Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_chan_nuoi_ga_tren_dia_ba.pdf
Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
- §¹I HäC TH¸I NGUY£N TR¦êNG §¹I HäC N¤NG L¢M hOµNG TiẾN LUẬN Tªn ®Ò tµi: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI GÀ TRÊN ĐỊA BÀN Xà KIÊN THÀNH HUYỆN TRẤN YÊN TỈNH YÊN BÁI kho¸ luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2014 - 2018 Th¸i Nguyªn - 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG TIẾN LUẬN Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI GÀ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KIÊN THÀNH HUYỆN TRẤN YÊN TỈNH YÊN BÁI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo :Chính quy Định hướng đề tài :Hướng nghiên cứu Chuyên ngành :Kinh tế nông nghiệp Khoa :Kinh tế & PTNT Khóa học :2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn :PGS.TS. Đinh Ngọc Lan Thái Nguyên – năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan: Khoá luận này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đinh Ngọc Lan. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong khoá luận này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Em xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Sinh viên Hoàng Tiến Luận
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập lý thuyết tại trường và thời gian thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, nhờ sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, tôi đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này. Được sự đồng ý của ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của cô giáo PGS.TS Đinh Ngọc Lan, tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề “Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái” Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế & Phát triển nông thôn, cùng tất cả các thầy - cô giáo đã tận tình dìu dắt tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn PGS.TS Đinh Ngọc Lan đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn để tôi hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ban lãnh đạo, cán bộ UBND xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái đã nhiệt tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu phục vụ cho bản khóa luận này. Do còn thiếu kinh nghiệm nên mặc dù đó cố gắng hết sức nhưng không tránh khái những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, tháng 06 năm 2019 Sinh viên Hoàng Tiến Luận
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CN Công nghiệp BCN Bán công nghiệp TT Truyền thống FAO Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc ĐB Đồng bằng TD & MNPB Trung du và miền núi phía Bắc BTB & DHMT Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung GO Tổng giá trị sản xuất MI Thu nhập hỗn hợp C Chi phí sản xuất TT Chi phí sản xuất trực tiếp TC Chi phí tự có TSCĐ Tài sản cố định NB Lợi nhuận kinh tế ròng BQ Bình quân KH Kế hoạch TTCN Tiểu thủ công nghiệp ĐVT Đơn vị tính
- MỤC LỤC Trang PHẦN 1:MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3 Ý nghĩa của đề tài 4 1.4.Bố cục của khóa luận. 4 PHẦN 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1 Cơ sở lý luận 5 2.1.1 Những lý luận chung về hiệu quả kinh tế 5 2.1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế 5 2.1.1.2 Phương pháp xác định và bản chất hiệu quả kinh tế 7 2.1.2 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi gà 8 2.2 Cơ sở thực tiễn 11 2.2.1 Tình hình chăn nuôi gà ở Việt Nam 11 2.2.2 Thực trạng giết mổ và chế biến gà ở Việt Nam 15 2.2.3 Tồn tại và thách thức trong chăn nuôi gà ở Việt Nam 17 PHẦN 3:ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19 3.2 Nội dung nghiên cứu. 19 3.3 Phương pháp nghiên cứu 19 3.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 21 PHẦN 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24 4.1 Tình hình cơ bản của xã Kiên Thành 24 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên 24 4.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình 24
- 4.1.1.2 khí hậu, thủy văn 24 4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 25 4.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế 25 4.1.2.2 Tình hình dân số và lao động của xã Kiên Thành 29 4.1.2.3 Tình hình sử dụng đất của xã Kiên Thành 31 4.1.2.4 Điều kiện cơ sở hạ tầng của xã Kiên Thành 32 4.1.3 Đánh giá tình hình cơ bản của xã Kiên Thành 33 4.1.3.1 Thuận lợi 33 4.1.3.2 Khó khăn 33 4.2 Tình hình chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành 34 4.3 Đặc điểm của nông hộ điều tra 36 4.3.1 Năng lực của hộ nuôi gà 36 4.3.2 Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra 42 4.3.3 Tình hình sử dụng nguồn vốn của hộ điều tra 43 4.4 Tình hình đầu tư cho chăn nuôi gà của hộ 44 4.4.1 Tình hình đầu tư cho chăn nuôi gà của hộ vào vụ 1 44 4.4.2 Tình hình đầu tư cho chăn nuôi gà của hộ vào vụ 2 49 4.5 Kết quả và hiệu quả nuôi gà của các hộ điều tra 51 4.5.1 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà theo phương thức chăn nuôi 51 4.5.2 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi theo giống gà 55 4.5.2.1 Tình hình đầu tư cho chăn nuôi theo giống gà 55 4.5.2.2 Kết quả chăn nuôi theo giống gà 59 4.6 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi gà 61 4.6.1 Ảnh hưởng chi phí sản xuất trực tiếp đến kết quả và hiệu quả nuôi gà 61 4.6.2 Ảnh hưởng của kinh nghiệm chăn nuôi đến kết quả và hiệu quả nuôi gà 62
- 4.7 Thị trường đầu vào và đầu ra của hoạt động chăn nuôi gà ở xã 64 Kiên Thành 64 4.7.1 Thị trường đầu vào 64 Bảng 4.14: Đánh giá của hộ nuôi gà về khả năng tiếp cận các đầu vào 66 4.7.2 Thị trường đầu ra 67 4.8.Định hướng và giải pháp 69 4.8.1 Định hướng phát triển 69 4.8.2. Những giái pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi gà ở xã Kiên Thành 70 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73 5.1. KẾT LUẬN 73 5.2. KIẾN NGHỊ 74 5.2.1.Đối với nhà nước 74 5.2.2.Đối với chính quyền địa phương 75 5.2.3.Đối với nông hộ chăn nuôi 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
- DANH MỤC CÁC BẢNH BIỂU, SƠ ĐỒ Trang Bảng 2.1: Số lượng gà cả nước 2016-2017 12 Bảng 4.1: Tình hình dân số và lao động của xã Kiên Thành năm 2018 29 Bảng 4.2: Tình hình sử dụng xã Kiên Thành năm 2018 31 Bảng 4.3: Số lượng gà trong tổng đàn gia cầm giai đoạn 2014-2018 34 Bảng 4.4: Một số đặc điểm của hộ nuôi gà 36 Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu về tình hình nuôi gà của hộ điều tra 39 Bảng 4.5: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra 42 Bảng 4.6: Tình hình sử dụng nguồn vốn của hộ điều tra 43 Bảng 4.7: Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất của hộ điều tra trong vụ 1. 48 Bảng 4.8: Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất của hộ điều tra trong vụ 2. 49 Bảng 4.9 : Kết quả nuôi gà của các hộ được điều tra theo phương thức chăn nuôi52 Bảng 4.10: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ điều tra trong vụ 1 theo giống gà 55 Bảng 4.11: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ điều tra trong vụ 2 theo giống gà 58 Bảng 4.12: Kết quả nuôi gà của các hộ được điều tra theo giống gà 60 Bảng 4.13: Ảnh hưởng của kinh nghiệm nuôi đến kết quả và hiệu quả nuôi gà 62 Bảng 4.14: Đánh giá của hộ nuôi gà về khả năng tiếp cận các đầu vào 66 Sơ đồ 4.1: Kênh tiêu thụ sản phẩm gà 69
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 năm 1986, nông nghiệp đã được xác định là mặt trận kinh tế hàng đầu. Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến phát triển nông nghiệp và nông thôn, coi đây là một lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nhờ vậy, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẻ. Vươn lên chiếm thành phần chủ đạo trong cơ cấu nền kinh tế. Sản phẩm sản xuất mang lại từ nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội đó là lương thực, thực phẩm, nguyên liệu thiết yếu đảm bảo cung cấp an toàn lương thực, xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp địa phương và dịch vụ phát triển tạo ra một sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý. Hiện nay, trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu như hiên nay, tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm trở thành những thách thức rất lớn khiến nhiều nước trên thế giới phải nhìn lại tầm quan trọng củ a phát triển nông nghiệp ở quốc gia mình. Ở nước ta, nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, trong đó trồng trọt và chăn nuôi là hai bộ phận chủ yếu. Trong mấy năm gần đây cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi nước ta đã không ngừng phát triển và đạt được những kết quả đáng kể.Trong đó ngành chăn nuôi gia cầm đã góp phần vào sự phát triển của ngành chăn nuôi cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. Ngành chăn nuôi gia cầm đã gắn bó với đời sống loài người từ rất sớm, hiện nay nó đã trở thành loại hình chăn nuôi phổ biến trong hộ gia đình Việt Nam. Ở Yên Bái chăn nuôi gia cầm là nghề chăn nuôi truyền thống, loại hình chăn nuôi phổ biến trong hộ gia đình nông thôn, sản phẩm gia cầm, đặc biệt
- 2 là thịt gà không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị mà còn in đậm trong đời sống xã hội bởi một nền văn hóa ẩm thực với cả yếu tố tâm linh, nó được sử dụng nhiều trong những ngày giỗ, ngày tết và lễ hội. Với những lý do đó sản phẩm gia cầm luôn có vị trí trên thị trường tiêu thụ, đã góp phần thúc đẩy chăn nuôi Yên Bái phát triển như hiện nay, đã phần nào tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi. Hơn thế nữa, gà là vật nuôi dễ nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao so với các vật nuôi khác, chu kì sản xuất ngắn, chi phí thức ăn thấp, có thể tận dụng được thức ăn và lao động gia đình, tạo ra sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Chính vì thế chăn nuôi gà có vai trò không thể thiếu trong nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam nói chung cũng như Yên Bái nói riêng. Kiên Thành - một xã thuộc huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái là một trong những vùng chăn nuôi gà điển hình của tỉnh. Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của Đất Nước trong thời kì hội nhập với nền kinh tế quốc tế, ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gà ở xã Kiên Thành đã có những bước phát triển mới, góp phần vào sự phát triển chung của Tỉnh nhà. Bên cạnh những đóng góp và những giá trị kinh tế mà chăn nuôi gà mang lại thì chăn nuôi gà thể hiện nhiều bất cập và những hạn chế. Tình trạng chăn nuôi vẫn còn mang tính nhỏ lẻ tự phát chưa chú trọng đầu tư vào để phát triển. Phong trào nuôi gà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và ít quan tâm đến kỹ thuật dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp. Mặc dù đã có nhiều biện pháp chuyển đổi phương thức nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung với quy mô lớn nhưng việc chuyển đổi vẫn còn rất chậm. Đến nay số lượng gia trại, trang trại chăn nuôi có quy mô lớn trên địa bàn xã rất hạn chế, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không tuân thủ các điều kiện về an toàn sinh học khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất cao. Bên cạnh đó sự biến đổi thất thường của thời tiết, giá cả đầu ra, đầu vào biến động thất thường, công tác
- 3 phòng trừ dịch bệnh hạn chế đã ảnh hưởng kết quả chăn nuôi, làm cho thu nhập của người dân cũng như việc chăn nuôi trên địa bàn xã có xu hướng ngày càng giảm xuống. Hơn thế nữa sự đa dạng về phương thức chăn nuôi, đa dạng vùng sinh thái và nhóm hộ cũng làm cho hiệu quả kinh tế có sự khác nhau. Vấn đề đặt ra ở đây là phải biết được mức đầu tư đó, với phương thức chăn nuôi đó hộ sẽ thu được lợi nhuận bao nhiêu và vùng nào nhóm hộ nuôi nào là có hiêu quả nhất và đưa ra những giải pháp thích hợp khắc phục nhằm tăng năng suất, hiệu quả cao cả về số lượng và chất lượng, làm cho chăn nuôi gà trên địa bàn xã phát triển một cách bền vững. Với những lý do cấp thiết đã nêu trên, liên hệ đến thực tiễn chăn nuôi gà trên địa bàn, nhằm mục đích đóng góp thêm các thông tin hữu ích về lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực chăn nuôi gà, tôi đề xuất nghiên cứu “ Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu tình hình chăn nuôi gà ở xã Kên Thành thời gian qua từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gà để nâng cao kết quả, hiệu quả ở xã Kiên Thành trong những năm tới góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi gà ở nông hộ nói riêng. - Đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thông qua hệ thống các chỉ tiêu trên địa bàn xã Kiên Thành trong thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp phù hợp, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành trong thời gian tới.
- 4 1.3 Ý nghĩa của đề tài 1.3.1.Ý nghĩa đối với học tập và nghiên cứu khoa học Cung cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành dã học trong trường, ứng dụng kiến đó vào trông thưc tiễn . Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin và sủ lý số liệu ,viết báo cáo. Giup tìm hiểu thêm về tình hinh chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyên Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 1.3.2.Ý nghĩa với thưc tiễn Nhận thấy những gì đã làm được và chưa làm được khi đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi, góp phần tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả kinh tế nông hộ. Là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khóa sau có cùng hướng nghiên cứu. 1.4.Bố cục của khóa luận. Khoá luận bao gồm các phần và chương như sau: Phần 1 : Mở đầu Phần 2 : Cơ sở lý luận và thực tiễn. Phần 3 : Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu. Phần 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Phần 5 : Một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi tại xã Kiên thành, huyên Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Kết luận.
- 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Những lý luận chung về hiệu quả kinh tế 2.1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế Bất kì một doanh nghiệp nào cũng hướng đến mục tiêu lợi nhuận.Và để làm được điều đó thì yêu cầu đặt ra cho doanh nghiệp là phải hoạt động có hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế không chỉ mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất, doanh nghiệp mà là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Theo GS Ngô Đình Giao: “Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý nhà nước.” Theo quan điểm của Farrell(1957): “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất phải đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ ( hay giá)”. Hiệu quả kỹ thuật: Là lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong điều kiện về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể. Hiệu quả này thường được phản ánh trong mối quan hệ với hàm sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất thì đem lại bao nhiêu bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào, giữa các sản phẩm khi nông dân ra quyết định sản xuất. Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố về giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí về đầu vào hay nguồn lực.Thực chất hiệu quả phân bổ là
- 6 hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá, các yếu tố đầu ra đầu vào hay nói cách khác khi nắm được các yếu tố đầu vào người ta sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt được lợi nhuận tối đa. Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa rằng giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị biên của các nguồn lực sử dụng vào sản xuất. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất phải đạt được hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật. Điều này có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị điều được tính đến khi xem xét việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Nếu sản xuất chỉ đạt hiệu quả kỹ thuật hoặc hiệu quả phân bổ thì mới là điều cần chứ chưa phải là điều kiện đủ đạt hiệu quả kinh tế. Như vậy ta có thể thấy được hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, biểu hiện tập trung của sự phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh. Ý nghĩa hiệu quả kinh tế: - Giúp người sản xuất thấy rõ kết quả đầu tư của mình, việc đầu tư các chi phí đầu vào sẽ được so sánh kết quả thu được.Từ đó giúp người sản xuất thấy được hiệu quả hoạt động đầu tư để có quyết định tiếp tục hay không đầu tư . - Giúp cho nhà nghiên cứu thấy được những kết quả đạt được cũng như các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết khó khăn và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
- 7 2.1.1.2 Phương pháp xác định và bản chất hiệu quả kinh tế - Phương pháp xác định Phương pháp 1: hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, nghĩa là một đơn vị hi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đơn vị sản phẩm. H= Trong đó: H: hiệu quả kinh tế Q: khối lượng sản phẩm thu được C: chi phí bỏ ra Phương pháp 2: hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách so sánh phần tăng thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra. H= Trong đó: ∆Q: khối lượng sản phẩm tăng thêm ∆C: chi phí tăng thêm - Bản chất xác định hiệu quả kinh tế: Là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau của Gần một thế kỷ qua ngành chăn nuôi gia cầm được cả giới quan tâm và phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Chăn nuôi gia cầm chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình cung cấp protein động vật cho con người. Gia cầm chiếm 20-25 % trong tổng sản phẩm thịt, ở các nước phát triển thịt gà chiếm tới 30% hoặc hơn nữa [6]. Chăn vấn đề hiệu quả kinh tế, gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất lao động và tiết kiệm thời gian. Yêu
- 8 cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt được kết quả tối đa với chi phí nhất định và ngược lại, đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. 2.1.2 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi gà * Nhóm các yếu tố khách quan: Đặc điểm nổi bật trong sản xuất nông nghiệp là đối tượng sản xuất chủ yếu là các cơ thể sống, vì thế chăn nuôi gà chịu ảnh hưởng rất lớn của các điều kiện tự nhiên. Cũng như con người, cây trồng, các sinh vật khác, vật nuôi chịu nhiều ảnh hưởng, tác động từ phía môi trường ngoài. Các yếu tố khí tượng thuỷ văn như: độ ẩm không khí, nhiệt độ, tốc độ gió, hướng gió, lượng bốc hơi nước, lượng mưa, số ngày mưa trong tháng, trong năm đều ít nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ vật nuôi, nhất là vật nuôi quy mô nhỏ với các chuồng nuôi đơn giản. Nếu nhiệt độ quá cao gà sẽ uống nước nhiều, ăn ít gà có thể giảm trọng lượng. Nếu nhiệt độ quá thấp gà huy động nhiệt năng thức ăn để chống rét, dẫn đến chi phí thức ăn cao. Do đó cần có biện pháp để chống nóng, chống rét cho gà để tạo điều kiện thuận lợi cho gà phát triển. - Thị trường : Bất cứ hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hóa dịch vụ nào cũng chịu sự tác động qua lại của cung cầu trên trị trường. Muốn được thị trường chấp nhận cũng như tồn tại và phát triển đòi hỏi người chăn nuôi gà phải quan tâm đến nhu cầu thị trường về chất lượng, giá cả sản phẩm và các yếu tố đầu vào. Khi giá cả thị trường đầu ra ổn định sẽ kích thích người chăn nuôi tăng mức đầu tư. Khi thị trường mất ổn định, giá cả bấp bênh, người chăn nuôi sẽ lo lắng, việc đầu tư sẽ phần đó giảm đi do tâm lý sợ hãi và hoang mang. Đối với thị trường đầu vào, khi giá cả đầu vào ổn định và ở mức thấp hộ chăn nuôi sẽ yên tâm hơn. Thị trường vừa là điều kiện tồn tại phát triển vừa là định hướng cho người chăn nuôi gà. - Thức ăn là yếu tố quan trọng trong phát triển chăn nuôi gà. Sự sinh trưởng và phát triển của gà phụ thuộc rất vào chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc
- 9 gà mà cụ thể là đầu tư thức ăn chăn nuôi. Thông thường, chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí chăn nuôi gà. Thức ăn cho gà cũng rất phong phú, đối với những hộ nuôi gà công nghiệp phần lớn sử dụng thức ăn công nghiệp làm cho gà tăng trọng rất nhanh nhưng thịt gà không thơm ngon như gà nuôi bán công nghiệp nên giá thấp hơn, đối với các hộ nuôi bán công nghiệp ngoài ra còn sử dụng thêm các thức ăn như lúa, hèm, bột ngô, thức ăn này phần lớn thức ăn tự có của gia đình nên giảm được chi phí mua thức ăn bên ngoài tuy nhiên nguồn thức ăn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết, khí hậu, mùa vụ. . Tuy nhiên, để đàn gà phát triển tốt đòi hỏi người chăn nuôi phải có kiến thức về kỹ thuật phối trộn thức ăn hợp lý nhằm giảm chi phí và đem lại hiểu quả cao. - Giống là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển chăn nuôi gà. Các giống khác nhau thì năng suất, phẩm chất thịt khác nhau, sự tăng trọng cũng như tỷ lệ hao hụt khác nhau. Để chọn được giống tốt người nuôi nên tìm đến những cơ sở giống uy tín cũng như chọn những giống nuôi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. - Hoạt động chăn nuôi chủ yếu gặp phải rủi ro về dịch bệnh. Dịch bệnh các loại gia cầm nói chung thường phát theo mùa, phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết và khí hậu. Sự phát triển, tăng trưởng của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm quan hệ mật thiết với các yếu tố khí hậu, thời tiết. Do đó để giảm thiệt hại, người nuôi chú trọng đến công tác thú y để kiểm soát, khống chế dịch bệnh ở gà. - Thể chế, chính sách Thể chế, chính sách của Nhà nước, của chính quyền địa phương cũng có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngành chăn nuôi gà, đặc biệt là các chính sách về đất đai, đầu tư, tín dụng
- 10 * Nhóm các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà: - Quy mô nuôi Trong chăn nuôi quy mô có ảnh hưởng quan trọng đến sản lượng thu được, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận và hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi. Nuôi với số lượng bao nhiêu, bao nhiêu lứa đòi hỏi người nuôi phải xem xét nhiều yếu tố : như kinh nghiệm, khả năng nguồn lực của hộ, tình hình dịch bệnh cũng như nhu cầu thị trường như thế nào để có quy mô nuôi hợp lý. Khi nuôi với quy mô lớn người chăn nuôi sẽ dễ dàng áp dụng các kỹ thuật nuôi tiến bộ, chăm sóc thú y đồng loạt, dịch bệnh giảm đồng thời chí phí đầu vào giảm bớt do mua với số lượng lớn, các dịch vụ đầu vào cũng được phục vụ chu đáo hơn từ đó tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên quy mô lớn lại gặp nhiều rủi ro, nếu xảy ra dịch bệnh thiệt hại là rất lớn. - Vốn có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chăn nuôi, là điều kiện để chuyển đổi từ quy mô chăn nuôi nhỏ sang quy mô lớn theo hướng trang trại và công nghiệp, đáp ứng nhiều yêu cầu khác trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong chăn nuôi gà, vốn được xem là các yếu tố đầu vào cho quá trình chăn nuôi như giống, thức ăn, thuốc thú y, đầu tư chuồng trại Đặc điểm của vốn trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi gà nói riêng độ rủi ro khá cao, một trận dịch lớn thì nguồn vốn sản xuất trực tiếp sẽ chỉ còn lại con số không và đối với hộ nông dân vốn đầu tư chăn nuôi gà có thể là đi vay ngân hàng, bạn bè, cũng có thể là phần tích lũy qua bao nhiêu năm của hộ , vì vậy gây tâm lý e ngại đầu tư nên không mang lại kết quả tốt. - Kinh nghiệm, kiến thức chăn nuôi Kinh nghiệm và kiến thức ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà. Những người có kinh nghiệm, kiến thức nuôi họ sẽ áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi, thường xuyên tham khảo học hỏi những kỹ thuật chăn nuôi mới, liên tục cập nhật thông tin thị trường, diễn
- 11 biến giá cả đầu vào và đầu ra, nắm bắt rõ đặc điểm sinh học của gà, biết được những căn bệnh cũng như triệu chứng bệnh của gà để phòng và chửa bệnh một cách kịp thời, những quy luật về sự thay đổi thời tiết để điều chỉnh mức nhiệt độ thích hợp cho gà điều này làm giảm tỷ lệ hao hụt trong mỗi lứa nuôi, đưa lại kết quả nuôi cao cho hộ, mang lại mức lợi nhuận tối đa. Nếu người nuôi kiến thức, kinh nghiệm nuôi hạn chế họ sẽ gặp khó khăn trong áp dụng những tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi, không nắm bắt được thông tin về thị trường dẫn đến thua thiệt trong mặc cả giá bán sản phẩm. Từ đó làm giảm lợi nhuận, hiệu quả nuôi mang lại thấp. - Đất đai là yếu tố quan trọng để phát triển chăn nuôi gà, trước hết là để xây dựng chuồng trại, tạo điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất và riêng đối với chăn nuôi gà bán công nghiệp đòi hỏi phải có một phần diện tích đất tuỳ theo quy mô nuôi để chăn thả gà. Phát triển chăn nuôi gà quy mô trang trại đòi hỏi diện tích đất phải đủ lớn, cách xa khu dân cư. 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2 1 Tình hình chăn nuôi gà ở Việt Nam Trước đây chăn nuôi gia cầm chỉ là ngành sản xuất phụ, nuôi gia cầm chỉ mang tính tự cấp tự túc, chưa có ý nghĩa như là một ngành sản xuất hàng hoá. Nuôi gia cầm chỉ có thêm chút thức ăn hàng ngày, có thêm ít tiền và trong nhiều trường hợp nuôi gia cầm mang mục đích tiêu khiển (gà nuôi để làm cảnh chơi, gà nuôi để tham gia lễ hội). Trong vài chục năm trở lại đây chăn nuôi gia cầm đã có những bước phát triển nhảy vọt. Chăn nuôi gia cầm đã chuyển từ phương thức nông nghiệp sang phương thức công nghiệp. Các tiến bộ khoa học kĩ thuật được nghiên cứu ứng dụng nhanh chóng trong chăn nuôi gia cầm. Kết quả của quá trình này là đơn vị chăn nuôi gia cầm quy mô lớn thay thế dần cho các cơ sở chăn nuôi nhỏ. Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mà chăn nuôi gia cầm đã phát triển nhanh cả về số lượng đầu con,
- 12 chất lượng, tốc độ và quy mô đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và thưởng thức sản phẩm gà ngày càng cao. Bảng 2.1: Số lượng gà cả nước 2016-2017 2016 2017 Chỉ tiêu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu (1000 con) (%) (1000 con) ( % ) Cả nước 258892 100,00 275763 100,00 1. ĐB Sông Hồng 64480 24,91 68594 24,88 2. TD & MNPB 60212 23,25 64564 23,41 3. BTB & DHMT 53848 20,80 56619 20,53 4. Tây Nguyên 15351 5,93 16091 5,84 5. Đông Nam Bộ 33826 13,07 35968 13,04 6.ĐB Sông Cửu Long 31175 12,04 33929 12,30 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam Theo số liệu Tổng cục thống kê, năm 2017 số lượng gà đạt 258,892 triệu con tăng 6,51% so với năm 2016 (275,763 triệu con). Chăn nuôi gà phát triển mạnh nhất ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, nơi có đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới ẩm rất thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển, trong đó có chăn nuôi gà hiện đang có số lượng dẫn đầu trong của cả nước. Với 61,2 triệu con năm 2017 chiếm 24,88 % tổng số lượng gà của nước và tăng 6,38% so với năm 2016. Tuy đang đứng thứ hai đạt 64,564 triệu con chiếm 23,41% số lượng gà nước nhưng so với năm 2017 số lượng gà khu vực TD&MNPB tăng 4,04%. Đối với khu vực BTB&DHMT là khu vực rất phát triển ngành kinh tế biển, bên cạnh đó chăn nuôi gia cầm ở đây cũng không kém phát triển hiện đang đứng thứ ba về số lượng gà của cả nước đạt 56,619 triệu con chiếm 20,53% số lượng gà của cả nước, tăng 5,15% so với năm 2016. Bên cạnh các khu vực chiếm lợi thế trên thì số lượng gia cầm của các khu vực Tây Nguyên,
- 13 Đông Nam Bộ, ĐB Sông Cửu Long cũng không ngừng phát triển qua các năm, điều đáng nói ở đây Tây Nguyên nơi có đất bazan màu mỡ nơi chiếm phần lớn diện tích trồng cà phê, tiêu, trồng dâu nuôi tằm lại có số lượng đàn gia cầm tăng rất đáng kể, tính đến 2017 đạt 49,091 triệu con tăng 4,82% so với năm 2016. Bảng 2.2 : Số lượng và cơ cấu hộ chăn nuôi gà theo quy mô số con gà chia theo vùng, thời điểm 1/7/2016 Tổng Hộ có chăn nuôi gà Tỷ lệ nuôi theo từng vùng ( 1000 hộ) ( % ) Chia theo quy mô số con gà Từ 100 Từ Dưới 50- Dưới 20-49 50-99 con 20-49 100 20 99 20 con con con trở lên con con con con trở lên Cả nước 7.864,7 4.301,9 2.745,0 562,9 255,0 54,69 34,90 7,16 3,24 1. ĐB Sông Hồng 1.785,9 830,1 721,8 150,2 83,8 46,48 40,42 8,41 4,69 2. TD & MNPB 1.726,1 852,1 644,1 158,5 71,4 49,36 37,32 9,18 4,14 3. BTB & DHMT 2.243,1 1.288,7 763,1 143,0 48,3 57,45 34,02 6,38 2,15 4. Tây Nguyên 527,4 327,8 155,2 31,4 13,0 62,15 29,44 5,95 2,46 5. Đông Nam Bộ 399,0 206,7 145,6 33,2 13,5 51,80 36,49 8,33 3,38 6. ĐB Sông Cửu 1.183,2 796,5 315,2 46,5 25,0 67,32 26,64 3,93 2,11 Long Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2016 Tính chung cho cả nước các hộ nuôi nhỏ lẻ ( dưới 20 con): 4.301,9 nghìn hộ chiếm gần 55% tổng số hộ nuôi gà, nhóm có quy mô vừa (20 – 49 con) chiếm đến gần 35%, nhóm quy mô khá ( 50 – 99 con) và nhóm quy mô lớn lần lượt chiếm 7,2% và 3,2%.
- 14 ĐBSCL đứng thứ tư về số hộ nuôi gà nhưng lại có tỷ lệ hộ nuôi nhỏ lẻ lớn nhất (67,32%). Hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có số hộ nuôi gà ít nhất cả nước song lại có số hộ nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ lớn lần lượt là 62,15% và 51,8%. Đối với nhóm quy mô vừa ( 20 – 49 con) thì vùng ĐBSH và vùng TD&MNPB có tỷ lệ cao hơn các vùng khác, lần lượt là 40,42 % và 37,32 %. Đối với nhóm quy mô khá ( 50 -99 con) và quy mô trên 100 con, vùng ĐB Sông Hồng, TD&MNPB có tỷ lệ cao nhất so với các vùng khác. Tuy BTB&DHMT có số hộ nuôi nhiều nhất (2243,1 nghìn hộ) nhưng lại có số hộ nuôi theo quy mô khá (6,38 %) và lớn (2.15%) thấp hai vùng trên. So với năm 2015, trái ngược với xu hướng giảm mạnh so với các hộ nuôi lợn, có một xu hướng tăng nhẹ trong số hộ có chăn nuôi gà, tập trung ở các nhóm có quy mô lớn, đặc biệt tăng mạnh ở nhóm các hộ quy mô chăn nuôi rất lớn ( từ 1000 con gà) tập trung ở ĐB Sông Hồng, Đông Nam Bộ, ĐB Sông Cửu Long, TD & MNPB. Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có xu hướng giảm, đây là nhóm các hộ nuôi theo hình thức thả vườn, quy mô nhỏ, tự sản tự tiêu là chính, khả năng lây lan dịch cúm gia cầm lớn nên xu hướng giảm dần là hợp lý [12]. Hiện nay chăn nuôi gà ở nước ta có ba hình thức chăn nuôi cơ bản đó là: chăn nuôi theo phương thức truyền thống thường thấy ở các nông hộ nhỏ lẻ, chăn nuôi BCN thả vườn hoặc thả đồi và cuối cùng là hình thức chăn nuôi CN. Ngành chăn nuôi gia cầm trong những năm vừa qua đạt được thành tựu to lớn, tuy vậy còn gặp không ít khó khăn. Do phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông, buôn bán, giết mổ phân tán, không đảm bảo an toàn sinh học nên dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra, gây tổn thất lớn về kinh tế. Các bệnh thường gặp là Niucátxơn, Gumbôrô, Tụ huyết trùng, Dịch tả v.v Trong đó, tỉ lệ gia cầm bị bệnh Niucátxơn từ 40-53%, bệnh Gumbôrô 27-32%, tụ huyết trùng 14-15%. Theo số liệu điều tra của Viện Chăn nuôi Quốc gia, tỉ lệ chết từ
- 15 khi nở ra cho đến lúc trưởng thành của đàn gà nuôi thả rông là 47%; chi phí thuốc thú y trị bệnh lên đến 10-12% giá thành. Mặc dù đến nay tình hình dịch bệnh đã được khống chế và giảm dần nhưng bên cạnh đó chăn nuôi gà của Việt Nam đã có tồn tại những thách thức mới đó là sự cạnh tranh gay gắt với thịt gà nhập ngoại, giá thức ăn chăn nuôi tăng khiến giá thành chăn nuôi tăng cao, do nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm mạnh là bài toán khó cho người chăn nuôi và ngành chăn nuôi gà Việt Nam. 2.2.2 Thực trạng giết mổ và chế biến gà ở Việt Nam Trước dịch cúm H5N1 cả nước có khoảng 28 cơ sở lớn chế biến thịt, nhưng nguyên liệu chế biến chủ yếu là thịt lợn và trâu bò, sản lượng thịt gà, vịt không đáng kể. Vì vậy, hơn 95% sản phẩm thịt gà được tiêu thụ ở dạng tươi sống.Việc buôn bán tràn lan, giết mổ thủ công, phân tán là nguyên nhân làm lây lan phát tán bệnh dịch, trong đó có bệnh cúm gia cầm. Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) đã cảnh báo: các chợ buôn bán, giết mổ gà sống là kho lưu trữ và nguồn lây truyền bệnh cúm ở Việt Nam. Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm, do yêu cầu của thị trường sử dụng sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các cơ sở, dây chuyền giết mổ, chế biến gà và thường giết mổ chung cả gà và vịt. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long có 45 cơ sở, Đông Nam Bộ: 26, Đồng bằng sông Hồng: 26, Nam Trung Bộ: 11, Tây Nguyên: 11, Đông Bắc: 9, Bắc Trung Bộ: 7 và Tây Bắc có 1 cơ sở, với công suất mổ gần 90.000con/ngày. Phần lớn các dây chuyền giết mổ tại các địa phương hiện nay vẫn là thủ công, bán công nghiệp, mức đầu tư thấp. Cơ sở vật chất như nhà xưởng, kho tàng, thiết bị làm lạnh, xử lý môi trường chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Nhiều cơ sở tận dụng nhà xưởng cũ, nhà giết mổ nằm sát chuồng gà, cơ sở giết mổ nằm ngay trong khu dân cư, nhiều sản phẩm chưa đảm bảo vệ sinh. Lao động kỹ thuật thiếu nghiêm trọng. Số cơ sở chế
- 16 biến để nâng cao giá trị sản phẩm vẫn còn rất nhỏ bé. Tại nhiều tỉnh vẫn chưa xây dựng được cơ sở giết mổ, chế biến gà mặc dù có nguồn nguyên liệu và thị trường (Vĩnh Phúc, Nam Định, Khánh Hoà, Quảng Ninh ). Phần lớn các tỉnh chưa có quy hoạch và chính sách đầu tư cho ngành giết mổ, chế biến gà. Hệ thống thị trường Trên 95% sản phẩm bán là tươi sống và hoàn toàn tiêu thụ trong nước. Gà sống và sản phẩm được bán khắp nơi, trong các chợ nông thôn, chợ phiên, chợ nông sản và các chợ thành thị. Sản phẩm không chế biến, không bao gói, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Nguyên nhân chủ yếu do: Tập quán, truyền thống chợ làng quê, thói quen sử dụng sản phẩm tươi sống của ngườitiêu dùng đã hình thành từ lâu, khó thay đổi ngay. Nguồn thu nhập thấp, khó chấp nhận sản phẩm chế biến, giá thành cao. Chăn nuôi tự cung, tự cấp, giết mổ tại nhà. Thói quen tiêu thụ thịt gà là gà sống và một phần nhỏ gà đã giết mổ sẵn chủ yếu bằng phương tiện thủ công, bán công nghiệp và công nghiệp. Do thói quen của người tiêu dùng nước ta thích sử dụng thịt tươi sống, nên thị trường gà bảo quản lạnh hoặc đã qua chế biến công nghiệp chưa phát triển. Đây là một trong những nguyên nhân gây khủng hoảng thừa và thiếu sản phẩm thịt gà vào các mùa vụ chăn nuôi trong năm. Trước tình hình đó một số tỉnh, thành phố đã tăng cường quản lý và có chính sách hỗ trợ, khuyến khích ổn định thị trường. Một số doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến tập trung, cung cấp cho thị trường một lượng sản phẩm bảo đảm vệ sinh nhất định, bước đầu tạo niềm tin và thói quen sử dụng sản phẩm qua chế biến, giết mổ cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sau khi dịch cúm gia cầm tạm lắng, việc
- 17 quản lý buôn bán sản phẩm nhiều nơi bị buông lỏng, xu hướng vận chuyển, buôn bán, sử dụng gà sống, nhất là tại các vùng nông thôn đang có chiều hướng phát triển trở lại cũng là nguyên nhân làm các nhà đầu tư e ngại trong việc xây dựng các cơ sở giết mổ chế biến tập trung công nghiệp. Bệnh cúm gia cầm đã lây nhiễm sang lợn và có dấu hiệu lây truyền tình hình người sang người ở Indonesia. Dịch cúm gia cầm đang là thách thức và nguy cơ đại dịch của cả thế giới. 2.2.3 Tồn tại và thách thức trong chăn nuôi gà ở Việt Nam - Chăn nuôi gà chủ yếu là nhỏ lẻ, phân tán trong nông hộ Chăn nuôi gà chủ yếu vẫn là tự phát, phân tán, tận dụng, quy mô nhỏ, còn chăn nuôi hàng hoá quy mô lớn, tập trung chưa phát triển. Có tới 7,9 triệu hộ chăn nuôi gà và gần 70% hộ gia đình nông thôn chăn nuôi gà, trong đó có tới 65% số hộ nuôi theo phương thức nhỏ lẻ, thả rông. Bình quân, mỗi hộ chỉ nuôi 28-30 con. Người dân chăn nuôi chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa được đào tạo. Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình tuy là tập quán, truyền thống nhưng đang là nguy cơ lây lan phát tán mầm bệnh, (từ chăn nuôi nhỏ lẻ dẫn đến buôn bán, giết mổ nhỏ lẻ là phổ biến). Chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp là hình thức sản xuất hàng hoá, là xu thế phát triển nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian qua do đòi hỏi đầu tư lớn, kỹ thuật cao, có quỹ đất và thị trường ổn định. - Năng suất và hiệu quả chăn nuôi thấp Các giống gà bản địa của chúng ta có năng suất rất thấp, các giống công nghiệp cao sản vẫn hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài và năng suất cũng chưa cao, chỉ đạt 85 -90% so với xuất sứ. Chăn nuôi hang hoá quy mô lớn, tập trung chiếm tỷ trọng thấp. Số lượng và quy mô trang trại tập trung còn chuă nhiều. Ước tính sản phẩm chăn nuôi theo phương thức này mới đạt 30 – 35% về số lượng đầu con sản xuất.
- 18 - Nguồn lực đầu tư cho cho chăn nuôi của xã hội là nhỏ bé: Phần lớn người dân còn nghèo, khả năng tài chính thấp. Chính sách hỗ trợ của nhà nước trong những năm qua gần như còn nhỏ bé. Việc phát triển chăn nuôi trang trại, hang hóa quy mô lớn đang gặp nhiều khó khăn, trong đó thiếu vốn đầu tư là trầm trọng, quỹ đất đai để quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung cũng là trở ngại phổ biến ở các địa phương. - Thách thức của quá trình hội nhập Hiện nay, chăn nuôi gà và chăn nuôi gia cầm nói chung chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Sản lượng thịt, trứng/người/năm so với các nước trong khu vực và trên thế giới còn thấp rất nhiều. Sản lượng thịt mới đạt 4,5-5,4kg, sản lượng trứng đạt 35 quả/ng/năm. Tiêu thụ của Trung Quốc năm 2004 đạt 8,4 kg thịt và 10,4kg trứng/ng/năm; Hoa Kỳ: 28 kg thịt gia cầm/ng/năm 2003. Thức ăn chăn nuôi giá thành còn cao do một phần nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài (ngô, đậu tương, bột cá, premix, khô dầu) . Các cơ sở giống gốc còn quá nhỏ, các giống công nghiệp cao sản vẫn phụ thuộc nước ngoài. Trước xu thế hội nhập khi gia nhập WTO vào những năm tới, ngành chăn nuôi gà phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn của các công ty, tập đoàn nước ngoài với tiềm lực tài chính lớn, trình độ công nghệ, kỹ thuật cao, ưu thế chủ động về con giống, nguồn nguyên liệu giá rẻ Đó thực sự là thách thức lớn của ngành chăn nuôi gà trong tiến trình hội nhập sắp tới ở nước ta.
- 19 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về hiệu quả kinh tế nuôi gà của các hộ gia đình và gia trại trên địa bàn xã Kiên Thành. * Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn xã Kiên Thành, tập trung chủ yếu vào 4 Thôn: Kiên Lao, Đá Khánh , An Thịnh, Đồng Cát, nơi có số lượng nuôi gà chiếm tỷ lệ lớn trên toàn xã. - Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình chăn nuôi gàvào năm 2019 của xã Kiên Thành. 3.2 Nội dung nghiên cứu. - Đánh giá thực trạng chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành trong 4 năm từ năm 2014 – 2018. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi gà tại địa phương. - Đề xuất được một số giải pháp trong việc chăn nuôi gà, để góp phần năng cao hiệu quả kinh tế giúp người dân cải thiện cuộc sống 3.3 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: + Số liệu thứ cấp : Các số liệu cung cấp từ 4 thôn ( thôn Kiên Lao, thôn Đá Khánh, thôn An Thịnh, thôn Đồng Cát) và phòng kinh tế xã Kiên Thành. Ngoài ra đề tài còn thu thập và sử dụng một số tài liệu trên internet, thông tin đại chúng, kết hợp tìm đọc tham khảo một số tài liệu liên quan khác. + Số liệu sơ cấp:
- 20 Điều tra phỏng vấn trực tiếp 50 hộ gia đình, gia trại chăn nuôi gà thương phẩm trên địa bàn xã. Trong đó tiến hành điều tra tại địa bàn thôn Kiên Lao: 17 hộ, thôn Đá Khánh : 11 hộ, Thôn Đồng Cát: 14 hộ, Thôn An Thịnh: 8 hộ. Tất cả các hộ trên chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp. - Phương pháp thống kê Đây là phương pháp hệ thống hóa và phân tích, từ đó tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố trong quá trình sản xuất. - Phương pháp chuyên gia: trong quá trình thực hiện tôi đã trao đổi, tham khảo ý kiến các chuyên gia, các cán bộ chuyên môn, người nuôi gà ở địa phương nhằm bổ sung, hoàn thiện nội dung nghiên cứu và kiểm chứng kết quả nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp so sánh Xác định độ biến động của các xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất được tính toán, thống kê qua các chỉ tiêu: GO, NB, GO/(C+TC), NB/ (C+TC) Khi đánh giá mức độ đạt được về mặt kết quả và hiệu quả cần so sánh các chỉ tiêu đó qua thời gian, qua không gian, giữa các chỉ tiêu đó với nhau, từ đó đưa ra nhận xét và kết luận. - Phương pháp phân tổ thống kê Phương pháp phân tổ thống kê được hệ thống hóa các số liệu thu thập được dưới dạng chỉ tiêu nghiên cứu, từ đó đánh giá các chỉ tiêu theo thời gian. Phương pháp này còn được dùng để phân tích sự tác động của các yếu tố đầu vào với các yếu tố đầu ra cũng như biểu hiện mối quan hệ giữa các yếu tố đầu ra với các yếu tố đầu vào. Trong đó, chi phí thức ăn và công lao động bao gồm cả chi phí tự có của hộ nuôi gà. Bởi vì đặc điểm chung của các hộ nuôi gà trên địa bàn vẫn là sử dụng công lao động gia đình và nguồn thức ăn tự có ( đối với hộ nuôi theo
- 21 hình thức BCN) nên chi phí tự có cũng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả và kết quả nuôi gà. 3.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu - Tổng giá trị sản xuất (GO): Được tính bằng sản lượng các loại sản phẩm Qi nhân với giá đơn vị sản phẩm tương ứng (Pi): GO - Thu nhập hỗn hợp (MI): Được tính bằng tổng giá trị sản xuất (GO) trừ đi chi phí sản xuất của hộ: MI = GO - C + Chi phí sản xuất (C): Là toàn bộ chi phí bằng tiền của hộ để tiến hành sản xuất kinh doanh, bao gồm chi phí sản xuất trực tiếp (TT) cộng với (+) lãi tiền vay ngân hàng (i) và khấu hao TSCĐ (De). + Chi phí sản xuất trực tiếp (TT): Là toàn bộ chi phí bằng tiền mặt của hộ để tiến hành sản xuất kinh doanh như mua vật tư, thuê lao động, thuê các dịch vụ khác, các khoản chi phí này thường được tính theo giá thị trường. + Chi phí tự có (TC): Là các khoản chi phí mà hộ gia đình không phải dùng tiền mặt để thanh toán và gia đình có khả năng cung cấp như lao động gia đình, vật tư gia đình tự sản xuất Thông thường các khoản chi phí này được tính theo “chi phí cơ hội”. - Lợi nhuận kinh tế ròng (NB): Là phần còn lại của tổng giá trị sản xuất (GO) sau khi trừ đi chi phí sản xuất (C); các khoản vật tư tự sản xuất; lao động gia đình (TC). Hay lợi nhuận kinh tế ròng là phần còn lại của thu nhập hỗn hợp (MI) sau khi các khoản vật tư tự sản xuất; và lao động gia đình (TC). Lợi nhuận kinh tế ròng được xác định bởi công thức sau: NB=GO - C - TC hay NB=MI - TC. Hiệu quả kinh tế được đo lường bằng các chỉ tiêu kinh tế tương đối, thể hiện quan hệ so sánh giữa các yếu tố đầu ra và đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh. H = Q/C (1) Hoặc h = C/Q (2)
- 22 Trong đó: H, h: Hiệu quả kinh tế Q: Kết quả sản xuất kinh doanh C: Chi phí sản xuất H: Thể hiện một đồng chi phí sản xuất (đơn vị đầu vào) cho ra bao nhiêu đồng giá trị sản lượng (đơn vị đầu ra). h: Thể hiện để đạt được một đơn vị sản lượng (đơn vị đầu ra) cần bao nhiêu đơn vị chi phí sản xuất (đơn vị đầu vào). Hai loại chỉ tiêu này có ý nghĩa khác nhau, nhưng do mối quan hệ khác nhau, nhưng do có mối quan hệ mật thiết với nhau và cùng được sử dụng để phản ánh hiệu quả kinh tế của nông hộ. Ngoài các chỉ tiêu trên, còn thể dùng các chỉ tiêu cận biên để đo lường mức hiệu quả kinh tế của hộ như sau: Hb= (3) hb= (4) Trong đó: Hb, hb: Hiệu quả kinh tế cận biên Q: Lượng kết quả tăng thêm C: Lượng chi phí tăng thêm Hb: Thể hiện nếu tăng thêm một đơn vị chi phí sẽ tăng thêm bao nhiêu đơn vị kết quả hb: Thể hiện để tăng thêm một đơn vị kết quả cần tăng thêm bao nhiêu đơn vị chi phí Các chỉ tiêu này có ý nghĩa rất quan trọng trong phân tích kinh tế. Vì quy luật cận biên là nguyên lý quan trọng điều chỉnh hành vi của nông hộ trong đầu tư phát triển sản xuất. Tùy mục đích tính toán, mà các chỉ tiêu ở mẫu số và tử số của công thức trên có thể thay đổi rất linh hoạt. Ví dụ, kết quả sản xuất có thể được tính toán là: tổng giá trị sản xuất (GO), thu nhập hỗn hợp (MI) hay lợi nhuận kinh tế ròng (NB).
- 23 Tương tự các chỉ tiêu chi phí sản xuất (C) cũng có thể thay đổi rất linh hoạt. Ví dụ: chi phí sản xuất có thể sử dụng là: Tổng chi phí sản xuất, chi phí sản xuất bằng tiền của hộ (Cbt), chi phí sản xuất (C). * Một số chỉ tiêu tính hiệu quả kinh tế: - GO/C : Cứ một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. - MI/C : Cứ một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp. - GO/(C+TC) : Cứ một đồng tổng chi phí bao gồm chi phí sản xuất (C) và chi phí tự có ( TC) bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. - NB/(C+TC) : Cứ một đồng tổng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kinh tế ròng.
- 24 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tình hình cơ bản của xã Kiên Thành 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình a;Vị trí địa lý: Xã Kiên Thành nằm ở phía Tây Bắc của huyện Trấn Yên, nằm cách trung tâm huyện 25 km, cách thành phố Yên Bái 35 km. Xã có vị trí giáp gianh như sau: + Phía Bắc giáp xã Hoàng Thắng huyện Văn Yên. + Phía Tây giáp xã Viễn Sơn, Mỏ Vàng huyện Văn Yên. + Phía Đông giáp xã Quy Mông, Y Can huyện Trấn Yên. + Phía Nam giáp xã Hồng Ca, Lương Thịnh huyện Trấn Yên. b;Địa hình: Xã Kiên Thành có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi, độ dốc lớn và chia cắt mạnh bởi núi cao và ngòi, suối, ít thuận lợi cho xây dựng. Độ cao trung bình khoảng 510 m so với mặt nước biển. Có nhiều tiềm năng về phát triển nghề rừng, chế biến lâm sản và chăn nuôi đàn đại gia súc. Về tổng thể, địa hình tương đối thuận lợi cho việc thoát nước mặt tự chảy, tạo cảnh quan sinh thái hài hoà. 4.1.1.2 khí hậu, thủy văn a;Về khí hậu: Theo số liệu điều tra của Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Yên Bái, xã Kiên Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Bắc Bộ. Nhìn chung, khí hậu tương đối ổn định và khá ôn hoà, ít chịu ảnh hưởng của gió bão, hướng gió chủ đạo là gió Đông Nam và Đông Bắc. - Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình 220-23C, tháng trung bình cao nhất là 27,40C và tháng thấp nhất là 4-50C.
- 25 - Độ ẩm không khí trung bình năm: 84%, độ ẩm trung bình tháng thấp nhất 62%, lượng bốc hơi trung bình từ 770-780mm/năm. - Chế độ ánh sáng: Từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm là thời kỳ chiếu sáng nhiều nhất, thời gian chiếu sáng thấp nhất từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Tổng giờ chiếu sáng trong năm 1.161-1.766 giờ/năm. - Lượng mưa: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa tập trung vào các tháng 7, 8, 9 chiếm 70% lượng mưa của cả năm. Lượng mưa trung bình năm 1.550 mm, lượng mưa cao nhất là 2.430 mm. - Gió, bão: Do đặc điểm địa hình lòng máng chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc nên hướng gió chủ yếu thổi theo độ mở của thung lũng. Có 2 chế độ gió: gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến thánh 4 năm sau; gió Đông Nam từ tháng 5 đến tháng 9, gió khô nóng thường xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm. - Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: Sương muối, sương mù, thường xuất hiện vào tháng 12 tháng 2 năm sau, gây bất lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp. Nhìn chung, khí hậu và thời tiết của xã Kiên Thành tương đối ôn hòa, thích hợp cho sự phát triển đa dạng về sinh học, phù hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng lâm nghiệp. Tuy nhiên yếu tố bất lợi do khí hậu mang lại cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sản xuất và đời sống chả nhân dân. b ;thủy văn: thủy văn trên phạm vi địa bàn xã. 4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 4.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế - Đến 2020 cơ cấu kinh tế của xã: Nông lâm nghiệp chiếm 44 %; Công nhiệp, TTCN, xây dựng và ngành nghề nông thôn chiếm 30%; Dịch vụ, thương mại chiếm 26%. - Lương thực bình quân đầu người ổn định trên 302kg/người/năm
- 26 -Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 15 triệu đồng/người/năm đến năm 2018 lên 20 triệu đồng/ người/năm. Đào tạo và tạo việc làm cho những lao động nông nghiệp, hỗ trợ chuyển đổi sang ngành nghề khác trong lúc nông nhàn để tăng thu nhập cải thiện đời sống, cụ thể như sau; Về công nghiệp -TTCN - Xây dựng: Duy trì các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hiện có tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, quy mô sản xuất. Xây dựng mới khu sản xuất, chế biến công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại khu vực thôn Đồng An diện tích mỗi khu 2,5 ha để phục vụ thu mua, chế biến các sản phẩm nông lâm sản. Về Dịch vụ: - Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ đăng ký kinh doanh ổn định tại khu trung tâm xã, các điểm dọc theo đường trục xã, liên xã và tại các gian hàng của chợ trung tâm xã, sau khi đã xây dựng đạt chuẩn Bộ Thương mại. - Các hộ gia đình phát triển các dịch vụ hàng hoá tổng hợp, ăn uống, may mặc tại khu trung tâm. Các hộ gia đình dọc tuyến đường giao thông, cần dành đất mở các cửa hàng, dịch vụ để phục vụ khách du lịch. - Hướng dẫn, khuyến khích, huy động nguồn lực của tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư kinh doanh dịch vụ - thương mại trên địa bàn xã Về sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp: - Diện tích đất sản xuất lúa: Đến năm 20218 diện tích trồng lúa giảm còn 104,15 ha (giảm 2 ha do chuyển sang mục đích khác), năng suất đạt trên 100 tạ/ha/năm. Duy trì diện tích sản xuất lúa chất lượng cao hiện có, quy hoạch sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô 30 ha tại các thôn Đồng Cát, Cát Tường, Yên Thịnh. - Diện tích ngô 30 ha sản xuất 2 vụ, trong đó tập trung phát triển sản xuất ngô trên chân ruộng 2 vụ lúa (vụ Đông) 25 ha. Đạt năng suất ngô đạt trên 38 tạ/ha.
- 27 - Cây rau các loại: Tận dụng tối đa diện tích mẫu, bãi, vườn để sản xuất các loại rau củ quả, tập trung cho sản xuất rau an toàn, phấn đấn đến năm 2018 có 50 ha diện tích rau an toàn. - Cây sắn: Ổn định diện tích trồng sắn hàng năm trên 60 ha, để phục vụ cho chăn nuôi, năng xuất đạt trên 200 tạ/ha. - Chăn nuôi: Tập trung phát triển đàn gia súc, gia cầm theo hướng trang trại, gia trại. đến năm 2018 tổng đàn gia súc, gia cầm có trên 30.000 con (trong đó: đàn trâu, bò 1.000 con; đàn lợn 9.560 con; đàn gia cầm 54.440 con) - Diện tích đất sản xuất lúa: Đến năm 2018 diện tích trồng lúa giảm còn 104,15 ha (giảm 2 ha do chuyển sang mục đích khác), năng suất đạt trên 100 tạ/ha/năm. Duy trì diện tích sản xuất lúa chất lượng cao hiện có, quy hoạch sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô 30 ha tại các thôn Đồng Cát, Cát Tường, Yên Thịnh. - Diện tích ngô 30 ha sản xuất 2 vụ, trong đó tập trung phát triển sản xuất ngô trên chân ruộng 2 vụ lúa (vụ Đông) 25 ha. đạt năng suất ngô đạt trên 38 tạ/ha. - Cây rau các loại: Tận dụng tối đa diện tích mẫu, bãi, vườn để sản xuất các loại rau củ quả, tập trung cho sản xuất rau an toàn, đến năm 2018 có 50 ha diện tích rau an toàn. - Cây sắn: Ổn định diện tích trồng sắn hàng năm trên 60 ha, để phục vụ cho chăn nuôi, năng xuất đạt trên 200 tạ/ha. - Chăn nuôi: Tập trung phát triển đàn gia súc, gia cầm theo hướng trang trại, gia trại. Đến năm 2018 tổng đàn gia súc, gia cầm có trên 30.000 con (trong đó: đàn trâu, bò 1.000 con; đàn lợn 9.560 con; đàn gia cầm 54.440 con) Năm 2018 đổi 3 ha đất màu đồi tại Khe Tối thôn An Thịnh, Đồng An sang sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung theo hướng hàng hóa, trong đó: giai đoạn 2011-2015 chuyển đổi 1 ha tại thôn An Thịnh: giai đoạn 2016-
- 28 2020 chuyển đổi 2 ha. Duy trì các cơ sở chăn nuôi hàng hóa tập trung hiện có, phát triển mới 11 cơ sở chăn nuôi lợn thịt quy mô 50con/lứa tại các hộ gia đình; 3 cơ sở chăn nuôi lợn nái quy mô trên 20 con và 10 cơ sở chăn nuôi gia cầm quy mô 1.000 con/lứa ở những thôn có điều kiện về mặt bằng và xử lý môi trường tốt, kết hợp chăn nuôi gia súc với chương trình khí sinh học Bioga. - Nuôi trồng thủy sản: Tận dụng tối đa diện tích 7 ha diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có và diện tích mặt nước chuyên dùng để phát triển nuôi trồng thủy sản. Áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất thâm canh cá ao, hồ. - Lâm nghiệp: Chăn sóc và bảo vệ tốt 2.570,08 ha rừng phòng hộ và 1.475,84 ha rừng tự nhiên sản xuất. Tập trung trồng thay thế rừng sản xuất, diện tích rừng trồng sản xuất đến năm 2018 là 4.077 ha, chủ yếu các loại cây: Quế, Bát Độ, keo, bồ đề, Tổ chức tuyên truyền tập huấn kỹ thuật sản xuất để đạt năng suất gỗ rừng trồng sau 7 năm trồng đạt 70- 80 m3/ha. Hỗ trợ phát tiển một số vùng sản xuất tập trung gắn với các cơ sở chế biến như: Vùng trồng tre Bát Độ lấy măng 500 ha tập trung tại các thôn: Đồng Cát, Đá Khánh, Khe Tối, An Thịnh, khai thác ổn định 14.000-15.000 tấn măng tươi/năm. Vùng quế 500 ha tại các thôn: Đồng Song, Khe Rộng, Đồng Phay Vùng cây nguyên liệu keo, bồ đề 500 ha tại các thôn: Cát Tường, Yên Thịnh, An Thịnh, Đồng Phay, Khe Rộng. Về chính sách khuyến: Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp) và bảo quản, chế biến nông lâm sản thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. - Xây dựng các mô hình khuyến nông, khuyến lâm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hàng hoá nông lâm sản tập trung theo quy hoạch và kế hoạch hàng năm.
- 29 - Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật tại hiện trường cho người dân và cử một số nông dân tiêu biểu đi học tập kinh nghiệm thực tế tại các nơi đã có mô hình sản xuất hàng hoá ở một số tỉnh có điều kiện tương tự để về ứng dụng tại xã. - Tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân gồm: Xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình khuyến nông - lâm - ngư; mô hình cơ giới hoá trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông lâm sản sau thu hoạch để người dân tham quan học tập. - Tăng cường liên kết với các cơ sở sản xuất giống cây con và các Viện nghiên cứu, trường Đại học để chuyển giao nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất khu chuyển đổi sản xuất hàng hoá tập trung 4.1.2.2 Tình hình dân số và lao động của xã Kiên Thành Bảng 4.1: Tình hình dân số và lao động của xã Kiên Thành năm 2018 Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng Cơ cấu (%) 1. Tổng số hộ Hộ 862 - 2. Tổng nhân khẩu Người 3.419 100,00 - Nam Người 1.696 49.59 - Nữ Người 1.723 50,41 3. Tổng lao động Người 1.939 100,00 - Nông nghiệp Người 1.687 87,02 - Phi nông nghiêp Người 252 12,98 4. Các chỉ tiêu BQ -BQ nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 3.97 - -BQ lao động/hộ LĐ/hộ 2.25 - Nguồn: phòng Kinh Tế xã Kiên Thành
- 30 Qua bảng ta thấy, năm 2018, toàn xã 862 hộ với 3.496 người, trong đó nam giới chiếm 49.59% với 1696 người, nữ giới chiếm 50.41% với 1723 người,Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,13%. - Thành phần dân tộc: Xã Kiên Thành có những thành phần dân tộc chính sau: dân tộc Tày có 1.672 người, chiếm 48,9%; dân tộc Dao 1.330 người, chiếm 38,9%; dân tộc Mông có 161 người, chiếm 4,71%; dân tộc kinh có 229 người, chiếm 6,7%; dân tộc khác có 27 người, chiếm 0,79%. - Lao động: Dân số trong độ tuổi lao động của xã có 1.939 người, chiếm 56,7% tổng dân số, trong đó: lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp có 1.687 người, chiếm 87,02%; lao động phi nông nghiệp có 252 người, chiếm 12,98%. Số lao động được qua đào tạo có 211 người, chiếm 10,9% tổng số lao động, trong đó: lao động nông lâm nghiệp có 186 người, chiếm 9,61%; lao động phi nông nghiệp có 25 người, chiếm 1,29%. Nhìn chung lực lượng lao động của xã Kiên Thành khá dồi dào, tuy nhiên tỷ lệ lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao và chủ yếu là lao động phổ thông, số lao động đã được đào tạo cơ bản qua các trường cũng như các cơ sở sản xuất còn rất hạn chế. Tình hình nhân khẩu BQ của hộ và lao động BQ của hộ cũng là vấn đề đáng quan tâm. Nhân khẩu BQ hộ năm 2018 là 3.97 người, trong khi đó BQ lao động của hộ 2,25 lao động, trung bình một người lao động phải nuôi thêm 1.72 người phụ thuộc. Qua đây cho thấy nhận thức về sinh đẻ rất tốt, không còn bị ảnh hưởng bởi phong tục tập quán nên tỉ lệ sinh con thứ 3, thứ 4. Đây cũng là thuận lợi bởi số lượng nhân khẩu bình quân trên hộ trung bình thì bớt ảnh hưởng về gánh nặng kinh tế cho gia đình cũng như gánh nặng về kinh tế cho xã hội và môi trường xung quanh đối với toàn xã hội. Nhìn chung cơ cấu lao động đang chuyển dịch phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay. Tuy nhiên lực lượng lao động của xã Kiên Thành dồi dào
- 31 mà chưa được sử dụng một cách triệt để, đòi hỏi phải có những mục tiêu, những định hướng, giải pháp cụ thể nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Phát triển chăn nuôi gà quy mô hộ gia đình cũng là một trong những biện pháp tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho một bộ phận lao động ở xã Kiên Thành. 4.1.2.3 Tình hình sử dụng đất của xã Kiên Thành Bảng 4.2: Tình hình sử dụng xã Kiên Thành năm 2018 Loại đất 2018 TT Diện tích (ha) Cơ cấu ( % ) Tổng diện tích tự nhiên 8.667,04 100,00 1 Đất nông nghiệp 8.507,88 98,16 2 Đất phi nông nghiệp 155,51 1,79 3 Đất chưa sử dụng 3,65 0,04 Nguồn: phòng Kinh Tế xã Kiên Thành Qua bảng 6 cho thấy, năm 2018 diện tích tự nhiên toàn xã là 8667,04 ha. Trong đó cơ cấu từng loại đất như sau: Đất nông nghiệp là 8507,88 ha chiếm 98,16% tổng diện tích, đất phi nông nghiệp là 155,51ha chiếm 1,79% tổng diện tích, đất chưa sử dụng là 3,65ha chiếm 0,04% tổng diện tích tự nhiên của toàn xã. Qua đây ta thấy rằng tiềm năng đất đai đã được khai thác, sử dụng có hiệu quả để phục vụ cho sự phát triển của xã. Do quá trình đô thị hóa diễn ra khá mạnh mẽ, đặc biệt sau khi xã Kiên Thành thưc hiện trương trình nông thôn mới nhiều phần diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng được chuyển đổi thành đất ở và đất xây dựng các công trình công cộng, hạ tầng kinh tế - xã hội như trường học, trạm y tế, các khu vực sản xuất kinh doanh nông nghiệp và dât phi nông nghiệp, cũng như việc mở rộng công trình
- 32 đường giao thông nên diện tích đất không sử dụng giảm. Năm 2018 diện tích nông nghiệp tăng 10,95% so với năm 2017 .trong khi đó diện tích đất phi nông nghiệp tăng 20,08% so với năm 2017, diện tích đất chưa sử dụng giảm 43,11% so với năm 2017. 4.1.2.4 Điều kiện cơ sở hạ tầng của xã Kiên Thành Cứng hóa mặt đường 26,2 km, mở mới 10 km, cụ thể: + Đường trục xã (Quy Mông - Kiên Thành): Cứng hóa 8,2 km, đảm bảo nền đường rộng tối thiểu 6 m, mặt đường 3,5 m. + Đường liên xã, liên thôn: cứng hóa mặt đường 3 tuyến (Đồng Song - Y Can, Khe Rộng - Quy Mông, An Thịnh – Đồng Phay), dài 5 km, đảm bảo nền đường rộng tối thiểu 5 mét, mặt đường 3,5 mét; Mở mới 2 tuyến, mỗi tuyến dài 2 km (Đá Khánh - Đồng Ruộng; Yên Thịnh - Viễm Sơn). + Đường trục thôn, liên thôn: cứng hóa mặt đường 2 tuyến (Ngầm Đôi - Đồng Song; Chợ - Đồng Ruộng), dài 10 km, đảm bảo nền đường rộng tối thiểu 5 mét, mặt đường 3,5 mét (đạt chỉ tiêu 2.2) + Đường nội thôn: Cứng hóa mặt đường 3 tuyến, dài 3 km, đảm bảo nền đường rộng tối thiểu 4 mét, mặt đường 3 mét. Đường ra khu vực sản xuất: Mở mới 6 km + Trên địa bàn xã đã có 1 chợ tạm tại thôn An Thịnh, hoạt động trên quy mô nhỏ, được xây dựng năm 1999, diện tích 1000 m2 thự hiện viec trao đổi mua bán + Số lượng công trình thủy lợi trên địa bàn xã có 7 công trình, trong đó: 1 công trình hồ chứa, 3 công trình phai kiên cố, 3 công trình phai tạm. Năng lực tưới tiêu theo thiết kế của các công trình là 87,5 ha, diện tích tưới tiêu thực tế đạt 72,5 ha, bằng 83% công suất thiết kế. Nhìn chung hệ thống các công trình thủy lợi trên địa bàn xã Kiên Thành chưa đạt theo tiêu chí nông thôn mới.
- 33 + Các công trình trong hệ thống điện do ngành Điện quản lý, hiện nay toàn xã có 5 trạm biến áp (2 trạm 75 KVA, 3 trạm 50 KVA), hệ thống đường 0,4 KV có 21,3 km, cung cấp cho 680/861 hộ được sử dụng điện, chiếm 79%, trong đó: số hộ sử dụng thường xuyên an toàn 664 hộ, đạt 77,1%. Như vậy tỷ tiêu chí về điện chưa đạt tiêu chí nông thôn mới. 4.1.3 Đánh giá tình hình cơ bản của xã Kiên Thành 4.1.3.1 Thuận lợi Diện tích đất rừng tương đối lớn 8.146,43 ha, chiếm 94% diên tích đất tự nhiên của xã, trong đó diện tích rừng tự nhiên phòng hộ có 2.570,08 ha, đất rừng sản xuất có 5.576,35 ha. Nghề rừng tương đối phát triển, đã dần hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến như: vùng trồng tre Bát Độ lấy măng, vùng trông quế, vùng trồng rừng sản xuất cho giá trị kinh tế cao cao. + Lực lượng lao động dồi dào, chiếm 56,7% dân số, đây là nguồn lực rất quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới của địa phương. + Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phòng phú (quặng sắt, đã xây dựng, đá thạch anh) đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp - TTCN của xã trong những giai đoạn tới. 4.1.3.2 Khó khăn Về điều kiện tự nhiên: Xã Kiên Thành có diện tích tự nhiên lớn, chiếm 13,8% diện tích toàn huyện, địa bàn xã rộng, phức tạp, chải dài, dân cư sống phân tán không tập trung. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp phân tán, nhỏ lẻ, khả năng phát triển thành vùng sản xuất tập trung có quy mô lớn gặp nhiều khó khăn, + Về kinh tế và xã hội: Xã Kiên Thành là xã đặc biệt khó khăn, xã vùng cao, vùng sâu của huện, có xuất phát điểm để bước vào xây dựng nông thôn
- 34 mới của xã ở mức thấp so với bình quân chung của huyện và của tỉnh (số hộ nghèo chiếm 41,7%). + Cơ sở hạ tầng kỹ thuật về giao thông, điện, trường học, văn hóa còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất. + Lao động: Lực lượng lao động trong độ tuổi lớn nhưng chưa được qua đào tạo, phần lớn lao động thủ công nên năng suất lao động thấp. Trình độ dân trí ở mức thấp, có nhiều đồng bào dân tộc, do dố việp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều khó khăn. 4.2 Tình hình chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành Bảng 4.3: Số lượng gà trong tổng đàn gia cầm giai đoạn 2014-2018 ĐVT:con Năm 2014 2015 2016 2017 2018 - Gia cầm 38.250 42.300 45.420 50.980 54.400 - Gà 25.430 27.380 29.700 31.900 37.000 + Gà thịt 21.300 23.060 24.020 26.000 30.620 + Gà đẻ 4.130 4.320 5.680 5.900 6.380 Nguồn: phòng Kinh Tế xã Kiên thành Bên cạnh những thuận lợi về nuôi trồng trồng trọt thì chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành có tốc độ tăng trưởng khá cao. Từ bảng 7 ta thấy, số lượng đàn gà qua các năm tăng dần từ 25.430 con đến 37.000 con.Với mục đích nuôi ở phần lớn các hộ nuôi theo hình thức CN là để lấy thịt bán ra thị trường nên số lượng gà thịt luôn chiếm phần lớn tỷ lệ trong cơ cấu đàn gà. Qua bảng số liệu ta thấy số lượng gà thịt ngày càng tăng, có tốc độ tăng cao số lượng gà thịt luôn chiếm trên 80% trong tổng số đàn gà. Do phải mất 3 tháng đến 4 tháng nuôi, hơn một tháng so với nuôi gà thịt nên chi phí phí người nuôi gà đẻ bỏ ra rất nhiều đặc biệt là chi phí thức ăn, khả năng quay vòng vốn chậm hơn rủi ro cao hơn so với nuôi gà thịt, với lại việc nuôi gà đẻ
- 35 đòi hỏi phải có lò ấp để bảo quản trứng nên việc nuôi gà đẻ trên địa bàn phần lớn là các hộ nuôi nhỏ lẽ để phục vụ gia đình là chính, và một số ít quy mô lớn. Chính vì lý do đó nên số lượng gà đẻ chỉ chiếm dưới 10% trong tổng số đàn gà. Hiện nay trên địa bàn có 3 hình thức nuôi chủ yếu : hình thức nuôi truyền thống, nuôi theo kiểu BCN và nuôi theo kiểu CN. Đối với hình thức nuôi truyền thống, các hộ nuôi thường nuôi với số lượng ít, chủ yếu sử dụng giống địa phương, nuôi theo kiểu tận dụng thức ăn thừa và mục đích là để lấy trứng hoặc thịt để phục vụ cho gia đình mình. Đối với hình thức nuôi bán CN, đây là hình thức kết hợp giữa nuôi theo kiểu truyền thống và nuôi CN. Người nuôi mua giống gà từ cơ sở giống tại địa phương sau đó úm gà trong vòng từ 15 - 20 ngày rồi đưa ra thả vườn, do nuôi với số lượng lớn nên các hộ sẽ ví lưới ở khu vực chăn thả để dễ dàng cho việc kiểm soát số lượng gà. Giống gà hiện nay sử dụng phổ biến nuôi theo hình thức này là gà Ta lai đây là giống gà từ Bình Định, thời gian nuôi giống gà này khoảng ba tháng là xuất bán với trọng lượng bình quân 1,5kg/con. Hình thức nuôi cuối cùng là nuôi theo kiểu CN, giống gà được nuôi chủ yếu là Ta Lai và một số ít người nuôi giống gà Minh Dư. Hình thức này xuất hiện trên địa bàn cách đây hơn 6 năm, gà thịt nuôi theo hình thức này được nhốt hoàn toàn ăn thức ăn công nghiệp nên gà rất nhanh to, thời gian úm là 15 -20 ngày tuổi, sau đó thì người nuôi san ra các lồng nuôi và nuôi khoảng 55 - 60 ngày tuổi là xuất bán với trọng lượng trung bình 2,7 kg/con. Về tình hình dịch bệnh: Trong những năm qua công tác phòng chống dịch cũng đã được chú trọng triển khai, cho nên đến nay tình hình dịch bệnh đang được khống chế, không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra và sự sinh trưởng, phát triển đàn gà được ổn định trên địa bàn xã.
- 36 Để phát triển chăn nuôi gà thịt trong những năm tới chính quyền địa phương nên chú trọng trong công tác tiêm phòng miễn phí vacxin cho đàn gà trong địa bàn, tuyên truyền rộng rãi để người chăn nuôi hiểu biết và áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, thường xuyên vệ sinh chuồng trại, môi trường. Khuyến khích chăn nuôi theo quy hoạch tập trung trong các gia trại, trang trại, hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán khó kiểm soát dịch bệnh. Ngoài ra, xã còn thường xuyên hỗ trợ nguồn vốn cho vay chăn nuôi từ các tổ chức tín dụng, quỹ tiết kiệm của Hội phụ nữ, của Hội nông dân Những chính sách trên đã tạo đà thúc đẩy chăn nuôi gà thịt, giúp bà con yên tâm chăn nuôi và đạt được hiệu quả kinh tế cao. 4.3 Đặc điểm của nông hộ điều tra 4.3.1 Năng lực của hộ nuôi gà Bảng 4.4: Một số đặc điểm của hộ nuôi gà Đặc điểm của hộ Đơn vị tính CN BCN TT Tổng BQC Tổng số hộ điều tra Hộ 27 11 12 50 Tuổi Tuổi 41.1 45,2 45,3 43,87 Trình độ văn hoá Lớp 8,7 8,64 6,92 8,09 Tổng nhân khẩu BQ Người/hộ 3,71 4,55 4.17 4,15 Lao động LĐ/hộ 2.33 2,82 2.42 2.52 Số năm kinh nghiệm nuôi gà Năm 2.41 2,91 3.42 2,91 Nguồn: số liệu điều tra hộ nuôi gà năm 2019 Nhân khẩu và lao động là nhân tố nguồn lực quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà của các nông hộ. Việc ra quyết định sản xuất, chăn nuôi chủ yếu phụ thuộc vào chủ hộ. Qua điều tra 50 hộ cho thấy, tuổi chủ hộ BQ là 43,87 tuổi và trình độ văn hoá BQ 8,09. Độ tuổi cũng như trình độ văn hoá BQ của các hộ điều giữa hai
- 37 hình thức có sự chênh lệch không nhiều lắm. Hình thức nuôi CN có độ tuổi 41,1 tuổi với trình độ văn hoá là 8,7. Trong khi đó hình thức nuôi BCN có tuổi đời trung bình là 45,2 tuổi và trình độ học vấn là 8,64 và hình thức Truyền Thống có tuổi đời trung bình 45,3 tuổi và trình độ học vấn là 6,92Như vậy cả hai nhóm người chăn nuôi này đều có tuổi đời tương đối cao và trình độ học vấn thấp. Điều này đã gây ảnh huởng đến khả năng tiếp cận thông tin kỹ thuật trong chăn nuôi. Tuy nhiên nhóm người chăn nuôi theo hướng CN có tuổi đời trẻ và trình độ học vấn cao hơn, bởi vì chăn nuôi theo hình thức BCN là một hình thức chăn nuôi khá mới mẽ đòi hỏi phải học hỏi và tham khảo nhiều, thường xuyên tiếp cận thông tin khoa học và thị trường. Sự trẻ hóa về độ tuổi của các hộ CN là một trong những nhân tố hình thành nên hành vi chấp nhận rủi ro và có tính quyết đoán trong sản xuất, mạnh dạn đầu tư. Trong khi đó các hộ nuôi theo hình thức BCNva Truyền Thống có tuổi đời cao hơn, họ là những người từng trải, có kinh nghiệm có tư tưởng làm ăn chắc chắn, sợ rủi ro. Đối với người chăn nuôi gà BCN thì số năm kinh nghiệm của họ khá cao, trung bình là 2,91 năm trong khi số năm kinh nghiệm của người nuôi gà CN trung bình chỉ 2.41 năm. Bình quân chung nhân khẩu của các hộ điều tra là 4,15 người/hộ và trong đó bình quân nhân khẩu hộ BCN là 4,55người cao hơn 0,84 so với hình thức nuôi CN. Nhìn chung BQ nhân khẩu giữa các hộ điều tra không cao lắm, điều này tạo thuận lợi cho việc nâng cao mức sống gia đình. Số lao động gia đình trung bình là 2,33 lao động đối với hộ nuôi CN và 2,82 lao động đối với hộ nuôi BCN.số lao động tham gia vào việc chăn nuôi gà của mỗi hộ chỉ khoảng 2 người. Ngoài ra đối với hoạt động chăn nuôi gà, thời gian chăn nuôi không nhiều, việc sử dụng lao động không đòi hỏi kỹ thuật cao, có thể tận dụng lao động ngoài giờ, lao động ngoài độ tuổi trong gia đình tham gia.
- 38 Tuy lao động tham gia chăn nuôi gà của hộ ít nhưng 100% người nuôi gà CN và BCN đều được tiếp cận kỹ thuật thông qua các buổi tập huấn kỹ thuật do cán bộ khuyến nông, thú y của huyện và của các hãng thức ăn, hãng thuốc thú y tổ chức đã thu hút sự tham gia đông đảo các hộ nuôi. Ngoài ra các người nuôi còn tự tìm hiểu kỹ thuật nuôi qua bà con, bạn bè, hàng xóm, qua sách báo và các phương tiện thông tin khác Ða số các hộ chăn nuôi gà đều theo qui mô vừa và nhỏ nên nguồn vốn phải đầu tư ban đầu không quá lớn, các hộ gia đình đều sử dụng một phần nguồn vốn sẵn có.
- 39 Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu về tình hình nuôi gà của hộ điều tra BCN,TT CN Vụ Chỉ tiêu ĐVT Nhỏ Lớn Trung Nhỏ Lớn Trung nuôi nhất nhất Bình nhất nhất bình - Số vụ nuôi trong Vụ/năm 1 2 1.78 1 2 1.85 năm Vụ 1 85 120 103 90 110 98.9 - Thời gian nuôi BQ Ngày/vụ Vụ 2 85 120 105 90 110 101.3 - Số lượng nuôi Vụ 1 30 210 95 50 4000 720 trung bình mỗi Con/vụ Vụ 2 30 210 72 50 4000 790 vụ Vụ 1 - Tỷ lệ hao hụt khi 5 10 8.5 8 10 9.9 %/vụ nuôi Vụ 2 5 10 8.2 8 10 9.8 Vụ 1 2,5 3,5 2,8 2,5 3,5 2,8 - Trọng lượng BQ Kg/con Vụ 2 2,6 3,3 2,9 2,5 3,5 2,9 Nguồn: số liệu điều tra hộ nuôi gà, năm 2019 Qua điều tra cho thấy, các vụ nuôi trong năm có sự khác biệt giữa mùa mưa và mùa khô, điều đó dẫn tới kết quả cũng như mức đầu tư khác nhau trong các vụ nuôi của hai mùa. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, thời điểm này thường ít mưa và thời tiết ấm áp. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, thời điểm này thời tiết thường mưa nhiều và lạnh. Để so sánh được điều này tôi đã tiến hành điều tra tình hình chăn nuôi gà của 50 hộ trong hai vụ. Vụ 1 đại diện cho mùa khô và vụ 2 đại diện cho mùa mưa. Đối với hình thức nuôi BCN,TT các hộ không sử dụng hoàn toàn lượng thức ăn công nghiệp mà thường kết hợp cho ăn giữa một lượng thức ăn công nghiệp và lượng thức ăn tự có của gia đình như lúa, ngô ,hơn nữa do quá trình
- 40 vận động, đi lại của gà để làm chắc thịt sẽ làm tiếu tốn nhiều năng lượng do đó nuôi gà theo hình thức này gà thường chậm to. Điều đó cũng chính là lý do làm cho thời gian nuôi gà BCN,TT thường dài, trung bình là 103 ngày vào vụ 1 và 105 ngày vào vụ 2. Thời gian nuôi kéo dài gần 3,4 tháng cộng với một tháng nghỉ để vệ sinh chuồng trại nên số vụ nuôi trong năm BQ là 1,78 vụ, cao nhất 2 vụ và thấp nhất 1 vụ. Thời gian nuôi gà CN BQ mỗi vụ là 98,9 ngày vào vụ 1 và 101,3 ngày vào vụ 2. Sự chênh lệch thời gian nuôi giữa hai vụ không lớn lắm, vào vụ 2 đây là vụ nuôi để bán Tết với giá bán 1kg gà cao hơn so với các vụ khác nên các hộ thường nuôi với thời gian dài hơn để tăng trọng lượng cũng nhu làm tăng thêm doanh thu cho hộ. Do thời gian nuôi ngắn nên mỗi năm hộ nuôi cao nhất là 2 vụ và thấp nhất là 4 vụ, trung bình 1.85 vụ. Trong vụ 1, hộ nuôi gà CN nuôi BQ 720 con, hộ nuôi nhiều nhất là 4000 con và ít nhất là 50 con. Còn với vụ 2 các hộ nuôi với số lượng nhiều hơn, trung bình là 790 con, hộ nuôi nhiều nhất là 4000 con và ít nhất là 500 con. Có sự khác nhau này là do vào vụ 1 thời tiết nóng không thể nuôi với mật độ cao vì sẽ gây ngột cho gà, gà dễ mắc bệnh, dễ ngất xỉu hàng loạt. Vào vụ 2 thời tiết lạnh có thể nuôi ở mật độ cao để giữ ấm cho gà, đồng thời đây cũng là thời điểm gần dịp lễ, tết nhu cầu tiêu thụ nhiều hơn do vậy người nuôi sẽ bán được giá hơn, cũng như bán được với số lượng lớn hơn. Ngược lại những lý do trên hộ nuôi BCN,TT nuôi với số lượng ít hơn vào mùa mưa, trung bình là 95 con vào vụ 1 và 72 con vào vụ 2.vì các hojBCN,TT nuôi chủ yếu để sử dụng .Với hộ nuôi gà BCN,TT do hình thức nuôi này không để kinh doanh nên người nuôi thường nuôi với số lượng ít hơn so với hộ nuôi CN. Đối với hộ nuôi BCN,TT tỷ lệ hao hụt giữa hai vụ không có sự khác biệt quá lớn, vụ 1 là 8,5 % và vụ 2 là 8,2 %, tỷ lệ hao hụt chủ yếu là do bị các
- 41 loại vật khác ăn, chỉ một số ít là do bị bệnh và chết trong thời gian úm. Tuy các hộ nuôi theo hình thức BCN,TT gà thường ít mắc bệnh do muôi ít đễ kiểm soát có sức đề kháng tốt dễ chăm và phòng bệnh truyền nhiễm từ các loài vật khác như chim, trâu, bò mang lại nên tỷ lệ hao hụt thường ít hơn các hộ nuôi CN. Tỷ lệ hao hụt các hộ nuôi CN tỷ lệ hao hụt thấp hơn với vụ 1 là 9,8 % , vụ 2 là 9,9 %. Tuy nhiên, lại có sự xâp xỉ về tỷ lệ hao hụt giữa hai vụ, thứ nhất là do sức đề kháng của gà CN kém hơn và thường bị chết do thời tiết lạnh, nhất là giai đoạn úm nếu không chú theo dõi nhiệt độ trong chuồng để nhiệt độ xuống thấp thì gà con sẽ bị chết lạnh. Nguyên nhân thứ hai là do vào vụ 2 thời tiết mưa lạnh ẩm ướt, là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển và gây bệnh cho gà nên nếu các hộ không vệ sinh chuồng trại kĩ cũng như chú trọng trong công tác tiêm phòng thì tỷ lệ gà mắc bệnh chết rất nhiều. Trọng luợng trung bình của gà CN khi xuất chuồng là 2,8 kg/con vào vụ 1 và 2,8 kg/con vào vụ 2. Trong đó, thấp nhất là 2,5 kg/con và cao nhất là 3,5 kg/con, Do vào vụ 2 thời tiết lạnh gà thường ăn nhiều, hơn nữa vào vụ 2 các hộ nuôi thường kéo dài thời gian nuôi tăng trọng lượng để bán vào dịp lễ tết nên gà thường to hơn vụ 1. Gà BCN tuy nuôi với thời gian dài hơn nhưng vào vụ 2 trọng lượng trung bình là 2.9 kg/con còn vụ chỉ là 2,8 kg/con.
- 42 4.3.2 Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra Bảng 4.5: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra CN BCN,TT Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ (m2 ) (%) (m2 ) (%) Tổng diện tích đất sử dụng 29.673,07 100,00 30.652,17 100,00 BQ/hộ - Diện tích chăn nuôi gà BQ/hộ 259,26 0,87 106,08 0,35 - Diện tích khác BQ/hộ 29.41381 99,13 30546,09 99,65 Nguồn: số liệu điều tra hộ nuôi gt năm 2019 Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, không có đất đai, hoạt động sản xuất nông nghiệp khó có thể tiến hành được. Với một diện tích đất cố định mỗi hộ gia đình nên bố trí sử dụng như thế nào cho hợp lý theo từng mục đích sản xuất của mình. Qua bảng số liệu điều tra ta thấy, đối với hộ nuôi CN tổng diện tích đất sử dụng BQ/hộ là 29.673m2, tổng diện tích đất sử dụng BQ/hộ của các hộ nuôi BCN ,TT là 30.652m2. Trong tổng diện tích của các hộ nuôi CN điều tra thì mỗi hộ dành BQ 259,26m2 để nuôi gà và hộ BCN ,TT là 106,08 m2. Đối với các hộ nuôi CN nuôi với số lượng lớn nên diện tích đất nuôi gà là để xây dựng chuồng trại lớn , qua điều tra cho thấy mỗi hộ thường có từ 1-2 chuồng nuôi, mỗi chuồng nuôi từ 50-100 m2. Còn đối với hình thức nuôi BCN,TT ngoài phần diện tích để xây dựng chuồng trại nhỏ. Vì vậy tỷ lệ diện tích cho nuôi gà trong tổng diện tích đất sử dụng của hộ CN cao hơn hộ nuôi BCN ,TT, với hộ nuôi BCN ,TT thì diện tích nuôi gà chiếm 0,35% tổng diện tích, với hộ nuôi CN thì chỉ chiếm 0,87% tổng diện tích đất. Ngoài việc chăn nuôi gà, hầu hết các hộ điều tra đều chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm khác và trồng các loại cây, ngoài ra một phần diện tích hộ còn sử dụng để xây dựng nhà cửa nên phần diện tích khác trong tổng diện tích
- 43 sử dụng của hộ là khá cao, với diện tích khác BQ/hộ của hộ nuôi CN 29.41381 m2 chiếm 99,13% tổng diện tích và hộ BCN ,TT 30546,09 m2 chiếm 99,65% tổng diện tích. Như vậy, diện tích nuôi gà chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng diện tích đất sử dụng của hộ chăn nuôi, với diện tích vườn BQ/hộ như trên là diện tích vừa phải, đủ năng lực sản xuất của một hộ gia đình, tạo điều kiện cho hộ gia đình phát huy hết khả năng, trình độ của mình trong hoạt động sản xuất. 4.3.3 Tình hình sử dụng nguồn vốn của hộ điều tra Bảng 4.6: Tình hình sử dụng nguồn vốn của hộ điều tra CN BCN,TT Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ (tr.đ) (%) (tr.đ) (%) Tổng vốn SXKD BQ/hộ 838,89 100,00 873,91 100,00 Vốn chăn nuôi gà BQ/hộ 182,96 21,81 73,04 8,36 - Vốn tự có BQ/hộ 164,44 19,6 73,04 8,36 - Vốn vay BQ/hộ 18,52 2,21 0 0 Vốn cho hoạt động khác BQ/hộ 655,93 78,19 800,87 91,64 Nguồn: số liệu điều tra hộ nuôi gà năm 2018 Vốn là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động chăn nuôi gà, là điều kiện để chuyển đổi từ quy mô chăn nuôi nhỏ sang quy mô lớn theo hướng trang trại và đáp ứng nhiều yêu cầu khác trong quá trình sản xuất. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh của hai nhóm hộ thuộc hai hình thức nuôi là xấp xỉ bằng nhau và đối với các hộ nông dân đây là nguồn vốn khác cao. Tổng vốn SXKD của hộ nuôi CN là 838,89 triệu đồng và của hộ nuôi BCN ,TT là 873,91 triệu đồng. Trong đó vốn đầu tư cho chăn nuôi gà của các hộ CN là 164,44 triệu đồng chiếm 21,81% tổng vốn sản xuất kinh doanh của
- 44 hộ, của các hộ BCN ,TT là 73,04 triệu đồng chiếm 8,36% tổng vốn sản xuất kinh doanh của hộ. Đa số các hộ chủ yếu sử dụng vốn của gia đình, cụ thể vốn tự có gia đình đối với hộ CN 19,6%, hộ BCN ,TT 8,36%, phần còn lại các hộ đi vay, chủ yếu là vay người thân và Ngân hàng chính sách ,quỹ phụ nữ với lãi suất thấp phù hợp với hộ nông dân. Ngoài vốn dành cho chăn nuôi gà, phần lớn nguồn vốn còn lại các hộ sử dụng trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm khác và các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Và theo các hộ nông dân việc đầu tư như thê này ngoài mục đích sử dụng diện tích đất hiệu quả còn có mục đích khác là sẽ tránh được rủi ro cho họ khi chỉ đầu tư vào một hoạt động sản xuất. Với nguồn vốn cho hoạt động khác chiếm đến 78,19% và91,64%lần lượt đối vơí các hộ CN, BCN ,TT. Để phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng các tổ chức tín dụng và quỹ tiết kiệm phụ nữ nên mở rộng gói vốn cho vay lớn hơn với lãi suất thấp để các hộ có thể mở rộng quy mô chăn nuôi nhằm làm tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho hộ, cũng như làm phát triển chăn nuôi tại địa phương. 4.4 Tình hình đầu tư cho chăn nuôi gà của hộ 4.4.1 Tình hình đầu tư cho chăn nuôi gà của hộ vào vụ 1 Chi phí sản xuất là một bộ phận cấu thành của giá trị sản xuất, là phần mà người sản xuất bỏ ra để đạt được kết quả mong muốn. Chi phí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất. Do vậy để nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh thì người sản xuất cần phải biết sử dụng tiết kiệm và hợp lý chi phí sản xuất. Trong hoạt động chăn nuôi gà thương phẩm tại xã Kiên Thành
- 45 nuôi theo hai hình thức chủ yếu đó là chăn nuôi CN ,BCN ,TT. Chi phí mà các hộ sử dụng có sự khác nhau giữa hai hình thức và cũng có sự khác nhau giữa hai vụ nuôi. Trong vụ 1, tổng chi phí sản xuất bình quân/100 con là 7.178,67 nghìn đồng, trong đó các hộ nuôi theo hình thức CN đầu tư 6.900,79 nghìn đồng và các hộ nuôi BCN,TT đầu tư 7.456,15 nghìn đồng. Tổng chi phí của hộ nuôi gà bao gồm: Chi phí sản xuất và chi phí tự có. Chi phí sản xuất chiếm tỷ trọng lớn gấp nhiều lần chi phí tự có, trong chi phí sản xuất của hộ thì có chi phí sản xuất trực tiếp, lãi vay ngân hàng và khấu hao TSCĐ. Đối với chi phí sản xuất trực tiếp thì bao gồm chi phí về giống, chi phí thức ăn, chi phí thú y, chi phí điện nước, công lao động và chi phí khác (chi phí dụng cụ chăn nuôi, chi phí độn chuồng ). Để nuôi 100 con gà trong vụ 1 thì trung bình mỗi hộ tiêu tốn 6.315,50 nghìn đồng chi phí sản xuất chiếm 87,98%, trong chi phí sản xuất thì chi phí sản xuất trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất BQ 6.242,93 nghìn đồng/100 con gà chiếm 86,97% trong tổng chi phí. Còn lại chi phí lãi vay chỉ chiếm 0,35% và chi phí khấu hao là 0,66%. Trong tất cả các khoản mục chi phí đầu tư cho chăn nuôi,chi phí thức ăn là lớn nhất với chi phí bình quân là 4.093,49 nghìn đồng/100 con chiếm 57,01 %. Đối với hình thức nuôi CN toàn bộ thức ăn đều phải mua ngoài thị trường, còn hình thức nuôi BCN,TT ngoài sử dụng thức ăn mua ngoài thị trường, các hộ nuôi BCN thường trộn thêm thức ăn tự có của gia đình vào như lúa, ngô vừa để tiết kiệm chi phí vừa làm cho thịt gà thơm ngon hơn nuôi theo hình thức BCN,TT. Chính lý do đó mà chi phí thức ăn nuôi theo hình thức CN thường lớn hơn so với nuôi theo hình thức BCN, bình quân 100 con hộ nuôi CN tốn 4.102,30 nghìn đồng, còn hộ nuôi BCN tốn 4084,82 nghìn đồng chi phí thức ăn.
- 46 Giống là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả sản xuất của hộ nông dân, số lượng giống mà mỗi hộ gia đình đầu tư khác nhau sẽ ảnh hưởng đến doanh thu lợi nhuận của các nông hộ khác nhau. Tùy theo những điều kiện sẵn có mà mỗi hộ chăn nuôi lựa chọn quy mô cho phù hợp. Chi phí giống bình quân là 1.716,45 nghìn đồng/100 con giống chiếm 23,93% trong tổng chi phí sản xuất. Đối với các hình thức nuôi CN,BCN,TT các hộ nuôi phần lớn sử dụng giống Ta Lai,Minh Dư giá của hai giống gà này dao động từ 12-15 nghìn đồng/con, Đối với hình thức nuôi CN chi phí giống là 1.609,60 nghìn đồng/100 con, trong khi đó chi phí giống nuôi theo hình thức BCN cao hơn với 1.825,59 nghìn đồng/100 con. Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng, công tác thú y đóng vai trò hết sức quan trọng như: thiết lập ra qui trình chăn nuôi, qui trình chích ngừa, qui trình thức ăn, đặc biệt hơn hết là qui trình phòng chống dịch bệnh. Trong tình hình chăn nuôi hiện nay, dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp do đó công tác chẩn đoán để phòng dịch bệnh xảy ra là rất cần thiết. Thuốc thú y tuy chỉ chiếm 3,17% trong tổng chi phí chăn nuôi, nhưng lại rất cần thiết giúp bảo vệ vật nuôi, và có vai trò quyết định cho sự thành bại trong chăn nuôi. Đới với hình thức CN chi phí thú y là 250,40 nghìn đồng/100 con chiếm 3,63% trong tổng chi, chi phí thú y của hộ nuôi BCN,TT với 205,52 nghìn đồng/100con, chiếm 2,76 % tổng chi phí. Do nuôi với số lượng lớn, sức đề kháng của gà CN kém nên hộ nuôi theo hình thức CN thường đầu tư vào chi phí thú y nhiều hơn so với các hộ nuôi BCN,TT để tăng đề kháng cho gà, giảm rủi ro cho hộ. Nói về chi phí điện nước, tất cả các hộ nuôi điều tra đều tự úm gà khi nuôi, vào vụ 1 thời tiết nóng hộ nuôi phải thường xuyên sử dụng máy quạt để làm mát cho gà nên tiền điện cũng khá cao. Qua điều tra hầu hết các hộ đều sử dụng nước máy chỉ có một số hộ là sử dụng nước giếng vì thế tiền nước
- 47 tốn rất nhiều. Với hộ nuôi CN chi phí điện nước cho 100 con trong một lứa là 99,60 nghìn đồng. Còn với hộ nuôi BCN, TT,do thời gian úm gà kéo dài cũng như thời gian nuôi kéo dài hơn nên chi phí điện nước cao hơn 7 ,25 nghìn đồng/100 con, tức là bằng 106,85 nghìn đồng/100 con. Chi phí khác bao gồm chi phí như chổi quét, xô, chậu, chi phí bảo hộ lao động như quần áo, khẩu trang, khăn, ủng, mua chất độn chuồng Trong một lứa các hộ nuôi CN mất 110,20 nghìn đồng/100 con chi phí khác, còn các hộ nuôi BCN,TT chỉ mất 93,85 nghìn đồng/100 con. Về lãi vay ngân hàng, đối với hộ CN là 21,06 nghìn đồng/100 con, còn các hộ BCN 28,83 nghìn đồng/100 con. Do thời gian nuôi gà BCN,TT thường kéo dài gần 3 tháng nên chi phí lãi vay của nhóm hộ BCN cao hơn nhóm hộ nuôi CN là 7,77 nghìn đồng/100 con. Đối với các hộ nuôi CN do số lứa nuôi trong năm của họ trung bình là 7 lứa, trong khi hộ nuôi BCN chỉ 2,9 lứa nên khấu hao tài sản cố định cho một lứa nuôi đối với hộ nuôi CN thấp hơn so với hộ nuôi BCN,TT. Chi phí khấu hao đối với hộ nuôi CN là 32,19 nghìn đồng/100con, trong khi đó chi phi phí khấu hao đối với hộ BCN,TT là 62,74 nghìn đồng/100con. Chi phí tự có bao gồm chi phí lao động gia đình và thức ăn tự có của gia đình. Đối với các hộ nuôi CN thì chi phí tự có chỉ bao gồm lao động tự có, Trong suốt quá trình nuôi gà công lao động hoàn toàn là công gia đình, chi phí lao động gia đình cho 100 con trong một lứa gà vào vụ 1 trung bình chiếm 9,79% với 675,44 nghìn đồng . Cũng giống những đối tượng nuôi khác, nuôi gà đòi hỏi chăm sóc nhiều, người nuôi có thể phải thức vào lúc nữa đêm để kiểm tra nhiệt độ trong chuồng và cho gà ăn để gà nhanh lớn. Đối với hộ nuôi BCN thì ngoài công lao động gia đình thì trong chi phí tự có còn có chi phí thức ăn. Đối với hộ BCN thì cao hơn với
- 48 1.047,95 nghìn đồng chiếm 14,04% tổng chi phí, trong đó chi phí lao động gia đình chiếm đến 11,30% và chi phí thức ăn tự có chỉ chiếm 2,75% trong tổng chi phí. Bảng 4.7: Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất của hộ điều tra trong vụ 1 (Tính BQ cho 100con/vụ) CN BCN BQC Cơ cấu Cơ Chỉ tiêu Giá trị Giá trị Giá trị Cơ cấu ( % ) cấu (1000đ) (1000đ) (1000đ) (%) (%) 1. Chi phí sản xuất (C) 6.225,35 90,21 6.408,20 85,95 6.315,50 87 , 98 1.1. Chi phí sản xuất trực 6.172,10 89,44 6.345,63 85,55 6.257,35 86 , 97 tiếp (TT) - Giống 1.609,60 23,32 1.854,42 24,87 1.730,87 23 , 93 - Thức ăn 4.102,30 59,45 4.084,82 54,78 4.093,49 57 , 01 - Thuốc thú y 250,40 3,63 205,52 2,76 227,78 3 , 17 - Điện, nước 99,60 1,44 106,85 1,43 103,25 1 , 44 - Chi phí khác 110,20 1,60 93,85 1,26 101,96 1 , 42 1.2. Lãi vay ngân hàng (i) 21,06 0,30 0,00 0,00 10,56 0 , 35 1.3. Khấu hao TSCĐ (De) 32,19 0,47 62,74 0,84 47,59 0 , 66 2. Chi phí tự có (TC) 675,44 9,79 1.047,95 14,05 863,17 12,02 2.1. Công lao động gia đình 675,44 9,79 842,83 11,30 759,80 10 , 58 2.2. Thức ăn 0,00 0,00 205,12 2,75 103,37 1 , 44 TỔNG CHI PHÍ 6.900,79 100,00 7.456,15 100,00 7.178,67 100,00 Nguồn: số liệu điều tra hộ nuôi gà năm 2019 Như vậy sau khi xem xét chúng ta thấy, các hộ nuôi CN và BCN đều phải đầu tư một khoản chi phí khá lớn để nuôi 100 con gà vào vụ 1. Tuy nhiên, vào vụ 2 khi điều kiện chăn nuôi khắc nghiệt hơn thì kéo theo đó chi
- 49 phí chăn nuôi phải cao hơn. Để thấy rõ được điều này và so sánh, đánh giá một cách khách quan hơn chi phí giữa hai vụ nuôi của hai nhóm hộ chúng ta sẽ tìm hiểu ở mục tiếp theo. 4.4.2 Tình hình đầu tư cho chăn nuôi gà của hộ vào vụ 2 Bảng 4.8: Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất của hộ điều tra trong vụ 2 (Tính BQ cho 100con/vụ) CN BCN,TT BQC Chỉ tiêu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu (1000đ) (%) (1000đ) (%) (1000đ) ( % ) 1. Chi phí sản xuất (C) 6.434,85 89,93 6.625,92 85,93 6.528,67 87,93 1.1. Chi phí sản xuất trực 6.388,40 89,28 6.567,42 84,84 6.464,77 87,06 tiếp (TT) - Giống 1.614,37 22,56 1.851,80 24,02 1.718,80 24,12 - Thức ăn 4.287,03 59,91 4.251,23 55,46 4.269,82 57,53 - Thuốc thú y 256,56 3,59 220,27 2,86 239,12 3,22 - Điện, nước 115,62 1,62 142,23 1,84 128,41 1,73 - Chi phí khác 114,82 1,60 101,89 1,32 108,61 0,46 1.2. Lãi vay ngân hàng (i) 16,86 0,24 0,00 0,00 8,43 0,28 1.3. Khấu hao TSCĐ (De) 29,59 0,41 58,50 0,76 43,48 0,59 2. Chi phí tự có (TC) 720,50 10,07 1.085,21 14,07 895,74 12,07 2.1. Công lao động gia đình 720,50 10,07 870,95 11,28 792,79 10,68 2.2. Thức ăn 0,00 0,00 214,26 2,79 102,95 1,39 TỔNG CHI PHÍ 7.155,35 100,00 7.711,13 100,00 7.424,41 100,00 Nguồn: số liệu điều tra hộ nuôi gà năm 2019 Trong vụ 2, tổng chi phí sản xuất bình quân/100 con là 7.424,41 nghìn đồng, trong đó các hộ nuôi theo hình thức CN đầu tư 7.155,35 nghìn đồng/100 con và các hộ nuôi BCN,TT đầu tư 7.711,13 nghìn đồng/100 con.
- 50 Để nuôi 100 con gà trong vụ 2 thì trung bình mỗi hộ tiêu tốn 6.528,67 nghìn đồng chi phí sản xuất chiếm 87,93%, trong chi phí sản xuất thì chi phí sản xuất trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất BQ 6.464,37 nghìn đồng/100 con gà chiếm 87,06% trong tổng chi phí. Còn lại chi phí lãi vay chỉ chiếm 0,28% và chi phí khấu hao là 0,59% tổng chi phí. Trong tất cả các khoản mục chi phí đầu tư cho chăn nuôi,chi phí thức ăn là lớn nhất với chi phí bình quân là 4.269,83 nghìn đồng/100 con chiếm 57,53 %. Trong đó chi phí thức ăn đối với hình thức nuôi CN là 4.287,03 nghìn đồng/100 con, hộ nuôi BCN,TT là 4.251,23 nghìn đồng/100 con. Về vụ 2, thời tiết lạnh gà thường ăn nhiều hơn, vì tiêu hao năng lượng nhiều. Hơn nữa vụ 2 là vụ nuôi để bán trong dịp Tết nên hộ nuôi thường hay cho gà ăn thêm vào buổi khuya để tăng trọng cho gà tăng thêm thu nhập cho hộ. Do vậy, chi phí thức ăn cao hơn vụ 1. Về giống và thuốc thú y, chi phí giống vào vụ 2 BQ chung là 1.718,40 nghìn đồng/100 con giống chiếm 23,12% trong cơ cấu chi phí và chi phí thú y là 239,12 nghìn đồng cho 100 con chiếm 3,22%. Vào vụ 2 do thời tiết lạnh dẫn đến con giống khó sống và khó vận chuyển nên giá giống tăng, số lượng nuôi vụ 2 tăng lên cũng chính là lý do khiến giá giống tăng lên. Do gà nuôi cũng dễ bệnh trong điều kiện khí hậu ẩm ướt và lạnh do đó chi phí thú y vụ 2 cao hơn so với vụ 1. Ngoài ra để nuôi được 100 con gà vào vụ 2 các hộ nuôi cũng phải bỏ ra các khoản chi phí khác với một tỷ trọng cao hơn vụ 1 như công chi phí điện nước 128,41 nghìn đồng chiếm 1,73 % do phải sưởi ấm cho gà nên chi phí điện vào vụ 2 tăng lên rất nhiều, chi phí khác là 108,61 nghìn đồng chiếm 1,47 % tổng chi phí. Do vào vụ 2 gà thường dễ mắc bệnh và chết rét nên công tác chăm sóc hộ nuôi kĩ hơn so với vụ 1, hơn nữa vào vụ 2 gà thường ăn nhiều để chống rét do đó mà chi phí tự có vụ 2 cao hơn vụ 1. Chi phí tự có cho 100 con vào vụ 2
- 51 trung bình chiếm 12,07% tổng chi phí với 895,74 nghìn đồng/100 con cao hơn 32,57 nghìn đồng/100 con so với vụ 1. Đối với các hộ nuôi CN thì chi phí tự có chỉ bao gồm lao động gia đình, chi phí lao động gia đình vào vụ 2 là 720,50 nghìn đồng/100con, trong khi vụ 1 chỉ 675,44 nghìn đồng/100con tăng 45,06 nghìn đồng/100 con. Đối với các hộ BCN,TT chi phí tự có là 1.085,21 nghìn đồng /100 con tăng 37,26 nghìn đồng/100con, trong đó chi phí thức ăn là 214,26 nghìn đồng tăng 9,14 nghìn đồng/100 so với vụ 1 và công lao động gia đình với 870,95 nghìn đồng/100 con tăng 28,12 nghìn đồng/100 con. Qua phân tích chúng ta thấy chi phí mà các hộ chăn nuôi gà ở Kiên Thành bỏ ra là khá lớn và chi phí cũng có sự khác nhau hoàn toàn giữa hai vụ nuôi. Chi phí mà mỗi hộ bỏ ra để nuôi 100 con gà vào vụ 2 cao hơn vụ 1 đối với cả hai hình thức. Vì vậy, hộ chăn nuôi phải đầu tư hợp lý và tính toán kỹ lưỡng các khoản chi phí là vấn đề quan trọng. 4.5 Kết quả và hiệu quả nuôi gà của các hộ điều tra 4.5.1 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà theo phương thức chăn nuôi Bất cứ một hoạt động sản xuất nào đều mong muốn đạt được kết quả và hiệu quả kinh tế cao, hoạt động chăn nuôi gà cũng thế. Giá trị sản xuất (GO), chi phí sản xuất(C) và thu nhập hỗn hợp (MI) là 3 chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả sản xuất, đồng thời các chỉ tiêu GO/C, GO/(C+TC), MI/C, NB/(C +TC) là các chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sản xuất. Hiện nay trên địa bàn xã Kiên Thành CN và BCN,TT là hai hình thức chăn nuôi gà thương phẩm chủ yếu. Đối với hình thức nuôi CN, đây là hình thức nuôi nhốt hoàn toàn và phần lớn sử dụng thức ăn CN nên chất lượng thịt gà không thơm ngon như nuôi theo hình thức BCN,TT. Từ khi hình thức nuôi BCN,TT xuất hiện làm cho sản phẩm gà được ưa chuộng và bán với giá cao hơn. Điều đó dẫn đến sự khác nhau về kết quả cũng như hiệu quả nuôi gà
- 52 giữa hai hình thức nuôi. Để hiểu rõ hơn sự khác nhau này ta có thể nhìn vào bảng số liệu sau: Bảng 4.9 : Kết quả nuôi gà của các hộ được điều tra theo phương thức chăn nuôi Chỉ tiêu ĐVT CN BCN,TT BQC Vụ 1 Tổng số hộ điều tra Hộ 27 23 50 Sản lượng Kg/100con 2,75 2,75 131,77 GO 1000đ/100con 8.249,33 10.087,31 9.172,87 C 1000đ/100con 6.225,35 6.408,20 6315,50 MI=GO-C 1000đ/100con 2.023,98 3.679,11 2.857,37 TC 1000đ/100con 675,44 1.047,95 863,17 NB=MI-TC 1000đ/100con 1.348,54 2.631,16 1.994,20 Vụ 2 Sản lượng Kg/100con 144,54 124,91 135,11 GO 1000đ/100con 8.641,86 10.878,26 9.716,50 C 1000đ/100con 6434,85 6625,92 6528,67 MI=GO-C 1000đ/100con 2.207,01 4.252,34 3.187,83 TC 1000đ/100con 720,50 1.085,21 895,74 NB=MI-TC 1000đ/100con 1.486,51 3.167,13 2.294,09 Nguồn: số liệu điều tra hộ nuôi gà năm 2019 Đối với hộ nuôi BCN,TT, tổng chi phí mà hộ bỏ ra trong vụ 1 là 7.456,15 nghìn đồng/100 con cao hơn hộ nuôi BCN,TT 555,36 nghìn đồng/100con với 6.900,79 nghìn đồng/100 con song sản lượng gà hộ nuôi BCN lại thấp hơn hộ nuôi CN. Vụ 1 sản lượng của nhóm nuôi CN là 141,46kg/100 con, còn hộ nuôi BCN,TT chỉ là 122,33 kg/100 con. Tương tự trong vụ 2, tổng chi phí mà hộ nuôi CN bỏ ra cao hơn 555,78 nghìn đồng/100
- 53 con song sản lượng gà hộ nuôi BCN,TT là 124,91 kg/100 con thấp hơn hộ nuôi CN là 14,63 kg/100 con. Lý do cho hiện tượng trên là do gà nuôi CN chỉ ăn thức ăn CN, lại ít vận động nên gà có trọng lượng khi xuất bán cao hơn gà nuôi BCN, gà CN khi xuất bán có trọng lượng từ 2,5-3,5 kg/con, trong khi gà BCN,TT thì chỉ có trọng lượng từ 2,5-3 kg/con. Tuy có sản lượng lớn hơn nhưng về giá trị sản xuất thì nhóm hộ nuôi CN thấp hơn nhóm hộ nuôi BCN. Giá trị sản xuất của nhóm hộ nuôi CN thấp hơn hộ nuôi BCN là 1.837,98 nghìn đồng/100 con vào vụ 1 và thấp hơn 2.236,40 nghìn đồng/100 con vào vụ 2. Sở dĩ như vậy là do giá bán gà của hộ nuôi BCN,TT cao hơn rất nhiều so với hộ nuôi CN. Giá gà CN chỉ khoảng 49-52 nghìn đồng/kg. Trong khi giá gà nuôi BCN thì từ 50-55 nghìn đồng/kg, thời điểm tết có thể lên tới 60 nghìn đồng/kg. Thu nhập hỗn hợp (MI): MI của nhóm hộ nuôi BCN,TT trong hai vụ đều cao hơn so với hộ nuôi CN. MI hộ nuôi BCN,TT cao hơn hộ nuôi CN 1.655,13 nghìn đồng/100 con vào vụ 1và 2.045,33 nghìn đồng/100 con vào vụ 2. Mặc dù chi phí sản xuất (C) của hộ nuôi BCN cao hơn hộ nuôi CN là 182,85 nghìn đồng/100 con vào vụ 1 và 191,07 nghìn đồng/100 con vào vụ 2, nhưng do GO của hộ nuôi BCN,TT lại cao hơn hộ nuôi CN tới 1.837,98 nghìn đồng/ 100 con vào vụ 1 và lên tới 2.236,40 vào vụ 2. Chính vì vậy mà MI của nhóm hộ nuôi BCN,TT cao hơn nhóm hộ nuôi CN. Về lợi nhuận kinh tế ròng (NB): Đối với các hộ nuôi BCN,TT, chi phí tự có ngoài công lao động gia đình còn bao gồm thức ăn tự có của gia đình nên chi phí tự có của hộ nuôi BCN,TT luôn cao hơn so với hộ nuôi CN. Tuy nhiên lượng thức ăn tự có này cũng hạn chế và nên chi phí tự có của hộ nuôi BCN,TT không cao hơn hộ nuôi CN là bao nhiêu, vụ 1 thì chi phí tự có cao hơn một khoản là 372,51 nghìn đồng/100 con và vụ 2 là 364,71 nghìn
- 54 đồng/100 con. Do đó, NB hộ nuôi BCN cao hơn 1.282,62 nghìn đồng/100 con và 1.680,62 nghìn đồng/100 con. Qua bảng số liệu trên ta cũng thấy được kết quả nuôi gà vào vụ 2 cao hơn vụ 1. Tuy sản lượng gà BQ của các hộ nuôi vụ 2 chỉ cao hơn 3,34 kg/100 con so với vụ 1 nhưng do vụ 2 là thời điểm gần tết nhu cầu tiêu thụ tăng làm cho giá thịt gà tăng cao nên giá trị sản xuất của các hộ nuôi gà vào vụ 2 cao hơn vụ 1. Giá trị sản xuất BQ vụ 2 là 9.716,50 nghìn đồng/100 con, trong khi giá trị sản xuất vụ 1 là 9.172,87 nghìn đồng/100 con, cao hơn 543,63 nghìn đồng/100 con. Tương tự, vụ 2 các giá trị MI và NB của các hộ nuôi gà thịt vụ 2 đều cao hơn vụ 1. Như vậy, qua phân tích ta thấy kết quả nuôi gà của nhóm hộ nuôi BCN cao hơn nhóm hộ nuôi CN và kết quả nuôi gà của các hộ vào vụ 2 cao hơn vụ 1. Nhưng để đánh giá chính xác hơn về tính kinh tế của hai hình thức nuôi này, chúng ta cần đánh giá hiệu quả kinh tế của hai hình thức nuôi của hai nhóm hộ nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành
- 55 4.5.2 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi theo giống gà 4.5.2.1 Tình hình đầu tư cho chăn nuôi theo giống gà Bảng 4.10: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ điều tra trong vụ 1 theo giống gà (Tính BQ cho 100con/vụ) Chỉ tiêu ĐVT Minh dư Ta lai BQC Vụ 1 Tổng số hộ điều tra Hộ 17 33 50 1. Chi phí sản xuất (C) 1000đ/100con 6.224,06 6.408,20 6.315,50 1.1 Chi phí sản xuất 1000đ/100con 6.171,66 6.316,63 6.242,93 trực tiếp ( TT ) - Giống 1000đ/100con 1.610,91 1.825,59 1.716,45 - Thức ăn 1000đ/100con 4.095,20 4.084,82 4.093,49 - Thuốc thú y 1000đ/100con 256,36 205,52 227,78 - Điện, nước 1000đ/100con 99,09 106,85 103,25 - Chi phí khác 1000đ/100con 110,10 93,85 101,96 1.2 Khấu hao TSCĐ 1000đ/100con 30,73 62,74 47 , 59 1.3 Lãi vay 1000đ/100con 21,67 28,83 24 , 98 2. Chi phí tự có (TC) 1000đ/100con 666,64 1047,95 863,17 2.1. Công lao động gia 1000đ/100con 666,64 842,83 759,80 đình 2.2. Thức ăn 1000đ/100con 105,12 100,00 103,37 TỔNG CHI PHÍ 1000đ/100con 6.890,70 7.456,15 7.178,67 Nguồn: số liệu điều tra hộ nuôi gàt năm 2019 Trong xu thế phát triển hiện nay các hộ nuôi luôn chọn các giống gà nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay trên địa bàn xã Kiên Thành các giống gà Ta lai, Minh dư được nuôi phổ biến. Qua bảng 17 và 18 ta thấy tổng
- 56 chi phí nhóm hộ nuôi gà Ta lai bỏ ra cao nhất trong cả hai vụ, tiếp theo hộ nuôi gà Minh dư, Cụ thể là, đối với giống gà Ta lai chi phí sản xuất mà hộ bỏ ra là 6.408,20 nghìn đồng/100 con trong vụ 1 và 6.408,20 nghìn đồng/100 con trong vụ 2 , đối giống gà Minh dư chi phí sản xuất mà hộ nuôi bỏ ra thấp nhất so với các giống gà trên với 6.302,06 nghìn đồng/100 con trong vụ 1 và 6.302,06 nghìn đồng/100 con trong vụ 2. Đối với chi phí sản xuất trực tiếp, ba nhóm hộ nuôi đều có sự khác nhau giữa các loại chi phí: Giống, thức ăn, thú y, điện nước, công lao động và chi phí khác. Trong đó chi phí sản xuất trực tiếp mà hộ nuôi giống Ta lai bỏ cao hơn với 6.316,63 nghìn đồng/100 con trong vụ 1, còn đối với hộ nuôi giống gà Minh dư chi phí trực tiếp là 6.171,66 nghìn đồng/100. Sự chệnh lệch là không lớn lắm do có sự bù trừ giữa các loại chi phí. Tương tự đối với vụ 2 chi phí sản xuất trực tiếp mà hộ nuôi gà Ta lai, ỹ, Minh dư lần lượt là 6.542,30 nghìn đồng/100 con, và 6.384,31 nghìn đồng/100 con. Do trong vụ 2 các hộ nuôi với số lượng nhiều hơn để bán trong dịp Tết nên giá con giống tăng từ 0,5-1 nghìn đồng/con làm cho chi phí giống tăng lên so với vụ 1, chi phí thức ăn cũng tăng do trong vụ 2 thời tiết lạnh gà ăn nhiều chống rét, tương tự các chi phí như thú y, điện nước cũng tăng trong vụ 2. Qua đó cho thấy chi phí trực tiếp vụ 2 luôn cao hơn vụ 1. Về lãi vay ngân hàng và khấu hao TSCĐ, do thời gian nuôi gà Ta lai thường kéo dài gần 3 tháng nên chi phí lãi vay của nhóm hộ nuôi gà Ta lai cao nhất với 28,83 nghìn đồng/100 con cao hơn 7,16 nghìn đồng/100 con hộ nuôi Minh dư Tương tự trong vụ 2 lãi vay hộ nuôi gà Ta lai cao hơn 7,12 nghìn đồng/100 con con đối với hộ nuôi gà Minh dư. Còn đối với khấu hao TSCĐ hộ nuôi giống gà Ta lai cũng cao hơn so với hộ nuôi giống gà Minh dư. Chi phí khấu hao đối với hộ nuôi gà Ta lai là
- 57 62,74 nghìn đồng/100 con, trong khi chi phí khấu hao các hộ Minh dư là 42,95 nghìn đồng/100 con và 30,73 nghìn đồng đối với hộ nuôi gà Minh dư. Do số lứa nuôi trong năm trung bình 2,9 lứa, trong khi hộ nuôi Minh dư và đây với số lứa trung bình 7 lứa nên khấu hao tài sản cố định cho một lứa nuôi đối với hộ nuôi Ta lai cao hơn so với hai giống gà trên. Tương tự trong vụ 2 chi phí khấu hao nhóm hộ nuôi gà Ta lai cũng cao hơn hộ nuôi Minh dư là 7,12 nghìn đồng/100 con và trong vụ 2 do các hộ nuôi với số lượng lớn nên chi phí khấu hao vào vụ 2 thấp hơn vụ 1.
- 58 Bảng 4.11: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ điều tra trong vụ 2 theo giống gà (Tính BQ cho 100con/vụ) Chỉ tiêu ĐVT Minh dư Ta lai BQC Vụ 2 1.Chi phí sản xuất ( C) 1000đ/100con 6.431,28 6.625,92 6.528,67 1.1 Chi phí sản xuất trực 1000đ/100con 6.384,31 6.542,30 6.464,37 tiếp (TT) - Giống 1000đ/100con 1.614,97 1.826,68 1.718,40 - Thức ăn 1000đ/100con 4.278,05 4.251,23 4.269,83 - Thuốc thú y 1000đ/100con 261,99 220,27 239,12 - Điện, nước 1000đ/100con 112,38 142,23 128,41 - Chi phí khác 1000đ/100con 116,92 101,89 108,61 1.2 Khấu hao TSCĐ 1000đ/100con 28,97 58,50 43 , 48 1.3 Lãi vay 1000đ/100con 18,00 25,12 20 , 82 2.Chi phí tự có(TC) 1000đ/100con 717,79 1.085,21 895,74 2.1. Công lao động gia 1000đ/100con 717,79 870,95 792,79 đình 2.2. Thức ăn 1000đ/100con 124,16 90,10 102,95 TỔNG CHI PHÍ 1000đ/100con 7.149,07 7.711,13 7.424,41 Nguồn: số liệu điều tra hộ nuôi gà năm 2019 Chi phí tự có bao gồm chi phí lao động gia đình và thức ăn tự có của gia đình. Đối với nhóm hộ nuôi giống gà Minh dư đây chi phí tự có là công lao động gia đình, trong khi chi phí tự có của nhóm hộ nuôi gà Ta lai bao gồm cả công lao động gia đình và thức ăn tự có của gia đình. Do đó chi phí tự
- 59 có nhóm hộ nuôi gà Ta lai cao nhất với 1.047,95 nghìn đồng/ 100 con trong vụ 1 và 1.085,21 nghìn đồng/100 con vụ 2, còn đối nhóm hộ nuôi gà Minh dư với công lao động trong vụ 1 đối với 100 con là 666,64 nghìn đồng và 717,79 nghìn đồng. 4.5.2.2 Kết quả chăn nuôi theo giống gà Tuy chi phí sản xuất bỏ ra lớn nhất song sản lượng gà của hộ nuôi gà Ta lai thấp nhất trong ba nhóm hộ nuôi. Sản lượng gà của hộ nuôi gà Ta lai là 122,33 kg/100 con vào vụ 1 thấp hơn 17,73 kg/100 convới hộ nuôi Minh dư. Tương tự trong vụ 2, sản lượng gà nhóm hộ nuôi gà Ta lai 124,91 kg/100 con thấp hơn 17,34 kg/100 con và đối với nhóm hộ nuôi gà Minh dư và. Lý do cho hiện tượng trên là do gà Minh dư, đây là giống gà nuôi nhốt hoàn toàn, chỉ ăn thức ăn CN, lại ít vận động nên gà nên có trọng lượng khi xuất bán cao hơn gà Ta lai. Trọng lượng xuất bán gà Ta lai từ 2.5,3-3.2 kg/con trong khi trọng lượng xuất bán gà Minh dư 2,6-3,5 kg/con,. Tuy Minh dư, là giống gà được nuôi theo hình thức CN và có thời gian nuôi như nhau nhưng do giống gà Ta lai là giống gà có năng suất cao, theo các hộ nuôi thì giống gà này ăn nhiều và nhanh to hơn giống Minh dư Ngược lại, về giá trị sản xuất thì nhóm hộ nuôi gà Minh dư, thấp hơn nhóm hộ nuôi gà Ta lai. Với vụ 1, GO của nhóm hộ nuôi gà Ta lai là 10.087,31 nghìn đồng/100 con cao hơn 1.940,46 nghìn đồng/100 con so với nhóm hộ nuôi gà Minh dư .Tương tự trong vụ 2, nhóm hộ nuôi gà Ta lai có GO cao nhất với 10.878,26 nghìn đồng/100 con, , thấp hơn là nhóm hộ nuôi gà Minh dư với 8.517,49 nghìn đồng/100 con. Sở dĩ như vậy là do giá bán gà Ta lai cao hơn so hai giống gà trên, giá bán gà Minh dư từ 50-55 nghìn đồng/kg, trong khi giá gà Tai lai thì từ 49-52 nghìn đồng/kg. tuy giá gà không chênh lệch bao nhiêu nhưng do sản lượng giống gà Ta lai cao hơn nên giá trị sản xuất của hộ nuôi gà ta lai cao hơn so với nhóm hộ nuôi gà Minh dư.
- 60 Bảng 4.12: Kết quả nuôi gà của các hộ được điều tra theo giống gà Chỉ tiêu ĐVT Ta lai Minh dư BQC Vụ 1 Tổng số hộ điều tra Hộ 33 17 50 Sản lượng Kg/100con 140,06 122,33 131,77 GO 1000đ/100con 8.146,85 10.087,31 9.172,87 C 1000đ/100con 6.224,06 6.408,20 6.315,50 MI=GO-C 1000đ/100con 1.922,79 3.679,11 2.857,37 TC 1000đ/100con 666,64 1.047,95 863,17 NB=MI-TC 1000đ/100con 1.256,15 2.631,16 1.994,20 Vụ 2 Sản lượng Kg/100con 142,25 124,91 135,11 GO 1000đ/100con 8.517,49 10.878,26 9.716,50 C 1000đ/100con 6.431,28 6.625,92 6.528,67 MI=GO-C 1000đ/100con 2.086,21 4.252,34 3.187,83 TC 1000đ/100con 717,79 1.085,21 895,74 NB=MI-TC 1000đ/100con 1.368,42 3.167,13 2.292,09 Nguồn: số liệu điều tra hộ nuôi gàt năm 2019 Nói đến thu nhập hỗn hợp (MI): MI của nhóm hộ nuôi gà Ta lai trong hai vụ đều cao nhất và thấp hơn là hộ nuôi gà Minh dư. Vụ 1 MI hộ nuôi gà Ta lai cao hơn MI hộ nuôi gà Minh dư 1.834,79 nghìn đồng/100 con trong vụ 1 và 2.166,13 nghìn đồng/100 con vào vụ 2. Mặc dù chi phí sản xuất (C) của hộ nuôi gà Ta lai cao hơn hộ nuôi Minh dư, là 106,14 nghìn đồng/100 con trong vụ 1 và cao hơn trong vụ 2 là 194,64 nghìn đồng/100 contuy nhiên GO mà nhóm hộ nuôi gà Ta lai lại cao hơn nhóm hộ nuôi gà Minh dư tới 1.940,46 nghìn đồng/100 trong vụ 1 và 2.166,13 nghìn đồng/100 con vào vụ 2.