Khóa luận Sự tác động của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Sự tác động của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_su_tac_dong_cua_du_luan_xa_hoi_doi_voi_viec_thuc_h.pdf
Nội dung text: Khóa luận Sự tác động của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRỊNH THU LAN SỰ TÁC ĐỘNG CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2016-L Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Thị Lan Phương HÀ NỘI, 2020
- LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan khóa luận là công trình nghiên cứu của riêng em. Các kết quả nêu trong khóa luận chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các ví dụ và trích dẫn trong khóa luận đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Vậy em viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để em có thể bảo vệ khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn! Tác giả khóa luận Trịnh Thu Lan 1
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng các thầy giáo, cô giáo trong Khoa đã ân cần chỉ bảo, giảng dạy, tạo cho em có được điều kiện học tập ở một môi trường tốt nhất trong suốt thời gian qua. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Phan Thị Lan Phương, người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Đồng thời, em xin gửi lời tri ân tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp lần này. Tác giả khóa luận Trịnh Thu Lan 2
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 1 LỜI CẢM ƠN 2 MỤC LỤC 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6 PHẦN MỞ ĐẦU 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 13 1.1. Khái luận về tác động dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật 13 1.1.1. Khái niệm dư luận xã hội 13 1.1.2. Khái niệm thực hiện pháp luật 14 1.1.3. Khái niệm về tác động của dư luận xã hội đối với thực hiện pháp luật 15 1.1.4. Nội dung của tác động dư luận xã hội đối với thực hiện pháp luật15 1.1.4.1. Dư luận xã hội tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc thực hiện pháp luật 15 1.1.4.2. Dư luận xã hội tác động đến thực hiện pháp luật cả chiều tích cực và tiêu cực 19 1.1.4.3. Sự tác động của dư luận xã hội có tính định hướng, điều chỉnh hành vi thực hiện pháp luật 24 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tác động của dư luận xã hội với thực hiện pháp luật 25 1.2.1. Tác động của dư luận xã hội đến thực hiện pháp luật bị ảnh hưởng bởi kinh tế 25 1.2.2. Tác động của dư luận xã hội đến thực hiện pháp luật bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa, xã hội 26 3
- 1.2.3. Sự tác động của dư luận xã hội đến thực hiện pháp luật bị quy định bởi pháp luật 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI TRONG VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 30 2.1. Các quy định pháp luật về tác động của dư luận xã hội với thực hiện pháp luật 30 2.1.1. Lịch sử hình thành các quy định pháp luật về tác động của dư luận xã hội đến thực hiện pháp luật 30 2.1.2. Các quy định pháp luật hiện hành về tác động của dư luận xã hội đến thực hiện pháp luật 32 2.2. Thực trạng tác động của dư luận xã hội với thực hiện pháp luật 37 2.2.1. Những tác động tích cực của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay 37 2.2.1.1. Nâng cao hiệu quả việc người dân tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội và công tác đấu tranh chống tiêu cực thông qua việc khiếu nại, tố cáo 37 2.2.1.2. Nâng cao trách nhiệm của người dân trong việc đóng góp ý kiến với Đảng và Nhà nước về những vấn đề phát triển kinh tế xã hội thông qua các cơ quan dân cử 41 2.2.1.3. Nâng cao chất lượng hoạt động quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của đội ngũ cán bộ trong bộ máy Nhà nước 42 2.2.2. Những tác động tiêu cực của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay 44 2.2.2.1. Những phản ánh không toàn diện của dư luận xã hội gây nên mất định hướng trong thực hiện pháp luật 44 2.2.2.2. Phản ánh thiếu trung thực dẫn đến sự sai lệch trong hoạt động thực hiện pháp luật 46 2.2.2.3. Dư luận xã hội vượt quá giới hạn các quy định của pháp luật . 47 4
- 2.3. Nguyên nhân thực trạng tác động của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật 48 2.3.1. Nguyên nhân những tác động tích cực của dư luận xã hội trong thực hiện pháp luật 49 2.3.2. Nguyên nhân những tác động tiêu cực của dư luận xã hội trong thực hiện pháp luật 50 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA TÁC ĐỘNG DƯ LUẬN XÃ HỘI VỚI VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 53 3.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về tác động dư luận xã hội với thực hiện pháp luật 53 3.2. Một số giải pháp khác 57 3.2.1. Đẩy mạnh tổ chức điều tra, thăm dò và sử dụng các kết quả thăm dò dư luận xã hội trong hoạt động thực hiện pháp luật 57 3.2.2. Đẩy mạnh dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội 58 3.2.3. Nâng cao ý thức pháp luật của người dân và của đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước 60 3.2.4. Tăng cường quản lý và kiểm soát dư luận xã hội 62 3.2.5. Phát huy vai trò của báo chí và thông tin đại chúng 63 KẾT LUẬN CHUNG 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 5
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Ý nghĩa 1 Bộ GD & ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo 2 HĐND Hội đồng nhân dân 3 NXB Nhà xuất bản 4 TTATGT Trật tự an toàn giao thông 5 UBND Ủy ban nhân dân 6 XHCN Xã hội chủ nghĩa 6
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dư luận xã hội hiện nay đang là một vấn đề ngày càng được quan tâm, nhất là trong thời đại kinh tế thị trường hội nhập và thời đại công nghệ 4.0. Bởi có thể nói, cuộc cách mạng 4.0 chính là kỉ nguyên của vạn vật được kết nối với Internet. Với sự bùng nổ Internet, đặc biệt là tốc độ truy cập ngày càng nhanh, vài năm trở lại đây, truyền thông xã hội đang phát triển mạnh mẽ với bất kỳ ai cũng có thể đăng thông tin lên mạng xã hội. Quá trình toàn cầu hóa thông tin, sự bùng nổ các phương tiện truyền thông Internet mạnh mẽ như vậy khiến công tác quản lý thông tin trên mạng xã hội, định hướng dư luận ở nước ta hiện nay đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. Vì thế mà vấn đề này ngày càng được chú trọng hơn nữa và không thể phủ nhận nó có sức ảnh hưởng sâu rộng tới các lĩnh vực của đời sống nói chung và tới các hoạt động thực hiện pháp luật nói riêng. Dư luận xã hội là một hiện tượng tâm lý xã hội đặc biệt trong đời sống, là tấm gương phản chiếu mức độ quan tâm của toàn xã hội tới một sự kiện, hiện tượng nào đó. Trong từng thời kỳ, dư luận luôn có ảnh hưởng nhất định đến sự ổn định và phát triển chung của toàn xã hội, nhất là khi Việt Nam có khoảng 66,1 triệu người sử dụng Internet [46] và mạng xã hội đang phát triển như vũ bão hiện nay. Thông qua dư luận xã hội, người dân được tự do thể hiện quan điểm cá nhân về các vấn đề chung của quốc gia, dân tộc. Đồng thời, dư luận còn là một yếu tố mà Nhà nước luôn phải quan tâm để có thể phát huy được tác động tích cực của hiện tượng này trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách và phát triển kinh tế - xã hội. Bởi chúng ta không thể phủ nhận, trong bất cứ xã hội nào, dư luận xã hội cũng có những ảnh hưởng nhất định, thậm chí ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến chính trị - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, với mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì vai trò của quần chúng nhân dân trong xây dựng và phát triển đất nước cần được chú trọng hơn nữa. Trong đó, việc phát huy vai trò giám sát, đánh giá của nhân dân 7
- thông qua phát huy phương diện tích cực của dư luận xã hội là yêu cầu vô cùng cấp bách ở Việt Nam hiện nay. Xét về bản chất, thực hiện pháp luật là một trong những nội dung mang ý nghĩa quan trọng; quyết định đến hiệu lực của pháp luật trong hoạt động quản lý Nhà nước, quản lý xã hội; quyết định đến sự ổn định và phát triển toàn diện của xã hội hiện đại. Thực hiện pháp luật là một kênh quan trọng để cho các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành được thực hiện hóa vào đời sống. Hoạt động lập pháp có tốt đến đâu cũng không còn ý nghĩa nếu chúng chỉ là những quy phạm nằm trên giấy mà không được tôn trọng thực hiện trên thực tế; các chủ trương đường lối có tốt tới mấy cũng khó mà thực hiện nếu Nhà nước không phát huy được vai trò làm chủ của mình Có ý nghĩa như vậy nên thực hiện pháp luật luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế thì những góc khuất, mảng tối trong xã hội xuất hiện ngày càng nhiều và đôi khi pháp luật vẫn chưa được thực hiện đúng và đầy đủ trên thực tế. Những tệ nạn xã hội xuất hiện ngày càng nhiều với tính chất nguy hiểm hơn trước, các giá trị xã hội bị đảo lộn, công bằng xã hội bị vi phạm Tất cả đều xuất phát từ việc không tôn trọng pháp luật, vi phạm pháp luật. Xã hội vẫn tồn tại những tiêu cực, hạn chế yêu cầu nhà nước ta cần quan tâm hơn nữa tới việc đẩy mạnh hiệu quả thực hiện pháp luật bằng phương thức phối hợp pháp luật với những công cụ khác. Trong đó, phải kể đến dư luận xã hội như một công cụ hiệu quả hỗ trợ hoạt động thực hiện pháp luật. Để làm được như vậy, Đảng và Nhà nước cùng với toàn xã hội cần nhìn nhận và phát huy hơn nữa vai trò tích cực của dư luận xã hội đối với đời sống, đặc biệt là hoạt động thực hiện pháp luật. Song, thực tế phản ánh rằng, việc nhìn nhận và phát huy những mặt tích cực của dư luận xã hội vẫn chưa được thực hiện, dư luận xã hội vẫn chưa thực sự được coi trọng, đôi khi nó còn trở thành con dao hai lưỡi gây nên những ảnh hưởng tiêu cực. Vậy nên yêu cầu nâng cao hiệu quả của tác động dư luận xã 8
- hội với thực hiện pháp luật ngày càng trở nên được quan tâm, chú trọng hơn nữa. Thêm vào đó, trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam như hiện nay, việc tiếp tục tìm kiếm những mô hình mới nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân và các tổ chức xã hội thông qua dư luận xã hội đối với quá trình tổ chức thực thi đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng đang trở thành một yêu cầu cấp bách. Để có thể đáp ứng những yêu cầu trên, việc tìm hiểu và nhìn nhận về sự tác động của dư luận xã hội đối với thực hiện pháp luật là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nó góp phần bổ sung hệ thống lý luận về dư luận xã hội và đánh giá những tác động của nó trong công tác quản lý xã hội, trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật - nhiệm vụ trọng tâm của xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Có thể nói, những căn cứ lý luận và yêu cầu thực tiễn nêu trên chính là lý do thúc đẩy người viết lựa chọn đề tài “Sự tác động của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan đến sự tác động của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu, trong đó có một số công trình khoa học tiêu biểu sau đây: Trong sách “Dư luận xã hội trong sự nghiệp đổi mới” [19] của PGS.TS Lương Khắc Hiếu xuất bản năm 1999 tại NXB Chính trị Quốc gia, tác giả đã trình bày rất cụ thể, chi tiết về bản chất và vai trò của dư luận xã hội trong xã hội hiện đại cũng như đề xuất các giải pháp phát huy vai trò của dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Trong cuốn sách “Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở” [25] xuất bản năm 2004 của mình, TS Trần Thị Hồng Thúy và TS. Ngọ Văn Nhân cũng đã đưa ra những nhận định về mối quan 9
- hệ giữa dư luận xã hội với ý thức pháp luật, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của dư luận xã hội trong việc nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Vấn đề này ít nhiều có mối liên quan đến đề tài khóa luận người viết đã lựa chọn. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều công trình khác đi sâu nghiên cứu về dư luận xã hội như các cuốn “Xã hội học về dư luận xã hội” [24] của GS.TS Nguyễn Quý Thanh xuất bản năm 2006 tại NXB Đại học Quốc gia,“Dư luận xã hội” [23] của PGS.TS Bùi Hoài Sơn xuất bản năm 2006 tại NXB Văn hóa – Thông tin Hay trong cuốn tạp chí Giáo dục lý luận, số 09/2004 cũng có bài “Dư luận xã hội và pháp luật” [20], tác giả Nguyễn Văn Luyện đã nhấn mạnh tác động của dư luận xã hội đối với việc ra quyết định của các cấp lãnh đạo. Có thể nói, đây là một vấn đề không còn quá mới lạ nhưng vẫn còn rất hạn chế các công trình nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về nó. Trong khuôn khổ của bài viết, người viết chỉ xin tập trung nghiên cứu vào một khía cạnh nhỏ trong mối quan hệ giữa dư luận xã hội với pháp luật, đó là sự tác động của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu về dư luận xã hội, thực hiện pháp luật cũng như những tác động tích cực và tiêu cực của dư luận xã hội đến thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay, để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của những tác động ấy. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Người viết tập trung nghiên cứu thực trạng tác động của dư luận xã hội đối với thực hiện pháp luật trong khoảng 10 năm vừa qua. Khóa luận nghiên cứu sự tác động của dư luận xã hội đối với thực hiện pháp luật ở các đơn vị, địa phương khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam. 10
- Người viết tập trung nghiên cứu về đặc điểm sự tác động của dư luận xã hội đến thực hiện pháp luật, thực trạng của sự tác động đó và kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả của tác động dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. 4. Mục đích nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Khi thực hiện bài nghiên cứu, người viết hướng tới các mục đích sau: Đem lại được cái nhìn khái quát và hệ thống được những cơ sở lý luận và nội dung cơ bản về sự tác động của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật. Làm rõ được những thực trạng tác động của dư luận xã hội trong việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Phân tích, đánh giá được các mặt tích cực, hạn chế và những đóng góp của dư luận xã hội trong việc thực hiện pháp luật, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của những vai trò ấy cũng như khắc phục được những bất cập, tiêu cực mà dư luận xã hội tác động đến thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được những mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu để thực hiện khóa luận, người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp bình luận, diễn giải; phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê Phương pháp bình luận, diễn giải được sử dụng để nghiên cứu tổng quan một số vấn đề lý luận về tác động của dư luận xã hội đối với thực hiện pháp luật. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Khóa luận phân tích và tổng kết lại những kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan đến tác động của dư luận xã hội đối với thực hiện pháp luật và đưa ra những nhận xét, đánh giá của 11
- bản thân để đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của tác động dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật. 5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì phần nội dung của bài nghiên cứu có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về sự tác động của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật. Chương 2: Thực trạng tác động của dư luận xã hội trong việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả của tác động dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật. 12
- PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 1.1. Khái luận về tác động dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật 1.1.1. Khái niệm dư luận xã hội “Dư luận xã hội” là một thuật ngữ được hình thành từ rất sớm, được sử dụng lần đầu tiên bởi nhà hoạt động xã hội người Anh Jolsbery vào thế kỉ XII [41] và sau đó dần trở nên phổ biến. Và cho đến nay, thuật ngữ này đã có rất nhiều khái niệm khác nhau do bản thân nó là một hiện tượng xã hội rất phong phú, năng động, phức tạp; mặt khác do sự đa dạng trong các góc độ nghiên cứu hay các quan điểm lý luận của các nhà nghiên cứu. Trên thế giới đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm về dư luận xã hội. Nhà nghiên cứu dư luận xã hội người Nga B. K. Paderin đã định nghĩa như sau:“Dư luận xã hội là tổng thể các ý kiến, trong đó chủ yếu là các ý kiến thể hiện sự phán xét đánh giá, sự nhận định (bằng lời hoặc không bằng lời), phản ánh ý nghĩa của các thực tế, quá trình, hiện tượng, sự kiện đối với các thể chế, giai cấp xã hội nói chung và thái độ công khai hoặc che đậy của các nhóm xã hội lớn nhỏ đối với các vấn đề của cuộc sống xã hội có động chạm đến các lợi ích chung của họ” [34]. Các nhà nghiên cứu người Mỹ cũng sử dụng khái niệm tương đồng với dư luận xã hội là khái niệm "công luận" và cũng nêu ra những định nghĩa tương tự: "Công luận là tập hợp ý kiến cá nhân ở bất cứ nơi đâu mà chúng ta có thể tìm được" [33]. Ở Việt Nam cũng có rất nhiều tác giả đã đưa ra những khái niệm về dư luận xã hội. Theo ông Phạm Tiến Khu - Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội thuộc Ban Tư Tưởng - Văn hóa Trưng Ương: "Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng, có tính thời sự" [35]. Hay theo như Chung Á - Nguyễn Đình Tấn thì: “Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt, biểu thị sự phán xét, đánh giá của quần chúng đối 13
- với các vấn đề mà xã hội quan tâm” [41]. Có thể nói, hiện nay có rất nhiều khái niệm về dư luận xã hội được đưa ra nhưng cũng chưa có một khái niệm chính thống và hoàn chỉnh nào được tất cả các nhà nghiên cứu đồng tình. Song, tựu chung lại, trong hầu hết các khái niệm đều đề cập tới những nội dung chính như sau: Thứ nhất, dư luận xã hội là tập hợp những ý kiến, quan điểm, thái độ mang tính chất phán xét đánh giá của nhiều người trước một thực tế xã hội nhất định. Thứ hai, sự phán xét đánh giá đó chỉ nảy sinh khi trong xã hội có những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan đến lợi ích chung của các nhóm xã hội hay cộng đồng xã hội. Thứ ba, vấn đề mang tính thời sự đó phải thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều người, của đa số các thành viên trong xã hội. Theo đó, cũng kết hợp với tính chất cùng vai trò ý nghĩa thực tế của dư luận xã hội, người viết xin đưa ra một khái niệm khá toàn diện từ các góc độ của dư luận xã hội để làm căn cứ định hướng triển khai bài nghiên cứu như sau: “Dư luận xã hội là một hiện tượng tâm lý xã hội đặc biệt, là ý kiến, thái độ, quan điểm mang tính chất phán xét, đánh giá của cộng đồng xã hội trước những vấn đề, sự việc, hiện tượng mang tính thời sự có liên quan đến lợi ích chung của cả cộng đồng, xã hội và thu hút được sự quan tâm của số đông người trong xã hội”. 1.1.2. Khái niệm thực hiện pháp luật Dưới góc độ pháp lý, thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp, phù hợp với các quy định của pháp luật và có lợi cho xã hội, cho N hhà nước và cho cá nhân. Nói cách khác, tất cả hoạt động nào của con người, của các tổ chức mà phù hợp với quy định của pháp luật thì đều được coi là biểu hiện của việc thực hiện các quy phạm pháp luật. Thông qua hoạt động thực hiện pháp luật, mục đích của Nhà nước khi ban hành pháp luật được hiện thực hóa. Do đóng một 14
- vai trò quan trọng như vậy mà thực hiện pháp luật trở thành một trong những khái niệm cơ bản của khoa học pháp lý. Có nhiều quan điểm bàn về khái niệm thực hiện pháp luật, qua nghiên cứu một số bài viết và giáo trình, người viết xin đưa ra một khái niệm chung về thực hiện pháp luật đã được sử dụng phổ biến, rộng rãi như sau:“Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.” [18] 1.1.3. Khái niệm về tác động của dư luận xã hội đối với thực hiện pháp luật Dư luận xã hội và thực hiện pháp luật là hai hiện tượng độc lập với nhau, song lại có mối quan hệ mật thiết, cả hai cùng hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Trong khuôn khổ khóa luận của mình, người viết xin đi sâu tìm hiểu sự tác động của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật. Chúng ta không thể phủ nhận sự tác động của dư luận xã hội trong đời sống pháp lý là vô cùng to lớn. Một văn bản pháp luật nếu không quan tâm dư luận xã hội, ngược lại sẽ không nhận được sự ủng hộ của người dân. Chúng ta có thể hiểu sự tác động ấy với khái niệm như sau: “Tác động của dư luận xã hội đối với thực hiện pháp luật là sự ảnh hưởng từ các luồng ý kiến, thái độ, quan điểm mang tính chất phán xét, đánh giá của cộng đồng xã hội đến các hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật trong đời sống làm nó trở nên tiêu cực hoặc tích cực”. 1.1.4. Nội dung của tác động dư luận xã hội đối với thực hiện pháp luật 1.1.4.1. Dư luận xã hội tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc thực hiện pháp luật Với tư cách một hiện tượng xã hội, dư luận xã hội phản ánh tồn tại xã hội nói chung, đồng thời phản ánh các sự kiện, hiện tượng pháp lý xảy ra trong đời sống xã hội. Sự bàn luận, trao đổi ý kiến giữa các thành viên trong xã hội về các sự kiện, hiện tượng pháp lý đưa tới kết quả là, họ đạt tới sự nhận thức chung, thống nhất trong các phán xét, đánh giá về sự việc, sự kiện pháp lý. Đối 15
- với thực hiện pháp luật, dư luận xã hội luôn tác động mạnh mẽ và có những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp. *Tác động trực tiếp: Dư luận xã hội tác động trực tiếp đến thực hiện pháp luật được phản ánh qua các cuộc trưng cầu ý dân hay khiếu nại tố cáo. Bên cạnh đó, dư luận xã hội cũng có những tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến hành vi của các chủ thể thực hiện pháp luật, đó là trực tiếp lên án những hành vi vi phạm pháp luật, buộc người đang thực hiện hành vi đó phải tạm dừng, thậm chí là chấm dứt hoàn toàn hành vi đó. Việc chủ thể pháp luật tự mình nhận thức, phân tích, đánh giá trong ý thức, sau đó tự điều chỉnh hành vi thực tế của mình được gọi là cơ chế tự thân (cơ chế bên trong) của thực hiện pháp luật. Dư luận xã hội sẽ tác động đến sự tự điều chỉnh này của chủ thể pháp luật. Khi thực hiện một hành vi hợp pháp, các chủ thể đều phải có nhận thức trước về hành vi của mình, rằng hành vi đó có đúng hay không, có phù hợp với quy định của pháp luật hay không. Phải có sự tự ý thức như vậy thì khi thực hiện trên thực tế chủ thể mới có thể tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Ngược lại, nếu các cá nhân không tự nhận thức về tính đúng sai, phù hợp hay không phù hợp trong hành vi của mình trước khi thực hiện thì rất dễ mắc phải những sai lầm, dẫn tới các hành vi vi phạm pháp luật trên thực tế. Đối với những hành vi vi phạm pháp pháp luật đã bị Nhà nước xử lý thì ngoài bản án của tòa, người đó còn phải chịu một bản án khác, đó là bản án của dư luận. Dư luận xã hội đã phát huy vai trò không nhỏ trong thực hiện pháp luật thông qua sự tác động vào quá trình chuyển hóa từ nhận thức đến hành vi thực tế hợp pháp của chủ thể pháp luật. Song, bên cạnh đó, cũng chính dư luận xã hội đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong nhận thức cũng như dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật của họ. *Tác động gián tiếp: Dư luận xã hội gián tiếp tác động đến tâm lý pháp luật, đến nhận thức tự đánh giá của mỗi cá nhân về pháp luật để từ đó tác động đến việc thực hiện 16
- pháp luật. Trên cơ sở ý thức pháp luật của các cá nhân, tổ chức được nâng cao, chủ thể sẽ thực hiện hành vi nếu chắc chắn được hành vi đó là hợp pháp và ngược lại họ sẽ hủy không thực hiện hành vi nào đó nếu biết rằng hành vi ấy là trái pháp luật. Ngoài sự phán xét, phản đối của xã hội, hành vi của các chủ thể còn chịu sự chi phối của tòa án “lương tâm” mỗi người. Nhờ đó, những hành vi vi phạm pháp luật sẽ dần bị ngăn chặn, thay vào đó là những hành vi hợp pháp được thực hiện trong xã hội. Dư luận xã hội cũng tích cực ủng hộ khuyến khích những hành vi đúng đắn, phù hợp với những lợi ích chung. Đó có thể là những hoạt động tuyên truyền pháp luật, các chương trình từ thiện, giúp đỡ những người khó khăn Chính sự ủng hộ, khuyến khích của toàn xã hội đó sẽ góp phần xây dựng cho người dân một lối sống cao đẹp, tôn trọng và tích cực thực hiện các tốt pháp luật vào đời sống. Có thể nói, dư luận xã hội có tác động lâu dài đến việc xây dựng nhân cách con người, từ đó tác động đến ý thức, hành vi của chủ thể thực hiện pháp luật. Bên cạnh đó, dư luận xã hội cũng gián tiếp tác động đến ý thức và hành vi của chủ thể thực hiện pháp luật qua các yếu tố khác: Thứ nhất, dư luận xã hội tác động đến xã hội, môi trường sống; từ đó gián tiếp tác động đến thực hiện pháp luật: Dư luận xã hội là một mảnh ghép quan trọng trong sự phát triển của xã hội, dư luận xã hội “đúng chất” và “hiệu quả” sẽ góp phần tạo nên một xã hội văn minh, đồng thời đó cũng là biểu hiện của một xã hội dân chủ, công bằng. Xã hội, môi trường sống là yếu tố hoàn cảnh khách quan đầu tiên được kể đến có tác động tới thực hiện pháp luật. Một xã hội ổn định và phát triển bao giờ cũng tạo điều kiện, yêu cầu các chủ thể phải tôn trọng thực hiện pháp luật. Ngược lại, một xã hội nghèo nàn, lạc hậu sẽ đánh mất đi niềm tin của các chủ thể với xã hội nói chung và pháp luật nói riêng, pháp luật sẽ không được coi trọng và thực hiện trong đời sống xã hội. Thứ hai, dư luận xã hội tác động đến hoạt động quản lý Nhà nước và việc áp dụng những biện pháp cưỡng chế Nhà nước: 17
- Để xây dựng được bộ máy Nhà nước vững mạnh cần phải phát huy hơn nữa quyền làm chủ và giám sát của nhân dân, đặc biệt là hoạt động kiểm tra, giám sát và xây dựng của nhân dân thông qua dư luận xã hội. Sự phán xét, đánh giá của dư luận đặt ra yêu cầu Nhà nước phải không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng bộ máy, tổ chức của mình. Nhà nước tác động vào việc thực hiện pháp luật của các chủ thể trên các phương diện sau: Nhà nước giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức tôn trọng thực hiện pháp luật của các cá nhân, tổ chức trong xã hội; Nhà nước sử dụng quyền lực để kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của các chủ thể trong xã hội. Tất cả những tác động trên của Nhà nước với thực hiện pháp luật chỉ được phát huy khi bộ máy Nhà nước thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình trên nền tảng đội ngũ cán bộ, các cấp chính quyền trong sạch, vững mạnh. Các chủ thể trong xã hội được đặt dưới sự quản lý sát sao của một bộ máy chính quyền vững mạnh bao giờ cũng có ý thức tôn trọng và thực hiện pháp luật nghiêm chỉnh. Ngược lại, trong một Nhà nước mà bộ máy Nhà nước, tổ chức lỏng lẻo không thống nhất, tham nhũng, quan liêu, thì các chủ thể pháp luật sẽ dễ coi thường và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Thứ ba, dư luận xã hội tác động đến các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội – một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ý thức và hành vi của chủ thể thực hiện pháp luật: Vận động cùng sự phát triển của xã hội, các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội như: pháp luật, đạo đức, phong tục tập quán, tín điều tôn giáo, lệ làng, cũng chịu sự tác động thay đổi của nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến dư luận xã hội. Dư luận phán xét đúng sai là căn cứ để Nhà nước và toàn cộng đồng xã hội có sự điều chỉnh những quy tắc trong xử sự để phù hợp với yêu cầu xã hội. Những quy tắc xử sự chung ấy điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong xã hội, nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành và nâng cao ý thức thực hiện pháp luật của các chủ thể. Đồng thời, hệ thống các công cụ điều chỉnh 18
- quan hệ xã hội còn tác động điều chỉnh hành vi của các chủ thể thực hiện pháp luật thông qua sự lên án, phản đối những hành vi tiêu cực, sai trái hay ủng hộ, khuyến khích những hành vi hợp pháp, tích cực. Với những phân tích trên đây có thể thấy, sự tác động của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật vừa trực tiếp lại vừa gián tiếp. Nó tác động trực tiếp đến ý thức và hành vi thực tế của chủ thể. Sự bất bình của dư luận xã hội đối với những hành vi vi phạm pháp luật có tác động mạnh mẽ đến việc uốn nắn, điều chỉnh ý thức pháp luật của các cá nhân. Đồng thời, dư luận xã hội còn tác động gián tiếp đến thực hiện pháp luật qua các yếu tố như xã hội, Nhà nước, pháp luật, từ đó tạo điều kiện hỗ trợ và đẩy mạnh hiệu lực của thực hiện pháp luật vào đời sống xã hội. 1.1.4.2. Dư luận xã hội tác động đến thực hiện pháp luật cả chiều tích cực và tiêu cực Trong cuộc sống, hầu hết những vấn đề, những sự kiện đều có hai mặt tích cực, tiêu cực đan xen và sự tác động của dư luận xã hội đến thực hiện pháp luật cũng vậy. Dư luận có những tác động tích cực và tiêu cực đến thực hiện pháp luật dựa vào các nguồn tin mà từ đó nó hình thành. *Tác động tích cực: Nếu dư luận xã hội hình thành dựa vào nguồn tin xác thực, có ý nghĩa góp ý, xây dựng thì sẽ trở thành thông tin hữu ích khi phản ánh được những quan điểm, những đánh giá của xã hội về hoạt động thực hiện pháp luật. Thực tế, dư luận xã hội tác động tích cực đến việc thực hiện pháp luật trên các nội dung, phương diện chính sau: Thứ nhất, dư luận xã hội thúc đẩy xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật: Chính sự tác động tích cực của dư luận xã hội như kịp thời đưa ra các ý kiến đánh giá về các sự kiện, hiện tượng diễn ra trong xã hội giúp con người tự nhìn nhận được bản thân từ đó đã thúc đẩy con người luôn luôn phấn đấu đạt được những gì tốt đẹp nhất, góp phần hình thành nhân cách cao đẹp, cũng như 19
- ý thức pháp luật của họ. Khi ý thức pháp luật được xây dựng và không ngừng nâng cao sẽ góp phần giúp cho hoạt động thực hiện pháp luật được tôn trọng và đạt hiệu quả cao hơn. Ý thức pháp luật thể hiện nhận thức của công dân và thái độ của họ đối với các quy định của pháp luật. Sự tôn trọng và ý thức pháp luật tốt sẽ định hướng cho hành vi của chủ thể làm cho hành vi của họ phù hợp với quy định của pháp luật. Ngược lại, sự coi thường pháp luật sẽ dễ dẫn đến hành vi trái pháp luật. Vì vậy, ý thức pháp luật càng được nâng cao thì hiệu quả trong thực hiện pháp luật càng được bảo đảm. Khi ý thức pháp luật xã hội được nâng cao là tiền đề cho hoạt động thực hiện pháp luật ngày càng hiệu quả. Không có bất kỳ ai mong muốn hành động của mình bị toàn xã hội lên án hay phản đối. Chính vì vậy mà khi ý thức pháp luật xã hội được nâng cao thì những hành vi trái pháp luật sẽ ngày càng ít đi. Vì trong xã hội mà tất cả mọi người đều tôn trọng pháp luật, ý thức pháp luật xã hội cao thì mọi hành vi vi phạm pháp luật đều sẽ bị phản đối, lên án ở mọi lúc, mọi nơi. Thứ hai, dư luận xã hội điều chỉnh hành vi thực tế của các chủ thể trong xã hội: “Ý thức quyết định hành vi”. Không chỉ tác động đến ý thức pháp luật, dư luận xã hội còn tác động trực tiếp đến hành vi thực tế của các chủ thể. Trên cơ sở thúc đẩy nâng cao ý thức pháp luật cá nhân, ý thức pháp luật xã hội thì dư luận xã hội còn tác động đến cả hành vi thực tế của các chủ thể trong xã hội, góp phần điều chỉnh sao cho các hành vi ấy phù hợp với các quy định của pháp luật. Cũng từ chuẩn mực ấy, họ biết được những hành vi nào không được phép thực hiện. Nhờ đó mà giảm thiểu được các hành vi trái đạo đức, pháp luật. Cụ thể, dư luận xã hội có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến hành vi của các chủ thể như sau: 20
- Dư luận xã hội là công cụ trong ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật. Dư luận xã hội tác động đến ý thức pháp luật để từ đó các chủ thể tự nhận thức và thực hiện pháp luật đúng đắn. Dư luận xã hội cũng có thể tác động trực tiếp nhằm lên án những hành vi vi phạm pháp luật, buộc người đang thực hiện hành vi đó phải tạm dừng, thậm chí là chấm dứt hoàn toàn hành vi đó. Bên cạnh sự phản đối, lên án để ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật thì dư luận xã hội còn tích cực ủng hộ khuyến khích những hành vi tích cực, phù hợp với những lợi ích chung. Thứ ba, dư luận xã hội nâng cao chất lượng điều kiện ngoại cảnh thúc đẩy hoạt động thực hiện pháp luật: Dư luận xã hội không chỉ tác động trực tiếp vào ý thức và hành vi thực tế của chủ thể mà còn có vai trò quan trọng trong xây dựng, nâng cao chất lượng điều kiện ngoại cảnh cho thực hiện pháp luật (xã hội, Nhà nước, pháp luật, các công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội khác ). Cụ thể như sau: Dư luận xã hội nâng cao điều kiện xã hội, góp phần thúc đẩy hoạt động thực hiện pháp luật. Dư luận xã hội là tiếng nói chung phản ánh hiệu quả những mong muốn, nguyện vọng của số đông người trong xã hội. Dư luận xã hội vừa phát huy được quyền tự chủ của nhân dân vừa lên án những tiêu cực, hạn chế; tuyên dương, khuyến khích những hành vi cao đẹp trong xã hội. Từ đó góp phần xây dựng lên một xã hội ổn định, phát triển, một môi trường thuận lợi để các chủ thể có lòng tin vào pháp luật và hiện thực hóa pháp luật trở thành hành vi hợp pháp của mình. Bộ máy Nhà nước trong sạch thì hoạt động thực hiện pháp luật mới có thể đạt được hiệu quả cao. Dư luận xã hội được coi là búa rìu của tệ nạn tham nhũng, quan liêu, cửa quyền. Nó sẵn sàng lên án, tố cáo các hiện tượng tiêu cực đó để đảm bảo cho bộ máy Nhà nước luôn luôn vững mạnh. Một hệ thống pháp luật thống nhất, hoàn thiện là điều kiện cần thiết đảm bảo hiệu quả cho hoạt động thực hiện pháp luật. Dư luận xã hội là yếu tố mà 21
- nhà làm luật bắt buộc phải tìm hiểu, tham khảo trong quá trình xây dựng pháp luật vì một văn bản pháp luật không thể đem lại hiệu quả nếu xa rời thực tế; xa rời yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Đồng thời dư luận xã hội còn phản ánh được những hạn chế của hệ thống pháp luật khi thực hiện vào đời sống như: Có quá nhiều văn bản luật và hướng dẫn thi hành văn bản pháp luật, nội dung giữa các văn bản còn tồn tại mâu thuẫn, chồng chéo, nhiều văn bản quy phạm pháp luật ban hành trái pháp luật (Năm 2017 có 5639 văn bản trái pháp luật được các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương ban hành) [28]. Trên cơ sở đó các nhà làm luật có những điều chỉnh, sửa đổi sao cho phù hợp. Dư luận xã hội có tác động đến các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội như: Đạo đức, tôn giáo, hương ước, thông qua việc ủng hộ hay lên án những yêu cầu, chuẩn mực trong xử sự mà các công cụ ấy đặt ra với các chủ thể trong xã hội. Qua đó phát huy được vai trò của các công cụ ấy đến việc hiện thực hóa pháp luật vào đời sống xã hội. Thứ tư, dư luận xã hội giám sát, tư vấn hoạt động thực hiện pháp luật, đặc biệt là hoạt động áp dụng pháp luật: Hoạt động giám sát của dư luận xã hội tác động đến tất cả các hình thức thực hiện pháp luật, trong đó có tác động mạnh và quan trọng nhất với hình thức áp dụng pháp luật, cụ thể như sau: Với hoạt động tuân thủ pháp luật: Nhờ sự giám sát của dư luận xã hội, buộc các chủ thể phải kiềm chế không tiến hành các hoạt động mà pháp luật cấm. Với hoạt động thi hành pháp luật: Cùng với các cơ quan nhà nước, sự giám sát của dư luận buộc các chủ thể pháp luật phải tích cực thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình. Với hoạt động sử dụng pháp luật: Qua sự giám sát của dư luận buộc các chủ thể pháp luật chỉ tiến hành những hành vi mà pháp luật cho phép thực hiện. Với hoạt động áp dụng pháp luật: Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật đặc biệt. Kết quả của hoạt động này luôn có ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của các chủ thể bị áp dụng. Do vậy, nếu không có sự giám 22
- sát của người dân, hoạt động áp dụng pháp luật trên thực tế sẽ kém hiệu quả, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Vì thế cần phải tăng cường vai trò giám sát của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật. *Tác động tiêu cực: Bên cạnh việc đem lại những lợi ích, tác động tích cực thì dư luận xã hội cũng tồn tại những hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực đến ý thức và hành vi thực hiện pháp luật của cá nhân trong xã hội. Những dư luận xấu cổ vũ cho hành vi phạm pháp, chống đối người thi hành công vụ, làm ngơ trước người bị hại, nếu không kịp thời loại trừ sẽ tạo ra những thành phần ý thức pháp luật kém trong xã hội, từ đó dẫn đến những hành vi vi phạm trong hoạt động thực hiện pháp luật. Đặc biệt, thói a dua “ném đá” phong trào của công chúng hiện nay đã làm mất đi ý nghĩa tích cực của dư luận xã hội, biến nó trở thành công cụ đả kích một hoặc một nhóm chủ thể nào đó chỉ để nhằm thỏa mãn sự bức xúc của mình mà không hề có sự tìm hiểu, đánh giá từ trước. Ví dụ: Vụ việc một nữ sinh ở Tiền Giang khi bị lộ đoạn phim chứa hình ảnh nhạy cảm đã phải chọn cách từ bỏ cuộc sống vì nhiều bình luận tiêu cực, độc địa từ phía những người không quen biết. Hoặc việc những bình luận ác ý, thậm chí mang tính xúc phạm về nhan sắc mà hoa hậu H’Hen Niê phải đối mặt ngay sau khi đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 [43]. Một trong những hạn chế của sự tác động dư luận xã hội đến thực hiện pháp luật phải nói đến hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan chức năng, của đội ngũ cán bộ trong bộ máy Nhà nước. Sự đề cao quá mức vai trò của dư luận xã hội đã làm phát sinh tình trạng cán bộ xử lý công việc theo dư luận xã hội, chạy theo dư luận xã hội mà không phân tích, đánh giá đúng bản chất của vấn đề. Trên thực tế, vẫn tồn tại một bộ phận đáng kể cán bộ cơ sở thiếu chính kiến, không tự tin trong xử lý công việc chuyên môn, đều làm theo sự phán xét đánh giá của dư luận xã hội. Điều đó rất dễ khiến các cơ quan Nhà nước đưa ra các quyết định sai lầm và người chịu thiệt hại trực tiếp chính là nhân dân. 23
- Những tác động tiêu cực của dư luận xã hội đến thực hiện pháp luật đã gây ra những ảnh hưởng xấu đến toàn thể cộng đồng xã hội. Dư luận xã hội được hình thành khi không có căn cứ hoặc dựa vào nguồn thông tin không rõ ràng, phiến diện, cho dù là cố ý hay vô ý, nó có thể tạo tin đồn nhảm và bị sử dụng cho một mục đích nào đó trái pháp luật. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh trật tự và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ví dụ: Trong tình hình dịch bệnh hô hấp cấp tính nặng virus Corona 2 (SARS-CoV-2) diễn biến phức tạp như hiện nay việc “loạn thông tin” giữa các nhóm dư luận xã hội là một vấn đề vô cùng nhức nhối. Từ các thông tin sai lệch về các trường hợp bị nhiễm bệnh, tình hình cách li cho đến các thông tin hoang đường như “ăn trứng luộc vào 12 giờ đêm có thể chữa khỏi bệnh” Tất cả những điều đó ảnh hưởng không những đến quyền, lợi ích, danh dự của một vài cá nhân những người bị tung tin đồn thất thiệt về việc mình bị nhiễm bệnh mà xa hơn nó có thể ảnh hưởng đển lợi ích của toàn xã hội khi các dư luận xã hội đó có thể gây hoang mang trong dân chúng dẫn đến việc : Đầu cơ, tính trữ hàng hóa , các hành vi gây rối trật tự công cộng 1.1.4.3. Sự tác động của dư luận xã hội có tính định hướng, điều chỉnh hành vi thực hiện pháp luật Pháp luật được ban hành nhằm điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội theo một định hướng nhất định và được thể hiện thông qua những hành vi thực hiện pháp luật cụ thể của mỗi cá nhân. Trong đó, việc mỗi cá nhân tự giác tuân thủ, sử dụng, thi hành hay áp dụng quy định của pháp luật là vấn đề quan trọng nhất để pháp luật phát huy được hiệu lực thực sự trong đời sống xã hội. Song, để đảm bảo cho các hoạt động đó đạt hiệu quả cao thì sự định hướng các hành vi thực hiện pháp luật là vô cùng cần thiết. Sự tác động của dư luận xã hội đã góp phần định hướng được điều đó. Dư luận xã hội bản chất là những đánh giá, nhận xét về một sự vật, hiện tượng, quá trình nào đó đang diễn ra trong xã hội. Chính nhờ sự khen chê kịp thời của dư luận đã giúp từng chủ thể có thể nhìn nhận lại thái độ, hành vi của 24
- mình rồi trên cơ sở đó điều chỉnh hành vi thực tế sao cho phù hợp với pháp luật, các giá trị đạo đức, phong tục tập quán cùng các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nói cách khác, dư luận xã hội, trong trường hợp này, là “tấm gương” để mỗi cá nhân tự soi mình vào đó mà định hướng, điều chỉnh hành vi ứng xử của bản thân. Chính sự tác động này của dư luận xã hội đã thúc đẩy con người luôn luôn phấn đấu đạt được những gì tốt đẹp nhất và từ đó góp phần hình thành nhân cách cao đẹp, cũng như ý thức pháp luật của họ. Khi ý thức pháp luật được xây dựng và không ngừng nâng cao sẽ góp phần giúp cho hoạt động thực hiện pháp luật được tôn trọng và đạt hiệu quả cao hơn. Hơn nữa, dư luận xã hội còn có tác động lâu dài đến việc hình thành nhân cách con người. Điều này phản ánh qua mối quan hệ khăng khít giữa dư luận xã hội với các chuẩn mực xã hội. Theo thời gian mỗi cá nhân trong xã hội sẽ tự ý thức được những điều nên hay không nên, được hay không được phép thực hiện. Thực tế cho thấy rằng, ai ai trong chúng ta cũng đều quan tâm xem dư luận xã hội đã và đang đánh giá về mình như thế nào. Chính vì sự quan tâm ấy, mà mỗi cá nhân đều có khuynh hướng thực hiện những hành vi được xã hội đánh giá, nhận xét tốt, đồng thời khắc phục sửa chữa những sai sót, hạn chế để đáp ứng những đòi hỏi của ngày càng cao của xã hội. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tác động của dư luận xã hội với thực hiện pháp luật 1.2.1. Tác động của dư luận xã hội đến thực hiện pháp luật bị ảnh hưởng bởi kinh tế Điều kiện sống của cộng đồng dân cư cũng có ảnh hưởng khá lớn đến nội dung, phương hướng đánh giá việc thực hiện pháp luật. Những nơi điều kiện sống còn khó khăn, đời sống thấp thì đại đa số người dân thường chú trọng vào cải thiện kinh tế mà ít quan tâm đến các vấn đề pháp luật nói chung và việc thực hiện pháp luật nói riêng. Song, bên cạnh đó cũng có những bộ phận tầng lớp dân cư rất quan tâm đến những chủ trương, chính sách pháp luật về phát triển kinh tế cũng như việc hiện thực hóa các quy định ấy vào đời sống để họ 25
- có thể nâng cao điều kiện sống của mình. Với những nơi có nền kinh tế phát triển, các phương tiện thông tin đại chúng được sử dụng phổ biến cũng góp phần tạo điều kiện khiến người dân dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin về pháp luật, nâng cao hiểu biết ý thức pháp luật cũng như dễ dàng thể hiện quan điểm đánh giá của mình đối với các hoạt động thực hiện pháp luật. Như vậy, nền kinh tế phát triển cùng những mặt tích cực của nó có thể nói đã góp phần giúp người dân hình thành được tư duy năng động, dám lên tiếng thể hiện quan điểm cá nhân của mình trong việc thực hiện pháp luật của nước ta. 1.2.2. Tác động của dư luận xã hội đến thực hiện pháp luật bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa, xã hội Trong điều kiện xã hội có nền dân chủ rộng rãi, thông tin đa dạng, phong phú, nhiều chiều như hiện nay, các tầng lớp xã hội có thể thẳng thắn, công khai, cởi mở bày tỏ chính kiến, quan điểm, nguyện vọng của mình đối với các vấn đề pháp luật cũng như yêu cầu các cơ quan thực hiện pháp luật trợ giúp, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình. Một xã hội mà ở đó người dân có tính cộng đồng cũng tạo tiền đề khuyến khích họ có thể cởi mở, thẳng thắn tham gia bày tỏ ý kiến về những cái được và cái chưa được trong hoạt động thực hiện pháp luật. Một xã hội phát triển, văn minh cũng góp phần hướng những thông tin tích cực về các sự kiện pháp luật, hoạt động thực hiện pháp luật đến mọi người dân. Những thông tin đó sẽ phần nào tác động đến suy nghĩ, nhận thức và hành vi của mỗi con người, khiến họ thực hiện pháp luật tốt hơn. Có thể nói, một xã hội tốt sẽ khiến cho sự tác động của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật ngày càng trở nên mạnh mẽ và được định hướng một cách tốt hơn. Bên cạnh đó, văn hóa cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự tác động của dư luận xã hội đến thực hiện pháp luật. Phong tục, tập quán hay 26
- thói quen được hình thành trong đời sống xã hội của các tầng lớp dân cư cũng ảnh hưởng đến sự đánh giá, phán xét của họ đến việc thực hiện pháp luật. Từ khi chưa có pháp luật, con người đã biết sử dụng dư luận xã hội để bảo đảm cho các quy phạm xã hội được thực hiện. Và cho đến nay, việc đó như trở thành một thói quen trong xã hội. Có thể nói, với những nơi văn hóa, xã hội phát triển, người dân có thể dùng dư luận xã hội tác động tích cực đến việc thực hiện pháp luật. Song, thực tế vẫn có những nơi trình độ dân trí còn thấp; đời sống xã hội còn tồn tại không ít những hủ tục lỗi thời; hơn nữa, với thói quen của người dân khi sử dụng những dư luận lạc hậu để ổn định xã hội mà không coi trọng pháp luật sẽ khiến phát sinh những nguồn sóng dư luận tiêu cực hình thành gây cản trở thực hiện pháp luật. 1.2.3. Sự tác động của dư luận xã hội đến thực hiện pháp luật bị quy định bởi pháp luật Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do được Nhà nước đặt ra để quản lý xã hội, bảo vệ nhân dân. Do đó, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của pháp luật không ai khác chính là quần chúng nhân dân. Khi pháp luật bộc lộ những yếu kém, nhân dân là người phải chịu không ít ảnh hưởng. Chính vì vậy, chỉ có dư luận xã hội của quần chúng nhân dân mới đưa ra được những nhận xét, đánh giá chính xác về tính hợp lý và hiệu quả của những quy phạm pháp luật. Suy cho cùng, pháp luật hiện hành chính là yếu tố ảnh hưởng đến sự tác động của dư luận xã hội đến thực hiện pháp luật. Trên thực tế cũng có những quy phạm pháp luật được người dân đồng tình ủng hộ, song không phải những người thực hiện và áp dụng nó đã thực hiện một cách nghiêm chỉnh và đầy đủ. Trước những hành vi vi phạm pháp luật, những hành vi đi ngược lại với lợi ích của cộng đồng, của xã hội thì không ai khác dư luận xã hội sẽ lên tiếng. Pháp luật không thể đi ngược dư luận xã hội. Và thực tế cho thấy những quy định pháp luật đi ngược với dư luận xã hội đều không có hiệu lực trên thực tế, nó sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong 27
- dư luận xã hội. Hệ thống pháp luật không vững chắc cũng sẽ khiến người dân mất niềm tin vào pháp luật; từ đó có thái độ thờ ơ, đánh giá hời hợt, thậm chí sẽ bộc lộ những quan điểm tiêu cực trước những hành vi thực hiện pháp luật. Sự hoạt động của các cơ quan chức năng trong việc thực hiện pháp luật có tác động quan trọng đến tư tưởng, quan điểm của người dân. Chỉ khi các cơ quan chức năng hoạt động thực hiện pháp luật hiệu quả, người dân mới tích cực tham gia đóng góp ý kiến, lên tiếng bày tỏ quan điểm, nhìn nhận của mình về các sự kiện pháp luật; dư luận xã hội cũng từ đó mới có thể phát huy một cách mạnh mẽ trong việc thực hiện pháp luật. 28
- KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Dư luận xã hội là một hiện tượng tinh thần phức tạp của xã hội nên khó có thể mô tả hết nội hàm của nó trong một vài dòng định nghĩa ngắn. Vì vậy hiện nay gần như không tồn tại một định nghĩa toàn diện về dư luận xã hội được tất cả mọi người đồng tình. Thực hiện pháp luật có vai trò hiện thực hóa các quy định của pháp luật; là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước; đồng thời giúp phát triển ý thức đạo đức người dân; thể hiện sự bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi công dân. Dư luận xã hội và hoạt động thực hiện pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và sự tác động của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật là nội dung chính mà người viết muốn đi sâu tìm hiểu trong bài viết này. 29
- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI TRONG VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Các quy định pháp luật về tác động của dư luận xã hội với thực hiện pháp luật Sự tác động của dư luận xã hội đến việc thực hiện pháp luật là không hề nhỏ và sự tác động liên tục không ngừng nghỉ. Hiến pháp và pháp luật Việt Nam hiện nay đã có nhiều quy định cụ thể ghi nhận và điều chỉnh vấn đề này trong thực tiễn quản lý xã hội, quản lý hành chính Nhà nước: 2.1.1. Lịch sử hình thành các quy định pháp luật về tác động của dư luận xã hội đến thực hiện pháp luật Nhìn chung, hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành từ trước đây cho đến hiện nay đã tạo ra được một cơ chế để có thể điều chỉnh và phát huy những vai trò tích cực của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật. Sớm thấy rõ được vai trò của dư luận xã hội, nên ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên - Hiến pháp 1946 của Việt Nam, Quốc hội đã có quy định thể hiện phần nào về nội dung trưng cầu ý dân: "Nhân dân có quyền phúc quyết về hiến pháp và những việc có quan hệ đến vận mệnh quốc gia ". Tại Điều 32 cũng có quy định: "Những việc có quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết nếu hai phần ba số nghị viện đồng ý ". Đến Hiến pháp 1959, việc trưng cầu ý dân được quy định tại Điều 53: “ giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định”. Hiến pháp năm 1980 cũng quy định việc này: " giao cho Hội đồng Nhà nước quyết định”. Theo Hiến pháp 1992, tại Điều 53 quy định: "Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước, địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biếu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân". Hiến pháp 2013 đã có các quy định cụ thể trong việc xác định định nghĩa hay nội hàm của thuật ngữ “trưng cầu ý dân” được nhắc đến tại Hiến pháp 1992. Điều 120 Hiến pháp 2013 đã nói tới “trưng cầu ý dân” (Khoản 4) và “lấy ý kiến nhân dân” (Khoản 30
- 3). Bên cạnh đó, khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân; thể hiện quyền dân chủ trực tiếp của người dân; nói lên những tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của người dân trước các vấn đề của bản thân, của xã hội, của Nhà nước và quyền này cũng đã được quy định từ rất sớm tại các bản Hiến pháp trước đây của Việt Nam. Điều 29 Hiến pháp 1959 quy định: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền khiếu nại, tố cáo bất cứ cơ quan nhà nước nào về những hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan nhà nước.” Tại điều 73 Hiến pháp 1980, một lần nữa, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được ghi nhận và quy định cụ thể hơn: “Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với bất cứ cơ quan nào của Nhà nước về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan, tổ chức và đơn vị đó”. Không chỉ kế thừa những hạt nhân hợp lý của Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 còn bổ sung thêm một số nội dung để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại và thể hiện tính răn đe hơn khi “nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo” và nghiêm cấm việc “lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác”. Điều 30 Hiến pháp 2013 mở rộng chủ thể có quyền khiếu nại, quyền tố cáo không chỉ là công dân mà là mọi người sinh sống, làm việc trên đất nước Việt Nam đều “có quyền khiếu nại, tố cáo về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.” Các bản Hiến pháp của Việt Nam từ trước đến nay đều có những quy định về tự do ngôn luận, tự do báo chí và khẳng định đây là một quyền cơ bản của con người, của mọi công dân. Điều 10 Hiến pháp 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước ta quy định: “Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”. Các bản Hiến pháp của nước ta sau đó (Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992) đều khẳng định và bổ sung nội hàm tự do ngôn luận, tự do báo chí; đồng thời gắn quyền lợi và trách nhiệm 31
- công dân, trách nhiệm xã hội của nhà báo. Điều 25 Hiến pháp 2013 đã ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Có thể thấy, từ những bước đầu của việc khẳng định vai trò của dư luận xã hội đối với thực hiện pháp luật qua các bản Hiến pháp, pháp luật Việt Nam đã tạo được một nền tảng cơ bản để xây dựng các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này. 2.1.2. Các quy định pháp luật hiện hành về tác động của dư luận xã hội đến thực hiện pháp luật Hiến pháp 2013: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam và bản Hiến pháp hiện hành của nước ta là Hiến pháp 2013. Bản Hiến pháp này đã quy định rất cụ thể những nội dung nhằm khẳng định vai trò của dư luận xã hội như sau: Hiến pháp 2013 đã có quy định mới về trưng cầu ý dân, gồm Điều 29, Điều 70, Điều 74 và Điều 120, trong đó có một điều riêng về quyền biểu quyết của người dân khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (Điều 29), đã thể hiện sự coi trọng đối với quyền này. Ngoài ra, Hiến pháp 2013 quy định hai thủ tục tách biệt trong quy trình lập hiến là: lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Hiến pháp là thủ tục bắt buộc, còn trưng cầu dân ý về dự thảo Hiến pháp do Quốc hội xem xét quyết định (Điều 120). Điều 30 của Hiến pháp năm 2013 cũng đã ghi nhận khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân như sau: “1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật. 32
- 3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.” Đặc biệt, sự ghi nhận tối ưu đối với sự hình thành và phát triển của dư luận xã hội đó chính là quyền tự do ý chí, tự do ngôn luận được Hiến pháp ghi nhận tại Điều 25 Hiến pháp 2013 :"Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định". Như vậy, có thể khẳng định rằng, việc tự do đóng ý kiến, quan điểm và phản biện về những vấn đề, hiện tượng, sự việc xảy ra trong đời sống thường nhật là một quyền Hiến định của người dân Việt Nam. Song, quyền tự do ngôn luận và sự tồn tại của dư luận xã hội không phải là một quyền tuyệt đối. Để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của con người và đặc biệt là bảo vệ người dân bởi tác động tiêu cực của dư luận xã hội, cũng như để có thể loại bỏ những tác động tiêu cực ấy tồn tại trong xã hội, việc hạn chế các tác động xấu là điều vô cùng cùng thiết, và sự giới hạn đó được hiến pháp đặt ra thông qua việc quy định tại Điều 21 Hiến pháp 2013 cụ thể như sau: "1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. 2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác". Bộ Luật Dân sự 2015: Bộ Luật Dân sự năm 2015 đã có quy định rất cụ thể về vấn đề quyền tự do ngôn luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Có thể hiểu rằng, con người nói chung và công dân Việt Nam nói riêng đều có quyền tự do 33
- ngôn luận, có quyền phát biểu, đưa ra ý kiến chủ quan để đánh giá vấn đề trong xã hội, tuy nhiên hành vi ấy không được lạm dụng để làm ảnh hưởng, gây thiệt hại hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Điều 38 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau: “1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. 2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác. 3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định. 4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.” Bộ Luật Hình sự 2015: Tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà người tung tin đồn thất thiệt lên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, có thể bị xử lý hình sự về “Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” được quy định tại Điều 288 Bộ Luật Hình sự 2015. Trong trường hợp, nếu xác định được chính xác người tung tin đồn thất thiệt có tính chất vu khống thì xử lý theo quy định tại Điều 122 Bộ Luật Hình sự 2015. Trường hợp không xác định được chính xác người tung tin đồn thất thiệt mà chỉ xác định được người đưa tin lên mạng thì áp dụng theo quy định tại Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015, tội “Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet những thông tin trái với quy định của pháp luật”. 34
- Luật trưng cầu ý dân năm 2015: Để pháp điển hóa những ghi nhận về quyền tự do ngôn luận, cụ thể Quốc Hội đã ban hành Luật Trưng cầu ý dân năm 2015 để người dân có thể tự do thể hiện chính kiến của mình thông qua việc bỏ phiếu đồng ý hoặc không đồng ý về các đề xuất đặc biệt, có thể là các đề xuất liên quan đến công tác thực hiện pháp luật. Trưng cầu dân ý là một trong những cách thức thực hiện dân chủ trực tiếp, một trong những hình thức nâng cao khả năng thảo luận, đối thoại giữa nhân dân với Nhà nước, từ đó khiến nhân dân phát huy được khả năng thể hiện quan điểm, đánh giá về việc thực hiện pháp luật của một hiện tượng, sự kiện pháp lý nào đó. Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2018: Để cụ thể hóa thêm về quyền khiếu nại, tố cáo được quy định trong Hiến pháp, Quốc Hội đã ban hành Luật Khiếu nại 2011 và Luật Tố cáo 2018 nhằm giải quyết các vấn đề khiếu nại, tố cáo mà dư luận xã hội đề ra. Không thể phủ nhận rằng một trong những kết quả có giá trị pháp lý và thực tiễn nhất của việc pháp điển hóa các quy định liên quan đến dư luận xã hội đó là phát huy vai trò của dư luận xã hội trong việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay, cụ thể ở đây là nhân dân có thể trực tiếp đấu tranh chống tiêu cực thông qua việc khiếu nại, tố cáo và thông qua các diễn đàn nhân dân, nhất là bằng các phương tiện thông tin đại chúng. Luật Tiếp cận thông tin 2016: Luật Tiếp cận thông tin 2016 được Quốc hội ban hành cũng là một trong những đạo luật có đóng góp to lớn vào công cuộc ghi nhận quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin của người dân và đưa ra được giải pháp nâng cao những tác động tích cực của dư luận xã hội đối với thực hiện pháp luật. Luật Báo chí 2016: Từ trước đến nay, báo chí luôn được coi là một trong những kênh thông tin chủ yếu khơi nguồn dư luận xã hội. Báo chí có nhiệm vụ chính là định hướng 35
- dư luận xã hội. Giữ một vai trò quan trọng đối với dư luận xã hội, song, phương tiện thông tin đại chúng này vẫn tồn tại không ít mặt phức tạp, dẫn đến một phần định hướng dư luận xã hội theo chiều hướng xấu. Từ đó, tác động của dư luận xã hội đối với thực hiện pháp luật không tránh khỏi tiêu cực. Vì vậy Luật Báo chí 2016 ban hành đã có quy định như sau về nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí:“Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân” (Mục c khoản 2 Điều 4). Thực tế, một số nhà báo lợi dụng chức năng phản ánh của báo chí để yêu cầu cá nhân, tổ chức cung cấp tài liệu theo phản ánh của xã hội là không đúng quy định pháp luật, hay viết bài thiếu tính xây dựng, thể hiện quan điểm tiêu cực trên mạng xã hội, một số văn phòng đại diện, phóng viên, hội viên thường trú và đội ngũ cộng tác viên hoạt động không đúng chức năng, nhiệm vụ, gây tác động xấu đến dư luận xã hội [36]. Quy định tại khoản 8 Điều 9 Luật Báo chí 2016 đã nêu ra các hành vi báo chí thông tin sai sự thật thuộc một trong các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động báo chí. Luật An ninh mạng 2018: Với xã hội hiện đại ngày nay, Internet được coi là phương tiện truyền thông đại chúng phổ biến, mạng xã hội cũng theo đó phát triển như vũ bão với đa dạng đối tượng người sử dụng. Vì vậy, ngoài những tích cực mà mạng xã hội đem lại thì có không ít những tác động tiêu cực từ dư luận xã hội được hình thành từ mạng xã hội. Mới đây, Luật An ninh mạng 2018 đã chính thức có hiệu lực để xây dựng một hệ thống mạng xã hội văn minh, đồng thời ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực từ những dư luận xã hội do tội phạm mạng gây ra. Nghị định 174/2013/NĐ-CP: Để hạn chế những tác động tiêu cực của dư luận xã hội đến xã hội cũng như đến việc thực hiện pháp luật, điểm a khoản 3 Điều 64 và điểm g khoản 3 Điều 66 ngày 13/11/2013 cũng đã quy định xử phạt hành vi “cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân” cùng hành vi “cung cấp, trao đổi, truyền 36
- đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”. Có thể nói, pháp luật hiện hành đã thể hiện được rõ tính răn đe đối với những dư luận xã hội có tác động xấu đến xã hội, để từ đó những dư luận xã hội tác động tiêu cực đến thực hiện pháp luật cũng dần được hạn chế. 2.2. Thực trạng tác động của dư luận xã hội với thực hiện pháp luật 2.2.1. Những tác động tích cực của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay 2.2.1.1. Nâng cao hiệu quả việc người dân tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội và công tác đấu tranh chống tiêu cực thông qua việc khiếu nại, tố cáo Dư luận xã hội có những tác động tích cực đến thực hiện pháp luật đã phát huy hiệu quả quyền làm chủ của người dân. Hiện nay, quyền làm chủ của người dân đã được nâng lên rất nhiều thể hiện qua khả năng tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của họ. Người dân có thể biểu đạt được ý chí, nguyện vọng của mình với các cơ quan Nhà nước trong việc hình thành nên các chính sách, pháp luật cũng như việc quyết định và thi hành pháp luật. Quyền tham gia quản lý Nhà nước quản lý xã hội của người dân Việt Nam được thực hiện với bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Cụ thể: Với sức mạnh của dư luận, của truyền thông nhân dân biết được vai trò và quyền lợi của mình khi tham gia vào hoạt động quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, đó là họ được quyền lựa chọn những người có đức, có tài để quản lý Nhà nước và xã hội, đồng thời công dân có quyền phản ánh, kiến nghị đến các cơ quan hành pháp, các cơ quan tư pháp và các cơ quan khác của Nhà nước. Điều này được phản ánh thông qua các số liệu cụ thể sau: 37
- Trong bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, dư luận xã hội đã có đóng góp rất lớn trong truyền thông và vận động cử tri trong cả nước đi bỏ phiếu thông qua báo chí, truyền thông và các cuộc đối thoại, tọa đàm phổ biến kiến thức pháp luật về bầu cử. Kết quả, trong ngày chủ nhật (22/5/2016), trên khắp mọi miền đất nước, các tổ bầu cử đồng loạt tiến hành khai mạc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 có 98,77% số cử tri cả nước đi bỏ phiếu bầu cử [38]. Với tác động của dư luận xã hội, người dân không chỉ hiểu được họ có quyền phản ánh, kiến nghị đến các cơ quan nhà nước mà còn thực hiện quyền ấy trên thực tế một cách tích cực và hiệu quả. Dư luận xã hội giúp cho từng cá nhân có điều kiện nắm bắt thông tin để từ đó thực hiện việc giám sát, phản ánh kiến nghị đến các cơ quan nhà nước kịp thời và hiệu quả. Cụ thể, theo Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết, từ ngày 16/8/2017 đến 15/8/2018, Quốc hội đã nhận được 43.324 đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân - tăng 469 đơn thư so với cùng kỳ, riêng Ban Dân nguyện nhận được 18.715 đơn. Sau khi xem xét, 7.043 đơn đủ điều kiện xử lý đã được gửi đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đạt tỷ lệ 59,36%. Quốc hội đã nhận được 4.285 văn bản trả lời, đạt tỷ lệ 60,84%, còn 2.758 vụ việc đã chuyển đơn nhưng Quốc hội chưa nhận được văn bản trả lời của cơ quan có thẩm quyền, chiếm 39,16% [47]. Hiện nay, những việc dân bàn và trực tiếp quyết định được quy định bao gồm: Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp về chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật [16]. 38
- Bàn về tầm quan trọng của dư luận xã hội, xét trên "Vụ việc cô gái bị sàm sỡ, cưỡng hôn trong thang máy, đối tượng chỉ bị phạt 200.000 đồng” xảy ra vào đầu năm 2019 đã cho thấy rõ hơn vai trò của người dân trong hoạt động quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Ngày 4/3/2019, một nữ sinh 20 tuổi ở Thành phố Hà Nội vào thang máy đã bị một người đàn ông không quen biết buông lời tán tỉnh nhưng nữ sinh này từ chối. Ngay sau đó, cô gái bị gã này dồn vào góc thang máy và có những hành động gần gũi. Sau khi sự việc xảy ra, nữ sinh này đã tới trình báo tại cơ quan công an. Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) xử phạt đối tượng có hành vi trên 200.000 đồng [39]. Hình thức xử phạt này đã gây ra làn sóng phản đối gay gắt của dư luận. Nhiều người bày tỏ quan điểm cho rằng việc thủ phạm lại “được” chịu một mức phạt hành chính 200.000 đồng này như một trò đùa và như cộng đồng mạng nói “Tôi xin nộp trước 1.000.000 đồng để có được 5 lần hôn”. Người ta lên tiếng bảo vệ nạn nhân, lên tiếng bài trừ những hành động xấu xa này và phản ánh mức phạt như vậy với thủ phạm là quá nhẹ, đồng thời dư luận thể hiện kiến nghị về việc sửa đổi các quy định của pháp luật đối với việc xử lý những hành vi sàm sỡ, xâm hại đến các bé gái, cô gái. Dư luận xã hội thông qua khiếu nại, tố cáo cũng đã đem đến những hiệu quả thiết thực trong công tác đấu tranh chống tiêu cực của người dân. Trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực này, dư luận quần chúng nhân dân giữ một vai trò vô cùng quan trọng vì họ là những người trực tiếp kiểm tra, giám sát hoạt động của đội ngũ cán bộ công chức và các cấp chính quyền. Ngoài ra, nhân dân còn tham gia tích cực, chủ động vào công tác thanh tra nhân dân, góp phần quan trọng trong việc phát hiện ra các sai phạm, tiêu cực trong hoạt động của các cấp chính quyền. Nhân dân tham gia vào công tác thanh tra nhân dân bằng nhiều cách thức khác nhau có thể là việc tham gia đóng góp ý kiến trực tiếp với Đảng và Nhà nước thông qua các buổi tiếp xúc cử tri, trưng cầu dân ý về các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội cũng như các vấn đề liên quan đến tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng, cửa quyền. Hoặc nhân dân có thể tham gia đóng góp ý kiến vào công tác thanh tra và đấu tranh chống quan liêu tham nhũng của 39
- Đảng và Nhà nước bằng các đơn, thư. Kết quả, hàng năm cả nước đã tiếp hàng trăm nghìn lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo tại các trụ sở tiếp công dân của Đảng và Nhà nước. Sự tham gia của nhân dân vào công tác đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng còn được thể hiện thông qua các diễn đàn của nhân dân như báo nói, báo viết các phương tiện thông tin đại chúng khác. Riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong năm 2018 toàn thành phố đã thụ lý 4.899 vụ khiếu nại, tố cáo (3.242 vụ khiếu nại, 1.657 vụ tố cáo); đã giải quyết 4.168 vụ (2.727 khiếu nại, 1.440 tố cáo), đạt tỷ lệ 85,7% [29]. Hay ở Cao Bằng trong năm 2018 đã thụ lý 436 vụ khiếu nại, tố cáo (375 vụ khiếu nại, 61 vụ tố cáo); đã giải quyết 356 vụ (311 khiếu nại, 45 tố cáo), đạt tỷ lệ 81,65% [30]. Chính nhờ sự tham gia tích cực của nhân dân vào công tác kiểm tra, giám sát mà nhiều vụ việc quan liêu, tham nhũng của các cấp chính quyền được đưa ra ánh sáng. Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng từ đó ngày càng được coi trọng, đạt những kết quả thiết thực: Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp đã được phát hiện, xử lý, mở rộng điều tra cả hành vi và đối tượng. Bên cạnh đó, với sự giám sát của nhân dân, việc xử lý sai phạm cũng trở nên nghiêm minh, kịp thời hơn, có tác dụng cảnh tỉnh, răn đe mạnh mẽ. Trong năm 2019, cơ quan hành chính Nhà nước các cấp đã tiếp 478.237 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về tình trạng tham nhũng (tăng 4,3% so với năm 2018) [45]. Số liệu này đã thể hiện sự quan tâm sát sao của nhân dân cũng như của các cấp chính quyền trong công tác phòng, chống quan liêu, tham nhũng. Nhờ đó mà tình trạng tham nhũng ở Việt Nam đã và đang có những bước thuyên giảm. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng và quy chế dân chủ được coi trọng tạo dựng lòng tin trong nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. 40
- 2.2.1.2. Nâng cao trách nhiệm của người dân trong việc đóng góp ý kiến với Đảng và Nhà nước về những vấn đề phát triển kinh tế xã hội thông qua các cơ quan dân cử Nhân dân ngày càng nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc tham gia đóng góp ý kiến với Đảng và Nhà nước về chủ trương, chính sách, xây dựng và sửa đổi Luật, các phương hướng, nhiệm vụ mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và của các địa phương, góp ý kiến về hoạt động của HĐND, UBND các cấp. Thực tế hiện nay, trước mỗi kì Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng nhân dân đã tích cực đóng góp ý kiến vào xây dựng báo cáo chính trị của Đại hội, đóng góp ý kiến xây dựng một số chính sách của Nhà nước. Đây thực sự là những hoạt động chính trị nhằm mở rộng quyền làm chủ cho nhân dân, vì vậy đã thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đồng thời, nhân dân ngày càng tham gia có hiệu quả vào quá trình giám sát hoạt động của HĐND, UBND các cấp, của đại biểu HĐND, cán bộ, Đảng viên. Công tác giám sát, kiểm tra của nhân dân còn được thực hiện thông qua việc dự các kỳ họp thôn, đoàn thể, ban thanh tra nhân dân và các tổ kiểm tra do nhân dân bầu ra. Sự giám sát kiểm tra đó đã góp phần nâng cao trách nhiệm của chính quyền, các cán bộ; hạn chế được tham nhũng, tiêu cực, tạo được niềm tin trong quần chúng nhân dân. Trong thời gian gần đây, chủ trương thông qua dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt của Quốc hội nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Dự án xây dựng đặc khu kinh tế là ý kiến định hướng của Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam về việc thành lập các đặc khu hành chính - kinh tế tại Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) để thu hút đầu tư [40]. Việc hình thành ba đặc khu trên được người dân cả nước đặc biệt quan tâm và có nhiều phản ứng trái chiều. Nhiều góp ý tích cực của người dân đã được đưa ra nhằm định hướng, xây dựng những đặc khu này một cách thành công, hợp lòng dân. Trong đó có nhiều ý kiến tích cực, 41
- mang tính chất xây dựng của người dân được đưa ra mà Đảng và Nhà nước quan tâm. Nhân dân đưa ra các ý kiến thảo luận bằng việc đưa ra quan điểm trên các phương tiện truyền thông, báo chí, các diễn đàn Đồng thời, họ tham gia đóng góp ý kiến thông qua các cơ quan dân cử, các kì họp tiếp xúc cử tri. Chủ trương thông qua dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, ở Việt Nam đã được tầng lớp nhân dân quan tâm góp ý, thảo luận, trong đó có việc phản biện xã hội đã thể hiện được rõ thái độ của số đông người trong xã hội về chủ trương này của Đảng. Thông qua dư luận, người dân nêu ra quan điểm về cái được mất của Việt Nam khi xây dựng đặc khu kinh tế. Từ đó, đưa ra ý kiến đóng góp trong sửa đổi, điều chỉnh nội dung dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt để thực hiện chủ trương xây dựng các đặc khu kinh tế trên lãnh thổ Việt Nam - một nội dung rất khó, mới, nhạy cảm và hệ trọng. Là một nội dung mới, lần đầu tiên được triển khai thực hiện ở Việt Nam, nên nắm bắt và tiếp thu dư luận là yêu cầu bắt buộc với Đảng và Nhà nước để tránh mắc phải những thiếu sót, sai lầm về sau. 2.2.1.3. Nâng cao chất lượng hoạt động quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của đội ngũ cán bộ trong bộ máy Nhà nước Bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh là điều kiện quan trọng quyết định đến thực hiện pháp luật vào đời sống xã hội. Dư luận xã hội là công cụ hai chiều trong hoạt động của Nhà nước. Nó vừa là công cụ hỗ trợ trong hoạt động quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, vừa là công cụ để nhân dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát, khiếu nại, tố cáo đối với hoạt động của các cơ quan, các cấp chính quyền. Do đặc tính chủ thể tiến hành áp dụng bao giờ cũng là những người cầm quyền nên thực tế cho thấy trong quá trình áp dụng pháp luật rất dễ dẫn tới hành vi lạm dụng, lộng quyền, quan liêu, tham nhũng. Dư luận xã hội phản ánh chân thực, đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, là căn cứ quan trọng Nhà nước phải chú ý để có những điều chỉnh trong hoạt động của mình 42
- sao cho hoạt động quản lý đạt hiệu quả, không đi ngược lại với số đông người trong xã hội. Đồng thời dư luận còn là phương tiện để nhân dân kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của bộ máy cầm quyền, thông qua dư luận nhiều sai phạm, quan liêu, tham nhũng bị bóc trần, giúp thanh lọc và xây dựng một đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh. Trước những hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong xã hội, dư luận xã hội lên tiếng phản đối kịch liệt, buộc cơ quan có thẩm quyền phải xử lý đúng theo quy định pháp luật. Qua sự giám sát của dư luận buộc các chủ thể thực hiện quyền lực của mình một cách phù hợp, tránh sự tùy tiện. Người dân không chỉ bầu ra người đại diện cho quyền lợi của mình mà còn thông qua dư luận xã hội, họ đánh giá, nhận xét về các chủ trương, chính sách mà Nhà nước ban hành và hoạt động áp dụng pháp luật vào quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của bộ máy Nhà nước. Qua đó, dư luận xã hội thực hiện chức năng giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, gây sức ép lớn đối với tệ tham nhũng, quan liêu, tắc trách của người cầm quyền. Cũng xét trên vụ việc “cô gái bị sàm sỡ, cưỡng hôn trong thang máy, đối tượng chỉ bị phạt 200.000 đồng”, dư luận xã hội trên cơ sở phản đối và kiến nghị sửa đổi quy định pháp luật, nó đã tác động ở một mức độ nhất định, yêu cầu các nhà làm luật cần xem xét lại quy định về xử lý các đối tượng như vậy đã phù hợp hay chưa và nếu chưa thì cần sửa đổi như nào. Như vậy, dư luận xã hội ở phương diện này đã ít nhiều tác động đến hoạt động lập pháp của Nhà nước. Không những thế, dư luận xã hội còn tác động mạnh mẽ đến hoạt động xét xử của tòa án và đặt ra yêu cầu xét xử và dư luận phải luôn đi đôi với nhau. Cụ thể được chứng minh qua nhiều vụ việc thực tế những năm gần đây như: Bác sĩ Hoàng Công Lương, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, bị Viện Kiểm sát truy tố tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, vì lý do sáng 29/5/2017. Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình thụ lý và đưa vụ án ra xét xử được 43
- dư luận cả nước đặc biệt quan tâm. Đã có trên 15.400 chữ ký được tập hợp trong bản danh sách “chữ ký đồng thuận ủng hộ bác sĩ Hoàng Công Lương”, phần rất lớn trong số này là của các đồng nghiệp y khoa trong cả nước gửi đến Tòa án [32]. Hoặc việc Tòa án Bà Rịa – Vũng Tàu xét xử phúc thẩm bị cáo Nguyễn Khắc Thủy phạm tội dâm ô với trẻ em, lĩnh án 18 tháng tù treo. Dư luận đã phản ứng gay gắt vì cho rằng mức án quá nhẹ, trong khi bản án sơ thẩm trước đó xử phạt 3 năm tù. Với ảnh hưởng của dư luận Viện kiểm sát tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã gửi văn bản khẩn kiến nghị Viện kiểm sát cấp trên kháng nghị giám đốc thẩm với bản án phúc thẩm này [48]. Qua những vụ việc trên có thể thấy dư luận đã góp phần tác động đến hoạt động xét xử của tòa án, yêu cầu khi xét xử bất cứ một vụ việc gì cơ quan xét xử cũng phải lắng nghe dư luận, lắng nghe ý kiến chuyên gia, luật sư, nhà báo để có cái nhìn đa chiều về vụ án, để giải quyết được đúng đắn và có được những phán quyết công bằng, đúng người, đúng tội tránh án oan, sai. Dư luận xã hội quả thực đã có những tác động vô cùng tích cực đến những hoạt động quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của các cơ quan chức năng. 2.2.2. Những tác động tiêu cực của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay 2.2.2.1. Những phản ánh không toàn diện của dư luận xã hội gây nên mất định hướng trong thực hiện pháp luật Hiện nay, dư luận xã hội có thể xuất hiện ở nhiều kênh khác nhau trong đó nổi bật là các trang mạng xã hội, truyền hình, báo chí. Người dân được thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình, được tự do thể hiện quan điểm về các vấn đề chung của quốc gia dân tộc. Tuy nhiên, không phải bao giờ dư luận cũng phản ánh đầy đủ, chính xác thực tế đời sống, mà đôi khi những đánh giá của dư luận về một vấn đề nào đó còn dựa trên cách nhìn nhận phiến diện, thiên lệch và thiếu khách quan. 44
- Bản thân dư luận là những đánh giá mang tính phán xét, là những quan điểm cá nhân vì vậy mà nó phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố cảm tính của chủ thể. Khi đánh giá về một vấn đề nào đó, chúng ta thường bị chi phối rất nhiều bởi yếu tố tâm lý chủ quan của chính mình, chính vì điều này mà đôi khi việc đưa ra những nhận xét, đánh giá về một sự việc, hiện tượng nào đó còn thiếu tính chính xác, khách quan. Chính vì bị chi phối với yếu tố tâm lý chủ quan nên dư luận về một vấn đề nào đó đôi khi mang tính phiến diện, thiên lệch. Với cảm tính cá nhân, các chủ thể thường vội vàng trong quá trình tìm hiểu để đưa ra nhận định của mình, thiếu cái nhìn toàn cảnh, đa chiều về sự việc, thường họ chỉ nhìn thấy một mặt, một phương diện tích cực hay tiêu cực của vấn đề ấy mà thôi. Thiếu sự phân tích, đánh giá khiến cho dư luận về một vấn đề nào đó hiện nay dễ rơi vào tình trạng phiến diện, thiếu khách quan. Sự phiến diện, thiên lệch của dư luận ảnh hưởng rất lớn làm cho hoạt động thực hiện pháp luật mất đi định hướng chuẩn. Thực hiện pháp luật xuất phát từ ý thức pháp luật của chủ thể, từ nhận thức ấy để định hướng điều chỉnh để thực hiện hành vi thực tế hợp pháp. Vì vậy, nhận thức lệch lạc, chủ quan và phiến diện của chủ thể về một vấn đề của xã hội là nguyên nhân dẫn tới việc thực hiện pháp luật cũng đi sai hướng và đôi khi còn dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật. Một ví dụ minh chứng cho tình trạng phiến diện, thiếu tính khách quan của dư luận đó là vụ việc phụ huynh ở Hải Phòng tự mình chụp ảnh con đứng dưới nắng ở cổng trường đăng lên mạng xã hội rồi đổ lỗi cho nhà trường, giáo viên. Ngay sau khi được đăng tải, hình ảnh đã được lan truyền nhanh chóng, gây xôn xao dư luận trong những ngày vừa qua và đã kéo theo những bình luận tiêu cực, chửi bới, lăng mạ giáo viên, nhà trường, thậm chí là cả ngành giáo dục của những người chưa nắm đủ thông tin, mới chỉ nghe sự việc một chiều. Điều này chính là hành vi vi phạm pháp luật. 45
- 2.2.2.2. Phản ánh thiếu trung thực dẫn đến sự sai lệch trong hoạt động thực hiện pháp luật Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng mà mọi người trong xã hội có cơ hội được tiếp cận với các thông tin được dễ dàng và đầy đủ hơn. Tuy nhiên cũng chính vì vậy mà có rất nhiều luồng thông tin khác nhau được đưa tới cho người đọc, người nghe. Chính vì những thông tin không chính thống, độ chính xác không cao đã gây ra tâm lý hoang mang, và khi đưa ra những nhận định, đánh giá mang tính phán xét cá nhân về một sự việc, hiện tượng nào đó các chủ thể dễ đưa ra những đánh giá chủ quan, không chính xác và đôi khi còn mang hơi hướng tiêu cực về sự việc, hiện tượng ấy. Ở Việt Nam hiện nay, việc sử dụng và phụ thuộc quá nhiều vào Internet, vào các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo đã khiến cho một bộ phận không nhỏ các cá nhân trong xã hội, đặc biệt là lớp trẻ sống xa rời thực tế, có thái độ hời hợt, xu hướng và ăn theo phong trào khi đánh giá hay nhận xét về một hiện tượng nào đó trong xã hội. Họ không có quan điểm hay chính kiến cá nhân mà a dua theo thái độ của người khác. Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp thực tế hiện nay, với một hiện tượng nào đó dù chưa đầy đủ thông tin hoặc có nhưng là những thông tin sai lệch, các chủ thể trong xã hội sẵn sàng đưa ra những nhận xét, đánh giá một cách phiến diện. Đôi khi vì cái gọi là “hưởng ứng theo phong trào” cũng đã tạo nên những làn sóng phản ứng mạnh mẽ theo chiều hướng tiêu cực, gây tác động xấu đến trật tự an ninh, an toàn xã hội. Hơn nữa, chính vì sự hời hợt khi tìm hiểu hay đánh giá về các sự việc, hiện tượng xã hội đã gây ra tâm lý hoang mang, mất niềm tin vào nhà nước, pháp luật từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến ý thức tôn trọng thực hiện pháp luật của các chủ thể trong xã hội. Một minh chứng rõ nét cho phong trào “ném đá tập thể” của những “anh hùng bàn phím” có thể nhắc tới vụ việc “1 cô giáo ở La Gi, Bình Thuận bị chồng tố cáo có quan hệ bất chính với học sinh lớp 10”. Khi vụ việc mới bùng 46
- nổ trên mạng xã hội, dù chưa biết thực hư lời tố cáo kia của người chồng có đúng không hay nhưng cư dân mạng đã thi nhau tìm từ cái ảnh, cái status của Trần Công Mẫn học sinh lớp 10A3 trường Trung học phổ thông Nguyễn Huệ thị xã La Gi Bình Thuận [44] vì nghĩ em là người vào nhà nghỉ cùng cô giáo trong đoạn clip. Không chỉ vậy, họ còn ra sức buông những lời chửi bới, mỉa mai, miệt thị đến em cùng gia đình. Nhưng đau lòng thay em Trần Công Mẫn không hề liên quan vụ việc, học sinh có liên quan đến vụ việc này có tên Nguyễn Tuấn A nhưng người ta lại thi nhau chia sẻ hình ảnh của Mẫn để chửi bới. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm và gây ra cú sốc tâm lý lớn đối với em và gia đình. Khi thông tin được đính chính thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm với những tổn thương mà em và gia đình phải chịu, liệu những người đã ra sức chửi rủa em có dám gửi tới em lời xin lỗi hay không và liệu em Trần Công Mẫn có thể tiếp tục cuộc sống bình thường sau khi trải qua cú sốc tâm lý này hay không? Ví dụ trên chỉ là một trong số rất nhiều vụ việc “ném đá tập thể” của dư luận hiện nay. Những thông tin bịa đặt, xuyên tạc thói vô cảm, a dua của một bộ phận trong xã hội đặc biệt là lớp trẻ hiện nay đã tác động gây ảnh hưởng tiêu cực đến thực hiện pháp luật, khiến cho thực hiện pháp luật bị sai lệch, thiếu hiệu quả và đôi khi còn bị vi phạm trên thực tế. 2.2.2.3. Dư luận xã hội vượt quá giới hạn các quy định của pháp luật Chính vì tính lan truyền nhanh và sức ảnh hưởng mạnh đến đông đảo các chủ thể trong xã hội mà đôi khi dư luận xã hội lại bị lợi dụng làm công cụ gây rối, chống lại nhà nước, gây mất trật tự an toàn xã hội. Ví dụ dư luận xã hội bị các thế lực phản động sử dụng để kích động dân chúng phản đối lại một chủ trương chính sách nào đó của nhà nước, nhằm chống phá hoạt động của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền. Một vụ việc gần đây phản ánh rất rõ nét tác động tiêu cực này của dư luận xã hội đó là việc một số cá nhân đưa những thông tin sai lệch về dịch tả lợn châu phi để chuộc lợi cá nhân, câu view cho bản thân kinh doanh online 47
- như chủ trang Facebook Đầm Bầu Thời Trang Mami hay chỉ đơn giản là để sống ảo như Nguyễn Bảo Trân (26 tuổi, tại phường 8, Thành phố Cà Mau) và Phạm Hoàng Yên (22 tuổi, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời) [42]. Những thông tin sai lệch này đã gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến người kinh doanh, các hộ chăn nuôi và người tiêu dùng. Ở nhiều địa phương mặc dù dịch tả lợn chưa xảy ra, thịt lợn vẫn bị người dân tẩy chay, làm cho giá thịt lợn sụt giảm khiến cho bao người chăn nuôi điêu đứng. Không chỉ vậy, những thông tin ấy còn ảnh hưởng đến giá của nhiều loại sản phẩm khác gây nên những biến động và bất ổn của thị trường. Hay một minh chứng nữa cho hạn chế này của dư luận hiện nay đó là dư luận xoay quanh chủ trương thông qua dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt của Quốc hội. Nhiều phần tử đã xuyên tạc, đưa thông tin sai lệch dẫn đến một số nơi đã xảy ra biểu tình, lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân, để những phần tử chống đối phá hoại kích động gây rối. Đã xuất hiện rất nhiều lời kêu gọi người dân xuống đường biểu tình với chiêu bài “biểu tình ôn hòa” để phản đối thông qua dự thảo luật đặc khu ở nhiều địa phương trong cả nước. Lời kêu gọi biểu tình này lan tỏa rất mạnh trên các trang mạng xã hội. Bản chất của biểu tình ôn hòa mà các thế lực thù địch đang kêu gào tiến hành thực chất là âm mưu trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” mà các thế lực thù địch, phản động đã và đang tiến hành đối với nước ta [37]. Mục tiêu xuyên suốt vẫn là chống phá sự lãnh đạo của Đảng, làm chuyển hoá chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Như vậy, đôi khi do sự thiếu kiểm soát mà dư luận xã hội đã bị các phần tử xấu lợi dụng để trở thành công cụ chuộc lợi cá nhân, gây rối an toàn trật tự xã hội và nguy hiểm hơn, trong nhiều vụ việc dư luận còn bị lợi dụng cho âm mưu chống phá sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động quản lý của Nhà nước, xâm phạm tới an ninh quốc gia. 2.3. Nguyên nhân thực trạng tác động của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật 48
- 2.3.1. Nguyên nhân những tác động tích cực của dư luận xã hội trong thực hiện pháp luật Trong bối cảnh hiện nay của nước ta, pháp luật có vai trò hết sức quan trọng và là công cụ quan trọng nhất để Nhà nước thực hiện quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Tuy nhiên pháp luật không phải là công cụ “vạn năng”, do vậy pháp luật cũng tồn tại những lỗ hổng, thiếu sót nhất định. Bằng thực tiễn, dư luận xã hội có thể tìm ra những lỗ hổng đó và đưa ra những giải pháp sửa chữa các sai lầm mà pháp luật mắc phải, góp phần vào hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia. Thông qua dư luận xã hội, nhân dân có điều kiện bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về các vấn đề đang tồn tại của xã hội. Trên cơ sở đó Đảng và nhà nước ta có thể nắm bắt được những thông tin liên quan đến việc điều chỉnh các quan hệ trong xã hội và đưa ra các biện pháp giải quyết một cách chính xác và phù hợp. Những kết quả đạt được và vai trò quan trọng của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật đến từ những yếu tố chủ yếu sau: Đảng và Nhà nước rất chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật: Với sự phát triển của khoa học công nghệ và các phương tiện thông tin đại vhúng cũng như nhận thức được vai trò và ý nghĩa của dư luận xã hội, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng và không ngừng đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân, xây dựng ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân. Trình độ dân trí, nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao: Đổi mới và hội nhập đã đem lại cho nhân dân cuộc sống ấm no và ổn định hơn. Kinh tế phát triển, nhân dân có điều kiện chăm lo đến đời sống văn hóa, tinh thần nâng cao khả năng nhận thức trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là pháp luật. Do đó, người dân bắt đầu hình thành thói quen tìm hiểu, nghiên cứu về pháp luật, về các quyền tự do của mình được pháp luật cho phép, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin và biểu đạt ý chí. Đặc biệt, trong 49
- bối cảnh hiện nay, khả năng tiếp cận thông tin của người dân và rất dễ dàng, năng lực và ý thức pháp luật của người dân cũng ngày được nâng cao, dân đến việc người dân cũng dần ý thức được vai trò của mình trong đời sống xã hội. Từ đó hình thành nên các hoạt động ngôn luận mang tính thời sự, tạo được sự đồng quan tâm cao trong nhân dân với nhiều ý kiến và quan điểm liên quan được đưa ra. Và dư luận xã hội bắt đầu được hình thành và phát triển. Hoạt động lập pháp ngày càng được coi trọng: Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, dễ dàng, dễ nhận thức, tiếp cận với người dân, điều chỉnh được hầu hết các quan hệ phát sinh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đội ngũ cán bộ, công chức kiên quyết và vững vàng đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong xã hội: Hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp chính quyền khác nhau phần lớn đều có lí tưởng chính trị vững vàng, trình độ không ngừng được nâng cao, có tinh thần đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng. Để đạt được những kết quả như vậy là nhờ sự đóng góp tích cực của dư luận xã hội khi dám lên án, phanh phui và đưa ra xử lý kịp thời các vụ việc tiêu cực, từ đó góp phần hạn chế những tình trạng tồn tại trong xã hội. 2.3.2. Nguyên nhân những tác động tiêu cực của dư luận xã hội trong thực hiện pháp luật Những tác động tiêu cực của dư luận xã hội đến thực hiện pháp luật kể trên đến từ nhiều nguyên nhân, yếu tố khác nhau trong đó có thể kể đến những nguyên nhân chính sau: Thứ nhất, do người dân khi tiếp cận với các nguồn thông tin hiện nay vẫn chưa có sự chọn lọc dẫn đến rất nhiều thông tin sai lệch, thiếu chính xác đến với người dân gây nên tâm lý hoang mang, mất niềm tin. Thứ hai, do khả năng tiếp cận thông tin và tham gia thảo luận của người dân vẫn chưa thực sự rộng và đồng đều: Ở Việt Nam hiện nay, tuy độ phủ sóng của các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng được nâng cao tuy nhiên vẫn chưa phủ sóng được hoàn toàn trong cả nước. Vẫn còn rất nhiều khu vực, 50
- vùng miền người dân vẫn chưa được tiếp cận thông tin chính thống và đầy đủ. Đặc biệt là nhân dân các vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Chính vì vậy mà khả năng tham gia của các nhóm chủ thể này vào việc đánh giá, nhận xét các sự kiện, hiện tượng của xã hội cũng bị hạn chế. Thứ ba, do ý thức của từng chủ thể khi tham gia đóng góp ý kiến, nhận xét, đánh giá của bản thân. Thiếu sự tìm hiểu và đánh giá khách quan là nguyên nhân chính khiến cho các chủ thể có cái nhìn sai lệch, đánh giá phiến diện, thiếu khách quan về một sự việc, hiện tượng nào đó. Thứ tư, do công tác quản lý sàng lọc, kiểm soát các thông tin trước khi đến với người dân của Nhà nước còn chưa được thực hiện triệt để. Do vậy, nhiều thông tin sai lệch, xuyên tạc, bịa đặt không được kịp thời ngăn chặn trước khi đến với người dân gây tâm lý hoang mang trong dư luận. Thứ năm, một bộ phận người dân hiện nay vẫn chưa hiểu rõ được các quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin và bày tỏ quan điểm. Do đó, trong một vài trường hợp, người dân có biểu hiện của hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về tự do ngôn luận, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, đồng thời gây nên những làn sóng dư luận thiếu tính trung thực, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh thông tin, an toàn và trật tự xã hội. 51
- KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cho cuộc sống, cả về vật chất lẫn tinh thần của nhân dân ta được thay da, đổi thịt. Không chỉ trong lĩnh vực kinh tế - xã hội mà trong việc thực hiện pháp luật cũng đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận qua việc phát huy những tác động tích cực của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật. Tuy nhiên, khi nhìn nhận về vai trò, về những tác động tích cực của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật thì bên cạnh đó cũng phải thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, những tác động tiêu cực của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật để từ đó có những điều chỉnh phù hợp sao cho dư luận xã hội có thể phát huy tối đa sức ảnh hưởng tích cực của mình vào việc thực hiện pháp luật. 52
- CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA TÁC ĐỘNG DƯ LUẬN XÃ HỘI VỚI VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 3.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về tác động dư luận xã hội với thực hiện pháp luật Hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật về tác động của dư luận xã hội với thực hiện pháp luật là một trong những nội dung góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung. Chỉ khi hệ thống các quy định về tác động dư luận xã hội đến thực hiện pháp luật được củng cố, hoàn thiện thì mới có thể nâng cao được tối đa hiệu quả của những tác động ấy. Trên thực tế, hệ thống các quy định đó ở Việt Nam còn tồn tại rất nhiều bất cập và vướng mắc, đòi hỏi cần phải nhanh chóng khắc phục tình trạng các quy định pháp luật chỉ dừng lại ở những quy định chung, xa rời thực tế; đồng thời, loại bỏ những văn bản không còn hiệu lực, trái với Hiến pháp. Người viết xin đưa ra những đề xuất sửa đổi một số quy định để góp phần vào việc hoàn thiện các quy định pháp luật về tác động dư luận xã hội với thực hiện pháp luật như sau: Bộ Luật Hình sự 2015: Đối với việc quản lý và giám sát chặt chẽ hoạt động tự do ngôn luận, các quy định của pháp luật hiện nay vẫn chưa có tính răn đe nghiêm khắc, dẫn tới vẫn còn nhiều trường hợp lạm dụng việc tự do ngôn luận và coi thường các biện pháp xử lý của pháp luật. Theo đó, quy định tại Điều 167 Bộ luật hình sự 2015 quy định về hành vi xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân có hình phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm hoặc từ 01 năm đến 05 năm. Tuy nhiên, trên thực tế, để xử lý các vụ việc liên quan đến xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin của người dân thường diễn ra trong một quá trình dài xác minh và xử lý, do đó quy định về mức hình phạt 03 tháng nêu trên là không phù hợp bởi thời gian này có thể ngắn hơn thời gian điều tra, giải quyết vụ án và không có tính răn 53
- đe. Do đó mức hình phạt tối thiểu đối với các hành vi này cần được nâng lên là 06 tháng để đáp ứng được tính khả thi trên thực tiễn. Luật Trưng cầu dân ý 2015: Luật Trưng cầu dân ý 2015 đã được ban hành và đi vào áp dụng thực tiễn. Việc ban hành Luật này tạo khuôn khổ pháp lý cho đông đảo người dân có thể tham gia chủ động, tích cực và quyết định vào các công việc của Nhà nước và xã hội. Hơn nữa, người dân cũng có thể trực tiếp thể hiện và quyền lực của mình đối với các vấn đề quan trọng của đất nước, đáp ứng nhu cầu khách quan trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Tuy nhiên, tại đạo luật này cần làm rõ các vấn đề sau: Thứ nhất, tại Điều 6 về các vấn đề trưng cầu dân ý có quy định: “Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân về các vấn đề sau đây: 1. Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp; 2. Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia; 3. Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước; 4. Vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước.” Luật này cần giải thích rõ "vấn đề đặc biệt quan trọng" bởi đây là một khái niệm rất trừu tượng và không xác định rõ phạm vi áp dụng, do đó khó xác định được quyền của người dân đối với các vấn đề này. Do đó, điều luật này cần được sửa đổi theo hướng liệt kê chi tiết các vấn đề được xem là đặc biệt quan trọng hoặc xây dựng được khái niệm cụ thể để xác định được nội hàm của thuật ngữ "vấn đề đặc biệt quan trọng" nhằm xác định rõ các vấn đề được đưa ra trưng cầu dân ý. Bên cạnh đó, các trường hợp đang được liệt kê tại Điều 6 Luật này chưa đảm bảo được quyền tự do, quyền làm chủ của người dân, bởi các trường hợp trưng cầu dân ý này do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nêu 54
- ra. Do đó, Điều 6 Luật Trưng cầu dân ý 2015 cần bổ sung trường hợp trưng cầu dân ý đối với vấn đề "được đa số người dân quan tâm" hoặc "đa số người dân có đề nghị trưng cầu dân ý". Thứ hai, quy định chỉ áp dụng hình thức bỏ phiếu trực tiếp của Luật Trưng cầu dân ý 2015 đã làm hạn chế quyền bỏ phiếu của một số công dân đủ điều kiện cử tri nhưng không có điều kiện trực tiếp thực hiện việc bỏ phiếu. Vì vậy, người viết xin đề xuất việc hoàn thiện quy định các hình thức bỏ phiếu gián tiếp như sau: Bổ sung hình thức bỏ phiếu gián tiếp qua đường bưu điện, Internet hoặc ủy quyền bỏ phiếu vì lý do sức khỏe, công tác, đang ở nước ngoài Đồng thời, với sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0, chúng ta nên tận dụng được các ưu thế của công nghệ thông tin vào công tác tổ chức trưng cầu ý dân. Với tốc độ phát triển của khoa học - kỹ thuật hiện nay, việc ghi nhận phương thức bỏ phiếu mới qua Internet, qua thư điện tử rõ ràng sẽ hỗ trợ rất tích cực cho quá trình bỏ phiếu, nhất là hoạt động bỏ phiếu của một số không nhỏ cử tri từ nước ngoài. Thứ ba, tại Điều 35 của Luật này chỉ đặt ra tiêu chí về nội dung lá phiếu phải đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, khách quan, chính xác và rõ nghĩa nhưng không đưa ra các tiêu chuẩn về cách thiết kế câu hỏi và kỹ thuật trình bày câu hỏi Điều này đặt ra yêu cầu cần phải chú trọng hơn về tính hình thức của phiếu bầu và cách thức thiết kế phiếu bầu; các quy định vẫn cần phải được cụ thể hóa và hướng dẫn cụ thể hơn. Luật Tiếp cận thông tin 2018: Quyền tiếp cận thông tin cũng là một trong những quyền cơ bản, quan trọng của công dân liên quan trực tiếp đến việc định hướng tác động của dư luận xã hội. Cụ thể hóa Điều 25 Hiến pháp 2013, Luật Tiếp cận thông tin 2018 được ban hành nhằm tạo khuôn khổ pháp lý để công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin của mình. Song, một số điều khoản của Luật Tiếp cận thông tin 2018 chưa còn hạn chế quyền tiếp cận thông tin và cần được sửa đổi. Cụ thể, 55
- tại Điều 5 Luật tiếp cận thông tin quy định về các thông tin công dân được tiếp cận, theo đó "công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước", với quy định này, quyền tiếp cận của công dân bị hạn chế bởi chủ thể sở hữu thông tin chỉ là "cơ quan nhà nước" trong khi đó, thông tin mà công dân có quyền tiếp cận không chỉ giới hạn liên quan đến chủ thể này. Bên cạnh đó, ngoài các thông tin được tự do tiếp cận, công dân cũng có quyền tiếp cận các thông thin khác theo yêu cầu của mình. Do đó, quy định về thông tin mà công dân được tiếp cận tại Điều 5 Luật tiếp cận thông tin 2018 cần sửa đổi thành "Công dân được quyền tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước và các thông tin yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp", chỉ có quy định như vợi mới đảm bảo được quyền yêu cầu và đầu đủ các thông tin mà người dân được quyền tiếp cận. Luật Báo chí 2016: Ngoài ra, Luật báo chí 2016 được ban hành cũng quy định về quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, tuy nhiên các trường hợp được phép tự do ngôn luận của người dân lại chỉ dừng lại ở các vấn đề về tình hình đất nước và thế giới; đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; nêu ý kiến về các tổ chức và cá nhân khác. Trong các trường hợp này, các quyền tự do ngôn luận về chính các vấn đề của mỗi người dân lại không được quy định, điều đó đồng nghĩa với việc người dân chỉ được quyền tự do ngôn luận trên báo chí đối với vấn đề mang tính chung chung liên quan đến Nhà nước mà không có quyền ngôn luận đối với các vấn đề ngoài Nhà nước, hoặc chính các vụ việc của mỗi người dân. Do đó, quy định tại Điều 11 Luật Báo chí 2016 cần được sửa đổi, bổ sung thêm Khoản 4 quy định về việc người dân được quyền tự do ngôn luận; phát biểu ý kiến đối với vụ việc của cá nhân trên báo chí. Như vậy, qua việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật quy định các vấn đề liên quan đến sự tác động của dư luận xã hội đến thực hiện pháp luật, người viết nêu ra một số điều bất cập của các quy định pháp luật trên đây và đề xuất được sửa đổi, bổ sung, từ đó góp phần hoàn thiện pháp luật. 56
- 3.2. Một số giải pháp khác 3.2.1. Đẩy mạnh tổ chức điều tra, thăm dò và sử dụng các kết quả thăm dò dư luận xã hội trong hoạt động thực hiện pháp luật Để phát huy tốt vai trò của dư luận xã hội trong hoạt động thực hiện pháp luật thì những nội dung kết quả hoạt động của việc thăm dò dư luận phải được sử dụng thực sự hiệu quả. Cần đẩy mạnh việc sử dụng các kết quả thăm dò nghiên cứu dư luận xã hội để phục vụ cho công tác quản lý và hoàn thiện pháp luật. Việc điều tra, thăm dò dư luận cho phép thu thập được những thông tin phản hồi từ dư luận xã hội về chính sách pháp luật, hiệu quả thực thi pháp luật và nhu cầu thông tin pháp luật của các tầng lớp cán bộ và nhân dân. Sự phản hồi từ phía dư luận xã hội là một trong những thông tin hết sức quan trọng giúp cho nhà nước đưa ra những quy định mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn; kịp thời sửa đổi, bổ sung những hạn chế, thiếu sót của hệ thống pháp luật. Mọi chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật khó có thể trở thành hiện thực nếu không nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người dân. Tổ chức điều tra thăm dò dư luận xã hội cho phép thu thập được những thông tin; số liệu thực nghiệm từ đó tạo định hướng hoạt động phổ biến, tuyên truyền pháp luật cho người dân. Có thể nói, việc tăng cường khâu nắm bắt các thông tin phản hồi bằng các phương pháp điều tra, thăm dò dư luận xã hội một cách khách quan, khoa học là một trong những biện pháp rất quan trọng nhằm phát huy sức mạnh và hiệu quả của hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Do vậy, đòi hỏi các cơ nhà nước cần phải đẩy mạnh phương pháp này để nắm bắt đúng tâm tư và nguyện vọng của quần chúng nhân dân, những băn khoăn, thắc mắc của người dân để trên cơ sở đó kịp thời đề ra những biện pháp bổ sung phù hợp nhằm khắc phục vướng mắc, thúc đẩy quá trình thực hiện pháp luật có hiệu quả. Dư luận xã hội là một hiện tượng tâm lý xã hội đặc biệt. Việc phát huy vai trò của dư luận xã hội có thể biến dư luận xã hội thành công cụ hữu hiệu hỗ trợ hoạt động thực hiện pháp luật. Tổ chức thăm dò dư luận xã hội và sử dụng 57
- kết quả của việc thăm dò dư luận xã hội là một trong những giải pháp quan trọng để dư luận xã hội phát huy được vai trò của nó với việc thực hiện pháp luật. 3.2.2. Đẩy mạnh dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội Dân chủ hiểu một cách đơn giản là nhân dân được quyền làm chủ và tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Mức độ dân chủ trong đời sống xã hội là yếu tố mang tính quyết định đến sự hình thành và phát triển của dư luận xã hội. Trong một xã hội có nền dân chủ rộng rãi thì khả năng nhân dân tham gia bày tỏ quan điểm, đánh giá các vấn đề chung của đất nước, đóng góp ý kiến vào các dự án luật sẽ tốt hơn. Từ đó mà dư luận xã hội về các vấn đề pháp luật có điều kiện hình thành và phát triển thuận lợi. Ngược lại, trong điều kiện xã hội thiếu dân chủ, thông tin nghèo nàn, không chính thống thì dư luận xã hội thường hình thành khó khăn, chậm chạp và đôi khi dư luận xã hội còn phát triển sai hướng, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, hiện nay việc dân chủ hóa các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội vẫn còn chưa thực sự hiệu quả và còn tồn tại một số hạn chế. Để hoạt động dân chủ hóa đời sống xã hội được hiệu quả, người viết xin đề xuất một số giải pháp sau: Thứ nhất, đẩy mạnh dân chủ hóa một số lĩnh vực cơ bản: Việc thể chế hóa nền dân chủ trên tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội cùng lúc là điều rất khó và không đem lại hiệu quả. Chính vì vậy, để hoạt động thể chế nền dân chủ thực sự đạt hiệu quả thì trước hết cần đẩy mạnh dân chủ hóa các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội (dân chủ về chính trị, kinh tế, xã hội, ) Thứ hai, hoàn chỉnh hình thức dân chủ đại diện, mở rộng hình thức dân chủ trực tiếp là điều kiện quan trọng nhất nhằm phát huy dân chủ ở nước ta hiện nay. Muốn hoàn thiện dân chủ đại diện, điều quan trọng là phải nâng cao chất lượng của các tổ chức quần chúng, làm cho các tổ chức đó thực sự được sự quan tâm của các thảnh viên. Thông qua các tổ chức đó, người dân kịp thời nêu ra các ý kiến, nguyện vọng của mình về các chủ trương, chính sách pháp luật 58