Khóa luận Đánh giá công tác thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt ở xã Hưng Long - huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ và đề xuất một số biện pháp xử lý

pdf 70 trang thiennha21 13/04/2022 5350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá công tác thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt ở xã Hưng Long - huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ và đề xuất một số biện pháp xử lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_cong_tac_thu_gom_va_quan_ly_rac_thai_sinh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá công tác thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt ở xã Hưng Long - huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ và đề xuất một số biện pháp xử lý

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  TRẦN THỊ THU HẰNG TÊN ĐỀ TÀI: “ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THU GOM VÀ QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT Ở XÃ HƯNG LONG – HUYỆN YÊN LẬP –TỈNH PHÚ THỌ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành/ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 - 2018 Thái Nguyên, năm 2018
  2. 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  TRẦN THỊ THU HẰNG TÊN ĐỀ TÀI: “ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THU GOM VÀ QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT Ở XÃ HƯNG LONG – HUYỆN YÊN LẬP –TỈNH PHÚ THỌ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành/ngành : Khoa học môi trường Lớp : N01 - K46 KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. ĐỖ THỊ LAN Thái Nguyên, năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng giúp sinh viên trau dồi, củng cố, bổ sung kiến thức đã học tập ở trường. Đồng thời cũng giúp sinh viên tiếp xúc với thực tế đem những kiến thức đã học áp dụng vào đời sống thực tiễn sản xuất.Qua đó giúp sinh viên học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ thực tế để khi ra trường trở thành một cán bộ có năng lực tốt, trình độ lý luậncao, chuyên môn giỏi, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội. Xuất phát từ những cơ sở trên, được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà Trường, ban chủ nhiệm khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp với tên đề tài mang tên:“Đánh giá công tác thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt ở xã Hưng Long – huyện Yên Lập –Tỉnh Phú Thọ và đề xuất một số biện pháp xử lý”. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ đạo tận tình của các thầy, cô giáotrongban giám hiệu nhà trường. Đặc biệt em vô cùng cảm ơn cô giáo PGS.TS Đỗ Thị Lan đã hướng dẫn, chỉ đạo tận tình giúp em hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn UBND xã Hưng Long đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực tập trên địa bàn xã. Ngoài ra để có kết quả như ngày hôm nay em vô cùng biết ơn công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, của những người thân yêu, cùng bạn bèđã luôn động viên và cổ vũ em trong học tập và rèn luyện. Do thời gian thực tập ngắn, trình độ chuyên môn của bản thân còn hạn chế, bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm. Nên khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự đóng góp quý báu của thầy, cô giáo và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Trần Thị Thu Hằng
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Định nghĩa thành phần của chất thải rắn sinh hoạt 8 Bảng 2.2. Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một sốnước 14 Bảng 2.3. Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị ở các nước ASEAN 15 Bảng 2.4. Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau 17 ở một số nước 17 Bảng 2.5. Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007 19 Bảng 2.6. Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý Việt Nam 20 Bảng 4.1. Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ hộ giađình 38 trên địa bàn xã Hưng Long 38 Bảng 4.2 : Rác thải sinh hoạt phát sinh từ các nguồn khác nhau 39 trên địa bàn xã Hưng Long 39 Bảng 4.3: Thành phần rác thải sinh hoạt của xã Hưng Long 40 Bảng 4.4. Nhận thức của người dân về phân loại rác thải tại nguồn 44 Bảng 4.5. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng đến môi trường của việc xả rác không đúng nơi quy định 45 Bảng 4.6. Đánh giá của người dân về hiện trạng thu gom, 46 xử lý rác thải sinh hoạt 46 Bảng 4.7. Mức phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt 47
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn 6 Hình 4.1. Bản đồ vị trí địa lý xã Hưng Long 30 Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Hưng Long 40
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường BVT V : Bảo vệ thực vật CNH – HĐH : Công nghiệp hóa– Hiện đại hóa CTR : Chất thải rắn CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt HĐND – UBND : Hội đồng nhân dân– Ủy ban nhân dân HTX : Hợp tác xã LPSCTRĐT : Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị NĐ-CP : Nghị định chính phủ RTSH : Rác thải sinh hoạt TTLT-BTC-BTNMT : Thông tư liên tịch- Bộ tài chính- Bộ tài nguyên môi trường UBND : Ủy ban nhân dân
  7. vi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1.Đặt vấn đề 1 1.2.Mục tiêu của đề tài 2 1.2.1.Mục tiêu chung của đề tài Error! Bookmark not defined. 1.2.2.Mục tiêu cụ thể của đề tài Error! Bookmark not defined. 1.3. Yêu cầu của đề tài 2 1.4.Ý nghĩa của đề tài 3 1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Các khái niệm liên quan 4 2.1.2. Nguồn gốc phát sinh của chất thải rắn 5 2.1.3. Phân loại chất thải rắn 6 2.1.4. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 7 2.1.5.Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khỏe cộngđồng 9 2.2. CĂN CỨ PHÁP LÝ 12 2.3.Cơ sở thực tiễn của đề tài 13 2.3.1.Hiện trạng quản lý rác thải trên thế giới 13 2.3.2.Hiện trạng quản lý rác thải ở Việt Nam 18 2.3.3.Tình hình thu gom và xử lý rác thải tại tỉnh Phú Thọ 23
  8. vii PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 3.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27 3.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu 27 3.3.Nội dung nghiên cứu 27 3.4. Phương pháp nghiên cứu 28 3.4.1. Phương pháp kế thừa 28 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 28 3.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn 28 3.4.4. Phương pháp xác định thành phần rác thải 29 3.4.5. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu 29 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30 4.1.Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hưng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. 30 4.1.1.Điều kiện tự nhiên 30 4.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 31 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường 35 4.2. Thực trạng côngtác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Hưng Long 36 4.2.1. Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Hưng Long 36 4.2.2. Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn xã Hưng Long. 42 4.3.Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chất thải trên địa bàn xã Hưng Long 49 4.3.1. Giải pháp về quy hoạch và chính sách 49 4.3.2.Giải pháp quản lý rác thảirắn 51 4.3.3. Giải pháp về thu phí BVMT 52
  9. viii 4.3.4. Giải pháp về công tác tuyên truyền, giáo dục, ýthức bảo vệ môi trường cho người dân. 52 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54 5.1.Kết luận 54 5.2.Kiến nghị 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 Phần I: Thông tin cá nhân 60 Phần II: Nội dung phỏng vấn 60
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển củacon người và sinh vật ( Luật Bảo vệ Môi trường 2005 ). Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Đây cũng làvấn đề mà hiện nay cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang hếtsức quan tâm. Cùng với sự phát triển chung của thế giới, nền kinh tế Việt Namcũng đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đang diễn ra hết sức khẩn trương, bộ mặt xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên đi kèm với nó là nhữngtồn tại rất đáng lưu tâm như biến đổi khí hậu, gia tăng dân số và hàng loạt các vấn đề về môitrường khác. Đặc biệt gia tăng dân số trong quá trình công nghiệp hóa đã gâyra nhiều sức ép cho môi trường, cụ thể là về rác thải. Nền kinh tế xã hội càng phát triển, dân số gia tăng thì nhu cầu tiêu thụ của con người cũng tăng lên, theo đó lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều. Lượng tài nguyên thiên nhiên và các nguồncủa cải đưa vào sản xuất và tiêu dùng thường có thể đo đếm bằng khối lượng hoặc bằng tiền, nhưng lượng chất thải được thải ra làm ô nhiễm môi trường thì khóđong đếm bằng khối lượng hay bằng tiền được. Việc bùng nổ rác thải sinh hoạtlà nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, làm mất cảnh quan văn hóa đô thị và nông thôn
  11. 2 Hưng Long cũng là một xã thuộc huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ cóđóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế– xã hội của tỉnh. Tuy nhiên cùng với đó là lượng chất thải thải ra môi trường ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất. Với số dân đông, năm 2017là5345 (UBND xã Hưng Long, 2017) nên lượng rác thải phát sinh rất lớn. Người dân đã có ý thức hơn trong quản lý rác thải sinh hoạt, rác thải được người dân bỏ vào túi nilon để đúng nơi quy định chờ thu gom; một phần nhỏ được tận dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm hay bán rác thải có thể tái chế. Tuy nhiên nhận thức của người dân về rác thải còn chưa đầy đủ và hoạt động quản lý còn nhiều bất cập, đó là nhiều hộ dân vứt trực tiếp rácra đường làng, sông, ao cạnh nhà. Chính quyền xã chưa có chế tài cử phạt đối với các đối tượngtrên vì vậy môi trường ngày càng ô nhiễm. Được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoaMôi Trường, dưới sự hướng dẫn của cô giáo PGS.TS Đỗ Thị Lan – Giảng viên khoa Môi Trường, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài :“Đánh giá công tác thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt ở xã Hưng Long – huyện Yên Lập –Tỉnh Phú Thọ và đề xuất một số biện pháp xử lý” 1.2.Mục tiêu của đề tài + Đánh giá hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt ở xã Hưng Long + Đánh giá hiện trạngquản lýrác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Hưng Long + Đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chất thải phù hợp với điều kiện của xã. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Số liệu thu thập phải khách quan, chính xác, trung thực. - Đề xuất những giải pháp kiến nghị phải có tính khả thi, thực tế, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
  12. 3 1.4.Ý nghĩa của đề tài 1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học + Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này + Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiêncứu 1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn + Đánh giá được lượng rác thải phát sinh, tình hình thu gom, vận chuyển và quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Hưng Long + Đề xuất một số biện pháp để xử lý rác thải sinhhoạt
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Các khái niệm liên quan - Rác: là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố định, bị vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắnsinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải rắnphátsinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người ( Trần Hữu Nhuệ và cs, 2001) [21]. - Chất thải: Theo Điều 3 Luật BVMT 2005 [10]:“ Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạthoặc họat động khác ”.Đôi khi tchấ thải cũng bao gồm một số chất chưa qua sử dụng. - Chất thải rắn: là chất thải ở thể rắn hoặc sệt ( hoặc còn gọi là bùnthải) được thải từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt độngkhác [4]. - Chất thải nrắ sinh hoạt: Theo Điều 3 Nghị định 38/2015 NĐ-CP ngày 24/04/2015 về quản lý chất thải và phế liệu [19]: là chất thải ở trạng thái rắn phát sinh trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người. - Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại chất thải một cách trực tiếp hoặc sau khi sơ chế mà không làm thay đổi tính chất của chất thải. - Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹthuật để thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải. - Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại trừ ra khỏi quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm khác. - Quản lý rác thải là hành động thu gom, phân loại và xử lý các loại rác thải của onc người. Hoạt động này nhằm làm giảm các ảnh hưởng xấu củarác vào môi trường và xã hội.
  14. 5 - Xử lý rác thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải. - Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở rác thải từ nơi phát sinh, thu gom, lưu trữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng. - Thu gom rác thải là hoạt động tập hợp phân loại, lưu trữ tạm thờirác thải tại nhiều điểm thu gom và cơ sở được cơ quan thẩm quyển xác nhận. 2.1.2. Nguồn gốc phát sinh của chất thải rắn Khối lượng rác thải sinh hoạt hiên nay ngày càng tăng do các tác động của sự gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế– xã hội mà nhu cầu sử dụng tiêu dùng trong các đô thị và càng vùng nông thôn đã có những thay đổi. CTR phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: - Khu dân cư; khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi, đường phố ); - Khu thương mại, du lịch (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ , khudu lịch, bệnh viện, trạm y tế ); - Từ cơ quan, công sở (trường học, cơ quan hành chính, trung tâm văn hoá thể thao ); - Từ các hoạt động công nghiệp ( công nghiệp nhẹ, công nghiệp hóa học, ) - Từ các hoạt động nông nghiệp ( Vỏ chai thuốc BVTV, ); - Từ các hoạt động xây dựng đô thị; - Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường cống thoát nước của thành phố, khu, cụm dân .cư [15]
  15. 6 Nhà dân, khu Cơ quan, trường Nơi vui chơi, giải dân cư. học trí. Chợ, bến xe, nhà Bệnh viện, cơ Rác thải ga. sở y tế Giao thông, xây Chính quyền địa Khu công dựng. phương nghiệp, nhà máy, xí nghiệp. Hình 2.1: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn 2.1.3. Phân loại chất thải rắn 2.1.3.1. Phân loại theo nguồn phát sinh - Chất thải sinh hoạt: phát sinh hàng ngày ở các đô thị, làng mạc, khu dân cư, các trung tâm dịch vụ, công viên. - Chất thải công nghiệp: phát sinh từ trong quá trình sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp (gồm nhiều thành phần phức tạp, đa dạng, trongđó chủ yếu là các dạng rắn, dạng lỏng, dạng khí) - Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tôngvỡ, vôi vữa, đồ gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạora. - Chất thải nông nghiệp: sinh ra do các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch. 2.1.3.2. Phân loại theo mức độ nguy hại - Chất thải nguy hại: là chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ănmòn, nhiễm khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng. Các chấtthải này tiềm ẩn nhiều khả năng gây sựcố rủi ro, nhiễm độc, đe doạ sức khoẻ con
  16. 7 người và sự phát triển của động thực vật, đồng thời là nguồn lan truyền gâyô nhiễm môi trường đất, nước và không khí - Chất thải không nguy hại: là các chất thải không chứa các chất vàcác hợp chất có các tính chất nguy hại. Thường là các chất thải phát sinh trong sinh hoạt gia đình, đô thị . 2.1.3.3. Phân loại theo thành phần - Chất thải vô cơ: là các chất thải có nguồn gốc vô cơ như tro, bụi, xỉ,vật liệu xây dựng như gạch, vữa, thuỷ tinh, gốm sứ, một số loạiphân bón, đồ dùng thải bỏ gia đình. - Chất thải hữu cơ: là các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thựcphẩm thừa, chất thải từ lò giết mổ, chăn nuôi cho đến các dung môi, nhựa, dầumỡ và các loại thuốc bảo vệ thực vật. 2.1.4. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt Trong chất thải rắn sinh hoạt có chứa nhiều thành phần khác nhau,thông thường gồm có: Rác thực phẩm, giấy loại, bao bì, túi nilon, nhựa, vải, caosu, gỗ, thủy tinh vỡ, các loại chai lọ bằng thủy tinh hoặc bằng nhựa, lon đồ hộp, Tùy theo mục đích và phương án kỹ thuật quản lý chất thải rắn từnguồn phát sinh đến nơi thải bỏ cuối cùng, thành phần chất thải rắn có thể đượcbiểu diễn từ rất đơn giản chỉ gồm 2 thành phần chínhlà rác thực phẩm và phần còn lại hoặc rất chi tiết gồm từng thành phần riêng. Đối với các nước Châu Á, rác thực phẩm hoặc các thành phần hữu cơ có khả năng phân hủy sinh họclà thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất.
  17. 8 Bảng 2.1: Định nghĩa thành phần của chất thải rắn sinh hoạt Thành Định nghĩa Ví dụ phần 1. Các chất cháy được Các vật liệu làm từ giấy bột và giấy Các túi giấy, mảnh a. Giấy bìa, giấy vệ sinh b. Hàng Vải, len, ilon n Các sản phẩm có nguồn gốc từ sợi dệt c. Thực Cọng rau, vỏ quả, Các chất thải từ đồ ăn, thực phẩm phẩm thân cây, lõi ngô d. Cỏ, gỗ, Đồ dùng bằng gỗ như Các sản phẩm và vật liệu được chế tạo củi, rơm bàn, ghế, đồ chơi, vỏ từ tre, gỗ, rơm rạ dừa Phim cuộn, túi chất e. Chất Các vật liệu vàn sả phẩm được chế tạo dẻo, chai lọ. Chất dẻo từ chất dẻo dẻo, đầu vòi, dây điện f. Da và Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo Bóng, giày, ví, băng cao su từ da và cao su cao su 2. Các chất không cháy Vỏ hộp, dây điện, a. Các kim Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo hàng rào, dao, nắp loại sắt từ sắt mà dễ bị nam châm hút lọ b. Các kim Vỏ nhôm, giấy bao loại phi Các vật liệu không bị nam châm hút gói, đồ đựng sắt Chai lọ, đồ đựng c. Thủy Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo bằng thủy tinh, bóng tinh từ thủy tinh đèn d. Đá và Bất cứ các vật liệu không cháy ngoài Vỏ chai, ốc, xương, sành sứ kim loại và thủy tinh gạch, đá, gốm Tất cả các vật liệu khác không phân Đá cuội, cát, đất, 3. Các loại trong bảng này. Loại này có thể tóc chất hỗn chia thành hai phần: kích thước lớn hơn hợp 5 mm và loại nhỏ hơn 5 mm (Nguồn Nguyễn Trung Việt và cs, 2008)[13]
  18. 9 2.1.5.Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng 2.1.5.1. Ảnh hưởng của CTR đến sức khỏe cộng đồng Ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Khí thải từ bãi rác theo con đường hô hấp vào cơ thể, mộtphần như chất hữu cơ, kim loại nặng thâm nhập vào nguồn nước vào cơ thể thông qua đồ ăn, nước uống làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người là nguyên nhân của 22 loại bệnh của con người trong đó có bệnh ung thư và các loại bệnh về tai mũi họng, sốt rét, viêm phổi, đường ruột Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnhda liễu, viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác. Một nghiên cứu tại Yên Lập cho thấy tỷ lệ người ốm và mắc các bệnh như tiêu chảy, da liễu, hô hấp tại khu vực chịu ảnh hưởng của bãi rác cao hơn hẳnso với khu vực không chịu ảnh hưởng( Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường, 2009) [16]. Hiện tại chưa có số liệu đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng củacácbãi chôn lấp tới sức khỏe của những người làm nghề nhặt rác thải. Những người này thường xuyên phải chịu ảnh hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, cácchất độc hại, côn trùng đốt/chích và các loại hơi khí độc hại trong suốt quátrình làm việc. Vì vậy, các chứng bệnh thường gặp ở đối tượng này là cácbệnhvề cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu chảy, và các vấn đề về đường ruột khác. Các bãi chôn lấp rác cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác đối với cộng đồng làm nghề này. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ, cóthểlà mối đe dọa nguy hiểm với sức khoẻ con người (lây nhiễm một sốbệnh truyền nhiễm như AIDS, ) khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vàotay chân, Một vấn đề cần được quan tâm là, do chiếm tỷ lệ lớn trong những người làm nghề nhặt rác, phụ nữ và trẻ em đã trở thành nhóm đối tượngdễ bị tổn thương.
  19. 10 Hai thành phần chất thải rắn được liệt vào loại cực kỳ nguy hiểm làkim loại nặng và chất hữu cơ khó phân hủy. Các chất này có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản, thực phẩm cũng như trong mô tế bào động vật, nguồn nước và tồn tại bền vững trong môi trường gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với con người như vô sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơsinh; tác động lên hệ miễn dịch gây ra các bệnh tim mạch, tê liệt hệ thần kinh, giảm khả năng trao đổi chất trong máu, ung thư và có thể di chứng di tật sang thế hệ thứ 3 2.1.5.2.Ảnh hưởng của CTR đến môi trường đất Các chất thải rắn có thể được tích lũy dưới đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường. Chất thải xây dựng như gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa, dây cáp, bê-tông trong đất rất khó bị phân hủy. Chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng như chì, kẽm, đồng,Niken, Cadimi thường có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp. Các kim loại này tích lũy trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ănvà nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Các chất thải có thểgâyô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hóa chất Tại các bãi rác, bãi chôn lấp CTR không hợp vệ sinh, không có hệ thống xử lý nước rác đạt tiêu chuẩn, hóa chất và vi sinh vật từ CTR dễ dàng thâm nhập gây ô nhiễm đất. Hiện nay, túi nilon có trong rác thải sinh hoạt là rất phổ biến, khí thải ra môi trường phải mất hàng chục năm cho tới vài thế kỷ mới được tiêuhủy hoàn toàn trong tự nhiên. Sự phân hủy không hoàn toàn của túi nilon sẽ để lại trong đất những mảnh vụn, không có điều kiện cho vi sinh vật phát triển sẽ làm cho đất chóng bạc màu, không tơi xốp.
  20. 11 2.1.5.3. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường nước CTR không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ônhiễm môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích tiếp xúc của nước với không khí dẫn tới giảm DO trong nước. Chất thải rắn hữu cơ phân hủy trong nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị suy thoái. CTR phân huỷ và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen,có mùi khó chịu. Thông thường các bãi chôn lấp chất thải đúng kỹ thuật có hệthống đường ống, kênh rạch thu gom nước thải và các bể chứa nước rác để xửlý trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp hiện nay đều không được xây dựng đúng kỹ thuật vệ sinh và đang trong tình trạng quá tải, nước rò rỉ từ bãi rác được thải trực tiếp ra ao, hồgâyô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Sự xuất hiện của các bãi rác lộ thiên tự phát cũng làmột nguồn gây ô nhiễm nguồn nước đáng kể. Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, nước rỉ rác có chứa hàm lượng chấtô nhiễm cao (chất hữu cơ: do trong rác có phân súcvật, các thức ăn thừa ; chất thải độc hại: từ bao bì đựng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỹphẩm). Nếu không được thu gom xử lý sẽ thâm nhập vào nguồn nước dưới đất gâyô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng 2.1.5.4.Ảnh hưởng của CTR đến môi trường không khí CTR, đặc biệt là CTR sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bịphân hủy và sản sinh ra các chất khí (CH4- 63.8%, CO2- 33.6%, và một số khí khác). Trong đó, CH4, CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 - 19%), đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp.
  21. 12 Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng đángkểcủa nhiệt độ không khí và thay đổi theo mùa. Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt độ tăng, lượng khí phát thải trong mùa hè cao hơn mùa đông. Đối với cácbãi chôn lấp, ước tính 30% các chất khí phát sinh trong quá trình phân hủy ráccó thể thoát lên trên mặt đất mà không cần một sự tác động nào.[5] Khi vận chuyển và lưu giữ CTR sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí. Các khí phát sinh từquá trình phân hủy chất hữu cơ trong CTR: Amoni có mùi khai, phân có mùi hôi, Hydrosunfur mùi trứng thối, Sunfur hữu cơ mùi bắp cải thối rữa, Mecaptan hôi nồng, Amin mùi cá ươn, Diamin mùi thịt thối, Cl2 hôi nồng, Phenol mùi ốc đặc trưng. Bên cạnh hoạt động chôn lấp CTR, việc xử lý CTR bằng biện pháp tiêu hủy cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí. Việc đốt rác sẽ làm phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người [5] 2.1.5.5.Ảnh hưởng của CTR làm giảm mỹ quan đô thị CTR, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển, xử lý sẽ làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân của hiện tượngnày là do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng người dân vứt rác bừa bãira lòng lề đường và mương rãnh hở vẫn còn phổ biến gây ô nhiễm nguồn nước và ngập úng khi mưa. Ngoài ra việc đổ rác bừa bãi ở các gốc cây, đầu đường, góc hẻm,các dòng sông, lòng hồ, bãi rác thải lộ thiên mà chưa qua xử lý sẽ tạo ra nơi sinh sống và cư trú của nhiều loài gây bệnh như ruồi nhặng, chuột khiến cácbệnh truyền nhiễm như tả, lỵ, thương hàn nhanh chóng lây lan tạo các dịch bệnh gây nguy hiểm cho con người. 2.2. CĂN CỨ PHÁP LÝ - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
  22. 13 - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoặc bảo vệ môi trường; - Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; - Nghị định số 179/2013/ NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; - Nghị định số 80/2014/ NĐ-CP ngày 6/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải - Nghị định số 04/2009/ NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động môi trường; - Căn cứ thông tư số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/03/2011 - Nghị định số 174/2007/ NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn 2.3.Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.3.1.Hiện trạng quản lý rác thải trên thế giới 2.3.1.1.Tình hình phát sinh, thu gom và phân loại rác thải trên thế giới Đô thị hóa là hiện tượng tất yếu của quá trình tăng trưởng và pháttriển kinh tế của không chỉ những nước phát triển mà cả nước đang phát triển. Đô thị hóa là một hiện tượng phức tạp. Một mặt nómang lại sự phát triển kinh tế và nhiều lợi ích xã hội, mặt khác nó cũng gây ra rất nhiều vấn đềvềmôi trường, trong đó rác thải nổi lên như một tâm điểm. Với sự gia tăng của rác thì việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải là điều mà mọi quốc gia cần quan tâm. Đô thị hóa và phát triển kinh tế thường điđôi với mức tiêu thụ tài nguyên và tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tăng lên tính theo
  23. 14 đầu người. Chi phí quản lý cho rác thải ởcác nước đang phát triển có thể lên đến 50% ngân sách hàng năm. Khoảng 30- 60% rác thải đô thị không được cung cấp dịch vụ thu gom. Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải mang tính đặc thù của từng địa phương và phụ thuộcvào mức sống, văn minh dân cư ở mỗi khu vực. Tuy nhiên, dù ở khu vực nào cũng có xu hướng chung của thế giới là mức sống càng cao thì lượng chất thải phát sinh càngnhiều Bảng 2.2. Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước Dân số đô thị LPSCTRĐT hiện nay Tên nước hiện nay (% tổng (kg/người/ngày) số) Nước thu nhập thấp 15,92 0,40 Nepal 13,70 0,50 Bangladesh 18,30 0,49 Việt Nam 20,80 0,55 Ấn Độ 26,80 0,46 Nước thu nhập trung bình 40,80 0,79 Indonesia 35,40 0,76 Philippines 54,00 0,52 Thái Lan 20,00 1,10 Malaysia 53,70 0,81 Nước có thu nhập cao 86,3 1,39 Hàn Quốc 81,30 1,59 Singapore 100,00 1,10 Nhật Bản 77,60 1,47 (Nguồn: Bộ môn Sức khỏe Môi trường, 2006)[2]
  24. 15 Bảng 2.3. Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị ở các nước ASEAN Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị Quốc gia Kg/người/ngày Tấn/năm Brunei 1,40 210.480 Campuchia 0,55 1.089.429 Indonesia 0,70 64.000.000 Lào 0,69 77.380 Malaysia 1,17 12.840.000 Myanmar 0,53 841.508 Philippines 0,69 14.660.000 Singapore 3,75 7.514.500 Thái Lan 1,05 26.770.000 Việt Nam 0,84 22.020.000 (UNEP, Quản lý chất thải ở các nước ASEAN, 2017) - Trên thế giới, các nước phát triển đã có những mô hình phân loại vàthu gom rác thải rất hiệu quả: Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: rác hữucơ, rác vô cơ, giấy, vải, thủy tinh, rác kim loại. Rác hữu cơ được đưa đếnnhà máy xử lý rác thải để sản xuất phân vi sinh. Các loại rác còn lại: giấy,vải, thủy tinh, kim loại, đều được đưa đến cơ sở tái chế hàng hóa. Tại đây,rác được đưa đến hầm ủ có nắp đậy và được chảy trong một dòng nước cóthổi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân giải chúng một cách triệt để.Sauquá trình xử lý đó, rác chỉ còn tnhư mộ hạt cát mịn và nước thải giảm ô nhiễm. Các cặn rác không còn mùi sẽ được đem nén thành các viên gạch lát vỉa hè rấtxốp, chúng có tác dụng hút nước khi trời(Dự mưa án Diana,2007) [8]. Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố Mỹ lên tới 210triệu tấn. Tính bình quân mỗi người dân Mỹ thải ra 2kg rác/ngày. Hầu như thành phần các loại rác thải trên đất nước Mỹ không có sự chênh lệch quá lớnvềtỷ lệ, cao nhất không phải là thành phần hữu cơ như các nước khác mà làthành phần chất thải vô cơ (giấy các loại chiếm đến 38%), điều này cũng dễ lý giải
  25. 16 đối với nhịp điệu phát triển và tập quán của người Mỹ là việc thường xuyên sử dụng các loại đồ hộp, thực phẩm ăn sẵn cùng các vật liệu có nguồn gốcvô cơ. Trong thành phần các loại sinh hoạt thực phẩm chỉ chiếm 10,4% và tỷ lệ kim loại cũng khá cao là 7,7%. Như vậy rác thải sinh hoạt các loại ởMỹcó thể qua phân loại, xử lý để tái sinh, tái sử dụng chiếm tỷ lệ khá cao (các loại khó hoặc không phân giải được như kim loại, thủy tinh, gốm, sứ)chiếm khoảng 20% (Lê Văn Nhương, 2001) [14]. Pháp: Ở nước này quy định phải đựng các vật liệu, nguyên liệuhay nguồn năng lượng nhất định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phụclại các vật liệu thành phần. Theo đó đã có các quyết định cấm các cách xửlýhỗn hợp mà phải xử lý theo phương pháp nhất định. Chính phủ có thể yêu cầucác nhà chế tạo và nhập khẩu không sử dụng các vật liệu tận dụng để bảovệmôi trường hoặc giảm bớt sự thiếu hụt một vật liệu nào đó. Tuy nhiên cầnphải tham khảo và thương lượng để có sự nhấttrí cao của các tổ chức, nghiệp đoàn khi áp dụng các yêu cầu này (Trần Huế Nhuệ và cs, 2001)7 [1 ]. Singapore: Đây là nước đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế giới. Để có được kết quả như vậy, Singapore đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore đượcthu gom và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế được, đượcđưa về các nhà máy tái chế còn các loạichất thải khác được đưa về nhà máy khác để thiêu hủy. Ở Singapore có 2 thành phần chính tham gia vào thu gom vàxử lý các rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư và công ty, hơn 300 công tytư nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại. Tất cả cáccông ty này đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát kiểm tra trựctiếp của Sở Khoa học công nghệ và môi trường. Ngoài ra, các hộ dân và các công ty của Singapore được khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải cho
  26. 17 các hộ dân vào các công ty. Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom rác thải trực tiếp tại nhà phải trả phí 17 đôla Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân cư chỉ phải trả phí 7 đôla Singapore/tháng (Lê Huỳnh Mai và cs, 2009) [11]. 2.3.1.2.Tình hình xử lý rác thải trên thế giới Ngày nay, trên thế giới có nhiều cách xử lý rác thải như: công nghệ sinh học, công nghệ sử dụng nhiệt, công nghệ Seraphin Tỷ lệ rác thải được xửlý theo phương pháp khác nhau của một số nước trên thế giới được giới thiệuở bảng sau: Bảng 2.4. Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước (ĐVT:%) Chế biến phân STT Nước Tái chế Chôn lấp Đốt vi sinh 1 Canada 10 2 80 8 2 Đan Mạch 19 4 29 48 3 Phần Lan 15 0 83 2 4 Pháp 3 1 54 42 5 Đức 16 2 46 36 6 Ý 3 3 74 20 7 Thụy Điển 16 34 47 3 8 Thụy Sĩ 22 2 17 59 9 Mỹ 15 2 67 16 (Nguồn: Đỗ Thị Lan và cs, 2007)[9] Phần lớn các nước đều đã có được những hình thức xử lý rác đúngđắn như tái chế, chế biến phân vi sinh. Thụy Điển hiện đang rất phổ biến những loại máy cỡ nhỏ, chuyên sản xuất phân bón từ rác thải sinh hoạt. Chính vì thế
  27. 18 ở Thụy Điển phương pháp chế biến phân vi sinh chiếm tỷ lệ rất cao ( 34%). Chỉ có ở Pháp và Ý, các phương pháp tái chế và chế biến phân visinhcòn chiếm tỷ lệ thấp, chưa được đầu tư phát triển. Các nước đều sử dụng hình thức xử lý đốt và chôn lấp là chủ yếu, nhưng việc phân loại rác tại nguồn được làm rất tốt, cộng với khả năng công nghệ cao nên biện pháp xử lýcũng thích hợp cho từng loại rác thải. Ví dụ rác hữu cơ dễ phân hủy thì dùngủgas, ủ phân compost; các chất thải như nhựa, thủy tinh thì tái chế, chất thải nguy hại thì đốt, đóng gói thật kỹ rồi chôn lấp. 2.3.2.Hiện trạng quản lý rác thải ở Việt Nam Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa, đôthị hóa và dân số tăng nhanh cùng với mức sống được nâng cao là những nguyên nhân chính dẫn đến lượng phế thải phát sinh ngày càng lớn. Hầu hết các bãi rác trong các đô thị từ trước đếnnay không theo quy hoạch tổng thể, nhiều thành phố, thị xã, thị trấnchưa có quy hoạch bãi chôn lấp chất thải. Việc thiết kế và xử lý chất thải hiện tạiởcác đô thị đã có bãi chôn lấp lại chưa thích hợp, chỉ là những nơiđổrác không được chèn lót kỹ, không được che đậy, do vậy đang tạo ra sựô nhiễm nặng nề tới môi trường đất, nước, không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Hiện nay ở tất cả các thành phố, thị xã, đã thành lập các côngtymôi trường đô thị có chức năng thu gom và quản lý rác thải. Nhưng hiệu quảcủa công việc thu gom, quản lý rác thải còn kém, chỉ đạt từ 30-70% do khối lượng rác phát sinh hàng ngày còn rất lớn. Trừ lượng rác thải đã quản lý sốcònlại người ta đổ bừa bãi xuống các sông, hồ, ngòi, ao, khu đất trống làm ônhiễm môi trường nước và không khí. Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng
  28. 19 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đôthị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%). Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và mộtsố đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ vàkinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố,ở cáccơs y tế. Bảng 2.5. Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007 Lượng CTRSH bình STT Loại đô thị quân/người Lượng CTRSH phát sinh (kg/người/ngày) Tấn/ngày Tấn/năm 1 Đặc biệt 0,84 8.000 2.920.000 2 Loại 1 0,96 1.885 688.025 3 Loại 2 0,72 3.433 1.253.045 4 Loại 3 0,73 3.738 1.364.370 5 Loại 4 0,65 626 228.490 Tổng 6.453.930 (Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, 2008 ) [6] Tại Việt Nam, tháng 7/2017, Tổng cục Môi trường đã công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2016. Theo đó, tình hình phát sinh và xử lý chất thải rắn ở khu vực đô thị vẫn là một trong những vấn đề môitrường nổi cộm, và chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh từ các hộ gia đình chiếmtỉ lệ cao nhất. Tổng khối lượng chất thải rắn sinhhoạt đô thị thu gom là 32.415 tấn/ngày (năm 2015). Tỉ lệ thu gom và xử lý đạt 85,3% (tăng 3% so với năm
  29. 20 2010). Khu vực Đông Nam Bộ có lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý nhiều nhất (Bảng 2.5) Bảng 2.6. Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý Việt Nam Tổng lượng chất thải rắn Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu sinh hoạt đo thị được xử lý Khu vực gom(Tấn/ngày) đạt tiêu chuẩn (Tấn/ngày) 2014 2015 2014 2015 Đồng bằng 8.730 9.400 7.544 7.933 sông Hồng Trung du và miền núiphía 1.895 2.276 1.090 1.034 Bắc Bắc Trung Bộ và Duyên 4.333 5.143 2.579 3.020 Hải miền Trung Tây Nguyên 1.013 1.062 490 627 Đông Nam 12.283 10.878 10.653 10.192 Bộ Đồng bằng sông Cửu 3.345 3.656 1.577 1.522 Long Tổng số 31.599 32.415 23.933 24.328 (Nguồn: Tổng cục Môi trường 2016)[12] Với kết quả điều tra thống kê chưa đầy đủ như trên cho thấy, tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tương đối cao (10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới. Để quảnlý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâmhơn
  30. 21 nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầutư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra. Hiện nay phần lớn rác thải sinh hoạt ở Việt Nam vẫn được xử lýbằng hình thức chôn lấp. Tuy nhiên, cũng mới chỉ có 12 trong tổng số 64 tỉnh, thành phố có bãi chôn lấp hợp vệ sinh hoặc đúng kỹ thuật và chỉ có 17trong tổng số 91 bãi chôn lấp hiện có trong cả nước là bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Phần lớn các bãi chôn lấp hợp vệ sinh đều được xây dựng bằng nguồn vốn ODA, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách là hết sức khó khăn và hạn chế. Lượng chất thải rắn tại các đô thị được thu gom mới đạt 70% tổng lượng chất thảirắn phát sinh. Trong khi đó, việc tái chế và tái sử dụng mới chỉ giảm khoảng10- 12% khối lượng rác thải. Ở nước ta do hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa tương thích kịp thời với sự phát triển củanền kinh tế thị trường. Các quy định về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn mặc dù đã được Chính phủ ban hành song còn mangtính hình thức, số kinh phí thu được mới chỉ bằng 1/10 so với tổng kinh phímà Nhà nước phải chi cho các dịch vụ thu gomvà xử lý chất thải. Các chế tài xử phạt vi phạm hành chính còn quá thấp, chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng còn lúng túng trong xử lý các hànhvi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường Do đó công tác quản lý rác thảicòn nhiều lỏng lẻo. Tình hình quản lý rác thải tại một số tỉnh nhưsau: Tại Hà Nội: Theo tính toán của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường Đô thị (URENCO), mỗi ngày Hà Nội thải ra khoảng 3.000 tấn rác thải sinh hoạt, tức một năm có trên dưới mộttriệu tấn. Hiện nay, ngoài URENCO còn có nhiều đơn vị khác cùng tham gia thu gom rác như Công ty
  31. 22 cổ phần Thăng Long, Công ty cổ phần Tây Đô, Công ty cổ phần Xanh, Hợp tác xã Thành Công nhưng tất cả vẫn không thể thu gom nổi vì lượng rác thải sinh hoạt đang ngày một tăng nhanh. Chính vì vậy mà tỉ lệ thu gom rác thải sinh hoạt ở các quận nội thành hiện đạt khoảng 95%, còn các tuyếnngoại thành mới chỉ khoảng 60%. Hiện nay, Hà Nội vẫn còn 66% số xã chưa cónơi chôn lấp hoặc xử lý rác thải. Khu vực ngoại thành có 361/435 xã, thị trấn đã thành lập tổ thu gom rác; trong đó có 148 xã đã tổ chức chuyển rác đi xửlý, chôn lấp tại bãi rác tập trung của thành phố (đạt tỉ lệ34%). Tại Cần Thơ: Ước tính toàn thành phố thải ra khoảng 650 tấn chất thải rắn sinh hoạt mỗi ngày, nhưng tỷ lệ thu gom thấp (khoảng 63% vào năm 2008, đến năm 2009 tỷ lệ này tăng không đáng kể), lượng rác vẫnđược người dân thải vào các ao, sông, rạch năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn các quận nội thành nhìn chung khá tốt;nhưng đối với các quận, huyện ngoại thành (Cờ Đổ, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh ) việc quản lýchất thải rắn đạt hiệu quả chưa cao (Anh Khoa, 2010) [18]. Tại TP. Hồ Chí Minh: Là một đô thị lớn nên mức độ phát sinh chất thải rắn đô thị hàng năm tại TP.Hồ Chí Minh rấtcao. Theo số liệu của Sở Tài nguyên - Môi trường, mỗi ngày trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh đổ ra khoảng 5.800 - 6.200 tấn rác thải sinh hoạt, 500 - 700 tấn chất thải rắn công nghiệp, 150 - 200 tấn chất thải nguy hại, 9- 12 tấn chất thải rắn y tế. Nguồn chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỷ trọng cao nhất, chủ yếu phát sinh từ các nguồn: hộgia đình, trường học, chợ, nhà hàng, khách sạn(Hoàng Thị Kim Chi, 2009) [9]. Tại Đồng Nai: Hiện nay toàn tỉnh có 4/7 khu xử lý rác thải sinh hoạt đang trong quá trình triển khai thực hiện đưa vào sử dụng và 03 khu xử lý tập trung liên huyện, liên đô thị đang trong giai đoạn lập dự án đầu tư. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt ở Đồng Nai mới chỉ đạt 71%, còn 29% rác thải sinh hoạt đangthải ra
  32. 23 môi trường chưa được xử lý. Tình trạng xử lý rác thải sinh hoạt gặp nhiều khó khăn do chưa có nhiều bãi chứa rác, không có các điểm trung chuyển rác (Thùy Trang, 2010) [22]. 2.3.3.Tình hình thu gom và xử lý rác thải tại tỉnh Phú Thọ Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc có tổng diện tích tự nhiên là 3.519,56 km2 và có 13 huyện, thành thị gồm 277 xã, phường, thị trấn được chia thành 2.887 khu dân cư, trong đó có 313 khu dân cư ởđô thị và 2.574 khu dân cư ở nông thôn; quy mô dân số, tính đến 01/01/2015 là 1.454.828 người. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, hàng ngày môi trường đang phải tiếp nhận một lượng lớn chất thải từ các hoạt động của con người, trong đócó chất thải rắn. Theo thống kê đánh giá giai đoạn hiện nay, tỷlệphát sinh rác thải sinh hoạt trung bình đối với khu vực đô thị loại I (TP.Việt Trì) là1,2 kg/người/ngày, khu vực đô thị loại III (thị xã) là 1 kg/người/ngày, khu vựcđô thị loại V (các thị trấn) là 0,8 kg/người/ngày, khu vực nông thôn là0,35 kg/người/ngày. Theo tính toán, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh vào khoảng 628 tấn/ngày, trong đó ở khu vực đô thị là 271 tấn/ngày, ở khu vực nông thôn 357 tấn/ngày [1]. - Tại khu vực đô thị: Đã tổ chức thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt phát sinh tại 299/313 khu dân cư, đạt 95,5%. Người dân thực hiện tập kết rác thải tại các điểm tập kết ven các trục đường, khu trung tâm, hàng ngày cócông nhân vệ sinh đi thu gom bằng xe đẩy tay và tập kết lên xe chuyên dụng vận chuyển rác thải về nơi xử lý. Đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải khu vực đô thị được giao cho Công ty môi trường đô thị ở thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và 08 Ban quản lý công trình công cộng của cáchuyện. - Khu vực nông thôn: Hiện tại, mạng lưới thu gom rác thải ở khu vực nông thôn đã tổ chức thu gom tại 630 khu dân cư trong tổng số 1.579 khu dân
  33. 24 cư tập trung ở nông thôn, đạt 40% số khu dân cư phải thu gom, xử lý rác thải tập trung (còn 949 khu dân cư tập trung cần thu gom, xử lý rác thải tập trung). Việc thu gom mới tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng, khu ven đô thị và gần các khu vực trung tâm xã. Các khu dân cư còn lại được nhân dân sử dụng hố chôn lấp tại hộ gia đình theo hướng dẫn của chính quyền địa phương hoặc tự phát. Công tác thu gom được người dân tập kết rác thải ven trục đường chính, định kỳ HTX, tổ vệ sinh đi thu gom về điểm tập kết của xã, khu. Tại Việt Trì, thị xã Phú Thọ, Lâm Thao, Phù Ninh, Công ty môi trường đô thị, Ban quản lý công trình công cộng đến thu gom bằng xe chở rác chuyên dụng về Nhà máy xử lý. Tại các huyện khác, Ban quản lý công trình công cộng đến thu gom hoặc các xã xử lý tại chỗ bằng lò đốt hoặc chôn lấp. Ngoài cáclực lượng thu gom nói trên, tại huyện Lâm Thao có Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao tham gia thu gom, vận chuyển và xử lý rác cho 7 khu dân cư của huyện [1]. Tình hình xử lý rác thải tại: - Rác thải ở đô thị:Tại thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, thị trấn Phong Châu (huyện Phù Ninh), thị trấn Lâm Thao và thị trấn Hùng Sơn (huyện Lâm Thao) rác thải được thu gom, vận chuyển về Nhà máy chế biến phế thải đôthị Việt Trì xử lý. Tại đây, rác hữu cơ được chế biến thành phân compost theo công nghệ hiếu khí phục vụ cho việc phát triển nông lâm nghiệp; nilon được rửa sạch tái chế lại làm nguyên liệu sản xuất hạt nhựa; nhựa không tái chế, cao su và rác thải trơ khác được đem chôn lấp; gạch đá, sạn sỏi, vỏ sò,hến, thủy tinh xử lý nghiền sàng theo công nghệ hóa rắn sản phẩm thu hồi gạch không nung phục vụ cho xây dựng. Tại các thị trấn: Cẩm Khê, Hưng Hóa, Thanh Ba và Thanh Thủy rác thải được thu gom, vận chuyển, xửlý bằng 04 lò đốt cỡ nhỏ được đầu tư; các thị trấn còn lại, rác thải đang thựchiện
  34. 25 chôn lấp tạm thời bằng các bãi chôn lấp của địa phương không đảm bảo hợp vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường [1]. Như vậy, rác thải ở khu vực đô thị cơ bản đã có biện pháp xử lý.Tuy nhiên, các biện pháp xử lý nói trên không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, nhà máy đang phải hoạt động vượt công suất thiết kế gần 4 lần, trong khi nhà xưởng, trang thiết bị xuống cấp, hệthống xử lý nước thải hoạt động không hiệu quả; bãi chôn lấp chưa đảm bảo hợp vệ sinh, lò đốt rác chưađáp ứng yêu cầu quy chuẩn cho phép đang là các tác nhân gây ô nhiễm môi trường khu vực, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân. - Rác thải ở nông thôn:Tại khu vực nông thôn, rác thải sinh hoạt đang được xử lý bằng ba hình thức chủ yếu như sau: + Hình thức vận chuyển về Nhà máy xửlý: Tại các xã nông thôn của thị xã Phú Thọ, thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao và một số xã của huyệnPhù Ninh, rác thải được vận chuyển về Nhà máy chế biến phế thải đô thị ViệtTrì để xử lý. + Hình thức chôn lấp rác thải: Hình thức chôn lấp đang diễn ra phổ biến trên địa bàn các huyện miền núi với biện pháp chôn lấp chưa đảm bảo hợpvệ sinh. Ngoài ra, ở các khu dân cư tại các xã vùng sâu, vùng cao nhân dân đang sử dụng hố chôn lấp tại hộ gia đình theo hướng dẫn của chính quyềnđịa phương hoặc tự phát. + Hình thức xử lý rác thải bằng phương pháp đốt: Hiện nay, khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh đã được trang bị 04 lò đốt để xử lý rác thải sinh hoạt phát sinh đặt tại các xã Vô Tranh (Hạ Hòa), Ngọc Lập (Yên Lập), Hoàng Xá (Thanh Thủy), Phú Lộc (Phù Ninh). Ngoài ra, còn có Công tyTNHH MTV hóa chất 21 hỗ trợ xử lý rác thải bằng lò đốt (của Nhà máy) cho xãPhú Hộ, thị xã Phú Thọ và một số khu của huyện Phù Ninh. Tại một số nơi cònsử dụng lò đốt mini quy mô hộ gia đình hoặc đốt rác thải lộ thiên.
  35. 26 Tuy nhiên kết quả đã đạt được, hiện nay việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn các xã miền núi nhận thức về BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu vẫn còn hạn chế. Vì vậy, cáckết quả đạt được chưa thực sự bền vững, công tác BVMT, ứng phó với BĐKHn cò nhiều vấn đề cần được giải quyết 2.4. Đánh giá chung tổng quan Qua cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý, căn cứ thực tiễn và các kếtquả nghiên cứu trong và ngoài nước tôi thấy đánh giá công tác thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt tại xã Hưng Long,huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ là rất cần thiết và không trùng lặp với bất kỳ một Đề tài nào nhận ở họcvị Đại học trong lĩnh vực nghiên cứu trên.
  36. 27 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: rác thải sinh hoạt tại xã Hưng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. - Phạm vi nghiên cứu: Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt củaxã Hưng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. 3.2.Địa điểm vàhời t gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: xã Hưng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. - Thời gian nghiên cứu: Tháng 7/2017- tháng 12/2017 3.3.Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tại xã Hưng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. - Đánh giá thực trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lýrác thải sinh hoạt tại xã Hưng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ: + Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt + Lượng phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt + Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Hưng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú .Thọ + Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý rác thảisinh hoạt trên địa bàn xã Hưng Long. - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý rác thải sinh hoạt tạixã Hưng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
  37. 28 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp kế thừa Tham khảo tài liệu, giáo trình, đề tài nghiên cứu khoa học, luận vănkhoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương, hiện trạng rác thải sinh hoạt, công tác thu gom,vận chuyển, quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại UBNDxãHưng Long 3.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn Điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ giađình để thu thập thông tin về hiện trạng môi trường, số lượng, thành phần rác thải, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương. Số lượng phiếu: 50 phiếu. Số phiếu này được chia đều cho các xóm và lựa chọn đối tượng phỏng vấn ngẫu nhiên. - Lập phiếu điều tra phỏng vấn gồm những nội dung sau: + Lượng rác phát sinh từ hộ gia đình + Thành phần, khối lượng của rác thải sinh hoạt + Việc nộp lệ phí thu gom rác thải của các đối tượng được tiến hànhthugom + Ý kiến của người dân về vấn đề môi trường + Thái độ làm việc của công nhân thu gom - Tiến hành phỏng vấn + Đối tượng phỏng vấn: hộ gia đình, cá nhân + Phạm vi phỏng vấn: phỏng vấn một số hộ gia đình, cá nhân sinh sống tại các thôn trong khu vực xã Hưng Long. + Đối tượng được phỏng vấn: 50 hộ gia đình sinh sống tại khu vực xã Hưng Long.
  38. 29 3.4.4. Phương pháp xác định thành phần rác thải Rác thải của hộ gia đình: - Dân cư trên địa bàn xã được chia ra làm các khu vực khác nhau về mật độ dân số, phân bố dân cư, điều kiện cơ sở hạtầng. - Cách thức tiến hành: Phát túi nilon cho 30 hộ gia đình được chọn, tiến hành thu gom và phân loại rác thải rác hữu cơ vào túi màu xanhvàrác thải vô cơ vào túi màu đỏ. Sau đó tiến hành cân rác thải hàng ngày (mỗi ngày cân1 lần) trong 10 ngày liên tiếp. - Thời gian cân rác: Vào buổi chiều 3.4.5. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu - Số liệu sơ cấp: Lượng rác thải theo dõi được tổng hợp theo bảng, sau đó được nhập và tính trung bình trên exel - Số liệu thứ cấp: Thu thập từ báo cáo công tácquản lý và xử lý chất thải rắn của huyện
  39. 30 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1.Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã HưngLong, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. 4.1.1.Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1.Vị trí địa lý Hình 4.1. Bản đồ vịtrí địa lý xã Hưng Long Hưng long là một xã miền núi nằm ở phía Tây Bắc của huyện YênLập, diện tích đất tự nhiên là1082 ha. + Phía Bắc Giáp xã Xuân Thủy + Phía Đông Giáp xã Hương Lung- Sông Thao + Phía Nam và Đông Nam Giáp Thị Trấn Yên Lập + Phía Tây và Tây Nam Giáp xã Nga Hoàng
  40. 31 4.1.1.2.Địa hình, địa mạo Là một xã vùng núi có nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn, hệ thống suối, khe, ngòi hẹp và dốc lại phân bố không đều làm cho địa hình bị phân cắt mạnh, xã Hưng Long thuộc dạng địa hình thung lũng. Đây là vùng ợ đư c tạo bởi hai sườn núi cao phía đông và tây ệhuy n, đất được hình thành do bồi tụ trong quá trình phong hóa, có thành phần cơ giới chủ yếu là ấđ t thịt trung bình vàấ đ t thịt nặng, phù hợp cho phát triển những giống lúa chất lượng cao, sản xuất lương thực (lúa, ngô) theo hướng chuyên canh và thâm canh. Khu vực trung tâm xa địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho canh tác nông nghiệp. 4.1.1.3.Khí hậu - Xã Hưng Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa; nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 22,50C; cao nhất là 390C và thấp nhất là 4 - 50C; số giờ nắng bình quân qua các năm từ 1361giờ/năm. - Hưng Long có hai mùa chính là mùa đông lạnh và khô hạn, kéo dài từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, với nhiệt độ trung bình 14,2 - 180C; mùa hè nắng nóng và mưa nhiều, kéo dài từ tháng 3 đến tháng 9 với nhiệt độ trung bình 28 - 300C. - Lượng mưa trung bình năm là 1.570 mm, lượng mưa thất thường. - Độ ẩm tương đối trung bình 86 - 89%, cao nhất lên đến 90% vào tháng 7, tháng 8 và thấp nhất xuống đến 62% (thường xảy ra vào tháng 12 hàng năm). - Gió: Có 2 loại gió chính là gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 10; gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. 4.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 4.1.2.1. Dân số Xã có 1387 hộ và 5345 khẩu ( tính đến ngày 9/11/2017); Hộ nghèo: 121 hộ = 8,4%, giảm so cùng kỳ 2,21%; hộ cận nghèo: 87 hộ = 6,04%, giảm so cùng kỳ 2,54%.
  41. 32 Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Cấp ủy Đảng, Chính quyền và nhân dân xã Hưng Long đã và đang vượt khó đi lên thành nông thôn mới. Bước đầu đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế, vănhóa, giữ vững an ninh trật tự được tỉnh, huyện tặng nhiều bằng khen, giấy khen. 4.1.2.2. Thực trạng phát triển các nghành kinh tế * Khu vực kinh tế nông nghiệp Ủy ban nhân dân xã đã ật p trung chỉ đạo quyết liệt, lựa chọn ban hành 02 đề án (chăn nuôi trâu, bò và nhân rộng các mô hình có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp) để triển khai thực hiện, tập trung chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Chỉ đạo các ngành chức năng và cơ ởs làm tốt công tác tham mưu chỉ đạo sản xuất, đảm bảo khung lịch thời vụ, thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất; cây rau màu ổn định diện tích so với các năm trước, người dân đã thay ổđ i nhận thức từ sản xuất để phục vụ sinh hoạt hàng ngày thành sản xuất hàng hóa; đàn bò, đànợ l n và đàn giaầ c m tăng so cùng ỳk , giá cả ổn định nên người dân tiếp tục đầu tư chăn nuôi, các chương trìnhả s n xuất nông nghiệp, các mô hình ợđư c triển khai tích cực; công tác trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ và phát triển rừng được quan tâm, diện tích trồng mới rừng tập trung chiếm 63,2% vì vậy sản xuất nông lâm nghiệp đã duy trì ợđư c tốc độ tăng trưởng, góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống của nhân dân. * Khu vực kinh tế công nghiệp - Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: tiếp tục phát triển, tạo việc làm thường xuyên và thời vụ cho nhân dân. Một số sản phẩm tăng hơn so cùng kỳ năm trước như say sát ( 956 tấn), sơ chế chè (635 tấn), ván ép xuất khẩu (2.400m3), sơ chế gỗ (720 m3), gỗ bóc (405.000 m3). một số sản phẩm CN, TTCN khác đều tăng so cùng kỳ; một số sản phẩm tiếp tục phát huy được lợi thế sản xuất, thị trường và thu nhập ổn định như: Xẻ và sản xuất gạch xây dựng
  42. 33 - Đầu tư xây dựng: tiến hành bàn giao các công trình xây dựng cơbản cho 7 khu dân cư quản lý và bảo vệ, để đạt hiệu quả cao nhất cho chất lượng các công trình đã được đầu tư xây dựng. Thực hiện tốt công tác đôn đốc, giám sát thi công các công trình: các hạng mục phụ trợ Trường THCS Hưng Long; cải tạo, sửa chữa nhà vệ sinh, nhà làm việc, nhà văn hóa trung tâm xã; cải tạo sử chữa các hạng mục công trình phụ trợ UBND xã và xây dựng nhà vănhóa khu dân cư Đồng Chung. Các thủ tục quản lý xây dựng cơ bản được đảmbảo theo yêu cầu, công tác giám sát, quản lý vốn được tăng cường và có hiệu quả.Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản 6 tháng đầu năm 2017 là: 3.770.942.000 đồng. Giá trị công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản đạt 22,5 tỷ đồng, đạt 121,6 % cùng kỳ * Khu vực hươngt mại, dịch vụ Tiếp tục các bước phát triển đa dạng, các mặt hàng thiết yếu phụcvụ nhân dân. Thương mại dịch vụ phát triển, các phương thức dịch vụ đượcmở rộng, các mặt hàng thiết yếu được đảm bảo, phát triểnphong phú và đa dạng đáp ứng nhu cầu đời sống và sản xuất của nhân dân. Tổng số hộ sản xuất kinh doanh công nghiệp và xây dựng: 158 hộ,trong đó: Công nghiệp: 43 hộ; xây dựng: 8 hộ; vận tải: 14 hộ; thương mại dịch vụ 93 hộ. * Công tác môi trường UBND xã đnag tổ chức phối hợp với các tổ chức đoàn thể tíchcực vận đọng các khu dân cư bảo vệ môi trường chung, chỉ đạo hợp tác xãnông nghiệp tổ chức thu gom rác thải trên địa bàn tại các khu Thung Bằng, Đình Cả, Mè, Đồng Chung, Đồng Bành, Thiện 1, Thiện 2. UBND xã đã ký hợp đồng với Trung tâm phát triển cụm công nghiệp và công trình côngcộng huyện Yên Lập vận chuyển rác từ điểm tập kết ra bãi rác của huyện. Đồng
  43. 34 thời vận động nhân dân tự xử lý rác thải, chất thải có hại cho môi trường tại hộ gia đình. 4.1.2.3. Văn hóa– xã hội: * Công tác y tế và kế hoạch hóa gia đình: - Công tác y tế: Thực hiện đầy đủ các quy định của ngànhYtế về chuyên môn, mạng lưới Y tế thôn bản hoạt động tốt, các chương trình tiêm chủng, cho trẻ uống VITAMIN A phòng chống khô mắt mù lòa, phòng chống lao, sốt rét được thực hiện đầy đủ. Trong những năm qua trạm y tế đã khám và điều trị cho hơn 10 ngàn lượt người trên địa bàn, cán bộ nhân viên tại trạm y tế xã cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe banđầu cho nhân dân; tỷ lệ tiêm trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đủ 7 loại vacsin đạt 100%; năm 2017 tỷ lệ tre em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 40,3%. Chương trình phòng chống các loại bệnh khác được tuyên truyền, triển khái có hiệuquả. - Kế hoạch hóa gia đình: tích cực vận động các cặp vợ chồng trongđộ tuổi sinh đẻ đã có đủ số con ht eo quy định, thực hiệc các biện pháp tránh thai hiện đại, lâu dài; tuy nhiên còn một số bộ phận nhân dân nhận thức chưacao (tỷ lệ sinh con 3 trở lên 19,2% (5 trường hợp),chỉ số chênh lệch giới tính 116 nam/100 nữ của năm 2017) [1]. * Công tác giáo dục: Trong những năm qua công tác giáo dục được triển khai và thực hiện có hiệu quả, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư, tỷlệcác phòng học kiên cố khá cao, đáp ứng được công tácgiảng dạy cho giáo viên và học sinh; tỷ lệ học sinh khá giỏi năm sau cao hơn năm trước, công tác giảng dạy của giáo viên được nâng cao, tỷ lệ huy động trẻ em vào mẫu giáo hàng năm đạt 99%, học sinh 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; duy trì phổ cập giáo dục các bậc học trên địa bàn, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THCSbình quân hàng năm đạt trên 99%[1].
  44. 35 * Công tác dân tộc, tôn giáo : Trong thời gian qua công tác dân tộc, tôn giáo luôn được Cấp ủy, chính quyền đặc biệt quan tâm, việc tổ chức triển khai thực hiện các chính sách về dân tộc, tôn giáo trên địa bàn đạt được nhiều kết quả cao.Các dân tộc trênđịa bàn xã luôn đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, thựchiện tốt hương ước, quy ước làng, xã, giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc. Người cóuy tín ở khu dân cư luôn phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Tôn giáo: hiện nay trên địa bàn có hai tốn giáo chính thống hoạtđôngđó là: Đạo thiên chúa ( có 58 hộ/257 khẩu, chiếm 4,74% số dân trong xã), Đạo phật ( có 295 hội viên, chiếm 5,44% số dân trong xã) [1]. * Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí: Đã được triển khai thực hiện có hiệu quả, tổchức phổ biến các văn bản pháp luật về phòng chống tham nhũng, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí đến toàn thể các bộ,đảng viên, trên cơ sở các nguồn kinh phí được giao, UBND xã đã phối hợp vớitổ chức công đoàn tổ chứ hội nghị cán bộ, công nhân từ đầu năm để cây dựng quy chế chỉ tiêu nội bộ, đảm bảo chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãngphí nguồn ngân sách Nhà nước. Xây dựng kế hoạch quản lý, mua sắm thiếtbị phục vụ công tác chuyên môn theo quy định.Thực hiện công khái, quyết toán các khoản đóng góp của nhân dân và các tổ chức theo quy định. Trong những năm qua địa phương không để xẩy ra tình trạng tham nhũng và lãng phí tài sản công tại đơn vị. 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường 1) Thuận lợi Mặc dù nhiều khó khăn, bất thuận, song với sự quyết tâm, nỗ lựccố gắng của cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể tư xãđếnkhu dân cư, sự nỗ lực của nhân dân trên địa bàn xã nên tình hình kinh tế xã hội của xã duy trì ổn định, công tác triển khai thực hiện chỉ tiêu kế hoạch nhà
  45. 36 nước, các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao tiếp tục có bước phát triển khởi sắc; các chế độ an ninh xã hội được đảm bảokịp thời, đúng đối tượng. An ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữu vũng, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. Công tác quân sự quốc phòng được thực hiện nghiêm túc, hoàn thành các chỉ tiêu cấp trên giao, cải cách hành chính, xây dựng chính quyền được trú trọng. Công tác tư pháp, tiếp dân, giải quyết khiếu nạn tố cáo được quan tâm thực hiện kịp thời. Nhân dântrên địa bàn xã phấn khởi, đoàn kết, hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. 2) Khó khăn Sản xuất nông, lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn: dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp, giá cả một số sản phẩm vật tư đầu vào tiếptục tăng giá; giá sản phẩm từ chăn nuôi giảm mạnh nhất là giá lợn hơi, gâykhó khăn cho nhân dân; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên chưa giảm; tình trạng vi phạm hành lang an toàn giao thông vẫn diễn ra. 4.2. Thực trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Hưng 4.2.1. Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Hưng Long 4.2.1.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải trên địa bàn Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế– xã hội của đất nước cũng như của tỉnh Phú Thọ, huyện YênLập nói chung và xã Hưng Long nói riêng đã đạt được những thành tựu về phát triển kinh tế, chất lượng của cuộc sông người dân ngày một nâng cao, nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hóa cũng gia tăng nhanh dẫn đến lượng chất thải sinh hoạt phát sinh ngày một nhiều. Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, nông thôn, ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe của cộng đồng. Chất thải có nhiều hướng gia tăng lượng chất thải phát sinh trong những năm gần đây. Qua điều tra, kết
  46. 37 quả nghiên cứu cho thấy lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã bình quân 0,45 kg/người/ngày ( phiếu điều tra rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Hưng Long huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ 2017). Với lượng phát sinh rác thải này, xã chủ yếu thu gom đến điểm tập kết rác thải của xã và hợp đồng với Trung tâm phát triển cụm công nghiệp và công trình công cộng vận chuyển về bãi rác Bến Sơn của thị trấn Yên Lập để xửlý. Rác thải được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó lượng rác thải phát sinh từ sinh hoạt của người dân là lớn hơn cả, qua điều tra thì nguồn phát sinhchất thải rắn từ khu vực chủ yếu từ: a, Nguồn chất thải từ hộ gia đình ( rác thải sinh hoạt): gồm các loại chất thải phát sinh trong sinh hoạt gia đình. Chúng bao gồm: Rác do chế biến thức ăn, quét dọn nhà cửa, tro bếp, các vận dụng cũ, bao gói, giấy vệ sinh,túi nilon, kim loại sắt thép Để tính lượng rác thải phát sinh từ hộ gia đình, tôi đã tiến hànhphỏng vấn 50 người dân và cân rác của 30 hộ gia đình trong 10 ngày để xác định lượng rác thải sinh hoạt phát sinh bình quân trên đầu người, trên cơ sở đó tính lượng rác thải phát sinh. Theo kết quả cân rác: - Khu Đồng Bành, khu Đình Cả, khu Thiện 1, khu Thiện 2 tiêu chuẩn thải tính theo đầu người trung bình 0,47 kg/người/ngày. - Khu Đồng Chung, khu Mè, khu Thung Bằng tiêu chuẩn thải tính theo đầu người trung bình 0,42 kg/người/ngày. Khối lượng rác phát sinh trên địa bàn xã Hưng Long được thể hiện tại bảng 4.1
  47. 38 Bảng 4.1. Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình trên địa bàn xã Hưng Long Dân số Lượng thải Khối lượng TT Xóm (người) (kg/người/ngày) Kg/ngày Tấn/năm 1 Đồng Bành 675 0,47 317,25 115,79 2 Đồng Chung 587 0,42 246,54 89,99 3 Thiện 2 974 0,47 457,78 167,09 4 Đình Cả 671 0,47 315,37 115,11 5 Mè 727 0,42 305,34 111,45 6 Thung Bằng 639 0,42 268,38 97,96 7 Thiện 1 1072 0,47 503,84 183,90 Tổng cộng 5345 2414,50 881,29 ( Nguồn: Kết quả điều tra thực tế ) Qua bảng số liệu trên cho thấy các thôn của xã với tổng số hộ dân là dân số 5345 người với lượng rác thải phát sinh là 2414,50 kg/ngày, tương đương là 881,29 tấn/năm và lượng rác bình quân/người/ngày trung bình là 0,45 của toàn xã. Trong đó khu Đồng Bành, khu Đình Cả, khu Thiện 1, khu Thiện 2 có bình quân lượng rác thải sinh hoạt phát sinh là 0,47 kg/người/ngày. Còn lại 3 Khu Đồng Chung, Mè, Thung Bằng có mức phát thải bình quân là 0,42 kg/người/ngày. Lượng rác phát thải phát sinh trong đời sống chủ yếu được thu gom rồi chở ra khu tập kết của xã vàchuyển đến bãi rác Bến Sơn của thị trấn Yên Lập để xử lý. b, Nguồn chất thải từ khu chợ Ngoài lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, một nguồn rác thải rất đáng để nhắcđến ở đây là rác thải từ khu chợ Chợ trên địa bàn họp từ 8 đến 12 phiên/tháng. Qua việc phỏng vấn và khảo sát trực tiếp tại chợ, tổng lượng rác thải phát sinh từ khu chợlà200
  48. 39 kg/tháng, tương đương 2,40 tấn/năm. Lượng rác thải này hiện nay củaxã được thu gom, vận chuyển về điểm tập kết. c, Nguồn phát sinh chất thải từ các nguồn khác Ngoài rác thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư, từ chợ, rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã còn phát sinh từ hoạt động của trường học, cơquan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh không tập trung. Bằng phương pháp cân rác đã xác định được lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các nguồn khác không phải từ hoạt động sinh hoạt của khudân cư, khu chợ là178 Kg/ngày, tương đương 64,97 tấn/năm. 4.2.1.2. Tổng lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn xã Hưng Long Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bànxã Hưng Long được thể hiện tại bảng 4.2 Bảng 4.2: Rác thải sinh hoạt phát sinh từ các nguồn khác nhau trên địa bànxã Hưng Long TT Nguồn phát sinh Khối lượng (kg/ngày) Tỷ lệ (%) 1 Khu dân cư 2414,50 86,46% 2 Khu chợ 200 7,16% 4 Nguồn khác 178 6,38 % Tổng 2792,50 100% (Nguồn: Kết quả điều tra thực tế)
  49. 40 Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Hưng Long Qua bảng và biểu đồ ta thấy tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn xã Hưng Long hiện nay là 2792,50 kg/ngày, tương đương 1019,26 tấn/năm. Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu là từ hoạt động sinhhoạt của người dân, chiếm 86,46%. Từ khu chợ và các nguồn khác hiện nay rất ít, chiếm13,54 %. 4.2.1.3. Thành phần rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn xã Hưng Long Bằng phương pháp cân rác, phân loại rác tại các hộ gia đình, nhóm nghiên cứu xác định các thành phần có trongrác thải sinh hoạt từ các khu dân cư, kết quả phân loại thành phần rác thải được tổng hợp tại bảngsau: Bảng 4.3: Thành phần rác thải sinh hoạt của xã Hưng Long Khối lượng TT Thành phần Tỷ lệ (%) (kg) 1 Rác hữu cơ 1647,40 58,99 2 Nhựa nilon 259,10 9,28 3 Giấy, bìa, carton 183,23 6,56 4 Kim loại 209,19 7,49 5 Chai lọ thủy tinh 101,75 3,64
  50. 41 6 Vải sợi, đồ da 151,07 5,41 7 Chất khác 240,76 8,63 Tổng 2792,50 100 (Nguồn: Kết quả điều tra thực tế) Hình 4.3. Biểu đồ thành phần rác thải sinh hoạt của huyện Yên Lập Qua bảng 4.3 và hình 4.3 chúng ta thấy: - Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình trên địa bànxã Hưng Long có thành phần chủ yếu là các chấthữu cơ chiếm 58,99 %, thành phần này bao gồm: Vỏ rau củ, quả, thức ăn thừa, thực phẩm ôi thiu tại các gia đình, các rau, củ, quả hư hỏng. Tỷ lệ các chất hữu cơ cao rất thuận lợi cho việctận dụng rác thải làm nguồn thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, đây cũng là bất lợicho công tác thu gom và xử lý vì rác không được thu gom kịp thời sẽ bốc mùi khó chịu gây ô nhiễm không khí và các bệnh truyền nhiễm khác.
  51. 42 - Thành phần rác thải như giấy, bìa, carton chiếm khoảng 6,56% đối với nguồn rác này có thể tận dụng lại thì nên tận dụng. Ví dụ như quầnáo,đồ chơi, sách báo không dùng thì có thể bán phế liệu hoặc cho người khác. - Nhựa nilon chiếm 9,28%, loại rác này rất khó phân hủy, nó tồn tại lâu trong môi trường tự nhiên và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, cần thu gom để chôn lấp. - Các thành phần khác như kim loại chiếm 7,49%, chai lọ thủy tinh chiếm 3,64%, các chất khác chiếm 8,63%. Đối với kim loại, gốm sứ thủy tinh chiếm tỷ lệ không nhỏ có thể tái chế, tái sử dụng sẽ đem lại hiệu quả kinhtế và môi trường nếu biết tận dụng. 4.2.2. Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn xã Hưng Long. 4.2.2.1. Hiện trạng công tác thu gom rác thải sinh hoạt tại xã Hưng Long Hưng Long là huyện miền núi khó khăn, nhưng HĐND – UBND xã Hưng Long đã ấr t quan tâm đến vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã. Xã Hưng Long: UBND xã Hưng Long giao cho Hợp tác xã dịch vụ sản xuất nông nghiệp Hưng Long tiến hành thu gom rác thải trên địa bàn xã. Hiện tại, Hợp tác xã đã tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt của các hộ nằmtrên trục đường chính và khu chợ. Rác thải sau khi thu gom được tập kết tại khu tập kết rác thải của xã( có 1 điểm tập kết tại khu Đình Cả)và hợp đồng với Trung tâm phát triển cụm công nghiệp và công trình công cộng vận chuyển về bãi rác Bến Sơn của thị trấn Yên Lập để xử lý. Tỷ lệ thu gomrác thải sinh hoạt của xã Hưng Long hiện đạt 40%. Nhân lực phục vụ công tác thu gom rác thải của xã là 2người. Tần suất thu gom là 2 lần/tuần. Phương tiện thu gom hiện nay rất thiếu thốn, Hợp tác xã sử dụng máy cày bừa kéo thùng để thu gom và vậnác chuyểnr về bãi tập kết.
  52. 43 Khu tập kết rác thải sinh hoạt được đặt giữa cánh đồng, cách xa nhà dâncó xây bao quanh và nền bê tông nhưng chưa có mái che. Qua khảo sát, khu vực tập kết của xã chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, rất nhiều ruồi muỗi vàmùi hôi khó chịu. Hình 4.4. Khu tập kết rác thải sinh hoạt của xã Hưng Long 4.2.2.2. Lệ phí thu gom rác thải Hợp tác xã thu gom tiến hành thu gom và thuheo phít mức giá đối với hộ gia đình là 5.000 VNĐ/người/tháng, đối với tổ chức là 300.000 VNĐ/tổ chức/tháng. Qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đơn vị phụ trách công tác thu gom, xử lý rác thải thì mức thu phí này không đủ để chi trả các khoản chi cho hoạt động thu gom rác thải của đơn vị (chi trả lương công nhân, chi thuê xe vận
  53. 44 chuyển rác đi xử lý ) mà UBND xã phải hỗ trợ thêm các khoản thu khác để duy trì hoạt động thu gom rác thải trên địa bàn. 4.2.2.3. Hiện trạng lưu trữ chất thải sinh hoạt trên địa bàn Xã UBND huyện Yên Lập đã ban hànhộ m t số văn bản về chủ trương xây dựng các điểm tập kết rác thải, UBND huyện đã giao UBND các xã Hưng Long làm chủ đầu tư xây dựng điểm tập kết rác thải. Phòng Tài nguyên và Môi trường đã ban hành hướng dẫn lựa chọn vị trí và quy trình lập dự án ầđ u tư xây dựng các điểm tập kết rác thải tập trung sau đó phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện trực tiếp thẩm định vị trí tại thực địa. Hiện tại trên địa bàn xã có 1ể đi m tập kết rác thải của cả xã tại khu Đình ảC . 4.2.2.4. Nhận thức của cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường, xử lý rác thải sinh hoạt của xã Hưng Long. Qua điều tra cho thấy, nhìn chung, ý thức BVMT của người dân trong đã có những bước chuyển biến tích cực trong những năm gần đây, tuy nhiên mức độ thực hành về công tác bảo vệ môi trường chưa cao. Nguyên nhân chính là do các kiến thức về môi trường của người dân còn nhiều hạn chế. Hầu hết người dân xã Hưng Long đều cho rằng việc BVMT là trách nhiệm chính của các tổ chức, chính quyền còn bản thân người dân chỉ tuân thủ, thụ hưởng các kết quả của công trình bảo vệ môi trường công cộng. Với cách thức điều tra, phỏng vấn đã nêu ở mục trước, tổng số phiếu được phát ra là 50 phiếu và tổng số phiếu thu về là50 phiếu/số phiếu phát ra. Kết quả điều tra, khảo sát được tổng hợp như sau: a. Nhận thức của người dân về phân loại rác thải tại nguồn Bảng 4.4. Nhận thức của người dân về phân loại rác thải tại nguồn Nội dung Có Không Tổng SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
  54. 45 (Người) (%) (Người (%) (Người) (%) ) Gia đình có phân loại rác thải sinh hoạt tại 1 2 49 98 50 100 nguồn hay không? Gia đình có phân loại rác để bán đồng nát 41 82 9 18 50 100 (chai, lọ, giấy, sắt, nhôm, .) không? Gia đình có phân loại rác làm thức ăn chăn 37 74 13 26 50 100 nuôi (cơm thừa, rau, hoa quả, ) không? (Nguồn: Kết quả điều tra thực tế) Việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn có ý nghĩa rất lớn trongviệc thu gom và xử lý rác thải, quyết định đến hiệu quả của xử lý rác thải.Tạixã Hưng Long 98% người dân trong Xã không tiến hành phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn trước khi thu gom, xử lý mà thường vứt chung tất cả các loại rác thải vào xô, thùng rác tự chế hoặc túi nilon;41/50 phiếu phỏng vấn (chiếm 82%) các hộ gia đình có tiến hành phân loại rác thải (chai, lọ, giấy,sắt, nhôm, ) để bán đồng nát; 37/50 phiếu (chiếm 74%) người dân được hỏi có tận dụng các loại rác hữu cơ như thức ăn thừa, thực phẩmthừa, rau, củ quả thừa để chăn nuôi gia súc, gia cầm. b. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến môi trường Bảng 4.5. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng đến môi trường của việc xả rác không đúng nơi quy định TT Ảnh hưởng Số phiếu Tỷ lệ (%)
  55. 46 1 Ô nhiễm môi trường 45 90 2 Mất mỹ quan 41 82 3 Ảnh hưởng đến sức khỏe 39 78 4 Không biết 1 2 5 Ảnh hưởng khác 5 10 (Nguồn: Kết quả điều tra thực tế) Đa số người dân cho rằng xả rác bừa bãi thì gây ô nhiễm môi trường có 45/50phiếu được hỏi (tương ứng với 90%), ngoài ra có 39/50 phiếu (tương ứng với 78%) chọn đáp án là ảnh hưởng đến sức khỏe, 41/50người được hỏi (tương ứng với 82%) cho rằng mất mỹ quan. Số lượng ít người được hỏi chọn đáp án không biết chiếm 2%. Điều này cho thấy nhận thức của người dân về ảnh hưởng của việc hậu quả của việc xả rác bừa bãi là khá cao. Ngườidân trong xãđã biết được tác hại của việc xả rác bừa bãi hoặc không xử lý rácthải với chính bản thân mình nên sẽ có ý thức tốt trong việc xử lý rác. Nêntuyên truyền phổ biến rộng rãi đến tất cả người dân trong xã để mọi người cóhiểu biết và ý thức tốt hơn. c. Đánh giá của người dân về hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt của Xã Với hiện trạng xử lý rác thải sinh hoạt như hiện nay củaXã thì người dân trong Xã đánh giá việc xử lý rác thải đó như bảng sau: Bảng 4.6. Đánh giá của người dân về hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt Đánh giá của người dân về hiện TT Số phiếu Tỷ lệ (%) trạng xử lý rác thải sinh hoạt 1 Đã đảm bảo 12 24 2 Chưa đảm bảo 27 54 3 Bình thường 9 18 4 Ý kiến khác 2 4 Tổng 50 100 (Nguồn: Kết quả điều tra thực tế)
  56. 47 Kết quả nghiên cứu cho thấy có 24% người tham gia trả lời cho rằng việc xử lý rác của địa phương hiện nay là“đảm bảo” và có 27 người chiếm 54% cho biết việc xử lý rác là “chưa đảm bảo” và có 9% người trả lời là “bình thường”. d. Thái độ tham gia thu gom, xử lý rác thải của người dân Khi được hỏi: “Nếu địa phương có dịch vụ thu gom rác thải ông/bà sẵn sàng đóng phí để tham gia không?” Kết quả trả lời thu được: Có 47/50 người được hỏi (chiếm 94 %) sẵn sàng đóng phí để được hưởng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt, còn 3 hộ (chiếm 6 %) không đóng phí. Điều này cho thấy mức độ hưởng ứngcủa người dân trong xã là rất cao, thuận lợi cho việc việc tổ chức thu gom rác định kỳ của địa phương. Bảng 4.7. Mức phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt STT Mức phí (đồng) Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 1000 - 2000 3 6 2 2500 - 5000 42 84 3 5000 - 10.000 5 10 Tổng 50 100 (Nguồn: Kết quả điều tra thực tế) Qua bảng ta thấy khoảng 85% người dân đồng tình với mức thu phí dao động từ 2 - 5 nghìn đồng/người/tháng. Tóm lại, có thể thấy rằng cộng đồng dân cư trên địa bànxãđã có mức độ hiểu biết nhất định về tác hại của CTRSH nếu vứt bừa bãi, không thugomvà xử lý đúng kỹ thuật Họ sẵn sàng đóng phí để thu gom rác thải và tham gia các chương trình bảo vệ môi trường của thôn, xã tổ chức. 4.2.2.5. Đánh giá chung a./. Những kết quả đạt được
  57. 48 Trong thời gian qua, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt đã được quan tâm, đầu tư, tổ chức thực hiện đạt được các kết quả đáng khích lệ. - Các cấp chính quyền đã quan tâm, chỉ đạo thực hiện công tác thugom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt; - Nhận thức của người dân đối với công tác bảo vệ môi trường nói chung, công tác thu gom, xử lýrác thải sinh hoạt nói riêng đã được nâng lên; - Bước đầu đã hình thành được hệ thống thu gom, vận chuyểnrác thải từ xã đến khu dân cư; b./. Các vấn đề còn tồn tại trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt Hiện nay, công tác thu gom và quản lý CTRSH tại xã Hưng Long còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho việc xử lý CTR nói chung trong đó cóCTR sinh hoạt, cụ thể là: - CTR chưa được phân loại tại nguồn gây khó khăn cho quá trình xử lý rác thải, dễ gây mùi hôi thối mất vệ sinh cho môi trường xung quang - Công tác thu gom rác chưa được triệt để, nhất là đối với một số chỗ vẫn còn tình trạng người dân vứt rác bừa bãi ra dọc đường, khu đất trống hình thành các bãi rác tự phát làm mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trườngvà ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. - Phương tiện, trang thiết bị, nhân lực phục vụ cho công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt của Xã chưa đáp ứng nhu cầu. - Khu tập kết rác trên địa bàn các xã chưa đủ tiêu chuẩn, chưa đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật như xa khu dân cư, xa nguồn nước, rác được đổ lộ thiên, không có che chắn điều này gây ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí nhất là khi xảy ra thiên
  58. 49 tai, mưa bão, rác thải tại bãi tập kết này bị thối rữa, gây bốc mùi hôi thối và chảy nước ra kênh mươngthành nguồn lây lan, phát tán dịch bệnh. - Bước đầu hình thành mạng lưới, Hợp tác xãquản lý về môi trường, tuy nhiên còn mang tính tự phát, chưa có mô hình thống nhất để giao trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải. - Công tác tuyên truyền về thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và bảovệ môi trường còn hạn chế, chưa tạo được sự chuyển biến trong nhận thứcvà hành động của người dân, chưa có sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị tại địa phương. - UBND xã đã quan tâm, chỉ đạo công tác thu phí vệ sinh theo quy định. Tuy nhiên, tỷ lệ thu phí còn rất thấp nên chưa đáp ứng duy trì mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải. 4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chất thải trên địa bàn xã Hưng Long 4.3.1. Giải pháp về quy hoạch và chính sách a, Giải pháp về quy hoạch Hiện nay, trên địa bàn xã Hưng Long vẫn chưa có bãi xử lý rác đạt tiêu chuẩn môi trường hợp vệ sinh, cần xây dựng bãi chôn lấp, xử lý rác cho xã mà bãi rác đó đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, không gây hại đến cácmôi trường xung quanh, như không bị rò rỉ nước của rác thải ra ngoài khu bãi rác. Không có hiện tượng gió cuốn rác thải từ bãi rácra khỏi khu bãi, ngoài ra bãi rác phải được xây tường đủ để ngăn cách với bên ngoài để tránh hiện tượng các mùi hôi thối ra ngoài. Quy hoạch bãi rác phải xa khu dân cư. Có đồi núi bao quanh, tránh các hướng gió thổi, và phải quan trắc lượng nước ngầm ởđóxem có thể bị ảnh hưởng không, nếu ảnh hưởng thì nên thay đổi bãi rác khác.
  59. 50 Khi quy hoạch bãi rác thì phải chú ý tới vấn đề phát triển kinhtế- xã hội phải lồng ghét với các nội dung bảo vệ môi trường. Tiến hành quy hoạch chúng ta cần chú ý tới các vấnđềvận chuyển cũng rất quan trọng như phải làm sao các đường đi đến nơi phát sinh cũng nhưđi đến bãi rác gần nhất ít thời gian nhất và không phải tắc đường nhiều nhất. Xây dựng quy chế trong chế độ tu sửa bảo dưỡng bãi rác, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp các ngành và các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của huyện và tỉnh. Xây dựng kế hoạch dài hạn cho việc thu gom, vận chuyển xử lýchất thải. b, Giải pháp về chính sách Tổ chức tập huấn cho đội thu gom rác thải về kỹ thuật thu gom, phân loại rác, có trách nhiệm trong công việc của mình và chịu sự quản lýcủa cán bộ quản lý môi trường của xã. Tăng ngân sách cho hoạt động tuyên truyền và bảo vệ môi trường, phải có quỹ môi trường để chi trả cho hoạt động khuyến khích và giải quyết sự cố môi trường ngay tịa địa phương. Những người trực tiếp làm việc thu gom rác thải phải được xếpở ngành lao động độc hại, từ đó có chế độ tiền lương phù hợp và thêmphụ cấp độc hại, dụng cụ bảo hộ lao động phải được trang bị đầy đủ, đảm bảo an toàn lao động. Để thực hiện thành công các mục tiêu quản lý rác thải, phếthải bảo vệ môi trường nhất thiết phải có sự tham gia tích cực của nhân dân, mặc khác cần có tổ chức giám sát thực hiện chặtchẽ việc thu gom rác thải, phế thải. Đồng thời phải tuyên truyền giáo dục cộng đồng về ý thức bảo vệmôi trường trong đó có vấn đề rác thải, nước thải sinh hoạt.
  60. 51 Giải pháp về chính sách giúp cho việc phân loại rác, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, phế thải trong sản xuất nông nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng thêm hiệu quả, nhằm bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Tăng cường hiệu lực tổ chức giám sát, cưỡng chế: cần phải coi việc giải quyết vấn đề về rác thải là vấn đề cần được ưutiên. Lượng rác thải ngày càng nhiều và đa dạng vì vậy nâng cao nănglực cho các cơ quan quản lý là cần thiết, xây dựng các cơ sở dữ liệu về chất thải rắn đề có thể sử dụng là rất cần thiết, xây dựng các cơ sở dữliêuvề chất thải rắn để có thể sử dụng trong các quá trình quy hoạch và phổbiến thông tin cho cộng đồng. Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường - Tiếp tục duy trì và kiện toàn HTX vệ sinh môi trường xã - Phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, việc phân loại, thu gom xử lý rác thải trên toàn địa phương và đội ngũ công nhân của HTX 4.3.2.Giải pháp quản lý rác thải rắn Hướng dẫn người thực hiện phân loại rác tại nguồn theo 3 loại: rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ tái chế được và rác thải vôcơđem thu gom và mang ra bãi tập kết. Đối với rác thải hữu cơ, hợp tác xãthu gom để ủ làm phân compost. Rác vô cơ tái chế được đem bán cho người thu mua phếliệu. Lượng vô cơ còn lại đem ra khu tập kết rác của xã để đưa về nơi xử lýrác. Đầu tư trang thiết bị thu gom, vận chuyển rác đạt yêu cầu chất lượng. Đầu tư thùng rác ở các cơ quan và nơi công cộng. Cần thường xuyên giám sát công nhân thu gom để đảm bảo họ thu hết rác từ các đường chính và những nơi để rác, không để rác rơi vãi trong quá trình thu gom. Tại điểm
  61. 52 tập kết rác, rác chỉ để tạm thời rồi vận chuyển ra bãi rác, không đượcđể lưu lâu ngày. 4.3.3. Giải pháp về thu phí BVMT Nhằm duy trì công tác quản lý rác thải trên địa bàn,cần thực hiện tốt quá trình vận động các hộ dân, các hộ sản xuất kinh doanh tích cựctham gia. Có thể thu phí nhiều hơn để chi trả cho người thu, vì thường các hộ gia đình trong xã có lượng rác thải ra khá nhiều. Điều nàygiúp cho việc đầu tư trang thiếp bị thu gom, vận chuyển tốt hơn, trả tiền lương cho công nhân của hợp tác xã được tăng lên, giúp cho công việc thuận lợi hơn. 4.3.4. Giải pháp về công tác tuyên truyền, giáo dục, ý thức bảo vệ môi trường cho người dân. Cần nhanh chóng tiến hành nhanh hơn nữa các hoạt động giáo dụcvà quảng cáo để tuyên truyền cho việc nâng cao nhận thức của quần chúng trong việc bảo vệ môi trường cũng như việc phân loại và thu gomchất thải tại nguồn. Thường xuyên tổ chức các hoạt động, chương trình, phát động phong trào làm vệ sinh môi tường: Ngày môi trường thế giới, tháng thanh niên hành động vì môi trường, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp bằng các biện pháp như tổng vệ sinh cơ quan, trường học cũng như ngoài đường xá, ngõ xóm. Tổ chức các cuộc thi mang tính chất bảo vệ môi trường như: Tìm hiều về môi trường, thi tiểu phẩm môi trường Các tổ chức đoàn thể, các cơ quan, các xí nghiệp cần tổ chức những buổi vệ sinh môi trường vào cuối tuần huy động mọi người cùng tham gia. Thường xuyên tuyên truyền phổ biến các tác hại do rác thải gây ra cho môi trường và sức khỏe con người, tuyên truyền các văn bản, các quy định về bảo vệ môi trường trên các phướng tiện thông tin đại chúng theo quan điềm “mưa dầm thấm lâu”.
  62. 53 Đối với trường học cần phát động các phong trào như: trồng cây xanh, khơi thông cống rãnh, xóa bỏ đi quan niệm môi trường chỉ là một môn học lồng ghép, thay vào đó nhà trường cần thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa về đề tài môi trường một cách sinh động, nhằm tạo hững thú cho học sinh khi tìm hiểu về môi trường và hình thành thói quen tốt cho học sinh về ý thức bảo vệ môi trường. Phối hợp với hội Liên Hiệp Phụ Nữ các cấp thực hiện cuộc vậnđộng xây dựng gia đình 5 không 3 sạch góp phần thực hiện nông thôn mới, trong đó thực hiện 3 sạch: sạch bếp, sạch nhà, sạch ngõ. Tổ chức các buổi vệsinh chung ở từng ngõ xóm, làng, bản vào ngày giữa tháng ( 1 lần/tháng) để nâng cao ý thức trách nhiệm cho cộng đồng dân cư và dần tác động làm thay đổi thói quen vứt rác bừa bãi, xây dựng nếp sống văn minh bảo vệ môi trường.
  63. 54 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1.Kết luận Qua các kết quả nghiên cứu về hiện trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Hưng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọđã rút ra một số kết luận sau: - Rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Hưng Long chủ yếu phát sinh từ hộ gia đình, chiếm 87,46 %; phát sinh từ chợ, các hoạt động kinh doanh và từ khối cơ quan doanh nghiệp, trường học chỉ chiếm 13,54%. Trung bình lượng rác thảiphát sinh hàng ngày khoảng 2414,50 kg. - Lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Hưng Long có thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ chiếm 58,99%, thành phần này bao gồm: Vỏ rau củ, quả, thức ăn thừa, thực phẩm ôi thiu tại khu vực chợ, quán ăn, các rau,củ, quả hư hỏng bán ở các chợ Thành phần rác thải như giấy,bìa, carton chiếm khoảng 6,56%; Nhựa nilon chiếm 9,28%; Các thành phần khác như kim loại chiếm 7,49%, chai lọ thủy tinh chiếm 3,64%, các chất khác chiếm 8,63%. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của việc hậu quả của việc xả rác bừa bãi là khá cao. Đa số người dân cho rằng xả rác bừa bãi thì gây ônhiễm môi trường có 45/50 phiếu được hỏi (Chiếm 90% ), ngoài ra có 39/50 phiếu (chiếm 78%) chọn đáp án là ảnh hưởng đến sức khỏe và 41/50 người được hỏi (chiếm 82%) cho rằng mất mỹ quan. Để ngày càng hoàn thiện công tácthu gom và quản lý RTSH trên địa bàn thì trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp: tăng cường công tác quản lý của chính quyền địa phương, giáo dục, tuyên truyền nâng caoý thức của người dân.
  64. 55 5.2.Kiến nghị - Thường xuyên tuyên truyền và giáo dục vềbảo vệ môi trường. - Mở các buổi tập huấn hướng dẫn cho người dân về việc phân loại rác, quy trình và công nghệ xử lý rác thải phù hợp với điều kiện và khả năngthực tế của cộngồng, đ để người dân biết cách phân loại và xử lý rác thải. - Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào thành nhóm tiêu chí để bình xét gia đình văn hóa, nộp đủ và đúng thời hạn các loại phí bảo vệ môi trường theo quy định, phải thu gom và vận chuyển rác thải sinhhoạt đúng nơi quy định. - Thường xuyên tổ chức các phong trào làm sạch đường phố, lồng ghép vào các hoạt động thường kỳ của địa phương. Để người dân tham gia hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, ngõ xóm, nơi công cộng và hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường của người dân, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường ở địa phương. - Chính quyền địa phương cần coi việc giải quyết các vấn đề rác thảilà vấn đề ưu tiên. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phải lồng ghép với cácnội dung bảo vệ môi trường. - Cần phải có quy định xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm các quy định về phân loại , thu gom, xử lý rác thải và các hoạt động gây tácđộng xấu đến môi trường và phải khắc phục, bồi thường thệt hại theo đúng quyđịnh. - Nên có các chương trình, dự án hỗ trợ cộng đồng tham gia “Giảm thiểu rác thải, tái sử dụng và tái chế rác thải”, khuyến khích các doanh nghiệp và khách hàng áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất “sạch” và sản phẩm “sạch”. Có như vậy thì môi trường mới có thể xanh- sạch - đẹp được.
  65. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng việt 1. Báo cáo điều kiện kinh tế xã hội xủa xã Hưng Long 2. Bộ môn Sức khỏe Môi trường, Quản lý chất thải rắn, trường Đại học y tế cộng đồng 3. Bộ Tài nguyên và môi trường ( 2011 ), Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011, Chất thải rắn 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2016), Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam 2016 5. Công ty Môi Trường Tầm Nhìn Xanh, (2010), Quản lý chất thải rắn sinh hoạt. 6. Cục Bảo vệ môi trường (2008), Dự án“Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu gom và xử lý rác sinh hoạt cho các khu đô thị mới”. 7. Hoàng Thị Kim Chi (2009), Một số biện pháp cải thiện hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 8. Dự án Danida (2007), Nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý môi trường đô thị, Nxb Đại Kiến Trúc Hà Nội, Hà Nội 9. Đỗ Thị Lan, Nguyễn Chí Hiểu, Trương Thành Nam (2007), Bài giảng kinh tế chất thải, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 10. Luật Bảo vệ Môi trường 2005, Nxb Chính trị quốc gia, 2005. 11. Lê Huỳnh Mai, Nguyễn Mai Phong, “Xã hội hóa công tác bảo vệmôi trường, kinh nghiệm quốc tế và những đề xuất với Việt Nam”,Tạp chí Tài nguyên & Môi trường, kỳ 1 tháng 3/2009 (số 5), trang 12. 12. Nguồn: Tổng cục Môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2016; Niên giám thống kê năm 2014, 2015
  66. 57 13. Trần Hiếu Nhuệ, Ưng Quốc Dũng và Nguyễn Thị Kim Thái (2001),Quản lý chất thải rắn (tập 1): Chất thải rắn đô thị, Nxb Xây dựng Hà Nội 14. Lê Văn Nhương, (2001), Báo cáo tổng kết công nghệ xử lý một số phế thải nông sản chủ yếu (lá mía, vỏ cà phê, rác thải nông nghiệp) thành phân bón hữu cơ sinh vật, Đại học Bách Khoa Hà Nội. 15.Nguyễn Xuân Thành (2007), Bài giảng “Cơ sở khoa học và các biện pháp xử lý phế thải, nước thải chống ô nhiễm môi trường” - ĐH Nông nghiệp Hà Nội, Tr 17, 35. 16. Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường (2009), Báo cáo“Đánh giá ảnh hưởng của bãi rác tập trung đến sức khỏe khu dân cư xung quanh, xây dựng hướng dẫn tiêu chuẩn vệ sinh bãi rác”. 17 . TS. Nguyễn Trung Việt, TS. Trần Thị Mỹ Diệu ( 2008), “ Giáo trình Quản lý chất thải sinh hoạt”, Công ty Môi trường Tầm nhìn xanh. II. Tài liệu trích dẫn từ internet 18. Anh Khoa (2010), Werbsite báo Cần Thơ: 19 . 38-2015-ND-CP-quan-ly-chat-thai-va-phe-lieu-272929.aspx 20 . ày 12/01/2012 21 . dong-moi-truong-chat-thai-ran.htm 22. Thùy Trang (2010), Werbsite tỉnh Đồng Nai: 2010-01-25.02344844118