Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây Trà hoa vàng tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

pdf 74 trang thiennha21 20/04/2022 3670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây Trà hoa vàng tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_mot_so_dac_diem_sinh_hoc_va_tri_thuc_di.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây Trà hoa vàng tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HẬU “NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG VỀ CÂY TRÀ HOA VÀNG (Camellia ssp) TẠI XÃ DƯƠNG PHONG, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HẬU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG VỀ CÂY TRÀ HOA VÀNG (Camellia ssp) TẠI XÃ DƯƠNG PHONG, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tao : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Lớp : K47 – QLTNR Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : Th.S Trần Đức Thiện TS. Đỗ Hoàng Chung Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ khóa luận nào. Các thông tin, tài liệu tham khảo sử dụng trong khóa luận này đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ khóa luận, trước khoa và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Giảng viên hướng dẫn Người viết cam đoan Nguyễn Thị Hậu XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Xác nhận sinh viên đã sửa theo yêu cầu của Hội Đồng chấm khóa luận tốt nghiệp
  4. ii LỜI CẢM ƠN Qua 4 năm học tập và rèn luyện tại trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên, được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô khoa Lâm Nghiệp đã truyền đạt cho tôi những kiến thức về lý thuyết và thực hành trong suốt thời gian học tập ở trường. Thực tập tốt nghiệp là thời gian tốt nhất cho tôi củng cố lại kiến thức đã học áp dụng vào thực tế một cách đúng đắn, sáng tạo và mang lại hiệu quả nhất. Xuất phát tư vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây Trà hoa vàng (Camellia ssp) tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn”. Để hoàn thành đề tài ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của: Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp đã quan tâm, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. UBND huyện Bạch Thông, Hạt kiểm lâm huyện Bạch Thông, UBND xã Dương Phong, một số hộ gia đình tại các thôn Pản Pè và Bản Mún 1 đã nhiệt tình tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo hướng dẫn Th.S Trần Đức Thiện và TS. Đỗ Hoàng Chung đã tận tâm giúp đỡ và hướng dẫn tôi về phương pháp nội dung trong toàn bộ quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã hỗ trợ, động viên tôi trong toàn bộ quá trình thực hiện đề tài. Do lần đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, nên khóa luận không tránh được những thiếu sót. Vì vậy, tôi kính mong được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh Viên Nguyễn Thị Hậu
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT OTC: Ô tiêu chuẩn ODB: Ô dạng bản D1.3: Đường kính ở 1.3m so với mặt đất Doo: Đường kính gốc Hvn: Chiều cao vút ngon Hdc: Chiều cao dưới cành G: Tổng tiết diện ngang Dt: Đường kính tán St: Diện tích tán UBND: Ủy ban nhân dân
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Ý kiến của người dân về khả năng bắt gặp dạng sống của cây Trà hoa vàng 24 Hình 4.2: Hình thái cây Trà hoa vàng 25 Hình 4.3: Hình thái lá 26 Hình 4.4: Hình thái hoa và cành mang nụ của Trà hoa vàng 26 Hình 4.5: Ý kiến của người dân về khả năng bắt gặp màu hoa và mùa hoa của cây Trà hoa vàng 27 Hình 4.6: Ý kiến của người dân về khả năng bắt gặp màu quả và mùa quả của cây Trà hoa vàng 28 Hình 4.7: Ý kiến của người dân về chiều cao và đường kính của cây Trà hoa vàng 28 Hình 4.8: Tái sinh hạt 29 Hình 4.9: Ý kiến của người dân về khả năng bắt gặp loài Trà hoa vàng ở các loại rừng 31
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Đặc điểm địa hình nơi Trà hoa vàng phân bố 32 Bảng 4.2: Bảng tổng hợp các nhân tố điều tra đặc trưng 33 Bảng 4.3: Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ khu vực thôn Bản Pè, xã Dương Phong, huyện Bạch Thông 34 Bảng 4.4: Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ khu vực thôn Bản Mún 1, xã Dương Phong, huyện Bạch Thông 35 Bảng 4.5: Chiều cao lâm phần và Loài Trà hoa vàng 36 Bảng 4.6: Mật độ tầng cây gỗ và mật độ cây Trà hoa vàng 37 Bảng 4.7: Chỉ số đa dạng loài thực vật 38
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii DANH MỤC CÁC HÌNH iv DANH MỤC CÁC BẢNG v MỤC LỤC vi Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 Phần 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Nghiên cứu trên thế giới 4 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 9 2.3.1. Điều kiện tự nhiên 9 2.3.2. Điều kiểu kiện kinh tế - xã hội và dân số 13 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu 15 3.2. Nội dung nghiên cứu 15 3.3. Phương pháp nghiên cứu 16 3.3.1. Phương pháp kế thừa 16 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu phân loại học 16 3.3.3. Điều tra sơ thám 17 3.3.4. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ngoài hiện trường 17 3.3.5. Điều tra Ô tiêu chuẩn 19 3.3.6. Điều tra thực địa 20
  9. vii 3.3.7. Phương pháp sử lý số liệu 21 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24 4.1. Đặc điểm sinh học của loài cây Trà hoa vàng 24 4.1.1. Phân loại 24 4.1.2. Đặc điểm hình thái cây Trà hoa vàng 24 4.1.3. Khả năng sinh trưởng của cây Trà hoa vàng 28 4.1.4. Đặc điểm tái sinh của loài Trà hoa vàng 29 4.2. Tri thức địa phương về cây Trà hoa vàng 30 4.3. Đặc điểm về phân bố loài Trà hoa vàng và cấu trúc rừng nơi Trà hoa vàng phân bố 31 4.3.1. Đặc điểm về phân bố Trà hoa vàng theo loại rừng 31 4.3.2. Đặc điểm về phân bố Trà hoa vàng theo địa hình 32 4.3.3. Các nhân tố điều tra đặc trưng 33 4.3.4. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ 33 4.3.5. Đặc trưng về chiều cao lâm phần 36 4.3.6. Đặc trưng về mật độ 37 4.3.7. Đặc trưng về đa dạng loài thực vật 38 4.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài 39 4.4.1. Giải pháp về chính sách: 39 4.4.2. Giải pháp về kỹ thuật 39 4.4.3. Giải pháp về công nghệ: 40 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41 5.1. Kết luận 41 5.2. Kiến nghị 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trà hoa vàng thuộc chi Camellia, là một chi lớn thuộc họ Trà (Theaceae). Các loài trong chi Camellia có nhiều tác dụng như gỗ làm đồ gia dụng bền chắc, lá hoa làm đồ uống, làm dược liệu và làm cây cảnh. Ngoài ra, có thể trồng dưới tán cây khác trong các đai rừng phòng hộ chống xói mòn, nuôi dưỡng nguồn nước, Trà hoa vàng là loài cây quý, được phát hiện ở Trung Quốc vào những năm 60 của thế kỷ XX nhưng đã được phát triển nhanh chóng nhờ những đặc tính vốn có của nó. Trung Quốc đã lai giống thành công giữa Trà hoa vàng và Trà hoa đỏ, làm lá nhỏ đi nhưng vẫn giữ được màu hoa vàng tuyệt đẹp. Trà hoa vàng đã được gây trồng và chế biến thành đồ uống bổ dưỡng cao cấp có tác dụng phòng và chữa bệnh tốt. Ngoài việc sử dụng Trà hoa vàng như một loài cây cảnh quan, các ứng dụng khác sử dụng các chất dinh dưỡng trong lá, hoa còn có tác dụng hạ huyết áp, giảm tiểu đường, hạ cholesterol, hạ mỡ máu, chống u bướu, tăng cường hệ miễn dịch (Vũ Thị Luận, 2017) [6]. Ở Việt Nam, Trà hoa vàng được phát hiện ở nhiều nơi những năm 90 của thế kỷ XX và ở một số vùng phía bắc trong những năm vừa qua. Trà hoa vàng là cây bụi, ưa bóng, có thể đưa chúng vào đối tượng trồng dưới tán rừng phòng hộ. Hiện nay, môi trường sống của Trà hoa vàng đang bị đe dọa nghiêm trọng do việc chặt phá rừng bừa bãi, mức độ khái thác nhiều dấn đến sản lượng của loài bị giảm mạnh, bên cạnh đó thị trường Trung Quốc thu mua với giá rất cao nên người dân đã vào rừng khái thác trái phép. Nếu không có kế hoạch bảo vệ và đầu tư hợp lý thì chúng ta sẽ mất đi nguồn tài nguyên quý hiếm này (Vũ Thị Luận, 2017) [6].
  11. 2 Việc nghiên cứu đặc điểm nơi sống của cây trà hoa vàng có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết góp phần bảo vệ phát triển loài này một cách có hiệu quả. Tiến tới khai thác lợi dụng sản phẩm quý từ rừng cho con người trên cơ sở đảm bảo sử dụng bền vững và ổn định hệ sinh thái rừng. Góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương. Hiện này, loài trà hoa vàng được tìm thấy ở một số xã của huyện Bạch Thông,tỉnh Bắc Kạn. Do tình trạng phân bố của loài chưa có đầy đủ thông tin và việc nghiên cứu cơ bản về loài cây này còn rất hạn chế. Xuất phát từ thực tiến đó tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây Trà hoa vàng tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn”. 1.2. Mục tiêu của đề tài * Mục tiêu tổng quát: Xác định được một số đặc điểm sinh học, tri thức địa phương của cây Trà hoa vàng tại huyện Bạch Thông, Tỉnh Bắc Kạn. * Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá được đặc điểm sinh học của cây Trà hoa vàng tại khu vực nghiên cứu. - Đánh giá được tri thức địa phương về cây Trà hoa vàng tại khu vực nghiên cứu. - Đánh giá được đặc điểm phân bố của loài Trà hoa vàng. - Đề xuất được một số giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển loài Trà hoa vàng tại khu vực nghiên cứu. 1.3. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa khoa học: - Quá trình nghiên cứu giúp tôi củng cố lại các kiến thức lý thuyết đã học và bước đầu làm quen với việc nghiên cứu ngoài thực địa.
  12. 3 - Xác định được đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây Trà hoa vàng tại khu vực nghiên cứu. - Làm cơ sở lý luận khoa học cho việc đề xuất giải pháp quản lý và bảo tồn. * Ý nghĩa thực tiễn: Từ kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học và tri thức địa phương của loài Trà hoa vàng, góp phần vào bảo tồn và phát triển loài cây này tại khu vực nghiên cứu.
  13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Nghiên cứu trên thế giới Trà hoa vàng thuộc chi Trà (Camelia) là chi thực vật có nhiều chủng loại phong phú, có nhiều tác dụng, theo thống kê trên thế giới có khoảng trên 300 loài và hàng chục biến chủng khác nhau. Những năm 60 của thế kỷ XX, lần đầu tiên Trà hoa vàng được phát hiện ở Quảng Tây, Trung Quốc và được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Từ đó nó được các nước rất quan tâm nghiên cứu vì có một số công dụng đặc biệt. Trà hoa vàng ưa khí hậu nóng ẩm, thường mọc ở nơi đất tơi xốp bên bờ suối có bóng râm, thoát nước tốt. Phạm vi phân bố tự nhiên rất hẹp, chỉ thấy mọc hoang ở vùng đồi gò 100-200m, huyện Ung Nhinh - Nam Ninh - Quảng Tây - Trung Quốc. Được đưa vào danh sách các loài cây bảo hộ cấp I của Trung Quốc (Vũ Thị Luận, 2017) [6], (Nguyễn Văn Khương, 2011) [5]. Trong lá của Trà hoa vàng có chứa rất nhiều nguyên tố vi lượng như Germanium (Ge), Selenium (Se), Mangan (Mn), Molypden (Mo), Kẽm (Zn), Vanadium . Các hoạt chất trong lá, hoa của Trà hoa vàng có tác dụng hạ huyết áp, giảm tiểu đường, hạ cholesterol, hạ mỡ máu, chống u bướu, tăng cường hệ miễn dịch và kéo dài tuổi thọ. Germanium có hoạt tính sinh lý rất cao, có thể phát huy, tăng cường năng lực hấp thu O2 của tế bào, đảm bảo cung cấp dưỡng khí cho cơ thể, có lợi cho việc trao đổi chất. Germanium hữu cơ làm tăng sức đề kháng, chống u bướu, hạn chế tế bào u bướu phát triển, tăng khả năng miễn dịch, có tác dụng phòng và chống ung thư. Selenium có tác dụng chống oxy hoá, có thể tiêu trừ các gốc tự do có hại trong cơ thể, nâng cao năng lực tự bảo vệ, do đó kéo dài tuổi thọ. Vanadium có thể xúc tiến cơ năng tạo máu, giảm cholesterol trong huyết tương. Nghiên cứu lâm sàng
  14. 5 chứng tỏ Trà hoa vàng giúp giảm mỡ máu rõ rệt hơn alpha-Napthothiourea, thuốc đã được thế giới công nhận về công dụng giúp giảm mỡ máu. Các hợp chất của Trà hoa vàng có khả năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối u đến 33,8% trong khi chỉ cần đạt đến ngưỡng 30% đã có thể xem là thành công trong điều trị ung thư. Giúp giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu, trong khi dùng các loại thuốc khác thì mức độ giảm chỉ là 33.2% Chất chiết xuất từ Trà hoa vàng còn có tác dụng làm giảm tới 36.1% lượng lipoprotein trong cơ thể, cao hơn 10% so với các liệu pháp sử dụng tân dược hiện nay. Ông Lipuren, chuyên gia y học dân tộc nổi tiếng của Trung Quốc, trong một công trình nghiên cứu khoa học đã khẳng định Trà hoa vàng "có những công dụng y học vô giá" (Nguyễn Văn Khương, 2011) [5]. Trung Quốc đã xây dựng được khu bảo tồn gen các loại Trà hoa vàng (trên 20 loài và biến chủng) và đi sâu nghiên cứu các mặt cấu tạo gỗ, nhiễm sắc thể, đặc trưng hình thành phấn hoa, lai giống và nhân giống Trà hoa vàng. Hiện nay, công ty Phú Tân (tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc) đã chế biến thành công trà túi lọc từ Trà hoa vàng, tinh trà và dịch Trà hoa vàng thành loại nước uống bổ dưỡng cao cấp đưa ra thị trường thế giới, đặc biệt sản phẩm Golden Camellia có giá tới 4.67 triệu đồng/ chai. Đây là hướng sử dụng Trà hoa vàng đặc biệt hữu hiệu và có lợi đối với sức khỏe con người. Ngoài ra, các nghiên cứu của nước ngoài cũng chỉ ra rằng, Trà hoa còn có khả năng hấp thu CO2, H2S, Cl, HF và các thể khí độc hại khác, có tác dụng bảo vệ môi trường mạnh, làm sạch không khí. Một công viên Trà hoa vàng đã được xây dựng tại Nam Ninh – Trung Quốc để phục vụ người dân thăm quan và là nơi bảo vệ nguồn gen cho các nhà khoa học nghiên cứu (Vũ Thị Luận, 2017) [6], (Nguyễn Văn Khương, 2011) [5]. Như vậy, ở Trung Quốc các loài trong chi Camelli đã được các nhà khoa học, các nhà chuyên môn nghiên cứu một cách nghiêm túc. Trung Quốc là
  15. 6 nước đi đầu trong việc nghiên cứu ứng dụng, khai thác các loài trà hoa trong nghệ thuật cây cảnh, làm thuốc, đồ uống. 2.2. Nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, Trà hoa vàng lần đầu tiên được người Pháp phát hiện ở miền Bắc nước ta năm 1910, nhưng cho đến nay các công tác nghiên cứu về Trà hoa vàng không đáng kể. Theo ước tính, ở nước ta có khoảng gần 20 loài khác nhau. Những năm 90 của thế kỷ XX, Trà hoa vàng mới được quan tâm điều tra nghiên cứu về hình thái, phân loại Trà hoa vàng (Trần Ninh, 2002) [8]. Trà hoa vàng có thể tìm thấy tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc nước ta như Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Lào Cai , chúng thường mọc ở độ cao 300 - 800m so với mặt biển, phần lớn là trong rừng thứ sinh, xen giữa các nương rẫy, ở một số địa hình quá dốc hoặc nhiều đá lộ đầu, ven khe suối cạn. Mặc dù đã phát hiện trà hoa vàng gần một thế kỷ nhưng đến nay công tác bảo tồn chưa được chú ý, việc nghiên cứu ứng dụng hầu như còn bỏ ngỏ. Không chỉ 2 loài Trà hoa vàng có tên trong sách đỏ Việt Nam mà hàng chục loài Trà hoa vàng khác đều đang trong tình trạng nguy cấp. Trước mắt, chủ yếu là bảo tồn tại chỗ, đồng thời nghiên cứu di thực về trồng khảo nghiệm tại Đà Lạt, vườn Quốc gia Tam Đảo Trong tương lai, để bảo tồn và quản lý bền vững nguồn gen quý này, cần tập trung nhân giống để trồng với qui mô lớn. Trà hoa vàng là cây thân gỗ nhỏ, thường xanh, cao khoảng 2-5m, cành thưa, vỏ cây màu vàng xám nhạt. Lá đơn mọc cách, dài hẹp hình tròn. Hàng năm cứ đến tháng 4-5 đâm lộc, ra lá mới, sau 2-3 năm lá già mới rụng. Tháng 11 bắt đầu nở hoa, hoa kéo dài đến tháng 3 năm sau. Hoa mọc ở nách lá mới mọc riêng lẻ. Màu vàng kim có sáp bóng, đẹp mắt, long lanh khiến con người cảm giác nửa trong suốt. Hoa dạng cốc hoặc bát, thế hóa đa dạng và kiều diễm (Ngô Quang Đê và Cs, 2008) [2].
  16. 7 Trà hoa vàng có giá trị kinh tế và y dược rất cao. Lá có thể pha uống, làm thuốc chữa kiết lỵ và rửa vết thương, lở loét. Hoa chữa tiêu chảy ra máu, cũng có thể dùng làm màu thực phẩm. Gỗ cứng có thể làm đồ dùng gia đình và hàng mỹ nghệ. Hạt có thể để ép lấy dầu. Trà hoa vàng là cây gỗ nhỏ, chịu bóng, thường mọc dưới tán các cây khác trong rừng tự nhiên. Do đó Trà hoa vàng có khả năng trồng làm cây tầng dưới cho các đai rừng phòng hộ nuôi dưỡng nguồn nước, chống xói mòn. Cây có nhiều lá, dễ phân giải, có tác dụng giữ nước và cải tạo đất tốt [5]. Trà hoa vàng có thời gian ra hoa khá dài, hoa có màu vàng sặc sỡ, hoa từ trung bình đến lớn, có đường kính 4 - 8cm. Do có hoa đẹp, nhiều loài nở hoa vào dịp Tết âm lịch nên người chơi cây cảnh đã sưu tầm các cây Trà hoa vàng dã sinh về trồng làm cảnh ở sân vườn. Hiện chỉ có giá trị cảnh quan được quan tâm đến, còn các giá trị về sinh, dược học chưa được quan tâm và khai thác (Nguyễn Văn Khương, 2011) [5], Phạm Thị Bích Hòa, 2017) [4]. Trần Ninh (giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội) đã cùng các cộng sự phát hiện một loài trà hoa sắc vàng tươi trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo (hiện chưa thể tiết lộ vị trí cụ thể) [8]. Đỗ Đình Tiến (2000) đã nghiên cứu về nhân giống bằng hom cũng được thực hiện cho loài C. petelotii; C. tonkinensis và C. euphlebia đạt tỷ lệ ra rễ từ 70% - 86%. Theo thống kê hiện nay có khoảng 196 loài trà, chia làm 4 á chi và nhiều chủng, biến chủng. Việt Nam có khoảng 26 loài trà, chủ yếu ở miền Bắc. Trong những năm gần đây nhiều người nhà nghiên cứu nước ngoài (Úc, Pháp, Anh, Nhật ) đã tới Việt Nam nghiên cứu, tìm hiểu về các giống, đặc biệt là Trà hoa vàng. Trà hoa phân bố chủ yếu ở vùng á nhiệt đới, nóng ẩm và có mùa đông, rất thích hợp với miền Bắc và Đà Lạt, có thể trồng được trên nhiều loại đất, trong đó đất tơi xốp, thoát nước, đất chua có độ pH từ 4,5 - 5,5 là thích hợp nhất. Trà hoa đang là loài quý hiếm, chưa nơi nào trồng với diện
  17. 8 tích lớn. Một số loài không có nhị (bạch trà) nên không có quả. Vì vậy phương pháp nhân giống chủ yếu hiện nay là nhân giống vô tính (chiết, ghép, giâm hom, nuôi cấy mô), trong đó cách giâm hom là đơn giản và có tỷ lệ cây sống cao (Nguyễn Văn Khương, 2011) [5]. Nghiên cứu về nhân mã hóa rARN 5,8s ở loài Trà hoa vàng C. petelotii của vườn quốc gia Tam Đảo được thực hiện bởi Nguyễn Thị Nga và cộng sự (2003) với mục đích xác định chính xác phân loại loài này với loài C. chrysantha của Trung Quốc. Kết quả cũng chỉ dừng ở việc tách chiết được ADN tổng số và đã nhân được đoạn gen mã hoá rARN 5,8S ở loài Trà C. petelotii với cặp mồi thiết kế đặc hiệu cho chi Camellia còn cụ thể loài C. petelotii và C. chrysantha của Trung Quốc có phải là cùng một loài hay không thì chưa thấy đề cập (Nguyễn Văn Khương, 2011) [5]. Viện Dược liệu (Bộ Y tế) có công trình "Bước đầu khảo sát thành phần hóa học của một số loài trà hoa vàng Camellia spp. ở Việt Nam". Kết quả của đề tài khoa học này cũng mới chỉ dừng lại ở mức "khiêm tốn" là xác định được một số nhóm chất của 5/20 loại trà hoa vàng bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng. Gần đây đề tài “Nghiên cứu khả năng bảo tồn ngoại vi (Ex situ) và nhân giống một số loài Trà hoa vàng nhằm bảo vệ và phát triển” đã được thực hiện cho hai loài C. tonkinensis và C. euphlebia. Đề tài đã tìm hiểu điều kiện sống của 2 loài trà hoa vàng Ba Vì và Sơn Động làm cơ sở cho việc xác định biện pháp kĩ thuật gây trồng nó sau này. Việc tìm thấy loài trà hoa vàng Ba vì (Camellia tonkinensis) là thành công do trước đây năm 1995 Rosmann đã đi tìm nhưng chưa thấy và tưởng loài này đã mất. Đề tài đã giâm hom cho 2 loài này đạt tỉ lệ ra rễ và sống 50 – 80.6%. Lần đầu tiên phân tích các nguyên tố vi lượng trong lá trà hoa vàng Ba Vì và Sơn động tại nơi sinh sống tự nhiên của chúng (Ngô Quang Đê và Cs, 2008) [3].
  18. 9 Trên báo Lâm Đồng điện tử số ra ngày 6/8/2008 của tác giả Sơn Tùng (2008) có tiêu đề “Camellia - Siêu trà bị lãng quên” cho biết các công dụng về giá trị dược học của Trà hoa vàng và mà cũng chỉ ra việc khai thác đúng mức tài nguyên này ở Việt Nam còn bị bỏ ngỏ. 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.3.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý: Dương Phong là một xã của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam Xã có vị trí địa lý, ranh giới như sau: • Phía Bắc giáp xã Đôn Phong • Phía Đông giáp xã Quang Thuận • Phía Nam giáp xã Mai Lạp (Chợ Mới), xã Yên Mỹ (Chợ Đồn) • Phía Tây giáp xã Đại Sảo và Đông Viên (Chợ Đồn) Xã có tỉnh lộ 257 (nay là quốc lộ 3B) chạy qua địa bàn song song với sông Cầu. Xã Dương Phong được chia thành 10 thôn bản: Nà Chèn, Bản Mèn, Bản Pè, Tống Mú, Tổng Ngay, Nà Coọng, Khuổi Cỏ, Bản Chàn, Bản Mún 1, Bản Mún 2 [9]. - Địa hình, địa mạo: Bạch Thông là nơi hội tụ của hệ thống núi dạng cánh cung, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối, tạo thành các kiểu địa hình núi cao trung bình, địa hình núi thấp và đồi thoải lượn sóng xen kẽ với các thung lũng là các cánh đồng nhỏ hẹp, độ dốc bình quân 260 - 300, diện tích đồi núi chiếm khoảng 90% tổng diện tích tự nhiên, diện tích tương đối bằng phẳng chiếm khoảng 10%, đất nông nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang và các bãi bồi dọc theo hệ thống sông suối. Địa hình phức tạp gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
  19. 10 Nằm trong hệ thống kiến tạo hình thành địa hình của tỉnh Bắc Kạn, huyện Bạch Thông thuộc phần cuối của cánh cung Ngân Sơn. Cho nên đồi núi Bạch Thông có độ cao vừa phải, ngoài một số núi đá vôi phần nhiều là đồi núi thấp được cấu tạo bằng các loại sa phiến thạch, sườn thoải, dạng đồi bát úp, hoặc đã được khai phá thành các ruộng bậc thang như hiện nay. Địa hình Bạch Thông chia thành hai vùng rõ rệt : Các xã ở khu vực phía Bắc thuộc vùng núi, có địa hình phức tạp, đi lại gặp nhiều khó khăn, thảm thực vật dầy, diện tích tán che phủ rộng phần nhiều là rừng xanh quanh năm. Các xã phía Nam huyện thuộc dạng địa hình vùng núi thấp và đồi. Vì thế, địa hình của Bạch Thông độ cao giảm dần từ bắc xuống nam. Là một huyện nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Bắc Kạn, có thị xã, thị trấn, phố chợ, nên nhìn chung mạng lưới giao thông ở Bạch Thông tương đối phát triển. Trừ một số xã nằm sâu giữa vùng núi non hiểm trở ở hai phía đông và tây, các tổng và các xã còn lại đều nằm dọc các thung lũng, giao thông liên lạc khá thuận tiện. Quốc lộ số 3 là con đường giao thông huyết mạch chạy dọc theo chiều dài của huyện Bạch Thông. Nhờ con đường này, từ Bạch Thông người ta có thể đi lại môt cách dễ dàng về phía nam xuống thủ đô Hà Nội, lên phía bắc đến tận Cao Bằng. Cùng với quốc lộ số 3, Bạch Thông có nhiều đường đất, đá, đáng chú ý là đường Thác Giềng - Na Rì, dài 50 km, đường đi Chợ Đồn dài 40 km, đường Phủ Thông - Chợ Rã, dài 60 km Ngoài ra còn một thống đường mòn tạo thành một mạng lưới giao thông phục vụ nhu cầu đời sống, kinh tế và văn hóa xã hội của nhân dân các dân tộc trong vùng [9]. Dương Phong nằm ở phía Tây Nam của huyện Bạch Thông, là địa phương thuận lợi về giao thông, lại có khí hậu, thổ nhưỡng khá tương đồng với vùng quýt Quang Thuận nên Dương Phong có điều kiện tốt để tập trung phát triển cây nông lâm nghiệp.
  20. 11 - Khí hậu - thủy văn: + Khí hậu: Khí hậu xã Dương Phong nói riêng và huyện Bạch Thông nói chung đều ảnh hưởng chung của khí hậu Miền Bắc Việt Nam. Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa xích đạo, trong năm thời tiết chia thành 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Mùa hạ trùng với gió mùa đông nam (từ tháng 4 đến tháng 10) thời tiết nóng và mưa nhiều, nhiệt độ trung bình từ 250C đến 270C lượng mưa chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa trong năm. Mùa đông trùng với gió mùa đông bắc (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) thời tiết khô, hanh giá rét, nhiều khi có sương muối, nhiệt độ trung bình từ 150C đến 170C mưa ít chỉ khoảng 10% tổng lượng mưa trong năm gây ảnh hưởng xấu đến độ sinh trưởng và phát triển của cây trồng và gia súc. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa nóng - lạnh tương đối lớn nhiệt độ trung bình ở tháng nóng nhất là 270C, ở tháng lạnh nhất là 13,70C [9]. Số giờ nắng: Tổng số giờ nắng trung bình đạt 1586 giờ, thấp nhất là tháng 1 có 54 giờ, cao nhất là 223 giờ vào tháng 8. Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.248,2 mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào các tháng 5,6,7,8; vào tháng 11 lượng mưa không đáng kể, hàng năm trên địa bàn huyện xuất hiện mưa đá từ 1 đến 3 lần. Độ ẩm không khí trung bình năm đạt 83%, cao nhất vào các tháng 7,8,9,10 từ 84 - 86% thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 năm sau. Nhìn chung độ ẩm không khí trên địa bàn huyện không có sự chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm [9]. Gió trên địa bàn huyện có hai hướng chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, tốc độ gió bình quân 01 - 03 m/s; vào giai đoạn chuyển từ mùa đông sang mùa hè (tháng 4 hàng năm) gió thổi cả ngày với vận tốc trung
  21. 12 bình từ 02 - 03 m/s, thời kỳ chuyển từ mùa hè sang mùa đông tốc độ gió yếu nhất trong năm [9]. Giông, bão ít ảnh hưởng đến huyện Bạch Thông vì vị trí địa lý của huyện nằm sâu trong đất liền và được che chắn bởi các dãy núi cao, lượng mưa trong năm không lớn nhưng lại tập trung nên xảy ra tình trạng lũ quyét và sạt lở đất. + Thủy Văn: Bạch Thông có nhiều sông suối và được phân bố đều khắp. Con sông lớn nhất là sông Cầu, bắt nguồn từ Bằng Vân (huyện Chợ Đồn) chảy vào đất Bạch Thông qua địa phận các xã Dương Phong, Quang Thuận, Mỹ Thanh rồi đổ về phía nam. Hàng năm dòng sông bồi đắp cho các xã dọc lưu vực một lớp phù sa khá màu mỡ. Hệ thống sông, ngòi nhánh nhỏ được phân bố khá dày đặc, song hầu hết đều ngắn, lưu vực nhỏ, độ dốc dòng chảy lớn và có nhiều thác ghềnh [9]. Nhìn chung hệ thống sông ngòi trên địa bàn được chi phối trực tiếp bởi cấu tạo địa hình trên địa bàn huyện, về mùa mưa địa hình dốc lớn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và sinh hoạt, gây xói mòn rửa trôi. - Tài nguyên đất: Đất là một trong những nhóm nhân tố sinh thái có tầm quan trọng nhiều mặt đối với bất cứ loài loài nào. Nó là kết quả tác động qua lại của nhiều nhân tố lên mẫu chất của đất, và chính mẫu chất tạo thành một trong những nhân tố độc lập quyết định thành phần và sự phát triển của thảm thực vật và Trà hoa vàng cũng không phải là một ngoại lệ. Để đánh giá đất người ta xác định dựa trên cả tính chất lý học và hóa học của đất. Tính chất lý học của đất có liên quan đến những quá trình vật lý xảy ra trong đất và thường được phân tích qua các chỉ tiêu độ ẩm của đất và thành phần cơ giới của đất.
  22. 13 Tính chất hóa học của đất. Để đánh giá đất tốt hay xấu phải dựa vào hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất và phải căn cứ vào các quy định, quy chuẩn từ đó mới đưa các kết luận chính xác về chất lượng của đất. Phản ứng dung dịch đất, khả năng hấp phụ, hàm lượng mùn và các nguyên tố dinh dưỡng cơ bản trong đất là những yếu tố quan trọng quyết định độ phì nhiêu của đất. Các chỉ số để xác định tính chất hóa học của đất: pHkcl, mùn %, CEC (lđl/100g đất) dung tích trao đổi cation của đất, N (%), P205, K20. Trà hoa vàng tại khu vực nghiên cứu chủ yếu sống ở các khu vực gò đồi, sườn đồi, thung lũng và ven khe suối trên đất thịt nhẹ đến thịt trung bình, đất có pha đá, độ ẩm cao, tầng đất mặt tương đối xốp, có màu nâu hoặc xám [9]. - Tài nguyên rừng: Là nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn nhất của huyện Bạch Thông, theo số liệu thống kê năm 2015 diện tích đất lâm nghiệp của toàn huyện Bạch Thông đạt 46.973 ha, chiếm 85,95%(trong đó rừng sản xuất 24.077,43 ha; rừng phòng hộ 19.058,38 ha; rừng đặc dụng 3.837,26 ha). Trong rừng có nhiều loại gỗ quý như: Nghiến, Trai, Lát Hoa, Sến, Táu cùng các loài thú quý như: hươu sao, gà gô, gà lôi và các loại đặc sản quý như nhung hươu, mật ong, nấm hương [9]. 2.3.2. Điều kiểu kiện kinh tế - xã hội và dân số - Điều kiện kinh tế - xã hội: Trong phát triển kinh tế - xã hội, cấp ủy, chính quyền xã thống nhất tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện phát triển kinh tế nông lâm nghiệp trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, nhiều giống mới được đưa vào canh tác đã giúp bà con nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng.
  23. 14 Kinh tế: Thu nhập bình quân đầu người của xã là 16.5 triệu đồng/người/năm. Nguồn thu chính là từ nông nghiệp, ngoài ra còn có nguồn thu từ lầm nghiệp và từ thủy sản và các nguồn khác nữa [10]. Bên cạnh phát triển kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng của xã cũng không ngừng được đầu tư, xây dựng. Đường ô tô đã đến được 10/10 thôn, bản. Trong công tác giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội, xã luôn thực hiện kịp thời, đúng đối tượng và đạt hiệu quả tốt nhất các chính sách, dự án thuộc chương trình giảm nghèo được đầu tư và triển khai tại địa phương, chú trọng các chính sách về y tế, nhà ở, điện sinh hoạt, giáo dục đào tạo và các dịch vụ phúc lợi xã hội khác liên quan đến giảm nghèo, từng bước nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống của người nghèo [10]. Trạm y tế, các trường học của xã đã được xây dựng kiên cố đáp ứng được nhu cầu của người dân. Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo trên địa bàn nên đời sống của người dân nơi đây ngày càng được nâng cao, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi thay. - Dân số: Dân số khoảng 1.943 người, mật độ dân số đạt khoảng 39 người/km². Một số dân tộc tiêu biểu như: Tày, Dao, Kinh [10].
  24. 15 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là cây Trà hoa vàng phân bố tự nhiên trên rừng hoặc gieo trồng tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. - Giới hạn nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi địa bàn xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, Tỉnh Bắc Kạn. 3.2. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Điều tra đánh giá đặc điểm sinh học của cây Trà hoa vàng - Dựa trên kết quả phỏng vấn chỉ ra được nơi sống của cây Trà hoa vàng tại khu vực nghiên cứu. - Hệ thống hóa sự hiểu biết của người dân địa phương về cây Trà hoa vàng về: nơi sống, giá trị sử dụng, màu hoa, màu quả, mùa hoa, mùa quả, khả năng khai thác và phát triển. Nội dung 2: Điều tra đánh giá tri thức địa phương về cây Trà hoa vàng - Dựa trên kết quả phỏng vấn chỉ ra được tình hình khai thác, sử dụng và gây trồng của cây Trà hoa vàng. Nội dung 3: Điều tra đánh giá phân bố loài Trà hoa vàng và cấu trúc rừng nơi Trà hoa vàng phân bố - Đặc điểm phân bố loài Trà hoa vàng theo loại rừng và địa hình - Đặc điểm cấu trúc rừng nơi có loài Trà hoa vàng phân bố: Các nhân tố điều tra đặc trưng, cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ, đặc trưng chiều cao lâm phần, đặc trưng về mật độ và đặc điểm tái sinh của Trà hoa vàng.
  25. 16 Nội dung 4: Đề xuất giải pháp quản lý và bảo tồn loài cây này tại khu vực nghiên cứu Dựa trên kết quả điều tra nghiên cứu thực tế sẽ đưa ra các giải pháp phù hợp với khu vực nghiên cứu: - Giải pháp chính sách - Giải pháp kỹ thuật - Giải pháp công nghệ. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp kế thừa Đề tài có kế thừa một số tư liệu: - Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, địa hình, tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu - Tư liệu về điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội - Sử dụng các kết quả nghiên cứu đã có về cây trà hoa vàng ở trong và ngoài nước (về đặc điểm sinh thái, phân bố, cấu trúc và điều kiện lập địa ) 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu phân loại học Để xác định, làm quen và nhận rõ loài khi triển khai nghiên cứu thực địa thì việc nghiên cứu phân loại loài rất quan trọng. Nghiên cứu này thực hiện tốt giúp nhà nghiên cứu không nhầm lẫn đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra, nó cũng chỉ rõ vi trí phân loại của loài trong các hệ thống phân loại. Để thực hiện được nội dung này, đề tài đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu liên quan về hệ thống học của chi trà trên thế giới và trong nước, đồng thời tiến hành kiểm tra và được giảng viên hướng dẫn (Trần Đức Thiện, Đỗ Hoàng Chung) hướng dẫn cách nhận biết cây Trà hoa vàng tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn để không bị nhầm lẫn với các cây khác. Các đặc điểm hình thái của loài được ghi chép để phục vụ nghiên cứu hình thái loài.
  26. 17 3.3.3. Điều tra sơ thám Sau khi đã có những thông tin sơ bộ về hình thái và phân bố của loài, đề tài tiến hành xác định trên bản đồ khu vực cần điều tra. Điều tra sơ thám nhằm nhận diện chính xác loài và xác định sơ bộ khu vực nghiên cứu của loài Trà hoa vàng. 3.3.4. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ngoài hiện trường a) Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái Sử dụng phương pháp quan sát mô tả trực tiếp đối tượng lựa chọn đại diện kết hợp với phương pháp đối chiếu, so sánh với các tài liệu đã có. Đây là phương pháp thông dụng được dùng trong nghiên cứu thực vật học Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001). Cụ thể như sau: - Quan sát mô tả hình thái và xác định kích thước của các bộ phận: thân cây, vỏ cây, sự phân cành, lá, hoa và hạt của cây Trà hoa vàng, đối với thân cây ta dùng thước dây để xác định chu vi tại vị trí D1.3 , đo lá và quả bằng cách chọn những lá và quả sinh trưởng bình thường không bị sâu bệnh hay biến dạng dùng thước kẻ hoặc thước dây đo chiều dài và rộng rồi ghi lại các thông số đã đo vào bảng, ngoài ra chúng ta có thể dùng thước kẹp để đo kích thước quả rất tiện lợi và có độ chính xác cao. - Lấy mẫu tiêu bản không những của loài nghiên cứu mà lấy của các loài khác trong quần xã phục vu cho việc định danh loài. Các mẫu vật thu được cần so sánh với các tiêu bản trước đây hoặc những loài cây có hình thái tương tự nhằm xác định tính chính xác của loài Nguyễn hoàng Nghĩa (2001). - Đo đếm giá trị trung bình của lá và quả cây Trà hoa vàng. - Dụng cụ thiết bị hỗ trợ: Máy ảnh, thước dây, ống nhòm, thước đo độ cao, GPS,
  27. 18 b) Phương pháp phỏng vấn người dân Để đánh giá và tìm hiểu sự hiểu biết và sử dụng các loài Trà hoa vàng trong khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiến hành chọn các đối tượng phỏng vấn như sau: Những người được phỏng vấn gồm những người đã từng khai thác và sử dụng các loài cây gỗ trong khu vực để sử dụng cho sinh hoạt, phục vụ sản xuất cũng như để trao đổi và mua bán. Những người am hiểu các loài cây tại khu vực như các cụ già, các cán bộ tuần rừng, cán bộ Kiểm lâm trong khu bảo tồn điều tra trong dân theo mẫu biểu thống nhất, khi phỏng vấn cho người dân xem cụ thể mẫu loài cây để thu thập các thông tin về giá trị sử dụng, phân bố theo phiếu phỏng vấn (phiếu phỏng vấn 1 và 2). - Điều tra cây cá thể: Điều tra trong dân nhờ lãnh đạo huyện giới thiệu cán bộ kiểm lâm, cán bộ lâm nghiệp dẫn đi tìm các cây cá thể còn trong vườn nhà của dân. Điều tra trong dân theo mẫu biểu thống nhất, khi phỏng vấn cho người dân xem cụ thể mẫu loài cây, hình ảnh để thu thập các thông tin của các loài về giá trị sử dụng, phân bố Các cây điều tra được điền vào phiếu phỏng vấn (mẫu phiếu 1 và 2). - Phương pháp thu hái sử lý mẫu: Việc thu mẫu là nhiệm vụ quan trọng làm cơ sở để xác định tên loài, taxon và xây dựng bảng danh lục thực vật chính xác, đầy đủ. - Thu hái mẫu: Dùng túi nylon lớn để đựng mẫu, dùng cồn để bảo quản mẫu vật được lâu. Dùng bút chì ghi nhãn trước khi gắn vào mẫu, sổ tay ghi đầy đủ các đặc điểm loài cây, bao lô, kẹp tiêu bản. Mẫu thu thập được xác định tên địa phương, tên phổ thông thông qua cán bộ kiểm lâm, người địa phương và chuyên gia phân bố, theo phiếu phỏng vấn (mẫu phiếu 1 và 2).
  28. 19 3.3.5. Điều tra Ô tiêu chuẩn Sử dụng phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn điển hình, thu thập những thông tin về đặc điểm của hệ sinh thái rừng. Tại mỗi điểm nghiên cứu tiến hành lập 3 ô tiêu chuẩn. Ô tiêu chuẩn điển hình được lựa chọn tại những khu vực tương đối đại diện cho những mức độ tốt xấu khác nhau của điều kiện lập địa. Diện tích ô tiêu chuẩn được xác định là 1.000 m2 với chiều dài hai cạnh tương ứng là 40m và 25m, đây là diện tích thường được áp dụng trong điều tra rừng tự nhiên và rừng tái sinh. Do Trà hoa vàng phân bố không đều trong khu vực với số lượng cá thể còn lại rất ít, ô tiêu chuẩn được lập ở những trạng thái rừng đại diện cho toàn bộ khu vực, nơi có độ tàn che trung bình và đặc biệt ở đó có xuất hiện Trà hoa vàng. Trong mỗi ô tiêu chuẩn các chỉ tiêu được điều tra như sau: - Xác định độ tàn che của tầng cây cao theo hai phương pháp cho điểm theo hình zic zắc trải đều trên toàn bộ diện tích ô tiêu chuẩn hay tính tỷ lệ %. - Thống kê số lượng cây Trà hoa vàng có trong ô tiêu chuẩn điều tra. Điều tra thành phần loài cây trong ô tiêu chuẩn về đường kính ngang ngực (D1.3), tất cả các loài cây với đường kính tối thiểu là > 5 cm, được đo bằng thước dây có độ chính xác đến mm, chiều cao vút ngọn (Hvn) được xác định bằng thước đo cao Blumleiss độ chính xác đến dm. Đường kính tán (Dt) được xác định bằng thước dây theo hai hướng vuông góc với nhau Đông Tây - Nam Bắc có độ chính xác đến dm. Kết quả đo ghi vào biểu điều tra tầng cây cao trên ô tiêu chuẩn (xem phụ biểu 02). - Điều tra tái sinh của Trà hoa vàng, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến tái sinh tự nhiên của Trà hoa vàng theo mục trắc (quan sát), nếu có nhiều cây tái sinh cao hơn 1m thì nó có thể phát triển thành cây to, khả năng bảo tồn lớn, cây nhỏ dưới 1m thì dễ bị tác động.
  29. 20 3.3.6. Điều tra thực địa Để đánh giá được đặc điểm nơi sống của Trà hoa vàng tại rừng tự nhiên ở xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Đề tài tiến hành lập 2 tuyến trong địa bàn 2 thôn Bản Pè và Bản Mún 1, xã Dương Phong. Các tuyến đại diện cho toàn bộ khu vực nghiên cứu đi qua các dạng sinh cảnh và các trạng thái rừng của khu vực. Dọc các tuyến điều tra quan sát và ghi chép cây Trà hoa vàng có tồn tại không, số lượng các cây xuất hiện tại các tuyến nhiều hay ít, cấu trúc rừng như thế nào, thành phần loài cây sống cùng với cây trà hoa vàng dưới tầng tán. - Điều tra về đặc điểm phân bố + Sử dụng phương pháp điều tra thực vật theo tuyến kết hợp điều tra ô tiêu chuẩn (OTC). Tại các điểm có Trà hoa vàng phân bố, tiến hành lập OTC điển hình tạm thời diện tích 2500m2 (50 x 50m). Tiến hành điều tra theo phương pháp lâm học. + Sử dụng máy định vị toàn cầu GPS, la bàn, để xác định hướng điều tra, vị trí điều tra, độ cao vị trí điều tra. - Điều tra về đặc điểm sinh cảnh sống của cây Trà hoa vàng + Trên các OTC đã lập lấy 3 yếu tố chính là khí hậu, đất đai và thực bì để đánh giá điều kiện nơi mọc, vi khí hậu (khí hậu tại thời điểm điều tra/OTC), sinh cảnh sống của Trà hoa vàng. + Đề tài tiến hành lập 02 tuyến trên địa bàn thôn Bản Pè và Bản Mún 1, trên tuyến lập các ô tiêu chuẩn, vị trí lập ô tiêu chuẩn (OTC) là nơi bắt gặp cây Trà hoa vàng, trên tuyến các OTC tối thiểu phải cách nhau 500 m. + Trên mỗi tuyến lập 03 OTC x 2 tuyến = 6 OTC. Tiến hành điều tra các nhân tố trong OTC và các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc sinh thái và hình thái của rừng nơi có Trà hoa vàng phân bố.
  30. 21 + Điều tra tầng cây gỗ: Trên mỗi ô tiêu chuẩn tạm thời, tiến hành điều tra tầng cây gỗ gồm các nội dung sau: (1) Xác định tên loài cho tất cả các cây có đường kính 6 cm trở lên; (2) Đo đường kính ngang ngực (D1,3) những cây có D ≥ 6 cm bằng cách đo chu vi sau đó quy đổi ra đường kính thân cây; (3) Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) bằng thước sào có chia vạch đến 20cm, sai số đo cao ± 10 cm; (4) Đo đường kính hình chiếu tán (Dt) bằng thước dây theo hướng ĐT, NB, sau đó lấy giá trị bình quân với sai số là ± 10cm. + Điều tra cây tái sinh và tầng cây bụi thảm tươi: Trên ô tiêu chuẩn tiến hành lập một 5 ô dạng thứ cấp có kích thước 25 m2 (5 x 5 m) trong đó 4 góc ở ô tiêu chuẩn và 1 ô ở trung tâm ô tiêu chuẩn. Với từng ô dạng bản đã thiết lập, thực hiện các nội dung điều tra sau: (1) Xác định cây Trà Hoa Vàng tái sinh; (2) Xác định nguồn gốc (chồi, hạt); (3) Chất lượng cây tái sinh (tốt, trung bình, xấu); (4) Đo chiều cao cây tái sinh; (6) Điều tra đặc trưng tầng cây bụi, thảm tươi (Thành phần loài; chiều cao; độ che phủ). 3.3.7. Phương pháp sử lý số liệu 3.3.7.1. Phương pháp xử lý số liệu tầng cây gỗ và cây bụi thảm tươi a. Công thức tổ thành tầng cây gỗ Để đánh giá đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái của quần hợp cây gỗ, chúng tôi sử dụng chỉ số mức độ quan trọng (Importance Value Index = IVI), tính theo công thức. Ai Di RFi IVIi(%) 3 Trong đó: IVIi là chỉ số mức độ quan trọng (tỷ lệ tổ thành) của loài thứ i. Ai là độ phong phú tương đối của loài thứ i: Di là độ ưu thế tương đối của loài thứ i: RFi là tần xuất xuất hiện tương đối của loài thứ i:
  31. 22 Theo Daniel Marmillod, những loài cây có IV% > 5% là những loài có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần và theo Thái Văn Trừng (1978), trong một lâm phần, nhóm loài cây chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế. Đây là những căn cứ xác định loài và nhóm loài ưu thế. Trên cơ sở đó, sau khi xác định giá trị chỉ số IV% cho từng loài, tính tổng giá trị IV% của những loài có trị số này > 5% từ cao đến thấp. b. Phương pháp tính diện tích tán lá Khi tính diện tích hình chiếu tán cây trên mặt phẳng ngang, coi nó có dạng hình tròn, tính theo công thức: St (m) = *Dt2 = 0.785* Dt2 Trong đó: St là diện tích tán (m2) ; π= 3.14 ; Dt là đường kính tán (m). c. Mật độ n N/ha 10.000 S Công thức xác định mật độ như sau: Trong đó: - n: Tổng số cá thể của loài trong các OTC; - S: Tổng diện tích các OTC (ha). d. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học Để đánh giá tính đa dạng của các quần hợp cây gỗ đã nghiên cứu vì chỉ số này đánh giá tổng hợp cả độ đa dạng loài (số loài) và độ đa dạng trong loài (số cá thể của từng loài), đề tài đã sử dụng các chỉ số sau: * Chỉ số Simpson (1949) D = 1- Trong đó: - ni là số cá thể loài “i”;
  32. 23 - N là tổng số cá thể các loài trong ô mẫu; - S là số loài trong ô mẫu. * Chỉ số Shannon - Wiener (H’) (1949) s ni ni H'  ln( ) i 1 N N Trong đó: - H`là chỉ số đa dạng sinh học hay chỉ số Shannon-Wiener; - ni là số lượng cá thể của loài thứ i; - N là tổng số số lượng cá thể của tất cả các loài trong ô nghiên cứu/khu vực nghiên cứu. 3.3.7.2. Phương pháp xử lý số liệu tái sinh Trà hoa vàng a. Mật độ cây tái sinh Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức sau: 10.000 n N/ha S Trong đó: - S là tổng diện tích các ô dạng bản điều tra tái sinh (m2), - n là số lượng cây tái sinh điều tra được. b. Chất lượng cây tái sinh Tính tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, hoặc xấu theo công thức: n N% 100 N Trong đó: - N%: Tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, hoặc xấu - n: Tổng số cây tốt, trung bình, hoặc xấu - N: Tổng số cây tái sinh
  33. 24 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm sinh học của loài cây Trà hoa vàng 4.1.1. Phân loại Trà hoa vàng là một loài quý hiếm, nó thuộc: - Lớp 2 lá mầm: Magnoliopsida - Phân lớp sổ: Dilleniidae - Bộ chè: Theales - Họ chè: Theaceae. 4.1.2. Đặc điểm hình thái cây Trà hoa vàng Qua quan sát thực thế và điều tra cho thấy Trà hoa vàng tại khu vực xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn thuộc loại cây gỗ nhỏ, cây bụi, thường xanh, mọc rải rác trong rừng phục hồi sau nương rẫy. 25% Cây bụi Cây gỗ 75% Hình 4.1: Ý kiến của người dân về khả năng bắt gặp dạng sống của cây Trà hoa vàng Theo quan điểm người dân các thôn trực thuộc xã Dương Phong chúng ta thấy có đến 75% người dân cho rằng cây Trà hoa vàng là cây bụi và 25% người dân cho rằng cây Trà hoa vàng là cây gỗ nhỏ.
  34. 25 Bởi vì tùy thuộc vào điều kiện sinh sống ( đất đai, khí hậu, nước,ánh sáng ) và điều kiện ngoại cảnh nên sự phát triển của loài sẽ có sự khác nhau. Nơi nào có điều kiện tốt thích hợp thì loài sẽ phát triển rất nhanh, thân có dạng gỗ và ngược lại nơi nào có điều kiện xấu sẽ làm cây phát triển chậm, phân thành nhiều nhánh theo dạng cây bụi. Thân cây Trà hoa vàng: Có hình trụ thon đều, thường mọc thẳng, phân cành thấp, vỏ thân nhẵn có màu xám lốm đốn các điểm trắng, cành non và chồi có màu nâu đỏ, có lông thưa mịn, đến cành trưởng thành thì nhạt dần đến xám trắng, nhẵn và không có lông. Cây sinh trưởng thường xuyên nhưng tốc độ chậm, có rễ cọc to và dài, ăn sâu xuống đất. (hình 4.2) a, Cây trưởng thành b, Hình thái thân cây Hình 4.2: Hình thái cây Trà hoa vàng Lá của Trà hoa vàng: Có cuống dài 1-3mm, nhẵn, lá đơn mọc cách, phiến lá hình bầu dục. Lá già màu xanh đậm và láng ở mặt trên, xanh sáng ở mặt dưới với nhiều điểm tuyến màu đen, cả hai mặt đều không có lông, phiến lá dày, cứng và dài, gốc lá có hình niêm hoặc tròn, chóp lá có mũi nhọn, mép lá có răng cưa nhỏ cách đều nhau, hệ gân lõm ở mặt trên và nổi rõ ở mặt dưới, có 12-15 đôi gân. Lá
  35. 26 non có màu tím than đặc trưng dễ nhận dạng, các chồi lá có màu nâu đỏ. Tại thời điểm nghiên cứu lá non của cây có hiện tượng bị sâu ăn cụt, tình trạng chỉ sảy ra ở 1 số cây sống cạnh bìa rừng. (hình 4.3) a, Lá già b, Lá non Hình 4.3: Hình thái lá Hoa của cây Trà hoa vàng: Có màu vàng tươi, mọc ở đầu cành hoặc nách lá, cuống hoa dài 5-8mm, đường kính khi hoa nở khoảng 3-4cm, mỗi bông hoa có 13-16 cánh tràng, hoa nở lâu tàn, có thể duy trùy 8-10 ngày. Mùa ra hoa từ tháng 10 đến tháng 12 (hình 4.4). a, Hình thái hoa b, Cành mang nụ Hình 4.4: Hình thái hoa và cành mang nụ của Trà hoa vàng Kết quả phỏng vấn người dân ở thôn Bản Pè và Bản Mún 1 của xã Dương Phong về màu hoa và mùa hoa của cây Trà hoa vàng được thể hiện ở hình dưới đây:
  36. 27 15% Tháng 6 - 35% Vàng tươi Tháng 10 65% 85% Vàng đậm Tháng 6 - Tháng 2 năm sau a, Màu hoa b, Mùa hoa Hình 4.5: Ý kiến của người dân về khả năng bắt gặp màu hoa và mùa hoa của cây Trà hoa vàng Dựa vào kết quả của biều đồ ta có thể thấy, thời điểm người dân bắt gặp cây Trà hoa vàng nở hoa thì có đến 65% người dân ở đây cho rằng cây Trà hoa vàng có màu vàng tươi, còn lại 35% người dân cho rằng cây Trà hoa vàng có màu vàng đâm. Mỗi một người dân đều có quan điểm của riêng mình, thường thì người dân bắt gặp cây Trà hoa vàng vào đầu tháng 10 lúc này hoa mới bắt đầu nở nên sẽ có màu vàng tươi, một số người dân bắt gặp hoa nở muộn vào tháng 1,tháng 2 năm sau thì màu hoa lúc này sẽ đậm hơn nên họ cho rằng hoa sẽ có màu vàng đậm. Còn về mùa hoa của cây Trà, có tới 85% người dân dân cho rằng mùa hoa của cây Trà hoa vàng bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc ở tháng 10, còn lại 15% người dân cho rằng mùa hoa của cây Trà hoa vàng sẽ bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 2 năm sau. Qủa cây Trà hoa vàng: Qủa nang to, lúc quả còn non có màu xanh thẫm, khô già có màu nâu đỏ. Sau khi nở hoa, quả đậu 1 năm mới chín.
  37. 28 Non xanh 15% Tháng 10,11 25% thẫm, khô nâu đỏ - Tháng 11 năm sau 75% Non xanh đen, khô Tháng 11,12 85% nâu đen - Tháng 12 năm sau a, Màu quả b, Mùa quả Hình 4.6: Ý kiến của người dân về khả năng bắt gặp màu quả và mùa quả của cây Trà hoa vàng Dựa vào kết quả đã phân tích ở biều đồ ta có thể thấy, người dân cho rằng quả của cây Trà hoa vàng lúc còn non có màu xanh thẫm và lúc quả già khô có màu nâu đỏ chiếm tới 75%. Còn 25% người dân cho rằng quả của cây Trà hoa vàng lúc còn non có màu xanh đen và lúc quả già khô có màu nâu đen. Đối với mùa quả của cây thì có tới 85% người dân dân cho rằng mùa quả của cây Trà hoa vàng bắt đầu từ tháng 11, tháng 12 và kết thúc vào tháng 12 năm sau. Còn lại 15% người dân cho rằng mùa quả của cây Trà hoa vàng sẽ bắt đầu từ tháng 10, tháng 11 và kết thúc vào tháng 11 năm sau. 4.1.3. Khả năng sinh trưởng của cây Trà hoa vàng Cây Trà hoa vàng có khả năng sinh trưởng kém, là một loại cây rất hiếm, phân bố rải rác không tập chung. Cây có chiều cao trung bình từ 2 - 3m, đường kính từ 2 - 3cm. 20% 20% 0.5 - 3cm 0.5 - 3m 40% 40% 1 - 2m 1 - 3cm 40% 2 - 3m 40% 2 - 3cm a, Chiều cao b, Đường kính Hình 4.7: Ý kiến của người dân về chiều cao và đường kính của cây Trà hoa vàng
  38. 29 Theo kết quả đã phân tích biểu đồ trên ta có thể, thấy chiều cao của cây Trà cao khoảng từ 0,5 - 3m. Do sự phát triển của từng cây không giống nhau nên có sự khác biệt về chiều cao, một lâm phần sẽ có cây trông trước, cây trồng sau. Cụ thể, người dân cho rằng cây có chiều cao từ 0,5 - 3m chiếm 20 %, cây có chiều cao từ 1 - 2m chiếm 40%, còn lại cây có chiều cao từ 2 - 3m chiếm 40%. Còn về đường kính của cây Trà, có 20% người dân cho rằng cây có đường kính từ 0,5 - 3 cm, 40% người dân cho rằng cây có đường kính từ 1 - 3 cm, và 40 % người dân cho rằng cây có đường kính từ 2 - 3 cm. Mỗi người có một cách nhìn nhận khác nhau nên sẽ có sự khác nhau ở đây. Có thể họ bắt gặp vào lúc cây còn nhỏ, mới cấy trồng nên nhận định sẽ có đường kính nhỏ, một số người dân thì bắt gặp cây Trà hoa vàng vào lúc cây trưởng thành nên sẽ nhận định là cây có đường kính lớn. 4.1.4. Đặc điểm tái sinh của loài Trà hoa vàng Do đặc điểm cây Trà hoa vàng là cây gỗ có kích thước thân không lớn nên đánh giá đặc điểm tái sinh của loài Trà hoa vàng sử dụng cách tiếp cận đánh giá tái sinh bằng sự xuất hiện cây tái sinh quanh gốc cây mẹ. Quá trình điều tra ô tiêu chuẩn tại khu vực rừng nhà ông Trần Văn Tý có phát hiện 1 khóm cây con Trà hoa vàng tái sinh dưới gốc cây mẹ và khoảng 20 cây con đã được ông Tý đem trồng. Theo quan sát và giám định đây là cây con tái sinh từ hạt, với chiều cao từ 5 -10 cm, cây con đang sinh trưởng rất tốt. Hình 4.8: Tái sinh hạt
  39. 30 4.2. Tri thức địa phương về cây Trà hoa vàng Tri thức địa phương hay còn gọi là tri thức bản địa là hệ thống tri thức cộng đồng dân cư bản địa trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa Tri thức bản địa được hình thành dưới nhiều dạng hình thức khác nhau, được truyền từ đời này qua đời khác qua trí nhớ, qua thực tiễn sản xuất và thực hành xã hội.Nó hướng đến việc hướng dẫn và điều hòa quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Vì vậy nó có ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn và phát triển. * Tình hình khai thác: - Mùa thu hái: Người dân chủ yếu thu hái hoa vào tháng 10, tháng 11. Lá già được thu hái hầu hết các tháng trong năm. - Cách thu hái: Hái hoa hoặc lấy lá già * Công dụng: Theo quan điểm của người dân địa phương cho biết cây Trà hoa vàng ( trè rừng) có rất nhiều công dụng có ích cho đời sống xã hội của con người. Hầu hết tất cả các bộ phận của cây đều có công dụng riêng của nó. - Lá trà và hoa trà phơi khô nấu nước hoặc hãm trà để uống, uống vào giúp thanh độc, giải nhiệt,giảm chất béo, giải độc, giải gan và thận - Sử dụng cánh hoa Trà tươi nấu nước tắm giúp làm sạch ra, mềm da - Cây Trà có thể dùng làm cây cảnh trang trí quanh nhà - Cây Trà hoa vàng là một cây thuốc quý: Điều hòa huyết áp, hạ đường huyết, đại tiện ra máu, - Rễ cây có tác dụng làm giảm đau và chữa bỏng. * Tình trạng trông trọt: - Cây Trà hoa vàng đại đa số chưa được gây trồng, chỉ có vài hộ dân trong xã biết đến và gây trồng. Cụ thể, ở thôn Bản Pè có 4 hộ trồng được khoảng 118 gốc (tiêu biểu là hộ gia đình bác Trần Văn Tý trồng được khoảng 100 gốc xen trong đồi quýt );
  40. 31 thôn Bản Mún 1 có 3 hộ trồng được khoảng 85 gốc (tiêu biểu là hộ gia đình chị Đặng Thị Lan trồng được nhiều nhất khoảng 50 gốc). - Cách thức nhân giống: Chủ yếu ươm cây con và đào cả gốc đem về trồng - Địa điểm trồng: Người dân chủ yếu trồng ở xung quanh nhà, trồng xen ở đồi quýt - Khả năng phát triển: Loài cây trà hoa vàng có khả năng phát triển rất chậm - Năng suất thu hoạch: Rất thấp. 4.3. Đặc điểm về phân bố loài Trà hoa vàng và cấu trúc rừng nơi Trà hoa vàng phân bố 4.3.1. Đặc điểm về phân bố Trà hoa vàng theo loại rừng Kết quả phỏng vấn người dân địa phương biết được sự phân bố chủ yếu của cây Trà hoa vàng có ở khu vực các thôn:Bản Pè và Bản Mún 1, kết quả phỏng về khả năng bắt gặp loài cây Trà hoa vàng tại địa phương theo các loại rừng được thể hiện tại hình 4.1. Tính theo số phiếu Tỷ lệ phần trăm Bản Pè Bản Mún 1 Rừng phục 6 0% hồi 5 4 7% Rừng hỗn 3 3 3 13% giao tre nữa 2 2 33% 1 1 Rừng tự 0 0 20% nhiên nghèo Rừng trung Rừng Rừng Rừng Rừng Rừng Rừng 27% bình phục hỗn tự trung giàu rất hồi giao nhiên bình giàu Rừng giàu tre nghèo nữa Hình 4.9: Ý kiến của người dân về khả năng bắt gặp loài Trà hoa vàng ở các loại rừng
  41. 32 Qua kết quả phân tích phiếu phỏng vấn cho thấy khả năng bắt gặp loài Trà hoa vàng tại năm loại rừng. Rừng phục hồi là cao nhất với tỷ lệ 33%, tiếp đó là rừng hỗn giao tre nứa với 27 %, thứ 3 và thứ 4 lần lượt là rừng tự nhiên nghèo với tỷ lệ 20% và rừng trung bình với tỷ lệ 13% và cuối cùng là rừng giàu với tỷ lệ bắt gặp thấp 7%. Không có ý kiến nào cho rằng loài Trà hoa vàng có ở rừng tự nhiên rất giàu. 4.3.2. Đặc điểm về phân bố Trà hoa vàng theo địa hình Dựa trên kết quả tham vấn cộng đồng, tiến hành điều tra theo tuyến, lựa chọn vị trí lập ô tiêu chuẩn. Đặc điểm phân bố loài Trà hoa vàng theo địa hình được tổng hợp từ dữ liệu ghi nhận tại các ô tiêu chuẩn thông qua GPS và địa bàn 3 chân. Bảng 4.1: Đặc điểm địa hình nơi Trà hoa vàng phân bố Ký hiệu Địa điểm Độ cao Độ dốc OTC OTC1 Thôn Bản Pè 330 30 OTC2 Thôn Bản Pè 290 33 OTC3 Thôn Bản Pè 230 28 OTC4 Thôn Bản Mún 1 320 25 OTC5 Thôn Bản Mún 1 349 27 OTC6 Thôn Bản Mún 1 343 23 Từ dữ liệu điều tra tại 2 Thôn cho thấy loài cây Trà hoa vàng phân bố ở các độ cao khác nhau. Thôn Bản Pè cây Trà hoa vàng phân bố từ 230m đến 330, Thôn Bản Mún 1 cây phân bố từ độ cao 320m đến 349m so với mực nước biển.
  42. 33 4.3.3. Các nhân tố điều tra đặc trưng Với đặc trưng phân bố loài Trà hoa vàng chủ yếu tập trung ở rừng nghèo và trung bình, vì thế trong phạm vi của luận văn tập trung thu thập những dẫn liệu từ 2 loại rừng này, nơi có loài Trà hoa vàng phân bố, sử dụng tiêu chí phân loại rừng theo trữ lượng để phân loại rừng. Đặc trưng của một số nhân tố điều tra tại các ô tiêu chuẩn được tổng hợp tại bảng 4.2. Bảng 4.2: Bảng tổng hợp các nhân tố điều tra đặc trưng Ký hiệu 푫 . vn G Trữ lượng Trạng thái 2 3 OTC (cm) (m) (m ) gỗ (m ) rừng Thôn Bản Pè OTC 1 15,38 8,92 2,89 12,95 Rừng nghèo OTC 2 15,23 8,98 2,90 13,22 Rừng nghèo OTC 3 13,61 9,71 2,30 10,01 Rừng nghèo Thôn Bản Mún 1 OTC 4 16,26 6,77 3,24 10,24 Rừng nghèo OTC 5 17,50 6,81 3,8 11,15 Rừng nghèo OTC 6 16,05 9,13 3,02 13,39 Rừng nghèo Kết quả điều tra trên 6 ô tiêu chuẩn tại 2 thôn Bản Pè và Bản Mún 1 cho thấy rừng tại khu vực nghiên cứu chủ yếu là rừng nghèo, với trữ lượng rất thấp chỉ đạt từ 10,01 – 13,39 m3 . Đối với loại rừng phục hồi: đường kính (D1.3) trung bình đạt từ 15,23 – 17,50 cm, chiều cao (Hvn) trunh bình đạt từ 6,77 – 9,71 m, tiết diện ngang từ 2,30 – 3,8 m2. 4.3.4. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ Tổ thành rừng là nhân tố sinh thái có ảnh hưởng quyết định tới các nhân tố sinh thái và hình thái khác của rừng. Là một trong những chỉ tiêu quan
  43. 34 trọng dùng để đánh giá tính bền vững, ổn định và đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng, có ảnh hưởng đến định hướng kinh doanh, lợi dụng rừng, phản ánh năng lực bảo vệ và cân bằng sinh thái. Do tổ thành phức tạp mà hệ sinh thái rừng tự nhiên luôn luôn là hệ sinh thái hoàn hảo và có lợi nhất trong việc sản suất sinh khối. Tổ thành được coi là tỉ trọng của mỗi loài cây hay nhóm loài cây nào đó có trong lâm phần trong đó tỷ trọng loài cây hay nhóm loài được gọi là hệ số tổ thành và công thức biểu thị hệ số tổ thành loài cây trong lâm phần được gọi là công thức tổ thành. Trà hoa vàng là loài có biên độ sinh thái rộng mọc tự nhiên. Trong lâm phần chỉ những loài cây nào có IV% > 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần (theo Daniel Marmillod), đó là cơ sở quan trọng để xác định loài và nhóm loài. Trong phạm vi báo cáo đề tài biểu thị công thức tổ thành theo tỉ lệ số cây và tỉ lệ tiết diện ngang (IV%). Kết quả xác định công thức tổ thành loài cây gỗ trong rừng nơi loài Trà hoa vàng phân bố được tổng hợp theo từng loại rừng. Kết quả nghiên cứu cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ ở 6 OTC tại 2 thôn: Bản Pè và Bản Mún 1 của xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn được trình bày ở các bảng: Bảng 4.3: Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ khu vực thôn Bản Pè, xã Dương Phong, huyện Bạch Thông STT Tên loài cây Ai Di RFI IVIi(%) 1 Mỡ 12,62 12,88 6,25 10,58 2 Nhội 7,77 12,02 4,17 7,98 3 Bứa 8,74 6,75 6,25 7,25 4 Sui 7,77 7,44 6,25 7,15 5 Sấu 5,83 8,93 6,25 7,00 6 Bồ đề 6,80 4,58 6,25 5,88 7 Phay 7,77 3,96 4,17 5,30 9 Loài khác (16 loài) 42,72 43,43 60,42 48,88
  44. 35 Từ kết quả thu được ở bảng 4.3 ta có được công thức tổ thành tầng cây gỗ như sau: Công thức tổ thành tầng cây gỗ tại thôn Bản Pè, xã Dương Phong: 10,58Mo + 7,98Nh + 7,25Bua + 7,15Sui + 7,0Sau + 5,88Bđ + 5,3 Ph + 48,88 LK. Trong đó: Mo là mỡ, Nh là nhội, Bua là bứa, Sui là sui, Sau là sấu, Bđ là Bồ đề, Ph là phay, LK là loài khác. Nhìn vào công thức tổ thành tầng cây gỗ theo số loài cây của lâm phần nơi có Trà hoa vàng phân bố ta thấy tổ thành tầng cây gỗ tại thôn Bản Pè khá đa dạng về loài, trong đó loài Mỡ là loài cây chiếm ưu thế trong tổng số 23 loài với tỷ lệ 10,58%, tiếp đến là Nhội và Bứa với tỷ lệ tổ thành là 7,98% và 7,25%, tiếp đến là Sui, Sấu, Bồ đề, Phay đóng vai trò quan trọng về mặt sinh thái trong lâm phần. Bảng 4.4: Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ khu vực thôn Bản Mún 1, xã Dương Phong, huyện Bạch Thông STT Tên loài cây Ai Di Rfi IVIi(%) 1 Mỡ 15,15 15,22 6,98 12,45 2 Bứa 12,12 8,45 6,98 9,18 3 Lòng măng cụt 9,09 8,46 6,98 8,17 4 Nhội 8,08 9,37 6,98 8,14 5 Dẻ gai 6,06 5,92 6,98 6,32 6 Kháo 6,06 7,66 4,65 6,12 7 Sau sau 4,04 6,04 6,98 5,69 8 Sấu 5,05 7,08 4,65 5,59 9 Sui 5,05 3,62 6,98 5,22 10 Loài khác (12 loài) 29,29 28,18 41,86 33,11
  45. 36 Từ kết quả thu được ở bảng 4.4 ta có công thức tổ thành tầng cây gỗ tại Thôn Bản Mún 1, Xã Dương Phong có dạng như sau: 12,45Mo + 9,18Bua + 8,17Lmc + 8,14Nh + 6,32Dg + 6,12 Kh + 5,69 Ss + 5,59Sau + 5,22Sui + 33,11Lk. Trong đó: Mo là Mỡ, Bua là Bứa, Lmc là Lòng mang cụt, Nh là Nhội, Dg là Dẻ gai, Kh là Kháo, Ss là sau sau, Sau là Sấu, Sui là Sui, Lk là Loài khác. Dựa vào bảng số liệu và công thức tổ thành cho ta thấy được cấu trúc tầng cây gỗ gồm nhiều loài cây hỗn giao, tỷ lệ các loài cây chủ yếu như: Mỡ chiếm 12,45%, Bứa chiếm 9,18%, Lòng mang cụt chiếm 8,17%, Nhội chiếm 8,14%, tiếp đến là Dẻ gai, Kháo, Sản phẩm 1, Sấu, Sui, , các loài khác cũng có vai trò rất quan trọng đối với mặt sinh thái của lâm phần. 4.3.5. Đặc trưng về chiều cao lâm phần Ðặc trưng chiều cao của lâm phần là sự sắp xếp không gian phân bố của các thành phần sinh vật rừng theo chiều thẳng đứng, cả trên mặt đất và dưới mặt đất. Ðể mô tả đặc trưng chiều cao của lâm phần nơi có Trà hoa vàng phân bố phần trên mặt đất đề tài đã phân tích và xử lý số liệu về chiều cao (Bảng 4.5). Bảng 4.5: Chiều cao lâm phần và Loài Trà hoa vàng Toàn lâm phần Loài Trà hoa vàng OTC Hmax Hbq Hmin Hmax Hbq Hmin (m) (m) (m) (m) (m) (m) Thôn Bản Pè OTC1 13,4 8,92 4,9 2,1 1,38 0,65 OTC2 13,5 8,98 4,5 2,1 1,5 0,5 OTC3 12,9 9,71 4,1 1,7 1,45 1,2 Thôn Bản Mún 1 OTC4 12,5 6,77 3,2 2,3 1,76 0,8 OTC5 9,5 6,81 4 2,1 1,52 0,9 OTC6 11,7 9,13 6,7 2,8 2,14 1,3
  46. 37 Dữ liệu từ bảng 4.5 cho ta thấy cơ bản giá trị chiều cao bình quân của loài trà hoa vàng thấp so với chiều cao bình quân của toàn lâm phần. Chiều cao bình quân của loài Trà hoa vàng chỉ đạt từ 1,38 – 2,14 m thấp hơn chiều cao bình quân của lâm phần từ 6,77 – 9,71 m. Vì vậy cho thấy trong rừng tự nhiên nghèo Trà hoa vàng thường gặp ở tầng cây bụi, một thành phần quan trọng của hệ sinh thái rừng. 4.3.6. Đặc trưng về mật độ Cấu trúc mật độ phản ánh số cây trên một đơn vị diện tích. Phản ánh mức độ tác động giữa các cá thể trong lâm phần. Mật độ ảnh hưởng tới tiểu hoàn cảnh rừng khả năng sản xuất của rừng. Theo thời gian, cấp tuổi của rừng thì mật độ luôn thay đổi. Cụ thể mật độ tầng cây cao của lâm phần nơi có Trà hoa vàng phân bố được tổng hợp tại. (bảng 4.6) Bảng 4.6: Mật độ tầng cây gỗ và mật độ cây Trà hoa vàng Loài Trà Loài khác Tổng Loại rừng Địa phương hoa vàng (cây/ha) (cây/ha) (cây/ha) OTC1 (Bản Pè) 140 24 164 OTC2 (Bản Pè) 132 12 154 Rừng tự OTC3 (Bản Pè) 140 8 148 nhiên nghèo OTC4 (Bản Mún 1) 128 20 148 OTC5 (BảnMún 1) 140 24 146 OTC6 (BảnMún 1) 128 20 148 Dẫn liệu tại bảng 4.6 cho thấy mật độ tầng cây gỗ ở trạng thái rừng nghèo khá thấp. Biến động từ 128 – 140 cây/ha, mật độ trung bình của rừng nghèo là 135 cây/ha. Trog đó loài trà hoa vàng có mật độ từ 8 – 24 cây/ha, mật độ trung bình 18 cây/ha.
  47. 38 4.3.7. Đặc trưng về đa dạng loài thực vật Để nghiên cứu về tính đa dạng thực vật, trong phạm vi nghiên cứu này sử dụng chỉ số đa dạng của Shannon - Wiener, chỉ số đa dạng của Simpson. Chỉ số đa dạng của Shannon - Wiener ( H' ) và chỉ số đa dạng loài Simpson (D) thể hiện mức độ phong phú của các loài trong quần xã, số loài càng nhiều thì mức độ phức tạp càng cao. Nếu H' và D càng cao chứng tỏ quần xã có lượng thông tin lớn, tính đa dạng càng cao. Kết quả tính toán các chỉ số này tại khu vực nghiên cứu được thể hiện qua bảng 4.7: Bảng 4.7: Chỉ số đa dạng loài thực vật Địa Shannon - Wiener Loại rừng Số loài Simpson (D) phương ( H' ) Rừng tự nhiên Bản Pè 23 0,94 2,68 nghèo Rừng tự nhiên Bản Mún 1 21 0,92 2,78 nghèo Kết quả bảng 4.7 cho thấy: Số loại biến động từ 21 – 23 loài, chỉ số simpson của Thôn Bản Pè (0,94) lớn hơn chỉ số của Thôn Bản Mún 1 (0,92), chỉ số shannon – wiwner của Thôn Bản Pè (2,68) lại Nhỏ hơn chỉ số của Thôn Bản Mún 1 (2,78) mặc dù số loài cây của Thôn Bản Pè nhiều hơn.
  48. 39 4.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài 4.4.1. Giải pháp về chính sách: - Chú trọng tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân trong việc trồng và khai thác và sử dụng. Cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, từ việc đầu tư nghiên cứu toàn diện về giá trị sử dụng, quy hoạch trồng, khai thác đến chế biến, sử dụng và bảo tồn nguồn gen; tạo thương hiệu Trà hoa vàng Việt Nam. -Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức nước ngoài trong việc bảo tồn da dạng sinh học. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho công tác bảo tồn tài nguyên rừng nói chung và các loài Trà hoa vàng nói riêng. - Để bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên này, Nhà nước cần chú trọng ban hành những chính sách gắn kết được sự tham gia của các nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân. - Nâng cao nhận thức của người dân, của cộng đồng, của chính quyền địa phương về bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn, phát triển cây Trà hoa vàng. - Tổ chức tập huấn, mở các lớp hướng dấn cách chế biến, bảo quản hoa Trà hoa vàng để nâng cao chất lượng sản phẩm thay vì đi thu hái về và bán luôn cho thương lái. 4.4.2. Giải pháp về kỹ thuật - Cần tiến hành ngay bảo tồn insitu (tại chỗ) các nguồn gen này, đồng thời tiến hành bảo tồn exsitu bằng cách nhân giống và trồng thành vườn tập hợp hoặc các mô hình trồng thử nghiệm, đây cũng là nguồn vật liệu cho phát triển giống sau này; nếu chậm trễ, các loài này sẽ bị mất dần trong tương lai không xa. - Tiến hành hướng dấn người dân trong việc tạo giống bằng cách giâm hom ngai tại địa phương. Cách trồng và chăm sóc cây đến sử lý thực bì nơi có trà hoa vàng phân bố.
  49. 40 - Tiến hành điều tra để đánh giá toàn diện hiện trạng các loài Trà hoa vàng trên địa bàn; thu thập, nghiên cứu các thông tin về đặc điểm sinh thái học của các loài chủ yếu và các loài Trà hoa vàng quý, có giá trị cao, trong đó cần làm rõ: loại hình rừng, sinh cảnh, điều kiện sống của các loài Trà hoa vàng; lựa chọn các biện pháp kỹ thuật thích hợp để tạo điều kiện cho các loài Trà hoa vàng phát triển. - Cần có những đề tài mới bổ xung để điều tra, nghiên cứu, nhân giống theo hướng toàn diện hơn, để khẳng định chắc chắn về nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom để nhân giống đại trà. 4.4.3. Giải pháp về công nghệ: Hướng dẫn người dân về cách thu hái, chế biến và bảo quản sau khai thác bằng các đợt tập huấn hướng dẫn kỹ thuật hoặc bằng các văn bản hướng dẫn cụ thể và có quy tắc chung về khai thác như: - Không đào bới, chặt hạ cả gốc rễ để cây có khả năng tái sinh sau khai thác - Không làm gãy cành, chồi non đang tái sinh - Có cách thức khai thác, chế biến, bảo quản hợp lý để có năng suất hiệu quả cao nhất. - Nhân giống tại địa phương bằng cách giâm hom hoặc bằng hạt.
  50. 41 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Trà hoa vàng là cây ưa bóng thích nghi sống dưới tán rừng có độ tàn che khoảng từ 0,51 – 0,61, tầng cây cao có chiều cao khoảng từ 9,5 – 13,5 m. - Trà hoa vàng là cây gỗ nhỏ, chiều cao trung bình ở các khu vực nghiên cứu là 0,5 - 3 m, đường kính gốc trung bình từ 0,5 - 3 cm, ở tầng dưới của rừng; là loài ưa ẩm, thường phân bố ở thung lũng và ven khe suối, độ cao 230 - 330m. - Cây Trà có lá to, mọc đơn cách, không lông, mép có khía răng cưa nhỏ. - Hoa có màu vàng tươi,mọc đơn độc, mùa hoa sẽ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. - Qủa nang to, vỏ quả dày, quả non có màu xanh thẫm, lúc khô già sẽ có màu nâu đỏ, mùa quả sẽ bắt đầu từ tháng 11, tháng 12 và kéo dài 1 năm đến tháng 12 năm sau. - Trà hoa vàng có rất nhiều công dụng có ích, được người dân chủ yếu dùng làm thuốc, làm cảnh và làm đồ uống. Mục đích thu hái chủ yếu để bán cho thương lái Trung Quốc và một số bán cho người mua gom. Về cách thức thu hái, phổ biến nhất là thu hái hoa và lá, cũng có trường hợp khai thác theo kiểu chặt cả cây để đem bán. Tóm lại, hiện nay loài Trà hoa vàng còn lại với số lượng rất ít, do tình trạng khai thác bừa bãi sử dụng vào các mục đích khác nhau. Đặc biệt là quá trình phát nương làm rẫy đã tàn phá, thay đổi trạng thái rừng, hoàn cảnh sống của Trà hoa vàng dẫn đến loài cây này chỉ còn phân bố rải rác với số lượng rất ít ven các khe suối hoặc các thung lũng. Trà hoa vàng có khả năng tái sinh tự nhiên và có khả năng nhân giống bằng phương pháp giâm hom để sản xuất cây con với số lượng lớn phục vụ cho trồng cảnh quan.
  51. 42 5.2. Kiến nghị Xuất phát từ thực trạng khảo sát, nghiên cứu, tôi xin kiến nghị các cấp chính quyền, các ban ngành chức năng cần có những biện pháp cấp bách, hữu hiệu để bảo tồn, phát triển loài Trà hoa vàng tránh khỏi tình trạng khai thác, tàn phá bừa bãi như hiện nay, chúng tôi đề xuất một số giải pháp như sau: - Khoanh vùng phân bố của một số loài Trà hoa vàng để bảo vệ cho cây sinh trưởng, phát triển và tái sinh tự nhiên. - Ban hành quy chế quản lý, xử phạt nghiêm khắc đối với đối tượng khai thác bừa bãi tài nguyên quý của rừng. - Nghiên cứu tuyển chọn một số loài Trà hoa vàng để thí nghiệm, đầu tư xây dựng khu vực nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lí để tạo ra số lượng lớn cây phát triển tốt nhất. - Trồng Trà hoa vàng thành rừng nguyên liệu để chế biến thực phẩm chức năng và nước uống bổ dưỡng hoặc trồng làm cây cảnh trong các đô thị. - Ban quản lý xã nên có những văn bản hướng dấn cụ thể trong khai thác sử dụng, chế biến và bảo quản Trà hoa vàng sau khi khai thác để nâng cao chất lượng sản phẩm.
  52. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Thị Minh Duyên, Ngô Quang Hưng, Lê Sỹ Doanh, Ngô Quý Công, Nguyễn Văn Khương (2015), Đánh giá tình hình sinh trưởng và khả năng tái sinh của trà hoa vàng tại một số tỉnh phía bắc, TC Khoa học Lâm nghiệp. 2. Ngô Quang Đê và cộng sự (2008), “Khảo sát điều kiện sống của Trà hoa vàng Ba Vì (Hà Tây)và Trà hoa vàng Sơn Động (Bắc Giang)”, Tạp chí khoa học Lâm Nghiêp số 4 – 2008. 3. Ngô Quang Đê, Lê Thanh Sơn, Đinh Thị Lê (2008 ), “ Kết quả giâm hom Trà hoa vàng Ba Vì (camelia tonkinensis) và Trà hoa vàng Sơn Động (C. euphlebia)”, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. 4. Phạm Thị Bích Hòa (2017), “Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây trà hoa vàng (camelia chrysantha l) trồng tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh”, Luận văn thạc sĩ sinh học, Trường Ðại Học Sư Phạm, Ðại Học Thái Nguyên 5. Nguyễn Văn Khương (2011), “Nghiên cứu hiện trạng phân bố, khả năng sinh trưởng và tái sinh của trà hoa vàng làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển”, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Trường ĐH Nông Lâm, Đại Học Thái Nguyên. 6. Vũ Thị Luận (2017), “Nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm tái sinh của loài trà hoa vàng hakoda (Camellia hakodae ninh, tr.) Tại vườn quốc gia Tam đảo, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên”, Luận văn thạc sĩ lâm nghiệp, Trường ĐH Nông Lâm, Đại Học Thái Nguyên.
  53. 7. Phùng Văn Lý (2018), “Nghiên cứu đặc điểm nơi sống của Trà hoa vàng ( camelia spp) tại xã Rã Bản, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”, khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐH Nông Lâm, Đại Học Thái Nguyên. 8. Trần Ninh (2002), Kết quả nghiên cứu phân loại các loại trà hoa vàng của Việt nam. Proceedings of the first National Symposium on yellow Camellia of Viet Nam Tam Đao 8 – 10 Jan. 9. tu-nhien-322/BE1BAA1ch20ThC3B4ng-bb505d71e427f84f.aspx 10. UBND xã Dương Phong, Báo cáo kết quả thực hiện nông thôn mới năm 2018 của xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
  54. PHỤ LỤC Phụ lục 1. Mẫu phiếu phỏng vấn Mẫu phiếu 1. PHIẾU CUNG CẤP THÔNG TIN Cây Trà hoa vàng Số: A. Sơ lược về người cung cấp thông tin: - Họ và tên: Tuổi: Nam  , Nữ  . - Dân tộc: - Địa chỉ: Bản (xóm): ,xã: huyện: , tỉnh: - Nghề nghiệp (chính/ phụ): B. Thông tin về cây Trà hoa vàng 1. Xin ông (bà) cho biết giá trị sử dụng của cây Trà hoa vàng tại địa phương? . . . . . . 2. Ông (bà) cho biết loài cây Trà hoa vàng có thể gặp ở những khu vực nào trong địa phương? . . . . . . 3. Ông (bà) cho biết loài cây Trà hoa vàng mọc ở những loại rừng nào tại địa phương? (Rừng phục hồi, rừng hỗn giao tre nứa, rừng tự nhiên nghèo, rừng trung bình, rừng giàu, rừng rất giàu, .) . .
  55. . . . . 4. Ông (bà) cho biết khả năng bắt gặp loài cây Trà hoa vàng tại địa phương theo các loại rừng tự nhiên? (đánh dấu x vào câu trả lời) a. Rừng phục hồi Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít gặp Hiếm gặp b. Rừng hỗn giao tre nứa Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít gặp Hiếm gặp c. Rừng tự nhiên nghèo Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít gặp Hiếm gặp d. Rừng trung bình Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít gặp Hiếm gặp e. Rừng giàu Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít gặp Hiếm gặp g. Rừng rất giàu Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít gặp Hiếm gặp Xin cảm ơn ông bà!
  56. Mẫu phiếu 2. Phiếu điều tra tư liệu hóa thông tin cây Trà hoa vàng 1. Số hiệu mẫu: 2. Tên khoa học: 3. Tên phổ thông: 4. Tên địa phương nghiên cứu: 5. Dịch nghĩa: . 6. Địa danh thu mẫu: . . 7. Tọa độ: .Độ cao: Độ dốc: 8. Dạng sống: cỏ đứng □, cỏ leo □, cây ký sinh □, cây phụ sinh □, cây bụi □, cây gỗ □, dây leo gỗ □, dạng sống khác (ghi cụ thể): 9. Đặc điểm của cây: - Chiều cao: m; Đường kính (gốc): cm. - Màu hoa: - Màu quả: - Các đặc điểm khác: - Mùa hoa: Mùa quả: 10. Nơi sống: . Khí hậu: Đất: 11. Phân bố: 12. Ước lượng mức độ hiếm/ phong phú (Ý kiến của người dân địa phương): 13. Tình hình khai thác: - Mùa thu hái: - Cách thu hái:
  57. - Số lượng mỗi ngày khai thác 14. Cách sử dụng: 15. Cách chế biến: Người chế biến: 16. Công dụng: . 17. Tình trạng trồng trọt: . Cách thức nhân giống: Trồng ở đâu: . Trồng từ khi nào Ai trồng: .Khả năng phát triển: Năng suất thu hoạch: Ghi chú về cách thức trồng trọt: 18. Người cung cấp tin: Địa chỉ: Tuổi: Giới tính: Nghề nghiệp: Nguồn gốc của tri thức: 19. Điều tra viên: Ngày: / /
  58. Phụ lục 2. Kết quả điều tra tầng cây gỗ trong các ô tiêu chuẩn OTC 1: Thôn Bản Pè Độ cao: 330m Độ dốc: 300 Cấp Stt Tên loài C D13 Hvn Hdc Dt St phẩm Ghi chú cây chất 1 Mỡ 98 31.19 10.2 6 5.9 27.3 T 2 sui 66 21.01 13.4 5.5 5.7 25.5 T 3 long não 48.5 15.44 10.6 4.2 4.9 18.8 TB 4 Bứa 54.8 17.44 10.9 4.3 5.2 21.2 TB 5 nhội 70.2 22.35 12.5 5.4 5.5 23.7 T 6 sau sau 58.2 18.53 10 4.6 4.8 18.1 TB 7 xoan 57.6 18.33 11.2 5.1 5 19.6 TB 8 Mỡ 43.2 13.75 8.5 3.9 4.6 16.6 TB 9 Mỡ 48.5 15.44 9 4.3 4.7 17.3 TB 10 kim giao 38 12.10 8.4 4.1 4.6 16.6 TB 11 Bồ đề 55.6 17.70 10.5 4.6 4.9 18.8 TB 12 vàng anh 29.6 9.42 7.5 3 4.1 13.2 TB 13 sấu 26.1 8.31 7 3.2 3.8 11.3 TB 14 sp2 39 12.41 8 4.2 4.2 13.8 TB 15 bứa 44.5 14.16 8.5 3.8 4 12.6 TB 16 sơn 48.5 15.44 8.4 3.4 4.1 13.2 TB 17 dẻ gai 58.5 18.62 8.9 3.6 4.5 15.9 TB 18 dẻ gai 18 5.73 5 2.1 2.3 4.15 X 19 kháo 65.7 20.91 11.6 5.3 4.9 18.8 TB
  59. 20 nhội 39.5 12.57 8.4 3.2 4.3 14.5 TB 21 Xoan nhừ 44 14.01 8.7 3.9 3.3 8.55 TB 22 dẻ gai 46.8 14.90 9.1 4.1 3.7 10.7 TB 23 sữa 67.3 21.42 12.3 5 4.1 13.2 TB 24 sấu 61 19.42 11.5 4.5 3.9 11.9 TB 25 kháo 64.3 20.47 11.8 4.6 3.9 11.9 T 26 Bồ đề 54.1 17.22 10.2 4.1 3.3 8.55 TB 27 sơn 54.9 17.48 10 3.8 3 7.07 TB 28 mỡ 38 12.10 7.1 3.7 3 7.07 TB 29 phay 31.4 9.99 6.3 3.1 2.8 6.15 TB 30 phay 53.2 16.93 6.9 3.5 4.5 15.9 TB 31 dẻ gai 27 8.59 6 3.1 2.7 5.72 TB 32 Bồ đề 20 6.37 5.8 3 2.5 4.91 X 33 sp2 23 7.32 4.9 2.4 2.3 4.15 X 34 sui 46.7 14.87 6.8 3.4 2.7 5.72 TB 35 sấu 51.7 16.46 6.3 3.1 2.3 4.15 TB
  60. OTC 2: Thôn Bản Pè Độ cao: 290m Độ dốc: 320 Cấp Ghi Stt Tên loài cây C D13 Hvn Hdc Dt St phẩm chú chất 1 Kháo 35.5 11.30 8.5 3.9 4 12.6 TB 2 Nhội 86 27.37 9.5 4.1 4.3 14.5 T 3 Xoan nhừ 98.5 31.35 10.5 4.1 4.7 17.3 T 4 Sơn 22 7.00 6.9 2.5 3.1 7.54 X Lòng Mang 5 18.6 5.92 6.4 3.8 2.9 6.6 TB Cụt 6 Nhội 25 7.96 6.5 3.5 2.9 6.6 TB 7 Nhội 79 25.15 9.5 4.7 4.7 17.3 TB 8 Muồng 52 16.55 11.5 4.7 4.5 15.9 TB 9 Bồ đề 37 11.78 9 4.4 3.9 11.9 TB 10 Trám Trắng 24 7.64 6.5 3.2 2.3 4.15 TB 11 Mỡ 68 21.65 12.5 5.3 4.6 16.6 T 12 Mỡ 47.5 15.12 10 4.5 4 12.6 TB 13 Bứa 34.5 10.98 9.5 4.3 3.8 11.3 TB 14 Bứa 28 8.91 4.5 2.6 2.3 4.15 TB 15 Dẻ Gai 61.7 19.64 12 5.5 4.6 16.6 T 16 Sui 35.5 11.30 9.6 5.1 4 12.6 TB 17 Sp2 37 11.78 9.6 5 3.9 11.9 TB 18 Xoan 83.5 26.58 13.5 6 5.7 25.5 T 19 Sơn 36 11.46 7.4 4.7 3.8 11.3 TB
  61. 20 Xoan nhừ 20 6.37 5.4 3 2.2 3.8 X 21 Mỡ 64 20.37 7.5 3.1 3.7 10.7 TB 22 Sơn 37.5 11.94 8.5 3.9 3.5 9.62 TB 23 Sau Sau 56 17.83 8.9 4.2 4 12.6 TB 24 Bứa 27 8.59 5.6 3.6 2.5 4.91 TB 25 Xoan nhừ 50 15.92 9.3 4.1 4.3 14.5 TB 26 Ràng Ràng 35.5 11.30 8.3 3.8 3.6 10.2 TB 27 Dẻ Gai 37 11.78 8.5 3.8 3.7 10.7 TB 28 Bề đề 34.3 10.92 9 4.3 3.9 11.9 TB 29 Nhội 76 24.19 11 5.5 5.3 22.1 T 30 Sấu 86 27.37 10.5 5.2 5 19.6 TB 31 Sui 35.5 11.30 10 4.2 4.3 14.5 TB 32 Bề đề 44 14.01 9.5 4.6 4 12.6 TB 33 Kháo 67 21.33 11 5.5 4.5 15.9 T
  62. OTC 3: Thôn Bản Pè Độ cao: 230m Độ dốc: 280 Cấp phẩm Stt Tên loài cây C D13 Hvn Hdc Dt St Ghi Chú chất 1 Sui 57 18.14 11 5 4.2 13.8 TB 2 Bứa 35.5 11.30 9.5 4.5 3.5 9.62 TB 3 Trám Trắng 50 15.92 10.5 5.6 4 12.6 TB 4 Mỡ 34.4 10.95 9.6 5.7 3.7 10.7 TB 5 Mỡ 29.6 9.42 7.8 4.3 3.1 7.54 TB 6 Mỡ 37.6 11.97 8.2 4.6 3.6 10.2 TB 7 Sau Sau 38.2 12.16 8.5 4.6 3.3 8.55 TB 8 Sấu 29.2 9.29 7.5 3.9 3.5 9.62 TB 9 Nhội 45 14.32 10.6 6.4 3.7 10.7 TB 10 Lòng Mang Cụt 57.8 18.40 11.8 6.7 4.1 13.2 TB 11 Sui 55.6 17.70 12 7.4 4.3 14.5 TB 12 Phay 27.3 8.69 8 4.5 3.1 7.54 TB 13 Phay 29 9.23 8.4 4.7 3.1 7.54 TB 14 Vàng Tâm 80 25.46 12.9 7.1 7.9 49 T 15 Sui 45 14.32 8.5 5.2 3.5 9.62 TB 16 Bứa 56 17.83 11.3 6.1 3.4 9.07 TB 17 Mỡ 25.5 8.12 7.4 4.4 3.1 7.54 TB 18 Mỡ 33.7 10.73 8.1 5 3.4 9.07 TB 19 Bồ đề 27.6 8.79 7.6 3.7 3.3 8.55 TB 20 Sp2 62.3 19.83 12.3 7.4 4.7 17.3 T 21 Nhội 45 14.32 10.5 4.6 3.7 10.7 TB
  63. 22 Phay 47.3 15.06 11 4.2 3.7 10.7 TB 23 Phay 34.6 11.01 10 4.9 4.2 13.8 TB 24 Phay 29.7 9.45 9.7 4.2 3.9 11.9 TB 25 Vàng Anh 24.8 7.89 8.5 4 3.8 11.3 TB 26 Sp2 31 9.87 8.4 3.8 3.6 10.2 TB 27 Lòng Mang Cụt 57.3 18.24 11.5 4,,9 4.7 17.3 TB 28 Sau Sau 61 19.42 12 5.9 4.2 13.8 TB 29 Sấu 86 27.37 12.6 6 5.5 23.7 TB 30 Bứa 54.5 17.35 11.5 5.5 4.3 14.5 TB 31 Mỡ 35.5 11.30 10.6 4.7 3.5 9.62 TB 32 Sui 38.7 12.32 9.7 4.2 3.8 11.3 TB 33 Long Não 29.5 9.39 8.6 3.5 3.7 10.7 TB 34 Bứa 46 14.64 9.5 4.3 4.2 13.8 TB 35 Phay 19 6.05 4.1 2.1 2 3.14 X
  64. OTC 1: Thôn Bản Mún 1 Độ cao: 320m Độ dốc:250 Stt Tên loài cây C D1.3 Hvn Hdc Dt Cấp phẩm chất Ghi chú 1 Sau Sau 60 19.10 7.2 3.3 3.4 TB 2 Sấu 42 13.37 6.3 3.1 3.2 TB 3 Xoan nhừ 90.5 28.81 11 5.4 4.5 T 4 Bứa 50 15.92 6.3 3.5 3.4 TB 5 Bồ đề 120 38.20 12.5 6.9 4.8 T 6 Mỡ 40.5 12.89 6.9 3.5 2.8 TB 7 Mỡ 20 6.37 4.5 2.1 2 X 8 Mỡ 25 7.96 3.8 2 2.3 TB 9 Bứa 28.5 9.07 3.9 2 4.2 TB 10 Mỡ 25.9 8.24 4.4 2.5 2.7 TB 11 Lòng Mang Cụt 43 13.69 6.6 3.6 3.8 TB 12 Dẻ Gai 33.8 10.76 4.8 2.4 2.7 TB 13 Bứa 43.9 13.97 6.6 3.4 3.8 TB 14 Sau Sau 29.5 9.39 4.5 2.6 2.8 TB 15 Nhội 44.4 14.13 6.5 3.4 3.9 TB 16 Bứa 30 9.55 5.2 2.9 2.8 TB 17 Mỡ 38.8 12.35 6.6 3.2 3.9 TB 18 Mỡ 60.6 19.29 12.2 6.7 4.3 TB 19 Sp2 25.8 8.21 4.1 2 3.2 TB 20 Bứa 92 29.28 8.5 4.3 2.8 TB 21 Sấu 22.8 7.26 3.2 1.8 2.2 TB 22 Sau Sau 44.2 14.07 6.7 3.5 3.8 TB
  65. 23 Nhội 49 15.60 7.5 3.4 3.7 TB 24 Sui 75 23.87 8 4.1 4.1 TB 25 Xoan 55.7 17.73 7.5 3.5 4.7 TB 26 Lòng Mang Cụt 80 25.46 9 5 4.5 T 27 Sp3 70.5 22.44 8.5 4.8 4.2 T 28 Dẻ Gai 90.5 28.81 8.5 4.7 4.3 TB 29 Sui 50.5 16.07 7 3.5 4 TB 30 Sấu 66.5 21.17 7 3.4 4.5 TB 31 Bứa 30.5 9.71 4.5 2.2 2.2 TB 32 Mỡ 55.3 17.60 6.9 3.5 3.9 TB
  66. OTC 2: Thôn Bản Mún 1 Độ cao: 349m Độ dốc: 270 Cấp phẩm Stt Tên loài cây C D1.3 Hvn Hdc Dt Ghi chú chất 1 Xoan nhừ 50.5 16.07 7.5 3.6 3.7 TB 2 Bứa 66 21.01 8 4.3 3.9 TB 3 Lòng Mang Cụt 42 13.37 6.7 3.4 3.4 TB 4 Bứa 28.3 9.01 6.2 3.3 3.3 TB 5 Sui 40.2 12.80 6.7 3.5 3.6 TB 6 Dâu Da Đất 54 17.19 6.4 3.5 3.4 TB 7 Phay 68 21.65 7.8 4.1 3.8 TB 8 Xoan nhừ 75 23.87 8 4.2 3.9 TB 9 Mỡ 83 26.42 9 4.8 4.2 T 10 Mỡ 90 28.65 8 4.2 3.8 T 11 Sơn 40.3 12.83 6.5 3.5 3.4 TB 12 Sau Sau 34.6 11.01 6.8 3.9 3.6 TB 13 Dẻ Gai 28.6 9.10 4.5 2.1 2.5 TB 14 Sữa 32.4 10.31 6.1 3.4 2.9 TB 15 Sấu 98 31.19 9.5 5.2 4.3 T 16 Lòng Mang Cụt 38 12.10 6.5 3.6 3.5 TB 17 Kháo 110 35.01 7.8 4.2 3.9 TB 18 Nhội 42.3 13.46 6.6 3.1 2.8 TB 19 Bồ đề 48.4 15.41 6.9 3.3 2.9 TB 20 Sấu 79 25.15 8.6 4.8 4.1 T 21 Xoan 65 20.69 7.8 4.1 3.3 TB
  67. 22 Bứa 48 15.28 6.6 3.3 3.1 TB 23 Lòng Mang Cụt 58 18.46 6.5 3.5 3.1 TB 24 Dẻ Gai 63 20.05 6.7 3.6 3.2 TB 25 Kháo 20 6.37 4 1.8 1.9 X 26 Mạy Tèo 38 12.10 5.1 2.6 2.5 TB 27 Sữa 46.5 14.80 6.5 3.4 3.4 TB 28 Sữa 41 13.05 6.2 3.2 3.1 TB 29 Dâu Da Đất 81 25.78 8.4 3.4 4.5 TB 30 Bộp Lông 64 20.37 7.9 4.6 3.4 TB 31 Sp2 56 17.83 5.6 2.4 3.1 TB 32 Sp2 49 15.60 5.4 2.1 2.9 TB 33 Mỡ 69 21.96 7.1 3.9 3.5 TB 34 Phay 58 18.46 6.5 3.2 3.2 TB 35 Sơn 19 6.05 4.1 2.1 1.8 X
  68. OTC 3: Thôn Bản Mún 1 Độ cao: 343m Độ dốc: 230 Stt Tên loài cây C D1.3 Hvn Hdc Dt(m) Cấp phẩm chất Ghi chú 1 Mỡ 68 21.65 7.4 3.6 3.1 TB 2 Bồ đề 35 11.14 8 3.9 3.4 TB 3 Kháo 37 11.78 8 3.9 3.4 TB 4 Lòng Mang Cụt 41.5 13.21 9.2 4.2 3.9 TB 5 Nhội 90.5 28.81 11.7 5.3 4.5 T 6 Kháo 37 11.78 8.4 4.4 3.7 TB 7 Phay 64 20.37 8.5 4.6 3.8 TB 8 Sui 30 9.55 9.1 4.7 3.5 TB 9 Sui 29 9.23 8.7 4.4 3.5 TB 10 Mỡ 56.5 17.98 10.3 5.5 4.6 TB 11 Bứa 42.5 13.53 10 4.6 4 TB 12 Lòng Mang Cụt 77 24.51 11.4 6.4 4.9 T 13 Nhội 30 9.55 8.3 4.7 3.4 TB 14 Sau Sau 36.5 11.62 8.4 4.1 3.2 TB 15 Dẻ Gai 53 16.87 9.7 5.1 4.2 TB 16 Kháo 88 28.01 11 5.6 4.7 T 17 Muồng 55 17.51 9 5.3 4.6 TB 18 Nhội 98.6 31.39 11 7.4 5.2 T 19 Bồ đề 35.5 11.30 9.1 5.1 4.1 TB 20 Sp3 78 24.83 10.6 5.7 4.3 TB
  69. 21 Bứa 37 11.78 8.5 3.7 3.4 TB 22 Lòng Mang Cụt 51 16.23 9.4 3.5 3.7 TB 23 Kháo 37.5 11.94 8 3.5 3.2 TB 24 Mỡ 42.6 13.56 8.5 4 3.2 TB 25 Mỡ 17 5.41 6.7 3.1 2.9 X 26 Dẻ Gai 44 14.01 8.4 3.7 3.3 TB 27 Nhội 62 19.74 9 4.2 3.8 TB 28 Sau Sau 53 16.87 10 3.7 4.5 TB 29 Nhội 32 10.19 8.7 3.9 3.3 TB 30 Bứa 27 8.59 8 4.2 3 TB 31 Mỡ 85 27.06 10 4.5 4.9 T 32 Lòng Mang Cụt 43 13.69 9 4.3 4.9 TB
  70. Phụ lục 3. Kết quả đo cây Trà hoa vàng Thôn Bản Pè: OTC1: Số Phẩm chất Tên loài Doo(cm) Hvn(m) Dt(m) St cây cây 1 Trà hoa vàng 4 1.6 1.2 1.13 T 2 Trà hoa vàng 2 0.65 0.4 0.13 TB 3 Trà hoa vàng 3 1.3 0.9 0.64 T 4 Trà hoa vàng 5 2.1 1.4 1.54 T 5 Trà hoa vàng 3 1 0.45 0.16 Y 6 Trà hoa vàng 4 1.6 1.1 0.95 T OTC2: Số Phẩm Tên loài D00(cm) Hvn(m) Dt(m) St cây chất cây 1 Trà hoa vàng 1.5 0.5 0.3 0.07 T 2 Trà hoa vàng 4 1.9 1.1 0.95 T 3 Trà hoa vàng 6 2.1 1.3 1.33 T OTC3: Số Phẩm Tên loài D00(cm) Hvn(m) Dt(m) St cây chất cây 1 Trà hoa vàng 2 1.2 0.5 0.20 TB 2 Trà hoa vàng 4 1.7 1.1 0.95 T
  71. Thôn Bản Mún 1: OTC1: Số Phẩm Tên loài D00(cm) Hvn(m) Dt(m) St cây chất cây 1 Trà hoa vàng 1.5 0.8 0.4 0.13 T 2 Trà hoa vàng 3 2.1 0.8 0.50 T 3 Trà hoa vàng 3 1.4 0.45 0.16 TB 4 Trà hoa vàng 5 2.3 1.3 1.33 T 5 Trà hoa vàng 6 2.2 1.4 1.54 T OTC2: Phẩm Số Tên loài D00(cm) Hvn(m) Dt(m) St chất cây cây 1 Trà hoa vàng 5 1.7 0.95 0.71 T 2 Trà hoa vàng 1.5 0.9 0.3 0.07 TB 3 Trà hoa vàng 3 1.2 0.6 0.28 T 4 Trà hoa vàng 4 2.1 0.95 0.71 T 5 Trà hoa vàng 3 1.4 0.9 0.64 T 6 Trà hoa vàng 3 1.8 0.7 0.38 T
  72. OTC3: Phẩm Số cây Tên loài D00(cm) Hvn(m) Dt(m) St chất cây 1 Trà hoa vàng 6 2.4 1.4 1.54 T 2 Trà hoa vàng 4 2.3 1.1 0.95 T 3 Trà hoa vàng 3 1.9 0.85 0.57 T 4 Trà hoa vàng 2 1.3 0.4 0.13 TB 5 Trà hoa vàng 6 2.8 1.3 1.33 T
  73. Phụ lục 4: một số hình ảnh cây Trà hoa vàng Trạng thái rừng Sâu ăn lá Hoa và lá cây Hạt trà
  74. Cây con tái sinh Nụ trà Cây trưởng thành