Khóa luận Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2018 tại Thái Nguyên

pdf 58 trang thiennha21 20/04/2022 3380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2018 tại Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_kha_nang_sinh_truong_phat_trien_cua_mot_s.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2018 tại Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGÔ HỒNG HẠNH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI VỤ XUÂN NĂM 2018 TẠI THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Nông học Khóa học : 2015-2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGÔ HỒNG HẠNH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI VỤ XUÂN NĂM 2018 TẠI THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Lớp : K47 - TT Khoa : Nông học Khóa học : 2015-2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Phan Thị Vân Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Nhà trường, khoa Nông học em đã tiến hành và hoàn thành đề tài tốt nghiệp: “ Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2018 tại Thái Nguyên”. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Nông học, các thầy cô giáo tham gia giảng dạy lớp 47TT và các giảng viên trong khoa đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian học tập cũng như trong quá trình nghiên cứu để em có thể hoàn thành khóa luận này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên TS. Phan Thị Vân - người trực tiếp hướng dẫn, định hướng đề tài, cũng như tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận. Em xin gửi lời biết ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân đã động viên và ủng hộ em trong suốt thời gian qua. Do điều kiện thời gian và trình độ của em còn hạn chế, mặc dù đã cố gắng nhưng không thể tránh được những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận này được hoàn thiện tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Ngô Hồng Hạnh
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới năm 2007 - 2017 5 Bảng 2.2. Tình hình sản xuất ngô ở một số khu vực trên thế giới năm 2017 6 Bảng 2.3. Tình hình sản xuất ngô của một số nước năm 2017 7 Bảng 2.4. Tổng lượng ngô tiêu thụ trên thế giới và một số quốc gia năm 2016 8 Bảng 2.5. Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam năm 2007- 2017 10 Bảng 2.6. Tình hình sản xuất ngô ở các vùng sinh thái của Việt Nam năm 2017 11 Bảng 2.7. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên giai đoạn 2007 - 2017 12 Bảng 3.1. Các THL tham gia thí nghiệm và giống đối chứng 18 Bảng 4.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lai thí nghiệm vụ Xuân 2018 tại Thái Nguyên 26 Bảng 4.2: Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các THL vụ Xuân 2018 tại Thái Nguyên 29 Bảng 4.3. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của các tổ hợp lai vụ Xuân 2018 tại Thái Nguyên 31 Bảng 4.4. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các THL thí nghiệm vụ Xuân 2018 tại Thái Nguyên 33 Bảng 4.5. Tốc độ ra lá của các THL thí nghiệm trong vụ Xuân Hè 2018 tại Thái Nguyên 35 Bảng 4.6. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh của các THL thí nghiệm vụ Xuân 2018 tại Thái Nguyên 37 Bảng 4.7. Đường kính gốc và số rễ chân kiềng của các THL thí nghiệm vụ Xuân 2018 tại Thái Nguyên 39 Bảng 4.8. Trạng thái cây và độ bao bắp của các THL thí nghiệm vu ̣Xuân 2018 tại Thái Nguyên 40 Bảng 4.9. Các yếu tố cấu thành năng suất của các THL thí nghiệm vụ Xuân 2018 tại Thái Nguyên 42 Bảng 4.10 Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các THL thí nghiệm vụ Xuân 2018 tại Thái Nguyên 44
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nội dung đầy đủ 1 c/s Cộng sự 2 CV Hệ số biến động 3 đ/c Đối chứng 4 FAO Tổ chức nông nghiệp và lương thực liên hợp quốc 5 G - PR Gieo - Phun râu 6 G - TC Gieo - Trỗ cờ 7 G - TP Gieo - Tung phấn 8 ha Hecta 9 LSD Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 10 M1000hạt Khối lượng nghìn hạt 11 NSLT Năng suất lý thuyết 12 NSTT Năng suất thực thu 13 P Xác suất 14 THL Tổ hợp lai 15 TP - PR Tung phấn – Phun râu
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 2 DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 3 1.2.1. Mục đích 3 1.2.2. Yêu cầu của đề tài 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ ngô trên thế giới 4 2.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 4 2.2.2. Tình hình tiêu thụ ngô trên thế giới 7 2.3. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 9 2.4. Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên 11 2.5. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới và Việt Nam 12 2.5.1. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới 12 2.5.2. Tình hình nghiên cứu ngô ở Việt Nam 14 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 3.1. Đối tượng nghiên cứu 18 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 18 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 18 3.2.2. Thời gian nghiên cứu 19
  7. v 3.3. Nội dung nghiên cứu 19 3.4. Phương pháp nghiên cứu 19 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 19 3.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi 20 3.5. Quy trình trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm 24 3.6. Thu thập số liệu 25 3.7. Xử lý số liệu 25 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26 4.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lai thí nghiệm 26 4.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lai thí nghiệm 26 4.1.1.1. Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ 27 4.1.1.2. Giai đoạn từ gieo đến tung phấn 27 4.1.1.3. Giai đoạn từ gieo đến phun râu 27 4.1.1.4. Thời gian sinh trưởng 28 4.1.2. Đặc điểm hình thái của các THL thí nghiệm 28 4.1.2.1. Chiều cao cây(cm) 29 4.1.2.2. Chiều cao đóng bắp 30 4.1.2.3.Số lá trên cây 30 4.1.2.4. Chỉ số diện tích lá (LAI) 32 4.1.3. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các THL thí nghiệm 32 4.2. Khả năng chống chịu của các THL thí nghiệm 37 4.2.1. Sâu đục thân 37 4.2.2. Bệnh gỉ sắt 38 4.2.3. Khả năng chống đổ của các tổ hợp lai thí nghiệm 39 4.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các THL thí nghiệm 41 4.4.1. Số bắp trên cây 42 4.4.2. Chiều dài bắp 43 4.4.3. Đường kính bắp 43
  8. vi 4.4.4 .Số hàng hạt trên bắp 43 4.4.5. Số hạt trên hàng 43 4.4.6. Khối lượng 1000 hạt 44 4.5. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các THL thí nghiệm 44 4.5.1.Năng suất lý thuyết (tạ/ha) 45 4.5.2. Năng suất thực thu (tạ/ha) 45 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46 5.1. Kết luận 46 5.2. Đề nghị 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHỤ LỤC
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cây ngô (Zea mays L.) là một trong 3 cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn thế giới. Ở các nước thuộc Trung Mỹ, Nam Á, Châu Phi, người ta sử dụng ngô làm cây lương thực chính. Cây ngô không chỉ là cây lương thực mà còn là cây làm thức ăn chăn nuôi quan trọng nhất hiện nay: 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp của gia súc là từ ngô, ngô còn là thức ăn xanh và ủ chua lý tưởng cho đại gia súc đặc biệt là bò sữa. Hạt ngô rất giàu dinh dưỡng như: protein, chất béo, chất đường, chất xơ, canxi, photpho, chất sắt, caroten, các vitamin. Đặc biệt cây ngô được coi là một vị thuốc đa năng, có vai trò phòng chữa nhiều bệnh: tim mạch (tăng huyết áp, mỡ máu cao, xơ cứng mạch), bệnh thận (viêm thận, phù nề), bệnh tiêu hóa, chống lão hóa Một số nghiên cứu cho thấy rằng trong tất cả các loại lương thực thì giá trị dinh dưỡng và ảnh hưởng sức khỏe của ngô là cao nhất. Hàm lượng vitamin của nó gấp từ 5-10 lần gạo, lúa mì. Nhờ những vai trò quan trọng của cây ngô trong nền kinh tế thế giới nên hơn 40 năm gần đây, sản xuất ngô thế giới phát triển mạnh. Mặc dù sản lượng ngô đứng thứ 3 sau lúa nước và lúa mì, nhưng chiếm 1/3 sản lượng ngũ cốc trên thế giới và nuôi sống 1/3 dân số toàn cầu. Năm 1960, diện tích trồng ngô trên thế giới chỉ đạt 200 ha và năng suất đạt 10 tạ/ha. Đến năm 2017, diện tích gieo trồng ngô đạt 1.099 nghìn ha với năng suất 46,48 tạ/ha sản lượng đạt 5.110 nghìn tấn (FAO, 2019) [23]. Việt Nam là một nước nông nghiệp, trong những năm gần đây, cây ngô đã được chú ý phát triển, những tiến bộ kỹ thuật tiên tiến được áp dụng vào canh tác, đặc biệt cải tạo về giống do đó có cây ngô ngày càng phong phú, đa dạng. Việc khai thác tiềm năng năng suất ngô thông qua ưu thế lai và phát triển các giống ngô lai trong sản xuất là một trong những đóng góp làm tăng
  10. 2 năng suất ngô của Việt Nam. Ngô lai đã làm thay đổi căn bản nghề trồng ngô ở nước ta, đưa Việt Nam đứng trong hàng ngũ các nước trồng ngô tiên tiến trong khu vực Châu Á. So với năm 1990 khi chưa trồng ngô lai thì năm 2016 năng suất tăng 3,0 lần, sản lượng tăng 8,9 lần. Tuy nhiên, năng suất ngô của Việt Nam còn thấp, năm 2017 năng suất ngô của Việt Nam mới bằng 80,8% năng suất trung bình của thế giới. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng ngô của nước ta ngày càng gia tăng. Hiện nay, ngành chăn nuôi phát triển ngày càng mạnh đòi hỏi một lượng lớn ngô làm thức ăn cho gia súc nhưng sản lượng ngô sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Năm 2016, nước ta đã phải nhập 8,4 triệu tấn ngô để làm thức ăn cho gia súc (Tổng cục Hải quan, 2019) [9]. Thực tiễn đòi hỏi là phải tăng nhanh năng suất ngô, góp phần giữ vững an ninh lương thực quốc gia, đảm bảo phát triển cân đối bền vững công - nông. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng chiến lược phát triển sản xuất ngô đến năm 2020 là phải đạt 9-10 triệu tấn. Để đạt được mục tiêu này cần phải mở rộng diện tích và tăng năng suất, tuy nhiên việc mở rộng diện tích trồng là khó khăn do bị hạn chế và cạnh tranh với các loại cây trồng khác nên tăng năng suất là giải pháp chủ yếu và giống chính là yếu tố quyết định đến việc tăng năng suất, chất lượng và sản lượng nông sản. Với mong muốn chọn được giống ngô lai mới cho ra năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận và sâu bệnh hại, đáp ứng được nhu cầu sản xuất, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất thông qua việc chủ động cung cấp hạt giống giá rẻ, chất lượng tốt, tiết kiệm chi phí cho người trồng ngô, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2018 tại Thái Nguyên”.
  11. 3 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích Xác định được tổ hợp ngô lai có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt phù hợp với điều kiện canh tác của tỉnh Thái Nguyên. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Theo dõi các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các THL thí nghiệm trong năm 2018 tại Thái Nguyên. - Nghiên cứu các đặc điểm hình thái và sinh lý của các THL thí nghiệm. - Theo dõi khả năng chống chịu của các THL tham gia thí nghiệm. - Xác định các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các THL tham gia thí nghiệm để chọn THL có triển vọng khảo nghiệm sản xuất. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Nghiên cứu khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để xác định được tổ hợp ngô lai phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên và các vùng có điều kiện tương đồng. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Lựa chọn ra những giống ngô lai tốt có khả năng sinh trưởng, khả năng chống chịu tốt để đưa vào sản xuất cho tỉnh Thái nguyên. - Đề tài góp phần làm đa dạng tập đoàn giống ngô tại Thái Nguyên.
  12. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài Hiện nay, nền kinh tế của nước ta đang từng bước tiến lên và hội nhập cùng nền kinh tế thế giới, trải qua từng bước phát triển, nông dân, nông nghiệp, nông thôn đã có những đóng góp tạo nên những thành tựu lớn trong công cuộc đổi mới. Đóng góp vào sự phát triển đó là hệ thống cây lương thực trong đó có ngô. Ngô là loại cây trồng có tiềm năng năng suất cao mà không loại cây ngũ cốc nào so sánh kịp. Để nâng cao năng suất cây nông nghiệp nói chung và khai thác vai trò của cây ngô nói riêng, công tác lai tạo ra các tổ hợp ngô lai mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, thích ứng cộng với một yêu cầu cấp thiết. Chọn tạo giống ngô phải thực hiện qua nhiều giai đoạn, trong đó đánh giá tổ hợp lai là giai đoạn quan trọng nhất. Qua quá trình đánh giá tổ hợp lai, các nhà khoa học chọn được các dòng thuần ưu tú làm vật liệu tạo giống và các tổ hợp lai tốt phát triển giống để phục vụ sản xuất. Quá trình thực hiện các bước trong nghiên cứu đều phải tiến hành lặp lại nhiều lần để đảm bảo độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu. 2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ ngô trên thế giới 2.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới Cây ngô là cây lương thực và cây thức ăn gia súc đứng thứ 3 trên thế giới sau lúa mì và lúa nước với diện tích 197,2 triệu ha, sản lượng khoảng 1.134,8 triệu tấn (năm 2017) (FAO, 2019) [23]. Ngày nay, ngô đã trở thành cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. So với lúa mì, lúa gạo ngô đứng thứ hai về diện tích nhưng dẫn đầu về năng suất, sản lượng. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới trong 10 năm gần đây được trình bày ở bảng 2.1.
  13. 5 Bảng 2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới năm 2007 - 2017 Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (triệu ha) (tạ/ha) (triệu tấn) 2007 158,39 49,89 790,12 2008 162,69 51,06 830,61 2009 158,74 51,67 820,20 2010 164,03 51,90 851,27 2011 171,20 51,79 886,68 2012 179,79 48,67 875,04 2013 186,95 54,35 1.016,21 2014 185,80 55,93 1.039,27 2015 190,43 55,25 1.052,09 2016 195,36 56,32 1.110,22 2017 197,18 57,55 1.134,75 Nguồn: Số liệu thống kê của FAO, 2019[23] Qua số liệu thống kê của FAO ở bảng 2.1 có thể thấy: sản xuất ngô trên thế giới trong 10 năm từ năm 2007- 2017 có sự thay đổi về diện tích, năng suất, sản lượng. Từ năm 2007 – 2017 diện tích trồng ngô tăng từ 158,39 triệu ha lên 197,18 triệu ha, tăng 1,24 lần. Năng suất tăng từ 49,89 tạ/ha lên 57,55 tạ/ha, tăng 15,35%. Sản lượng tăng từ 790,12 triệu tấn lên 1.134,75 triệu tấn, tăng 1,44 lần. Sự gia tăng về năng suất, sản lượng là nhờ vào cuộc cách mạng về chọn tạo giống ngô, đặc biệt là giống ngô lai và các biện pháp kỹ thuật canh tác mới đã được áp dụng trong sản xuất. Trong giai đoạn sắp tới diện tích ngô sẽ thay đổi không lớn nhưng năng suất và sản lượng sẽ tiếp tục tăng lên, dự báo năm 2050, sản lượng ngô sẽ đạt 1.343 triệu tấn và năng suất là 86 tạ/ha (Deepakand et all, 2013)[18]. .
  14. 6 Bảng 2.2. Tình hình sản xuất ngô ở một số khu vực trên thế giới năm 2017 Diện tích Năng suất Sản lượng Khu vực (triệu ha) (tạ/ha) (triệu tấn) Châu Mỹ 71,59 80,68 577,64 Châu Á 67,36 53,71 361,84 Châu Phi 40,60 20,72 84,15 Châu Âu 17,53 62,99 110,47 Châu Đại 0,09 70,28 0,63 Dương Nguồn: Số liệu thống kê của FAO, 2019 [23] Kết quả thống kê của FAO (2019) cho thấy: Trên thế giới, sản xuất ngô năm 2017 tập trung chủ yếu ở 2 châu lục là Châu Mỹ và Châu Á. Châu Mỹ là khu vực có diện tích, sản lượng và năng suất cao nhất thế giới. Năm 2017, năng suất đạt 80,68 tạ/ha cao hơn năng suất của thế giới 23,13 tạ/ha, sản lượng đạt 577,64 triệu tấn chiếm 50,9% sản lượng ngô toàn thế giới. Châu Á có diện tích và sản lượng tương đối lớn, đứng thứ 2 thế giới với diện tích trồng ngô là 67,36 triệu ha ít hơn châu Mỹ 4,23 triệu ha, nhưng năng suất chỉ đạt 53,71 tạ/ha. Vì vậy, sản lượng đạt 361,84 triệu tấn ít hơn châu Mỹ 251,8 triệu tấn, chiếm 31,9% sản lượng ngô thế giới. Châu Phi là khu vực có diện tích trồng ngô khá cao xong năng suất ngô rất thấp chỉ đạt 20,73 tạ/ha. Châu Phi có năng suất ngô thấp nhất thế giới là do có điều kiện tự nhiên khí hậu khắc nghiệt, trình độ khoa học kỹ thuật và thâm canh còn thấp. Châu Âu có diện tích trồng ngô thấp nhất với 17,54 triệu ha nhưng có năng suất cao nên sản lượng ngô trồng ở châu lục này đứng thứ 3 sau châu Mỹ và châu Á chiếm 9,7% so với toàn thế giới.
  15. 7 Bảng 2.3. Tình hình sản xuất ngô của một số nước năm 2017 Diện tích Năng suất Sản lượng Nước (triệu ha) (tạ/ha) (triệu tấn) Mỹ 33,5 110,8 371,0 Trung Quốc 42,4 61,1 259,2 Brazil 17,4 56,2 97,7 Mexicô 7,3 37,9 27,7 Nguồn: Số liệu thống kê của FAO, 2019[23] Trên thế giới, Mỹ là cường quốc đứng đầu về sản xuất ngô, sản lượng cao nhất đạt 371,0 triệu tấn trên diện tích 33,5 triệu ha và đạt năng suất 110,8 tạ/ha. Có được điều đó là do Mỹ áp dụng công nghệ sinh học để cải thiện năng suất cũng như tăng khả năng chống chịu của các giống ngô. Ở Mỹ các giống ngô được chọn tạo bằng ứng dụng công nghệ sinh học chiếm khoảng 52% (Minh Tang Chang và Peter (2005)[20]. Trung Quốc được xem là cường quốc đứng thứ 2 trên thế giới và đứng thứ đầu khu vực châu Á trong lĩnh vực sản xuất ngô. Trung Quốc cũng là quốc gia đang phát triển ngô không ngừng với diện tích là 42,4 triệu ha, năng suất đạt 61,1 tạ/ha và sản lượng đạt 259,2 triệu tấn . 2.2.2. Tình hình tiêu thụ ngô trên thế giới Trên thế giới, ngô đã trở thành hàng hóa được sử dụng rộng rãi. Theo USDA-FAS, kể từ năm 1990, tiêu thụ ngô toàn cầu đã tăng 116%, từ 473 triệu tấn lên hơn 1 tỷ tấn, với mức tăng trung bình 3% mỗi năm. Xu hướng tiêu thụ ngô của toàn thế giới tăng và mức độ tiêu dùng đã thay đổi ở nhiều nước trên thế giới (USDA-FAS, 2017) [25].
  16. 8 Bảng 2.4. Tổng lượng ngô tiêu thụ trên thế giới và một số quốc gia năm 2016 Tỷ lệ tăng Tốc độ tăng Lượng Tỷ lệ tiêu trưởng trưởng giai tiêu thụ thụ so với Khu vực/Nước trong giai đoạn 1990- (triệu thế giới đoạn 1990- 2016 tấn) (%) 2016 (%/năm) Thế giới 1.021 - 116 3,00 Mỹ 315 31 105 2,81 Trung Quốc 231 23 189 4,17 Liên minh 73 7 - - châu Âu Brazil 59 6 128 3,23 Mexico 39 4 153 3,64 Ấn Độ 23 2 153 3,63 Ai Cập 15 1 131 3,27 Nhật Bản 15 1 -8 -0,31 Canada 13 1 83 2,35 Việt Nam 13 1 1879 12,21 Nguồn: USDA-FAS, 2017 [25] Lượng ngô tiêu thụ của thế giới năm 2016 là 1.021 triệu tấn. Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia tiêu thụ ngô lớn nhất. Lượng ngô tiêu thụ của hai quốc gia này đã chiếm 54% lượng tiêu thụ ngô trên thế giới. Mỹ là nước có nhu cầu tiêu thụ nội địa lớn nhất, năm 2016, lượng ngô tiêu thụ của Mỹ là 315 triệu tấn, tốc độ tăng trưởng trong nhu cầu sử dụng ngô của Mỹ giai đoạn 1990-2016 là 2,81%. Từ năm 2014, Trung Quốc đã đứng đầu thế giới về diện tích trồng ngô,
  17. 9 nhưng nhu cầu sử dụng ngô của Trung Quốc cũng tăng lên. Năm 1990, nhu cầu sử dụng ngô của Trung Quốc chỉ bằng 50% của Mỹ, nhưng đến năm 2016 đã gia tăng rất nhanh đạt 231 triệu tấn. Một số nước khác nhu cầu tiêu thụ ngô cũng gia tăng như: Brazil, Mexicô, Ấn Độ, Eygpt và Việt Nam, trong đó tốc độ tăng trưởng nhanh nhất là Việt Nam. Giai đoạn 1990-2016, tỷ lệ tăng trưởng trong tiêu thụ ngô ở Việt Nam là 12,21%/năm. Năm 1990, Việt Nam là quốc gia tiêu thụ ngô đứng thứ 51 trên thế giới nhưng đến năm 2016 đã thành 10 nước tiêu thụ ngô lớn nhất. Các nước nhập khẩu ngô nhiều nhất trên thế giới là Nhật Bản, Mê-xi-cô và các nước ở châu Phi. Mê-xi-cô là nước nhập khẩu ngô lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Nhật Bản. 2.3. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam Việt Nam đứng thứ 24 thế giới về sản xuất ngô. Theo Trung tâm Tin học thống kê (Bộ NN&PTNT), năm 2016, diện tích ngô của Việt Nam đạt hơn 1,15 triệu ha (chiếm 0,61% diện tích ngô toàn thế giới; 1,94% diện tích ngô châu Á; 11,6% diện tích ngô khu vực Đông Nam Á), và Việt Nam đứng thứ 24/166 nước trồng ngô trên thế giới (Báo Nông thôn ngày nay, 2017)[3]. Sản xuất ngô ở nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt, từ những năm 1990 đến nay do ứng dụng ưu thế lai trong chọn tạo giống, diện tích trồng ngô lai không ngừng được mở rộng, đồng thời các biện pháp kỹ thuật canh tác cũng được cải thiện phù hợp với yêu cầu của giống mới.
  18. 10 Bảng 2.5. Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam năm 2007- 2017 Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (nghìn ha) (tạ/ha) (nghìn tấn) 2007 1096,1 39,3 4303,2 2008 1440,2 31,8 4573,1 2009 1089,2 40,1 4371,7 2010 1126,4 41,0 4606,8 2011 1121,3 43,1 4835,7 2012 1156,1 43,0 4973,5 2013 1170,3 44,3 5190.8 2014 1178,6 44,1 5202,5 2015 1164,7 45,4 5287,3 2016 1151,8 45,5 5244,1 2017 1099,3 46,5 5109,8 Nguồn:Số liệu thống kê của FAO,2019[23] Số liệu bảng 2.5 cho thấy năm 2007, diện tích trồng ngô của nước ta đạt 1096,1 nghìn ha năng suất đạt 39,3 tạ/ha, sản lượng đạt 4303,2 nghìn tấn. Năm 2017, diện tích gieo trồng đạt 1099,3 nghìn ha, giảm so với năm 2010 - 2016, nhưng năng suất ngô năm 2017 đã được cải thiện đạt 46,5 tạ/ha. Sản lượng ngô năm 2017 đạt 5109,8 nghìn tấn, giảm 134,3 nghìn tấn so với năm 2015 ( Nguyên nhân giảm sản lượng là do diện tích giảm).
  19. 11 Bảng 2.6. Tình hình sản xuất ngô ở các vùng sinh thái của Việt Nam năm 2017 Diện tích Năng suất Sản lượng Vùng (nghìn ha) (tạ/ha) (nghìn tấn) Đồng bằng sông Hồng 87,5 49,1 429,5 Trung du và miền núi phía Bắc 490,1 38,7 1896,2 Bắc Trung Bộ và Duyên hải 200,0 45,6 911,3 Nam Trung Bộ Tây Nguyên 216,4 57,2 1237,9 Đông Nam Bộ 70,8 64,5 456,7 Đồng Bằng sông Cửu Long 35,1 57,1 200,3 Nguồn Tổng cục thống kê, 2019[10] Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có diện tích trồng ngô lớn nhất cả nước với 490,1 nghìn ha chiếm 44,6% diện tích trồng ngô của cả nước, nhưng đây lại là vùng có năng suất ngô thấp nhất đạt 38,7 tạ/ha, bằng 83,2% năng suất ngô trung bình của cả nước và bằng 60% năng suất của vùng Đông Nam Bộ. Nguyên nhân là do ngô chủ yếu được trồng trên các nương rẫy có độ dốc lớn, đất nghèo dinh dưỡng, khó thâm canh chăm sóc. Đông Nam Bộ là vùng có diện tích trồng không lớn (70,8 nghìn ha), chiếm có 6,4% diện tích cả nước, nhưng năng suất lại đứng đầu cả nước với 64,5 tạ/ha cao hơn 38,7% năng suất ngô cả nước. Đồng Bằng Sông Cửu Long với diện tích sản xuất thấp nhất chỉ đạt 35,1 nghìn ha, chiếm 3,2% diện tích trồng của cả nước, nhưng năng suất lại đứng thứ hai sau Đông Nam Bộ đạt 57,1 tạ/ha. 2.4. Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên Thái Nguyên là một tỉnh miền núi Trung du Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 3.562,82 km2, dân số hiện nay khoảng 1.046.000 người, chiếm 1,13% diện tích và 1,41% dân số so với cả nước [24].
  20. 12 Bảng 2.7. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên giai đoạn 2007 - 2017 Chỉ tiêu Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (nghìn ha) (tạ/ha) (nghìn tấn) 2007 17,8 42,0 74,8 2008 20,6 41,1 84,6 2009 17,4 39,1 68,0 2010 17,9 42,0 75,2 2011 18,6 43,2 80,4 2012 17,9 42,7 76,4 2013 19,0 42,9 81,6 2014 19,5 40,6 79,2 2015 21,0 41,9 88,0 2016 20,1 42,9 86,3 2017 17,7 44,5 79,0 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2019[10] Số liệu bảng 2.7 cho thấy: Năm 2017 diện tích ngô của Thái Nguyên là 17,7 nghìn ha giảm 0,1 nghìn ha so với năm 2007, năng suất đạt 44,5 tạ/ha tăng 2,5 tạ/ha so với năm 2007. Sản lượng đạt 79,0 nghìn tấn tăng 4,2 nghìn tấn so với năm 2007. Diện tích trồng ngô năm 2017 giảm so với năm 2016 là do một số diện tích trồng ngô bị thu hẹp bởi sự phát triển của đô thị, một số diện tích ngô đông bị bỏ hóa do thu hoạch cây trồng trước muộn nên không kịp thời vụ. 2.5. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới và Việt Nam 2.5.1. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới Trên thế giới, việc nghiên cứu cải tạo giống ngô mang tính chất khoa học mới chỉ bắt đầu vào cuối thế kỷ 19. Vào năm 1877, Wiliam Janes Beal là người đầu tiên thực hiện công trình cải tạo giống ngô, ông đã thấy sự khác biệt về năng suất giống lai so với giống bố mẹ. Năng suất của con lai vượt năng suất của giống bố mẹ là 25%.
  21. 13 Ngô lai ngày càng khẳng định vị thế của nó trong sản xuất ở hầu hết các vùng sinh thái, vì vậy nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai được thực hiện ở tất cả các nước trồng ngô trên thế giới. Các nhà khoa học nghiên cứu ngô ở Ấn Độ đã sử dụng cả hai phương pháp truyền thống và phần tử trong việc phát triển các giống kháng bệnh cao, kháng áp lực cao. Hiện tại khoảng 65% diện tích trồng ngô của Ấn Độ sử dụng các giống lai (Om Prakash Yadav, 2015) [21]. Sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường rất lớn, do đó khi trồng trong điều kiện không phù hợp các giống ngô lai không thể hiện được hết tiềm năng của nó. Ramneek Kumar, 2014)[22] đã tiến hành thử nghiệm 24 giống ngô lai trong đó có các giống ngô Việt Nam ở 5 môi trường khác nhau tại Ấn Độ. Kết quả cho thấy: Giống lai G5 (TNAU Co-6), G14 (LVN 99) và G18 (VS 71) sinh trưởng, phát triển tốt nhất ở Udaipur, G23 (Bio 9544), G12 (VN 8960) và G21 (HTMH 5101 Sona) và G24 (Bio 9522 S) tốt nhất ở Hyderabad và Delhi. Tại Karnal G20 (900M Gold), G6 (PMH-1), G13 (LCH 9) và G22 (HTMH 5401) là các kiểu gen tốt nhất trong khi ở Kanpur G7 (PMH-2), G11 (HQPM-1) và G 2 (WLS-F133-4-1-1-B-2-BBB / CL02450- BBB) là tốt nhất. Các nhà nghiên cứu của Đại học Bang Michigan đã kết hợp gen HVA1 (Hordeum vulgare) từ lúa mạch và gen mtlD của vi khuẩn mã hóa mannitol-1- phosphate dehydrogenase tạo ra tính chống chịu stress phi sinh học ở cây ngô. Cây ngô chuyển gen theo kỹ thuật pyramiding thể hiện sức sống tốt hơn, khối lượng chất khô của rễ, thân cao hơn cây chuyển nạp đơn gen và cây không chuyển gen (Ag biotech Việt Nam, 2013 )[1]. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Parma và Sapienza, Rome, Italia, đã thực hiện một nghiên cứu so sánh về phản ứng và sự thể hiện của gen trong giống ngô GM, DKC6575, với dòng đồng đẳng gen không GM của nó là Tietar trong các điều kiện khô hạn. Kết quả cho thấy trong giai đoạn đầu của
  22. 14 khô hạn, các thông số quang hợp của cả hai giống đều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, giống DKC6575 tỏ ra mẫn cảm nhiều hơn giống Tietar. Sự biểu hiện của gen profiling trong điều kiện khô hạn cho thấy hàm lượng nước xác định cách điều tiết theo kiểu úp hoặc down của gen với mức độ điều tiết cao hơn của gen phản ứng với stress ở giống ngô Tietar so với giống DKC6575. Điều này cho thấy được hiệu quả của cả hai giống trong điều kiện stress khô hạn. Các mức độ chuyển gen của giống DKC6575 không đổi cho thấy lượng nước không ảnh hưởng đến sự thể hiện gen của giống này(Ag biotech Việt Nam, 2015)[2]. Graham Brookes (2011) [19], cho rằng nếu không sử dụng giống ngô biến đổi gen thì diện tích trồng ngô thế giới phải tăng thêm 5,63 triệu ha mới đáp ứng được nhu cầu của xã hội. 2.5.2. Tình hình nghiên cứu ngô ở Việt Nam Ngô là cây lương thực có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của nước ta, chính vì vậy nghiên cứu phát triển ngô luôn được các nhà khoa học quan tâm. Ở mỗi giai đoạn lịch sử các giống có những đặc điểm khác nhau. Từ những năm 1993 nước ta mới bắt đầu đưa giống ngô lai vào sản xuất đại trà đến nay đã đạt được những bước phát triển lớn, sự phát triển ngô lai ở nước ta đã được Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mì quốc tế (CIMMYT) và Tổ chức Nông Lương của Liên hiệp quốc (FAO) cũng như các nước trong khu vực đánh giá cao. Trong vòng 7 - 8 năm chúng ta đã đuổi kịp các nước trong khu vực về trình độ nghiên cứu tạo giống ngô lai và đang ở giai đoạn đầu đi vào công nghệ cao, đặc biệt là ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học của thế giới vào nghiên cứu chọn tạo giống (Ngô Hữu Tình, 2009) [8]. Giai đoạn 2011-2013 đã có 14 giống ngô được công nhận, trong đó có 4 giống được công nhận chính thức là LVN146, LVN66, LVN092, LVN099. Có 10 giống được công nhận sản xuất thử LVN154, LVN111, LVN81, LVN102, VS36, LVN152, LVN62, Nếp lai số 5, Nếp lai số 9 và Đường lai 20. Đặc điểm chung về các giống mới được tạo ra trong giai đoạn này là thích ứng rộng (cả trong nước và ngoài nước như ở Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia); chống chịu tốt hơn với sâu bệnh hại, đổ gãy; thời gian sinh
  23. 15 trưởng ngắn hoặc trung bình; tiềm năng năng suất cao, trong thí nghiệm đạt tới 120-130 tạ/ha; chất lượng hạt tốt; đã có các giống ngô nếp, ngô đường lai đơn có thể cạnh tranh được với các giống nước ngoài về năng suất, chất lượng và giá giống (Mai Xuân Triệu,Vương Huy Minh, 2013)[11]. Để bổ sung những giống ngô lai mới có tiềm năng năng suất cao, khả năng chống chịu tốt Lương Văn Vàng (2013)[14] đã tiến hành lai tạo và xác định được một số tổ hợp lai triển vọng như VS36, CN11-2, SB09-9, VS71, D08-5, H11-9, CN12-1, VS101, VS104, VS106, H119, H08-7, VS90, H11-1, VS686, VS89, VS90, VS8N, VS80, H13-2, H282. Từ các kết quả khảo nghiệm đã chọn được các giống VS36, H119,VS71 và CN11-2 chịu hạn tốt, thích nghi rộng, năng suất khá, ổn định. Giống ngô lai VS36 đã được công nhận cho phép sản xuất thử trong năm 2012, được công nhận chính thức năm 2014 và được chuyển nhượng bản quyền sử dụng cho Công ty cổ phần Giống cây trồng Thái Bình; giống ngô H119 đã được chuyển quyền phân phối hạt giống cho Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang. Tại Viện nghiên cứu ngô có 616 nguồn gen ngô là các giống địa phương, giống thụ phấn tự do, quần thể, hơn 500 dòng tự phối đời cao và khoảng 300 dòng tự phối đời thấp đang được lưu giữ. Nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú cả về chủng loại (ngô tẻ, ngô nếp và ngô đường), phương pháp chọn tạo (truyền thống, nuôi cấy bao phấn, sử dụng cây kích tạo đơn bội, chuyển gen bằng công nghệ sinh học) và đa dạng di truyền (Nguyễn văn Tuất và cs, 2013) [13]. Cùng hợp tác nghiên cứu với Viện nghiên cứu ngô, Trường Đại học Nông Lâm cũng đã tiến hành nhiều nghiên cứu đánh giá tổ hợp lai, khảo nghiệm giống để chọn được các giống ngô lai tốt phát triển ra sản xuất.Vụ Đông 2012 và Vụ Xuân 2013, Hoàng Văn Vịnh, Phan Thị Vân (2013)[17] đã thực hiện thí nghiệm nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của 8 tổ hợp ngô lai có triển vọng. Kết quả cho thấy năng suất thực thu của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm đạt 60,95-84,12 tạ/ha (vụ Đông 2012) và 61,53-78,95 tạ/ha (vụ
  24. 16 Xuân). Tổ hợp lai KK11-11 năng suất thực thu đạt 78,95-84,12 tạ/ha cao hơn đối chứng (NK4300) ở mức tin cậy 95%. Trong quá trình chọn tạo giống, có những đặc điểm luôn được quan tâm chú trọng vì có tương quan chặt chẽ với năng suất. Để xác định được những đặc điểm này Vi Hữu Cầu, Phan Thị Vân (2013)[5] đã thực hiện nghiên cứu trên 8 tổ hợp ngô lai có triển vọng và giống NK4300(đối chứng), kết quả cho thấy:Năng suất thực thu của các tổ hợp lai thí nghiệm đạt 62,46-83,89 tạ/ha (vụ Đông 2012)và 58,20-72,62 (vụ Xuân 2013). Tổ hợp lai KK11-19 năng suất thực thu đạt 74,62-83,89 tạ/ha, cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95% ở cả 2 vụ nghiên cứu. Các chỉ tiêu tương quan thuận với năng suất ở vụ Đông 2012 có hệ số tương quan tương ứng là: Chỉ số diện tích lá (r=0,62*), đường kính bắp (r=0,87*), khối lượng 1000 hạt (r=0,62*). Vụ Xuân 2013 có số hạt/hàng tương quan thuận với năng suất (r = 0,67*) Trần Trung Kiên và cs, (2013)[7] cũng tiến hành khảo nghiệm các giống ngô lai do Viện Nghiên cứu ngô mới chọn tạo trong vụ Xuân 2012 và 2013 tại Thái Nguyên. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Năng suất thực thu của các giống ngô thí nghiệm ở vụ Xuân 2012 đạt từ 49,87-65,71 tạ/ha; vụ Xuân 2013 biến động từ 64,57-79,30 tạ/ha. Các giống có năng suất thực thu tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Giống SB12-6 là giống đạt năng suất thực thu cao và ổn định cả 2 vụ đạt từ 65,71-76,94 tạ/ha. Vụ Xuân và vụ Đông 2013, Phan Thị Vân và cs, (2015)[15], đã khảo sát 10 tổ hợp mới do Viện nghiên cứu lai tạo. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Năng suất thực thu của các tổ hợp ngô lai biến động từ 52,47-73,46 tạ/ha (Xuân 2013) và 59,42-76,59 tạ/ha (Đông 2013). Tổ hợp lai KK409-X12 có năng suất thực thu đạt 73,46-76,59 tạ/ha cao hơn giống đối chứng với mức độ tin cậy 95%. Chọn giống ngô có khả năng sinh trưởng tốt, đồng đều là cách gián tiếp để khai thác tiềm năng năng suất tối đa của giống. Nghiên cứu được thực hiện trên 6 tổ hợp ngô lai mới và giống đối chứng NK4300 trong vụ Xuân và vụ Thu Đông 2016 tại tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các tổ
  25. 17 hợp ngô lai sinh trưởng, phát triển tốt, thời gian sinh trưởng là 115-120 ngày (vụ Xuân) và 79-103 ngày (vụ Thu Đông), phù hợp với cơ cấu mùa vụ tỉnh Thái Nguyên. Vụ Xuân 2016, năng suất thực thu của các tổ hợp lai thí nghiệm đạt 60,49-80,15 tạ/ha. Tổ hợp lai VN8 và VN10 năng suất thực thu đạt 78,35- 80,15 tạ/ha cao hơn giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại có năng suất thực thu tương đương đối chứng. Vụ Đông 2016, năng suất thực thu của các tổ hợp lai thí nghiệm đạt 53,65-70,08 tạ/ha. Tổ hợp lai VN10 và VN12 đạt năng suất 69,81-70,08 tạ/ha cao hơn giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại tương đương so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95% (Phan Thị Vân, Bùi Thị Như Hoa, 2017)[16]. Sau nhiều năm nghiên cứu rút dòng từ các giống lai thương mại các nhà tạo giống của Viện Nghiên cứu ngô và Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã chọn lọc được 15 dòng có nhiều đặc điểm nông học quý như thời gian sinh trưởng trung bình sớm, chiều cao cây trung bình, chống chịu với điều kiện ngoại cảnh khá, kháng được nhiều loại sâu bệnh hại ngô, có năng suất khá. Kết quả nghiên cứu thử khả năng kết hợp của 15 dòng này với 2 cây thử đã xuất hiện 1 tổ hợp lai (THL)–D13 x CT2 cho năng suất cao hơn hẳn 3 đối chứng LVN61, CP999 và NK67 ở cả 2 vụ-vụ Thu 2013 và vụ Xuân 2014.Có 3 tổ hợp lai có năng suất tương đương hai đối chứng NK67, LVN61 và đạt cao hơn đối chứng CP999 ở mức tin cậy 95%: D12 x CT1; D13 xCT1; D11 x CT2. Các dòng này được tạo ra từ các giống của Việt Nam, kết quả nghiên cứu đã giới thiệu các dòng mới có triển vọng D11,D12, D13 và khuyến cáo nên sử dụng để tạo ra các giống lai. Có THL D11 xCT2 và D13 x CT2 có màu hạt đẹp, thời gian sinh trưởng trung bình sớm, đề nghị được đưa vào mạng lưới khảo nghiệm quốc gia để đánh giá khả năng thích ứng của các giống qua các vùng sinh thái (Kiều Xuân Đàm và cs, 2015)[6].
  26. 18 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là 08 tổ hợp ngô lai do Viện nghiên cứu ngô lai tạo và 01 giống được chọn làm giống đối chứng. Bảng 3.1. Các THL tham gia thí nghiệm và giống đối chứng Số thứ tự Tên tổ hợp lai Nguồn gốc 1 NK4300 (đ/c) Syngenta 2 KNC168 Viện nghiên cứu ngô 3 CNC268 Viện nghiên cứu ngô 4 CNC352 Viện nghiên cứu ngô 5 CNC688 Viện nghiên cứu ngô 6 CNC688n Viện nghiên cứu ngô 7 VN119 Viện nghiên cứu ngô 8 VN124 Viện nghiên cứu ngô 9 VS315 Viện nghiên cứu ngô Giống đối chứng NK4300 là giống ngô lai do công ty Syngenta lai tạo. NK4300 có dạng hạt nửa đá, màu vàng cam đẹp, thích nghi rộng, tích trữ sau thu hoạch tốt. Năng suất cao đạt 8 - 12 tấn/ha, năng suất cao, ổn định. Cây cứng chịu hạn tốt. Thời gian sinh trưởng 105-115 ngày (miền Bắc), là giống được trồng phổ biến tại Thái Nguyên cũng như nhiều vùng sinh thái trong cả nước. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu - Nghiên cứu được tiến hành tại phường Quang Vinh, thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên. - Đặc điểm đất trồng: Đất cát pha, chuyên trồng màu.
  27. 19 - Loại cây trồng trước: Cây ngô 3.2.2. Thời gian nghiên cứu - Vụ: Xuân 2018 Thời gian gieo hạt: 27/2/2018 Thời gian thu hoạch: 21/6/2018 3.3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm. - Nghiên cứu khả năng chống chịu của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm. - Nghiên cứu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD - Randomized Complete Block Design) với 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm 7m2 (dài 5m, rộng 1,4m) sơ đồ thí nghiệm: Sơ đồ bố trí thí nghiệm Dải bảo vệ Dải NL I 1 2 4 5 6 3 8 7 9 Dải bảo NL II 3 7 8 1 9 2 4 5 6 bảo vệ NLIII 4 6 9 7 5 1 3 2 8 vệ Dải bảo vệ Ghi chú: 1:NK4300 (đ/c) 2:KNC168 3:CNC268 4:CNC352 5:CNC688 6:CNC688N 7:VN119 8:VN124 9:VS315
  28. 20 3.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi Các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô (QCVN 01-56 – 2011) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [4]. * Phương pháp chọn mẫu + Mỗi ô thí nghiệm trồng 2 hàng ,tất cả các chỉ tiêu theo dõi trên 10 cây của 2 hàng * Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển + Ngày trỗ cờ: Được tính từ khi gieo đến khi có trên 50% số cây trong công thức đó xuất hiện nhánh cuối cùng của bông cờ. + Ngày tung phấn: Được tính từ khi gieo đến khi trên 50% số cây trong công thức có hoa nở ở 1/3 trục chính. + Ngày phun râu: Được tính từ khi gieo đến khi trên 50% số cây trong công thức có râu dài 2-3 cm ngoài lá bi. + Ngày chín sinh lý: Được tính từ khi gieo đến khi có trên 75% số cây trong công thức thí nghiệm có chấm đen ở chân hạt. * Chỉ tiêu về hình thái - Chiều cao cây (cm): Được đo thời kỳ chín sữa, đo từ mặt đất đến điểm phân nhánh bông cờ đầu tiên.(Đo 10 cây/ô ) - Chiều cao đóng bắp (cm): Được đo thời kỳ chín sữa, đo từ mặt đất đến đốt mang bắp trên cùng.(Đo 10 cây/ô ) - Số lá: Đếm tổng số lá trên cây, đánh dấu trên lá thứ 5, thứ 10. - Chỉ số diện tích lá: Theo dõi 5 cây/ô với 3 lần nhắc lại, đo ở thời kỳ chín sữa. Chiều dài từ gốc lá đến đỉnh lá, chiều rộng ở phần rộng nhất của phiến lá. Đo tất cả các lá còn xanh trên cây sau đó áp dụng công thức: Diện tích lá (m2) = Chiều dài x chiều rộng x 0,75 CSDTL (m2lá/m2 đất) = DTL/Cây x số cây/m2 - Tốc độ tăng trưởng của cây
  29. 21 + Tiến hành đo chiều cao cây sau trồng 20 ngày, đo 5 lần, khoảng cách giữa các lần đo là 10 ngày. + Cách đo: Đo từ mặt đất đến mút lá (đo 10 cây/ô), Tốc độ tăng trưởng sau trồng 20 ngày = h1: Chiều cao cây sau trồng 20 ngày t1: Thời gian gieo đến đo lần 1 (20 ngày) Tốc độ tăng trưởng sau trồng 30 ngày = h2: Chiều cao cây sau trồng 30 ngày t2: Thời gian gieo đến đo lần 2 (30 ngày) Tốc độ tăng trưởng sau trồng 40, 50, 60 ngày tính tương tự như sau trồng 30 ngày. - Trạng thái cây: Theo dõi ở thời kỳ chín sáp căn cứ vào khả năng sinh trưởng, phát triển, độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, kích thước bắp, sâu bệnh, chống đổ của 10 cây ở 2 hàng giữa ô. Đánh giá theo thang điểm 1-5: + Điểm 1: Tốt,lá bi che kín đầu bắp và kéo dài khỏi bắp + Điểm 2: Khá,lá bi dài che kín đầu bắp + Điểm 3: Trung bình,lá bi không che kín đầu bắp hở đầu bắp + Điểm 4: Kém,lá bi không che kín đầu bắp hở hạt + Điểm 5: Rất kém,bao bắp rất kém hở hạt - Độ che kín bắp: Quan sát đánh giá 10 bắp của cây trên 2 hàng giữa ô. Đánh giá theo thang điểm: + Điểm 1: Rất kín: Lá bi kín đầu bắp và vượt khỏi bắp + Điểm 2: Kín: Lá bi bao kín đầu bắp + Điểm 3: Hơi hở: Lá bi bao không chặt đầu bắp + Điểm 4: Hở: Lá bi không che kín bắp để hở đầu bắp + Điểm 5: Rất hở: Bao bắp rất kém đầu bắp hở nhiều - Trạng thái bắp: sau khi thu hoạch, trước khi lấy mẫu tiến hành đánh giá
  30. 22 căn cứ vào hình dạng bắp, kích thước bắp, tình trạng sâu bệnh của bắp theo thang điểm: 1-5 (điểm 1 bắp đồng đều - điểm 5 bắp kém ) * Khả năng chống đổ: Quan sát và đánh giá toàn bộ cây trên ô vào giai đoạn chín sáp hoặc sau các đợt gió to, hạn. - Đổ rễ (%): Đánh giá vào giai đoạn chín sáp trên toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô, thực hiện ở ba lần nhắc lại. Đếm các cây bị nghiêng một góc bằng hoặc lớn hơn 30 độ so với chiều thẳng đứng của cây và tính tỷ lệ cây bị đổ. - Gẫy thân: Đánh giá sau các đợt gió, bão trên toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô, thực hiện ở ba lần nhắc lại. Đếm các cây bị gẫy ở đoạn thân phía dưới bắp và chia thành các mức sau: + Điểm 1: 50% cây gãy. * Chỉ tiêu chống chịu sâu bệnh - Sâu đục thân (Chilo partellus) : Đánh giá vào giai đoạn chín sáp trên toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô, thực hiện ở ba lần nhắc lại. + Điểm 1: < 5% số cây bị sâu + Điểm 2: 5-<15% số cây bị sâu + Điểm 3: 15-<25% số cây bị sâu. + Điểm 4: 25-<35% số cây bị sâu. + Điểm 5: 35-<50% số cây bị sâu. - Rễ chân kiềng: thực hiện vào giai đoạn chín sáp, đếm các rễ phía trên mặt đất của 10 cây theo dõi ở 2 hàng giữa của mỗi ô. * Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất : -Đếm tổng số cây ,đếm tổng số bắp ,cân số bắp của 2 hàng thu hoạch
  31. 23 - Chiều dài bắp (cm): Đo từ đáy bắp đến mút bắp, đo trên bắp thứ nhất của 30 cây mẫu. - Đường kính bắp (cm): Đo ở giữa bắp, đo trên bắp thứ nhất của 30 cây mẫu. - Số bắp/cây: Tổng số bắp hữu hiệu/tổng số cây hữu hiệu trên ô. Đếm số bắp và số cây trong ô lúc thu hoạch. - Số hàng/bắp: Một hàng được tính khi > 5 hạt. Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu. - Hạt/hàng: Được đếm trên hàng hạt có chiều dài trung bình trên bắp. Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu. - Khối lượng 1000 hạt (g): Đếm 2 mẫu, mỗi mẫu 500 hạt sau đó cân khối lượng của 2 mẫu, nếu khối lượng của mẫu nặng trừ đi khối lượng của mẫu nhẹ <5% so với khối lượng trung bình của 2 mẫu thì khối lượng 1000 hạt bằng tổng khối lượng của 2 mẫu. - Khối lượng 1000 hạt ở độ ẩm bảo quản (14%). 0 Hạt tươi x (100 - A ) M1000 (14%)= 100 - 14 - Độ ẩm hạt khi thu hoạch (A0) được đo bằng máy đo độ ẩm Kett 400 của Nhật Bản. - Tỷ lệ hạt/bắp khi thu hoạch (%): Mỗi công thức lấy 10 bắp, cân khối lượng của 10 bắp sau đó tẽ hạt, cân khối lượng hạt - Năng suất lý thuyết: Cây/m2 x bắp/cây x hàng/bắp x số hạt/hàng x M NSLT(tạ/ha)= 1000 10.000 - Năng suất thực thu: Tỉ lệ hạt/bắp x M x (100 - A0)x 100 NSTT(tạ/ha)= ô tươi Sô x (100 - 14) Mhạt 10 bắp Tỉ lệ hạt/bắp(%) = x 100 M10 bắp
  32. 24 A0 : Ẩm độ khi thu hoạch 14%: là ẩm độ khi bảo quản M1000: khối lượng 1000 hạt ở ẩm độ 14%. Mô tươi: khối lượng bắp của ô thí nghiệm. M10 bắp: khối lượng 10 bắp thí nghiệm. 2 Sô: diện tích ô thu hoạch(7m ). 3.5. Quy trình trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm Áp dụng theo quy trình kỹ thuật canh tác ngô của Bộ NN&PTNT [4] * Làm đất: Làm đất tơi, xốp, bằng phẳng, sạch cỏ dại, đảm bảo độ ẩm đất lúc gieo khoảng 75-80% độ ẩm tối đa đồng ruộng. * Mật độ trồng: 5,7 vạn cây/ha. Khoảng cách: 70cm x 25cm x 1cây * Phân bón: + Phân vi sinh: 2 tấn/ha. + Phân vô cơ: 150N : 90P2O5 : 90K2O /ha Tương đương với lượng phân: Đạm urê: 326,09 kg/ha Supe lân: 562,5 kg/ha Kaliclorua: 150kg/ ha - Phương pháp bón: + Bón lót 100% Phân vi sinh và 100% phân lân supe + Bón thúc: Lần 1: Bón với lượng là 1/2 N+1/2 K2O, khi cây có 3 - 5 lá, kết hợp xới xáo lần 1 cho ngô. Lần 2: Bón với lượng phân còn lại và bón khi cây có 7 - 9 lá, kết hợp vun cao thành luống.
  33. 25 * Chăm sóc: + Theo dõi, phòng trừ sâu bệnh, tiến hành diệt trừ khi sâu bệnh phát triển rộ trên đồng ruộng. + Mọc - 3 lá: Dặm cây, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, gặp mưa xới nhẹ. + Khi ngô có 3-5 lá: Tiến hành tỉa định cây kết hợp với xới phá váng, nhổ cỏ đồng thời bón thúc lần 1. + Khi ngô 7- 9 lá: Bón thúc lần 2 kết hợp vun cao gốc để chống đổ. + Tưới nước: Đảm bảo đủ độ ẩm cho cây, đặc biệt vào các thời kỳ trước và sau trỗ cờ 10-15 ngày. - Thu hoạch: Khi thân lá và lá bi chuyển sang màu vàng, chân hạt hình thành sẹo đen. 3.6. Thu thập số liệu Thu thập số liệu diễn biến thời tiết, khí hậu của tỉnh Thái Nguyên bao gồm nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, trong thời gian tiến hành thí nghiệm. 3.7. Xử lý số liệu - Số liệu thí nghiệm được sử lý trên phần mềm IRRISTAT5.0 và phần mềm Excel 2013.
  34. 26 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lai thí nghiệm 4.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lai thí nghiệm Sinh trưởng là quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc (các thành phần mới của tế bào, các tế bào mới, các cơ quan mới) thường dẫn đến tăng kích thước của cây. Phát triển là quá trình biến đổi về chất trong quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc. Quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô có hai giai đoạn đó là giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. - Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (Vegetative): Là giai đoạn đầu tiên của cây ngô được tính từ khi gieo hạt đến khi cây bắt đầu trỗ cờ. - Giai đoạn sinh trưởng sinh thực (Reproductive): Được tính từ khi phun râu đến khi ngô chín sinh lý. Giai đoạn này gắn liền với sự phát triển của hạt ngô, gồm phun râu, thụ tinh, phát triển hạt. Theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của ngô để xác định thời gian sinh trưởng của giống, làm cơ sở bố trí thời vụ và luân canh cây trồng hợp lý. Kết quả theo dõi các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp ngô lai trong thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.1. Bảng 4.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lai thí nghiệm vụ Xuân 2018 tại Thái Nguyên Đơn vị tính: ngày THL, giống G-TC G-TP G-PR TP-PR G-CSL NK4300 (đ/c) 63 64 64 0 110 KNC168 64 63 63 0 110 CNC268 63 63 63 0 113 CNC352 64 63 63 0 109 CNC688 63 63 63 0 110 CNC688N 63 63 63 0 110 VN119 63 63 63 0 111 VN124 64 64 64 0 111 VS315 63 63 63 0 110
  35. 27 4.1.1.1. Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ Giai đoạn trỗ cờ được tính khi xuất hiện nhánh cuối cùng của bông cờ, đây là giai đoạn rất quan trọng hình thành nên các cơ quan bộ phận tổng hợp hợp chất hữu cơ cho cây. Giai đoạn sinh trưởng sinh thực muốn hình thành nhiều hạt, chất lượng tốt thì giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng các bộ phận của hoa ngô phải phát triển đầy đủ, chính vì vậy phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc tốt cho cây ngô ngay từ những giai đoạn đầu. Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy, thời gian từ gieo đến trỗ cờ của các THL, giống tham gia thí nghiệm biến động từ 63-64 ngày. Trong đó các THL CNC268, CNC688, CNC688N, VN119, VS315 thời gian từ gieo đến trỗ cờ là 63 ngày bằng giống đối chứng. Các THL còn lại thời gian gieo đến trỗ cờ là 64 ngày. 4.1.1.2. Giai đoạn từ gieo đến tung phấn Cây ngô thường tung phấn vào buổi sáng muộn và đầu buổi chiều. Khi hạt phấn tung ra khỏi bao phấn, hạt phấn rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh, dễ bị chết nếu gặp điều kiện không thuận lợi. Nhiệt độ thích hợp cho ngô thụ phấn thụ tinh từ 20 - 220C, nhiệt độ nhỏ hơn 130C và lớn hơn 350C sẽ làm hạt phấn mất sức sống và chết. Độ ẩm thích hợp là 80%, độ ẩm không khí quá thấp hoặc quá cao gây mất sức sống hạt phấn, làm hạt phấn chết. Nên bố trí thời vụ cho ngô trỗ trong khoảng thời gian có nắng và gió nhẹ, không có mưa to gió lớn. Qua bảng 4.1 cho thấy, thời gian từ gieo đến tung phấn của các THL tham gia thí nghiệm dao động từ 63- 64 ngày. 4.1.1.3. Giai đoạn từ gieo đến phun râu Khi bắt đầu phun râu là cây ngô chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực, gắn liền với sự hình thành và phát triển hạt ngô. Râu ngô nhận hạt phấn để thụ tinh hình thành hạt. Số noãn được thụ tinh được xác định ở thời kỳ này. Những noãn không thụ tinh sẽ không có hạt và bị thoái hoá, gây nên hiện tượng
  36. 28 ngô đuôi chuột. Thời kỳ này quyết định số lượng hạt - một trong các yếu tố tạo thành năng suất. Đối với cây ngô thì khoảng cách giữa tung phấn - phun râu càng ngắn càng có lợi cho thụ phấn để hình thành hạt. Khoảng cách này ngắn hay dài phụ thuộc vào giống và điều kiện môi trường. Nếu trồng ở điều kiện mật độ cao hoặc bị hạn trong quá trình sinh trưởng thì khoảng cách giữa tung phấn đến phun râu bị kéo dài, không có lợi cho ngô thụ phấn thụ tinh. Qua bảng 4.1 cho thấy thời gian từ gieo cho đến phun râu của các THL tham gia thí nghiệm biến động từ khoảng 63 - 64 ngày. 4.1.1.4. Thời gian sinh trưởng Thời gian sinh trưởng được tính từ khi gieo đến chín sinh lý. Sau khi thụ phấn thụ tinh, hạt ngô được hình thành. Đây là thời kì các hợp chất hữu cơ được tích lũy dần vào hạt, quá trình tích lũy được kéo dài tới giai đoạn chín hoàn toàn của hạt ngô, thời kỳ chín được xác định khi chân hạt ngô xuất hiện vết sẹo đen. Bảng 4.1 cho thấy thời gian sinh trưởng của các THL, giống tham gia thí nghiệm là 109-113 ngày, đều thuộc nhóm có thời gian sinh trưởng trung bình, phù hợp với các công thức luân canh trong vụ Xuân tại Thái Nguyên. 4.1.2. Đặc điểm hình thái của các THL thí nghiệm Đặc điểm hình thái là chỉ tiêu liên quan đến khả năng tạo ra năng suất cũng như khả năng chống chịu với điều kiện môi trường của cây ngô. Đặc điểm hình thái của cây ngô được đánh giá theo các chỉ tiêu về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, số lá trên cây Thông qua các chỉ tiêu này có thể đánh giá độ đồng đều, khả năng thụ phấn, thụ tinh, khả năng chống đổ và tiềm năng cho năng suất của các THL. Chính vì vậy các chỉ tiêu này luôn được quan tâm trong nghiên cứu chọn tạo giống ngô.
  37. 29 Qua theo dõi và đo đếm các chỉ tiêu về hình thái của các THL thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.2. Bảng 4.2: Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các THL vụ Xuân 2018 tại Thái Nguyên Tỉ lệ chiều cao Chiều cao cây Chiều cao đóng THL, giống đóng bắp/cao (cm) bắp (cm) thân(%) NK4300 (đ/c) 206,20 100,17 48,6 KNC168 199,63 95,13 47,7 CNC268 196,00 95,13 48,5 CNC352 199,23 91,93 46,1 CNC688 192,47 86,20 44,8 CNC688N 202,40 89,33 44,1 VN119 198,83 91,67 46,1 VN124 188,73 79,20 42,0 VS315 189,23 84,13 44,5 P >0,05 <0,05 CV (%) 5,2 6,2 LSD.05 - 9,73 4.1.2.1. Chiều cao cây(cm) Chiều cao cây là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống ngô. Chiều cao cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện khí hậu, kỹ thuật canh tác, Ngoài ra chiều cao cây còn phụ thuộc vào mật độ cây trên đơn vị diện tích và đặc điểm di truyền của giống. Chiều cao cây liên quan mật thiết với khả năng chống đổ, khả năng thụ phấn, thụ tinh, khả năng cho năng suất của cây. Chiều cao cây được tính từ mặt đất đến điểm phân nhánh bông cờ đầu tiên. Nếu chiều cao cây lớn thì khả năng chống đổ sẽ kém, ngược lại nếu cây có chiều cao quá thấp, khả năng thụ phấn thụ tinh sẽ kém, dễ bị sâu bệnh
  38. 30 gây hại hơn và ảnh hưởng đến năng suất. Chiều cao cây quá thấp sẽ không thuận lợi khi áp dụng cơ giới hóa trong thu hoạch. Kết quả theo dõi về chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các THL, giống ngô thí nghiệm được thể hiện trong bảng 4.2. Qua bảng số liệu 4.2 cho thấy: Các THL, giống trong thí nghiệm có chiều cao cây dao động từ 188,73cm đến 206,20 cm và không có sự sai khác với giống đối chứng (P>0,05). 4.1.2.2. Chiều cao đóng bắp Trên cây ngô vị trí hình thành chùm hoa cái được gọi là vị trí đóng bắp. Chiều cao đóng bắp được tính từ mặt đất lên đến đốt mang bắp trên cùng. Chiều cao đóng bắp phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và chế độ chăm sóc. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng chống đổ, khả năng thụ phấn, thụ tinh của ngô cũng như khả năng cơ giới hóa trong sản xuất. Nhiều nghiên cứu cho thấy chiều cao đóng bắp của giống ngô có thời gian sinh trưởng dài, thường bằng khoảng 50 - 60% chiều cao cây, những giống ngô có thời gian sinh trưởng ngắn, chiều cao đóng bắp bằng khoảng 35 - 40% chiều cao cây, tuy nhiên chiều cao đóng bắp thích hợp nhất là bằng 1/2 chiều cao cây. Qua bảng 4.2 cho thấy chiều cao đóng bắp của các THL, giống thí nghiệm dao động trong khoảng 79,20 cm –100,17 cm. THL CNC688, CNC688N, VN124 chiều cao đóng bắp đạt 79,20 - 89,33 cm thấp hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các THL còn lại có chiều cao đóng bắp tương đương với giống đối chứng. 4.1.2.3.Số lá trên cây Lá là cơ quan thực hiện quá trình quang hợp,đồng thời còn làm nhiệm vụ trao đổi khí, hô hấp, dự trữ chất dinh dưỡng cho cây. Vì vậy số lá trên cây, thời gian tồn tại và hiệu suất quang hợp của lá ảnh hưởng lớn đến năng suất. Lá ngô được mọc trên các đốt và mọc đối xứng xen kẽ nhau. Số lá, độ lớn của lá phụ thuộc vào giống, điều kiện thời tiết, kỹ thuật canh tác, mùa vụ. Những giống có thời gian sinh trưởng dài thường có số lá trên cây nhiều hơn
  39. 31 những giống có thời gian sinh trưởng ngắn . Tổng số lá của cây ngô được tính từ lá thật đầu tiên đến lá cuối cùng . Số lá trên cây của các THL, giống thí nghiệm đạt 18,03 đến 20,93 lá. Kết quả xử lý thống kê cho thấy THL VN119 có số lá trên cây đạt 19,53 lá tương đương với giống đối chứng. Các THL KCN168, CNC268, CNC352, VS315 có số lá trên cây biến động từ 20,20 - 20,93 lá nhiều hơn giống đối chứng. Các THL còn lại có số lá ít hơn giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Bảng 4.3. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của các tổ hợp lai vụ Xuân 2018 tại Thái Nguyên Số lá trên cây Chỉ số diện tích lá Tổ hợp lai (lá) (m2 lá/m2 đất) NK4300 (đ/c) 19,63 4,25 KNC168 20,50 3,75 CNC268 20,93 3,91 CNC352 20,20 3,43 CNC688 18,27 3,16 CNC688N 18,03 3,43 VN119 19,53 3,82 VN124 18,80 3,82 VS315 20,27 4,12 P <0,05 <0,05 CV (%) 1,1 9,6 LSD.05 0,38 0,62
  40. 32 4.1.2.4. Chỉ số diện tích lá (LAI) Diện tích lá chính là cơ quan quang hợp để tạo ra các chất hữu cơ tích lũy vào các cơ quan dự trữ tạo nên năng suất cây trồng. Vì vậy, về nguyên tắc thì tăng diện tích lá là biện pháp quan trọng để nâng cao năng suất. Ngô là cây quang hợp theo chu trình C4, nên khả năng quang hợp rất lớn, tuy nhiên hiệu suất quang hợp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời gian quang hợp, cường độ quang hợp và chỉ số diện tích lá (LAI). Chỉ số diện tích lá (LAI) được đo bằng số m2 lá/m2 đất là chỉ tiêu quan trọng làm cơ sở cho việc tăng diện tích lá bằng các biện pháp kỹ thuật canh tác. Trong giới hạn nhất định chỉ số diện tích lá tăng làm cho hiệu suất quang hợp tăng nhưng nếu chỉ số diện tích quá lớn sẽ làm cho các lá phía dưới bị che lấp ánh sáng thì hiệu suất quang hợp giảm. Chỉ số diện tích lá phụ thuộc vào số lá trên cây và số cây/m². Chỉ số diện tích lá (LAI) ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quang hợp của lá và năng suất của cây ngô . Chỉ số diện tích lá (LAI) càng lớn thì khả năng quang hợp càng mạnh ,vận chuyển và tích lũy vật chất khô vào bắp càng nhiều làm cho bắp to, hạt chắc, năng suất cao Qua bảng số liệu 4.3 cho thấy: Chỉ số diện tích lá của các THL, giống thí nghiệm biến động từ 3,16 m2lá/m2đất (THL CNC688) đến 4,25 m2lá/m2đất (giống đối chứng). Chỉ số diện tích lá của các tổ hợp lai KNC168, CNC268, VN119, VN124, VS315 tương đương với giống đối chứng. Các THL CNC352, CNC688, CNC688N chỉ số diện tích lá có giá trị lần lượt là 3,43; 3,16; 3,43 nhỏ hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%. 4.1.3. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các THL thí nghiệm Tốc độ tăng trưởng chiều cao phụ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng, phản ánh khả năng sinh trưởng của cây ngô trên đồng ruộng. Sinh trưởng, phát triển của cây ở các giai đoạn là cơ sở khoa học tác động các biện pháp kỹ thuật phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cây ngô sinh trưởng, tập trung dinh dưỡng tối ưu nuôi hạt, tăng khả năng cho năng
  41. 33 suất. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây được theo dõi sau trồng 20 ngày, sau đó cứ 10 ngày tiến hành đo 1 lần tới khi cây đạt chiều cao gần tuyệt đối. Theo dõi tốc độ tăng trưởng chiều cao cây là cơ sở tác động các biện pháp kỹ thuật một cách kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. Kết quả theo dõi về tốc độ tăng trưởng chiều cao được thể hiện qua bảng 4.4. Bảng 4.4. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các THL thí nghiệm vụ Xuân 2018 tại Thái Nguyên Đơn vị tính: cm/ngày Thời gian sau trồng ngày THL, giống T -20 20-30 30-40 40-50 50-60 NK4300 (đ/c) 1,24 2,02 4,33 4,60 5,52 KNC168 1,14 2,11 4,07 5,04 5,79 CNC268 1,26 2,50 4,60 4,47 5,47 CNC352 1,53 2,18 4,55 4,72 4,76 CNC688 1,32 2,09 4,32 4,08 5,06 CNC688N 1,29 1,65 3,89 5,34 5,53 VN119 1,35 2,22 4,68 5,28 5,65 VN124 1,57 2,51 4,69 4,74 4,12 VS315 1,54 2,31 4,74 4,35 5,01 P 0,05 >0,05 >0,05 >0,05 CV (%) 5,6 20,5 10,2 13,6 16,3 LSD.05 0,13 - - - - Tốc độ tăng trưởng của các tổ hợp lai thí nghiệm thay đổi ở các giai đoạn sinh trưởng. Tốc độ tăng trưởng của các tổ hợp lai thí nghiệm tăng từ khi mọc và đạt cao nhất ở giai đoạn 50-60 ngày sau trồng
  42. 34 * Giai đoạn 20 ngày sau trồng Giai đoạn này bộ rễ phát triển mạnh ,trên các đốt rễ đã hình thành lông hút và bắt đầu hoạt động .Các THL, giống tham gia thí nghiệm có tốc độ tăng trưởng chiều cao dao động từ 1,14 - 1,57 cm/ngày. THL KNC168, CNC268, CNC688, CNC688N, VN119, có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tương đương với giống đối chứng. Các THL còn lại có tốc độ tăng trưởng chiều cao cao hơn so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. * Giai đoạn 20 - 30 ngày sau trồng Cây ngô sinh trưởng nhanh ,đồng thời bộ rễ phát triển mạnh ,ăn sâu lan rộng .Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các tổ hợp lai, giống tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng 1,65 - 2,51cm/ngày. Các THL có tốc độ tăng trưởng tương đương nhau và tương đương với đối chứng. * Giai đoạn 30 - 40 ngày sau trồng Đây là giai đoạn vươn cao của cây ngô ,các bộ phận trên mặt đất phát triển mạnh ,các lóng phân hóa mạnh so với 30 ngày .Các tổ hợp lai, giống thí nghiệm có tốc độ tăng trưởng chiều cao dao động từ 3,89 – 4,74cm/ngày. Các THL có tốc độ tăng trưởng chiều cao sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng (P>0,05). * Giai đoạn 40 -50 ngày sau trồng Giai đoạn này bộ rễ đã phát triển hoàn thiện ,rễ chân kiềng ăn sâu giúp cây đứng vững và tăng khả năng chống đổ .Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các THL, giống tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng 4,08 –5,34 cm/ngày.Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các THL tham gia thí nghiệm sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng (P>0,05). * Giai đoạn 50 -60 ngày sau trồng Giai đoạn này chiều cao cây đi vào ổn định để cây tập trung dinh dưỡng để nuôi bông cờ và bắp .Các THL, giống thí nghiệm có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây dao động từ 4,12 - 5,79cm/ngày. Các THL thí nghiệm có tốc độ tăng trưởng chiều cao sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng (P>0,05).
  43. 35 Ở giai đoạn 60 ngày sau trồng trừ THL VN124 tốc độ tăng trưởng chiều cao giảm, các THL còn lại tốc độ tăng trưởng chiều cao đều đạt cao nhất. 4.1.5.Tốc độ ra lá của các tổ hợp lai thí nghiệm Khả năng ra lá của các THL qua các thời kỳ là một chỉ tiêu được quan tâm trong chọn tạo giống. Quá trình hình thành và phát triển của lá ngô thay đổi rất lớn giữa các giai đoạn sinh trưởng. Giai đoạn đầu lá hình thành và phát triển chậm. Từ giai đoạn phân hóa cơ quan sinh sản, lá hình thành và phát triển rất nhanh, 1 - 2 ngày đã hình thành một lá. Đặc điểm phát triển của lá là một trong những cơ sở quan trọng để nhận biết được các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây ngô. Đây là cơ sở xây dựng các quy trình bón phân, tác động các biện pháp kỹ thuật kịp thờigiúp cho bộ lá khỏe mạnh, tăng khả năng quang hợp, tích lũy chất dinh dưỡng nuôi cây, tăng khả năng cho năng suất tối đa của giống Bảng 4.5. Tốc độ ra lá của các THL thí nghiệm trong vụ Xuân Hè 2018 tại Thái Nguyên Đơn vị: lá/ngày Thời gian sau trồng ngày THL, giống T -20 20-30 30-40 40 -50 50 -60 NK4300 0,23 0,30 0,20 0,18 0,41 KNC168 0,20 0,33 0,27 0,20 0,40 CNC268 0,22 0,34 0,23 0,25 0,50 CNC352 0,20 0,34 0,14 0,23 0,47 CNC688 0,23 0,36 0,06 0,20 0,43 CNC688n 0,23 0,33 0,08 0,17 0,38 VN119 0,24 0,33 0,18 0,21 0,49 VN124 0,21 0,32 0,23 0,22 0,45 VS315 0,22 0,33 0,20 0,23 0,47 P 0,05 0,05 CV (%) 5,7 - 19,2 13,0 - LSD.05 0,02 - 0,06 0,05 -
  44. 36 Qua bảng 4.5 cho thấy: Các THL, giống tham gia thí nghiệm có tốc độ ra lá tăng dần từ giai đoạn 20 ngày sau trồng và đạt cao nhất ở giai đoạn 50 ngày sau trồng. Giai đoạn sau trồng đến 20 ngày Tốc độ ra lá của các THL nằm trong khoảng từ 0,20-0,24 lá/ngày. Các THL KNC168, CNC 352, VN124 có tốc độ ra lần lượt là 0,20; 0,20; 0,21 thấp hơn tốc độ ra lá của công thức đối chứng. Các công tức còn lại có tốc độ ra lá tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Giai đoạn 20 -30 ngày sau trồng Tốc độ ra lá của các THL, giống thí nghiệm dao động từ 0,30- 0,36 lá/ngày. Tốc độ ra lá của các THL tham gia thí nghiệm đều sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng (P>0,05). Giai đoạn sau trồng 30 - 40 ngày Tốc độ ra lá của các THL nằm trong khoảng từ 0,06-0,27 lá/ngày. Các tổ hợp lai CNC352, CNC688, CNC688n có tốc độ ra lá lá thấp hơn tốc độ ra lá của giống đối chứng. THL KNC168 có tốc độ ra lá cao nhất và cao hơn tốc độ ra lá của giống đối chứng lá 0,07 lá/ngày. Các THL còn lại có giái trị tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Giai đoạn sau trồng 40 - 50 ngày Các THL, giống tham gia thí nghiệm có tốc độ ra lá đạt 0,17 - 0,25 lá/ngày. Tổ hợp lai CNC268, CNC352và VS315 có tốc độ ra lá đạt 0,25; 0,23 và 0,23 lá/ngày nhanh hơn giống đối chứng.Các THL còn lại có tốc độ ra lá tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Giai đoạn sau trồng 50- 60 ngày Các THL, giống tham gia thí nghiệm có tốc độ ra lá giảm mạnh đạt 0,38- 0,50 lá/ngày. Các THL khác nhau có tốc độ ra lá tương đương với nhau và tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
  45. 37 4.2. Khả năng chống chịu của các THL thí nghiệm Khả năng chống chịu là biểu hiện sự thích nghi của giống với điều kiện môi trường sống, là phản ứng thích nghi của cơ thể đối với môi trường. Vì vậy, thông qua phản ứng của các tổ hợp lai với điều kiện sống có thể chọn được tổ hợp lai có khả năng chống chịu tốt. Do đó, việc theo dõi diễn biến của các loại sâu bệnh hại chính trên các giống ngô mới là hết sức quan trọng và cần thiết, nhằm đánh giá được mức độ phản ứng chống chịu của giống mới đối với sâu bệnh. Kết quả theo dõi tình hình sâu bệnh hại của các THL tham gia thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.6. Bảng 4.6. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh của các THL thí nghiệm vụ Xuân 2018 tại Thái Nguyên THL, giống Sâu đục thân (điểm) Bệnh gỉ sắt (%) NK4300 (đ/c) 2 51,7 KNC168 2 53,9 CNC268 2 23,2 CNC352 2 20,0 CNC688 2 30,8 CNC688N 2 43,4 VN119 2 31,7 VN124 2 28,2 VS315 2 31,6 4.2.1. Sâu đục thân Sâu đục thân ngô (Ostrinia nubilalis), thuộc họ ngài sáng (Pyralidae), bộ cánh vẩy (Lepidoptera). Đây là loài sâu hại lớn nhất đối với cây ngô. Triệu
  46. 38 chứng gây hại thay đổi theo tuổi sâu và thời kỳ sinh trưởng của cây ngô. Sâu non tuổi nhỏ gặm ăn thịt lá nõn, cắn xuyên thủng lá nõn do vậy khi lá mở ra sẽ có dãy lỗ đục ngang phiến lá hoặc chui xuống ăn phần thân non làm cho ngọn bị héo và chết. Sâu đục thân ngô phá hoại mạnh nhất vào vụ Hè, Hè Thu, Xuân Hè và một phần ngô Đông Xuân và Thu Đông. Sâu tuổi lớn (từ tuổi 3 trở đi) mới đục vào trong thân, thân ngô bị đục ít khi bị chết mà chỉ dễ bị gãy ngang khi gặp gió. Sâu đục thân gây thiệt hại rất nặng đối với ngô trồng trong vụ Hè và vụ Thu. Tỷ lệ cây bị sâu hại trong vụ ngô hè và ngô thu thường tới 60 - 100%, năng suất ngô bị giảm tới 20 - 30% hoặc nhiều hơn. Qua bảng 4.6 cho thấy: Các THL tham gia thí nghiệm bị sâu đục thân phá hoại được đánh giá từ điểm 1 đến 5. Các THL khác nhau có mức độ nhiễm sâu đục thân là như nhau và được đánh giá ở điểm 2. 4.2.2. Bệnh gỉ sắt Đây là bệnh khá phổ biến ở trên cây ngô. Bệnh do nấm Puccinia maydis gây ra, tạo ra các vết đốm chấm vàng nhạt, nằm rải rác trên phiến lá ngô. Khi các khối u vỡ bên trong chứa một khối bột màu nâu đỏ vàng, khi còn non có màu vàng gạch. Bệnh gỉ sắt làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của lá và đến năng suất của ngô. Bệnh tồn tại trên tàn dư cây bệnh, trên hạt tiếp tục lây nhiễm cho vụ sau. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mát mẻ, ẩm độ cao hoặc mưa. Nhiệt độ cho bệnh phát triển là 23-280C. Bệnh xuất hiện nhiều vào giai đoạn cây ra hoa. Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy bệnh gỉ sắt xuất hiện ở tất cả các THL thí nghiệm. Các tổ hợp lai, giống thí nghiệm có tỉ lệ nhiễm bệnh từ 20,0 đến 51,7%. THL CNC688N, KNC168 và giống đối chứng tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất (43,4- 51,7%), THL CNC268, CNC352, VN124 tỷ lệ nhiễm bệnh thấp nhất (<30%).
  47. 39 4.2.3. Khả năng chống đổ của các tổ hợp lai thí nghiệm Trong các loài thực vật, các cây trồng thuộc họ hòa thảo thường xảy ra hiện tượng đổ gẫy nhiều hơn các loại khác, đặc biệt là cây ngô vì sinh khối của cây ngô rất lớn so với cây trong họ hòa thảo. Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, vì vậy sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn do thiên tai mang lại như hạn hán, gió bão, lũ, lụt. Hàng năm gió bão làm giảm sản lượng ngô từ 10-15%. Do đó chọn tạo giống có khả năng chống đổ tốt là rất cần thiết. Tính chống đổ của ngô phụ thuộc vào các đặc tính di truyền của giống như: chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, độ cứng của cây, sự phát triển của bộ rễ ngoài ra còn phụ thuộc vào khí hậu, kỹ thuật canh tác và chăm sóc.Vì vậy, việc chọn tạo giống cứng cây, đường kính gốc lớn, số rễ chân kiềng nhiều là biện pháp tăng khả năng chống đổ hiệu quả nhất ở ngô. Bảng 4.7. Đường kính gốc và số rễ chân kiềng của các THL thí nghiệm vụ Xuân 2018 tại Thái Nguyên THL, giống Đường kính gốc (cm) Số rễ chân kiềng (rễ) NK4300 (đ/c) 1,96 15,83 KNC168 1,81 14,47 CNC268 1,91 13,77 CNC352 1,71 12,80 CNC688 1,76 14,70 CNC688N 1,91 14,83 VN119 1,80 14,87 VN124 1,91 16,50 VS315 1,95 15,67 P 0,05 CV (%) 4,8 11,3 LSD.05 0,15 -
  48. 40 Qua bảng số liệu 4.7 cho thấy: Đường kính gốc của các THL, giống thí nghiệm dao động từ 1,71cm (CNC352) đến 1,96cm (giống đối chứng). Các tổ hợp lai CNC352, CNC688, VN119 đường kính gốc đạt 1,71 – 1,80cm nhỏ hơn so với giống đối chứng. Các THL còn lại có đường kính gốc tương đương giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Số rễ chân kiềng của các THL, giống thí nghiệm tương đối nhiều nên khả năng chống đổ tốt. Số lượng rễ chân kiềng của các THL, giống thí nghiệm đạt từ 12,80-16,50 cái. Các THL thí nghiệm có số rễ chân kiềng sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng (P>0,05). 4.3. Trạng thái cây, độ bao bắp của các THL thí nghiệm Trạng thái cây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá độ đồng đều, tính ổn định của giống. Độ bao bắp liên quan đến quá trình bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Bảng 4.8. Trạng thái cây và độ bao bắp của các THL thí nghiệm vu ̣Xuân 2018 tại Thái Nguyên Trạng thái cây Độ bao bắp THL, giống (điểm) (điểm) NK4300 (đ/c) 1 2 KNC168 1 2 CNC268 2 2 CNC352 2 1 CNC688 3 2 CNC688N 1 2 VN119 3 2 VN124 1 1 VS315 2 2
  49. 41 - Trạng thái cây: đánh giá bằng phương pháp cảm quan dựa vào độ đồng đều của cây, mức độ thiệt hại của sâu bệnh, đổ gãy. Thời điểm đánh giá là 2 tuần trước khi thu hoạch. Trạng thái cây của các tổ hợp lai được đấnh giá từ 1-3 điểm. THL KNC168,CNC688N,VN124 có trạng thái cây được đánh giá ở thang điểm 1 tương đương với giống đối chứng NK4300.Tổ hợp lai CNC688 ,VN119 trạng thái cây đánh giá điểm 3 kém hơn giống đối chứng . - Độ bao bắp: là đặc trưng của từng THL. Lá bi có tác dụng ngăn cách hạt ngô với môi trường tác nhân gây hại bên ngoài như mưa, gió, sâu, bệnh độ bao bắp là tính trạng do đơn gen quy định nên ít ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường . Kết quả bảng 4.8 cho thấy các tổ hợp lai CNC352 và VN124 có độ bao bắp tốt đánh giá điểm 1. Các tổ hợp lai còn lại có độ bao bắp đánh giá thang điểm 2 tương đương so với giống đối chứng 4.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các THL thí nghiệm Năng suất là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống vì đây là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh tập trung nhất, chính xác nhất khả năng sinh trưởng, phát triển và chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi cũng như khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh của từng giống. Năng suất ngô phụ thuộc vào tổng hợp vào nhiều yếu tố. Trước hết năng suất ngô phụ thuộc trực tiếp vào các yếu tố cấu thành năng suất như số bắp trên cây, số hàng hạt trên bắp, số hạt trên hàng, khối lượng 1000 hạt, chiều dài bắp và đường kính bắp. Ngoài ra năng suất ngô còn chịu sự chi phối của điều kiện ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh. Kết quả nghiên cứu về các yếu tố cấu thành năng suất của các THL thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.9.
  50. 42 Bảng 4.9. Các yếu tố cấu thành năng suất của các THL thí nghiệm vụ Xuân 2018 tại Thái Nguyên Chiều Đường KL 1000 Bắp/cây dài kính Hàng/bắp Hạt/hàng THL, giống hạt (bắp) bắp bắp (hàng) (hạt) (gam) (cm) (cm) NK4300 0,92 16,93 4,92 14,20 36,73 324,59 (đ/c) KNC 168 0,91 17,16 4,97 13,47 37,37 365,06 CNC 268 0,94 16,65 5,17 14,73 34,47 375,78 CNC352 0,95 16,79 5,00 12,87 37,60 419,16 CNC 688 0,96 17,19 4,71 14,13 36,93 323,34 CNC688N 0,97 18,10 4,84 14,13 35,20 321,81 VN119 0,97 16,80 4,88 12,67 33,90 382,81 VN124 0,96 17,64 4,65 13,93 32,67 325,38 VS315 0,96 16,32 4,82 14,40 34,87 343,35 P >0,05 >0,05 0,05).
  51. 43 4.4.2. Chiều dài bắp Chiều dài bắp là chỉ tiêu quan trọng tỉ lệ thuận với năng suất, chiều dài bắp càng lớn thì khả năng cho năng suất càng cao và ngược lại. Chiều dài bắp phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống và chế độ canh tác. Chiều dài bắp của các THL, giống thí nghiệm dao động trong khoảng từ 16,32 đến 18,10 cm. Qua kết quả xử lý thống kê cho thấy các THL tham gia thí nghiệm có chiều dài bắp sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng (P>0,05). 4.4.3. Đường kính bắp Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến số hàng hạt trên bắp, đường kính bắp phụ thuộc vào giống và điều kiện canh tác. Qua bảng 4.9 cho thấy đường kính bắp của các THL, giống thí nghiệm dao động trong khoảng 4,65–5,17cm. THL CNC688, VN124 đường kính bắp tương ứng là 4,71; 4,65 cm nhỏ hơn giống đối chứng. Các THL còn lại có đường kính bắp tương đương với giống đối chứng ở mức tin cậy 95%. 4.4.4 .Số hàng hạt trên bắp Đây là chỉ tiêu do giống quy định, ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và được quyết định trong quá trình hình thành hoa cái. Số hàng hạt trên bắp của các THL, giống thí nghiệm dao động trong khoảng 12,67–14,73 hàng. Tổ hợp lai KNC168, CNC352, VN119 có số hàng hạt trên bắp đạt 13,47; 12,87 và 12,67 hàng ít hơn so với giống đối chứng. Các THL còn lại có số hàng hạt trên bắp tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. 4.4.5. Số hạt trên hàng Đây là đặc điểm phụ thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh. Kết quả thu được ở bảng 4.9 cho thấy số hạt trên hàng của các THL, giống tham gia thí nghiệm dao động từ 32,67–37,60 hạt. Trong đó THL CNC268 và VN119, VN124 có số hạt trên hàng ít hơn giống đối chứng. Các THL còn lại có số hạt trên hàng tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
  52. 44 4.4.6. Khối lượng 1000 hạt Khối lượng 1000 hạt có mối tương quan thuận với năng suất, khối lượng 1000 hạt cao thì sẽ có khả năng cho năng suất cao. Khối lượng 1000 hạt chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: đặc tính di truyền giống, thời tiết khí hậu, điều kiện chăm sóc, biện pháp kỹ thuật. Khối lượng 1000 hạt của các THL, giống tham gia thí nghiệm dao động từ 321,81- 419,16 gam. THL CNC352, VN119 có khối lượng 1000 hạt lớn hơn so với giống đối chứng. Các THL còn lại có khối lượng 1000 hạt tương đương giống đối chứng (P>0,05). 4.5. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các THL thí nghiệm Năng suất của các THL tham gia thí nghiệm không những phản ánh đặc tính của THL đó, mà còn cho thấy được khả năng thích ứng của THL với điều kiện sinh thái của vùng. Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất, quyết định giống tốt hay xấu. Mục đích hàng đầu của các nhà chọn giống hiện nay vẫn là chọn được giống có năng suất cao, nhằm đáp ứng nhu cầu ngô ngày một tăng. Bảng 4.10 Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các THL thí nghiệm vụ Xuân 2018 tại Thái Nguyên THL, giống NSLT (tạ/ha) NSTT ( tạ/ha) NK4300 (đ/c) 89,57 75,98 KNC168 94,79 77,41 CNC268 102,92 91,31 CNC352 109,65 92,83 CNC688 92,96 72,77 CNC688N 88,41 72,42 VN119 90,60 79,00 VN124 80,72 61,41 VS315 94,40 70,06 P <0,05 <0,05 CV (%) 8,2 8,7 LSD.05 13,24 11,62
  53. 45 4.5.1.Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất lý thuyết là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tiềm năng năng suất của giống trong điều kiện trồng trọt nhất định. Năng suất lý thuyết cao hay thấp phụ thuộc trực tiếp vào các yếu tố cấu thành năng suất và phụ thuộc gián tiếp vào điều kiện ngoại cảnh, biện pháp kỹ thuật canh tác. Kết quả thu được ở bảng 4.10 cho thấy năng suất lý thuyết của các THL, giống tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng 80,72 đến 109,65 tạ/ha. Năng suất lý thuyết của THL CNC268, CNC325 đạt 102,92 và 109,65 tạ/ha cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các tổ hợp lai còn lại có năng suất lý thuyết tương đương với giống đối chứng. 4.5.2. Năng suất thực thu (tạ/ha) Năng suất thực thu là năng suất thực tế thu được trên một đơn vị diện tích, đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong chọn tạo giống. Giống có năng suất lý thuyết cao nhưng chỉ phát huy trong những điều kiện trồng trọt, điều kiện canh tác phù hợp. Năng suất thực thu của các THL, giống tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng từ 61,41 đến 92,83 tạ/ha.Trong đó THL CNC268, CNC352 đạt năng suất 91,31 và 92,83 tạ/ha cao hơn giống đối chứng, THL VN124 có NSTT đạt 61,41 tạ/ha thấp hơn so với giống đối chứng. Các THL còn lại có NSTT tương đương giống đối chứng ở độ tin cậy 95%.
  54. 46 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu của các tổ hợp ngô lai mới do viện nghiên cứu ngô lai tạo trong vụ Xuân năm 2018 tại thành phố Thái Nguyên, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: Các THL tham gia thí nghiệm đều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, khoảng cách tung phấn phun râu thuận lợi cho quá trình thụ phấn, thụ tinh hình thành hạt. Các THL tham gia thí nghiệm đều bị nhiễm sâu đục thân và bệnh gỉ sắt. THL CNC268, CNC352, VN124 có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt nhất trong số các THL tham gia thí nghiệm. Năng suất thực thu của các THL, giống tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng từ 61,41 đến 92,83 tạ/ha. THL CNC268, CNC352 đạt năng suất 91,31 và 92,83 tạ/ha cao hơn giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. 5.2. Đề nghị - Tiếp tục khảo nghiệm trong các vụ khác nhau để có kết luận chính xác hơn về khả năng thích ứng của các THL tại Thái Nguyên. - Tiếp tục nghiên cứu thêm một số chỉ tiêu về khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận và một số loài sâu bệnh hại khác.
  55. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt 1. Ag Biotech Việt Nam (2013), “Cấy gen HVA1 và mtlD vào cây ngô để giúp cây khống chế khô hạn và mặn” 2. Ag Biotech Việt Nam (2015), “Phản ứng của ngô GM (DKC6575) trong điều kiện khô hạn 3. Báo Nông thôn ngày nay (2017), “Định hướng cho cây ngô nội cạnh tranh với ngô nhập khẩu”. 4. Bộ NN và PTNT (2011), Quy phạm khảo nghiệm giống ngô quốc gia QCVN 01 – 56 – 2011 5. Vi Hữu Cầu, Phan Thị Vân (2013), “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và mối tương quan giữa các chỉ tiêu nông học với năng suất của một số giống ngô lai tại Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 107, Số 07, Tr. 103 - 107. 6. Kiều Xuân Đàm (2015), “Nghiên cứu khả năng kết hợp về năng suất của một số dòng ngô mới phục vụ công tác chọn tạo giống ngô lai”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chuyên đề của cây trồng, vật nuôi- tập 2. 7. Trần Trung Kiên, Triệu Kim Huệ, Lê Kiều Oanh, Dương Ngọc Hưng, “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới chọn tạo tại Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 111(11)/2013.Tr.19-27. 8. Ngô Hữu Tình (2009), Chọn lọc và lai tạo giống ngô, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Tổng cục hải quan (2019), Niên giám thống kê hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam. 10. Tổng cục thống kê (2019), Số liệu thống kê
  56. 48 11. Mai Xuân Triệu, Vương Huy Minh (2013), “ Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Viện Nghiên cứu Ngô giai đoạn 2011- 2013”, Hội thảo Quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ nhất, ngày 5 - 6/9/2013 tại Hà Nội, Nxb Nông nghiệp. 12. Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên (2019), Số liệu thời tiết khí hậu 13. Nguyễn Văn Tuất, Nguyễn Văn Viết (2013), “Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ giai đoạn 2011 – 2013 và định hướng ưu tiên đến 2020 56 của Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam”, Hội thảo Quốc gia về Khoa học cây trồng lần thứ nhất, ngày 4-6/9/2013 tại Hà Nội, NXBNN, Tr. 33 – 48. 14. Lương Văn Vàng (2013), “Nghiên cứu chọn tạo giống ngô cho vùng khó khăn”, Hội thảo Quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ nhất, ngày 5 - 6/9/2013 tại Hà Nội, Nxb Nông nghiệp. 15. Phan Thị Vân (2015), “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và tương quan giữa năng suất với các đặc điểm hình thái của một số tổ hợp ngô lai mới tại Thái Nguyên”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, số tháng 11/2015. 16. Phan Thị Vân và Bùi Như Hoa (2017), “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và độ đồng đều về hình thái của một số tổ hợp ngô lai tại Thái Nguyên”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số tháng 10/2017. 17. Hoàng Văn Vịnh, Phan Thị Vân (2013), “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai có triển vọng tại Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và công nghệ Đại học Thái Nguyên, tập 107, số 07, Tr.57-61.
  57. 49 II. Tài liệu Tiếng Anh 18. Deepak K. Ray, Nathaniel D. Mueller, Paul C. West, Jonathan A. Foley (2013), Yield Trends Are Insufficient to Double Global Crop Production by 2050, 19. Graham Brookes, 2011), “Global impact of Biotech crop, economic & environmental effects 1996-2009 ", PG Economics UK, 2011. 20. Minh-Tang Chang and Peter L.Keeling (2005), “Corn Breeding Achivement in United Staes”, Report in Nineth Asian Regional Maize Workshpop, Beijing, Sep.2005. 21. Om Prakash Yadav, Firoz Hossain, +9 authors Baldev Singh Dhillon- Published (2015), “Genetic Improvement of Maize in India: Retrospect and Prospects” 22. Ramneek Kumar, Avinash Singode, +13 authors SABRAO J. Breed - Publishe (2014), “Assessment of Genotype x Environment Interactions for Grain Yield in Maize Hybrids in Rainfed Environments” III. Tài liệu trang Web 23. FAO (2019) số liệu thống kê 24. Giới thiệu chung về tỉnh Thái Nguyên. http:// www.thainguyen.gov.vn 25. USDA’s Foreign Agriculture Service (USDA-FAS) (2017), “World Demand for Corn”, consumption/