Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại FARM 48, MOSHAV Tsofar, Arava, Israel
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại FARM 48, MOSHAV Tsofar, Arava, Israel", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_danh_gia_hieu_qua_su_dung_dat_tai_farm_48_moshav_t.pdf
Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại FARM 48, MOSHAV Tsofar, Arava, Israel
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHÀN TẢ MẨY Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI FARM 48, MOSHAV TSOFAR, ARAVA, ISRAEL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản Lý Đất Đai Khoa : Quản Lý Tài Nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHÀN TẢ MẨY Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI FARM 48, MOSHAV TSOFAR, ARAVA, ISRAEL NHẬT KÝ THỰC TẬP Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản Lý Đất Đai Khoa : Quản Lý Tài Nguyên Lớp : K47 – QLĐĐ - N01 Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. NÔNG THỊ THU HUYỀN Thái Nguyên, năm 2019
- LỜI CẢM ƠN Chương trình thực tập nghề israel là một chương trình rất ý nghĩa, mang lại nhiều trải nghiệm cho sinh viên. Đồng thời có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi sinh viên trong quá trình thực tập nhằm hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã được học áp dụng vào thực tiễn. Bước đầu làm quen với kỹ thuật và công nghệ nước ngoài. Khi sinh viên ra trường sẽ có kiến thức vững hơn và kinh nghiệm làm việc phong phú, phương pháp làm việc, năng lực làm việc công tác đáp ứng được nhu cầu công việc thực tiễn và yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm, các thầy cô trong Khoa Quản lý Tài nguyên, Trung tâm Đào tạo và Phát triển Quốc tế (ITC),Trung tâm AICAT (Arava International Center For Agriculture Training) e đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại farm 48, Moshav Tsofar, Arava, Israel”. trong quá trình thực tập tại israel em đã nhận được sự giúp đỡ của trung tâm AICAT, các anh, chị leader, chủ farm và các bạn cùng thực tập tại Israel. Em xin gửi lời cảm ơn và lời tri ân sâu sắc tới Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm, Khoa Quản lý Tài nguyên, Trung tâm Đào tạo và Phát triển Quốc tế (ITC) Trung Tâm AICAT. Các thầy, cô giáo bộ môn. Đặc biệt là cô giáo T.S. Nông Thị Thu Huyền người trực tiếp hướng dẫn em hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô để em học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm và hoàn thành khóa luận tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày 04 tháng 09 năm 2019 Sinh viên Phàn Tả Mẩy
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 4.1. Năng suất thu hoạch ớt theo tháng của 2 màu ớt 33 Bảng 4.2. Phân loại kích cỡ của quả ớt 35 Bảng 4.3. chi phí sản xuất cho cây ớt tại farm 48 trong 1 năm 36 Bảng 4.4. Hiệu quả kinh tế của ớt tại farm 48 37 Bảng 4.5. Giá bán sản phẩm 38 Bảng 4.6. Hiệu quả xã hội kiểu sử dụng đất trồng ớt ngọt tại farm 48 39
- DANH MỤC BẢNG HÌNH Trang Hình 2.1.Vị trí israel trong khu vực 4 Hình 2.2: bản đồ vùng arava,israel. 9 Hình 2.3. Hình ảnh Moshav Tsofar 10 Hình 2.4. trồng ớt trong nhà lưới. 14 Hình 2.5. Thu hoạch chà là 15 Hình 2.6: farm hoa ở Moshav Tsofar. 16 Hình 4.1. Tưới cây bằng công nghệ tưới nhỏ giọt 32 Hình 4.2. Thu hoạch ớt tại farm 32 Hình 4.3. Xe chở ớt về packing house 33 Hình 4.4. Biểu đồ năng suất thu hoạch ớt theo tháng của 2 màu ớt 34 Hình 4.5. Đóng gói ớt loại 5kg 35 Hình 4.6. Thiên địch diệt nhệt đỏ và nhện đen trên cây ớt ngọt 42
- DANH MỤC VIẾT TẮT Mi2 : Dặm vuông Ft : Feet (1 feet = 12 inch = 30.48cm) F : Fahrenheit là thang đo nhiệt độ nhiệt động lực học (0C = 32F) C : Đơn vị nhiệt độ GDP : Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product) KWh : Đơn vị đo năng lượng của điện Dunam : Đơn vị đo diện tích của Israel (1 dunam = 1000 m2) Shekel : Đơn vị tiền tệ của Israel (1 shekel = 6400đ) Moshav : Làng nông nghiệp tại Israel
- MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC BẢNG BIỂU ii DANH MỤC BẢNG HÌNH iii DANH MỤC VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Tổng quan của đề tài. 4 2.1.1. Tổng quan về đất nước israel. 4 2.1.2. Thể chế nhà nước 6 2.1.3. Địa lý 6 2.1.4. Kinh tế 6 2.1.5. Dịch vụ: 64,8% GDP. Du lịch là một nguồn thu lớn của nền kinh tế 8 2.1.6. Văn hóa - xã hội 8 2.1.7. Giáo dục 8 2.1.8. Y tế 9 2.1.9. Tổng quan về vùng arava 9 2.1.10.Tổng quan về Moshav Tsofar 10 2.2. Tổng quan về nông nghiệp israel 11 2.2.1. Thực trạng về sản xuất nông nghiệp ở Israel 12 2.2.2. Các loại hình nông nghiệp ở Israel 13 2.2.3. Trái cây và rau củ 14 2.2.4. Hoa 16
- 2.2.5. Chăn nuôi 17 2.2.6. Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản 17 2.3 Khoa học công nghệ 18 2.3.1. Triển lãm công nghệ nông nghiệp 18 2.3.2. Canh tác hữu cơ 18 2.3.3. Quản lý nhà nước về nông nghiệp 18 2.4. Cơ sở khoa học của đánh giá hiệu quả sử dụng đất 20 2.4.1. Khái niệm về đất đai và đất nông nghiệp. 20 2.5. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất 22 2.5.1. Khái quát về hiệu quả sử dụng đất 22 2.5.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất 25 2.5.3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất 26 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 27 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 27 3.2. Nội dung nghiên cứu 27 3.2.1. Khái quát về farm 48,Moshav Tsofar, Arava,Israel 27 3.2.2. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ của ớt tại Moshav Tsofar, Arava, Israel 27 3.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của cây ớt tại farm 48, Moshav Tsofar, Arava, Israel 27 3.2.4. Thuận lợi, khó khăn khi trồng ớt tại farm 48 27 3.2.5. Khả năng áp dụng tại Việt Nam 27 3.3. Phương pháp nghiên cứu 27 3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 27
- 3.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp 28 3.3.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 28 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30 4.1. Giới thiệu về farm ớt 48 30 4.1.1. Vị trí địa lý 30 4.1.2. Điều kiện tự nhiên 30 4.1.3. Tình hình nhân công lao động 31 4.1.4. Đánh giá chung về farm 31 4.2. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ cây ớt 31 4.2.1.Tình hình sản xuất 31 4.2.2. Tình hình chế biến 34 4.2.3. Tình hình tiêu thụ ớt 36 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của cây ớt tại farm 48 36 4.3.1. Hiệu quả kinh tế 36 4.3.2. Hiệu quả xã hội 38 4.3.3. Hiệu quả môi trường. 40 4.4. Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm 42 4.4.1. Thuận lợi 42 4.4.2. Khó khăn 42 4.4.3. Bài học kinh nghiệm 43 4.5. Khả năng áp dụng tại Việt Nam và các giải pháp nâng cao hiệu quả 43 4.5.1. Khả năng áp dụng tại Việt Nam 43 4.5.2. Đề xuất giải pháp 45 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47 5.1. Kết luận 47 5.2. Kiến nghị 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ LỤC
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, đặc biệt đối với ngành sản xuất nông nghiệp. Đất là cơ sở sản xuất nông nghiệp, là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất, và cũng là môi trường duy nhất sản xuất ra lương thực thực phẩm nuôi sống con người. Do đó việc sử dụng đất hiệu quả đang trở thành vấn đề cấp thiết đối với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất cho hiện tại và cho tương lai. Cùng với đó là xã hội ngày càng phát triển, dân số tăng nhanh, quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ kéo theo đó là nhu cầu về lương thực, thực phẩm và nhu cầu sử dụng đất vào các mục đích chuyên dùng ngày càng cao chính những điều này đã gây ra áp lực ngày càng lớn đối với đất nông nghiệp, làm cho quỹ đất sản xuất nông nghiệp ngày càng có bị thu hẹp về diện tích, trong khi khả nang khai hoang những vùng đất mới có khả nang sản xuất nông nghiệp gần như cạn kiệt. Do đó việc nghiên cứu đánh giá và sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp đảm bảo cân bằng sinh thái và bền vững ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết đối với mỗi quốc gia, cũng như mỗi vùng đất sản xuất nông nghiệp của từng vùng, từng địa phương. Từ đó đưa ra các giải pháp mang tính chiến lược trong việc sử dụng đất bền vững và hiệu quả. Israel là một đất nước nhỏ với diện tích trên 220,770 km2 , 70% diện tích lãnh thổ là sa mạc, còn lại là đồi núi, khí hậu vô cùng khác nghiệt, nóng về mùa hè, lạnh và khô vào mùa đông. Chính những khó khăn này đã giúp người Israel tìm tòi sáng tạo, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản
- 2 xuất và trồng trọt. Các loại cây trồng ở vùng Arava cho năng suất rất cao và ớt chuông hay còn gọi là ớt ngọt là cây trồng cho năng suất và sản lượng cao, có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cây cao tới đâu có hoa và quả tới đó, đây là một trong những nghiên cứu tiên tiến nhất của Israel. Vì vậy em chọn Israel làm đề tài nghiên cứu của mình, và dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo T.S Nông Thị Thu Huyền em tiến hành nghiên cứu đề tài “ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại FARM 48, MOSHAV Tsofar, Arava, Israel” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại farm 48, Moshav Tsofar - Arava - Israel. - Từ đó lựa chọn được các loại hình sử dụng đất hiệu quả, đề xuất ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp và bài học kinh nghiệm cho sản xuất ớt tại Việt Nam. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp tại farm 48 –moshav Tsofar – Arava – Israel. - Đánh giá tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ (cây trồng cụ thể) tại farm - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở điều kiện tự nhiên – kinhtế - xã hội tại trang trại (cây trồng cụ thể) - Đề xuất các giải pháp khi áp dụng tại Việt Nam. 1.2.3. Ý ngĩa nghiên cứu của đề tài Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Củng cố kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường và những kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở. - Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập số liệu và xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình làm đề tài.
- 3 Ý nghĩa trong thực tiễn Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng nhóm đất nông nghiệp từ đó đề xuất được những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao.
- 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan của đề tài. 2.1.1. Tổng quan về đất nước israel. Hình 2.1.Vị trí israel trong khu vực (nguồn internet) Israel (phiên âm: I-xra-en; tên đầy đủ là Nhà nước Israel, còn được gọi là Nhà nước Do Thái) là một quốc gia theo chế độ cộng hòa ở vùng Trung Đông bên cạnh Địa Trung Hải. Tên "Israel" bắt nguồn từ Kinh thánh Hebrew: Jacob, tổ phụ của dân tộc Do Thái, đã được đổi tên Israel sau khi chiến đấu với Đức Chúa Trời. Theo đó, hậu duệ của Jacob được gọi là "con cái của Israel", trong tiếng Anh gọi là "Israelites". Các công dân của nước Israel hiện đại ngày nay, theo tiếng Anh, được gọi là "Israelis". - Tên đầy đủ: Quốc gia Israel - Vị trí địa lý: Nằm ở Trung Đông, tiếp giáp biển Địa Trung Hải, nằm giữa Ai cập và Lebanon:
- 5 - Phía bắc giáp với Liban - Phía đông bắc giáp với Syri - Phía đông và đông nam giáp với Jordan - Phía tây nam giáp với Ai Cập - Phía tây giáp với biển Địa Trung Hải - Diện tích: 220,770km2 - Tài nguyên thiên nhiên: Gỗ xây dựng, mỏ đồng, khí tự nhiên, đá photphat, magie bromua, kali cacbonat, đất sét, cát. - Dân số (triệu người): 9.068.160 năm 2019 - Dân tộc: Người Do Thái, người Ả Rập; - Thủ đô: Jerusalem - Hệ thống pháp luật: Dựa theo hệ thống luật pháp và quy định của Anh; - GDP (tỷ USD): 235.1 - Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp: Nông nghiệp: 2% Công nghiệp: 16% Dịch vụ: 82% - Sản phẩm Nông nghiệp: Cam quýt, rau, bông, thịt bò, gia cầm, các sản phẩm từ sữa; - Công nghiệp: Sản phẩm công nghiệp cao ( bao gồm cả hàng không, thông tin liên lạc, sản xuất, sợi quang học), gỗ và sản phẩm giấy, kali cacbonnat và photphat, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, natri hydroxit, xi măng, xây dựng, sản phẩm kim loại, sản phẩm hóa chất, chất dẻo, cắt kim cương, dệt may, giày dép; - Mặt hàng xuất khẩu: Máy móc và thiết bị, phần mềm, cắt kim cương, sản phẩm nông sản, hóa chất, dệt may và đồ thêu trang trí;
- 6 - Mặt hàng nhập khẩu: Nguyên liệu, thiết bị quân đội, đầu tư, kim cương thô, nhiên liệu,lương thực, hàng tiêu dùng; 2.1.2. Thể chế nhà nước Theo thể chế Dân chủ nghị viện, chế độ một viện (từ năm 1948) không có Hiến pháp thành văn, chỉ có những điều luật riêng rẽ. 120 thành viên của Quốc hội được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu theo hệ thống bầu cử đại diện tỷ lệ. Thủ tướng được bầu trực tiếp trong tổng tuyển cử, nhiệm kỳ 4 năm. Các thành Quốc hội bầu, nhiệm kỳ 5 năm (không có quyền hành pháp - quyền hành pháp thuộc về Thủ tướng). 2.1.3. Địa lý Theo nghị quyết 181 (II) của Liên hợp quốc, Nhà nước Israel thành lập ngày 14 tháng Năm năm 1948 trên diện tích 14.100km2. Tuy nhiên, sau các cuộc chiến tranh chấp với các nước Ả-rập, Israel quản lý khoảng 28.000km2. Thuộc Trung cận Đông. Nước Israel, trong khuôn khổ biên giới năm 1949, gồm một đồng bằng hẹp và màu mỡ ven biển Địa Trung Hải, vùng núi trơ trịu Giu-đa ở trung tâm, sa mạc Negev ở phía nam và một phần của thung lũng Jocdan ở đông bắc. - Sông chính: sông Jordan, 321km. - Khí hậu: Khí hậu Địa Trung Hải, mùa hè nóng và khô, mùa đông ôn hòa và ẩm. Phần lớn lãnh thổ của Israel có lượng mưa dưới 200mm. 2.1.4. Kinh tế Kinh tế Israel là nền kinh tế thị trường. Năm 2013 Israel xếp thứ 19 trong tổng số 187 quốc gia về chỉ số phát triển con người của Liên hiệp quốc, được xếp vào nhóm phát triển rất cao. - đơn vị tiền tệ: sheqel (NIS) - Nền công nghiệp chiếm 31,2% GDP của Israel. Israel có ngành công nghiệp hóa chất phát triển cao với nhiều sản phẩm nhắm đến thị trường xuất
- 7 khẩu. Israel là một trong 3 trung tâm hàng đầu thế giới về đánh bóng kim cương năm 2012 xuất khẩu dòng kim cương đã đánh bóng của Israel là 6,5 tỷ USD. Israel là nhà xuất khẩu trang thiết bị quân sự hàng đầu chiếm 10% thị trường thế giới.- 2,5% GDP Israel là từ nông nghiệp. Trong tổng số lao động trên toàn lãnh thổ là 2,7 triệu người, 2,6% làm việc trong sản xuất nông nghiệp và 6,3% trong các dịch vụ liên quan đến nông nghiệp. Israel nhập khẩu một lượng lớn ngũ cốc (xấp xỉ 80% lượng tiêu thụ), nước này đã gần như tự sản xuất được các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm đóng gói khác. Trong nhiều thế kỷ, nông dân đã trồng được nhiều loại trái cây khác nhau thuộc chi cam chanh như bưởi, các loại cam, các loại chanh. Trái cây thuộc chi cam chanh là mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu chính của Israel. Bên cạnh đó, Israel cũng là nước hàng đầu về xuất khẩu các thực phẩm được trồng trong nhà kính. Israel xuất khẩu hơn 1,3 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp mỗi năm, ngoài ra còn xuất khẩu 1,2 tỷUSD các sản phẩm và công nghệ đầu vào cho nông nghiệp. Israel rất năng động trong phát triển phần mềm viễn thông và bán dẫn. Đầu tư và tập trung cao độ vào các ngành công nghệ cao.Những vấn đề kinh tế nghiêm trọng phát sinh do ngân sách quốc phòng lớn và hoàn cảnh chính trị đã cản trở thương mại giữa Israel và các nước láng giềng. Israel là một trong những nước xuất khẩu nhiều nhất hoa quả họ chanh bưởi. Phần lớn diện tích của Israel được canh tác do các tập thể và hợp tác xã. Tài nguyên của Israel nghèo. Gia công kim cương nhập khẩu là nguồn thu ngoại tệchủ yếu. Xuất khẩu đạt 62.5 tỷ USD, nhập khẩu 70,6 tỷ USD;Tổngnợ nước ngoài: 112 tỷ USD. Nông nghiệp 2.5%, khoa học - kỹ thuật và quản lý kinh tế rất tiên tiến. Israel là một trong số những nước có thu nhập đầu người cao trên thế giới; sản xuất thực phẩm, kim cương đã chế tác, hàng dệt, thiết bị điện, giao thông,
- 8 thiết bị quân sự, hàng điện tử công nghệ cao; sản xuất điện năng đạt 35,4 tỷ kWh, tiêu thụ 31,8 tỷ kWh. 2.1.5. Dịch vụ: 64,8% GDP. Du lịch là một nguồn thu lớn của nền kinh tế Israel, thu hút 3,54 triệu khách quốc tế năm 2013, với tốc độ tăng bình quân là 2,5% từ năm 2008 với đỉnh điểm là 3% kể từ năm 2012. Israel có rất nhiều di tích lịch sử và tôn giáo, khu nghỉ mát bờ biển, địa điểm tham quan khảo cổ, địa điểm tham quan di sản và du lịch sinh thái. Israel có số lượng bảo tàng tính trên đầu người cao nhất thế giới. Địa điểm tham quan thu phí thu hút nhiều du khách nhất là pháo đài Masada. Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Thành phố cổJerusalem, biển Chết, vườn địa đàng tại thành phố Haifa, biển Địa trung hải tại Telaviv, biển Đỏ 2.1.6. Văn hóa - xã hội Israel có hai ngôn ngữ chính thức là tiếng Hebrew và tiếng Ả Rập. Hebrew là ngôn ngữ chính của quốc gia và được đa số cư dân nói hàng ngày. Người thiểu số Ả Rập nói tiếng Ả Rập, và tiếng Hebrew được dạy tại các trường học Ả Rập. Do là một quốc gia của người nhập cư, nhiều ngôn ngữhiện diện tại Israel. Israel có rất nhiều tôn giáo trong đó Do Thái giáo là tôn giáo được nhiều người dân theo nhất 74% dân số. 2.1.7. Giáo dục Người Israel có số năm đi học binh quân là 15,5 và tỷ lệ biết chữ đạt 97,1% theo Liên Hiệp Quốc. Áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc 11 năm miễn phí. Người dân tự do lựa chọn trường dạy qua tiếng Ả-rập hoặc tiếng Hebrew. Hệ thống giáo dục theo các bậc: tiểu học 6 năm, trung học 3 năm và trên trung học 2 năm. Bằng tốt nghiệp xong ba cấp này có giá trị thi vào đại học và kiếm việc làm. Đại học mở, đại học dạy từ xa khá phát triển.
- 9 2.1.8. Y tế Người dân được bảo hiểm y tế do Nhà nước dài thọ. Cho cả y tế tư nhân hoạt động. Thiết bị và chất lượng dịch vụ y tế hiện đại và cao. 2.1.9. Tổng quan về vùng arava Hình 2.2: bản đồ vùng arava,israel. (nguồn internet) Vị trí địa lý và diện tích: vùng Arava (Negev) chiếm hơn một nửa diện tích của israel, khoảng 12000km2 và chiếm một nửa diện tích đất liền của đất nước. Sa mạc có hình tam giác đảo ngược với đỉnh nằm dưới . - Khí hậu: khí hậu khô hạn, chỉ nhận được rất ít lượng mưa do vị trí nằm ngay phía đông sa mạc sahara ( đối lập với khu vực địa trung hải ở phía tây israel) và nhiệt độ cao nhất nằm ở vĩ tuyến 31 bắc. Sa mạc Negev là khu vực phụ cận, bao gồm thung lũng Arava, là những vùng có nắng chiếu nhiều nhất của Israel và chỉ một phần nhỏ đất đai ở đây có
- 10 thể trồng trọt được, đây là lí do khiến cho nơi này trở thành trung tâm công nghiệp của Israel. 2.1.10.Tổng quan về Moshav Tsofar Hình 2.3. Hình ảnh Moshav Tsofar Tsofar là một moshav ở miền nam Israel. Nằm gần tuyến đường 90, cách Eilat khoảng 120km về phía bắc. Phía nam là Sapir và phía bắc là Tzukim, nó thuộc thẩm quyền của hội đồng khu vực trung tâm Arava. Tsofar thành lập năm 1975. Năm 2017 dân số là 419 Tên này bắt nguồn từ luồng Tzofar gần đó và cũng đề cập đến một trong những "người bạn" của Công việc. Trong Negev cũng có kibbutzim với tên của hai "người bạn" khác; Mahane Bildad gần đó , từ năm 2001 tên là Tzukim và Elifar ở miền nam Arava. Khu định cư được thành lập như một khu dịnh cư Nahal vào năm 1968 nơi Bildad Camp hiện đang tọa lạc. Năm 1975, nó được thành lập như một moshav bởi người dân thành phố và moshavnik bản địa và di chuyển vài km về phía bắc để đến là địa điểm ngày nay.
- 11 Sau thỏa thuận hòa bình giữa Israel và Jordan , Israel đã chuyển một phần diện tích đất ở Tzofar sang Jordan kiểm soát, nhưng Israel đã thuê đất để công nhân Israel từ moshav có thể tiếp tục canh tác. Hợp đồng thuê lại tái tạo 25 năm kết thúc vào năm 2019. Chính phủ Jordan tuyên bố ý định chấm dứt hợp đồng thuê, hiệp ước trao cho Jordan quyền làm như vậy chỉ với một điều kiện - thông báo trước một năm được đưa ra, trùng khớp với thông báo trong Tháng 10 năm 2018. Kinh tế Nông nghiệp mùa đông là ngành công nghiệp chính của moshav. Sản phẩm chủ yếu dành cho xuất khẩu, trong khi một số được bán tại địa phương. Các loại rau được trồng trong moshav bao gồm dưa, ớt và cà chua. Một nỗ lực đã được thực hiện để nuôi tôm hùm trong ao nhân tạo. Bút cho gia súc đã được xây dựng để phục vụ như một nơi giữ cho gia súc được nhập khẩu vào Israel. Các moshav cũng chứa một rừng cây cọ thuộc sở hữu chung của tất cả người dân. Một nguồn thu nhập thứ cấp là du lịch, dựa trên sự gần gũi của Tzofar với tuyến đường gia vị Nabatean cổ đại và thành phố Moa cổ của Nabatean. 2.2. Tổng quan về nông nghiệp israel Ngành nông nghiệp Israel phát triển ở trình độ cao. Bất chấp điều kiện địa lý không thích hợp cho nông nghiệp, Israel là một nhà xuất khẩu lớn của thế giới về nông sản và đứng hàng đầu về công nghệ trong nông nghiệp. Hơn một nửa diện tích đất là sa mạc, điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thiếu nước hoàn toàn không thích hợp cho nông nghiệp. Tính đến năm 2014, 24,2% diện tích Israel là đất nông nghiệp. Hiện nay, nông nghiệp chiếm 2,5% tổng GDP và 3,6% giá trị xuất khẩu. Mặc dù lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm 3,7% tổng lực lượng lao động trong nước, Israel tự sản xuất được 95% nhu cầu thực
- 12 phẩm, phần còn lại được bổ sung từ việc nhập khẩu ngũ cốc, các loại hạt lấy dầu, thịt, cà phê, ca cao, đường. Israel là nơi khai sinh ra hai loại hình cộng đồng nông nghiệp độc đáo, cộng đồng hợp tác xã Kibbutz và Moshav, hình thành từ những người Do Thái hồi hương từ khắp nơi trên thế giới. Sự phát triển của nền nông nghiệp gắn liền với phong trào phục quốc Do Thái và sự nhập cư của người Do Thái vào Palestine ở cuối thế kỷ 19. Những người nhập cư Do Thái mua những mảnh đất gần như bán sa mạc, chúng đã bị cằn cỗi bởi phá rừng, xói mòn và bỏ hoang. Họ bắt tay vào việc thu dọn đá sỏi, cải tạo đất, chống ngập, trồng rừng, chống xói mòn, rửa đất mặn. Kể từ khi độc lập năm 1948, tổng diện tích đất canh tác đã tăng từ 408.000 mẫu Anh (1.650 km2) đến 1.070.000 mẫu Anh (4.300 km2), số cộng đồng nông nghiệp tăng từ 400 lên 725. Sản lượng nông nghiệp tăng 16 lần, nhanh gấp 3 lần tốc độ tăng dân số. Thiếu nước là một vấn đề nghiêm trọng. Lượng mưa trung hằng tháng giữa tháng 9 và tháng 4, với sự khác biệt giữa các vùng miền trong nước, dao động từ 70 cm ở miền bắc cho tới 2 cm ở miền nam. Nguồn nước tái tạo hàng năm vào khoảng 160 triệu mét khối, 75% được dùng cho nông nghiệp. Hầu hết các nguồn nước ngọt của Israel đều được kết nối vào hệ thống thủy lợi quốc gia, bao gồm các trạm bơm, hồ chứa, kênh, ống dẫn đưa nước từ miền bắc đến miền nam. 2.2.1. Thực trạng về sản xuất nông nghiệp ở Israel Tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP có xu hướng giảm. Trong năm 1979, nó đóng góp gần 6%, năm 1985 là 5,1 % và ngày nay là 2,5 %. Năm 1995, có 43,000 đơn vị canh tác với diện tích trung bình 13,5 hecta. 19,8% trong số đó có diện tích nhỏ hơn 1 hecta, 75,7% từ 1 đến 9 hecta, 3,3% giữa 10 và 49 hecta, 0,4% giữa 50 và 190 hecta, 0,8% lớn hơn 200 hecta. Trong số 380.000 hecta đất canh tác năm 1995, 20,8% đất được sử dụng toàn thời gian
- 13 và 79,2% đất được sử dụng bán thời gian. Trong số đất nông nghiệp có 160.000 hecta được sử dụng cho các mục đích khác ngoài mục đích trồng trọt. Vùng trồng trọt chủ yếu ở đồng bằng ven biển phía bắc, vùng đồi nội địa và thung lũng song Jordan. Năm 2006, sản lượng nông nghiệp giảm 0,6% sau khi đã tăng 3,6% năm 2005; chi phí đầu tư năm 2007 tăng 1,2% chưa bao gồm chi phí lao động. Giữa năm 2004 và 2006, các loại rau củ chiếm khoảng 35% tổng sản lượng toàn ngành. Hoa chiếm 20%, trái cây (không bao gồm chi cam chanh) chiếm khoảng 15%, trái cây thuộc chi cam chanh chiếm khoảng 10%, ngũ cốc, cotton và các loại nông sản khác 18%. Cũng trong 2006, 36,7% đầu ra nông nghiệp được tiêu dùng trong nước, 33,9% đầu ra nông nghiệp là đầu vào cho sản xuất các sản phẩm khác trong nước, và 22% dành cho xuất khẩu trực tiếp. Năm 2006, 33% số rau củ, 27% số hoa, 15,5% trái cây (không tính cam chanh), 9% cam chanh, 16% ngũ cốc, cotton và các loại nông sản khác được xuất khẩu. Sản lượng nông nghiệp Israel tăng 26% từ năm 1999 tới năm 2009, trong khi số lượng nông dân giảm từ 23.500 xuống 17.000. Nông dân cũng tạo ra nhiều sản phẩm hơn với lượng nước giảm, giảm 12% lượng nước tiêu thụ trong khi tăng 26% sản lượng. 2.2.2. Các loại hình nông nghiệp ở Israel Hầu hết ngành nông nghiệp Israel dựa trên các nguyên tắc về hợp tác có từ đầu thế kỷ thứ 20. Hai loại hợp tác độc đáo: Thứ nhất là: Kibbutz, một cộng đồng trong đó sản phẩm làm ra được sở hữu chung và thành quả lao động của cá nhân đem lại lợi ích cho mọi người. Thứ hai là:Moshav một kiểu làng nông nghiệp trong đó mỗi gia đình sở hữu riêng đất đai trong khi việc mua bán và tiếp thị được thực hiện chung trong sự hợp tác.
- 14 Cả 2 loại hình cộng đồng đều nhằm giúp hiện thực hóa giấc mơ của những người tiên phong muốn có những cộng đồngcông bằng, hợp tác và tương trợ lẫn nhau nhưng cũng đồng thời tạo ra lợi thế về năng suất. Ngày nay, 76% nông sản quốc gia là sản phẩm từ các Kibbutz và Moshav, cũng như rất nhiều thực phẩm đóng hộp. Hình 2.4. trồng ớt trong nhà lưới. Bởi vì sự đa dạng của các loại hình đất đai và khí hậu, Israel có thể trồng nhiều loại cây khác nhau. Lúa mì, các loại cây thuộc chi lúa và bắp được trồng ở 215,000 hecta, trong đó 156,000 hecta chỉ trồng vào mùa đông. 2.2.3. Trái cây và rau củ Trái cây và rau củ bao gồm các loại cam chanh, bơ, kiwi, ổi, xoài, nho. Chúng được trồng ở đồng bằng ven biển Địa Trung Hải. Cà chua, dưa leo, tiêu và bí được trồng phổ biến ở mọi miền đất nước; dưa gang được trồng trong mùa đông ở các thung lũng. Các vùng cận nhiệt đới của đất nước trồng chuối và chà là, vùng đồi núi phía bắc trồng táo, lê, chery. Ngoài ra, các vườn nho được trồng khắp đất nước, ngành chế biến rượu của Israel đang cạnh tranh mạnh với thế giới. Sợi bông vải được trồng ở Israel, hầu hết bông vải đều được đặt hàng từ trước khi trồng. Bông vài được trồng trên 28.560 hecta đất, tất cả đều được
- 15 canh tác bằng lối tưới nước nhỏ giọt. Năng suất bông vải trung bình đối với giống Acala là 5,5 tấn một hecta, giống Pima là 5 tấn một hecta. Đây là năng suất bông vải cao nhất thế giới. Hình 2.5. Thu hoạch chà là Israel là một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu trái cây thuộc chi cam chanh, bao gồm cam, bưởi chùm, quýt và pomelit – một giống lai giữa bưởi chùm và bưởi thông thường được phát triển tại Israel. Có hơn 40 loại trái cây khác nhau được trồng ở Israel. Ngoài chi cam chanh ra còn có bơ, chuối, táo, cherry, trái cây thuộc phân chi mận mơ, đào, nho, chà là, dâu tây, prickly pear, persimmon, nhót tây, lựu. Israel đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu trái nhót tây, sau Nhật Bản. Năm 1973, hai nhà khoa học Israel là Haim Rabinowitch và Nachum Kedar phát triển một giống cà chua với thời gian chín lâu hơn cà chua thông thường trong thời tiết nóng. Nghiên cứu của họ dẫn tới việc phát triển tiên phong giống cà chua thương mại với thời gian trưng bày trên kệ lâu[1]. Khám
- 16 phá này đã thay đổi ngành nông nghiệp Israel, thúc đẩy việc xuất khẩu giống rau củ và tiến tới nền nông nghiệp công nghệ cao. Nó cũng có một hiệu ứng toàn cầu, tạo cơ sở cho việc sản xuất với quy mô lớn nhờ ngăn chặn việc chín thối. Trước đó, nông dân thường phải hủy bỏ 40% sản phẩm của họ. Ngoài ra Israel còn có giống cà cua Tomaccio được phát triển bởi Hishtil Nurseries, thông qua một chương trình lai tạo giống trong 12 năm, sử dụng giống cà chua dại Peru để tạo một giống mới trái nhỏ ngọt. Tomaccio cho trung bình từ 6 đến 8 kg quả một cây. 2.2.4. Hoa Hình 2.6: farm hoa ở Moshav Tsofar. - Loại hoa phổ biến nhất là Chamelaucium, tiếp đến là hoa hồng với diện tích trồng là 214 hecta. Ngoài ra còn có các loại hoa được phương Tây ưa chuộng như là hoa huệ, Tulip. Israel là đối thủ lớn trên thị trường hoa thế giới,nhất là cung cấp các loại hoa truyền thống châu Âu trong các tháng mùa đông.
- 17 2.2.5. Chăn nuôi Bò sữa của Israel cho lượng sữa trung bình hàng năm cao nhất thế giới, 10.208 kg (khoảng 10.000 lít) trong năm 2009 (theo số liệu thống kê của cục thống kê Israel xuất bản năm 2011) vượt qua bò sữa Mỹ (9,331 kg mỗi con), Nhật (7.497), châu Âu (6.139) và Úc (5.601). 1.304 triệu lít sữa đã được sản xuất bởi các đàn bò của Israel trong năm 2010. Hầu hết sản lượng sữa của Israel đều xuất phát từ các trang trại nuôigiống bò Israel-Holsteins, một giống cho sản lượng cao và có sức đề kháng tốt. Ngoài ra Israel còn xuất khẩu sữa cừu. 2.2.6. Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản Biển Địa Trung Hải là một nguồn cung cấp cá nước mặn; đánh bắt cá nước ngọt được tiến hành ở hồ Kinneret (biển hồ Galilee). Công nghệ tiên tiến được sử dụng để nuôi cá tại các hồ nhân tạo trong sa mạc Negev. Các nhà khoa học ở trung tâm Bengis chuyên về nuôi trồng thủy hải sản trong sa mạc tại đại học Ben-gurion ở Negev khám phá ra rằng nguồn nước lợ tại sa mạc có thể được dùng trong trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và kết hợp cả hai. Điều này dẫn đến việc nuôi cá, tôm và các động vật giáp xác ở Negev.Đánh bắt cá trên biển phía đông Địa Trung Hải đã sụt giảm mạnh vì nguồn cá đã cạn kiệt. Nguồn cung cấp cá nước ngọt phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nuôi trồng. Cá từ biển hồ Galilee bao gồm cá mè trắng Hoa Nam, cá trắm cỏ, cá đối đầu dẹt, cá rô phi, ambloplites rupestris, cá chẽm, silver perch. Cá nuôi trong lồng đặt dưới mặt nước biển bao gồm cá tráp đầu vàng (có tên là denis ở Israel), cá chẽm châu âu và một giống cá meager Nam Mỹ. Cá hương và cá hồi được nuôi ở trong những hồ đặc biệt trông giống như các con kênh với nước từ sông Dan (một nhánh thượng nguồn của sông Jordan) chảy qua các hồ này.
- 18 2.3 Khoa học công nghệ 2.3.1. Triển lãm công nghệ nông nghiệp Triển lãm công nghệ nông nghiệp mang tên Agritech Exhibition, được tổ chức 3 năm một lần, là một sự kiện hàng đầu về lĩnh vực nông nghiệp, nơi trình diễn các công nghệ nông nghiệp của Israel và thế giới. Nó thường thu hút nhiều bộ trưởng nông nghiệp, các nhà hoạch định, chuyên gia, nông dân và người huấn luyện trong lĩnh vực nông nghiệp. Đó là cơ hội để cùng một lúc được nhìn thấy những tiến bộ mới nhất trong nông nghiệp và công nghệ nông nghiệp, nhất là trong lĩnh vực tưới tiêu, quản lý nguồn nước, nông nghiệp trong điều kiện thiếu nước, trồng trọt năng suất cao trong nhà kính, các tiến bộ trong giống cây trồng, nông nghiệp hữu cơ và định hướng sinh thái. Trong năm 2017, Israel đã tổ chức Agritech Exhibition ở Tel Aviv. Trong lần tổ chức Agritech Exhibition năm 2015 có hơn 40 ngàn khách tham quan, 280 gian hàng triển lãm. 2.3.2. Canh tác hữu cơ Sản phẩm hữu cơ chiếm 1,5% tổng sản phẩm nông nghiệp và 13% sản lượng xuất khẩu. Israel có 70 km2 các cánh đồng canh tác hữu cơ. 2.3.3. Quản lý nhà nước về nông nghiệp Gần như không còn tình trạng sản xuất thừa ở Israel, mỗi đơn vị được cấp hạn ngạch nông sản và hạn ngạch nước cho mỗi vụ, điều này giúp giá cả luôn ổn định. Hạn ngạch sản xuất áp dụng cho sữa, trứng, gia cầm và khoai tây. Nhà nước Israel cũng thúc đẩy việc giảm chi phí nông nghiệp bằng cách khuyến khích chuyên canh và dừng việc sản xuất các loại nông sản lợi nhuận thấp. Bộ nông nghiệp quản lý các lĩnh vực nông nghiệp bao gồm việc duy trì các tiêu chuẩn về cây trồng và sức khỏe vật nuôi, hoạch định nông nghiệp, nghiên cứu và tiếp thị sản phẩm.Một con số dễ hình dung về năng lực của “cây đũa thần” khoa học. Năm 1950, một nông dân Israel cung cấp thực phẩm
- 19 đủ cho 17 người, hiện đã là 90 người. Một hecta đất hiện cho 3 triệu bông hồng, hay 500 tấn càchua/vụ. Một con bò cho tới 11 tấn sữa/năm - mức năng suất mà không một nước nào trên thế giới có được. Tại Israel phần lớn các nhà khoa học nông nghiệp làm cho chính phủ. Có tới hơn 60% các công trình nghiên cứu nông nghiệp là của Cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp hay trung tâm Volcani thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Israel cũng là nước có mức đầu tư cho nghiên cứu thuộc loại lớn nhất thế giới với gần 100 triệu USD mỗi năm, chiếm khoảng 3% tổng sản lượng nông nghiệp quốc gia. Nguồn lực này đến từ ngân sách và cộng động (50 triệu USD/năm), các hợp tác quốc gia song phương (12 triệu USD/năm), các tổ chức nông nghiệp cấp địa phương và quốc gia (6 triệu USD/năm) thông qua nguồn lợi từ thu hoạch cây trồng. Khu vực tư nhân cũng đóng góp khoảng 25 triệu USD hàng năm. Đặc điểm đáng chú ý của nông nghiệp Israel là khả năng tăng hiệu quả sửdụng nước trong nông nghiệp. Khoảng 90% nguồn nước sạch được nối vào mạng lưới nước duy nhất để tạo điều kiện cho việc thực hiện chính sách quốc gia đồng bộ về sản xuất nước và cung cấp thường xuyên cho các khu vực khác nhau. Để duy trì và bảo vệ các nguồn nước, nhiều biện pháp được thực hiện, như phân bổ hạn ngạch thay đổi theo năm, tính giá nước theo khu vực, tính giá theo thang lũy tiến, tái chế nước thải sử dụng cho nông nghiệp. Israel đã áp dụng các kỹ thuật tiết kiệm nước, nhất là hệ thống tưới nhỏ giọt để đưa nước trực tiếp vào bộ rễ của cây, và mở rộng trồng cây trong nhà kính. Những biện pháp nói trên cho phép đảm bảo nguồn cung nước quí hiếm dùng cho canh tác trên sa mạc, trong khi tăng giá trị và sản lượng của cây trồng. Điển hình như giống cà chua tại sa mạc Negev cho độ ngọt gấp 2 - 3 lần và sản lượng cao hơn 3 - 4 lần so với nơi khác.
- 20 Nông nghiệp trên sa mạc là một trong những thành công lớn nhất của Israel. Trong khi nhiều nơi trên thế giới đang vật lộn với xu h`ướng sa mạc hóa, diện tích sa mạc chiếm hơn 60% diện tích đất đai tại Israel đã giảm đi trong những thập niên qua nhờ việc phát triển nông nghiệp, biến cát thành những cánh đồng xanh tốt. Thậm chí nằm sâu trong sa mạc là những cánh đồng trù phú giữa các điều kiện khắc nghiệt, khô hạn và đất cát thiếu khoáng chất. 2.4. Cơ sở khoa học của đánh giá hiệu quả sử dụng đất 2.4.1. Khái niệm về đất đai và đất nông nghiệp. 2.4.1.1. Khái niệm về đất đai * Khái niệm chung Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ lục địa mà bên dưới nó là đá và khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển. Đất là lớp mặt tươi xốp của lục địa có khả năng sản sinh ra sản phẩm của cây trồng. Đất là lớp phủ thổ nhưỡng là thổ quyển, là một vật thể tự nhiên, mà nguồn gốc của thể tựnhiên đó là do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của hành tinh là thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Sự tác động qua lại của bốn quyển trên và thổ quyển có tính thường xuyên và cơ bản. Theo nguồn gốc phát sinh, tác giả Đôkutraiep coi đất là một vật thể tựnhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp của năm yếu tố là: Khí hậu, đá mẹ, địa hình, sinh vật và thời gian. Đất xem như một thể sống nó luôn vận động và phát triển. (Nguyễn Thế Đặng – Nguyễn Thế Hùng,1999, giáo trình đất, Nhà xuất bản Nông nghiệp)[2] Theo C.Mac[3]: “ Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhẩu”Theo các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng:“Đất đai là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được”
- 21 Như vậy đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưng khái niệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng bao gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất; Theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật với các thành phần khác,nó tác động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống xã hội của loài người. 2.4.1.2. Khái niệm về đất nông nghiệp Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng: Bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất sản xuất nông nghiệp khác(Luật Đất đai, 2003)[4]. 2.4.1.3: Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong nông nghiệp Đất là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người. Nói về tâm quan trọng của đất C.Mac viết: “Đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể” (C.Mac, 1949) [3]. Đối với nông nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất là điều kiện vật chất đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu tác động trong quá trình sản xuất như: cày, bừa, xới, xáo ) và công cụ lao động hay phương tiện lao động (Sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi ). Quá trình sản xuất luôn có mối quan hệ chặt chẽ với độ phì nhiêu và quá trình sinh học tựnhiên của đất.
- 22 Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh, các thành tựu khoa học công nghệđều được xây dựng trên nền tảng cơ bản – Sử dụng đất, Trong nông nghiệp ngoài vai trò là cơ sở không gian đất còn có hai chức năng đặc biệt quan trọng: - “Là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình sản xuất. - Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng nước, muối khoáng và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Như vậy, đất trở thành công cụ sản xuất. Năng suất và chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Trong tất cả các loại tư liệu sản xuất dùng trong nông nghiệp chỉ có đất mới có chức năng này” (Lương Văn Hinh và CS, 2003)[5].Chính vì vậy, có thể nói rằng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt trong nông nghiệp. 2.5. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất 2.5.1. Khái quát về hiệu quả sử dụng đất Hiệu quả là kết quả như yêu cầu công việc mang lại. Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng cao của con người mà ta phải xem xét kết quả tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra để tạo ra kết quảđó là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích không? Chính vì thế khi đánh giá hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng là một nội dung đánh giá hiệu quả. Để xác định bản chất và khái niệm hiệu quả cần xuất phát từ những luận điểm của Mac và những luận điểm lý thuyết hệ thống sau:
- 23 - Thứ nhất: Bản chất của hiệu quả là thực hiện yêu cầu tiết kiệm thời gian, thể hiện trình độ sử dụng nguồn lực xã hội. C.Mác cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống của con người qua mọi thời đại. - Thứ hai: Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất va các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. Hệ thống sản xuất xã hội bao gồm trong nó các quá trình sản xuất, các phương tiện bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội, đáp ứng các nhu cầu xã hội, nhu cầu của con người là những yếu tố khách quan phản ánh mối quan hệ nhất định của con người đối với môi trường bên ngoài. Đó là quá trình trao đổi vật chất giữa sản xuất xã hội và môi trường. - Thứ ba: Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng mà là mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong quy hoạch và quản lý kinh tế nói chung hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra, là lợi ích lớn hơn thu được với một chi phí nhất định, hoặc một kết quảnhất định với chi phí lớn hơn (Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài, 2007) [6]. Như vậy bản chất của hiệu quả được xem là: Việc đáp ứng nhu cầu của con người trong xã hội; việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực đểphát triển bền vững. * Hiệu quả kinh tế Theo Cac Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau. Theo nhà khoa học Samuelson Nodhuas “Hiệu quả có nghĩa là không lãng phí”. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét
- 24 đến chi phí cơ hội. “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng hàng hóa khác” (Vũ Phương Thụy, 2000) [20]. Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội. Hiệu quả kinh tế phải đạt được ba vấn đề sau: - Một là: Mọi hoạt động của con người đều phải tuân theo quy luật tiết kiệm thời gian - Hai là: Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm lý thuyết hệ thống. - Ba là: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quảđạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan cần xét cả phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của phạm trù kinh tếsử dụng đất là: Với một diện tích nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng vật chất về xã hội (Phạm Vân Đình và CS, 2001) [7]. * Hiệu quả xã hội Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà sản xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. Loại hiệu quả này đánh giá chủ yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại.
- 25 “Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp” (Nguyễn Duy Tính, 1995) [33]. * Hiệu quả môi trường Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả khi không có những ảnh hưởng tác động xấu được coi là có hiệu quả khi không có những ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí, không làm ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường sinh thái và đa dạng sinh học. Quan niệm về hiệu quả trong điều kiện hiện nay là phải thỏa mãn vấn đềtiết kiệm thời gian, tiết kiệm tài nguyên trong sản xuất, mang lại lợi ích xã hội và bảo vệ được môi trường. 2.5.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất “Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp. Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3 – 5 tỷ ha. Nhân loại đang làm hư hại đất nông nghiệp khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay có khoảng 6 – 7 triệu ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang do xói mòn và thoái hóa. Để giải quyết nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, con người phải thâm canh, tăng vụ tăng năng suất cây trồng và mở rộng diện tích đất nông nghiệp” (FAO, 1976) [9]. Để nắm vững số lượng và chất lượng đất đai cần phải điều tra thành lập bản đồ đất, đánh giá phân hạng đất, điều tra hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất hợp lý là điều rất quan trọng mà các quốc gia đặc biệt quan tâm nhằm ngăn chặn những suy thoái tài nguyên đất đai do sự thiếu hiểu biết của con người, đồng thời nhằm hướng dẫn về sử dụng đất và quản lý đất đai sao cho nguồn tài nguyên này được khai thác tốt nhất mà vẫn duy trì sản xuất trong tương lai. Phát triển nông nghiệp bền vững có tính chất quyết định trong sự phát triển chung của toàn xã hội. Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền
- 26 vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp xúc đúng đắn về môi trường để giữ gìn tài nguyên cho thế hệ sau này. 2.5.3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất Trong quá trình sử dụng đất đai tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí các nguồn tài nguyên, sự ổn đinh lâu dài của hiệu quả. Do đó tiêu chuẩn đánh giá việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông – lâm nghiệp là mức độ tăng thêm các kết quả sản xuất trong điều kiện nguồn lực hiện có hoặc mức độ tiết kiệm về chi phí các nguồn lực khi sản xuất ra một khối lượng nông – lâm sản nhất định.“Hiệu quả sử dụng đất có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông – lâm nghiệp, đến môi trường sinh thái, đến đời sống người dân. Vì vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải tuân theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào ba tiêu chuẩn chung là bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường” (FAO, 1994) [10].
- 27 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Hiệu quả sử dụng đất của cây ớt tại farm 48 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Toàn bộ quỹ đất nông nghiệp tại farm 48, Moshav Tsofar, Arava, Israel. 3.2. Nội dung nghiên cứu 3.2.1. Khái quát về farm 48,Moshav Tsofar, Arava,Israel - Vị trí địa lý - Khái quát tình hình cơ bản - Đánh giá chung về farm. 3.2.2. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ của ớt tại Moshav Tsofar, Arava, Israel - Tình hình sản xuất - Tình hình chế biến và tiêu thụ 3.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của cây ớt tại farm 48, Moshav Tsofar, Arava, Israel - Hiệu quả kinh tế - Hiệu quả xã hội - Hiệu quả môi trường 3.2.4. Thuận lợi, khó khăn khi trồng ớt tại farm 48 3.2.5. Khả năng áp dụng tại Việt Nam 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp - Thu thập các tài liệu số liệu về + Tổng quan đất nước Israel
- 28 + Tình hình sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp + Các công nghệ đang được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp - Các tài liệu trên được thu thập từ chủ trang trại, giáo viên người Israel, Internet. 3.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp - Thu thập số liệu cụ thể về trang trại như + Quy mô, diện tích, tình hình sản xuất của trang trại + Giá bán, năng xuất, sản lượng, chi phí sản xuất của cây ớt. 3.3.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp a. Hiệu quả kinh tế - Tổng giá trị sản phẩm (T): T = p1.q1+p2.q2+ +pn.qn Trong đó: + p: là khối lượng từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm + q: là đơn giá của từng loại sản phẩm của thị trường cùng thời điểm + T: là tổng giá trị sản phẩm của 1 ha đất canh tác/năm - Thu nhập thuần túy (N): N = T - Csx Trong đó: + N: thu nhập thuần túy của 1 ha đất canh tác/năm + Csx: chi phí sản xuất của 1ha đất canh tác/năm bao gồm cả chi phí vật chất và chi phí lao động - Hiệu quả sử dụng vốn (H): H = T/Csx - Giá trị ngày công lao động: HLđ=N/số ngày công lao động/ha/năm - Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
- 29 b. Hiệu quả xã hội - Giá trị ngày công lao động nông nghiệp. - Thu nhập bình quân/lao động nông nghiệp. - Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động. - Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. c. Hiệu quả môi trường - Tỷ lệ che phủ. - Khả năng bảo vệ và cải tạo đất. - Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
- 30 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Giới thiệu về farm ớt 48 4.1.1. Vị trí địa lý Trang trại ớt nằm ở phía bắc của Moshav tsofar có diện tích đất nông nghiệp là 100 dunam (1 dunam = 1000 m2). Trang trại nằm trong khu vực sản xuất nông nghiệp của Moshav Tsofar. Tiếp giáp với đường giao thông chính nối các Moshav với nhau thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. 4.1.2. Điều kiện tự nhiên Đất đai và địa hình: địa hình bằng phẳng, đất chủ yếu là đất cát pha thích hợp cho việc trồng ớt. Nước tưới và phân bón: áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, nước và phân được tưới đến từng gốc cây. Nhờ có các van được gắn trong ống nên áp lực nước không bị đẩy ra ngoài quá mạnh làm ảnh hưởng đến cây trồng- vì nền đất trồng chủ yếu là cát. Các ống nhánh được nối với một ống chính chạy dọc theo farm. Mỗi farm có một bể chứa nước lớn và một thùng to chứa phân bón hòa tan. Các ống nước có một trung tâm điều khiển kết nối với hệ thống thiết bị tưới tự động đến khi độ ẩm trong đất không đủ thì hệ thống sẽ tự động tưới hoặc người quản lý điều khiển bằng điện thoại hay máy tính. Vì vậy lượng nước và phân bón luôn luôn tưới một cách chủ động. Nhờ đó cây được sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tốt nhất. Điều kiện tự nhiên của trang trại rất thích nghi với cây ớt vì vậy loại hình sử dụng đất chính của farm là trồng cây ớt. Tại trang trại hiện có 2 giống phổ biến đó là ớt chuông đỏ và ớt chuông da cam
- 31 4.1.3. Tình hình nhân công lao động Farm có một kho đóng gói và hai kho lạnh để bảo quản ớt sau khi thu hoạch với máy móc và thiết bị hiện đại. Nhân công gồm 15 công nhân và 8 sinh viên. Vụ thu hoạch có khoảng 13 người làm việc ngoài trang trại số người còn lại ở lại kho vận hành máy và đóng gói vận chuyển quả vào kho lạnh ngay sau khi đóng gói. Khu vực trồng cây được chia ra làm 2 khu vực trồng theo 2 giống cây kể trên. Mỗi khu trồng một giống nên rất thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch theo thời gian chín của cây ớt. 4.1.4. Đánh giá chung về farm Farm 48 của ông DANY là một trong các farm có sản lượng và chất lượng cây ớt cao ở Moshav Tsofar. Có điều kiện đất đai, thổ nhưỡng cũng như các điều kiện tự nhiên khác phù hợp cho sản xuất ớt. Đường giao thông thuận tiện thuận lợi cho việc sản xuất, vân chuyển phân phối hàng hóa. 4.2. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ cây ớt 4.2.1.Tình hình sản xuất 4.2.1.1. Quá trình trồng Ớt là loại cây trồng ngắn ngày và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ớt được trồng bằng cây con. Cây con được trồng trong các bầu đất tại trung tâm nhân giống cây trồng sau khi cây con trưởng thành thì được chủ trang trại nhập về và đem đi trồng ở ngoài farm. Ớt sau khi trồng 3 đến 4 tháng sẽ cho thu hoạch. Trong quá trình phát triển tất cả các cây đều được tưới nước thường xuyên bằng các đường ống đặt sẵn dưới gốc khi trồng cây. Phân bón cũng sẽ được hòa tan vào đường nước này và đi đến từng gốc cây một.
- 32 Hình 4.1. Tưới cây bằng công nghệ tưới nhỏ giọt 4.2.1.2. Tình hình thu hoạch ớt - Trước khi thu hoạch ớt được cách ly với thuốc bảo vệ thực vật khoảng 10 - 15 ngày. Khi màu sắc của ớt đặt đến độ chín nhất định thì sẽ thu hoạch, khi thu tránh để trầy xước sẽ làm hỏng và mất giá trị của quả. - Ớt được thu hoạch liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, phụ thuộc vào sự chín của ớt theo từng loại giống. Ớt thu hoạch càng sớm sẽ cho năng suốt và chất lượng quả càng cao và ngược lại ớt thu hoạch muộn sẽ cho chất lượng và năng suất thấp. Hình 4.2. Thu hoạch ớt tại farm
- 33 Sau mỗi vụ thu hoạch phải dọn farm, và làm mới đất rồi ủ đất phủ bằng nilon 1 tháng dưới ánh sáng mặt trời để làm ải đất và diệt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng. Hình 4.3. Xe chở ớt về packing house Bảng 4.1. Năng suất thu hoạch ớt theo tháng của 2 màu ớt ( đơn vị: tấn/ha ) Giống ớt Tháng Đỏ Cam 12/2018 30.0 9.0 01/2019 24.0 8.5 02/2019 19 8.0 03/2019 18.5 7.5 04/2019 7 3 Tổng năng suất 1 vụ 98.5 36 (Nguồn chủ trang trại farm 48 )
- 34 Tấn Tháng Hình 4.4. Biểu đồ năng suất thu hoạch ớt theo tháng của 2 màu ớt Qua bảng số liệu và biểu đồ cho thấy năng suất và chất lượng của cây ớt ngọt là cao nhất 98.5 tấn/ha, tiếp theo là ớt cam 36 tấn/ha. Ta có thể thấy ớt càng thu hoạch sớm thì chất lượng quả và độ ngọt của ớt càng cao. Vì vậy thời gian thu hoạch ớt ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm. 4.2.2. Tình hình chế biến Ớt sau khi được đưa về packing house sẽ được rửa bằng nước có chứa Clo để khử trùng và làm sạch ớt, sau khi rửa sạch sẽ tiến hành phân loại thủ công để loại bỏ những quả ớt nhỏ, xấu ra để đóng vào hộp ớt để đem đi bán ở chợ, ớt héo sẽ cho vào thùng rác. Còn ớt to, vừa sẽ được phân loại tiếp bằng máy để đóng hộp và xuất khẩu.
- 35 Hình 4.5. Đóng gói ớt loại 5kg Ớt sau khi được phân loại theo từng kích cỡ, ( ớt chợ, S, M, L, XL, EL). Khi phân loại xong ớt sẽ được đóng vào hộp 5 kg. Bảng 4.2. Phân loại kích cỡ của quả ớt Size Khối lượng( gr) Ớt chợ = 255 Ớt sau khi được phân loại sẽ được bán ở các thị trường khác nhau, ớt size L, XL, EL sẽ được xuất khẩu đi các thị trường như Mỹ, Pháp, Đức còn ớt chợ và size M được bán ở thị trường trong nước. Sau khi đóng hộp ớt được chuyển đến kho lạnh để bảo quản , nhiệt độ kho lạnh từ 50c đến 70c.
- 36 4.2.3. Tình hình tiêu thụ ớt Ớt thường được bảo quản trong kho lạnh và được xuất ra khỏi kho từ 3 đến 4 tuần loại to đẹp sẽ được xuất sang các thị trường như Mỹ, Pháp,Đức loại vừa và nhỏ sẽ được bán trong thị trường nội địa và các shop trong vùng. Ớt chợ sẽ được bán ở trung tâm Moshav như Tsofar, Paran, Ein yahav ỚT size S, M sẽ bán ở thị trường nội địa như các siêu thị, các trung tâm phân phối nông sản. Riêng ớt size L, XL, EL sẽ được xuất khẩu sang các thị trường như châu âu. 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của cây ớt tại farm 48 4.3.1. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu không thể thiếu trong đánh giá hiệu quả sửdụng đất, đây là căn cứ quan trọng để tìm ra giải pháp kỹ thuật và lựa chọn được loại hình sử dụng đất thích hợp. Để đánh giá được hiệu quả kinh tế tôi đã tiến hành điều tra thực địa và điều tra chủ trang trại theo mẫu phiếu điều tra vềcác chỉ tiêu: Năng suất, sản lượng, giá bán, chi phí vật chất, lao động (hiệu quả kinh tế được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Giá trị sản suất, chi phí sản xuất, thu nhập thuần, hiệu quả đồng vốn, giá trị ngày công lao động Bảng 4.3. chi phí sản xuất cho cây ớt tại farm 48 trong 1 năm ( 1dunam = 1000m2, 1shekel =6000vnđ) Năm 2018-2019 STT Các loại chi phí Shekel Việt nam đồng 1 Giống cây (đỏ, cam) 390.000 2.340.000 2 Nhân công 420.000 2.520.000 3 Phân bón 80.000 480.000 4 Nước tưới 68.000 408.000 Thuốc bảo vệ thực vật (bio bee, 5 trừ sâu sinh học, thiên địch ), 32.000 192.000 ong để thụ phấn
- 37 Máy móc (máy cày, Tractor, ), 6 chi phí bảo dưỡng, xăng dầu, hộp 100.000 600.000 đựng ớt, dụng cụ lao động Bảo trì nhà lưới các đồ dùng trong 7 200.000 1.200.000 nhà lưới 8 Hệ thống tưới nhỏ giọt 230.000 1.380.000 9 Đóng gói, marketing 93.000 558.000 Chi phí khác ( bác sĩ kiểm tra 10 490.000 2.940.000 bệnh cây, nhà ở công nhân ) Tổng chi phí 1 năm 2.103.000 12.618.000 (Nguồn chủ trang trại farm 48) Qua bảng số liệu ta thấy chi phí cho giống cây trồng và nhân công cao hơn so với các chi phí khác, do lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của Israel thấp chỉ chiếm 5 % lao động nên lao động sử dụng chủ yếu đến từ các nước Thái lan, Lào, Myanma, Kenya, Việt Nam khác với ở việt nam ở Israel nếu trồng cây bị sâu bệnh thì sẽ có bác sĩ kiểm tra cây bệnh tại farm và tìm ra các biện pháp khác phục và khống chế không cho bệnh tiếp tục phát tán, nên chi phí cho dịch vụ này khá cao. Máy móc, bảo trì nhà lưới, marketing chiếm chi phí thấp hơn do được nhà nước hỗ trợ và bao tiêu sản phẩm cho người nông dân. Bảng 4.4. Hiệu quả kinh tế của ớt tại farm 48 (Đơn vị:Vnđ) Hiệu quả sử Giá trị ngày Giống Giá trị sản Chi phí Thu nhập STT dụng công lao ớt xuất sản xuất thuần túy vốn động (lần) 1 Đỏ 5.575.040.000 6.309.000 4.481.940.000 5,1 12.449.833,33 2 Cam 2.026.000.000 6.309.000 1.479.450.000 3,8 4.109.583,333 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra )
- 38 Nhìn chung 2 giống ớt đều cho thu nhập cao. Với cùng số chi phí sản xuất, trên cùng loại đất và sự chăm sóc giống nhau, ớt màu đỏ cho năng suất và lợi nhuận cao hơn hẳn màu ớt còn lại. Hiệu quả sử dụng đồng vốn và giá trị ngày công lao động của giống ớt đỏ cao hơn ớt cam. - Ớt màu đỏ có khả năng thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng tốt hơn nên cho năng suất, chất lượng cao, quả ngọt và giòn nên giá thành sản phẩm cao hơn ớt cam. - Ớt cam có khả năng thích nghi kem hơn ớt đỏ nên năng suất và chất lượng chất lượng quả không cao, do quả nhỏ, độ ngọt thấp hơn và kích thước quả nhỏ. - Vì vậy để trồng được ớt có chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao thì ngoài chi phí đầu tư thì khâu chọn giống cũng đóng vai trò quan trọng và lựa chọn các biện pháp phòng chống bệnh cho cây vô cùng cần thiết. Bảng 4.5. Giá bán sản phẩm (Đơn vị: shekel) Sản phẩm 2016 -2017 2017 - 2018 2018 - 2019 Ớt đỏ 5 7 8 Shekel/kg Ớt cam 4 5 6 Shekel/kg (nguồn tổng hợp từ kết quả điều tra ) Qua bảng ta thấy giá bán sản phẩm của cây ớt đỏ cao hơn cây ớt cam. Vì ớt đỏ cho quả to, đẹp và chất lượng tốt hơn. Năng suất sản lượng cao hơn cho người nông dân. 4.3.2. Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội của mỗi loại hình sử dụng đất được đánh giá thôngqua các chỉ tiêu: đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu nông hộ, giá trị ngày công lao động nông nghiệp, mức độ giải quyết công an việc làm và thu hút lao động
- 39 Quá trình sản xuất nông nghiệp tạo ra việc làm cho chủ trang trại, người lao động, tạo ra nguồn của cải phục vụ đời sống của chính gia đình chủ trang trại, đồng thời tạo ra nguồn hàng hóa để buôn bán trên thị trường. Qua đó, loại hình sử dụng đất phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao sẽ có tác dụng tích cực đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống, thay đổi bộ mặt trang trại, đảm bảo an ninh lương thực địa phương, giảm tình trạng đói nghèo, giải quyết nhu cầu về lao động cho người dân. Ngược lại, các loại hình sử dụng đất không phù hợp cho thu nhập thấp, không giải quyết được việc làm cho người lao động dẫn đến phát sinh các tệ nạn xã hội trong lúc nông nhàn, hay xu thế dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất được thể hiện qua bảng sau Bảng 4.6. Hiệu quả xã hội kiểu sử dụng đất trồng ớt ngọt tại farm 48 STT Chỉ tiêu Mức độ 1 Giải quyết công ăn việc làm, thu hút lao động 2 Đáp ứng nhu cầu nông hộ 3 Yêu cầu vốn đầu tư 4 Đảm bảo lương thực 5 Sản phẩm hàng hóa 6 Tệ nạn xã hội * : Cao : Trung bình*: Thấp (Nguồn: Điều tra sơ cấp) Các hoạt động làm đất, trồng, chăm sóc và thu hoạch ớt đã huy động và sử dụng phần lớn quỹ thời gian lao động của nông hộ, lao động nhập khẩu từ Việt Nam, Thái Lan, Lào Yêu cầu thời gian đầu tư công lao động trung bình 8h/ngày, 1 tháng làm 24-26 ngày công. Trong những năm qua, diện tích trồng ớt thu hút được lao động rên địa bàn và các nước trên thế giới. Cây ớt chuông giải quyết được việc làm ổn định cho người lao động do cần nhiều nhân công lao động trong khâu chăm
- 40 sóc, thu hoạch, chế biến, lại liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Cây ớt ngọt cho thu nhập cao và được coi là cây làm giàu cho người dân tại Tzofar, góp phần quan trọng trong việc làm giàu, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của Moshav. Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là sản phẩm hàng hóa, sản phẩm lưu thông trên thị trường tạo điều kiện thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển, tăng số lượng lao động dịch vụ, góp phần làm thay đổi trang trại theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 4.3.3. Hiệu quả môi trường. Trong thực tế, tác động môi trường diễn ra rất phức tạp và theo nhiều chiều hướng khác nhau, cây trồng được phát triển tốt khi phù hợp với đặc tính, chất lượng của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới sự hoạt động của con người sử dụng hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường. Các loại sử dụng đất đạt hiệu quả về mặt môi trường đòi hỏi phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái đất. Farm 48 là trang trại với diện tích rộng, nên vấn đề về môi trường càng được quan tâm. Trong quá trình sử dụng đất đã tác động đến môi trường ở một số mặt sau: Ô nhiễm đất do việc sử dụng đất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, các loại phân bón hóa học, giảm độ màu mỡ, xói mòn đất. Hiệu quả môi trường được thể hiện ở bảng 4.7 Bảng 4.7. Hiệu quả môi trường của kiểu sử dụng đất trồng ớt ngọt tại farm 48 Ý thức của Khả năng Tiết kiệm người dân STT Kiểu sử dụng bảo vệ, cải nước trong sử dụng tạo đất thuốc BVTV 1 Ớt ngọt Cao: Trung bình: Thấp: * (Nguồn: Chủ trang trại farm 48)
- 41 Mức độ tiết kiệm nước của cây ớt ngọt với đất Mức độ thích hợp của hệ thống cây ớt ngọt đối với đất hiện tại, đó là khả năng tiết kiệm nước cho đất nhờ vào hệ thống tưới nhỏ giọt. Qua nhu cầu của chủ trang trại kết hợp với lấy ý kiến chuyên gia em đã đưa ra một số đánh giá mức độ thích hợp của các kiểu sử dụng đất hiện tại như sau: Do khí hậu đặc biệt thích hợp với cây ớt ngọt, trồng ớt ngọt trên đất cát sa mạc trong nhà lưới cho hiệu quả kinh tế cao. Sử dụng phân bón Phân bón được sử dụng theo nồng độ của nhà nước và chuyên gia khuyến cáo. Phân bón được hòa tan cùng nước trong bồn chứa và đi theo ống tưới nhỏ giọt đến các gốc cây ớt chuống với tỷ lệ hợp lý để cây phát triển đầy đủ và không gây hại cho đất. Thuốc bảo vệ thực vật Trong 1 vụ thuốc bảo vệ thực vật hóa học sẽ được sử dụng để phun cho ớt ngọt với tần số 3-4 lần/năm. Các loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng để phun ớt là: Paradiso, Với kỹ thuật phun sâu sử dụng bằng máy phun hiện đại, thời gian phun sâu thường từ 16h-18h để sau khi phun cây có thể khô thuốc trước khi trời tối và cùng thời gian đó công nhân đã tan làm nên đảm bảo sức khỏe cho công nhân. Người phụ trách phun sâu được mặc bảo hộ lao động, sau khi phun người lao động sẽ được cách ly với khu vực phun là 3 ngày. Sau 3 ngày công nhân sẽ vào chăm sóc ớt bình thường. Đối với vỏ thuốc bảo vệ thực vật (bao bì, túi bóng, hóa chất tồn dư, chai lọ ) được người phụ trách phun sâu dọn dẹp và mang ra khu chứa rác của Moshav để tiêu hủy.
- 42 Hình 4.6. Thiên địch diệt nhệt đỏ và nhện đen trên cây ớt ngọt 4.4. Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm 4.4.1. Thuận lợi Điều kiện tự nhiên: đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới, nhiều giống cây chỉ có tại Việt Nam Giới trẻ được tiếp cận với công nghệ cao ngày càng nhiều giúp thay đổi suy nghĩ về nông nghiệp theo hướng tích cực. Được chuyên gia công nghệ cao ở tại trang trại hướng dẫn kinh nghiệm trồng. Thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong nước và ngoài nước, giá thành cao thu hồi vốn nhanh. Sản phẩm do công nghệ cao tạo ra, có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường. 4.4.2. Khó khăn - Chi phí đầu tư cao (hệ thống tưới nhỏ giọt, giống tốt ), công nghệ chuyển giao chậm, trong quá trình vận hành luôn gặp trục trặc kỹ thuật, phải nhiều thời gian mới xử lýđược sự cố.
- 43 - Nếu áp dụng ở vị trí không thuận lợi sẽ không hiệu quả. Mặt khác, mô hình nhân rộng khó vì chi phí vận hành tốn kém, giá thành sản phẩm cao nên rất khó tiêu thụ. - Có nhiều trang trại nhập khẩu “trọn gói” từ thiết bị đến kỹ thuật canh tác, giá cả rất đắt và phụ thuộc. Khi đưa vào áp dụng quy trình sản xuất còn nhiều bất cập về thời tiết, mùa vụ, dịch bệnh phát sinh -Trình độ của người nông dân không bắt kịp kiến thức công nghệ cao, thiếu kinh nghiệm - Thị trường tiêu thụ ở xa trang trại làm chất lượng sản phẩm bị hạ thấp. 4.4.3. Bài học kinh nghiệm - Không nên phát triển theo kiểu nhập “nguyên đai nguyên kiện” công nghệ của nước ngoài trong điều kiện nền nông nghiệp nước ta chưa thoát khỏi quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; hệ thống phân phối chưa hoàn chỉnh, các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển và đặc biệt là thiếu đội ngũ quản lý và chuyên gia giỏi. - Áp dụng các biện pháp sinh học trong diệt trừ bệnh hại trên cây trồng. - Tổ chức nhiều đợt cho người dân đi thực tế tại các khu thí điểm để nâng cao kiên thức Nâng cao chất lượng nông sản sau thu hoạch bằng việc chú ý khâu Đóng gói sản phẩm. 4.5. Khả năng áp dụng tại Việt Nam và các giải pháp nâng cao hiệu quả 4.5.1. Khả năng áp dụng tại Việt Nam Thời điểm hiện hiện nay có rất nhiều tỉnh thành trên cả nước đã áp dụng mô hình trồng cây ớt ngọt trong nhà lưới hoặc trồng các loại rau củ, quả trong nhà lưới áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Có thể kể đến một số tỉnh có điều kiện tự nhiên phù hợp với cây ớt ngọt như: thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) cho năng suất, chất lượng tốt do hợp với khí hậu mát mẻ; Tam Đảo (Vĩnh Phúc),
- 44 Người Việt Nam, phần lớn đều ăn được ớt ngọt là một thị trường có tiềm năng tiêu thụ lớn. Việc áp dung công nghệ cao nêu trên có ưu điểm sử dụng tối đa lợi thế về điều kịên tự nhiên, khí hậu thời tiết, kinh tế xã hội. quy trình canh tác phù hợp, chủ động trong sản xuất, tiên tiến dễ sử dụng đảm bảo hạn chế tối đa những tác động tiêu cực, cực đoan của thời tiết: Mưa, nắng nóng, gió, côn trùng đảm bảo phát huy tốt tiềm năng sinh trưởng phát triển nâng cao năng suất, chất lượng của cây trồng, giải quyết tốt việc canh tác có lợi nhất cho sản xuất kể cả mùa vụ chuyên canh cho các loại rau hoa cao cấp như đã sơ bộ nêu trên; thời gian cho thu sản phẩm cung cấp cho thị trường vào lúc hiệu quả nhất mà sản xuất truyền thống ngoàì đồng ruộng không thể làm được đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Đặc biệt, việc phát triển ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là một định hướng lớn của Đảng và Nhà nước ta để "tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn" (Nghị quyết TW5, khoá IX), "Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao " (Nghị quyết Đại hội X, Đảng Cộng sản Việt Nam). Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ giúp cho việc tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, khai thác hợp lý đất đai, tiết kiệm đất cho nông nghiệp, giải quyết công việc làm, hình thành tập quán canh tác theo hướng nông nghiệp hàng hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đem lại lợi ích rất lớn trong việc phát huy cao độ tiềm năng năng suất, chất lượng của giống, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho các sản phẩm nông nghiệp, giá thành hạ, hiệu quả kinh tế, đảm bảo môi trường sinh thái. Đây cũng là xu thế hội nhập mà chúng ta phải đi theo.
- 45 Tuy nhiên phải phù hợp với điều kiện của Việt nam cả về tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường Do trồng ớt theo công nghệ Israel yêu cầu chi phí cao về nhà lưới, hệ thông tưới nhỏ giọt, giống tốt, yêu cầu cao về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và các loài thiên địch phải nhập khẩu từ các công ty nước ngoài giá đắt đỏ. Cần sự hỗ trợ, đầu tư về vốn- cơ sở hạ tầng từ Nhà nước, các doanh nghiệp và sự chuyển giao công nghệ của nước bạn mới đạt được kết quả tốt nhất. Với xu thế thực phẩm sạch dần thay thế trên thị trường, người nông dân và các bạn trẻ đam mê nông nghiệp đã và đang góp phần đưa mô hình trồng ớt ngọt nói riêng và trồng rau, củ, quả áp dụng công nghệ cao nói chung trở thành một cách phổ biến tại Việt Nam áp dụng trồng rộng rãi trên toàn lãnh thổ nước ta. Đây là mô hình có tính khả thi cao khi áp dụng tại nước ta. 4.5.2. Đề xuất giải pháp 4.5.2.1. Giải pháp về mặt hạ tầng - xã hội - Đầu tư nâng cấp và mở mới hệ thống giao thông liên thôn, liên xã và giao thông nội đồng để thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển các sản phẩm nông sản và trao đổi hàng hóa - Nâng cấp và tăng cường hệ thống điện lưới, hệ thống thông tin để tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, phục vụ phát triển sản xuất. - Xây dựng thêm và nâng cấp hệ thống thủy lợi, đặc biệt là xây dựng hệ thống kênh mương, trạm bơm, cống nội đồng kiên cố, hoàn chỉnh nhằm tạo khả năng tưới tiêu nước chủ động cho đồng ruộng, đảm bảo cung cấp nước đầy đủ cho đồng ruộng. - Xây dựng các mô hình chuyên canh, vùng sản xuất theo hướng hàng hóa, việc sản xuất theo mô hình chuyên canh sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, thuận lợi cho việc mua, tiêu thụ sản phẩm.
- 46 4.5.2.2. Giải pháp về khoa học - kỹ thuật - Để đạt được hiệu quả kinh tế cao và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thì cần tăng cường áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiến bộ, trang thiết bị phù hợp với điều kiện đất đai vào sản xuất. - Khuyến khích người dân sử dụng các giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. - Phát triển sản xuất gắn với việc cải tạo đất, bảo vệ đất và môi trường, tránh tình trạng ô nhiễm đất. - Hướng dẫn người dân bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ đúng cách, hạn chế sử dụng phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật tăng cường sử dụng các loại phân chuồng, phân xanh 4.5.2.3. Giải pháp về thị trường - Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm: Nắm bắt thông tin thị trường, thường xuyên theo dõi các thông tin, dự báo về thị trường sản phẩm để người nông dân yên tâm sản xuất, chủ động đầu tư. - Dự báo xu thế phát triển để điều chỉnh cơ cấu cây trồng, điều chỉnh khâu bảo quản chế biến. Áp dụng phương pháp quảng cáo, tuyên truyền về sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, liên kết liên doanh tìm đối tác đầu tư gắn liền với tiêu thụ sản phẩm. - Vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân là vấn đề quan trọng để chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa, hướng tới sự phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Do đó, để mở mang thị trường ổn định cần có các giải pháp sau: - Tổ chức tốt các thông tin thị trường, dự bảo về thị trường để giúp nông dân có hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Mở rộng sản xuất và sản phẩm nông nghiệp yêu cầu về mặt chất lượng và an toàn thực phẩm phải đặt lên hàng đầu. - Hình thành các tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
- 47 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại farm 48, moshav Tzofar, Arava, Israel em rút ra một số kết luận sau: 1. Israel là một nước nhỏ ở Trung Đông có điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, 2/3 diện tích lãnh thổ là sa mạc, còn lại là đồi núi đá trọc, khí hậu nơi đây cực kỳ khô hạn. Tổng diện tích lãnh thổ Israel là 22.145 km², đất nông nghiệp khoảng 4.100 km2. Israel có vị trí, điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn không thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nhưng nhờ vào khoa học kỹ thuật công nghệ cao, nhờ vào sự thông minh và sang của con người nơi đây mà nông nghiệp đã phát triển một cách vượt bậc, đứng ở vị trí hàng đầu trên thế giới. 2. Farm 48 là một trang trại với nền nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của chủ trang trại và người lao động. Tổng diện tích đất nông nghiệp của farm 48 là 100dunam ( 1dunam =1000m2). Farm 48 nằm ở vị trí, điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn thuận lợi cho phát triển sản xuất cây ớt ngọt, năng suất cây trồng đã đạt được khá cao. 3. Về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của farm 48 Dựa vào kết quả nghiên cứu thấy được đất nông nghiệp của trang trại đã được sử dụng hiệu quả, các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của farm 48 là - Trồng giống ớt đỏ - Trồng giống ớt cam Trồng ớt đỏ và ớt cam đều đem lại hiệu quả kinh tế cao, tổng năng suất một vụ của ớt đỏ là 98.5 tấn/năm, của ớt đỏ cam la 36 tấn/năm. Cả hai giống ớt đều đem lại hiệu quả xã hội tốt góp phần giải quyết việc làm cho người lao
- 48 động, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, môi trường không bị ô nhiễm. Hiệu quả xã hội của loại hình sử dụng đất của 2 màu ớt 4. Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lựa chọn ra kiểu sử dụng đất đai thích hợp và có triển vọng cho farm48 là Trồng giống ớt đỏ. 5. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đạt được năng xuất cao như nông nghiệp Israel thì Việt Nam cần tổ chức khai thác tiềm năng đất đai theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng các vùng sản xuất đặc trưng. Thực hiện đồng bộ các giải pháp về công tác quản lý Nhà nước về đất đai nông nghiệp, bố trí hợp lý cây trồng, thâm canh tăng vụ. Quá trình sử dụng đất phải gắn bó với việc cải tạo, bồi dưỡng và bảo vệ đất, bảo vệ môi trường 5.2. Kiến nghị Đối với nền nông nghiệp việt nam để phát triển nông nghiệp chất lượng cao cần phải có sự liên kết như: Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông vì không có nông dân thì không có các nhà khoa học hay doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, doanh nghiệp chính là cầu nối để đưa sản phẩm đến với thị trường, các nhà khoa học đóng vai trò giúp đỡ cho người nông dân có phương pháp canh tác hướng sản xuất phù hợp để thích ứng với yêu cầu thị trường. Đối với nhà nước, cần hỗ trợ cho các nhà khoa học vay vốn thực hiện dự án nghiên cứu khoa học, kỹ thuật ứng dụng vào nông nghiệp từ 60 % - 70% với mức lãi suất thấp nhất, nếu dự án thất bại không phải hoàn lại tiền vì các dự án nghiên cứu khoa học thường mang tính rủi ro cao, mạo hiểm và không chắc chắn.
- 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Vũ Năng Dũng (2015) “Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”. Luận án tiến sĩ Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2. Hội khoa học đất (2015) “Hiện trạng sử dụng đất Việt Nam”, Hội thảo quốc gia Đất Việt Nam - Hiện trạng sử dụng đất và thách thức, NXB Nông nghiệp, Hà nội. 3. Lê Khánh Hội (2014) “Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất xã Mộ đạo, Huyên Quế võ, Tỉnh Bắc Ninh theo hướng bền vững”. 4. Nông Thị Thu Huyền (2018) “Đánh giá tiềm năng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Chợ đồn, tỉnh Bắc kạn”. Luận án tiến sĩ, trường Đại học nông lâm Thái Nguyên. 5. Đỗ Thị Lan và cs (2007), Giáo trình kinh tế tài nguyên đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Cao Liêm và cs(1993), “Sinh thái nông nghiệp và bảo vệ môi trường”, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 7. Nguyễn Ngọc Nông và cs (2016), Giáo Trình Đánh Giá Đất, Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên 8. Nguyễn Quang Thi (2017), "Nghiên cứu tiềm năng và đề xuất sử dụng bền vững đất nông nghiệp tại lưu vực hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn", Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. II. Tiếng Anh: 9. FAO (1976), Aframwork for Land evaluation, FAO - Rome. III. Nguồn Internet: 10. Agriculture in Israel ( ngày truy cập 15/08/2019)
- 50 11. Economy of Israel ( ngày truy cập 15/08/2019) 12. Israel ( ngày truy cập 15/08/2019) 13. State of Israel ( ngày truy cập 15/08/2019)
- PHỤ LỤC Ảnh chụp trong qua trình thực hiện đề tài Thu hoạch ớt tại farm.
- Nước tưới được dẫn đến từng gốc cây ớt. Máy phân loại ớt.
- Buộc dây ớt tại farm. Ớt sau khi thu hoạch được đưa vào packing house để phân loaij và đóng gói Ớt sau khi trồng được 1 tuần Máy đo độ ẩm của đất tại farm Thiên địch dùng diệt nhện đỏ Ớt khi đến thời điểm thu hoạch và nhện đen trên cây ớt