Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị tiêu chảy cho đàn bê tại trang trại bò Điềm Thụy, Phú Bình, Thái Nguyên

pdf 44 trang thiennha21 19/04/2022 3300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị tiêu chảy cho đàn bê tại trang trại bò Điềm Thụy, Phú Bình, Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_hien_quy_trinh_cham_soc_nuoi_duong_va_phong_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị tiêu chảy cho đàn bê tại trang trại bò Điềm Thụy, Phú Bình, Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM SẦM ĐỨC TRƯỜNG Tên đề tài: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ TIÊU CHẢY CHO ĐÀN BÊ TẠI TRANG TRẠI BÒ ĐIỀM THỤY, PHÚ BÌNH, THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM SẦM ĐỨC TRƯỜNG Tên đề tài: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ TIÊU CHẢY CHO ĐÀN BÊ TẠI TRANG TRẠI BÒ ĐIỀM THỤY, PHÚ BÌNH, THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Lớp: K47 – TY – N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Quang Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự dạy dỗ chỉ bảo của các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo trong phòng Chăn nuôi Thú y đã tận tình giúp tôi có những kiến thức cơ bản về nghề nghiệp cũng như giáo dục về tư cách, đạo đức của người làm khoa học kỹ thuật. Đến nay tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới: Các thầy, cô giáo trong phòng Chăn nuôi Thú y, đặc biệt Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang, thầy là người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực tập. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn BSTY Nguyễn Hữu Tiệp – Trại trưởng trại bò Điềm Thụy, Phú Bình, Thái Nguyên, cùng các anh chị, em trong trại đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại Trại. Tôi cũng xin cám ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp. Thái Nguyên, ngày tháng . năm 2019 Sinh viên Sầm Đức Trường
  4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC BẢNG iv DANH MỤC ẢNH v Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2 1.3. Ý Nghĩa của đề tài 2 Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3 2.1. Tình hình chăn nuôi của trang trại bò Điềm Thụy, Phú Bình, Thái Nguyên 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 3 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 4 2.1.3. Tình hình phát triển chăn nuôi 6 2.1.4. Công tác thú y 7 2.1.5. Nhận định chung 10 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước 11 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 11 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 13 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 15 3.1. Đối tượng nghiên cứu 15 3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện 15 3.3. Nội dung nghiên cứu 15 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 15 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi 15 3.4.2. Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin) 15 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 15 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 17
  5. iii 4.1. Kết quả điều tra cơ cấu đàn bò của trang trại bò Điềm Thụy, Phú Bình, Thái Nguyên 17 4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng đàn bê nuôi tại trang trại bò Điềm Thụy, Phú Bình, Thái Nguyên 17 4.3. Tình hình mắc bệnh tiêu chảy của đàn bê. 18 4.3.2. Trạng thái phân và số lần đi ỉa trong ngày 21 4.3.3.Thân nhiệt 23 4.3.4. Tần số tim mạch 24 4.3.5. Tần số hô hấp 24 4.4. Thực hiện các biện pháp phòng và điều trị cho đàn bê 25 4.4.1. Biện pháp vệ sinh phòng bệnh. 25 4.4.2. Tiêm vắc xin phòng bệnh 26 4.5. Kết quả điều trị tiêu chảy cho đàn bê. 29 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 31 1. Kết luận 31 2. Đề nghị 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
  6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Cơ cấu đàn bò, bê của trang trại bò Điềm Thụy, Phú Bình, Thái Nguyên (Số liệu trang trại cung cấp tháng 12/2018) 6 Bảng 2.2. Tình hình dịch bệnh hàng năm của trang trại 8 Bảng 2.3. Số liều vắc xin tiêm 9 Bảng 4.1. Cơ cấu đàn bò của trang trại bò Điềm Thụy, Phú Bình, Thái Nguyên năm 2016 - 2018 17 Bảng 4.2. Số lượng bê qua các tháng tuổi trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng 18 Bảng 4.3. Tỷ lệ bê mắc bệnh tiêu chảy tại trang trại 19 Bảng 4.4. Thể trạng của bê tiêu chảy và bê khỏe 20 Bảng 4.5. Trạng thái phân và số lần đi ỉa trong ngày của bê tiêu chảy 22 Bảng 4.6. Thân nhiệt, tần số tim mạch, tần số hô hấp của bê tiêu chảy 23 Bảng 4.7. Quy định thời gian tiêm phòng lần đầu đối với bê cho từng loại vắc xin 27 Bảng 4.8. Chu kỳ tiêm phòng cho bò/bê 28 Bảng 4.9: Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy cho bê 29
  7. v DANH MỤC ẢNH Ảnh 4.1. Bê mắc hội chứng tiêu chảy 21 Ảnh 4.2. Phân bê tiêu chảy 22 Ảnh 4.3. Phân bê bình thường 22
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết Chăn nuôi ngày càng có vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Sản phẩm của ngành chăn nuôi là nguồn thực phẩm không thể thiếu được đối với nhu cầu đời sống con người. Chủ trương hiện nay của nhà nước là phát triển ngành chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng hóa thực sự nhằm tạo ra sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu. Nói tới ngành chăn nuôi phải kể tới chăn nuôi bò bởi tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của nó đối với đời sống kinh tế xã hội của nhân dân. Từ khi có Quyết định 167/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/10/2001 về một số biện pháp và chính sách phát triển bò Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010, các địa phương đã ban hành nhiều chính sách về phát triển chăn nuôi bò. Số lượng bò tăng từ 41,2 ngàn con năm 2001 lên 113,2 ngàn con năm 2006, tốc độ tăng đàn bình quân trong giai đoạn này là 24,9%/năm, trong đó các tỉnh phía Bắc tăng 43,7%/năm, các tỉnh phía Nam tăng 22,1%/năm. Do chăn nuôi bò vẫn còn là một nghề sản xuất còn mới mẻ trên địa bàn, phần lớn người chăn nuôi bò chưa có những kinh nghiệm cũng như kiến thức cần thiết. Vì vậy người chăn nuôi bò đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc chọn giống, chăm sóc nuôi dưỡng, khai thác và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, từ đó dẫn tới ảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng chủ yếu đến hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò đó là tình hình dịch bệnh. Trong đó đặc biệt là bệnh về tiêu chảy. Tiêu chảy là triệu chứng chung, đặc trưng và thường xuất hiện trong bệnh lý đường tiêu hóa của gia súc. Bệnh thường xảy ra khi gia súc chuyển vùng, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không hợp lý, thức ăn kém phẩm chất, do bội nhiễm vi khuẩn như E. coli, Salmonella trong đó những điều kiện bất lợi của ngoại cảnh là yếu
  9. 2 tố mở đường, đóng vai trò quan trọng trong quá trình bệnh. Xuất phát từ thực trạng trên để hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra và nâng cao hiệu quả chăn nuôi tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị tiêu chảy cho đàn bê tại trang trại bò Điềm Thụy, Phú Bình, Thái Nguyên” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Điều tra tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở bê nuôi tại trang trại bò Điềm Thụy, Phú Bình, Thái Nguyên 1.3. Ý Nghĩa của đề tài Đưa ra phác đồ điều trị bệnh đạt hiệu quả cao, góp phần làm giảm thiệt hại do bệnh gây nên. Xác định được đúng nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp phòng và điều trị bệnh hiệu quả.
  10. 3 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Tình hình chăn nuôi của trang trại bò Điềm Thụy, Phú Bình, Thái Nguyên 2.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý Trại bò giống Điềm Thụy nằm trên địa bàn xã Điềm thụy, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Xã Điềm Thụy là một xã nằm ở phía Tây của huyện Phú Bình , cách trung tâm huyện là thị trấn Hương Sơn 7km về phía Tây. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 12,87km2 Phía Bắc giáp với xã Thượng Đình Phía Đông giáp với xã Nhã Lộng Phía Đông Nam giáp với xã Úc Kỳ Phía Nam giáp với xã Nga My Phía Tây giáp với xã Hồng Tiến của huyện Phổ Yên Xã Điềm Thụy được chia thành 7 thôn đó là: Ngọc Sơn, Điềm Thụy, Thuần Pháp, Hanh, Trung, Bình, Trạng. * Đất đai địa hình Địa hình của trại tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho công tác chăn nuôi bò. Trại có tổng diện tích là : 7ha Diện tích dành cho xây dựng nhà làm việc và chuồng trại : 1,5ha Diện tích dành cho chăn nuôi lợn : 1,5 Diện tích đất trồng cỏ : 2,5 Diện tích trồng rau : 0,5 Diện tích còn lại hiện đang dần chuyển sang đất xây dựng cơ bản
  11. 4 * Thời tiết khí hậu Theo sự phân bố về địa lý, Phú Bình có địa hình thấp dần theo hướng Đông Bắc Tây Nam , có vị trí nằm ở Bắc chí tuyến trong vành đai bắc bán cầu nên khí hậu mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu 1 năm được chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. - Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, nhiệt độ trung bình biến động từ 21 - 280C, độ ẩm trung bình từ 81 - 86%, lượng mưa trung bình là 250mm/ tháng và tập trung nhiều vào các tháng 6, 7, 8. Nhìn chung khí hậu ở các tháng trtong mùa mưa rất thuận lợi cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên trong chăn nuôi, những tháng này cần chú ý đến công tác tiêm phòng để tránh dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm. - Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời gian này khí hậu lạnh và khô, nhiêt độ giảm đi đáng kể, nhiệt độ trung bình từ 15 - 240C, độ ẩm giao động từ 76 - 87%. Ngoài ra, mùa này còn có hệ thống gió mùa Đông Bắc kéo dài làm cho thời tiết trở lên lạnh giá, đêm có thể có sương muối, có ngày nhiệt độ giảm xuống thấp (9 - 100C). Điều kiện khí hậu ở đây thuận lợi cho cây trồng phát triển đặc biệt là cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Do mùa đông có khí hậu lạnh, thời tiết thay đổi nên chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, những điều kiện bất lợi đã ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, sức chống chịu bệnh tật của gia súc, gia cầm. Mùa hè khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển và gây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của gia súc, gia cầm. 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội * Cơ sở vật chất kỹ thuật Trang trại được đầu tư trang, thiết bị khoa học kỹ thuật hiện đại, hệ thống quạt làm mát, tắm mát cho bò, khu chế biến thức ăn với đầy đủ các loại máy móc phục vụ cho việc chế biến thức ăn như máy băm cỏ, máy trộn thức ăn, xe chuyên chở, xe rải thức ăn Khu xử lý chất thải khép kín không làm ô
  12. 5 nhiễm môi trường, khu tách ép phân để tận dụng nguồn phân bò cung cấp cho trồng trọt, đến hệ thống chuồng nuôi đạt tiêu chuẩn vệ sinh chăn nuôi, sử dụng máy gạt phân. * Cơ cấu nhân sự Là đơn vị trực thuộc Trung tâm Giống vật nuôi Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên, có trách nhiệm và chức năng sau: Nuôi giữ và lai tạo đàn bò giống gốc, cải tạo đàn bò vàng, bò cóc trên địa bàn Thành phố Sông Công, Thị xã Phổ Yên, Huyện Phú Bình. Dịch vụ thụ tinh nhân tạo: Trâu, bò, lợn Cung cấp các giống vật nuôi có chất lượng cao, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi. Tiếp tục thực hiện chương trình lai kinh tế đàn lợn trong huyện, nhằm nâng cao năng suất thịt. Tăng cường đào tạo kỹ thuật viên và mua sắm trang thiết bị cho công tác thụ tinh nhân tạo gia súc. Đưa tiến độ khoa học kỹ thuật về thụ tinh nhân tạo gia súc vào thực tiễn sản xuất. Trại tạo điều kiện cho sinh viên các trường khối nông nghiệp có điều kiện để thực tập, nghiên cứu khoa học. Ban lãnh đạo của trại bao gồm: - 01 Trại trưởng - 01 Cán bộ kỹ thuật - 04 Cán bộ thụ tinh nhân tạo - 05 Công nhân chăn nuôi Đội ngũ cán bộ của trang trại có trình độ khác nhau: 3 người có trình độ Đại học, cao đẳng 3 người, còn lại là trình độ trung cấp và công nhân phổ thông. Tuy vậy, đội ngũ kỹ thuật, công nhân đã gắn bó với sự nghiệp phát
  13. 6 triển của trại từ những ngày đầu thành lập nên có nhiều kinh nghiệm sản xuất và tay nghề cao. 2.1.3. Tình hình phát triển chăn nuôi * Cơ cấu, số lượng bò của trại: Hiện tại tổng số đàn bò của trang trại bò Điềm Thụy, Phú Bình, Thái Nguyên là 356 con, tổng số bò đẻ là 293 con (số liệu tính đến hết tháng 05/2019 ). Bảng 2.1 Cơ cấu đàn bò, bê của trang trại bò Điềm Thụy, Phú Bình, Thái Nguyên (Số liệu trang trại cung cấp tháng 12/2018) STT Cơ cấu đàn Số lượng (con) Tổng đàn (I+II+III) 356 I. Bò sinh sản 293 - Mang thai: 200 - Chờ khám sau phối: 15 - Chờ phối 78 II. Bò tơ, hậu bị (> 12 tháng tuổi-chưa sinh sản) 43 - Bò hậu bị 38 - Bò tơ 5 III. Bê cái (0 - 12 tháng tuổi) 20 - Bê 0 - 3 tháng tuổi 8 - Bê 4 - 6 tháng tuổi 5 - Bê 7 - 9 tháng tuổi 3 - Bê 10 - 12 tháng tuổi 4 *) Công tác quản lý đàn bò của trại: Bò nuôi tại trại được nuôi nhốt, chuồng nuôi có gió và hệ thống phun hơi nước tự động để chống nóng.
  14. 7 Với phần mềm quản lý giống bò theo tiêu chuẩn việt nam, bò hậu bị và bò sinh sản được theo dõi sức khỏe và phát hiện động dục. Cơ cấu đàn bò của trại được theo dõi cập nhật hàng ngày để có thể kiểm soát cơ cấu đàn như: sinh sản, chuyển đàn, phân lô loại bò, sức khỏe của bò, Công tác quản lý giống được trại rất quan tâm như: theo dõi sinh sản của từng con, được ghi chép cẩn thận từ ngày phối giống, mã tinh phối giống, lịch khám thai, dự kiến ngày đẻ. Từ đó trại có kế hoạch chuẩn bị cho sự thay đổi cơ cấu cũng như sự chuẩn bị trong kinh doanh. Trong công tác nhân giống đàn trại không sử dụng đực giống mà sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho đàn bò. Phương pháp này có ưu điểm: lợi dụng ưu thế lai cải tạo nhanh , lựa chọn những giống bò có khả năng sản xuất cao, tránh được sự lây nhiễm bệnh từ đường sinh dục của bò đực giống. 2.1.4. Công tác thú y * Mạng lưới thú y cơ sở - Sơ đồ tổ chức Ban thú y của trang trại: Trưởng Ban Thú Y Tổ trưởng Tổ điều Trị Tổ trưởng Tổ phối giống Nhân viên điều Trị Nhân viên phối giống Trang trại có đội ngũ Ban thú y gồm 6 người trong đó trình độ Đại học 3 người, 3 người Trung cấp. Họ đều là những người có chuyên môn và tay nghề vững chắc, cộng thêm kinh nghiệm làm việc lâu năm từ những ngày đầu thành lập trang trại. Hàng năm ban thú y trang trại luôn được Trung tâm giống tỉnh Thái Nguyên cử đi học các lớp tập huấn bồi dưỡng thêm kiến thức, nâng cao tay
  15. 8 nghề chuyên môn. Vì vậy khi những ca bệnh xảy ra hầu hết các nhân viên trong ban thú y đều có thể tự xử lý bệnh. * Tình hình dịch bệnh hàng năm Kết quả điều tra dịch bệnh của đàn bò được trình bày ở bảng 2.2. Bảng 2.2. Tình hình dịch bệnh hàng năm của trang trại Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số con Tỉ lệ Số con Tỉ lệ Số con Tỉ lệ Tên bệnh (con) mắc (%) mắc (%) mắc (%) Viêm vú 13 4,43 17 5,80 16 5,40 Đau móng 17 5,80 21 7,10 23 7,84 Viêm khớp, cơ 7 2,38 9 3,07 6 2,04 Viêm đường hô hấp 11 3,75 6 2,04 9 3,07 Bệnh đường tiêu hóa 6 5,46 12 4,09 7 2,38 Viêm đường sinh dục 26 8,87 18 6,14 21 7,10 Sót/ sát nhau 31 10,5 26 8,87 23 7,84 Bại liệt 2 0,68 5 1,07 3 1,02 Bệnh khác 3 1,02 5 1,07 3 1,02 Tổng ca bệnh 116 42,89 119 39,25 111 37,71 Qua bảng 2.2 ta thấy các bệnh chiếm tỉ lệ cao thường gặp trong chăn nuôi bò là: bệnh viêm vú, đau móng, sát nhau Do tính chất nuôi chuồng trại, bò được thả ra sân chơi vận động ít, kết hợp với nền chuồng luôn ẩm ướt, nên dễ dẫn đến bệnh. Mặc dù trang trại đã có nhiều biện pháp tích cực để cải thiện như: thường xuyên cho bò ra sân chơi vận động vào những hôm thời tiết mát, lập kế hoạch gọt móng, điều trị và gọt móng chức năng hàng tháng.
  16. 9 * Công tác phòng bệnh + Phòng bệnh bằng vắc xin: bằng vắc xin cho đàn bò được trang trại rất coi trọng, vì đó là một trong những biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay ở các trang trại cũng như ở Việt Nam . Định kỳ hàng năm trang trại tiêm phòng 2 đợt chính 2 loại bệnh Lở mồm long móng và Tụ huyết trùng. Đợt 1 vào tháng 3, 4, đợt 2 vào tháng 9, 10. Ngoài ra còn tiêm định kỳ 1lần/ năm đối với bệnh xoắn khuẩn. Riêng bê sữa tiêm lúc 3 tháng tuổi và tái chủng 6 tháng/lần. Lịch tiêm phòng cho đàn bò bằng vắc xin Tụ huyết trùng và vắc xin Lở mồm long móng được thể hiện ở bảng 2.3. Bảng 2.3. Số liều vắc xin tiêm Năm Vắc xin Số lượt tiêm Liều lượng Tụ huyết trùng 614 2ml/con 2017 Lở mồm long móng 703 Xoắn khuẩn 295 5ml/con Tụ huyết trùng 638 2ml/con 2018 Lở mồm long móng 671 Xoắn khuẩn 287 5ml/con (Số liệu đến tháng 12 năm 2018) + Vệ sinh phòng bệnh: Công tác phòng chống dịch của trại rất nghiêm ngặt. Tất cả các phương tiện, người vào trại đều phải được sát trùng. Khi đi vào khu chăn nuôi phải thay quần áo bảo hộ, đi ủng qua hố sát trùng, chuồng trại, sân chơi được phun sát trùng định kỳ 2 ngày/1 lần, máng ăn, máng uống đều được vệ sinh sạch sẽ không để chất thải tồn đọng lại trong chuồng (máy gạt phân hoạt động hơn 4 lượt/ngày).
  17. 10 2.1.5. Nhận định chung * Thuận lợi - Ban lãnh đạo của trang trại thường xuyên quan tâm đến tình hình sản xuất cũng như chăm lo tới đời sống của cán bộ công nhân viên của trang trại, luôn đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động. Vì thế cán bộ công nhân viên luôn yên tâm công tác, nhiệt tình trong sản xuất. Mặt khác Trung tâm giống tỉnh Thái Nguyên và trang trại thường xuyên tổ chức đào tạo, thông qua các lớp tập huấn nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất. - Trang trại luôn được sự quan tâm đầu tư cả về mặt kỹ thuật và nguồn vốn của Trung tâm giống tỉnh Thái Nguyên, đây là một điều kiện rất tốt để trang trại đẩy mạnh sản xuất và quy mô chất lượng sản xuất. Nhất là khi thị trường đang chứng kiến những động thái tăng tốc xây dựng trang trại nuôi bò hàng loạt trên địa bàn. - Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của trang trại có trình độ chuyên môn cao, năng động sáng tạo trong công tác phục vụ sản xuất, nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp trang trại vượt qua được những khó khăn và phát triển như ngày hôm nay. - Bên cạnh đó, trang trại có diện tích đất sử dụng rộng lớn vào mục đích trồng cỏ và trồng ngô đây là nguồn cung cấp thức ăn thô xanh dồi dào cho đàn bò/bê. * Khó khăn Có thể thấy khó khăn mà trang trại gặp phải là khó khăn chung của ngành chăn nuôi bò ở nước ta. - Do đất đai bạc màu, nghèo dinh dưỡng và khí hậu của một số tháng trong năm không được thuận lợi nên sản xuất gặp nhiều khó khăn.
  18. 11 - Trang thiết bị chăn nuôi còn thiếu thốn, chuồng trại chưa thực sự đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ thú y còn thiếu chưa đáp ứng được công tác phòng và điều trị bệnh. - Do đặc điểm sản xuất của ngành chăn nuôi nói chung và nghành chăn nuôi bò nói riêng có chu kỳ sản xuất dài, tốc độ xoay vòng vốn chậm nên lâu thu hồi vốn, mặt khác để đầu tư cho một chu kỳ sản xuất đòi hỏi lượng vốn lớn trong khí đó kinh phí đầu tư cho sản xuất của nhà nước còn hạn hẹp, trang thiết bị thú y còn hạn hẹp và thiếu đồng bộ. - Giá thành thức ăn tinh và một số loại thức ăn nhập khẩu ngày càng tăng, thức ăn khan hiếm về mùa đông. Do vậy cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về khâu dự trữ thức ăn: ủ ngô, ủ cỏ, nhập cỏ khô Vì thế giá thành sản phẩm ngày càng tăng. 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Tình hình nghiên cứu bệnh tiêu chảy do E. coli - Vi khuẩn ruột già Escherichia coli được Eschirich phân lập năm 1885 từ phân trẻ em. Cũng như một số vi khuẩn đường ruột khác, E. coli là vi khuẩn sống thường trực trong ruột già của gia súc và con người. Theo Balier và cs (1990) khi nghiên cứu chủng E. coli tại Mỹ, Anh và Đức (từ năm 1985 - 1988) có kết luận như sau: E. coli gây bệnh tiêu chảy ở bê, nghé chủ yếu định cư ở đoạn xoắn ốc của kết tràng, chúng gây tổn thương, viêm kết tràng, xuất huyết đại tràng. Theo Gunther và cs (1985), nghiên cứu ảnh hưởng của lứa tuổi đối với bệnh tiêu chảy ở bê, nghé tăng dần theo tuổi. E. coli là vi khuẩn sống cộng sinh chiếm ưu thế nhất trong hệ vi sinh vật đường ruột của người và động vật. Tuy nhiên, khi có điều kiện thích hợp, một số nhóm E. coli gây độc tăng sinh mạnh trở thành nguyên nhân quan trọng
  19. 12 gây tiêu chảy trên người và gia súc, đặc biệt là gia súc non (tiêu chảy bê, nghé, tiêu chảy lợn con theo mẹ). Vi khuẩn E. coli được thải qua phân ra môi trường bên ngoài. Tình hình nghiên cứu bệnh tiêu chảy do Salmonella - Nghiên cứu và phát hiện Salmonella và bệnh do chúng gây ra, cùng với các bệnh dịch tả, lao, nhiệt than, thương hàn thuộc những dịch bệnh đã được nghiên cứu cách ngày nay trên 120 năm trong lĩnh vực vi sinh vật y học. - Năm 1885, vi khuẩn E. coli và Salmonella được hai nhà khoa học Salmonella và Smith phát hiện. - Năm 1889 và 1890 tại viện vệ sinh trường Đại học Greiswald (Đức) do F. Loeffler phụ trách đã xảy ra dịch bệnh làm thiệt hại nghiêm trọng đối với chuột thí nghiệm. Nguyên nhân do loại vi khuẩn có tên lúc đó là Bacillus typhimurrium. Năm 1891 C.O Jensen đã tách được S. Dublin từ bệnh phẩm của bê bị tiêu chảy. Cùng năm đó loài S.typhimurium được phát hiện ở Greiswal và Breslan (Bùi Văn Ý 2007). - Theo Selbit lúc đầu tất cả các bệnh ở gia súc do Salmonella gây ra đều được gọi chung một tên là bệnh phó thương hàn “Paratyphus”. Cho đến năm 1914 có tổng cộng 12 loài vi khuẩn được mô tả và xếp vào giống Salmonella. Trong những năm 30 của thế kỉ XX thì số lượng loài Salmonella đã tăng lên nhanh chóng. Năm 1926 White đã có những công trình nghiên cứu về cấu trúc kháng nguyên của Salmonella, bắt đầu một thời kỳ khoa học mới về giống vi khuẩn này. - Năm 1972, tại nước Anh đã tìm thấy vi khuẩn Salmonella có trong phân lợn là 9,9% số mẫu năm 1973 tiếp tục phát hiện Salmonella trong hạch ruột lợn ốm là 7,3%. Tại Mỹ năm 1984 đã xét nghiệm thấy Salmonella trong máu lợn chết 4,3%. Năm 1980, Hunggari công bố tỉ lệ mẫu phân lợn có Salmonella là 48% (Wilcock và cs, 1992).
  20. 13 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Bệnh tiêu chảy ở bê là một trong những bệnh rất phổ biến ở nước ta. Do vậy, nghiên cứu về bệnh tiêu chảy ở bê được rất nhiều tác giả trong nước quan tâm và nghiên cứu. Phạm Sỹ Lăng và cs (1997) cho thấy: Hội chứng tiêu chảy thường xảy ra phổ biến ở bò, đặc biệt là bê non dưới 6 tháng tuổi. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2008) bệnh tiêu chảy do E. coli gây ra ở bê nghé là một thể bệnh rất hay gặp, E. coli thường là nguyên nhân gây bệnh nguyên phát ở bê, nghé từ 1 - 7 ngày tuổi. Triệu chứng lâm sàng là: Thời gian ủ bệnh từ 12 - 18 giờ, bê nghé bệnh thể hiện ỉa chảy, phân thường từ nhão cho đến toàn nước, màu phân chuyển từ vàng nhạt sang đến màu trắng, trong phân có lẫn những vết máu, phân có mùi hôi thối, than nhiệt bình thường hoặc cao hơn một chút, nhưng vào giai đoạn cuối hạ xuống mức bình thường. Bê, nghé có thể bỏ bú, khát nước, đôi khi có chướng bụng, ở bê nghé bị thể nhẹ có thể qua khỏi sau một vài ngày không cần điều trị nhưng khoảng 15 - 20% bê nghé bị bệnh ngày một nặng hơn, suy sụp hoàn toàn, nhiễm độc huyết dẫn đến chết nêu như không được điều trị tích cực. Theo Trương Quang và cs (2007): nghiên cứu, xét nghiệm Salmonella từ 121 mẫu phân của bê và 47 mẫu phân của nghé không bị tiêu chảy, 128 mẫu phân của bê và 52 mẫu phân của nghé bị tiêu chảy. Nghiên cứu kiểm tra 27 chủng Salmonella phân lập được từ bê nghé không bị tiêu chảy, 31 chủng từ bê nghé bị tiêu chảy, 16 chủng từ bê nghé không bị tiêu chảy, 19 chủng từ bê nghé bị tiêu chảy để xác định khả năng bám dính, độc tố ruột và độc lực. Kết quả và phân tích cho thấy: Khi bế nghé bị ỉa chảy, thì tỉ lệ phân lập và số lượng của Salmonella có tăng gấp nhiều lần so với bình thường. Đối với bê, tỉ lệ phân lập là 72,66% so với 47,11%, số lượng vi khuẩn trên/gam phân: 2,25 x 106 so với 1,42 x 106 gấp 1,77 lần (Trương Quang và cs).
  21. 14 Từ đó cho thấy, Salmonella có vai trò đặc biệt quan trọng và thực sự là tác nhân làm cho quá trình tiêu chảy ở bê nghé ngày càng trầm trọng thêm. Kết quả cũng cho biết khả năng mẫn cảm của các chủng Salmonella phân lập được là tương đối cao (66,66% đối với Colistin 73,33 % đối với Norfloxacin). Vì vậy khi bê nghé bị tiêu chảy có thể tìm các loại thuốc kháng sinh có chứa có loại kháng sinh trên để điều trị, (Trương Quang và cs 2004). Nguyễn Tất Thành (2007) cho biết: Hội chứng tiêu chảy ở gia súc do nhiều nguyên nhân gây ra. Chính vì vậy, sự xuất hiện bệnh phụ thuộc vào sự xuất hiện các nguyên nhân và sự tương tác giữa các nguyên nhân với cơ thể gia súc. Các yếu tố về: tuổi gia súc, mùa vụ, thức ăn, chuồng trại, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng đều ảnh hưởng tới bệnh tiêu chảy ở gia súc. Bê thường bị bệnh vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm làm chuồng trại và bãi chăn thả bị ô nhiễm làm bệnh xuất hiện nhiều (Lê Đăng Đảng và cs).
  22. 15 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên đàn bê từ sơ sinh tới 12 tháng tuổi. 3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện Địa điểm: Trang trại bò Điềm Thụy, Phú Bình, Thái Nguyên Thời gian: Từ ngày 20 tháng 11 năm 2018 tới ngày 25 tháng 05 năm 2019 3.3. Nội dung nghiên cứu “Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh tiêu chảy cho đàn bê tại trang trại bò Điềm Thụy, Phú Bình, Thái Nguyên” - Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn bê từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi. - Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh tiêu chảy cho đàn bê từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi. 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi Tỉ lệ bò mắc bệnh Tỉ lệ khỏi 3.4.2. Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin) 3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại bò Điềm Thụy, Phú Bình, Thái Nguyên Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại, tôi tiến hành thu thập thông tin về phương pháp, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn bê cùng kết hợp với kết quả điều tra theo dõi của bản thân tại trang trại. 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Các phương pháp thống kê tính toán sử dụng trong đề tài tại trang trại
  23. 16 Số bê mắc tiêu chảy Tỉ lệ bê mắc bệnh tiêu chảy (%) = ×100 Tổng số bê Tỉ lệ bê mắc tiêu chảy Số bê mắc tiêu chảy theo độ tuổi = theo độ tuổi (%) Tổng số bê mắc tiêu chảy × 100 Số bê chết do tiêu chảy Tỉ lệ bê chết do tiêu chảy (%) = ×100 Tổng bê mắc tiêu chảy Số bê khỏi Tỉ lệ khỏi (%) = ×100 Tổng số bê điều trị
  24. 17 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả điều tra cơ cấu đàn bò của trang trại bò Điềm Thụy, Phú Bình, Thái Nguyên Ở trang trại bò Điềm Thụy, Phú Bình, Thái Nguyên cơ cấu đàn gồm các nhóm: Bò cái sinh sản, bò tơ và hậu bị, bê cái từ 0 đến 12 tháng tuổi. Bảng 4.1. Cơ cấu đàn bò của trang trại bò Điềm Thụy, Phú Bình, Thái Nguyên năm 2016 - 2018 Bò sinh sản Bò tơ và hậu Bê < 12 Tổng Bò khai thác Bò cạn bị tháng số Số Số Số Số Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Năm con lượng lượng lượng lượng (%) (%) (%) (%) (con) (con) (con) (con) 2016 332 245 73,79 13 3,91 52 15,66 22 6,62 2017 356 293 82,3 15 4,21 21 5,89 27 7,58 2018 361 274 75,9 21 5,81 17 4,7 49 13,5 (Số liệu điều tra của trang trại bò Điềm Thụy, Phú Bình, Thái Nguyên tới tháng 12 năm 2018) Qua bảng 4.1, tôi thấy tổng đàn bò của trang trại từ năm 2016 tới năm 2018 số lượng tổng đàn tăng không đáng kể do mật độ nuôi đã phù hợp với thiết kế chuồng nuôi của trang trại. Vì vậy trang trại thường xuyên có chính sách bán giống cho các hộ dân quanh vùng có nhu cầu con giống. 4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng đàn bê nuôi tại trang trại bò Điềm Thụy, Phú Bình, Thái Nguyên Một số nguyên tắc chăm sóc bê mắc bệnh của trang trại: - Không cho bê uống điện giải trước và sau khi uống sữa 1,5 giờ. Đảm bảo bê uống đủ lượng điện giải với số lượng và nồng độ theo phác đồ điều trị.
  25. 18 Có thể cho bê uống tới 8 - 10 lít điện giải/ngày hoặc tùy vào nhu cầu của bê khi bị tiêu chảy hoặc các trường hợp do mất nước. - Nước pha điện giải phải được hâm ấm 35 - 400C và cho bê uống ngay. - Dùng bình bú có vú giả hoặc xô cho bê uống điện giải. - Theo dõi sức khỏe, nhiệt độ, tình trạng ăn uống và biểu hiện của từng bê để báo Thú y kịp thời để có hướng xử lý phù hợp. Bảng 4.2. Số lượng bê qua các tháng tuổi trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng Tháng Bê từ sơ sinh – 6 tháng tuổi Bê từ 7 - 12 tháng tuổi 12/2018 10 6 01/2019 9 5 02/2019 7 6 03/2019 6 8 04/2019 7 7 05/2019 5 5 4.3. Tình hình mắc bệnh tiêu chảy của đàn bê. Qua thời gian thực tập tôi nhận thấy: bê mắc hội chứng tiêu chảy tập trung chủ yếu ở giai đoạn từ sơ sinh tới 3 tháng tuổi. Nguyên nhân do bê con mới sinh ra chức năng điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh vì vậy khi thời tiết thay đổi dễ bị bệnh. Mặt khác do thời gian này thức ăn chủ yếu của bê là sữa, hệ vi sinh vật chưa phát triển, cấu tạo của dạ dày chưa hoàn thiện; nếu bê bú nhiều sữa quá nhiều hoặc bú sữa lạnh thì sẽ bị tiêu chảy. Vì vậy vấn đề cho bê uống sữa được trang trại rất quan tâm, sữa trước khi cho bê uống thường được đun ấm lên nhiệt độ thường 36 - 37 độ C. Trong thời gian này những bê tập ăn nhiều cám cũng dễ mắc bệnh với tỷ lệ cao.
  26. 19 Để biết được tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở bê nuôi tại trang trại tôi đã tiến hành điều tra, theo dõi một cách ngẫu nhiên đàn bê từ sơ sinh cho tới 12 tháng tuổi. Tổng đàn bê theo dõi là 81 con số con mắc bệnh là 18 con chiếm tới 8,4 % và thu được kết quả ở bảng 4.3. Bảng 4.3. Tỷ lệ bê mắc bệnh tiêu chảy tại trang trại từ tháng 12/2018 đến tháng 05/2019 Diễn giải Số con mắc bệnh Số con chết Số con Tỷ lệ Tỷ lệ theo dõi Số con Số con Tháng (%) (%) 12/2018 15 2 13,33 0 0 01/2018 17 5 29,41 0 0 02/2019 13 3 23,07 0 0 03/2019 11 5 45,45 0 0 04/2019 10 1 10 0 0 05/2019 15 2 13,33 0 0 Tính chung 81 18 22,22 0 0 Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy xảy ra ở tất cả các tháng theo dõi. Theo tôi, ở các tháng này thời tiết đang có sự giao mùa thời tiết thay đổi, nắng mưa nên cũng góp phần ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, vì vậy các ca bệnh về đường tiêu hóa vẫn xảy ra. Tỉ lệ bệnh ở các tháng 1, 3 chiếm tới > 4% và tháng 2 chiếm 2,43% tháng 12, 5 chiếm 1,62 % và tháng 4 chiếm tỉ lệ 0,81% tổng đàn bê theo dõi. Qua kết quả theo dõi tôi nhận thấy môi trường ngoại cảnh và phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng có ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ mắc bệnh. Trang trại nên quan tâm nhiều hơn tới vấn đề sau: - Vệ sinh chuồng trại và tiểu khí hậu chuồng nuôi. Bởi nếu chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, hệ thống quạt mát vào những hôm thời tiết thay đổi nắng nóng thì tỷ lệ bê mắc bệnh sẽ giảm.
  27. 20 - Sữa sau vắt xong nên cho bê uống ngay hoặc đun ấm, chỉ cho bê uống sữa ấm, cho tập ăn từ từ không nên cho ăn quá nhiều. 4.3.1. Thể trạng bê Thể trạng gia súc được coi là yếu tố hàng đầu để phản ánh điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như tình trạng bệnh tật của gia súc. Con vật khỏe mạnh, nhanh nhẹn, năng suất sản xuất tốt được coi là có thể trạng tốt, biểu hiện ra bên ngoài là nhanh nhẹn, béo tốt, lông mượt, da căng, thích ăn, thích vận động Trái lại, khi con vật mắc bệnh, thường biểu hiện ra bên ngoài với thể trạng gày yếu, lông xơ xác, mệt mỏi, lười vận động, giảm ăn hay bỏ ăn đó là thể trạng xấu. Việc quan sát đánh giá thể trạng của gia súc giúp ta nắm được sơ bộ về tình trạng bệnh lý của con vật cũng như chẩn đoán được khả năng hồi phục của nó. Kết quả đánh giá thể trạng được tôi trình bày ở bảng 4.4. Qua theo dõi tôi thấy: Ở bê khỏe hố mắt đầy, lông trơn, bóng mượt, thân hình béo khỏe. Khi bị tiêu chảy, hố mắt trũng, con vật mệt mỏi, gầy yếu, suy kiệt, lông khô, xơ xác, hậu môn dính bết phân. Bảng 4.4. Thể trạng của bê tiêu chảy và bê khỏe Chỉ tiêu Tình trạng, Trạng thái cơ Đối Con Mắt lông, da thể tượng theo dõi Lông trơn, Khỏe mạnh, Bê khỏe mạnh 63 bóng mượt Bình thường nhanh nhẹn Da đàn hồi tốt Lông khô, Trũng sâu xơ xác Gầy yếu, mệt Bê tiêu chảy 18 hoặc hơi Da đàn mỏi trũng hồi kém
  28. 21 Ảnh 4.1. Bê mắc hội chứng tiêu chảy Theo tôi, khi bê bị tiêu chảy, vi khuẩn đường ruột tác động vào hệ thống niêm mạc ruột, làm tổn thương niêm mạc ruột, đồng thời làm tăng nhiệt độ của cơ thể. Khi nhiệt độ của cơ thể tăng lên làm con vật kém ăn, hệ thống tiêu hóa bị tổn thương, khiến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng giảm. Mặt khác, do ỉa chảy, cơ thể bị mất nước quá nhiều qua phân, vì vậy cơ thể ở trạng thái nhiễm toan, cho nên con vật biểu hiện kém ăn, mệt mỏi, trọng lượng cơ thể giảm, con vật gày yếu, Ngoài ra, khi con vật kém ăn thì lượng nước cung cấp từ ngoài vào qua hệ thống thức ăn giảm, làm cho tình trạng thiếu nước của cơ thể càng trở nên trầm trọng và bệnh càng trở nên nặng thêm. Từ kết quả theo dõi thể trạng của bê khỏe và bê tiêu chảy 4.4, tôi thấy: khi bê bị tiêu chảy cơ thể mất nước và chất điện giải. Do vậy, trong quá trình điều trị bệnh ngoài việc dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn bội nhiễm, cần bổ sung thêm nước và chất điện giải thì con vật có khả năng khỏi bệnh cao và hồi phục nhanh hơn. 4.3.2. Trạng thái phân và số lần đi ỉa trong ngày Dựa vào trạng thái phân và số lần đi ỉa trong ngày trong trường hợp bê tiêu chảy, người ta có thể chẩn đoán được tình trạng bệnh nặng hay nhẹ của con vật, từ đó đưa ra phác đồ điều trị có hiệu quả cao.
  29. 22 Tôi tiến hành theo dõi 63 bê khỏe mạnh và 18 bê tiêu chảy. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5. Bảng 4.5. Trạng thái phân và số lần đi ỉa trong ngày của bê tiêu chảy Chỉ tiêu Số lần đi ỉa con Trạng thái phân Đối tượng trong ngày theo dõi Bê khỏe 63 Phân gọn, thành khuôn 2 - 3 Bê tiêu chảy 18 Phân lỏng, nhiều nước, màu 6 - 8 vàng hoặc trắng xám Ảnh 4.2. Phân bê tiêu chảy Ảnh 4.3. Phân bê bình thường Qua quan sát phân của nhóm bê tiêu chảy và bê khỏe chúng tôi nhận thấy: bê khỏe có trạng thái phân gọn, thành nếp; còn ở bê tiêu chảy phân loãng, nhiều nước, có màu vàng hoặc trắng xám lẫn bọt khí, phân có mùi chua và thối khắm. Kết quả ở bảng 4.5, cũng cho thấy, bê khỏe số lần đi ỉa khoảng 2 - 3 lần/ngày; ở bê tiêu chảy số lần đi ỉa 6 - 8 lần/ngày. Như vậy, bê tiêu chảy số lần đi ỉa tăng lên nhiều so với bê khỏe. Mức độ bệnh càng nặng thì số lần đi ỉa trong ngày càng nhiều.
  30. 23 Theo tôi, khi bê tiêu chảy thì hệ vi sinh vật đường ruột, các chất độc do vi khuẩn tiết ra, đồng thời thức ăn trong ruột lên men sinh hơi tạo ra các sản phẩm độc như: H2S, indol, scatol, những tác nhân này sẽ kích thích vào niêm mạc ruột làm tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, do đó con vật đi ỉa nhiều lần trong ngày và phân loãng. 4.3.3.Thân nhiệt Thân nhiệt cao hay thấp hơn mức độ sinh lý bình thường đều được coi là một triệu chứng quan trọng của bệnh. Ta có thể căn cứ vào thân nhiệt để chẩn đoán bệnh, theo dõi kết quả điều trị và xác định tiên lượng bệnh. Đo thân nhiệt bằng nhiệt kế ở 63 bê khỏe mạnh, 18 bê tiêu chảy tôi thu được kết quả ở bảng 4.6. Bảng 4.6. Thân nhiệt, tần số tim mạch, tần số hô hấp của bê tiêu chảy Chỉ tiêu Thân nhiệt Tần số tim mạch Tần số hô hấp theo dõi Số (oC) (lần/phút) (lần/phút) Đối bê tượng (n) X m x P m P m P theo dõi Bê khỏe 63 38,72 0,05 <0,05 75,83 0,31 <0,05 29,13 0,36 <0,05 Bê tiêu chảy 18 39,91 0,11 <0,05 98,96 0,20 <0,05 35,43 0,33 <0,05 Thân nhiệt của bê khỏe mạnh trung bình là 38,72oC 0,05 oC. Ở bê bị tiêu chảy có thân nhiệt trung bình là 39,91oC 0,11oC. Như vậy, thân nhiệt của bê tiêu chảy có sự tăng lên rõ rệt so với thân nhiệt bê khỏe mạnh. Sự tăng thân nhiệt của bê, theo tôi là do sự mất cân bằng giữa hai quá trình sản nhiệt và thải nhiệt. Hai quá trình này hoạt động cân bằng nhau là nhờ sự điều hòa hoạt động của trung khu điều hòa thân nhiệt nằm ở hạ khâu não. Do tác động của vi khuẩn, độc tố của vi khuẩn và những chất độc sinh ra trong quá trình bệnh lý của cơ thể theo máu tác động vào trung khu điều hòa thân
  31. 24 nhiệt, làm rối loạn chức năng điều hòa thân nhiệt dẫn đến mất cân bằng giữa hai quá trình sản nhiệt và thải nhiệt, trong trường hợp này làm tăng quá trình sản nhiệt và giảm quá trình thải nhiệt dẫn đến thân nhiệt tăng cao. Do vậy, ở bê tiêu chảy có triệu chứng sốt và mức độ sốt phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn của bê. 4.3.4. Tần số tim mạch Tôi tiến hành kiểm tra tần số tim mạch của bê bằng cách sử dụng ống nghe nghe vùng tim để đếm số lần tim đập trong 1 phút. Kết quả tại bảng 4.6, cho thấy tần số tim của bê khỏe trung bình là 75,83 0,31 lần/phút. Còn ở bê tiêu chảy tần số tim trung bình là 98,96 0,20 lần/phút. Qua kết quả này ta nhận thấy khi bê bị tiêu chảy thì tần số tim mạch cũng tăng. Theo tôi, tần số tim mạch tăng là do khi bê bị tiêu chảy thân nhiệt tăng cao, kích thích đến nút dây thần kinh tự động Keith - Flack trong tim, làm nút Keith - Flack hưng phấn dẫn đến tim đập nhanh, đồng thời do quá trình viêm nhiễm, do tăng cường chuyển hóa các chất, các chất độc được sinh ra tác động lên cơ quan cảm thụ của tim cũng làm cho tim đập nhanh, khiến tần số tim mạch tăng cao. 4.3.5. Tần số hô hấp Song song với việc kiểm tra thân nhiệt và tần số tim mạch chúng tôi tiến hành kiểm tra tần số hô hấp của bê. Tần số hô hấp là số lần hít vào thở ra trong một phút. Sự biến đổi tần số hô hấp cũng là một trong những triệu chứng quan trọng để chẩn đoán bệnh. Tôi dùng ống nghe nghe vùng phổi kết hợp với việc đếm số lần lên xuống của hõm hông bê trong 1 phút để đo tần số hô hấp. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 4.6.
  32. 25 Tần số hô hấp trung bình của bê khỏe là 29,13 0,36 lần/phút, ở bê tiêu chảy là 35,43 0,33 lần/phút. Như vậy, theo chúng tôi tần số hô hấp ở bê tiêu chảy cũng biến đổi tương tự như thân nhiệt và tần số tim mạch. Khi bê bị tiêu chảy mạnh, tần số hô hấp tăng lên, theo chúng tôi là do bê bị sốt cao, hàm lượng khí C02 trong máu tăng, hàm lượng O2 giảm do phổi không đảm nhiệm được chức năng của mình. Trung khu hô hấp hưng phấn nên con vật thở nhanh dẫn tới tần số hô hấp tăng cao. Đồng thời nó cũng là một phản ứng sinh lý nhằm điều hòa quá trình cân bằng nhiệt, tăng cường thải nhiệt qua hơi nước khi thở ra, nhằm mục đích hạ nhiệt độ cơ thể. Như vậy, qua bảng 4.6, tôi kết luận: khi bê bị tiêu chảy, cùng với quá trình tăng thân nhiệt, tần số tim mạch thì tần số hô hấp cũng tăng. 4.4. Thực hiện các biện pháp phòng và điều trị cho đàn bê 4.4.1. Biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Công tác vệ sinh phòng bệnh luôn được trang trại quan tâm đặt lên hàng đầu để phòng chống dịc bệnh. Yêu cầu chung bắt buộc vào trang trại: Khi vào trang trại, tất cả mọi người phải đi qua phòng sát trùng và thực hiện đầy đủ các yêu cầu tại phòng sát trùng. Rửa tay sạch sẽ theo đúng quy trình rửa sau khi đi qua phòng sát trùng. Giữ vệ sinh chung: Không được có các hành động như: khạc nhổ, phóng uế bừa bãi, đi vệ sinh không đúng nơi quy định, Không được hút thuốc trong khuôn viên trang trại. Không được tự ý đi lại trong trang trại khi chưa có sự đồng ý của lãnh đạo trang trại. Khu vực sản xuất: Đảm bảo tất cả các khu vực chuồng, sân chơi, công cụ dụng cụ liên quan đến bò bê đều phải được vệ sinh gọn gàng, sạch sẽ, khô ráo, không có rác hay những vật nhọn, gồ ghề nguy cơ gây tổn thương bò bê.
  33. 26 Cũi bê được phun sát trùng dọn sạch hàng ngày, sàn bê từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi được lót độn chuồng bằng mùn cưa, khi phát sinh độ ẩm ướt ≥ 50%. Chuồng nuôi bò được phun sát trùng bằng hóa chất D4 + Disinfectant định kỳ 02 ngày/lần. Sân chơi hàng tháng được rải vôi. 4.4.2. Tiêm vắc xin phòng bệnh Việc tiêm phòng bệnh cho đàn bê cũng như đàn bò được trang trại luôn đặc biệt quan tâm đặc biệt là các bệnh bắt buộc tiêm phòng theo quy định của thú y như: Lở mồm long móng (FMD: Foot and Mouth Disease), Tụ huyết trùng (HS:Hemorrhagic Septicemia). Ngoài ra trang trại còn tiêm vắc xin Cattle Master 4 + L5, đây là loại vắc xin 5 trong 1 phòng 5 bệnh: Bệnh Viêm mũi khí quản Truyền nhiễm (IBR: Infectious Bovine Rhinotracheitis), Phó cúm (Parainfluenza3Virus), Tiêu chảy do virus (BVD: Bovine Virus Diarrhea), Bệnh nhiễm virus hợp bào đường hô hấp (BRSV: Bovine Respiratory Syncytial Virus), bệnh Xoắn khuẩn do 5 chủng Leptospira gây ra. Đối với Lở mồm long móng và Tụ huyết trùng: Tiêm 02 đợt chính/năm vào tháng 3, 4 và tháng 9, 10 hàng năm (khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 180 ngày ± 15 ngày). Đối với Xoắn khuẩn: Tiêm 01 lần/năm (khoảng cách giữa các lần tiêm là 365 ngày ± 15 ngày). Sau đó căn cứ vào danh sách ngoại diện hoặc giai đoạn tăng trưởng của bò/bê mà trang trại tiến hành tiêm các đợt bổ sung hàng tháng (nếu có) sao cho bò bê được tiêm phòng kịp thời và đầy đủ. Quy đinh thời gian tiêm phòng lần đầu cho bê và chu kỳ tiêm phòng được thể hiện ở bảng 4.7 và 4.8.
  34. 27 Bảng 4.7. Quy định thời gian tiêm phòng lần đầu đối với bê cho từng loại vắc xin Khoảng Giai dao STT Tên bệnh Tên Vắc xin Ghi chú đoạn động (ngày) Tiêm lần đầu và 01 tháng Lở mồm Aftovax/Afto 1 30 ±15 tiêm lặp lại sau 2 tuổi long móng por - 4 tuần. 03 tháng Tụ huyết Tụ huyết 2 90 ±15 Tiêm lần đầu tuổi trùng trùng P52. Xoắn Cattle Master Tiêm lần đầu và 04 tháng khuẩn và 4 3 120 ±15 4 + L5 hoặc tiêm lặp lại sau 2 tuổi bệnh do tương đương - 4 tuần virus Việc tiêm phòng vắc xin phải tuân thủ đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất. Các nguyên tắc chung là: - Tiêm đúng đối tượng: Vắc xin là thuốc phòng bệnh, vì vậy chỉ nên tiêm cho động vật khỏe mạnh. - Tiêm đúng thời gian: Bò phải được tiêm phòng trước thời điểm bệnh có thể xảy ra để đủ thời gian cho cơ thể tạo được miễn dịch phòng vệ chắc chắn (thường 2 - 3 tuần). Chú ý tiêm phòng nhắc lại để tạo khả năng bảo hộ liên tục (tùy theo độ dài miễn dịch của từng loại vắc xin). - Tiêm đúng liều và đúng đường tiêm: Theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất, lưu ý là nếu tiêm quá liều sẽ gây ức chế đáp ứng miễn dịch, hiệu giá kháng thể đặc hiệu thấp, không tiêm vắc xin vào mạch máu
  35. 28 - Sau khi tiêm phòng phải pha điện giải cho bò bê uống liên tục trong 2 - 3 ngày. Bảng 4.8. Chu kỳ tiêm phòng cho bò/bê Stt Tên bệnh Chu kỳ tiêm, cách tiêm Trường hợp tiêm phòng lần đầu, bò/bê phải được tiêm nhắc lại mũi thứ hai cách lần đầu từ 1 Lở mồm long móng 02 - 04 tuần. Sau đó mỗi 6 tháng (180 ngày ± 15 ngày) tiêm lặp lại. Liều: 2ml/con và tiêm dưới da cổ. Tụ huyết trùng Mỗi 6 tháng (180 ngày ± 15 ngày) tiêm lặp lại. 2 Liều: 2ml/con và tiêm dưới da cổ. Đây là loại Vắc xin đa giá tiêm 1 mũi phòng 5 bệnh. Trường hợp tiêm phòng lần đầu, bò/bê phải được tiêm nhắc lại mũi thứ hai cách lần 3 Cattle Master 4 + L5 đầu từ 02 - 04 tuần.Tái chủng: Mỗi năm một (01) lần. Tiêm 5 ml/con và tiêm bắp ở cổ. Qua bảng 4.8 tôi nhận thấy tỉ lệ tiêm phòng cho đàn bê của trang trại đạt tỉ lệ rất cao, thường là 100%, có những trường hợp bê ốm không đủ điều kiện tiêm phòng cũng được trang trại tiêm bổ sung liền trong tháng sau.
  36. 29 4.5. Kết quả điều trị tiêu chảy cho đàn bê. Bảng 4.9: Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy cho bê Số bê mắc bệnh Số bê khỏi bệnh Thời gian Tỷ lệ khỏi (%) (con) (con) 12/2018 2 2 100 01/2019 5 5 100 02/2019 3 3 100 03/2019 5 5 100 04/2019 1 1 100 05/2019 2 2 100 Công tác phát hiện bệnh và điều trị bệnh của trang trại thực hiện rất tốt, vì vậy khi bệnh xảy ra được can thiệp kịp thời và có phương pháp điều trị tích cực nên tỉ lệ bê khỏi bệnh rất cao. Một số phác đồ điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy ở bê tại trang trại Phác đồ 1: Ketovet 10%: 1ml/30kg, 1 ngày/1 lần, liên tục 3 ngày Zinaprim: 1ml/10kg, 1 ngày 1 lần, liên tục 4 ngày Bcomplex fort: 1ml/20kg, 1 ngày 1 lần, liên tục 3 ngày Vitol 450: 5ml/con, 1 ngày/1 lần, 1 lần duy nhất Atropin: 1ml/8kgTT, 1 liều duy nhất Phác đồ 2: INTERFLOX-100: 1ml/20kg,1 ngày/1 lần, liên tục 5 ngày Vitol 450: 5ml/con, 1 ngày/1 lần, 1 lần duy nhất Bcomplex fort: 1ml/20kg, 1 ngày 1 lần, liên tục 3 ngày Neuxyl 5%: 1ml/22kg, 1 ngày/1 lần, liên tục 3 ngày Kết hợp uống điện giải liên tục trong 3 ngày trong thời gian điều trị
  37. 30 Phác đồ 3: Interspectin: 1ml/10kg, 1 ngày/1 lần, liên tục 4 ngày Ketovet 10%: 1ml/30kg, 1 ngày/1 lần, liên tục 3 ngày Bcomplex fort: 1ml/20kg, 1 ngày 1 lần, liên tục 3 ngày Atropin: 1ml/8kgTT, 1 liều duy nhất
  38. 31 PHẦN 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận Qua thời gian thực tập tại trang trại bò Điềm Thụy, Phú Bình, Thái Nguyên, tôi có một số kết luận sau: Trong quá trình thực tập tại trang trại, quy trình nuôi bê từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi được chia làm 3 giai đoạn: Bê trên cũi, bê xuống cũi đến cai sữa và bê cai sữa đến 12 tháng tuổi. Đàn bê tại trang trại chủ yếu mắc bệnh viêm khớp, viêm phổi, viêm rốn, hội chứng tiêu chảy. Trong đó bệnh viêm đường hô hấp và hội chứng tiêu chảy là nhiều hơn cả. Lứa tuổi mắc hội chứng tiêu chảy chủ yếu là bê từ sơ sinh tới 3 tháng tuổi, có tỉ lệ mắc bệnh chiếm 14,58 % trong tổng số bê theo dõi. Triệu chứng lâm sàng của bê tiêu chảy là: Đi ỉa phân lỏng, nhiều nước, màu vàng hoặc trắng xám, lẫn bọt khí, mùi chua; số lần đi ỉa của bê tiêu chảy tăng cao từ 6 - 8 lần trong ngày; bê gày yếu, mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn hoặc chán ăn. Chỉ tiêu lâm sàng (thân nhiệt, tần số tim mạch, tần số hô hấp) ở bê tiêu chảy tăng cao hơn so với bê khỏe. Phác đồ điều trị: Sử dụng phác đồ 2 cho hiệu quả điều trị cao hơn, khi điều trị kết hợp với cho uống thuốc điện giải liên tục trong 3 ngày trong thời gian điều trị. Dựa trên phác đồ điều trị trong thời gian thực tập tại cơ sở tỉ lệ khỏi bệnh là 100% trong tổng số 18 con bê mắc bệnh tiêu chảy. Phòng bệnh tiêu chảy ở gia súc trước tiên cần hạn chế, loại trừ các yếu tố stress tác động lên cơ thể. Khắc phục những bất lợi về điều kiện thời tiết, khí hậu để tránh rối loạn tiêu hóa, ổn định trạng thái cân bằng giữa cơ thể và môi trường. Hàng năm tẩy sán lá cho đàn bò 2 lần vào đầu mùa xuân và cuối mùa thu.
  39. 32 2. Đề nghị - Để hạn chế tiêu chảy cho bê từ sơ sinh đến dưới 3 tháng tuổi cần chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý tốt đàn gia súc mẹ và con, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ khu vực chuồng nuôi, luôn giữ khô, sạch ấm cho bê, nhất là trong những ngày đầu mới sinh và trong những ngày thời tiết thay đổi. - Khi có điều kiện cần xác định chính xác nguyên nhân gây tiêu chảy để đưa ra phác đồ điều trị có hiệu quả và đỡ tốn kém. Việc điều trị tiêu chảy ngoài sử dụng các loại thuốc điều trị nguyên nhân cần bổ sung thêm chất điện giải, vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho con vật. - Tiếp tục xác định những nguyên nhân khác gây tiêu chảy cho bê, từ đó có cơ sở khoa học đầy đủ hơn để hoàn thiện quy trình phòng, trị tiêu chảy cho bê.
  40. 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt 1. Vũ Triệu An (1978), Đại cương sinh lý bệnh học, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 171 - 353, 177 - 276. 2. Nguyễn Thị Lan Anh (2000), "Tình hình nhiễm giun sán đường tiêu hóa và thử hiệu lực của Okazan và Levamizole đối với sán lá dạ cỏ trên trâu bò", Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật thú y 1996 – 2000, Nxb Nông nghiệp. 3. Lê Minh Chí (1995), Bệnh tiêu chảy ở gia súc, Hội thảo khoa học, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Hà Nội, tr. 20 - 22. 4. Tô Minh Châu (2000), "Phân lập và giám định vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy trên heo sau cai sữa ở một số trại chăn nuôi quốc doanh thuộc TP Hồ Chí Minh", Tập san khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp, số 1, tr. 45 – 48. 5. Đào Trọng Đạt, Trần Thị Hạnh, Đặng Phương Kiệt (1998), “Phân lập vi khuẩn C. perfringens tại một số hộ gia đình của tỉnh Vĩnh Phú”, Tạp chí thông tin Y dược số 10 Bộ Y tế, tr. 20 - 30. 6. Đậu Ngọc Hào (2003), Nấm mốc và độc tố Aflatoxin, Nxb Nông nghiệp, tr. 41. 7. Phạm Khắc Hiếu (1997) "Một số vấn đề dược lý học đối với gia súc non", Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tr. 71 - 74. 8. Trần Minh Hùng (1985), Thuốc nam chữa bệnh gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 30 - 31, 74 - 81. 9. Thị Kim Lan, Lê Minh, Nguyễn Thị Ngân (2006), “Một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở trại Thái Nguyên”, Tạp chí khoa học thú y, tập VIII, số 4, trang: 92 – 96. 10. Phạm Sỹ Lăng, Lê Văn Tạo (2002), Hướng dẫn phòng trị bệnh ký sinh trùng, bệnh nội khoa và nhiễm độc ở bò, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 5-10. 125 - 131.
  41. 34 11. Vũ Bình Minh, Nguyễn Ngọc Nhiên, Cù Hữu Phú, Đỗ Ngọc Thuý (1999), “Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli và Salmonella ở lợn mắc tiêu chảy, xác định một số đặc tính sinh vật hoá học của chủng vi khuẩn phân lập được và biện pháp phòng trị”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tr. 47 - 51. 12. Hồ Văn Nam, Trương Quang (1994), “Bệnh viêm ruột ở gia súc”, Báo cáo khoa học tại hội nghị KHKT Chăn nuôi - Thú y, 1994. 13. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997), Bệnh viêm ruột ỉa chảy ở gia súc, Giáo trình bệnh nội khoa gia súc, Hà Nội, tr. 200 - 210. 14. Lê Văn Năm (2004), Bệnh cầu trùng gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 5 – 23. 15. Nguyễn Ngã (2000), "Điều tra nghiên cứu hệ vi khuẩn trong hội chứng ỉa chảy của bê, nghé khu vực Miền Trung", Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật thú y 1996 – 2000, Nxb nông nghiệp, tr. 218 – 220. 16. Nguyễn Ngã (2000), "Sự nhiễm khuẩn trong hội chứng tiêu chảy ở trâu, bò", Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập VII, số 2, tr. 36. 17. Nguyễn Hữu Nam (1999), Một số chỉ tiêu biến đổi bệnh lý trên gà công nghiệp nhiễm độc Aflatoxin B1 thực nghiệm, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội. 18. Vũ Văn Ngũ (1979), Loạn khuẩn đường ruột và tác dụng điều trị của Colisuptil, Nxb Y học, Hà Nội. 19. Phan Thanh Phượng, Trần Thị Hạnh, Phạm Thị Ngọc, Ngô Hoàng Hưng (1996), “Nghiên cứu xác định vai trò của vi khuẩn yếm khí Clostridium. perfringens trong hội chứng tiêu chảy của lợn”, Tạp chí Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm (số 12), Hà Nội, tr. 495 - 496. 20. Võ Văn Sơn (2003), “Một số giải pháp đề phòng và trị bệnh tiêu chảy đường ruột do vi khuẩn”, Khoa Nông Nghiệp, Đại Học Cần Thơ
  42. 35 21. Trịnh Văn Thịnh (1985a), Bệnh nội khoa và ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 22. Thái Thị Bích Vân (2007), "Phân lập xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonella gây bệnh trên trâu bò nuôi tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk", Kỷ yếu hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường Đại học và Cao đẳng khối nông – lâm – ngư toàn quốc, tr. 60 – 66. II. Tài liệu nước ngoài 1. Sokol A., Sova C., Mikula I. (1991), "Neonatal Coli Infencie", Laboratorina diagnostic and preventional U/OLV-Kosice. 2. Khooteng Huat (1995), Veterinary animal science congress in Hanoi, Agricultural Publishing House.
  43. PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA