Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn gà Isa Brown sinh sản giai đoạn từ 1 đến 49 ngày tuổi nuôi tại trại gà Long Huy - Thành phố Chí Linh - Tỉnh Hải Dương

pdf 52 trang thiennha21 19/04/2022 3880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn gà Isa Brown sinh sản giai đoạn từ 1 đến 49 ngày tuổi nuôi tại trại gà Long Huy - Thành phố Chí Linh - Tỉnh Hải Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_hien_quy_trinh_cham_soc_nuoi_duong_va_phong_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn gà Isa Brown sinh sản giai đoạn từ 1 đến 49 ngày tuổi nuôi tại trại gà Long Huy - Thành phố Chí Linh - Tỉnh Hải Dương

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DIỆP XUÂN HẢI Tên chuyên đề: ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO ĐÀN GÀ ISA BROWN SINH SẢN NUÔI TỪ1 ĐẾN 49 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI GÀ LONG HUY - THÀNH PHỐ CHÍ LINH - TỈNH HẢI DƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DIỆP XUÂN HẢI Tên chuyên đề: ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO ĐÀN GÀ ISA BROWN SINH SẢN NUÔI TỪ1 ĐẾN 49 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI GÀ LONG HUY - THÀNH PHỐ CHÍ LINH - TỈNH HẢI DƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K47 - TY - N03 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Thị Phương Lan Thái Nguyên - 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trải qua một thời gian dài học tập rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sau 6 tháng thực tập tốt nghiệp, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô, bạn bè và người thân để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y. Các thầy cô đã tận tâm chỉ bảo cho em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện, thảo luận. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo hướng dẫn, TS. Phạm Thị Phương Lan - giảng viên khoa Chăn nuôi Thú y đã chỉ bảo em tận tình trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn toàn thể lãnh đạo Công ty BIOVET và toàn thể công nhân tại trại gà Long Huy đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại cơ sở. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân, những người đã cho em niềm tin, động lực để bước về phía trước. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 12 năm 2019 Sinh viên Diệp Xuân Hải
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Thức ăn cho gà ở các giai đoạn tuổi 25 Bảng 3.2. Lịch tiêm phòng thuốc và vắc- xin 27 Bảng 4.1.Tổng hợp kết quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng 30 Bảng 4.2. Kết quả phòng bệnh bằng công tác vệ sinh sát trùng chuồng trại . 31 Bảng 4.3. Kết quả tiêm phòng thuốc và vắc-xin cho đàn gà tại trại 32 Bảng 4.4. Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà qua các tuần tuổi 33 Bảng 4.5. Bảng tiêu thụ thức ăn cho gà qua các tuần tuổi 34 Bảng 4.6. Khối lượng gà qua các tuần tuổi 35 Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh cho đàn gà 36 Bảng 4.8. Kết quả công tác khác 37
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT cs Cộng sự KHKT Khoa học kĩ thuật Nxb Nhà xuất bản TĂ Thức ăn TB Trung bình TTTA Tiêu tốn thức ăn NST Nhiễm sắc thể
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích của đề tài 1 1.3. Yêu cầu của đề tài 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 3 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4 2.1.3. Điều kiện cơ sở của trại gà Long Huy 5 2.1.4. Công tác chăn nuôi tại trại gà Công ty Long Huy 6 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 7 2.2.1. Một số đặc điểm của giống gà Isa Brown 7 2.2.2. Khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng sinh trưởng 8 2.2.3. Sức sống và khả năng nhiễm bệnh 13 2.2.4. Một số bệnh thường gặp trên gà 13 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 17 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 17 2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 19 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. Đối tượng 21 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 21
  7. v 3.3. Nội dung thực hiện 21 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tiến hành 21 3.4.1. Chỉ tiêu theo dõi 21 3.4.2. Phương pháp theo dõi 22 3.5. Các phương pháp thực hiện 22 3.5.1. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng 22 3.5.2. Công tác vệ sinh phòng bệnh 25 3.5.3. Công tác phòng bệnh bằng thuốc và vắc-xin 26 3.5.4. Tình hình mắc bệnh 27 3.6. Phương pháp xử lý số liệu 29 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30 4.1. Kết quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng 30 4.2. Kết quả công tác vệ sinh, phòng bệnh 31 4.2.1. Kết quả công tác vệ sinh phòng bệnh 31 4.2.2. Kết quả công tác phòng bệnh bằng thuốc và vắc-xin 32 4.3. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu ở đàn gà Isa Brown giai đoạn từ 1 đến 49 ngày tuổi 33 4.3.1. Tỷ lệ nuôi sống 33 4.3.2. Tiêu thụ thức ăn của gà Isa Brown qua các tuần tuổi 34 4.3.3. Khối lượng của gà Isa Brown qua các tuần tuổi 35 4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh trên đàn gà tại cơ sở 36 4.5. Công tác khác 37 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 39 5.1. Kết luận 39 5.2. Kiến nghị 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI
  8. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Chăn nuôi gia cầm trong suốt những năm qua không ngừng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Chăn nuôi gia cầm đặc biệt là chăn nuôi gà hiện nay tại nước ta đang chuyển đổi mạnh mẽ từ chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, phân tán, năng suất, hiệu quả chăn nuôi thấp sang hướng tập trung, công nghiệp, năng suất, hiệu quả cao. Để đạt được mục tiêu đó thì đòi hỏi các hộ nông dân, các trại chăn nuôi phải từng bước áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: Cải tạo giống nâng cao chất lượng thức ăn, thực hiện quy trình vệ sinh phòng bệnh chặt chẽ, đúng quy trình, chuyển từ phương thức chăn nuôi truyền thống sang phương thức chăn nuôi công nghiệp có sự đầu tư thỏa đáng về thiết bị, chuồng trại, con giống và công tác thú y Chính vì lẽ đó, chăn nuôi gà đang được chú trọng và khuyến khích tới các hộ nông dân, các trang trại trong cả nước. Trong những năm gần đây chăn nuôi gia cầm gặp rất nhiều khó khăn như dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, Xuất phát từ thực tiễn và để góp phần giảm thiểu thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi. Dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của công ty Long Huy, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn gà Isa Brown sinh sản giai đoạn từ 1 đến 49 ngày tuổi nuôi tại trại gà Long Huy - Thành phố Chí Linh - Tỉnh Hải Dương”. 1.2. Mục đích của đề tài - Hiểu rõ và thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh của đàn gà Isa Brown sinh sản giai đoạn từ 1 đến 49 ngày tuổi nuôi tại trại Long Huy.
  9. 2 - Đánh giá được quá trình sinh trưởng và phát triển của đàn gà sinh sản ở giai đoạn 1 đến 49 ngày tuổi. - Phát hiện, chẩn đoán và phòng, trị các bệnh trên gà sinh sản. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Nắm được các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà Isa Brown sinh sản. - Thành thạo trong việc phát hiện, chẩn đoán, phòng và điều trị 1 số bệnh trên đàn gà Isa Brown tại cơ sở. - Đánh giá hiệu quả chăn nuôi tại trại.
  10. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý Trại gà Long Huy được xây dựng trên địa bàn phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh (trước là thị xã Chí Linh, lên thành phố 3/2019) tỉnh Hải Dương. Thành phố Chí Linh cách thành phố Hải Dương 40km về phía Bắc. Nằm trên quốc lộ 18 và quốc lộ 37, nơi hội tụ 6 con sông thuộc hệ thống sông Thái Bình. Ranh giới được phân định như sau: - Phía Bắc giáp huyện Lục Nam, Tây Bắc giáp huyện Yên Dũng, đều thuốc tỉnh Bắc Giang. - Phía Đông giáp thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. - Phía Nam giáp huyện Kinh Môn, Nam Sách, tỉnh Hải Dương. * Đặc điểm khí hậu Chí Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt, mùa khô hanh lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Nhiệt độ trung bình năm 23 °C; tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 và tháng 2 (khoảng 10 - 12 °C); tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6 và tháng 7 (khoảng 37 - 38 °C). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.463 mm, độ ẩm tương đối trung bình là 81,6%. Do đặc điểm của địa hình nên khí hậu Chí Linh được chia làm 2 vùng: - Khí hậu vùng đồng bằng phía Nam mang đặc điểm khí hậu như các vùng đồng bằng trong tỉnh.
  11. 4 - Khí hậu vùng chiếm diện tích phần lớn trong vùng, do vị trí địa lý và địa hình nên mùa đông ở đây lạnh hơn vùng khí hậu đồng bằng. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Thành phố Chí Linh đang định hình một đô thị năng động, là trung tâm kinh tế động lực phía Bắc của tỉnh Hải Dương. Năm 2018 thành phố Chí Linh đã tập chung phát triển đồng bộ về cả kinh tế - xã hội, hạ tầng đô thị, chuẩn bị cho một thành phố văn minh, hiện đại. Năm 2018, dù còn nhiều khó khăn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thị xã Chí Linh đã nỗ lực, quyết tâm cao thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Kinh tế - xã hội ổn định, đạt mức tăng trưởng khá. Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng - thương mại, dịch vụ - nông, lâm, thủy sản là 69,74% - 17,58% - 12,68%. Giá trị sản xuất ở các khu vực đều tăng trưởng khá. Công nghiệp, xây dựng đạt gần 11.600 tỷ đồng, tăng 8,8%; thương mại, dịch vụ đạt hơn 2.923 tỷ đồng, tăng 7,8%; nông - lâm - thủy sản đạt gần 2.109 tỷ đồng, tăng 4,3%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt hơn 713,4 tỷ đồng, gấp hơn 3,4 lần dự toán được giao và năm trước. Thành phố hiện có 1 khu công nghiệp và 4 cụm công nghiệp, thu hút nhiều doanh nghiệp đến đầu tư phát triển sản xuất (tập đoàn FLC; Tân Hoàng Minh; TMS; ADJ ). Khu công nghiệp Cộng Hòa vừa thu hút thêm 5 dự án FDI từ Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, với đăng ký đầu tư hơn 10 triệu USD/dự án. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từ đô thị đến nông thôn từng bước đồng bộ. Qua xây dựng nông thôn mới, nông dân đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các trang trại, gia trại; ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.
  12. 5 2.1.3. Điều kiện cơ sở của trại gà Long Huy 2.1.3.1. Điều kiện cơ sở vật chất của trại Trại được thiết kế xa khu dân cư khoảng 1000m, trại được bao bọc bởi hệ thống cây xanh phân tầng, đảm bảo sự mát mẻ, vừa thanh lọc không khí, giảm mùi, tránh ô nhiễm môi trường. Trang trại có 3 kho đựng cám: chuồng 1 và 2 chung một kho cám, chuồng 3 và chồng 4 mỗi chuồng một kho đựng cám riêng. Hệ thống nước cung cấp cho chăn nuôi và sinh hoạt được sử dụng bằng nước giếng khoan và có bể để khử trùng nước. Sân trại và lối đi giữa các chuồng được đổ bằng bê tông. Hệ thống điện sử dụng dòng điện 3 pha, có 1 máy phát điện, mỗi chuồng có 1 máy bơm và 1 dàn máy làm mát chuồng. Trong mỗi chuồng được lắp đặt từ 4 - 6 quạt thông gió tùy theo diện tích của chuồng và hệ thống đèn thắp sáng. Trong mỗi chuồng đều có 1 nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ của chuồng. Trại có 2 khu nhà ở cho công nhân, 1 nhà kho để chứa dụng cụ chăn nuôi, 1 nhà ở của gia đình chủ trại, 1 nhà kho đựng trứng Trại có tổng diện tích là 7000m². Gồm có: + 4 chuồng, mỗi chuồng có diện tích khoảng 300m² - 500m² nuôi từ 3600 - 7000 con. + Khu nhà xưởng và công trình phụ trợ có diện tích 110m². Trong đó có các công trình như: 01 kho thuốc, dụng cụ thú y: 20m² 01 kho trứng: 30 m² 02 kho cám: 30 m² 01 kho dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, máng uống, lồng gà, ): 20m² 01 phòng máy phát điện: 10m²
  13. 6 + Khu nhà điều hành và nhà ở cho sinh viên có diện tích là 50m² được chia làm 4 phòng, gồm phòng điều hành, bếp nấu và 2 phòng cho sinh viên và công nhân. + Khu nhà ở của chủ trại có diện tích 60m² Trong trại trồng chủ yếu cây ăn quả như mít, vải. Trồng rau để cung cấp thực phẩn sạch cho trại sử dụng hằng ngày. 2.1.3.2. Mô hình tổ chức của trang trại - Hiện nay trang trại gồm có: + 4 công nhân + Gia đình chủ trại (gồm có 4 người) Vợ chồng chủ trại 2 người con trai của chủ trại + 3 sinh viên thực tập - Trong quá trình thực tập tại cơ sở, trại đã tạo điều kiện chỗ ăn, chỗ ở và sinh hoạt theo công nhân và gia đình chủ trại. 2.1.4. Công tác chăn nuôi tại trại gà Công ty Long Huy 2.1.4.1. Quy mô cơ cấu của đàn gà - Quy mô gồm 4 chuồng - Cơ cấu 3500 - 7000 gà/trại - Được sự phân công của trại em làm ở chuồng số 4 là 3500 gà/trại 2.1.4.2. Tình hình công tác thú y - Công tác vệ sinh Dọn rửa chuồng sạch sẽ rồi phun thuốc sát trùng cho toàn bộ nền, vách, nóc, máng, chụp sưởi và dụng cụ chăn nuôi. Sau khi sát trùng cần bỏ trống chuồng trại ít nhất từ 7 - 10 ngày. Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho chuồng nuôi, giữ ấm cho gà tùy theo điều kiện thời tiết để điểu chỉnh nhiệt độ cho phù hợp. Nuôi gà cần giữ cho chuồng trại luôn thoáng mát, sạch sẽ. Cửa chuồng cần có hố sát trùng hoặc vôi bột.
  14. 7 Chuồng trại được quét dọn sạch sẽ. Rắc vôi ở đường đi giữa các trại. Thường xuyên phun sát trùng bằng Bio-IODIN 2,5ml/lít nước với tần suất 1lần/tuần. Công tác phòng bệnh Phòng bệnh là khâu quan trọng nhất trong công tác thú y, nó là yếu tố quyết định đến hiệu quả chăn nuôi. Công tác phòng bệnh bao gồm các nội dung sau: - Hạn chế cho người ngoài vào khu vực chăn nuôi, công nhân được trang bị quần áo bảo hộ lao động. - Phải thường xuyên quét dọn chuồng trại, khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, phun thuốc sát trùng, tẩy uế máng ăn, máng uống, cũng như phải sát trùng giầy dép trước khi vào chuồng gà. - Trại đã thực hiện nghiêm ngặt lịch tiêm phòng vắc-xin cho toàn bộ đàn gà trong trại theo lịch tiêm phòng của công ty 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 2.2.1. Một số đặc điểm của giống gà Isa Brown Isa Brown là giống gà chuyên trứng, đẻ trứng màu nâu của Viện Chọn giống vật nuôi (Institut de selection animal) viết tắt là ISA của Pháp. Năm 1986 Xí nghiệp liên hợp giống gia cầm I, thuộc liên hiệp xí nghiệp gia cầm có nhận một số trứng gà Isa Brown do Việt kiều ở Pháp gửi về để ấp nuôi thử. Đàn gà này được nhận xét tốt do có màu trứng đẹp, vỏ trứng dày, năng suất đẻ cao, thích nghi với phương thức nuôi đơn giản ở Việt Nam. Cuối năm 1990 và giữa năm 1991, Công ty gia cầm thành phố Hồ Chí Minh đã nhập gà bố mẹ Isa Brown. Gà bố có màu lông nâu đỏ, gà mẹ có màu lông trắng. Gà con thương phẩm tự phân biệt giới tính qua màu lông: Con mái có màu nâu đỏ giống bố, con trống có màu trắng giống mẹ. Isa Brown là một dòng được phát triển cho chăn nuôi gà theo quy mô công nghiệp. Gà có tầm vóc trung
  15. 8 bình và lông màu nâu. Đây là dòng đẻ trứng rất tốt, tỷ lệ đẻ lúc đạt cao nhất là 96%, và không bị nghỉ đẻ theo mùa. Một ưu điểm rất lớn của dòng này là năng suất đẻ trứng của gà cao hơn hẳn so với các giống đẻ trứng khác. Theo tài liệu kỹ thuật của ISA (1993), một số chỉ tiêu của gà đẻ thương phẩm Isa Brown đạt như sau: Tỉ lệ nuôi sống từ 1 ngày đến 20 tuần tuổi là 98% và từ 20 tuần tuổi đến 78 tuần tuổi là 93,3%. Sản lượng trứng thay đổi qua các tuần tuổi từ 20 - 72 tuần tuổi là 303 quả/ năm và từ 20 - 76 tuần tuổi là 320,6 quả/ năm. Khối lượng trứng cũng thay đổi qua các tuần tuổi, vào tuần tuổi thứ 24 là 56g/quả, tuần tuổi thứ 35 là 62g/quả và 72 tuần tuổi: 65g/quả (dẫn theo Trịnh Thị Tú, 2015) [10] . Khối lượng gà mái lúc bắt đầu đẻ là 1,7kg/con. Gà bắt đầu đẻ bói vào tuần tuổi thứ 19, tỷ lệ đẻ 50% vào tuần thứ 21, tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao (93%) tuần thứ 26 - 33, và tuần 76 còn lại 73% (Phạm Thị Hiên, 2015) [2]. 2.2.2. Khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng sinh trưởng 2.2.2.1. Khái niệm về sinh trưởng Ở vật nuôi từ khi hình thành phôi đến khi trưởng thành khối lượng và thể tích cơ thể tăng lên. Điều này trước tiên là tế bào tăng lên về số lượng, các cơ quan bộ phận trong cơ thể đều có sự tăng lên về khối lượng và kích thước. Từ đó, dẫn đến khối lượng và thể tích của cơ thể tăng lên. Sự lớn lên của cơ thể là do sự tích luỹ các chất hữu cơ thông qua việc trao đổi chất. Tác giả Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992) [9], đã khái quát: “Sinh trưởng là một quá trình tích luỹ các chất hữu cơ thông qua trao đổi chất, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của từng cơ quan, bộ phận cũng như toàn bộ cơ thể trên cơ sở tính di truyền có từ đời trước”. Sinh trưởng của vật nuôi nói chung và sinh trưởng của gà nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, quan trọng nhất là yếu tố giống, dinh dưỡng và các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng khác.
  16. 9 2.2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gia cầm * Ảnh hưởng của dòng giống Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định sự sinh trưởng của từng cá thể giữa các giống có sự khác nhau. Gà hướng thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà hướng trứng. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs. (1994) [3] Sự khác nhau về khối lượng của các giống gia cầm là rất lớn. Giống kiêm dụng nặng hơn giống gà hướng trướng 500 - 700g (13-30%). Giữa các dòng của cùng một giống cũng có sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng. Nhiều nhà khoa học đã phát hiện ra những sai khác trong cùng một giống về cường độ sinh trưởng trước 8 tuần tuổi ở gà con của các bố mẹ khác nhau. Theo Trần Long (1994)[6], khi nghiên cứu tốc độ sinh trưởng trong 3 dòng thuần V1, V2 và V5 của giống gà Hybro HV85 cho thấy tốc độ sinh trưởng của 3 dòng hoàn toàn khác nhau ở 6 tuần tuổi. Theo Chamber (1990) [13] cho thấy rất nhiều gen ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của gia cầm. Có gen ảnh hưởng tới sự phát triển chung, có gen ảnh hưởng theo nhóm tính trạng, có gen ảnh hưởng tới một vài tính trạng riêng lẻ. *Ảnh hưởng của tính biệt Do có sự khác nhau về đặc điểm và chức năng sinh lý, cho nên khả năng đồng hóa, dị hóa, quá trình chuyển đổi chất dinh dưỡng của cơ thể con trống và con mái không giống nhau từ đó ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển. Tốc độ sinh trưởng của con trống bao giờ cũng cao hơn con mái trong cùng một điều kiện nuôi dưỡng. sự sai khác này thể hiện rõ hơn với các dòng phát triển nhanh so với các giống phát riển chậm. Các nhà khoa học cho rằng: kiểu di truyền về khối lượng cơ thể do nhiều gen quy định, trong đó ít nhất có một cặp gen liên kết giới tính( nằm trên NST X) do đó dẫn đến sự sai khác về khối lượng cơ thể giữa gà trống và gà mái trong cùng một
  17. 10 giống, gà trống nặng hơn gà mái từ 24 - 32%. Ở gà trống gen này hoạt động mạnh hơn gà mái do gà trống có hai NST giới tính * Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông Cùng với dòng giống tính biệt thì tốc độ mọc lông cũng ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng sinh trưởng của gia cầm. Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả đã khẳng định rằng: trong cùng một giống, cùng tính biệt, cá thể có tốc độ mọc lông nhanh thì đồng thời có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh. *Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển của từng mô khác nhau gây nên sự biến động trong quá trình phát triển và có sự khác nhau giữa mô này với mô khác. Chế độ dinh dưỡng không những ảnh hưởng tới sinh trưởng mà còn làm biến động di truyền về sinh trưởng. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993) [6] cho biết nhu cầu protein thích hợp cho gà broiler cho năng suất cao đã được xác định, các tác giả nhấn mạnh tỷ lệ giữa năng lượng và protein trong thức ăn cũng rất quan trọng, để phát huy được khả năng sinh trưởng tối đa cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng với sự cân bằng nghiêm ngặt giữa protein, axit amin với năng lượng. Chi phí thức ăn chiếm tới 70% giá thành trong chăn nuôi gà broiler, nên bất cứ yếu tố nào nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn đều đưa lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành chăn nuôi gà broiler. Do vậy, để có năng suất cao trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt để phát huy được tiềm năng sinh trưởng thì trong những vấn đề căn bản là lập ra những khẩu phần dinh dưỡng hoàn hảo, cân đối, trên cơ sở tính toán nhu cầu của gia cầm trong từng giai đoạn nuôi. *Ảnh hưởng của chăm sóc Bên cạnh các yếu tố nêu trên thì sinh trưởng của gà còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường như chăm sóc nuôi dưỡng, nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng, mật độ nuôi.
  18. 11 *Ảnh hưởng của nhiệt độ Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993) [6] thì nhiệt độ chuồng nuôi gà sau 28 ngày thích hợp là 18 - 200C. Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu năng lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) của gà broiler, do vậy tiêu thụ thức ăn của gà chịu sự chi phối nhiều của nhiệt độ môi trường. Trong điều kiện nhiệt độ khác nhau thì mức tiêu tốn thức ăn của gà cũng khác nhau. Theo Cerniglia và Herrtand Walt (1983) [14], thì nhiệt độ chuồng nuôi thay đổi 100C tiêu thụ năng lượng của gà biến đổi tương đương 2 kcal, mà nhu cầu về năng lượng và các vật chất dinh dưỡng khác cũng bị thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Wash Burn (1992) [19], cho biết nhiệt độ cao làm gà sinh trưởng chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại kinh tế lớn ở các khu vực chăn nuôi gà broiler công nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới. Nir (1992) [17], qua nghiên cứu đã chỉ ra rằng với nhiệt độ môi trường 350C ẩm độ tương đối 66 % đã làm giảm quá trình tăng khối lượng cơ thể 30 - 35% ở gà trống 20 - 30 % ở gà mái so với điều kiện thích hợp về khí hậu. Thông thường khi nhiệt độ cao khả năng ăn của gia cầm giảm. Để khắc phục điều này đảm bảo khả năng sinh trưởng của gà người ta đã sử dụng thức ăn cao năng lượng tất nhiên trên cơ sở cân bằng tỷ lệ ME/CP cũng như axit amin/ME và tỷ lệ khoáng, vitamin trong thức ăn cũng cần phải cao hơn để đảm bảo dinh dưỡng mà gà tiếp nhận được không thấp hơn nhu cầu của chúng. Vì vậy, trong điều kiện khí hậu ở nước ta, tuỳ theo mùa vụ, căn cứ vào nhiệt độ của từng giai đoạn mà điều chỉnh mức ME và tỷ lệ ME/CP cho phù hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong chăn nuôi gia cầm nói chung và gà thịt nói riêng.
  19. 12 *Ảnh hưởng của ẩm độ và thông thoáng Ẩm độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của gia cầm. Khi ẩm độ tăng làm cho chất độn chuồng dễ ẩm ướt, thức ăn dễ bị ẩm mốc làm ảnh hưởng xấu tới gà, đặc biệt là NH3 do vi khuẩn phân huỷ axit uric trong phân và chất độn chuồng làm tổn thương đến hệ hô hấp của gà, tăng khả năng nhiễm bệnh Cầu trùng, Newcastle, CRD dẫn tới làm giảm khả năng sinh trưởng của gà. Độ thông thoáng trong chuồng nuôi có vai trò quan trọng trong việc giúp gà đủ O2, thải CO2 và các chất độc khác. Thông thoáng làm giảm ẩm độ, điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi từ đó hạn chế bệnh tật. Tốc độ gió lùa và nhiệt độ không khí có ảnh hưởng tới tăng khối lượng của gà, gà con nhạy cảm hơn gà trưởng thành. Đối với gà lớn cần tốc độ lưu thông không khí lớn hơn gà nhỏ. *Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (2015) [11], với gà broiler giết thịt sớm 38 - 42 ngày tuổi, thời gian chiếu sáng như sau: 3 ngày đầu chiếu sáng 24/24 giờ, cường độ chiếu sáng 20 lux /m2, ngày thứ tư đến kết thúc thời gian chiếu sáng giảm xuống còn 23/24 giờ, cường độ chiếu sáng còn 5lux/m2. Khi cường độ chiếu sáng cao, gà hoạt động nhiều do đó làm giảm tốc độ tăng khối lượng. Với chuồng nuôi thông thoáng tự nhiên, mùa hè cần che ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào chuồng nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng, ánh sáng được phân bố đều trong chuồng, hoặc có thể sử dụng bóng đèn có cùng công suất để tránh gà tụ tập vào nơi có ánh sáng mạnh hơn *Ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt Mật độ nuôi nhốt cũng là một yếu tố quan trọng để chăn nuôi đạt hiệu quả cao, nếu mật độ nuôi nhốt cao thì chuồng nhanh bẩn, lượng khí thải NH3, CO2, H2S cao và quần thể vi sinh vật phát triển ảnh hưởng tới khả năng tăng
  20. 13 khối lượng và sức khoẻ của đàn gà, gà dễ bị nhiễm với bệnh, tỷ lệ đồng đều thấp, tỷ lệ chết cao, cuối cùng làm giảm hiệu quả trong chăn nuôi. Ngược lại mật độ nuôi nhốt thấp thì chi phí chuồng trại cao. 2.2.3. Sức sống và khả năng nhiễm bệnh Sức sống của gia cầm là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật giúp ta đánh giá được khả năng thích nghi và chống đỡ bệnh tật của đàn gia cầm. Sức sống cũng là tính trạng di truyền số lượng, nó đặc trưng cho từng loài, giống và từng cá thể. Sức sống được biểu hiện ở tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn, từ sơ sinh đến lúc giết thịt. Sức sống phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh như: Điều kiện thời tiết, khí hậu, thức ăn, nước uống, quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh thú y. Nếu một trong các yếu tố nói trên đột ngột thay đổi sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức sống của gia cầm. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào khả năng di truyền giống, nếu mức độ giao phối cận thân tăng lên cũng làm giảm khả năng thích ứng, giảm khả năng chống đỡ bệnh tật, làm cho sức sống giảm rõ rệt. Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của gia cầm đó là sức sống của đàn gà bố mẹ. Nếu đàn gà bố mẹ khoẻ mạnh, sạch bệnh, sinh sản tốt thì tỷ lệ nuôi sống của đàn con cao và ngược lại. Khi nghiên cứu về khả năng thích nghi của gia cầm, ta thấy gà là loài vật có khả năng thích nghi tương đối cao. 2.2.4. Một số bệnh thường gặp trên gà 2.2.4.1. Bệnh đường tiêu hóa * Bệnh nhiễm khuẩn E. coli - Nguyên nhân: Do vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) gây ra. Gà ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, đặc biệt là giai đoạn gà con 3 - 15 ngày tuổi, tỷ lệ chết 20 - 60%, gà lớn bệnh ở thể nhẹ và ít chết. Truyền
  21. 14 bệnh trực tiếp qua trứng bệnh, lây bệnh nhanh chóng trong lò ấp, ngoài ra có thể lây bệnh gián tiếp qua thức ăn, nước uống và qua vết hở của rốn. - Triệu chứng: + Đầu ổ dịch gà bệnh thường kém ăn, sức lớn cả đàn chậm lại, sau đó bệnh có thể tiến triển cấp tính ở những đàn gia cầm con. + Gà bị bệnh thường ủ rũ, xù lông, gầy rạc. Một số con có triệu chứng sốt, sổ mũi và khó thở. Sau vài ngày gà ỉa chảy, phân lỏng có dịch nhầy màu nâu, trắng, xanh, đôi khi lẫn máu rồi chết hàng loạt. Đôi khi gà có hiện tượng sưng khớp. - Bệnh tích: + Gan sưng và xuất huyết, gan sưng đỏ, gan và màng bao tim có lớp nhầy trắng. Màng túi khí có nốt xuất huyết nhỏ. Niêm mạc ruột sưng đỏ, ỉa phân trắng. Gia cầm ở thời kỳ đẻ, buồng trứng bị vỡ và teo. - Điều trị: + Ampi-Coli: liều 1g/lít nước cho uống liên tục 5 - 7 ngày. + Bio-Norfloxacin: liều 2g/lít nước, uống liên tục 5 - 7 ngày. (Trần Văn Bình, 2008) [1]. * Bệnh bạch lị (Salmonellosis) - Nguyên nhân: Do vi khuẩn gram âm Salmonella gallinarum và Salmonella pullorum gây ra, chủ yếu thông qua đường tiêu hoá và hô hấp. Gà đã khỏi bệnh vẫn tiếp tục thải vi khuẩn ra theo phân, đây là nguồn lây lan quan trọng và nguy hiểm nhất. - Triệu chứng: + Ở gà con: gà bị bệnh nặng từ mới nở đến 2 tuần tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất vào lúc 24 - 28 giờ sau khi nở. Biểu hiện: gà yếu, bụng trễ do lòng đỏ không tiêu, tụ tập thành từng đám, kêu xáo xác, ủ rũ. Lông xù, ỉa chảy,
  22. 15 phân trắng mùi hôi khắm có bọt trắng, có khi lẫn máu, phân bết quanh hậu môn, gà chết 2 - 3 ngày sau khi phát bệnh. + Ở gà lớn: gà thường bị bệnh ở dạng ẩn (mãn tính). Gà biểu hiện gầy yếu, ủ rũ, xù lông, niêm mạc, mào, yếm nhợt nhạt - Bệnh tích: ở gà con mổ khám thấy gan, lách bị viêm sưng có màu đỏ, tím ở lách, tim, phổi bị hoại tử - Phòng bệnh: + Nhập giống từ cơ sở gà bố mẹ đảm bảo nguồn gốc. + Nuôi dưỡng chăm sóc tốt để tăng sức đề kháng cho gà. + Thức ăn trên máng phải thường xuyên sàng qua để loại bỏ những phân gà dính bám vào thức ăn có mang mầm bệnh. + Giữ gìn vệ sinh chuồng trại để làm giảm nguy cơ lây lan bệnh. + Dùng dung dịch Formol 2 - 5% để sát trùng toàn bộ khu chuồng nuôi và khu vực xung quanh. - Điều trị: + Dùng nofacoli pha vào nước hoặc trộn vào thức ăn, vitamin B - complex: 1g/1 lit nước, vitamin C: 1g/1 lít nước. Dùng liên tục 3 - 5 ngày. + Hoặc dùng thuốc colistin: liều 1g/2lít nước cho gà uống liên tục trong 4 - 5 ngày. (Trần Văn Bình, 2008) [1]. * Bệnh cầu trùng (Coccidiosis) - Nguyên nhân: Do các loại cầu trùng thuộc giống Eimeria gây ra. Gà con 9 - 10 ngày tuổi bắt đầu nhiễm bệnh nhưng tỷ lệ nhiễm cao nhất ở giai đoạn từ 15 - 45 ngày tuổi. Gà bị nhiễm do nuốt phải noãn nang cầu trùng có trong thức ăn, nước uống. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng trầm trọng nhất là vào vụ xuân hè khi thời tiết nóng ẩm.
  23. 16 - Triệu chứng: + Gà bệnh ủ rũ, ăn ít, uống nhiều nước, xù lông, cánh sã, chậm chạp, phân dính quanh hậu môn, phân loãng, sệt, có màu socola hoặc đen như bùn. + Nếu gà bị bệnh nặng thì phân lẫn máu tươi, gà mất thăng bằng, cánh tê liệt, niêm mạc nhợt nhạt, da và mào tái nhợt do mất máu. Tỷ lệ ốm cao, nhiều gà chết. - Bệnh tích: + Cầu trùng manh tràng: manh tràng sưng to và chứa đầy máu. + Cầu trùng ruột non: ruột non căng phồng, xuất huyết bề mặt ruột có nhiều đốm trắng xám, bên trong ruột có dịch nhầy màu hồng. - Điều trị: + Dùng Centre - Dicox: Pha 1ml/4 lít nước. Hoặc 100ml/800 - 1000kg TT. Cho uống vào buổi sáng trước khi cho ăn. Uống 3 ngày, nghỉ 2 ngày, uống tiếp 3 ngày để hiệu quả điều trị bệnh cao + Dùng Vitamin K: liều 1 g/ 2 lít nước cho gà uống liên tục trong 3 - 5 ngày. (Trần Văn Bình, 2008) [1]. 2.2.4.2. Bệnh đường hô hấp * Bệnh CRD (Chronic Respiratory Disease) - Nguyên nhân: Do Mycoplasma gallisepticum gây ra. Gà 2 - 12 tuần tuổi và gà sắp đẻ dễ bị nhiễm hơn các lứa tuổi khác, thường hay phát bệnh khi trời có mưa phùn, gió mùa, độ ẩm không khí cao. - Triệu chứng: + Thời gian ủ bệnh từ 6 - 21 ngày. + Gà trưởng thành và gà đẻ: tăng khối lượng chậm, thở khò khè, chảy nước mũi, ăn ít, gà trở nên gầy ốm, gà đẻ giảm sản lượng trứng nhưng vẫn duy trì ở mức độ thấp.
  24. 17 + Gà thịt: xảy ra giữa 3 - 8 tuần tuổi với triệu chứng nặng hơn so với các loại gà khác do kết hợp với các mầm bệnh khác (thường với E.coli). Vì vậy trên gà thịt còn gọi là thể kết hợp E. coli-CRD (C - CRD) với các triệu chứng: âm ran khí quản, chảy nước mũi, ho, sưng mặt, sưng mí mắt, viêm kết mạc. - Bệnh tích: Bệnh cấp tính ở xoang mũi và khí quản chứa đầy dịch viêm keo nhầy màu trắng hơi vàng, màng túi khí trắng đục. Bệnh mãn tính thì màng túi khí dầy và đục trắng như chất bã đậu. Nếu kế phát bệnh E. Coli thì trên bề mặt gan màng ngoài bao tim và màng bụng tăng sinh, viêm dính vào gan, tim, ruột. - Phòng bệnh: thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y, chuồng thông thoáng, mật độ hợp lý, nhiệt độ thích hợp, chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, cho uống thuốc để phòng bệnh. - Điều trị: + CRD-Stop: liều 1 g/lít nước, uống liên tục: 3 - 5 ngày. + Tiamulin: liều 1 g/4 lít nước, uống liên tục: 3 - 5 ngày. + Gia cầm và thủy cầm: liều 1g/ 2 - 4 lít nước uống. (Trần Văn Bình, 2008) [1]. 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Những năm qua ở Việt Nam chăn nuôi gia cầm có sự tăng trưởng khá, bình quân tăng 7- 8 %/ năm về đầu con. Năm 2007 tổng đàn gia cầm đạt 226 triệu con, trong đó đàn gà là 158.2 triệu con. Đến năm 2012, tổng đàn gia cầm đạt đến 308.5 triệu con. Theo chiến lược phát triển chăn nuôi đến 2020 tỷ trọng sản phẩm gia cầm tăng 20% lên 30% vào năm 2020. Như vậy trong thời gian chăn nuôi gia cầm đặc biệt là chăn nuôi gà có cơ hội phát triển lớn.
  25. 18 Đạt được những kết quả trên, khoa học công nghệ đã có những đóng góp quan trọng nhờ nghiên cứu thích nghi và đưa vào sản xuất các giống gà cao sản. Đồng thời với việc đẩy mạnh chăn nuôi gà công nghiệp, từ năm 1995 đã tập 20 trung nghiên cứu các giống gà chăn thả có năng suất chất lượng cao trên phạm vi cả nước. Theo Lê Hồng Mận (2007) [7], gà thịt Isa Vedet có 4 dòng được tạo ra từ Pháp, gà bố mẹ được nhập vào nước ta từ năm 1994, gà thịt 49 ngày tuổi con trống đạt 2570 g, con mái 2270 g, sản lượng trứng 170 quả/ mái/ năm. Gà trứng Brownick là gà cao sản trứng nhập về từ Mỹ, năng suất trứng 280 - 300 quả/ mái/ năm. Gà Isa Brown của Pháp, nhập vào nước ta sau năm 1995, lông màu nâu nhạt, thân hình nhỏ nhẹ, sản lượng trứng 280 - 300 trứng/ mái/ năm, trứng nặng 55 - 60g/ quả; tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 1500 - 1600g (Lê Hồng Mận, 2008) [8]. Nguyễn Thị Kim Khang và cs (2014) [4] cho biết bổ sung vitamin E trong khẩu phần ăn giúp nâng cao rõ rệt tỷ lệ đẻ của gà Isa Brown (tỷ lệ đẻ trong tuần của gà lô thí nghiệm cao nhất lên đến 98,07%). Trịnh Thị Tú (2015) [10] đã nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Isa Brown nuôi tại xã Yên Trường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa và cho biết: Gà Isa Brown có tỷ lệ đẻ bình quân 27 tuần đẻ là 78,39%; tỷ lệ đẻ đỉnh cao đạt 90,26%, năng suất trứng tích lũy sau 27 tuần đẻ là 148,27 quả/mái; tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng cho giai đoạn từ tuần đẻ thứ 1 đến tuần đẻ thứ 27 là 2,2kg, chi phí thức ăn cho 10 quả trứng trung bình trong 27 tuần đẻ là 22.000 đồng. Gà mái Isa Brown lúc bắt đầu đẻ có khối lượng khoảng 1,6 - 1,7 kg/con, tỷ lệ đẻ cao 93,9%, khoảng 144 ngày đạt tỷ lệ đẻ 50%, đến 76 tuần tuổi sản lượng trứng đạt 329 quả/mái; khối lượng trứng trung bình 62,7 g/quả, vỏ trứng màu nâu. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 1,5 - 1,6 kg (Phạm Thị Hiên, 2015) [2].
  26. 19 2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới đã và đang phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, đặc biệt là các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Hà Lan, Đức Theo tài liệu của FAO công bố: Năm 1997 sản lượng thịt gia cầm trên thế giới đạt trên 59 triệu tấn, tăng 3 triệu tấn so với năm 1996. Đứng đầu thế giới về sản lượng thịt gia cầm vẫn là Hoa Kỳ (25,3%). Từ năm 1994 Trung Quốc đã vượt Brazil để chiếm lĩnh vị trí thứ 2 (19,5%), có 41 nước chăn nuôi gia cầm phát triển, đảm đương sản xuất 90% sản lượng thịt gia cầm. Năm 1998 có 9 nước đạt sản lượng thịt gia cầm trên 1 triệu tấn (dẫn theo Trần Thanh Vân và cs (2015) [11]. Đến năm 2005, về sản lượng thịt: Mỹ đứng đầu trên thế giới 18.538.000 tấn (22,9%), thứ 2 là Liên Xô 14.689.000 tấn (18,1%) tiếp theo đến Trung Quốc 8.895.000 tấn (11,0%), Pháp 2.272.000 tấn (2,8%), Italia 1.971.000 tấn (2,4%) và Anh 1.965.000 tấn (2,4%) tổng trên thế giới là 81.014.000 tấn. Còn về sản lượng trứng: Đứng đầu vẫn là nước Mỹ với 24.348.000 tấn (41,1%), sau đó đến Liên Xô 5.330.000 tấn (9,0%), Nhật Bản 2.492.000 tấn (4,2%), Trung Quốc 2.465.000 tấn (4,2%) tổng trên thế giới 59.233.000 tấn. Để có được những sản phẩm chất lượng tốt, năng suất cao đáp ứng nhu cầu của con người cũng như đòi hỏi khắt khe của thị trường các nước, trên thế giới đã không ngừng cải tiến con giống cũng nhờ dinh dưỡng và phương thức nuôi. Mỗi nước đều có những cơ sở, trung tâm chọn lọc, lai tạo để cho ra các giống gà mới với năng suất và chất lượng cao như ở Mỹ tạo ra các giống gà đã được sử dụng như Plymouth, gà siêu thịt Avian, AA Ngoài ra còn rất nhiều các giống gà chuyên trứng như: Goldline 54 của Hà Lan, Leghorn của Italia, Babcock - B380 của hãng IPS (International Porltry Serices Limited) vương quốc Anh Bên cạnh những giống gà công nghiệp chuyên thịt, trứng
  27. 20 thì các giống gà thả vườn, kiêm dụng cũng được chú ý nghiên cứu rất nhiều, điển hình như: gà Lương Phượng của Trung Quốc đã được tạo ra sau gần 20 năm nghiên cứu, gà Tam Hoàng có nguồn gốc từ Quảng Đông Trung Quốc được tạo ra do lai giữa gà Thạch Kỳ với một số giống gà Kabir, Discau Năm 1978 ở Pháp hãng Sasso đã tạo ra giống gà Sasso với mục đích sử dụng khác nhau. Các hãng trên thế giới hiện nay đã xác định được công thức lai để tạo ra gà thương phẩm từ 4 dòng thuần chon. Mỗi hãng sở hữu hàng chục dòng thuần để tạo ra công thức lai theo yêu cầu. Ngoài ra còn có gà Kabir của Israel, gà Rhode - Island của Mỹ đều là kết quả của chọn lọc và lai tạo.Việc lai tạo các giống gà với nhau nhằm giữ lại các đặc điểm quý, cải thiện những tính rạng còn hạn chế và dần hình thành một số giống mới có khả năng sản xuất tốt, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của con người. Laudadio V. và cs (2014) [15] cho biết, việc thay thế bột đỗ tương bằng bột hướng dương trong khẩu phần ăn của gà ISA Brown có tác dụng cải thiện chất lượng trứng và làm cho hàm lượng cholesterol trong trứng ở mức thấp. Alagawany M. và Mahrose K. M. (2014) [12], muốn duy trì và nâng cao khả năng sản xuất của gia cầm thì việc sử dụng hợp lý thức ăn là điều hết sức quan trọng. Sử dụng thức ăn hợp lý sẽ nâng cao khả năng sản xuất của gia cầm đồng thời làm giảm chi phí sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Park J. W. và cs (2017) [18] đã nghiên cứu và cho biết, việc bổ sung probiotic (Enterococcus faecium) vào khẩu phần ăn của gà ISA Brown đã làm tăng đáng kể sản lượng trứng, độ dày vỏ trứng và tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng ở gà đẻ. Oke O. E. và cs (2016) [17] cho biết: tuổi đẻ quả trứng đầu của gà Isa Brown dao động từ 139 - 146 ngày tuổi tùy điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng.
  28. 21 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng Đàn gà Isa Brown sinh sản giai đoạn 1 đến 49 ngày tuổi 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: trại gà công ty TNHH Long Huy, khu dân cư Hàm Ếch, phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. - Thời gian: Từ 20/11/2019 đến 18/5/2019. 3.3. Nội dung thực hiện * Thực hiện công việc tại trại - Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà sinh sản giai đoạn 1 đến 49 ngày tuổi. - Theo dõi tỷ lệ nuôi sống đàn gà sinh sản giai đoạn 1 đến 49 ngày tuổi - Thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh cho đàn gà. - Chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn gà. * Thực hiện một số công tác khác tại công ty Biovet. - Hỗ trợ đại lý bán hàng. - Hỗ trợ hộ nuôi gà làm vắc-xin. - Khảo sát thị trường. 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tiến hành 3.4.1. Chỉ tiêu theo dõi - Số lượng gà chăm sóc, nuôi dưỡng - Hiệu quả công tác vệ sinh sát trùng chuồng trại - Kết quả tiêm vắc-xin phòng bệnh - Số gà được chẩn đoán và điều trị bệnh - Thực hiện công việc do công ty giao cho
  29. 22 3.4.2. Phương pháp theo dõi - Cập nhật thông tin thông qua sổ sách của cơ sở - Trực tiếp hỏi thông tin và tự tìm hiểu qua các nguồn khác - Trực tiếp quan sát và thực hiện các khâu trong quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng gà (cho ăn, uống, vệ sinh chuồng trại, quản lý đàn ) - Theo dõi tình hình mắc bệnh để kịp thời xử lý và điều trị bệnh 3.5. Các phương pháp thực hiện - Thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn gà - Tìm hiểu tình hình dịch bệnh tại cơ sở thực tập - Thực hiện phòng bệnh cho gà - Quan sát, chẩn đoán, điều trị bệnh cho gà 3.5.1. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng 3.5.1.1. Công tác chuẩn bị chuồng trại trước khi trước khi nuôi gà Trong những năm gần đây nền chăn nuôi nước ta có những bước phát triển không ngừng. Kỹ thuật chăn nuôi ngày một tiên tiến, con giống và quy trình chăn nuôi cũng dần đi vào chuyên nghiệp. Đặc biệt chăn nuôi gà đang phát triển mạnh mẽ đã có những trang trại lên tới hàng vạn con. Tuy nhiên việc chú trọng tới khâu chuẩn bị chuồng nuôi để vào đàn mới vẫn còn nhiều điểm chưa thực sự tốt. Từ tình hình thực tế đó dưới đây là công tác chuẩn bị chuồng trại trước khi nuôi như sau: * Đối với chuồng úm: - Cần có thời gian để trống chuồng nuôi 15 - 20 ngày. - Sau khi chuyển gà sang chuồng khác ta cần xử lý vệ sinh + Làm sạch vật lý: Sau khi loại bỏ hoàn toàn chất chứa, chất độn chuồng ra khỏi khu vực chăn nuôi gà. Đưa toàn bộ dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, máng uống, quần áo, dày ) đi vệ sinh, tiêu độc để chuẩn bị lứa gà mới. Làm sạch cơ học bằng
  30. 23 cách sử dụng chổi quét kết hợp với phun nước áp suất cao để rửa sạch nền, tường, trần của chuồng nuôi. + Làm sạch hóa học Sử dụng các chất sát trùng có tính base như vôi, vôi bột rắc vào tất cả các khu vực chăn nuôi gà đặc biệt là lối ra vào. Sau đó 1 - 2 ngày phun các chất có tính acid như iodine vào tất cả khu vực chăn nuôi. Đối với chuồng kín cần có thêm một bước nữa đó là sử dụng than tổ ong để xông chuồng nuôi. + Quây úm và phương pháp sưởi ấm gà con. - Quây gà làm bằng cót, tấm nhựa hoặc dùng lưới thép và bên ngoài bọc bằng bạt - Quây úm được bố trí trong phòng úm, không nên làm gần cửa ra vào tránh gió lùa. Có thể dùng các tấm mây bồ, tôn có chiều cao 0,5 m, quây vòng tròn có đường kính 2,8 - 3,0 m. Một quây gà đường kính như trên nuôi được 400 gà con vào mùa hè và 500 con vào mùa đông. - Mùa hè ngày tuổi thứ 5 thì nới rộng quây và đến ngày thứ 10 thì có thề tháo bỏ quây. Mùa đông ngày tuổi thứ 7 thì nới rộng quây và cuối tuần thứ 2 - 3 thì có thể tháo bỏ quây. - Bố trí trong quây úm: Khay, mẹt cho gà con ăn và máng uống nhỏ được bố trí xen kẽ nhau trong quây đảm bảo cho gà con ăn uống được thuận tiện. Lắp bóng úm dùng bóng điện, bóng hồng ngoại để cung cấp nhiệt và duy trì nhiệt độ thích hợp cho gà quây gà, treo cao 30 - 40 cm so với mặt nền. * Sưởi ấm cho gà: Bóng úm đặt cách mặt nền 30 - 40 cm. Điều chỉnh dụng cụ sưởi ấm cho gà tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường và tuổi gà. Trong quây gà và chuồng nuôi, nhiệt kế nên đặt tầm ngang lưng gà. Gà con đủ nhiệt sẽ an uống tốt,
  31. 24 khoẻ mạnh lớn nhanh và ít bệnh; nếu gà bị thiếu nhiệt khi úm thì sẽ an uống kém, hay mắc bệnh, nhiều gà còi cọc, tỷ lệ hao hụt cao, Bằng cách quan sát hoạt động của gà, ta cũng có thể đánh giá được nhiệt độ có phù hợp hay không để điều chỉnh chụp sưởi cho thích hợp. + Khi nhiệt độ cao quá yêu cầu: Đàn gà tỏa ra xung quanh sát vòng quây, tránh xa chụp sưởi, há mỏ để thở, uống nhiều, ăn ít. + Khi nhiệt độ thấp dưới yêu cầu: Đàn gà quây xung quanh chụp sưởi, tụ đông lên nhau ngay dưới chụp sưởi, kêu nhiều, ăn uống ít + Khi nhiệt độ thấp dưới yêu cầu: Đàn gà quây xung quanh chụp sưởi, tụ đông lên nhau ngay dưới chụp sưởi, kêu nhiều, ăn uống ít + Khi nhiệt độ thích hợp: Đàn gà phân bố đều trong quây, ham ăn uống, kêu ít (yên tĩnh). + Nếu gà tụm lại một phía trong quây: có thể bị gió lùa, cần phát hiện và che hướng gió. 3.5.1.2. Chăm sóc, nuôi dưỡng Trong chăn nuôi hiện nay chăm sóc, nuôi dưỡng là yếu tố quan trọng để quyết định sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Do vậy, trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng tại trại chúng em đã thực hiện các công tác chăm sóc sau:  Nước uống: Nước uống với gà đẻ là không thể thiếu dù trong bất kỳ trường hợp nào. Vì vậy trong quá trình thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chúng tôi luôn đảm bảo gà có nước sạch. Chuồng nuôi sử dụng các bình nước nên ngày vệ sinh 1 lần để đảm bảo máng nước không bị bẩn.  Thức ăn và cách cho ăn - Thức ăn: Sử dụng cám của công ty CP gồm:
  32. 25 Bảng 3.1. Thức ăn cho gà ở các giai đoạn tuổi Giai đoạn Thức ăn ME (Kcal/kg) 4 tuần tuổi Higro 521 2850 5 - 7 tuần tuổi Higro 521 2850 - Cách cho ăn: Đối với gà 1 tuần tuổi cứ 2 giờ cho ăn/ 1 lần Đối với gà 2 tuần tuổi cứ 4 giờ cho ăn/ 1 lần Đối với gà 3 tuần tuổi trở lên ngày chia làm 2 lần sáng và chiều Trong quá trình nuôi dưỡng, chúng tôi thực hiện đúng nguyên tắc: Không được giảm khẩu phần thức ăn . Không để dư thừa thức ăn, vì như vậy sẽ làm giảm chất lượng thức ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe đàn gà và chi phí thức ăn bị tăng cao.  Nhiệt độ và thời gian ánh sáng - Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng rất rõ rệt, đặc biệt là giai đoạn gà con. Đối với gà ở giai đoạn úm, nhiệt độ ngày thứ nhất cần đảm bảo 32 - 34°C, ngày thứ 2 - 7 là 30°C, tuần thứ 2 là 29°C, tuần thứ 3 là 27°C, tuần thứ 4 là 25°C. - Thời gian chiếu sáng Đối với gà ở 1 - 2 tuần tuổi thì thời gian chiếu sáng là 24 giờ/ngày. Đối với gà ở 3 - 4 tuần tuổi thì thời gian chiếu sáng là 22 giờ/ ngày. Đối với 5 - 6 tuần tuổi thì thời gian chiếu sáng là 20 giờ/ ngày. Đối với 7 - 11tuần tuổi thì thời gian chiếu sáng là 14 giờ/ ngày.  Ẩm độ: Đối với ở giai đoạn này ẩm độ chuồng nuôi thích hợp là 60 - 70%. 3.5.2. Công tác vệ sinh phòng bệnh Trong chăn nuôi công tác phòng dịch bệnh rất quan trọng, nó là yếu tố quyết đến hiệu quả chăn nuôi. Do vậy trong quá trình chăn nuôi, chúng tôi
  33. 26 cùng với cán bộ kỹ thuật, công nhân viên của trại thường quét dọn chuồng trại, khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm. Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi được sát trùng sạch sẽ: rắc vôi ở đường đi và nền chuồng. Phun định kỳ 1lần/tuần bằng thuốc sát trùng Bio-IODINE pha 100ml với 20 lít nước phun 300 ml dung dịch đã pha trên cho 1 m2 bề mặt, lịch sát trùng là 1 lần /1 tuần, lên toàn bộ chuồng, lưới, máng ăn, máng uống, tường, trần, Trước mỗi cửa ra vào của chuồng nuôi và hạn chế người qua lại. Khi trại có dịch bệnh thì sẽ được tăng cường việc phun sát trùng hàng ngày với liều lượng phun Bio-IODINE pha 100ml với 20 lít nước cho 1000m2, ngày 1-2 lần liên tục cho đến khi hết dịch. Qua đó, tôi đã biết được cách thực hiện việc vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi. 3.5.3. Công tác phòng bệnh bằng thuốc và vắc-xin Trong chăn nuôi gà, khâu phòng bệnh là vô cùng quan trọng và cần thiết. Để phòng bệnh, có thể định kỳ phòng bằng các loại thuốc, hoặc phòng bằng các loại vắc xin. Các bệnh Newcatsle, Gumboro, IB là những bệnh thường mắc và nguy hiểm đối với gà, nên qui trình phòng những bệnh này cho gà được công ty tuân thủ nghiệm ngặt, theo đúng qui trình được khuyến cáo.
  34. 27 Bảng 3.2. Lịch tiêm phòng thuốc và vắc-xin Ngày Loại thuốc Cách dùng và Phòng bệnh tuổi và vắc-xin hàm lượng Tiêm dưới da cổ 3 Gentamycin Thương hàn 100ml/1000 con/0,1ml Newcastle Nhỏ mắt hoặc mũi 5 ND - IB Viêm phế quản TN 50ml/1000 con/1giọt Nhỏ miệng 14 IBD – LZ228E Gumboro 50ml/1000 con/1giọt Newcastle Nhỏ mắt hoặc mũi ND – IB Viêm phế quản TN 50ml/1000 con/1giọt Tiêm dưới da cổ Newcastle Newcastle 28 250ml/1000 con/0,25ml Chủng màng cánh Pox Disease Đậu gà pha thuốc với 20ml nước pha/1000 con Newcastle Nhỏ mắt hoặc mũi 35 ND – IB Viêm phế quản TN 50ml/1000 con/1giọt 3.5.4. Tình hình mắc bệnh Trong quá trình chăn nuôi, có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng xấu tới kết quả chăn nuôi như mùa vụ, môi trường nuôi, dịch bệnh, chế độ chăm sóc làm ảnh hưởng tới sức sản xuất và hiệu quả kinh tế. Bệnh tật có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình chăn nuôi, chúng làm giảm số lượng đàn gà, chất lượng đàn gà, thức ăn và chi phí thuốc điều trị Trong quá trình chăm sóc nuôi, dưỡng tại trại. Khi theo dõi đàn gà phát hiện có những biểu hiện triệu chứng của bệnh chúng tôi đã tiến hành cho toàn đàn dùng thuốc để điều trị. Tại trại chúng tôi thường gặp một số bệnh như Cầu trùng, đầu đen.
  35. 28  Bệnh cầu trùng - Nguyên nhân: Do các loại cầu trùng thuộc giống Eimeria gây ra. Gà con 9 - 10 ngày tuổi bắt đầu nhiễm bệnh nhưng tỷ lệ nhiễm cao nhất ở giai đoạn từ 15 - 45 ngày tuổi. Gà bị nhiễm do nuốt phải noãn nang cầu trùng có trong thức ăn, nước uống. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng trầm trọng nhất là vào vụ xuân hè khi thời tiết nóng ẩm. - Triệu chứng: + Gà bệnh ủ rũ, ăn ít, uống nhiều nước, xù lông, cánh sã, chậm chạp, phân dính quanh hậu môn, phân loãng, sệt, có màu socola hoặc đen như bùn. + Nếu gà bị bệnh nặng thì phân lẫn máu tươi, gà mất thăng bằng, cánh tê liệt, niêm mạc nhợt nhạt, da và mào tái nhợt do mất máu. Tỷ lệ ốm cao, nhiều gà chết. - Bệnh tích: + Cầu trùng manh tràng: manh tràng sưng to và chứa đầy máu. + Cầu trùng ruột non: ruột non căng phồng, xuất huyết bề mặt ruột có nhiều đốm trắng xám, bên trong ruột có dịch nhầy màu hồng. - Điều trị: + Dùng Coccidin: Pha 1ml/4 lít nước. Hoặc 1g/5 kg TT. Cho uống vào buổi sáng trước khi cho ăn. Cho uống 3 – 5 ngày liên tục. + Dùng Vitamin K: liều 1 g/ 2 lít nước cho gà uống liên tục trong 3 - 5 ngày.  Bệnh đầu đen ( Histomonosis ) - Nguyên nhân: Do dơn bào Histomonas Meleagridis ký sinh ở niêm mạc manh tràng và gan gây nên. - Triệu chứng: Sốt cao, rét run, ủ rũ, đứng rụt cổ, mắt nhắm nghiền, lông xù, rúc đầu vào cánh, tìm chỗ ấm để đứng, giảm ăn, uống nước nhiều, phân sáp vàng, sáp đen, hoặc giống gạch cua, mắt hõm sâu, mào thâm tím, da mép và da vùng đầu.
  36. 29 - Bệnh tích: Gan sưng to, xuất hiện vết hoại tử lõm, tròn như hoa cúc, có viền trắng. Manh tràng sưng to, thành manh tràng dày lên, gồ ghề, chất chứa bên trong có dạng cứng chắc. - Điều trị: + Dùng mono sulfa methoxine: Pha 1g/3 lít nước. Cho uống vào buổi sáng. Dùng 3-5 ngày liên tục. + Dùng Forentic : Pha 1g/3 lít nước. Cho uống vào buổi chiều cho gà uống 3-5 ngày liên tục. 3.6. Phương pháp xử lý số liệu Số gà cuối kỳ (con) Tỷ lệ nuôi sống (%) = x 100 Số gà đầu kỳ (con) ∑ số gà điều trị khỏi bệnh Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = x 100 ∑ số gà điều trị Lượng thức ăn thu nhận được tính theo công thức: LTĂTN Lượng thức ăn cho ăn (g) - Lượng thức ăn thừa (g) = (g/con/ngày) Số gà trong lô (con) - Số liệu được xử lý trên phần mềm Microsof Excel 2010.
  37. 30 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng Tại thời điểm thực tập tốt nghiệp, trại đang nuôi giống gà ISA Brown với số 14000 con chia làm 4 chuồng. Phương thức nuôi nhốt với mật độ 1m2/7 con gà. Tôi được nhận nhiệm vụ chính là nuôi dưỡng và chăm sóc, quản lý 3500 con. Trong suốt quá trình thực tập tại trại gà của Công ty TNHH Long Huy được sự giúp đỡ tận tình của các cô, chú, anh, chị ở công ty. Cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân. Tôi có được những kinh nghiệm quý báu và đạt được một số kết quả như sau: Bảng 4.1.Tổng hợp kết quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng Số lần Kết quả thực hiện Tỷ lệ STT Công việc thực hiện (lần) (%) (lần) Cho 1 tuần tuổi 84 84 gà ăn 2 tuần tuổi 42 42 1 100 hằng 3 - 7 tuần tuổi 70 70 ngày 2 Vệ sinh máng ăn 49 49 100 3 Vệ sinh cốc uống nước 49 49 100 4 Đảo trấu 7 7 100 5 Cân khối lượng gà 7 7 100 Trong thời gian làm việc tại trại em luôn quan tâm và chú trọng trong việc cho gà ăn đầy đủ dinh dưỡng, phẩm chất, ăn đúng giờ giấc. Gà 1 tuần tuổi, cứ mỗi 2 giờ cho ăn một lần tổng số lần thực hiện là 84 lần; gà 2 tuần tuổi, cứ mỗi 4 giờ cho ăn 1 lần tổng số lần thực hiện là 42 lần; gà 3 tuần tuổi trở đi một ngày được chia làm 2 lần cho ăn tổng số lần thực hiện là 70 lần. Hoàn thành 100% số lần phải cho gà ăn trong tuần. Vệ sinh máng ăn và cốc
  38. 31 uống nước hàng ngày cho gà để đảm bảo vệ sinh, cũng như hạn chế bệnh tật, công việc này được thực hiện hàng ngày vào buổi sáng, trước khi thay máng cám và máng uống nước và em đã hoàn thành 100% so công việc được giao. Để kiểm tra tăng trọng gà hàng tuần, tiến hành cân vào thời điểm 7, 14, 21 ngày tuổi, số lần tham gia cân gà theo từng tuần đều đạt tỷ lệ 100%. 4.2. Kết quả công tác vệ sinh, phòng bệnh 4.2.1. Kết quả công tác vệ sinh phòng bệnh Bảng 4.2. Kết quả phòng bệnh bằng công tác vệ sinh sát trùng chuồng trại Số lượng Thực hiện được Tỷ lệ STT Công việc công việc (lượt) (%) (lượt) 1 Vệ sinh sát trùng hằng ngày 49 49 100 2 Quét và rắc vôi đường đi 7 7 100 Sát trùng định kỳ xung 3 7 7 100 quanh chuồng trại Kết quả bảng 4.2 cho thấy: Việc vệ sinh sát trùng luôn được trại quan tâm và thực hiện thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng trại thực hiện ít nhất 1 lần/ ngày. Trong thời gian chăm sóc gà thì giai đoạn 1 - 7 tuần tuổi em đã thực hiện được 49 lần, đạt 100% công việc được giao Quét, rắc vôi đường đi và sát trùng định kỳ xung quanh chuồng trại thực hiện 1 lần/tuần em đã thực hiện được 7 lần, hoàn thành 100% công việc được giao. Qua đó, em hiểu được công việc vệ sinh sát trùng hợp lý nhất với từng trại chăn nuôi, nhằm hạn chế dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.
  39. 32 4.2.2. Kết quả công tác phòng bệnh bằng thuốc và vắc-xin Trong thời gian thực tập tại cơ sở, đã trực tiếp thực hiện đúng lịch phòng bệnh đã được khuyến cáo, kết quả thực hiện được thể hiện ở bảng 4.3. Bảng 4.3. Kết quả tiêm phòng thuốc và vắc-xin cho đàn gà tại trại Kết quả Số Ngày Loại thuốc và Số lượng Độ an Phòng bệnh lượng Tỷ lệ tuổi vắc-xin thực hiện toàn (con) (%) (con) (%) 3 Gentamycin Thương hàn 3494 1200 34,34 100 Newcastle 5 ND - IB 3469 1160 33,43 100 Viêm phế quản TN 14 IBD - LZ228E Gumboro 3402 1150 33,80 100 Newcastle ND - IB 3372 1100 32,62 100 Viêm phế quản TN 28 Newcastle Newcastle 3372 1150 34,10 100 Pox Disease Đậu gà 3372 1126 33,39 100 Newcastle 35 ND - IB 3367 1100 32,67 100 Viêm phế quản TN Kết quả bảng 4.3. Cho thấy trại đã thực hiện tốt công tác phòng bệnh theo hướng dẫn đã đưa ra, tất cả gà đều được tiêm các loại vắc-xin theo đúng quy trình, kỹ thuật. Trong thời gian thực tập, đã trực tiếp tiêm phòng vắc-xin và pha vắc-xin phòng bệnh cho gà, với tỷ lệ từ 32,62% đến 33,34%, gà được tiêm phòng đều an toàn 100%. Việc sử dụng vắc-xin phòng các bệnh newcastle, gumboro, đậu và viêm phế quản truyền nhiễm đạt hiệu quả cao, đã tạo miễn dịch cho toàn đàn gà.
  40. 33 Tiêm phòng là một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất, những đàn gia cầm nào được tiêm phòng và những vùng tiêm phòng đạt tỉ lệ thì hạn chế được dịch bệnh xảy ra, cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, * Khi sử dụng vắc-xin phòng bệnh cho gà cần chú ý: - Chỉ dùng khi đàn gia cầm khỏe mạnh - Lắc kỹ vắc-xin trước và sau khi dùng - Vắc xin mở ra phải sử dụng ngay, vắc-xin thừa phải hủy bỏ. 4.3. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu ở đàn gà Isa Brown giai đoạn từ 1 đến 49 ngày tuổi 4.3.1. Tỷ lệ nuôi sống Trong quá trình thực hiện quy trình tôi luôn ghi chép cụ thể diễn biến hàng ngày của đàn gà do mình phụ trách. Kết quả theo dõi về tỷ lệ nuôi sống của đàn gà trong quá trình thực hiện quy trình được thể hiện ở bảng 4.4: Bảng 4.4. Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà qua các tuần tuổi Số gà chết Số gà Tuần Số gà đầu kỳ (chết + loại thải) Tỷ lệ cuối kỳ tuổi (con) trong kỳ (%) (con) (con) 1 3500 56 3444 98,40 2 3444 42 3402 97,20 3 3402 14 3388 96,80 4 3388 16 3372 96,34 5 3372 5 3367 96,20 6 3367 8 3359 95,97 7 3359 5 3354 95,82
  41. 34 Từ bảng 4.4 cho thấy: Số lượng gà ban đầu là 3500 con, sau 3 tuần ta thấy tỉ lệ còn sống là 96,80%. Kết quả này cho thấy hoàn toàn phù hợp với quy định cho phép của trại. Đối với những gà yếu, không đạt tiêu chuẩn và gà bị chết trong 1 - 3 ngày đầu thì được loại trực tiếp, tỷ lệ của đàn gà đến 7 tuần tuổi đạt 95,82%. Căn cứ vào kết quả trên ta có thể thấy tỷ lệ chết của đàn gà từ tuần 1 đến tuần 7 chiếm tỷ lệ khoảng 4,18%. 4.3.2. Tiêu thụ thức ăn của gà Isa Brown qua các tuần tuổi Bảng 4.5. Bảng tiêu thụ thức ăn cho gà qua các tuần tuổi Khối Lượng thức Lượng thức Lượng thức ăn lượng thức Tuần tuổi ăn chuẩn ăn thực tế (g/con/tuần) ăn điều (g/con/ngày) (g/con/ngày) chỉnh (+/-) 1 11 11,30 79,10 0,30 2 17 19,20 134,40 2,20 3 26 25,73 180,11 -0,27 4 33 30,24 211,68 -2,76 5 39 41,57 290,99 2,57 6 44 45,43 318,01 1,43 7 48 46,71 326,97 -1,29 (Lượng ăn chuẩn do công ty đưa ra) Số liệu bảng trên cho thấy: tỷ lệ tiêu thụ thức ăn tăng theo tuần tuổi là khác nhau, có nghĩa là đàn gà phát triển theo đúng tuần tuổi của nó. Ở tuần 1 và tuần 2 cao hơn so với tiêu chuẩn là 0,30 và 2,2g. Tuần 3 và tuần 4 lượng thức ăn thu nhận thấp hơn so với tiêu chuẩn là 0,27 và 2,76g vì ở giai đoạn này gà mắc bệnh cầu trùng nên làm giảm lượng thức ăn. Tuần thứ 5 và tuần 6 lượng thức ăn thu nhận lại cao hơn so với tiêu chuẩn là 2,57 và 1,43g. Tuần 7 lượng thức thu nhận lại giảm so với tiêu chuẩn là - 1,29 vì do
  42. 35 lúc này thời tiết thay đổi và độ ẩm cao nên gà mắc bệnh đầu đen nên lượng thức ăn giảm. 4.3.3. Khối lượng của gà Isa Brown qua các tuần tuổi Để đánh giá khả năng sinh sản của gia cầm, người ta đánh giá qua nhiều chỉ tiêu, trong đó khối lượng cơ thể và độ đồng đều của đàn gà là chỉ tiêu quan trọng luôn được các nhà chăn nuôi quan tâm. Dưới đây kết quả về khả năng sinh trưởng của gà Isa Brown qua các tuần tuổi, khối lượng chuẩn của bảng do công ty đưa ra: Bảng 4.6. Khối lượng gà qua các tuần tuổi Khối lượng chuẩn Khối lượng thực tế Chênh lệch Tuần tuổi (g) (g) (g) 1 70 78,30 + 8,30 2 120 135,70 + 15,70 3 210 216,00 + 6,00 4 300 303,90 + 3,90 5 400 406,20 + 6,20 6 500 501,10 + 1,10 7 595 588,56 - 6,44 Từ bảng 4.6 trên ta thấy: Khối lượng gà qua các tuần tuổi có sự chênh lệch rõ rệt. Do sự phát triển về khối lượng của đàn gà qua các tuần tuổi. Cụ thể gà ở tuần tuổi thứ nhất với khối lượng chuẩn là 70g nhưng khối lượng thực tế là 78,30g nặng hơn so với khối lượng chuẩn 8,30g. Khối lượng thực tế của gà tiếp tục tăng nhanh ở các tuần 2 tuần 3 và ghi nhận ở tuần 4 là 303,90g cao hơn 3,90g so với khối lượng chuẩn là 300g. Bên cạnh khối lượng chênh lệch giữa chuẩn và thực tế liên tục tăng từ tuần thứ nhất đến tuần thứ 6 thì đến tuần thứ 7 khối lượng chênh lệch được ghi nhận là -6,44g trong đó khối lượng chuẩn là 595g nhưng khối lượng thực tế chỉ có 588,56g. Khối lượng của gà tăng là do gà ở 1 đến 6 tuần tuổi sức đề kháng tốt và gà ăn mạnh nên khối
  43. 36 lượng gà tăng đều. Tuần thứ 7 do mắc bệnh đầu đen nên dùng thuốc kháng sinh trộn thức ăn nên gà ăn ít đi, làm cho khối lượng gà giảm. 4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh trên đàn gà tại cơ sở Trong thời gian nuôi dưỡng chăm sóc, hàng ngày phải theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà để chẩn đoán, phát hiện bệnh và có những hướng điều trị kịp thời. Trong thời gian thực tập tại cơ sở, tôi đã gặp và trực tiếp điều trị một số bệnh như sau: Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh cho đàn gà Kết quả điều trị Tên Thuốc điều Số gà Số gà Tỷ lệ Triệu chứng, bệnh tích bệnh trị điều trị khỏi khỏi (con) (con) (%) Gà ủ rũ, lười đi lại, mắt nhắm, xã cánh, lông xù. Coccidin + Gà đi ỉa phân lẫn máu. Super K Manh tràng sưng to và Cầu 10% chứa đầy máu. 3388 3372 99,52 trùng (1g/5kg TT Ruột non sưng phồng, xuất hoặc 1g/3 lít huyết, bề mặt ruột nhiều nước) đốm trắng xám, bên trong ruột có dịch nhầy lẫn máu và fibrin Gà giảm ăn, ủ rũ, sốt cao, tiêu chảy, phân loãng vàng trắng và vàng xanh. Mono sulfa Gan sưng to, xuất hiện vết methoxine Đầu hoại tử lõm, tròn như hoa + Forentic 3359 3354 99,85 đen cúc, có viền trắng. (1g/3 – 4 lít Manh tràng sưng to, thành nước) manh tràng dày lên, gồ ghề, chất chứa bên trong có dạng cứng chắc
  44. 37 Trong quá trình trị bệnh cho gà, đã sử dụng đúng loại kháng sinh để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, tăng tỷ lệ sống cho vật nuôi cũng như tránh những ảnh hưởng của tồn dư thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dung, trại đã sử dụng Coccidin + Super K 10% điều trị bệnh cầu trùng với liều lượng 1/5kg TT hoặc 1g/3 lít nước dùng 5 - 7 ngày, số gà khỏi là 3372/3388 số gà điều trị, tỉ lệ khỏi là 99,52%. Dùng Mono sulfamethoxine + Forentic điều trị bệnh đầu đen với liều lượng 1g/3 - 4 lít nước dùng 5 - 7 ngày, số gà khỏi là 3354/3359 số gà điều trị, tỉ lệ khỏi 99,85%. 4.5. Công tác khác Trong quá trình thực tập tại công ty thuốc thú y Biovet chúng em đã được công ty phân công 4 tháng đi thị trường gồm những nội dung công việc như sau: Bảng 4.8. Kết quả công tác khác Số ngày Số ngày thực Tỷ lệ STT Nội dung công việc thực hiện hiện được (%) (ngày) (ngày) 1 Hỗ trợ đại lý bán hàng 120 45 37,5 Giúp dân tiêm gà và làm 2 45 35 77,8 vắc-xin 3 Khảo sát thị trường 120 35 29,17 4 Đi họp trên công ty 5 5 100 Trong thời gian 4 tháng đi thị trường em đã thực hiện các công việc với kết quả như sau: Với công việc hỗ trợ đại lý bán hàng em đã được tham gia thực hiện tại đại lý với thời gian thực hiện được là 45 ngày trên tổng số 120 ngày thực hiện của công ty, chiếm tỷ lệ 37,5% công việc tham gia.
  45. 38 Giúp dân tiêm gà và làm vắc-xin em đã đi tham gia thực hiện tiêm phòng thuốc và làm vắc-xin với số ngày thực hiện được là 35 ngày trên tổng 45 ngày thực hiện của công ty, chiếm tỷ lệ 77,8 % công việc tham gia. Khảo sát thị trường là công việc được thực hiện thường xuyên hằng ngày tại công ty, trong 4 tháng thực tập với tổng số 120 ngày, em đã tham thực hiện được 35 ngày đi khảo sát thị trường, chiếm tỷ lệ 29,17 % công việc được giao. Đi họp trên công ty em đã được tham với số ngày thực hiện được là 5 ngày trên tổng số 5 ngày công ty tổ chức họp, chiếm tỷ lệ 100% công việc tham gia.
  46. 39 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua đợt thực tập này, em nhận thấy mình đã trưởng thành hơn về nhiều mặt và bằng sự nỗ lực của bản thân em đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Điều quan trọng hơn là em đã rút ra được bài học kinh nghiệm bổ ích về chuyên môn từ thực tiễn sản xuất. Cụ thể là: - Biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà tại trại. - Biết cách sử dụng một số loại vắc-xin phòng bệnh cho đàn gà tại trại. - Hiểu biết về xã hội, cách sống và quan hệ trong một tập thể. - Nâng cao niềm tin và lòng yêu nghề của bản thân. - Từ kết quả thu được qua theo dõi đàn gà, chúng em sơ bộ rút ra một số kết luận sau: * Công tác chăm sóc nuôi dưỡng gà tại trang trại: - Thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng, cho gà ăn, vệ sinh máng ăn máng uống, hoàn thành 100% công việc được giao. - Tỷ lệ nuôi sống của gà từ 1 - 7 tuần tuổi đạt là 95,82 % - Áp dụng quy trình phòng bệnh cho đàn gà, đã đạt được một số kết quả như sau: + Trực tiếp tiêm phòng cho đàn gà tại trại đạt tỷ lệ an toàn 100%. + Tham gia phòng bệnh cho đàn gà bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng chuồng trại: thực hiện vệ sinh chuồng trại hàng ngày, quét và rắc vôi đường đi đều hoàn thành 100% công việc được giao. - Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh: về nguyên tắc là điều trị cho toàn đàn, kết quả sau điều trị đều được đánh giá là an toàn và bảo hộ được đàn gà. + Gà bị cầu trùng sử dụng phác đồ điều trị: Coccidin + Super K 10%
  47. 40 với liều lượng 1/5kg TT hoặc 1g/3 lít nước dùng 5 - 7 ngày. Kết quả tỷ lệ khỏi bệnh đạt 99,85%. + Gà mắc bệnh đầu đen dùng Mono sulfamethoxine + Forentic với liều lượng 1g/3 - 4 lít nước dùng 5 - 7 ngày. Kết quả tỷ lệ khỏi bệnh đạt 99,85%. * Kết quả thực hiện công việc được giao tại công ty - Hỗ trợ bán hàng, giao thuốc xuống các trại gà, với số ngày thực hiện được là 45 ngày. - Giúp dân tiêm gà và làm vắc- xin tại các trại gà, với số ngày thực hiện được là 35 ngày. - Khảo sát thị trường để thống kê tình hình chăn nuôi và bệnh thường xảy ra trên gà thịt tại phường Bến Tắm số ngày thực hiện được là 35 ngày. - Tất cả đều hoàn thành 100% công việc được giao. 5.2. Kiến nghị - Tiếp tục cho các lớp sinh viên được tham gia thực tập nhiều hơn tại cơ sở chăn nuôi, để sinh viên được trải nghiệm và học tập thực tiễn nhiều hơn. Từ đó, củng cố kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp một cách hiệu quả nhất. - Tiếp tục nghiên cứu thêm về bệnh trên gà cũng như đưa ra các biện pháp phòng trị thích hợp. Tìm ra các loại thuốc mới có tác dụng cao đối với bệnh để hạn chế tác hại của bệnh cũng như giảm thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi và nâng cao năng suất, chất lượng gà sinh sản.
  48. 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước 1. Trần Văn Bình (2008) Bệnh quan trọng của gà và biện pháp phòng trị, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ. 2. Phạm Thị Hiên (2015) Đánh giá sinh trưởng, năng suất sinh sản của gà Isa Brown và Ai cập nuôi tại xã Yên Nam, Duy Tiên, Hà Nam, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tr. 4. 3. Nguyễn Mạnh Hùng (1994), Chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông Nghiệp. 4. Nguyễn Thị Kim Khang và Ngô Thanh Sang, Đỗ Võ Anh Khoa, Nguyễn Minh Thông (2014), “Ảnh hưởng của vitamin E trong khẩu phần lên năng suất và chất lượng trứng gà Isa Brown”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số 2, tr. 145 - 150. 5. Trần Long (1994), ),” Nghiên cứu tổ hợp lại 3 máu của giống gà chuyên dụng thịt cao sản Hybro HV85”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội. 6. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993), Nuôi gà Broiler đạt năng suất cao, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Lê Hồng Mận (2007) Kỹ thuật chăn nuôi gà tập trung công nghiệp, Sổ tay chăn nuôi gia cầm bền vững, Nxb Thanh Hóa. 8. Lê Hồng Mận (2008) Hỏi đáp kỹ thuật nuôi gà thịt, gà trứng ở nông hộ, Nxb Thanh Hóa, tr. 18. 9. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992), Chọn giống và nhân giống gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Trịnh Thị Tú (2015) Khả năng sản xuất trứng của gà Isa Brown và Ai Cập nuôi tại xã Yên Trường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 11. Trần Thanh Vân, Nguyễn Duy Hoan và Nguyễn Thị Thúy Mỵ (2015), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông Nghiêp,̣ Hà Nội.
  49. 42 II. Tài liệu nước ngoài 12. Alagawany M., Mahrose K.M. (2014), “Influence of different levels of certain essential amino acids on the performance, egg quality criteria and economics of lohmann brown laying hens”, Asian J. Poult. Sci., 8, pp. 82 - 96. 13. Chambers J.R, (1990), Genetic of growth and Meat production in chicken, Edited by R.D Craw ford- Elsevier- Amsterdam- Oxford- Tokyo, pp.9. 14. Cerniglia J.A., Herrtand A.,B Walt (1983)., “The effect of constant ambient temperature and ration on the performance of Sussex broiler”. Poultry Science 62. 15. Laudadio V., Ceci E., Lastella N. M., Tufarelli V. (2014), "Effect of feeding low-fiber fraction of air-classified sunflower (Helianthus annus L.) meal on laying hen productive performance and egg yolk cholesterol”, Poult Sci, 93(11), pp. 2864 - 2869. 16. Nir I. (1992), “Israel optimization of poultry diets in hot climates”. Proceedings world Poultry congress vol 2, pp. 71 - 75. 17. Oke O. E., Ladokun A. O., Onagbesan O. M. (2016), “Reproductive performance of layer chickens reared on deep litter system with or without access to grass or legume pasture”, J. Anim Physiol Anim Nutr (Berl), 100(2), pp. 229 - 235. 18. Park J. W., Jeong J. S., Lee S. I., Kim I. H. (2017), “Effect of dietary supplementation with a probiotic (Enterococcus faecium) on production performance, excreta microflora, ammonia emission, and nutrient utilization in ISA brown laying hens”, Poult Sci, 95(12), pp. 2829 - 2835. 19. Wash Burn (1992) “Influence of body weight on response to a heat stress environment”, World’s Poultry Congress No 9 vol 2/1992, pp.53 - 56.
  50. MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI Ảnh 1: Gà trong giai đoạn Ảnh 2: Gà trong giai đoạn úm 21 ngày tuổi Ảnh 3: Họp nhóm Ảnh 4: Công tác tiêm gà giúp trại
  51. Ảnh 5: Công tác chăm sóc gà bị bệnh giúp dân Ảnh 6: Tiêm gentamycin Ảnh 7: Nhỏ vắc-xin ND - IB
  52. Ảnh 8: Vắc-xin ND - IB Ảnh 9: Vắc-xin Gumboro