Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của trâu Chiêm Hóa - Tuyên Quang

pdf 51 trang thiennha21 19/04/2022 4360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của trâu Chiêm Hóa - Tuyên Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_mot_so_dac_diem_sinh_truong_va_sinh_san.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của trâu Chiêm Hóa - Tuyên Quang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG VĂN TUẤN Tên đề tài: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA TRÂU CHIÊM HÓA - TUYÊN QUANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên, 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG VĂN TUẤN Tên đề tài: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA TRÂU CHIÊM HÓA - TUYÊN QUANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Lớp: K47 - CNTY - Marpha Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Huê Viên Thái Nguyên, 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Qua một thời gian học tập rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sau 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại cơ sở em đã luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy, cô giáo và bạn bè. Đến nay em đã hoàn thành chương trình học và thực tập tốt nghiệp. Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y cùng toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt em xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của thầy giáo PGS.TS. Trần Huê Viên người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực tập, giúp em hoàn thành bản khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn tới ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên tại trạm chăn nuôi và thú y huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã giúp đỡ em hoàn thành tốt thời gian thực tập. Qua đây, em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên, và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 10 tháng 6 năm 2019 Sinh viên Nông Văn Tuấn
  4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 MỤC LỤC ii DANH MỤC BẢNG iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở di truyền của các tính trạng 3 2.2. Khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng 4 2.2.1. Khả năng sinh trưởng 4 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng 5 2.2.3. Một số chỉ tiêu và phương pháp đánh giá sinh trưởng ở trâu 11 2.3. Khả năng sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng 11 2.3.1. Khả năng sinh sản 11 2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản 12 2.4. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của huyện Chiêm Hóa - Tuyên Quang 13 2.4.1. Điều kiện tự nhiên 13 2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 14 2.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 15 2.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 15 2.5.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 17 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 18
  5. iii 3.2. Nội dung nghiên cứu 18 3.3. Phương pháp nghiên cứu 18 3.3.1. Đánh giá hiện trạng đàn trâu nuôi tại Chiêm Hóa - Tuyên Quang 18 3.3.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng của trâu 18 3.3.3. Đánh giá khả năng sinh sản của trâu 21 3.4. Phương pháp xử lý số liệu 21 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22 4.1. Thực trạng đàn trâu của huyện Chiêm Hóa - Tuyên Quang 22 4.1.1. Số lượng và sự phân bố đàn 22 4.1.2. Cơ cấu quy mô đàn trâu nuôi trong nông hộ tại huyện Chiêm Hóa 23 4.1.3. Thực trạng tình hình chăn nuôi đàn trâu tại huyện Chiêm Hóa 24 4.2. Khả năng sinh trưởng của trâu Chiêm Hóa - Tuyên Quang 27 4.2.1. Khối lượng và kích thước một số chiều đo của trâu 27 4.3. Khả năng sinh sản của trâu Chiêm Hóa - Tuyên Quang 36 4.3.1. Khả năng sinh sản của trâu cái 36 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 40 5.1. Kết luận 40 5.2. Đề nghị 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
  6. iv DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Số lượng và sự phân bố đàn trâu ở Chiêm Hóa qua các năm 22 Bảng 4.2. Cơ cấu quy mô đàn trâu nuôi trong nông hộ 23 Bảng 4.3. Sử dụng thức ăn cho trâu tại các nông hộ 24 Bảng 4.4. Chuồng trại và các biện pháp thú y cho chăn nuôi trâu 26 Bảng 4.5. Khối lượng và kích thước một số chiều đo của trâu 29 Bảng 4.6. Tăng khối lượng tuyệt đối của trâu ở các giai đoạn 31 Bảng 4.7. Tăng khối lượng tương đối của trâu ở các giai đoạn 32 Bảng 4.8. Một số chỉ số cầu tạo thể hình của trâu 34 Bảng 4.9. Tuổi phối giống lần đầu của trâu cái (tháng) 37 Bảng 4.10. Tuổi đẻ lứa đầu của trâu cái 38 Bảng 4.11. Khoảng cách lứa đẻ của trâu cái 39
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT cs: Cộng sự CSDT: Chỉ số dài thân CSKL: Chỉ số khối lượng CSTM: Chỉ số tròn mình CSTX: Chỉ số to xương DTC: Dài thân chéo
  8. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong sản xuất nông nghiệp nước ta, con trâu chiếm một vị trí hết sức quan trọng "con trâu là đầu cơ nghiệp". Trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt, con trâu không chỉ cung cấp sức kéo trên đồng ruộng; sử dụng để vận chuyển hàng hoá vùng nông thôn, miền núi; cung cấp phân bón cho sản xuất cây trồng; nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp mà còn cung cấp cấp thịt có chất lượng cao. Tuyên Quang là một tỉnh miền núi có số dân sống dựa và sản xuất nông nghiệp chiếm 78%. Cũng như ở nhiều nơi trong cả nước, chăn nuôi trâu là một nghề sản xuất truyền thống lâu đời, con trâu đã trở thành con vật thân thiết, là tài sản quý đối với mỗi người nông dân vì nó không những mang lại giá trị kinh tế cao, vừa cung cấp sức kéo và phân bón trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tỉnh Tuyên Quang nói chung và huyện Chiêm Hóa nói riêng số lượng trâu nuôi đang bị giảm về số lượng và năng suất sinh sản do việc chọn lọc, quản lý đàn trâu chưa được chú trọng. Việc xây dựng đàn trâu sinh sản hiện nay là rất cần thiết. Đàn sinh sản sẽ là đàn được chọn lọc tốt, quản lý bài bản để tránh đồng huyết. Đàn sinh sản sẽ tạo nên các đàn trâu nuôi thương phẩm. Việc xây dựng được đàn sinh sản có chất lượng và được quản lý tốt sẽ giải quyết được tình trạng trâu giống nuôi thương phẩm có chất lượng kém hiện nay trong nông hộ do mức độ đồng huyết cao. Những kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm thu được sẽ là nền tảng cơ bản để xây dựng nên các quy trình chọn giống cũng như chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh thú y cho đàn giống.
  9. 2 Xuất phát từ những lý do trên, chúng em triển khai “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của trâu Chiêm Hóa - Tuyên Quang” nhằm cung cấp những thông tin khoa học về đặc điểm của trâu Chiêm Hóa, góp phần vào việc chọn lọc, khai thác, phát triển tốt nguồn gen vật nuôi quý của Việt Nam. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu lâu dài Xác định được khả năng sản xuất của trâu Chiêm Hóa - Tuyên Quang làm cơ sở cho các nghiên cứu và áp dụng tiến bộ kỹ thuật góp phần nâng cao số lượng và chất lượng đàn trâu của địa phương. * Mục tiêu cụ thể Đánh giá được của một số đặc điểm sinh trưởng và sinh sản trâu Chiêm Hóa - Tuyên Quang. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Cung cấp những thông tin khoa học về đặc điểm của trâu Chiêm Hóa, góp phần vào việc chọn lọc, khai thác, phát triển tốt nguồn gen vật nuôi quý của Việt Nam. - Kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm thu được sẽ là nền tảng cơ bản để xây dựng nên các quy trình chọn giống cũng như chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh thú y cho đàn giống.
  10. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở di truyền của các tính trạng Cũng như các loài gia súc khác đặc điểm di truyền các tính trạng chất lượng và số lượng ở trâu cũng tuân theo các quy luật di truyền của Mendel. Các tính trạng như: Màu sắc lông, da (trắng, đen) là những tính trạng chất lượng, còn các tính trạng như: Tỷ lệ thụ thai, tỷ lệ đẻ, nhịp để, tỷ lệ nuôi sống, thuộc nhóm tính trạng số lượng, là những tính trạng do nhiều đôi gen quy định và chịu sự tác động của ngoại cảnh với nhiều mức độ khác nhau. Giá trị kiểu hình của 1 tính trạng được ký hiệu là P (Phenotype). Giá trị kiểu gen được ký hiệu là G (Genotype) và sai lệch môi trường được ký hiệu bằng E (Environment). Quan hệ này được biểu thị bằng công thức: P = G + E. Giá trị kiểu gen (G) của giá trị số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ (Minorgene) cấu tạo thành. Đó là các gen có hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ ảnh hưởng rất rõ rệt tới tính trạng nghiên cứu, hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen (Polygen). Các minorgene này tác động lên tính trạng theo 3 phương thức: Cộng gộp, trội và át gen. Vì vậy giá trị kiểu gen hoạt động thể hiện qua công thức: G = A + D + I Trong đó: G: Giá trị kiểu gen A: Giá trị cộng gộp D: Giá trị sai lệch trội I: Giá trị sai lệch tương tác A là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác định được và di truyền cho đời sau. Hai thành phần D và I cũng có vai trò
  11. 4 quan trọng vì đó là giá trị giống đặc biệt và chỉ xác định được thông qua con đường thực nghiệm. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà di truyền học: Những tính trạng có hệ số di truyền (h2) từ 0,12 - 0,30 là những tính trạng có hệ số di truyền thấp. Những tính trạng có hệ số di truyền bằng 0,4 - 0,5 là những tính trạng có hệ số di truyền trung bình. Những tính trạng có hệ số di truyền bằng 0,5 trở lên là những tính trạng có hệ số di truyền cao và cho hiệu quả chọn lọc cao. Từ những kết quả phân tích trên cho thấy, các tính trạng về năng suất ở vật nuôi nói chung và ở trâu nói riêng là kết quả tác động giữa các yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường. Yếu tố di truyền được thể hiện cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều môi trường sống như: Khí hậu, dinh dưỡng, thức ăn Vì thế trong thực tiễn công tác giống, muốn vật nuôi đạt năng suất chất lượng cao thì ngoài việc có giống tốt có năng suất chất lượng cao cần phải chú ý đến việc cải tiến môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc đối với con vật. 2.2. Khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng 2.2.1. Khả năng sinh trưởng Sinh trưởng là sự tăng thêm về khối lượng, kích thước, thể tích của từng bộ phận hay của toàn cơ thể con vật (Đặng Vũ Bình, 2007) [2]. Thực chất của sinh trưởng chính là sự tăng trưởng và phân chia của các tế bào trong cơ thể vật nuôi. Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể của con vật trên cơ sở tính di truyền có từ đời trước (Nguyễn Đức Hưng và cs., 2009) [5]. Quá trình sinh trưởng gắn liền với quá trình phát triển của cơ thể đó là sự hình thành các tổ chức, bộ phận mới và sự hoàn thiện tính chất và chức năng của các bộ phận và trong cơ thể cả về hình thái và chức năng trên cơ sở tính di truyền.
  12. 5 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng Sự ảnh hưởng của các yếu tố di truyền và ngoại cảnh đến khả năng sinh trưởng đã được các nhà khoa học nghiên cứu trên diện rộng và cả chiều sâu. Do sinh trưởng là tính trạng đặc trưng của tính trạng số lượng nên nó chịu ảnh hưởng bởi tất cả các yếu tố di truyền và ngoại cảnh. Vì vậy, để hiểu được sự ảnh hưởng của các tính trạng sinh trưởng, bản chất của tính trạng số lượng cần nắm được một cách vững vàng. 2.2.2.1. Ảnh hưởng của giống Nghiên cứu về yếu tố giống ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của trâu đầm lầy, Topanurak và cs. (1991) cho biết: Khối lượng sơ sinh bị ảnh hưởng bởi con bố, giới tính, lứa đẻ và năm sinh; khối lượng cơ thể lúc cai sữa bị ảnh hưởng bởi con bố, giới tính, lứa đẻ, mùa cai sữa; khối lượng lúc 2 năm tuổi bị ảnh hưởng bởi bố, lứa đẻ, mùa và năm; tăng khối lượng trung bình trước cai sữa bị ảnh hưởng bởi lứa đẻ, mùa và tăng khối lượng suốt thời kỳ theo dõi bị ảnh hưởng bởi bố, lứa đẻ, mùa và năm. Phân tích 1001 số liệu tại Trạm giống gia súc Surin (Thái Lan) từ năm 1980 đến năm 1988, Itaramongkol và cs. (1991) cho biết khối lượng cai sữa (240 ngày tuổi) của trâu đầm lầy bị ảnh hưởng bởi tuổi của mẹ, bố, giới tính, mùa vụ và năm sinh. Những trâu đực thiến non được nuôi trên đồng cỏ Pangola trong 28 ngày có mức tăng khối lượng trung bình là 0,67 kg/ngày (Bennett, 1973). Nghiên cứu về yếu tố giống ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của trâu, Nguyễn Đức Thạc và Nguyễn Văn Vực (1985) [7] cho biết muốn có nghé sơ sinh nặng cân, trước tiên trâu bố, trâu mẹ phải có khối lượng lớn. Nói một cách khác, khối lượng của trâu bố và mẹ càng lớn thì khối lượng đàn con sinh ra sẽ lớn. Rõ ràng, khối lượng là yếu tố di truyền ảnh hưởng lớn đến khối
  13. 6 lượng đời con vì hệ số di truyền (h2) về khối lượng của trâu mẹ và nghé sơ sinh là 0,74±0,14. Khả năng sinh trưởng thể hiện qua khối lượng và có mối quan hệ giữa khối lượng sơ sinh với khối lượng của bố mẹ, mức tăng khối lượng hàng ngày trong các giai đoạn sinh trưởng đã được các nhà khoa học nghiên cứu công bố. Agabayli (1977) [1] cho biết giữa khối lượng trâu trưởng thành với khối lượng sơ sinh có mối tương quan thuận (r=0,46-0,60). Bunyavejchewin và cs. (1986) đã thu thập, phân tích số liệu của 179 trâu đầm lầy từ năm 1981 đến 1986 đưa ra kết luận: Tăng khối lượng trước cai sữa và khối lượng cai sữa có tương quan thuận (r=0,95) ở mức độ cao và có ý nghĩa rõ rệt (P<0,01). Tương tự, tăng khối lượng sau cai sữa tương quan thuận (P<0,05) với khối lượng 2 năm tuổi (r=0,55). Nhưng tăng khối lượng trước cai sữa không thể được dùng như một chỉ số đánh giá tăng khối lượng sau cai sữa vì giá trị r=-0,185. Trong điều kiện nuôi dưỡng bình thường, khối lượng cai sữa, khối lượng các độ tuổi, tăng khối lượng trước và sau cai sữa đến thời điểm kết thúc là những tiêu chuẩn để chọn lọc và đó là các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá sức tăng trưởng. 2.2.2.2. Thời gian nuôi Thời gian nuôi là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng của thịt trâu. Tùy theo từng thị trường tiêu thụ khác nhau mà chúng ta có thời gian nuôi khác nhau. Tuổi giết thịt phụ thuộc vào khả năng sinh trưởng và các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. 2.2.2.3. Ảnh hưởng của dinh dưỡng và nuôi dưỡng - Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong số các yếu tố ngoại cảnh chi phối khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của trâu. Chế độ dinh dưỡng cao sẽ rút ngắn quá trình nuôi dưỡng và làm thay đổi phẩm chất thịt. Hai loại dinh dưỡng quan trọng cần cho vật nuôi là năng lượng và protein.
  14. 7 Năng lượng cần cho việc duy trì sự tồn tại của tổ chức cơ thể, hoạt động của cơ, hệ tiêu hóa và hình thành tổ chức mới. Nhu cầu năng lượng chịu ảnh hưởng bởi khối lượng của con vật và khối lượng tăng lên của các tổ chức trong cơ thể. - Dinh dưỡng thức ăn ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn sinh trưởng của trâu, từ sự phát triển của bào thai đến quá trình sinh trưởng của nghé và trâu. Trong giai đoạn bào thai, việc cung cấp đủ thức ăn có giá trị dinh dưỡng, cân đối axit amin và khoáng là điều kiện cần thiết. Theo Agabayli (1977)[1], trong điều kiện không đủ thức ăn cho trâu cái trong giai đoạn chửa, bào thai sẽ không đạt tiêu chuẩn: Tháng thứ hai, thai phát triển bằng 72%, tháng thứ 3- 4 là 11%-88%, tháng 5-6 là 2%-63% và tháng thứ 7-10 là 4%-65% so với khối lượng bình thường. Trong điều kiện nuôi dưỡng không đầy đủ, thai và các cơ quan bên trong bị suy giảm nhiều, nhất là vào thời kỳ đầu. Lúc thai 3-4 tháng tuổi, da, tim, phổi, dạ dày sinh trưởng chậm lại. Hơn nữa, trong điều kiện thiếu thức ăn, bộ xương thai phát triển kém bình thường: Khối lượng xương lúc 3-4 tháng tuổi kém tiêu chuẩn 36-81%, tháng 5-6 kém 32-36% dẫn đến kích thước của các chiều đo cũng thấp hơn tiêu chuẩn rất nhiều. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nghé sau này. Ngược lại, nếu được nuôi dưỡng tốt, xương phát triển tốt có thể vượt tiêu chuẩn 20-30%. Ở Trinidat, nghé 6-12 tháng tuổi được nuôi dưỡng trên đồng cỏ trong mùa khô, bổ sung thêm bã mía, rỉ mật, tốc độ tăng trưởng trung bình là 0,92kg/ngày, trong lúc đó, nuôi trên đồng cỏ xấu, không có bổ sung gì thì tốc độ tăng trưởng là 0,49 kg/ngày. Rỉ mật đường được coi là thức ăn bổ sung có giá trị (Bennett, 1973). Nguyễn Đức Thạc và Nguyễn Văn Vực (1985) [7] cho biết thức ăn quyết định tốc độ sinh trưởng của nghé, ngoài yếu tố giống. Nghé cùng đàn, lúc sơ sinh đạt 28-30 kg, nếu nuôi dưỡng tốt 1 năm tuổi có thế đạt 200-220
  15. 8 kg, ngược lại nuôi dưỡng kém chỉ đạt 150 kg. Trong quá trình phát triển, năm đầu tiên quan trọng nhất vì giai đoạn này có tốc độ sinh trưởng cao. Nếu nghé thiếu sữa, sau cai sữa thiếu cỏ, khối lượng sẽ thấp, các chiều phát triển không tương xứng, nghé còi cọc. Tốc độ tăng khối lượng càng cao ở những năm sau, do vậy cần nuôi dưỡng nghé tốt ở giai đoạn này, đặc biệt là mùa khô thiếu cỏ (Nguyễn Văn Vực và cs. 1985) [11]. Những thí nghiệm ở Irac đã so sánh hệ số tăng trưởng và tỷ lệ chuyển hoá thức ăn của trâu đực và bò đực. Những trâu và bò ở độ tuổi 12-15 tháng tuổi vào thí nghiệm, được nuôi dưỡng bằng thức ăn xanh, cỏ alfafa, rơm lúa mỳ và thức ăn tinh trong 126 ngày cho kết quả: Trâu đực có mức tăng khối lượng 1,16 kg/ngày, bò đực 0,89 kg/ngày; trâu tiêu tốn 4,32 kg các chất dinh dưỡng tiêu hoá cho 1 kg tăng khối lượng, trong lúc đó ở bò là 4,6 kg. Trong những thí nghiệm nuôi dưỡng ở Ai Cập, trâu 18 tháng tuổi có khối lượng trung bình 359 kg, trong khi đó ở bò chỉ đạt 263 kg. Trâu Paskistan được nuôi dưỡng chăm sóc trong điều kiện tốt có mức tăng khối lượng trung bình là 0,86 kg/ngày. Trong một điều tra khác, người ta đã thí nghiệm trên những trâu đực với những loại thức ăn địa phương trong thời kỳ 70 ngày có mức tăng khối lượng trung bình là 1,04 kg/ngày (FAO, 1977). Thí nghiệm của Smith và cs. (1993) cho biết trâu Địa Trung Hải được vỗ béo bằng cỏ, cám lúa mỳ và các chất khoáng bổ sung trong 140 ngày với khối lượng bình quân bắt đầu thí nghiệm là 213 kg, kết thúc là 333 kg đạt mức tăng khối lượng 0,875 kg. Theo Nguyễn Văn Thưởng (2000) [8] nuôi vỗ béo trâu bằng cách bổ sung thêm 5 - 7 kg thức ăn xanh tại chuồng, 0,5 kg bột sắn, 0,5 kg cám/con/ngày (ngoài thức ăn trâu thu nhận được khi chăn thả ngoài đồng), trâu nuôi 21-24 tháng tuổi đạt 266,70 - 288,92 kg, với tỷ lệ thịt xẻ 46,22%, tỷ
  16. 9 lệ thịt tinh là 37,22%, tăng 2% so với trâu chỉ ăn thức ăn thô xanh ngoài bãi chăn thả. Nguyễn Đức Chuyên (2004) [3] thí nghiệm bổ sung thức ăn cho nghé vào ban đêm, ngoài thức ăn nghé thu nhận được khi chăn thả tự do ngoài bãi chăn, sau 6 tháng đã khẳng định: Tăng khối lượng của lô thí nghiệm cao hơn 10-12% so với lô đối chứng (không được bổ sung thức ăn vào ban đêm), chi phí cho 1 kg tăng khối lượng lô thí nghiệm thấp hơn so với lô đối chứng 8,11%. Đào Lan Nhi (2002) [6] vỗ béo trâu tơ trên khẩu phần cơ sở là rơm và cây ngô tươi chưa thu bắp, trâu thí nghiệm được bổ sung hàng ngày 0,8 kg, 1,6 kg, 2, 4 kg và 3, 2 kg hỗn hợp bột sắn và bột lá sắn (theo tỷ lệ 1/1) cho các lô TN1, lô TN2, lô TN3 và lô TN4 cho thấy: Tăng khối lượng của trâu tăng dần theo mức bổ sung bột sắn và bột lá sắn từ lô TN1 (285 g/ngày) đến lô TN2 (431 g/ngày), lô TN3 (585 g/ngày) và lô TN4 (600 g/ngày). Tăng khối lượng ở lô TN3 tương đương với lô TN4 do lô TN4 trâu ăn không hết khẩu phần (chỉ ăn hết 2,6 kg/ngày). Trịnh Văn Trung và cs. (2006) [9] khi cho trâu ở các nhóm ăn lượng thức ăn tinh như nhau gồm 1 kg bột sắn, 1 kg bột lá sắn và 0, 5 kg rỉ mật, cỏ voi được thay thế bằng rơm có xử lý urea trong khẩu phần theo các mức 0, 25%, 50% và 75 %. Trâu cho tăng khối lượng từ 488 g đến 544 g/con/ngày. Không có sự sai khác về tăng khối lượng của trâu giữa 2 khẩu phần thay thế 0 và 25% cỏ voi bằng rơm ủ urea nhưng có sự sai khác giữa khẩu phần thay thế 0 và 25% so với khẩu phần thay thế 50% và 75% (533 g và 544 g so với 500 g và 488 g/ngày). Trịnh Văn Trung (2008) [10], bổ sung bột lá sắn trong khẩu phần làm tăng khả năng chuyển hoá thức ăn, giảm tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng. Giảm thấp nhất ở mức bổ sung 1,5 kg/ngày (ở giai đoạn 13-18 tháng
  17. 10 tuổi) và 1,0 kg/ngày (ở giai đoạn 18-20 tháng tuổi), nhưng mức bổ sung 1,0 kg/ngày không có sự sai khác so với mức bổ sung 1,5 kg/ngày. Qua những công bố trên, có thể khẳng định rằng: Ngoài yếu tố giống, thức ăn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển của trâu. 2.2.2.4. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh Một vấn đề quan trọng khi xây dựng chương trình phát triển chăn nuôi gia súc lấy thịt là phải hiểu biết về môi trường tiểu khí hậu chuồng nuôi. Các yếu tố này ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển của trâu. Nếu môi trường tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp, trâu sinh trưởng, phát triển tốt. Ngược lại, môi trường tiểu khí hậu chuồng nuôi không phù hợp, trâu sinh trưởng và phát triển kém. Khi điều kiện môi trường khắc nghiệt thì nuôi các giống địa phương có lợi hơn nhập nội vì các giống này đòi hỏi điều kiện ngoại cảnh thuận lợi mới thể hiện được tiềm năng di truyền ưu việt. Theo nghiên cứu của Burns và cs. (2001), khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt của gia súc là do tương tác giữa các kiểu gen với môi trường. Điều kiện môi trường khác nhau tác động tới sự sinh trưởng, phát triển của trâu rất rõ rệt. Vì vậy, trong chăn nuôi trâu cần phải nghiên cứu sao cho sự phù hợp giữa kiểu gen (giống) với môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học, giảm stress nhằm giúp trâu có khả năng tăng trưởng tốt, khối lượng lớn, tăng khối lượng nhanh góp phần sản xuất sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao với giá thành thấp nhất. Các yếu tố này có liên quan với nhau và ảnh hưởng đến sức khoẻ, sức sinh trưởng, phát triển của trâu. Các điều kiện tự nhiên như: Độ ẩm, nhiệt độ, cường độ chiếu sáng, lượng mưa đều có những ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể gia súc và tất nhiên là đến sự phát triển của các bộ phận trong cơ thể. Ngay cả dịch bệnh, ký sinh trùng, chất đất của cây thức ăn sử dụng thiếu hay đủ đều có ảnh hưởng nhất định đến trao đổi chất của con vật và qua đó tác động tới sự sinh trưởng và
  18. 11 phát triển của chúng. Khí hậu các vùng đã ảnh hưởng gián tiếp tới sinh trưởng và phát triển của động vật. Gia súc trước khi mổ thịt, bị stress do quá trình vận chuyển, dồn đuổi hoặc môi trường sống thay đổi đột ngột sẽ làm cho lượng đường trong cơ giảm thấp đột ngột. Không đủ đường trong cơ, độ pH không thể giảm xuống và thịt sẽ bị dai, mầu đỏ sậm, khô và chắc. 2.2.3. Một số chỉ tiêu và phương pháp đánh giá sinh trưởng ở trâu Để đánh giá khả năng sinh trưởng của trâu chúng ta thường dùng các công cụ xác định khối lượng, kích thước (như: cân, thước đo). Các chỉ tiêu đánh giá gồm: - Sinh trưởng tuyệt đối: Là sự tăng khối lượng, kích thước của các chiều cơ thể bình quân đạt được trong một khoảng thời gian xác định. - Sinh trưởng tương đối: Là mức tăng trưởng đạt được tính theo tỷ lệ % tăng lên của lần khảo sát sinh trưởng sau so với lần trước đó. 2.3. Khả năng sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng 2.3.1. Khả năng sinh sản a. Sự thành thục tính dục Ở gia súc cái nói chung và trâu cái nói riêng, sự thành thục về tính là lúc bộ máy sinh sản đã đủ phát triển, sản sinh ra tế bào trứng có khả năng thụ tinh và mang thai. b. Tuổi phối giống lần đầu Trong chăn nuôi trâu cái sinh sản, chỉ tiêu tuổi phối giống lần đầu ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của chúng. Tuổi phối giống lần đầu quyết định tới tuổi đẻ lứa đầu. c. Tuổi đẻ lứa đầu Tuổi đẻ lứa đầu là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh sản của gia súc cái nói chung và của trâu cái nói riêng. Tuổi đẻ lứa
  19. 12 đầu được quyết định bởi tuổi phối giống lần đầu. Tuy nhiên, tuổi đẻ lứa đầu còn phụ thuộc vào các yếu tố như: Di truyền, ngoại cảnh, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và phụ thuộc vào kết quả của phối giống lần đầu, mà kết quả của phối giống lần đầu lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Sự theo dõi động dục, thời điểm phối giống, kỹ thuật phối. b. Khoảng cách lứa đẻ Khoảng cách lứa đẻ là khoảng thời gian từ lần đẻ lứa trước tới lần đẻ kế tiếp sau. Khoảng cách lứa đẻ là thước đo khả năng sinh sản của gia súc một cách rõ rệt nhất, khoảng cách giữa hai lứa đẻ ảnh hưởng đến toàn bộ thời gian cho sản phẩm, ảnh hưỏng tới tổng số nghé con sinh ra của trâu mẹ. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ bằng khoảng thời gian phối giống lại có chửa sau khi đẻ và thời gian mang thai. Thời gian mang thai của trâu thường ổn định, ít biến động (275 - 285 ngày) do đó khoảng cách giữa hai lứa đẻ phụ thuộc lớn nhất vào thời gian phối giống có chửa sau khi đẻ. 2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản 2.3.2.1. Yếu tố di truyền Các tính trạng sinh sản thường có hệ số di truyền (h2) thấp nên ảnh hưởng của di truyền đến khả năng sinh sản của trâu cái không lớn so với ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh môi trường. Tuy nhiên, những giống hoặc cá thể có khả năng thích nghi cao với khí hậu, khả năng chống đỡ bệnh tật tốt trong một môi trường cụ thể sẽ cho khả năng sinh sản cao hơn. 2.3.2.2. Yếu tố dinh dưỡng Dinh dưỡng là yếu tố có vai trò ảnh hưởng rất lớn tới sinh sản của gia súc cái nói chung và của trâu nói riêng. Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sinh sản của trâu là rất đa dạng. + Mức độ dinh dưỡng: Bò tơ được nuôi dưỡng hợp lý, sinh trưởng nhanh sẽ thành thục sớm. Trâu, bò cái được nuôi dưỡng hợp lý sẽ có khả năng
  20. 13 sinh sản tốt. Mức độ dinh dưỡng quá cao có thể dẫn đến tích luỹ mỡ, làm giảm khả năng sinh sản. Ngược lại, nuôi dưỡng kém cũng ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản. + Loại hình thức ăn: Thức ăn kiềm tính sinh lý có tác dụng tốt đến chức năng sinh sản của trâu, bò cái. Đặc biệt khẩu phần của trâu, bò cái cần đáp ứng đủ nhu cầu về các chất khoáng như: P, Mn, Zn, I và các vitamin A, E. 2.4. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của huyện Chiêm Hóa - Tuyên Quang 2.4.1. Điều kiện tự nhiên 2.4.1.1. Vị trí địa lý Chiêm Hoá là huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang. Phía Đông, Đông-Bắc giáp huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn) và huyện Na Hang (tỉnh Tuyên Quang); phía Tây- Bắc giáp huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang); phía Tây- Nam giáp huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang); phía Nam giáp huyện Yên Sơn, phía Bắc giáp huyện Lâm Bình. Huyện lỵ đặt tại thị trấn Vĩnh Lộc, cách trung tâm tỉnh Tuyên Quang 67 km. Diện tích cả huyện là 127.882,3ha, trong đó có 14.965,19 ha đất sản xuất nông nghiệp và 105.126,2 ha đất lâm nghiệp. Toàn huyện có 378 thôn, tổ nhân dân, dân số trên 132.000 người với 18 dân tộc cùng chung sống, mật độ dân số trung bình là 102 người/km2. 2.4.1.2. Điều kiện khí hậu Chiêm Hoá thuộc vùng khí hậu nhiệt đới thấp, được phân chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9, thường có nhiều mưa và mưa rào tập trung từ tháng 5 đến tháng 8, mùa này thường hay xẩy ra lũ lụt; mùa đông kéo dài từ tháng 10 năm trước tới tháng 3 năm sau, thường có gió mùa Đông Bắc, sương mù và sương muối.
  21. 14 2.4.1.3. Địa hình đất đai Địa hình của Chiêm Hoá bị chia cắt khá lớn bởi hệ thống sông ngòi và nhiều dãy núi lớn. Nét chung của địa hình là sự xen kẽ không đều giữa các núi đá vôi và núi đất, giữa các dải núi cao và vùng đồi đất có độ cao trung bình hoặc thấp. Giữa các vùng đồi núi đó là các thung lũng có diện tích không lớn song đất đai mầu mỡ, thuận lợi cho việc xây dựng các điểm dân cư, phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Chiêm Hoá có nhiều dãy núi cao. Phía Đông có đỉnh cao nhất là núi Khau Bươn (thuộc địa phận xã Kiên Đài, có độ cao 957m), phía Tây có đỉnh cao nhất là núi Cham Chu có độ cao 1.587 m (thuộc địa phận xã Tân An, Hà Lang, Trung Hà) là ranh giới giữa huyện Chiêm Hóa, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) và huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang). 2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.4.2.1. Tiềm năng kinh tế Kinh tế của huyện tập trung phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản là thế mạnh; bên cạnh đó sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển du lịch trong những năm gần đây được huyện phát huy lợi thế để đẩy mạnh phát triển. Dự kiến đến hết năm 2018, thu nhập bình quân toàn huyện đạt 27,05 triệu đồng/người. 2.4.2.2. Văn hoá, xã hội Đời sống văn hoá của nhân dân các dân tộc khá phong phú, tứ xa xưa đã sớm biết tạo nên những đường nét hoa văn tinh xảo, thể hiện trình độ nghệ thuật cao trên trang phục và các đồ trang sức. Vào các ngày lễ, tết, đồng bào thường tụ họp theo làng, bản cùng nhau ném còn, hát then, hát cọi Những điệu hát chứa đựng nhiều nội dung phong phú, trong sáng và đầy sức thuyết phục của một nền nghệ thuật văn hoá dân tộc giầu sức sống. Ngày nay, cứ vào ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, Lễ hội Lồng Tông lại được tổ
  22. 15 chức tại trung tâm huyện với nhiều loại hình văn hoá, thể thao đã thực sự trở thành ngày hội văn hoá của nhân dân các dân tộc trong huyện. 2.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Trâu Việt Nam là gia súc lớn nhai lại (hay gia súc lớn có sừng), theo phân loại động vật thì trâu thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla) bộ phụ nhai lại (Ruminantia), Trâu Việt Nam (Bubalus bubalis) có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy (tiếng Anh: swamp buffalo), phân bố rộng rãi khắp nước Việt Nam. Ở Tây Nguyên có giống trâu Langbiang nổi tiếng, ở vùng Yên Bái, Tuyên Quang thì có giống trâu Ngố phổ biến. Mục đích sử dụng: trâu Việt Nam được sử dụng chủ yếu cho cày kéo và cho thịt. Hiện nay xu hướng cho thịt đang là vấn đề bức xúc vì nói chung sức kéo không còn căng thẳng nữa. Việc lấy da, sừng làm đồ tiêu dùng, mỹ nghệ xuất khẩu hoặc lấy phân bón cho cây trồng là tất yếu khi nuôi và khi giết trâu lấy thịt. Trâu đầm lầy có kết cấu ngoại hình với mục đích kéo cày là chủ yếu. Màu đặc trưng màu tro sẫm, lông thưa, da dày khô. Đại bộ phận có vạch loang cắt ngang qua phía dưới cổ họng và một hình chữ V thấp hơn chạy ngang qua phía trên ngực. Ít khi có trâu màu trắng. Đầu to ngắn, sừng dài, đen, nhọn và cong về phía sau; mắt sâu, lông mi dài; taito, rộng, bên trong có nhiều lông; cổ dài thẳng, có nhiều nếp nhăn; vai vạm vỡ khỏe mạnh; ngực lép; bụng to tròn; lưng dốc về phía sau. Mông thường phát triển tốt; đuôi ngắn; vú nhỏ và lùi về phía sau. Trâu Ngố: Có nguồn gốc ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc như vùng Lục Yên thuộc Yên Bái, vùng Hàm Yên thuộc Tuyên Quang và huyện vùng cao Chiêm Hóa, Tuyên Quang vốn nổi tiếng có giống trâu ngố vóc dáng to, khỏe. Giống trâu ngố Lục Yên là giống trâu tốt, có tầm vóc to, khỏe
  23. 16 Trâu cái có khả năng giao phối lúc khoảng từ 30- 36 tháng tuổi, tuổi đẻ lứa đầu khoảng 4 năm tuổi. Chu kỳ động dục của trâu 22- 25 ngày. Thời gian mang thai 320 -325 ngày. Thời gian động dục lại sau đẻ khoảng sáu tháng, nhịp đẻ thường 3 năm 2 nghé hoặc 2 năm 1 nghé. Mùa sinh sản của trâu tập trung chủ yếu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. * Khả năng sinh sản của trâu đực: Trâu đực có khả năng giao phối lúc 3 năm tuổi, thời gian sử dụng tốt nhất là 4-6 năm tuổi, càng về sau tuy trâu vẫn còn khả năng giao phối nhưng tính hăng và kết quả phối giống sẽ giảm dần. Mỗi lần phóng tinh trâu đực xuất 3-4ml tinh dịch, hoạt lực 70-80%, nồng độ 0,8-1 tỷ/ml. Khả năng phối giống của trâu đực phụ thuộc vào cá thể, mùa vụ, điều kiện nuôi dưỡng và sử dụng. Cho phối giống khi trâu đực giống đạt ≥ 36 tháng tuổi, thời gian sử dụng không quá 6 năm, với phương thức chăn thả sau 3 năm phải chu chuyển khỏi vùng. Bố trí mỗi trâu đực giống phụ trách 40-50 trâu cái sinh sản, phối giống đạt 20 trâu cái có chửa/năm. Số lần phối giống tốt là 2-3 lần trong một tuần, nếu nhiều hơn thì phẩm chất tinh sẽ kém và tỷ lệ thụ thai thấp hơn. * Khả năng sản xuất của trâu cái: Trâu cái có tuổi động dục lần đầu lúc 3 tuổi, lúc đó khối lượng cơ thế mới đạt 70-75% khối lượng lúc trưởng thành. Tuổi đẻ lứa đầu của trâu là khoảng 4 tuổi, khối lượng cơ thể đạt 80- 85% khối lượng lúc trưởng thành. Chu kỳ động dục của trâu dao động khá lớn, từ 15-35 ngày, thời gian kéo dài động dục là 15-20 giờ và phần lớn trâu cái biểu hiện động dục không rõ ràng (động dục ngầm). Thời gian mang thai của trâu nội là 320-325 ngày. Thời gian động dục lại sau khi đẻ 6 tháng, dẫn đến nhịp đẻ thường 3 năm 2 nghé hoặc 2 năm 1 nghé. Trâu là động vật đơn thai, rất ít trường hợp sinh đôi (dưới 1%). Sự sinh sản của trâu mang tính mùa vụ khá rõ rệt, trâu động dục tập trung vào mùa thu đông (từ tháng 8 đến tháng 2 dương lịch năm sau), còn mùa hè nóng nực thì tỷ lệ động dục rất thấp.
  24. 17 * Khả năng sinh trưởng: Nguyễn Công Định (2012)[4] cho biết, kết quả điều tra đàn trâu địa phương ở 3 tỉnh thành Hà Nội, Hưng Yên và Nghệ An cho thấy, trâu đực ở 24 tháng tuổi có khối lượng trung bình đạt 234,79kg, ở 36 tháng tuổi có khối lượng trung bình đạt 301,43kg và trâu đực trưởng thành có khối lượng trung bình đạt 385,52kg. Tác giả sử dụng trâu đực khối lượng lớn phối với trâu cái tơ đã được cải tạo qua 2 thế hệ, kết quả cho thấy trâu đực thế hệ 2 có khối lượng trung bình đạt 271,68kg ở 24 tháng tuổi và 346,79kg ở 36 tháng tuổi. 2.5.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Con trâu (Bubalus bubalis) có đóng góp quan trọng cung cấp sữa, thịt, năng lượng, nhiên liệu và da ở nhiều nước. Trên thế giới ước tính khoảng 166,4 triệu con (FAO 2000, FAO 2001, FAOSTAT, 2006). Trong số này, 161,4 triệu con được nuôi ở châu Á (97,2%), 3,6 triệu con ở châu Phi (2,2%), 1,4 triệu con ở Nam Mỹ và 0,3 triệu con ở châu Âu (0,2%) (Ingawale và Dhoble, 2004). Ở Thái Lan, trâu đầm lầy theo truyền thống được nuôi để cung cấp phân bón và sản xuất thịt (Nanda và Nakao, 2003). Ở Pakistan con trâu đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế nông nghiệp. Trâu cũng là một nguồn thịt quan trọng (Suhail và cs., 2009). Ở Pakistan, đánh giá khối lượng cơ thể trâu cũng rất cấn thiết để tính toán nhu cầu thức ăn, theo dõi tăng trưởng, xác định tuổi sinh sản (Erat, 2011). Trọng lượng cơ thể phụ thuộc vào di truyền khác nhau và nhân tố môi trường; kích thước cơ thể và các đặc điểm hình thái khác cũng có liên quan với năng suất (Shankar và Mandal, 2010). Các phép đo hình thái rất đơn giản và dễ dàng tiến hành và cho phép ước tính động vật BW với độ chính xác hợp lý. Tuy nhiên, những cách xác định dễ bị lỗi trong các điểm tham chiếu và có thể bị sai lệch do biến dạng giải phẫu của động vật (Sowande và Sobola, 2008).
  25. 18 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Giống trâu nuôi tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. - Địa điểm nghiên cứu: Tại 6 xã là Yên Nguyên, Hòa Phú, Vinh Quang, Phúc Thịnh, Tân Thịnh và Vĩnh Lộc thuộc huyện Chiêm Hóa. - Thời gian nghiên cứu: Thực hiện từ tháng 05 năm 2018 đến tháng 11 năm 2018. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá thực trạng đàn trâu nuôi tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang - Đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn trâu nuôi tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. - Đánh giá khả năng sinh sản của đàn trâu nuôi tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Đánh giá hiện trạng đàn trâu nuôi tại Chiêm Hóa - Tuyên Quang - Thông tin được thu thập từ các báo cáo hoạt động chăn nuôi của các cơ quan quản lý và chuyên môn của địa phương. - Thông tin được thu thập thông qua Phiếu khảo sát (304 phiếu cho 304 hộ dân chăn nuôi trâu tại huyện Chiêm Hóa và một số địa phương lân cận). 3.3.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng của trâu 3.3.2.1. Phương pháp xác định khối lượng - Xác định khối lượng nghé bằng cách cân trực tiếp. - Khối lượng của trâu được tính dựa trên số liệu và kích thước các chiều đo theo công thức do Viện Chăn nuôi xây dựng năm 1980:
  26. 19 P(kg) = 88,4 x VN2 x DTC Trong đó: P: Khối lượng của trâu (kg) VN: Kích thước vòng ngực (m) DTC: Kích thước dài thân chéo (m) 3.3.2.2. Phương pháp nghiên cứu sinh trưởng của trâu Quá trình sinh trưởng - phát dục được xác định bởi sự thay đổi về khối lượng, kích thước của các cơ quan bộ phận và của toàn bộ cơ thể. Vì vậy để xác định mức độ sinh trưởng người ta phải tiến hành cân khối lượng và đo kích thước các chiều theo định kỳ. Trên cơ sở các kết quả thu được, người ta đánh giá sự sinh trưởng của con vật thông qua 3 chỉ tiêu sau: + Sinh trưởng tích luỹ: Là khối lượng, kích thước của con vật ở các thời điểm nhất định. Ví dụ: khối lượng của lợn lúc sơ sinh, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 tháng tuổi. + Sinh trưởng tuyệt đối: Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước trong một đơn vị thời gian. Trong chăn nuôi thường sử dụng chỉ tiêu này dưới dạng tăng trọng (g/con/ngày). W1 - W0 A = t1 - t0 A - Sinh trưởng tuyệt đối W1 - Khối lượng, kích thước ở thời điểm cuối khảo sát W0 - Khối lượng, kích thước ở thời điểm bắt đầu khảo sát t1 - Thời gian kết thúc khảo sát t0 - Thời gian bắt đầu khảo sát + Sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ % tăng lên về khối lượng, kích thước của con vật qua một khoảng thơì gian nào đó.
  27. 20 W1 - W0 R (%) = x 100 W1 + W0 2 Khi đánh giá khả năng sinh trưởng người ta thường chú ý các thời điểm có tính chất bước ngoặt như: Sơ sinh, cai sữa, động dục lần đầu, phối giống lần đầu, đẻ lứa đầu và trưởng thành. 3.3.2.3. Phương pháp xác định kích thước các chiều đo - Dài thân chéo: Khoảng cách từ chỗ lồi phía trước của xương bả vai đến phía sau của xương u ngồi (dùng thước dây). - Rộng ngực: Khoảng cách giữa 2 điểm rộng nhất của ngực (dùng thước gậy hoặc thước compa). - Vòng ngực: Chu vi quanh ngực tiếp giáp với phía sau xương bả vai, sát nách chân trước (dùng thước dây). - Cao vây: Khoảng cách từ mặt đất đến u vai (dùng thước gậy). - Vòng ống: Là chu vi 1/3 phía trên của xương bàn chân trái phía trước (dùng thước dây). - Tính một số chỉ số cấu tạo thể hình: DTC + Chỉ số dài thân (CSDT) (%) CSDT x100 CV VN CSKL x100 + Chỉ số khối lượng (CSKL) (%) CV VN + Chỉ số tròn mình (CSTM) (%) CSTM x100 DTC VO + Chỉ số to xương (CSTX) (%) CSTX x100 CV
  28. 21 3.3.3. Đánh giá khả năng sinh sản của trâu 3.3.3.1. Các chỉ tiêu sinh sản ở trâu cái - Tuổi phối giống lần đầu được tính từ khi trâu cái sinh ra tới khi phối giống lần đầu (Thời gian tính bằng tháng). - Tuổi đẻ lứa đầu được tính từ khi trâu cái sinh ra tới khi đẻ lứa đầu tiên (Thời gian tính bằng tháng). - Khoảng cách lứa đẻ là khoảng thời gian từ ngày đẻ lứa trước đến ngày đẻ lứa sau (thời gian tính bằng tháng). 3.4. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excell.
  29. 22 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng đàn trâu của huyện Chiêm Hóa - Tuyên Quang 4.1.1. Số lượng và sự phân bố đàn Bảng 4.1. Số lượng và sự phân bố đàn trâu ở Chiêm Hóa qua các năm 2017 2018 Địa điểm So sánh TT khảo sát Số lượng Tỷ lệ Số lượng Số lượng Tỷ lệ (xã, thị trấn) (con) (%) (con) (con) (%) 1 Yên Nguyên 794 16,70 790 -4 -0,50 2 Hòa Phú 1061 22,31 1040 -21 -1,98 3 Vinh Quang 1132 23,81 1210 78 6,89 4 Phúc Thịnh 641 13,48 580 -61 -9,52 5 Tân Thịnh 861 18,11 790 -71 -8,25 6 Vĩnh Lộc 73 1,54 70 -3 -4,11 Tổng số 4562 100 4480 -82 -1,80 Kết quả bảng 4.1 cho thấy: Năm 2017 cả 6 xã điều tra có tổng cộng 4562 con trâu. Trong đó, xã có số lượng nhiều nhất là Vinh Quang là 1132 con, chiếm 23,81 % tổng đàn, sau đó đến xã Hòa Phú có 1061 con chiếm 22,31% tổng đàn, đứng thứ ba là xã Tân Thịnh có 861 con chiếm 18,11 % tổng đàn, đứng thứ tư là Yên Nguyên với 794 con chiếm 16,7% tổng đàn, đứng thứ năm là Phúc Thịnh với 641 con chiếm 13,48 con và thấp nhất là thị trấn Vĩnh Lộc với 73 con chiếm 1,54% trổng đàn. Năm 2018, số lượng trâu của cả 6 xã đã giảm 82 con xuống chỉ còn 4.480 con. Tuy nhiên trong mỗi xã lại có sự biến động khác nhau: Ngoại trừ xã
  30. 23 Vinh Quang là tăng 78 con tương đương với 6,89% còn các xã còn lại giảm đều giảm với số lượng khác nhau. Trong đó, xã Tân Thịnh giảm nhiều nhất là 71 con tương đương với 8,25% so với tổng đàn, sau đó đến xã Phúc Thịnh giảm 61 con tương ứng với 9,52% so với tổng đàn, tiếp theo là Hòa Phú giảm 21 con tương ứng với 1,98% so với tổng đàn, rồi đến Vĩnh Lộc giảm 3 con tương ứng với 4,11% so với tổng đàn và giảm thấp nhất là Yên Nguyên là 4 con tương ứng với 0,5% so với tổng đàn. Theo nhận định của chúng em thì Vinh Quang có doanh nghiệp chuyên thu mua trâu, nuôi vỗ béo trâu bán cho doanh nghiệp nên đã thúc đẩy phong trào nuôi trâu đi lên nên làm tăng tổng số đàn trâu lên còn các xã khác thì phong trào đi xuống dần ngược với sự phát triển của xã hội nên đã làm tổng đàn trâu của 6 xã giảm đi 1,80%. Từ số liệu trên, để thấy được tình hình chăn nuôi trâu tại huyện Chiêm Hóa, chúng em đã tiến hành phỏng vấn địa phương và đi tới quyết định lựa chọn 3 xã có chăn nuôi trâu chất lượng tốt đồng thời điều tra tình hình chăn nuôi trâu tại 3 xã lân cận các xã trên. Kết quả được trình bày cụ thể tại bảng 4.1. 4.1.2. Cơ cấu quy mô đàn trâu nuôi trong nông hộ tại huyện Chiêm Hóa Bảng 4.2. Cơ cấu quy mô đàn trâu nuôi trong nông hộ Quy mô đàn Số hộ Địa điểm 5 con/hộ khảo khảo sát Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ sát (xã, thị trấn) lượng lệ lượng lệ lượng lệ (hộ) (hộ) (%) (hộ) (%) (hộ) (%) Yên Nguyên 80 69 86,25 10 12,50 1 1,25 Hòa Phú 82 71 86,59 11 13,41 0 0,00 Vinh Quang 81 72 88,89 7 8,64 2 2,47 Phúc Thịnh 27 25 92,59 2 7,41 0 0 Tân Thịnh 7 7 100 0 0 0 0 Vĩnh Lộc 27 22 81,48 5 18,52 0 0 Tổng số 304 266 87,5 32 10,53 3 0,99
  31. 24 Kết quả bảng 4.2 cho thấy, trong 6 xã điều tra thì quy mô đàn trâu được chăn nuôi trong nông hộ chủ yếu là nuôi dưới 3 con/hộ, chiếm 87,5%, sau đó đến các hộ nuôi từ 3-5 con là 10,53% và thấp nhất là tỷ lệ nuôi trên 5 con/hộ là 0,99%. Giữa các xã khác nhau thì quy mô đàn trâu nuôi trong nông hộ cũng có sự khác nhau: Trong 3 xã có trâu to và đẹp nhất Chiêm Hóa là Yên Nguyên, Hòa Phú và Vinh Quang thì số hộ nuôi dưới 3 con chiếm từ 86,25% đến 88,89%, số hộ nuôi từ 3-5 con chiếm từ 8,64 đến 11,25%, còn số hộ nuôi trên 5 con chỉ có 2 xã có là Yên Nguyên và Vinh Quang chiếm từ 1,25 đến 2,47%. Để thấy được quy mô đàn trâu trong nông hộ tại các xã lân cận. Chúng em đã tiến hành điều tra tại 3 xã là Phúc Thịnh, Tân Thịnh và Vĩnh Lộc, kết quả cho thấy Tân Thịnh có 100% số hộ nuôi dưới 3 con, cao thứ hai là Phúc Thịnh là 92,59% và thấp nhất ở Vĩnh Lộc là 81,48 %. Tuy nhiên, Vĩnh Lộc lại có số hộ nuôi trâu từ 3-5 con lại cao nhất chiếm 18,52 %, sau đó đến Phúc Thịnh là 7,41%, còn Tân Thịnh không có hộ nào nuôi từ 3 con trở lên. Hai xã còn lại cũng không có hộ nào nuôi trên 5 con trâu/hộ. 4.1.3. Thực trạng tình hình chăn nuôi đàn trâu tại huyện Chiêm Hóa 4.1.3.1. Nguồn thức ăn sử dụng cho trâu Bảng 4.3. Thức ăn sử dụng cho trâu tại các nông hộ Yên Hòa Vinh Phúc Tân Vĩnh Tổng cộng Số Nguồn Nguyên Phú Quang Thịnh Thịnh Lộc TT hộ thức ăn Số Tỷ lệ KS Số hộ Số hộ Số hộ Số hộ Số hộ Số hộ lượng % I Cỏ 1 Cỏ voi 304 78 79 77 27 7 27 295 97,03 2 Cỏ tự nhiên 304 80 82 81 27 7 27 304 100 3 Cỏ khác 304 3 0 0 0 0 0 3 0,98 II Phụ phẩm 1 Rơm tươi 304 3 0 20 3 0 0 26 8,55 2 Ngô già 304 9 5 5 1 2 0 22 7,23 3 Lá mía tươi 304 11 13 7 2 1 0 34 11,18 III Dự trữ TĂ 1 Rơm khô 304 10 39 20 13 6 2 90 29,60 2 Loại khác 304 0 0 0 0 0 0 0 0
  32. 25 Kết quả bảng 4.3 cho thấy người dân ở Chiêm Hóa có tỷ lệ trồng cỏ để nuôi trâu rất cao và loại cỏ trồng chủ yếu là cỏ Voi với tổng 295 trên 304 hộ điều tra, chiếm tới 97,03 %. Trong đó chỉ có duy nhất Yên Nguyên là có 3 hộ sử dụng cỏ khác là cỏ Ghi nê chiếm 0,98 % còn các xã khác hoàn tòan không trồng thêm bất cứ cỏ gì ngoài cỏ voi mà thay vào đó là lấy lá mía để sử dụng cho trâu. Đối với phụ phẩm nông nghiệp thì người chăn nuôi sử dụng 3 loại chính là Rơm tươi, thân và lá ngô già và lá mía để chăn nuôi. Trong đó sử dụng rơm tươi chỉ có 3 xã là Vinh Quang, Phúc Thịnh và xã Yên Nguyên chiếm 8,55% còn các xã còn lại không sử dụng rơm tươi để chăn nuôi trâu. Đối với thân cây ngô già thì có 5 trên tổng 6 xã được dân sử dụng là Tân Thịnh, Yên Nguyên, Vinh Quang, Hòa Phú, và Phúc Thịnh với số hộ là 23 hộ chiếm 7,23 % còn Vĩnh Lộc không sử dụng. Đối với lá mía tươi thì người dân sử dụng tương đối nhiều là Yên Nguyên, Hòa Phú, Vinh Quang, Phúc Thịnh và Tân Thịnh lần lượt là 11, 13, 7, 2 ,1 chiếm đến 11,18 % cao nhất nguồn thức ăn phụ phẩm dành cho trâu và thấp nhất là Vĩnh Lộc là không sử dụng. Kết quả điều tra về dự trữ và chế biến thức ăn tại 6 xã cho thấy cả 6 xã đều dự trữ rơm khô với tỷ lệ thấp với 90 hộ trên 304 hộ chiếm 29,60 % mà không dự trữ bất kỳ loại thức ăn nào khác. Như vậy, người dân Chiêm Hóa khi nuôi trâu đã chủ động trồng cỏ và chủ đạo là cỏ Voi chiếm 97,03%, ngoài ra sử dụng 100% là cỏ tự nhiên để chăn nuôi trâu. Nguồn phụ phẩm nông nghiệp sử dụng chủ đạo là lá mía tươi sau đó đến thân cây ngô già và cuối cùng là rơm tươi. Chế biến và dự trữ thức ăn thì người dân chưa có thói quen dự trữ các loại thức ăn mà chỉ sử dụng duy nhất rơm khô với tỷ lệ dự trữ thấp.
  33. 26 4.1.3.2. Điều kiện chuồng trại và chăn nuôi trâu tại huyện Chiêm Hóa Bảng 4.4. Chuồng trại và các biện pháp thú y cho chăn nuôi trâu Kết quả khảo sát TT Nội dung khảo sát Số hộ Tỷ lệ (%) A Chuồng trại 304 100 I Không có chuồng trại 0 0 II Có chuồng trại 304 100 1 Kiên cố 19 6,25 2 Bán kiên cố 280 92,10 3 Thô sơ 5 1,65 B Vệ sinh thú y 304 100 I Tiêm phòng 304 100 1 Số hộ có tiêm phòng hàng năm 277 91,12 2 Số hộ không tiêm phòng hàng năm 27 8,88 II Tẩy ký sinh trùng 304 100 1 Số hộ có tẩy ký sinh trùng 121 39,80 2 Số hộ không tẩy kí sinh trùng 183 60,20 Kết quả bảng 4.4 cho thấy về phần chuồng trại số hộ có hệ thống chồng trại kiên cố vẫn còn thấp so với tổng số liệu mà chúng em đã đi điều tra được chỉ có 19 hộ trên 304 hộ chăn nuôi trâu chiếm 6,25%, còn phần lớn các hộ gia đình chỉ có chuồng trại bán kiên cố với 280 hộ chiếm 92,10%, vẫn còn một số hộ gia đình vẫn chưa chú trọng về việc xây dựng chuồng trại họ chỉ xây dựng chuồng trại thô sơ để che mưa chưa nắng cho trâu như bảng số liệu trên cho thấy thì 5 hộ trên tổng 304 hộ là vẫn còn kiểu chuồng trại thô sơ. Còn đối với phần vệ sinh thú y trong 304 hộ điều tra thì có 277 hộ nuôi trâu có tiêm phòng chiếm 91,12% trong đó các xã Yên Nguyên, Phúc Thịnh, Tân Thịnh đều tiêm
  34. 27 100% còn các xã Vinh Quang có 98,77% số hộ tiêm phòng cho trâu, sau đó đến xã Hòa Phú là 91,46% còn ít nhất là xã Vĩnh Lộc chỉ chiếm 29,63%. Trái với công tác tiêm phòng thì công tác tẩy ký sinh trùng của địa phương chưa được chú trọng quan tâm. Trong 304 hộ điều tra chỉ có 121 hộ có tẩy ký sinh trùng cho trâu chiếm 39,80%. Trong đó cao nhất là Tân Thịnh là 100%, sau đó đến Hòa Phú là 50%, tiếp theo là Vinh Quang 41,98% và Yên Nguyên là 40%, Phúc Thịnh chỉ đạt 18,52% và thấp nhất là Vĩnh Lộc chỉ có 7,41% số hộ có tẩy ký sinh trùng cho trâu. Như vậy công tác tiêm phòng của các xã đều đạt trên 91% trừ Vĩnh Lộc chỉ đạt 29%. Tuy nhiên, công tác tẩy ký sinh trùng cho trâu chưa được chú trọng chỉ đạt 39,8%. 4.2. Khả năng sinh trưởng của trâu Chiêm Hóa - Tuyên Quang 4.2.1. Khối lượng và kích thước một số chiều đo của trâu Chúng em tiến hành giám định ngoại hình, thể chất bằng phương pháp đo các chiều. Kết quả một số chiều đo của trâu đực và cái được thể hiện tại bảng 4.5. Qua số liệu ở bảng 4.5 cho thấy, trong cùng một giai đoạn tuổi thì khối lượng trâu đực luôn lớn hơn trâu cái. Ở giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi, trâu Chiêm Hóa có khả năng sinh trưởng khá. Lúc sơ sinh, khối lượng của trâu đực là 22,40 kg, trâu cái là 21,27 kg đến 12 tháng tuổi khối lượng trâu đực là 165,17 kg và trâu cái là 145,86 kg (P>0,05). Tuy nhiên, từ giai đoạn từ 30 tháng tuổi trở đi thì sự chênh lệch khối lượng giữa trâu đực và trâu cái đã có sự khác biệt rất lớn. Ở 30 tháng tuổi khối lượng trâu đực là 374,97 kg và trâu cái là 298,77 kg (P<0,05). Ở 36 tháng tuổi khối lượng trâu đực là 448,90 kg và trâu cái là 328,79 kg (P<0,05). Ở 60 tháng tuổi khối lượng trâu đực là 562,39 kg và trâu cái là 391,16 kg (P<0,05).
  35. 28 Khi đo một số chiều trên cơ thể chúng em có một số kết quả như sau: - Vòng ngực: Vòng ngực của trâu có sự tăng dần theo tháng tuổi, tuân theo quy luật sinh trưởng phát triển theo giai đoạn. Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy: Vòng ngực của trâu đực luôn cao hơn trâu cái trong tất cả các giai đoạn phát triển, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P 0,05), sau 12 tháng kích thước trung bình vòng ống của trâu đực cao hơn so với trâu cái
  36. 29 rõ rệt. Ở 12, 24; 36, 48 và 60 tháng tuổi kích thước vòng ống của trâu đực lần lượt là 18; 21,10; 24,18; 24,80; 25,14 còn trâu cái lần lượt là 17,80; 20,07; 21,18; 21,27; 21,63 cm. Bảng 4.5. Khối lượng và kích thước một số chiều đo của trâu Tuổi khảo Tính Khối lượng Cao vây Vòng ngực DTC Vòng ống sát biệt X mx (tháng) Đực 22,40±0,67 64,90±1,46 67,80±0,61 55,00±0,79 14,00±0,15 Sơ (n=20) sinh Cái 21,27± 0,76 64,60 ±1,39 67,20 ±0,19 53,10±1,09 13,80±0,13 (n=20) Đực 55,93±2,00 74,70±0,78 93,00±1,32 72,90±0,81 15,70±0,15 (n=20) 3 tháng Cái 50,29±1,63 74,00±0,84 89,90±0,94 70,20±1,01 15,70±0,15 (n=20) Đực 89,95±4,15 85,00±0,65 109,90±1,96 83,70±1,04 17,20±0,29 (n=10) 6 tháng Cái 82,07±2,40 85,60±0,58 106,80±1,24 81,20±0,49 17,10±0,23 (n=20) Đực 165,17±2,04 99,13±0,84 134,50±0,97 103,25±1,74 18,00±0,00 12 (n=8) tháng Cái 145,86±5,41 96,80±0,73 129,10±1,46 98,60±1,46 17,80±0,13 (n=20) Đực 195,82±8,69 103,33±0,83 140,44±2,06 111,67±2,02 19,67±0,17 18 (n=9) tháng Cái 177,72±8,42 102,00±0,88 136,11±1,90 107,89±2,13 19,33±0,17 (n=18) Đực 24 281,41±8,01 114,30±0,58 164,70±1,76 117,10±0,90 21,10±0,23 (n=10) tháng Cái 256,05±7,67 112,36±2,76 158,50±1,56 114,93±4,48 20,07±0,20
  37. 30 Tuổi khảo Tính Khối lượng Cao vây Vòng ngực DTC Vòng ống sát biệt X mx (tháng) (n=28) Đực 374,97±9,30 119,80±0,20 178,80±2,01 132,60±1,08 22,00±0,00 30 (n=5) tháng Cái 298,77±12,56 117,55±0,49 166,27±2,49 121,64±1,19 21,00±0,30 (n=22) Đực 448,90±17,25 124,27±1,23 192,00±2,68 137,18±1,82 24,18±0,44 36 (n=11) tháng Cái 328,79±8,77 116,61±0,58 172,82±1,72 123,82±1,13 21,18±0,14 (n=28) Đực 483,65±12,37 126,50±0,89 197,50±2,34 140,13±1,38 25,00±0,33 42 (n=8) tháng Cái 351,92±12,44 118,25±1,03 178,08±2,39 125,00±1,33 21,17±0,24 (n=24) Đực 515,10±26,50 129,40±3,08 198,00±5,02 148,20±1,28 24,80±0,20 48 (n=5) tháng Cái 369,58±8,93 118,73±0,56 182,87±1,87 124,73±0,93 21,27±0,12 (n=30) Đực 545,12± 10,14 130,00±0,95 205,20±1,88 146,40±0,60 25,20±0,20 54 (n=5) tháng Cái 388,21±4,58 119,39±0,64 187,83±0,99 124,39±0,34 21,67±0,14 (n=18) Đực 562,39±22,94 130,29±1,32 207,43±2,49 147,43±2,88 25,14±0,46 60 (n=7) tháng Cái 391,16±11,65 119,52±0,57 184,22±1,94 129,59±1,88 21,63±0,16 (n=27)
  38. 31 4.2.1.2. Tăng khối lượng tuyệt đối của trâu ở các giai đoạn tuổi Bảng 4.6. Tăng khối lượng tuyệt đối của trâu ở các giai đoạn Trâu đực Trâu cái Giai đoạn (tháng tuổi) n TB n TB (con) (g/ngày) (con) (g/ngày) Sơ sinh - 3 20 372,50 20 322,50 3 - 6 10 378,05 20 353,11 6 - 12 8 417,88 20 354,40 12 - 18 9 170,29 18 176,99 18 - 24 10 475,46 28 435,14 24 - 30 5 519,81 22 237,34 30 - 36 11 410,73 28 166,76 36 - 42 8 193,01 24 128,50 42 - 48 5 174,76 30 98,11 48 - 54 5 166,76 18 103,54 54 - 60 7 95,96 27 16,40 Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy: Tăng khối lượng tuyệt đối của trâu giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi đạt mức thấp cho cả đực và cái sau đó tăng dần và đạt cao ở giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi đối với trâu đực là 417,88 g/con/ngày, trâu cái là 354,40 g/con/ngày; sau đó giảm thấp ở giai đoạn 12-18 tháng tuổi chỉ đạt 170,29 g/con/ngày ở trâu đực và 176,99 g/con/ngày ở trâu cái và tiếp tục tăng trưởng cao ở giai đoạn 18- 36 tháng tuổi đối với trâu đực đạt từ 410,73 đến 519,81 g/con/ngày, sau đó mới giảm dần thấp nhất ở giai đoạn 54- 60 tháng tuổi đạt là 95,96 g/con/ngày. Không giống như trâu đực, trâu cái có sự tăng khối lượng dần từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi sau đó giảm ở giai đoạn 12-18 tháng tuổi rồi đạt cao nhất lại lúc 18-24 tháng tuổi là 435,14 g/con/ngày
  39. 32 rồi giảm dần theo quy luật và đạt thấp nhất ở giai đoạn 54-60 tuần tuổi chỉ còn 16,40 g/con/ngày. 4.2.1.3. Tăng khối lượng tương đối của trâu ở các giai đoạn tuổi Bảng 4.7. Tăng khối lượng tương đối của trâu ở các giai đoạn Trâu đực Trâu cái Giai đoạn (tháng tuổi) n TB n TB (con) (%) (con) (%) Sơ sinh - 3 20 85,61 20 81,10 3 - 6 10 46,65 20 48,02 6 - 12 8 58,97 20 55,97 12 - 18 9 16,98 18 19,69 18 - 24 10 35,87 28 36,11 24 - 30 5 28,51 22 15,40 30 - 36 11 17,95 28 9,57 36 - 42 8 7,45 24 6,80 42 - 48 5 6,30 30 4,90 48 - 54 5 5,66 18 4,92 54 - 60 7 3,12 27 0,76 Kết quả bảng 4.7 cho thấy: Trâu ở giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi có sự sinh trưởng rất nhanh, tăng khối lượng tương đối ở giai đoạn này đạt 100 % đối với cả con đực và con cái. Tăng khối lượng tương đối giảm đi nhanh chóng ở các giai đoạn tuổi tiếp theo: Ở giai đoạn 3 - 6 tháng tuổi tăng khối lượng tương đối là 46,65 % với con đực và 48,02 với con cái. Ở giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi sinh trưởng tương đối lại có sự tăng cao hơn so với giai đoạn trước và đạt 58,97 % đối với con đực và 55,97% đối với con cái. Sau đó, sinh trưởng tương đối lại giảm thấp ở giai đoạn 12 - 18 tháng tuổi là 16,98% ở con đực và 19,69% ở con cai. Sau đó, sinh trưởng tương đối lại tăng lên ở giai
  40. 33 đoạn 18 - 24 tháng tuổi ở trâu đực là 35,87% và trâu cái là 36,11%. Ở các giai đoạn từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi thì nghé cái tăng khối lượng tương đối cao hơn nghé cái, nhưng từ giai đoạn 24 - 60 tháng tuổi thì tăng khối lượng tương đối của trâu đực lại cao hơn trâu cái. Tăng trưởng tương đối của trâu có sự biến động tăng ở giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi hơn so với giai đoạn trước là do giai đoạn này trâu đã cai sữa và được ăn thức ăn vỗ do con người cung cấp, hơn nữa một phần tác động không nhỏ vào kết quả là do người dân có thói quen nuôi trâu sinh sản là chỉ giữ lại những trâu đẹp có khả năng sinh trưởng cao hơn hẳn các trâu khác. Tuy nhiên, ở giai đoạn 12 - 18 tháng tuổi thì lại có kết quả sinh trưởng tương đối thấp là do lúc này trâu chỉ có quá trình phát triển về khung xương còn sự phát triển về thân thịt thì rất chậm. 4.2.1.3. Một số chỉ số cấu tạo thể hình của trâu Chiêm Hóa Để xác định sự phát triển tổng hợp của cơ thể trâu qua các tháng tuổi chúng em tiến hành tính toán một số chỉ số cấu tạo thể hình của trâu. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.8.
  41. 34 Bảng 4.8. Một số chỉ số cấu tạo thể hình của trâu Tuổi Tính CSDT CSKL CSTM CSTX khảo sát biệt X m (tháng) x Đực 84,96±1,35 104,84±1,99 123,40±1,25 21,70±0,68 (n=20) Sơ sinh Cái 82,36±1,64 104,41±2,18 126,85±1,67 21,45±0,52 (n=20) Đực 97,64±1,05 124,51±1,28 127,61±1,52 21,02±0,15 (n=20) 3 tháng Cái 94,89±1,10 121,50±0,34 128,18±1,39 21,23±0,21 (n=20) Đực 98,45±0,83 129,22±1,57 131,24±1,00 20,23±0,26 (n=10) 6 tháng Cái 94,87±0,38 124,73±0,69 131,49±0,82 19,97±0,15 (n=20) Đực 104,16±0,34 135,69±0,33 130,28±0,45 18,16±0,05 (n=8) 12 tháng Cái 101,81±0,79 133,34±0,62 131,00±0,14 18,39±0,14 (n=20) Đực 107,99±1,13 135,86±0,94 125,85±0,72 19,03±0,12 (n=9) 18 tháng Cái 105,70±1,24 133,40±0,92 126,29±0,93 18,96±0,15 (n=18) Đực 102,47±0,85 144,16±1,97 140,65±1,01 18,56±0,24 (n=10) 24 tháng Cái 102,27±0,86 141,10±1,19 138,05±1,44 17,87±0,18 (n=28)
  42. 35 Tuổi Tính CSDT CSKL CSTM CSTX khảo sát biệt X m (tháng) x Đực 110,69±1,02 149,25±1,57 134,87±1,73 18,36±0,38 (n=5) 30 tháng Cái 103,48±0,87 141,43±1,86 136,65±0,99 17,86±0,23 (n=22) Đực 110,38±0,90 154,47±1,16 140,06±1,70 19,46±0,31 (n=11) 36 tháng Cái 106,17±0,72 148,18±1,14 139,67±1,16 18,17±0,13 (n=28) Đực 110,81±1,33 156,11±1,25 141,04±2,14 19,77±0,28 (n=8) 42 tháng Cái 105,70±0,56 150,57±1,27 142,48±1,33 17,91±0,21 (n=24) Đực 114,73±2,25 153,07±2,52 133,62±3,35 19,20±0,35 (n=5) 48 tháng Cái 104,79±0,70 153,95±1,12 147,07±1,35 17,92±0,11 (n=30) Đực 112,63±0,79 157,85±1,03 140,17±1,42 19,39±0,14 (n=5) 54 tháng Cái 104,22±0,42 157,36±0,71 151,01±0,75 18,15±0,11 (n=18) Đực 113,24±2,59 159,29±2,38 140,87±1,86 19,31±0,39 (n=7) 60 tháng Cái 108,36±1,27 154,09±1,27 142,67±1,92 18,10±0,12 (n=27)
  43. 36 Qua bảng 4.8 cho thấy: Tại thời điểm sơ sinh CSDT của trâu đực trung bình 84,96%, trâu cái là 82,36 % (P<0,05); tháng tuổi thứ 36 CSDT của trâu đực là 110,38 %, trâu cái là 106,17 % (P<0,05). Tháng tuổi thứ 60 CSDT của trâu đực là 113,24 %, trâu cái là 108,36 % (P<0,05). Tại thời điểm sơ sinh CSKL của trâu đực trung bình 104,84 %, trâu cái là 104,41 % (P<0,05); tháng tuổi thứ 36 CSKL của trâu đực là 154,47 %, trâu cái là 148,18 % (P<0,05). Tháng tuổi thứ 60 CSKL của trâu đực là 159,29 %, trâu cái là 154,09 % (P<0,05). Tại thời điểm sơ sinh CSTM của trâu đực trung bình 123,40 %, trâu cái là 126,85 % (P<0,05); tháng tuổi thứ 36 CSTM của trâu đực là 140,06 %, trâu cái là 139,67 % (P<0,05). Tháng tuổi thứ 60 CSTM của trâu đực là 140,87 %, trâu cái là 142,67 % (P<0,05). Tại thời điểm sơ sinh CSTX của trâu đực trung bình 21,70 %, trâu cái là 21,45 % (P<0,05); tháng tuổi thứ 36 CSTX của trâu đực là 19,46 %, trâu cái là 18,17 % (P<0,05). Tháng tuổi thứ 60 CSTX của trâu đực là 19,31 %, trâu cái là 18,10 % (P<0,05). 4.3. Khả năng sinh sản của trâu Chiêm Hóa - Tuyên Quang 4.3.1. Khả năng sinh sản của trâu cái  Tuổi phối giống lần đầu Về lý thuyết và nguyên lý thì để đánh giá tuổi thành thục hay khả năng thành thục sinh dục của trâu cái thì đầu tiên phải đánh giá chỉ tiêu tuổi động dục lần đầu (thành thục về tính). Nhưng trong thực tế việc theo dõi phát hiện động dục lần đầu đối với trâu gặp nhiều khó khăn như: Chăn nuôi bán chăn thả, trâu cái tơ động dục ngầm hoặc những biểu hiện động dục nhẹ không rõ ràng hoặc do yếu tố dinh dưỡng không đầy đủ nên việc xác định tuổi động dục lần đầu thường thiếu chính xác.
  44. 37 Chính vì vậy để đánh giá tuổi thành thục hay khả năng thành thục sinh dục của trâu cái chúng em sử dụng chỉ tiêu tuổi phối giống lần đầu. Kết quả khảo sát tuổi phối giống lần đầu của trâu cái được trình bày ở bảng 4.9. Bảng 4.9. Tuổi phối giống lần đầu của trâu cái (tháng) n Kết quả khảo sát Địa điểm khảo sát (con) Cv (%) X mx Vinh Quang 79 36,30 ± 0,21 5,23 Hòa Phú 26 38,15 ± 0,89 11,95 Yên Nguyên 35 37,03 ± 0,58 9,20 Trung bình 46,67 37,16 ± 0,56 8,79 Qua bảng số liệu ở bảng 4.9 cho thấy tuổi phối giống lần đầu trung bình của trâu ở xã Vinh Quang thấp nhất là 36,30 tháng, sau đó đến xã Yên Nguyên là 37,03 tháng và cao nhất là trâu ở xã Hòa Phú là 38,15 tháng; trung bình tuổi phối giống lần đầu của trâu ở các xã là 37,16 tháng. Có sự khác nhau về tuổi phối giống lần đầu của trâu ở các xã nhưng sự khác nhau này là không đáng kể, do đó có thể khẳng định rằng đối với trâu cái tuổi phối giống lần đầu được di truyền khá ổn định.  Tuổi đẻ lứa đầu Tuổi đẻ lứa đầu là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh sản của gia súc cái. Tuổi đẻ lứa đầu được quyết định bởi tuổi phối giống lần đầu. Kết quả khảo sát tuổi đẻ lứa đầu của trâu cái được trình bày ở bảng 4.10.
  45. 38 Bảng 4.10. Tuổi đẻ lứa đầu của trâu cái n Kết quả khảo sát (tháng) Địa điểm khảo sát (con) Cv (%) X mx Vinh Quang 64 47,38± 0,26 4,44 Hòa Phú 26 49,15± 0,89 9,27 Yên Nguyên 33 47,76 ± 0,71 8,55 Trung bình 41 48,09 ± 0,62 7,42 Qua số liệu ở bảng 4.10 cho thấy tương tự như tuổi phối lần đầu, tuổi đẻ lần đầu trung bình của trâu ở xã Vinh Quang thấp nhất là 47,38 tháng, sau đó đến trâu ở xã Yên Nguyên là 47,76 tháng và cao nhất là trâu ở Hòa Phú là 49,15 tháng; trung bình tuổi đẻ lần đầu của trâu ở các xã là 48,09 tháng. Có sự khác nhau về tuổi đẻ lần đầu của trâu ở các xã nhưng giữa xã Vinh Quang và Yên Nguyên là không có sự sai khác nhau. Tuy nhiên, tuổi đẻ đầu của trâu ở xã Hòa Phú lại có sự khác nhau với xã Vinh Quang và Yên Nguyên.  Thời gian phối giống có chửa sau khi đẻ Trong chăn nuôi trâu sinh sản thì thời gian phối giống có chửa sau khi đẻ là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản của gia súc cái. Nó có ảnh hưởng lớn nhất tới khoảng cách lứa đẻ. Thời gian phối giống có chửa sau khi đẻ của trâu cái phụ thuộc vào khả năng hồi phục của tử cung, của toàn bộ cơ thể sau khi đẻ và thời gian động dục lại sau khi đẻ. Trong thực tế, sự phát hiện động dục trở lại sau khi đẻ đôi khi gặp khó khăn, có thể do sự hồi phục chưa hoàn toàn của cơ quan sinh sản ở gia súc cái hoặc do một nguyên nhân nào đó làm cho lần động dục trở lại sau khi đẻ có biểu hiện không rõ dàng, động dục nhẹ (động dục ngầm) dẫn đến không phát hiện được. Vì thế xác định thời gian động dục lại sau khi đẻ thường thiếu chính xác.
  46. 39  Khoảng cách lứa đẻ Khoảng cách lứa đẻ là thước đo khả năng sinh sản của gia súc một cách rõ rệt nhất, ảnh hưởng đến toàn bộ thời gian cho sản phẩm và ảnh hưởng tới tổng số trâu con sinh ra của trâu mẹ. Khoảng cách lứa đẻ phụ thuộc lớn nhất vào thời gian phối giống có chửa sau khi đẻ. Kết quả khoảng cách lứa đẻ của trâu cái được trình bày ở bảng 4.11. Bảng 4.11. Khoảng cách lứa đẻ của trâu cái n Kết quả khảo sát (tháng) Địa điểm khảo sát (con) Cv (%) X mx Vinh Quang 61 14,44 ±0,15 8,05 Hòa Phú 26 14,31±0,21 7,34 Yên Nguyên 32 14,59±0,19 7,56 Trung bình 39,67 14,44 ±0,18 7,65 Kết quả bảng 4.11 cho thấy khoảng cách lứa đẻ của trâu ở cả ba xã đều không có sự sai khác nhau. Tuy nhiên, trâu ở các xã khác nhau thì có sự khác nhau về khoảng cách lứa đẻ. Trâu của Hòa Phú lại có khoảng cách lứa đẻ thấp nhất là 14,31 tháng, sau đó đến trâu của xã Vinh Quang là 14,44 tháng và cao nhất là trâu của xã Yên Nguyên là 14,59 tháng.
  47. 40 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Trên cơ sở điều tra phân tích kết quả và thảo luận trong chuyên đề em có một số kết luận sau: - Cơ cấu đàn trâu tại 6 xã của huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang: Trâu trong độ tuổi non (6-36 tháng tuổi) và trên 60 tháng tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất 81,5%. - Tỷ lệ giữa trâu đực giống và cái sinh sản không hợp lý, nguyên nhân là do mục đích của chăn nuôi trâu chủ yếu để cày kéo. - Tầm vóc của trâu đạt mức độ trung bình. Tầm vóc của trâu ngày càng giảm sút do công tác giống không được quan tâm. - Khả năng sinh sản của đàn trâu nuôi tại huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang ở mức trung bình khá. 5.2. Đề nghị - Đàn trâu tại Huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang có tiềm năng lớn. Các nhà quản lý và chuyên môn địa phương cần quan tâm hơn và có các giải pháp thích hợp để thúc đẩy khai thác phát triển. - Cần chú trọng áp dụng các giải pháp tiến bộ kỹ thuật trong chọn lọc, nâng cao chất lượng, tầm vóc, khả năng sản xuất của đàn trâu giống nuôi tại địa phương.
  48. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Agabayli A.A (1977), Nuôi trâu, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, trang: 38-54, 270-273, 279. 2. Đặng Vũ Bình (2007), Giáo trình giống vật nuôi. Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội, Trang 35-37. 3. Nguyễn Đức Chuyên (2004), Đánh giá thực trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng của đàn trâu nuôi tại huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp. 4. Nguyễn Công Định (2012), Ảnh hưởng của khối lượng bố, mẹ và nuôi với mức dinh dưỡng cao đến sinh trưởng và năng suất thịt của trâu. Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện Chăn nuôi. 5. Nguyễn Đức Hưng, Đàm Văn Tiện, Nguyễn Khánh Hằng (2009), Giáo trình sinh lý học người và động vật. Nxb Đại học Huế. 6. Đào Lan Nhi (2002), Nghiên cứu nuôi vỗ béo trâu 18-24 tháng tuổi bằng nguồn thức ăn sẵn có nhằm tăng khả năng cho thịt, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Chăn Nuôi, Hà Nội. 7. Nguyễn Đức Thạc và Nguyễn Văn Vực (1985), Khả năng nuôi trâu Murrah ở Việt Nam. Tuyển tập các công trình nghiên cứu chăn nuôi, Viện Chăn Nuôi 1969 –1985, trang 61–67. 8. Nguyễn Văn Thưởng (2000), “Chúng ta suy nghĩ gì về con trâu”, Chuyên san chăn nuôi gia súc ăn cỏ – Tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi, trang 98-99. 9. Trịnh Văn Trung, Mai Văn Sánh và Nguyễn Công Định (2006), "Nghiên cứu sử dụng bột lá sắn trong khẩu phần ăn của trâu tơ", Tạp chí Khoa học – Công nghệ của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, (5), tr. 78-81.
  49. 10. Trịnh Văn Trung (2008), Ảnh hưởng của bột lá sắn trong khẩu phần ăn đến môi rường, hệ vi sinh vật dạ cỏ, tỷ lệ phân giải thức ăn và khả năng sinh trưởng của trâu, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Nguyễn Văn Vực, Nguyễn Đức Thạc, Cao Xuân Thìn, Đỗ Kim Tuyên và Cao Văn Triều (1985), “Một số đặc điểm sinh sản của trâu Murrah nuôi tại Trung tâm trâu sữa và đồng cỏ Sông Bé”, Tạp chí khoa học và kỹ thuật nông nghiệp, số 278, tr 361-362. II. Tài liệu tiếng nước ngoài 12. Bennett S.P. (1973), The Buffalypso an evaluation of beef type of water Buffalo in Trinidad. West Indies, In third world Conference on Animal Production, Vol 1, Melbourne, p. 22. 13. Bunyavejchewin B. Tanta-ngai, O. Vechabusakorn, A. Limsakul and S.Konanta (1986), Phenotypic Correlations among traits of Swamp Buffaloes. Annual report 1986. The National buffalo research and development center project, Bangkok- Thailand P 3-7. 14. Burns. B.M, C. Gazzola, G.T. Bell, K. J. Murphy. (2001), Defining the market in tropical Northern Australia. Enhancing tropical beef cattle genetics, reproduction and animal breeding skill. Department of primary industries, Queensland. 15. Erat S, 2011. Application of linear, quadratic and cubic regression models to predict body weight from different body measurements in domestic cats. Int J Agric Biol, 13: 419–422 16. FAO. 2000. Water buffalo: an asset undervalued. FAO Regional Office for Asia and the Pacific, Bangkok, Thailand. 17. FAO – Animal Production and Health Series (1977), The water buffalo, A project sponsored by the Australian Freedom from hunger campaign Food and Agriculture organization of the United Nation, Rome p. 13-21. 18. FAO. 2001. Regional Asia and Pacific Publication 2001/17. FAO Regional Office for Asia and the Pacific, Bangkok, Thailand.
  50. 19. FAOSTAT. 2006. FAOSTAT Agriculture Data. Rome, Italy. 20. Intaramongkol, J.; S. Topanurak and S. Intaramongkol (1991), Factors influencing weaning weight in swamp buffalo and correction factors for adjusting this trait due to age of dam. Annual report 1898-1991. The national buffalo research and development project, Bangkok, Thailand, pp 26-35. 21. Ingawale, M. V. and R. L. Dhoble. 2004. Buffalo reproduction in India: an overview. Buffalo Bull. 23:4-9 22. Nanda, A. S. and T. Nakao. 2003. Role of buffalo in the socioeconomic development of rural Asia: current status and future prospectus. Anim. Sci. J. 74:443-455. 23. Smith D.G., Anne Pearson. R and Campbell. (1993), Changes in food intake and ingestive behavior of draught cattle and buffalo associated with work. World conference on animal production Edmoton Canada. P. 358. 24. Sowande OS and OS Sobola, 2008. Body measurements of West African dwarf sheep as parameters for estimation of live weight. Trop Anim Health Prod, 40: 433-439. 25. Suhail SM, MS Qureshi, S Khan, M Ihsanullah, and FR Durrani, 2009. Inheritance of economic traits of dairy buffaloes in Pakistan. Sarhad J Agric, 25: 87-93 26. Shankar S and KG Mandal, 2010. Genetic and non-genetic factors affecting body weight of buffaloes. Vet World, 3: 227-229 27. Topanurak S., J. Intaramongkol, P. Ratanapunna, S. Intaramongkol, S. Tum-wasorn and C. Chantalakhana (1991), Factors affecting growth performance in Thai swamp buffalo. Annual report 1989-1991, The national buffalo research and development center project, Bangkok, Thailand. (21), pp 17- 25.
  51. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Hình 1: Lấy ý kiến của chủ hộ Hình 2: Đo cao vây Hình 3: Công tác chuẩn bị đo Hình 4: Đo cao khum