Khóa luận Pháp luật đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam

pdf 64 trang thiennha21 16/04/2022 4351
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Pháp luật đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phap_luat_danh_gia_tac_dong_moi_truong_tai_cac_khu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Pháp luật đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HOÀI PHÁP LUẬT ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH - 2012-L Hà Nội – 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HOÀI PHÁP LUẬT ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH - 2012-L Giảng viên hướng dẫn: TS. LÊ KIM NGUYỆT Hà Nội – 2016
  3. LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật kinh doanh với đề tài: “Đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam” được hoàn thành với sự hướng dẫn khoa học của TS Lê Kim Nguyệt - Bộ môn Luật kinh doanh - Khoa Luật - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Lê Kim Nguyệt đã tận tâm hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy cô, đội ngũ cán bộ công nhân viên chức tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội đã hướng dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt những năm tháng trên giảng đường. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những người thân yêu đã luôn ủng hộ tôi trong suốt thời gian học tập và thời gian thực hiện khóa luận này. Với khả năng có hạn khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý chân tình của các thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thị Hoài
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp, với đề tài: “Đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu trong khóa luận được thu thập từ các nguồn thực tế, công bố trên sổ sách, báo cáo, bài viết, được trích dẫn trung thực, có chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được công bố, các website, Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Hoài
  5. MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT 4 1. Tính cấp thiết của đề tài 5 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 3. Phương pháp nghiên cứu 7 4. Ý nghĩa của khóa luận 7 5. Bố cục khóa luận 8 PHẦN NỘI DUNG 9 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP 9 1.1. Thực trạng môi trường tại khu công nghiệp 9 1.1.1. Khái niệm về khu công nghiệp 9 1.1.2. Thực trạng môi trường tại các khu công nghiệp và nhu cầu điều chỉnh pháp luật 11 1.2. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về ĐTM 15 1.3. Nhận thức về pháp luật ĐTM tại các KCN 18 1.3.1. Khái niệm về ĐTM 18 1.3.2. Pháp luật về ĐTM tại các KCN 20 1.4. Pháp luật về ĐTM ở một số quốc gia trên thế giới và những gợi mở cho Việt Nam 22 1.4.1. Trung Quốc 22 1.4.2. Nhật Bản 24 1.4.3. Cộng hòa liên bang Đức 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐTM TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 28 2.1. Các quy định về đối tượng phải lập ĐTM trong các KCN 28 1
  6. 2.2. Các quy định về nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường trong các KCN 29 2.3. Các quy định về lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM trong các KCN 31 2.3.1. Mức độ chấp hành quy định về lập và thực hiện báo cáo ĐTM 31 2.3.2. Mức độ chấp hành quy định về thẩm định lập báo cáo ĐTM 34 2.3.3. Phê duyệt báo cáo ĐTM 36 2.3.4. Kiểm tra, giám sát sau thẩm định 38 2.3.5. Trình tự, thủ tục, thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM tại các khu công nghiệp 41 2.4. Các quy định về tham vấn ý kiến cộng đồng trong quá trình lập báo cáo ĐTM 43 2.5. Vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về ĐTM trong các khu công nghiệp 46 2.5.1. Vi phạm pháp luật về ĐTM trong các khu công nghiệp 46 2.5.2. Xử lý vi phạm về ĐTM trong các KCN 49 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỤ THỂ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐTM TRONG CÁC KCN Ở VIỆT NAM 52 3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về ĐTM trong các KCN 52 3.2. Kiến nghị cụ thể 53 3.2.1. Quy định về cơ chế đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào công tác ĐTM 53 3.2.2. Quy định cụ thể rõ trách nhiệm đối với chủ thể tham gia vào việc lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. 54 3.2.3. Cho phép các doanh nghiệp được lựa chọn quyền tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. 55 3.2.4. Củng cố hoạt động giám sát sau phê duyệt 55 3.2.5. Nghiêm minh trong xử lý vi phạm pháp luật về ĐTM trong các KCN 56 2
  7. PHẦN KẾT LUẬN 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 3
  8. DANH MỤC VIẾT TẮT 1. CCN Cụm công nghiệp 2. CQK Quy hoạch và kế hoạch 3. BC Báo cáo 4. BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường 5. BVMT Bảo vệ môi trường 6. ĐTM Đánh giá tác động môi trường 7. ĐMC Đánh giá tác động môi trường chiến lược 8. HĐBT Hội đồng Bộ trưởng 9. KCN Khu công nghiệp 10. KCX Khu chế xuất 11. KKT Khu kinh tế 12. NĐ Nghị định 13. NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 14. NSNN Ngân sách Nhà nước 15. ÔNMT Ô nhiễm môi trường 16. VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật 17. TNHH Trách nhiệm hữu hạn 18. UBND Ủy ban nhân dân 19. UBMTTQ Uỷ Ban Mặt trận Tổ quốc 4
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang ngày trở nên phức tạp và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng trong đời sống của con người. Điều đó làm dấy lên hồi chuông báo động đòi hỏi các quốc gia trên thế giới phải có những biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường (sau đây viết tắt là BVMT). Bảo vệ môi trường là vấn đề bức thiết mang tính chất toàn cầu, nó trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, sau khi gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới – WTO đã giúp nền kinh tế có vị thế mới, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội thì vấn đề bảo vệ môi trường cũng như công tác bảo vệ môi trường hiện nay còn quá nhiều bất cập cần phải khắc phục. Tình trạng ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường đang trở nên phổ biến tại nhiều nơi, đặc biệt là tại khu vực đô thị và các thành phố công nghiệp. Nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của vấn đề trên, trong những năm qua nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện những chính sách tích cực nhằm bảo về môi trường. Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề BVMT, trong đó có công tác đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Hệ thống các văn bản chính sách, pháp luật về BVMT liên tục được rà soát, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Một số văn bản quan trọng được ban hành như: Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW, Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Luật BVMT năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật như Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT, Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ 5
  10. quy định về đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường, Quyết định số 13/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM, Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 quy định chi tiết một số điều của quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường Trên thực vẫn xảy ra nhiều vụ việc vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng mà nguồn gây ô nhiễm chủ yếu phát sinh từ hoạt động khu công nghiệp. Hoạt đông sản xuất của các khu công nghiệp gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh như: Công ty cổ phần công nghiệp Tungkuang (doanh nghiệp FDI của Đài Loan) tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương với thủ đoạn xây dựng hệ thống cống thoát ngầm thường xuyên bơm xả nước thải không qua xử lý ra sông Giẽ ; Công ty TNHH Longtech Precision Việt Nam (doanh nghiệp FDI của Đài Loan) tại KCN Quế Võ, Bắc Ninh đã có hành vi lắp đặt đường ống không có trong sơ đồ thiết kế được phê duyệt để đưa nước thải quá trình mạ ra môi trường Và gần đây nhất là Khu công nghiệp Formosa trong quá trình sản xuất thải bỏ chất thải ra biển, làm cho nước biển bị nhiễm độc dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt ở Hà Tĩnh. Tại sao những vụ việc như vậy vẫn xảy ra và càng ngày càng có xu hướng gia tăng? Liệu hoạt động quản lý môi trường tại khu công nghiệp đã thực sự hiệu quả? Cần có những giải pháp, biện pháp như thế nào để khắc phục tình trạng trên? Để trả lời những câu hỏi trên, chúng ta cần hơn bao giờ hết những công trình nghiên cứu về Bảo vệ môi trường nói chung và Đánh giá tác động môi trường tại khu công nghiệp nói riêng. Luật Bảo vệ Môi trường 2014 ra đời trên tinh thần kế thừa và khắc phục những hạn chế, bất cập các nội dung của Luật bảo vệ Môi trường 2005. Đặc biệt là những thay đổi tích cực về công tác đánh giá tác động môi trường (ĐTM) tại Điều 18, Luật BVMT 2014 quy định chỉ với 3 nhóm đối tượng phải lập ĐTM thay vì 7 nhóm như trước kia. 6
  11. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì vấn đề bảo vệ môi trường cũng như công tác đánh giá tác động môi trường còn gặp nhiều trở ngại. Do đó việc nghiên cứu các quy định hiện hay và thực tiễn áp dụng pháp luật đánh giá tác động môi trường ở khu công nghiệp Việt Nam để từ đó đưa ra được những giải pháp có tính định hướng và hiệu quả trong việc thực thi, áp dụng, góp phần vào việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường. Vì vậy người viết chọn đề tài “Pháp luật đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong khóa luận là Pháp luật đánh giá tác động môi trường trong khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: khóa luận chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định của Luật BVMT 2014 và một số văn bản dưới Luật khác về pháp luật Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với hoạt động trong các khu công nghiệp. Ngoài ra, tác cũng tham khải những quy định pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam và quốc tế có liên quan đến ĐTM. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp luận của nghĩa Mac- Lênin, và các phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành và chuyên ngành: phương pháp so sánh pháp luật, hệ thống, phân tích, tổng hợp, mô hình hóa và tham khảo những báo cáo tham luận của một số tác giả về vấn đề nghiên cứu 4. Ý nghĩa của khóa luận Khóa luận làm rõ các khái niệm về nội dung các quy định pháp luật về ĐTM trong các khu công nghiệp. Phân tích được thực tiễn pháp luật và thực thi pháp luật ĐTM tại khu vực này. Nghiên cứu kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới về xây dựng và thực hiện pháp luật ĐTM. Từ đó đưa ra những giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật ĐTM ở nước ta. 7
  12. 5. Bố cục khóa luận Khóa luận gồm có 3 phần chính: Phần mở đầu, Phần nội dung và Phần kết luận. Phần nội dung bao gồm các chương: Chương 1: Những vấn đề chung về pháp luật đánh giá tác động môi trường trong khu công nghiệp. Chương 2: Thực trạng pháp luật về ĐTM trong các khu công nghiệp Việt Nam Chương 3: Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về ĐTM ở các khu công nghiệp Việt Nam. 8
  13. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. Thực trạng môi trường tại khu công nghiệp 1.1.1. Khái niệm về khu công nghiệp Khu công nghiệp được hình thành là công cụ đắc lực để nước ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Theo tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hợp Quốc (viết tắt là UNIDO) năm 1997 đã định nghĩa rằng “Khu công nghiệp là một vùng đất có quy hoạch, được phát triển và chia ra thành các mảnh đất căn cứ theo một quy hoạch tổng thể, có hoặc không có các nhà xưởng xây dựng trước, có hoặc không có công trình hỗ trợ dùng chung, là nơi tập trung nhiều các cơ sở công nghiệp”1. Tại Việt Nam, KCN được định nghĩa là khu chuyên sản xuất hàng hóa công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ. Luật bảo vệ môi trường 2014 cũng đưa khái niệm KCN vào Điều 3 để làm rõ hơn khái niệm và tính chất của KCN “Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp” Trong khu công nghiệp có các loại hình doanh nghiệp sau: doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn nước ngoài, các bên tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Các doanh nghiệp này có thể hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, khai thác hạ tầng, hoạt động sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hay thị trường nội địa, cung ứng các dịch vụ công nghiệp và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Các khu công nghiệp có thể được thành lập và khai thác bởi các doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp có vốn nước ngoài hay liên doanh, gọi chung là Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp. Doanh nghiệp quản lý và khai thác KCN có quyền cho thuê đất cho các doanh nghiệp khác muốn đầu tư vào KCN và cung cấp các dịch vụ khác phù hợp 1 Trang 3, Trung tâm thông tin – tư liệu 2014 9
  14. với nội dung của giấy phép đầu tư. Một vài Khu công nghiệp cung cấp cho các doanh nghiệp cơ sở hạ tầng hiện đại và hiệu quả, chẳng hạn như giao thông thuận tiện đến các trục đường lớn, cảng biển và sân bay quốc tế cũng như hệ thống cung cấp nước, điện và xử lý nước thải. Từ quy định trên, có thể thấy, khu công nghiệp là một khu vực có những đặc điểm riêng biệt sau : Thứ nhất, về không gian: KCN là khu vực có ranh giới địa lý xác định, phân biệt với các vùng lãnh thổ khác và thường không có cư dân sinh sống. Các khu công nghiệp đều được xác định ranh giới cụ thể bằng hệ thống hàng rào khu công nghiệp, phân biệt với các vùng còn lại thuộc lãnh thổ quốc gia. Mọi hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bên trong hàng rào đó, không chỉ được điều chỉnh bởi quy định của pháp luật hiện hành mà còn phải tuân thủ quy chế pháp lý riêng và được hưởng rất nhiều ưu đãi (điều 20 Luật đầu tư 2014). Toàn bộ hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp này được xây dựng phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ phục vụ công nghiệp, không phục vụ mục đích sống của dân cư, kể cả người Việt Nam hay người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp. Thứ hai, về chức năng hoạt động: khu công nghiệp là khu vực chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp này là sản xuất công nghiệp và dịch vụ phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Trong khu công nghiệp, không có các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và các dịch vụ phục vụ cho loại hình sản xuất này. Thứ ba, về thành lập: Khu công nghiệp không phải là khu vực được thành lập tự phát mà được thành lập theo quy định của Chính phủ, trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt. Để đảm bảo cho các KCN phát triển thì Nhà nước đã có những chính sách chặt chẽ trong điều kiện thành lập các khu công nghiệp. Một KCN được thành lập khi mà đáp ứng cả hai điều kiện sau “Phù hợp với quy định tổng thể phát triển khu công nghiệp đã được phê duyệt” và “Tổng diện tích đất công nghiệp đã được thành lập ít nhất là 60%”. Còn điều kiện ban hành Quyết định thành lập khu công nghiệp gồm: Quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp được UBND cấp tỉnh phê duyệt; Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công 10
  15. nghiệp được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Trường hợp khu công nghiệp đã thành lập và phần mở rộng của khu công nghiệp đó không có cùng chủ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thì điều kiện mở rộng khu công nghiệp được áp dụng như điều kiện thành lập mới khu công nghiệp. Thứ tư, về đầu tư cho sản xuất: theo quy định của pháp luật hiện hành, trong khu công nghiệp, có khu vực hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Phụ thuộc vào quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp đã được phê duyệt và dự án đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, trong phạm vi khu công nghiệp có thể thành lập khu vực riêng bao gồm: các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và các dịch vụ thu ngoại tệ hoặc cũng có thể chỉ thành lập doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu. 1.1.2. Thực trạng môi trường tại các khu công nghiệp và nhu cầu điều chỉnh pháp luật Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện mục tiêu đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Để được công nhận là một quốc gia công nghiệp đòi hỏi phải có một nền công nghiệp phát triển ở trình độ cao cả về năng lực sản xuất, trình độ kỹ thuật công nghệ, hình thức tổ chức sản xuất Kinh nghiệm phát triển của nhiều nước và từ thực tiễn phát triển của Việt Nam cho thấy, tổ chức sản xuất công nghiệp tập trung tại các khu công nghiệp (KCN) đã thật sự mang lại nhiều hiệu quả to lớn không chỉ riêng cho sự phát triển của ngành công nghiệp, mà còn đổi mới cả nền kinh tế - xã hội ở một quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển. Thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với sự hình thành và phát triển của các KCN. Thống kê trong hơn 20 năm qua cho thấy số lượng KCN trên cả nước được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã diễn ra rất nhanh từ 1 KCN (năm 1991) lên đến 289 KCN (năm 2012), trong đó có 179 KCN đã đi vào hoạt động. Các CCN cũng hình thành theo cấp số nhân, đến cuối năm 2012 cả nước đã có 878 Cụm công nghiệp (CCN), trong đó 65 CCN đang hoạt động. Riêng vùng đồng bằng Sông Cửu Long, hiện có 120 KCN-CCN với tổng diện tích khoảng 25.000ha và định hướng đến năm 2020 toàn vùng sẽ có khoảng 240 KCN-CCN, 11
  16. tương đương với diện tích 50.000ha.2 Cùng với sự phát triển mạnh mẽ kinh tế của đất nước thì các KCN cũng theo đà hình thành và phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường trong các KCN đang trở nên trầm trọng. Nó đã trở thành mối quan tâm hàng đầu không chỉ của các cơ quan quản lý môi trường mà của toàn xã hội. Hiện trạng ô nguồn nước: Ô nhiễm môi trường nước do nước thải từ khu công nghiệp trong những năm gần đây là rất lớn, tốc độ gia tăng này cao hơn rất nhiều so với tổng nước thải từ các lĩnh vực khác. Cụ thể, theo nhiều người dân sinh sống tại khu vực kênh Tham Lương (Thành phố Hồ Chí Minh) thì nguồn nước ở đây từ khi xuất hiện khu công nghiệp Tân Bình đã trở lên ô nhiễm trầm trọng, không sử dụng được vào bất cứ mục đích nào. Đáng báo động hơn nữa, hiện nay kênh Tham Lương còn được liệt vào dòng kênh “chết” do không có thứ gì, kể cả cây cỏ có thể tồn tại được ở dòng kênh mà trước kia từng rất trong xanh này. Nguyên nhân của tình trạng này không quá khó để biết được chính là do khu công nghiệp Tân Bình với hàng loạt nhà máy, xí nghiệp cùng hàng ngàn công nhân sinh hoạt hàng ngày thải ra Bên cạnh sự phát triển về kinh tế thì những vấn đề phát sinh trong các khu công nghiệp hiện nay đó là ô nhiễm môi trường (ÔNMT). ÔNMT ở các khu công nghiệp được biểu hiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Nước thải từ các khu công nghiệp có thành phần đa dạng, chủ yếu là các chất lơ lửng dầu mỡ và một số kim loại nặng. Thông thường, ở các khu công nghiệp thường có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tính đến tháng 6/2012 có khoảng 62% các KCN đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng theo đánh giá của Cục cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường PC49 thì những công trình hệ thống này hoạt động hiệu quả không cao và dẫn đến tình trạng 75% nước thải của KCN thải ra ngoài có lượng ô nhiễm `1 các hệ thống xử lý nước thải của các khu công nghiệp đều xả thải ra sông, kênh gần đó. Điều đáng nói, hiện nay có khá nhiều những doanh nghiệp lắp đặt những hệ thống nước ngầm để xả trực tiếp nước thải trong hoạt động công nghiệp ra sông, rạch dẫn đến tình các con sông này bị ô nhiễm trên diện rộng. Sự phát triển không ngừng về số lượng các KCN-CCN giải quyết được bài toán về phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, hỗ trợ đắc lực phát triển các thế mạnh của từng địa 2 Bài viết: Báo động tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp – Lê Hùng (2013) 12
  17. phương nhưng lại phát sinh nhiều vấn đề nan giải về môi trường. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong số 179 KCN đang hoạt động thì chỉ có 143 KCN đang vận hành hoặc đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Ước tính số lượng nước thải phát sinh từ 179 KCN này là 622.773m3/ngày/đêm, trong đó các hệ thống xử lý nước thải tập trung chỉ xử lý được khoảng 362.450m3/ngày/ đêm, đạt khoảng 58% tổng lượng nước thải. Như vậy, trung bình mỗi ngày có tới 240.000m3 nước thải từ các KCN được xả thẳng ra môi trường chưa qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, đặc biệt là tại các khu vực gần KCN 3 Hiện trạng môi trường không khí: Ở các KCN cũng đang ở mức báo động khi mà không khí ở nơi đây bị ô nhiễm nặng bởi bụi và một số khí sản xuất trong công nghiệp như CO, SO2, NO2 ÔNMT không khí có tính lan tỏa nhanh hơn so với ÔNMT nước, đất và thường xuất hiện ở các KCN cũ có công nghệ lạc hậu chưa đầu tư hệ thống xử lý chất thải. Đặc biệt là khí thải di chuyển ảnh hưởng đến đời sống của người dân sống xung quanh KCN. Hiện trạng về chất thải rắn: Theo thống kê, năm 2011 mỗi ngày các KCN nước ta thải ra khoảng 8000 tấn chất thải rắn (CTR) tương đương với khoảng 3 triệu tấn mỗi năm. Sự gia tăng phát thải trên đơn vị diện tích đã phản ánh sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất công nghiệp, xuất hiện các ngành có mức phát thải cao và quy mô ngày càng lớn tại các khu công nghiệp và tổng phát thải CTR từ các KCN năm 2015 khoảng 6 đến 7,5 triệu tấn/năm và đến năm 2020 đạt từ 9 đến 13,5 triệu tấn/năm 4. Một con số khổng lồ nếu tính trên tổng số diện tích và con người sinh sống quanh các khu công nghiệp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất chính là, lượng chất thải rắn đang tăng lên cùng với việc gia tăng tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp. Nghĩa là, càng về sau, những khu đất trống dùng để xử lý, chôn lấp chất thải khan hiếm đi, trong khi số lượng lại tăng lên mới là điều đáng lo ngại. Cụ thể, nếu như tính trung bình cả nước, năm 2005 – 2006, một ha diện tích đất cho thuê phát sinh 3 Bài viết: Báo động tình trạng ô nhiễm các khu công nghiệp – Khánh Vy (2013) hoi/Bao-dong-tinh-trang-o-nhiem-cac-khu-cong-nghiep-231720/ 4 Bài viết Báo động về ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam – Phương Ly 13
  18. chất thải rắn khoảng 134 tấn/năm, thì đến năm 2008 – 2009, con số này đã tăng lên 204 tấn/năm (tăng 50%).5 Hiện trạng môi trường đất: theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính hết năm 2014, cả nước đã có 295 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 84 nghìn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 56 nghìn ha, chiếm khoảng 66% tổng diện tích đất tự nhiên. 212 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 60 nghìn ha và 83 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 24 nghìn ha. Trong năm 2014, các KCN đã cho các nhà đầu tư thuê mới 2 nghìn ha, nâng tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của các KCN đạt 26 nghìn ha, tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt 48%, riêng các KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 65%. Đến cuối năm 2014, trong số 295 dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN trên cả nước, có 212 dự án đã hoàn thành xây dựng cơ bản và đi vào hoạt động, các dự án còn lại đang trong giai đoạn triển khai đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản.6 Các KCN xây dựng và hoạt động trên phần lớn diện tích đất tự nhiên hiện nay làm thu hẹp đất trồng và đất ở của người dân xung quanh. Thêm vào đó những rác thải có chứa hóa chất được một số các KCN chôn vào lòng đất sau một thời gian dài sẽ phá hủy độ dinh dưỡng của đất làm đất bạc màu, làm mạch nước ngầm bị ô nhiễm. Với một số lượng các KCN ngày càng tăng như vậy, nếu sự tăng lên về số lượng này đi đôi với sự tăng lên về lượng chất thải không được xử lý thải ra môi trường thì trong tương lai gần chúng ta sẽ “đuổi kịp” Trung Quốc về thành tích đứng đầu thế giới về ô nhiễm môi trường. Thiết nghĩ, với vai trò là một quá trình phân tích, dự báo và đề xuất các biện pháp phòng ngừa thì việc thực hiện đánh giá tác động môi trường các KCN là vô cùng quan trọng và cần thiết. Hơn nữa tác động đến môi trường có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hại nhưng việc đánh giá tác động môi trường sẽ giúp những nhà đầu tư ra quyết định chủ động lựa chọn những phương án khả thi và tối ưu về kinh tế và 5 Bài viết Giảm ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp – Khánh Huy 19/02/2013 6 Báo cáo của Vụ quản lý khu kinh tế, Bộ kế hoạch và Đầu tư ngày 8/4/2015 về Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KKT, KCN năm 2014 và kế hoạch phát triển 2015 14
  19. kỹ thuật trong bất cứ một kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nào. Hay nói cách khác, nhu cầu điều chỉnh pháp luật về môi trường tại các khu công nghiệp là một vấn đề đang hết sức cấp bách và cần thiết. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về ĐTM Khái niệm về ĐTM xuất hiện đầu tiên tại Hòa Kỳ và được định hình chính thức vào năm 1969. Thông qua Đạo luật chính sách môi trường Mỹ (National Envirimental Policy Act, NEPA) đã quy định, yêu cầu phải tiến hành ĐTM của các hoạt động lớn, quan trọng có thể gây ra tác động đáng kể đến môi trường7. Một số thuật ngữ đã được đưa ra liên quan tới quá trình tuân thủ Đạo luật chính sách môi trường của Mỹ. Trong đó, ba thuật ngữ quan trọng nhất là: kiểm kê hiện trạng môi trường (environmental Inventory); đánh giá tác động môi trường (Environmental Impact Assessment); tường trình tác động môi trường (Environmental impact Statement - EIA). Thông qua Đạo luật chính sách môi trường của Mỹ thì mục tiêu, ý nghĩa và thủ tục thi hành ĐTM đã được xác định bằng văn bản. Tên quốc gia Năm Tên quốc gia Năm Tên quốc gia Năm Hoa Kỳ 1969 1981 1988 Nhật Bản 1972 Indonesia 1982 Ireland 1988 Hồng Kông 1972 Thuỵ Sĩ 1983 Italia 1988 Singapore 1972 Thái Lan 1984 Ba Lan 1989 Canada 1973 Malaysia 1985 Norway 1989 Úc 1974 Bỉ 1985 Đan Mạch 1989 Đức 1975 Hy Lạp 1986 Luxembourg 1990 Pháp 1976 Hà Lan 1986 C.hoà Czech 1991 7 Trang 7, Giáo trình Đánh giá tác động môi trường – PGS.TS. Đặng Văn Minh chủ biên otrinhdanhgiatacdongmoitruong.pdf 15
  20. Tên quốc gia Năm Tên quốc gia Năm Tên quốc gia Năm Philippenes 1977 Tây Ba Nha 1986 New Zealand 1991 Đài Loan 1979 Bồ Đào Nha 1987 Việt Nam 1993 Trung Quốc 1979 Thuỵ Điển 1987 Bảng 1: Thời gian thực hiện ĐTM của một số quốc gia 8 Sau Mỹ, Đánh giá tác động môi trường được áp dụng ở nhiều nước. Nhóm các nước sớm nhất gồm: Nhật, Singapo, Hồng Kông (1972), tiếp theo là Canada (1973), úc (1974), Đức (1975), Pháp (1976), Philippin (1977), Trung Quốc (1979)9. Có thể nói ĐTM không chỉ có ở các nước lớn có nền công nghiệp phát triển mà ngay cả những nước nhỏ cũng đã có nhận thức nhất định về vấn đề môi trường và vai trò của ĐTM . Ngoài ra, các tổ chức quốc tế cũng rất quan tâm đến công tác ĐTM, những tổ chức hàng đầu thế giới như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển quốc tế của Mỹ (USAID), Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) đang góp phần tài lực vào sự phát triển công tác ĐTM của các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, nhiều nhà khoa học đã tiếp cận công tác ĐTM thông qua các hội thảo khoa học cũng như các khóa đào tạo về môi trường và ĐTM từ những năm 1980. Chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về tài nguyên thiên nhiên và môi trường do Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước triển khai và đặt nền móng quan trọng cho việc nghiên cứu, thực hiện ĐTM tại Việt Nam. Tháng 4/1984, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội kết hợp với Chương trình nghiên cứu quốc gia về Môi trường, đã tổ chức khoá huấn luyện về ĐTM cho các giảng viên từ các trường Đại học và Viện nghiên cứu Trung ương (TW) đầu tiên tại Việt Nam. Sau đó, ĐTM đã được xác định cụ thể trong các 8 Nguồn trong bài viết Sự gia đời của việc đánh giá tác động môi trường ở một số quốc gia cua-viec-danh-gia-tac-dong-moi-truong-o-mot-so-quoc-gia.html 9 Bài viết Sự ra đời và phát triển của đánh giá tác động môi trường phat-trien-cua-danh-gia-tac-dong-moi-truong/ 16
  21. văn bản quan trọng của Nhà nước về đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, cụ thể là: Nghị quyết số 246 – HĐBT ngày 20.9.1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Tiếp đó là một loạt các thông tư hướng dẫn các công việc cần làm ngay để bảo vệ môi trường. Từ 1987, chương trình đào tạo sau Đại học về quản lý môi trường và ĐTM được Trung tâm Tài nguyên Môi trường thuộc Đại học Tổng Hợp Hà Nội thường xuyên tổ chức. Tuy nhiên, cũng vào thời điểm đó thì mức độ và quy mô còn chưa đồng bộ và rộng khắp ở các nghành và các địa phương. Năm 1993, Luật Bảo vệ Môi trường ở Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 27/12 gồm 07 chương và 55 điều, nhiều thuật ngữ chung về môi trường đã được định nghĩa, những quy định chung về bảo vệ môi trường trên lãnh thổ Việt Nam đã được đưa ra. Đặc biệt, Điều 11, 17 và 18 trong luật này có định nghĩa ĐTM và những quy định các dạng dự án đang hoạt động và sẽ triển khai trên lãnh thổ Việt Nam nhất thiết phải lập báo cáo ĐTM; điều 37 và 38 quy định các cơ quan chức năng có trách nhiệm thẩm định báo cáo ĐTM. Ngoài ra, Chính phủ đã ra Nghị định về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường vào 10/1994. Sau khi Luật Bảo vệ Môi trường được thông qua và có hiệu lực, công tác ĐTM đã được triển khai nhanh chóng. Từ năm 1993 – 1995 đã có 423 báo cáo ĐTM trình nộp lên Bộ KHCN&MT. Ngoài ra, một số lớn báo cáo ĐTM được nộp cho Sở KHCN&MT ở các tỉnh. Kể từ khi có Luật Bảo vệ môi trường, công tác ĐTM ở Việt Nam mới được triển khai có hệ thống, bài bản và đồng bộ từ các Bộ, nghành, Trung ương đến các địa phương. Đến năm 2005, Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam đã sửa đổi và được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Trong đó có nhiều quy định bổ sung về ĐTM tại chương 3 và kèm theo Nghị định 80 quy định chi tiết hơn về ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường (tại mục 2). Thông tư này có kèm theo các phụ lục về biểu mẫu liên quan đến lập báo cáo, xin thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐMC, ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường. Năm 2008, nghị định 21/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006. Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT hướng 17
  22. dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.10 Ngày 23/6/2014, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Bảo vệ Môi tường số 55/2014/QH13. Có những thay đổi căn bản về ĐTM từ đối tượng, nội dung, thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM đặc biệt là vấn đề tham vấn môi trường. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015. Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực. Năm 2015 cùng với sự ra đời của nghị định 18/2015/ NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường và Thông tư 27/2015/TT-BTNMT về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. 1.3. Nhận thức về pháp luật ĐTM tại các KCN 1.3.1. Khái niệm về ĐTM Khái niệm ĐTM đã xuất hiện trên nhiều quốc gia với những trường phái khác nhau. Có những quốc gia đi theo trường phái ĐTM là một khái niệm rộng, cần phải có tính bao quát trên phạm vi rộng. Bên cạnh đó có những quốc gia lại theo trường phái ĐTM là khái niệm cần ngắn gọn dễ hiểu hơn. Vì vậy, trong Chương trình môi trường Liên hợp quốc UNEP đã đưa ra một khái niệm về ĐTM với phạm trù rộng hơn khi cho rằng: “ĐTM là quá trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả môi trường của một dự án phát triển quan trọng. ĐTM sẽ xem xét việc thực hiện dự án đó gây ra những vấn đề gì đối với đời sống của con người tại khu vực dự án, tới kết quả chính của dự án đó và các hoạt động khác tại vùng đó. Sau dự báo ĐTM phải xác định các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, làm dự án đó thích hợp với MT của nó.”11 Cũng giống như định nghĩa của Munn (1979): “ĐTM là cần phải phát hiện và dự đoán những tác động đối với môi trường cũng như đối với sức khỏe và sự thịnh vượng của con người, của các đề xuất, các chính sách, chương trình, dự 10 Bài viết Sự ra đơi của đánh giá tác động môi trường ở một số quốc gia – Chu Mạnh Hùng cua-viec-danh-gia-tac-dong-moi-truong-o-mot-so-quoc-gia.html 11 Bài viết Đánh giá tác động môi trường dưới góc độ chủ dự án 18
  23. án, quy trình hoạt động và cần phải chuyển giao và công bố những thông tin về các tác động đó.”12 Với hai khái niệm trên, chúng ta có thể thấy ĐTM được gắn liền với những chính sách về đời sống, sự thịnh vượng của con người và những hoạt động cần công bố thông tin tác động tới môi trường. Tuy nhiên, Ủy ban Liên hợp quốc về các vấn đề kinh tế Châu Âu năm 1991 đã đưa ra một định nghĩa ngắn gọn và cụ thể hơn: “Đánh giá tác động môi trường là đánh giá tác động của một hoạt động có kế hoạch môi trường”. Với khái niệm ngắn gọn này cho thấy được ĐTM là một hoạt động cần thiết trong công tác bảo vệ môi trường của bất kì dự án nào có tác động đến môi trường. Nội dung này đã bao hàm cả vấn đề con người, cơ sở vật chất của dự án khi có kế hoạch bảo vệ môi trường. Tại Việt Nam khi Luật bảo vệ môi trường đầu tiên được ban hành, các vấn đề đánh giá môi trường phát triển kinh tế đã được quan tâm. Hoạt động được đưa ra để quản lý và giảm thiểu tác động của một dự án cụ thể tới môi trường là: “Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM)” và đưa ra cách hiểu về ĐTM tại khoản 11, điều 2 quy định: “ Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường.” Các dự án phải lập báo cáo ĐTM được quy định rõ ràng trong Luật bảo vệ môi trường. Sau 10 năm thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường (1993), các nhà quản lý đã nhận ra ĐTM chưa thực sự được thực hiện tốt bởi vẫn còn rất nhiều những dự án mặc dù đã lập báo cáo ĐTM dường như không có tác dụng thực tiễn. Chính vậy mà luật bảo vệ môi trường năm 2005 sau quá trình học hỏi kinh nghiệm từ các nước trên thế giới đã đưa ra một khía niệm tổng quan về ĐTM. Theo khoản 20, điều 3 quy định “Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.” 12 Theo bài viết :“Giới thiệu về đánh giá tác động môi trường” ngày 26/10/2013, lúc 17:15 trên website: 19
  24. Luật bảo vệ môi trường năm 2014 ra đời,và khái niệm về ĐTM không có gì thay đổi so với luật cũ. Các nhà làm luật vẫn giữ nguyên quan điểm theo tinh thần luật BVMT 2005 về ĐTM quy định tại khoản 23, Điều 3. Với mục đích để hạn chế lạm dụng yêu cầu phải làm báo cáo ĐTM, Luật bảo vệ môi trường quy định chỉ còn 3 nhóm đối tượng phải lập ĐTM thay vì là 7 nhóm như Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định. Tóm lại, về mặt bản chất, dưới góc độ pháp lý, có thể hiểu, ĐTM là hoạt động phân tích các yếu tố hiện tại và dự báo các tác động có thể xảy ra đối với môi trường trong tương lai. Báo cáo ĐTM là một văn bản tạo cơ sở pháp lý cho mọi quyết định và hoạt động từ quy trình ĐTM của các chủ thể liên quan. Khi có những vi phạm trong việc lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM thì các tổ chức, cá nhân sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. 1.3.2. Pháp luật về ĐTM tại các KCN Từ những quy định chung về ĐTM và đặc điểm của khu công nghiệp, có thể nói, đánh giá tác động môi trường ở các khu công nghiệp là hoạt động dự báo, đánh giá các khả năng, các nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường trong tương lai của các dự án, các hoạt động trong các công nghiệp, từ đó làm cơ sở cho việc xem xét ra quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc cho phép sự hoạt động của dự án đồng thời xây dựng các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường tại các khu vực có dự án. Pháp luật về đánh giá tác động môi trường là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhằm đảm bảo đánh giá tác động môi trường như một công cụ pháp lý trong công tác quản lý môi trường. Những hành vi vi phạm quy định trong quá trình ĐTM sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đi cùng với sự phát triển kinh tế hiện nay là sự phát triển đầy cạnh tranh và không ngừng nghỉ của các KCN. Tăng cường doanh thu, lợi nhuận và giảm các chi phí khác là mục tiêu hoạt động của bất kỳ KCN nào. Bởi vậy, nhiều KCN “mải miết” trong việc phát triển kinh tế mà quên đi trách nhiệm của mình với môi trường. Hiện nay, pháp luật môi trường đã sử dụng tốt công cụ báo cáo ĐTM để ràng buộc các doanh nghiệp với vấn đề bảo vệ môi trường. Pháp luật ĐTM đang dần đi vào 20
  25. quỹ đạo và có hiệu quả đối với các khu vực hoạt động sản xuất công nghiệp. Đối với KCN hay KCX đã được pháp luật cụ thể hóa tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp, khu kinh tế và khu chế xuất. Trong đó có quy định rằng điều kiện để thành lập KCN thì hồ sơ cần có báo cáo đánh giá tác động môi trường và báo cáo này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khu công nghiệp, khu kinh tế hay khu chế xuất hoạt động thẩm định. Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và môi trường còn ban hành thông tư số 27/2015/TT-BTNMT về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Quy định chi tiết hơn về thẩm quyền phê duyệt đánh giá tác động môi trường ở khu công nghiệp. Đối với các KCN thuộc thẩm quyền thẩm định của UBND cấp tỉnh sẽ được phê duyệt báo cáo ĐTM đến Bộ TN&MT, UBND cấp huyện, xã nơi thực hiện dự án và gửi quyết định phê duyệt kèm báo cáo ĐTM tới Ban quản lý các KCN trong trường hợp dự án trong KCN. Ngoài ra thông tư 27/2015/TT-BTNMT còn quy định về Ủy quyền cho Ban quản lý các KCN thẩm định, phê duyệ báo cáo ĐTM. Điều kiện để được ủy quyền hoạt động trên thì KCN này phải được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, cơ sở hạ tầng, đã hoàn thành xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung hoặc được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận đã hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật. Hiện nay, pháp luật về đánh giá môi trường ở các KCN ngày càng chặt chẽ hơn trong công tác thẩm định về phê duyệt báo cáo. Như vậy có thể nói rằng pháp luật đánh giá tác động môi trường giúp chúng ta xem xét nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là công nghệ xử lý chất thải, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và giám sát môi trường. Pháp luật ĐTM xem xét các dự án trong xu thế phát triển chung của khu vực, của quốc gia và rộng hơn là toàn thế giới. Pháp luật ĐTM huy động được sự đóng góp của đông đảo tầng lớp trong xã hội. Nó góp phần nâng cao trách nhiệm của các cấp quản lý, của chủ dự án đến việc bảo vệ môi trường. Đồng thời liên kết được các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau, nhằm giải quyết công việc chung là đánh giá mức độ tác động môi trường của dự án, giúp cho người ra quyết định chọn được dự án phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường. Pháp luật ĐTM cũng phát huy được tính công khai của dự án và ý thức của cộng đồng trong việc tham gia đánh giá tác động môi trường 21
  26. nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung. Pháp luật ĐTM còn giúp kết hợp với công tác bảo vệ môi trường trong thời gian dài. Mọi tác động được tính đến không chỉ qua mức độ mà còn theo khả năng tích lũy, khả năng kéo dài thời gian. Tuy nhiên pháp luật về ĐTM ở các KCN còn chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn và sử dụng có hiệu quả. Quy định của pháp luật về ĐTM hiện nay vẫn còn những lỗ hổng để các doanh nghiệp, KCN dựa vào đó lách luật trốn tránh trách nhiệm của mình đối với môi trường. Đối với chủ các KCN thì ĐTM chỉ là công cụ để đối phó với công tác thanh, kiểm tra của cơ quan môi trường chứ không phải là biện pháp để phòng ngừa và khắc phục ô nhiễm môi trường khi đưa dự án của KCN vào hoạt động. 1.4. Pháp luật về ĐTM ở một số quốc gia trên thế giới và những gợi mở cho Việt Nam 1.4.1. Trung Quốc Đứng trước hiện trạng người dân Bắc Kinh phải mua những túi không khí sạch đem theo mình khi đi ra ngoài đường. Hay bầu trời lúc nào cũng âm u không một gợn mây trắng. Chính phủ Trung Quốc đã đẩy mạnh công tác BVMT và thu lại những thành tựu đáng kể. Trong những năm gần đây, công tác BVMT của Trung Quốc đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, đặc biệt là đã ban hành được một hệ thống văn bản pháp luật về BVMT “đồ sộ”, trong đó có Luật ĐTM. Luật này được thông qua ngày 28/10/2002 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 0/9/2003. Đây là một văn bản khá hoàn chỉnh quy định về công tác ĐTM bao gồm 5 chương, 38 điều. Các quy định của Luật này có nhiều điểm tiến bộ mà Việt Nam có thể nghiên cứu, tham khảo nhằm cải thiện chất lượng môi trường cũng như để phòng ngừa đến mức tối đa những tác hại đến môi trường của các dự án đầu tư, trong đó có các dự án tại các khu công nghiệp. Đối với Trung Quốc, các quy định pháp luật về việc lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM có rất nhiều điểm khác biệt với pháp luật của Việt Nam. Có thể nói, pháp luật Trung Quốc có những quy định rất cụ thể đối với hoạt động đánh giá tác động môi trường. 22
  27. Thứ nhất, về chuyên môn và trách nhiệm của người lập báo cáo: Pháp luật Trung Quốc tiếp cận vấn đề này rất chặt chẽ. Cụ thể, tất cả các BC ĐTM đều phải được lập bởi người có chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ hành nghề còn được chia thành 2 loại A và B, trong đó loại A được phép lập BC ĐTM và ĐMC cho tất cả các dự án, còn loại B chỉ được phép lập BC ĐTM ở cấp địa phương. Muốn có chứng chỉ, một cá nhân phải trải qua kỳ thi do nhà nước tổ chức và 4 năm một lần phải thi lại để được gia hạn. Thứ hai, đảm bảo sự tham gia của cộng đồng và công khai thông tin: Sự tham gia của cộng đồng là yếu tố bắt buộc trong pháp luật về ĐTM tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sự tham gia này thường được thể hiện trong nhiều giai đoạn: tham vấn ý kiến rộng rãi khi lập BC, tự do góp ý trong khâu thẩm định BC và giám sát việc thực hiện BC. Luật pháp Trung Quốc đảm bảo sự tham gia của người dân vào bốn giai đoạn: lập BC, thẩm định BC, lập BC thực hiện và giám sát thực hiện. Trong đó, với quá trình lập BC ĐTM và ĐMC, chủ dự án phải tham vấn ý kiến rộng rãi của người dân; đối với quá trình tham vấn, cơ quan thẩm định phải công bố công khai các báo cáo. Tất cả các ý kiến được tiếp thu hoặc từ chối đều phải được giải trình và được lưu kèm với BC. Kết thúc giai đoạn xây dựng BC, chủ dự án phải lập BC Thực hiện. BC này cũng phải được tham vấn ý kiến của người dân trước khi gửi cho cơ quan nhà nước để giám sát. Người dân cũng có quyền phản ánh trực tiếp đến cơ quan giám sát về những sai sót của chủ dự án trong quá trình xây dựng dự án. Cuối cùng, toàn bộ nội dung và các tài liệu liên quan nêu trên đều phải được lưu trữ và người dân có quyền tiếp cận miễn phí. Thứ ba, Đảm bảo tính độc lập của hội đồng thẩm định: Tính độc lập của hội đồng thẩm định là một trong những yêu cầu quan trọng nhất nhằm đảm bảo chất lượng của các BC ĐTM, đặc biệt là các BC ĐMC do BC này được lập bởi các cơ quan nhà nước. Pháp luật Trung Quốc quy định rất chặt chẽ về vấn đề này. Theo đó Bộ Bảo vệ Môi trường (BVMT) của Trung Quốc công bố một danh sách tất cả các chuyên gia về ĐTM trên phạm vi toàn quốc. Đối với mỗi BC ĐTM hoặc ĐMC, hội đồng thẩm định sẽ được thành lập dựa trên lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách (có loại bỏ các trường hợp xung đột lợi ích như các mối quan hệ gia đình, quan hệ lao động). Pháp luật Trung Quốc còn nghiêm cấm mọi tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp 23
  28. giữa chủ dự án và thành viên hội đồng, kể cả khi thành viên hội đồng chủ động liên hệ. Sau quá trình thẩm định, hội đồng sẽ viết BC thẩm định với ba nội dung chính: (1) có thông qua BC ĐMC, ĐTM không, (2) có yêu cầu sửa đổi gì trong BC không, và (3) giải thích lý do. Các ý kiến không đồng tình phải được cũng phải được ghi nhận riêng. BC ĐMC, ĐTM chỉ được thông qua khi có 3/4 số thành viên tán thành. Thứ tư, nghiêm minh trong xử lý vi phạm : Pháp luật Trung quốc quy định rất rõ các hành vi vi phạm đối với 3 chủ thể: người trực tiếp lập BC ĐTM, ĐMC, người thẩm định BC và người phê duyệt CQK và dự án. Theo đó, người lập BC ĐTM, ĐMC sẽ bị tước thẻ hành nghề nếu có sai sót trong quá trình lập BC ĐMC, ĐTM. Thành viên hội đồng thẩm định cũng sẽ bị loại ra khỏi danh sách của Bộ BVMT nếu có sai sót trong quy trình hoặc nội dung BC thẩm định, hoặc BC ĐTM, ĐMC (trừ các thành viên đã bỏ phiếu phản đối). Nếu sai sót đó dẫn đến hậu quả thực tế thì người lập BC và thành viên hội đồng thẩm định có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Một quan chức phê duyệt CQK hoặc dự án hay cấp giấy phép xây dựng, giấy phép đầu tư dựa theo BC ĐMC không theo quy định sẽ bị cách chức. 1.4.2. Nhật Bản ĐTM đã được giới thiệu vào Nhật Bản từ 1972, tuy nhiên đến năm 1984 Chính phủ mới quy định chính thức về thực hiện ĐTM cho các dự án và Luật riêng về “Đánh giá tác động môi trường” 13(Environmental Impact Asessment Law) được ban hành tháng 6 năm 1997 (Hàn Quốc vào năm 1993, Trung Quốc vào năm 2003 đã ban hành “Luật đánh giá tác động môi trường”). Hệ thống ĐTM ở Nhật Bản có một vài sự khác biệt với Việt Nam mà chúng ta có thể nghiên cứu, so sánh và học tập: Thứ nhất, số loại hình cần bắt buộc ĐTM rất hạn chế: ít hơn nhiều so với yêu cầu của Việt Nam: chỉ có 13 loại hình dự án cần lập ĐTM (đường bộ, chỉnh trị sông, đường sắt, cảng hàng không, nhà máy điện, khu đổ thải, cải tạo đất, điều chỉnh sử dụng đất, khu dân cư mới, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng thành phố mới, tổ hợp trung tâm phân phối, phát triển đất ở và đất công nghiệp do 13 Bài viết Đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược ở các nước Đông Bắc Á – Khánh Phương truong-chien-luoc-o-cac-nuoc-dong-bac-a.html 24
  29. các tổ chức chuyên dụng). Mỗi loại hình có một số kiểu dự án và được chia thành 2 loại: dự án loại 1 và dự án loại 2, theo quy mô hoặc diện tích. Mỗi loại có yêu cầu riêng về mức độ ĐTM. Tuy nhiên, số loại hình dự án cần ĐTM ít như vậy có thể không phù hợp với nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thứ hai, ĐTM được thực hiện rất thận trọng trong cả khâu nghiên cứu lập báo cáo và cả khâu thẩm định, một báo cáo ĐTM ở Nhật Bản cần trung bình 3 năm từ khi nghiên cứu đến khi được cấp phép thẩm định (ở Việt Nam thường chỉ mất 0,6 – 2,0 năm đối với dự án quy mô lớn cấp Bộ TN-MT thẩm định (kể cả thời gian chờ) và chỉ 3 – 9 tháng đối với dự án nhỏ do các Sở TN-MT thẩm định, vậy mà còn bị nhiều bộ, ngành, nhà đầu tư than phiền). Chính sự thận trọng này giúp các dự án tại Nhật Bản hạn chế đến mức thấp nhất các tác động xấu đến môi trường tự nhiên và xã hội. 1.4.3. Cộng hòa liên bang Đức Cộng hòa liên bang Đức là một trong những nước đưa ra chính sách mạnh mẽ nhất thế giới nhằm Bảo vệ môi trường, trong đó có việc ban hành các đạo luật về môi trường. Với 3 phần, 2 phụ lục và 25 điều Bộ luật ĐTM của Đức đã được nhiều chuyên gia về pháp luật và môi trường trên thế giới đánh giá cao. Theo quy định của bộ luật này thì khi tiến hành các hoạt động ở khu công nghiệp phải lập báo cáo ĐTM với 2 bước cơ bản. Bước đầu tiên là lập báo cáo ĐTM sơ bộ được thực hiện ngay từ khi có ý tưởng dự án để lựa chọn địa điểm thực hiện dự án. Trong giai đoạn này, báo cáo ĐTM chỉ cần có những thông số rất đơn giản để các nhà đầu tư so sánh, lựa chọn sao cho phù hợp nhất. Bước thứ hai là lập báo cáo ĐTM chi tiết, được thực hiện trong quá trình lập Báo cáo khả thi của dự án. Trong giai đoạn này, báo cáo ĐTM được lập bao gồm những nội dung: “ Xác định, mô tả và đánh giá tác động trực tiếp và gián tiếp của dự án tới: Con người, động vật, thực vật trong vùng dự án; Đất, nước, không khí, khí hậu và cảnh quan thiên nhiên; Di sản văn hóa và các tài sản vật thể khác; Sự tương tác giữa các thành phần tên ” ( Điều 2 Bộ luật ĐTM) 25
  30. Như vậy, báo cáo ĐTM đối với hoạt động của khu công nghiệp phải thực hiện qua 2 bước, quy định này rất tiến bộ và tương đồng với các nước khác trên thế giới như Mỹ, Anh Ở Việt Nam, hiện nay trong bộ luật BVMT năm 2014 chỉ mới yêu cầu chủ dự án lập báo cáo ĐTM chung và thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án, và được coi là báo cáo ĐTM chi tiết. Điều này đã làm giảm đi ý nghĩa của báo cáo ĐTM. Về sự tham gia của cộng đồng đối với báo cáo ĐTM, Đức quy định rất cụ thể trình tự phê duyệt báo cáo ĐTM, theo đó sự tham gia của cộng đồng vào việc lập báo cáo ĐTM là một thủ tục bắt buộc. Đồng thời, Luật cũng chỉ ra cách thức và trình tự để người dân có thể tham gia vào việc lập báo cáo ĐTM, cụ thể như sau: 1. Công khai dự án; 2. Công khai trong một khoảng thời gian hợp lý để công chúng kiểm tra các tài liệu của dự án; 3. Công chúng được tạo điều kiện để tham gia thảo luận; 4. Thông báo cho người dân địa chỉ có thể tìm nội dung quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc từ chối phê duyệt báo cáo ĐTM kèm bản giải thích lý do” (Điều 9 Bộ Luật ĐTM) Theo các quy định này thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM sẽ tổ chức các phiên điều trần để nghe quan điểm của công chúng về báo cáo ĐTM của dự án trên cơ sở tài liệu đã cung cấp. Phiên điều trần sẽ được thực hiện theo luật hành chính. Như vậy, qua phân tích ở trên ta thấy Bộ luật ĐTM của Đức đã quy định rất chặt chẽ về quy trình lập, nội dung, thủ tục phê duyệt báo cáo ĐTM đặc biệt là các thủ tục phải xin ý kiến cộng đồng khi thực hiện dự án. Điều này đã góp phần tăng cường công tác BVMT của Đức và Đức hiện được đánh giá là một trong những nước có môi trường trong lành nhất thế giới. Hiện nay, Luật BVMT Việt Nam 2014 cũng đã đưa ra quy định về tham vấn trong quá trình thực hiện ĐTM (Điều 21), nhưng trên thực tế thủ tục này vẫn bị xem nhẹ và thường chỉ “làm cho xong”, nên dẫn đến tình trạng báo cáo ĐTM không đảm bảo chất lượng. 26
  31. Những kinh nghiệm của Nhật Bản, Trung Quốc, và Cộng hòa Liên Bang Đức về công tác ĐTM, Việt Nam nên chọn lọc học hỏi đánh giá để đưa ra những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của Môi trường hiện nay. 27
  32. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐTM TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 2.1. Các quy định về đối tượng phải lập ĐTM trong các KCN Việc xác định đối tượng phải lập báo cáo ĐTM được coi là giai đoạn sàng lọc của quá trình ĐTM. Các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam đã đưa ra một cách tương đối rõ ràng danh mục các dự án cần phải tiến hành ĐTM. Hiện nay, các đối tượng phải lập báo cáo ĐTM được quy định tại Điều 18 Luật BVMT 2014, phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường. ĐTM là công cụ hữu ích, có ý nghĩa thiết thực trong mọi hoạt động phát triển. Do ĐTM là một quá trình nghiên cứu, phân tích tổng hợp phức tạp, đòi hỏi chuyên gia có kinh nghiệm, tốn kém về thời gian và kinh phí. Nên việc ĐTM một cách đầy đủ chỉ tiến hành đối với các dự án phát triển quan trọng, tức là căn cứ vào tính chất của dự án (mục đích, nội dung của dự án; quy mô của dự án; địa điểm thực hiện dự án). Ngày 23/6/2014, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoa XIII đã thông qua Luật BVMT năm 2014, có hiệu lực ngày 01/01/2015, đánh dấu một bước phát triển mới của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường. Các quy định về ĐTM trong luật mới đã có một số điểm mới. Trong đó, đối tượng phải lập ĐTM trong Luật bảo vệ môi trường 2014 đã được rút ngắn xuống còn 3 đối tượng so với Luật cũ 2005 có 7 đối tượng. Mặc dù Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định gồm 7 nhóm đối tượng cụ thể đánh giá tác động môi trường đã phần nào hạn chế được việc lạm dụng yêu cầu phải làm báo cáo ĐTM và tính lý thuyết không phù hợp với thực tiễn của một số báo cáo ĐTM. Nhưng cũng chính việc cụ thể hóa các đối tượng phải lập báo cáo ĐTM lại vô hình chung không bao quát được tất cả các dự án cần lập báo cáo ĐTM. Xã hội ngày càng có những chuyển biến phức tạp, đặc biệt là vấn đề môi trường bởi lẽ môi trường xung quanh chúng ta rất đa dạng: môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí Việc quy định cụ thể các đối tượng phải lập báo cáo ĐTM sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi con người khó có thể lường trước được các đối tượng tác động đến môi trường trong tương lai. Tại điểm c khoản 1 điều 18 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định chung về “các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi 28
  33. trường” đã bao hàm các dự án trong nhiều lĩnh vực, tạo nên tính tổng quát và không bị bỏ thiếu bất cứ dự án nào có ảnh hưởng xấu đến môi trường. Từ đó khiến cho nội dung quy định đối tượng phải lập báo cáo ĐTM tưởng hẹp mà lại không hề hẹp. Hay nói cách khác, đối với điểm c, khoản 1, Điều 18 của Luật BVMT 2014 đã bao hàm tất cả các đối tượng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trong đó có các KCN. Với tính chất và đặc thù của các KCN là chuyên sản xuất các hàng hóa, dịch vụ công nghiệp nên việc làm ảnh hưởng đến môi trường là không tránh khỏi. Nên đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình ĐTM hoặc quan tâm đến sự phát triển của các dự án ĐTM bao gồm: chủ dự án, nhóm chuyên gia tư vấn thực hiện ĐTM, Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường cấp Trung ương/địa phương nơi thực hiện dự án, Tổ chức tài trợ dự án, Các thành viên hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM Những quy định mới của Luật BVMT 2014 đã có một bước tiến mới tác động đến các KCN . Như vậy, đối với các khu công nghiệp, các dự án trong khu vực này thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường như quy định tại Điều 18 Luật BVMT 2014 và cụ thể tại phụ lục 2 của NĐ 18 thì phải thực hiện việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật. Nghị định 18/2015/NĐ-CP mặc dù đã làm rõ cụ thể đối tượng nào phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng cơ chế đại diện của Nghị định lại không được quy định rõ ràng và cụ thể. 2.2. Các quy định về nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường trong các KCN Luật BVMT 2014 đã quy định rõ 11 nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Điều 22. Những nội dung này là cơ sở để các doanh nghiệp thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường có thể nắm rõ những hoạt động của mình trong công tác đánh giá. Đối với các KCN, nơi mà tập trung các doanh nghiệp khác nhau chuyên sản xuất hàng hóa và dịch vụ công nghiệp thì những tác động đến môi trường là rất lớn. Để thực hiện tốt công tác quản lý môi trường tại các KCN thì Bộ tài nguyên và môi trường đã ban hành Thông tư 05/2008/TT-BTNMT để đáp ứng yêu cầu thực hiện nội dung báo cáo ĐTM ở khu công nghiệp. Cụ thể đối với nội dung cơ bản của báo cáo ĐTM là xác định, mô tả, dự báo và đánh giá những tác 29
  34. động tiềm tàng trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và dài dạn tích cực và tiêu cực do việc thực hiện dự án Xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp có thể gây ra cho môi trường14. Trên cơ sở những báo cáo và đánh giá của báo cáo ĐTM sẽ đưa ra những biện pháp để giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường. Cũng theo Hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì một báo cáo ĐTM của một dự án khu công nghiệp thì cần phải có những nội dung sau: (1) Mở đầu; (2) Chương 1: Mô tả tóm tắt dự án; (3) Chương 2: Điều kiện tự nhiên, môi trường kinh tế - xã hội; (4) Chương 3: Đánh giá tác động môi trường; (5) Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; (6) Chương 5: Chương trình quản lý và giám sát môi trường; (7) Chương 6: Tham vấn ý kiến cộng đồng; (8) Kiến nghị và kết luận.15 Các chủ dự án KCN tự mình hoặc thuê người đại diện thực hiện những nội dung đánh giá tác động môi trường mà Luật BVMT 2014 đã quy định. Hầu hết các chủ dự án KCN đều chọn phương thức thuê người đại diện để thực hiện báo cáo ĐTM. Thực chất việc thuê đại diện giống như một hợp đồng thương mại mà bên được thuê phải cam kết thực hiện đúng đủ báo cáo đánh giác tác động môi trường. Tình trạng này dẫn đến nội dung báo cáo ĐTM của KCN đúng và đủ nhưng thực tế thì hoạt động của dự án vẫn gây ô nhiễm môi trường, hệ thống xử lý nước thải không đạt tiêu chuẩn Hiện nay đây là tình trạng chung của đa số các KCN, các chủ dự án không muốn mất thời gian cho việc lập báo cáo ĐTM và họ tìm đến những bên đại diện hoặc thuê một công ty thực hiện cho mình đúng nội dung báo cáo ĐTM mà pháp luật môi trường đã quy định. So với Luật bảo vệ môi trường 2005, nội dung bản báo cáo ĐTM trong Luật bảo vệ môi trường 2014 đã chú tâm hơn trong việc tiến hành dự án khi các nhà làm luật quyết định đưa kết quả tham vấn trở thành 1 trong các nội dung của báo cáo ĐTM. Luật BVMT 2014 đưa ra các nội dung cụ thể ở trước, trong và cả sau khi thực hiện dự án bao gồm việc đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường; giảm thiểu tác động môi trường; chương trình quản lý và giám sát môi trường cũng như các biện pháp xử lý chất thải trong khi Luật BVMT 2005 chỉ chú tâm đến vấn đề 14 Trang 10, Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường – dự án xây dưng kết cấu hạ tần khu công nghiệp – Bộ tài nguyên và Môi trường 15 Trang 9, Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ tài nguyên và môi trường 30
  35. đánh giá môi trường mà không đưa ra được các giải pháp cụ thể khi có sự cố tác động xấu đến môi trường trong quá trình thực hiện dự án. 2.3. Các quy định về lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM trong các KCN 2.3.1. Mức độ chấp hành quy định về lập và thực hiện báo cáo ĐTM Theo như kết quả điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2008 cho thấy nhiều dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh dịch vụ đã đi vào hoạt động nhưng không lập Báo cáo ĐTM, nhiều dự án mở rộng quy mô thay đổi công nghệ sản xuất không lập báo cáo ĐTM bổ sung. “ Qua thanh tra của Bộ Tài nguyên và môi trường các năm 2005, 2006, 2007 tại các KCN, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy (gồm một phần TP Hà Nội và 5 tỉnh: Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Hòa Bình và Ninh Bình) còn 34/135 (chiếm 25,2%) cơ sở không lập Báo cáo ĐTM hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường”16 Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ là cơ sở để doanh nghiệp biết rõ hơn về hiện trạng chất lượng môi trường của mình để có thể đưa ra những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, kết quả giám sát chất lượng môi trường sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đánh giá về công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp nói riêng và KCN nói chung. Theo nhận định của các chuyên gia nghiên cứu về môi trường hiện nay một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi trường của các KCN bị suy thoái là do công tác đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường còn gặp nhiều bất cập khó khăn trong việc áp dụng thực tế. Các hệ thống văn bản hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường vẫn còn những bất cập, chưa đồng bộ gây khó khăn khi thực hiện với cả cơ quan quản lý và các KCN. Ngoài ra, sự phối hợp giữa chủ dự án và các cơ quan tư vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường còn chưa thật sự chặt chẽ. Điển hình đó là có quá nhiều trường hợp chủ dự án KCN đã giao khoán, phó mặc cho các bên tư vấn đánh giá tác động môi trường trong khi trách nhiệm này thuộc về họ. “Thế nhưng, trong những năm qua Bộ Công Thương tỉnh Bình Dương hầu như không thực hiện việc thẩm định, phê duyệt, báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc 16 Tạp chí Bảo vệ môi trường, số 11 tháng 8-2008: tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. 31
  36. thẩm quyền của mình. Và nhiều dự án được phê duyệt trên địa bàn tỉnh mặc dù đã được phê duyệt nhưng đến khi kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của các khu công nghiệp công thương này thì cho thấy việc thực hiện nội dung cam kết của doanh nghiệp vẫn chưa đầy đủ đặc biệt là trong vấn đề xây dựng, lắp đặt các công trình bảo vệ môi trường”17. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương các Doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp và các doanh nghiệp khác thực hiện xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường ngay cả trước khi đưa dự án đi vào hoạt động chính thức. Nhưng đến khi báo cáo ĐTM được phê duyệt, dự án đi vào hoạt động mới thấy được sự yếu kém của các biện pháp bảo vệ mà doanh nghiệp đã xác nhận trước đó. Nghiêm trọng hơn, nhiều doanh nghiệp còn chưa nắm rõ được các quy định nên không chịu làm báo cáo ĐTM để giảm chi phí cho doanh nghiệp. “Một số chủ đầu tư dự án KCN đã thỏa thuận với các nhà đầu tư khi có lưu lượng thải lớn hay các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất gia tăng lượng nước thải so với ban đầu vào KCN để thải ra hệ thống nước mưa”18. Chính vì hiện trạng này, đã làm cho công tác quản lý của tỉnh Bình Dương càng trở nên khó khăn và rất đáng quan ngại. Việc thực hiện những nội dung trên đối với các doanh nghiệp ở khu công nghiệp là vô cùng cần thiết khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đối với một KCN cần phải có những tiêu chuẩn, nghiên cứu kĩ càng về môi trường sống, môi trường kinh tế xã hội xung quanh cũng như cần xác định các yếu tố khí hậu trong khu vực dự án để có thể bước đầu đi đến với việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Nghị định số 29/2011/NĐ-CP còn gặp rất nhiều khó khăn trên lý thuyết và thực tiễn, làm cho hiệu quả pháp luật về đánh giá tác động môi trường ở các khu công nghiệp chưa đạt. Chính vì vậy Nghị định 18/2015/NĐ-CP ra đời thay thế cho nghị định 29/2011/NĐ-CP để khắc phụ những tình trạng nói trên bằng những thay đổi có chiều hướng tích cực. Ngoài ra, việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được cụ thể hóa trong các quy định của Luật môi trường 2014. Theo khoản 1 17 Đánh giá tác động môi trường: Trách nhiệm pháp lý còn bị bỏ ngỏ - Hùng Võ ngo/282034.vnp 18 Đánh giá tác động môi trường: Trách nhiệm pháp lý còn bị bỏ ngỏ - Hùng Võ ngo/282034.vnp 32
  37. Điều 19 thì báo cáo ĐTM được lập bởi chính nhà đầu tư hoặc được nhà đầu tư thuê các tổ chức lập theo quy định của pháp luật. Hay nói cách khác, chủ thể lập báo ĐTM chính là các chủ đầu tư. Vấn đề là: tổ chức nào có đủ tiêu chuẩn để tiến hành lập báo cáo ĐTM. Khoản 2 Điều 19, Luật BVMT 2014 đã nói rõ, việc thực hiện đánh giá tác động môi trường phải được thực hiện trong quá trình chuẩn bị dự án. Mọi chi phí liên quan đến việc lập đánh giá tác động môi trường đều thuộc nguồn vốn đầu tư dự án do chủ dự án chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, để được thông qua báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo phải thông qua giai đoạn thẩm định về phê duyệt do các cơ quan chức năng thực hiện. Cùng với mục đích của việc lập báo cáo ĐTM để biết được tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh, từ đó xem xét có cấp quyết định phê duyệt dự án hay không đã tạo ra sự ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường. Việc lập báo cáo ĐTM cũng vô hình chung khiến các doanh nghiệp chủ động hơn trong công tác bảo vệ môi trường. Có thể thấy rằng báo cáo ĐTM đã trở thành công cụ hữu hiệu trong công tác quản lý môi trường có tính chất phòng ngừa và giúp các cơ quan quản lý môi trường thực hiện tốt vai trò, nâng cao chất lượng trong các quyết định của mình. Hơn nữa, khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí trong việc phát triển lâu dài sau này và quan trọng hơn là ĐTM góp phần và việc thúc đẩy sư phát triển bền vững. 33
  38. 2.3.2. Mức độ chấp hành quy định về thẩm định lập báo cáo ĐTM Ảnh 1: Sơ đồ thời hạn thẩm định và phê duyệt hồ sơ đánh giá tác động môi trường 19 Thẩm định báo cáo ĐTM là nội dung quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước về môi trường. Thông qua hoạt động này các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, với tư cách là cơ quan phản biện các báo cáo ĐTM, sẽ thay mặt Nhà nước để xem xét và cân đối một cách toàn diện mối liên hệ giữa lợi ích kinh tế mà các dự án đem lại với lợi ích môi trường cần phải bảo vệ; giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Mặc dù Bộ Tài nguyên và môi trường đã quy định thời gian tất cả các khâu từ khi chủ dự án nộp Báo cáo ĐTM cho các cơ quan có thẩm quyền ký là 45 ngày, song trên thực tế ít có báo cáo ĐTM nào được thẩm định đúng thời hạn. Nhiều dự án mặc dù đã được xây dựng đi vào vận hành nhưng báo cáo ĐTM vẫn chưa được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định hay phê duyệt và các cơ quan này cũng không có 19 Nguồn Bài viết Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) truong/lap-bao-cao-danh-gia-tac-dong-moi-truong-dtm.html 34
  39. động thái trả lời nào bằng văn bản cho các KCN. “Ở Thái nguyên chỉ có 1/25 KCN có lập báo cáo ĐTM song trong số 18/31 dự án của KCN này đã đi vào hoạt động từ năm 2001 đến nay vẫn chưa có Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM”20. Không chỉ chậm trễ trong hoạt động thẩm định mà hoạt động này còn mang tính chất hình thức, qua loa dẫn đến nhiều sự cố môi trường xảy ra khu đi vào hoạt động. “Ví dụ, Cụm công nghiệp Láng Lớn (Châu Đức) bị rút giấy phép đầu tư vì nguy cơ ô nhiễm nguồn nước hồ Đá Đen; hai dự án cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Tóc Tiên I (huyện Tân Thành) và cụm công nghiệp Hòa Hội I (huyện Xuyên Mộc) thì không cho sinh hoạt do nằm gần nguồn cấp nước sinh họa. Ngoài ra, công tác thẩm định và phê duyệt còn đi ngược lại những quy định về BVMT của Chính phủ cũng như UBND các địa phương đề ra. Cũng tại Bà Rịa - Vũng Tàu vào tháng 10-2008, Đoàn Thanh tra của Bộ Tài nguyên và môi trường khi kiểm tra các cơ sở nằm trong KCN trên lưu vực sông Thị Vải thuộc địa bàn tỉnh, đã phát hiện những sai sót trong công tác thẩm định và phê duyệt Báo cáo ĐTM.”21 Cũng tương tự như vậy trong thời gian gần, tại Bắc Ninh Ban quản lý các KCN tỉnh đã tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 15 dự án mới đầu tư vào các KCN tập trung trên địa bàn tỉnh. Phối hợp cùng với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra xác nhận những công trình bảo vệ của các dự án thẩm định và kiểm tra việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường của một số doanh nghiệp trong các KCN. Từ đó Ban quản lý các KCN đã đề nghị UBND tỉnh Tiên Du xử lý dứt điểm tình trạng đổ rác thải xuống mương dẫn nước sinh hoạt vào KCN VSip. Đồng thời làm việc với các chủ đầu tư KCN Hanaka, Thuận Thành 2 và Quế Võ 2 về việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN.22 Mặc dù Ban quản lý các KCN ở Bắc Ninh đã phối hợp với Sở Tài nguyên và môi trường để tổ chức thẩm định cho các dự án mới của KCN nhưng phải nói rằng việc thẩm định đòi hỏi người làm công tác này phải có một trình độ chuyên môn cao không chỉ trong ngành mà còng trong một số những ngày khác để đảm bảo tính 20 Tạp chí Môi trường, số 6-2009: Thái Nguyên: hầu hết khu, cụm công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung 21 Theo Bộ Tài nguyên và môi trường, ngày 16-9-2010: Khảo sát tình hình quản lý môi trường các KCN ở Việt Nam: nặng tính đối phó. 22 Trích bài viết Ban Quản lý các KCN tỉnh thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường moi-truong-15-du-an.html 35
  40. chính xác về mặt khoa học và nội dung của báo ĐTM. Áp dụng quy định tại khoản 7, Điều 21 Luật BVMT 2005 thì Bộ tài nguyên và môi trường tổ chức hội đồng thẩm định và tuyển chọn tổ chức thực hiện thẩm định, còn các cơ quan ngang bộ thì tổ chức thẩm định đối với những đánh giá tác động môi trường ở địa phương. Có thể thấy rằng với Ban quản lý các KCN cùng với Sở Tài nguyên môi trường đã thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của mình trong công tác tổ chức thẩm định. Tuy vậy, hiện nay nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao ở địa phương còn hạn chế về số lượng, việc đánh giá trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có lẽ còn thiếu tính chính xác và chân thực. Hiện nay, Luật BVMT 2014 dành riêng một điều luật quy định về thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM (Điều 23). Theo đó quy định các cơ quan có trách nhiệm phải nỗ lực tổ chức kiểm tra, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư kỹ thuật của KCN có ảnh hưởng xấu đến môi trường. Trước những quy định trên, các tổ chức có thẩm quyền thẩm định Báo cáo ĐTM đã tổ chức thẩm định BC ĐTM của rất nhiều KCN, để các dự án của họ đi vào hoạt động. Tuy nhiên, nhiều báo cáo ĐTM đã được phê duyệt về mặt nội dung đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, nhưng khi khi áp dụng vào thực tế thì lại bộc lộ ra nhiều thiếu sót. Số dự án thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ TN&MT nhiều hơn so với Luật BVMT 2005, quy định thêm thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM của Bộ quốc phòng và Bộ công an. Với quy định như vậy sẽ hạn chế được nhiều khó khăn trong việc thẩm định báo cáo ĐTM do thiếu các chuyên gia có chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực đảm bảo các báo cáo ĐTM được thẩm định chính xác. 2.3.3. Phê duyệt báo cáo ĐTM Chủ thể có thẩm quyền phê duyệt Căn cứ vào kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định, cơ quan có quyền phê duyệt ra quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM. Nội dung của quyết định của cơ quan phê duyệt là chấp nhận nội dung của báo cáo ĐTM hoặc không chấp nhận hoặc chấp nhận nhưng kèm theo các yêu cầu (điều kiện) nhất định. Tại khoản 1, Điều 25 Luật BVMT đã quy định trong 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo ĐTM thì các cơ quan thẩm định, thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan phải có trách nhiệm làm công tác phê duyệt báo cáo ĐTM này. Trong trường hợp nếu như 36
  41. các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhận thấy rằng không thể phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đó thì phải trả lời cho chủ dự án bằng văn bản. Theo quy định trên, đối với hoạt động phê duyệt báo cáo ĐTM thì trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo ĐTM đã được chỉnh sửa theo yêu cầu của cơ quan thẩm định, Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định có trách nhiệm phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trong trường hợp không phê duyệt báo cáo này thì phải trả lời cho chủ đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.Việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án có ý nghĩa quan trọng để doanh nghiệp được cấp phép xây dựng, thực hiện dự án. Hậu quả pháp lý của quyết định phê duyệt Các dự án được quy định thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM chỉ được cấp phép đầu tư, xây dựng khai thác khi báo cáo ĐTM đã được phê duyệt. Hay nói cách khác là báo cáo ĐTM được phê duyệt là căn cứ pháp lý để dự án đầu tư được phê duyệt, cấp phép, triển khai hoạt động xây dựng, khai thác dự án. Báo cáo ĐTM được phê duyệt đồng nghĩa quyền và nghĩa vụ của các chủ dự án được xác định. Do vậy, ĐTM vừa là căn cứ để dự án đầu tư được đi vào hoạt động vừa là ràng buộc pháp lý giữa doanh nghiệp với trách nhiệm bảo vệ môi trường. Thời hạn phê duyệt Theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật BVMT 2014, Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chỉnh sửa theo yêu cầu của cơ quan thẩm định, thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định có trách nhiệm phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; trường hợp không phê duyệt phải trả lời cho chủ dự án bằng văn bản và nêu rõ lý do. So với Luật BVMT 2005, thời gian phê duyệt báo cáo ĐTM tăng 05 ngày (theo Luật BVMT 2005 là 15 ngày). Điều này nhằm đảm bảo cơ quan phê duyệt có them thời gian để xem xét quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM . Tuy nhiên phải nói đến tình trạng phê duyệt báo cáo ĐTM hiện nay còn ồ ạt dẫn đến tình trạng rất nhiều KCN lạc hậu cũng được phê duyệt báo cáo ĐTM. Nhiều chủ KCN hiện nay đã xây dựng hoàn thành công tác bảo vệ môi trường trước khi đưa dự án vào hoạt động nhưng khi dự án đi vào hoạt động thì những công trình 37
  42. xử lý chất thải đều trở nên vô ích bởi không đánh giá chính xác lượng chất thải nguy hại của KCN khi hoạt động sẽ thải vào môi trường. Đối với các khu công nghiệp, tại Khoản 6 Điều 14 Nghị định 18/2015/NĐ- CP có quy định “ Bộ TN&MT hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền thẩm định phê duyệt báo cáo ĐTM cho ban quản lý các khu công nghiệp trên cơ sở xem xét đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đánh giá năng lực của từng ban quản lý các khu công nghiệp; hướng dẫn chi tiết biểu mẫu các văn bản liên quan đến việc thẩm định, phê duyệt, xác nhận báo cáo ĐTM”. Mặc dù, quy định này trong Nghị định 18/2015/NĐ-CP đã thể hiện được điểm tiến bộ nhưng lại không làm rõ cơ chế ủy quyền thẩm định và phế duyệt báo cáo ĐTM của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là như thế nào. Các điều kiện về ủy quyền ra sao? Người ủy quyền phải có trình độ chuyên môn như thế nào? Trong trường hợp nào thì không được ủy quyền? Vấn đề không rõ ràng trong cơ chế này làm cho việc áp dụng trên thực tế còn gặp nhiều bất cập. 2.3.4. Kiểm tra, giám sát sau thẩm định Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt Trước đây, thông tư số 26/2011/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP quy định trách nhiệm của chủ dự án sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt được quy định tại khoản 2, Điều 16, bao gồm: Điều chỉnh dự án đầu tư để đảm bảo phù hợp với yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM đã được phê duyệt; Công khai thông tin về dự án đã được phê duyệt báo cáo ĐTM; Thực hiện các trách nhiệm theo quy định trước khi đưa dự án đi vào vận hành chính thức. Điều 26, Luật BVMT 2014 quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư dự án ngắn gọn hơn, cụ thể: thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM; Trường hợp thay đổi quy mô, công suất, công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt nhưng chưa đến mức phải lập lại báo cáo ĐTM, chủ đầu tư dự án phải giải trình với cơ quan phê duyệt và chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM. 38
  43. Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức Theo quy định tại Điều 23, Nghị định số 29/2011/NĐ-CP, trách nhiệm của chủ đầu tư dự án trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức như sau: Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn thi công xây dựng dự án; quan trắc môi trường theo yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.; Thiết kế, xây lắp các công trình bảo vệ môi trường; vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án; nghiệm thu các công trình bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; lâp, phê duyệt và thực hiện kế hoạch thu dọn vệ sinh vùng lòng hồ trước khi tích nước trong trường hợp dự án có nội dung đầu tư xây dựng hồ chứa thủy lợi hoặc hồ chứa thủy điện.; Lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án theo quy định tại Điều 25 Nghị định này và gửi cơ quan được quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định này để được kiểm tra, xác nhận trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức.; Hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường kiểm tra việc thực hiện kế hoạch quản lý môi trường và việc triển khai thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu liên quan đến dự án khi được yêu cầu.; Trong quá trình thực hiện dự án, nếu để xảy ra sự cố gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường và sức khỏe cộng đồng phải dừng ngay các hoạt động của dự án gây ra sự cố; tổ chức ứng cứu khắc phục sự cố; thông báo khẩn cấp cho cơ quan quản lý về môi trường cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan nơi có dự án để chỉ đạo và phối hợp xử lý. Hiện nay, Luật BVMT 2014 quy định về trách nhiệm của chủ dự án đầu tư trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức tại Điều 27: Tổ chức thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.; Phải báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ vận hành dự án đối với dự án lớn, có nguy cơ tác động xấu đến môi trường do Chính phủ quy định. Những dự án này chỉ được vận hành sau khi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường. 39
  44. Quy định của Luật BVMT 2014 ngắn gọn, súc tích nhưng không làm mất đi tính khách quan của vấn đề. Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM Theo pháp luật hiện hành, trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM được quy định tại Điều 28, Luật BVMT 2014 : Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định và quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.; Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của chủ đầu tư dự án được quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật này, cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường phải tổ chức kiểm tra và cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án. Trường hợp phải phân tích các chỉ tiêu môi trường phức tạp thì thời gian cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày. Như vậy, các chủ có quyền và trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung báo cáo ĐTM. Hoạt động kiểm tra giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, các cam kết trong báo cáo ĐTM để nhanh chóng phát hiện những hành vi sai phạm của chủ dự án và có biện pháp phòng ngừa những tác động xấu xảy ra đối với môi trường. Có điều, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết trong báo cáo ĐTM hiện nay còn lỏng lẻo. Có thể thấy trong vụ việc cá chết hàng loạt ở Hà Tĩnh và nguyên nhân chủ yếu được cho là từ việc xả thải của khu công nghiệp Formosa. Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh Hà Tĩnh thực hiện công tác kiểm tra mẫu nước thải của khu công nghiệp và đưa ra kết quả sơ bộ tại buổi họp báo. Điều đáng nói ở đây là, Sở Tài nguyên và Môi trường trước giờ chỉ dựa vào báo cáo định kỳ của khu công nghiệp này để đánh giá môi trường. Chỉ khi có hiện tượng bất thường đối với môi trường thì Sở Tài nguyên và Môi trường mới bắt tay vào việc kiểm tra mẫu nước thải của khu công nghiệp. Như vậy, bình thường công tác kiểm tra, giám sát của Sở Tài nguyên và môi trường rất bị động bởi lẽ Sở chỉ căn cứ vào việc báo cáo định kỳ của khu công nghiệp mà không có những đợt kiểm tra, giám sát việc xử lý chất thải của Formosa thường xuyên. Ngoài ra, hoạt động kiểm tra giám sát việc thực hiện ĐTM cũng có sự tham gia của cộng đồng, vì cộng đồng trực tiếp chịu ảnh hưởng từ các tác động về môi 40
  45. trường của nơi thực hiện dự án. Việc tham gia của cộng đồng vào quá trình thực hiện ĐTM hiện nay góp phần làm tăng tính minh bạch của ĐTM, thu thập thông tin chưa được công bố, Nhận thức được vai trò của cộng đồng, pháp luật môi trường hiện nay đã có những quy định cụ thể và chi tiết hơn về sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động ĐTM. Thế nhưng, cộng đồng dân cư còn thờ ơ với việc bảo vệ môi trường chỉ khi hậu quả đã xảy ra rồi họ mới thể hiện được vai trò của mình. 2.3.5. Trình tự, thủ tục, thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM tại các khu công nghiệp Dựa vào Luật BVMT 2014 và NĐ 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, ta thấy việc thực hiện một báo cáo ĐTM tại các khu công nghiệp được thực hiện như sau: B1: Xác định phạm vi: xác định các vấn đề môi trường liên quan và phạm vi nghiên cứu ĐTM B2: Tiến hành khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, điều kiện môi trường khu vực dự án xác định sự phù hợp với yêu cầu của dự án và yêu cầu bảo vệ môi trường khu vực B3: Đánh giá hiện trạng môi trường, các nguồn và mức độ gây ô nhiễm của các chất thải phát sinh, công tác bảo vệ môi trường của cơ sở từ khi chuẩn bị xây dựng đến thời điểm hiện tại B4: Báo cáo đánh giá các biện pháp phòng ngừa, xử lý chất thải đã và đang sử dụng. B5: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm cho giai đoạn xây dựng. Đề xuất phương án quản lý, dự phòng, xử lý thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án. B6: Xác định nhóm cộng đồng liên quan / quan tâm đến quá trình ĐTM dự án: chủ dự án, nhà đầu tư (người/tổ chức tài trợ hoặc cho vay tiền), Bộ Tài nguyên và Môi trường, chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư. 41
  46. B7: Lập báo cáo ĐTM trình nộp Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND tỉnh / thành (Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương). B8: Tiến hành gửi hồ sơ đến hội đồng thẩm định và phê duyệt dự án. Quá trình ĐTM được thực hiện với trình tự trên, trách nhiệm lập báo cáo ĐTM thuộc chủ dự án, hoặc các tổ chức tư vấn do chủ dự án thuê (Điều 19 Luật BVMT 2014). Các tổ chức thực hiện dịch vụ lập báo cáo ĐTM thì phải có cán bộ thực hiện việc đánh giá tác đông môi trường có bằng đại học trở lên và có chứng chỉ tư vấn đánh giá tác động môi trường đúng chuyên ngành do bộ TN&MT cấp ( Điều 13, nghị định 18/2015/NĐ-CP về đánh giá môi trương chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường). Quy định này là điểm mới của Nghị định 18/2015/NĐ-CP so với NĐ9/2011.NĐ- CP. Trước đây NĐ 29 chỉ yêu cầu cán bộ tư vấn lập báo cáo ĐTM có trình độ đại học. Quy định mới trong NĐ 18 sẽ góp phần cải thiện chất lượng cán bộ làm việc trong lĩnh vực tư vấn môi trường. Khi tổ chức tư vấn lập báo cáo môi trường được nhà đầu tư thuê, thì sẽ hải chịu hoàn toàn trách nhiệm với nội dung mà mình tư vấn. Điều 20 Luật BVMT 2014 cũng quy định bổ sung vấn đề lập lại báo cáo ĐTM: Chủ dự án phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường trong các trường hợp sau: “Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.” Đây là một quy định hoàn toàn mới mà trong luật bảo vệ môi trường 2005 không đề cập đến. Quy định này giúp nâng cao tính trách nhiệm của các chủ dự án trong quá trình lập báo cáo ĐTM, tránh tình trạng làm hình thức, không đảm bảo chất lượng, loại bỏ các dự án, báo cáo gây những tác động xấu đến môi trường sau này. Nghị định 18/2015/NĐ-CP cũng đã bổ sung trường hợp phải lập lại báo cáo ĐTM tại điểm c, d khoản 1 điều 15 của Nghị định: 42
  47. “c) Có thay đổi về quy mô, công suất, công nghệ hoặc những thay đổi khác dẫn đến các công trình bảo vệ môi trường không có khả năng giải quyết được các vấn đề môi trường gia tăng; d) Theo đề nghị của chủ dự án.” Như vậy, có thể thấy rằng hiện nay pháp luật đã quy định rõ ràng trình tự thủ tục để các cơ quan có chức năng tổ chức thẩm định phê duyệt báo cáo ĐTM. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng đồng thời là cơ quan phê duyệt báo cáo. Điểm mạnh của cơ chế này là giúp đảm bảo tính thống nhất, nhưng đồng thời cũng là hạn chế trong việc đặt ra vấn đề về tính minh bạch khi cơ quan thẩm định cũng chính là cơ quan phê duyệt báo cáo. 2.4. Các quy định về tham vấn ý kiến cộng đồng trong quá trình lập báo cáo ĐTM Báo cáo ĐTM thực chất là lời cam kết của chủ dự án trước các cơ quan quản lý môi trường và cộng đồng dân cư liên quan đến dự án về việc khắc phục các tác động xấu về môi trường của dự án. Cùng với các cơ quan quản lý có trách nhiệm thì cộng đồng dân cư sẽ chịu tác động về môi trường của dự án phải được biết về nội dung cũng như những biện pháp của chủ dự án để khắc phục để chấp nhận hay không. Vì vậy mà tham vấn cộng đồng (TVCĐ) trong báo cáo ĐTM có mục đích làm cho báo cáo đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế và có tính khả thi cao trong các biện pháp thực hiện. Điều 21 Luật BVMT 2014 quy định đối tượng được tham vấn là cơ quan, tổ chức, cộng đồng chịu tác động trực tiếp bởi dự án. Tuy nhiên, việc xác định cụ thể đối tượng chịu tác động trực tiếp lại không hề đơn giản. Do các dự án của các KCN có nhiều giai đoạn khác nhau, việc phân kỳ và phân loại tác động có vai trò quan trọng để xác định đối tượng cần tham vấn. Trên thực tế mỗi giai đoạn có một tác động khác nhau vì đối tượng chịu tác động có thể thuộc nhiều nhóm khác nhau. Như vậy, Luật BVMT 2014 đã mở rộng đối tượng tham vấn nhưng việc lựa chọn đối tượng là chưa phù hợp nên dẫn đến tình trạng thiếu hiệu quả và sự quan tâm của người được tham vấn. 43
  48. Các chủ dự án khu công nghiệp cần thực hiện tham vấn, nhằm mục đích hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, hạn chế thấp nhất các tác động xấu đến môi trường và con người, bảo đảm sự phát triển bền vững của dự án. Theo quy định tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP thì chủ dự án phải tổ chức tham vấn ý kiến: UBND xã, đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án trong quá trình lập báo cáo ĐTM. Và cũng trong Nghị định 29/2011/NĐ-CP cũng quy định về các dự án không phải thực hiện tham vấn bao gồm 3 nhóm dự án: (1) Dự án đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng với điều kiện dự án đó phải phù hợp với các quy hoạch ngành nghề trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt; (2) Dự án đầu tư nằm trên vùng biển chưa xác định được cụ thể trách nhiệm quản lý hành chính của UBND cấp xã; (3) Dự án đầu tư thuộc danh mục bí mật nhà nước; Tham vấn cộng đồng là một nội dung quan trọng trong thực hiện ĐTM và cần thiết để biết được quan điểm của cộng đồng chịu tác động trong quá trình triển khai thưc hiện dự án. Tham vấn cộng đồng hiệu quả sẽ góp phần đáng kể trong công tác đánh giá tác động môi trường bởi lẽ TVCĐ sẽ hỗ trợ việc xác định các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường then chốt tại thời điểm thực hiện dự án. Ngòai ra việc TVCĐ còn hỗ trợ cho việc đánh giác tác động kinh tế - xã hội và môi trường trực tiếp, gián tiếp. Hơn nữa, khi TVCĐ thì các chủ dự án sẽ xác định được các biện pháp phù hợp về quản lý, bảo vệ môi trường, cải thiện quy hoạch cho các khu tái định cư của cộng đồng dân cư. Khi Luật BVMT 2014 ra đời, đã cụ thể hóa một số nội dung liên quan đến quyền môi trường. Trong Chương II của Luật BVMT 2014 đã đưa quy định về việc tham vấn trong Quy hoạch BVMT và trong ĐTM. Trước đây, Luật BVMT 2005 và Nghị định số 29/2011/NĐ-CP đã hướng dẫn thi hành TVCĐ qua cơ chế đại diện. Theo đó, chủ dự án phải tham vấn đại diện cộng đồng dân cư nơi chịu tác động trực tiếp của dự án. Tuy nhiên, pháp luật về môi trường lại không quy định cụ thể về chủ thể đại diện cho cộng đồng dân cư. Khắc phục điểm này Luật BVMT 2014 đã có những bước tiến bộ khi mở rộng đối tượng tham vấn không chỉ bao gồm cộng đồng dân cư mà còn các các cơ quan, tổ chức phải chịu tác động của dự án. Thêm vào đó 44
  49. Nghị định số 18/2015/NĐ-CP hướng dẫn về tham vấn trong quá trình lập ĐTM tại khoản 5,6 Điều 12 và đã khắc phục hạn chế của cơ chế đại diện cộng đồng trước đây. Hiện nay, người dân được tham vấn trực tiếp thông qua các buổi họp cộng đồng dân cứ do chủ đầu tư và UBND xã chủ trì. Điều này cho thấy được tầm quan trọng của việc tham vấn cộng đồng trong quá trình lập báo cáo ĐTM. TVCĐ báo cáo ĐTM là việc làm cần có kiến thức và trình độ chuyên môn cao. Ở Việt Nam có nhiều những dự án phát triển KTXH có báo cáo ĐTM được tham vấn đầy đủ, công phu, thực hiện trong nhiều tháng. Quy trình để TVCĐ báo cáo ĐTM của dự án được hướng dẫn cụ thể trong Nghị định 18/2015/NĐ-CP và trong thông tư 27/2015/TT-BTNMT về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường cũng có quy định về thời hạn tham vấn tại khoản 6,7 điều 7: “ Điều 7. Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường: 6.Thời hạn trả lời bằng văn bản đối với cơ quan, tổ chức được tham vấn ý kiến tối đa là mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến tham vấn do chủ dự án gửi đến. 7. Trường hợp dự án thuộc địa bàn từ hai (02) xã trở lên, chủ dự án được lựa chọn hình thức cuộc họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án theo từng xã hoặc liên xã.” Thế nhưng, hiện nay vấn đề tham vấn ở các doanh nghiệp cũng như KCN có dự án phải lập báo cáo ĐTM còn yếu và kém. Xuất phát từ suy nghĩ đối phó với công tác thanh tra kiểm tra các báo cáo ĐTM của các doanh nghiệp thực hiện công tác tham vấn còn chưa đi vào thực chất. Trước khi Luật bảo vệ môi trường 2014 có hiệu lực thì cấc quy định liên quan đến TVCĐ được thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường 2005 và Nghị định 29/2011/NĐ-CP. Mặc dù đã được sửa đổi bổ sung với những thay đổi tích cực song tham vấn cộng đồng trong ĐTM vẫn chưa đạt được hiệu qua như mong muốn đề ra. Công tác TVCĐ còn gặp nhiều khó khăn khi thành phần cộng đồng được quy định trong ĐTM còn khá hạn chế, cán bộ chuyển môn phải có kiến thức rộng thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề trong khi đó UBND xã không thể bao quát hết được 45
  50. 2.5. Vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về ĐTM trong các khu công nghiệp 2.5.1. Vi phạm pháp luật về ĐTM trong các khu công nghiệp Vi phạm pháp luật về môi trường ở các KCN đang diễn ra hết sức phức tạp và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Các vi phạm về môi trường ở các KCN chủ yếu liên quan đến hệ thống xử lý nước thải, khí thải của các doanh nghiệp trong KCN. Nhìn nhận từ khía cạnh pháp luật, các hàng vi vi phạm vào pháp luật của các KCN hiện nay chủ yếu dưới một số hình thức. Thứ nhất, các KCN hiện nay hầu như đã thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường thế nhưng vẫn còn những KCN không có báo cáo ĐTM hoặc báo cáo ĐTM không đúng thời hạn cho cơ quan phê duyệt về kế hoạch bảo vệ môi trường. Trong năm 2010, các cơ quan chức năng đã thanh tra 27 KCN trên địa bàn 12 tỉnh Tây Nam bộ thì có tới 4/27 KCN không có báo cáo ĐTM được phê duyệt, 2/27 KCN không lập báo cáo ĐTM bổ sung theo quy định, 8/27 KCN chưa xây lắp hệ thống công trình xử lý môi trường, 4/27 KCN thực hiện không đầy đủ báo cáo ĐTM phê duyệt. Năm 2012, thực hiện Quyết định số 551/QĐ-BTNMT của Bộ trưởng Bộ TN&MT về việc thanh tra công tác BVMT trên địa bàn các tỉnh An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và Vĩnh Long đối với 44 cơ sở sản xuất và chủ đầu tư hạ tầng các KCN đã phát hiện nhiều hành vi vi phạm như: 9/44 cơ sở không thực hiện đúng và đầy đủ nội dung BVMT như ĐTM đã phê duyệt; 16/44 cơ sở chưa được xác nhận hoàn thành các công trình BVMT; 8/44 cơ sở vận hành công trình xử lý môi trường không liên tục, xây lắp công trình xử lý không đúng theo ĐTM được phê duyệt 23 Công tác thẩm định báo cáo ĐTM ở một số KCN tại một số địa phương cũng còn nhiều hạn chế. Một số dự án có trình độ công nghệ lạc hậu vẫn được đưa vào sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Báo cáo ĐTM được phê duyệt giai đoạn 2006 - 2012 có xác nhận hoàn thành các công trình xử lý môi trường chỉ đạt khoảng 30% số dự án đã thẩm định. 23 Bài viết Công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp và cụm công nghiệp đồng bằng sông Cửu Long – Phạm Đình Đôn (2013) b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-m%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-khu-c%C3%B4ng- nghi%E1%BB%87p-v%C3%A0-c%E1%BB%A5m-c%C3%B4ng-nghi%E1%BB%87p-%E1%BB%9F- %C3%90%E1%BB%93ng-b%E1%BA%B1ng-s%C3%B4ng-C%E1%BB%ADu-Long-38105 46
  51. Thứ hai, các KCN hiện nay hầu hết ưu tiên về phát triển kinh tế mà có những hành vi báo cáo sai sự thật cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo ĐTM về kế hoạch môi trường. Trên thực tế hiện nay các KCN đều bỏ tiền để thuê các công ty thực hiện báo cáo ĐTM cho dự án của mình. Những bản báo cáo ĐTM mà các công ty chuyên làm thuê này thực hiện dựa trên những thông tin mà các doanh nghiệp cung cấp. Vì vậy mà những dự án của các KCN này vẫn hoạt động với một bản báo cáo ĐTM đầy đủ nội dung cần có, ngay cả vấn đề tham vấn cộng đồng dân cư. Chính vì những hành vi như vậy nên dẫn đến việc xem nhẹ công tác báo cáo ĐTM của các KCN cũng như xem nhẹ giá trị của việc tham vấn cộng đồng dân cư xung quanh dự án. Hơn nữa, những báo cáo thiếu tính minh bạch này lại là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động ở các khu công nghiệp như hiện nay. Các chủ đầu tư còn chưa tuân thủ những nội dung về pháp luật ĐTM và coi báo cáo ĐTM là công cụ đối phó với các cơ quan quản lý môi trường. Bởi vậy mới dẫn đến con số có 75% KCN và 85% CCN ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long là chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc có hệ thống xử lý nước thải chưa đạt tiểu chuẩn24. Hay nói đến KCN Tằng Loỏng (Lào Cai) sơ khai là việc xây dựng Nhà máy tuyển luyện quặng Apatit từ năm 1980, đến năm 2006, UBND tỉnh Lào Cai chính thức quy hoạch thành cụm công nghiệp – đô thị. Năm 2011, UBND tỉnh Lào Cai ra Quyết định số 285/QĐ ngày 10/2/2011 về việc quy hoạch mở rộng cụm công nghiệp – đô thị thành KCN Tằng Loỏng. Hiện nay, KCN Tằng Loỏng có 16 nhà máy hoạt động, trong đó mỗi nhà máy có đánh giá tác động môi trường riêng nhưng cả khu KCN lại không có đánh giá tác động môi trường chung. Trong khi đó tỉnh Lào Cai đã duyệt Đề án Bảo vệ môi trường trên giấy và chưa biết bao giờ mới triển khai với khoản đầu tư nhiều trăm tỷ đối với KCN Tằng Loỏng như: Xây dựng hệ thống thu gom nước thải của tất cả các nhà máy và đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung cho cả KCN với số vốn đầu tư 500 tỷ đồng; xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung với tiền đầu tư khoảng 200 tỷ đồng thì người dân nơi đây từng ngày vẫn “sống mòn” trong ô nhiễm25. Bất kể là theo quy 24 Theo số liệu đưa ra tại Hội thảo “Quản lý tổng hợp nước thải tại các khu công nghiệp vùng ĐBSCL” diễn ra ngày 11/10/2013 tại TP.Cần Thơ 25 Theo bài: “KCN Tằng Loỏng thiếu trầm trọng giải pháp BVMT” , đăng tại: tap-trung-2621080/index.htm 47
  52. định của Luật BVMT năm 2005 hay Luật BVMT hiện hành thì biện pháp xử lý chất thải vẫn luôn là một trong những nội dung chính mà một báo cáo ĐTM phải có. Do vậy có thể suy đoán rằng hầu hết các báo cáo ĐTM của dự án xây dựng KCN đã được thông qua đều phải đề cập đến nội dung này, thậm chí để được phê duyệt thì nội dung xử lý chất thải trong báo cáo ĐTM phải đưa ra được các phương án rõ ràng, khả thi. Tuy nhiên, đó là xét trên lý thuyết, thực tế thì hoàn toàn ngược lại bởi như đã đề cập ở trên, đa phần sai phạm về BVMT ở các KCN đều liên quan đến xứ lý chất thải. Thứ ba, các KCN còn có những hành vi không thực hiện tất cả các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành dự án hoặc không dừng các hoạt động gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng. Năm 2008, trong tổng số 10 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã được Chính phủ phê duyệt cho triển khai thì mới có 5 khu công nghiệp lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường. Cả 5 khu công nghiệp này đã có các doanh nghiệp vào đầu tư và đi vào hoạt động sản xuất nhưng tất cả đều không có hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu. Có khu công nghiệp ngay từ đầu triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung như khu công nghiệp Nam Sách, nhưng do xây dựng thiếu đồng bộ nên cũng không vận hành được. Nước thải của các doanh nghiệp hầu hết không được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường đã xả ra môi trường xung quanh và gây ô nhiễm.26 Việc thực hiện chương trình giám sát môi trường ở hầu hết các doanh nghiệp đều không tuân thủ theo đúng tần suất và chỉ tiêu giám sát, cá biệt có những doanh nghiệp nhiều năm đã không thực hiện chương trình này. Tỷ lệ các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc chỉ chiếm vài phần trăm. Việc lập sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại với Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các doanh nghiệp có phát sinh chất thải nguy hại được ghi trong quyết định phê chuẩn báo cáo cho đến nay mới có khoảng 20% số doanh nghiệp tuân thủ, còn lại là không thực hiện. 26 Theo bài: “Tình hình thực hiện các quy định sau ĐTM của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương” – Nguyễn Hoài Khanh, đăng tại: Tạp chí môi trường số 4/2008. 48
  53. Trường hợp tại KCN Phố Nối A thuộc địa bàn tỉnh Hưng Yên, kết quả thanh tra trong lĩnh vực môi trường của Bộ TN & MT đầu năm 2015 cũng cho thấy cho đến nay, nhà đầu tư hạ tầng KCN vẫn chưa có xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường được phê duyệt. Không xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung với công suất thiết kế theo báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) giai đoạn 1 của dự án. Theo qui định, khi lấp đầy KCN nhà đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 10.200m3/ngày/đêm. Đến nay mới xây dựng được hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 3.000 m3/ngày/đêm.27 2.5.2. Xử lý vi phạm về ĐTM trong các KCN Hiện nay, công tác về bảo vệ môi trường càng trở nên chặt chẽ và bao quát hơn, pháp luật hiện hành đã quy định tương đối đầy đủ về trách nhiệm của các doanh nghiệp, chủ đầu tư KCN trong việc thực hiện đầy đủ cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên đối với những hành vi vi phạm về ĐTM pháp luật hiện nay mới chỉ dừng lại việc phạt vi phạm theo Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Hình phạt chính bao gồm Cảnh cáo và Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức. Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng có thời hạn; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính). Theo quy định trên, hình thức xử phạt chính đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vự bảo vệ môi trường gồm cảnh cáo, phạt tiền tối đa 01 tỷ đồng đối với cá nhân vi phạm và 02 tỷ đồng đối với tổ chức. Trước đây, trong NĐ 117/2009/NĐ-CP, mức phạt tiền cao nhất tối đa là 500 triệu đồng, chưa tương xứng với hành vi vi phạm, không phân biệt cá nhân hay tổ chức vi phạm hành chính. Mức phạt như vậy là không đảm bảo công bằng, không đủ sức răn đe đối với tổ chức và cá nhân. Trong khi đó NĐ 179/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền cao hơn, đã có sự phân biệt xử lý vi phạm đối với tổ chức – cá nhân với mức phạt tiền tối đa là 1 tỷ 27 Theo số liệu tại 49
  54. đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đồng đối với tổ chức. Như vậy, mức phạt tối đa theo quy định tại NĐ 179/2013/NĐ-CP cao gấp 4 lần so với mức phạt tối đa quy định tại NĐ 117/2009/NĐ-CP. NĐ 179/2013/NĐ-CP đưa ra mức phạt như vậy một phần nào đó góp phần hạn chế những hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức trong việc đánh giá tác động môi trường. Nghị định 179/2009/NĐ-CP còn quy định cụ thể mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm pháp luật ĐTM tại Điều 9 và Điều 12. Theo đó, Nghị định xác định cụ thể các hành vi vi phạm, phân loại theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm; xác định mức xử phạt từ cảnh cáo đến phạt tiền 250.000.000 đồng (bằng 25% mức phạt tiền tối đa); áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động của bộ phận, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và buộc khắc phục hậu quả vi phạm theo quy định. Ngoài ra, các hành vi vi phạm các quy định về dịch vụ tư vấn báo cáo ĐTM và cung ứng dịch vụ thẩm định ĐTM cũng bị xử phạt khi có sai phạm. NĐ 179/2013/NĐ-CP đã quy định vấn đề này tại Điều 10. Theo đó, mức phạt là từ 5.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng theo từng mức độ vi phạm. Như vậy, các KCN tính cho tới thời điểm hiện nay thì chỉ bị phạt vi phạm hành chính đối với việc vi phạm pháp luật ĐTM. Mức phạt đối chính với một KCN không hoàn thành pháp luật về ĐTM còn chưa đủ nghiêm khắc. Hay hình phạt bổ sung như khôi phục lại hiện trạng môi trường thì có những KCN không thực hiện công tác này hoặc thực hiện việc khắc phục hiện trạng môi trường nhưng sau một thời gian lại xả thải và gây ô nhiễm môi trường. Thêm vào đó các mức phạt hành chính hiện nay trong Nghị định 170/2013/NĐ-CP còn thiếu tính rõ ràng nên khi cho áp dụng vào thực tế thì lại khiến cho các cơ quan chức năng còn lúng túng trong việc giải quyết. Về Pháp luật Dân sự : hiện nay có đề cập đến vấn đề bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra đối với các chủ thể là cá nhân và tổ chức. Nhưng trong Bộ Luật Dân sự 2015 đã có sự tiến bộ khi thay thế cụm từ “cá nhân, tổ chức” thành “chủ thể” trong pháp luật bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường. Sự thay đổi này đã làm cho vấn đề bồi thường thiệt hại do gây ra ô nhiễm môi trường trở nên bao quát hơn , không bỏ sót đối tượng vi phạm. Tuy nhiên pháp luật dân sự phải đối mặt với việc là hiện nay chưa có quy định nào xác định được mức độ thiệt, việc xác 50