Khóa luận Nhận thức mới về pháp luật và thực hiện pháp luật trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

pdf 66 trang thiennha21 4901
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nhận thức mới về pháp luật và thực hiện pháp luật trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nhan_thuc_moi_ve_phap_luat_va_thuc_hien_phap_luat.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nhận thức mới về pháp luật và thực hiện pháp luật trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT THẨM THƢ QUỲNH NHẬN THỨC MỚI VỀ PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH CUỘC CMCN 4.0 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-LB HÀ NỘI - 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT THẨM THƢ QUỲNH NHẬN THỨC MỚI VỀ PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH CUỘC CMCN 4.0 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-LB NGƢỜI HƢỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THỊ HOÀI PHƢƠNG HÀ NỘI – 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong khóa luận chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong khóa luận đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Thẩm Thƣ Quỳnh
  4. Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng biểu DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU 3 MỞ ĐẦU 4 1. Tính cấp thiết của đề tài 4 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 5 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 7 6. Kết cấu của khóa luận 8 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC MỚI VỀ PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH CUỘC CMCN 4.0 9 1.1. Một số khái niệm liên quan 9 1.2. Lịch sử phát triển của các cuộc CMCN 10 1.3. Những tác động của CMCN 4.0 tới Việt Nam 12 1.3.1. Tác động của cuộc CMCN 4.0 tới nền kinh tế của Việt Nam 12
  5. 1.3.2. Tác động của cuộc CMCN 4.0 tới vấn đề lao động việc làm ở Việt Nam 13 1.3.3. Tác động của cuộc CMCN tới nền giáo dục ở Việt Nam 15 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC MỚI VỀ PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH CỦA CUỘC CMCN 4.0 17 2.1. Những rào cản thách thức của cuộc CMCN 4.0 tới nhận thức và thực tiễn pháp luật ở Việt Nam 17 2.1.1. Sự xuất hiện và bùng nổ của tội phạm sử dụng công nghệ cao trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 17 2.1.2. Tác động của cuộc CMCN 4.0 đến nền hành chính Nhà nƣớc Việt Nam 20 2.1.3. Tác động của cuộc CMCN 4.0 đến giáo dục đào tạo pháp luật 24 2.2. Thực trạng nhận thức mới về pháp luật Việt Nam trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 26 2.2.1. Thực trạng nhận thức mới về chủ thể pháp luật trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 26 2.2.2. Thực trạng nhận thức mới các quy định pháp luật liên quan đến thời gian và không gian trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 30 2.2.3. Thực trạng nhận thức mới về vai trò của pháp luật trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 32 2.2.4. Thực trạng nhận thức mới về chức năng của pháp luật trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 35 2.2.5. Thực trạng nhận thức mới về pháp luật trong việc thực hiện bảo đảm quyền con ngƣời trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 37
  6. 2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 41 2.3.1. Thực trạng thực hiện pháp luật đối với một số lĩnh vực luật chuyên ngành trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 41 2.3.2. Thực hiện pháp luật đối với vấn đề quản trị quốc gia trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 44 2.3.3. Thực hiện pháp luật trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 47 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC MỚI VỀ PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH CUỘC CMCN 4.0 Ở VIỆT NAM 52 3.1. Giải pháp để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm sử dụng công nghệ cao trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 52 3.2. Giải pháp cho hoạt động giải quyết tranh chấp tại Tòa án trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 53 3.3. Giải pháp cho việc quản trị Nhà nƣớc trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 53 3.4. Giải pháp cho công tác đào tạo pháp luật trong kỷ nguyên CMCN 4.0 54 3.5. Các giải pháp khác 55 KẾT LUẬN 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS: Bộ luật dân sự BLHS: Bộ luật hính sự BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự CGCN: Chuyển giao công nghệ CMCN : Cách mạng công nghiệp CNTT: Công nghệ thông tin DN: Doanh nghiệp GDNN: Giáo dục Nhà nƣớc TTLĐ: Thị trƣờng lao động TTTM: Trọng tài thƣơng mại 2
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1-1 Tỷ lệ lao động việc làm theo trình độ chuyên môn năm 2016(Tỷ lệ: phần trăm (%)) 13 Bảng 1-2 Tỷ lệ lao động việc làm theo trình độ chuyên môn quý 2 năm 2018 14 3
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài CNTT, truyền thông (ICT) và CMCN 4.0 đã, đang tạo lập nên một xã hội kết nối toàn cầu, mang lại những thay đổi đột phá trong cuộc sống của con ngƣời, nó tác động vô cùng lớn đến sự ổn định, phát triển của các doanh nghiệp, nhà nƣớc và mọi cá nhân, tổ chức trong mỗi quốc gia. Cuộc CMCN 4.0 nhƣ một làn sóng mạnh mẽ đang lan tỏa đến mọi nền kinh tế trên thế giới. Những tiến bộ vƣợt bậc về CNTT tạo ra một loạt các sản phẩm công nghệ không những thúc đẩy hoạt động sản xuất mà còn trực tiếp thay thế con ngƣời trong một số công việc khó thực hiện, nguy hiểm hoặc cần độ chính xác cao. Cùng với quá trình hội nhập, việc cải cách đất nƣớc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là vô cùng cần thiết, đặc biệt là những cải cách về pháp luật bởi tầm quan trọng của nó đối với việc quản lý đất nƣớc và hội nhập thế giới. Điều đó đặt ra những yêu cầu cấp thiết cho Nhà nƣớc và toàn thể ngƣời dân trong việc tìm hiểu, chuẩn bị và thay đổi cả về nhận thức, pháp luật và hành động thực tiễn để thực hiện và đáp ứng các yêu cầu trong bối cảnh mới theo hƣớng đón nhận những cơ hội và thách thức do CMCN lần thứ tƣ tác động đến. Khi cuộc CMCN 4.0 xâm nhập vào Việt Nam thì cũng là lúc sự nhận thức về pháp luật và thực hiện pháp luật cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ và chúng cần phải thay đổi xuất phát từ chính những nhà làm luật, sau đó đƣợc phổ biến rộng rãi trong toàn xã hội để ngƣời dân có thể nhận thức và tuân theo. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, các quy định về cải cách pháp luật vẫn còn nhiều bất cập và thiếu tính đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất nên chƣa thể triển khai hoàn toàn trong thực tiễn. Xuất phát từ sự cấp thiết trên, tác giả chọn đề tài “Nhận thức mới về pháp luật và thực hiện pháp luật trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0” làm đề tài khóa luận của mình nhằm mang đến những cái nhìn chung nhất về nhận thức mới về pháp luật và thực hiện pháp luật trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0. 4
  10. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay, các vấn đề liên quan đến cuộc CMCN 4.0 nói chung và vấn đề nhận thức về pháp luật, thực hiện pháp luật trong bối cảnh CMCN 4.0 nói riêng đang thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đề cập xung quanh về cuộc CMCN 4.0 nhƣ công trình nghiên cứu của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2016 với đề tài “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư: cơ hội và thách thức đối với Việt Nam” Bên cạnh đó cũng có những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa pháp luật và cuộc CMCN 4.0 nhƣ công trình nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hồng Xuân và Nguyễn Thị Thùy Linh năm 2018 với đề tài “Tội phạm trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0”; công trình nghiên cứu của tác giả Đỗ Văn Đại năm 2018 với đề tài “Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 tới hoạt động giải quyết tranh chấp tại tòa án và ngoài tòa án ở Việt Nam”; công trình nghiên cứu của TS. Phan Quốc Nguyên năm 2018 với đề tài “Một số vấn đề pháp lý về sở hữu trí tuệ liên quan đến luật về không gian mạng (cyber law) trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”; công trình nghiên cứu của TS. Lê Lan Chi năm 2018 với đề tài “Trí tuệ nhân tạo và một số vấn đề đặt ra đối với tố tụng hình sự và thi hành án hình sự” Nhìn chung hiện nay có nhiều đề tài nghiên cứu về cuộc CMCN 4.0, mối quan hệ giữa pháp luật và CMCN 4.0, tuy nhiên những nghiên cứu về vấn đề nhận thức pháp luật và thực hiện pháp luật trong bối cảnh CMCN 4.0 không nhiều, thiếu những nghiên cứu mang tính tổng thể Vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài “Nhận thức mới về pháp luật và thực hiện pháp luật trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu những vấn đề lý luận về nhận thức mới và thực hiện pháp luật trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0. Bên cạnh đó cũng tập trung phân tích, nêu những vấn đề mới, vấn đề bất cập trong thực tiễn thực hiện pháp 5
  11. luật. Từ đó đƣa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả của cơ quan Nhà nƣớc trong hoạt động quản lý, ổn định xã hội và phát triển kinh tế. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là các quy định về pháp luật có liên quan trong một số lĩnh vực trọng yếu nhƣ kinh tế, giáo dục, y tế và các ngành luật, các quy định có liên quan theo pháp luật hiện hành nhƣ Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự, luật Trọng tài thƣơng mại, và các văn bản hƣớng dẫn thi hành có liên quan. Phạm vi thời gian và không gian là từ khi cuộc CMCN bắt đầu xuất hiện đến nay, trên phạm vi cả nƣớc. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Về mục đích nghiên cứu: Thứ nhất, nghiên cứu để làm rõ vấn đề lý luận về nhận thức mới và thực hiện pháp luật trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0. Thứ hai, nghiên cứu thực trạng nhận thức mới về pháp luật và thực hiện pháp luật trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0. Thứ ba, nghiên cứu để đƣa ra những kiến nghị hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0. Về nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt mục đích nêu trên, khóa luận có các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến cuộc CMCN 4.0 và tác động của nó đến các lĩnh vực ở Việt Nam. Thứ hai, phân tích, đánh giá và luận giải thực trạng pháp luật Việt Nam trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đồng thời đƣa ra những bình luận, đánh giá về nhận thức và thực hiện pháp luật ở Việt Nam trong kỷ nguyên CMCN. Thứ ba, đề xuất giải pháp cải cách và hoàn thiện pháp luật để đáp ứng yêu cầu của đất nƣớc trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0. 6
  12. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nƣớc và pháp luật trong thời kỳ đổi mới; về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nƣớc đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc và xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Khóa luận sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác – Lênin. Bên cạnh đó, khóa luận còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phƣơng pháp phân tích, bình luận, so sánh đƣợc sử dụng trong Chƣơng 1 tìm hiểu về một số vấn đề lý luận về nhận thức và thực hiện pháp luật trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0. - Phƣơng pháp đánh giá, đối chiếu, diễn giải, tổng hợp, quy nạp đƣợc sử dụng tại Chƣơng 2 để tìm hiểu về thực trạng thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực luật chuyên ngành và đƣa ra những nhận thức mới về pháp luật và thực hiện pháp luật trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 và Chƣơng 3 Quan điểm và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả pháp luật trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0. Đồng thời, tác giả kết hợp lý luận và thực tiễn, đối chiếu để làm nổi bật những vấn đề hiện tại với nội dung các quy định pháp luật đƣợc nghiên cứu. Việc kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu, xem xét các vấn đề lý luận gắn với thực tiễn cho phép nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách toàn diện, khách quan, biện chứng trong các mối quan hệ qua lại, gắn bó, tác động với nhau trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể nhất định đối với vấn đề nghiên cứu. 7
  13. 6. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chƣơng sau đây: Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về nhận thức mới về pháp luật và thực hiện pháp luật trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 Chƣơng 2: Thực trạng nhận thức mới về pháp luật và thực hiện pháp luật trong bối cảnh của cuộc CMCN 4.0 Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao nhận thức mới về pháp luật và thực hiện pháp luật trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 8
  14. CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC MỚI VỀ PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH CUỘC CMCN 4.0 1.1. Một số khái niệm liên quan Theo Từ điển Tiếng Việt Soha, “Cách Mạng là cuộc biến đổi xã hội – chính trị lớn và căn bản, thực hiện bằng việc lật đổ một chế độ xã hội lỗi thời, lập nên một chế độ xã hội mới, tiến bộ”. “CMCN là bƣớc nhảy vọt trong sự phát triển của lực lƣợng sản xuất do chuyển từ công trƣờng thủ công sang sản xuất bằng máy móc”. Nhƣ vậy, có thể hiểu rằng, cách mạng có nghĩa là một sự thay đổi đột ngột và căn bản. Các cuộc CMCN diễn ra từ trƣớc đến nay đều làm thay đổi về nhận thức toàn cầu, đồng thời làm biến đổi sâu sắc đối với nền kinh tế thế giới, từ đó, ảnh hƣởng đến nhiều mặt khác nhau của đời sống xã hội cũng nhƣ đời sống pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp, những thay đổi diễn ra phải mất nhiều năm mới có thể thấy đƣợc kết quả của sự thay đổi. “Thực hiện pháp luật” là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Có nhiều cách hiểu về “nhận thức” nhƣng theo Từ điển Giáo dục học, “Nhận thức là quá trình hay là kết quả phản ánh và tái tạo hiện thực vào trong tƣ duy của con ngƣời”. Nhƣ vậy, Nhận thức đƣợc hiểu là một quá trình, là kết quả phản ánh, là quá trình con ngƣời nhận biết về thế giới, hay là kết quả của quá trình nhận thức đó. Từ các khái niệm trên, có thể đƣa ra cách hiểu về nhận thức mới về pháp luật và thực hiện pháp luật là: “nhận thức mới về pháp luật và thực hiện pháp luật trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0” là quá trình con ngƣời có những thay đổi trong tƣ duy về pháp luật và biến những sự thay đổi trong tƣ duy đó thành những hành động, hành vi pháp lý 9
  15. đƣợc luật hóa thành các quy phạm pháp luật cụ thể phù hợp với những lợi ích và yêu cầu của thời đại mới nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật. 1.2. Lịch sử phát triển của các cuộc CMCN Thế giới đã và đang trải qua các cuộc CMCN làm thay đổi cuộc sống của con ngƣời. Cuộc CMCN 4.0 đang hình thành và tác động mạnh mẽ tới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, việc làm đến đời sống pháp luật. Từ đó, tạo ra nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức đòi hỏi nhà quản lý phải nắm bắt kịp thời để có những định hƣớng và giải pháp phù hợp, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nƣớc. [8] * Cuộc CMCN lần thứ nhất, thứ hai và thứ ba Lịch sử thế giới đã trải qua ba cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống con ngƣời. Cuộc CMCN lần thứ nhất diễn ra vào nửa cuối thế kỷ 18 và gần nửa đầu thế kỷ 19, với thay đổi từ sản xuất chân tay đến sản xuất cơ khí do phát minh ra động cơ hơi nƣớc. Từ những năm 1784, khi động cơ hơi nƣớc đƣợc phát minh và lần đầu tiên đƣợc giới thiệu đã tạo ra một tiếng vang lớn, tác động trực tiếp đến các ngành nghề nhƣ giao thông vận tại, chế tạo cơ khí, dệt may Những chiếc ô tô, tàu thủy, tàu hỏa đƣợc sử dụng động cơ hơi nƣớc làm thay đổi bộ mặt đời sống con ngƣời, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử phát triển nhân loại. Chƣa đầy 100 năm sau, cuộc CMCN lần thứ hai diễn ra từ năm 1870 đến năm 1914 (ngay trƣớc thế chiến thứ nhất) với sự phát triển của điện thoại, bóng đèn, đĩa hát và động cơ đốt trong, với thay đổi từ sản xuất đơn lẻ sang sản xuất hàng loạt bằng máy móc chạy bằng năng lƣợng, giúp tăng năng suất làm việc gấp nhiều lần so với động cơ hơi nƣớc, mang lại một cuộc sống văn minh hơn. Một thế kỷ sau, vào năm 1969, cuộc CMCN lần thứ ba đề cập đến sự tiến bộ của công nghệ từ các thiết bị cơ điện tử sang công nghệ số với sự phát triển của máy tính cá nhân, Internet, CNTT và truyền thông. Con ngƣời đã tiến thêm một bƣớc tiến dài khi cuộc CMCN này xuất hiện tạo ra một thế giới kết nối, liên lạc với nhau. Các thiết bị 10
  16. tinh vi hơn nhƣ máy tính, điện thoại, các vệ tinh kết nối thông tin, hệ thống Internet lần lƣợt ra đời. Và đây chính là thành quả mà thế giới hiện nay đang thụ hƣởng từ cuộc CMCN lần thứ ba. [18] * Cuộc CMCN lần thứ tư Khái niệm cuộc CMCN lần thứ tƣ hay Công nghiệp 4.0 đã đƣợc làm rõ tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 ở Thụy Sĩ. Theo GS. Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Industry 4.0 (tiếng Đức là Industrie 4.0) hay Cuộc CMCN lần thứ tƣ, là một thuật ngữ bao gồm một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo. Cuộc CMCN lần thứ tƣ đƣợc định nghĩa là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, Internet kết nối vạn vật (IoT) và Internet của các dịch vụ (IoS). Cuộc CMCN 4.0 đƣợc hình thành với xu hƣớng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa – vật lý – sinh học. Bản chất của CMCN lần thứ tƣ là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ƣu hóa quy trình, phƣơng thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, ngƣời máy. Cuộc CMCN 4.0 bùng nổ đã tác động sâu sắc đến toàn bộ hoạt động sản xuất và các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó xóa mờ ranh giới giữa thế giới thực và thế giới ảo thông qua các công nghệ tiên tiến, sự đổi mới và sáng tạo không ngừng của nhân loại. Ảnh hƣởng của cuộc Cách mạng này là không thể phủ nhận, từ con ngƣời cho đến các hoạt động của con ngƣời nhƣ y tế, giáo dục, nhân lực đến nông nghiệp, giao thông vận tải Cụ thể, nó cải thiện chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân thông qua thị trƣờng lao động với mức thu nhập đƣợc nâng cao; các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại và chuyên nghiệp; giao thông thuận tiện và đặc biệt phải kể đến sự phát triển của Internet và Trí tuệ nhân tạo tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới với chi phí thấp. 11
  17. 1.3. Những tác động của CMCN 4.0 tới Việt Nam Đối với Việt Nam, cuộc CMCN lần thứ tƣ đang tác động mạnh, toàn diện trên các khía cạnh chủ yếu của nền kinh tế về cấu trúc, trình độ phát triển, tốc độ tăng trƣởng, mô hình kinh doanh, thị trƣờng lao động. Theo TS. Nguyễn Thắng - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam nhận định, “trong trung hạn, một số ngành nghề ở Việt Nam có thể bị tác động tiêu cực, nhƣ nhóm ngành năng lƣợng, công nghiệp chế tạo, dệt may, điện tử ”. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, nhiều lĩnh vực cũng sẽ đƣợc hƣởng lợi từ cuộc cách mạng này nếu đi đúng hƣớng và bắt đƣợc nhịp, nhƣ du lịch, thƣơng mại nội địa, CNTT, giáo dục, y tế, xây dựng, chính phủ điện tử. Vì vậy, chúng ta cần phải có kế hoạch tái cơ cấu phù hợp. 1.3.1. Tác động của cuộc CMCN 4.0 tới nền kinh tế của Việt Nam CMCN lần thứ tƣ mở ra nhiều cơ hội cho các nƣớc, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam để nâng cao năng suất và rút ngắn khoảng cách phát triển. Việc áp dụng thành tựu của cuộc CMCN lần thứ tƣ sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của Việt Nam giảm 3,6% chi phí hoạt động và tăng 4,1% hiệu suất trong một. Khi Việt Nam đang hoàn tất nhiều hiệp định thƣơng mại tự do quy mô lớn nhƣ CPTPP, FTA với các nƣớc châu Âu, Liên minh kinh tế Á – Âu thì việc bắt kịp với xu hƣớng phát triển của cuộc CMCN 4.0 sẽ giúp nâng cao hiệu quả của việc tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Tuy nhiên, ở Việt Nam, CMCN 4.0 mới đang bƣớc đầu đƣợc tiếp cận, thậm chí chúng ta còn chƣa thể bắt kịp xu thế của cuộc CMCN 3.0 thì việc chủ động thay đổi chính sách phát triển cho phù hợp với tình hình hiện nay là vô cùng khó khăn và cần nhiều thời gian để thích ứng. Ngoài ra, đối mặt với cuộc CMCN lần thứ tƣ sẽ là vô vàn thách thức cho Việt Nam khi những yếu tố mà chúng ta đang tự coi là ƣu thế nhƣ lực lƣợng lao động thủ công trẻ, dồi dào sẽ không còn là thế mạnh nữa, thậm chí bị đe dọa nghiêm trọng. Theo ông Lữ Thành Long, Phó chủ tịch VINASA, trong tƣơng lai, ngƣời dân có thể mất việc làm, bởi những lĩnh vực mà trí tuệ nhân tạo có thể tác động tới các ngành nƣớc ta có 12
  18. lợi thế về lao động nhƣ dệt may, sản xuất thực phẩm chế biến1, Không chỉ việc làm ở trong các ngành sản xuất bị ảnh hƣởng mà các công việc cần trí tuệ của con ngƣời nhƣ giáo dục, y tế, dịch vụ cũng đối mặt với nguy cơ bị thay thế. Việt Nam có lợi thế lớn về nguồn nhân lực cho tăng trƣởng, nhƣng chất lƣợng chƣa tƣơng xứng với tốc độ tăng về quy mô, về mức độ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. [6] 1.3.2. Tác động của cuộc CMCN 4.0 tới vấn đề lao động việc làm ở Việt Nam Theo thống kê, năm 2016, cả nƣớc chỉ có khoảng 10,9 triệu ngƣời có việc làm, tƣơng ứng với 20,6%, đã đƣợc đào tạo (Biểu 2.2). Có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo giữa thành thị và nông thôn, mức chênh lệch này là 24,4 điểm phần trăm (thành thị là 37,2% và nông thôn là 12,8%)2. Tỷ lệ: phần trăm (%) Bảng 1-1 Tỷ lệ lao động việc làm theo trình độ chuyên môn năm 2016 Nơi cƣ trú/ vùng Tổng số Dạy nghề Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên Cả nƣớc 20,6 5,0 3,9 2,7 9,0 Nam 23,0 8,0 3,7 2,1 9,1 Nữ 18,0 1,7 4,1 3,2 9,0 Thành thị 37,2 7,5 5,7 4,0 20,0 Nông thôn 12,8 3,8 3,1 2,0 3,9 1 2 Tổng cục thống kê, Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2016 13
  19. Bảng 1-2 Tỷ lệ lao động việc làm theo trình độ chuyên môn quý 2 năm 2018 (Tỷ lệ: phần trăm (%)) Nơi cƣ trú/vùng Tổng số Dạy nghề Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên Cả nƣớc 10,02 2,86 8,36 9,56 14,24 Nam 7,85 2,70 6,69 6,07 14,98 Nữ 11,84 3,72 9,59 11,91 13,81 Thành thị 10,74 3,44 7,16 9,15 14,97 Nông thôn 9,38 2,55 9,21 9,86 13,17 Xu hƣớng sử dụng công nghệ và xu hƣớng toàn cầu hóa tiếp tục trở thành xu hƣớng tất yếu của cuộc CMCN 4.0 và nó tác động mạnh mẽ đến từng quốc gia, bất kể mức độ phát triển khác nhau. Thứ nhất, xu hƣớng thúc đẩy mạnh quá trình tự động hóa thay thế con ngƣời. Nhiều công ty ở Việt Nam đã thay thế một số lƣợng đáng kể ngƣời lao động bằng máy móc công nghiệp Việc thay thế con ngƣời trong hoạt động sản xuất đã làm ảnh hƣởng rất lớn đến thị trƣờng lao động và mức sống của ngƣời dân, nhiều lao động mất việc, tình trạng thất nghiệp diễn ra kéo dài cũng tạo nên những hệ quả xấu cho xã hội nhƣ làm gia tăng các tệ nạn trong xã hội. Thứ hai, tác động trực tiếp đến mô hình phát triển quan hệ lao động. Ngƣời lao động bƣớc vào thị trƣờng lao động chỉ đƣợc cung cấp các hợp đồng ngắn hạn hoặc tạm thời và thƣờng buộc phải làm việc phi chính thức hoặc di cƣ để kiếm việc làm. Điều này làm cho sự bất bình đẳng thu nhập càng thêm trầm trọng. Cuộc CMCN 4.0 đang ảnh hƣởng sâu sắc đến hoạt động nội bộ và mô hình hoạt động 14
  20. của các tổ chức đại diện cho ngƣời lao động (công đoàn) và tổ chức đại diện cho ngƣời sử dụng lao động (Phòng Thƣơng mại công nghiệp và các Hiệp hội doanh nghiệp). Với thực trạng thị trƣờng lao động “mở” trong một thế giới “phẳng” với nền tảng công nghệ sáng tạo của cuộc CMCN 4.0, nơi rất cần các quy định điều chỉnh khái niệm quan hệ lao động hoàn toàn “mới” với không gian “mở” (không nhất thiết bó buộc trong khuôn viên của doanh nghiệp truyền thống và quan hệ lao động truyền thống), cách tiếp cận đối với môi trƣờng làm việc ở khu vực phi chính thức đòi hỏi hƣớng tiếp cận khác nhiều so với hiện nay. [1] 1.3.3. Tác động của cuộc CMCN tới nền giáo dục ở Việt Nam Trong cuộc CMCN lần thứ tƣ, thị trƣờng lao động sẽ bị thách thức nghiêm trọng khi tự động hóa thay thế con ngƣời trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Ngƣời lao động cần phải thích ứng nhanh với sự thay đổi của sản xuất nếu không sẽ bị dƣ thừa, bị thất nghiệp. Những sự thay đổi của sản xuất và cơ cấu nhân lực trong TTLĐ tƣơng lai, đặt ra nhiều vấn đề đối với nền giáo dục, đó là: Thứ nhất, trong khi cuộc CMCN 4.0 đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến TTLĐ thì các cơ sở GDNN - nơi cung cấp nhân lực kỹ thuật chủ yếu cho nền kinh tế, vẫn đào tạo theo cách đã cũ. Học sinh, sinh viên với các kiến thức, kỹ năng đang đƣợc dạy trong nhà trƣờng hiện nay còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của nền kinh tế 3.0 hiện tại, có thể hoàn toàn không hữu dụng với nền kinh tế 4.0 hoặc dễ dàng bị robot thay thế trong tƣơng lai gần. Thứ hai, để đáp ứng nhân lực cho nền kinh tế sáng tạo, đòi hỏi phải thay đổi các hoạt động đào tạo, nhất là phƣơng thức và phƣơng pháp đào tạo với sự ứng dụng mạnh mẽ của CNTT. Tuy nhiên, hiện nay các điều kiện đảm bảo cho sự thay đổi này vẫn còn hạn chế. Hiện nay, ở đa số các các cơ sở GDNN, sự đổi mới phƣơng thức và phƣơng pháp dạy và học còn khá chậm trễ; hạ tầng CNTT còn lạc hậu (ngoại trừ một số cơ sở đƣợc đầu tƣ thành trƣờng chất lƣợng cao) và không đồng bộ. [11] 15
  21. Thứ ba, CMCN đã tác động đến bố trí cán bộ quản lý, phục vụ và đội ngũ giáo viên của các cơ sở GDNN. Đội ngũ này phải đƣợc chuyên nghiệp hóa và có khả năng sáng tạo cao, có phƣơng pháp đào tạo hiện đại với sự ứng dụng mạnh mẽ của CNTT và điều này dẫn đến sự thay đổi về quy mô và cơ cấu giáo viên (cả về trình độ và kỹ năng), sẽ xuất hiện hiện tƣợng thừa và thiếu nhân lực. Thứ tư, tác động đến vấn đề đổi mới quản lý giáo dục đòi hỏi có sự quản lý chung để một mặt hƣớng tới sự đảm bảo “mặt bằng” chất lƣợng; mặt khác, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nền kinh tế sáng tạo và cạnh tranh. 16
  22. CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC MỚI VỀ PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH CỦA CUỘC CMCN 4.0 2.1. Những rào cản thách thức của cuộc CMCN 4.0 tới nhận thức và thực tiễn pháp luật ở Việt Nam CMCN 4.0 không đơn thuần chỉ là về các máy móc, hệ thống thông minh và đƣợc kết nối, mà còn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Đồng thời là các làn sóng của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ nano, từ các năng lƣợng tái tạo tới tính toán lƣợng tử. Nó đang và hứa hẹn sẽ tạo ra các lợi ích hết sức to lớn và tác động mạnh mẽ tới thế giới cũng nhƣ tới Việt Nam. Ðối với Việt Nam, cuộc CMCN 4.0 mang đến nhiều thuận lợi và hiệu quả để phát huy trí tuệ, sức sáng tạo để biến thách thức thành thời cơ, chuyển hóa ý tƣởng thành sản phẩm và gặt hái thành công trong quá trình khởi nghiệp. Đối với lĩnh vực thƣơng mại, cuộc CMCN 4.0 này trƣớc hết giúp giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển. Đối với lĩnh vực đầu tƣ, với bản chất của cuộc CMCN lần thứ tƣ, công nghệ là mảng đầu tƣ trở nên hấp dẫn và đầy tiềm năng nhất của các nhà đầu tƣ trong thời gian tới, đặc biệt là công nghệ số và Internet. Song, bên cạnh những thuận lợi mà cuộc cách mạng này mang lại thì nó cũng làm nảy sinh vô vàn những khó khăn, thách thức đối với Việt Nam. 2.1.1. Sự xuất hiện và bùng nổ của tội phạm sử dụng công nghệ cao trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 Bên cạnh những lợi ích và cơ hội to lớn cho sự phát triển của quốc gia, thì cuộc CMCN lần thứ tƣ cũng đặt ra những thách thức, khó khăn, đặc biệt là đối với vấn đề an ninh phi truyền thống và tội phạm sử dụng công nghệ cao. Khi thế giới bƣớc vào kỷ nguyên công nghiệp 4.0 thì đây cũng là cơ hội để tội phạm công nghệ cao thực hiện hành vi phạm tội. 17
  23. * Khái niệm tội phạm sử dụng công nghệ cao Pháp luật của nhiều nƣớc trên thế giới hiện nay nhƣ Australia, Mỹ, Anh định nghĩa “tội phạm sử dụng công nghệ cao”(high-tech crime) là tội phạm liên quan đến máy tính (computer-related crime); tội phạm mạng (cybercrime) hay “sự xâm nhập máy tính một cách trái phép; sự sửa đổi trái phép dữ liệu bao gồm việc phá hủy dữ liệu; tấn công từ chối dịch vụ (DS); tấn công từ chối dich cụ phân tán (DdoS) có sử dụng botnets; tạo ra và phân phối phần mềm độc hại”. Tóm lại, tội phạm công nghệ cao hoặc tội phạm ảo hay tội phạm không gian ảo (Cyber criminal) là bất kỳ hành động phi pháp nào liên quan đến một máy tính hoặc một mạng máy tính. Tại Việt Nam, khoản 1 Điều 3 Nghị định số 25/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/4/2014 quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao quy định: “Tội phạm có sử dụng công nghệ cao là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự có sử dụng công nghệ cao”. Khoản 1 Điều 3 Luật Công nghệ cao năm 2008 quy định: “Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tự hoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra cho sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có”. * Nhận thức về tội phạm sử dụng công nghệ cao ở Việt Nam Tại Việt Nam, vấn đề an ninh phi truyền thống nói chung và tội phạm sử dụng công nghệ cao nói riêng đã sớm đƣợc nhận diện và luật hóa. Phần lớn đối tƣợng phạm tội là học sinh, sinh viên có kiến thức và đam mê công nghệ thông tin, một số ít là cán bộ, công chức. Chúng thƣờng tập hợp, liên kết với nhau thông qua các diễn đàn trên mạng Internet (còn gọi là underground hay thế giới ngầm) để chia sẻ công cụ, cách thức, thủ đoạn phạm tội. Tội phạm công nghệ cao diễn ra trên cả lĩnh vực an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến uy tín, hình ảnh của 18
  24. Việt Nam trong một số lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế và gây thiệt hại lớn cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nƣớc. Năm 2016, Việt Nam đã có khoảng 145.000 cuộc tấn công mạng khác nhau nhằm vào hệ thống thông tin với ba hình thức chính đó là lừa đảo, mã độc và thay đổi giao diện, gây thiệt hại hơn 10.400 tỷ đồng. Hơn 10.000 trang/cổng thông tin điện tử có tên miền “.vn” bị tấn công, chiếm quyền điều khiển, thay đổi giao diện, cài mã độc. Có hơn 70% số máy tính bị lây nhiễm. Theo ghi nhận của Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính (VNCERT) thì quý I năm 2017 đã có gần 7.700 sự cố tấn công mạng vào các website tại Việt Nam3. Tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đánh cắp công nghệ, bản quyền trên Internet ngày càng gia tăng nguy cơ gián điệp mạng, tội phạm mạng trở nên phức tạp và nguy hiểm. Hiện nay, có đến 70% tội phạm công nghệ cao là ngƣời trẻ, chủ yếu là từ 18-30 tuổi4. Có nhiều ngƣời sử dụng các thiết bị CNTT rất thành thạo và chuyên nghiệp, diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên lĩnh vực an ninh quốc gia, các thế lực thù địch đã không ngừng lợi dụng kênh truyền thông qua mạng Internet để xuyên tạc, vu khống chống phá các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, kêu gọi tập hợp lực lƣợng nhằm mục đích gây rối, nhất là trƣớc và trong các sự kiện chính trị quan trọng của đất nƣớc nhƣ: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, bầu cử đại biểu khóa XIII Trên lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội, năm 2011 đƣợc coi là năm “báo động đỏ” của an ninh mạng Việt Nam với rất nhiều vụ tấn công, phá hoại, lây nhiễm virut, phần mềm gián điệp, mã tin học độc hại, nhằm vào hệ thống mạng của cơ quan, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế của Nhà nƣớc với mức độ, tính chất ngày càng nghiêm trọng, làm rối loạn hoạt động của hệ thống và để lộ thông tin. Điển hình là vụ hệ thống mạng của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam bị tin tặc liên tiếp tấn công bằng nhiều phƣơng thức khác nhau, làm ngƣng trệ hoạt động và xóa sạch toàn bộ 3 4 19
  25. dữ liệu website; Tình hình lừa đảo trong lĩnh vực thƣơng mại điện tử và thanh toán điện tử gia tăng, dẫn đến tình trạng nhiều nƣớc không chấp nhận giao dịch qua mạng Internet có địa chỉ IP xuất phát từ Việt Nam, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến uy tín và hình ảnh của Việt Nam trong lĩnh vực thƣơng mại điện tử nói riêng và lĩnh vực kinh tế quốc tế nói chung. Pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định về vấn đề này Trong BLHS 2015, các tội danh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông đƣợc quy định tại các điều từ Điều 285 đến Điều 294. Tội phạm công nghệ cao có liên quan mật thiết tới việc bảo mật an ninh thông tin. Các thông tin dữ liệu trong hệ thống sẽ bị ngƣời không đƣợc quyền truy nhập tìm cách lấy và sử dụng. Nhận thức về vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập ở Việt Nam, đồng thời các quy định pháp luật về tội phạm sử dụng công nghệ cao vẫn còn những kẽ hở. Gần đây nhất, vụ việc bắt và xử lý hình sự đối với ông Nguyễn Thanh Hóa – nguyên cục trƣởng Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50) và các đồng phạm đã cho thấy việc đánh bạc thông qua hình thức game online là vô cùng nghiêm trọng, với quy mô cực lớn, sử dụng công nghệ cao, tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp. Vụ việc này cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với các cơ quan chức năng trong phòng, chống tội phạm công nghệ cao. [7] 2.1.2. Tác động của cuộc CMCN 4.0 đến nền hành chính Nhà nước Việt Nam Đối với nền hành chính nhà nƣớc ta, cuộc CMCN 4.0 đang có sự tác động mạnh mẽ theo cả hai chiều hƣớng tích cực và tiêu cực. * Tác động tích cực Thứ nhất, cuộc CMCN 4.0 góp phần làm thay đổi tƣ duy và nhận thức của nhà quản lý trong nền hành chính Nhà nƣớc. Trƣớc hết, nó tác động đến nhận thức của nhà quản lý về sự phát triển, biến đổi của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và những tác động đối với nền hành chính nhà nƣớc. Qua đó, giúp cho các nhà quản lý đƣa ra những hƣớng giải pháp cải cách 20
  26. nền hành chính phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Phiên họp Chính phủ thƣờng kỳ ngày 03/4/2017 đã có những đánh giá và xác định các nhiệm vụ quan trọng về cuộc CMCM 4.0 đối với các cơ quan của Chính phủ, “Việt Nam cần chủ động có định hƣớng, giải pháp thiết thực để nắm bắt cơ hội, giảm thiểu các tác động tiêu cực của cuộc CMCN lần thứ tƣ, trƣớc hết là có bƣớc đột phá về công nghệ thông tin”. [22] Thứ hai, cuộc CMCN 4.0 góp phần thúc đẩy ứng dụng những thành tựu công nghệ hiện đại vào nâng cao hiệu quả quản lý của nền hành chính Nhà nƣớc. Việc ứng dụng những thành tựu của cuộc CMCN 4.0 nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan hành chính cũng là mục tiêu của xây dựng theo Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 15/10/2015. Việc triển khai thực hiện các mục tiêu thuận lợi với lợi thế hạ tầng Internet tƣơng đối tốt, giá rẻ trong khi thiết bị di động cấu hình cao, giá thấp đang trở nên phổ biến cũng nhƣ sự khuyến khích phát triển của Chính phủ điện tử ở nƣớc ta, Việt Nam có tiềm năng phát triển công nghệ SMAC rất lớn. Một yếu tố thuận lợi nữa là Việt Nam có các đối tác quan trọng là các tập đoàn công nghệ lớn và có nhiều kinh nghiệm nhƣ Microsoft trong quá trình tƣ vấn, xây dựng, và phát triển SMAC nói chung và điện toán đám mây tại Việt Nam. Thứ ba, cuộc CMCN 4.0 tạo thuận lợi trong việc phát triển một nền hành chính dân chủ, minh bạch. Những thành tựu của cuộc CMCN 4.0, đặc biệt là thành tựu trong phát triển CNTT và truyền thông sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bảo đảm tính dân chủ, minh bạch trong hầu hết các hoạt động của bộ máy nhà nƣớc. Công nghệ và thiết bị hạ tầng số cho phép việc tƣơng tác hai chiều giữa ngƣời dân và Chính phủ. Chẳng hạn, trong việc xây dựng thể chế, chính sách, hầu hết các dự thảo văn bản pháp luật đều cần lấy ý kiến góp ý của ngƣời dân. Ngƣời dân có thể tham gia đóng góp ý kiến, phản biện các dự thảo thể chế, chính sách bằng nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt thông qua mạng Internet rất thuận lợi. Trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, ngƣời dân có thể tham gia giám sát việc thực hiện thông qua cơ chế công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình các 21
  27. hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nƣớc. Việc thực hiện cơ chế này rất thuận lợi và hiệu quả nhờ Internet và truyền thông. [22] * Tác động tiêu cực Bên cạnh những thuận lợi, cuộc CMCN 4.0 đặt ra nhiều thách thức đối với sự phát triển của nền hành chính, trong đó có một số thách thức chủ yếu nhƣ sau: Thứ nhất, thách thức trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách phát triển của nền hành chính Nhà nƣớc. Một nền hành chính hiện đại trƣớc tiên phải có một hệ thống thể chế chính sách đồng bộ, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Cuộc CMCN 4.0 có tác động trực tiếp làm thay đổi phƣơng thức sản xuất, kinh doanh, gây phá vỡ TTLĐ truyền thống; đồng thời làm thay đổi phƣơng thức quản lý của các cơ quan Nhà nƣớc và đặt ra nhiều vấn đề xã hội cần phải giải quyết. Nếu các nhà làm luật và hoạch định chính sách không nhận thức đƣợc đúng sự tác động của cuộc cách mạng này và tích cực, chủ động xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách phù hợp, chúng ta sẽ phải đối mặt những thách thức, tác động tiêu cực nhƣ: Sự tụt hậu về công nghệ, kinh tế, dƣ thừa lao động có kỹ năng và trình độ chuyên môn thấp gây phá vỡ TTLĐ truyền thống, ảnh hƣởng tới tình hình kinh tế - xã hội đất nƣớc; mất an toàn, an ninh thông tin, xâm phạm bản quyền; thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao. Vì vậy, trong thời gian tới có rất nhiều thể chế, chính sách cần phải xây dựng và hoàn thiện trƣớc tác động của CMCN 4.0, trong đó cơ bản là thể chế, chính sách về phát triển khoa học công nghệ; về đào tạo phát triển nguồn nhân lực; về vệ sinh xã hội, giải quyết việc làm; an ninh mạng Thứ hai, thách thức trong việc đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu công nghệ mới vào nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nƣớc. Nếu các nhà quản lý không có những định hƣớng, giải pháp phù hợp trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nƣớc thì hoạt động của nền hành chính sẽ trở nên trì trệ và kém hiệu quả. Hiện tại, mức độ cung ứng dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan hành chính chủ yếu vẫn ở mức 22
  28. độ thấp (trong tổng số 104.000 dịch vụ công đƣợc cung ứng trực tuyến, có đến 96.500 dịch vụ đƣợc cung ứng ở cấp độ 1 và 2; chỉ có 6.600 dịch vụ ở cấp độ 3; 900 dịch vụ ở cấp độ 4). Bên cạnh đó, hạ tầng viễn thông và CNTT còn nhiều hạn chế; nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan hành chính còn thiếu về số lƣợng và yếu kém về chuyên môn; những khó khăn, thách thức khác về bảo mật, đảm bảo an toàn an ninh thông tin, an ninh mạng. Nhƣ vậy, còn rất nhiều vấn đề đặt ra, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phƣơng cần tổ chức, nghiên cứu, tìm hiểu về CMCN lần thứ tƣ để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, chƣơng trình, đề án, dự án về ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử nhằm tận dụng đƣợc cơ hội do CMCN 4.0 mang lại. Thứ ba, thách thức trong việc xây dựng, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ công chức của nền hành chính. Cuộc CMCN 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh ứng dụng nhiều thành tựu công nghệ hiện đại vào hoạt động quản lý, đặc biệt là CNTT và robot, khi đó nhiều công việc trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc có thể đƣợc thực hiện bởi máy tính và robot. Để đảm bảo cho nền hành chính hoạt động hiệu quả, đòi hỏi đội ngũ công chức phải có sự am hiểu pháp luật và am hiểu khi áp dụng pháp luật vào môi trƣờng công nghệ hiện đại nhằm giải quyết tốt công việc. Tuy nhiên, thực trạng đội ngũ công chức ở nƣớc ta hiện còn nhiều bất cập, số lƣợng công chức trong bộ máy hành chính còn rất lớn, cơ cấu thiếu hợp lý, trình độ, năng lực của nhiều công chức chƣa đáp ứng yêu cầu công việc, đặc biệt còn thiếu nhiều kỹ năng ứng dụng các công nghệ hiện đại. Do đó, việc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn về pháp luật và nâng cao kỹ năng của đội ngũ công nhân viên của nền hành chính phải tiếp tục đƣợc đẩy mạnh, đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của cuộc CMCN 4.0 là một trong những vấn đề cần phải đƣợc nhận thức lại và đồng thời cũng là thách thức rất lớn hiện nay đối với Việt Nam. [22] 23
  29. 2.1.3. Tác động của cuộc CMCN 4.0 đến giáo dục đào tạo pháp luật CMCN lần thứ tƣ đã tác động mạnh mẽ đến nền giáo dục của nƣớc ta, mà giáo dục pháp luật cũng không ngoại lệ. Đứng trƣớc yêu cầu của thời đại mới, giáo dục pháp luật và đào tạo nhân lực ngành luật cũng cần có những thay đổi để thích ứng trong kỷ nguyên công nghệ số. Thứ nhất, về cơ sở vật chất Theo số liệu thống kê vào tháng 7/2016, cả nƣớc có khoảng gần 50 cơ sở đào tạo luật5, con số này đến nay đã có thể tăng lên khá nhiều. Tuy nhiên, cơ sở vật chất ở các cơ sở là không đồng đều, đặc biệt là việc trang bị cho sinh viên hệ thống máy tính có kết nối Internet, cung cấp wifi hay hệ thống lớp học thông minh. Nhiều lớp học ở một số cơ sở không đáp ứng đƣợc điều cầu về không gian giảng dạy Thứ hai, về phía giảng viên Với hình thức truyền thụ kiến thức bằng cách giảng viên nói, sinh viên chép nhƣ truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều ngƣời. Mặc dù có những cơ sở đào tạo đƣợc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất nhƣng giảng viên lại không am hiểu về cách sử dụng hay ứng dụng chúng trong các bài giảng của mình. Rất ít trƣờng, đơn vị đào tạo sử dụng các bài giảng bằng video trực tuyến có sự tƣơng tác thực tế thay cho những bài giảng thông thƣờng trong các lớp học. Ngoài ra, một số giảng viên còn hạn chế trong việc sử dụng ngoại ngữ, nhất là tiếng anh, do đó sẽ khó khăn trong việc tiếp cận và truyền tải tri thức trong bối cảnh mới. Điều này cũng không nằm ngoài khả năng là số lƣợng lớn các sinh viên chƣa đạt trình độ nghe – hiểu ngoại ngữ (tiếng anh) nên các giảng viên khó mà truyền thụ đƣợc các vấn đề và tri thức bằng cách sử dụng ngoại ngữ. Bên cạnh đó, phƣơng pháp giảng dạy của đa số các giảng viên hiện nay thiếu đi hoạt động và trải nghiệm thực tiễn. Rất nhiều sinh viên luật còn chƣa một lần đƣợc 5 24
  30. xem một phiên tòa thực tế diễn ra nhƣ thế nào. Việc thiếu đi kiến thức và kỹ năng thực tế khiến cho sinh viên tiếp cận vấn đề một cách thụ động và kém hứng thú hơn đối với các bài giảng trên lớp, đồng thời khiến sinh viên ra trƣờng bị bỡ ngỡ với môi trƣờng làm việc. Thứ ba, về chƣơng trình đào tạo và tài liệu giảng dạy Đa số các cơ sở đào tạo nói chung và đào tạo ngành luật nói riêng đã thay đổi hình thức học truyền thống sang đăng ký tín chỉ nhƣng mới chỉ mang tính hình thức mà vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu và nội dung của hình thức học này nhƣ quy định về không gian lớp học, số lƣợng sinh viên, cơ sở vật chất hay quy định về nội dung giảng dạy, số giờ lý thuyết, giờ thực hành Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 này thì chƣơng trình đào tạo cần phải chú trọng đặc biệt đến những kiến thức về kỹ năng mềm, kiến thức về CNTT để sinh viên có cơ hội tiếp cận và bắt kịp với xu thế. Tuy nhiên, các chƣơng trình đào tạo ở Việt Nam vẫn chƣa có tính hội nhập, việc tƣơng tác, chia sẻ với nhau ở khu vực trong nƣớc còn nhiều hạn chế chứ chƣa nói đến việc tƣơng tác với nƣớc ngoài. Ngoài chƣơng trình đào tạo thì tài liệu giảng dạy cũng cần phải đƣợc nhắc đến. Trong bối cảnh của cuộc CMCN số thì ngƣời học phải chủ động tìm hiểu chứ không chỉ thụ động tiếp nhận những tri thức đƣợc truyền đạt từ giảng viên. Vì vậy, cần phải có một lƣợng tài liệu phong phú và đa dạng để đáp ứng đƣợc nhu cầu của sinh viên. Ở Việt Nam, hạn chế về ngoại ngữ là một bất lợi lớn đối với đa số các sinh viên trong việc tiếp cận những nguồn tri thức trong thời đại mới. Giáo dục đào tạo chịu tác động mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0 nhƣng cũng đƣợc coi là có thể tác động ngƣợc trở lại. Nếu hoạch định đƣợc chiến lƣợc, chính sách đúng đắn, đi trƣớc một bƣớc giáo dục và đào tạo sẽ trở thành chìa khóa, động lực to lớn cho sự phát triển.[11] 25
  31. 2.2. Thực trạng nhận thức mới về pháp luật Việt Nam trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 Pháp luật mang bản chất xã hội sâu sắc, vì vậy, khi xã hội có những biến đổi dƣới tác động của cuộc CMCN 4.0 thì nó cũng có những ảnh hƣởng nhất định tới pháp luật. 2.2.1. Thực trạng nhận thức mới về chủ thể pháp luật trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 * Chủ thể theo quy định của pháp luât Việt Nam Theo quy định của pháp luật Việt Nam, “chủ thể” là cá nhân, tổ chức đang tồn tại hữu hình ở thế giới vật chất. “Chủ thể pháp luật” là cá nhân, tổ chức có khả năng có quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật. “Chủ thể quan hệ pháp luật” là cá nhân, tổ chức có năng lực chủ thể, theo những điều kiện do pháp luật quy định, tham gia vào các quan hệ pháp luật nhất định. Chủ thể pháp luật khác với chủ thể quan hệ pháp luật bởi để trở thành chủ thể pháp luật chỉ cần có năng lực pháp luật, nhƣng để trở thành chủ thể của một quan hệ pháp luật cụ thể thì phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật, tức là phải có khả năng tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Điều 1 BLDS 2015 có quy định về “Phạm vi điều chỉnh”: “quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).” Nhƣ vậy, theo quy định này chủ thể quan hệ pháp luật dân sự bao gồm cá nhân, pháp nhân. Tuy nhiên, không chỉ giới hạn trong những quy định của pháp luật dân sự, chủ thể pháp luật nói chung trong tất cả các lĩnh vực luật chuyên ngành đều đề cập đến hai đối tƣợng là cá nhân và pháp nhân. Cùng với sự bùng nổ của cuộc CMCN 4.0, pháp luật cũng có những sự biến động làm thay đổi cơ bản đến hệ thống chủ thể pháp luật và chủ thể quan hệ pháp luật. Bên cạnh những chủ thể truyền thống là cá nhân và pháp nhân còn xuất hiện một loại chủ 26
  32. thể đặc biệt – robot tự trị và một vấn đề pháp lý đặc biệt quan trọng, đó là có nên coi robot là chủ thế mới của pháp luật hay không. * Sự xuất hiện của chủ thể mới và các vấn đề pháp lý có liên quan CMCN lần thứ tƣ phát triển trên nền tảng của cuộc CMCN lần thứ ba nhƣng xoay quanh và tập trung vào ba vấn đề chính là trí tuệ nhân tạo, tự động hóa – robot và Internet kết nối vạn vật. Việc trí tuệ nhân tạo và robot thông minh có khả năng thay thế con ngƣời trong việc xử lý các dữ liệu, thậm chí là thay thế con ngƣời trong vấn đề quan hệ tình dục làm xuất hiện và nảy sinh một vấn đề về xác định một tƣ cách chủ thể mới trong xã hội. Robot là một thuật ngữ có nguồn gốc từ một trò chơi của Công hòa Séc vào những năm 1920, nhằm nói tới con ngƣời nhân tạo đƣợc sử dụng nhƣ lao động nô lệ trong những công xƣởng. Có lẽ, thuật ngữ robot ngày nay đã không còn xa lạ với mọi ngƣời, robot không chỉ xuất hiện trong nhiều bộ phim khoa học viễn tƣởng mà nó đã đƣợc hiện thực hóa trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là ở quốc gia có nền công nghiệp rất phát triển là Nhật Bản nhƣ robot giúp việc gia đình, phục vụ ở bệnh viện, tham gia giao thông, phục vụ quốc phòng, phục vụ nghiên cứu khoa học, kho vận, bán hàng, phục vụ nhu cầu cá nhân Trong thời đại CMCN 4.0, việc xem xét robot là một chủ thể pháp luật là một nhận thức pháp luật mới dựa trên những gì mà khoa học pháp lý đã quy định về chủ thể pháp luật. Con ngƣời là một chủ thể pháp luật bởi họ là chủ thể của các quyền, họ điều chỉnh các mối quan hệ giữa họ đối với nhau và giữa họ đối với thế giới còn lại (đồ vật, động – thực vật, ). Bên cạnh con ngƣời – chủ thể tự nhiên của pháp luật còn xuất hiện một chủ thể pháp luật khác là pháp nhân, Nhà nƣớc đây là những chủ thể đƣợc con ngƣời cấp cho những đời sống pháp lý để hƣởng quyền và gánh vác nghĩa vụ nhất định bằng một kỹ thuật gọi là nhân cách hóa. Vậy, có thể tạm hiểu việc trao cho robot tƣ cách chủ thể cũng chính là trao cho nó một đời sống pháp lý để có thể thụ hƣởng các quyền và 27
  33. gánh vác những nghĩa vụ nhất định. Năm 2017, robot Sophia – robot đầu tiên đƣợc trao quyền công dân ở Ả Rập là một vấn đề vô cùng mới mẻ đƣợc cả thế giới quan tâm. Loài ngƣời vẫn luôn quan ngại về việc máy móc và robot thông minh sẽ xâm chiếm và thống trị thế giới. Isaac Asimov đã đƣa ra những nguyên tắc đạo đức đƣợc cho robot, những nguyên tắc này đƣợc xem nhƣ là điều luật cơ bản để robot có thể tồn tại: (1) Robot không thể làm hại con ngƣời hoặc bởi không hành động, để con ngƣời bị tổn thƣơng; (2) Robot nhất thiết phải tuân theo các mệnh lệnh của loài ngƣời trừ khi các mệnh lệnh đó mâu thuẫn với nguyên tắc thứ nhất; (3) Robot nhất thiết phải bảo vệ sự tồn tại của chính nó trong chừng mực sự bảo vệ đó không xung đột với nguyên tắc thứ nhất và nguyên tắc thứ hai; Thứ nhất, những quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ thể mới Robot thông minh sẽ không chỉ tồn tại trong các phim khoa học viễn tƣởng mà khả năng hiện thực đã rất rõ ràng trong việc làm thay đổi con ngƣời ở nhiều công đoạn sản xuất, thậm chí cả một hành vi xã hội. Những robot hiện đại có khả năng tự cảm nhận, tự phản ứng, điều chỉnh hành vi tƣơng thích với sự thay đổi của môi trƣờng xung quanh, tƣơng tác, học hỏi và thậm chí có thể tự đƣa ra quyết định. Ở mức độ cao, các robot có những hành vi có thể phát sinh hệ quả xã hội độc lập không gắn với chủ thể sáng tạo ra nó. Bởi vậy, về mặt luật pháp chắc chắn cần các quy định điều chỉnh vấn đề này. Việc coi robot là một chủ thể độc lập của pháp luật bên cạnh thể nhân và pháp nhân có thể đang còn tranh luận nhƣng trong tƣơng lai gần, điều đó chắc chắn sẽ đƣợc hiện thực hóa. Không chỉ ở các quốc gia phát triển công nghiệp mạnh nhƣ Anh, Mỹ, Nhật Bản mà ngày cả ở Việt Nam, pháp luật cũng cần phải thừa nhận sự cần thiết của việc tạo lập thêm những quy định mới điều chỉnh về hành vi liên quan đến robot và các sản phẩm trí tuệ nhân tạo, để tránh các rủi ro kéo theo bởi hiện tƣợng này. Đó là các quy tắc (trên nền tảng đạo đức) điều chỉnh việc thiết kế, sản xuất và vận hành robot nhƣ thế nào để tránh những tác động xấu về xã hội, môi trƣờng và sự phát triển tự nhiên của con ngƣời; những quy tắc điều chỉnh về trách nhiệm bồi thƣờng trong trƣờng hợp robot vận hành máy móc tự động, ô tô tự lái ; quy định về trách nhiệm báo cáo 28
  34. mới dành cho các công ty về những đóng góp của khoa học ngƣời máy và trí tuệ nhân tạo và kết quả kinh doanh, nhằm phục vụ việc đánh thuế và đóng góp an sinh xã hội; quy định về bảo hiểm bắt buộc đối với các công ty nhằm chi trả cho những thiệt hại do robot của công ty họ gây ra; việc cho phép cơ quan công quyền nắm và truy cập mã nguồn của robot thông minh trong trƣờng hợp gây tai nạn hay vi phạm pháp luật, khủng bố, thậm chí có cả những đè xuất dự liệu về việc thiết kế những công tắc để robot có thể đƣợc tắt trong trƣờng hợp khẩn cấp, có thể coi nhƣ hành vi “giết” robot trong trƣờng hợp có những xử sự không tiết chế đƣợc và không phù hợp với xã hội con ngƣời Thứ hai, sự thay đổi về cấu trúc, quy mô, tính chất của chủ thể Quy mô, cơ cấu của các chủ thể pháp lý truyền thống chắc chắn sẽ thay đổi, với sự xuất hiện của nhiều chủ thể vƣợt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia. Mặt khác, trong nội bộ quốc gia thì chủ thể quyền lực công cũng sẽ có những chuyển biến, trong môi trƣờng công nghệ mới với sự tham gia của cá nhân, tổ chức vào quy trình ra quyết định sẽ trực tiếp và hiệu quả, do đó Nhà nƣớc sẽ không là chủ thể duy nhất ra các quyết định quản trị. Theo Massit – Follea, việc điều chỉnh về Internet liên quan đến cả “một hệ thống quản lý mở, một nơi đối đầu về mặt thƣơng mại và pháp lý, nhƣng cũng là nơi thử nghiệm chính trị - xã hội về tính quy tắc chuẩn mực hiện đại”. Sự tham gia của các tổ chức xã hội là đáng kể. Nó có tể cần đến một mô hình quản trị mới; toàn cầu; hoặc chỉ là việc áp dụng mới các quy tắc luật pháp đã đƣợc chứng minh; hoặc sự ra đời của một hiệp định đa phƣơng mới, hoặc thậm chí mộ hiến pháp quốc tế cho Internet, do Liên hợp quốc đàm phán và bảo đảm Ý tƣởng có thể nhiều nhƣng điểm chung trong điều chỉnh pháp luật là cần các tiêu chuẩn hiện nay để hài hòa hóa các hoạt động kỹ thuật số cả ở cấp quốc gia và trong một hệ thống có sự phụ thuộc lẫn nhau khó tách rời. Pháp luật Việt Nam vẫn chƣa có quy định nào liên quan đến việc thừa nhận hay kiểm soát robot nhƣ một chủ thể của pháp luật. Nhu cầu kiểm soát và điều chỉnh robot là một nhu cầu thực tế trong bối cảnh của cuộc CMCN 4.0. Robot có thể đƣợc điều 29
  35. chỉnh vởi các quy tắc của pháp luật tài sản, nghĩa vụ, pháp luật về hình sự hoặc robot có thể đƣợc điều chỉnh bởi các quy định về chủ thể. [16] 2.2.2. Thực trạng nhận thức mới các quy định pháp luật liên quan đến thời gian và không gian trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 * Các quy định pháp luật liên quan đến yếu tố thời gian Thời gian là đại lƣợng đƣợc sử dụng làm tiêu chí cho các hành vi pháp luật trong hầu hết tất cả các lĩnh vực pháp luật nhƣ quy định về thời hiệu khởi tố, khiếu nại, khiếu kiện, kháng cáo, kháng nghị, thời gian làm việc, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, Tuy nhiên với những biến động của công nghệ thông tin, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo hay việc xuất hiện của chủ thể mới là Robot thông minh đã dẫn đến những biến đổi về đại lƣợng thời gian. Bởi vậy, những khái niệm truyền thống về ngày làm việc, khoảng thời gian làm việc hay nghỉ ngơi có thể đƣợc thay đổi. Ví dụ nhƣ trong lĩnh vực giao dịch dân sự, với các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo, ngƣời máy và đặc biệt là công nghệ in 3D thì việc chế tạo các sản phẩm hay dịch vụ đƣợc đo đếm, cá thể hóa cho từng cá nhân và thực hiện ngay từ thời điểm các lập nhu cầu. Do đó, thời điển thanh toán hay thanh lý hợp đồng hay bất kỳ một thời điểm nào đó đƣợc thỏa thuận có thể sẽ phải đƣợc thay đổi cách thức quy định theo yêu cầu của khách hàng chứ không phải theo thời điểm giao nộp sản phẩm đó đến khách hàng. Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của một giao kết hợp đồng có thể không phải là từ ngay hai bên ký hợp đồng mà từ lúc tiếp nhận yêu cầu nhƣ trong quy định của BLDS 2015: “Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết”(khoản 1 Điều 400); “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.”(khoản 1 Điều 401) Thời gian có liên quan chặt chẽ đến quyền chủ thể, nó tạo ra quyền và ngƣợc lại, thời gian cũng làm mất đi một số quyền. Điều 236 BLDS 2015 quy định:“Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với 30
  36. bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.” Cụ thể trong trƣờng hợp này, một ngƣời ban đầu không phải là chủ sở hữu của một bất động sản nhƣng họ chiếm giữ ngay tình trong vòng 30 năm họ sẽ đƣợc xác lập quyền sở hữu đối với bất động sản đó. Bên cạnh đó, thời gian cũng làm mất đi một số quyền, việc im lặng không trả lời trong một số trƣờng hợp đƣợc coi là đồng ý, việc không phản ứng lại với những quyết định trong một khoảng thời gian nào đó sẽ dẫn đến việc mất đi quyền liên quan. Ví dụ nhƣ thời hạn kháng cáo của đƣơng sự quy định tại khoản 1 Điều 273 BLTTDS 2015: “Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.”. Thời gian với ý nghĩa là cột mốc của các sự kiện pháp lý, là căn cứ để xác lập quyền năng hay nghĩa vụ, xƣa nay đƣợc xác định dựa trên cơ chế sinh học của con ngƣời và do vậy chỉ có giá trị đối với con ngƣời (thực thể tự nhiên và hữu hạn về mặt thời gian). Giữa con ngƣời – thực thể tự nhiên và robot có trí tuệ nhân tạo – thực thể nhân tạo thì khó có thể sử dụng chung một đại lƣợng thời gian. Vì vậy, khi có sự xuất hiện của một chủ thể pháp luật mới nếu nhƣ robot đƣợc xác định là chủ thể có năng lực pháp luật trong bối cảnh của cuộc CMCN 4.0 thì đại lƣợng thời gian cũng cần phải có sự điều chỉnh để có thế đáp ứng đƣợc nhu cầu của thời đại mới. * Các quy định pháp luật liên quan đến yếu tố không gian Ngoài thời gian, pháp luật cũng có nhiều quy định liên quan đến yếu tố không gian. Thông thƣờng thì giới hạn không gian pháp luật gắn với biên giới quốc gia và phạm vi lãnh thổ hay khu vực. Chính vì vậy mà thế giới đã tạo ra nhiều hệ thống pháp luật khác nhau mang đặc thù lịch sử, văn hóa và kinh tế của từng khu vực. 31
  37. Bên cạnh đó, yếu tố không gian trong pháp luật còn gắn liền với yếu tố tài sản là bất động sản mà đi kèm với nó là các quyền và nghĩa vụ liên quan nhƣ quyền thừa kế, quyền bầu cử Giới hạn về không gian pháp luật tạo nên những hệ thống pháp luật khác nhau những cũng giúp việc giải quyết tranh chấp đƣợc dễ dàng hơn bởi việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết và hệ thống pháp luật đƣợc áp dụng liên quan đến tranh chấp. Tuy nhiên, giới hạn của không gian pháp luật cũng cần phải đƣợc nhìn nhận lại khi có sự xuất hiện của Internet và sự phát triển không ngừng nghỉ của CNTT là kết quả của cuộc CMCN 4.0, đặc biệt là sự xuất hiện của một chủ thể là robot thông minh hay trí tuệ nhân tạo. Vô vàn hoạt động không còn bị bó hẹp trong phạm vi quốc gia hay khu vực nhờ có sự trợ giúp của công nghệ thông tin, nhất là các chủ thể mới vƣợt ra khỏi lãnh thổ địa lý thông thƣờng, ranh giới giữa các hệ thống pháp luật hầu nhƣ không còn rõ nét thậm chí có thể vƣợt qua khỏi không gian trái đất và đƣợc thực hiện ở hành tinh khác. Sự thay đổi về không gian pháp luật dẫn đến việc các công cụ, phƣơng tiện và cơ sở của pháp luật cũng thay đổi. Ở phạm vi quốc gia, một mặt Nhà nƣớc vẫn có nghĩa vụ bảo đảm sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con ngƣời, mặt khác sẽ khó khăn hơn trong việc tìm cách xây dựng, định nghĩa và giới hạn chúng bởi sự biến đổi và chồng chéo của các quyền cơ bản trong một không gian đa quốc gia. [16] 2.2.3. Thực trạng nhận thức mới về vai trò của pháp luật trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là công cụ quản lý Nhà nƣớc hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục, răn đe con ngƣời ý thức chấp hành pháp luật. Ở Việt Nam vai trò của pháp luật đƣợc ghi nhận tại Điều 8 của Hiến pháp 2013: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng 32
  38. Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ” vì vậy vai trò của pháp luật đƣợc biểu hiện ở những điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, vai trò của pháp luật đối với kinh tế. Pháp luật đóng một vai trò là phuơng tiện hàng đầu trong việc xác định địa vị pháp lý bình đẳng đối với chủ thể tham gia quan hệ pháp lý, tạo “hành lang” pháp lý để các chủ thể tham gia kinh tế hoạt động mặt khác với tƣ cách là chủ thể tham gia quản lý thì Nhà nƣớc dựa vào các chuẩn mực pháp lý để điều khiển hoạt động sản xuất kinh doanh, thông qua đó Nhà nƣớc tạo điều kiện thuận lợi tin cậy và chính thức cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Thứ hai, vai trò của pháp luật đối với xã hội. Pháp luật giúp bảo đảm và bảo vệ ổn định trật tự xã hội. Mặt khác, pháp luật ghi nhận và thể chế hóa quyền của con ngƣời, quyền của công dân và bảo đảm về mặt pháp lý cho các quyền đó thực hiện. Ngoài ra pháp luật còn là phƣơng tiện để các thành viên của xã hội có điều kiện bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy, pháp luật là phƣơng tiện không thể thiếu đƣợc cho sự tồn tại và ổn định của xã hội, đồng thời xã hội là cơ sở cho sự tồn tại của pháp luật. Thứ ba, vai trò của pháp luật đối với hệ thống chính trị - Pháp luật là phƣơng tiện thể chế hoá đƣờng lối chủ trƣơng, chính sách của đảng, làm cho đƣờng lối đó có hiệu lực thực thi và bắt buộc chung trên quy mô toàn xã hội. - Pháp luật là phƣơng tiện để Đảng kiểm tra đƣờng lối của mình trên thực tế để kịp thời phát hiện ra thiếu sót sai lầm để lãnh đạo các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền khắc phục những thiếu sót sai lầm. - Pháp luật còn là phƣơng tiện để phân định rõ phƣơng thức lãnh đạo của đảng với chức năng quản lý điều hành của nhà nƣớc. - Pháp luật là phƣơng tiện, công cụ để đám bảo các chủ trƣơng, đƣờng lối đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc, chính xác. [20] 33
  39. Từ các phân tích trên có thể thấy, pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh của cuộc CMCN 4.0, pháp luật không chỉ có vai trò trong việc bảo đảm sự tồn tại và phát triển của xã hội mà vai trò của pháp luật hiện nay còn cần phải hƣớng tới xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cƣơng, văn minh. Pháp luật đòi hỏi phải xem xét một cách toàn diện, đầy đủ các mối quan hệ xã hội, không chỉ nhấn mạnh một chiều vai trò chủ đạo của Nhà nƣớc mà còn phải quan tâm đầy đủ đến ý chí và lợi ích của các nhóm lợi ích và tầng lớp xã hội khác nhau. Bên cạnh đó, pháp luật còn phải là bệ phóng để ngƣời dân có khả năng tiếp cận và hội nhập với thế giới. Cụ thể: Thứ nhất, pháp luật có vai trò tích cực nhằm nâng cao đời sống nhân dân. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc với xu hƣớng của cuộc CMCN 4.0 đã làm cho tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ ở nƣớc ta tăng lên đáng kể. Đến nay, đóng góp vào tăng trƣởng của 2 ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 90% tăng trƣởng toàn ngành kinh tế. Năm 2016, ngành dịch vụ đóng góp gần 50% vào tăng trƣởng theo ngành và cao hơn nhiều so với giai đoạn 2006-2010 với mức đóng góp 40%6. Sự chuyển dịch cơ cấu này đã dẫn đến nhiều tác động xấu đối với môi trƣờng sống của ngƣời dân. Theo ƣớc tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nƣớc thì có trên 60% khu công nghiệp chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn đƣợc thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải, chất thải nên chƣa thể đáp ứng đƣợc các yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng7. Thực trạng trên đòi hỏi pháp luật cần phát huy vai trò của mình trong việc bảo vệ môi trƣờng, kiểm soát tốc độ gia tăng ô nhiễm thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động phòng ngừa, kiểm soát và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng. Pháp luật đã tạo ra môi trƣờng pháp lý để đa dạng hóa các nguồn đầu tƣ cho công tác 6 va-kien-nghi-131892.html 7 truong-o-viet-nam-va-cac-giai-phap-khac-phuc-60.html 34
  40. bảo vệ và cải thiện môi trƣờng, đồng thời đƣa ra các chính sách phát triển bền vững, trả lại môi trƣờng sống lành mạnh cho ngƣời dân. Thứ hai, pháp luật là bệ phóng để con ngƣời, công dân có cơ hội tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật và hội nhập toàn cầu. Ngày 01/7/2018, Luật Chuyển giao công nghệ (CGCN) số 07/2017/QH14 có hiệu lực, thay thế Luật Chuyển giao công nghệ số 80/2006/QH11 đã góp phần thúc đẩy hoạt động đổi mới và CGCN trong nƣớc, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất và đời sống, từng bƣớc giúp cải thiện năng lực công nghệ của doanh nghiệp và nền kinh tế, nâng cao tốc độ tăng trƣởng của các ngành, lĩnh vực. Luật khuyến khích chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống, sản phẩm, quy trình sản xuất, giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý trong nông nghiệp, bổ sung chính sách ƣu tiên CGCN để tạo ra các sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nƣớc, Nhà nƣớc khuyến khích phát triển các công nghệ tạo ra và hoàn thiện sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và ngoài nƣớc, đồng thời có chính sách và biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thiện thiết kế, chế tạo máy móc, thiết bị do Việt Nam tạo ra đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng8. 2.2.4. Thực trạng nhận thức mới về chức năng của pháp luật trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 Chức năng của pháp luật là những phƣơng diện, mặt tác động chủ yếu của pháp luật phản ánh bản chất giai cấp và giá trị xã hội của pháp luật. Pháp luật có ba chức năng chủ yếu: Một là, chức năng điều chỉnh Pháp luật đƣợc đặt ra nhằm hƣớng tới sự điều chỉnh các quan hệ xã hội. Sự điều chỉnh của pháp luật lên các quan hệ xã hội đƣợc thực hiện theo hai hƣớng: một mặt 8 truong-phap-ly-ve-chuyen-giao-cong-nghe.html 35
  41. pháp luật ghi nhận các quan hệ xã hội chủ yếu trong xã hội. Mặt khác pháp luật bảo đảm cho sự phát triển của các quan hệ xã hội. Hai là, chức năng bảo vệ Chức năng bảo vệ là công cụ bảo vệ các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Khi có các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, xâm phạm đến các quan hệ xã hội đƣợc pháp luật điều chỉnh thì các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cƣỡng chế đƣợc quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Chẳng hạn hành vi xâm phạm tính mạng sức khoẻ con ngƣời bị xử lý theo Luật hình sự, hành vi gây thiệt hại tài sản buộc phải bồi thƣờng theo Luật dân sự. Ba là, chức năng giáo dục Chức năng giáo dục của pháp luật đƣợc thực hiện thông qua sự tác động của pháp luật vào ý thức của con ngƣời, làm cho con ngƣời xử sự phù hợp với cách xử sự đƣợc quy định trong các quy phạm pháp luật. Việc giáo dục có thể đƣợc thực hiện thông qua tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, có thể thông qua việc xử lý những cá nhân, tổ chức vi phạm (phạt những hành vi vi phạm giao thông, xét xử những ngƣời phạm tội hình sự, ). [20] Dƣới tác động của cuộc CMCN 4.0, vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm công bằng xã hội là rất quan trọng. Ngoài những chức năng kể trên thì cần phải nhận thức thêm về chức năng “bảo đảm sự công bằng” của pháp luật bằng cách tăng cƣờng tƣ pháp bởi sự phát triển quá nhanh của cuộc CMCN khiến cho pháp luật thành văn không thể bắt kịp với sự thay đổi của các quan hệ xã hội. Nghiên cứu về nguồn của pháp luật trong tƣơng lai, nhiều học giả nhận định: “án lệ không theo kịp sự phát triển của công cuộc đổi mới ở những giai đoạn đầu, song, đối với cách mạng công nghiệp 4.0, án lệ có vai trò rất quan trọng để đƣa luật thành văn vào thực tế bởi trong cuộc cách mạng này, tƣơng tác giữa ngƣời và máy móc làm phát sinh các vấn đề pháp lý khác biệt từ trách nhiệm dân sự cho tới bảo vệ dữ liệu và tội phạm”. Từ đó đòi hỏi phải 36
  42. có những thẩm phán giỏi về luật lệ và phải có bản lĩnh trong việc nắm bắt các quan hệ xã hội phát sinh từ các ứng dụng khoa học, công nghệ. Vì vậy, việc tăng cƣờng chức năng bảo đảm hay tăng cƣờng tƣ pháp có hai vấn đè mấu chốt cần chú ý đó là: (1) Xác định rõ quyền lực tƣ pháp thuộc về các thẩm phán; (2) Nâng cao trình độ pháp lý và trình độ tiếp cận khoa học, công nghệ của thẩm phán. 2.2.5. Thực trạng nhận thức mới về pháp luật trong việc thực hiện bảo đảm quyền con người trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 Quyền cá nhân hay quyền con ngƣời đƣợc hiểu là những quyền cơ bản thuộc về mỗi cá nhân bất kể học có địa vị pháp lý hay xã hội nhƣ thế nào. Các quyền này đã đƣợc ghi nhận trong các văn kiện quốc tế nhƣ Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948; Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966; Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 Với những biến đổi do cuộc CMCN 4.0 mang lại, việc bảo đảm thực thi các quyền này có thể đƣợc thúc đẩy nhƣng bên cạnh đó cũng đặt ra những vấn đề mới cần phải xem xét và có những đánh giá mới nhằm đảm bảo thực thi hiệu quả các quyền này. Mặc dù cuộc CMCN 4.0 tác động tới nhiều khía cạnh của quyền con ngƣời, tuy nhiên, trong tổng thể các quyền con ngƣời, một số quyền cụ thể chịu tác động mạnh mẽ hơn các quyền khác. Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 và Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị đã thừa nhận một số quyền dân sự nhƣ: Quyền không bị phân biệt đối xử; Quyền tự do đi lại, cƣ trú; Quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ; Quyền sống, tự do và an ninh cá nhân; Quyền tự do biểu đạt; Quyền tự do lập hội Dƣới ảnh hƣởng của cuộc CMCN 4.0, nhóm quyền riêng tƣ đƣợc pháp luật bảo hộ là sâu rộng và mạnh mẽ hơn cả và đây cũng là vấn đề trọng tâm cần đƣợc xem xét khi nghiên cứu bảo vệ quyền con ngƣời trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0. Riêng tƣ hay bí mật thông tin bao gồm hình ảnh, thông tin về gia đình, các mối quan hệ, nơi ở, thƣ từ, điện thoại, điện tín, các hình thức trao đổi thông tin khác Với những công cụ “kết nối vạn vật” đƣợc xấy dựng trên nền tảng các phần mềm ứng dụng 37
  43. trên điện thoại và máy tính khiến cho việc đảm bảo thực hiện nhóm quyền này càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Thực tế, tất cả các thông tin ngƣời dùng trên mạng nhƣ Facebook, Google, Instagram đều đƣợc lƣu trữ trong hồ sơ trực tuyến của ngƣời dùng do các công ty công nghệ nắm giữ. Rủi ro lợi dụng thông tin trên môi trƣờng Internet đã đƣợc cảnh báo và thực tế cũng đã xuất hiện. Điển hình nhƣ vụ việc xảy ra năm 2017 ở Việt Nam xuất hiện thông tin hãng máy bay Vietnam Airline làm lộ thông tin hành khách. Nhiều hành khách cho hay sau khi máy bay hạ cánh xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội) đã bất ngờ nhận đƣợc tin nhắn mời đi xe từ tổng đài taxi. Có ngƣời còn bị gọi điện thoại "chèo kéo" đi xe từ Nội Bài về trung tâm Hà Nội 9 Pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định liên quan đến vấn đề bảo đảm thực hiện quyền con ngƣời, đặc biệt là nhóm quyền riêng tƣ. Cụ thể, khoản 1 Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”; khoản 1 Điều 38 BLDS 2015 quy định “ Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”; Điều 159 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thƣ tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tƣ của ngƣời khác: “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào; 9 38
  44. b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông; c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật; d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật; đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.” Mặc dù đã có nhiều thay đổi, bổ sung trong quá trình hoàn thiện quy định pháp luật về quyền bí mật đời tƣ cá nhân nhƣng hiện nay vẫn chƣa có một văn bản pháp quy phạm pháp luật nào quy định hoặc hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết nhƣ thế nào là “bí mật đời tƣ” hay “đời sống riêng tƣ, bí mật cá nhân, bí mật dữ liệu cá nhân, bí mật gia đình”. Trong thời đại công nghệ số hóa và môi trƣờng ảo phát triển mạnh mẽ nhƣ hiện nay, việc đƣa các thông tin cá nhân của mình lên mạng để sử dụng vào những mục đích khác nhau đã dần trở nên quen thuộc. Việc làm này một mặt giúp thuận tiện hơn trong việc sử dụng các dịch vụ xã hội nhƣng mặt trái của nó là tồn tại những nguy cơ bị ngƣời khác đánh cắp thông tin để thực hiện những hành vi trái pháp luật nhƣ giả mạo bạn bè, ngƣời thân để lừa đảo, làm giả thẻ ngân hàng Việc phòng, chống hành vi vi phạm quyền riêng tƣ của ngƣời dân không chỉ chủ yếu dừng lại từ phía chác chủ thể mang trách nhiệm thực thi công vụ, trƣớc hết là cơ quan, ngƣời thực thi công việc Nhà nƣớc, mà còn cả các chủ thể thực thi các dịch vụ công, và kể cả những ngƣời có khả năng sử dụng các phƣơng tiện truyền thông hiện đại gắn liền vói CNTT. Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, con ngƣời vừa là chủ thể nhƣng cũng là thực thể hay là đối tƣợng để thu thập dữ liệu. Vì vậy, việc bảo vệ quyền riêng tƣ đƣa đến những thách thức cho pháp luật Việt Nam nhƣ sau: Thứ nhất, pháp luật cần có những quy định nhƣ thế nào để kiểm soát lƣợng và nguồn thông tin nhằm bảo quyền riêng tƣ của con ngƣời trong môi trƣờng không gian số. 39
  45. Xuất phát từ những hạn chế nhận thức nên nhiều ngƣời không có ý thức trong việc bảo vệ quyền riêng tƣ của mình cũng nhƣ tôn trọng quyền riêng tƣ của ngƣời khác. Trong thời đại công nghệ số, những thiết bị điện tử có chức năng ghi âm, ghi hình, kết nối Internet trở nên rất phổ biến, cho phép ngƣời sử dụng nhanh chóng chia sẻ các thông tin mình thu đƣợc lên mạng. Điều này khiến cho quyền riêng tƣ của mỗi cá nhân đều có thể dễ dàng bị xâm phạm chỉ bởi một chiếc điện thoại thông minh. Chỉ để thỏa mãn sự tò mò của số động mà có rất nhiều ngƣời sẵn sàng xâm phạm đến quyền riêng tƣ của ngƣời khác mà không hề có sự suy xét rằng: sự kết hợp của những thành tựu công nghệ nhƣ điện thoại thông minh với những con ngƣời thiếu ý thức pháp luật và đạo đức xã hội đã cà đang khiến cho không gian riêng tƣ gần nhƣ không tồn tại. Thứ hai, pháp luật Việt Nam cần có những chế tài nhƣ thế nào để xử lý các hành vi xâm phạm quyền riêng tƣ trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0. Trong thời đại công nghệ số, thông tin cá nhân đang là một loại hàng hóa có giá trị kinh tế nhằm tạo ra những lợi nhuận. Điều đó khiến cho những dữ liệu riêng tƣ của cá nhân trở thành mặt hàng có giá trị và đƣợc săn lùng phục vụ cho việc quảng cáo hoặc ở mức độ cao hơn với sự trợ giúp của khoa học dữ liệu, thông tin của mỗi cá nhân sẽ đƣợc phân tích để chỉ ra xu hƣớng hành vi mua sắm, tiêu dùng từ đó ứng dụng vào thƣơng mại. Có thể khẳng định rằng: trong thời đại công nghệ số, những thông tin riêng tƣ cá nhân đang trở thành một mặt hàng có giá trị kinh tế, do đó đã và đang trở thành động lực rất lớn cho những chủ thể khác trong việc thu thập và mua bán những dữ liệu nhƣ vậy. Xuât phát từ nguồn lợi nhuận to lớn này dẫn đến sự xuất hiện ngày càng nhiều những hành vi xâm phạm quyền riêng tƣ của cá nhân. Không chỉ lợi dụng thông tin cá nhân của ngƣời khác cho mục đích thƣơng mại, nhiều chủ thể còn có những hành vi sử dụng những thông tin này cho các hành vi mạo danh, bôi nhọ, gây tổn hại đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của ngƣời khác. Tại Việt Nam, do đa số ngƣời dân chƣa có ý thức bảo vệ sự riêng tƣ của cá nhân mình nên trên tài khoản mạng xã hội của họ công khai hầu hết các thông tin và hình ảnh riêng tƣ Điều đó đã tạo điều kiện cho những hành vi xấu nhƣ mạo danh tài khoản, trộm cắp hay cƣớp tài sản. Một dạng 40
  46. hành vi lợi dụng thông tin riêng tƣ thƣờng găp khác đó là lăng mạ qua mạng hay còn đƣợc biết đến với cái tên là “bóc phốt”. Khi một cá nhân có hành vi sai trái thì ngay lập tức, tất cả các thông tin cá nhân của họ từ tên tuổi, địa chỉ nhà ở, cơ quan, nơi làm việc sẽ đƣợc đƣa lên mạng xã hội để cho ngƣời khác vào bình luận ác ý, thậm chí là lăng mạ dù chƣa biết thực hƣ có đúng hay không (thông tin chƣa đƣợc xác thực). [14] 2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 2.3.1. Thực trạng thực hiện pháp luật đối với một số lĩnh vực luật chuyên ngành trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 *Lĩnh vực Luật Doanh nghiệp Ở Việt Nam hiện nay, các loại hình doanh nghiệp đƣợc phân chia thành doanh nghiệp tƣ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh. Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, khi mọi thứ đều bị ảnh hƣởng và cần có một sự thay đổi để hòa nhập và đáp ứng yêu cầu của thời đại thì việc quy định về hình thức tổ chức của các doanh nghiệp cũng là một vấn đề cần đƣợc xem xét. Một khảo sát đƣợc thực hiện với 2.000 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội DN vừa và nhỏ Hà Nội cho thấy, trong 85% số DN thể hiện sự quan tâm tới cuộc CMCN 4.0. Trong đó có 55% số DN đánh giá cuộc CMCN 4.0 sẽ có tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam; 23% đánh giá tác động bình thƣờng; 11% đánh giá không tác động lắm và 10% đánh giá không tác động; 6% không biết. Tuy nhiên, về chiến lƣợc, có đến 79% số DN trả lời rằng họ chƣa làm gì để đón sóng cuộc CMCN 4.0. 55% số DN cho biết đang tìm hiểu, nghiên cứu, 19% số DN đã xây dựng kế hoạch, và chỉ có 12% số DN đang triển khai.10 Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, Luật DN 2014 còn nhiều bất cập bởi dƣờng nhƣ nó quá chú trọng vào hình thức công ty cổ phần mà chƣa chú ý tới các hình thức công 10 Khánh Linh, CMCN 4.0 tại Việt Nam: Cốt lõi là công nghệ thông tin, tin-661199.bld 41
  47. ty đối nhân, mà vấn đề cần đƣợc tập trung là năng lực sáng tạo, khả năng hợp tác cá nhân và khả năng quản lý bằng công nghệ tiên tiến chứ không phải hình thức kinh doanh chú trọng tới vốn. Bên cạnh đó là sự bất hợp lý bởi việc không coi hộ kinh doanh là doanh nghiệp. Đặc biệt, Luật DN 2014 còn gộp công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản vào thành một hình thức gọi chung là hợp danh. Nhƣ vậy sẽ gây cản trở lớn cho việc thành lập doanh nghiệp trong CMCN 4.0, chẳng hạn trong trƣờng hợp một kỹ sƣ công nghệ muốn thành lập công ty với danh nghĩa là thành biên hợp danh (nhận vốn) với một hoặc vài thành viên khác góp vốn. Trƣờng hợp này bị cản trở bởi điểm a khoản 1 Điều 172 Luật DN 2014: “Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;” Với sự phát triển nhƣ vũ bão của công nghệ, kinh tế sẽ là lĩnh vực đầu tiên bị ảnh hƣởng và kéo theo đó là các doanh nghiệp lớn nhỏ. Các doanh nghiệp cần có những chiến lƣợc và hƣớng đi thông minh, có tầm nhìn sâu rộng để lựa chọn loại hình tổ chức kinh doanh. Trong thời đại mới này, các doanh nghiệp không chỉ chú trọng đến nguồn vốn đầu tƣ mà còn cần phải chú trọng đến khả năng sáng tạo, thị trƣờng và khả năng ứng dụng công nghệ vào quản lý và kinh doanh. Đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ học vấn và kỹ năng, nhất là các kỹ năng mềm, ngoại ngữ. Nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam cũng đang đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo nhƣ FPT, Viettel, Topica, với mong muốn đƣa những ý tƣởng phát triển sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo thực sự đi vào đời sống. * Lĩnh vực Luật Sở hữu trí tuệ Trong cuộc CMCN 4.0, trí tuệ nhân tạo hiện diện ở khắp nơi và đƣợc ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống hằng ngày từ hoạt động kinh tế đến lĩnh vực giao thông, y tế nhƣ y tế thông minh, thiết bị phòng chống gian lận Các hệ thống trí tuệ nhân tạo đang dần đƣợc thay thế và góp phần cải thiện hoạt động và chức năng của con ngƣời trong việc tạo ra các sản phẩm trí tuệ, chúng có thể viết báo, viết văn, vẽ tranh, sáng tác 42
  48. nhạc Tuy nhiên, nó cũng đặt hai vấn đề mà pháp luật sở hữu trí tuệ chƣa dự liệu đƣợc: (1) Nếu các sản phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, phần mềm đƣợc tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo thì điều kiện bảo hộ đƣợc quy định nhƣ thế? (2) Vấn đề về trách nhiệm nếu có hành vi vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ sẽ đƣợc xử lý nhƣ thế? Hai vấn đề này sẽ phần nào đƣợc giải quyết khi đƣa ra đƣợc một quy định chung thống nhất về tƣ cách chủ thể của Robot thông minh hay trí tuệ nhân tạo. Đối với vấn đề thứ nhất, bản chất của pháp luật sở hữu trí tuệ là việc Nhà nƣớc trao độc quyền cho các nhà sáng tạo hoặc ngƣời sở hữu đối với các thành quả của họ trong một thời gian hạn định, nhằm “trao thƣởng” cho công sức và sự sáng tạo của họ. Đối với sáng chế do trí tuệ nhân tạo tạo ra, có thể thấy bản thân trí tuệ nhân tạo không có nhu cầu ghi nhận mình là tác giả, không cần hƣởng các quyền về nhân thân cũng nhƣ không có nhu cầu hƣởng các quyền về tải sản bởi dù có đƣợc hƣởng các quyền này hay không thì trí tuệ nhân tạo vẫn sáng tạo một cách hoàn toàn tự động. Tuy nhiên, nếu ghi nhận con ngƣời (chủ sở hữu của trí tuệ nhân tạo hay Robot thông minh) là tác giả của những sáng chế đó thì cũng không hoàn toàn hợp lý. Do vậy, khó có thể áp dụng luật sáng chế truyền thống để xác định cá nhân hay nhóm ngƣời nào đó là chủ sở hữu. Vì vậy, có thể xuất hiện các trƣờng hợp mới đƣợc quy định nhƣ sau: Thứ nhất, trí tuệ nhân tạo sáng tạo hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc vào con ngƣời thì việc cấp bằng sáng chế không đƣợc ghi tên tác giả một cá nhân hay nhóm ngƣời cụ thể nào. Thứ hai, trí tuệ nhân tạo cùng con ngƣời sáng tạo thì khi đó có thể ghi con ngƣời là đồng sáng tạo với trí tuệ nhân tạo. Còn về khía cạnh quyền tài sản, pháp luật phải giải quyết hài hòa lợi ích của các chủ thể con ngƣời có liên quan đến hoạt động sáng tạo của trí tuệ nhân tạo, để từ đó thúc đẩy hoạt động đầu tƣ vào nghiên cứu, phát triển, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, khuyến khích việc nộp đơn đăng ký sáng chế, công khai cho xã hội và thƣơng mại hóa sáng chế do trí tuệ nhân tạo tạo ra. 43
  49. Đối với vấn đề thứ hai liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ do trí tuệ nhân tạo thực hiện thì pháp luật hiện hành vẫn chƣa đƣa ra đƣợc những giải pháp hữu hiệu nào. Nếu trí tuệ nhân tạo không đƣợc thừa nhận các quyền lợi giống nhƣ con ngƣời thì liệu nó có phải chịu trách nhiệm gì khi vi phạm hay không? Một số chuyên gia về trí tuệ nhân tạo cho rằng, việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm đôi với hành vi xâm phạm pháp luật sở hữu trí tuệ phụ thuộc vào trình độ phát triển của trí tuệ nhân tạo đó, nó có khả năng đƣa ra những quyết định độc lập hay không và có hành động theo những gì đƣợc lập trình sẵn không? Tóm lại, pháp luật sở hữu trí tuệ cần mở rộng phạm vi đối tƣợng bảo hộ bao gồm cả các giải pháp kỹ thuật do trí tuệ nhân tạo tạo ra một cách độc lập hoặc cùng với con ngƣời, đồng thời cần nhận diện đƣợc tính chất đa chủ thể trong quá trình sản xuất, vận hành, đào tạo trí tuệ nhân tạo để xác định chủ thể nào có quyền sở hữu đối với sáng chế do trí tuệ nhân tạo tạo ra, chủ thể nào phải chịu trách nhiệm khi trí tuệ nhân tạo xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của ngƣời khác. Khi pháp luật chƣa hoàn thiện, điều này có thể giải quết thông qua hợp đồng tức là giữa các chủ thể liên quan nhƣ lập trình viên phần mềm trí tuệ nhân tạo, chủ sở hữu phần cứng chạy phần mềm đó, chủ thể cung cấp dữ liệu cho trí tuệ nhân tạo ký kết thỏa thuận phân chua quyền lợi từ sáng chế do trí tuệ nhân tạo tạo ra hoặc cùng tạo ra với con ngƣời. 2.3.2. Thực hiện pháp luật đối với vấn đề quản trị quốc gia trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 * Ứng dụng công nghệ của cuộc CMCN 4.0 vào hoạt động quản trị Nhà nước Hoạt động quản trị Nhà nƣớc đã, đang và sẽ biến đổi sâu sắc dƣới tác động của cuộc CMCN 4.0. Việc thay đổi hệ thống pháp luật, phƣơng thức quản lý, thẩm quyền của các cơ quan nhà nƣớc và đội ngũ cán bộ, công chức để thích ứng với điều kiện mới là tất yếu. CMCN 4.0 sẽ mở ra cơ hội lớn để cải thiện năng lực quản lý nhà nƣớc tốt cho các quốc gia, đặc biệt là những nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. 44
  50. Mạng lƣới kết nối thông tin giữa các cơ quan và trong nội bộ cơ quan đã và đƣợc hình thành và ngày càng mở rộng. Phần lớn các cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nƣớc đã đƣợc trang bị máy tính có kết nối Internet phục vụ cho công việc. Cụ thể, 100% cơ quan Nhà nƣớc có mạng nội bộ; 84% các sở, ban, ngành, quận, huyện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đƣợc kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc; 100% các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ cà các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đã có Trang/Cổng thông tin điện tử11. Bên cạnh đó, hầu hết các cán bộ công chức đã triển khai sử dụng hòm thƣ điện tử thƣờng xuyên trong công việc. Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc cũng đƣợc triển khai và sử dụng. Có khoảng 80% số lƣợng văn bản hành chính đƣợc các cơ quan Nhà nƣớc trao đổi dƣới dạng điện tử. Đến nay, 100% các dịch vụ công cơ bản đƣợc cung cấp trực tuyến trên cổng thông tin điện tử chính thức của cơ quan đó nhằm giải quyết thủ tục hành chính theo hƣớng công khai, minh bạch và nâng cao hiệu quả giải quyết công việc. Ngoài ra, việc triển khai chữ ký số đã đƣợc các cán bộ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 170/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số và Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007.[2] * Sự giám sát của công dân đối với quản trị nhà nước trong bối cảnh CMCN 4.0 Việc ứng dụng CNTT trong việc giải quyết các thủ tục hành chính của ngƣời dân, doanh nghiệp đƣợc nhanh chóng hơn, tiết kiệm hơn và chính xác hơn. Mặt khác, việc ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học – kỹ thuật hiện đại trong quản lý giúp cho hoạt động này đƣợc công khai, minh bạch tạo thuận lợi cho sự giám sát của cả Nhà nƣớc và nhân dân. 11 45
  51. Với nền tảng của CNTT trong thời đại kỹ thuật số, ngƣời dân có thể dễ dàng cập nhật các thông tin và tham gia giám sát các hoạt động của cơ quan công quyền, giám sát hoạt động thực hiện công vụ của cán bộ công chức. Ngoài ra, với tính tƣơng tác cao và mạng lƣới kết nối sâu rộng, các mạng xã hội nhất là mạng xã hội Facebook đã thúc đẩy ngƣời dân quan tâm nhiều hơn đến tình hình kinh tế - chính trị- xã hội và quan tâm đến việc thực hiện công việc của các cơ quan Nhà nƣớc. Trƣớc đây, việc giám sát của công dân đối với Nhà nƣớc đƣợc thực hiện thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tuy nhiên nó vẫn chỉ mang tính hình thức mà chƣa thực sự đem lại hiệu quả rõ rệt. Với thành tựu của cuộc CMCN 4.0 thì ngƣời dân có thể trực tiếp tham gia giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nƣớc thông qua chính phủ điện tử hoặc thậm chí là bằng những hình thức trực tiếp hơn. Cho đến nay đã xuất hiện khá nhiều vụ việc nhƣ cán bộ bị kỷ luật do có thái độ hách dịch và ứng xử không đúng chuẩn mực với dân, bị ngƣời dân ghi hình lại. Việc sử dụng các thiết bị nhƣ điện thoại thông minh (smart phone) để quay lại và đăng tải thông tin lên mạng xã hội (Facebook) để nhiều ngƣời đƣa ra ý kiến và đánh giá cũng là một cách thức giám sát trực tiếp từ phía ngƣời dân. Áp lực dƣ luận sẽ buộc những nhà chức trách phải có biện pháp xử lý đúng đắn và kịp thời, tránh trƣờng hợp bao che khuyết điểm; phản ánh năng lực, trình độ, tính liêm chính của công chức vào cơ quan công quyền. Cũng dƣới những áp lực này mà các cơ quan sẽ có những điều chỉnh để làm việc nghiêm túc và có trách nhiệm hơn. Có thể thấy việc sử dụng thành tựu của khoa học công nghệ vào quá trình giám sát của ngƣời dân đối với quản trị Nhà nƣớc có thể là một hƣớng đi đúng đắn và tất yếu đối với cả ngƣời dân và Chính phủ để hoạt động giám sát đƣợc phổ biến và đạt hiệu quả cao. Mặt khác, cơ quan Nhà nƣớc muốn nhận đƣợc sự đồng thuận của xã hội thì phải biết lắng nghe tiếng nói của ngƣời dân thông qua cầu nối là các tổ chức xã hội và phƣơng thức ƣu việt trên nền tảng công nghệ. Quá trình này bao gồm cả việc tiếp thu, phản hồi ý kiến trong quá trình xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật, chịu sự giám sát, phản biện của ngƣời dân. [23] 46
  52. Một mô hình quản trị Nhà nƣớc tốt, khai thác đƣợc tối đa những lợi ích từ cuộc cách mạng cộng nghiệp 4.0 sẽ phát huy đƣợc sức mạnh của đất nƣớc. 2.3.3. Thực hiện pháp luật trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 * Về việc gửi đơn khởi kiện Việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án hay Trọng tài đòi hỏi nguyên đơn phải gửi đơn khởi kiện. Yêu cầu này đƣợc thể hiện rõ trong BLTTDS năm 2015 và Luật trọng tài thƣơng mại năm 2015 theo đó: “ Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó” (khoản 1 Điều 5 BLTTDS) và “trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.” (khoản 1 Điều 30 luật TTTM). CMCN 4.0 xuất hiện và bùng nổ sẽ tạo điều kiện cho ngƣời khởi kiện thực hiện thủ tục này một cách dễ dàng hơn. Thực tế cho đến thời điểm hiện nay, nguyên đơn vẫn gửi đơn khởi kiện thông qua đƣờng bƣu điện hoặc gửi trực tiếp tới Tòa án hay trọng tài và Tòa án nƣớc ta chỉ nhận đƣợc đơn khởi kiện theo hai cách trên. Thực trạng trên sẽ thay đổi với việc vận dụng thành tựu của CMCN 4.0 bằng cách gửi đơn khởi kiện qua mạng (trực tuyến). Với cách thức mới này, nguyên đơn sẽ tiết kiệm đƣợc thời gian và kinh phí di chuyển (từ nhà đến bƣu điện hay cơ quan tài phán), vì họ có thể gửi đơn khởi kiện ở bất kỳ địa điểm nào và bất kỳ thời gian nào. Hƣớng mới này cũng giảm tải sức ngƣời và chi phí cho cơ quan tài phán, vì nếu đƣơng sự nộp trực tiếp tới cơ quan tài phán thì cơ quan tài phán còn phải cử ngƣời tiếp nhận hồ sơ và không gian để tiếp nhận hồ sơ. Việc gửi đơn khởi kiện theo cách truyền thống nêu trên còn gặp trở ngại lớn là phải theo giờ hành chính và nguyên đơn không đƣợc gửi đơn vào những ngày nghỉ (cuối tuần hay ngày lễ). 47
  53. BLTTDS đã phần nào tiếp cận đến thành tựu của CMCN 4.0. Bởi lẽ, khoản 1 Điều 190 đã quy định: “Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây: a) Nộp trực tiếp tại Tòa án; b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính; c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)”. Còn luật TTTM không quy đĩnh rõ về cách thức gửi đơn khởi kiện (chỉ nêu về “gửi” và “nhận” tại các Điều 30, 31, 32) nên về mặt văn bản, nguyên đơn cũng có thể gửi trực tuyến đơn khởi kiện. Thực trạng trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân chính sau đây: Thứ nhất, ngƣời dân có thói quen gửi đơn khởi kiện qua bƣu điện hay nộp trực tiếp tại cơ quan tài phán và chƣa có thói quen gửi đơn khởi kiện qua bƣu điện hay nộp trực tiếp tại cơ quan tài phán và chƣa có thói quen gửi đơn khởi kiện trực tuyến. Thứ hai, văn bản vẫn chỉ coi gửi trực tuyến đơn khởi kiện có giá trị tƣơng đƣơng nhƣ gửi qua bƣu điện hay nộp trực tiếp tại cơ quan tài phán (chƣa coi gƣi trực tuyến là ƣu tiên hàng đầu). Thứ ba, chúng ta tuy có hƣớng dẫn nhƣng chƣa thực sự cụ thể để nguyên đơn có thể gửi trực tuyến đơn khởi kiện. [4] * Về gửi tài liệu tố tụng đến các bên, chủ thể khác. Thực tế, cơ quan tài phán phải gửi tài liệu tố tụng tới đƣơng sự hay cơ quan tố tụng khác nhƣ Viện kiểm sát trong đó phải kể đến giấy triệu tập và quyết định, phán quyết giải quyết tranh chấp. Hoạt động của Tòa án hiện nay khá vất vả trong việc gửi tài kiệu nêu trên nhất là đối với giấy triệu tập (có khi còn phải đến tận nơi của đƣơng sự, thậm chí phải có sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền để niêm yết giấy triệu tập). Trọng tài cũng đã gặp trƣờng hợp phán quyết trọng tài bị hủy với lý do giấy triệu tập bằng giấy không có từ “triệu tập” hay gặp phải trƣờng hợp việc gửi phán quyết trọng tài chƣa đƣợc coi là hợp lệ khi phong bì thƣ không thể hiện đƣợc nội dung bên trong là phán quyết trọng tài. 48
  54. Với thành tựu của cuộc CMCN 4.0, những khó khăn trên có thể đƣợc lƣợc bỏ khi cơ quan tài phán đƣợc gửi trực tiếp cho các đƣơng sự hay chủ thể khác qua mạng và bộ phận Thƣ ký của Tòa án sẽ giảm bớt công việc liên quan đến việc chuyển tài liệu tố tụng, nhất là giấy triệu tập đƣơng sự. Bên cạnh việc gửi truyền thống nhƣ nêu trên, Điều 176 BLTTDS quy định “việc cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.” Quy định này đã đƣợc hƣớng dẫn tại Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP, theo đó, ngƣời khởi kiện, ngƣời tham gia tố tụng đƣợc lựa chọn giao dịch điện tử với Tòa án theo một trong các hình thức sau: Gửi và nhận thông điệp dữ liệu điện tử với Tòa án, chỉ nhận thông điệp dữ liệu điện tử với Tòa án, chỉ nhận thông điệp dữ liệu điện tử do Tòa án cấp, tống đạt, thông báo. Tuy nhiên, việc gửi trực tuyến này phụ thuộc vào ý chí của đƣơng sự nên không phát triển vì khoản 2 Điều 173 BLTTDS quy định: “Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử theo yêu cầu của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử”. Pháp luật về trọng tài thƣơng mại cũng cho phép Trung tâm trọng tài gửi văn bản tố tụng trực tuyến cho các bên tranh chấp vì khoản 2 Điều 12 Luật TTTM quy định: “Các thông báo, tài liệu có thể được trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài gửi bằng phương thức giao trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, fax, telex, telegram, thư điện tử hoặc bằng phương thức khác có ghi nhận việc gửi này”. Tuy nhiên, đối với giấy triệu tập và phán quyết trọng tài, việc gửi cho các bên hiện nay vẫn theo phƣơng thức truyền thống qua đƣờng bƣu điện (phƣơng thức điện tử chỉ mang tính bổ sung, không thay thế phƣơng thức thủ công vừa nêu). * Về tham gia phiên xét xử Tranh chấp hiện nay đƣợc giải quyết thông qua phiên xét xử (đối với trọng tài là phiên họp giải quyết tranh chấp). Ở đây, BLTTDS và Luật TTTM lần lƣợt quy định: “Việc xét xử phải bằng lời nói và được tiến hành tại phòng xử án” (khoản 2 Điều 225 49
  55. BLTTDS), “các bên có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho ngƣời đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp” (khoản 2 Điều 55 Luật TTTM) và thực tế hiện nay, đƣơng sự cũng nhƣ các thành phần khác của họa đôngn tố tụng phải có mặt tại phiên xét xử. Thành tựu của CMCN 4.0 có thể làm thay đổi thực trạng trên. Cụ thể, đƣơng sự vẫn tham gia phiên xét xử mà không cần có mặt tại phòng xét xử thông qua audioconference (trình bày tiếng từ xa) hay videoconference (trình bày hình tiếng từ xa). Với hƣớng trên, khả năng phải hoãn phiên tòa xét xử do một bên không thể có mặt tại phòng xét xử sẽ giảm chi phí cho đƣơng sự cũng sẽ giảm mạnh vì họ vẫn đƣợc tham gia phiên xét xử mà không phải mất thời gian di chuyển đến địa điểm xét xử (đôi khi rất xa so với họ). Cơ quan tài phán cũng tiết kiệm đƣợc chi phí do không phải tổ chức đón tiếp đƣơng sự tại địa điểm xét xử. Ngƣời tiến hành tố tụng nhƣ Thẩm phán, Kiểm sát viên, Trọng tài viên cũng cần tham gia vào phiên xét xử. BLTTDS chƣa thấy có quy định về việc tham gia phiên xét xử trực tuyến nêu trên mà theo hƣớng Tòa án tiếp tục giải quyết nếu đƣơng sự hay Viện kiểm sát vắng mặt (bên cạnh việc hoãn nếu có lý do chính đáng). Đối với đƣơng sự, pháp luật trọng tài cũng không tiến bộ hơn vì Luật TTTM quy định: “1. Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên hợp giải quyết tranh chấp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì bị coi là đã rút đơn khởi kiện ; 2. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc lý do không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì Hội đồng trọng tài vẫn tiếp tục giải quyết tranh chấp căn cứ vào tài liệu và chứng cứ đã có” (khoản 1, 2 Điều 56). Luật TTTM còn quy định: “Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài có thể căn cứ vào hồ sơ đã có để tiến hành giải quyết tranh chấp mà không cần sự có mặt của các bên” (khoản 3 Điều 56). Điều này cho thấy, pháp luật trọng tài theo hƣớng các bên tham gia trực tiếp hoặc không tham gia nhƣng chƣa đề cập rõ ràng đến khả năng các bên tham gia phiên xét xử từ xa qua audioconference hay videoconference. 50
  56. * Về biên bản phiên xét xử Pháp luật trọng tài không có quy định về biên bản phiên giải quyết tranh chấp nhƣng pháp luật tố tụng có quy định chi tiết về nội dung này. Cụ thể, biên bản phiên tòa phải có “đầy đủ” các nội dung sau: “Mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa” và “các câu hỏi, câu trả lời và phát biểu tại Tòa” (khoản 1 Điều 236 BLTTDS). Thực tế, đây là một công việc khá nặng cho Tòa án và thƣờng phát sinh căng thẳng với đƣơng sự (cho rằng biên bản không đầy đủ). Với thành tựu của CMCN 4.0, khó khăn trên có thể đƣợc lƣợc bỏ bằng cách ghi âm và ghi hình đầy đủ diễn biến phiên giải quyết tranh chấp. Với sự phát triển của công nghệ số, việc ghi âm và ghi hình cũng nhƣ lƣu trữ có thể đƣợc triển khai để giảm tải áp lực cũng nhƣ sức ngƣời, chi phí cho phía cơ quan giải quyết tranh chấp. Thực tế, việc ghi âm và ghi hình diễn biến phiên xét xử (nếu chất lƣợng ghi âm và ghi hình đƣợc bảo đảm) sẽ toàn diện và chính xác hơn biên bản giấy hiện nay, vì biên bản giấy do con ngƣời viết nên chắc chắn sẽ có những thiếu sót, lƣợc bỏ nội dung và thƣờng không thẻ hiện đƣợc tâm trạng của những ngƣời tham gia phiên xét xử. Nói cách khác, thành tựu của CMCN 4.0 sẽ mang lại kết quả tốt hơn so với cơ chế truyền thống hiện nay là lập biên bản bẳng văn bản. BLTTDS đã tiếp cận phần nào thành tựu của CMCN 4.0. Trong khoản 2 Điều 236 nêu trên quy định: “Ngoài việc ghi biên bản phiên tòa, Hội đồng xét xử có thể thực hiện việc ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên tòa”. Tuy nhiên, việc tiếp cận thành tựu của CMCN 4.0 còn rất hạn chế vì ghi âm, ghi hình còn tùy vào ý kiến của Hội đồng xem xét và quan trọng là không thay thế biên bản giấy nên các khó khăn nêu trên chƣa đƣợc giải tỏa. [4] 51
  57. CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC MỚI VỀ PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH CUỘC CMCN 4.0 Ở VIỆT NAM 3.1. Giải pháp để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm sử dụng công nghệ cao trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 Thứ nhất, cần xây dựng và hoàn thiện quy định pháp luật chuyên ngành để đảm bảo an ninh trật tự trong phát triển các lĩnh vực khoa học – công nghệ nhằm phòng , chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Cụ thể, Việt Nam cần triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án 5 thuộc Chƣơng trình quốc gia phòng, chống tội phạm về “Đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao” gắn với thực hiện Quy hoạch phát triển An ninh thông tin số quốc gia đến năm 2020; quy định rõ về thẩm quyền của lực lƣợng cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong tố tụng hình sự và thẩm quyền xử phạt hành chính; các cơ quan chức năng có sự phối hợp và liên kết với nhau nhằm phát huy hiệu quả công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Thứ hai, tổ chức bộ máy, triển khai thành lập các đơn vị cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao nhằm xây dựng một lực lƣợng cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao với phạm vi toàn quốc. Pháp luật hình sự cần kịp thời tội phạm hóa những hành vi gây nguy hiểm mới phát sinh trong xã hội, có tính nguy hiểm cao, uy hiếp an ninh của con ngƣời và của xã hội. Thứ ba, cần nâng cao ý thức cảnh giác đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao trong xã hội với các thủ đoạn vô cùng tinh vi. Các biện pháp nhƣ tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tội phạm vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao cần phải đƣợc đẩy mạnh hơn nữa và có những hành động cụ thể chứ không phải chỉ là những biện pháp nằm trên giấy, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng và dịch vụ Internet, viễn thông; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, 52
  58. ngân hàng, thanh toán điện tử và thƣơng mại điện tử. Các cá nhân cũng cần phải có trách nhiệm tham gia phòng ngừa tội phạm, phát hiện, kịp thời tố giác tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao với cơ quan Công an hoặc chính quyền cơ sở gần nhất, cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết có liên quan cho cơ quan chuyên trách khi đƣợc yêu cầu theo quy định của pháp luật. Thứ tư, tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, tập trung trao đổi thông tin tội phạm, tranh thủ tài tài trợ thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại và đào tạo cán bộ trình độ cao; tăng cƣờng phối hợp với các đơn vị có liên quan để giải quyết các yêu cầu phát hiện, xác minh, điều tra tội phạm một các kịp thời, triệt để [7] 3.2. Giải pháp cho hoạt động giải quyết tranh chấp tại Tòa án trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 Để vận dụng các thành tựu của CMCN 4.0, cần có những cải cách pháp luật theo hai hƣớng sau: Thứ nhất, cần phải có hƣớng dẫn chi tiết và thống nhất trên cả nƣớc và cần có những nội dung tối thiểu mà đƣơng sự cần điền thông tin khi gửi đơn khởi kiện trực tuyến nhƣ: thông tin về các bên trong tranh chấp, bản chất quan hệ có tranh chấp, tóm tắt nội dung tranh chấp, các vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết, khả năng nhận và gửi trực tuyến các văn bản tố tụng khác (nhƣ giấy triệu tập, phán quyết cuối cùng), danh sách các tài liệu kèm theo Thứ hai, khuyến khích ngƣời dân sử dụng việc gửi trực tuyến đơn khởi kiện bằng cách giảm phí tố tụng cho trƣờng hợp gửi trực tuyến so với gửi qua bƣu điện hay nộp trực tiếp tại cơ quan tài phán. [4] 3.3. Giải pháp cho việc quản trị Nhà nƣớc trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 Để tận dụng đƣợc thời cơ của cuộc CMCN 4.0 vào xây dựng nền quản trị Nhà nƣớc tốt, Việt Nam cần tập trung vào các vấn đề sau: 53