Khóa luận Những chuyển biến về quyền hôn nhân và tài sản của phụ nữ Việt Nam thời cận đại từ góc độ pháp luật qua Hoàng Việt luật lệ và dân luật Bắc Kì 1931

pdf 40 trang thiennha21 16/04/2022 5941
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Những chuyển biến về quyền hôn nhân và tài sản của phụ nữ Việt Nam thời cận đại từ góc độ pháp luật qua Hoàng Việt luật lệ và dân luật Bắc Kì 1931", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nhung_chuyen_bien_ve_quyen_hon_nhan_va_tai_san_cua.pdf

Nội dung text: Khóa luận Những chuyển biến về quyền hôn nhân và tài sản của phụ nữ Việt Nam thời cận đại từ góc độ pháp luật qua Hoàng Việt luật lệ và dân luật Bắc Kì 1931

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN HOÀNG ANH NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ QUYỀN HÔN NHÂN VÀ TÀI SẢN CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI TỪ GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT QUA HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ VÀ DÂN LUẬT BẮC KÌ 1931 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN HOÀNG ANH NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ QUYỀN HÔN NHÂN VÀ TÀI SẢN CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI TỪ GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT QUA HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ VÀ DÂN LUẬT BẮC KÌ 1931 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH LUẬT HỌC Hệ đào tạo: chính quy Khóa: QH- 2016-L Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Duyên Thảo HÀ NỘI, 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả ghi trong niên luận hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố. Các quan điểm, ý kiến của các tác giả khác được nêu trong khóa luận đã được trích dẫn và ghi nguồn rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình NGƯỜI CAM ĐOAN Trần Hoàng Anh i
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv MỞ ĐẦU 1 1.Lý do nghiên cứu đề tài 1 2.Tình hình nghiên cứu 2 3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3 4.Phạm vi nghiên cứu 3 5.Ý nghĩa và thực tiễn 4 6.Bố cục của luận văn 4 Chương 1 VÀI NÉT VỀ HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ VÀ BỘ DÂN LUẬT BẮC KÌ 1931 5 1.1.Hoàng Việt Luật Lệ 5 1.2.Bộ Dân Luật Bắc Kì 1931 8 Kết luận chương 1 12 Chương 2 TỪ HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ ĐẾN DÂN LUẬT BẮC KÌ 1931 – BƯỚC CHUYỂN BIẾN RÕ RỆT VỀ QUYỀN HÔN NHÂN VÀ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI 13 2.1. Quyền về hôn nhân 13 2.1.1. Quyền đính ước và kết hôn 13 2.1.2. Quyền li hôn 16 2.1.3. Quyền tái hôn 19 2.2. Quyền về tài sản 20 2.2.1. Tài sản trong quan hệ hôn nhân 21 2.2.2. Tài sản trong quan hệ thừa kế 23 Kết luận chương 2 26 Chương 3 NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ QUYỀN HÔN NHÂN VÀ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI 27 ii
  5. 3.1. Nguyên nhân của sự chuyển biến về quyền hôn nhân và tài sản của người phụ nữ Việt Nam thời cận đại 27 3.2 Những giá trị khoa học khi nghiên cứu về quyền hôn nhân và tài sản của người phụ nữ Việt Nam thời cận đại dưới góc độ pháp luật trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay 29 KẾT LUẬN 31 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 iii
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT HVLL: Hoàng Việt Luật Lệ DLBK 1931: Dân Luật Bắc Kì 1931 XHCN: Xã hội Chủ nghĩa NNPQ: Nhà nước quyền Nxb: Nhà xuất bản iv
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu đề tài Phụ nữ Việt Nam là nguồn nhân tố quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của xã hội Việt Nam. Lịch sử đã và luôn minh chứng sự hiện diện của phu nữ trong các vai trò quan trọng của xã hội. Địa vị của người phụ nữ Việt Nam thường xuyên biến đổi thăng trầm trong mỗi thời kỳ lịch sử. Trong các triều đại phong kiến nước ta quyền và địa vi cơ bản của người phụ nữ chịu rất nhiều hạn chế, pháp luật thời kỳ này cũng thường đưa ra rất nhiều những quy định ngặt nghèo về người nam và người nữ trong gia đình và xã hội. Một xã hội mang tính phụ quyền trong đó xác định rõ ràng giữa nam và nữ về đẳng cấp (nam tôn nữ ti), quyền lực (nam chủ nữ tòng), phạm vi hoạt động (nam ngoại, nữ nội) kèm theo đó là một loạt hạn chế về quyền lợi cũng như những đòi hỏi bất bình đẳng đối với nữ giới về tam tòng tứ đức, về tiết hạnh và phục tùng. Những quy định này khiến người phụ nữ phong kiến phải chịu thiệt thòi về mọi mặt của đời sống trong tương quan với nam giới. Lịch sử cận đại Việt Nam được đánh dấu bằng sự kiện thực dân Pháp nổ sung tấn công xâm lược Việt Nam năm 1858. Đây là một giai đoạn khá ngắn so với các giai đoạn lịch sử khác trong tiến trình lịch sử của nước ta và là một trong những giai đoạn lịch sử để lại nhiều điểm lắng nhất, thời điểm mà Việt Nam dần bước từ cái cũ sang cái mới, thời điểm địa vị và vai trò của người phụ nữ có những chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc trong xã hội. Những chuyển biến này đã bước đầu tạo nên một bước ngoặt trong quan niệm xã hội về quyền lợi, địa vị và vai trò của người phụ nữ. Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu xoay quanh đề tài phụ nữ Việt Nam thời trung đại tuy nhiên, các nghiên cứu về đề tài này ở thời cận đại không có nhiều lắm. Trong đề tài nghiên cứu của mình, tôi muốn hướng đến sự chuyển biến về 1
  8. địa vị của người phụ nữ trên phương diện pháp luật. Khi xem xét đến các quy định liên quan đến phụ nữ qua các quy định về quyền hồn nhân và gia đình và quyền tài sản trong Bộ Dân Luật Bắc Kỳ 1931, có thể nhận thấy những thay đổi đáng kể so với các quy định dành cho phụ nữ Việt Nam thời phong kiến. Để làm rõ những thay đổi này, nghiên cứu sẽ tiến hành so sánh nội dung tương ứng trong bộ “Dân luật Bắc Kỳ” với “Hoàng Việt Luật Lệ” nhằm tìm hiểu quan niệm về quyền phụ nữ đã có những biến chuyển như thế nào trong tư duy pháp luật ở nước ta thời cận đại, coi đây là một tấm gương phản chiếu những chuyển biến trong quan niệm chug về phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn này. 2. Tình hình nghiên cứu Việc nghiên cứu về quyền lợi của người phụ nữ trong thời kỳ phong kiến nhà Nguyễn và thời cận đại Việt Nam đã được đặt ra từ lâu nhưng kết quả vẫn còn khiêm tốn, nhất là sự chuyển biến về quyền và địa vị của người phụ nữ trong thời kì này hầu như chưa có ai để ý đến. Cụ thể là chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này, nếu có, chỉ có thể tìm được một số công trình nghiên cứu về một khía cạnh nào đó liên quan đến hôn nhân, tài sản của một trong hai thời kì nếu trên. Dưới thời phong kiến chưa thấy có công trình nghiên cứu nào về pháp luật triều Nguyễn, đặc biệt là Hoàng Việt Luật Lệ. Chỉ đến thời Pháp thuộc, cùng với việc dịch thuật hộ bộ luật này ra tiếng Pháp, một số tác giả đã chú giải nó và nghiên cứu về Hoàng Việt Luật Lệ mới bắt đầu. Tuy nghiên nghiên cứu riêng về người phụ nữ hoàn toàn không có. Đến mãi đầu năm 2005, trên cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, TS. Huỳnh Công Bá đã xuất bản tác phẩm: Hôn nhân và gia đình trong pháp luật triều Nguyễn. Quyền của người phụ nữ Việt Nam trong vấn đề hôn nhân cũng được đề cập ở nghiên cứu này. Năm 2013, bài viết “Vị trí của người phụ nữ trong Hoàng Việt Luật Lệ” của 2
  9. TS. Nguyễn Thị Thu Thủy được đăng trên Tạp chí nghiên cứu đông á cũng đề cập đến quyền của người phụ nữ thời kỳ này. Vấn đề quyền tài sản của người phụ nữ trong Bộ Dân Luật Bắc Kì 1931 được đề cập đến trong bài viết “ Một số ý kến về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng” của tác giải Nguyễn Thị Lan, khoa Luật Dân sự, trường đại học Luật Hà Nội. Tác giả này đã nếu ra một số quy phạm pháp luật liên quan đến quyền về tài sản của người vợ qua tác phẩm này. Đề cập đến quyên quan hệ hôn nhân và gia đình trong cả Hoàng Việt Luật Lệ và Bộ Dân Luật Bắc Kì 1931 còn có quyển “Pháp luật về hôn nhân và gia đình trước và sau cách mạng tháng Tám” của tác giả Ngô Văn Thâu. Về thành tưu: Các nhiên cứu trên đã đề cập đến khía cạnh quyền lợi và địa vị của người phụ nữ trong thời kì nhà Nguyễn và thời kì Pháp thuộc ( thời kì cận đại củ nước ta). Các nghiên cứu này hữu ích đối với những người nghiên cứu, giảng dạy lịch sử nhà nước và pháp luật cũng như những người đang làm công tác xây dựng pháp luật. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về sự chuyển biến quyền và địa vị của người phụ nữ trong quá trình chuyển giao giữa triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam và thời kì Pháp thuộc của nước ta qua HVLL và bộ DLBK 1931. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là Bộ Hoàng Việt Luật Lệ và Bộ Dân Luật Bắc Kỳ 1931. Trong đó đặc biệt nghiên cứu các quy định của pháp luật thể hiện đặc trưng cơ bản liên quan đến quyền và địa vị của người phụ nữ việt nam thông qua các quy định về hôn nhân và gia đình, các quy định liên quan đến quyền sở hữu tài sản, 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các đặc trưng cơ bản của hai bộ luật Hoàng 3
  10. Việt Luật Lệ của triều Nguyễn và Bộ Dân Luật Bắc Kỳ 1931 về những quy định liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình và tài sản gắn liền với quyền lợi của người phụ nữ. Từ đó đánh giá và rút ra những bài học lịch sử và chỉ ra những giá trị khoa học của nó có thể tiếp thu trong quá trình xây dựng pháp luật và quyền lợi của người phụ nữ Việt Nam hiện nay. 5. Ý nghĩa và thực tiễn Những kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng sau: Về mặt lý luận: Niên luận này là công trình nghiên cứu chuyên khảo phân tích có hệ thống và chỉ ra được những chuyển biến về quyền hôn nhân và tài sản của phụ nữ Việt Nam thời cận đại thông qua hai bộ luật nổi tiếng của nước ta là HVLL và Bộ DLBK 1931. Về mặt thực tiễn: Niên luận góp phần đánh giá lịch sử pháp luật Việt Nam trong quá trình chuyển giao giữa lịch sử trung đại và cận đại. Góp phần chỉ ra những giá trị khoa học của hai bộ luật này trong việc bảo đảm quyền lợi của người phụ nữ và nâng cao bình đẳng giới trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật củ nước ta hiện nay 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo và Danh mục các từ viết tắt, nội dung của luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Vài nét về Hoàng Việt Luật Lệ và Bộ Dân Luật Bắc Kì 1931 - Chương 2: Từ Hoàng Việt Luật Lệ đến Dân Luật Bắc Kì 1931 – Bước chuyển biến rõ rệt về quyền hôn nhân và tài sản của người phụ nữ Việt Nam thời cận đại. - Chương 3: Nguyên nhân của sự chuyển biến về quyền hôn nhân và tài sản của người phụ nữ Việt Nam thời cận đại. 4
  11. Chương 1 VÀI NÉT VỀ HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ VÀ BỘ DÂN LUẬT BẮC KÌ 1931 1.1. Hoàng Việt Luật Lệ Triều Nguyễn được thiết lập vào đầu thế kỉ XIX và tồn tại cho đến năm 1945, là triều đại cuối cùng trong lịch sử chế độ phong kiến nước ta. Nhà Nguyễn sử dụng nho giáo với tư cách là độc tôn duy nhất trong quản lý, xây dựng đất nước hay nói cách khác triều đại này cai trị đất nước chủ yếu dựa vào đức trị và nhân trị ( quan điểm trị nước của nho giáo). Tuy nhiên, để bảo vệ vương quyền và xây dựng một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền chuyên chế cao độ, buộc nhà Nguyễn phải sử dụng đến yếu tố pháp trị. Sự ra đời của Hoàng Việt Luật Lệ chính là minh chứng rõ nét nhất cho phương pháp cai trị này. Bộ luật này có sự kết hợp giữa pháp trị với đức trị, nhân trị của nho học và là cơ sở để các vị vua của triều Nguyễn sử dụng nhằm thực hiện quyền cai trị tuyệt đối của mình. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lập ra triều Nguyễn. Bên cạnh việc tổ chức bộ máy nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền, triều Nguyễn quan tâm xây dựng luật pháp để bảo vệ quyền thống trị của triều đại, quản lí các mặt của đất nước. Năm 1811, vua Gia Long ra chỉ dụ cho Nguyễn Văn Thành soạn thảo một bộ luật, đến năm 1815 hoàn thành. Bộ luật có tên là Hoàng Việt luật lệ, gồm 398 điều, chia thành 22 quyển gồm 21 quyển chính và một quyển phụ lục. Bố cục các quyển như sau: - Quyển 1: Biểu kê các luật lệ. - Quyển 2 và 3 (45 điều) : Danh lệ (Quy tắc định luật l) - Quyển 4 và 5 (27 điều): Lại luật (Luật hành chính) - Quyển 6, 7 và 8 (66 điều): Hộ luật (Luật dân sự) - Quyển 9 (26 điều): Lễ luật (lễ tục) - Quyển 10 và 11 (58 điều): Binh luật 5
  12. - Quyển 12, 13, 14, 15, 16, 18, 19, 20 (166 điều): Hình luật - Quyển 21 (10 điều): Dinh tạo (luật công) - Quyển 22 (30 điều): Luật so sánh. Nhà Nguyễn rất quan tâm tới pháp luật trong quá trình trị nước, yếu tố hình luật được đề cao, bộ luật mang tính hà khắc rất cao và thể hiện đậm nét mục đích bảo vệ quyền lợi và địa vị của vương triều. Trong 398 điều của Hoàng Việt Luật Lệ, có tới 166 điều về hình luật. Không những vậy, hầu hết tất cả các điều này đều quy định về chế tài hình phạt và mức cao nhất của chế tài hình phạt ấy thường là án tử hình (treo cổ, chém đầu, lăng trì, ). Tuy nhiên, Hoàng Việt Luật Lệ vẫn được xây dựng dựa trên một hệ thống các nguyên tắc khá đầy đủ và chi tiết. Có thể kể đến như: Nguyên tắc luật định; nguyên tắc so sánh luật; nguyên tắc xét xử theo luật mới; nguyên tắc chiếu cố; nguyên tắc người thân thuộc được che giấu tội cho nhau; nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự; nguyên tắc luận tội theo tang vật; nguyên tắc chuộc tội bằng tiền. Hiện nay, khi đánh giá về giá trị lịch sử của Hoàng Việt Luật Lệ Các nhà nghiên cứu lịch sử luật pháp vẫn đang có nhiều ý kiến khác nhau về bộ luật này. Có ý kiến cho rằng bộ luật này gần như không có ý nghĩa lịch sử nào trên phương diện pháp luật nhưng ý kiến khác lại cho rằng bộ luật này đã có những điều chỉnh mới củng cố các phong tục, tập quán cổ truyền tốt đẹp của dân tộc cùng với nhiều định chế rất tiến bộ. Đối với luồng quan điểm phủ nhận giá trị của Hoàng Việt Luật Lệ, các nhà nghiên cứu cho rằng bộ luật này chỉ đơn thuần là sao chép Đại Thanh Luật Lệ của triều Mãn Thanh đang thống trị Trung Quốc Bấy giờ không có điểm sáng tạo và mới mẻ. Thậm chí Vũ Văn Mẫu còn nhận định trong tác phẩm “ Cổ luật Việt Nam lược khảo” rằng “Bộ luật Gia Long mất hết cá tính một nền pháp chế Việt Nam ” và cho nó là “một sự suy đồi bất ngờ trong lịch sử tiến hóa của nền lập pháp Việt Nam”. 6
  13. Đối với luồng quan điểm khẳng định giá trị tích cực của Hoàng Việt Luật Lệ, những người ủng hộ luồng quan điểm này tuy không phủ nhận ảnh hưởng của pháp luật nhà Thanh đến bộ luật này nhưng xét trên góc độ toàn diện những chi tiết không phù hợp với thực tiễn xã hội Việt Nam thời điểm bấy giờ đã được hủy bỏ. Có thể liệt kê đến những yếu tố tích cực mang tính nhân văn của Hoàng Việt Luật Lệ như: - Bảo vệ quyền lợi của người già, cô quả, tàn tật và trẻ em: Người già, cô quả, tàn tật và trẻ em khi phạm tội đều được hưởng ưu đãi của pháp luật, cho phép được nộp tiền chuộc để giảm nhẹ hình phạt khi thi hành hoặc miễn thi hành hình phạt. - Bảo vệ quyền lợi nhất định của những người phạm tội: Những người dân khi đã phạm tội và trở thành tù nhân tùy từng trường hợp cụ thể cũng được hưởng những ưu tiên của pháp luật, như: dân thường khi đã phạm tội, nếu xét thấy hoàn cảnh gia đình đặc biệt thì cho phép ở nhà nuôi dưỡng người thân, được xét ân xá thường kỳ, người tù bị mắc bệnh thì không được tiến hành tra khảo, không được đánh tù nhân vô cớ - Bảo vệ dân thường: Những người dân thường có hoàn cảnh khó khăn (nghèo khó, bệnh tật ) đều được pháp luật bảo vệ, các quan lại và người dân ở địa phương thiếu trách nhiệm biết mà không trình báo lên trên đều bị trừng trị nghiêm khắc. Pháp luật cũng bảo vệ những người dân thường và tầng lớp dưới (như nô tì) chống lại sự ức hiếp, sách nhiễu của cường hào, quan lại. Đặc biệt, người phụ nữ trong xã hội đã dành được một vị trí nhất định trong bộ luật. Về nghĩa vụ, người phụ nữ phạm tội phải chịu sự trừng phạt theo quy định của pháp luật. Nhưng, khi thực thi hình phạt, phụ nữ có thể nộp tiền chuộc để giảm nhẹ mức hình phạt hoặc thay thế cho việc thi hành hình phạt. 7
  14. Trước pháp luật, người phụ nữ cũng được bảo vệ những quyền lợi cơ bản, như quyền bảo vệ thân thể, quyền thừa kế tài sản, quyền tự do hôn nhân, quyền từ bỏ hôn ước và quyền ly dị chồng Hoàng Việt luật lệ là một bộ luật lớn nhất của chế độ phong kiến Việt Nam. Có thể nói đây là một bộ luật đầy đủ và hoàn chỉnh nhất của nền cổ luật Việt Nam. Tuy hình phạt triều Nguyễn hà khắc hơn nhưng nội dung, ý nghĩa và cách áp dụng được giải thích rõ ràng. Bên cạnh đó bộ luật cũng thể hiện được sự công bằng, nhân đạo 1.2. Bộ Dân Luật Bắc Kì 1931 Ngày 01/09/1858, đế quốc Pháp nổ sung tấn công vào bán đảo Sơn Trà ( Đà Nẵng), mở đầu cho thời kì xâm lược và thống trị thực dân ở Việt Nam. Đến ngày 25/08/1883 nhà Nguyễn kí hiệp ước thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngày 06/06/1884, Pháp buộc nhà Nguyễn kí hiệp ước mới với nội dung cơ bản là khẳng định lại nội dung hiệp ước năm 1883. Cũng như trước đây ở Nam Kì, trong quá trình đánh chiếm đất Bắc, Pháp đã xác lập dần bộ máy chính quyền thuộc địa ở Bắc Kì và Trung Kì. Ngày 17/10/1887, Tổng thống Pháp ra Sắc lệnh thành lập “Liên bang Đông Dương” thuộc Pháp. Sắc lệnh này cùng với một số sắc lệnh được ban hành sau đó quy định về Toàn quyền Đông Dương là những văn bản tạo ra cơ sở pháp lý cơ bản để hoàn thiện và cũng cố chính quyền thuộc địa ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Khi mới thành lập, Liên bang Đông Dương bao gồm Việt Nam và Campuchia. Sắc lệnh ngày 19/4/1889 đưa Lào vào Liên bang Đông Dương và thêm Quảng Châu Loan ( vùng đất mà Pháp chiếm được của Trung Quốc). Liên bang Đông Đương do Bộ thuộc địa Pháp trực tiếp quản lí. Về quy chế chính trị, toàn liên bang Đông Dương là đất thuộc địa của Pháp, là lãnh thổ hải ngoại cuẩ nước Pháp. Liên bang Đông Dương gồm các xứ với những quy chế chính trị khác nhau. Trong đó, pháp chia Việt Nam thành ba kì với những quy chế chính trị như sau: 8
  15. - Bắc Kì ( từ Ninh Bình trở ra): Quy chế “bảo hộ: ( trừ hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng theo quy chết “thuộc địa”). - Trung Kì ( từ Thanh Hóa trở vào tới Bình Thuận): Quy chế “bảo hộ” ( trừ Đà Nẵng theo quy chế thuộc địa). - Nam Kì: Quy chế “thuộc địa”. Dù quy chế chính trị khác nhau nhưng thực chất đều là thuộc địa. Vì hưởng các quy chế chính trị khác nhau, nên các Kì này có những hình thức tổ chức chính quyền và các quy chế pháp lý khác nhau. Trong thời kì này, thực dân Pháp đã tiến hành tìm hiểu phong tục tập quán, lịch sử phát triển cua dân tộc Việt Nam và đi đến nhận xét” “Chúng ta thấy ở đây cả một nền văn minh, kể cả khoa học pháp lý Nhà nước đều đã phát triển mạnh mẽ. Luật pháp, cổ phong, tôn giáo, văn học, tất cả đã hoàn chỉnh và hòa hợp với nhau, trải qua bao nhiêu thế kỷ đã được điều hòa và ngày càng hoàn hảo thêm. Những vết tích man rợ đã mất đi từ rất lâu, dân tộc này đã sống trong một xã hội thuần thục có tổ chức trong kh những người phương Tây còn tình trạng bán khai. Yêu mến quên hương, quyến luyến gia đình, tôn kính tổ tiên, yêu chuộng công lý, tôn trọng chính nghĩa, ham thích khoa học, coi trọng lời thánh hiền, yêu thương nói giống, tôn kính lẽ phải, ghét xa hoa không hám tiền tài, khinh ghét vũ lực, không sợ gian khổ hy sinh; đó là những đức tính răn dạy trong sách Thánh hiền, lưu lại và ghi thành lập pháp ” Vì vậy, người Pháp nhận thức được vị trí, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội nước ta. Sau khi xâm chiếm Việt Nam và để bước đầu thực hiện được quyền quy định cái gọi là “ Hiệp ước hòa bình và hữu nghị” ngày 05/06/1862 thực dân Pháp đã tổ chức bộ máy cai trị của chúng và ban hành những bộ dân luật đầu tiên ở Việt Nam phù hợp với chính sách nham hiểm “chia để trị” Các bộ luật dân sự được ban hành ở ba xứ Bắc Kì, trung Kì, Nam Kì. Các bộ luật này quy định các quan hệ về khế ước (hợp đồng) và trái vụ ( nghĩa vụ của 9
  16. các bên tham gia hợp đồng), về sở hữu, về hôn nhân gia đình, thừa kế, trách nhiệm dân sự, Tất cả đều nhằm đảm bảo quyền lợi của các tập đoàn tư bản Pháp và địa chủ phong kiến bản xứ ở mức độ nhất định, bảo vệ quyền lợi hợp pháp củ người dân. Nổi bât nhất trong đó là bộ Dân Luật Bắc Kì được pháp ban hành ở xứ Bắc Kì năm 1931 với tên đầy đủ của bộ luật này là “Bộ dân luật thi hành tại các tòa Nam án Bắc Kì”. Phương châm xây dựng bộ luật này được thể hiện trong tờ trình của Hội đồng biên tập dự thảo Bộ Dân luật các tòa Nam án Bắc Kì: “Trong việc biên tập luật lệ này, đại khái chú ý không xâm phạm đến những chế độ cốt yếu của xã hội Việt Nam, mà lại châm chước cho thích hợp với phong tục cùng trình độ của người dân An Nam.” Từ phương châm này có thể thấy rằng nguyên tắc xây dựng cơ bản nhất của Bộ Dân Luật Bắc Kỳ 1931 chính là việc kế thừa nhiều quy định của Bộ Luật Hồng Đức thời Lê Sơ và Hoàng Việt Luật Lệ thời nhà Nguyễn đồng thời tiếp thu về kĩ thuật làm luật, cơ cấu bộ luật, hình thức pháp lý và một số nội dung của Bộ luật Dân sự Napoleong của Pháp. Chính vì vậy, bộ luật này đã bước đầu phản ánh các tục lệ truyền thống của người Việt Nam, đồng thời có những quy định đặc thù khác với luật của các nước phương Tây và Trung Quốc. Bộ Dân Luật Bắc Kì 1931 là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp giữa văn hóa bản địa và văn hóa phương Tây. Bộ luật này chính là kết quả rõ rệt nhất của sự kế thừa văn hóa chính trị pháp lý của các khu vực, cũng chính nó chứng minh cho hoàn cảnh lịch sử tấy yếu mà Việt Nam buộc phải trải qua khi bị thực dân Pháp đô hộ. Bộ DLBK 1931 gồm có thiên đầu và bốn quyển, mỗi quyển lại được chia thành nhiều thiên, mỗi thiên được chia thành nhiều chương ngắn, tổng cộng có 1455 điều. - Thiên đầu, nêu các nguyên tắc cơ bản của dân luật như nguyên tắc 10
  17. công bố luật, nguyên tắc bất hồi tố, nguyên tắc bình đẳng, tự do cá nhân và tôn trọng quyền tư hữu, - Quyển thứ nhất: Nói về người, bao gồm các quy định về quốc tịch hộ tịch ( khai sinh, khai trừ, trú quán, thất tung – mất tích” - Quyền thứ hai: nói về tài sản, bao gồm các quy định về phân biệt các tài sản ( động sản và bất động sản), về quyền sở hữu, về các hình thức sở hữu, về quyền sở hữu của chủ sở hữu, về chuyển dịch sở hữu - Quyển thứ ba: nói về nghĩa vụ khế ước; - Quyển thứ tư: Nói về cách viện chứng, bao gồm các quy định về cách thu nhận, đánh giá, và viện dẫn các chứng cứ trong các vụ kiện dân sự. Là bộ luật nổi bật nhất trong số các bộ luật được người Pháp soạn thảo ở Việt Nam, bộ DLBK 1931 có ý nghĩa như sau. Thứ nhất, Bộ Dân Luật Bắc Kì 1931 đã kế thừa và phát huy được những điều vốn có của văn hóa Việt Nam ( ở miền Bắc) nhằm hoàn thiện pháp luật nước ta lúc bấy giờ mà không xa rời với đời sống xã hội. Thứ hai, Bộ DLBK 1931 đã học tập và tiếp thu được các yếu tố tiến bộ của pháp luật Phương Tây trong việc xây dựng pháp luật vì vậy có những điều khoản quy định trong bộ luật này là tiên tiến và dự báo trước được thời đại. Những chế định về hôn nhân và gia đình, chế định thừa kế trong bộ luật này là những chế định có liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội Việt Nam. Những chế định này có sự tiếp thu và đổi mới so với luật thời phong kiến của nước ta, giúp nâng cao quyền lợi và địa vị của người phụ nữ trong xã hội, kéo ngắn khoảng cách tiến đến bình đẳng giới ở nước ta thời điểm bấy giờ. 11
  18. Kết luận chương 1 Tư tưởng pháp luật truyền thống Việt Nam là sự thể hiện tiếp nối truyền thông tư tưởng của dân tộc được kết tinh qua hàng ngàn năm trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước. Trong khi đó tư tưởng pháp luật Pháp là tinh hoa tiến tiến của văn hoa nhân loại. Hoàng Việt Luật Lệ và Bộ dân Luật Bắc Kì 1931 có sự giao thoa và tiếp nối lẫn nhau. Hai bộ luật này đại diện cho hai thời kì nối tiếp nhau trong lịch sử nước ta. Sự khác biệt của Bộ Dân Luật Bắc Kì 1931 so với Hoàng Việt Luật Lệ chính là sự phản ánh rõ nét cho sự phát hiện của xã hội ở cuối thời Trung Đại và thời cận đại của Việt Nam. 12
  19. Chương 2 TỪ HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ ĐẾN DÂN LUẬT BẮC KÌ 1931 – BƯỚC CHUYỂN BIẾN RÕ RỆT VỀ QUYỀN HÔN NHÂN VÀ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI 2.1. Quyền về hôn nhân Quyền hôn nhân của người phụ nữ Việt Nam trong Bộ Dân Luật Bắc Kì 1931 có nhiều điểm tiến bộ so với Hoàng Việt Luật Lệ. Điều này được thể hiện ở các điểm sau: 2.1.1. Quyền đính ước và kết hôn Thứ nhất, việc kết hôn giữa người con trai và người con gái trong cả Hoàng Việt Luật Lệ và Bộ Dân Luật Bắc Kì 1931 đều phải có sự đồng ý của gia đình nhà trai và nhà gái. Tuy nhiên, trong bộ Dân Luật Bắc Kì 1931 người phụ nữ được hưởng một phần quyền tự quyết cho hôn ước và hôn nhân của mình (“ Kết hôn tất phải có hai bên nam nữ bằng lòng nhau mới được – Điều 76). Bộ DLBK 1931 có quy định cụ thể về độ tuổi kết hôn cụ thể về độ tuổi kết hôn cụ thể của nam và nữ (“Phàm con trai chưa đầy mười tám tuổi và con gái chưa đầy mười lăm tuổi thì không được kết hôn”- Điều 73). Bộ luật này cũng tính đến trường hợp bắt đắc dĩ ( “có duyên cớ đích đáng”) kết hôn trước tuổi nhưng trường hợp này phải có sự chấp nhận của quan tỉnh và không được dưới mười lăm tuổi đối với con trai và dưới mười hai tuổi đối với con gái. HVLL quy định việc hôn nhân (được quy định tại quyển 7: “Hộ luật hôn nhân”) hoàn toàn là sự sắp đặt, đồng ý của cha mẹ. Tuy Luật này cũng đã có đề cập đến vấn đề nam và nữ không mong muốn kết hôn nhưng chỉ dừng lại ở việc yêu cầu công khai định hôn ở hai gia đình. Điều này cho thấy phụ nữ thời nhà Nguyễn ( và cả nam giới) đều không được lựa chọn đối tượng kết hôn của mình. Luật này quy định còn trai, con gái phải đến tuổi quy định mới được kết hôn 13
  20. nhưng không có quy định cụ thể. Thứ hai, đối tượng phụ nữ được phép kết hôn được mở rộng hơn so với thời nhà Nguyễn. Theo HVLL, có rất nhiều trường hợp phụ nữ không được phép kết hôn, cụ thể là: phụ nữ đã có chồng và chồng còn sống; phụ nữ cùng họ đồng tông với đối tượng kết hôn; con gái chưa mãn tang cha mẹ; vợ cả chưa mãn tang chồng; con gái riêng của mẹ không được lấy bộ dượng; chị và em gái con của dì họ, con nhà họ mẹ không được lấy con trai của mẹ; chị và em gái con của cô họ, bác gái họ của bố không được lấy con trai của bố; cô họ của dì ruột, của dì họ không được lấy cháu trai; dì họ và dì họ xa không được lấy cháu trai; chị em gái không được lấy anh trai cùng cha khác mẹ; con gái của chị họ bên ngoại không được lấy con của họ hàng bên ngoại có hệ để tang; người phụ nữ ( bao gồm cả phụ nữ chưa chồng, phụ nữ đã lấy chồng nhưng bị đuổi đi, phụ nữ đã cải giá) không được lấy người con quan hệ để tang trong tông tộc; vợ bé của bố, của ông, của chú bác (bất luận bị đuổi đi hay cải giá) đều không được lấy con riêng của chồng, cháu, cháu họ; chị dâu, em dâu sau khi chồng mất cũng không được lấy anh chồng, em chồng; phụ nữ trong phủ, châu, huyện không được lấy quan phủ, châu, huyện khi quan đang trong nhiệm sở; phụ nữ không được phép kết hôn với tăng đạo; con gái nhà lương thiện không được phép lấy nộ bộc của nhà khác; . ( Hoàng Việt Luật Lệ, quyển 7- Hộ Luật Hôn Nhân ). Có thể thấy, những trường hợp phụ nữ bị cấm kết hôn như trên, có một số là hợp lý để đảm bảo sự phát triển về dòng giống về mặt sinh học, song cũng có một số trường hợp khá vô lý như không cho phụ nữ nhà lành kết hôn với nô bộc, cấm quan không được kết hôn với người trong phủ, châu, huyện khi quan đang trong nhiệm sở. Sở dĩ như vậy, bởi vì những điều luật này được đưa ra nhằm bảo vệ chế độ phân tầng giai cấp khắc nghiệt của chế độ phong kiến. Đến thời cận đại, DLBK 1931 cũng đưa ra khá nhiều đối tượng phụ nữ không được phép kết hôn: phụ nữ chưa đủ mười lăm tuổi và không được sự đồng ý của 14
  21. cha mẹ; phụ nữ đang có chồng; có quan hệ huyết thống trực hệ ( bất kể là con chính, con hoang, hay con nuôi); có quan hệ huyết thống bàng hệ - “ Anh chị em đồng phụ, đồng mẫu hay không cũng thế, hoặc lấy lãn nhau, hoặc lấy anh chị em nuôi; chị dâu, em dâu với em chồng, anh chồng; chú bác, cậu với cháu gái, cô dì với cháu trai; bác gái hay thím với cháu chồng; anh em với chị em con chú con bác, con cậu, con cô, con dì cả hai bên nội ngoại, anh em, chị em cháu chú cháu bác, cháu cô về bên nội; an hem họ với chị em đồng tông.” ( Điều 74). Tuy nhiên, có thể thấy rằng phạm vi đối tượng không được kết hôn trong DLBK 1931 đã thu hẹp so với Hoàng Việt Luật Lệ, cụ thể như sau: - Xóa bỏ sự cách biệt về giai cấp, tầng lớp xã hội trong kết hôn: không còn cấm đoán hôn nhân giữa quan lại và thường dân nơi nhiệm sở, giữa người lương thiện với nô bộc. - Giảm bỏ tình trạng đình chỉ quyền kết hôn cho người phụ nữ. - Chú trọng đảm bảo giống nòi về mặt sinh học song vẫn tạo điều kiện hết mức cho hạnh phúc: Thời nhà Nguyễn, nam nữ chỉ cần nằm trong gia phả của dòng họ, bất kể bên nội, bên ngoại, họ hàng xã hay gần, có quan hệ huyết thống hay không đều bị cấm kết hôn. Tuy nhiên đến thời Pháp thuộc, trên cơ sở kế thừa bộ luật dân sự Pháp và các nghiên cứu về sinh học ở thời điểm bấy giờ, các nhà làm luật đã quy định giới hạn về số đời bị dấm kết hôn. Mặt sinh học cũng được chú trọng khi quy định về độ tuổi được phép kết hôn. Như vậy, đối với phụ nữ ( và nam giới) được phép kết hôn trong Bộ Dân Luật Bắc Kì 1931 đã có sự mở rộng so với Hoàng Việt Luật Lệ. Điều này đã đem lại cho mỗi cá nhân quyền lợi và cơ hội lớn hơn trong việc tìm kiếm hạnh phúc. Ở Bắc Kỳ - nơi bộ DLBK 1931 có hiệu lực, cách biệt về tầng lớp – giai cấp trong xã hội dần được xóa bỏ. 15
  22. 2.1.2. Quyền li hôn Theo HVLL, trên quan điểm luân lý Nho giáo và sự tương đồng với Đại Thanh Luật Lệ của nhà Thanh người phụ nữ phải có nghĩa vụ theo chồng, người chồng có thể bỏ vợ chứ vợ không được tự đoạn tuyệt với chồng. Chính vì vậy, thay vì được quyết định cuộc hôn nhân của mình, những trường hợp người phụ nữ có thể đề nghị và nhận được phán quyết cho phép ly hôn và cải giá khá éo le. Thứ nhất, trường hợp người chồng dung túng và ép buộc thê thiếp thông dâm với người khác. Hoàng Việt Luật Lệ quy định rất cụ thể: “Phàm tội dung túng và ép buộc thê thiếp thông dâm với người khác thì cả chồng lẫn gian phu, gian phụ đều phạt mỗi người 90 trượng. Ép buộc thê thiếp và con gái nuôi thông dâm với người khác thì người chồng và cha nuôi đều xử phạt 100 trượng, gian phu xử phạt 80 trượng. Đàn bà và con gái không phải chịu tội, trả về gia đình”. Luật pháp đã bảo vệ người phụ nữ trong trường hợp bị người chồng ép buộc thông dâm với người khác, giúp người phụ nữ thoát khỏi những đày đọa về mặt tinh thần trong cuộc hôn nhân. Thứ hai, trường hợp người chồng bỏ trốn ba năm không về. “Chồng bỏ trốn ba năm không về thì cho phép trình báo lên quan ty chiếu theo luật lệ cho cải giá cũng không bắt truy hồi tiền sính lễ”. Việc không bắt truy hồi tiền sính lễ như một cách bồi thường về mặt vật chất và an ủi về mặt tinh thần đối với người phụ nữ. Thứ ba, trường hợp người chồng đánh vợ đến mức bị thương. Trong tương quan so sánh giữa tội chồng đánh vợ với tội vợ đánh chồng thì thông thường người vợ đánh chồng sẽ bị xử tội nặng hơn so với người chồng đánh vợ. Tuy nhiên, luật pháp nhà Nguyễn cũng có ưu tiên cho người phụ nữ trong trường hợp bị người chồng đánh trọng thương. “Hoàng Việt luật lệ” quy định: “Người chồng đánh vợ không đến mức chiết thương thì không bắt tội. Từ chiết thương trở lên thì xử nhẹ hơn đối với dân thường hai mức (cần có vợ tự tố cáo mới bắt tội). 16
  23. Trước hết phải thẩm vấn vợ chồng, nếu như thuận tình xin ly dị thì xử cho ly dị. Nếu không thuận tình ly dị thì khám nghiệm tội (đánh chiết thương đáng bị xử) mà cho chuộc (vẫn cho đoàn tụ)”. Như vậy, nếu người chồng đánh người vợ bị thương trở lên là một trong những điều kiện để người vợ đề nghị việc ly hôn. Tất nhiên, việc ly hôn hay không ly hôn là căn cứ vào nguyện vọng của người vợ và người chồng cũng có quyền đồng ý hoặc không đồng ý. Thứ tư, trường hợp người chồng cầm cố vợ, con. Điều luật thứ 95 “Điển cố thê nữ” (Cầm cố vợ hoặc con gái) lại quy định: “Phàm nhận tiền của mà đem thê thiếp cầm cố (lập giao ước đưa cho) (tính theo ngày cho thuê) cho người khác làm thê thiếp, thì (người chồng đó) bị xử phạt 80 trượng. Kẻ cầm cố con gái (nếu là cha) bị xử phạt 60 trượng, phụ nữ thì không bị bắt tội. Nếu như mạo nhận thê thiếp là chị em gái rồi đem gả cho người khác thì bị xử phạt 100 trượng, bọn thê thiếp đó cũng bị xử phạt 80 trượng. Nếu biết rõ mà cứ cầm cố cưới xin, thì đều bị xử tội như thế và bắt phải ly dị (con gái trả về với cha mẹ, thê thiếp thì đưa về họ bản tông). Tiền của lễ lạt đưa sung công. Nếu không biết thì không bắt tội, cho phép thu hồi của sính lễ (nhưng vẫn bắt ly dị)”. Thứ năm, không có tội bị bố mẹ chồng đánh trọng thương. Điều luật “Ẩu tổ phụ mẫu phụ mẫu” (Đánh ông bà, cha mẹ) quy định: “Ông bà, bố mẹ nếu không có lí do mà đánh con dâu, cháu gái, đến tàn tật, phạt 80 trượng. Tật nặng tăng thêm một bậc, cho về với gia đình” . Tuy có quy định về việc người phụ nữ được phép li hôn, nhưng việc người vợ không có quyền tự quyết dẫn đến xảy ra trường hợp người phụ nữ muốn li hôn nhưng người chồng không muốn, dẫn đến việc phản bội chồng và bỏ trốn, tự cải giá dẫn đến phải nhận các hình phạt trượng và bị chồng gả bán, thậm chí là bị xử giảo (treo cổ). Đến thời cận đại, tình hình đã có sự cải thiện. Cả người vợ và người chồng có thể quyết định ly hôn bằng việc cùng nộp đơn lên tòa án ( Điều 117), hơn thế nữa 17
  24. người vợ có thể đệ đơn ly hôn mà không cần đến sự đồng ý của người chồng. Người phụ nữ còn có thể căn cứ vào nhiều tình hình thực tế khác mà quyết định ly hôn để đảm bảo quyền lợi của mình: “(1)Vì chồng không làm nghĩa vụ đã cam đoan khi kết hôn là phải tùy theo kế sinh nhai mà nuôi nấng vợ con; (2) Chồng bỏ nhà mà đi quá hai năm không có cớ gì chính đáng và không lo liệu việc nuôi nâng vợ con; (3) vì không có cớ gì chính đáng mà chồng đuổi vợ ra khỏi nhà mình; (4)vì làm trái trật tự trong thê đẳng; (5)vì bên nọ hà khắc, hành hạ, chửi rủa thậm tệ với bên kia hoặc tổ phụ bên kia; (6)vì một bên can án trọng tội; (7)vì một bên vô hạnh làm nhơ nhuốc đến nổi bên nguyên đơn không thể ở chung được nữa; (8)vì điên cuồng công nhiên ai cũng biết hoặc vì câu lưu suốt đời trong một bệnh viện.” ( Điều 119, Điều 120). Trong số các trường hợp được nêu trên, có một số đã thấp thoáng xuất hiện trong các trường hợp xử lý li hôn hoặc hủy hủy bỏ hôn ước trong Hoàng Việt Luật Lệ. Nhưng trong Hoàng Việt Luật Lệ thì việc ly hôn không phụ thuộc vào ý chí tự quyết của người phụ nữ mà là các đối tượng khác. Ví dụ: Trường hợp (8) trước đây do gia đình xem xét để quyết định lập hôn ước và kết hôn cho người con trai và người con gái hay không; trường hợp (5) chỉ dành quyền quyết định ly hôn cho người chồng trong khi nếu người vợ có hành vi như vậy phải bbij phạt trượng, còn chồng đánh vợ nếu muốn ly hôn vẫn phải được suwj đồng ý của người chồng, Đến thời cận đại, mà cụ thể ở đây là Bộ Dân Luật Bắc Kỳ 1931 sự bất bình đẳng này đã được giảm đi rất nhiều. Ở thời nhà Nguyễn, phụ nữ mặc nhiên phải chấp nhận bị cưỡng ép ly hôn từ một phía là người chồng mà không có quyền phản kháng để bảo vệ vị trí và quyền lợi của mình trong gia đình. Người chồng có thể quyết định bỏ vợ khi khi: không có con; dâm dật; không phụng dưỡng cha mẹ chồng; chua ngoa lắm điều; trộm cắp; ghen ghét đố kỵ; có ác tật. Tuy có ba điều mà HVLL quy định người chồng không được tự ý bỏ vợ đó là đã để tang cha mẹ chồng, trước nghèo hèn 18
  25. sau giàu sang và sau khi lấy chồng không thể về ( Hoàng Việt Luật lệ, quyển 7). Xét ở khía cạnh đạo đức, các lỗi dâm dật, trộm cắp, thể hiện sự thiếu sót của một con người; song đứng trên khía cạnh pháp luật quy định như vậy đã xóa bỏ quyền tự quyết, chủ động trong vấn đề li hôn của người vợ. Hơn thế nữa, người nam giới có thể cũng vi phạm những điều tương tự nhưng lại chẳng có quy định nào cho phép người vơ được bỏ chồng. Hay nói cách khác, quan niệm “chồng là giềng mối của vợ”, “xuất giá tòng phu” đã ăn sâu vào tiềm thức của xã hội phong kiến và làm bật nên vấn đề bất bình đẳng giới thời kì này. Tuy trong Bộ Dân Luật Bắc Kỳ 1931 cũng có những quy định cho phép người chồng đơn phương đệ đơn ly hôn với người vợ nhưng xét về khía cạnh nhân văn và việc phải trải qua sự phán quyết của tòa án cho thấy sự bình đẳng và quyền của người phụ nữ đã được chú trọng hơn rất nhiều. 2.1.3. Quyền tái hôn Thứ nhất, Ở thời cận đại, người phụ nữ sau khi mất chồng hoặc li hôn có quyền tái hôn và quyền này phụ thuộc sự tự quyết của bản thân người phụ nữ. Tuy bộ DLBK 1931 có quy định về thời hiệu mà người phụ nữ được phép tái hôn (“mười tháng kể từ ngày án tiêu hôn đã thành nhất định” nhưng xét về bản chất người phụ nữ sau khi chồng mất hoặc li hôn sẽ quay trở lại trạng thái ban đầu như người phụ nữ chưa từng kết hôn và hưởng đầy đủ tính tự quyết của quyền này. Trong khi đó, ở thời nhà Nguyễn, người phụ nữ sau khi chồng chết hoặc li hôn có khả năng tái hôn và cũng có thể quy trở lại với tư cách một người phụ nữ chưa từng kết hôn, song cũng giống như trước khi lấy chồng, họ hoàn toàn không có quyền tự quyết đối với cuộc hôn nhân của mình mà phải chịu sự sắp xếp, bố trí của gia trưởng trong tông tộc của mình nếu đã trở về nhà mẹ đẻ hoặc gia trưởng trong tông tộc nhà chồng nếu vẫn còn ở lại nhà chồng cho các cộc kết hôn tiếp theo. Họ chỉ có quyền phản đối cuộc tái hôn mang tính chất cưỡng ép, 19
  26. không phụ thuộc vào nguyện vọng của cá nhân mình. Trường hợp duy nhất mà họ được thể hiện thái độ và nguyện vọng của họ là khi: “người đàn bà chồng chết sau khi đã mãn tang, muốn ở vậy thì thủ tiết ở nhà chồng”. Người nhà chồng và họ hàng nhà chồng trong trường hợp này không được phép cưỡng ép người đó đi lấy chồng, nếu cưỡng ép sẽ phải chịu hình phạt. Tuy điều luật này bảo vệ quyền tự quyết của người phụ nữ, song xét cho cùng, thực ra nó đang bảo vệ quan niệm phụ nữ có chồng cần “thủ tiết” để làm nổi bật quan niệm của xã hội phong kiến về “ trinh tiết liệt nữ”, “phụ nữ chỉ thờ một chồng”. Quy định như vậy mang nặng lễ giáo phong kiến hoàn toàn không đếm xỉa đến quyền được hưởng hạnh phúc hôn nhân của người phụ nữ. Hình phạt đối với những người ép buộc chỉ mang tính chất trừng phạt những kẻ muốn phá hỏng hình tượng “thờ chồng” mà xã hội áp đặt lên vai người phụ nữ. Thứ hai, đối tượng được phép tái hôn được mở rộng và thời hạn cấm tài hôn bớt khắc nghiệt hơn so với thời nhà Nguyễn. Theo Hoàng Việt Luật Lệ khi người chồng qua đời thì vợ lẽ được phép tái hôn ngay, còn vợ cả phải chờ mãn tang chồng (3 năm) mới được tái giá. Đến Bộ Dân Luật Bắc Kì 1931, quy định về vợ lẽ, vợ cả trong vấn đề tái hôn đã không còn, tất cả đều như nhau, sau khi tiêu hôn đã thành thời hiệu 10 tháng có thể tái hôn. Tuy có nới lỏng và tiến bộ hơn so với thời đại trước nhưng DLBK 1931 vẫn còn sự bất bình đẳng trong đó khi người chồng không cần phải chờ những thời hiệu này mà có thể được phép tái hôn ngay. 2.2. Quyền về tài sản Thời cận đại, theo quy định của Bộ Dân Luật Bắc Kì 1931, trong tương quan với nam giới người phụ nữ đã được hưởng quyền bình đẳng về tài sản hơn nhiều so với thời nhà Nguyễn. Điều này được thể hiện rõ trong quyền đối với tài sản trong quan hệ hôn nhân và quyền đối với tài sản trong quan hệ thừa kế. 20
  27. 2.2.1. Tài sản trong quan hệ hôn nhân Dưới thời nhà Nguyễn, người phụ nữ hầu như không có quyền tài sản trong quan hệ hôn nhân. Mọi tài sản trong gia đình đều thuộc quyền sở hữu, quản lý và sử dụng, định đoạt của người chồng. Điều này được thể hiện ở việc, các quy định về việc người phụ nữ được thừa hưởng và quản lý tài sản trong HVLL vô cùng ít ỏi. Đối với phụ nữ đã lập ra đình, “Hoàng Việt luật lệ” có một điều lệ quy định về quyền được thừa kế tài sản của phụ nữ. Điều lệ của điều luật “Lập đích tử vi pháp” (Lập con đích trái phép) quy định: “Người đàn bà chồng chết không có con trai mà thủ tiết thờ chồng thì được hưởng phần gia sản của chồng và dựa vào trưởng họ tìm người đúng thứ bậc trên dưới cho kế tự. Nếu như cải giá thì số tài sản đó và toàn bộ đồ trang sức đều trả lại cho gia đình chồng trước”. Đối với phần tài sản thông thường, nếu người chồng chết mà người vợ vẫn thủ tiết thì phần tài sản đó vẫn do người vợ quản lí, chỉ khi nào người mẹ chết thì con cái mới được phân chia tài sản. Ngay cả của hồi môn ( phần tài sản mà người phụ nữ được gia đình nhà mẹ đẻ cho riêng) cũng khong nằm trong quyền định đoạt của người phụ nữ thời nhà Nguyễn. Người phụ nữ ngay cả cải giá cũng không được mag theo của hồi môn đó. Của hồi môn chỉ được nhận lại trong trường hợp người phụ nữ bị người trong gia đình nhà chồng (ông bà, cha mẹ, mẹ đích, mẹ kế, mẹ nuôi) phi lý đánh thành tật. Và hơn thế nữa của hồi môn chỉ được trả cho vợ cả, còn vợ bé không nhận được bất cứ thứ gì dù bị đánh chết. Chính vì vậy, người phụ nữ thời nhà Nguyễn đối mặt với tình trạng vô sản. Thân thể và tính mạng của người phụ nữ không được coi trọng, chưa kể đến sự phân chia thứ bậc, đẳng cấp giữa vợ lẻ và vợ cả. Đến thời cận đại, Bộ Dân Luật Bắc Kì 1931 quy định bình đẳng hơn về quyền tài sản giữa phụ nữ và nam giới. Ở thời kì này người phụ nữ đã bắt đầu có những quyền tài sản cơ bản. Cụ thể theo quy định của bô Dân Luật Bắc Kì 1931, kể từ khi quan hệ hôn nhân được bắt đầu cho đến khi kết thúc, căn cứ vào chế độ 21
  28. tài sản vợ chồng do cả hai bên quyết định, người phụ nữ được quyền sở hữu, quản lý, sử dụng và định đoạt các tài sản sau: Trường hợp 1: Hai vợ chồng đã lập tư ước hôn nhân (thỏa tshuận về tài sản chung và tài sản riêng của hai vợ chồng) thì sự phân chia tài sản sẽ làm theo như cách thức đã định trong khi kết hôn (Điều 147). Trường hợp 2: Hai vợ chồng không lập tư ước hôn nhân, tài sản của đôi vợ chồng sẽ được quy về chế độ tài sản pháp định (Điều 112). Khi đó tài sản riêng của cả vợ và chồng đều mặc định thành tài sản chung của hai vợ chồng. Người vợ trong trường hợp này có những quyền sau: + Thứ nhất, nếu li hôn và cả hai vợ chồng có con chung thì người vợ sẽ được một phần trong tài sản chung của hai vợ chồn. Phần ấy tùy theo kỷ phần mà người vợ đã góp vào hay đã tăng them cho của chung. Trong trường hợp người vợ gian thông mà li hôn cái phần ấy sẽ bị bớt đi một nửa. + Thứ hai, nếu li hôn và cả hai vợ chồng chồng có con chung thì người vợ được lấy lại phần kỷ phần của mình còn hiện vật và được một nửa của chung trừ kỹ phần của người vợ đi rồi. Trong trường hợp người vợ vì gian thông mà li hôn chỉ nhận được một phần tư tài sản chung, đã trừ kỷ phần của người chồng đi rồi. Trong mọi trường hợp, người vợ khi ly hôn được lấy lại các đồ tư trang, phục sức của mình. Tuy nhiên nếu là người vợ thứ li hôn thì sẽ không được hưởng phần tài sản chung. Qua những quy định kể trên, có thể nhận thấy, so với thời nhà Nguyễn, người phụ nữ Việt Nam thời cận đại đã bước đầu có những quyền lợi về tài sản. Tuy nhiên quyền lợi này vẫn không mang sự công bằng, khi đi kèm theo nó là các điều kiện về nhân phẩm, đạo đức và đặc biệt cả điều kiện về con cái. Điều 22
  29. mà không phải chỉ người phụ nữ là có thể quyết định được. Điều này cho thấy sự bất bình đẳng giới trong vấn đề tài sản chỉ mới được cải thiện bước đầu so với thời phong kiến mà thôi, bất bình đẳng vẫn còn tồn tại giữa người nam và người nữ trong gia đình. 2.2.2. Tài sản trong quan hệ thừa kế Những quy định trong HVLL dù rất ít ỏi nhưng đã bước đầu quan tâm đến quyền lợi kinh tế của người phụ nữ, Người con gái khi còn ở với bố mẹ trong trường hợp đặc biệt có thể được quyền thừa kế tài sản: “Tài sản của hộ dân tuyệt tự, nếu quả là trong hộ không có người thừa kế, thì cho người con gái hưởng”(Hoàng Việt Luật Lệ, quyển 6: Hộ Luật). Như vậy, theo quy định chỉ trong trường hợp hộ dân tuyệt tự thì người con gái mới thừa kế tài sản, ngược lại nếu hộ dân không tuyệt tự thì người con gái không được phân chia tài sản thừa kế. Đối với phụ nữ đã lập gia đình, HVLL có một điều luật quy định về quyền được thừa kế tài sản của phụ nữ. Điều lệ của điều luật “Lập đích tử vi pháp” (Lập con đích trái phép) quy định: “Người đàn bà chồng chết không có con trai mà thủ tiết thờ chồng thì được hưởng phần gia sản của chồng và dựa vào trưởng họ tìm người đúng thứ bậc trên dưới cho kế tự. Nếu như cải giá thì số tài sản và toàn bộ trang sức trả lại cho gia đình chồng trước”.(Hoàng Việt Luật Lệ, Quyển 6: Hộ Luật: Lập đích vi tử pháp) Đối với phần tài sản thông thường, nếu người chồng chết mà người vợ vẫn thủ tiết thì phần tài sản đó vẫn do người vợ quản lí, chỉ khi nào người mẹ chết thì con cái mới được phân chia tài sản. Việc phân chia tài sản cho con cái được quy định trong điều lệ thứ nhất điều luật “Ti ấu tư thiện dụng tài” như sau: “Ngoại trừ phẩm tước tập ấm thì phải theo nguyên tắc là con trai và phân biệt giữa dòng đích và dòng thứ, trước hết phải chọn con cháu ngành trưởng dòng đích còn đối với việc phân chia gia tài và ruộng đất của người chết được chia đều 23
  30. cho các con không phân biệt con vợ cả, vợ thứ hay nàng hầu, chỉ căn cứ vào tổng số con cái mà thôi”. Những chế định trên cho thấy trong phân chia tài sản của người chết không có sự phân biệt con trai, con gái, con vợ cả, vợ lẽ, con nàng hầu ngoại trừ thừa kế tập ấm, quan tước. Ở thời cận đại, khi tư tưởng bình đẵng giới đã bắt đầu manh nha trong xã hội và trở nên ngày một phổ biến hơn, những quy định về quyền thừa kế tài sản của người phụ nữ Bắc Kì có những biến đổi, theo chiều hướng tích cực. Quyền thừa kế của người vợ theo bộ DLBK 1931 được quy về hai hình thức thừa kế, đó là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. - Về thừa kế theo di chúc, Điều 312 DLBK có quy định: người cha có thể lập chúc thư để định đoạt tài sản của mình nhưng phải giữa quyền lợi cho vợ chính. - Về thừa kế theo pháp luật: Trong thời kì thực dân phong kiến, vị trí của người vợ vẫn không được xem trọng và bị đẩy xuống hàng thứ yếu, nên không có sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân. Bộ DLBK quy định việc thừa kế theo pháp luật theo tư tưởng nối tộc, khi chia di sản theo pháp luật như sau: Thứ tự thứ nhất: Các con ( con đẻ, con nuôi, con vợ cả, con vợ lẽ, con trai, con gái); nếu không còn con cháu thì người để lại di sản mới được hưởng di sản của ông bà. Thứ tự thứ hai: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của người để lại di sản, nếu người để lại di sản không còn con cháu. Thứ tự thứ ba: ông nội, bà nội, nếu ông bà nội không còn thì các cụ nội của người để lại di sản được hưởng. Thứ tự thứ tư: anh chị, em ruột. Nếu anh chị, em ruột chết trước thì con của anh, chị, em ruột được hưởng và cháu của anh, chị, em ruột sẽ được hưởng di sản, nếu con của anh chị em ruột cũng đã chết. 24
  31. Thứ tự thứ năm: Những người bên họ ngoại của người để lại di dản được hưởng sau khi đã xác định bên họ nội không còn ai thừa kế hoặc có nhưng đều bị coi là không xứng. ( Điều 337-343, DLBK 1931). Ta không hề thấy bóng dáng của người vợ trong các quy định này. Thậm chí bộ dân luật bắc kì thì người vợ góa chỉ là người thừa kế cuối cùn của người chồng khi không còn thân thuộc nào khác bên nọ nội của người chồng. Vì vậy, đây được xem là một bước thụt lùi của pháp luật thời cận đại so với pháp luật nhà Nguyễn. 25
  32. Kết luận chương 2 Như vậy, so với Hoàng Việt Luật Lệ, những quyền của người phụ nữ trong vấn đề hôn nhân và tài sản có xu hướng mở rộng hơn trong Bộ Dân Luật Bắc Kì 1931. Xét về hầu hết các khía cạnh, các nhà làm luật đã tạo một khoảng mở rộng lớn hơn, cho người phụ nữ nhiều quyền tự quyết hơn và cũng tính toán nhiều hơn đến quyền lợi và địa vị của họ trong xã hội. Bộ DLBK 1931 coi trọng quyền lợi của người phụ nữ hơn, cũng vì thế khoảng cách về quyền lợi của nam và nữ trong luật cũng được thu hẹp lại. Tuy nhiên, sự bất bình đẳng là vẫn còn trong xã hội, cả hai bộ luật đều tôn trọng quyền lợi và địa vị của nam giới nói chung và địa vị của người chồng nói riêng khi cho họ nhiều hơn những quyền tự quyết và định đoạt so với người vợ. Ở thời kì này, vẫn chưa có chế độ hôn nhân một vợ một chồng chứng tỏ xã hội vẫn còn mang nặng tính phong kiến và quan niệm của nho giáo về các vấn đề liên quan đến phụ nữ vẫn ăn sâu vào trong tiềm thức xã hội. Sự cải thiện về quyền lợi của người phụ nữ ở DLBK 1931 so với Hoàng Việt Luật Lệ được đánh giá là tiến bộ, nhân văn. Điều đó phản ánh sự tất yếu là xu thế chung trong sự phát triển của xã hội pháp luật. 26
  33. Chương 3 NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ QUYỀN HÔN NHÂN VÀ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI 3.1. Nguyên nhân của sự chuyển biến về quyền hôn nhân và tài sản của người phụ nữ Việt Nam thời cận đại Trước khi có sự hiện diện của người Pháp, văn hóa pháp lý ở Việt Nam là những giá trị tốt đẹp mà pháp luật tạo ra từ sự đấu tranh sinh tồn, phát triển của con người và được chọn lọc qua thời gian. Luật pháp Việt Nam thời phong kiến là sự học tập, tiếp thu phương pháp làm luật và các chế định pháp luật nổi tiếng từ những bộ luật lớn của Trung Quốc. Bộ luật Hoàng Việt Luật Lệ đã tiếp thu cần như nguyên vẹn ( có cải chính để phù hợp với xã hội nhà Nguyễn) từ bộ “Đại Thanh Luật Lệ” của nhà Thanh. Không những vậy với mối liên hệ mật thiết về văn hóa và tư tưởng, các triều đại phong kiến Việt Nam, đặc biệt là nhà Nguyễn ảnh hưởng khá nhiều từ Trung Quốc – lấy no giáo làm gốc để quản lý xã hội. Hoàng Việt Luật lệ đuộc bạn hành trong thời quân chủ chuyên chế, chế độ phong kiến lúc đó chưa suy yếu ( Hoàng Việt Luật Lệ được ban hành vào thời Gia Long – vị vua đầu tiên của triều Nguyễn) nên nó phản ánh rõ nét bản chất lợi ích của giai cấp thống trị. Chính vì vậy, những quy định của bộ luật này tuy có đề cập đến quyền lợi của người phụ nữ nhưng chủ yếu vẫn mang tính chất bất công như: bảo vệ những đặc quyền, đặc lợi của người đàn ông, bảo vệ sự bất bình đẵng giữa vợ và chồng, quy định khắt khe đối với người phụ nữ, . Quan điểm của nho giáo về phụ nữ: “Phụ nữ phải theo người, lúc nhỏ theo cha anh, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con” đã ăn sâu vào xã hội mấy nghìn năm phong kiến, dẫn đến tình trạng bất bình đẳng, bị bóc lột và bị khinh rẻ của người phụ nữ trong xã hôi làm cản trở sự phát triển của xã hội đương thời. 27
  34. Không những vậy, Hoàng Việt Luật Lệ mang tính hình luật rất cao. Mục đích của các triều đại phong kiến khi sáng tạo pháp luật là để bảo vệ cho quyền lợi và lợi ích tối cao của nhà Vua. Hầu hết các vấn đề về hôn nhân, gia đình và tài sản được nên ra trong bộ luật là để “phạt”. Cả những nhà soạn luật Thanh Triều khi soạn “Đại Thanh Luật Lệ” và những nhà làm luật nhà Nguyễn khi soạn HVLL, mục tiêu của họ là tạo ra những hình phạt nhằm răn dạy dân chúng và làm ổn định xã hội. Nhà làm luật chỉ nghỉ đến những trường hợp làm sai, vi phạm pháp luật, trái với luân thường đạo lý để làm cơ sở cho các hình phạt mà không nghĩ nhiều đến vấn đề cân bằng xã hội và bình đẳng giai cấp. Chuyển sang thời cận đại, Từ hoàn cảnh lịch sử của đất nước thời bấy giờ, khi pháp đặt ách đô hộ trên đất nước ta và xây dựng hệ thống pháp luật để dễ bề cai trị. Quá trình du nhập pháp luật phương Tây vào nước ta cũng dần được bắt đầu hay nói một cách khác là bị cưỡng bức du nhập. Quá trình đó mang theo nhiều tư tưởng và quy tắc pháp lý tiến bộ mang tính dân chủ, nhân văn của phương Tây áp dụng vào việc xây dựng pháp luật Việt Nam, trong đó có những tư tưởng mới tiến bộ hơn về các quyền của người phụ nữ. Từ đó người phụ nữ có quyền tự quyết nhiều hơn trong cuộc hôn nhân của mình kể cả về kết hôn và li hôn, có quyền định đoạt về tài sản, có tài sản của chính mình, được tôn trọng hơn trong xã hội. Mặc dù vậy, có thể nhận thấy rằng Bộ Dân Luật Bắc Kì 1931 vẫn không giải quyết được triệt để sự bất bình đẳng của người phụ nữ và người nam giới. Vẫn còn chế độ đa thê ( người chồng được lấy nhiều vợ), vẫn còn các quy định quyền kết hôn và li hôn của người phụ nữ bị ràng buộc ( về thời gian tái hôn, thời gian để tang chồng) mà người nam giới không gặp phải. Vẫn còn nhiều sự bất bình đẳng trong quyền tài sản trong và sau hôn nhân đối với người phụ nữ. Quyền lợi của người vợ thứ xuất là vô cùng ít ỏi, điều này chứng tỏ xã hội Việt Nam thời cận đại vẫn còn sự phân tầng về giai cấp. 28
  35. Các vấn đề vẫn còn tồn tại bởi ngay từ đầu Bộ Dân Luật Bắc Kì 1931 với mục tiều “không xâm phạm đến những chế độ cốt yếu của xã hội Việt Nam, mà lại châm chước cho thích hợp với phong tục cùng trình độ của người dân An Nam” đã có sự kết hợp tư tưởng phương tây và tư tưởng pháp luật phong kiến trong cách làm luật. Không những vậy, thời kì cận đại là một thời kì chuyển tiếp diễn ra nhiều biến cố. Trong suốt những năm này tàn dư phong kiến và tư tưởng trọng nam, khinh nhữ vẫn tồn tại trong xã hội Việt Nam. 3.2 Những giá trị khoa học khi nghiên cứu về quyền hôn nhân và tài sản của người phụ nữ Việt Nam thời cận đại dưới góc độ pháp luật trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay Hiện nay, việc tổ chức nghiên cứu về người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và thời cận đại dưới góc độ pháp luật đang hạn chế. Có nhiều người cho rằng những bộ luật này đã cũ, quyền của người phụ nữ hiện nay đã tiến bộ rất xa so với những điều được quy định trong Hoàng Việt Luật Lệ và Bộ Dân Luật Bắc Kì 1931. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về vấn đề này đã giúp các nhà làm luật tiếp thu và sáng tạo ra những điều luật hiện đại mang tính bình đẳng giới cao hơn, có lợi cho người phụ nữ hơn. Qua sự chuyển biến về quyền hôn nhân và tài sản của người phụ nữ thời cận đại, chúng ta có thể nhìn ra những bất cập đã tồn tại và âm ĩ trong xã hội Việt Nam đến bây giờ chưa giải quyết được về vị thế của người vợ và người chồng trong gia đình vẫn còn chênh lệch, vị thế của người phụ nữ trong xã hội vẫn ngày càng cần được cãi tiện hơn. Nghiên cứu cũng đặt ra vấn đề cho việc làm sao để kết hợp giữa những truyền thông sẵn có của dân tộc và những tư tưởng pháp luật mới mẻ tiếp thu từ bên ngoài. Những bài học rút ra từ vấn đề này là bài học lịch sử vô cùng quan trọng đối với công cuộc đổi mới đất nước và xây dựng NNPQ XHCN ngày hôm nay. Để bảo vệ quyền lợi của ngưởi phụ nữ, kế thừa phát huy những giá trị sẳn có của 29
  36. dân tộc chúng ta cần phát huy pháp luật dựa trên những chuẩn mực mới sao cho phù hợp với những chuẩn mực chung về nhân văn, tiến bộ nhân loại và phải đạt được tiêu chí giữ vững, đậm đà bản sắc dân tộc, bản sắc của người phụ nữ Việt Nam. 30
  37. KẾT LUẬN Từ cổ chí kim đến thời hiện đại, phụ nữ luôn được cho là phái yếu thế trong xã hội. Bất cứ nơi đâu trên thế giới, hệ thống pháp luật khi được hình thành và phát triển đều phải có một yêu cầu cấp thiết đó là bảo đảm quyền lợi của người phụ nữ. . Ở Việt Nam, thời phong kiến, dưới ảnh hưởng của nho giáo và sự hà khắc của xã hội vai trò của người phụ nữ trong gia đình được cho là người sinh sản, giúp duy trì nòi giống vì thế họ luôn là những người yếu thế trong xã hội. Quan niệm ấy đã dăn sâu vào xã hội phong kiến Việt Nam và được thể hiện rõ nét trong các quy phạm pháp luật, đặc biệt là Hoàng Việt Luật Lệ. Khi xem xét về các quy phạm pháp luật có đề cập hoặc liên quan trực tiếp đến người phụ nữ về hôn nhân gia đình, và tài sản ta thấy được rõ nét sự yếu thế, lệ thuộc và bất bình đẳng trong xã hội. Tuy bộ luật cũng đã có những lần “quan tâm” đến quyền lợi của người phụ nữ nhưng chủ yếu những quy định đó phần đa để phục vụ cho mục đích và tư tưởng của xã hội chứ không được cho là sự quan tâm thực chất. Cho đến Bộ Dân Luật Bắc Kì 1931, phần nào đó với vai trò là một bộ dân luật, bộ luật đã quan tâm nhiều hơn đến quyền nhân thân, và quyền tài sản của các thành phần trong xã hội đặc biệt là phụ nữ. Người phụ nữ tuy vẫn còn phải chịu những sự bất bình đẳng, nhưng xét cho cùng đã dễ thở hơn so với thời kì phong kiến trước đó. Việc trao cho phụ nữ nhiều quyền hơn trong các quy định về hôn nhân và gia đình và quy định về tài sản đã làm cho vai trò của họ dần được coi trọng hơn trong xã hội. Có thể đánh giá sự chuyển biến đó mang tính tích cực rất cao, là một trong những điểm sáng của Bộ Dân Luật Bắc Kì, góp phần to lớn vào việc bảo vệ sự bình đẳng và khẳng định vai trò không thể thiếu của người phụ nữ và người đàn ông trong gia đình và trong xã hội. 31
  38. Ngày nay, dù đã bước sang thế kỷ hai mươi mốt, nhưng xã hội vẫn còn đó quan niệm sai lệch về phụ nữ, các quan niệm của xã hội cũ tồn tại bao đời vẫn ăn sâu vào tiềm thức của người Việt Nam. Việc nghiên cứu “Sự chuyển biến về quyền hôn nhân và tài sản của phụ nữ Việt Nam thời cận đại từ góc độ pháp luật”, tác giả hi vọng đề tài có thể có ích cho công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong vấn đề bảo vệ quyền lợi của những người phụ nữ ngày nay. 32
  39. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I, Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Nguyễn Văn Thành, Vũ Trinh, Trần Hựu (1994), Hoàng Việt Luật Lệ ( Luật Gia Long), Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Văn Tài dịch, giới thiệu. Nxb VĂN HÓA – THÔNG TIN. 2. Dân Luật thi hành tại các tòa Nam Án Bắc Kỳ ( 1931), Ngô Tú Hà dịch 3. Bộ Tư Pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1998), Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, Nxb Chính trị Quốc gia. 4. Chương Lễ Hôn, Nho giáo (2000), Nxb Thời đại. 5. Nguyễn Hiến Lê chú dịch và giới thiệu (1998), Lão tử - Đạo đức kinh. 6. Vũ Văn Mẫu ( 1973), Việt Nam Dân luật lược giảng, Luật gia đình, Quyển 1, Tập 1, Nxb Sài Gòn . 7. Vũ Văn Mẫu (1970), Luật gia đình lược giảng, Nxb Sài gòn. 8. Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội, Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam (2020), Nxb Đại hoc Quốc gia Hà Nội. 9. Đào Trí Úc, Lê Minh Thông ( 1999), “Sự tiếp nhận các giá trị pháp lý phương Đông và phương Tây đối với sự phát triển tư tưởng pháp lý Việt Nam”, Tạp chí nhà nước và pháp luật (trang 3 -16). 10. Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tuấn ( 1960), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Tập 3, Nxb Giáo dục 11. Trần Trọng Kim, (1971). Việt Nam sử lược, Quyển 2. Trung tâm học liệu Sài Gòn. 12. Đinh Gia Trinh, (1968). Sơ thảo lịch sử nhà nước và pháp quyền ở Việt Nam”, Tập 1. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 288 – 289. 33
  40. 13. Nguyễn Khánh Toàn (cb), (1985). Lịch sử Việt Nam, Tập 2. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.23. 14. Huỳnh Công Bá, (1994). Pháp chế triều Nguyễn đối với vấn đề nhân thân (personne) của người phụ nữ. Thông báo khoa học về triều Nguyễn, số 3, trường Đại học Sư phạm Huế xuất bản, Huế, tr. 108 – 120. In lại trong: Tạp chí Nghiên cứu Huế, (2001) Tập 2. Trung tâm Nghiên cứu Huế xuất bản, Huế, tr. 98 – 105. 15. Nguyễn Thị Thu Thủy, (2012). Tính tích cực của “Hoàng Việt luật lệ” và giá trị của nó đối với nền tư pháp Việt Nam hiện đại. Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ IV. 16. Nguyễn Thị Thu Thủy,(2013), Vị trí của người phụ nữ trong Hoàng Việt Luật Lệ, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á số 6. 17. Ngô Văn Thâu (2005), Pháp luật về hôn nhân và gia đình trước và sau cách mạng tháng Tám, Nxb Tư Pháp. II, Tài liệu tham khảo tiếng Anh 18. Ta Sting Leu Le ( Bản dịch Đại Thanh Luật Lệ), Geoge Thomas Staunton, London (1810) – tái bản, Ch’eng – wen Publishing Co,. Taipei 1996. 19. Hans W. Baade, Stare Decisis In Civil – Law Countries: The Last Basition, in “The Themes in Comparattive Law In Honour Of Bernard Rusen, Edited by Peter Birks and Ariana Pretto, Oxford University Press, 2000.p.4. 34