Khóa luận Sáng kiến đối tác chính phủ mở (OGP): nội dung và khả năng vận dụng ở Việt Nam hiện nay

pdf 81 trang thiennha21 16/04/2022 5432
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Sáng kiến đối tác chính phủ mở (OGP): nội dung và khả năng vận dụng ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_sang_kien_doi_tac_chinh_phu_mo_ogp_noi_dung_va_kha.pdf

Nội dung text: Khóa luận Sáng kiến đối tác chính phủ mở (OGP): nội dung và khả năng vận dụng ở Việt Nam hiện nay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN TRUNG HIẾU SÁNG KIẾN ĐỐI TÁC CHÍNH PHỦ MỞ (OGP): NỘI DUNG VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-L HÀ NỘI, 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN TRUNG HIẾU SÁNG KIẾN ĐỐI TÁC CHÍNH PHỦ MỞ (OGP): NỘI DUNG VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-L NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN MINH TUẤN HÀ NỘI, 2019
  3. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2 3. Mục tiêu nghiên cứu 3 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Bố cục của khóa luận 4 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH PHỦ MỞ VÀ ĐỐI TÁC CHÍNH PHỦ MỞ (OGP) 5 1.1. Khái quát chung về chính phủ mở 5 1.2. Đối tác chính phủ mở (OGP) 7 1.2.1. Khái niệm đối tác chính phủ mở 7 1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của đối tác chính phủ mở 8 1.2.3. Các điều kiện, thủ tục để tham gia vào OGP 10 1.2.4. Cơ cấu, cách thức hoạt động của OGP 13 1.3. Bối cảnh chính trị, xã hội, thể chế pháp lý ở Việt Nam khi tham gia vào Đối tác Chính phủ mở ( OGP) 16 1.3.1. Bối cảnh của Việt Nam hiện nay trong mối quan hệ với OGP 16 1.3.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tham gia Sáng kiến đối tác Chính phủ mở với Việt Nam 19 1.3.3. Cơ hội và thách thức đặt ra cho Việt Nam khi tham gia Sáng kiến đối tác chính phủ mở ( OGP) 25 1.4. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về áp dụng sáng kiến đối tác Chính phủ mở 28 1.4.1. Theo dõi Chi tiêu công và Chiến dịch Thông tin 28 1.4.2. Thúc đẩy sự tham gia của công dân trong việc thiết kế và cung cấp dịch vụ công 30
  4. 1.4.3. Kinh nghiệm đạt được sự đồng thuận cao 32 1.5. Tiểu kết chương 1 33 CHƯƠNG 2: KHẢ NĂNG VẬN DỤNG SÁNG KIẾN ĐỐI TÁC CHÍNH PHỦ MỞ TẠI VIỆT NAM 35 2.1. Việt Nam trong bối cảnh OGP 35 2.2.1.Minh bạch tài khóa (Fiscal Transparency) 35 2.2.2. Sự tham gia của người dân ( Citizen Engagement) 38 2.2.3. Công khai tài sản ( Public Officials Asset Disclosure) 44 2.2.4. Tiếp cận thông tin (Acess to information) 47 2.2.5. Kiểm tra giá trị (Values check ) 51 2.2. Giải pháp và lộ trình hoàn thiện cho Việt Nam tham gia Sáng kiến đối tác Chính phủ mở 55 2.2.1. Giải pháp, đề xuất cho khó khăn, thách thức 55 2.2.1.1. Hoàn thiện khung pháp lý gia tăng quyền dân sự của người dân 55 2.2.1.2. Áp dụng công nghệ Blockchain và phát triển nền tảng kỹ thuật 59 2.2.1.3. Thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc ( Sustainable Development Goals – SDGs) 61 2.2.1.4. Xây dựng cổng thông tin minh bạch tài chính 65 2.2.1.5. Tuyên truyền, vận động nhằm thu hút sự tham gia của cộng đồng 68 2.2.2. Lộ trình thực hiện kế hoạch tham gia vào OGP 69 2.3. Tiểu kết chương 2 71 KẾT LUẬN 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
  5. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang trong tiến trình phát triển, hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh việc mở cửa góp phần thúc đẩy đưa nền kinh tế phát triển thì hội nhập quốc tế còn là thách thức đối với mọi nền kinh tế, thách thức này càng khắc nghiệt hơn khi Việt Nam là một nước đang phát triển đồng thời là nhà nước đang trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế. Vì thế các chủ thể trong xã hội Việt Nam phải không ngừng thay đổi, chuyển biến để nâng cao khả năng, cạnh tranh, phát triển về con người, quản trị, công nghệ. Nhu cầu thiết yếu khi một nền kinh tế phát triển mà xã hội, thể chế pháp lý không theo kịp đang là tình huống khó khăn đối với Việt Nam hiện nay khi mà việc đổi mới quản trị nhà nước, thể chế từ những năm 1986 vẫn đang diễn ra nhưng lại được đánh giá là quá chậm so với tốc độ tăng trưởng ở thời điểm hiện tại. Vấn đề đặt ra là càng ngày quyền con người, quyền công dân càng được đề cao, năng lực của các cá nhân trong xã hội càng ngày càng lớn mạnh trong khi Chính phủ lại không thể hiện hết được chức năng của mình. Người dân muốn chính phủ của đất nước biết lắng nghe và hành động, phục vụ người dân tốt hơn, thực hiện được nhiều việc hơn và bằng các cách nhanh chóng hơn, xóa bỏ tình trạng tham nhũng và lãng phí. Người dân cảm thấy bức bối vì không biết được điều gì đang xảy ra bên trong, dường như không có cách nào để những người ở bên trong nghe được ý kiến của mình. Làm sao để thay đổi văn hóa làm việc của chính phủ để họ mở cách cửa đón nhận những ý tưởng mới và đồng minh bên ngoài chính phủ để cùng tìm ra giải pháp và tiếp tục tạo áp lực cùng tiến bộ. Trong điều kiện đó, Sáng kiến đối tác Chính phủ mở( OGP) xuất hiện như là một cơ hội cho công cuộc cải cách thể chế ở Việt Nam. OGP là một trong những sáng kiến quốc tế nổi bật nhất hiện nay trong lĩnh vực thúc đẩy quản trị minh bạch. Các nguyên tắc nền tảng của OGP cũng chính là những 1
  6. định hướng phát triển chiến lược của Việt Nam, bao gồm: phòng, chống tham nhũng, tăng cường sự tham gia của người dân, áp dụng các tiêu chuẩn cao nhất về tính liêm chính cho hệ thống quản trị nhà nước, công khai thông tin về các hoạt động của chính phủ và tăng cường khả năng tiếp cận với các công nghệ hiện đại để thực hiện công khai và trách nhiệm giải trình hiệu quả. Tất cả những điều trên cho thấy OGP là một thiết chế quốc tế rất gần gũi, cần thiết và có tính hiện thực rõ ràng với Việt Nam. Trong bối cảnh Việt Nam đã và đang hội nhập quốc tế rất nhanh chóng, sâu rộng, cũng như quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đang rất cao, chúng ta có thể hy vọng trong thời gian không xa, Việt Nam sẽ trở thành thành viên của OGP. Đó chính là lý do để thôi thúc em lựa chọn đề tài “ SÁNG KIẾN ĐỐI TÁC CHÍNH PHỦ MỞ (OGP): NỘI DUNG VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY “ để tìm hiểu làm rõ hơn về OGP và khả năng tham gia của Việt Nam vào OGP như một cơ hội mang tới hướng đi mới thúc đẩy quản trị nhà nước hiệu quả, cải cách thể chế nhà nước. Từ đó, nghiên cứu đề xuất những giải pháp, lộ trình cho Việt Nam đủ điều kiện tham gia vào Sáng kiến đối tác chính phủ mở trong thời gian tới. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Nghiên cứu được thực hiện nhằm hướng đến những ý nghĩa khoa học và thực tiễn sau đây: Về ý nghĩa khoa học: - Là một nghiên cứu mới có tính mới về một trong những vấn đề đang được quan tâm hiện nay, đi vào tổng hợp và phân tích những vấn đề lý luận về Sáng kiến đối tác Chính phủ mở, tìm hiểu về những quy định pháp lý quốc tế đấu tranh về nạn cướp biển. - Nghiên cứu mang giá trị tham khảo khi muốn tìm hiểu về Sáng kiến đối tác Chính phủ mở, tạo tài liệu tổng hợp cho những bài nghiên cứu tiếp về đề tài này. - Nghiên cứu mang tính định hướng, tham khảo khi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị về các nâng cao khả năng tham gia vào Sáng kiến đối tác Chính phủ 2
  7. mở cho Việt Nam. Về giá trị thực tiễn: - Là một bản tổng hợp lý luận, số liệu về Sáng kiến đối tác Chính phủ mở, những tiêu chuẩn để gia nhập và bối cảnh Việt Nam. - Là một nghiên cứu mang tính tham khảo cho việc đưa ra những giải pháp nhằm gia tăng khả năng tham gia vào Sáng kiến đối tác Chính phủ mở cho Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu Em nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của Sáng kiến đối tác chính phủ mở (OGP), phân tích khả năng của sáng kiến đối tác chính phủ mở song song với việc đề cập thực trạng, thực tiễn tình hình xã hội, chính trị, thể chế pháp lý liên quan với các tiêu chí của OGP tại Việt Nam, từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm để đề xuất phương hướng, giải pháp đồng thời nghiên cứu một vài lộ trình khả thi cho việc Việt Nam có thể tham gia vào sáng kiến quốc tế đối tác Chính phủ mở. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Khóa luận sẽ tập trung làm rõ những vấn đề về Sáng kiến đối tác chính phủ mở. Phân tích các đặc điểm, tiêu chí tham gia vào Sáng kiến đối tác Chính phủ mở, thông qua việc phân tích đó làm rõ khả năng cũng như trình bày ra những vấn đề, đánh giá thực trạng về các lĩnh vực chính trị, xã hội, thể chế pháp lý, để chỉ ra những hạn chế còn tồn đọng, từ đó đề xuất hướng nhằm thay đổi, hoàn thiện để Việt Nam có hi vọng tham gia vào OGP. Phạm vi khóa luận chủ yếu tập trung vào khả năng Việt Nam đủ tiêu chuẩn tham gia vào OGP; các phương hướng, lộ trình trong tương lai để giúp Việt Nam hiện thức hóa việc phù hợp với các tiêu chuẩn mà OGP yêu cầu. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt được mục đích nêu trên, người viết có sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: - Phương pháp tổng hợp thông tin từ sách, báo, trang thông tin điện tử làm tài 3
  8. liệu nghiên cứu cho đề tài. - Phương pháp tổng hợp, liệt kê, phân tích các tình huống, số liệu nhằm đưa ra đánh giá về cơ sở cho việc tham gia OGP của Việt. - Phương pháp phân tích nhằm đưa ra những giải pháp, lộ trình hướng hoàn thiện cho Việt Nam có cơ sở tham gia OGP. 6. Bố cục của khóa luận Ngoài lời nói đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận bao gồm 02 chương được bố cục như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về chính phủ mở và đối tác chính phủ mở (OGP) Chương 2: Khả năng vận dụng Sáng kiến đối tác Chính phủ mở tại Việt Nam Đề tài “ SÁNG KIẾN ĐỐI TÁC CHÍNH PHỦ MỞ (OGP): NỘI DUNG VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY “ là một vấn đề mới mẻ, nó đòi hỏi người nghiên cứu đề tài cần tìm hiểu và có kiến thức về lý luận, thực tiễn đối với bối cảnh Việt Nam hiện nay nhằm đưa ra được đánh giá chính xác về thực trạng, ưu điểm cũng như khó khăn của Việt Nam với mong muốn gia nhập OGP. Ngoài ra, nó còn đòi hỏi người viết phải nắm bắt được vấn đề cốt lõi, những tồn tại, vướng mắc còn tồn động để đưa ra được phương hướng, đề xuất cũng như lộ trình khả thi cho những đề xuất đó để hoàn thiện các tiêu chí phù hợp với OGP. Là sinh viên và đang làm quen với một đề tài nghiên cứu khoa học mà vốn kiến thức hiểu biết còn giới hạn cũng như thời gian tìm hiểu, nghiên cứu còn hạn chế. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Người viết mong nhận được sự đóng góp ý kiến, đánh giá, phê bình của quý thầy cô, khoa, nhà trường để hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp. 4
  9. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH PHỦ MỞ VÀ ĐỐI TÁC CHÍNH PHỦ MỞ (OGP) 1.1. Khái quát chung về chính phủ mở Quốc gia đầu tiên nêu về tính mở của chính phủ là Thụy Điển ( Luật tự do báo chí 1766) và Phần Lan ( Luật mở các Tài liệu Nhà nước năm 1951) trước nhiều năm so với Luật tự do thông tin của nước Mỹ năm 1966. Các Luật này có tác dụng như là nền tảng để các quốc gia Châu Âu thông qua các luật tương tự vào những năm 1970 ( Pháp và Hà Lan vào năm 1978, Úc, Canada và New Zealand vào năm 1982, Hungary vào năm 1992, Ireland và Thailand vào năm 1997, Hàn QUốc năm 1998, Vương quốc Anh năm 2000, Nhật và Mexico năm 2002, Ấn Độ và Đức năm 2005) Ngày 21/01/2009, Chính quyền của cựu Tổng thống Barack Obama đã ban hành bản ghi nhớ điều hành đầu tiên mang tên “ Minh bạch và Chính phủ mở” trong đó ông đưa ra 3 nguyên tắc chỉ dẫn để tiến hành các hoạt động của chính phủ: 1. Chính phủ nên minh bạch 2. Chính phủ nên có sự tham gia 3. Chính phủ nên cộng tác Ngày 08/12/2009, Văn phòng Quản lý và Ngân sách ( Office of Management and Budget – OMB) đã công bố “ Chỉ thị Chính phủ mở” ( Open Government Directive) đã chỉ thị cho các cơ quan liên bang Mỹ hành động dựa trên 3 nguyên tắc trên. Từ đó, các định nghĩa Chính phủ mở vẫn đang được mở rộng, tiến hóa dù đều dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản với những cách lý giải, biến thể khác nhau. Ở Liên minh châu Âu, họ tiếp cận Chính phủ mở ở hai điểm là Chính phủ mở và hiện đại hóa khu vực nhà nước nhờ sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin. Họ cho rằng đây là cách tốt nhất cho hành chính công khi phải đối mặt với những thách thức đang nổi lên đặc biệt như sức ép ngân sách sau những 5
  10. cuộc khủng hoảng kin htế và sự thiếu lòng tin của người dân vào hành chính nhà nước. Tháng 12/2017, OECD trong tài liệu của mình “ Khuyến cáo của Hội đồng về Chính phủ mở” ( Recommendation of the Council on Open Gorvenment) đã đưa ra định nghĩa về Chính phủ mở: “Chính phủ mở là văn hóa điều hành để thúc đẩy các nguyên tắc minh bạch, liêm chính, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của nhiều bên để hỗ trợ cho dân chủ và tăng trưởng bao hàm toàn diện.” Định nghĩa cho thấy được nguyên tắc liêm chính và trách nhiệm giải trình được nhấn mạnh và mục tiêu của nó là để ủng hộ dân chủ và tăng trưởng toàn diện. Rõ ràng Chính phủ mở không phải là khái niệm mới mà nó đã được đề cập tới từ Thời kỳ khai sáng ở Châu Âu. Tuy nhiên, nếu trước đây chính phủ mở mang nội hàm truyền thống chỉ là đề cập tới khía cạnh công khai trong hoạt động của bộ máy chính phủ thì giờ đây thuật ngữ này đã mở rộng ra hơn nhiều ngoài việc “ tiếp cận thông tin” đó là còn sự chia sẻ thông tin, tính cởi mở, sự tham gia của các chủ thể khác trong quá trình xây dựng và phát triển chính sách xã hội. Tựu chung lại, có thể thấy rằng, đặc điểm chính của Chính phủ mở bao gồm: - Tính minh bạch: Công chúng biết là hiểu được các hoạt động của Chính phủ. Đặc điểm này đồng nghĩa với việc các thông tin liên quan đến hoạt động và các quyết định của chính phủ ban hành cần được cung cấp cho công chúng một cách công khai, đầy đủ, thuận lợi, đúng thời gian và miễn phí. - Sự tham gia của người dân: Chính phủ khuyến khích và có thể có các cơ chế cụ thể nhằm thu hút sự tham gia của người dân vào quá trình hoạt động, quyết định chính sách của mình để họ có thể đóng góp tiếng nói giúp củng cố xây dựng chính quyền vững mạnh, đáp ứng được các nhu cầu của người dân. Những phản ánh của người dân sẽ đem lại tác động tích cực đến một số hoạt 6
  11. động của chính phủ thông qua việc tạo điều kiện để người dân tham gia vào quá trình xây dựng và thực thi các chính sách, chương trình như y tế, giáo dục, pháp luật, là những lĩnh vực mà luôn có sự liên quan mật thiết, ảnh hưởng trực tiếp tới người dân. - Trách nhiệm giải trình: Chính phủ có trách nhiệm cung cấp kết quả thực hiện các hoạt động của mình cho công chúng và công chúng cũng có quyền yêu cầu chính phủ giải trình cho mình. Sẽ có những cơ chế để cơ quan công quyền thực hiện điều này để tiếp thu các phản ánh, ý kiến hoặc những yêu cầu khác của người dân, đồng thời dám nhận trách nhiệm về việc thực thi các hoạt động chính sách hay quyết định của chính quyền. - Công nghệ thông tin: Chính phủ coi trọng việc cung cấp thông tin cho người dân thông qua việc tiếp cận có sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ thông tin tiến tiến, hiện đại. 1.2. Đối tác chính phủ mở (OGP) 1.2.1. Khái niệm đối tác chính phủ mở OGP ( Open Gorvenment Partnership) là một sáng kiến quốc tế nổi bật nhất trong thời gian gần đây nhằm tăng cường tính minh bạch của chính phủ, thay đổi văn hóa hoạt động của chính phủ. Chính phủ giờ đây không còn là cánh cửa đóng, những thông tin, hoạt động không phải chỉ là riêng của chính phủ nữa trong khi ở bên ngoài, người dân cảm thấy bức bối vì không biết được điều gì đang xảy ra bên trong bốn bức tường kia. Dường như không có cách nào để những người ở bên trong nghe được ý kiến của công chúng mà Chính phủ hoàn toàn mở cửa để người dân hiểu biết hơn về hoạt động của chính phủ. Chỉ khi như vậy có sự tiếp xúc đối thoại giữa bên trong và ngoài của “ bức tường” thì những mâu thuẫn, xung đột trong xã hội mới có thể được giải quyết. OGP không phải là tổ chức quốc tế hay điều ước quốc tế đa phương mà nó giống như một mạng lưới cho phép các thành viên trong đó có cách thức tiếp cận mới trong việc cải cách bộ máy nhà nước theo mô hình Chính phủ 7
  12. mở đó chính là quan hệ đối tác ngang bằng giữa chính phủ và tổ chức xã hội, có cơ chế báo cáo, tự báo cáo độc lập. Hơn hết, là cơ hội để làm việc với nhiều nhóm đa dạng, không chỉ là các nước có thành tích tốt nhất, có thể trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để cùng xây dựng những kế hoạch hành động quốc gia vì mục tiêu phát triển. OGP hoạt động dựa trên các nguyên tắc cơ bản đó là: - Sự hợp tác gắn kết giữa chính phủ và xã hội dân sự: nó đòi sự kết hợp cùng làm việc giữa chính phủ và tổ chức xã hội trong suốt quá trình OGP, đó là xuyên suốt quá trình từ công việc xây dựng kế hoạch hành động đến triển khai, đo lường, đánh giá kết quả làm việc đó. Chính phủ và tổ chức xã hội có tiếng nói ngang nhau trong quá trình hoạt động đó. - Gia tăng tính sẵn có của thông tin các hoạt động của chính phủ : Giúp người dân tiếp cận được thông tin trước hết là việc tăng cường cung cấp thông tin tới công chúng về hoạt động của chính phủ. Tiếp theo đó là tăng cường khả năng tiếp cận với các công nghệ hiện đại nhằm nâng cao được tính công khai và trách nhiệm giải trình của bộ máy nhà nước. - Thúc đẩy, hỗ trợ sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước: Sự tham gia của người dân thể hiện ở 3 cấp độ, trước hết người dân được tham vấn hơn đó là gắn kết trong các hoạt động quản lý và đến cấp cuối cùng người dân được trao quyền để thực hiện một số nhiệm vụ của chính phủ. - Thực thi các tiêu chuẩn cao nhất về tính liêm chính trong hoạt động chuyên môn của các cơ quan chính phủ Mục đích của OGP là hỗ trợ các chính phủ đảm bảo các cam kết cụ thể nhằm thúc đẩy các chính phủ đưa ra những cam kết cụ thể nhằm thúc đẩy minh bạch, trao quyền cho công dân, đấu tranh phòng chống tham nhũng và phát huy công nghệ thông tin hiện đại nhằm cải thiện hoạt động của nhà nước. 1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của đối tác chính phủ mở Để hiện thực hóa các mục tiêu đã đặt ra, OGP đã tạo ra một mạng lưới, diễn đàn quốc tế và quốc gia nhằm tăng cường trao đổi, đối thoại, chia sẻ ý tưởng cũng như kinh nghiệm giữa chính phủ, tổ chức xã hội. 8
  13. Từ tháng 9 năm 2011, sáng kiến chính thức trở thành hiện thực sau khi 8 nhà lãnh đạo quốc gia gồm Anh, Mỹ, Brazil, Indonesia, Mexico, Na uy, Philipines và Nam Phi và 9 nhà lãnh đạo của các tổ chức xã hội lớn của các quốc gia này thông qua bản Tuyên bố chung về chính phủ mở. Như một xu hướng của thời đại, sức lan tỏa của sáng kiến ngày càng mạnh mẽ, Chỉ sáu tháng sau khi bắt đầu, OGP đã phát triển từ tám kế hoạch hành động và 46 quốc gia tham gia lên 50 kế hoạch hành động và 54 quốc gia tham gia Cuộc họp tại Brasilia đã tập hợp các quốc gia và tổ chức thống nhất niềm tin vào sức mạnh của sự minh bạch, với sự tham gia của các nhà vận động chống kiểm duyệt ở Yemen đến các nhà cải cách sử dụng dữ liệu về các trường tiểu học để cải thiện giáo dục ở Ấn Độ. Trong năm 2013, các mục tiêu theo chủ đề của OGP tập trung vào Hành động của Công dân và Chính phủ đáp ứng. Trong thời đại siêu kết nối, sự cởi mở và minh bạch, cũng như sự tham gia và hợp tác của công dân, ngày càng được xem là thành phần thiết yếu của quản trị tốt. Với việc thông qua và thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của các nhà lãnh đạo thế giới tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc lịch sử, bao gồm các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) 16 cho "thúc đẩy xã hội hòa bình và hòa nhập", năm 2015 đã đánh dấu một mốc quan trọng cho tương lai phát triển kết quả và chính phủ mở. Đầu năm 2016, OGP đã đưa ra một chương trình thí điểm mới được thiết kế để thu hút các chính phủ địa phương chủ động hơn trong sáng kiến này. Cuối tháng 12 năm 2016, Chính phủ Pháp, hợp tác với Viện Tài nguyên Thế giới (WRI), đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu OGP lần thứ tư tại thủ đô Paris của quốc gia, quy tụ 3000 đại diện từ 70 quốc gia. Tính đến nay chỉ hơn 8 năm, OGP đã tạo nên một mạng lưới toàn cầu với sự tham gia của hơn 79 quốc gia là thành viên và hơn 20 chính quyền cấp địa phương trên toàn thế giới cùng với đó đã thực hiện được hơn 3.100 cam kết. Nhiều quốc gia ở Châu Á đã nhận thấy tầm quan trọng của OGP và thể hiện được sự quan tâm đặc biệt của mình như Hàn 9
  14. Quốc, Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Papua New Guinea. Điểm sáng của sáng kiến này chính là OGP không phải nơi mà một quốc gia giàu áp đặt, định hướng cho các quốc gia khác mà nó là một cơ hội cho các Chính phủ, các quốc gia có thể thực hiện, tổ chức diễn đạt theo phương thức “ win – win” cùng có lợi, không phải các quốc gia phồn thịnh về kinh tế nói với các nước kém phát triển hơn rằng họ cần phải làm gì để cải tổ. Ngược lại, tùy điều kiện hoàn cảnh và mục đích riêng, mỗi quốc gia tham gia và sử dụng OGP như một công cụ để đạt được mục đích riêng của mình.; Nó có sự đồng thuận cao giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển bởi vì ở OGP không có hướng tới cạnh tranh lợi ích, đấu tranh kinh tế, chính trị mà mục tiêu nó bằng cách thức đặt ra những cam kết cụ thể cho từng quốc gia, tổ chức để họ hướng tới; Nó là sự chia sẻ tầm nhìn giữa chính quyền và các tổ chức xã hội, hay nói một cách rộng hơn là giữa chính quyền với người dân. 1.2.3. Các điều kiện, thủ tục để tham gia vào OGP OGP là một cơ chế ngoại giao quốc tế mang tính mở, có nghĩa là việc tham gia OGP hoàn toàn là tự nguyện nếu có sự quan tâm với điều kiện đó là cam kết phát huy các nguyên tắc của Chính phủ mở bằng cách thông qua thực hiện Tuyên bố về Chính phủ mở ( Open Government Declaration) và đạt được tối thiểu 75% của tổng số 16 điểm theo 4 tiêu chí hợp lệ tối thiểu ( minimun eligibility criteria) mà OGP đề ra, bao gồm: - Minh bạch ngân sách ( Fiscal Transparency): Tiêu chuẩn này đòi hỏi quốc gia phải công khai tài liệu chủ yếu là dự toán ngân sách của chính phủ ( Executive’s Budget Proposal) và Báo cáo kiểm toán của nhà nước ( Audit Report). Đối với mỗi tài liệu công bố sẽ được tính 2 điểm với mục đích tăng cường trách nhiệm giải trình của nhà nước trong việc quản lý ngân sách. - Tiếp cận thông tin ( Access to Information) : Tiêu chuẩn này đòi hỏi quốc gia phải ghi nhận quyền tự do/ quyền tiếp cận thông tin trong pháp luật. Mục đích là để đảm bảo quyền công chúng được thông tin và được tiếp cận với những tài liệu do nhà nước nắm giữ. Theo cách tính của OGP, nếu quốc 10
  15. gia có đạo luật riêng về vấn đề này thì sẽ được tính cả 4 điểm; trong trường hợp chưa có luật này nưng có một điều khoản trong hiến pháp quy địn quyền tiếp cận thông tin được tính 3 điểm. - Công khai tài sản ( Public Offcials Asset Disclosure): Tiêu chuẩn này đòi hỏi quốc gia phải có quy định pháp luật về công khai tài sản và thu nhập của quan chức nhà nước, đặc biệt là các quan chức dân cử và quan chức cao cấp. Mục đích để giám sát, phát hiện hành vi tham nhũng của các quan chức nhà nước. Nếu quốc gia có văn bản pháp luật yêu cầu công khai tài sản và thu nhập của quân chức nhà nước sẽ nhận được cả 4 điểm; nếu pháp luật chỉ yêu cầu kê khai nhưng chưa công khai rộng rãi thì chỉ được 2 điểm và 0 điểm nếu không có pháp luật liên quan tới công khai tài sản. - Sự tham gia của người dân ( Citizen Engagement): Tiêu chuẩn này đòi hỏi quốc gia phải có cơ chế pháp lý bảo đảm người dân được tham gia vào hoạt động xây dựng chính sách và quản lý nhà nước. Mục đích là tăng cường tín dân chủ trong quản lý nhà nước dựa trên bộ chỉ số về dân chủ của EIU ( EIU Democracy Index), theo đó quốc gia nào đạt mức từ 7,5/10 điểm về tự do dân sự sẽ được 4 điểm; quốc gia nào đạt mức từ 5,2/10 được 3 điểm; quốc gia nào đạt mức 2,5/10 được 2 điểm, còn quốc gia nào được dưới mức 2,5 được 0 điểm. Ngoài 4 tiêu chuẩn cơ bản, OGP còn đề ra một tiêu chí phụ là kiểm tra giá trị ( Values check Assessment) do Ban chỉ đạo OGP phê duyệt vào tháng 9 năm 2017. Kể từ thời điểm đó, bất kì một quốc gia nào có mong muốn tham gia vào OGP thì cần phải đạt tối thiểu 75% số điểm từ 4 tiêu chuẩn cốt lõi trước đó và đồng thời phải vượt qua được bài kiểm tra giá trị trước khi được phê duyệt tham gia OGP. Đây được coi là nỗ lực nhằm bảo đảm những quốc gia tham gia vào OGP sẽ tuân thủ về vấn đề quản trị dân chủ và những vấn đề được đặt ra ở Tuyên bố Chính phủ mở. 11
  16. Kiểm tra giá trị ( Values check assessment ): Thứ nhất, tiêu chí này sẽ đánh giá các điều kiện cho việc hình thành và đăng ký của các tổ chức xã hội dân sự ( Civil Society Organizations) trên các cấp độ tương ứng với số điểm: 4. Không ràng buộc ( Unconstrained): Cho dù Chính phủ có cấp phép cho các tổ chức xã hội hoạt động hay không thì Chính phủ cũng không được cản trở sự hình thành và hoạt động của họ trừ khi các tổ chức này tham gia vào các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. 3. Kiểm soát tối thiểu ( Minimal control): Cho dù Chính phủ có cấp phép cho các tổ chức xã hội hay không thì vẫn có thể tồn tại các điều khoản Hiến định cho phép Chính phủ cấm các tổ chức hoặc phong trào mà đã từng có hành động chống dân chủ trong quá khứ. 2.Kiểm soát tương đối ( Moderate control): Việc kiểm soát thể hiện cho dù Chính phủ cấm việc tự do của các tổ chức xã hội dù là một phần hay toàn bộ nhưng vẫn có những tổ chức bị cấm đóng vai trò tích cực trong lĩnh vực chính trị thì Chính phủ không hay không thể đàn áp họ bởi sự yếu kém của mình hay liên quan đến kinh nghiệm hoạt động chính trị. 1.Kiểm soát đáng kể ( Sustaintial control ): Việc kiểm soát này thể hiện ở Chính phủ cho phép các tổ chức xã hội hoạt động nhưng sử dụng các biện pháp chính trị nhằm giới hạn các tổ chức mà có xu hướng đối kháng lại chính phủ. Chính phủ tích cực đàn áp những người, tổ chức mà cố gắng thoát ra khỏi những tiêu chí do chính phủ đặt ra và sẽ cấm đoán họ tham gia vào bất kỳ hoạt động chính trị nào. 0. Kiểm soát độc quyền ( Monopolistic control): Việc kiểm soát này thể hiện Chính phủ sẽ độc quyền rõ ràng với các tổ chức xã hội. Chỉ có đơn lẻ các tổ chức được tham gia vào các hoạt động chính trị nếu như họ thuộc về các đảng phái hay chính trị gia, tài trợ cho các diễn đàn về vấn đề công cộng, tổ chức các cuộc biểu tình, tham gia đình công, bình luận công khai về quan chức hay chính sách công mà Chính phủ sẽ đàn áp mạnh mẽ những tổ chức như vậy. 12
  17. Thứ hai, tiêu chí này sẽ đánh giá về độ mở cho việc hoạt động của các tổ chức xã hội ở một quốc gia. Nếu các tổ chức xã hội tại quốc gia đó được tự do tổ chức, liên kết, thể hiện bản thân, phê bình, đình cộng thì đạt tối đa 4 điểm. Nếu Chính phủ tại quốc gia có sử dụng các biện pháp trừng phạt vật chất ( phạt tiền, sa thải, từ chối các dịch vụ xã hội) để ngăn chặn các tổ chức xã hội có hành động đối ngịch hoặc thể hiện bản thân hoặc sử dụng các thủ tục đăng ký, thành lập phức tạp làm chậm trễ quá trình hình thành và ngăn cản họ tham gia thì đạt được 3 điểm. Ngoài những biện pháp trừng phạt vật chất, chính phủ nếu tham gia vào hành vi quấy rối nhỏ về phương diện pháp lý như giam giữ, tống giam ngắn hạn để can thiệp tổ chức xã hội hành động hay hạn chế việc các tổ chức xã hội liên kết với nhau thì sẽ chỉ đạt được 2 điểm. Sẽ được 1 điểm nếu như thêm vào đó, Chính phủ thể hiện ra rằng Chính phủ cũng bắt giữ, xét xử và bỏ tù các nhà lãnh đạo và những người tham gia vào các tổ chức xã hội đối nghịch với mình nhưng có hành vi hợp pháp, các biện pháp trừng phạt bao gồm giải tán tụ họp công cộng hay de dọa gia đình, phá hủy tài sản có giá trị. Và sẽ không đạt được điểm nào nếu Chính phủ quốc gia đó không chỉ ngăn chặn hoạt động của các nhóm mà có xu hướng thanh lý họ theo cách bạo lực. Quốc qia được coi là thành viên của OGP khi đã thỏa mãn được các điều kiện hợp lý đồng thời gửi ý nguyện thư xin gia nhập và tiến hành xây dựng kế hoạch hành động quốc gia ( National Action Plan) của nước mình. Việc được công nhận là thành viên sẽ được thể hiện ở việc được nêu tên trên trang web chính thức của OGP. 1.2.4. Cơ cấu, cách thức hoạt động của OGP 1.2.4.1. Cơ cấu của OGP Cấu trúc OGP ở cấp độ toàn cầu bao gồm: - Ban chỉ đạo ( Ủy ban thường trực quốc tế ) gồm đại diện của 11 chính phủ và 11 tổ chức xã hội lớn. Các thành viên trong Ban chỉ đạo được lựa chọn theo cách thức bầu ra trong các kỳ hội nghị OGP. 13
  18. - Bộ phận hỗ trợ OGP ( OGP support unit) đóng vai trò là văn phòng thường trực của OGP. Ngoài việc cung cấp dịch vụ hành chính, bộ phận hỗ trợ có chức năng liên lạc, phối hợp và tổ chức các bên liên quan để thực hiện các quyết sách nhằm thúc đẩy các mục tiêu của OGP bao gồm: a.Đóng vai trò là bên thứ ba trung lập giữa các chính phủ và tổ chức xã hội dân sự; b.Hỗ trợ chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự ở các quốc gia thành viên; c.Hỗ trợ kết nối với các dối tác quốc tế, các nhóm đồng đẳng, các nhóm công tác OGP; d.Thúc đẩy hoạt động trao đổi học hỏi lẫn nhau. - Cơ chế báo cáo độc lập đánh giá các chính phủ về kết quả xây dựng và thực hiện các kế hoạch hành động OGP và sự hỗ trợ của các nhà nghiên cứu quốc gia - Các đối tác của OGP: Các đối tác theo chuyên đề từ các tổ chức xã hội dân sự/ chuyên gia trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau 1.2.4.2. Cơ chế hoạt động của OGP OGP yêu cầu các quốc gia thành viên tham gia hai hình thức báo cáo và đánh giá để bảo đảm việc thực thi các cam kết về Chính phủ mở. Thứ nhất là Báo cáo tự đánh giá hàng năm ( Annual Self – Assessment Report) trong đó chỉ ra thực trạng và những tiến bộ trong việc thực thi các cam kết của chính phủ mở. Thứ hai là quy trình đánh giá theo cơ chế báo cáo độc lập ( Independent Reporting Mechanism – IRM), để đánh giá tình trạng xây dựng và thực thi các kế hoạch hành động, những tiến bộ trong việc thực hiện nguyên tắc Chính phủ mở ở mỗi quốc gia. Ngoài ra, các quốc gia thàn viên OGP cũng có nghĩa vụ đóng góp vào sự tiến triển của Chính phủ mở ở các quốc gia thành viên khác thông qua hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng, trợ giúp kỹ thuật, công nghệ cũng như các nguồn lực cần thiết khác. Một chu trình hoạt động OGP sẽ diễn ra trong vòng 2 năm theo các bước : 14
  19. - Cùng với việc nộp ý nguyện thư lên OGP thì quốc gia đó sẽ phát triển kế hoạch hành động quốc gia cùng với các tổ chức xã hội dân sự. Các kế hoạch hành động quốc gia tập trung ưu tiên về chính phủ mở với những cải cách đầy tham vọng thường là sẽ liên quan đến giá trị về minh bạch, trách nhiệm giải trình, sự tham gia của người dân và những kế hoạch đó phải chứa đựng những cam kết cụ thể, có thời hạn rõ ràng cũng như là có thể theo dõi, đánh giá được. - Bước tiếp theo trong chu trình này, đó là các quốc gia sẽ triển khai các hành động nhằm thực hiện các cam kết hướng tới đạt được mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia. Trong chu trình 2 năm, chính phủ sẽ phải thực hiện việc báo cáo tự đánh giá hàng năm với sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội dân sự. Báo cáo năm thứ nhất (First year Self – assessment) thường sẽ tập trung vào tiến độ phát triển của kế hoạch hành động quốc gia, quá trình thực hiện tham vấn, mức độ tham vọng thực hiện cam kết. Báo cáo năm thứ hai ( đánh giá cuối kỳ) sẽ tập trung vào kết quả cuối cùng đạt được của việc triển khai kế hoạch hành động quốc gia và bài học kinh nghiệm. Các báo cáo này sẽ là yếu tố quan trọng cho bước tiếp theo là thực hiện cơ chế báo cáo độc lập. Cơ chế báo cáo độc lập ( IRM) là một phương tiện mà tất cả các bên liên quan trong OGP có thể theo dõi tiến trình thực hiện kế hoạch ở các nước thực hiện báo cáo. Báo cáo tiến độ ( Assess progress) sẽ đánh giá các chính phủ về việc phát triển và thực hiện các kế hoạch hành động OGP, tiến độ thực hiện các nguyên tắc của chính phủ mở và đưa ra các khuyến nghị để cải thiện. Và đến cuối kì sẽ tiếp tục thực hiện báo cáo năm hai, báo cáo IRM cuối kỳ song song với việc chuẩn bị phát triển kế hoạch hành động tiếp theo. 15
  20. Hình 1: Chu trình OGP 1.3. Bối cảnh chính trị, xã hội, thể chế pháp lý ở Việt Nam khi tham gia vào Đối tác Chính phủ mở ( OGP) 1.3.1. Bối cảnh của Việt Nam hiện nay trong mối quan hệ với OGP Việt Nam chưa tham gia vào OGP, lần đánh giá gần nhất tại thời điểm tháng 11 năm 2017, chúng ta đạt 8/12 số điểm tối thiểu cần thiết. Tiêu chí Điểm tối đa Việt Nam Minh bạch tài khóa 4 0 Tiếp cận thông tin 4 4 Công khai tài sản 4 2 Sự tham gia của người dân 4 2 Tổng điểm 16 8 Việt Nam đang trong bối cảnh thể hiện sự quyết tâm cao và nỗ lực mạnh mẽ trong cải cách thể chế để xây dựng nền quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng, hướng tới minh bạch và xây dựng chính phủ liêm khiết, hành động, kiến tạo và phát triển. Về chính trị, Việt nam trong quá trình hoàn thiện và xây dựng nhà nước 16
  21. pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phát huy dân chủ xã hội chủ đã và đang hoàn thiện cơ sở chính trị - pháp lý để tăng cường và mở rộng dân chủ trong nhà nước; thể chế và thiết chế nhà nước tiếp tục được cải thiện. Trong đó như việc ban hành pháp lệnh thực hiện quy chế dân chủ ở cấp xã phường năm 2007 cùng với các cẩm nang về thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật trưng cầu dân ý năm 2015; Luật tiếp cận thông tin năm 2016 Thực tế trong những năm qua, Chính phủ Việt nam đã xây dựng các kênh để tạo sự đối thoại với người dân và doanh nghiệp, đảm bảo công khai, minh bạch. Vừa qua, Việt Nam đã cắt giảm, loại bỏ trên 5.000 thủ tục hành chín và cắt giảm nhiều thủ tục có thể coi là giấy phép con, là rào cản cho tăng trưởng. Mới đây nhất nhằm hướng tới mục tiêu cải cách năm 2020, bộ máy hành chính đã thực hiện việc nhất thể hóa, tinh chỉnh gộp nhiều cơ quan ban ngành nhằm giảm bớt độ cồng kềnh, lãng phí nguồn nhân lực, chi phí. Chính phủ Việt Nam luôn sẵn sàng để công khai, minh bạch những gì có thể công khai theo quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế. Về xã hội, đời sống người dân ngày một đảm bảo và nâng lên cả về đời sống vật chất và tin thần; ý thức chín trị và ý thức pháp luật của người dân ngày một cải thiện tích cực; truyền thống ngày một phát triển mạn mẽ và phát huy tốt vai trò của mình trong xã hội; tinh thần dân tộc đang lên cao trong công cuộc phòng chống tham nhũng thể hiện rõ ở sự quan tâm sát sao của cộng đồng, báo chí về những bê bối tham nhũng trong thời gian vừa qua. Trước những yêu cầu phát triển đất nước và hiện đại hóa nền hành chính, Việt Nam đã từng bước xây dựng chính phủ điện tử. Với sự chỉ đạo quyết liệt, xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính được triển khai. Nổi bật như hệ thống xác thực hồ sơ điện tư của công dân, cán bộ, công chức trong việc thực hiện các giao dịch hành chính. Mặc dù có những chuyển biến nhất định trong thời gian qua, nhưng về chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của co quan hành chính còn hạn 17
  22. chế. Thực tế, theo báo cáo thế giới về chỉ số phát triển chính phủ điện tử, từ năm 2010 đến 2018 chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam dao động từ 0.44.54(2010) - 0.5931(2018) ( năm 2012: 0.5217; năm 2014: 0.4705; năm 2016: 0.5143) không chệnh quá nhiều so với mức trung bình của thế giới (0.5491) và ở khu vực (0.5779). Bên cạnh đó, Việt nam đang phải đối mặt với những rào cản nhất định về mặt thể chế pháp lý. Nhiều đạo luật được ban hành trong những năm qua nhưng chất lượng và khả năng thực thi chúng còn yếu, “ tuổi thọ” của những văn bản pháp luật ở nước ta quá ngắn, thời gian phải sửa đổi, bổ sung từ thời điểm ban hành quá ngắn như thế luật còn chưa được áp dụng ổn định đã phải thay thế. Đối với tình hình này, theo chỉ số chất lượng xây dựng Luật pháp của Việt Nam của World Bank, điểm số của Việt Nam chưa từng vượt được ngưỡng trung bình về mức độ tin cậy và đang có xu hướng xuống kể từ năm 2007”. Xếp hạng Chỉ số Công khai ngân sách (OBI) Việt Nam năm 2017 chỉ đạt 15/100 và thuộc vào nhóm Ít công khai nhất (0-20/100 điểm). Số điểm này giảm nhẹ so với kết quả năm 2015, và tiếp tục xu hướng giảm sau giai đoạn (2006-2012) liên tiếp tăng điểm. Về sự tham gia của công chúng trong quy trình ngân sách liên quan đến các cơ quan hành pháp, Việt Nam chỉ đạt 7/100 điểm, giảm mạnh so với năm 2015 (42/100 điểm). Phía IBP cho rằng, Việt Nam thiếu cơ chế và ít cơ hội để người dân tham gia vào quá trình xây dựng, thực hiện, kiểm toán việc thực hiện ngân sách. Nguyên nhân được giải thích là Việt Nam chỉ có hai kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 và tháng 10. Kỳ họp tháng 5 mới xem xét báo cáo kết quả thực hiện ngân sách 4 tháng đầu năm. Báo cáo ngân sách giữa kỳ được Quốc hội thảo luận vào tháng 10 nhưng thời điểm này đã chậm so với tiêu chuẩn quốc tế. Điều này khiến Việt Nam luôn thiếu báo cáo ngân sách giữa kỳ trong nhiều kỳ khảo sát. 18
  23. Hình 2.Chỉ số công khai ngân sách theo OBI của Việt Nam năm 2017 1.3.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tham gia Sáng kiến đối tác Chính phủ mở với Việt Nam OGP đưa ra một tầm nhìn rõ ràng “ Ngày càng có nhiều chính phủ tăng cường công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình; đồng thời đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của người dân. Mục tiêu cuối cùng của những nỗ lực trên là nhằm nâng cao chất lượng quản trị cũng như chất lượng các dịch vụ cung cấp cho người dân. Để đạt được điều này, cần có những thay đổi trong các quy chuẩn về chính sach và tập quán văn hóa xã hội nhằm đảm bảo giữa chính quyền và người dân có được cơ chế đối thoại và hợp tác một cách thực sự”. Tất cả các nước thành viên OGP đều sử dụng OGP như một công cụ tăng cường hiệu quả quản trị nhà nước, củng cố niềm tin của người dân vào bộ máy nhà nước và nâng cao hình ảnh, vị thế quốc tế của quốc gia trên trường quốc tế. Việc tham gia vào OGP giống như đưa ra một thông điệp cho người dân trong nước và cộng đồng quốc tế rằng họ tình nguyện cam kết tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình với mục đích đem lại 19
  24. sự phồn vinh, phát triển cho đất nước. Hơn nữa, tham gia vào OGP còn mở ra một cơ hội mới cho việc cải cách quản trị nhà nước theo xu thế chung của thế giới lấy người dân là trung tâm khác với những mô hình nhà nước trước đây như nhà nước kế hoạch hóa tập trung, nhà nước kiến tạo phát triển ( Hàn Quốc, Nhật Bản ) đã lỗi thời không còn phù hợp, khó có thể tạo ra sự phát triển xã hội trong bối cảnh thế kỷ 21. OGP là biểu hiện cho mô hình quản trị nhà nước mới mà trong đó lấy người dân là trung tâm. Trong mô hình này, các nhà nước vẫn giữ vị trí quan trọng nhưng cách thức quản trị, sử dụng quyền lực không còn mang tính chất chuyên chế, mệnh lệnh, hành chính một chiều như trước mà thay vào đó các chủ thể khác như người dân, tổ chức xã hội có thể tham gia, hợp tác với nhà nước trong việc xây dựng, triển khai, thực thi các chính sách công. Bằng cách đó, quản trị nhà nước mới mang tính dân chủ cao và tạo ra được sự đồng thuận xã hội lớn. Đối với Việt Nam, OGP mang đến con đường mới mang tính bước ngoặt, bởi công cuộc đổi mới ở Việt Nam bắt đầu từ lâu mà phải đến gần đây với sáng kiến này sẽ tạo ra bước ngoặt cải cách mới. Giúp Việt Nam hòa nhập quốc tế sâu hơn nữa, nâng cao uy tín, tranh thủ nguồn lực, sự trợ giúp của quốc tế cho Việt Nam trong việc cải cách quản trị nhà nước và nâng cao hiệu quả chống tham nhũng. Cụ thể: Thứ nhất, OGP giúp gia tăng niềm tin của người dân với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Niềm tin của người dân với nhà nước được nhìn nhận từ hai khía cạnh: Hiệu quả bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia trước sự xâm phạm của thế lực bên ngoài; Hiệu quả quản trị đất nước, phòng chống tham nhũng. Bởi hai lĩnh vực này được người dân chú ý, quan tâm mạnh mẽ nhất. Từ khi thực hiện cải cách đất nước năm 1986, Đảng và nhà nước Việt Nam đã từng bước thực hiện cải cách thể chế, tăng cường quản trị nhà nước, bộ máy hành chính tuy nhiên hiệu quả còn thấp, chưa rõ rệt tình trạgn tham nhũng vẫn còn phổ biến và xu hướng ngày càng trở nên tinh vi. Thực trạng này sẽ làm suy giảm niềm tin của người dân vào Nhà nước. 20
  25. Trong bối cảnh như vậy, tham gia vào OGP sẽ là công cụ nhằm thúc đẩy quản trị tốt và phòng chống tham nhũng, từ đó sẽ gia tăng niềm tin của người dân vào Nhà nước, Đảng Cộng sản. Thứ hai, OGP giúp đẩy mạnh quá trình cải cách thể chế quản lý nhà nước ở Việt Nam Cải cách thể chế được hiểu là việc sửa đổi, bổ sung các cơ chế, quy tắc nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước, trong đó bao gồm việc cải thiện mối quan hệ giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Cải cách thể chế là khâu quan trọng, mang tính đột phá cho sự phát triển của Việt Nam bởi nhiều nguyên nhân trong đó bao gồm thực tế là “ thể chế hiện hành còn những điểm dung dưỡng tham nhũng”. Nguyên tắc “ công khai”,” minh bạch” trong quản trị không được tuân thủ. Quan hệ “ xin – cho” vẫn tồn tại, chạy chức, chạy tội còn tiếp diễn. Tham nhũng đã trở nên tinh vi, khó phanh phui”. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 cũng nhắc tới “ Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều vướng mắc, chưa tạo được đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”, “ Quản lý nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Cải cách hành chính và năng lực tạo dựng thể chế để đảm bảo cho doanh nghiệp, người dân tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng trong kinh tế thị trường còn nhiều hạn chế”. Việc tham gia OGP sẽ tạo ra bước ngoặt trong cải cách thể chế quản trị nhà nước ở Việt Nam. Với việc thực thi các nguyên tắc cơ bản của nó, OGP sẽ góp phần trực tiếp giải quyết những điểm yếu nhất trong thể chế quản trị của nhà nước ở Việt Nam hiện nay, thường thấy như thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực hữu hiệu ở bộ máy chính quyền hay sự tham gia rất hạn chế của người dân vào quá trình xây dựng, thực thi chính sách. Thứ ba, OGP giúp nâng cao hình ảnh và uy tín của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế và khối doanh nghiệp 21
  26. Tham nhũng là hệ quả tất yếu của một nền quản trị kém và nó dẫn tới việc làm ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh và uy tín của Việt Nam với cộng đồng quốc tế, giới doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trực quan nhất là vụ việc hối lộ quan chức Việt Nam của PCI ( Pacific Consultants International ) năm 2008 đã khiến cho Nhật Bản phải tạm dừng các dự án ODA dự kiến trong nửa đầu năm tài khoá 2008 của Nhật Bản dành cho Việt Nam, đồng thời Nhật Bản cũng chưa thể công bố viện trợ mới cho tới khi Ủy ban hỗn hợp phòng chống tham nhũng giữa hai nước xem xét lại việc thực hiện vốn ODA của Nhật tại Việt Nam. Đối với khối doanh nghiệp, tham nhũng sẽ cản trở những nhà đầu tư nước ngoài và tạo bất công giữa các doanh nghiệp trong nước trong việc tiếp cận các dự án đầu tư công. Qua khảo sát chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2014, tỷ lệ doanh nghiệp FDI trả chi phí không chính thức (còn gọi là chi phí bôi trơn) để giải quyết các việc là 58,2%. Hầu như tất cả các hoạt động đều cần phí bôi trơn mới giải quyết được việc, khoảng 17,2% doanh nghiệp FDI phải trả chi phí không chính thức để có được giấy phép đầu tư. 31,4% doanh nghiệp đã phải trả hoa hồng khi cạnh tranh giành các hợp đồng của cơ quan nhà nước, thu tục xuất nhập khẩu 66,2%. Ngân hàng thế giới, Bộ phát triển quốc tế vương quốc Anh (DFID) và Thanh tra Chính phủ đã công bố báo cáo Tham nhũng: “Hầu hết các doanh nghiệp đều tin rằng tham nhũng bôi trơn là thực tiễn thông thường và đã trở thành luật chơi ở Việt Nam. Doanh nghiệp bị cuốn vào vòng xoắn ốc đi xuống – họ hối lộ vì sợ rằng nhiều doanh nghiệp cũng đang làm điều đó để có được dịch vụ như mong muốn, và đồng thời cũng bởi vì các cán bộ nhà nước cũng đang chờ đợi điều đó”. Trong bối cảnh như vậy, việc cải thiện hình ảnh và uy tín của nhà nước với các doanh nghiệp và đối tác nước ngoài là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Tham gia vào OGP sẽ giúp giải quyết các yêu cầu cấp thiết về hiệu quả quản trị công và phòng chống tham nhũng, từ đó nâng cao uy tín của Nhà nước với người dân và khối doanh nghiệp. 22
  27. Thứ tư, OGP giúp Nhà nước Việt Nam tận dụng sự ủng hộ và trợ giúp của cộng đồng quốc tế và người dân để nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước. Một trong những điểm mạnh của OGP đó là việc các quốc gia thành viên có nghĩa vụ đóng góp vào sự tiến triển của Chính phủ mở ở các quốc gia thành viên khác thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm, trợ giúp kỹ thuật, công nghệ cũng như nguồn lực. Như vậy, tham gia vào OGP sẽ trao cho các quốc gia đang phát triển cơ hội trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và tiếp nhận được những sự trợ giúp vật chất, kỹ thuật để nâng cao hiệu quả quản trị đất nước. Đối với người dân, một trong những nguyên tắc của OGP là tăng cường sự tham gia của người dân vào quan trị nhà nước. Trong khuôn khổ OGP, sự ủng hộ, giúp đỡ của người dân với nhà nước thể hiện rõ nhất trong việc kiểm soát sự lạm quyền của các cơ quan và công chức nhà nước, thông qua việc phát hiện, tố cáo những hành vi tham nhũng. Không chỉ vậy, OGP còn thúc đẩy tiến trình mà trong đó người dân cũng được tham gia một cách thực chất và hiệu quả vào quá trìn ra quyết định và hoạch địn chính sách của cơ quan nhà nước cũng hư việc giám sát thực hiện các quyết định, chính sách đó. “ Việt Nam rất có triển vọng phát triển nền quản trị nhà nước hiện đại thông qua việc thực hiện quy trình tham gia của mọi công dân. Một khi người dân thấy được quyền lợi thích đáng của mình trong việc tham gia xây dựng, thực thi và giám sát thực thi chính sách, họ sẽ sẵn sàng và chủ động tham gia vào toàn bộ quy trình chính sách và cùng hướng tới mục tiêu chung của đất nước. Người dân sẽ chủ động học hỏi, tìm kiếm tri thức để đóng góp thông tin đầu vào cso ý nghĩa nhằm cải thiện và đổi mới chính sách. Từ góc độ của người dân, một khi tham gia tích cực hơn vào các quy trình chính sách, tính chính danh à phù hợp của chính sách sẽ được đảm bảo và việc tuân thủ pháp luật sẽ được cải thiện.” Thứ năm, OGP giúp nhà nước Việt Nam thực thi hiệu quả các điều ước quốc tế và văn bản pháp luật quốc gia về phòng chống tham nhũng Tính đến nay Việt Nam đã tham gia vào rất nhiều Hiệp định thương 23
  28. mại tự do ( Free Trade Agreements – FTA), trong số đó có Hiệp định hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN ( AEC), Hiệp định thương mại với các nước như Hàn Quốc, Liên minh Châu Âu. Đặc biệt gần đây là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CTTPP). Những hiệp định này mở ra cho Việt Nam cơ hội mới để hội nhập và phát triển nhưng đồng thời cũng gây sức ép về vấn đề đổi mới thể chế, quản trị nhà nước để phù hợp với các yêu cầu như WTO hay CTTPP đều đặt ra những yêu cầu rất cụ thể theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch. OGP gắn liền với chiến lược quốc gia về phòng chống tham nhũng đến năm 2020 của Việt Nam, mục tiêu của chiến lược là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, loại bỏ dần những cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, góp thần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả, đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính; lành mạn hóa các quan hệ xã hội thông qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng; củng cố lòng tin của nhân dân và cộng đồng quốc tế, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tham gia vào OGP đồng nghĩa với việc đồng ý thực hiện các cam kết ở Công ước Liên Hợp Quốc về Chống tham nhũng ( UNCAC) mà chúng ta đã thông qua năm 2009, trong đó có một số quy địn hmang tính cốt lõi về thực hiện công khai minh bạch cả cải cách hành chính ( Điều 10 UNCAC) hay các quy định về sự tham gia của người dân và xã hội trong phòng, chống tham nhũng ( Điều 13 UNCAC). Thứ sáu, việc tham gia OGP sẽ thúc đẩy sự họp tác mang tính xây dựng giữa Nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc cải thiện chất lượng quản trị nhà nước Việc ngày càng nhiều các tổ chức xã hội tham gia vào quản trị nhàn ước là một xu thế tất yếu ở trên thế giới và Việt Nam cũng vậy. Ở Việt Nam, ngay từ khi bắt đầu đổi mới năm 1986, sự tham gia mới chỉ bắt đầu ở các tổ chức chính trị - xã hội như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thì nay xu hướng đó càng phải được mở rộng lên mức tối đa để các tổ chức, hiệp hội, tổ chức phi 24
  29. chính phủ đều có những đóng góp của mình trong việc nâng cao chất lượng chính sách công . OGP với nguyên tắc là Nhà nước cùng với tổ chức xã hội hợp tắc xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động quốc gia, sẽ nâng cao vai trò và sự hợp tác giữa các tổ chức xã hội và các ở quan nhà nước trong quản lý nhà nước ở Việt Nam. Theo đó, OGP sẽ góp phần giải quyết hạn chế là tín hình thức trong sự bảo đảm sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội vào quan trị nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Thứ bảy, Tham gia OGP sẽ giúp Việt Nam định vị tốt hơn trong cuộc cạnh tranh trong ASEAN và toàn cầu để thu hút FDI chất lượng cao Việt Nam vẫn được coi là khu vực có giá nhân công rẻ và chi phí bảo vệ môi trường thấp thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng điều này chỉ có giá trị mang tính tạm thời bởi theo thời gian việc thắt chặt các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường phù hợp với các chỉ tiêu của quốc tế và sự gia tăng về thu nhập của người dân thì sức hút này sẽ không còn tồn tại được nữa. Vì vậy, thu hút đầu tư chất lượng cao với hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng lớn là phương án được đề ra nhằm thay thế. Tuy nhiên, việc đầu tư vào nghiên cứu phát triển đòi hỏi một môi trường minh bạch với những thiết chế mạnh để thực thi những quy định pháp luật, tính hiệu quả của chính phủ, kiểm soát tham nhũng là những yếu tố quan trọng sau tính tiềm năng của thị trường trong việc quyết định lựa chọn của các nhà đầu tư. Tham gia vào OGP sẽ đẩy mạnh quá trình cải cách thể chế minh bạch, cải thiện môi trường đầu tư, tăng tính hấp dân của khu vực với những nhà đầu tư chất lượng cao. 1.3.3. Cơ hội và thách thức đặt ra cho Việt Nam khi tham gia Sáng kiến đối tác chính phủ mở ( OGP) Chính phủ mở đã có sẵn gốc rễ ở Việt Nam, từ những gì đã phân tích, OGP là một thiết chế quốc tế rất gần gũi với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay. Về bản chất, OGP không hề xa lạ và không có xung đột về bất kỳ khía cạnh nào với đường lối, chính sách, pháp luật hiện hành về quản trị quốc gia của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Trong thực tế, tuy chưa được đề cập chính thức, song hầu hết các yếu tố của mô hình Chính phủ mở 25
  30. từ lâu đã và đang được Nhà nước Việt Nam triển khai, ví dụ như thông qua việc xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách hành chính, xây dựng Luật tiếp cận thông tin, Luật phòng, chống tham nhũng, tham gia UNCAC Bên cạnh đó, với sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế, trong mấy thập kỷ qua, Việt Nam đã triển khai một loạt sáng kiến, chương trình hành động nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước và phát triển bền vững, tiêu biểu trong số đó là các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG), sáng kiến Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI), Chiến lược Phát triển thống kê của Việt Nam. Mở cửa và hội nhập hiện nay là xu thế chính của thế giới cũng như Việt Nam. Đây là cơ hội hoàn toàn mới để giúp Việt Nam đẩy mạnh việc cải cách mà vẫn còn đang có những bước tiến chậm chạp, đặc biệt là ở Việt Nam, Chính phủ có quyết tâm cải cách quản trị và chống tham nhũng mà muốn làm được điều này cần phải có minh bạch giải trình. Đây là điều kiện để đưa OGP vào chiến dịch hành động này. Việt Nam khi có cơ hội tham gia vào OGP sẽ là nước đi sau, là nước mà sẽ có thể học hỏi được các kinh nghiệm trong việc thực hiện các cam kết OGP về Chính phủ mở từ các quốc gia thành viên khác. Điều này sẽ giảm bớt quá trình đạt được mục tiêu chung bởi vì khi có kinh nghiệm thì chúng ta sẽ bớt phạm phải những sai lầm không đáng có, tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng là nước đi sau không phải là theo đuổi người khác, học tập một cách dập khuôn theo mà phải biết kết hợp với tình hình, bối cảnh chung của đất nước là đề ra những kế hoạch hành động quốc gia phù hợp. Ở Việt Nam, người dân có cơ hội góp ý luật – chính sách. Thực tế hiện nay, trước khi ban hành, công bố luật, chính sách thì ở các cổng thông tin của chính phủ sẽ đăng dự thảo luật, chính sách để người dân có thể xem, tham vấn, đưa ra những đề xuất, góp ý của bản thân. Đây rõ ràng là một cơ sở tốt cho việc hợp thức hóa tiến trình để người dân tham gia vào xây dựng, hoạch định chính sách của OGP. OGP với phương châm là sự hợp tác giữa nhà nước và tổ chức xã hội 26
  31. nhằm xây dựng các kế hoạch hành động quốc gia. Khi tham gia vào OGP thì cần phải có đối tác mà ở Việt Nam đã có sẵn các tổ chức xã hội là đối tượng phù hợp. Các tổ chức xã hội hiện nay vẫn luôn không ngừng cải thiện về mặt năng lực cũng như kỹ năng, điều thiết yếu bây giờ là cần một không gian để cho họ có thể phát huy hết những năng lực, thế mạnh của bản thân mình. Cùng với những cơ hội, triển vọng như vậy, Việt Nam cũng sẽ phải đương đầu với những thách thức, khó khăn như OGP quan trọng ở tính “ mở” mà Việt Nam dù ít hay nhiều vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi văn hóa Á Đông đặc biệt là từ Trung Quốc nên có tính “ đóng”, khép kín mà để chuyển đổi cả một xã hội, văn hóa từ khép kín sang mở thì cần phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Việt Nam hội nhập, tham gia vào các sân chơi lớn mang đến lợi ích to lớn đồng thời chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều áp lực quốc tế như về vấn đề nhân quyền hãy phải tuân thủ các yêu cầu khi tham gia vào các hiệp định thương mại, công ước quốc tế. Điển hình như câu chuyện doanh nghiệp nước ngoài mong muốn tham gia vào Việt Nam nhưng không phải buộc mình theo cơ chế “ xin – cho” mà họ mong muốn sự minh bạch và lo lắng về vấn đề tham nhũng tại Việt Nam. Một thách thức lớn đối với việc tham gia OGP là lợi ích nhóm, nhóm những người đang được hưởng lợi từ văn hoá bí mật trong bộ máy nhà nước (chủ yếu trong bộ máy nhà nước, đặc biệt là trong hệ thống cơ quan hành pháp). Họ có thể lo ngại rằng OGP sẽ không chỉ tước bỏ những đặc quyền, đặc lợi mà họ có được từ bưng bít thông tin, mà còn đặt ra cho họ những nghĩa vụ và khả năng bị lên án, thậm chí bị rơi vào vòng tố tụng, vì những hành vi lạm quyền, tham nhũng của họ sẽ dễ dàng bị phát hiện trong bối cảnh các tiêu chí về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình của OGP được thực thi đầy đủ. Theo tư duy của nhóm này, tất cả các tiêu chí của OGP đều tiềm ẩn những rủi ro. Bên cạnh đó, người dân và doanh nghiệp thường chỉ quan tâm và gây 27
  32. sức ép khi quyền lợi của họ bị ảnh hưởng. Nói cách khác, những sức ép và đòi hỏi về sự minh bạch từ người dân và doanh nghiệp hiện mới chỉ mang tính chất “vụ việc”, gắn với lợi ích của từng nhóm xã hội và doanh nghiệp, thiếu tính hệ thống và sự liên kết. OGP là sáng kiến mới, nổi bật nhưng cũng chính vì thế nó chưa nhận được sự quan tâm cần thiết từ chính phủ, người dân. Việt Nam có nhóm thúc đẩy OGP, hầu như các thành viên tham gia làm việc hoàn toàn là tự nguyện, kinh phí rất ít, chủ yếu tập trung vào thông tin về OGP. Ngoài ra văn hóa tham gia của người Việt có điểm xấu là không tham gia, không có niềm tin về việc thực hiện các chính sách công luôn chỉ nói, bàn luận còn việc mong muốn để tham gia hoạch định thì lại không có và hơn nữa là khi tham gia nhưng lại thiếu năng lực, không có tầm nhìn rộng. Về các tổ chức xã hội, Chính phủ mặc dù không có sự đàn áp, thực hiện các hành động mang tính trừng phạt vật chất nhưng vẫn coi nhau là đối kháng hơn là đối tác để phát triển. 1.4. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về áp dụng sáng kiến đối tác Chính phủ mở 1.4.1. Theo dõi Chi tiêu công và Chiến dịch Thông tin Ngân sách và chi tiêu công là phương tiện để chuyển hóa chính sách công thành những dịch vụ hữu hình dành cho công dân. Do đó, những quyết định của chính phủ về phân bổ và chi tiêu các nguồn lực tài chính sẽ có tác động trực tiếp tới phúc lợi của công dân. Việc công bố thông tin về ngân sách công và những nguồn lực được phân bổ cho các ngành dịch vụ công nhằm mục đích thông báo cho công dân về nguồn thu và ngân sách của chính phủ cũng như cách thức chính phủ quản lý và sử dụng ngân sách. Việc công bố những thông tin này giúp công dân và các tổ chức xã hội dân sự nắm được quy mô nguồn lực tài chính khả dụng của chính phủ và phối hợp cùng chính phủ để giải quyết các vấn đề ưu tiên về tài chính công. 28
  33. Công khai thông tin cũng cho phép luồng tài nguyên công dùng cho việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ công được truy nguyên từ gốc đến đích. Điều này có thể giúp phát hiện những nút thắt, yếu kém và/hoặc tham nhũng trong quá trình chuyển giao hàng hóa và tài nguyên công, và thúc đẩy sự phân bổ nguồn lực hợp lý, công bằng và có trách nhiệm. Như vậy, công khai thông tin ngân sách là một công cụ quan trọng giúp chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự chống tham nhũng và làm việc theo hướng đảm bảo quản lý tài chính công minh bạch, hiệu quả và có trách nhiệm. Năm 1996, nghi ngờ chính quyền địa phương biển thủ ngân sách dành cho trường học, chính phủ Uganda đã thực hiện cuộc Điều tra Theo dõi Chi tiêu Công (PETS) đầu tiên. Điều tra cho thấy chỉ 26% khoản trợ cấp tính trên đầu người dành cho các trường tiểu học được trao đúng đối tượng, nhiều trường không nhận được khoản trợ cấp nào và thậm chí còn không biết rằng đó là quyền lợi của họ. Vì vậy, chính phủ đã tiến hành một chiến dịch công bố thông tin, bao gồm công bố dữ liệu về các chương trình trợ cấp tính trên đầu người trên báo chí quốc gia và địa phương, đồng thời yêu cầu các trụ sở chính quyền địa phương và trường học phải đăng thông báo công khai khi nhận được ngân sách từ chính quyền trung ương. Cuộc điều tra PETS tiếp theo cho thấy một sự tiến bộ đáng kể, với hơn 80% nguồn ngân sách từ chính quyền địa phương được trao đúng đối tượng thụ hưởng tại các trường học. Sau những kết quả này, phương pháp PETS đã thu hút được sự hoan nghênh trên toàn thế giới như là một cơ chế chống tham nhũng hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc triển khai PETS sau đó ở các quốc gia khác đã không lặp lại thành tựu của Uganda. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu bắt đầu đặt câu hỏi về kinh nghiệm của PETS ở chính Uganda và đề xuất những giải thích thay thế. Ví dụ, Hubbard đã chỉ ra rằng một số lượng lớn các cải cách hệ thống đã được thực hiện ở Uganda giữa PETS đầu tiên và cuối cùng. Những cải cách này bao gồm các biện pháp cải thiện đáng kể tính minh bạch của phân bổ quỹ công cho các trường tiểu học và tăng cường kiểm soát của chính phủ và nhà 29
  34. tài trợ đối với các chi tiêu này (Hubbard 2007, Sundet 2008). Do đó, việc giảm đáng kể các rò rỉ được ghi nhận bởi PETS vào năm 2002 có thể là dấu hiệu cho sự thành công của cải cách quản lý tài chính công và không chỉ hiệu quả của chính sách phổ biến thông tin. 1.4.2. Thúc đẩy sự tham gia của công dân trong việc thiết kế và cung cấp dịch vụ công Công dân và các tổ chức xã hội dân sự địa phương (bao gồm cả những nhóm kinh doanh và tín ngưỡng) là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất và cũng hiểu biết nhiều nhất về thực trạng, rào cản và cơ hội liên quan đến cung cấp dịch vụ công, nhưng họ lại được tham vấn ít nhất hoặc ít có cơ hội tham gia giải quyết những thách thức dai dẳng về cung cấp dịch vụ. Một cách tiếp cận để tận dụng những kiến thức và kinh nghiệm này là khuyến khích công dân tham gia đồng kiến tạo dịch vụ công. Đây là một phương thức hợp tác trong đó công dân/người sử dụng dịch vụ phối hợp với các chuyên gia để thiết kế và cung cấp dịch vụ công theo cách mới. Với cách tiếp cận này, người sử dụng dịch vụ không phải chỉ tiếp nhận dịch vụ một cách bị động mà còn là một nguồn lực tiềm tàng: họ là những cá nhân có kỹ năng và có thể chia sẻ trách nhiệm giải quyết các thách thức về cung cấp dịch vụ. Người dân cũng có thể đảm nhận một số vai trò mà trước kia thuộc về các chuyên gia và/hoặc phối hợp với họ. Ở Vương quốc Anh, Chính phủ tạo ra chương trình Bệnh nhân Chuyên gia (Expert Patient), đây là chương trình đào tạo dành cho bệnh nhân có bệnh mãn tính để họ kiểm soát tốt hơn việc chăm sóc sức khỏe của chính mình bằng cách hiểu và tự theo dõi tình trạng bệnh. Được đào tạo làm Bệnh nhân Chuyên gia, họ trở thành nguồn thông tin và hỗ trợ cho những người có tình trạng sức khỏe tương tự. Sáng kiến này không chỉ giúp xây dựng những mạng lưới hỗ trợ bên trong cộng đồng, mà còn giúp giảm bớt gánh nặng cho các dịch vụ y tế chuyên nghiệp mà không tác động tiêu cực lên sức khỏe bệnh nhân. 30
  35. Ở Colombia, bộ luật 850 của năm 2003 cho phép các Ủy ban Giám sát của Công dân được giám sát toàn bộ quá trình ủy nhiệm cung cấp dịch vụ công, từ việc phân bổ nguồn lực cho tới giám sát việc thực hiện hợp đồng, đảm bảo chất lượng kỹ thuật của hàng hóa và dịch vụ được cung cấp. Bộ luật này quy định rằng công dân có quyền thành lập các “veedurias ciudadanas” nghĩa là các Ủy ban Giám sát của Công dân – một cơ chế tạm thời để các tổ chức xã hội dân sự kiểm soát các hoạt động trong khu vực công. Veedurias cho phép công dân và/hoặc các tổ chức xã hội dân sự giám sát hệ thống quản trị công và hoạt động của các cơ quan hành chính, tư pháp, bầu cử và chính trị, các đơn vị công và tư, hoặc các tổ chức phi chính phủ chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình, hợp đồng công và cung cấp dịch vụ. Một trong những mục tiêu của “veedurias ciudadanas” là củng cố cơ chế kiểm soát tham nhũng trong mua sắm và quản trị công. Bộ luật 489 của năm 1998 quy định rằng các cơ quan quản lý công có nghĩa vụ hỗ trợ công dân khi họ thành lập veedurias. Luật này cũng quy định rằng các cơ quan có thẩm quyền và bộ máy tư pháp cần hỗ trợ veedurias bằng cách điều tra và giải quyết các kiến nghị của họ. Ở Hà Lan, Mức độ hài lòng của công dân với việc thực hiện các thủ tục chính thức, hợp pháp và thường được thực hiện bằng văn bản để xử lý khiếu nại hoặc phản đối là rất thấp. Do chỉ có khoảng 20% tổng số thủ tục xem xét và khiếu nại hành chính đối với các quyết định của chính phủ được ban hành, mức độ cải thiện tình tình hình bị hạn chế. Vì thề Chính phủ Hà Lan đề ra chương trình Fair Tracks là một cách tiếp cận mới để đưa ra quyết định và xử lý xung đột do Bộ Nội vụ điều hành. Chương trình này tập trung vào việc làm thế nào người dân có thể trở nên tin tưởng chính phủ của họ và chấp nhận các quyết định, bằng cách sử dụng cách tiếp cận công bằng về quy trình thủ tục. Chương trình đã được thử nghiệm với hơn 20 cơ quan chính phủ liên quan đến 16 lĩnh vực hành chính. - Tương tác không chính thức: Không giống như các cách thức truyền 31
  36. thống, chính thức, và chủ yếu được thực hiện bằng văn bản khi đưa ra các quyết định hành chính và xử lý khiếu nại hoặc phản đối, trong chương trình Fair Tracks, viên chức chính phủ có những cuộc trò chuyện thân mật và mang tính cá nhân với công dân sắp nhận quyết định tiêu cực hoặc đã nộp đơn khiếu nại hoặc phản đối. - Cởi mở và trung thực: Viên chức chính phủ thường tiếp cận bằng điện thoại, tốt nhất là trong vòng 2-10 ngày sau khi nhận được phản đối hoặc khi quyết định tiêu cực sắp được đưa ra. Cuộc trò chuyện cởi mở cho phép thảo luận về các sự kiện, cảm xúc và sở thích có liên quan, và đưa ra các lựa chọn khác nhau về cách thức giải quyết vấn đề của công dân một cách tốt nhất. Kết quả là hơn 90% công dân đã đánh giá sự tương tác với công chức là công bằng và trung thực. Mức độ cảm nhận công bằng về hình thức cao hơn đồng nghĩa với mức độ tin tưởng cao hơn đối với chính phủ, sự đồng thuận lớn hơn với các quyết định hành chính không có lợi cho công dân và quy trình giải quyết vấn đề nhanh hơn. Nghiên cứu cho thấy rằng mặc dù các kết quả (về các quyết định hành chính) đóng vai trò quan trọng, công bằng về hình thức đóng vai trò quan trọng gấp đôi trong việc làm gia tăng mức độ hài lòng của công dân. 1.4.3. Kinh nghiệm đạt được sự đồng thuận cao Ở Chile có sự thay đổi về chính phủ trong quá trình soạn thảo Kế hoạch thứ hai năm 2014. Ủy ban Bảo vệ Công dân và Minh bạch (CDC), tổ chức lãnh đạo OGP tại quốc gia, đã tổ chức các cuộc hội thảo tham vấn với các tổ chức công dân và cộng đồng ở bốn khu vực, với sự hỗ trợ của Hội đồng Văn phòng Kiểm soát chung về minh bạch và các chính quyền khu vực. Các hội thảo này đã đưa ra 200 đề xuất và sau đó đã được giảm xuống còn 86 đề xuất sau khi tham vấn với nhóm công tác OGP. Cân nhắc thay đổi của chính phủ, Kế hoạch dự thảo đã được xem xét và bao gồm một số sáng kiến hiện đang được thực hiện. Chính phủ mới đã giảm đáng kể số lượng cam kết, yêu cầu một vòng tham vấn mới với nhóm công tác, nhóm này được mở rộng và 32
  37. chuyển đổi thành ủy ban kỹ thuật thường trực. Quyết định về danh sách cam kết cuối cùng được thực hiện trên cơ sở đồng thuận. Việc áp dụng các tiêu chí bổ sung đưa số lượng cam kết lên 12. Sự minh bạch và cách tiếp cận dựa trên thảo luận để điều chỉnh tốt hơn nội dung của Kế hoạch cho chương trình nghị sự của chính phủ mới đã làm cho tất cả các bên liên quan đều hài lòng hơn. Đối thoại giữa chính phủ và các bên liên quan khác nhau đại diện trong Diễn đàn không phải lúc nào cũng đạt được sự đồng thuận. Điều này có thể dễ dàng trở thành một vòng luẩn quẩn nếu các vấn đề cứ được nhắc đi nhắc lại mà không đi đến quyết định hoặc kết luận thỏa đáng, làm mất đi động lực của những người tham gia. Một bài học kinh nghiệm có giá trị từ Croatia là cần tiếp tục đối thoại khi chưa đạt được đồng thuận. Nếu một tình huống nảy sinh khi các bên không thể đi đến thỏa thuận, vấn đề này sẽ được đặt sang một bên để thảo luận tại một cuộc họp khác. Cả phía chính phủ và XHDS sẽ cung cấp các tài liệu chính sách liên quan đến vấn đề để làm rõ các quan điểm. Những tài liệu này là cơ sở cho thảo luận tiếp theo nhằm đảm bảo các bên đều xem xét cẩn thận tất cả các dữ liệu được cung cấp và luận điểm trình bày. Phương pháp này đã giúp cho Hội đồng OGP trở thành một cơ chế thành công và đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn giữa chính phủ và XHDS. Theo lời của một người tham gia từ tổ chức XHDS, kết quả của tất cả những điều này là “một bên là các cán bộ nhà nước nhiệt tình và chủ động, một bên là đại diện các tổ chức XHDS có chuyên môn và hiểu biết, cả hai đã cùng nhìn về một hướng.” 1.5. Tiểu kết chương 1 Qua những trình bày ở trên, thấy được OGP mặc dù chỉ xuất hiện gần đây ( 2011) nhưng lại là Sáng kiến tiềm năng, nổi bật nhất bởi từ chính ý nghĩa hoạt động của nó. Chương đầu tiên đã đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản nhất gồm khái niệm, nguyên tắc hoạt động, các tiêu chuẩn, cơ cấu tổ chức của OGP. Chỉ ra được ý nghĩa và tầm quan trọng của OGP đối với các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đồng thời cũng liên hệ tới 33
  38. bối cảnh của Việt Nam từ đó chỉ ra được những triển vọng và thách thức đặt ra cho Việt Nam khi muốn tham gia mạng lưới quốc tế này. Ngoài ra Chương 1 còn đề cập tới kinh nghiệm của một số nước đã là thành viên của OGP trong việc thực hiện một số cam kết nhằm cải thiện quản trị nhà nước, tăng cường sự tham gia của người dân hướng tới công khai, minh bạch. Để từ đó là cơ sở cho phục vụ việc đánh giá khả năng vận dụng OGP ở Việt Nam trong từng tiêu chuẩn mà OGP đặt ra để tiến tới tìm kiếm những giải pháp khả thi cho Việt Nam trong thời gian tới. 34
  39. CHƯƠNG 2: KHẢ NĂNG VẬN DỤNG SÁNG KIẾN ĐỐI TÁC CHÍNH PHỦ MỞ TẠI VIỆT NAM 2.1. Việt Nam trong bối cảnh OGP 2.2.1.Minh bạch tài khóa (Fiscal Transparency) Công khai minh bạch tài khóa là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả các chính sách tài khóa cũng như việc huy động, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước. Thông qua công khai minh bạch tài khóa sẽ không chỉ nâng cao trách nhiệm của Chính phủ trước các lựa chọn chính sách tài khóa, trong quản lý và điều hành ngân sách, mà còn tạo điều kiện cho công tác giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, các cơ quan chính phủ, các tổ chức xã hội, và người dân. Qua đó, thấy được những rủi ro tiềm ẩn đối với triển vọng tài khóa để có các đề xuất chính sách ứng phó, các phương án quản lý tài chính ngân sách phù hợp và hiệu quả. Công khai minh bạch tài khóa còn đòi hỏi phải nâng cao trách nhiệm giải trình, giảm thiểu tình trạng phân bổ và sử dụng ngân sách lãng phí, chống tham nhũng OGP yêu cầu tiêu chuẩn minh bạch tài khóa tại hai khía cạnh, đó là quốc gia phải công khai hai tài liệu liên quan là Dự toán ngân sách của Chính phủ ( Executive’s Budge Proposal) và Báo cáo kiểm toán của nhà nước ( Audit Report) với mục đích tăng cường trách nhiệm giải trình của nhà nước trong hoạt động quản lý ngân sách. Thật không may, Việt Nam không đạt được điểm nào ở tiêu chuẩn này. Báo cáo về chỉ số công khai ngân sách ( OBI) Việt Nam năm 2017 chỉ đạt 15/100 điểm về mức độ minh bạch, thuộc vào nhóm ít công khai nhất. Theo Tổ chức Đối tác Ngân sách Quốc tế (IBP), có 5 nguyên nhân chính: Thứ nhất, chưa công bố cho công chúng Dự thảo dự toán ngân sách trình Quốc hội đúng thời gian của OBI. Thứ hai, chưa công bố cho công chúng Báo cáo kiểm toán đúng thời gian yêu cầu của OBI. 35
  40. Thứ ba, thông tin trong báo cáo thực hiện ngân sách tháng/quý chưa đảm bảo đủ như các tiêu chí về nội dung của báo cáo thực hiện ngân sách. Thứ tư, không công bố Báo cáo ngân sách dành cho công dân đúng thời gian yêu cầu trên cổng thông tin (đồng thời với thời hạn công bố Dự toán ngân sách 2017). Thứ năm, chưa công bố Báo cáo thực hiện ngân sách giữa năm tài chính đúng hạn. Nội dung đưa ra sau đó không được IBP coi là công khai vì chưa đúng thông lệ quốc tế về báo cáo giữa kỳ. Luật Ngân sách nhà nước được Quốc hội thông qua năm 2015 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2017, trong đó bổ sung quy định yêu cầu Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp công khai bản dự thảo dự toán ngân sách trước trước khi Quốc hội và Hội đồng nhân dân phê duyệt. Đây là tài liệu rất chủ chốt trong 8 tài liệu ngân sách cần phải công bố, theo quy định tại Điều 15, Luật Ngân sách nhà nước 2015. Hình 3. Chỉ số đánh giá 8 loại tài liệu công bố OBI 2017 của Việt Nam Nếu thực hiện được đúng theo tinh thần của Luật Ngân sách nhà nước 2015, nhất là quy định trên sẽ là bước tiến rất lớn của Việt Nam để tiệm cận ngày càng gần hơn với những tiêu chuẩn, tiêu chí quốc tế của các tổ chức tài 36
  41. chính lớn trên thế giới như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế (OECD), Tổ chức Kiểm toán Quốc tế (INTOSAI) Cùng với đó, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 đã bổ sung quy định Ngân sách nhà nước được giám sát bởi cộng đồng và giao cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì, phối hợp với thành viên của mặt trận để tổ chức giám sát Ngân sách nhà nước, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính.( Điều 16). Đối tác Ngân sách Quốc tế (International Budget Partnership) coi báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước của Việt Nam là công bố chậm so với thời hạn sau 18 tháng kể từ khi năm ngân sách kết thúc. Vì vậy, cùng với việc không công khai dự toán ngân sách nhà nước, OGP chấm 0 điểm cho tiêu chí minh bạch ngân sách của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu báo cáo này được công bố trong vòng 18 tháng kể từ khi năm ngân sách kết thúc, Việt Nam sẽ được thêm 2 điểm trong OGP. Việc này là khả thi vì đó cũng là thời hạn mà Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định. Cụ thể, Khoản 7, Điều 70 của Luật ghi rõ: “Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước chậm nhất là 18 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách.” Đồng thời, Khoản 1, Điều 71 quy định: “Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước trước khi trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn.” Quá trình phân cấp thẩm quyền chi tiêu diễn ra quá nhanh. Việc cung cấp các dịch vụ công trực tiếp cho nhân dân chủ yếu là trách nhiệm của địa phương, nhưng các chính sách về dịch vụ công, như giáo dục và y tế lại được hoạch định bởi các cơ quan quản lý ngành ở Trung ương. Phần nào sẽ hạn chế tính minh bạch, trách nhiệm giải trình ở cấp ngành và địa phương. Sở dĩ việc công khai, minh bạch ngân sách càng trở nên cấp thiết và cần thực hiện nghiêm theo quy định, bởi trong chi tiêu ngân sách ở đâu đó vẫn còn có hiện tượng chi sai quy định, vượt tiêu chuẩn, định mức. Các cấp quản lý ngân sách đều phải chịu trách nhiệm với quyết định của mình, trên cơ sở giám sát của cộng đồng. việc công khai ngân sách ở một số địa phương 37
  42. chưa được thực hiện nghiêm, có nơi không công khai, hoặc có công khai nhưng chậm công bố thông tin. Đây chính là kết quả được chỉ ra bởi Quỹ Tiền tệ quốc tế, Tổ chức Phát triển và Hợp tác kinh tế và Tổ chức Kiểm toán quốc tế. Việc thực hiện kỷ cương, kỷ luật Ngân sách nhà nước ở một số địa phương còn lỏng lẻo. Do đó, trong bối cảnh ngân sách còn khó khăn như hiện nay thì việc thắt chặt chi tiêu, tăng cường kỷ cương cũng như công khai, minh bạch ngân sách cần phải đặt lên hàng đầu. 2.2.2. Sự tham gia của người dân ( Citizen Engagement) Theo Tuyên ngôn phổ quát về dân chủ, do Liên minh nghị viện thế giới thông qua năm 1997, dân chủ vừa là một lý tưởng, vừa là một phương thức quản trị. Dân chủ bảo vệ phẩm giá và quyền cơ bản của cá nhân, giúp đạt được công bằng xã hội, tăng cường sự gắn kết của xã hội. Nó cũng là hệ thống chính trị duy nhất có khả năng tự chỉnh sửa những sai lầm. Trong các cấu thành của dân chủ, quyền tham gia có vai trò thiết yếu bởi sự tham gia của người dân vào các hoạt động của nhà nước chính là sự biện minh cho sự tồn tại của chính nhà nước đó. Việc thiếu hụt tiếng nói, sự đóng góp của người dân làm cho nhà nước mất tính chính đáng, chính danh. Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở mang đến một tầm nhìn chiến lược mới nhưng cũng đòi hỏi về sự tham gia của người dân. Tổng điểm tiêu chuẩn cho sự tham gia của người dân là 4, dựa trên điểm số được đánh giá ở chỉ số dân chủ của EIU chủ yếu tập trung vào các nhóm tiêu chí : Tiến trình bầu cử và sự đa dạng; các tự do dân sự; hoạt động điều hành của nhà nước; sự tham gia vào hoạt động chính trị của người dân; văn hóa chính trị. Ở lần đánh giá gần nhất vào năm 2017, Việt Nam đạt chỉ số dân chủ 3.08 trong Chỉ số dân chủ của EIU tương đương với 2 điểm trên tổng 4 điểm cho tiêu chí “ sự tham gia của người dân” 38
  43. Hình 3.Bảng chỉ số dân chủ của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2017 ● Dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện Nền kinh tế thị trường, các phương tiện truyền thông hiện đại với những luồng thông tin đa chiều, thúc đẩy các nhu cầu và năng lực tham gia chính trị của người dân, đồng thời nó cũng sẽ tạo áp lực lớn hơn với bộ máy nhà nước trong vấn đề công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình. Các nguyên tắc bầu cử được Hiến pháp 2013 xác định bao gồm nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín ( Điều 7). Hiến pháp bảo đảm quyền của công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân ( Điều 27). Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được thông qua năm 39
  44. 2015 thay thế cho Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001 và 2010) và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 2003( sửa đổi, bổ sung 2010), trong đó có một số quy định mới liên quan đến việc phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; đơn vị bầu cử, khu vực bỏ phiếu; Hội đồng bầu cử quốc gia và tổ chức phụ trách bầu cử tại địa phương; ứng cử, hiệp thương, giới thiệu người ứng cử; tuyên truyền; vận động bầu cử; bỏ phiếu, xác định kết quả bầu cử Những quy định nêu trên góp phần thúc đẩy quyền tham gia của nhân dân, song khung pháp luật về bầu cử vẫn còn biểu hiện của tình trạng dân chủ hình thức. Bầu cử là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ dân chủ của một quốc gia, nhiều khía cạnh của bầu cử bẫn không được người dân và nhà nước nhận thức đầy đủ. Tại cuộc bầu cử gần đây nhất ( bầu cử đại biêu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021), ghi nhận có 154 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội. Luật bầu cử không đưa ra khái niệm “ tự ứng cử” và “ người tự ứng cử” nhưng theo quy định tại Luật này có thể hiểu người tự ứng cử là những người không được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương hoặc địa phương giới thiệu ra ứng cử. Việc tự ứng cử là thực thi một cách thực chất quyền ứng cử của công dân. Tuy nhiên, nói đến ứng cử gần dây, các cơ quan nhà nước chủ yếu quan tâm tới những người được cơ quan, tổ chức đề cử, giới thiệu. Nhưng kể cả đối với những người này, sự đề cử, giới thiệu chỉ có hiệu lực khi có sự mong muốn của chín họ ra ứng cử. Mặc dù là tự ứng cử, nhưng tên của những người tự ứng cử ( ứng cử viên độc lập) cũng phải đưa vào danh sách hiệp thương do hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triệu tập và chủ trì. Do nhiều nguyên nhân, trong số 154 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội ( được lập danh sách sau hội nghị hiệp thương lần 2) chỉ có 11 người qua được vòng hiệp thương thứ ba để có tên trong danh sách bầu cử đại biểu Quốc hội. Kết quả cuối cùng có 2 người tự ứng cử đạt số phiếu trở thành đại biểu Quốc hội khóa XIV. 40
  45. Điểm hạn chế của hệ thống bầu cử đó là việc quá trình hiệp thương trở thành quá trình” tiền bỏ phiếu”, điều này là trái với nguyên tắc bầu cử trực tiếp quy địn trong Hiến pháp. Nhìn về quy chế của hiệp thương, dường như từ Đổi mới 1986 không có quá nhiều sự thay đổi từ quy chế tiến hành và thủ tục hiệp trương, người ta dùng hiệp thương để thay cho tranh cử. Bên cạnh đó cũng nhiều vấn đề như: thông tin mà cử tri có được về các ứng cử viên tại đơn vi bầu cử của mình chưa đầy đủ; thủ tục đối với những công dân ứng cử tự do chưa công bằng bình đẳng; mức độ cạnh tranh giữa các ứng viên trong danh sách chính thức thấp. Dân chủ đại diện nhưng lại phần nào chưa đáp ứng được “ đại diện” của mình bởi rõ ràng thiếu đi sự tương tác hai chiều giữa đại biểu và các cử tri. Chúng ta coi việc bầu ra đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân như là vấn đề đương nhiên phải có mà không coi đó phải là chức năng của những cơ quan này. Về bãi nhiệm đại biểu, Khoản 2 Điều 7 Hiến pháp 2013 có quy định “ Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”, tuy nhiên trên thực tế vẫn chưa có cơ chế nào để để cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân. Về hình thức dân chủ trực tiếp, Việt Nam thông qua Luật trưng cầu ý dân 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016, theo đó Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có thẩm quyền đề nghị trưng cầu ý dân ( Điều 14). Quyết định trưng cầu ý dân sẽ được đưa vào chương tình làm việc của Quốc hội tại kỳ họp gần nhất để xem xét và quy định. Việc thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở cũng mang lại nhiều kết quả tốt, phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được cụ thể hóa trên nhiều lĩnh vực ở cơ sở. Cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” tiếp tục được thực hiện đồng bộ, cụ thể hơn và đạt hiệu quả. ● Các quyền dân sự của công dân Luật tiếp cận thông tin năm 2016 là một bước tiến trong việc bảo đảm 41
  46. tính dân chủ. Tuy nhiên, đạo luật này vẫn còn hạn chế trong việc xác định phạm vi quyền tiếp cận của người nước ngoài và trẻ em; chưa có quy định cụ thể về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của những người không biết đọc hay những người đang bị tước một số quyền tự do. Việc yêu cầu thông tin đòi hỏi các thủ tục phức tạp : “2. Đối với thông tin phức tạp, không có sẵn mà cần tập hợp từ các bộ phận của cơ quan đó hoặc thông tin cần thiết phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải thông báo cho người yêu cầu đến trụ sở để đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu hoặc nhận bản sao, bản chụp tài liệu hoặc có văn bản thông báo về việc từ chối cung cấp thông tin. Trường hợp cơ quan được yêu cầu cần thêm thời gian để xem xét, tìm kiếm, tập hợp, sao chép, giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin thì có thể gia hạn nhưng tối đa không quá 10 ngày làm việc và phải có văn bản thông báo về việc gia hạn trong thời hạn cung cấp thông tin.” Đồng thời, lần đầu tiên ở Việt Nam, một chế tài hình sự được áp dụng cho tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin được quy định trong Bộ Luật Hình sự 2015 (đang tạm hoãn hiệu lực thực thi), theo đó: “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Tuy nhiên, Luật Tiếp cận thông tin 2016 cũng quy định những thông tin thuộc bí mật nhà nước là những thông tin công dân không được tiếp cận (Điều 6). Như vậy, mức độ “mở” của Luật Tiếp cận thông tin thực chất phụ thuộc vào nội dung của Luật về Bí mật nhà nước. Hiện tại, quy định về việc xây dựng danh mục bí mật nhà nước mà nằm gọn trong khối hành pháp, cụ 42
  47. thể là sự thống nhất giữa người đứng đầu các cơ quan trung ương với Bộ trưởng Bộ Công an, đang tạo ra trở ngại lớn với quyền tiếp cận thông tin của người dân. Nếu như quy định này không được sửa đổi trong Luật về Bí mật nhà nước, khả năng nó sẽ là lực cản chính trong việc thực hiện ba tiêu chí đầu tiên của OGP, đó là Tiếp cận thông tin, Minh bạch ngân sách và Công khai tài sản Quyền tự do ngôn luận hiện được điều chinh bởi Luật Báo chí, Luật xuất bản gần đây nhất là Luật an ninh mạng được thông qua năm 2018. Điểm mới của Luật Báo chí 2016 đó là đã cho phép các tổ chức tôn giáo được xuất bản một tờ báo và các trường đại học và bệnh viên tư nhân ở cấp tỉnh có thể thành lập tạp chí chuyên ngành ( Điều 14). Việt Nam trong chừng mực nào đó đã từng có quy định kiểm soát internet bằng một văn bản pháp luật được thông qua hồi 2015, Luật An toàn thông tin mạng. Nhưng đã có những lời kêu gọi trong chính phủ, theo đó muốn có luật mới, trực tiếp kiểm soát an ninh mạng, sau khi nước này bị xếp thứ 101 trên tổng số 195 quốc gia trong chỉ số an ninh mạng toàn cầu 2017 của Liên hiệp quốc công bố. Có nhiều ý kiến trái chiều tại thời điểm Dự thảo luật an ninh mạng được công bố, nhiều người thì coi đây là sự bóp nghẹt tự do ngôn luận, nhiều người thì lại cho rằng không phải vậy. Rõ ràng là, khi thời điểm cách mạng công nghệ 4.0 tới ngoài không gian cuộc sống thực tế, chúng ta đang phát triển tới một không gian “ ảo” mà Việt Nam chỉ có những quy định nằm rải rác các nơi, điều cần thiết là tập trung lại luật hóa các quy định đó để nó trở thành khung pháp luật chung thì Luật an ninh mạng là điều tất yếu của quá trình này. Quyền tự do hiệp hội đã được hiến định nhưng chưa có luật thực thi. Việc xây dựng Luật về Hội để thay thế Nghị định 45/2010/NĐ-CP về vấn đề này dù đã được tiến hành nhưng tới thới điểm hiện tại vẫn chưa hoàn thành, mà như thế nó lại tạo thành rào cản cực lớn cho hoạt động của các tổ chức, hiệp hội trong thực tế. Tương tự, quyền tự do hội họp, biểu tình cũng chưa được luật cụ thể hóa; biểu tình ở Việt Nam vẫn mang hình ảnh của một hành động mang tính tiêu cực, việc thực hiện những quyền này gặp trở ngại rất lớn. 43
  48. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực thi sự tham gia của người dân trong thực tế. 2.2.3. Công khai tài sản ( Public Officials Asset Disclosure) Mỗi quốc gia - bao gồm cả chính phủ và xã hội dân sự của nó – và cộng đồng quốc tế nên xác định được những vấn đề cụ thể mà mình cần giải quyết thông qua một hệ thống kê khai tài sản. Các quốc gia cần tổ chức thảo luận một cách toàn diện và có sự tham gia của mọi thành phần trước khi đưa ra hoặc sửa đổi cơ bản hệ thống kê khai tài sản đối với công chức, nhằm xác định những mục đích mà mình muốn đạt được. Những mục đích chính của hệ thống kê khai tài sản có thể bao gồm: - Nâng cao tính minh bạch và niềm tin của người dân vào nền hành chính công, thông qua việc công khai thông tin về tài sản của các chính trị gia và công chức mà trong đó thể hiện một điều rằng họ không có gì để che giấu; - Giúp những người đứng đầu của các cơ quan công quyền ngăn ngừa xung đột lợi ích giữa các nhân viên của mình và giải quyết những tình huống như vậy khi chúng phát sinh, nhằm mục đích tăng cường liêm chính trong tổ chức; - Giám sát sự biến động về tài sản của các chính trị gia và công chức, nhằm mục đích ngăn chặn họ thực hiện các hành vi sai trái và bảo vệ họ khỏi việc bị tố cáo sai sự thật, và giúp làm rõ phạm vi đầy đủ của hành vi làm giàu bất hợp pháp hoặc các hành vi phi pháp khác thông qua việc cung cấp chứng cứ bổ sung. Điều 34 Luật phòng, chống tham nhũng 2015 đưa ra 4 nhóm đối tượng phải công khai tài sản bao gồm: Cán bộ, công chức ; Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp; Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Đây là nhóm các đối tượng cần được kiểm soát mạnh mẽ, tuy nhiên, thực tế trong những năm gần đây cho thấy, quy định này 44
  49. vẫn chưa đủ để xác định được đối tượng trung tâm của tham nhũng. Bởi lẽ: Một là, nhóm đối tượng này rất rộng và chưa có cơ chế để xác định hành vi tham nhũng nếu việc tham nhũng diễn ra thường xuyên nhưng không lớn, không gây ra biến động đột xuất về tài sản thì rất khó để xác định; hai là, đối với nhóm đối tượng là những cán bộ giữ các chức vụ chủ chốt trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp thì vấn đề này lại càng vướng mắc hơn khi tài sản kê khai hàng năm của họ có thể kiểm soát được nhưng nếu họ có hành vi tham nhũng và đưa tài sản tham nhũng cho người thân đứng tên thì sẽ rất khó kiểm soát; ba là, tham nhũng là vấn đề đa dạng, có rất nhiều cách thức để tham nhũng, nạn tham nhũng vặt rất phổ biến, đó là những khoản bôi trơn trong các giao dịch với cán bộ nhà nước trong các lĩnh vực dịch vụ công như y tế, giáo dục, đất đai, giao thông, thuế, hải quan, xây dựng Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transperancy International) công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) năm 2018, xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên cảm nhận của các doanh nhân và chuyên gia về tham nhũng trong khu vực công. Năm nay, Việt Nam đạt 33/100 điểm, xếp hạng 117/180 toàn cầu, giảm nhẹ 2 điểm so với năm 2017. Mặc dù, đánh giá của Tổ chức Minh bạch Quốc tế về Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam “chỉ để tham khảo là chính” bởi kết quả đó không phản ánh một cách toàn diện được tình hình tham nhũng tại Việt Nam. Hình 5. Chỉ số cảm nhận tham nhũng Việt Nam năm 2018 Theo TI 45
  50. Trong báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) số 330/BC-CP ngày 22/9/2016 của Chính phủ trình Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 4 có kết luận về việc công khai, minh bạch bản kê khai tài sản, thu nhập (TS,TN) như sau: “Tình trạng lạm dụng bảo mật thông tin, thiếu công khai, minh bạch với nhân dân và trong nội bộ vẫn diễn ra ở nhiều nơi. Trong một số cơ quan, đơn vị, các quy định về dân chủ, giám sát chưa được quan tâm đúng mức, có nơi thậm chí cản trở, vô hiệu hóa, dẫn đến tình trạng vi phạm kéo dài, sai phạm nghiêm trọng nhưng không được kịp thời phát hiện, xử lý”. Năm 2018, số người đã kê khai tài sản, thu nhập là 1.136.902 người, đạt tỷ lệ 99,8% số người phải kê khai. Số bản kê khai đã công khai là 1.134.685 bản. Tuy nhiên, mới chỉ xác minh đối với 44 người/1.136.902 người đã kê khai. Bên cạnh đó, mặc dù Luật phòng, chống tham nhũng đã quy định người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu không được tham gia thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp, không được để người thân thích kinh doanh trong các ngành nghề thuộc lĩnh vực mình trực tiếp phụ trách nhưng qua giám sát, phản ánh của dư luận, cử tri và báo chí cho thấy, việc thực hiện các quy định này còn chưa nghiêm, có biểu hiện “nhóm lợi ích”, móc ngoặc giữa khu vực nhà nước và doanh nghiệp tạo “sân sau”, “công ty gia đình”, dùng ảnh hưởng của mình để đấu thầu cho các dự án, thâu tóm đất công, cho vay sai nguyên tắc, rút tiền của nhà nước Nguyên nhân chủ yếu được nhận định xuất phát từ quy định về công khai, minh bạch tài sản còn thiếu bao quát, chưa giúp kiểm soát biến động về thu nhập; còn vướng mắc về trình tự, thủ tục công khai bản kê khai, giải trình, xác minh tài sản, thu nhập khi có yêu cầu; chưa quy định rõ việc sử dụng bản kê khai tài sản vào mục đích phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng. Trong khi hầu hết các vụ án được phát hiện và đưa ra xét xử đều liên quan đến những đối tượng giữ các chức vụ lớn trong cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp nhà nước thì các hành vi tham nhũng nhỏ lẻ như lót tay, nhũng nhiễu hoàn toàn vắng bóng và làm mai một lòng tin người dân vào chính quyền. 46
  51. Theo nhiều khảo sát xã hội học cũng như nghiên cứu, các quốc gia Scăng-đi-na-vi, bao gồm cả Ai-xơ-len, nằm trong số những nước có tỉ lệ báo cáo/cảm nhận về tham nhũng thấp nhất. Tính minh bạch và niềm tin của người dân đối với dịch vụ công nằm ở mức cao, và các hệ thống kê khai tài sản phụ thuộc vào những giá trị và văn hóa đã được hình thành. Tất cả những công chức ở cấp cao nhất do bầu cử hoặc làm việc trong các cơ quan công vụ ở tất cả những nước này đều có nghĩa vụ phải kê khai theo một mẫu nào đó (Ai-xơ-len là nước cuối cùng quy định về nghĩa vụ này của các bộ trưởng và nghị sĩ vào mùa xuân năm 2009 (OECD, 2009a), và những người này sẽ phải kê khai khi bắt đầu làm việc trong khu vực công và bất kỳ khi nào có sự thay đổi về vị trí. Trọng tâm chính ở đây được đặt vào trách nhiệm giải trình của những cán bộ được bầu trong ngành lập pháp và những công chức được bổ nhiệm, điều này phản ánh những lo ngại về vấn đề đạo đức chính trị được đặt ra ở những quốc gia này. Thông tin công khai về tài sản của đa số các cán bộ được bầu và những công chức cấp cao được công bố công khai qua hình thức phổ biến nhất là trên Internet. Những thông tin thu thập được thông qua các chính sách về công khai ở những tổ chức được lựa chọn – những tổ chức được xác định là dễ xảy ra tham nhũng nhất – được sử dụng trong phạm vi nội bộ và không được công bố công khai. Cách tiếp cận như thế này có thể hiệu quả ở những quốc gia mà mong muốn hình thành được một nền văn hóa liêm chính, một lịch sử lâu dài về tự do tiếp cận thông tin và lòng tin, sự tín nhiệm của người dân đối với dịch vụ công đạt đến mức cao. 2.2.4. Tiếp cận thông tin (Acess to information) Công khai thông tin làm gia tăng mạnh mẽ niềm tin của người dân vào các cơ quan công quyền, còn che giấu sẽ tạo ra hiệu ứng ngược lại. Niềm tin của nhân dân là yếu tố then chốt tạo ra sự ổn định chính trị, nên công khai thông tin cần phải được coi là một ưu tiên của các cơ quan công quyền. Tuy nhiên, trên thực tế thực hiện quyền tiếp cận thông tin của người dân còn chưa đạt được như quy định của pháp luật, việc công bố, công khai thông tin còn 47
  52. chậm, mang tính hình thức, thiếu hiệu quả. Trong nhiều trường hợp, việc khai thác, tìm kiếm thông tin từ các cơ quan nhà nước thường bị gây phiền hà. Quyền làm chủ, quyền được thông tin của người dân có lúc, có nơi bị hạn chế, thậm chí bị vi phạm nghiêm trọng. Những ví dụ có thể nêu ra như: người dân cần thông tin về quy hoạch để mua đất, nhưng bị cơ chức năng từ chối và cho rằng đó là thông tin nội bộ; một địa phương đóng chữ “mật” cả lên danh bạ đại biểu hội đồng nhân dân, trong khi những đại biểu đó là do dân bầu lên để đại diện cho mình; thiếu minh bạch trong đền bù, giải tỏa của các dự án; các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công việc làm ăn, sinh sống của doanh nghiệp, đến người dân không được đầy đủ, đồng bộ và không gắn liền với việc tuyên truyền rộng rãi Theo các tài liệu của OGP về tiếp cận thông tin, tiêu chuẩn để một quốc gia được coi là có tính “ mở” về tiếp cận thông tin đó là phải có một đạo luật riêng về vấn đề này hoặc ít nhất có một điều khoản trong hiến pháp quy định quyền tiếp cận thông tin. Hiến pháp 2013 của Việt Nam tại điều 25 quy định “ Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”, hơn nữa năm 2016, chúng ta thông qua Luật tiếp cận thông tin đây là cơ sở lớn nhất cho việc triển khai các thành tố khác của chính phủ mở như dữ liệu mở, chính phủ điện tử, Lợi ích của tiếp cận thông tin là tạo nên một sự bảo vệ cho cả công dân và chính phủ. Đối với người dân, đó là bảo đảm tránh khỏi những thông tin bị khuếch tán bởi những ý đồ chính trị - để họ có thể tiếp xúc với các thông tin chính xác, nguyên gốc. Đối với chính phủ, tiếp cận thông tin cho phép tránh đi những lo ngại về các vấn đề tế nhị liên quan đến an ninh quốc gia. Theo Điều 11 Luật Phòng, chống tham nhũng 2015, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai hoạt động của mình theo một hoặc một số hình thức như: (a) Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; (b) Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; (c) Thông báo bằng văn bản đến 48
  53. cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; (d) Phát hành ấn phẩm; (đ) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; (e) Đưa lên trang thông tin điện tử; (g) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Ở cấp độ cơ sở, Điều 6 Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn quy định các hình thức công khai bao gồm: (a) Niêm yết công khai tại trụ sở HĐND, UBND cấp xã; (b) Công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã; (c) Công khai thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân. Trên thực tế, ngoài các hình thức nêu trên, còn có một số hình thức khác đang được sử dụng để chuyển tải thông tin về hoạt động của các cơ quan nhà nước tới công chúng, cụ thể là qua việc đăng trên Công báo ;tư vấn, trợ giúp pháp lý; công tác dân vận; các sinh hoạt tập thể (hội họp, mít tinh, văn hóa văn nghệ ) hoặc qua hoạt động tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. “Nếu chính phủ không có khả năng cung cấp thông tin thì ít nhất nó cần đảm bảo người dân được miễn phí truy cập thông tin”. Câu nói này nhắc tới đặc điểm chính của Chính phủ mở đó là nền tảng thể chế công nghệ qua đó cho phép đưa dữ liệu chính phủ thành dữ liệu mở để cho phép người dân sử dụng, bảo vệ và cộng tác với chính phủ trong các quá trình ra quyết định công cộng, cũng như trong việc giải trình và cải tiến dịch vụ công cộng. Cho nên công nghệ là yếu tố thiết yếu, thành tố kỹ thuật để tạo nên quyèn tiếp cận thông tin trong bối cảnh hiện đại. Các công cụ công nghệ ở đây không chỉ bao gồm Internet, trang web điện tử mà còn bao gồm tại mạng xã hội như Facebook, Twitter và sử dụng công nghệ di động để phổ biến thông tin và tương tác. Theo khảo sát của tổ chức We are social vào tháng 1 năm 2018, ở Việt Nam có 64 triệu người dùng Internet, chiếm 67% dân số cả nước. Điều này nói lên Việt Nam có cơ cấu dân số thích ứng nhanh nhẹn với Internet, đại đa số người ở đô thị có khả năng sử dụng Internet kể cả các dịch vụ công trực 49
  54. tuyến. Về cơ sở hạ tầng thông tin viễn thông, mạng cáp quang FTTH ( Fiber to the home) hiện đang phủ sóng 97%, sóng 4G phủ sóng 95% Việt Nam. Đây là những nền tàng thuận lợi cho việc hình thành hệ thống thông tin mở cũng như việc dễ dàng tiếp cận được thông tin của người dân. Tuy nhiên cũng có nguy cơ lớn đối với việc thông tin bị lợi dụng , sử dụng như một công cụ cho các mục đích riêng, sự ảnh hưởng và thao túng bởi nhóm quyền lực bên ngoài khi tác động đến những vấn đề quản trị đất nước mà người ta hay liên tưởng về khả năng can thiệp của Nga trong bầu cử ở Mỹ. Những mâu thuẫn có thể có giữa một bên là sự công khai của các dữ liệu mà mọi người dân có quyền tiếp cận và bên kia là bí mật nhà nước không dễ dàng được dung hòa. Ngay trong các quốc gia phát triển cũng có những bài học sâu sắc như vụ án Watergate hay rò rỉ hồ sơ tài liệu của Lầu Năm Góc đã cho thấy khó khăn khi đưa ra phán quyết giữa bí mật nhà nước và quyền được biết của công dân. Ở Việt Nam cũng đã cho thấy dấu hiệu của vấn đề tương tự. Điển hình là thông tin về Luật đặc khu, do quá trình soạn thảo cũng như lên kế hoạch không thể không công khai, chính vì như vậy khiến cho việc khi bị những người “ đánh hơi” được ý định của nhà nước đã đưa ra những thông tin khiến cho người dân hoang mang, khuếch đại tin tức làm thông tin mất đi chính xác chỉ để phục vụ lợi ích cá nhân họ. Nguồn vốn chủ yếu để phát triển ở các đặc khu là đất, thông qua chín sách đổi đất lấy hạ tầng. Nhưng các địa điẻm đó đều không còn quỹ đất trống do giới đầu cơ biết được thông tin đổ xô đến gom đất, và như được dự báo trước, thiếu vốn là vấn đề chắc chắn xảy ra. Khi đánh giá về thành công cũng như chế trong xây dựng chính phủ điện tử cho đến năm 2018, trong Báo cáo chỉ ra bất cập lớn đó là “ Thiếu thể chế về xác thực, định danh điện tử, chưa số hóa được các dữ liệu, nền tàng kết nối chậm các công việc dù có chính phủ điện tử nhưng vẫn phải làm bằng giấy”. Phải biết rằng, khi truy xuất thông tin, tìm kiếm thông tin việc tra tìm từ văn bản bằng giấy gây ra khó khăn lớn đối với người dân đặc biệt nếu đó là những thông tin có thời gian dài, nội dung phức tạp. 50
  55. Thông tin là yếu tố quyết định cơ hội phát triển của mỗi quốc gia. Tự do thông tin là nền tảng cho dân chủ. Nhất là trong quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế ngày một sâu và rộng như nước ta hiện nay, thông tin vừa đóng vai trò nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, vừa là phương tiện hợp tác và cạnh tranh với các nền kinh tế khác. Mặt khác, tiếp cận thông tin là một trong những công cụ hữu hiệu đảm bảo phòng chống tham nhũng, điều kiện để đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 2.2.5. Kiểm tra giá trị (Values check ) Ngoài việc đạt đủ điểm cho các tiêu chí cốt lõi của OGP, quốc gia muốn tham gia vào OGP đồng thời cũng phải vượt qua được bài kiểm tra giá trị ( values check assessment). Có 2 khía cạnh đánh giá trong bài kiểm tra, đó là về độ mở trong việc bảo đảm các điều kiện cho việc hình thành và đăng ký của các tổ chức xã hội dân sự và độ mở trong hoạt động của các tổ chức này. Để vượt qua được bài kiểm tra, các nước phải đạt ít nhất 3 điểm cho 1 trong 2 tiêu chí nêu trên. Việt Nam đạt 1 điểm và 2 điểm lần lượt cho tiêu chí thứ nhất và thứ hai. Quá trình phát triển của xã hội hiện đại cho thấy một thực tế hiển nhiên là các cơ quan nhà nước và đội ngũ công chức nhà nước, dù hết sức tận tụy cống hiến hay có tinh thần vì công chúng như thế nào đi chăng nữa, thì cũng không thể dự kiến trước được tất cả các hàng hoá công cộng và dịch vụ mà các công dân muốn có. Việc xuất hiện những biện pháp thay thế của các tổ chức quần chúng, tổ chức phi chính phủ và tư nhân có thể giúp lấp đi những khoảng trống trong việc cung cấp hàng hoá công cộng, cũng như cung cấp những hàng hoá và dịch vụ công nào mà các cá nhân muốn trả bằng tiền của riêng họ. Các đoàn thể nhân dân, các hội có thể vừa là những cộng sự, vừa là những đối thủ cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ công. Ở mức cao nhất, tại Hiến pháp 2013, Điều 25 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”. Trong thực tiễn 51
  56. hiện nay, tiếp cận từ tiêu chí phi lợi nhuận, bảy hình thức tổ chức xã hội dân sự (phi lợi nhuận) phổ biến nhất là: - Hội - Quỹ xã hội, quỹ từ thiện - Cơ sở bảo trợ xã hội - Tổ chức Khoa học và công nghệ - Hội có tính chất đặc thù - Các tổ chức chính trị xã hội (thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam). - Tổ chức phi chính phủ quốc tế. Văn bản có hiệu lực trực tiếp điều chỉnh việc thành lập và hoạt động của các hội là Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (thay thế cho Nghị định 88/2003). Nghị định này được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ. Điều 5 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định 5 điều kiện thành lập hội, bao gồm: 1. Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ. 2. Có điều lệ. 3. Có trụ sở. 4. Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội.Số lượng tối thiểu thành viên của hội được xác định theo phạm vi hoạt động, cụ thể: cả nước hoặc liên tỉnh là 100, trong tỉnh là 50, trong huyện là 20, trong xã là 10. Điều 23 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định các quyền của hội bao gồm: 1. Tổ chức, hoạt động theo điều lệ hội đã được phê duyệt; 2. Tuyên truyền mục đích của hội; 3. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hội; 4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của hội; 5. Tổ 52