Khóa luận Nghiên cứu vai trò của người phụ nữ dân tộc Thái trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu

pdf 65 trang thiennha21 8830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu vai trò của người phụ nữ dân tộc Thái trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_vai_tro_cua_nguoi_phu_nu_dan_toc_thai_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu vai trò của người phụ nữ dân tộc Thái trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– QUÀNG THỊ NGUYỆT Tên đề tài: NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ DÂN TỘC THÁI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ MƯỜNG MÔ, HUYỆN NẬM NHÙN, TỈNH LAI CHÂU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên – 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– QUÀNG THỊ NGUYỆT Tên đề tài: NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ DÂN TỘC THÁI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ MƯỜNG MÔ, HUYỆN NẬM NHÙN, TỈNH LAI CHÂU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Lớp : K47 - KTNN - N02 Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Dương Văn Sơn Thái Nguyên - 2019
  3. i LỜI CAM ÐOAN Luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu vai trò của người phụ nữ dân tộc Thái trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu”. Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp là công trình nghiên cứu của riêng tôi, luận văn đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin có sẵn đã được trích rõ nguồn gốc. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng trong bất cứ một công trình nghiên cứu khoa học nào. Khóa luận đã được giảng viên hướng dẫn xem và sửa. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện đề tài PGS.TS. Dương Văn Sơn Quàng Thị Nguyệt XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Xác nhận sinh viên đã sửa theo yêu cầu Của hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp (Ký, ghi rõ họ tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là thời gian để sinh viên có nhiều cơ hội áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có khả năng tự tìm hiểu, nghiên cứu, trau dồi và bổ sung kiến thức chuyên môn, rèn luyện đạo đức, phẩm chất, tác phong của mình. Được sự nhất trí của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & PTNT, tôi đã tiến hành thực tập khóa luận: “Nghiên cứu vai trò của người phụ nữ dân tộc Thái trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu” Qua đây tôi xin cảm ơn tới ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa kinh tế và phát triển nông thôn cùng các thầy,cô giáo đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản, giúp tôi có những kiến thức trong quá trình thực tập tại cơ sở cũng như ngoài xã hội. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Dương Văn Sơn đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các đoàn thể cán bộ UBND xã Mường Mô đã quan tâm tạo điều kiện để em hoàn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp trong thời gian tôi thực tập tại địa phương. Trong quá trình thực tập mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, nhưng do kiến thức còn hạn hẹp nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa nhận thấy được. Tôi rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, Ngày tháng năm 2019 Sinh Viên Quàng thị nguyệt
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Kết quả chọn mẫu nhóm hộ điều tra tại xã Mường Mô 15 Bảng 3.2: Tiêu chí phân loai hộ điều tra 15 Bảng 4.1: Một số thông tin chung của các hộ điều tra tại xã Mường Mô 2018 25 Bảng 4.2: Nhà ở và các phương tiện sinh hoạt của các hộ điều tra 2018 27 Bảng 4.3: Thực trạng đất sản xuất của nhóm hộ phân theo mức thu nhập 2018 27 Bảng 4.4. Sự phân công lao động của hộ gia đình điều tra tại xã Mường Mô trong khâu sản xuất nông nghiệp 2018 30 Bảng 4.5: Kiểm soát giá trị sản xuất nguồn lực tài chính hộ gia đình 32 Bảng 4.6. Tình hình quản lý vốn vay của hộ năm 2018 33 Bảng 4.7: So sánh thu nhập của vợ tạo ra so với chồng trong hộ gia đình ở các nhóm hộ điều tra tại xã Mường Mô năm 2018 34 Bảng 4.8: Tình hình sử dụng thời gian trong ngày của phụ nữ Thái trong các nhóm hộ điều tra ở xã năm 2018 36 Bảng 4.9: Sự tham gia của phụ nữ dân tộc Thái trong các tổ chức chính quyền và đoàn thể 37 Bảng 4.10: Thực trạng phụ nữ Thái trong các nhóm tham gia các cuộc hội họp ở địa phương 38 Bảng 4.11: Tình hình tiếp cận thông tin của phụ nữ dân tộc Thái tại xã Mường Mô 2018 40
  6. iv DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1 Thể hiện quyền đứng tên sử dụng đất nhóm hộ 2018 28
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA BGH Ban giám hiệu CNVC Công nhân viên chức CSHT Cơ sở hạ tầng HĐND Hội đồng nhân dân KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình KHKT Khoa học kỹ thuật MTTQ Mặt trận tổ quốc NTM Nông thôn mới PTNT Phát triển nông thôn STT Số thứ tự TW Trung ương THCS Trung học cơ sở UBND Ủy ban nhân dân
  8. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT v MỤC LỤC v PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1. Một số khái niệm về hộ 4 2.1.2. Quan điểm về tăng trưởng và phát triển kinh tế 4 2.1.3. Một số lý luận chung về giới và giới tính 5 2.1.4. Vai trò của phụ nữ trong gia đình xã hội 5 2.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá vai trò của người phụ nữ Thái trong phát triển kinh tế hộ gia đình 7 2.1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình 8 2.2.1.Tình hình phụ nữ trên thế giới 10 2.2.2. Phụ nữ Việt Nam và vai trò của họ trong phát triển kinh tế gia đình và trong hoạt động xã hội 10 2.2.3. Bài học kinh nghiệm 11
  9. vi PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 14 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 14 3.2. Nội dung nghiên cứu 14 3.3. Phương pháp nghiên cứu 14 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 14 3.3.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 15 3.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 16 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 17 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 17 4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 19 4.1.3. Đánh giá những thuận lợi khó khăn trong phát triển sản xuất tại xã 23 4.2. Thực trạng vai trò của phụ nữ Thái trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu 24 4.2.1. Thông tin chung về hộ điều tra xã 24 4.2.2. Thực trạng vai trò của phụ nữ Thái trong các nhóm hộ điều tra tại xã . 29 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của người phụ nữ Thái trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu 39 4.3.1. Trình độ học vấn và khả năng chuyên môn của phụ nữ Thái còn thấp 39 4.3.2. Khả năng tiếp cận thông tin của người phụ nữ Thái 40 4.4. Những thành tựu và hạn chế trong việc khai thác, phát huy vai trò của phụ nữ Thái tại xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu 42 4.4.1. Mặt thành tựu 42 4.4.2. Mặt hạn chế 42
  10. vii 4.5. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò vai trò của phụ nữ Thái trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu 43 4.5.1. Giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới 43 4.5.2. Bản thân người phụ nữ Thái 44 4.5.3. Giải pháp 44 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46 5.1. KẾT LUẬN 46 5.2 . KIẾN NGHỊ 47 5.2.2. Đối với đia phương 48 5.2.3. Đối với người nông dân 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 PHỤ LỤC
  11. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Phụ nữ có vai trò quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao động trong xã hội. Bằng lao động sáng tạo của mình, họ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con người. Phụ nữ luôn thể hiện vai trò của mình trong các lĩnh vực đời sống xã hội, trong lĩnh vực hoạt động sản xuất phụ nữ là lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải để nuôi sống con người. Không chỉ sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra con người để duy trì và phát triển xã hội. Nền văn hóa dân gian của bất cứ nước nào, dân tộc nào cũng có sự tham gia bằng nhiều hình thức đông đảo của phụ nữ. Ở Việt Nam phụ nữ chiếm trên 50% dân số cả nước, họ tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội. Trong suốt chặng đường đấu tranh dựng nước, giữ nước lịch sử Việt Nam đã ghi nhận những cống hiến to lớn của phụ nữ. Trong công cuộc đổi mới của Đảng họ luôn giữ gìn nêu cao tinh thần yêu nước, khắc phục mọi khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. Trong gia đình, mỗi phụ nữ vừa là người con dâu, người vợ, người mẹ, người thầy của các con và là người thầy thuốc của gia đình. Đảng và nhà nước ta ngày càng quan tâm phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội đặc biệt là ở những vùng nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, những nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tạo mọi điều kiện cho phụ nữ tham gia và phát huy vai trò của mình nhất là ở khu vực nông thôn. Lai Châu là một tỉnh thuộc vùng núi phía bắc Việt Nam, đa số là đồng bào dân tộc sinh sống, vẫn còn tư tưởng “trọng nam khinh nữ” và một số dân tộc còn mang nặng phong tục tập quán lạc hậu, trong đó có dân tộc thái. Do đó vấn đề về phụ nữ trên địa bàn tỉnh cần được quan tâm hơn nữa, người phụ nữ Thái đang chịu nhiều thiệt thòi trong các lĩnh vực kinh tế văn hóa xã hội. Mường Mô là một xã tái định cư của thủy điện Lai Châu thuộc huyện biên
  12. 2 giới Nậm Nhùn tỉnh Lai Châu với 52,3 % dân số là nữ. Lực lượng này đã và đang đóng góp trong việc phát triển kinh tế ở địa phương. Qua quá trình điều tra trong lĩnh vực liên quan đến phụ nữ nói chung và phụ nữ Thái nói riêng, nhiều câu hỏi được đặt ra cho bản thân, cho các cấp hội phụ nữ chúng ta: Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn hiện nay như thế nào? Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ hiện nay như thế nào? Giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình nâng cao năng lực cho phụ nữ? Vì vậy, nghiên cứu về vai trò của phụ nữ Thái xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu trong phát triển kinh tế hộ gia đình được đặt ra như một yêu cầu cấp bách, từ đó đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy hơn nữa vai trò của lực lượng này. Qua đó thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nông thôn theo xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa như mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra. Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên và nhận thức sâu sắc của người phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, tôi tiến hành thực hiện khóa luận: “Nghiên cứu vai trò của người phụ nữ dân tộc Thái trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu được thực trạng và vai trò của phụ nữ Thái trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở địa phương. - Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ và khả năng đóng góp của phụ nữ Thái tại xã trong phát triển kinh tế hộ gia đình trong thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ Thái trong phát triển kinh tế hộ gia đình trong thời gian tới.
  13. 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học + Nâng cao năng lực, rèn luyện kỹ năng và phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân sinh viên. + Là tài liệu tham khảo cho nhà trường, cho khoa và các sinh viên khóa tiếp theo. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp nhìn nhận đúng hơn về vai trò của người phụ nữ nói chung, và phụ nữ Thái nói riêng trong phát triển kinh tế gia đình. Từ đó nâng cao nhận thức của chính người phụ nữ và người dân về vai trò của phụ nữ, góp phần phát huy hơn nữa vai trò của họ trong phát triển kinh tế của gia đình mình nói riêng và phát triển chung của địa phương.
  14. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Một số khái niệm về hộ Hộ gia đình, có rất nhiều quan điểm khác nhau định nghĩa thế nào là hộ: Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005: “Hộ gia đình” mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này (Điều 106).[5] * Kinh tế hộ gia đình: Là một tổ chức kinh doanh thuộc sử hữu của hộ gia đình, trong đó các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định.[4] 2.1.2. Quan điểm về tăng trưởng và phát triển kinh tế Tăng trưởng và phát triển kinh tế đôi khi được coi như nhau, nhưng thực chất chúng có những nét khác nhau và có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn phát triển kinh tế phải có sự tăng trưởng kinh tế, nhưng không phải tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi nhất của vấn đề lý luận kinh tế. Các nhà khoa học đều thống nhất cho rằng: “Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay gia tăng quy mô, sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định”.[7] Trong khi đó phát triển kinh tế được hiểu là: “Một quá trình lớn lên hay tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kì nhất định trong đó bao gồm cả tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế”. Phát triển kinh tế xã hội là nhằn nâng cao đời sống vật chất và tinh thân của người dân bằng việc phát triển lực lượng sản xuất, thay đổi quan hệ sản xuất, quan
  15. 5 hệ xã hội, nâng cao chất lượng lao động văn hóa.[7] 2.1.3. Một số lý luận chung về giới và giới tính Nam giới và nữ giới là hai nửa hoàn chỉnh của loài người đảm bảo cho việc tái sinh sản con người và tái sản xuất xã hội. Sự phân biệt về giới quy định thiên chức trong gia đình và trong cộng đồng. Do đó họ có tầm quan trọng khác nhau và đảm nhận đảm nhận những khả năng xã hội cũng khác nhau. Nữ giới được coi là phái yếu, vì họ sống thiên hơn về tình cảm, họ là thành phần quan trọng tạo nên sự yên ấm trong gia đình. Thiên chức của phụ nữ là làm vợ, làm mẹ, nên họ gắn bó với con cái, gia đình hơn nam giới và cũng từ đấy mối quan tâm của họ cũng có phần khác nam giới. Nam giới được coi là phái mạnh, là trụ cột của gia đình, có khả năng bảo vệ và che chở, họ cứng rắn hơn về tình cảm, mạnh bạo và năng động hơn trong công việc. Đặc trưng này cho phép họ dồn hết tâm trí vào lao động sản xuất, vào công việc xã hội, chính điều này đã làm tăng thêm khoảng cách khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong xã hội. Để thay đổi đặc trưng về giới và quan niệm cũ tức là cần phải thay đổi nhận thức, hành vi của mọi người trong xã hội quan niệm về giới, tạo điều kiện cần thiết để thực hiện hành động về sự bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống xã hội. Cả nam và nữ điều đóng vai trò trong xã hội nó thể hiện trong cuộc sống thường nhật: Vai trò tái sinh sản, Vai trò sản xuất, Vai trò cộng đồng. 2.1.4. Vai trò của phụ nữ trong gia đình xã hội 2.1.4.1. Vai trò của người phụ nữ trong hoạt động sản xuất phát triển kinh tế gia đình Trên toàn thế giới, phụ nữ đóng vai trò then chốt trong gia đình về khả năng sản xuất và tái sản xuất. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã đem lại cho xã hội nguồn nhân lực, trí lực dồi dào và ngày càng phát triển. Vai trò của phụ nữ trong hoạt động phát triển kinh tế gia đình như sau:
  16. 6 Phụ nữ là người lao động trong lĩnh vực buôn bán dịch vụ góp phần tạo nên nguồn thu tiền mặt trong gia đình. Cùng với chồng, người vợ cũng là người tạo ra thu nhập chính. Ở nông thôn khi người chồng vắng mặt trong gia đình do đi làm ăn xa thì người vợ trở thành người lao động chính, họ là chủ thể chính phát triển kinh tế hộ nông dân ở nông thôn. 2.1.4.2. Vai trò của người phụ nữ trong công việc gia đình Ngoài việc tham gia vào lao động sản xuất đóng góp thu nhập cho gia đình, phụ nữ còn đảm nhận chức năng của người vợ, người mẹ. Họ phải làm hầu hết các công việc nội trợ chăm sóc con cái, các công việc này rất quan trọng đối với sự tồn tại phát triển của gia đình và xã hội. Theo kết quả nghiên cứu, phụ nữ nông thôn phải làm việc 8-16h/ngày gồm cả công việc nội trợ gia đình và công việc đồng áng, họ không có thời gian thư giãn giải trí,trong khi nam giới chỉ làm việc 7h/ngày, tổng thời gian giành cho công việc gia đình của phụ nữa luôn gấp 1,5 lần so với nam giới trên mỗi một ngày.[3] 2.1.4.3. Vai trò của phụ nữ trong tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực phát triển tiếp cận đất đai. * Tiếp cận đất đai Luật đất đai 2003, quy định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi tên cả chồng và vợ là một bước tiến bộ lớn trong việc cải thiện sự bình đẳng giữa nam và nữ đối với đất đai, một tài sản lớn của gia đình. Cho dù pháp luật quy định quyền thừa kế như nhau của con trai là con gái, nhưng theo truyền thống thì chủ yếu người con trai trong gia đình có quyền thừa kế về nhà cửa và đất đai, phụ nữ vẫn đang bị loại khỏi việc được hưởng lợi từ các quyền lợi này.Vẫn đang có sự khác biệt tương đối lớn trong việc tiếp cận quyền về đất đai giữa phụ nữ và nam giới.[9] * Tiếp cận vốn Phần lớn tín dụng hiện nay là do khu vực phi chính thức, phụ nữ ít có
  17. 7 hội hội tiếp cận với các khoản vay chính thức hơn so với nam giới. 2/3 số người vay vốn là nam giới. Đối với phụ nữ chỉ có rất ít số vốn vay được cung cấp thông qua khu vực chính thức, còn lại nguồn tín dụng phổ biến nhất là từ họ hàng và các cá nhân khác, việc vay vốn từ nguồn các cá nhân dẫn tới việc chịu lãi xuất cao và đối với phụ nữ điều này cũng phán ánh họ thiếu khả năng tiếp cận đối với khoản vay thế chấp.[1] * Tiếp cận KHKT Trong việc tiếp cận các kênh thông tin nam giới thường đi hội họp nghe đài, xem tivi, đọc báo còn phụ nữ đảm nhiệm công việc đồng áng, nội trợ. Họ nắm bắt kiến thức chủ yếu qua các lớp tập huấn do hội phụ nữ tổ chức, qua việc đi trợ mua bán sản phẩm và qua chính kinh nghiệm mà họ tích lũy được trong quá trình lao động. Trong vùng nghiên cứu phụ nữ nắm bắt thông tin qua người chồng, qua các cán bộ khuyến nông và họ tích lũy kinh nghiệm từ chính bản thân.[1] 2.1.4.4. Vai trò của phụ nữ trong các hoạt động xã hội cộng đồng Gia đình là một chủ thể xã hội, khi tham gia sinh hoạt cộng đồng bao giờ cũng hiện diện với tư cách một chủ thể hoàn thiện. Nhưng phụ nữ không có nhiều thời gian giành cho các hoạt động xã hội, hoặc cho việc học tập kinh nghiệm từ người khác. Đặc biệt phụ nữ các dân tộc thiểu số ít có cơ hội tham gia các lớp học văn hóa buổi tối thậm chí các lớp học có sẵn và thích hợp với họ. Kết quả là phụ nữ không thể tham gia các cuộc thôn bản cộng với việc ít có điều kiện tiếp cận các nguồn lực và khả năng tạo thu nhập kém. Đó là những yếu tố hạn chế khả năng tham gia của phụ nữ vào việc ra quyết định trong cộng đồng và ở cấp quốc gia. 2.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá vai trò của người phụ nữ Thái trong phát triển kinh tế hộ gia đình 1. Dựa vào mức độ tham gia của phụ nữ Thái trong các hoạt động sản xuất kinh doanh: Mức độ tham gia của phụ nữ trong hoạt động sản xuất kinh
  18. 8 doanh càng nhiều thì vai trò của họ càng được nâng cao trong phát triển kinh tế hộ gia đình và xã hội. 2. Dựa vào thu nhập do phụ nữ Thái tạo ra so với nam giới: Nếu chỉ dựa vào mức độ tham gia của phụ nữ nói chung và phụ nữ Thái nói riêng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh thì chưa đủ để đánh giá vai trò của họ trong phát triển kinh tế hộ gia đình bởi tính chất công việc khác nhau tạo ra mức thu nhập khác nhau. Phần trăm thu nhập của phụ nữ tạo ra càng lớn thì càng khẳng định được vai trò trong gia đình, điều này không những đem lại cho phụ nữ nhiều quyền lợi mà còn góp phần vào trong phát triển kinh tế hộ. 2.1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình 2.1.6.1. Quan niệm về giới, những phong tục tập quán ở nông thôn Việt Nam là một nước thuộc khu vực Đông Nam Á nên còn lưu giữ rất nhiều phong tục tập quán kể cả những phong tục cổ hủ lạc hậu. Ở nông thôn nơi mà sự tiếp cận cơ chế thị trường rất chậm, văn minh thường đến sau cùng, nên những tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã trở thành rào cản khiến phụ nữ nông thôn ít tham gia vào các hoạt động xã hội, người dân không dám mạnh bạo làm ăn hạn chế tính năng động sáng tạo. Đặc biệt đối với các vùng dân tộc thiểu số nơi mà quan niệm về giới và vai trò của nam giới được đề cao hơn, tại đó họ cho rằng chỉ có nam giới mới có khả năng đảm đương mọi công việc quan trọng của gia đình, cộng đồng và xã hội.[2] 2.1.6.2. Trình độ học vấn, chuyên môn khoa học kỹ thuật của người phụ nữ Thái Ở nông thôn đặc biệt là miền núi phương tiện thông tin nghe nhìn cũng như báo chí đến với người nông dân rất hạn chế, do vậy việc tiếp cận nắm bắt các thông tin khoa học liên quan đến kiến thức phát triển sản xuất và chăn nuôi trong gia đình gặp nhiều khó khăn. Với phụ nữ nông thôn hiện nay, trong quá trình sản xuất kinh doanh, họ có một ưu điểm nổi bật là sự khéo léo, sự tính toán giỏi giang và thành đạt
  19. 9 chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân của mỗi người, số không thành công do học hành, đào tạo chưa nhiều. Nhược điểm này sẽ là một hạn chế không nhỏ trong việc phát huy nguồn nhân lực nữ để phát triển nông thôn. 2.1.6.3. Yếu tố sức khỏe Với phụ nữ nông thôn, đặc biệt là phụ nữ dân tộc Thái vừa phải lao động nặng vừa phải thực hiện thiên chức làm mẹ mang thai, sinh con và cho con bú bằng bầu sữa của mình, cùng với điều kiện sinh hoạt thấp kém đã làm cho sức khỏe của họ bị giảm sút. Điều này không những ảnh hưởng đế khả năng lao động, mà vai trò của họ trong gia đình cũng trở nên thấp hơn so với người chồng 2.1.6.4. Khả năng tiếp cận thông tin của phụ nữ Thái Phụ nữ Lai Châu nói chung và phụ nữ Thái nói riêng luôn phải đối mặt với nhiều ràng buộc về thời gian lớn hơn nam giới nên cơ hội để họ giao tiếp rộng rãi, tham gia hoạt động cộng đồng để nắm thông tin rất hiếm. Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nhận thức và hiểu biết thông tin đối với phụ nữ Thái trên địa bàn nghiên cứu. 2.1.6.5. Yếu tố chủ quan Một yếu tố không thể không nhắc đến làm ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ Thái đó là nguyên nhân chủ quan do chính họ gây ra. Ở bản thân họ cũng tự cho các công việc nội trợ, chăm sóc gia đình là bổn phận của mình và toàn tâm chăm lo cho gia đình, trong khi họ lên tiếng đòi quyền bình đẳng thì lại vô tình ràng buộc thêm trách nhiệm cho mình. Vậy nên toàn bộ công việc gia đình sản xuất càng đè nặng lên đôi vai của phụ nữ khiến cho họ càng thêm mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần. 2.1.6.6. Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển của phụ nữ Chăm lo quyền lợi của phụ nữ và đẩy mạnh sự nghiệp giải phóng phụ nữ là quan điểm xuyên suốt lịch sử 80 năm hoạt động của Đảng, 65 năm hoạt
  20. 10 động của nhà nước và suốt cả cuộc đời của Bác Hồ. Luận cương chính trị năm 1930 của Đảng ta đã khẳng định: “Vấn đề giải phóng phụ nữ và sự nghiệp giải phóng phụ nữ là một trong 10 nhiệm vụ quan trọng của Đảng”. Năm 1946, bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, tại điều 9 của hiến pháp nêu rõ: “Phụ nữ bình đẳng với nam giới trên mọi phương diện và được hưởng mọi mọi quyền tự do của công dân”.Để phát huy tiềm năng lao động nữ thông qua đẩy mạnh sự nghiệp giải phóng phụ nữ, góp phần phát triển kinh tế, nghị quyết 04/NQ-TW ra ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị “về đổi mới tăng cường công tác vận động phụ nữ trong quá trình đổi mới”, càng thể hiện rõ vị thế của họ trong xã hội. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hiệu quả quản lí của các cơ quan hành chính nhà nước, ở Trung Ương và địa phương đối với công tác của phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới nhằm phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt. 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.2.1.Tình hình phụ nữ trên thế giới Gần đây, Báo thế giới (Đức) đã thông báo vài con số về tình hình phụ nữ trên thế giới. Cả thế giới 828.000.000 phụ nữ làm kinh tế. Trong số những phụ nữ làm công tác trong ngành lập pháp, châu Mỹ la tinh chiếm tới 10% khu vực Ả Rập chiếm 4%, châu Á chiếm 19%, bán đảo Scan – đi – na – vi chiếm 30%. Trong các quan chức cấp bộ trưởng của các nước có 6% là phụ nữ. Tuổi kết hôn của nữ giới thường ít hơn từ 2 đến 6 tuổi so với nam giới. Tuổi thọ bình quân của nữ giới cao hơn từ 3 đến 8 tuổi so với nam giới. Cả thế giới số người góa chồng nhiều gấp 4 lần số người góa vợ.[8] 2.2.2. Phụ nữ Việt Nam và vai trò của họ trong phát triển kinh tế gia đình và trong hoạt động xã hội Trong lịch sử dân tộc người phụ nữ Việt Nam đã phải gánh chịu nhiều hy sinh, mất mát, nhưng vẫn luôn chịu thương chịu khó, thủy chung son sắc, anh
  21. 11 dũng, kiên trung, bất khuất, sánh vai cung các cánh mày dâu ngang dọc trên chiến trường. Ở hậu phương, phụ nữ cũng luôn đi đầu mang lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình và cho xã hội. Từ thời Bà Trưng, Bà Triệu – Những người đã cùng toàn dân vùng đánh đuổi quân xâm lược phương bắc. Về sau là những nữ anh hùng trong lịch sử đấu tranh chống đế quốc xâm lược như Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai Họ đã không tiếc máu xương hy sinh cho tổ quốc với mong muốn giản đơn: Đất nước có ngày độc lập, thống nhất, nhà nhà đoàn tụ hạnh phúc. Trải qua bao thăng trầm, biến động của cuộc chiến chính nghĩa, rất nhiều tên tuổi và chiến công của phụ nữ việt nam đã làm ngời sáng trang sử vẻ vang của dân tộc, góp phần tô điểm nét đẹp phụ nữ, xứng đáng với 8 chữ vàng mà Bác Hồ dành tặng: “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Hiện nay, phụ nữ Việt Nam góp một phần rất lớn vào sự phát triển của đất nước, thể hiện ở số nữ chiến tỷ lệ cao trong lực lượng lao động. Với hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng của bộ máy nhà nước. Trong sản xuất người phụ nữ là người tạo ra phần lớn lương thực trong gia đình. Người phụ nữ Việt Nam góp phần xây dựng nền văn minh dân tộc bằng lao động sáng tạo và trí tuệ thông minh, bằng tình thương và đạo đức trong sáng của họ. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ rằng “Non sông và gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta trẻ cũng như gia ra sức dệt thiêu và thêm tốt đẹp rực rỡ”. Do vậy phụ nữ Việt Nam phải luôn khẳng định vai trò, vị thế của mình trong gia đình và ngoài xã hội để không phụ sự kỳ vọng của bác hồ vĩ đại.[6] 2.2.3. Bài học kinh nghiệm - Gương mặt người phụ nữ dân tộc làm kinh tế giỏi Ở xã Chăn Nưa (huyện Sìn Hồ) rất nhiều người biết chị Vũ Thị Gấm
  22. 12 (bản Chiềng Chăn 3) là hội viên phụ nữ tiêu biểu trong phong trào phụ nữ làm kinh tế giỏi. Từ mô hình kinh tế tổng hợp hàng năm gia đình chị thu về hàng trăm triệu đồng. Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Gấm còn nhiệt tình tham gia công tác xã hội, các hoạt động của Hội Phụ nữ và các tổ chức đoàn thể trong bản, trong xã phát động.[11] Cùng cán bộ xã, chúng tôi đến thăm cơ ngơi của gia đình chị Gấm. Trong căn nhà 3 gian mới xây, chúng tôi cảm nhận được niềm vui mừng và hạnh phúc của chị khi đã trải qua bao vất vả mới có được như ngày hôm nay. Trong câu chuyện, chúng tôi được biết, chị Gấm sinh ra và lớn lên ở mảnh đất được mệnh danh là “quê hương 5 tấn - Thái Bình”; đến năm 1997 chị và chồng lên Chăn Nưa làm kinh tế. Để phát triển kinh tế lúc bấy giờ gia đình chị mở quán tạp hóa nhỏ bán cho người dân tại địa phương và nuôi 2 - 3 con lợn để phục vụ gia đình là chủ yếu, thi thoảng mới bán ra thị trường. Dù làm lụng vất vả nhưng gia đình chị cũng chỉ đủ ăn, không khấm khá hơn được. Chị Gấm chia sẻ: “Không cam chịu cái nghèo, năm 2010 thông qua Hội Liên hiệp Phụ nữ xã tôi được vay 30 triệu đồng đầu tư mua giống lợn đen của dân bản về nuôi. Nhận thấy nhu cầu thị trường rất cần nguồn thịt lợn sạch nên gia đình tôi chỉ lấy cây chuối và cám gạo, ngô về nấu làm thức ăn cho lợn. Nhờ kiên trì, chú trọng phòng bệnh, đàn lợn của gia đình phát triển khỏe mạnh, lớn nhanh, không bị dịch bệnh. Nhất là thời điểm năm 2017 khi giá lợn hơi bị tụt dốc xuống thấp nhưng lợn của gia đình tôi vẫn được các thương lái đến thu mua tận nhà với giá cao. Từ số tiền bán lợn, gia đình tôi đã trả hết tiền vay của ngân hàng từ năm 2014”.[11] Cùng với chăn nuôi lợn, năm 2016 nhận thấy nhu cầu xay xát của người dân lớn, chị bàn với chồng đầu tư mua máy xay xát lúa gạo, ngô vừa để xay xát thức ăn cho lợn vừa có thêm thu nhập từ 50 - 100 nghìn đồng/ngày. Ngoài ra, gia đình chị còn đầu tư mua bộ nồi nấu rượu để nấu rượu bán và lấy bỗng cho lợn ăn, trung bình 1 ngày gia đình chị nấu 30kg gạo thu về khoảng
  23. 13 35 lít rượu, với giá bán khoảng 15 nghìn đồng/lít. Đồng thời, nuôi thêm gà và vịt để tăng thu nhập.[11] Thăm trang trại của gia đình chị Gấm, chúng tôi mới thấy được sự can đảm, dám nghĩ dám làm của người phụ nữ này. Chuồng trại chăn nuôi được xây dựng mới năm 2016 sạch sẽ, thoáng và đảm bảo vệ sinh môi trường. “Hiện gia đình duy trì đàn lợn với khoảng 30 - 35 con, 50 - 60 con gà, vịt. Mỗi năm xuất khoảng 2 lứa lợn. Tháng 2 vừa qua, gia đình xuất bán 30 con lợn thu về gần 90 triệu đồng, từ số tiền đó chị mua thêm 21 con lợn bột về nuôi. Từ mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình, trừ chi phí ước tính mỗi năm gia đình thu về gần 100 triệu đồng” - chị Gấm khoe với chúng tôi.[11] Qua đây cho thấy chị Vũ Thị Gấm là một tấm gương chịu khó vươn lên làm giàu từ chính đôi tay của mình.Với việc phát triển mô hình kinh tế tổng hợp hiệu quả, năm 2017 gia đình chị được công nhận là hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp xã và là tấm gương cho người dân trên địa bàn học theo để vươn lên làm giàu chính đáng.[11] Chị xứng đáng là một tấm gương điển hình cho các chị em phụ nữ dân tộc khác tỉnh Tây Bắc nói chung, và phụ nữ dân tộc Thái xã Mường Mô nói riêng, để từ đó bản thân người phụ nữ biết cách vươn lên trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống hiện nay. Để tự khẳng định vị trí và vai trò của mình trong các hoạt động kinh tế gia đình, nhất là phát triển kinh tế hộ, biết tận dụng các nguồn lực có sẵn ở địa phương để đưa vào làm giàu cho chính bản thân, cộng đồng và xã hội.
  24. 14 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là phụ nữ dân tộc Thái trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Đối tượng điều tra là các hộ gia đình trên địa bàn xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu : Xã Mường Mô, Huyện Nậm Nhùn, Tỉnh Lai Châu - Thời gian nghiên cứu : từ 13/08/2018 đến 23/12/2018 3.2. Nội dung nghiên cứu - Đặc điểm địa bàn nghiên cứu - Thực trạng vai trò của người phụ nữ Thái trong phát triển kinh tê hộ gia đình tại xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu - Các yếu tố ảnh hưởng tới vai trò của phụ nữ Thái trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu - Những thành tựu và hạn chế trong việc khai thác, phát huy vai trò của phụ nữ Thái tại xã Mường Mô - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của phụ nữ Thái trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu * Số liệu thứ cấp: - Thông qua tài liệu, báo cáo tổng hợp số liệu thống kê của xã - Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa bàn nghiên cứu.
  25. 15 * Số liệu sơ cấp : - Nguồn số liệu: Thông tin sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn điều tra 60 hộ nông dân để đánh giá trách nhiệm, vị trí, vai trò và năng lực của phụ nữ trong gia đình theo nội dung theo mẫu điều tra. - Phương pháp: Điều tra hộ bằng phiếu phỏng vấn trực tiếp 3.3.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu Vì điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn nên không thể nghiên cứu số mẫu lớn. Do đó để phục vụ cho nghiên cứu đề tài và đảm bảo được tính đại diện, tôi chọn 3 trong 10 thôn điều tra chọn mẫu là 60 hộ điều tra ở mỗi nhóm như sau: 30 hộ nghèo, 20 hộ cận nghèo và 10 hộ khác chia điều cho mỗi thôn. Bảng 3.1 Kết quả chọn mẫu nhóm hộ điều tra tại xã Mường Mô Số hộ Phân loại theo mức sống STT Tên thôn điều tra Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ khác 1 Mường Mô 20 11 6 3 2 Bản Giẳng 20 9 8 3 3 Tổng Pịt 20 10 6 4 (Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra 2018) - Phân loại theo tài sản và thu nhập Bảng 3.2: Tiêu chí phân loai hộ điều tra Loại hộ Mức thu nhập Hộ khác Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng. Hộ cận nghèo Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Hộ nghèo Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: - Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; - Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. (Nguồn: chuẩn nghèo năm giai đoạn 2016-2020 )[10]
  26. 16 3.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu - Phương pháp phân tích số liệu: Các số liệu thu thập được xử bằng máy tính cá nhân và bằng chương trình Excel để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài - Phương pháp phân tích thống kê: Dựa vào số liệu đã được phân tổ, chia tách trong bảng biểu để từ đó phản ánh lên những nét đặc trưng cơ bản nói lên điều gì và tìm ra ra những thay đổi cho phù hợp - Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh phân tích để thấy được những vai trò, vị trí của người phụ nữ Thái trong gia đình, so sánh thu nhập của người phụ nữ so với nam giới để thấy được mức sống công bằng trong gia đình.
  27. 17 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 4.1.1. Điều kiện tự nhiên Xã Mường Mô là xã tái định cư của thủy điện Lai Châu thuộc huyện biên giới Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, nằm phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách trung tâm huyện Nậm Nhùn là 25km. Có tổng diện tích tự nhiên là 20.198,28 ha, toàn xã có 679 hộ với 2809 nhân khẩu, có 7 dân tộc cùng sinh sống. Có vị trí giáp ranh như sau: Phía Bắc giáp với xã Kan Hồ, xã Hua Bum và xã Bum Nưa. Phía Đông giáp với xã Nậm Hàng. Phía Tây giáp xã Mường Toong của huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Phía Nam giáp xã Chà Cang và xã Chà Tở của huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Trên địa bàn xã có đường tỉnh lộ 127 chạy qua, đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội và giao lưu, buôn bán của nhân dân trong xã. Xã Mường Mô là xã có địa hình phức tạp, địa bàn rộng. Địa hình xã chia thành 2 vùng rõ rệt: Vùng thấp và vùng cao . Với đặc điểm địa hình chia cắt phức tạp dẫn tới việc xây dựng, phát triển sản xuất và giao lưu kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an ninh xã hội gặp rất nhiều khó khăn. Song địa hình đó cũng tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái thích hợp cho việc phát triển kinh tế hàng hoá hướng tới thị trường bằng nhiều loại cây trồng vật nuôi. Xã Mường Mô có khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới núi cao Tây Bắc, nhiệt độ trung bình năm từ 22,40C, tháng giêng có nhiệt độ 15 – 170C, tháng 7 có nhiệt độ bình quân 260C; Nhiệt độ cao tuyệt đối là 390C; Nhiệt độ thấp tuyệt đối là 10C. - Chế độ mưa: Mường Mô là vùng có lượng mưa lớn, hàng năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10, trùng với thời kỳ thịnh hành của gió mùa Tây Nam. Lượng mưa trung bình năm là 2.53mm/năm, trong đó
  28. 18 lượng mưa trung bình trong 7 tháng mùa mưa là 2214,6 mm, chiếm 87,5% lượng mưa cả năm. Xã có diện tích tự nhiên là 20198.28 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp hiện tại là 14607,87 ha chiếm 72,32%; đất phi nông nghiệp là 1613,34 ha chiếm 7,99%; đất chưa sử dụng là 3977,07 ha chiếm 19,69%; - Đất nông nghiệp toàn xã năm 2018 trên địa bàn có 14607,87 ha (chiếm 72,32% tổng diện tích đất tự nhiên) trong đó: Diện tích đất trồng lúa là 81,93 ha (chiếm 0,41% diện tích đất nông nghiệp); -Trong địa bàn xã không có đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất rừng đặc dụng.Do người dân chủ yếu đánh bắt thủy sản ở các con sông suối và lòng hồ thủy điện nên không có diện tích nuôi trồng thủy sản. - Đất rừng phòng hộ là 4442,23 ha (chiếm 21,99% diện tích đất nông nghiệp). Còn đất rừng sản xuất 7929,10 ha (chiếm 39,25 % diện tích đất nông nghiệp). - Diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại 2154,61 ha chiếm 10,67%. - Đất phi nông nghiệp 1613,34 ha chiếm 7,99% chuyên dùng làm đất ở, đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, xây dựng các công trình văn hóa, y tế, giáo dục, đào tạo, thể dục thể thao phục vụ cho lợi ích công cộng. Nhóm đất chưa sử dụng là đất chưa có mục đích sử dụng hoặc chưa có quy định sử dụng - Trên địa bàn xã có tổng diện tích mặt nước 1362,04 ha, các hộ dân tiến hành khai thác đánh bắt thủy sản trên vùng lòng hồ thủy điện, sản lượng trung bình ước đạt 2,5 tấn/ tháng. Là vùng thượng lưu của sông Đà, xã Mường Mô có mật độ sông suối khá dày, phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn xã. Đây là nguồn cung cấp nước đa dạng, phong phú phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống của nhân dân trong xã.
  29. 19 *Nhận xét về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của địa bàn xã Xã Mường mô * Thuận lợi Xã Mường Mô là xã tái định cư của thủy điện Lai Châu thuộc huyện biên giới Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, nằm phía Tây Bắc của Tổ quốc, Có vị trí giáp ranh như sau: - Phía Bắc giáp với xã Kan Hồ, xã Hua Bum và xã Bum Nưa. - Phía Đông giáp với xã Nậm Hàng. - Phía Tây giáp xã Mường Toong của huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. - Phía Nam giáp xã Chà Cang và xã Chà Tở của huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Trên địa bàn xã có đường tỉnh lộ 127 chạy qua, đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội và giao lưu, buôn bán của nhân dân trong xã. Nhờ giao thông ổn định đã rút ngắn thời gian đi lại cho phụ nữ trong thôn bằng cách, nhiều phụ nữ đã tập và biết đi xe máy nhiều hơn nhờ giao thông thuận tiện, điều này không chỉ phục vụ đi lại mà còn giúp họ chở củi, vận chuyển nông sản về đến nhà dễ dàng hơn so với trước đây phải gánh, gùi nặng nhọc vất vả trên từng đoạn đường rất xa để về nhà. *Khó khăn Với đặc điểm địa hình chia cắt phức tạp chia thành 2 vùng rõ rệt, vùng cao và vùng thấp dẫn tới việc xây dựng, phát triển sản xuất và giao lưu kinh tế, không thuận tiện. Các dãy núi cao khó khăn cho việc phát triển giao thông, thủy lợi, điều kiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. 4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội Theo số liệu thống kê năm 2018 thì dân số của xã là 2809 người với 679 hộ, mật độ dân số trung bình 14 người/km2. Trong đó nam là 1375 người chiếm 48,95%, nữ là 1434 người chiếm 51,05%.
  30. 20 Tổng số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn 1.288 người chiếm 45,85%. Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp chiếm trên 90%. Qua rà soát, tổng hợp, tính toán năm 2018 thu nhập bình quân của xã Mường Mô là 23 triệu/người/năm. Các chương trình xóa đói - giảm nghèo, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, xây dựng nông thôn mới đã mang lại những hiệu quả xã hội thiết thực, số hộ nghèo và cận nghèo đã giảm đáng kể so với những năm trước. Việc quy hoạch và đầu xây dựng CSHT kỹ thuật đồng bộ có ý nghĩa đối với việc tồn tại và phát triển ở địa phương. CSHT được xây dựng đồng bộ sẽ tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn và kinh doanh có hiệu quả, là sự cần thiết đối với tất cả các hoạt động kinh tế xã hội, của Đảng Chính Quyền, MTTQ Việt Nam cùng với các tổ chức chính trị, với phương trâm Nhà Nước hỗ trợ vật liệu và nhân dân cùng làm, trong những năm trở lại đây cơ sở vật chất của xã đã nâng lên rõ rệt. Đường trục xã và đường từ trung tâm xã đến huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa được 14/26 km theo quy chuẩn giao thông nông thôn A, còn 12 km vào bản Hát Mé UBND tỉnh bố trí vốn nhựa hóa trong thời gian tới. Đường trục thôn, bản được cứng hóa đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm được 6,1/7,1 km với quy mô đường cấp A đạt tỷ lệ 86%. Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm. Hệ thống thủy lợi đã cơ bản đáp ứng nhu cầu dân sinh và sản xuất của nhân dân trong xã. Xã có 10 công trình thủy lợi với tổng chiều dài kênh mương thủy lợi là 10,850 m, hiện đã kiên cố được 7500 m, 3350 m chưa kiên cố, 5 công trình nước sinh hoạt nông thôn được đầu tư xây dựng theo chương trình dự á tái định cư. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện: Xã có 7 trạm biến áp đều đạt yêu cầu, số km đường dây hạ thế trên địa bàn xã là 50 km đều
  31. 21 đạt kỹ thuật của ngành điện. Tỷ lệ số hộ được sử dụng điện thường xuyên an toàn từ các nguồn khoảng 672/679 hộ đạt 99%. - Mầm non: Tổng số lớp: 17 = 294 trẻ. Số trẻ ăn, ngủ trưa tại trường: 294. Tổng số giáo viên, CNVC, BGH trường: 30 người. Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp từ 0 - 2 tuổi = 36%, từ 3 – 5 tuổi = 100%. Tỷ lệ chuyển lớp trẻ từ 2 – 4 tuổi đạt 98%; tỷ lệ chuyên cần 98%. Chất lượng 5 tuổi đạt 100% - Tiểu học: Tổng số lớp: 14 = 291 học sinh. Số học sinh ăn, ở bán trú: 142. Tổng số giáo viên, CNVC, BGH trường: 35 người. Tỷ lệ phổ cập giáo dục đúng độ tuổi 95%; công tác vận động học sinh ra lớp 100%.Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp, tỷ lệ HS chuyển lớp đạt 100%; tỷ lệ chuyên cần 99%. Năm học 2017 – 2018 trường có 25 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện. - THCS: Tổng số lớp: 8 = 275 học sinh. Số học sinh ăn, ở bán trú: 126. Tổng số giáo viên, CNVC, BGH trường: 27 người. Phổ cập giáo dục đúng độ tuổi trên 100%; công tác vận động học sinh ra lớp 100%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp, chuyển lớp đạt 100%; tỷ lệ chuyên cần 98%. Tổ chức thành công lễ công nhận trường đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình. Năm học 2017 - 2018 trường có 03 em học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh. Trạm Y tế xã: Diện tích 2.321 m2; nhà xây kiên cố; cơ sở vật chất có 05 giường bệnh, trang thiết bị đảm bảo, vườn thuốc nam có diện tích 100 m2; có 07 y, bác sĩ (trong đó có: 03 y sỹ; 01 điều dưỡng; 01 dược sỹ; 01 hộ sinh và 01 dân số); có 02 phòng làm việc cho cán bộ. Đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Trạm y tế xã đã đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế 92%. Xã có nhà văn hóa (hội trường đa năng) và sân thể thao phục vụ văn hóa, thể thao toàn xã, có 9/10 bản có nhà văn hóa, đạt 90%, có điểm vui chơi giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định.
  32. 22 Tổ thức thành công Đại hội thể dục thể thao xã Mường Mô lần thứ II năm 2017. Tham gia Đại hội thể dục thể thao huyện Nậm Nhùn lần thứ II năm 2017, kết quả đem lại có nhiều thành tích xuất sắc do các hội viên trong xã tham gia. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn xã trong thời gian qua khá phát triển, đã góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thu nhâp ̣của người dân trên địa phận nói riêng. - Cây lương thực + Lúa đông – xuân: Diện tích đã gieo cấy 27,87/20 ha, đạt 139% kế hoạch, năng suất bình quân đạt 48 tạ/ha, sản lượng đạt 139,35tấn. +Lúa nương: Diện tích đã gieo cấy 125/60 ha, đạt 208,3% kế hoạch, năng suất bình quân đạt 15 tạ/ha, sản lượng đạt 90 tấn. +Cây ngô : Diện tích đã gieo trồng 81/80 ha, đạt 101,25% kế hoạch giao , năng suất bình quân đạt 29 tạ/ha, sản lượng đạt 234,9 tấn. * Cây công nghiệp ngắn ngày + Cây sắn: Diện tích đã gieo trồng 80/80 ha, đạt 100% kế hoạch, năng suất bình quân đạt 62 tạ/ha, sản lượng đạt 496 tấn. + Cây đậu tương: Diện tích gieo trồng 40/40 ha, đạt 100% kế hoạch giao, năng suất bình quân đạt 8,5 tạ/ha, sản lượng đạt 34 tấn. + Cây lạc: Diện tích gieo trồng 2,7 ha, đạt 14,4% kế hoạch giao, năng suất bình quân đạt 8,5 tạ/ha, sản lượng đạt 1,9 tấn. Tổng sản lượng lương thực có hạt 129,35 tấn (đạt 21,9% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND xã giao). - Về lâm nghiệp Đất lâm nghiệp của xã có 12.371,33 ha, chiếm 70,9% diện tích đất tự nhiên và chiếm 97,1% diện tích đất nông nghiệp. Cụ thể như sau: Đất rừng sản xuất có diện tích là 7927,10 ha; Đất rừng phòng hộ có diện tích là 4442,23 ha.
  33. 23 -Về chăn nuôi Tổng đàn gia súc, gia cầm, thủy cầm hiện có 21.317 con Trong đó: ( Trâu có 712 con, bò 176 con, lợn 1.096 con); đàn gia cầm 19.333 con, tỷ lệ tăng đàn đạt 4,3/7,58% (đạt kế hoặch HĐND xã giao). Năm 2016 trên địa bàn xã có 2.271 con lợn, năm 2017 tăng lên 2.384 con (tỉ lệ 4,98%) và đến năm 2018 lại giảm xuống còn 1.096 con do năm gần đây xảy ra dịch lở ồm long móng dẫn tới số lượng đàn lợn tại xã giảm mạnh. Giảm khoảng 1.175 con so với năm 2016, và khoảng 1.288 con so với năm 2017 Gia cầm 13.102 con trong năm 2016 còn, năm 2017 tăng lên 17.668 con (tỉ lệ 34,85%) và năm 2018 tăng khá cao 19.333 con (tỉ lệ 9.423%). Trong những năm gần đây do tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp như dịch lở mồm long móng, đồng thời giá cả biến động khá lớn, đồng cỏ thu hẹp làm cho ngành chăn nuôi của xã phát triển không như mong muốn. 4.1.3. Đánh giá những thuận lợi khó khăn trong phát triển sản xuất tại xã Trong quá trình tìm hiểu và phân tích những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã có những thuận lợi và còn vấp phải những khó khăn như sau: * Thuận lợi - Với vị trí địa lý của xã có trục đường tỉnh lộ 127 đi qua nên có nhiều thuận lợi để giao lưu kinh tế - xã hội với các vùng trong khu vực và là điều kiện để phát triển nền kinh tế theo hướng công – nông – ngư nghiệp. - Là vùng thượng nguồn sông Đà, hệ thống sông ngòi phong phú, đa dạng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân. - Có điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng. Là một trong những khu vực lòng hồ thủy điện Lai Châu nên rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt, góp phần thúc đẩy kinh tế vùng phát triển.
  34. 24 * Khó khăn - Địa hình phức tạp, bị chia cắt sâu và ngang bởi các dãy núi cao, ruộng bậc thang nhỏ lẻ gây khó khăn cho việc phát triển giao thông, thủy lợi, điều kiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. - Lượng mưa lớn, không đồng đều gây hiện tượng rửa trôi, xói mòn ảnh hưởng đến năng xuất và sản lượng cây trồng. - Khí hậu khắc nghiệt ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội còn khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của vùng. Trình độ và mức độ thâm canh của người dân còn hạn chế. 4.2. Thực trạng vai trò của phụ nữ Thái trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu 4.2.1. Thông tin chung về hộ điều tra xã Người phụ nữ nông thôn Lai Châu nói chung và phụ nữ dân tộc Thái nói riêng họ là một trong hai chủ thể chính tạo nên sức sống cả về vật chất lẫn tinh thần của một gia đình. Hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, nền kinh tế - xã hội nông thôn cũng đang từng bước chuyển mình theo hướng tích cực trên mọi phương diện : Kinh tế, văn hóa, xã hội kể cả năng lực của phụ nữ. Để có cái nhìn tổng quát về hộ gia đình và thực trạng vai trò của người phụ nữ nói chung và phụ nữ Thái nói riêng trong phát triển kinh tế hô,̣ chúng tôi tiến hành điều tra 60 hộ gia đình trên địa bàn xã Mường Mô để có được thông tin cần thiết phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu đề tài. Số liệu cụ thể được thể hiện ở bảng sau:
  35. 25 Bảng 4.1: Một số thông tin chung của các hộ điều tra tại xã Mường Mô 2018 STT Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Hộ nông nghiệp 60 100,00 Hộ TM – DV 0 0,00 Hộ kiên 0 0,00 2 Chủ hộ là nam giới 51 85 Chủ hộ là nữ giới 9 15 3 Hộ khác 10 16,66 Hộ cận nghèo 20 33,34 Hộ nghèo 30 50,00 ( Nguồn: Từ phiếu điều tra năm 2018) Hầu như các hộ điều tra là hộ nông nghiệp tuy nhiên mức độ tham gia vào sản xuất giữa các nhóm hộ là khác nhau. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Nguồn lực sản xuất (đất đai, lao động, vốn, công nghê.̣.), trình độ của người phụ nữ và các thành viên trong gia đình. Trong số 60 hộ điều tra thì hộ nông nghiệp chiếm 100%. Do 100% là thuần nông nên các gia đình thường chỉ lao động nhiều nhất vào mùa nương rẫy, ngoài việc nương rẫy ra họ thường chỉ biết ở nhà và chăm sóc con cái, chăn nuôi gia súc, gia cầm để phục vụ gia đình. Vẫn có một số hộ làm thêm dịch vụ nhỏ lẻ trong gia đình góp phần tăng thuế thu nhập. Qua phỏng vấn điều tra cho thấy số hộ cận nghèo và hộ nghèo chiếm tỉ lệ khá cao, cụ thể hộ nghèo chiếm 50,00% và hộ cận nghèo chiếm 33,34% trong số 60 hộ /10 thôn. Ở hai nhóm hộ này phần lớn đều có trình độ dân trí thấp, họ không có ý tưởng và kế hoạch trong sản xuất, không biết cách chi tiêu và đầu tư hợp lí vào số tiền được đền bù của nhà nước, khiến họ không thể thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo. Cụ thể qua phỏng vấn điều tra trên địa bàn toàn xã vừa thực hiện xong dự án tái định cư, một số hộ trong
  36. 26 nhóm hộ nghèo, cận nghèo cho biết sau dự án tái định cư họ đã dồn hết số tiền được đền bù vào làm nhà cửa và thậm chí còn vay mượn thêm các khoản khác từ ngân hàng, và một số tổ chức cá nhân cho vay nặng lãi tại địa phương. Kéo đến hệ lụy sau này mất vốn làm ăn cuộc sống lại càng thêm vất vả, bên cạnh đó họ còn thiếu nhiều kỹ thuật trong sản xuất, không có đủ điều kiện trang chải cuộc sống hàng ngày. Trong hoàn cảnh này người phữ càng thêm vất vả họ phải lo toan cho gia đình cùng người chồng trong nhà vừa phải tham gia sản xuất lao động bên ngoài để có thêm thu nhập, nguyên nhân này đã gây ảnh hưởng đến giờ lao động của phụ nữ, làm thay đổi và thậm chí tăng cao thêm từ 1 đến 2 giờ trên một ngày so với các hộ trong nhóm hộ khác. Điều này cũng gây ảnh hưởng lớn đến tình hình sức khỏe và sức lao động của phụ nữ rất trên địa bàn nghiên cứu. * Hiện trạng về các yếu tố sản xuất của hộ Số hộ có xe máy chiếm 66,66% tỷ lệ khá cao, do cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cao, các tuyến đường về thôn bản đã được nâng cấp, thuận tiện cho việc đi lại giao lưu buôn bán những phương tiện sinh hoạt khác như máy tuốt lúa, các loại máy sản xuất nông nghiệp hầu như có rất ít do điều kiện đất đai của họ không cho phép, thực hiện dự án tái định cư người dân đã nhượng lại toàn bộ đất đai ruộng vườn nhà cửa, và tất cả đều bị ngập trong lòng thủy điện sau đó, không còn đất ruộng để trồng lúa nước người dân chỉ còn tập chung vào sản xuất ở các vụ lúa nương là chủ yếu. Hầu hết hàng năm đều vừa phải cấy lúa ruộng và vừa reo lúa nương nên lương thực của người dân được đảm đảm bảo quanh năm, nhưng sau khi thực hiện dự án tái định cư của chính phủ người dân chỉ trông chờ vào một vụ lúa nương nên cuộc sống của người dân càng thêm đói kém, không đủ ăn. Có nhiều hộ phải đi làm thêm bên ngoài mới đủ ăn. Mặc dù có các chính sách hỗ trợ của nhà nước nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho người dân hiện tại trong vùng.
  37. 27 Bảng 4.2: Nhà ở và các phương tiện sinh hoạt của các hộ điều tra 2018 ĐVT: Hộ STT Chỉ tiêu Số lượng Cơ cấu (%) 1 Nhà kiên cố 6 10 2 Nhà bán kiên cố 54 90 3 Nhà tạm 0 0 4 Đài radio 0 0 5 Tivi 44 73,33 6 Xe máy 40 66.66 7 Tủ lạnh 26 43,33 8 Điện thoại di động 59 98,33 9 Bếp ga 32 53,33 10 Máy tuốt lúa 3 5 11 Máy cày, bừa 0 0 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 2018 ) Qua bảng trên cho thấy trên địa bàn xã không còn hộ gia đình ở trong nhà tạm, nhà dột nát. Nhà bán kiên cố chiếm tỉ lệ khá cao (90%), còn nhà kiên cố chiếm (10%) trên tổng số các hộ điều tra và chủ yếu rơi vào nhóm hộ khác. Điều nay cho thấy đời sống của người dân đã từng bước được nâng cao, phần lớn nhờ chương trình dự án tái định cư của nhà nước đã giúp người dân ở đây có cơ hội thay đổi cuộc sống, xây dựng được nơi ở mới khang trang vững chắc hơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trong vùng. Về phương diện thông tin đại chúng thì hầu như các hộ điều đã có thông tin liên lạc như điện thoại di động chiếm 98,33%. 73,33% các hộ có tivi trong tổng số hộ điều tra. Đây là một con số khá cao. Do tập tính của người dân nghe được thì cũng phải nhìn thấy nên đài radio không được người dân quan tâm sử dụng. Bảng 4.3: Thực trạng đất sản xuất của nhóm hộ phân theo mức thu nhập 2018 Chỉ tiêu Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ khác Bình quân đất vườn m2/hộ 120 155 165 ( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 2018 )
  38. 28 Qua bảng cho thấy các nhóm hộ trên chủ yếu là đất nương trồng lúa, do nhượng lại đất cho dự án thủy điện Lai Châu. Người dân không còn đất ruộng để trồng lúa nước. Xã Mường Mô tương đối phức tạp hướng núi phân bố thống không nhất có độ dốc khá cao. Nhìn chung qua cuộc điều tra đa số đất vườn là đất sản xuất trồng trọt tự cung, tự cấp cho gia đình là chính, đất vườn nhìn chung cũng khá nhiều tuy ở không tập chung, độ dốc khá cao nhưng người dân vẫn có thể áp dụng vào phát triển cây trồng, cây ăn quả và một số cây lương thực. Thực phẩm đặc biệt là cây lúa để làm thức ăn chính trong gia đình. Nhiều thành phần gia đình còn gặp nhiều khó khăn nghèo đói là do không có trình độ trong quá trình phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có, còn ỷ lại chông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. *Những thông tin về quyền quản lý nguồn lực nhóm hộ điều tra tại xã - Tình hình kiểm soát nguồn lực đất đai (đứng tên trong sổ đỏ) 100 100 95 90 90 80 70 60 Vợ 50 Chồng Cả hai 40 30 20 10 10 5 0 0 0 0 0 Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ khác Biểu đồ 4.1 Thể hiện quyền đứng tên sử dụng đất nhóm hộ 2018 ( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 2018)
  39. 29 Thực tế nghiên cứu trong các hộ, nhận thức của các thành viên trong gia đình đều cho rằng việc người chồng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đương nhiên. Cả người vợ và người chồng đều hài lòng khi chồng đứng tên trong sổ đỏ. Có trường hợp phụ nữ còn từ chối quyền đứng tên trong sổ đỏ, chính điều này dẫn tới sự bất công bằng trong việc sở hữu, kiểm soát các nguồn lực đất đai giữa nam giới và phụ nữ. Chỉ có trường hợp bất đắc dĩ ở các nhóm hộ bà mẹ không may góa chồng hoặc vợ chồng ly hôn thì người vợ mới tự mình đứng tên trong sổ đỏ về quyền quản lý đất đai của mình và các tài sản trong gia đình. 4.2.2. Thực trạng vai trò của phụ nữ Thái trong các nhóm hộ điều tra tại xã 4.2.2.1. Thực trạng vai trò của phụ nữ Thái trong phân công lao động các nhóm hộ điều tra tại xã
  40. 30 Bảng 4.4. Sự phân công lao động của hộ gia đình điều tra tại xã Mường Mô trong khâu sản xuất nông nghiệp 2018 ĐVT: % Hộ khác (n=10) Hộ cận nghèo (n=20) Hộ nghèo (n=30) Hoạt động Vợ Chồng Cả hai Thuê Vợ Chồng Cả hai Thuê Vợ Chồng cả hai Thuê 1 Trồng trọt Chọn giống (quyết định bán cây gì ) - 30 70 - - 40 60 - - 50 50 - Làm đất ( cày, bừa) - 20 65 15 - 25 75 - 10 20 70 - Trồng cây - - 35 65 - 20 20 60 - Mua vật tư ( phân bón) - 50 50 - - 70 30 - - 40 60 - Chăm sóc (bón phân làm cỏ) 50 - 50 - 35 10 65 - 40 10 50 - Thu hoạch 50 30 20 - 20 - 80 - 45 30 25 - Bảo quản sau thu hoạch (phơi, sấy) 40 - 60 - 50 20 30 - 70 - 30 - Tiếp cận thị trường tiêu thụ - 50 50 - - 30 70 - 56 44 - Bán nông sản (quyết định thời điểm - 60 40 - - 10 90 - - 20 80 - bán ) 2 Chăn nuôi - - Chọn giống (quyết định nuôi con gì) - 30 70 - 30 35 35 - - 18 82 - Làm chuồng - 60 40 - - 70 30 - - 75 25 - Mua vật tư (cám,tăng trọng) - 75 25 - - 65 35 - 70 30 - Chăm sóc 70 - 30 - 85 5 10 - 65 - 35 - Đi bán (quyết định thời điểm bán ) - 70 30 - 20 40 40 - - 80 20 - (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 2018 )
  41. 31 Qua bảng 4.4 cho ta thấy phân công lao động trong sản xuất nông nghiệp tại các hộ nghiên cứu trên địa bàn xã Mường Mô như sau: Qua điều tra nhóm hộ khác tuy đã có tiến bộ và khá giả hơn về kinh tế gia đình. Tuy nhiên, quyền ra quyết định trong các khâu sản xuất nông nghiệp trong gia đình đa phần vẫn là do người chồng là chính. Cụ thể như việc chọn giống, mua vật tư họ không được quyền quyết định, chủ yếu là chồng và cả hai. Ở hai nhóm hộ nghèo và hộ cận nghèo người phụ nữ Thái càng bị hạ thấp hơn khi mà tất cả các khâu sản xuất lao động nông nghiệp trong gia đình như chọn giống, mua vật tư người vợ 0% trong khi đó người chồng 40 và 70%, ở nhóm Hộ nghèo tỉ lệ người chồng quyết định các khâu này là 50 và 40% còn lại là cả 2 cùng bàn bạc, cùng ra quyết định. Tỷ lệ này cho thấy quyền ra quyết định các công việc trong gia đình của 60 hộ được điều tra tại xã Mường Mô người phụ nữ Thái luôn phụ thuộc vào người chồng là chính. Ngoài ra các ông chồng cũng đảm nhiệm luôn các công việc như: làm đất, làm chuồng. Vợ chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn và chủ yếu tập chung vào việc chăm sóc vật nuôi, các nhóm hộ gia đình thì người phụ nữ là 70, 85 và 65% hộ khác, hộ cận nghèo và hộ nghèo. Sự bình đẳng trong công việc gia đình cũng như trong các hoạt động sản xuất có thể thấy rõ qua các công việc phụ nữ làm và người đàn ông đảm nhận. Ta cũng nhận thấy sự đóng góp của phụ nữ trong sản xuất là rất lớn, nhưng sự đóng góp đó thường không được đánh giá ngang bằng với nam giới.
  42. 32 4.2.2.2. Tình hình kiểm soát nguồn lực tài chính ở các hộ gia đình Bảng 4.5: Kiểm soát giá trị sản xuất nguồn lực tài chính hộ gia đình ĐVT: % Vai trò Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ khác (n=30) (n=20) (n=10) 1. Quyết định mua con gì 10 0 0 Vợ 16,67 0 0 Chồng 83,33 65 50 Cả hai 0 35 50 2. Công việc chăm sóc Vợ 70 75 60 Chồng 0 0 0 Cả hai 30 25 40 3.Quyết định bán Vợ 0 0 30 Chồng 60 80 40 Cả hai 40 20 30 4.Quản lý số tiền bán Vợ 73,33 75 60 Chồng 0 0 10 Cả hai 26,67 25 30 5.Mục đích sử dụng số tiền bán Vợ 0 25 0 Chồng 60 50 50 Cả hai 40 25 50 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 2018)
  43. 33 Qua bảng trên cho thấy quyền quản lý các nguồn lực trong hộ gia đình như: Quyết định mua con gì, quyết định bán, và mục đích sử dụng số tiền bán của các hộ được điều tra là do người chồng quyết định. Phụ nữ họ không mấy bận tâm về quyền giao bán các con vật nuôi trong gia đình và quyền mua, bởi họ luôn tin tưởng vào người chồng hoặc thậm chí chồng đã quyết định mua hoặc bán là không thể thay đổi. Chính quyền này đã khiến cho phụ nữ Thái trở thành thói quen là người phụ nữ yếu đuối. Họ trở nên rụt rè, mất tự tin trong việc tham gia đưa ra quyết định sản xuất. Công việc chăm sóc và quản lí số tiền bán thuộc về phụ nữ, cụ thể ở nhóm hộ nghèo có 70% và 73,33%, nhóm hộ cận nghèo chiếm 75% và nhóm hộ khác là 60% tỉ lệ phụ nữ tham giam 2 công việc chăm sóc và quản lí số tiền bán. Bảng 4.6. Tình hình quản lý vốn vay của hộ năm 2018 ĐVT: % Các vai trò Hộ khác Hộ cận nghèo Hộ nghèo (n=6) (n=18) (n=30) 1.Quản lý Chồng 0 11,11 30 Vợ 100 88,89 70 Cả hai 0 0 0 2.Quyết định sử dụng Chồng 66,67 50 70 Vợ 0 0 0 Cả hai 33,33 50 30 3. Đứng tên vay vốn Chồng 100 83,33 93,33 Vợ 0 16,67 6,67 Cả hai 100 0 0 4.Trả lãi tiền vay Chồng 0 0 0 Vợ 0 0 0 Cả hai 100 100 100 (Nguồn tổng hợp từ phiếu điều tra 2018)
  44. 34 Người vợ được đánh giá cao hơn trong quản lí tài chính của gia đình với trách nhiệm chi tiêu nhỏ lẻ hàng ngày nhưng việc quyết định mua sắm, làm công việc lớn lại do người chồng quyết định. Qua bảng trên ta thấy người đứng tên vay vốn thuộc về đa phần tên của người chồng nhưng quản lý tài chính của hộ chủ yếu người vợ thực hiện. chiếm 70% ở hộ cận nghèo, 88,89% ở nhóm hộ cận nghèo và cao nhất ở nhóm hộ khác là 100%. Một điều đáng chú ý hơn là công việc trả lãi tiền vay lại có cả hai vợ chồng cùng thực hiện với tỷ lệ hầu như là 100%. Điều này cho thấy rõ sự đóng góp và vai trò của phụ nữ ngày càng quan trọng trong gia đình và xã hội. Bảng 4.7: So sánh thu nhập của vợ tạo ra so với chồng trong hộ gia đình ở các nhóm hộ điều tra tại xã Mường Mô năm 2018 (ĐVT: 1000đ) Loại hộ Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ khác Công (n=30) (n=20) (n=10) việc thu nhập Cả Cả Cả Vợ Chồng Vợ Chồng Vợ hai hai Chồng hai Cán bộ - - - - - - - - Làm nông 1.100 - 8.200 - - - - - 1.250 nghiệp Làm thuê 800 1.900 - 1.100 9.210 - - 6.600 - Làm nội - - - - - - - - - trợ Làm dịch - - - - - - - - vụ Nghề - - - - - - - - - khác Nghề phụ làm - 500 - - 1000 - - 1.500 - thêm (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2018) Qua bảng biểu ta thấy đa phần là hộ thuần nông là chính. Số liệu được điều tra phỏng vấn về mức thu nhập của vợ tạo ra so với chồng trong các hộ gia đình được cụ thể hóa qua các con số tương đối sau: Hộ nghèo giá trị sản
  45. 35 xuất thu nhập của vợ chỉ chiếm 1.100 nghìn đồng/năm so với mức thu nhập của cả 2 là 8.200 nghìn đồng hộ/năm. Đây là con số chênh lệch quá xa, bởi chủ hộ đều là các ông chồng, chỉ khi các bà mẹ góa thì mới đứng tên là chủ hộ và trở thành lao động chính trong gia đình. Đối với hộ cận nghèo và những hộ khác thì hầu như cả hai cùng tạo ra mức thu nhập về giá trị sản xuất nông nghiệp, vì đây là những gia đình còn cả 2 vợ chồng. Hai nhóm hộ nghèo và hộ cận nghèo do thiếu vốn và đất sản xuất họ đi làm thuê cho các hộ có điều kiện khá hơn để tăng thêm thu nhập góp phần giải quyết những khó khăn trong gia đình cụ thể như nhóm hộ nghèo mức thu nhập của người vợ là 800 nghìn đồng/người/năm, chồng 1.900 nghìn đồng/năm. Hộ cận nghèo mức thu của vợ là 1.100 nghìn đồng/người/năm, chồng 9.210 nghìn đồng/năm. Đây là con số tương đối tổng thu nhập của vợ chồng trong điều tra tại xã. Về mức thu nhập như dịch vụ, nghề nghiệp khác ở cả 3 nhóm đều không có vì họ không có trình độ nên thường chỉ tập trung để làm nương rẫy. Nghề phụ làm thêm chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, ở nhóm hộ nghèo chồng làm thêm chiếm 500 nghìn, hộ cận nghèo chiếm 1.000.000 đồng, hộ khác chiếm tỷ lệ cao hơn với 1.500 nghìn đồng/người/năm tổng trung bình của các nhóm hộ được điều tra. Nhìn chung mức thu nhập về giá trị sản xuất mà vợ tạo ra so với chồng còn chênh lệch thiếu cân bằng. Vì vậy cần phải tạo việc làm, đôn đốc, thúc đẩy, tuyên chuyền và vận động chị em phụ nữ tham gia vào các công việc sản xuất để họ có công việc làm, có ảnh hưởng lớn đến giá trị sản xuất về mức thu nhập vào phát triển kinh tế xã hội nói chung và kinh tế gia đình nói riêng để đạt được mục tiêu "Dân giàu, dân chủ, công bằng, văn minh"
  46. 36 Bảng 4.8: Tình hình sử dụng thời gian trong ngày của phụ nữ Thái trong các nhóm hộ điều tra ở xã năm 2018 ĐVT: Giờ/ngày Loại hộ Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ khác (n=30) (n=20) (n=10) Công việc Vợ Chồng Vợ Chồng Vợ Chồng Làm việc tạo thu nhập 6 7 6 7,5 5 7 Nấu ăn 2,5 1 2 1,5 1 0 Chợ búa 1,5 1 2,5 1 2 1,5 Vệ sinh giặt giũ 2 1,5 1 0,5 1,5 0 Dạy và chăm sóc con cái 2 0,5 2 0,5 1,5 2 Giải trí thư giãn 2 4 2,5 4 3 3,5 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 2018) Qua bảng 4.8 ta thấy thời gian mà phụ nữ và nam giới sử dụng để làm các công việc là khác nhau ở 3 nhóm hộ. Làm công việc nông nghiệp bao gồm trông trọt, chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò, lên nương, trồng ngô, khoai, Công việc phi nông nghiệp bao gồm một số công việc như sửa chữa xe máy, đi làm thuê Những công việc đó đều tạo thu nhập cho gia đình. Ở nhóm hộ khác tổng trung bình thời gian làm việc nông nghiệp và tạo thu nhập của phụ nữ 5 giờ/ngày, trong đó của người chồng là 7 giờ/ngày. Bên cạnh đó người phụ nữ vẫn phải bỏ ra nhiều giờ để làm công việc nội trợ bếp núc, dọn dẹp nhà cửa. Trong 3 nhóm hộ thì nhóm này được chia sẻ bởi người chồng cao nhất nhưng phần lớn họ vẫn phải gánh vác một khối lượng lớn công việc nội trợ, tốn thời gian và công sức. Ở nhóm hộ nghèo người vợ phải chịu thiệt thòi hơn, cụ thể việc dậy và chăm sóc con cái người vợ chiếm 2 giờ/ngày trong đó chồng chiếm 0,5 giờ/ngày. Đến công việc nội trợ, trong nhóm hộ cận nghèo người phụ nữ nhận được sự chia sẻ của người chồng rất ít, Các ông chồng thường dành thời gian
  47. 37 cho việc giải trí thư giãn với tỷ lệ chiếm 4 giờ/ngày là ở hai nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo.và 3,5 giờ/ngày dơi vào nhóm hộ khác, số giờ thư giãn giải trí của người chồng ở tất cả các nhóm hộ đều cao hơn của người vợ từ hơn 1,5 giờ đến 2 giờ/ngày. Hầu như khoảng thời gian rảnh rỗi này các ông chồng đều không tạo ra thu nhập. Để cải thiện đời sống tốt hơn thì trong bản thân các hộ nghèo phải có sự cố gắng, tiết kiệm thời gian nông nhàn chịu khó học hỏi và thực hiện các chính sách vay vốn với lãi suất thấp từ chính phủ - Nhà nước để áp dụng vào khoa học kỹ thuật trong lao động, tăng giá trị sản xuất để vươn lên thoát nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống trong gia đình. Trong tất cả 3 nhóm trên thì nhóm hộ nghèo là nhóm dành nhiều thời gian cho bếp núc hơn 2 nhóm còn lại. Nguyên nhân ở nhóm này người chồng ít quan tâm ít chia sẻ các công việc nội trợ với vợ , dẫn tới khoảng thời gian tham gia sản xuất kinh doanh của người vợ giảm xuống, đồng thời cũng làm giảm mức thu nhập trong gia đình dẫn tới việc các nhóm hộ này vẫn không thể thoát nghèo. 4.2.2.3 Vai trò của phụ nữ Thái trong công tác xã hội tại xã Mường Mô. Bảng 4.9: Sự tham gia của phụ nữ dân tộc Thái trong các tổ chức chính quyền và đoàn thể STT Tổ chức chính quyền xã Tổng số Nữ Thái Tỷ lệ (%) (người) (người) 1 Đảng ủy 10 1 10 2 Hội đồng nhân dân 19 0 0 3 Uỷ ban nhân dân 20 2 10 4 Uỷ ban mặt trận tổ quốc 35 1 2,86 5 Hội phụ nữ 12 1 8,33 6 Hội cựu chiến binh 09 0 0 7 Hội người cao tuổi 17 0 0 8 Đoàn thanh niên 13 0 0 (Nguồn: UBND xã năm 2018) Qua bảng trên cho ta thấy người phụ nữ Thái tham gia vào các tổ chức
  48. 38 Đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương hầu như không có, cụ thể như tỷ lệ tham gia vào các hội đồng nhân dân, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi và Đoàn thanh niên là 0%, chỉ rất ít tham gia vào Đảng ủy, UBND là 10%, cũng chỉ có 2,86% và 8,33% tham gia vào Uỷ ban mặt trận tổ quốc và Hội phụ nữ. Kết quả điều tra cho thấy người phụ nữ tham gia vào các công tác chính quyền ở địa phương là chưa cao, chưa tương xứng với lực lượng và khả năng lao động của nữ Thái trong sự nghiệp phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng và phát triển kinh tế xã hội đất nước nói chung. Vì vậy cần tăng cường hơn nữa trong việc thúc đẩy sự phát triển nền giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, kinh tế kỹ thuật cho con em dân để ngày càng tiến bộ hơn nữa của người phụ nữ Thái trên địa bàn xã Bảng 4.10: Thực trạng phụ nữ Thái trong các nhóm tham gia các cuộc hội họp ở địa phương ĐVT: % Vợ Chồng Cả hai Diễn giải SL CC( SL CC SL CC (HỘ) %) (HỘ) (%) (HỘ) (%) Đi họp phụ huynh 28 46,67 32 53,33 0 0 Đi họp về sản xuất 10 16,67 50 83,33 0 0 Đi họp họ hàng 0 0 40 66,67 20 33,33 Đi họp hội nông dân 8 13,33 52 86,67 0 0 Đi họp hội phụ nữ 60 100 0 0 0 0 Tham gia tâp huấn 15 25 45 75 0 0 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Qua bảng 4.10 ta thấy các hộ điều tra có tới 53,33% là người chồng đi họp phụ huynh cho con và 46,67% thuộc về người vợ. Thông thường thì việc chăm sóc, nuôi dậy con cái là thuộc về cả hai vợ chồng và người chồng thường là người có quyền lực cao hơn người vợ nên họ thường định hướng cho con cái trong việc học tập. Do vậy họ cũng thường đi họp để nắm bắt được tình học tập của con cái như thế nào. Theo kết quả điều tra thì việc đi họp phụ huynh của người chồng và người vợ khá tương đương với nhau.
  49. 39 Mặc dù tham gia rất tích cực và là lực lượng quan trọng song trong quan hệ công tác họ vẫn chưa được coi trọng so với nam giới. Có một thực tế phải công nhận rằng đa số chị em phụ nữ trong xã được học rất ít phần lớn các bà mẹ đã có tuổi và mù chữ, chỉ có ít người ở độ tuổi trung niên học hết cấp I, cấp II, nên trình độ học vấn và khả năng chuyên môn còn kém. Qua đây chúng ta thấy người phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng trong cuộc sống xã hội, nhưng họ sẽ có vai trò quan trọng hơn khi họ có được cả gia đình và cộng đồng giúp đỡ đồng thời có sự nhìn nhận đúng đắn. Vấn đề đặt ra là làm sao để người phụ nữ nói chung và nữ Thái nói riêng gạt bỏ tự ti, mạnh dặn vương lên trong vai trò lãnh đạo và khi tham gia các hoạt động xã hội. Phải tạo được sự bình đẳng về quyền nam nữ để họ được hưởng những lợi ích chính đáng từ gia đình đến xã hội. 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của người phụ nữ Thái trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu Kết quả nghiên cứu về vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình ở xã Mường Mô cho thấy, ở cấp độ kinh tế hộ, phụ nữ đang là người nắm giữ vai trò chủ lực ở hầu hết lĩnh vực sản xuất quan trọng. Kết quả điều tra và phân tích đã làm rõ một số yếu tố tác động đến vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình như sau: 4.3.1. Trình độ học vấn và khả năng chuyên môn của phụ nữ Thái còn thấp Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, khoa học kỹ thuật là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ nói chung và phụ nữ Thái nói riêng trong phát triển gia đình và xã hội. Chỉ khi có trình độ học vấn và chuyên môn thì người phụ nữ mới khẳng định được mình trong gia đình và xã hội. Qua khảo sát chúng tôi thấy người phụ nữ Thái tại xã Mường Mô có trình độ học vấn còn yếu kém đặc biệt là ở nhóm hộ có điều kiện kinh tế thấp Ngoài ra yếu tố cản trở hạn chế vai trò của phụ nữ là do tư tưởng bản thân của họ, hay nhưng quan niệm sai lệch Một bộ phận người phụ nữ Thái còn tự ti,
  50. 40 cam chịu, an phận, chưa chủ động vượt khó vươn lên giữ lỗi sống khép kín và còn hài lòng với những công việc và vị trí của mình. Những tư tưởng đó được thể hiện ngay trên những công việc hàng ngày của họ trong gia đình, chưa chủ động và đưa ra ý kiến vào các công việc lớn. Những tư tưởng đó phần nào hạn chế sự phát huy khả năng cầu phụ nữ, sự an phận này có thể xuất phát từ nhận thức không đúng về vai trò giới trong gia đình và xã hội. Bản thân người phụ nữ Thái cần chủ động khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, nâng cao phẩm chất về trình độ mọi mặt, tự khẳng định mình trong công tác, kết hợp hài hòa giữa công việc gia đình và công tác xã hội. 4.3.2. Khả năng tiếp cận thông tin của người phụ nữ Thái Nắm được nhiều thông tin sẽ có lợi cho tất cả mọi người không chỉ riêng cho phụ nữ mà còn cho cả nam giới. Tuy nhiên sự tiếp cận thông tin của phụ nữ Thái còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở đến bước tiến của người phụ nữ trong phát triển sản xuất, tổ chức gia đình và tham gia các hoạt động xã hội đó chính là tình trạng thiếu thông tin. Qua tìm hiểu tình hình tiếp cận thông tin của phụ nữ Thái xã Mường Mô cho thấy họ tiếp cận thông tin chủ yếu từ các phương tiện đại chúng được biểu hiện qua bảng 4.11. Bảng 4.11: Tình hình tiếp cận thông tin của phụ nữ dân tộc Thái tại xã Mường Mô 2018 ĐVT: % Mức độ tham gia của phụ nữ Thái Chỉ tiêu Thường Thỉnh Không xuyên thoảng bao giờ Xem ti vi 31,67 60 8,33 Nghe đài radio 0 00,00 00,00 Đọc sách báo 0 33,33 66,67 Tham gia vào tổ chức hội phụ nữ 0 91,67 8,33 Tiếp nhận thông tin tổ chức kinh tế chính 0 8,33 91,67 trị từ cấp trên xuống Đi họp 0 93,33 6,67 Tập huấn 0 35,00 65.00 (Nguồn: Tổng hợp từ số phiếu điều tra năm 2018)
  51. 41 Qua bảng trên cho thấy phụ nữ Thái tiếp cận các thông tin như xem tivi khá cao có tới 31,67% phụ nữ thường xem tivi và chỉ có 8,33% ở trong nhóm không bao giờ xem. Lý do họ trả lời rằng không bao giờ xem các thông tin trên là do điều kiện kinh tế khó khăn rơi vào nhóm hộ nghèo, họ phải dành thời gian vào sản xuất lao động ban ngày còn đêm thì họ về nghỉ ngơi lấy sức để ngày mai tiếp tục lao động trang trải kinh tế trong gia đình. Số phụ nữ thỉnh thoảng đọc sách báo và nghe đài chỉ chiếm 33,33%, phần còn lại là 66,67 % là số phụ nữ không bao giờ được tiếp cận những thông tin này. Lý do họ trả lời là do hiện nay thông tin liên lạc về các điện thoại di động đang phát triển mạnh trên thị trường với giá rẻ và hợp lý với người tiêu dùng nên họ chỉ nghe điện qua chiếc điện thoại di động trong tay mỗi khi đi làm hoặc trong thời gian nghỉ ngơi sau những buổi lao động mệt mỏi. Thành phần sách báo đa phần họ là chị em ít được học hành chủ yếu là mù chữ nên họ thường không bận tâm về vấn đề đọc sách báo, chỉ ít phụ nữ họ được giao nhiệm vụ công tác tại thôn bản, họ mới thỉnh thoảng đọc các tờ báo từ chính quyền địa phương gửi về. Tổ chức hội phụ nữ là một hội dành riêng cho phụ để họ tham gia sinh hoạt và trao đổi học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau làm ăn kinh tế, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào tổ chức này tương đối lớn có 91,67% chị em phụ nữ thỉnh thoảng tham gia, trong khi đó tỉ lệ không bao giờ tham gia chiếm 8,33% nguyên nhân là do một số chị em phụ nữ có tính mặc cảm tự ti về bản thân trong các hoạt động giao tiếp xã hội trong hội họp. Về phần tiếp nhận thông tin kinh tế, chính trị, xã hội từ cấp trên xuống và các lớp tập huấn thỉnh thoảng chỉ chiến khoảng 8,33%, không bao giờ tham gia chiếm tới 91,67%. Với 93,33% số phụ nữ thỉnh thoảng đi họp, và 6,67% số phụ nữ trả lời không bao giờ đi họp, hình thức tiếp cận thông tin trên chủ yếu cũng chỉ có người chồng tham gia và tự ra quyết định trong mọi vấn đề sản xuất kinh doanh, thậm chí về họ ít bàn bạc và ít chia sẻ lại với vợ về
  52. 42 những thông tin vừa lĩnh hội từ các cuộc họp vừa tham gia. Chính vì vậy chính quyền đoàn thể cần có nhiều biện pháp trong việc vận động chị em phụ nữ Thái tham gia các cuộc hội họp tại địa phương tổ chức để mở rộng tuyên truyền các kiến thức kĩ năng tới mọi toàn thể người dân trong vùng để từ đó mở rộng thêm kiến thức áp dụng vào nâng cao năng suất hiệu quả trong sản xuất lao động trên địa phương. 4.4. Những thành tựu và hạn chế trong việc khai thác, phát huy vai trò của phụ nữ Thái tại xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu 4.4.1. Mặt thành tựu - Hệ thống pháp luật, chính sách về bình đẳng giới được hoàn thiện. nhờ đó người phụ nữ đã và đang góp phần vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương cũng như đất nước. - Phụ nữ đã chủ động tham gia vào các hoạt động chính trị ở các cấp, các ngành và cộng đồng, tích cực tham gia các quyền công dân, tham gia vào các hình thức dân chủ trực tiếp ở địa phương. - Phụ nữ xã Mường Mô ngày càng được tuyên truyền và nâng cao nhận thức, kiến thức về pháp luật, về chính sách,xã hội, gia đình, phát huy vai trò quan trọng trong tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con, giữ gìn bản sắc văn hóa, các giá trị đạo đức của dân tộc, truyền thống của gia đình. Tuy nhiên cũng phải xem xét bác bỏ những phong tục tập quán như mê tín dị đoan - Tổ chức hội phụ nữ từ huyện đến cơ sở thường xuyên và hoạt động có chiều sâu, trở thành chỗ dựa vững chắc cho chị em trong hoạt động kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc, và bình đẳng trong xã hội. 4.4.2. Mặt hạn chế - Xuất phát điểm kinh tế thấp, chất lượng lao động nữ Thái còn thấp chưa qua đào tạo. - Đa phần chị em phụ nữ Thái trước đây có mức độ tiếp cận dịch vụ y tế còn nhiều hạn chế, chị em còn gặp nhiều khó khăn trong chăm sóc sức
  53. 43 khỏe sinh sản, ít có điều kiện hưởng thụ các hoạt động văn hóa, thông tin dẫn tới tình trạng sức khỏe của nhiều phụ nữ tại xã Mường Mô hiện nay không được đảm bảo. - Phụ nữ chịu nhiều sức ép giữa công việc gia đình với trách nhiệm xã hội và nhu cầu học tập, nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp bị hạn chế. - Vẫn tồn tại một số bộ phận với tư tưởng tự ti, an phận, thiếu hiểu biết về pháp luật, chính sách, và các nhận thức chính trị còn yếu kém. - còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn. 4.5. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò vai trò của phụ nữ Thái trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu 4.5.1. Giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới Mặc dù không còn những hủ thục lạc hậu hay những quan niệm khắt khe nhưng ở xã Mường Mô vấn đề bình đẳng giới vẫn còn tồn tại trong tâm thức của một số bộ phận dân tộc, trong đó có cả dân tộc thái, có nhiều quan niệm cũ cho rằng phụ nữ là phải làm hết các công việc trong gia đình, phải tuân thủ nghe theo lời chồng. Để có thể xóa bỏ những hủ tục lạc hậu này cần phải có một quá trình lâu dài và phức tạp, đây là cuộc đấu tranh giữa cái mới với cái cũ, cái tiến bộ và lạc hậu. Ngoài ra những tư tưởng của người đàn ông luôn áp đặt cho người phụ nữ phải luôn gáng vác công việc gia đình, tại sao họ lại không nghĩ đó là công việc của cả hai vợ chồng, người chồng cũng phải có trách nhiệm thực hiện giúp đỡ người vợ thực hiện những công việc đó. Đất nước ta đã trải qua hàng năm phong kiến, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của một bộ phận dân chúng, nhất là ở những vùng miền núi. Tất cả chúng ta không ngoại trừ bất kể một ai đều cần có cách nhìn nhận và cách ứng xử xã hội tiến bộ hơn, phát triển hơn và công bằng hơn.
  54. 44 4.5.2. Bản thân người phụ nữ Thái Bên trong nội bộ phụ nữ Thái còn có tình trạng níu kéo, chưa ủng hộ nhau Những khó khăn trên đây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của phụ nữ Thái thế hệ tương lai. và những áp lực giữa các công việc gia đình và công việc xã hội cũng làm hạn chế việc phát huy vai trò của họ. Bản thân người phụ nữ Thái cần chủ động khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu nâng cao phẩm chất hiểu biết về trình độ mọi mặt, tự khằng định mình trong công tác xã hội để dần vươn lên trong sự phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng và phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung. 4.5.3. Giải pháp 4.5.3.1. Giải pháp 1 Tuyên truyền vận động tận nơi cho đồng bào người Thái về thực hiện KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe tốt cho phụ nữ sẽ giúp cho họ hiểu biết hơn về sức khỏe sinh sản, khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh hơn và sinh con an toàn. Vấn đề đặt ra là làm sao trong việc thực hiện KHHGĐ không chỉ tập trung vào các đối tượng nữ mà còn phải vận động tuyên truyền nam giới cùng thực hiện, làm sao cho toàn bộ cộng đồng cùng hiểu ý của việc thực hiện KHHGĐ. Có như vậy chị em phụ nữ Thái mới có thể đảm bảo được sức khỏe và có thời gian chăm sóc sức khỏe và có thời gian chăm sóc con cái và điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Vì vậy chiến lược dân số phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tộc đặc biệt là trẻ em bé gái người Thái của xã Mường Mô. Để làm được điều này các cấp chính quyền, các đoàn thể, hội phụ nữ cần tích cực hơn nữa trong việc vận động gia đình tuyệt đối không sinh thêm con thứ 3, tổ chức khám bệnh định kỳ cho phụ nữ, cấp phát thuốc miễn phí cho phụ nữ gặp hoàn cảnh khó khăn, vận động 100% phụ nữ có thai đi tiêm phòng và uống thuốc bổ dinh dưỡng.
  55. 45 4.3.5.2. Giải pháp 2 Mở thêm các lớp tập huấn cho phụ nữ nông thôn để họ hiểu biết hơn về quyền và bình đẳng giới trong xu thế hội nhập hiện nay, và cũng để cho họ biết được các quyền lợi trong gia đình và xã hội. Các cấp chính quyền địa phương quan tâm tạo điều kiện để cho phụ nữ nông thôn tiếp cận được các khoa học kỹ thuật tiên tiến đưa vào sản xuất nâng cao thu nhập cho gia đình, tham gia các hội thảo có liên quan đến các vấn đề kế hoạch hóa gia đình, bạo lực gia đình, bình đẳng giới, để người phụ nữ hiểu rõ vai trò và chức năng của mình trong gia đình. Mở các lớp xóa mù chữ, lớp học nghề tại địa phương cho những người phụ nữ mù chữ nhằm nâng cao trình độ dân trí và cải thiện chất lượng cuộc sống Cần được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền cho đàn ông và phụ nữ Thái xã Mường Mô, để hiểu rõ về các đường lối của Đảng và chính sách của nhà Nước, trong mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, để nâng cao mức thu nhập tối đa cho đồng bào Thái của xã Mường Mô.
  56. 46 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN Xã Mường Mô là xã miền núi, nằm phía Tây Bắc của Tổ quốc, địa hình chủ yếu là đồi núi. Trong vài năm qua xã đã cõ sự thay đổi rất nhiều diều kiện kinh tế khá hơn trước, đặc biệt là xã Mường Mô vừa đạt chuẩn nông thôn mới. Cùng với sự đi lên của điều kiện kinh tế xã hội thì vai trò và vị thế của người phụ nữ nói chung và phụ nữ người Thái nói riêng nơi đây đã phần nào được tăng lên. + Kinh tế -xã hội của xã vài năm trước tương đối khó khăn, sau khi Thực hiện phong trào xây dựng NTM, xã Mường Mô có những bước thay đổi đáng khích lệ, hệ thống điện, đường, trường trạm và các công trình phúc lợi dân sinh cơ bản đáp ứng được các hoạt động văn hóa, kinh tế, chính trị của địa phương. điều kiện cơ sở hạ tầng đang ngày cầng được nâng cao, cuộc sống của người dân đã và đang được cải thiện hơn so với trước. Qua quá trình nghiên cứu vai trò của người phụ nữ Thái trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn xã Mường Mô, có thể kết luận như sau: + Cơ cấu dân số tương đối cân bằng, lao động nữ chiếm 640 tổng số lao động. đây là nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương + Tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo cấp đảng ủy, chính quyền còn thấp, cao nhất chỉ có 8,33% tham gia vào hội phụ nữ trong cấp xã. + Trình độ văn hóa, nhận thức, quyền kiểm soát nguồn lực, cũng như tiếp cận thông tin của phụ nữ Thái ở cả 3 loại nhóm hộ khác nhau. cao nhất là nhóm hộ khác có điều kiện kinh tế khá hơn, thấp nhất là nhóm hộ nghèo. + Có sự không công bằng giữa nam và nữ trong công tác quản lý và kiểm soát các nguồn lực như đất đai, vốn. Phụ nữ tham gia các hoạt động cộng đồng hoạt
  57. 47 động xã hội ít hơn nam giới + Còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn. + Đa số phụ nữ Thái đã nhận thức được phần nào trong vai trò của mình trong phát triển kinh tế gia đình cũng như vai trò xã hội. bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ phụ nữ chưa nhận thức đúng về vai trò của mình và phân công lao động chưa được bình đẳng ở những nhóm hộ đặc biệt khó khăn. + Quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong gia đình thuộc về nam giới, phụ nữ thường quyết định những việc liên quan đến nội trợ và chăm sóc các thành viên trong gia đình. + Cần thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu để nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển nông thôn. 5.2 . KIẾN NGHỊ 5.2.1. Đối với Nhà nước - Cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nghị quyết về bình đẳng giới. đặc biệt là triển khai đến các địa phương"chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020" theo Quyết định số 235/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 24 tháng 12 năm 2010. chỉ đạo các ban nghành có liên quân tích cực tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về chiến lược bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020. Đôn đốc công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định số 235/QD-TTg của thủ tướng chính phủ, luật bình đẳng giới và các chế độ chính sách đối với phụ nữ. + Có chính sách hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số ở miền núi, để góp phần và tham gia nhiều hơn vào phát triển kinh tế. + Xây dựng các chương trình nhằm phát triển nông nghiệp nông thôn trong đó cần đặc biệt quan tâm đến các dự án dành riêng cho phụ nữ,đặc biệt là phụ nữ Thái trên địa bàn xã. + Ban hành và thực thi các biện pháp mạnh để xóa bỏ định kiến giới,
  58. 48 tăng cường các biện pháp khôi phục hương ước lành mạnh. coi trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho phụ nữ 5.2.2. Đối với đia phương - Tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về luật bình đẳng giới, luật hôn nhân gia đình Nâng cao năng lực nhận thức cho phụ nữ để họ có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính quyền đoàn thể địa phương - Hỗ trợ và tăng nguồn vốn vay bằng tin chấp qua các tổ chức đoàn thể để nữ giới có cơ hội dễ rằng tiếp cận với tín dụng hơn. Hướng các dự án vay vốn tới đối tượng có phụ nữ làm chủ, tăng lượng vốn vay trên hộ cho chị em có điều kiện mở rộng sản xuất. - Tổ chức nhiều hơn nữa các lớp học cho nam, nữ thanh niên trên địa bàn xã. Đặc biệt là những người đã lập gia đình để xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu, cổ hủ và những định kiến đối với người phụ nữ. - Xây dựng môi trường thuận lợi khuyến khích, động viên để phụ nữ Thái tự tin hơn tham gia các công việc gia đình cũng như xã hội. - Tăng khả năng tiếp cận và kiểm soát nguồn lực cho phụ nữ. + Các cấp Đảng Uỷ, chính quyền, đoàn thể cần nâng cao nhận thức về vai trò của phụ nữ, từ đó có các chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ nhằm tăng tỷ lệ phụ nữ nói chung và phụ nữ Thái nói riêng tham gia cấp lãnh đạo tại địa phương. - Làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe và đời sống cho phụ nữ Thái + Tuyên truyền sâu rộng không chỉ tập trung vào các đối tượng nữ giới mà còn phải vận động tuyền truyền cả nam giới cùng thực hiện. 5.2.3. Đối với người nông dân - Đối với mỗi người dân nói chung chúng ta cần phải tự tìm hiểu các chính sách của Đảng và nhà nước về tuyền truyền trong luật bình đẳng giới, luật hôn nhân gia đình, để tự nâng cao hiểu biết của mình, ngoài ra cần có
  59. 49 sự trao đổi thông tin, kinh nghiệm sản xuất giữa người dân với nhau và giữa các thành viên trong gia đình. - Bản thân mỗi người dân cần tích cực tham gia các lớp tập huấn về bình đẳng giới. - Những chủ hộ là nam phải có cách nhìn tích cực hơn về phụ nữ,cần khuyến khích, động viên, ủng hộ phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội giúp họ giảm bớt gánh nặng về công việc gia đình và đảm nhiệm tốt vai trò của mình trong thực hiện những quyết định trong gia đình.
  60. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt 1. Hoàng Quỳnh Hoa (2014),Đề tài,"Nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Hưng Đạo -TP Cao Bằng -Tỉnh Cao Bằng" 2. Nguyễn Linh Khiếu (2013),"trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình phụ nữ". 3. Lê Thị Nhâm Tuyết (2008),"việc làm phụ nữ trong chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam"NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 4. Nghiên cứu phát triển kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam 5. Quan điểm định nghĩa theo Bộ Luật Dân sự 2005 “Về Hộ Gia Đình” 6. Tư tưởng của Bác Hồ về vai trò của phụ nữ trong xã hội. II. Tài liệu từ Internet 7. ,tăng cường kinh tế ,phát triển kinh tế và ổn định. 8. 9. d4181.html 10. 11. ho.html
  61. PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ Ngày điều tra: Thôn: I.Thông tin chung về hộ điều tra: 1. Họ tên người được điều tra: 2. Tuổi: Dân tộc 3. Giới tính: Nam Nữ 4. Trình độ học vấn: 5. Phân loại theo mức sống Hộ khác Hộ cận nghèo Hộ nghèo 6. Số lao động chính Số nhân khẩu 7.Đất sản xuất của nhóm hộ phân theo mức thu nhập 2017 Hộ cận Loại đất ĐVT( ) Hộ khác Hộ nghèo nghèo Diện tích đất vườn m2 8. Tài sản chủ yếu của chủ hộ 8.1 Loại nhà: Nhà kiên cố Nhà bán kiên cố Nhà tạm 8.2 Các tài sản chủ yếu Tài sản Đơn vị Số lượng Tivi Đài Xe máy Tủ lạnh Điện thoại Bếp ga Máy tuốt Máy cày,bừa
  62. II. Thông tin về vai trò và sự tham gia của phụ nữ Thái 2.1. Mức thu nhập trung bình của vợ tạo ra so với chồng STT Công việc chính Thu nhập/năm Vợ Chồng Cả hai 1 Cán bộ 2 Làm nông nghệp 3 Làm thuê 4 Làm nội trợ 5 Làm dịch vụ 6 Nghề khác a, Ngoài công việc chính ông (bà) làm thêm nghề phụ gì ? Thu nhập trung bình? b,Trong gia đình ông (bà) ai là người nắm giữ tài chính? 2.2. Thông tin về sự phân công lao động Các khâu Vợ Chồng Cả hai Thuê 1.Trồng trọt Chọn giống gì( quyết định chọn giống cây gì ) Mua vật tư Chăm sóc (bón phân làm cỏ ) Thu hoạch Bảo quản sau thu hoạch (phơi, sấy ) Bán nông sản (quyết định thời bán) 2. Chăn nuôi Chọn giống ( quyết định nuôi con gì ) Làm chuồng Mua vật tư Chăm sóc Đi bán (quyết định thơi điểm bán )
  63. 2.3. Tình hình sử dụng thời gian của phụ nữ thái và nam giới trong các hộ điều tra Chỉ tiêu Vợ Chồng Cả hai 1.Làm viêc tạo thu nhập 2. Công viêc nội trợ 2.1. nấu ăn 2.2. chợ búa 2.2. vệ sinh, giặt giũ 3. Dạy và chăm sóc con cái 4. Giải trí, thư giãn 2.4. Thông tin quản lý nguồn lực trong gia đình - Ai là người đứng tên trong quản lý sử dụng đất? Vợ Chồng Cả hai - Ai là ngươi quyết định bán đất? Vợ Chồng Cả hai - Ai là người được quyết định sử dụng nguồn vốn của gia đình? Vợ Chồng Cả hai - Ai là người quyết định vay vốn? Vợ Chồng Cả hai -Ai là người được quyết định sử dụng vốn? Vợ Chồng Cả hai -Ai là người quản lý tiền chi tiêu trong gia đình? Vợ Chồng Cả hai -Ai là người trả tiền vốn vay? Vợ Chồng Cả hai
  64. 2.5. Thông tin về việc tham gia các cuộc họp ở địa phương STT Diễn giải Vợ Chồng Cả hai 1 Đi họp phụ huynh 2 Đi họp về sản xuất 3 Đi họp họ hàng 4 Đi họp hội nông dân 5 Đi họp phụ nữ 6 Tham gia tập huấn 2.6. Mức độ tiếp cận thông tin của phụ nữ Thái Chỉ tiêu Thường Thỉnh Không xuyên thoảng bao giờ Xem tivi Nghe đài Loa pháp thanh Sách báo Lớp tập huấn Đi họp Tham gia tổ chức hội phụ nữ Tiếp nhận thông tin từ tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, từ cấp trên xuống Người được hỏi Điều tra viên Quàng Thị Nguyệt