Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái tại trang trại chăn lợn tập đoàn Hòa Phát, xã Lương Thịnh - huyện Trấn Yên - tỉnh Yên Bái
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái tại trang trại chăn lợn tập đoàn Hòa Phát, xã Lương Thịnh - huyện Trấn Yên - tỉnh Yên Bái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_thuc_hien_quy_trinh_cham_soc_nuoi_duong_va_phong_t.pdf
Nội dung text: Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái tại trang trại chăn lợn tập đoàn Hòa Phát, xã Lương Thịnh - huyện Trấn Yên - tỉnh Yên Bái
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN HUỲNH Tên đề tài: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN TẠI TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT, XÃ LƯƠNG THỊNH, HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y Lớp: K47 –CNTY – N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khoá học: 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan Thái Nguyên – 2019
- i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành khóa luận của mình, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y và lãnh đạo trại lợn nái Hòa Yên xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Em cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của người thân trong gia đình. Nhân dịp này em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp. Em xin cảm ơn ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, lãnh đạo khoa Chăn Nuôi Thú Y đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện khóa luận này. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn trân thành tới ThS. Ngô Xuân Trường trưởng trại chăn nuôi Hòa Yên xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, cùng toàn thể anh chị em quản lý, kỹ sư, công nhân, sinh viên thực tập trong trại về sự hợp tác giúp đỡ bố trí thí nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu và thu thập số liệu làm cơ sở cho khóa luận này. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên em trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn tất cả! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Nguyễn Văn Huỳnh
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Nhiệt độ quây úm lợn con 16 Bảng 2.2. Yêu cầu chung đối với nái đẻ 19 Bảng 2.3. Lịch sát trùng an toàn sinh học 21 Bảng 2.4. Lịch phòng vắc xin cho lợn của trại 22 Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn nái ngoại năm 2018 34 Bảng 4.2. Số liệu trực tiếp theo dõi, nuôi dưỡng chăm sóc 37 Bảng 4.3. Kết quả một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái 38 Bảng 4.4. Kết quả một số công tác khác 39 Bảng 4.5. Kết quả công tác phòng bệnh bằng vắc xin 40 Bảng 4.6. Tình hình mắc một số bệnh sinh sản thường gặp 40 Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái 42
- iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Cs : Cộng sự GGP : Kí hiệu của đời giống cụ kị GP : Kí hiệu của đời giống ông bà MMA : Tên gọi chung của các triệu chứng bệnh thường xảy ra trên lợn nái bao gồm viêm vú, viêm tử cung, mất sữa MTV : Một thành viên Nxb : Nhà xuất bản PRRS : Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp PS : Kí hiệu đời giống bố mẹ TĐDLĐ : Tuổi động dục lần đầu TĐLĐ : Tuổi đẻ lứa đầu TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TPGLĐ : Tuổi phối giống lần đầu TT : Thể trọng
- iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu 2 1.2.1. Mục tiêu 2 1.2.2. Yêu cầu 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 3 2.1.1. Quá trình thành lập và cơ cấu tổ chức của trang trại 3 2.1.2. Đánh giá chung 6 2.2. Tổng quan tài liệu và những nghiên cứu trong, ngoài nước 6 2.2.1. Tổng quan tài liệu 6 2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 27 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 30 3.1. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu 30 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 30 3.3. Nội dung tiến hành 30 3.4. Phương pháp tiến hành và các chỉ tiêu thực hiện 30 3.4.1. Phương pháp theo dõi gián tiếp 30 3.4.2. Phương pháp theo dõi trực tiếp 30 3.4.3. Các chỉ tiêu về lợn con của lợn nái. 31 3.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi nái đẻ 31 3.4.5. Các chỉ tiêu theo dõi bệnh sinh sản 32 3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu 32
- v Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34 4.1. Tình hình sản xuất chăn nuôi của cơ sở 34 4.2 Công tác chăn nuôi 35 4.2.1. Công việc hàng ngày 35 4.2.2. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng 36 4.2.3. Kết quả thực hiện biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản 37 4.2.4. Kết quả một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái 38 4.2.5. Kết quả thực hiện một số công tác khác 39 4.3.6. Kết quả công tác phòng trừ dịch bệnh tại trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học công ty trách nhiệm hữu hạn MTV chăn nuôi Hòa Yên 40 4.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái 40 4.3.1. Tình hình mắc bệnh sinh sản của lợn nái nuôi tại trại chăn nuôi Hòa Yên. 40 4.3.2. Kết quả điều trị một số bệnh thường gặp 42 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 44 5.1. Kết luận 44 5.2. Đề nghị 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta đang phát triển mạnh mẽ theo hướng trang trại và hộ gia đình. Chăn nuôi lợn ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam. Nó đã góp phần rất lớn vào tăng trưởng kinh tế nông thôn nước ta. Không chỉ để phục vụ cho tiêu dùng, nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày mà còn phải tiến tới xuất khẩu với số lượng lớn. Đây là nguồn cung cấp thực phẩm với tỉ trọng cao và chất lượng tốt cho con người, là nguồn cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt và là nguồn cung cấp các sản phẩm phụ như: Da, mỡ, nội tạng cho ngành công nghiệp chế biến. Phát triển chăn nuôi lợn nái sinh sản cũng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao nguồn thu nhập cho các hộ chăn nuôi. Hiện nay, chăn nuôi lợn nái sinh sản đang đi theo hướng công nghiệp hóa từng bước nâng cao chất lượng và số lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng thịt lợn, bên cạnh chăn nuôi các giống lợn nội, chúng ta đã nhập nhiều giống lợn ngoại về để lại tạo với giống lợn nội và nuôi thuần. Do vậy, rất nhiều trang trại chăn nuôi lợn ngoại với quy mô từ vài trăm lợn nái đến vài nghìn lợn nái đã phát triển ở khắp nơi trong cả nước. Để chăn nuôi lợn ngoại đạt hiệu quả cao, bên cạnh các yếu tố về thức ăn, chuồng trại, con giống thì kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cũng rất quan trọng. Đối với lợn nái, đặc biệt là lợn nái ngoại được nuôi theo phương thức công nghiệp thì các bệnh về sinh sản khá nhiều do khả năng thích nghi của đàn lợn ngoại với khí hậu nước ta còn kém. Mặt khác trong quá trình sinh đẻ lợn nái hay bị các loại vi khuẩn như: Streptococcus, E.coli xâm nhập và gây một số bệnh như:
- 2 viêm tử cung, âm đạo Các bệnh sinh sản ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đàn lợn giống nói riêng, đồng thời ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của toàn ngành chăn nuôi lợn nói chung. Chúng ta cần phải có biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái một cách an toàn và hiệu quả nhất. Xuất phát từ thực tiễn đó em thực hiện đề tài “Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái tại trang trại chăn lợn tập đoàn Hòa Phát, xã Lương Thịnh – huyện Trấn Yên – tỉnh Yên Bái”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu 1.2.1. Mục tiêu - Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại chăn nuôi Hòa Yên, tập đoàn Hòa Phát. - Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái nuôi tại trại. - Xác định tình hình nhiễm bệnh, áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy trình phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái nuôi tại trại. 1.2.2. Yêu cầu - Trực tiếp thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái tại trại chăn nuôi Hòa Yên, tập đoàn Hòa Phát. - Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại trại chăn nuôi Hòa Yên, tập đoàn Hòa Phát. - Áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái nuôi tại trại đạt hiệu quả cao. - Xác định được tình hình nhiễm bệnh, áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy trình phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái nuôi tại trại.
- 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Quá trình thành lập và cơ cấu tổ chức của trang trại 2.1.1.1. Quá trình thành lập Trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học công ty TNHH MTV chăn nuôi Hòa Yên – tập đoàn Hòa Phát nằm gần khe núi thuộc xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Vùng nuôi này cách xa các khu dân cư về mặt phòng dịch bệnh thì rất tốt vì địa hình rừng núi “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Khu này chỉ có một đường vào với diện tích vùng nuôi của tập đoàn Hòa Phát rộng 44ha, hệ thống chuồng trại đã được làm xong hết với quy mô nuôi dự định nuôi 10.200 con lợn giống ngoại nhập, hoạt động theo phương thức công nghiệp, mô hình hiện đại. Trại xây dựng cơ sở vật chất theo hệ thống của Đan Mạch, sáng ngày 26/5/2016, lô lợn giống đầu tiên của Hòa Phát trong mảng chăn nuôi đã về tới sân bay Nội Bài, sau một hành trình dài từ Đan Mạch về Việt Nam. Gần 800 con giống thuộc dòng cụ kỵ (GGP) với khối lượng trung bình từ 40 – 60 kg (10 – 18 tuần tuổi) đều khỏe mạnh, an toàn và được làm thủ tục kiểm định thú y ngay tại Nội Bài. Hiện nay trại thuê công nhân, công ty đầu tư thức ăn, thuốc thú y và cán bộ kỹ thuật, trang trại do ông Ngô Xuân Trường làm trưởng trại, cán bộ kỹ thuật của công ty gồm 4 quản lý, nhiều kỹ sư có trình độ cao và công nhân. 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của trang trại Cơ cấu tổ chức gồm 3 nhóm: + Nhóm quản lý bao gồm ông Ngô Xuân Trường trưởng trại phụ trách chung, 4 quản lý khu gồm khu nái, khu thịt, khu cai sữa, tổ di truyền. + Nhóm kỹ thuật bao gồm 8 kỹ sư, 4 kỹ thuật điện, 2 kế toán phụ trách chuyên môn.
- 4 + Nhóm công nhân bao gồm 10 công nhân, 4 bảo vệ, 3 tạp vụ, 12 sinh viên thực tập thực hiện công việc chuyên môn. Với đội ngũ nhân công trên, trại phân ra làm các tổ khác nhau như tổ chuồng đẻ, tổ chuồng bầu, tổ cai sữa, tổ chuồng thịt. Các tổ có bảng chấm công riêng cho từng công nhân trong tổ, ngoài ra các tổ trưởng có nhiệm vụ đôn đốc quản lý chung các thành viên trong tổ nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và thúc đẩy sự phát triển của trại. 2.1.1.3. Cơ sở vật chất của trang trại Trang trại chăn nuôi Hòa Yên có tổng diện tích là 44ha nằm trên địa bàn xã Lương Thịnh, có địa hình vô cùng thuận lợi thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển. Để đảm bảo công tác phát triển sản xuất chăn nuôi và sinh hoạt của công nhân trại được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật gồm: Khu nhà điều hành, khu nhà ở cho quản lý, kỹ sư, công nhân, bếp ăn tập thể, các công trình phục vụ cho công nhân và các hoạt động khác của trại. Khu chăn nuôi có hàng rào bao bọc xung quanh, hệ thống camera, phòng sát trùng và có cổng vào riêng. Chuồng trại được quy hoạch bố trí xây dựng phù hợp với hướng chăn nuôi công nghiệp hiện đại, hệ thống chuồng nuôi lồng, nền sàn bê tông cho lợn nái, lợn đực, sàn nhựa cho lợn con cùng với hệ thống vòi nước tự động và máng ăn. Chuồng nuôi được xây dựng đảm bảo đủ cho chăn nuôi một cách an toàn sinh học cao nhất, cơ bản bao gồm: + Một chuồng đực giống: bao gồm 34 ô để nuôi lợn đực và 1 ô để khai thác tinh dịch. + Hai chuồng phối: được thiết kế để cho lợn nái chờ phối, có khu thử lợn, ép lợn và có khu để làm nơi thụ tinh nhân tạo cho lợn nái. + Ba chuồng nái chửa: mỗi chuồng gồm 4 dãy mỗi dãy có 65 ô để nuôi và chăm sóc lợn nái trong thời gian mang thai được sắp xếp theo các kỳ mang thai khác nhau thuận tiện cho việc quản lý.
- 5 + Sáu chuồng nái đẻ: mỗi chuồng chia làm 2 khu A và khu B, mỗi khu có 2 dãy, mỗi dãy có 30 ô chuồng được thiết kế sàn nhựa cho lợn con và sàn bê tông cho lợn mẹ. + Bốn chuồng cai sữa: mỗi chuồng chia làm 2 khu A và B, mỗi khu 2 dãy, mỗi dãy 12 ô. + Một chuồng phát triển hậu bị: cách ly dùng để nuôi lợn hậu bị được nhập từ khu nuôi lợn giống, lợn thịt. Hệ thống chuồng xây dựng khép kín hoàn toàn, phía đầu chuồng là hệ thống giàn mát, cuối chuồng được thiết kế quạt hút gió, có hệ thống điện chiếu sáng và bóng đèn hồng ngoại để sưởi ấm, lồng úm cho lợn con, đảm bảo thoáng mát về mùa hè ấm áp về mùa đông bằng cách điều chỉnh hệ thống quạt, giàn mát và bóng đèn sưởi ấm trong chuồng. Mỗi chuồng được lắp đặt máy bơm nước để tắm cho lợn và vệ sinh chuồng trại hằng ngày, cuối mỗi chuồng đều có hệ thống thoát phân và nước thải. Bên cạnh chuồng đực có xây dựng phòng pha chế tinh lợn với đầy đủ tiện nghi như: Kính hiển vi, nhiệt kế, đèn cồn, máy ép ống tinh, tủ lạnh bảo quản tinh, nồi hấp, panh, kéo Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác đều được đổ bê tông và có các chậu nước sát trùng. Nhìn chung khu vực chuồng nuôi được xây dựng khá hợp lý, thuận lợi cho việc chăm sóc, đi lại, đuổi lợn giữa các dãy chuồng. Ngay tại cổng vào khu chăn nuôi trại có xây dựng 2 phòng tắm sát trùng cho kỹ thuật và công nhân trước khi ra, vào chuồng chăm sóc lợn, 1 kho thuốc, 1 kho UV khử dụng cụ, 1 kho cơ khí, 2 phòng vệ sinh. Một số thiết bị khác cũng được trang bị đầy đủ: Tủ lạnh bảo quản vắc xin, tủ thuốc để bảo quản và dự trữ thuốc của trại, xe chở thức ăn từ nhà kho xuống các dãy chuồng, máy nén khí phun sát trùng di động khu vực trong và ngoài chuồng.
- 6 2.1.2. Đánh giá chung Được sự quan tâm tạo điều kiện và có các chính sách hỗ trợ đúng đắn của các ngành, các cấp có liên quan như UBND xã Lương Thịnh, Trạm thú y huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái tạo điều kiện cho sự phát triển của trại. Chuồng trại có trang thiết bị hiện đại, điện lưới và hệ thống nước sạch luôn cung cấp đầy đủ cho sinh hoạt và chăn nuôi. Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân. Kèm theo đó là đội ngũ kỹ thuật với chuyên môn vững vàng, công nhân nhiệt tình, năng động và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Do đó đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trang trại. Sinh viên có khả năng làm việc tiếp cận với các công nghệ hiện đại và quản lý vật nuôi. Có nhiều kinh nghiệm trong công tác phòng và điều trị bệnh, giúp cho việc nghiên cứu thực hiện đề tài đạt hiệu quả cao. 2.2. Tổng quan tài liệu và những nghiên cứu trong, ngoài nước 2.2.1. Tổng quan tài liệu 2.2.1.1 Đặc điểm cấu tạo bộ phận sinh dục của lợn nái Bộ phận sinh dục bên ngoài là bộ phận sinh dục có thể nhìn thấy, sờ thấy và quan sát được bao gồm: âm môn, âm vật và tiền đình. Bộ phận sinh dục bên trong là bộ phận không nhìn thấy được nhưng bằng phương pháp gián tiếp người ta có thể quan sát, hoặc sờ thấy bao gồm: âm đạo, tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng. Mỗi bộ phận này đều đảm nhiệm một chức năng khác nhau và giữ một vai trò quan trọng khác nhau. * Âm môn (vulva) Âm môn hay còn gọi là âm hộ, nằm dưới hậu môn. Bên ngoài có hai môi, bờ trên của hai môi có sắc tố, nhiều tuyến tiết chất nhờn màu trắng và tuyến tiết mồ hôi.
- 7 * Âm vật (clitori) Âm vật của con cái được cấu tạo giống như dương vật của con đực được thu nhỏ lại, bên trong có các thể hổng. Trên âm vật có các nếp da tạo ra mũ âm, ở giữa âm vật gấp xuống dưới là chỗ tập trung các đầu mút các dây thần kinh. * Tiền đình (vestibulum) Tiền đình là giới hạn giữa âm môn và âm đạo. Trong tiền đình có màng trinh, phía trước là âm đạo. Màng trinh là các sợi cơ đàn hồi do hai lớp niêm mạc gấp lại tạo thành một nếp. Tiền đình có một số tuyến xếp theo hàng chéo, hướng quay về âm vật. * Âm đạo (vagina) Âm đạo là một ống tròn, trước là cổ tử cung, phía sau là tiền đình có màng trinh. Âm đạo được cấu tạo bởi ba lớp: Lớp liên kết bên ngoài. Lớp cơ trơn: bên ngoài là cơ dọc, bên trong là cơ vòng, chúng liên kết với các cơ tử cung. Lớp niêm mạc: trên bề mặt có nhiều tế bào thượng bì gấp nếp dọc. Ngoài ra âm đạo còn là bộ phận thải thai ra bên ngoài khi sinh đẻ và là ống thải các chất dịch từ trong tử cung. Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [3], âm đạo của lợn dài 10 - 12 cm. * Tử cung (uterus) Tử cung của lợn có hai sừng, một thân và một cổ tử cung. Cổ tử cung: là phần ngoài của tử cung, cổ tử cung của lợn dài và tròn, không gấp nếp hoa nở mà là những cột thịt dài xen kẽ cài răng lược với nhau do đó dễ dàng cho việc thụ tinh nhân tạo đồng thời cũng dễ gây sảy thai (Đặng Quang Nam và Phạm Đức Chương, 2002)[11]. Theo Trần Tiến Dũng và cs, (2002)[3], thì cổ tử cung lợn dài 10 - 18 cm. Thân tử cung lợn ngắn, độ dài
- 8 khoảng 3 - 5 cm nối giữa sừng tử cung và cổ tử cung. Niêm mạc thân và sừng tử cung là những nếp gấp nhăn nheo theo chiều dọc. Sừng tử cung của lợn ngoằn ngoèo như ruột non dài 0,5 - 1 m. Ở lợn thai làm tổ đều hai sừng tử cung. * Ống dẫn trứng Ống dẫn trứng (vòi fallop) nằm ở màng treo buồng trứng. Chức năng của ống dẫn trứng là vận chuyển trứng và tinh trùng theo chiều ngược nhau. Cấu tạo ống dẫn trứng cũng phù hợp với chức năng này, một đầu ống dẫn trứng thông với xoang bụng, gần sát buồng trứng có loa kèn là một màng mỏng tạo thành một tán rộng lô nhô không đều ôm lấy trứng. Trứng được vận chuyển qua lớp nhầy đi đến lòng ống dẫn trứng, nơi xảy ra quá trình thụ tinh và phân chia của phôi. Thời gian tế bào trứng di chuyển trong ống dẫn trứng từ 3 - 10 ngày. Trên đường di hành, tế bào trứng có thể ở lại các đoạn khác nhau do những chỗ hẹp của ống dẫn trứng. Có thể chia ống dẫn trứng thành bốn đoạn chức năng: đoạn tua diềm, đoạn phễu, phồng của ống dẫn trứng và đoạn co của ống dẫn trứng. * Buồng trứng Buồng trứng lợn dài 1,5 - 2,5 cm, khối lượng khoảng 3 - 5g (Đặng Quang Nam và Phạm Đức Chương, 2002) [11]. Cấu tạo: phía ngoài được bao bọc bởi một lớp màng bằng tổ chức liên kết sợi, bên trong buồng trứng chia làm hai miền. Miền vỏ và miền tủy đều được cấu tạo bằng tổ chức liên kết sợi xốp và tạo cho buồng trứng một lớp đệm (Stromaovaris). Ở miền tủy có tác dụng về sinh dục vì ở đó xảy ra quá trình trứng chín và rụng trứng. Trên buồng trứng của một lợn cái 10 ngày tuổi đã có khoảng 60.000 trứng non. Theo thời gian, buồng trứng này phát triển qua các giai đoạn khác nhau. Tầng ngoài là những noãn bào sơ cấp phân bố tương đối đều, tầng trong là những noãn bào thứ cấp đang sinh trưởng, khi noãn bào chín sẽ nổi lên bề mặt buồng trứng. Noãn bào sơ cấp có trứng ở giữa, xung quanh là noãn bào, noãn bào lúc
- 9 đầu có hình dẹt sau có hình trụ. Noãn bào thứ cấp do noãn bào tăng sinh và hình thành xoang noãn bào ép trứng về một phía, khi noãn bào chín là quá trình sinh trưởng đã hình thành. Noãn bào nổi lên trên bề mặt buồng trứng, đến một giai đoạn nhất định sẽ vỡ ra, tế bào trứng theo dịch noãn bào vào loa kèn rồi đi vào ống trứng, nơi noãn bào vỡ sẽ hình thành thể vàng. Thể vàng tiết ra progesteron, khối lượng thể vàng và hàm lượng progesteron tăng nhanh từ ngày thứ 8 và tương đối ổn định cho đến ngày thứ 15, sự thoái hóa thể vàng bắt đầu từ ngày thứ 17 - 18 và sẽ chuyển thành thể bạch nếu trứng không được thụ tinh. 2.2.1.2 Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái * Sự thành thục về tính: Tuổi thành thục về tính là tuổi mà con vật bắt đầu có phản xạ tính dục và có khả năng sinh sản. Khi gia súc đã thành thục về tính, bộ máy sinh dục đã phát triển hoàn thiện, dưới tác dụng của thần kinh nội tiết tố con vật bắt đầu xuất hiện các phản xạ về sinh dục. Con cái có hiện tượng động dục, con đực có phản xạ giao phối. Khi đó các noãn bào của con cái chín và rụng trứng (lần đầu), con đực có phản xạ sinh tinh. Đối với các giống gia súc khác nhau thì thời gian thành thục về tính cũng khác nhau: Lợn nội thường từ 4 - 5 tháng tuổi (120 - 150 ngày), ở lợn ngoại (180 - 210 ngày). Kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và cs, (2002)[5], cho biết lợn Landrace thành thục về tính là 213,1 ngày. Lợn cái có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành thục về tính như giống, chế độ dinh dưỡng, khí hậu, chuồng trại, trạng thái sinh lý của từng cá thể Giống: Lợn lai tuổi động dục đầu tiên muộn hơn so với lợn nội thuần, lợn lai F1 bắt đầu động dục lúc 6 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể đạt 50 - 55 kg. Lợn ngoại động dục lần đầu muộn hơn so với lợn lai vào lúc 6 - 7 tháng
- 10 tuổi, khi lợn có khối lượng 65 - 68 kg, còn đối với lợn nội tuổi thành thục về tính từ 4 - 5 tháng tuổi. Chế độ dinh dưỡng: ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính của lợn nái, thường những lợn được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt thì tuổi thành thục về tính sớm hơn những lợn được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng kém. Lợn cái được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng tốt sẽ thành thục ở độ tuổi trung bình 188,5 ngày (6 tháng tuổi) với khối lượng cơ thể là 80 kg và nếu hạn chế thức ăn thì sự thành thục về tính sẽ xuất hiện lúc 234,8 ngày (trên 7 tháng tuổi) và khối lượng cơ thể là 148,4 kg. Dinh dưỡng thiếu làm chậm sự thành thục về tính là do sự tác động xấu lên tuyến yên và sự tiết kích tố sinh dục nếu thừa dinh dưỡng cũng ảnh hưởng không tốt tới sự thành thục là do sự tích lũy mỡ xung quanh buồng trứng và cơ quan sinh dục làm giảm chức năng bình thường của chúng. Mặt khác, do béo quá ảnh hưởng tới các hormone oestrogen và progesterone trong máu, làm cho hàm lượng của chúng trong cơ thể không đạt mức cần thiết để thúc đẩy sự thành thục. Mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới tuổi động dục. Mùa Hè lợn cái hậu bị thành thục chậm hơn so với mùa Thu - Đông, điều đó có thể do ảnh hưởng của nhiệt độ trong chuồng nuôi gắn liền với mức tăng trọng thấp trong các tháng nóng bức. Ngoài các nhân tố trên, chu kỳ động dục còn chịu tác động của một số nhân tố khác như: Nhiệt độ, chế độ chiếu sáng, pheromone, tiếng kêu của con đực. Sự thành thục về tính được nhận biết bằng sự biến đổi bộ phận ngoài của cơ quan sinh dục và sự biến đổi của thần kinh. Đầu tiên hai mép âm môn sưng đỏ và có dịch chảy ra, sau chuyển sang đỏ thẫm và dịch keo dính lại. Tương ứng là sự biến đổi về thần kinh lúc đầu hưng phấn sau chuyển sang giai đoạn mê ì. Cùng với sự biểu hiện sinh dục bên ngoài ở bên trong buồng
- 11 trứng cũng có sự biến đổi, các noãn bào nổi trên bề mặt buồng trứng và chín, niêm mạc tử cung tăng sinh, cổ tử cung mở dần kèm lợn tiết dịch. Tuổi động dục đầu tiên của nái hậu bị trung bình là 4 - 5 tháng tuổi nhưng tuổi phối giống lần đầu thích hợp là 7 - 8 tháng tuổi và tuổi đẻ lứa đầu là 11 - 12 tháng tuổi. * Chu kỳ tính: Khi gia súc thành thục về tính, những biểu hiện tính dục được biểu hiện ra liên tục có tính chu kỳ, nó chấm dứt hoàn toàn khi cơ thể già yếu. Đây là một quá trình sinh lý phức tạp, sau khi cơ thể phát triển hoàn toàn, cơ quan sinh dục không có bào thai và không có hiện tượng bệnh lý thì bên trong buồng trứng các noãn bào phát triển, chín và nổi cộm lên bề mặt buồng trứng. Khi noãn bào vỡ, trứng rụng gọi là sự rụng trứng, mỗi lần rụng trứng con vật có những biểu hiện tính dục ra bên ngoài gọi là động dục. Do trứng rụng có tính chu kỳ nên động dục của gia súc cũng mang tính chu kỳ. Sở dĩ trứng rụng có tính chu kỳ: dưới sự điều khiển của thần kinh trung ương, tuyến yên tiết ra FSH tác động lên buồng trứng làm các noãn bao phát triển, trong khi đó LH làm trứng chín khi đạt đến tỷ lệ LH/FSH là 3:1 thì khi đó trứng sẽ rụng ra và hình thành thể vàng. Thể vàng tồn tại cho đến khi gần đẻ nếu gia súc được thụ thai và nó chỉ tồn tại từ 3 - 15 ngày nếu trứng không được thụ tinh. Sau đó thể vàng teo đi dưới tác dụng của PGF2α làm co mạch máu ngoại vi nuôi thể vàng, lúc này thể vàng rơi vào tình trạng không được cung cấp chất dinh dưỡng và bị tiêu đi trong vòng 24h. Sau khi thể vàng teo biến dẫn đến kết quả làm hàm lượng progesteron giảm, lúc này FSH và LH được giải phóng làm trứng phát triển và chín, xuất hiện chu kỳ động dục tiếp theo. Một chu kỳ động dục được tính từ lần thải trứng trước đến lần thải trứng sau. Các loài gia súc khác nhau thì thời gian hình thành chu kỳ là khác nhau, ở lợn thời gian hình thành một chu kỳ trung bình là 21 ngày biến động trong phạm vi từ 18 - 25 ngày, khi tiến hành phối giống lợn đã có thai thì lợn không
- 12 động dục lại. Thời gian mang thai của lợn là 114 ngày, thời gian động dục trở lại là 7 ngày sau cai sữa, dao động từ 5 - 12 ngày (Hughes và James, 1996) [23]. * Khoảng cách giữa các lứa đẻ: Khoảng cách giữa các lứa đẻ là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh sản của gia súc cái. Đây là tính trạng bao gồm nhiều tính trạng tạo nên như: thời gian có chửa, thời gian nuôi con, thời gian cai sữa đến thụ thai lứa sau, do vậy khoảng cách lứa đẻ ảnh hưởng đến số con cai sữa/nái/năm. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy thời gian mang thai của lợn nái dao động không đáng kể (từ 113 - 115 ngày), đây là yếu tố ít biến đổi. Để rút ngắn khoảng cách các lứa đẻ ta chỉ có thể tác động rút ngắn thời gian bú sữa của lợn con bằng cách cai sữa sớm ở lợn con. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng: để rút ngắn thời gian sau đẻ đến phối giống lại có kết quả cao thì phải chăm sóc nuôi dưỡng tốt và đặc biệt phải cai sữa sớm cho lợn con, điều đó tăng số con cai sữa/nái/năm. Để rút ngắn thời gian cai sữa, phải tập cho lợn con ăn sớm từ 5 ngày tuổi đến khi lợn con có thể sống bằng thức ăn được cung cấp, không cần sữa mẹ. Hiện nay các cơ sở chăn nuôi tập trung, thời gian cai sữa ở lợn con là 21 ngày, sau cai sữa 5 - 6 ngày nái mẹ động dục và được phối giống lại. Như vậy khoảng cách các lứa đẻ trung bình là 140 ngày, một năm nái có thể sản xuất được 2,3 lứa. * Sự thành thục về thể vóc Thành thục về thể vóc: Sự thành thục về thể vóc thường diễn ra chậm hơn sự thành thục về tính sau một thời kỳ sinh trưởng và phát triển đến một thời điểm nhất định con vật đạt tới mức độ trưởng thành về thể vóc. Thời gian thành thục về thể vóc của lợn là 7 - 9 tháng. * Tuổi động dục lần đầu (TĐDLĐ)
- 13 Là khoảng thời gian từ khi sơ sinh đến khi lợn hậu bị có biểu hiện động dục đầu tiên, tuổi động dục lần đầu khác nhau tùy theo giống và chế độ chăm sóc. Các giống lợn có tuổi động dục lần đầu khác nhau. Theo Phạm Hữu Doanh và cs (2003) [2]: tuổi động dục đầu tiên ở lợn nội (Ỉ, Móng Cái) rất sớm từ 4 - 5 tháng, khi khối lượng đạt từ 20 - 25 kg; ở lợn nái là F1 lúc 6 tháng tuổi, đạt 50 - 55 kg. Lợn ngoại động dục muộn hơn (6 - 7 tháng) khi đạt 65- 80 kg. TĐDLĐ được tính theo công thức: TĐDLĐ = ngày động dục lần đầu - ngày sinh của lợn nái. Chỉ tiêu này ở lợn Landrace là 219,4 ± 4,09 ngày (Phùng Thị Vân và cs, 2001) [19]. * Tuổi phối giống lần đầu (TPGLĐ) Tuổi phối giống lần đầu của lợn cái hậu bị là một vấn đề cần được quan tâm, phải phối giống cho lợn cái hậu bị đúng thời điểm lợn đã thành thục về tính, có tầm vóc và sức khoẻ đạt yêu cầu, sẽ nâng cao được khả năng sinh sản của lợn nái và nâng cao được phẩm chất của đời sau. Nếu phối giống quá sớm sẽ ảnh hưởng đến tầm vóc và sức khoẻ của lợn mẹ, nhưng thực tế đã chứng minh rằng, nếu phối giống quá muộn sẽ lãng phí về kinh tế ảnh hưởng đến sinh sản, phát dục của lợn cũng như hoạt động về tính của nó. * Chu kỳ động dục (ngày) Động dục là một quá trình sinh lý được bắt đầu khi cơ thể đã thành thục về tính, cứ sau một thời gian nhất định trong cơ thể nhất là cơ quan sinh dục của con cái có một số sự thay đổi như: Âm hộ, âm đạo, tử cung xung huyết, các tuyến sinh dục tăng cường hoạt động, trứng phát triển thành thục chín và rụng, niêm dịch trong đường sinh dục được phân tiết, con cái có phản xạ về tính, sự thay đổi đó xảy ra trong một thời gian lặp đi lặp lại có tính chu kỳ gọi là chu kỳ tính (chu kỳ động dục).
- 14 Sinh sản của gia súc là một tiêu chuẩn để xác định giá trị của con vật. Khả năng sinh sản biểu hiện qua nhiều chỉ tiêu: Đẻ nhiều con, nhiều lứa, tỷ lệ nuôi sống sau đẻ, sau khi cai sữa, tỷ lệ còi cọc, tỷ lệ dị hình, khuyết tật. Khả năng sinh sản cũng liên quan đến các chỉ tiêu sớm thành thục, thời gian mang thai, số lần thụ tinh đạt kết quả. Sau khi gia súc được sinh ra đến một giai đoạn nào đó cơ thể có những biến đổi chuẩn bị cho việc sinh sản, thời kỳ này gọi là thành thục về tính. Trong điều kiện bình thường, sự thành thục về tính xuất hiện lúc 6 - 7 tháng tuổi đối với lợn ngoại. Tuổi thành thục về tính chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thời gian chiếu sáng, chế độ dinh dưỡng, giống, tuổi gia súc. *Chu kỳ tính dục: Ở gia súc, việc giao phối bị hạn chế trong khoảng thời gian chịu đực trùng hợp với thời gian rụng trứng vì vậy việc nghiên cứu chu kỳ tính dục sẽ giúp cho chúng ta xác định được thời điểm phối giống thích hợp, nâng cao được năng suất sinh sản của con cái. Trung bình ở lợn chu kỳ động đực: 19 - 20 ngày, thời gian chịu đực: 48 - 72 giờ, thời điểm rụng trứng là 35 - 45 giờ kể từ khi bắt đầu chịu đực. Cho phối giống quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ thụ thai và số con sinh ra/ổ. *Cơ chế động dục: Cơ chế động dục của lợn nái: khi lợn nái đến tuổi thành thục về tính dục, các kích thích bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, thức ăn, pheromone của con đực và các kích thích nội tiết đi theo dây thần kinh li tâm đến vỏ đại não qua vùng dưới đồi (Hypothalamus) tiết ra kích tố FRF (Folliculin Releasing Factors), có tác dụng kích thích tuyến yên tiết ra FSH làm cho bao noãn phát dục nhanh chóng. Trong quá trình bao noãn phát dục và thành thục, thượng bì bao noãn tiết ra oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn làm cho lợn nái có
- 15 biểu hiện động dục ra bên ngoài. Chu kỳ động dục của gia súc được chia làm 4 giai đoạn (Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn, 2006)[14]: + Giai đoạn trước động dục: Bao noãn phát triển, các tế bào vách ống dẫn trứng tăng sinh. Hệ thống mạch quản trong dạ con phát triển, các tuyến trong dạ con bắt đầu tiết dưới tác dụng của hormone estrogen làm thay đổi của đường sinh dục: Tử cung, âm đạo, âm hộ bắt đầu xung huyết. + Giai đoạn động dục: Bao noãn phát triển mạnh nổi lên bề mặt buồng trứng, bao noãn tiết nhiều estrogen và đạt cực đại. Các thay đổi ở đường sinh dục cái càng sâu sắc hơn, để chuẩn bị đón trứng. Biểu hiện của con vật: Hưng phấn về tính dục, đứng yên cho con khác nhảy, kêu rống, bồn chồn, thích nhảy lên lưng con khác, ít ăn hoặc bỏ ăn, tìm đực. Âm hộ ướt, đỏ, tiết dịch nhày, càng tới thời điểm rụng trứng thì âm hộ đỏ tím, dịch tiết keo lại, mắt đờ đẫn, cuối giai đoạn này thì trứng rụng. + Giai đoạn sau động dục: Thể vàng bắt đầu phát triển và tiết ra progesteron có tác dụng ức chế sự co bóp của đường sinh dục. Niêm mạc tử cung vẫn còn phát triển, các tuyến dịch nhờn giảm bài tiết, mô màng nhầy tử cung bong ra cùng với lớp tế bào biểu mô âm đạo hóa sừng thải ra ngoài. Biểu hiện hành vi về sinh dục: Con vật không muốn gần con đực, không muốn cho con khác nhảy lên và dần trở lại trạng thái bình thường. + Giai đoạn yên tĩnh: Thể vàng teo dần đi, con vật trở lại trạng thái bình thường, biểu hiện hành vi sinh dục không có. Đây là giai đoạn nghỉ ngơi, yên tĩnh để phục hồi lại cấu tạo, chức năng cũng như năng lượng để chuẩn bị cho chu kỳ động dục tiếp theo. * Thời gian mang thai (ngày) Là thời gian lợn nái từ khi thụ tinh (phối giống đạt) đến khi đẻ. * Tuổi đẻ lứa đầu (TĐLĐ)
- 16 Là tuổi lợn nái sinh con lứa đầu tiên. TĐLĐ được xác định là khoảng thời gian từ ngày sinh lợn nái đến ngày lợn nái sinh con lứa đầu tiên. TĐLĐ = ngày lợn nái đẻ lứa đầu - ngày sinh của lợn nái. 2.2.1.3. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái đẻ *Kĩ thuật chăm sóc lợn nái đẻ Chuồng trại được vệ sinh cọ rửa sạch sau mỗi lứa, sử dụng xà phòng trong quá trình cọ rửa. Sử dụng máy xịt rửa áp lực cao (Kacher) trong quá trình vệ sinh chuồng. Phun thuốc sát trùng chuồng nuôi, chỉ phun khi chuồng đã khô, phun lại lần 2 trước khi nhập lợn 3 ngày. Quét vôi trắng đường đi, gầm chuồng, tường, kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị trong chuồng. Thông rửa nước trong đường ống, không để lưu cữu, kiểm tra và liệt kê các vật dụng phục vụ cho lợn đẻ như: Dụng cụ, thuốc, thức ăn, quây úm lợn vv Làm úm cho lợn con trước ngày dự kiến đẻ 2 ngày, lắp bóng úm và trải thảm úm trước đẻ 1 ngày. Diện tích úm đảm bảo 0,07 m²/con, quây úm có cửa ra vào rộng 15 cm, cao 25 cm, úm kín tránh gió lùa. Bật bóng úm hồng ngoại trước lúc lợn đẻ 15 phút, lợn nái sắp đẻ chuyển đến chuồng đẻ phải chắc chắn chuồng đẻ vận hành tốt và khô sạch. Nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp với lợn nái đẻ 18 - 22°C, tốc độ gió từ 1,8 - 2,0 m/s, áp lực nước 4 lít/phút. Bảng 2.1. Nhiệt độ quây úm lợn con Tuần tuổi Nhiệt độ (°C) 1 34 2 32 3 31 4 30 Yêu cầu đối với thức ăn:
- 17 Lợn mẹ sử dụng thức ăn mã 07S, lợn con tập ăn đến cai sữa sử dụng thức ăn HP01. Khẩu phần ăn lợn mẹ giảm dần, giảm trước đẻ 3 ngày, mỗi ngày giảm 0,5 kg đến ngày đẻ ăn 1 – 1.5 kg. Trường hợp đến ngày dự kiến đẻ nhưng lợn nái không đẻ thì duy trì mức 2 kg, tăng dần thức ăn lợn nái sau đẻ mỗi ngày tăng 0,5 – 1 kg đến ngày thứ 7 sau đẻ nái ăn 6 kg. Từ ngày thứ 8 trở đi cho ăn tự do và bám sát theo công thức = 2 kg + số con x 0,5 kg. Số lần ăn 3 lần/ngày vào lúc 7h - 11h - 16h30, trường hợp mùa hè thời gian ăn sẽ điều chỉnh 6h30 - 10h30 - 18h. Trường hợp khác có thể cho ăn thêm bữa vào buổi đêm. Tập ăn cho lợn con vào lúc 3 ngày tuổi, cho ăn 6 - 8 lần /ngày. Chăm sóc, quản lý nái trước đẻ: Chuyển nái mang thai về chuồng đẻ trước đẻ 5 - 7 ngày, vệ sinh sạch lợn nái trước khi chuyển về chuồng đẻ. Sắp xếp lợn sắp đẻ theo thứ tự từ dưới đầu quạt lên phía dàn mát (lợn sắp đẻ xếp dưới, lợn đẻ sau xếp trên). Cho ăn thức ăn nái đẻ 07S với lượng ăn 3,0 - 3,5 kg, rồi giảm dần thức ăn trước đẻ 3 ngày mỗi ngày giảm 0,5 kg. Hàng ngày dùng nước pha thuốc sát trùng loãng lau sạch sàn chuồng, lau sạch mông chân vú lợn nái kết hợp masage bầu vú, theo dõi các biểu hiện lợn nái sắp đẻ để có kế hoạch đỡ đẻ. + Biểu hiện lợn nái sắp đẻ: Trước đẻ 10 ngày âm hộ và bầu vú sưng to, trước đẻ 1 ngày lợn có hiện tượng cắn ổ, dịch âm hộ tiết ra nhiều, bồn chồn, đứng lên nằm xuống nhiều, giảm ăn, trước đẻ 12h có sữa đầu tiết ra, nái không ăn hoặc giảm ăn. Trước đẻ 1h nái nằm, nhịp thở tăng, đi tiểu nhiều, chân cử động nhiều hơn, người trực đẻ phải theo dõi liên tục với lợn sắp đẻ. Sắp đẻ thấy có phân xu, dịch nhầy lẫn máu, đuôi ngoáy nhiều, cơn dặn tăng lên. Khi âm hộ chảy nước nhờn, bọc nước ối đã vỡ là lúc lợn nái đẻ. Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ: Xi lanh, kim tiêm, kéo cong, dây buộc rốn, bông, khay đựng, khăn bông mềm, tất cả các dụng cụ phải được hấp khử
- 18 trùng. Cân đồng hồ có lồng cân, túi bóng lót mông lợn nái khi đẻ, khay nhựa đựng nhau thai dịch sản. Một số loại thuốc: vectrilmoxine LA, oxytocin, mistral, cồn iodin, vaselin Hộ lý đỡ đẻ: Tay người đỡ đẻ phải rửa sạch, sát trùng, móng tay cắt bằng phẳng. Khi lợn nái nằm nghiêng một bên, hơi thở đứt quãng, ép bụng, ép đùi, cong đuôi là lúc lợn con sắp ra. Khi lợn con chui ra khỏi âm hộ lợn nái, tay người đỡ đẻ đỡ lấy lợn con, một tay còn lại cầm dây rốn kéo ra tránh làm đứt. Dùng khăn khô lau sạch dịch trong miệng, mũi và thắt dây rốn cách bụng lợn con 2,5cm, thắt vòng quanh rốn 2 vòng dây rồi cắt và sát trùng bằng cồn iodine. Xoa bột mistral lên cơ thể lợn trừ phần đầu, thả lợn vào quây úm. Sau 15 phút đưa lợn con ra cho bú, tiếp tục làm tương tự với những con tiếp theo. Thời gian lợn ra là 20 phút cho 1 con, tổng thời gian đẻ khoảng 4 - 6h. Sau khi nái đẻ xong thì thu gom nhau thai, dịch tiết gọn vào thùng chứa mang đi xử lý theo quy định. Lau rửa sạch vùng mông, âm hộ lợn nái bằng nước pha thuốc sát trùng loãng. Sắp xếp cố định núm vú tương ứng với từng lợn con, những con nhỏ ưu tiên bú vú ngực. Tiêm kháng sinh vectrilmoxine LA (hoặc pendistrep LA) phòng viêm nhiễm tử cung, có thể tiêm thêm vào những ngày tiếp theo với khoảng thời gian sau 48h. Tiêm oxytocin cho lợn nái đã đẻ được khoảng 8 con nhằm kích thích đẻ nhanh hơn đồng thời giúp kích thích tiết sữa và đẩy sản dịch, tiêm thêm lúc đẻ xong hoặc 3 ngày tiếp theo để chắc chắn sản dịch được đẩy ra sạch. Ghi chép thông tin về thời gian đẻ và khối lượng sơ sinh của từng lợn con. Kiểm đếm lá nhau thai để biết đã ra hết hay chưa, trường hợp nái còn biểu hiện dặn đẻ thì quá trình đẻ chưa kết thúc. Chăm sóc lợn mẹ: cho ăn tăng dần mỗi ngày thêm 0,5 – 1 kg, đến ngày thứ 7 sau đẻ lượng ăn đạt 6 kg/con/ngày. Các ngày tiếp theo ăn tự do, bám sát theo công thức = 2 + 0,5 x số con. Số lần ăn 3 - 4 lần/ngày, thời
- 19 điểm ăn trong ngày phụ thuộc vào mùa. Kiểm tra núm uống tất cả các ô lợn nái đẻ, đảm bảo nước uống sạch, đủ áp lực: lượng nước uống cho lợn nái trong giai đoạn nuôi con là 35 - 50 lít/ngày, thiếu nước cũng là nguyên nhân làm lợn nái ăn kém. Điều chỉnh tăng độ rộng chuồng cho nái nuôi con, giúp lợn nái thoải mái mỗi khi đứng lên nằm xuống. Thời gian ăn của lợn nái khoảng 25 phút, cần kiểm tra máng từng con để phát hiện lợn bỏ ăn, lợn ăn kém. Cọ rửa máng ăn hàng ngày 1 lần/ngày, máng ăn bẩn là một yếu tố giảm tính thèm ăn của lợn nái, vệ sinh sạch sàn lợn nái đẻ hàng ngày, lau sàn 2 lần/ngày bằng nước pha với thuốc sát trùng. Bảng 2.2. Yêu cầu chung đối với nái đẻ Nội dung Yêu cầu Số con sinh ra còn sống /ổ (con) 14,0 Số con cai sữa /ổ (con) 12,6 Khối lượng cai sữa trung bình ở 28 ngày /con (kg) 6,0 Thời gian lên giống trở lại sau cai sữa (ngày) 7,0 Hàng ngày lau bầu vú nhằm làm sạch và kiểm tra viêm nhiễm đồng thời có tác dụng masaage, kiểm tra thân nhiệt lợn trong 5 ngày đầu sau sinh, trường hợp nhiệt độ cao trên 39,3ºC thì cần can thiệp kháng sinh kết hợp với thuốc giảm đau, hạ sốt. Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp cho nái 18 - 22ºC, tốc độ gió 1,8 – 2 m/s. Biểu hiện lợn nái bị nóng: thường xuyên thay đổi vị trí nằm, bồn chồn, giảm ăn, uống nước nhiều, nghịch nước nhiều làm ướt sàn, sốt nóng. Biểu hiện lợn nái bị lạnh: nằm úp bụng xuống sàn, viêm vú. Quan sát các biểu hiện bất thường của lợn nái để có biện pháp can thiệp kịp thời. Một số các biểu hiện cần chú ý: Lợn bỏ ăn, giảm ăn, nằm úp bụng
- 20 không cho lợn con bú, bầu vú đỏ sưng cứng hoặc phù nề, âm hộ chảy dịch viêm, nước tiểu nâu sẫm hoặc trắng đục, đứng lên nằm xuống khó khăn, lợn sốt trên 39,3ºC. Giữ môi trường nuôi khô, thoáng, yên tĩnh, tránh các yếu tố stress. Tối đa số lượng lợn con /ổ trong lần sinh đầu tiên đảm bảo tất cả các vú đều được hoạt động, tăng tối đa khối lượng sơ sinh lợn con đồng nghĩa với việc sức bú lợn con tốt hơn. Giúp lợn nái uống nhiều nước, tốt nhất có thể bổ sung điện giải cho nái sau khi đẻ, lợn nái uống nhiều nước đồng nghĩa với việc cho nhiều sữa. Tiêm thuốc oxytocin cho lợn nái sau đẻ và tiếp tục sau 3 ngày có tác dụng đẩy dịch sản và tăng tiết sữa. Giúp lợn nái ăn được nhiều thức ăn cũng đồng nghĩa với cho nhiều sữa, thức ăn có chất lượng tốt đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng, chuồng trại thiết kế tốt. Tạo môi trường sống tối ưu, tránh các nguyên nhân gây stress như nhiệt độ quá nóng, thiếu nước, khí độc, ẩm độ quá cao, tiếng ồn, viêm nhiễm, tăng tối đa thời gian nuôi con. Xác định thời điểm cai sữa thích hợp ở 28 ngày, nhằm khai thác tối đa lượng sữa lợn mẹ, giúp lợn con phát triển và hoàn thiện cơ thể tốt hơn nhằm có được khối lượng cai sữa cao, lợn con cai sữa khoẻ mạnh giúp giảm tỷ lệ chết khi nuôi sau cai sữa. Khối lượng lợn cai sữa cao đồng nghĩa với số ngày nuôi thịt được rút ngắn, giúp lợn mẹ có thời gian hoàn thiện bộ máy sinh dục sau đẻ đồng nghĩa việc rút ngắn thời gian lên giống, tăng số lượng trứng rụng và số trứng được thụ thai trong lần lên giống và phối giống kế tiếp. Chuẩn bị tốt các công việc liên quan đến cai sữa, đánh dấu những ổ cần cai sữa, số lượng lợn cai sữa, chuẩn bị đường lùa lợn. Quá trình di chuyển lợn sang chuồng cai sữa tránh gây stress, di chuyển lợn nái về khu phối giống, tiến hành tiêm 1 mũi vitamin ADE, ngày cai sữa không cho lợn ăn, các ngày tiếp theo cho ăn tự do. Theo dõi lợn nái lên giống sau cai sữa, thông thường
- 21 nái sẽ lên giống sau 5 - 7 ngày. Có trường hợp lên giống sớm hơn sau 3 ngày cai sữa. Vệ sinh chuồng trại hàng ngày, không để chuồng ướt, hậu quả chuồng ướt sẽ là: Môi trường sống của nái và lợn con kém, lợn con bị nhiễm lạnh, lợn nái dễ bị viêm vú, tốc độ gió giảm đồng nghĩa hàm lượng khí độc tăng. Dọn phân của lợn nái kịp thời nếu chuồng bẩn nhiều phân càng gia tăng áp lực mầm bệnh. Lau sàn lợn nái và lợn con ngày 2 lần bằng nước pha thuốc sát trùng. - Công tác phòng bệnh: trong khu vực chăn nuôi hạn chế đi lại giữa các chuồng, hành lang giữa các chuồng và bên ngoài chuồng đều được rắc vôi bột, các phương tiện vào trại được sát trùng một cách nghiêm ngặt ngay tại cổng vào. Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin luôn được trang trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng, từ lợn nái, lợn hậu bị, lợn đực, lợn con. Lợn được tiêm vắc xin ở trạng thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh mãn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn luôn đạt 100 %. Lịch sát trùng hàng ngày của trang trại được trình bày ở bảng 2.3 Bảng 2.3. Lịch sát trùng an toàn sinh học Ngoài Thứ Công việc thực hiện trong chuồng chuồng Phun sát 2 Tiêm phòng vắc xin, phun sát trùng trùng 3 Sát trùng + rắc vôi 4 Phun sát trùng Rắc vôi 5 Xả vôi, xút gầm 6 Phun sát trùng Vệ sinh 7 Nhổ cỏ quanh trại, tổng vệ sinh quanh khu vực chăn nuôi CN Tổng vệ sinh khu vực nhà ở
- 22 Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin cho các loại lợn được trình bày ở bảng 2.4 như sau: Bảng 2.4. Lịch phòng vắc xin cho lợn của trại Loại lợn Ngày tuổi Tên vắc xin Phòng bệnh Ingelvac Myco + Suyễn + Hội chứng Lợn con 21 Ingelvac Circo còi cọc 35 Pestifa lần 1 Dịch tả 49 Aftopor lần 1 Lở mồm long móng Lợn sau cai sữa 65 Pestifa lần 2 Dịch tả 77 Aftopor lần 2 Lở mồm long móng 90 Porcilis Begonia lần 1 Giả dại 120 Porcilis Begonia lần 2 Giả dại Lợn hậu bị Khô thai, lepto, đóng (nhà cách ly) 170 Farowsuar B dấu 177 Ingelvac Circo flex Hội chứng còi cọc 190 Aftopor Lở mồm long móng Lợn hậu bị Khô thai, lepto, đóng (nhà phát triển) 204 Farowsuar B dấu Trước đẻ 2 Porcilis DF coli Tiêu chảy do Ecoli Lợn nái mang tuần thai Đối với lợn nái hậu bị mang thai sẽ tiêm 2 mũi Porcilis DF coli trước đẻ 2 và 5 tuần Sau đẻ 2 Khô thai, lepto, đóng Farowsuar B tuần dấu Lợn nái đẻ Sau đẻ 3 Ingelvac Circo Hội chứng còi cọc tuần
- 23 - Công tác trị bệnh: Cán bộ kỹ thuật có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra đàn lợn thường xuyên, các bệnh xảy ra ở lợn nuôi tại trại luôn được kỹ thuật viên phát hiện sớm, cách ly, điều trị ở ngay giai đoạn đầu nên điều trị đạt hiệu quả từ 80 – 90 % trong một thời gian ngắn. Vì vậy, không gây thiệt hại lớn về số lượng đàn gia súc. Sau đây là một số bệnh thường gặp ở trại: Lợn nái khó đẻ: Nguyên nhân: Có thể do lợn nái quá béo, quá già, quá gầy, bào thai quá to, thai bị ngược hoặc cho lợn nái ăn quá ít không đủ sức dặn đẻ. Triệu chứng: Biểu hiện có nhiều dạng, trường hợp lợn nái đã vỡ ối nhưng sau 2h vẫn chưa thấy lợn con ra hoặc trường hợp đang đẻ thì sau thời gian 30 phút không thấy con tiếp theo ra, lợn vẫn có phản xạ dặn đẻ nhưng lợn không ra. Biện pháp điều trị Can thiệp bằng cách dùng bằng tay kiểm tra kết hợp với dụng cụ thú y như thòng chuyên dụng. Tay can thiệp phải được rửa, sát trùng, đeo găng tay, bôi gel trơn, thao tác nhẹ nhàng tránh xây xát đường sinh dục. Kết hợp tiêm hỗ trợ oxytocin kích thích lợn đẻ nhanh hơn, chỉ tiêm khi lợn đã đẻ ít nhất 1 con. Lợn nái khó đẻ khi phải can thiệp bằng tay thì phải tiêm kháng sinh Pendistrep LA hoặc Vectrilmoxine LA tiêm liều 1ml/10 kgTT/lần/ngày và thuốc giảm đau để phòng viêm tử cung điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày. Lợn nái sót con, sót nhau Biểu hiện: Dịch sản chảy ra từ âm hộ, có biểu hiện rặn đẻ, lợn nái sốt cao. Nguyên nhân:
- 24 Có thể do thai quá to, hoặc do sức khỏe lợn mẹ yếu, hoặc do thai ngược, hoặc do bị sát nhau, do người trực không quan tâm kiểm tra. Giải pháp: Can thiệp bằng tay Tiêm Oxytocin 1ml/con/lần Tiêm Vectrilmoxine LA hoặc Pendistrep LA 1ml/10kgTT Tiêm Hanalgin C: 1ml/10 kgTT Bệnh viêm vú Nguyên nhân: - Do lợn mẹ bị viêm tử cung, vi khuẩn theo máu đến tuyến vú gây viêm vú. Lợn con có răng nanh hoặc chuồng trại có nhiều cạnh sắc làm xây xát vú mẹ tạo điều kiện vi trùng Staphylococcus, Streptococcus xâm nhập. Lợn nái nhiều sữa con bú không hết làm sữa ứ đọng nhiều tạo môi trường cho vi trùng sinh sản gây viêm vú. Lợn nái cho con bú một hàng vú, hàng còn lại căng sữa quá nên viêm. - Do vệ sinh chuồng trại kém, phân, nước tiểu không thoát hết, nhiệt độ chuồng trại quá lạnh, quá nóng. - Do việc dùng thuốc sát trùng tẩy uế chưa hợp lý trong khu trang trại cũng như trong chuồng lợn nái trước và sau khi đẻ. - Do kế phát từ các bệnh viêm âm đạo, tử cung. Triệu chứng: Lợn nái bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao, không cho con bú. Tất cả các bầu vú hay một vài bầu vú bị viêm, đỏ, đau, nóng, sưng; có con bị viêm nặng, bầu vú tím bầm lại và sờ nắn bầu vú thấy cứng. Bình thường bệnh viêm vú xảy ra ngay sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 5 - 7 ngày có khi đến một tháng. Theo Ngô Nhật Thắng (2006) [14]: viêm vú thường xuất hiện ở một vài vú nhưng đôi khi cũng lan ra toàn bộ các vú. Vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy nóng,
- 25 hơi cứng ấn vào lợn nái có phản ứng đau. Lợn nái giảm ăn, trường hợp nặng thì bỏ ăn, sốt cao 40,5 – 42 ºC kéo dài trong suốt thời gian viêm, sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú. Biện pháp điều trị: Vắt cạn sữa ở vú viêm, chườm nóng kết hợp xoa bóp nhẹ vài lần/ngày cho vú mềm dần. Tiêm Hanalgin C: 1ml/10 kgTT/1lần/ngày Tiêm Vectrilmoxine LA: 1ml/10 kgTT/1lần/2 ngày Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày Viêm tử cung: Viêm tử cung là một quá bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm hủy các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái. Nguyên nhân: - Trong quá trình chửa, lợn nái ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, vận động ít hoặc bị nhiễm một số bệnh làm cơ thể lợn nái yếu dần dẫn đến việc đẻ khó, sảy thai hay chết lưu nên phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ trợ sản làm xây sát tổn thương tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào gây viêm. - Do sàn chuồng không được vệ sinh sạch sẽ, lợn nái không được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi đẻ. - Do sát nhau, nhau bị thối rữa. - Do lợn đực nhảy trực tiếp mà niệu quản và dương vật bị viêm sẽ truyền bệnh sang lợn nái. - Do tinh dịch bị nhiễm khuẩn và dụng cụ thụ tinh không vô trùng đã đưa các vi khuẩn gây nhiễm vào bộ phận sinh dục của lợn nái.
- 26 - Mặt khác, do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: bệnh sảy thai truyền nhiễm và phó thương hàn. Triệu chứng: Lợn nái mắc bệnh biểu hiện qua hai thể: Thể cấp tính và thể mãn tính. Thể cấp tính: Lợn bỏ ăn, sốt cao 41 – 42ºC trong vài ngày đầu. Âm hộ sưng tấy, dịch xuất tiết từ âm đạo chảy ra nhầy, trắng đục hoặc nâu, mùi hôi, đôi khi có màu lờ lờ, lợn đứng nằm bứt rứt không yên, biếng ăn. Nếu tử cung còn sót nhau thì ngoài mủ máu còn thấy những màng nhầy hôi thối. Nếu dịch tiết ra màu trắng đục là viêm âm hộ thường, còn mủ chảy nhiều hơn có mùi hôi thối là viêm tử cung. Thể mãn tính: không sốt, âm môn sưng đỏ nhưng vẫn có dịch nhầy trắng đục tiết ra. Dịch nhầy tiết không liên tục mà chỉ chảy ra từng đợt từ vài ngày đến một tuần. Lợn nái thường thụ tinh không đậu thai hoặc khi đã có thai sẽ bị tiêu đi vì quá trình viêm nhiễm từ niêm mạc âm đạo, tử cung lây sang thai của lợn. Biện pháp điều trị: Tiêm Oxytocin: 1 ml/con/ngày Tiêm Pendistrep LA hoặc Vectrilmoxin LA: 1ml/10 kgTT/lần/ngày Thụt rửa tử cung bằng Iodin( 10ml/1 nước) ngày 1 - 2 lần Tiêm Kepro 3ml/100kgTT/con Tiêm Canxi b12 1ml/10kgTT Điều trị trong 3 - 5 ngày liên tục Lợn nái kém sữa, ít sữa Nguyên nhân: - Có thể do lợn nái không được uống đủ nước, hoặc do chất lượng nước bị nhiễm khuẩn.
- 27 - Do chất lượng thức ăn không đạt yêu cầu không cân đối thành phần dinh dưỡng hoặc nhiễm độc tố nấm mốc. - Do lợn nái quá béo, hoặc lợn nái quá gầy, hoặc do lợn nái ăn không đủ khẩu phần tối thiểu. - Do lợn nái bị viêm nhiễm, hoặc do chất lượng nái hậu bị trước đó chọn không tốt. - Do nhiều vú bị lép bị hỏng mà nguyên nhân chính là do lứa đẻ đầu số con ít hoặc không ghép tối đa số con với số vú. Biểu hiện: Bầu vú lợn nái nhỏ, nhiều vú bị hỏng bị lép, lợn con còi cọc, tiêu chảy, tỷ lệ chết cao, khối lượng cai sữa thấp. Trường hợp viêm nhiễm bầu vú cương cứng, màu sắc đỏ hồng hoặc thâm tím, nái sốt, bỏ ăn. Biện pháp điều trị: Tiêm Kepro 3ml/100kgTT/liệu trình Tiêm Canxi B12 1ml/10kgTT/lần/ngày Tiêm Oxytocin 0,5ml/con/lần/ngày 2 - 3 lần Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày. 2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, nó không chỉ làm giảm sức sinh sản của nái mà còn có khả năng làm cho nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con. Đặng Thanh Tùng (2006)[18] cho biết: nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm tử cung ở lợn nái là do: thiếu sót về dinh dưỡng và quản lý, chăm sóc quản lý vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, kích dục tố, nhiễm trùng sau sinh. Từ những yếu tố đó ta có thể đề ra phương pháp phòng bệnh viêm tử cung.
- 28 Các báo Khuyến Nông cũng có nhiều nghiên cứu về tình hình mắc các bệnh sinh sản của lợn như sau: Theo khuyennongvn.gov.vn[25], thì bệnh bại liệt sau khi đẻ nguyên nhân là do chăm sóc nuôi dưỡng không đúng quy trình kỹ thuật. Trong thức ăn thiếu lượng canxi, phospho. Chuồng trại thiếu ánh sáng, nhất là ánh sáng buổi sáng, lợn không được tắm nắng nên cơ thể thiếu vitamin D, khả năng hấp thụ canxi kém, xương xốp mềm. Theo agriviet.com.vn[26], thì nguyên nhân hội chứng MMA là một phúc hợp bệnh do nhiều loài vi khuẩn gây ra như: E.coli, Pseudomonas, Proteus, Staphylococcus, Streptococcus. Đây là những vi khuẩn cơ hội, có sẵn trong môi trường, khi chuồng trại dơ bẩn sẽ tạo điều kiện gây bệnh. Thai lớn, chèn ép làm giảm nhu động ruột gây táo bón và gây ứ đọng nước tiểu trong bàng quang, cổ tử cung mở làm mầm bệnh dễ tấn công. Cung cấp thức ăn không cân đối và không đủ nước uống, cho nái ăn nhiều chất đạm và khoáng nhưng ít chất xơ trong giai đoạn cuối thai kỳ hoặc nái quá mập cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh MMA. Và cũng đưa ra những lí do mắc bệnh ở lợn nái là do hai nguyên nhân: + Điều kiện nuôi dưỡng: Do khẩu phần thức ăn không cân đối (quá thiều hoặc quá thừa), không đáp ứng theo nhu cầu phát triển của lợn nái theo từng giai đoạn phát triển, đặc biệt là giai đoạn hậu bị làm ảnh hưởng đến việc hoàn thiện chức năng sinh lý sinh sản của lợn nái. + Do sự di truyền từ cha mẹ 2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Bệnh sinh sản gặp ở lợn nái không chỉ là mối quan tâm riêng của nước ta mà cũng có rất nhiều nghiên cứu mới về tình hình bệnh sinh sản ở nước ngoài như:
- 29 C. Bidwell và S.Williamson (2005)[21] cho biết: đã có những nghiên cứu về tình hình mắc bệnh sinh sản của lợn nái do vi rút, vi khuẩn gây ra. Các tác giả cũng đưa ra các biện pháp nhằm phát hiện và giảm khả năng mắc PRRS trên lợn nái sinh sản: + Để điều tra nguyên nhân gây nhiễm trùng của bệnh sinh sản cần có hồ sơ điều trị bệnh. + Triệu chứng lâm sàng, trật tự xuất hiện các triệu chứng. + Kết hợp của các xét nghiệm chẩn đoán thích hợp là cần thiết. Gửi tất cả các mẫu lấy từ lợn con bị hủy bỏ, chết non và nhau thai đến phòng thí nghiệm hoặc gửi ít nhất một lít huyết thanh từ các con tiêu hủy. + Từ các phân tích từ phòng thí nghiệm là rất cần thiết để có biện pháp hạn chế sự bùng phát dịch bệnh. Andrew Gresham (2003)[20] cho biết: đã điều tra tình hình mắc bệnh sinh sản tại Vương Quốc Anh thì bệnh sinh sản ở lợn có một căn nguyên không nhiễm trùng và thường liên quan đến yếu tố managemental, dinh dưỡng hay môi trường. Tuy nhiên, bệnh enzootic và bệnh dịch sinh sản truyền nhiễm kéo dài có thể gây thiệt hại đáng kể. Bệnh truyền nhiễm sinh sản ở Anh thường là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, vi rút và đôi khi nấm và động vật nguyên sinh cư trú trong đàn gia súc. Thỉnh thoảng, bệnh sinh sản xảy ra do nhiễm các mầm bệnh như hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp, parvovirus, leptospira.
- 30 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu Lợn nái sinh sản nuôi tại trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học của công ty TNHH MTV Chăn nuôi Hòa Yên - Tập đoàn Hòa Phát, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành Địa điểm thực hiện: Trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học công ty TNHH MTV chăn nuôi Hòa Yên - Tập đoàn Hòa Phát, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Thời gian thực hiện: từ ngày 18/05/2018 đến ngày 18/11/2018. 3.3. Nội dung tiến hành - Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn công ty TNHH Hòa Yên, tập đoàn Hòa Phát, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. - Trực tiếp thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái nuôi tại trại. - Xác định tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy trình phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái nuôi tại trại. 3.4. Phương pháp tiến hành và các chỉ tiêu thực hiện 3.4.1. Phương pháp theo dõi gián tiếp Thu thập số liệu về tình hình chăn nuôi, quy trình kỹ thuật của trại từ sổ sách và máy vi tính của trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học công ty TNHH MTV chăn nuôi Hòa Yên, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. 3.4.2. Phương pháp theo dõi trực tiếp Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái theo quy trình của trại hằng ngày trong thời gian thực tập tại trại. Ghi chép các số liệu về đặc điểm sinh lý sinh sản, chỉ tiêu sản xuất, theo dõi triệu chứng một số bệnh thường gặp và
- 31 thực hiện điều trị. 3.4.3. Các chỉ tiêu về lợn con của lợn nái * Số con sơ sinh / lứa (con) Là số con được sinh ra của ổ kể cả con sống và con chết được tính khi lợn mẹ đẻ xong con cuối cùng. * Số con sơ sinh còn sống đến 24 giờ / lứa (con) Là số con sơ sinh còn sống sau 24 giờ. Đây là chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng, nó phụ thuộc vào khả năng đẻ nhiều hay ít của giống, trình độ kỹ thuật của dẫn tinh viên và điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc nái chửa. Trong vòng 24 giờ sau khi sinh ra những lợn con không đạt khối lượng sơ sinh trung bình của giống (quá bé), không phát dục hoàn toàn, dị dạng thì sẽ bị loại thải. Ngoài ra, do lợn con mới sinh, chưa nhanh nhẹn, dễ bị lợn mẹ đè chết. * Số lợn con đẻ ra để lại nuôi / lứa (con) Là số con sau khi sinh ra được chọn để nuôi lợn nái thường có 12 - 16 vú, phổ biến là 14 vú. * Số lợn con cai sữa / lứa (con) Là số con trong ổ tại thời điểm cai sữa. Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng, quyết định năng suất trong chăn nuôi. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào kỹ thuật chăn nuôi lợn con bú sữa, khả năng tiết sữa, khả năng nuôi con của lợn mẹ và khả năng hạn chế các yếu tố gây bệnh cho lợn con. 3.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi nái đẻ - Trung bình số con đẻ/nái/lứa: Trung bình số Số con sơ sinh con đẻ/nái/lứa (con) = Số nái đẻ
- 32 - Trung bình số con cai sữa/nái/lứa: Trung bình số con Số con cai sữa cai sữa/nái/lứa (con) = Số nái đẻ 3.4.5. Các chỉ tiêu theo dõi bệnh sinh sản - Tỷ lệ nái mắc bệnh: Số nái mắc bệnh Tỷ lệ nái mắc bệnh (%) = x 100 Số nái theo dõi - Tỷ lệ khỏi: Số nái khỏi Tỷ lệ khỏi (%) = x 100 Số nái điều trị - Tỷ lệ chết: Số nái chết Tỷ lệ chết (%) = x 100 Số nái điều trị 3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu - Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel 2010. - Số trung bình n Xi i 1 X Trong đó: Xi : giá trị các mẫu quan sát được = n : giá trị trung bình n : dung lượng mẫu
- 33 - Độ lệch chuẩn (X X)2 i sx n Xi : Giá trị của biểu thức i X : Giá trị trung bình n : Dung lượng mẫu - Sai số của số trung bình Sx m x n 1 Sx : Độ lệch chuẩn n : Dung lượng mẫu : Sai số của số trung bình mx
- 34 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình sản xuất chăn nuôi của cơ sở Giữa năm 2016 trang trại bắt đầu đi vào hoạt động với hạt nhân là gần 500 con giống. Trong thời gian nghiên cứu từ 18/05/2018-18/11/2018, cơ cấu đàn lợn nuôi tại trang trại chăn nuôi lợn sinh học công ty TNHH MTV chăn nuôi Hòa Yên tăng nhanh không chỉ về số lượng mà còn chất lượng, số lượng nuôi giữa các loại lợn của trại là rất khác nhau và có sự chênh lệch rõ rệt, đặc biệt là lợn nái hậu bị tăng lên với số lượng lớn được trình bày ở bảng 4.1. Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn nái ngoại năm 2018 Loại lợn 5 6 7 8 9 10 11 Tổng đàn 1132 1070 1107 1246 1208 1341 1294 ( con) Đực 34 31 33 31 33 36 31 (con) Nái sinh sản 972 932 902 893 870 902 906 (con) Hậu bị 126 107 172 322 305 403 357 (con) Số lợn vào phối 49 45 38 37 40 51 55 (con) Tỷ lệ đậu thai 90 89 92 88 95 92 90 (%)
- 35 Kết quả bảng 4.1 cho thấy: Trại chăn nuôi Hòa Phát đã thể hiện được sức mạnh của mình thông qua sự tăng rất nhanh của đàn lợn nái ngoại. Để có được kết quả như vậy thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật, công tác an toàn sinh học cao và đòi hỏi có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm và công tác quản lý dịch bệnh tốt. 4.2 Công tác chăn nuôi 4.2.1. Công việc hàng ngày + Nhận ca: Đập lợn, kiểm lợn và kiểm tra tình hình sức khỏe đàn lợn và tiểu khí hậu chuồng nuôi. + Cho lợn nái ăn theo khẩu phần. Nái chửa cho ăn 2 bữa/ngày, nái nuôi con cho ăn 4 bữa/ ngày. + Thay thảm lót bẩn cho ra bể ngâm sát trùng. + Vệ sinh máng ăn, uống và tập ăn cho lợn con. + Vệ sinh chuồng trại như: thu dọn phân, quét dọn. + Rắc vôi, quét 2 đường hành lang, cuối chuồng. + Đỡ đẻ cho lợn nái: lau vú (nếu bẩn), lau mông, lau sàn. + Cho lợn con uống thuốc phòng bệnh cầu trùng và tiêm sắt khi được 3 ngày. + Phun thuốc sát trùng ngày 2 ngày/ lần. + Tiêm kháng sinh cho lợn nái vừa đẻ xong. + Thụt rửa tử cung cho lợn nái sau đẻ. + Điều trị lợn còi, viêm khớp, tiêu chảy. + Kiểm đếm lợn và ghi chép sổ sách + Điều chỉnh lượng cám cho lợn nái. +Thiến lợn con khi được 7 ngày tuổi. + Cai sữa lợn con tuần 4 sau khi sinh. + Làm vắc xin lợn con vào thứ lúc 21 ngày tuổi. + Tổng vệ sinh cả trại vào thứ 7.
- 36 + Mổ hecnia cho lợn con khi được 10 ngày tuổi. 4.2.2. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng Trong quá trình thực tập tại trại, chúng tôi đã tham gia chăm sóc lợn nái đẻ, tham gia đỡ đẻ cho lợn, chăm sóc và điều trị cho đàn lợn con theo mẹ đến cai sữa, điều trị lợn nái sau khi sinh. Công tác chăm sóc lợn nái chửa, lợn nái đẻ, đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa như sau: * Đối với lợn nái đẻ: Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng dành cho lợn nái đẻ trước ngày đẻ dự kiến 5 - 7 ngày. Trước khi chuyển lợn lên, chuồng dành cho lợn nái đẻ phải được dọn dẹp và rửa sạch sẽ, để khô. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với khẩu phần ăn 3,5 - 4 kg/ngày, chia làm 2 bữa sáng và chiều. Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày. Mỗi ngày giảm 0,5 kg thức ăn hỗn hợp đến ngày đẻ dự kiến còn khẩu phần ăn là 1 kg/con/ngày. Đối với lợn nái quá gầy thì khẩu phần ăn là 1,5 kg/con/ngày. Sau đẻ cho ăn tăng dần mỗi ngày thêm 0,5 – 1 kg, đến ngày thứ 7 sau đẻ lượng ăn đạt 6 kg/con/ngày. Các ngày tiếp theo ăn tự do, bám sát theo công thức = 2 + 0,5 x số con. Số lần ăn 3 - 4 lần/ngày, thời điểm ăn trong ngày phụ thuộc vào mùa. * Chăm sóc đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa: Lợn con sau khi đẻ tiến hành cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt Sau khi mài nanh, bấm đuôi xong tiến hà nh ghép đàn Lợn con được từ 3 - 5 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh ký hiệu là HP01 cho nhiều lần trong ngày và mỗi lần cho một ít, kết hợp thêm sữa bột cho heo con uống. Khi đặt máng ăn nên tạo tiếng
- 37 động để tạo chú ý và cho lợn con tập liếm láp, không để thức ăn cũ thừa trong máng. Lợn con được 4 tuần tuổi tiến hành cai sữa. Lợn con ở đây được cai sữa sớm (4 tuần tuổi) và được cho tập ăn từ 3 - 5 ngày tuổi nhằm nâng cao khối lượng lợn con cai sữa, giảm hao mòn lợn mẹ, tăng sức đề kháng cho lợn con. Giữ chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với nhiệt độ từng giai đoạn lợn con. Mỗi ngày tiến hành kiểm tra thường xuyên sức khỏe của lợn để xử lý nhanh nhất các biểu hiện: tiêu chảy, đau chân, thiếu sắt, thiếu sữa, gầy yếu, không đủ ấm khắc phục kịp thời. Đánh dấu sau khi điều trị cho lợn để theo dõi và kiểm tra dễ dàng hơn. 4.2.3. Kết quả thực hiện biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản Bảng 4.2. Số liệu trực tiếp theo dõi, nuôi dưỡng chăm sóc Số lợn Số lợn Số lợn Tỉ lệ Số lợn Số lợn con chết con sơ con cai chết loại Tháng nái đẻ con nuôi loại theo sinh sữa theo mẹ (con) (con) mẹ (con) (con) (%) (con) 5 0 0 0 0 0 0 6 0 0 0 0 0 0 7 41 684 668 645 23 3,4 8 46 762 741 709 32 4,3 9 38 586 568 544 24 4,1 10 0 0 0 0 0 0 11 0 0 0 0 0 0 Tổng 125 2032 1977 1898 79 4,0
- 38 Qua bảng 4.2 ta thấy: số lợn đẻ trong từng tháng thấp nhưng có thể thấy hiệu quả chăn nuôi của trại đạt ở mức rất cao do chất lượng giống tốt, áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến, đảm bảo an toàn sinh học, trang thiết bị hiện đại đã đem lại hiệu quả là lợn nái đẻ nhiều, đẻ sai, nuôi con khỏe, trong thời gian thực hiện đề tài em được trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng 125 nái đẻ, với số con nuôi 1977 con, số con cai sữa 1898 con. Tỷ lệ lợn con chết theo mẹ qua các tháng ở mức thấp, tỷ lệ chết ở tháng 7 là thấp nhất chỉ 3,4 %, tháng cao nhất cũng chỉ có 4,3 % ở tháng 8. 4.2.4. Kết quả một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái Bảng 4.3. Kết quả một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái Số con còn sống Số con đẻ ra/lứa Tháng Số lợn nái đẻ đến cai ( x m ) x sữa( ) 5 0 0 0 6 0 0 0 7 41 16,68 ± 0,21 15,73 ± 0,20 8 46 16,57 ± 0,16 15,41 ± 0,14 9 38 15,42 ± 0,44 14,32 ± 0,39 10 0 0 0 11 0 0 0 Qua bảng 4.3 ta thấy: số con đẻ ra trên lứa ở tháng 7 là 16,68 ± 0,21 con, số con đẻ ra trên lứa của tháng 8 là 16,57 ± 0,16 con, tháng 9 là 15,42 ± 0,44 con. Số con đẻ ra trên lứa ở tháng 7 là cao nhất và ở mức rất cao so với mặt bằng tại các trang trại chăn nuôi cụ thể là 16,68 ± 0,21 con, tiếp đến là tháng 8 với 16,57 ± 0,16 con. Tháng có số lợn con đẻ ra trên lứa thấp nhất là tháng 9
- 39 đạt 14,32 ± 0,44 con nhưng so với mặt bằng chăn nuôi tại các trang trại thì vẫn ở mức rất cao. Nguyên nhân dẫn đến số con đẻ ra trên lứa cao như vậy là do toàn bộ đàn lợn nái của trại là nái ngoại thuần chủng GGP và GP được nhập khẩu từ Đan Mạch với quy trình kỹ thuật, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý, có sự tư vấn từ chuyên gia nước ngoài. Ngoài ra do kỹ thuật phối giống tốt, lựa chọn thời điểm phối giống thích hợp nên số con đẻ ra ở mức cao. Số con còn sống đến cai sữa trên nái ở tháng 7 là 15,73 ± 0,20 con, số con cai sữa trên nái của tháng 8 là 15,41 ± 0,14 con, tháng 9 là 14,32 ± 0,39 con. Qua đây có thể thấy rằng số con cai sữa trên nái ở tháng 7 là cao nhất, cụ thể đạt 15,75 ± 0,20 con, tiếp đến là tháng 8 là 15,41 ± 0,14 con. Còn tháng 9 có số con cai sữa trên nái thấp nhất chỉ đạt 14,32 ± 0,44 con. Số con cai sữa trên nái ở tháng 7 là cao nhất do có số con sơ sinh cao, tỷ lệ đồng đều cao, tỉ lệ chết loại theo mẹ thấp và chế độ chăm sóc quản lý tốt. Ngược lại tháng 9 có số con cai sữa trên nái thấp nhất do số con sinh ra trên nái thấp. 4.2.5. Kết quả thực hiện một số công tác khác Ngoài chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn, tiến hành chuyên đề nghiên cứu khoa học, tôi còn tham gia vào một số việc khác và toàn bộ kết quả phục vụ sản xuất được trình bày trong bảng 4.4. Bảng 4.4. Kết quả một số công tác khác Số lượng Số an toàn Tỷ lệ Công tác khác (con) (con) (%) Đỡ đẻ lợn nái 85 85 100,00 Nhỏ cầu trùng, tiêm sắt lợn con 1235 1228 99,43 Thiến lợn đực 566 557 98,41 Truyền dịch cho lợn nái 18 18 100,00 Mổ hernia 25 22 88,00 Điều trị lợn con bị viêm khớp 20 15 75,00 Điều trị tiêu chảy 50 46 92,00 Phối giống nhân tạo 10 8 80,00
- 40 4.3.6. Kết quả công tác phòng trừ dịch bệnh tại trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học công ty trách nhiệm hữu hạn MTV chăn nuôi Hòa Yên Ngoài chăm sóc, nuôi dưỡng tôi còn tham gia phòng trừ dịch bệnh cho đàn lợn ở các giai đoạn toàn bộ kết quả được trình bày trong bảng 4.5. Bảng 4.5. Kết quả công tác phòng bệnh bằng vắc xin Kết quả Số (an toàn) Nội dung công việc lượng Số lượng Tỷ lệ (con) (con) (%) 1. Tiêm phòng suyễn và hội chứng còi 1950 1950 100 cọc cho lợn con 2. Tiêm phòng vắc xin giả dại cho lợn 38 38 100 nái Công tác phòng bệnh của trại đã giúp cho đàn lợn luôn khỏe mạnh và phát triển tốt. Sau khi tiêm phòng vắc xin xong cho lợn uống điện giải và phun sát trùng toàn bộ khu chuồng. 4.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái 4.3.1. Tình hình mắc bệnh sinh sản của lợn nái nuôi tại trại chăn nuôi Hòa Yên Bảng 4.6. Tình hình mắc một số bệnh sinh sản thường gặp Tên bệnh Số con theo dõi Số con mắc Tỉ lệ (con) (con) (%) Bệnh viêm âm đạo, tử cung 125 17 13,60 Bệnh viêm vú 125 26 20,80 Đẻ khó 125 22 17,60 Kém sữa, ít sữa 125 30 24,00
- 41 Qua bảng 4.6 ta thấy tỉ lệ mắc các bệnh là cao, trong đó hội chứng kém sữa, ít sữa chiếm tỉ lệ cao 30 con chiếm tỉ lệ 24 %, viêm vú 26 con chếm tỉ lệ 20,80%. Hai bệnh có tỉ lệ mắc ít hơn là đẻ khó 22 trường hợp chiếm tỉ lệ 17,60 % và viêm âm đạo, tử cung 17 nái chiếm tỉ lệ 13,60 %. Như vậy tỉ lệ mắc hội chứng kém sữa, ít sữa là cao nhất. Nguyên nhân của hội chứng kém sữa, ít sữa có thể do lợn nái không được uống đủ nước, hoặc do nước bị nhiễm khuẩn, do chất lượng thức ăn không đạt yêu cầu không cân đối về thành phần dinh dưỡng hay nhiễm độc tố nấm mốc, do lợn nái quá béo, quá gầy, hoặc do lợn nái ăn không đủ khẩu phần tối thiểu, do lợn nái bị viêm nhiễm kế phát, do chất lượng nái hậu bị trước đó chọn không tốt, hoặc do nhiều vú bị lép bị hỏng mà nguyên nhân chính là do lứa đẻ đầu số con ít hoặc không ghép tối đa số con với số vú chức năng. Nguyên nhân của bệnh viêm vú có thể do lợn mẹ bị viêm tử cung, vi khuẩn theo máu đến tuyến vú gây viêm vú. Lợn con có răng nanh hoặc chuồng trại có nhiều cạnh sắc làm xây xát vú mẹ tạo điều kiện vi trùng Staphylococcus, Streptococcus xâm nhập. Lợn nái nhiều sữa con bú không hết làm sữa ứ đọng nhiều tạo môi trường cho vi trùng sinh sản gây viêm vú. Lợn nái cho con bú một hàng vú, hàng còn lại căng sữa quá nên viêm hoặc do vệ sinh chuồng trại kém, phân, nước tiểu không thoát hết, nhiệt độ chuồng trại quá lạnh, quá nóng, do việc dùng thuốc sát trùng tẩy uế chưa hợp lý trong khu trang trại cũng như trong chuồng lợn nái trước và sau khi đẻ. Do kế phát từ các bệnh viêm âm đạo, tử cung. Nguyên nhân của đẻ khó có thể do lợn nái quá béo, quá già, quá gầy hoặc bào thai quá to, thai bị ngược hoặc do nái đẻ lứa đầu.
- 42 4.3.2. Kết quả điều trị một số bệnh thường gặp Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái Thời Kết quả Số nái gian Tên điều Số nái Tỷ lệ Thuốc điều trị Liều lượng điều bệnh trị khỏi khỏi trị (con) (con) (%) (ngày) Bệnh Pendistrep L.A 1ml/10 kgTT viêm Ketofen 3 ml/100 kgTT 3 – 5 17 15 88,24 tử Oxytocin 2 ml/con cung Pendistrep L.A 1ml/10 kgTT Bệnh Ketofen 3 ml/100 kgTT 3 – 5 26 23 88,46 viêm Oxytocin 2 ml/con vú Canxi b12 1ml/10kgTT Canxi B12 1ml/10kgTT Kém Ketofen 3ml/100kgTT sữa, ít 3 – 5 30 26 86,00 0,5ml/con/lần, sữa Oxytocin ngày 2 - 3 lần Lutalyse 2 ml/con Đẻ khó Oxytocin 2 ml/con 3 – 5 22 22 100 Pendistrep LA 1ml/10 kgTT Qua bảng 4.7 ta thấy: việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời, chẩn đoán đúng bệnh và sử dụng đúng loại thuốc sẽ đạt kết quả cao.
- 43 Hiện tượng đẻ khó nếu phát hiện kịp thời và tiến hành can thiệp đúng cách sẽ có hiệu quả cao. Biện pháp can thiệp với sinh sản lứa đầu, khi phát hiện có những biểu hiện đẻ khó em thường dùng thuốc Lutalyse 2 ml/con và theo dõi trong khoảng 30 phút đến 1 giờ mà không thấy lợn con ra, lúc đó sẽ tiến hành can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa là dùng tay móc thai ra. Các trường hợp lợn nái đã vỡ ối nhưng sau 2h vẫn chưa thấy lợn con ra hoặc trường hợp đang đẻ mà sau thời gian 30 phút không thấy con tiếp theo ra, lợn vẫn có phản xạ rặn đẻ nhưng lợn con không ra thì tiến hành can thiệp bằng tay. Sau khi móc thai ra ngoài, tiến hành tiêm kháng sinh Pendistrep LA liều 1 ml/10 kg thể trọng, thuốc có tác dụng chống viêm nhiễm sau đẻ. Phác đồ này cho hiệu quả cao khi gặp 22 trường hợp và can thiệp thành công 100% Bệnh viêm tử cung cũng cho kết quả cao khi áp dụng phác đồ điều trị. Phác đồ trên tiến hành điều trị 17 nái trong thời gian 3 - 5 ngày, tỷ lệ khỏi bệnh là 88,24%. Triệu chứng khi lợn khỏi bệnh là: Lợn khỏe mạnh trở lại, nhanh nhẹn, đi lại ăn uống bình thường. Đối với bệnh viêm vú khi áp dụng biện pháp sử dụng kháng sinh kết hợp với kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, bổ sung vitamin cũng cho kết quả rất tốt cụ thể: Phác đồ tiến hành điều trị 26 nái trong thời gian liệu trình 3 - 5 ngày, tỷ lệ khỏi bệnh đạt 88,46%. Ta thấy sử dụng phác đồ với thuốc Pendistrep LA điều trị bệnh viêm vú, viêm âm đạo, tử cung của lợn cho hiệu quả điều trị bệnh tốt. Tuy nhiên, một số con trường hợp quá nặng, viêm tử cung mãn tính, kế phát sang bệnh khác, nên thuốc không phát huy được hiệu lực kháng viêm của thuốc. Như vậy, tỷ lệ khỏi bệnh viêm vú, viêm âm đạo, tử cung khi sử dụng thuốc Pendistrep LA cao do đó nên sử dụng các phác đồ này trong điều trị.
- 44 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Từ kết quả thu được trong quá trình thực tập tại cơ sở, em rút ra được một số kết luận sau: Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý đảm bảo an toàn sinh học, khả năng sinh sản của lợn ngoại tốt: Số con sơ sinh trên nái tháng cao nhất đạt rất cao 16,68 ± 0,21 con Số con sơ sinh trên nái tháng thấp nhất cũng ở mức cao 15,42 ± 0,44 con Số con cai sữa trên nái tháng cao nhất đạt rất cao 15,73 ± 0,20 con Số con cai sữa trên nái tháng thấp nhất cũng ở mức cao 14,32 ± 0,39 con - Tình hình cảm nhiễm bệnh: Lợn nái mắc bệnh viêm tử cung 13,60 %, viêm vú 20,80 %, đẻ khó 17,60 % và kém sữa, ít sữa 24,00 %. - Công tác phòng và điều trị bệnh: Công tác phòng bệnh được thực hiện tương đối tốt, lợn nái mang thai, nái đẻ đều được tiêm phòng đầy đủ theo quy trình chăn nuôi. 5.2. Đề nghị Khuyến cáo sử dụng các phác đồ điều trị bệnh viêm vú, viêm tử cung và cách khắc phục hiện tượng đẻ khó, kém sữa, ít sữa cho lợn nái sinh sản. Do thời gian theo dõi của em có hạn, phạm vi theo dõi hẹp, dung lượng mẫu theo dõi ít dẫn đến kết quả của em còn nhiều hạn chế. Đề nghị tiếp tục nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn, quy mô lớn hơn, thực hiện theo dõi ở các khu vực và các cơ sở chăn nuôi khác nhau để đánh giá đúng hiệu quả sử dụng cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn.
- 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội. 2. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Điền (2015), Kinh nghiệm xử lý bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản, Trung tâm giống vật nuôi Phú Thọ. 5. Phan Xuân Hảo (2002), “Xác định một số chỉ tiêu về sinh sản, năng suất và chất lượng thịt của lợn Landrace và Yorkshire có các kiểu gen Halothane khác nhau”. Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Hà Nội, 2002. 6. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), Bệnh truyền nhiễm thú y, Nxb Nông nghiệp, tr. 398-407. 7. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), “Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trí”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi tập II, tr. 44 - 52. 8. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Hữu Quán, Hoàng Văn Hoan, Trần Đức Hạnh, Nguyễn Duy Đăng, Đỗ Ngọc Thúy (2011), Bệnh sinh sản ở vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Lê Minh, Nguyễn Văn Quang, Phan Thị Hồng Phúc, Đỗ Quốc Tuấn, La Văn Công (2017), Giáo trình thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
- 46 11. Đặng Quang Nam, Phạm Đức Chương (2002), Giáo trình Giải phẫu gia súc, Nxb Nông nghiệp. 12. Nguyễn Hùng Nguyệt (2007), Châm cứu chữa bệnh vật nuôi, Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. 13. Nguyễn Văn Thanh (2007), “Kết quả khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên lợn nái ngoại nuôi tại một số trang trại tại vùng đồng bằng Bắc Bộ”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XIV (số 3), tr. 38 - 43. 14. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2006), Giáo trình Sinh lý học vật nuôi, Nxb Nông Nghiệp. 15. Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 16. Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Thị Xuân (2016), “Năng suất sinh sản của hai tổ hợp lợn nái giữa lợn nái Landrace phối hợp với đực giống Yorkshire và lợn nái Yorkshire phối với đực giống Landrace”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 65, tr. 54 - 61. 17. Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh (2010), “ Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị ”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XVII. 18. Đặng Thanh Tùng (2006), Bệnh sinh sản heo nái, Chi cục thú y An Giang. 19. Phùng Thị Vân, Hoàng Hương Trà, Lê Thị Kim Ngọc, Trương Hữu Dũng (2001), “Nghiên cứu khả năng cho thịt của lợn lai giữa hai giống Landrace x Yorkshire, giữa 3 giống Landrace x Yorkshire x Duroc và ảnh hưởng của 2 chế độ nuôi tới khả năng cho thịt của lợn ngoại có tỉ lệ nạc > 52%”, Báo cáo khoa học Chăn nuôi Thú y 1999-2000, Phần chăn nuôi gia súc.
- 47 II. Tài liệu tiếng anh 20. Andrew Gresham (2003), Infectious reproductive disease in pigs, in practice. 21. Bidwell C. và Williamson S. (2005), Laboratory diagnosis of porcine infertility in the UK, the pig journal. 22. Christensen R. V., Aalbaek B., Jensen H. E. (2007), “Pathology of udder lesions in sows”, J. Vet. Med. A Physiol. Patho.l Clin. Med. 2007 Nov., 54(9), pp. 491. 23. Hughes, James (1996), “Maximising pigs production and reproduction”, Compus, Hue University of Agriculture and Forestry, September ,1996. 24. Jose Bento S., Ferraz and Rodger K., Johnson (2013), Animal Model Estimation of Genetic Parameters and Response to Selection for Litter Size and Weight, Growth, and Backfat in Closed Seedstock Populaions of Large White and Landrace Swine, Department of Animal Science, December 4, 2013, University of Nebraska, Lincoln 68583 – 0908. III. Tài liệu internet 25. Khuyennongvn.gov.vn. 26. Nông nghiệp Việt Nam, Hội chứng MMA trên heo nái, (2010), 27. Muirhead. M., Alexander. T. (2010), Reproductive System, Managing Pig Health and the Treat of Disease,
- 48 PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA Ảnh 1. Cân lợn con. Ảnh 2. Oxytocin kích thích co bóp tử cung và thuốc kích đẻ Lutalyse. Ảnh 3. Thuốc điều trị viêm tử cung lợn Ảnh 4. Mổ hecnia lợn con. nái Pendistrep LA và Genixine.