Khóa luận Nghiên cứu bảo tồn loài Ngân đằng (Codonopsis celebica (Blume) Thuan) tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội

pdf 58 trang thiennha21 18/04/2022 3540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu bảo tồn loài Ngân đằng (Codonopsis celebica (Blume) Thuan) tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_bao_ton_loai_ngan_dang_codonopsis_celeb.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu bảo tồn loài Ngân đằng (Codonopsis celebica (Blume) Thuan) tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MÔI TRƯỜNG  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU BẢO TỒN LOÀI NGÂN ĐẰNG (Codonopsis celebica (Blume) Thuan) TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ, HÀ NỘI NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ SỐ : 7620211 Giáo viên hướng dẫn : TS. Vương Duy Hưng Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thùy Dung Mã sinh viên : 1653020681 Lớp : K61B - QLTNR Khóa học : 2016 – 2020 Hà Nội, 2020
  2. LỜI CẢM ƠN Sau 4 năm học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Lâm Nghiệp, được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường, bộ môn Thực vật rừng. Tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu bảo tồn loài Ngân đằng (Codonopsis celebica (Blume) Thuan) tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội” dưới sự hướng dẫn của TS. Vương Duy Hưng để đảm bảo đúng tiến độ và nội dung theo chương trình học của nhà trường. Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ các thầy cô trong bộ môn thực vật rừng, cán bộ công tác tại Vườn quốc gia Ba Vì. Bên cạnh đó là sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình từ thầy Vương Duy Hưng để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Vương Duy Hưng đã định hướng và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Do thời gian nghiên cứu hạn hẹp và kinh nghiệm bản thân tôi còn chưa nhiều nên kết quả nghiên cứu còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô, những người quan tâm tới đề tài nghiên cứu để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thùy Dung
  3. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH LỤC CÁC HÌNH vi ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1. Trên thế giới 3 1.2. Tại Việt Nam 4 1.3. Những nghiên cứu về chi Codonopsis và loài Ngân đằng 6 1.3.1. Trên thế giới 6 1.3.2. Ở Việt Nam 8 CHƯƠNG II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11 2.1. Mục tiêu 11 2.1.1. Mục tiêu chung 11 2.1.2. Mục tiêu cụ thể 11 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11 2.3. Nội dung nghiên cứu 11 2.4. Phương pháp nghiên cứu 11 2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu 11 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm phân bố loài 12 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài Ngân đằng 14 2.4.4. Phương pháp nghiên cứu các tác động đến loài Ngân đằng 17 2.4.5. Thử nghiệm nhân giống loài Ngân đằng bằng hạt 17 2.4.6. Đề xuất giải pháp bảo tồn loài tại VQG Ba Vì 18 ii
  4. CHƯƠNG III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 19 3.1. Điều kiện tự nhiên 19 3.1.1. Vị trí địa lý 19 3.1.2. Địa hình 20 3.1.3. Khí hậu thủy văn 20 3.1.4. Tài nguyên thiên nhiên 21 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì 23 3.5.1. Dân cư 23 3.5.2. Kinh tế 23 3.5.3. Giao thông vận tải 25 2.3.4. Giáo dục, văn hóa, du lịch. 25 CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26 4.1. Đặc điểm phân bố của loài tại khu vực nghiên cứu 26 4.2. Đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài Ngân đằng 31 4.2.1. Một số đặc điểm sinh học của loài Ngân đằng 31 4.2.2. Đặc điểm sinh thái học của loài Ngân đằng 35 4.3. Các tác động ảnh hưởng đến phân bố và sinh trưởng của loài 40 4.3.1. Tác động do con người 40 4.3.1. Tác động từ tự nhiên 41 4.4. Thử nghiệm nhân giống loài Ngân đằng bằng hạt 41 4.5. Đề xuất các giải pháp bảo tồn loài Ngân đằng tại VQG Ba Vì 45 4.5.1. Bảo tồn tại chỗ 45 4.5.2. Bảo tồn chuyển chỗ 45 4.5.3. Các biện pháp khác 46 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 47 Kết luận 47 Tồn tại 48 Kiến nghị 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 50 iii
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung DT Đường kính tán D1.3 Đường kính thân tại độ cao 1.3m trên thân HDC Chiều cao dưới cành HVN Chiều cao vút ngọn NXB Nhà xuất bản ODB Ô dạng bản OTC Ô tiêu chuẩn VQG Vườn Quốc gia iv
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thông tin tuyến điều tra Ngân đằng tại VQG Ba Vì 13 Bảng 4.1: Tổng hợp kết quả điều tra phân bố của loài theo tuyến 27 Bảng 4.2. Bảng tổng hợp công thức tổ thành và mật độ 10 OTC 35 Bảng 4.3. Bảng tổng hợp chỉ tiêu sinh trưởng tầng cây cao 37 Bảng 4.4. Công thức tổ thành và mật độ tầng cây tái sinh 38 Bảng 4.5. Kết quả thí nghiệm nhân giống Ngân đằng bằng hạt 42 v
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ tuyến điều tra loài Ngân đằng tại Vườn quốc gia Ba Vì 13 Hình 4.1. Sơ đồ tuyến điều tra và vị trí các ô tiêu chuẩn 26 Hình 4.2. Điều tra Ngân đằng trên tuyến tại VQG Ba Vì 28 Hình 4.3. Sinh cảnh sống của Ngân đằng tại VQG Ba Vì 29 Hình 4.4. Sinh cảnh sống của Ngân đằng tại VQG Ba Vì 29 Hình 4.5. Tọa độ 1 điểm phân bố Ngân đằng tại VQG Ba Vì 30 Hình 4.6. Thu thập tiêu bản Ngân đằng tại VQG Ba Vì 30 Hình 4.7. Thân cành Ngân đằng tại VQG Ba Vì 32 Hình 4.8. Cành lá Ngân đằng tại VQG Ba Vì 33 Hình 4.9. Cành quả Ngân đằng tại VQG Ba Vì 33 Hình 4.10. Quả, hạt Ngân đằng tại VQG Ba Vì 34 Hình 4.11. Hạt Ngân đằng tại VQG Ba Vì 34 Hình 4.12. Loài cây bụi chiếm ưu thế tại khu vực Ngân đằng phân bố 39 Hình 4.13. Loài cây bụi chiếm ưu thế tại khu vực Ngân đằng phân bố 40 Hình 4.14. Kết quả nhân giống ở 3 nền nhiệt nước xử lý hạt giống 43 Hình 4.15. Kích thước cây con sau 20 ngày gieo ở nhiệt độ nước xử lý hạt giống từ 18-25°C 43 Hình 4.16. Cây con sau gieo trồng 5 tuần ở 3 nền nhiệt nước xử lý hạt 44 vi
  8. ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là nguồn tài nguyên quý giá. Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng: tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu trình chuyển hóa ôxi và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt, nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước. Với xu hướng phát triển và biến đổi hiện nay, vai trò của rừng đối với Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung trên các lĩnh vực kinh tế, an ninh-quốc phòng, môi trường ngày càng được khẳng định. Là một nước nhiệt đới gió mùa với ¾ diện tích là đồi núi, vai trò của rừng đối với nước ta được thể hiện tích cực trên nhiều phương diện. Với điều kiện tự nhiên đặc biệt và biến đổi tương đối phức tạp, Việt Nam là một nước có đa dạng về loài và sinh cảnh sống cao. Hệ động thực vật nước ta biến đổi theo nhiều hệ sinh thái khác nhau với nhiều loài động thực vật quý hiếm cần được bảo vệ. Để bảo vệ được các loài sinh vật rừng quý hiếm, nước ta đã thành lập nhiều khu rừng đặc dụng có vai trò lớn trong bảo tồn. Trong đó phải kể đến Vườn Quốc Gia Ba Vì. Theo danh mục thực vật đã được thu thập mẫu và kết quả điều tra bổ sung năm 2008, cho tới nay Vườn Quốc gia (VQG) Ba Vì có 1201 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 649 chi và 160 họ. Trong đó có 8 loài đặc hữu như: Thu hải đường Ba Vì (Begonia baviensis), Mỡ Ba Vì (Maglolia baviensis), Cói túi Ba Vì (Carex bavicola), Và nhiều loài cây làm thuốc quý hiếm như Hoa tiên (Asarum maximum), Huyết đằng (Sargentodoxa cuneata), Bát giác liên (Podophyllum tonkiensis), Râu hùm (Tacca chantrieri), Với nhiều tác nhân tác động đến sinh cảnh và số lượng loài, đặt ra vấn đề bảo tồn một số loài và sinh cảnh sống của chúng tại khu vực. 1
  9. Qua khảo sát và điều tra sơ bộ, tôi nhận thấy VQG Ba Vì là vùng phân bố tự nhiên của loài Ngân đằng (Codonopsis celebica) - Một loài thực vật quý hiếm được xếp mức nguy cấp VU (Sách đỏ Việt Nam 2007) và những nghiên cứu về loài còn hạn chế vì vậy tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu bảo tồn loài Ngân đằng (Codonopsis celebica (Blume) Thuan) tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội” 2
  10. CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Trong lịch sử lâu đời, con người đã giành nhiều thời gian để học cách nhận biết và phân loại thực vật phù hợp để sử dụng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Trong số những thứ cần thiết này, việc sử dụng thảo mộc và chiết xuất từ thảo dược cho khả năng chữa bệnh được con người rất chú trọng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 70% dân số thế giới dựa vào cây trồng để chăm sóc sức khoẻ ban đầu của họ và khoảng 35.000 đến 70.000 loài đã được sử dụng làm thuốc trị liệu, tương ứng với 14-28% trong số 250.000 loài thực vật được ước tính có khả năng chữa bệnh trên khắp thế giới, và tương đương với 35-70% của tất cả các loài được sử dụng trên toàn thế giới. Trong thị trường toàn cầu hiện nay, hơn 50 loại thuốc chính có nguồn gốc từ cây nhiệt đới. Khoảng 250.000 loài thực vật bậc cao trên thế giới, chỉ có 17% đã được nghiên cứu khoa học về tiềm năng y tế. Y học Trung Quốc cũng hình thành và phát triển rất sớm. Nhiều tác phẩm nổi tiếng như Thần nông bản thảo, Hoàng đế nội kinh. Năm 1977 trong cuốn “Từ điển bách khoa về các phương thuốc cổ truyền Trung Quốc” thống kê 5.757 mục từ, đa số là thảo mộc. Cuốn sách "Cây thuốc Trung Quốc" xuất bản năm 1985 đã liệt kê hầu hết các loài cây cỏ chữa bệnh có ở Trung Quốc từ trước tới nay. Thầy thuốc người Hy Lạp Pedanius Dioscoride một bác sĩ, nhà dược học, nhà thực vật học. Ông là tác giả của bách khoa toàn thư về y học thảo dược và các chất có liên quan đã thống kê có 600 loài thảo mộc. Nicholas Culpeper xuất bản cuốn dược thảo “The English Physitian” (1652) và Complete Herbal (1653) trong đó chứa đựng những kiến thức về thảo dược và dược phẩm. Bên cạnh các hoạt động sử dụng các loài cây thuốc, con người cũng có nhiều nghiên cứu bảo tồn và nhân giống các loài cây thuốc trên nhiều nước 3
  11. trên thế giới. Vườn thực vật Missouri (Hoa Kỳ). Được thành lập năm 1859, sứ mệnh của vườn Misssouri là “Khám phá và chia sẻ tri thức về cây thuốc và môi trường để giữ gìn và làm giàu cho cuộc sống”.Vườn là trung tâm nghiên cứu về thực vật và khoa học, giáo dục, nằm biệt lập như một ốc đảo ở thành phố St. Louis, bang Missouri của Hoa Kỳ. Vườn gồm 32 ha khu trưng bày tuyệt đẹp, bao gồm vườn đi dạo Nhật Bản, ngôi nhà cổ từ năm 1850 của Henry Shaw và bộ sưu tập lớn nhất thế giới về các loài lan quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Vườn thực vật Missouri có đội ngũ nhân viên lớn những người có bằng cấp cao tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học và các chương trình bảo tồn ở 35 nước trên thế giới về bảo tồn và phát triển các loài cây có giá trị tiềm năng. Vườn đã có những cam kết rất chặt chẽ về sử dụng có trách nhiệm và bền vững tất cả các nguồn tài nguyên cây cỏ. Vườn cây thuốc Quảng Tây (Trung Quốc). Vườn cây thuốc Quảng Tây được thành lập năm 1959 trên diện tích 202 ha. Đây là vườn cây thuốc lớn nhất ở Trung Quốc, lưu giữ hơn 2.400 loài cây cỏ làm thuốc. Khu vườn được chia thành 7 khu vực trưng bày, bao gồm: Các thảo dược đặc biệt ở Quảng Tây, Y học điều trị, Khu thực vật dưới bóng, Khu cây gỗ, Khu cây cỏ, Khu dây leo và Khu động vật làm thuốc. Vườn cây thuốc Quảng Tây có 141 cán bộ khoa học và kỹ thuật viên, 30 chuyên gia cao cấp và 43 chuyên gia có trình độ. Nhiệm vụ chính của vườn là: Hiện đại hóa thuốc y học cổ truyền; nghiên cứu, trồng trọt cây thuốc; bảo tồn các loài cây thuốc hiếm và bị đe dọa có nguồn gốc từ Quảng Tây; nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, chọn lọc loài/giống có nguồn gốc xuất xứ tốt; hỗ trợ kỹ thuật cho thực hành tốt trồng trọt cây thuốc theo tiêu chuẩn Quảng Tây thông qua nghiên cứu dược liệu. 1.2. Tại Việt Nam Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa với điều kiện tự nhiên đa dạng. Theo ước tính có cơ sở của các nhà khoa học, về thực vật bậc cao có mạch có tới 12.000 loài. Bên cạnh đó còn 800 loài rêu, 600 loài nấm và hơn 4
  12. 2000 loài tảo (Phan Kế Lộc, 1998,; Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997 ). Trong đó có rất nhiều loài đã và đang có triển vọng được sử dụng làm thuốc. Từ thế kỉ XIV- XVIII xuất hiện những danh y như Tuệ Tĩnh với “Hồng nghĩa giác tư y thư” những phương thuốc trong và ngoài nước. Thời Lý Thái Tổ (1429), Phan Phù Tiên xuất bản cuốn “Bản thảo thực vật toàn yếu”; thế kỷ XVI, Lê Quý Đôn trong bộ “Vân đài loại ngữ” (1417) đã sơ bộ phân loại thực vật thành nhiều loại: cây cho hoa, cho quả, cây ngũ cốc, cây rau, cây mộc, cây thảo, cây mọc theo các mùa khác nhau. Sau Lê Quý Đôn, Nguyễn Trữ đã đi sâu hơn, mô tả rất kĩ cây thuốc trong cuốn “Việt Nam thực vật học”. Lê Hữu Trác tức Hải Thượng Lãn Ông (1720-1791) ông đã viết cuốn “Y tông tâm tĩnh” nói về đạo đức y học, vệ sinh phòng bệnh, về chẩn đoán và dược học. Từ năm 1962 Đỗ Tất Lợi lại cho xuất bản bộ “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” gồm 6 tập. Lần tái bản thứ 7 (1995) số cây thuốc của ông nghiên cứu đã lên tới 792 loài và gần đây nhất là tái bản lần thứ 13 (2005). Đây là một số sách có giá trị lớn về khoa học và thực tiễn, kết hợp giữa khoa học dân gian với khoa học hiện đại. Năm 1980, Đỗ Xuân Bích, Bùi Xuân Chương đã giới thiệu 519 loài cây thuốc, trong đó có 150 loài mới phát hiện trong “Sổ tay cây thuốc Việt Nam” Năm 1993 với “Tài Nguyên cây thuốc Việt Nam” cho biết hằng năm có khoảng 300 loài cây thuốc được khai thác sử dụng ở các mức độ khác nhau trong toàn quốc. Võ Văn Chi năm 1976 trong luận văn khoa học của mình, ông đã thống kê 1360 loài cây thuốc thuộc 192 họ trong ngành hạt kín ở miền Bắc. Đến năm 1991, trong một báo cáo tham gia hội thảo Quốc gia về cây thuốc lần thứ II tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã giới thiệu một danh sách các loài cây thuốc Việt Nam có 2280 loài cây thuốc bậc cao có mạch, thuộc 254 họ trong 4 ngành. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu và các tài liệu công bố, năm 1996 ông đã biên soạn và xuất bản “Từ điển cây thuốc Việt Nam”. Có thể nói tài liệu này đã giới thiệu một số lượng lớn nhất và đầy đủ nhất của 5
  13. nước ta cho tới nay. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu thành phần loài cây thuốc của nhiều vùng nước ta đã được thực hiện. Sau nhiều năm điều tra, nghiên cứu tới nay chúng ta đã biết được số lượng các loài thực vật làm thuốc ở Việt Nam lên tới 3948 loài. 1.3. Những nghiên cứu về chi Codonopsis và loài Ngân đằng 1.3.1. Trên thế giới Năm 1789, Jussieu và cộng sự đặt danh pháp khoa học cho họ Hoa chuông là Campanulaceae. Theo Lammers và Thomas năm 2011, Họ Hoa chuông là một họ thực vật trong bộ Cúc (Asterales), bao gồm 2.380 loài thuộc 84 chi. Họ này chủ yếu là cây thân thảo hay cây bụi, ít thấy có cây gỗ nhỏ. Các loài thường có nhựa trắng như sữa, nhưng cũng có loài mà nhựa tiết ra trong suốt hay rất ít. Một vài chi có rễ củ. Họ này phân bố rộng khắp thế giới nhưng tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu. Ở Nam bán cầu thì Nam Phi là khu vực có rất nhiều loài thuộc họ này. Các loài trong họ này không có mặt tại khu vực Sahara, châu Nam Cực và miền bắc Greenland. Theo APG II và APG III, họ này được chia thành 5 phân họ như sau: Campanuloideae, Cyphioideae, Cyphocarpoideae, Lobelioideae, Nemacladoideae. Trong đó chi Condonopsis thuộc phân họ Campanuloideae. Theo hệ thống của Armen Takhtajan, chi Codonopsis nằm trong tông Codonopsideae, thuộc phân họ Cyanathoideae, họ Campanulaceae, bộ Campanulales, phân lớp Asteranae, lớp Magnoliophyta, trong ngành Magnoliophyta. Chi Codonopsis Wall. ex Roxb., thuộc họ Campanulaceae trên thế giới gồm có 60 loài, phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới và ôn đới ấm châu Á như: Trung Quốc, Đài Loan, Mianma, Ấn Độ, Lào, Indonexia, Nhật Bản Ở châu Á, chi Codonopsis có 42 loài phân bố trong đó, Trung Quốc có 40 loài, trong số này có 24 loài đặc hữu. 6
  14. Năm 2007, Tzu-Chao Lin và cộng sự đã xác định trình tự vùng ITS để đánh giá mối quan hệ di truyền của 6 loài thuộc chi Đảng sâm ở Trung Quốc, trong đó có loài Codonopsis celebica. Đồng thời các tác giả cũng đã xây dựng được cây quan hệ di truyền giữa các loài phục vụ công tác phân loại. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngoài các chi thị hình thái và hóa học người ta còn sử dụng chỉ thị ADN để phục vụ công tác phân loại. Feng - Tzu Yeh, Chung - Chuan Chen và các cộng sự ở trường Đại học dược Trung quốc đã nghiên cứu nhân giống loài Codonopsis kawakami Hatata bằng phương pháp nuôi cấy mô từ việc cho hạt nảy mầm trên môi trường nuôi cấy MS có bổ sung đường sucrose. Các chồi được hình thành từ hạt được làm nguyên liệu để tiếp tục nhân sinh khối trên môi trường nuôi cấy MS bổ sung 30g / l sucrose, 1- 2 mg/ 1 BA, 0. 05 mg / 1 NAA and 9g/ l agar. Từ một chổi ban đầu sau 30 ngày nuôi cấy sẽ cho ra số lượng chồi trung bình là 8,2. Sau đó các chồi sẽ chuyển sang môi trường tạo rễ. Sau 45 ngày nuôi cấy số rễ trung bình trên 1 chồi là 28 rễ. Niu Deshui, Shao Qiquan, Zhang Jing đã nhân giống Đảng sâm loài Codonopsis pilosula Nannf. bằng nuôi cấy In vitro thông qua phối vô tính. Kết quả tạo callus vật liệu ban đầu tốt nhất trên môi trường MS có bổ sung 0, 4mg/ l 2,4 - D,2,0 mg / 1 IAA, 0,8mg / 1 Kinetin: Trên môi trường MS bổ sung 2mg/L 6 BA cho kết quả tạo chổi và tái sinh cây tốt nhất. Môi trường thích hợp cho việc tạo rễ là MS bổ sung 0. 2mg / L NAA. Zhang Li - giong Zhou Qiong, Liu Lin, Qu Guo - sheng (2009) đã nhận giống vô tính In vitro loài Codonopsis tsinlinggensis từ đoạn thân. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra ở điều kiện cường độ ánh sáng 1600 lux và nhiệt độ 25°C với môi trường nuôi cấy ban đầu là MS bổ sung 2, 4- D 0, 5 mg/ 1, sucrose 20 g / l, agar 8g /l và môi trường MS bổ sung BA 2, 0 mg/ 1, IAA 1, 0 mg/ l, sucrose 20 g/ l, agar 8g/ l các đoạn thân sẽ cảm ứng tạo callus và chồi. Các chổi được nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung BA 1, 5 mg/ 1, NAA 0, 1 mg / L, sucrose 30g / l, agar 8g / 1 hoặc môi trường MS bổ sung IBA 1, 0 7
  15. mg/ 1, sucrose 30 g/ l, agar 8 g / 1 để tạo thành cây con. Bên cạnh nhân giống Đảng sâm bằng nuôi cấy mô, nhân giống từ hạt là một trong những phương pháp phổ biến hiện nay trên thế giới. Trong nhân giống hữu tính, hạt giống loài Codonopsis tangshen cho kết quả nảy mầm cao nhất trong điều kiện nhiệt độ 25°C, với ánh sáng và giá thể được bổ sung Gibberellin (Sun và cộng sự, 2008). Kết quả thử nghiệm trên đồng ruộng của tác giả Huang P. (1999) đã chi ra trong điều kiện canh tác, năng suất và đường kính củ trung bình loài Codonopsis pilosula có mối tương quan thuận với bón phân Nở mức cao. Ảnh hưởng của 3 loại phân bón chính lên năng suất và đường kính củ là K > P > N. Lượng phân bón, P và K tính cho 1 ha là 155 kg, 250 kg và 60 kg tương ứng tỷ lệ 1: 1, 6: 0,4 cho năng suất đạt cao. Nhiều công trình nghiên cứu hiện đại của nhiều tác giả trên thế giới tập trung nghiên cứu về thành phần hóa học, tác dụng dược lý của cây Đảng sâm. Nghiên cứu đã chỉ ra thành phần polysaccharide của rễ cây Đảng sâm tác động đến hệ miễn dịch của cơ thể (Wang ZT, Ng TB, Yeung HW, Xu G, 1996). Chất chiết của loài Condopsis pilosula có tác dụng bảo vệ và làm lành. 1.3.2. Ở Việt Nam Theo Phạm Hoàng Hộ, chi Codonopsis Wall. ex Roxb., có 2 loài, phân bố chủ yếu ở Sa Pa (Lào Cai), Ba Vì (Hà Nội), Kon Tum, và Bạch Mã (Huế). Chi Codonopsis Blume có 44 loài trên thế giới, phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới và ôn đới ẩm châu Á và châu Âu. Năm 1999, Nguyễn Tập và cộng sự công bố ở Việt Nam có 3 - 4 loài, trong đó một loài là cây nhập nội, các loài còn lại là cây mọc tự nhiên. Theo Nguyễn Tập, Ngân đằng có tên khác là Ngân đằng đứng, Cang cây (H'Mông). Mai Thị Mỹ Liên đã tiến hành nghiên cứu nhân giống Đảng sâm (Codonopsis pilosula (Franch) Nani) bằng con đường nuôi cấy mô tế bào thực vật. 8
  16. Nguyễn Thới Nhâm, Ngô Thị Ngọc Anh (1981) đã nghiên cứu xác định sơ bộ thành phần hóa học củ Đảng sâm mọc hoang dại ở Gia Lai, Kon Tum. Nguyễn Thị Thanh Nga (2012) đã tiến hành đánh giá tính đa dạng di truyền một số loài Codonopsis ở Việt Nam bằng kỹ thuật mã vạch ADN. Kết quả nghiên cứu đã góp phần xác định các mã vạch có thể phân biệt được các loài thuộc chi Codonopsis bằng cách kết hợp giữa phương pháp phân loại hình thái truyền thống với phương pháp phân tích trình tự ADN của một gen mã. Căn cứ vào Danh lục các loài thực vật Việt Nam tập III, 2005 và Sách Đỏ Việt Nam, 2007, chúng tôi sử dụng tên khoa học của loài Ngân đằng trong nghiên cứu này là Codonopsis celebica (Blume) Thuan, thuộc họ Hoa chuông (Campanulaceae). Theo Sách Đỏ Việt Nam, 2007, Ngân đằng là cây bụi nhỏ, cao 0,5 - 1,0m; có rễ củ; phân cành nhiều, thường, có màu nâu tím nhạt, nhẵn. Lá có cuống ngắn, mọc đối; phiến lá hình thuôn dài, 2 đầu nhọn, đầu lá có mũi nhọn hơi cong xuống; kích thước lá 4,5 -10 x 2- 3,5cm; mép lá khía răng cưa nhọn; gân phụ 5-6 đôi, lõm ở mặt trên và nổi ở mặt dưới. Hoa đơn độc, màu phớt hồng, mọc ở kẽ lá; Có cuống dài 1 - 2cm, màu tím nhạt. Lá bắc 2, hình chỉ; đài 5 răng hình tam giác thuôn dài; tràng hoa chia 5 thùy hình tam giác, dài tới 1cm. Nhị 5; bầu hạ, đầu nhụy ngắn thường có 5 thùy. Quả hình cầu, hơi dẹt, đường kính 1 - 1,5cm, có đài tồn tại; khi chín màu tím đen. Hạt nhỏ, nhiều. Mùa hoa tháng 8 – 9, quả tháng 9-11. Rễ củ dùng làm thuốc bổ, làm men rượu. Lá non làm rau ăn; quả chín ăn được. Cây có phân bố tự nhiên tại Hà Giang; Lào Cai; Vĩnh Phúc; Quảng Nam; KonTum; Thừa Thiên- Huế và Hà Tây (Ba Vì) Cây ưa ẩm, hơi chịu bóng, thường mọc ở ven rừng, ven đường đi trong rừng kín thường xanh; độ cao 800m -1.600m, thường sống gần nguồn nước. Cây mọc ở vùng núi cao phía bắc (Hà Giang, Lào Cai) có hiện tượng rụng lá hoặc bán tàn lụi vào mùa đông. Ngân đằng ra hoa quả hàng năm, tái sinh tự 9
  17. nhiên chủ yếu bằng hạt. Phần gốc, thân và cành con sau khi chặt phát vẫn có khả năng tái sinh. Hiện trạng Cây ít dược khai thác, nhưng lại bị tàn phá do mở rộng diện tích nương rẫy (Hà Giang, Quảng Nam, Kon Tum). Đã được bổ sung vào Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (2001, 2006), nhằm khuyến cáo bảo vệ. Ngân đằng là nguồn gen tương đối hiếm đối với Việt Nam. Kích thước quần thể nhỏ, có thể bị rủi ro. Với chiều hướng suy giảm số lượng cá thể trong quần thể hiện nay, loài đã có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) với phân hạng mức nguy cấp VU – Sẽ nguy cấp. Hiện nay, tại Việt Nam nói chung và Vườn Quốc gia Ba Vì nói riêng, các nghiên cứu chuyên sâu để bảo tồn loài Ngân đằng là hầu như chưa có. Do vậy chúng tôi đã thực hiện “Nghiên cứu bảo tồn loài Ngân đằng (Codonopsis celebica (Blume) Thuan) tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội”, với mục tiêu cung cấp một số thông tin cơ sở cho bảo tồn và phát triển bền vững loài Ngân đằng tại Việt Nam. 10
  18. CHƯƠNG II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu 2.1.1. Mục tiêu chung Xác định được một số thông tin khoa học làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn loài Ngân đằng (Codonopsis celebica) tại VQG Ba Vì. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể Xác định được hiện trạng phân bố, đặc tính sinh học, sinh thái học của loài Ngân đằng (Codonopsis celebica) tại VQG Ba Vì Đề xuất được giải pháp bảo tồn loài Ngân đằng cho khu vực nghiên cứu 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Quần thể Ngân đằng (Codonopsis celebica (Blume) Thuan) tại Vườn Quốc gia Ba Vì. Phạm vi nghiên cứu: Thực hiện trên các tuyến và Ô tiêu chuẩn tại VQG Ba Vì trong thời gian từ tháng 11/2019 đến tháng 5 năm 2020. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Đặc điểm phân bố của loài tại khu vực nghiên cứu; - Một số đặc tính sinh học và sinh thái học của loài Ngân đằng; - Các tác động có ảnh hưởng đến phân bố và sinh trưởng của loài; - Thử nghiệm nhân giống loài Ngân đằng bằng hạt; - Đề xuất các giải pháp bảo tồn loài Ngân đằng tại VQG Ba Vì 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu Thu thập các tài liệu liên quan đến các loài thực vật nguy cấp quý hiếm như danh mục các loài trong sách đỏ Việt Nam, Nghị định 06, CITES, Danh mục đỏ của IUCN 2020 Kế thừa có chọn lọc những tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn, đất đai, địa hình, tài nguyên rừng.Những thông tin, tư liệu về điều kiện kinh tế - xã hội: dân số, lao động, thành phần dân tộc, tập quán canh tác. 11
  19. Những kết quả nghiên cứu, những văn bản liên quan có liên quan đến các loài thực vật quý hiếm và các giải pháp bảo tổn thực vật quý hiếm ở Việt Nam và trên thế giới. 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm phân bố loài Dụng cụ phục vụ nghiên cứu: 01 GPS; Bản đồ khu vực; Thước dây 40m; Thước dây 1.5m; Bảng biểu; Túi bảo quản mẫu; Etyket, bút chì, thước kẻ, Thiết lập các tuyến điều tra căn cứ vào bản đồ hiện trạng rừng khu vực, hiện trạng rừng thực tiễn, điều kiện địa hình tôi xác lập 03 tuyến điều tra. Trên các tuyến điều tra ghi nhận vị trí phân bố của loài và hình ảnh kèm theo. Kết quả điều tra trên tuyến được ghi lại theo mẫu biểu 01. Mẫu biểu 01: Điều tra phân bố của loài Ngân đằng theo tuyến Số hiệu tuyến: Ngày điều tra: Người điều tra: Địa điểm: Điểm đầu tuyến: Điểm cuối tuyến: Độ Sinh Sinh Vật Ghi Stt cây Tọa độ Htb Dgốc cao cảnh trưởng hậu chú 1 2 Thông tin cụ thể 3 tuyến điều tra trong nghiên cứu trong bảng 2.1 và hình 2.1. 12
  20. Bảng 2.1. Thông tin tuyến điều tra Ngân đằng tại VQG Ba Vì Kí Độ cao Độ cao Tọa độ đầu Tọa độ cuối Độ dài Ghi hiệu điểm điểm tuyến tuyến tuyến chú tuyến đầu cuối N21° N21°05.157' 04.823' Cost 01 366 m 417 m 1,5 km E105°22.501' E105°22.194 400 ' N21° N21° 04.810' 04.573' Cost 02 420 m 654 m 2 km E105° 22.180' E105°21.791 600 ' N21° N21° 04.578' 04.534' Cost 03 655 m 708 m 1,3 km E105° 21.788' E105° 800 21.911' Hình 2.1. Sơ đồ tuyến điều tra loài Ngân đằng tại Vườn quốc gia Ba Vì 13
  21. 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài Ngân đằng 2.4.3.1 Điều tra, thu thập số liệu trong OTC điển hình Điều tra trong OTC tiến hành hoạt động điều tra thực địa theo tuyến theo 3 tuyến với 10 OTC, xác định vị trí lập OTC với diện tích 1000m² (25mx40m). OTC lập dựa trên nguyên tắc: OTC phải được đặt ở những vị trí tính chất đại diện cao nhất và có phân bố của loài Ngân đằng. Trên mỗi tuyến điều tra có sự phân bố tự nhiên của loài tiến hành lập 2 OTC trên mỗi tuyến. Trong các OTC tiến hành điều tra các chỉ số về tầng cây cao, tầng cây tái sinh và tầng cây bụi thảm tươi. Tiến hành điều tra tầng cây cao với các chỉ số:Đường kính tại chiều cao 1.3m (D1.3), chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc), đường kính tán (Dt), sinh trưởng (tốt, trung bình, xấu). Trong đó D1.3 được đo gián tiếp thông qua chu vi, chiều cao được đo bằng thước brunay, sinh trưởng điều tra theo phương pháp mục trắc. Kết quả điều tra được ghi lại theo mẫu biểu 02. Mẫu biểu 02: Biểu điều tra tầng cây cao OTC số: Tọa độ OTC: Độ cao OTC: Độ dốc OTC: Ngày điều tra: Người điều tra: . Tên Sinh Ghi STT D1.3 Hvn Hdc Dt loài trưởng chú 1 Điều tra tầng cây tái sinh Trong mỗi OTC tiến hành lập 5 ô dạng bản (ODB), mỗi OTC có diện tích 9m² (3m x 3m). Vị trí ODB được lập theo sơ đồ 2.1. Trong mỗi ODB tiến hành điều tra thành phần loài, chiều cao cây, phẩm chất và nguồn gốc tái sinh. Kết quả điều tra ghi lại theo mẫu biểu 03. 14
  22. 11 2 1 1 5 1 1 1 3 4 1 Sơ1 đồ 2.1: Vị trí ODB trong OTC 1 Mẫu biểu 03: Điều tra tầng cây tái sinh OTC số: Địa điểm: Người điều tra: Phẩm Cấp chiều cao Nguồn gốc chất ODB STT Tên cây H 100 Hạt chồi 0cm 100cm cm 1 Điều tra tầng cây bụi, thảm tươi Trong các ODB đã lập tiến hành điều tra tầng thảm tươi cây bụi theo các chỉ số: loài cây, số bụi hoặc số cây, độ che phủ (%), chiều cao trung bình của bụi. Kết quả điều tra được ghi lại theo biểu 04. Mẫu biểu 04: Biểu điều tra tầng cây bụi thảm tươi OTC số: Địa điểm: Người điều tra: Chiều cao Tên Số Độ che Ghi STT trung ODB loài cây,bụi phủ chú bình 2.4.3.2. Phương pháp thu mẫu và tiến hành mô tả Quan sát và mô tả: - Hình thái thân cây: Màu sắc cách phân cành trên thân -Hình thái lá cây: Cách mọc, mép lá, kiểu lá, cuống lá và kích thước lá. - Hình thái hoa, quả, hạt 15
  23. Ghi nhận lại các đặc điểm của loài bằng hình ảnh trực quan. Từ đó tiến hành mô tả và so sánh với hình ảnh thực tiễn. 2.4.3.3. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp. Xây dựng bản đồ tuyến điều tra Sử dụng phần mềm Base camp, Arc map để xây dựng bản đồ tuyến điều tra và vị trí các OTC có phân bố tự nhiên của loài. Xử lý số liệu trong OTC Tiến hành tính toán mật độ cây trung bình trong OTC, từ đó tính được mật độ trung bình của khu vực trong tầng cây cao, tầng cây tái sinh. â Notc ∗ 10⁴ ậ푡 độ ( ) = ℎ Sotc Trong đó NOTC: Số cây trong OTC SOTC: Diện tích OTC Xây dựng công thức tổ thành theo loài cho tầng cây cao và tầng cây tái sinh trong các OTC theo số cây. Muốn xây dựng công thức tổ thành cần tính được hệ số tổ thành loài và lựa chọn được loài tham gia trực tiếp vào công thức tổ thành. Ni Hệ số tổ thành của loài 푛𝑖 = 10 Trong đó Ni: Số cá thể của Notc loài i trong OTC Loài được tham gia trực tiếp và công thức tổ thành phải có Ni ≥ Ntb Notc Trong đó Ntb = Số loài xuất hiện trong OTC Những loài có Ni < Ntb thi khi viết vào công thức tổ thành sẽ được gộp chung và ghi vào công thức là loài khác, hệ số tổ thành cũng được cộng dồn và viết sau cùng. 푖 Khi đó công thức tổ thành sẽ có dạng: ∑ =0 푛𝑖 𝑖 16
  24. Tính toán các chỉ tiêu sinh trưởng của tầng cây cao trong các OTC từ đó tính chỉ tiêu sinh trưởng trung bình như đường kính trung bình (D1.3tb); chiều cao vút ngọn trung bình (Hvntb); chiều cao dưới tán trung bình(Hdctb), đường kính tán trung bình (Dt). 2.4.4. Phương pháp nghiên cứu các tác động đến loài Ngân đằng Trên các tuyến điều tra tiến hành ghi nhận các tác động có ảnh hưởng đến phân bố của loài Ngân đằng. Kết quả được ghi lại theo mẫu biểu 05. Mẫu biểu 05: Điều tra các tác động của loài theo tuyến Số hiệu tuyến: Ngày điều tra: Điểm đầu tuyến: .Điểm cuối tuyến: Hướng tác động Tọa độ Độ cao Tác động Ghi chú Tích cực Tiêu cực 2.4.5. Thử nghiệm nhân giống loài Ngân đằng bằng hạt Tại khu vực nghiên cứu, trong tháng 12, tiến hành thu hái các quả Ngân đằng đã chín. Lựa chọn những quả đã chín có màu tím đến tím đen. Sau khi thu hái, quả chín được phơi khô. Sau đó chà sát quả khô để lấy hạt giống. Hạt có kích thước rất nhỏ, sau khi được tách khỏi quả cần được phơi khô. Bảo quản hạt ở nhiệt độ phòng và độ ẩm thấp để đảm bảo tỉ lệ nảy mầm của hạt. Thời gian thí nghiệm xử lý và gieo hạt được tiến hành trong tháng 02/2020 tại trường Đai học Lâm nghiệp. Hạt trước khi gieo, được ngâm trong nước khoảng 30 phút, ở 3 mức nhiệt độ nước khác nhau: Nhiệt độ 8-15°C Nhiệt độ 18-25°C Nhiệt độ 30-38°C Sau khi ngâm nước, tiến hành gieo hạt vào bầu. Đất ruột bầu sử dụng đất thu thập dưới tán rừng Keo, Thông ở khu vực Núi Luốt của Trường Đại học Lâm nghiệp. Mỗi bầu gieo 10- 15 hạt. Lớp đất mịn lấp trên hạt dày 17
  25. khoảng 3-5mm. Do cây mầm mới mọc có kích thước nhỏ, yếu, nếu lớp đất mặt dày thì hạt khó nảy mầm. Khu vực bố trí thí nghiệm được đặt trong phòng. Hàng ngày quan sát và tưới nước cho các bầu bố trí thí nghiệm. Theo dõi tỉ lệ nảy mầm, sống sót của cây con. Theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của cây con theo thời gian và nền nhiệt nước ban đầu để xử lý hạt giống. Kết quả được ghi lại theo mẫu biểu 06. Mẫu biểu 06: Kết quả thí nghiệm nhân giống Nhiệt độ Số hạt Số hạt Tỉ lệ Số cây con Tỉ lệ Ghi nước xử đem nảy mầm nảy còn sống sau sống chú lý hạt gieo sau 20 mầm 5 tuần ban đầu ngày 8-15°C 18-25°C 30-38°C Trong đó: Tỉ lệ nảy mầm= số hạt nảy mầm sau 20 ngày/ số hạt đem gieo Tỉ lệ sống= Số cây con còn sống sau 5 tuần/ Số hạt nảy sau 20 ngày Từ đó kết luận sơ bộ được nhiệt độ nước xử lý hạt ban đầu thích hợp cho nhân giống và phát triển loài Ngân đằng. 2.4.6. Đề xuất giải pháp bảo tồn loài tại VQG Ba Vì Căn cứ vào kết quả điều tra thực tiễn các tác động có ảnh hưởng đến phân bố của loài tại khu vực để đề xuất một số giải pháp bảo tồn. Phân tích được những điểm thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn loài. Dựa trên các văn bản pháp quy, chính sách của nhà nước, hướng phát triển của địa phương để đưa ra được giải pháp bảo tồn loài tối ưu và hiệu quả nhất. 18
  26. CHƯƠNG III ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Vị trí địa lý  Vườn quốc gia Ba Vì có tọa độ địa lý: Từ 20°55′ – 21°07′ Vĩ độ Bắc Từ 105°18′ – 105°30′ Kinh độ Đông. Vườn quốc gia Ba Vì nằm trên địa bàn 5 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai Thành phố Hà Nội, huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình, cách thủ đô Hà Nội 60Km theo đường Quốc lộ 21A, 87.  Ranh giới tiếp giáp: – Phía Bắc giáp các xã Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh thuộc huyện Ba Vì – TP Hà Nội. – Phía Nam giáp xã Phúc Tiến, Dân Hòa thuộc huyện Kỳ Sơn, xã Lâm Sơn thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình. – Phía Đông giáp các xã Vân Hòa, Yên Bài thuộc huyện Ba Vì, xã Yên Quang thuộc huyện Lương Sơn, các xã Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân thuộc huyện Thạch Thất, xã Đông Xuân thuộc huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội. – Phía Tây giáp các xã Khánh Thượng, Minh Quang huyện Ba Vì, Hà Nội, và xã Phú Minh huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.  Vườn Quốc gia Ba Vì được chia làm 3 phân khu chức năng: – Phân khu Bảo tồn nghiêm ngặt – Phân khu phục hồi sinh thái – Phân khu dịch vụ hành chính. 19
  27. 3.1.2. Địa hình Ba Vì là vùng núi trung bình và núi thấp, đồi núi tiếp giáp với vùng bán sơn địa, vùng này trông như một dải núi nổi lên giữa đồng bằng chỉ cách hợp lưu sông Đà và Sông Hồng 20Km về phía Nam. Trong Vườn quốc gia Ba Vì có một số đỉnh núi có độ cao trên 1000m như Đỉnh Vua (1296m), đỉnh Tản Viên (1227m), đỉnh Ngọc Hoa (1131m), đỉnh Viên Nam (1081m) và một số đỉnh thấp hơn như đỉnh Hang Hùm 776m, đỉnh Gia Dê 714m Dãy núi Ba Vì gồm hai dải dông chính. Dải dông thứ nhất chạy theo hướng Đông – Tây từ suối Ổi đến cầu Lặt qua đỉnh Tản Viên và đỉnh Hang Hùm dài 9km. Dải dông thứ 2 chạy theo hướng Tây – Bắc – Đông – Nam từ Yên Sơn qua đỉnh Tản Viên đến núi Quýt dài 11km, sau đó dải này chạy tiếp sang Viên Nam tới dốc Kẽm (Hòa Bình). Ba Vì là một vùng núi có độ dốc khá lớn, sườn phía Tây đổ xuống sông Đà, dốc hơn so với sườn Tây bắc và Đông Nam, độ dốc trung bình khu vực là 25°, càng lên cao độ dốc càng tăng, từ độ cao 400m trở lên, độ dốc trung bình là 35°, và có vách đá lộ, nên việc đi lại trong Vườn là không thuận lợi. 3.1.3. Khí hậu thủy văn Khu vực Vườn quốc gia Ba Vì có khí hậu phong phú và đa dạng, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố sinh khí hậu đặc thù. Nằm ở vĩ độ 21 độ Bắc, chịu tác động của cơ chế gió mùa. Tác động phối hợp của vĩ độ và gió mùa tạo nên loại khí hậu nhiệt đới ẩm với một mùa đông khô lạnh. Chế độ nhiệt Phân bố nhiệt trung bình năm ở các vùng thấp dưới 100m khoảng 23°C- 23,5°C, tương ứng với tổng nhiệt 8300°C- 8400°C. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm 0,55°C. Ở độ cao 500m nhiệt độ trung bình là 20°C còn ở 100m là 18°C. Sự biến đổi nhiệt đi kèm với sự biến đối khí hậu từ nóng ẩm ở dưới thấp lên khô lạnh ở trên 500m. Biến đổi nhiệt độ theo mùa trong năm khá cao, khoảng 12 độ. Mùa lạnh ở vùng chân núi kéo dài từ tháng 11 đến giữa tháng 20
  28. 3, còn lại là mùa nóng. Tháng nóng nhất nhiệt độ lên tới 28 đến 29°C, tháng mùa lạnh nhiệt độ trung bình 16 đến 16,5°C. Ở vùng núi cao trên 100 m nhiệt độ trung bình tháng không vượt quá 32°C. Dao động nhiệt ngày đêm có biển độ khá lớn khoảng 8°C. Lượng mưa trung bình hằng năm tương đối cao và không đồng đều. Ở vùng núi cao và sườn đồng có lượng mưa 2000 đến 2400mm trên năm. Ở vùng xung quanh núi từ 1600 đến 2000mm trên năm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, lượng mưa tháng 6 trong mùa mưa chiếm 80% lượng mưa cả năm. Mưa lớn tập trung vào tháng 7, 8, 9. Khả năng bốc hơi khoảng 1000 đến 1200 mm trên năm. Các yếu tố khí hậu khác bức xạ hằng năm từ 120 đến 130 Kcal, thấp hơn so với các vùng khác cùng vĩ độ. Tốc gió vùng núi khuất tương đối yếu, trung bình 1- 2 m trên giây độ ầm trung bình tháng 80 đến 90 %. 3.1.4. Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất Các loại đất chính trong khu vực gồm các loại đất phát triển trên đá khác nhau: đất feralit màu vàng, đất bazan màu nâu đỏ. Đất phù xa không được bồi có thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha hoặc thịt nhẹ; đất thung lũng; đất lầy có thành phần cơ giới là thịt nặng trong các trũng gập nước; - Đất Feralit mùn vàng nhạt: Phân bố ở đai cao 700m trở lên, phát triển trên đá macma kiềm và trung tính. Đất có màu vàng nhạt, tầng mùn khá dày, tầng đất mỏng đến trung bình. Quá trình Feralit kém điển hình đồng thời quá trình mùn hoá tương đối mạnh là do quy luật đai cao (chế độ núi trung bình). - Đất Feralit đỏ vàng: Phân bố ở độ cao dưới 700m, phát triển trên đá macma kiềm, trung tính, và các loại đá khác. Đất có màu vàng, đỏ, nâu, màu sắc tương đối rực rỡ, tầng mùn mỏng, tầng đất mỏng đến dày. Tái sinh cây gỗ khá phổ biến. Đất ở đây có khả năng phù hợp với nhiều loài cây trồng lâm nghiệp. 21
  29. - Tổ hợp đất thung lũng bao gồm đất phù sa mới, phù sa cũ, đất sườn tích, lũ tích, sản phẩm hỗn hợp, phù hợp với canh tác nông nghiệp. Tài nguyên thực vật Thảm thực vật được chia ra 3 kiểu rừng: rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm cận nhiệt đới, rừng kín thường xanh hỗn hợp cây lá rộng và cây lá kim cận nhiệt đới núi thấp và rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp hiện chỉ còn kiểu phụ rừng thưa nhiệt đới, rừng tre nửa và rừng phục hồi. Hệ thực vật Ba Vì có khoảng trên 2000 loài thực vật. Nhiều loài cây quý hiếm như Bách xanh, Thông tre, Sến mật, Giổi lá bạc, Các loài thực vật nguy cấp, quí hiếm: có 34 loài nằm trong danh lục đỏ (Red List), điển hình là Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Sến mật (Madhuca pasquieri), Phỉ ba mũi (Cephalotaxus manii) Thực vật đặc hữu và mang tên Ba Vì điển hình như Mua ba vì (Allomorphia baviensis), Thu hải đường ba vì (Begonia baviensis), Xương cá ba vì (Tabernaemontana baviensis) Cây có giá trị sử dụng gỗ: có 185 loài, Thực vật cây thuốc: có tới 668 loài thuộc 158 họ, 441 chi chữa 33 loại bệnh và chứng bệnh khác nhau, trong đó có nhiều loài thuốc quý như: Hoa tiên (Asarum maximum), Huyết đằng (Sargentodoxa cuneata), Bát giác liên (Podophyllum tonkiensis), Râu hùm (Tacca chantrieri), Hoằng đằng (Fibraurea tinctoria) Về tre, nứa trong rừng tự nhiên có 9 loài phân bố ở độ cao dưới 800m, Giang ở độ cao 1.100m, ở độ cao hơn có Sặt Ba Vì mọc thành từng vạt trên đỉnh núi, khu vực đỉnh Vua, Tản Viên, Ngọc Hoa. Hiện nay, Vườn đã sưu tập thêm 117 loài tre trúc, nằm ở độ cao dưới 400m. Vườn Xương rồng cũng đã thu thập được trên 1.000 loài, làm tăng tính phong phú và đa dạng loài, rất có giá trị về nghiên cứu khoa học và thăm quan thắng cảnh. Tài nguyên động vật. Năm 2001 theo thống kê có 45 loài thú, 115 loài chim, 11 loài bọ sát, 15 loài lưỡng cư, 87 loài côn trùng, 8 loài sinh vật thủy sinh. Nhóm động vật 22
  30. quí hiếm ở VQG Ba Vì có 66 loài, phần lớn là loài ĐVR nhỏ, hoặc trung bình. Các loài quý hiếm như Cầy vằn (Chrotogale owstoni), Cầy mực (Artictis binturong), Cầy gấm (Prionodon pardicolor); Beo lửa (Felis temmincki), Sơn Dương (Capricornis sumatraensis), Sóc bay (Petaurista petaurista) Gà lụi trắng (Lophura nycthemera), Yểng quạ (Eurystomus orientalis), Khướu bạc má (Garrulax chinensis) và các loài đặc hữu hẹp hiện có ở VQG Ba Vì. Tài nguyên khoáng sản. Khu vực vườn Quốc gia Ba Vì có khoáng sản phong phú. Tuy nhiên hầu hết và các điểm quặng không có giá trị công nghiệp hoặc có trữ lượng nhỏ. Một số mỏ khoáng điển hình được khai thác trong vùng: sét Kaolin, cát và vật liệu xây dựng. 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì 3.5.1. Dân cư Khu vực cấm của vườn quốc gia hầu như không có dân sống tập trung, nhưng ở 7 xã vùng đệm có mật độ dân số tương đối cao thuộc dân tộc Kinh, Mường, Dao. Tổng số dân là 46.547 người trong đó có 10.125 hộ. Nhìn chung đời sống còn nhiều khó khăn, kinh tế khu vực chưa phát triển. Tổng số lao động trong vùng có 51.568 người; trong đó lao động nông nghiệp 46.562 người, chiếm chủ yếu trong cơ cấu lao động ở địa phương. Số lao động làm các ngành nghề khác là 497 người, chiếm hơn 1%. Việc đa dạng ngành nghề ở vùng nông thôn chưa được chú trọng. 3.5.2. Kinh tế Hoạt động kinh tế của cư dân vùng đệm chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước và hoa màu, một số trồng rừng và cây ăn quả. Ngoài ra họ còn tham gia khai thác cây thuốc, gỗ củi và một số nguồn tài nguyên tự nhiên khác. Ngoài ra việc chăn nuôi bò sữa, bò thịt, dê đang rất phát triển. Bên cạnh đó các hoạt động du lịch đang phát triển rất mạnh mẽ. Các địa điểm du lịch nổi tiếng là Khoang Xanh, Đồng Mô, Ao Vua 23
  31. Sản xuất lương thực: Năng suất lúa 2 vụ của các xã trong vùng đạt trung bình 4,55 tấn/ha/năm. Bình quân mỗi năm đạt trên 20 ngàn tấn. Năm 2007 đạt 27.680,02 tấn. Tuy nhiên, sản lượng lương thực không đủ tiêu dùng tại chỗ mà nhiều địa phương vẫn phải mua từ bên ngoài vào. Chăn nuôi: Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng thứ 2 sau trồng trọt. Ngoài việc cung cấp sức kéo, trâu bò còn cung cấp phân bón phục vụ cho sản xuất, góp phần tăng năng xuất cây trồng, cung cấp thực phẩm tại chỗ. Tuy nhiên, việc phát triển chăn nuôi trong vùng gặp nhiều khó khăn do diện tích chăn thả ngày càng thu hẹp. Công tác bảo vệ, trồng rừng + Trồng rừng: Thực hiện chương trình 327; 661. Chỉ riêng năm 2006 đã trồng 279 ha, năm 2007 trồng 410 ha ở 4 xã: Dân Hoà, Phúc Tiến, Yên Quang, Yên Trung. Loài cây trồng chủ yếu là cây Lát, Thông, Sa Mộc, Dẻ và cây phụ trợ là Keo, rừng phát triển khá tốt. + Bảo vệ rừng: Bà con địa phương đã nhận khoán bảo vệ rừng do Vườn giao khoán bảo vệ là 3.350 ha, với 97 hộ dân ở các xã. Kết quả kiểm tra cuối năm 2007 cho thấy các hộ nhận khoán đã bảo vệ tốt diện tích được giao. Khai thác rừng tại vùng Đệm: khai thác chủ yếu từ rừng trồng Keo, Bạch đàn trong các vườn hộ. Sản lượng khai thác năm 2007 khoảng 100.000 cây Luồng và 5.000 khối gỗ Keo. Khai thác nguồn lâm sản ngoài gỗ đặc biệt là cây thuốc trong rừng tự nhiên: Hiện nay, tại các bản Yên Sơn và Bản Hợp Nhất thuộc xã Ba Vì, nhiều hộ gia đình người Dao có nghề thuốc cổ truyền. Hầu hết cây thuốc được lấy từ rừng tự nhiên trên Núi Ba Vì (vùng Lõi). Việc khai thác quá mức và thiếu kiểm soát đã làm giảm mạnh về số lượng và chất lượng của nhiều loài cây thuốc quý chữa các bệnh xương khớp, bệnh gan, thận, các bệnh phụ nữ Đây thực sự là điều cảnh báo, nếu Vườn và địa phương không kiểm soát chặt chẽ hoặc không có phương án quy hoạch bảo vệ và nhân giống thì một số loài cây thuốc quý có nguy cơ không còn. 24
  32. Canh tác nương rẫy: Nhiều nương rẫy nơi tập trung, nơi xen kẽ hiện đang được bà con ở các xã Khánh thượng, Minh Quang, Ba Vì, Ba Trại canh tác cũng nằm trong phân khu phục hồi sinh thái. Tuy nhiên, diện tích này được người dân canh tác từ lâu đời. Canh tác chủ yếu trồng cây sắn, một số diện tích trồng luân canh. Nhìn chung, năng suất ngày càng giảm dần do đất bạc mầu rửa trôi. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp: Trên địa bàn vùng Đệm có 8 cơ sở sản xuất, quy mô của các cơ sở nhỏ (số lao động trong các cơ sở này từ 50 – 160 người) lực lượng lao động là người địa phương. Cơ sở sản xuất thủ công, dịch vụ thương mại chủ yếu do gia đình tự làm. 3.5.3. Giao thông vận tải Khu vực vườn quốc gia Ba Vì và thị xã Sơn Tây có hệ thống giao thông thuận lợi với nhiều vùng. Từ trung tâm vườn Quốc gia có đường rải nhựa tới thị xã Tây và từ đấy đi tới Hà Nội. Từ vườn Quốc gia có thể đi tới các tỉnh của miền Bắc thông qua hệ thống đường thủy sông Đà, sông Hồng như: Phú Thọ, Hòa Bình, Thái Bình 2.3.4. Giáo dục, văn hóa, du lịch. - Giáo dục: Nền giáo dục tại khu vực chưa được phát triển do đời sống kinh tế còn thấp, nhiều phong tục lạc hậu, hoạt động kinh tế chủ yếu là nền nông nghiệp. Tuy nhiên khu vực có nhiều cơ sở giáo dục như: Trường Sĩ quan Phòng hóa, Sĩ quan Lục quân. Nhiều cơ sở nghiên cứu: Viện Chăn nuôi, Viện nguyên Sinh vật -Văn hóa: Khu vực có nhiều tiềm năng phát triển văn hóa đa dạng và phong phú. Đây là vùng có thể kết hợp nền văn hóa truyền thống và hiện đại việc phát huy sức mạnh tổng hợp của văn hóa phục vụ phát triển kinh tế. -Du lịch: Hoạt động du lịch tại khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Các loại hình du lịch có thể phát triển ở khu vực gồm: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ ngơi. 25
  33. CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm phân bố của loài tại khu vực nghiên cứu Căn cứ vào bản đồ hiện trạng rừng tại khu vực và kết quả sơ thám. Tiến hành thiết lập 3 tuyến điều tra. Sơ đồ vị trí các tuyến điều tra, ô tiêu chuẩn nghiên cứu có loài Ngân đằng phân bố được thể hiện trong hình 4.1. Hình 4.1. Sơ đồ tuyến điều tra và vị trí các ô tiêu chuẩn 26
  34. Qua kết quả điều tra tuyến chúng tôi nhận thấy phạm vi phân bố của Ngân đằng khá hẹp, chủ yếu tại khu vực độ cao từ 648m - 718m thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Ba Vì. Kết quả chi tiết về phân bố của Ngân đằng tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp trong bảng 4.1. Bảng 4.1: Tổng hợp kết quả điều tra phân bố của loài theo tuyến Người điều tra: Nguyễn Thùy Dung, Thời gian điều tra từ: 08/11/2019-15/01/2020 Địa điểm: VQG Ba Vì, Hà Nội \ Stt Độ Sinh Sinh Ghi Tọa độ Htb Dgốc Vật cây cao cảnh trưởng chú hậu Rừng N21°1 04.546' 648 2,5 Tuyến tự 70cm Tốt 1 E105° 21.821' m cm 2 nhiên ven N21°2 04.548' 671 rừng Tuyến 80cm 3cm Tốt 2 E105° 21.840' m tự 2 nhiên rừng N21°3 04.536' 683 2,5c Trung Quả Tuyến tự 50cm 3 E105° 21.840' m m bình chín 2 nhiên rừng N21°4 04.534' 687 100 Quả Tuyến tự 3cm Tốt 4 E105° 21.854' m cm non 2 nhiên vách N21°5 04.526' 694 Tuyến ven 60cm 3cm Tốt 5 E105° 21.874' m 2 đường rừng N21°6 04.519' 700 Tuyến tự 50cm 2cm Tốt 6 E105° 21.887' m 3 nhiên N21°7 04.530' 709 ven 100c 3,5c Trung Quả Tuyến 7 E105° 21.902' m đường m m bình chín 3 rừng N21°8 04.527' 716 Tuyến tự 70cm 3cm Tốt 8 E105°21.900' m 3 nhiên rừng N21°9 04.533' 718 Tuyến tự 80cm 3cm Tốt 9 E105°21.904' m 3 nhiên 27
  35. Từ bảng 4.1 nhận thấy độ cao phân bố của loài tập trung ở độ cao khoảng 648m- 718 m nằm trên tuyến điều tra 2 và 3. Sinh cảnh sống của loài là ven đường, vách đất phơi sáng nhiều. Tầng sống của loài là thảm cây bụi. Khu vực có phân bố tự nhiên của loài là nơi có độ dốc cao, tương đối khó tiếp cận. Đây là khu vực có trữ lượng rừng trung bình, rừng ít bị tác động bởi con người và nằm trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Ba Vì. Độ dốc lớn là điều kiện địa hình tương đối thuận lợi cho hoạt động phát tán hạt, mở rộng vùng phân bố của loài. Một số thông tin về loài Ngân đằng điều tra trên tuyến được thể hiện trong các hình 4.2-4.6. Hình 4.2. Điều tra Ngân đằng trên tuyến tại VQG Ba Vì Nguồn: Nguyễn Thùy Dung, 2020 28
  36. Hình 4.3. Sinh cảnh sống của Ngân đằng tại VQG Ba Vì Nguồn: Nguyễn Thùy Dung, 2020 Hình 4.4. Sinh cảnh sống của Ngân đằng tại VQG Ba Vì Nguồn: Nguyễn Thùy Dung, 2020 29
  37. Hình 4.5. Tọa độ 1 điểm phân bố Ngân đằng tại VQG Ba Vì Nguồn: Nguyễn Thùy Dung, 2020 Hình 4.6. Thu thập tiêu bản Ngân đằng tại VQG Ba Vì Nguồn: Nguyễn Thùy Dung, 2020 30
  38. 4.2. Đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài Ngân đằng 4.2.1. Một số đặc điểm sinh học của loài Ngân đằng Codonopsis celebica (Blume) Thuan là loài đã được công bố bởi Blume, Carl (Karl) Ludwig von trong tạp chí Bijdragen tot de flora van Nederlandsch Indië 13: 727. 1825, với tên ban đầu là Campanumoea celebica Blume. Tên loài “Codonopsis celebica” được Nguyen Van Thuan công bố trong Flore du Cambodge, du Laos et du Vietnam, 9: 10–11 năm 1969. Đặc điểm hình thái của loài Codonopsis celebica đã được mô tả chi tiết trong các công trình khoa học của Blume và Nguyen Van Thuan. Mẫu chuẩn của loài do Reinwardt, CGC, #s.n. thu tại Celebes, Indonesia. Tuy nhiên mỗi một môi trường sống khác nhau các loài thực vật đều có biến đổi về hình thái để thích nghi. Do vậy, việc nghiên cứu đặc điểm hình thái đặc trưng của của loài Ngân đằng (Codonopsis celebica) tại khu vực nghiên cứu là việc làm cần thiết và là cơ sở đầu tiên cho công tác bảo tồn và phát triển loài. Từ các kết quả điều tra tại thực địa tại VQG Ba Vì, cho thấy đặc điểm hình thái loài Ngân đằng (Codonopsis celebica) như sau: Đặc điểm thân lá Ngân đằng là loài cây bụi, cao 0.5- 1.2m. Cây có rễ củ, phân cành nhiều. Lá non và thân non thường có màu tím. Lá đơn, mọc đối không có lá kèm. Lá có hình ngọn giáo có đầu nhọn, mép lá có răng cưa tù, nông. Bề rộng lá 3.5-5 cm, chiều dài 7-10 cm. Phiến lá nhẵn, gân lá hình lông chim, có từ 5-8 đôi gân phụ lõm ở mặt trên và nổi rõ ở mặt dưới. Cuống lá ngắn, đính sát vào cành. Đặc điểm hoa, quả, vật hậu Do thời gian tiến hành nghiên cứu không trùng với mùa hoa của loài nên không thể tiến hành quan sát, thu mẫu hoa 31
  39. Quả hình cầu hơi dẹt, đường kính quả từ 1-1.5 cm. Đài tồn tại trên quả. Quả có màu tím đen khi chín. Hạt nhiều và nhỏ. Kích thước hạt nhỏ khoảng 0.5-0.7 mm. Mùa quả thường từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Đặc điểm hình thái loài Ngân đằng (Codonopsis celebica) được thể hiện trong các hình 4.7-4.11. Tiến hành so sánh mẫu thu được trên thực địa tại VQG Ba Vì và mẫu chuẩn, mô tả gốc của Nguyen Van Thuan cho thấy các đặc điểm hình thái loài Ngân đằng (Codonopsis celebica) không có sự khác biệt. Từ đó nhận thấy hình thái của loài ít bị thay đổi theo môi trường sống. Hình 4.7. Thân cành Ngân đằng tại VQG Ba Vì Nguồn: Nguyễn Thùy Dung, 2020 32
  40. Hình 4.8. Cành lá Ngân đằng tại VQG Ba Vì Nguồn: Nguyễn Thùy Dung, 2020 Hình 4.9. Cành quả Ngân đằng tại VQG Ba Vì Nguồn: Nguyễn Thùy Dung, 2020 33
  41. Hình 4.10. Quả, hạt Ngân đằng tại VQG Ba Vì Nguồn: Nguyễn Thùy Dung, 2020 Hình 4.11. Hạt Ngân đằng tại VQG Ba Vì Nguồn: Nguyễn Thùy Dung, 2020 34
  42. 4.2.2. Đặc điểm sinh thái học của loài Ngân đằng Từ bảng tổng hợp 4.1 trên nhận thấy loài phân bố tập trung tại những khu vực có độ cao 600m - 700m tương ứng với khu vực cost 600- cost 700 tại VQG Ba Vì. Sinh cảnh sống của loài chủ yếu là ven đường, vùng có nhiều ánh sáng. Số lượng cá thể loài trên tuyến điều tra còn ít và phân bố tập trung tại khu vực nhất định. 4.2.2.1. Đặc điểm tầng cây cao tại khu vực Ngân đằng phân bố  Đặc điểm cấu trúc và mật độ tầng cây cao Tại khu vực có phân bố tự nhiên của loài đã tiến hành điều tra cấu trúc rừng trong 10 OTC. Từ kết quả điều tra tính toán được mật độ trung bình và cấu trúc tổ thành của tầng cây cao trong 10 OTC được tổng hợp tại bảng 4.2. Bảng 4.2. Bảng tổng hợp công thức tổ thành và mật độ 10 OTC Mật độ OTC Công thức tổ thành Cây/ha 2.19 Máu chó lá bạc+1.87 Thau lĩnh+1,56 Dẻ 1 320 cau+4,37 LK 2 Ớt sừng lá lớn+1.78 Óc tốt+1,33 Dẻ gai 2 450 nhím+1,11 Mò roi+ 0,67 Gội nếp+ 3,11 LK 2 Mỡ ba vì+ 1,56 Óc tốt+ 1,33 Ớt sừng lá nhỏ+ 1,33 3 Ớt sừng lá lớn+1,1 Mạ sưa+ 0,67 Dẻ gai nhiều 450 cạnh+3,44 LK 2,84 Gội nếp+ 1,62 Óc tốt+ 1,35 Thau lĩnh+ 0,81 Ớt 4 740 sừng lá lớn+ 3,38 LK 5 8,3 Mỡ ba vì+ +2,11 Óc tốt+ 0,53 Sồi đá+ 1,69 LK 530 1,84 Nái+ 1,71 Óc tốt+ 0,92 Ớt sừng lá toa+ 0,92 6 760 Nhội+ 0,53 Sồi đá+ 0,53 Thừng mực trơn+ 2,76 LK 35
  43. Mật độ OTC Công thức tổ thành Cây/ha 2,22 Bã đậu+1,23 Gội trắng+ 0,99 Óc tốt+ 0,74 Ớt 7 sừng lá to+ 0,62 Sp2+ 0,49Sp1+0,37 Hu đay+ 2,96 810 LK 2,3 Óc tốt+ 1,26 Ớt sừng+ 1,03 Kháo cuống mập+ 8 0,57 Chương vân+ 0,46 Kháo+0,34 Nóng sổ+ 0,34 870 Thừng mực mỡ+ 3,33 LK 3,64 Quế+ 2,99 Giổi xanh++0,78 Nái lá nguyên+ 2,6 9 770 LK 3,26 Nóng sổ+ 2,13 Quế+ 1,35 Nái+ 1,12 Mỡ ba vì+ 10 890 2,13 LK Trung 659 bình 푠ố â 푡 표푛 ô∗10^4 Trong đó ậ푡 độ = Sotc LK: Loài khác Từ bảng 4.2 nhận thấy khu vực có loài Ngân đằng phân bố trong công thức tổ thành rừng chiếm ưu thế là các loài thuộc họ Thầu dầu (Óc tốt, Ba soi), họ Dẻ (Dẻ gai nhím, Sồi đá, Dẻ cau), Họ máu chó, với độ tàn che khoảng 0.35. Là sinh cảnh gắn liền với loài Ngân đằng. Các loài thực vật trong cùng sinh cảnh có quan hệ mật thiết với nhau trong hoạt động sống. Ngân đằng có sinh cảnh sống đa dạng với mỗi sinh cảnh có nhiều loài đi kèm khác nhau. Mật độ tầng cây gỗ trong sinh cảnh sống tương đối thưa (trung bình 659 cây/ha) nhận thấy độ che phủ tương đối thấp. Sự tham gia của các loài gỗ lớn trong công thức tổ thành không nhiều, chủ yếu là các loài gỗ nhỡ và nhỏ. 36
  44.  Các chỉ tiêu sinh trưởng của tầng cây cao. Các chỉ tiêu sinh trưởng của tầng cây cao tại khu vực có Ngân đằng phân bố được tổng hợp trong bảng 4.3. Bảng 4.3. Bảng tổng hợp chỉ tiêu sinh trưởng tầng cây cao OTC D1.3 (cm) HVN (m) Hdc (m) Dt (m) 1 21,1 13,3 8,92 4,48 2 22,3 13,3 7,82 5,29 3 22,5 12,1 8,93 4,48 4 18,59 12,76 8,17 4,82 5 23,69 14,90 10,13 5,25 6 17,8 10,9 6,1 4,4 7 21,6 13,3 6,8 4,3 8 19,6 14,1 10,2 4,3 9 19,9 17,3 12,7 3,7 10 18,8 13,1 6,3 4,4 Trung 20,588 13,506 8,607 4,542 bình Từ kết quả của bảng 4.3 cho thấy tổ thành tầng cây gỗ có chỉ tiêu sinh trưởng thuộc tầng cây gỗ nhỏ đến nhỡ. Chất lượng cây tốt có tiềm năng phát triển thành rừng có trữ lượng. Độ tàn che tương đối thấp khoảng 0.35 do mật độ chỉ đạt khoảng 659 cây/ha. Đường kính trung bình thân nhỏ, trung bình chiều cao thân không lớn. Nhận thấy đặc trưng rừng đang phục hồi, trữ lượng nhỏ. Sinh cảnh rừng phân bố tự nhiên của loài là rừng thưa kích thước nhỏ. Độ cao tầng tán tương đối thấp. Kích thước tán không lớn, độ tàn che nhỏ. 37
  45. 4.2.2.2. Đặc điểm tầng cây tái sinh tại khu vực loài Ngân đằng phân bố. Căn cứ trên kết quả điều tra trong các ODB được xây dựng trong các OTC. Tiến hành xây dựng được công thức tổ thành của tầng cây tái sinh trong bảng 4.4. Bảng 4.4. Công thức tổ thành và mật độ tầng cây tái sinh Mật độ OTC Công thức tổ thành tầng cây tái sinh Cây/ha 3.12 Ớt sừng lá lớn + 1.04 Máu chó+ 0.83 Máu chó 1 7333 lá bạc + 0.83 Lấu + 0.83 Chân danh + 3.33 LK 3.125 Vả+ 1.25 Nưa+ 0.94 Re hương+ 0.94 Lóng 2 7111 sổ+ 3.75LK 3.33 Mạ sưa+ 1.25 Thôi ba chanh+1.67 Ớt sừng lá 3 5333 nhỏ+ 3.75 LK 1.72 Gội nếp+1.1 Óc tốt+ 0.91 Thẩu tấu+0.72 Vỏ 4 mản+0.72 Ớt sừng lá nhỏ+ 0.65 Máu chó lá bạc+ 6222 0.53 Thau lĩnh+2.2 LK 5 2.22 Ớt sừng+ 2.22 Mỡ ba vì+ 1.67 Óc tốt+ 3.89 LK 4000 3.33 Kháo vòng +1.85 Ớt sừng+ 1.48 Thẩu tấu+ 6 6000 1.11 Bời lời lá tròn+ 2.22 LK 1.90 Ớt sừng+1.90 Gội+1.43 Phân mã+ 1.43 Sp2+ 7 4667 3.33 LK 2.58 Re xanh+ 2.26 Gội trắng+ 1.94 Óc tốt+1.61Vỏ 8 mản+ 0.65 Nóng sổ+ 0.65 Cuống vàng+ 0.32 Vải 6889 guốc+ 1.61 LK 9 2.14 Nóng sổ +1.79 Nái+1.43 Mỡ ba vì+ 4.64 LK 6222 10 4.25 Nóng sổ + 2 Mỡ ba vì+ 1.25 Quế+ 2.5 LK 8889 Trung bình 6267 Như vậy từ kết quả của bảng 4.4 cho thấy rừng có tiềm năng cây tái sinh có chiều cao trên 50 cm lớn. Sức sống cây tái sinh cao là thế hệ thay thế có tiềm năng cho tầng cây cao. Các loài trong công thức tổ thành tầng tái sinh 38
  46. chủ yếu là các loài có tiềm năng phát triền là cây gỗ nhỡ đến lớn, nếu có điều kiện phát triển sẽ đóng góp trữ lượng cho rừng khu vực. Mật độ cây tái sinh trung bình của khu vực điều tra cao. Đây là tầng cây có tiềm năng lớn, thay thế cho thế hệ tầng cây cao già cỗi, thế hệ cây tái sinh là nguồn đảm bảo diễn thế sinh cảnh rừng 4.2.2.3 Đặc điểm tầng cây bụi, thảm tươi tại khu vực rừng điều tra Qua kết quả điều tra trên 10 OTC nhận thấy tầng cây bụi thảm tươi có tổ thành chủ yếu là các loài thuộc họ Ráy, họ Dương xỉ, họ Mạch môn đông, phần lớn các cá thể sống phân tán. Số ít các loài dương xỉ và cỏ mọc tập trung (Hình 4.12-4.13). Độ cao trung bình của tầng cây bụi thảm tươi khoảng 70 cm. Đây là tầng sống chính của loài Ngân đằng. Độ che phủ của tầng cây bụi thảm tươi khoảng 30%. Đây là tầng thực vật tương đối quan trọng do có ảnh hưởng trực tiếp đến tái sinh của loài. Nếu độ che phủ của tầng thảm tươi, cây bụi cao sẽ góp phần làm giảm được lượng lớn sói mòn đất tuy nhiên cũng lấn át quá trình tái sinh của loài. Hình 4.12. Loài cây bụi chiếm ưu thế tại khu vực Ngân đằng phân bố Nguồn: Nguyễn Thùy Dung, 2020 39
  47. Hình 4.13. Loài cây bụi chiếm ưu thế tại khu vực Ngân đằng phân bố Nguồn: Nguyễn Thùy Dung, 2020 4.3. Các tác động ảnh hưởng đến phân bố và sinh trưởng của loài 4.3.1. Tác động do con người VQG Ba Vì là khu vực phát triển mạnh với lĩnh vực du lịch mang lại nguồn thu lớn chính vì vậy tác động của con người đến sinh cảnh sống tự nhiên của các loài động, thực vật là không thể tránh khỏi. VQG Ba Vì là khu vực được quản lý và bảo vệ tốt. Tuy nhiên khu vực Ba vì còn là nơi nổi tiếng với việc sử dụng dược liệu. Những hoạt động khai thác dược liệu quá mức của người dân cũng là nguyên nhân gây suy giảm số lượng cá thể loài. Ngoài ra việc người dân vào rừng thu hái dược liệu cũng ảnh hưởng tới hoạt động tái sinh, sinh trưởng và phát triển của loài. Các hoạt động xây dựng cơ sở, mở rộng đường, hoạt động tham quan, du lịch tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cũng gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới sinh cảnh sống của loài. 40
  48. Là một loài ít được biết đến nên công tác bảo tồn và phát triển loài còn chưa được chú trọng. VQG Ba Vì có ranh giới gần với khu dân cư nên hoạt động lấn chiếm, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng trái phép vẫn còn diễn ra. Do khu vực phân bố tập chung của loài Ngân đằng (từ 600-700 m) gần các điểm du lịch nổi tiếng của VQG Ba Vì (Phế tích Nhà thờ, Khu trại hè thời Pháp) nên thường xuyên có khách du lịch nghỉ chân hoặc thực hiện các hoạt động trải nghiệm. Ngân đằng có sinh cảnh sống tại những nơi nhiều sáng, ven đường nên dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động: bẻ cành, phát cỏ ven đường, thu hái, lửa trại, Các hoạt động này đều ít nhiều ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng và phát triển của Ngân đằng. 4.3.1. Tác động từ tự nhiên Là khu vực lớp đất mặt tương đối mỏng, việc sạt lở dễ xảy ra gây tác động lớn tới loài có sinh cảnh sống ven đường, vách đất như Ngân đằng. Quá trình biến đổi khi hậu cũng tác động tới sinh cảnh sống của loài, đòi hỏi quá trình thích nghi và chọn lọc tự nhiên. Cháy rừng là yếu tố tự nhiên gây tận diệt loài và sinh cảng sống của loài. Hoạt động phục hồi sau đám cháy mất nhiều thời gian và cần trải qua nhiều giai đoạn. Động vật rừng trong quá trình hoạt động, kiếm ăn cũng có ảnh hưởng tới tái sinh và phái triển của loài. Chúng là tác nhân khuếch tán hạt giống, mở rộng vùng phân bố, là nguồn cung cấp hữu cơ, Bên cạnh đó, do cây con rất nhỏ nên quá trình đi lại, tìm kiếm và đào bới thức ăn có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cây con. 4.4. Thử nghiệm nhân giống loài Ngân đằng bằng hạt Đặc điểm hình thái quả Ngân đằng chín, khi sử dụng trong nghiên cứu nhân giống loài: Quả hình cầu hơi dẹt, đường kính quả từ 1-1,5 cm. Đài tồn tại trên quả. Quả có màu tím đen khi chín. Hạt nhiều và nhỏ. Kích thước hạt nhỏ khoảng 0,5-0,7mm. Quả của loài là quả thịt, khi chín mọng nước. Quả 41
  49. sau khi thu hái tiến hành phơi khô và trà xát để lấy hạt giống. Hạt được phơi khô và loại bỏ tạp chất, bảo quản phục vụ cho thí nghiệm nhân giống. Thí nghiệm nhân giống được tiến hành trong tháng 2/2020 tại khu vực Trường Đại học Lâm nghiệp. Để nghiên cứu nhiệt độ nước xử lý hạt thích hợp cho hoạt động nảy mầm, sinh trưởng và phát triển của loài, tôi tiến hành thử nghiệm xử lý hạt trước khi trồng bằng cách ngâm hạt trong nước sạch khoảng 30 phút ở 3 nền nhiệt độ nước khác nhau. Căn cứ trên kết quả nhân giống của thí nghiệm đã thu được kết quả tại bảng 4.5. Bảng 4.5. Kết quả thí nghiệm nhân giống Ngân đằng bằng hạt Nhiệt độ Số hạt Số cây con Số hạt Tỉ lệ nước xử nảy mầm còn sống Tỉ lệ Ghi đem nảy lý ban sau 20 sau 5 tuần sống chú gieo mầm đầu ngày nảy mầm 8-15°C 200 10 5% 6 60% 18-25°C 200 173 86,5% 136 78,61% 30-38°C 200 121 60,5% 76 62,81% Trong đó: Tỉ lệ nảy mầm= số hạt nảy mầm sau 20 ngày/ số hạt đem gieo Tỉ lệ sống= Số cây con còn sống sau 5 tuần/ Số hạt nảy sau 20 ngày Từ kết quả bảng 4.5 cho thấy ở các nhiệt độ nước xử lý hạt giống khác nhau, thì nền nhiệt độ 18-25°C, hạt gieo trồng có tỉ lệ nảy mầm và tỉ lệ sống cao nhất. Ở nhiệt độ 8-15°C cây có tỉ lệ nảy mầm thấp nhất. Cây có điều kiện tái sinh phù hợp vào thời tiết xuân - hè với nhiệt độ 18-25°C và có không khí ẩm. (Hình 4.13-4.15) 42
  50. a, Nhiệt độ 8-15°C b, Nhiệt độ 18-25°C c, Nhiệt độ 30-38°C Hình 4.14. Kết quả nhân giống ở 3 nền nhiệt nước xử lý hạt giống Nguồn: Nguyễn Thùy Dung, 2020 Hình 4.15. Kích thước cây con sau 20 ngày gieo ở nhiệt độ nước xử lý hạt giống từ 18-25°C Nguồn: Nguyễn Thùy Dung, 2020 Sau 20 ngày gieo trồng, số lượng cây con mọc tương đối nhiều tuy nhiên kích thước nhỏ và tương đối yếu. Tiếp tục theo dõi quá trình sinh trưởng của cây con nhận thấy cây con phát triển tương đối chậm. Chiều cao của cây con đạt từ 0,4-2,4cm. Kích thước lớn nhất là cây con khi sử lý hạt giống ở nhiệt độ nước từ 18-25°C, chiều cao của cây con đạt từ 1,2-2,4 cm. 43
  51. a, Nhiệt độ 18-25°C b, Nhiệt độ 8-15° (trên) và 30-38°C dưới Hình 4.16. Cây con sau gieo trồng 5 tuần ở 3 nền nhiệt nước xử lý hạt Nguồn: Nguyễn Thùy Dung, 2020 Từ kết quả thực nghiệm nhân giống Ngân đằng và quá trình theo dõi sinh trưởng của cây con tôi có một số đề xuất: Khi lựa chọn hạt giống để gieo trồng cần lựa chọn hạt của quả đã chín. Do hạt rất nhỏ nên trước khi gieo trồng nên tiến hành thu hái quả và phơi khô. Sau đó trà sát để hạt tách khỏi vỏ rồi tiến hành gieo hạt. Trong điều kiện nhiệt độ mùa xuân- hè, cây có tỉ lệ nảy mầm cao, sinh trưởng và phát triển tương đối tốt. Tiềm năng tự tái sinh của loài lớn. Khi tiến hành gieo trồng chỉ phủ lớp đất mịn có chiều dày khoảng 0,5-0,7 cm. Nếu phủ đất quá dày thi khi nảy mầm cây không lên khỏi mặt đất làm chết cây con vì hạt và cây con rất nhỏ. Đất sử dụng ươm cây có thể sử dụng tại chỗ. Nhiệt độ nước phù hợp để xử lý hạt giống là khoảng 18-25°C. 44
  52. 4.5. Đề xuất các giải pháp bảo tồn loài Ngân đằng tại VQG Ba Vì 4.5.1. Bảo tồn tại chỗ Do khu vực phân bố tập trung của loài Ngân đằng (từ 600-700 m) gần các điểm du lịch nổi tiếng của VQG Ba Vì (Phế tích Nhà thờ, Khu trại hè thời Pháp) nên thường xuyên có khách du lịch nghỉ chân hoặc thực hiện các hoạt động trải nghiệm. Các hoạt động này ít nhiều ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng và phát triển của Ngân đằng, do vậy Vườn Quốc gia Ba Vì nên có các biện pháp tuyên truyền giáo dục du khách, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định bảo tồn đa dạng sinh học trong đó có loài Ngân đằng. Ngoài việc bảo tồn loài cần tiến hành công tác bảo tồn sinh cảnh sống của loài để đảm bảo quá trình sinh trưởng, phát triển thuận tự nhiên. Khoanh vùng phân bố của loài, xây dựng bản đồ phân bố để số hóa hoạt động quản lý. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để hạn chế thấp nhất hoạt động khai thác lâm sản, đặc biệt là các loài động, thực vật quý hiếm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh trưởng và phát triển của Ngân đằng. Các chính sách, chủ trương phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục tại phân khu phục hồi sinh thái cũng cần được chú trọng. 4.5.2. Bảo tồn chuyển chỗ Thu hái hạt, tiến hành gieo trồng trong vườn ươm để đảm bảo nguồn cây con cung cấp cho hoạt động nhân giống, kết hợp với công tác bảo tồn tại chỗ để mở rộng khu vực phân bố của loài. Tiến hành thử nghiệm gieo trồng trên nhiều điều kiện sinh thái thay đổi: thổ nhưỡng, lượng mưa, hướng dốc, để tìm ra điều kiện sống thuận lợi nhất của loài. Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền trong nhân dân về công dụng, giá trị kinh tế của loài. Từ đó nhân giống loài trong hộ gia đình, mở rộng quy mô kinh tế. Đảm bảo cung cấp cho nhu cầu trong địa phương và giảm khai thác trực tiếp từ tự nhiên. 45
  53. Hoạt động tuyên truyền cần được chú trọng trên nhiều lĩnh vực: Quy định khai thác lâm sản, Chính sách phát triển trong lâm nghiệp liên quan tới khu vực, Vận động thực thi pháp luật Lâm nghiệp, 4.5.3. Các biện pháp khác Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các quy định pháp luật, chính sách phát triển kinh tế của nhà nước trong nhân dân. Mở rộng những nghiên cứu chuyên sâu về loại và công dụng của loài: hoạt chất trong các bộ phận, điều kiện tái sinh phù hợp, độ tàn che thích hợp, Để có thể xây dựng điều kiện sinh trưởng và phát triển lý tưởng cho loài. Mở rộng thị trường đầu ra và giá trị kinh tế cho các sản phẩm dược liệu thô và dược liệu qua chế biến. Từ đó tạo được nguồn thu nhập ổn định nhờ dược liệu và các chế phẩm dược liệu co người dân trong khu vực. VQG Ba Vì nổi tiếng về lĩnh vực du lịch và đem lại cho khu vực một nguồn nhập ổn định. Tuy nhiên hoạt động phát triển du lịch cần cân bằng với hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên của các loài sinh vật và bảo tồn đa dạng sinh học. Cần kiểm soát chặt chẽ những ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực để có thể giữ được đặc điểm đa dạng sinh học vùng. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ của Ban quản lý VQG và cán bộ kiểm lâm khu vực nhằm hạn chế tối đa các hoạt động gây suy giảm đa dạng sinh học nói chung và tác động không tốt đến loài Ngân đằng nói riêng. 46
  54. KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ Kết luận Loài Ngân đằng (Codonopsis celebica) có phân bố rải rác ở độ cao 600m- 700m tại VQG Ba Vì. Sinh cảnh sống chủ yếu củ loài là khu vực nhiều sáng, ven đường, vách đất. Ngân đằng là loài cây bụi, cao 0.5- 1.2m. Cây có rễ củ, phân cành nhiều. Lá non và thân non thường có màu tím. Quả hình cầu hơi dẹt, đài tồn tại trên quả. Quả có màu tím đen khi chín. Hạt nhiều và nhỏ. Mùa quả thường từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Nguồn gốc tái sinh chủ yếu của loài là hạt. Khả năng tái sinh tốt tuy nhiên, kích thước cây con nhỏ nên dễ bị tác động từ ngoại lực làm giảm khả năng sinh trưởng, phát triển. Là một loài lâm sản ngoài gỗ có công dụng là dược liệu nên tác nhân chính gây suy giảm số lượng các thể là khai thác quá mức từ rừng tự nhiên. Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây suy giảm số lượng loài: du lịch, thu hái dược liệu, xây dựng cơ sở hạ tầng, sạt lở, cháy rừng, nhận thức nhân dân còn hạn chế, Từ kết quả thực nghiệm nhân giống Ngân đằng trong tháng 02/2020 tại trường Đại học Lâm nghiệp từ hạt giống thu tại VQG Ba Vì, trên các nền nhiệt độ nước xử lý hạt giống khác nhau nhận thấy ở nhiệt độ nước xử lý hạt từ 18-25°C (điều kiện thường) cây cho tỉ lệ nảy mầm và tỉ lệ sống là cao nhất. Đồng thời ở nhiệt độ này nhận thấy cây sinh trưởng tốt nhất. Đất phục vụ ươm cây có thể lấy tại chỗ. Các biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững loài như sau: - Khu vực là nơi có phân bố tự nhiên của loài nên ưu tiên biện pháp bảo tồn tại chỗ kết hợp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh. Ngoài ra kết hợp nhân giống mở rộng khu vực phân bố của loài. Tiến hành gieo ươm tạo nguồn cây con cung cấp cho nhu cầu trong khu vực. - Tiến hành bảo vệ, mở rộng khu vực phân bố của loài. - Thử nghiệm nhân giống trên quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường. 47
  55. - Ban quản lý VQG cần đảm bảo, phối hợp chặt chẽ phổ biến chính sách pháp luật của nhà nước và các biện pháp giáo dục, tuyên truyền, định hướng trong nhân dân và khách du lịch. - Công tác bảo vệ, thực thi pháp luật cũng cần tăng cường, đảm bảo cán bộ có chuyên môn. - Hoạt động du lịch đem lại nguồn thu chủ yếu cho VQG tuy nhiên việc phát triển du lịch cần đi đôi với các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học. Tồn tại - Do khu vực điều tra có diện tích rộng, địa hình tương đối phức tạp, nhân lực và thời gian còn hạn hẹp nên chưa thể điều tra hết được phân bố của loài trên toàn khu vực. - Kiến thức và kinh nghiệm các nhân còn hạn hẹp nên trong quá trình thực hiện nghiên cứu còn nhiều sai sót. - Thực nghiệm nhân giống chỉ mới nghiên cứu được sơ bộ nền nhiệt độ phù hợp với điều kiện tái sinh của loài nhưng chưa nghiên cứu được những nhân tố khác: độ tàn che, thổ nhưỡng phù hợp cho loài sinh trưởng và phát triển, - Là loài dễ bị tổn thương trong giai đoạn cây con nên việc nhân giống và mở rộng phân bố còn gặp khó khăn. - Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về loài nên việc kế thừa tài liệu và sử dụng kết quả khoa học đã có còn tương đối khó khăn. Kiến nghị Cần có nghiên cứu sâu hơn về phân bố của loài ở nhiều khu vực khác nhau để có được bản đồ chi tiết hơn về loài cũng như đánh giá chính xác về quan hệ sinh thái với các loài xung quanh. Nghiên cứu chuyên sâu hơn về đặc tính sinh học, sinh thái, nhân giống, gây trồng, phát triển loài Ngân đằng để đưa ra được các giải pháp bảo tồn phù hợp với loài. Thực hiện các nghiên cứu về hoạt chất và ứng dụng các sản phẩm của Ngân đằng phục vụ cho con người, thị trường tiêu thụ, mở rộng khu vực gây trồng, bảo tồn loài Ngân đằng tại các khu vực khác của Việt Nam. 48
  56. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tập (2007) Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ của Việt Nam, Mạng lưới Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. 2. Đỗ Huy Bích và cs (2003), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 3. Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Khắc Khôi, Vũ Xuân Phương, (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 3, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 4. Nguyễn Tập (2006), "Điều tra cây thuốc và nghiên cứu bảo tồn", Nghiên cứu thuốc từ thảo dược, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. 5. Armen Takhtajan(2009), Flowring Plants, Spinger, pp. 488 6. Bùi Văn Thắng, Cao Thị Việt Nga, Vùi Văn Kiên, Nguyễn Văn Việt. (2016) Nhân giống cây Đảng sâm (codonopsis javanica (Blume) Hook. f. et Thomson) bằng kỹ thuật nuôi cấy mô, Tạp chí khoa học và công nghệ lâm nghiệp số 04 / 2016 7. Đinh Đoàn Long (2012) Đánh giá đa dạng di truyền một số loài cây dược liệu Việt Nam thuộc chỉ Đảng Sâm (Codonopsis sp) bằng kỹ thuật AND mã vạch, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội 8. Đoàn Trọng Đức, Trần Văn Minh (2015) Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn cây giống, phương thức trởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây đảng sâm ở Việt Nam tại Kon Tum, tạp chí Viện dược liệu. 9. Nguyễn Văn Việt, Vũ Quang Nam, Hoàng Văn Phức (2016), Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu bảo tồn họ Ngọc Lan (Magnoliaceae) tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Thanh Hóa, Trường Đại học Lâm Nghiệp. 10. Đỗ Tất Lợi (2004) Những cây thuốc và vị thuốc Viêt Nam, Nhà xuất bản Y học. 11. Mai Thị Mỹ Liên, KS. Nguyễn Ngọc Dung (1987), Góp phần nghiên cứu nhân giống Đảng sâm (Codonopsis pilosula (Franch) Nannf. Campanulaceae) bằng con đường nuôi cấy mô tế bào thực vật, Khóa luận tốt nghiệp Đại học y dược tp HCM. 12. Nguyen Van Thuan (1969) Flore du Canbodge, du Láo et du Vietnam,9:10-11 13. Jussieu, AL de (1789), Genera Plantarum 14. Lammers, Thomas (2011). “Revision of the Infrageneric Classification of Lobelia L. (Campanulaceae: Lobelioideae)”. Annals of the Missouri Botanical Garden 15. De Padula, Bunyapraphatsara LS, Lemmens RHMJ (1999) Plant Resources of South East Asia. PROSEA, Bogor, Indonesia 21: 1. 16. WEBSILE: 49
  57. PHỤ LỤC HÌNH ẢNH Hình 01: Quả Ngân đằng khi chín Hình 02: Kích thước hạt được tách ra từ quả chín 50
  58. Hình 03: Hình thái chi tiết của quả Hình 04: Hình thái cây con sau khi gieo 20 ngày 51