Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017

pdf 75 trang thiennha21 5880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_cong_tac_cap_giay_chung_nhan_quyen_su_dun.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THU THẢO Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHỦ LÝ, HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2015– 2017 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa : 2014 - 2018 Thái Nguyên - năm 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THU THẢO Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHỦ LÝ, HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2015– 2017 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Lớp : K46 ĐCMT N01 Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa : 2014 - 2018 Giảng viên HD : TS. Nguyễn Thu Thùy Thái Nguyên - năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và được rèn luyện tại Trường đại học Nông lâm - Thái Nguyên dưới sự dạy dỗ và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong trường nói chung và khoa Quản lý tài nguyên nói riêng em đã được trang bị kiến thức cơ bản và chuyên môn cũng như lối sống, tạo cho em một hành trang vững chắc trong cuộc sống sau này. Xuất phát từ lòng kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quản lý Tài Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, đồng thời em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị đang công tác tại UBND xã Phủ Lý đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài. Đặc biệt để hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực bản thân, em còn được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô giáo TS. Nguyễn Thu Thùy người đã hướng dẫn em thực hiện đề tài này. Trong thời gian nghiên cứu đề tài, mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo để đề tài của em được hoàn chỉnh và sâu sắc hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày 19 tháng 6 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thu Thảo
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1. Tình hình sản xuất một số cây trồng chính qua các năm 31 Bảng 4.2. Tình hình phát triển chăn nuôi qua các năm 32 Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất của xã Phủ Lý năm 2017 40 Bảng 4.4. Kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Phủ Lý năm 2015 43 Bảng 4.5. Kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Phủ Lý năm 2016 44 Bảng 4.6. Kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Phủ Lý năm 2017 45 Bảng 4.7. Kết quả cấp GCNQSDĐ theo các năm của xã Phủ Lý giai đoạn 2015-2017 46 Bảng 4.8. Kết quả cấp GCNQSDĐ theo loại đất của xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 – 2017 48 Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả cấp GCNQSDĐ theo loại đất của xã Phủ Lý giai đoạn 2015 - 2017. 50 Bảng 4.10. Kết quả cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân theo đơn vị hành chính trên địa bàn xã Phủ Lý giai đoạn 2015 – 2017. 51 Bảng 4.11. Kết quả điều tra mức độ hiểu biết của người dân 52 Bảng 4.12. Kết quả đánh giá hiểu biết cuả người dân về công tác GCNQSDĐ theo chỉ tiêu 54
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Trình tự, thủ tục cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân 18 Hình 4.1. Cơ cấu sử dụng đất đai xã Phủ Lý năm 2017 39 Hình 4.2. Biểu đồ thống kê cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 47 Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện mức độ hiểu biết của người dân về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đối tượng 53 Hình 4.4. Tổng hợp sự hiểu biết của người dân về công tác cấp GCNQSDĐ 56
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ, cụm từ viết tắt Nghĩa đầy đủ CT-TTg Chỉ thị Thủ tướng ĐKTK Đăng ký thống kê ĐKĐĐ Đăng ký đất đai GCN Giấy chứng nhận GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HĐND Hội đồng nhân dân HSĐC Hồ sơ địa chính NĐ-CP Nghị định chính phủ TT-BTNMT Thông tư Bộ Tài Nguyên và Môi trường TN&MT Tài nguyên và môi trường UBMTTQ Ủy ban mặt trận tổ quốc UBND Uỷ ban nhân dân VPĐK Văn phòng đăng ký V/v Về việc
  7. v MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.2. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Cơ sở lý luận của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 4 2.1.2. Cơ sở pháp lý về cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính 7 2.2. Một số nội dung liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 10 2.2.1. Khái niệm về giấy chứng nhận QSD đất 10 2.2.2. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận QSD đất 10 2.2.3. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 12 2.2.4. Điều kiện cấp giấy chứng nhận QSD đất 13 2.2.5. Nhiệm vụ các cấp trong cấp giấy chứng nhận QSD đất 14 2.2.6. Trình tự, thủ tục công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân 16
  8. vi 2.3. Tình hình cấp GCNQSDĐ trong nước và ngoài nước 18 2.3.1. Tình hình cấp GCNQSDĐ trên thế giới 18 2.3.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong cả nước và tỉnh Thái Nguyên 20 Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 24 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 24 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 24 3.3. Nội dung nghiên cứu 24 3.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 24 3.3.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 – 2017 25 3.3.4. Đánh giá sự hiểu biết của người dân về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 25 3.3.5. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục cho công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 25 3.4. Phương pháp nghiên cứu 25 3.4.1. Thu thập tài liệu thứ cấp 25 3.4.2. Thu thập tài liệu sơ cấp 26 3.4.3. Phương pháp so sánh phân tích tổng hợp số liệu 26 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 27 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 27 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 30
  9. vii 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 35 4.2. Khái quát tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 36 4.2.1. Tình hình quản lý đất đai 36 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Phủ Lý 39 4.2.3. Đánh giá về tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 41 4.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017 42 4.3.1. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ theo thời gian trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 – 2017 42 4.3.2. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ theo loại đất của xã Phủ Lý giai đoạn 2015- 2017 48 4.3.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ theo đối tượng sử dụng đất trên địa bàn xã Phủ Lý giai đoạn 2015- 2017 50 4.4. Đánh giá sự hiểu biết của người dân về công tác cấp GCNQSDĐ 52 4.5. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục cho công tác cấp GCNQSDĐ của xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 57 4.5.1. Thuận lợi và khó khăn 57 4.5.2. Giải pháp thúc đẩy công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã 58 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59 5.1. Kết luận 59 5.2. Kiến nghị 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển con người và các sinh vật khác trên trái đất, đó là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Mỗi quốc gia, mỗi địa phương có một quỹ đất đai nhất định được giới hạn bởi diện tích, ranh giới việc sử dụng và quản lý quỹ đất đai này được thực hiện theo quy định của Nhà nước, tuân thủ Luật Đất Đai và những văn bản pháp lý có liên quan. Theo Luật Đất Đai năm 2013 thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước thống nhất quản lý. Hiện nay đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa cùng với sự tăng nhanh dân số và sự phát triển của kinh tế đã gây áp lực rất lớn cho đất đai, trong khi đó diện tích đất lại không hề được tăng lên. Vì vậy đòi hỏi con người phải biết sử dụng một cách cho hợp lí nguồn tài nguyên đất đai có giới hạn đó. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đất đai là một vấn đề hết sức nóng bỏng, các vấn đề này ngày càng phức tạp và nhảy cảm. Do vậy hoạt động quản lý đất đai của nhà nước có vai trò quan trọng để xử lý những trường hợp vi phạm luật đất đai, tranh chấp đất đai, đảm bảo công bằng và ổn định kinh tế xã hội. Tuy công tác cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, ở nước ta vẫn còn chậm và thiếu sự đồng bộ ở các vùng khác nhau và những tiến trình thực hiện cũng khác nhau do những nguyên nhân chủ quan và khách quan trên địa bàn của từng địa phương. Phủ Lý là một xã miền núi, có những mặt hạn chế và tiềm năng đất đai.
  11. 2 Trong nhiều năm qua nhu cầu về đất đai trên địa bàn xã ngày càng tăng. Trong khi đó vấn đề quản lý đất đai trên toàn xã vẫn còn nhiều hạn chế và công tác này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài ra việc xây dựng các quy hoạch kế hoạch của các cấp các ngành đang còn chồng chéo thiếu đồng bộ cũng đã tạo ra những khó khăn cho vấn đề quản lý đất trên địa bàn xã. Từ thực tế cũng như nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác cấp GCNQSDĐ, cùng với sự nhận thức ở trên, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, khoa Quản lý tài nguyên, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017'' 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đề tài tìm hiểu các chính sách và văn bản liên quan đến công tác cấp GCNQSDĐ, qua đó hiểu rõ được công tác cấp GCNQSDĐ tại Việt Nam và một số tỉnh thành cụ thể trong nước. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 – 2017, nhằm đưa ra những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác cấp GCNQSDĐ tại xã và đề xuất hướng giải quyết những tồn tại vướng mắc đó. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá sơ lược về tình hình cơ bản của xã Phủ Lý. - Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2015 – 2017. - Đánh giá sự hiểu biết của người dân trên địa bàn xã về công tác cấp GCNQSD đất. - Đề xuất một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
  12. 3 1.2. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Củng cố kiến thức đã được học nghiên cứu trong nhà trường và những kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở. - Đồng thời nắm vững hơn những quy định của Luật Đất đai năm 2013 và những văn bản dưới luật về đất đai của Trung ương và ở địa phương trong công tác cấp GCNQSDĐ. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Qua quá trình nghiên cứu cấp GCNQSDĐ sẽ thấy được những việc đã làm được và chưa làm được trong quá trình thực hiện công tác này. - Đưa ra các kiến nghị và đề xuất với các cấp có thẩm quyền để đưa ra những giải pháp phù hợp để công tác cấp GCNQSDĐ nói riêng và công tác quản lý nước về đất đai nói chung được tốt hơn.
  13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2.1.1.1. Các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai Quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai, đó là hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất, phân phối và phân phối lại đất theo quy hoạch, kế hoạch, kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất, điều tiết các nguồn lợi từ đất đai[8]. Năm 2013, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Đất đai ngày 29/11/2013 và có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2014. Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều, đã khắc phục, giải quyết được những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật đất đai năm 2003. Luật đất đai 2013 đó sửa đổi từ 13 nội dung thành 15 nội dung Quản lý nhà nước về đất đai cho phù hợp với tình hình mới. Tại Điều 22 Luật Đất đai 2013 [6] quy định: 1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó. 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. 3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. 4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
  14. 5 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. 7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 8. Thống kê, kiểm kê đất đai. 9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. 10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất. 11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. 13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai. 14. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. 15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai. Có thế thấy rằng với 15 nội dung này Nhà nước đã tạo được cơ sở khoa học, căn cứ pháp lý cho công tác quản lý và sử dụng đất đai. 15 nội dung này có mối quan hệ biện chứng với nhau luôn hỗ trợ bổ xung cho nhau, nhằm thiết lập một cơ chế pháp lý chặt chẽ, thống nhất từ trung ương đến địa phương đảm bảo cho việc sử dụng đất đai một cách tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả, bền vững. 2.1.1.2. Hồ sơ địa chính Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan[7].
  15. 6 Căn cứ vào Luật Đất đai 2013[6], Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành thông tư số 24/2014/TT-BTNMT hướng dẫn lập và quản lý hồ sơ địa chính. Hồ sơ địa chính bao gồm: - Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính, sổ mục kê; - Sổ địa chính; - Sổ theo dõi biến động đất đai; Nội dung hồ sơ địa chính bao gồm các thông tin sau: - Số liệu, kích thước, hình thể, diện tích, vị trí; - Người sử dụng đất; - Nguồn gốc, mục đính, thời hạn sử dụng đất; - Giá đất, các tài sản gắn liền với đất, các nghĩa vụ tài chính về đất đai; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền và những hạn chế về quyền của người sử dụng đất; - Biến động trong quá trình sử dụng đất và thông tin khác có liên quan. Hồ sơ địa chính được thiết lập trên đơn vị hành chính xã, xã, thị trấn do cán bộ địa chính lập dưới sự chỉ đạo của phòng Tài nguyên và Môi Trường huyện kiểm tra nghiệm thu của sở Tài nguyên và Môi Trường; Hồ sơ địa chính chỉ được chỉnh lý biến động khi mà đầy đủ các thủ tục pháp lý về biến động đó; Hồ sơ địa chính phải được lập đầy đủ nội dung, rõ ràng, đúng quy cách nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước về đất. 2.1.1.3. Quyền của người sử dụng đất Căn cứ theo điều 166 Luật đất đai năm 2013[5] quy định quyền chung của người sử dụng đất như sau: 1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  16. 7 2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất. 3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp. 4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp. 5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình. 6. Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này. 7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. 2.1.2. Cơ sở pháp lý về cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính 2.1.2.1.Văn bản trước Luật đất đai 2003 có hiệu lực - Luật Đất đai 1993 - Nghị định số 64/CP ngày 27 tháng 09 năm 1993 của Chính phủ quy định về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất lâu dài. - Nghị định số 60/CP ngày 5 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất đô thị. - Thông tư số 346/TT-TCĐC ngày 16 tháng 03 năm 1998 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn thủ tục ĐKĐĐ, cấp GCN, lập hồ sơ địa chính. - Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai ngày 02 tháng 12 năm 1998. - Nghị định số 176/1999/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về lệ phí trước bạ. - Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg ngày 01 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về một số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thiện công tác cấp GCN QSDĐ nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000.
  17. 8 - Nghị định số 38/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất. - Luật Sửa đổi bổ sung một số điều Luật Đất đai ngày 29 tháng 06 năm 2001. - Thông tư số 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30 tháng 11 năm 2001 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn các thủ tục ĐKĐĐ, cấp GCN và lập hồ sơ địa chính (thay thế cho Thông tư số 346/TT-TCĐC ngày 16 tháng 03 năm 1998). - Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và lập bản đồ. 2.1.2.2.Văn bản sau Luật đất đai 2003 có hiệu lực - Luật Đất đai 2003. - Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai 2003. - Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về việc lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính. - Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 ban hành về quy định sử dụng đất. - Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất. - Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về hướng dẫn thực hiện Nghị định 198/2004/NĐ-CP. - Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCN QSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất; trình tự thủ tục bồi thường, hổ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi và giải quyết khiếu nại về đất đai. - Nghị định số 44/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2008 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 198/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất. (Luật đất đai năm 2003)
  18. 9 2.1.2.3. Văn bản sau Luật đất đai 2013 có hiệu lực - Luật Đất đai năm 2013 ngày 29 tháng 11 năm 2013 - Nghị quyết số 755/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 04 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 07 năm 1991 làm cơ sở xác định điều kiện cấp GCN đối với trường hợp đang sử dụng nhà, đất thuộc diện thực hiện các chính sách quy định tại Điều 2 của Nghị quyết số 23/2003/QH11. - Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27 tháng 07 năm 2006 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 07 năm 1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia làm cơ sở xác định đối tượng được cấp GCN trong những trường hợp có tranh chấp. - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai - Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. - Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất. - Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất. - Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. - Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
  19. 10 quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận). - Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hồ sơ địa chính. - Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bản đồ địa chính. - Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 45/2014/NĐ - CP về thu tiền sử dụng đất. - Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. 2.2. Một số nội dung liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2.2.1. Khái niệm về giấy chứng nhận QSD đất GCNQSD đất là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, là chứng thư pháp lý xác nhận mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với người sử dụng [7]. 2.2.2. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận QSD đất Được quy định tại Điều 98 (Luật đất đai 2013) [6]: 1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, xã, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó;
  20. 11 2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện; 3. Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp; 4. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người; Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận
  21. 12 quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu; 5. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có. Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này (Luật đất đai 2013)[6]. 2.2.3. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Được quy định tại Điều 105 (Luật đất đai 2013) [6]: - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nh ận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân,
  22. 13 cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam; - Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ. 2.2.4. Điều kiện cấp giấy chứng nhận QSD đất Theo quy định tại điều 99 (Luật đất đai 2013) [6]. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất cho những trường hợp sau đây: a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật đất đai 2013; b) Người được Nhà Nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành; c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành; đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất; e) Người sử dụng đất trong cum công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
  23. 14 g) Người mua nhà, tài sản khác gắn liền với đất; h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở, người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có; k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất; 2.2.5. Nhiệm vụ các cấp trong cấp giấy chứng nhận QSD đất Đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ là cơ sở để đảm bảo chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, là điều kiện đảm bảo để Nhà Nước quản lý chặt chẽ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ và để cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả cao nhất. Do vậy, công tác cấp GCNQSDĐ đóng góp vai trò quan trọng trong chiến lược quản lý Nhà nước về đất đai. Điều đó đòi hỏi các cấp từ trung ương đến địa phương phải có chính sách quản lý đất đai phù hợp với thực tế và xu hướng phát triển của xã hội để sủ dụng đất có hiệu quả, hợp lý. * Trung ương: - Ban hành các văn bản, chính sách đất đai, thông tư, hướng dẫn quy trình, biểu mẫu về đăng kí đất đai. - In ấn, phát hành GCNQSDĐ, biểu mẫu, sổ sách thống nhất trong phạm vi cả nước. - Hướng dẫn, tập huấn chuyên môn cho các cán bộ địa chính các tỉnh trong cả nước về thủ tục đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ. - Xây dựng chủ trương, kế hoạch thực hiện đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ trong cả nước. * Cấp tỉnh: - Ban hành các công văn, quyết định, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ ở địa phương.
  24. 15 - Tổ chức triển khai đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ trên phạm vi toàn tỉnh theo bản quyền. - Chỉ đạo, hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ địa chính cấp cơ sở phục vụ cho công tác cấp GCNQSDĐ ở tại địa phương mình. - Làm thủ tục để UBND cấp có thẩm quyền xét cấp GCNQSDĐ và quyết định cấp GCNQSDĐ cho những đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý. - Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác cấp GCNQSD đất trong phạm vi quản lý. * Cấp huyện: - Thực hiện lập kế hoạch triển khai cụ thể cho từng xã, xã, thị trấn trên địa bàn huyện. - Chỉnh lý tài liệu, bản đồ địa chính phục vụ cho triển khai công tác cấp GCNQSDĐ. - Tổ chức hướng dẫn chỉ đạo làm thí điểm về cấp GCNQSDĐ và đôn đốc cấp cơ sở thực hiện kế hoạch triển khai. - Làm thủ tục để UBND cấp có thẩm quyền xét cấp GCNQSDĐ và quyết định cấp GCNQSDĐ cho những đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý. - Quản lý hồ sơ địa chính theo phân cấp để nắm bắt thường xuyên tình hình sử dụng đất ở xã, xã, thị trấn thuộc thẩm quyền quản lý. * Cấp xã: - Thực hiện triển khai công tác cấp GCNQSDĐ theo đúng kế hoạch cùng với cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường. - Tuyên truyền phổ biến cho nhân dân hiểu và đến đăng ký đất đang sử dụng. - Tổ chức tập huấn lực lượng, thu thập tài liệu, chuẩn bị vật tư, kinh phí, thành lập hội đồng đăng ký đất để phục vụ cho công tác cấp GCNQSDĐ. - Tổ chức kê khai đăng ký đất đai, xét duyệt đơn đề nghị cấp GCNQSDĐ và lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xét duyệt. - Thu lệ phí địa chính, giao GCNQSDĐ cho người sử dụng.
  25. 16 2.2.6. Trình tự, thủ tục công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân Trình tự, thủ tục cấp GCN theo điều 135 nghị định 181/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004. 1. Hộ gia đình, cá nhân nộp tại Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất một (01) bộ hồ sơ gồm có: a) Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có); c) Văn bản uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có). 2. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau: a) Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thẩm tra, xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất; trường hợp người đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì thẩm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt; công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trong thời gian mười lăm (15) ngày; xem xét các ý kiến đóng góp đối với các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường; b) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường
  26. 17 hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ghi ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện; trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; gửi hồ sơ những trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kèm theo trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính đến Phòng Tài nguyên và Môi trường; c) Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất; d) Thời gian thực hiện các công việc quy định tại các điểm a, b và c khoản này không quá năm mươi lăm (55) ngày làm việc (không kể thời gian công bố công khai danh sách các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thời gian người sử dụng đất thực
  27. 18 Người sử Kho bạc dụng đất - Thông báo nộp tiền Hồ sơ xin - Trao GCN cấp GCN - Trả hồ sơ Số liệu địa chính Văn phòng đăng ký Cơ quan quyền sử dụng đất UBND xã thuế cấp huyện Loại, mức nghĩa vụ Thẩm tra, x/định ĐK cấp GCN Trao GCN Công khai hồ Trả hồ sơ sơ Trích lục, trích đo Văn phòng ĐKQSDĐ Phòng Tài nguyên cấp tỉnh và Môi trường Kiểm tra hồ Hình 2.1.sơ Trình Làm tờ trình tự, thủ tục cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân 2.3. Tình hình cấp GCNQSDĐ trong nước và ngoài nước 2.3.1. Tình hình Thôngcấp GCNQSDĐ báo lập trên thế giới hồ sơ Tổng diện tích đất tự nhiên trên toàn thế giới là khoảng 510 triệu km2 trong đó đất lục địa có khoảng 149 triUBNDệu km cấ2p, huyđấệtn đai là nguồn tàiKý nguyên GCN quý giá của bất kỳ quốc gia nào. Vì vậy các nước trên thế giới đều quản lí nguồn
  28. 19 tài nguyên này hết sức chặt chẽ, tùy theo điều kiện cụ thể mỗi quốc gia có một cách quản lí đất đai riêng[21]. Ở Mỹ: Nước Mỹ có diện tích tự nhiên khoảng 9,4 triệu km2, dân số hơn 300 triệu, đất đô thị chuyên dùng chiếm 11,9% diện tích tự nhiên. Là một quốc gia phát triển, Luật đất đai của Mỹ quy định công nhận và khuyến khích quyền sở hữu tư nhân về đất đai. Mặc dù công nhận quyền sở hữu tư nhân, nhưng luật đất đai của Mỹ vẫn khẳng định vai trò ngày càng lớn và có vị trí quyết định của Nhà nước trong quản lý đất đai [22]. Ở Trung Quốc: Với dân số đông nhất thế giới (1,3 tỷ người năm 2005), trong đó dân số nông nghiệp chiếm gần 80%. Tổng diện tích đất đai toàn quốc là 9.682.796 km2, trong đó diện tích đất canh tác là trên 100 triệu ha, chiếm 7% diện tích đất canh tác toàn thế giới. Quản lý đất đai ở Trung Quốc có một số đặc điểm nổi bật: Một là, về quan hệ sở hữu đất đai: đất đai ở Trung Quốc gồm: sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể. Hai là, về quy hoạch sử dụng đất. Luật pháp Trung Quốc quy định, Nhà nước có quyền và có trách nhiệm xây dựng quy hoạch sử dụng đất trong phạm vi cả nước và trong từng cấp chính quyền theo đơn vị hành chính lãnh thổ. Ba là, về công tác thông kê, phân loại đất đai. Luật quản lý đất đai của Trung Quốc quy định, đất đai được chia làm 3 nhóm : Đất dùng cho nông nghiệp, Đất xây dựng, Đất chưa sử dụng. Bốn là, về tài chính đất. Ở Trung Quốc không có hình thức giao đất ổn định lâu dài không thời hạn, do đó, Luật quy định Nhà nước thu tiền khi giao đất, người sử dụng đất phải nộp đủ tiền sử dụng đất cho Nhà nước mới được thực hiện các quyền [22]. Ở Pháp: Pháp là quốc gia phát triển, tuy thể chế chính trị khác nhau, nhưng ảnh hưởng của phương pháp tổ chức quản lý trong lĩnh vực đất đai của
  29. 20 Pháp còn khá rõ đối với nước ta. Quản lý đất đai của Pháp có một số đặc trưng là: Về chế độ sở hữu trong quan hệ đất đai, Ở Pháp hiện còn tồn tại song hành hai hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu tư nhân về đất đai và sở hữu nhà nước đối với đất đai và công trình xây dựng công cộng. Về công tác quy hoạch đô thị, Luật Đô thị ở Pháp vẫn không ngừng phát triển, nó liên quan đến cả quyền sở hữu tư nhân và sự can thiệp ngày càng sâu sắc hơn của Nhà nước, cũng như của các cộng đồng địa phương vào công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch đô thị. Về công tác quản lý nhà nuộc đối với đất đai, mặc dù là quốc gia duy trì chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, nhưng công tác quản lý về đất đai của Pháp được thực hiện rất chặt chẽ. Điều đó được thể hiện qua việc xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính số [22]. Như vậy có thể nói, hầu hết các quốc gia trên thế giới, dù quy định chế độ sở hữu đối với đất đai khác nhau, đều có xu hướng ngày càng tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với đất đai. 2.3.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong cả nước và tỉnh Thái Nguyên 2.3.2.1. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong cả nước Trong thời gian qua, thực hiện Nghị quyết số 30/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội Khóa XIII về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04/04/2013 về tập trung chỉ đạo và tăng cường biện pháp thực hiện để trong năm 2013 hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
  30. 21 ở và tài sản khác gắn liền với đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện nhiều giải pháp để đẩy mạnh kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đến nay, trên địa bàn cả nước đã căn bản hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu với tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đạt 94.9% diện tích cần cấp. Kết quả cấp giấy chứng nhận cụ thể đối với từng loại đất như sau [23]: Thành phố Hà Nội là một trong 10 tỉnh đứng đầu trong cả nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu. Tính hết năm 2015 trên địa bàn thành phố đã cấp được 245.157,77ha, đạt 94,36% diện tích cần cấp vợt trên 9% so với Nghị Quyết 30/ QH của Quốc Hội đề ra. Trong đó đất nông nghiệp cấp được 224.879 ha đạt 932,27%, đất phi nông nghiệp cấp được 21.178,60 ha đạt 95,47% [4].
  31. 22 Kết quả cấp GCNQSDĐ của thành phố Lạng Sơn tính đến thời điểm hiện nay: Với tổng số 71.928 thửa đất đã được kê khai đăng ký, diện tích 5.309,61 ha, đã cấp được 28.907 thửa đất, diện tích 3.168,12ha [24]. Đến nay toàn tỉnh Hòa Bình đã cấp GCNQSDĐ được 280.522 ha các loại đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, đạt gần 94% diện tích cần cấp. Trong 2 năm 2015, 2016, các huyện, thành phố đã cấp GCNQSDĐ cho 1.599 hộ đối với nhóm đất nông nghiệp, đạt tỷ lệ trên 64%. Nhóm đất phi nông nghiệp đã cấp GCNQSDĐ cho 6.704 hộ, đạt tỷ lệ trên 82%. Sở TN&MT tỉnh đã cấp GCNQSDĐ nhóm đất NN cho 4 tổ chức, diện tích gần 73 ha, đạt tỷ lệ 100%. Nhóm đất phi nông đã cấp GCNQSDĐ cho 307 tổ chức, diện tích gần 625 ha, đạt tỷ lệ 100% [25]. 2.3.2.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên đia bàn tỉnh Thái Nguyên Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thường xuyên được quan tâm, giải quyết kịp thời. Đồng thời, tăng cường giám sát các địa phương trong quá trình thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kịp thời giải quyết các vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận cho các địa phương và các đơn vị sử dụng đất. Sở đã tiếp nhận 192 hồ sơ của các Tổ chức, đã giải quyết 156 hồ sơ. Hoạt động của Văn phòng đăng ký và các chi nhánh từ khi tiếp nhận đến nay đã cơ bản đi vào hoạt động ổn định, đã tiếp nhận, thẩm định thực hiện tốt các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền được giao theo quy định. Trong 8 tháng (01/4-31/12/2016) đã tiếp nhận và giải quyết cho 21.415 hồ sơ. Trong đó: Cấp đổi 6.365 hồ sơ, giải quyết 6.365 hồ sơ; cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do bị mất 142 hồ sơ, đã giải quyết 81 hồ sơ; đăng ký biến động 14.908 hồ sơ; đã giải quyết 14.908 hồ sơ. Tính đến hết năm 2016, trên địa bàn toàn tỉnh đã cấp giấy chứng nhận được 246.657,4 ha đạt 93,69% diện tích cần cấp, trong đó: tổ
  32. 23 chức 49.070,63 ha đạt 89,88% diện tích cần cấp, hộ gia đình, cá nhân: 197.586,77 ha đạt 94,68% so với diện tích cần cấp [10].
  33. 24 Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Kết quả công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2017. - Hộ gia đình, cá nhân và tổ chức là đối tượng sử dụng đất và một số văn bản luật và dưới luật liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ giai đoạn 2015 – 2017 tại xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm thực tập: UBND xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian thực tập: Từ ngày 31/08 đến ngày 31/11/2017. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên. 3.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 3.3.2. Khái quát về tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 3.3.2.1. Tình hình quản lý đất đai 3.3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Phủ Lý
  34. 25 3.3.2.3. Đánh giá tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 3.3.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 – 2017 3.3.3.1. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ theo thời gian trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 – 2017 3.3.3.2. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ theo các loại đất trên địa trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 – 2017 3.3.3.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ theo đối tượng sử dụng đất trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 – 2017 3.3.3.4. Đánh giá sự hiểu biết của người dân về công tác cấp GCNQSDĐ 3.3.4. Đánh giá sự hiểu biết của người dân về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 3.3.5. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục cho công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 3.3.5.1. Thuận lợi và khó khăn 3.3.5.2. Giải pháp thúc đẩy công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Phủ Lý huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Thu thập tài liệu thứ cấp - Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hôi, về đời sống sống văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, về hiện trạng sử dụng đất đai, của xã. - Thu thập các tài liệu, số liệu về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của xã Phủ Lý trong giai đoạn từ 2015-2017. - Tìm hiểu các văn bản luật và văn bản dưới luật có liên quan.
  35. 26 - Thừa kế những số liệu tài liệu của những người đi trước đồng thời bổ sung những vấn đề, số liệu mới phù hợp với nội dung nghiên cứu. 3.4.2. Thu thập tài liệu sơ cấp Điều tra phỏng vấn qua 60 phiếu với 31 câu hỏi /1 phiếu chia làm 6 tiêu trí: - Đánh giá hiểu biết chung về cấp GCNQSDĐ. - điều kiện cấp GCNQSDĐ. - Trình tự, thủ tục cấp GCNQSDĐ, nội dung nghi trên GCNQSDĐ bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. - Nội dung nghi trên GCNQSDĐ. - Kí hiệu trên GCNQSDĐ. - Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ. Chia đối tượng phỏng vấn ra làm 3 nhóm: - Nhóm 1: Các đối tượng là cán bộ, công chức nhà nước (20 phiếu). - Nhóm 2: Các đối tượng là người kinh doanh, dịch vụ (20 phiếu). - Nhóm 3: Các hộ gia đình, sản xuất nông nghiệp (20 phiếu). 3.4.3. Phương pháp so sánh phân tích tổng hợp số liệu Sau khi dùng phương pháp điều tra, thu thập tài liệu số liệu hiện có, tiến hành thống kê, so sánh một số chỉ tiêu về cơ cấu loại đất, công tác cấp GCN qua từng năm để phân tích và đưa ra kết luận. Tổng hợp trình bày kết quả, Các số liệu được thu thập, tính toán, phân tích theo các bảng, biểu, kết hợp phần thuyết minh. Các số liệu đầu vào thu thập được phân tích, xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm máy tính Microsoft Offce Excel, nhằm đưa ra kết quả nhanh gọn và chính xác hơn.
  36. 27 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1.Vị trí địa lý Vị trí xã cách trung tâm huyện khoảng 9 km về phía tây Tây, với tuyến đường huyện lộ đi qua địa bàn xã dài 4,5 km và hai tuến liên xã Phủ Lý – Hợp Thành , Phủ Lý – Yên Đổ đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Giới hạn tiếp giáp xã Phủ Lý như sau: - Phía Bắc giáp xã Yên Đổ, huyện Phú Lương . - Phía Nam giáp với Động Đạt, huyện Phú Lương. - Phía Đông giáp xã Yên Đổ, Động Đạt, huyện Phú Lương . - Phía Tây giáp Ôn Lương, Hợp Thành, huyện Phú Lương. 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo Xã Phủ Lý là một xã miền núi trung du với nhiều đồi núi nằm rải rác trên toàn bộ địa hình xã, tạo nên một hình không bằng phẳng tương đối phức tạp với những đồi núi cao bao bọc xen kẽ là những chỗ trũng và tập trung chủ yếu ở trung tâm xã, nhũng chỗ trũng này có độ dộc là 0 - 8 độ. Địa hình nói chung là cao về phía Bắc thấp dần về phía Nam Đông Nam. Độ cao trung bình từ 49,8 -236,8m so với mặt nước biển. 4.1.1.3. Khí hậu Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên qua một số năm gần đây cho thấy xã Phủ Lý nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. - Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C.
  37. 28 - Độ ẩm không khí: 82%. - Lượng mưa trung bình là 2.097 mm/ năm, trong đó mùa mưa chiếm 91,6% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8 nhiều khi sảy ra lũ. - Hướng gió thịnh hành chủ yếu là vào mùa mưa là gió Đông Nam, vào mùa khô là gió Đông Bắc. - Số ngày có sương mù trong năm khoảng 4 ÷ 5 ngày. 4.1.1.4. Thủy văn Với địa hình đồi núi và độ cao trung bình 49,8m -236,8m so với mặt nước biển, mạng lưới thủy văn xã gồm 2 sông chính: Sông Đu chảy từ phía tây Nam xuống Đông Nam là địa giới hành chính của xã Hợp Thành, huyện Phú Lương. Sông thác dài chảy từ phía Đông xuống Đông Nam là địa giới hành chính của xã Phủ Lý, huyện Phú Lương. Ngoài ra còn có những con suối nằm rải rác trên đại bàn xã hợp thành một dòng chảy ra sông Đu. 4.1.1.5. Thổ nhưỡng Theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1: 25.000 của huyện Phú Lương, trên địa bàn xã có những loại đất sau: Đất đỏ trên đá Mắcma bazơ và trung tính: phân bố chủ yếu ở phía Nam của xã với độ dốc chủ yếu là > 250 thuận lợi cho việc chăn nuôi hoặc trồng rừng. Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất: phân bố chủ yếu ở phía Đông và Bắc của xã với độ dốc chủ yếu từ 150 -250 chiếm khoảng 40% diện tích của xã, thuận lợi cho phương thức sản xuất nông – lâm kết hợp. Đất phù sa không được bồi: chiếm diện tích không đáng kể phân bố chủ yếu chạy dọc từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Những diện tích vàn, chủ động nước nên áp dụng phương thức luân canh giữa cây trồng cạn và cây trồng nước (chuyên trồng lúa nước – cây hàng năm còn lại). Những diện tích cao
  38. 29 hoặc vàn cao có thể trồng 3 - 4 vụ cây hàng năm còn lại hoặc trồng lúa nước còn lại và hai vụ cây hàng năm. Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: phân bố thành hai vùng nằm ở phía Bắc và phía Nam của xã. Với loại đất này người dân thường trồng cây hàng năm như: đỗ đậu, lạc hoặc ngô Đất vàng nhạt trên đá cát: phân bổ chủ yếu ở phía Tây của xã, thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp. 4.1.1.6. Các nguồn tài nguyên khác - Tài nguyên nước: Trên địa bàn xã có hai nguồn nước chủ yếu là phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân là nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Nguồn nước mặt: ngoài nguồn nước mưa của các hồ chứa đã phần nào đáp ứng đủ nước cho hai vụ lúa còn vụ ngô thì thiếu. Vào khoảng tháng 10 thì nguồn nước mặt của xã không đáp ứng đủ nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nguồn nước ngầm: có ở độ sâu từ 5m ÷ 15m với chất lượng nước được coi là đảm bảo vệ sinh đã đáp ứng đủ nước cho sinh hoạt của người dân với khoảng 90% số hộ. Về trữ lượng nước tuy chưa xác định chính xác nhưng về mùa khô trữ lượng nước ít, mực nước rút xuống chỉ còn 1m nước. Nguồn nước này được dân khai thác chủ yếu với hình thức giếng đào, giếng khoan. - Tài nguyên rừng: Phủ Lý là xã miền núi nên diện tích đất nông nghiệp khá lớn, Trong đó chủ yếu là rừng sản xuất gồm các cây thân gỗ như: Dung, Dẻ, Bồ đề, Trám, Chẹo, Mỡ, Keo, Bạch đàn , các cây khác và lùm bụi như: Sim, mua, lau lách, cỏ dại Rừng nguyên sinh của xã không còn - Tài nguyên khoáng sản: Theo khảo sát bước đầu của Liên Đoàn Địa Chất Trên địa bàn xã có một số nguồn khoáng sản như: quặng, titan, sắt. - Tài nguyên nhân văn: Trong những năm kháng Nhật, xã là điểm lớp học Quân chính kháng Nhật ( xóm Bản Eng ). Trong nhưng nhưng năm kháng
  39. 30 chiến chông Pháp xã là an toàn khu. Xã có 7 dân tộc anh em chung sống chủ yếu là dân tộc Tày (78%), Kinh (18%), còn lại là dân tộc Sán chí, Nùng, Mường, Sán dìu, Dao. 4.1.1.7. Thực trạng môi trường Phủ Lý là xã miền núi , với cơ cấu chủ yếu là nông – lâm nghiệp. Môi trường của xã là tốt tuy nhiên một số năm ngần đây do hoạt động khai thác khoáng sản, việc sử dụng càng nhiều chất hóa học như phân bón, thuốc trừ sâu cùng chất thải chăn nuôi, sinh hoạt của người dân phần nào đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Đây là một vấn đề cần quan tâm hơn nữa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 4.1.1.8. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường Xã Phủ Lý nằm ở phía Tây của huyện Phú Lương và cách trung tâm huyện khoảng 4,5 km ( đã nhựa hóa ). Hai tuyến đường liên xã Phủ Lý - Hợp Thành và Phủ Lý –Yên Đổ đã tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của xã với những mũi nhọn đặc thù đồng thời là cơ sở để xã tiếp cận với tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ. Tuy địa hình đồi núi phức tạp nhưng đã tạo ra những thung lũng lớn tương đối bằng phẳng, cùng với những vùng đất chuyên canh để sản xuất nông nghiệp – lâm – ngư nghiệp với những sản phẩm hàng hóa đặc thù có khả năng cho sản lượng lớn. Khí hậu xã Phủ Lý nói chung là thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và vật nuôi phát triển quanh năm có khả năng cho năng suất và sản lượng cao. Song cần phải bố trí cây trồng cho thích hợp để nâng cao năng suất và sản lượng hơn nữa. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Điều kiện kinh tế Hiện trạng phát triển sản xuất nông nghiệp Ngành nông nghiệp: Xã Phủ Lý hiện nay cây lúa vẫn là cây trồng chính tập trung ở hai vụ: vụ xuân và vụ mùa. Ngoài ra còn trồng một số loại hoa mầu khác
  40. 31 như: Ngô, đỗ tương, lạc Trong nhưng năm gần đây, xã đã chú trọng tới phát triển cây chè do đó diện tích cũng như năng suất cây chè hàng năm được tăng lên. Tình hình sản xuất nông nghiệp được thể hiện qua bảng 4.1. Bảng 4.1. Tình hình sản xuất một số cây trồng chính qua các năm Đơn vị Các năm Cây trồng chính tính 2015 2016 2017 1. Cây lúa - Diện tích Ha 258 258 257.4 - Năng suất Tạ/ha 52,6 52,9 46,43 Cây -Sản lượng Tấn 1.357 1365 1232,4 lương 2.Cây ngô thực - Diện tích Ha 35 50 50 - Năng suất Tạ/ha 44 41,3 43,2 -Sản lượng Tấn 154,5 213,05 216 3. Cây lạc - Diện tích Ha 22 22 22 - Năng suất Tạ/ha 15 15,09 16 -Sản lượng Tấn 33 33,2 35.2 4. Khoai lang - Diện tích Ha 30 30 20 - Năng suất Tạ/ha 60 66 60 Cây -Sản lượng Tấn 180 197,6 120 màu 5. Sắn - Diện tích Ha 12 13 13 - Năng suất Tạ/ha 148 149 145 -Sản lượng Tấn 177.6 194 188,5 6. Rau các loại - Diện tích Ha 34 37 34 - Năng suất Tạ/ha 167.3 165 160 -Sản lượng Tấn 569 611 544 7. Cây chè Cây công - Diện tích Ha 123,5 125 153 nghiêp - Năng suất Tạ/ha 93,64 88 65,36 lâu năm -Sản lượng Tấn 1.156,4 1100 1000 (Nguồn: UBND xã Phủ Lý )[14][15][16]
  41. 32 Bảng 4.1 cho thấy dưới sự lãnh đạo, quan tâm chỉ đạo của chính quyền và sự cố gắng của nhân dân các dân tộc trong xã, đặc biệt là ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào trong sản xuất, tích cực đầu tư thâm canh, đưa các giống có năng suất cao vào trong sản xuất. Bên cạnh đó có một số cây trồng khác như ngô, lạc, đậu tương cũng được người dân chú trọng phát triển góp phần tăng thêm thu nhập. Đảng ủy, hội đồng nhân dân, UBND xã đã xác định cây chè là cây xóa đói giảm nghèo tăng thu nhập cho người dân. Diện tích và sản lượng chè luôn tăng lên qua các năm đồng thời xã cũng chú trọng tập huấn cho người dân kĩ thuật chăm sóc cũng như chế biến chè. Ngành chăn nuôi: ở xã ngành chăn nuôi phát triển song song ngành trồng trọt. Điều đấy cho phép sử dụng tối đa các các sản phẩm phụ của ngành trồng trọt, tạo công ăn việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho nhân dân. Kết quả phản ánh trong bảng 4.2. Bảng 4.2. Tình hình phát triển chăn nuôi qua các năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2015 2016 2017 Tổng số đàn trâu Con 350 335 320 Tổng số đàn bò Con 39 41 50 Tổng số đàn lợn Con 2.500 3.000 3.700 Tổng số đàn gia cầm Con 15.000 16.000 20.000 Tổng số đàn dê Con 500 500 500 Tổng sản lượng thủy sản Tấn 70 75 60 (Nguồn: UBND xã Phủ Lý)[14][15][16] Từ bảng 4.2 cho thấy trong 4 năm tình hình chăn nuôi của xã có nhiều hướng phát triển. Đàn lợn năm 2015 là 2.500 con đến năm 2017 tăng lên 3.000 con. Bên cạnh đó đàn gia cầm cũng phát triển mạnh năm 2015 là 15.000 con đến năm 2016 là 16.000 con và đến năm 2017 tăng lên 20.000
  42. 33 con. Đàn trâu có chiều hướng giảm từ 2015 đến 2017 giảm 30 con do nhiu cầu sức kéo giảm (phần lớn các hộ đã sử dụng máy cày, máy kéo loại nhỏ), điều kiện chăn thả khó khăn ( vì không có đồng cỏ ). Đàn bò và đàn dê bắt đầu được chú trọng phát triển do đầu ra ổn định. Tuy nhiên quy mô chăn nuôi chủ yếu tại các hộ gia đình chưa có các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Ngoài ra ngành chăn nuôi thủy sản những năm gần đây khá phát triển sản lượng liên tục tăng qua các năm nhưng vẫn chăn nuôi theo quy mô nhỏ lẻ. Bệnh dịch trong những năm qua xuất hiện ở trâu, bò, lợn, gà đặc biệt Là: LMLM gia súc, bệnh tai xanh, tụ dấu lợn. Nhưng xã đã triển khai phòng chống nguy cơ phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nên không sảy ra dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm. Về giao thông, thủy lợi, xậy dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật Thường xuyên chỉ đạo dọn, đôn đốc các xóm quản lý và tu sửa, phát dọn vệ sinh nạo vét mương đường các tuyến đường giao thông, tiếp nhận dự án làm cầu cứng Đồng Cháy, đổ bê tông 2 tuyến đường tại xóm Khe Ván và xóm Bản Eng với tổng chiều dài là 835m. Tiếp thu dự án kênh mương của Phòng Nông Nghiệp. Xây dựng nhà văn hóa xóm xuối đạo. Xây dựng phai Hin, lắp và tiếp thu 2 dự án kênh mương tại xóm Na Biểu, xóm Tân Chính với tổng chiều dài là 600m. Xây dựng nhà 2 tầng và phòng học, sân, tường rào, cổng đã hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng . 4.1.2.2. Điều kiện xã hội Dân số, lao động và việc làm Dân số: Theo số liệu thống kê đầu năm 2017 tổng nhân khẩu của toàn xã 3.479 nhân khẩu với 877 hộ, bình quân khẩu/ hộ là 3,97. Lao động và việc làm: Lực lượng lao động trên địa bàn xã tương đối lớn hoạt
  43. 34 động trong nhiều lĩnh vực song chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trong nhưng năm qua xã đã mở lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật với đông đảo nhân dân tham gia như kỹ thuật trồng chè cành, kỹ thuật thâm canh lúa, trồng ngô và các lớp mây tre đan. Những hoạt động này đã tạo công ăn việc làm cho một số lao động và mở rộng ngành nghề theo hướng sản xuất hàng hóa giải quyết việc làm trong những ngày nông nhàn và tăng thêm thu nhập cho nông dân. Tổng số lao đông được đào tạo nghề và có việc làm mới ngày càng tăng qua các năm. Hộ nghèo giảm nhiều qua các năm tuy nhiên tỷ lệ phát sinh thêm vẫn còn rất nhiều chính vì vậy cần có sự quan tâm đặc biệt của của các ban ngành đoàn thể trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo. * Giáo dục, y tế, thể dục - thể thao, năng lượng, quốc phòng - an ninh,văn hóa xã hội. - Về giáo dục: sự nghiệp giáo dục - đào tạo luôn được quan tâm và phát triển không ngừng, xã đã hoàn thành công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Hệ thống giáo dục của xã gồm có: 1 trường mầm non với 6 lớp học đạt tiêu chuẩn quốc gia giai đoạn I và 1 trường tiểu học Phủ Lý với 10 lớp học Trong đó có 8 lớp học đạt tiêu chuẩn quốc gia giai đoạn I. - Về y tế: Hiện xã có 1 trạm y tế với tổng diện tích là 500m2 đã xây dựng kên cố gồm 8 phòng làm việc, khám và điều trị bệnh. Đội ngũ y tế gồm: 1 bác sĩ, 1 y sĩ, 2 y tá và 12 y tế thôn bản phần nào đã đáp ứng được việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đâu cho nhân nhân. - Thể dục – Thể thao: Hoạt động thể dục – thể thao trong các trường học và trong cộng đồng nhân dân được duy trì và phát triển.
  44. 35 - Năng lượng: Mạng lưới điên quốc gia đã đến xã với 100% số hộ được dùng điện và đáp ứng được nhưu cầu sử dụng điện của nhân dân. - Quốc phòng – An ninh: Tình hình an ninh chính trị trên đia bàn tiếp tục được dữ vững và ổn định, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được củng cố và phát huy trong việc dữ gìn an ninh chính trị và trật tư an toàn xã hội. Thường xuyên duy trì tinh thần sẵn sàng chiến đấu phát hiện và ngăn ngừa mọi thủ đoạn âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ. Công tác tuyển quân, huấn luyện dân quân và quản lý lực lượng dự bị động viên theo pháp luật luôn được đảm bảo, tình hình an ninh được duy trì ổn định, lực lượng công an được tập huấn chuyên môn và tham mưu cho chính quyền, thường xuyên nắm bắt tình hình an ninh ở các xóm bản, an ninh nội bộ và kiểm tra truy quét tội phạm - tệ nạn xã hội. - Văn hóa xã hội: Các hoạt động văn hóa thông tin được duy trì thường xuyên. Hệ thống nghe nhìn được phát triển mạnh mạnh mẽ trên đia bàn xã , tất cả các hộ trong xã đều có tivi, đài và hệ thống này ngày càng được nâng cao về mặt số lương và chất lương. 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 4.1.3.1. Thuận lợi - Xã Phủ Lý có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, có đường tỉnh lộ 263 chạy qua. Có hệ thống đường liên xã đã được đầu tư rải nhựa sang các xã lân cận, tạo điều kiện giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch kinh tế. - Xã có điều kiện phù hợp cho phát triển trồng cây chè thành hàng hóa thương phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, xã Phủ Lý có điều kiện phù hợp về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển chăn nuôi gia súc là trâu, bò ,lợn và dê đây là một thế mạnh tiềm năng của xã để phát triển kinh tế của người dân.
  45. 36 - Hiện nay, trên địa bàn xã có hệ thống trường học đạt chuẩn quốc gia đáp ứng nhưu cầu học tập của con em trong địa phương. 4.1.3.2. Khó khăn - Là một xã miền núi địa hình dốc, thung lũng nhỏ lẻ, đất đai dễ bị xói mòn rửa trôi, gặp khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt, sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng. - Do địa hình đồi núi và vị trí tiếp giáp với các suối lớn nên thường xuyên xảy ra lũ lụt sạt lở gây thiệt hại về người và của. - Mức độ thâm canh thấp, việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt là hệ thống giao thông, thủy lợi. 4.2. Khái quát tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 4.2.1. Tình hình quản lý đất đai Trong những năm qua, tình hình quản lý và sử dụng đất đai của các cấp quản lý trên địa bàn xã Phủ Lý đã từng bước đi vào ổn định , phân định cụ thể về chức năng nhiệm vụ theo quy định. Công tác lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được đẩy mạnh, giao đất thu hồi đất đảm bảo đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật đất đai. Thanh tra kiểm tra, giải quyết tranh chấp khiếu nại , tố cáo được tăng cường. Góp Phần đưa công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp, đảm bảo đúng pháp luật. 4.2.1.1. Đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất - Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất đã được triển khai trên địa bàn xã thông qua các dự án của huyện, tỉnh , tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí hệ thống cây trồng hợp lý, làm cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất xuất đến từng hộ gia đình các nhân sử dụng đất nông nghiệp.
  46. 37 - Về công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Xã đã hoàn thành việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất đến năm 2020 vào đợt tổng kiểm kê đất đai. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đang được lập cùng với phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. - Công tác lập bản đồ địa chính: xã đã được đo vẽ thành lập bản đồ địa chính và thường xuyên được chỉnh lý biến động theo thực tế, từ đó tạo điều kiện thuận lợi lớn cho công tác sử dụng đất, là cơ sở giả quyết những tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai. 4.2.1.2. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - Năm 2016 xã đã tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất chi tiết cho giai đoạn (2016 – 2020). Đây là cơ sở cho xã sử dụng đất đai một cách hiệu quả , tiết kiệm quỹ đất vốn rất hạn chế của địa phương. Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2016-2020) là cần thiết trong việc quản lý và phân bổ sử dụng đất đai cũng như sự phát triển kinh tế - Xã hội của xã. - Nhìn chung công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong những năm qua đã và đang đi vào nề nếp, làm căn cứ pháp lý cho công tác quản lý đất đai, phục vụ tích cực đối với việc giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, các nhân sử dụng ổn định lâu dài đúng mục đích và có hiệu quả. 4.2.1.3. Tình hình giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Được sự chỉ đạo của UBND và phòng Tài nguyên và Môi trường huyện. Xã đã tiến hành lập, kê khai và đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân. 4.2.1.4. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử đất Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện đúng Luật đất đai và triển khai đăng ký quyền sử dụng quỹ đất một cách hợp lý và hiệu quả. 4.2.1.5. Thống kê, kiểm kê đất đai
  47. 38 Được sự chỉ đạo hướng dẫn chuyên môn của phòng tài Nguyên và Môi trường công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn xã được thực hiện tốt. Đất đai được kiểm kê hàng năm theo quy dịnh nhành, 5 năm tổn chức kiểm kê đất đai. 4.2.1.6. Quản lý hành chính về đất đai Công tác quản lý tài chính về đất đai đã được xã thực hiện theo đúng luật Ngân sách. Sau khi giao đất cho nhân dân làm ở hay các tổ chức cá nhân khác, tài chính thu được đều nộp vào kho bạc nhà nước, phần trích lại được xã đưa vào cải tạo đất, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống và sản xuất. 4.2.1.7. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản Trong nhưng năm trước đây, công tác quản lý Nhà nước về khung giá đất nhìn chung nhìn chung còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả cao do phụ thuộc chủ yếu vào cung - cầu trên thị trường. Theo khung giá của UBND tỉnh và huyện ban hành, xã Phủ Lý tổ chức hướng dẫn , tư vấn về giá đất, giá bất động sản của nhân dân trong xã, tạo điều kiện cho nhân dân trao đổi và tham khảo. 4.2.1.8. Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Thi hành các quy định về pháp Luật đất đai hiện nay, xã đã quan tâm bảo đảm thực hiện ngày càng đầy đủ và tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Là đơn vị cấp cuối cùng trong hệ thống quản lý nhà nước. Trong những năm gần đây UBND xã đã thực hiện khá tốt việc quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 4.2.1.9. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm Luật đất đai Trong những năm qua công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm Luật đất đai đã được thực hiện thường xuyên. Thực hiện công tác tiếp dân định kì tại phòng tiếp dân để kịp thời xử lý vi phạm về công tác về công tác quả lý và sử dụng đất. Vì vậy
  48. 39 hạn chế xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp, gây điểm nóng và không tồn đọng các đơn thư khiếu nại tố cáo, tranh chấp. 4.2.1.10. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết việc khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất Thanh tra đất đai, giải quyết các vấn đề khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất được tiến hành thường xuyên.Tuy nhiên công tác quản lý đất đai trong các năm qua còn nhiều tồn tại do việc tuyên truyền phổ biến Luật đất đai và các văn bản dưới luật chưa sâu rộng trong nhân dân, vì vậy việc chấp hành Luật đất đai, quy chế quản lý sử dụng đất còn vi phạm trong việc giao đất, thu hồi đất để giải phóng mặt bằng, lấn chiếm, tranh chấp đất đai. Mặc dù có nhiều thành phần sử dụng đất đóng trên địa bàn xã, tuy nhiên việc tranh chấp đất đai chủ yếu xảy ra giữa các hộ gia đình. 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Phủ Lý 4.2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai của xã năm 2017 Hình 4.1. Cơ cấu sử dụng đất đai xã Phủ Lý năm 2017 Theo số liệu thống kê năm 2017, tổng diện tích tự nhiên của xã là 1.598,82 ha. Trong đó nhóm đất nông nghiệp là 1.409,13ha chiếm 88,14% diện tích đất tự nhiên; nhóm đất phi nông nghiệp có diện tích 1.85,20ha chiếm 11,58%; nhóm đất chưa sử dụng vẫn còn 4,49ha chiếm 0,28% diện tích đất tự nhiên.
  49. 40 Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất của xã Phủ Lý năm 2017 Diện Cơ cấu STT Loại đất Mã tích (ha) (%) (1) (2) (3) (4) (5) I Tổng diện tích tự nhiên 1598,82 100 1 Đất nông nghiệp NNP 1409,13 88,14 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 431,56 26,99 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 217,30 13,59 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 150,79 9,43 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 66,51 4,16 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 214,26 13,40 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 920,39 57,57 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 920,39 57,57 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 56,87 3,56 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 0,31 0,02 2 Đất phi nông nghiệp PNN 185,20 11,58 2.1 Đất ở OCT 44,24 2,77 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 44,24 2,77 2.2 Đất chuyên dùng CDG 92,69 5,80 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 0,43 0,03 2.2.2 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 2,58 0,16 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 45,06 2,82 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 44,61 2,79 2.3 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,04 0,00 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà 2.4 NTD 0,52 0,03 tang lễ, NHT 2.5 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 31,68 1,98 2.6 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 16,04 1,00 3 Đất chưa sử dụng CSD 4,49 0,28 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 4,49 0,28 (Nguồn: UBND xã Phủ Lý)[13]
  50. 41 Qua bảng 4.3 cho ta thấy xã Phủ Lý có tổng diện tích tự nhiên là 1598,82 ha và được chia làm 3 nhóm đất chính là - Nhóm đất nông nghiệp: Xã Phủ Lý có diện tích là 1409,13ha đất nông nghiệp chiếm 88,14% diện tích tự nhiên của xã toàn xã. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 431,56 ha chiếm 26,99 diện tích đất tự nhiên của xã, đất trồng cây hàng năm có diện tích 217,30 ha chiếm 13,59%, đất trồng cây lâu năm có diện tích 214,26ha chiếm 13,40%, đất lâm nghiệp có diện tích 920,39 ha chiếm 57,57% đất tự nhiên của xã, đất rừng sản xuất có diện tích 920,39 ha chiếm 57,57%, Đất nuôi trồng thủy sản có diện tích 56,87 ha chiếm 3,56%, Đất nông nghiệp khác có diện tích 0,31ha chiếm 0,02%. - Nhóm đất phi nông nghiệp: Tổng diện tích đất phi nông nghiệp có diện tích 185,20ha chiếm 11,58% diện tích đất tự nhiên của toàn xã. Trong đó đất ở có diện tích 44,24ha chiếm 2,77%, đất chuyên dùng có diện tích 92,69ha chiếm 5,80%, đất trụ sở cơ quan có diện tích 0,43 ha chiếm 0,03%, công trình sự nghiệp có diện tích 2,58ha chiếm 0,16%, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có diện tích 45,06ha chiếm 2,82%, đất có mục đích công cộng có diện tích 44,61ha chiếm 2,79%, đất cơ sở tín ngưỡng có diện tích 0,04ha chiếm 0%, Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT có diện tích 0,52ha chiếm 0,03%, Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối có diện tích 31,68ha chiếm 1,98%, đất có mặt nước chuyên dùng có diện tích 16,04ha chiếm 1,00%. - Nhóm đất chưa sử dụng: Tổng diện tích đất chưa sử dụng của xã còn 4,49ha chiếm 0,28%tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất bằng chưa sử dụng có diện tích 4,49ha chiếm 0,28%. 4.2.3. Đánh giá về tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 4.2.3.1.Về tình hình quản lý đất đai - Là cấp cơ sở, cấp cuối cùng của hệ thống quản lý nhà nước về đất đai, xã Phủ Lý luôn nắm bắt, tiếp thu và thực hiện những văn bản pháp luật từ
  51. 42 Trung Ương ban hành. Các văn bản luật đã được cụ thể hóa theo đúng điều kiện thực tế của xã. - Trong những năm qua công tác quản lý Nhà nước về đất đai của xã luôn được thực hiện theo đúng kế hoạch, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của xã và nhất là tạo được sự yên tâm đầu tư, khai thác tốt tiềm năng của đất, bồi bổ cho đất phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. - Tình hình thực hiện quản lý giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, qua đó đã hạn chế và khắc phục các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất. - Công tác cấp GCNQSDĐ cho những hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện về cơ bản đã hoàn thành. - UBND xã quản lý và giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất ,thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước. 4.2.3.2.Về tình hình sử dụng đất Hiện nay diện tích đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng có xu hướng giảm và đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng do việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở, xây dựng các cơ sở sản xất kinh doanh. 4.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017 4.3.1. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ theo thời gian trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 – 2017 4.3.1.1. Kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Phủ Lý năm 2015 Trong năm 2015 xã Phủ Lý đã cấp được 85 GCNQSDĐ trong tổng số 96 GCNQSDĐ chiếm tỷ lệ 88,54% với tổng diện tích là 203.000m2 (20,3 ha), chiếm tỷ lệ là 95,96% tổng diện tích đất cần cấp. Trong đó Đồng Cháy, Hiệp Hòa, Khuân Rây, Tân Chính, Na Dau đã cấp được 100% GCNQSD cho người
  52. 43 dân. Còn một trường hợp ở Bản Eng, Đồng Chợ, Đồng Rôm, Khe Ván, Na Biểu, Na Mọn, Suối Đạo chưa được cấp lý do một số hồ sơ về cấp GCN chưa được cấp do còn có một số tranh chấp và sử dụng sai mục đích, đo bao, tự ý chuyển mục đích sử dụng nên những trường hợp này chưa được cấp GCNQSDĐ. Bảng 4.4. Kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Phủ Lý năm 2015 Số đơn Diện tích Số đơn Số GCN Diện Diện tích STT Đơn vị Tỷ lệ Tỷ lệ cần cấp cấp được tích cần cấp được (%) (%) (đơn) (giấy) cấp (m2) (m2) 1 Bản Eng 10 8 80 18.733 16.277 86,89 2 Đồng Cháy 3 3 100 4.837 4.837 100 3 Đồng Chợ 9 8 88,89 14.248 13.598 95,44 4 Đồng Rôm 8 5 62,5 3.703 2.059 55,60 5 Hiệp Hòa 14 14 100 21.208 21.208 100 6 Khuân Rây 19 19 100 86.150 86.150 100 7 Khe Ván 1 0 0 300 0 0 8 Na Biểu 6 5 83,33 15.226 14.724 96,70 9 Na Mọn 3 1 33,33 4.257 1.893 44,47 10 Suối Đạo 6 5 83,33 9.418 8.782 93,25 11 Tân Chính 15 15 100 19.082 19.082 100 12 Na Dau 2 2 100 14.390 14.390 100 Tổng toàn xã 96 85 88,54 211.552 203.000 95,96 (Nguồn: UBND xã Phủ Lý)[17] Vì vậy để công tác cấp GCNQSDĐ được kết quả tốt hơn nữa chúng ta nên tuyên truyền sâu rộng đến các chính sách pháp luật của Nhà nước đến
  53. 44 người dân, bồi dưỡng chuyên sâu cho các cán bộ chuyên môn, có ý kiến kịp thời với các cấp chính quyền có hướng chỉ đạo cụ thể. 4.3.1.2. Kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Phủ Lý năm 2016 Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả cấp GCN đấy của xã Phủ Lý năm 2016 Bảng 4.5. Kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Phủ Lý năm 2016 Số đơn Diện tích Số đơn Số GCN Diện tích Diện tích STT Đơn vị Tỷ lệ Tỷ lệ cần cấp cấp được cần cấp cấp được (%) (%) (đơn) (giấy) (m2) (m2) 1 Bản Eng 4 4 100 730 730 100 2 Đồng Cháy 2 1 50 1.002,5 302,5 30,17 3 Đồng Chợ 7 7 100 6.831 6.831 100 4 Đồng Rôm 9 7 77,78 5.460 4.448 81,47 5 Hiệp Hòa 14 14 100 14.403 14.403 100 6 Khuân Rây 2 2 100 2.905 2.905 100 7 Khe Ván 1 1 100 5.972 5.972 100 8 Na Biểu 14 13 92,86 1.1301 1.0801 95,58 9 Na Mọn 5 3 60 4.387 3.647 83,13 10 Suối Đạo 14 12 85,71 14.308 11.713 81,86 11 Tân Chính 0 0 0 0 0 0 12 Na Dau 2 2 100 101.247,5 101.347,5 100 Tổng toàn xã 74 66 89,19 168.647 163.100 96,71 (Nguồn: UBND xã Phủ Lý)[18]
  54. 45 Qua bảng 4.5 cho ta thấy trong năm 2016 xã Phủ Lý đã cấp được 66 GCNQSDĐ trong tổng số 74 GCNQSD với diện tích cấp được là 163.100m2 (16,31 ha) chiếm 96,71 % tổng diện tích đất cần cấp. Trong đó Bản Eng, Đồng Chợ, Hiệp Hòa, Khuân Rây, Khe Ván, Na Dau đã cấp được 100% GCNQSD cho người dân. Còn một trường hợp ở Đồng Cháy, Đồng Rôm, Na Biểu, Na Mọn, Suối Đạo chưa được cấp lý do một số hồ sơ về cấp GCN chưa được cấp do còn có một số tranh chấp và sử dụng sai mục đích, đo bao, tự ý chuyển mục đích sử dụng nên những trường hợp này chưa được cấp GCNQSDĐ 4.3.1.3. Kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Phủ Lý năm 2017 Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả cấp GCNSĐ đai của xã Phủ Lý năm 2017 Bảng 4.6. Kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Phủ Lý năm 2017 Số đơn Diện tích Số đơn Số GCN Diện tích Diện tích STT Đơn vị Tỷ lệ Tỷ lệ cần cấp cấp được cần cấp cấp được (%) (%) (đơn) (giấy) (m2) (m2) 1 Bản Eng 0 0 0 0 0 0 2 Đồng Cháy 1 1 100 895 895 100 3 Đồng Chợ 4 3 75 3.297 2.473 75,01 4 Đồng Rôm 0 0 0 0 0 0 5 Hiệp Hòa 0 0 0 0 0 0 6 Khuân Rây 3 2 66,67 6.559 6.036 92,03 7 Khe Ván 2 1 50 2.205 1.825 82,77 8 Na Biểu 1 1 100 259 259 100 9 Na Mọn 1 1 100 1.446 1.446 100 10 Suối Đạo 1 1 100 650 650 100 11 Tân Chính 0 0 0 0 0 0 12 Na Dau 1 1 100 5.610 5.610 100 Tổng toàn xã 14 11 78,57 20.921 19.194 91,75 (Nguồn: UBND xã Phủ Lý)[19]
  55. 46 Qua bảng 4.6 cho ta thấy trong năm 2017 tất cả các đơn đề nghị cấp GCNQSDĐ của xã đều đã được giải quyết, bên cạnh đó còn một số xóm như Đồng Chợ, Khuân Rây , Khe Ván chưa được giải quyết vì xảy ra tranh chấp, đo bao và sai mục đích nên chưa được giải quyết. Tổng số GCN cần cấp là 14 trong đó xã cấp được 11 GCN chiếm 78,57% với diện tích cấp được là 19.194 m2 (1,42 ha) trong tổng số 20.921m2 (2,09 ha) đăng ký và còn 3 trường hợp chưa được cấp GCN với diện tích 1.727m2. Việc cấp GCNSD đất còn gặp nhiều khó khăn và nhiều bất cập. Vì vậy để công tác cấp GCNQSDĐ được kết quả tốt hơn nữa cúng ta nên tuyên truyền sâu rộng đến các chính sách pháp luật của Nhà nước đến người dân, bồi dưỡng chuyên sâu cho các cán bộ chuyên môn, có ý kiến kịp thời với các cấp chính quyền có hướng chỉ đạo cụ thể. 4.3.1.4. Tổng hợp kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Phủ Lý giai đoạn 2015-2017 Bảng 4.7. Kết quả cấp GCNQSDĐ theo các năm của xã Phủ Lý giai đoạn 2015-2017 Số đơn Diện tích Số đơn cần Số GCN Diện tích Diện tích cấp STT Năm cấp cấp được cần cấp được (đơn) (giấy) (m2) (m2) 1 2015 96 85 211.552 203.000 2 2016 74 66 168.647 163.100 3 2017 14 11 20.921 19.194 Tổng toàn xã 184 162 401.120 385.294 (Nguồn: UBND xã Phủ Lý)[17] [18] [19] Qua bảng số liệu 4.7 cho ta thấy, toàn xã trong giai đoạn 2015 – 2017 toàn xã có số đơn cần cấp là 184, số GCN cấp được là 162 tỷ lệ chiếm được là
  56. 47 88,04%. Diện tích cần cấp tổng toàn xã là 401.120 m2 (40,11 ha). Diện tích cấp được là 385.294 m2 (38,53 ha). Tỷ lệ chiếm được là 96,05%. 100 90 80 70 60 50 Số đơn cần cấp 40 số GCN cấp được 30 20 10 0 2015 2016 2017 Hình 4.2. Biểu đồ thống kê cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Xã Phủ Lý giai đoạn 2015 – 2017. Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy nhưu câu xin cấp GCNQSDĐ của người dân xã Phủ Lý qua các năm dao động khá nhiều. Từ năm 2015 cao nhất là 96 hồ sơ, đến năm 2016 là 74 hồ sơ và đến năm 2017 giảm xuống chỉ còn 14 hồ sơ. So vơi hai năm 2015 và 2016 thì hồ sơ đăng ký cấp GCNQSDĐ năm 2016 có xu hướng giảm mạnh. Kết quả này chứng tỏ nhưu câu xin cấp GCNQSDD của người dân giảm dần, không nhiều diện tích chưa đất chưa cấp GCN trên toàn xã. Các hồ sơ chủ yếu là thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng, số hồ sơ cấp mới chiếm tỷ lệ rất ít. Qua biểu đồ ta thấy mức chênh lệch số hồ sơ được giải quyết và số hồ sơ đăng ký ngày càng được rút ngắn qua các năm điều này cho thấy công tác cấp GCNQSDĐ ngày càng được thực hiện tốt.
  57. 48 4.3.2. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ theo loại đất của xã Phủ Lý giai đoạn 2015- 2017 4.3.2.1. Kết quả cấp GCNQSDĐ theo loại đất trên địa bàn xã Phủ Lý năm 2015-2017 Tình hình kết quả cấp GCNSDĐ theo loại đất trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 – 2017 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.8. Kết quả cấp GCNQSDĐ theo loại đất của xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 – 2017 Nông Nghiệp Phi nông Nghiệp Số đơn Số GCN Diện tích Diện tích STT Đơn vị Tỷ lệ Tỷ lệ cần cấp cấp được cần cấp cấp được (%) (%) (đơn) (giấy) (m2) (m2) 1 Bản Eng 18.338 15.882 86,61 1.125 1.125 100 2 ĐồngCháy 5.762,5 5.062,5 87,85 971,5 971,5 100 3 Đồng Chợ 22.676 21.602 95,26 1.700 1.300 76,47 4 Đồng Rôm 7.863 6.007 76,40 1.300 500 38,46 5 Hiệp Hòa 33.411 33.411 100 2.200 2.200 100 6 Khuân Rây 94.614 94.091 99,45 1.000 1.000 100 7 Khe Ván 7.797 7.797 100 680 0 0 8 Na Biểu 25.286 24.584 97,22 1.500 1.200 80 9 Na Mọn 9.290 6.986 75,20 800 0 0 10 Suối Đạo 21.376 18.545 86,76 3.000 2.600 86,67 11 Tân Chính 17.962 17.962 100 1.120 1.120 100 12 Na Dau 121.348 121.348 100 0 0 0 Tổng toàn xã 385.723,5 373.277,5 96,77 15.396,5 12.016,5 78,05 (Nguồn: UBND xã Phủ Lý ) [17] [18] [19]
  58. 49 Qua bảng 4.8 cho thấy công tác cấp GCNQSDĐ theo loại đất của xã Phủ Lý như sau: Về đất nông nghiệp Tổng số diện tích được cấp là 37.3277,5m2 ( trong tổng số 38.5723,5m2 đăng ký đạt 96,77%. Trong đó Hiệp Hòa, Khe Ván, Tân Chính, Na Dau đã cấp được 100% GCNQSD cho người dân. Còn một trường hợp ở Bản Eng, Đồng Cháy, Đồng Chợ, Đồng Rôm, Khuân Rây, Na Biểu , Na Mọn, Suối Đạo với diện tích chưa được cấp là 1.2446 m2 do xảy ra tranh chấp, đo bao và sai mục đích nên chưa được giải quyết. Về đất Phi nông nghiệp tổng số với diện tích được cấp là 12.016,5 m2 trong tổng số 15.396,5m2 đăng ký đat 78,05% và còn những trường hợp ở xóm Đồng Chợ, Đồng Rôm, Na Biểu, Suối Đạo chưa được cấp GCN với diện tích 3.380 m2. Trong đó Bản Eng, Đồng Cháy, Hiệp Hòa, Khuân Rây, Tân Chính đã cấp được 100% GCNQSD cho người dân. Còn một trường hợp ở Đồng Chợ, Đồng Rôm, Khe Ván, Na Biểu, Na Mọn, Suối Đạo chưa được cấp GCN với diện tích 3.380 m2 vì xảy ra tranh chấp, đo bao và sai mục đích nên chưa được giải quyết. Việc cấp GCN cho đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn và nhiều bất cập. Vì vậy để công tác cấp GCNQSDĐ nông nghiệp được kết quả tốt hơn nữa chúng ta nên tuyên truyền sâu rộng đến các chính sách pháp luật của Nhà nước đến người dân, bồi dưỡng chuyên sâu cho các cán bộ chuyên môn, có ý kiến kịp thời với các cấp chính quyền có hướng chỉ đạo cụ thể. Ngoài ra 1 số hồ sơ về cấp GCN là chưa được cấp do hồ sơ thiếu và thủ tục hành chính chưa đúng gặp một số vấn đề và do có sự tranh chấp nên cán bộ địa chính đang xem xét để giải quyết nên chưa được cấp và một số ít sử dụng sai mục đích nên xã chưa cấp cho những trường hợp này.
  59. 50 4.3.2.2. Tổng hợp kết quả cấp GCNQSDĐ theo loại đất trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015- 2017 Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả cấp GCNQSDĐ theo loại đất của xã Phủ Lý giai đoạn 2015 - 2017. Diện tích Diện tích cấp Tỷ lệ STT Loại đất cần cấp được (%) (m2) (m2) 1 Đất NN 385.723,5 373.277,5 96,77 2 Đất phi NN 15.396,5 12.016,5 78,05 Tổng toàn xã 401.120 385.294 95,05 (Nguồn: UBND xã Phủ Lý) [17] [18] [19] Qua bảng số liệu 4.9 cho ta thấy, toàn xã trong giai đoạn 2015 – 2017 có diện cấp được là 385.294m2 trong 401.120m2 diện tích cần cấp đạt là 95,05%. 4.3.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ theo đối tượng sử dụng đất trên địa bàn xã Phủ Lý giai đoạn 2015- 2017 4.3.3.1. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã Phủ Lý , huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 -2017 Tổng số GCN cần cấp là 107, trong đó xã cấp được 92 GCN (chiếm 85,98%) với diện tích được cấp là 385.294m2 trong tổng số 401.120m2 đăng ký và còn những trường hợp ở Bản Eng, Đồng Cháy, Đồng Chợ, Đồng Rôm, Khuân Rây, Khe Ván, Na Mọn, Suối Đạo chưa được cấp GCN với diện tích 15826m2 Giai đoạn 2015 – 20167 xã Phủ Lý đã làm tốt công tác cấp GCNQSD cho các hộ gia đình, cá nhân đạt tỷ lệ 85,98%. Trong đó các xóm Hiệp Hòa, Na Biểu, Tân Chính, Na Dau đã được cấp GCNQSDĐ đạt tỷ lệ là 100%. Còn những trương hợp chưa cấp đươc GCN QSDĐ như Bản Eng , Đồng Cháy, Đồng Chợ, Đồng Rôm, Khuân Rây, Khe Ván, Na Mọn do tranh chấp, sử dụng sai mục đích, Đo bao.
  60. 51 Bảng 4.10. Kết quả cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân theo đơn vị hành chính trên địa bàn xã Phủ Lý giai đoạn 2015 – 2017. Số đơn Diện tích Số hộ Số hộ cấp Diện tích Diện tích STT Đơn vị Tỷ lệ Tỷ lệ cần cấp được cần cấp cấp được (%) (%) (hộ) GCN (hộ) (m2) (m2) 1 Bản Eng 8 7 87,5 19.463 17007 87,38 2 Đồng Cháy 5 4 80 6.734,5 6.034,5 89,61 3 Đồng Chợ 12 10 83,33 24.376 22.902 93,95 4 Đồng Rôm 13 10 76,92 9.163 6.507 71,01 5 Hiệp Hòa 7 7 100 35.611 35.611 100 6 Khuân Rây 15 14 93,33 95.614 95.091 99,45 7 Khe Ván 4 3 75 8.477 7.797 91,97 8 Na Biểu 7 7 100 26.786 25.784 96,26 9 Na Mọn 8 5 62,5 10.090 6.986 69,24 10 Suối Đạo 16 13 81,25 24.376 21.145 86,75 11 Tân Chính 7 7 100 19.082 19.082 100 12 Na Dau 5 5 100 121.347,5 121.347,5 100 Tổng toàn xã 107 91 85,98 401.120 385.294 96,05 (Nguồn UBND xã Phủ Lý) [17] [18] [19] Việc cấp GCN cho các hộ gia đình, cá nhân còn gặp nhiều khó khăn và nhiều bất cập. Vì vậy để công tác cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân đạt được kết quả tốt hơn nữa chúng ta nên tuyên truyền sâu rộng đến các chính sách pháp luật của Nhà nước đến người dân, bồi dưỡng chuyên sâu cho các cán bộ chuyên môn, có ý kiến kịp thời với các cấp chính quyền có hướng chỉ đạo cụ thể. Ngoài ra 1 số hồ sơ về cấp GCN mà chưa được cấp do hồ sơ thiếu thủ tục hành chính chưa đúng gặp một số vấn đề và do có sự tranh chấp nên cán bộ địa chính đang xem xét để giải quyết nên chưa được cấp và một số ít sử dụng sai mục đích nên xã chưa cấp cho những trường hợp này.
  61. 52 4.3.3.2. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ cho các cơ quan, tổ chức trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 – 2017 Trong giai đoạn năm 2015 – 2017 xã Phủ Lý không cấp được cho cơ quan, tổ chức nào. 4.4. Đánh giá sự hiểu biết của người dân về công tác cấp GCNQSDĐ Trình độ hiểu biết của người dân có ảnh hưởng rất lớn đến công tác cấp GCNQSDĐ. Nó quyết định đến tiến độ cấp GCNQSDĐ diễn ra nhanh hay chậm là chủ yếu phụ thộc vào nhận thức của người dân. Để điêu tra trình độ hiểu biết của người dân xã Phủ Lý, ta chọn ra 3 nhóm hộ qia đình, có trình độ hiểu biết khác nhau . Bảng 4.11. Kết quả điều tra mức độ hiểu biết của người dân về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đối tượng Chính xác Không chính xác Không biết STT Nhóm Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (câu) (%) (câu) (%) (câu) (%) 1 Nhóm 1 586 94,52 29 4,68 5 0,81 2 Nhóm 2 512 82,58 67 10,81 41 6,61 3 Nhóm 3 492 79,35 85 13,71 43 6,94 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Qua bảng 4.11 trên ta có nhận xét : Trình độ hiểu biết ở các nhóm có trình độ rất khác nhau. Nhóm 1 là đối tượng là hộ gia đình, cá nhân là cán bộ công nhân viên chức Nhà nước với 586 câu trả lời chính xác trong tổng số 620 câu đạt 94,52%, câu trả lời không biết là 29 tổng số 620 câu đạt 4,68%, trả lời không chính xác là 5 trong tổng số 620 câu đạt 0,81% điều này chứng tỏ trình độ hiểu biết của nhóm này ở mức khá cao. Nhóm 2 là nhóm có hộ gia đình, cá nhân buôn bán, sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp với 512 trả lời chính xác trong tổng số 620 câu đạt
  62. 53 82,58% . Kết quả này do một phần các hộ gia đình cá nhân mải làm ăn buôn bán lớn nên ít nhiều cũng đã qua tâm đến công tác cấp GCNQSDĐ để đảm bảo lợi ích của họ và sử dụng ổn định lâu dài. Tuy nhiên vẫn có một số câu hỏi họ trả lời sai hoặc không biết do họ ít và hầu như không quan tâm đến vấn đề này . Nhóm 3 là nhóm có hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất nông nghiệp. Qua điều tra trình độ hiểu biết của nhóm này ở mức trung bình với 492 trả lời chính xác trong tổng số 620 câu đạt 79,35%. Kết quả này là do một phần hộ gia đình, cá nhân họ cũng ít nhiều quan tâm đến công tác cấp GCNQSDĐ để bảo vệ lợi ích của mình. Tuy nhiên còn một số khác trả lời sai hoặc không biết do hiểu biết về công tác cấp GCNQSDĐ của họ còn thấp. Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện mức độ hiểu biết của người dân về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đối tượng Qua hình 4.3 ta thấy Nhóm 1 có câu trả lời chính xác là cao nhất và câu trả lời không chính xác và không biết là thấp nhất, kết quả này là do họ là những họ thường xuyên được tiếp xúc với các văn bản pháp luật nên họ luôn cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, nắm bắt những điều cơ bản về luật.
  63. 54 Qua biểu đồ ta thấy nhóm 2 và nhóm 3 có số câu trả lời chính xác cũng tương đối cao và mức chênh lệch sự hiểu biết về công tác cấp GCNQSDĐ không nhiều nguyên nhân là do có sự quan tâm chỉ đạo sát sao về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai gắn nói chung và công tác cấp GCNQSDĐ nói riêng và bản thân người dân đã có sự quan tâm đến công tác cấp GCNQSDĐ để bảo vệ lợi ích của mình. Dể đi sâu nghiên cứu, điều tra mức độ hiểu biết của người dân ta đã đưa ra một số tiêu chí để đánh giá như sau : Đánh giá hiểu biết chung về cấp GCNQSDĐ, điều kiện cấp cấp GCNQSDĐ, trình tự, thủ tục cấp GCNQSDĐ, nội dung nghi trên GCNQSDĐ, kí hiệu nghi trên GCNQSDĐ, thẩm quyền cấp GCNQSDĐ. Bảng 4.12. Kết quả đánh giá hiểu biết cuả người dân về công tác GCNQSDĐ theo chỉ tiêu Câu trả lời Tổng số Không chính câu hỏi Chính xác Không biết STT Tiêu chí xác trong 60 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ phiếu (câu) (%) (câu) (%) (câu) (%) Đánh giá hiểu biết chung 1 về cấp giấy chứng nhận 360 344 95,56 10 2,78 6 1,67 quyền sử dụng đất. Điều kiện cấp cấp giấy 2 chứng nhận quyền sử 420 408 97,14 9 2,14 3 0,71 dụng đất. Trình tự, thủ tục cấp giấy 3 chứng nhân quyền sử 240 192 80 32 13,33 16 6,67 dụng đất. Nội dung nghi trên giấy 4 chứng nhận quyền sử 360 360 100 0 0 0 0 dụng đất. Kí hiệu nghi trên giấy 5 chứng nhận quyền sử 240 160 66,67 50 20,83 30 12,50 dụng đất. Thẩm quyền cấp giấy 6 chứng nhận quyền sử 240 126 52,50 80 33.33 34 14,17 dụng đất Tổng số 1.860 1.590 95,48 181 9,73 89 4,78 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
  64. 55 Qua bảng 4.12 cho ta thấy : Về mức độ hiểu biết chung về GCNQSDĐ có 360 câu hỏi trong 60 phiếu trong đó: 344 câu trả lời chính xác chiếm tỉ lệ 95,56%, câu trả lời không chính xác là 10 câu chiếm tỉ lệ 2,78% và câu trả lời không biết là 6 câu chiếm tỉ lệ 1,67%. Đa số các hộ gia đình, cá nhân đều trả lời chính xác câu hỏi, có rất ít câu trả lời sai hoặc không biết ở tiêu chí này. Qua đây ta thấy rằng người dân đã nắm được những điều cơ bản về công tác cấp GCNQSD đất. Điều kiện cấp cấp GCNQSDĐ có 420 câu hỏi trong 60 phiếu trong đó: 408 câu trả lời chính xác chiếm tỉ lệ khá cao đạt 97,14%, câu trả lời không chính xác là 9 câu chiếm tỉ lệ 2,14% và câu trả lời không biết là 3 câu chiếm tỉ lệ 0,71%. Trình tự, thủ tục cấp cấp GCNQSDĐ có 240 câu hỏi trong 60 phiếu trong đó: 192 câu trả lời chính xác chiếm tỉ lệ đạt 80%, câu trả lời không chính xác là 32 câu chiếm tỉ lệ 13,33% và câu trả lời không biết là 16 câu chiếm tỉ lệ 6,67%. Các câu trả lời sai hoặc không biết là do họ chưa nắm rõ về vấn đề thuế và lệ phí. Về nội dung ghi trên GCNQSD đất: 100% các hộ được phỏng vấn trả lời chính xác. Hầu hết người các hộ đều đã có GCNQSD đất nên có thể nắm chắc được các nội dung ghi trên GCN. Kí hiệu nghi trên GCNQSDĐ 240 câu hỏi trong 60 phiếu trong đó: 160 câu trả lời chính xác chiếm tỉ lệ đạt 66,67%, câu trả lời không chính xác là 50 câu chiếm tỉ lệ 20,83% và câu trả lời không biết là 30 câu chiếm tỉ lệ 12,50%. Các câu trả lời sai hoặc không biết là do người dân ít quan tâm đến những kí hiệu trong GCN hoặc do họ hông biết. Về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tỷ lệ trả lời chính xác khá thấp chiếm 52,50% những câu trả lời chính xác chủ yếu rơi vào hộ cán bộ công chức. Còn người dân đa số trả lời sai và không biết do họ
  65. 56 nhầm lần giữa thẩm quyền của cấp tỉnh và cấp huyện trong hoặc họ không nắm được thẩm quyền cấp GCN. Qua bảng 4.12 cho thấy ở mỗi chỉ tiêu khác nhau thì mức độ hiểu biết của người dân cũng khác nhau. Để đẩy nhanh tiến độ của công tác cấp GCNQSD đất cần phải tích cực hơn nữa trong công tác tuyên truyền cho nhân dân về công tác cấp giấy nói riêng và văn bản pháp luật nói chung. Hình 4.4. Tổng hợp sự hiểu biết của người dân về công tác cấp GCNQSDĐ Qua hình 4.4 ta thấy phần lớn 85% người dân trên địa bàn xã đã có sự hiểu biết đúng đắn về các hoạt động trong cấp GCNQSDĐ do Đảng ủy – HDND – UBND đã quan tâm chỉ đạo sát sao về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai gắn liền với công tác cấp giấy CNQSDĐ cho toàn bộ công đồng dân cư trong địa bàn xã thông qua các buổi họp khu dân cư, qua đó người dân dã nắm được những quy định về pháp luật về đất đai cũng như và các hoạt động về công tác cấp GCNQSDĐ. 10% người dân cũng đã có những hiểu biết căn bản về luật đất đai nhưng, tuy nhiên vẫn còn hạn chế về hiểu biết trong hoạt động cấp GCNQSDĐ, còn 5% còn người dân không hiểu biết
  66. 57 đúng, các quy định về cấp GCNQSDĐ nguyên nhân là do trình độ học vấn thấp, sự hiểu biết về các quy định của pháp luật đất đai chưa cao, đôi khi người dân còn có tâm lý e ngại, không muốn tìm hiểu vì sợ phiền phức . 4.5. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục cho công tác cấp GCNQSDĐ của xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 4.5.1. Thuận lợi và khó khăn 4.5.1.1. Thuận lợi - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làmột trong những giấy tờ quan trọng để Xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Nó cũng là tài sản tư liệu sản xuất có giá trị của người dân. Chính vì vậy mọi người dân đều ủng hộ mong muốn được cấp GCNQSDĐ để được sử dụng đất ổn định, lâu dài ngoài ra còn thuận tiện trong việc thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp. - Có nhiều văn bản chỉ đạo cụ thể từ Bộ TN – MT để có thể tháo gỡ những khó khăn vưỡng mắc trong quá trình triển khai công tác đăng ký kê khai, cấp GCNQSDĐ. - Có sự hướng dẫn, chỉ đạo thống nhất từ sở TN - MT xuống cơ sở để phù hợp với điềukiện của địa phương. Quy trình đăng ký kê khai, cấp GCNQSDĐ .được thực hiện cụ thể từng bước theo Điều 136 của Nghị định 181/NĐ – CP, công tác lập hồ sơ địa chính theo Thông tư 29/TT-BTNMT. 4.5.1.2. Khó khăn - Một số người dân chưa nắm được luật đất đai, các thông tư, văn bản nên không đồng ý cấp GCNQSDĐ theo hạn mức, quy hoạch. - Những ruộng đất còn nhỏ lẻ, các hộ khi khai đăng ký cấp GCNQSDĐ phần lớn không có giấy tờ nguồn gốc sử dụng do họ tự khai phá. Do vậy trong quá trình lập hồ sơ gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc cấp GCNQSDĐ trên bàn xã.
  67. 58 - Do trước đây việc quản lý đất đai còn lỏng lẻo dẫn đến không ít trường hợp tranh chấp đất đai, sử dụng sai mục đích, lẫn chiếm đất đai. Làm cho quá trình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã chậm tiến độ. - Một số hộ gia đình chưa tích cực thực hiện sự chỉ đạo của xã, không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, nhiều hộ gia đình còn có sự tranh chấp, khiếu kiện, phải đưa ra tòa để giải quyết bằng pháp luật, nên việc giải quyết cấp GCNQSDĐ còn gặp rất nhiều khó khăn. 4.5.2. Giải pháp thúc đẩy công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã - Để công tác khắc phục những tồn tại kể trên, trong thời gian tới UBND xã cần phải kiết hợp với phòng địa chính huyện và các Ban, Ngành có liên quan để giải quyết nhanh chóng những tồn tại do để đẩy mạnh công tác cấp GCNQSDĐ để tồn tại đó cần thực hiện tốt những giải pháp sau: - Đề nghị các cấp có thẩm quyền, dứt điểm, nhanh chóng giải quyềt các trường hợp tranh chấp, chuyển mục đích sử dụng trái phép đồng thời cấp kinh phí để đo vẽ lại bản đồ cho phù hợp với hiện trạng để các xã đó được quản lý chặt chẽ quỹ đất đai và có cơ sở để cấp GCNQSDĐ, để các chủ sử dụng đất sử dụng đúng mục đích diện tích đất được giao. - Tăng cường công tác tuyên truyền luật đất đai cho nhân dân vận động các chủ sử dụng đất làm đơn kê khai đăng ký đất đai để cấp GCNQSDĐ. - Đẩy nhanh công tác cấp GCNQSDĐ chuyên dùng cho tổ chức, đất nông nghiệp - phi nông nghiệp, đất ở các hộ gia đình – cá nhân để họ yên tâm sử dụng. - Cần thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nhiệm vụ cho cán bộ địa chính nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng đất đai.
  68. 59 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đoạn 2015 – 2017 ”. Cho thấy: - Xã Phủ Lý có vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng tương đối thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu hàng hóa; cơ sở hạ tầng từng bước được hoàn thiện; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. - Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của các cấp quản lý trên địa bàn xã Phủ Lý đã từng bước đi vào ổn định , phân định cụ thể về chức năng nhiệm vụ theo quy định. Công tác lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được đẩy mạnh, giao đất thu hồi đất đảm bảo đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật đất đai. Công tác thanh tra kiểm tra, giải quyết tranh chấp khiếu nại, tố cáo được tăng cường. - Về công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2015 – 2017 đạt được kết quả sau: đất nông nghiệp cấp 124 GCNQSDĐ trong tổng số 137 GCNQSDĐ cần cấp với diện tích cấp được là 385.623,5 m2 chiếm 96,77%; đất phi nông nghiệp cấp 38 GCNQSDĐ trong tổng số 47 GCNQSDĐ cần cấp với diện tích cấp được là 120.16,5m2 chiếm 78,25%; đối với hộ gia đình, cá nhân cấp 92 GCNQSDĐ trong tổng số 107 GCNQSDĐ cần cấp với diện tích cấp được 385.194m2 là chiếm 96,05%. - Kết quả điều tra sự hiểu biết của người dân về công tác cấp GCNQSD: 95,56% người dân đều có những hiểu biết chung về GCNQSDĐ; 97,14% các hộ đã trả lời đúng những câu hỏi về điều kiện cấp GCNQSDĐ; Về trình tự, thủ tục cấp GCNQSDĐ: số hộ trả lời đúng đạt 80%; 100% người dân biết về nội dung ghi trên GCNQSDĐ; 66,67% người dân biết về kí hiệu nghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 52,50% người dân biết về
  69. 60 Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 5.2. Kiến nghị - Để khai thác tối đa những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã cần chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng và áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp nhưu cầu của thị trường, hướng tới một nền kinh tế phát triển bền vững. - Về công tác quản lý và sử dụng đất đai Cần có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các ngành, các cấp, tập chung chỉ đạo đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng yêu cầu, đúng quy định. Hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ cần được hoàn thiện để thuận tiện cho công tác quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra để tránh các trường hợp vi phạm mới, đồng thời giải quyết dứt điểm các trường hợp tranh chấp, lấn chiếm đất, sử dụng sai mục đích . - Về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để hạn chế sai sót và phải sửa đi sửa lại nhiều lần khi nộp hồ sơ trình duyệt các cấp cán bộ chuyên môn cần hướng dẫn chi tiết hồ sơ và quy trình thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi giải quyết các giấy tờ về đất đai cần thực hiện nhanh chóng, đúng hẹn, tránh sự đi lại phiền hà cho nhân dân. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo một cách dứt điểm. - Sự hiểu biết của người dân về công tác cấp GCNQSDĐ. Cần chú trọng tuyên truyền, nâng cao hiểu biết, nhận thức của người dân về luật đất đai nói chung và công tác cấp GCN QSD đất nói riêng thông qua loa phát thanh của địa phương, các buổi họp dân cư.
  70. 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt 1. Bộ Tài Nguyên & Môi Trường, Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 2. Bộ Tài Nguyên & Môi trừờng, Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 quy định về Hồ sơ địa chính. 3. Bộ Tài Nguyên & Môi Trường, Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013. 4. Bộ TNMT (2016): Báo cáo tổng kết về công tác quản lý nhà nước giai đoạn (2010-2015). 5. Luật đất đai năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 6. Luật đất đai năm 2013, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 7. Nguyễn Thị Lợi (2017), Bài giảng đăng ký thống kê đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 8. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Bài giảng quản lý Nhà nước về đất đai, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 9. Sở Tài Nguyên & Môi Trường, Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2016, kế hoạch nhiệm vụ công tác năm 2017. 10. Thông báo số 204/TB-VPCP, ngày 19 tháng 5 năm 2014, Kết luận của UBND tỉnh Thái Nguyên tổng kết công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 11. UBND xã Phủ Lý báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kết hoạch sử dụng đất 5 năm (2011- 2015). 12. UBND xã Phủ Lý (2017), Bảng thống kê nhân khẩu hộ khẩu xã Phủ Lý năm 2017.
  71. 62 13. UBND xã Phủ Lý (2017), Bảng thống kê, kiểm kê đất đai xã Phủ Lý năm 2017. 14. UBND xã Phủ Lý năm (2015), Số liệu báo cáo kết quả thực hiện phát triển kinh tế -xã hội năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016. 15. UBND xã Phủ Lý năm (2016), Số liệu báo cáo kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017. 16. UBND xã Phủ Lý năm (2017), Số liệu báo cáo kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018. 17. UBND xã Phủ Lý (2015), Số liệu báo cáo cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2015. 18. UBND xã Phủ Lý năm (2016), Số liệu báo cáo cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2016. 19. UBND xã Phủ Lý năm (2017), Số liệu báo cáo cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất năm 2017. II Tài liệu trích dẫn từ INTERNET 20. sử dụng đất lần đầu theo chỉ thị số 32– CT/TU của Ban thường vụ tỉnh ủy, 21. ục - địa 22. the-gioi 23. gan-95-763-497238.htm 24. Cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn. www.langson.gov.vn/ubnd/node/12591 25. Cổng thông tin điện tử tỉnh Hòa Bình.
  72. 63 PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ CÔNG TÁC CẤP GCNQSD ĐẤT Xin ông (bà) vui lòng cho biết những ý kiến của mình về các vấn đề cấp GCNQSDD theo Luật Đất đai 2013 bằng cách lựa chọn một trong các phương án trả lời cho mỗi câu hỏi sau đây: I. Thông tin chung về gia đình 1. Họ và tên chủ hộ: 2. Giới tính: . 3. Dân tộc: 4. Tuổi: 5. Trình độ văn hóa: 6. Nghề Nghiệp: 7. Địa chỉ : II. Đánh giá hiểu biết chung về GCNQSD đất 1. Sổ đỏ và GCNQSD đất có phải là một không? □ Có □ Không □ Không biết 2. GCNQSD được cấp theo một mẫu chung thống nhất cho một loại đất. Theo ông (bà) đúng hay sai? □ Đúng □ Sai □ Không biết 3. Khi đất chưa có GCNQSD đất thì có được thế chấp ngân hàng để vay vốn không? □ Có □ Không □ Không biết 4. Khi chưa có GCNQSD đất người sử dụng đất không được chuyển nhượng (bán) cho người khác. Theo bác đúng hay sai? □ Đúng □ Sai □ Không biết 5. Khi nhận GCNQSD đất thì người sử dụng đất cần phải sử dụng đúng mục đích mảnh đất đó?