Khóa luận Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo tai tượng tại xã Phúc Trìu, Thái Nguyên

pdf 56 trang thiennha21 20/04/2022 4080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo tai tượng tại xã Phúc Trìu, Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_tuoi_thanh_thuc_so_luong_va_thanh_thuc.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo tai tượng tại xã Phúc Trìu, Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ HỒNG SƠN NGHIÊN CỨU TUỔI THÀNH THỤC SỐ LƯỢNG VÀ THÀNH THỤC KINH TẾ CỦA RỪNG TRỒNG KEO TAI TƯỢNG TẠI XÃ PHÚC TRÌU, THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên - năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ HỒNG SƠN NGHIÊN CỨU TUỔI THÀNH THỤC SỐ LƯỢNG VÀ THÀNH THỤC KINH TẾ CỦA RỪNG TRỒNG KEO TAI TƯỢNG TẠI XÃ PHÚC TRÌU, THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Lớp : K47 - QLTNR - N01 Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Đăng Cường Thái Nguyên - năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài ngiên cứu của bản thân tôi trong suốt thời gian nghiên cứu với sự hưỡng dẫn tận tình của TS.Nguyễn Đăng Cường, tôi đã hoàn thành xong khóa luận của mình. Các nội dung nghiên cứu trình bày trong bài khóa luận: “ Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo tai tượng tại xã Phúc Trìu,Thái nguyên ” hoàn toàn do tôi điều tra, đo đếm. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận này hoàn toàn trung thực và chưa từng công bố trong bất kì khóa luận nào. Giảng viên hướng dẫn Sinh viên TS.Nguyễn Đăng Cường Vũ Hồng Sơn XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng đánh giá chấm (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập nghiên cứu tại trường, được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa lâm nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên hướng dẫn em thực hiện khóa luận: “Ngiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng keo tai tượng tại xã Phúc Trìu, Thái Nguyên, giai đoạn 2011- 2019. Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự cố gắng, kỹ năng, học thức và kinh nghiệm tiếp thu qua quá trình học tập tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng với đó là sự phấn đấu của bản thân cá nhân, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người, đơn vị đã giúp đỡ em trong thời gian qua. Em xin được bày tỏ lòng kính trọng và gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giảng viên – tiến sĩ Nguyễn Đăng Cường, người đã trực tiếp giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình từ khi chọn đề tài, xây dựng đề cương cho đến khi hoàn thành đề tài theo đúng kế hoạch dự kiến và đảm bảo thời gian. Em xin được trân thành và biết ơn sâu sắc tới các cán bộ thuộc ban quản lý rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc và các cán bộ thường trực tại trạm kiểm lâm xã Phúc Trìu đã tạo điều kiện, cung cấp thông tin, số liệu, hướng dẫn và giúp đỡ em tìm hiểu, khảo sát địa bàn cơ sở để em hoàn thành khóa luận này. Tuy nhiên do thời gian thực hiện khóa luận hạn chế và năng lực của bản thân nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự giúp đỡ đóng góp ý kiến, tham vấn của thầy cô, bạn bè để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Trân thành cảm ơn Sinh viên Vũ Hồng Sơn
  5. iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU v DANH MỤC CÁC HÌNH vi DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT vii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2 1.3. Ý nghĩa đề tài 3 1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 4 2.2. Tình hình nghiên cứu tuổi khai thác tối ưu trên thế giới và Việt Nam 6 2.2.1. Nghiên cứu tuổi khai thác tối ưu trên thế giới 6 2.2.2. Nghiên cứu tuổi khai thác tối ưu Việt Nam 7 2.3. Tình hình nghiên cứu về Keo tai tượng 9 2.3.1. Tình hình nghiên cứu keo tai tượng trên thế giới 9 2.3.2. Tình hình nghiên cứu keo tai tượng ở Việt Nam 12 2.4. Một số đặc điểm của cây Keo Tai tượng: 17 2.4.1. Phân loại khoa học 17 2.4.2. Đặc điểm hình thái 17 2.4.3. Đặc điểm sinh học và sinh thái học: 18 2.4.4. Phân bố địa lý 18 2.4.5 Giá trị kinh tế 19
  6. iv 2.5. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 19 2.5.1. Điều kiện tự nhiên 19 2.5.2. Điều kiện kinh tế- xã hội 22 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26 3.3.Nội dung nghiên cứu 26 3.4. Phương pháp nghiên cứu 26 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin 26 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu 29 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31 4.1. Khả năng sinh trưởng của Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu 31 4.1.1. Khả năng sinh trưởng về đường kính và chiều cao của Keo tai tượng 31 4.1.2 Các biện pháp gây trồng đã áp dụng đối với cây Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu. 32 4.1.3. Tuổi thành thục về số lượng/ luân kỳ sinh học 33 4.2. Tuổi thành thục kinh tế 35 4.3 Phân tích độ nhạy 37 4.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng Keo tai tượng trên địa bàn xã Phúc Trìu 40 4.4.1. Định hướng chung 40 4.4.2. Giải pháp về kỹ thuật 41 4.4.3. Các giải pháp về kinh tế xã hội 41 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42 5.1 Kết luận 42 5.2 Kiến nghị 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1. Sinh trưởng chiều cao các loài Keo 18 tháng tuổi 10 Bảng 2.2. Sinh trưởng của 8 loài Keo ở tuổi 2 tại Hải Nam – Trung Quốc 10 Bảng 2.3. Diện tích rừng và đất tính theo phân khu phục hồi sinh thái 21 Bảng 3.1. Biểu điều tra sinh trưởng 27 Bảng 4.1. Chiều cao và đường kính bình quân các năm của keo tai tượng 31 Bảng 4.2 Các biện pháp KTLS được áp dụng trong xã 32 Bảng 4.3. Sinh trưởng và tăng trưởng của Keo tai tượng theo tuổi 34 Bảng 4.4 chi phí đầu tư và thu nhập của rừng trồng Keo tai tượng 36 Bảng 4.5. Hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo tai tượng tại Phúc Trìu 36 Bảng 4.6. Hiệu quả kính tế cho 1 luân kỳ khai thác khi r thay đổi 37 Bảng 4.7. Hiệu quả kính tế cho vô số luân kỳ khai thác khi r thay đổi 38 Bảng 4.8. Hiệu quả kính tế cho vô số luân kì khai thác khi giá gỗ tăng 20% và 40% 39
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 3.1.Keo tai tượng các năm tuổi 2,3,4 (trái qua phải) tại khu vực nghiên cứu 28 Hình 3.2. Keo tai tượng các năm tuổi 5, 6, 8 (trái qua phải) tại khu vực nghiên cứu 28 Hình 3.3. Đường cong tăng trưởng Zt và Δt 30 Hình 4.1. Tăng trưởng thường xuyên hàng năm (Zt) và tăng trường bình quân chung (Δt) 35
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Số thứ tự OTC Ô tiêu chuẩn Hvn Chiều cao vút ngọn D1.3 Đường kính cây ở vị trí 1.3 mét C1.3 Chu vi cây ở vị trí 1.3 mét A Tuổi cây N Mật độ cây(số cây) M Trữ lượng cây G Tiết diện ngang thân cây V Thể tích QĐ Quyết định TCLN Tổng cục Lâm Nghiệp BNN Bộ Nông Nghiệp FSC Chứng nhận bảo vệ rừng FSC KTLS Kỹ thuật lâm sinh
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người, cũng như đối với hệ sinh thái rừng. Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của thiên tai, bảo vệ nguồn nước mặt và nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước. Rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa môi trường và sinh vật. Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Đây là một quần lạc địa sinh. Trong đó bao gồm đất, khí hậu và sinh vật rừng tạo nên một quần thể thống nhất. Có quan hệ tương trợ lẫn nhau. Do đó, một quốc gia có tỷ lệ rừng đảm bảo diện tích tối ưu 45% là chỉ tiêu an ninh môi trường quan trọng. Rừng đóng vai trò mật thiết đối với sự phát triển của nền kinh tế tại mọi quốc gia. Trong luật Bảo vệ và phát triển rừng nước ta có ghi: “Rừng là một trong những tài nguyên quý báu mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nước ta, rừng có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng với môi trường sinh thái, đóng góp giá trị to lớn với nền kinh tế quốc gia, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc”. Theo công bố tại Quyết định số 911/QĐ-BNN-TCLN ngày 19 tháng 03 năm 2019, diện tích rừng trên toàn quốc có 14.491.295 ha , trong đó, rừng tự nhiên có 10.255.525 ha, rừng trồng có 4.235.770 ha. Diện tích rừng đủ tiêu chuẩn để tính độ che phủ toàn quốc là 13.785.642 ha, độ che phủ tương ứng là 41,65%. Nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế ở vùng miền núi phía Bắc, trong những năm qua Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, đầu tư thực
  11. 2 hiện nhiều chương trình, dự án, áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó phát triển lâm nghiệp đã được quan tâm chú trọng hơn như đầu tư thực hiện Chương trình 327 và hiện nay là Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Tuy nhiên, sự quan tâm của chúng ta trong thời gian qua chỉ tập trung nhiều vào 2 đối tượng là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, rừng trồng sản xuất chưa được chú ý nhiều và hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải có lời giải đáp, trong đó có vấn đề về sinh trưởng và tính thích ứng của một số loài cây trồng. Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều loài cây được trồng thành rừng sản xuất như: Keo, Mỡ, Bạch đàn, Bồ đề Nhưng phổ biến hơn cả là một số loài Keo như: Keo Tai tượng (Acacia mangium Willd), Keo lai Hiện tại diện tích rừng trồng Keo chiếm khoảng 36% tổng diện tích rừng trồng tại Việt Nam. Rừng trồng là nguồn sinh kế chính của nông hộ, thực tế hiện nay hầu hết các chủ rừng đều lựa chọn chu kỳ kinh doanh ngắn, sản phẩm là cây gỗ nhỏ do các yếu tố về vay vốn, chi phí sản xuất còn hạn chế, chưa có căn cứ, thông tin để kéo dài chu kỳ kinh doanh và tâm lý lo ngại những rủi ro tiềm ẩn nếu kéo dài chu kỳ kinh doanh như rủi ro từ bão lũ, sâu bệnh và cháy rừng Thêm vào đó hiện nay Chính phủ cũng đang thiếu những chính sách khuyến khích, hỗ trợ các đơn vị kinh doanh lâm nghiệp kéo dài chu kỳ kinh doanh rừng trồng. Do đó, để có cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đánh giá lựa chọn chu kỳ kinh doanh tối ưu của rừng trồng Keo tai tượng tại Phúc Trìu, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo tai tượng tại xã Phúc Trìu, Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Xác định được tuổi thành thục số lượng của rừng trồng Keo tai tượng tại xã Phúc Trìu, tỉnh Thái Nguyên. - Xác định được tuổi khai thác tối ưu về kinh tế của rừng trồng Keo tai tượng tại xã Phúc Trìu, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng Keo tai tượng tại xã Phúc Trìu, tỉnh Thái Nguyên.
  12. 3 1.3. Ý nghĩa đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Củng cố kiến thức môn học, bổ sung kiến thức còn thiếu, áp dụng những kiến thức lý thuyết vào trong thực tiễn. Nâng cao kĩ năng cá nhân bản thân sinh viên trong quá trình thực địa, điều tra thu thập dữ liệu, đồng thời củng cố tiền đề cho công việc sau này. Thông qua nghiên cứu giúp cho sinh viên tiếp cận những phương pháp mới trong quản lý rừng trồng, đặc biệt đối với rừng trồng thuần loài được quy hoạch là rừng sản xuất. Đồng thời, vận dụng những kiến thức đã học như điều tra rừng, xử lý số liệu thống kê lâm nghiệp và sản lượng rừng để áp dụng vào công tác quản lý rừng trồng của ngành Lâm nghiệp. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Xác định tuổi khai thác rừng trồng sẽ xác định được trữ lượng gỗ khai thác hàng năm nhằm cung cấp gỗ cho các cơ sở chế biến như cơ sở dăm, ván bóc và ván xẻ ở trên địa bàn nghiên cứu, từ đó sẽ có giải pháp để quản lý bảo vệ rừng trồng tốt hơn. Bên cạnh đó, xác định tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế sẽ góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho cán bộ quản lý và người dân trong việc xác định tuổi rừng trồng để tiến hành khai thác nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO, 2009) thì Việt Nam là một trong số 10 nước có diện tích trồng rừng lớn nhất trên thế giới. Theo công bố tại Quyết định số 911/QĐ – BNN - TCLN ngày 19 tháng 03 năm 2019, diện tích rừng trên toàn quốc có 14.491.295 ha , trong đó, rừng tự nhiên có 10.255.525 ha, rừng trồng có 4.235.770 ha. Diện tích rừng đủ tiêu chuẩn để tính độ che phủ toàn quốc là 13.785.642 ha, độ che phủ tương ứng là 41,65%. Để có thể xác định được thời điểm khai thác rừng trồng đem lại hiệu quả kinh tế nhất thì xác định tuổi thành thục số lượng và kinh tế đóng vai trò rất quan trọng. Vậy xác định thời điểm khai thác rừng trồng hiệu quả nhất đối với một loài cây chúng ta đi sâu tìm hiểu một số vấn đề sau: Tuổi của lâm phần là: Tuổi lâm phần là nhân tố cấu trúc về mặt thời gian, phản ánh giai đoạn sinh trưởng phát triển của lâm phần theo cây rừng có chủ đích kinh doanh tại lâm phần. Tuổi của lâm phầm chủ yếu áp dụng và hiệu quả phân loại chính xác đối với các loại rừng trồng. Cấp tuổi của rừng trồng lại phụ thuộc vào đặc điểm tốc độ sinh trưởng nhanh hoặc chậm của từng loài cây trồng rừng có thời gian ngắn hay dài : Cấp tuổi 1: lâm phần rừng non Cấp tuổi 2: lâm phần rừng sào Cấp tuổi 3: lâm phần rừng trung niên Cấp tuổi 4: lâm phần rừng gần thành thục Cấp tuổi 5: lâm phần rừng thành thục Cấp tuổi 6: lâm phần rừng quá thành thục Tuổi của lâm phầm cũng không phải là yếu tố đồng nhất để tách biệt lâm phần riêng, do vậy đôi khi nhân tố này lại được dùng mô tả cho đặc điểm về mặt thành phần thời gian của lâm phần: lâm phần khác tuổi và lâm phần đều tuổi.
  14. 5 Thành thục rừng là trạng thái của cây rừng hay lâm phần trong quá trình sinh trưởng và phát triển đạt đến trạng thái phù hợp nhất với mục đích điều chế và kinh doanh. Tuổi ở trạng thái đó được gọi là tuổi thành thục. Chu kỳ kinh doanh được hiểu là toàn bộ rừng của một đơn vị điều chế được khai thác, tương ứng với số năm để lâm phần của thế hệ mới có thể đạt đến tuổi khai thác. Chu kỳ được xác định xấp xỉ tuổi khai thác chính, sao cho qua khai thác, đảm bảo những điều kiện lâm sinh và kinh tế có lợi nhất. Có hai tuổi khai thác được đề cập phổ biến nhất là tuổi thành thục số lượng và tuổi thành thục kinh tế. Thành thục số lượng/luân kỳ sinh học: Thành thục số lượng là hiện tượng mà cây rừng hoặc lâm phần đạt trị số tăng trưởng bình quân cao nhất. Tuổi đạt trạng thái đó là tuổi thành thục số lượng. Thành thục số lượng phụ thuộc vào các yếu tố sau: Về loài cây Về nguồn gốc Về điều kiện lập địa Biện pháp tác động/ kinh doanh Ý nghĩa thành thục số lượng: thành thục số lượng có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn và trong lý luận. Vì nó là căn cứ chủ yếu để xác định chu kỳ kinh doanh. Đặc biệt là đối với rừng sản xuất lấy gỗ làm mục tiêu chính. Thành thục số lượng là cơ sở quan trọng để xác định tuổi khai thác chính. Tuổi thành thục số lượng được xác định thông qua quy luật biến đổi Zt và Δt theo tuổi. Quy luật biến đổi của Zt và Δt theo tuổi: - Giai đoạn 1: Cả Zt và Δt đều tăng theo tuổi, nhưng Zt tăng nhanh hơn và đạt giá trị cực đại sớm hơn Δt. Sau khi đạt cực đại Zt giảm dần trong khi đó Δt vẫn tiếp tục tăng. Trong giai đoạn này Zt luôn lớn hơn Δt - Giai đoạn 2: Δt đạt giá trị cực đại và bằng Zt. Tại thời điểm này cây đạt thành thục số lượng
  15. 6 - Giai đoạn 3: Cả Δt và Zt đều giảm trong khi tuổi vẫn tăng lên, ở giai đoạn này Zt luôn nhỏ hơn Δt. Thành thục kinh tế: Thành thục kinh tế là trạng thái lầm phần trong quá trình sinh trưởng, phát triển đạt được tăng trưởng giá trị lớn nhất, tuổi ở trạng thái đó là tuổi thành thục kinh tế (giá trị). Các tiêu chí ra quyết định phổ biến hiện nay như NPV, BCR và IRR đã phần nào giúp các nhà đầu tư lựa chọn được các dự án hoặc phương án tối ưu trong kinh doanh lâm nghiệp. Bên cạnh đó một số tiêu chí mới khác được sử dụng như giá trị tương đương hàng năm (AEV), tỷ lệ hoàn vốn thực tế (RRR), tỷ suất doanh thu ròng trên vốn đầu tư năm gốc (NR/C0), và giá trị mong đợi của đất (LEV/SEV). 2.2. Tình hình nghiên cứu tuổi khai thác tối ưu trên thế giới và Việt Nam 2.2.1. Nghiên cứu tuổi khai thác tối ưu trên thế giới Các nghiên cứu về chu kỳ khai thác rừng tối ưu trong khoảng 30 năm gần đây chủ yếu hướng vào mở rộng công thức Faustmann, thay đổi, bổ sung các biến của mô hình để phản ảnh chính xác hơn thực tế và bao hàm đầy đủ hơn các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của chủ rừng về luân kỳ khai thác. Chang (1982) và Graham – Tomassi (1983) mở rộng mô hình bằng bổ sung biến thâm canh lâm sinh (silvicultural efforts) vào hàm sản lượng rừng, khi đó, kết quả xác định chu kỳ khai thác tối ưu lại phụ thuộc vào vấn đề hai biến của hàm sản lượng rừng (thời gian và thâm canh) là bổ sung hay thay thế cho nhau, cần các ước lượng thực nghiệm về hàm sản lượng để trả lời câu hỏi này. Cũng về hàm sản lượng gỗ, Johansson và Lofgren (1985) khảo sát ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ (qua đó ảnh hưởng đến hàm tăng trưởng sinh học của rừng) đến chu kỳ khai thác tối ưu, kết quả cho thấy, dưới ảnh hưởng của sự gia tăng sản lượng rừng, luân kỳ khai thác sẽ có xu thế giảm trong ngắn hạn và kéo dài trong dài hạn. Mc Connell và các cộng sự (1983) khảo sát ảnh hưởng của thay đổi giá gỗ và chi phí trồng rừng đến chu kỳ khai thác tối ưu bằng phương pháp giải bài toán tối ưu động, trong đó đặt tình huống trong tương lai, đất trồng rừng có thể
  16. 7 dịch chuyển khỏi khu vực lâm nghiệp và khi đó, chi phí trồng rừng có thể rất cao. Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy, nếu giá gỗ tăng với tỷ lệ tăng không đổi, và chi phí trồng rừng tăng nhanh, thì chu kỳ khai thác tối ưu sẽ tăng theo thời gian, còn ngược lại, nếu giá gỗ tăng với tốc độ tăng cao hơn tỷ lệ tăng của chi phí, thì chu kỳ khai thác tối ưu sẽ giảm theo thời gian. Ngoài ra, tỷ lệ tăng của giá thuần (net price) của gỗ phải nhỏ hơn tỷ lệ chiết khấu, bởi nếu ngược lại, thì việc khai thác rừng sẽ bị trì hoãn đến vô cùng do giá trị hiện tai của thu nhập từ trồng rừng sẽ liên tục tăng theo thời gian (nghĩa là sẽ không có điểm cực đại, mà ở đó, chu kỳ khai thác được coi là tối ưu). Các nghiên cứu về ảnh hưởng của rủi ro như cháy rừng và thiên tai đến luân kỳ khai thác tối ưu được đề cập đến trong các nghiên cứu kỹ thuật khác nhau như mô hình Markov với xác suất cháy rừng cố định, hoặc đưa xác suất cháy rừng bình quân vào tỷ lệ chiết khấu, kết quả chung của các nghiên cứu này là mức độ rủi ro cao sẽ dẫn tới rút ngắn chu kỳ khai thác tối ưu. Một số lượng đáng kể các nghiên cứu về chu kỳ kinh doanh rừng tối ưu cũng được tập trung vào việc tính đến các lợi ích ngoài gỗ, nhất là các ngoại ứng tích cực như cảnh quan, phòng hộ, cố định cacbon của rừng trồng. Kết quả cho thấy ảnh hưởng của lợi ích ngoài gỗ sẽ làm kéo dài hay rút ngắn luân kỳ khai thác tối ưu tùy thuộc vào các lợi ích ngoài gỗ đó đó tăng hay giảm theo tuổi rừng. 2.2.2. Nghiên cứu tuổi khai thác tối ưu Việt Nam Theo Thái Anh Hòa (1999)[8], chu kỳ kinh tế hay tuổi thành thục về kinh tế của rừng là thời điểm khai thác rừng có lợi nhất về mặt kinh tế. Nguyên lý xác định chu kỳ khai thác rừng tối ưu về kinh tế theo quan điểm lợi nhuận tối đa cho rằng, chủ rừng cần phải xem xét mức thu nhập tăng lên hàng năm hay thu nhập cận biên và những chi phí phải gánh chịu hàng năm nếu tiếp tục nuôi rừng thêm. Nói theo cách khác, để xác định được tuổi khai thác rừng tối ưu về kinh tế, chủ rừng cần phải so sánh giữa lợi ích thu được từ vốn rừng gia tăng hàng năm với chi phí cơ hội của vốn phải chịu thêm hàng năm. Chi phí phải
  17. 8 chịu thêm hàng năm chính là khoản tiền mà chủ rừng có thể nhận được khi việc khai thác rừng được thực hiện sớm hơn và đầu tư thu nhập do khai thác rừng vào những hoạt động kinh doanh khác mang lại mức lãi suất hiện hành. Các nghiên cứu về chu kỳ khai thác rừng ở Việt Nam trong những năm gần đây tập chung chủ yếu vào các giá trị như NPV, IRR, BCR. Các tiêu chí xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu được trình bày trong các giáo trình kinh tế lâm nghiệp, kinh tế tài nguyên, đề cập đến các tiêu chí chung, tham khảo các học giả nước ngoài. Trong đó, ba tiêu chí được giới thiệu phổ biến là: tối đa hóa sản lượng rừng bình quân, tối đa hóa giá trị hiện tại của thu nhập ròng từ 1 luân kỳ trồng rừng, tối đa hóa giá trị hiện tại của thu nhập ròng từ vô số các luân kỳ (Nguyễn Quang Hà, Dương Thị Thanh Tâm, 2016) [10]. Tuy nhiên, trong thực tiễn hầu hết các nghiên cứu đánh giá hiệu quả trồng rừng đều sử dụng các chỉ tiêu liên quan đến giá trị hiện tại của thu nhập ròng (NPV) từ trồng rừng, với giả định chu kỳ kinh doanh đã được xác định trước, để so sánh lựa chọn các mô hình trồng rừng trên góc độ loài cây, kỹ thuật chứ không phải lựa chọn chu kỳ kinh doanh tối ưu.Theo hướng sử dụng hiệu quả kinh tế để xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu cũng đã có một số ít nghiên cứu được thực hiện, nhưng ở phạm vi hẹp. Nguyễn Quang Hà , Dương Thị Thanh Tâm, 2016)[10] ứng dụng mô hình FPO để xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu cho hai loài cây rừng trồng nguyên liệu (bồ đề và mỡ). Tuy nhiên, nghiên cứu này giữ nguyên toàn bộ các giả định của công thức Faustmann, trong đó có giả định giá gỗ rừng trồng không phụ thuộc vào cấp tuổi, nên chỉ có thể ứng dụng, tham khảo cho trồng rừng nguyên liệu giấy. Đỗ Anh Tuân (2013)[28] sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu tổng NPV, NPV/năm theo các chu kỳ kinh doanh khác nhau (5 - 9 năm), để đề xuất chu kỳ kinh doanh tối ưu. Trong việc tính toán xác định chi phí, thu nhập, nghiên cứu này sử dụng giá cả thực tế của các sản phẩm thương phẩm theo cấp tuổi của rừng trồng keo, nên đảm bảo độ tin cậy về phương pháp. Tuy nhiên, một trong các hạn chế của tiêu chí sử dụng trong nghiên cứu này là chỉ dừng
  18. 9 lại ở cấp tuổi 9, trong khi giá trị của tổng NPV và NPV/năm đều tăng theo cấp tuổi. Hơn nữa việc sử dụng chỉ tiêu NPV cho 1 luân kỳ, thay vì nhiều luân kỳ (ít nhất là trong phạm vi số năm thuộc thời hạn giao đất) là kém thuyết phục. Do đó, Tối đa hóa giá trị hiện tại của thu nhập thuần từ vô số các luân kỳ trồng rừng (Maximization of the Discounted Net revenue from an Infinite rotations) đang được nhiều tác giả quan tâm. Mô hình này được xây dựng đầu tiên bởi Faustmann năm 1894 và sau đó bởi Pressler và Ohlin, nên còn được gọi là mô hình FPO. Các tên gọi sử dụng nguyên lý tương tự với mô hình này là SL (soil rent), SEV (soil expectation value) hoặc LEV (land expectation value). Mô hình này giả định rừng sẽ được tiếp tục trồng ở các luân kỳ tiếp theo, nghĩa là quyết định về luân kỳ khai thác rừng hiện tại chịu ảnh hưởng của các khả năng sinh lợi trong tương lai. 2.3. Tình hình nghiên cứu về Keo tai tượng 2.3.1. Tình hình nghiên cứu keo tai tượng trên thế giới Cây keo có tên khoa học là Acacia Mangium, phân họ Trinh nữ (Minosaceae), thuộc họ Đậu (Fabaceae), bộ rễ có nốt sần cố định đạm vì thế cải tạo đất rất tốt, cây Keo có phân bố trên các điều kiện địa lí sinh thái rộng, đặc biệt có nhiều loài sinh trưởng tốt trên các vùng đất trống đồi núi trọc, khu vực khô hạn, khu vực đồi núi cao Lần đầu tiên cây Keo được mô tả năm 1773 tại Châu Phi , hiện có tới trên 1.300 loài Keo trên toàn thế giới được phát hiện, trong đó có nguồn gốc từ Australia là khoảng 950. Keo thích nghi trong các khu vực khô, nhiệt đới, ôn đới ẩm, phân bố rộng khắp từ Châu Phi , Nam Châu Á, Châu Mỹ. Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) là loài cây nguyên sản ở phía bắc Queensland (Australia), có ở Irian Jaya, Maluku của Indonesia (Doran và Skelton, 1982) [34]. Đây là loài cây sinh trưởng nhanh, cây được sử dụng rộng rãi cho mục đích khác nhau như lấy gỗ, củi, ta nanh, trồng nông lâm kết hợp,
  19. 10 trồng cây đường phố và là cây cải tạo đất (Turnbull, 1986) [36]. Với những đặc điểm ưu việt như vậy, loài cây này đã được đưa vào trồng ở nhiều quốc gia khác nhau, đặ biệt là ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Trong những năm 1980, các loài keo Acacia đã được đưa vào thử nghiệm ở nhiều nước vì những khả năng tốt của chúng. Nhất là khả năng cải tạo đất, chống sói mòn, năng suất cao. Khảo nghiệm ở Philippin với 7 loài cho thấy keo tai tượng có chiều cao đứng thứ 3 ở cả 2 điểm thí nghiệm. Bảng 2.1. Sinh trưởng chiều cao các loài Keo 18 tháng tuổi Mindoro Mindanao Loài (Hvn: m) (Hvn: m) A.crassicarpa 4.8 5.9 A.auriculiPormis 4.3 5.3 A.mangium 3.5 5.0 A.aulacocarpa 3.5 3.9 A.leptocarpa 2.8 4.3 A.cincinnata 2.8 3.7 A.polystachya 2.6 3.1 Năm 1986, trên đảo Hải Nam – Trung Quốc với 20 xuất xứ của 8 loài keo đã được thực hiện ở tuổi thứ 2. Trong đó Keo tai tượng không nằm trong nhóm loài và xuất xứ dẫn đầu. Sau 2 năm tuổi keo tai tượng sinh trưởng D < 7,4 cm, H < 4,7 cm (Minquan, Ziayu and Yutian, 1989). Năm 1985, 23 xuất xứ của 12 loài keo đã được khảo nghiệm tại 6 điểm tại Thái Lan (P.chittanchumnonK and SirilaK 1991) [33]. Bảng 2.2. Sinh trưởng của 8 loài Keo ở tuổi 2 tại Hải Nam – Trung Quốc Loài Xuất xứ H(m) D(cm) A.crassicarpa Oriomo RiVer 6.0 7.8 A.crasicarpa Weroi Wimpim 5.7 8.0 A.auriculiformis IoKWa 5.3 7.8 A.aulacocarpa Oriomo RiVer 4.9 6.9 A.crasicarpa Shoteel la 4.7 7.4
  20. 11 15 xuất xứ còn lại, bao gồm các xuất xứ Keo là tràm, Keo tai tượng,A.cincinnata, A.melanoxylon, A.oraria, A.confusa, như vậy Keo tai tượng không nằm trong nhóm loài và xuất xứ dẫn đầu, tức là sau hai năm tuổi sinh trưởng D < 7,4 cm , H<4,7 m. Năm 1985, 23 xuất xứ của 12 loài Keo đã được khảo nghiệm tại 6 điểm ở Thái lan (P.ChittachumnonK and S. SirilaK 1991)[33]. Thứ tự xếp hạng theo chiều cao của 10 xuất xứ dẫn đầu (36 tháng tuổi) tại hai điểm thí nghiệm là: Tại Ratchaouri, Keo tai tượng xuất xứ 13846 xếp thứ chín có chiều cao 7,2 m, loài dẫn đầu là A.craosocarpa xuất xứ 13653 xếp thứ mười với chiều cao 6,8 m. Tại Saitheng, Keo tai tượng không nằm trong mười xuất xứ dẫn đầu, tại đây loài và xuất xứ dẫn đầu vẫn là A.crassicarpa 13683 vời chiều cao 14,8 m, aulacocarpa xếp thứ mười với chiều cao 11,3m. Darus (1991) khi nghiên cứu vai trò của lá trong dâm hom Keo tai tượng cho rằng, lá giữ vai trò chủ chốt trong việc hình thành mô phân sinh của rễ ở các hom chưa hoá gỗ đặt dưới phun mù, cần cắt đi một phần lá cho hom gọn nhỏ lại, vừa đỡ thoát hơi nước lại tiết kiệm được diện tích giâm cây. Tác giả cho rằng cắt một nửa phiến lá đem lại kết quả ra rễ tốt nhất cho loài Keo tai tượng. Tewari (1994) [35] nghiên cứu sinh trưởng của các loài Keo ACacia và một số loài cây khác trên các loại đất hoang hoá tại nhiều khu vực khác nhau ở ấn độ, kết quả đã khẳng định được tính trội về khả năng chịu hạn của một số loài Keo sinh trưởng trên đất bạc màu như: A. Leptocarpa, A.torulosa, A.LongisPicata. Thời gian gần đây, loài Keo tai tượng ở Inđônêxia đã được giâm hom thành công phục vụ trồng rừng kinh tế. Năm 1992 ở Inđônêxia, bắt đầu có thí nghiệm trồng Keo lai bằng cây con được nhân giống từ nuôi cấy mô phân sinh cùng Keo tai tượng và Keo lá tràm. Mặc dù Keo lai trên thế giới được phát hiện khá sớm và đã được nghiên cứu phát triển trong trồng rừng, nhưng các công trình nghiên cứu về Keo lai chưa nhiều.
  21. 12 Ở Austrlia, Keo tai tượng được tìm thấy tự nhiên trong hai vùng là khu vực từ Jardine đến Claudie River và vùng từ Ayton đến nam Ingham hầu như đó là vùng nhiệt đới duyên hải thấp với độ cao 800m trên mực nước biển. Việc gây trồng cây Keo tai tượng đã được gây trồng ở các nước trong khu vực (Awang và Bhuimibhamon , 1993) [32]. Kết quả khảo nhiệm được thiết lập vào nhưng năm 1980 đã được báo cáo từ cáo quốc gia như Trung Quốc (Chen et al, 1990). (Atipanumpai, 1989) [31]. Phần lớn các bài báo cáo này đều cho thây sự khác biệt về khả năng sinh trưởng của các suất xứ khác nhau. Hạt keo chất lượng tốt có thể lấy từ cây có độ tuổi 4 trở lên, do vỏ hạt cứng có thể bảo quản trong vài năm. Hạt xử lý có thể cho tỷ lệ nảy mần đạt đến 75%. Cây con mới nẩy mầm cần che bóng 50% ánh sáng sau đó cần ánh sáng 100%. Cây có thể đem trồng sau 3 - 4 tháng với chiều cao đạt tối thiểu 25cm. Việc áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh tuỳ vào mục đích trồng rừng. Thông thường cây Keo tai tượng được trồng bằng cây con có bầu, việc trồng bằng cây con dễ trần dễ cho kết quả rất khác nhau mật độ trồng từ 1075 đến1680 cây/ha. Martin Van Bueren (2004) đánh giá về sự phát triển về diện tích của cây Keo trên thế giới, tác giả cũng cho thấy: diễn biến về diện tích rừng trồng các loại Keo trên thế giới không ngừng tăng lên vào những năm 2000, tổng diện tích trồng các loài Keo tai tượng, Keo lá tràm đạt đỉnh vào những năm 2003 và có xu hướng giảm dần cho đến năm 2011. So sánh với các loài Keo tai tượng, Keo lá tràm, diện tích Keo sẽ đạt đỉnh vào năm 2018 và duy trì phát triển tương đối ổn định trên 400.000 ha hàng năm vào những năm sau đó. Từ đó có thể thấy loài Keo hội tụ được nhiều lợi thế và các lợi ích to lớn cho hiệu quả kinh tế. 2.3.2. Tình hình nghiên cứu keo tai tượng ở Việt Nam Ở việt nam, trong những thập kỷ vừa qua, vấn đề trồng rừng và kinh doanh rừng trồng ngày càng được quan tâm. Bên cạnh những cây bản địa được
  22. 13 gây trồng thành công, như mỡ, tre luồng, thông nhựa thì một số loài cây mọc nhanh như Keo, Bạch đàn, với nhiều xuất xứ cũng được tham gia vào cơ cấu cây trồng trong lâm nghiệp. Công tác cải thiện giống là một trong các lĩnh vực được quan tâm nhiều và đạt được những thành tựu đáng kể, có nhiều giống được nhà nước công nhận như keo lai dòng BV10, BV16, BV32, giống vô tính nhập nội cũng sớm được đánh giá và nhân rộng. Giống được cải thiện kết hợp với các biện pháp kỹ thuật thâm canh đồng bộ, đã đóng vai trò quan trọng trong công tác trồng rừng nguyên liệu công nghiệp[2]. Nghiên cứu loài keo tai tượng được bắt đầu vào năm 1980, theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (1991)[15], một số xuất xứ của 4 loài keo đã được đưa vào thử nghiệm ở nước ta cho thấy, tiềm năng sinh trưởng đáng khích lệ, ở hai địa điểm Ba Vì (Hà Nội) và Hoá Thượng (Thái Nguyên) keo tai tượng sinh trưởng khá nhất cả về chiều cao và đường kính.Từ 1988 đến 1995 chương trình hợp tác lâm nghiệp Việt Nam-Thuỵ Điển đã nhập hạt từ Australia đưa vào nước ta để trồng rừng. Keo tai tượng được đưa vào trồng tập trung ở vùng nguyên liệu giấy trung tâm (Vĩnh Phú – Hà Tuyên – Hoàng Liên Sơn) để cung cấp nguyên liệu giấy cho nhà máy giấy Bãi Bằng[9]. Cuối năm 1980, keo tai tượng đã trở thành loài keo được ưa chuộng nhất ở nước ta. Vì bên cạnh nó có khả năng sinh trưởng cao nó còn khả năng duy trì độ phì của đất, chống sói mòn. Nhìn chung ở Miền Nam lớn nhanh hơn ở Miền Bắc, cụ thể là ở Bình Sơn (Đồng Nai) loài này đạt chiều cao bình quân 2,8m/năm và đường kính đạt 4,5cm/năm. Trong khi đó ở Ba Vì - Hà Nội và Vĩnh Phúc, hai chỉ tiêu này chỉ là 1,9m/năm và 2,4-2,6 cm/năm (Nguyễn Huy Sơn cùng cộng sự, 2006)[27]. Một số xuất xứ A.mangium đã được đưa vào khảo nghiệm một số nơi, mặc dù các rừng khảo nghiệm còn non tuổi, song đã có kết quả bắt đầu. Sinh trưởng của keo tai tượng ở Bầu Bảng chỉ đạt gần 2m/năm, trong khi ở La Ngà, xuất xứ tốt nhất đạt chiều cao 3,3 m/năm (Phạm Ngọc Long, 2010)[12].
  23. 14 Nguyễn Ngọc Bình, Đỗ đình Sâm (2001) [1] đã nghiên cứu dạng lập địa và áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh vào trồng rừng công nghiệp tại các vùng trung tâm, Đông Nam bộ, Tây nguyên, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất rừng trồng công nghiệp và lập địa gây trồng có quan hệ mật thiết với nhau. Tác giả đã dựa vào độ dốc, thực bì đặc trưng và độ sâu tầng đất để phân dạng lập địa trồng rừng Keo tai tượng ở vùng trung tâm thành 5 dạng, đánh giá sinh trưởng của Keo tai tượng, 8 tuổi, mật độ từ 930 - 1100 cây /ha trên các dạng lập địa như sau:  Dạng lập địa 1 : sinh trưởng đạt 25,7 m3/ha/năm.  Dạng lập địa 2 : sinh trưởng 21,1 m3/ha/năm.  Dạng lập địa 3 : sinh trưởng 15,1 m3/ha/năm.  Dạng lập địa 4 : sinh trưởng 18,7 m3/ha/năm.  Dạng lập địa 5 : sinh trưởng 5,7 m3/ha/năm. Trong khi đó ở Đông Nam Bộ, điều tra năng suất rừng trồng Keo tai tượng cũng nhận thấy, độ dầy tầng đất và loại đất có ảnh hưởng lớn tới năng suất rừng. Ở Bầu Bàng trên đất xám, tầng đất dày năng suất rừng 8 tuổi, mật độ 1600 cây/ha, đạt 16-22 m3/ha/năm, còn ở Sông Mây, đất mỏng lớp hơn, trên phiến sét năng suất đạt 15-19 m3/ha/năm, ở Minh Đức (Bình Dương) trên đất xám dày, năng suất rừng 6 tuổi đạt khá cao, từ 25-29 m3/ha/năm. Năng suất rừng trồng còn phụ thuộc nhiều vào giống, làm đất và bón phân. Trong nghiên cứu của Đoàn Hải Nam (2006) [14] khi đánh giá về trồng rừng thâm canh tại một số tỉnh Thái Nguyên, Quảng Trị, Gia lai, Bình Dương đã chỉ ra chi phí chung cho 1 ha trồng rừng thâm canh Keo lai cao gấp đôi so với đầu tư trồng theo chương trình trồng rừng sản suất theo Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án 5 triệu ha rừng và gấp 1,5 lần so với phương thức trồng rừng bán thâm canh hoặc quảng canh. Tuy nhiên trên thực tế trồng rừng thâm canh cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các phương thức trồng
  24. 15 khác. Nếu trồng rừng bằng những cây mọc nhanh theo phương thức quảng canh thì chu kỳ kinh doanh thường dài trên 10 năm mà năng suất chỉ đạt 7 - 10 m3/ha/năm, nhưng nếu trồng rừng thâm canh thì sau 7 - 8 năm đã có thể khai thác gỗ với năng suất đạt từ 25 - 30m3/ha/năm. Điều này cho thấy vốn bỏ ra ban đầu được thu hồi sớm hơn, vòng quay nhanh hơn nên hiệu quả kinh tế vốn cũng cao hơn, thời gian thu hồi sản phẩm được rút ngắn nên đất đai được giải phóng sớm để tiếp tục trồng rừng cho chu kỳ sau sớm hơn (Nguyễn Huy Sơn cùng cộng sự, 2006)[27]. Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Phù Ninh nay là Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã đưa Keo tai tượng vào nghiên cứu khảo nghiệm các xuất xứ khác nhau trên nhiều lập địa trên cả nước. Năm 1991 qua khảo nghiệm xuất xứ đồng bộ tại Đá Chông, Đông Hà và La Ngà cho thấy, sau 54 tháng tuổi ở Đá Chông và 52 tháng tuổi ở Đông Hà xuất xứ Pongaki là xuất xứ tốt nhất trong tổng số 7 xuất xứ, sau 16 tháng tuổi ở La Ngà xuất xứ Pongaki xếp thứ 4 trong tổng số 7 xuất xứ. Xuất xứ Piru, Ceram của Indonêxia xếp thứ hạng kém về sinh trưởng lẫn khả năng thích nghi. Việt Nam đã có nhiều công trình và tác giả nghiên cứu để đưa tiến bộ kỹ thuật vào áp dụng trong trồng rừng. Có tác giả dựa trên nền những cây đã và đang được trồng rừng sản xuất ở Việt Nam, sau đó cải thiện giống (lai tạo, cải tiến cách thức nhân giống ) để có được những giống cây rừng và phương thức nhân giống tiến bộ làm cho cây trồng rừng phù hợp hơn với điều kiện tự nhiên, có năng suất cao, chất lượng gỗ cao hơn. Lê Đình Khả (2006)[11] cho rằng: Giống là một khâu quan trọng nhất của trồng rừng thâm canh. Không có giống được cải thiện theo mục tiêu kinh tế thì không thể đưa năng suất rừng lên cao. Các tác giả đã dẫn chứng bằng việc trồng rừng ở nước ta năng suất rừng trồng chỉ đạt 5 - 10 m3/ha/năm, trong khi đó các nước có nền lâm nghiệp tiên tiến đã tạo được năng suất rừng trồng 40 50m3/ha/năm (như giống Dương lai I - 214 ở
  25. 16 Italia và Bạch đàn ở Công-gô), hoặc thâm chí hơn 100 m3/ha/năm (trên một số diện tích thí nghiệm cho Bạch đàn lai E.grandis với E.urophylla ở Brazil (Kageyama, 1984). Khi nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của 4 loài cây trồng rừng chính tại vùng nguyên liệu giấy, Huỳnh Đức Nhân (1996) thông báo kết quả: Trên cùng một lập địa, cùng cấp tuổi, các loài sinh trưởng khác nhau rõ rệt, sinh trưởng của Keo tai tượng đứng trước loài thông Caribê nhưng đứng sau bạch đàn urophylla và bạch đàn trắng. Kết quả cho thấy Acacia mangium với xuất xứ từ vùng Cardwell, bang Queensland của Australia tỏ ra có tỷ lệ sống cao và sinh trưởng khá nhanh trên đất đồi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang và Hà Giang (Huỳnh Đức Nhân và Nguyễn Quang Đức, 1993) [16]. Nghiên cứu xác định điều kiện gây trồng Keo tai tượng ở vùng trung tâm cung cấp gỗ lớn. Nghiên cứu này nhằm xác định điều kiện gây trồng Keo tai tượng ở vùng Trung tâm để cung cấp gỗ lớn. Các nhóm nhân tố được xem xét để xác định điều kiện gây trồng là khí hậu, địa hình, đất đai phù hợp với đặc điểm sinh thái loài cây. Kết quả cho thấy Keo tai tượng có thể gây trồng rừng cung cấp gỗ lớn ở cả 6 tỉnh của vùng Trung tâm với diện tích thích hợp 550.804 ha chiếm 17,2% (chủ yếu tập trung ở vùng tiếp giáp 3 tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang và Yên Bái), diện tích có thể mở rộng 1.224.696 ha chiếm 38,2% (phân bố ở cả 6 tỉnh) và ít thích hợp 1.430.811 ha chiếm 44,6%. Thực tế cho thấy diện tích trồng rừng Keo tai tượng từ hạt được trồng ở nhiều nơi trên cả nước do bởi: Keo tai tượng là loài cây sinh trưởng nhanh, với biên độ sinh thái rộng và là loài cây có khả năng cố định đạm trong đất do vậy nó có khả năng cải tạo đất tốt. Giá thành về cây giống trồng rừng keo tai tượng không cao, trong khi đó nhu cầu về thị trường gỗ nguyên liệu hiện nay đối với loài keo tai tượng lại rất lớn, giá bán cao, điều đó đã thu hút người trồng rừng Keo tai tượng ngày càng nhiều hơn (Bùi Mạnh Hùng, Năm 2013) [9].
  26. 17 2.4. Một số đặc điểm của cây Keo Tai tượng: 2.4.1. Phân loại khoa học - Giới (regnum): Thực vật (Plantate) - Bộ (ordo): Đậu (Fabales) - Họ (familia): Đậu (Fabaceae) - Phân họ (subfamilia): Trinh nữ (Mimosoideae) - Chi (genus): Keo (Acacia) - Loài (species): Keo tai tượng (A. mangium) - Tên hai phần: Acacia mangium Willd - Tên khác: Keo lá to, Keo đại, Keo mỡ. (Website Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) 2.4.2. Đặc điểm hình thái Cây gỗ trung bình, chiều cao biến động từ 7 đến 30 m, đường kính từ 25-35cm, đôi khi trên 50 cm. Thân thẳng, vỏ có màu nâu xám đến nâu, xù xì, có vết nứt dọc. Tán lá xanh quanh năm, hình trứng hoặc hình tháp, thường phân cành cao. Cây mầm giai đoạn vài tháng tuổi có lá kép lông chim 2 lần, cuống lá thường dẹt gọi là lá thật, các lá ra sau là lá đơn, mọc cách, gọi là lá giả, phiến lá hình trứng hoặc trái xoan dài, đầu có mũi lồi tù. Lá giả có 4 gân dọc song song nổi rõ và cũng là loại lá trưởng thành tồn tại đến hết đời của cây[30]. Hoa tự hình bông dài gần bằng lá, mọc lẻ hoặc tập trung 2-4 hoa tự ở nách lá. Hoa đều lưỡng tính có màu trắng nhạt hoặc màu kem, cây 18-24 tháng tuổi đã có thể ra hoa nhưng ra hoa nhiều nhất vào tuổi 4-5, mùa hoa chính thường vào tháng 6 - 7[30]. Quả đậu, dẹt, mỏng, khi già khô vỏ quả cong xoắn lại. Hạt hình trái xoan hơi dẹt, màu đen và bóng, vỏ dày, cứng, có dính giải màu đỏ vàng, khi chín và khô vỏ nứt hạt rơi ra mang theo giải đó hấp dẫn kiến và chim giúp phát tán hạt đi xa hơn. Một kg hạt có từ 52000 - 95000 hạt.
  27. 18 Rễ phát triển mạnh cả rễ cọc và rễ bàng, đầu rễ cám có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn cộng sinh có khả năng cố định đạm. 2.4.3. Đặc điểm sinh học và sinh thái học: Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trứơc được sự tài trợ của một số tổ chức quốc tế, cùng với một số loài keo vùng thấp khác, keo tai tượng đã được đưa vào gây trồng khảo nghiệm ở một số vùng sinh thái chính của nước ta. Ngày nay, bên cạnh việc nguồn giống ngày càng được cải thiện về chất lượng một phần thì diện tích trồng keo tai tượng cũng được mở rộng ở hầu hết các tỉnh trong cả nước với khoảng 200000 ha tính đến năm 2006[4]. Hầu hết các loài keo sinh trưởng nhanh. Nhiều số liệu điều tra về sinh trưởng của cây Keo tai tượng cho thấy Keo tai tượng có thể đạt lượng tăng trưởng đường kính hàng năm trung bình 5 cm và tăng trưởng chiều cao tới 5 m trong 4-5 năm đầu. Số liệu ghi chép cho thấy Keo tai tượng có thể đạt chiều cao 3 m ở năm đầu tiên và đạt chiều cao trung bình 8.3 m và đường kính trung bình 9.4 cm sau 2 năm tuổi. Tuy nhiên, tốc độ sinh trưởng giảm nhanh sau 7 - 8 năm tuổi, cây Keo tai tượng có thể không vượt quá 35 m chiều cao và 35 cm đường kính. ở Sabah, các cây Keo tai tượng ở tuổi 14 có chiều cao 30 m và đường kính 40 cm. ở Vĩnh Phú (cũ) cây 4 tuổi cao trung bình 6,8 m, đường kính 8 cm. Keo tai tượng có thể trồng và phát triển trên nhiều lập địa khác nhau, kể cả những vùng đất khô, đất bạc màu. Điều kiện thích hợp nhất đối với loài cây này là ở vùng đất có độ pH = 4 - 6 và lượng mưa trung bình năm 1400 - 2000 mm. Cây mọc nhanh, tỏ ra mọc tốt ở đất sâu ẩm và nhiều ánh sáng. Nơi đất cằn cỗi cây mọc chậm và phân cành sớm. Đây là loài cây dễ trồng, mọc nhanh, sớm khép tán, có tác dụng che phủ và cải tạo đất (Phạm Ngọc Long, 2010)[12]. 2.4.4. Phân bố địa lý Keo Tai tượng phân bố tự nhiên ở Đông Bắc Australia, PaPua Newghine, Đông Inđônêsia, ở độ cao dưới 100m so với mực nước biển,
  28. 19 thường mọc ven sông, vùng đồng cỏ, rừng ngập mặn, rừng tràm. Ở Việt Nam, hiện nay đang mở rộng trồng ở hầu hết các tỉnh đồng bằng cũng như trung du đến độ cao 400- 500m so với mặt nước biển, trên nhiều loại đất khác nhau: Đồi bị xói mòn, chua, nghèo, xấu, khô hạn nó vẫn sinh trưởng bình thường và ra hoa kết quả (Lê Mộc Châu và Vũ Văn Dũng, 1999) [4]. 2.4.5 Giá trị kinh tế Gỗ Keo Tai tượng có nhiều tác dụng, gỗ có giác, lõi phân biệt, tỷ trọng 0,56- 0,60, gỗ có sợi dài 1,0- 1,2mm có thể làm nguyên liệu giấy, bao bì, củi đun. Keo Tai tượng là cây mọc nhanh, tán rậm, thường xanh, rễ phát triển mạnh, dùng làm cây che phủ đất, cải tạo và bảo vệ ở vùng đất trống đồi núi trọc, nó cũng làm cây lục hoá, trồng trong công viên, đường phố, lá có thể làm thức ăn gia súc như dê, hươu, (Lê Mộc Châu và Vũ Văn Dũng, 1999) [4]. 2.5. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 2.5.1. Điều kiện tự nhiên 2.5.1.1.Vị trí địa lí Xã Phúc Trìu có diện tích 18,92 km², dân số năm 1999 là 4963 người, mật độ đạt 262 người/km². Xã nằm ở phía tây thành phố Thái Nguyên và nằm ven Hồ Núi Cốc, cách trung tâm TP Thái Nguyên khoảng 13km về phía Tây Bắc với vị trí tiếp giáp như sau: Phía bắc giáp với xã Phúc Xuân, phía đông bắc giáp xã Quyết Thắng, phía đông nam xã Thịnh Đức và xã Tân Cương đều thuộc thành phố Thái Nguyên, phía tây nam giáp xã Phúc Tân của huyện Phổ Yên. Xã có tuyến tỉnh lộ 267 là tuyến đường đối ngoại của xã với huyện Phổ Yên. Trên địa bàn Phúc Trìu có đập chính của Hồ Núi Cốc và có dòng chính của sông Công chảy qua. Ngoài ra, một số hệ thống thủy lợi từ Hồ Núi Cốc cũng đi qua địa bàn của xã. 2.5.1.2.Diện tích tự nhiên Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là; 2.075,68 ha. Trong đó [29]:
  29. 20 * Đất nông nghiệp: có 1433 ha chiếm 69,04% tổng diện tích đất tự nhiên bao gồm : - Đất sản xuất nông nghiệp: 745.84 ha chiếm 35.93%. Trong đó: - Đất trồng cây hàng năm có diện tích là 348.45 ha chiếm 16.79% diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất trồng lúa là 263.10ha chiếm 12,68 % diện tích tự đất nhiên. Đất trồng cây hàng năm còn lại là 85.35 ha - Đất trồng cây lâu năm là 397.38 ha chiếm 19.15% diện tích đất tự nhiên - Đất Feralit màu nâu nhạt được phân bố chủ yếu, loại đất này rất phù hợp với cây công nghiệp trồng lâu năm. - Đất lâm nghiệp: có 692.94 ha chiếm 30.97% diện tích đất tự nhiên - Đất nuôi trồng thuỷ sản: có 44.26 ha chiếm chiếm 2.13% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là ao, hồ phân bố trong dân cư. * Đất phi nông nghiệp: có tổng diện tích 610.83 ha chiếm 29,43% diện tích đất tự nhiên. Bao gồm: Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 3.5 ha, đất cơ sở sản xuất kinh doanh 3.49 ha, đất sản xuất vật liệu 1.43 ha, đất tôn giáo tín ngưỡng 1.21ha, đất nghĩa trang nghĩa địa 2.07 ha, đất sông xuối mặt nước chuyên dụng 423.23 ha, đất phát triển hạ tầng 125.68 ha. * Đất chưa sử dụng: Diện tích là: 31.81 ha chiếm 1.53% diện tích đất tự nhiên. * Đất ở nông thôn: Diện tích là 45.30 ha chiếm 2.18% diện tích đất tự nhiên. Theo số liệu thống kê năm 2012, diện tích đất lâm nghiệp của xã có 642,29 ha, trong đó rừng sản xuất có 420.69 ha và rừng phòng hộ có 222,25 ha. Hiện tại chất lượng rừng chủ yếu là rừng trung bình, rừng non với các cây trồng chính như : Bạch đàn, keo, và các loại cây chịu hạn khác. Trên địa bàn xã nhiều khu vực đang áp dụng mô hình vườn rừng kết hợp với các loại cây trồng chính như vải, nhãn, hồng
  30. 21 Số liệu già soát về diện tích rừng của xã Phúc Trìu tính theo phân khu phục hồi sinh thái [7]. Bảng 2.3. Diện tích rừng và đất tính theo phân khu phục hồi sinh thái STT Hạng Mục Diện tích (ha) 1 Đất có rừng 92,70 2 Rừng tự nhiên tái sinh phục hồi 0,00 3 Rừng trồng 92,7 4 Đất chưa có rừng 0,4 5 Tổng diện tích 93,83 (Nguồn: Đề án thành lập khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan Hồ Núi Cốc 01/2019) Qua bảng 5 tổng diện tích rừng xã Phúc Trìu là 93,83 ha trong đó rừng trồng chiếm tới 92,7 ha, điều này cho thấy mật độ rừng trồng tại xã chiếm tỉ lệ rất lớn đồng thời chỉ rõ vai trò phát triển lâm nghiệp của xã và lợi thế tiềm năng của rừng trồng tại địa phương. 2.5.1.3 Về địa hình – khí hậu Xã Phúc Trìu mang đặc điểm địa hình của xã trung du miền núi phía Bắc. Địa hình không bằng phẳng, xen kẽ các dãy núi là đồng ruộng thấp trũng dễ ngập úng về mùa mưa. Độ cao tự nhiên tại khu vực đồng bằng là 20 – 25m, tại khu vực đồi, gò là 60 – 80m, Hướng dốc từ Bắc xuống Nam và từ Đông Bắc sang Tây Nam. Nhìn chung địa hình thuận lợi việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế của dân cư. Xã Phúc Trìu có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mang đặc trưng của khí hậu miền bắc nước ta.Trong 1 năm có 4 mùa rõ rệt: Xuân – Hạ - Thu – Đông. Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 20 – 230C. Nắng: Số giờ nắng trong năm là 1.600 giờ tới 1.700 giờ. Mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.764 mm, (chiếm 85% lượng mưa cả năm). Độ ẩm trung bình năm đạt khoảng
  31. 22 82%. Gió, bão: Hướng gió thình hành chủ yếu là gió mùa Đông Nam, gió mùa Đông Bắc. 2.5.2. Điều kiện kinh tế- xã hội 2.5.2.1. Về Tình hình sản xuất, đời sống và thu nhập Theo Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2012, Phúc Trìu có diện tích 21,16 km², dân số là 5.850 người, mật độ cư trú đạt hơn 250 người/km². Phúc Trìu có 15 xóm: Đồng Chùa, Thanh Phong, Đồng Nội, xóm Chợ, Nhà Thờ, Lai Thành, Cây De, Khuôn 1, Khuôn 2, Phúc Thuận, Đồi Chè, Đá Dựng, Soi Mít, Phúc Tiến, Hồng Phúc.[6] Phúc Trìu là xã miền núi nằm ở phía Tây của TP. Thái Nguyên, có diện tích tự nhiên là 20,07km2 với trên 1.600 hộ dân, Xã có 06 dân tộc chung sống (Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Dao, Cao Lan); 29% dân số theo đạo Thiên chúa. Đại bộ phận nhân dân làm nông nghiệp với thu nhập chính từ cây lúa và cây chè. Trong 15 xóm của xã, có nhiều xóm có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống khá đông, do đó đã tạo nên những nét bản sắc văn hóa mang tính đặc thù. Nhận thức được vai trò quan trọng của văn hóa trong đời sống tinh thần xã hội, cũng như việc xây dựng và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Phúc Trìu có xuất phát điểm về kinh tế thấp, ngành nghề chưa phát triển, thu nhập bình quân đầu người đến năm 2011 mới chỉ đạt 13,5 triệu đồng, Đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo vẫn ở mức cao với 5,3%; công tác giáo dục, y tế cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, Chè là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế của xã Phúc Trìu. Xã đã chủ động hỗ trợ nhân dân, các làng nghề, các hợp tác xã chè trong việc thay đổi cơ cấu giống, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm [6]. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập và mức sống của nhân dân cũng được cải thiện đáng kể. Năm 2011 thu nhập bình quân đầu người đạt 12.000.000đ/người/năm. Năm 2012 thu nhập bình quân đầu người đạt 13.500.000 đ/người/năm. Theo báo cáo năm của xã năm 2013 thì dự kiến thu nhập bình quân của xã đạt 15.000.000 đ/người/năm.
  32. 23 2.5.2.2. Về cơ sở hạ tầng Hệ thống giao thông của xã Phúc Trìu tương đối thuận lợi vì có tuyến đường tỉnh lộ 267 chạy qua với tổng chiều dài: 7km đã được nhựa hóa, số còn lại đã được bê tông hóa và cứng hóa với phần lớn km tuyến đường, được xây dựng theo cơ nhà nước và nhân dân cùng làm, với tổng chiều dài các truyến đường là 91,1km trong đó đã được bê tông hóa và nhựa hóa là 67,1km cứng hóa là 24km. Điện: Đến nay có 100% số thôn được sử dụng điện lưới quốc gia, góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hoá, điện khí hoá nông thôn. Giáo dục: Công tác giáo dục được quan tâm chú trọng, cơ sở vật chất phục vụ ngành giáo dục được đầu tư ngày càng lớn cả về số lượng và chất lượng. Xã có Trường THCS Nằm ở phía Nam của xã Phúc Trìu thuộc xóm Nhà Thờ, với tổng diện tích đất 7.640m2 trong đó diện tích dùng để xây dựng là 1.800m2, năm 2009 được đầu tư xây mới 8 phòng học và các phòng chức năng, nhà công vụ, tiếp đó năm 2011 được đầu tư vốn để cải tạo, sửa chữa 1 nhà 2 tầng với 10 phòng học đã xuống cấp, hạng mục sân bê tông với diện tích 400m2 , với tổng vốn đầu tư gần 1 tỷ đồng. Trường tiểu học với tổng diện tích đất là 6.280m2 trong đó diện tích đất xây dựng là 1.700m2. Năm 2009 được đầu tư xây dựng nhà 2 tâng với 6 phòng học. Trường mầm non: Nằm ở xóm Cây De với diện tích khuôn viên là 2.300m2 trong đó diện tích xây dựng là 1.200m2 được xây mới vào năm 2011 với 8 phòng học, công trình phụ khép kín với tổng giá trị trên 5 tỷ đồng. Y tế: Xã có 01 trạm xá với 01 bác sỹ và 3 cán bộ y tế khám và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân [7]. 2.5.2.3 . Cơ chế chính sách tại địa phương Về các chính sách quản lý bảo vệ rừng khu vực xã Phúc Trìu gồm các chính sách quan trọng như: - Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991 và sửa đổi 2004 [13]
  33. 24 - Quyết định số 08/2001/TTg ngày 11/01/2001 của Thủ tướng chính phủ ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên [23]. - Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về Quy chế quản lý rừng [25]. - Quyết định sô 100/2007/QĐ-TTg sửa đổi và bổ sung một số điều của quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng [20]. - Quyết định sô 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường cho rừng [26]. - Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 quy định việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp [17]. - Nghị định 01/CP ngày 01/01/1995 về giao khoán đất và sử dụng rừng vào mục đích lâm nghiệp [18]. - Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về Thi hành Luật đất đai [19]. - Quyết định 136/CP ngày 31/7/1998 về sửa đổi một số quy định về thủ tục xuất khẩu gỗ lâm sản [22]. - Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng [21]. - Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ gỗ rừng trồng [5]. - Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng [24]. Các chính sách được quy định và xây dựng dựa trên cơ sở thực tiễn, hỗ trợ và thúc đẩy rất lớn đến vai trò của người được hưởng nhưng bên cạnh đó đặc thù
  34. 25 của ngành lâm nghiệp trồng rừng lâu dài về thu nhập và hiệu quả nên ít nhiều thiếu sự hấp dẫn đối với người trồng rừng.
  35. 26 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Đề tài tiến hành nghiên cứu những lâm phần Keo Tai tượng giống nội thuần loài từ 2 đến 8 tuổi tại xã Phúc Trìu - tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ xác định tuổi thành thục chung cho rừng, mà không nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lập địa khác nhau đến tuổi thành thục cho rừng Keo tai tượng tại xã Phúc Trìu, tỉnh Thái Nguyên,. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại rừng trồng Keo tai tượng giống nội tại xã Phúc Trìu, tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian: Từ ngày 20 tháng 1 đến ngày 30 tháng 5 năm 2019 3.3.Nội dung nghiên cứu Xuất phát từ mục tiêu của đề tài tôi tiến hành nghiên cứu các nội dung sau: - Đánh giá khả năng sinh trưởng của rừng trồng Keo tai tượng thông qua các chỉ tiêu như: chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính ngang ngực (D1.3); - Xác định tuổi thành thục số lượng cho rừng trồng Keo tại xã Phúc Trìu, tỉnh Thái Nguyên - Xác định tuổi thành thục kinh tế cho rừng trồng Keo tại xã Phúc Trìu, tỉnh Thái Nguyên - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng Keo tai tượng tại xã Phúc Trìu, tỉnh Thái Nguyên. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin * Chỉ tiêu sinh trưởng Hvn và D1.3: Để thu thập được số liệu, đề tài tiến hành các công việc như sau: - Tiến hành lập các OTC điển hình tạm thời với diện tích là 500m2 ở các vị trí đại diện khác nhau như: chân, sườn, đỉnh theo các tuổi khác nhau từ 2 đến 8 tuổi.
  36. 27 - Sau khi hoàn thành việc lập OTC tôi tiến hành đo chỉ tiêu sinh trưởng sau: + Đường kính ngang ngực (D1.3) được đo bằng thước kẹp kính, đo tại vị trí của thân cây có chiều cao 1,3 mét, cách mặt đất 1,3 mét của tất cả các cây có đường kính lớn hơn hoặc bằng 3 cm. + Chiều cao vút ngọn (Hvn) bằng thước Blumneiss của tất cả các cây trong OTC. Ghi các chỉ số đo đếm được vào mẫu biểu sau: Bảng 3.1. Biểu điều tra sinh trưởng Loài cây: Năm trồng: OTC: Điều kiện lập địa: Ngày điều tra: Người điều tra: HVN D1.3 Chất lượng cây Ghi chú STT (m) (cm) Tốt TB Xấu 1 2 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng cây: - Cây tốt: là những cây phát triển cân đối về chiều cao và đường kính, cây thẳng, không sâu bệnh, không cụt ngọn - Cây trung bình: là những cây có chiều cao thấp hơn so với cây tốt, cây thẳng, không sâu bệnh, không cụt ngọn - Cây xấu: là những cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, còi cọc
  37. 28 Hình 3.1.Keo tai tượng các năm tuổi 2,3,4 (trái qua phải) tại khu vực nghiên cứu Hình 3.2. Keo tai tượng các năm tuổi 5, 6, 8 (trái qua phải) tại khu vực nghiên cứu
  38. 29 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu 3.4.2.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng Sử dụng phần mềm Excel để tính các chỉ số về sinh trưởng: - Dùng hàm SUM để tính tổng; - Dùng hàm EVERAGE để tính giá trị trung bình; 3.4.2.2. Xác định tuổi thành thục số lượng Đối với chỉ tiêu tính toán về trữ lượng trên hecta (m3/ha) theo công thức sau (Vũ Tiến Hinh, 2012): M = N. g*H*f Trong đó: N: số cây trên ha (cây/ha) M: trữ lượng (m3/cây) g: tiết diện ngang (m2/ha) dg: đường kính bình quân theo tiết diện (cm) hg: chiều cao cây bình quân theo tiết diện (m). Giá trị này được ước lượng thông qua phương trình hg = a + b. dg f: hình số f = 0,49 Phương trình sản lượng được xây dựng theo mô hình tổng quát sau (Chang, 1984): [ + ] (푡, N) = . 푒 푡2 푡. Trong đó, a, b, c: là các tham số M(t,N): là trữ lượng ở tuổi t với mật độ N Từ phương trình tăng trưởng trên, tiến hành vẽ sự biến đổi lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm và lượng tăng trưởng bình quân lên biểu đồ tuổi. Tuổi tương ứng với giao điểm của hai đường cong là thời điểm Zt = Δt là thời điểm thành thục số lượng.
  39. 30 Cụ thể Zt và Δt được tính như sau: (푡, N) 훥푡 = 푡 2 [ + ] 푍푡 = (푡, )’ = [− + ] . [ . 푒 푡2 푡. ] 푡3 . 푡2 Tuổi Hình 3.3. Đường cong tăng trưởng Zt và 휟풕 3.4.2.3. Xác định tuổi thành thục kinh tế Tuổi thành thục kinh tế được được tính dựa trên chỉ số giá trị mong đợi của đất LEV (land expectation value) tính theo công thức được đề xuất bởi Faustmann (1849) như sau: [ + + ]− [ . (푡, ) − ] . 푒 푡2 푡. 퐿 = = 푒 .푡 − 1 푒 .푡 − 1 Trong đó: p: giá gỗ tại rừng M(t,N): là trữ lượng ở tuổi t với mật độ N C: chi phí trồng rừng, chăm sóc rừng và khai thác rừng Tổi thành thục kinh tế là tuổi được xác định với điều kiện sau: 푃 퐿 = 푃 + 푃 . (1 + )−푡 + 푃 . (1 + )−2푡 + ⋯ = 푡 푡 푡 푡 푡 1 − (1 + )−푡 Trong đó: LEVt - giá trị mong đợi của đất cho vô số luân kỳ NPVt - giá trị hiện tại thuần 1 luân kỳ (luân kì đầu tiên ứng với năm thứ t) t – năm khai thác r – tỷ lệ chiết khấu
  40. 31 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khả năng sinh trưởng của Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu 4.1.1. Khả năng sinh trưởng về đường kính và chiều cao của Keo tai tượng Kết quả nghiên cứu sinh trưởng về đường kính và chiều cao của cây keo tai tượng tạo xã Phúc Trìu được tính toán bình quân qua các năm ở bảng 4.1. Bảng 4.1. Chiều cao và đường kính bình quân các năm của keo tai tượng Năm 푵̅ 푯풗풏̅̅̅̅̅̅ 푫̅̅̅ ̅̅. ̅ 2 1654 2,5 4,8 3 1574 5,5 5,7 4 1625 6,6 10,6 5 1551 9,0 11,1 6 1577 10,7 11,6 7 1483 12,6 12,7 8 1129 13,4 13,7 Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy sinh trưởng của Keo tai tượng qua các năm có sự khác nhau rõ rệt, so sánh giữa sinh trưởng tuổi 3 và 2 cho thấy đường kính của Keo tai tượng ở tuổi 2 tăng lên so với tuổi 3 không nhiều. Nhưng ở tuổi 4 sinh trưởng đường kính đã có sự khác biệt rõ khi chỉ số bình quân tăng lên đến 10,6cm so với 5,7 cm của năm tuổi 3. Đặc biệt tăng trưởng đường kính của năm tuổi thứ 6 đối với năm tuổi thứ 7 tăng ít chỉ 1,1 cm cao hơn so với tăng trưởng đường kính bình quân tuổi 7 và 8 là 1 cm. Sự chênh lệch về tăng trưởng đường kính cho thấy loai keo tai tượng có tốc độ sinh trưởng đường kính mạnh nhất giai đoạn 3 đến 4 tuổi. Đối với tăng trưởng về chiều cao của rừng Keo tai tượng đều tăng dần theo tuổi từ tuổi 2 đến tuổi 6. Bắt đầu từ tuổi 7 và 8 lượng tăng trưởng bắt đầu chậm lại. Điều này cho thấy rừng Keo tai tượng tại xã Phúc Trìu cho thấy cả đường kính và chiều cao của rừng Keo tai tượng vẫn có xu hướng tăng, đây sẽ là cơ sở cho chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ lớn trong tương lai.
  41. 32 4.1.2 Các biện pháp gây trồng đã áp dụng đối với cây Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu. Rừng trồng tại địa phương hiện nay bao gồm rừng trồng theo dự án, nhận khoán và đăng kí hợp đồng bảo vệ rừng chuyển tiếp, các hộ dân đăng kí hợp đồng bảo vệ rừng chuyển tiếp sẽ được nhận các chính sách ưu đãi qua các hình thức hỗ trợ trồng rừng và giữ rừng theo yêu cầu của ban quản lý rừng khu vực, các chính sách hỗ trợ được quy định tại, Quyết định 38/2016/QĐ-TTg, Nghị định 75/2015/NĐ-CP. Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng Bảng 4.2 Các biện pháp KTLS được áp dụng trong xã TT Nội dung công việc Biện pháp kỹ thuật cụ thể Xử lý thực bì toàn diện, làm đường băng cản lửa 1 Xử lý thực bì quanh lô và đốt. Làm đất cục bộ, đào hố và lấp hố trước 15 - 30 2 Làm đất ngày, hố đào kích thước (30x30x30) Loài cây trồng thuộc loài Keo tai tượng được 3 Loài cây, mật độ trồng trồng với mật độ N= 2000 cây/ha với khoảng cách cây cách (cây 2.5m hàng cách hàng 2m) 4 Phương thức trồng Trồng thuần loài 5 Phương pháp trồng Trồng rừng bằng cây con Bón phân Bón lót 100g/hố NPK 5:10:3 và bón thúc 6 100g/hố 5:10:3 Vụ Xuân khi trời mưa khoảng tháng 2- tháng 3 Thời vụ trồng 7 Vụ hè thu vào khoảng tháng 5,tháng 8 và tiến hành trồng dặm sau 1 tháng Chăm sóc Mỗi năm tiến hành chăm sóc phát dọn thực bì, 8 tiến hành đến năm thứ 4 hoặc năm thứ 5 Tiến hành khai thác theo thiết kế rừng của địa Khai thác 9 phương, khai thác trắng hoặc khai thác chọn lọc theo lô, khoảnh
  42. 33 Các biện pháp thực hiện trên được sử dụng cho các mô hình rừng sản xuất tại địa phương. Các biện pháp KTLS này không chỉ được áp dụng với rừng trồng dự án, mà rừng trồng của các hộ dân tự trồng cũng học hỏi các biện pháp này. Trong thực tế, mặc dù đây là các biện pháp cơ bản nhưng vẫn được sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả, nhưng vẫn có các vấn đề khó khăn trong nhiều công tác chăm sóc rừng của địa phương như khả năng chăm sóc rừng ở các độ tuổi của người dân, nguồn vốn hỗ trợ, ý thức của người dân, chính vì vậy việc thâm canh tăng năng xuất rừng luôn đòi hỏi những nghiên cứu kỹ càng và cụ thể hóa nhiều hơn các yếu tố tác động cũng như quản lý bền vững nguồn tài nguyên. 4.1.3. Tuổi thành thục về số lượng/ luân kỳ sinh học Qua điều tra tại địa bàn nghiên cứu, gỗ Keo tai tượng hiện chủ yếu được sử dụng làm nguồn nguyên liệu để sản xuất dăm, ván bóc và gỗ xẻ thanh. Tuổi thành thục số lượng được xác định dựa vào lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm và tăng trưởng bình quân chung nhằm xác định được trữ lượng lớn nhất khi khai thác. Qua kết quả phân tích trên phần mềm R của 49 OTC cho thấy tương quan giữa trữ lượng rừng với tuổi và mật độ mô phỏng theo dạng sau: − , − , [ + ] 퐌 = , 퐱 퐞 퐭 퐭.퐍 (R2 = 0,92, RMSE = 13,09) Kết quả phân tích tính toán về tăng trưởng bình quân chung và tăng trưởng thường xuyên hàng năm được cho bảng 4.3.
  43. 34 Bảng 4.3. Sinh trưởng và tăng trưởng của Keo tai tượng theo tuổi Trữ Tuổi Tăng trưởng bình Tăng trưởng thường Mật độ lượng (t, quân năm xuyên hàng năm Trung bình (M, năm) (Δt, m3/ha/năm) (Zt, m3/ha/năm) (N, cây/ha) m3/ha) 2 0,5 0,25 2,98 1654 3 12,9 4,3 22,7 1574 4 38,2 9,6 30,5 1625 5 71,7 14,3 28,5 1551 6 97,7 16,2 22,9 1577 7 116,7 16,6 17,7 1483 8 126,7 15,8 13,9 1129 Kết quả bảng số liệu 4.3 và hình 4.1 cho ta thấy, tăng trưởng thường xuyên hàng năm tăng liên tục từ tuổi 2 đến tuổi 5 và tăng trưởng thường xuyên giảm dần khi rừng bước vào tuổi 6, 7 và 8. Tương tự như vậy tăng trưởng bình quân chung tăng liên tục từ tuổi 2 đến tuổi 6 và 7, và bắt đầu giảm ở tuổi 8. Theo quy luật tăng trưởng thường xuyên và hàng năm, ở biểu đồ hình 4.3 cho thấy tăng trưởng thường xuyên trong giai đoạn từ tuổi 2 đến tuổi 7 luôn tăng nhanh hơn so với lượng tăng trưởng bình quân. Tại thời điểm mà lượng tăng trưởng thường xuyên và bình quân là tương đồng (2 đường cong gặp nhau) được xác định là tuổi thành thục về số lượng hay còn gọi là luân kỳ sinh học. Do đó tuổi 7 của rừng trồng Keo tai tượng tại Phúc Trìu, Thái Nguyên được xác định là tuổi thành thục số lượng. Về mật độ trung bình rừng trồng Keo tai tượng theo tuổi có xu hướng giảm theo tuổi, hiện tượng giảm chủ yếu do quá trình tỉa thưa tự nhiên gây ra, hoặc do thiên tai gió bão gây ra đổ gãy và mối gây chết cây. Điểm đáng chú ý là mật độ trồng rừng tuổi 6 cao hơn không đáng kể so với mật độ trung bình ở
  44. 35 tuổi 5. Điều nay có thể do các OTC tạm thời được lập ở những điều kiện lập địa khác nhau. 35 30 25 20 /ha/năm 15 3 m 10 5 0 2 3 4 5 6 7 8 Tuổi Δt Zt Hình 4.1. Tăng trưởng thường xuyên hàng năm (Zt) và tăng trường bình quân chung (Δt) 4.2. Tuổi thành thục kinh tế Trong quá trình kinh doanh, người ta không thể không tính đến lợi nhuận để đảm bảo lợi nhuận kinh tế. Ngoài những bù đắp cho chi phí thì nó còn phải có lợi nhuận để đảm bảo cuộc sống của người trồng rừng. Theo quan điểm của các nhà kinh tế thì hiệu quả kinh tế là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh tế thể hiện ở các khoản thu nhập còn lại sau khi đã trang trải, bù đắp mọi khoản chi phí, hay nói cách khác là khoản còn lại sau khi đã trừ đi chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuổi thành thục về kinh tế được xác định dựa trên chỉ số NPV và LEV từ thông tin về sinh trưởng của rừng trồng Keo tai tượng tại xã Phúc Trìu, chi phí và giá gỗ. Kết quả phỏng vấn và tính toán về chi phí và thu nhập từ rừng trồng Keo tai tượng kết quả được cho ở bảng 4.4.
  45. 36 Bảng 4.4 chi phí đầu tư và thu nhập của rừng trồng Keo tai tượng Tuổi Tổng chi phí Tổng thu nhập (Đồng/ha) (Đồng/ha) 4 22.350.487 28.676.090 5 29.464.781 53.805.990 6 35.090.164 73.296.079 7 39.330.476 87.539.684 8 41.799.305 95.073.125 Từ bảng Bảng 4.4 kết quả cho thấy tổng chi phí đầu tư rừng trồng Keo tai tượng tại địa bàn nghiên cứu tăng theo tuổi. Tổng chi phí bao gồm chi phí trồng rừng, chi phí chăm sóc hàng năm và chi phí khai thác. Chi phí cho rừng trồng dao động từ 22,35 triệu đồng/ha ở tuổi 4 đến 41,79 triệu đồng/ha ở tuổi 8. Tỷ lệ chi phí tăng nhiều nhất ở ngưỡng tuổi 5 đến tuổi 6 đây là tuổi mà lượng gỗ tăng trưởng cao dẫn đến chi phí khai thác lớn. Đối với thu nhập, kết quả cho thấy thu nhập từ rừng trồng Keo tai tượng cũng tăng lên dao động từ 28,67 triệu đồng/ha đến 95,07 triệu đồng/ha. Trên cơ sở tính toán chi phí và thu nhập theo tuổi của rừng trồng Keo tai tượng, nghiên cứu đã tính toán giá trị NPV và LEV với kết quả cho ở bảng 4.5. Bảng 4.5. Hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo tai tượng tại Phúc Trìu Tuổi NPV(VND/ha) LEV(VND/ha) 4 1.905.697 6.844.544 5 12.693.818 37.897.132 6 19.128.885 49.421.631 7 22.189.594 51.001.926 8 21.975.146 45.845.494
  46. 37 Từ số liệu ở bảng 4.5 cho thấy gia trị NPV dao động theo tuổi từ 1,9 triệu đồng/ha ở tuổi 4 đến 21,97 triệu đồng/ha ở tuổi 8, và đạt giá trị lớn nhất ở tuổi 7 là 22,18 triệu đồng/ha. Trong khi đó giá trị LEV dao động từ 6,84 triệu đồng/ha ở tuổi 4 đến 45,8 triệu đồng/ha ở tuổi 8, và đạt gái trị lớn nhất ở tuổi 7 là 51,0 triệu đồng/ha. Qua kết quả cho thấy tuổi thành thục kinh tế tính cho một luân kỳ là tuổi 7 với giá trị hiện tại thuần là 22,18 triệu đồng/ha. Trong khi đó khi tính giá trị kinh tế mà người dân trồng rừng trong vô số luân kỳ thì thì tuổi thành thục kinh tế vẫn đạt ở tuổi 7 nhưng giá trị LEV đạt 51,0 triệu đồng/ha. Qua đó cho thấy tuổi khai thác tối ưu của rừng trồng keo tai tượng tại địa bản xã Phúc Trìu trên góc độ của chủ rừng là 7 năm với tỷ lệ chiết khấu là 8,5% 4.3 Phân tích hiệu quả kinh tế dựa trên tỷ lệ chiết khấu và giá gỗ Nghiên cứu giả định khi tỷ lệ chiết khấu sẽ giảm xuống 5%, 8% và tăng đến 10% và 14%. Ngoài ra giá gỗ cũng sẽ được giả định tăng lên từ 20% đến 40%. Kết quả tính hiệu quả kinh tế khi tỷ lệ chiết khấu thay đổi với chỉ số NPV bảng 4.6 và LEV bảng 4.7 như sau: Bảng 4.6. Hiệu quả kính tế cho 1 luân kỳ khai thác khi r thay đổi NPV NPV NPV NPV NPV Tuổi (r= 8.5%) (r= 5%) (r= 8%) (r= 10%) (r= 14%) 4 1.905.697 3.478.226 2.112.346 1.318.368 -34.298 5 12.693.818 16.767.085 13.224.336 11.194.150 7.787.821 6 19.128.885 25.635.590 19.965.014 16.785.030 11.578.545 7 22.189.594 30.827.826 23.283.686 19.150.023 12.558.002 8 21.975.146 32.075.344 23.235.210 18.507.032 11.171.374
  47. 38 Bảng 4.7. Hiệu quả kính tế cho vô số luân kỳ khai thác khi r thay đổi LEV LEV LEV LEV LEV Tuổi (r= 8.5%) (r= 5%) (r= 8%) (r= 10%) (r= 14%) 4 6.844.544 19.618.015 79.72.016 41.59.065 -84.080 5 37.897.132 77.455.481 41.401.503 29.529.886 16.203.314 6 49.421.631 101.013.181 53.984.246 38.539.667 21.267.926 7 51.001.926 106.553.186 55.901.917 39.335.199 20.917.360 8 45.845.494 99.255.108 50.540.869 34.690.323 17.201.524 Tỷ lệ chiết khấu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến lợi nhuận của việc kinh doanh rừng trồng. Bảng 4.6 đưa ra kết quả phân tích chỉ số NPV cho 1 luân kỳ khi tỷ lệ chiết khấu thay đổi, khi r tăng lên thì giá trị NPV giảm và ngược lại khi r giảm thì giá trị NPV tăng. Kết quả cho thấy hầu hết giá trị NPV đều đạt lớn nhất ở tuổi 7, ngoại trừ trường hợp khi giả định r giảm xuống 5% thì giá trị NPV đạt cao nhất ở tuổi 8. Tuy nhiên khi hiệu quả kinh tế rừng trồng được đánh giá trong vô số luân kỳ thông qua giá trị LEV thì kết quả có sự thay đổi. Bảng 4.7 đưa ra kết quả phân tích chỉ số LEV cho vô số luân kỳ khi tỷ lệ chiết khấu thay đổi, khi r tăng lên thì giá trị LEV giảm và ngược lại khi r giảm thì giá trị LEV tăng. Kết quả cho thấy hầu hết giá trị LEV đều đạt lớn nhất ở tuổi 7, ngoại trừ trường hợp khi gải định r tăng lên 14% thì giá trị LEV đạt cao nhất ở tuổi 6. Nhìn chung, khi r thay đổi các giá trị NPV và LEV thay đổi, nhưng hầu hết các trường hợp r thay đổi tuổi khai thác tối ưu đều là tuổi 7. Điểm đáng chú ý trong cả hai trường hợp tính NPV và LEV khi r thay đổi là ở tuổi 4 khi r tăng lên 14% thì giá trị này là âm. Do đó, trong thực tế chủ rừng phải cân nhắc khi khai thác sớm ở tuổi 4 bán gỗ non cho nguyên liệu ván dăm thì lợi nhuận thu được là rất ít thậm chí lỗ vốn.
  48. 39 Dựa trên sự thay đổi tỷ lệ chiết khấu sẽ cung cấp cho người trồng rừng và doanh nghiệp kinh doanh rừng ở địa phương xác định chu kỳ kinh doanh gỗ hợp lý trong trường hợp có biến động lớn về lãi vay với giả định các yếu tố sản xuất như chi phi trồng rừng, chi phi quản lý, chi phí khai thác và giá gỗ không đổi. Mặc dù qua kết quả phân tích khi phân tích hiệu quả kinh tế có sự khác nhau không nhiều giữa các luân kì. Tuy nhiên, khi người dân đầu tư trồng rừng lâu dài trên đất đã được giao, tức là khi đó người dân có cơ sở kinh doanh rừng với nhiều luân kỳ thì mô hình rừng 7 tuổi là tuổi khai thác tối ưu. Giá bán cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến lợi nhuận cũng như hiệu quả của việc kinh doanh rừng trồng. Bảng 4.8 đưa ra kết quả phân tích sự thay đổi chỉ số NPV và LEV theo tuổi khi giá được giả định tăng 20% và 40% và r tính ở mức 8,5%. Bảng 4.8. Hiệu quả kính tế cho vô số luân kì khai thác khi giá gỗ tăng 20% và 40% NPV LEV NPV LEV (r = 8.5%, (r = 8.5%, (r = 8.5%, (r = 8.5%, Tuổi giá tăng giá tăng giá tăng giá tăng 20%) 20%) 40%) 40%) 4 6.044.083 21.708.063 10.182.468 36.571.582 5 19.850.503 59.263.270 27.007.189 80.629.407 6 28.114.179 72.636.153 37.099.474 95.850.674 7 32.080.289 73.735.307 41.970.984 96.468.687 8 31.875.480 66.499.997 41.775.814 87.154.500 Cụ thể, khi giá bán tăng 20% và 40% giá trị NPV tăng và giữ giá trị dương. Điểm đáng chú ý là dù giá được giả định tăng nhưng tuổi rừng trồng đạt NPV lớn nhất vẫn ở tuổi 7, kết quả này không khác so với kịch bản gốc. LEV cũng tăng lên khi giá bán tăng lên và LEV đạt lớn nhất ở tuổi 7. Như vậy
  49. 40 có thể thấy giá gỗ chưa có ảnh hưởng tuổi khai thác tối ưu khi người trồng rừng kinh doanh trong vô số luân kỳ trong trường hợp giả định của nghiên cứu. Nhìn chung, qua kết quả phân tích về tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế cho thấy tuổi thành thục số lượng có thể đến sớm hơn hay muộn hơn tuổi thành thục kinh tế, điều này phụ thuộc vào phương trình mô phỏng sinh trưởng của rừng, chi phí quản lý, giá gỗ và tỷ lệ chiết khấu, trong nghiên cứu này kết quả có sự tương đồng khi xác định tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế. Trong thực tế, lâm phần rừng khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý như tỉa thưa, bón phân hợp lý, sử dụng các biện pháp phòng ngừa sâu bệnh, đều có thể làm tăng sự tăng trưởng của rừng hoặc kích thích tăng trưởng rừng, đem lại hiệu quả cao cho kết quả sau khai thác rừng. 4.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng Keo tai tượng trên địa bàn xã Phúc Trìu 4.4.1. Định hướng chung - Phát triển rừng trồng sản xuất cần gắn liền với khâu chế biến tạo thành chuỗi giá trị. - Phát triển dựa trên điều kiện tự nhiên của xã tận dụng tối đa các thế mạnh của địa phương như điều kiện tự nhiên, nguồn lao động sẵn có. - Tăng cường ứng dụng các tiến bộ về kỹ thuật giống cây trồng, kỹ thuật lâm sinh cũng như kỹ thuật sử dụng đất bền vững. Nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng. - Tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền tới vai trò của rừng tại khu vực vùng vai trò đồng thời xử lý nghiêm khắc với các trường hợp vi phạm ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên rừng cũng như vai trò rừng trong khu vực. - Miễn giảm tiền thuê đất và thuế sử dụng đất đối với những diện tích trồng rừng, chuyển hóa kinh doanh gỗ lớn, nhằm giảm bớt những khó khăn, chi phí cho các tổ chức, công ty lâm nghiệp và các nhân kinh doanh rừng trồng rừng trên địa bàn xã.
  50. 41 4.4.2. Giải pháp về kỹ thuật Xác định được lập địa phù hợp với loại cây trồng, mục tiêu của sản phẩm cũng rất quan trọng. Đây là điều quan trọng cho rừng trồng sản xuất bền vững về mặt sinh thái có hiệu quả về mặt kinh tế. Ngoài việc chú trọng tới rừng trồng Keo tai tượng phục vụ cho sản xuất cung cấp dăm cho công nghiệp cần chú ý đẩy mạnh công tác trồng rừng gỗ lớn rừng gỗ có sự phát triển trội phục vụ cho tình hình phát triển khu du lịch Hồ Núi Cốc hiện nay. Về kỹ thuật lâm sinh cần tác động theo hướng thâm canh cường độ cao đối với rừng trồng sản xuất. Chăm sóc đúng kỹ thuật gồm các khâu (làm đất, bón phân). Để hướng tới kinh doanh gỗ lớn cần phát triển rừng theo hướng FSC. Nguồn giống đưa vào trồng rừng cần rõ ràng cần tuân thủ về các quy định quản lý giống của Bộ NN & PTNT, giống phải có chứng chỉ rõ ràng. Ứng dụng và phát triển công nghệ chế biến lâm sản hàng hóa phù hợp với nhu cầu tiêu thụ tại chỗ tăng giá trị sản phẩm gỗ. 4.4.3. Các giải pháp về kinh tế xã hội Thường xuyên mở các lớp tập huấn tuyên truyền chủ trương chính sách mới của nhà nước về trồng rừng sản xuất, cũng như đường lối phát triển lâm nghiệp hiện nay của nhà nước, như chủ trương giao đất giao rừng tới hộ gia đình, quyền lợi và nghĩa vụ của người trồng và bảo vệ rừng.
  51. 42 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Việc trồng rừng trên địa bàn với mục đích sản xuất sản phẩm nói chung và vai trò của việc trồng rừng nói riêng đều đóng vai trò thiết yếu và tác động trực tiếp tới cuộc sống của người dân, đồng thời cũng đóng góp, ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên khác của xã. Từ nghiên cứu đề tài rút ra một số kết luận như sau: Sinh trưởng loài keo tai tượng trong rừng trồng sản xuất về chiều cao đạt ổn định ở tuổi 6. Nhưng đường kính vẫn tăng thậm trí rừng đạt tuổi 8, đây có thể sẽ là cơ sở để kinh doanh gỗ lớn. Trong nghiên cứu này, rừng trồng Keo tai tượng đạt tuổi thành thục số lượng ở tuổi 7. Chi phí cho rừng trồng dao động từ 22,35 triệu đồng/ha đến 41,79 triệu đồng/ha ở tuổi 8. Thu nhập từ rừng trồng Keo tai tượng cũng tăng lên dao động từ 28,67 triệu đồng/ha ở tuổi 4 đến 95,0 triệu đồng/ha ở tuổi 8. Dựa theo giá trị NPV và LEV tuổi khai thác tối ưu của rừng trồng keo tai tượng tại địa bản xã Phúc Trìu trên góc độ của chủ rừng là 7 năm với tỷ lệ chiết khấu là 8,5%. Khi r thay đổi các giá trị NPV và LEV thay đổi, nhưng hầu hết các trường hợp r thay đổi tuổi khai thác tối ưu đều là tuổi 7. Điểm đáng chú ý trong cả hai trường hợp tính NPV và LEV khi r thay đổi là ở tuổi 4 khi r tăng lên 14% thì giá trị này là âm. Hầu hết giá trị LEV đều đạt lớn nhất ở tuổi 7, ngoại trừ trường hợp khi gải định r tăng lên 14% thì giá trị LEV đạt cao nhất ở tuổi 6. Khi giá bán tăng 20% và 40% giá trị NPV và LEV tăng. Điểm đáng chú ý là dù giá được giả định tăng nhưng tuổi rừng trồng đạt NPV lớn nhất vẫn ở tuổi 7, kết quả này không khác so với kịch bản gốc (giá gỗ giữ nguyên). Điểm đáng chú ý với giá trị LEV, LEV cũng tăng lên khi giá bán tăng lên và LEV đạt lớn nhất ở tuổi 6.
  52. 43 Khi giá bán gỗ tăng 20% và 40% giá trị NPV và LEV tăng. Điểm đáng chú ý là dù giá được giả định tăng nhưng tuổi rừng trồng đạt NPV lớn nhất vẫn ở tuổi 7, kết quả này không khác so với kịch bản gốc (giá gỗ giữ nguyên). Điểm đáng chú ý với giá trị LEV, LEV cũng tăng lên khi giá bán tăng lên và LEV vẫn đạt lớn nhất ở tuổi 7. Như vậy có thể thấy dù giá gỗ thay đổi, tuổi khai thác tối ưu khi người trồng rừng kinh doanh trong vô số luân kỳ và một luân kỳ chưa có ảnh hưởng nhiều. 5.2 Kiến nghị Cần có những nghiên cứu sâu hơn về tình hình dất đai và tiềm năng sản xuất của đất cũng như đánh giá mức độ thích hợp của các loài Keo tai tượng mang lại hiệu quả cao cả về kinh tế và môi trường sinh thái cho xã Phúc Trìu. Nâng cao công tác quản lý sử dụng nguồn tài nguyên là rừng trồng tại địa phương xã, khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân được hưởng các chính sách hỗ trợ trong công tác trồng và khai thác rừng, nghiên cứu chiến lược bảo vệ, nâng cao khả năng, vai trò cung cấp từ rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng cây Keo chủ yếu hiện nay. Đẩy mạnh việc áp dụng thâm canh rừng trồng, áp dụng trồng xen thêm các loài cây ngắn ngày tạo mô hình nông lâm kết hợp vừa giúp tăng thêm thu nhập vừa giúp bảo vệ môi trường tốt hơn. Sử dụng chỉ tiêu NPV, LEV để đánh giá hiệu quả kinh doanh trồng rừng có nhiều thuận lợi, đặc biệt là khả năng lượng hóa ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật, điều kiện khí hậu, đất đai, tới hiệu quả kinh doanh. Thực hiện các chính sách hỗ trợ cây giống và xác định đầu ra tập chung cho sản phẩm sau khai thác, đảm bảo cung cấp nguồn sản phẩm đều theo chu kì, luân kì trồng rừng, nghiên cứu chuyên sâu đối với các biến động thị trường, biến động chỉ số thặng dư sau khai thác rừng. Xây dựng và thí điểm thực hiện chính sách bảo hiểm đối với rừng trồng kinh doanh gỗ lớn để người trồng rừng yên tâm đầu tư kinh doanh gỗ lớn.
  53. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng việt 1. Nguyễn Ngọc Bình, Đỗ Đình Sâm (2001), "Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp Việt Nam", NXB Thống kê, Hà Nội. 2. Trần Văn Bình (2015), Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của rừng trồng keo tai tượng (Acacia Mangium)và keo lai (Acacia Mangium)/huyện Yên Thế/Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ lâm học. Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 3. Bách khoa toàn thư Wikikpedia úc_Trìu 4. Lê Mộng Chân và Vũ Văn Dũng (1999), Giáo trình Thực vật và thực vật đặc sản rừng, Nxb Nông nghiệp. 5. Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ gỗ rừng trồng. 6. Cổng thông tin điện tử Thành Phố Thái Nguyên, Đảng bộ xã Phúc Trìu đã tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” phuc-Triu-tong=ket-15-nam-thuc-hien-nghi-quyet-trung-uong-5-(khoa- VIII).htm 7. Đề án thành lập khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan Hồ Núi Cốc/Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên(01/2019). 8. Thái Anh Hòa (1999), kinh tế nông lâm, Trường Đại Học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. 9. Bùi Mạnh Hùng (2013), Nghiên cứu sinh trưởng Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghệp. Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. 10. Nguyễn Quang Hà, Dương Thị Thanh Tâm ( 2016), Nghiên cứu xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu, Nghiên cứu kinh tế số 7 (458) – Tháng 7/2016.
  54. 45 11. Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng (2003), "Giống cây rừng", Nxb Nông nghiệp. 12. Phạm Ngọc Long (2010),Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ rừng trồng đến chất lượng gỗ keo tai tượng (Acacia Mangium ) 10 tuổi tại huyện Đồng Hỷ-tỉnh Thái Nguyên. Luận văn Thạc Sỹ khoa học Nông Nghiệp. Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. 13. Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991 và sửa đổi 2004. 14. Đoàn Hoài Nam (2006), “ Hiệu quả kinh tế của rừng trồng thâm canh Keo lai tại một số vùng sản suất kinh tế lâm nghiệp”, tạp chí NN& PTNT (3) tr 91 - 92. 15. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1991), khảo nghiệm loài và xuất xứ, Tổng luật và chuyên khảo khoa học kỹ thuật Lâm Nghiệp (10), trang 65-67. 16. Huỳnh Đức Nhân và Nguyễn Quang Đức (1993) A.mangium-xuất sứ nào tốt nhất. Tập san Lâm nghiệp 4-1993. 17. Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 quy định việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. 18. Nghị định 01/CP ngày 01/01/1995 về giao khoán đất và sử dụng rừng vào mục đích lâm nghiệp. 19. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về Thi hành Luật đất đai. 20. Quyết định sô 100/2007/QĐ-TTg sửa đổi và bổ sung một số điều của quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. 21. Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. 22. Quyết định 136/CP ngày 31/7/1998 về sửa đổi một số quy định về thủ tục xuất khẩu gỗ lâm sản.
  55. 46 23. Quyết định số 08/2001/TTg ngày 11/01/2001 của Thủ tướng chính phủ ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên. 24. Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng. 25. Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về Quy chế quản lý rừng. 26. Quyết định sô 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường cho rừng. 27. Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Suân Quát, Đoàn Hoài Nam (2006), “Kỹ thuật trồng rưng thâm canh một số loài cây gỗ nguyên liệu”, nhà xuất bản thống kê, 2006. 28. Đỗ Anh Tuân (2013). Xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu rừng trồng keo lai theo quan điểm kinh tế tại công ty lâm nghiệp Lương Sơn, Hòa Bình, Tạp chí KHLN 4/2013 (3049 - 3059). 29. UBND xã Phúc Trìu số:30 ĐA-UBND. Đề án xây dựng nông thôn mới tại xã Phúc Trìu. 30. Website nghiên cứu cây trồng: II. Tiếng Anh 31. Atipanumpai, L. (1989), Acacia mangium: studies on the genetic variation in ecological anh physiological characteristics of a fast-growing plantation tree spices, Acta Forestalia Fenica (206), 90pp. 32. Awang, K. Bhuimibhamon, S. (1993), Genetics and tree improvement, In: Awang, K. Taylor , D., eds. Acacia mangium. Growing and Utinlization, Winrock International and FAO, Bangkok, Thailand. 33. . Chittachumnonk P & Sirilak S (1991), “Performancc of acacia Species in Thailand. Advances in Tropical Acacia Research”. ACIAR Proccedings No. 35.
  56. 47 34. Doran, J.C., Skelton, D.J. (1982), Acacia mangium seed collections for international provenance trials, Forest genetic resource information No. 11, FAO, Rome, pp. 47-53. 35. Tewari, D.N.,(1994), Biodiversity and Forest Genetic Resources, Dehra Dun. India. 36. Turnbull, J.W. (1986), “Australia vegetation”, In: Turnbull, J. W,. ed. Multipurpose Australia trees and shrubs: lesser-known species for fuelwood and agroforestry , ACIAR Monograph No.1, Canberra, Australia,pp. 29-44.