Khóa luận Giải pháp phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02 theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

pdf 97 trang thiennha21 20/04/2022 3972
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Giải pháp phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02 theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_giai_phap_phat_trien_san_xuat_lua_chat_luong_cao_j.pdf

Nội dung text: Khóa luận Giải pháp phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02 theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯƠNG TRUNG SƠN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA CHẤT LƯỢNG CAO J02 THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN, NĂM 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯƠNG TRUNG SƠN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA CHẤT LƯỢNG CAO J02 THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8620115 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN TÂM THÁI NGUYÊN, 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02 theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ ở một học vị nào. Các thông tin sử dụng trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc, các tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ, các thông tin cụ thể theo từng nội dung. Tác giả luận văn Lương Trung Sơn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này ngoài sự cố gắng, sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể trong và ngoài tỉnh. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế &PTNT, Hội đồng thẩm định luận văn, cùng các thầy cô Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện về mọi mặt để tôi thực hiện tốt luận văn này. Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo TS. Nguyễn Văn Tâm-Phó trưởng Khoa Kinh tế &PTNT, đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND huyện Thanh Sơn, Chi cục Thống kê huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính-kế hoạch, Phòng Lao động và TBXH, Phòng Nông nghiệp &Phát triển nông thôn; Công ty Cổ phần giống vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam và đặc biệt là Trạm khuyến nông nơi tôi đang công tác đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, viết luận văn tốt nghiệp. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Đảng ủy, HĐND, UBND và bà con nông dân các xã Sơn Hùng, Võ Miếu, Yên Lương đã giúp tôi trong quá trình thực hiện và thu thập số liệu, nghiên cứu về luận văn. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và những người đã chia sẻ, động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành tốt luận văn của mình. Một lần nữa! Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các tập thể và cá nhân đã dành cho tôi./. Tác giả luận văn Lương Trung Sơn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC BẢNG vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ix 1. Mục tiêu của đề tài ix 1.1. Mục tiêu chung Error! Bookmark not defined. 2.2 Mục tiêu cụ thể Error! Bookmark not defined. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ix 2.1. Đối tượng nghiên cứu ix 2.2. Phạm vi nghiên cứu ix 3. Phương pháp nghiên cứu ix 3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu ix 3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin x 3.3.3. Phương pháp và phân tích xử lý số liệu x 4. Kết luận xi MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1 Mục tiêu chung 2 2.2 Mục tiêu cụ thể 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn 3
  6. iv 4.1. Ý nghĩa khoa học 3 4.2. Ý nghĩa thực tiễn 4 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 5 1.1.1. Phát triển sản xuất 5 1.1.2. Phát triển bền vững 6 1.1.3. Phát triển sản xuất nông nghiệp 7 1.1.4. Phát triển nông nghiệp bền vững 9 1.1.5. Giống lúa chất lượng cao J02 9 1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 12 1.2.1. Tình hình phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên thế giới 12 1.2.2. Tình hình phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ở Việt Nam 15 1.2.3. Tình hình phát triển sản xuất lúa J02 ở Việt Nam 22 1.2.4. Tình hình phát triển sản xuất lúa J02 ở Phú Thọ 24 1.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 25 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 27 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 27 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 29 2.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 34 2.2. Nội dung nghiên cứu 35 2.3. Phương pháp nghiên cứu 35 2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu 35 2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin 36 2.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 36 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 38 2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về phát triển sản xuất 38
  7. v 2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả kinh tế 38 2.4.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội 39 2.4.4. Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường 39 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40 3.1. Thực trạng phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02 theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 40 3.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa chất lượng cao J02 tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 40 3.1.2. Các yếu tố nguồn lực phục vụ sản xuất lúa chất lượng cao J02 trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 43 3.1.3. Tình hình thâm canh sản xuất lúa chất lượng cao J02 48 3.2. Thực trạng sản xuất lúa J02 của nhóm hộ điều tra 50 3.2.1. Đặc điểm của hộ điều tra 50 3.2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa chất lượng cao J02 của các hộ điều tra 52 3.2.3. Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản lúa J02 của các hộ điều tra 53 3.2.4. Chi phí sản xuất lúa J02 của các hộ điều tra 56 3.2.5. Hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao J02 của các hộ điều tra 56 3.2.6. Thị trường và kênh tiêu thụ sản phẩm lúa chất lượng cao J02 59 3.2.7. Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất lúa J02 theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 60 3.2.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất lúa chất lượng cao J02 62 3.2.9. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với hoạt động phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02 trên địa bàn huyện Thanh Sơn 66 3.3. Giải pháp phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02 trên địa bàn huyện Thanh Sơn 68 3.3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển lúa chất lượng cao J02 trên địa bàn huyện Thanh Sơn 68
  8. vi 3.3.2. Các giải pháp phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02 theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn 69 Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73 4.1. Kết luận 73 4.2. Khuyến nghị Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 PHỤ LỤC
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình đất đai của huyện Thanh Sơn giai đoạn 2016 - 2018 28 Bảng 3.1. Diện tích lúa chất lượng cao J02 tại huyện Thanh Sơn giai đoạn 2016-2019 40 Bảng 3.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa chất lượng cao J02 trên địa bàn huyện Thanh Sơn giai đoạn 2016 - 2019 42 Bảng 3.3. Tình hình lao động sản xuất nông nghiệp tại huyện Thanh Sơn 42 Bảng 3.4. Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Thanh Sơn 45 Bảng 3.5. Tỷ lệ diện tích cấy lúa được cơ giới hóa 46 Bảng 3.6. Tình hình cơ bản của chủ hộ 50 Bảng 3.7. Tình hình lao động và nhân khẩu của hộ điều tra 51 Bảng 3.8. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa chất lượng cao J02 của các hộ điều tra 52 Bảng 3.9. Chi phí cho sản xuất lúa chất lượng cao của các nhóm hộ điều tra tính trung bình cho 1 sào 56 Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa J02 của các hộ điều tra 57 Bảng 3.11. So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa J02 và giống lúa Thiên ưu 8 trên 1 sào 58 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của nguồn lực đến phát triển sản xuất lúa J02 trên địa bàn huyện Thanh Sơn 63 Bảng 3.13. Điều kiện tự nhiên khí hậu năm 2018 64 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế - xã hội đến phát triển sản xuất lúa J02 trên địa bàn huyện Thanh Sơn 66 Bảng 3.15. Kết quả phân tích SWOT trong sản xuất lúa J02 67
  10. viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Diện tích năng suất, sản lượng lúa J02 của huyện Thanh Sơn 42 Biểu đồ 3.2. Tình hình lao động trong sản xuất nông nghiệp tại Thanh Sơn . 44 Sơ đồ 3.3. Sơ đồ thu hoạch và bảo quản lúa của các hộ điều tra 54 Sơ đồ 3.4. Kênh tiêu thụ sản phẩm lúa gạo, lúa tươi 59
  11. ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Lương Trung Sơn Tên luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02 theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ Ngành: Kinh tế nông nghiêp Mã số: 8.62.01.15 Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên 1. Mục tiêu của đề tài - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất lúa bền vững. - Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02 trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02 theo hướng bền vững tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát triển sản xuất lúa J02 bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Các tài liệu tổng quan về tình hình phát triển sản xuất lúa J02 ở huyện Thanh Sơn được thu thập từ các tài liệu đã công bố trong khoảng từ 2016 và số liệu điều tra khảo sát năm 2019. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu Thanh Sơn là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, có 22 xã và 01 thị trấn, trong đó có 15 xã gieo cấy lúa J02 phân bố đều các vùng trên địa bàn. Để đại diện cho các vùng sinh thái của huyện tác giả lựa chọn 03 xã Sơn Hùng, Võ Miếu, Yên Lương để thu thập số liệu; đây là các xã có diện tích cấy lúa chất lượng cao J02 đại diện cho 3 vùng sinh thái (vùng đồi núi thấp, vùng đồi núi trung bình, khu vực thung lũng).
  12. x 3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin 3.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Sưu tầm, thu thập thông tin số liệu qua các tài liệu đã được công bố qua sách báo, tạp chí internet; số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; những số liệu liên quan đến đề tài đã được công bố của các cơ quan thống kê các cấp, các phòng ban, báo cáo của UBND huyện Thanh Sơn từ 3 năm trở lại đây; kết quả nghiên cứu của các đề tài có cùng nội dung 3.3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp - Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): - Phương pháp chuyên gia: Thu thập thông tin qua các cán bộ có kinh nghiệm tại địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng và những người dân có uy tín trong cộng đồng. - Phương pháp điều tra hộ: + Chọn mẫu điều tra: Áp dụng mẫu thống kê; phương pháp chọn mẫu theo định mức thuộc phương pháp phi xác xuất. + Mẫu được chọn để tiến hành điều tra là 90 hộ gia đình tại 03 xã theo 3 nhóm: (i) Nhóm kinh tế khá; (ii) Nhóm kinh tế trung bình; (iii) Nhóm kinh tế nghèo. Chúng tôi cũng chọn phỏng vấn 20 cán bộ quản lý cấp huyện, xã về thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02. 3.3.3. Phương pháp và phân tích xử lý số liệu Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp phân tổ thống kê: Phương pháp so sánh: Phương pháp phân tích SWOT: - Liệt kê các mặt mạnh (S) - Liệt kê các mặt yếu (W) - Liệt kê các cơ hội (O) - Liệt kê các nguy cơ (T)
  13. xi 4. Kết luận Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa thể hiện giá trị vượt trội so với giống lúa khác. Lợi nhuận canh tác lúa J02 đạt 24.038 nghìn đồng/ha (tương đương 867,8 nghìn đồng/sào) và cao hơn thiên ưu 8 là 13.290 nghìn đồng/ha. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa J02 đã được chú trọng nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và nâng cao năng suất. Sản phẩm lúa, gạo J02 của địa phương đã có mặt trên thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên đầu ra thị trường không ổn định người dân chủ yếu là bán tự do bán lẻ giá cả bấp bênh thường bị tư thương ép giá. Để phát triển sản xuất lúa J02 bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn cần thực hiện đồng số các giải pháp: Quy hoạch vùng sản xuất lúa J02; Giải pháp về giống; Giải pháp kỹ thuật; Thị trường; Giải pháp về cơ chế chính sách 5. Khuyến nghị Cần có các chủ trương, đường lối, các quy định nhằm định hướng đúng đắn cho các hộ dân sản xuất và kinh doanh lúa, gạo nói chúng, J02 nói riêng. Phát triển sản xuất đi đôi với mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích các hình thức liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, liên kết giữa các thành phần kinh tế Đẩy mạnh công tác khuyến nông, tập huấn kỹ thuật, đặc biệt tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, sản xuất theo hướng hữu cơ, an toàn. Tập trung tiếp cận, huy động xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ từ bên ngoài. Tận dụng và khai thác triệt để những tiềm năng, nguồn lực vào hoạt động sản xuất lúa, nhưng vẫn đảm bảo không làm ảnh hưởng đến môi trường nông thôn.
  14. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thanh Sơn là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, có điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, đất đai thuận lợi phát triển lúa nước và nhiều loại cây trồng nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao. Theo số liệu thống kê đến năm 2019 tổng diện tích gieo cấy lúa hàng năm của huyện là 6.600ha, sản lượng bình quân đạt 38.610 tấn/năm; Sản phẩm thu được từ sản xuất lúa, người dân chủ yếu tự tiêu thụ bán tại chợ hoặc qua thương lái, giá bán thường bấp bênh, không ổn định, có hiện tượng được mùa rớt giá, tư thường lợi dụng vào vụ thu hoạch rộ, sản phẩm nhiều để ép giá, thu mua với giá rẻ; nên người sản xuất thường bị thua thiệt, bình quân thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác thấp, ảnh hưởng đến tâm lý sản xuất và phát triển kinh tế của các hộ dân. Bên cạnh đó huyện mới tập trung chủ yếu đầu tư vào khâu sản xuất, chưa chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ vào khâu chế biến, bảo quản, cũng như khâu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa ra thị trường. Để giải quyết được vấn đề này cần có những giải pháp phát triển sản xuất bền vững theo hướng an toàn, hiệu quả, bảo vệ môi trường, đưa khoa học - công nghệ vào từ khâu sản xuất đến ra sản phẩm hàng hóa, liên kết sản xuất giữa người dân với doanh nghiệp ngày từ đầu vụ có ký kết hợp đồng bắt buộc theo từng sản phẩm, nhằm đảm bảo sản phẩm bán ra có giá trị thiết thực, làm tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác, tránh được hiện tượng được mùa rớt giá, tạo tậm lý tốt cho người sản xuất nông nghiệp là nghề gắn bó lâu dài với họ. Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường trong giai đoạn tới, huyện Thanh Sơn đã coi nhiệm vụ phát triển sản xuất lúa nói chung, lúa chất lượng cao J02 trên địa bàn huyện nói
  15. 2 riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Huyện Thanh Sơn đã tuyên truyền vận động nhân dân các dân tộc mở rộng diện tích gieo cấy lúa chất lượng cao J02, tăng cường các biện pháp tập huấn, tuyên truyền, chăm sóc lúa J02 áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Chính vì vậy, diện tích lúa J02 gieo cấy trên địa bàn huyện cho đến nay, tổng diện tích toàn huyện là 378 ha. Mặc dù đã có nhiều cố gắng mở rộng diện tích với mục tiêu tạo vùng sản xuất hàng hoá, sản phẩm gạo chất lượng cao và có chỉ dẫn địa lý nhưng việc mở rộng diện tích trồng lúa J02 còn gặp một số khó khăn như: giống có thời gian sinh trưởng dài; kỹ thuật canh tác, chăm sóc nghiêm ngặt; bà con còn lạm dụng phân bón, thuốc BVTV hóa học; phát triển lúa J02 vẫn chưa theo quy hoạch vùng cụ thể; quy trình sản xuất, thu hoạch, phơi và chế biến chưa theo tiêu chuẩn; chưa truy nguyên được nguồn gốc hàng hóa; khâu vận chuyển, bảo quản chưa được đầu tư hợp lý dẫn đến gạo bị đớn, tỷ lệ gẫy nhiều, giảm mẫu mã, chất lượng, ảnh hưởng đến khâu tiêu thụ ra thị trường; việc tiêu thụ sản phẩm còn mang tính tự phát, thiếu thông tin về yêu cầu của thị trường nên dễ bị ép giá gây thua thiệt cho người sản xuất, Xuất phát từ những thực tế nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Giải phát phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02 theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02 trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất bền vững lúa chất lượng cao J02 trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ góp phần nâng cao đời sống cho người dân trong vùng.
  16. 3 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất bền vững nói chung, sản xuất bền vững lúa nói riêng. Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02 trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02 theo hướng bền vững tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong những năm tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02 theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Về thời gian: Các tài liệu tổng quan về tình hình phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02 theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ được thu thập từ các tài liệu đã được công bố từ năm 2016 - 2019. Phương hướng, giải pháp đến năm 2025. 4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn 4.1. Ý nghĩa khoa học Hệ thống hóa lý luận cơ bản về phát triển sản xuất lúa theo hướng bền vững. Chỉ ra được thực trạng phát triển sản xuất lúa J02 trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, qua đó thấy được những tiềm năng cũng như thách thức đối với phát triển sản xuất lúa ở khu vực nghiên cứu.
  17. 4 Đề xuất một số giải pháp vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế vừa kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn nghiên cứu nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đưa ra những căn cứ và cơ sở khoa học cũng như những giải pháp cụ thể đáp ứng các yêu cầu bức thiết cho quy hoạch sản xuất lúa chất lượng cao J02, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên. Đồng thời giúp cho huyện Thanh Sơn lập kế hoạch phát triển lúa chất lượng cao J02 hợp lý; Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để xây dựng chương trình khuyến nông nhằm áp dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân trong vùng.
  18. 5 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Phát triển sản xuất Sản xuất là quá trình kết hợp tư liệu sản xuất với sức lao động của con người để tạo ra sản phẩm hữu ích. Như vậy! phát triển sản xuất được coi là một quá trình tăng tiến về quy mô (sản lượng) và hoàn thiện về cơ cấu (Nguyễn Thị Minh An, 2006). Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp cũng như các tổ chức kinh tế khi tiến hành phát triển sản xuất phải lựa chọn ba vấn đề kinh tế cơ bản đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Những vấn đề này liên quan đến việc xác định thị trường và phân phối sản phẩm đúng đắn để kích thích sản xuất phát triển. Phát triển sản xuất (PTSX) cũng được coi là một quá trình tái sản xuất mở rộng, trong đó qui mô sản xuất sau lớn hơn quy mô sản xuất trước trên cơ sở thị trường chấp nhận. (Nguyễn Thị Minh An, 2006). Phát triển sản xuất có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu. Trong đó: Phát triển sản xuất theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng bằng cách mở rộng diện tích đất trồng, với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ PTSX không đổi, sử dụng kỹ thuật giản đơn. Kết quả PTSX đạt được theo chiều rộng chủ yếu nhờ tăng diện tích và độ phì nhiêu của đất đai và sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên; Phát triển sản xuất theo chiều rộng bao gồm mở rộng diện tích trong cả vùng, có thể bao gồm việc tăng số hộ dân hoặc tăng quy mô diện tích của mỗi hộ nông dân hoặc cả hai. Phát triển sản xuất theo chiều sâu là giá trị, vốn đầu vào không đổi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng phù
  19. 6 hợp với điều kiện sản xuất thực tế. Như vậy PTSX theo chiều sâu là làm tăng khối lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế sản xuất trên một đơn vị diện tích bằng cách đầu tư giống, vốn, kỹ thuật và lao động Trong quá trình phát triển như vậy nó sẽ làm thay đổi cơ cấu sản xuất về sản phẩm. Đồng thời làm thay đổi về qui mô sản xuất, về hình thức tổ chức sản xuất, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, từng bước được hoàn thiện về cơ cấu, quy mô, chất lượng để tạo ra một cơ cấu hoàn hảo Chú ý trong PTSX phải đảm bảo tính bền vững, tức là sản xuất tìm nguồn đầu vào, đầu ra sao cho bền vững nhất và không làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên Vậy tăng trưởng sản xuất là sự tăng thêm về quy mô sản lượng sản phẩm sản xuất trong một thời gian nhất định. Là kết quả của tất cả các hoạt động và dịch vụ sản xuất tạo ra Còn hiệu quả sản xuất phản ánh quy mô sản lượng sản phẩm và dịch vụ sản xuất ra trong 1 thời gian nhất định, thường là 1 năm (Nguyễn Thị Minh An, 2006). 1.1.2. Phát triển bền vững Phát triển bền vững lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1980 do Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên quốc tế (IUCN) công bố. Năm 1984, Bà Gro Harlem Brundtland khi đó làm thủ tướng Na Uy đã được đại hội đồng Liên hợp quốc ủy nhiệm làm Chủ tịch ủy ban môi trường và phát triển thế giới (WCED) này còn gọi là ủy ban Brundtland. Năm 1987, trong bản báo cáo “Tương lai của chúng ta” do ủy ban Brundtland đã công bố phát triển bền vững (Sustainable Development): “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” và được thế giới công nhận là khái niệm chính thức. (Mai Thanh Cúc, 2005)
  20. 7 Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, vì vậy đã được nhiều nước trên thế giới đồng thuận tham gia. Tại Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển tổ chức năm 1992 ở Rio de Janeiro (Braxin), có 179 nước tham gia Hội nghị và đã thông qua Tuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình nghị sự 21 về các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ XXI. Tuyên bố tiếp tục được bổ sung, hoàn chỉnh năm 2002, tại Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững toàn cầu họp tại Nam Phi đánh giá 10 năm việc thực hiện chương trình nghị sự 21. Các Hội nghị đều khẳng định: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển. Đó là: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” và một trong những nội dung cơ bản nhất là con người, trung tâm của sự phát triển. Ở Việt Nam, để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã ban hành “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam). Khái niệm phát triển bền vững được hiểu một cách toàn diện: “Phát triển bền vững bao trùm các mặt của đời sống xã hội, nghĩa là gắn kết sự phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, gìn giữ và cải thiện môi trường, giữ vững ổn định chính trị -xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh”. (Mai Thanh Cúc, 2005) 1.1.3. Phát triển sản xuất nông nghiệp Thuật ngữ phát triển nông nghiệp được dùng nhiều trong đời sống kinh tế và xã hội. Đỗ Kim Chung, 2009 cho rằng: "Phát triển nông nghiệp thể hiện quá trình thay đổi của nền nông nghiệp ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó và thường đạt ở mức độ cao hơn cả về lượng và về chất. Nền nông nghiệp
  21. 8 phát triển là một ngành sản xuất vật chất không những có nhiều hơn về đầu ra (sản phẩm và dịch vụ), đa dạng hơn về chủng loại và phù hợp hơn về cơ cấu, thích ứng hơn về tổ chức và thể chế, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội về nông nghiệp. Trước hết, phát triển nông nghiệp là một quá trình, không phải trong trạng thái tĩnh. Quá trình thay đổi của nền nông nghiệp chịu sự tác động của quy luật thị trường, chính sách can thiệp vào nền nông nghiệp của Chính phủ, nhận thức và ứng xử của người sản xuất và người tiêu dùng về các sản phẩm và dịch vụ tạo ra trong lĩnh vực nông nghiệp. Nền nông nghiệp phát triển là kết quả của quá trình phát triển nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp khác với tăng trưởng nông nghiệp. Tăng trưởng nông nghiệp chỉ thể hiện rằng ở thời điểm nào đó, nền nông nghiệp có nhiều đầu ra so với giai đoạn trước, chủ yếu phản ánh sự thay đổi về kinh tế và tập trung nhiều về mặt lượng. Tăng trưởng nông nghiệp thường được đo bằng mức tăng thu nhập quốc dân trong nước của nông nghiệp, mức tăng về sản lượng và sản phẩm nông nghiệp, số lượng diện tích, số đầu con vật nuôi. Trái lại phát triển nông nghiệp thể hiện cả về lượng và về chất. Phát triển nông nghiệp không những bao hàm cả tăng trưởng mà còn phản ánh các thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền nông nghiệp, sự thích ứng của nền nông nghiệp với hoàn cảnh mới, sự tham gia của người dân trong quản lý và sử dụng nguồn lực; Sự phân bố của cải và tài nguyên giữa các nhóm dân cư trong nội bộ nông nghiệp và giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế. Phát triển nông nghiệp còn bao hàm cả kinh tế, xã hội, tổ chức, thể chế và môi trường.Tăng trưởng và phát triển nông nghiệp có quan hệ với nhau. Tăng trưởng là điều kiện cho sự phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, cần thấy rằng chiến lược phát triển nông nghiệp chưa hợp lý mà có tình trạng ở một số
  22. 9 quốc gia có tăng trưởng nông nghiệp nhưng không có phát triển nông nghiệp". 1.1.4. Phát triển nông nghiệp bền vững Phạm Vân Đình, 2008 cho rằng: Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về nông phẩm và dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu của mai sau. Sự phát triển của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản) sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả về kinh tế và được chấp nhận về mặt xã hội. Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình đảm bảo hài hòa ba nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, thỏa mãn nhu cầu về nông nghiệp hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tương lai Nền nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp phải đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản: Đảm bảo đáp ứng cầu hiện tại về nông sản và các dịch vụ liên quan và duy trì được tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau (bao gồm gìn giữ quỹ đất, nước, rừng, khí hậu và tính đa dạng sinh học, ). Nông nghiệp bền vững là phạm trù tổng hợp, vừa đảm bảo các yêu cầu về sinh thái, kỹ thuật vừa thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 1.1.5. Giống lúa chất lượng cao J02 Giống lúa chất lượng cao Japonica 02 “J02” là giống lúa thuần có nguồn gốc từ Nhật Bản do Viện Di truyền nông nghiệp nhập nội và tuyển chọn, Công ty Cổ phần giống - vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam phân phối độc quyền, đã được đưa vào trồng thử nghiệm nhiều nơi trong và ngoài tỉnh Phú Thọ khoảng gần chục năm nay.
  23. 10 Đây là giống lúa thuần chất lượng cao, cơm mùi thơm, mềm, dẻo, vị đậm đang được người tiêu dùng khá ưa chuộng. Năng suất tiềm năng của giống lúa này đạt khoảng 70 đến 75 tạ/ha, thâm canh tốt có khả năng đạt trên 85 tạ/ha. Hiện nay, trên địa bàn huyện Thanh Sơn giá gạo bình quân trên thị trường khoảng 18.000 đến 20.000 đồng/kg, giá thóc khoảng 11.500 đến 12.500 đồng/kg. So sánh qua một số vụ ở huyện Thanh Sơn cho thấy, gieo cấy giống lúa J02 cho lãi suất cao hơn so với các giống lúa đang được gieo cấy đại trà hiện nay như Khang Dân, Thiên Ưu 8, RVT, TBR225 thậm chí lãi còn cao hơn cả các giống lúa lai, ước thu được từ J02 khoảng trên dưới 20 triệu đồng/ha. Giống J02 có nhiều ưu thế trong sản xuất lúa theo hướng hàng hóa. Giống J02 tuy mới đưa vào sản xuất gần 10 năm nay nhưng với ưu thế vượt trội và đáp ứng với nhu cầu hiện nay, nên có nhiều chính sách hỗ trợ và mở rộng diện tích, đặc biệt Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ đã ban hành Nghị quyết số 01/2015/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ về hỗ trợ các chương trình sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2015 – 2020. (Phòng NN & PTNT huyện Thanh Sơn, 2019). 1.1.5.1. Đặc tính nông sinh học Là giống có đặc tính đẻ nhánh khá, bộ lá đứng, gọn, khỏe, màu xanh đậm, ít nhiễm sâu bệnh hại, không nhiễm bệnh bạc lá. Đặc biệt giống lúa J02 chịu thâm canh, thích ứng rộng, hạt gạo trong, cơm ngon, mùi thơm dịu Là giống lúa có thời gian sinh trưởng dao động khoảng 130 - 145 ngày tùy vụ, thích hợp nhất là gieo cấy ở vụ chiêm xuân, khả năng chống chịu rét và chống đổ rất tốt, kiểu khóm gọn, bộ lá đứng, bông to, hạt xếp xít, trỗ thoát, cấu trúc bông đẹp, giấu bông, tỷ lệ lép thấp, khả năng đẻ nhánh hữu hiệu số dảnh vô hiệu thấp (chỉ từ 1, 2 dảnh/khóm), ít hạt lép (3, 4 hạt/bông); khối lượng 1000 (P1000) hạt 25,5-26g, ít nhiễm bệnh đạo ôn, bạc lá
  24. 11 Thời gian ngủ nghỉ dài, bắt buộc phải dùng giống chuyển vụ (không được dùng giống của vụ Xuân cho vụ Mùa kế tiếp do tỷ lệ nảy mầm thấp). Sản xuất giống cần phải cách ly không gian và thời gian tránh nhận phấn lai. Tuy nhiên, so với các giống lúa khác thì giá giống cao hơn gần gấp đôi, yêu cầu kỹ thuật thâm canh cao, thời gian ngâm ủ giống khá dài (khoảng 72 giờ), do tập quán nên một số bà con nông dân chưa tuân thủ được yêu cầu của giống như ngâm chưa đủ nước, bón phân thiếu và chủ yếu là dùng phân hóa học, dẫn đến năng suất và chất lượng chưa cao. Ngược lại, do có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, nên chi phí thuốc BVTV, công lao động giảm giúp cho nông dân giảm bớt được một phần chi phí đầu vào, góp phần tăng thu nhập, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới (Công ty CP giống VT-NN công nghệ cao VN, 2019). 1.1.5.2. Thời vụ gieo trồng và yêu cầu kỹ thuật Bón phân cân đối, bón thúc sớm, tập chung bón đúng thời ký sinh trưởng của cây để đạt năng suất cao. Giống J02 có vỏ trấu dầy nên thời gian ngâm và ủ dài hơn các giống thuộc loài phụ indica. Giống lúa J02 khó rụng hạt nên khi gặt xong phải ra hạt ngay (nếu gặt bằng tay) để tránh gẫy gié. Là giống thuộc loài phụ japonica nên thời gian trỗ đến chín dài hơn các loại giống thuộc loài phụ indica từ 5 - 7 ngày. Thời điểm thu hoạch muộn hơn các giống lúa indica từ 5 - 7 ngày. Là giống lúa chất lượng nên sau khi tuốt, thóc phải được phơi dưới nắng nhẹ và nên phơi từ 3 - 4 lần để đạt độ ẩm ≤14% để hạt gạo trong và giữ hương thơm đặc trưng. Không được phơi lâu dưới nắng gắt và làm khô ngay trong thời gian ngắn hạt gạo sẽ bị gãy, vỡ nát khi say xát.
  25. 12 J02 thích hợp với loại đất vàn cao, vàn hoặc vàn thấp có độ phì từ khá trở lên, chủ động tưới tiêu. Thời vụ gieo cấy: - Vụ xuân : Gieo 25/12 đến 05/01, cấy 20/01-30/01 khi mạ 3,5 đến 4 lá - Vụ mùa: Gieo 10/06 đến 20/06 có thể gieo vào 10/07 đến 15/07. Tuy nhiên tốt nhất nên gieo ngày 10/06 đến 15/06. Ngoài việc gieo mạ dược có thể gieo mạ sân hoặc mạ khay (mạ ném). Chú ý gieo thưa để cho mạ cứng cây, to gan, đanh dảnh, khi cấy nếu gặp thời tiết bất thuận sẽ ít bị chết cây và đảm bảo mật độ. (Công ty CP giống VT-NN công nghệ cao VN, 2019). 1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Tình hình phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên thế giới Các nước trồng lúa Japonica chủ yếu tập trung ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc trải dài tới Trung Cận Đông: Ai Cập, Maroc, Thổ Nhĩ Kỳ. Do sự đa dạng và tính thích ứng tốt của giống nên các châu lục khác cũng trồng lúa Japonica như Châu Âu, Bắc Mỹ, châu Úc, các nước Trung Á thuộc Liên Xô (cũ). Lúa Japonica có năng suất trung bình cao hơn lúa Indica từ 0,5 - 1 tấn/ha. Tại những trạm thực nghiệm năng suất có thể tới 13 tấn/ha. Úc và Ai Cập là nơi sản xuất lúa Japonica có năng suất bình quân 9-9,5 tấn/ha. Theo thống kê của FAO từ năm 1982 - 1994 diện tích trồng lúa Japonica trên thế giới thay đổi không nhiều, nhưng sản lượng lúa tăng 16,6%; chủ yếu nhờ vào tăng năng suất trung bình đạt từ 5-5,8 tấn/ha. Tổng sản lượng lúa Japonica trên thế giới chỉ khoảng 100 triệu tấn trên diện tích 17,29 triệu ha, chiếm khoảng 11,9% tổng diện tích trồng lúa thế giới. Nhưng tình hình sản suất lúa Japonica trên thế giới hiện nay có những thay đổi, diện tích trồng lúa Japonica đã lên tới 20% diện tích trồng lúa toàn cầu. (Bùi Bá Bổng, 2015).
  26. 13 Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về sản xuất lúa Japonica với tổng diện tích khoảng 7,3 triệu ha, tiếp đó là Nhật Bản 2,1 triệu ha Diện tích trồng lúa Japonica ở Trung Quốc đã tăng hơn 2 lần trong vòng hai chục năm qua, giá lúa Japonica cũng tăng hơn 2 lần. Chính sách đã có tác động tới thay đổi cơ cấu giống của Trung Quốc như một số tỉnh trước đây chủ yếu sản xuất lúa Indica đã thay bằng các giống Japonica, có tỉnh đã nâng diện tích Japonica lên khoảng 80%. Trung Quốc xuất khẩu chủ yếu gạo Japonica sang Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan. (Bùi Bá Bổng, 2015). Đối với Thái Lan Gạo là loại ngũ cốc quan trọng của sứ sở chùa vàng. Khoảng 40 - 45% đất nông nghiệp của Thái Lan được dùng để trồng lúa. Năm 2012, Thái Lan có khoảng 11,27 triệu ha đất trồng lúa. Khu vực trồng lúa chính của Thái Lan là ở các tỉnh Đông Bắc, chiếm hơn một nửa diện tích và sản lượng lúa gạo của Thái Lan. Nông dân Thái Lan chủ yếu chỉ trồng một vụ do chi phí trồng vụ hai cao hơn đáng kể so với vụ chính. Trong tổng sản lượng lúa gạo năm 2012 là 21,4 triệu tấn thì sản lượng vụ chính chiếm tới hơn 80%. Năng suất trung bình của Thái Lan vào năm 2012 là 7,9 tấn/ha (Wailes & Chavez, 2012). Thái Lan chủ yếu sản xuất ba loại gạo: gạo nếp, gạo trắng dài và gạo thơm. Gạo nếp thường được tiêu thụ tại địa phương hoặc xuất khẩu sang Lào. Gạo trắng dài và gạo thơm được tiêu thụ trong cả nước và xuất khẩu. Giống Japonica mới bắt đầu thư nghiệm sản xuất tại Thái Lan nhưng chưa nhiều, nên chưa có nguồn thống kê diện tích cụ thể về giống lúa này Diện tích lúa của Thái Lan năm 2013 là 12,3 triệu ha (tăng khoảng 2 triệu ha trong vòng 10 năm), trong đó diện tích lúa 2 vụ khoảng 2 triệu ha, còn lại trên 10 triệu ha dựa vào nước trời, trồng giống địa phương một vụ lúa/năm, gieo cấy vào đầu mùa mưa (tháng 6-7) và thu hoạch vào đầu mùa khô (tháng 11-12) (Bùi Bá Bổng, 2015).
  27. 14 Vì phần lớn diện tích lúa dựa vào nước trời nên năng suất lúa bình quân chỉ đạt 3 tấn/ha và hầu như không tăng qua các năm. Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan ban hành 2 tiêu chuẩn quốc gia về gạo thơm: tiêu chuẩn TAS 4000 năm 2003 qui định gạo thơm đặc sản Hom Mali (Hom = thơm, Mali = Jasmine - hoa lài) gồm hai giống lúa là Khao Dawk Mali 105 và RD 15 (giống đột biến vật lý từ Khao DawkMali 105) và tiêu chuẩn TAS 4001 năm 2008 qui định gạo thơm Pathumthani (gạo thơm thường) gồm 9 giống lúa tẻ và 4 giống lúa nếp (Bùi Bá Bổng, 2015). Nhóm lúa thơm đặc sản Hom Mali được trồng một vụ/năm với diện tích 3,2 triệu ha (25% tổng diện tích lúa) trong đó Khao Dawk Mali 105 là giống chủ lực chiếm 3 triệu ha. Khao Dawk Mali (Hoa lài trắng) 105 là dòng lúa được chọn từ lúa địa phương do Trung tâm thực nghiệm lúa Kok Samrong ở tỉnh Lopburi thực hiện năm 1955, đến năm 1959 được đưa vào sản xuất. Như vậy, đến nay giống này đã tồn tại trên 50 năm do có chất lượng gạo "trời phú" dù năng suất bình quân chỉ đạt 2,2tấn/ha (Bùi Bá Bổng, 2015). Vùng địa lý của Khao Dawk Mali 105 giới hạn ở một số tỉnh phía Bắc Thái Lan, trong đó gạo có chất lượng ngon nhất từ vùng Thung Kula Ronghai ở Đông Bắc gồm 5 tỉnh Surin, Maha Sarakham, Buriram, Sisaket và Roi Et. Đặc điểm sinh thái của vùng này là đất hơi mặn và khí hậu khô ráo. Lúa thơm Hom Mali vùng Thung Kula Ronghai đã được đăng ký chỉ dẫn địa lý tại Thái Lan năm 2007; đến năm 2011 Thái Lan đăng ký ở Liên minh châu Âu nhưng không được chấp nhận vì tên gọi “Hom Mali” được cho là tên phổ biến nên không được bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo Hiệp định về thương mại liên quan quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) của WTO. Nhóm lúa thơm Pathumthani phần lớn gồm các giống lúa tẻ cải tiến, không cảm quang, ngắn ngày, trồng được 2 vụ/năm, trong đó giống phổ biến nhất là Pathum Thani 1 (đăng ký năm 2000), kế đến là Khlong Luang 1, Suphan Buri và giống mới nhất là RD33 (2007).
  28. 15 Các giống lúa nếp thơm chủ yếu là giống cảm quang, trong đó phổ biến nhất là RD6 (1977). Các giống lúa thơm Pathumthani có chất lượng không bằng lúa thơm đặc sản Hom Mali nên không có vị trí lớn trong xuất khẩu (Bùi Bá Bổng, 2015). Một báo cáo của Thái Lan tại Hội nghị quốc tế lần thứ IV tháng 11/2014 ở Bangkok cho biết đã chọn tạo được giống lúa thơm mới có chất lượng gần như Khao Dawk Mali 105 và đang khảo nghiệm. Từ 2009-2014, lượng gạo thơm Hom Mali Thái Lan xuất khẩu biến động từ 1,1- 2,6 triệu tấn/năm và tỷ lệ trên tổng lượng gạo xuất khẩu từ 12-30% với giá xuất khẩu từ 860-1.060 USD/tấn. Lượng gạo thơm Pathumthani xuất khẩu không đáng kể, khoảng 100.000 tấn/năm với giá từ 600-800 USD tấn. Gạo thơm Hom Mali xuất khẩu đạt tiêu chuẩn quốc gia TAS 4000 được Cục Ngoại thương cấp nhãn chứng nhận (hình) như một thương hiệu quốc gia; tính đến năm 2011 đã có 176 nhà xuất khẩu gạo được cấp quyền sử dụng nhãn chứng nhận gạo Hom Mali (Bùi Bá Bổng, 2015). 1.2.2. Tình hình phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ở Việt Nam 1.2.2.1. Kinh nghiệp phát triển sản xuất lúa Một Bụi Đỏ tại Bạc Liêu Giống lúa Một Bụi Đỏ là giống lúa có chất lượng gạo ngon, thơm nhưng năng suất rất thấp, lại bấp bênh, được chăng hay chớ. Cho đến đầu những năm 1990, khi phong trào nuôi tôm bắt đầu phát triển, nông dân Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, bà con huyện Hồng Dân nói riêng thi nhau lấy nước mặn vào đồng để nuôi tôm. Việc tăng diện tích nuôi tôm đã dẫn tới giảm diện tích trồng lúa, tuy nhiên những cánh đồng trồng lúa một bụi bờ đìa vẫn xanh tốt, kể cả khi có đàn tôm tung tăng bơi phía dưới. Từ đó, bà con đem cấy giống lúa ấy trên những vuông tôm vào mùa mưa và mô hình đó nhanh chóng trở thành phong trào mà sau này gọi là ruộng một tôm, một lúa (Thu Hằng truyền hình Vĩnh Long).
  29. 16 Năm 2003, nhận thấy những giá trị và tiềm năng mà giống lúa một bụi bờ đìa mang lại, UBND tỉnh Bạc Liêu đã xúc tiến xây dựng thương hiệu gạo “Một Bụi Đỏ Hồng Dân” từ giống lúa đặc biệt này. Khi ấy, lãnh đạo địa phương đã phải đến Trường Đại học Cần Thơ và Viện Lúa ĐBSCL nhờ các nhà khoa học giúp đưa giống lúa Một bụi đỏ trở về thuần chủng ngày xưa, sinh trưởng ổn định và cho năng suất cao trong điều kiện đất đai phèn mặn cao của Hồng Dân. UBND huyện cũng đã phối hợp với Viện Lúa ĐBSCL tổ chức nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật canh tác, nâng cao nhận thức cho nông dân trong việc sản xuất nông sản sạch, an toàn. Nhờ đó, diện tích lúa Một bụi đỏ không ngừng được nhân rộng, đến nay đã tăng lên hơn 21.000ha. Niềm vui và sự tự hào về giống lúa đặc sản đã nhen nhóm trong suy nghĩ của người dân Hồng Dân, nhưng đó mới chỉ là khởi nguồn cho một quá trình gian nan sau này, bởi khi ấy gạo Một bụi đỏ vẫn chưa thể có mặt trên thị trường do năng suất thấp. Nhằm trợ giúp bà con phát triển, tiến tới xây dựng thương hiệu gạo Một Bụi Đỏ, Công ty Lương thực Bạc Liêu đã tiến hành thu mua lúa cho nông dân hai huyện Hồng Dân và Phước Long, với sản lượng 300 tấn, giá thỏa thuận cao hơn giá thị trường tại thời điểm từ 10 - 15% (khoảng 5.000 đồng/kg). Để bảo đảm chất lượng gạo theo tiêu chuẩn, vấn đề quan trọng là nông dân phải tuân thủ quy trình sản xuất. Công ty Lương thực Bạc Liêu chỉ mua lúa Một Bụi Đỏ tại hai điểm đã ký kết và yêu cầu phải theo đúng quy trình sản xuất GAP, bảo đảm không có dư lượng thuốc trừ sâu trong hạt gạo. (Thu Hằng truyền hình Vĩnh Long). Năm 2008, gạo Một Bụi Đỏ Hồng Dân đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn thương hiệu độc quyền. Để thương hiệu gạo Một Bụi Đỏ được nhiều người biết đến, đơn vị này tiến hành các thủ tục xin phép cấp mẫu mã mới để đưa ra thị trường Đối với nông dân,
  30. 17 đây thật sự là một tin vui. Bởi từ nay, sản phẩm họ làm ra đã có nơi tiêu thụ ổn định, giá lại cao hơn giá thị trường, đồng nghĩa với việc gia đình họ sẽ có cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, theo nông dân trong tỉnh thường quen canh tác theo kinh nghiệm và không tuân thủ lịch thời vụ, chọn giống, cũng như chưa xác định được hướng đi bền vững cho cây trồng, vật nuôi. Một vấn đề tồn tại nhiều năm qua là nông dân thiếu thông tin, dự báo, dự đoán thị trường còn hạn chế, thí dụ như thị trường cần con, cây gì thì người dân đổ xô sản xuất loại đó, dẫn đến dư thừa, khó tiêu thụ sản phẩm. Từ khi Một Bụi Đỏ được công nhận thương hiệu góp phần thay đổi tư duy mới, cách làm ăn mới của nhiều hộ nông dân trong tỉnh. Đặc biệt, diện tích sản xuất lúa Một bụi đỏ của tỉnh không chỉ dừng lại hơn 20.160ha, mà trong tương lai có thể sẽ tăng thêm. Khi đó, đòi hỏi chính quyền, ngành nông nghiệp và nông dân chủ động đề ra các giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất, giữ vững và khôngngừng nâng cao chất lượng gạo, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Từ giống Một Bụi Đỏ, các nhà khoa học của Trường Đại học Cần Thơ tiếp tục lai tạo thành công lúa Một Bụi Đỏ gạo màu hồng, vượt trội về chất lượng và giá trị, lại hấp dẫn về màu sắc. Gạo có những đặc tính ưu việt, như: hạt chắc, đều, không bị vỡ khi xay xát; đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm; đặc biệt là không tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật; hàm lượng sắt, kẽm, canxi cao, mềm cơm, tỷ lệ bạc bụng dưới 4%. Với năng suất và sản lượng này, dự án sản xuất lúa Một Bụi Đỏ gạo hồng tại huyện Hồng Dân đạt kết quả cao, mang lại thành công, mở ra hướng sản xuất mới, giúp nhà nông tăng thu nhập trên cùng một diện tích sản xuất. (Thu Hằng truyền hình Vĩnh Long).
  31. 18 1.2.2.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất gạo Tám thơm tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định Tám xoan là giống lúa cổ truyền nổi tiếng của tỉnh Nam Định được trồng tại các xã Hải Toàn, Hải Cường, Hải Phong, Hải Anh, Hải An, Hải Giang của huyện Hải Hậu. Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng được thiên nhiên ưu đãi nên gạo tám xoan ở đây có hương thơm rất đặc trưng. Ngoài ra, các cánh đồng ở vùng này chỉ sử dụng phân bón hữu cơ để bón cho lúa nên sản phẩm không bị nhiễm các loại hóa chất bảo vệ thực vật đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (Vũ Hoàng, 2014). Những năm gần đây, sản phẩm gạo tám xoan Hải Hậu được Sở Khoa học & Công nghệ Nam Định hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu và áp dụng mô hình quản lý chất lượng sản phẩm từ gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch đến các công đoạn thu mua, chế biến, đóng gói, tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm. Sở Khoa học & Công nghệ đã cử cán bộ trực tiếp hướng dẫn quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu và tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức cho các hộ dân thực hiện các quy trình này. Hiện nay, hiệp hội gạo tám xoan Hải Hậu đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp đăng ký độc quyền về chỉ dẫn địa lý và bảo hộ tên gọi, xuất xứ cũng như công nhận biểu tượng nhãn hiệu cho sản phẩm. Đây cũng là sản phẩm đầu tiên của ngành nông nghiệp nước ta thực hiện xây dựng tên gọi, xuất xứ theo thể thức mới, đặc biệt là xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất, chế biến và thương mại. Xã Hải Toàn, một trong những địa phương có truyền thống thâm canh lúa tám xoan lớn nhất huyện Hải Hậu, trong những năm gần đây đã có những đổi thay của vùng đất lúa. Là xã thuần nông, diện tích canh tác có 400 ha, điều kiện thâm canh giữa các hộ, các xứ đồng tương đối đồng đều. Trong
  32. 19 những năm gần đây phát huy thế mạnh về đất đai, lao động và trình độ thâm canh, Đảng ủy, UBND xã đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân, tích cực tham gia có hiệu quả các đề án chuyển giao tiến bộ KHKT, chuyển đổi phương thức sản xuất đưa những giống lúa mới chất lượng vào canh tác. Từ đó đã từng bước chuyển đổi tập quán, tâm lý và phương thức sản xuất của người dân. Năng suất lúa hằng năm của Hải Toàn bình quân đạt 126 tạ/ha/năm. Những năm gần đây, ngoài các xã chuyên canh, một số địa phương khác trong huyện Hải Hậu cũng chọn những vùng đất tốt chuyển sang cấy lúa tám xoan. Chính vì thế sản lượng gạo tám xoan ở Hải Hậu liên tục tăng, có năm lên tới 10 nghìn tấn. 1.2.2.3. Kinh nghiệm sản xuất Nếp cái hoa vàng của huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong gieo trồng, bón phân, điều tiết nước , nông dân xã Tam Hưng đã thực hiện dựng thành công mô hình trồng nếp cái hoa vàng năng suất cao (Bùi Thuỷ, 2014). Vốn là giống nếp từ thời cha ông để lại, từ năm 2012, xã Tam Hưng tiến hành trồng nếp cái hoa vàng trên diện tích 50 ha. Đây là chương trình thực hiện theo hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI, gồm: cải tiến một số khâu trong canh tác, thâm canh, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng thóc gạo và hiệu quả kinh tế nhằm xây dựng nền nông nghiệp xanh, sạch và phát triển bền vững. Vụ thu đông, xã đưa giống nếp cái hoa vàng vào triển khai trên50ha/730ha gieo cấy lúa của xã, năng suất đạt 1,7-1,8 tạ/sào, cao hơn so với các giống lúa trước đây. Năm 2013, Hợp tác xã nông nghiệp Tam Hưng phối hợp cùng Trạm Bảo vệ thực vật, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mở 3 lớp huấn luyện cho các hộ nông dân về cách trồng lúa nếp cái hoa vàng và tổ chức mô
  33. 20 hình thâm canh trên 100ha cấy giống lúa này tại thôn Song Khê. (Bùi Thuỷ, 2014). Được sự hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp thị xã, nông dân thôn Song Khê hưởng ứng nhiệt tình, áp dụng kỹ thuật mới vào gieo trồng như: gieo mạ thưa 10kg/ sào để cấy cho 2,5-3 mẫu lúa, tiến hành cấy mạ non dưới 4 lá, nhổ mạ không đập, cấy nông tay, mật độ cấy 16 khóm/m2 (1 dảnh/khóm), làm rãnh thoát nước quanh ruộng và chia luống rộng 2m, rãnh rộng 25cm nhằm điều tiết nước thuận lợi; thực hiện giữ đủ nước 2-3cm từ khi cấy đến sau bón thúc lần 1 từ 3-4 ngày; tiếp tục giữ đủ nước 3-5cm từ khi lúa đứng cái đến chín sáp, sau đó rút kiệt nước đến cuối vụ. Nhờ vậy, vụ mùa 2013, năng suất Nếp cái hoa vàng trên địa bàn thôn Song Khê đạt 1,8-2 tạ/sào, mỗi sào cho lãi từ 2 - 2,7 triệu đồng. (Bùi Thuỷ, 2014). 1.2.2.4. Kinh nghiệm sản xuất Nếp cái hoa vàng của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định Nam Định là vùng trồng lúa nổi tiếng vùng đồng bằng sông Hồng với nhiều giống lúa đặc sản như nếp cái hoa vàng, tám xoan, tám ấp bẹ, dự hương Tuy nhiên, diện tích cấy lúa đặc sản ở các địa phương trong tỉnh hiện đã giảm đáng kể. Để khôi phục và phát triển các vùng lúa đặc sản, cần có bước đi cụ thể trong việc xây dựng thương hiệu các loại gạo đặc sản trên thị trường, tổ chức các vùng sản xuất tập trung tạo điều kiện để có lượng lúa hàng hóa lớn đáp ứng các yêu cầu thị trường; trong đó có việc xây dựng các cánh đồng mẫu lớn lúa đặc sản áp dụng đúng theo quy trình sản xuất sinh học (Ngọc Ánh, 2013). Nhằm bảo vệ và phát triển giống nếp cái hoa vàng tại địa phương, từng bước hình thành vùng nguyên liệu mang tính hàng hóa, vụ mùa năm 2013, Thị trấn Cát Thành đã tổ chức triển khai xây dựng cánh đồng mẫu lớn nếp cái hoa vàng tại xã Nam Mỹ (Nam Trực). Hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn lúa
  34. 21 đặc sản này đang được bà con nông dân địa phương đồng thuận cùng các nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và chính quyền địa phương thực hiện. Từ xưa, giống nếp cái hoa vàng đã được trồng ở đồng đất Cát Thành. Sở dĩ được gọi là nếp cái hoa vàng do khi lúa trổ đòng, phấn hoa có màu vàng chứ không trắng như các giống lúa khác. Chất lượng gạo nếp cái hoa vàng Cát Thành ngon đứng đầu các loại lúa nếp, hạt gạo đầy tròn, không vỡ, có mùi thơm, khi nấu chín hạt cơm trong và ráo, ăn mềm, dẻo nhưng không nát, vừa thơm lại đậm đà. Gạo nếp cái hoa vàng còn được dùng làm nguyên liệu để gói bánh chưng, nấu rượu Vì thế, gạo nếp cái hoa vàng được người tiêu dùng xa gần biết tiếng, các đại lý trong và ngoài tỉnh tự tìm về mua. Để tăng năng suất, nông dân Cát Thành đã nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm tìm ra quy trình thâm canh cây nếp cái hoa vàng trong vụ mùa với năng suất bình quân đạt 140-150 kg/sào, thậm chí có thể đạt 160kg/sào. Tuy giống nếp cái hoa vàng có thời gian sinh trưởng dài, nhưng cây lại có khả năng chống chịu với sâu, bệnh và điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Với giá bán từ 16-17 nghìn đồng/kg, giá thóc nếp cái hoa vàng Cát Thành gấp 2- 2,5 lần so với giá thóc tẻ thường, thời điểm giáp Tết Nguyên đán giá còn có thể cao hơn nữa. Vì thế nếp cái hoa vàng được nông dân Cát Thành cấy lúa hàng hóa, tập trung nhiều trong vụ mùa. (Ngọc Ánh, 2013). Ở Cát Thành đã hình thành các đại lý thu mua, xay xát gạo. Những năm gần đây, diện tích cấy Nếp cái hoa vàng ở Cát Thành đang dần được mở rộng qua mỗi vụ. Đến vụ mùa năm 2013, diện tích cấy Nếp cái hoa vàng đạt 250 ha, chiếm 50% tổng diện tích gieo cấy của thị trấn. Đặc biệt, trong vụ mùa này, HTXDVNN Trực Cát xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn nếp cái hoa vàng với diện tích 30 ha, tại 2 đội sản xuất Bắc Hồng và Sơn Ký với 100 hộ dân tham gia. Toàn bộ diện tích mạ được gieo và cấy cùng thời điểm ngày 8/7, đồng thời áp dụng các biện pháp thâm canh lúa cải tiến. Việc chăm
  35. 22 sóc, phòng trừ sâu bệnh đều được tiến hành đồng loạt. Khi phát hiện sâu bệnh, HTX thông báo trên hệthống truyền thanh lịch phòng trừ là người dân thực hiện phun trừ ngay và tập trung, bảo đảm đúng theo quy trình hướng dẫn nên hiệu quả phòng trừ cao. Do được gieo cấy một giống lúa, cùng thời điểm nên hiện nay lúa phát triển tốt và đều hơn so với những cánh đồng khác (Ngọc Ánh, 2013). 1.2.3. Tình hình phát triển sản xuất lúa J02 ở Việt Nam Vào thập niên 90, Viện lúa ĐBSCL đã hợp tác với Viện JIRCAS của Nhật Bản nghiên cứu khảo nghiệm các giống lúa Japonica do các nhà khoa học Nhật Bản mang sang. Tại phía Bắc, Viện Quy hoạch & Thiết kế Nông nghiệp hợp tác với Nhật Bản trồng thử Japonica ở Thái Bình và một số địa phương khác. Đồng thời doanh nghiệp của Nhật Bản cũng hợp tác với tỉnh An Giang trồng thử nghiệm các giống lúa hạt tròn Japonica. Tác giả Đỗ Năng Vịnh, 2014 cho biết, Viện Di truyền nông nghiệp sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương miền núi đẩy diện tích sản xuất lúa Japonica lên 10 - 20%, sản lượng chiếm 12 - 24%. Dự kiến sẽ đưa kỹ thuật gieo thẳng vào sản xuất và đưa vụ đông xuân lên sớm hơn nhờ đặc tính chịu lạnh, khai thác các giống có thời gian sinh trưởng ngắn hơn và phát triển sản xuất vụ mùa bảo đảm sản xuất được 2 vụ lúa có năng suất cao và hiệu quả kinh tế cao, chất lượng gạo cao hơn so với các giống Indica ở cùng khu vực. Khai thác thêm một vụ đông giữa 2 vụ lúa ở một số địa bàn. Gạo Japonica sản xuất ở miền núi, đặc biệt gạo hữu cơ, có thể phục vụ xuất khẩu. Đồng bào các dân tộc chắc chắn sẽ chào đón các giống Japonica vì bản thân họ vốn quen ăn gạo dẻo. Năm 2011, Công ty CP Giống – Vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam phối hợp với Viện Di truyền nông nghiệp đã tiến hành khảo nghiệm một số giống lúa chất lượng cao dòng Japonica, trong đó có giống lúa J02.
  36. 23 Quá trình khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất và sản xuất thử tại các vùng sinh thái khác nhau: Từ các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng đến các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, trên nhiều chân đất khác nhau, qua quá trình khảo nghiệm, giống lúa J02 đã thể hiện được nhiều ưu điểm như: khả năng chịu rét tốt, sinh trưởng phát triển khỏe, đẻ nhánh khá, bộ lá đứng, gọn khỏe, màu xanh đậm, chịu thâm canh, tiềm năng năng suất rất cao, trung bình 65 – 70 tạ/ha, có những nơi thâm canh tốt năng suất đạt 85 tạ/ha. Hạt gạo trong, cơm ngon, mùi thơm nhẹ, ít nhiễm sâu bệnh hại, không nhiễm bệnh đạo ôn, bạc lá. (Tác giả Đỗ Năng Vịnh, 2014) Với những đặc tính ưu việt như vậy, tháng 12/2013 giống lúa thuần Japonica J02 đã được Hội đồng khoa học Bộ NN &PTNT đã công nhận đặc cách giống lúa quốc gia. Năm 2016 được Cục Trồng trọt – Bộ NN&PTNT cấp bằng bảo hộ giống cây trồng cho Công ty CP giống – Vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam. Đến nay, giống lúa thuần J02 đã được Công ty CP Giống – Vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam mở rộng diện tích gieo cấy tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và một số tỉnh thuộc miền bắc, miền trung. Vụ xuân 2018-2019, diện tích gieo cấy giống lúa J02 đạt trên 45.000ha, Sản lượng ước đạt 3150 triệu tấn; cụ thể: Tại tỉnh Phú Thọ gieo cấy với diện tích khoảng 10.000ha, còn lại diện tích được gieo cấy ở 22 tỉnh thành như: Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Thái Nguyên, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc. Một số tỉnh miền Trung: Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Quảng Trị, Quảng Nam, Gia Lai; Miền nam: An Giang, Kiên Giangvới diện tích trên 35.000ha. (Tác giả Đỗ Năng Vịnh, 2014) Qua đó cho thấy J02 đã khẳng định là giống chủ lực cho sản xuất lúa ở nhiều địa phương và cũng là tiền đề cho người dân trong tỉnh cũng như cả
  37. 24 nước xây dựng thành công vùng lúa chất lượng cao theo hướng hàng hóa, góp phần làm nên những mùa vàng bội thu, tiến tới phát triển sản xuất theo hướng nông nghiệp bền vững. (Tác giả Đỗ Năng Vịnh, 2014) 1.2.4. Tình hình phát triển sản xuất lúa J02 ở Phú Thọ J02 là giống lúa Nhật Bản được đưa về trồng trên các vùng trung du miền núi của tỉnh Phú Thọ. Với năng suất, chất lượng vượt trội và khắc phục được hạn chế của các giống lúa cũ, J02 đã được nông dân khắp nơi lựa chọn. Vụ chiêm xuân năm 2018-2019 tại huyện miền núi như Yên Lập, Thanh Sơn, Tân Sơn, Hạ Hòa, Thanh Ba, Thanh Thủy đánh giá về năng suất đạt bình quân 65 - 68 tạ/ha, chất lượng gạo ngon và cơm gieo, thơm hơn các vùng đồng bằng trong tỉnh, về hiệu quả kinh tế lãi cao hơn so với các nhóm lúa khác từ 17-20 triệu đồng/ha. Tại huyện đồng bằng Lâm Thao, Việt Trì năng suất bình quân 68-70 tạ/ha nhưng chất lượng thấp hơn so với các huyện miền núi của tỉnh (Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Phú Thọ, 2019) Giống lúa J02 bén rễ trên đất Phú Thọ nói riêng và các tỉnh trên cả nước nói chung là cả một hành trình dài. Đó cũng là những ngày Công ty cổ phần Giống - Vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam thử nghiệm sản xuất rồi nhân ra diện rộng, đem giống đi trình diễn khắp các vùng sinh thái trải dài từ miền xuôi lên miền ngược. Qua 10 mùa vụ sản xuất, bà con nhận thấy, lúa J02 chịu rét, kháng sâu bệnh, năng suất bình quân đạt 65-70 tạ/ha. J02 hiện đãvà đang được ngành nông nghiệp Phú Thọ lựa chọn đưa vào cơ cấu giống lúachất lượng cao của tỉnh, được hỗ trợ thức đẩy người dân sản xuất tại Nghị quyết số 01/2015/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ về hỗ trợ các chương trình sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2015-2020 để chỉ đạo sản xuất, với mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng gắn với thị trường tiêu thụ. Tính đến nay diện tích lúa J02 trong toàn tỉnh là 10.000ha, sản lượng 700 triệu tấn. Đây cũng chính là diện tích sản xuất lúa chất lượng
  38. 25 cao đã góp phân tăng thu nhập cho người dân, góp phân đảm bảo an sinh xã hội, từ đó cũng đã trở thành giống gạo đặc sản của tỉnh Phú Thọ. Bên cạnh đó với sự hỗ trợ của Công ty cổ phần Giống - Vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam xây dựng vùng sản xuất giống đã giúp cho người dân có diện tích gieo cấy J02 tại các vùng được lựa chọn tăngthêm thu nhập từ việc liện kết sản xuất giống và sản xuất lúa thương phẩm theo chuỗi liên kết hàng hóa trên địa bàn Phú Thọ; Công ty cổ phần Giống - Vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam cũng là nời sản xuất vùng lúa giống cấp nguyên chủng và xác nhận, hiện nay đã và đang phục vụ nhu cầu going cho các tỉnh trung du và đồng bằng khu vưc phía Bắc của nước ta. 1.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ Từ kinh nghiệm phát triển sản xuất giống lúa chất lượng cao của một số địa phương trong và ngoài nước, ta rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển lúa chất lượng cao J02 tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ như sau: Bài học thứ nhất: về xây dựng, giữ gìn và phát triển thương hiệu lúa chất lượng cao J02 J02 là giống lúa đặc sản nhu cầu của thị trường lớn nên việc phát triển ra diện rộng là cả một bài toán cho vấn đề sản xuất và tiêu thụ. Thương hiệu cho một sản phẩm nông nghiệp là sản phẩm đó phải phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu và tập quán canh tác tại địa phương đó nên sẽ không có thương hiệu cho một sản phẩm mà trải rộng cả một vùng. Bài học thứ hai: Cần quan tâm chỉ đạo chặt chẽ các yếu tố kỹ thuật để đảm bảo và nâng cao năng suất, chất lượng gạo J02 Để sản xuất lúa J02 đạt hiệu quả kinh tế cao, Phòng Nông nghiêp và Phát triển nông thôn, các cơ quan liên quan cần tích cực tuyên truyền cho nông dân ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật đúng cách, hiệu quả vào sản xuất.
  39. 26 Bài học thứ ba: Tổ chức sản xuất, cánh đồng mẫu lớn là những cánh đồng có thể một hoặc nhiều chủ nhưng có cùng quy trình sản xuất, cung ứng đồng đều và ổn định về số lượng và chất lượng theo yêu cầu thị trường dưới một thương hiệu nhất định. Ở đây là xây dựng cánh đồng mẫu lớn với quy trình sản xuất sạch để phục vụ nhu cầu gạo J02 chất lượng cao cho các địa phương khác. Do nông dân quen với phương thức sản xuất hàng hóa nên việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn sẽ diễn ra xuôi chèo mát mái. Nhiều nông dân có cách làm sáng tạo khi trồng với diện tích lớn. Đó là rải các loại phân bón trên mặt ruộng để máy làm đất trộn đều, sau đó bừa nhuyễn trước khi cấy. Cánh đồng mẫu giúp nông dân quản lý tốt sâu bệnh, dịch hại trên đồng ruộng, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, lợi nhuận tăng so với sản xuất nhỏ lẻ. Để những nơi cánh đồng mẫu có hiệu quả cao cần có sự liên kết của doanh nghiệp, sự tham gia tích cực của người dân và vào cuộc quyết liệt của chính quyền. Cánh đồng mẫu sẽ giúp các xã thực hiện thuận lợi, thành công tiêu chí nâng cao thu nhập cho nông dân và chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp theo bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Để nâng cao hiệu quả sản xuất trên cánh đồng mẫu, phòng nông nghiệp rà soát cụ thể, lựa chọn cơ cấu giống phù hợp, hình thành tổ hợp tác, HTX để sản xuất tập trung J02, có doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đầu ra. Chính quyền các cấp cũng cần tiếp tục tuyên truyền vận động người dân dồn điền đổi thửa gắn với xây dựng cánh đồng mẫu. Đi đôi với đó là đầu tư hạ tầng, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào canh tác, thu hút doanh nghiệp tham gia bao tiêu nông sản, bảo đảm sản phẩm có đầu ra ổn định, tăng thu nhập cho nông dân.
  40. 27 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Thanh Sơn nằm ở phía nam tỉnh Phú Thọ và có vị trí địa lý như sau: phía Bắc giáp huyện Tam Nông, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ; phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình ; phía Tây giáp huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ; phía Đông giáp huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình. Huyện Thanh Sơn có đường quốc lộ 32A từ Hà Nội đi Sơn La, Yên Bái. Trên địa bàn huyện Thanh Sơn có 7 tuyến đường tỉnh, huyện như : 313, 313D, 316, 316C, 316D, 317 và 317B. Với vị trí địa lý nói trên đã tạo cho huyện Thanh Sơn có lợi thế đặc biệt trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. 2.1.1.2. Đất đai Tổng diện tích tự nhiên huyện Thanh Sơn là 62.110,40ha, trong đó có 56.625,02 ha đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp là 5.156,40 ha và 328,97 ha đất chưa sử dụng. Ngoài diện tích đất dốc tụ và phù sa thích hợp với cây hàng năm huyện Thanh Sơn còn có tới 80% diện tích là đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét có độ phì nhiêu tự nhiên khá và rất thích hợp đối với các loại cây lâu năm và cây lâm nghiệp, cây lúa nước theo hướng hàng hoá, là cơ sở để xây dựng nên những thương hiệu hàng hoá nổi tiếng của quê hương.
  41. 28 Bảng 2.1: Tình hình đất đai của huyện Thanh Sơn giai đoạn 2016 - 2018 ĐVT: ha So sánh (%) Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Tổng diện tích đất tự nhiên 62.110,40 62.110,40 62.110,40 100,00 100,00 I. Nhóm đất nông nghiệp 56.657,10 56.639,98 56.625.02 99,97 99,97 1. Đất sản xuất nông nghiệp 12.929,14 12.922,79 12.912.82 99,95 99,92 - Đất trồng cây hàng năm 6.403,66 6.400,36 6.389.02 99,95 99,82 - Đất trồng lúa 4.538,89 4.537,12 4.531.2 99,96 99,87 - Đất trồng cây hàng năm khác 1.864,77 1.863,24 1.857.82 99,92 99,71 - Đất trồng cây lâu năm 6.525,48 6522,43 6523.8 99,95 100,02 2. Đất lâm nghiệp 43.122,28 43.105,42 43.095.94 99,96 99,98 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 595,79 594,75 594.53 99,83 99,96 4. Đất nông nghiệp khác 9,89 17,02 21,73 189,53 127,67 II. Nhóm đất phi nông 5.124,25 5.141,37 5.156,40 100,33 100,29 1.nghiệp Đất ở 1.054,57 1.056,36 1.063,90 100,17 100,71 2. Đất chuyên dùng 2.463,02 2.478,43 2.484,96 100,63 100,26 3. Đất sông, ngòi, kênh, rạch, 1.101,27 1.101,20 1.101,16 99,99 100,00 4.su ốĐi ất có mặt nước chuyên 340,59 340,59 340,59 100,00 100,00 5dùng. Đất phi nông nghiệp khác - - - - - III. Nhóm đất chưa sử dụng 329,05 329,05 328,97 100.00 99.98 1. Đất bằng chưa sử dụng 141,40 141,40 141,32 100.00 99.94 2. Đất đồi núi chưa sử dụng 38,38 38,38 38,38 100.00 100.00 3. Núi đá không có rừng cây 149,27 149,27 149,27 100.00 100.00 (Nguồn: Phòng TN&MT huyện Thanh Sơn, 2019) 2.1.1.3. Thời tiết và khí hậu Địa hình huyện Thanh Sơn rất đa dạng tạo ra các tiểu vùng khí hậu khác nhau: Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa động lạnh, nhiệt độ trung bình
  42. 29 là 20- 21oC, lượng mưa trung bình năm dao động từ 1850 -1950mm/năm, độ ẩm không khí trung bình là 86,8%. Sự đa dạng về khí hậu của Thanh Sơn đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về tập đoàn cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt tại Thanh Sơn có cả cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Đây là cơ sở cho Thanh Sơn sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hoá đa dạng, phong phú, phát huy lợi thế của huyện. 2.1.1.4. Địa hình Huyện Thanh Sơn là đoạn cuối của dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều dãy núi nằm nhô trong hệ phức hợp vùng núi thấp có độ cao trung bình từ 500 đến 700m. Thanh Sơn là huyện miền núi với địa hình đặc trưng là núi, đồi có sườn dốc, bị phân cắt bới nhiều thung lũng hẹp và trung bình. 2.1.1.5. Tài nguyên nước Hệ thống sông Bứa và các suối chảy về sông Đà cùng với hàng trăm con suối nhỏ là nguyên tài nguyên nước dồi dào cho sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong huyện. 2.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản Huyện Thanh Sơn có một số loại khoáng sản như: pizít; quắc zít, cao lanh, fenpats, sắt, than Ngoài ra cón có nhiều mỏ đá tạo điều kiện cho công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Điều kiện kinh tế Giá trị gia tăng (giá năm 2010) ước đạt 1.873,9 tỷ đồng, đạt 105,9% kế hoạch, tăng 7,2% so với cùng kỳ; trong đó: công nghiệp xây dựng ước đạt: 375,4 tỷ đồng, tăng 12%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ước đạt 754,2 tỷ đồng, tăng 4,5%; dịch vụ thương mại ước đạt 744,3 tỷ đồng, tăng 7,6%.
  43. 30 Cơ cấu kinh tế (theo giá thực tế): nông, lâm nghiệp 39,7 %, dịch vụ 40,6%, công nghiệp, xây dựng 19,7 %. Giá trị tăng thêm bình quân đầu người ước đạt 24,5 triệu đồng/người/năm, bằng 106,5% so với kế hoạch. Giá trị sản phẩm bình quân trên 01 ha đất canh tác và nuôi trồng thủy sản (tính theo doanh thu hiện hành) ước đạt 100 triệu đồng, bằng 100,5% so với kế hoạch. Thu ngân sách trên địa bàn năm 2018 đạt: 118,550 tỷ đồng, bằng 138,8% dự toán tỉnh, huyện giao. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội: 864,004 tỷ đồng, trong đó: vốn đầu qua ngân sách nhà nước đã phân bổ: 234,004 tỷ đồng, vốn đầu tư qua tư nhân, dân cư ước đạt: 630 tỷ đồng. Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được cứng hóa ước đạt: 65,08%, đạt 100,1% so với kế hoạch. * Trồng trọt Chỉ đạo tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giai đoạn 2016- 2020 và 03 đề án nông nghiệp (Đề án: Chăn nuôi trâu, bò thịt chất lượng cao giai đoạn 2013-2020; Phát triển sản xuất lương thực giai đoạn 2014-2020; Phát triển kinh tế đồi rừng giai đoạn 2014-2020); đảm bảo cung cấp đủ giống, nước phục vụ sản xuất; đồng thời tăng cường đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện đúng khung lịch thời vụ tạo bước chuyển biến tích cực về sự đồng đều trong sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Tiếp tục triển khai mô hình trồng lúa chất lượng cao; các mô hình cải tạo vườn tạp (trồng cây bưởi Diễn, trồng cam, bưởi da xanh, ); nhân rộng trồng cỏ VA06 phục vụ chăn nuôi đại gia súc tại các xã trên địa bàn; phát
  44. 31 triển mô hình chăn nuôi, gắn tem truy suất nguồn gốc đối với gà thả vườn đồi tại xã Địch Quả, đồng thời mở rộng chăn nuôi gà tại các xã Thắng Sơn, Võ Miếu, Tinh Nhuệ; phát triển sản xuất gắn với chế biến chè xanh an toàn, chất lượng cao tại Võ Miếu, Sơn Hùng, Văn Miếu; mô hình trồng và quản lý nhãn hiệu chuối phấn vàng tại Tân Minh, Tân Lập. Phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt, thực hiện mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vỗ béo bò thịt tại xã Thượng Cửu và thị trấn Thanh Sơn. Chỉ đạo chuyển đổi cây bồ đề quả sang trồng keo, trồng mới và chuyển hoá cây gỗ lớn; tổ chức tốt việc trồng rừng và chăm sóc rừng trồng, tăng cường công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt: 12.055,5 ha/13.000 ha, đạt 92,7% kế hoạch và bằng 90,8% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 47.124,1 tấn, đạt 98,1 % kế hoạch và bằng 94,4% so với cùng kỳ. Diện tích gieo cấy lúa đạt: 6.399,7 ha/6.700 ha, đạt 95,5% kế hoạch, bằng 95,9% so với cùng kỳ (trong đó diện tích lúa chất lượng cao: 1.810 ha; lúa lai: 3.315,04 ha). Năng suất đạt 56,24 tạ/ha, đạt 100,2% kế hoạch và bằng với 100,16% cùng kỳ, sản lượng đạt 35.989,2 tấn, bằng 96,08% so với cùng kỳ. Diện tích ngô đạt: 2.339,3 ha/2.370 ha, đạt 98,7% kế hoạch, bằng 91,3% so với cùng kỳ; năng suất ước đạt 47,6 tạ/ha, đạt 98,9% kế hoạch; sản lượng ước đạt 11.134,96 tấn, bằng 89,5% so với cùng kỳ. Cây chè ước đạt 2.499 ha/2.490 ha, đạt 100,3% kế hoạch, bằng 100,1% so với cùng kỳ; năng suất đạt 153 tạ/ha, diện tích cho sản phẩm 2.300 ha, sản lượng chè búp tươi 35.190 tấn, bằng 134,33 % kế hoạch và bằng 135,36% so với cùng kỳ. Cây bưởi: UBND huyện đã tập trung chỉ đạo chăm sóc, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; tổng diện tích cây bưởi Diễn ước đạt 445 ha, đạt 100,9%
  45. 32 so với cùng kỳ, trong đó: diện tích cho sản phẩm đạt 135 ha/105 ha đạt 128,5% kế hoạch. Cây sơn: tổng diện tích cây sơn ước đạt 632,99 ha/633 ha đạt 98,5% kế hoạch, bằng 100% so với cùng kỳ, diện tích cho sản phẩm 528,11 ha, năng suất đạt 3,8 tạ/ha, sản lượng đạt 200,6 tấn, bằng 100% so với cùng kỳ. Cây chuối phấn vàng: tổng diện tích chuối trên 700 ha, trong đó diện tích chuối phấn vàng được giữ ổn định trên 387 ha, tập trung chủ yếu ở 02 xã Tân Minh, Tân Lập, năng suất đạt 30 tấn/ha/năm, sản lượng đạt trên 1.000 tấn. * Chăn nuôi - thuỷ sản Năm 2018, tổng đàn trâu đạt 12.416 con, đạt 99,5% kế hoạch và bằng 100,1% so với cùng kỳ năm 201733. Tổng đàn bò đạt 16.995 con, đạt 100% kế hoạch và bằng 100,07% so với cùng kỳ năm trước. Tổng đàn lợn đạt 74.604 con, đạt 94,4% kế hoạch, bằng 94,6% so với cùng kỳ năm 2017. Tổng đàn gia cầm đạt 1.579,97 nghìn con, đạt 110,1% kế hoạch và bằng 109,44% so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 13.168,15 tấn, đạt 117,57% kế hoạch và bằng 106,63% so với cùng kỳ. Năm 2018, diện tích nuôi trồng thủy sản 464,2 ha, bằng 100% so với cùng kỳ năm 2017, sản lượng khai thác ước đạt 1.070 tấn, bằng 99,47% so với cùng kỳ. * Lâm nghiệp Năm 2018, diện tích trồng rừng tập trung đạt 2.546,9 ha/2.533 ha, đạt 100,3% kế hoạch và bằng 96,3% so với cùng kỳ (trong đó trồng rừng gỗ lớn đạt 250/250 ha, đạt 100% so với kế hoạch và bằng 136,3% so với cùng kỳ; trồng rừng theo chương trình bảo vệ và phát triển rừng đạt 1.168 ha bằng 194,6% so với cùng kỳ).
  46. 33 Trồng cây phân tán đạt 126 nghìn cây/120 nghìn cây, đạt 105% kế hoạch và bằng 185,29% so với cùng kỳ; độ che phủ rừng duy trì đạt 50%. Khoán bảo vệ rừng: thực hiện 9.691 ha/9.720 ha, đạt 99,7% kế hoạch giao và bằng 125,8% so cùng kỳ (do rà soát lại diện tích giảm 29 ha); trong đó: Rừng phòng hộ: 8.491 ha, rừng tự nhiên sản xuất: 1.200 ha); Chăm sóc rừng đạt: 7.226,8 ha, đạt 111,1% kế hoạch. Diện tích rừng khai thác đạt: 2.568 ha, sản lượng gỗ khai thác đạt 187.464m3, tăng 44,5% so với cùng kỳ. 2.1.2.2. Điều kiện xã hội Năm 2018, dân số trên địa bàn huyện là hơn 136 vạn người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,1%, đạt 101,8% so với kế hoạch (giảm 0,03% so với năm 2017). Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,81%/năm. ỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 92,3%, bằng 100,3% kế hoạch. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và được truyền nghề đạt 53% bằng 100% so với kế hoạch; trong đó tỷ lệ đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt 24% bằng 100% so với kế hoạch. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 14,8% (giảm 0,4% so với năm 2017), đạt 101,4% kế hoạch. Tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt 93,21%, đạt 100% kế hoạch. Số trường học đạt chuẩn quốc gia mới năm 2018 là 4 trường (trong đó: mầm non: 02 trường; tiểu học: 01 trường; trung học cơ sở: 01 trường) và công nhận lại 07 trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó: mầm non: 01 trường; tiểu học: 04 trường; trung học cơ sở: 02 trường); đạt 100% kế hoạch nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia toàn huyện lên 59 trường. Toàn huyện có 03 xã đạt chuẩn tiêu chí NTM, gồm Lương Nha, Địch Quả: duy trì đạt chuẩn, xã Sơn Hùng đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới năm 2018 và 26 khu dân cư đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới.
  47. 34 Nguồn cung cấp điện cho huyện Thanh Sơn hiện nay là nguồn điện lưới quốc gia với hệ thống đường dây cao thế 110kV và 220kV thông qua đường hạ thế xuống 35kV-12kV-6kV/380V/220V; 95% các đường trung tâm huyện đó có đèn chiếu sáng ban đêm. Nguồn nước cấp cho Thanh Sơn là nước ngầm và nước hồ đáp ứng đủ nhu cầu của dân cư trong khu vực. Tại khu vực nông thôn của một số xã, hai hình thức cấp nước phổ biến là cung cấp nước theo hệ tập trung tự chảy và nguồn nước ngầm, chất lượng nước chưa đạt nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia. Thanh Sơn hiện có một nhà máy nước là nhà máy nước thị trấn Thanh Sơn với tổng công suất là 20.000m3/ngày đêm. Đảm bảo cung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt ở mức 150 - 200lít/người/ngày. Đến nay, 96% số hộ khu vực thị trấn được cấp nước sinh hoạt. 2.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 2.1.3.1. Những thuận lợi Huyện có quỹ đất dồi dào, có điều kiện tương đối thuận lợi cho việc buôn bán hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp, giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các xã trong huyện. Điều kiện tự nhiên khí hậu, tài nguyên đất đai thích hợp cho phát triển trồng rừng và trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Huyện có nguồn nhân lực dồi dào, có kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Tiềm năng phát triển rừng, tài nguyên đất, nước với sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và phục vụ dân sinh là rất lớn. Đất sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã được quản lý sử dụng hiệu quả.
  48. 35 2.1.3.2. Những khó khăn Địa hình một số xã còn khá phức tạp đất dốc luôn bị xói mòn, rửa trôi, canh tác khó khăn; Hệ thống đường giao thông chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, đặc biệt giao thông nội đồng; Hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất phần lớn chưa cứng hóa nên chưa chủ động được tưới tiêu trong nông nghiệp. Sự tác động bất lợi của thời tiết như: hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất làm vùi lấp và mất diện tích đất sản xuất; Nhiều loại dịch bệnh mới xuất hiện đã ảnh hưởng tới cây trồng, vật nuôi là một trong những khó khăn lớn trong sản xuất nông nghiệp. Lực lượng lao động dồi dào nhưng số lượng lao động chưa qua đào tạo còn nhiều; Số lao động có trình độ chuyên môn còn ít nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế dẫn đến năng suất cây trồng chưa được cao. Sức cạnh tranh trong nền kinh tế yếu, hàng hóa dịch vụ nông nghiệp phát triển với quy mô nhỏ, manh mún, chưa thu hút thị trường. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, sản xuất vẫn mang tính nhỏ lẻ, tự cung tự cấp là chính, sản xuất chưa mang tính hàng hóa, đời sống của đại đa số nhân dân nói chung còn gặp khó khăn. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Nội dung 1: Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02 trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Nội dung 2: Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02 theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong những năm tới. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu
  49. 36 Thanh Sơn là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, có 22 xã và 01 thị trấn, trong đó có 15 xã gieo cấy lúa J02 phân bố đều các vùng trên địa bàn. Để đại diện cho các vùng sinh thái của huyện tác giả lựa chọn 03 xã Sơn Hùng, Võ Miếu, Yên Lương là để thu thập số liệu. Đây là các xã có diện tích cấy lúa chất lượng cao J02 đại diện cho 3 vùng sinh thái (vùng đồi núi thấp, vùng đồi núi trung bình, khu vực thung lũng). 2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin 2.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Sưu tầm, thu thập thông tin số liệu qua các tài liệu đã được công bố qua sách báo, tập chí internet; số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; Những số liệu liên quan đến đề tài đã được công bố của các cơ quan thống kê các cấp, các phòng ban, báo cáo của UBND huyện Thanh Sơn từ 3 năm trở lại đây; kết quả nghiên cứu của các đề tài có cùng nội dung; 2.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): Sử dụng câu hỏi mở, thông qua phương pháp này trực tiếp tiếp cận các chủ hộ, các đối tượng có liên quan đến sản xuất lúa J02, để hiểu biết được thực trạng, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình sản xuất. Từ đó có cái nhìn khách quan để có thể đưa ra những giải pháp, những định hướng phát triển sản xuất trong tương lai. Phương pháp chuyên gia: Thu thập thông tin qua các cán bộ có kinh nghiệm tại địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng và những người dân có uy tín trong cộng đồng. Phương pháp này cho phép khai thác được những kiến thức bản địa của người dân địaphương. Phương pháp điều tra hộ: Chọn mẫu điều tra: Áp dụng mẫu thống kê; phương pháp chọn mẫu theo định mức thuộc phương pháp phi xác xuất; đây là cách giao chỉ tiêu
  50. 37 phải phỏng vấn bao nhiêu người trong thời gian quy định (Chi cục thống kê huyện Thanh Sơn). Mẫu được chọn để tiến hành điều tra là 90 hộ gia đình tại 03 xã theo 3 nhóm: (i) Nhóm kinh tế khá; (ii) Nhóm kinh tế trung bình; (iii) Nhóm hộ nghèo. Từ kết quả thu thập được có thể đưa ra đánh giá chung và khách quan hơn cho đề tài nghiên cứu. Chúng tôi cũng chọn phỏng vấn 20 cán bộ quản lý cấp huyện, xã về thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02. 2.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội vào việc mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để tính toán, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra. Phương pháp phân tổ thống kê: Mục tiêu của việc phân tổ trong nghiên cứu để thấy rõ sự đồng nhất trong cùng một nhóm ngành và sự khác biệt giữa các nhóm ngành trong sản xuất nông nghiệp ở các vùng khác nhau của huyện, tác giả đã phân tổ nhóm ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi, ngành lâm nghiệp. Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp dãy số thời gian và so sánh các chỉ tiêu tính toán giữa các ngành, giữa các vùng, giữa các nhóm sản phẩm theo từng ngành, từ đó có những giải pháp cụ thể. Phương pháp phân tích SWOT: Phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức: khuyến khích việc thu thập ý kiến, cân nhắc và đưa ra lựa chọn, được sử dụng trong các buổi thảo luận nhóm: - Liệt kê các mặt mạnh (S) - Liệt kê các mặt yếu (W) - Liệt kê các cơ hội (O) - Liệt kê các nguy cơ (T)
  51. 38 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về phát triển sản xuất - Diện tích, năng suất, sản lượng lúa J02 qua các năm - Quy trình kỹ thuật, chi phí đầu tư cho sản xuất lúa chất lượng cao J02 - Kết quả phát triển diện tích, sản lượng qua các năm của huyện 2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả kinh tế - Tổng giá trị sản xuất (GO-Gross output): Đánh giá toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định. GO = VA + IC - Chi phí trung gian (IC - Intermediate Cost): Là toàn bộ chi phí vật chất, trong sản xuất lúa J02 là tổng đầu vào nguyên vật liệu như giống, phân lân, đạm, kali, phân chuồng, thuốc BVTV không tính công lao động. - Chi phí cố định: là khâu hao tài sản máy móc như máy cày, máy bừa, máy thu hoạch, máy tuốt lúa, bình phun thuốc trừ sâu, - Giá trị gia tăng (VA: Value Added): Là giá trị sản phẩm dịch vụ tạo ra trong một năm sau khi đã trừ đi chi phí trung gian. - Giá trị sản xuất (GO)/Chi phí trung gian (IC): Cho biết hiệu quả của một đồng chi phí trung gian tạo được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. - Giá trị gia tăng (VA)/Tổng giá trị sản xuất (GO): Cho biết cứ một đồng giá trị sản xuất thì có bao nhiêu đồng là công lao động. - Thu nhập hỗn hợp (MI: Mix Inconce): Là phần thu nhập sau khi đã trừ các chi phí trực tiếp bỏ ra, chi phí về khấu hao TSCĐ, thuế, lao động thuê. Cách tính: MI = VA - (A+T+ LĐ thuê) Trong đó: A: Khấu hao tài sản cố định. T: Các khoản thuế phải nộp.
  52. 39 - Lợi nhuận (Pr): Là phần thu được sau khi trừ đi toàn bộ chi phí (TC), bao gồm chi phí vật chất, các dịch vụ cho sản xuất, công lao động và khấu hao tài sản cố định. Pr = GO - TC Trong đó: GO: Giá trị sản xuất TC: Tổng chi phí 2.4.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội - Giảm tỷ lệ hộ đói nghèo - Tăng việc làm cho người lao động - Chăm sóc sức khoẻ người dân - Văn hoá – giáo dục 2.4.4. Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường - Tỷ lệ che phủ đất: Đánh giá sự tăng giảm độ che phủ đất, những ảnh hưởng của cây lúa đối với việc tạo sinh khối trong sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái. - Sử dụng thuốc BVTV, phân bón khoa học và hợp lý để bảo vệ lý tính và hóa tính của đất, nguồn nước, không khí, an toàn thực phẩm, sức khỏe con người.
  53. 40 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02 theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ Huyện Thanh Sơn là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, có diện tích lúa tương đối lớn (6.600 ha năm 2019, trong đó vụ chiêm xuân 3.400 ha, vụ mùa 3.200 ha), 100% các xã, thị trấn trong huyện đều sản xuất lúa; là huyện nằm trong vùng có điều kiện nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng đất đai, nguồn nước, thời tiết khí hậu, phù hợp phát triển sản xuất nông nghiệp lúa nước nói chung, lúa J02 nói riêng. Ngoài diện tích đất dốc tụ và phù sa cổ thích hợp với cây hàng năm, huyện Thanh Sơn còn có tới 80% diện tích là đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét có độ phì nhiêu tự nhiên khá và rất thích hợp đối với các loại cây lâu năm và cây lâm nghiệp, cây lúa nước theo hướng hàng hoá, là cơ sở để xây dựng nên những thương hiệu hàng hoá nổi tiếng của quê hương. Sản xuất lúa ở huyện chủ yếu là sản xuất quy mô hộ, nhóm hộ, hợp tác xã tuy vậy, do đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, lien kết bao tiêu sản phẩm, đầu tư thâm canh lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao. 3.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa chất lượng cao J02 tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 3.1.1.1. Diện tích Trong những năm vừa qua, diện tích cấy lúa chất lượng cao J02 của huyện không ngừng tăng, cả về quy mô, năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm lúa, gọa kết quả được thể hiện qua bảng 3.1. Bảng 3.1. Diện tích lúa chất lượng cao J02 tại huyện Thanh Sơn giai đoạn 2016-2019
  54. 41 Đơn vị tính: ha So sánh % Tốc độ STT Đơn vị (xã) 2016 2017 2018 2019 PTBQ 17/16 18/17 19/18 (%) 1 TT Thanh Sơn 15 19 20 15 126,7 105,3 75,0 102,3 2 Sơn Hùng 20 25 40,5 70 125 162 172,8 153,3 3 Thạch Khoán 5 10 15 14,5 200 150 96,7 148,9 4 Giáp Lai 10 16 16 12 160 100 75,00 111,7 5 Thục Luyện 3 10,6 12 12,5 353,3 113,2 104,2 190,2 6 Địch Quả 8 12 20 25 150 166,7 125 147,2 7 Cự Thắng 12 17 22,3 16 141,7 131,2 71,7 114.9 8 Cự Đồng 7 10 10 9 142,9 100 90 111,0 9 Tất Thắng 10 15 15,2 14 150 101,3 92,1 114,5 10 Thắng Sơn 5 16,5 16 8 330 96,9 50 159,0 11 Hương Cần 9 14,5 18 18,5 161,1 124,1 102,7 129,3 12 Yên Lương 15 20,1 23 20 134 114,4 86,9 111,8 13 Yên Lãng 10 15,5 15 15 155 96,8 100 117,3 14 Văn Miếu 5 12,6 10,5 8,5 252 83,3 80,9 138,8 15 Võ Miếu 25 40 105 120 160 262,5 114,3 178,9 Cả huyện 159,0 253,8 358,5 378,0 159,6 141,3 105,4 135,4 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Thanh Sơn, 2019 Qua bảng 3.1 ta thấy, tốc độ tăng bình quân về diện tích lúa chất lượng cao J02 qua 4 năm là 35,4%. Trong đó, năm 2017 tăng so với năm 2016 là 59,6%, năm 2018 tăng so với năm 2017 là 41,3% và năm 2019 so với năm 2018 là 5,4%. Việc tăng diện tích lúa chất lượng cao J02 cho thấy giống lúa này được bà con nông dân trên địa bàn huyện chấp nhận và đưa vào sản xuất với mục đích tăng năng suất và chất lượng, tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập. Trong thời gian tới cùng với nhu cầu thị trường tiêu thụ, diện tích lúa
  55. 42 J02 sẽ tiếp tục tăng cả quy mô, diện tích và chất lượng thành hàng hóa theo hướng bền vững trên địa bàn huyện. 3.1.1.2. Năng suất và sản lượng Năng suất và sản lượng là những chỉ tiêu quan trọng trong sản xuất lúa, kết quả về năng suất, sản lượng lúa chất lượng cao J02 trên địa bàn huyện Thanh Sơn được thể hiện qua bảng 3.2. Bảng 3.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa chất lượng cao J02 trên địa bàn huyện Thanh Sơn giai đoạn 2016 - 2019 So sánh % Tốc độ Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 2019 PTBQ 17/16 18/17 19/18 (%) DT lúa J02 Ha 159,00 253,80 358,50 378,00 159,62 141,25 105,44 135,44 Năng suất BQ tạ/ha 61,04 63,32 65,34 67,61 103,74 103,19 103,48 103,47 Sản lượng tấn 970,54 1607,06 2342,44 2555,78 165,58 145,76 145,76 140,15 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Thanh Sơn (2019) Biểu đồ 3.1. Diện tích năng suất, sản lượng lúa J02 của huyện Thanh Sơn Qua bảng 3.2 và biểu đồ 01 cho thấy năng suất lúa của huyện qua 4 năm liên tục tăng. Năm 2017 năng suất lúa bình quân đạt 63.32 tạ/ha tăng 3,74 % so với năm 2016. Năm 2018 năng suất lúa bình quân đạt 65,34 tạ/ha
  56. 43 tăng 2,02 tạ/ha tức là tăng 3,19% so với năm 2017. Đến năm năm 2019 năng suất lúa bình quân đạt 67,61 tạ/ha tăng 2,27 tạ/ha tức là tăng 3,48% so với năm 2018. Như vậy, qua 4 năm tốc độ phát triển bình quân của năng suất lúa J02 vẫn tăng ở mức độ giao động từ 2,02-3,48%/năm. Sản lượng lúa liên tục có sự biến động theo từng năm, sản lượng giao động trong khoảng 970,54 đến 2555,78 tấn. Cụ thể năm 2017, sản lượng lúa đạt 1607,06 tấn. So với năm 2018, sản lượng lúa năm 2019 tăng 45,76%. Năng suất và sản lượng lúa chất lượng cáo J02 liên tục tăng trong những năm qua do nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật của người dân. Đây là một kết quả tốt trong quá trình sản xuất lúa chất lượng cao J02 của huyện nhằm nâng cao đời sống của người dân trồng lúa. 3.1.2. Các yếu tố nguồn lực phục vụ sản xuất lúa chất lượng cao J02 trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 3.1.2.1. Lao động Trong sản xuất, từ việc chọn giống, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch tất cả đều phụ thuộc vào nguồn nhân lực lao động. Vì vậy nguồn nhân lực ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất lúa của người dân. Bảng 3.3. Tình hình lao động sản xuất nông nghiệp tại huyện Thanh Sơn ĐVT: người So sánh % Tốc độ Năm Năm Năm Năm STT Chỉ tiêu PTBQ 2016 2017 2018 2019 17/16 18/17 19/18 (%) 1 Tổng LĐ 73.450 73.562 74.875 74.900 100,15 101,78 100,03 100,70 2 LĐ NN 58.760 58.850 60.180 65.912 100,15 102,26 109,52 104,00 3 LĐ SX lúa 49.212 49.287 50.166 50.183 100,15 101,78 100,03 100,70 Nguồn: Phòng LĐ&TBXH huyện Thanh Sơn, 2019
  57. 44 Đvt: Người Biểu đồ 3.2. Tình hình lao động trong sản xuất nông nghiệp tại Thanh Sơn Qua bảng 3.4 và biểu đồ 3.2 cho thấy lao động sản xuất trên địa bàn huyện Thanh Sơn dồi dào, ổn định. Lao động sản xuất lúa giao đông từ 60 - 70% tổng lao động toàn huyện. Năm 2017 lao động sản xuất nông nghiệp đạt 58.850 người, trong đó, lao động sản xuất lúa là 49.287 người, tăng 0.15 % so với năm 2016. Năm 2018, lao động sản xuất nông nghiệp đạt 60.180 người, trong đó, lao động sản xuất lúa 50.166 người tăng 2,26 % so với năm 2017. Đến năm năm 2019 lao động sản xuất nông nghiệp đạt 65.912 người, lao động sản xuất lúa là 50.183 người, tăng 9,52 % so với năm 2018. Như vậy, qua 4 năm tốc độ phát triển bình quân của lao động trong sản xuất lúa trên địa bàn huyện Thanh Sơn là 0,70 %/năm. 3.1.2.2. Đất sản xuất Đất đai là tư liệu sản xuất hết sức quan trọng đối với các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa chất lượng cao J02 nói riêng.
  58. 45 Bảng 3.4. Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Thanh Sơn Đơn vị: ha So sánh (%) Năm Năm Năm Loại đất 2016 2017 2018 2017/ 2018/ 2016 2017 1. Đất cấy lúa 6.600 6.600 6.600 100 100 Đất cấy lúa J02 159 253,8 358,5 159,6 141,3 2. Đất trồng chè 2.495 2.495 2.495 100,0 100,0 3. Đất trồng cây ăn quả 550 600 650 109.1 108.3 4. Đất lâm nghiệp 28.122,28 29.105,42 30.095,94 99,96 99,98 5. Đất nuôi trồng thuỷ sản 595,79 594,75 594.53 99,83 99,96 Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Thanh Sơn, 2018 Diện tích sử dụng đất trên địa bàn huyện tương đối lớn, đây là thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa nói chung, sản xuất lúa chất lượng cao J02 nói riêng. Tuy nhiên, đất nông nghiệp trên địa bàn huyện vẫn chưa được tận dụng tối đa, diện tích gieo cấy còn manh mún. Vì vậy, việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của huyện cần phải đẩy nhanh việc dồn điền đổi thửa để có diện tích đất tập trung, từ đó để tìm hướng phát triển cho các loại cây, con, đặc biệt là phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02 theo hướng phát triển bền vững. Trong thời gian tới, đất nông nghiệp có xu hướng giảm, đất chuyên dùng sẽ tăng lên do tốc độ đô thị hóa của huyện cùng như trung tâm các xã. Ngược lại xu hướng đất lâm nghiệp, cũng như đất nuôi thủy sản sẽ tăng do diện tích đất chưa sử dụng có khả năng sử dụng vào mục đích trồng mới còn rất phong phú.
  59. 46 3.1.2.3. Khoa học - công nghệ Hướng dẫn của Công ty cổ phần Giống - Vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam, quy trình sản xuất lúa chất lượng cao J02 tại huyện Thanh Sơn được ứng dụng các biện pháp khoa học và công nghệ từ khâu bảo quản giống, gieo trồng (quy trình áp dụng theo kỹ thuật ICM, IPM, sản xuất theo hướng VietGAP), sản phẩm lúa được bao tiêu khi thu hoạch và bảo quản lúa áp dụng 90% bằng máy móc trang thiết bị hiện đại, cụ thể như; ngâm ủ được áp dụng trong kho điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho từng loại giống, gieo bằng gian sạ máy, bón phân, phun thuốc bằng máy bay không người lái, thu hoạch bằng ra hạt bằng máy gặt liên hợp, sấy khô bằng hệ thống máy, đến đóng gói ra sản phẩm đến hệ thống các kệnh tiêu thụ sản phẩm. 3.1.3.4. Phương tiện sản xuất Phương tiện phục vụ sản xuất là một yếu tố rất quan trọng. Hơn nữa ở 3 xã nghiên cứu hiện nay phương tiên sản xuất từ cày bừa làm đất cấy đến thu hoạch đều sử dụng bằng máy. Bảng 3.5. Tỷ lệ diện tích cấy lúa được cơ giới hóa DIỆN TÍCH ĐƯỢC CƠ GIỚI HÓA (ha) Tổng diện Chăm sóc, STT tích gieo Gieo Làm đất PT sâu Thu hoạch trồng (ha) trồng bệnh A 1 2 3 4 5 I Tổng toàn huyện 9,298.0 6,933.1 5.2 3,538.8 4,333.0 II Chia theo xã, thị trấn 1 TT Thanh Sơn 236.3 224.5 5.2 70.9 150.0 2 Sơn Hùng 322.0 305.9 96.6 200.0 3 Giáp Lai 226.0 169.5 79.1 80.0 4 Thạch Khoán 466.0 363.5 139.8 150.0 5 Địch Quả 464.0 394.4 116.0 250.0 6 Thục Luyện 291.0 267.7 291.0 220.0
  60. 47 DIỆN TÍCH ĐƯỢC CƠ GIỚI HÓA (ha) Tổng diện Chăm sóc, STT tích gieo Gieo Làm đất PT sâu Thu hoạch trồng (ha) trồng bệnh A 1 2 3 4 5 7 Cự Thắng 583.7 496.1 554.5 350.0 8 Tất Thắng 477.0 429.3 119.3 285.0 9 Cự Đồng 509.0 381.8 127.3 355.0 10 Thắng Sơn 390.0 292.5 97.5 100.0 11 Hương Cần 601.0 480.8 150.3 160.0 12 Yên Lương 437.0 305.9 131.1 120.0 13 Yên Lãng 440.0 286.0 110.0 200.0 14 Yên Sơn 566.0 441.5 141.5 240.0 15 Lương Nha 233.0 221.4 58.3 125.0 16 Tinh Nhuệ 210.0 157.5 52.5 150.0 17 Tân Lập 417.0 271.1 104.3 125.0 18 Tân Minh 286.0 140.1 71.5 123.0 19 Võ Miếu 870.0 652.5 696.0 625.0 20 Văn Miếu 519.0 201.2 129.8 200.0 21 Khả Cửu 291.0 149.0 72.8 50.0 22 Đông Cửu 265.0 172.25 79.5 45.0 23 Thượng Cửu 198.0 128.7 49.5 30.0 (Nguồn. Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Thanh Sơn, 2019) Qua bảng 3.6 ta thấy, hiện nay cơ giới hóa đang được áp dụng rộng rãi trong sản xuất lúa tại huyện Thanh Sơn. Đối với khâu làm đất, hiện nay 100% số xã, thị trấn trên địa bàn đã áp dụng cơ giới hóa, diện tích lúa được áp dụng cơ giưới hóa khâu làm đất nhiều nhất là xã Võ Miếu với 652,2 ha. Đối với khâu gieo trồng, hiện nay cơ giưới hóa được áp dụng còn hạn chế, hiện toàn huyện chỉ có 5,2 ha được gieo trồng bằng máy tại thị trấn Thanh Sơn. Ngoài
  61. 48 ra, cơ giới hóa đã được áp dụng rộng rãi từ khâu chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đến khâu thu hoạch. 3.1.3. Tình hình thâm canh sản xuất lúa chất lượng cao J02 3.1.3.1. Giống và thời vụ: Giống lúa J02 có thời gian sinh trưởng dài từ 130-145 ngày, phù hợp nhiều loại đất nhưng tốt nhất là chân đất vàn. Thời vụ: vụ chiêm xuân gieo 30/12 năm trước đến ngày 05/1 năm sau tùy vào từng nơi và điều kiện khí hậu; vụ mùa gieo mạ 5 - 20/6 hàng năm 3.1.3.2. Các biện pháp kỹ thuật a. Kỹ thuật làm mạ cho vụ chiêm xuân. - Bước 1. Xử lý hạt giống: Trước khi ngâm cần phơi, hong lúa giống 2-3 giờ dưới nắng nhẹ; trước khi ngâm phải chà xát để mỏng vỏ. sau đó ngâm thóc giống vào nước ở nhiệt độ 540C (pha theo tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh) trong 5-10 phút. - Bước 2. Ngâm, ủ hạt giống. Thời gian ngâm và lượng nước ngâm: 72 tiếng, nên ngâm vào đầu buổi sáng. Lượng nước ngâm tối thiểu 4 lít nước sạch/1kg giống; thay nước 3 lần/ngày, theo giờ thời sự buổi sáng, trưa, tối. Khi hạt thóc hút no nước (hạt căng mẩy, trong và nhìn rõ phôi) đãi sạch để ráo nước rồi đưa đi ủ. Dụng cụ ủ: sử dụng túi vải, bao tải đay, tải xác rắn, túi vải màn, thúng, rơm đảm bảo thoát nước tốt. Cách ủ: Lúa giống sau khi đãi sạch, để ráo nước chia thành 2-3kg/túi rồi đem ủ; trong quá trình ủ nếu gặp thời tiết rét đậm rét hại, có thể ủ trong đống rơm hoặc xung quanh bếp . Được phủ kín bằng vật liệu có thể giữ nhiệt tốt. Xử lý trong quá trình ủ: Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ đống ủ, nếu thấy hạt giống khô ta nhấc túi ra khỏi đống ủ rồi tưới bổ sung thêm nước ấm rồi ủ tiếp, nếu nóng quá đảo đống ủ.
  62. 49 Tiêu chuẩn mộng mạ: Mầm dài bằng ½ hạt, rễ dài bằng 2/3 hạt thóc thì đem gieo. Riêng đối với làm mạ khay hay mạ cho máy cấy không động cơ, khi hạt nứt nanh, nhú mầm như gai dứa là gieo được. - Bước 3: Gieo mạ. Yêu cầu đất mạ: chủ động tưới tiêu, phải được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, chia luống rộng 1-1,2m theo chiều rút nước của ruộng, trang phẳng mặt luống không để đọng nước. Phân bón: 10kg phân chuồng hoai mục + 0,5 kg Supe lân cho 10m2 mạ. Gieo mạ: gieo mạ thưa, gieo mạnh tay để hạt giống chìm sâu trong bùn giúp giữ ấm chân mạ; nên gieo 1kg thóc giống 5-6m2 đất mạ. - Bước 4: che phủ nilon và chăm sóc mạ Sau khi gieo phải che phủ kín toàn bộ luống mạ bằng nilon trắng, yêu cầu vòm nilon cao từ 60-70 cm. Chăm sóc: giữ cho mạ luôn luôn đủ ẩm sau khi gieo. Khi gặp thời tiết rét đậm, mạ đạt 1,5 lá đưa nước láng mặt luống để giữ ấm chân mạ (đối với mạ gieo trên ruộng) hoặcphủ 1 lớp tro bếp trên bề mặt luống mạ (không dùng tro bếp có tinh dầu); những ngày thời tiết ấm buổi trưa mở nilon hai đầu luống để thoát khí độc, chiều tối che lại. Trước cấy 2-3 ngày mở dần nilon luyện cho mạ quen môi trường. - Bước 5: Tuổi mạ cấy: khi mạ được 2,5 – 3 lá. Không cấy khi nhiệt độ dưới 150C đối với vụ chiêm xuân. b. Kỹ thuật cấy Mật độ: Cấy 40 - 45 khóm/m2, cấy 2 dảnh/khóm, cấy nông tay Lượng phân bón cho 1 ha: bón phân sớm, bón nặng đầu nhẹ cuối - Phân chuồng: 250 - 300kg/sào - NPK (5:10:3): 18 - 20kg/sào - Phân Đạm urê: 8,5 - 9,5kg/sào
  63. 50 - Kaly Clorua: 5,5 - 6,5kg/sào - Nếu dùng phân NPK khép kín: 17 - 18 kg/sào - Vôi bột: 15 - 20kg/sào 3.2. Thực trạng sản xuất lúa J02 của nhóm hộ điều tra 3.2.1. Đặc điểm của hộ điều tra Đặc điểm của chủ hộ có ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất của hộ gia đình. Đặc điểm cơ bản chủ hộ sản xuất lúa chất lượng cao J02 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.6. Tình hình cơ bản của chủ hộ n = 90 Phân loại hộ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1. Giới tính - Nam 64 71,11 - Nữ 26 28,89 2. Dân tộc - Dao 1 1,11 - Kinh 16 17,78 - Mường 67 74,44 - Nùng 1 1,11 - Tày 5 5,56 3. Trình độ văn hóa - Cấp 1 6 6,67 - Cấp 2 66 73,33 - Cấp 3 18 20,00 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019) Qua số liệu điều tra 90 hộ gia đình trên địa bàn ba xã của huyện Thanh Sơn, ta có một số nhận xét sau: Thứ nhất, về giới tính của chủ hộ, ta thấy phần lớn chủ hộ của các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu là nam giới (64 người) chiếm 71,11%, chỉ có khoảng 28,89% chủ hộ của các hộ gia đình là nữ (26 người), đây cũng là
  64. 51 cơ cấu chung của các hộ gia đình trên cả nước nói chung, từ đó cho ta thấy vai trò của người nam giới trong gia đình và một khía cạnh khác là do xã hội nước ta vẫn còn sự tồn tại mạnh mẽ của tư tưởng phong kiến trọng nam. Người nam giới trong gia đình phần lớn là người quyết định mọi công việc trong gia đình. Thứ hai, về cơ cấu dân tộc, trong 90 hộ điều tra ta thấy cơ cấu dân tộc của các hộ gia đình chủ yếu là dân tộc Mường (74,44%), dân tộc Kinh chiếm (17,78%), lý do là tại địa phương dân tộc Mường là dân tộc bản địa, gắn bó với địa phương từ lâu. Thứ ba, là về trình độ văn hóa, các chủ hộ phần lớn là học hết cấp 2, có 66 hộ điều tra có trình độ văn hóa học hết cấp 2 (73,33 %), số chủ hộ học hết cấp 3 chỉ chiếm 20,0%. Trình độ văn hóa có ảnh hưởng đến quyết định sản xuất, chịu trách nhiệm sản xuất và lựa chọn hình thức sản xuất trong mỗi gia đình. Những chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn, nhận thức cao hơn, do vậy có khả năng tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới tốt hơn cũng như khả năng quản lý và tìm ra các phương án sản xuất tốt hơn và có hiệu quả hơn. Như vậy, trình độ văn hóa sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả sản xuất cà chua của mỗi hộ. Bảng 3.7. Tình hình lao động và nhân khẩu của hộ điều tra Địa điểm Bình Chỉ tiêu ĐVT Sơn Hùng Võ Miếu Yên Lương quân (n = 30) (n = 30) (n = 30) 1. Tuổi bình quân chủ hộ Năm 48,67 47,13 49,40 48,40 2. Bình quân nhân khẩu của hộ Người 4,20 4,20 5,07 4,62 3. Bình quân LĐ của hộ LĐ 2,63 2,67 3,03 2,78 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019)
  65. 52 Tổng hợp kết quả điều tra cho thấy, độ tuổi bình quân của chủ hộ ở 3 xã là 48,40 tuổi. Hầu hết ở độ tuổi này, các chủ hộ điều tra đã ổn định về cơ sở vật chất, có vốn sống và có một số kinh nghiệm nhất định. Các chủ hộ điều tra đã có sự am hiểu trong lĩnh vực gieo cấy lúa. Do vậy đây là một thuận lợi đáng kể, góp phần thúc đẩy việc kinh doanh và sản xuất lúa J02 trong mỗi hộ. Bình quân số nhân khẩu của hộ là 4,62 người/hộ. Trong đó bình quân lao động trên hộ là 2,78 người/hộ. Như vậy, ta thấy nguồn nhân lực trong sản xuất của hộ điều tra tương đối ổn định và bảo đảm cho phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02. 3.2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa chất lượng cao J02 của nhóm hộ điều tra Diện tích, năng suất, sản lượng lúa chất lượng cao J02 của nhóm hộ điều tra được thể hiện qua bảng 3.8 Bảng 3.8. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa chất lượng cao J02 của nhóm hộ điều tra Tổng diện Diện tích Phân loại hộ Năng suất Sản lượng STT tích canh tác lúa J02 điều tra J02 (tạ/ha) J02 (tạ) lúa (ha/hộ) (ha/hộ) 1 Khá 0,34 0,16 68.42 11,22 2 Trung bình 0,41 0,27 68.72 18,87 3 Nghèo 0,20 0,09 67.55 6,26 Trung bình 0,32 0,18 68,23 12,12 (Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2019)
  66. 53 Qua bảng 3.8 ta thấy, diện tích canh tác lúa trung bình của nhóm hộ là 0,32 ha/hộ; trong đó diện tích lúa J02 là 0,18 ha/hộ, năng suất bình quân 68,23 tạ/ha. Đối với nhóm hộ kinh tế khá: Diện tích gieo cấy lúa J02 là 0,16 ha/hộ, năng suất bình quân đạt 68,42 tạ/ha, sản lượng lúa J02 trung bình hộ là 11,22 tạ. Đối với nhóm hộ kinh tế trung bình: Diện tích gieo cấy lúa J02 là 0,27 ha/hộ, năng suất bình quân đạt 68,72 tạ/ha, sản lượng lúa J02 đạt 18,87 tạ/hộ. Hộ nghèo: Diện tích gieo cấy lúa J02 là 0,20 ha/hộ, năng suất đạt 67,55 tạ/ha, sản lượng lúa J02 trung bình đạt 6,26 tạ. Từ kết quả phân tích trên ta thấy được diện tích, năng suất, sản lượng của lúa J02 có sự khác nhau giữa các nhóm hộ. Nhóm hộ kinh tế trung bình có diện tích canh tác lúa J02 và năng suất cao nhất. Điều này được giải thích bởi những hộ kinh tế trung bình thì hoạt động sinh kế chính của họ là sản xuất nông nghiệp và họ có nguồn lực (đất đai, vốn). Đối với hộ kinh tế khá, bên canh sản xuất nông nghiệp họ thường tham gia các hoạt động phi nông nghiệp. Còn đối với hộ nghèo thì họ lại thiếu các nguồn lực sản xuất nên diện tích và năng suất lúa J02 thấp. 3.2.3. Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản lúa J02 của hộ điều tra Trong quá trình bảo quản, hạt thóc thường bị một số hiện tượng như: nấm mốc, lên men, nhiễm sâu mọt khi bị những hiện tượng trên chất lượng của thóc bị giảm, ảnh hưởng đến phẩm chất. Để khắc phục và giúp làm giảm tổn thất trong quá trình thu hoạch, bảo quản được thể hiện qua sơ đồ như sau:
  67. 54 Sơ đồ 3.3. Sơ đồ thu hoạch và bảo quản lúa của hộ điều tra Thăm đồng, đánh giá trước thu hoạch Thu hoạch Ra hạt Phơi lúa Bảo quản
  68. 55 3.2.3.1. Thu hoạch Lúa mới thu hoạch có độ ẩm cao từ 20 - 27%, để lúa không bị hư hỏng hoặc giảm phẩm chất, trong vòng 48 giờ sau khi thu hoạch, các hộ đã làm khô lúa để độ ẩm ở mức an toàn. Tuỳ theo nhu cầu làm khô lúa để xay xát ngay hoặc để tồn trữ lâu dài hoặc để làm giống mà các hộ làm khô ở các mức độ khác nhau. Khi thóc có độ ẩm 13 - 14% có thể bảo quản được từ 2 - 3 tháng, nếu muốn bảo quản dài hơn 3 tháng thì độ ẩm của thóc tốt nhất từ 12 - 12,5%. Độ ẩm thóc, công nghệ sấy cũng ảnh hưởng tới hiệu suất thu hồi gạo và tỷ lệ gạo gãy trong quá trình xay xát, độ ẩm thích hợp cho quá trình xay xát từ 13 - 14%. 3.2.3.2. Làm sạch, phân loại Sau khi đập, tuốt, các hộ sẽ loại bỏ tạp chất vô cơ (cát, sỏi, đá, kim loại ) cũng như các tạp chất hữu cơ (lá tươi, lá khô, rơm rạ, có khi là phân gia súc lẫn vào khi tuốt). Bà con cũng loại bỏ hạt xanh, hạt lép, hạt bị tróc vỏ, hạt vỡ trong quá trình vận chuyển, đập, tuốt cũng như hạt sâu, bệnh. Chỉ nên đưa vào bảo quản những hạt thóc hoàn toàn tốt và chất lượng đảm bảo, đã qua sơ chế. 3.2.3.3. Làm khô Lúa được phơi dưới ánh nắng mặt trời, nhiệt độ không khí lên tới gần 400C, nhiệt độ trên sân xi măng, sân gạch có thể đạt tới 60-700C. Bà con thường phơi lúa liên tục từ 8 - 9 giờ sáng cho đến 4 - 5 giờ chiều trong 2 - 3 ngày nắng tốt. Lúa được phơi thành luống mỗi luống cao khoảng 10 -15cm, rộng 40 - 50 cm và cứ nửa giờ cào đảo một lần theo các hướng khác nhau. 3.2.3.4. Bảo quản Thóc sau khi được phơi khô đến độ ẩm an toàn, loại bỏ tạp chất được các hộ bảo quản trong các dụng cụ như: vựa, hòm, thùng gỗ, hòm tôn tại
  69. 56 gia đình. được xây dựng theo đúng yêu cầu kỹ thuật kho tàng dành cho bảo quản thóc. 3.2.4. Chi phí sản xuất lúa J02 của nhóm hộ điều tra Bảng 3.9. Chi phí cho sản xuất lúa chất lượng cao của nhóm hộ điều tra tính trung bình cho 1 sào Đơn vị: 1000 đồng Xã Sơn Xã Võ Xã Yên Bình Chỉ tiêu Hùng Miếu Lương quân 1. Chi phí vật tư 528 553 468,5 516,5 Giống 55,5 55,5 55,5 55,5 Phân bón 427,5 437,5 345 403,3 Thuốc BVTV 45 60 68 57,7 2. Công lao động 1.275 1.312,5 1.320 1.302,5 3. Chi phí cố định 280 270 260 270 4. Tổng chi phí 2.083 2.135,5 2.048.5 2.089 Qua bảng 3.9 ta thấy, Tổng chi phí cho sản xuất lúa chất lượng cao của các nhóm hộ điều tra tính trung bình cho 01 sào bình quân là 2.089 nghìn đồng; trong đó chi phí cố định 270, công lao động 1.303 nghìn đồng, chi vật tư 517 nghìn đồng. Cụ thể trong 3 xã điều tra có tổng chi phí giao động từ 2.049 - 2.136 nghìn đồng; tổng chi phí và chi phí vật tư thấp nhất là xã Yên Lương nhưng lại có công lao động cao hơn 2 xã còn lại, nguyên nhân do chi công phòng trừ sâu, bệnh nhiều lần nên cao hơn. 3.2.5. Hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao J02 của nhóm hộ điều tra Hiệu quả luôn là mục tiêu quan trọng của bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó, nghề trồng lúa cũng vậy. Việc đánh giá đúng hiệu quả kinh tế sẽ là cơ sở để đề xuất được các giải pháp phù hợp kích thích sự phát triển của sản xuất lúa. Một điều dễ nhận thấy là hộ có quy mô lớn