Khóa luận Khảo sát khả năng sinh trưởng của lợn lai thương phẩm (♂ rừng x ♀ (♂ rừng x ♀ ĐP)

pdf 52 trang thiennha21 20/04/2022 5010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Khảo sát khả năng sinh trưởng của lợn lai thương phẩm (♂ rừng x ♀ (♂ rừng x ♀ ĐP)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_khao_sat_kha_nang_sinh_truong_cua_lon_lai_thuong_p.pdf

Nội dung text: Khóa luận Khảo sát khả năng sinh trưởng của lợn lai thương phẩm (♂ rừng x ♀ (♂ rừng x ♀ ĐP)

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐÀO HẢI SƠN Tên chuyên đề: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LỢN LAI THƯƠNG PHẨM (♂ RỪNG X ♀ (♂ RỪNG X ♀ ĐP) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Lớp: K48 - CNTY - N03 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khoá học: 2016 - 2020 Giảng viên hướng dẫn: PSG.TS. TRẦN VĂN PHÙNG Thái Nguyên, năm 2020
  2. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em luôn nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện và đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô giáo trong khoa để xây dựng và hoàn thiện khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, toàn thể các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giảng dậy và truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành cho bản thân em, giúp đỡ và tạo điều kiện cho bản thân em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Đặc biệt là thầy giáo PGS.TS. Trần Văn Phùng đã luôn động viên, giúp đỡ và hướng dẫn chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn đến bác Nguyễn Văn Tiến cùng các anh, chị cán bộ, công nhân tại trại chăn nuôi động vật bán hoang dã của Công ty CP Khoa học sự sống đã tạo mọi điều kiện và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Để góp phần hoàn thành khóa luận đạt kết quả tốt, em luôn nhận được sự động viên, giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Em xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành trước mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô, gia đình, cùng toàn thể bạn bè luôn mạnh khỏe và thành đạt. Em xin trân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Sinh viên Đào Hải Sơn
  3. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Kết quả tổng hợp về công tác tiêm phòng 27 Bảng 4.2. Kết quả công tác điều trị bệnh 29 Bảng 4.3. Kết quả công tác khác 29 Bảng 4.4. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nuôi sống của lợn lai thương phẩm 30 Bảng 4.5. Kết quả nghiên cứu về khối lượng lợn qua các kỳ cân 31 Bảng 4.6. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tương đối của lợn lai thương phẩm 34 Bảng 4.7. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tuyệt đối của lợn lai thương phẩm 35 Bảng 4.8. Kết quả nghiên cứu về tình hình mắc bệnh của lợn 37 Bảng 4.9. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn rừng lai thương phẩm 38 Bảng 4.10. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn rừng lai thương phẩm 39
  4. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Đồ thị biểu thị 3 dạng sinh trưởng của lợn 10 Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn rừng lai thương phẩm 33 Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm 35 Hình 4.3. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn 36
  5. iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT VN : Việt Nam ĐP: Địa phương CS: Cộng sự QTCS: Quy trình chăn sóc ĐVT: Đơn vị tính TN: Thí nghiện ĐC: Đối chứng TT: Tháng tuổi SD: Số dư KL: Khối lượng
  6. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1. Ưu thế lai và vấn đề sử dụng lợn lai trong chăn nuôi lợn thương phẩm 4 2.1.2. Đặc điểm về sinh trưởng của lợn thương phẩm 5 2.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi lợn thịt thương phẩm 7 2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn thịt 10 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước 14 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 14 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 18 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 20 3.3. Nội dung nghiên cứu 20 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các tiêu chí theo dõi 20
  7. vi 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 20 3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các số liệu 21 3.5. Phương pháp sử lý số liệu 22 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 23 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 23 4.1.1. Công tác chăn nuôi 24 4.1.2. Công tác thú y 26 4.1.3. Công tác khác 29 4.2. Kết quả thực hiện chuyên đề nghiên cứu 30 4.2.1. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nuôi sống của lợn lai thương phẩm 30 4.2.2. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng của lợn lai thương phẩm 31 4.2.3. Kết quả nghiên cứu về tình hình mắc bệnh của lợn 37 4.2.4. Kết quả nghiên cứu về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng 38 4.2.5. Kết quả nghiên cứu về chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng 39 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 41 5.1. Kết luận 41 5.2. Đề nghị 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined. MỘT SỐ HÌNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
  8. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nước ta là một nước nông nghiệp trong đó trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành chủ đạo. Trong ngành chăn nuôi của Việt Nam, chăn nuôi lợn có vị trí quan trọng hàng đầu vì chăn nuôi lợn không chỉ cung cấp phần lớn thịt tiêu thụ hằng ngày, đáp ứng thói quen và khẩu vị ăn thịt lợn của người Việt mà còn cung cấp lượng phân bón hữu cơ quan trọng cho trồng trọt. Mặt khác lợn là vật nuôi có vòng đời ngắn, tăng trọng nhanh, thức ăn có thể tận dụng, thu hút được sức lao động ở nông thôn. Ngày xưa, người dân nuôi lợn theo hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ với mục đích tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho lợn coi như “bỏ ống tiết kiệm”. Ngày nay, chăn nuôi lợn ở nhiều nơi đã phát triển theo hướng công nghiệp và sử dụng thức ăn tổng hợp đã mang lại nhiều lợi nhuận và hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Do đời sống của người dân ngày càng cao, nhu cầu không chỉ dừng lại ở việc ăn no mặc ấm mà ngày nay là ăn ngon mặc đẹp, vì vậy yêu cầu chất lượng sản phẩm cao và thị hiếu ăn "thịt đặc sản" ngày càng tăng, đã và đang tạo nên một nghề chăn nuôi lợn mới và khác biệt, đó là chăn nuôi lợn rừng. Song việc nuôi lợn rừng thuần trở nên khó khăn bởi là nghề mới có ít người nuôi, hiếm con giống cùng với việc chưa hiểu biết hết tập tính và phương pháp chăm sóc thích hợp nên hiện nay ở nước ta và nhiều nước khác chủ yếu là nuôi lợn rừng lai. Về cơ bản là lợn rừng lai là kết quả lai tạo giữa lợn đực rừng thuần và lợn nái địa phương vùng cao, con lai sinh ra có ưu thế lai cao của cả bố và mẹ như: khả năng thích nghi, chịu đựng kham khổ, sức đề kháng cao, ít dịch bệnh, thịt mềm, thơm ngon, nhiều nạc, ít mỡ được người tiêu dùng ưa chuộng. Đã có nhiều người quan tâm đến việc nuôi lợn rừng lai như một
  9. 2 mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, số lượng lợn lai theo hình thức này không nhiều, trong khi nhu cầu rất cao, làm cho giá cả theo đó cũng tăng cao hơn gấp nhiều lần so với thịt lợn nuôi công nghiệp. Trong những năm qua, Công ty CP Khoa học sự sống đã có một số công trình nghiên cứu và tiến hành lai tạo lợn rừng lai giữa lợn rừng Việt Nam với lợn địa phương vùng cao. Nhóm lợn lai này mang các đặc điểm có giá trị của hai giống lợn bố mẹ, tuy nhiên việc xác định mức độ lai giữa hai nhóm lợn này là bao nhiêu để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng cũng như hiệu quả kinh tế của người sản xuất là rất quan trọng. Vì thế, cần tiếp tục có những khảo sát đánh giá khả năng sinh trưởng, tính năng sản xuất thịt để tạo ra các sản phẩm có giá trị thực phẩm và giá trị kinh tế. Vì vậy, em tiến hành đề tài này nhằm mục đích: Đánh giá được sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của lợn rừng lai thương phẩm F2 {♂ rừng VN x ♀ F1 (♂ rừng x ♀ ĐP) góp phần phát triển chăn nuôi lợn rừng lai phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài Đánh giá được khả năng sinh trưởng của lợn rừng lai với lợn địa phương Nậm Khiếu và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn rừng lai thương phẩm tại Trại chăn nuôi tại Công ty CP Khoa học sự sống. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học Các kết quả nghiên cứu đạt được là những tư liệu khoa học về khả năng sinh trưởng của lợn rừng lai thương phẩm, phục vụ cho nghiên cứu, học tập của giảng viên và sinh viên trong lĩnh vực chăn nuôi lợn. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở thực tiễn quan trọng giúp các trang trại và người chăn nuôi có biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp với điều kiện
  10. 3 thực tế nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn rừng lai thương phẩm. Giúp sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm trong việc chăn nuôi lợn. Từ đó giúp nâng cao trình độ, kỹ năng thực hành, củng cố kiến thức bản thân.
  11. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Ưu thế lai và vấn đề sử dụng lợn lai trong chăn nuôi lợn thương phẩm Lai tạo là một biện pháp nhân giống nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi và chất lượng sản phẩm thông qua tận dụng ưu thế lai. + Ưu thế lai là thuật ngữ chỉ về hiện tượng cơ thể con lai xuất hiện những phẩm chất ưu tú, vượt trội so với đời bố mẹ chẳng hạn như sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu bệnh tật tốt, năng suất cao, thích nghi tốt Theo Shull, nhà khoa học người Mỹ đề xuất vào năm 1914 thì ưu thế lai là tập hợp của những hiện tượng liên quan đến sức phát triển nhanh hơn, khả năng chống chịu bệnh tốt hơn và năng suất cao hơn ở thế hệ đời con so với bố mẹ. + Hiện nay chăn nuôi lợn là ngành phát triển đứng hàng đầu ở nhiều nước, có đến 70 - 90% lợn nuôi thịt là lợn lai hybrid. Tại đó ưu thế lai được sử dụng như là một nguồn lực sinh học nhằm tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm trong chăn nuôi. Khả năng cho thịt của lợn biểu hiện ở chỉ tiêu tăng trưởng trong các giai đoạn phát triển. Nếu lấy trọng lượng lúc mới sinh là 1kg thì đến lúc 7 - 8 tháng tuổi, lợn có thể đạt 100 kg tức là tăng trọng gấp 100 lần. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trung bình theo giai đoạn phát triển có khác nhau: sau khi cai sữa lợn tăng trọng trung bình 400g/ngày, tiếp theo 500g/ngày, cho đến khi lợn đạt 30kg, 600g/ngày đến lúc 40kg, 700g/ngày cho đến 70kg. Từ đó đến khi đạt 100kg thì tốc độ phát triển cơ giảm và bắt đầu tích lũy mỡ nhanh hơn. Quy luật phát triển này được vận dụng có hiểu quả vào việc nuôi lợn thịt hướng nạc.
  12. 5 Sinh trưởng là quá trình tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích của cơ thể theo từng giai đoạn khác nhau và ở mỗi giai đoạn khác nhau thì con vật có thể sinh trưởng nhanh hay chậm khác nhau phù hợp với quy luật phát triển của mỗi giống. Sản phẩm thịt được đánh giá cả khi con vật còn sống và sau khi đã mổ thịt. Khi còn sống, được đánh giá qua tăng trọng/ngày và tiêu tốn thức ăn qua thời gian nuôi và trọng lượng xuất chuồng. Khi đã mổ thịt, ngoài các chỉ tiêu như tỷ lệ thịt xẻ, còn chú trọng đánh giá cơ lườn lưng. Cắt tiết diện cơ lườn lưng ở vị trí đốt xương sống thứ 13 để có được một mặt cắt gọi là “mắt thịt” Diện tích mắt thịt là chỉ tiêu đánh giá tỷ lệ nạc của con lợn. Khi con lợn còn sống, chỉ tiêu này được thăm dò qua các phương pháp siêu âm (ultra-sound), tức là đo độ dày mỏng của lớp mỡ lưng ở vị trí xương sườn thứ 7, thứ 13 (rồi cộng lại, chia đôi, lấy trung bình). Hệ số di truyền của mắt thịt khá cao h2= 0,66. Cần chú trọng đến hệ số di truyền của mắt thịt (cũng là của tỷ lệ nạc) vì h2 của "mắt thịt" là khá cao như trên đã trình bày. Những tính trạng có h2 cao sẽ có hiệu quả chọn lọc cao. Hiệu quả chọn lọc được tính bằng h2 nhân với ly sai chọn lọc, mà ly sai chọn lọc là độ lệch trung bình giữa trung bình của đàn và trung bình của cá thể trong đàn được giữ lại để chọn lọc. Dưới da, thường có lớp mỡ, dày nhất là ở lưng, kéo dài từ gáy đến mông. Ở một số giống địa phương, lớp mỡ lưng dày trên 4cm, có loại đến 8cm trong trường hợp lợn đạt khối lượng 200kg. Hiện nay lợn hướng nạc được nuôi theo hướng giảm bề dày mỡ lưng xuống dưới 3cm. Có giống, dòng đã đạt 1,6cm mỡ lưng. Mỡ thân (loại mỡ dễ bóc) cũng tăng hay giảm bớt tỷ lệ tương ứng với mỡ lưng (Nguyễn Văn Thiện và cs, 2002). 2.1.2. Đặc điểm về sinh trưởng của lợn thương phẩm Lợn con từ lúc sơ sinh đến lúc cai sữa (tách mẹ) có nhiều đặc điểm sinh lý đặc trưng và đòi hỏi phải có sự chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Nếu khi chăn
  13. 6 nuôi, người chăn nuôi không nắm vững các đặc điểm sinh lý của lợn con sẽ không nuôi dưỡng và chăm sóc hợp lý chúng, dẫn đến sinh trưởng chậm, lợn không khỏe và chất lượng con giống kém. Trong giai đoạn này lợn con có những đặc điểm sinh lý đặc trưng mà chúng ta cần quan tâm để có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc thích hợp cho chúng. Lợn con có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh: Trong giai đoạn này lợn con sinh trưởng rất nhanh, tầm vóc và thể trọng tăng dần theo tuổi. Từ lúc sơ sinh đến lúc cai sữa, trọng lượng của lợn con tăng từ 10 đến 12 lần. So với các gia súc khác thì tốc độ sinh trưởng của lợn con tăng nhanh hơn gấp nhiều lần. Các cơ quan trong cơ thể lợn con cũng thay đổi và tăng lên nhanh chóng. Hàm lượng nước giảm dần theo tuổi, vật chất khô tăng dần, các thành phần hóa học trong cơ thể của lợn thay đổi nhanh chóng. Hàm hàm lượng sắt trong cơ thể lợn con mới sinh ra là 187% nhưng đến ngày thứ 20 giảm xuống còn 40,58 % sau đó tăng dần lên 60 ngày bằng lúc mới đẻ ra. Một đặc điểm quan trọng nhất của lợn con theo mẹ là: Sản lượng sữa mẹ tăng dần từ khi mới đẻ ra tới ngày thứ 15. Tại thời điểm này sản lượng sữa cao nhất và ổn định cho tới ngày thứ 20 và sau đó giảm dần cho tới ngày thứ 60 là ở mức thấp nhất. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con ngày càng tăng, trong khi đó sữa mẹ sau 3 tuần tuổi giảm đi rõ rệt, dẫn tới lợn con thiếu dinh dưỡng nếu như không có thức ăn bổ sung thêm. Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) [10] đặc điểm của lợn con giai đoạn sau cai sữa là tế bào cơ xương phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu về protein lúc này là cao nhất trong toàn bộ chu trình sinh trưởng. Nhu cầu về protein và chất khoáng phải đầy đủ để đảm bảo cân bằng trao đổi chất, vì trong giai đoạn này cường độ trao đổi chất khá cao. Khả năng tiêu hao các loại thức ăn thô của lợn còn kém. Tỉ lệ các loại thức ăn trong khẩu phần cần chiếm 80 - 85%. Nếu dùng dưới dạng hạt nên chế biến như ngâm, rang nghiền là tốt nhất. Đối với thức ăn xanh nên dùng loại tươi non, giàu vitamin tránh lãng phí để đảm bảo sinh thưởng nhanh.
  14. 7 Giai đoạn sau cai sữa lợn con cần nhiều protein, khoáng, vitamin cho phát triển cơ, xương. Tuy nhiên, lợn con sau khi cai sữa khả năng tiêu hoá còn yếu, lượng ăn mỗi lần còn ít, vì vậy cần cho ăn nhiều bữa/ngày, mỗi ngày cho ăn 4 - 5 bữa trong giai đoạn đầu. Khoảng cách giữa các bữa ăn phải chia đều, nên cho ăn thức ăn tinh trước, thô xanh sau. Không cho ăn các loại thức ăn kém phẩm chất, thối mốc, hư hỏng vì dễ gây cho lợn bị ỉa chảy. Đặc điểm của giai đoạn lợn choai này là lợn có khả năng tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng của các loại thức ăn cao. Hệ mô cơ cũng phát triển nhanh, hình dạng nổi lên rõ nét, nhất là các cơ mông, cơ vai, cơ lườn lưng. Đến gần cuối giai đoạn này thì lợn tích luỹ mỡ rõ. Do vậy cần cho lợn vận động, tắm chải cho lợn. Giai đoạn này lợn phàm ăn, khả năng lợi dụng thức ăn cao, nhất là thức ăn thô xanh. Từ đặc tính đó cần cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, đồng thời tận dụng các loại rau, bèo phế phụ phẩm trong nông nghiệp để đảm bảo dinh dưỡng, tiết kiệm chi phí thức ăn. 2.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi lợn thịt thương phẩm Trong quá trình nuôi dưỡng, một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi lợn thịt thương phẩm. 1. Giống - Giống được xem là tiền đề trong chăn nuôi lợn, các giống khác nhau thì có năng suất và chất lượng thịt khác nhau. - Về năng suất, các giống lợn ngoại có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh hơn các giống lợn nội. - Hầu hết các giống lợn nội có tỷ lệ mỡ cao, tỷ lệ nạc thấp chỉ từ: 35 - 40%, trong khi các giống lợn ngoại nhập cho tỷ lệ nạc rất cao đạt từ 50 - 60%. Tuy nhiên, các giống lợn nội thường có vị thơm ngon, thớ cơ nhỏ, mịn hơn. Vì thế, đối với điều kiện chăn nuôi ở nước ta cần phải phối hợp nhiều giống để con lai có năng suất cao và phẩm chất thịt tốt, đồng thời có khả năng sử dụng nguồn thức ăn sẳn có của địa phương và khả năng chống đỡ bệnh tật cao.
  15. 8 2. Sức khỏe và khối lượng ban đầu Sức khỏe và trọng lượng cai sữa lợn con ảnh hưởng chủ yếu đến năng suất chăn nuôi. Nếu sức khỏe lợn con theo mẹ trong giai đoạn bú sữa kém như thiếu máu, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, còi cọc thì đến giai đoạn nuôi thịt lợn sẽ tăng trọng kém. 3. Giới tính - Đối với lợn đực nuôi không thiến thì khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh hơn, tỷ lệ thân thịt cao hơn và chuyển đổi thức ăn hiệu quả hơn lợn cái. Tuy nhiên, mùi trong thịt xuất hiện khi lợn đực trưởng thành. Ngày nay lợn sinh trưởng nhanh hơn và được giết thịt sớm hơn, bởi vậy vấn đề mùi hôi cũng được giảm đáng kể. - Trong quá trình nuôi cả lợn đực và lợn cái khi đến tuổi trưởng thành đều giảm khả năng tăng trọng và dẫn tiêu tốn thức ăn cao. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thức ăn trong chăn nuôi vì thế người chăn nuôi cần linh hoạt để chủ động quyết định thời gian nuôi vỗ béo và thời điểm xuất chuồng cũng như phương pháp cho ăn để tiết kiệm được chi phí về thức ăn và nâng cao chất lượng thịt xẻ trong chăn nuôi lợn. 4. Ngoại cảnh Yếu tố ngoại cảnh có tác động trực tiếp đến đàn lợn nuôi, các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm của tiểu khí hậu chuồng nuôi tác động đến khả năng ăn vào, tiêu hóa, hấp thu và sức khỏe đàn lợn. Nhiệt độ và ẩm độ thích hợp thì lợn ăn tốt, tỷ lệ tiêu hóa cao, tích lũy cao, sinh trưởng phát triển nhanh và cho năng suất cao. Nếu chuồng nuôi nóng quá lợn sẽ ăn ít, khả năng tiêu hóa kém, giảm tăng trọng. Còn khi nhiệt độ môi trường xuống thấp, vào mùa đông trời rét cơ thể lợn phải tiêu hao nhiều năng lượng, chi phí cao. Nhiệt độ tiểu khí hậu chuồng nuôi từ 22 - 270C, ẩm độ 65 - 70% là thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của lợn thịt.
  16. 9 5. Thời gian và chế độ nuôi Khi thời gian nuôi dài, lợn có trọng lượng cao hơn nhưng tiêu tốn nhiều thức ăn, tốn nhiều công chăm sóc, chi phí chuồng trại và các chi phí khác cao, quay vòng vốn dài và khả năng tích mỡ trong thân thịt cao. Nếu lợn được ăn nguồn thức ăn dinh dưỡng tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, phương pháp chế biến phù hợp, không sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi, tăng cường sử dụng các chế phẩm vi sinh có lợi, có nguồn gốc tự nhiên phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng phát triển của chúng thì làm cho năng suất và chất lượng thịt sẽ cao đáp ứng được yêu cầu về an toàn thực phẩm trong chăn nuôi lợn hiện nay. 6. Quản lý Quản lý đàn, trang trại và cơ sở chăn nuôi là một yếu tố hết sức quan trọng góp phần vào thành công cho chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, việc này tại các nông hộ nhỏ lẻ vẫn còn có tâm lý chủ quan, chưa được quan tâm và thực hiện tốt dẫn đến khó kiểm soát khu vực chăn nuôi, phương tiện và yếu tố con người ra vào. Từ đó làm cho môi trường chăn nuôi tiềm ẩn nhiều mối nguy về dịch bệnh và ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế. Nếu làm tốt được vấn đề này thì tạo môi trường sống tốt, ít dịch bệnh, vật nuôi phát triển tốt, ít dịch bệnh từ đó giảm nguy cơ lạm dụng kháng sinh trong điều trị bệnh góp phần giảm chi phí thuốc thú y, tăng cơ hội tạo ra sản phẩm thịt lợn an toàn. Với những ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nâng cao năng suất và chất lượng thịt lợn chúng tôi thiết nghĩ người chăn nuôi cần thay đổi trong cách thực hành chăn nuôi lợn thịt để vừa giúp các nhà chăn nuôi có lãi, đồng thời cung cấp cho thị trường những sản phẩm thịt lợn chất lượng, tạo niềm tin cho khách hàng như là một giải pháp để phát triển chăn nuôi bền vững trong thời gian tới.
  17. 10 2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn thịt Để nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát dục của vật nuôi, người ta dùng phương pháp định kỳ cân khối lượng và đo kích thước của cơ thể vật nuôi. Từ đó tính toán ra các chỉ tiêu sinh trưởng để đánh giá khả năng sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Theo Lê Huy Liễu và cs, (2004)[8]. Các chỉ tiêu sinh trưởng thường dùng khi nghiên cứu khả năng sinh trưởng của vật nuôi là: + Sinh trưởng tích luỹ: là khối lượng, kích thước, thể tích của vật nuôi tích luỹ được qua thời gian khảo sát. Các thông số thu được qua các lần cân đo là biểu thị sinh trưởng tích luỹ của vật nuôi. + Sinh trưởng tuyệt đối (A): là khối lượng, kích thước, thể tích của vật nuôi tăng lên trong một đơn vị thời gian. Đối với lợn, đơn vị sinh trưởng tuyệt đối thường là gam/con/ngày. + Sinh trưởng tương đối (R): là tỷ lệ % của phần khối lượng (thể tích, kích thước) tăng lên so với khối lượng (thể tích, kích thước) thời điểm cân đo. Đơn vị sinh trưởng tương đối thường là %. Hình 2.1. Đồ thị biểu thị 3 dạng sinh trưởng của lợn
  18. 11 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của lợn Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn gồm có yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong. * Các yếu tố bên trong: Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của lợn. Quá trình sinh trưởng tuân theo các quy luật sinh học, nhưng chịu ảnh hưởng của các giống lợn khác nhau, do ảnh hưởng của các yếu tố nội tiết của hệ thống thần kinh. Quá trình trao đổi chất trong cơ thể xảy ra dưới sự điều khiển của các hormon. Vì hormon tham gia vào tất cả các quá trình trao đổi chất của tế bào và giữ cân bằng các chất trong máu. Theo Lê Viết Ly (1994) [9] cho biết: Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của lợn. Quá trình sinh trưởng phát dục của lợn tuân theo các quy luật sinh học, nhưng chịu ảnh hưởng của các giống lợn khác nhau. Sự khác nhau này không những chỉ khác nhau về cấu trúc tổng thể của cơ thể mà còn khác nhau ở sự hình thành nên các tế bào, các bộ phận của cơ thể và đã hình thành nên các giống lợn có hướng sản xuất khác nhau như: giống lợn hướng nạc, hướng mỡ. Theo quan điểm di truyền học thì hầu hết các tính trạng về sản xuất của gia súc gia cầm như: Sinh trưởng, cho lông, cho thịt, trứng, sản lượng sữa, sinh sản đều là tính trạng số lượng. Tính trạng số lượng là những tính trạng ở đó sự sai khác giữa các cá thể là sự sai khác nhau về mức độ hơn là sự sai khác nhau về chủng loại. Darwin đã chỉ rõ sự sai khác này chính là nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Tính trạng số lượng còn gọi là tính trạng đo lường, sự nghiên cứu chúng phụ thuộc vào sự đo lường như: Khối lượng cơ thể, tốc độ tăng trọng, sản lượng trứng, kích thước các chiều đo (Nguyễn Văn Thiện và cs, 2002) [14].
  19. 12 Ngoài ra quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn. Quá trình trao đổi chất xảy ra dưới sự điều khiển của các hormon. Hormon thuỳ trước tuyến yên STH là loại hormon rất cần thiết cho sinh trưởng của cơ thể. Theo Hoàng Toàn Thắng và cs, (2006) [12]: STH có tác dụng sinh lý chủ yếu kích thích sự sinh trưởng của cơ thể bằng cách làm tăng sự tổng hợp protein và kích thích sụn liên hợp phát triển, tăng tạo xương (nhất là các xương dài). Nguyễn Văn Thiện và cs, (2002) [14] cho rằng: Giống cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục, năng suất và phẩm chất thịt. Thông thường các giống lợn nội cho năng suất thấp hơn so với những giống ngoại nhập nội. Lợn Ỉ, Móng Cái nuôi 10 tháng tuổi trung bình đạt khoảng 60 kg. Trong khi đó lợn ngoại (Landrace, Yorkshire) nuôi tại Việt Nam có thể đạt 90 - 100 kg lúc 6 tháng tuổi. * Các yếu tố bên ngoài: Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển cơ thể lợn bao gồm dinh dưỡng, nhiệt độ và độ ẩm môi trường, ánh sáng và các yếu tố khác. Về dinh dưỡng khi chúng ta đảm bảo đầy đủ về thức ăn bao gồm cả về số lượng và chất lượng thì sẽ góp phần thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển các cơ quan trong cơ thể. Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố ngoại cảnh chi phối đến sinh trưởng và sức cho thịt của lợn. Trần Văn Phùng và cs, (2004) [10] cho rằng: Các yếu tố di truyền không thể phát huy tối đa nếu không có một môi trường dinh dưỡng và thức ăn hoàn chỉnh. Một số thí nghiệm đã chứng minh rằng, khi chúng ta cung cấp cho lợn các mức dinh dưỡng khác nhau có thể làm thay đổi tỷ lệ các phần trong cơ thể, ví như chúng ta cho lợn ăn khẩu phần có nhiều protein thì tỷ lệ nạc sẽ cao hơn và ngược lại nếu chúng ta cho ăn khẩu phần có nhiều bột đường hoặc nhiều chất béo thì tỷ lệ mỡ trong thịt sẽ tăng lên.
  20. 13 Cũng theo các tác giả nói trên thời gian mang thai ảnh hưởng của nuôi dưỡng rất rõ. Nuôi dưỡng gia súc mẹ tốt trong thời gian mang thai sẽ giúp gia súc mẹ nhiều con và gia súc con khoẻ mạnh. Thành phần thức ăn và chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng và phẩm chất thân thịt của vật nuôi. Nhiệt độ và độ ẩm môi trường không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của cơ thể. Nếu nhiệt độ môi trường không thích hợp thì sẽ không đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường cũng như cân bằng nhiệt của cơ thể lợn. Nhiệt độ thích hợp cho lợn nuôi béo từ 15 - 180C, cho lợn sinh sản không thấp hơn 10 - 120C, độ ẩm thích hợp 70%. Nhiệt độ môi trường không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cơ thể. Một số công trình nghiên cứu chứng minh rằng khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (dưới 5,50C) thì lợn con bú sữa có nhu cầu về vitamin B2 cao hơn rất nhiều khi nhiệt độ môi trường là 29,50C. Khi nhiệt độ chuồng nuôi thấp lợn sẽ thất thoát nhiệt rất nhiều, vì lẽ đó ở lợn con và lợn nuôi thịt sẽ giảm khả năng tăng khối lượng và tăng tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng. Nhiệt độ thích hợp cho lợn nuôi béo từ 15 - 180C, cho lợn sinh sản không thấp hơn 10 - 120C. Nhiệt độ chuồng nuôi có liên quan mật thiết với ẩm độ không khí, ẩm độ không khí thích hợp cho lợn vào khoảng 70% (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [10]. Tác giả Nguyễn Văn Thiện và cs, (2002) [14] cho biết ở điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao lợn phải tăng cường quá trình toả nhiệt thông qua quá trình hô hấp (vì lợn rất ít có tuyến mồ hôi) để duy trì thăng bằng thân nhiệt. Ngoài ra khi nhiệt độ cao sẽ cho khả năng thu nhận thức ăn của lợn hàng ngày giảm. Do đó tăng trọng bị ảnh hưởng và khả năng chuyển hóa thức ăn kém dẫn đến sự sinh trưởng, phát dục của lợn bị giảm.
  21. 14 Ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn. Đặc biệt là lợn con, lợn hậu bị và lợn sinh sản khi không đủ ánh sáng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của lợn, trong đó có trao đổi khoáng, với lợn con từ sơ sinh đến 71 ngày tuổi nếu không đủ ánh sáng thì tốc độ tăng khối lượng sẽ giảm từ 9,5 - 12%, tiêu tốn thức ăn tăng 8 - 9%. Các tác giả trên đều cho rằng ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lợn đối với lợn con từ sơ sinh đến 70 ngày tuổi, nếu không đủ ánh sáng thì tốc độ tăng khối lượng sẽ giảm từ 9,5 - 1,5% so với lợn con được vận động dưới ánh sáng mặt trời. Ánh sáng mặt trời có thể tăng cường hoạt động sống và quá trình sinh lý của cơ thể vật nuôi. Dưới ánh sáng mặt trời cơ thể phát sinh những phản ứng bên trong và bên ngoài có lợi, tăng cường sinh trưởng phát dục, hồi phục cơ thể. Tuy nhiên, ánh sáng gay gắt cũng làm mỡ của những vật nuôi béo bị oxy hoá mạnh. Ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn đã nêu trên còn có các yếu tố khác như: Chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, tiểu khí hậu chuồng nuôi Nếu chúng ta cung cấp cho lợn các yếu tố đủ theo yêu cầu của từng loại lợn sẽ giúp cho cơ thể lợn sinh trưởng đạt mức tối đa. 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Trong mấy thập niên gần đây tình hình nghiên cứu về chăn nuôi lợn đã thu được những thành tựu đáng kể đặc biệt là công tác giống. Đã tiến hành điều tra cơ bản ở từng khu vực và cả nước. Kết quả của những cuộc điều tra đã góp phần vẽ nên bức tranh về hiện trạng chăn nuôi lợn trong nước để các nhà chiến lược về chăn nuôi lợn hoạch định kế hoạch, biện pháp cải tạo và nâng cao năng suất đàn lợn nội. Trước năm 1964 nghiên cứu điều tra các giống lợn đã xếp giống lợn Mường Khương có vai trò đứng thứ 3 sau lợn Ỉ và lợn Móng Cái làm nái nền
  22. 15 cho công thức lai kinh tế ở miền Bắc. Năm 1997, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lào Cai đã điều tra nghiên cứu, kết luận giống lợn này phân bố chủ yếu ở 3 xã: Cao Sơn, Tả Thàng, La Pán Tẩn. Từ năm 1999, Viện Chăn nuôi phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh nghiên cứu và bảo tồn quỹ gen tại xã Mường Khương và Nấm Lư của huyện Mường Khương. (Lê Đình Cường và cs. 2004, 2008) [2, 3]. Nguyễn Văn Đức và cs (2004) [5] cho biết lợn Táp Ná là một giống lợn nội được hình thành và phát triển từ lâu đời trong điều kiện khí hậu đất đai ở tỉnh Cao Bằng và một số tỉnh lân cận thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam. Giống lợn này có nguồn gốc từ một giống lợn địa phương nhưng do điều kiện địa lý đồi núi cao hiểm trở, việc thông thương có nhiều hạn chế, người chăn nuôi ở vùng núi này chỉ giao dịch mua bán tại chợ Táp Ná. Chính vì vậy, giống lợn nội này dần dần được nhân dân đặt tên là Táp Ná. Hiện nay nguồn gen giống lợn Táp Ná được nuôi thử nghiệm tạo các tổ hợp lai với giống Móng Cái. Các nhóm lợn lai F1 (Táp Ná x Móng Cái) và F1 (Móng Cái x Táp Ná) đang được thử nghiệm vỗ béo để khảo sát khả năng tăng khối lượng và chất lượng thịt xẻ tại Cao Bằng. Tỷ lệ móc hàm cao 79,06%, tỷ lệ thịt xẻ cũng khá cao 64,68% so với giống lợn nội ở nước ta, tỷ lệ nạc đạt không cao chỉ đạt 32,90% và tỷ lệ mỡ đạt 46,82%. Khi thử nghiệm luộc thịt thân và thịt 3 chỉ để đánh giá mùi vị của thịt có mùi vị thơm, ngon, mềm tương tự như thịt lợn Móng Cái (Nguyễn Văn Đức, 2004) [5]. Được sự hỗ trợ của chương trình bảo tồn gen vật nuôi thuộc Viện chăn nuôi Quốc gia Hà Nội, năm 2001, Trường Trung học Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị đã tiến hành nuôi và bảo tồn giống lợn Vân Pa. Theo phương thức nuôi thả rông, với tổng đàn lợn giống gồm 30 con, trong đó có 25 con lợn nái, 5 con lợn đực, con giống được mua từ các đồng bào dân tộc ở vùng miền núi Hướng Hoá và Đakrông. Giống lợn Vân Pa có 2 loại,
  23. 16 một là giống lợn màu đen, đầu hơi to, mõm nhọn, tai nhỏ thân hình ngắn, trong lượng lợn trưởng thành khoảng 30 - 35 kg. Hai là giống lợn khi nhỏ có sọc thưa vàng, lớn lên chuyển thành màu tro hơi ánh vàng. Đây có thể là giống lợn đen được phối với lợn rừng hình thành con giống này, đầu nhỏ thanh, mõm nhọn, cơ thể cân đối, bụng gọn trọng lượng trưởng thành 40kg. Lợn Vân Pa sinh sản kém: Khối lượng sơ sinh 250 - 300g/con, tuổi phối giống lần đầu 7 - 8 tháng tuổi, 1,5 lứa/năm, khối lượng lúc 12 tháng tuổi đạt 30 - 35kg, thịt có mùi vị thơm ngon, ít mỡ chủ yếu được sử dụng làm thuốc, thực phẩm đặc sản và nuôi tại vùng đồi núi, (Trần Văn Đo, 2005) [4]. Trước sức ép của nhu cầu đời sống, chúng ta đã có nhiều chủ trương phát triển chăn nuôi lợn theo quan điểm chạy theo số lượng mà chưa chú ý đúng mức tới việc khai thác và bảo vệ quỹ gen các giống lợn nội. Hiện nay theo báo cáo của chương trình lưu giữ quỹ gen vật nuôi Việt Nam (Atlas giống vật nuôi Việt Nam, 2004) [1], có 5 giống lợn nội của ta đã bị tiệt chủng như dòng Ỉ mỡ Nam Định, giống lợn Lang Việt Hùng, xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Giống lợn Lang Hồng Hà Bắc, giống lợn trắng Phú Khánh, giống lợn Cỏ Nghệ An. Với nguy cơ biến mất của các giống gia súc, gia cầm nội, năm 1989 Bộ khoa học và công nghệ đã chính thức thực hiện: “Đề án bảo tồn nguồn gen vật nuôi Việt Nam”. Từ đó đến nay, các bộ khoa học và các cơ quan tổ chức có liên quan đã làm được nhiều việc từ kiểm kê quỹ gen vật nuôi, phát hiện một số giống mới, xây dựng hệ thống lưu giữ quỹ gen, xuất bản 4 đầu sách và tạp chí chuyên đề, đề xuất các chủ trương và biện pháp bảo vệ nguồn gen vật nuôi bản địa. Theo Lê Viết Ly (1994) [9] cho biết: hiện nay đề án bảo tồn nguồn gen vật nuôi Việt Nam đã và đang triển khai tốt chương trình lưu giữ quỹ gen một số giống có nguy cơ biến mất là lợn Mẹo ở Nghệ An, lợn Sóc ở Buôn Mê
  24. 17 Thuột và triển khai nhiều biện pháp đồng bộ để bảo vệ, giữ gìn khai thác nguồn gen đã phát hiện được. Riêng với lợn Mường Khương, chương trình đã đề xuất đưa vào danh mục giống lợn quý của quốc gia và cấm xuất khẩu ra nước ngoài. Ở Hà Giang, sở Nông nghiệp đã thành lập trại giống lưu giữ quỹ gen lợn Mường Khương. Theo Võ Văn Sự và cs (2009) [11] cho biết: Hiện nay, các loại lợn tạp giao giữa lợn rừng Việt Nam hoặc lợn rừng Thái Lan với các loại lợn địa phương tại Việt Nam như lợn Sóc Tây Nguyên, Lợn Vân Pa, lợn Ỉ, lợn Móng Cái. Con lai một nửa thiên về bố (lợn rừng) và nửa thiên về mẹ. Hiện nay theo các nguồn thông tin và các cuộc khảo sát, thì tại các bản làng dọc miền núi phía Bắc (Lai Châu, Hà Giang), dãy Trường Sơn (Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Gia Lai), vùng Bình Phước đều có nhiều ổ lợn lai loại này, do người dân nuôi nuôi thả lợn vào rừng và xảy ra giao phối giữa lợn rừng và lợn nhà. Và giờ đây khi mà phong trào nuôi lợn rừng đang nổi lên, thì một số địa phương đã đề xuất chương trình nuôi loại lợn này. Ngoại hình lợn con thế hệ F1 thường chia làm đôi, một số giống lợn rừng, lông có sọc, nhưng không đều, ngắt quãng, sọc đen - vàng không tương phản và một nửa thì đốc về mẹ, thậm chí có vùng lang trắng hồng nếu mẹ là lợn Móng Cái. Kết quả phân ly của con lai giữa lợn rừng và một số lợn không có sọc. Chính điều này làm nhiều cho người chăn nuôi dễ bị nhầm lẫn giữa lợn rừng thuần và lợn rừng lai, và việc mà nhiều người bị thiệt hại kinh tế đã sảy ra khi mua phải lợn lai với giá trị của lợn rừng thuần. Nghề chăn nuôi lợn rừng đã xuất hiện được 10 năm tại Thái Lan, còn ở Việt Nam mới chỉ từ 3 - 5 năm gần đây. Tại Thái Lan, nơi mà người Việt Nam mua con giống và học tập tại đó, nghề chăn nuôi loại lợn này cũng chưa thành mối quan tâm tầm cỡ nhà nước. Tuy nhiên được cộng đồng quan tâm vì mang lại sản phẩm cho xã hội, giảm bớt nguy cơ khai thác, săn bắt lợn rừng.
  25. 18 Hiện nay nghề chăn nuôi lợn rừng ở nước ta đang còn ở giai đoạn ban đầu, vì vậy kỹ thuật chăn nuôi - thú y còn nhiều vấn đề cần phải được xem xét, nghiên cứu và có định hướng lâu dài giúp cho ngành chăn nuôi lợn nói chung và nghề chăn nuôi lợn rừng nói riêng phát triển an toàn bền vững và hiệu quả. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Chăn nuôi lợn là một trong những ngành quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Ở các nước tiên tiến tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 50% tỷ trọng ngành nông nghiệp. Sản phẩm thịt lợn là nguồn cung cấp thịt lớn nhất hiện nay trên thế giới. So với các loại thịt khác, thịt lợn vẫn chiếm vị trí hàng đầu ở hầu hết các nước trên thế giới (trừ một số nước do ảnh hưởng đạo giáo hoặc điều kiện phát triển chăn nuôi khác phát triển hơn). Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn ngày càng cao không chỉ về số lượng mà cả chất lượng. Nước có mức tiêu thụ thịt lợn bình quân trên đầu người trong năm thấp nhất là Ấn Độ (do ảnh hưởng tôn giáo) chỉ có 0,5kg/người, trong khi đó nước có mức tiêu thụ thịt lợn cao nhất đạt 66,2 kg/người/năm là Đan Mạch và 50,9 kg/người/năm là Ba Lan. Bình quân ở 26 nước tiêu thụ thịt nhiều trên thế giới, thịt lợn vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 24,3 kg/người/năm. Mức tiêu thụ thịt bò 19,12 kg/người/năm và thịt gà 12 kg/người /năm. Rõ ràng nhu cầu thịt lợn vẫn là nhu cầu lớn nhất hiện nay trên thế giới. Do điều kiện kinh tế, kỹ thuật của từng vùng có khác nhau, nên sự phân bố và phát triển các giống lợn cũng khác nhau. Những nước công nghiệp phát triển, hầu hết lợn của họ là các giống cao sản (Yorkshire, Landrace, Duroc, Hampshire, Berkshire, Pietrain), các nước đang phát triển phổ biến là các giống lợn địa phương có năng suất thấp, nhất là các nước vùng Châu Á và Châu Phi (Trần Văn Phùng và cs, 2004)[10].
  26. 19 Theo các báo cáo công bố gần đây của tổ chức nông lương thế giới (FAO) cho thấy sản lượng thịt lợn toàn cầu đã đạt tốc độ tăng trưởng 15% trong giai đoạn 1990 - 1995 và 12,5% trong giai đoạn 1995 - 2000; tới giai đoạn 2000 - 2006 thì đã đạt mức tăng trưởng kỷ lục 19%. Nhưng năm 2007 đã tạm chấm dứt giai đoạn dài liên tục tăng trưởng, sản lượng thịt lợn toàn thế giới chỉ đạt gần 99 triệu tấn (cụ thể là 98.844 ngàn tấn), giảm 7,5% so với năm 2006. Năm 2008 toàn thế giới sẽ sản xuất 100 triệu 606 ngàn tấn thịt lợn, châu Á - Thái Bình Dương vẫn duy trì tỷ lệ cao nhất: 54%; châu Âu: 27%, Bắc Mỹ: 12%, Mỹ La tinh: 6,5% và châu Phi: 1%. Trung Quốc vẫn là nước đứng đầu thế giới về sản xuất thịt lợn. Năm 2006 chiếm 45,57%; năm 2007 tuy giảm nhiều nhưng vẫn chiếm 44,72%. Nhóm 4 nước dẫn đầu sẽ vẫn giữ nguyên vị trí chiếm giữ bấy lâu nay và trong một số năm tới. Riêng Việt Nam, năm 2000 mới ở vị trí thứ 13 thì năm 2001 đã vượt qua Ý, Nga và Hà Lan để lên vị trí thứ 10; năm 2003 tiếp tục vượt qua Đan Mạch lên vị trí thứ 9; năm 2004 vượt tiếp Ba Lan và Canada lên vị trí thứ 7; năm 2006 đã vượt Pháp để chiếm vị trí thứ 6. Tổ chức Nông lương thế giới dự đoán: chỉ ít năm nữa Việt Nam sẽ vượt Brazil để chiếm vị trí thứ 5 thế giới về sản xuất thịt lợn.
  27. 20 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Lợn lai thương phẩm F2 {♂ rừng x ♀ (♂ rừng x ♀ ĐP). Phạm vi nghiên cứu: Sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của lợn thịt thương phẩm. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành Địa điểm nghiên cứu: Trại chăn nuôi lợn của Công ty CP Khoa học sự sống. Địa chỉ: Xã Tức Tranh, huyện: Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 18/11/2019 đến ngày 25/5/2020. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Sinh trưởng của lợn lai thương phẩm F2 {♂ rừng x ♀ (♂ rừng x ♀ ĐP). - Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn lai thương phẩm F2 {♂ rừng x ♀ (♂ rừng x ♀ ĐP). 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các tiêu chí theo dõi 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm tiến hành theo phương pháp phân lô so sánh, đảm bảo đồng đều các yếu tố như thức ăn, quy trình chăn nuôi, vệ sinh thú y chỉ khác nhau là đối tượng nghiên cứu. Thí nghiệm tiến hành theo dõi trên đàn lợn lai thương phẩm F2 {♂ rừng x ♀ (♂ rừng x ♀ ĐP) (Lô thí nghiệm). Số liệu được so sánh với đàn lợn rừng thuần chủng (Lô đối chứng).
  28. 21 Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau: TT Diễn giải ĐVT Lô ĐC Lô TN 1 Số lượng Con 48 47 2 Giống và loại lợn Rừng thuần chủng F2 {♂ rừng x ♀ (♂ rừng x ♀ ĐP) 3 Tuổi thí nghiệm 2 - 8 tháng 4 Quy trình chăn nuôi QTCS Quy trình chăn nuôi: Áp dụng quy trình chăn nuôi của cơ sở, cụ thể như sau: Bắt đầu tiến hành thí nghiện từ lúc lợn được 2 tháng tuổi đến lúc 8 tháng tuổi. Các yêu cầu kỹ thuật cụ thể gồm: Chuồng nuôi: Lợn thương cần được nhốt riêng, có diện tích đủ rộng để lợn có thể vận động thoải mái, chuồng cần đảm bảo ấm áp về mùa đông, thoáng mát vào mùa hè. Nuôi dưỡng: Thức ăn cho lợn thương phẩm gồm: Ngô, cám gạo hoặc cám mỳ; đậu tương, muối khoáng, thân lá cây chuối, cỏ voi, thân cây ngô Phương pháp chế biến thức ăn: Thức ăn tinh cần được xử lý nhiệt. Thức ăn xanh băm nhỏ, cho ăn sống. Cách cho ăn: Thức ăn tinh hòa loãng (Cũng có thể trộn với thức ăn xanh) cho ăn ngày hai đến ba bữa (Sáng: Từ 6 - 7 : 11 giờ; trưa chiều: từ 17 - 18 giờ). 3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các số liệu 3.4.2.1. Sinh trưởng của lợn lai thương phẩm nuôi thịt - Tỷ lệ nuôi sống: đến các thời điểm tại các thời điểm 2, 3, 4, 6 và 8 TT. Số con sống đến thời điểm kiểm tra + Tỷ lệ sống (%) = x 100 Số con đẻ ra còn sống
  29. 22 - Khối lượng lợn qua các kỳ cân 2, 3, 4, 6 và 8 TT. Cân vào buổi sáng, trước khi cho ăn, cân cùng một chiếc cân và người cân + Sinh trưởng tuyệt đối tính theo công thức: ww A = 10 tt10 Trong đó: A: là độ sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) W0: là khối lượng tích luỹ được tại thời điểm t0 W1: là khối lượng tích luỹ được tại thời điểm t1 + Sinh truởng tương đối tính theo công thức: ww R(%) 10 x 100 ww10 2 Trong đó: R: Là sinh trưởng tương đối (%) W0: là khối lượng cân đầu kỳ (kg) W1: Là khối lượng cân cuối kỳ (kg) 3.4.2.2. Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn lai thương phẩm - Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng: Tính bằng tổng thức ăn tiêu thụ của chia cho tổng khối lượng lợn tăng trong kỳ theo dõi. Tính riêng cho thức ăn tinh và thức ăn thô xanh. - Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng: Tính bằng tổng chi phí thức ăn (đồng) chia cho tổng khối lượng lợn tăng trong kỳ thí nghiệm. 3.5. Phương pháp sử lý số liệu Các số liệu thu thập từ thí nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học của Nguyễn Văn Thiện và cs (2002). - Số trung bình cộng:
  30. 23 Trong đó: n: Dung lượng mẫu - Độ lệch tiêu chuẩn: + Với n >30: Trong đó: xi: độ lệch mẫu n: Dung lượng mẫu - Sai số trung bình + Với n>30: = Trong đó: : Sai số của số trung bình. : Độ lệch tiêu chuẩn. n: Dung lượng mẫu. - Hệ số biến dị (Cv %): Cv % = PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
  31. 24 4.1.1. Công tác chăn nuôi * Chăn nuôi đàn lợn nái chửa: Trong thời gian có chửa lợn nái có nhiều đặc điểm thay đổi, hợp tử bám và làm tổ ở tử cung và bắt đầu phát triển bình thường, các cơ quan bộ phận liên quan (nhau thai, bọc ối, niệu, tử cung và bầu vú) đều được phát triển trong thời gian 114 ngày. Do vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng chúng phải phù hợp và đảm bảo để có số con sơ sinh cao; Khối lượng trung bình của lợn con cai sữa cao; lợn con sinh ra khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt. Lợn mẹ phát triển bình thường, dự trữ đủ chất dinh dưỡng để tiết sữa nuôi con sau này, không bị hao mòn lớn. Lợn nái sau khi phối giống đã chắc chắn có chửa được nhốt vào chuồng hạn chế thả ra sân để dễ chăm sóc và quản lý. Chế độ ăn cho lợn như sau: Trong giai đoạn chửa kỳ I bào thai chưa phát triển mạnh vì vậy khẩu phần ăn là 0,5 kg tinh/con, 0,05 kg đậm đặc/con, 1 - 2,0 kg thức ăn thô xanh/con. Giai đoạn chửa kỳ II tốc độ phát triển của bào thai rất nhanh, vì vậy cần cung cấp chất dinh dưỡng cho bào thai phát triển ở giai đoạn cuối để lợn con sinh ra đạt được khối lượng sơ sinh cao. Giai đoạn này cho ăn tăng 20% khẩu phần so với lợn nái chửa kỳ I (0,6 kg thức ăn tinh/con, 0,06 kg đậm đặc/con và 1 - 1,5 kg thức ăn thô xanh). Khi xác định lượng thức ăn cho lợn nái chửa trong một ngày chúng ta cần chú ý đến yếu tố khối lượng của cơ thể, thể trạng của lợn nái, tình trạng sức khỏe, nhiệt độ môi trường. Lợn gầy cho ăn thêm 20% thức ăn tinh so với lợn bình thường, mùa đông khi nhiệt độ dưới 150C cho ăn thêm 20% thức ăn tinh. Lợn nái sau khi tách con 2 ngày đầu cho ăn 0,2 kg thức ăn tinh từ ngày thứ 3 trở đi cho ăn 0,8kg thức ăn tinh + 0,08 kg đậm đặc/con/ngày đến khi động dục thì chuyển sang chế độ ăn của nái chửa kì I, tùy thuộc vào thể trạng
  32. 25 của lợn nái, lợn gầy cho ăn nhiều hơn 20% thức ăn tinh. Thức ăn được nấu chín, trộn cùng thân cây chuối hoặc cây ngô non băm nhỏ. Đảm bảo chuồng trại luôn khô ráo sạch sẽ và thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Lợn được nhốt vào chuồng có nền bằng phẳng, dễ quan sát chăm sóc. Mỗi ô chuồng có phiếu ghi rõ ngày phối giống, dự kiến ngày đẻ để dễ dàng cho công tác quản lý và chăm sóc nhất là công tác đỡ đẻ khi lợn đẻ. Trong thời gian thực tập, em đã chăm sóc nuôi dưỡng được 26 lợn nái, đàn lợn nái chửa an toàn, đáp ứng yêu cầu chăn nuôi. . Chăn nuôi lợn đực: Lợn đực giống có tầm quan trọng đặc biệt trong cơ sở nhân giống. Việc chăm sóc nuôi dưỡng lợn đực giống góp phần nâng cao sức sống của lợn đực, chất lượng tinh dịch và năng lực phối giống. Yêu cầu thức ăn cho lợn đực không thối mốc, biến chất hư hỏng. Thức ăn được nấu chín sau đó trộn với cây chuối, cây ngô non phay nhỏ cho ăn. Lượng thức ăn cung cấp đảm bảo đủ để duy trì và tùy theo thời điểm phối giống. Thời kỳ cho phối giống thì tăng lượng thức ăn tinh đồng thời bổ sung thêm mỗi ngày 1 - 2 quả trứng gà. Thực hiện chế độ phối giống hợp lý, mỗi đực giống cho phối giống tối đa 2 ngày/1 lần để đảm bảo chất lượng tinh dịch. Hàng ngày vào lúc sáng sớm thả đực giống ra bãi chăn thả từ 30 - 60 phút rồi sau đó lại lùa vào chuồng. Kết quả chăn nuôi lợn đực giống: 03 lợn đực giống, lợn sinh trưởng phát triển đạt yêu cầu của glàm giống. . Chăn nuôi lợn thịt: Những con lợn trong quá trình nuôi dưỡng có ngoại hình chưa đủ tiêu chuẩn làm giống thì chuyển sang nuôi thịt, lợn thịt được thả tự do trong sân chơi, có hàng rào ngăn cách với bên ngoài, có mái che để trú mưa trú nắng, có máng ăn máng uống đầy đủ. Tẩy giun sán, ký sinh trùng, tiêm phòng định kỳ cho đàn lợn thịt.
  33. 26 Khi lợn còn nhỏ, mỗi ngày cho lợn ăn 4 bữa (sáng, trưa và chiều tối). Lợn lớn hơn giảm số bữa ăn, lợn trưởng thành cho ăn 2 bữa/ngày. Lợn được ăn theo khẩu phần như sau: 0,4 - 0,5 kg thức ăn tinh; 0,04 - 0,05 kg đậm đặc; 0;5 - 1 kg rau xanh/con/ngày. Đối với lợn từ 8 tháng tuổi trở lên cho ăn 0,6 - 0,7kg thức ăn tinh, 0,06 - 0,07kg đậm đặc/con/ngày. Khẩu phần ăn thường tăng thêm các loại rau, cỏ tươi, thân chuối thái mỏng để hợp với thói quen thích ăn thức ăn xanh của lợn và cung cấp thêm sinh tố cho lợn, đồng thời giảm chi phí. Trong quá trình thực tập tại cơ sở, em đã tham gia chăm sóc được 5 đàn lợn thịt các loại với tổng số lợn là 147 con. 4.1.2. Công tác thú y 4.1.2.1. Công tiêm phòng Trại chăn nuôi đã thực hiện nghiêm ngặt lịch tiêm phòng cho toàn bộ đàn lợn trong trại. Quy trình tiêm phòng cho từng loại lợn được quy định như sau: Đối với lợn nái: Vắc xin dịch tả: Ngày chửa thứ 70. Vắc xin Farrowsure: Tiêm trước khi cai sữa 7 ngày. Phòng nội ngoại ký sinh trùng: Tiêm hanmectin vào ngày chửa thứ 100 - 105. Đối với lợn con: Tiêm vắc xin dịch tả mũi 1: 21 ngày tuổi. Vắc xin Donoban 10: 35 ngày tuổi. Vắc xin dịch tả mũi 2: 51 ngày tuổi. Tẩy giun sán: 65 ngày tuổi (trộn thức ăn). Trong quá trình thực tập, em đã tiến hành tiêm vắc xin cho đàn lợn nái số lượng 26 con, 1 lợn đực giống và 167 lợn con và lợn thịt. Tổng hợp kết quả công tác tiêm phòng cho đàn lợn trong cơ sở chăn nuôi được trình bày tại bảng 4.1.
  34. 27 Bảng 4.1. Kết quả tổng hợp về công tác tiêm phòng STT Loại vắc xin Số con tiêm được Lợn đực Lợn nái Lợn con 1 Dịch tả 194 1 26 167 2 Farowsure 26 26 3 Donoban 10 167 167 4.1.2.2. Công tác điều trị Trong quá trình điều trị thực hiện phương châm quan sát thường xuyên, phát hiện sớm để điều trị, điều trị đúng quy trình quy định cho từng loại bệnh. Trong quá trình thực tập tại cơ sở, em đã tham gia công tác chẩn đoán và điều trị bệnh như sau: + Bệnh lợn con phân trắng Nguyên nhân: Bệnh xảy ra trong giai đoạn lợn con theo mẹ, xảy ra ở hầu hết tất cả các đàn. Nguyên nhân chủ yếu do vệ sinh chuồng trại không tốt, thời tiết thay đổi thất thường, hay do kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ. Triệu chứng: Lợn con ỉa phân lỏng hoặc nhão có màu trắng, màu xanh hoặc màu vàng, đuôi và hậu môn dính phân, phân tanh mùi thối khắm, nếu không phát hiện kịp thời lợn con gầy sút nhanh chóng, xù lông bú kém. Điều trị: Sử dụng phác đồ điều trị như sau: Sáng: Dùng Trimoxazol dạng viên nén với liều lượng 1,5 viên/con, hòa vào dịch chiết nước lá khổ sâm 5 ml/con cho uống. Kết hợp tiêm MAFLU QUINE LA, liều lượng 1ml/10kgTT/ngày. Chiều: Dùng Trimoxazol dạng viên với liều lượng 1,5 viên/con/ngày, hòa với nước lá khổ sâm 5 ml/con. Dùng liên tục 3 - 5 ngày. Điều trị cho 36 con, số con khỏi là 29 con, tỷ lệ khỏi đạt 80,55%. + Bệnh đường hô hấp Nguyên nhân: Do thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại ảnh hưởng lớn tới sự phát sinh lây lan bệnh.
  35. 28 Triệu chứng: Ban đầu lợn rời đàn, đứng hoặc nằm ở góc chuồng, lợn ăn uống giảm dần, sốt cao. Tần số hô hấp tăng, lợn thở khó, thở dốc, ngồi như chó thở. Thường ho vào chiều tối và sáng sớm, ho từng tiếng hoặc từng hồi, ho từng tuần sau giảm đi hoặc ho liên miên. Điều trị: Sử dụng phác đồ điều trị như sau: Dùng Pneumotic và Kanatialin tiêm bắp thịt 2ml/10kg thể trọng/lần. Dùng 3 - 5 ngày. Trộn thêm Hanflo 4% vào thức ăn cho lợn, thành phần (Flofenicol), cho ăn 3 - 5 ngày. Hộ lý: Vệ sinh chuồng trại, che chắn chuồng kín gió, trải rơm cho lợn nằm, cho ăn tăng thức ăn tinh, mỗi lần cho ăn vừa phải không được cho ăn quá no vì cho ăn quá no sẽ dẫn đến trèn ép phổi ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con vật. Điều trị cho 11 con, khỏi 9 con. Tỷ lệ khỏi 81,81%. + Bệnh ký sinh trùng: Nguyên nhân: Bệnh gây ra do ký sinh trùng. Ký sinh trùng sống ở trong hoặc ngoài cơ thể con vật, sử dụng chất dinh dưỡng của vật chủ để sống. Ký sinh trùng gây tổn hại cho vật chủ vì: Chúng lấy thức ăn từ vật chủ. Gây tổn hại các mô của vật chủ. Chúng tạo ra những chất độc thấm vào vật chủ gây độc. Triệu chứng: Ngoại ký sinh trùng này đào hang ở da, hút dịch viêm và ăn các tế bào non, làm ngứa ngáy nên lợn thường chà xát vào tường và dẫn đến viêm da. Khi mới phát bệnh thì thấy những nốt nhỏ màu đỏ, các nốt này có vẩy, diện tích các vẩy ngày càng lan rộng và dày lên. Nếu bị nhiễm trùng kế phát thì có hiện tượng viêm da nặng hơn và có mủ. Những mụn mủ nổi lên khắp người. Lợn kém ăn, giảm tăng trọng và dễ lây lan cho các con lợn khác trong đàn.
  36. 29 Điều trị: Trước hết là phải cách ly lợn bệnh ra khỏi chuồng để tránh sự tiếp xúc với các những con khỏe. Vệ sinh chuồng trại thật kỹ và sát trùng chuồng định kỳ 2 - 3 lần/tuần. Tiêm HANMECTIN-25 cho lợn bệnh, mỗi tuần tiêm một lần, liên tục trong 3 tuần (ngoài tác dụng trị ngoại ký sinh trùng, thuốc này còn trị được bệnh nội ký sinh trùng như giun đũa, giun phổi, giun thận, các loại giun tròn đường ruột khác rất hiệu quả). Bôi thuốc xanh methylen lên các mụn mủ ngày 2 lần. Tăng cường sức khỏe cho lợn bằng cách cung cấp đầy đủ vitamin, axít amin và khoáng chất. Phòng bệnh: Phải làm vệ sinh chuồng nuôi thường xuyên và giữ chuồng luôn khô ráo. Sát trùng định kỳ chuồng nuôi mỗi tuần 1 - 2 lần với một trong các thuốc sát trùng an toàn và hiệu quả cao như han-dine 10%. Cung cấp đầy đủ vitamin, axít amin và chất khoáng cho lợn bằng cách trộn thuốc B.COMPLEX+A, D, E, C vào thức ăn cho lợn. Tổng hợp kết quả công tác điều trị bệnh được trình bày tại bảng 4.2. Bảng 4.2. Kết quả công tác điều trị bệnh Kết quả Số lượng Nội dung công việc Số lượng Tỷ lệ (con) con khỏi (%) 1. Bệnh đường tiêu hóa 36 29 80,55 2. Hội chứng đường hô hấp 11 9 81,81 3. Bệnh kí sinh trùng 3 3 100 4.1.3. Công tác khác Bảng 4.3. Kết quả công tác khác Nội dung công việc ĐVT Kết quả Canh tác trồng trọt Trồng rau xanh 100%
  37. 30 Tu sửa hạ tầng Sửa máng, sửa khung chuồng 100% Tư vấn kỹ thuật cho người dân Tư vấn con giống cho 100% và khác hàng tới mua lợn khách hàng Ngoài công tác chăn nuôi đàn lợn, em còn tham gia một số công tác khác tại trại như trồng rau xanh: chuối, rau lang, ngô dày và làm một số công tác tu sửa cơ sở hạ tầng và chuồng trại, tư vấn kỹ thuật cho người dân quanh trại và những khách hàng tới mua lợn về kĩ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn rừng 4.2. Kết quả thực hiện chuyên đề nghiên cứu 4.2.1. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nuôi sống của lợn lai thương phẩm Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn lai thương phẩm {♂ rừng x ♀ (♂ rừng x ♀ ĐP)} viết gọn lại là (♂ rừng x ♀ RĐP) (được trình bày tại bảng 4.4. Bảng 4.4. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nuôi sống của lợn lai thương phẩm Lợn lai Lợn rừng TT Diễn giải ĐVT (♂ rừng x ♀ thuần RĐP) 1 Số lợn bắt đầu nuôi Con 48 47 2 Số lợn sống đến xuất chuồng Con 42 42 3 Tỷ lệ nuôi sống % 87,50 89,36 Qua kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nuôi sống của lợn lai (♂ rừng x ♀ RĐP) cho đến khi xuất chuồng đạt tỷ lệ khá cao là 89,36%. Kết quả theo dõi cho thấy, tỷ lệ nuôi sống của lợn lai (♂ rừng x ♀ RĐP) và lợn rừng thuần có sự khác nhau rõ rệt. Đối với lợn lai (♂ rừng x ♀ RĐP) đạt 89,36% trong khi đó lợn rừng thuần chỉ đạt 87,50%. Ta thấy tỷ lệ nuôi sống của lợn lai (♂ rừng x ♀ RĐP) cao hơn 1,86%. Đồng nghĩa với sự
  38. 31 thích nghi với điều kiện chăn nuôi, khả năng kháng bệnh tốt hơn so với lợn rừng thuần. Tỷ lệ nuôi sống lợn con là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới năng suất hiệu quả kinh tế. Những lợn chết trong quá trình thí nghiệm chủ yếu do hiện tượng rối loạn tiêu hóa và nằm trong giai đoạn 2 - 4 tháng tuổi. Đây là một điểm cần chú ý trong chăn nuôi lợn rừng và lợn rừng lai, để đảm bảo hiệu quả chăn nuôi cao. 4.2.2. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng của lợn lai thương phẩm 4.2.2.1. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tích lũy của lợn lai thuơng phẩm Kết quả nghiên sinh trưởng tích lũy của lợn thương phẩm được thể hiện dưới bảng 4.5. và biểu diễn ở hình 4.1. Bảng 4.5. Kết quả nghiên cứu về khối lượng lợn qua các kỳ cân Lợn lai Lợn rừng thuần (♂ rừng x ♀ TT Diễn giải ĐVT RĐP) Trung Trung Sd SD bình bình 1 Số lợn theo dõi con 48 47 2 2 TT kg/con 3,56 0,5457 4,03 0,6564 3 3 TT kg/con 5,37 0,7585 5,96 0,7872 4 4 TT kg/con 7,21 1,0311 8,26 0,8961 5 5 TT kg/con 9,41 1,5447 10,92 1,2964 6 6 TT kg/con 11,93 1,7509 13,81 1,3248 7 7 TT kg/con 14,91 1,6040 17,26 1,6898 8 8 TT kg/con 18,59 2,0612 21,40 2,3297 9 So sánh % 86,84 100 Qua kết quả nghiên cứu qua các kỳ cân của lợn lai thương phẩm (♂ rừng x (♂ rừng x ♀ ĐP) cho thấy, khối lượng 2 tháng tuổi của lợn rừng lai đạt 4,03; giai đoạn 3 tháng tuổi là 5,96; 4 tháng tuổi có khối lượng 8,26; 5 tháng
  39. 32 tuổi là 10,92; 6 tháng tuổi đạt 13,81; 7 tháng tuổi là 17,26 và 8 tháng tuổi đạt 21,40 kg/con Nếu so với lợn rừng thuần, khối lượng của lợn rừng lai cao hơn. Khối lượng của lợn rừng thuần chỉ đạt 3,56 - 5,37 - 7,21 - 9,41 - 11,93 - 14,91 và 18,59 kg/con tương ứng với các giai đoạn 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 tháng tuổi. Nếu lấy khối lượng của lợn lai thương phẩm (♂ rừng x (♂ rừng x ♀ ĐP) lúc 8 tháng tuổi là 100% thì khối lượng của lợn rừng thuần chỉ đạt 86,84%. Lợn rừng có tốc độ sinh trưởng thấp, là do chưa được cải tạo, khi sống tự nhiên hoang dã trong rừng, thức ăn phụ thuộc vào mùa vụ và rất bấp bênh, có ngày tìm được, ngày không nên sinh trưởng chậm. Khi được lai với lợn địa phương khu vực miền núi phía bắc, là giống lợn nhà đã được con người nuôi dưỡng trong môi trường chăn nuôi tốt hơn, tốc độ sinh trưởng cao hơn so với lợn rừng thuần. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, để cải thiện sinh trưởng của lợn cần phải tiến hành công tác lai tạo. Tuy nhiên, cần nghiên cứu, đánh giá chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế để quyết định mức độ lai trong các công thức lai. Nhận định này của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thiện và cs. (1995) [13]. Kết quả nghiên cứu về các dòng lợn lai giữa lợn rừng và lợn địa phương của chúng tôi tương đối phù hợp với các kết quả nghiên cứu về lợn địa phương của các tác giả trong nước. Theo Lê Đình Cường và cs (2008) [3] cho biết lợn Mường Khương khi nuôi thịt lúc 3 tháng tuổi chỉ đạt 11,36 kg; lúc 4 tháng tuổi đạt 20,56 kg; 8 tháng tuổi đạt 56,35 kg. Theo Phùng Thị Vân và cs (2007) [15] cho biết sinh trưởng của lợn Co Mạ của Sơn La lúc 2, 6, 8 tháng tuổi đạt 4,8 kg; 13,7 kg và 22,2 kg/con. Nhìn chung những giống lợn địa phương miền núi thường sinh trưởng chậm hơn các giống lợn khác, tuy nhiên có ưu điểm thích hợp với chăn thả và điều kiện khí hậu địa phương miền núi.
  40. 33 Để có cái nhìn tổng thể hơn về sinh trưởng tích lũy của lợn lai thương phẩm (♂ rừng x ♀ RĐP), chúng em xây dựng biểu đồ sinh trưởng tích lũy tại hình 4.1. Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn rừng lai thương phẩm Đồ thị biểu diễn sinh trưởng của lợn lai thương phẩm (♂ rừng x (♂ rừng x ♀ ĐP) cho thấy, khối lượng của lợn rừng lai thương phẩm qua các tháng tuổi thưởng cao hơn lợn rừng thuần. 4.2.2.2. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tương đối của lợn lai thương phẩm Kết quả sinh trưởng tương đối của lợn lai thương phẩm được biểu hiện qua bảng 4.6 và hình 4.2 dưới đây.
  41. 34 Bảng 4.6. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tương đối của lợn lai thương phẩm TT Diễn giải ĐVT Lô ĐC Lô TN 1 Số lợn theo dõi con 48 47 2 Giai đoạn 2 - 3 TT % 40,66 38,68 3 Giai đoạn 3 - 4 TT % 29,22 32,29 4 Giai đoạn 4 - 5 TT % 26,48 27,75 5 Giai đoạn 5 - 6 TT % 23,61 23,38 6 Giai đoạn 6 - 7 TT % 22,23 22,22 7 Giai đoạn 7 - 8 TT % 21,93 21,42 Kết quả theo dõi về sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4.6. Kết quả tính toán cho thấy, sinh trưởng tương đối của lợn lai (♂ rừng x ♀ RĐP)cũng tuân theo quy luật chung tức là giảm dần theo sự tăng lên của ngày tuổi và phù hợp với quy luật phát triển của gia súc. Mức độ giảm của lợn lai (♂ rừng x ♀ RĐP)có xu hướng chậm hơn lợn rừng thuần ở hầu hết các giai đoạn. Ở giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi là 38,68%; giai đoạn 3 - 4 tháng tuổi là 32,29%; giai đoạn 4 - 5 tháng tuổi là 27,75%; giai đoạn 5 - 6 tháng tuổi là 23,38% đến giai đoạn 6 - 7 tháng tuổi là 22,22%. Mức độ giảm dần về sinh trưởng tương đối của lợn rừng thuần tương ứng các giai đoạn trên là: 40,66% - 29,22% - 26,48% - 23,61% - 22,23%. Từ đó, chúng ta cũng thấy mức độ giảm của lợn rừng thuần có xu hướng chậm hơn lợn lai (♂ rừng x ♀ RĐP) ở hầu hết các giai đoạn. Kết quả này một lần nữa được biểu hiện qua hình 4.2.
  42. 35 Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm 4.2.2.3. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tuyệt đối của lợn lai thương phẩm Kết quả sinh trưởng tuyệt đối của lợn con được biểu thị trong bảng 4.7 và hình 4.3 dưới đây. Bảng 4.7. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tuyệt đối của lợn lai thương phẩm Lợn lai Lợn rừng TT Diễn giải ĐVT (♂ rừng x thuần ♀ RĐP) 1 Số lợn theo dõi con 48 47 2 Giai đoạn 2 - 3 TT g/con/ngày 60,50 64,41 3 Giai đoạn 3 - 4 TT g/con/ngày 61,27 76,53 4 Giai đoạn 4 - 5 TT g/con/ngày 73,34 88,70 5 Giai đoạn 5 - 6 TT g/con/ngày 83,97 96,35 6 Giai đoạn 6 - 7 TT g/con/ngày 99,44 115,08 7 Giai đoạn 7 - 8 TT g/con/ngày 122,46 138,02 8 Bình quân từ 2 - 8 TT g/con/ngày 71,57 82,73
  43. 36 Kết quả Bảng 4.7 cho thấy, sinh trưởng tuyệt đối của lợn rừng thuần thấp hơn lợn lai (♂ rừng x ♀ RĐP). Sinh trưởng tuyệt đối của lợn rừng thuần ở giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi là 64,41g/con/ngày, giai đoạn 3 - 4 tháng tuổi là 79,53g/con/ngày, giai đoạn 4 - 5 tháng tuổi là 88,70g/con/ngày, giai đoạn 5 - 6 tháng tuổi là 96,35g/con/ngày, giai đoạn 6 - 7 tháng tuổi là 115,08 g/con/ngày và giai đoạn 7 - 8 tháng tuổi là 138,02 g/con/ngày. Tính trung bình cả giai đoạn từ 2 - 8 tháng tuổi của lợn rừng thuần đạt 82,73g/con/ngày. Đối với lợn lai (♂ rừng x ♀ RĐP) sinh trưởng tuyệt đối qua các tháng tuổi là: 64,41; 76,53; 88,70; 96,35; 115,08 và 138,02g/con/ngày tương ứng các giai đoạn tuổi 2 - 3; 3 - 4; 4 - 5; 5 - 6; 6 - 7 và 7 - 8 TT; cao hơn so với lợn rừng thuần chỉ đạt 60,5; 61,27; 73,34; 83,97; 99,44 và 122,46 g/con/ngày. Bình quân chung cả giai đoạn thí nghiệm từ 2 - 8 tháng tuổi, sinh trưởng tuyệt đối của lợn lai (♂ rừng x ♀ RĐP) đạt 82,73g/con/ngày và lợn rừng thuần là 71,57g/con/ngày. Nếu so với lợn lai thương phẩm với lợn địa phương thì cao hơn 11,16%. Kết quả này được minh họa qua hình 4.3. Hình 4.3. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn
  44. 37 4.2.3. Kết quả nghiên cứu về tình hình mắc bệnh của lợn Kết quả theo dõi về tình hình mắc bệnh của lợn lai thương phẩm thí nghiệm được trình bày tại bảng 4.8. Bảng 4.8. Kết quả nghiên cứu về tình hình mắc bệnh của lợn Lợn lai (♂ Lợn rừng STT Chỉ tiêu ĐVT rừng x ♀ thuần RĐP) 1 Số lượng lợn theo dõi Con 48 47 2 Số lượng lợn mắc bệnh tiêu chảy Con 23 20 3 Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy % 47,91 42,50 4 Số lợn mắc bệnh đường hô hấp Con 11 13 5 Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp % 22,91 27,65 Kết quả theo dõi trên đàn lợn lai (♂ rừng x ♀ RĐP) và đàn lợn rừng thuần cho thấy, lợn thí nghiệm mắc hai loại bệnh chủ yếu: Bệnh tiêu chảy và bệnh đường hô hấp. Đối với bệnh tiêu chảy, cả hai nhóm lợn lai thương phẩm đều có tỷ lệ khá cao từ 42,50 % ở lô TN ({♂ rừng x ♀(♂ rừng x ♀ ĐP)}đến 47,91% ở lô ĐC (rừng thuần chủng). Tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa của lô thí nghiệm thấp hơn so với lợn lô ĐC. Nguyên nhân chính dẫn đến tiêu chảy của lợn con là do khả năng tiêu hóa các loại thức ăn do con người cung cấp còn thấp. Đối với lợn lai với lợn địa phương, có thể khả năng tiêu hóa cao hơn nên ít mắc bệnh tiêu chảy hơn lợn rừng thuần. Bệnh về đường hô hấp xảy ra với tỷ lệ khá cao từ 22,91% - 27,65%. Đây là một vấn đề cần lưu ý trong quá trình chăn nuôi. Trong quá trình theo dõi, các bệnh nêu trên chỉ xảy ra ở giai đoạn từ 2 - 4 tháng tuổi. Vượt qua giai đoạn này, lợn rất khỏe mạnh, không mắc bệnh và sinh trưởng khá hơn.
  45. 38 4.2.4. Kết quả nghiên cứu về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng Bảng 4.9. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn rừng lai thương phẩm Lợn rừng Lợn lai STT Chỉ tiêu ĐVT thuần (♂ rừng x ♀ RĐP) 1 Số con theo dõi con 48 47 2 Tổng khối lượng lợn tăng Kg 691,36 729,65 Tổng lượng thức ăn tinh 3 Kg 2.991 2.759 tiêu thụ Tiêu tốn thức ăn tinh/kg 4 Kg 4,33 3,78 tăng khối lượng 5 So sánh % 114,43 100 Tổng lượng thức ăn xanh 6 Kg 1.668 1.527 tiêu thụ Tiêu tốn thức ăn xanh/kg 7 Kg 2,41 2,09 tăng khối lượng 8 So sánh % 115,28 100 Tổng thức ăn tiêu thụ của lợn rừng lai thương phẩm trong quá trình theo dõi là là 2759 kg, tiêu tốn thức ăn tinh/kg là 3,78 và khối lượng thức ăn xanh 1527 với tiêu tốn thức ăn xanh/kg tăng khối lượng là 2,09. Trong khi đó, đối với lợn rừng thuần, tiêu tốn thức ăn tinh /kg tăng khối lượng đạt 4,33 kg và tiêu tốn thức ăn xanh/kg tăng khối lượng đạt 2,41 kg. Qua kết quả này cho thấy, tiêu tốn thức ăn của lợn rừng thuần cao hơn lợn rừng lai. Tương ứng tiêu tốn thức ăn tinh/kg tiêu tốn thức ăn cao hơn 14,43%; tiêu tốn thức ăn xanh cao hơn15,28%. Điều này cho thấy, sinh trưởng của lợn lai thương phẩm (♂ rừng x ♀ RĐP) đã được cải thiện, hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn so với lợn rừng thuần.
  46. 39 4.2.5. Kết quả nghiên cứu về chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng Mục đích của người chăn nuôi là làm thế nào đem lại lợi nhuận kinh tế cao nhất. Vì vậy, vấn đề chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng là rất quan trọng và được đặt lên hàng đầu, nó quyết định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao, từ đó sẽ khuyến khích được người chăn nuôi đầu tư và yên tâm sản xuất. Kết quả theo dõi về chỉ tiêu này trên lợn thí nghiệm được trình bày trên bảng 4.10. Bảng 4.10. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn rừng lai thương phẩm Lợn rừng Lợn lai STT Chỉ tiêu ĐVT thuần (♂ rừng x ♀ RĐP) 1 Số con theo dõi con 48 47 2 Tổng khối lượng lợn tăng Kg 691,36 729,65 3 Chi phí thức ăn tinh đồng 21.888.138 20.186.703 4 Chi phí thức ăn xanh đồng 1.334.400 1.221.600 5 Tổng chi phí thức ăn đồng 23.222.538 21.408.303 6 Chi phí thức ăn/kg tăng KL đồng 33.590 29.341 7 So sánh % 114,48 100 Kết quả bảng 4.10 cho thấy, chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn lai (♂ rừng x ♀ RĐP) thấp hơn lợn rừng thuần. Tổng chi phí thức ăn tinh và thức ăn xanh của lợn rừng lai (♂ rừng x ♀ RĐP) là 29.341 đồng/kg tăng khối lượng, trong khi đó của lợn rừng thuần là 33.590 đồng/kg tăng khối lượng. Tương ứng chi chí thức ăn của lợn rừng thuần cao hơn lợn lai với lợn địa phương 14,48%. Điều này cho thấy, các nhóm lợn lai có máu lợn lai (♂ rừng x ♀ RĐP) sinh trưởng nhanh hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn so với
  47. 40 lợn rừng thuần. Lợn rừng thuần do chưa được cải tiến vì vậy hiệu quả sử dụng thức ăn thấp, dẫn đến sinh trưởng khá thấp, làm cho các chỉ tiêu về tiêu tốn và chi phí thức ăn cao hơn so với lợn lai (♂ rừng x ♀ RĐP). Trong thực tiễn chăn nuôi lợn rừng cho thấy, để giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận chăn nuôi lợn rừng, một yếu tố quan trọng phải chủ động giải quyết thức ăn thô xanh, chủ động về thời gian nuôi, không nên đầu tư thức ăn quá mức cần thiết. Ngoài ra, do chất lượng thịt lợn rừng và rừng lai cao, nên chăn nuôi lợn rừng cũng đem lại hiệu quả chăn nuôi tốt trong giai đoạn hiện nay.
  48. 41 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Từ các kết quả nghiên cứu trên, em sơ bộ rút ra một số kết luận sau: - Tỷ lệ nuôi sống của lợn lai thương phẩm F2 {♂ rừng x ♀ (♂ rừng x ♀ ĐP) khá cao và không có sự khác nhau giữa lợn rừng lai F2 {♂ rừng x ♀ ĐP} cũng như lợn rừng thuần chủng. - Lợn rừng lai sinh trưởng nhanh hơn lợn rừng thuần chủng. Khối lượng lúc 8 tháng tuổi lợn rừng lai F2 đạt 21,40 kg/con, cao hơn lợn rừng thuần chủng 2,81kg/con. - Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng của lợn rừng lai thấp hơn so với lợn rừng thuần chủng (cả thức ăn tinh và thức ăn thô xanh). Đối với lợn rừng lai, tiêu tốn thức ăn tinh/kg tăng khối lượng là 3,78 kg, của lợn rừng thuần chủng là 4,33 kg. - Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn rừng lai thấp hơn so với lợn rừng thuần chủng. Tương ứng từ lợn rừng lai và chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng thấp hơn lợn rừng địa phương là 4,249. Do đặc điểm sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn, cần đầu tư thức ăn xanh và thức ăn tinh hợp lý để chăn nuôi lợn rừng và lợn rừng lai đạt hiệu quả cao. 5.2. Đề nghị Tiếp tục các nghiên cứu để thu thập thêm các số liệu về khả năng sinh trưởng của lợn lai và lợn rừng và tiếp tục nghiên cứu về sức sản xuất thịt của nhóm lợn lai này, từ đó có định hướng phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng và người chăn nuôi.
  49. 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Atlas các giống vật nuôi ở Việt Nam (2004), NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 2. Lê Đình Cường, Lương Tất Nhợ, Đỗ Trung Dũng, Nguyễn Mạnh Thành và cộng tác viên (2004), “Một số đặc điểm của giống lợn Mường Khương”, Hội nghị bảo tồn quỹ gen vật nuôi 1990 - 2004:238 - 248. 3. Lê Đình Cường, Mai Thị Hoa và Giàng Văn Sơn (2008), “Nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng suất sinh sản và cho thịt của giống lợn Mường Khương”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Viện Chăn nuôi. 4. Trần Văn Đo (2005), Sinh trưởng phát triển của lợn Vân Pa tại Đakrông, Hướng Hóa, Tỉnh Quảng Trị, Báo cáo tóm tắt đề tài nghiên cứu khoa học, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Trị. 5. Nguyễn Văn Đức, Giang Hồng Tuyến và Đào Công Tuân (2004),“Một số đặc điểm cơ bản của giống lợn Táp Ná”, Tạp chí KHKT Chăn nuôi, 2, 16- 22. 6. Phan Xuân Hảo, Ngọc Văn Thanh (2010), ” Đặc điểm ngoại hình và tính năng sản xuất của lợn Bản nuôi tại Điện Biên”, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2010, Trường Đại học Nôn nghiệp Hà Nội: Tập 8, số 2: 239 - 246. 7. Từ Quang Hiển, Trần Văn Phùng, Lục Đức Xuân (2004), “Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học của giống lợn Lang nuôi tại huyện Hạ Lang tỉnh Cao Bằng”, Tạp chí Chăn nuôi, 6:4 - 6. 8. Lê Huy Liễu, Trần Huê Viên, Dương Mạnh Hùng (2004),“Tài liệu giảng dạy giống vật nuôi”, trang 58 - 62. 9. Lê Viết Ly (1994), "Bảo tồn nguồn gen vật nuôi Việt Namm - Một nhiệm vụ cấp bách gìn giữ môi trường sống, Kết quả nghiên cứu bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở việt nam" Tập 1: Phần gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004), Giáo trình chăn nuôi lợn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
  50. 43 11. Võ Văn Sự (2009), Tổng quan chăn nuôi lợn rừng ở Việt Nam từ 2005 - 2009, Hội thảo chăn nuôi lợn rừng phía Bắc ngày 20/11/2009 tại Viện Chăn nuôi. 12. Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006), Giáo trình sinh lý học động vật nuôi, NXB Nông nghiệp, tr 23 - 72. 13. Nguyễn Thiện, Phùng Thị Vân, Nguyễn Khánh Quắc, Phạm Hữu Doanh (1995), Kết quả nghiên cứu các công thức lai giữa lợn ngoại và lợn Việt Nam, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1969 – 1995, NXBNN, Hà Nội tr 13 – 15. 14. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan (2002), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 15. Phùng Thị Vân, Trần Thanh Thủy, Nguyễn Đăng Thanh, Lê Đình Cường, Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Vương Quốc (2007), Đánh giá thực trạng và ứng dụng một số giải pháp kỹ thuật tổng hợp vào xây dựng mô hình chăn nuôi lợn nái giống địa phương tại Sơn La , Thông báo kỹ thuật khoa học Chăn nuôi– Viện Chăn nuôi. II. Tài liệu tiếng Anh 16. F. Gerbens, A. J. van Erp, F. L. Harders, F. J. Verburg, T. H. Meuwissen, J. H. Veerkamp and M. F. te Pas (1999), Effect of genetic variants of the heart fatty acid-binding protein gene on intramuscular fat and performance traits in pigs. JouARNl of Animal Science, Vol 77, Issue 4 846-852. 17. Lemke U., B. Kaufmann, L.T. Thuy, K. Emrich, A. Valle Zorate (2006), “Evaluation of smallholder pig production systems in North Vietnam: Pig production management and pig performances”, Livestock science, 105:229 - 243.
  51. 44 18. T. P. Yu, C. K. Tuggle, C. B. Schmitz, and M. F. Rothschild (1995), Association of PIT1 Polymorphisms with Growth and Carcass Traits in Pigs. J. Anim. Sci. 73, 1282-1288.
  52. MỘT SỐ HÌNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Hình 1: Pha cám cho lợn Hình 2: Nấu cám cho lợn Hình 3: Vệ sinh chuồng trại Hình 4: Tư vấn chăn nuôi