Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường tại chi nhánh công ty TNHH Thương mại VHC Thái Nguyên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường tại chi nhánh công ty TNHH Thương mại VHC Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_tai_chi_nhanh_cong.pdf
Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường tại chi nhánh công ty TNHH Thương mại VHC Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM QUỐC LINH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VHC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 - 2018 Thái Nguyên - năm 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM QUỐC LINH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VHC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thanh Hải Thái Nguyên - năm 2018
- i LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã luôn quan tâm và tận tình truyền đạt những những kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy hướng dẫn thực tập là TS. Nguyễn Thanh Hải đã tận tình hướng dẫn, định hướng và tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường, Ban chủ nhiệm đề tài NCKH đã giúp đỡ tôi thực tập và tiếp cận tài liệu nghiên cứu. Em xin dành lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè những người quan tâm động viên, đồng thời là chỗ dựa tinh thần lớn giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong suốt thời gian học tập và làm Đề tài vừa qua. Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng, xong do điều kiện thời gian và năng lực còn nhiều hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để bài luận văn của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Phạm Quốc Linh
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Phương pháp lấy mẫu hiện trường 21 Bảng 3.2. Phương pháp lấy và bảo quản mẫu 22 Bảng 3.3.Vị trí lấy mẫu 22 Bảng 3.4 - Vị trí lấy mẫu môi trường nước: 23 Bảng 3.5. Phương pháp đo tại hiện trường 24 Bảng 3.6. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 24 Bảng 4.1. Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực làm việc 33 Bảng 4.2: Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực chi nhánh 39 Bảng 4.3. Kết quả phân tích nước thải chi nhánh Công ty TNHH Thương mại VHC Thái Nguyên 46
- iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Vị trí trung tâm thương mại HC Thái Nguyên trên bản đồ 26 Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện kết quả đo Bụi lơ lửng của các mẫu không khí khu vực làm việc trong 3 đợt năm 2017 35 Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện kết quả đo CO của các mẫu không khí khu vực làm việc trong 3 đợt năm 2017 35 Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện kết quả đo CO2 của các mẫu không khí khu vực làm việc trong 3 đợt năm 2017 36 Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện kết quả đo SO2 của các mẫu không khí khu vực làm việc trong 3 đợt năm 2017 37 Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện kết quả đo NO2 của các mẫu không khí khu vực làm việc trong 3 đợt năm 2017 37 Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện kết quả đo Độ ồn của các mẫu không khí khu vực làm việc trong 3 đợt năm 2017 38 Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện kết quả đo Bụi lơ lửng của các mẫu không khí xung quanh khu vực trong 3 đợt năm 2017 40 Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện kết quả đo CO của các mẫu không khí xung quanh khu vực trong 3 đợt năm 2017 41 Hình 4.10. Biểu đồ thể hiện kết quả đo CO2 của các mẫu không khí xung quanh khu vực trong 3 đợt năm 2017 42 Hình 4.11. Biểu đồ thể hiện kết quả đo SO2 của các mẫu không khí xung quanh khu vực trong 3 đợt năm 2017 43 Hình 4.12. Biểu đồ thể hiện kết quả đo NO2 của các mẫu không khí xung quanh khu vực trong 3 đợt năm 2017 44 Hình 4.13. Biểu đồ thể hiện kết quả đo Độ ồn của các mẫu không khí xung quanh khu vực trong 3 đợt năm 2017 45 Hình 4.14. Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích hàm lượng pH trong mẫu nước thải của 3 đợt năm 2017 47 Hình 4.15. Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích hàm lượng BOD5 trong mẫu nước thải của 3 đợt năm 2017 48
- iv Hình 4.16. Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích hàm lượng COD trong mẫu nước thải của 3 đợt năm 2017 49 Hình 4.17. Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích hàm lượng TSS trong mẫu nước thải của 3 đợt năm 2017 50 Hình 4.18. Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích hàm lượng TDS trong mẫu nước thải của 3 đợt năm 2017 51 Hình 4.19. Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích hàm lượng Sunfua tổng số trong mẫu nước thải của 3 đợt năm 2017 52 Hình 4.20. Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích hàm lượng Amoni tổng số trong mẫu nước thải của 3 đợt năm 2017 53 Hình 4.21. Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích hàm lượng Nitrat tổng số trong mẫu nước thải của 3 đợt năm 2017 54 Hình 4.22. Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích hàm lượng Phosphat tổng số trong mẫu nước thải của 3 đợt năm 2017 55 Hình 4.23. Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích hàm lượng Coliforms tổng số trong mẫu nước thải của 3 đợt năm 2017 56
- v DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT BOD :Nhu cầu oxy hóa sinh học BTNMT : Bộ tài nguyên Môi trường BYT : Bộ Y Tế CLN : Chất lượng nước ĐTM : Đánh giá tác động môi trường KSONN : Kiểm soát ô nhiễm nước MTKK : Môi trường không khí NT : Nước Thải ONKK : Ô nhiễm khôn khí QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QĐ : Quyết định QH : Quốc hội SMEWW : Các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TN&MT : Tài Nguyên và Môi trường TNHH : Trác nhiệm hữu hạn TP : Thành phố TQKT : Tổng quan kinh tế TS : Tiến Sỹ TSS : Tổng chất rắn lơ lửng WHO : Tổ chức Y tế Thế giới
- vi MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2.Mục tiêu của đề tài 2 1.2.1.Mục tiêu chung 2 1.2.2.Mục tiêu cụ thể 2 1.3.Yêu cầu của đề tài 3 1.4.Ý nghĩa của đề tài 3 1.4.1. Ý nghĩa thực tiễn: 3 1.4.2. Ý nghĩa học tập: 3 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1.Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1.Cơ sở lý luận 4 2.1.2.Cơ sở pháp lý 5 2.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước đến môi trường 6 2.2.1.Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến môi trường 6 2.2.2.Ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước đến môi trường 9 2.3.Hiện trạng ô nhiễm môi trường 11 2.3.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí trên thế giới 11 2.3.2.Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam 11 2.3.3.Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí tại tỉnh Thái Nguyên 12 2.3.4. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam 13 2.3.5. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước tại tỉnh Thái Nguyên 16 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20 3.1.1.Đối tượng nghiên cứu 20 3.1.2.Phạm vi nghiên cứu 20 3.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu 20 3.2.1.Địa điểm nghiên cứu 20 3.2.2.Thời gian nghiên cứu 20
- vii 3.3.Nội dung nghiên cứu 20 3.4.Phương pháp nghiên cứu 20 3.4.1. Phương pháp kế thừa, thu thập số liệu thứ cấp 20 3.4.2.Phương pháp khảo sát thực địa 21 3.4.3.Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu 21 3.4.4. Phương pháp đo tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm 24 3.4.5. Phương pháp thống kê xử lý số liệu 25 3.4.6.Phương pháp tổng hợp, so sánh, viết báo cáo 25 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26 4.1. Tổng quan về chi nhánh công ty công ty TNHH Thương mại VHC Thái Nguyên. 26 4.1.1.Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tại khu vực chi nhánh. 26 4.1.2. Tổng quan về công ty TNHH Thương mại VHC Thái Nguyên. 29 4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước và không khí khu vực chi nhánh công ty TNHH thương mại VHC Thái Nguyên 32 4.2.1.Đánh giá hiện trạng môi trường không khí 32 4.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước 46 4.3. Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường khu vực chi nhánh TNHH Thương mại VHC Thái Nguyên 57 4.3.1. Một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí 57 4.3.2.Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 57 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58 5.1. Kết luận 58 5.2.Kiến nghị 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề - Bước vào thế kỷ XXI, cùng với những cơ hội phát triển mạnh mẽ, loài người cũng đứng trước những thách thức lớn như vấn đề gia tăng dân số, năng lượng, lương thực, đặc biệt là vấn đề môi trường, một vấn đề đang được cả nhân loại hết sức quan tâm, đe dọa nghiêm trọng sự ổn định và phát triển của tất cả các nước trên thế giới. Nhân loại đã và đang ý thức được rằng, nếu các vấn đề môi trường không được xem xét đầy đủ và kỹ lưỡng trong chính sách phát triển thì tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hoá với tốc độ nhanh nhất định sẽ đi kèm với việc huỷ hoại môi trường. Nguy cơ môi trường đang ở tình trạng báo động ở những quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. - Việt Nam trong những năm gần đây không ngừng đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, những lợi ích mà công nghiệp hóa - hiện đại hóa mang lại được thể hiện rất rõ qua tình hình tăng trưởng kinh tế, giáo dục, xã hội. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với môi trường trong vùng lãnh thổ. Môi trường ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn, trong đó ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp là rất nặng. - Chi nhánh công ty TNHH Thương mại VHC Thái Nguyên Ngày 23/7/2014, Hệ thống siêu thị điện máy HC đã chính thức khai trương đại siêu thị tại 282B Đường Lương Ngọc Quyến, P.Quang Trung, TP. Thái Nguyên, nâng tổng số lên 12 siêu thị trong chuỗi Điện máy HC toàn miền Bắc và miền Trung.Ra đời tại Hà Nội từ những năm 1990, gây dựng thương hiệu HC từ năm 2005, với hơn 20 năm kinh nghiệm, chuỗi Siêu thị Điện máy HC đã tạo dựng được uy tín và chỗ đứng trong lòng hàng triệu người tiêu dùng.
- 2 Siêu thị Điện máy HC Thái Nguyên là siêu thị điện máy lớn nhất tỉnh, với tổng diện tích trên 5000 m2, phục vụ hơn 10.000 mặt hàng thuộc các ngành hàng điện tử, điện lạnh, máy tính, điện thoại, gia dụng từ các thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới như Sony, LG, Samsung, Hitachi, Electrolux đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển, lớn mạnh của thành phố Thái Nguyên nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt, một mặt đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, của đất nước,song mặt khác sự tác động của nó tới môi trường là điều không tránh khỏi. - Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Thanh Hải, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường tại chi nhánh công ty TNHH Thương mại VHC Thái Nguyên”. 1.2.Mục tiêu của đề tài 1.2.1.Mục tiêu chung - Đánh giá được thực trạng, mức độ ảnh hưởng đến môi trường của chi nhánh công ty TNHH Thương mại VHC Thái Nguyên.Từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động của chi nhánh công ty TNHH Thương mại VHC Thái Nguyên gây ra. 1.2.2.Mục tiêu cụ thể -Đánh giá thực trạng môi trường không khí tại chi nhánh công ty TNHH Thương mại VHC Thái Nguyên. -Đánh giá mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước thải khu vực chi nhánh công ty TNHH Thương mại VHC Thái Nguyên. - Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhằm phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường, ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trưởng của chi nhánh công ty TNHH Thương mại VHC Thái Nguyên.
- 3 1.3.Yêu cầu của đề tài - Thông tin và số liệu thu thập được phải chính xác, trung thực, khách quan. - Các mẫu nghiên cứu và phân tích phải đảm bảo tính khoa học và đại diện cho khu vực nghiên cứu - Đánh giá đúng hiện trạng môi trường nước thải, không khí tại chi nhánh công ty TNHH Thương mại VHC Thái Nguyên - Các kết quả phân tích thông số môi trường phải được so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam. 1.4.Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa thực tiễn: - Phản ánh thực trạng về chất lượng nước thải và không khí tại chi nhánh công ty TNHH Thương mại VHC Thái Nguyên - Làm cơ sở cho công tác quy hoạch, kế hoạch, biện pháp xử lý nước thải, không khí của công ty nhằm giảm thiểu tác động đến ô nhiễm môi trường. 1.4.2. Ý nghĩa học tập: -Đây là cơ hội giúp bản thân tôi vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, -Học hỏi thêm kiến thức về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu. -Nắm vững các bước lấy mẫu và xử lý sơ bộ mẫu nước. -Tiếp thu và học hỏi những kiến thức thực tế.
- 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1.Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1.Cơ sở lý luận 2.1.1.1.Một số khái niệm: - Khái niệm môi trường + Theo khoản 1 điều 3 Luật bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014:”Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”[2]. - Khái niệm ô nhiễm môi trường: + Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường 2014:” Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”[2]. - Khái niệm ô nhiễm không khí: + Là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa [3]. Khái niệm ô nhiễm môi trường nước: + Là sự thay đổi theo chiều xấu đi của các tính chất vật lý- hóa học- sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng , rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước [3]. -Khái niệm ô nhiễm tiếng ồn: Như một âm thanh không mong muốn bao hàm sự bất lợi làm ảnh hưởng đến con người và môi trường sống của con người bao gồm đất đai, công trình xây dựng và động vật nuôi ở trong nhà [3].
- 5 -Khái niệm tiêu chuẩn môi trường: + Theo khoản 6 điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014:” Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường”[2]. -Khái niệm quy chuẩn kỹ thuật môi trường: + Theo khoản 5 điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014:” Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường” [2]. 2.1.2.Cơ sở pháp lý - Luật bảo vệ môi trường 55/2014/QH13 được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2015. - Luật tài nguyên nước 17/2012/QH13 đã được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012. - Nghị định 201/2013/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên nước. - Nghị định số 154/2016/NĐ- CP, của Chính phủ về phí Bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Thông tư số 27/2014/TT- BTNMT về Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại Giấy phép tài nguyên nước do Bộ tài nguyên và môi trường ban hành ngày 30/5/2014. - Thông tư số 56/2004/TT- BTNMT của bộ Tài nguyên và môi trường quy định điều kiện về năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra cơ bản tài
- 6 nguyên nước, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước, lập báo cáo, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép về tài nguyên nước ngày 24 tháng 9 năm 2014. - Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 3/12/2008 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - QĐ 3733:2002/BYT: Quyết định của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. Giá trị so sánh với từng lần tối đa (mg/m3). - QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về vi khí hậu – giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc đối với lao động nhẹ. - QCVN 24:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc. - QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. -QCVN 26:2010-BTNMT:Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn -QCVN 14:2008-BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt. 2.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước đến môi trường 2.2.1.Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến môi trường * Đối với con người. + Bụi: - Tác hại của bụi phụ thuộc vào bản chất (thành phần) của bụi, nồng độ bụi, kích thước hạt bụi, thời gian tiếp xúc và đáp ứng cá nhân. - Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp. + Bụi có thể gây các bệnh ở mắt, da, bệnh đường máu và các hệ thống khác của cơ thể (Bụi vào cơ thể tan trong máu và các dịch cơ thể), bệnh về tim mạch + Bụi có thể gây ung thư: bụi chứa thành phần độc hại, bụi amiang
- 7 - Sulfur Điôxít (SO2) và Nitrogen Điôxít (NO2): + Sulfur Điôxít (SO2). - Sulphur Điôxít là chất khí hình thành do oxy hóa lưu huỳnh (S) khi đốt cháy các nhiên liệu như than, dầu, sản phẩm của dầu, quặng sunfua, SO2 là chất khí gây kích thích đường hô hấp mạnh, khi hít thở phải khí SO2 (thậm chí ở nồng độ thấp) có thể gây co thắt các cơ thẳng của phế quản. Nồng độ SO2 lớn có thể gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hô hấp trên và ở các nhánh khí phế quản. SO2 ảnh hưởng tới chức năng của phổi, gây viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bệnh tim mạch, tăng mẫn cảm ở những người mắc bệnh hen, - SO2 nhiễm độc qua da làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt. - Độc tính chung của SO2 thể hiện ở rối loạn chuyển hóa protein và đường, thiếu vitamin B và C, ức chế enzim oxydaza. + Nitrogen Điôxít (NO2): - Nitrogen Điôxít (NO2): là chất khí màu nâu, được tạo ra bởi sự oxy hóa Nitơ ở nhiệt độ cao. NO2 là một chất khí nguy hiểm, tác động mạnh đến cơ quan hô hấp đặc biệt ở các nhóm mẫn cảm như trẻ em, người già, người mắc bệnh hen. –Nếu tiếp xúc với NO2 sẽ làm tổn thương niêm mạc phổi, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, tổn thương các chức năng của phổi, mắt ,mũi , họng, . + Cacbon mônôxít (CO) - Cacbon mônôxít (CO) kết hợp với hemoglobin (Hb) trong máu thành hợp chất bền vững là cacboxy hemoglobin (HbCO) làm cho máu giảm khả năng vận chuyển oxy dẫn đến thiếu oxy trong máu . + Amoniac (NH3 ) - NH3 là khí gây độc có khả năng kích thích mạnh lên mũi, miệng và hệ hô hấp.
- 8 3 - Tiếp xúc với NH3 với nồng độ 100mg/m trong khoảng thời gian ngắn sẽ không để lại hậu quả lâu dài, nhưng nếu tiếp xúc với NH3 ở nồng độ 1500- 2000 mg/m3 trong thời gian 30 phút sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng. + Hydro sunfua (H2S). - H2S xâm nhập vào cơ thể qua phổi sẽ bị oxy hóa thành sunfat . Các hợp chất có độc tính thấp sẽ không tích lũy trong cơ thể. Khoảng 6% lượng khí hấp thụ sẽ được thải ra ngoài qua khí thở ra,phần còn lại sau khi chuyển hóa được bài tiết qua nước tiểu. - Ở nồng độ thấp, khí H2S kích thích lên mắt và đường hô hấp. - Hít thở lượng lớn hỗn hợp H2S sẽ gây thiếu oxy đột ngột,có thể dẫn đến tử vong do ngạt thở. - Dấu hiệu nhiễm độc cấp tính: buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, mũi họng khô và có mùi hôi, mắt có biểu hiện phù mi, viêm kết mạc nhãn cầu, tiết dịch mủ và giảm thị lực. - Thường xuyên tiếp xúc với H2S ở nồng độ dưới mức gây độc cấp tính có thể gây nhiễm độc mãn tính. Các triệu chứng có thể là: suy nhược, rối loạn hệ thần kinh, hệ tiêu hóa,mất ngủ, viêm phế quản mãn tính, .[7]. - Chì (Pb): khói xả từ động cơ của các phương tiện tham gia giao thông có chứa một hàm lượng chì nhất định. Ngoài ra, chì có thể sinh ra từ các mỏ quặng, từ nhà máy sản xuất pin, chất dẻo tổng hợp, sơn, hóa chất, Chì xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, thức ăn, nước uống, qua da, qua sữa mẹ, Chì sẽ tích đọng trong xương và hồng cầu gây rối loạn tủy xương, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não, gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, phá vỡ hồng cầu gây thiếu máu, làm rối loạn chức năng thận. Phụ nữ có thai và trẻ em rất dễ bị tác động của chì (gây sẩy thai hoặc tử vong ,làm giảm trí thông minh, )[7].
- 9 + Khí Radon. - Khí Radon sinh ra do phân rã hạt nhân Urani trong tự nhiên, là loại khí nặng nên thường tồn tại trong lớp không khí sát mặt đất. Trong tự nhiên, radon có trong đất đá, xỉ than, bãi thải vật liệu xây dựng, trong bùn. Radon có thể bám qua các hạt bụi nhỏ, xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp hoặc thấm qua da, qua các vết thương hở gây nên bệnh ung thư phổi, ung thư máu, . * Đối với toàn cầu - Mưa acid - Hiệu ứng nhà kính - Suy giảm tầng ozon - Biến đổi nhiệt độ[7]. 2.2.2.Ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước đến môi trường + Nước và sinh vật nước: - Nước ngầm: Ngoài việc các cặn lơ lửng trong nước mặt, các chất thải nặng lắng xuống đáy sông, sau khi phân huỷ, 1 phần lượng chất được các sinh vật tiêu thụ, 1 phần thấm xuống mạch nước bên dưới (nước ngầm) qua đất, làm biến đổi tính chất của loại nước này theo chiều hướng xấu (do các chất chứa nhiều chất hữu cơ, kim loại nặng ) - Nước mặt: Do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ra sự mất cân bằng giữa lượng chất thải ra môi trường nước (rác thải sinh hoạt, các chất hữu cơ, ) và các sinh vật tiêu thụ lượng chất thải này (vi sinh vật, tảo, ) làm cho các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, không được phân huỷ, vẫn còn lưu lại trong nước với khối lượng lớn, dẫn đến việc nước dần mất đi sự tinh khiết ban đầu, làm chất lượng nguồn nước bị suy giảm nghiêm trọng. - Sinh vật nước: Ô nhiễm nước ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật nước, đặc biệt là vùng sông, do nước chịu tác động của ô nhiễm nhiều nhất. Nhiều loài
- 10 thuỷ sinh do hấp thụ các chất độc trong nước, thời gian lâu ngày gây biến đổi trong cơ thể nhiều loài thuỷ sinh, một số trường hợp gây đột biến. - Hiện tượng thủy triều đen: Tình trạng chất lượng nước hồ giảm đột ngột nghiêm trọng và tình trạng cá chết hàng loạt. - Thủy triều đỏ: Sự phát triển quá mức của nền công nghiệp hiện đại đã kéo theo những hậu quả nặng nề về môi trường, làm thay đổi hệ sinh thái biển. + Đất và sinh vật đất: - Đất: Nước bị ô nhiễm mang nhiều chất vô cơ và hữu cơ thấm vào đất gây ô nhiễm nghiêm trọng cho đất. - Sinh vật đất: Khi các chất ô nhiễm từ nước thấm vào đất không những gây ảnh hưởng đến đất mà còn ảnh hưởng đến cả các sinh vật đang sinh sống trong đất. + Không khí: - Ô nhiễm môi trường nước không chỉ ảnh hưởng đến con người, đất, nước mà còn ảnh hưởng đến không khí. Các hợp chất hữu cơ, vô cơ độc hại trong nước thải thông qua vòng tuần hoàn nước, theo hơi nước vào không khí làm cho mật độ bụi bẩn trong không khí tăng lên. Không những vậy, các hơi nước này còn là giá bám cho các vi sinh vật và các loại khí bẩn công nghiệp độc hại khác. + Sức khỏe con người: - Sức khỏe con người: khi nguồn nước mặt, nước ngầm bị ô nhiễm, con người bị ảnh hưởng rất lớn. Con người sống ở những khu vực có nguồn nước ô nhiễm rất dễ bị các bệnh ung thư, đột biến gen, các bệnh lây nhiễm do vi khuẩn, bệnh về phổi, - Như vậy hậu quả của ô nhiễm nước thải là vô cùng to lớn, do đó mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường là bảo vệ chỉnh sức khỏe của bạn và người thân của bạn[11].
- 11 2.3.Hiện trạng ô nhiễm môi trường 2.3.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí trên thế giới - Theo báo cáo lần đầu tiên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa được công bố ngày 26/9 tại Giơnevơ, Thụy Sĩ, về thông số chất lượng không khí tại nhiều quốc gia trên thế giới, cho rằng ô nhiễm không khí trên thế giới đã ở mức nguy hại đối với sức khỏe con người. (Nghiên cứu này thu thập các mẫu không khí của gần 1100 thành phố tại 91 quốc gia trên thế giới, trong đó có các thủ đô và các thành phố có số dân trên 100.000 người.) - Bên cạnh đó, theo thống kê của tổ chức y tế Thế giới (WHO), hằng năm trên thế giới có khoảng 2 triệu trẻ em bị tử vong do nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp, 60% trường hợp có liên quan đến ô nhiễm không khí. - Ở Trung Quốc, tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà gây nên những hội chứng xấu ở đường hô hấp và nhiều bệnh khác khiến khoảng 2,2 triệu dân tử vong mỗi năm, trong đó có một triệu người dưới 5 tuổi. - Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới vào năm 2007 cho thấy 750.000 dân Trung Quốc chết sớm mỗi năm do ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước [1]. 2.3.2.Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam - Trong những năm qua, với xu thế đổi mới và hội nhập, Việt Nam đã tạo được những xung lực mới cho quá trình phát triển, vượt qua tác động của suy thoái toàn cầu và duy trì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm với mức bình quân 5,7%/năm. Tuy nhiên, nước ta vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường không khí (MTKK). - Ô nhiễm không khí (ONKK) không chỉ là vấn đề nóng tập trung ở các đô thị phát triển, các khu, cụm công nghiệp mà đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. ONKK được xem là một trong những tác nhân hàng đầu có nguy cơ tác động nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Với mục đích cung cấp bức tranh tổng thể về chất lượng MTKK, Bộ TN&MT đã xây dựng Báo cáo môi trường quốc gia năm 2013 với chủ đề Môi trường không khí.
- 12 Báo cáo phân tích cụ thể hiện trạng MTKK xung quanh (không bao gồm MTKK trong nhà và trong khu vực sản xuất) giai đoạn 2008 - 2013, chỉ ra các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục cho những năm sắp tới [1]. 2.3.3.Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí tại tỉnh Thái Nguyên - Theo đánh giá mới nhất của tỉnh Thái Nguyên, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn ngày càng gia tăng và khó kiểm soát, tính chất vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng phức tạp, nhiều "điểm nóng" về ô nhiễm môi trường còn tồn tại, gây bức xúc trong dư luận - Theo đánh giá mới nhất của tỉnh Thái Nguyên, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn ngày càng gia tăng và khó kiểm soát, tính chất vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng phức tạp, nhiều "điểm nóng" về ô nhiễm môi trường còn tồn tại, gây bức xúc trong dư luận - Qua thống kê sơ bộ, hiện mỗi ngày toàn tỉnh thải ra trên 400 tấn chất thải sinh hoạt nhưng số chất thải thu gom, xử lý mới đạt khoảng 36%, riêng lượng chất thải y tế được thu gom, xử lý hợp vệ sinh cũng chỉ đạt gần 50%. - Kết quả quan trắc môi trường hàng năm cho thấy: môi trường không khí đã bị ô nhiễm cục bộ, nhất là tại các khu vực: Nhà máy xi măng Núi Voi, Nhà máy xi măng Quang Sơn (huyện Đồng Hỷ), Nhà máy xi măng La Hiên (huyện Võ Nhai) Đáng ngại hơn, xung quanh các khu mỏ khai thác than hàm lượng bụi đã vượt quy chuẩn cho phép đến 5 lần. Cùng với tình trạng ô nhiễm không khí, môi trường đất tại các khu vực gần khu công nghiệp có biểu hiện ô nhiễm kim loại nặng rõ rệt, điển hình như đất ruộng gần Khu công nghiệp Sông Công hàm lượng Zn vượt 8,9 lần, hàm lượng Cd vượt 11 lần; tại Khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên hàm lượng Pb vượt tiêu chuẩn 2,8 lần, hàm lượng Zn vượt 46,6 lần Đặc biệt tại các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản do chủ yếu khai thác theo phương thức lộ thiên, thủ công bán cơ giới đã gây tác động xấu đến môi trường, gây thất thoát tài nguyên như tại các
- 13 điểm mỏ: than Làng Cẩm, đôlômít Làng Lai, mỏ sắt Trại Cau Nguy hại hơn, ở một số mỏ than Khánh Hòa, Phấn Mễ, Núi Hồng, mỏ sắt Trại Cau do khai thác lộ thiên đã tạo ra các moong khai thác sâu tới hơn 100 m so với mực nước biển và đổ thải cao hơn 100 m so với mặt địa hình khu vực, làm biến dạng địa hình, tác động xấu đến hệ sinh thái khu vực, bồi lấp dòng chảy mặt, thậm chí gây mất nước, sụt lún đất Tuy việc xác định tác nhân gây ô nhiễm môi trường đã khá rõ ràng, tỉnh Thái Nguyên đã "khoanh vùng" 52 cơ sở gây ô nhiễm môi trường và 48 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhưng việc xử lý còn chưa kịp thời. Hiện Sở tài nguyên - môi trường tỉnh mới xác nhận 10 đơn vị, cơ sở hoàn thành xử lý triệt để ô nhiễm, còn nhiều đơn vị vẫn gây ô nhiễm kéo dài mặc dù đã bị xử lý vi phạm hành chính - Trước thực tế này, tỉnh Thái Nguyên đang khẩn trương hoàn thành Đề án bảo vệ môi trường giai đoạn 2011 - 2015 với mục tiêu giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách, khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo đó, tỉnh tiến hành di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong các khu dân cư vào các khu, cụm công nghiệp, kiểm soát công nghệ, hạn chế cho phép đầu tư các cơ sở sản xuất có công nghệ mang tiềm năng gây ô nhiễm lớn, yêu cầu các khu, cụm công nghiệp phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đảm bảo dòng chảy và cải thiện môi trường, cảnh quan lưu vực sông Cầu, tiếp tục nâng độ che phủ rừng theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra [10]. 2.3.4. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam - Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ.
- 14 - Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. - Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn. - Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. ở thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu; nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8, 4-9 và hàm lượng NH4 là 4 mg/1, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu - Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực. - Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng. - Tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là
- 15 nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500-3.500 MNP/100 ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3800-12.500 MNP/100 ml ở các kênh tưới tiêu. - Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khoẻ nhân dân. - Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam. - Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước, như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu: nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ; chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. Các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường nước còn thiếu (chẳng hạn như chưa có các quy định và quy trình kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ nguồn nước). Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa
- 16 phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng. Chưa có chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo lưu vực và các vùng lãnh thổ lớn. Chưa có các quy định hợp lý trong việc đóng góp tài chính để quản lý và bảo vệ môi trường nước, gây nên tình trạng thiếu hụt tài chính, thu không đủ chi cho bảo vệ môi trường nước [9]. 2.3.5. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước tại tỉnh Thái Nguyên - Thái Nguyên là tỉnh nằm trong lưu vực sông (LVS) Cầu, trung bình mỗi năm cung cấp khoảng 3,54 tỷ m3 nước mặt. Tuy nhiên, hiện nay Thái Nguyên đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước và nguồn nước đang bị ô nhiễm. - Theo kết quả quan trắc môi trường định kỳ chất lượng nguồn nước mặt tại 49 điểm quan trắc của các sông, suối, trong đó có 27 điểm tại các suối đổ trực tiếp vào sông Cầu do Sở TN&MT Thái Nguyên thực hiện năm 2011 cho thấy, chất lượng nước (CLN) LVS Cầu đã bị ô nhiễm nhẹ chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng và vi sinh vật gây bệnh, điển hình là đoạn chảy qua khu vực và các suối tiếp nhận trực tiếp nước thải của các đô thị, khu khai thác khoáng sản, khu công nghiệp (KCN). Đặc biệt, phía hạ lưu sông Công (khu vực tiếp giáp với địa phận Hà Nội), do tiếp nhận nước thải từ bãi rác Nam Sơn, nguồn nước đã bị ô nhiễm hưu cơ, hàm lượng các chất ô nhiễm dinh dưỡng như amoni, ni tơ vượt tiêu chuẩn từ 2 - 5 lần. - Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do phần lớn các nguồn thải từ hoạt động khai khoáng, sản xuất công nghiệp, nước thải từ sinh hoạt, chăn nuôi có chứa chất độc hại như dầu mỡ, kim loại nặng, chất rắn lơ lửng, độ màu, hàm lượng chì (Pb), kẽm (Zn), Asen (As), Cadmi (Cd), đều xả thải trực tiếp vào LVS Cầu với ước tính khoảng 50 triệu m3 nước thải/năm, cụ thể: - Nước thải từ các cơ sở công nghiệp: Theo Báo cáo kết quả công tác quản lý môi trường trên địa bàn Thái Nguyên năm 2014, toàn tỉnh có trên 1.000 cơ sở công nghiệp, thuộc các ngành nghề khai khoáng, luyện kim, chế
- 17 biến thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng. Trong đó, ngành luyện kim, cơ khí của Nhà máy Gang thép Thái Nguyên và KCN Sông Công mỗi năm xả thải ra môi trường hơn 6 triệu m3 nước thải có chứa dầu mỡ, kim loại nặng; Ngành khai thác khoáng sản có lưu lượng nước thải phát sinh trên 12 triệu m3/năm, thành phần ô nhiễm chính là chất rắn lơ lửng, độ màu, kim loại nặng Đặc biệt, nước thải ở các mỏ kim loại màu, hàm lượng Pb, Zn, As, Cd vượt từ 3,5 - 20 lần. Bên cạnh đó, ngành sản xuất giấy, nông lâm hàng năm phát sinh khoảng 700.000 m3 nước thải; Ngành chế biến thực phẩm phát sinh khoảng 200.000 m3/năm; Ngành sản xuất vật liệu xây dựng phát sinh trên 470.000 m3/năm, thành phần gây ô nhiễm chủ yếu là các chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng, làm đục nguồn nước mặt và có mùi hôi. - Nước thải từ sinh hoạt: Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng trên 33 triệu m3/năm, thành phần ô nhiễm chính là chất hữu cơ, vi sinh vật, gây mùi hôi, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe. - Nước thải y tế: Mỗi năm, ngành y tế xả thải khoảng 830.000 m3 nước thải có chứa chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng và vi sinh vật gây bệnh. Mặc dù các cơ sở y tế đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải, nhưng một số chỉ tiêu hữu cơ như nitơ, phot pho trong nước thải sau khi xử lý vẫn cao. - Nước thải từ hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi: Việc sử dụng phân bón không đúng quy trình và sử dụng quá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Bên cạnh đó, hầu hết các trang trại chăn nuôi của tỉnh chưa có hệ thống xử lý nước thải, trong số các trang trại đang hoạt động, chỉ có 10% có báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và cam kết BVMT; 6 trang trại thực hiện kê khai nộp phí BVMT đối với nước thải. Do vậy, lượng nước thải phát sinh từ các hoạt động này ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nước.
- 18 - Trước nguy cơ thiếu nước sản xuất, sinh hoạt và chất lượng nguồn nước mặt đang bị đe dọa, những năm qua, Thái Nguyên đã có nhiều biện pháp thiết thực, góp phần kiểm soát ô nhiễm nước (KSONN). Ngày 13/5/2011, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án BVMT LVS Cầu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015, nhằm ổn định CLN tại những nơi chưa bị ô nhiễm; Hạn chế phát sinh nguồn thải gây ô nhiễm tại các dòng sông, suối phụ lưu của sông Cầu. Đồng thời, khôi phục và cải tạo cảnh quan, môi trường sinh thái ven sông; Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành, tổ chức, cá nhân trong công tác BVMT và triển khai thực hiện Đề án Bảo vệ tổng thể LVS Cầu. - Tỉnh đã tăng mức đầu tư kinh phí từ 40 tỷ (năm 2010) lên hơn 100 tỷ đồng (năm 2013) cho công tác BVMT; Áp dụng biện pháp thu phí BVMT đối với nước thải trong hoạt động khai thác khoáng sản; Xây dựng Công trình xử lý nước thải TP. Thái Nguyên, công suất 8.000 m3/ngày, đêm, dự kiến hoàn thiện trong năm 2014; Lắp đặt các lò đốt rác mini tại các xã, cụm xã và xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho các bệnh viện Tháng 4/2014, Tổng cục Môi trường đã bàn giao việc quản lý, vận hành trạm quốc gia quan trắc môi trường nước tự động, cố định trên LVS Cầu đặt tại Thái Nguyên. Đây là trạm quan trắc nước mặt đầu tiên trong số 6 trạm được đầu tư xây dựng tại 3 LVS Nhuệ - sông Đáy, sông Cầu và hệ thống sông Đồng Nai, nhằm phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời những nơi có dấu hiệu gây ô nhiễm môi trường nước. - Tại Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XII, ngày 14/5/2014 vừa qua, UBND tỉnh đã thông qua “Quy hoạch phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước mặt giai đoạn 2012 - 2020, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, thời gian tới, tỉnh sẽ thực hiện các biện pháp phân vùng bảo vệ nguồn nước; Xây dựng các trạm xử lý nước thải tại các địa phương, khu, cụm công nghiệp
- 19 Bên cạnh đó, tỉnh cũng đang nghiên cứu xây dựng hành lang bảo vệ nguồn nước sông, suối, ao, hồ; Hoàn thiện mạng lưới thông tin về tài nguyên nước. - Ông Đoàn văn Tuấn, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh cho biết, công tác BVMT trên địa bàn Thái Nguyên đã và đang nhận được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị; Ý thức BVMT của cộng đồng được nâng lên; KCN Sông Công đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải và đưa vào vận hành từ năm 2011; 22/23 Bệnh viện đã xây dựng hệ thống xử lý chất thải, góp phần BVMT. Hiện nay, 13/14 điểm quan trắc trên dòng chảy chính của sông Cầu bị ô nhiễm nhẹ hợp chất hữu cơ, không đạt chất lượng sử dụng cho mục đích sinh hoạt, nhưng đảm bảo nước tưới tiêu. Chất lượng nguồn nước tại một số điểm như Văn Lang, Hòa Bình - Đồng Hỷ, đoạn chảy qua khu vực TP. Thái Nguyên đã được cải thiện. Về phía hạ lưu, đoạn chảy qua địa phận huyện Phú Bình, các thông số ô nhiễm đã giảm. - Để công tác KSONN mang lại hiệu quả hơn, thời gian tới, tỉnh sẽ tăng cường công tác thẩm định hồ sơ báo cáo ĐTM; Rà soát, lập danh sách báo cáo ĐTM/cam kết BVMT và hướng dẫn việc đăng ký chủ nguồn thải, đôn đốc các chủ dự án thực hiện đúng và đầy đủ các quy định pháp luật về BVMT. - Đồng thời, tăng cường công tác thanh, kiểm tra, nhằm xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/QĐ- TT của Thủ tướng Chính phủ; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về giữ gìn vệ sinh môi trường; Tổ chức triển khai các dự án về BVMT; Tập trung huy động nguồn vốn đầu tư để thực hiện các chương trình, đề án BVMT và biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu [8].
- 20 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1.Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là môi trường nước, không khí tại chi nhánh công ty TNHH Thương mại VHC Thái Nguyên. 3.1.2.Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khu vực chi nhánh công ty TNHH Thương mại VHC Thái Nguyên. 3.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1.Địa điểm nghiên cứu - Địa điểm: Số 282 B đường Lương Ngọc Quyến, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 3.2.2.Thời gian nghiên cứu - Từ ngày 17 tháng 07 năm 2017 đến ngày 20 tháng 12 năm 2017 3.3.Nội dung nghiên cứu - Tổng quan về chi nhánh công ty TNHH Thương mại VHC Thái Nguyên. - Đánh giá hiện trạng môi trường không khí và môi trường nước khu vực chi nhánh TNHH Thương mại VHC Thái Nguyên. - Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường khu vực chi nhánh TNHH Thương mại VHC Thái Nguyên. 3.4.Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp kế thừa, thu thập số liệu thứ cấp 3.4.1.1. Phương pháp kế thừa - Tham khảo các tài liệu, giáo trình, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn báo cáo khoa học có liên quan đến các nội dung nghiên cứu của đề tài.
- 21 3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Đây là phương pháp tham khảo những số liệu có sẵn liên quan đến vấn đề nghiên cứu.Với phương pháp này có thể nghiên cứu những nội dung sau: + Tài liệu thống kê, số liệu về môi trường không khí và môi trường nước. + Các thông tin liên quan đến đề tài thông qua sách báo, mạng internet, và cách nghiên cứu trước đây. 3.4.2.Phương pháp khảo sát thực địa - Khảo sát để nắm được thực trạng tình hình ô nhiễm môi trường trong khu vực nghiên cứu và lựa chọn địa điểm lấy mẫu. 3.4.3.Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu Bảng 3.1. Phương pháp lấy mẫu hiện trường TT Thông số Phương pháp lấy mẫu/thử I Môi trường không khí 1 Nhiệt độ QCVN 46: 2012/BTNMT 2 Độ ẩm QCVN 46: 2012/BTNMT 3 Vận tốc gió QCVN 46: 2012/BTNMT 4 Tiếng ồn TCVN 7878 -2: 2010 5 Ánh sáng Lux 102 II Môi trường nước 1 pH TCVN 6492:2011
- 22 Bảng 3.2. Phương pháp lấy và bảo quản mẫu TT Loại mẫu Tên phương pháp sử dụng 1 SO2 TCVN 5971:1995 2 NO2 TCVN 6137:2009 3 CO2 SMEWW1992-4500 4 CO Phương pháp nội bộ theo hướng dẫn của TQKT TCVN 6663-1:2008, TCVN 6663-3:2008, 5 Mẫu nước thải TCVN 5999:1995 * Vị trí lấy mẫu: - Vị trí lấy mẫu môi trường không khí: Bảng 3.3.Vị trí lấy mẫu Thời gian Đặc điểm STT Địa điểm lấy mẫu Kí hiệu lấy mẫu thời tiết I Đợt I Tại khu vực bên trong toà nhà siêu thị 1 07/07/2017 K1 Trời râm mát điện máy HC (khu vực bán hàng) 2 07/07/2017 Trước toà nhà siêu thị HC Thái Nguyên K2 Trời râm mát 3 07/07/2017 Cách khu vực siêu thị 100m cuối hướng gió K3 Trời râm mát II Đợt II Tại khu vực bên trong toà nhà siêu thị 3 06/09/2017 K1 Trời nắng điện máy HC (khu vực bán hàng) III Đợt III Tại khu vực bên trong toà nhà siêu thị 4 04/12/2017 K1 Trời râm mát điện máy HC (khu vực bán hàng) 5 04/12/2017 Trước toà nhà siêu thị HC Thái Nguyên K2 Trời râm mát 6 04/12/2017 Cách khu vực siêu thị 100m cuối hướng gió K3 Trời râm mát + Ghi chú: - K1: Môi trường không khí trong khu vực làm việc. - K2, K3: Môi trường không khí xung quanh.
- 23 Bảng 3.4 - Vị trí lấy mẫu môi trường nước: Thời gian Ký Đặc điểm STT Địa điểm lấy mẫu lấy mẫu hiệu thời tiết I Đợt I Nước thải sinh hoạt tại hố ga cuối cùng trước khi xả vào hệ Trời râm 1 07/07/2017 thống thoát nước chung của khu NT mát, se lạnh vực trên đường Lương Ngọc Quyến. II Đợt II Nước thải sinh hoạt tại hố ga cuối cùng trước khi xả vào hệ 2 06/09/2017 thống thoát nước chung của khu NT Trời nắng vực trên đường Lương Ngọc Quyến III Đợt III Nước thải sinh hoạt tại hố ga cuối cùng trước khi xả vào hệ Trời râm 3 04/12/2017 thống thoát nước chung của khu NT mát, se lạnh vực trên đường Lương Ngọc Quyến
- 24 3.4.4. Phương pháp đo tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm Bảng 3.5. Phương pháp đo tại hiện trường TT Tên thông số Phương pháp đo Dải đo 1 Nhiệt độ không khí QCVN 46:2012/BTNMT 0 ÷ 500C 2 Độ ẩm không khí QCVN 46:2012/BTNMT 0 ÷ 100 % RH 3 Vận tốc gió QCVN 46:2012/BTNMT 0,4 ÷ 40 m/s TCVN 7878 - 2:2010 (ISO 1996 - 4 Tiếng ồn 30 ÷ 120 dB 2:2003) 5 Ánh sáng Lux 102 - 6 pH TCVN 6492:2011 0 ÷ 14 Bảng 3.6. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm TT Tên thông số Phương pháp phân tích Giới hạn phát hiện 1 SO2 (khí) TCVN 5971:1995 8 µg/m3 2 NO2 (khí) TCVN 6137:2009 5 µg/m3 3 CO (khí) Phương pháp nội bộ 3000 µg/m3 4 CO2 (khí) SMEWW1992-4500 - 5 TSS TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) 5 mg/l 6 TDS QTC-QT01 0 ÷ 1.999 mg/l 7 COD SMEWW 5200C:2005 3 mg/l TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815- 9 BOD5 1 mg/l 1:2003) 10 NH4+ US.EPA Method 350.2 0,03 mg/l 11 NO3- SMEWW 4500.NO3-.E : 2012 0,03 mg/l 12 PO43- TCVN 6202:2008 (ISO 6878:2004) 0,02 mg/l TCVN 4567-1988 SMEWW 4500 – 13 H2S - S2 14 Dầu mỡ động vật US EPA method 1664 - Tổng các chất hoạt 15 TCVN 6622 - 2000 - động bề mặt 16 Coliform TCVN 6187-1:2009 -
- 25 3.4.5. Phương pháp thống kê xử lý số liệu - Thu thập và xử lý số liệu bằng phần mềm excel, world để thống kê tính toán các giá trị, vẽ các biểu đồ. 3.4.6.Phương pháp tổng hợp, so sánh, viết báo cáo - Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: - Không khí: + QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. + QCVN 26:2010-BTNMT:Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. -Nước: + QCVN 14:2008/BTNMT (cột B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. - Các số liệu sau khi thu thập, phân tích, xử lý được đánh giá tổng hợp và tổng kết thành một bảng kết quả cố động nhất làm nổi bật lên vấn đề cần nghiên cứu.
- 26 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tổng quan về chi nhánh công ty công ty TNHH Thương mại VHC Thái Nguyên. 4.1.1.Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tại khu vực chi nhánh. 4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Hình 4.1. Vị trí trung tâm thương mại HC Thái Nguyên trên bản đồ - Trung tâm thương mại HC được xây dựng trên khu đất thuộc dự án chợ Đồng Quang, nằm liền kề với khu A chợ Đồng Quang, phường Quang Trung, Thành Phố Thái Nguyên. Đây là vị trí trung tâm của Thành Phố với các hoạt động thương mại, dịch vụ sôi động, là nơi tập trung dân cư, trường học. - Đây là điều kiện thuận lợi cho thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án, đồng thời cũng là các yếu tố cần quan tâm tác động do hoạt động thi công xây dựng dự án.
- 27 * Độ ẩm không khí - Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố cần thiết khi đánh giá mức độ, tác động tới môi trường không khí của dự án. Đây là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát tán, lan truyền các chất gây ô nhiễm. - Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí: 80,8 % - Độ ẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất: 90% - Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất: 68% + Lượng mưa: - Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất thải lỏng, nó kéo theo các hạt bụi và hào tan một số chất độc hại trong không khí rồi rơi xuống đất, có khả năng gây ô nhiễm đất và nước. - Lượng mưa trên toàn khu vực được phân bố theo hai mùa: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa đạt tới cực đại vào tháng 7, tháng 8, mùa khô ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. + Tốc độ gió và hướng gió - Gió là yếu tố khí tượng cơ bản có ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất ô nhiễm có trong không khí. - Tại khu vực nghiên cứu, trong năm có 2 mùa chính, mùa đông gió có hướng Bắc và Đông Bắc, mùa hè gió có hướng Nam và Đông Nam * Điều kiện thuỷ văn - Sông Cầu bắt nguồn từ huyện chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn và chảy vào địa phận tỉnh Thái Nguyên, tại xã Văn Lang Huyện Đồng Hỷ. Trên suốt chiều dài hơn 100 km qua tỉnh, Sông Cầu đón nhận nước từ một số nhánh sông chính như Sông Chợ Chu, sông Nghinh Tường, Sông Đu, sông Mo Linh và sông Công. Trong đó nhánh lớn nhất của sông Cầu là sông Công. Lượng nước sông Công chiếm khoảng 40% lượng nước sông Cầu và đóng góp vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước tưới cho vùng.
- 28 - Chế độ thuỷ văn sông Cầu và các nhánh của nó đặc trưng bởi hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. - Thái Nguyên có mạng lưới sông ngòi khá dày. Đại bộ phận lãnh thổ thuộc hệ thống sông Cầu, cứ 1 km2 có 0,93 km sông; sông Công 1,2 km sông/km2; sông Nghinh Tường 1,05 km sông/km2. 4.1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội khu vực chi nhánh * Về lĩnh vực kinh tế: - Phường Quang Trung là một đơn vị hành chính cấp phường thuộc Thành Phố Thái Nguyên. Phường có diện tích 201,4 ha, tổng số dân (kể cả số người tạm trú trên địa bàn hiện nay) là hơn 32 000, tổng số hộ dân là hơn 3 500 hộ. Số dân làm nông nghiệp là 107 hộ chiếm 3,06 % và số hộ phi nông nghiệp là 3.393 hộ chiếm 96,9% tổng số hộ của Phường. Nguồn thu nhập của người dân trong phường chủ yếu từ phi nông nghiệp, kinh doanh và dịch vụ * Về cơ sở hạ tầng: - Hệ thống cơ sở hạ tầng của Phường tương đối phát triển, trên địa bàn phường có 03 cơ quan nhà nước, 06 trường mẫu giáo, 02 trường tiểu học cơ sở, 01 trường Trung học cơ sở, 02 trường Trung học phổ thông, 03 chợ, 01 trạm y tế, 21 nhà văn hoá. * Điện nước và bưu chính viễn thông: - Hiện tại toàn phường 100% các hộ dân đã được dùng điện lưới quốc gia. hệ thống lao truyền thanh đã tới các tổ dân phố. Sóng truyền hình Trung Ương và tỉnh đã phủ sóng trên toàn địa phương. Ngoài hệ thống thông tin hữu tuyến thì hệ thống thông tin vô tuyến đã phủ sóng nên việc liên lạc rất phát triển. * Văn hoá – xã hội: - Hiện phường có 21 nhà văn hoá tại các tổ dân phố, đây là nơi tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước cũng như tổ chức các hoạt
- 29 động văn hoá xã hội theo nếp sống mới. Các hoạt động văn hoá xã hội tại đây phát triển khá mạnh mẽ, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. - Hiện 100 % các tổ dân phố của phường có bộ thiết bị loa phát thanh. Các thiết bị nghe nhìn ngày càng nhiều trong nhân dân, do vậy các chủ trương, chính sách, đường lối. 4.1.2. Tổng quan về công ty TNHH Thương mại VHC Thái Nguyên. - Tên cơ sở: Chi nhánh Công ty TNHH thương mại VHC Thái Nguyên - Địa chỉ: Số 282 B đường Lương Ngọc Quyến, Thành Phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Điện thoại: 0208.385 1188 - Mã số thuế: 0105690657007 - Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, mã số chi nhánh 0105690657- 007, đăng ký lần đầu ngày 29 tháng 05 năm 2014. - Chi nhánh Công ty nằm trên khu đất có diện tích 4637,1 m2 thuộc địa phận phường Quang Trung, TP Thái Nguyên là khu vực trung tâm Thành phố có dân cư đông đúc nằm trên đường giao thông quốc lộ 3 từ Hà Nội đi Bắc Kạn – Cao Bằng có vị trí cụ thể được xác định như sau: - Phía Bắc giáp Vincom Thái Nguyên - Phía Nam giáp khu A chợ Đồng Quang - Phía Đông tiếp giáp đường Lương Ngọc Quyến và trục đường chính của quốc lộ 3 từ Hà Nội đi Bắc Kạn – Cao Bằng - Phía Tây giáp đường dân sinh và khu dân cư. * Tính chất và quy mô hoạt động - Quy mô xây dựng: + Diện tích đất 4.637.m2 + Mật độ xây dựng: 63,7 % + Diện tích xây dựng: 2955 m2 + Diện tích sàn: 5866 m2
- 30 - Hệ thống cấp nước: Nước sạch từ mạng ngoài - bể chứa ngầm - trạm bơm - bể nước mái. - Cấp nước xuống các ống đứng (sinh hoạt + chữa cháy) + Nguồn nước cấp được lấy từ mạng cấp nước Thành Phố, cấp vào bể chứa nước ngầm đặt ở sân trước, dung tích bể chứa bao gồm cả lượng nước dùng cho sinh hoạt và lượng nước chữa chát (trong 3 giờ). Trước khi cấp vào bể nước ngầm, bố trí đồng hồ đo nước cho toàn công trình, mục đích tiện quản lý và chống rò rỉ, thất thoát. + Bể nước ngầm có dung tích 557,6 m3 vừa cung cấp nước sinh hoạt, vừa cung cấp nước cho cứu hoả. + Trạm bơm nước được bố trí ở tầng một của công trình với diện tích tối thiểu là 10 m2 (trong đó đặt cả máy bơm sinh hoạt và chữa cháy). Tại trạm bơm bố trí hai bơm sinh hoạt chạy bằng điện (trong đó có một bơm dự phòng) bơm nước từ bể ngầm xếp lên bể nước mái, kết hợp bố trí hai bơm chữa cháy (trong đó có một bơm chạy bằng điện, một bơm chạy bằng diezel) cấp cho các họng chữa cháy và vách tường. + Bể nước mái của công trình có tác dụng điều hoà lưu lượng và áp lực, lưu lượng nước được tính đầy đủ theo tiêu chuẩn quy phạm hiện hành trong đó có cả lượng nước sinh hoạt và dự trữ chữa cháy (trong 10 phút). Bể nước trên mái dung tích 2 m3. + Nước từ trên mái cấp xuống các ống đứng chính, ống nhánh qua các van khoá cung cấp cho tất cả các thiết bị WC + Vật liệu đường ống cấp nước dựng bằng ống nhựa PP-R (hàn nhiệt) có đường kính từ Ø 20 đến Ø 100. Đường ống cấp đi trong các hộp kỹ thuật, trên trần giả, ngầm trong sàn ngầm tường, hoặc chân tường. + Tất cả các đường ống cấp đi chìm trong tường, hộp kỹ thuật phải được gông hoặc neo chặn vào tường, còn đi dưới trần phải có giá treo hoặc đai đỡ ống vào trần
- 31 + Toàn bộ hệ thống ống cấp nước khi thi công xong phải được thử áp lực trước khi đưa vào sử dụng, áp lực p = -10kg/cm2 . + Các van khoá được sử dụng loại van khoá, phụ kiện phải đi đồng bộ với vật liệu. Tất cả các van phải đảm bảo áp lực là 10 at (tương đương 2 10kg/cm . Theo tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam. * Hệ thống thoát nước: + Thoát nước sinh hoạt: + Nước cấp sau khi sử dụng thải ra ngoài công trình, nhiệm vụ của hệ thống thoát nước là thu gom, vận chuyển và xử lý sơ bộ trước khi thoát ra mạng chung của Thành Phố. + Hệ thống thoát nước của công trình được thiết kế cho tất cả các khu vệ sinh, nước thải ở các khu vệ sinh được thoát theo hai hệ thống riêng biệt, hệ thống thoát nước bẩn và hệ thống thoát phân. + Nước bẩn từ các chậu rửa, nước thu sàn được thoát vào các ống đứng thoát nước có đường kính 125 mm thoát ra các hố ga thoát nước bẩn rồi thoát ra hệ thống chung của Thành Phố. + Nước thải thu từ các xí bệt và các âu tiểu được thu vào các ống đứng có đường kính d+160 mm thoát riêng vào ngăn chứa của bể tự hoại để xử lý sơ bộ trước khi thoát ra hệ thống thoát nước chung của Thành Phố. + Bố trí các ống thông hơi, thông hơi cho các ống đứng thoát phân và thoát nước bẩn. Tất cả các ống thông hơi đều thiết kế vượt mái 700 mm và đựng các chụp thông hơi chụp trên đầu ống để bảo vệ ống. + Trên các đường ống thoát phân bố trí các miệng kiểm tra (bố trí một miệng kiểm tra, mục đích xúc rửa, thông tắc khi có sự cố) + Vật liệu: Toàn bộ hệ thống đường ống thoát nước mưa trong nhà đều sử dụng ống nhựa U-PVC C1ASS II và các phụ kiện đồng bộ có đường kính từ D 42 mm đến D 160 mm. Đường ống thoát nước trong nhà đi trên trần giả,
- 32 ngầm trong tường và đi trong các hộp kỹ thuật với độ dốc đáp ứng được các tiêu chuẩn hiện hành để đảm bảo khả năng tự chảy. + Tất cả các đường ống thoát nước đi chìm trong tường, hộp kỹ thuật phải được gông hoặc neo chặt vào tường, còn đường đi dưới trần phải có giá treo hoặc đai đỡ ống vào trần. + Bố trí các bể tự hoại để xử lý sơ bộ nước phân, nước tiểu. Bể tự hoại được đặt ngoài công trình ở đầu hồi công trình, gần các vị trí chân các ống đứng thoát nước phân, tiểu, mục đích tiện cho việc tiếp nhận nước thải. Dung tích bể tự hoại được tính toán đầy đủ theo tiêu chuẩn hiện hành (dựa vào lưu lượng nước cấp và lưu lượng cặn hữu cơ có trong nước thải). + Nước thải sau khi xử lý sơ bộ được thoát ra mạng thoát nước chung bằng ống nhựa U- PVC, D 160. * Thoát nước mưa: + Nước mưa được thu từ mái nhà bằng sê nô, phễu thu, các đường ống đứng thu nước mái và nước mặt sân, chảy vào cống thoát nước mưa chạy xung quang, sử dụng ống BTCT D 300, sau đó xả ra đường ống thoát nước mưa của khu vực. + Chọn ống đứng thoát nước, đường kính D =110 + Hệ thống phòng cháy chữa cháy: Hệ thống này gồm: hệ thống báo cháy tự động. Hệ thống cấp nước chữa cháy. Trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu. 4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước và không khí khu vực chi nhánh công ty TNHH thương mại VHC Thái Nguyên 4.2.1.Đánh giá hiện trạng môi trường không khí 4.2.1.1.Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại nơi làm việc
- 33 Bảng 4.1. Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực làm việc Kết quả QĐ 3733/2002/ TT Thông số Đơn vị K1 QCVN 26:2016/BYT QĐ-BYT Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 1 Bụi lơ lửng µg/m3 0,23 0,33 0,54 8 2 CO µg/m3 2,276 2,35 5,31 40 3 CO2 µg/m3 340 730 940,2 1800 4 SO2 µg/m3 0,085 0,045 0,134 10 5 NO2 µg/m3 0,065 0,081 0,23 10 6 Độ ồn dBA 71,5 75,0 77,4 85 7 Ánh sáng Lux 554 580 520 ≥ 500 8 Nhiệt độ 0C 26 27 22 20 - 34 9 Độ ẩm % 69,0 63,5 58,0 40 – 80 10 Tốc độ gió m/s 0,2 0,18 0,1 0,1–1,5 (Nguồn: Phòng phân tích môi trường – Viện Kỹ thuật và Công nghệ môi trường, năm 2017)
- 34 * Ghi chú: - K1: Tại khu vực bên trong toà nhà siêu thị điện máy HC (khu vực bán hàng) - QĐ 3733:2002/BYT: Quyết định của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyển tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. Giá trị so sánh với từng lần tối đa (mg/m3) (STEL). - QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về vi khí hậu – giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc đối với lao động nhẹ. - QCVN 24:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc (thời gian tiếp xúc 1 giờ). * Nhận xét: - Qua bảng kết quả quan trắc ta thấy so với Quy chuẩn Việt Nam hiện hành về môi trường không khí và môi trường lao động thì tất cả các thông số vi khí hậu, các khí SO2, CO, CO2, NO2, tiếng ồn và bụi đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 26:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về vi khí hậu – giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc; QCVN 24:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Tiếng ồn. Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc TC 3733:2002/BYT – Tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y tế, cụ thể với một số các chỉ tiêu sau:
- 35 - Bụi lơ lửng: Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện kết quả đo Bụi lơ lửng của các mẫu không khí khu vực làm việc trong 3 đợt năm 2017 * Nhận xét: - Qua biểu đồ hình 4.2 ta thấy, bụi lơ lửng đo được trong 3 đợt của năm 2017 đều thấp hơn so với tiêu chuẩn cụ thể như sau: Đợt 1 là 0,23 mg/m3, Đợt 2 là 0,33 mg/m3, Đợt 3 0,54 mg/m3. Như vậy có thể thấy rằng bụi lơ lửng của các mẫu không khí tại khu vực làm việc trong 3 đợt năm 2017 là rất thấp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y tế ban hành QĐ 3733/2002/QĐ-BYT. - CO: Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện kết quả đo CO của các mẫu không khí khu vực làm việc trong 3 đợt năm 2017
- 36 *Nhận xét: - Thông qua biểu đồ hình 4.3, có thể thấy hàm lượng CO có trong không khí tại nơi làm việc của 3 đợt năm 2017 đều không bị ô nhiễm cụ thể như sau: Đợt 1 là 2,276 mg/m3, Đợt 2 là 2,35 mg/m3, Đợt 3 là 5,31 mg/m3. Như vậy có thể thấy rằng hàm lượng CO có trong mẫu không khí đo được trong 3 đợt tại khu vực làm việc là đạt tiêu chuẩn cho phép về tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y tế ban hành QĐ 3733/2002/QĐ-BYT. - CO2: Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện kết quả đo CO2 của các mẫu không khí khu vực làm việc trong 3 đợt năm 2017 * Nhận xét: - Thông qua biểu đồ hình 4.4, có thể thấy hàm lượng CO2 có trong không khí tại nơi làm việc của 3 đợt năm 2017 đều không bị ô nhiễm và đạt tiêu chuẩn cho phép về tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y tế ban hành cụ thể như sau: Đợt 1 là 340 mg/m3, Đợt 2 là 730 mg/m3, Đợt 3 là 940,2 mg/m3. Như vậy chúng ta có thể thấy được rằng kết quả đo CO2 của các mẫu không khí khu vực làm việc trong 3 đợt năm 2017 tăng dần theo từng đợt nhưng vẫn thấp hơn so với tiêu chuẩn QĐ 3733/2002/QĐ-BYT.
- 37 - SO2: Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện kết quả đo SO2 của các mẫu không khí khu vực làm việc trong 3 đợt năm 2017 * Nhận xét: - Qua biểu đồ 4.5 ta thấy, SO2 đo được trong 3 đợt của năm 2017 đều thấp hơn hẳn so với quy chuẩn QCVN 24:2016/BYT, cụ thể, SO2 đo được ở đợt 1 là 0,085 mg/l, đợt 2 là 0,045 mg/l và đợt 3 là 0,134 mg/l. Như vậy có thể thấy rằng SO2 đo được là rất thấp so với quy chuẩn QCVN 24:2016/BYT và ở trong ngưỡng cho phép. - NO2: Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện kết quả đo NO2 của các mẫu không khí khu vực làm việc trong 3 đợt năm 2017
- 38 * Nhận xét : - Qua biểu đồ 4.6 ta thấy, NO2 đo được trong 3 đợt của năm 2017 đều rất thấp so với quy chuẩn QCVN 24:2016/BYT, cụ thể, NO2 đo được ở đợt 1 là 0,065 mg/l, đợt 2 là 0,081mg/l và đợt 3 là 0,23 mg/l thấp hơn hẳn so với quy chuẩn QCVN 24:2016/BYT. - Độ ồn: Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện kết quả đo Độ ồn của các mẫu không khí khu vực làm việc trong 3 đợt năm 2017 * Nhận xét: - Qua biểu đồ 4.7 ta thấy, tiếng ồn đo được trong 3 đợt của năm 2017 đều thấp hơn so với quy chuẩn QCVN24:2016/BYT, cụ thể, tiếng ồn đo được ở đợt 1 là 71,5 dBA, đợt 2 là 75 dBA và đợt 3 là 77,4 dBA. Như vậy có thể thấy rằng Độ ồn của các mẫu không khí tại khu vực làm việc trong 3 đợt năm 2017 đều ở mức cho phép so với quy chuẩn QCVN 24:2016/BYT.
- 39 4.2.1.2.Đánh giá hiện trạng môi trường không khí xung quanh Bảng 4.2: Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực chi nhánh Kết quả QCVN 05:2013/ QCVN 26:2010/ TT Thông số Đơn vị Đợt I Đợt II BTNMT BTNMT K2 K3 K2 K3 (trung bình 1h) 1 Bụi lơ lửng µg/m3 0,196 0,181 0,23 0,47 300 2 CO µg/m3 1,581 1,492 5,43 6,48 30 000 3 CO2 µg/m3 0,47 0,44 870 950 - - 4 SO2 µg/m3 0,083 0,076 0,43 0,64 350 5 NO2 µg/m3 0,049 0,045 4,52 2,65 200 6 Độ ồn dBA 69,5 67,2 68,5 64,2 70 7 Nhiệt độ 0C 32,4 31,0 23,4 22,0 - 8 Độ ẩm % 73,3 66,8 63,3 61,8 - 9 Tốc độ gió m/s 1,0 1,2 0,3 0,2 - 10 Ánh sáng Lux ASMT ASMT ASMT ASMT (Nguồn: Phòng phân tích môi trường – Viện Kỹ thuật và Công nghệ môi trường, năm 2017)
- 40 * Ghi chú: - QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (tính trung bình 1 giờ). - QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. - (-): Không có quy định. - K2: Trước toà nhà siêu thị HC Thái Nguyên. - K3: Cách khu vực siêu thị 100 m cuối hướng gió. * Nhận xét: - Qua bảng kết quả quan trắc ta thấy: so với Quy chuẩn Việt Nam hiện hành về môi trường không khí xung quanh Công ty thì tất cả các thông số vi khí hậu, các khí SO2, CO, CO2, NO2, tiếng ồn và bụi đều nằm trong giới hạn cho phép QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (tính trung bình 1 giờ) và QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. Cụ thể với một số chỉ tiêu sau: - Bụi lơ lửng: Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện kết quả đo Bụi lơ lửng của các mẫu không khí xung quanh khu vực trong 3 đợt năm 2017
- 41 * Nhận xét: - Nhìn vào biểu đồ hình 4.8, nhận thấy rằng lượng bụi lơ lửng trước tòa nhà siêu thị HC và lượng bụi lơ lửng cách khu vực siêu thị 100 m hướng gió trong 2 đợt quan trắc năm 2017 khá thấp cụ thể là: Đợt I với K2 là 0,196 µg/m3 và K3 là 0,18 µg/m3. Đợt II với K2 là 0,23 µg/m3 và K3 là 0.47 µg/m3. Như vậy là với kết quả đó ta có thể thấy được lượng bụi lơ lửng xung quanh khu vực chi nhánh công ty TNHH VHC Thái Nguyên là rất thấp so với quy chuẩn : QCVN 05:2013/BTNMT. - CO: Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện kết quả đo CO của các mẫu không khí xung quanh khu vực trong 3 đợt năm 2017 * Nhận xét: - Qua biểu đồ trên hình 4.9, lượng CO xung quanh khu vực chi nhánh trong 2 đợt năm 2017 là rất thấp cụ thể như sau: Đợt I với K2 là 1,581 µg/m3 và K3 là 1,492 µg/m3. Đợt II với K2 là 5,43 µg/m3 và K3 là 6,48 µg/m3. Như vậy có thể thấy rằng lượng CO của các mẫu không khí xung quanh khu vực trong 3 đợt năm 2017 là thấp và nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép của tiêu chuẩn về chất lượng không khí xung quanh QCVN 05:2013/BTNMT.
- 42 - CO2: Hình 4.10. Biểu đồ thể hiện kết quả đo CO2 của các mẫu không khí xung quanh khu vực trong 3 đợt năm 2017 * Nhận xét: - Qua biểu đồ hình 4.10 có thể nhận thấy được lượng CO2 được thể hiện trong biểu đồ trên của 2 đợt trong năm 2017 là rất nhỏ cụ thể như sau: Đợt I với K2 là 0,47 µg/m3 và K3 là 0,44 µg/m3. Đợt II với K2 là 870 µg/m3 3 và K3 là 950 µg/m . Như vậy có thể thấy rằng lượng CO2 của các mẫu không khí xung quanh khu vực trong 3 đợt năm 2017 tăng rõ rệt nhưng vẫn nằm trong ngưỡng cho phép vì không có quy định về CO2 theo quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT.
- 43 - SO2: Hình 4.11. Biểu đồ thể hiện kết quả đo SO2 của các mẫu không khí xung quanh khu vực trong 3 đợt năm 2017 * Nhận xét: - Qua biểu đồ hình 4.11 có thể nhận thấy được lượng SO2 được thể hiện trong biểu đồ trên của 2 đợt trong năm 2017 là rất nhỏ cụ thể như sau: Đợt I với K2 là 0,083 µg/m3 và K3 là 0,076 µg/m3. Đợt II với K2 là 0.43 µg/m3 và 3 K3 là 0.64 µg/m . Như vậy có thể thấy rằng lượng SO2 của các mẫu không khí xung quanh khu vực trong 3 đợt năm 2017 là rất thấp và vẫn nằm trong ngưỡng cho phép của quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT.
- 44 - NO2: Hình 4.12. Biểu đồ thể hiện kết quả đo NO2 của các mẫu không khí xung quanh khu vực trong 3 đợt năm 2017 * Nhận xét: - Qua biểu đồ hình 4.12 có thể nhận thấy được lượng NO2 được thể hiện trong biểu đồ trên của 2 đợt trong năm 2017 là rất nhỏ cụ thể như sau: Đợt I với K2 là 0,049 µg/m3 và K3 là 0,045 µg/m3. Đợt II với K2 là 4,52 µg/m3 và K3 là 3 2,65 µg/m . Như vậy có thể thấy rằng lượng NO2 của các mẫu không khí xung quanh khu vực trong 3 đợt năm 2017 là rất thấp và vẫn nằm trong ngưỡng cho phép của quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT.
- 45 - Độ ồn: Hình 4.13. Biểu đồ thể hiện kết quả đo Độ ồn của các mẫu không khí xung quanh khu vực trong 3 đợt năm 2017 * Nhận xét: - Qua biểu đồ hình 4.13 có thể nhận thấy được độ ồn được thể hiện trong biểu đồ trên của 2 đợt trong năm 2017 là rất nhỏ cụ thể như sau: Đợt I với K2 là 69,5 dBA và K3 là 67,2 dBA. Đợt II với K2 là 68,5 dBA và K3 là 64,2 dBA. Như vậy có thể thấy độ ồn của các mẫu không khí xung quuanh khu vực trong 3 đợt năm 2017 là khá cao nhất là đợt I với K2 là 69,5 dBA gần bằng với ngưỡng của quy chuẩn tuy nhiên vẫn nằm trong ngưỡng cho phép của quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT.
- 46 4.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước Bảng 4.3. Kết quả phân tích nước thải chi nhánh Công ty TNHH Thương mại VHC Thái Nguyên Kết quả TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B) Đợt I Đợt II Đợt III 1 pH - 6,85 7,2 6,5 5 - 9 2 BOD5 (200C) mg/l 42,3 45,1 35,8 50 3 COD mg/l 62,8 67,2 53,2 - 4 TSS mg/l 83,1 63,4 74,6 100 5 TDS mg/l 454,2 217,6 242,7 1 000 6 Sunfua (tính theo H2S) mg/l 1,56 1,04 1,32 4,0 7 Amoni (tính theo N) mg/l 6,74 7,35 4,58 10 8 Nitrat (tính theo N) mg/l 29,6 17,7 31,4 50 9 Phosphat (tính theo P) mg/l 2,77 3,70 3,54 10 10 Tổng Coliforms MPN/100 ml 4 642 3 800 4 100 5 000 (Nguồn: Phòng phân tích môi trường – Viện Kỹ thuật và Công nghệ môi trường, năm 2017)
- 47 * Ghi chú: - QCVN 14:2008/BTNMT (cột B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt + Cột B: áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ, dịch vụ công nghiệp hoạt động kể từ ngày 16/01/2007, tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp với thời gian áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. - (-): Không quy định trong quy chuẩn * Nhận xét: - Qua kết quả phân tích trong bảng 4.3 cho thấy mẫu nước thải có hàm lượng các chỉ tiêu phân tích trong mẫu nước thải có giá trị nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 14:2008/BTNMT (cột B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. - Kết quả phân tích của một số thông số được thể hiện dưới biểu đồ cụ thể như sau: - Hàm lượng pH: Hình 4.14. Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích hàm lượng pH trong mẫu nước thải của 3 đợt năm 2017
- 48 * Nhận xét: - Qua biểu đồ trên hình 4.14 ta thấy rằng: Hàm lượng pH trong mẫu nước thải của 3 đợt năm 2017 có đợt 2 là cao nhất với kết quả là 7,2 và thấp nhất là đợt 3 với kết quả là 6,5 nhưng ta có thể thấy được rằng hàm lượng pH trong mẫu nước thải là phù hợp trong mức cho phép không vượt quá QCVN14:2008/BTNMT (Cột B): Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt. - Hàm lượng BOD5: Hình 4.15. Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích hàm lượng BOD5 trong mẫu nước thải của 3 đợt năm 2017 * Nhận xét: - Qua biểu đồ trên hình 4.15 ta thấy rằng: Hàm lượng BOD5 trong mẫu nước thải của 3 đợt năm 2017 có đợt 2 là cao nhất với kết quả là 45,1 mg/l và thấp nhất là đợt 3 với kết quả là 35,8 mg/l nhưng ta có thể thấy được rằng hàm lượng BOD5 trong mẫu nước thải là phù hợp trong mức cho phép không vượt quá QCVN14:2008/BTNMT (Cột B): Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- 49 - COD: Hình 4.16. Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích hàm lượng COD trong mẫu nước thải của 3 đợt năm 2017 * Nhận xét: - Qua biểu đồ trên hình 4.16 ta thấy rằng: Hàm lượng COD trong mẫu nước thải của 3 đợt năm 2017 có đợt 2 là cao nhất với kết quả là 67,2 mg/l và thấp nhất là đợt 3 với kết quả là 53,2 mg/l nhưng ta có thể thấy được rằng hàm lượng COD trong mẫu nước thải là phù hợp trong mức cho phép của QCVN14:2008/BTNMT (Cột B): Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- 50 - Hàm lượng TSS: Hình 4.17. Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích hàm lượng TSS trong mẫu nước thải của 3 đợt năm 2017 * Nhận xét: - Qua biểu đồ trên hình 4.17 ta thấy rằng: Hàm lượng TSS trong mẫu nước thải của 3 đợt năm 2017 có đợt 1 là cao nhất với kết quả là 83,1 mg/l và thấp nhất là đợt 2 với kết quả là 74,6 mg/l nhưng ta có thể thấy được rằng hàm lượng TSS trong mẫu nước thải là phù hợp trong mức cho phép không vượt quá QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B): Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- 51 - Hàm lượng TDS: Hình 4.18. Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích hàm lượng TDS trong mẫu nước thải của 3 đợt năm 2017 * Nhận xét : - Nhìn vào biểu đồ trên hình 4.18 ta có thể thấy được rằng: Hàm lượng TDS trong mẫu nước thải sinh hoạt của 3 đợt năm 2017 có đợt 1 là có hàm lượng BOD trong nước thải cao nhất với kết quả là 454,2 mg/l và đợt thấp nhất là đợt 2 với hàm lượng TDS có trong mẫu nước thải là 217,6 mg/l. Nhìn chung hàm lượng TDS trong mẫu nước thải của 3 đợt trong năm đều không vượt quá ngưỡng cho phép QCVN 14:2008/BTNMT ( Cột B): Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- 52 - Sunfua: Hình 4.19. Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích hàm lượng Sunfua tổng số trong mẫu nước thải của 3 đợt năm 2017 * Nhận xét: - Nhìn vào biểu đồ trên hình 4.19 ta có thể thấy được rằng: Hàm lượng sunfua trong mẫu nước thải sinh hoạt của 3 đợt năm 2017 có đợt 1 là có hàm lượng BOD trong nước thải cao nhất với kết quả là 1,56 mg/l và đợt thấp nhất là đợt 2 với hàm lượng sunfua có trong mẫu nước thải là 1,04 mg/l. Nhìn chung hàm lượng sunfua trong mẫu nước thải của 3 đợt trong năm đều không vượt quá ngưỡng cho phép QCVN 14:2008/BTNMT ( Cột B): Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- 53 - Hàm lượng Amoni: Hình 4.20. Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích hàm lượng Amoni tổng số trong mẫu nước thải của 3 đợt năm 2017 * Nhận xét: - Qua biểu đồ trên hình 4.20 ta thấy rằng: Hàm lượng amoni trong mẫu nước thải của 3 đợt năm 2017 có đợt 2 là cao nhất với kết quả là 7,35 mg/l và thấp nhất là đợt 3 với kết quả là 4,58 mg/l nhưng ta có thể thấy được rằng hàm lượng amoni trong mẫu nước thải là phù hợp trong mức cho phép của QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B): Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- 54 - Hàm lượng Nitrat: Hình 4.21. Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích hàm lượng Nitrat tổng số trong mẫu nước thải của 3 đợt năm 2017 * Nhận xét: - Qua biểu đồ trên hình 4.21 ta thấy rằng: Hàm lượng nitrat trong mẫu nước thải của 3 đợt năm 2017 có đợt 3 là cao nhất với kết quả là 31.4 mg/l và thấp nhất là đợt 2 với kết quả là 17.7 mg/l nhưng ta có thể thấy được rằng hàm lượng nitrat trong mẫu nước thải là phù hợp trong mức cho phép của QCVN14:2008/BTNMT (Cột B): Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- 55 -Hàm lượng Phosphat: Hình 4.22. Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích hàm lượng Phosphat tổng số trong mẫu nước thải của 3 đợt năm 2017 * Nhận xét: Qua biểu đồ trên hình 4.22 ta thấy rằng: Hàm lượng phosphat trong mẫu nước thải của 3 đợt năm 2017 có đợt 2 là cao nhất với kết quả là 3,7 mg/l và thấp nhất là đợt 1 với kết quả là 2,77 mg/l nhưng ta có thể thấy được rằng hàm lượng phosphat trong mẫu nước thải là phù hợp trong mức cho phép của QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B): Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- 56 - Hàm lượng Colifroms tổng số: Hình 4.23. Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích hàm lượng Coliforms tổng số trong mẫu nước thải của 3 đợt năm 2017 * Nhận xét: Qua biểu đồ hình 4.23 trên cho ta thấy rằng: Hàm lượng coliforms tổng số trong mẫu nước thải của 3 đợt trong năm 2017 có đợt 1 là đợt cao nhất với kết quả là 4642 MPN/100 ml tổng số coliforms có trong mẫu nước thải, thấp nhất với kết quả 3800 MPN/100 ml tổng số coliforms trong mẫu nước của 3 đợt năm 2017 chính là đợt 2.Có thể nhận thấy rằng tổng số coliforms có trong mẫu nước thải của 3 đợt năm 2017 đều không vượt qua ngưỡng cho phép QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B) Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- 57 4.3. Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường khu vực chi nhánh TNHH Thương mại VHC Thái Nguyên 4.3.1. Một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí 4.3.1.1.Đối với tiếng ồn và các yếu tố vi khí hậu * Khống chế tiếng ồn và độ rung động: - Những nơi điều hành sản xuất được làm cách âm để cán bộ, nhân viên vận hành không phải tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn và độ rung[2]. * Cải thiện yếu tố vi khí hậu: - Yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cán bộ, công nhân trong nhà máy, để giảm nhẹ các chất ô nhiễm gây ra cho con người và môi trường nhà máy nên áp dụng một số biến pháp như: + Các thiết bị làm việc nhiệt độ cao đều phải có thiết bị bảo ôn cách nhiệt. + Phun nước hàng ngày trên các tuyến đường, sân xung quanh chi nhánh. Đặc biệt là vào mùa nắng và mùa khô hanh để chống bốc bụi từ mặt đường, tạo vi khí hậu. + Trồng cây xanh xung quanh chi nhánh để che nắng, giảm lượng bức xạ mặt trời tiếng ồn, khí độc và bụi phát tán bên ngoài chi nhánh. 4.3.2.Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước - Thu gom triệt để rác thải rắn, tận dụng tối đa các loại nguyên vật liệu rơi vãi trên bề mặt để hạn chế tới mức thấp nhất sự xâm nhập của các tác nhân ô nhiễm vào nước mưa[4]. - Các rãnh thoát nước quanh khu vực chi nhánh thường xuyên được bảo dưỡng, nạo vét để đảm bảo thu triệt để lượng nước trên bề mặt[4].
- 58 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Kết quả đánh giá hiện trạng môi trường tại chi nhánh Công ty TNHH Thương mại VHC Thái Nguyên có kết luận như sau: - Về không khí tại nơi làm việc trong khu vực chi nhánh: Với những số liệu cụ thể như: - Bụi: + Đợt 1 là 0,23 mg/m3, Đợt 2 là 0,33 mg/m3, Đợt 3 0,54 mg/m3. - CO2: + Đợt 1 là 340 mg/m3, Đợt 2 là 730 mg/m3, Đợt 3 là 940,2 mg/m3. - Độ ồn: + Đợt 1 là 71,5 dBA, đợt 2 là 75 dBA và đợt 3 là 77,4 dBA - Trên đây là một số những số liệu của các mẫu không khí tại nơi làm việc của chi nhánh Công ty TNHH Thương mại VHC Thái Nguyên đều đạt tiêu chuẩn cho phép theo QĐ 3733:2002/BYT: Quyết định của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyển tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. Giá trị so sánh với từng lần tối đa (mg/m3) (STEL).QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về vi khí hậu – giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc đối với lao động nhẹ. QCVN 24:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.(thời gian tiếp xúc 1 giờ) - Về không khí xung quanh khu vực chi nhánh: Với những số liệu cụ thể như: - Bụi: + Đợt I với K2 là 0,196 µg/m3 và K3 là 0,18 µg/m3. Đợt II với K2 là 0,23 µg/m3 và K3 là 0.47 µg/m3. - CO2:
- 59 + Đợt I với K2 là 0,47 µg/m3 và K3 là 0,44 µg/m3. Đợt II với K2 là 870 µg/m3 và K3 là 950 µg/m3. - Độ ồn: + Đợt I với K2 là 69,5 dBA và K3 là 67,2 dBA. Đợt II với K2 là 68,5 dBA và K3 là 64,2 dBA. - Trên đây là một số những số liệu của các mẫu không khí xung quanh khu vực chi nhánh Công ty TNHH Thương mại VHC Thái Nguyên có những tác động của phương tiện giao thông và các hoạt động của dân sinh sống xung quanh chi nhánh nhưng không khí xung quanh chi nhánh Công ty TNHH Thương mại VHC Thái Nguyên vẫn đạt tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (tính trung bình 1 giờ) QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. - Về chất lượng nước trong khu vực chi nhánh: Với những số liệu cụ thể như sau: - pH: + Đợt I là 6,85, đợt II là 7,2, đợt III là 6,5. - BOD5: + Đợt I là 42,3 mg/l, đợt II là 45,1 mg/l, đợt III là 35,8 mg/l. - Tổng số Coliforms: + Đợt I là 4 642 MPN/100 ml, đợt II là 3 800 MPN/100 ml, đợt III là 4 100 MPN/100 ml. Trên đây là một số những số liệu phân tích nước thải chi nhánh Công ty TNHH Thương mại VHC Thái Nguyên. Có thể thấy được rằng lượng nước thải tại chi nhánh Công ty TNHH Thương mại VHC Thái Nguyên hầu như chưa bị ảnh hưởng bởi các hoạt động tại chi nhánh và đều nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN 14:2008/BTNMT (cột B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- 60 5.2.Kiến nghị - Vì không có quá nhiều ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nên em xin có một vài ý kiến và đề nghị như sau: - Cần định kỳ thực hiện chế độ quan trắc môi trường định kỳ nhằm mục đích xác định được các thông số ô nhiễm. Trên cơ sở đó lập kế hoạch xử lý kịp thời. - Tăng cường công tác tuyên truyền về môi trường trên mọi hình thức từ thông tin đại chúng, loa, đài phát thanh địa phương hay các buổi tọa đàm, học tập tập chung. - Các rãnh thoát nước quanh khu vực chi nhánh thường xuyên được bảo dưỡng, nạo vét để đảm bảo thu triệt để lượng nước trên bề mặt. - Thu gom triệt để rác thải rắn, tận dụng tối đa các loại nguyên vật liệu rơi vãi trên bề mặt để hạn chế tới mức thấp nhất sự xâm nhập của các tác nhân ô nhiễm vào nước mưa Chi nhánh Công ty TNHH Thương mại VHC Thái Nguyên phải cam kết thực hiện nghiêm túc các nội dung trong bao cáo Đánh giá tác động môi trường. Đề nghị Sở Tài Nguyên và môi trường và các cơ quan chức năng hướng dẫn, hỗ trợ công ty thực hiện ngày càng tốt hơn công tác bảo vệ môi trường, giữ cho môi trường luôn xanh- sạch- đẹp.
- 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Tiếng Việt 1. Lê Thị Vân Anh (2017), đề tài: “Quan Trắc môi trường không khí tại nhà máy sản xuất gạc Tuynel Phú Lộc năm 2016 trên địa bàn xóm Cổng Đồn, xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”. 2. Lương Văn Hinh và ctg (2015), Giáo trình “Ô nhiễm môi trường, NXB Nông nghiệp Hà Nội”. 3. Trịnh Lê Hùng (2006), Kỹ thuật xử lý nước thải, NXB Giáo Dục. 4. Hoàng Huệ (1996), Xử lý nước thải, NXB Xây dựng, Hà Nội. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Các tiêu chuẩn môi trường, quy chuẩn môi trường Việt Nam 6. Vũ Hoài Nam (2014) đề tài: “Đánh giá thực trạng môi trường nông thôn trên địa bàn xã Lam Vỹ - Huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên”. 7. Luật Bảo vệ môi trường 2014. 8. Luật Tài nguyên nước năm 2012, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Trần Thị Trang (2014), đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường tại công ty cổ phần xi măng Điện Biên”. 10. Viện Kỹ thuật và Công nghệ môi trường Việt Sinh (2018), Báo cáo quan trắc chi nhánh công ty TNHH thương mại VHC Thái Nguyên. II.Internet. 11. khi-nguyen-nhan-hau-qua-va-bien-phap-khac-phuc 12. Nguy%C3%AAn-t%C4%83ng-c%C6%B0%E1%BB%9Dng- c%C3%B4ng-t%C3%A1c-ki%E1%BB%83m-so%C3%A1t- ch%E1%BA%A5t-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-ngu%E1%BB%93n- n%C6%B0%E1%BB%9Bc-38839 13. nuoc-tai-viet-nam.html 14. hoa/1962-2013-12-04-01-02-57.html 15.