Khóa luận Nghiên cứu một số yếu tố nội tại của các trạng thái rừng tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng

pdf 70 trang thiennha21 19/04/2022 3710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu một số yếu tố nội tại của các trạng thái rừng tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_mot_so_yeu_to_noi_tai_cua_cac_trang_tha.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu một số yếu tố nội tại của các trạng thái rừng tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DƯƠNG TIẾN DŨNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ NỘI TẠI CỦA CÁC TRẠNG THÁI RỪNG TẠI HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG - TỈNH LÀO CAI PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CHÁY RỪNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản Lý Tài Nguyên Rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DƯƠNG TIẾN DŨNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ NỘI TẠI CỦA CÁC TRẠNG THÁI RỪNG TẠI HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG - TỈNH LÀO CAI PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CHÁY RỪNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản Lý Tài Nguyên Rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Đàm Văn Vinh Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của giảng viên TS. Đàm Văn Vinh. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa hề sử dụng cho một khóa luận nào. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí, đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm. XÁC NHẬN CỦA GVHD Người viết cam đoan TS. Đàm Văn Vinh Dương Tiến Dũng XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN (Ký,họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN! Thực tập tốt nghiệp đối với sinh viên có vị trí rất quan trọng không thể thiếu trong chương trình đào tạo đại học. Công việc này cũng giúp sinh viên áp dụng kiến thức được học vào thực tế, bổ xung và củng cố kiến thức của bản thân tích lũy nhiều kinh nghiệm quý báu cho kiến thức chuyên môn sau này. Được sự nhất trí của ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ NỘI TẠI CỦA CÁC TRẠNG THÁI RỪNG TẠI HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG - TỈNH LÀO CAI PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CHÁY RỪNG”. Kết quả của khóa luận là sự nỗ lực của cá nhân và sự giúp đỡ của tổ chức cá nhân trong và ngoài trường. Để khóa luận này được hoàn thành tôi xin chân thành biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Đàm Văn Vinh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm khóa luận. Ủy ban nhân dân huyện Mường Khương, các phòng ban và cùng một số người dân đã tạo điểu kiện thuận lợi, cung cấp thông tin, số liệu phục vụ cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Do trình độ bản thân còn hạn chế và địa bàn nghiên cứu rộng, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn nên khóa luận cũng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Dương Tiến Dũng
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN! LỜI CẢM ƠN! ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ vi Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2 Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 4 2.1.2. Tình hình nghiên cứu về phòng cháy chữa cháy rừng trên thế giới 5 2.1.3. Tình hình nghiên cứu về phòng cháy chữa cháy rừng ở Việt Nam 8 2.2. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 13 2.2.1. Điều kiện tự nhiên 13 2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 14 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 16 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 16 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 16 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 16 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 16 3.3. Nội dung nghiên cứu 16 3.4. Phương pháp nghiên cứu. 16 3.4.1. Kế thừa và chọn lọc các số liệu liên quan đến các nội dung của đề tài 16
  6. iv 3.4.2. Chọn các địa điểm nghiên cứu. 17 3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu 17 3.4.4. Phương pháp điều tra quan sát trực tiếp kết hợp với nghiên cứu thực nghiệm 18 3.4.5. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 22 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN 23 4.1. Đặc điểm tài nguyên rừng của huyện Mường Khương 23 4.2. Tìm hiểu một số văn bản luật và dưới luật liên quan đến công tác PCCCR của Chính Phủ và của địa phương. 25 4.3. Thực trạng cháy rừng từ năm 2013-2018 tại địa phương. 27 4.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng tại địa bàn huyện Mường Khương 30 4.4.1. Đặc điểm trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu. 30 4.4.2. Đặc điểm của vật liệu cháy. 33 4.4.3. Đặc điểm điều kiện khí tượng và xác định mùa cháy rừng cho địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. 36 4.4.4. Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến cháy rừng 40 4.5. Đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy rừng. 40 4.5.1. Khái quát về tình hình PCCCR tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai 40 4.5.2. Đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy rừng 41 4.6. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp PCCCR 46 4.6.1. Thuận lợi 46 4.6.2. Khó khăn 47 4.6.3. Đề xuất một số giải pháp phòng chống cháy rừng. 47 PHẦN 5. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 50 5.1. Kết luận 50 5.2. Kiến nghị 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1: Cấp nguy cơ cháy rừng theo độ lớn P 6 Bảng 2. 2: Khả năng cháy rừng theo độ lớn I 7 Bảng 2.3: Mối quan hệ giữa hàm lượng nước của vật liệu cháy và mức độ nguy hiểm của cháy rừng 7 Bảng 2.4: Mùa cháy rừng tại các vùng sinh thái 11 Bảng 3.1: Phân cấp khả năng xuất hiện cháy rừng dựa vào độ ẩm vật liệu cháy (theo TS.Bế Minh Châu 2002)[7]. 22 Bảng 4.1: Hiện trạng tài nguyên rừng của toàn huyện Mường Khương 23 Bảng 4.2: Một số văn bản luật và dưới luật liên quan đến công tác PCCCR 25 Bảng 4.3: Tình hình cháy rừng ở huyện Mường Khương (2013-2017). 27 Bảng 4.4: Nguyên nhân cháy rừng và xử lý vi phạm 28 Bảng 4.5: Kết quả điều tra tầng cây cao ở các trạng thái rừng. 31 Bảng 4.6: Kết quả điều tra cây bụi thảm tươi ở các trạng thái rừng. 32 Bảng 4.7: Kết quả điều tra cây tái sinh 33 Bảng 4.8: Khối lượng VLC ở các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu 34 Bảng 4.9: Khí hậu của huyện Mường Khương (trạm khí tượng thủy văn huyện Mường Khương) 37 Bảng 4.10: Nhiệt độ và lượng mưa tại khu vực nghiên cứu (TB 5 năm). 39 Bảng 4.11: Các tổ chức tham gia PCCCR tại huyện Mường Khương 42 Bảng 4.12: Trang thiết bị PCCCR của huyện Mường Khương. 44
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2. 1: Tam giác lửa 5 Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ nguyên nhân gây cháy rừng. 29 Hình 4.2. cây mỡ tái sinh 33 Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện khối lượng và độ ẩm Rừng trồng mỡ 35 Hình 4.4: Vật liệu cháy 35 Hình 4.5: Biểu đồ lượng mưa và độ ẩm 38
  9. vii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ, TỪ VIẾT TẮT BVPTR : Bảo vệ phát triển rừng HDND : Hội đồng nhân dân OTC : Ô tiêu chuẩn PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng THPT : Trung học phổ thông PT DTNT : Phổ thông dân tộc nội trú THCS : Trung học cơ sở UBN : Ủy ban nhân dân VLC : Vật liệu cháy
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá của đất nước, là lá phổi xanh khổng lồ của nhân loại. Rừng giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội loài người. Rừng không chỉ là nơi cung cấp thức ăn, vật liệu xây dựng, thuốc chữa bệnh, tham gia vào quá trình giữ đất, giữ nước, điều hoà khí hậu, phòng hộ và bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn gen động, thực vật, bảo vệ đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, rừng là nơi học tập, nghỉ mát, tham quan du lịch do đó rừng đóng góp vai trò rất quan trọng và góp phần đáng kể vào nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia. Rừng có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người, điều đó được khẳng định trong nhiều Công ước quốc tế mà chính phủ Việt Nam đã ký kết như CITES - 1973, RAMSA - 1998, UNCED - 1992, CBD - 1994, UNFCCC - 1994, UNCCD - 1998. Theo FAO, trong mấy chục năm qua trên thế giới đã mất đi trên 200 triệu ha rừng tự nhiên, trong khi đó phần lớn diện tích rừng còn lại bị thoái hoá nghiêm trọng cả về đa dạng sinh học và chức năng sinh thái. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý, sử dụng tài nguyên rừng không hợp lý, không đảm bảo phát triển bền vững, đặc biệt là về mặt xã hội và môi trường. Cháy rừng là một thảm họa thường xảy ra nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, gây nên những tổn thất về của cải, tài nguyên, môi trường và cả tính mạng con người. Vì vậy phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) là một trong những nội dung rất quan trọng của công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường. Những tổn thất do cháy rừng gây ra về kinh tế, xã hội và môi trường là rất lớn và khó có thể tính được. Mường Khương là một huyện biên giới phía Bắc của Việt Nam nằm trong tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai 55 km về phía Đông Bắc. Mường Khương giáp với Trung Quốc ở phía Đông Bắc với đường biên giới Việt -Trung dài 86,5 km, trong đó có 55 km đất liền. Phía Đông và phía Bắc giáp các huyện Si Ma
  11. 2 Cai và Bắc Hà. Phía Tây và phía Nam giáp huyện Bảo Thắng. Huyện Mường Khương là một huyện có địa bàn rộng, địa hình phức tạp. Qua theo dõi những năm gần đây, việc đốt nương rẫy làm lửa bén vào các vật liệu cháy ở rừng vào mùa nắng là nguyên nhân chủ yếu gây ra cháy rừng tại huyện. Các hộ dân, đặc biệt là các hộ dân vùng cao đốt nương làm rẫy không tuân thủ tốt các quy định về PCCCR đã gây ra các vụ cháy rừng trên địa bàn huyện. Chính vì vậy cần phải có những nghiên cứu cụ thể về tổ chức dự báo phòng cháy chữa cháy, đánh giá tổ chức này để làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp để hoàn thiện hơn, từ những lý do trên tôi tiến hành:“Nghiên cứu một số yếu tố nội tại của các trạng thái rừng tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài - Phân tích đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến cháy rừng và công tác phòng cháy chữa cháy rừng tạihuyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai - Xác định được những thuận lợi, khó khăn trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng tạihu yện Mường Khương, tỉnh Lào Cai - Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cáo hiệu quả của công tác phòng cháy chữa cháy rừng. 1.3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập Đề tài có ý nghĩa to lớn trong việc: - Giúp sinh viên làm quen với thực tế và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, từ đó tích lũy, học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức từ người dân, cán bộ kiểm lâm. - Nắm bắt được các phương pháp điều tra, đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy rừng. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Qua điều tra đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại địa bàn nghiên cứu từ đó nắm bắt được tình hình thực tế về quản lý bảo vệ rừng của
  12. 3 huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, làm tài liệu tham khảo cho huyện để công tác phòng cháy chữa cháy rừng được tốt hơn.
  13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Theo tài liệu quản lý lửa rừng của tổ chức Nông Lương thế giới (FAO) cháy rừng là “sự xuất hiện và lan truyền các đám cháy trong rừng mà không nằm trong sự kiểm soát của con người, gây nên tổn thất nhiều mặt về tài nguyên, của cải và môi trường”. Một phản ứng cháy xảy ra khi đủ các yếu tố: - Vật liệu cháy có w < 25% (chất bị cháy) - Oxy (chất duy trì sự cháy) - Nguồn lửa (nguồn nhiệt cháy). Nguồn lửa gây ra cháy rừng có nhiều nhưng có thể chia ra làm 2 nhóm chính: - Nguồn lửa do các hiện tượng tự nhiên gây ra như sấm sét, núi lửa, động đất, v.v rất khó khống chế. Nguyên nhân này chiếm tỉ lệ thấp 1 – 5% và chỉ xuất hiện trong những điều kiện hết sức thuận lợi cho quá trình phát sinh nguồn lửa tiếp xúc với các vật liệu khô ở trong rừng. (Phạm Ngọc Hưng, 2005) [13]. - Trong thực tế nguồn lửa gây ra các đám cháy trong rừng là do con người gây nên từ các hoạt động cố ý hay vô ý như: đốt nương, đốt ong, đốt lửa sưởi ấm, v.v Theo thống kê nguồn lửa gây cháy rừng do hoạt động của con người chiếm trên 90%. Nếu thiếu 1 trong 3 nhân tố trên quá trình cháy không xảy ra, sự kết hợp 3 nhân tố này tạo thành một tam giác lửa. (Bế Minh Châu, Phùng Văn Khoa, 2002) [7].
  14. 5 Nguồn lửa Oxy Vật liệu cháy Hình 2. 1: Tam giác lửa Qua hình 2.1 nếu thay đổi giảm hoặc phá hủy 1 hoặc 2 cạnh thì “tam giác lửa” sẽ thay đổi và bị phá vỡ, điều đó có nghĩa là đám cháy bị suy yếu hoặc bị dập tắt. Đây cũng là cơ sở khoa học của công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Vấn đề phòng cháy chữa cháy rừng cần lưu ý cả ba yếu tố trên: - Giảm bớt vật liệu cháy trước mùa khô hanh. - Kiểm soát các nguồn lửa. - Ngăn sự tiếp xúc của Oxy với vật liệu cháy. 2.1.2. Tình hình nghiên cứu về phòng cháy chữa cháy rừng trên thế giới Trên thế giới công tác dự báo cháy rừng được tiến hành cách đây hàng trăm năm (Bế Minh Châu, Phùng Văn Khoa, 2002) [7] đến nay đã đưa ra được nhiều phương pháp khác nhau và được áp dụng ở nhiều nơi tùy thuộc vào từng quốc gia và lãnh thổ (Lê Sỹ Trung, Đặng Kim Tuyến, 2003) [17]. Ở Hoa Kỳ năm 1914, E.A.Beal và C.B.Show đã đưa ra phương pháp dự báo cháy rừng thông qua việc xác định độ ẩm của tầng thảm mục trong rừng với các yếu tố khí tượng thủy văn, để từ đó đề ra những biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng. Họ cho rằng: độ ẩm của thảm mục nói lên mức độ khô hạn của rừng. Độ khô hạn của rừng càng cao thì khả năng xuất hiện cháy rừng càng lớn.
  15. 6 Ở Nga trong những năm 1929 – 1940 Nesterop đã tiến hành nghiên cứu tổng hợp (các yếu tố khí tượng thủy văn và các yếu tố khác), ông đã tìm ra được mối quan hệ chặt chẽ giữa khả năng xảy ra cháy rừng với các chỉ số khác như: số ngày không mưa, nhiệt độ không khí lúc 13h, nhiệt độ điểm sương. Từ đó ông đã xây dựng lên công thức thể hiện mối quan hệ này: Trong đó: Pi: Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá nguy cơ cháy rừng. n: Số ngày không mưa kể cả ngày cuối cùng có p 4000 Cực kỳ nguy hiểm Phương pháp của Nesterop có ưu điểm dễ thực hiện, chỉ cần xác định được nhiệt độ lúc 13h từ ngày mưa cuối cùng là có thể xác định được p. Ở Thụy Điển và các nước thuộc bán đảo Scandinavia người ta sử dụng chỉ số Angstrom để dự báo khả năng cháy rừng. Công thức tính như sau:
  16. 7 Trong đó: I: Chỉ số Angstrom để xác định khả năng cháy rừng. R: Độ ẩm không khí tương đối thấp trong ngày (%). T: Nhiệt độ không khí cao nhất trong ngày (oC). Sau khi tính được I tiến hành phân cấp khả năng cháy rừng như sau: Bảng 2.2: Khả năng cháy rừng theo độ lớn I Cấp nguy cơ Chỉ số I Mức độ nguy cơ cháy rừng cháy rừng I I > 4,0 Không có khả năng cháy rừng II 2,5 25 % Không phát sinh cháy II 15 – 25 % Khó phát sinh cháy III 13 – 15 % Dễ phát sinh cháy IV 10 – 13 % Nguy hiểm V < 10 % Cực kỳ nguy hiểm
  17. 8 Phương pháp dự báo cháy rừng này đòi hỏi việc tiến hành tương đối phức tạp, vì vậy phương pháp này khó áp dụng để dự báo (Lê Sỹ Trung, Đặng Kim Tuyến, 2003) [17]. Ngoài ra trên thế giới còn áp dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp chỉ tiêu khả năng bén lửa của Yanmei (Trung Quốc), phương pháp hệ thống đánh giá mức độ nguy hiểm của cháy rừng (Hoa Kỳ) (Bế Minh Châu, Phùng Văn Khoa, 2002) [7]. 2.1.3. Tình hình nghiên cứu về phòng cháy chữa cháy rừng ở Việt Nam Cháy rừng gây ra hậu quả rất nghiêm trọng làm mất đi nhiều loài động thực vật quý hiếm, làm ô nhiễm bầu khí quyển, ô nhiễm nguồn nước; cháy rừng làm môi trường bị suy thoái, tăng khả năng sảy ra thiên tai lũ lụt; cháy rừng làm mất đi tầng che phủ cho đất làm cho đất bị sói mòn, rửa trôi, cằn cỗi, Đó là chưa kể tới hàng trăm vụ cháy rừng vẫn làm thiệt hại rất nhiều về tài sản và tính mạng của con người. Một số vụ cháy rừng gây thiệt hại lớn như: vụ cháy rừng U Minh Thượng tháng 2 – 2002 làm cháy 3.212 ha rừng tràm, cháy rừng tại vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai) tháng 2 – 2010 với diện tích là 1.700 ha (Tài liệu tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy rừng) [5]. * Thực trạng phòng cháy chữa cháy rừng ở Việt Nam Nước ta hiện nay có 13.388.075 ha rừng, trong đó có 10.304.816 ha rừng tự nhiên, 3.083.258 ha rừng trồng, (Tài liệu tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy rừng) [5] các trạng thái dễ cháy như: - Rừng thông: phân bố tập trung ở các tỉnh Lâm Đồng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thanh Hía, Nghệ An, Thông là loài cây có tinh dầu, về mùa khô hạn dễ bắt lửa gây nguy cơ cháy rừng lớn. - Rừng tràm: phân bố ở các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Là loại rừng chịu 6 tháng khô, 6 tháng ngập nước có tầng than bùn dày từ 0,5 – 1m, lá có chứa tinh dầu, về mùa khô
  18. 9 nguồn than bùn, thảm tươi cây bụi khô đó là nguồn vật liệu cháy lớn dễ dẫn tới cháy rừng lớn. - Rừng tre nứa: tập trung ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Đông Bắc, Khu V, Khu IV cũ, Tây Nguyên, Về mùa đông lá tre nứa rụng hang loạt tạo nên nguồn vật liệu cháy lớn. - Rừng dầu lông: chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, là loại cây thường xuyên bị cháy vào mùa khô ở Tây Nguyên thường bị cháy từ tháng 11 năm trước tới tháng 5 năm sau. - Ngoài ra còn 1 số loại rừng trồng khác như: bồ đề, mỡ, bạch đàn, rừng đặc sản và hàng triệu ha đất trống đồi núi trọc, cỏ tranh lau lách đến mùa khô hanh cũng gây cháy rừng nghiêm trọng. Ở nước ta công tác dự báo cháy rừng thực hiện từ năm 1981 nhưng vẫn chưa thật đồng bộ (Bế Minh Châu, Phùng Văn Khoa, 2002) [7]. Hiện nay nhà nước ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ đầu cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng đạt được những kết quả bước đầu. * Nguyên nhân cháy rừng ở Việt Nam Nguyên nhân cháy rừng có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có một số nguyên nhân chính sau đây: - Do điều kiện khí hậu hàng năm có mùa khô kéo dài, nhiều năm mùa khô tới sớm khô hạn kéo dài. Vì vậy tạo nên nguồn vật liệu cháy khổng lồ nên dễ xảy ra cháy và cháy lớn. - Do loại hình thực bì: thực bì có liên quan tới loại vật liệu cháy, tính chất và khối lượng vật liệu cháy do loại thực bì quyết định. - Do địa hình: địa hình cũng là một nguyên nhân của cháy rừng. Nó có tác dụng gián tiếp và chi phối cháy rừng, địa hình có tác dụng ngăn chặn các hệ thống gió, hình thành các trung tâm khô hạn. Độ cao của địa hình cũng tạo ra các địa hình khô hạn kéo dài, lượng mưa ít, nắng nhiều và dao động nhiệt độ lớn
  19. 10 - Thời tiết và các nhân tố khí ượngt là một điều kiện không thể thiếu cho sự phát sinh, phát triển của cháy rừng. Nó bao gồm các yếu tố: gió, độ ẩm, nhiệt độ. - Con người là nguyên nhân chủ yếu gây nên nạn cháy rừng hiện nay. Do người dân sống trong rừng, ven rừng, đồng bào di dân tự do còn nghèo đói, ý thức người dân chưa cao đốt nương làm rẫy, tham quan du lịch, do thù hằn cá nhân đã gây nên các vụ cháy rừng. - Cháy rừng do tự nhiên: nguồn gốc do núi lửa, động đất, sấm sét cháy rừng do tự nhiên xảy ra rất ít và chỉ xuất hiện trong điều kiện hết sức thuận lợi. - Cháy rừng do nguyên nhân quản lý điều hành: việc chậm trễ, khó khăn trong triển khai các văn bản, chủ trương của nhà nướ, trang thiết bị, kinh phí về phòng cháy chữa cháy rừng còn thiếu thốn chưa đầy đủ, chính sách đãi ngộ chưa rõ ràng, không thỏa đáng nên thiếu tính động viên, khuyến khích mọi lực lượng tham gia vào công tác phòng cháy chữa cháy rừng. * Phòng cháy chữa cháy rừng ở Việt Nam Cháy rừng là một hiện tượng phổ biến ở nước ta cũng như các nước trên thế giới. Vì vậy muốn bảo vệ được rừng một cách chủ động và hiệu quả thì công tác dự báo cháy rừng cần phải chú ý và đẩy mạnh. Dự báo cháy rừng là căn cứ vào mối quan hệ đa chiều giữa thời tiết, khí hậu thủy văn với vật liệu cháy để dự tính, dự báo khả năng xảy ra cháy và có các biện pháp phòng ngừa đạt được hiệu quả cao nhất. Các bước dự báo cháy rừng ở nước ta: xác định mùa cháy rừng, dự báo theo phương pháp tổng hợp (dự báo ngắn hạn, dài hạn, dự báo ẩm độ vật liệu cháy), thông tin cấp dự báo cháy rừng. - Xác định mùa cháy rừng: được xác định bằng biểu đồ giá trị trung bình về lượng mưa tuần trong nhiều năm (10 - 20 năm) liên tục và sử dụng chỉ sổ khô hạn. - Chỉ số khô hạn bao gồm ba con số đứng cạnh nhau đặc trưng cho tháng khô, số tháng khô hạn, số tháng kiệt trong năm. X = S;A;D
  20. 11 Trong đó: X - Chỉ số khô hạn S - Số tháng khô là tháng có P nằm trong giới hạn của T là T < P 2T A - Số tháng hạn – là những tháng có lượng mưa trung bình nằm trong giới hạn 5mm < P T D - Số tháng kiệt là tháng có lượng mưa < 5 mm. Chỉ số khô hạn X có thể đồng thời cho biết tổng số thời gian và mức độ khô hạn của các tháng trong mùa cháy rừng của một địa phương. Mỗi địa phương khác nhau thì có chỉ số khô hạn khác nhau. Thời gian khô hạn càng dài thì nguy cơ cháy rừng càng cao. Thông qua chỉ số X người ta đã xác định mùa khô hạn của từng vùng sinh thái của nước ta theo bảng sau: Bảng 2.4: Mùa cháy rừng tại các vùng sinh thái Các tháng trong năm STT Vùng sinh thái 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Tây Bắc - - - x 0 0 0 0 0 0 x - 2 Đông Bắc - - - x x 0 0 0 0 0 0 - 3 Đồng Bằng Sông Hồng - - - x 0 0 0 0 0 0 0 - 4 Bắc Trung Bộ 0 0 0 x x - - - x 0 0 0 5 Duyên Hải Miền Trung x x - - - - x x 0 0 0 0 6 Tây Nguyên x x - - - 0 0 0 0 0 x x 7 Đông Nam Bộ - - - - x x 0 0 0 0 0 x 8 Đồng Bằng Sông Cửu Long - - - - x 0 0 0 0 0 x x (Nguồn: Tài liệu tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy rừng [5]) Trong đó: Dấu ( x ) là số tháng khô có khả năng cháy rừng Dấu ( - ) là số tháng hạn, kiệt và cực kỳ nguy hiểm trong mùa cháy rừng Dấu ( 0 ) là tháng ít có khả năng xảy ra cháy rừng Dự báo cháy rừng tổng hợp: bao gồm các bước lập trạm để theo dõi vi khí hậu rừng, chủ yếu lấy các số liệu cần thiết, đồng thời so sánh với số liệu của đài
  21. 12 khí tượng thủy văn quốc gia hoặc các tỉnh; xác định mùa cháy rừng; tính các chỉ tiêu P, chỉ số ngày khô hạn liên tục H, xác định khối lượng, độ ẩm vật liệu cháy; thông tin cấp cháy một cách rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Căn cứ vào % số vụ cháy rừng từ 10 - 15 năm trong phạm vi P và H để xác định cấp cháy như sau: Cấp I : Không có khả năng cháy (không có vụ cháy nào xảy ra) Cấp II : Ít có khả năng cháy (số vụ cháy 50% tổng sổ vụ cháy) Hệ thống dự báo cháy rừng nước ta cần xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới dự báo cháy rừng, đảm bảo thông tin thông suốt phục vụ công tác chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng từ TW tới địa phương, các chủ rừng, các tổ đội, đơn vị bảo vệ rừng ở cơ sở. Phổ biến kết quả dự báo và thường xuyên báo cáo tình hình theo định kỳ (tuần, tháng, quý, năm). Phương châm đưa ra là phòng cháy rừng là chính, chữa cháy rừng phải khẩn trương, kịp thời, triệt để an toàn với phương châm bốn tại chỗ là: chỉ huy tại chỗ, lực lượng, tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Những biện pháp chủ yếu trong phòng cháy chữa cháy rừng như: tuyên truyền giáo dục, cảnh báo, nâng cao nhận thức cộng đồng, áp dụng các biện pháp lâm sinh, quy hoạch các vùng sản xuất, xây dựng hệ thống cơ sơ hạ tầng phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Ngoài ra năm 2003 Cục Kiểm Lâm đã cộng tác với nhóm nghiên cứu của đề tài KC08.24 trường đại học Lâm Nghiệp xây dựng “Phần mềm cảnh báo nguy cơ cháy rừng”. Đề tài khoa học cấp nhà nước “Nghiên cứu công nghệ và thiết kế chế tạo các thiết bị chuyên dụng chữa cháy rừng”, mã số KC07.13/06 - 10 do tiến sĩ Dương Văn Tài, Phó chủ nhiệm Khoa Cơ điện và Công trình Trường Đại học Lâm nghiệp làm chủ nhiệm, kết hợp với một số cán bộ khoa học ở Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Trường
  22. 13 Đại học Phòng cháy chữa cháy, Viện Lâm nghiệp, Công ty ôtô Mê Kông đã chế tạo thành công xe chữa cháy rừng đa năng. 2.2. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 2.2.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý Mường Khương là một huyện biên giới phía Bắc của Việt Nam nằm trong tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai 55 km về phía Đông Bắc. Mường Khương giáp với Trung Quốc ở phía Đông Bắc với đường biên giới Việt -Trung dài 86,5 km, trong đó có 55 km đất liền. Phía Đông và phía Bắc giáp các huyện Si Ma Cai và Bắc Hà. Phía Tây và phía Nam giáp huyện Bảo Thắng. Mường Khương là một huyện vùng núi cao. Độ cao bình quân của huyện so với mực nước biển là 950 m. Đỉnh núi cao nhất trên địa bàn Mường Khương cao tới 1.609 m. Huyện Mường Khương có vị trí giáp ranh như sau: - Phía đông giáp xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương. - Phía nam giáp các xã Nấm Lư và Thanh Bình, huyện Mường Khương. - Phía tây giáp xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương và giáp Trung Quốc. - Phía bắc giáp Trung Quốc. * Địa hình địa vật Địa hình huyện Mường Khương tương đối phức tạp, đồi núi liên tiếp chủ yếu là đồi núi và dải đồi xen lẫn là đồi núi thấp. Qua khỏa sát, đất đai ở đây được chia làm 4 nhóm: - Nhóm I gồm những dạng tương đối bằng phẳng, có độ dốc từ 1 -80 nhóm này chủ yếu trồng cây ngắn ngày. - Nhóm II có độ dốc từ 8 – 150 chủ yếu trồng cây ăn quả, cây màu.
  23. 14 - Nhóm III gồm những đồi có độ dốc từ 15 – 250 nhóm này phần lớn được sử dụng trồng cây công nghiệp lâu năm và triển khai mô hình nông lâm kết hợp. - Nhóm IV gồm những dãy đồi núi cao và núi thấp có độ dốc trên 250 bị chia cắt mạnh do quá trình rửa trôi, sói mòn, đặc biệt ở những nơi mất lớp thực vật che phủ, nhóm này chủ nuôi khoanh nuôi bảo vệ. * Khí hậu thủy văn Khí hậu Mường Khương mang tính chất á nhiệt đới một năm có hai mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 15-160C; mùa Đông rét đậm, nhiệt độ có thể xuống dưới 00C, mùa hè mát nhiệt độ cao nhất là 350C. Diễn biến thời tiết hết sức phức tạp mùa khô hanh khô, nắng nóng kéo dài, vì vậy luôn có nguy cơ tiềm ẩn cháy rừng cao. * Tài nguyên rừng Trên địa bàn huyện Mường Khương chủ yếu là loại đất feralít phát triển trên đá biến chất. Tổng diện tích tự nhiên của huyện 55.614,53ha, diện tích đất canh tác đất nông nghiệp thấp, có 9.824,92 ha (chiếm 17,66%); đất lâm nghiệp có 21.393,4 ha chiếm 38,46 %; còn lại chủ yếu đất có độ dốc cao chưa sử dụng là 21.827,16 ha chiếm 43,88%. 2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội * Dân sinh Huyện Mường Khương có 14 dân tộc anh em chung sống hòa thuận, có đặc trưng tộc người độc đáo. Dân số toàn huyện theo số liệu điều tra dân số và nhà ở, đến 1/4/2009 có 52.030 người/11.098 hộ. Trong đó Nam là: 25.554 người chiếm 49,58%, Nữ 25.989 = 50,42%. mật độ dân số 93 người/ km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,82%. Dân tộc Kinh chiếm : 11,98% Dân tộc Mông chiếm : 41,78% Dân tộc Dao chiếm : 5,57% Dân tộc Dáy chiếm : 3,74% Dân tộc Nùng chiếm : 26,8%
  24. 15 Dân tộc Bố Y chiếm : 2,59 % Một số dân tộc ít người Lô lô, Mường, Ha, Phù La chiếm : 6,8% * Văn hóa, y tế, giáo dục Văn hóa: hơn 85% địa bàn xã có điện lưới, 8 trạm dịch vụ viễn thông, có 01 đài truyền thông FM không dây với 14 cụm thu với 16 loa truyền thanh, toàn huyện có 13 đội văn nghệ của 15 khu dân cư. Y tế: trạm y tế được xây dựng ở trung tâm huyện nên rất thuận lợi cho việc khám chữa bệnh cho người dân trong huyện. Giáo dục: toàn huyện thực hiện tốt phổ cập giáo dục cấp tiểu học, THCS,THPT. Trong huyện gồm hệ thống các trường mầm non, trường tiểu học, trường THCS, trường THPT, trường PT DTNT * Giao thông, thủy lợi, cơ sở hạ tầng Có đường Quốc lộ 4D được nâng cấp đã nối gần khoảng cách từ Mường Khương về thành phố Lào Cai. Huyện còn có cửa khẩu quốc gia, thông thương với các huyện Hà Khẩu và Mã Quan của nước bạn. Những năm gần đây, cửa khẩu quốc gia Mường Khương đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đến kinh doanh.
  25. 16 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu một số yếu tố nội tại của các trạng thái rừng của huyện Mường Khương để phục vụ công tác PCCCR 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Điều tra, đánh giá thực trạng công tác PCCCR - Nghiên cứu một số đặc điểm của vật liệu cháy và các yếu tố ảnh hưởng đến cháy rừng trên các diện tích ngrừ thuộc địa bàn huyện Mường Khương, Tỉnh Lào Cai 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai - Đề tài nghiên cứu từ ngày 20/02/ 2019 đến ngày 10/05/2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Hiện trạng đặc điểm tài nguyên rừng của huyện Mường Khương - Tìm hiểu một số văn bản luật và dưới luật liên quan đến công tác PCCCR - Thực trạng cháy rừng tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai từ năm 2013 – 2017 - Một số yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng tại địa bàn huyện - Đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy rừng - Thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp góp phần cho PCCCR tại địa bàn nghiên cứu. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Kế thừa và chọn lọc các số liệu liên quan đến các nội dung của đề tài - Kế thừa số liệu cháy rừng giai đoạn 2013-2017: + Số vụ cháy
  26. 17 + Loại rừng bị cháy + Diện tích thiệt hại + Nguyên nhân - Kế thừa có chọn lọc các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở khu vực nghiên cứu, bản đồ hiện trạng rừng và đất rừng. - Kế thừa số liệu về khí tượng thủy văn. 3.4.2. Chọn các địa điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu phải mang tính đại diện, đầy đủ, rõ nét về các đặc điểm như: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, có rừng, đã xảy ra cháy rừng và có các biện pháp PCCCR đã được áp dụng. 3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu * Thu thập số liệu thứ cấp Những số liệu thứ cấp là những số liệu đã được công bố đảm bảo tính khách quan của đề tài. Những số liệu này mang tính tổng quát, đại diện giúp cho người nghiên cứu có thể hình dung ra được công tác PCCCR có những vấn đề thuận lợi, khó khăn trong công việc PCCCR. Những số liệu này thường thu thập được từ các nguồn: - Hạt kiểm lâm huyện. - UBND huyện. - Trạm khí tượng thủy văn. * Thu thập số liệu sơ cấp Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA): thông qua việc đi thực địa để thu thập thông tin cần thiết đã có tại thời điểm nghiên cứu. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): tiếp xúc trực tiếp với người dân, chủ rừng tại thời điểm nghiên cứu để thu thập thông tin. Tiến hành điều tra phỏng vấn theo mẫu bộ câu hỏi đã chuẩn bị trước: - Bộ câu hỏi phỏng vấn cán bộ hạt kiểm lâm + Phỏng vấn lãnh đạo hạt kiểm lâm
  27. 18 + Phỏng vấn kiểm lâm địa bàn + Ban lâm nghiệp xã - Bộ câu hỏi phỏng vấn người dân: chọn 30 hộ gia đình trên 3 xã đại diện, chọn ngẫu nhiên từ danh sách các hộ của các xã, mỗi xã 10 hộ gia đình. 3.4.4. Phương pháp điều tra quan sát trực tiếp kết hợp với nghiên cứu thực nghiệm Để tìm hiểu ảnh hưởng của thảm thực vật, vật liệu cháy ảnh hưởng đến cháy rừng. Trên một số loại rừng: Rừng trồng mỡ, rừng trồng sa mộc, rừng trồng keo, rừng tự nhiên để thu thập các chỉ tiêu cần điều tra, tiến hành lập các ô tiêu chuẩn (OTC). Mỗi loại rừng lập 3 OTC tại 3 vị trí chân, sườn, đỉnh đồi,diện tích mỗi ô tiêu chuẩn là 1000m2 (50m x 20m), trên mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành điều tra các cây tầng cao với các nhân tố điều tra Hvn; D1.3; Dt (rừng trồng điều tra 30 cây tiêu chuẩn/OTC) Tiến hành xác định độ tàn che bằng phương pháp hệ thống mạng lưới điểm (100 điểm). Tùy từng diện tích ô tiễu chuẩn mà bố trí các điểm điều tra, sao cho các điểm điều tra bố trí đều trong các ô tiêu chuẩn. Dùng một cây gậy nhỏ chiếu thẳng tán nếu gặp tán thì ghi số 1, không nhìn thấy tán thì ghi số 0, lúc nhìn thấy, lúc không nhìn thấy mép tán thì ghi 0,5. Công thức xác định độ tàn che: Kết quả tra ghi vào mẫu bảng 01. Mẫu bảng 01: Điều tra tầng cây cao ÔTC: Ngày điều tra: Người điều tra: Độ tàn che: Địa điểm điều tra:
  28. 19 STT Loài D1.3 (cm) Dt(m) H(m) Ghi OTC cây ĐT NB TB ĐT NB TB Hvn Hdc chú + Điều tra cây bụi thảm tươi tiến hành lập 5 ô dạng bản để điều tra cây bụi thảm tươi, cây tái sinh - Cây bụi thảm tươi được điều tra trên 5 ô dạng bản phân bổ ở bốn góc của ô tiêu chuẩn và giữa ô tiêu chuẩn, diện tích mỗi ô dạng bản là 25m2. - Chiều cao cây bụi thảm tươi được đo bằng sào có độ chính xác đến cm. - Độ che phủ chung của cây bụi thảm tươi được xác định trên các ô dạng bản, xác định độ che phủ của cây bụi thảm tươi thiêu hệ thống điểm: Nếu điểm điều tra có tán che của cây bụi thảm tươi ghi 1, nếu không có tán che của cây bụi thảm tươi ghi 0. Độ tàn che của cây bụi thảm tươi chung cho toàn ô tiêu chuẩn được tính bằng tỷ số giữa tổng số điểm điều tra có giá trị che phủ bằng 1 trên tổng số điểm điều tra (90 điểm). Kết quả được ghi vào mẫu bảng 02. Mẫu bảng 02: Điều tra cây bụi thảm tươi Số ÔTC: Ngày điều tra: Người điều tra: Độ tàn che: Địa điểm điều tra: STT Loại cây chủ Chiều cao Độ che phủ Sinh trưởng OTC yếu trung bình (m) (%) 1 2 3 + Điều tra cây tái sinh được điều tra trên 5 ô dạng bản:
  29. 20 Chiều cao cây tái sinh xác định bằng sào có độ chính xác đến cm. Chất lượng cây tái sinh được đánh giá qua hình dạng, hình dạng tán cây tái sinh và phân ra 3 cấp tốt, trung bình, xấu kết quả điều tra ghi vào mẫu bảng 03. Mẫu bảng 03: Điều tra cây tái sinh Số ÔTC: Ngày điều tra: Người điều tra: Địa điểm điều tra : TT Phân cấp chiều cao Chất lượng cây tái sinh Loài cây OTC <0,5m 0,5-1m ≥1m Tốt TB Xấu 1 2 3 + Điều tra đặc điểm vật liệu cháy, ẩm độ của vật liệu cháy Vật liệu cháy được điều tra trên 5 ô dạng bản có diện tích 1m2 phân bổ ở góc và giữa các ô dạng bản 25m2 của ô tiêu chuẩn. Điều tra thành phần của thảm khô, thảm tươi và xác định khối lượng của vật liệu cháy bằng cân. Số liệu điều tra được thống kê vào mẫu bảng 04. Mẫu bảng 04: Điều tra vật liệu cháy Số ÔTC: Ngày điều tra: Người điều tra: Địa điểm điều tra: STT Trạng thái Thành phần vật Khối lượng VLC (kg/m2) OTC rừng liệu cháy Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 3 1 2 3 + Xác định ẩm độ của vật liệu cháy
  30. 21 Phương pháp điều tra thực hiện trên các ô tiêu chuẩn. Tại các trạng thái rừng tự nhiên, mỗi trạng thái bố trí 3 OTC điển hình ở các vị trí: Chân đồi – sườn đồi – đỉnh đồi. Đối với rừng trồng trên địa bàn xã điều tra trên rừng trồng hai loài chủ yếu là Mỡ và Keo thuần loài, đối tượng 3 năm tuổi trở lên, mỗi loại rừng trồng bố trí 03 OTC. Đối với rừng tự nhiên: diện tích OTC là 1000 2 m (25m x 40m), đối với rừng trồng là 500 m2 (20m x 25m). Vật liệu cháy được điều tra trên 5 ô dạng bản có diện tích 25m2 (5m x 5m) phân bố ở 4 góc và giữa các ô tiêu chuẩn để xác định sinh khối cây bụi thảm tươi và thảm khô. Xác định khối lượng của vật liệu cháy bằng cách thu gom toàn bộ vật liệu cháy trong ô dạng bản gồm 02 loại: thảm khô và thảm tươi và xác định sinh khối của vật liệu cháy bằng cân khối lượng. Đối với thảm khô thu gom toàn bộ cành khô, lá rụng; đối với thảm tươi tiến hành chặt toàn bộ cây bụi. Để quy đổi lượng vật liệu cháy xác định ở hiện trường thành lượng khô của chúng (xác định độ ẩm VLC), trên mỗi OTC của từng trạng thái lấy 01 kg/ 01 mẫu về sấy VLC ở 105oC tại phòng thí nghiệm từ 6 đến 8 giờ đến khối lượng không đổi. Tính độ ẩm vật liệu cháy theo công thức sau: W Trong đó: Q0: Khối lượng mẫu trước khi sấy Q: Khối lượng khô tuyệt đối sấy ở 105oC
  31. 22 Bảng 3.1: Phân cấp khả năng xuất hiện cháy rừng dựa vào độ ẩm vật liệu cháy (theo TS.Bế Minh Châu 2002)[7] Cấp Độ ẩm vật Trạng thái Biến đổi của Khả năng xuất cháy liệu cháy rừng tốc độ cháy hiện cháy rừng rừng (%) Rừng tự Không có khả I >50 nhiên, rừng Không cháy năng cháy bồ đề Ít có khả năng II 33 – 50 Rừng keo Chậm cháy, không nguy hiểm Có khả năng cháy Có thể cháy III 17 - 32,9 Rừng tre nứa tương đối nguy nhanh hiểm Không có tại Có khả năng cháy, IV 10 – 16,9 Nhanh địa bàn nguy hiểm Không có tại Rất dễ bắt lửa, cực V < 10 Rất nhanh địa bàn kỳ nguy hiểm Từ đó làm dự báo cấp cháy rừng và đặc trưng cháy rừng cho địa phương. 3.4.5. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu Dựa vào số liệu đã thu thập tại khu vực nghiên cứu, tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu để đánh giá được thực trạng công tác PCCCR, theo từng nội dung nghiên cứu của đề tài. Viết khóa luận.
  32. 23 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN 4.1. Đặc điểm tài nguyên rừng của huyện Mường Khương Diện tích rừng toàn huyện Mường Khương có tổng diện tích có rừng là 23,670,4ha, trong đó rừng phòng hộ chiếm (15,477,0ha) rừng trồng chiếm (6,312,9ha) với một số loài cây chủ yếu là cây sa mộc, mỡ, quế được trồng thuần loài, đặc biệt sa mộc được trồng với diện tích lớn tập trung có tầng thảm khô dày là nguồn vật liệu cháy tốt có thể dẫn đến đám cháy trên một khu vực lớn. Đối với diện tích rừng tự nhiên chiếm phần lớn 17,357,6ha và tập chung chủ yếu tại khu vực có địa hình phức tạp. Số liệu được lấy từ bảng 4.1. Bảng 4.1: Hiện trạng tài nguyên rừng của toàn huyện Mường Khương Diện Độ Tổng Diện tích trong quy hoạch 3 loại rừng tích Diện che diện Tên xã Chia theo nguồn gốc Chia theo mục đích sử dụng ngoài tích tự phủ tích có Tổng Rừng tự Rừng Đặc Phòng Sản 3 loại nhiên rừng( rừng nhiên trồng dụng hộ xuất rừng %) -1 -2 -3 -4 -5 -6 -7 -8 -9 -10 -11 Bản Lầu 1,746.0 1,746.0 1,320.7 425.2 0.0 776.3 969.7 0.0 5,686.5 30.7 Bản Xen 1,051.9 1,051.9 807.9 244.0 0.0 731.2 320.7 0.0 2,197.5 47.9 Cao Sơn 1,342.9 1,342.9 1,128.6 214.4 0.0 854.6 488.3 0.0 3,398.7 39.5 Dìn Chin 779.3 779.3 360.4 418.9 0.0 516.0 263.3 0.0 3,020.8 25.8 La Pan Tẩn 2,229.6 2,229.6 2,014.2 215.4 0.0 1,665.2 564.4 0.0 4,567.9 48.8 Lùng Khấu 937.5 937.5 461.6 475.9 0.0 437.2 500.3 0.0 2,989.3 31.4 Nhin Lùng Vai 3,427.7 3,427.7 2,635.6 792.0 0.0 2,054.5 1,373.2 0.0 5,873.6 58.4 Mường 1,773.0 1,773.0 1,298.0 475.0 0.0 1,175.5 597.4 0.0 2,782.1 63.7 Khương Nậm Chảy 2,613.0 2,613.0 2,328.4 284.6 0.0 2,264.4 348.6 0.0 4,715.9 55.4 Nấm Lư 746.4 746.4 355.1 391.2 0.0 294.5 451.9 0.0 2,189.0 34.1 PhaLong 1,212.0 1,212.0 650.5 561.6 0.0 704.8 507.3 0.0 2,642.4 45.9 Tả Gia 1,158.3 1,158.3 723.6 434.7 0.0 881.7 276.6 0.0 2,753.0 42.1 Khâu Tả Ngài 1,123.5 1,123.5 606.1 517.5 0.0 806.1 317.4 0.0 2,131.5 52.7 Chồ Tả Thàng 1,131.2 1,131.2 1,027.8 103.5 0.0 827.0 304.3 0.0 3,087.0 36.6 Tung 1,105.3 1,105.3 772.3 333.0 0.0 737.9 367.4 0.0 3,421.3 32.3 Trung Phố Thanh Bình 1,293.0 1,293.0 866.8 426.2 0.0 750.3 542.6 0.0 3,892.2 33.2 TỔNG 23,670.4 23,670.4 17,357.6 6,312.9 0.0 15,477.0 8,193.5 0.0 55,434.4 42.7 (nguồn: Kiểm kê đất đai huyện Mường Khương2015)[21]
  33. 25 4.2. Tìm hiểu một số văn bản luật và dưới luật liên quan đến công tác PCCCR của Chính Phủ và của địa phương Dưới sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước, đặc biệt là UBND tỉnh Lào Cai đã có nhiều chủ trương chính sách góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động quản lý bảo vệ rừng. Một số văn bản chính sách có liên quan đến công tác PCCCR như sau: Bảng 4.2: Một số văn bản luật và dưới luật liên quan đến công tác PCCCR STT Một số văn bản luật và dưới luật 1 Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004 2 Nghị định số: 09/2006/NĐ-CP ngày 16/1/2006 của Chính phủ về quy định phòng cháy, chữa cháy rừng 3 Nghị định số: 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 của chính phủ về sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản. 4 Luật phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH ngày 29/06/2001 của Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam. 5 Chỉ thị số: 12/2003/TC-TTg ngày 16/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng. 6 Chỉ thị số: 75/2005/CT-BNN ngày 15/11/2005 của bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về tăng cường thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. 7 Chỉ thị số: 1685/CT-TTg ngày 27/-9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ. 8 Chỉ thị số: 3714/CT-BNN-TCLN ngày 15/12/2011 của tổng cục lâm nghiệp về việc tăng cường chấn chỉnh hoạt động của lực lượng kiểm lâm. 9 Quyết định số: 245/1998/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp. 10 Thông tư số: 70/2007/TT-BNN ngày 01/08/2007 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về xây dựng và thực hiện quy ước về bảo vệ rừng ở thôn bản, cộng đồng dân cư
  34. 26 11 Quyết định số: 40/2005/QD-BNN ngày 07/07/2005 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định về khai thác rừng trồng cây phân tán. 12 Quyết định 2213/2006/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lào Cai về việc quy định sử lý thực bì bằng phương pháp đốt. 13 Quyết định 57/QD-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. 14 Quyết định số: 86/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập ban chỉ đạo trung ương về phòng cháy chữa cháy rừng. 15 Thông tư 01/2012/TT-BNN ngày 04/01/2012 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm nghiệp hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản. 16 Quyết định 4152/ QĐ-UBND ngày 29/12/2011 của UBND tỉnh Lào Cai về việc kiện toàn Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Lào Cai 17 Chỉ thị 44/CT ngày 18/12/1990 của UBND tỉnh Lào Cai về việc quản lý bảo vệ rừng 18 Nghị định số: 163/CP của Chính phủ trong việc giao đất giao rừng cho hộ gia đình 19 Luật phòng cháy chữa cháy 2001. 20 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy chữa cháy năm 2013. 21 Nghị định 157/3013/NĐ – CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi hạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. 22 Nghị định 99/2010/NĐ – CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. 23 Nghị định 99/2009/NĐ – CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Nhận xét: Như vậy, để quản lý tốt công tác bảo vệ rừng nói chung và PCCCR nói riêng, Chính Phủ và các ban ngành, địa phương đã kịp thời ban hành hành lang về luật, văn bản dưới luật có liên quan đến PCCCR, đặc biệt dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ từ UBND tỉnh Lào Cai đã nâng cao được ý thức của người dân
  35. 27 trong việc chấp hành luật pháp và kịp thời cập nhật các thông tin, các văn bản luật và dưới luật tạo điều kiện cho việc phát triển lâm nghiệp, hạn chế cháy rừng xảy ra. Tại huyện Mường Khương, người dân được cán bộ trong ban lâm nghiệp xã, địa chính xã phối hợp với kiểm lâm địa bàn tuyên truyền hướng dẫn người dân thực hiên các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng, xử lý ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về QLBVR. 4.3. Thực trạng cháy rừng từ năm 2013-2017tại địa phương Theo số liệu thống kê của Hạt Kiểm lâm và UBND huyện Mường Khương số vụ cháy từ năm 2013-2017 được thống kê ở bảng 4.3: Bảng 4.3: Tình hình cháy rừng ở huyện Mường Khương (2013-2017) Diện tích thiệt hại(ha) Số vụ Rừng STT Năm cháy Rừng trồng Rừng trồng Địa điểm trồng sa rừng mỡ hồi mộc Xã Lùng Vai và xã 1 2013 2 2 1 Tung Chung Phố 2 2014 1 1,5 Xã Bản Lầu Xã Tung Chung Phố và 3 2015 2 1,75 1,5 xã Tả Ngải Chồ 4 2016 1 0,5 Xã Tả Ngài Chồ Xã Lùng Vai và Xã 5 2017 2 1 1,5 Nấm Lư Tổng 8 10,75 ha
  36. 28 Bảng 4.4: Nguyên nhân cháy rừng và xử lý vi phạm Hình thức xử Số vụ Nguyên nhân lý Số tìm ra Năm Đốt rừng Sơ ý trong Không rõ vụ thủ Hành Hình làm khi sử nguyên phạm chính sự nương dụng lửa nhân 2013 2 2 2 2 0 2014 1 1 0 2015 2 1 1 1 1 0 2016 1 1 1 1 0 2017 2 2 1 1 2 0 Qua bảng 4.3 và bảng 4.4 có thể thấy rằng: Tình hình cháy rừng ở huyện Mường Khương xảy ra ở mức độ thấp trong 5 năm qua. Tổng số vụ cháy đã sảy ra 8 vụ cháy, ở xã Lùng Vai xảy ra 2 vụ, xã Bản lầu xảy ra 1 vụ, xã Tung Chung Phố xảy ra 2 vụ, xã Nấm Lư xảy ra 1 vụ, xã Tả Ngải Chồ xảy ra 2 vụ. Chỉ xảy ra với các loại rừng trồng, trong đó rừng mỡ (3 vụ), rừng sa mộc (3 vụ), rừng hồi (2 vụ). Các vụ cháy xảy ra chủ yếu là đối với rừng trồng, với diện tích thiệt hại (10,75ha) nguyên nhân chủ yếu là do người dân sơ ý sử dụng lửa trong rừng và đốt rừng làm nương rẫy. Tất cả các vụ cháy đều chịu hình thức sử lí là sử phạt hành chính, chưa đến mức nghiêm trọng để phải sử lí hình sự. Qua đây ta thấy được rằng công tác PCCCR chưa được quan tâm chú trọng, cần phải có những biện pháp PCCCR hợp lý đối với các loại rừng trồng dễ cháy, đặc biệt là rừng mỡ và sa mộc thuần loài. * Nguyên nhân gây ra các vụ cháy rừng Nguyên nhân gây ra các vụ cháy rừng bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan: - Nguyên nhân chủ quan:
  37. 29 Do ý thức của người dân khi sử dụng lửa trong rừng như: đốt ong, làm nương rẫy, sưởi ấm, hút thuốc khi đi rừng và ý thức chưa cao trong việc dập tắt các đám cháy nhỏ tạo điều kiện cho tàn lửa có cơ hội bốc cháy. Ngoài ra, do kinh phí đầu tư cho việc PCCCR còn hạn chế. Gây khó khăn, thiếu thốn các dụng cụ, thiết bị thông tin liên lạc để PCCCR. Kinh phí còn hạn hẹp nên chưa thể động viên, khen thưởng kịp thời cho người dân, để người dân có ý thức hơn trong việc sử dụng lửa ở trong rừng cũng như có ý thức dập lửa ngay khi có cháy rừng xảy ra. - Nguyên nhân khách quan: Do xảy ra cháy rừng tại các địa bàn lân cận nhưng chưa kịp phát hiện hoặc không thể dập tắt kịp thời khiến cho chúng cháy lan sang địa bàn xã. Do dập lửa không triệt để khi chữa cháy rừng, ở một số gốc cây vẫn bị cháy âm ỉ, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ bốc cháy trở lại. 25% Sơ ý trong khi sử dụng lửa 13% 62% Làm nương (đốt nương làm rẫy) Không rõ nguyên nhân Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ nguyên nhân gây cháy rừng. Biểu đồ trên thể hiện rõ nguyên nhân gây ra cháy rừng chủ yếu là do con người, chiếm tới 75%, không rõ nguyên nhân là 25%. Qua đó ta có thể thấy
  38. 30 người dân chưa nắm bắt được quy trình đốt nương rẫy, cách vệ sinh rừng, xử lý thực bì do đó mà rất dễ gây ra cháy rừng. * Loại rừng bị cháy và địa điểm cháy rừng Theo số liệu thu thập được thì chủ yếu các vụ cháy rừng thường xảy ra vào mua hanh khô từ khoảng tháng 10 đến tháng 5 năm sau, nơi xảy ra cháy thường tập trung ở những khu có địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, nơi tập chung nhiều bà con đồng bào thiểu số. Loại rừng chủ yếu bị cháy là: rừng trồng mỡ và sa mộc thuần loài. Đây là loài cây luôn tiền ẩn nguy cơ cháy rừng rất là cao, đặc biệt là vào mùa khô hạn do cây thường rụng lá rất nhiều tạo ra lượng VLC lớn và do chúng được trồng thuần loài nên việc đám cháy mở rộng phạm vi là hết sức nhanh chóng. 4.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng tại địa bàn huyện Mường Khương Cháy rừng luôn chịu sự tác động của nhiều nhân tố tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, sự tác động của các yếu tố này tới khả năng hình thành và phát triển của các đám cháy rừng lại không giống nhau. Vì vậy, trong công tác PCCCR cần hiểu rõ bản chất và mức độ tác động của các yếu tố đó đến quá trình hình thành, phát triển và lan tràn của các đám cháy. 4.4.1. Đặc điểm trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu Thực tế cho thấy đặc điểm cấu trúc rừng có ảnh hưởng rất lớn tới đặc điểm của tiểu khí hậu rừng, từ đó ảnh hưởng tới đặc trưng của VLC như: khối lượng, độ ẩm, thành phần hóa học cũng như sự phân bố của VLC trong rừng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở các lâm phần rừng tự nhiên, rừng cây lá rộng thường xanh có tổ thành loài đa dạng, kết cấu nhiều tầng tán, độ ẩm VLC trong rừng cao, khối lượng VLC khô ít, làm cho rừng tự nhiên thường khó cháy hơn rừng trồng. Phần lớn rừng tự nhiên ở địa bàn huyện Mường Khương đã trải qua thời gian khai thác dài, rừng bị tác động nhiều đã làm thay đổi cấu
  39. 31 trúc, kết cấu bị phá vỡ xuất hiện nhiều khoảng trống trong rừng. Rừng tự nhiên ở khu vục nghiên cứu chủ yếu ở trạng thái: IIIa2. 4.4.1.1. Điều tra tầng cây cao của các trạng thái rừng Thực tế cho thấy, diện tích rừng ở huyện Mường Khương chiếm tỷ lệ lớn bao gồm các trạng thái rừng trồng chủ yêu như: rừng mỡ trồng thuần loài, rừng sa mộc trồng thuần loài. Việc nghiên cứu các trạng thái rừng sẽ góp phần cung cấp cơ sở khoa học để đánh giá nguy cơ cháy cho các trạng thái rừng hiện có ở địa bàn xã. Kết quả điều tra tầng cây cao được tổng hợp ở bảng 4.5. Bảng 4.5: Kết quả điều tra tầng cây cao ở các trạng thái rừng Hvn Hdt ĐTC D1.3 Dt Mật STT Trạng thái rừng (m) (m) (%) (cm) (m) độ(cây) 1 Rừng mỡ 6 tuổi 9,8 7,1 60 39,3 3,2 1232 2 Rừng sa mộc 5 10,5 6,8 55 21,7 2,5 1168 tuổi 3 Rừng keo 6 tuổi 10,1 7,5 60 25.6 2.4 1120 4 IIIa2 13,5 10,2 50 61,5 6,55 354 Ghi chú: Hvn - chiều cao vút ngọn. Hdt - chiều cao dưới tán. ĐTC - độ tàn che. D1.3 - Chu vi thân cây ở chiều cao 1.3m. Dt - đường kính tán. Qua bảng 4.5 Có sự quan tâm sát sao của chính quyền địa phương cũng như cán bộ kiểm lâm vì vậy nhận thức của người dân về công tác PCCCR cũng như QLBV phát triển các loại rừng rất tốt nên các loại rừng trên địa bàn sinh trưởng tốt, đồng đều ít sâu bệnh. Rừng trồng có chiều cao vút ngọn và đường kính tán lớn, điển hình một số loại cây tiêu biểu đó là rừng mỡ và rừng keo có độ tuổi 6 năm tuổi sinh trưởng tốt, đồng đều, ít sâu bệnh phát triển tốt,
  40. 32 được người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như tỉa cành, tỉa thưa, dọn thực bì. 4.4.1.2. Điều tra tầng cây bụi, thảm tươi của các trạng thái rừng Cây bụi thảm tưởi ở từng loại rừng phát triển tương đối tốt, có khối lượng vật liệu cháy lớn nên tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao, khi cháy rừng tầng cây bụi thảm tươi dễ bén lửa và bùng phát lan tràn đám cháy nhanh, khó kiểm soát, nhất là các loại cây bụi và thảm tươi dễ cháy như: lau, guột, cỏ lá tre Kết quả điều tra được ghi ở bảng 4.6. Bảng 4.6: Kết quả điều tra cây bụi thảm tươi ở các trạng thái rừng Trạng thái H Độ che Sinh STT Loài cây rừng (m) phủ (%) trưởng Rừng Mỡ Guột, cỏ tranh, ba soi, cỏ lá tre, dương 1 0,4 0,42 Tốt tuổi 6 sỉ, Rừng Sa 2 Guột, cỏ tranh, lau, xim, , cỏ lá tre, 0,85 0,76 Tốt mộc tuổi 5 Rừng Keo Mua, cỏ tranh, tế guột guột, ba soi, ba 3 0,45 45,07 Tốt tuổi 6 gạc, sim, mua, găng Rừng tự 4 Tre nứa, dương xỉ,ba soi, chuối rừng . 0,8 74 Tốt nhiên dương xỉ, tre nứa, chuối rừng,côm trâu, 5 IIIa2 0,53 0,67 Tốt guột, lau, lách
  41. 33 4.4.1.3. Điều tra cây tái sinh của các trạng thái rừng Hình 4.2. cây mỡ tái sinh Do cấu trúc rừng đã bị phá hủy nên các các loài cây tái sinh phát triển mạnh như: Mỡ, quế, keo Phần lớn cây tái sinh có chiều cao dưới 1m, một số ít trên 1m. Cây tái sinh cũng là một trong những thành phần của vật liệu cháy, số lượng và khối lượng nhiều cũng có nguy cơ cháy rất cao. Bảng 4.7: Kết quả điều tra cây tái sinh Chất lượng cây tái Mật độ Phân cấp chiều cao(m) STT Trạng thái sinh cây tái OTC rừng 0,5- Trung sinh 1m Tốt Xấu 1m bình 1 Rừng mỡ 1232 530 410 292 715 302 215 tái sinh 2 Rừng keo 1168 660 302 206 500 425 243 tái sinh 3 Rừng quế 1120 438 222 460 608 252 260 tái sinh 4.4.2. Đặc điểm của vật liệu cháy. 4.4.2.1. Xác định khối lượng của vật liệu cháy.
  42. 34 Bảng 4.8: Khối lượng VLC ở các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu Khối lượng vật liệu cháy Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 3 Trạng thái Thành phần Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 STT rừng vật liệu cháy Khối Độ Khối Độ Khối Độ lượng ẩm lượng ẩm lượng ẩm (kg/m2) (%) (kg/m2) (%) (kg/m2) (%) Guột, cỏ Rừng trồng tranh, cỏ lá 1 mỡ tre, cành khô, 2,2 54,5 3,1 41,9 1,4 57,1 Tuổi 6 lá rụng, thảm mục Guột, lau, Rừng trồng xim, mua, 2 sa mộc cành khô, lá 1,8 66,6 2,3 34,7 2 50 Tuổi 5 rụng, thảm mục Guột, cành lá Rừng trồng khô, dương 3 keo 2 35 1,6 50 1,5 60 xỉ, thảm Tuổi 6 mục Vật liệu cháy bao gồm cành khô lá rụng và các bộ phận của cây, mùn, than bùn, cây bụi thảm tươi, chúng được coi là yếu tố quyết định đến sự phát sinh, phát triển của đám cháy. VLC càng lớn thì nguy cơ cháy càng cao, cường độ cháy càng mạnh và thiệt hại càng lớn. Nhìn chung, tất cả các sản phẩm hữu cơ có trong rừng đều có thể trở thành VLC khi có đủ oxy, nguồn nhiệt. Kết quả điều tra VLC dưới tán rừng của các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 4.8.
  43. 35 Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện khối lượng và độ ẩm VLC của Rừng trồng mỡ Qua kết quả về ẩm độ VLC ( cành khô, lá rụng ) ở bảng 4.8 ta thấy ẩm độ VLC cao nhất là 66,6% vào tháng 2 và ẩm độ VLC thấp nhất là 34,7% vào tháng 3, đối chiếu với bảng 3.1 phân cấp khả năng xuất hiện cháy rừng dựa vào ẩm độ VLC (theo Bế Minh Châu) thì khả năng xảy ra cháy của huyện ở cấp I,II và III. Ảnh 4.4: Vật liệu cháy
  44. 36 4.4.3. Đặc điểm điều kiện khí tượng và xác định mùa cháy rừng cho địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai Khí hậu: Nằm sát chí tuyến á nhiệt đới bắc bán cầu nên khí hậu mang tính chất á nhiệt đới gió mùa. Một số vùng trên địa bàn do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên mang khí hậu cận nhiệt đới, một năm có hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh nhiệt độ kéo dài bình quân từ 15-16 độ C, tháng 1 là tháng lạnh nhất, nhiệt độ có thể xuống đến 6 0C. Mùa hè mát nhiệt độ trung bình từ 32- 33 0C, cao nhất là 35 độ C, lượng mưa trung bình hằng năm là 1991mm. Cao nhât là 2402mm, thấp nhất là 1356mm. Lượng mưa phân bố không đều do địa hình song Chảy và sông Hồng có độ dốc cao, khí hậu mang nhiều tính chất khí hậu lục địa do lượng mưa phân bố không đều, địa hình dốc, độ che phủ của rừng thấp nên mùa mưa nước tập trung nhanh gây ra lũ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Là huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên do ảnh hưởng của địa hình nên diễn biến của khí hậu khá phức tạp, hình thành 2 vùng tiểu khí hậu khác biệt. Vùng núi thấp: đây là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa không điển hình, nhiệt độ trung bình năm 21 0C chia thành hai mùa tương đối rõ rệt, mùa mưa (tháng 5-10), mùa khô (tháng 11 – tháng 4 năm sau). Tiểu vùng khí hậu này phù hợp với sinh trưởng phát triển các loài cây lâm nghiệp nhiệt đới. Vùng núi cao: nằm ở đai trên 800m. Đặc trưng khí hậu của vùng này là cận nhiệt đới không điển hình. Một năm có hai mùa ranh giới không rõ rệt. Mùa đông lạnh và kéo dài. Nhiệt độ trung bình từ 15-17 0C, tháng lạnh nhất có thể xuống đến 4-5 độ C. mùa hè mát mẻ nhiệt độ không đến 30 0C. Tiểu vùng khí hậu này rất thích hợp với sự sinh trưởng phát triển của cây là kim.
  45. 37 Bảng 4. 9: Khí hậu của huyện Mường Khương (trạm khí tượng thủy văn huyện Mường Khương) Tháng Nhiệt độ trung bình (oC) Lượng mưa trung bình (mm) Số giờ nắng (giờ) Độ ẩm trung bình (%) 2013 2014 2015 2016 2017 2013 2014 2015 2016 2017 2013 2014 2015 2016 2017 2013 2014 2015 2016 2017 Cả 23,4 24,3 24,4 24,6 25,3 149,6 150,1 161,2 138,9 126,7 89,5 89 102,3 97,3 110,2 77,3 78,5 78,3 78,5 78,3 năm 1 12,8 14,6 15,3 17,7 18,1 9,3 20,3 13,8 7 25,6 14 14,8 12,2 119,2 98,9 71 82 82 71 78 2 17,7 16,1 19,9 17,2 19,2 17,5 16,5 17,7 16,1 12,5 37,9 18,5 38,9 31,9 43,8 71 67 86 79 82 3 17,1 20,2 24 19,9 21,6 105,8 16,9 46,1 68,6 59,4 15 24,3 75,4 14,9 32,4 83 83 80 87 88 4 23,8 26,2 25 25,3 25,4 42 31,8 23,3 170,4 21,6 57 94,9 69 13,5 114,3 80 82 81 88 78 5 27,2 28,9 28,9 29,3 30,6 149 387,7 242,5 106,4 74,2 138,5 148,5 158 181,5 204,7 80 79 78 77 75 6 29,5 30,3 30 30,1 30,9 395,5 268,9 216,7 221,7 241,1 127,2 107,7 161,7 120,3 178 76 77 74 80 75 7 29,9 29,6 28,8 29,5 30,4 254,4 388,3 305,9 357,3 96,8 151,4 145,4 119,9 133 124 80 74 82 81 72 8 28,9 29,3 29,1 28,9 29 313,2 478,1 541,4 314,7 354,2 151 106,3 140,9 107,6 157,7 77 78 81 82 82 9 27,5 27,9 27 29,2 28,5 247,6 54,7 374,3 237,3 345,4 102,7 112 89,4 137,7 101 80 78 82 78 83 10 24,5 26,8 25,6 27 27,2 117,6 77,5 61,2 119,4 99,7 76,8 99,9 134,9 134,6 139 80 76 73 73 72 11 23,9 23,4 22,8 22,9 24,6 31,8 34,8 69,6 36,5 158 106,5 99,7 68,8 85,3 83,6 78 75 73 79 80 12 17,4 18,7 16,3 17,6 18,5 51,5 25,7 22,2 11,8 31,5 95,6 42,2 158,7 87,5 44,6 76 79 68 67 75
  46. 38 35 90 30 85 25 80 20 15 75 10 70 5 0 65 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ năm 2014 Nhiệt độ năm 2015 Nhiệt độ năm 2016 Nhiệt độ năm 2017 Nhiệt độ năm 2018 Độ ẩm năm 2014 Độ ẩm năm 2015 Độ ẩm năm 2016 Độ ẩm năm 2017 Độ ẩm năm 2018 (Nguồn:Hình Trạm 4.5: khí tượngBiểu đồ thủy lượng văn mưahuyện và Mường độ ẩm Khương )
  47. 39 Thông qua biểu đồ này ta thấy: Diễn biến của thời tiết qua các năm rất phức tạp, khả năng xảy ra cháy rừng rất là lớn và nếu như không có các biện pháp PCCCR tốt thì rất dễ xảy ra cháy lớn. Để xác định mùa cháy rừng theo phương pháp chỉ số khô hạn, đề tài đã tổng hợp số liệu nhiệt độ và lượng mưa trung bình trong 5 năm cụ thể như sau: Bảng 4.10: Nhiệt độ và lượng mưa tại khu vực nghiên cứu (TB 5 năm) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ 15,7 18 20,6 25,1 29 30,2 29,6 29 28 26,2 23,5 17,7 ( oC ) Lượng mưa 15,2 16,1 59,4 57,8 192 268,8 280,5 400,3 251,9 107,1 66,1 28,5 ( mm ) X=1;2;0 Chỉ số X=1;2;0 là chỉ số khô hạn huyện Mường Khương theo kết quả cháy rừng dựa vào số liệu nhệt độ và lượng mưa (chỉ số khô hạn của TháiVăn Trừng) tại địa phương có 1 tháng khô trong một năm, 2 tháng hạn và không có tháng kiệt nào. Trong đó: Tháng khô là tháng 12: có lượng mưa trung bình là 28,5 mm, nhiệt độ trung bình là 17,7 oC. Tháng hạn là tháng 1 và tháng 2: Tháng 1 có có lượng mưa trung bình là 15,2 mm, nhiệt độ trung bình là 15,7 oC. Tháng 2 có lượng mưa trung bình là 16,1 mm, nhiệt độ trung bình là 18o C. Từ kết quả trên ta xác định mùa cháy rừng tại huyện Mường Khương gồm 3 tháng từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau trong đó đặc biệt chú ý đến
  48. 40 tháng 1 và tháng 2 là hai tháng có lượng mưa rất thấp, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao. 4.4.4. Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến cháy rừng Theo thống kê của hạt Kiểm lâm và UBND huyện Mường Khương thì đa số vụ cháy rừng là do hoạt động sử dụng lửa ở trong rừng và bìa rừng của người dân như: Đun nấu, đốt nương làm rẫy, chăn thả gia xúc, xử lý thực bì hoặc do trẻ em vô tình hay cố ý nghịch lửa gây ra. Trong khi đó VLC ở các trạng thái rừng có khối lượng lớn và dễ bắt lửa. Vì vậy, nếu có nguồn lửa, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát thành đám cháy. Từ những nguyên nhân trên cho thấy tình hình kinh tế xã hội tại khu vực góp phần không nhỏ vào sự xuất hiện của các đám cháy rừng. Tại khu vực nghiên cứu có nhiều thành phần dân tộc. Một số hộ gia đình sống phân tán cả ngoài bìa rừng và trong rừng để tiện cho việc khai thác, đốt nương làm rẫy, đốt ong, lấy củi để phục vụ cho cuộc sống. Các hoạt động này thường gắn liền với việc sử dụng lửa tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao. 4.5. Đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy rừng 4.5.1. Khái quát về tình hình PCCCR tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai Rừng là tài nguyên quý giá có ý nghĩa rất to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ quốc phòng an ninh, có giá trị to lớn về mặt sinh thái môi trường, gắn liền với cuộc sống của người dân. Nhận thức được tầm quan trọng của rừng trong những năm qua lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể của huyện Mường Khương đã quan tâm tới công tác quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt là công tác PCCCR. Và huyện Mường Khương đã thành lập các tổ đội PCCCR. Ngoài lực lượng chuyên trách huyện còn huy động các lược lượng khác phối kết hợp trong công tác PCCCR. Ngoài việc tăng cường nhân lực, huyện Mường Khương còn đầu tư kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho công tác PCCCR tại địa bàn huyện.
  49. 41 Hằng năm, huyện thường tổ chức các hội nghị PCCCR, xây dựng kế hoạch PCCCR trong mùa khô, làm tốt công tác tuyên truyền, luật bảo vệ và phát triển rừng, các quy định về PCCCR bằng nhiều hình thức khác nhau. Ký cam kết bảo vệ rừng đối với các hộ dân, tuyên truyền giáo dục nâng cao hiểu biết về PCCCR cho người dân. 4.5.2. Đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy rừng Mường Khương, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến và sâu rộng trong cộng đồng dân cư, các cơ quan đơn vị, trường học trên địa bàn huyện bằng nhiều hình thức, phương pháp để mọi người nhận thức rõ về trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng và tầm quan trọng của rừng. Hàng năm UBND huyện phối hợp với hạt Kiểm lâm đã hoàn thành tốt công tác tuyên truyền cụ thể như: Mở các lớp tập huấn cho cán bộ, các trưởng thôn về công tác PCCCR để khi họ được tập huấn về sẽ phố biến cho bà con trong xóm. Phát tờ rơi nhằm cung cấp thông tin và cập nhật tình hình cháy rừng của địa phương để cho mọi người nắm rõ. Thực hiện tốt 100% các hộ ký cam kết trong công tác PCCCR. 4.5.2.1. Khái quát về các tổ chức, lực lượng tham gia PCCCR tại huyện Mường Khương UBND huyện và Hạt kiểm lâm huyện đã thành lập các ban, tổ PCCCR chuyên trách và bán chuyên trách. Các tổ có nhiệm vụ tuần tra, canh gác bảo vệ rừng, thông báo kịp thời khi có cháy rừng xảy ra.
  50. 42 Bảng 4.11: Các tổ chức tham gia PCCCR tại huyện Mường Khương Tổ chức/cơ Thành phần STT quan chỉ huy (tổ, đội, Chức năng PCCCR người) Ban chỉ huy có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trong ngành, các chủ rừng và các tổ chức, cá Ban chỉ huy 1 1 ban nhân có liên quan trong tỉnh thực hiện công tác phòng PCCCR cháy, chữa cháy rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước. Theo dõi tình hình công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh.Tham mưu cho trưởng Ban chỉ huy PCCCR huy động lực lượng tham gia ứng cứu chữa cháy khi có cháy lớn xảy ra theo phương án huy động Hạt kiểm lâm lực lượng được ban hành. Lập kế hoạch kiểm tra, đôn 2 13 người huyện đốc các địa phương, đơn vị chủ rừng về việc thực hiện phương án PCCCR.Chỉ đạo các địa phương tổ chức khắc phục hậu quả do cháy rừng gây ra.Tổ chức, triển khai công tác dự báo phòng cháy, chữa cháy rừng, tổ chức sơ kết, tổng kết công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Cùng các xã, thôn, bản tuyên truyền vận động nhân dân tích cực BVR-PCCCR thuộc địa bàn của lực lượng Biên Bộ đội biên 3 10 người phòng quản lý phối hợp với các lâm trường, hạt kiểm phòng lâm sở tại lập kế hoạch BVR-PCCCR, xây dựng và củng cố lực lượng, phương tiện BVR-PCCCR Chuyên làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác các khu vực trọng điểm dễ cháy, phát hiện lửa rừng kịp thời huy 4 Tổ PCCCR 2 tổ động lực lượng tại chỗ khống chế lửa rừng và kịp thời thông báo về tình hình cho lực lượng chuyên trách. Lực lực 5 20 người Lực lượng nòng cốt cho công tác PCCCR chuyên trách Lực lượng 6 bán chuyên 10 người Hỗ trợ, phối hợp cùng lực lượng chuyên trách trách
  51. 43 Ngoài những việc đã làm được thì công tác PCCCR vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: - Công tác tuyên truyền giáo dục những quy định của pháp luật về công tác PCCCR đến với người dân vẫn còn hạn chế, do đời sống kinh tế của người dân còn khó khăn, trình độ dân trí chưa cao. - Lực lượng nòng cốt cho công tác PCCCR còn mỏng, kinh nghiệm cho công tác PCCCR còn hạn chế. - Thiếu vốn đầu tư cho công tác PCCCR. 4.5.2.2. Dự báo cháy rừng. Ban chỉ huy PCCCR của huyện ban hành các quy chế, các vấn đề cấp bách trong bảo vệ phát triển rừng, thường xuyên kiểm tra đôn đốc ban chỉ huy PCCCR huyện và các cá nhân tổ chức có liên quan để chỉ đạo công tác bảo vệ phát triển rừng nói chung và PCCCR nói riêng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Trong khu hành chính của huyện đều thành lập một tổ đội PCCCR khi có cháy rừng xảy ra, đồng thời làm công tác tuần tra bảo vệ rừng của mỗi khu. Mỗi tổ đội PCCCR ở từng khu có khoảng 10-15 người tham gia do trưởng khu làm tổ trưởng, mỗi cá nhân tham gia được cấp một con dao phát. Mỗi năm các tổ tự diễn tập PCCCR một lần để nâng cao khản năng chữa cháy cũng như kỹ thuật phối hợp với các lực lượng chữa cháy khác, có biện pháp xử lý và huy động lực lượng kịp thời khi xảy ra cháy rừng theo bố phương châm tại chỗ để chỉ đạo: chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ, lực lượng tại chỗ, hậu cần tại chỗ 4.5.2.3. Xây dựng cơ sở vật chất. Hàng năm UBND huyện đã đầu tư một số trang thiết bị chủ yếu cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng như mua dao phát, cuốc xẻng, quần áo bảo hộ và bình chữa cháy để khi có đám cháy xảy ra các lực lượng chuyên trách và bán chuyên trách có thể nhanh chóng dập lửa bằng các dụng cụ. Dựa trên nguồn kinh phí đóng góp từ các chủ rừng, nguồn vốn từ dự án phát triển rừng, hạt kiểm lâm huyện đã thành lập quỹ bảo vệ rừng với số trang thiết bị như sau:
  52. 44 Bảng 4.12: Trang thiết bị PCCCR của huyện Mường Khương Đơn vị Đơn giá Thành tiền STT Hạng mục Số lượng tính (vnđ) (vnđ) 1 Dao phát Con 20 80.000 1.600.000 2 Xẻng Cái 20 30.000 600.000 3 Cuốc Cái 20 30.000 600.000 4 Biển cấm lửa Cái 5 150.000 750.000 Biển cấp dự báo 5 Cái 3 1.500.000 4.500.000 cháy rừng 6 Cưa xăng Cái 3 8.000.000 24.000.000 7 Xô xách nước Cái 30 20.000 600.000 8 Bình cứu hỏa Cái 10 350.000 3.500.000 Tổng 36.150.000 Qua bảng 4.12 ta thấy công tác PCCCR tại huyện Mường Khương đã và đang được sự quan tâm đầu tư để mua sắm các trang thiết bị nhằm hỗ trợ cho công tác PCCCR. Tuy nhiên kinh phí đầu tư này còn tương đối hạn hẹp đối với một xã có diện tích rừng khá lớn như ở huyện. Đây chủ yếu là các thiết bị thô sơ như: dao phát, cuốc, xẻng, biển báo, cưa xăng, xô nhựa. Tổng kinh phí đầu tư là: 36.150.000VNĐ 4.5.2.4. Xây dựng lực lượng Ban chỉ huy PCCCR là lực lượng nòng cốt trong việc tổ chức PCCCR. Hằng năm ban chỉ huy PCCCR của xã đã tổ chức dự báo cháy rừng và cung cấp thông tin dự báo cháy rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng của xã, các biển báo cấp dự báo cháy rừng suốt mùa khô. Bước đầu xây dựng được ý thức về PCCCR cho cộng đồng dân cư sống ven rừng và phụ thuộc vào rừng.
  53. 45 Để làm tốt công tác PCCCR thì ban chỉ huy PCCCR của xã đã đưa ra các yêu cầu: - Quán triệt quan điểm phòng là chính, chữa phải khẩn chương, nhanh chóng, kiên quyết, triệt để. - Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra. - Hạn chế khả năng bén lửa của VLC. - Khống chế sự lan tràn của đám cháy. - Dập tắt kịp thời đám vừa xuất hiện. Ban chỉ huy PCCCR của huyện Mường Khương có nhiệm vụ và quyền hạn: - Trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các xã,thôn và chủ rừng thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ rừng và PCCCR. - Chỉ đạo, điều hành việc phối kết hợp giữa các lực lượng quân đội, lực lượng tự vệ của các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, lực lượng ở xã và các thôn trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR. - Xây dựng phương án chống chặt phá rừng và phương án PCCCR; huy động mọi nguồn lực hỗ trợ công tác bảo vệ rừng và PCCCR trên địa bàn toàn huyện. Chỉ đạo các xã, thôn và chủ rừng thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra. - Chỉ đạo việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức cho người dân trong lĩnh vực bảo vệ rừng và PCCCR; cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng trong các tháng cao điểm mùa khô. - Chỉ đạo các ban, ngành, thôn, chủ rừng làm tốt công tác phòng cháy và chữa cháy rừng, tổ chức khắc phục hậu quả sau các vụ cháy rừng; báo cáo và tham mưu cho Chủ tịch UBND xã về tình hình giải quyết các vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ rừng và PCCCR. Tổng hợp đề xuất, biểu dương khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR.
  54. 46 4.5.2.5 Biện pháp kỹ thuật lâm sinh Trên địa bàn huyện Mường Khương đa phần rừng trồng thuần loài sa mộc hoặc mỡ. Để nâng cao hiệu quả cản lửa cần bố trí trồng hỗ giao các loại cây , kết hợp nông lâm nghiệp trong giai đoạn rừng non chưa khép tán đối với một số loại cây lương thực ưa sáng như sắn, ngô nhằm tránh sói mòn rửa trôi tầng đất mặt lại đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Trong quá trình thực hiện phải thực hiện đúng quy trình , không làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của loài cây mục đích. Vệ sinh rừng với mục đích giảm vật liệu cháy. Đối với rừng trồng trên địa bàn có lượng vật liệu cháy khô tích tụ rất lớn, do đó trước mùa khô hanh, tiến hành tỉa thưa kết hợp với thu dọn cành khô lá rụng và phát dọn cây bụi thảm tươi, sau khi thu dọn lại nên tiến hành đốt trước vật liệu cháy theo đúng kỹ thuật và có sự giám sát hỗ trợ bởi các bộ lâm nghiệp xã. Xây dựng đường băng xanh bằng những loài cây có sức chống chịu lửa giỏi và có khả năng chịu nhiệt độ cao, cây chứa nhiều nước, có cành lá sum suê, vỏ dày, không rụng lá trong mùa khô, cây có sức tái sinh hạt và chồi mạnh, sinh trưởng phát triển nhanh, không có cùng loài sâu bệnh hại cây trồng rừng hoặc không là ký chủ của các loại sâu bệnh hại cây rừng, cây trồng, có thể làm thức ăn cho gia súc . Một số loài cây đề xuất để làm băng xanh như : dứa, dọc, cọc rào, nhội, gạo. Tu sửa các đường lâm nghiệp, đường băng trắng cũ đang xuống cấp trên địa bàn huyện và xây dựng thêm các đường băng trắng tại nơi có rừng trồng tập trung. 4.6. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp PCCCR 4.6.1. Thuận lợi Các chủ rừng được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp các ngành như HĐND, UBND huyện, UBND xã và được sự hướng dẫn bởi cán bộ trong ban PCCCR của hạt Kiểm lâm huyện và kiểm lâm địa bàn cùng sự hỗ chợ phối hợp
  55. 47 của các ngành liên quan, các doanh nghiệp và người dân tại địa phương trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng Trang thiết bị PCCCR tương đối đầy đủ để cấp cho các thành viên trong tổ PCCCR tại từng khu. Lượng trang thiết bị dự phòng dồi dào. Đã xây dựng đường lâm nghiệp kết hợp với băng trắng cản lửa đến từng đồi cây sản xuất thuận lợi cho việc trồng, khai thác và bảo vệ rừng. Đa phần người dân đều có đời sống gắn bó với rừng từ xa xưa, có kiến thức về hoạt động sản suất và bảo vệ rừng tương đối tốt. Công tác tuyên truyền tại địa phương được đặt lên hàng đầu, hoạt đông đã đem lại kết quả cao. 4.6.2. Khó khăn Địa hình phần lớn là đồi núi, đối với khu vực rừng ở nơi xa, ít người đi tới chưa có đường lâm nghiệp lớn thường khó khăn trong việc huy động lực lượng phương tiện PCCCR khi xảy ra đám cháy. Một số bộ phận người dân ý thức còn chưa cao, chưa hiểu được tầm quan trọng của công tác PCCCR. Dụng cụ PCCCR tại địa phương còn thô sơ, thiếu về số lượng và giảm về chất lượng, không có máy móc chuyên dụng cho PCCCR, không đáp ứng được yêu cầu khi xảy ra đám cháy lớn Rừng trên địa huyện Mường Khương phần lới là rừng trồng thuần loài, khối lượng vật liệu cháy khô như thảm mục, cành lá rơi rụng còn lớn, nên khi xảy ra cháy rừng nếu không phát hiện kịp thời rất dễ bùng phát cháy trên diện rộng. 4.6.3. Đề xuất một số giải pháp phòng chống cháy rừng * Tuyên truyền giáo dục - Công tác tuyên truyền giáo dục là hết sức cần thiết do nguyên nhân cháy rừng chủ yếu là do các hoạt động của con người, để làm tốt công tác PCCCR cần nâng cao ý thức, khiến thức của người dân cũng như cho họ thấy được ảnh hưởng của cháy rừng đến kinh tế, môi trường và sinh mạng con người. Tuyên
  56. 48 truyền giáo dục đối với người dân tại địa phương cần đáp ứng các yếu tố đơn giả, dễ hiểu, đầy đủ nội dung và thu hút thông qua các biện pháp như áp phích, tranh cổ động, tờ rơi, các buổi hội nghị, thảo luận với những nội dung chính sau: - Nguyên nhân gây cháy rừng và tác hại của cháy rừng ảnh hưởng như thế nào tới đời sống người dân. - Các chủ trương chính sách hỗ chợ người dân trong công tác PCCCR. - Tuyên truyền phổ biến một số biện pháp phòng cháy trong sản suất lâm nghiệp cũng như các biện pháp chữa cháy khi có đám cháy xảy ra. Cho người dân xây dựng và kí kết quy ước, hương ước về BVPTR. *Theo dõi dự báo cháy rừng. Xây dựng một số chòi canh lửa tạm thời dao lịch canh gác cho các thành viên trong tổ PCCCR của từng khu trong mùa cháy rừng, khi xảy ra đám cháy có thể thông báo ban chỉ đạo PCCCR của xã. Người dân là nhân tố quan trọng trong phát hiện cháy rừng cũng như tham gia vào công tác chữa cháy nếu có xảy ra đám cháy. Cần nâng cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân trong PCCCR. Tiến hành dự báo cháy rừng cho địa bàn thông qua các chỉ tiêu khí tượng thủy văn, dựa trên kết quả dự báo thông báo cho người dân bằng biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng. *Cơ chế chính sách tài chính Hỗ trợ người dân xóa đói giảm nghèo bằng biện pháp hỗ trợ vốn, kỹ thuật, chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đến từng thôn bản. Xây dựng quỹ PCCCR của huyện bằng nhiều nguồn như từ nhà nước, dự án, đóng góp từ người dân và các công ty, doanh nghiệp tại địa phương. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường giao thông tại huyện Mường Khương đang xuống cấp, cần tu bổ sửa chữa kịp thời. Đầu tư trang thiết
  57. 49 bị PCCCR hiện đại hơn như máy bơm, bình nước đeo vai, bể chứa nước tại nơi tập trung nhiều rừng, cưa máy, quần áo bảo hộ. Nâng cao chính sách khen thưởng đãi ngộ đối với thành viên trong tổ PCCCR của từng khu cũng như lực lượng tại chỗ huy động khi xảy ra đám cháy. Sử phạt những hành vi vi phạm. * Tổ chức thực hiện nâng cao năng lực PCCCR. Trong công tác PCCCR lấy phương châm 4 tại chỗ để chỉ đạo: Lực lượng tại chỗ,chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ, phương tiện tại chỗ. Thường xuyên củng cố, kiện toàn bộ máy chỉ đạo công tác PCCCR từ huyện đến từng khu. Tăng cường lực lượng ở các tổ PCCCR ở từng khu. Diễn tập PCCCR cấp huyện vào hàng năm vào đầu mùa khô, phối hợp diễn tập PCCCR cấp huện và cấp tỉnh. Các công ty lâm nghiệp trên địa bàn cần phải tự xây dựng phương án PCCCR riêng đồng thời phối hợp với ban chỉ đạo PCCCR của xã trong công tác BVPTR. Xây dựng phương án PCCCR tại huyện theo định kỳ 5 năm một lần hoặc mỗi năm một lần. Kiểm tra việc thực hiện phương án PCCCR thường xuyên, kết quả kiểm tra phải được nhận xét đánh giá cụ thể để đưa ra cách khác phục cho những tồn tại trong phương án .
  58. 50 PHẦN 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua quá trình thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số yếu tố nội tại của các trạng thái rừng tại huyện Mường Khương- tỉnh Lào Cai để phụ vụ công tác phòng cháy chữa cháy rừng”, tôi đưa ra một số kết luận sau: Địa bàn huyện Mường Khương đã và đang thực hiện công tác PCCCR theo hệ thống pháp lý về luật và các văn bản dưới luật của Chính Phủ và địa phương ban hành. Thực trạng cháy rừng tại huyện Mường Khương từ năm 2013 - 2017 đã xảy ra 08 vụ cháy với tổng diện tích rừng bị cháy là 10,75ha thiệt hại chủ yếu là về gỗ rừng trồng. Các yếu tố ảnh hưởng đến cháy rừng và xác định mùa cháy rừng: - Cành khô, lá rụng ở tầng cây gỗ chiếm phần lớn trong tỉ lệ VLC ở các trạng thái rừng nên cần được đặc biệt quan tâm - Cây tái sinh cũng là một trong những thành phần của VLC số lượng và khối lượng cành khô lá rụng nhiều cũng có nguy cơ cháy rất cao. - Tầng cây bụi, thảm tươi: guột, cỏ tranh, cỏ lá tre, cỏ tranh, cỏ lá tre, thảm mục. - Ẩm độ VLC cũng là yếu tố cần phải chú trọng quan tâm vì diện tích rừng của huyện chủ yếu là rừng trồng thuần loài và đều là loài có khả năng bùng phát cháy nhanh. - Đặc điểm khí tượng tại huyện Mường Khương diễn ra hết sức phức tạp, khả năng xảy ra cháy rừng rất cao mùa cháy rừng được xác định là từ tháng 12 năm trước tới tháng 2 năm sau. - Độ dốc cũng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự phát sinh và phát triển của các đám cháy rừng, độ dốc càng lớn, khả năng lan tràn của đám
  59. 51 cháy càng cao và càng gây khó khăn cho công tác chữa cháy. Ngoài ra độ dốc còn ảnh hưởng nhất định tới sự sinh trưởng và phát triển của lớp thảm thực vật, từ đó ảnh hưởng tới cháy rừng. Qua điều tra tôi thấy rằng, có sự khác biệt khá rõ về độ dốc giữa một số trạng thái rừng. Đặc biệt là giữa rừng trồng và rừng tự nhiên. Các trạng thái rừng tự nhiên thường phân bố ở nơi xa, có độ dốc lớn (17o – 20o) còn các loại rừng trồng chủ yếu phân bố ở những nơi có độ dốc thấp hơn (8o – 14o). Chính quyền địa phương cũng như cán bộ kiểm lâm có sự quan tâm sát sao của vì vậy nhận thức của người dân về công tác PCCCR cũng như QLBV phát triển các loại rừng rất tốt nên các loại rừng trên địa bàn sinh trưởng tốt, đồng đều ít sâu bệnh. Rừng trồng có chiều cao vút ngọn và đường kính tán lớn, điển hình một số loại cây tiêu biểu đó là rừng mỡ và rừng keo có độ tuổi 6 năm tuổi sinh trưởng tốt, đồng đều, ít sâu bệnh phát triển tốt, được người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như tỉa cành, tỉa thưa, dọn thực bì. Thuận lợi, khó khăn: - Về mặt thuận lợi: Luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền, có sự phối hợp giữa các ban ngành trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng, người dân có nhận thức tốt hơn trong công tác PCCCR. - Về mặt khó khăn: Địa hình phức tạp bị chia cắt nhiều, giáp ranh với nhiều xã, huyện, tỉnh khác; khí hậu khô hanh kéo dài; đội ngũ cán bộ kiểm lâm trên địa bàn còn mỏng; nguồn vốn chưa được đầu tư nhiều, trang thiết bị PCCCR còn thiếu thốn chưa có trang thiết bị hiện đại; chế độ cho người tham gia PCCCR chưa rõ ràng. Giải pháp đề xuất: Trên cơ sở phân tích những tồn tại trên, để thực hiện công tác PCCCR trong thời gian tới UBND huyện và Hạt Kiểm lâm huyện Mường Khương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền ý thức giáo dục cho người dân, tổ chức thêm nhiều lớp tuyên truyền, tập huấn về PCCCR cho người dân và cho các lực lượng nòng cốt, đầu tư thêm kinh phí cho công tác
  60. 52 PCCCR để mua thêm trang thiết bị, áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho toàn bộ các khu rừng trên địa bàn, xây dựng phương án PCCCR hằng năm từ cấp tỉnh đến các cấp cơ sở, cấp thôn bản cụ thể sát với yêu cầu công tác PCCCR hiện nay, có nhiều dự án, chính sách xóa đói giảm nghèo khuyến kích người dân phát triển kinh tế lâm nghiệp để giảm tác động của người dân vào rừng. 5.2. Kiến nghị Để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện hơn, phản ánh đúng thực tế, các giải pháp đưa ra thật hữu ích, cụ thể thì cần có thời gian nghiên cứu dài hơn để đi sâu nghiên cứu thực tế, đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm thực hiện tốt công tác PCCCR trên địa huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai. Cần có những nghiên cứu khác liên quan đến nội dung của đề tài đã đề cập như nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cháy rừng, nghiên cứu về các loài cây làm băng cản lửa, để có các giải pháp toàn diện hơn.
  61. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Tuấn Anh (2006), Nghiên cứu phân loại rừng theo nguy cơ cháy cho huyện Hoành Bồ và huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh 2. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2015),Quyết định 3135/QĐ-BNN- TCLN ngày 06 tháng 8 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về công bố số liệu hiện trạng rừng toàn quốc năm 2014 3. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cẩm nang Lâm Nghiệp chương PCCCR (2004). 4. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quyết định số 1739/QĐ-BNN- TCLN năm 2013 về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc. 5. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Tài liệu tập huấn công tác PCCCR, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 6. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009), cẩm nang pháp luật ngành kiểm lâm lâm nghiệp, NXB nông nghiệp, Hà Nội. 7. Bế Minh Châu, Phùng Văn Khoa (2000), Giáo trình Lửa rừng, Trường Đại học Lâm Nghiệp, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 8. Dương Văn Chí (2005), Cỏ dại phổ biến ở Việt Nam. 9. Chính phủ (2006), Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng. 10. Trần Văn Cường (2012), Đánh giá công tác PCCCR tại hạt kiểm lâm huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2011. 11. Đồng Văn Hoạt (2015), Đánh giá công tác PCCCR tại hạt kiểm lâm huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012 - 2014. 12. Phạm Ngọc Hưng (1988),Xây dựng phương pháp dự báo khả năng xuất hiện cháy rừng thông nhựa (Pinusmerkusii) ở Quảng Ninh. 13. Phạm Ngọc Hưng (2005), Quản lý cháy rừng ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
  62. 54 14. Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004. 15. Trịnh Phú Nhuận (2010), Nghiên cứu các giải pháp quản lý cháy rừng tại thị xã Uông Bí, Quảng Ninh. 16. Nguyễn Văn Quỳnh (2015), Đánh giá công tác PCCCR tại hạt huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. 17. Lê Sĩ Trung và Đặng Kim Tuyến(2003), Giáo trình quản lý và phòng trống cháy rừng, NXB nông nghiệp, Hà Nội. 18. Đinh Thanh Tùng (2012), Đánh giá công tác PCCCR tại hạt kiểm lâm huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008 - 2012. 19. Tổng cục lâm nghiệp, Quyết định số 1938/QĐ-TTg ngày 28/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2014 – 2020. 20. UBND huyện Mường Khương .2011. Phương án PCCCR, BVPTR huyện Mường Khương (2011-2015) 21. UBND huyện Mường khương (2015), Kiểm kê đất đai huyện Mường Khương Trang wep 22.
  63. Phụ lục 1 BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN ĐỐI VỚI CÁN BỘ KIỂM LÂM 1. Những thông tin cơ bản của đối tượng điều tra Họ, tên: tuổi: trình độ Nam/nữ Dân tộc: Địa chỉ Cơ quan công tác: Chức vụ: . 2. Xin anh/chị cho biết tại địa phương có xảy ra cháy rừng hay không? Nếu có thì thường cháy những loại rừng nào? - Số vụ? - Diện tích thiệt hại khoảng bao nhiêu? - Nguyên nhân cháy? 3. Xin anh/chị cho biết hàng năm lực lượng Kiểm Lâm đã làm gì và làm như thế nào trong công tác PCCCR? - Tuyên truyền: + Hình thức (Hội họp, phát tờ rơi, ký cam kết PCCR, xây dựng biển báo, phương tiện thông tin đại chúng, đưa nội dung giáo dục vào trường học: + Kết quả tuyên truyền (đã triển khai thực hiện hàng năm) + Số lượng, chất lượng các hoạt động tuyên truyền được tổ chức: - Xây dựng cơ sở vật chất đầu tư cho PCCR (đầu tư mua sắm, xây dựng các dụng cụ, tròi canh ) - Làm đường băng cản lửa: Loại đường băng: Số lượng, cây trồng: - Giảm vật liệu cháy (đốt trước, vệ sinh rừng): - Dự báo cháy rừng:
  64. 4. Anh, chị cho biết những thuận lợi, khó khăn trong PCCCR. - Thuận lợi: + Ý thức trách nhiệm và vai trò của các bên tham gia PCCR: + Điều kiện tự nhiên: + Chính sách và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo: + Khoa học kỹ thuật: + Đầu tư cho sơ sở vật chất: + Quyền lợi của những người tham gia PCCR: - Khó khăn: + Ý thức trách nhiệm và vai trò của các bên tham gia PCCR + Điều kiện tự nhiên: + Chính sách và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo: + Khoa học kỹ thuật: + Đầu tư cho sơ sở vật chất: + Quyền lợi của những người tham gia PCCR: 5. Theo anh/chị để thời gian tới công tác PCCR đạt hiệu quả cần làm tốt những gì? Người điều tra Cán bộ cung cấp thông tin
  65. Phụ lục 2 BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN ĐỐI VỚI CÁN BỘ HUYỆN 1. Những thông tin cơ bản của đối tượng điều tra Họ, tên: tuổi: trình độ Nam/nữ Dân tộc: Địa chỉ Cơ quan công tác: Chức vụ: . 2. Xin anh/chị cho biết tại địa phương có xảy ra cháy rừng hay không? Nếu có thì thường cháy những loại rừng nào? - Số vụ? - Diện tích thiệt hại khoảng bao nhiêu? - Nguyên nhân cháy? 3. Xin anh/chị cho biết hàng năm lực lượng Kiểm Lâm đã làm gì và làm như thế nào trong công tác PCCCR? - Tuyên truyền: + Hình thức (Hội họp, phát tờ rơi, ký cam kết PCCR, xây dựng biển báo, phương tiện thông tin đại chúng, đưa nội dung giáo dục vào trường học: + Kết quả tuyên truyền (đã triển khai thực hiện hàng năm) + Số lượng,chất lượng các hoạt động tuyên truyền trên: - Xây dựng cơ sở vật chất đầu tư cho PCCR (đầu tư mua sắm, xây dựng các dụng cụ, tròi canh ) - Làm đường băng cản lửa: Loại đường băng: Số lượng, cây trồng: - Giảm vật liệu cháy (đốt trước, vệ sinh rừng): - Dự báo cháy rừng:
  66. 4. Anh, chị cho biết những thuận lợi, khó khăn trong PCCCR. - Thuận lợi: + Ý thức trách nhiệm và vai trò của các bên tham gia PCCR: + Điều kiện tự nhiên: + Chính sách và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo: + Khoa học kỹ thuật: + Đầu tư cho sơ sở vật chất: Quyền lợi của những người tham gia PCCR: - Khó khăn: + Ý thức trách nhiệm và vai trò của các bên tham gia PCCR + Điều kiện tự nhiên: + Chính sách và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo: + Khoa học kỹ thuật: + Đầu tư cho sơ sở vật chất: + Quyền lợi của những người tham gia PCCR: 5. Theo anh/chị để thời gian tới công tác PCCR đạt hiệu quả cần làm tốt những gì? Người điều tra Cán bộ cung cấp thông tin
  67. Phụ lục 3 BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN 1. Những thông tin cơ bản của đối tượng điều tra Họ, tên: tuổi: trình độ Nam/nữ Dân tộc: Địa chỉ 2. Xin anh/chị cho biết tại địa phương có xảy ra cháy rừng hay không? Nếu có thì thường cháy những loại rừng nào? - Bao nhiêu vụ? - Thiệt hại về diện tích khoảng bao nhiêu? - Nguyên nhân cháy do đâu? 3. Xin anh/chị cho biết hàng năm gia đình đã tham gia những hoạt động gì trong công tác PCCCR? (Hội họp, phát tờ rơi, ký cam kết PCCR, tập huấn, tuần tra canh gác, tham gia chữa cháy rừng?: 4. Anh, chị có nhận xét gì về phương pháp tổ chức thực hiện, tác động của các hoạt động mà anh/chị đã tham gia? 5. Quá trình PCCR anh/chị đã gặp những thuận lợi, khó khăn. + Thuận lợi: + Khó khăn: 6. Theo anh/chị để thời gian tới công tác PCCR đạt hiệu quả cần làm tốt những gì? Người điều tra Người cung cấp thông tin
  68. Phụ lục 4. DANH MỤC ẢNH Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện đề tài. Ảnh phụ lục 1: Một số loài cây bụi gặp trong rừng tự nhiên Ảnh phụ lục 2: Rừng Hồi tại khu vực điều tra
  69. Ảnh phụ lục 3: Vật liệu cháy thu được. Ảnh phụ lục 4: Một số loài cây bụi xuất hiện tại rừng trồng và rừng tự nhiên Ảnh phụ lục 5: Thu thập vật liệu cháy
  70. Ảnh phụ lục 6: Diễn tập PCCCR tại huyện Mường Khương Ảnh phụ lục 7: Lập OTC điều tra tầng cây cao ở các trạng thái rừng.