Khóa luận Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

pdf 78 trang thiennha21 13/04/2022 6900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_thuc_trang_va_de_xuat_mot_so_giai_phap_qu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐẶNG VĂN THƯỜNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Khoa học môi trường Khoa: Môi trường Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên – 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐẶNG VĂN THƯỜNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Khoa học môi trường Lớp: K47 - KHMT Khoa: Môi trường Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thanh Hải Thái Nguyên – 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là nhằm thực hiện tốt phương châm “Học đi đôi với hành, gắn lý thuyết với thực tiễn” của các trường đại học trong cả nước nói chung và trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Đây là giai đoạn quan trọng giúp sinh viên củng cố lại kiến thức đã học trên ghế nhà trường, đồng thời nâng cao kỹ năng thực hành, vận dụng vào thực tế để giải quyết vấn đề cụ thể. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường, đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Môi trường đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô giáo TS. Nguyễn Thanh Hải đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, dìu dắt em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành tốt khóa luận này. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân, những người đã luôn động viên, tạo điều kiện góp ý và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận. Em xin chúc toàn thể các Thầy, Cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn 5 Bảng 2.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn 8 Bảng 2.3. Các thành phần chất thải rắn 8 Bảng 2.4. Khối lượng riêng các thành phần của chất thải rắn đô thị 10 Bảng 2.5. Thành phần các nguyên tố của chất thải rắn 11 Bảng 2.6. Tình hình quản lý chất thải của một số quốc gia 23 Bảng 2.7. Thu gom chất thải rắn đô thị trên toàn thế giới năm 2004 (triệu tấn) 23 Bảng 4.1. Biến động dân số và tình hình phát sinh, thu gom CTR 39 Bảng 4.2. Thành phần chất thải rắn phát sinh từ hộ gia đình (%) 41 Bảng 4.3. Thành phần chất thải rắn phát sinh từ chợ (%) 42 Bảng 4.4. Thành phần CTR tại các cơ quan, trường học (%) 43 Bảng 4.5. Tổng hợp thực trạng phát thải CTRSH huyện Chương Mỹ (%) 45 Bảng 4.6. Thành phần chất thải rắn công nghiệp huyện Chương Mỹ 47 Bảng 4.7. Tình hình sản xuất lúa, ngô tại huyện Chương Mỹ 48 Bảng 4.8. Số lượng gia súc, gia cầm qua các năm (Đơn vị tính: con) 49 Bảng 4.9.Khối lượng phụ phẩm nông nghiệp từ canh tác lúa, ngô (tấn) 50 Bảng 4.10. Số lượng phân phát sinh của đàn gia súc, gia cầm 50 Bảng 4.11: Số lượng công nhân phụ trách công tác vệ sinh của công ty Môi trường đô thị Xuân Mai 54
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Chương Mỹ 36 Hình 4.2. Nguồn phát sinh CTR trên địa bàn huyện Chương Mỹ 44 Hình 4.3: Sơ đồ thu gom và tổ chức quản lý chất thải rắn tại địa bàn 52 Hình 4.4: Sơ đồ thu gom và vận chuyển rác đô thị 53 Hình 4.5: Thu gom rác tại thị trấn Xuân Mai 54 Hình 4.6: Sơ đồ phân loại CTR tại nguồn 62
  6. iv DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ CC Cơ cấu CN – TTCN Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt CTRCN Chất thải rắn công nghiệp CTNNN Chất thải rắn nông nghiệp KCN Khu công nghiệp KT – XH Kinh tế - Xã hội TM Thương mại TDP Tổ dân phố TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam QCVL Quy chuẩn Việt Nam TT Thông tư NĐ Nghị định
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Tổng quan về chất thải rắn 4 2.1.1. Khái niệm về chất thải rắn 4 2.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn 4 2.1.3. Phân loại chất thải rắn 6 2.1.4. Thành phần chất thải rắn 7 2.1.5. Tính chất của chất thải rắn 9 2.1.6. Tốc độ phát sinh chất thải rắn 13 2.2. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường 15 2.2.1. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường nước 15 2.2.2. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường đất 16 2.2.3. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường không khí 16 2.2.4. Ảnh hưởng của CTR đến sức khỏe con người 17 2.2.5. Ảnh hưởng của CTR đến kinh tế - xã hội 18 2.3. Tình hình quản lý chất thải rắn hiện nay 19 2.3.1. Khái niệm quản lý chất thải rắn 19
  8. vi 2.3.2. Quản lý chất thải rắn có sự tham gia của cộng đồng 20 2.3.3. Tình hình quản lý CTR trên thế giới 23 2.3.4. Tình hình quản lý CTR ở Việt Nam 25 2.4. Các mô hình quản lý chất thải rắn hiện nay 28 2.4.1. Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt thông thường 28 2.4.2. Mô hình phân loại rác tại nguồn có sự tham gia 29 2.4.3. Mô hình quản lý CTR có sự tham gia của cộng đồng 29 2.4.4. Mô hình đổ đống hay bãi hở 30 2.4.5. Mô hình chôn lấp hợp vệ sinh 31 2.4.6. Mô hình chế biến phân bón hữu cơ 33 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 34 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 34 3.2. Nội dung nghiên cứu 34 3.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội 34 3.2.2. Thực trạng phát sinh CTR tại địa bàn huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội 34 3.2.3. Hiện trạng quản lý CTR trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội 34 3.2.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý CTR 34 3.3. Phương pháp nghiên cứu 34 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 34 3.3.2. Phương pháp xác định thành phần chất thải rắn sinh hoạt 35 3.3.3. Phương pháp liệt kê, tổng hợp, so sánh và xử lý số liệu 35 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội 36 4.1.1. Vị trí địa lý 36 4.1.2. Đặc điểm khí hậu 37 4.1.3. Đặc điểm thuỷ văn, nguồn nước 38
  9. vii 4.1.4. Tình hình phát triển kinh tế 38 4.1.5. Vấn đề dân số, môi trường và rác thải 39 4.2. Thực trạng phát sinh chất thải rắn tại địa bàn huyện chương mỹ 39 4.2.1. Chất thải rắn từ các hộ gia đình 40 4.2.2. CTR phát sinh từ chợ và siêu thị 42 4.2.3. Chất thải rắn sinh hoạt khác 43 4.2.4. Thực trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp 45 4.2.5. Hiện trạng CTR nông nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ 48 4.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Chương Mỹ 51 4.3.1. Hiện trạng công tác thu gom và vận chuyển CTR trên địa bàn huyện Chương Mỹ 51 4.3.2. Hiện trạng quản lý CTR công nghiệp 57 4.3.3. Hiện trạng quản lý CTR nông nghiệp 58 4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý chất thải rắn huyện Chương Mỹ 59 4.4.1. Đề xuất giải pháp quản lý 59 4.4.2. Thực hiện phân loại CTR tại nguồn 61 4.4.3. Nghiên cứu phát triển công nghệ - thay đổi thói quen tiêu dùng hằng ngày 63 4.4.4. Tuyên truyền – giáo dục ý thức cộng đồng 63 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65 5.1. Kết luận 65 5.2. Kiến nghị 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự gia tăng dân số mạnh mẽ và sự hình thành, phát triển vượt bậc của các ngành nghề sản xuất trong thời gian qua, một mặt thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, mặt khác đã làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng lượng chất thải rắn. Chất thải rắn tăng mạnh về số lượng, với thành phần ngày càng phức tạp đã và đang gây khó khăn cho công tác quản lý, xử lý. Trong thời gian qua, công tác quản lý, xử lý chất thải rắn ở nước ta chưa được áp dụng theo phương thức quản lý tổng hợp, chưa chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải dẫn đến khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp cao, không tiết kiệm quỹ đất, tại nhiều khu vực chất thải chôn lấp ở các bãi chôn lấp tạm, lộ thiên, hiện đã và đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, công tác triển khai các quy hoạch quản lý chất thải rắn tại các địa phương còn chậm; việc huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng khu xử lý, nhà máy xử lý chất thải rắn còn gặp nhiều khó khăn; đầu tư cho quản lý, xử lý chất thải rắn còn chưa tương xứng; nhiều công trình xử lý chất thải rắn đã được xây dựng và vận hành, nhưng cơ sở vật chất, năng lực và hiệu suất xử lý thải rắn chưa đạt yêu cầu. Chính vì vậy, hiệu quả đạt được trong công tác quản lý, xử lý chất thải có những hạn chế nhất định đồng thời việc xử lý chất thải rắn không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đã gây những tác động tổng hợp tới môi trường, sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế – xã hội. Huyện Chương Mỹ là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Nam Hà Nội, cách trung tâm thủ đô 20km. Là huyện có diện tích lớn thứ 3 của thành phố với dân số hơn 32,13 nghìn người. Chính sự tăng nhanh về dân số cũng như chất lượng đời sống nhân dân được nâng cao đã làm cho lượng chất thải rắn phát sinh ngày một nhiều trên địa bàn huyện.
  11. 2 Trong những năm gần đây đặc biệt là giai đoạn 2017 – 2018 phòng Tài nguyên Môi trường huyện Chương Mỹ phối hợp với công ty Môi trường đô thị Xuân Mai đã tiến hành nhiều biện pháp xử lý lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện để tránh tối đa những vấn đề về ô nhiễm môi trường do lượng chất thải này gây ra. Tuy nhiên, kết quả thực hiện mới chỉ dừng lại ở việc thu gom, vận chuyển mà chưa chú trọng đến các giải pháp nhằm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế cũng như xử lý triệt để lượng chất thải rắn phát sinh hàng ngày dẫn đến lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện ngày càng tăng, thành phần ngày càng phức tạp, khó xử lý, gây ra tình trạng quá tải tại các điểm tập trung rác và tại các bãi chôn lấp rác thải. Điều này là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay. Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thấy được tầm quan trọng của công tác đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên TS. Nguyễn Thanh Hải em thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá thực trạng công tác thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và xử lý chất thải rắn trên địa bàn góp phần vào việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của huyện trong thời gian tới. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Vận dụng và phát huy những kiến thức đã học tập vào nghiên cứu. - Nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác nghiên cứu sau này. - Nâng cao khả năng tự học tập, nghiên cứu và tìm tài liệu. - Bổ sung tư liệu cho học tập.
  12. 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc quản lý chất thải rắn, phát huy vai trò của cộng đồng dân cư và sự giúp sức của các tổ chức xã hội. Là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà quản lý môi trường, làm tài liệu giảng dạy và học tập cho ngành Môi trường. - Kết quả nghiên cứu là tài liệu thực tế để quản lý môi trường ở địa phương và áp dụng thực các mô hình quản lý rác thải sinh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về chất thải rắn 2.1.1. Khái niệm về chất thải rắn Theo Luật Bảo vệ môi trường thì chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.(Chương 1, Điều 3 Luật BVMT 2014) Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu. - Chất thải rắn là các chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. - Chất thải thông thường là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại. - Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh ra trong hoạt động thường ngày của con người. - Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn sinh ra trong hoạt động kinh doanh, sản xuất, dịch vụ. 2.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của chất thải rắn là cơ sở quan trọng để thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình quản lý chất thải rắn. Chất thải rắn đô thị được xem như là chất thải cộng đồng ngoại trừ các chất thải trong quá trình chế biến tại các khu công nghiệp và chất thải công nghiệp. Các loại chất thải sinh ra từ các nguồn này được trình bày ở bảng 2.1 và hình 2.1.
  14. 5 Bảng 2.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn Các hoạt động và vị trí phát Nguồn Loại chất thải rắn sinh chất thải Chất thải thực phẩm, giấy, bìa cứng, Những nơi ở riêng của một nhựa dẻo, hàng dệt, đồ da, chất thải hay nhiều gia đình. Những Nhà ở vườn, đồ gỗ, kim loại, rác đường phố, căn hộ thấp, vừa và cao chất thải đặc biệt (thiết bị điện, lốp xe, tầng dầu ), chất thải nguy hại. Trung Cửa hàng, nhà hàng, chợ và Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, gỗ, chất thải tâm văn phòng, khách sạn, dịch thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất thương vụ, cửa hiệu in thải đặc biệt, chất thải nguy hại, mại Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, gỗ, chất thải Cơ quan Trường học, bệnh viện, nhà thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất nhà nước tù, trung tâm Chính phủ thải nguy hại, Nơi xây dựng mới, sửa Xây đường, san bằng các công Gỗ, thép, bê tông, đất, dựng trình xây dựng, vỉa hè hư hại. Quét dọn đường phố, làm Chất thải đặc biệt, rác đường phố, vật Dịch vụ phong cảnh, công viên và bãi xén ra từ cây, chất thải từ các công đô thị tắm, những khu vực tiêu khiển viên, bãi tắm và các khu vực tiêu khác. khiển khác. Trạm xử Quá trình xử lý nước, nước Khối lượng lớn bùn dư. lý, thiêu thải và chất thải công nghiệp. đốt Nguồn: (George et all,1993)
  15. 6 Nhà dân, khu Cơ quan trường Nơi vui chơi, giải dân cư. học trí Chợ, bến xe, Chất thải rắn nhà ga Nông nghiệp, hoạt Khu công nghiệp, Giao thông, xây động xử lý rác thải nhà máy, xí nghiệp dựng. Hình 2.1. Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải rắn (Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và cs,2008) 2.1.3. Phân loại chất thải rắn - Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ, - Theo thành phần hóa học và vật lý: người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo, - Theo bản chất nguồn tạo thành: chất thải rắn được chia thành các loại sau: Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải xây dựng, chất thải nông nghiệp, trong đó: Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v (Vũ Thị Hồng, 2004). Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau:
  16. 7 Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau quả, loại này mang bản chất dễ bị phân huỷ sinh học, quá trình phân huỷ tạo ra mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các nhà bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, ký túc xá, chợ (Nguyễn Văn Phước, 2008). Các hoạt động kinh tế-xã hội của con người Các quá trình Hoạt động sống và tái Các hoạt Các hoạt động giao phi sản xuất sản sinh con người động quản lý tiếp và đối ngoại CHẤT THẢI SINH HOẠT Hình 2.2. Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt (Nguồn: Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mỹ Diệu, 2004) 2.1.4. Thành phần chất thải rắn Theo nguồn phát sinh có thể phân biệt các thành phần sau: Rác thải tại nhà ở và trung tâm thương mại; rác thải ở các cơ quan nhà nước; rác thải đô thị; rác thải công viên và các khu vực giải trí; rác thải khu vực đánh bắt; rác thải từ nhà máy xử lý .
  17. 8 Bảng 2.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn % Khối lượng Nguồn phát sinh Dao động Trung bình Nhà ở và trung tâm hương mại 50 -70 62 Chất thải đặc biệt (dầu, lốp xe, thiết bị điện, bình điện) 3 -12 5 Chất thải nguy hại 0,1 – 1,0 0,1 Cơ quan nhà nước 3 - 5 3,4 Xây dựng và phá dỡ 8 - 20 14 Các dịch vụ đô thị Làm sạch đường phố 2 -5 3,8 Cây xanh và phong cảnh 2 - 5 3,0 Công viên và các khu vực giải trí 1,5 - 3 2,0 Khu vực đánh bắt 0,5 – 1,2 0,7 Bùn đặc từ nhà máy xử lý 3 - 8 6,0 Tổng cộng 100 (Nguồn: George et al, 1993) Bảng 2.3. Các thành phần chất thải rắn % Trọng lượng Thành phần Khoảng giá trị Trung bình Chất thải thực phẩm 6 – 25 15 Giấy 25 – 45 40 Bìa cứng 3 – 15 4 Chất dẻo 2 – 8 3 Vải vụn 0 – 4 2 Cao su 0 – 2 0,5 Da vụn 0 – 2 0,5 Rác làm vườn 0 – 20 12 Gỗ 1 – 4 2 Thủy tinh 4 – 16 8 Can hộp 2 – 8 6 Kim loại không thép 0 – 1 1 Kim loại thép 1 – 4 2 Bụi, tro, gạch 0 – 10 4 Tổng cộng 100 (Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, 2011)
  18. 9 2.1.5. Tính chất của chất thải rắn 2.1.5.1. Tính chất lý học của chất thải rắn Việc lựa chọn và vận hành thiết bị, phân tích và thiết kế hệ thống xử lý, đánh giá khả năng thu hồi năng lượng phụ thuộc rất nhiều vào tính chất vật lý của chất thải rắn. Những tính chất vật lý quan trọng của chất thải rắn đô thị bao gồm: khối lượng riêng, độ ẩm, kích thước phân loại và độ xốp. Trong đó, khối lượng riêng và độ ẩm là hai tính chất được quan tâm nhất trong công tác quản lý chất thải rắn đô thị ở Việt Nam. Khối lượng riêng Khối lượng riêng (hay mật độ) của rác thải thay đổi theo thành phần, độ ẩm, độ nén của chất thải. Trong công tác quản lý chất thải rắn, khối lượng riêng là thông số quan trọng phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Qua đó có thể phân bổ và tính được nhu cầu trang thiết bị phục vụ công tác thu gom vận chuyển, khối lượng rác thu gom và thiết kế quy mô bãi chôn lấp chất thải. Khối lượng riêng được xác định bởi khối lượng của vật liệu trên một đơn vị thể tích (kg/m3). Dữ liệu về khối lượng riêng cần thiết để định mức tổng khối lượng và thể tích chất thải cần phải quản lý. Khối lượng riêng của các hợp phần trong chất thải rắn đô thị được trình bày ở bảng 2.4. Khối lượng riêng của chất thải rắn thay đổi một cách rõ ràng theo vị trí địa lý, mùa trong năm và thời gian lưu trữ, do đó cách tốt nhất là sử dụng các giá trị trung bình đã được lựa chọn. Khối lượng riêng của chất thải sinh hoạt thay đổi từ 120 đến 590 kg/m3. Đối với xe vận chuyển, rác có thể ép lên đến 830 kg/m3. Khối lượng riêng của rác được xác định bằng phương pháp cân trọng lượng để xác định tỷ lệ giữa trọng lượng của mẫu với thể tích của nó, có đơn vị là kg/m3 (Định Quốc Cường, 2005). Độ ẩm
  19. 10 Bảng 2.4. Khối lượng riêng các thành phần của chất thải rắn đô thị Khối lượng riêng (lb/yd3)* Loại chất thải Dao động Trung bình Thực phẩm 220 – 810 490 Giấy 70 – 220 150 Carton 70 – 135 85 Plastic 70 – 220 110 Vải 70 – 170 110 Cao su 170 – 340 220 Da 170 – 440 270 Rác làm vườn 100 – 380 170 Gỗ 220 – 540 400 Thủy tinh 270 – 810 330 Can thiết (đồ hộp) 85 – 270 150 Nhôm 110 – 405 270 Kim loại khác 220 – 1940 540 Bụi, tro 540 – 1685 810 Tro 1095 – 1400 1255 Rác rưởi 150 – 305 220 (Nguồn: GECF, 1999); Chú thích: *1 lb/yd3 = 593 kg/m3 Độ ẩm của chất thải rắn là thông số có liên quan đến giá trị nhiệt lượng của chất thải, được xem xét nhất lựa chọn phương án xử lý, thiết kế bãi chôn lấp và lò đốt. Độ ẩm rác thay đổi theo thành phần và theo mùa trong năm. Rác thải thực phẩm có độ ẩm từ 50 – 80%, rác thải là thủy tinh và kim loại có độ ẩm thấp nhất. Độ ẩm trong rác cao tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật kỵ khí phân hủy gây thối rữa. Độ ẩm của chất thải rắn thường được biểu diễn bằng hai cách: - Phương pháp trọng lượng khô: độ ẩm của mẫu được biểu diễn bằng % của trọng lượng khô vật liệu. - Xác định nhanh bằng thiết bị đo độ ẩm: phương pháp này ít chính xác hơn.
  20. 11 2.1.5.2. Tính chất hóa học của chất thải rắn Thành phần các nguyên tố của CTR: Bảng 2.5. Thành phần các nguyên tố của chất thải rắn Thành Phần trăm khối lượng khô (%) phần Carbon Hydro Oxy Nitơ Lưu huỳnh Tro Chất hữu cơ Chất thải 48,0 6,4 37,6 2,6 0,4 5,0 thực phẩm Giấy 43,5 6,0 44,0 0,3 0,2 6,0 Carton 44,0 5,9 44,6 0,3 0,2 5,0 Nhựa 60,0 7,2 22,8 - - 10,0 Vải 55,5 6,6 31,2 4,6 0,15 2,5 Cao su 78,0 10,0 - 2,0 - 10,0 Da 60,0 8,0 11,6 10,0 0,4 10,0 Rác vườn 47,8 6,0 38,0 3,4 0,3 4,5 Gỗ 49,5 6,0 42,7 0,2 0,1 1,5 Chất vô cơ Thủy tinh(1) 0,5 0,1 0,4 <0,1 - 98,9 Kim loại(1) 4,5 0,6 4,3 <0,1 - 90,5 Bụi, tro 26,3 3,0 2,0 0,5 0,2 68,0 (Nguồn: Kreith and Frank, 2000) Các nguyên tố cơ bản trong CTR đô thị cần phân tích bao gồm C (cacbon), H (hydro), O (oxy), N (nitơ), S (lưu huỳnh) và tro. Các nguyên tố thuộc nhóm halogen cũng được xác định do các dẫn xuất của clo thường tồn tại trong thành phần khí thải khí đốt rác. Kết quả xác định các nguyên tố cơ bản này được sử dụng để xác định công thức hóa học của thành phần chất hữu cơ có trong CTR đô thị cũng như xác định tỷ lệ C/N thích hợp cho quá trình làm phân Compost. Số liệu về các nguyên tố cơ bản của từng thành phần chất thải cháy được có trong CTR của khu dân cư theo nghiên cứu.
  21. 12 Các chỉ tiêu quan trọng nhất của chất thải rắn đô thị bao gồm chất hữu cơ, chất tro, hàm lượng cacbon cố định, nhiệt trị. Chất tro Chất tro là phần còn lại sau khi nung ở 950oC, tức là các chất trơ dư hay chất vô cơ: Chất vô cơ (%) = 100 – Chất hữu cơ (%) Hàm lượng cacbon cố định: Hàm lượng cacbon còn lại sau khi đã loại các chất vô cơ khác không phải là cacbon không tro khi nung ở 950oC, hàm lượng này thường chiếm khoảng 5 -12%, giá trị trung bình là 7%. Các chất vô cơ khác trong tro bao gồm thủy tinh, kim loại, Đối với chất thải rắn đô thị, các chất vô cơ này chiếm khoảng 15 – 30%, giá trị trung bình là 20%. Nhiệt trị: Nhiệt trị là giá trị nhiệt tạo thành khi đốt chất thải rắn. Giá trị nhiệt được xác định theo công thức Dulong: Btu = 145C + 610 [(w – d)/w] x 100 (H2 + 610 (H2 – 1/80 O2) 2.1.5.3. Tính chất sinh học của chất thải rắn Đặc tính sinh học quan trọng nhất của thành phần chất hữu cơ có trong CTR đô thị là hầu hết các thành phần này đều có khả năng chuyển hóa sinh học tạo thành khí, chất rắn 2 – 37 hữu cơ trơ và các chất vô cơ. Mùi và ruồi nhặng sinh ra trong quá trình thối rữa chất hữu cơ (rác thực phẩm). Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần chất hữu cơ. Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS), xác định bằng cách nung ở nhiệt độ 550oC, thường được sử dụng để đánh giá khả năng phân huỷ sinh học của chất hữu cơ trong CTR đô thị. Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ tiêu VS để biểu diễn khả năng phân hủy sinh học của phần chất hữu cơ có trong CTR đô thị không chính xác vì một số thành phần chất hữu cơ rất dễ bay hơi nhưng rất khó bị phân hủy sinh học (ví dụ giấy in báo và nhiều loại cây kiểng). Cũng có thể sử dụng hàm lượng lignin có trong chất thải để xác định tỷ lệ chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học theo phương trình sau (George et al, 1993): BF = 0,83 – 0,028 LC
  22. 13 Trong đó: - BF: phần có khả năng phân hủy sinh học biểu diễn dưới dạng VS; - 0,83: hằng số thực nghiệm; - 0,028: hằng số thực nghiệm; - LC: hàm lượng lignin có trong VS tính theo % khối lượng khô. Sự hình thành mùi: Mùi sinh ra khi tồn trữ CTR trong thời gian dài giữa các khâu thu gom, trung chuyển và đổ ra BCL, nhất là ở những vùng khí hậu nóng, do khả năng phân hủy kỵ khí nhanh các chất hữu cơ dễ bị phân hủy có trong CTR đô thị. Các quá trình chuyển hóa sinh học: Các quá trình chuyển hóa sinh học phần chất hữu cơ có trong CTR đô thị có thể áp dụng để giảm thể tích và khối lượng chất thải, sản xuất phân compost dùng bổ sung chất dinh dưỡng cho đất và sản xuất khí methane. Những vi sinh vật chủ yếu tham gia quá trình chuyển hóa sinh học các chất thải hữu cơ bao gồm vi khuẩn, nấm, men và antinomycetes. Các quá trình này có thể được thực hiện trong điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí, tùy theo lượng oxy sẵn có. Những điểm khác biệt cơ bản giữa các phản ứng chuyển hóa hiếu khí và kỵ khí là bản chất của các sản phẩm tạo thành và lượng oxy thực sự cần phải cung cấp để thực hiện quá trình chuyển hóa hiếu khí. Những quá trình sinh học ứng dụng để chuyển hóa chất hữu cơ có trong CTR đô thị bao gồm quá trình làm phân compost hiếu khí, quá trình phân hủy kỵ khí và quá trình phân hủy kỵ khí ở nồng độ chất rắn cao (Nguyễn Xuân Thành, 2003). 2.1.6. Tốc độ phát sinh chất thải rắn Việc tính toán tốc độ phát sinh rác thải là một trong những yếu tố quan trọng trong việc quản lý rác thải bởi vì từ đó người ta có thể xác định được lượng rác phát sinh trong tương lai ở một khu vực cụ thể có kế hoạch quản lý từ khâu thu gom, vận chuyển tới quản lý. Phương pháp xác định tốc độ phát thải rác cũng gần giống phương pháp xác định tổng lượng rác. Người ta sử dụng một số phân tích sau để định lượng rác thải ở
  23. 14 một khu vực. - Đo khối lượng - Phân tích thống kê - Dựa trên các đơn vị thu gom rác (thí dụ thùng chứa) - Phương pháp xác định tỷ lệ rác thải - Tính cân bằng vật chất Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh chất thải rắn - Sự phát triển và nếp sống Các nghiên cứu cho thấy sự phát sinh chất thải liên hệ trực tiếp với phát triển kinh tế của một cộng đồng. Lượng chất thải sinh hoạt đã được ghi nhận là có giảm đi khi có sự suy giảm về kinh tế. Phần trăm vật liệu đóng gói (đặc biệt là túi nylon) đã tăng lên trong ba thập kỷ và tương ứng là tỷ trọng khối lượng (khi thu gom) của chất thải cũng giảm đi. - Mật độ dân số Các nghiên cứu xác minh rằng khi mật độ dân số tăng lên sẽ phải thải bỏ nhiều rác thải hơn. Nhưng không phải rằng dân số ở cộng đồng có mật độ cao hơn sẽ sản sinh ra nhiều rác thải hơn mà dân số cộng đồng có mật độ thấp có các phương pháp xử lý rác khác chẳng hạn như làm phân compost trong vườn hay đốt rác sau vườn. - Sự thay đổi theo mùa Trong những dịp lễ giáng sinh, tết âm lịch (tiêu thụ đỉnh điểm) và cuối năm tài chính (tiêu thụ thấp) thì sự thay đổi về lượng rác thải đã được ghi nhận. - Nhà ở Các yếu tố có thể áp dụng đối với mật độ dân số cũng có thể áp dụng đối với các loại nhà ở. Điều này đúng bởi vì có sự liên hệ trực tiếp giữa loại nhà ở và mật độ dân số. Các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến sự phát thải trong những ngôi nhà mật độ cao như rác thải vườn. Cũng không khó để giải thích vì sao các hộ gia đình ở nông thôn sản sinh ít chất thải hơn các hộ gia đình ở thành phố.
  24. 15 - Tần số và phương thức thu gom Vì các vấn đề này nảy sinh đối với rác thải trong và quanh nhà, các gia đình sẽ tìm cách khác để thải rác. Người ta phát hiện ra rằng nếu tần số thu gom rác thải giảm đi, với sự thay đổi giữa các thùng 90 lít sang thùng di động 240 lít, lượng rác thải tăng lên, đặc biệt là rác thải vườn. Do đó, vấn đề quan trọng trong việc xác định lượng rác phát sinh không chỉ từ lượng rác được thu gom, mà còn xác định lượng rác được vận chuyển thẳng ra bãi chôn lấp, vì rác thải vườn đã được xe vận chuyển đến nơi chôn lấp (Nguyễn Thị Mỹ Linh và cs, 2009). Ngoài ra, còn có các yếu tố khác như: dư luận, ý thức cộng đồng 2.2. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường 2.2.1. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường nước CTR không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích tiếp xúc của nước với không khí dẫn tới giảm DO trong nước. Chất thải rắn hữu cơ phân hủy trong nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị suy thoái. CTR phân huỷ và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen, có mùi khó chịu. Sự xuất hiện của các bãi rác lộ thiên tự phát cũng là một nguồn gây ô nhiễm nguồn nước đáng kể. Tại các bãi chôn lấp CTR, nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao (chất hữu cơ: các thức ăn thừa, bao bì, hóa mỹ phẩm). Nếu không được thu gom xử lý sẽ thâm nhập vào nguồn nước dưới đất gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Rác thải khi chưa được phân loại tại nguồn thì khối lượng rác là chất hữu cơ chiếm đa số như hiện nay chúng phân hủy nhanh trong nước. Phần nổi trên mặt nước sẽ có quá trình khoáng hóa tạo sản phẩm trung gian sau đó sản phẩm cuối cùng là chất khoáng và nước. Phần chìm trong nước sẽ phân hủy yếm khí có thể lên men tạo ra chất trung gian và sau đó sản phẩm cuối cùng là CH4, H2S, H2O, CO2. Các chất trung gian này đều gây ra mùi hôi và rất độc. Bên cạnh đó các loại vi trùng, siêu vì trùng làm tác nhân gây bệnh đồng hành với việc làm ô nhiễm nguồn
  25. 16 nước. Sự ô nhiễm này trước hết làm hủy hoại hệ sinh thái nước ngọt sau đó gây bệnh cho con người.(Trần Quang Ninh, 2010) 2.2.2. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường đất Thành phần chủ yếu trong rác thải là chất hữu dễ bị phân hủy trong môi trường đất ở điều kiện yếm khí tạo ra H2O, CO2, CH4, gây độc cho môi trường. Với một khối lượng ít thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ làm cho rác thải không gây ô nhiễm, nhưng với khối lượng rác thải ngày càng lớn hiện nay, nếu chúng ta không có biện pháp quản lý, xử lý thích hợp thì môi trường sẽ chở nên quá tải, do đó mất đi khả năng tự làm sạch của mình và bị rác thải làm ô nhiễm. Ô nhiễm này cùng với ô nhiễm các kim loại nặng, các chất độc có trong rác thải theo nước trong đất chảy xuống làm ô nhiễm mạch nước ngầm hiện nay là vấn đề rât quan trọng và nguy hại vì ô nhiễm nước ngầm rất khó để xử lý. (Đỗ Thị Lan và cs, 2007) 2.2.3. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường không khí CTR có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí (CH4 - 63.8%, CO2 - 33.6%, và một số khí khác). Trong đó, CH4 và CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 - 19%), đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp. (Trần Thị Mỹ Diệu, 2010) Khi vận chuyển và lưu giữCTR sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí. Các khí phát sinh từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong CTR: Amoni có mùi khai, phân có mùi hôi, Hydrosunfur mùi trứng thối, Sunfur hữu cơ mùi bắp cải thối rữa, Mecaptan hôi nồng, Amin mùi cá ươn, Diamin mùi thịt thối, Cl2 hôi nồng, Phenol mùi ốc đặc trưng. Bên cạnh hoạt động chôn lấp CTR, việc xử lý CTR bằng biện pháp tiêu hủy cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí. Việc đốt rác sẽ làm phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu. CTR có thể bao gồm các hợp chất chứa Clo, Flo, lưu huỳnh và nitơ, khi đốt lên làm phát thải một lượng không nhỏ các chất khí độc hại hoặc có tác dụng ăn mòn. Mặt khác, nếu nhiệt độ tại lò đốt rác không đủ cao và hệ thống thu hồi quản lý khí thải phát sinh không đảm bảo, khiến cho CTR
  26. 17 không được tiêu hủy hoàn toàn làm phát sinh các khí CO, oxit nitơ, dioxin và furan bay hơi là các chất rất độc hại đối với sức khỏe con người. Một số kim loại nặng và hợp chất chứa kim loại (như thủy ngân, chì) cũng có thể bay hơi, theo tro bụi phát tán vào môi trường. Mặc dù, ô nhiễm tro bụi thường là lý do khiếu nại của cộng đồng vì dễ nhận biết bằng mắt thường, nhưng tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm hơn nhiều chính là các hợp chất (như kim loại nặng, dioxin và furan) bám trên bề mặt hạt bụi phát tán vào không khí. (Trần Quang Ninh, 2010) 2.2.4. Ảnh hưởng của CTR đến sức khỏe con người Con người và môi trường luôn luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Nếu môi trường không lành mạnh thì sức khỏe con người sẽ bị ảnh hưởng. Ô nhiễm không khí do rác sinh hoạt tác động vào con người và động vật thông qua con đường hô hấp, chúng gây ra một số bệnh như: viêm phổi, viêm họng, Một số chất gây kích thích đối với bệnh ho, hen suyễn, Nếu tiếp xúc nhiều với rác thải nên công nhân vệ sinh thường bị các bệnh ngoài da. Một trong những vấn đề nguy hiểm cho vệ sinh môi trường có liên quan trực tiếp đến người và động vật là nấm, vi khuẩn E.coli và trứng giun. Hiện tại chưa có số liệu đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng của các bãi chôn lấp tới sức khỏe của những người làm nghề nhặt rác thải. Những người này thường xuyên phải chịu ảnh hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất độc hại, côn trùng đốt/chích và các loại hơi khí độc hại trong suốt quá trình làm việc. Vì vậy, các chứng bệnh thường gặp ở đối tượng này là các bệnh về cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu chảy, và các vấn đề về đường ruột khác. Các bãi chôn lấp rác cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác đối với cộng đồng làm nghề này. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ, có thể là mối đe dọa nguy hiểm với sức khoẻ con người (lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như AIDS, ) khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay chân, Một vấn đề cần được quan tâm là, do chiếm tỷ lệ lớn trong những người làm nghề nhặt rác, phụ nữ và trẻ em đã trở thành nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. (Cù Huy Đấu và Trần Thị Hường, 2010)
  27. 18 2.2.5. Ảnh hưởng của CTR đến kinh tế - xã hội 2.2.5.1. Chi phí xử lý ngày càng tăng Hàng năm ngân sách của các địa phương phải chi trả một khoản khá lớn cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. Chi phí xử lý CTR tuỳ thuộc vào công nghệ xử lý: Mức chi phí xử lý cho công nghệ hợp vệ sinh là 115.000đ/tấn - 142.000đ/tấn và chi phí chôn lấp hợp vệ sinh có tính đến thu hồi vốn đầu tư 219.000 - 286.000đ/tấn. Chi phí xử lý đối với công nghệ xử lý rác thành phân vi sinh khoảng 150.000đ/tấn - 290.000đ/tấn (Thành phố Hồ Chí Minh 240.000đ/tấn; thành phố Huế đang đề nghị 230.000đ/tấn; thành phố Thái Bình 190.000đ/tấn, Bình Dương 179.000đ/tấn). Chi phí đối với công nghệ chế biến rác thành viên đốt được ước tính khoảng 230.000đ/tấn - 270.000đ/tấn (Bộ TN&MT, 2010). 2.2.5.2. Ảnh hưởng đến du lịch và nuôi trồng thủy sản Việc xả rác bừa bãi, quản lý CTR không hợp lý còn gây ô nhiễm môi trường tại các địa điểm danh lam thắng cảnh, các khu di tích lịch sử văn hoá và các địa điểm du lịch, ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển du lịch. Các địa danh thu hút khách du lịch như chùa Hương, vịnh Hạ Long, các bãi biển, cũng đang gặp phải vấn đề ô nhiễm môi trường do tình trạng xả rác thải bừa bãi. Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống đang là một hướng phát triển kinh tế được nhiều địa phương lựa chọn. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường tại chính các làng nghề đã gây cản trở lớn tới các hoạt động phát triển du lịch làng nghề, làm giảm lượng khách du lịch, dẫn đến giảm nguồn thu từ hoạt động này tại các địa phương có làng nghề.Các bãi trung chuyển rác lộ thiên và bãi chôn lấp rác không đảm bảo vệ sinh thường xuyên gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản. 2.2.5.3. Xung đột môi trường do CTR Xung đột môi trường xảy ra trong xã hội khi vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế chưa dung hòa được với nhau. Trong những năm gần đây, khi xã hội càng phát triển, nhận thức của cộng đồng càng cao, trong khi đó, lợi ích kinh tế vẫn được đặt lên trên vấn đề BVMT và sức khỏe cộng đồng thì số các vụ xung đột môi trường càng nhiều.
  28. 19 2.3. Tình hình quản lý chất thải rắn hiện nay 2.3.1. Khái niệm quản lý chất thải rắn Hoạt động quản lý CTR thực hiện tối ưu hóa 6 yếu tố bao gồm: quản lý CTR tại nguồn phát sinh; quản lý việc lưu giữ CTR tại chỗ (lưu chứa tạm thời); quản lý sự thu gom và chuyển dọn CTR; quản lý sự trung chuyển, vận chuyển CTR; quản lý hoạt động tái sinh CTR; quản lý sự tiêu hủy CTR (KEIA, 2005). Quản lý rác thải bao gồm các công đoạn sau: * Phân loại rác thải nhằm tách lọc ra những thành phần khác nhau phục vụ cho công tác tái sinh, tái chế. Phân loại rác quyết định chất lượng của các sản phẩm chế tạo từ vật liệu tái sinh (Định Quốc Cường, 2005). Phân loại rác ngay tại nguồn phát sinh là một giải pháp hữu hiệu làm tăng hiệu quả kinh tế của phân loại rác. * Lưu giữ, thu gom rác: sự lưu giữ rác thải ngay từ nguồn trước khi chúng được thu gom là một yếu tố quan trọng trong quản lý CTR. Ở các nước phát triển, rác thải được phân loại tại nhà rồi định kỳ chuyển đến các thùng rác lớn của thành phố hoặc phân loại trước khi đổ vào các thùng rác dành riêng cho từng loại. Ở các nước đang phát triển thường tận dụng các dụng cụ chứa rác phù hợp như: túi nilon, bao bì, v.v. Quá trình thu gom chủ yếu bao gồm việc vận chuyển rác từ chỗ lưu giữ tới chỗ chôn lấp. * Vận chuyển rác: nếu khoảng cách từ nơi chứa rác tạm thời gần sẽ được chuyển trực tiếp vào bãi xử lý rác. Nếu khoảng cách xa thì thành lập các trạm trung chuyển (Cục Bảo vệ môi trường, 2008). Trạm trung chuyển là nơi rác thải từ các xe thu gom được chuyển sang xe vận tải lớn hơn nhằm tăng hiệu quả vận chuyển đến bãi chôn lấp rác thải. Trạm trung chuyển thường đặt gần khu vực thu gom để giảm thời gian vận chuyển của các xe thu gom CTR. * Xử lý rác thải: hiện nay có khá nhiều phương pháp xử lý rác thải như: chôn lấp, ủ thành phân hữu cơ, ủ tạo khí ga, thiêu đốt, thu hồi tài nguyên Xử lý rác thải là một vấn đề tổng hợp liên quan cả về kỹ thuật lẫn kinh tế, xã hội. Vì vậy, tuỳ thuộc vào điều kiện và đặc tính của rác thải mà có sự lựa chọn, kết hợp các phương pháp xử lý phù hợp nhất (Cục Bảo vệ môi trường, 2009).
  29. 20 * Tái sử dụng, tái chế chất thải sinh hoạt: tái sử dụng là sử dụng lại nguyên dạng rác thải (chẳng hạn sử dụng lại chai lọ ). Tái chế là sử dụng chất thải làm nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm (Mạnh Hùng, 2010). 2.3.2. Quản lý chất thải rắn có sự tham gia của cộng đồng 2.3.2.1. Vai trò của cộng đồng trong quản lý CTR Theo Tổ chức phát triển Quốc tế Canada (CIDA), cộng đồng tham gia là việc quản lý thu hút các nhóm đối tượng mục tiêu vào các khâu của chu trình dự án từ khâu thiết kế, thực hiện và đánh giá với mục tiêu nhằm xây dựng năng lực của người dân để duy trì được cơ sở hạ tầng và kết quả mà dự án đã tạo ra trong quá trình thực hiện. Nó còn tiếp tục phát triển sau khi tổ chức hay cơ quan tài trợ rút khỏi dự án. Cách tiếp cận này khá phổ biến hiện nay đối với các dự án về môi trường trên khắp thế giới (dẫn theo Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Danh Tính, 2006) Alison M. (2006) cho rằng, phát triển cộng đồng là một quá trình tích cực mà cộng đồng tác động đến hướng thực hiện dự án phát triển nhằm nâng cao phúc lợi của họ về mặt thu nhập, phát triển cá nhân, niềm tin cá nhân hoặc các giá trị khác mà họ mong muốn. Vai trò của cộng đồng và tham gia cộng đồng cộng đồng về quản lý CTR thể hiện ở các nội dung sau đây: 1. Tính phức tạp và đa dạng của chất thải cần sự tham gia của nhiều người và nâng cao trách nhiệm của tất cả mọi người trong xã hội, bất kể họ là đối tượng nào. Lượng phát sinh chất thải không chỉ trong sinh hoạt mà còn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động xã hội Trung bình lượng chất thải sinh hoạt chiếm khoảng 50% - 70%, mọi người dân đều tham gia vào sự phát sinh chất thải dưới các góc độ khác nhau. Vì thế việc quản lý chất thải, phân loại hay vận chuyển dựa vào cộng đồng sẽ có sự tham gia của nhiều nhóm đối tượng khác nhau như người làm bếp, nội trợ, người lao động trí óc, doanh nhân, người buôn bán nhỏ, người làm bàn giấy họ rất am hiểu các thành phần của CTR. 2. Cộng đồng tham gia quản lý CTR sẽ đảm bảo được sự bền vững bới vì họ có kiến thức về địa bàn sinh sống, làm việc, sản phẩm tiêu dùng chunhs vì vậy họ
  30. 21 nắm vững được đặc thù, điều kiện cũng như vấn đề văn hóa, xã hội ở địa bàn , nắm rõ các nhu cầu cũng như các phương tiện hiện có của bộ phận quản lý chất thải ở địa phương. Các quyết định có sự tham gia của cộng đồng sẽ trở nên có cơ sở thực tiễn và đây là căn cứ bảo đảm cho tính khả thi của quyết định về quản lý chất thải. Chẳng hạn việc đề ra phí thu gom CTR không thể nào áp dụng một mức như nhau cho tất cả các địa phương mà nó phải phân cấp cho mỗi địa phương, quyết định việc này do cộng đồng tham gia. 3. Các tổ chức trong cộng đồng khuyến khích và hợp pháp hóa sự tham gia của các cá nhân trong mọi khâu của quản lý tổng hợp chất thải và đem lại những lợi ích kinh tế, xã hội đáng kể bởi các lý do như cộng đồng góp phần điều tiết nguồn vốn trong sử dụng nguồn lực đảm bảo tính bền vững trong quản lý chất thải. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hiệu quả nhất khi biết vận dụng kiến thức của người dân địa phương. Huy động được các nguồn lực tài chính sẵn có trong cộng đồng từ đó tạo ra cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân. Có sự tham gia của cộng đồng đảm bảo giám sát các công trình liên quan đến quản lý tổng hợp chất thải nhanh và ít tốn kém hơn. Vận chuyển hợp lý và đưa ra các phương án xử lý cũng như chôn lấp thích hợp. Nâng cao được nhận thức của mọi người trong cộng đồng về bảo vệ môi trường thông qua sự tác động lẫn nhau của các thành viên trong cộng đồng (Trương Thành Nam, 2007). 2.3.2.2. Các thành phần cộng đồng và các bước tham gia của cộng đồng Các nhóm cộng đồng ở địa phương có vai trò chủ chốt trong hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển tái chế chất thải sản xuất phân compost là: - Tổ dân phố, ấp, hợp tác xã - Đoàn thanh niên; Hội phụ nữ; - Mặt trận Tổ quốc - Cộng đồng những người nhặt và bới rác; - Cộng đồng những người thu gom, mua bán chất thải; - Cộng đồng các hộ tái chế CTR; - Các doanh nghiệp tái chế;
  31. 22 - Cộng đồng công nhân vệ sinh môi trường Việc tham gia của cộng đồng trở nên thiết thực và có hiệu quả cần xác định các giai đoạn và mức độ tham gia của cộng đồng. Các cấp quản lý chính quyền địa phương tham gia: - Cán bộ chính quyền, công chức địa phương hiểu thấu đáo và có kinh nghiệm tham gia cộng đồng và cung cách dân chủ trong lãnh đạo. - Có các người dân am hiều về quản lý CTR. - Có được văn hóa tương đồng của nhóm cán bộ cộng đồng và thái độ ửng hộ trong việc xây dựng mục tiêu, vai trò tích cực đối với trách nhiệm của cộng đồng. Ý thức đối với các quy định về thể chế và chính sách của địa phương. - Có các tổ chức dân sự tự chủ kể cả các tổ chức chính phủ hay phi chính phủ. Tăng quyền lực cho người nghèo và những người có địa vị thấp trong xã hội. Nhận thức bàn, làm, kiểm tra là sáng tạo của Việt Nam trong quá trình thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Áp dụng quy trình này vào tổ chức tham gia của cộng đồng để bảo vệ môi trường cần xác định nội dung của 5 bước (Trương Văn Trường, 2010).: Bước 1. Nhận. Để huy động sự tham gia của cộng đồng về bảo vệ môi trường cần làm rõ khi tham gia nhận được những gì. Có thể cụ thể hóa các lợi ích như lợi ích vật chất (được vay vốn, hưởng lãi việc làm ); lợi ích tinh thần (danh tiếng); lợi ích chất lượng môi trường sống (nước sạch, rác được thu gom, giảm bệnh tật ). Bước 2: Biết. Tăng cường nhận thức của cộng đồng qua các câu hỏi liên quan đến sự tham gia của họ vào một nhiệm vụ, dự án, chương trình cụ thể. Bằng cách giải đáp 6 câu hỏi sau: nhiệm vụ gì ? tại sao có nhiệm vụ đó ? tại sao họ cần tham gia ? tham gia như thế nào ? ở đâu ? khi nào tiến hành ? bao lâu ? gồm những ai tham gia ? Bước 3. Bàn. Tổ chức cho cộng đồng bàn bạc về các giải pháp mà họ sẽ thực hiện khi tham gia chương trình, dự án. Bàn bạc về những gì họ sẽ nhận được, và trách nhiệm của họ trong chương trình, dự án. Bước 4. Làm. Tổ chức cho cộng đồng thực hiện các giải pháp, các nhiệm vụ.
  32. 23 Bước 5. Kiểm tra. Tổ chức cho cộng đồng hoặc đại diện cộng đồng có thể kiểm tra tiến trình thực hiện nhiệm vụ, kết quả của dự án quyền lợi của họ được nhận. Những hình thức như tổ tình nguyện, tổ tự quản có thể được thành lập. 2.3.3. Tình hình quản lý CTR trên thế giới Ước tính hàng năm lượng chất thải được thu gom trên thế giới từ 2,5 đến 4 tỷ. Con số này thực tế chỉ gồm các nước OECD, các khu đô thị mới nổi và các nước đang phát triển như các nước Ấn Độ, Ai Cập, các nước Châu Phi, Nam Mỹ,Đài Loan (TQ) – Singapo, Thái Lan, Việt Nam, EUMMS Bảng 2.6. Tình hình quản lý chất thải của một số quốc gia Các nước thu nhập Các nước thu nhập trung Các nước thu nhập cao thấp (Ấn Độ, Ai Cập – bình(Achentina, Đài Loan (TQ) - (Hoa Kì – các nước Châu Phi) Singapo - Thái Lan –EUMMS) 14 nước EU – Hong Kong) Không có chiến lược Chiến lược môi trường quốc gia Có chiến lược môi môi trường quốc gia Cơ quan môi trường quốc gia trường, Cơ quan môi & quy định, số liệu Luật môi trường trường, các quy định và thống kê Một vài số liệu thống kê số liệu thống kê Q.gia (Nguồn: Bộ TN&MT, 2010) Bảng 2.7. Thu gom chất thải rắn đô thị trên toàn thế giới năm 2004 (triệu tấn) Quốc gia, Khu vực Chất thải Các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD 620 Cộng đồng các quốc gia độc lập (trừ các nước ở biển Ban tích) 65 Châu Á (trừ các nước thuộc OECD) 300 Trung Mỹ 30 Nam Mỹ 86 Bắc Phi & Trung Đông 50 Châu Phi cận Sahara 53 Tổng số: 1.204 (Nguồn: Võ Đình Long và Nguyễn Văn Sơn, 2008)
  33. 24 2.3.3.1. Quản lý CTR ở Singapore Hiện nay, toàn bộ rác thải ở Singapore được xử lý tại 4 nhà máy đốt rác. Sản phẩm thu được sau khi đốt được đưa về bãi chứa trên hòn đảo nhỏ Pulau Semakau, cách trung tâm thành phố 8 km về phía Nam. Chính quyền Singapore khi đó đã đầu tư 447 triệu USD để có được một mặt bằng rộng 350 hecta chứa chất thải. Mỗi ngày, bãi rác Sumakau tiếp nhận 2.000 tấn tro rác. Theo tính toán, bãi rác Sumakau sẽ đầy vào năm 2040. Để bảo vệ Môi trường, người dân Singapore phải thực hiện 3R: Reduce (giảm sử dụng), reuse (tái sử dụng) và recycle (tái chế), để kéo dài thời gian sử dụng bãi rác Semakau càng lâu càng tốt, và cũng giảm việc xây dựng nhà máy đốt rác mới. Tại Singapore, khách du lịch dễ dàng thấy những hàng chữ bằng tiếng Anh trên các thùng rác công cộng “đừng vứt đi tương lai của bạn” kèm với biểu tượng “recycle”.(Mạnh Hùng, 2010) Singapore tổ chức chính quyền quản lý theo mô hình chính quyền 1 cấp. Quản lý chất thải là một bộ phận trong hệ thống quản lý môi trường của quốc gia. Hệ thống quản lý xuyên suốt, chỉ chịu sự quản lý của Chính phủ. Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất hiệu quả. Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu. Công ty trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn 7 năm. Singapore có 9 khu vực thu gom rác. Rác thải sinh hoạt được đưa về một khu vực bãi chứa lớn. Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa”, rác thải tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình Tái chế Quốc gia. (Nguyễn Thị Kim Thái, 2008). 2.3.3.2. Quản lý CTR ở Thụy Điển Tháng 12/2003, Chính phủ Thụy Điển đã chỉ đạo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) lập Kế hoạch chất thải quốc gia, sửa đổi vào cuối năm 2010. So với 10 năm trước đây, công tác quản lý chất thải ở Thụy Điển đã làm cho việc sử dụng hiệu quả tài nguyên tăng lên nhiều và ít gây tác động môi trường hơn. Những thành phố tự trị chịu trách nhiệm thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt và các loại chất thải tương tự. Trừ chất thải sinh hoạt mà các nhà sản xuất chịu trách
  34. 25 nhiệm (như bao bì đóng gói, giấy báo, lốp xe, ô tô và chất thải từ các sản phẩm điện và điện tử). Đối với chất thải khác, trách nhiệm tuỳ thuộc vào chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, nơi chất thải phát sinh. Hiện nay hơn 25% trong tổng số khoảng một triệu hộ gia đình Thụy Điển đang được sưởi ấm nhờ các nguồn nhiệt lấy từ các nhà máy đốt rác thải. Điện sinh hoạt của họ cũng từ các nhà máy nhiệt điện đốt rác mà ra. Từ nhiều năm nay, đất nước Bắc Âu này đã vươn lên dẫn đầu thế giới về tái chế, tái sử dụng rác thải với tỷ lệ đáng thèm muốn. Chính xác là có tới 96% rác sẽ được tái chế, chỉ 4% được đem chôn lấp. Tính theo đầu người, trung bình mỗi năm một người Thụy Điển chỉ chôn lấp khoảng 7kg rác, trong khi con số này ở người Anh là 260kg. Là một đất nước lạnh giá, nên biện pháp tái chế rác ưa thích của người Thụy Điển là đốt. Đốt để sản xuất nhiệt điện, đốt để cấp nhiệt cho hệ thống sưởi ấm. Hàng năm, hơn ba chục lò thiêu hủy đặt trên lãnh thổ Thụy Điển tiêu thụ tới 5,5 triệu tấn rác. Khối lượng rác, chất thải được dùng làm nhiên liệu sản xuất nhiệt và điện đã tăng gấp ba lần kể từ năm 1990 và được dự báo là sẽ tăng gấp đôi từ nay đến năm 2030. Triển vọng này gây lo ngại. Cơ quan bảo vệ môi trường Thụy Điển nhấn mạnh rằng cách tốt nhất để xử lý chất thải là tái chế. Hoạt động tái chế giấy, nhựa và kim loại tại Thụy Điển tương đối phát triển nhưng bị đình trệ trong những năm gần đây vì lý do kinh tế : Tái chế tốn kém hơn là thiêu hủy. Trong khi đó, việc tái sử dụng các chất hữu cơ lại được đẩy mạnh: Phần lớn các khu đô thị Thụy Điển đều có hệ thống thu thập rác thực phẩm để sản xuất khí sinh học, chủ yếu để chạy xe bus. (GECF, 2005). 2.3.4. Tình hình quản lý CTR ở Việt Nam * Quy định của Trung ương, địa phương về quản lý CTR Trong những năm gần đây, công tác bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ vệ môi trường trong hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTR nói riêng đã được Đảng, Nhà nước quan tâm, cụ thể hóa bằng các chủ trương, chính sách và các quy định cụ thể:
  35. 26 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ; Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg, ngày 3-12-2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cũng nêu “Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân”. Nghị quyết 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về chủ chương “đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường”. Quyết định số 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/04/2015. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 nêu rõ nguyên tắc “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân”; “Bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải” Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2014 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu đã quy định rõ về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, nêu nguyên tắc “Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong phân loại chất thải tại nguồn nhằm mục đích tăng cường tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng” Quyết định số 609/QĐ-TTg ngày 25/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thay thế Nghị định 179/2013/NĐ- CP (Phần phụ lục) & 81/2006/NĐ-CP với mức phạt tăng lên nhiều lần có hiệu lực từ ngày 01/02/2017.
  36. 27 Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc ban hành Quy định quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thủ đô Hà Nội ban hành Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND ngày 03/6/2013 quy định về quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quy định về hoạt động quản lý chất thải rắn thông thường và trách nhiệm của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có liên quan trong việc quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố Hà Nội. * Thực trạng công tác thu gom, xử lý CTR ở Việt Nam Theo Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2014, Tổng lượng CTR tại các đô thị phát sinh năm 2014 khoảng 32.000 tấn/ngày, CTR tại khu vực nông thôn khoảng 31.000 tấn/ngày (TCMT, 2014). Công tác thu gom và vận chuyển CTR dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu khi mà lượng CTR phát sinh không ngừng tăng lên, tỷ lệ thu gom không tăng tương ứng, đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm Môi trường và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị trên địa bàn toàn quốc tăng từ 65% (năm 2003) lên 72% (năm 2004) và khoảng 85% (năm 2014). Tại Thành phố Hồ Chí Minh có 22 công ty, Xí nghiệp dịch vụ công ích thực hiện thu gom, vận chuyển ban đầu tại các Quận, huyện. Ngoài ra còn có sự tham gia của các lực lượng thu gom rác dân lập thu gom rác từ các hộ trong hẻm, ngõ ngách đến các điểm tập trung rác. Hiện nay thành phố có 368 điểm lấy rác. Công ty Môi trường đô thị hiện đang quản lý 5 trạm trung chuyển CTR theo công nghệ ép rác kín. (Hoàng Thị Kim Chi, 2009) Tại khu vực nông thôn: mỗi năm thải ra khoảng 6,35 triệu tấn rác thải sinh hoạt, trung bình là 0,3kg/người/ngày. Trong đó chỉ có khoảng 30-40% lượng CTR được thu gom, vận chuyển. Việc thu gom còn rất thô sơ, chủ yếu bằng các xe cải tiến, chuyên trở về những nơi tập kết rác thải. Nhiều xã không quy hoạch bãi rác tập trung, không có bãi rác công cộng, không có người và phương tiện chuyên trở rác. Đối với các huyện, xã có quy hoạch
  37. 28 bãi rác, các hộ dân chưa có ý thức đổ rác theo quy định, chưa có cơ quan quản lý và biện pháp xử lý rác thải, chủ yếu được tập kết tại các bãi rác tập trung và để phân hủy tự nhiên. Hiện nay, Chính phủ đang rất ưu tiên cho việc xây dựng các hệ thống xử lý và tiêu huỷ chất thải, bao gồm cả các bãi chôn lấp. Tuy nhiên, do thiếu nguồn tài chính nên hầu hết các bãi chôn lấp hợp vệ sinh đều được xây dựng bằng nguồn vốn ODA. Tự tiêu huỷ là hình thức khá phổ biến ở các vùng không có dịch vụ thu gom và tiêu huỷ chất thải. Các hộ gia đình không được sử dụng các dịch vụ thu gom và tiêu huỷ chất thải buộc phải áp dụng các biện pháp tiêu huỷ của riêng gia đình mình, thường là đem đổ bỏ ở các sông, hồ gần nhà, hoặc là vứt bừa bãi không đúng nơi quy định. Một số phương pháp tự tiêu huỷ khác là đốt hoặc chôn lấp. Tất cả các phương pháp này đều có thể huỷ hoại môi trường một cách nghiêm trọng và có khả năng gây hại cho sức khoẻ con người. Nhiều bãi rác và bãi chôn lấp đang là mối hiểm hoạ về mặt môi trường đối với người dân địa phương. Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh và các bãi rác lộ thiên gây ra rất nhiều vấn đề môi trường đối với các cộng đồng dân cư xung quanh, bao gồm cả các vấn đề về ô nhiễm nước ngầm và nước mặt do nước rỉ rác không được xử lý, các chất gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm mùi, ruồi, muỗi, chuột bọ và ô nhiễm bụi, tiếng ồn (Cục Bảo vệ Môi trường, 2009). 2.4. Các mô hình quản lý chất thải rắn hiện nay Các mô hình thông dụng sử dụng để xử lý rác thải rắn ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay là những biện pháp đơn giản, dễ thực hiện trong thực tế như: đổ đống, chôn lấp, thiêu đốt, chế biến phân bón Hiệu quả xử lý cũng như những tác động về mặt môi trường phụ thuộc rất nhiều vào thành phần rác thải và biện pháp sử dụng, cụ thể của các biện pháp này như sau: 2.4.1. Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt thông thường Mô hình thu gom, vận chuyển, trung chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang được tiến hành ở các địa phương, các thành phố, đô thị , nhiều mô hình được triển khai đã phát huy hiệu quả trong việc quản lý chất thải sinh hoạt.Mô hình quản lý rác thải sinh hoạt phổ biến, thường áp dụng theo một quá trình từ gia đình, cơ
  38. 29 quan, khu công cộng định kỳ có xe đẩy đến thu gom rác, tập trung rác tại ga chứa rác hoặc trạm trung chuyển rác, cuối ngày xe ép rác đến lấy rác chuyển đến bãi tập trung để xử lý, phương pháp xử lý chủ yếu là chôn lấp. Ngoài ra rác thải còn được xử lý theo các phương pháp sản xuất phân compost, đốt, sản xuất viên nén Các giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt đã được áp dụng, triển khai thực hiện: - Đốt rác thải sinh hoạt, phát điện; - Sản xuất phân vi sinh; - Sản xuất vật liệu xây dựng (Trần Quang Ninh, 2010). 2.4.2. Mô hình phân loại rác tại nguồn có sự tham gia Thành phố Hà Nội áp dụng mô hình phân loại rác 3R do tổ chức JICA tài trợ: mô hình 2R được triển khai bằng các hoạt động: Việc đầu tiên là nâng cao ý thức cho tất cả người dân bằng cách tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn người dân hiểu được cách thức thực hiện dự án phân loại rác thải nhằm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải. Song hành cùng việc nâng cao nhận thức là phải cung cấp cho người dân cách thức và phương tiện để phân loại rác một cách dễ dàng nhất, trang thiết bị thu gom gồm 3 thùng rác để phân loại rác hữu cơ, vô cơ, rác tái chế được. Rác hữu cơ được chuyển đến nhà máy phân Cầu Diễn để sản xuất phân Compost, rác vô cơ được chuyển đến chôn lấp tại bãi rác Nam Sơn. Rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình thí điểm mô hình 2R đã đạt được mục tiêu giảm 30% lượng chất thải phải mang đi chôn lấp. Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện thí điểm chương trình phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn ở các quận nội thành. Sau khi phân loại, rác được thu gom, vận chuyển đến Khu liên hợp xử lý rác thải Đa Phước, huyện Bình Chánh. Rác hữu cơ để sản xuất phân Compost, rác vô cơ được xử lý bằng phương pháp chôn lấp (Hoàng Thị Kim Chi, 2009). 2.4.3. Mô hình quản lý CTR có sự tham gia của cộng đồng Tại Hà Nam, Công ty Môi trường đô thị Hà Nam (2001) đã xây dựng mô hình quản lý điểm xử lý CTSH có sự tham gia của người dân tại tổ 2C, phường Minh Khai, thị xã Phủ Lý. Lập ra ban điều hành lấy nòng cốt là tổ dân phố và hội phụ nữ hướng dẫn cho các hộ dân phân loại rác và xử lý rác thải tại nhà
  39. 30 Năm 2002 nhóm nghiên cứu về phát triển bền vững của trường Đại học nông nghiệp 1 đã triển khai 1 dự án nhỏ thử nghiệm thu gom và phân loại rác hữu cơ tại các hộ (Đào Châu Thu, 2002). Năm 2000, tại thị xã Tam Kỳ, Quảng Nam, UBND thị xã với sự tư vấn của Công ty môi trường đô thị Tam Kỳ đã tổ chức một mô hình cộng đồng tham gia giữ vệ sinh môi trường và thu gom, vận chuyển CTR ở những nơi công cộng, đường phố. Kết quả hoạt động của mô hình này là lượng CTR được quản lý nhiều hơn, rác công cộng, rác thải y tế được quản lý theo đúng quy định vệ sinh môi trwòng. Công tác thu gom vận chuyển và xử lý CTR tốt nên góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường (UBND tỉnh Quảng Nam, 2014). Mặt khác nhận thức của cộng đồng, các cấp chính quyền, đoàn thể về bảo vệ môi trường tăng lên. Về hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho cộng đồng, giảm chi phí bù ngân sách. Việc tuyển dụng CTR tại các hộ gia đình đã tận dụng, tái sinh rác góp phần tạo ra của cải vật chất xã hội, giảm thiểu lượng CTR cần xử lý (Hà Quang Huy, 2008). Trường hợp mô hình cộng đồng tham gia quản lý chất thải tại Thạch Kim, Thạch Hà, Hà Tĩnh đã thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư nắm vững quyền hạn và nhiệm vụ quản lý CTR của họ. Đã có 1865 hộ ký cam kết về việc thu gom vận chuyển và phân loại CTR bảo vệ môi trường. Bình quân hàng tháng đã thu được 3000 đồng/hộ vào quỹ vệ sinh môi trường (dẫn theo Đỗ Thị Kim Chi (2004). 2.4.4. Mô hình đổ đống hay bãi hở Đây là mô hình có từ lâu đời, được sử dụng khi xử lý chất thải rắn một cách tự phát, không có quy hoạch cụ thể. Hiện nay tại Việt Nam, ở những địa phương chưa có các chương trình quy hoạch quản lý và xử lý rác một cách triệt để thì biện pháp này là thường thấy.Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các biện pháp đổ đống, người ta đã có ý thức dàn mỏng cho rác nhanh khô để chế biến phân rác và làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhưng biện pháp này chỉ có hiệu quả cao vào mùa khô. Biện pháp này có những nhược điểm như sau: - Khi đổ đống như thế, làm mất mỹ quan cho khu vực, gây ra cảm giác khó chịu cho con người.
  40. 31 - Chất thải rắn đổ đống trên bãi được phân hủy tự nhiên, chúng hình thành những ổ dịch bệnh rất phức tạp. Do phân hủy tự nhiên trong môi trường không khí nên chúng rất dễ gây ra những mùi hôi, thối gây ô nhiễm môi trường không khí. Rất dễ lây lan các dịch bệnh thông qua các sinh vật trung gian như ruồi, muỗi, chuột - Nước rỉ ra từ các đống rác chảy tràn trên bề mặt, sau đó ngấm vào trong lòng đất làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm trong khu vực. - Trong mùa khô khi rác đã khô, rất dễ xảy ra cháy làm lan sang các khu vực lân cận khác, ảnh hưởng tới cuộc sống của cư dân trong vùng. Biện pháp này tuy rẻ tiền, vốn đầu tư không lớn nhưng rất thô sơ, cổ điển nên diện tích đất sử dụng cho việc đổ đống rác cần rất nhiều, không thích hợp đối với những khu vực có quỹ đất hạn hẹp như những thành phố, thị xã (Nguyễn Thị Kim Thái, 2008). 2.4.5. Mô hình chôn lấp hợp vệ sinh Chôn lấp hợp vệ sinh dường như là biện pháp cuối cùng để lựa chọn khi đưa ra các biện pháp xử lý chất thải rắn. Đây là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện, mức độ an toàn cho môi trường, cho con người cao, được áp dụng khá phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới mà tại đó có quỹ đất dồi dào. Chôn lấp hợp vệ sinh là biện pháp xử lý được sử dụng để xử lý từ 70 - 90% lượng chất thải rắn sinh ra tại các quốc gia trên toàn thế giới. Để lựa chọn vị trí, khu vực xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như: Khoảng cách từ các nguồn phát sinh chất thải rắn tới bãi chôn lấp, hệ thống giao thông, những tác động tới môi trường tại khu vực trong quá trình hoạt động, tình hình địa chất thủy văn tại khu vực Để có thể thiết kế hay xây dựng một bãi chôn lấp chất thải rắn cần phải quan tâm tới những yếu tố quan trọng, cần lưu ý các yếu tố mà chúng có liên quan tới quá trình hoạt động và vận hành bãi chôn lấp, cũng như việc khôi phục lại cảnh quan của bãi chôn lấp sau khi đóng cửa bãi như sau: - Tình hình về địa chất, địa mạo: Đây là một yếu tố rất quan trọng, có thể quyết định tới khả năng xử lý (sức chứa) chất thải rắn của bãi chôn lấp, cũng như khả năng phục hồi cảnh quan sau khi đã sử dụng xong bãi chôn lấp.
  41. 32 - Sức chứa của bãi chôn lấp: Căn cứ vào sức chứa của bãi chôn lấp mà ta có thể xác định được lượng chất thải rắn có thể chôn lấp trong bãi (tuy nhiên cũng còn phụ thuộc vào tỷ trọng của chất thải rắn), xác định được khối lượng các lớp bao phủ, độ lún sụt của chất thải trong quá trình sử dụng. - Độ nén chặt của chất thải rắn: Độ nén chặt của các chất thải rắn trong bãi chôn lấp là do sự sắp xếp vật lý của các thành phần chất thải sau khi đã thải bỏ vào bãi chôn lấp. Cùng với sự phân hủy sinh học, hóa học làm cho chất thải rắn có thể tích dần dần giảm nhỏ, thì độ nén chặt do ảnh hưởng của sự đè nặng do trọng lượng cũng sẽ làm cho các lớp rác ngày càng có thể tích nhỏ lại. Hiện nay để có thể chôn lấp được nhiều rác trong một thể tích bãi rác nhất định, người ta đã tiến hành nén ép rác tới một tỷ trọng yêu cầu trước khi chôn lấp trong bãi, hoặc sau khi chôn lấp thì sử dụng các xe ủi, xe lu có sức nặng lớn để nén ép làm giảm thể tích chất thải rắn. - Các vật liệu yêu cầu khác: Khi thực hiện việc chôn lấp chất thải rắn còn một số các yêu cầu khác về vật liệu để vận hành bãi và khôi phục lại cảnh quan thiên nhiên cho bãi. Các vật liệu này bao gồm đất sét, cát, sỏi và đất trồng. Chúng được sử dụng cho các mục đích khác nhau trong bãi như lớp ngăn cách, lớp chống thấm, lớp bao phủ. - Hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước đảm bảo phải có đủ khả năng thoát hết nước mưa rơi xuống mà không làm thấm qua lớp rác chôn bên dưới, dẫn ra khu vực xung quanh. Nếu không thu gom hết nước mưa chúng ngấm vào chất thải rắn chôn bên trong, sẽ pha trộn và kéo theo các chất hữu cơ đang phân hủy trong rác làm ô nhiễm nguồn nước. Nếu so sánh với các phương pháp khác thì phương pháp chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là đơn giản và bảo đảm nhất về mặt bảo vệ môi trường. Với phương pháp này thì có thể hạn chế được hiện tượng bốc mùi của chất thải rắn, đồng thời các hiện tượng cháy ngầm, cháy bùng phát cũng khó xảy ra, vận hành đơn giản chi phí thấp. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của bãi chôn lấp chất thải rắn cũng có những nhược điểm sau đây:
  42. 33 - Việc xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn đòi hỏi phải có diện tích đất khá lớn, đây là một điều kiện khó đáp ứng đối với những thành phố thị xã đông dân nhưng đất chật. - Các bãi chôn lấp thường sinh ra các khí CH4 (methane) là một khí có tác động gây nên hiệu ứng nhà kính và H2S (sulphua hydrogen) gây ô nhiễm môi trường. Các khí CH4 sinh ra nếu thu gom không tốt rất dễ sinh ra hiện tượng cháy ngầm trong bãi rác. Khí NH3 sinh ra từ bãi rác cũng góp phần gây ô nhiễm mùi cho bầu khí quyển xung quanh bãi rác. - Lớp đất phủ trên cùng nếu không được đầm nén tốt thì rất dễ bị gió làm phát tán thành bụi, gây ô nhiễm bụi cho môi trường lân cận. 2.4.6. Mô hình chế biến phân bón hữu cơ Nguyên tắc của việc chế biến phân rác là sử dụng quá trình phân hủy chất hữu cơ của các vi sinh vật đã nói tới trong phần phương pháp xử lý sinh học. Ưu điểm của phương pháp này là rẻ tiền, hiệu quả xử lý tốt, sản phẩm sinh ra có ý nghĩa kinh tế cao, được áp dụng nhiều tại các khu vực sản xuất nông nghiệp vì nguồn phân hữu cơ tự làm ra này rất tốt cho cây trồng (Nguyễn Xuân Thành, 2003). Việc ủ chế biến phân rác được phân làm 2 phương pháp: - Ủ hiếu khí: Công nghệ này sử dụng các vi sinh vật hiếu khí để xử lý các chất hữu cơ có trong chất thải rắn trong điều kiện có đủ oxy, nhiệt độ, pH thích hợp. Các vi khuẩn hiếu khí có trong rác sẽ thực hiện quá trình oxy hóa các phần tử carbon có trong chất hữu cơ thành dioxit carbon (CO2). Thông thường rác sau khi ủ 2 ngày thì nhờ khả năng giữ nhiệt, nhiệt độ trong đống rác ủ tăng lên 450C và đạt 60 - 700C sau 6 - 7 ngày. Lúc này ở điều kiện đủ oxy, độ ẩm và pH thích hợp các vi sinh vật hiếu khí hoạt động mạnh, sau 2 - 4 tuần là rác bị phân hủy hoàn toàn, các vi khuẩn gây bệnh, côn trùng có trong rác bị hủy diệt do nhiệt độ trong đống rác ủ lên cao. - Ủ yếm khí: Quá trình này hoạt động dựa trên việc sử dụng tính năng phân hủy chất hữu cơ của các vi sinh vật kỵ khí. Mô hình chế biến phân rác bằng việc sử dụng phương pháp ủ yếm khí đã có từ lâu, nhất là đối với những vùng sâu, vùng xa khi cần chế biến phân bón cho nông nghiệp. Tuy nhiên ủ yếm khí cũng có những nhược điểm như: thời gian phân hủy dài, phát sinh các khí CH4, H2S gây mùi hôi, các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng không chết hết do nhiệt độ phân hủy thấp.
  43. 34 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện Chương Mỹ. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng công tác quản lý và xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Chương Mỹ + Phạm vi về không gian: trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội. + Phạm vi về thời gian: Từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2018 3.2. Nội dung nghiên cứu 3.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội 3.2.2. Thực trạng phát sinh CTR tại địa bàn huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội 3.2.3. Hiện trạng quản lý CTR trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội 3.2.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý CTR 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Đây là phương pháp dùng để thu thập những tài liệu đã có trên địa bàn cũng như các tài liệu liên quan đến hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện giai đoạn 2017 – 2018. Sử dụng những tài liệu: - Tài liệu về điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn và đặc điểm về các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyện. - Tài liệu kinh tế xã hội: Tài liệu về dân số, lao động, thành phần dân tộc, tài liệu về cơ sở hạ tầng văn hóa xã hội thu nhập và mức sống của người dân trong huyện.
  44. 35 - Tài liệu về khối lượng, thành phần lượng chất thải rắn phát sinh và công tác thu gom xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2017- 2018. - Tài liệu về công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Chương Mỹ. 3.3.2. Phương pháp xác định thành phần chất thải rắn sinh hoạt +/ Cân mẫu CTR: Trong số các hộ gia đình thuộc địa bàn nghiên cứu mô hình quản lý CTR dựa vào cộng đồng, việc cân và phân loại CTR được thực hiện vào các tháng: Quá trình triển khai từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2018. Định kỳ 15 ngày 2 lần lấy mẫu, mỗi tháng lấy mẫu 4 lần, trong đó 2 lần lấy vào ngày thường, 2 lần lấy vào ngày lễ của địa phương. Mỗi lần chọn ngẫu nhiên 15 hộ để cân mẫu, tổng số mẫu mỗi tháng là 60 mẫu. 3.3.3. Phương pháp liệt kê, tổng hợp, so sánh và xử lý số liệu Đưa ra đầy đủ các số liệu cụ thể. Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với Quy chuẩn và Tiêu chuẩn Việt Nam. Sử dụng phần mềm thống kê như phần mềm Excel (từ các số liệu thu thập được, tổng hợp lại và vấn đề cần quan tâm. Đưa ra kết luận về hiện trạng quản lý CTR của huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.
  45. 36 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội 4.1.1. Vị trí địa lý Huyện Chương Mỹ nằm ở phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội cách trung tâm thành phố Hà Nội 20km, trên địa bàn huyện có Quốc lộ 6 đi các tỉnh phía bắc dài 18km, đường tỉnh lộ 419 dài 19 km, có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua huyện với chiều dài 16,5km; với những ưu đãi về vị trí địa lý, Chương Mỹ trở thành trung tâm giao thương kinh tế giữa các tỉnh vùng Tây Bắc với vùng Đông Bắc bộ. Huyện có diện tích tự nhiên là 232,26 km2, dân số 31,6 vạn người, với 32 đơn vị hành chính (gồm 30 xã và 02 thị trấn); toàn huyện có 72.000 hộ dân, có gần 100 cơ quan đơn vị nhà nước của Trung ương, thành phố và đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn. Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Chương Mỹ
  46. 37 Địa hình huyện Chương Mỹ khá đa dạng, vừa có đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ, vừa có đặc trưng của vùng bán sơn địa với núi, sông, đồng, bãi, hồ, hang động, nằm xen kẽ lẫn nhau, chia thành 3 vùng rõ rệt: - Vùng bán sơn địa gồm 12 xã - Vùng bãi ven sông Đáy gồm 5 xã - Vùng đồng bằng thuộc khu vực trung tâm của huyện gồm 15 xã 4.1.2. Đặc điểm khí hậu Khí hậu huyện Chương Mỹ chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô - Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10. + Khí hậu nóng ẩm, mưu nhiều, lượng mưa trung bình từ 1700 – 1800mm + Lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa, tập trung vào các tháng 7,8,9, chiếm 70% của cả năm. + Hướng gió chủ đạo là hướng Đông Nam (mùa hè) - Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 của năm sau. + Mùa khô thời tiết ít mưa, rét lạnh rõ rệt so với mùa hạ. Chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất và tháng nóng nhất lên tới 120C, song nhiệt độ tháng trung bình lạnh nhất là tháng 1, xuống 16-170C. + Thời tiết đầu mùa khô thường lạnh khô, nửa cuối mùa thời tiết thường nồm ẩm và mưa phùn, đây là hiện tượng khá độc đáo của nửa cuối mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ, gió chủ đạo là Đông Bắc. Nhận xét chung: Khí hậu của khu vực huyện Chương Mỹ nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung mang đặc thù khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm mưu nhiều. Khí hậu dịu hoà, không xảy ra những nhiệt độ quá thấp và cũng ít gặp những ngày nắng gắt như ở vùng Bắc Trung Bộ. Do đặc điểm khí hậu như vậy, về mùa mưa công việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt thường gặp nhiều khó khăn, rác phân hủy nhanh thường gây ra ô nhiễm môi trường. Về mùa khô, CTR thường tạo ra bụi, gây ô nhiễm không khí nhất là ở những nơi tập kết CTR và trong quá trình vận chuyển rác.
  47. 38 4.1.3. Đặc điểm thuỷ văn, nguồn nước Trên địa bàn huyện Chương Mỹ có 3 con sông chảy qua là: - Sông Bùi có lưu vực là 195 km2 đoạn chảy qua huyện là 23 km từ thị trấn Xuân Mai nhập vào sông Đáy tại Ba Thá, xã Hoà Chính. - Sông Tích chảy qua địa phận huyện Chương Mỹ dài 5 km từ xã Đông Sơn hợp với sông Bùi tại cầu Tân Trượng (xã Thuỷ Xuân Tiên). - Sông Đáy chảy qua địa phận huyện Chương Mỹ có chiều dài là 28 km từ địa phận xã Phụng Châu đến Ba Thá (xã Hoà Chính). Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có hệ thống ao hồ, sông ngòi, mương máng, kênh vừa phục vụ sinh hoạt cho nhân dân vừa phục vụ nước cho sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản. Huyện có 3 hồ nhân tạo lớn là hồ Đồng Sương, hồ Văn Sơn và hồ Miễu là nguồn tưới chủ động cho các diện tích nông nghiệp của huyện. Đôi khi người dân đổ CTR ra các nguồn nước gây ra ô nhiễm môi trường. 4.1.4. Tình hình phát triển kinh tế Huyện Chương Mỹ có cơ cấu kinh tế khá cân đối với trục công nghiệp chiếm 40 %, tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ thương mại chiếm 33%, nông lâm ngư nghiệp chiếm 27 %. Về chăn nuôi toàn huyện có gần 116.330 con lợn, 950 con trâu, 16.200 con bò, 2,35 triệu gia cầm, thủy cầm. Sản xuất công nghiệp của huyện đang phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân 13% /năm, các ngành nghề tiểu thủ công đã từng bước được phục hồi, toàn huyện có 33 làng nghề trong đó có nhiều làng nghề là thế mạnh như: làng nghề mây, tre đan xuất khẩu, làng nghề mộc - sản xuất đồ gỗ Toàn huyện có 01 khu công nghiệp; 09 cụm, điểm công nghiệp như cụm công nghiệp Ngọc Sơn, điểm công nghiệp Ngọc Hòa, Trường Yên, Tân Tiến, hiện đã và đang thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng phát triển công nghiệp-TTCN có hiệu quả, thu hút trên 10.000 lao động có việc làm thường xuyên và hàng vạn lao động thời vụ. Trên địa bàn huyện có trên 300 doanh nghiệp CN-TTCN và 10.943 cơ sở sản xuất TTCN cá thể đang hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế, thu hút lao động trên địa bàn vào sản xuất.
  48. 39 Toàn huyện có 33 làng có nghề, trong đó làng nghề Mây tre đan là phổ biến nhất: Hàng mây tre giang đan của huyện Chương Mỹ đã được phát triển nhiều nơi trong nước và được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, các nước EU huyện đang triển khai thực hiện quy hoạch phát triển làng nghề kết hợp với du lịch Phú Vinh- Phú Nghĩa đó được phê duyệt. Đây là một trong ba dự án lớn của Thành Phố về làng nghề nhằm phát triển làng nghề gắn với du lịch làng nghề. 4.1.5. Vấn đề dân số, môi trường và rác thải Cùng với quá trình phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, trong những năm gần đây, công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt đang là vấn đề cấp thiết, cần có những biện pháp giải quyết theo hướng bền vững, lâu dài. Theo kết quả thống kê năm 2015, huyện chương mỹ có 31,6 vạn dân, 30 xã và 2 thị trấn: Tổng lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày thải ra môi trường trên địa bàn huyện khoảng 150 tấn/ ngày. Vấn đề ô nhiễm môi trường trở nên rất bức xúc và là những vấn đề rất nóng trong các khu dân cư, đặc biệt là ở các thị trấn, thị tứ. 4.2. Thực trạng phát sinh chất thải rắn tại địa bàn huyện chương mỹ Trong những năm gần đây, do sự gia tăng dân số, tăng trưởng kinh tế, do lễ hội và nhu cầu tiêu thụ gia tăng nên lượng CTR sinh hoạt tại huyện Chương Mỹ tăng đáng kể. Mỗi ngày trên địa bàn huyện tạo ra lượng thải bình quân là 130 tấn/ngày đêm [bảng 4.1]. Bảng 4.1. Biến động dân số và tình hình phát sinh, thu gom CTR Tổng CTR Lượng CTR bình Tỷ lệ Dân số Lượng CTR Năm phát sinh quân đầu người thu gom ( người) thu gom (tấn) (tấn) (kg/người/ngày) (%) 2015 295.988 39.946 0,370 19.973 50 2016 301.157 40.000 0,364 24.000 60 2017 306.625 47.439 0,424 33.919 71,5 2018 311.396 47.450 0,417 37.960 80 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chương Mỹ)
  49. 40 Từ bảng 4.1 có thể thấy CTR tại huyện Chương Mỹ có chiều hướng gia tăng qua các năm, so với năm 2015 lượng CTR phát sinh tăng 18,78%. Lượng CTR bình quân trên người trong giai đoạn 2015-2018 có 2 lần giảm nhẹ (khoảng 0,006kg/người/ngày) tăng mạnh (tăng 0,06 kg/người/ngày) trong năm 2016. Tuy nhiên, xét theo chiều hướng chung lượng CTR bình quân trên đầu người cũng có xu hướng tăng lên. Các nguồn phát sinh CTR của huyện Chương Mỹ gồm: - CTR từ các hộ gia đình: Đây là nguồn phát sinh CTR lớn nhất. Thành phần CTR phát sinh từ khu vực này đa dạng, có sự khác biệt giữa thành phần CTR phát sinh tại khu vực nông thôn và đô thị. Đây cũng là khu vực có sự biến động qua các năm lớn nhất do liên quan nhiều đến tiêu thụ và gia tăng dân số. CTR phát sinh từ khu vực này vào cuối tuần thường lớn hơn các ngày trong tuần. Khối lượng phát sinh lớn nhất vào dịp lễ tết; - Từ các khu vực chợ và siêu thị: Khu vực này phát sinh nhiều thành phần hữu cơ dễ phân hủy, độ ẩm CTR lớn. Tương tự như CTR phát sinh từ hộ gia đình, khối lượng CTR từ khu thương mại vào dịp cuối tuần và lễ tết cũng lớn hơn so với ngày thường; - Khu vực công cộng như khu vui chơi giải trí, đường phố và các khu du lịch . Thành phần chủ yếu là lá cây, bao bì và bụi, đất cát. - Từ các trường học, cơ quan nhà nước: CTR chủ yếu là giấy, thực phẩm. Tại nguồn này, chất thải thường nhiều vào các ngày thường và giảm hoặc không có vào các dịp lễ tết và cuối tuần. 4.2.1. Chất thải rắn từ các hộ gia đình Tính đến cuối năm 2018, toàn huyện Chương Mỹ có 75.099 hộ, tương ứng với 311,4 nghìn người, đứng thứ 7/29 về dân số trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo kết quả điều tra, lượng rác thải phát sinh từ hộ gia đình bình quân tại khu vực thành thị thuộc huyện Chương Mỹ là 0,27 kg/người/ngày, khu vực nông thôn là 0,3 kg/người/ngày,
  50. 41 Như vậy với dân số khu vực thành thị là 37.905 người và khu vực nông thôn là 273.491 người (số liệu năm 2018) thì lượng CTR từ hộ gia đình phát sinh trên địa bàn huyện Chương Mỹ khoảng 92 tấn/ngày. Thành phần của CTR từ hộ gia đình được xác định dựa trên phỏng vấn hộ gia đình và đánh giá, phân loại của địa phương, được trình bày tại bảng 4.2 Bảng 4.2. Thành phần chất thải rắn phát sinh từ hộ gia đình (%) Huyện Chương Mỹ (n =60) Khu vực thị trấn Khu vực nông thôn Giá trị trung bình Thực phẩm thừa 31,43 ±2,53 23,94 ± 1,75 27, 69 ± 1,57 Nhựa 4,03±0,66 3,45 ± 0,82 3,74 ± 0,52 Thủy tinh 1,79±0.34 1,65 ± 0,31 1,72 ± 0,23 Kim loại 12,93±1,61 13,41 ± 1,65 13,16 ±1,15 Nilon 3,8±1,044 2,64 ± 0,55 3,22 ± 0,59 Giấy, bìa 6,56±0.91 6,33 ± 0,77 6,44 ± 0,59 Gỗ 6,38±1,035 9,39 ±1,022 7,88 ± 0,74 Vải vụn 3,93±0,95 3,97±0,97 3,95 ± 0,68 Pin, ắc quy 1,03±0,36 2,28±1,203 1,66 ± 0,63 Chất thải vườn, cây cảnh 18,82±1,89 21,65±2,016 20,23 ± 1,38 Chất thải khác 9,30±1,39 11,29±1,33 10,31 ± 0,97 (Nguồn: Kết quả điều tra của Viện Kỹ thuật và Môi trường Việt Sing) Từ bảng 4.2. có thể thấy thành phần thực phẩm thừa chiếm tỷ lệ lớn nhất trong CTR tại cả khu vực thành thị và nông thôn huyện Chương Mỹ. Trong đó, khu vực nông thôn trên địa bàn huyện có tỷ lệ thực phẩm thừa nhỏ nhất (23,94%) do tại khu vực này người dân tiêu thụ ít hơn và thường có thói quen tiết kiệm thực phẩm thừa bằng cách tận dụng chúng để sử dụng cho vật nuôi trong gia đình. Thành phần chiếm tỷ lệ lớn thứ hai đối với khu vực Chương Mỹ là rác thải vườn do hầu hết các hộ gia đình tại khu vực này đều có vườn, đặc biệt là tại khu vực nông thôn, tỷ lệ này chiếm 21,65%. Vườn được sử dụng để trồng cây màu hoặc cây ăn quả và chất thải vườn chủ yếu là lá cây, chỉ một phần nhỏ là đất. Kết quả cho thấy khi nền kinh tế phát triển thì thành phần thực phẩm thừa tăng lên do thành phần này hiện đang được tận dụng cho vật nuôi thì trong tương lai có thể bị thải bỏ. Thành phần rác thải vườn, gỗ củi giảm.
  51. 42 Nhìn chung, CTR tại huyện Chương Mỹ có thành phần đa dạng. Trong đó tỷ lệ hữu cơ chiếm khá lớn. Chủ yếu là các loại thực phẩm thừa, rác thải vườn dễ phân hủy sinh học chiếm trên 40% khối lượng ướt. Thành phần có thể tái chế như nhựa, kim loại, giấy chiếm tỷ trọng lớn. CTR nguy hại như pin, ắc quy vẫn còn lẫn trong CTR sinh hoạt, thành phần này chủ yếu phát sinh từ các hộ gia đình sửa chữa ô tô, xe máy. 4.2.2. CTR phát sinh từ chợ và siêu thị Chương Mỹ có 2 siêu thị và 27 chợ, trong đó có 6 chợ loại 2, 15 chợ loại 3 và 6 điểm thương mại – dịch vụ. CTR phát sinh từ chợ Chất thải từ chợ phát sinh khoảng 22-25 tấn/ngày, phần lớn phát sinh từ khu vực bán rau vàhàng ăn. Hầu hết rác thải tại khu vực không được phân loại mà thải bỏ trực tiếp tại nơi bán hàng nên chúng phân bố rải rác, khó khăn trong việc thu gom. Chỉ một lượng nhỏ chất thải thực phẩm được tận dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Thành phần chất thải chợ được xác định bằng thực nghiệm và qua đánh giá của nhân viên thu gom. Kết quả bảng 3.3 cho thấy, trong thành phần rác thải chợ thì chất thải thực phẩm chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp đến là nilon và giấy, các thành phần khác chiếm tỷ lệ nhỏ [bảng 4.3]. Bảng 4.3. Thành phần chất thải rắn phát sinh từ chợ (%) Thành phần Khu vực thành thị Khu vực nông thôn Giá trị trung bình Thực phẩm 60,2 ± 1,4 57,14 ± 0,54 58,67 ± 1,075 Giấy 11,44 ± 1,56 11,88 ± 1,64 11,66 ± 0,93 Vải 0,74 ± 0,06 0,62 ± 0,02 0,68 ± 0,043 Nhựa 2,74 ± 0,06 3,6 ± 0,2 3,17 ± 0,26 Thủy tinh 0,22 ± 0,02 0,24 ± 0,08 0,23 ± 0,034 Nilon 14,18 ± 0,38 15,06 ± 0,82 14,62 ± 0,45 Kim loại 6,54 ± 0,34 7,34 ± 0,02 6,94 ± 0, 27 Gỗ 1,68 ± 0,32 1,7 ± 0,14 1,69 ± 1,43 Khác 2,26 ± 0,02 2,42± 1,08 2,34± 0,44 (Nguồn: Kết quả điều tra của Viện Kỹ thuật và Môi trường Việt Sing)
  52. 43 CTR phát sinh từ siêu thị CTR từ khu vực siêu thị không lớn, trung bình mỗi ngày thải ra khoảng 50kg, chủ yếu là chất thải nhựa chiếm tỷ lệ 24%, thực phẩm thừa 17%, nilon, bao bìgói hàng 12%, giấy, carton 15%, thủy tinh 10%, kim loại 8%, gỗ 4%, vải 4% và thành phần khác 6%. Khối lượng CTR phát sinh từ siêu thị không lớn là do các siêu thị đã bán lại các thùng, bìa carton cho các doanh nghiệp để tái sử dụng, tái chế. CTR được nhân viên vệ sinh thu gom, tách riêng các thành phần có thể bán (giấy, chai lọ nhựa, kim loại), còn lại thải bỏ. 4.2.3. Chất thải rắn sinh hoạt khác CTR phát sinh từ văn phòng, cơ quan hành chính, trường học Tùy theo quy mô cơ quan, trường học mà khối lượng CTR phát sinh có sự khác nhau về khối lượng, thành phần. Theo ước tính, CTR phát sinh từ các cơ quan hành chính, văn phòng và trường học chiếm 7-6% lượng CTR phát sinh trên địa bàn huyện. Thành phần giấy, thực phẩm và lá cây chiếm tỷ lệ lớn trong CTR phát sinh từ khu vực này [Bảng 4.3]. Bảng 4.4. Thành phần CTR tại các cơ quan, trường học (%) Cơ quan Trường cấp Trường mầm Giá trị Thành phần hành chính 1,2,3 non trung bình Thực phẩm 15,75 ± 2,09 21,0 ± 1,87 37,67 ± 5,044 23,42 ± 2,95 thừa Nhựa 12,75 ± 1,108 10,8 ± 0,49 6,67 ±1,201 10,42 ± 0,84 Nilon 5,25 ± 0,85 5,8 ± 0,37 6,0 ± 0,58 5,67 ± 0,33 Kim loại 10,13± 1,22 9,4 ± 0,4 8,33± 2,027 9,33 ± 0,62 Giấy 35,5 ± 1,84 29,4 ± 1,69 22,33 ± 1,45 29,67 ± 1,76 Lá cây 11,61± 1,55 15,4 ± 2,42 12,33 ± 2,33 13,33 ± 1,28 Khác 9,01± 0,25 8,2 ± 1,53 6,67 ± 0,88 8,16± 0,69 (Nguồn: Kết quả điều tra của Viện Kỹ thuật và Môi trường Việt Sing)
  53. 44 CTR phát sinh từ đường phố CTR phát sinh từ các khu công cộng như đường phố 1% tổng lượng CTR trên địa bàn huyện.Trong đó, thành phần chính là lá cây chiếm 24,34%, giấy 18,13%, thực phẩm thừa 7,32%, nhựa 10,4%, kim loại 11,22%,nilon 5%. Thành phần bụi, đất 23,59%. CTR phát sinh từ các khu vực khác CTR phát sinh từ các khu vực khác bao gồm CTR phát sinh từ các trường đại học, cao đẳng, các khu quân sự, khu du lịch tham quan Lượng CTR phát sinh ở các khu vực này chiếm khoảng 1,77% lượng CTR phát sinh trên địa bàn. Theo đánh giá của nhân viên thu gom tại các khu vực này, thành phần chiếm tỷ lệ lớn nhất là thực phẩm thừa 32,56%,giấy 21,49 %, lá cây 11,46%,kim loại 10,27%, nhựa 6,74%, thủy tinh 3,56%, nilon 3,24%, thành phần khác 10,68%. Như vậy, từ kết quả điều tra và khảo sát thực địa cho thấy, CTR phát sinh trên địa bàn huyện Chương Mỹ khoảng 130 tấn/ngày. Trung bình một người sẽ phát sinh 0,417 kg/ngày. Lượng CTR phát sinh từ hộ gia đình là lớn nhất chiếm 70,77%, tiếp đến là từ khu chợ và thương mại 18,46%, rác thải tại cơ quan hành chính, trường học7,5%, rác thải từ đường phố1,5%, khác 1,77% [hình 4.2]. Nguồn phát sinh CTRSH hộ gia đình thương mại cơ quan, trường học khu công cộng khác 1.77% 1.50% 7.50% 18.46% 70.77% Hình 4.2. Nguồn phát sinh CTR trên địa bàn huyện Chương Mỹ
  54. 45 Thành phần CTR trên địa bàn huyện Chương Mỹ được tổng hợp trong bảng 3.5. Theo đó, thành phần CTR dễ phân hủy (thực phẩm thừa, rác thải vườn) chiếm 48,59%, thành phần có thể tái chế (giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh, vải, pin ) chiếm 35,81%, thành phần nguy hại trong CTR như pin,acquy chiếm tỷ lệ không đáng kể, thành phần khác chiếm15,60%. Như vậy, thành phần có thể tái chế trong CTR sinh hoạt còn chiếm tỷ lệ lớn, do đó cần có các biện pháp phân loại, thu gom hợp lý để có thể tận dụng nguồn chất thải này. Bảng 4.5. Tổng hợp thực trạng phát thải CTRSH huyện Chương Mỹ (%) Nguồn phát sinh % khối Khối lượng Thành phần Hộ gia Thương Cơ quan, Đường khác lượng (tấn/ngày) đình mại trường học phố Thực phẩm thừa 27,69 57,80 23,42 7,32 32,56 32,71 42,52 Nhựa 3,74 3,60 10,42 10,4 6,74 4,37 5,68 Thủy tinh 1,72 0,43 - - 3,56 1,36 1,77 Kim loại 13,16 6,96 9,33 11,22 10,27 11,65 15,15 Nilon 3,22 14,57 5,67 5 3,24 5,53 7,19 Giấy, bìa carton 6,44 11,73 29,67 18,13 21,49 9,60 12,48 Gỗ 7,88 1,74 - - - 5,90 7,67 Vải vụn 3,95 0,75 - - - 2,93 3,81 Pin, ắc quy 1,66 - - - - 1,17 1,52 Chất thải vườn 20,23 - 13,33 (*) 24,34 (*) 11,46 (*) 15,88 20,64 Khác 10,31 2,42 8,16 23,59( ) 10,68 8,9 11,57 (Nguồn: Kết quả điều tra của Viện Kỹ thuật và Môi trường Việt Sing) Ghi chú: (-): không được xác định, (*) lá cây, ( ) bụi, đất % khối lượng = (% rác hộ gia đình*70,77 + % rác thương mại *18,46 + % rác cơ quan *7,5 + %rác đường phố *1,5)+ % rác khác * 1,77 4.2.4. Thực trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp Những năm gần đây, nhờ chính sách thu hút đầu tư, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ được xây dựng và phát triển nhanh chóng. Huyện
  55. 46 Chương Mỹ có quy hoạch 01 khu công nghiệp (Phú Nghĩa), 09 cụm điểm công nghiệp. Trên địa bàn huyện có 356 doanh nghiệp đang hoạt động ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau như cơ khí lắp ráp, công nghệ chế biến thực phẩm, lâm sản, thời trang may mặc, sản xuất hàng tiêu dùng (đồ nhựa, linh kiện điện tử ) và thủ công mỹ nghệ. Sự phát triển các ngành công nghiệp trên địa bàn đã góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế của huyện, tạo việc làm cho trên 12.000 lao động. Nhưng mặt khác lại gây ra những tác động đến môi trường, bao gồm cả việc tạo ra một lượng lớn CTRCN. Khối lượng, thành phần CTRCN phát sinh tại mỗi cơ sở sản xuất tùy thuộc vào loại hình và quy mô đầu tư, công suất của các cơ sở. Một số nhà máy, xí nghiệp sản xuất đồ nhựa, cơ khí đã bán vật liệu thừa cho các cơ sở tái chế, tái sử dụng giúp làm giảm khối lượng CTRCN và chi phí thu gom. Ngoài CTRCN phát sinh từ quá trình sản xuất, tại các nhà máy, xí nghiệp còn phát sinh một lượng CTRCN từ các khu bếp ăn tập thể, khu vực văn phòng. CTR từ các khu vực nhà bếp được nhiều doanh nghiệp bán hoặc cho các hộ chăn nuôitrên địa bàn. Theo kết quả điều tra, lượng CTRCN phát sinh tính trung bình cho 1 lao động là 0,31 kg/người/ngày, thành phần chủ yếu là thức ăn thừa, giấy, vỏ chai nhựa, nilon. Kết quả tổng hợp cho thấy, các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn huyện Chương Mỹ trung bình một ngày phát sinh khoảng 22,48 tấn CTRCN. Thành phần CTR công nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ được trình bày trong bảng 3.7. Trong đó, thành phần hữu cơ dễ phân hủy chiếm tỷ lệ lớn nhất (33,28%), thành phần có thể tái chế vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn (22,64%).
  56. 47 Bảng 4.6. Thành phần chất thải rắn công nghiệp huyện Chương Mỹ Thành phần % khối lượng Khối lượng trung bình (tấn/ngày) Thành phần hữu cơ dễ phân hủy 33,28± 1,28 7,48 Nhựa 6,02 ± 0,48 1,35 Nilon 3,82 ± 0,34 0,86 Giấy, carton 5,99 ± 0,66 1,35 Kim loại 10,63 ± 0,95 2,39 Phế liệu gỗ, mây tre vụn 11,30 ± 0,56 2,54 Vải vụn 11,47 ± 0,58 2,58 Cao su 0,67 ±0,33 0,15 Tro xỉ 9,06 ± 1,03 2,04 Khác 7,77 ± 1,32 1,74 (Nguồn: Kết quả điều tra của Viện Kỹ thuật và Môi trường Việt Sing) Đối với làng nghề, trên địa bàn huyện có 175 làng có nghề, trong đó có 34 làng nghề được công nhận làng nghề truyền thống ở 15 xã và trên 12.000 cơ sở sản xuât cá thể đang hoạt động. Trong số các làng nghề truyền thống thì chủ yếu là làng nghề mây tre giang đan với 30 làng nghề. Các sản phẩm tập trung ở các xã Phú Nghĩa, Trường Yên, Đông Phương Yên, Trung Hòa Các làng nghề truyền thống còn lại gồm 1 làng nghề mộc, 1 làng nghề nón, 1 làng nghề chế biến nông sản, 1 làng nghề thêu. Tại các làng nghề mộc, nón, mây tre giang chất thải rắn không nguy hại chủ yếu là các vật liệu thừa đã được người dân tận dụng cho việc đun nấu nên lượng thải bỏ ra môi trường không lớn. Tại các cơ sở thêu, CTR chủ yếu là vải vụn, chỉ thừa. Trung bình mỗi cơ sở sản xuất phát sinh từ 0,5-1 kg CTR/ngày (không kể CTR). Tuy nhiên, chất thải rắn từ các cơ sở này được thải bỏ và thu gom cùng với CTR tại địa phương.
  57. 48 4.2.5. Hiện trạng CTR nông nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ 4.2.5.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ Đối với ngành trồng trọt, Chương Mỹ là một trong những đơn vị dẫn đầu thành phố Hà Nội về triển khai thành công tác dồn điền đổi thửa với tổng diện tích trên 10.200 ha, đã thực hiện giao ruộng cho hơn 61.000 hộ dân. Điều này đã tạo cơ hội để nông dân trong huyện tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, nhất là chủ động xây dựng những vùng sản xuất hàng hóa năng suất, chất lượng cao từng bước mang lại nguồn thu nhập mang tính bền vững cho bà con nông dân trong huyện. Năm 2018, tổng diện tích gieo trồng toàn huyện là 24.303 ha. Tổng sản lượng lương thực đạt trên 120 nghìn tấn. Hiện nay, trên địa bàn huyện canh tác nhiều loại cây trồng nông nghiệp và rau màu khác nhau. Tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài chỉ tập trung nghiên cứu cây trồng chính trên địa bàn huyện là lúa, ngô. Bảng 4.7. Tình hình sản xuất lúa, ngô tại huyện Chương Mỹ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Diện tích (ha) 17.930 17.713 18.532 18.611 18.465 Lúa Năng suất (tạ/ha) 62 61 65 65,2 63,1 Sản lượng (tấn) 110.774 108.085 120.528 121.279 116.564 Diện tích (ha) 999 1.646 1.627 1.586 1.522 Ngô Năng suất (tạ/ha) 56,9 57,2 57,7 58,4 56,7 Sản lượng (tấn) 5.599 9.407 9.385 9.264 8.630 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2018 Mặc dù gặp nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết mang lại, nhưng năng suất lúa và ngô tại huyện Chương Mỹ vẫn giữ tương đối ổn định, ở mức trên 60 tạ/ha đối với lúa và trên 55 tạ/ha với ngô. Từ cuối năm 2017, do huyện thực hiện chuyển đổi diện tích cấy lúa, ngô kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, chăn nuôi thủy sản, chăn lợn, trồng hoa nên diện tích canh tác lúa và ngô giảm, tuy nhiên lượng giảm không đáng kể [bảng 4.7].
  58. 49 Đối với ngành chăn nuôi, huyện có lợi thế là có tuyến đường quốc lộ 6A chạy qua và có Công ty cổ phần CP group chuyên sản xuất thức ăn, cung cấp con giống và mạng lưới nuôi gia công nên ngành chăn nuôi của huyện Chương Mỹ có điều kiện phát triển mạnh theo hướng công nghiệp. Các loài được chăn nuôi chính là lợn, trâu bò, gia cầm và thủy cầm. Số lượng các loài khác (ngựa, dê, bò sữa ) chiếm tỷ lệ nhỏ. Chương Mỹ có 270 trang trại gà, quy mô 5.000-12.000 con/trại, 10 trang trại chăn nuôi lợn quy mô 5.000-10.000 con chủ yếu tập trung ở các xã đồi gò và vùng bãi. Tháng 3 năm 2018, trên địa bàn huyện có trên 117 ngàn con lợn, 0,86 ngàn con trâu, 15,9 ngàn con bò, gia cầm và thủy cầm có trên 2.300 ngàn con, vượt 116,3% so với năm 2017. Gia cầm được nuôi ở hầu hết các xã trong huyện, trong đó Tốt Động, Thanh Bình, Nam Điền, Đại Yên là những xã có lượng gia cầm lớn và đã hình thành các khu chăn nuôi gia cầm tập trung. Bảng 4.8. Số lượng gia súc, gia cầm qua các năm (Đơn vị tính: con) Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Đàn lợn 110.539 105.781 108.275 116.330 116.037 Đàn trâu 1.350 1.300 1.206 950 950 Đàn bò 19.519 17.650 17.250 16.150 16.150 Gia cầm, thủy cầm 2.238.479 2.353.000 2.353.000 2.351.000 2.505.000 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2018 4.2.5.2. Ước tính khối lượng chất thải rắn nông nghiệp Từ số liệu sản lượng các loại cây trồng nông nghiệp qua các năm và tỷ lệ phụ phẩm/chính phẩm của các loại cây trồng có thể tính toán được khối lượng các phụ phẩm sinh khối. Khối lượng sinh khối = sản lượng cây trồng * tỷ lệ phụ phẩm/chính phẩm
  59. 50 Bảng 4.9.Khối lượng phụ phẩm nông nghiệp từ canh tác lúa, ngô (tấn) Tỷ lệ phụ Năm Năm Năm Năm Năm phẩm/chính 2014 2015 2016 2017 2018 phẩm [2] Rơm rạ 1 110.774 108.085 120.528 121.279 116.564 Vỏ trấu 0,2 22.154,8 21.617 24.105,6 24.255,8 23.312,8 Phụ phẩm ngô 2,5 13.997,5 23.517,5 23.462,5 23.160 21.575 Tổng 146.926,3 153.219,5 168.096,1 168.694,8 161.451,8 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2018 Như vậy, khối lượng phụ phẩm nông nghiệp từ canh tác lúa và ngô trên địa bàn huyện là tương đối lớn nhưng loại CTR này phát sinh theo mùa vụ thu hoạch của lúa và ngô. Tính trung bình một ngày trong năm 2018 có thể phát sinh 319,35 tấn rơm rạ, 63,87 tấn trấu, 59,11 tấn phụ phẩm ngô. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có những giải pháp thu gom và sử dụng hợp lý nguồn phụ phẩm này. Đối với CTR từ hoạt động chăn nuôi, lượng phân thải ra trong một ngày là 18 – 25kg/con trâu, 15 – 20kg/con bò, 1,2 – 3kg/con lợn, 0,02 – 0,05 kg/gà,vịt [1]. Số lượng vật nuôi được trong năm 2018 được trình bày trong bảng 3.10, tuy nhiên các đàn gia súc, gia cầm này có chu kỳ nuôi khác nhau, như lợn có chu kỳ nuôi 3,5 - 4 tháng, trâu, bò có chu kỳ nuôi 6 tháng, gà, vịt có chu kỳ nuôi 3 tháng nên lượng chất thải chăn nuôi phát sinh trên địa bàn huyện Chương Mỹ trong 1 ngày được tính toán trong bảng 4.10. Bảng 4.10. Số lượng phân phát sinh của đàn gia súc, gia cầm Số con CTR bình quân Lượng phân (con/ngày) (kg/con/ngày) (kg/ngày) Đàn lợn 38.679 2,1 81.225,90 Đàn trâu 475 21,5 10.212,50 Đàn bò 8.075 17,5 141.312,50 Đàn gia cầm, thủy cầm 626.250 0,035 21.918,75 Tổng 254.669,65 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2018
  60. 51 Với số lượng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Chương Mỹ trong một ngày có thể tạo ra khoảng 254,67 tấn chất thải rắn. Một năm phát sinh 92.954,55 tấn CTR chăn nuôi. Nhìn chung, Chương Mỹ là huyện có nền nông nghiệp phát triển. Chính điều này đã tạo nên một lượng lớn CTRNN bao gồm phụ phẩm cây trồng và chất thải chăn nuôi. Lượng CTRNN cùng với CTR và CTRCN đã tạo lên áp lực lớn đối với môi trường trên địa bàn huyện Chương Mỹ, do đó cần có những biện pháp để xử lý các loại CTR này. 4.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Chương Mỹ 4.3.1. Hiện trạng công tác thu gom và vận chuyển CTRtrên địa bàn huyện Chương Mỹ Thu gom là một khâu quan trọng trong quản lý CTR: - Thu gom rác từ đường phố do công nhân vệ sinh làm nhiệm vụ quét đường. Các công nhân dùng phương tiện xe đẩy để thu gom rác. Rác được mang đến một điểm tập trung rồi có xe chở rác đến mang đến điểm xử lý. - Thu gom rác từ các khu tập thể. Mỗi khu dân cư có một điểm đổ rác hay bể đựng rác. Các gia đình hoặc cơ quan mang rác đến đổ vào điểm tập kết rồi sau đó có xe chở rác đi. - Việc vận chuyển rác chủ yếu là do xe chở rác chuyên dụng của Công ty vệ sinh môi trường đảm nhận. Công việc này thường được thực hiện vào ban đêm và một số khu vực thị trấn vào ban ngày (không vào những giờ cao điểm)
  61. 52 Nguồn rác chất thải rắn Hộ gia Cơ quan Nhà máy Bệnh Đường phố Chợ đình trường học KCN viện và CTCT Tổ thu gom Thu gom mỗi ngày rác Xe thu gom rác dân đẩy tay lập Rác trơ Xe thu gom Điểm hẹn rác phế liệu Đổ lên xe chở rác Bãi tập kết Cơ sở thu rác Trạm trung mua phế liệu Xuân chuyển Sơn – Sơn Tây Xe chở rác Nhặt phế liệu (*) Tới khu xử lý Còn xót lại rác Hình 4.3: Sơ đồ thu gom và tổ chức quản lý chất thải rắn tại địa bàn (Do công ty môi trường đô thị Xuân Mai phụ trách) Từ năm 2009, Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai trúng thầu công tác thu gom, vận chuyển CTR tại địa bàn huyện Chương Mỹ. Các cá nhân thu gom rác dân lập được công ty thu nhận hoặc hợp đồng thực hiện theo các yêu cầu chất lượng vệ sinh do Công ty đặt ra.
  62. 53 Xe đẩy tay, xe ba gác, Nguồn thùng đựng rác cố định, Điểm hẹn rác di động Bô rác khép kín Xe ép 12 tấn Bãi đổ Hình 4.4: Sơ đồ thu gom và vận chuyển rác đô thị Rác sau khi thu gom được đưa về đổ tại bãi rác ở các xã có diện tích khoảng 200 – 400 m2 nằm ở các xã. Đây là bãi rác lộ thiên không được quy hoạch và thiết kế vệ sinh ngay từ đầu. Rác được đổ bừa bãi và hôi thối gây ô nhiễm môi trường quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng nước ngầm của khu vực dân cư lân cận .Nhiều giếng nước ở đây đã bị ô nhiễm nặng và không thể sử dụng được nữa. Hơn nữa với sự ô nhiễm (ruồi nhặng, kí sinh trùng) tại bãi rác này sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân sống xung quanh bãi rác. Đặc biệt là đối với những người sống bằng nghề rác. Rác sau khi thu gom được mang đi đến điểm tập kết tại bãi rác Xuân Sơn , Sơn Tây. Phương tiện thu gom rác hiện nay vẫn chưa thống nhất, mỗi địa bàn trên Thị xã sử dụng mỗi loại phương tiện thu gom khác nhau, có khi một địa bàn sử dụng cùng lúc nhiều loại phương tiện tùy vào mức độ tiện dụng và tổ chức thu gom sử dụng. Như ở các đoạn đường lớn thì dùng xe thu gom với thể tích lớn (xe 7 tấn), còn tại các khu vực dân cư có đường đi nhỏ hơn thì dùng các loại xe có thể tích nhỏ hơn (xe 2 tấn), còn tại các hẻm nhỏ thì sử dụng các loại xe ba gác, xe đẩy tay cho phù hợp.
  63. 54 Hình 4.5: Thu gom rác tại thị trấn Xuân Mai Theo số liệu khảo sát tại Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai, số lượng công nhân phụ trách công tác vệ sinh được trình bày trong bảng sau Bảng 4.11: Số lượng công nhân phụ trách công tác vệ sinh của công ty Môi trường đô thị Xuân Mai STT Tổ công tác Số công nhân Khu vực phụ trách 1 Tổ đường 56 Khu vực xã, thị trấn 2 Tổ quét chợ 17 Chợ huyện Vận chuyển tại nguồn – Trạm 3 Tổ tài xế 50 trung chuyển – Bãi chôn lấp 4 Tổ duy trì xe đạp 8 Phụ trách đường phố 5 Tổ vỉa hè 10 Rác lề đường 6 Tổ lấy rác hẻm 6 7 Tổ xử lý rác 3 8 Tổ rửa bụi đường 2 Tổng cộng 152 (Nguồn: Công ty MTĐT Xuân Mai)
  64. 55 Bảng 4.12: Số lượng trang thiết bị phục vụ công tác thu gom CTR của Công ty STT Thiết bị thu gom – vận chuyển Số lượng 1 Thùng 240L 60 2 Xe công nông 64 2 Xe ép rác 12 tấn 8 4 Xe tải 1 tấn 6 (Nguồn: Công ty MTĐT Xuân Mai) Theo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chương Mỹ, tại thời điểm tháng 8/2008 trở về trước, chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện được Công ty môi trường đô thị Xuân Mai thu gom, vận chuyển và xử lý tại khu vực Núi Thoong, xã Tân Tiến. Sau ngày 01/8/2008, do xảy ra sự cố tại khu xử lý rác thải Núi Thoong nên rác thải sinh hoạt trên địa bàn không có nơi xử lý, rác thải chỉ được vận chuyển một phần về xử lý tại bãi rác Xuân Sơn, Sơn Tây và tồn đọng lượng rác thải lớn tại các xã, thị trấn. Trước tình hình đó, UBND huyện đã ban hành kế hoạch số 78/KH- UBND ngày 24/8/2009 về việc thu gom, xử lý tập kết rác thải sinh hoạt thực hiện giải pháp tình thế giải quyết vệ sinh môi trường trên địa bàn. Các xã, thị trấn đã tổ chức triển khai thực hiện đề án từ tháng 12/2009 đến nay. Từ khi triển khai Đề án đến thời điểm tháng 4/2015, toàn huyện có 25/32 xã, thị trấn xây dựng hố chứa rác thải tạm thời với tổng số 37 hố, đạt 74% so với kế hoạch đặt ra trong đề án là 50 hố. Còn 5 xã chưa thực hiện theo đề án gồm các xã Hoàng Văn Thụ, Trần Phú, Nam Phương Tiến, Tân Tiến, Đại Yên. Đối với thị trấn Xuân Mai và Chúc Sơn, UBND huyện ký hợp đồng thu gom rác thải sinh hoạt, duy trì vệ sinh môi trường với công ty môi trường đô thị Xuân Mai. Khối lượng rác phát sinh của hai thị trấn khoảng 50 tấn/ngày, được thu gom, vận chuyển hàng ngày đi xử lý tại khu xử lý tập trung của thành phố là bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn) và Xuân Sơn (Sơn Tây). Ở các thôn thành lập được các tổ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt ở thôn, xóm, khu dân cư. Trung bình một tổ có 3-5 người. Phương tiện để thu gom,
  65. 56 vận chuyển rác thải từ các thôn, xóm về hố chứa rác thải tạm thời gồm nhiều chủng loại, sử dụng tùy thuộc vào điều kiện địa hình, giao thông của mỗi địa phương, thường sử dụng phương tiện như xe đẩy tay, xe cải tiến. Việc xử lý môi trường tại các hố chứa rác là dùng chế phẩm EM và vôi bột để tăng khả năng phân hủy của rác và khử trùng tiêu độc. Trong quá trình triển khai đề án vẫn còn một số tồn tại như: Một là, một số xã chưa tổ chức thu gom triệt để, bên cạnh đó, ý thức bảo vệ môi trường của một số người dân còn chưa cao, tình trạng xả rác bừa bãi vẫn còn xảy ra, đặc biệt tại các khu chợ dẫn đến khó khăn cho công tác thu gom, làm mất mỹ quan như khu vực chợ Đông Phương Yên thuộc xã Đông Phương Yên, khu vực chợ Gốt thuộc xã Đông Sơn, đưởng tỉnh lộ 419 đoạn qua địa phận xã Hợp Đồng, xã Tiên Phương, xã Phụng Châu. Dọc bờ sông Bùi xã Thanh Bình, rác được đổ dọc bờ sông, rơi xuống mặt nước, bốc mùi hôi thối, phát sinh nhiều ruồi nhặng. Hai là, khối lượng rác được đưa vào hố chưa triệt để và nhiều bãi rác chưa được phun chế phẩm EM, rắc vôi bột. Đa phần rác thải còn tập trung xung quanh khu vực hố chứa rác gây ô nhiễm môi trường. Một số địa phương do không bảo quản tấm bạt địa để ngăn nước rỉ rác cẩn thận nên bị hỏng nhưng không được thay kịp thời, khiến nước rác ngấm ra sông và đồng ruộng. Ba là, trách nhiệm của một số địa phương còn yếu, lãnh đạo và cán bộ địa phương không thực hiện đúng quy trình, làm việc thiếu hiệu quả, không được sự đồng thuận của người dân gây lãng phí ngân sách nhà nước. Bốn là, do vị trí các hố chứa rác thải đều cách xa khu vực dân cư, chủ yếu nằm ở cánh đồng nên đường vận chuyển gặp nhiều khó khăn. Công tác bảo vệ trông coi trước khi hố đi vào hoạt động không được thường xuyên liên tục nên ở một số xã đã xảy ra tình trạng mất trộm vải bạt chống thấm. Năm là, hiện nay, sau một thời gian sử dụng, hầu hết các hố chứa rác thải đều đã đầy, không còn khả năng tiếp nhận thêm. Trong khi đó, lượng rác thải của các địa phương ngày càng tăng cao.