Khóa luận Phân tích các luồng thu nhập, chi tiêu và xác định nhu cầu vốn vay của các hộ trồng quế tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

pdf 71 trang thiennha21 16/04/2022 4180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích các luồng thu nhập, chi tiêu và xác định nhu cầu vốn vay của các hộ trồng quế tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_cac_luong_thu_nhap_chi_tieu_va_xac_dinh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích các luồng thu nhập, chi tiêu và xác định nhu cầu vốn vay của các hộ trồng quế tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  SIN VĂN HƯNG Tên đề tài: PHÂN TÍCH CÁC LUỒNG THU NHẬP, CHI TIÊU VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỐN VAY CỦA CÁC HỘ TRỒNG QUẾ TẠI HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2014 – 2018 Thái Nguyên – 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  SIN VĂN HƯNG Tên đề tài: PHÂN TÍCH CÁC LUỒNG THU NHẬP, CHI TIÊU VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỐN VAY CỦA CÁC HỘ TRỒNG QUẾ TẠI HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K46 – KTNN – N02 Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn : TS. Đỗ Xuân Luận Thái Nguyên - 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khóa Kinh tế phát triển nông nghiệp, cô giáo hướng dẫn và sự nhất trí của UBND huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái, em thực hiện nghiên cứu đề tài " Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự quan tâm của nhà trường, Khoa Kinh tế nông nghiệp, cô giáo hướng dẫn, UBND Huyện Văn Yên, bà con nhân dân trong huyện nhất là đối với những gia đình trồng Quế, bạn bè và gia đình. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 502.01-2016.12” Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, Khoa Kinh tế nông nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS. Đỗ Xuân Luận cùng với UBND huyện Văn Yên đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp K46 Kinh tế nông nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Một lần nữa, em xin kính chúc toàn thể thầy, cô giáo khoa Kinh tế nông nghiệp sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc toàn thể cán bộ trong huyện Văn Yên công tác tốt, chúc các bạn sinh viên mạnh khỏe học tập tốt và thành công trong cuộc sống ! Thái Nguyên, ngày thán năm 2018 Sinh viên Sin Văn Hưng
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Diện tích trồng quế Huyện Văn Yên giai 2015 - 2017 34 Bảng 4.2. Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất Quế trong các hộ điều tra 36 Bảng 4.3. Thu tỉa lần 1 (1 ha) 38 Bảng 4.4. Thu tỉa lần 2 (1 ha) 38 Bảng 4.5. Thu tỉa lần 3 (1 ha) 39 Bảng 4.6. Thu tỉa lần 3 (1 ha) 40 Bảng 4.7. Các khoản thu nhập của các hộ trồng quế trong năm 2018 40 Bảng 4.8. Các khoản chi tiêu của các hộ trồng quế (được tính bình quân trên tổng số nhân khẩu của 30 hộ điều tra) 42 Bảng 4.9 Thông tin chung của các hộ điều tra. 44 Bảng .4.10. Mục đích vay vốn của các hộ khảo sát 45 Bảng 4.11. Mức vay của các hộ khảo sát tại huyện Văn Yên 46 Bảng 4.12. Nguồn vay vốn 47 Bảng: 4. 13. Biện pháp ứng phó của hộ dân khi mất cân đối chi tiêu 48
  5. iii MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tà 3 1.4. Chức năng của sinh viên tại cơ sở thực tập 3 1.4.1. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập 3 PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập. 4 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của sản xuất quế 8 2.2. Cơ sở thực tiễn 10 2.2.1. Tổng quan về cây Quế 10 2.2.2. Thu nhập và các luồng thu nhập của nông hộ từ trồng quế tại huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái. 13 2.2.3. Cách thức tiếp cận nguồn vốn vay ( hay còn gọi là tín dụng) 19 PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 23 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 23 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 23 3.2. Phương pháp nghiên cứu 23 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 23 3.2.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 23 3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 23 PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28 4.1. Khái quát về địa bàn thực tập 28 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 28 4.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu. 25 3.3.1. Các chỉ tiêu kinh tế 25 4.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất quế. 26
  6. iv 4.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sử dụng vốn vay 27 4.4. Tình hình chung về sản xuất quế tại Văn Yên 33 4.5. Chi phí sản xuất Quế trên địa bàn Huyện Văn Yên 35 4.6. Các khoảnthu nhậpcủa các hộ trồng quế 37 4.7. Tổng chi phí và nguồn thu từ cây Quế 39 4.5. Thu nhập và chi tiêu của các hộ trồng quế trong một năm (tính trung bình 30 hộ trồng quế) 40 4.7.1. Nhu cầu và mục đích vay vốn của các hộ trồng quế 44 4.7.2. Nguồn vay vốn, lãi xuất và kỳ hạn 47 4.7.3. Rào cản của ngân hàng tín dụng với hộtrồng quế . 49 4.8.Giải pháp phát triển trồng Quế tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái 49 4.8.1. Giải pháp tăng cường tiếp cận các nguồn vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn góp phần phát triển cây Quế nói riêng và phát triển kinh tế nông hộ trồng quế tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. 49 4.8.2. Mở rộng quy hoạch vùng trồng nguyên liệu 51 4.8.3. Tăng cường khả năng ứng dụng khoa học công nghệ 52 4.8.4. Về công tác khuyến nông 52 4.8.5. Tăng cường khối liên kết ngành tại địa phương 55 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56 5.1. Kết luận 56 5.2. Kiến nghị 57 5.2.1. Đối với ngân hàng 57 5.2.2. Đối với chính quyền địa phương 57 5.2.3. Đối với các nông hộ 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
  7. 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết Trong những năm gần đây, Việt Nam được biết đến rộng rãi trên thế giới nhờ sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng đặc trưng của miền nhiệt đới nóng ẩm. Một trong số những mặt hàng đặc trưng ấy phải kể đến mặt hàng quế. Từ xa xưa, cây quế đã được xem là một lễ quý giá được mang đi tiến cống và dâng lên các bậc vua chúa phong kiến. Trong dân gian, quế được coi là một trong bốn "tứ đại thuốc quý" là "sâm - nhung - quế - phụ". Cho đến ngày nay, quế vẫn giữ nguyên được giá trị đa công dụng của nó, nhu cầu mặt hàng này trên thế giới ngày càng tăng. Từ đó, quế đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao hơn hẳn so với một số sản phẩm nông - lâm nghiệp khác. Quế là một loại cây đặc biệt bởi nó chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong một điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu nhất định. Không phải đất nước nào, vùng đấy nào có nhu cầu là có thể trồng loại cây này. Vậy nên, những đất nước có điều kiện tự nhiên phù hợp với sự sinh trưởng của cây quế có thể nói là có lợi thể tuyệt đối về sản phẩm này so với các nước khác. Do đó giá cả mặt hàng quế rất cao và hiệu quả của ngành sản xuất chế biến quế cao hơn rất nhiều so với các sản phẩm khác cùng ngành. Cây quế Việt Nam được trồng tập trung ở các vùng như Văn Yên (Yên Bái), Trà My - Trà Bông (Quảng Nam), Thường Xuân (Thanh Hóa), Quảng Lâm (Quảng Ninh) với số lượng chủ yếu thuộc về vùng Văn Yên của tỉnh Yên Bái. Từ rất lâu huyện Văn Yên đã nổi tiếng với các sản phẩm từ cây quế vỏ trên thị trường trong và ngoài nước, thu nhập từ trồng và khai thác cây quế đã trở thành một nhân tố quan trọng giúp thay đổi cuộc sống của những người dân nơi đây, đặc biệt là đồng bào dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa của địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế quy mô sản xuất quế còn manh mún nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm thấp, chưa phát huy được tiềm năng thế mạnh của địa
  8. 2 phương, điều kiên sản xuất gặp nhiều khó khăn, thiếu vốn đầu tư, trình độ sản xuất và nhận thức còn thấp nên việc tiếp cận các chính sách cho vay vốn để mở rộng diện tích sản xuất cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất còn hạn chế. Trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái hoạt động của các tín dụng đã và đang phát triển như tổ chức tín dụng như Ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng thương mại và một số tín dụng khác. Nhưng để tiếp cận được vốn tín dụng là một vấn đề khó khăn và được người nông dân quan tâm nhiều nhất trong thời gian qua. Nguyên nhân vì đâu người dân chưa thể tiếp cận được với các hoạt động của tổ chức tín dụng này đang là một câu hỏi lớn đặt ra. Do đó, phải đề ra được các biện pháp để giải quyết được vấn đề nhằm giúp người dân tiếp cận các khoản vốn vay, áp dụng KHKT nâng cao hiệu quả sản xuất, mở rộng diện tích cây trồng, từng bước cải thiện đời sống người dân. Nhưng vấn đề đặt ra là họ hoạt động như thế nào? Vai trò, nhiệm vụ, chức năng của họ như thế nào? Kết quả thực hiện nhiệm vụ vai trò chức năng của họ trong hỗ trợ các hộ trồng quế tiếp cận các khoản vốn vay đạt được chưa?. Xuất phát từ thực tế trên, em lựa chọn tên đề tài: “Phân tích các luồng thu nhập, chi tiêu và xác định nhu cầu vốn vay của các hộ trồng quế tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” làm đề tài nghiên cứu khóa luận của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định các luồng thu nhập và chi tiêu của hộ trồng quế - Xác định nhu cầu vốn, khả năng hoàn trả vốn và rào cản khi vay vốn của các hộ trồng quế. - Đề xuất các can thiệp chính sách nhằm tăng cường tiếp cận vốn vay và tăng cường khả năng ứng phó với vấn đề mất cân đối thu chi của hộ.
  9. 3 1.3. Ý nghĩa của đề tà - Đánh giá được luồng thu nhập, chi tiêu và cách ứng phó khi của người trồng quế mất cân đối chi tiêu. - Đánh giá được nhu cầu vốn, khả năng hoàn trả vốn và rào cản khi người dân tiếp tín dụng. - Đưa ra được các giải pháp để người dân tiếp cận được vốn vay để tăng khả năng đầu tư sản xuất. 1.4. Chức năng của sinh viên tại cơ sở thực tập 1.4.1. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập - Thực hiện tốt quy chế nội quy giờ giấc làm việc tại cơ sở thực tập. - Làm việc, tham gia, quan sát hoạt động công tác của cán bộ chuyên môn. - Làm việc như một cán bộ thực thụ, đúng giờ giấc, nghiêm chỉnh, hoàn thành tốt công việc được giao. - Tham gia hoạt động xã hội, lao động công ích, tình nguyện. - Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ người hướng dẫn thực tập để có thể hoàn thành các công việc chung, tự khẳng định năng lực của bản thân.
  10. 4 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập. * Khái niệm nông dân: Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, trong đó tư liệu sản xuất chính là đất đai [4]. * Khái niệm hộ nông dân: Hộ nông dân là những hộ gia đình chủ yếu hoạt động trong nông nghiệp và một số nghề phi nông nghiệp ở nông thôn nhưng khó phân biệt với các hoạt động liên quan đến nông nghiệp và không liên quân đến công nghiệp, chủ yếu sử dụng lao động gia đình [4]. * Khái niệm vốn: Vốn là nguồn lực hạn chế đối với các ngành kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng. Vốn sản xuất vận động không ngừng từ phạm vi sản xuất sang phạm vi lưu thông và trở về sản xuất. Hình thức của vốn sản xuất cũng thay đổi từ hình thức tiền tệ sang hình thức tư liệu sản xuất và tiền lương cho nhân công đến sản phẩm hàng hoá và trở lại hình thức tiền tệ v.v. Như vậy vốn sản xuất trong nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp [12] * Khái niệm về thu nhập: Thu nhập là khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân, doanh nghiệp hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ công việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó. Thu nhập có thể gồm các khoản như tiền lương, tiền công, tiền cho thuê tài sản, lợi nhuận kinh doanh.
  11. 5 Thu nhập có thể có được từ nhiều nguồn khác nhau, có thể từ lao động, từ việc sở hữu những giấy tờ có giá trị, từ thừa kế, được tặng cho.[13] * Khái niệm hiệu quả kinh tế của sản xuất quế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó phản ánh sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ của các hoạt động kinh tế (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997)[1]. Đánh giá hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan của một nền sản xuất, đời sống xã hội. Phạm trù hiệu quả kinh tế xuất hiện trong các văn bản pháp luật vào năm 1910. Khi đó người ta mới chỉ nói tới hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Đến nay các nhà kinh tế học đã và đang quan tâm nghiên cứu nhiều về hiệu quả kinh tế và nó trở thành một phạm trù rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường. (Thái Bá Cẩn, 1998)[2] Các nhà kinh tế ở nhiều nước, nhiều lĩnh vực, nghiên cứu từ các góc độ khác nhau mà đã đưa ra nhiều quan điểm về hiệu quả kinh tế, các quan điểm có điểm chung điểm riêng có thế tóm tắt thành hai nhóm quan điểm như sau: Nhóm quan điểm truyền thống về hiệu quả kinh tế: [7] Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh tế theo quan điểm thứ nhất cho rằng hiệu quả kinh tế được xem xét trong phần biến động giữa chi phí và kết quả sản xuất. Nó được biểu hiện giữa tỷ lệ của kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại nó là chi phí của một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Nó chỉ được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh. Theo quan điểm này hiệu quả kinh tế được thể hiện qua công thức: 푄 = Trong đó:H là hiệu quả kinh tế Q là kết quả sản xuất C là chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất Quan điểm này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả, hay một
  12. 6 đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao nhiêu đơn vị nguồn lực, từ đó có thể so sánh được hiệu quả kinh tế của các đơn vị sản xuất có quy mô khác nhau. Quan điểm thứ hai: Theo hệ thống quan điểm thứ hai cho rằng hiệu quả kinh tế là phần còn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi trừ đi chi phí. Nó được đo bằng chi phí và lời lãi. Theo quan điểm này hiệu quả kinh tế được thể hiện qua công thức = 푄 − Trong đó: H là hiệu quả kinh tế Q là kết quả sản xuất C là chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất Quan điểm này phản ánh được quy mô của hiệu quả kinh tế nhưng chưa rõ ràng và chỉ phản ánh được quy mô của hiệu quả kinh tế chứ không phản ánh được trình độ sử dụng nguồn lực, cũng không thể so sánh được hiệu quả kinh tế giữa các đơn vị sản xuất có quy mô khác nhau. Trong thực tế nhiều trường hợp quan điểm này không tính được hiệu quả kinh tế hoặc tính được nhưng không có ý nghĩa. Vì vậy hiện này quan điểm này chỉ được sử dụng trong vài trường hợp nhất định. Quan điểm thứ ba: Quan điểm thứ ba cho rằng trước tiên phải xem xét hiệu quả kinh tế trong thành phần biến động giữa chi phí và kết quả sản xuất. Hiệu quả kinh tế được biểu hiện bằng tỷ số giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí, hay còn là quan hệ tỷ số giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung. Theo quan điểm này hiệu quả kinh tế được thể hiện thông qua công thức sau: ∆푄 = ∆ Trong đó: H là hiệu quả kinh tế ∆Q là phần tăng thêm về kết quả sản xuất ∆C là phần tăng thêm về chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất
  13. 7 Quan điểm này phản ánh hiệu quả kinh tế được phân tích theo đầu tư chiều sâu. Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của tiến bộ khoa học kỹ thuật và trong việc đánh giá lựa chọn phương án sản xuất thì quan điểm này tỏ ra thích hợp. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế ở quan điểm này mới chỉ quan tâm đến phần tăng thêm mà không đánh giá chung cho cả quá trình hoạt động. Từ ba quan điểm trên, ta thấy rằng các quan điểm chưa thật toàn diện xem xét hiệu quả kinh tế vì nó coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, chỉ xét hiệu quả sau khi đã đầu tư. Trong khi hiệu quả là chỉ tiêu không những cho phép chúng ta biết được kết quả đầu tư mà còn giúp chúng ta xem xét trước khi ra quyết định đầu tư tiếp và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Và nó cũng không tính yếu tố thời gian khi tính toán thu và chi cho một hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo hệ thống quan điểm này thì hiệu quả kinh tế chỉ bao gồm hai phạm trù cơ bản là thu và chi. Hai phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài chính cơ bản đơn thuần. Trong khi đó các hoạt động đầu tư và phát triển còn có những yếu tố tác động khác không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà còn cả về các yếu tố khác nữa. Và có những phần thu lợi hoặc những khoản chi phí lúc đầu không hoặc khó lượng hoá được nhưng nó là những con số không phải là nhỏ thì lại không được phản ánh ở quan điểm này. Nhóm quan điểm của kinh tế học sản xuất về hiệu quả kinh tế: Farell (1957) đã khẳng định rằng: Hiệu quả kinh tế của một hãng bao gồm hai bộ phận cấu thành, đó là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Hiệu quả kỹ thuật được xác định như là khả năng của người nông dân có thể đạt được một mức sản lượng nào đó so với mức sản lượng tối đa với điều kiện các đầu vào và kỹ thuật hiện đại. Hiệu quả phân bổ là việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệ nhằm đạt được lợi nhuận tối đa khi biết cụ thể các giá trị đầu vào.
  14. 8 Hiệu quả kinh tế = Hiệu quả kỹ thuật xHiệu quả phân bổ Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng các nguồn lực cụ thể. Hiệu quả kỹ thuật này thường được phản ánh trong mối quan hệ về các hàm sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu sản phẩm. Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả, hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản xuất thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Hiệu quả phân bổ là thước đo phản ánh mức độ thành công của người sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp các đầu vào tối ưu, nghĩa là tỷ số giữa sản phẩm biên của hai yếu tố đầu vào nào đó sẽ bằng tỷ số giá cả giữa chúng (hiệu quả phân bổ còn được gọi là hiệu quả giá). Như vậy, cho đến nay đã và đang có nhiều quan điểm khác nhau khi nghiên cứu về phạm trù hiệu quả kinh tế. Theo mỗi quan điểm có các cách tính toán khác nhau về hiệu quả kinh tế. Từ nghiên cứu các quan điểm trên nhằm thực hiện mục tiêu đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế của sản xuất quế phục vụ cho nghiên cứu này chúng tôi kết hợp sử dụng cả hai nhóm quan điểm truyền thống và quan điểm của kinh tế học sản xuất về hiệu quả kinh tế. 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của sản xuất quế Trong điều kiện các nguồn lực có hạn không thể tạo ra kết quả bằng mọi giá mà phải dựa trên cơ sở sử dụng nguồn lực ít nhất. Hiệu quả kinh tế của sản xuất quế bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố ngay từ trong quá trình sản xuất cho đến kết quả sản xuất, với những mức độ ảnh hưởng khác nhau, cụ thể như:
  15. 9 * Khoa học công nghệ sản xuất được áp dụng vào sản xuất quế: Yếu tố này nghĩa là đổi mới công nghệ có thể hướng tới việc tiết kiệm các chi phí, nguồn lực. Phát triển công nghệ đòi hỏi phải đảm bảo sử dụng đầu vào tiết kiệm (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997)[1]. Vì vậy hiệu quả sử dụng nguồn lực trong sản xuất quế phụ thuộc vào những thay đổi cải tiến và kỹ năng sử dụng công nghệ, từ đó sẽ thay đổi hiệu quả kinh tế của sản xuất quế. * Khả năng tiếp nhận kỹ thuật mới của người sản xuất: Sự tiếp thu kỹ thuật của người nông dân và năng suất của cây quế có mối quan hệ chặt chẽ đến kiến thức và kỹ thuật canh tác (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997)[1]. Vì vậy trình độ và kinh nghiệm có thể thấy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của sản xuất quế. * Về đất đai: Những đặc tính lý, hóa của đất quy định độ phì nhiêu tốt hay xấu, địa hình, vị trí khu vực sản xuất có thuận lợi khó khăn gì cho giao thông vận chuyển vật phục vụ sản xuất, (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997)[1]. * Thời tiết khí hậu: Trong sản xuất nông – lâm nghiệp các đối tượng sản xuất khác nhau thường bị ảnh hướng về điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu cũng khác nhau (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997)[1]. Vì vậy trong sản xuất quế cần xác định các vùng sinh thái phù hợp với điều kiện sinh trưởng phát triển tốt của cây, từ đó sẽ đạt được hiệu quả kinh tế. * Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của quá trình sản xuất: Trong sản xuất nông – lâm nghiệp, phần lớn thị trường có tính cạnh tranh hoàn hảo cao hơn so với các nghành khác (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997)[1]. Vì vậy, khi tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cũng là điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực. Môi trường lành mạnh đó các thành phần kinh tế có quyền ngang nhau trong tạo vốn, sử dụng thông tin, mua bán các sản phẩm.
  16. 10 * Chính sách của chính phủ: Có hai nhóm chính sách, một là các chính sách thông qua giá như chính sách giá sản phẩm, chính sách đầu vào, thuế, có tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh tế. Hai là chính sách không thông qua giá như phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, khuyến nông, cung cấp tín dụng, nghiên cứu và phát triển có tác động gián tiếp đến hiệu quả kinh tế (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997)[1]. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tổng quan về cây Quế Trong các loài cây lâm sản ngoài gỗ của rừng nhiệt đới nước ta cây quế có thể tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổn định lâu dài và có giá trị, nhất là giá trị xuất khẩu. Sản phẩm chính của cây quế là vỏ quế và tinh dầu quế được sử dụng nhiều trong công nghiệp y dược, công nghiệp chế biến thực phẩm, hương liệu và chăn nuôi. Xu hướng sử dụng các loại tinh dầu thực vật thay thế các hoá chất có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người ngày một tăng là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành trồng quế ở các địa phương. Ngoài lợi ích về mặt kinh tế, cây quế còn đóng góp vào bảo vệ môi trường sinh thái, làm tăng độ che phủ rừng, giữ đất, giữ nước ở các vùng đất đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý cây bản địa. Với những giá trị nêu trên cây Quế đã và đang được trồng ở nhiều địa phương trong cả nước. Quế không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo mà còn góp phần làm giàu cho nhiều gia đình đồng bào các dân tộc miền núi. Quế được coi là một trong những loài cây đặc sản đang được Nhà nước khuyến khích gây trồng và được đưa vào danh mục loài cây trồng trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng và nhiều dự án trồng rừng ở nhiều tỉnh. Ngày nay, khi Việt Nam đã là thành viên của WTO thì chắc chắn thị trường Quế sẽ ngày càng được mở rộng, điều đó hứa hẹn triển vọng tốt đẹp cho nghề trồng Quế ở nước ta. Tuy nhiên, do trình độ canh tác còn lạc hậu nên phần lớn người nông dân chưa phát huy được hết tiềm năng năng suất cũng như chất lượng của cây Quế, dẫn đến số
  17. 11 lượng tinh dầu Quế xuất khẩu của chúng ta còn quá ít trên thị trường thế giới. Vì vậy, việc trang bị cho người lao động những kiến thức và kĩ năng cơ bản về trồng Quế lấy tinh dầu là hết sức cần thiết. Mô đun Trồng cây Quế cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về trồng cây Quế. Từ đó người học có thể vận dụng những kiến thức đã học để lựa chọn được giống Quế phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng địa phương góp phần nâng cao năng suất, chất lượng tinh dầu Quế, làm giàu cho từng hộ nông dân, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu Quế hiện đã không còn dồi dào. Nhất là hiện nay người dân chuyển sang trồng cây keo nhiều hơn cây Quế, do cây keo sớm thu lợi nhuận hơn (chỉ khoảng - 5 năm là thu hoạch). Vì lợi ích trước mắt người trồng Quế đã tự thu hẹp diện tích trồng, làm giảm sản lượng sản phẩm. Sự suy giảm năng suất, phẩm chất Quế tại địa phương do nhiều nguyên nhân: Việc trồng, chăm sóc, khai thác Quế tại huyện Văn Yên vẫn còn theo kinh nghiệm truyền thống, trồng tùy tiện, không đúng kỹ thuật, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng, và hơn thế nữa nguồn vốn lưu động của người trồng quế không có. Ngoài ra giá cả thị trường trong thời gian gần đây luôn biến động do nhiều nguyên nhân khác nhau và có nhiều hướng giảm dần. Ngoài ra, cây Quế trên địa bàn huyện Văn Yên bị bệnh tua mực và các loại bệnh khác như: Bệnh đốm lá, khô đọt, thán như, sâu khô đọt gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng và năng xuất cây Quế. Cây Quế chủ yếu nhiễm bệnh từ 3 năm tuổi trở lên. Giống Quế trên địa bàn là một loại Quế có chất lượng tốt, hàm lượng tinh dầu cao đang bị thoái hóa , nên nếu không có chủ trương, chính sách bảo, cải tạo và quan tâm tới rừng Quế bản địa thì diện tích, chất lượng và sản lượng sẽ giảm trong những năm tới Những cây quế trên 15 tuổi, cho nhiều quả và chất lượng hạt giống ổn định về di truyền, chu kỳ sai quả thường 2 đến 3 năm một lần, nên chọn
  18. 12 những cây sinh trưởng và phát triển tốt, tán rộng, cân đối, không bị sâu bệnh và nhất là hàm lượng tinh dầu trong vỏ cao để làm cây lấy giống. Gieo ươm Trồng quế là một phong tục được duy trì lâu đời của đồng bào các dân tộc Dao, Mường, Thái, Ca Toong, Boo ở nước ta. Một năm có hai mùa trồng quế, mùa xuân vào các tháng 2, 3 và mùa thu vào các tháng 8, 9. Tùy vào thời tiết từng vùng hay tùy vào nhu cầu trồng quế,người dân Yên Bái tập trung trồng quế vào các tháng đầu xuân, các tỉnh miền Trung thì trồng vào vụ thu khi đã có mưa nhiều, đất ẩm, thời tiết dịu và tránh được gió nóng vào mùa hè. Mật độ trồng quế phụ thuộc vào cường độ và mục đích kinh doanh, ở những nơi có cường độ kinh doanh cao, có thể tận thu hết sản phẩm mật độ trồng có khi đạt đến 7.000 cây/ha, trái lại những nơi có cường độ kinh doanh thấp, mật độ trồng khoảng 3000 - 5000 cây/ha. Nhưng thường là 4000 cây/ha. Thu hoạch quế: Các bộ phận trên cây quế đều có thể sử dụng và có giá trị kinh tế cao. Vỏ, cành, nụ hoa, quả quế đều được dùng làm thuốc, lá quế dùng để cất tinh dầu, vỏ quế là sản phẩm chính của cây quế dùng để làm thuốc và chế biến nhiều hương liệu có giá trị. Đối với rừng quế cao: Sau khi trồng 15 - 20 năm thì bắt đầu thu hoạch. Có hai thời vụ bóc vỏ quế: quế xuân bóc vào tháng (3 âm) tức tháng 5 cho chất lương tốt hơn vì vụ này quế có nhiều tinh dầu và quế thu bóc vào vụ thu (tháng 8 âm) tức tháng 10. Đối với rừng quế thấp: Sau khi trồng 3 - 5 năm thì có thể thu hoạch cả cây. Chế biến quế: Chế biến vỏ quế khô: vỏ tươi thu về, trải ra sân phơi nắng ( khoảng 5 nắng) cho khô rồi bó thành bó, mỗi bó nặng khoảng 10kg- 15kg. Cất tinh dầu: Các bộ phận của cây quế đều có thể cất lấy tinh dầu, song vỏ quế là sản phẩm có giá trị cao hơn, nên ít khi sử dụng để cất mà chủ yếu
  19. 13 dùng làm thuốc. Lá và cành quế sau khi đốn xong cây sẽ được phơi khô 50% sau đó sẽ bán cho xưởng thu mua cành, lá quế để chưng cất tinh dầu. Lượng tinh dầu nhiều nhất trong lá thường là vào tháng 8. Ngoài việc lấy lá cất tinh dầu, vào mùa thu khi cây ngừng sinh trưởng, chặt tỉa những cành nhỏ cũng có thể dùng để chưng cất tinh dầu tốt. Bảo quản các sản phẩm quế: Sau khi phơi khô, xếp vỏ quế ngay ngắn trong thùng hay bó trong các túi nilon. Không để vỏ quế bị gãy vỡ, mốc sẽ làm giảm chất lượng quế. Tinh dầu quế có khả năng ăn mòn kim loại, tinh dầu thu được sau chưng cất nên đựng vào thùng tráng men hoặc thùng nhựa thực phẩm. Cả vỏ quế khô và tinh dầu quế dầu cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh để ánh nắng chiếu trực tiếp. 2.2.2. Thu nhập và các luồng thu nhập của nông hộ từ trồng quế tại huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái. 2.2.2.1. Thực trạng chi phí sản xuất quế tại huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái * Chi phí sản xuất của quế Chi phí sản xuất quế là số tiền mà hộ sản xuất chi để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất nhằm mục đích sẽ thu được lợi nhuận. Việc giảm chi phí sản xuất đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận. Đánh giá chính xác chi phí của sản xuất quế có ý nghĩa rất quan trọng và liên quan với nhiều vấn đề khác nhau của quá trình sản xuất. Đánh giá chi phí sản xuất quế cũng là nội dung đầu tiên cần xem xét khi tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất quế. Tổng chi phí (TC) trong sản xuất bao gồm toàn bộ số chi phí cần thiết để thực hiện quá trình sản xuất. Tổng chi phí sản xuất này được chi ra thành hai loại: chi phí cố định (tính cho một chu kỳ sản xuất) và chi phí biến đổi.
  20. 14 TC = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi Đối với sản xuất quế, tổng chi phí sản xuất của cây quế bao gồm toàn bộ những chi phí bỏ ra đầu tư vào quá trình sản xuất. Tổng chi phí của sản xuất quế được xác định là tổng các chi phí vật chất (như chi phí thuốc BVTV, phân bón, cây giống, đất đai, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho sản xuất, chi phí cho bảo quản, ) và chi phí lao động. TC = Chi phí vật chất + Chi phí lao động Đánh giá chi phí sản xuất của cây quế phải căn cứ theo quy mô trồng và mức đầu tư của từng hộ trồng quế. * Kết quả của sản xuất quế Đánh giá kết quả của sản xuất quế là tính toán các chỉ tiêu kinh tế về sản xuất quế. Việc tính toán này thực hiện xác định doanh thu chính và những thu nhập phụ, năng xuất đồi quế và thu nhập từ cây quế mang lại, giúp người nghiên cứu và hộ sản xuất thấy được kết quả sản xuất quế và nó là nguồn số liệu giúp cho việc tính toán phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của sản xuất quế. Doanh thu của sản xuất quế là toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm vỏ quế và các thu nhập khác từ lá, cành, thân gỗ. Trong sản xuất quế, doanh thu được xác định bằng giá bán nhân với sản lượng. Doanh thu = Đơn giá bán cho một đơn vị sản phẩmế qu x Sản lượng quế Năng suất được xác định bởi sản lượng và diện tích gieo trồng, năng suất đồi quế cho biết sản lượng quế thu hoạch được trên một đơn vị diện tích. Năng suất đồi quế = Sản lượng quế thu hoạch/Diện tích trồng quế Thu nhập từ trồng quế là phần tiền thu được sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí sản xuất (không kể đến chi phí lao động do chính gia đình của hộ đóng góp). Thu nhập = Doanh thu – Tổng chi phí Yên Bái là tỉnh có diện tích Quế lớn nhất khu vực miền núi phía Bắc, mỗi năm khai thác gần 5000 tấn vỏ, chất lượng Quế thuộc hàng tốt nhất Việt Nam.
  21. 15 Với diện tích gần 35.000 ha, chủ yếu tập trung ở các huyện Văn Yên 16.000 ha, Trấn Yên 7.000 ha, Văn Chấn 5.000 ha Quế là cây trồng truyền thống của đồng bào Dao, Tày. Mỗi khi con cái đến tuổi dựng vợ gả chồng, cha mẹ đều trồng một đồi Quế tặng con để làm vốn. Với diện tích quế lớn nhất, Văn Yên trở thành vùng chuyên canh quế hàng hóa lớn nhất cả nước hiện nay.Mỗi năm, huyện Văn Yên trồng mới từ 1.500 đến 1.600 ha quế tại tất cả 27 xã, thị trấn trên địa bàn. Hiện nay, mỗi năm, huyện Văn Yên xuất ra thị trường khoảng 9.000 tấn vỏ quế khô; cành, lá quế đạt khoảng 55.000 tấn; tinh dầu quế khoảng 290 tấn; gỗ quế đạt 62.000 mét vuông. Cây quế ở Văn Yên đã không chỉ giúp người dân xóa đói, giảm nghèo mà còn đang giúp họ vươn lên làm giàu, là "biểu tượng" kinh tế của cộng đồng người Dao nơi đây. Đến nay, trên địa bàn huyện Văn Yên đã có 12 nhà máy sản xuất, chế biến tinh dầu quế; 16 doanh nghiệp, hợp tác xã gia công sơ chế, kinh doanh quế vỏ, 9 hợp tác xã chế biến gỗ quế và hàng nghìn hộ thu mua, gia công, sơ chế, kinh doanh các sản phẩm quế. Nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ cây quế và hàng nghìn hộ đã xóa đói, giảm nghèo, có cuộc sống ổn định hay trở nên giàu có nhờ loại cây trồng này. Theo ông Đỗ Quang Trung – Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Văn Yên (Yên Bái) cho biết, với việc phát triển giá trị thương hiệu quế Văn Yên, cây quế đang ngày càng mang lại hiệu quả kinh tế, trở thành cây xóa đói giảm nghèo và làm giàu của người dân. Nguồn thu từ cây quế đã mang lại cho người dân Văn Yên mỗi năm khoảng trên 400 tỷ đồng, góp phần quan trọng vào thúc đẩy kinh tế, xã hội, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới tại huyện vùng cao này. Cùng với việc vận động nhân dân trồng quế theo vùng tập trung với các giống quế chất lượng cao, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, huyện Văn Yên đã xây dựng các chính sách hỗ trợ khoa học, kỹ thuật; hỗ trợ trồng rừng sản xuất; tổ chức tập huấn cho người
  22. 16 dân cách trồng, chăm sóc, khai thác, bảo vệ quế đúng quy trình kỹ thuật; thành lập hiệp hội chế biến quế. Đồng thời, tạo điều kiện, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến, thu mua, tiêu thụ sản phẩm từ vỏ, gỗ và cành, lá quế Nhằm tiếp tục mở rộng diện tích vùng trồng quế nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, cơ sở kinh doanh, huyện Văn Yên đã quy hoạch diện tích nhằm ổn định vùng quế chất lượng cao ở 10 xã vùng cao và ở 8 xã nằm dọc hai bên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn đi qua địa bàn huyện dài hàng chục km. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu để phát triển sản xuất quế theo hướng hàng hoá, tạo ra sản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ đáp ứng nhu cầu của thị trường; gắn việc phát triển vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến; tiếp tục mời gọi các nhà đầu tư cùng tham gia mô hình liên kết theo chuỗi giá trị. Theo ông Trần Thế Hùng – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Yên Bái cho biết, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có nhiều doanh nghiệp muốn xây dựng nhà máy chế biến tinh dầu quế. Đây là cơ sở để tiêu thụ các sản phẩm từ quế. Tuy nhiên, tỉnh Yên Bái sẽ cân đối giữa chế biến gắn với vùng nguyên liệu, không để sản xuất tràn lan phá vỡ quy hoạch vùng nguyên liệu và làm giảm chất lượng sản phẩm nhằm bảo vệ thương hiệu quế Văn Yên. Thị trường tiêu thụ vỏ quế của Yên Bái hiện khá ổn định, song Yên Bái vẫn chưa trực tiếp xuất khẩu được mà vẫn phải thông qua một số doanh nghiệp tại Hà Nội và Bắc Ninh. Thời gian tới, Yên Bái sẽ tìm cách giải quyết khâu này nhằm mang lại giá trị trực tiếp cho người trồng quế. Tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục nghiên cứu tìm các giải pháp, tập trung việc mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao chất lượng các sản phẩm từ cây quế.Đồng thời, có chính sách hỗ trợ để phát triển ổn định vùng nguyên liệu quế cũng như không ngừng nâng cao giá trị thương hiệu quế Văn Yên đã được công nhận.
  23. 17 Theo đề án phát triển cây quế của tỉnh Yên Bái, trong 6 tháng đầu năm 2017, đã có gần 450 ha quế trồng mới được thẩm định đủ điều kiện hỗ trợ. Theo kế hoạch, trong cả năm 2017, tỉnh Yên Bái sẽ hỗ trợ cho 900 ha quế trồng mới để ổn định vùng nguyên liệu phục vụ cho các sơ sở thu mua và chế biến./. So với nhiều cây trồng khác, cây Quế đã mang lại cho người dân một nguồn thu lớn và ổn định. Vùng Quế Văn Yên từ vài chục năm nay đã nổi tiếng trên thế giới, tháng 01 năm 2010 Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) đã có quyết định chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Quế Văn Yên. Trước đây, cây Quế chỉ bán được vỏ. Hiện nay, thân, cành, lá đều bán được với giá cao. Giá bán tinh dầu Quế trung bình: 520.000đ - 530.000đ/kg Gía Quế vỏ qua sơ chế theo đơn đặt của khách hàng bán với giá 35.000đ - 40.000đ/kg. Cành, lá Quế khô được thu mua bán cho các cơ sở trưng cất tinh dầu Quế với giá 2.000đ - 3.000đ/kg. Gỗ Quế được bán với giá từ 800.000đ - 1.000.000đ/m3 tùy theo gỗ to hay nhỏ. Thân Quế sau khi bóc vỏ có đường kính từ 15cm trở lên bán cho các cơ sở chế biến gỗ làm bao gì với giá từ 1,5 - 1,8 triệu/m3. Với tiềm năng thị trường thì hiện nay nhu cầu sử dụng tinh dầu Quế trên thế giới là rất lớn và luôn ở mức cung không đủ cầu. Như vậy, lợi nhuận được thu được từ chưng cất tinh dầu Quế là rất cao. Theo tính toán, cứ 120 - 150 kg lá Quế trưng cất được 1 kg tinh dầu với giá hiện nay từ 650.000 đến 700.000đ/kg. Do bán được giá và thị trường tiêu thụ ổn định. Sản lượng Quế tiềm năng của huyện Văn Yên Số lượng lá Quế mỗi cây 30kg/cây
  24. 18 Khối lượng gỗ Quế trên mỗi cây: 0,1m3 Số lượng lá Quế sản xuất dầu: 143kg/1kg dầu Số lượng cây/ha: 3.000 cây Năng suất: 370 kg Tỷ lệ hấp thụ: 10% Bảng 2: Sản lượng Quế của huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái Vỏ Quế (tấn) Lá Quế (tấn) Gỗ (tấn) 1 ha 38 9 30 27.000 ha 10.260 243.000 810.000 Dầu chưng cất 2.430 (Báo cáo của UBND huyện Văn Yên, 2017)[3] * Hiệu quả kinh tế của sản xuất quế Sau khi xác định được tổng chi phí cho sản xuất quế và kết quả sản xuất quế của hộ, bước tiếp theo của quá trình đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất quế là tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế. Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế: Công thức 1: Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được – Chi phí bỏ ra (H) (Q) (C) Công thức này cho ta nhận biết quy mô hiệu quả kinh tế của sản xuất quế. Loại chỉ tiêu này được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau tùy thuộc vào phạm vi tính chi phí (C) là chi phí trung gian hoặc chi phí vật chất hoặc tổng chi phí sản xuất quế. Hiệu quả được tính theo công thức 1 biểu hiện qua các chỉ tiêu cụ thể như: + Giá trị gia tăng được tính (VA) + Thu nhập hỗn hợp được tính (MI) + Lợi nhuận được tính (Pr)
  25. 19 Công thức 2: Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được / Chi phí bỏ ra (H) (Q) (C) Việc tính toán theo công thức này cho phép xác định kết quả sản xuất quế (tính phần tử số) và chi phí sản xuất quế (phần mẫu số) có phạm vi rộng hơn. Phần tử số có thể là kết quả và hiệu quả chung như là tổng giá trị sản xuất, hoặc giá trị gia tăng, hoặc thu nhập hỗn hợp, hoặc lợi nhuận. Phần mẫu số có thể hiểu là chi phí các yếu tố đầu vào như tổng chi phí bằng tiền (chi phí thời gian, chi phí tài chính, chi phí sản xuất) hay tổng vốn đầu tư sản xuất; tổng diện tích đất canh tác; tổng số lao động đầu tư trong sản xuất ra sản phẩm đó. Công thức 3: So sánh mức chênh lệch của kết quả sản xuất với mức chênh lệch của chi phí bỏ ra. So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối, công thức tính cụ thể như sau: H = ΔQ – ΔC (1) và H = ΔQ/ΔC (2) Cách xác định kết quả sản xuất thu được và chi phí sản xuất bỏ ra cũng được hiểu tương tự như đối với công thức thứ hai trên. Xác định ΔQ và ΔC là chênh lệch của Q và C theo thời gian hay theo tình huống của đối tượng cụ thể mà ta cần nghiên cứu. Do đó, ở đây cũng có nhiều chỉ tiêu xác định cụ thể, tùy từng đối tượng và mục đích nghiên cứu mà lựa chọn chỉ tiêu cho phù hợp. Chỉ tiêu đánh giá ở trường hợp (1) phản ánh mức hiệu quả đạt được khi đầu tư thêm một lượng chi phí yếu tố đầu vào nào đó cho sản xuất. Trường hợp (2) phản ánh mức độ hiệu quả đạt được khi đầu tư thêm một yếu tố đầu vào nào đó cho sản xuất. 2.2.3. Cách thức tiếp cận nguồn vốn vay ( hay còn gọi là tín dụng) Có thể nhận thấy, tất cả những vấn đề cây quế Văn Yên gặp phải từ vùng trồng nguyên liệu đến vùng sản xuất, chế biển và kinh doanh đề xuất phát từ
  26. 20 vấn đề nguồn vốn. Do vậy, người dân tiếp cận nguồn vốn như thế nào để đạt kết quả tốt nhất: * Tiếp cận vốn vay (tín dụng) - Các nghiên cứu trước đây đã phân tích nguyên nhân của việc không thể và vay vốn từ nguồn tín dụng chính thức của các hộ hoạt động sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn nhất là các hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa mà dù được xác định là đối tượng cho vay của các TCTD chính thức. Theo một số nghiên cứu cho thấy vấn đề mấu chốt là các TCTD chính thức không thể điều chỉnh được lãi suất để bù đắp chi phí và rủ roi cao khi cho các nông hộ hoạt động trong sản xuất nông nghiệp vay vốn, do các nông hộ thường gặp bất trắc khó lường, ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ như mất mùa, dịch bệnh, giá nông sản bất bênh, không có thị trường tiêu thụ ổn định trong khi đó các hộ thiếu tài sản thế chấp vì không có cơ chế bảo hiểm cây trồng. - Năm 1998 tác giả Trần Thỏ Đạt áp dụng mô hình logit và phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất, tác giả đã khả định rằng các biến độc lập: Quy mô đất, diện tích đất, tổng số thành viên trong hộ, tỷ lệ phụ thuộc, cơ chế họ hàng và địa vị xã hội có tác động mạnh mẽ đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thực. - Ngoài ra năm 2001 tác giả Vũ Thị Thanh Hà đã nghiên cứu về việc quyết định tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở đồng bằng sông hồng của Việt Nam. Tác giả đã sử dụng mô hình Probit và phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất và cả hai phương pháp này đều cho kết quả như nhau. Tác giả chỉ ra rằng giá trị tài sản của hộ và khả năng tiếp cận tín dụng có mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ dân ở Đồng bằng Sông Hồng [5]. Khi người dân tiếp cận tới nguồn vốn từ các ngân hàng tín dụng thì mốt số thực trạng luôn rảy ra: * Tín dụng nông nghiệp: Khó tiếp cận vì thủ tục rườm rà.
  27. 21 Theo ông Trần Văn Tần, Trưởng phòng tín dụng (ngân hàng nhà nước), ngành Nông nghiệp có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Mặc dù chỉ chiếm 17,4% trong GDP, thu hút 50% lao động cả nước. Nhưng ngân hàng nhà nước luôn coi nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một trong 5 lĩnh vực ưu tiên của tổ chức tín dụng và yêu cầu các tổ chức tín dụng dải ngân kịp thời để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nông dân. Dự nợ cho vay của ngành nông nghiệp không lớn hơn các ngành khác chỉ là một phần nhỏ với món vay nhỏ, trong đó chiếm 83% là vay ngắn hạn. Tuy nhiên, có 60-70% nông dân vẫn khó tiếp cận với với các nguồn vay tín dụng. Lý giải về chuyện đó, ông Lê Ngọc Lâm, Phó giám đốc ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) cho biết, hiện tại ngân hàng không thiếu tiền cho vay nhưng cần những hộ vay ngân hàng phải có kế hoạch hoặc phương án kinh doanh khả thi thì ngân hàng mới giải quyết nhu cầu vay vốn vì lượng vốn vay vào nông nghiệp rủi roi rất cao, đã có tình trạng nông dân vay để mua sắn: mua xe, sửa nhà cửa dẫn tớ tịnh trạng nợ xấu trong ngân hàng ngày càng nhiều, vì vậy ngân hàng phải siết chặt nguồn vốn cho vay - ông lâm cho hay. Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho biết, năm 2015 có gần 50% số người được hỏi cho biết được tiếp cận với vốn vay tín dụng; 65% doanh nghiệp nông nghiệp nói thiếu vốn; 40% nông dân đề nghị giảm các thủ tục; 76% phàn nàn thủ tục rườm rà. thực tế, nông dân khát vốn nhưng không vay được do thủ tục phức tạp, vướng mắc vấn đề thế chấp tài sản. “choáng” vì ngân hàng yêu cầu, phương án kinh doanh phải khả thi, thế chấp tài sản giá trị thưc tế thế chấp mà ngân hàng thế chấp không sát với thực tế chiếm khoảng 20%. * Các yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận vốn vay. + Giá trị tài sản của nông hộ: Là một biến độc lập được đo lường bởi tài sản hiện tại sau khi khấu hao. Chủ hộ có tài sản có giá trị cao hơn thì tỷ lệ được vay cao hơn bởi vì họ có tài sản thế nộp vào Ngân hàng để đảm bảo cho
  28. 22 rủi ro vốn của Ngân hàng. Gía trị tài sản gồm có giá trị của đất, giá trị của nhà, xe máy, xe đạp, máy cày và một số tài sản khác trong gia đình. + Diện tích đất sở hữu của chủ hộ: Được tính theo đơn vị nghìn m2. Biến này bao gồm đất ruộng, đất vườn, đất thổ cư, diện tích ao nuôi cá và những đất khác. Đất có thể được dùng cho việc thế chấp để vay vốn cho hình thức tín dụng chính thức như là điều kiện đảm bảo việc vay vốn từ phía ngân hàng. Những hộ gia đình có một diện tích đất càng lớn có khả năng vay được vốn của Ngân hàng cao hơn. + Tổng diện tích đất có sổ đỏ: Là giấy đỏ chứng nhận quyền sử dụng đất. Diện tích đất có bằng đỏ của chủ hộ càng nhiều thì họ có thể dễ dàng dùng nó để thế chấp khi vay vốn ngân hàng. Vì vậy, nếu những chủ hộ có giấy đỏ họ sẽ thích vay vốn thông qua hình thức tín dụng chính thức hơn vì nó có lãi suất tương đối thấp và thời gian tương đối dài hơn so với vay bên ngoài. + Giới tính của chủ hộ: Là giới tính của chủ hộ nó là một biến giả được mã hóa là 1 nếu chủ hộ là năm và là nếu chủ hộ là nữ. Theo Trần Đức Đạt (1998) chủ hộ là nữ ít thích tiếp cận với hình thức tín dụng chính thức. + Thu nhập và chi phí: Là thu nhập trung bình và chi phí phát sinh mỗi năm của nông hộ. + Địa vị xã hội của chủ hộ: Tức những hộ có địa vị xã hội thì dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay do quen biết nhiều và được các ngân hàng tin tưởng hơn những hộ không có chức vụ. Những hộ có địa vị xã hội thường nắm thông tin nhanh hơn và cũng có uy tín nhất định nên việc vay vốn đối với họ tương đối dễ dàng. + Có sự tham gia của chủ hộ: Tức là những hộ có tham gia các tổ chức kinh tế - xã hội như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh thường được sự giúp đỡ của các tổ chức này trong việc cung cấp nguồn tín dụng chính thức từ hội cũng như từ phía ngân hàng đặc biệt là hội phụ nữ.
  29. 23 PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: các hộ trồng quế trên địa bàn huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái. 3.1.2.Phạm vi nghiên cứu - Thời gian thực tập: 15/08/2017 - 21/12/2017 - Địa điểm: Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên địa bàn huyệnVăn Yên, tỉnh Yên Bái về đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất quế, huyện Văn Yên có điều kiện tự nhiên, cũng như nguồn lực lớn có thể phát triển quế thành cây trồng chủ lực của xã. Đối tượng được điều tra bao gồm các hộ trồng quế tại xã Viễn Sơn, Mỏ Vàng, Đại Sơn, Nà Hẩu. Sở dĩ chúng tôi chọn các xã đó để nghiên cứu vì các xã đó có diện tích trồng quế nhiều nhất tại huyện Văn Yên 3.2.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu Trong nghiên cứu này, tôi điều tra 30 hộ trồng quế đại diện cho các hộ sản xuất quế ở huyện Văn Yên, các hộ được điều tra là những hộ có kinh nghiệm trồng quế lâu năm. 3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đã có sẵn, không phải do mình thu thập, đã công bố nên dễ thu thập, ít tốn thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập nhưng là loại tài liệu quan trọng trong việc nghiên cứu tiếp thị cũng như các ngành khoa học xã hội khác.
  30. 24 Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn thông tin đã công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước, các công trình nghiên cứu của tập thể, cá nhân, tổ chức về tác động của tín dụng đến sản xuất kinh doanh nông nghiệp, và các tài liệu liên quan khác, các báo cáo, tổng kết về thực hiện chủ chương và chính sách tài chính tín dụng của địa phương. Những thông tin thống kê về phát triển kinh tế của địa phương, tình hình hoạt động của hệ thống tín dụng địa phương. Những tài liệu này chủ yếu được lấy ở Ủy ban các tài liệu nghiên cứu liên quan khác. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Là những thông tin chưa có sẵn, được thu thập lần đầu, do chính người nghiên cứu thu thập. Bằng cách phỏng vấn trực tiếp ít nhất 30 hộ trồng quế dựa trên bảng hỏi đã được chuẩn bị trước. Phương pháp quan sát: + Quan sát, tiếp cận có sự tham gia của cán bộ phụ trách nông nghiệp + Quan sát tác phong làm việc, cách làm việc và xử lý công việc của cán bộ, công chức. + Tiếp cận có sự tham gia (PRA): Còn được gọi là tham gia học và thực hành tập hợp nhiều phương pháp và kỹ năng vào sự vận dụng linh hoạt phụ thuộc và hoàn cảnh thực tế. Hơn nữa tiếp cận có sự tham gia có tính liên tục theo thời gian.Phương thức này có khả năng huy động kiến thức của người học, rút kinh nghiệm từ nhiều nguồn khác nhau, mang lại hiệu quả cao hơn trong việc phân tích các rào cản trong tiếp cận tín dụng chính thức. Phỏng vấn bán cấu trúc: là phương pháp phỏng vấn có hướng dẫn (được dẫn dắt qua đối thoại với người được phỏng vấn) với chỉ một vài câu hỏi được xác định trước, không sử dụng phiếu điều tra nhưng cấn thiết có một danh mục các câu hỏi chủ chốt như là một bảng hướng dẫn linh hoạt. Trong quá trình điều tra có thể hình thành thêm nhiều câu hỏi, cũng có thể bỏ đi những câu hỏi không phù hợp
  31. 25 Phương pháp xử lý, phân tích và tổng hợp số liệu - Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu Số liệu điều tra sau khi thu thập đầy đủ, rà soát và chuẩn hóa lại thông tin, loại bỏ thông tin không chính xác, sai lệch trong điều tra và chuẩn hóa lại các thông tin. Những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, phân tổ. Việc xử lý thông tin là cơ sở cho việc phân tích. - Phương pháp phân tích số liệu Là một phương pháp nghiên cứu dùng để giải thích nội dung dữ liệu thông qua quá trình phân loại, sắp xếp mã và xác định chủ đề hay mô thức. - Phương pháp phân tích SWOT Để xác định những mặt mạnh, yếu, triển vọng và rủi ro của một điều kiện sản xuất, một đặc điểm kinh tế xã hội nào đó trong một thời gian nhất định của một làng, xã, cộng đồng hay một tổ chức, một nông hộ 3.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu. 3.3.1. Các chỉ tiêu kinh tế * Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất: Giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC); giá trị tăng thêm (VA); thu nhập hỗn hợp (MI); lợi nhuận (Pr). - Giá trị sản xuất (GO – Gross Output) là doanh thu (hoặc đầu ra) của từng tác nhân, được tính bằng lượng sản phẩm nhân với giá. - Chi phí trung gian (IC – Intermediate Cost) là chi phí về yếu tố vật chất tham gia sản xuất, kinh doanh. - Giá trị gia tăng (VA- Value Added) là giá trị mới rạo thêm của mỗi tác nhân do hoạt động kinh tế về việc sử dụng tài sản cố định, vốn đầu tư lao động dưới ảnh hưởng của chính sách thuế của Nhà nước. - Công thức tính: VA = GO – IC. Giá trị gia tăng VA có thể bằng 0 hoặc âm. - Giá trị gia tăng là phần không tính trùng giữa các tác nhân. * Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế.
  32. 26 - GO, VA, MI, Pr lần lượt tính cho 1 ha đất trồng măng Bát Độ - GO, VA, MI, Pr lần lượt tính trên 1 ngày công lao động - GO, VA, MI, Pr lần lượt tính trên 1 đồng chi phí trung gian - GO, VA, MI, Pr lần lượt tính trên 1 đồng tổng chi phí. 3.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất quế. GO: Toàn bộ giá trị tính bằng tiền của tất cả các sản phẩm thu được trên 1 ĐVDT diện tích canh tác của chu kỳ sản xuất. Trong đó: + Qi: Khối lượng sản phẩm sản loại i xuất ra tính trên một ĐVDT canh tác. + Pi: Đơn giá sản phẩm loại i - Giá trị gia tăng (VA): Phản ánh giá trị tăng thêm sau khi lấy giá trị sản xuất bình quân trừ đi chi phí vật chất và dịch vụ mua ngoài. - IC: Chi phí trung gian là chi toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ mua ngoài được đầu tư trong quá trình sản xuất như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó: Cj: Là chi phí thứ j trong quá trình sản xuất. - Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập của người sản xuất bao gồm công Laođộng của hộ và lợi nhuận sau khi sản xuất trên một ĐVDT trong một vụ haymộtnăm. - Chỉ tiêu đánh giá giá trị gia tăng ( VA ): Là toàn bộ kết quả cuối cùng của quátrình sản xuất kinh doanh và dịch vụ của đơn vị trong một thời gian nhất định. VA = GO – IC - Thu nhập: TN = GO - TC - TC là tổng chi phí sản xuất bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. TC = FC + VC [7]
  33. 27 3.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sử dụng vốn vay - GO/IC: Thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo ra đượcbao nhiêu đồng giá trị sản xuất, hiệu suất càng lớn thì sản xuất càng có hiệuquả - VA/IC: Thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo ra baonhiêu đồng giá trị gia tăng. - MI/IC: Thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được baonhiêu đồng thu nhập hỗn hợp. - GO/LĐ Chỉ tiêu này thể hiện cứ một công lao động bỏ ra sẽ tạo ra đượcbao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
  34. 28 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về địa bàn thực tập 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên a, Vị trí địa lý Bản đồ: Huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái Huyện Văn Yên được thành lập ngày 01/3/1965 theo Quyết định số 117- CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 16/12/1964 bao gồm 6 xã của Văn bàn và 19 xã của Trấn Yên. Toàn huyện Văn Yên có diện tích 136.307 ha (1.363km2) với 16.839 hộ nông nghiệp và 89.753 nông dân. Huyện Văn Yên nằm ở tọa độ 104023 - 104060 kinh đông, 21023′ – 22012′ vĩ bắc, phía tây nam giáp Trấn Yên, phía đông bắc giáp Yên Bình và Lục Yên, phía bắc giáp Văn Bàn, Bảo Yên của Lào Cai. Chiều dài của huyện đo được 55km, nơi rộng nhất cũng đến 35km.
  35. 29 b, Địa hình, địa mạo Địa hình của huyện cấu trúc khá đa dạng và phức tạp, cao dần từ đông sang tây, từ nam lên bắc. Vùng thượng nguồn sông Thao, phía tả ngạn là dãy Con Voi độ cao 1.460m; phía hữu ngạn là dãy Phan Si Phăng hùng vĩ, có nhiều đỉnh cao từ 1.300 – 1.900m. Vùng thấp quanh thị trấn Mậu A độ cao chỉ còn 75m.Có tới 79% diện tích của toàn huyện nằm trong khu vực địa hình dốc từ 250 trở lên. c, Khí hậu. Khí hậu của Văn Yên thuộc loại thời tiết nhiệt đới gió mùa, nhiều nắng, nhiều mưa, nền nhiệt cao, chia làm 2 tiểu vùng bắc Trái Hút – nam Trái Hút tuy sự cách biệt không nhiều. Nhiệt độ trung bình trong năm là 220C, mùa đông nhiệt độ có thể xuống tới 30C, mùa hè cao nhất là 440C.Độ ẩm bình quân năm là 88%.Lượng mưa trung bình từ 1.400-1.500mm.Vào khoảng các tháng 6-7 thường có gió khô nóng tràn vào phía tây bắc của huyện. Do tổng lượng xạ dạt 100-120 kcal/cm2 và cân bằng bức xạ luôn luôn dương (60- 70kcal/cm2), hàng năm có hàng ngàn giờ nắng cho tổng nhiệt độ xấp xỉ 7.0000 đã tạo ra sinh khối lớn giúp cho cây trồng phát triển. Khí hậu mát ở vùng cao cho phép trồng nhiều dược liệu quý và chăn nuôi gia súc có sừng (bò, dê, hươu, nai). d, Thủy văn Sông Thao chia huyện thành 2 phần không đều nhau tạo ra một chế độ thủy văn phong phú.Lòng sông Thao ở Văn Yên tương đối rộng, vào khoảng 100m với nhiều bãi bồi. Độ xâm thực của sông ở đây khá mạnh, chứa nhiều phù sa màu mỡ trên một đoạn dài từ Lang Thíp đến Văn Tiến (Trấn Yên). Ngoài đoạn trung lưu của sông Thao chảy qua, trong địa bàn của huyện còn có hơn ba chục con ngòi và con suối, trong đó đáng kể nhất là Ngòi Thia và Ngòi Hút.
  36. 30 Ngòi Thia là phụ lưu cấp 1 lớn nhất của sông Thao chảy theo hướng tây nam – đông bắc, qua Văn Chấn đổ vào hữu ngạn sông Thao tại Yên Hợp (Văn Yên). Độ cao bình quân lưu vực Ngòi Thia tới 907m, cao nhất về phía tây nam, bình quân tới 1.550m, phía đông bắc thấp hơn, dưới mức 1.000m. Nước lũ trên lưu vực Ngòi Thia khá ác liệt vì dòng chảy lớn nhất so với dòng chảy nhỏ nhất gấp tới 480 lần. Ngòi Hút dài 140km, có diện tích lưu vực tới 632km2. Tài nguyên khoáng sản của Văn Yên có kim loại quý hiếm như mỏ vàng ở Xuân Ái, Kiên Thành; mỏ đồng ở Châu Quế, Phong Dụ; mỏ sắt ở Đại Phác; mỏ graphit (phấn chì). Đất đai của huyện gồm feralit vàng đỏ chiếm tới 90%. Đất ở đây khá tốt, hàm lượng mùn cao, thích hợp với nhiều loại cây trồng (lúa, mía, chè, quế). e, Các nguồn tài nguyên Do những đặc điểm về địa hình kể trên nên rừng ở Văn Yên thuộc loại rừng á nhiệt đới và nhiệt đới núi cao với nhiều loại cây á kim (pơ mu, thông, sa mộc, sam mộc) xen lẫn các loại cây lá rộng thuộc họ sồi, dẻ, đỗ quyên. Bên cạnh loại gỗ quý như nghiến, táu, lát hoa, chò chỉ; các loại dược liệu như đẳng sâm, sơn tra, hà thủ ô, hoài sơn, sa nhân; các loại động vật hiếm như cày hương, lợn rừng, hươu, gấu, hổ, vượn; còn có nhiều khu rừng cho lâm đặc sản như cọ, song, quế, chè. Hiện cả huyện có 16.000 ha trồng quế. Các xã Châu Quế Thượng, Phong Dụ Thượng, Xuân Tầm, Lâm Giang, Phong Dụ Hạ, Lang Thíp, Châu Quế Hạ, Mỏ Vàng, Đại Sơn diện tích rừng còn khá lớn. Một vài nơi trong huyện chỉ còn lại các vạt rừng thứ sinh (tre, nứa, cọ) hoặc lau sậy, cỏ sắc do tốc độ khai thác rừng mấy năm trước đây quá mạnh. 4.1.1.2. Kinh tế - xã hội a. Kinh tế Ngành công nghiệp khai khoáng đã có mặt ở Văn Yên để khai thác graphit – cung cấp hàng năm cho công nghệ đúc kim loại, sản xuất pin đèn,
  37. 31 sản xuất bút chì khoảng 300-500 tấn tinh lọc. Ở đây đã tìm thấy graphit dạng vẩy có giá trị gấp 3 lần tinh lọc mịn. Do hầu hết diện tích tự nhiên của huyện là núi rừng nên từ xa xưa nghề khai thác và trao đổi lâm sản đã khá phát triển. Lực lượng sơn tràng hạ gỗ, đốt than hết năm này qua năm khác làm cho rừng ngày một cạn kiệt, diện tích che phủ ngày càng thu hẹp. Tre nứa của địa phương đã góp phần vào làm nhà cửa, sản xuất đồ dùng, làm thức ăn, làm giấy.Nhiều loại cây vừa cho gỗ, vừa cho hạt (mít, dẻ, trám, chay), cho dầu ăn (cây đen, dây mỡ lợn), cho lá lợp nhà, làm nón, đan mành (cọ). Các loại cây đặc sản như quế được trồng ở độ cao 800-2.000m, nhiệt độ 22-250C, mưa nhiều, tầng đất dầy thoát nước, phát triển trên sa thạch hoặc phiến thạch, cho vỏ làm thuốc và tinh dầu. Lâm trường Văn Yên có diện tích 2.357 ha và 102 lao động, ngoài việc khai thác gỗ, củi, tre, nứa, song, mây và nguyên liệu giấy hàng năm đang góp phần trồng hàng trăm ha rừng tập trung, cây phân tán và khoanh nuôi tái sinh. Sản xuất nông – lâm nghiệp là thế mạnh của Văn Yên.Ngoài ruộng nước, còn có chừng 1.350-1.500 ha lúa nương mộvà sản lượng chừng 1.650- 1.700 tấn.Hoa màu ở đây ngoài ngô (1.000-1.500 ha) còn có khoai lang (200- 300 ha), sắn (2.000-2.300 ha), đậu (140-175 ha), mía (750-830 ha), chè (200 ha), cà phê (150 ha). Đặc biệt, tính đến hết năm 1997, toàn huyện có 40 ha quýt, 35 ha dứa, 180 ha chuối cùng một diện tích đáng kể khác về nhãn, vải, hồng, mận, táo, bưởi.Đàn trâu có tới 14.750 con, đàn bò 1.080 con và đàn lợn 49.280 con. Kinh tế trang trại đặc biệt phát triển ở Văn Yên. Là một huyện được xác định có tiềm năng về kinh tế nông – lâm nghiệp với các đặc thù và thế mạnh riêng, những năm qua địa phương đã từng bước hình thành cơ cấu kinh tế nông, lâm, công nghiệp – dịch vụ và xuất khẩu.
  38. 32 Mặc dù là một huyện miền núi, còn nhiều xã nghèo, nhưng tới nay Văn Yên đã có các khu và cụm công nghiệp trọng điểm sau đây đặt trên địa bàn của huyện: + Khu công nghiệp phía bắc Văn Yên của tỉnh Yên Bái (thuộc xã Đông Cuông) nằm trên trục đường Yên Bái – Khe Sang. Có đường điện 35KV đi qua trung tâm khu công nghiệp.Nguồn nước tự nhiên được lấy từ sông Hồng (khu công nghiệp nằm giáp bờ sông Hồng). + Cụm công nghiệp phía tây cầu Mậu A (cụm công nghiệp của huyện) nằm trên trục đường Quy Mông – Đông An. Có đường điện 35KV đi qua trung tâm, nguồn nước tự nhiên được lấy từ sông Hồng. + Cụm công nghiệp thôn Toàn An, xã Đông An (cụm công nghiệp của huyện) nằm trên trục đường Yên Bái – Khe Sang. Có đường điện 35KV đi qua.Nguồn nước tự nhiên được lấy từ sông Hồng. b, Văn hóa - Xã hội Hiện tại, cộng đồng cư dân Văn Yên có 11 dân tộc đang chung sống để cùng nhau đóng góp công sức xây dựng quê hương, làng bản ngày càng tươi đẹp. Đây là các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, nhóm ngôn ngữ Tày – Thái, nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến và nhóm ngôn ngữ Hoa. 1- Người Kinh: có 6.517 người chiếm 56,33%. Phần lớn người Kinh ở đây mới chuyển cư từ các tỉnh đồng bằng và trung du tới. Người Kinh tập trung ở các xã vùng thấp dọc đôi bờ sông Hồng, 2- Người Dao: có 26.487 người, chiếm 22,91%. sống tập trung ở các xã Xuân Tầm, Mỏ Vàng, Viễn Sơn, Đại Sơn, Châu Quế Thượng, Lang Thíp – tức là những vùng núi thấp, dọc theo các con suối. Họ cư trú thành các bản riêng biệt, khoảng cách thưa thớt. 3- Người Tày: có 17.573 người, chiếm 15,2% dân số toàn huyện. Đây chính là cư dân bản địa, có mặt ở địa phương đã vài ngàn năm nay. Sản xuất
  39. 33 nông nghiệp của họ khá phát triển, bao gồm trồng trọt (lúa, ngô, khoai, đậu), làm thủy lợi và phối hợp sử dụng các loại phân 4- Người Mông: có 4.480 người, chiếm 3,87% sống tập trung ở các xã vùng cao của huyện, những địa bàn hiểm trở và hẻo lánh thường bị đèo cao, suối sâu chia cắt, đi lại rất khó khăn. Họ chia ra thành các nhóm Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng. Mật độ dân số phân bố không đều, có nơi tập trung đông dân cư như thị trán Mậu A, bình quân khoảng 1.253 người/km2, ngược lại một số xã vùng cao diện tích rộng nhưng lại rất ít dân cư như xã Phong Dụ Thượng bình quân khoảng 23 người/km2, xã Xuân Tầm 35 người/km2; xã Nà Hầu 28 người/km2. Lao động: Năm 2017 dân số trong độ tuổi lao động là 89.000 người chiếm 61.23% dân số. 4.4. Tình hình chung về sản xuất quế tại Văn Yên Trong các loài cây lâm sản ngoài gỗ của rừng nhiệt đới nước ta cây quế có thể tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổn định lâu dài và có giá trị, nhất là giá trị xuất khẩu. Sản phẩm chính của cây quế là vỏ quế và tinh dầu quế được sử dụng nhiều trong công nghiệp y dược, công nghiệp chế biến thực phẩm, hương liệu và chăn nuôi. Trên địa bàn huyện tất cả các dân tộc đều trồng quế như dân tộc Dao, Tày và Kinh đều trồng quế, trồng quế đã trở thành truyền thống sản xuất quế và điều kiện tự nhiên thuận lợi về địa hình và thổ nhưỡng phù hợp. Điều đó cũng thể hiện với tốc độ phát triển như vậy thì huyện Văn Yên là nơi cung cấp nguồn hàng sản phẩm quế thô lớn, sẽ góp một phần không hề nhỏ vào tổng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp của huyện. Cùng với nhịp độ gia tăng diện tích trồng quế, là sự gia tăng về sản lượng quế, sự cạnh tranh quyết liệt của thương trường trong nước, ngoài
  40. 34 nước, do sự tác động của giá sản phẩm vỏ nhiều hộ nông dân trên địa bàn thực hiện khai thác làm sản lượng vỏ tăng cao. Cũng vì khai thác nhiều khiến sản sản lượng của hai sản phẩm thân và lá cũng tăng theo, lượng sản phẩm thân và lá lớn khiến giá của hai sản phẩm thân và lá tăng .Vậy nên tổng giá trị sản xuất quế đạt gia trị cao và có thể nói đây là tín hiệu tốt cho các hộ sản xuất quế. Tại vùng rừng núi của huyện Văn Yên, đất trồng quế thường là đất rừng hộ gia đình khai hoang. Tại đây, quế được trồng trên gò, đồi với tổng diện tích 15.258,7 ha chiếm 70% tổng diện tích đất trồng quế của toàn tỉnh Yên Bái, gấp 3 lần diện tích vùng trồng quế của vùng quế Trà My và gấp 10 lần diện tích vùng quế Quảng Ninh. Bảng4.1. Diện tích trồng quế Huyện Văn Yên giai 2015 - 2017 (Đơn vị tính: ha) Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Năm 2015 trồng Năm 2016 trồng Năm 2017 trồng mới mới mới Diện Trồng Diện Trồng Diện Trồng tích mới tích mới tích mới Toàn 15.235 1.151 100 15.375 853 100 15.258,7 665 100 huyện Xuân Tầm 1.871,1 180 15,64 1896,1 125 14,65 1.861,1 60 9,02 Mỏ Vàng 1497 168,9 14,67 1500 75 8,79 1437 10 1,50 Phong Dụ 1388 199 17,29 1409,2 121,2 14,21 1393, 81,2 12,21 Thượng Đại Sơn 1373,2 60 5,21 1378,7 68,5 8,03 1387,2 108,5 16,32 Phong Dụ Hạ 1162,7 50 4,34 1173,6 63 7,38 1188,6 70 10,53 Viễn Sơn 1097,6 20 1,74 1108,1 35,5 4,16 1107,1 34 5,11 Nà Hầu 463,1 100 8,69 99,6 45 5,27 542,1 57,5 8,65 Quang Minh 248,2 30 2,61 272,2 47 5,51 292,2 40 6,01 Khác 6134,1 343,1 29,81 6137,5 272,8 31,98 60,50 203,8 30,65 (Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Văn Yên, năm 2017)[5]
  41. 35 Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy được diện tích trồng Quế tại huyện Văn Yên có sự tăng nhẹ giữa các năm 2015 - 2017. Trong đó, diện tích trồng mới lại có sự biến động rất mạnh giữa các năm. Cụ thể, năm 2016 diện tích đất mới trồng quế là 853ha giảm 298ha so với năm 2015; năm 2017 giảm 188ha so với năm 2016. Diện tích đất mới trồng quế giảm nhưng tổng diện tích đất trồng quế tại huyện Văn Yên không giảm, vì trong các năm 2015, 2016, 2017 diện tích đất trồng quế tại các xã Xuân Tầm, Mỏ Vàng, Phong Dụ Thường giảm, nhưng đồng thời giữa các năm đó các xã Đại Sơn, Phong Dụ Hạ, Nà Hầu, Quang Minh lại có diện tích tăng dần lên. Chính vị vậy mà tổng diện tích đất trồng quế tại huyện Văn Yên không bị giảm. Có thể nhận thấy vùng nguyên liệu trồng quế duy trì được trong khoảng trên dưới 15 nghìn ha dất lâm nghiêp. Trong đó, các xã quy hoạch trồng quế vùng cao chiếm 70% tổng diện tích, còn lại là diện tích trồng của một số xã vùng thấp như Hoàng Thắng, Xuấn Ái, Ngi A. 4.5. Chi phí sản xuất Quế trên địa bàn Huyện Văn Yên Chi phí sản xuất quế là số tiền hộ sản xuất chi ra mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất nhằm mục dích sẽ thu được lợi nhuận. Việc giảm chi phí sản xuất đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận Đánh giá chính xác chi phí của sản xuất quế có ý nghĩa rất quan trọng và liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau của quá trình sản xuất. Đánh giá chi phí sản xuất quế là vấn đề đầu tiên cần xem xét khi tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất quế. Tổng chi phí (TC) trong sản xuất bao gồm số chi phí cần thiết để thực hiện quá trình sản xuất. Tổng chi phí sản xuất được chia ra thành 2 loại: - Chi phí cố định ( tính cho một chu kỳ sản xuất) - Chi phí biến đổi
  42. 36 Công thức: TC= Chi phí cố định+ Chi phí biến đổi. Đối với sản xuất quế, tổng chi phí sản xuất của cây quế bao gồm toàn bộ những chi phí bỏ ra đầu tư vào quá trình sản xuất. Tổng chi phí của sản xuất quế được xác định là tổng các chi phí vật chất ( như Chi phí thuốc BVTV, giống, phân bón, đất đai, cơ sở vật chất trang thiết bị dành cho sản xuất, chi phí cho bảo quản ) chi phí lao động. Công thức:TC= Chi phí vật chất + Chi phí lao động Đánh giá chi phí sản xuất của cây quế phải căn cứ theo quy mô trồng và mức độ đầu tư của từng hộ trồng quế. Bảng4.2.Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất Quế trong các hộ điều tra (ĐVT: đồng) Chỉ tiêu ĐVT Lượng Giá Thành tiền 1. Chi phí trung gian ( IC ) 8.500.000 1.1. Giống Cây con 7000 1000 7.000.000 1.2 Phân bón Tạ 3 5.000 1.500.000 2. Chi phí giá trị gia tăng 56.700.000 ( VA) 2.2.1 Công lao động Công 80 180.000 14.400.000 2.2.1.1 Trồng Công 30 180.000 8.100.000 2.2.1.2 Chăm sóc Công 45 180.000 14.400.000 2.2.1.3 Bón phân Công 10 180.000 1.800.000 2.2.1.4 Phát cỏ dại Công 10 180.000 1.800.000 2.2.1.5 Lao động gia đình Công 60 180.000 10.800.000 2.2.1.6 Phun thuốc sâu bệnh Công 10 180.000 1.800.000 2.2.1.7 Thu hoạch Công 20 180.000 3.600.000 2.2.2 Công cụ lao động Cái 4.550.000 Dao, dao phát Cái 10 50.000 500.000 Cuốc Cái 10 55.000 550.000 Máy cưa Cái 1 3.500.000 3.500.000 2.2.3 Chi phí vân chuyển Đồng 2.000.000 Tổng chi phí 71.750.000 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2017)
  43. 37 * Nhận xét : Qua bảng trên ta thấy : tình hình đầu tư cho chi phí sản xuất quế giai đoạn tuổi (1-8) của các hộ trong 1 ha là 71.750.000 đồng, trong đó: chi phí cho độ tuổi quế (1-7) chưa khai thác là 3.600.000đ, vì công phát cỏ, phun thuốc sâu bệnh là 10 công, 10 công còn lại là công chăm sóc. Chi phí trung gian là 8.500.000đ, chi phí trung gian bao gồm chi phí về giống hết 7.000.000đ, phân bón hết 1.500.000đ. Chi phí giá trị gia tăng là 56.700.000đ, trong đó: công lao động là 14.400.000đ, công cụ lao động là 4.550.000đ, chi phí vận chuyển là 2.000.000đ, chi phí cho quế chưa khai thác từ 1-7 tuổi là hết 30.000.000đ. Giá bán 1 ha thu được 2 tấn loại A với giá 62.000đ/1kg, 3 tấn loại B với giá 19.000đ/kg, 5 tấn loại C 17.000đ/kg. Vậy để trồng được 1ha quế thì cần phải có 71.750.000 đồng và đó là số vốn lớn đối với những hộ nghèo trên địa bàn. Do vậy họ đang rất cần vay vốn từ các ngân hàng tín dụng để đầu tư cho sản xuất và trồng trọt. 4.6. Các khoảnthu nhậpcủa các hộ trồng quế + Thu nhập từ cây Quế (được tính trên diện tích là 1ha) Đối với quế các bộ phận vỏ, thân, lá, hoa, quả, rễ trên cây quế đều có thể sử dụng và có giá trị kinh tế, đó là điều hết sức thuận lợi cho bà con trồng quế để tận dụng tối đa nguồn sản phẩm mà cây Quế đem lại mà không bị bỏ phí. Cây quế là loài cây có đặc điểm đặc biệt, diện tích sản xuất được trồng một lần nhưng để đạt được hiệu quả thì được thu hoạch trong nhiều năm bắt đầu từ năm thứ 5 đến tận năm thứ 20, đây là đặc điểm giúp người nông dân sản xuất có thể “lấy ngắn nuôi dài”. Các sản phẩn ở các lần thu hoạch cũng rất khác nhau về loại sản phẩm, chất lượng và giá trị sản phẩm. Lần thu tỉa đầu tiên là cây 5 tuổi, lần thu hoạch này các sản phẩn thu được là thân, cành và lá.
  44. 38 Bảng 4.3. Thu tỉa lần 1 (1ha) (ĐVT: đồng) ĐỐI ĐVT SỐ GIÁ THÀNH TIỀN CHỈ TIÊU TƯỢNG LƯỢNG Khoản chi Công thu tỉa công 50 200.000đ 10.000.000đ Khoản thu Cành và lá tấn 10 2.000đ/kg 20.000.000đ Lợi nhuận 10.000.000đ (Nguồn: số liệu thu thập tại huyện Văn Yên) Lần thu tỉa đầu tiên chúng ta có thể thấy được để thu tỉa cho 1ha trồng Quế phải có ít nhất 50 công lao động với số tiền chi phí cho mỗi công là 200.000đ/công. Lần thu tỉa đầu tiên bình quân mỗi ha Quế sẽ thu về 10 tấn cành và lá Quế và bán với giá 2.000đ/kg. Như vậy sau lần thu tỉa đầu tiên chúng ta đã thu về lợi nhuận 10.000.000đ/ha Sau lần thu tỉa đầu tiên 5 năm khi cây đạt 10 tuổi thì chúng ta mới tiếp tục thu tỉa lần thứ 2. Lần thu tỉa thứ 2 này sản phẩm mà chúng ta thu về vỏ, thân, cành và lá. Tuy lần thu tỉa thứ 2 thu được nhiều sản phẩm nhưng chất lượng vỏ của cây quế 10 chưa đạt chất lượng cao nhất nên giá thành còn thấp. Bảng 4.4. Thu tỉa lần 2 (1ha) (ĐTV: đồng) ĐỐI ĐVT SÔ THÀNH TỔNG CHỈ TIÊU GÁ TƯỢNG LƯỢNG TIỀN Các khoản chi Công thu tỉa Công 80 250.000 đ 20.000.000 20.000.000 Vỏ Tấn 10 16.000 đ 160.000.000 Các khoản thu Thân Khối 90 800.000 đ 72.000.000 442.000.000 Cành và lá Tấn 105 2.000 đ 210.000.000 LỢI NHUẬN 422.000.000 (Nguồn: số liệu thu thập tại huyện Văn Yên)
  45. 39 Sau lần tỉa thứ hai sản phẩm thu về nhiều hơn nên nguồn lợi nhuận cũng tăng lên. Trong đó, số lượng vỏ thu về là 10 tấn/ha với số tiền thu về là 160.000.000đ; khối lượng gỗ thu hoạch là 90 khối với số tiền là 72.000.000đ/ha; 105 tấn cành và lá Quế được thu hoạch với số tiền là 210.000.000đ/ha. Trong khi đó số công thu để thu tỉa lần hai là 80 công. Như vậy, say khi thu tỉa lần hai số lợi nhuận thu về cao hơn đợt thu tỉa lần đầu tiên 412.000.000đ. Để đạt sản lượng và chất lượng Quế cao nhất đó là khi cây quế 20 năm tuổi, lúc đó vỏ quế sẽ dày hơn tinh dầu nhiều hơn, thân quế to hơn, lá quế sẽ nhiều tinh dầu hơn. Chính vì vậy mà một số hộ gia đình trồng quế lâu năm họ luôn chọn phương án trồng quế trên 20 năm, tuy đến thời điểm này số lượng cây quế sẽ giảm, nhưng giá trị cây Quế mang lại là rất lớn Bảng 4.5. Thu tỉa lần 3 (1 ha) (ĐTV: đồng) CHỈ TIÊU ĐỐI ĐVT SỐ GIÁ THÀNH TƯỢNG LƯỢNG TIỀN Các khoản chi Công thu tỉa Công 110 300.000đ 33. 000.000 33. 000.000 Vỏ Tấn 28 18.000đ 504.000.000 Các khoản thu Thân Khối 320 2.700.000đ 864.000.000 1.928.000.000 Cành và lá Tấn 280 2.000đ 560.000.000 LỢI NHUẬN 1.895.000.000 (Nguồn: số liệu thu thập tại huyện Văn Yên) Qua lần thu tỉa thứ 3 chúng ta có thể thấy rằng cây quế càng trồng lâu năm thì giá trị kinh tế mang lại càng cao. Số lượng lợi nhuận lần thứ 3 thu tỉa là 1.895.000.000đ/ha. 4.7. Tổng chi phí và nguồn thu từ cây Quế Như vậy, chúng ta có thể thấy được lợi nhuận mà cây quế đem lại là vô cùng lớn, nhưng thời gian chăm sóc cây quế kéo dài, đòi hỏi người trồng quế phải có nguồn tài chính ổn định để xoay vòng vốn sản xuất. Chính vì điều đó đang là những vấn đề cần nan giải nhất đối với các hộ dân hiện nay.
  46. 40 Bảng 4.6. Thu tỉa lần 3 (1ha) (ĐTV: đồng) CHỈ TIÊU ĐỐI TƯỢNG GIÁ TỔNG Tổng chi phí 7 năm đầu TỔNG CHI 71.7500.000 chăm sóc/ha 134.750.000 Công tỉa lần 1,2,3/ha 63.000.0000 Doanh thu lần tỉa 1/ha 20.000.000 TỔNG THU Doanh thu lần tỉa 2/ha 442.000.000 2.390.000.000 Doanh thu lần tỉa 3/ha 1.928.000.000 LỢI NHUẬN 2.255.250.000 (Nguồn: thu thập tại huyện Văn Yên) 4.5. Thu nhập và chi tiêu của các hộ trồng quế trong một năm (tính trung bình 30 hộ trồng quế) Bảng 4.7. Các khoản thu nhập của các hộ trồng quế (được tính bình quân trên tổng số nhân khẩu của 30 hộ điều tra (Đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu Thu nhập từ Thu nhập từ Thu nhập từ Tổng thu cây quế chăn nuôi trồng trọt nhập Tháng 1 14.785.000đ/hộ/ha 1.305.000đ/hộ 780.000đ/hô 16.870.000 Tháng 2 27.942.000đ/hộ/ha 780.000đ/hộ 570.00đ/hộ 29.292.000 Tháng 3 13.939.000đ/hộ/ha 932.000đ/hộ 772.000đ/hộ 15.643.000 Tháng 4 0 1.057.000đ/hộ 1.050.000đ/hộ 2.107.000 Tháng 5 0 562.000đ/hộ 1.030.000đ/hộ 1.592.000 Tháng 6 0 1.980.000đ/hộ 712.000đ/hộ 2.692.000 Tháng 7 12.985.000đ/hộ/ha 1.030.000đ/hộ 587.000đ/hộ 14.602.000 Tháng 8 26.985.000đ/hộ/ha 712.000đ/hộ 350.000đ/hộ 28.047.000 Tháng 9 15.985.000đ/hộ/ha 587.000đ/hộ 772.000đ/hộ 17.317.000 Tháng 10 0 962.000đ/hộ 687.000đ/hộ 1.649.000 Tháng 11 0 632.000đ/hộ 1.030.000đ/hộ 1.662.000 Tháng 12 0 1.757.000đ/hộ 712.000đ/hộ 2.469.000 Tổng 112.621.000đ/hộ/ha 12.296.000 9.052.000 133.969.000 (Nguồn: thu thập tại huyện Văn Yên)
  47. 41 Quế Văn Yên được khai thác vỏ vào hai vụ là Vụ Xuân vào các tháng 2 và 3, thời tiết ít mưa, nắng ấm, rất thích hợp cho khai thác, chế biến và bảo quản vỏ quế.Vụ Thu vào các tháng 8, tháng 9 thường có mưa nhiều, dễ làm cho vỏ quế dễ bị bóc ra khỏi thân cây, nhưng khó bảo quản. Chính vì vậy mà cấy quế chỉ khai thác vào hai vụ Xuân và Thu là chủ yếu còn các tháng ở vụ Hè và Đông cây quế không thể khai thác nên nguồn thu nhập của bà con trồng quế rất bấp bênh và không ổn định trong năm. Trong đó, nguồn thu nhập từ chăn nuôi và trồng trọt cũng không mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Dưa trên bảng số liệu chúng ta có thể thấy được con số cụ thể: Trong đó thang 1,2, 3 thu nhập của hộ gia đình có nguồn thu nhập cao giao động từ 15 triệu đến hơn 29 triệu đ/hộ/tháng và các tháng 7, 8 ,9 thu nhập giao động từ 14 triệu – 28 triệu/hộ/tháng cao hơn tháng 4, 5, 6 với mức thu nhập từ 1triệu – 2,6triệu/hộ/tháng và các tháng 10,11,12 với mức thu nhập 1,6 triệu – 2,6tr/hộ/tháng. Từ đó chúng ta có thể thấy được rằng nhu thu nhập của người dân trong một năm rất bấp bênh, không ổn định và không đồng đều giữa các tháng trong năm.Và vấn đề đặt ra ở đây cho các hộ là nhu cầu vốn như thế nào, áp dung khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi trồng trọt như thế nào? Và cách xây dựng kế hoạch cho đầu tư sản xuất ra để đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình là một vấn đề rất nan giản.
  48. 42 Bảng 4.8.Các khoản chi tiêu của các hộ trồng quế (được tính bình quân trên tổng số nhân khẩu của 30 hộ điều tra (ĐTV: đồng) CÁC KHOẢN CHI TIÊU Các chi tiêu Các khoản Chỉ tiêu khác (điện, SỐ TIỀN sinh hoạt Gíao dục Y tế nước, đám hàng ngày hiếu, hỷ ) Tháng 1 4.750.000 200.000 0 217.000 5.167.000 Tháng 2 4.750.000 200.000 0 245.000 5.195.000 Tháng 3 4.750.000 200.000 169.000 598.000 5.195.000 Tháng 4 4.750.000 560.000 315.000 612.000 5.717.000 Tháng 5 4.750.000 700.000 305.000 558.000 6.237.000 Tháng 6 4.750.000 550.000 0 602.000 5.902.000 Tháng 7 4.750.000 603.000 0 1.031.000 6.384.000 Tháng 8 4.750.000 2.700.000 0 896.000 8.166.000 Tháng 9 4.750.000 400.000 870.000 745.000 6.765.000 Tháng 10 4.750.000 400.000 0 475.000 5.625.000 Tháng 11 4.750.000 500.000 369.000 982.000 6.601.000 Tháng 12 4.750.000 300.000 0 456.000 5.506.000 TỔNG 54.000.000 7.313.000 2.028.000 7.417.000 78.175.000 (Nguồn: số liệu thu thập tại huyện Văn Yên) Trong tổng số 30 hộ trồng quế tại huyện Văn Yên chúng tôi tính bình quần số nhân khẩu trên mỗi hộ là 5 nhân khẩu, trong năm mỗi hộ chỉ tiêu hết trung bình 54.000.000đ cho sinh hoạt hàng ngày gồm: ăn uống và những sinh hoạt cá nhân khác, chi phí cho ăn uống là chi phí hết ít vì những hộ trồng quế ở huyện Văn Yên họ tự túc về lương thực lúa gạo, thực phẩm gồm lợn, gà, vịt họ có thể tự túc trong gia đình nên chi phí ăn uống không tốn kém. Ngoài ra còn chi phí cho giáo dục mỗi năm trung bình hết 7.313.000đ/hộ/năm, 2.080.000đ/hộ/năm đối với Y tế và 7.417.000đ/hộ/năm đối với các khoản chi tiêu khác (gồm tiền điện nước, các khoản đám xá và phát sinh khác trong tháng). Quế là một loại cây đặc biệt diện tích sản xuất được trồng một lần nhưng để đạt được hiệu quả thì được thu hoạch lần đầu tiên vào năm thứ 5 khi cây được 5 tuổi. Cũng chính vì lý do đó mà chúng ta có thể thấy được rằng sau
  49. 43 khi trồng 5 năm sau cây quế với cho giá trị thu hoạch. Vậy trong 5 năm đó người dân trồng quế phải dựa vào nguồn thu nhập nào để sinh hoạt hàng ngày với mức chi tiêu bình quân mỗi năm hỗi hộ gia đình chi hết 78.175.000đ/hộ/năm. 30 25 20 15 Tổng thu nhập Khoản chi tiêu 10 5 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hình 4.1. Tình hình thu nhập và chi tiêu của các hộ trồng quế năm 2018 Qua biểu đồ chúng ta có thể thấy được rằng những tháng thu hoạch quế thì nguồn thu nhập của người dân mới cao, trong khi đó một năm có 6 tháng thu hoạch quế, còn 6 tháng (tháng 4,5,6 và tháng 10,11,12) là những tháng các hộ trồng quế chỉ dựa vào nguồn thu nhập từ chăn nuôi và trồng trọt khác với mức bình quân là 1.500.000đ – 2.600.000đ. Trong khi đó, bình quân những tháng đó người dân phải chi tiêu mỗi tháng trên 5.000.000đ – 6.000.000đ. Ngoài ra, khi cây quế trồng tới 5 năm sau mới cho thu hoạch, trong 5 năm đầu đó các hộ trồng quế lấy nguồn thu nhập từ đâu để sản xuất và sinh hoạt. Vấn đề đặt ra đối với các hộ gia đình đó là nguồn vốn để phát triển, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng và hơn thế nữa là khi có vốn người dân có thể mở rộng diện tích trồng quế, để người dân hàng
  50. 44 năm đều có quế đủ độ tuổi thu hoạch đáp ứng nhu cầu sản xuất và thu nhập cho người dân. 4.7.1. Nhu cầu và mục đích vay vốn của các hộ trồng quế Bảng 4.9 Thông tin chung của các hộ điều tra. (ĐVT: Hộ) Chỉ tiêu ĐVT BQ chung 1. Số hộ điều tra Hộ 30 2. BQ nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 5,07 3. BQ lao động/hộ Lao động/hộ 2,80 4. BQ nhân khẩu/lđ NK/LĐ 1.84 5. Trình độ VH chủ hộ 30 100% Cấp 1 7 23,33 Cấp 2 14 46,67 Cấp 3 9 30 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2017) * Nhận xét: Qua số liệu điều tra 30 hộ sản xuất quế tại huyện Văn Yên cho thấy, có tổng số nhân khẩu là 152 khẩu. Số nhân khẩu bình quân mỗi hộlà 5.07 nhân khẩu/hộ, con số này khẳng định qui mô gia đình không lớn lắm. Tổng số lao động là 84 lao động, còn lại 69 khẩu ngoài độ tuổi lao động hoặc là chưa đến tuổi lao động. Bình quân lao động cũng có sự sắp xếp theo thứ tự giống bình quân nhân khẩu/hộ, số bình quân lao động của mỗi hộ gia đình là 2,80 lao động. Trong một gia đình có thể có 4 đến 5 nhân khẩu thì chỉ có 2 đến 3 lao động chính. Trong đó trình độ văn hóa của chủ hộ chủ yếu là mức trung học cơ sở và trung học phổ thông, bình quân chung ở trung học cơ sở là 14 hộ chiếm 46,67%, trung học phổ thông 9 hộ chiếm 30%, còn lại tiểu học có 7 hộ chiếm 23,33%.
  51. 45 Qua bảng số liệu phân tích các khoản thu nhập của các hộ trồng quế tại huyện Văn Yên chúng ta thấy được rằng nguồn thu chủ yếu của các hộ dân ở đây đều dựa vào cây quế, nguồn thu nhập của người dân ổn định vào những tháng 1,2,3 và tháng 7,8,9 là những tháng thu hoạch quế. Còn lại các tháng trong năm người dân có nguồn thu nhập rất thấp vào chăn nuôi và trồng trọt. Bảng .4.10. Mục đích vay vốn của các hộ khảo sát (ĐVT: hộ) STT Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Đầu tư mua phân bón cho cây quế 5 16,67 Đầu tư mua đất (đất đồi) để mở rộng trồng 2 2 6,67 quế Xây dựng cơ sở hạ tầng + chi phí cho sinh 3 3 10 hoạt hàng ngày 4 Đầu tư mua máy móc trồng trọt 11 36,67 5 Đầu tư mua cây giống + thuốc bảo vệ thực vật 7 23,33 6 Các khoản đầu tư khác 2 6,67 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2017.) Qua Bảng số liệu trên cho ta thấy rằng mục đích vay vốn của các hộ điều tra tại huyện Văn Yên là rất thiết thực cho quá trình sản xuất cũng như phát triển cây quế. Người dân trồng quế ở đây nguồn thu chủ yếu dựa vào cây quế, giá trị cây quế đem lại là rất lớn. Nhưng khó khăn ở đây là thời gian đầu tư cho cây quế là thời gian dài vì vậy nguồn vốn là yếu tố rất quan trọng. Khi có nguồn vốn trong tay người dân có thể đầu tư mua đất để có thể mở rộng diện tích, trong tổng số 30 hộ gia đình điều tra thì có 02 hộ muốn có mục đích vay vốn để để mở rộng diện tích trồng quế chiếm 6,67%. Trong đó, có 03 hộ vay vốn với mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm xây dựng sân phơi quế, đường xá đi lại thuận lợi cho việc vận chuyển, thu hoạch quế và sinh hoạt
  52. 46 hàng ngày chiếm 10%, 05 hộ vay vốn với mục đích mua phân bón để phục vụ chăm sóc cho cây quế chiếm 16,67% và tiếp theo là 23,33% là số hộ vay vốn để đầu tư cây giống và cao nhất số hộ có nhu cầu mua máy móc để tham gia quá trình trồng trọt chiếm 36,67%. Như vậy trong tổng số 30 hộ tham gia điều tra thì có tất cả 30 hộ điều có nhu cầu vay vốn để tham gia sản xuất và nhất tham gia trồng trọt và sản xuất cây quế. Bảng 4.11. Mức vay của các hộ khảo sát tại huyện Văn Yên (ĐVT: hộ) Phân tổ mức vay Tổng số hộ (triệu đồng) Số hộ Tỷ lệ (%) 20 03 10 25 03 10 30 08 26,67 100 07 23,33 150 04 13,33 250 03 10 400 02 6,67 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2017) Qua bảng số liệu ta có thể thấy rằng trong tổng số 30 hộ gia đình được điều tra thì 100% số hộ điều có nhu cầu vay vốn để tham gia sản xuất. Trong đó, số hộ vay với mức cao 400.000.000đ là 02 hộ chiếm 6,67%; tiếp theo là hộ vay với mức 20.000.000đ; 25.000.000đ và 250.000.000đ cùng chiếm tỷ lệ 10%. Chiếm tỷ lệ cao nhất 26,67% là số hộ vay với mức 30.000.000đ. Qua đó chúng ta có thể thấy rằng nhu cầu vay vốn của các hộ hộ trồng quế tại huyện Văn Yên là rất cao. Nguồn vốn là rất quan trong để người dân đầu tư vào phân bón, thuốc bảo vệ thực vậy, đầu tư trang thiết bị máy móc, xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm năng cao năng xuất và thuận lợi cho việc sản xuất.
  53. 47 4.7.2. Nguồn vay vốn, lãi xuất và kỳ hạn Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều ngân hàng tín dụng, nhưng trong đó có một số ngân hàng thông dụng nằm trên địa bàn huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái bao gồm: Bảng 4.12. Nguồn vay vốn TT NGUỒN VAY VỐN LÃI XUẤT KỲ HẠN 1 Ngân hàng Nông nghiệp phát 8,5%/năm 60 tháng triển nông thôn 2 Ngân hàng Chính sách xã hội Tùy thuộc đối Viêt Nam tượng vay 3 Ngân hàng công thương 8,0%/năm 180 tháng 4 Ngân hàng ngoại thương 7,8%/năm 180 tháng 5 Ngân hàng Đầu tư và phát 7,7%/năm 240 tháng triển 6 Tín dụng đen 10%/năm Không thời hạn 7 Vay người thân Không lãi xuất Không xác định thời hạn (Nguồn: số liệu điều tra tại huyện Văn Yên) Lãi suất vay vốn ngân hàng Chính sách xã hội luôn có nhiều ưu đãi hấp dẫn dành cho mọi đối tượng khách hàng.Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP) được thành lập không vì mục đích lợi nhuận, để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác của xã hội.Vì vậy, lãi suất cho vay ưu đãi đối với các đối tượng là rất thấp, có thể nói là thấp nhất trên thị trường ngân hàng về khoản cho vay tính lãi. Vì vậy đối với đối tượng nghèo lãi xuất sẽ 6,6%/năm, các hộ nghèo theo Quyết định 30a sẽ có lãi xuất 3,3%/năm, đối với gia đình cận nghèo lãi xuất 7,92%/năm, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 6,6%/năm
  54. 48 Một số ngân hàng có lãi xuất thấp như Ngân hàng Đầu tư và phát triển với lãi xuất 7,7%/năm, 7,8%/năm là lãi xuất của Ngân hàng Ngoại thương và 8,0%/năm là lãi xuất của Ngân hàng Công thương và tiếp đến lãi xuất là của Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn với lãi xuất 8,5%. Cao nhất đó là vay tín dụng đen đó là nguồn vay với lãi xuất rất cao 10%/năm và có thể là cao hơn vậy. Ngoài ra, các hộ dân khi cần gấp và số tiền đó không quá to thì các hộ dân thường vay người thân trong gia đình hoặc bạn bè, với nguồn vay như thế này không có lãi xuất và không quy định kỳ hạn nhất định chỉ là do sự thống nhất của người cho vay và người vay. * Các biện pháp ứng phó khi mất cân đối chi tiêu của hộ Bảng: 4. 13. Biện pháp ứng phó của hộ dân khi mất cân đối chi tiêu TT TIÊU CHÍ Số hộ Tỷ lệ 1 Vay ngân hàng 3 10% 2 Vay người thân 13 43,33% 3 Vay nhanh (tín dụng đen) 5 16,67% 4 Bán tài sản có giá trị 9 30% (Nguồn: số liệu điều tra tại huyện Văn Yên) Qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy rằng khi mất cân đối trong chi tiêu người dân họ sẽ lựa chọn phương án vay của người thân chiếm tỷ lệ cao 43,33 %, tiếp theo phương án bán tài sản có giá trị chiếm 30%, tiếp theo là phương án vay tín dụng đen, phương án này người vay không mất nhiều thời gian mà có thể vay được ngay nhưng với cách thức này lãi xuất rất cao và độ rủi ro sẽ cao và thấtp nhất đó là vay ngân hàng chiếm tỷ lệ 10%. Sở dĩ người dân họ không lựa chọn phương án vay ngân hàng vì thủ tục vay rất rườm rà, thời gian đợi lâu và quan trọng hơn là đa số người dân đi vay chưa thật sự am hiểu nhiều về chính sách vay vốn nên trong quá trình vay rất lúng túng.
  55. 49 4.7.3. Rào cản của ngân hàng tín dụng với hộtrồng quế . + Rào cản về trình độ văn hóa: Trình độ văn hóa trên địa bàn còn thấp, trong điều tra ngẫu nhiên 30 hộ thì cấp tiểu học là 07 hộ chiếm 23.33%, cấp trung học cơ sở là 14 hộ chiếm 46,67% và cấp trung học phổ thông là 09 hộ chiếm 30% như vậy ta thấy rằng trình độ văn hóa của người dân trên địa bàn còn thấp nên đó là một trong những cái rào cản lớn trong tiếp cận vay vốn tín dụng của ngân hàng. + Rào cản về ưu đãi: Chính phủ có chính sách ưu đãi giảm lãi xuất vay cho các hộ nghèo nhưng một số hộ nghèo không có nhu cầu vay trong khi đó những hộ không nằm trong diện chính sách ưu đãi lại muốn vay nhưng không được vay. +Rào cản sợ mắc nợ của nông hộ ở địa phương: Đây là tâm lý chung cho các hộ dân ở địa phương, họ sợ khi vay vốn để đâu tư vào phát triển sản xuất nông nghiệp rủi ro cao nếu thấp bại họ sẽ không có tiền trả lại ngân hàng. +Rào cản từ chính phía ngân hàng: Thủ tục rườm rà từ ngân hàng khiến người dân phải trờ đợi lâu, Một số ngân hàng vay phải thế chấp bằng sổ đỏ. +Rào cản từ các cơ quan chính quyền tại địa phương: Các cơ quan tại địa phương chưa thật sự quan tâm đến nhu cầu cần vốn của hộ nông dân. Cung cấp thông tin của ngân hàng đến người nông dân chưa thật sự hiệu quả. 4.8.Giải pháp phát triển trồng Quế tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái 4.8.1. Giải pháp tăng cường tiếp cận các nguồn vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn góp phần phát triển cây Quế nói riêng và phát triển kinh tế nông hộ trồng quế tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. a, Nâng cao hiểu biết của hộ nông dân về hoạt động vay và cho vay. Trình độ dân trí thấp là rào cản hạn chế các hộ nông dân tiếp xúc cũng như cập nhật thông tin. Do vậy vẫn còn một tỷ lệ đáng kể hộ nông dân chưa nắm rõ điều kiện vay, thủ tục cho vay, lãi suất, các khoản phải trả, quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi vay vốn Để giúp họ, đặc biệt là hộ trung bình và hộ nghèo tiếp
  56. 50 cận một cách tốt hơn với nguồn TDCT, ngoài việc các tổ chức TDCT tìm mọi biện pháp để cung cấp vốn thì cần có những biện pháp giúp hộ nông dân nắm rõ những thông tin về hoạt động cho vay thông qua các hình thức phổ biến, tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức, hiểu biết cho người dân. b. Củng cố vai trò của tổ chức đoàn thể. Nghiên cứu thực tế ở xã cho thấy, các tổ chức đoàn thể như HPN, HND, HCCB và ĐTN có vai trò quan trọng trong việc tiếp cận TDCT của hộ. Các tổ chức này hoạt động mạnh và có hiệu quả thì người dân sẽ dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn TDCT hơn. Hầu hết các hộ nông dân nghèo, cận nghèo và trung bình thường vay theo hình thức tín chấp, thông qua các tổ chức đoàn thể quần chúng. Do đó để cung cấp vốn cho người dân nhiều hơn đặc biệt là các hộ nghèo và trung bình để họ làm ăn thoát khỏi nghèo đói, góp phần phát triển kinh tế thì cần phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức xã hội. Ngoài ra các cơ quan quản lý hướng dẫn người dân tiếp cận nguồn vốn như thế nào là tốt nhất, nhanh nhất thì phải kêu gọi đầu tư, đầu tư không nên chỉ ở mức giới thiệu mời gọi đầu tư đơn thuần cần chủ động thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư bằng cách tích cực đưa sản phẩm quế ra các hội chợ thương mại trong nước và quốc tế để quảng bá và xây dựng thương hiệu quế Văn Yên. Bên cạnh đó, chủ động tổ chức những buổi hội thảo giới thiệu sản phẩm quế Văn Yên, hội chợ giới thiệu sản phẩm nông lâm sản địa phương. Nhất thiết cần phải khiến các nhà đầu tư thấy rõ được tầm quan trọng của mặt hàng quế trên thị trường Thế giới., vị trí của quế Văn Yên trên thị trường quế Việt Nam và giá trị tiềm năng mà sản phẩm này đem lại. c. Tăng cường mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng chính thức với các tổ chức xã hội. Các tổ chức xã hội có số hội viên đông đảo, có kinh nghiệm trong công tác vận động quần chúng, có đội ngũ cán bộ nhiệt tình. Cán bộ tín dụng có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng nhưng họ lại không
  57. 51 hiểu rõ đời sống của người nông dân và vai trò của các tổ chức xã hội trong việc phân phối mở rộng và quản lý khách hàng nhất là các hộ nghèo. Do vậy, việc phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng với các tổ chức xã hội sẽ mang lại thuận lợi cho cả bên đi vay và bên cho vay. Cán bộ tín dụng cần được trang bị kỹ năng về quản lý, giám sát các nhóm tín dụng tiết kiệm. Cán bộ của các tổ chức xã hội cần hiểu biết về quy trình và thủ tục cho vay vốn. d. Hoàn thiện quy trình thủ tục cho vay. Các tổ chức TDCT cần cải tiến thủ tục cho vay theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với trình độ người dân, tránh tình trạng hộ nông dân phải đi lại nhiều lần và chờ đợi quá lâu. Bên cạnh đó việc tăng quy mô vốn vay trung và dài hạn đối với các hộ hoạt động hiệu quả là cần thiết. Ngoài ra, cơ chế cho vay bằng hiện vật như giống, phân bón cho nông dân nghèo cần được khuyến khích để bảo đảm vốn vay được sử dụng đúng mục đích. Các tổ chức TDCT cũng cần có một cơ chế lãi suất hợp lý, mềm dẻo cho phù hợp với từng đối tượng vay. 4.8.2. Mở rộng quy hoạch vùng trồng nguyên liệu Bên cạnh việc quy hoạch vùng trồng quế tại khu vực các xã vùng cao của huyên Văn Yên là Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ, Xuân Trầm, Mỏ Vàng, Nà Hẩu, Quang Minh, Viễn Sơn và Đại Sơn, những nơi có điều kiện phù hợp nhất với sự phát triển và sinh trưởng của cây quế tạo nên sản phẩm quế có chất lượng cao, cần mở rộng vùng trồng nguyên liệu chuyên biệt cung cấp cành và lá quế cho các nhà máy chế biến tinh dầu tại các xã, thị trấn lân cận các nhà máy chế biến tinh dầu quế đặt tại Đông Cuông, Hoàng Thắng và Dụ Thượng. Cây quế tại vùng quy hoạch trồng làm nguyên liệu chế biến tinh dầu sẽ chỉ trồng trong thời gian ngắn để tận thu cành, lá và thânh quế nhỏ phụ vụ sản xuất tinh dầu quanh năm.
  58. 52 4.8.3. Tăng cường khả năng ứng dụng khoa học công nghệ Đối với vùng trồng nguyên liệu, bên cạnh những kinh nghiệm trồng quế lâu năm của bà con địa phương, cần áp dụng mạnh mẽ hơn nữa tiến bộ khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ trong phương pháp chọn giống cũng như kỹ thuật gieo trồng. Mạnh dạn áp dụng những nguyên cứu về giống quế mới trên cơ sở phát triển nguồn gen quý nhưng cho năng suất tinh dầu cao và thực tế. Bên cạnh đó, thực nghiệm những nguyên cứu về quá trình sinh trưởng như những yêu cầu về yêu cầu dinh dưỡng, mật đồ trồng, ánh sáng, độ ẩm của quế vào thực tế để phát huy tối đa khả năng phát triển của quế. Đặc biệt chú ý phổ cập và lan rộng hình thức nông - lâm kết hợp trong 3 năm đầu, trồng quế xen kẽ trồng sắn để tăng bóng dâm cho quế hạn chế cây bụi mọc, giữ đất giữ nước và hơn nữa tăng thu nhập cho bà con trồng quế 4.8.4. Về công tác khuyến nông Hiện nay đối với người nông dân thì vấn đề tập huấn khuyến nông cũng đang trở thành nhu cầu cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh của gia đình cũng như của xã hội. Mặc dù việc tổ chức tập huấn không nhiều nhưng tập huấn khuyến nông đã góp phần nâng cao trình độ hiểu biết của người dân về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng. Để công tác tập huấn khuyến nông ngày càng được nông dân quan tâm thì trạm khuyến nông cần: - Nâng cao số lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc quế và phòng trừ sâu bệnh cho nông dân, số lớp phải phù hợp với cơ cấu cây trồng của địa phương. Kiến thức về trồng và chăm sóc quế là rất cần thiết vì vậy sự tăng cường tập huấn về cây quế là cần thiết. - Cần đổi mới công tác biên soạn tài liệu và phương pháp giảng dạy tập huấn sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của người nông dân. Do điều kiện ở nông thôn trình độ dân trí có hạn nên người nông dân rất hay quên, do đó cơ quan khuyến nông cần phải biên soạn tài liệu dưới dạng các tờ rơi và
  59. 53 phải có tính gợi nhớ, chẳng hạn như tỷ lệ bón phân cho quế có thể in trên tờ lịch hàng năm và phát cho dân. - Thành phần được tham gia tập huấn cũng cần phải quan tâm, như mỗi thôn, đội bao nhiêu hộ được tham gia tập huấn, và các hộ này phải được chọn điểm có sự phân bố đều trong thôn, đội để sau khi tập huấn, các hộ nông dân có thể trao đổi, truyền đạt cho nhau những kiến thức khuyến nông đã được tập huấn, đó là tác động lan truyền trong cộng đồng dân cư. Ngoài ra, chúng ta cần phải quan tâm đến việc xác định đối tượng để đào tạo, nếu trong điều kiện kinh phí cho phép chúng ta có thể mở rộng đối tượng được tham gia tập huấn, ngược lại có thể tập huấn cho khuyến nông viên xã, thôn, cán bộ của hội nông dân, hội phụ nữ và các hộ nông dân tiên tiến để sau khi tập huấn, các thành phần này có thể là những hạt nhân trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất quế nói riêng. - Tăng cường tổ chức các buổi hội thảo đầu bờ. Do đặc điểm của nông dân thường có trình độ dân trí thấp, nên tiếp thu những kiến thức tập huấn trong lớp khó hơn tập huấn khuyến nông tổ chức theo hình thức hội thảo đầu bờ. Cho nên, chúng ta cần phân loại nông dân theo trình độ học vấn để lựa chọn hình thức tập huấn cho phù hợp sẽ có hiệu hiệu quả hơn. - Do sản xuất nông nghiệp mang tính chất thời vụ, nên việc tổ chức các lớp tập huấn về nội dung, thời gian tập huấn phải phù hợp với thời vụ của sản xuất nông nghiệp. - Chú ý quan tâm xây dựng và triển khai các mô hình trình diễn, là nơi điển hình cho các nông dân khác học tập và làm theo mô hình, do thực tế sản suất cũng là môi trường đào tạo. Mặt khác, đa số các hộ nông dân sản xuất quế học hỏi kinh nghiệm của những hộ nông dân tiên tiến và kinh nghiệm của những hộ nông dân đã trồng quế lâu năm, các thông tin có tính chất tác động lan truyền và người nông dân luôn có kỳ vọng rằng nâng cao năng xuất cây trồng, kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất, do đó việc triển khai thực
  60. 54 hiện các mô hình trình diễn, có tác động rất lớn đến các hộ nông dân. Để công tác triển khai mô hình trình diễn thực sự đem lại hiệu quả cao, công tác lựa chọn mô hình trình diễn phải đáp ứng được yêu cầu thực tế, đáp ứng được nguyện vọng của nông dân. - Các hộ nông dân nên thành lập thành hội những người sản xuất, ví dụ như hội những người trồng quế thông qua hội thì người dân có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau dễ dàng hơn, liên kết lại để chống sự ép giá của tư thương vào lúc thu hoạch, sự ép giá vật tư vào lúc chăm sóc nhưng để làm được điều này cần có sự hỗ trợ và quan tâm của các cấp chính quyền địa phương của huyện và của tỉnh. - Các hộ nên chú ý thâm canh đồi quế, mục đích của thâm canh đồi quế là làm cho cây sinh trưởng phát triển nhanh, năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt. Muốn đạt được mục đích này trước hết các hộ gia đình phải chú ý vấn đề chọn giống tốt, sinh trưởng phát triển phù hợp trong điều kiện địa phương mình. Sau khi chọn giống tốt thâm canh cây quế cần chú ý các khâu: + Cách trồng, mật độ khoảng cách thích hợp. + Vì người dân trong xa hầu hết không sử dụng phân bón, đây cũng là một điểm hạn chế đến sinh trưởng của cây quế nên cần hướng dẫn người dân cách bón phân hợp lý đảm bảo cây đủ dinh dưỡng để sinh trưởng phát triển. + Phòng trừ sâu bệnh kịp thời, thường xuyên, để hạn chế tác hại của sâu bệnh đối với diện tích sản xuất. - Các hộ gia đình nên trông xen sắn vào đồi quế của mình trong giai đoạn kiến thiết, ngoài mục đích tăng thêm thu nhập cho hộ còn làm hạn chế cỏ dại mọc trong đồi quế của mình, trống sói mòn những năm cây quế còn nhỏ. Nhưng trước khi thực hiện trồng xen cần thực hiện trồng quế với mật độ thích hợp, sắn trồng với mật độ thấp và trong quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch sắn cần tránh tác động trược tiếp vào cây quế.
  61. 55 - Một hoạt động không kém phần quan trọng là khi kết thúc mỗi đợt tập huấn, mỗi vụ, mỗi năm cần phải tổng kết đánh giá kết quả hoạt động của công tác khuyến nông, rút ra bài học kinh nghiệm để có cơ sở triển khai các lớp tiếp theo có hiệu quả hơn. 4.8.5. Tăng cường khối liên kết ngành tại địa phương Trong nội bộ ngành quế Văn Yên, cần có sự hợp tác giữa các khu vực trồng, sản xuất, chế biến và kinh doanh thông qua Hiệp hội trồng, sản xuất, chế biến và kinh doanh quế Văn Yên. Các bộ phận này phải có mối liên hệ mặt thiệt và hỗ trợ lẫn nhau. Do khu vực sản xuất và kinh doanh thường bao gồm những đơn vị có tiềm lực kinh tế mạnh hơn nên đây sẽ là bộ phận giữ mối liên kết hỗ trợ và tạm ứng về vốn cho khu vực trồng cây nguyên liệu theo cam kết và hợp đồng thu mua sản phẩm có trước. Hơn thế nữa, cần tận dụng những mối liên kết ngành quế với các ngành sản xuất khác trên địa bàn huyện Văn Yên nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung. Một trong số những mối liên kết có thể vận dụng đó là liên kết ngành quế với các Nhà máy sản xuất giấy của dịa phương để cùng nghiên cứu sản xuất ra sản phẩm giấy đa dụng hương quế
  62. 56 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận - Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn thu nhập mà cây quế mang lại cho người dân tại huyện Văn Yên là vô cùng lớn, đảm bảo an sinh cuộc sống cho người dân. Nguồn thu mà cây quế đem lại sau lần 3 lần thu tỉa là 2.390.000.000 đồng, trong đó chi phí chăm sóc, thu tỉ và các khoản chi khác là 134.750.000 đồng. Nguồn lợi nhuận có được đó là 2.255.250.000 đồng - Thu nhập của người dân thể bị ảnh hưởng rất lớn bởi cây quê, trong những tháng 1,2,3 và 7,8,9 là những tháng thu hoạch quế, những tháng đó người dân có nguồn thu nhập cao hơn rất nhiều so với những tháng không thu hoạch quế. Trong khi đó các khoản chi tiêu của người dân các tháng trong năm là rất cao. Từ đó dẫn đến sự mất cân đối trong thu nhập và chi tiêu của người dân trồng quế tại huyện Văn Yên. - Các biện pháp của người dân khi bị mất cân đối trong thu chi: trong tổng số 30 hộ điều tra thì có tới 13 hộ chọn biện pháp vay vốn người thân, chiếm tỷ lệ cao nhất 43,33%; thấp nhất là biện pháp vay ngân hàng chiếm tỷ lệ 10%. - Nhu cầu vay vốn của người trồng quế là rất cao trong tổng số 30 hộ điều tra thì 30 hộ điều có nhu cầu vay vốn với các mục đích sử dụng khác nhau: Trong 30 hộ có 11 hộ vay vốn với mục đích đầu tư mua máy móc trồng trọt, chiếm tỷ lệ 36,66%; 07 hộ vay vốn với mục đích đầu tư mua cây giống và thuốc bảo vệ thực vật, chiếm tỷ lệ 23,33%; 05 hộ vay vốn để đầu tư mua phân bón, chiếm tỷ lệ 16,67%; 03 hộ vay vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng và chi phí cho sinh hoạt hàng ngày, chiếm tỷ lệ 10% và 6,67% các hộ vay vốn để đầu tư mua đất mở rộng diện tích trồng quế. Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy được nhu cầu vay vốn của người trồng quế là rất cao. Rào cản để người trồng quế tiếp cận được nguồn vốn vay từ các ngân hàng tín dụng là rất lớn, từ đó cần có những biện pháp cụ thể và
  63. 57 thích hợp để người trồng quế tiếp cận được nguồn vốn vay để tăng năng xuất và thu nhập. 5.2. Kiến nghị 5.2.1. Đối với ngân hàng Các ngân hàng tín dụng cần linh hoạt hơn trong công tác giải ngân tới tay của nông hộ, lượng vốn vay cần cho mức vay tối đa lớn hơn đối với các hộ nghèo và cận nghèo, cần có kế hoạch cho vay vốn cụ thể đến từng đối tượng cụ thể để đáp ứng được nhu cầu mong muốn được vay vốn tín dụng của các đối tượng. Ngân hàng cần cân nhắc cho vay đối với các hộ có giá trị đất sản xuất lớn nhưng chưa có sổ đỏ, vì lượng vốn vay được của các hộ này chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và kinh doanh của chủ hộ. Trong quá trình vay vốn, cán bộ ngân hàng cần phải tư vấn hỗ trợ cách thứ sử dụng vốn sao cho có hiểu quả cao nhất thay vì chỉ nhắc nhở các nông hộ đóng lãi đúng thời hạn. Vì trên thực tế một số nông hộ vay vốn nhưng chưa biết sử dụng nguồn vốn sao cho phù hợp nên dẫn đến tình trạng một số hộ không có tiền để trả nợ ngân hàng vì họ sản xuất lỗ vốn, bắt buộc phải vay thêm từ ngân hàng hay các nguồn tín dụng phi chính thức khác để trả nợ ngân hàng, họ sẵn sàng chấp nhận vay vốn với lãi suất rất cao. Các ngân hàng nói chung và cán bộ ngân hàng nói riêng, nên thường xuyên tiếp xúc với người dân để hiểu được mong muốn và nhu cầu của người dân và có thể tuyên truyền, giới thiệu mọi ưu đãi của ngân hàng đến với người nông dân để khi người nông dân có nhu cầu vay vốn họ sẽ tìm đến nguồn vốn tín dụng chính thức. 5.2.2. Đối với chính quyền địa phương Chính quyền địa phương cố gắng tạo điều kiện và giúp đỡ các hộ nông dân hoàn thiện hồ sơ sổ đổ để họ có thể dùng để thế chấp với các khoản vay vốn lớn từ ngân hàng.Chính quyền địa phương đóng vai trò là phương tiện cầu nối giữa hộ nông dân với ngân hàng vì vậy sự tiếp cận nguồn vốn vay của các hộ nông dân phụ thuộc rất lớn vào chính quyền địa phương.
  64. 58 Chính quyền địa phương cần tư vấn, hỗ trợ các nông hộ về mặt kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi, nhất là bên mạng cán bộ khuyến nông, cần quan tâm đến tình hình sản xuất và chăn nuôi của hộ nông dân hơn. Đối với hộ có mô hình sản xuất và chăn nuôi hiệu quả, cán bộ địa phương nên phổ biến mô hình đó đến với nhiều hộ trong địa phương để học hỏi kinh nghiệm, cùng nhau sản xuất và phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn CNH-HĐH hiện nay, sự phát triển của nền kinh tế đóng vai trò quyết định của sự phát triển chung toàn xã hội. Thực tế, hàng loạt chính sách hỗ trợ từ phía các cơ quan chức năng đã góp phần cho tín dụng nông nghiệp nông thôn nói chung và tín dụng cho hộ gia đình nông thôn nói riêng phát triển. Quy trình, nghiệp vụ cho vay trong việc tiếp cận khách hàng, thẩm định rủi ro, giải ngân và giám sát mục đích sử dụng vốn, thu nợ được hoàn thiện, xử lý nhanh chóng. Tỷ lệ nợ xấu cho vay nông nghiệp nông thôn nói chung luôn ở mức thấp hơn 3% theo yêu cầu của NHNN và thấp hơn tỷ lệ nợ xấu của ngành Ngân hàng. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn tín dụng cho nông nghiệp nông thôn còn một số hạn chế như: Thứ nhất, nguồn vốn cung ứng tín dụng cho nông nghiệp nông thôn tập trung chủ yếu ở một số ngân hàng có chức năng đặc thù phát triển nông nghiệp nông thôn (Agribank), thực hiện vai trò chính sách xã hội (NHCSXH) hoặc do các tổ chức tài chính vi mô nhỏ lẻ cung ứng. Quá trình cấp tín dụng nhiều lúc còn mang tính hỗ trợ tạm thời theo hướng trợ cấp chính sách hơn là phát huy vai trò thực sự của dòng vốn tín dụng đúng nghĩa. Thứ hai, khu vực nông nghiệp nông thôn vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là các biến động bất thường từ thị trường nông sản hay các yếu tố bất khả kháng như thiên tai. Điều này làm giảm động lực cung ứng vốn cho hộ gia đình nông thôn từ hệ thống cung ứng tín dụng đồng thời làm hạn chế hiệu quả từ nguồn tín dụng hiện tại đang được cung ứng. Thứ ba, tại các khu vực nông thôn hiện nay, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa phát huy được lợi thế theoquy mô, chưa