Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và liều lượng lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương AK04 trong vụ đông 2019 tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội

pdf 92 trang thiennha21 18/04/2022 4420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và liều lượng lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương AK04 trong vụ đông 2019 tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_anh_huong_cua_mat_do_va_lieu_luong_lan.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và liều lượng lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương AK04 trong vụ đông 2019 tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội

  1. LỜI CẢM ƠN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TrongVI ỆquáN QUtrìnhẢ Nthực LÝ tậpĐẤ vàT ĐAIhòan VÀ thành PHÁT tốt nghiệp,TRIỂN ngoài NÔNG sự THÔNcố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ nhiều tập thể và cá nhân. Trước hết Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến các Thầy cô giáo trong Viện Quản lý đất đai và phát triển nông thôn và các Thầy cô giáo Bộ môn Khuyến nông và khoa học cây trồng nói riêng đã tạo tốt nhất giúp đỡ, chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Bùi Thị Cúc đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng tôi xin gửiKHÓA lời cảm LU ơnẬ chânN TỐ thànhT NGHI tới ỆgiaP đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ LIỀU LƯỢNG LÂN Tôi xin chân thành cảm ơn! ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG ĐẬU TƯƠNG AK04 TRONG VỤ THU ĐÔNG 2019 TẠI THỊ TRẤN XUÂN Hà Nội, ngày 5 tháng 04 năm 2020 MAI, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, TP. HÀ NỘI Sinh viên NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG Lò Thị Ngoan MÃ SỐ: 7620110 Giáo viên hướng dẫn : Bùi Thị Cúc Sinh viên thực hiện : Lò Thị Ngoan Mã sinh viên : 1653130012 Lớp : 61 – KHCT Khóa học : 2016 – 2020 Hà Nội, 2020 I
  2. MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii DANH MỤC BẢNG iv DANH MỤC HÌNH v ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ghiên cứu 3 1.1.1. Giới thiệu chung về cây đậu tương 3 1.1.2. Cơ sở xác định mật độ 5 1.1.3. Cơ sở khoa học của việc bón phân 6 1.2. Cơ sở thực tiễn 8 1.2.1. Những nghiên cứu đậu tương trên thế giới 8 1.2.2. Những nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam 11 CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 17 2.2. Phạm vi nghiên cứu 17 2.3. Vật liệu nghiên cứu 17 2.4. Nội dung nghiên cứu 17 2.5. Phương pháp nghiên cứu 17 2.5.1. Kế thừa tài liệu thứ cấp 17 2.5.2. Bố trí thí nghiệm 18 2.5.3. Quy trình thực hiện thí nghiệm 19 2.5.4. Các chỉ tiêu theo dõi 21 2.6. Phương pháp xử lý số liệu 24 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25 3.1. Điều kiện khí hậu của điểm nghiên cứu 25 i
  3. 3.2. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến sinh trưởng, phát triển của đậu tương 26 3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến thời gian sinh trưởng của đậu tương 27 3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến chiều cao thân, chiều cao đóng quả, đường kính thân và số cành cấp 1 của đậu tương 30 3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến số lá và diện tích lá của đậu tương 38 3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng bón lân đến khả năng tích lũy chất khô của đậu tương 44 3.2.5. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến khả năng hình thành nốt sần của đậu tương 47 3.3. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của đậu tương 49 3.4. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đên năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của đậu tương 50 3.4.1. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến các yếu tố cấu thành năng suất đậu tương 50 3.4.2. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến năng suất của đậu tương 53 3.5. Hiệu quả kinh tế của mật độ và liều lượng bón lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu tương 56 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 61 1. Kết luận 61 2. Đề nghị 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC ii
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CT Công thức M Mật độ P Phân Lân TGST Thời gian sinh trưởng ĐC Đối chứng CTĐC Công thức đối chứng N Đạm K Lân NSCT Năng suất cá thể NSLT Năng suất lý thuyết NSTT Năng suất thực thu TK Thời kỳ KL Khối lượng Cs Cộng sự QCVN Quy chuẩn Việt Nam BNN&PTNT Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn iii
  5. DANH MỤC BẢNG Bảng 3 1. Các yếu tố khí hậu của khu vực nghiên cứu. 25 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến thời gian sinh trưởng của đậu tương 27 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến chiều cao thân chính của đậu tương 31 Bảng 3. 4. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến chiều cao đóng quả và đường kính thân của đậu tương 35 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến số cành cấp 1 của đậu tương 37 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến số lá của đậu tương 39 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến diện tích lá của đậu tương 41 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến tích lũy chất khô của đậu tương 45 Bảng 3. 9. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến số lượng và khối lượng nốt sần của đậu tương 47 Bảng 3. 10. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng lân đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống thí nghiệm 49 Bảng 3. 11. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến các yếu tố cấu thành năng suất đậu tương 51 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến năng suất của đậu tương 54 iv
  6. DANH MỤC HÌNH Hình 3 .1. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến chiều cao cây 32 Hình 3. 2. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến chiều cao đóng quả và đường kính thân của đậu tương 35 Hình 3. 3. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến số lá của đậu tương 39 Hình 3.4. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến năng suất của đậu tương 54 v
  7. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây đậu tương tên khoa học Glycine max (L) Merrill là loại cây họ Đậu (Fabaceae). Đây là một trong số 5 loại cây trồng chính của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam cây đậu tương là loại cây công nghiệp ngắn ngày rất được quan tâm phát triển, do đậu tương là cây trồng có giá trị dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao và là cây đa tác dụng. Trong thành phần của hạt đậu tương có chứa khoảng 40-50% protein, 13-24% lipit, 22-35% hydratcacbon. Đậu tương là cây thực phẩm có hiệu quả kinh tế cao lại dễ trồng. Sản phẩm từ cây đậu tương được sử dụng rất đa dạng như dùng trực tiếp hạt thô hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, nước tương, làm bánh kẹo, sữa đậu nành, đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của người cũng như gia súc. Bên cạnh đó cũng như các cây họ đậu khác, đậu tương là cây có khả năng cải tạo đất, tăng độ phì cho đất do có sự cộng sinh rễ với vi khuẩn Rhizobium để cố định nitơ tự do trong không khí làm giàu đạm hữu cơ cho đất mà cây có thể sử dụng được. Đặc biệt trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hiện nay thì cây đậu tương là một trong những cây trồng được quan tâm hàng đầu. Đậu tương là cây trồng ngắn ngày, dễ trồng nên rất thuận lợi để bố trí trong các công thức luân canh, nên thực tế nước ta cũng như nhiều quốc gia trên thế giới được trồng khá phổ biến. Tuy nhiên, thực tế trồng đậu tương ở nước ta còn nhiều hạn chế như: giống, chế độ canh tác chưa phù hợp, phân bón chưa được đầu tư chú trọng, người nông dân chưa có điều kiện đầu tư nhiều cho sản xuất Cho nên năng suất vẫn còn rất thấp, sản lượng đậu tương chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và chế biến. Chương Mỹ là một huyện nằm ở rìa phía Tây Nam Hà Nội, có địa hình vừa mang đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông hồng vừa mang đặc trưng của vùng bán sơn địa. Là một trong những huyện có diện tích đất nông nghiệp 1
  8. lớn và tập quán canh tác thuần nông đã tạo sự đa dạng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện. Đậu tương là một trong những cây công nghiệp hiện được huyện chú trọng đưa vào cơ cấu cây trồng vì dễ trồng và có giá trị cao. Tuy nhiên chưa đạt hiệu quả cao, năng suất còn rất thấp, điều này có thể còn do nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến là chưa có giống thích hợp với điều kiện sinh thái, điều kiện sản xuất ở đây, khi có giống tốt thì việc hiểu biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật của người dân còn nhiều hạn chế. Trong đó việc xác định về mật độ gieo cũng như lượng phân bón đối với mỗi giống là vấn đề khó khăn, mà đây lại là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và khả năng chống chịu của cây. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên nhằm góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh đậu tương ở Chương Mỹ, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và liều lượng lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương AK04 trong vụ đông 2019 tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội” 2
  9. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ghiên cứu 1.1.1. Giới thiệu chung về cây đậu tương  Nguồn gốc Cây đậu tương (Glycine max (L) Merrill) là một loại cây trồng cổ xưa của nhân loại, nguồn gốc ở phương Đông ( Đông Á). Nguồn gốc cụ thể và lịch sử xa xưa của cây đậu tương chưa được làm rõ. Một số nhà khoa học cho rằng cây đậu tương có nguồn gốc ở Trung Quốc, đã được biết đến cách đây 5.000 năm. Tại vùng Đông bắc Trung Quốc. Từ phía Bắc Trung Quốc đậu tương phát triển sang Triều Tiên, Nhật Bản, thế kỉ 17 thâm nhập sang châu Âu. Ở miền Đông và Nam Trung Quốc, đậu tương truyền lan sang các nước Đông Nam châu Á. Ngày nay nông dân các nước châu Á coi cây đậu tương là một trong các cây trồng chính. Đậu tương là cây trồng lấy hạt, cây có dầu quan trọng bậc nhất trên thế giới, đứng hàng thứ 4 sau cây lúa mì, lúa nước và ngô. Do khả năng thích ứng rộng nên nó đã được trồng ở khắp năm châu lục, nhưng tập trung nhiều nhất ở châu Mỹ trên 70%, tiếp đến là châu Á. Các nước trồng đậu tương đứng hàng đầu trên thế giới về diện tích gieo trồng và sản lượng là Mỹ, Braxin, Achentina và Trung Quốc Ở Việt Nam đậu tương được trồng đã lâu đời. Một số tài liệu cho rằng cây đậu tương được đưa vào trồng nước ta từ thời vua Hùng và xác định rằng nhân dân ta trồng cây đậu tương trước cây đậu xanh và cây đậu đen (Ngô Thế Dân và cs, 1999).  Giá trị của cây đậu tương Đậu tương là một cây trồng cạn ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Khó có thể tìm thấy một cây trồng nào có tác dụng nhiều mặt như cây đậu tương. Sản phẩm của nó làm thực phẩm cho con người, thức ăn cho gia súc, là nguyên liệu cho nghành công nghiệp chế biến, hàng xuất khẩu và là cây cải tạo đất. 3
  10. - Giá trị về mặt thực phẩm: Hạt đậu tương có thành phần dinh dưỡng cao, hàm lượng prôtein trung bình khoảng từ 40 - 50%, lipit từ 13-24%, hyđrát các bon từ 22-35%. Trong hạt đậu tương có khá nhiều loại vitamin, đặc biệt là hàm lượng vitamin B1 và B2 ngoài ra còn có các loại vitamin PP, A, E, K, D, C,v.v Đặc biệt trong hạt đậu tương đang nảy mầm hàm lượng vitamin tăng lên nhiều, đặc biệt là vitamin C. Hiện nay, từ hạt đậu tương người ta đã chế biến ra được trên 600 sản phẩm khác nhau, trong đó có hơn 300 loại làm thực phẩm được chế biến bằng cả phương pháp cổ truyền, thủ công và hiện đại dưới dạng tươi, khô và lên men vv như làm giá, đậu phụ, tương, xì dầu vv đến các sản phẩm cao cấp khác như cà phê đậu tương, bánh kẹo và thịt nhân tạo vv Đậu tương còn là vị thuốc để chữa bệnh, đặc biệt là đậu tương hạt đen, có tác dụng tốt cho tim, gan, thận, dạ dày và ruột. Đậu tương là thức ăn tốt cho những người bị bệnh đái đường, thấp khớp, thần kinh suy nhược và suy dinh dưỡng - Giá trị về mặt công nghiệp: Đậu tương là nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: chế biến cao su nhân tạo, sơn, mực in, xà phòng, chất dẻo, tơ nhân tạo, chất đốt lỏng, dầu bôi trơn trong ngành hàng không, nhưng chủ yếu đậu tương được dùng để ép dầu. Hiện nay trên thế giới đậu tương là cây đứng đầu về cung cấp nguyên liệu cho ép dầu, dầu đậu tương chiếm 50% tổng lượng dầu thực vật. Đặc điểm của dầu đậu tương: khô chậm, chỉ số iốt cao : 120-127; ngưng tụ ở nhiệt độ : -15 đến -18oC. Từ dầu này người ta chế ra hàng trăm sản phẩm công nghiệp khác như: làm nến, xà phòng, ni lông v.v - Giá trị về mặt nông nghiệp + Làm thức ăn cho gia súc: Đậu tương là nguồn thức ăn tốt cho gia súc 1kg hạt đậu tương đương với 1,38 đơn vị thức ăn chăn nuôi. Toàn cây đậu tương (thân, lá,quả, hạt) có hàm lượng đạm khá cao cho nên các sản phẩm phụ như thân lá tươi có thể làm thức ăn cho gia súc rất tốt, hoặc nghiền khô làm thức ăn tổng hợp của gia súc. Sản phẩm phụ công nghiệp như khô dầu có thành phần dinh dưỡng khá cao: N: 6,2%, P2O5: 0,7%, K2O: 2,4%, vì thế làm thức ăn cho gia súc rất tốt (Ngô Thế Dân và cs, 1999). 4
  11. + Cải tạo đất: cây đậu tương có khả năng cố định nitơ khí quyển thông qua nốt sần ở rễ. Rễ đậu tương ăn sâu phân nhánh nhiều làm đất tơi xốp. Đậu tương là cây là cây trồng có giá trị cải tạo đất. Thân lá đậu tương dùng làm phân xanh rất tốt. Trong điều kiện nhiệt đới ẩm của nước ta, đậu tương là cây trồng ngắn ngày dễ đưa vào hệ thống luân canh, tăng vụ, trồng xen. Nó là cây trồng trước đưa lại hiệu quả cho cây trồng sau. 1.1.2. Cơ sở xác định mật độ Mật độ trồng với mỗi loại cây trồng có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và sự phát sinh của các sinh vật hại trên cây đó. Đối với cây đậu tương mật độ trồng là yếu tố quan trọng cấu thành năng suất, khi tăng mật độ trồng thì năng suất tăng nhưng nếu trồng với mật độ cao quá năng suất có thể giảm xuống vì mật độ trồng cao nên tạo điều kiện cho các loại sâu bệnh hại phát triển. Vì vậy nghiên cứu mật độ trồng hợp lý có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Cụ thể theo một số nghiên cứu: Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Văn và CS (2001): nếu trồng dày thì số cây trên đơn vị diện tích nhiều, tuy nhiên diện tích dinh dưỡng cho mỗi cây hẹp, cây thiếu dinh dưỡng và ánh sáng nên ít phân cành, số hoa, quả trên cây ít, khối lượng 1000 hạt nhỏ ngược lại nếu trồng thưa thì diện tích dinh dưỡng cây trồng rộng nên cây phân cành nhiều, số hoa, số quả nhiều khối lượng 1000 hạt tăng nhưng mật độ thấp nên năng suất thấp. Theo nghiên cứu của Ngô Thế Dân và các cộng sự (1999) và Phạm Văn Thiều (2006), đều kết luận rằng, để xác định được mật độ trồng đậu tương cần căn cứ vào đặc tính của giống, thời vụ gieo trồng, độ phì của đất và mức độ thâm canh. Theo nghiên cứu của Tạ Kim Bính và cs (2006) đối với giống đậu tương ĐT2006 cho biết các mật độ trồng 15, 25, 35, 45 cây/m2 thì mật độ trồng càng tăng thì số quả trên cây và khối lượng 1000 hạt càng giảm. Theo Vũ Đình Chính và Ninh Thị Nhíp (2004) sau khi làm thí nghiệm tiến hành ở 3 vụ tại 3 điểm khác nhau với giống đậu tương D410 đã đưa ra kết luận: 5
  12. giống D410 cho năng suất cao nhất ở mật độ 45 cây/m2 trong vụ xuân và vụ đông, ở mật độ trồng 35 cây/m2 ở vụ hè. Do đó ngoài việc chọn tạo giống đậu tương phù hợp thì việc xác định mật độ trồng phù hợp là rất cần thiết ảnh hưởng đến năng suất của đậu tương trong sản xuất. 1.1.3. Cơ sở khoa học của việc bón phân Phân bón là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất của cây trồng. Vì vậy cần có cơ sở cho việc bón phân hợp lý để cây đạt hiệu quả năng suất cao nhất. Ngoài việc xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây thì cần quan tâm đến các yếu tố như: khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất, xác định nhu cầu dinh dưỡng mà cây cần từ đó sẽ có những phương pháp bón thích hợp. - Bón phân là để bù đắp lượng dinh dưỡng khoáng cho đất giúp cây trồng hút được nhiều chất dinh dưỡng hơn, phát triển tốt hơn, bộ rễ cây trồng ăn sâu hơn, các chất dinh dưỡng từ tầng sâu được huy động nhiều hơn, sinh khối và sinh khối rễ được tạo thành nhiều hơn. Việc để lại một khối lượng rễ cây và quá trình tích lũy sinh học khác lớn hơn trong đất hàng năm, giúp cung cấp nhiều mùn cho đất, làm đất tơi xốp hơn, dung tích hấp thu và độ hoãn sung của đất tốt hơn. Nhà nông có thể tiết kiệm phân bón hơn không phải chỉ vì chất dinh dưỡng từ chất hữu cơ được trả lại đất mà còn vì hệ số sử dụng phân bón được tăng lên. Bón phân là bón cho cây nhưng thông qua đất, nên khi bón phân phải hiểu đầy đủ tính chất đất đai. Đất có thành phần cơ giới nặng, hoặc nhẹ đều phải được ưu tiên bón phân hữu cơ. Bón phân hữu cơ cho đất có thành phần cơ giới nặng thì vùi nông, còn cho đất có thành phần cơ giới nhẹ thì phải vùi sâu và đất nặng thì có thể bón nhiều, bón tập trung, trong khi đất nhẹ phải bón ít một, bón rải làm nhiều lần và bón sát yêu cầu của cây. Bón phân cho cây nên phải bón theo nhu cầu của cây. Cây trồng có loại cần nhiều đạm (cây lấy lá), có loại cần nhiều kali (cây lấy củ, cây ăn quả, cây lấy đường). Thóc giống được bón nhiều lân thì hạt sáng, chất lượng hạt giống tốt, 6
  13. mạ gieo bằng hạt giống có nhiều lân sức sống khỏe hơn, năng suất cao hơn. Những cây lấy dầu, cây họ đậu, cây gia vị lại cần được cung cấp đủ lưu huỳnh. Từng giai đoạn sinh trưởng của mỗi cây cũng có yêu cầu khác nhau. Giai đoạn đầu cây cần nhiều lân và đạm, giai đoạn sau cây lại cần nhiều đạm, kali và các nguyên tố vi lượng Giai đoạn nào cũng không được bón quá mức nhu cầu của cây và giai đoạn nào cũng phải cung cấp chất dinh dưỡng một cách cân đối. Bón phân cho cây, mà sự phát triển của cây lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện thời tiết, khí hậu nên có thể phải điều chỉnh việc bón phân cho phù hợp với tình hình thời tiết. Cây gặp gió mùa đông bắc ngừng phát triển thì không được bón đạm vì có thể làm giảm tính chịu rét của cây, nên có thể định bón mà phải lùi lại và lại có khi phải bón sớm hơn do cây phát triển sớm. Trên đất dốc, việc bón phân phải dựa vào điều kiện thời tiết (mưa gió) đôi khi phải đợi trời quang mây tạnh mới bón để tránh rửa trôi phân bón, nhưng đôi khi cũng phải chờ những giọt mưa để hòa tan phân giúp đưa phân tới tầng sâu của rễ được thuận lợi hơn. Tóm lại Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng phân bón phải hướng tới tối đa hóa hiệu quả sử dụng của phân bón, phải làm cho cây trồng có thể hấp thu được nhiều nhất lượng dinh dưỡng từ phân bón. Việc xác định đúng loại dinh dưỡng cây cần là điều được đề cập trước tiên, tiếp theo là lượng cây cần, tiếp nữa là thời điểm cây cần cung cấp và một điều không thể không đề cập đó là bón thế nào để có thể đảm bảo thuận lợi nhất cho việc hấp thụ dinh dưỡng của cây và giảm tối đa sự thất thoát dinh dưỡng của phân. Từ việc xác định đó sẽ có những phương pháp bón phân hợp lý. Cơ sở của việc xây dựng chế độ bón phân hợp lý là dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của cây và khả năng cung cấp của đất. Ở mỗi thời kỳ sinh trưởng, cây trồng cần các chất dinh dưỡng khác nhau với lượng bón khác nhau. Vì vậy cần phân phối lượng dinh dưỡng theo yêu cầu của cây trong các giai đoạn khác nhau. Có hai thời kỳ cần ưu tiên cung cấp cho cây là thời kỳ khủng hoảng và thời kỳ hiệu suất cao. Thời kỳ khủng hoảng của một nguyên tố dinh dưỡng là thời kỳ mà thiếu nguyên 7
  14. tố đó sẽ ảnh hưởng xấu nhất đến sinh trưởng và năng suất. Thời kỳ hiệu suất cao là khoảng thời gian mà nguyên tố dinh dưỡng có tác dụng tốt nhất đến năng suất, lượng chất dinh dưỡng cần ít nhất cho một đơn vị sản phẩm thu hoạch nên đầu tư phân bón đạt hiệu quả cao nhất Thông thường trong sản xuất thì thời kỳ hiệu suất cao không trùng đúng vào thời kỳ khủng hoảng. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Những nghiên cứu đậu tương trên thế giới  Nghiên cứu về phân bón Bên cạnh công tác nghiên cứu về giống thì trên thế giới, nhiều quốc gia, nhiều nhà Khoa học đã giành thời gian để nghiên cứu về phân bón cho đậu tương. Việc nghiên cứu về chế độ phân bón, chế độ trồng, chăm sóc để cây sinh trưởng phát triển tốt và phát huy hết tiềm năng của giống là vấn đề rất quan trọng. Nhu cầu đạm: là yếu tố quan trọng nhất đối với cây đậu tương. Nhu cầu đạm của đậu tương ở các giai đoạn sinh trưởng là khác nhau. Tuy nhiên nhu cầu đạm của đậu tương không lớn vì rễ cây sống cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium japonicum nên cây có khả năng cố định đạm và cung cấp cho đất một lượng đạm khá lớn. Theo Imsande (1992): giai đoạn khủng hoảng đạm nhất ở cây đậu tương là giai đoạn làm hạt và vào chắc (R5 – R6). Thiếu đạm ở giai đoạn này lá sẽ bị rụng sớm do đạm trong lá được di truyền về cho phát triển hạt. Các tác giả Ashour và Thalooth (1983) kết luận là bổ sung thêm đạm qua lá ở giai đoạn làm hạt và vào chắc (R5 – R6) có tác dụng làm tăng năng suất hạt và tăng tăng suất sinh khối. Theo Watanabe và các cs (1986) để đạt được năng suất hạt cao (3 tấn/ha) đậu tương cần tích lũy được 300kg N/ha. Từ kết quả thí nghiệm đồng ruộng tác giả đã chỉ ra rằng bón 60kg N/ha và 120kg N/ha vào lúc ra hoa đã làm tăng năng suất đậu tương lên tới lượng N bão hòa là 180kg N/ha. Theo Sinha (1987), Borkert và Sfredo (1994) để đạt năng suất đậu tương cao cần bón cho đậu tương một lượng N đáng kể vào khoảng 150kg N/ha. 8
  15. Nghiên cứu của Bona và các cs (1998) về ảnh hưởng của việc N muộn cho đậu tương, cho biết bổ sung thêm phân N với mức 150kg N/ha ở thời kỳ bắt đầu làm quả cho giống đậu tương có tập tính sinh trưởng hữu hạn có tác dụng làm tăng năng suất hạt và hệ số thu hoạch, nhưng lại không có tác dụng với những giống sinh trưởng vô hạn mà chỉ làm cho cây tiếp tục phát triển sinh dưỡng. Theo Harper (1974) thấy rằng việc cố định N2 và sử dụng Nitrate (NO3) có - tầm quan trọng để thu được năng suất tối đa. Ông thấy nếu NO3 dư thừa có hại tới năng suất vì lúc đó sự cố định N2 bị ức chế. Bón đạm quá nhiều hoặc bón không đúng thời kỳ sẽ ức chế sự hình thành, phát triển và hoạt động của vi khuẩn nốt sần. Bón đạm sẽ không có tác dụng làm tăng năng suất đậu tương nếu dinh dưỡng trong đất đã cung cấp nhu cầu NO3 cho cây (Porter và cộng sự, 1981), Tuy nhiên, nếu trên đất nghèo chất hữu cơ, thoát nước kém thì bón đạm với lượng 50-110kg/ha có tác dụng làm tăng năng suất. Ngoài ra, Lân là yếu tố rất có ý nghĩa với cây đậu tương. Khi cây được cung cấp Lân đầy đủ sẽ giảm tỷ lệ rụng hoa, rụng quả, tăng tỷ lệ đậu quả, tỷ lệ chắc từ đó làm tăng năng suất rõ rệt. Theo Dickson và các cs (1987), hàm lượng P dễ tiêu trong đất thấp là yếu tố quan trọng nhất gây ra năng suất đậu đỗ thấp ở nhiều nước châu Á. Theo Tiaranan và các cs (1987) cho biết: Ở Thái Lan, nhiều vùng sản xuất đậu tương có hàm lượng P dễ tiêu trong đất từ 1-5 ppm, khi bón phân lân đã làm tăng năng gấp đôi, tác giả cho rằng mức khủng hoảng lân của đậu tương là khoảng 8 ppm. Tại Australia, Dickson và cộng sự, (1987) đã tiến hành những thí nghiệm về bón phân lân cho các cánh đồng tại vùng Queensland đã chỉ ra rằng, năng suất đậu tương được tăng lên đáng kể khi được bón lân, sự mẫn cảm của đậu tương đối với phân lân phụ thuộc vào độ chua của đất, hàm lượng chất hữu cơ và thành phần cơ giới đất. Tại Indonesia, bón phân cho đất có hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu dưới 18ppm đã làm tăng năng suất đậu tương đáng kể, thiếu lân dễ tiêu thường gắn 9
  16. liền với đất chưa, hàm lượng Al, Fe, Mn cao gây trở ngại cho sinh trưởng phát triển và hình thành năng suất (Salesh và Sumarno, 1993). Trong đất chua khả năng giữ lân thường cao vì tỷ lệ Fe, Al, cao gây thiếu lân nghiêm trọng làm hạn chế khả năng hấp thu các yếu tố dinh dưỡng của cây đậu tương. Việc bón vôi sẽ làm tăng PH đất, từ đó tăng hàm lượng lân dễ tiêu giúp cho cây có thể hút được lân dễ dàng. Ngoài ra cần kết hợp các yếu tố N,P, phân hữu cơ sẽ nâng cao hiệu quả của việc sử dụng phân lân. Kali có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng hạt đậu tương. Nghiên cứu của Smit (1998) về phản ứng của đậu tương với việc bón kali cho thấy: Bón K trên lá không thay thế cho bón K trước khi trồng. Tác giả cũng đã kết luận hàm lượng protein trong hạt có tương quan nghịch với lượng phân Kali (cả KCL và K2SO4) bón vào đất, trong khi đó hàm lượng dầu lại có tương quan thuận với lượng phân K bón vào đất. Nigieria (1990-1991) nghiên cứu về hiệu quả tác động của việc kết hợp giữa phân khoáng N,P,K đã kết luận rằng: hiệu quả kinh tế đạt cao nhất ở công thức 60 tấn phân chuồng + 200kg N,P,K (15:15:15)/ha và bón vào thời kỳ phân cành của đậu tương.  Nghiên cứu về canh tác - Chọn thời vụ trồng đậu tương thích hợp Mayer và cs (1991)cho biết, điều chỉnh các mối quan hệ tương tác giữa thời vụ gieo với mật độ là một biện pháp rất hữu hiệu nhằm tăng năng suất và sản lượng cây họ đậu ở vùng nhiệt đới. Tuy vậy, xác định thời vụ phụ thuộc vào TGST của đậu tương và các yếu tố điều kiện môi trường, TGST của cây trồng trước. Theo Ahmed và cs (2010) nghiên cứu ở Bangladesh cho thấy: đậu tương trồng TV (16/12) ra hoa và quả chắc ở điều kiện khí hậu thuận lợi, có số quả/cây cao nhất so với TV (7/11- sớm nhất), TV (27/11) và TV (27/1-muộn nhất). Lý do chính bởi nhiệt độ và số giờ nắng ở các tháng khác nhau: tháng 1 là 17,220C, tăng dần và tháng 5 là 29,050C. Lượng mưa tháng 1 là 0mm, tháng 2 là 50 mm, 10
  17. tháng 3 là 18 mm và tháng 4 là 207 mm. Số giờ nắng tháng 1 là 114 giờ tăng dần tháng 5 là 220 giờ. - Mật độ, khoảng cách: Mật độ, khoảng cách trồng phụ thuộc đặc điểm của giống, giống đậu tương ít phân cành, có TGST ngắn ngày thì mật độ cây là quan trọng để tăng năng suất đậu tương. - Bón phân cho đậu tương: Cây đậu tương cần đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng cần thiết để sinh trưởng phát triển bình thường, nếu thiếu bất cứ một yếu tố nào đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Kết quả nghiên cứu của Watanabe và cs phù hợp nghiên cứu của Zapata và cs (1987) cho biết, khả năng cố định đạm của cây đậu tương đạt tối đa vào thời kỳ bắt đầu hình thành quả đến hình thành hạt, thời kỳ cây cần nhiều đạm cho nhu cầu làm hạt. Vì vậy chỉ dựa vào lượng đạm cố định là không đảm bảo được đậu tương năng suất cao. Mặc dù, nhu cầu về P205 và K20 của cây đậu tương không cao hơn N nhưng khối lượng phân P205 và K20 bón nhiều hơn so với bón N. Tang và cs (2007) cho biết: năng suất sinh khối, khối lượng hạt và năng suất hạt của đậu tương có tương quan thuận với lượng P205 tích lũy, các giống đậu tương có nguồn gốc ở vùng đất chua nghèo P205 có khả năng hấp thu P205 tốt hơn những giống có nguồn gốc từ vùng đất giàu mùn, giàu P205. 1.2.2. Những nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam  Nghiên cứu về phân bón Với mỗi loại cây trồng, nhu cầu dinh dưỡng của các loại cây trồng khác nhau là khác nhau. Khi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng sẽ phát huy tốt tiềm năng năng suất. Trong các biện pháp kỹ thuật thâm canh nhằm nâng cao năng suất cho cây đậu tương thì phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, ngoài việc xác định bộ giống thích hợp cho từng vùng, từng vụ sản xuất thì việc nghiên cứu, hoàn thiện quy trình bón phân nâng cao năng suất cho từng giống ở mỗi thời vụ và điều kiện đất đai khác nhau là hết sức cần thiết. 11
  18. Hiệu lực của phân đạm: phân đạm đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu tương. Nguồn cung cấp đạm cho đậu tương là từ phân bón, đất và khả năng cố định đạm khí quyển nhờ vi khuẩn nốt sần. Mỗi giai đoạn sinh trưởng đậu tương cần lượng đạm khác nhau. Đạm được sử dụng dưới các dạng như: NH4NO3, HNO3, NH4OH và đạm ure CO(NH2)2. Đạm và lân có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau trong việc làm tăng số cấp cành cho quả, số quả/cây của đậu tương (Lê Đình Sơn, 1988) Cùng nhận định trên Nguyễn Văn Bộ (2001) cho rằng, nếu chỉ bón riêng N cho bội thu 1,4 tạ/ha, trong khi đó cùng lượng đạm như vậy trên nền có bón lân cho bội thu 2,3 tạ/ha. Nghiên cứu của Võ Minh Kha (1996) cho biết trên đất đồi chua, hàm lượng sắt nhôm cao bón phân lân và đạm có tác dụng nâng cao năng suất đậu tương rõ rệt. Theo tác giả trên đất tương đối nhiều dinh dưỡng bón đạm làm tăng năng suất từ 40 – 50%. Bón đạm có tầm quan trọng để thu năng suất tối đa, tuy nhiên nếu bón NO3 dư thừa lại có hại với năng suất vì vậy lúc đó sự cố định đạm bị ức chế hoàn toàn (Ngô Thế Dân và cs, 1999). Theo Vũ Đình Chính (1998) cho rằng: bón kết hợp N,P trên đất bạc màu nghèo dinh dưỡng với mức 90kg P2O5/ha trên nền 40 kg N/ha làm tăng số lượng nốt sần, số quả chắc/cây và năng suất hạt. Trần Danh Thìn (2001) cho rằng việc kết hợp N, P, Ca đã có tác dụng rõ rệt trong việc khắc phục hạn chế của các yếu trường đại học lâm nghiệpố dinh dưỡng đất, nâng cao năng suất đậu tương và lạc. Việc bón kết hợp cả 3 yếu tố N, P, K cho năng suất cao nhất ở cả 2 nền phân cao và thấp. Đối với đất chua nghèo dinh dưỡng khi bón 100N: 150 P2O5 : 800Ca: 50 K2O/ha đã cho hiệu quả kinh tế của đậu tương và lạc cao. Hiệu lực của phân lân: cây đậu tương thường hút lân từ phân bón và hút đến tận cuối vụ. Tuy nhiên việc tăng P tổng số hấp thu có thể bị giới hạn do P trong phân được thay thế bằng P trong đất. 12
  19. Bón lân còn tăng khả năng hình thành nốt sần của đậu tương. Bón nhiều P làm tăng số lượng và khối lượng nốt sần. Hiệu lực này tùy thuộc vào giống, điều kiện thời tiết và giai đoạn phát triển của đậu tương. Khi nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân lân đến năng suất và khả năng cố định đạm của đậu tương trên đất đồi trung du phía bắc Việt Nam, tác giả Trần Văn Điền (2001) cho rằng: khi tăng lượng lân bón cho đậu tương, với giống đậu tương không có nốt sần thì hầu như không có phản ứng gì. Còn với giống đậu tương có nốt sần thì có tác dụng tăng năng suất hạt và thân lá rõ rệt. Thiếu P dễ tiêu thường gắn liền với đất chưa, hàm lượng Fe, Al, Mn cao. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Dần (1996) cho biết, lân làm tăng hoạt động cố định đạm của vi khuẩn nốt sần. Tùy theo năng suất cao hay thấp và thành phần cơ giới có sẵn trong đất để xác định mức bón P cho hợp lý. Tác giả Nguyễn Văn Bộ nhận thấy trên đất phèn ở nước ta nếu có bón lân đã làm cho cây trồng hút được 120 – 130kgN/ha, trong khi đó không bón phân lân cây chỉ hút được 40 – 50kgN/ha. Trần Thị Trường, Trần Thanh Bình (2005) nhận thấy, tỷ lệ sử dụng phân đạm, lân, kali thích hợp nhất cho đậu tương là 1:2:2. Đạm và kali là 2 yếu tố có ảnh hưởng nhiều tới năng suất và cho bội thu 1,4 – 5,4 tạ/ha với đạm và 2,6 – 4,3 tạ/ha với kali. Nếu bón kali riêng rẽ cho bội thu 1,4 tạ/ha, trên nền đạm cho bội thu 4,3 tạ/ha. Bón riêng rẽ đạm chỉ cho bội thu 1,4 tạ/ha, trên nền có lân 2,3 tạ/ha; trên nền có kali 3,1 tạ/ha; trên nền có kali và lân là 5,4 tạ/ha. Hiệu lực của phân kali: Kali đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp tạo nên đường và chất hữu cơ cho cây. Không đủ kali cho nhu cầu của cây làm giảm sự tăng trưởng, năng suất, cây dễ bị nhiễm sâu bệnh. Kali có tầm quan trọng như nhau ở các giai đoạn phát triển của cây đậu tương và nó ảnh hưởng lớn đến cân bằng dinh dưỡng của cây. Hiệu lực của K thường liên quan tới P, năng suất đậu tương tăng khi bón K và P riêng biệt nhưng năng suất cao nhất khi bón kết hợp K với P. Khi nghiên 13
  20. cứu các mức phân cho các giống đậu tương triển vọng các tác giả đã đưa ra một số kết luận sau: Năm 2000 tập thể các tác giả Tạ Kim Bính, Trần Đình Long, Nguyễn Văn Viết, Nguyễn Thị Bình đã nghiên cứu về công thức bón phân cho giống đậu tương ĐT2000 và kết luận: ở vụ xuân với mức bón 30kg N: 60 Kg P2O5: 40kg K2O và vụ đông với mức bón 40kg N: 60 Kg P2O5: 40kg K2O thì hiệu quả phân bón đạt cao nhất và ĐT2000 cho năng suất cao nhất. Theo Nguyễn Văn Lâm (2005) trong vụ xuân, giống Đ9804 cho năng suất cao nhất ở thời vụ 20/02, mật độ 30 cây/m2 và cho năng suất cao nhất ở mức phân bón: 40kg N: 60 Kg P2O5: 40kg K2O Trần Đình Long, Trần Thị Trường và CTV (2007) nghiên cứu trên giống đậu tương ĐT26 đưa ra khuyến cáo đối với vụ xuân nên gieo với mật độ 35 cây/m2 , vụ đông là 40 cây/m2 . Khi nghiên cứu về liều lượng lân bón cho đậu tương xuân trên đất Gia Lâm – Hà Nội tác giả Vũ Thu Hiền, Đoàn Thanh Nhàn (2008) nhận thấy: trên cơ sở phối hợp 8 tấn phân chuồng + 40kg N + 60 K2O, bón thêm phân lân với lượng 60, 90, 120 kg P2O5/ha đã làm tăng số quả/cây, tỷ lệ quả chắc, quả 2 hạt, 3 hạt so với công thức không bón thêm lân. Bón lân đã làm tăng năng suất thực thu rõ rệt và năng suất thực thu đạt cao nhất ở mức bón 90kg P2O5/ha.  Nghiên cứu về canh tác Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên ở mỗi vùng nên kỹ thuật canh tác ở mỗi vùng cũng có sự khác nhau: - Giống: người ta chia thành 3 nhóm theo thời gian sinh trưởng như sau: + Nhóm giống ngắn ngày có TGST 70-80 ngày: ĐT12, ĐT13, V48, ML2, AK02, AK03, DT96, + Nhóm giống trung ngày có TGST 85-90 ngày như: DT84, AK04, AK05, VX93, DT22, DT2006, HL2, + Nhóm giống dài ngày có TGST 95-110 ngày như: ĐT2000, T57, TN01, ĐT95, ĐT2003, . 14
  21. - Thời vụ: đậu tương là cây trồng ngắn ngày nên có thể bố trí theo các mô hình luân canh, xen canh khác nhau: + Vụ Xuân: Thời gian trồng từ ngày 15/2 đến ngày 5/3. Lượng ánh sáng đầy đủ, đậu nành trổ hoa sớm, thời gian sinh trưởng ngắn, sâu bệnh ít, thuận lợi trong việc thu hoạch và phơi hạt, phẩm chất hạt tốt, khả năng bảo quản được lâu. Có khả năng trồng mật độ dày. + Vụ Hè: Thời gian trồng từ ngày 25/5 đến ngày 10/6. Thời gian chiếu sáng trong ngày dài, nên đậu nành trổ hoa muộn, thời gian sinh trưởng kéo dài. Đậu nành phát triển thân lá rất mạnh. Đầu vụ thường gặp hạn, cuối vụ, có mưa nhiều nên thường gặp khó khăn trong khâu thu hoạch, phơi phóng, cây dễ đổ ngã, hạt dễ bị mốc và sâu bệnh bộc phát rất mạnh, nhất là dòi đục thân, sâu đục trái Trong vụ này, gieo càng muộn, thì mức độ thiệt hại do dòi đục thân càng gia tăng. + Vụ Hè Thu: Thời gian chiếu sáng trong ngày dài, nên đậu nành trổ hoa muộn, thời gian sinh trưởng kéo dài. Đậu nành phát triển thân lá rất mạnh, do đó nên trồng thưa hơn so với các vụ khác trong năm. Đầu vụ thường gặp hạn, cuối vụ, có mưa nhiều nên thường gặp khó khăn trong khâu thu hoạch, phơi phóng, cây dễ đổ ngã, hạt dễ bị mốc và bệnh hạt tím, phẩm chất kém. + Vụ Thu Đông: Thời gian trồng từ ngày 25/9 đến ngày 5/10. Mưa thường xuất hiện nhiều và liên tục, cần lưu ý các vấn đề chống úng cho cây - Mật độ, khoảng cách trồng đậu tương: Nghiên cứu của các tác giả cho thấy xác định mật độ trồng đậu tương căn cứ vào đặc điểm sinh học của giống (TGST, khả năng sinh trưởng, khả năng phân cành, khả năng chống đổ), thời vụ và đất trồng. Nhìn chung giống đậu tương thuộc nhóm chín trung bình mật độ trồng 25 – 40 cây/m2, trồng đậu tương ở vụ đông mật độ cây cao hơn so với vụ xuân và vụ hè; giống đậu tương thuộc nhóm chín sớm mật độ trồng cao so với giống thuộc nhóm chín trung bình. Khoảng cách hàng 40 cm là phù hợp cho trồng đậu tương - Phân bón và cách bón: mỗi loại giống sẽ có công thức bón khác nhau. Có 2 cách bón là bón lót và bón thúc. 15
  22. + bón lót: bón toàn bộ phân chuồng, phân lân, vôi bột + bón thúc: chia 2 lần bón. Thúc khi cây có 2-3 lá thật (50% N, 50%K) và bón thúc khi cây có 6-7 lá thật (50% N, 50%K). - Chăm sóc: tiến hành dặm tỉa cây đảm bảo sự đồng đều. Đảm bảo độ ẩm đất cho cây. Phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời để không ảnh hưởng đến năng suất. 16
  23. CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích điều kiện khí hậu tại điểm nghiên cứu - Xác định ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của đậu tương tại điểm nghiên cứu. - Lựa chọn mật độ và liều lượng bón lân phù hợp với đậu tương tại điểm nghiên cứu. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Tại vườn thực nghiệm BM. Khuyến nông và khoa học cây trồng của Trường Đại học Lâm nghiệp. - Thời gian: Thực hiện vụ Thu Đông 2019 (Từ 17/09– 12/12/2019) 2.3. Vật liệu nghiên cứu - Giống: giống đậu tương AK04. Giống được chọn lọc từ giống ĐT 81, bằng phương pháp chọn lọc hỗn hợp. Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam. - Phân bón: Đạm ure, super lân, kali clorua, vôi bột - Vật tư khác: cuốc, xẻng, nilong phủ, dây thép, cọc tre, dây dẫn nước, 2.4. Nội dung nghiên cứu - Phân tích điều kiện khí hậu của khu vực nghiên cứu trong điều kiện vụ thu đông 2019 - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của đậu tương tại điểm nghiên cứu. - Đề xuất mật độ và liều lượng bón lân thích hợp cho cây đậu tương tại điểm nghiên cứu. 2.5. Phương pháp nghiên cứu 2.5.1. Kế thừa tài liệu thứ cấp - Thu thập số liệu và phân tích tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, khí hậu của khu vực nghiên cứu. 17
  24. - Các tài liệu, báo cáo liên quan vấn đề nghiên cứu. 2.5.2. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm 2 nhân tố: được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh ( Randimized Complete Block Design – RCBD) với 3 lần nhắc lại. - Nhân tố 1: mật độ Gồm 2 công thức + M1: 30 cây/ m2 , khoảng cách trồng 40 x 8cm, gieo 2 hạt/hốc. + M2: 40 cây/ m2, khoảng cách trồng 30 x 8cm, gieo 2 hạt/hốc. - Nhân tố 2: liều lượng phân bón Gồm 4 công thức + P1: 45 kg P205 /ha 250 kg/ha super lân + P2: 60 kg P205 /ha (ĐC) 333 kg/ha super lân + P3: 75 kg P205 /ha 417 kg/ha super lân + P4: 90 kg P205 /ha 500 kg/ha super lân - Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 10m2 (10x1m) Tổng diện tích tích khu thí nghiệm: 240m2 chưa kể dải bảo vệ và rãnh. Khoảng cách giữa các OTN là 30cm2 Dải bảo vệ M2P4 I M1P1 M1P2 M1P3 M1P4 M2P1 M2P2 M2P3 II M2P1 M2P2 M2P3 M2P4 M1P1 M1P2 M1P3 M1P4 M1P4 M1P3 M1P2 M1P1 M2P4 M2P3 M2P2 M2P1 III Dải bảo vệ - Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau: 18
  25. Ghi chú: I, II, II là các lần lặp M1P1, M1P2, M2P4 là các công thức thí nghiệm 2.5.3. Quy trình thực hiện thí nghiệm Áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-58:2011/BNNPTNT về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu tương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành 2.5.3.1. Làm đất - Dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật - Làm đất tơi xốp. - Lên luống cao 25 – 30 cm, mặt luống rộng 1m, bằng phẳng. - Bón lót: phân hữu cơ vi sinh, Super lân và vôi bột 2.5.3.2. Thời vụ và mật độ trồng - Thời vụ: vụ thu đông 2019. Ngày trồng 17 tháng 09 năm 2019 - Mật độ trồng: với 2 mật độ như công thức đã thiết kế là: + 30 cây/ m2 , khoảng cách trồng 40 x 8cm + 40 cây/ m2, khoảng cách trồng 30 x 8cm 2.5.3.3. Bón phân Phân nền cho 1ha: 30kgN + 60kg K20 + 1.000kg phân hữu cơ vi sinh + 500kg vôi bột và Lân theo từng công thức 19
  26. Bảng 2.1. Quy trình và liều lượng bón phân cho các công thức thí nghiệm Lượng Tổng Bón thúc Lượng phân Bón phân lượng Loại phân CT bón cho lót Lần 1 Lần 2 bón cho phân bón g/m2 (gam) (gam) (gam) kg/ha g/1CTTN M1P1 250 25 250 250 - - M1P2 333 33,3 333 333 - - M1P3 417 41,7 417 417 - - Super M1P4 500 50 500 500 - - lân M2P1 250 25 250 250 - - M2P2 333 33,3 333 333 - - M2P3 417 41,7 417 417 - - M2P4 500 50 500 500 - - Đạm ure 65 6,5 65 - 32,5 32,5 KCL 100 10 100 - 50 50 TS9 30 3 30 15 15 - Cách bón: + Bón lót toàn bộ phân hữu cơ VS + phân lân + vôi bột + Bón thúc lần 1: ½ lượng đạm và ½ kali khi cây có 2-3 lá thật + Bón thúc lần 2: ½ lượng đạm và ½ kali khi cây có 4-5 lá thật 2.5.3.4. Che phủ nilong cho đậu tương + Lên luống: luống rộng 1m, rãnh 0.3m. Bón lót toàn bộ phân Lân, phân HCVS, Dùng cuốc san phẳng mặt luống. + Phủ nilong: phủ toàn bộ lên luống và dùng dây thép cố định 2 bên mép luống. - Gieo: rạch hàng trên luống rồi bón phân Lân, HCVS, và vôi bột sau đó lấp nhẹ đất. tiến hành gieo hạt vào rãnh theo đúng mật độ và khoảng cách trồng của từng công thức, lấp đất và lấy rơm phủ lên. Sau đó tưới nước vào lỗ để đảm bảo đủ ẩm cho hạt nảy mầm. Tiến hành phủ tiếp bằng nilong và rạch nilong theo các rãnh đã gieo hạt theo từng công thức, và cố định lại bằng dây thép. 2.5.3.5. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh 20
  27. - Sau gieo 5-6 ngày kiểm tra tỷ lệ mọc. Tiến hành dặm những chỗ khuyết cây để đảm bảo sự đồng bộ mật độ ruộng. - Làm cỏ, xới xáo 2 lần: + Lần 1: khi cây có 2-3 lá thật, kết hợp với bón thúc lần 1 + Lần 2: khi cây có 5-6 lá thật kết hợp bón thúc lần 2 - Tưới nước: đảm bảo đủ nước cho tất cả các thời kỳ tuy nhiên đặc biệt chú ý đến thời kì cây con, ra hoa làm quả. - Phòng trừ sâu bệnh: Đậu tương thường bị các sâu bệnh hại chính sau: sâu cuốn lá, sâu ăn lá, sâu đo, rệp, bệnh héo xanh, bệnh lở cổ rễ và chuột hại. Để hạn chế sâu bệnh hại thường xuyên kiểm tra đồng ruộng và có biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời, sử dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên cây đậu tương 2.5.3.6. Thu hoạch Sau khi cây có 2/3 số quả chuyển từ màu xanh sang màu nâu xám, lá chuyển màu vàng chọn thời tiết nắng ráo để thu hoạch. Tiến hành phơi khô 2-3 ngày rồi đập lấy hạt. 2.5.4. Các chỉ tiêu theo dõi 2.5.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng và phát triển  Thời gian sinh trưởng - Thới gian gieo đến mọc mầm (ngày): xác định khi có trên 50% cây trên ô mọc có 2 lá mầm xòe ra trên mặt đất. - Thời gian mọc mầm đến ra hoa (ngày), tính từ khi mọc mầm đến khi 50% cây trên ô có ít nhất một hoa nở. - Thời gian ra hoa (ngày), tính từ khi bắt đầu ra hoa đến khi kết thúc ra hoa trên cây mẫu. - Tổng thời gian sinh trưởng (ngày), xác định khi cây mọc đến khi thu hoạch (khi 90% số quả trên ô có vỏ quả chuyển màu nâu hoặc đen).  Chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển 21
  28. - Chiều cao thân chính (cm), đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng thân chính của 10 cây/ô. Đo khi cây có 2-3 lá thật (7 ngày đo 1 lần) đến khi kết thúc sinh trưởng. Kết hợp với đếm số lá và cành cấp 1. - Chiều cao đóng quả: đo từ gốc đến đốt hình thành quả đầu tiên của 10 cây mẫu ở giai đoạn hình thành quả và hạt. - Đường kính thân (mm), đo tại đốt trên lá mầm, đo khi thu hoạch. - Diện tích lá (m2/cây) và chỉ số lá LAI (m2 lá/ m2 đất) Tiến hành ở 3 thời kỳ: bắt đầu ra hoa, hoa rộ và tắt hoa. Mỗi thời kỳ lấy 3- 5 cây trên mỗi ô thí nghiệm rồi tiến hành đo bằng phương pháp cân nhanh. Sau đó tính ra chỉ số diện tích lá (m2 lá/ m2 đất) ở mỗi thời kỳ. Công thức tính: + Diện tích lá = khối lượng 1dm2 lá tươi + Chỉ số diện tích lá LAI (m2 lá/m2 đất) = (số cây/m2 x diện tích lá của 1 cây) / m2 đất. - Khả năng tích lũy chất khô: (tiến hành cùng với đo diện tích lá, và xác định nốt sần). Tiến hành lấy mẫu ở 3 thời kỳ: bắt đầu ra hoa, hoa rộ và kết thúc hoa. Sau khi đo đếm diện tích lá, NS thì cho cây mẫu vào tủ sấy đến khi cân với khối lượng không đổi. - Chỉ tiêu nốt sần: Tiến hành cùng với đo diện tích lá và khả năng tích lũy chất khô Phương pháp tiến hành: trước khi nhổ cây cần tưới đẫm nước. Sau đó dùng dầm đánh lên cho vào chậu nước rồi lọc phần nốt sần rụng. Đem đếm nốt sần rụng và nốt sần còn dính vào rễ cuối cùng cân để được khối lượng tươi. Đếm tổng số nốt sần trên cây. Tổng số nốt sần hữu hiệu ở 3 thời kỳ bắt đầu ra hoa, hoa rộ và tắt hoa. Mỗi ô lấy 3-5 cây đại diện để xác định.  Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất - Tổng số hoa/cây: xác định khi cây bắt đầu ra hoa, đếm vào buổi sáng 7-8h mỗi ngày đếm 1 lần đến khi kết thúc hoa. - Số cây thực thu trên ô (cây): đếm số cây thực tế mỗi ô thí nghiệm. 22
  29. - Tổng số cành cấp 1 trên cây, xác định vào thời kỳ thu hoạch. Đếm số cành mọc từ thân chính của 10 cây mẫu/ô - Tổng số quả /cây: đếm tổng số quả /10 cây mẫu/ô .Sau đó tính trung bình trên/ 1 cây. - Số quả 1 hạt/ cây: đếm số quả có 1 hạt trên 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình 1 cây. - Số quả 2 hạt/ cây: đếm số quả có 2 hạt trên 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình 1 cây. - Số quả 3 hạt/cây: đếm số quả có 3 hạt trên 10 cây mẫu/ ô. Tính trung bình 1 cây - Xác định khối lượng 1000 hạt (g). cân mỗi công thức 3 mẫu và mỗi mẫu cân 500 hạt rồi tính trung bình, cân xác định ở độ ẩm 12% và lấy 1 chữ số sau dấu phẩy. - Năng suất hạt khô (tạ/ha): thu riêng hạt khô sạch của từng ô, tính năng suất toàn ô (gồm cả khối lượng hạt của 10 cây mẫu) ở độ ẩm 12% và quy ra năng suất trên 1ha, lấy 2 chữ số sau dấu phẩy. - Năng suất các thể (g/cây): thu riêng 10 cây mẫu và đem sấy sau cân lên. Năng suất các thể = P hạt 10 cây /10 - Năng suất lý thuyết (tạ/ha) NSLT = (Năng suất cá thể * mật độ * 10.000)/100.000 - Năng suất thực thu (tạ/ha) NSTT = (Năng suất OTN/diện tích OTN) * 10.000/100.000 2.5.3.2. Chỉ tiêu về sâu, bệnh hại  Mức độ nhiễm sâu hại: - Sâu cuốn lá: tỷ lệ lá bị hại = số lá bị cuốn / tổng số lá điều tra. Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc. - Sâu đục quả: tỷ lệ quả bị hại = số quả bị hại/ tổng số quả điều tra. Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc. - Sâu ăn lá: theo dõi như đối với sâu cuốn lá 23
  30.  Mức độ nhiễm bệnh: - Bệnh lở cổ rễ (%): tỷ lệ cây bị bệnh = số cây bị bệnh / tổng số cây điều tra. Điều tra toàn bộ các cây trên ô. Cây non (sau mọc = 7 ngày) - Bệnh gỉ sắt: đánh giá theo thang 9 cấp, điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Rất nhẹ, cấp 1 ( 5-25% diện tích lá bị hại) Nặng, cấp 7 ( > 25-50% diện tích lá bị hại) Rất nặng, cấp 9 ( >50% diện tích lá bị hại) - Bệnh phấn trắng: đánh giá theo thang 5 cấp. Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương thức 5 điểm chéo góc. Cấp 1, không nhiễm ( 76% số cây có vết bệnh) 2.6. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý thống kê dựa trên chương trình Excel và phần mềm IRRISTAT 5.0 24
  31. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện khí hậu của điểm nghiên cứu Chương Mỹ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Bắc Bộ, là vùng khí hậu chuyển tiếp giữa Đồng Bằng Sông Hồng với vùng Tây Bắc. Điều kiện thời tiết khí hậu là yếu tố quan trọng trong việc sản xuất nông nghiệp, thời tiết khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng phát triển và năng suất của một cây trồng. Các yếu tố như: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, thời gian chiếu sáng, là những yếu tố cơ bản và quan trọng vì vậy khi điều kiện thời tiết thuận lợi thì tạo cho sự sinh trưởng và phát triển cho cây trồng mức tối đa nhất ngược lại khi điều kiện thời tiết bất lợi thì sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Để đánh giá điều kiện khí hậu vụ Thu Đông năm 2019 ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương AK04 tôi tiến hành theo dõi diễn biến về nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm của khu vực nghiên cứu từ tháng 9 năm 2019 đến 12 tháng 12 năm 2019. Kết quả được tổng hợp tại bảng 3.1. Bảng 3.1. Các yếu tố khí hậu của khu vực nghiên cứu. Tháng Nhiệt độ TB (oC) Lượng mưa (mm) Độ ẩm (%) 9/2019 28,4 145,2 75,5 10/2019 26,5 110,6 74,6 11/2019 22,8 39,2 82,5 12/1019 19,6 19 80,3 (Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Trường đại học Lâm nghiệp,2019) Qua bảng 3.1 cho thấy: Tháng 9 nhiệt độ trung bình là 28,4oC, lượng mưa là 145,2mm, độ ẩm là 75,5%. Đây là giai đoạn gieo hạt và và nảy mầm nên với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm này tạo thuận lợi cho hạt nảy mầm nhanh hơn, cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. 25
  32. Tháng 10 nhiệt độ trung bình tháng là 26,5oC thấp hơn so với khoảng thời gian cây nảy mầm trước, lượng mưa là 110,6mm và độ ẩm là 74,6%. Đây là giai đoạn cây sinh trưởng và phát triển mạnh để bắt đầu cho thời kỳ ra hoa, với nhiệt độ và độ ẩm này phù hợp để cây phát triển tuy nhiên cũng là điều kiện thích hợp cho sâu bệnh phát triển do đó phải thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để có các biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Tháng 11 nhiệt độ trung bình là 22,8oC nhiệt độ giảm xuống thấp, lượng mưa cũng tương đối thấp so với thời kỳ trước là 39,3mm và độ ẩm khá cao là 82.5%. Đây là giai đoạn cây hình thành quả và hạt, là thời kỳ quan trọng chủ yếu để tạo năng suất với nền nhiệt độ và độ ẩm này hoàn toàn thuận lợi cho cây ra hoa đậu quả cao hơn. Trong thời kỳ này sự phát triển thân lá chậm dần và đạt mức tối đa tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng sinh thực của cây. Tháng 12 nhiệt độ trung bình là 19,6oC nhiệt độ giảm xuống thấp, lượng mưa là 19mm và độ ẩm không khí là 80.3%. Đây là giai đoạn chín và cho thu hoạch của cây, nhiệt độ và lượng mưa thấp nên làm cho quá trình sinh dưỡng của cây thấp, ngừng sinh trưởng phát triển và quan trọng nhất là trong giai đoạn chín thời tiết khô ráo rất thuận lợi cho quá trình thu hoạch. Với điều kiện khí hậu tại điểm nghiên cứu cho thấy đây là điều kiện thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển, ra hoa đậu quả, hình thành quả cũng như thu hoạch. Tuy nhiên cũng gặp không ít khó khăn khi thời tiết khí hậu có sự biến đổi bất thường như sâu bệnh hại nhiều và khó kiểm soát đặc biệt là chế độ mưa gây khó khăn trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. 3.2. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến sinh trưởng, phát triển của đậu tương Đậu tương cũng như các cây trồng hằng năm khác, đó là quá trình sinh trưởng phát triển và tạo năng suất của cây chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: giống, điều kiện khí hậu, đất đai, quy trình canh tác Để có cơ sở khoa học chứng minh sự ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống AK04. Chúng tôi tiến hành làm thí nghiệm gieo với các mật độ khác nhau. Kết quả thí nghiệm chúng tôi đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau: 26
  33. 3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến thời gian sinh trưởng của đậu tương Thời gian sinh trưởng của đậu tương được tính từ khi gieo cho đến khi cây ngừng sinh trưởng và phát triển. Thời gian sinh trưởng của đậu tương dài hay ngắn phụ thuộc nhiều yếu tố như giống, thời vụ, điều kiện ngoại cảnh, chế độ chăm sóc Trong công tác chọn giống thời gian sinh trưởng có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí mùa vụ, bố trí các cây trồng trong các công thức luân canh tăng vụ, tránh được các tác động bất lợi của điều kiện ngoại cảnh. Việc xác định được giống năng suất, chất lượng cao đồng thời có thời gian sinh trưởng ngắn có ý nghĩa hết sức quan trọng ở mỗi vùng trồng đậu tương. Kết quả theo dõi về ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến thời gian sinh trưởng của đậu tương tại điểm nghiên cứu được tổng hợp tại bảng 3.2. Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến thời gian sinh trưởng của đậu tương Đơn vị tính: ngày Thời Thời Mọc - Mọc - Thời gian Gieo - gian gian ra Tổng CT ra 3 lá phân ra hoa - kết mọc mọc - ra hoa - TGST thật cành thúc ra hoa hoa chín M1P1 6 14 33 17 32 55 87 M1P2 6 14 33 15 33 54 86 M1P3 5 13 34 15 33 54 86 M1P4 6 13 32 13 33 52 85 M2P1 5 13 34 13 32 52 86 M2P2 5 13 34 12 33 51 85 M2P3 5 13 33 14 32 52 85 M2P4 5 13 34 14 32 52 85 Kết quả bảng 3.2 cho thấy:  Thời gian từ gieo - mọc Thời gian từ gieo đến mọc của Đậu tương được tính khi gieo hạt đến khi hạt hút nước, trương lên, mầm phôi được phát động sinh trưởng sau đó mần mọc 27
  34. ra khỏi mặt đất, xòe lá tứ diệp. Đây là thời kỳ Đậu tương sinh trưởng chủ yếu dựa vào chất dự trữ trong hạt. Khi gieo hạt thì các yếu tố khí hậu ảnh hưởng lớn đến thời gian mọc của Đậu tương là độ ẩm và nhiệt độ. Thời gian gieo đến mọc của Đậu tương trong các công thức thí nghiệm dao động từ 5-6 ngày. Nhìn chung với các công thức gieo ở mật độ 30 cây/m2 thì đều mọc sau 6 ngày gieo, và với các công thức gieo ở mật độ 40 cây/m2 thì mọc sau 5 ngày gieo. Tuy nhiên thời gian gieo đến mọc của các CT thí nghiệm là không có sự sai khác.  Thời gian từ mọc đến ra 3 lá thật Dao động từ 13-14 ngày, các công thức có mật độ trồng 40 cây/m2 ra lá cùng là 13 ngày. ở các công thức trồng với mật độ 30 cây/m2 thì có CT M1P3 và M1P3 là 13 ngày và 2 CT còn lại là 14 ngày. Tuy nhiên thời gian mọc đến ra 3 lá thật của các công thức thí nghiệm không có sự khác nhau.  Thời gian từ mọc đến phân cành Trong giai đoạn này thời gian phân cành của đậu tương dao động từ 32 đến 34 ngày, các CT M1P3, M2P1, M2P2, M2P4 là 34 ngày, CT M1P1, M1P2, M2P3 là 33 ngày và thấp nhất là CT M1P4 là 32 ngày.  Thời gian từ mọc - ra hoa Đây là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng của cây. Đối với cây đậu tương đây là thời kỳ thân lá, bộ rễ sinh trưởng phát triển mạnh, là thời kỳ xâm nhập của vi khuẩn cộng sinh rễ từ đó hình thành nốt sần trên rễ giúp cây đậu tương cố định đạm. Trong giai đoạn này quá trình phân hóa hoa cũng được diễn ra, nên có thể nói đây là tiền đề quyết định đến số hoa, quyết định đến số quả của đậu tương. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian từ mọc – ra hoa của các công thức dao động từ 32-33 ngày. Ra hoa sớm nhất là công thức M2P1, M2P3, M2P4 và công thức M1P1 với thời gian là 32 ngày và chậm nhất là các công thức M1P2, M1P3, M1P4 và M2P2 với 33 ngày.  Thời gian ra hoa đến kết thúc ra hoa 28
  35. Thời gian này có ý nghĩa quyết định đến số quả và tỷ lệ quả chắc trên cây, đây là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất đậu tương. Thời gian ra hoa đến kết thúc ra hoa dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: phân bón, thời vụ, mật độ Cụ thể ở các liều lượng lân khác nhau nhưng: Mật độ 40 cây/m2 thì thời gian ra hoa dao động từ 12-14 ngày và CTĐC M2P2 (60kg P2O5/ha) có thời gian ra hoa ngắn nhất là 12 ngày, sau đó là CT M2P1 (45kg P2O5/ha) với thời gian là 13 ngày và 2 CT M2P3 (75kg P2O5/ha) và M2P4 (90kg P2O5/ha) là có thời gian ra hoa dài nhất là 14 ngày. Mật độ 30 cây/m2 thì thời gian ra hoa dao động từ 13-17 ngày. Trong đó CT M1P4 bón ở liều lượng (90 kg P2O5/ha) là có thời ra hoa ngắn nhất là 13 ngày, CTĐC M1P2 và M1P3 thời gian ra hoa bằng nhau là 15 ngày, và thời gian ra hoa dài nhất là CT M1P1 (45kg P2O5/ha) là 17 ngày.  Thời gian ra hoa đến chín Thời gian từ ra hoa đến chín là thời kỳ sinh trưởng sinh thực của cây. Đối với cây Đậu tương quá trình sinh trưởng sinh dưởng và sinh trưởng sinh thực đan xen nhau. Khi cây đậu tương ra hoa thì thân lá vẫn tiếp tục phát triển. Tuy nhiên thời điểm này cây chủ yếu phát triển các cơ quan sinh sản như hoa, quả, hạt. Vì vậy ở thời điểm này cây tiêu thụ rất nhiều chất dinh dưỡng cho cây, tránh hiện tượng rụng hoa, rụng quả. Thời gian ra hoa đến chín của các công thức thí nghiệm dao động từ 51-55 ngày, cụ thể thời gian chín của đậu tương các mức độ bón lân khác nhau có xu hướng ngắn lại khi tăng lượng phân bón lên. Qua bảng kết quả, cho thấy cùng ở 2 mật độ 30 cây/m nhưng ở mức liều lượng bón lân 90kg P2O5/ha có thời gian chín ngắn nhất là 52 ngày, sau đó là 2 liều lượng 60kg P2O5/ha và 75kg P2O5/ha đều là 54 ngày, và thời gian chín dài nhất là CT M1P1 liều lượng 45kg P2O5/ha 2 là 55 ngày. Ở mật độ 40 cây/m thì liều lượng bón 60kg P2O5/ha là có thời gian chín ngắn nhất và 3 CT còn lại thì có thời gian chín bằng nhau đều là 52 ngày. 29
  36.  Tổng thời gian sinh trưởng Thời gian sinh trưởng của cây đậu tương được tính từ khi gieo hạt đến khi cây có biểu hiện úa vàng, rụng lá, không hình thành hoa và không phát triển thân lá, vỏ quả có màu nâu. Tổng TGST là một chỉ tiêu quan trọng, là cơ sở để bố trí thời vụ trồng và xây dựng công thức luân canh hợp lý cho cây Đậu tương phát triển trong điều kiện thuận lợi nhất cho năng suất cao. Qua bảng kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian sinh trưởng của giống đậu tương dao động từ 85-87 ngày. Cụ thể mật độ 30 cây/m2 có thời gian sinh trưởng dài hơn 40 cây/m2. Tuy nhiên cũng cùng với mật độ đó nhưng bón với các liều lượng bón lân khác nhau thì thời gian sinh trưởng là khác nhau, với liều lượng bón 45kg lân ở mật độ 30 cây/m2 thì TGST là 87 ngày dài hơn CTĐC, bón với liều lượng 75kg P2O5/ha thì TGST bằng với CTĐC, nhưng ở liều lượng bón 90kg P2O5/ha thì TGST lại thấp hơn TGST của CTĐC. Cũng với các liều lượng 2 đó nhưng ở mật độ 40 cây/m thì TGST của CT M2P3 (75kg P2O5/ha) và CT M2P4 (90kg P2O5/ha) thì có TGST bằng với TGST của CTĐC và CT M2P1 (45kg P2O5/ha) có TGST dài hơn CTĐC. Tóm lại tổng TGST của giống Đậu tương nghiên cứu chủ yếu là do bản chất di truyền của giống nhưng cũng chịu ảnh hưởng không ít của các yếu tố ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác, bón phân, chăm sóc Tuy nhiên, qua kết quả theo dõi cho thấy giữa các công thức thí nghiện thì TGST của đậu tương không có sự sai khá dao động từ 85-87 ngày và giống thuộc nhóm giống chín trung ngày (85 – 90 ngày) 3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến chiều cao thân, chiều cao đóng quả, đường kính thân và số cành cấp 1 của đậu tương 3.2.2.1. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến chiều cao thân chính - Chiều cao thân chính của cây: là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự sinh trưởng, phát triển của cây. Chiều cao thân chính liên quan đến số đốt trên thân, 30
  37. số đốt mang quả và khả năng chống đổ của cây, ngoài ra là yếu tố quan trọng đối với việc bố trí mật độ đảm bảo cho cây trồng nhận được ánh sáng và dinh dưỡng tốt nhất tránh cây mọc vống, đồng thời giảm sâu bệnh hại cho cây. Chiều cao chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại cảnh như: chế độ canh tác, đặc điểm di truyền của giống. Kết quả theo dõi về ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến chiều cao thân chính của đậu tương tại điểm nghiên cứu được tổng hợp tại bảng 3.3 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến chiều cao thân chính của đậu tương Đơn vị tính: cm Ngày sau gieo ( ngày) CT 16 23 30 37 44 51 M1P1 13,45 19,32 30,07 43,73 58,55 65,97 M1P2 13,22 20,03 31,10 45,62 62,42 73,92 M1P3 13,32 19,80 30,92 46,07 63,37 70,88 M1P4 13,67 20,78 31,33 46,63 60,97 71,08 M2P1 14,50 21,10 33,52 48,87 66,37 77,18 M2P2 13,48 21,37 33,90 50,22 70,82 82,45 M2P3 14,73 22,18 34,98 51,18 69,38 81,85 M2P4 14,20 21,43 33,38 50,97 68,52 80,28 LSD0,05 mật độ 0,86 1,35 1,98 2,92 2,9 3,57 LSD0,05 lân 1,22 1,92 2,8 4,13 4,1 5,05 LSD0,05 mật độ*lân 1,73 2,71 3,97 5,84 5,8 7,14 CV% 7,2 7,5 7 7 5,1 5,4 31
  38. 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 16 23 30 37 44 51 M1P1 M1P2 M1P3 M1P4 M2P1 M2P2 M2P3 M2P4 Hình 3 .1. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến chiều cao cây Kết quả trên bảng 3.3 và hình vẽ 3.1 cho thấy, trên cả 8 công thức thí nghiệm thì chiều cao cây tăng dần qua các thời kì và chiều cao cây ở 2 mật độ trồng thì mật độ trồng 40 cây/m2 có chiều cao thân chính cao hơn mật độ 30 cây/m2, các công thức bón lân khác nhau cũng có xu hướng tăng lên và mức bón 2 lân 60kg P2O5/ha (ĐC) đạt cao nhất ở cả 2 mật độ (mật độ 30 cây/m là 73,92cm, mật độ trồng 40 cây/m2 là 82,45cm) và chiều cao thấp nhất ở cả 2 mật độ trồng 2 2 là mức bón 45kg P2O5/ha (mật độ 30 cây/m là 65,97cm, mật độ trồng 40 cây/m là 77,18cm) Giai đoạn 16 ngày sau gieo: chiều cao cây ở các công thức thí nghiệm dao động từ 13,22 đến 14,73 cm. trong đó CT M2P3 ở mật độ trồng 40 cây/m2 (liều lượng lân bón 75kg P2O5/ha) là có chiều cao cao nhất, sau đó là CT M2P1 mật 2 độ trồng 40 cây/m (45kg P2O5/ha), tiếp theo đó là CT M2P4 mật độ trồng 40 2 2 cây/m (90kg P2O5/ha), rồi lần lượt là các CT M1P4 mật độ trồng 30 cây/m 2 (90kg P2O5/ha), CT M2P2 (ĐC) mật độ trồng 40 cây/m (60kg P2O5/ha), CT 2 M1P1 mật độ trồng 30 cây/m (45kg P2O5/ha), CT M1P1 mật độ trồng 30 2 2 cây/m (75kg P2O5/ha) và thấp nhất là CT M1P2 (ĐC) mật độ trồng 30 cây/m (60kg P2O5/ha). 32
  39. Giai đoạn từ 16 đến 30 ngày sau gieo, đây là giai đoạn từ mọc đến ra hoa, cây sinh trưởng và phát triển mạnh, cần nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là lân. Vì vậy việc bố trí mật độ và bón lân với liều lượng khác nhau đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của đậu tương. Kết quả cho thấy: CT M1P1 chiều cao tăng từ 13,45 – 30,07cm (tăng 16,62cm), CT M1P2 tăng từ 13,22 – 31,10cm (tăng 17,88cm), chiều cao ở CT M1P3 tăng từ 13,32 – 30,92cm (tăng 17,6cm), CT M1P4 tăng từ 13,67 – 31,33cm (tăng 17,66cm), ở CT M2P1 tăng từ 14,50 – 33,52cm (tăng 19,2cm), ở CT M2P2 tăng từ 13,48 – 33,90cm (tăng 20,42cm), CT M2P3 tăng từ 14,73 – 34,98cm (tăng 20,25cm), và cuối cùng là CT M2P4 tăng từ 14,20 – 33,38cm (tăng 19,18cm). Trong giai đoạn này ở mật độ trồng 30 cây/m2 CT M1P4 (90kg P2O5/ha) có chiều cao cao nhất 31,33cm, sau đó là CTĐC M1P2 (60kg P2O5/ha) là 31,1cm, rồi đến CT M1P3 (75kg P2O5/ha) là 30,92cm, thấp nhất là CT M1P1 2 (45kg P2O5/ha) là 30,07cm. Mật độ trồng 40 cây/m , CT M2P3 (75kg P2O5/ha) là cao nhất là 34,98cm, rồi đến CTĐC M2P2 (60kg P2O5/ha) là 33,9cm, sau đó là CT M2P1 (45kg P2O5/ha) là 33,52cm và thấp nhất là CT M2P4 (90kg P2O5/ha) là 33,38cm. Với mức ý nghĩa 95%, giá trị LSD0,05 của lân là 2,8% và LSD0,05 của mật độ là 1,98%. Giai đoạn từ 37 đến 51 ngày sau gieo: đây là giai đoạn ra hoa và tạo quả nên tốc độ phát triển chiều cao sẽ chậm hơn, ở giai đoạn này sau 51 ngày sau gieo chiều cao cây của các CT dao động từ 65,97 – 82,45cm. Ở cả 2 mật độ trồng thì chiều cao đạt cao nhất đều ở CTĐC M1P2 và M2P2 mức bón 60kg 2 2 P2O5/ha (mât độ 30 cây/m là 73,92cm và mật độ 40 cây/m là 82,45cm) và thấp 2 nhất ở 2 mật mật trồng đều ở mức 45kg P2O5/ha (mật độ 30 cây/m là 65,97cm và mật độ 40 cây/m2 là 82,45cm) Ở độ tin cậy 95% với sự sai khác LSD0,05 của lân là 5,05% và LSD0,05 của mật độ là 3,57%, như vậy có thể nói mật độ trồng và liều lượng bón lân khác 33
  40. nhau có ảnh hưởng đến chiều cao cây, chiều cao của cây tăng khi tăng mật độ trồng và liều lượng lân. 3.2.2.2. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến chiều cao đóng quả và đường kính thân - Chiều cao đóng quả: có liên quan đến khả năng chống đổ, khả năng chống bệnh chiều cao đóng quả được quyết định bởi đặc tính di truyền của giống, điều kiện chăm sóc, mật độ trồng. Qua bảng 3.4 kết quả nghiên cứu cho thấy chiều cao đóng quả của các công thức dao động từ 19,53– 22,28cm. Mật độ trồng 40 cây/m2 có chiều cao đóng quả cao hơn mật độ trồng 30 cây/m2, và các công thức bón lân khác nhau thì chiều cao đóng quả của các công thức cũng khác nhau, cụ thể: 2 Ở mật độ trồng 30 cây/m cho thấy, CT M1P4 (90kg P2O5/ha) là cao nhất 20,29cm cao hơn CTĐC M1P2 (60kg P2O5/ha) là 20,1cm, sau đó là CT M1P1 (45kg P2O5/ha) là 20,07cm và thấp nhất là CT M1P3 (75kg P2O5/ha) là 19,53cm. Mật độ trồng 40 cây/m2 công thức có chiều cao đóng quả cao nhất là CT M2P1 (45kg P2O5/ha) cao hơn CTĐC là 22,28cm, sau đó là CT M2P3 (75kg P2O5/ha) là 21,97cm vẫn cao hơn CTĐC M2P2 (60kg P2O5/ha) là 21,7cm, và thấp nhất là CT M2P4 (90kg P2O5/ha) là 20,72cm. Kết quả bảng 3.4 và hình vẽ 3.2 cho thấy chiều cao đóng quả ở CT M2P1 2 mật độ 40 cây/m mức bón 45kg P2O5/ha là cao nhất, cao hơn CTĐC mức bón 2 60kg P2O5/ha và thấp nhất là CT M1P3 mật độ 30 cây/m mức bón 75kg P2O5/ha là 19,53cm. Ở độ tin cậy 95% với sự sai khác LSD0,05 của lân là 1,06% và LSD0,05 của mật độ là 0,75% - Đường kính thân chính: cùng với chiều cao cây, chiều cao đóng quả thì đường kính là một trong những chỉ tiêu có ý nghĩa quyết định sự sinh trưởng phát triển của đậu tương, đặc biệt là khả năng chống đổ của cây. Đường kính 34
  41. thân lớn hay bé phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, biện pháp canh tác, chế độ dinh dưỡng Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến chiều cao đóng quả và đường kính thân của đậu tương CC đóng R thân CT quả (cm) (mm) M1P1 20,07 4,87 M1P2 20,1 5,61 M1P3 19,53 5,71 M1P4 20,29 5,32 M2P1 22,28 5,24 M2P2 21,7 5,4 M2P3 21,97 5,26 M2P4 20,72 5,08 LSD0.05 mật độ 0,75 0,27 LSD0.05 lân 1,06 0,39 LSD0.05 mật độ*lân 1,5 0,55 CV% 4,1 6 25.00 20.00 15.00 10.00 5.00 0.00 M1P1 M1P2 M1P3 M1P4 M2P1 M2P2 M2P3 M2P4 CC đóng R thân quả (cm) (mm) Hình 3. 2. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến chiều cao đóng quả và đường kính thân của đậu tương 35
  42. Qua bảng số liệu 3.4 cho thấy đường kính thân ở 2 mật độ trồng và 4 mức bón lân khác nhau là khác nhau. Các CT trồng ở mật độ 30 cây/m2 có đường kính thân lớn hơn các CT trồng ở mật độ 40 cây/m2 và với các mức lân khác nhau thì đường kính thân cũng khác nhau cụ thể: Ở mật độ trồng 30 cây/m2 thì đường kính thân đạt cao nhất ở công thức M1P3 (75kg P2O5/ha) là 5,71mm cao hơn CTĐC M1P2 (60kg P2O5/ha) là 5,61mm, sau đó là CT M1P4 (90kg P2O5/ha) là 5,2mm và đường kính thân thấp nhất là ở CT M1P1 (45kg P2O5/ha) là 4,87mm. Ở mật độ trồng 40 cây/m2 thì đường kính thân đạt cao nhất là CTĐC M2P2 (60kg P2O5/ha) là 5,4mm, sau đó là CT M2P3 (75kg P2O5/ha) là 5,26mm, tiếp đến là CT M2P1 (45kg P2O5/ha) là 5,24mm và CT có đường kính thân thấp nhất là CT M2P4 (90kg P2O5/ha) là 5,08mm. Với mức ý nghĩa 95%, giá trị LSD0,05 của lân là 0,39% và LSD0,05 của mật độ là 0,27%. Như vậy có thể nói mật độ trồng và liều lượng bón lân có ảnh hưởng đến đường kính thân, khi tăng mật độ trồng lên thì đường kính thân có xu 2 hướng nhỏ đi. Mật độ trồng 30 cây/m đạt cao nhất ở mức bón 75kg P2O5/ha và 2 mật độ trồng 40 cây/m đạt cao nhất ở CTĐC 60kg P2O5/ha thấp nhất là ở CT 2 M1P1 (45kg P2O5/ha, mật độ trồng 30 cây/m ) là 4,87mm. 3.2.2.3. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến số cành cấp 1 Số cành cấp 1 có ý nghĩa quyết định đến số cành mang quả trên thân chính, đây là một chỉ tiêu có liên quan mật thiết đến năng suất vì nó là cơ sở tạo nên dạng cây, cách sắp xếp lá trên cây tạo điều kiện cho lá tiếp nhận ánh sáng nhiều nhất và là chỉ tiêu liên quan đến số quả trên cây. Số cành cấp 1/cây chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như bản chất di truyền của giống, kỹ thuật thâm canh, chăm sóc, nước, điều kiện ngoại cảnh. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến số cành cấp 1 của đậu tương được tổng hợp tại bảng 3.5 36
  43. Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến số cành cấp 1 của đậu tương Đơn vị tính: cành Ngày sau gieo ( ngày) CT 30 37 44 51 M1P1 1,39 1,68 2,47 2,63 M1P2 1,65 2,34 2,39 2,66 M1P3 1,33 2,11 2,51 2,78 M1P4 1,33 2,17 2,60 3,00 M2P1 1,58 2,07 2,52 2,76 M2P2 1,45 2,15 2,36 2,39 M2P3 1,54 1,98 2,06 2,12 M2P4 1,43 1,79 2,27 2,46 Qua bảng số liệu trên cho thấy: Giai đoạn 30 ngày sau gieo cây bắt đầu phân cành và số cành ở các CT dao động từ 1,33 – 1,65 cành. Số cành của các CT ở mật độ 40 cây/m2 cao hơn và đồng đều hơn số cành ở các CT ở mật độ 30 cây/m2. Trong đó số cành cấp 1 ở 2 CTĐC M1P2 (60kg P2O5/ha, mật độ 30 cây/m ) là cao nhất 1,65 cành, tuy nhiên 2 CTĐC M2P2 (60kg P2O5/ha) ở mật độ 40 cây/m là 1,45 cành thì có số cành thấp hơn CT M2P1 (45kg P2O5/ha) là 1,58 cành và M2P3 (75kg P2O5/ha) là 1,54 cành. Giai đoạn từ 30 đến 51 ngày sau trồng có sự phân cành rõ rệt cụ thể: CT M1P1 tăng từ 1,39 – 2,63 (tăng 0,97 cành), CT M1P2 tăng từ 1,65 – 2,66 (tăng 1,01 cành), CT M1P3 tăng từ 1,33 – 2,78 (tăng 1,45 cành), CT M1P4 tăng từ 1,33 - 3 (tăng 1,67 cành), CT M2P1 tăng từ 1,58 - 2,76 (tăng 1,18 cành), CT M2P2 tăng từ 1,45 – 2,39 (tăng 0,94 cành), CT M2P3 tăng từ 1,54 – 2,12 (tăng 0,58 cành), CT M2P4 tăng từ 1,43 – 2,46 (tăng 1,03 cành). Như vậy có thể thấy, sau 51 ngày sau gieo số cành cấp 1 ở mật độ trồng 30 cây/m2 cao hơn trồng ở mật độ 40 cây/m2. Cụ thể mật độ 30 CT M1P4 (90kg P2O5/ha) là cao nhất, sau đó đến CT M1P3 (75kg P2O5/ha) cả 2 CT này đều cao hơn CTĐC M1P2 (60kg P2O5/ha) và thấp nhất là CT M1P1 (45kg P2O5/ha). Mật 2 độ 40 cây/m CT có số cành cấp 1 cao nhất là CT M2P1 (45kg P2O5/ha), sau đó 37
  44. là CT M2P4 (90kg P2O5/ha) rồi đến CTĐC M2P2 (60kg P2O5/ha) và thấp nhất là CT M2P3 (75kg P2O5/ha). Tóm lại qua kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy các công thức trồng ở mật độ 30 cây/m2 thì có số cành cấp 1 cao hơn các công thức trồng ở mật độ 40 cây/m2, với các công thức bón lân khác nhau thì số cành cấp 1 ở các công thức 2 cũng khác nhau, đạt cao nhất ở mức bón 90kg P2O5/ha (mật độ 30 cây/m ), và 2 thấp nhất ở CT bón 75kg P2O5/ha (mật độ 40 cây/m ). Tuy nhiên số cành của các công thức thí nghiệm không có sự sai khác. 3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến số lá và diện tích lá của đậu tương 3.2.3.1. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến số lá của đậu tương Lá là một trong số các bộ phận quan trọng của cây, lời nơi diễn ra quá trình quang hợp để tổng hợp nên các chất hữu cơ cung cấp cho quá trình sinh trưởng phát triển chung của cây, giúp cây tích lũy và tạo hạt, củ, quả nên có vai trò rất lớn trong việc tạo năng suất và chất lượng của hạt. Số lá của quần thể cây trồng chịu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố như đặc tính tính di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh, mật độ trồng và chế độ dinh dưỡng của cây. Mỗi quần thể cây trồng đều duy trì số lá hợp lý để có thể mang lại năng suất cao nhất. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân số lá của đậu tương được tổng hợp tại bảng 3.6 38
  45. Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến số lá của đậu tương Đơn vị tính: lá Ngày sau gieo ( ngày) CT 16 23 30 37 44 51 M1P1 1,70 3,60 5,53 8,10 9,43 10,63 M1P2 1,93 3,93 6,37 8,87 10,37 11,10 M1P3 1,80 3,83 5,93 8,8 10,23 11,03 M1P4 1,80 3,73 6,03 8,4 9,67 11,10 M2P1 2 4,03 6,3 8,8 10,03 10,83 M2P2 1,90 3,93 6,3 8,93 10,33 10,93 M2P3 2 3,97 6,6 9 10,23 11 M2P4 1,87 3,53 5,8 8,47 9,50 10,30 LSD0,05 mật độ 0,11 0,2 0,4 0,44 0,5 0,51 LSD0,05 lân 0,16 0,28 0,57 0,63 0,71 0,73 LSD0,05 mật độ*lân 0,22 0,4 0,81 0,89 1 1,02 CV% 6,9 6 7,5 5,9 5,8 5,4 12 10 8 6 4 2 0 16 23 30 37 44 51 M1P1 M1P2 M1P3 M1P4 M2P1 M2P2 M2P3 M2P4 Hình 3. 3. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến số lá của đậu tương Kết quả bảng 3.5 cho thấy, số lá của đậu tương qua các thời kì là tăng dần qua các thời kì tuy nhiên không có sự chện lệch quá lớn. 39
  46. Giai đoạn 16 ngày sau gieo: số lá dao động từ 1,7 – 2 lá. Trong đó CT M2P1 và M2P3 (mật độ trồng 40 cây/m2 và các mức bón lân lần lượt 45kg P2O5/ha và 75kg P2O5/ha) có số lá cao nhất cao hơn CTĐC M1P2 (mật độ trồng 2 2 30 cây/m , 60kg P2O5/ha) và M2P2 (mật độ trồng 40 cây/m , 60kg P2O5/ha), sau 2 đó là CT M2P4 (mật độ trồng 40 cây/m , 90kg P2O5/ha), CT M1P3 và M1P4 2 (mật độ trồng 30 cây/m , và các mức bón lân lần lượt 75kg P2O5/ha và 90kg P2O5/ha) có số lá bằng nhau và CT có số lá thấp nhất là CT M1P1 (mật độ trồng 2 30 cây/m , 45kg P2O5/ha). Từ 16 đến 30 ngày sau gieo, đây là giai đoạn từ mọc đến ra hoa, cây sinh trưởng và phát triển mạnh và cần nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là lân. Kết quả cho thấy: CT M1P1 số lá tăng từ 1,70 – 5,53 lá (tăng 3,83 lá), số lá CT M1P2 tăng từ 1,93 – 6,37 lá (tăng 4,44 lá), số lá CT M1P3 tăng từ 1,80 – 5,93 lá (tăng 4,13 lá), CT M1P4 tăng từ 1,80 – 6,03 lá (tăng 4,23 lá), CT M2P1 tăng từ 2 – 6,30 lá (tăng 4,3 lá), CT M2P2 tăng từ 1,90 – 6,30 lá (tăng 4,4 lá), CT M2P3 tăng từ 2 – 6,6 lá (tăng 4,6 lá) và cuối cùng là CT M2P4 tăng từ 1,87 – 5,80 lá (tăng 3,93 lá). CT M2P3 có số lá cao nhất là 6,6 lá, tiếp theo đó là CT M1P2 6,37 lá, CT M2P1 và M2P3 có số lá bằng nhau là 6,30, sau đó là CT M1P4 là 6,03 lá, CT M1P3 là 5,93 lá, rồi đến CT M2P4 là 5,8 lá và CT có số lá thấp nhất là CT M1P1 là 5,53 lá. Với độ tin cậy 95%, sự sai khác LSD0,05 về mật độ là 0,4%, sự sai khác LSD0,05 lân là 0,57% Từ 37 đến 51 ngày sau khi gieo: là giai đoạn cây ra hoa và cho thu hoạch quả, nên tốc độ ra lá chậm hơn, các CT trồng ở mật độ 30 cây/m2 có số lá cao hơn các công thức trồng ở mật độ 40 cây/m2. Các mức bón lân ở mật độ 30 2 cây/m đạt cao nhất ở CTĐC M1P2 (60kg P2O5/ha) và CT M1P4 (90kg P2O5/ha) 2 là 11,1 lá. Ở mật độ 40 cây/m đạt cao nhất ở CT M2P3 (75kg P2O5/ha) là 11 lá 2 và CT có số lá thấp nhất là CT M2P4 (mật độ 40 cây/m , 90kg P2O5/ha) là 10,3 lá. Với độ tin cậy 95%, sự sai khác LSD0,05 về mật độ là 0,51%, sự sai khác LSD0,05 lân là 0,73% 40
  47. 3.2.3.2. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến chỉ số diện tích lá của đậu tương Diện tích lá của các giống đậu tương phụ thuộc chủ yếu vào bản chất di truyền của từng giống, ngoài ra còn chịu tác động của các yếu tố khí hậu, chế độ dinh dưỡng và các biện pháp canh tác. Những cây có số lá nhiều, kích thước lớn, phiến lá phẳng và rộng, màu lá xanh, sinh trưởng tốt là những giống có khả năng sinh trưởng khỏe, khả năng tổng hợp chất hữu cơ cao, số quả nhiều hơn giống có diện tích lá nhỏ. Theo dõi diện tích lá của giống đậu tương AK04 trong thí nghiệm qua 2 thời kì: thời kì hoa rộ và thời kì tắt hoa. Số liệu theo dõi về chỉ số khối lượng lá và diện tích lá qua bảng 3.7 cho thấy. Chỉ số khối lượng và diện tích lá đậu tương trong thí nghiệm tăng dần qua các thời kì. Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến diện tích lá của đậu tương TK RA HOA RỘ TK TẮT HOA Khối Khối Diện LAI (m2 Diện LAI (m2 CT lượng lượng tích lá lá/m2 tích lá lá/m2 lá lá (g/dm2) đất) (g/dm2) đất) (g) (g) M1P1 8,46 0,64 6,40 13,65 0,83 8,33 M1P2 12,64 0,96 9,60 17,46 1,07 10,70 M1P3 11,23 0,85 8,53 22,83 1,40 13,97 M1P4 12,12 0,92 9,17 25,56 1,56 15,63 M2P1 10,91 0,83 11,02 18,75 1,15 15,29 M2P2 10,76 0,82 10,89 25,05 1,53 20,40 M2P3 13,62 1,04 13,82 29,02 1,78 23,69 M2P4 10,58 0,80 10,67 18,31 1,12 14,89 LSD0,05 mật độ 3,02 0,23 2,75 4,57 0,28 3,51 LSD0,05 lân 4,28 0,32 3,89 6,46 0,39 4,96 LSD0,05 mật độ*lân 6,05 0,46 5,5 9,14 0,56 7,01 CV% 30,6 31 31,4 24,5 24,6 26,1 41
  48. * Thời ký ra hoa rộ: - Khối lượng lá dao động từ 8,46 – 13,62g. CT M2P3 (liều lượng 75kg 2 P2O5/ha, mật độ 40 cây/m ) có khối lượng cao nhất là 13,62g, sau đó là CTĐC 2 M1P2 (mức bón 60kg P2O5/ha, mật độ 30 cây/m ) là 12,64g, rồi đến CT M1P4 2 (mức bón 90kg P2O5/ha, mật độ 30 cây/m ) là 12,12g, tiếp là CT M1P3 (liều 2 lượng 75kg P2O5/ha, mật độ 30 cây/m ) là 11,23g, sau đó là CT M2P1 (mật độ 2 2 40 cây/m , 75kg P2O5/ha) là 10,91g, CTĐC M2P2 (mật độ 40 cây/m , 60kg 2 P2O5/ha) là 10,76, CT M2P4 (mật độ 40 cây/m , 90kg P2O5/ha) là 10,58g và thấp 2 nhất là CT M1P1 (mức bón 75kg P2O5/ha, mật độ 30 cây/m ) là 8,46g. Với độ tin cậy 95%, sự sai khác LSD0,05 về mật độ là 3,02%, sự sai khác LSD0,05 lân là 4,28%. - Chỉ số diện tích lá 1dm2 dao động từ 0,64 – 1,04g. Trong đó chỉ số diện 2 tích lá của công thức bón M2P3 (mức bón 75kg P2O5/ha mật độ 40 cây/m ) đạt 2 cao nhất là 1,04g cao hơn CTĐC M1P2 (mật độ 30 cây/m , 60kg P2O5/ha) là 2 0,96g, CT M1P4 (mật độ 30 cây/m , 90kg P2O5/ha) là 0,92g, CT M1P3 (mật độ 2 2 30 cây/m , 75kg P2O5/ha) là 0,85g, CT M2P1 (mật độ 40 cây/m , 45kg P2O5/ha) 2 là 0,83g, CTĐC M2P2 (mật độ 40 cây/m , 60kg P2O5/ha) là 0,82g, CT M2P4 2 (mật độ 40 cây/m , 90kg P2O5/ha) là 0,8g và thấp nhất là ở công thức M1P1 2 (mức bón 45kg P2O5/ha, mật độ 30 cây/m ) là 0,64g. Với độ tin cậy 95%, sự sai khác LSD0,05 về mật độ là 0,23%, sự sai khác LSD0,05 lân là 0,32%. - Diện tích LAI: dao động từ 6,4 – 13,82(m2 lá/m2 đất). ở mật độ 30 cây/m2 2 2 thì CTĐC M1P2 (mức bón 60kg P2O5/ha) là cao nhất đạt 9,6 (m lá/m đất), rồi đến CT M1P4 (mức bón 90kg P2O5/ha) là 9,17 tiếp theo là CT M1P3 (mức bón 75kg P2O5/ha) là 8,53 và thấp nhất là CT M1P1 (mức bón 45kg P2O5/ha) là 6,4. 2 Mật độ 40 cây/m thì CT M2P3 (75kg P2O5/ha) là cao nhất là 13,82 rồi sau đó là CT M2P1 (45kg P2O5/ha) là 11,02, sau đó là CTĐC M2P2 (60kg P2O5/ha) là 10,89 và thấp nhất là CT M2P4 (mức bón 90kg P2O5/ha) là 10,67. Với độ tin cậy 95%, sự sai khác LSD0,05 về mật độ là 2,75%, sự sai khác LSD0,05 lân là 3,89%. 42
  49. * Thời kỳ tắt hoa: chuyển sang thời kỳ này chỉ số diện tích lá đạt mức cao nhất. - Chỉ số khối lượng lá ở công thức dao động từ 13,65-29,02g, trong đó cao 2 nhất là CT M2P3 (mật độ 40 cây/m , mức bón 75kg P2O5/ha) là 29,02 và lần 2 lượt là các CT M1P4 (mật độ 30 cây/m , mức bón 90kg P2O5/ha) là 25,56g, tiếp 2 đên là CTĐC M2P2 (mật độ 40 cây/m , mức bón 60kg P2O5/ha) là 25,05g, CT 2 M1P3 (mật độ 30 cây/m , mức bón 75kg P2O5/ha) là 22,83g, CT M2P1 (mật độ 2 2 40 cây/m , mức bón 45kg P2O5/ha) là 18,75g, CT M2P4 (mật độ 40 cây/m , mức 2 bón 90kg P2O5/ha) là 18,31g, CTĐC M1P2 (mật độ 30 cây/m , mức bón 60kg 2 P2O5/ha) là 17,46g và thấp nhất là CT M1P1(mật độ 30 cây/m , mức bón 45kg P2O5/ha) là 13,65g. - Diện tích lá: đạt cao hơn thời kì trước và dao động từ 0,83-1,78g, chỉ số 2 diện tích lá cao nhất là CT M2P3 (mật độ 40 cây/m , mức bón 75kg P2O5/ha) là 2 1,78g, rồi đến CT M1P4 (mật độ 30 cây/m , mức bón 90kg P2O5/ha) là 1,56g, 2 sau đó là CTĐC M2P2 (mật độ 40 cây/m , mức bón 60kg P2O5/ha) là 1,53g, lần 2 lượt là các CT M1P3 (mật độ 30 cây/m , mức bón 75kg P2O5/ha) là 1,4g, M2P1 2 2 (mật độ 40 cây/m , mức bón 45kg P2O5/ha) là 1,15g, M2P4 (mật độ 40 cây/m , 2 mức bón 90kg P2O5/ha) là 1,12g, CTĐC M1P2 (mật độ 30 cây/m , mức bón 2 60kg P2O5/ha) là 1,07g, và thấp nhất là CT M1P1 (mật độ 30 cây/m , mức bón 45kg P2O5/ha) là 0,83g. - Diện tích lá LAI: dao động từ 8,23 – 23,69 (m2 lá/m2 đất), kết quả theo dõi cho thấy chỉ số diện tích lá ở mật độ trồng 30 cây/m2 (dao động từ 8,38-15,6 m2 lá/m2 đất) thấp hơn ở mật độ trồng 40 cây/m2 (dao động từ 14,89-23,69 m2 lá/m2 đất). Diện tích LAI đạt cao nhất là CT M2P3 (mật độ 40 cây/m2, mức bón 2 2 2 75kg P2O5/ha) là 23,69 m lá/m đất, sau đó là CTĐC M2P2 (mật độ 40 cây/m , 2 2 mức bón 60kg P2O5/ha) là 20,4 m lá/m đất và thấp nhất là CT M1P1 (mật độ 2 2 2 30 cây/m , mức bón 45kg P2O5/ha) là 8,23 m lá/m đất. Với độ tin cậy 95%, sự sai khác LSD0,05 về mật độ là 3,51%, sự sai khác LSD0,05 lân là 4,96%. 43
  50. Tóm lại cùng bón lân đã có ảnh hưởng tích cực đến việc làm tăng chỉ số diện tích lá LAI. Ở cả 2 mật độ qua 2 thời kỳ theo dõi khi tăng mức bón lân từ 45kg P2O5/ha lên 75kg P2O5/ha thì chỉ số diện tích lá tăng, tuy nhiên khi tăng mức lượng lân bón lên 90kg P2O5/ha thì chỉ số diện tích lá lại có xu hướng giảm. Và cùng với công thức bón lân nhưng ở mật độ trồng 40 cây/m2 có chỉ số diện tích lá cao hơn, trên các mền bón lân khác nhau thì chỉ số diện tích lá đạt cao nhất ở công thức bón 75kg P2O5/ha và thấp nhất ở công thức bón 45kg P2O5/ha. 3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng bón lân đến khả năng tích lũy chất khô của đậu tương Khả năng tích lũy chất khô của cây thể hiện hiệu quả quá trình quang hợp và nó là cơ sở tạo ra năng suất của cây. Quang hợp tốt và thuận lợi thì khả năng tích lũy chất khô của cây cao và ngược lại Lượng chất khô được phụ thuộc vào diện tích lá, hiệu suất quang hợp. Diện tích lá lớn, hiệu suất quang hợp cao thì lượng chất khô được tích lũy ở trong cây nhiều và ngược lại. Tuy nhiên, lượng chất khô còn tùy thuộc vào đặc tính giống, điều kiện ngoại cảnh của vụ sản xuất, mức độ thâm canh. Kết quả theo dõi khả năng tích lũy chất khô ở 2 mật độ trồng của giống đậu tương AK04 được trình bày qua bảng 3.8 44
  51. Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến tích lũy chất khô của đậu tương Đơn vị tính: gam Thời kỳ hoa rộ Thời kỳ tắt hoa CT Khối lượng Khối lượng Khối lượng Khối lượng tươi khô tươi khô M1P1 25,01 4,40 35,77 5,64 M1P2 29,25 5,54 38,54 6,71 M1P3 28,27 4,79 57,29 6,85 M1P4 28,81 5,17 59,66 10,43 M2P1 29,93 5,43 48,42 6,04 M2P2 30,43 5,16 57,11 5,78 M2P3 35,18 5,14 63,82 10,62 M2P4 28,98 4,11 60,09 5,81 LSD0,05 mật độ 6 0,74 7,54 0,62 LSD0,05 lân 8,48 1,05 10,67 0,88 LSD0,05 mật độ*lân 12 1,49 15,09 1,24 CV% 23,2 17,2 16,4 9,9 Qua bảng theo dõi cho thấy: khối lượng ở 2 mật độ trồng đều tăng qua 2 thời kỳ theo dõi, và khối lượng cũng tăng khi tăng các mức lân bón lên, cụ thể: * Thời kì hoa rộ: - Khối lượng cân tươi toàn bộ cây của các công thức dao động từ 25,01 – 2 35,18g. Ở Mật độ trồng 30 cây/m CTĐC M1P2 (60kg P2O5/ha) có khối lượng cao nhất 29,25g, sau đó là CT M1P4 (90kg P2O5/ha) là 28,81g, rồi đến CT M1P3 (75kg P2O5/ha) là 28,27g và thấp nhất là CT M1P1 (45kg P2O5/ha) có 2 khối lượng là 25,01g. Ở mật độ trồng 40 cây/m thì CT M2P3 (75kg P2O5/ha) đạt cao nhất là 35,18g, cao hơn CTĐC M2P2 (60kg P2O5/ha) là 30,43g, sau đó là CT M2P1 (45kg P2O5/ha) là 29,93g thấp nhất là CT M2P4 (90kg P2O5/ha) là 28,98g. - Khối lượng chất khô tích lũy dao động từ 4,11-5,54g, mật độ 30 cây/m2 đạt cao nhất ở CTĐC M1P2 (60kg P2O5/ha) là 5,54g, sau đó là CT M1P4 (90kg P2O5/ha) là 5,17g, rồi đến CT M1P3 (75kg P2O5/ha) 4,79g và thấp nhất là CT 2 M1P1 (45kg P2O5/ha) là 4,4g. Mật độ 40 cây/m khối lượng chất khô có xu 45
  52. hướng giảm dần khi tăng mức lân bón từ 45kg P2O5/ha lên 90kg P2O5/ha, và đạt cao nhất ở CT M2P1 (45kg P2O5/ha) là 5,43g, sau đó là CTĐC M2P2 (60kg P2O5/ha) là 5,16g, rồi đến CT M2P3 (75kg P2O5/ha) là 5,14g và thấp nhất là CT M2P4 (90kg P2O5/ha) 4,11g. Với độ tin cậy 95%, sự sai khác LSD0,05 về mật độ là 0,74%, sự sai khác LSD0,05 lân là 1,05%. * Thời kỳ tắt hoa: bước vào thời kỳ khối lượng chất khô tích lũy của cây đậu tương tăng mạnh và đạt tối đa. - Khối lượng tươi của các CT dao động từ 35,77- 63,82g, cả 2 mật độ trồng khi tăng lượng lân bón thì khối lượng có tăng lên. Mật độ 40 cây/m2 thì khối lượng cao hơn mật độ 30 cây/m2. Ở mật độ trồng 30 cây/m2 khối lượng đạt cao nhất ở CT M1P4 (90kg P2O5/ha) là 59,66g/cây, sau đó là CT M1P3 (75kg P2O5/ha) là 57,29g, rồi đến CTĐC M1P2 (60kg P2O5/ha) là 38,54g, thấp nhất là 2 CT M1P1 (45kg P2O5/ha) là 35,77g. Ở mật độ trồng 40 cây/m khối lượng đạt cao nhất là CT M2P3 (75kg P2O5/ha) là 63,82g rồi đến CT M2P4 (90kg P2O5/ha) là 60,09g, sau đó là CTĐC M2P2 (60kg P2O5/ha) là 57,11g và thấp nhất là CT M2P1 (45kg P2O5/ha) là 48,42g. Các mức lân khác nhau thì mức bón 2 M2P3 (75kg P2O5/ha, mật độ 40 cây/m ) đạt cao nhất là 63,82g và thấp nhất là 2 CT M1P1 (45kg P2O5/ha, mật độ 30 cây/m ) là 35,77g. - Khối lượng chất khô tích lũy của các công thức dao động từ 5,64 – 10,62g, mật độ 30 cây/m2 (từ 5,64-10,43g), khối lượng chất khô tăng dần khi tăng mức lân và đạt cao nhất ở CT M1P4 (90kg P2O5/ha), thấp nhất CT M1P1 2 (45kg P2O5/ha). Mật độ 40 cây/m (dao động từ 5,78-10,62g) cao nhất là CT M2P3 (75kg P2O5/ha) và thấp nhất là CTĐC M2P2 (60kg P2O5/ha). Với độ tin cậy 95%, sự sai khác LSD0,05 về mật độ là 0,62%, sự sai khác LSD0,05 lân là 0,88%. Tóm lại kết quả theo dõi qua 2 mật độ trồng cho thấy lượng chất khô tích 2 lũy cao nhất ở công thức M2P3 (75kg P2O5/ha, mật độ 40 cây/m ) đạt 2 10,62g/cây, và thấp nhất ở công thức M1P1 (45kg P2O5/ha, mật độ 30 cây/m ) 46
  53. đạt 5,64g/cây. Khả năng tích lũy chất khô ở 2 mật độ trồng là khác nhau tuy nhiên sự chênh lệnh không đáng kể. 3.2.5. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến khả năng hình thành nốt sần của đậu tương Cây đậu tương cũng như các cây họ đậu khác là ở rễ sau thời kỳ cây có 2-3 lá thật thì bộ rễ đậu tương là hình thành nốt sần nhờ sự cộng sinh của vi khuẩn Rhizobium Japonicum, sự hình thành nốt sần ở rễ là do có sự cộng sinh giữa rễ với vi khuẩn nốt sần, từ đó tạo nên khả năng cố định đạm ở cây. Số lượng và khối lượng nốt sần phản ánh khả năng cộng sinh và khả năng cố định đạm sinh học của các giống đậu tương, các giá trị này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đất đai, lượng phân bón, chế độ nhiệt, chế độ ẩm. Khi gặp điều kiện thuận lợi nốt sần sẽ phát triển mạnh, số lượng nhiều, kích thước lớn, tỉ lệ nốt sần hữu hiệu cao và ngược lại. Để đánh giá khả năng này của giống đậu tương AK04 chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu về nốt sần qua các thời kỳ sinh trưởng của đậu tương, kết quả được trình bày qua bảng 3.9 Bảng 3. 9. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến số lượng và khối lượng nốt sần của đậu tương Thời kỳ hoa rộ Thời kỳ tắt hoa CT Số lượng Khối lượng Số lượng Khối lượng (nốt) (g) (nốt) (g) M1P1 28,33 0,19 41 0,39 M1P2 29,67 0,27 50,67 0,52 M1P3 30,33 0,28 51,67 0,56 M1P4 32,33 0,25 48,33 0,50 M2P1 27,33 0,19 50,67 0,47 M2P2 31 0,27 44,33 0,47 M2P3 36 0,31 61,33 0,59 M2P4 23,67 0,27 47,67 0,55 LSD0,05 mật độ 3,38 0,4 10,99 0,1 LSD0,05 lân 4,78 0,57 15,55 0,14 LSD0,05 mật độ*lân 6,77 0,81 21,99 0,2 CV% 13 18,2 25,4 23,1 47
  54. * Thời kỳ hoa rộ: - Thời kỳ này số lượng nốt sần dao động từ 23,67 – 36 nốt. Số lượng nốt sần ở 2 mật độ trồng không có sự sai khác, tuy nhiên ở cùng một mật độ nhưng được bón với liều lượng lân khác nhau thì số lượng nốt sần ở các CT là khác nhau, số lượng nốt sần ở mật độ 30 cây/m2 dao động từ 28,33-32,33 nốt/cây (tương ứng với khối lượng 0,19-0,28g/cây), mật độ 40 cây/m2 dao động từ 23,67-36 nốt/cây (tương ứng khối lượng 0,19-0,31g/cây), kết quả theo dõi cho thấy số lượng và khối lượng ở 2 CTĐC của 2 mật độ đều thấp hơn các CT khác ( CT M1P2 là 29,67 nốt, M2P2 là 31 nốt và khối lượng nốt sần đều là 0,27g), số lượng và khối lượng nốt sần đạt cao nhất ở công thức M2P3 (75kg P2O5/ha, mật độ 40 cây/m2) tương ứng với 36 nốt và 0,31g và số lượng nốt sần thấp nhất ở 2 công thức M2P4 (90kg P2O5/ha, mật độ 40 cây/m ) là 23,67 nốt tuy nhiên khối lượng thấp nhất của 2 mật độ trồng đều ở CT bón 45kg P2O5/ha (M1P1 và M2P1) là 0,19g. Ở độ tin cậy 95%, sự sai khác LSD0,05 về mật độ là 0,4%, sự sai khác LSD0,05 lân là 0,57%. * Thời kỳ tắt hoa: ở giai đoạn này số lượng và khối lượng nốt sần của cây tăng mạnh và đạt tối đa. - Số lượng nốt sần: Ở mật độ 30 cây/m2 dao động từ 41-51,67 nốt/cây, mật độ 40 cây/m2 dao động từ 44,33-61,33 nốt/cây. Số lượng nốt sần có xu hướng tăng lên khi tăng các mức bón lân từ 45kg P2O5/ha lên 75kg P2O5/ha. Tuy nhiên ở công thức lân 90kg P2O5/ha thì số lượng nốt sần giảm xuống. Số lượng nốt sần ở cả 2 mật độ trồng đạt cao nhất là ở công thức bón 75kg P2O5/ha (M1P3 là 51,67 nốt và M2P3 là 61,33 nốt) đều cao hơn 2 CTĐC mức bón 60kg P2O5/ha (M1P2 là 50,67 nốt và M2P2 là 44,33 nốt) và thấp nhất là ở công thức M1P1 2 (45kg P2O5/ha, mật độ 30 cây/m ) là 41 nốt. - Khối lượng nốt sần: dao động từ 0,39-0,59g/cây, ở mật độ 30 cây/m2 khối lượng nốt sần đạt cao nhất ở công thức M1P3 (75kg P2O5/ha) là 0,56g/cây cao hơn CTĐC M1P2 (60kg P2O5/ha) là 0,52g, sau đó là CT M1P4 (90kg P2O5/ha) là 0,5g và thấp nhất ở công thức M1P1 (45kg P2O5/ha) là 0,39g/cây. Mật 40 2 cây/m đạt cao nhất vẫn là công thức M2P3 (75kg P2O5/ha) là 0,59g, sau đó là 48
  55. CT M2P4 (90kg P2O5/ha) là 0,55g, 2 công thức M2P1 (45kg P2O5/ha) và CTĐC M2P2 (60kg P2O5/ha) có khối lượng bằng nhau là 0,47g. Với độ tin cậy 95%, sự sai khác LSD0,05 về mật độ là 0,1%, sự sai khác LSD0,05 lân là 0,14%. Tóm lại số lượng và khối lượng nốt sần tăng dần qua các thời kỳ theo dõi và đạt cao nhất là ở thời kỳ tắt hoa, khi tăng lượng phân bón đã làm tăng số lượng và khối lượng ở cả 2 mật độ trồng và đạt cao nhất đều ở công thức 75kg 2 P2O5/ha, thấp nhất là CT M1P1 (mật độ 30 cây/m , 45kg P2O5/ha) và cùng ở các mức bón lân đó thì mật độ 40 cây/m2 có số lượng và khối lượng nốt sần cao hơn mật độ 30 cây/m2, tuy nhiên sự chênh lệnh không đáng kể. 3.3. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của đậu tương Cây đậu tương cũng như các cây trồng khác, để đạt được năng suất cao chất lượng tốt thì ngoài khả năng cây sinh trưởng phát triển tốt còn cần phải có khả năng chống chịu tốt. Bởi vậy trong công tác chọn giống cũng như kỹ thuật canh tác cần chọn ra được các giống cũng như các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp để cây có thể đạt hiệu quả năng suất cao nhất. Kết quả đánh giá khả năng chống chịu của giống trong thí nghiệm được tổng hợp qua bảng 3.10 Bảng 3. 10. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng lân đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của đậu tương CT Bệnh lở cổ rễ (%) Sâu cuốn lá (%) Sâu ăn lá (%) M1P1 4,5 6,3 3,5 M1P2 4,1 6,6 3,7 M1P3 3,7 6,9 4,2 M1P4 3,7 7,4 4,4 M2P1 4,6 6,5 4,7 M2P2 4,5 6,9 5,0 M2P3 4,0 7,5 5,5 M2P4 4,1 7,9 5,8 49
  56. - Bệnh lở cổ dễ: gây hại chủ yếu ở thời kỳ cây con, kết quả bảng 3.10, cho thấy, sự chênh lệnh về tỷ lệ hại giữa các CT là không nhiều, khi tăng các mức bón lân lên thì tỷ lệ các cây bị hại có xu hướng giảm xuống. Mật độ 30 cây/m2 là dao động từ 3,7 – 4,5% và mật độ 40 cây/m2 thì dao động từ 4,0 – 4,6%, trong đó CT bón lân thì 2 CT M1P1 và M2P1 (45kg P2O5/ha) là tỷ lệ gây hại cao nhất tương ứng với 4,5% và 4,6%, sau đó là 2 CTĐC M1P2 và M2P2 (60kg P2O5/ha) tương ứng với 4,1% và 4,5%. Kết quả cho thấy các CT ở mật độ 40 cây/m2 có tỷ lệ cây bị hại cao hơn các CT trồng ở mật độ 30 cây/m2. - Sâu cuốn lá: xuất hiện nhiều vào giai đoạn làm quả, đây là giai đoạn cây sinh trưởng thân lá mạnh, tỷ lệ cây bị hại của các CT dao động từ 6,3 – 7,9%. Kết quả cho thấy ở mật độ trồng 40 cây/m2 mức độ cây bị hại cao hơn. Với các công thức bón lân khác nhau thì ở công thức bón 90kg P2O5/ha ở cả 2 mật độ trồng đều có tỷ bị cây bị hại là cao nhất, tỷ lệ gây hại thấp nhất đều là công thức 45kg P2O5/ha. - Sâu ăn lá: xuất hiện ở giai đoạn cây sinh trưởng mạnh về thân lá (trước giai đoạn ra hoa), kết quả theo dõi cho thấy tỷ lệ sâu ăn lá ở các CT dao động từ 3,5 – 5,8%. Mật độ trồng 40 cây/m2 thì tỷ lệ cây bị sâu ăn lá cao hơn mật độ 30 cây/m2, và với các công thức bón lân khác nhau ở 2 mật độ trồng thì công thức bón 90kg P2O5/ha thì tỷ lệ bị sâu hại là cao nhất và thấp nhất là công thức bón 45kg P2O5/ha. 3.4. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đên năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của đậu tương 3.4.1. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến các yếu tố cấu thành năng suất đậu tương Năng suất đậu tương cũng như các cây trồng khác là kết quả tổng hợp của nhiều các yếu tố cấu thành năng suất như: số cây, số quả, tỷ lệ quả chắc, số quả 1 hạt, số quả 2 hạt, số quả 3 hạt và khối lượng hạt 1000 hạt. Các yếu tố này bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác như đặc tính di truyền của giống, điều kiện thâm 50
  57. canh và điều kiện ngoại cảnh. Kết quả về các yếu tố cấu thành năng suất được trình bày qua bảng 3.11 Bảng 3. 11. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến các yếu tố cấu thành năng suất đậu tương Tổng Tổng Quả1 Quả 2 Quả 3 KL cây CT số hoa số quả hạt hạt hạt 1000 TT (hoa) (quả) (quả) (quả) (quả) hạt (g) M1P1 65 17,73 34,82 4,33 19,85 10,82 199,33 M1P2 63 24,3 41,23 3,92 23,7 14,17 208,67 M1P3 66,67 26,03 45,47 4,07 25,6 16,07 206,67 M1P4 71,33 17,57 39,13 3,7 22,13 13,4 202,67 M2P1 75,67 16,97 32,6 3,37 14,7 9,93 218 M2P2 75,67 21,63 30,37 3,84 17.38 11,15 214 M2P3 78,33 23,93 35,9 5,25 21,7 13,98 217,33 M2P4 85,33 20,07 27,67 3 15,7 9,77 213,33 LSD0.05 mật độ 6,43 4,08 5,52 0,63 3,26 2,35 7,01 LSD0.05 lân 9,1 5,78 7,8 0,9 4,61 3,33 9,92 LSD0.05 mật độ*lân 12,87 8,17 11,04 1,27 6,52 4,71 14,03 CV% 10,1 22,2 17,6 18,6 18,5 21,7 3,8 * Số cây thực thu: đây là yếu tố quan trọng đến năng suất của một cây. Số cây chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: điều kiện ngoại cảnh, giống, kỹ thuật thâm canh. Số cây thực thu ở các CT dao động từ 63 – 85,33 cây. Việc bố trí mật độ khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến số cây thực thu ở các công thức. Mật độ 30 cây/m2 số cây thực thu dao động từ 63-71 cây, cao nhất là công thức M1P4 là 71,33 cây và thấp nhất là công thức M1P2 là 63 cây. Mật độ 40 cây/m2, dao động từ 75,67-85,33 cây, cây thực thu cao nhất là ở công thức M2P4 và thấp nhất là công thức M2P1 * Tổng số hoa: Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến số quả/cây, và cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất của cây. Số hoa nhiều cùng với thời thời ra hoa dài có khả năng hình thành quả nhiều hơn. Tuy nhiên quá trình ra hoa và đậu 51
  58. quả rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh. Kết quả bảng 3.11 cho thấy tổng số hoa của các công thức dao động từ 16,97 – 26,03 hoa. - Mật độ 30 cây/m2: số hoa dao động từ 17,57-26,03 hoa/cây, khi tăng liều lượng lân bón từ 45kg P2O5/ha lên 75kg P2O5/ha thì số hoa ở các công thức tăng lên, tuy nhiên ở công thức bón 90kg P2O5/ha thì số hoa lại giảm xuống. Công thức có số hoa cao nhất là công thức M1P3 với lượng lân bón là 75kg P2O5/ha và thấp nhất là công thức M1P4 (90kg P2O5/ha). - Mật độ 40 cây/m2: số hoa dao động từ 16,97-23,93 hoa/cây, khi tăng mật độ lên thì số hoa ở các công thức có xu hướng giảm xuống. Số hoa đạt cao nhất là M2P3 (75kg P2O5/ha) và thấp nhất là công thức M2P1 (45kg P2O5/ha). Ở độ tin cậy 95%, sự sai khác LSD0,05 về mật độ là 4,08%, sự sai khác LSD0,05 lân là 5,78%, có thể kết luận ở mật độ và liều lượng lân khác nhau thì cây đậu tương có tổng số hoa/cây khác nhau. * Tổng số quả: Kết quả bảng 3.11 cho thấy với mức độ bón lân khác nhau trồng với hai mật độ trồng khác nhau thì số quả cũng khác nhau. Mật độ trồng 30 cây/m2 có số quả cao hơn mật độ trồng 40 cây/m2. Mật độ trồng 30 cây/m2 CTĐC M1P2 (60kg P2O5/ha) 41,23 quả/cây có số quả thấp hơn CT M1P3 (75kg P2O5/ha) là 45,47 quả/cây, thấp nhất là công thức M1P1 (45kg P2O5/ha) là 34,82 quả/cây. 2 Mật độ trồng 40 cây/m CTĐC M2P2 (60kg P2O5/ha) là 30,37 quả/cây, có số quả thấp hơn CT M1P3 (75kg P2O5/ha) là 35,9 quả/cây và thấp nhất là CT M2P4 (90kg P2O5/ha) là 27,67 quả/cây. Xét ở độ tin cậy 95%, sự sai khác LSD0,05 về mật độ là 5,52%, sự sai khác LSD0,05 lân là 7,8%. * Tỷ lệ quả: Kết quả bảng 3.11 cho thấy, cây trồng ở 2 mật độ và với 4 mức phân bón khác nhau nhưng tỷ lệ quả giữa các mật độ và liều lượng lân không có sự chênh lệch đáng kể bởi chỉ tiêu này chủ yếu do bản chất di truyền của giống quyết định. Trong đó tỷ lệ quả 1 hạt thấp , tỷ lệ quả 2 hạt và 3 hạt cao sẽ có tiềm năng cho năng suất cao. Ở mật độ 30 cây/m2 thì tỷ lệ quả 2 hạt và 3 hạt cao hơn mật 52
  59. 2 độ trồng 40 cây/m , cao nhất là ở công thức bón M1P3 (75kg P2O5/ha) và tỷ lệ quả 2 hạt và 3 hạt thấp nhất là ở công thức M2P4 (90kg P2O5/ha). * Khối lượng 1000 hạt: thí nghiệm được nghiên cứu trên cùng một giống, và đây là chỉ tiêu chịu ảnh hưởng nhiều nhất của yếu tố di truyền, nên sự chênh lệnh về khối lượng 1000 hạt ở các mật độ và CT bón khác nhau là không nhiều. Ở mật độ 30 cây/m2 dao động từ 199,33 – 208,67g, CTĐC M1P2 (60kg P2O5/ha) có khối lượng 1000 hạt đạt cao nhất là 208,67g và khối lượng 1000 hạt 2 thấp nhất là CT M1P1 (45kg P2O5/ha) là 199,33g. Ở mật độ 40 cây/m dao động từ 213,33 – 218g, CTĐC M2P2 (60kg P2O5/ha) là 214g có khối lượng 1000 hạt thấp hơn CT M2P1 (45kg P2O5/ha) là 218g, CT có khối lượng 1000 hạt thấp nhất là CT M2P4 (90kg P2O5/ha) là 213,33g. Ở độ tin cậy 95%, sự sai khác LSD0,05 về mật độ là 7,01%, sự sai khác LSD0,05 lân là 9,92%. 3.4.2. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến năng suất của đậu tương Đối với bất kì một loại cây trồng nào mục tiêu chính của trồng trọt là đạt năng suất, hiệu quả kinh tế. Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá giống, đồng thời đánh giá tác dụng cùng như hiệu quả của một yếu tố kỹ thuật nào đó trong điều kiện nhất định. Để đánh giá năng suất của giống cây trồng chúng ta cần theo dõi đánh giá về: năng suất cá thể, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu. - Năng suất cá thể: Năng suất cá thể là số khối lượng hạt thu được của một cây sau thu hoạch. Năng suất của cá thể phụ thuộc vào số lượng và trọng lượng hạt của cây. - Năng suất lý thuyết: là năng suất tối đa mà giống đó có thể đạt được trong một điều kiện canh tác cụ thể. Đây chính là chỉ tiêu đánh giá tiềm năng năng suất của giống ở mỗi điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác nhất định. - Năng suất thực thu: là năng suất thực tế thu được trên đồng ruộng. Nhờ năng suất thực thu mà có thể đánh giá được giống đó tốt hay xấu, giống đó có thích nghị với điều kiện ngoại cảnh của vùng thí nghiệm hay không và tác dụng của các biện pháp kỹ thuật đối với giống thí nghiệm. 53
  60. Bảng 3.12. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến năng suất của đậu tương CT NSCT (g/cây) NSLT tạ/ha NSTT tạ/ha M1P1 13,63 40,88 21,62 M1P2 18,40 55,20 26,63 M1P3 19,23 57,70 26,86 M1P4 16,40 49,21 25,79 M2P1 14,62 58,47 24,77 M2P2 16,19 64,75 27,10 M2P3 13,28 53,10 29,64 M2P4 11,54 46,18 24 LSD0,05 mật độ 2,77 9,05 2,99 LSD0,05 lân 3,91 12,8 4,23 LSD0,05 mật độ*lân 5,54 18,11 5,99 CV% 20,5 19,4 13,3 70.00 64.75 57.70 58.47 60.00 55.20 53.10 49.21 50.00 46.18 40.88 40.00 29.64 30.00 26.63 26.86 25.79 27.10 24.77 24.00 21.62 20.00 10.00 0.00 M1P1 M1P2 M1P3 M1P4 M2P1 M2P2 M2P3 M2P4 NSLT NSTT tạ/ha tạ/ha Hình 3.4. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến năng suất của đậu tương Kết quả bảng theo dõi cho thấy: - Năng suất cá thể: ở mật độ trồng 30 cây/m2 có năng suất cá thể cao hơn dao động từ 13,63 – 19,23g trên cây, ở mật độ trồng 40 cây/m2 năng suất cá thể 54
  61. dao động từ 11,54 – 16,19 g trên cây. Và với mức lân khác nhau năng suất cá thể ở các CT cũng khác nhau. Mật độ 30 cây/m2 thì CT M1P3 (75 kg P2O5/ha) là cao nhất là 19,23g và cao hơn công thức đối chứng M1P2 (60kg P2O5/ha) là 18,4g, sau đó là CT M1P3 (90kg P2O5/ha) là 16,4g và thấp nhất là CT M1P1 (45kg P2O5/ha) là 13,63g. 2 Mật độ 40 cây/m thì đối chứng M2P2 (60kg P2O5/ha) có năng suất cá thể cao nhất là 16,19g, tiếp là CT M2P1 (45kg P2O5/ha) là 14,62g, sau là đến CT M2P3 (75kg P2O5/ha) là 13,28g, và thấp nhất là CT M2P4 (90kg P2O5/ha) là 11,54g. Ở độ tin cậy 95%, sự sai khác LSD0,05 về mật độ là 2,77%, sự sai khác LSD0,05 lân là 3,91%. - Năng suất lý thuyết: kết quả bảng 3.12 cho thấy, năng suất lý tuyết của các CT dao động từ 40,88 – 64,75 tạ/ha. Các công thức trồng ở mật độ 40 cây/m2 có năng suất cao hơn dao động từ 46,18 - 64,75 tạ/ha, còn mật độ trồng 30 cây/m2 năng suất dao động từ 40,88 – 57,7 tạ/ha. Tuy nhiên các công thức bón lân khác nhau thì ở mật độ 30 cây/m2 đạt cao nhất ở công thức M1P3 (75kg P2O5/ha) là 57,7 tạ/ha cao hơn CTĐC M1P2 (60kg P2O5/ha) là 55,2 tạ/ha, sau đó là CT M2P4 (90kg P2O5/ha) là 49,21 tạ/ha và thấp nhất ở công thức M1P1 (45kg P2O5/ha) là 40,88 tạ/ha, còn ở mật độ 2 trồng 40 cây/m thì đạt cao nhất ở CTĐC M2P2 (60kg P2O5/ha) là 64,75 tạ/ha, sau đó là CT M2P1 (45kg P2O5/ha) là 58,47 tạ/ha, rồi đến CT M2P3 (75kg P2O5/ha) là 53,1 tạ/ha và thấp nhất ở công thức M2P4 (90kg P2O5/ha) là 46,18 tạ/ha. - Năng suất thực thu: dao động từ 21,66 – 29,64 tạ/ha. Xét ở độ tin cậy 95%, sự sai khác LSD0,05 về mật độ là 2,99%, sự sai khác LSD0,05 lân là 4,23% cho phép kết luận ở mật độ trồng 40 cây/m2 có năng suất thực thu cao hơn dao động từ 24 – 29,64 tạ/ha, mật độ trồng 30 cây/m2 dao động từ 21,62 – 26,86 tạ/ha. 55
  62. Ở các công thức bón lân khác nhau thì công thức bón 75kg P2O5/ha đạt cao nhất ở cả 2 mật độ trồng (mật độ 30 cây/m2 đạt 26,86 tạ/ha, mật độ 40 cây/m2 đạt 29,64 tạ/ha), cao hơn 2 CTĐC M1P2 và M2P2 (60kg P2O5/ha) và năng suất thực thu tương ứng với 26,63 tạ/ha và 27,1 tạ/ha thấp nhất là công thức M1P1 2 45kg P2O5/ha (mật độ 30 cây/m ) là 21,62 tạ/ha. Tóm lại cùng một giống đậu tương, với cùng điều kiện thời tiết khí hậu nhưng được trồng với mật độ và liều lượng bón lân khác nhau đã có ảnh hưởng đến năng suất cá thể, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống đậu tương. Năng suất lý thuyết đạt cao nhất ở công thức đối chứng liều lượng bón 60kg P2O5/ha nhưng năng suất thực đạt cao nhất ở công thức bón 75 kg P2O5 /ha ở cả 2 mật độ trồng. Khi tăng lượng lân bón từ 45 – 75 kg P2O5/ha đã làm tăng đáng kể năng suất của giống tuy nhiên ở mức bón 90 kg P2O5/ha thì năng suất lại có xu hướng giảm rõ rệt. 3.5. Hiệu quả kinh tế của mật độ và liều lượng bón lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu tương Để đánh giá tính hiệu quả kinh tế của thí nghiệm, chúng tôi tiến hành tính tổng các chi phí chung và tổng thu cho từng công thức thí nghiệm để tính lãi thuần. Kết quả được trình bày qua bảng 3.13: 56
  63. Bảng 3 12 Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng lân đến hiệu quả kinh tế của Đậu tương Đơn vị: Đồng/ha CT M1P1 M1P2 M1P3 M1P4 M2P1 M2P2 M2P3 M2P4 910,000 910,000 910,000 910,000 910,000 910,000 910,000 910,000 Đạm Supper 1,750,000 2,331,000 2,919,000 3,500,000 1,750,000 2,331,000 2,919,000 3,500,000 lân 1,000,000 1,000,000 1,000,000 1,000,000 1,000,000 1,000,000 1,000,000 1,000,000 kali Vật liệu 800 800 800 800 800 800 800 800 khác Tổng chi 3,660,800 4,241,800 4,829,800 5,410,800 3,660,800 4,241,800 4,829,800 5,410,800 Tổng 75,670,000 93,205,000 94,010,000 90,265,000 86,695,000 94,850,000 103,740,000 84,000,000 thu Lãi 72,009,200 88,963,200 89,180,200 84,854,200 83,034,200 90,608,200 98,910,200 78,589,200 thuần 57
  64. Qua bảng số liệu 3.13 cho thấy: Chi phí của các công thức là giống nhau, chỉ khác ở chi phí liều lượng bón lân, trong đó chi phí lân ít nhất là CT M1P1 và M1P2, rồi đến CTĐC M1P2 và M2P2, tiếp theo là CT M1P3 và M2P3 và nhiều nhất là CT M1P4 và M2P4 Tổng thu: với giá bán trên thị trường là 35.000 đồng/kg, ta tính được tổng thu, CT bón ở liều lượng 75kg P2O5 M1P3 và M2P3 là cho tổng thu cao nhất, sau đó là CTĐC M1P2 và M2P2, tiếp theo là CT M1P4 và M2P4 và thấp nhất là CT M1P1 và M2P1. Lãi thuần: sử dụng lân với các công thức bón lân thì nhau thì CT bón M1P3 và M2P3 có lãi cao nhất, sau đó là CTĐC M1P2 và M2P2, tiếp theo là CT M1P4 và M2P4 và CT M1P1 và M2P1 có lãi thuần thấp nhất. 58
  65. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận Từ các kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu tôi rút ra nhận xét như sau: 1. Mật độ trồng và liều lượng bón lân không có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng phát triển của giống đậu tương. Thời gian sinh trưởng: mật độ trồng 30 cây/m2 thì có thời gian sinh trưởng dài hơn mật độ 40 cây/m2. Với các công thức bón lân khác nhau thì thời gian sinh trưởng của cây ở các công thức cũng khác nhau, cụ thể công thức bón 45kg P2O5/ha có thời gian sinh trưởng dài nhất, CT 60kg P2O5/ha và 75kg P2O5/ha có TGST bằng nhau và công thức 90kg P2O5/ha có thời gian sinh trưởng ngắn nhất. 2. Mật độ trồng và liều lượng bón lân có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hình thái của giống đậu tương. - Chiều cao thân chính: chiều cao thân chính đạt cao nhất ở CTĐC 60kg P2O5/ha, cao thứ 2 là CT bón 75kg P2O5/ha, cao thứ 3 là CT 90kg P2O5/ha và thấp nhất là công thức bón 45kg P2O5/ha. Các CT trồng ở mật độ trồng 40 cây/m2 thì có chiều cao thân chính cao hơn mật độ trồng 30 cây/m2. - Chiều cao đóng quả và đường kính thân: chiều cao đóng quả ở mật độ 40 cây/m2 cao hơn mật độ trồng 30 cây/m2. Chiều cao đóng quả ở công thức bón 45kg P2O5/ha là cao nhất 22,28 cm, thứ 2 là CT 75kg P2O5/ha là 21,97 cm, cao thứ 3 là CTĐC 60kg P2O5/ha là 21,7cm và thấp nhất là M1P3 (75kg P2O5/ha, mật độ trồng 30 cây/m2) là 19,53cm. Tuy nhiên đường kính thân ở mật độ trồng 30 cây/m2 lại cao hơn mật độ trồng 40 cây/m2, và cũng cùng với các công thức 2 lân đó thì công thức bón 75kg P2O5/ha (mật độ trồng 30 cây/m ) là cao nhất và 2 thấp nhất là CT bón 45kg P2O5/ha (mật độ trồng 30 cây/m ). - Số lá, số cành cấp 1: ở mật độ trồng 30 cây/m2 thì số cành cấp 1 và số lá cao hơn trồng ở mật độ 40 cây/m2. Và ở mức bón lân khác nhau thì số lá và số 59