Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại lá Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh. et de Vries) tại thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

pdf 56 trang thiennha21 13/04/2022 6520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại lá Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh. et de Vries) tại thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_mot_so_dac_diem_va_de_xuat_bien_phap_ph.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại lá Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh. et de Vries) tại thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

  1. LỜI NÓI ĐẦU Để hoàn thành chƣơng trình đào tạo khoá học 2013 – 2017 tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, trong thời gian thực tập tốt nghiệp tôi đã đề xuất và đƣợc khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng và bộ môn Bảo vệ thực vật phân công thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại lá Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh. et de Vries) tại thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh” Thông qua khoá luận tốt nghiệp này, cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Lê Bảo Thanh, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp. Đồng thời tôi xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, các cán bộ hạt Kiểm lâm huyện Hoành Bồ và ngƣời dân địa phƣơng đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu. Mặc dù bản thân đã rất nỗ lực và nghiêm túc trong công việc, nhƣng do thời gian thực tập ngắn, năng lực bản thân còn nhiều hạn chế do mới bƣớc đầu làm quen với nghiên cứu khoa học nên khoá luận chắc chắn sẽ khó tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp cùa quý thầy cô và bạn bè để bài khoá luận đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2017 Sinh viên thực hiện Đỗ Đức Hà
  2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 PHẦN II. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 2.1. Trên thế giới 3 2.2. Ở Việt Nam 5 2.3. Sơ lƣợc về loài Thông nhựa 6 2.4. Tổng quan về sâu hại Thông ở Việt Nam 8 PHẦN III. ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 11 3.1. Điều kiện tự nhiên 11 3.1.1. Vị trí địa lý 11 3.1.2. Địa hình 11 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 12 3.2.1. Kinh tế 12 3.2.2. Xã hội 13 3.2.3. Điều kiện về rừng và đất rừng 13 PHẦN IV. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 4.1. Mục tiêu nghiên cứu 14 4.2. Đối tƣợng nghiên cứu 14 4.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 14 4.4. Nội dung nghiên cứu 14 4.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 14 4.5.1. Phƣơng pháp kế thừa số liệu 14 4.5.2. Phƣơng pháp điều tra thực địa 15 4.5.3. Phƣơng pháp xử lí số liệu 20 4.5.4. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học cơ bản của các loài sâu hại chính 22 4.5.5. Phƣơng pháp nghiên cứu, đề xuất biện pháp phòng trừ 23
  3. PHẦN V. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 25 5.1. Danh lục các loài sâu hại lá Thông tại nơi nghiên cứu 25 5.2. Phân tích sự biến động của mật độ và mức độ gây hại của sâu hại lá thông 26 5.3. Mối quan hệ giữa mật độ sâu hại chủ yếu với các yếu tố sinh thái 31 5.3.1. Mối quan hệ giữa mật độ sâu hại chủ yếu với nhiệt độ và độ ẩm 31 5.3.2. Mối quan hệ giữa mật độ các loài sâu hại chủ yếu với hƣớng dốc 32 5.3.3. Mối quan hệ giữa mật độ các loài sâu hại chủ yếu với độ cao 34 5.3.4. Mối quan hệ giữa mật độ các loài sâu hại chủ yếu với tuổi cây 36 5.4. Đặc điểm sinh học của sâu róm 4 túm lông và ong ăn lá thông đầu đen 38 5.4.1. Đặc điểm sinh học của sâu róm 4 túm lông 38 5.4.2. Đặc điểm sinh học của ong ăn lá thông đầu đen 41 5.5. Nghiên cứu thử nghiệm một số biện pháp quản lý các loài sâu hại chính 43 5.5.1. Kết quả thử nghiệm biện pháp vật lý cơ giới 43 5.6. Đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu hại lá thông 44 5.6.1. Biện pháp kiểm dịch thực vật 45 5.6.2. Biện pháp vật lý cơ giới 45 5.6.3. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh 46 5.6.4. Biện pháp sinh học 46 5.6.5. Biện pháp hoá học 47 PHẦN VI. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 49 6.1. Kết luận 49 6.2. Tồn tại 49 6.3. Kiến nghị 50
  4. DANH MỤC HÌNH Hình 5.1: Biểu đồ thể hiện sự biến động về mật độ của các pha sâu hại thông qua các đợt điều tra 28 Hình 5.2: Biểu đồ thể hiện hệ số biến động của các pha sâu hại lá thông 29 Hình 5.3: Biểu đồ thể hiện sự biến động về tỷ lệ cây có sâu hại lá thông 29 Hình 5.4: Sự biến động của chỉ số gây hại R% 30 Hình 5.5: Biểu đồ thể hiện mật độ các loài sâu hại chính theo hƣớng dốc 33 Hình 5.6: Biểu đồ thể hiện mật độ sâu hại lá thông theo độ cao của ô tiêu chuẩn 35 Hình 5.7: Biểu đồ thể hiện mật độ các loài sâu hại theo tuổi cây 37 DANH MỤC ẢNH Ảnh 4.1: Các ô tiêu chuẩn 18 Ảnh 5.1: Sâu non sâu róm 4 túm lông 38 Ảnh 5.2 : Ong ăn lá thông đầu đen trƣởng thành và kén 42
  5. DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 5.1 : Danh lục các loài sâu hại lá thông nhựa 25 Biểu 5.1: Mật độ, mức độ hại lá và hệ số biến động của sâu hại lá thông trong khu vực thị trấn Trới 27 Biểu 5.2: Nhiệt độ và độ ẩm không khí trong các đợt điều tra 31 Biểu 5.3: Mật độ các loài sâu hại chủ yếu theo độ cao 34 Biểu 5.4: Kết quả kiểm tra độ thuần nhất của 3 ô tiêu chuẩn 02,03,04 35 Biểu 5.5: Mật độ các loài sâu hại chủ yếu theo tuổi cây 37 Biểu 5.6 : Kết quả thử nghiệm biện pháp vật lý cơ giới 43 Biểu 5.7 : Kết quả thử nghiệm biện pháp kỹ thuật lâm sinh 44
  6. PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Ở nƣớc ta diện tích rừng để tính độ che phủ toàn quốc là 13.520.984 ha với độ che phủ là 40,84% (theo quyết định số: 3158/QĐ-BNN-TCLN). Với diện tích lớn nhƣ vậy, trong điều kiện biến đổi khí hậu và nền kinh tế của nƣớc ta, rừng là một nguồn tài nguyên hết sức quan trọng vì những giá trị nó mang lại cho nền kinh tế quốc dân và môi trƣờng sinh thái là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do sự tác động của con ngƣời vào nguồn tài nguyên rừng là không hợp lý cùng với những diễn biến bất lợi của khí hậu, sự phá hại của sâu bệnh, những điều này đã làm cho nguồn tài nguyên rừng bị suy giảm nghiêm trọng cả về phƣơng diện chất và lƣợng. Thông là cây có giá trị kinh tế cao. Chi Pinus bao gồm một số loài thông chính nhƣ Thông mã vĩ Pinus massoniana Lambert, Thông nhựa Pinus merkusii Jungh. et de Vries, Thông ba lá Pinus kesya Royle ex Gordon Ngoài các sản phẩm của thông nhƣ gỗ, nhựa, nguyên liệu giấy, cây thông còn đƣợc sử dụng trong việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc và tạo cảnh quan môi trƣờng Chính vì vậy diện tích rừng trồng thông ngày càng mở rộng và là một trong những cây trồng chính của ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên việc gây trồng và phát triển cây thông cũng gặp nhiều trở ngại, một trong số đó là vấn đề sâu bệnh hại, nguy cơ về sâu bệnh hại thông không chỉ xảy ra tại rừng trồng mà còn xuất hiện tại cả vƣờn ƣơm. Một số loài sâu hại lá thông phát triển trên rừng trồng nhƣ: Sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walker); Sâu róm bốn túm lông (Dasychira axutha Conlenette); Ong ăn lá thông (Gilpinia sp., Diprion sp.) . Thực tế cho thấy rất nhiều lâm phần rừng thông ở nhiều nơi đã bị dịch sâu hại tấn công nhƣ: Lạng Sơn, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh Theo cán bộ quản lý rừng Thông tại khu vực thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh trƣớc đây tại khu vực chƣa từng xảy ra dịch sâu hại thông nên các nghiên cứu về sâu hại thông tại khu vực còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên với những biến đổi về 1
  7. khí hậu và công tác trồng bổ sung rừng thông trên khu vực sẽ là những điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh phát triển của các loài gây hại lá thông. Từ những thực tế đó tôi chọn thị trấn Trới là nơi tiến hành nghiên cứu về các loài sâu hại lá thông. Sự phá hại của dịch sâu hại lá thông gây ra những thiệt hại rất lớn do những loài sâu này ăn làm trụi lá gây ảnh hƣởng rất lớn đến sinh trƣởng và khả năng cho nhựa của rừng trồng. Vì vậy cần có những biện pháp ngăn chặn chúng một cách thực sự hiệu quả để giảm thiểu những tác hại của chúng gây ra. Tuy nhiên công tác điều tra dự tính dự báo về những loài sâu hại này để phục vụ cho công tác phòng trừ chúng chỉ mang lại hiệu quả nhất định, chƣa mang lại hiệu quả cao nhƣ mong muốn. Để góp phần nhỏ bé của mình cho công tác bảo vệ rừng và nghiên cứu về các loài sâu hại lá thông nhằm có các biện pháp hiệu quả để phòng trừ chúng, tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại lá Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh. et de Vries) tại thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh”. Đề tài này đƣợc thực hiện với mục tiêu nghiêm cứu đặc điểm sinh học và tập tính sinh thái của các loài sâu hại lá thông, thử nghiệm và đề xuất một số biện pháp phòng trừ chúng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu hại gây ra, nâng cao năng suất cây trồng mà vẫn đảm bảo tính đa dạng sinh học, không gây ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng sinh thái. 2
  8. PHẦN II TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Trên thế giới Trong nông lâm nghiệp côn trùng là một nhóm động vật đƣợc con ngƣời quan tâm, bởi chúng có ảnh hƣởng lớn tới các hoạt động sản xuất. Do đó, con ngƣời phải bắt tay vào tìm hiểu và nghiên cứu về các đặc điểm sinh thái, hình học của các loài côn trùng. Những tài liệu nghiên cứu về côn trùng rất nhiều và phong phú. Năm 3000 TCN, một cuốn sách cổ của Syria viết đã đề cập tới những cuộc bay khổng lồ và sự phá hoại khủng khiếp của châu chấu sa mạc (Schistocera gregaria). Năm 1793, Sprengel (1750 – 1816) xuất bản tác phẩm nổi tiếng mô tả mối quan hệ cấu tạo của loài hoa và quá trình thụ phấn nhờ côn trùng. Về phân loại từ năm 1910 đến năm 1940 Volka và Sonkling đã xuất bản một tài liệu về côn trùng thuộc Bộ Cánh cứng (Coleoptera) gồm 240.000 loài in trong 31 tập. Năm 1931, ở Pháp xuất bản cuốn “Côn trùng và sự phá hoại của nó” của tác giả E.Secquy đã đề cập tới một số kết quả nghiên cứu về các loài sâu hại thông. Từ năm 1937 đến năm 1952 tại Đức đã công bố hàng loạt các công tình nghiên cứu về sâu hại rừng thông và phát hiện đƣợc nhiều loài ký sinh của chúng. Năm 1948 A.I.Ilinski đã xuất bản cuốn “Phân loại côn trùng bằng trứng, sâu non và nhộng của các loài sâu hại rừng” trong đó có đề cập đến phân loại một số loài Họ Bọ lá. Năm 1950, Viện hàn lâm khoa học Nga đã xuất bản 11 tập phân loại côn trùng thuộc châu Âu, trong đó có tập thứ 5 chuyên về phân loại Bộ Cánh cứng (Coleoptera) trong tập này đã xây dựng bảng tra 1350 giống thuộc Họ Bọ lá (Chrysomelidae). 3
  9. Năm 1952, môn côn trùng lâm nghiệp đã chính thức giảng dạy trong các trƣờng Đại học Lâm nghiệp ở Trung Quốc, từ đó việc nghiên cứu về côn trùng lâm nghiệp đƣợc đẩy mạnh ở quốc gia này. Năm 1957, Lƣu Băng Tiêu và Trần Tử Hạnh đã bƣớc đầu quan sát đặc tính sinh vật học, sinh thái học, quá trình phát dịch và các biện pháp phòng trừ sâu róm thông. Năm 1961, giáo trình “Côn trùng học” (Liên Xô cũ) đã giới thiệu nhiều loài côn trùng hại thân, lá, cành trên các loài cây lá kim và lá rộng, đáng chú ý nhất là sâu róm thông thuộc giống Dendrolimus. Năm 1962, nhà xuất bản Nông thôn Matxcơva đã xuất bản cuốn “Dự báo trong bảo vệ thực vật” của tác giả M.Drakhopska. Cũng trong năm này ở Rumani, M.A.Ionescu đã xuất bản cuốn “Côn trùng học” trong đó có đề cập đến phân loại họ Bọ lá (Chrysomelidae). Tác giả cho biết trên thế giới đã phát hiện đƣợc 24.000 loài bọ lá và tác giả đã mô tả cụ thể đƣợc 14 loài. Năm 1965, N.N.Padi và N.N.Khramxop cho ra đời tác phẩm “Sâu đục thân cây rừng và phƣơng pháp phòng trừ chúng”. Từ năm 1965 đến năm 1970 ở Trung Quốc đã có nhiều cơ quan và cá nhân nghiên cứu về đặc tính sinh vật học, sinh thái học, quá trình phát dịch và các biện pháp phòng trừ sâu róm thông. Đặc biệt là sự xuất hiện của cuốn giáo trình “Côn trùng lâm nghiệp” của trƣờng Đại học Bắc Kinh và Nam Kinh. Năm 1990, nhà xuất bản lâm nghiệp Trung Quốc công bố công trình đáng chú ý về phƣơng pháp phòng trừ tổng hợp sâu hại thông tại Trung Quốc, trong đó nhiều mô hình toán học về động thái quần thể sâu róm Thông đuôi ngựa, phƣơng pháp dự báo và quản lý sâu hại đã đƣợc đề cập đến. Năm 1998, nhà xuất bản ABF Nga xuất bản cuốn sách “Bách khoa toàn thƣ thiên nhiên Nga: Côn trùng” của tác giả M.V.Lomonosova giới thiệu về sự đa dạng của thế giới côn trùng Nga. 4
  10. 2.2. Ở Việt Nam Năm 1967, viện nghiên cứu Lâm Nghiệp đã nghiên cứu về dự tính, dự báo sâu róm thông làm cơ sở cho việc sử dụng các phƣơng pháp sinh học trong phòng trừ. Các phƣơng pháp dự tính dự báo đƣợc áp dụng bao gồm dự báo một số lứa sâu xuất hiện trong năm, dự báo mật độ sâu và khả năng hình thành dịch, dự báo mức độ gây hại. Năm 1976 xuất bản giáo trình “Côn trùng học” của tác giả Phạm Ngọc Anh. Năm 1989, Trƣờng đại học Lâm Nghiệp Việt Nam đã xuất bản cuốn “Côn trùng Lâm Nghiệp” của tác giả Trần Công Loanh. Cuốn sách đã nghiên cứu và đề cập kĩ về hình thái, đặc tính sinh vật học, phân loại của nhiều loại côn trùng trong lâm nghiệp. Năm 2001, các tác giả Trần Công Loanh, Nguyễn Thế Nhã, Trần Văn Mão đã xuất bản cuốn sách “Điều tra dự tính dự báo sâu bệnh trong Lâm nghiệp”. Cuốn sách này đã đƣa ra các phƣơng pháp về điều tra đánh giá và dự tính dự báo khả năng phát sinh phát dịch của sâu, bệnh hại rừng dựa vào đặc điểm sinh học mỗi loài. Năm 2002, Nguyễn Thế Nhã và Trần Công Loanh đã xuất bản cuốn “Sử dụng côn trùng và vi sinh vật có ích – tập I”. Đây là tài liệu đƣợc nghiên cứu và biên soạn giúp cho những ngƣời làm công tác quản lý tài nguyên rừng có cơ sở khoa học để đƣa ra các giải pháp thích hợp trong việc phòng trừ bện hại rừng theo nguyên lý của quản lý sâu bệnh hại tổng hợp IPM, lợi dụng đƣợc sự khống chế tự nhiên của các loài côn trùng là thiên địch của sâu hại rừng, giữ gìn sự cân bằng sinh thái tự nhiên và an toàn cho môi trƣờng. Sự ra đời của các công tác nghiên cứu về côn trùng chủ yếu để phục vụ tốt cho ngành Lâm nghiệp; nâng cao lợi ích của côn trùng có ích cũng nhƣ diệt trừ các loài côn trùng có hại. Đối tƣợng mà côn trùng hƣớng tới chủ yếu là các cây lâm nghiệp nhƣ: cây ăn quả, cây rừng tự nhiên, cây công nghiệp những loại cây này có đặc điểm chung là có kích thƣớc và chiều cao phát triển, diện tích 5
  11. cần tác động lớn, địa hình đa dạng phức tạp, chu kì kinh doanh sản xuất dài. Dẫn tới thảm thực bì phát triển, có nhiều tàn dƣ thực vật tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sâu hại ẩn náu và sinh sống. Bên cạnh đó chu kì canh tác dài cùng cơ sở vật chất ở nhiều nơi còn hạn chế gây khó khăn cho công tác điều tra, nghiên cứu và phòng trừ sâu hại. Vậy nên đối với ngành lâm nghiệp phát triển nhƣ hiện nay thì việc nghiên cứu để có những dự tính, dự báo sớm về tình hình sâu hại cần đƣợc các nhà nghiên cứu chú trọng hơn nữa. 2.3. Sơ lƣợc về loài Thông nhựa Tên khác: Thông ta, thông hai lá. Tên khoa học: Pinus merkusii Jungh. et de Vries. Họ thực vật : Pinaceae. * Đặc trƣng hình thái Cây gỗ lớn, cao 25-30 m và có thể hơn, đƣờng kính ngang ngực 50-60cm, có cây tới 1m. Thân thẳng tròn nhiều nhựa. Vỏ dày, màu nâu đỏ nhạt hay nâu đen, nứt dọc sâu. Tán lá rộng, lá kim màu xanh thẫm, dài 15-25cm. Gốc lá có bẹ dài 1-2 cm. Quả hình nón, hạt hình trái xoan, hơi dẹt. Ra hoa tháng 5-6, quả chín vào tháng 9-10 năm sau, khoảng 35-40 kg quả cho 1 kg hạt. Một kg hạt có từ 27.000 - 30.000 hạt. Cây ƣa sáng hoàn toàn, khi nhỏ chịu đƣợc bóng râm nhẹ, xanh quanh năm, tỉa cành tự nhiên kém, tái sinh hạt rất mạnh. Rễ rất phát triển, ăn lan rộng có nơi tới 9-10 m, rễ cọc đâm sâu, rễ tơ cos nấm cộng sinh tạo thành nốt sần. Mọc chậm lúc nhỏ nhất là ở giai đoạn trƣớc 4-5 tuổi, đến tuổi 10- 12 bắt đầu ra hoa. * Đặc tính sinh thái Quê hƣơng chính của Thông nhựa là các nƣớc Đông Nam Á, mọc ở vành đai độ cao từ 10-250m và 700-900 m so với mức nƣớc biển; có 2 nhóm xuất xứ: 6
  12. - Nhóm lục địa phân bố ở vùng có mùa khô từ 3-6 tháng, có giai đoạn cỏ truong thời gian từ 3-5 năm đầu, có hàm lƣợng và chất lƣợng nhựa không cao. Thông nhựa ở Thái Lan, Lào, Camphuchia và Việt nam thuộc nhóm này. - Nhóm đảo phân bố ở vùng cận nhiệt đới có lƣợng mua và độ ẩm cao với một mùa khô ngắn; không có giai đoạn cỏ, có hàm lƣợng và chất lƣợng nhựa cao hơn, chỉ có Thông nhựa ở Sumatra thuộc nhóm này. Thông nhựa ở nƣớc ta có phạm vi phân bố khá rộng giới hạn trong phạm vi 10 vĩ tuyến với gần 5 kinh tuyến, ở độ cao từ dƣới 100-200m đến gần 1000m ở nơi sát hay gần sát biển đến cách biển hơn 100km theo đƣờng thẳng. Có 2 dạng hay kiểu sinh học của cây con Thông nhựa có các đặc trƣng về hình thái và sinh trƣởng khác nhau liên quan với 2 vùng lớn có chế độ mƣa vào vụ Hè Thu và vụ Thu Đông khác nhau: - Dạng 1 có lá dài, màu xanh thẫm mọc tập trung ở đỉnh thân, sinh trƣởng nhanh về đƣờng kính và chậm về chiều cao gồm Thông nhựa ở Bảo Lộc, Di Linh (Lâm Đồng), Yên Lập, Uông Bí (Quảng Ninh), Phú Bình (Thái Nguyên), Mộc Châu (Sơn La). - Dạng 2 có lá ngắn, màu xanh nhạt mọc tập trung từ giữa đến 1/3 trở lên đến đỉnh thân, sinh trƣởng chậm về đƣờng kính và nhanh hơn về chiều cao, gồm Thông nhựa ở Huế, Bố Trạch (Quảng Bình), Hoàng Mai (Nghệ An), Hà Trung (Thanh Hoá), Nho Quan (Ninh Bình). Vùng thấp dƣới 300-400m so với mực nƣớc biển có Thông nhựa dạng 1 với chế độ mƣa mùa hè thu có ở Quảng Ninh, Thái Nguyên và dạng 2 với chế độ mƣa mùa Thu Đông có ở các tỉnh ven biển từ Ninh Bình đến Thừa Thiên – Huế. Vùng cao 600-700m đến dƣới 1000m chỉ có Thông nhựa dạng 1 với chế độ mƣa mùa Hè Thu có ở các tỉnh Lâm Đồng ở phía Nam và Sơn La ở phía Bắc. Nền nhiệt độ bình quân năm là 20-250C, tổng nhiệt độ 8200-90000C/năm, lƣợng mƣa 1800-2100 mm. Nền đất feralit phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác 7
  13. nhau. Đất có thành phần cơ giới từ nhẹ đến nặng, thích hợp hơn là trung bình, đặc biệt đất có phản ứng chua, pHKCl từ 3,3-4,9. * Khai thác, sử dụng Gỗ có nhiều nhựa, ở lõi nhiều hơn ở giác. Từ nhựa chế biến đƣợc 2 sản phẩm chính là dầu thông (têrêbentin) và tùng hƣơng (côlôphan). Đó cũng là những nguyên liệu rất cần cho các ngành công nghiệp sơn, véc ni, xenlulô, dƣợc phẩm, xà phòng, giấy, chất dẻo, mực in, cao su, . Cây 25-30 tuổi sinh trƣởng tốt có thể chích đƣợc lƣợng nhựa 3-4 kg/năm. Đây cũng là loài thông có khả năng cho lƣợng nhựa cao nhất so với nhiều loài thông khác trên thế giới. Gỗ có tỷ trọng 0,77 xếp nhóm V, vòng tăng trƣởng hẹp, mặt mịn, vân rõ, dùng để đống đồ mộc gia dụng, bao bì, ván phủ bề mặt trong toa xe. Gỗ nhỏ đƣờng kính dƣới 25-30 cm, chƣa có lõi, nhẹ, hàm lƣợng nhựa ít còn dùng để làm nguyên liệu giấy sợi dài. Thông dựa có hình dáng đẹp, mùi nhựa toả ra hƣơng thơm nên đƣợc trồng làm cây phong cảnh cho các khu nghỉ dƣỡng, danh lam thắng cảnh. Đặc biệt ở rễ có nấm cộng sinh có khả năng cố định Nitơ nên có tác dụng cải tạo đất. Áp dụng quy trình khai thác nhựa cây thông hai lá QTN-29-97 của Bộ NN&PTNT ban hành kèm quyết định số 2531 NN-KHCN/QĐ ngày 4/10/1997. Chú ý khai thác cây có tuổi trên 25, đƣờng kính ngang ngực từ 25cm trở lên, khai thác dƣỡng với rừng đến tuổi thành thục công nghệ theo phƣơng pháp đẽo hình chữ nhật bằng cuốc đẽo Hoàng Mai, khai thác diệt cho những cây chặt tỉa thƣa lần 2 và 3 cho rừng trồng thuần loài bằng phƣơng pháp chích hình xƣơng cá. Khi bô nhựa đã đầy phải thu ngay, mỗi tháng thu 2-3 lần, nhựa phải đựng trong thùng phuy tráng kẽm hoặc bể xây, bảo quản nơi râm mát và phải đƣợc che mƣa. 2.4. Tổng quan về sâu hại Thông ở Việt Nam Từ năm 1962 đến 1982 đã có rất nhiều bài báo đề cập đến sâu róm thông của các tác giả nhƣ Nguyễn Hồng Đản, Nông Văn Ba, Trần Kiểm (1962), Phạm 8
  14. Ngọc Anh (1963), Nguyễn Hữu Liêm (1968). Những nghiên cứu này đã tập trung mô tả đặc điểm hình thái của sâu róm thông đuôi ngựa và đề xuất sử dụng một số loại thuốc hoá học trong phòng trừ sâu này. Năm 1959-1960, Phạm Ngọc Anh đã công bố tài liệu về đặc điểm sinh vật học của sâu róm thông đuôi ngựa ở lâm trƣờng Yên Dũng – Bắc Giang, Nguyễn Đình Hạnh (1959 – 1960) cũng đã nghiên cứu về sâu hại lá thông và bạch đàn ở vƣờn ƣơm lâm trƣờng Yên Dũng – Bắc Giang. Năm 1967, Viện nghiên cứu Lâm nghiệp đã nghiên cứu về dự tính dự báo sâu róm thông làm cơ sở cho việc sử dụng phƣơng pháp sinh học. Các phƣơng pháp dự tính dự báo đƣợc áp dụng bao gồm dự báo một số lứa sâu xuất hiện trong năm, dự báo mật độ sâu và khả năng hình thành dịch, dự báo mức độ gây hại. Năm 1989, Trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã xuất bản cuốn “Côn trùng lâm nghiệp” của tác giả Trần Công Loanh. Cuốn sách đã viết rất kỹ về đặc điểm hình thái, đặc tính sinh vật học và phân loại côn trùng lâm nghiệp nói chung. Cuốn sách cũng đã nêu ra một số phƣơng pháp dự tính, dự báo sâu hại cũng nhƣ biện pháp phòng trừ chúng. Năm 1990, Lê Nam Hùng ở Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã báo cáo kết quả “Nghiên cứu biện pháp dự tính, dự báo và phòng trừ tổng hợp sâu róm thông (Dendrolimus Punctatus Walker) ở miền Bắc Việt Nam”. Các phƣơng pháp dự tính, dự báo đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này phần lớn dựa vào một số đặc tính sinh vật học chủ yếu của sâu róm thông chứ chƣa chú ý tới đặc điểm dịch của sâu hại này, biện pháp phòng trừ tổng hợp tác giả đƣa ra cũng chỉ mới áp dụng trong phạm vi những lâm phần thông ở miền bắc Việt Nam mà chƣa có điều kiện khảo nghiệm trên phạm vi cả nƣớc. Năm 1996, Đào Xuân Trƣờng đã biên soạn “Bài giảng về phòng trừ sâu hại rừng”. Cuốn sách này đã viết về đặc điểm, tình hình sâu róm thông ở Nghệ An. Cũng trong năm 1996, trong luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trần Minh Đức đã nghiên cứu khá đầy đủ và chi tiết về chủng loài, phân bố và đặc điểm sinh vật học của ong ăn lá thông tại khu vực Bình Trị Thiên – 9
  15. Quảng Nam Đà Nẵng. Tác giả đã đề cập đến việc ứng dụng một số loại thuốc hoá học để phòng trừ loài sâu hại này. Từ năm 1997 đến hết năm 2007, trong các khoá luận tốt nghiệp đại học của mình, Nguyễn Đình Nam (2001), Trần Minh Đức (2002), Hồ Sỹ Chiết (1997), Ngô Văn Tuấn (1997), Lê Trọng Hƣng (1996) đã đề cập đến các đặc tính sinh học của sâu hại lá thông và từ đó xây dựng đƣợc các biện pháp phòng trừ chúng. Tóm lại, trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về sâu hại Thông nói chung và sâu hại lá Thông nói riêng. Các công trình này đã giúp chúng ta có một sự hiểu biết khá đầy đủ, trọn vẹn về các loài sâu hại này. 10
  16. PHẦN III ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Vị trí địa lý Thị trấn Trới là đô thị loại IV, là trung tâm chính trị, kinh tế - văn hóa xã hội của huyện Hoành Bồ có vị trí địa lý nhƣ sau: Phía Tây, Bắc giáp xã Sơn Dƣơng; Phía Đông giáp xã Lê Lợi; Phía Nam giáp phƣờng Việt Hƣng, TP Hạ Long. 3.1.2. Địa hình Trới là thị trấn có địa hình phần lớn là đồi núi bao quanh, xen kẽ là những dải đồng bằng và thung lũng nhỏ hẹp nằm ở 2 phía sông Trới. Địa hình đồi núi có độ cao trung bình 50m-100m. Hƣớng dốc chính của địa hình từ Tây Bắc hƣớng về Đông Nam, độ dốc địa hình đồi núi từ 20 -100. Có vùng đất bằng nhỏ hẹp là đất bồi tụ chân núi và bãi bồi ven sông. Vùng đất thấp nên đa số bị nhiễm mặn. Nhìn chung địa hình của thị trấn tƣơng đối phức tạp, đồng bằng và đồi núi đan xen chia tách nhau nên có ảnh hƣởng nhiều cho việc tổ chức, quản lý, giao lƣu giữa các khu. 3.1.3. Khí hậu Thị trấn Trới nằm trong vùng thuộc khí hậu vùng biển nhiệt đới, chịu ảnh hƣởng bởi hoàn lƣu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa: mùa hạ nóng ẩm với mùa mƣa, mùa đông lạnh với mùa khô. Do nằm trong vành đai nhiệt đớt nên hàng năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú. - Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm khoảng 22,80C; - Lƣợng mƣa trung bình hàng năm ở mức 1433 mm; - Độ ẩm không khí trung bình 80%; - Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1693 giờ/năm. 11
  17. 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Năm 2016 là năm có nhiều khó khăn, thách thức tác động sâu sắc đến mọi hoạt động của đời sống xã hội. Là năm đầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, đánh dấu sự nỗ lực rất lớn của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân thị trấn trong năm 2016. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, sự giám sát của HĐND và sự điều hành của UBND thị trấn, cùng với sự vào cuộc của các ngành, đoàn thể và nhân dân, kinh tế xã hội thị trấn tiếp tục đƣợc phát triển trên tất cả các lĩnh vực. 3.2.1. Kinh tế Về Dịch vụ - Thƣơng mại: Trên địa bàn hiện có 1.305 cơ sở kinh doanh, tăng 13 cơ sở so với cùng kỳ 2015. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2016 đạt 775 tỷ. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ vận tải đạt 180 tỷ đồng. Về Công nghiệp: Tổng số có 120 cơ sở với 481 lao động, tổng giá trị sản xuất đạt 689 tỷ. Giá trị ngành xây dựng đạt 73,6 tỷ đồng. Về sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng năm 2016 đạt 131,8 ha. Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp đạt 42.985 triệu đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó: - Trồng trọt: Giá trị sản xuất trồng trọt đạt 27.042 triệu đồng. - Về chăn nuôi: Tiếp tục củng cố và duy trì số lƣợng đàn gia súc, gia cầm theo kế hoạch. Theo kết quả điều tra ngày 01/10/2016, trên địa bàn hiện có: 60 con trâu, 16 con bò, 1.205 con lợn, 15.452 con gia cầm. Giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 14.898 triệu đồng. Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đƣợc thực hiện tốt. - Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 770 triệu đồng. Công tác kiểm tra phòng, chống cháy rừng đƣợc tăng cƣờng. - Thuỷ sản: Giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 275 triệu đồng. Tính đến 31/12/2016, tổng số hộ nghèo trên địa bàn thị trấn là 04 hộ; hộ cận nghèo là 39 hộ. 12
  18. 3.2.2. Xã hội Công tác Văn hoá - Xã hội đƣợc duy trì và tiếp tục đƣợc đẩy mạnh. Năm 2016 đã có 07 khu (Khu 2, 3, 5, 6, 8, 9,10) đƣợc công nhận giữ vững danh hiệu khu phố văn hóa năm 2016. Tiếp tục duy trì và giữ vững bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020. Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tỷ suất sinh 9,76‰ (giảm 1,32‰ so với năm 2015). Thị trấn Trới có 2611 hộ gia đình với 7497 nhân khẩu. Trên địa bàn thị trấn có 13 dân tộc anh em sinh sống là Kinh, Dao, Tày, Hoa, Sán Dìu, Mƣờng, Sán Chỉ, Khơ Me, Hán, Cao Lan, Nùng, Lô Lô, Thái. Trong đó, ngƣời Kinh gồm 2468 hộ và 7050 nhân khẩu chiếm 94,04% dân số; ngƣời Tày gồm 64 hộ và 211 nhân khẩu chiếm 2,99% dân số còn lại là các dân tộc khác. 3.2.3. Điều kiện về rừng và đất rừng Tổng diện tích đất nông – lâm – ngƣ nghiệp là 877,68 ha chiếm 71,72% so với tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 622,10 ha chiếm 50,84% tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn. Đất rừng sản xuất năm 2015 là 622,10 ha giảm so với kỳ kiểm kê năm 2014 là 19,49 ha. Nguyên nhân diện tích giảm do chuyển sang đất giao thông. 13
  19. PHẦN IV MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu chung Nghiên cứu đặc điểm, thành phần các loài sâu hại lá Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh. et de Vries) và đề xuất biện pháp phòng trừ chúng tại khu vực nghiên cứu. * Mục tiêu cụ thể - Xác định thành phần loài sâu hại và đặc điểm của loài sâu hại chính. - Đề xuất các biện pháp phòng trừ sâu hại tại khu vực nghiên cứu. 4.2. Đối tƣợng nghiên cứu Các loài sâu hại lá Thông nhựa trong địa phận hành chính của thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 4.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: từ 06/03/2017 đến 10/04/2017. - Địa điểm nghiên cứu: Thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 4.4. Nội dung nghiên cứu - Điều tra thành phần loài sâu hại lá Thông nhựa tại khu vực nghiên cứu. - Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của loài sâu hại chính tại khu vực nghiên cứu. - Thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ sâu hại lá Thông nhựa tại khu vực nghiên cứu. - Đề xuất các biện pháp quản lý sâu hại lá Thông nhựa. 4.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.5.1. Phương pháp kế thừa số liệu Kế thừa tài liệu điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của khu vực nghiên cứu của Ủy ban nhân dân thị trấn Trới. Kế thừa tài liệu về Thông nhựa nhƣ diện tích, độ tuổi, điều kiện chăm sóc của hạt Kiểm lâm huyện Hoành Bồ. 14
  20. Các tài liệu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loài sâu hại: tham khảo các cuốn sách nhƣ: + “Côn trùng rừng” Trần Công Loanh, Nguyễn Thế Nhã (1997) + “Bảo vệ thực vật” Nguyễn Thế Nhã, Trần Văn Mão (2004) + Bài giảng “Kỹ thuật phòng trừ sâu hại” Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh (2002). 4.5.2. Phương pháp điều tra thực địa 4.5.2.1. Công tác chuẩn bị - Tiến hành điều tra sơ bộ, nắm bắt tình hình sâu hại của khu vực điều tra làm cơ sở cho điều tra tỉ mỉ. - Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho điều tra nhƣ: thƣớc dây, dao phát, cuốc, dây lập ô, dụng cụ đo đƣờng kính, dụng cụ đo chiều cao, vợt bắt mẫu, chai lọ để đựng mẫu, máy GPS 4.5.2.2. Lập ô tiêu chuẩn - Dựa theo giáo trình “ Điều tra dự tính, dự báo sâu bệnh hại trong lâm nghiệp” để lập ô tiêu chuẩn cần phải tuân thủ theo các tiêu chí sau: + Ô tiêu chuẩn là một diện tích rừng đƣợc chọn ra để điều tra. Trong đó mang đầy đủ các đặc điểm về đất đai, địa hình, thực bì, hƣớng phơi, tình hình sinh trƣởng đại diện cho lâm phần điều tra. + Nếu rừng trồng tƣơng đối đồng đều về địa hình, tuổi cây, thảm thực bì tầng dƣới thì số lƣợng ÔTC ít, còn nếu địa hình phức tạp, tuổi cây khác nhau, thảm thực bì không đồng nhất thì cần lập nhiều ÔTC hơn. Số lƣợng ÔTC cần bố trí phụ thuộc vào diện tích của lâm phần và độ chính xác trong kết quả điều tra. Nhìn chung bình quân cứ 10÷20 ha thì cần điều tra một ÔTC. Diện tích ÔTC có thể nằm trong khoảng 500÷2500m2 tùy theo mật độ trồng, số cây trong ÔTC phải ≥100 cây. + Hình dạng ÔTC tùy theo địa hình mà có thể là hình vuông, hình chữ nhật hay hình tròn. 15
  21. + Vị trí ÔTC cần phải đảm bảo tính đại diện cho lâm phần nghiên cứu. Do đó khi bố trí phải chú ý đặc điểm về địa hình nhƣ độ cao, vị trí tƣơng đối, hƣớng phơi; các đặc điểm về lâm phần nhƣ loài cây, tuổi cây, mật độ trồng, độ tàn che, thảm thực bì và đặc điểm thổ nhƣỡng. + Đối với ÔTC hình vuông hoặc hình chữ nhật, ta căng dây lấy một cạnh làm mốc, sau đó xác định góc vuông bằng việc áp dụng định lý Pitago trong tam giác vuông để kéo các cạnh còn lại. ÔTC đƣợc xác định khi sai số khép góc nhỏ hơn 1/200. - Tổng diện tích Thông nhựa trên địa bàn Thị trấn Trới hiện là 104,7 ha. Căn cứ vào các nguyên tắc lập ô tiêu chuẩn và để đảm bảo tính khách quan trong quá trình điều tra tôi đã tiến hành lập 6 ÔTC hình chữ nhật với diện tích là 1000m2. 4.5.2.3. Phương pháp điều tra trong ô tiêu chuẩn  Điều tra đặc điểm của ô tiêu chuẩn Sau khi xác định đƣợc ranh giới của ô tiêu chuẩn, ta tiến hành điều tra các đặc điểm của ô tiêu chuẩn. Trong đó phần lớn các đặc điểm của ô tiêu chuẩn có thể xác định đƣợc bằng phƣơng pháp kế thừa tài liệu. Để có chỉ số Hvn và D1.3 bình quân, trong mỗi ô tiêu chuẩn tôi tiến hành điều tra 30 cây ngẫu nhiên. Dụng cụ đo đƣờng kính D1.3 là thƣớc dây, đo chiều cao Hvn bằng súng bắn độ cao. Hƣớng phơi, độ dốc, độ cao so với mặt nƣớc biển dùng máy GPS và địa bàn để xác định. Các đặc điểm còn lại nhƣ: Cấp tuổi cây, mật độ trồng, vị trí tƣơng đối, .tôi đã kế thừa tài liệu của cán bộ quản lý thông trên địa bàn thị trấn Trới. Kết quả đƣợc ghi vào mẫu biểu 01 nhƣ sau: 16
  22. Biểu 1: Đặc điểm ô tiêu chuẩn Stt ÔTC 1 2 3 4 5 6 Stt Đặc điểm 1 Ngày đặt 6/3/2017 6/3/2017 7/3/2017 7/3/2017 8/3/2017 8/3/2017 ô 2 Loài cây Thông nhựa 3 Mật độ 520 560 620 610 570 640 (cây/ha) 4 Vị trí Đỉnh đồi Đỉnh đồi Sƣờn đồi Chân đồi Sƣờn đồi Chân đồi tƣơng đối 5 Hƣớng Đông Tây Bắc Tây Bắc Tây Bắc Đông Đông dốc Nam Nam Nam 6 Độ dốc 27,60 17,10 21,20 23,20 18,50 160 7 Độ cao so với mặt 126m 123m 83m 41m 97m 54m nƣớc biển 8 Cấp tuổi Cấp 6 Cấp 6 Cấp 6 Cấp 5 Cấp 5 Cấp 6 9 Hvn (m) 18,18 15,92 15,62 15,02 14,33 14,62 10 D1.3 (cm) 38,75 40,14 32,91 31,1 35,56 37,15 11 Độ tàn che 58% 43% 48% 46% 47% 44% 12 Thực bì Cỏ lau, Cỏ lau, mua lông, lấu,sói rừng Dƣơng xỉ, mua lông, dƣơng cỏ lau, keo tái xỉ, . sinh . 13 Đất Feralit đỏ vàng 17
  23. Tiến hành lựa chọn cây tiêu chuẩn và cành điều tra Để đảm bảo mỗi lần điều tra 10÷30% tổng số cây trong ô tiêu chuẩn, tôi tiến hành chọn ra 30 cây trong ô tiêu chuẩn theo phƣơng pháp ngẫu nhiên hệ thống để tiến hành điều tra. Đối với cây Thông nhựa, trên mỗi cây tiêu chuẩn tôi điều tra 5 cành theo các vị trí sau: Hai cành ở dƣới tán song song với đƣờng đồng mức Hai cành ở giữa tán vuông góc với đƣờng đồng mức Một cành ở ngọn song song với đƣờng đồng mức. OTC1 OTC2 OTC3 OTC4 OTC5 OTC6 Ảnh 4.1: Các ô tiêu chuẩn 18
  24.  Điều tra thành phần, số lƣợng và chất lƣợng sâu hại lá - Điều tra sâu hại lá Ở tất cả các cành đã chọn trên cây tiêu chuẩn, tiến hành quan sát, đếm số lƣợng cá thể của từng loài sâu hại của mỗi cành theo các giai đoạn phát triển của chúng. Kết quả thu đƣợc ghi vào mẫu biểu 02. Biểu 2: Điều tra thành phần, số lƣợng sâu hại lá Số hiệu ÔTC: Loài cây: Ngày điều tra: .Ngƣời điều tra: STT Cành Loài Số lƣợng sâu hại Tổng Ghi cây điều tra sâu hại Trứng Sâu Nhộng Sâu số chú ĐT non TT cành 1 - Điều tra mức độ hại lá của các loài sâu Biểu 03: Điều tra mức độ hại lá của các loài sâu STT STT Tên Số lá bị hại theo các cấp R% Ghi Cây cành loài 0 I II III IV chú ĐT ĐT sâu hại + Trên mỗi cây tiêu chuẩn chọn 5 cành để điều tra. Điều tra 2 cành dƣới, 2 cành giữa và 1 cành ở ngọn. + Trên mỗi cành tiêu chuẩn, điều tra 6 cụm lá: 2 cụm ở cuối cành, 2 cụm ở giữa cành, 2 cụm ở đầu ngọn thân cành. + Phân cấp mức độ bị hại: Cấp 0: Cụm lá không bị sâu hại Cấp I: Những cụm lá bị hại dƣới 25% tổng số lá Cấp II: Những cụm lá bị hại từ 25% - 50% tổng số lá Cấp III: Những cụm lá bị hại từ 50%-75% tổng số lá Cấp IV: Những cụm lá bị hại >75% tổng số lá. 19
  25. 4.5.3. Phương pháp xử lí số liệu * Tính mật độ của các loài sâu hại ở mỗi ô tiêu chuẩn hoặc ô dạng bản qua từng đợt điều tra theo công thức sau: ∑ Trong đó: M là mật độ của 1 loài sâu trong ÔTC Xi là số lƣợng cá thể của loài sâu hại trên cây điều tra n là tổng số cây điều tra. * Xác định tỷ lệ cây có sâu theo công thức: Trong đó: P% là tỷ lệ cây có sâu n là số cây tiêu chuẩn có sâu N là tổng số cây tiêu chuẩn điều tra. Sau mỗi đợt điều tra tính P% trung bình của khu vực nghiên cứu theo công thức: ∑ Trong đó: Ptb là tỷ lệ cây có sâu trung bình của đợt điều tra Pi là tỷ lệ cây có sâu của ô tiêu chuẩn thứ i M là tổng số ô tiêu chuẩn. Từ chỉ số P% ta xác định đƣợc mức độ bắt gặp của các loài sâu hại: P% > 50%: Phân bố đều 25% ≤ P% ≤ 50% Phân bố không đều P% < 25% Phân bố ngẫu nhiên. * Xác định mức độ hại lá R%: ∑ Trong đó: R% là mức độ hại lá của các cây điều tra ni là số lá bị hại ở các cấp vi là trị số của cấp hại i (có giá trị từ 0-4) N là tổng số cụm lá điều tra trên cây tiêu chuẩn V là trị số cấp hại cao nhất (V=4). 20
  26. * Hệ số biến động của từng loài sâu hại : .100 ̅ ∑ ̅ √ Trong đó : Xi là mật độ tuyệt đối của loài trong đợt điều tra thứ i S là sai tiêu chuẩn ̅ là mật độ tuyệt đối trung bình của các đợt điều tra n là tổng số mẫu điều tra S% là hệ số biến động bình quân tƣơng đối của một loài sâu. Nếu S% càng nhỏ thì loài sâu đó xuất hiện đều và ít biến động. Nếu S% càng lớn thì loài sâu đó xuất hiện không đều và biến động nhiều. S% < 25% Biến động ít 25% < S% < 75% Biến động nhiều 75% < S% Biến động rất nhiều. * Sai tiêu chuẩn : ∑ ̅ √ Trong đó : Xi là giá trị cần kiểm tra của cây thứ i ̅ là giá trị trung bình cộng cần kiểm tra N là tổng số cây điều tra. * Kiểm tra tính thuần nhất về mật độ sâu hại Để kiểm tra tính thuần nhất về mật độ sâu hại tại các vị trí có sự khác nhau hay không tôi sử dụng tiêu chuẩn U. Khi thấy có sự sai khác về mật độ sâu hại, tôi tiếp tục kiểm tra tình trạng sinh trƣởng của cây tại các vị trí khác nhau. Từ đó rút ra mối quan hệ giữa sinh trƣởng của cây Thông nhựa và mật độ sâu hại. 21
  27. Công thức tính tiêu chuẩn U : ̅ ̅ √ Trong đó : ̅ ̅ là giá trị trung bình cộng cần kiểm tra của 2 ÔTC n1, n2 là dung lƣợng quan sát đƣợc của 2 ÔTC là các sai tiêu chuẩn tƣơng ứng. Đánh giá : H0 :µ1 = µ2 ( Giả thuyết hai trung bình mật độ bằng nhau) - Khi |U| > 1,96 → H0 (α = 0.05) → hai số trung bình có sự sai khác nhau với độ tin cậy là 95%. - Khi |U| < 1,96 → H0 (α = 0.05) → hai số trung bình không có sự sai khác với độ tin cậy là 95%. 4.5.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học cơ bản của các loài sâu hại chính Các loài sâu hại chính đƣợc xác định là những loài thƣờng xuyên xuất hiện, gây hại lớn, phân bố đều. Để nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản của các loài sâu hại chính cần phải tiến hành thu thập số liệu về thành phần, mật độ, mức độ gây hại, thiên địch ở các điểm điều tra. Sau đó xử lý các số liệu thu đƣợc trong các đợt điều tra để đƣa ra các thông tin liên quan đến loài sâu hại chính. Ngoài các thông tin thu thập đƣợc về đặc điểm sinh thái thông qua các đợt điều tra, tôi kết hợp với việc kế thừa tài liệu liên quan để xác định các đặc điểm sinh vật học của các loài sâu hại chính trên cây Thông nhựa. 22
  28. 4.5.5. Phương pháp nghiên cứu, đề xuất biện pháp phòng trừ Căn cứ vào các đặc điểm sinh vật học, sinh thấi học cơ bản của các loài sâu hại chính, tình hình thực tế về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu để tiến hành lựa chọn các biện pháp phòng trừ thích hợp. Việc lựa chọn phƣơng pháp phòng trừ thích hợp sẽ quyết định đến việc có khống chế đƣợc quần thể sâu hại hay không, vì vậy để có thể lựa chọn đƣợc các biện pháp phòng trừ hiệu quả thì ta phải tiến hành thử nghiệm các biện pháp phòng trừ. Việc thử nghiệm các biện pháp phòng trừ đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau : - Tiến hành lập các ô tiêu chuẩn dùng để thử nghiệm các biện pháp phòng trừ - Điều tra thành phần, mật độ, tỷ lệ, mức độ gây hại của sâu hại trong hai ô tiêu chuẩn (ô đối chứng và ô thử nghiệm) - Phân tích, đánh giá kết quả điều tra thu đƣợc, kết hợp với kết quả quan sát thực tế. Dựa vào kết quả thu đƣợc trong quá trình thử nghiệm các biện pháp phòng trừ sâu hại, tôi tiến hành lựa chọn ra các biện pháp phòng trừ sâu hại khả thi để đề xuất áp dụng đối với khu vực nghiên cứu. Căn cứ vào kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý rừng trồng thông và ngƣời dân tại khu vực nghiên cứu tôi đã lựa chọn thử nghiệm hai biện pháp phòng trừ chính cho khu vực nghiên cứu là : - Biện pháp kỹ thuật lâm sinh : Phát dọn thực bì, cây bụi. - Biện pháp vật lí cơ giới : Bắt giết trực tiếp. Trên khu vực điều tra, tôi tiến hành lập 4 ô tiêu chuẩn có cùng diện tích (500m2) trong đó : - 2 ô đối chứng (tận dụng một phần của các ô tiêu chuẩn đã lập trƣớc đó). - 1 ô thử nghiệm biện pháp vật lý cơ giới. - 1 ô thử nghiệm biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Tiến hành điều tra các cây trong ô và so sánh tỷ lệ có sâu giữa 2 ô trƣớc và sau khi thử nghiệm biện pháp phòng trừ. 23
  29. Đối với biện pháp vật lý cơ giới : Tìm bắt sâu quanh gốc cây trong khu vực hình tròn bán kính 1m và sâu nằm trên thân cây (dùng sào đập vào các cành lợi dụng tập tính nhả tơ của sâu non). Đối với biện pháp kỹ thuật lâm sinh : Xới đất xung quanh gốc cây, cách gốc cây 60cm và sâu 10cm, phát dọn thực bì dƣới tán thông và hạn chế lớp thảm khô xung quanh gốc cây. Thời gian tiến hành thử nghiệm : Điều tra lần đầu vào ngày 21/03/2017. Sau khi áp dụng thử nghiệm hai biện pháp trên thì tiến hành điều tra lại lần hai sau đó 14 ngày tức ngày 04/04/2017. 24
  30. PHẦN V KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 5.1. Danh lục các loài sâu hại lá Thông tại nơi nghiên cứu Dựa trên kết quả điều tra trên các ô tiêu chuẩn đã xác định đƣợc thành phần các loài sâu hại, thống kê đƣợc danh lục thành phần các loài sâu hại lá thông tại nơi nghiên cứu nhƣ sau: Bảng 5.1 : Danh lục các loài sâu hại lá Thông nhựa STT Tên Việt Nam Tên khoa học Pha thu thập I BỘ CÁNH VẢY LEPIDOPTERA Họ ngài độc Lymantridae 1 Sâu róm 4 túm lông Dasychira axutha Collenette • - II BỘ CÁNH MÀNG HYHENOPTERA Họ ong ăn lá thông Diprionidae 2 Ong ăn lá thông đầu đen Diprion pini L. + - Trong đó: ( • ): Pha trứng ( - ): Pha sâu non ( 0 ) : Pha nhộng ( + ) : Sâu trƣởng thành Kết quả điều tra cho thấy tại khu vực nghiên cứu có 2 loài sâu hại lá thuộc 2 họ và 2 bộ. Các loài sâu hại có số lƣợng cá thể không nhiều. Trong một số nghiên cứu trƣớc đây, 2 loài sâu róm thông đuôi ngựa và sâu róm 4 túm lông thƣờng xuất hiện cùng nhau. Tuy nhiên do thời tiết trƣớc đợt điều tra có diễn biến phức tạp, có nhiều đợt mƣa phùn và nhiệt độ xuống thấp, đặc biệt có nhiều đợt rét đậm đã ảnh hƣởng không nhỏ đến sự sinh trƣởng và phát triển của các loài sâu hại thông. Tại khu vực nghiên cứu chủ yếu là Thông nhựa cấp tuổi từ 5 đến cấp tuổi 6, những điều kiện đó có thể phù hợp với loài này nhƣng không phù hợp với loài kia. Cần có thêm những nghiên cứu sau về vấn đề này. 25
  31. 5.2. Phân tích sự biến động của mật độ và mức độ gây hại của sâu hại lá thông Phân tích sự biến động của mật độ và mức độ gây hại để có cơ sở khoa học cho các giải pháp phòng trừ sâu hại do mật độ và mức độ gây hại có liên quan chặt chẽ với nhau và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. 26
  32. Biểu 5.1: Mật độ, mức độ hại lá và hệ số biến động của sâu hại lá thông trong khu vực thị trấn Trới Chỉ Mật độ (cá thể/cây) + hệ số biến động Tỷ lệ cây có sâu (P%) tiêu Ong ăn lá Sâu róm 4 túm lông Ong ăn lá thông Sâu róm 4 túm lông thông Đợt điều Trứng S% Sâu non S% Sâu non S% Trứng Sâu non Sâu non R% tra Đợt 1 0,04 223,61 0,04 93,54 0,03 81,65 0,56 3,89 2,22 8,2 Đợt 2 0,32 55,6 0,17 19,83 0,13 42,54 2,78 12,78 8,83 6,96 Đợt 3 0,21 75,54 0,23 31,88 0,2 30,46 2,22 20 12,78 9,87 Trung bình 3 0,19 60,62 0,15 54,07 0,12 58,13 1,85 12,22 7,94 8,34 đợt 27
  33. Ta có biểu đồ biểu thị mật độ tuyệt đối của sâu hại lá thông nhƣ sau: Mật độ 0,35 0,3 0,25 0,2 0,15 0,1 Mậtđộ (con/cây) 0,05 0 1 2 3 Đợt điều tra Sâu róm 4TL (-) Ong ăn lá Sâu róm 4TL (•) Hình 5.1: Biểu đồ thể hiện sự biến động về mật độ của các pha sâu hại thông qua các đợt điều tra Nhìn vào biểu đồ hình 5.1 ta thấy trung bình mật độ của hai loài sâu róm 4 túm lông và ong ăn lá thông đều tăng. Mật độ loài ong ăn lá thông tăng trung bình 0,12 con/cây. Ở pha trứng loài sâu róm 4 túm lông, mật độ tăng mạnh từ đợt điều tra đầu tiên (0,04 con/cây) đến đợt điều tra thứ 2 (0,32 con/cây) và giảm xuống ở đợt 3 (0,21 con/cây). Tuy nhiên, mật độ sâu non sâu róm 4 túm lông trong 3 đợt điều tra đều tăng. Để xác định đƣợc sự biến động mật độ tuyệt đối của các pha sâu hại ta thiết lập biểu đồ sau đây: 28
  34. 250 200 150 S% 100 50 0 1 2 3 Đợt điều tra Sâu róm 4TL (-) Ong ăn lá Sâu róm 4TL (•) Hình 5.2: Biểu đồ thể hiện hệ số biến động của các pha sâu hại lá thông Giá trị của S% thể hiện sự biến động ít hay nhiều và mức độ phân bố của sâu hại. Trong thời gian không có dịch thì hệ số biến động của sâu hại lớn. Khi sâu hại phát dịch chúng có số lƣợng cá thể lớn và phân bố cũng đều hơn, hệ số biến động cũng nhỏ hơn. Qua biểu đồ hình 5.2 ta thấy, qua các đợt điều tra hệ số biến động của sâu hại thấp nhất là 19,83% (ở pha sâu non sâu róm 4 túm lông). Hệ số biến động của pha sâu non ong ăn lá thông giảm dần qua các đợt điều tra và tƣơng đối nhỏ nên nó xuất hiện đều và ít biến động. Để phân tích sự biến động của tất cả các pha điều tra đƣợc trong phân bố ta lập biểu đồ biểu diễn tỷ lệ cây có sâu hại lá thông. Tỷ lệ cây có sâu 25,00 20,00 20,00 12,78 12,80 15,00 8,83 P% 10,00 3,89 2,22 2,78 2,22 5,00 0,56 0,00 1 2 3 Đợt điều tra Sâu róm 4TL (-) Ong ăn lá Sâu róm 4TL (•) Hình 5.3: Biểu đồ thể hiện sự biến động về tỷ lệ cây có sâu hại lá thông 29
  35. Căn cứ vào chỉ tiêu đánh giá sự phân bố của sâu ăn lá thông ta thấy ở tất cả các đợt điều tra tỷ lệ cây có sâu P% đều nhỏ hơn 20% nên các loài sâu hại lá thông tại thị trấn Trới phân bố không đều. Giữa các pha của sâu róm 4 túm lông có sự nối tiếp nhau đặc biệt do sự xuất hiện và đẻ trứng của sâu trƣởng thành nên tỷ lệ cây có sâu có sự khác biệt. Nhìn trên biểu đồ 5.3, từ đợt 1 tới đợt 2 trứng của sâu róm 4 túm lông có xu hƣớng tăng lên tuy nhiên lại giảm xuống ở đợt 3. Điều này là do trứng đã hình thành sâu non. Lúc này mật độ sâu non bắt đầu tăng lên. Để xác định mối quan hệ giữa mật độ sâu hại và mức độ hại lá của sâu hại qua các đợt tôi lập biểu đồ mức độ hại lá qua các đợt. Do các loài sâu hại lá là sâu róm 4 túm lông và ong ăn lá thông có hình thức phá hại tƣơng đối giống nhau nên rất khó để xác định đƣợc mức độ gây hại riêng cho từng loài, vì vậy tôi tính mức độ gây hại chung cho cả hai loài này. Mức độ hại lá của sâu hại đƣợc thể hiện ở biểu đồ sau: 12 9,87 10 8,2 8 6,96 6 R% 4 2 0 1 2 3 Đợt điều tra Hình 5.4: Sự biến động của chỉ số gây hại R% Nhìn vào biểu đồ hình 5.4 ta thấy mức độ ăn hại lá thông giảm từ 8,2% ở đợt 1 xuống còn 6,96% ở đợt 2 và tăng lên 9,87% ở đợt 3. Điều này xảy ra là do có sự biến động về mật độ sâu hại. Ở pha sâu non là pha phá hoại mạnh nhất của 30
  36. sâu róm 4 túm lông cũng nhƣ ong ăn lá thông. Do vậy R% phụ thuộc vào mật độ của sâu non trên cây chủ. Mặt khác sâu róm 4 túm lông và ong ăn lá thông cũng là loài có khả năng sinh sản lớn (ở sâu róm 4 túm lông mỗi con cái có thể đẻ từ 250-500 trứng và với mỗi con cái ở ong ăn lá thông là 130-135 trứng). Tuy nhiên Thông nhựa là loài cây lá có đặc tính chát nên sự phá hoại lá của các loài sâu hại là tƣơng đối ít (cao nhất là 9,87%). 5.3. Mối quan hệ giữa mật độ sâu hại chủ yếu với các yếu tố sinh thái Thực tiễn đã cho thấy đời sống của sâu hại lá thông phụ thuộc rất nhiều vào môi trƣờng. Một sự biến đổi nào đó của môi trƣờng cũng có thể kéo theo sự biến đổi về thành phần và số lƣợng của các cá thể sâu hại: Các nhân tố môi trƣờng tác động trực tiếp lên chúng bao gồm nhóm phi sinh vật nhƣ nhiệt độ, độ ẩm, lƣợng mƣa, hƣớng gió Nhóm sinh vật bao gồm thức ăn và thiên địch . 5.3.1. Mối quan hệ giữa mật độ sâu hại chủ yếu với nhiệt độ và độ ẩm Sự biến động về số lƣợng các loài sâu hại chịu ảnh hƣởng rất lớn của yếu tố khí hậu. Nhiệt độ và độ ẩm của các đợt nghiên cứu đƣợc ghi ở biểu sau: Biểu 5.2: Nhiệt độ và độ ẩm không khí trong các đợt điều tra Đợt điều tra Nhiệt độ không khí (0C) Độ ẩm không khí (%) Đợt 1 18,92 89 Đợt 2 24,33 85 Đợt 3 24,75 86 Trung bình 22,67 86,67 Về mặt sinh thái, đối với sâu róm 4 túm lông khoảng nhiệt độ thích hợp nhất là 25-300C và độ ẩm thích hợp là 80-85%. Ở thời điểm tiến hành điều tra, chịu ảnh hƣởng của đợt gió mùa Đông Bắc làm nhiệt độ giảm xuống thấp đã làm ảnh hƣởng đến số lƣợng và mật độ của sâu róm thông. Các đợt điều tra tiếp theo nhiệt độ tăng dần và ngày càng thích hợp cho sâu róm 4 túm lông phát triển. Do đó mật độ của chúng ngày càng tăng lên qua các đợt điều tra. Độ ẩm không khí cao không thuận lợi cho sâu non sinh trƣởng, độ ẩm tƣơng đối trên 90%, tỷ lệ sâu non chết rất cao (trên 80%). Khi lƣợng mƣa thấp 31
  37. và kéo dài trong nhiều ngày sâu róm bị vi sinh vật nhƣ nấm bạch cƣơng, vi khuẩn, virus ký sinh gây bệnh làm sâu non bị chết hàng loạt. Đối với ong ăn lá thông, loài này thƣờng phá hại mạnh ở các lâm phần thông từ 4 đến 8 tuổi. Mỗi năm có từ 2 đến 4 thế hệ. Cũng nhƣ sâu róm 4 túm lông, ong ăn lá thông có mật độ tăng dần theo các đợt điều tra. Sự biến động này chịu nhiều ảnh hƣởng của nhiệt độ, độ ẩm. Nhiệt độ tăng dần theo các đợt điều tra là điều kiện thuận lợi cho ong ăn lá thông phát sinh phát triển, do đó mật độ của chúng ngày càng tăng dần. 5.3.2. Mối quan hệ giữa mật độ các loài sâu hại chủ yếu với hướng dốc Để phân tích mối quan hệ giữa mật độ sâu hại với hƣớng dốc tôi đã so sánh kết quả điều tra của hai ô tiêu chuẩn 03 và 06 có hƣớng dốc khác nhau, còn các điều kiện khác tƣơng tự nhau. Kết quả thu đƣợc thể hiện trong biểu sau: Biểu 5.3. Mật độ các loài sâu hại chủ yếu theo hƣớng dốc Số hiệu Hƣớng dốc Mật độ (con/cây) ÔTC Sâu róm 4 túm Sâu róm 4 túm Ong ăn lá lông (•) lông (-) thông 03 Tây Bắc 0,25 0,14 0,1 06 Đông Nam 0,18 0,17 0,18 Từ biểu 5.3 chúng ta thấy sâu non sâu róm 4 túm lông và ong ăn lá thông trong ô tiêu chuẩn ở hƣớng Đông Nam (06) có mật độ cao hơn ô tiêu chuẩn ở hƣớng Tây Bắc (03) còn trứng sâu róm 4 túm lông ở ô tiêu chuẩn hƣớng Tây Bắc lại lớn hơn. Tôi thiết lập biểu đồ 5.5 để thể hiện rõ hơn kết quả trên: 32
  38. 0,3 0,25 0,2 0,15 0,1 Mật(con/cây) độ 0,05 0 Đông Nam Tây Bắc Hướng dốc Sâu róm 4TL (•) Ong ăn lá Sâu róm 4TL (-) Hình 5.5: Biểu đồ thể hiện mật độ các loài sâu hại chính theo hƣớng dốc Nhƣ vậy, hƣớng dốc có ảnh hƣởng đến mật độ sâu hại nhƣng mức ảnh hƣởng không lớn. Đặt giả thiết thức ăn khác nhau làm cho mật độ sâu khác nhau và biểu thị nguồn thức ăn của sâu hại lá thông thông qua sinh trƣởng của cây. Do hai chỉ số này đƣợc đo với dung lƣợng mẫu đủ lớn (n ≥ 30 cây) nên ta có thể sử dụng tiêu chuẩn U để đánh giá. Kết quả so sánh cho thấy: |UD1.3| = 3.21 > 1.96 |UHvn|=9.25 > 1.96 Qua kết quả trên ta thấy sinh trƣởng của Thông nhựa ở hai hƣớng phơi đã có sự khác nhau. Hƣớng Đông Nam thƣờng đƣợc nhận gió Đông mang nhiều hơi ẩm nên cây thông phát triển hơn só với hƣớng Tây Bắc. Hƣớng Tây Bắc do ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc lạnh và khô nên cây cối phát triển kém hơn, môi trƣờng sống của sâu hại không thuận lợi bằng ở hƣớng Đông Nam. Điều kiện sinh trƣởng ở sƣờn Đông Nam tốt hơn vì vậy nguồn thức ăn của sâu hại thông khá dồi dào, điều này đã làm cho mật độ sâu hại lá ở sƣờn Đông Nam nhiều hơn sƣờn Tây Bắc. 33
  39. 5.3.3. Mối quan hệ giữa mật độ các loài sâu hại chủ yếu với độ cao Độ cao so với mặt nƣớc biển có ảnh hƣởng lớn đến nhiệt độ và độ ẩm là hai yếu tố chính ảnh hƣởng chủ yếu đến thảm thực vật và côn trùng rừng. Trong quá trình nghiên cứu ngƣời ta thƣờng chọn các vị trí ở đỉnh đồi, chân đồi và sƣờn đồi để xem xét ảnh hƣởng của độ cao tới mật độ sâu hại. Để so sánh nhằm thấy rõ mức độ sai khác này cần chọn những ô tiêu chuẩn có vị trí tƣơng đối khác nhau (độ cao khác nhau). Kết quả đƣợc ghi vào mẫu biểu 5.3 nhƣ sau: Biểu 5.3: Mật độ các loài sâu hại chủ yếu theo độ cao Loài sâu Sâu róm 4 túm Sâu róm 4 túm Ong ăn lá thông ÔTC lông (•) lông (-) Đỉnh đồi 0,26 0,08 0,06 (02) Sƣờn đồi 0,24 0,14 0,1 (03) Chân đồi 0,22 0,22 0,13 (04) Mật độ của sâu hại ở các vị trí độ cao khác nhau đƣợc biểu diễn bằng đồ thị sau: 34
  40. 0,3 0,26 0,25 0,24 0,22 0,22 0,2 0,14 0,15 0,13 0,1 0,1 0,08 Mật độ(con/cây) 0,06 0,05 0 Đỉnh đồi Sườn đồi Chân đồi Vị trí tương đối Sâu róm 4TL (•) Sâu róm 4TL (-) Ong ăn lá Hình 5.6: Biểu đồ thể hiện mật độ sâu hại lá thông theo độ cao của ô tiêu chuẩn Từ biểu 5.3 và biểu đồ 5.6 ta thấy sự biến động giảm dần của mật độ sâu non sâu róm 4 túm lông và ong ăn lá thông theo độ cao, trứng sâu róm 4 túm lông có chiều hƣớng tăng lên theo độ cao nhƣng tăng rất ít. Độ cao ảnh hƣởng đến nhiều yếu tố khác nhau nhƣ các yếu tố khí hậu, đất đai, sinh trƣởng của cây, đặc tính sinh thái của sâu hại, thiên địch . Để các lý luận có tính thuyết phục hơn tôi tiến hành kiểm tra mức độ đồng nhất về sinh trƣởng của các ô tiêu chuẩn đƣợc so sánh. Các ô đƣợc chọn có cùng hƣớng dốc Tây Bắc để đảm bảo tính đồng nhất về điều kiện khí hậu. Biểu 5.4: Kết quả kiểm tra độ thuần nhất của 3 ô tiêu chuẩn 02,03,04 Chỉ tiêu ̅̅̅ ̅̅ ̅ (cm) ̅̅̅ ̅ ̅ (m) |UD1.3| |UHvn| ÔTC Đỉnh – Sƣờn 40,14 – 32,91 15,92 – 15,62 3,84 0,98 Sƣờn – Chân 32,91 – 31,10 15,62 – 15,02 1,19 1,73 Chân – Đỉnh 31,10 – 40,14 15,02 – 15,92 8,15 5,57 35
  41. Kết quả kiểm tra độ thuần nhất của các ô tiêu chuẩn cho thấy giữa ô tiêu chuẩn ở chân và đỉnh đồi không thuần nhất về các chỉ tiêu sinh trƣởng. Giữa ô ở sƣờn và chân thuần nhất về cả 2 chỉ tiêu so so sánh. Giữa đỉnh đồi và sƣờn đồi không thuần nhất về chỉ tiêu D1.3 nhƣng thuần nhất về chỉ tiêu Hvn. Độ cao giữa các ô tiêu chuẩn so sánh có sự chênh lệch không lớn, hơn nữa các ô này lại nằm cùng hƣớng dốc Tây Bắc nên tƣơng đối đồng nhất về điều kiện khí hậu. Qua điều tra thực tế tôi thấy rằng các chỉ tiêu sinh trƣởng của thông ở vị trí đỉnh đồi tốt hơn ở sƣờn và chân đồi do Thông nhựa ở khu vực nghiên cứu chủ yếu có cấp tuổi 6 (trên 30 tuổi) và hiện nay đang trồng bổ sung thêm thông non ở vị trí chân và sƣờn đồi kết hợp với những hoạt động của con ngƣời tác động vào rừng (chủ yếu là lấy nhựa) làm mật độ của sâu hại ở các vị trí có sự biến động. Nhƣ vậy độ cao là một nhân tố quan trọng có ảnh hƣởng đến mật độ các loài sâu hại chủ yếu thông qua sự thay đổi về các yếu tố sinh thái khác. 5.3.4. Mối quan hệ giữa mật độ các loài sâu hại chủ yếu với tuổi cây Trên cùng một loài cây có nhiều loài sâu hại khác nhau thì mỗi loài sâu hại thƣờng thích nghi với một giai đoạn phát triển nào đó của cây. Và với mỗi loài sâu hại chúng cũng phát triển mạnh nhất với một giai đoạn tuổi cây nào đó. Ví dụ sâu róm thông thƣờng phát dịch ở những khu rừng từ 10-20 tuổi, còn ong ăn lá thông thƣờng phá hại mạnh ở những khu rừng thông tuổi 4 đến 8. Vậy tuổi cây là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến mật độ sâu hại. Để phân tích ảnh hƣởng của tuổi cây đến mật độ sâu tôi chọn hai ô tiêu chuẩn 01 và 05 để so sánh bởi lý do thông ở hai ô tiêu chuẩn này khác nhau về độ tuổi còn các điều kiện khác tƣơng đối giống nhau. Mật độ sâu hại ở hai ô tiêu chuẩn 01 và 05 đƣợc trình bày trong biểu sau: 36
  42. Biểu 5.5: Mật độ các loài sâu hại chủ yếu theo tuổi cây Số hiệu ÔTC Cấp tuổi cây Sâu róm 4 Sâu róm 4 Ong ăn lá túm lông (•) túm lông (-) thông 05 Cấp tuổi 5 0,2 0,14 0,17 01 Cấp tuổi 6 0 0,13 0,08 Nhìn vào biểu trên ta thấy mật độ các loài sâu hại khác nhau theo tuổi cây khác nhau. Ở ô tiêu chuẩn 1 không thấy sự xuất hiện của trứng sâu róm 4 túm lông. Để thấy rõ hơn sự khác nhau chúng ta quan sát biểu đồ sau: 0,25 0,2 0,2 0,17 0,14 0,15 0,13 0,1 0,08 Mật(con/cây) độ 0,05 0 0 Cấp tuổi 5 Cấp tuổi 6 Cấp tuổi Sâu róm 4 túm lông (•) Sâu róm 4 túm lông (-) Ong ăn lá Hình 5.7: Biểu đồ thể hiện mật độ các loài sâu hại theo tuổi cây Về mặt sinh thái sâu róm 4 túm lông thƣờng xuất hiện bắt đầu từ tháng 4, gây hại mạnh nhất giữa tháng 10 đến đầu tháng 11. Cấp tuổi II, III bị hại nặng nhất, rừng cấp tuổi I và VI bị hại nhẹ hơn. Thông ở ô tiêu chuẩn 1 có cấp tuổi 6, kém thích hợp cho sâu róm thông phát triển hơn ở ô tiêu chuẩn 5 có cấp tuổi 5 nên ô tiêu chuẩn này có mật độ sâu hại thấp hơn. Ong ăn lá thông thƣờng phá hại mạnh ở những khu rừng thông từ 4 đến 8 tuổi. Ở khu vực nghiên cứu hầu hết Thông nhựa đều có cấp tuổi trên 5 (từ 25 tuổi trở lên) nên ảnh hƣởng của tuổi cây đến mật độ ong ăn lá thông không lớn. 37
  43. Do vậy mật độ ong ăn lá thông ở hai ô tiêu chuẩn này có sự chênh lệch không đáng kể. Nhƣ vậy ở khu vực nghiên cứu tuổi cây có ảnh hƣởng đến mật độ các loài sâu hại chủ yếu tuy nhiên độ cao của hai ô tiêu chuẩn đƣợc so sánh khác nhau nên cũng chịu ảnh hƣởng của yếu tố độ cao khiến mật độ sâu hại có sự sai khác nên mức độ ảnh hƣởng không đáng kể. 5.4. Đặc điểm sinh học của sâu róm 4 túm lông và ong ăn lá thông đầu đen 5.4.1. Đặc điểm sinh học của sâu róm 4 túm lông a) Vị trí và phân loại Sâu róm 4 túm lông (Dasychira axutha Collenette) thuộc họ ngài độc (Lymantridae), bộ cánh vảy (Lepidoptera). b) Hình thái và tập tính * Hình thái: Ảnh 5.1: Sâu non sâu róm 4 túm lông Sâu trƣởng thành: Cơ thể màu tro hoặc xám – đen, đầu màu xám nhạt. Râu đầu hình răng lƣợc. Cánh trƣớc màu xám nâu, pha lẫn màu tối, có 4-5 đƣờng vân gợn sóng chạy ngang chia cánh ra thành các mảng có màu sáng tối khác nhau. Có rất nhiều lông mọc xung quanh chân. Kích thƣớc con cái lớn hơn nhiều so với con đực. 38
  44. Trứng: Trứng hình cầu dẹt, đƣờng kính 1mm, giữa lõm xuống và có 1 điểm nhỏ lồi ra. Trứng mới đẻ có màu xám xanh sau chuyển sang màu xám tối. Sâu non: Sâu non có 6 tuổi. Kích thƣớc 35-45mm. Đầu màu nâu đỏ, trán màu nâu sẫm. Thân màu nâu sẫm đến đen, bên ngoài thân có đốm màu đen lẫn lộn. Từ đầu tới đống bụng thứ 8, mỗi đốt trên lƣng có cụm lông đen dài hƣớng về trƣớc. Hai bên ngực trƣớc mỗi bên có 1 túm lông dài màu nâu tối, chĩa ra trƣớc. Trên lƣng đốt bụng thứ 1 đến đốt bụng thứ 4 có cụm lông màu nâu vàng, dạng bàn chải. - Tuổi 1 : Chiều dài thân 2-5mm ; Bề rộng đầu 0,60,75mm. Đầu màu đen, thân thể màu nâu vàng, ngực trƣớc màu nâu đen, trên mỗi đốt ngực I, II, III có túm lông màu nâu nhạt, lông trên cơ thể dài. - Tuổi 2 : Chiều dài thân : 4,50mm ; Bề rộng đầu : 0,90mm. Đầu màu đen hoặc nâu đỏ, thân thể màu nâu nhạt, đốt bụng 5-9 có túm lông màu nâu đen, trên lƣng của đốt bụng thứ 7 có túm lông dài. - Tuổi 3 : Chiều dài thân : 6,70mm ; Bề rộng đầu : 1,22mm. Vùng đầu, cơ môi, trên môi, mắt bên có màu nâu, còn lại màu đen ; Trên lƣng từ đốt bụng 7-9 xuất hiện 4 vết đốm màu đen sẫm. - Tuổi 4 : Chiều dài thân : 11,80mm ; Bề rộng đầu : 1,80mm. Đầu màu đen, mắt bên màu nâu đỏ. Hai bên đốt ngực và đốt bụng 8 có cụm lông dài màu đen, đốt bụng 1-2 có túm lông màu vàng có dạng bàn chải. →Tuổi 4 sâu non sâu róm 4 túm lông mới có 2 túm lông. - Tuổi 5 : Chiều dài thân : 19mm ; Bề rộng đầu : 2,65mm. Trên lƣng từ đốt bụng 1-3 có túm lông màu vàng dạng bàn chải, mỗi đốt trên cơ thể có lông màu vàng cam, khác với tuổi 4. Nhƣ vậy sâu non tuổi 5 có 3 túm lông. - Tuổi 6 : Chiều dài thân : 28,90mm (37-42mm); Bề rộng đầu : 3,75mm (3,05-4,05mm). Đầu màu nâu đỏ, thân màu đen, từ đốt bụng 1-4 có túm lông màu vàng hình bàn chải, Nhộng và kén : Nhộng cái dài 14-28mm, rộng 7-10mm, nhộng đực dài 14-20mm, rộng 6-9mm, màu nâu đỏ. Bên ngoài có lông màu vàng mọc rải rác. 39
  45. Mặt lƣng lông mọc dày hơn thành 4 cụm, màu nâu vàng. Cuối bụng có gai cứng, hình lƣỡi câu. Kén dài 20-35mm, rộng 19mm, hình bầu dục màu nâu nhạt hoặc vàng cọ, xù xì, có lông độc, nhìn bên ngoài kén có thể thấy cơ thể nhộng. Nhộng thƣờng kết thành chùm 2-4 nhộng trên thân cây hoặc gốc, không kết nhộng đơn và ít kết nhộng trên lá. * Tập tính gây hại : - Sâu trƣởng thành vũ hoá tại một lỗ nhỏ ở đầu nhộng và vào lúc gần tối (16-18g), 1-3 giờ sau vũ hoá có thể bay đƣợc. - Ngay trong đêm vũ hoá hoặc 1-3 ngày sau sâu róm 4 túm lông bắt đầu ghép đôi. Thời gian giao phối từ 21 đến 6 giờ sáng, đa số 4-6 giờ sáng, thời gian giao phối rất dài. Mỗi con cái chỉ giao phối 1 lần, sau khi giao phối con cái đẻ trứng ngay tại chỗ hoặc bay đến đẻ trứng ở rừng thông sinh trƣởng tốt. Sâu trƣởng thành sẽ chết ngay sau khi đẻ trứng xong hoặc sau một đến hai ngày. - Trứng nở sau 4-13 ngày, trong khoảng 2 ngày trứng có thể nở hết hoàn toàn và tỷ lệ nở trứng khoảng 80%. - Sâu non mới nở bị kích thích bởi ánh sáng, tập trung nhiều trên đám trứng và ăn một phần vỏ trứng. Sau 4 đến 5 giờ bò lên ăn lá thông, lƣợng ăn rất ít, chỉ gặm ở rìa lá thông, hình thành vết lõm trên rìa lá cây, làm lá bị hại dần dần cuộn cong, khô héo. - Sâu non tuổi 1-2, trên cơ thể mọc lông dài, dày, có thể nhờ gió đƣa đến nơi khác. Từ tuổi 3, sâu non sống phân tán, phá hại mạnh. Sâu non nhóm tuổi lớn thƣờng cắn đứt đoạn ở giữa lá thông, còn lại khoảng 3cm, phần đầu lá rơi xuống đất. Lột xác nhiều vào sáng sớm và gần tối, không thấy tập tính ăn phần xác đã lột. Sau khi lột xác 7-12 giờ bắt đầu tiếp tục lấy thức ăn. - Sâu róm 4 túm lông làm kén ở thân cây, lớp lá rụng, cành cây khô, dƣới tán cây bụi, xung quanh gốc cây, số ít kết kén cụm lại trong lá thông, kẽ nứt vỏ cây thông ; Khi qua đông sâu non thƣờng lựa chọn nơi khuất gió, hƣớng dƣơng, rừng có độ tán che lớn, nơi sƣờn núi ẩm ƣớt. 40
  46. - Trƣởng thành vũ hoá và hoạt động vào ban đêm, ban ngày ẩn nấp. Trƣởng thành có tính xu quang mạnh, đặc biệt là với ánh sáng màu tím. Sâu hoạt động thích hợp trong điều kiện nhiệt độ 25-300C và độ ẩm khoảng 80-85%. Sâu róm thông thích ăn lá thông ở cấp tuổi II-IV (10-20 tuổi). 5.4.2. Đặc điểm sinh học của ong ăn lá thông đầu đen a) Vị trí phân loại Ong ăn lá thông đầu đen (Diprion pini L.) thuộc họ ong ăn lá (Diprionidae), bộ cánh màng (Hymenoptera). b) Hình thái và tập tính * Hình thái : Sâu trƣởng thành : Ong cái thân dài 9-10mm, màu nâu vàng, đầu màu đen. Râu đầu hình răng lƣợc, dài 3mm, có 18 đốt. Ong đực có thân dài 8mm, màu nâu đen. Râu đầu hình lông chim kép. Ong đực và ong cái đều có đặc điểm chung là : - Có 3 mắt đơn xếp thành hình tam giác bẹt nằm giữa 2 mắt kép. - Các cánh màu hơi vàng, mắt cánh màu nâu đen. - Trên lƣng các đột bụng thứ 4, 5, 6 có dải màu nâu sẫm nằm ngang. Cuối bụng có một vết lõm. 41
  47. Ảnh 5.2 : Ong ăn lá thông đầu đen trƣởng thành và kén Trứng : Hình bầu dục dài 1,5-1,7mm, lúc mới đẻ màu xanh lơ, khi sắp nở màu sẫm hơn. Sâu non : Có 3 đôi chân ngực và 8 đôi chân bụng, phân đốt không rõ ràng. Đầu màu đen, trên lƣng màu xanh hơi vàng. Mặt bụng màu vàng nhạt. Hai bên thân có hai đƣờng chỉ đen nối liền các lỗ thở. Nhộng : Nhộng trần, màu nâu vàng nhạt, nằm trong kén. Kén : Dài khoảng 10-11mm, rộng 4,5mm. * Tập tính : Ong trƣởng thành sau khi vũ hoá đẻ trứng ngay. Khi vũ hoá ong cắn kén thành một đƣờng ngang ở gần đầu kén. Mỗi ong cái đẻ trung bình 100 trứng. Thời gian đẻ trứng kéo dài 3-5 ngày. Thời gian phát dục của trứng từ 5-6 ngày. Sâu non mới nở chỉ ăn phần diệp lục, về sau mới ăn hết lá. Chúng thƣờng ăn từ 2-3 con trên một ngọn thông. Sâu non có 6 tuổi, thời gian ăn hại của sâu non kéo dài 1 tháng. Sâu non thành thục thƣờng làm kén ở giữa lá thông. Ong ăn lá thông Diprion mỗi năm thƣờng có 4 thế hệ. 42
  48. 5.5. Nghiên cứu thử nghiệm một số biện pháp quản lý các loài sâu hại chính 5.5.1. Kết quả thử nghiệm biện pháp vật lý cơ giới Sau khi tiến hành thử nghiệm các biện pháp vật lý cơ giới trên ô thử nghiệm nhƣ bắt và giết các loài sâu non, trứng, nhộng và điều tra lại sau đó 14 ngày tôi đã thu đƣợc kết quả nhƣ sau : Biểu 5.6 : Kết quả thử nghiệm biện pháp vật lý cơ giới Thời gian thử Ô đối chứng Ô thí nghiệm nghiệm Mật độ (M) Tỷ lệ cây Mật độ (M) Tỷ lệ cây có SR4TL OAL có sâu SR4TL OAL sâu (P%) (P%) Trƣớc khi áp dụng biện pháp 0,24 0,18 35,29 0,25 0,25 35 vật lý cơ giới Sau 14 ngày 0,29 0,24 41,18 0,2 0,2 25 Từ kết quả thu đƣợc tại biểu 5.6 ta thấy trƣớc khi áp dụng biện pháp vật lý cơ giới tỷ lệ cây có sâu ở ô thí nghiệm là 35% và ô đối chứng là 35.29%. Sau khi áp dụng biện pháp cơ giới bằng cách bắt giết sâu hại thì tỷ lệ cây có sâu ở ô thí nghiệm giảm đi (từ 35% xuống 25%) và ở ô đối chứng không đƣợc áp dụng biện pháp nào nên tỷ lệ cây có sâu tăng lên (từ 35.29% lên 41.18%). Ở ô đối chứng, mật độ 2 loài sâu hại chính cũng tăng lên và ở ô thí nghiệm mật độ của chúng lại giảm xuống. Nhƣ vậy ta thấy rằng việc áp dụng biện pháp vật lý cơ giới mang lại hiệu quả khá tốt đối với việc làm giảm mật độ sâu hại tại khu vực nghiên cứu. Việc áp dụng biện pháp vật lý cơ giới sẽ làm giảm đi số lƣợng sâu hại trên các cây, từ đó làm cho khả năng phát tán sang các cây xung quanh ít đi. 43
  49. 5.5.2. Kết quả thử nghiệm biện pháp kỹ thuật lâm sinh Trên ô thử nghiệm tiến hành áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhƣ : cuốc, xới, vun gốc, loại bỏ cành khô lá rụng ở xung quanh thân cây còn ô đối chứng ta giữ nguyên không tác động vào. Sau đó 14 ngày khi điều tra tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau : Biểu 5.7 : Kết quả thử nghiệm biện pháp kỹ thuật lâm sinh Thời gian Ô đối chứng Ô thí nghiệm thử nghiệm Mật độ (M) Tỷ lệ cây Mật độ (M) Tỷ lệ cây SR4TL OAL có sâu SR4TL OAL có sâu (P%) (P%) Trƣớc khi áp dụng biện 0,2 0,2 35 0,27 0,27 40,91 pháp kỹ thuật lâm sinh Sau 14 ngày 0,25 0,25 40 0,23 0,18 27,27 Từ kết quả thu đƣợc tại biểu 5.7 ta thấy, trƣớc khi áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh tỷ lệ cây có sâu ở ô thí nghiệm là 40,91% và ở ô đối chứng là 35%. Sau khi tác động các biện pháp cuốc, xới, vun gốc, loại bỏ cành khô lá rụng xung quanh thân cây ta thấy tỷ lệ cây có sâu ở ô thí nghiệm giảm xuống (từ 40,91% xuống 27,27%) và ngƣợc lại ở ô đối chứng tỷ lệ cây có sâu lại tăng lên (từ 35% lên 40%). Mật độ 2 loài sâu hại cũng tăng lên ở ô đối chứng và giảm xuống ở trên ô thí nghiệm. Từ đó cho thấy việc áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh ở khu vực nghiên cứu đem lại hiệu quả tƣơng đối tốt trong công tác phòng trừ sâu hại. 5.6. Đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu hại lá thông Phòng trừ sâu hại là đƣa ra các biện pháp tác động khác nhau nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu hại gây ra. Để xác định thời điểm cần tiến hành công tác phòng trừ cần dựa vào một số chỉ tiêu nhƣ ngƣỡng kinh tế, ngƣỡng gây hại. Ngƣỡng gây hại là một khái 44
  50. niệm mang tính chất định lƣợng, một điểm mốc về mật độ sâu hại mà với số lƣợng cá thể này sâu hại bắt đầu gây ra thiệt hại cho đối tƣợng cần bảo vệ thể hiện ở các biểu hiện làm ảnh hƣởng xấu tới chúng. Ngƣỡng kinh tế là số lƣợng sâu hại gây ra thiệt hại cho lâm phần ngang với chi phí để tiến hành các biện pháp phòng trừ. Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ và mức độ gây hại của các loài sâu hại ở khu vực điều tra rất thấp. Vì vậy chƣa cần tiến hành các biện pháp phòng trừ chúng. Các biện pháp phòng trừ chỉ nên áp dụng khi số lƣợng và mức độ gây hại của chúng vƣợt quá ngƣỡng cho phép. Tôi xin đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu hại thông tại khu vực thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh nhƣ sau : 5.6.1. Biện pháp kiểm dịch thực vật Biện pháp kiểm dịch thực vật là biện pháp ngăn chặn sự lây lan của đối tƣợng gây hại nguy hiểm từ nƣớc này sang nƣớc khác hoặc từ vùng này sang vùng khác bằng cách kiểm tra phát hiện các loài sâu hại đi cùng với hàng hoá nhƣ hạt giống, cây con, các lâm nông sản. Một số biện pháp cụ thể : - Hạn chế vận chuyển cây từ những nơi đã xảy ra dịch tới nơi chƣa có dịch. Nếu có vận chuyển thì phải thông qua kiểm dịch. - Khoanh vùng bị dịch để kiểm soát ngăn chặn không để dịch lây lan sang các vùng lân cận. - Cây mang trồng phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đƣợc thực hiện kiểm dịch theo đúng quy định của các cơ quan chuyên môn. 5.6.2. Biện pháp vật lý cơ giới Biện pháp vật lý cơ giới là sử dụng các biện pháp thủ công, các phƣơng tiện vật lý để tác động trực tiếp vào mật độ sâu hại. Biện pháp vật lý cơ giới chủ yếu đƣợc đề xuất cho khu vực nghiên cứu là bắt giết sâu hại, sử dụng bẫy dính do sâu non có tập tính di chuyển xuống gốc cây để hoá nhộng, dùng bẫy đèn thu 45
  51. hút con trƣởng thành để tiêu diệt pha trƣởng thành nhằm hạn chế số lƣợng sâu về sau. 5.6.3. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh Biện pháp kỹ thuật lâm sinh là biện pháp thông qua kỹ thuật canh tác hợp lý trong các khâu sản xuất để tạo ra những diện tích cây trồng khoẻ mạnh, có sức đề kháng với sâu bệnh cao, góp phần thúc đẩy quá trình cân bằng sinh thái, hạn chế sự phát sinh phát triển của sâu hại. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong phòng trừ sâu hại đƣợc coi là một biện pháp có hiệu quả cao trong công tác phòng chống sâu hại kết hợp với công tác chăm sóc nuôi dƣỡng và phòng chống cháy rừng. Một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh cụ thể nhƣ sau : - Trƣớc khi tiến hành trồng mới cần xử lý đất, thực bì. - Phát dọn dây leo cây bụi, thu gom một phần cành khô nhƣng vẫn phải đảm bảo độ che phủ của lớp thảm mục dƣới tán rừng tạo điều kiện cho thiên địch phát triển. - Trồng xen kẽ một số loài cây lá rộng nhằm hạn chế sự lây lan, di chuyển của sâu hại từ cây này sang cây khác, đồng thời cũng là những băng xanh có tác dụng cản lửa. - Tiến hành tỉa thƣa, chặt vệ sinh cây suy yếu, có nhiều sâu hại, cây chết đứng, đổ gãy, cháy đem ra khỏi rừng đốt nhằm phá hủy nơi cƣ trú của sâu hại. 5.6.4. Biện pháp sinh học Nguyên tắc chung trong phòng trừ là không tiêu diệu toàn bộ các loài sâu hại, bởi bất cứ loài sinh vật nào tồn tại trên trái đất đều có ý nghĩa riêng của nó và góp phần tạo nên tính đa dạng sinh học trong quần thể. Để khống chế số lƣợng của một loài sâu hại bất kỳ ở trong ngƣỡng cho phép mà không làm tổn hại đến lợi ích con ngƣời, biện pháp sinh học có thể đáp ứng đƣợc điều đó. Biện pháp sinh học vừa phòng trừ đƣợc sâu hại, vừa đảm bảo không gây ô nhiễm môi trƣờng và đảm bảo tính đa dạng sinh học. Biện pháp này chủ yếu sử 46
  52. dụng các loại thiên địch và các chế phẩm sinh học trong việc phòng trừ sâu hại. Một số biện pháp sinh học cụ thể nhƣ sau : - Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của các loài thiên địch, đƣa ra các biện pháp làm tăng số lƣợng thiên địch trong tự nhiên (nhân nuôi, bảo vệ, tạo môi trƣờng cho thiên địch phát triển, mang từ nơi khác thả vào khu vực). - Bảo vệ một số loài cây bụi có nhiều mật hoa tạo nơi trú ngụ và nguồn thức ăn cho thiên địch phát triển. - Sử dụng các chế phẩm sinh học để tiêu diệt, xua đuổi sâu hại. Một số loài chế phẩm sinh học đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣ : Chế phẩm Boverin (thành phần chủ yếu là nấm Bạch Cƣơng (Beauveria basiana)), chế phẩm BT (thành phần chủ yếu là vi khuẩn Bacilus thuringennis gây bệnh chết nhũn). Khi mật độ sâu non cao có khả năng phát dịch dùng chế phẩm sinh học phun ƣớt toàn bộ tán lá. Nên phun chế phẩm vào lúc chiều mát. 5.6.5. Biện pháp hoá học Biện pháp hoá học là biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hoá học trong phòng trừ sâu hại. Biện pháp này thƣờng là biện pháp cuối cùng trong phòng trừ sâu hại khi mà các biện pháp phòng trừ khác không ngăn chặn đƣợc sự phát dịch của sâu hại. Hiện nay tại khu vực nghiên cứu mật độ sâu hại là rất thấp, trong lịch sử khu vực chƣa từng xảy ra dịch, tuy nhiên khả năng phát dịch không phải là không có. Vì vậy việc chuẩn bị biện pháp hoá học để trừ sâu là cần thiết. Khi sử dụng biện pháp hoá học để trừ sâu hại cần chú ý về phƣơng pháp, kỹ thuật sử dụng và các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của thuốc sau khi sử dụng. Để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng biện pháp hoá học cần tuân thủ những điều kiện cơ bản sau : - Sâu bệnh gì dùng thuốc đó, ƣu tiên những loại thuốc đặc trị hữu hiệu và có trong danh lục thuốc bảo vệ thực vật đƣợc phép sử dụng. - Trƣớc khi quyết định sử dụng biện pháp hoá học cần tính toán cân nhắc hiệu quả kinh tế dựa trên cơ sở chi phí bỏ ra và lợi ích đạt đƣợc. 47
  53. - Diệt trừ ở giai đoạn tuổi sâu phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hƣởng của thuốc trừ sâu đến các loài côn trùng và động vật có ích. Hạn chế ô nhiễm môi trƣờng sinh thái. - Thực hiện tốt các quy định về bảo hộ lao động để đảm bảo an toàn cho ngƣời trực tiếp tiến hành công tác phòng trừ. 48
  54. PHẦN VI KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận Qua quá trình điều tra và phân tích kết quả thu đƣợc đi đến kết luận nhƣ sau: Xác định đƣợc 2 loài sâu hại chủ yếu thuộc 2 họ, 2 bộ. Đó là loài Sâu róm 4 túm lông (Dasychira axutha Collenette) và Ong ăn lá thông đầu đen (Diprion pini L.). Mật độ gây hại của từng loài nhƣ sau: Sâu róm 4 túm lông có mật độ trứng : 0,19 con/cây, sâu non: 0,15 con/ cây, Ong ăn lá thông đầu đen có mật độ 0,12 con/cây. Xác định đƣợc đặc điểm hình thái, sinh thái của hai loài sâu róm 4 túm lông và ong ăn lá thông đầu đen. Thử nghiệm biện pháp vật lý cơ giới và biện pháp kỹ thuật lâm sinh đã đạt đƣợc hiệu quả nhất định trong phòng trừ sâu hại lá thông. Đề xuất đƣợc một số biện pháp phòng trừ sâu hại lá thông nhƣ: biện pháp kiểm dịch thực vật, biện pháp vật lý cơ giới, biện pháp kỹ thuật lâm sinh, biện pháp sinh học, biện pháp hóa học. 6.2. Tồn tại Trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài, tuy đã cố gắng hoàn thành nhƣng đề tài nghiên cứu vẫn còn một số tồn tại do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nhƣ : Thời tiết biến động rất nhiều trong thời gian nghiên cứu ảnh hƣởng đến quá trình điều tra cũng nhƣ phát sinh phát triển của sâu hại. Số lần điều tra còn hạn chế, một số loài sâu hại chƣa xuất hiện trong thời gian nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu còn ngắn và chƣa đƣợc làm quen nhiều với công việc nghiên cứu cũng nhƣ khối lƣợng công việc lớn, kiến thức và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế nên khó tránh khỏi những sai sót. 49
  55. 6.3. Kiến nghị Để có thể khắc phục một phần những tồn tại trên, tôi xin khuyến nghị với ban lãnh đạo trƣờng Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam kéo dài thời gian thực tập tốt nghiệp cho sinh viên. Từ đó sinh viên có thể theo dõi và thống kê đầy đủ về các loài sâu hại làm cơ sở cho dự tính dự báo sâu hại một cách chính xác hơn. 50
  56. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Công Loanh, Nguyễn Thế Nhã (1997), Côn trùng rừng, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 2. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh, Trần Văn Mão (2001), Điều tra dự tính dự báo sâu bệnh hại trong Lâm nghiệp, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 3. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh (2002), Sử dụng côn trùng và vi sinh vật có ích, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 4. Nguyễn Thế Nhã, Trần Văn Mão (2004), Bảo vệ thực vật. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 5. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh (2002), Bài giảng “Kỹ thuật phòng trừ sâu hại”, Hà Nội 6. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi (2009), Thống kê sinh học, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 7. Ngô Kim Khôi (1998), Thống kê toán học trong Lâm nghiệp, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 8. Phạm Ngọc Anh (1976), Côn trùng Lâm nghiệp, NXB Nông Ngiệp, Hà Nội. 9. Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn (2006), Cẩm nang ngành Lâm nghiệp. 10. Đặng Vũ Cần (1973), Sâu hại rừng và cách phòng trừ, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 11. Nguyễn Bá Thụ, Đào Xuân Trƣờng (2004), Sâu bệnh hại rừng trồng và các biện pháp phòng trừ, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 12. Nguyễn Viết Học (2008), Khóa luận tốt nghiệp: ”Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của sâu hại thông và đề xuất một số biện pháp phòng trừ chúng tại ban quản lý rừng phòng hộ Nam Đàn – Nghệ An”, Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam. 13.