Khóa luận Thực hiện công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm 2019

pdf 66 trang thiennha21 19/04/2022 5060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực hiện công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_hien_cong_tac_cap_doi_giay_chung_nhan_quyen_s.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực hiện công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm 2019

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ NGÂN Tên đề tài: THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẤP ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI XÃ QUANG SƠN, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2019 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lí đất đai Khoa : Quản lí tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên – 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ NGÂN Tên đề tài: THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẤP ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI XÃ QUANG SƠN, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2019 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lí đất đai Khoa : Quản lí tài nguyên Lớp : K47 – QLĐĐ – N03 Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Phan Đình Binh Thái Nguyên – 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Để khóa luận này được hoàn thành, em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo khoa Quản lý Tài Nguyên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, sau khi hoàn thành khóa học ở trường em đã được nhà trường cho đi thực tập tốt nghiệp tại Trung tâm Kỹ Thuật Tài Nguyên Môi Trường Thái Nguyên với đề tài: “Thực hiện công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm 2019”. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo trong Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, thầy giáo PGS.TS Phan Đình Binh, đã dành nhiều thời gian, trực tiếp hứớng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới UBND xã Quang Sơn - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên và Trung tâm Kỹ Thuật Tài Nguyên Môi Trường Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Em xin trân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ trong suốt thời gian qua. Thái Nguyên, Ngày . tháng năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Ngân
  4. ii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN v DANH MỤC HÌNH vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu thực hiện 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. 4 2.1.1. Đăng kí đất đai. 4 2.1.2. Quyền sử dụng đất. 5 2.1.3. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 6 2.1.4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 6 2.1.5. Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 7 2.2. Căn cứ pháp lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 8 2.3. Cơ sở thực tiễn 12 2.3.1. Tình hình cấp giấy chứng nhận của một số nước trên thế giới 12 2.3.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận tại Việt Nam 13 2.4. Những quy định chung về giấy chứng nhận 15 2.4.1. Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
  5. iii ở và tài sản khác gắn liền với đất. 15 2.4.2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 16 2.4.3. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 16 2.4.4. Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 17 2.4.5. Các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 21 2.4.6. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 22 2.4.7. Mẫu GCN 24 PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1. Đối tượng, phạm vi thực hiện 26 3.1.1. Đối tượng: 26 3.1.2. Phạm vi thực hiện: 26 3.2. Thời gian thực hiện 26 3.3. Nội dung thực hiện 26 3.2.1. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 26 3.2.2. Tình hình sử dụng đất đai của tại xã Quang Sơn. 26 3.2.3. Thực hiện công tác cấp GCNQSD đất của xã Quang Sơn đến tháng 4 năm 2019. 26 3.2.4. Những thuận lợi, khó khăn và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSD đất tại xã Quang Sơn. 26 3.4. Phương pháp thực hiện. 26 3.4.1. Phương pháp điều tra 26 3.4.2. Phương pháp thống kê 27 3.4.3. Phương pháp so sánh 27 3.4.4. Phương pháp phân tích, đánh giá 27
  6. iv PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Quang Sơn 28 4.1.1 Điều kiện tự nhiên: 28 4.1.2.Điều kiện kinh tế- xã hội: 30 4.2. Tình hình sử dụng đất tại xã Quang Sơn. 34 4.3. Thực hiện công tác kê khai lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ tại 03 xóm thuộc xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm 2019. 36 4.3.1. Quy trình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 37 4.3.2. Kết quả quá trình thực hiện công tác kê khai lập hồ sơ cấp đổi GCNQSDĐ trên địa bàn 03 xóm tại xã Quang Sơn đến tháng 4 năm 2019. 42 4.4. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong công tác cấp GCNQSD đất tại xã Quang Sơn. 52 4.4.1. Những thuận lợi 52 4.4.2. Những khó khăn 52 4.4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Quang Sơn. 52 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54 5.2. Kết luận 54 5.2. Kiến nghị 54
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN Trang Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Quang Sơn năm 2018 34 Bảng 4.2. Bảng tổng hợp số liệu các hộ gia đình, cá nhân tham gia kê khai cấp đổi GCNQSDĐ tại 03 xóm, xã Quang Sơn năm 2019. 46 Bảng 4.3. Tổng hợp số hộ gia đình cá nhân đủ điều kiện cấp đổi GCNQSDĐ 48 Bảng 4.4. Tổng hợp số hộ gia đình cá nhân không đủ điều kiện cấp đổi GCNQSDĐ 49 Bảng 4.5. Một số ví dụ về trường hợp không đủ điều kiện cấp đổi GCNQSDĐ 50
  8. vi DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 25 Hình 4.1: Sơ đồ quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 37
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GCNQSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng UBND Uỷ ban nhân dân NĐ – CP Nghị định chính phủ QĐ Quyết định BTNMT Bộ tài nguyên môi trường TN và MT Tài nguyên và Môi trường BNV Bộ nội vụ CT – TTg Chỉ thị của thủ tướng chính phủ TCĐC Tổng cục địa chính ĐKĐĐ Đăng ký đất đai TT Thông tư VPĐKQSDĐ Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất ĐKTK Đăng kí thống kê
  10. 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là một loại tài sản đặc biệt, do thiên nhiên ban tặng cho con người, có thể đáp ứng được nhu cầu của con người. Đất đai cố định về vị trí, giới hạn về không gian nhưng lại vô hạn về thời gian sử dụng, nếu sử dụng đất đai hợp lý thì lợi ích sinh ra sẽ ngày một tăng. Mọi hoạt động kinh tế, hoạt động dân cư đều diễn ra trên đất. Đất đai là một loại tài sản đặc biệt, một loại tài nguyên vô cùng quý giá. Do vậy, việc sử dụng tiết kiệm và sử dụng hiệu quả đất đai tạo động lực phát triển kinh tế xã hôi, ổn định chính trị. Đồng thời đặt ra yêu cầu Nhà nước phải đẩy mạnh công tác quản lý chặt chẽ về đất đai. Trong những năm gần đây, cầu về đất ngày một tăng, trong khi cung về đất lại có hạn. Đã đẩy giá đất lên cao đặc biệt là ở các đô thị. Do vậy đã nảy sinh nhiều vấn đề trong quản lý nhà nước về đất đai. Công tác quản lý nhà nước về đất đai đang được nhà nước quan tâm sâu sắc thông qua các bộ luật đất đai năm 1993. Luật đất đai 2003 và gần đây nhất là luật đất đai 2013, kèm theo các nghị định, thông tư, văn bản pháp luật có liên quan, ngày càng chặt chẽ, hoàn thiện, đáp ứng xu thế phát triển kinh tế xã hôi của đất nước. Đăng ký đất đai là một trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai được xác định rõ tại điều 95- chương III luật đất đai 2013. Đăng ký đất đai là việc thiết lập mối quan hệ pháp lý giữa thửa đất và người sử dụng đất, trên cơ sở đó Nhà nước đảm bảo quyền lợi hợp pháp và nghĩa vụ mà người sử dụng đất phải thực hiện, đồng thời thiết lập hồ sơ địa chính địa chính đầy đủ cho toàn bộ đất đai trong phạm vi hành chính từng xã, phường ,thị trấn trong cả nước và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những người sử dụng đất đủ điều kiện, làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất dai theo đúng pháp luật.
  11. 2 Có thể thấy rằng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nước ta vẫn còn chậm, thiếu sự đồng đều, ở các vùng khác nhau thì tiến độ cũng khác nhau do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan ở từng địa phương. Để làm tốt công tác quản lý đất đai. Nhà nước phải thực hiện tốt công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất, hướng dẫn người dân hiểu và thực hiện theo luật đất đai hiện hành. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã và đang thực hiện tốt. Xuất phát từ tình hình thực tế và nhu cầu cần thiết của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Quản lí tài nguyên - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và sự hướng dẫn của giảng viên PGS.TS Phan Đình Binh, em tiến hành nghiên cứu đề tài: "Thực hiện công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm 2019”. 1.2. Mục tiêu thực hiện Thực hiện công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm 2019. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Đánh giá tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong khi thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính trên địa bàn xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. - Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
  12. 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Bổ sung hoàn thiện kiến thức đã được học trong nhà trường cho bản thân. Đồng thời tiếp cận và thấy được những thuận lợi và khó khăn của công tác kê khai cấp GCNQSD đất đai trong thực tế. Nắm vững những quy định của Luật Đất đai 2013 và các văn bản dưới Luật về đất đai của Trung ương và địa phương về cấp GCNQSDĐ. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Với kết quả đề tài là bước mở đầu cho việc tìm ra những mặt được, mặt chưa được, những tồn tại và hạn chế của công tác đăng ký, cấp GCN từ đó đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính đúng hẹn, phục vụ tốt cho người dân và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai. Đề ra kế hoạch cấp giấy chứng nhận hàng năm, đúng tiến độ và giải quyết một số vướng mắc trong việc thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận.
  13. 4 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. 2.1.1. Đăng kí đất đai. * Khái niệm đăng kí đất đai: Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước (với tư cách là đại diện chủ sở hữu) và người sử dụng đất được Nhà nước giao quyền sử dụng, nhằm thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ để quản lý thống nhất đối với đất đai theo pháp luật, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những chủ sử dụng đất có đủ điều kiện, để xác lập địa vị pháp lý của họ trong việc sử dụng đất đối với Nhà nước và xã hội. [8] * Khái niệm đăng ký quyền sở hữu nhà ở: Đăng ký quyền sở hữu nhà ở là việc cá nhân, tổ chức sau khi hoàn thành, tạo lập nhà ở hợp pháp thì đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. [8] * Khái niệm đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất: Thuật ngữ đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thực chất là việc ghi vào hồ sơ địa chính về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với một thửa đất xác định và cấp giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với thửa đất đó nhằm chính thức xác lập quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. [8] * Vai trò của đăng ký đất đai và tài sản trên đất : Đăng ký đất đai là công cụ của Nhà nước đảm bảo lợi ích Nhà nước, cộng đồng công dân như quản lý nguồn thuế, Nhà nước với vai trò trung gian tiến hành cân bằng lợi ích giữa các chủ thể, bố trí cho mục đích sử dụng tốt
  14. 5 nhất. Nhà nước biết được cách để quản lý chung qua việc dùng công cụ đăng ký đất đai để quản lý. Lợi ích của công dân có thể thấy được như Nhà nước bảo vệ quyền và bảo vệ người công dân khi có các tranh chấp, khuyến khích dầu tư cá nhân, hỗ trợ các giao dịch về đất đai, giảm khả năng tranh chấp đất đai. [4] * Hình thức đăng ký đất đai: Có hai hình thức đăng ký là đăng ký tự nguyện và đăng ký bắt buộc. Theo quy mô và mức độ phức tạp của công việc về đăng ký trong từng thời kỳ đăng ký đất đai được chia thành 2 giai đoạn: [4] - Giai đoạn 1: đăng ký đất ban đầu được tổ chức thực hiện lần đầu trên phạm vi cả nước để thiết lập hồ sơ địa chính ban đầu cho toàn bộ đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả các chủ sử dụng đủ điều kiện. - Giai đoạn 2: đăng ký biến động đất đai thực hiện ở những địa phương đã hoàn thành đăng ký ban đầu cho mọi trường hợp có nhu cầu thay đổi nội dung của hồ sơ địa chính đã thiết lập. 2.1.2. Quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất là toàn bộ các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành trong đó quy định việc bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất sử dụng. "Quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác được xác lập do Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất" (theo Điều 688 Bộ Luật Dân sự). Đất đai có thể đem lại sự giàu có, sự phồn thịnh cho chủ sở hữu đất, và việc sở hữu đất đai như thế nào cho hợp lý để đảm bảo cho sự phát triển ổn định hoà bình, công bằng xã hội lại là vấn đề hết sức hóc búa đối với mỗi quốc gia cũng như toàn thể nhân loại. Chế độ quản lý và sử dụng đất đai hiện hành của nước ta là sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước thống nhất quản lý, nhân dân được trực tiếp sử dụng và có quyền của người sử dụng đất. Để quy định, bảo vệ và thực thi chế độ
  15. 6 này Nhà nước ta đã đưa ra các văn bản pháp luật, pháp lý quy định cụ thể. Đó là Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 (Điều 19), Hiến pháp 1992 (Điều 17,18, 84), Luật Đất đai năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998, năm 2001 quy định về quyền sở hữu đất đai, quyền sử dụng đất đai, chế độ quản lý đất đai thống nhất của Nhà nước cũng như quy định rõ quyền hạn trách nhiệm, các công tác quản lý đất và quyền hạn trách nhiệm của người sử dụng đất. 2.1.3. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nhà ở là tài sản luôn gắn liền với đất đai, hơn thế nữa nhà ở đặc biệt quan trọng, quý giá đối với mỗi con người, mỗi gia đình cũng như toàn xã hội. Nhà ở lại là tài sản có giá trị lớn do con người tạo lập nhằm thoả mãn cho nhu cầu của mình, vì vậy nảy sinh và tồn tại quyền sở hữu về nhà ở. Theo Điều 181 Luật dân sự Việt nam nhà ở là một bất động sản không thể di dời và quyền sở hữu nhà ở cũng như quyền sở hữu các tài sản khác bao gồm quyền chiếm đoạt (quản lý nhà ở), quyền sử dụng (lợi dụng các tính năng của nhà ở để phục vụ mục đích kinh tế - đời sống), và quyền định đoạt (quyết định số phận pháp lý của nhà ở như bán, cho thuê, cho mượn, để thừa kế, phá đi, ). Chủ sở hữu nhà ở là người có đầy đủ các quyền đó. Tuy nhiên quyền sở hữu nhà ở cũng có thể tách rời như đối với đất, nghĩa là chủ sở hữu có thể chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng nhà ở và quyền chiếm hữu nhà ở của mình cho người khác trong một khoảng thời gian và không gian xác định, đó là khi chủ sở hữu cho thuê nhà, cho mượn nhà. Việc quy định phân chia quyền hạn giữa chủ sở hữu nhà và người sử dụng nhà không tuân theo một quy tắc cứng nhắc mà tuân theo sự thoả thuận giữa hai bên. 2.1.4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. * Khái niệm. Theo quy định tại Khoản 16, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013:“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
  16. 7 đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. [8] * Mục đích của việc cấp Giấy chứng nhận. - Đối với Nhà nước: Giúp thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ, chi tiết đến từng thửa đất trong phạm vi từng xã, phường, thị trấn trong cả nước. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng, nó vừa là phương thức, vừa là công cụ để Nhà nước nắm chắc tình hình sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt việc sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo cho quỹ đất được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất. Cấp GCN là điều kiện để Nhà nước thực hiện các biện pháp, các hoạt động về quản lý nhằm lập lại trật tự trong sử dụng đất hiện nay. [8] - Đối với người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất: Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản được Nhà nước bảo vệ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp đối với các thửa đất, tài sản đã được đăng ký, cấp GCN. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản yên tâm chủ động khai thác tốt mọi tiềm năng của khu đất được giao, hiểu và chấp hành tốt pháp luật về đất đai. [8] - Việc cấp GCN là công việc hết sức quan trọng, nó phải được tiến hành lần lượt từng bước vững chắc, phải chủ động tạo điều kiện để mọi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đều được cấp GCN. 2.1.5. Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Đăng ký đất đai là một yêu cầu bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu” trong các trường hợp như: thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng; thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký; thửa đất được giao
  17. 8 để quản lý mà chưa đăng ký; nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký; thay đổi mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc thay đổi những nội dung quyền sử dụng đã đăng ký. Chúng ta phải thực hiện việc đăng ký và cấp GCN bởi vì: [8] - GCN là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai thực chất là bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, đồng thời giám sát họ thực hiện các nghĩa vụ khi sử dụng đất đúng theo pháp luật nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các lợi ích trong việc sử dụng đất. Thông qua việc đăng ký và cấp GCN, cho phép xác lập một sự ràng buộc về trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan Nhà nước và những người sử dụng đất đai trong việc chấp hành luật đất đai. Đồng thời, việc đăng ký và cấp GCN sẽ cung cấp thông tin đây đủ nhất và làm cơ sở pháp lý để Nhà nước xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được Nhà nước bảo vệ khi xảy ra tranh chấp, xâm phạm đất đai. - GCN là điền kiện bảo đảm Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ. Đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất. [8] 2.2. Căn cứ pháp lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Công tác cấp GCN là một công tác không thể thiếu trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Do đó việc ban hành các văn bản pháp lý phục vụ công tác cấp GCN là điều cần thiết: * Thời kỳ từ luật đất đai 2003 đến trước khi luật đất đai 2013 ra đời: Luật đất đai 2003 thông qua ngày 26/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XI, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004. Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 29/02/2004 của Thủ tướng chính phủ về việc các địa phương phải hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm 2005.
  18. 9 Quyết định 24/2004/BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên môi trường ban hành quy định về GCN. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003. Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất, trong đó có quy định cụ thể hóa Luật đất đai về việc thu tiền sử dụng đất khi cấp GCN. Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Thủ tướng chính phủ về việc hướng dẫn, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. Thông tư 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ tài chính hướng dẫn các quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ. Thông tư 09/2006/TT-BTNMT ngày 25/09/2006 hướng dẫn việc chuyển hợp đồng thuê đất và cấp GCN khi chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần hóa; trong đó hướng dẫn cấp GCN cho công ty đã cổ phần hóa. Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 hướng dẫn về việc thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ tài nguyên môi trường về hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCN, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ tài nguyên môi
  19. 10 trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. * Từ khi luật đất đai 2013 ra đời đến nay: - Luật Đất đai năm 2013 ngày 29/11/2013 có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2014 của Quốc hội ban hành. - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. - Nghị định số 44/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất. - Nghị định số 45/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất. - Nghị định số 46/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. - Nghị định số 47/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. - Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Giấy chứng nhận, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Hồ sơ địa chính. - Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Bản đồ địa chính. - Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 Quy định về Thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. * Các văn bản dưới luật ở các cấp tại tỉnh Thái Nguyên - Chỉ thị 17/2011/CT-UBND ngày 24/10/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và một số nhiệm vụ trọng tâm trong
  20. 11 công tác quản lý nhà nước về đất đai, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Quyết định 06/2011/QĐ-UBND ngày 10/2/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định diện tích tối thiểu được tách thửa, đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Hướng dẫn số 67/HD-STNMT ngày 31/10/2011 của sở TN & MT về việc thực hiện cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính. - Quyết định 13/2012/QĐ-UBND sửa đổi quy định về cấp, GCNQSD đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Ngày 30/12/2013 Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. - Thông tư liên tịch 04/2013/TTLT-UBDT-BTC-BTNMT hướng dẫn quyết định 755/QĐ-TTg phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. - Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về đăng kí đất đai,tài sản gắn liền với đất;cấp GCNQSD đất,quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất;Đăng kí biến động sử dụng đất,nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Các văn bản trên đã góp phần không nhỏ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai được tốt hơn, bổ xung và hoàn thành hệ thống luật đất đai, làm cho công tác đăng kí đất đai, cấp GCNQSD đất ở các cấp vừa chặt chẽ, vừa thể hiện tính khoa học cao. Cũng qua đây cho thấy chính sách đất đai luôn được Đảng và nhà nước quan tâm, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế nước ta đang
  21. 12 chuyển sang nền kinh tế thị trường trong khi đó đất đai lại có hạn. Việc đẩy mạnh và sớm hoàn thành đăng kí đất đai, nhất là cấp GCNQSD đất góp phần giúp người sử dụng đất yên tâm đầu tư vào đất để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước. 2.3. Cơ sở thực tiễn 2.3.1. Tình hình cấp giấy chứng nhận của một số nước trên thế giới Trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, quan hệ sở hữu đất đai và hình thức sở hữu đất đai tuỳ thuộc vào bản chất Nhà nước và lợi ích của giai cấp thống trị, nên quan hệ sở hữu đất đai và các biện pháp để quản lý đất đai của mỗi quốc gia là khác nhau. - Tại Mỹ: Mỹ là một quốc gia phát triển, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Đến nay, họ đã hoàn thành việc GCN. Nước Mỹ đã xây dựng một hệ thống thông tin về đất đai và đưa vào lưu trữ trong máy tính, qua đó có khả năng cập nhật các thông tin và biến động đất đai một cách nhanh chóng và đầy đủ đến từng thửa đất. Công tác cấp GCN tại Mỹ sớm hoàn thiện, đó cũng là một trong các điều kiện để thị trường bất động sản tại Mỹ phát triển ổn định.[6] - Tại Thái Lan: Thái Lan đã tiến hành cấp GCN và GCN ở Thái Lan được chia thành 3 loại: Đối với các chủ sử dụng đất hợp pháp và mảnh đất không có tranh chấp thì được cấp bìa đỏ. Đối với các chủ sử dụng đất sở hữu mảnh đất có nguồn gốc chưa rõ ràng, cần xác minh lại thì được cấp bìa xanh. Đối với các chủ sử dụng mảnh đất không có giấy tờ gì thì được cấp GCN là bìa vàng. Tuy nhiên sau đó, họ sẽ xem tất cả các trường hợp sổ xanh, nếu xác minh mảnh đất được rõ ràng thì họ chuyển sang cấp bìa đỏ cho trường hợp đó. Và trường hợp sổ bìa vàng thì Nhà nước sẽ xem xét đưa ra các quyết định
  22. 13 xử lý cho phù hợp và nếu hợp pháp sẽ chuyển sang cấp bìa đỏ. [6] 2.3.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận tại Việt Nam Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận là hết sức quan trọng. Nó chỉ thực hiện đạt kết quả khi tiến hành trong những điều kiện nhất định. Khi người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận sẽ tạo điều kiện cho Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt quỹ đất trong cả nước. [9] Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để công khai công tác quản lý nhà nước về đất đai. Các văn bản luật luôn thay đổi để phù hợp với tình hình của đất nước. Cùng với những quy định của Luật đất đai 2013 các văn bản luật chi tiết hướng dẫn luật đất đai có những bước cải cách quan trọng để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận. Đồng thời việc cấp gíấy chứng nhận là một trong nhiệm vụ mà các địa phương sẽ nỗ lực thực hiện và hoàn thành. Xã hội càng phát triển thì vai trò của đất đai càng to lớn, đất đai càng phát huy giá trị của nó. Nó thực sự là động lực cho phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng tốt đất đai là nhiệm vụ không chỉ của riêng ai mà là của tất cả chúng ta. [9] Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Quản lý đất đai về tiến độ cấp giấy chứng nhận thì công tác đăng ký đất đai, cấp GCN đất trong phạm vi cả nước đã đạt kết quả như sau: [9] Cả nước đã cấp được 42,3 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8% diện tích các loại đất đang sử dụng phải cấp giấy chứng nhận (diện tích cần cấp); trong đó 5 loại đất chính (đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất chuyên dùng, đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp) của cả nước đã cấp được 40,7 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,3 triệu ha, đạt 94,6% diện tích sử dụng cần cấp và đạt 96,7% tổng số trường hợp sử dụng đất để đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. Tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai phục vụ đa mục tiêu, trong đó đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại 447/7.907 xã, phường, thị trấn; hoàn thành và tích hợp vào cơ sở dữ liệu
  23. 14 đất đai cấp huyện 231 xã, phường, thị trấn, đạt 51,7%; một số tỉnh, huyện đã cơ bản hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả tích cực cho quản lý đất đai, điển hình là tỉnh Đồng Nai (toàn tỉnh), Vĩnh Long (70 xã), Long An (38 xã), An Giang (32 xã), Thừa Thiên Huế (27 xã). [9] Một số địa phương đã hoàn thành cơ bản việc cấp GCN lần đầu nhưng xét riêng từng loại đất vẫn còn một số loại đạt thấp dưới 85% như: Đất chuyên dùng còn 29 địa phương; đất ở đô thị còn 15 địa phương; đất sản xuất nông nghiệp còn 11 địa phương; các loại đất ở nông thôn và đất lâm nghiệp còn 12 địa phương; một số địa phương có loại đất chính đạt kết quả cấp GCN lần đầu thấp dưới 70% gồm: Lạng Sơn, Hà Nội, Bình Định, Kon Tum, TP.Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Ninh Thuận và Hải Dương. [9] *Tình hình cấp GCNQSD huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. UBND huyện tích cực chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác cấp đổi, cấp lần đầu GCNQSD đất tại các xã đã được đo đạc bản đồ địa chính trong năm 2018, 2019 trên địa bàn huyện. phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND huyện Kế hoạch cấp giấy CNQSD đất và các văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn cấp GCNQSD đất. Phòng Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn triển khai công tác cấp GCNQSD đất cho các hộ gia đình cá nhân trên địa bàn huyện theo Kế hoạch. Huyện Đồng Hỷ có tổng diện tích đất tự nhiên là1401,89ha. Trong đó: - Đất sản xuất nông nghiệp với 427,37ha chiếm 30,48%. - Đất lâm nghiệp 387,43ha chiếm 27,63%. - Đất nuôi trồng thủy sản với 9,14ha chiếm 0,65%. - Nhóm đất phi nông nghiệp với 481,85ha chiếm 34,37%. Tổng diện tích đang sử dụng vào mục đích là 93%, còn lại là diện tích tự nhiên chưa sử dụng 96,10ha chiếm 6,86%. Theo kết quả thống kê đất đai của UBND xã Quang Sơn năm 2018 gửi Phòng Tài Nguyên và Môi Trường ngày 25 tháng 01 năm 2019.
  24. 15 Bên cạnh đó, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Thái Nguyên cũng đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn đôn đốc việc triển khai lập hồ sơ và tiến hành cấp đổi, cấp mới GCNQSDĐ cho các xã còn lại trong đó có xã Quang Sơn. Căn cứ Quyết định số 590/QĐ - STNMT ngày 29/11/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên về việc giao nhiệm vụ “Lập hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận lần đầu và Đăng ký, cấp đổi giấy chứng nhận đồng loạt đối với hộ gia đình cá nhân tại huyện Đồng Hỷ” cho Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường. 2.4. Những quy định chung về giấy chứng nhận 2.4.1. Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Theo quy định tại khoản 16, điều 3, Luật đất đai 2013: "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. [8] Quá trình tổ chức việc cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất là quá trính xác lập căn cứ pháp lý đầy đủ nhất để giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến quan hệ đất đai (giữa Nhà nước là chủ sở hữu với người sử dụng đất và giữa những người sử dụng đất với nhau) theo đúng pháp luật hiện hành. Cấp giấy chứng nhận nhằm xác lập mối quan hệ giữa người sử dụng đất với quyền sở hữu Nhà nước về đất đai; giúp nhà nước quản lý đất đai chặt chẽ hơn, biết được chính xác thửa đất, diện tích, họ tên, địa chỉ chủ sử dụng đất, loại đất, mục đích sử dụng đất. GCN cấp theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành.
  25. 16 2.4.2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện theo quy định tại Điều 105 của Luật đất đai 2013 và Điều 37 của Nghị định thi hành Luật đất đai 2013. Theo điều 105 Luật đất đai 2013, quy định như sau: - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. [8] - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. [8] - Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. [8] 2.4.3. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nguyên tắc cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định tại Điều 98 Luật đất đai 2013 như sau: [8] - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó. [8] - Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ
  26. 17 tên của những người có chung quyền sử đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. [8] - Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. [8] - Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp. - Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người. [8] - Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đôi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu. [8] 2.4.4. Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 2.4.4.1. Chứng nhận quyền sử dụng đất Điều 99 Luật đất đai năm 2013 quy định về trường hợp người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận như sau: [8]
  27. 18 1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây: a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này; b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành; c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành; đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất; e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có; k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất. [8] 2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. 2.4.4.2. Chứng nhận quyền sở hữu nhà ở 2.4.4.3. Chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở Căn cứ Điều 32 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm
  28. 19 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai về việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở như sau: [9] 1. Hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư phải có một trong các loại giấy tờ sau: a) Giấy phép xây dựng công trình đối với trường hợp phải xin phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; Trường hợp công trình đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và này phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; b) Giấy tờ về sở hữu công trình xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ, trừ trường hợp Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng; c) Giấy tờ mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế công trình xây dựng theo quy định của pháp luật đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định; d) Giấy tờ của Tòa án nhân dân hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu công trình xây dựng đã có hiệu lực pháp luật; đ) Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng có một trong những giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế công trình xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 có chữ ký của các bên có liên quan và được Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên xác nhận; trường hợp mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế có chữ ký của các bên có liên quan thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
  29. 20 liền với đất về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng đó. e) Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận công trình đã hoàn thành xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và công trình được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng. [9] 2. Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy tờ theo quy định sau: a) Trường hợp tạo lập công trình xây dựng thông qua đầu tư xây dựng mới theo quy định của pháp luật thì phải có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp và giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc hợp đồng thuê đất với người sử dụng đất có mục đích sử dụng đất phù hợp với mục đích xây dựng công trình. b) Trường hợp tạo lập công trình xây dựng bằng một trong các hình thức mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định của pháp luật; c) Trường hợp không có một trong những giấy tờ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này thì phải được cơ quan quản lý về xây dựng cấp tỉnh xác nhận công trình xây dựng tồn tại trước khi có quy hoạch xây dựng mà nay vẫn phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; d) Trường hợp công trình đã xây dựng không phù hợp với giấy tờ quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này thì phần diện tích công trình không phù hợp với giấy tờ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng kiểm
  30. 21 tra, xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy tờ không ảnh hưởng đến an toàn công trình và phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. [9] 3. Trường hợp chủ sở hữu công trình xây dựng không đồng thời là người sử dụng đất thì ngoài giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu công trình theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, phải có văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng công trình đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. [9] 2.4.5. Các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Căn cứ theo điều 19, nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của chính phủ, các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm: [9] - Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai 2013. - Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn. - Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. - Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng. - Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  31. 22 - Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh. [9] 2.4.6. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trình tự thủ tục cấp GCN được quy định rõ tại Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai như sau: [9] 1. Người sử dụng đất nộp 1 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký. 2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau: a) Trường hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dụng kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch. [9] b) Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại Điểm a Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có); [9] c) Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai. [9]
  32. 23 3. Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau: a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định tại Khoản 2 Điều 70-NĐ 43/2014/NĐ-CP này; b) Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có); [9] c) Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ; [9] d) Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký; đ) Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý Nhà nước đối với loại tài sản đó. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý Nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký đất đai; [9] e) Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có); [9] g) Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được
  33. 24 ghi nợ theo quy định của pháp luật; [9] 4. Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau: a) Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Trường hợp thuê đất thì trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký quyết định cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. [9] b) Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai. 5. Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật mà nay có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc quy định tại Điểm g Khoản 3 và Khoản 4 Điều 70- NĐ 43/2014/NĐ- CP. [9] 2.4.7. Mẫu GCN Theo điều 3, thông tư 23/2014/TT - BTNMT quy định giấy chứng nhận là một tờ có bốn trang, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, có nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen, gồm các nội dung sau đây: - Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" in màu đỏ; mục "I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và số phát hành Giấy chứng nhận gồm 2 chữ cái tiếng Việt và 6 chữ số, bắt đầu từ BA 012345, được in màu đen; dấu nổi của Bộ TNMT; [1] - Trang 2 in chữ màu đen gồm mục "II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất", trong đó, có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp
  34. 25 Giấy chứng nhận; [1] - Trang 3 in chữ màu đen gồm mục "III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận";[1] - Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận"; những vấn đề cần lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch; đất theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với tất cả các loại, cấp theo từng thửa đất và do Bộ TNMT phát hành và trên giấy chứng nhận có gắn liền quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. [1] Hình 2.1. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  35. 26 PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi thực hiện 3.1.1. Đối tượng: Thực hiện cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm 2019. 3.1.2. Phạm vi thực hiện: Khóa luận được tiến hành trên địa bàn xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm 2019. 3.2. Thời gian thực hiện Thời gian: Từ 01/2019 đến 05/2019. 3.3. Nội dung thực hiện 3.2.1. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 3.2.2. Tình hình sử dụng đất đai của tại xã Quang Sơn. 3.2.3. Thực hiện công tác cấp GCNQSD đất của xã Quang Sơn đến tháng 4 năm 2019. 3.2.4. Những thuận lợi, khó khăn và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSD đất tại xã Quang Sơn. 3.4. Phương pháp thực hiện. 3.4.1. Phương pháp điều tra Phương pháp này nhằm thu thập các tư liệu, số liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho việc thực hiện cấp GCNQSDĐ đai, công tác điều tra được thực hiện: Tiến hành thu thập các tư liệu, số liệu, thông tin cần thiết như sau: - Điều tra tổng hợp tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. - Điều tra tổng hợp tài liệu tình hình sử dụng đất đai của tại xã Quang Sơn.
  36. 27 - Điều tra rà soát nguồn gốc sử dụng đất của các hộ gia đình. 3.4.2. Phương pháp thống kê Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là nhằm phân nhóm toàn bộ các đối tượng điều tra có cùng một chỉ tiêu, xác định các giá trị trung bình của chỉ tiêu, phân tích tương quan giữa chúng. Các chỉ tiêu dùng thống kê trong việc nghiên cứu đề tài này có thể kể đến như: Diện tích đất đai, đối tượng sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, tổng số giấy chứng nhận đã được cấp theo loại sử dụng đất Số liệu được sử lý bằng các phần mềm Excel, Word 3.4.3. Phương pháp so sánh Dựa trên cơ sở số liệu điều tra, thu thập được tiến hành so sánh các số liệu theo các mốc thời gian và giữa các khu vực để đưa ra những nhận xét và tiến hành so sánh với kế hoạch đã đề ra xem thực hiện đạt bao nhiêu %, đạt hay không đạt. 3.4.4. Phương pháp phân tích, đánh giá Trên cơ sở tài liệu, số liệu thu thập sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp và đánh giá để đưa ra những kết luận, đánh giá về quá trình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
  37. 28 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Quang Sơn 4.1.1 Điều kiện tự nhiên: * Vị trí địa lý: Xã Quang Sơn nằm ở phía Đông Bắc của huyện Đồng Hỷ,có ranh giới tiếp giáp với các xã như sau: + Phía Đông giáp xã La Hiên, huyện Võ Nhai. + Phía Nam giáp xã Khe Mo và thị trấn Sông Cầu. + Phía Tây giáp xã Hoá Trung. + Phía Bắc giáp xã Tân Long. * Đặc điểm địa hình: Xã Quang Sơn là một xã miền núi nằm ở phía Đông Bắc huyện Đồng Hỷ, với 872 hộ và 3,434 nhân khẩu chia thành 15 xóm là xã có tỷ lệ đồng bào dân tộc chiếm 64%, diện tích 1.400,39 ha đất tự nhiên, có 8 dân tộc anh em cùng chung sống. * Khí hậu: Quang Sơn là xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 02 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí trung bình khoảng 80% - 90%. Độ ẩm tháng cao nhất khoảng 90%, tháng thấp nhất khoảng 60%. *Đánh giá tiềm năng của xã: Với các đặc điểm về địa hình, vị trí địa lý, tài nguyên đất, tài nguyên nước và khí hậu, Quang Sơn là xã có điều kiện rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là phát triển lâm nghiệp, trồng lúa,cây ăn quả và phát
  38. 29 triển chăn nuôi theo hình thức chăn thả,nuôi trông thủy sản. Là xã có địa hình miền núi với diện tích núi đá vôi chiếm 10% tổng diện tích tự nhiên của xã, do đó có thể khai thác được điểm mạnh này để phát triển kinh tế của xã theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Khối lượng, trữ lượng núi đá vôi lớn, đây cũng là nguồn nguyên liệu cho sản xuất xi măng và các ngành vật liệu xây dựng tại địa phương. Nông nghiệp không phải là thế mạnh của xã, do đó chỉ tập trung sản xuất trên các loại đất có lợi thế của địa phương như đất lúa, đất trồng cây hằng năm đất trồng chè, cây ăn quả. Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tập trung hỗ trợ giống, vốn, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật cho nhân dân, gắn sản xuất với chế biến các sản phẩm có giá trị, hướng tới thị trường, phát triển mạnh các loại cây công nghiệp, cây chè, cây ăn quả, các loại cây có giá trị kinh tế cao, dễ tiêu thụ với cây lúa là cây trồng chính. Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, có biện pháp hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để tăng tỉ trọng chăn nuôi trong tổng giá trị sản phẩm nông - lâm nghiệp - thuỷ sản, tiếp tục thực hiện tốt công việc chăm sóc, bảo vệ, khai thác trồng rừng mới. Xã Quang Sơn trong những năm gần đây được nhà nước quan tâm đầu tư rất lớn về mọi mặt, nhà máy xi măng Quang Sơn đi vào sản xuất đã thu hút nhiều lao động, nhiều dịch vụ xã hội phát triển, tạo công việc ổn định có thu nhập cao cho các hộ dân, có thể nói về điều kiện kinh tế phát triển tương đối ổn định và bền vững. Ngành trồng trọt và chăn nuôi đều có những chuyển biến tích cực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá. Hiện tại, đã bước đầu chú ý đến sản xuất lương thực, chăn nuôi và trồng trọt theo hướng hàng hóa, các ngành nghề đang trên đà phát triển. Nguồn lao động dồi dào là nguồn lực lớn cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
  39. 30 4.1.2.Điều kiện kinh tế- xã hội: * Văn hoá : - Tỷ lệ gia đình văn hoá đạt 89,4% trên tổng số hộ trong toàn xã; Xóm văn hoá đạt 12/15 xóm = 80% trên toàn xã, bằng 100% kế hoạch; Cơ quan văn hoá đạt 5/5, bằng 100% kế hoạch. - Công tác thực hiện chính sách người có công, giảm nghèo, bảo trợ xã hội, chăm sóc bảo vệ trẻ em được thực hiện đúng định. Trong dịp lễ, tết các ngành, đoàn thể và vận động các Doanh nghiệp tổ chức đến thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, gia đình thương binh liệt sỹ, gia đình có công với nước, các hộ nghèo kịp thời và đúng chế độ, Tổng số quà 318 xuất = 116.580.000đ; thực hiện chi trả trợ cấp thường xuyên, trợ cấp một lần cho các đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội kịp thời, đúng quy định, kinh phí chi trả trong năm 2018 là 521.405.000đ. - Làm tốt công tác chi trả tiền cho gia đình chính sách và người có công bảo trợ xã hội đảm bảo đúng thời gian quy định, đúng đối tượng được hưởng. Kết quả năm 2018 đã giải quyết 26 hồ sơ. Trong đó: 08 hồ sơ hưởng trợ cấp người cao tuổi, 05 hồ sơ hưởng mai táng phí, 01 hồ sơ hưởng trợ cấp một lần, 05 hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm theo Quyết định 62, 02 hồ sơ cấp mới thẻ bảo hiểm y tế thân nhân liệt sĩ, 03 hồ sơ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế cho người có công, 01 hồ sơ hưởng BHYT theo Quyết định 49, 01 hồ sơ di chuyển nơi cư trú cho người có công. - Lập danh sách chi trả tiền điện theo Quyết định 190 của Chính phủ cho hộ nghèo và hộ có người hưởng trợ cấp xã hội: 62 hộ = 37.220.000đ. * Giáo dục và Đào tạo: Thực hiện hoàn thành nhiệm vụ công tác giáo dục và đào tạo năm học 2017-2018 theo đúng chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tổ chức tốt phong trào thi đua dạy tốt học tốt và củng cố kỷ cương nề nếp trong dạy học. Tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua của nhà trường, tổ chức tổng kết
  40. 31 năm học 2017– 2018 đúng quy định, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình bậc Tiểu học đạt 100%, tốt nghiệp THCS đạt 100%, ba trường giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia. Hoạt động khuyến học, khuyến tài, xã hội hoá giáo dục được duy trì và phát triển; tiếp tục phát huy hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn xã. Giữ vững và duy trì công tác phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi, công tác vận động trẻ ra lớp có hiệu quả. * Về trồng trọt: - Về trồng trọt cây hàng năm: Năm 2018 sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đạt được kết quả tích cực; cơ cấu ngành nông nghiệp có sự chuyển hướng từng bước chuyển đổi sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao; Hình thành và từng bước phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch góp phần nâng cao giá trị sản phẩm. UBND xã đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn thường xuyên bám sát địa bàn hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh, triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất góp phần hoàn thành tốt các chỉ tiêu về sản xuất nông nghiệp. Sản lượng thực có hạt đạt 1.542,8 tấn/1.383,7 tấn, bằng 123,6% kế hoạch; Diện tích cây mầu khác đều đạt và vượt kế hoạch về diện tích và năng suất. - Về cây chè và cây ăn quả: Sản lượng chè búp tươi cả năm đạt: 1.364/1.288 tấn = 105,9% kế hoạch, trồng mới và trồng lại bằng các giống chè cành được 4/2ha = 200% kế hoạch. Cây ăn quả được người dân quan tâm và phát triển mở rộng diện tích với các loại cây chủ yếu như: Nhãn, chanh, cam, bưởi, mít, táo, ổi, na với diện tích cây ăn quả hiện có 77ha, sản lượng đạt 135 tấn, diện tích cây ăn quả trồng mới và trồng lại được 4ha. * Về chăn nuôi thú y: Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, hướng dẫn các chủ trang trại, gia trại thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường chăn nuôi theo quy định, đến nay xã có 4 trang trại và 36 gia trại chăn nuôi tập trung quy từ 30 con trở lên. Công tác tiêm
  41. 32 phòng thực hiện theo kế hoạch. - Công tác tiêm phòng: Tụ huyết trùng trâu, bò 900/900 liều, đạt 100% KH; Tụ dấu lợn: 2.100/2.100 liều, đạt 100% KH; Dịch tả lợn: 2.200/2.200 liều, đạt 100% KH; LMLM trâu, bò, lợn: 1.100/1.100 liều, đạt 100% KH; Tiêm vác xin chó dại: 900/900 liều, đạt 100 % KH. - Phát triển và duy trì đàn gia súc, gia cầm cuối kỳ đạt: Đàn trâu, bò: 530/530 con đạt 100%KH; Đàn lợn: 2.900/2.900 con đạt 100%KH; Đàn gia cầm 54.325/51.500 con, đạt 105,4%KH * Về lâm nghiệp: Công tác quản lý khai thác và bảo vệ rừng được thực hiện tốt, trong năm đã thực hiện hướng dẫn và làm thủ tục cấp phép khai thác 3,3ha rừng tự trồng. Đến nay nhân dân đã trồng được 18ha/15ha = 123% Kh cả năm. Trong đó rừng trồng theo dự án là 2ha và nhân dân tự trồng 16ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 55,5/55,3%, bằng 100,3% kế hoạch. * Về đời sống: -Tổng sản lương thực cả năm đạt 1.542,8 tấn/1.383,7 tấn bằng 111,4% KH xã giao, bằng 123,6%KH huyện giao. -Thu nhập bình quân đầu người đạt: 32 triệu đồng/người/năm. - Thực trạng kinh tế hộ: Hộ nông, lâm, ngư nghiệp 89,2%; hộ công nghiệp, xây dựng 4,6%; hộ thương mại, dịch vụ 6,2%. - Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98,3/98%, bằng 100,3% kế hoạch (theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và PTNT). * Về công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường và công tác xây dựng: Công tác địa chính: - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong quản lý đất đai và quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn xã luôn được quan tâm lãnh đạo chỉ đạo kịp thời. Đặc biệt công tác cấp Giấy chứng nhận QSD đất cho nhân dân và thực hiện
  42. 33 nghiêm cam kết và trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã với với Chủ tịch UBND huyện trong công tác quản lý đất đai và quản lý tài nguyên khoáng sản. Kịp thời chỉ đạo xử lý các tổ chức, cá nhân san gạt đất trép phép - Trong năm 2018 đã kê khai hoàn thiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận QSD đất 15/15 xóm và chuyển quyền sử dụng đất cho nhân theo đúng quy định với tổng số hồ sơ là 1.619. Hồ sơ trình huyện 1.463 hồ sơ, đã có giấy chứng nhận QSD đất là 467 bìa. Trong đó Cấp mới 365/100 bìa, đạt 365%KH, cấp đổi 102/70 bìa, đạt 145,7%KH, chỉnh lý biến động 86/70 hồ sơ, đạt 122,8%KH, chuyển quyền sử dụng đất 15/15 hồ sơ, đạt 100%KH, chuyển mục đích sử dụng 02/02 hồ sơ, đạt 100%KH. Công tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường: Thực hiện nghiêm cam kết và trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã với với Chủ tịch UBND huyện trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, trong năm trên địa bàn xã không có trường hợp nào tự ý san hạ đất. Thường xuyên quan tâm, chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, quản lý, kiểm tra về bảo vệ môi trường trên địa bàn xã. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp trên thực hiện kiểm tra, giám sát đối với các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, đặc biệt là các mỏ khai thác đá. Bên cạnh đó xã luôn chủ động kịp thời giải quyết những ảnh hưởng về môi trường từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. + Công tác xây dựng: Thực hiện đầu tư xây dựng công trình: Đường bê tông xóm Lân Đăm, công trình: Sửa chữa công trình nước sinh hoạt tập trung xóm Lân Đăm theo nguồn vốn chương trình môi trường quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2018, triển khai xây dựng đường bê tông ở các xóm Bãi Cọ, Xuân Quang 2, Na Lay, Viến Ván, La Giang 1 được 1.203/1000m, bằng 120,3% kế hoạch.
  43. 34 4.2. Tình hình sử dụng đất tại xã Quang Sơn. Hiện trạng sử dụng đất của xã Quang Sơn năm 2018 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Quang Sơn năm 2018 Diện tích Cơ cấu STT Loại đất Mã (ha) (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 1401.89 100 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 823,94 58,77 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 427,37 30,48 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 238,02 16,98 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 131,49 9,38 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 106,53 7,56 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 189,35 13,51 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 387,43 27,63 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 387,43 27,63 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 9,14 0,65 2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 481,85 34,37 2.1 Đất ở OCT 28,74 2,05 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 28,74 2,05 2.2 Đất chuyên dùng CDG 427,32 30,48 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 0,31 0,02 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 202,96 14,48 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 7,47 0,53 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 158,78 11,32 2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 57,80 4,12 2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT NTD 10,35 0,75 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 13,27 0,95 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 2,17 0,15 3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 96,10 6,86 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 1,69 0,12 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 0,31 0,02 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 94,10 6,72 (Nguồn: Sở TN&MT Thái Nguyên).[9] Qua bảng 4.1 cho thấy: Xã Quang Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 1401,89ha; Phần diện tích đất khai phá đưa vào sử dụng cho các mục đích gồm 3
  44. 35 nhóm chính: nhóm đất nông nghiệp (58,77%), nhóm đất phi nông nghiệp (34,37%), nhóm đất chưa sử dụng (6,86%). Trong đó : Nhóm đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất có diện tích là 823,94ha, chiếm 58,77% tổng diện tích tự nhiên của xã, chi tiết về nhóm đất như sau: - Diện tích đất sản xuất nông nghiệp có 427,37ha chiếm 30,48% diện tích đất tự nhiên. + Diện tích đất trồng cây hằng năm là 238,02ha chiếm 16,98% diện tích đất tự nhiên, bao gồm đất trồng lúa (có diện tích là 131,49ha, chiếm 9,38% diện tích đất tự nhiên) và đất trồng cây hằng năm khác (có diện tích là 106,53ha, chiếm 7,56% diện đất tích tự nhiên). + Diện tích đất trồng cây lâu năm là 189,35ha, chiếm 13,51% diện tích đất tự nhiên. - Diện tích đất lâm nghiệp là 387,43ha, chiếm 27,63% diện tích đất tự nhiên. - Diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 9,14ha, chiếm 0,65% diện tích đất tự nhiên. Nhóm đất phi nông nghiệp có diện tích là 481,85ha, chiếm 34,37% tổng diện tích tự nhiên của xã, chi tiết về nhóm đất như sau: - Diện tích đất ở nông thôn là 28,74ha chiếm 2,05% diện tích đất tự nhiên. - Diện tích đất chuyên dùng là 427,32ha chiếm 30,48% diện tích đất tự nhiên. + Diện tích đất xây dựng trụ sở cơ quan là 0,31ha, chiếm 0,02% diện tích đất tự nhiên. + Diện tích đất quốc phòng là 202,96ha, chiếm 14,48% diện tích đất tự nhiên. + Diện tích đất xây dựng công trình sự nghiệp là 7,47ha, chiếm 0,53% diện tích đất tự nhiên. + Diện tích đất sản xuất, kinh doanh phi nông nhiệp là 158,78ha, chiếm 11,32 % diện tích đất tự nhiên.
  45. 36 + Diện tích đất có mục đích công cộng là 57,80ha, chiếm 4,12% diện tích đất tự nhiên. - Diện tích đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT là 10,53ha, chiếm 0,75% diện tích đất tự nhiên. - Diện tích đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối là 13,27ha, chiếm 0,95% diện tích đất tự nhiên. - Diện tích đất phi nông nghiệp khác là 2,17ha, chiếm 0,15% diện tích đất tự nhiên. Nhóm đất chưa sử dụng có diện tích là 96,10ha, chiếm 6,86% tổng diện tích tự nhiên của xã. - Diện tích đất bằng chưa sử dụng là 1,69ha, chiếm 0,12% diện tích đất tự nhiên. - Diện tích đất đồi núi chưa sử dụng là 0,31ha, chiếm 0,02% diện tích đất tự nhiên. - Diện tích đất núi đá không có rừng cây là 94,10ha, chiếm 6,72% diện tích đất tự nhiên. 4.3. Thực hiện công tác kê khai lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ tại 03 xóm thuộc xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm 2019. Căn cứ Quyết định số 1835/QĐ - UBND ngày 27/7/2015 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Thiết kế kỹ thuật - Dự toán đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, đăng ký cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Đồng Hỷ; Căn cứ Quyết định số 590/QĐ - STNMT ngày 29/11/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên về việc giao nhiệm vụ “Lập hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận lần đầu và Đăng ký, cấp đổi giấy chứng nhận đồng loạt đối với hộ gia đình cá nhân tại huyện Đồng Hỷ” cho Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường . Theo đó Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường đã thi công
  46. 37 công đoạn Lập hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận lần đầu; Đăng ký, cấp đổi giấy chứng nhận đồng loạt đối với hộ gia đình cá nhân xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên . Đơn vị đã phối hợp với UBND xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên triển khai công tác lập hồ sơ đăng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến các xóm trên địa bàn xã. Cụ thể đơn vị đã thông báo cho toàn bộ các hộ gia đình trên địa bàn 15/15 xóm từ 2, 3 lần, nhưng còn một số hộ không đến kê khai cấp GCN, hoặc đã được cấp GCN mới theo BĐĐC. 4.3.1. Quy trình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Hình 4.1: Sơ đồ quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  47. 38 Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ họp xét Trưởng Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã căn cứ vào tình hình thực tế và tiến độ triển khai tại cơ sở: Xây dựng lịch họp, xét cho từng thôn, xóm, tổ dân phố; chỉ đạo cán bộ địa chính xã và thành viên Ban chỉ đạo xã chủ trì phối hợp với thành viên Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp huyện, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường (hoặc cán bộ Văn phòng Đăng ký QSDĐ) được phân công phụ trách địa bàn và Tổ cấp giấy chứng nhận của thôn, bản, tổ dân phố chuẩn bị hồ sơ phục vụ cho việc họp, xét cấp giấy chứng nhận. Công việc cụ thể gồm: - Kiểm tra về tính đầy đủ của các tài liệu và nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký đất đai của từng chủ sử dụng đất. Trường hợp hồ sơ kê khai còn thiếu tài liệu hoặc kê khai thiếu nội dung phục vụ cho việc họp xét thì Tổ cấp giấy chứng nhận tại thôn, bản, tổ dân phố có trách nhiệm bổ sung hoàn chỉnh theo đúng Hướng dẫn số 206/HD-TNMT ngày 28/3/2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường. - Căn cứ các quy định của pháp luật về cấp giấy chứng nhận, nội dung kê khai của các hộ (ghi tại mục 3.2 của Tờ kê khai, đăng ký đất đai) và kết quả kiểm tra tại bước 4 Hướng dẫn số 206/HD-TNMT ngày 28/3/2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường: Tiến hành xem xét cụ thể đối với từng thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận lần đầu, dự kiến các trường hợp đủ điều kiện, chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính (nếu có); lập các biểu số liệu và biên bản phục vụ việc họp xét của Ban chỉ đạo cấp xã theo mẫu kèm theo văn bản này, cụ thể: + Biểu tổng hợp thông tin kê khai và dự kiến xét cấp cấp giấy chứng nhận Ban chỉ đạo cấp xã phục vụ cho Ban chỉ đạo hợp xét; + Dự kiến Danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận; + Dự kiến Danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận;
  48. 39 + Dự thảo biên bản họp xét cấp giấy chứng nhân của ban chỉ đạo cấp xã. Cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường (hoặc cán bộ Văn phòng Đăng ký QSDĐ) phụ trách địa bàn có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và nội dung dự kiến họp xét nêu trên; ghi phiếu ý kiến kiểm tra hồ sơ dự kiến xét, cấp giấy chứng nhận theo mẫu ban hành kèm theo văn bản này. Bước 2: Họp Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã - Thành phần tham gia họp, xét: + Trưởng ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã - Chủ trì cuộc họp; + Thư ký cuộc họp: Một trong các thành viên Ban chỉ đạo do Trưởng Ban cử để ghi chép nội dung và lập Biên bản họp xét của Ban chỉ đạo theo mẫu Biên bản kèm theo Hướng dẫn số 206/HD-TNMT ngày 28/3/2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường. + Các thành viên Ban chỉ cấp giấy chứng nhận cấp xã; + Tổ cấp giấy chứng nhận của thôn, xóm, tổ dân phố; + Thành viên Ban chỉ đạo cấp giấy của huyện, thành phố và cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường (hoặc cán bộ Văn phòng Đăng ký QSDĐ) được phân công phụ trách địa bàn. + Tùy theo từng điều kiện cụ thể, Ban chỉ đạo cấp xã có thể mời đại diện nhân dân trong cùng thôn, bản, tổ dân phố là người am hiểu về đất đai và nắm được các quy định của pháp luật về đất đai để cùng tham gia họp xét. - Nội dung họp xét: + Cán bộ địa chính xã trình bày Dự thảo kết quả xét, cấp giấy chứng nhận đối với từng thửa đất theo đề nghị của từng hộ gia đình, cá nhân; thông qua danh sách các trường hợp đủ điều kiện và danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. + Cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường (hoặc cán bộ Văn phòng Đăng ký QSDĐ) huyện, thành phố đọc phiếu ý kiến kiểm tra của cán bộ được phân công phụ trách địa bàn.
  49. 40 + Trưởng Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã chủ trì thảo luận, tập trung làm rõ đối với các trường hợp: Thửa đất còn có ý kiến chưa thống nhất về tên chủ sử dụng, diện tích, loại đất, nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai, sự phù hợp với quy hoạch của những người tham gia họp xét; thửa đất có nguồn gốc phức tạp cần phải có ý kiến thống nhất. Trường hợp đặc biệt, thửa đất có nguồn gốc và thời điểm sử dụng phức tạp mà chưa thống nhất được tại cuộc họp thì thư ký cuộc họp lập thành danh sách để lấy ý kiến khu dân cư theo Hướng dẫn tại Thông tư số 06/2007/TT- BTNMT ngày 02/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ý kiến kết luận theo phiếu lấy ý kiến khu dân cư là căn cứ để xét, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã biểu quyết thông qua về danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận bằng hình thức biểu quyết giơ tay. Kết luận rõ nội dung cần hoàn thiện bổ sung và thời gian hoàn thành đối với hồ sơ còn tồn tại. - Hoàn thiện hồ sơ sau họp xét: + Căn cứ kết quả xét, cấp của Ban chỉ đạo cấp xã, Thư ký cuộc họp hoàn thiện Biên bản họp xét của Ban chỉ đạo; lập danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận kèm theo Biên bản để chuẩn bị công khai. Cán bộ địa chính xã lập danh sách công khai các trường hợp đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo Hướng dẫn số 206/HD-TNMT ngày 28/3/2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường. Tổ cấp Giấy chứng nhận tại thôn, bản, tổ dân phố hoàn thiện hồ sơ kê khai của hộ gia đình, cá nhân (nếu có) theo kết luận tại Biên bản cuộc họp. + Hồ sơ sau họp xét, gồm: Hồ sơ kê khai, đăng ký của hộ gia đình, cá nhân; Biểu tổng hợp thông tin và kết quả xét, cấp giấy chứng nhận của Ban
  50. 41 chỉ đạo cấp xã; Danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận; Danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận; Biên bản họp xét cấp giấy chứng nhân của ban chỉ đạo cấp xã; Phiếu ý kiến thẩm định của cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường phụ trách địa bàn được lưu vào hồ sơ họp xét do cán bộ địa chính xã lưu giữ và bảo quản để thực hiện các nội dung tiếp theo. Bước 3: Công khai hồ sơ và giải quyết vướng mắc - Sau thời gian không quá 03 ngày kể từ ngày họp xét của Ban chỉ đạo, cán bộ địa chính xã có trách nhiệm niêm yết công khai kết quả tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn; Tổ trưởng Tổ cấp giấy chứng nhận niêm yết công khai tại nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố (hoặc địa điểm Tổ cấp giấy chứng nhận làm việc) và có trách nhiệm tiếp thu, giải đáp ý kiến của nhân dân trong quá trình công khai. Trường hợp có vướng mắc không giải đáp được thì ghi nhận ý kiến của nhân dân, gửi ban chỉ đạo cấp xã xem xét, giải quyết. - Tài liệu công khai gồm: Danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận và Danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận theo mẫu ban hành kèm theo Hướng dẫn số 206/HD-TNMT ngày 28/3/2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường. - Thời gian công khai kết quả họp xét cấp giấy chứng nhận và giải quyết vướng mắc là 15 ngày kể từ ngày niêm yết công khai. - Kết thúc thời gian công khai phải được lập thành biên bản theo mẫu ban hành kèm theo Hướng dẫn số 206/HD-TNMT ngày 28/3/2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường. Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ, lập Tờ trình - Căn cứ kết quả công khai Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ và lập Tờ trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố cấp giấy chứng nhận.
  51. 42 - Hồ sơ kèm theo tờ trình gồm: + Biểu tổng hợp thông tin và kết quả xét, cấp giấy chứng nhận của Ban chỉ đạo cấp xã . + Danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. + Danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. + Biên bản họp xét cấp giấy chứng nhân của ban chỉ đạo cấp xã. + Biên bản kết thúc việc công khai hồ sơ. + Phiếu ý kiến thẩm định của cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường. + Túi hồ sơ kê khai đất đai của hộ gia đình, cá nhân + Tài liệu dạng số nếu thực hiện trên máy tính. Bước 5: Tiếp nhận hồ sơ và viết giấy chứng nhận - Văn phòng đăng ký thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thành phố có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra về số lượng hồ sơ do Ủy ban nhân dân xã nộp về. Việc tiếp nhận hồ sơ phải được lập sổ ghi rõ người nhận, người nộp, thời gian nộp, số lượng, loại hồ sơ nộp và ghi phiếu tiếp nhận cho người đến nộp hồ sơ. - Việc viết giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Hướng dẫn số 206/HD-TNMT ngày 28/3/2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường. Đối với những nơi chưa có bản đồ địa chính thì sơ đồ trên trang 3 của Giấy chứng nhận thể hiện sơ họa theo sơ đồ tự đo vẽ của chủ sử dụng đất và ghi rõ tên của các chủ sử dụng đất liền kề, không ghi kích thước các cạnh thửa đất (có giấy chứng nhận viết mẫu kèm theo). - Sau khi hoàn thành việc viết giấy chứng nhận văn phòng đăng ký cấp huyện phải lập sổ Mục kê, Địa chính và sổ Cấp giấy chứng nhận theo quy định để quản lý. 4.3.2. Kết quả quá trình thực hiện công tác kê khai lập hồ sơ cấp đổi GCNQSDĐ trên địa bàn 03 xóm tại xã Quang Sơn đến tháng 4 năm 2019.
  52. 43 Công tác lập hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng hồ sơ địa chính được Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường thực hiện lồng ghép với quá trình đo đạc bản đồ địa chính theo quy định của Thông tư số 30/2013/TT- BTNMT ngày 14/10/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định thực hiện lồng ghép việc đo đạc lập hoặc chính lý bản đồ địa chính và đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính. Cụ thể như sau: Thực hiện lồng ghép việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận với việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính Đối với các khu vực triển khai thực hiện từ công đoạn đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính thì Công ty sẽ thực hiện các nội dung công việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận lồng ghép trong quá trình đo đạc theo quy định như sau: -Trong quá trình chuẩn bị triển khai đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính, sẽ thực hiện lồng ghép các công việc chuẩn bị cho tổ chức kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất gồm: thu thập, kiểm tra, đánh giá hồ sơ địa chính; lập danh sách các trường hợp phải kê khai đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận lần đầu, trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận và trường hợp phải đăng ký biến động đất đai. -Trong quá trình thực hiện xác định ranh giới thửa đất và đo đạc chi tiết bản đồ địa chính ở thực địa, đơn vị sẽ thực hiện lồng ghép các công việc phục vụ cho đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận gồm: thu thập tin về mục đích đang sử dụng đất, người đang sử dụng đất; nguồn gốc sử dụng đất; tình trạng tranh chấp sử dụng đất; tình hình biến động ranh giới, diện tích thửa đất so với giấy tờ về quyền sử dụng đất (nếu có).
  53. 44 -Trong quá trình thực hiện giao nhận kết quả đo đạc địa chính thửa đất cho người sử dụng đất, đơn vị sẽ thực hiện lồng ghép việc cấp phát mẫu đơn và hướng dẫn kê khai, lập hồ sơ đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận lần đầu, hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận, hồ sơ đăng ký biến động đất đai (sau đây gọi là hồ sơ đăng ký). - Trong quá trình thực hiện kiểm tra, xác minh, chỉnh sửa bản đồ địa chính theo ý kiến phản ánh của người sử dụng đất, đơn vị sẽ hướng dẫn cho người sử dụng đất đăng ký đất đai lại theo kết quả chỉnh sửa, hoàn thiện bản đồ địa chính. Để có sự phối hợp tốt giữa các bên liên quan Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đồng Hỷ và Ủy ban nhân dân xã Quang Sơn thực hiện lồng ghép trong việc kiểm tra, xét duyệt hồ sơ đăng ký đất đai trên địa bàn xã. Trong quá trình Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện kiểm tra, xác nhận hồ sơ đăng ký của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư mà công ty đã lập và bàn giao, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cần phối hợp để thực hiện tại xã đối với các công việc như sau: - Đề nghị sự phối hợp của chi nhánh VPĐK với Ủy ban nhân dân cấp xã cùng thực hiện kiểm tra sự đầy đủ, rõ ràng, thống nhất của hồ sơ đăng ký đất đai đã tiếp nhận; phân loại hồ sơ đăng ký để phục vụ cho thẩm tra, xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và việc duyệt cấp Giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm: a) Hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu, trong đó được phân theo từng loại nguồn gốc sử dụng đất; b) Hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận; c) Hồ sơ đăng ký biến động đất đai, trong đó phân theo từng loại hình biến động.
  54. 45 - Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc thẩm tra, xác nhận hồ sơ đăng ký của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật đất đai đối với mỗi loại thủ tục hành chính. - Kiểm tra kết quả xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với từng hồ sơ đăng ký của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư ngay sau khi được xác nhận. - Xác định điều kiện cấp Giấy chứng nhận, điều kiện đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất và ghi ý kiến của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai vào từng hồ sơ theo thẩm quyền phân cấp quy định đối với mỗi loại thủ tục hành chính. Sau quá trình thực hiện lồng ghép công tác kê khai lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn 03 xóm là Trung Sơn, Xuân Quang 1, Viến Ván, đơn vị đã thu được kết quả kê khai của các hộ gia đình cá nhân trên địa bàn 03 xóm thuộc xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên kết quả cụ thể như sau:
  55. 46 CẤP ĐỔI GCNQSD ĐẤT: Bảng 4.2. Bảng tổng hợp số liệu các hộ gia đình, cá nhân tham gia kê khai cấp đổi GCNQSDĐ tại 03 xóm, xã Quang Sơn năm 2019. Số hộ kê Diện tích STT Xóm Số thửa Loại đất khai (m2) 12 ONT 3300 57 BHK 31.064,6 Trung Sơn 6 LUC 1675,7 1 24 33 LUK 12.810,0 33 CLN 35.767,3 Tổng 141 84.617,6 31 LUK 3391,1 14 BHK 3884,2 23 LUC 4292 2 Xuân Quang 15 14 CLN 10.603,4 1 3 RSX 853 Tổng 85 23.023,7 27 RSX 96.189,3 110 LUK 37.972,6 74 LUC 21.189,8 3 Viến Ván 18 3 ONT+CLN 9890,1 31 BHK 29.596,9 Tổng 245 194.838,7 Tổng 57 471 302.480,0
  56. 47 Qua bảng 4.2 cho thấy: Tổng số hộ tham gia kê khai cấp đổi GCNQSDĐ trên cả ba xóm 57 là hộ với 471 thửa đất, tổng diện tích kê khai là 30,24ha. Trong đó xóm có diện tích kê khai nhiều nhất là xóm Viến Ván với diện tích là 19,48 ha. Xóm có diện tích kê khai ít nhất là xóm Xuân Quang 1 với diện tích là 2,3ha. Các hộ chủ yếu kê khai cấp mới GCNQSDĐ đối với các loại đất sau: Đất ở nông thôn (ONT), Đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm (ONT+CLN), Đất bằng trồng cây hành năm khác (BHK), đất chuyên trồng lúa nước (LUC),đất trồng lúa khác (LUK), đất trồng cây lâu năm (CLN) và đất nuôi trồng thủy sản (NTS),đất rừng sản xuất (RSX). Xóm Trung Sơn có 24 hộ kê khai với 141 thửa đất, diện tích kê khai là 8.46ha. Trong đó: Đất BHK là 57 thửa, diện tích 3,1ha; đất ONT là 12 thửa, diện tích 0,33ha, đất CLN 33 thửa, diện tích 3,57ha và đất LUK là 33 thửa, diện tích 1,28ha, đất LUC là 06 thửa, diện tích 0,16ha. Xóm Xuân Quang 1 có 15 hộ kê khai với 85 thửa đất, diện tích kê khai là 2,3ha. Trong đó: Đất LUK là 31 thửa, diện tích 0,33ha; đất BHK là 14 thửa, diện tích 0,38ha; LUC 23 thửa, diện tích 0,42ha; CLN 14 thửa, diện tích 1,06ha và 3 thửa RSX diện tích 0,08ha. Xóm Viến Ván có 18 hộ kê khai với 245 thửa đất, diện tích kê khai là 19,48ha. Trong đó: Đất ONT+CLN là 3 thửa, diện tích 0,98ha; BHK là 31 thửa, diện tích 2,95ha; LUC là 74 thửa, diện tích 2,1ha ; LUK là 110 thửa, diện tích 3,79ha; và 27 thửa RSX, diện tích 9,6ha. - Tiến hành công khai hồ sơ cấp GCNQSDĐ + Sau khi hoàn thiện hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân tổ công tác thông qua UBND xã Quang Sơn tiến hành công khai hồ sơ cấp GCNQSDĐ theo quy định. + Thời gian công khai là 15 ngày làm việc. + Sau thời gian công khai hồ sơ thu được kết quả như sau:
  57. 48 Bảng 4.3. Tổng hợp số hộ gia đình cá nhân đủ điều kiện cấp đổi GCNQSDĐ ST Diện tích Xóm Số hộ Số thửa Loại đất T (m2) 7 ONT 1980 23 BHK 12.425,8 1 3 LUC 837,85 Trung Sơn 11 15 LUK 5764,5 20 CLN 21.460,4 Tổng 68 42.468,5 22 LUK 2373,8 4 BHK 1165,2 13 LUC 2575 2 Xuân Quang 6 6 CLN 4771,5 1 0 RSX 0 Tổng 45 10.885,5 8 RSX 28.856,7 80 LUK 30.378,1 44 LUC 12.713,9 3 ONT+CL Viến Ván 7 1 2967,1 N 18 BHK 17.758,1 Tổng 151 92.673,9 Tổng 24 264 146.027,9 Qua bảng 4.3 cho thấy Tổng số hộ có đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ của cả 03 xóm là 24 hộ với 24 hồ sơ trên tổng số thửa là 264 thửa với diện tích đủ điều kiên cấp GCNQSDĐ là 14,6ha. Xóm có nhiều hộ có đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ là xóm Trung Sơn với 11 hộ, xóm có diện tích đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ là 4,24ha. Xóm Viến Ván với 7 hộ, xóm có diện tích đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ là 9,26ha.
  58. 49 Xóm có ít hộ có đủ điều cấp GCNQSDĐ là xóm Xuân Quang 1 với 6 hộ, và đồng thời cũng là xóm có diện tích đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ thấp nhất là 1,08ha. Bảng 4.4. Tổng hợp số hộ gia đình cá nhân không đủ điều kiện cấp đổi GCNQSDĐ Diện tích STT Xóm Số hộ Số thửa Loại đất (m2) 5 ONT 1320 34 BHK 18.638,8 3 LUC 837,85 1 Trung Sơn 13 18 LUK 7045,5 13 CLN 14.306,9 Tổng 73 42.149,1 9 LUK 1017,3 10 BHK 2719 Xuân Quang 9 10 LUC 1717 2 1 8 CLN 5831,9 3 RSX 853 Tổng 40 12.138,2 19 RSX 67.332,6 30 LUK 7594,5 30 LUC 8475,9 3 Viến Ván 11 2 ONT+CLN 6923 13 BHK 11.838,8 Tổng 94 102.164,8 Tổng 33 207 156.452,1 Qua bảng: 4.4 cho thấy:
  59. 50 Tổng số hộ không đủ điều kiện cấp giấy ở cả 3 xóm là 33 hộ với tổng diện tích là 15,6ha. Xóm có nhiều hộ không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ là xóm Trung Sơn là 13 hộ, 73 thửa đất và diện tích là 4,2ha. Xóm có diện tích không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ lớn nhất là xóm Viến Ván với 10,2ha. Ít nhất là xóm Xuân Quang 1 với diện tích 1,2ha. Bảng 4.5. Một số ví dụ về trường hợp không đủ điều kiện cấp đổi GCNQSDĐ Số Diện Số Loại Nguyên STT Tên chủ sử dụng Địa chỉ tờ tích thửa Đất nhân BĐ (m2) Xóm Sử dụng trái 1 Dương Thị Xuyên Trung 58 52 375,9 BHK mục đích Sơn Xóm Đất đang có 2 Đào Duy Thủ Trung 59 198 608,6 LUK tranh chấp. Sơn Xóm Đất giao trái 3 Hoàng Văn Cường Trung 55 162 69,3 LUC thẩm quyền. Sơn Xóm Mua bán có 4 Hoàng Văn Chinh Trung 60 6 95,8 BHK giấy viết tay Sơn sau 1/1/2009 Xóm Tự ý chuyển 5 Lý Văn Páo Trung 59 120 400 ONT đổi mục đích Sơn sử dụng đất.
  60. 51 Xóm Tặng cho sai 6 Triệu Thị Hồng Xuân 17 160 995,5 CLN thời điểm Quang 1 Xóm Thiếu hợp Nguyễn Văn 7 Xuân 3 32 853 RSX đồng tặng Cường Quang 1 cho Xóm Sử dụng trái 8 Chu Thị Tàn 37 94 215,2 BHK Viến Ván mục đích Thiếu văn Xóm 9 Lâm Việt Dũng 30 120 160,5 LUC bản phân Viến Ván chia thừa kế Xóm Ranh giới 10 Lý Văn Hưng 3 378 1680,3 CLN Viến Ván thay đổi. Qua bảng 4.5 cho thấy: Một số hộ điển hình không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Các hộ này không được cấp GCNQSDĐ vì các lý do như: nhận tặng cho, thừa kế k có giấy tờ, hồ sơ, thủ tục theo quy định của pháp luật; thửa đất khai phá đã có trong bản đồ 299 nhưng chưa được cấp giấy năm 1993. Tiếp nhận hồ sơ và viết giấy chứng nhận Sau khi trình hồ sơ lên Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Đồng Hỷ thẩm định hồ sơ. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Đồng Hỷ có nhiệm vụ thẩm định hồ sơ và chuyển hồ sơ sang UBND huyện Đồng Hỷ. UBND huyện Đồng Hỷ ra Quyết định in GCNQSDĐ.
  61. 52 4.4. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong công tác cấp GCNQSD đất tại xã Quang Sơn. 4.4.1. Những thuận lợi - Người dân hòa đồng, hợp tác nhiệt tình và cung cấp đầy đủ hồ sơ cho tổ công tác cấp GCNQSD đất. - Có đầy đủ bản đồ địa chính và bản đồ giải thửa 299 để tiến hành ốp bản đồ và so sánh bản đồ địa chính với bản đồ giải thửa 299. Ngoài ra còn có bản đồ quy hoạch sử dụng đất. - Có đầy đủ thông tin về đất đai như sổ kê địa chính, sổ mục kê đất - Có sự phối hợp nhiệt tình của chính quyền địa phương. - Có đầy đủ văn bản hướng dẫn thực hiện cấp GCNQSD đất. 4.4.2. Những khó khăn - Bên cạnh đó vẫn có một số hộ dân trong xã không hợp tác nhiệt tình với tổ công tác, còn gây khó dễ không cung cấp hồ sơ nên một số thửa đất không được cấp GCNQSD trong đợt này. - Tình trạng lấn chiếm đất công, tự chuyển mục đích sử dụng đất; tự ý chia tách, chuyển nhượng đất đai bất hợp pháp; vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai. - Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không chủ động đăng ký kê khai. - Việc xác định nguồn gốc sử dụng đất, thời điểm sử dụng đất của chính quyền xã còn chậm. - Do “dồn điền đổi thửa” nên sau khi thực hiện thành công các chủ trương trên thì số lượng GCNQSDĐ đất nông nghiệp của nhân dân cần cấp lại là rất lớn. - Hồ sơ địa chính còn thiếu và chưa hoàn thiện. 4.4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Quang Sơn. - Dựa trên nhu cầu và quyền lợi, lợi ích của người dân UBND xã phải tiến hành điều chỉnh quy hoạch hoặc hủy bỏ những quy hoạch không khả thi
  62. 53 để cấp GCN cho người sử dụng đất. - Cần có chính sách mới cho phép cấp GCNQSD đất theo hiện trạng sử dụng đất đối với các hộ gia đình có đất được dồn điền đổi thửa theo quy định của pháp luật. - Nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ địa chính còn thiếu. - Nhanh chóng rà soát lại nguồn gốc sử dụng đất và tiến hành cấp đầy đủ GCNQSD đất cho bà con nhân dân tránh trường hợp bỏ sót. * Đối với hộ gia đình đang có tranh chấp, gia đình chưa thống nhất: Cần tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến chính sách pháp luật đến người dân để người dân hiểu được việc cấp giấy chứng nhận là quyền lợi của họ. Đối với các hộ đang có tranh chấp, UBND huyện xã Quang Sơn sẽ thành lập tổ công tác hòa giải vận động các hộ và xác định lại nguồn gốc thửa đất dựa vào các tài liệu của xã, các giấy tờ của chủ sử dụng đất tranh chấp, kết hợp thông tin khác để đối chiếu tài liệu nhằm giải quyết một các hợp lý. Sau đó giao cho bộ phận Địa chính tiến hành xét cấp cho các hộ. * Đối với các hộ gia đình lấn chiếm đất công: Đối với các hộ tăng diện tích mà sử dụng ổn định trước ngày 1/7/2004 nay vẫn phù hợp quy hoạch khu dân cư thì cho các hộ được nộp tiền sử dụng đất để hợp thức. Còn đối với các hộ phần diện tích tăng mà nằm vào quy hoạch thì vận động các hộ giải phóng mặt bằng phần đất lấn chiếm và chỉ cấp GCN cho các hộ này đúng với phần diện tích hợp pháp của mình.
  63. 54 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.2. Kết luận Qua quá trình thực tập tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên về đề tài: "Thực hiện công tác cấp đổi giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm 2019". Em xin rút ra một số kết luận như sau: -Xã Quang Sơn có vị trí địa lý thuận lợi do đó có nhiều cơ hội để tiếp thu những thành tựu về khoa học công nghệ và những tiến bộ về xã hội. Tình hình kinh tế - xã hội phát triển ổn định đáp ứng được thực trạng phát triển kinh tế xã hội của xã trong tương lai. -Tổng số hộ tham gia kê khai là 57 hộ với 471 thửa đất, tổng diện tích kê khai là 302.480,0m2. -Có 24 hộ đủ điều kiện và 33 hộ không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ. -Tổng số hộ không đủ điều kiện cấp giấy ở cả 3 xóm là 33 hộ với tổng diện tích là 156452,1m2. Trong đó: BHK là 45 thửa diện tích 31349,1m2; LUC là 60 thửa với diện tích 16126,7m2; CLN là 32 thửa với diện tích 26231,9m2; RSX là 8 thửa với diện tích 28856,7m2; ONT+CLN là 1 thửa, diện tích là 2967,1m2; LUK số thửa là 117 diện tích 38516,4m2; ONT là 7 thửa với diện tích 1980m2. 5.2. Kiến nghị Để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận trên địa bàn xã cần: - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai, vận động người sử dụng đất đặc biệt là hộ gia đình, cá nhân lập thủ tục kê khai đăng ký cấp GCN.
  64. 55 - Kiểm tra, rà soát lại những hộ chưa được cấp GCN để có kế hoạch triển khai một cách hợp lý. Khi giải quyết các giấy tờ về đất đai cần thực hiện nhanh chóng, đúng hẹn, tránh sự đi lại nhiều lần gây phiền hà cho nhân dân. - Công khai hóa đầy đủ quy định, thủ tục hành chính, thuế, lệ phí phải nộp theo quy định của nhà nước để góp phần tăng hiệu quả của quá trình giải quyết các yêu cầu của nhân dân. -UBND xã Quang Sơn cần tổ chức thông báo, phổ biến, tuyên truyền chính sách Pháp Luật đất đai tới từng người dân để họ hiểu rõ ý nghĩa của công tác đăng kí đất đai và cấp GCNQSDĐ.
  65. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT- BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tài liệu ấn hành. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về hồ sơ địa chính. Tài liệu ấn hành. 3. Chính phủ (2014) Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai. 4. Sở TNMT tỉnh Thái Nguyên Hướng dẫn số 1122/2016 về hướng dẫn lồng ghép công tác đo đạc chỉnh lý bản đồ với công tác kê khai cấp đổi cấp mới GCNQSDĐ trên địa bàn thành phố và các huyện trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. 5. Căn cứ Quyết định số 590 / QĐ - STNMT ngày 29 / 11 / 2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên về việc giao nhiệm vụ “Lập hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận lần đầu và Đăng ký, cấp đổi giấy chứng nhận đồng loạt đối với hộ gia đình cá nhân tại huyện Đồng Hỷ” cho Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường. 6. Căn cứ Quyết định số 1835/QĐ - UBND ngày 27/7/2015 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt điều chỉnh,bổ sung Thiết kế kỹ thuật - Dự toán đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, đăng ký cấp giấy chứng nhận,lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Đồng Hỷ. 7. Căn cứ thông tư 23/2014/TT-BTNMT Quy định về cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất,Căn cứ thông tư 24,2014/TT- BTNMT quy định về hồ sơ địa chính. 8. Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2018 kèm theo số liệu kiểm kê đất đai xã Quang Sơn năm 2015. 9. UBND xã Quang Sơn (2018) thống kê, kiểm kê diện tích đất đai.
  66. 57 10. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016) Báo cáo của Tổng cục quản lý đất đai năm 2016 về lĩnh vực đất đai ( giao/nam-20165-ca-nuoc-da-cap-42-3-trieu-giay-chung-nhan-quyen-su-dung- dat-365129.html). Ngày 12/06/2016.