột trong gia đình, thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội và là người hay tham gia các cuộc họp ở các xóm, xã nên nguồn tiếp nhận thông tin nhiều hơn. Nữ giới hiện nay, mặc dù đã tham gia vào hoạt động kinh tế gia đình và cũng tham gia vào trong các hoạt động xã hội nhưng đó chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định, còn lại đa số là đảm nhận công việc nội trợ, chăm sóc gia đình nên nguồn thông tin chính vẫn là từ thông tin đại chúng. Đa số người dân không biết đài phát thanh, truyền hình thành phố, tỉnh Thái Nguyên có chuyên mục riêng về môi trường hay không. Họ còn nhận xét rằng rất lâu xã mới tổ chức một buổi truyền thông về VSMT, với loa phát thanh, các băng rôn biểu ngữ và diễu hành toàn xã. Điều này cho thấy xã Sơn Cẩm đã quan tâm đến các vấn đề môi trường nhưng chưa nhiều, dẫn đến tình trạng người dân có rất ít kiến thức về môi trường nói chung và VSMT nói riêng. Để làm rõ hơn vấn đề này, tôi tiến hành phỏng vấn sâu anh Nguyễn Huy Hiếu cán bộ địa chính môi trường củaxã , thì nhận được câu trả lời như sau: Địa phương đã đầu tư cho việc truyền thông như đã lắp đặt hệ thống loa phát thanh toàn xóm để người dân cập nhật nhiều thông tin hơn nữa. Tuy nhiên đài truyền thanh, truyền hình Thái Nguyên đúng là chưa có chuyên mục về Môi trường. Người dân chỉ được tiếp cận các thông tin từ các kênh truyền hình quốc gia. Hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt và hệ thống kênh mương thoát nước của xã đã đảm bảo nên ý thức của người dân BVMT mới là điều quan
  69. 59 trọng, và người dân cũng không có nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động cộng đồng bởi họ cũng bận bịu việc của họ. Hưởng ứng ngày Nước Thế giới, phòng chống dich bệnh, vệ sinh môi trường, hưởng ứng chương trình “Giờ Trái Đất” các cơ quan đơn vị của thành phố Thái Nguyên nói chung và xã Sơn Cẩm nói riêng đều tham gia tích cực các hoạt động như: tuyên truyền. treo băng rôn, phát tờ rơi cho người dân, trực tiếp phun thuốc diệt bệnh cho những hộ chăn nuôi trên địa bàn thành phố và xã. Những hoạt động này được tổ chức khoảng 3,4 lần/năm. Địa phương cũng lồng ghép các nội dung BVMT và nhắc nhở người dân có ý thức BVMT vào các cuộc họp của các xóm, chứ chưa tổ chức được buổi tập huấn hay tuyên truyền riêng đến người dân do thiếu nguồn năng lực, thiếu các cán bộ có chuyên môn. Đánh giá các nhận xét trên, tôi thấy cơ quan quản lý có thẩm quyền đã quan tâm và có việc làm cụ thể trong việc truyền tải thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân xã, nhưng chưa thường xuyên và đầy đủ. Môi trường luôn là đề tài nóng bỏng trong những năm gần đây, ô nhiễm môi trường không phải của riêng ai nên càng cần phải nâng cao nhận thức cho người dân hơn nữa để họ tích cực tham gia BVMT. 4.5. Đánh giá chung và đề xuất giải pháp 4.5.1. Đánh giá chung Nhìn chung trong vài năm gần đây nền kinh tế của xã Sơn Cẩm tăng cao do địa phương có những chính sách phát triển kinh tế hợp lý, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề phù hợp, người dân chăm lo sản xuất buôn bán hướng tới thị trường hàng hóa, ngành công nghiệp và nghề phụ từng bước phát triển. Địa phương chăm lo cho phát triển kinh tế mà ít quan tâm đến vấn đề môi trường, nên môi trường ở đây đang từng bước bị ô nhiễm. Nguồn nước sinh hoạt mà các HGĐ sử dụng trên địa bàn xã Sơn Cẩm chủ yếu là nước máy, tuy nhiên chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng, một số HGĐ
  70. 60 sử dụng nước giếng khoan, số ít HGĐ sử dụng thiết bị lọc nhưng còn áp dụng phương pháp lọc thô sơ nên hiệu quả chưa cao. Về nguồn nước thải của các HGĐ sau quá trình sử dụng thường được thải ra cống thải chung của xã bằng cống thải có nắp đậy, nhưng cũng có các HGĐ thải nước thải bằng cống thải lộ thiên ra vườn, ra sông suối sau nhà Từ đó gây ảnh hưởng tới mỹ quan chung, gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí đặc biệt là khi nhiệt độ lên cao. Rác thải của xã chủ yếu là nguồn rác từ sinh hoạt, từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, dịch vụ lượng rác trung bình thải ra của mỗi HGĐ không nhiều nhưng ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân còn kém, ngoài các HGĐ được thu gom rác theo hợp đồng dịch vụ thì vẫn có nhiều hộ có thói quen đổ rác tùy nơi nên môi trường không tránh khỏi bị ô nhiễm. Đánh giá về nhận thức của người dân trên địa bàn xã về các vấn đề môi trường, mọi người dân đều có hiểu biết về tầm quan trọng của môi trường trong cuộc sống của mình, ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề cần được ưu tiên giải quyết. Người dân càng có trình độ học vấn cao thì mức độ quan tâm, hiểu biết về vấn đề môi trường càng nhiều. Nhận thức của người dân về các khái niệm môi trường và các biểu hiện của Ô nhiễm môi trường nhìn chung còn hạn chế và chưa đầy đủ. Tùy từng ngành nghề khác nhau, trình độ học vấn khác nhau mà có sự nhận thức khác nhau, tuy nhiên nếu người dân có trình độ học vấn từ THPT trở lên và làm cán bộ công chức nhà nước sẽ có cái nhìn về môi trường chi tiết hơn là những đối tượng còn lại. Phần lớn các hộ tham gia trả lời đều cho biết việc tìm hiểu các thông tin về môi trường là qua phương tiện truyền thông và chính quyền cơ sở. Việc tiếp nhận thông tin về môi trường có khác nhau là do chức năng, vai trò mà họ đảm nhận trong gia đình và ngoài xã hội.