Khóa luận Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án khu công nghiệp Điểm Thụy (Lô CN6) trên địa bàn xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

pdf 66 trang thiennha21 13/04/2022 5740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án khu công nghiệp Điểm Thụy (Lô CN6) trên địa bàn xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_cong_tac_boi_thuong_giai_phong_mat_bang_d.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án khu công nghiệp Điểm Thụy (Lô CN6) trên địa bàn xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM o0o NGUYỄN BẢO TRUNG Tên khóa luận: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN KHU CÔNG NGHIỆP ĐIỀM THỤY (LÔ CN6) TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HỒNG TIẾN THỊ XÃ PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính và môi trường Lớp : K46 – DCMT – N02 Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2014 – 2018 Thái Nguyên, năm 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM o0o NGUYỄN BẢO TRUNG Tên khóa luận: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN KHU CÔNG NGHIỆP ĐIỀM THỤY (LÔ CN6) TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HỒNG TIẾN THỊ XÃ PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính và môi trường Lớp : K46 – DCMT – N02 Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn : T.S Nguyễn Thanh Hải Thái Nguyên, năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Quản lý tài nguyên và thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thanh Hải, em tiến hành thực hiện đề tài: "Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án khu công nghiệp Điểm Thụy (Lô CN6) trên địa bàn xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên," Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Hải, sự giúp đỡ của lãnh đạo và cán bộ Ban bồi thường giải phóng mặt bằng và Quản lý dự án thị xã Phổ Yên. Nhân dịp này e xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Hải thầy giáo hướng dẫn luận văn tốt nghiệp Đại học. Em xin gửi lời cảm ơn trân thành nhất tới toàn thể cán bộ, nhân viên của Ban bồi thường GPMB và Quản lý dự án thị xã Phổ Yên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại cơ quan. Do thời gian có hạn, năng lực còn hạn chế nên bài luận văn không thể tránh khỏi những thiết sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để bản luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Nguyễn Bảo Trung i
  4. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA BT&GPMB Bồi thường và giải phóng mặt bằng BTV Ban thường vụ CNH - HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa GPMB Giải phóng mặt bằng GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HĐND Hội đồng nhân dân NĐ - CP Nghị định – Chính phủ QĐ - UBND Quyết định - Ủy ban nhân dân STT Số thứ tự TT - BTC Thông tư – Bộ tài chính TT - BTNMT Thông tư – Bộ Tài nguyên Môi trường BT&GPMB Bồi thường và giải phóng mặt bằng BTV Ban thường vụ CNH - HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa ii
  5. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG BIỂU vi PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu của đề tài 2 2.1. Mục tiêu tổng quát 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Ý nghĩa của đề tài 3 3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Đất đai 4 2.1.2. Thu hồi đất 5 2.1.3. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng 7 2.1.4. Đặc điểm của quá trình bồi thường và giải phóng mặt bằng 9 2.1.5. Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng 10 2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài 11 2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 13 2.3.1. Thực trạng bồi thường giải phóng mặt bằng tại Việt Nam 13 2.3.2. Những ưu, nhược điểm về tình hình GPMB trong thời gian qua 16 2.3.3. Một số khó khăn, hạn chế chung trong quá trình thu hồi đất để phát triển các khu đô thị và các công trình công cộng 17 iii
  6. iv 2.3.4. Nghiên cứu trong nước về bồi thường giải phóng mặt bằng 17 2.5. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thị xã Phổ Yên 20 2.5.1. Thuận lợi 21 2.5.2. Khó khăn, hạn chế 21 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 23 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 23 3.2. Nội dung nghiên cứu 23 3.2.1. Khái quát về địa bàn và dự án nghiên cứu 23 3.2.2. Đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại dự án nghiên cứu 24 3.2.3. Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng qua ý kiến của người dân có đất bị thu hồi 24 3.2.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng của dự án và đề ra các giải pháp khắc phục 24 3.3. Phương pháp nghiên cứu 24 3.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu thứ cấp 24 3.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp 25 3.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 25 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26 4.1. Khái quát về địa bàn và dự án nghiên cứu 26 4.1.1. Sơ lược về thị xã Phổ Yên 26 4.1.2. Đặc điểm kinh tế 27 4.1.3. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển của thị xã Phổ Yên 29 iv
  7. v 4.1.4. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thị xã 31 4.1.5. Khái quát chung về dự án 33 4.2. Đánh giá công tác bồi thường dự án khu công nghiệp Điểm Thụy (Lô CN6) trên địa bàn xã Hồng Tiến, huyện Phổ Yên 33 4.2.1. Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng của dự án 33 4.2.2. Đánh giá công tác GPMB qua ý kiến của người dân có đất bị thu hồi 43 4.2.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng của dự án và đề ra các giải pháp khắc phục 47 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 55 5.1. Kết luận 55 5.2. Kiến nghị 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 v
  8. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Cơ cấu các ngành kinh tế thị xã Phổ Yên đến năm 2020 28 Bảng 4.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thị xã Phổ Yên thời kỳ 2006-2015 29 Bảng 4.3 Hiện trạng sử dụng đất xã Hồng Tiến năm 2017 32 Bảng 4.4. Đơn giá bồi thường các loại đất cùng thửa với đất 34 Bảng 4.5 Đánh giá bồi thường thiệt hại về đất 36 Bảng 4.6: Đánh giá bồi thường thiệt hại về tài sản, vật kiến trúc 38 Bảng 4.7: Bồi thường thiệt hại về cây cối, hoa màu 39 Bảng 4.8: Kết quả hỗ trợ di chuyển mồ mả tại dự án 40 Bảng 4.9: Tổng hợp số hộ gia đình, cá nhân từ kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ của dự án bị thu hồi đất 41 Bảng 4.10. Tổng hợp kinh phí bồi thường của dự án 42 Bảng 4.11: Tổng hợp ý kiến của các hộ dân về kết quả bồi thường, GPMB 44 vi
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Nước ta đang trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhiều dự án như các khu công nghiệp, các nhà máy, các khu đô thị mới, các khu dân cư đang được triển khai xây dựng một cách mạnh mẽ. Để thực hiện được các nhiệm vụ trên và mang tính khả thi thì mặt bằng đất đai là một trong những nhân tố quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả trong công tác đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như ảnh hưởng đến cả tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng, trong các năm gần đây kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ ổn định, các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học, xã hội ngày càng được cải thiện. Sự phát triển chung của hệ thống KT - XH cũng như của đất nước trước hết đặt ra phải xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông đường bộ, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống lưới điện quốc gia đây chính là điều kiện rất cơ bản để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch. Để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, phát triển các ngành kinh tế, công nghiệp, giao thông, xây dựng, thương mại dịch vụ, giáo dục, y tế Nhà nước phải thu hồi đất của người sử dụng đất và phải bồi thường cho người bị thu hồi. Việc thực hiện bồi thường giữ vị trí hết sức quan trọng, là yếu tố có tính quyết định trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án. Trong những năm vừa qua công tác BT & GPMB gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và thực hiện (Giá đất biến động, tiêu cực, ý thức của người dân chưa cao, ). Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc các dự án được triển khai chậm là do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc. Các chính sách đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng, các văn bản 1
  10. 2 hướng dẫn thực hiện của Nhà nước còn chưa đầy đủ, cụ thể, chưa đồng bộ, hay thay đổi do đó gây nhiều khó khăn cho việc xác định và phân loại mức bồi thường, giá bồi thường. Việc tuyên truyền phổ biến các chính sách có liên quan đến công việc này chưa thực hiện tốt. Chưa có biện pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo công ăn việc làm mới cho người dân vùng di dời một cách cụ thể. Do đó đòi hỏi phải có các phương án bồi thường thật hợp lý, công bằng đảm bảo mọi người dân đều thấy thỏa đáng và phấn khởi thực hiện. Sau nhiều năm thực hiện theo các quy định của Chính phủ, việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất có tiến bộ hơn, đáp ứng được yêu cầu của Nhà nước và phù hợp với nguyện vọng của đại đa số nhân dân, khắc phục được nhiều tồn tại, vướng mắc trước đây. Tuy nhiên, việc triển khai cũng còn không ít khó khăn, vướng mắc do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy việc điều tra, khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá có cơ sở khoa học, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất, nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi, góp phần thiết lập trật tự, kỷ cương pháp luật, hạn chế tranh chấp, khiếu kiện về đất đai trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất là cần thiết. Với ý nghĩa thực tiễn đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án khu công nghiệp Điểm Thụy (Lô CN6) trên địa bàn xã Hồng Tiến, Thị xã Phổ Yên". 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất của dự án trên địa bàn xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên để thấy được những thành công, tồn tại và đề xuất một số giải pháp khắc phục. 2.2. Mục tiêu cụ thể 2
  11. 3 - Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án khu công nghiệp Điềm Thụy (Lô CN6) trên địa bàn xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng đến người dân trong khu vực thu hồi đất của dự án khu công nghiệp Điềm Thụy (Lô CN6) trên địa bàn xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Đề tài giúp cho người học tập nghiên cứu củng cố lại những kiến thức đã học, biết cách thực hiện một đề tài khoa học và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ trông nghiên cứu khoa học. Nắm chắc các quyết định về bồi thường và giải phóng mặt bằng bằng việc áp dụng trực tiếp vào thực tế. 3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Đối với thực tiễn, đề tài góp phần đề xuất các giải pháp để thực hiện công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất ngày càng có hiệu quả hơn. - Đánh giá được thực trạng công tác giải phóng mặt bằng, xác định những tồn tại chủ yếu trong công tác thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục cho thị xã Phổ Yên trong việc thực hiện bồi thường và giải phóng mặt bằng đạt được hiệu quả cao nhất. - Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường. - Bổ sung tư liệu cho học tập. 3
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Đất đai 2.1.1.1. Khái niệm đất đai Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng của quốc gia. 2.1.1.2. Đặc điểm của đất đai Đất đai có vị trí cố định không thể di chuyển được, với một số lượng lớn có hạn trên phạm vi toàn cầu, quốc gia và khu vực. Tính cố định không di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác của đất đai đồng thời quy định tính giới hạn về quy mô và không gian gắn liền với môi trường mà đất đai chịu chi phối (nguồn gốc hình thành, sinh thái với những tác động khác của thiên nhiên). Vị trí của đất đai có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế trong quá trình khai thác và sử dụng đất đai. Khả năng phục hồi và tái tạo của đất đai chính là khả năng phục hồi và tái tạo độ phì thông qua tự nhiên hoặc do tác động của con người. Ngoài tính hai mặt trên, đất đai còn có những đặc điểm như là: Sự chiếm hữu, sở hữu đất đai và tính đa dạng phong phú của đất đai. Về sự chiếm hữu và sở hữu của đất đai ở nước ta đã được quy định rõ trong Luật Đất đai. Còn tính đa dạng và phong phú của đất đai thể hiện ở chỗ: Trước hết, do đặc tính tự nhiên của đất đai và phân bổ cố định từng vùng lãnh thổ nhất định, gắn liền với điều kiện hình thành của của đất đai quyết định. Mặt khác, tính đa dạng, phong phú còn do yêu cầu, đặc điểm và mục đích sử dụng khác nhau. Đặc điểm này của đất đai đòi hỏi con người khi sử dụng đất đai phải biết khai thác triệt để 4
  13. 5 lợi thế của mỗi loại đất một cách hiệu quả và tiết kiệm trên một vùng lãnh thổ. Để làm được điều này, phải xây dựng một quy hoạch tổng thể và chi tiết sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước và từng vùng khu vực.[7] 2.1.2. Thu hồi đất 2.1.2.1. Khái niệm về thu hồi đất Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. 2.1.2.2. Các trường hợp thu hồi đất Điều 61 và Điều 62 của Luật đất đai 2013 [10] quy định: - Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh trong các trường hợp sau đây: 1. Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc; 2. Xây dựng căn cứ quân sự; 3. Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh; 4. Xây dựng ga, cảng quân sự; 5. Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh; 6. Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân; 7. Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí; 8. Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân; 9. Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân; 10. Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý. 5
  14. 6 - Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong các trường hợp sau đây: 1. Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất; 2. Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất, bao gồm: a) Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; khu đô thị mới, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); b) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp quốc gia; c) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc; hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; kho dự trữ quốc gia; công trình thu gom, xử lý chất thải; 3. Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất bao gồm: a) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương; b) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải; 6
  15. 7 c) Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; d) Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; đ) Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận thu khoáng sản. 2.1.3. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng 2.1.3.1. Bồi thường Bồi thường là đền bù những tổn hại đã gây ra. Đền bù là trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao. Như vậy, bồi thường là trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì hành vi của chủ thể khác mang lại. Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất. [10] 2.1.3.2. Hỗ trợ Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển. [10] 2.1.3.3. Tái định cư Tái định cư là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây để sinh sống và làm ăn. Tái định cư bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh khỏi khi 7
  16. 8 Nhà nước thu hồi hoặc trưng thu đất đai để thực hiện các dự án phát triển. Tái định cư (TĐC) được hiểu là một quá trình từ bồi thường thiệt hại về đất, tài sản; di chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộc sống, thu nhập, cơ sở vật chất tinh thần tại đó. Thu hồi đất, Bồi thường giải phóng mặt bằng là giải pháp quan trọng mang tính đột phá nhằm chủ động quỹ đất, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển và triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Quá trình thực hiện bồi thường GPMB phải đảm bảo hài hoà giữa các lợi ích: lợi ích của Nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp, của cộng đồng dân cư và đặc biệt là lợi ích của người dân [12]. 2.1.3.4. Một số khái niệm liên quan khác - Nhà nước giao đất là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. - Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất. - Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định. - Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích đất. - Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định.[10] 8
  17. 9 2.1.4. Đặc điểm của quá trình bồi thường và giải phóng mặt bằng Như chúng ta đã biết, để thực hiện được dự án theo đúng tiến độ thì trước hết các chủ đầu tư cần phải giải phóng được mặt bằng. Công việc này mang tính chất phức tạp, tốn kém nhiều thời gian, công sức và tiền của. Ngày nay, công việc này ngày càng trở nên khó khăn hơn do đất đai ngày càng có giá trị và khan hiếm. Bên cạnh đó công tác BTGPMB liên quan đến lợi ích của nhiều cá nhân, tập thể và của toàn xã hội. Ở các địa phương khác nhau thì công tác BTGPMB cũng có nhiều đặc điểm khác nhau. Chính vì vậy, công tác BTGPMB mang tính đa dạng và phức tạp: - Tính đa dạng: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện TN - KT - XH và trình độ dân trí nhất định. Đối với khu vực nội thành, khu vực ven đô, khu vực ngoại thành mật độ dân cư khác nhau, ngành nghề đa dạng và đều hoạt động sản xuất theo đặc trưng riêng của vùng đó. Do đó, công tác BTGPMB cũng được tiến hành với những đặc điểm riêng biệt. - Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong đời sống KT - XH đối với mọi người dân. Ở khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn. Do đó, tâm lý người dân khu vực này là phải giữ được đất để sản xuất. Mặt khác, cây trồng vật nuôi trên vùng đó cũng đa dạng, không được tập trung một loại nhất định nên gây khó khăn cho công tác định giá bồi thường. Đối với đất ở lại càng phức tạp hơn do những nguyên nhân sau: + Đất ở là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời sống và sinh hoạt của người dân mà tâm lý, tập quán là ngại di chuyển chỗ ở. + Do yếu tố lịch sử để lại nên nguồn gốc sử dụng đất phức tạp và do cơ chế chính sách chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế sử dụng đất nên chưa 9
  18. 10 giải quyết được các vướng mắc tồn tại cũ. + Việc quản lý đất đai chưa chặt chẽ dẫn đến các hiện tượng lấn chiếm, xây dựng nhà trái phép nhưng lại không được chính quyền địa phương xử lý dẫn đến việc phân tích hồ sơ đất đai và áp giá phương án bồi thường gặp rất nhiều khó khăn.[12] + Thiếu quỹ đất dành cho xây dựng khu tái định cư cũng như chất lượng khu tái định cư thấp, chưa đảm bảo được yêu cầu. + Việc áp dụng giá đất ở để tính bồi thường giữa thực tế và quy định của nhà nước có những khoảng cách khá xa cho nên việc triển khai thực hiện cũng không được sự đồng thuận của những người dân. 2.1.5. Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng BT&GPMB là hoạt động hết sức nhạy cảm và phức tạp do tác động tương hỗ qua lại với nhiều yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội Chính vì vậy, tiến độ cũng như kết quả của quá trình BT&GPMB phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: - Chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư của Nhà nước: Chính sách của Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư quy định về trình tự tiến hành GPMB, quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan, đồng thời cũng quy định cụ thể về mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Do đó, chính sách có ảnh hưởng trực tiếp và xuyên suốt trong quá trình BT&GPMB. - Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa bàn Quy mô, khối lượng GPMB, đặc điểm, tính chất, độ phức tạp trong công tác BT&GPMB của từng dự án chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa bàn. - Công tác quản lý Nhà nước về đất đai Khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư thì việc lập hồ sơ pháp lý về đất đai và tài sản là một yêu cầu không thể thiếu. Việc xác lập hồ 10
  19. 11 sơ không chỉ dựa vào đo vẽ, khảo sát thực tế mà còn dựa vào các loại hồ sơ lưu như: GCNQSDĐ, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng, biên bản thống kê, kiểm kê đất đai Do vậy, công tác quản lý Nhà nước về đất đai được thực hiện đúng, đầy đủ, thường xuyên sẽ giúp cho việc xác lập hồ sơ đơn giản, nhanh gọn, tránh sự tranh chấp giữa các bên và ngược lại. - Tổ chức thực hiện Đây là yếu tố quyết định đối với công tác BT&GPMB. Trên cơ sở các chính sách của Nhà nước, điều kiện thực tế của địa bàn và dự án, việc tổ chức thực hiện (Trình tự, thủ tục, cơ cấu nhân sự, phương pháp làm việc ) được tiến hành một cách hợp lý và khoa học sẽ mang lại kết quả cao, đảm bảo lợi ích các bên. - Ngoài các yếu tố trên còn nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng trực tiếp hoặc dán tiếp đến công tác BT&GPMB như: + Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. + Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng đất tác động đến công tác BT&GPMB. + Thanh tra chấp hành các chế độ, thể lệ quản lý và sử dụng đất. + Nhận thức và thái độ của người dân bị thu hồi đất, công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện theo chính sách pháp luật Nhà nước 2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài - Luật Đất đai năm 2013 ngày 29/11/2013. - Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013. - Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ Quy định về giá đất; - Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. 11
  20. 12 - Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất. Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. - Quyết định số 28/2011/QĐ-UBND ngày 20/6/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường cây cối hoa màu gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Quyết định số 15/2012/QĐ-UBND ngày 11//7/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường nhà, công trình kiến trúc gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Quyết định số 36/QĐ-UBND ngày 21/12/2013 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2014. - Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 22/8/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Quyết định số 57/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt bảng giá đất giai đoạn 2015 - 2019 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Quyết định số 56/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Quyết định số 55/2014/QĐ-UBND ngày 17/12/2014 năm 2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường nhà, công trình kiến trúc gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 12
  21. 13 - Quyết định số 294/QĐ-UBND ngày 30/01/2015 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt giá đất để tính bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện Phổ Yên. - Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 05/01/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường nhà, công trình kiến trúc gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND ngày 21/01/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Quyết định số: 61/2016/QĐ-UBND ngày 25/12/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường nhà, công trình kiến trúc gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Quyết định số 01/2017/QĐ-UBND ngày 12/01/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.3.1. Thực trạng bồi thường giải phóng mặt bằng tại Việt Nam Vai trò của đất đai đối với quá trình phát triển xã hội ngày càng được nhìn nhận đầy đủ, toàn diện và khoa học, đặc biệt là trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Với những đổi mới tích cực như đã nghiên cứu ở trên, trong những năm qua, việc thực hiện chính sách bồi thường GPMB ở Việt Nam đã và đang đạt được những hiệu quả nhất định. Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đã góp PHẦN rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội nhưng đây cũng là một trong những vấn đề nổi cộm nhất trong công tác quản lý đất đai hiện nay [3]. 13
  22. 14 2.3.1.1. Về diện tích đất nông nghiêp, đẩt ở bị thu hồi để phát triển các khu công nghiệp, đô thị và các công trình công cộng Trong 5 năm, từ năm 2001-2005, tổng diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi là 366,44 nghìn ha (chiếm gần 4 % tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước). Trong đó diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 39,56 nghìn ha, xây dựng đô thị là 70,32 nghìn ha và xây dựng kết cấu hạ tầng là 136,17 nghìn ha [3]. Các vùng kinh tế trọng điểm và khu vực có diện tích đất nông nghiệp thu hồi lớn nhất, chiếm khoảng 50% diện tích đất thu hồi trên toàn quốc. Những địa phương có diện tích đất thu hồi lớn là Tiền Giang (20.308 ha), Đồng Nai (19.752 ha), Bình Dương (16.627 ha), Quảng Nam (11.812 ha), Cà Mau (13.242 ha ), Hà Nội (7.776 ha), Hà Tĩnh (6.391 ha), Vĩnh phúc (5.573 ha). Theo số liệu điều tra của BNNPTNT tại 16 tỉnh trọng điểm về thu hồi đất, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm khoảng 89% và diện tích đất thổ cư chiếm 11%. Đồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích đất bị thu hồi lớn nhất, chiếm 4,4% tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước, tỷ lệ này ở Đông Nam Bộ là 2,1%, ở nhiều vùng khác là duới 0,5%[3]. 2.3.1.2. Về đời sống, lao động và việc làm của các hộ nông dân bị thu hồi đất Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT [3] cho thấy việc thu hồi đất nông nghiệp trong 5 năm qua đã tác động đến đời sống của trên 627.000 hộ gia đình với khoảng 950.000 lao động và 2,5 triệu người. Trung bình mỗi ha đất bị thu hồi ảnh hưởng tới việc làm của trên 10 lao động nông nghiệp. Vùng đồng bằng sông Hồng có số hộ bị ảnh hưởng do thu hồi đất lớn nhất: khoảng 300 nghìn hộ; Đông Nam Bộ khoảng 108 nghìn hộ. Mặc dù quá trình thu hồi đất, các địa phương đã ban hành nhiều chính sách cụ thể đối với người dân bị thu hồi đất về các vấn đề như bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo 14
  23. 15 chuyển đổi nghề, hỗ trợ tái định cư Tuy nhiên trên thực tế, có tới 67% lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ sau khi bị thu hồi đất, 13% chuyển sang nghề mới và khoảng 20% không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định [3]. Việc chuyển mục đích đối với đất nông nghiệp nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, việc làm của người dân bị thu hồi đất. Theo kết quả điều tra thì trung bình cứ mỗi hộ dân bị thu hồi đất có 1,5 lao động bị mất việc làm. Tại thành phố Hà Nội, chỉ tính trong giai đoạn 3 năm từ 2001 đến 2004 đã có gần 80.000 lao động bị mất việc làm. Tính đến hết năm 2005, Hà Nội có khoảng 200.000 người thất nghiệp do mất đất sản xuất. Thành phố đã có nhiều giải pháp như hỗ trợ đào tạo nghề cho một người trong độ tuổi lao động là 3,8 triệu đồng nhưng việc sử dụng khoản hỗ trợ này chưa có hiệu quả cao [3]. Tại thành phố Hồ Chí Minh thì trong vòng năm năm trở lại đây, Thành phố đã triển khai 412 dự án, diện tích đất đã thu hồi của các hộ dân lên tới 60.203.074 m2; tổng số hộ bị ảnh hưởng là 53.853 hộ, trong đó có 20.014 hộ bị giải tỏa trắng; tổng dự toán chi phí bồi thường cho các hộ dân khi Nhà nước thu hồi đất lên tới hơn 12.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều người sau khi nhận tiền đền bù, tiền hỗ trợ đã sử dụng vào việc mua sắm phương tiện đi lại, vật dụng sinh hoạt chứ không chú tâm đến việc học nghề, giải quyết việc làm. Có gia đình trở nên giầu có sau khi nhận tiền bồi thường (có cả tỷ đồng) nhưng chỉ sau một vài năm lại rơi vào tình cảnh khó khăn do thất nghiệp [5]. Trước khi bị thu hồi đất, phần lớn người dân đều có cuộc sống ổn định vì họ có đất sản xuất, có tư liệu sản xuất mà đất sản xuất, tư liệu sản xuất đó được để thừa kế từ thế hệ này cho các thế hệ sau. Sau khi bị thu hồi đất, đặc biệt là những hộ nông dân bị thu hồi hết đất sản xuất, điều kiện sống và sản xuất của họ bị thay đổi hoàn toàn. Mặc dù nông dân được giải quyết bồi thường bằng tiền, song họ vẫn chưa định hướng ngay được những ngành nghề 15
  24. 16 hợp lý để có thể ổn định được cuộc sống. Sau khi bị thu hồi đất, chỉ có 32,3% số hộ đánh giá là đời sống có tốt hơn trước, 42,3% số hộ cho rằng đời sống không có gì cải thiện, và số hộ còn lại khẳng định đời sống của họ kém đi so với trước khi bị thu hồi đất. Như vậy, có đến 67,7% số hộ dân được điều tra khẳng định đời sống của họ kém đi hoặc không có gì cải thiện hơn sau khi Nhà nước thu hồi đất để chuyển sang xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới và các dự án khác về phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương [3]. Khi trả lời câu hỏi về những vấn đề cần ưu tiên nhất từ phía Nhà nước và doanh nghiệp đối với các hộ dân sau khi bị hồi đất thì có 38,4% đề nghị được thu hút vào các doanh nghiệp trên địa bàn; 22,7% đề nghị được hỗ trợ đào tạo nghề bằng tiền, số còn lại đề nghị cho vay vốn ưu đãi và các ưu tiên khác [3]. 2.3.2. Những ưu, nhược điểm về tình hình GPMB trong thời gian qua 2.3.2.1. Những mặt đạt được - Đối với trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh; việc triển khai bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khá thuận lợi và ít gặp trở ngại từ phía người có đất bị thu hồi. - Các quy định về thu hồi đất, bồi thường, tái định cư ngày càng phù hợp hơn với quy luật kinh tế, quan tâm nhiều hơn đến lợi ích của người có đất bị thu hồi; trình tự, thủ tục thu hồi đất ngày càng rõ ràng hơn. 2.3.2.2. Những mặt thiếu sót, yếu kém và vướng mắc - Chưa giải quyết tốt việc làm cho người có đất bị thu hồi, nhất là đối với nông dân không còn hoặc còn ít đất sản xuất hoặc những người không còn việc làm như nơi ở cũ. - Chưa giải quyết tốt mối quan hệ về lợi ích giữa nhà đầu tư cần sử dụng đất với người có đất bị thu hồi. Việc quy định giá đất quá thấp so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường tuy có tác động tích cực tới việc việc khuyến khích nhà đầu tư nhưng lại gây ra những phản ánh 16
  25. 17 gay gắt của những người có đất bị thu hồi. - Nhiều nhà đầu tư không đủ khả năng về tài chính để bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi. Việc ngân hàng rút bỏ cam kết, không cho vay vốn khi thị trường nhà đất chững lại cũng ảnh hưởng đến việc huy động vốn của nhà đầu tư để triển khai dự án. - Trong nhiều trường hợp, việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được giải quyết đúng pháp luật, thoả đáng nhưng người sử dụng đất hoặc do không hiểu pháp luật, cố ý trì hoãn để được bồi thường hỗ trợ thêm nên không chấp hành quyết định thu hồi đất, thậm chí liên kết khiếu nại đông người, gây áp lực với cơ quan nhà nước. Trong khi đó, cơ chế về giải quyết đơn thư khiếu nại còn nhiều bất cập đã làm cho việc giải quyết khiếu nại kéo dài, gây ách tắc việc giải phóng mặt bằng. 2.3.3. Một số khó khăn, hạn chế chung trong quá trình thu hồi đất để phát triển các khu đô thị và các công trình công cộng Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu địa chính từ năm 2008 đến nay, thực tế còn nhiều khó khăn trong công tác bồi thường GPMB tạị các địa phương nói chung như sau: - Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi hầu hết là vùng đất tốt, có điều kiện thuận lợi cho canh tác, trong khi các diện tích đất đền bù là đất xấu, cách xa khu dân cư và điều kiện hạ tầng phục vụ sản xuất còn nhiều khó khăn. 2.3.4. Nghiên cứu trong nước về bồi thường giải phóng mặt bằng 2.3.4.1. Việc áp dụng, thực hiện chính sách bồi thường GPMB Chính sách thu hồi đất, BTGPMB cho các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quôc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế được Luật Đất đai 2003 quy định, cụ thể hóa các quy định đó bằng các Nghị định của Chính phủ Theo các quy định mới của hệ thống pháp luật, vấn đề con người được đặt lên trước hết khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất. Người sử dụng đất hợp 17
  26. 18 pháp luôn được pháp luật bảo hộ kèm với những chính sách cụ thể giúp người có đất bị thu hồi (đặc biệt là người nông dân) có đủ khả năng tái tạo lại tư liệu sản xuất tương đương với giá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi, tài sản bị thiệt hại để phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên cũng còn nhiều bất cập từ phía các chủ thể, là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng khiếu kiện gia tăng trong lĩnh vực đất đai hiện nay. Hậu quả thu hồi đất thấp, nhiều dự án bị chậm tiến độ do không giải phóng được mặt bằng là áp lực kìm hãm phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương trong cả nước. 2.3.4.2. Giá đất áp dụng trong bồi thường GPMB Một trong những nội dung quan trọng của chính sách pháp luật đất đai về thu hồi đất và có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống - xã hội và việc làm giá đất để áp giá bồi thường cho người bị thu hồi đất đảm bảo tái tạo cuộc sống và thu nhập. Người bị thu hồi đất nồng nghiệp thường chịu thiệt thòi hơn người bị thu hồi đất phi nông nghiệp về mức, loại, khoản bồi thường bằng tiền. Đây là một trong những nguyên nhân của các trường hợp khiếu kiện về đất đai. 2.3.4.3. Về tình hình đời sống việc làm của các hộ dân có đất bị thu hồi a. Tình hình chung Vấn đề đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi đang được khá nhiều cơ quan, đơn vị quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu. Do tốc độ đô thị hoá nhanh cùng với việc tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp và đô thị ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong những năm gần đây nên một diện tích lớn đất nông nghiệp đã phải chuyển sang để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới và các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật Việc chuyển mục đích đối với đất nông nghiệp nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, việc làm của người dân bị thu hồi. Những tồn tại về lao động, việc làm do bị thu hồi đất sản xuất đã dẫn đến hậu quả: Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm so với chi tiêu, phân bố giàu nghèo rõ rệt, 18
  27. 19 theo đánh giá của viện nghiên cứu địa chính thì năm 2008 trên cả nước, việc làm của các hộ bị thu hồi đất chủ yếu dựa vào SXNN (chiếm tới 60%), hộ làm dịch vụ 9,0%, hộ công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 6,0% hộ xây dựng và thương nghiệp chiếm 2%. Thu hồi đất giải quyết việc làm đã tác động, làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ nông dân (53% hộ có thu nhập giảm so với trước, chỉ có 13% số hộ có thu nhập tăng hơn trước). Những năm gần đây, trong tổng số lao động bị mất đất sản xuất khu vực nông thôn, cả nước có khoảng 280.000 người di cư từ nông thôn đến các đô thị để tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, so với ít nhất 7 triệu lao động ở nông thôn hiện có đất canh tác do bị thu hồi đất phục vụ cho các công trình, dự án đầu tư trong và ngoài nước trong tiến trình CNH, HĐH. Hiện họ đang rất cần công ăn việc làm. Con số này chưa tính đến 85 vạn người bổ sung cho lực lượng lao động SXNN hàng năm. Trong khi đó, mỗi năm Việt Nam mất khoảng 73.300 ha đất nông nghiệp, chủ yếu công cho công nghiệp, giao thông, xây dựng khu đô thị, xây dựng khu dân cư nông thôn, tuy chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng quỹ đất và lao động hiện có nhưng kéo theo đó là công nhân, dân cư, dịch vụ tụ tập xung quanh nên có số này trên thực tế nhiều hơn [11]. b. Về khó khăn trong việc giải quyêt việc làm cho lao động các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp. Một số khó khăn thường gặp đó là: - Người dân chưa kịp chuẩn bị để kiếm một nghề mới khi đột ngột mất đất, mất việc làm. Bản thân họ ít có khả năng tìm ngay việc làm mới để đảm bảo thu nhập. Tình trạng thất nghiệp toàn phần và thất nghiệp một phần rất gay gắt. Đa số thanh niên các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp có trình độ văn hóa thấp, trong khi để có một nghề chắc chắn đáp ứng chỗ làm việc trong các doanh nghiệp, phần lớn yêu cầu phải có trình độ từ phổ thông trung học. 19
  28. 20 - Số tiền hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề chỉ đủ tham gia một khóa đào tạo ngắn hạn với ngành nghề đơn giản. Có thể nói, hầu hết, chính quyền địa phương đều xác định được những khó khăn nêu trên. Nhận thức là như vậy nhưng trong thực tế, chính quyền Nhà nước ở địa phương chủ yếu vẫn áp dụng phương thức bồi thường bằng tiền Việc làm cho nông dân bị thu hồi đất vẫn đang là bài toán chưa có lời giải [11]. c. Một số đề tài nghiên cứu về tình hình đời sống việc làm của các hộ dân có đất bị thu hồi. - Năm 2005, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành khảo sát về tình hình sử dụng đất nông nghiệp xây dựng các khu công nghiệp và đời sống việc làm của người có đất bị thu hồi. Đây mới chỉ là khảo sát sơ bộ, tập trung vào việc thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp. Đề án được triển khai trên địa bàn 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [11]. - Năm 2008, Viện nghiên cứu địa chính đã tiến hành điều tra khảo sát, đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và giải quyết việc làm cho người sử dụng đất bị thu hồi đất sản xuất ở một số tỉnh, thành phố thuộc các vùng kinh tế trọng điểm [11]. 2.5. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thị xã Phổ Yên Năm 2016, công tác giải phóng mặt bằng tiếp tục được Thị xã Phổ Yên xác định là một trong những giải pháp trọng tâm để thu hút đầu tư. Trong đó, tập trung vào một số dự án trọng điểm như: Khu công nghiệp Yên Bình giai đoạn 2, Khu công nghiệp Điềm Thụy, Quốc lộ 3 cũ, Khu đô thị Nam Thái Từ đầu năm 2016 đến nay, thị xã Phổ Yên đã giải phóng mặt bằng được gần 100 ha đất, tổng số tiền chi trả đền bù khoảng 350 tỷ đồng. Như vậy, tính từ năm 2011 tới nay, thị xã đã thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng được 20
  29. 21 gần 900 ha đất, với trên 10.200 hộ dân bị ảnh hưởng. Để đảm bảo đời sống cho người dân, thị xã phối hợp với các chủ dự án thực hiện được 7 khu tái định cư, diện tích 104,7ha với 1.633 lô. Đồng thời thực hiện nhiều giải pháp để đào tạo nghề và hỗ trợ giải quyết việc làm cho các hộ dân bị mất đất. Trong giai đoạn 2011 - 2016, thị xã đã đào tạo nghề cho 5 nghìn lao động, tạo việc làm mới cho 30 nghìn lao động. Từ đó giúp người dân từng bước nâng cao thu nhập, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội. 2.5.1. Thuận lợi - Luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh Thái Nguyên, các sở nghành chức năng của tỉnh, sự chỉ đạo sát sao của BTV Thị ủy, sự nỗ lực cố gắng của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể từ thị xã đến cơ sở trong công tác thu hồi bồi thường GPMB các dự án. - Công tác tuyên truyền vận động nhân dân của thị xã được thực hiện thường xuyên, liên tục làm cho nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân hiểu được tầm quan trọng của dự án. - Cả hệ thống chính trị từ thị xã đến xã cũng vào cuộc thực hiện công tác bồi thường GPMB của dự án. - Các chủ đầu tư như Công ty cổ phần đầu tư phát triển Yên Bình thường xuyên, tích cực, chủ động phối kết hợp với các cơ quan của UBND tỉnh, UBND Thị xã trong công tác GPMB. 2.5.2. Khó khăn, hạn chế - Thay đổi chính sách bồi thường GPMB theo luật mới. - Sự phối kết hợp giữa nhà thầu và chính quyền địa phương trong quá trình thi công dự án chưa chặt chẽ, gây bức xúc cho người dân làm ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện của dự án. - Các dự án thực hiện, triển khai vào thời điểm có nhiều sự thay đổi về quy trình, về chế độ chính sách theo luật đất đai 2013 nên xuất hiện tâm lý 21
  30. 22 không hợp tác để trông chờ một chính sách có lợi sau khi luật mới ra đời. - Công tác phê duyệt quy hoạch dự án tỷ lệ 1/500 và công tác đo dạc địa chính còn chậm chạp. - Việc quy hoạch và xây dựng các khu tái định cư không đi trước một bước mà được giải quyết đồng thời với việc GPMB nên việc giao tái định cư chậm ảnh hưởng tới tiến độ chung của dự án. - Nhiều dự án triển khai cùng lúc với các dự án hạ tầng khác cũng yêu cầu về tiến độ thực hiện dự án. 22
  31. 23 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Kết quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án Dự án Khu công nghiệp Điềm Thụy(LÔ CN6) phần diện tích 180ha trên địa bàn xã Hồng Tiến Huyện Phổ Yên. Những chính sách, văn bản của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng từ năm 2014 đến năm 2017. - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án khu công nghiệp Điềm Thụy(Lô CN6) trên địa bàn Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Nội dung nghiên cứu 3.2.1. Khái quát về địa bàn và dự án nghiên cứu 3.2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý. - Địa hình địa mạo. - Khí hậu và lượng mưa. 3.2.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội 23
  32. 24 3.2.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội và sử dụng đất đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng - Thuận lợi - Khó khăn 3.2.1.4. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã 3.2.2. Khái quát chung về dự án 3.2.2. Đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại dự án nghiên cứu 3.2.2.1. Đánh giá bồi thường thiệt hại về đất 3.2.2.2. Đánh giá Bồi thường thiệt hại về tài sản 3.2.2.3. Đánh giá bồi thường về cây cối 3.2.2.4. Đánh giá bồi thường về mồ mả 3.2.2.5. Các chính sách về hỗ trợ tái định cư 3.2.2.6. Tổng hợp kinh phí bồi thương 3.2.3. Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng qua ý kiến của người dân có đất bị thu hồi 3.2.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng của dự án và đề ra các giải pháp khắc phục 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu thứ cấp - Điều tra, thu thập số liệu, tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất. - Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội, đời sống của các hộ dân của khu vực nghiên cứ. Các số liệu này thu thập từ phòng Thống kê thị xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã và các phòng ban, các sở, ban, ngành có liên quan. - Thu thập tài liệu về tình hình thực hiện công tác bồi thường, giải phóng 24
  33. 25 mặt bằng của trên địa bàn huyện Phổ Yên, xã Hồng Tiến và tại 02 dự án nghiên cứu. 3.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp - Điều tra thực địa, phỏng vấn trực tiếp những hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi từ đó tổng hợp ý kiến và rút ra kết luận. - Đối tượng điều tra là 30 hộ dân có đất bị thu hồi. Quá trình phỏng vấn được diễn ra một cách hoàn toàn ngẫu nhiên tại xã Hồng Tiến, trong đó các hộ được phỏng vẫn bao gồm cả các hộ có điều kiện kinh tế khá giả, trung bình và khó khăn nằm trong khu vực GPMB. - Nội dung điều tra xoay quanh các vấn đề liên quan đến : đối tượng được bồi thường, giá trị được bồi thường, tác động của công tác bồi thường GPMB đến đời sống của người dân, người dân có ý kiến như thế nào với các chính sách và các quy định của Nhà nước về công tác GPMB, 3.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu - Dùng phần mềm Word, Excel để tổng hợp số liệu thu thập được, và phân tích, xử lý số liệu. - Phân tích tổng hợp kết hợp định tính định lượng để đánh giá các vấn đề có liên quan đến công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng. 25
  34. 26 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về địa bàn và dự án nghiên cứu 4.1.1. Sơ lược về thị xã Phổ Yên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Thị xã Phổ Yên thuộc vùng bán sơn địa có tổng diện tích tự nhiên 258,869km2 nằm ở phía nam tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm thị xã cách thành phố Thái Nguyên 26km về phía Nam và cách Hà Nội 55km về hướng Bắc. Là một trong những cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh phía Đông – Bắc. - Kinh độ: Từ 105040’ đến 105056’ độ kinh Đông - Vĩ độ: Từ 21019’ đến 21034’ độ vĩ Bắc Thị xã Phổ Yên có các vị trí giáp ranh sau: - Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công - Phía Nam giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Giang - Phía Đông giáp huyện Phú Bình - Phía Tây giáp huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo Thị xã Phổ Yên có 2 loại cảnh quan chính là vùng núi thấp và vùng đồng bằng. Địa hình của thị xã thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 2 vùng rõ rệt: Vùng phía Đông có độ cao trung bình từ 8 - 15m, đây là vùng có gò đồi thấp xen kẽ với địa hình bằng. Phía Tây là vùng núi địa hình đồi núi là chính. Độ cao trung bình ở vùng này là 20 – 30m. 4.1.1.3. Khí hậu Theo phân vùng khí hậu thì Phổ Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng 26
  35. 27 núi phía Bắc. Khí hậu Phổ Yên mang tính chất nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia làm 2 mùa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mưa ít. Theo tài liệu của trạm khí tượng thủy văn thị xã cho thấy các đặc điểm khí hậu thể hệ như sau: - Nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình năm là 23,5 0C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là 36,8 0C vào tháng 6, tháng thấp nhất là 8,8 0C vào tháng 12. Số giờ nắng trong năm từ 1.300 giờ đến 1.750 giờ, lượng bức xạ khoảng 115 Kilôcalo/cm2. - Lượng mưa. Lượng mưa trung bình năm là 1321 mm. Lượng mưa cao nhất là 1780 mm tập trung vào tháng 6,7,8 lượng mưa năm thấp nhất là 912 mm tập chung chủ yếu vào tháng 12 và tháng 1. - Độ ẩm Độ ẩm không khí trung bình năm 81,9 % cao nhất là 85 %, tháng 12 có độ ẩm thấp nhất 77 %. Khí hậu Phổ Yên tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên, do mưa tập trung vào mùa nóng, lượng mưa lại lớn, chế độ thuỷ văn lại không đều, nên thường gây ngập úng, lũ lụt. 4.1.2. Đặc điểm kinh tế 4.1.2.1. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Mục tiêu tổng quát: Xây dựng Phổ Yên phát triển toàn diện, tiếp tục duy trì phát triển kinh tế tốc độ cao và bền vững, xã hội văn minh, môi trường sinh thái được giữ gìn, an ninh, quốc phòng được giữ vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với cơ cấu kinh tế là công nghiệp - dịch vụ - nông lâm nghiệp. Xây dựng Phổ Yên đến năm 2015 27
  36. 28 thành thị xã công nghiệp. 4.1.2.2. Mục tiêu về phát triển kinh tế - Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GDP bình quân giai đoạn 2011 – 2020 đạt trên 20%. - GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 70 triệu đồng, đạt 120 triệu đồng vào năm 2020. - Cơ cấu kinh tế đến năm 2015 được dự báo là: Công nghiệp xây dựng 67%; thương mại dịch vụ 25% và nông lâm nghiệp 8%, dự báo đến năm 2020 sẽ là: Công nghiệp xây dựng 64,64%; thương mại dịch vụ 28,95%; nông lâm nghiệp 6,4%. - Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế hiện nay (nông lâm nghiệp - công nghiệp - dịch vụ) sang cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông lâm nghiệp Bảng 4.1: Cơ cấu các ngành kinh tế thị xã Phổ Yên đến năm 2020 Đến năm 2015 Đến năm 2020 S Khu vực kinh Cơ cấu Cơ cấu TT Khu vực kinh tế tế (%) (%) Nông - lâm nghiệp - Nông - lâm nghiệp - 1 8 6,4 thủy sản thủy sản Công nghiệp - xây 2 67 Công nghiệp - xây dựng 64,65 dựng 3Thương mại - dịch vụ 25 Thương mại - dịch vụ 28,95 Tổng số 100 Tổng số 100 ( Nguồn: UBND Thị xã Phổ Yên) - Sản lượng lương thực đạt trên 55.000 tấn. Lương thực bình quân đầu người đạt trên 400kg. - Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 5%/năm so với kế hoạch tỉnh giao. 28
  37. 29 Giá trị sản xuất của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ - thương mại đều tăng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH, đời sống của đại bộ phân dân cư đã được cải thiện. 4.1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bảng 4.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thị xã Phổ Yên thời kỳ 2006-2015 Đơn Năm Năm Năm Chỉ tiêu vị 2006 2010 2015 - Nông lâm nghiệp, thủy sản % 62,47 42,00 18,70 - Công nghiệp xây dựng % 21,38 37,70 56,70 - Dịch vụ % 16,15 20,30 24,60 ( Nguồn: UBND Thị xã Phổ Yên) Qua đây ta thấy tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh chóng theo chiều hướng tốt phù hợp với quan điểm và phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã. 4.1.3. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển của thị xã Phổ Yên 4.1.3.1. Thuận lợi Trên cơ sở đánh giá toàn diện các nguồn lực và điều kiện phát triển của thị xã hiện nay, có thể thấy những thuận lợi nổi bật sau đây: - Phổ Yên có vị trí địa lý thuận lợi do nằm kề và ở vị trí kết nối các trung tâm phát triển là Hà Nội và thành phố Thái Nguyên, thuận lợi cho việc tiếp cận với khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới để phát triển. Để khai thác lợi thế này, khâu đột phá là xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông tốt, nhất là đường bộ. - Địa hình của thị xã đa dạng, có cả miền núi, trung du và đồng bằng; có hồ Suối Lạnh nằm trong quần thể tiềm năng du lịch của tỉnh như hồ Núi Cốc, khu di tích ATK Đây là điều kiện của sự phát triển nông lâm nghiệp 29
  38. 30 chuyên canh và phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. - Đất đai đa dạng, thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp. Thời tiết khí hậu thuận lợi cho việc phát triển tập đoàn cây con phong phú, có lợi thế phát triển nền nông nghiệp bền vững. - Phổ Yên có quỹ đất đai khá lớn và thuận lợi cho phát triển các ngành phi nông nghiệp, nhất là những ngành cần sử dụng nhiều yếu tố đầu vào là đất đai. - Nguồn lao động tương đối dồi dào, có khả năng học nghề thuận lợi do gần các cơ sở đào tạo của Trung ương và của Tỉnh. - Trên địa bàn thị xã có khu công nghiệp Tây Phổ Yên, Khu công nghiệp Nam Phổ Yên, Tổ hợp công nghiệp dịch vụ đô thị Yên Bình. - Cơ sở hạ tầng được nâng cấp xây dựng, mạng lưới giao thông nông thôn được cải thiện tốt, thuận lợi cho lưu thông hàng hóa và tiêu thụ nông sản. Thị xã có hệ thống kênh mương kiên cố (đặc biệt có hệ thống kênh Hồ Núi Cốc, có 3 công trình thủy lợi lớn là Hồ Suối Lạnh và trạm bơm Cống Táo, có trên 20 trạm bơm lớn, nhỏ.) tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. - Về giáo dục đào tạo, y tế, thông tin liên lạc đã và đang phát triển, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. - Do có nhiều lợi thế phát triển nên Thị xã được Tỉnh quan tâm trong chỉ đạo, ưu tiên đầu tư. 4.1.3.2. Khó khăn - Tập quán canh tác vẫn còn lạc hậu, kinh tế chủ yếu phát triển là thuần nông, tự cấp, tự túc, số lượng hàng hóa chưa nhiều, chất lượng sản phẩm chưa cao. - Áp lực của sự gia tăng dân số đòi hỏi việc làm. Trình độ dân trí thấp, đội ngũ lao động chưa thông qua đào tạo vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, hạn chế việc tiếp thu khoa học kỹ thuật và đến năng xuất lao động. 30
  39. 31 - Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhất là các xã vùng núi. - Hệ thống kênh Hồ Núi Cốc chỉ cung cấp nước tưới cho diện tích đất phần phía Đông (hữu ngạn Sông Công), còn diện tích đất phần phía Tây (tả ngạn Sông Công) không có hệ thống kênh chảy qua nên rất khó khăn trong việc cung cấp nước tưới vào mùa khô. - Cơ cấu sản xuất, cơ cấu sử dụng đất đai, lao động chưa hợp lý, đòi hỏi có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới có thể phát huy hết tiềm năng của Thị xã. - Trong những năm gần đây, thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh gia súc, dịch bệnh cúm gia cầm phát sinh ở một số nơi, gây tâm lý lo ngại và giảm hiệu quả chăn nuôi. Mặt khác, giá cả thị trường có nhiều biến động nhất, hàng hóa của nông dân làm ra như chè búp khô chưa có thương hiệu, chưa có nơi tiêu thụ ổn định. 4.1.4. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thị xã Phần lớn diện tích đất của Phổ Yên vẫn là đất nông nghiệp có diện tích là 19662,2 ha chiếm 75,95% so với tổng diện tích tự nhiên. Mà trong đất nông nghiệp chủ yếu sử dụng vào các mục đích như sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp chiếm một diện tích khá lớn trong đất nông nghiệp. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa, trồng cây hàng năm và cây lâu năm, còn đất lâm nghiệp chủ yếu là được dung để trồng rừng sản xuất. Diện tích đất phi nông nghiệp là 6125,00 ha chiếm 23,66% diện tích đất tự nhiên, được dử dụng chủ yếu vào mục đích đất ở và đất chuyên dùng. Vẫn còn một phần diện tích đất chưa được sử dụng trên địa bàn với diện tích là 99,66 ha chiếm 0,38% so với tổng diện tích tự nhiên. Hiện trạng sử dụng đất của thị xã Phổ Yên năm 2017 được thể hiện ở bảng sau: 31
  40. 32 Bảng 4.3 Hiện trạng sử dụng đất xã Hồng Tiến năm 2017 S Mã Diện Cơ cấu Chỉ tiêu TT số tích (%) Tổng diện tích tự nhiên 25886,90 100,00 1Đất sản xuất nông nghiệp NNP 19662,24 75,95 1Đất sản xuất nông nghiệp SXN 12382,69 47,83 1Đất trồng cây hàng năm CHN 8140,98 31,45 .1 1Đất trồng lúa LUA 6747,43 26,07 .1.1 1Đất chăn nuôi COC 5,17 0,02 .1.1. 1Đất sản xuất cây hàng năm khác HNK 1388,38 5,36 .1.1. 1 1Đất sản xuất cây lâu năm CLN 4241,71 16,39 .1.1. 1Đất sản xuất lâm nghiệp LNP 6939,37 26,81 .1.22 3 1Đất rừng sản xuất RSX 4260,03 16,46 .2 1Đất rừng phòng hộ RPH 2679,34 10,35 .2.1 1Đất rừng đặc dụng RDD .2.2 1Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 270,82 1,05 .2.3 1Đất làm muối LMU .3 1Đất nông nghiệp khác NKH 69,36 0,27 .4 2Đất phi nông nghiệp PNN 6125,00 23,66 .5 2Đất ở OTC 1984,13 7,66 2Đất ở nông thôn ONT 1813,63 7,01 .1 2Đất ở đô thị ODT 170,50 0,66 .1.1 2Đất chuyên dụng CDG 2599,95 10,04 .1.2 2Đất trụ sở, cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 12,47 0,05 .2 2Đất quốc phòng CQP 505,51 1,95 .2.1 2Đất an ninh CAN 0,24 0,00 .2.2 2Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 539,09 2,08 .2.3 2Đất có mục đích công cộng CCC 1542,64 5,96 .2.4 2Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN 16,35 0,06 .2.5 2Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 153,00 0,59 .3 2Đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng SMN 1364,22 5,27 .4 2Đất phi nông nghiệp khác PNK 7,35 0,03 .5 3Đất chưa sử dụng CSD 99,66 0,38 .6 3Đất bằng chưa sử dụng BCS 67,80 0,26 3Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 31,86 0,12 .1 3Núi đá không có rừng cây NCS .2 .3 (Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường thị xã Phổ Yên) 32
  41. 33 4.1.5. Khái quát chung về dự án - Tên dự án: Đầu tư KCN Điềm Thụy (Lô CN6) phần diện tích 180ha - Chủ đầu tư: Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên - Tổ chức tư vấn lập dự án: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng VCC Hà Nội. - Địa điểm xây dựng: xã Điềm Thụy, huyện Phú Bình và xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - Diện tích đất sử dụng: 180ha - Mục tiêu đầu tư xây dựng: Dự án đầu tư xây dựng KCN Điểm Thụy nhằm xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng kết cấu hạ tầng, tạo môi trường thu hút đầu tư, phát triển khu công nghiệp và trở thành một trong những trung tâm công nghiệp của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho lao động của địa phương, làm tiền đề để phát triển kinh tế - Xã hội, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Thời gian thực hiện: 2014 - 2016 4.2. Đánh giá công tác bồi thường dự án khu công nghiệp Điểm Thụy (Lô CN6) trên địa bàn xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên. 4.2.1. Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng của dự án 4.2.1.1. Đánh giá bồi thường thiệt hại về đất - Việc xác định đơn giá bồi thường các loại đất được quy định tại: Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 22/8/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Quyết định số 57/QĐ – UBND ngày 22 tháng 12 năm 2014 của UBND 33
  42. 34 tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt bảng giá đất giai đoạn 2015- 2019 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Sau đây là bảng đơn giá các loại đất được thu hồi trong dự án: Bảng 4.4. Đơn giá bồi thường các loại đất Loại đất Đơn giá Ghi chú ONT 420.000 TSN 49 000 210.000 Cùng thửa với đất ở BHK 61.000 LUC 67.000 LUK 67.000 LNC 58.000 RST 26.000 LNK 58.000 210.000 Cùng thửa với đất Đơn vị tính: đồng/m2 (Nguồn: Quyết định số 57/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên) Kết quả bồi thường thiệt hại về đất được tổng hợp ở bảng sau: 34
  43. 36 Bảng 4.5 Đánh giá bồi thường thiệt hại về đất Đơn vị tính : Đồng Thưởng Thành tiền Tỷ lệ Đơn giá bồi Chuyển đổi Loại DT thu hồi Sản lượng bàn giao (%) STT thường nghề nghiệp, Tổng số tiền đất (m2) (đồng/m2) mặt bằng về tiền (đồng/ m2) tạo việc làm sớm 0 1 ONT 3000 420.000 0 0 1.260.000.000 1.260.000.000 3,88 2.000 2 BHK 8172,5 61.000 6.000 153.000 1.814.295.000 1.814.295.000 5,80 2.000 3 LUC 99747.8 67.000 6.500 168.000 24.288.589.300 24.288.589.300 74,25 2.000 4 LUK 1398.8 67.000 6500 168.000 340.607.800 340.607.800 1,04 2.000 5 LNC 300 58.000 0 144.000 61.200.000 61.200.000 0,19 713,4 49.000 6.500 123.000 2.000 128.768.700 6 TSN 183.374.550 2.000 159,9 210.000 6.500 123.000 54.605.850 0,55 1.000 7 RST 134,1 26,000 0 66.000 12.471.300 12.337.200 0,04 11025 58.000 0 144.000 2.000 2,249.100.000 8 LNK 4.482.145.600 13,6 6272,6 210.000 0 144.000 2.000 2,233.045.600 130.924.1 32.442.683.550 100,00 Tổng (Nguồn: Ban bồi thường GPMB&QLDA thị xã Phổ Yên) 36
  44. 37 Qua bảng 4.5 ta thấy: - Tổng diện tích đất bị thu hồi là 130.924,1 m2 trong đó bao gồm cả đất ở và đất nông nghiệp. - Diện tích đất Đất chuyên trồng lúa nước (LUC) bị thu hồi nhiều nhất chiếm 99747,8 m2 trên tổng số 130.924,1 m2 tương đương với 76,19% diện tích đất bị thu hồi. Thứ hai là diện tích đất trồng cây lâu năm khác (LNK) chiếm 17297,6 m2 tương đương 13,23% tổng diện tích đất bị thu hồi. Các loại đất còn lại chiếm tỷ lệ như sau: ONT(2,30%); BHK(6,25%); LUK(1,07%); LNC(0,29%); cuối cùng là đất RST chiếm tỷ lệ nhỏ nhất 134,1m2 tương đương với 0,17%. - Tổng số tiền bồi thường về đất là 32.442.683.550 đồng trong đó: + Đất LUC có giá trị bồi thường lớn nhất với 24.288.589.300 đồng tương ứng với 74,25% tổng số tiền bồi thường về đất. + Đất LNK là 4.482.145.600 đồng tương ứng với 13,6% tổng số tiền bồi thường về đất. + Đất ONT là 1.260.000.000 đồng tương ứng với 3,88 % tổng số tiền bồi thường về đất. + Đất TSN là 183.374.550 đồng tương ứng với 0,55% tổng số tiền bồi thường về đất. + Đất LUK là 340.607.800 đồng tương ứng với 1,04% tổng số tiền bồi thường về đất. + Đất BHK là 1.814.295.000 đồng tương ứng với 5,80% tổng số tiền bồi thường về đất. + Đất LNC là 61.200.000 đồng tương ứng với 0,19% tổng số tiền bồi thường về đất. + Đất RST là 12.337.200 đồng tương ứng với 0,04% tổng số tiền bồi 37
  45. 38 thường về đất. 4.2.1.2. Đánh giá bồi thường thiệt hại về tài sản, vật kiến trúc Kết quả bồi thường về tài sản, vật kiến trúc của dự án: Đối với PHẦN tài sản trên đất bao gồm nhà cửa, công trình xây dựng, cây trồng vật nuôi và tài sản khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại thì được bồi thường theo Quyết định số 55/2014/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2014 và Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về đơn giá bồi thường nhà, công trình kiến trúc gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 56/2014/QĐ-UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Bảng 4.6: Đánh giá bồi thường thiệt hại về tài sản, vật kiến trúc Đơn vị tính: Đồng Số hộ Kinh phí bồi thường, hỗ STT Địa chỉ ( xóm) trợ, tài sản 1 Xóm Hắng 3 1.326.266.648 2 Xóm Yên Mễ 2 1.213.608.884 Tổng 5 2.539.875.533 (Nguồn: Ban bồi thường GPMB&QLDA Thị xã Phổ Yên) Qua bảng 4.6 ta thấy tổng số tiền bồi thường về tài sản là: 2.539.875.533 đồng. Với tổng số 5 hộ gia đình bị ảnh hưởng phân bố ở 2 xóm (thôn). Trong đó: - Xóm Yên Mễ có tổng số tiền nhiều nhất 1.326.266.648 đồng trên tổng số 2.539.875.533 đồng. - Xóm Hắng có tổng số tiền là 1.213.608.884 đồng 4.2.2.3. Đánh giá bồi thường thiệt hại về cây cối, hoa màu Việc xác định giá cũng như những quy định bồi thường về cây cối và 38
  46. 39 hoa màu khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện theo Quyết định số 31/QĐ- UBND ngày 22/8/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Kết quả bồi thường về cây cối, hoa màu của dự án được thể hiện ở bảng sau : Bảng 4.7: Bồi thường thiệt hại về cây cối, hoa màu Đơn vị tính: đồng Kinh phí bồi thườngcây STT Địa chỉ ( xóm) Số hộ cối, hoa màu 52.508.000 1 Hắng 2 169.335.000 2 Yên Mễ 3 Tổng 5 221.843.000 (Nguồn: Ban bồi thường GPMB&QLDA Thị xã Phổ Yên) Qua bảng 4.7 ta thấy số hộ dân được bồi thường thiệt hại về cây cối là 5 hộ tập chung ở 2 xóm với tổng số tiền là 221.843.000 đồng. Trong đó: - Xóm Yên Mễ (3 hộ) có số tiền là 169.335.000 đồng tương ứng với 76,33 % tổng số kinh phí bồi thường về cây cối hoa màu. - Xóm Hắng (2 hộ) có số tiền là 52.508.000 đồng tương ứng với 23,67% tổng số kinh phí bồi thường về cây cối hoa màu. 39
  47. 40 4.2.1.4. Đánh giá bồi thường thiệt hại về mồ mả Bảng 4.8: Kết quả hỗ trợ di chuyển mồ mả tại dự án Thành tiền STT Xóm Số hộ (đồng) 6 1 Yên Mễ 329.412.070 28.736.660 2 Hắng 1 Tổn 358.148.730 7 g (Nguồn: Ban bồi thường GPMB&QLDA thị xã Phổ Yên) Tổng kinh phí hỗ trợ di chuyển mồ mà tại dự án là 358.148.730 đồng.Trong đó - Xóm Yên Mễ có 6 hộ được hỗ trợ 329.412.070 đồng - Xóm Hắng có 1 hộ được hỗ trợ 28.736.660 đồng 40
  48. 41 4.2.1.5.Về chính sách hỗ trợ và tái định cư Bảng 4.9: Tổng hợp số hộ gia đình, cá nhân từ kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ của dự án bị thu hồi đất STT Chính sách hỗ trợ Số hộ Tổng tiền (đồng) 732.600.000 1 HT ổn định đời sống và sản xuất 80 HT chuyển đổi nghề và tạo việc 20.893.342.200 2 86 làm 255.714.100 3 Thưởng bàn giao mặt bằng 86 21.881.656.300 Tổng (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra và phương án BTGPMB được duyệt) Tổng số tiền hỗ trợ của dự án là 21.881.656.300 đổng. Trong đó: - Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất cho 80 hộ gia đình, cá nhân là : 732.600.000 đồng - Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho 86 hộ gia đình, cá nhân là : 20.893.342.200 đồng - Thưởng bàn giao mặt bằng cho 86 hộ gia đình, cá nhân là : 255.714.100 đồng 41
  49. 42 4.2.1.6. Tổng hợp kinh phí bồi thường của dự án Bảng 4.10. Tổng hợp kinh phí bồi thường của dự án STT Nội dung Kinh phí bồi thường hỗ trợ Bồi thường đất 11.293.627.250 1 Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo 20.893.342.200 2 việc làm Thưởng bàn giao mặt bằng sớm 255.714.100 3 Kinh phí bồi thường tài sản 2,539.875.533 4 Kinh phí hỗ trợ di chuyển mộ 358.148.730 5 Kinh phí bồi thường cây cối 221.843.000 6 Tổng giá trị bồi thường và hỗ 35.562.550.813 Tổng trợ 711.251.016,3 Chi phí thực hiện 2% 3.556.255.081 Dự phòng 10% Tổng Tổng kinh phí 39.830.056.911 (Nguồn: Ban bồi thường GPMB&QLDA Thị xã Phổ Yên) Tổng kinh phí được phê duyệt cho công tác GPMB của dự án giai đoạn này là 39.830.056.911 đồng. Trong đó: - Kinh phí bồi thường về đất là 11.293.627.250 đồng chiếm 28,35% tổng kinh phí của dự án. - Kinh phí bồi thường về tài sản, vật kiến trúc là 2.539.875.533 đồng chiếm 6,34% tổng kinh phí của dự án. 42
  50. 43 - Kinh phí bồi thường về cây cối là 221.843.000 đồng chiếm 0,56% tổng kinh phí của dự án. - Kinh phí hỗ trợ nghề và tạo việc làm là 20.893.342.200 đồng chiếm 52,46% tổng kinh phí của dự án. - Kinh phí hỗ trợ di chuyển mộ là 358.148.730 đồng chiếm 0,9% tổng kinh phí dự án - Thưởng bàn giao mặt bằng sớm là 255.714.100 đồng chiếm 0,64% tổng kinh phí dự án - Chi phí thực hiện: 711.251.016,3 đồng chiếm 1,79% tổng kinh phí của dự án. - Dự phòng: 3.556.255.081 đồng chiếm 8,93% tổng kinh phí của dự án. 4.2.2. Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng qua ý kiến của người dân có đất bị thu hồi Trong quá trình thực hiện công tác bồi thường GPMB tại dự ngoài những kết quả đáng ghi nhận vẫn còn những mặt chưa tốt. Để tìm hiểu những vấn đề còn tồn tại của công tác bồi thường GPMB em đã tiến hành điều tra ý kiến của các hộ gia đình, cá nhân trong vùng của dự án để có cái nhìn tổng quan nhất. Qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp cùng với việc thu thập thông tin từ phiếu điều tra ngẫu nhiên của 30 hộ gia đình cá nhân nằm trong diện bị thu hồi đất tại dự án. Kết quả điều tra thực địa,phỏng vấn người dân được thể hiện ở bảng sau: 43
  51. 44 Bảng 4.11: Tổng hợp ý kiến của các hộ dân về kết quả bồi thường, GPMB Số Đánh giá Đánh giá T phiếu Tỷ lệ Tỷ lệ Nội dung câu hỏi tốt không tốt STT trả lời % % (phiếu) (phiếu) (phiếu) 1Việc xác định đối Hợp lý Chưa hợp 30 93,33 6,67 1 tượng và điều kiện (28) lý (2) được bồi thường 2 Hợp lý Chưa hợp Việc xác định giá bồi 30 83.33 16,67 2 thường đất (25) lý (5) 3 Hợp lý Chưa hợp Việc xác định giá bồi 30 83.33 16,67 3 thường tài sản trên đất (25) lý (5) 4 Hợp lý Chưa hợp Việc thực hiện các 30 93,33 6,67 4 chính sách hỗ trợ (28) lý (2) Thời gian trả tiền bồi Nhanh 5 Cố tình kéo thường nhanh hay 30 chóng 83,33 16,67 5 dài (5) chậm (25) Nhanh 6 Chậm chạp Thủ tục giải quyết cho 30 chóng 96,67 3,33 6 (1) hộ gia đình (29) Thái độ làm việc của 7cán bộ GPMB khi giải Tận tình Gây khó dễ 30 93,33 6,67 7 quyết các vấn đề liên (28) (2) quan tới hộ gia đình Trong quá trình nhận 8 Thỏa Chưa thỏa bồi thường đã thỏa 30 86,67 13,33 8 đáng (27) đáng (4) đáng chưa Công tác hỗ trợ đào tạo 9 Chưa tốt chuyển đổi nghề nghiệp 30 Tốt (26) 86,67 13,33 9 (4) tốt hay chưa Cuộc sống của gia đình 1hiện tại so với lúc trước Tốt hơn Khó khăn 30 86,67 13,33 10 khi có dự án như thế (26) (4) nào ( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra ) 44
  52. 45 Thông qua Bảng 4.11 cho ta thấy: - Ý kiến về Hội đồng bồi thường, GPMB đã thực hiện việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường trong đó: + 28/30 ý kiến cho là hợp lý chiếm 93,33%. + 2/30 ý kiến cho là chưa hợp lý chiếm 6,67%. - Ý kiến về việc xác định giá bồi thường về đất trong đó: + 25/30 ý kiến cho là hợp lý chiếm 83,33%. + 5/30 ý kiến cho là chưa hợp lý chiếm 16,67%.Giá đất đền bù quá thấp so với giá đất thực tế. - Có 5/30 ý kiến cho là chưa hợp lý về việc xác định giá bồi thường tài sản trên đất chiếm 16,67%. Họ cho rằng mức giá đền bù còn chưa hợp lý thấp hơn so với giá thị trường - Về vấn đề Hội đồng bồi thường, GPMB đã thực hiện các chính sách hỗ trợ trong đó: + 28/30 ý kiến cho là hợp lý chiếm 93,33%. + 2/30 ý kiến cho là chưa hợp lý chiếm 6,67%, nguyên nhân là người dân cho rằng với mức hỗ trợ như vậy khó có thể giúp họ chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định đời sống được, vì các hộ bị thu hồi đều là hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp. - Ý kiến cho rằng Hội đồng bồi thường, GPMB đã thực hiện thời gian trả tiền bồi thường trong đó: + 25/30 ý kiến cho là nhanh chóng chiếm 83,33% . + 5/30 ý kiến cho là cố tình kéo dài chiếm 16,67%. Nguyên nhân là do chủ đầu tư không cung ứng đủ nguồn kinh phí, gây bức cho người dân và làm chậm tiến độ của dự án. - Về thực hiện thủ tục giải quyết cho hộ gia đình trong đó: + 29/30 ý kiến cho là nhanh chóng chiếm 96,67% . 45
  53. 46 + 1/30 ý kiến cho là gây phiền hà chiếm 3.33%. Trong quá trình đi kê khai, kiểm kê tài sản 1 số cán bộ còn gây khó dễ cho người dân trong quá trình hoàn tất thủ tục. - Về thái độ làm việc của cán bộ GPMB khi giải quyết các vấn đề liên quan tới hộ gia đình trong đó: + 28/30 ý kiến cho là tận tình chiếm 93,33% + 2/30 ý kiến cho là gây khó dễ chiếm 6,67%. - Về quá trình nhận bồi thường đã thỏa đáng chưa trong đó: + 26/30 ý kiến cho là thỏa đáng chiếm 86,67%. + 4/30 ý kiến cho là chưa thỏa đáng chiếm 13,33%. - Về công tác hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp trong đó: + 26/30 ý kiến cho là tốt chiếm 86,67% . + 4/30 ý kiến cho là không tốt chiếm 13,33%. - Về vấn đề cuộc sống gia đình hiên tại so với lúc trước khi có dự án như thế nào trong đó có 26/30 ý kiến cho là tốt hơn chiếm 86,67%, còn lại 4/30 ý kiến cho là khó khăn hơn chiếm 13,33%. Tóm lại: Qua thực tế điều tra cho thấy khi các hộ gia đình bị mất đất canh tác họ được bồi thường một khoản tiền mặt tương ứng. Sau khi được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ người dân đã sử dụng đồng tiền vào các mục đích khác nhau. Nhưng chủ yếu họ dùng để mua sắm vật dụng gia đình như xe máy, máy giặt, xây dựng nhà cửa, chia cho con cháu, một số hộ thì đầu tư buôn bán nhỏ, sản xuất kinh doanh, một số khác họ lại chọn phương án là đem gửi tiết kiệm để an toàn. Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất có nhiều thay đổi. Phần lớn các hộ đều có điều kiện sống tốt hơn, tiện nghi hơn xong bên cạnh đó vẫn còn những hộ kinh tế ngày một đi xuống. Nguyên nhân khách quan là 46
  54. 47 phần lớn các hộ bị thu hồi đất có khối lượng tài sản không nhiều, diện tích đất hạn hẹn trong khi đơn giá bồi thường của Nhà nước còn thấp, số tiền bồi thường chỉ đủ để họ xây dựng lại nhà cửa và chi tiêu thiết yếu. Nguyên nhân chủ quan là do hộ dân không biết sử dụng tiền bồi thường một cách hợp lý. Sau khi nhận bồi thường họ không đầu tư để chuyển đổi nghề nghiệp mà chủ yếu chỉ đầu tư vào mua sắm đồ đạc, xây nhà nên khi số tiền đã hết họ rơi vào tình trạng không có thu nhập. Mặt khác trong nền kinh tế thị trường, giá cả ngày một leo thang như hiện nay thì hoàn cảnh của họ ngày càng khó khăn hơn. Phần lớn người dân đã quá tuổi lao động khó có thể làm việc tại các khu công nghiệp, họ lại bị mất hết đất để sản xuất nông nghiệp. Để ổn định đời sống và có thêm thu nhập họ chuyển sang làm việc trong các cơ sở kinh doanh của các công ty tư nhân, hoặc làm việc tại các làng nghề truyền thống. Trước tình hình như hiện nay đòi hỏi Nhà nước, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương cần có những chính sách hỗ trợ kịp thời, hiệu quả để góp phần cải thiện đời sống cho các hộ gặp khó khăn.s 4.2.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng của dự án và đề ra các giải pháp khắc phục 4.2.3.1. Thuận lợi - Công tác vận động, tuyên truyền rất tốt đem lại hiệu quả cao cho công tác GPMB. Việc triển khai các dự án đều được nhân dân đồng tình ủng hộ các phương án bồi thường, đền bù và được các cấp các ngành quan tâm nên cơ bản công tác GPMB đã bám sát được tiến độ đề ra. - Hội đồng bồi thường GPMB thường xuyên đôn đốc chỉ đạo chủ đầu tư thực hiện công khai hồ sơ thiết kế kỹ thuật đến người dân, kết hợp giới thiệu dự án để nhân dân thấy được ý nghĩa, mục đích của việc thực hiện dự án và nắm được chỉ giới thiết kế để thu hồi đất. -Thực hiện công tác thu hồi đất, GPMB và bồi thường đền bù theo đúng 47
  55. 48 quy định, chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, nguyên tắc dân chủ - công khai - minh bạch trong thực hiện phương án đền bù, GPMB của dự án được thị xã Phổ Yên quán triệt thực hiện nghiêm túc. - Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai không ngừng được hoàn thiện và đổi mới, kéo theo đó là cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải thay đổi theo Luật đất đai, đồng thời quyền lợi của người mất đất ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Các văn bản pháp quy, về bồi thường, hỗ trợ được UBND tỉnh cập nhật hàng năm cho từng địa phương. - Theo các văn bản quy phạm của tỉnh về vấn đề GPMB, và chính sách linh động tùy theo điều kiện của từng dự án mà có những chính sách hỗ trợ riêng cho những người dân có đất bị thu hồi, người dân được quan tâm nhiều hơi, ví dự như công tác bồi thường GPMB của dự án trên người dân được các khoản hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ về di dời tài sản, Do những chính sách của Nhà nước ngày càng quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống của người dân nên đã tạo không khí thoải mãi và hợp tác của người dân trong công tác GPMB. 4.2.3.2. Khó khăn - Một số khó khăn cò tồn tại, cần được sớm giải quyết về việc làm cho người lao động, các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp ở địa phương đã và đang gặp nhiều khó khăn, cụ thể như: - Người dân chưa kịp chuẩn bị để chuyển đổi nghề mới, cả về tư tưởng, kỹ năng nghề nghiệp Do vậy, khi đột ngột mất đất, mất việc làm thì hầu như người nông dân không có khả năng nhanh chóng tìm việc làm và thu nhập ổn định. Tình trạng thất nghiệp đang là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. - Việc cấp tốc đào tạo nghề là rất khó, do đa số thanh niên trong vùng đều chỉ mới tốt nghiệp phổ thông cơ sở và địa phương là thuần nông. Trong khi các vị trí tuyển dụng trong các doanh nghiệp phần lớn yêu cầu tốt nghiệp 48
  56. 49 trung học phổ thông. - Theo quy định của tỉnh về bồi thường GPMB sẽ hỗ trợ tiền chuyển đổi nghành nghề cho mỗi hộ có đất bị thu hồi nhưng số tiền đó chỉ đủ để người lao động tham gia một khóa học ngắn hạn với các nghành nghề đơn giản, khó có thể thay thế nghề trong lĩnh vực nông nghiệp mà họ đã gắn bó bao đời nay. Do đó, họ rất ít có cơ hội để tìm được việc làm tại các khu công nghiệp. - Người dân có đất bị thu hồi khó có thể thay đổi được những thói quen cũ và thích nghi với những thay đổi của cuộc sống mới, nên thường lúng túng trong việc định hướng cho con em tham gia đào tạo, tìm việc làm và ổn định cuộc sống. - Các doanh nghiệp có xu hướng tuyển dụng lao động trẻ, khỏe. Do đó, những lao động lớn tuổi, thường là trụ cột của gia đình gặp nhiều khó khăng trong việc tìm kiếm việc làm. - Tình trạng chung là người lao động còn thụ động, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, vào tiền đền bù, tâm lý chờ nhận sự ưu đãi của Nhà nước đang tồn tại ở một số người dân. - Việc bố trí tái định cư chậm, thường là cùng với dự án chính hoặc sau dự án chính, thậm trí có dự án không có bố trí tái định cư. - Chủ đầu tư không đáp ứng đủ kinh phí kịp thời gây bức xúc cho người dân làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. 4.2.3.3. Giải pháp khắc phục khó khăn Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện việc thực hiện chính sách bồi thường GPMB và hướng tới mục tiêu thực sự mang lại một cuộc sống tốt hơn cho người nông dân là đối tượng được coi là chịu tác động lớn trong quá trình phát triển CNH - HĐH. Tập trung vào các nhóm giải pháp sau: 49
  57. 50 * Giải pháp về chính sách. - Điều chỉnh mức giá đất nông nghiệp cho phù hợp với khả năng sinh lời của đất, khắc phục tình trạng giá đất nông nghiệp bị thu hồi với giá đất và nhà ở do các đơn vị xây dựng bán cho người dân. - Nghiên cứu thành lập quỹ hỗ trợ và giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho người dân có đất bị thu hồi; Quỹ được hình thành từ một phần các khoản tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp khi sử dụng đất. - Bổ sung pháp luật đất đai các quy định và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước các cấp có liên quan đến vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm đối với người dân có đất bị thu hồi. - Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ nhưng lao động lớn tuổi, khó có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp, không có khả năng xin việc và ổn định cuộc sống. - Đề nghị Nhà nước cần có các cơ chế chính sách cho người nông dân bị thu hồi đất được góp vốn bằng đất vào dự án thu hồi đất nhằm đảm bảo công ăn việc làm, ổn định cho người dân khi bị thu hồi đất. * Giải pháp về đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho ngươi có đất bị thu hồi. Để đảm bảo việc làm, ổn định đời sống cho những hộ dân bị thu hồi đất cần chuyển đổi nghành nghề phải phù hợp theo những hình thức linh hoạt, sát với yêu cầu của thị trường lao động và phải phân ra từng loại hình cần đào tạo với những giải pháp khác nhau: - Đối với những lao động trẻ tuổi của các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp là những người được đào tạo chuyển đổi nghành nghề. Nên mở những lớp đào tạo nghề mà xã hội địa phương đang cần cho nhưng lao động chưa qua đào tạo. Và giới thiệu việc làm cho những người lao động đó. Hỗ trợ những người 50
  58. 51 dân tiếp cận với nguốn vốn tín dụng của địa phương để phát triển kinh tế gia đình, kinh doanh. - Đối với lao động trên 35 tuổi và có trình độ học vấn thấp, những đối tượng này chỉ có kinh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp truyền thống, khi bị thu hồi đât, kho thích nghi với môi trường mới và thị trường lao động nên tạo ra công ăn việc làm cho họ qua nhưng nghành nghề thủ công. Vì vậy phát triển các nghành nghề thủ công truyền thống, mở rộng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống cho nhân dân để tạo việc làm trong lĩnh vực này; có chính sách vay vốn ưu đãi, miễn giảm thuế cho người lao động lớn tuổi, lao động có trình độ học vấn thấp để họ có thể tự tạo việc làm trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch thương mại. Có chính sách khuyến khích họ tham gia vào các lớp khuyến nông, ứng dụng công nghệ mới. Để đáp ứng được điều này địa phương cần có sự kết hợp giữa Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh để mở các lớp đào tạo ngăn hạn, miễn phí. - Phát triển các dịch vụ liền kề gắn với khu dân cư, khu đô thị để người dân có thể có việc làm, hỗ trợ kỹ thuật, kinh phí mạnh mẽ để tậm dụng quỹ đất nông nghiệp còn lại, chuyển sáng phát triển nông nghiệp đô thị hóa đạt giá trị và hiệu quả cao. * Giải pháp về cải tổ thực hiện. Đối với chủ đầu tư khi thực hiện các dự án cần có quy định, bắt buộc: - Những cam kết đã hứa với dân thì phải thực hiện nghiêm túc. - Cần quy định thời gian sử dụng lao động có đất bị thu hồi của địa phương làm việc trong các doanh nghiệp để khắc phục tình trạng thu hút lao động chỉ là hình thức sau một thời gian ngắn lại sa thải. - Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ sở đào tạo để tuyển sinh, tổ chức các lớp dạy nghề cho người dân có đất bị thu hồi tại doanh nghiệp. 51
  59. 52 - Đối với lao động trẻ, chính quyền địa phương và chủ đầu tư vận động, đưa ra các giải pháp hợp lý đào tạo việc làm, đồng thời có các cơ chế buộc các doanh nghiệp phải có trách nhiệm tuyển dụng lực lượng lao động thanh niên được đào tạo làm việc. - Chính quyền địa phương, chủ đầu tư chủ động hướng dẫn người dân sử dụng tiền đền bù cho công ăn việc làm có hiệu quả. Thường xuyên tổ chức và thông tin chính xác qua các buổi tuyên truyền về chính sách, các quy định của pháp luật về đất đai, trọng tâm là những chủ trương của tỉnh đã tạo điều kiện cho người dân hiểu và thực hiện đúng, đảm bảo cho công tác GPMB được thực hiện đúng tiến độ. - Khi xây dựng phương án đầu tư từng dự án, phải ghi rõ các khoản chi phí đào tạo nghề cho người dân bị thu hồi đất một cách cụ thể, rõ ràng công khai để người dân biết và giám sát quá trình thực hiện. Khi chi trả cho dân, chính quyền các địa phương cần chú ý hướng dẫn người dân trong việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả số tiến được bồi thường hỗ trợ. - Địa phương cần rà soát lại quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, điều chỉnh quy hoạch đất nông nghiệp gắn với quy hoạch dạy nghề, tạo việc làm, đặc biệt gắn giữa kế hoạch phát triển doanh nghiệp với kế hoạch tuyển lao động tại chỗ, trước hết cho thanh niên để có kế hoạt đào tạo phù hợp với nghành nghề và cơ cấu lao động của doanh nghiệp. Cần nẵm rõ thực trạng tình hình lao động, việc làm ở những khu vực đất ở bị thu hồi, từ đó xây dựng kế hoạt đào tạo lao động ở địa phương mình. Mỗi địa phương cần xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực tầm nhìn dài hạn cho đến năm 2020 để chủ động cho việc bố trí việc làm cho người dân bị thu hồi đất. Mỗi địa phương cần có quy hoạch khu công nghiệp, làng nghề nằm trong các khu vực không ảnh hưởng đến việc canh tác đất nông nghiệp. - Các cơ quan nhà nước địa phương phải tực tiếp thu hồi đất, không để 52
  60. 53 tình trạng các chủ dự án tự thỏa thuận với người dân; cùng ngồi một bàn, có dự án trả giá đền bù cao, có dự án có trả tiền đền bù thấp, điều này gây ra sự khiếu kiện trong dân, mất ổn định xã hôi. - Lựa chọn những cán bộ đủ phẩm chất đạo đức để thi hành công vụ, giáo dục tinh thần trách nhiệm của người cán bộ trong việc đảm bảo việc làm, đời sống cho người dân có đất sản xuất bị thu hồi. 4.2.3.4. Một số bài học kinh nghiệm - Phải giải quyết dứt điểm tình trạng dự án đã có phương án bồi thường được duyệt nhưng chưa chi trả việc bồi thường cho nhân dân và bố trí khu tái định cư. - Trong quá trình triển khai thực hiện công tác đền bù, GPMB để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh thời gian qua chính là sự vào cuộc một cách đồng bộ, tích cực của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách của Nhà nước, đảm bảo minh bạch trong thu hồi đất. Việc thu hồi đất được thực hiện trên tinh thần dân chủ, công khai giữa hộ dân, chính quyền và hội đồng đền bù, GPMB. Trong quá trình kiểm đếm, đền bù, cấp uỷ, chính quyền lắng nghe tiếng nói từ phía người dân để nơi nào có vướng mắc kịp thời giải quyết thông qua đối thoại để bàn bạc, thống nhất giải quyết những vướng mắc nảy sinh, tạo sự đồng thuận cao, thống nhất cao trong nhân dân. - Đảm bảo cơ chế làm việc chuyên trách về GPMB và chú trọng đến việc tuyển chọn cán bộ có năng lực, có chuyên môn nghiệp vụ cũng như có kiến thức hiểu biết xã hội để thực hiện công tác GPMB một cách chủ động, năng động, sáng tạo và linh hoạt. - Cần có chính sách đền bù hợp lý phù hợp với điều kiện của địa phương và tính chất của dự án. - Trong công tác GPMB cần chú trọng tính tiên phong, gương mẫu của 53
  61. 54 cán bộ, đảng viên trong gia đình thuộc diện phải GPMB, phải di dời nhằm tạo niềm tin cho quần chúng nhân dân noi theo. - Trong chỉ đạo phải thật bình tĩnh, không nôn nóng, áp đặt. Cần phải có thái độ kiên quyết với các hộ dân cố tình hiểu sai về các Chính sách của Nhà nước. 54
  62. 55 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Bồi thường GPMB là một công tác vô cùng quan trọng và phức tạp. Đây là một quá trình hết sức nhạy cảm bởi nó không chỉ liên quan đến quyền và lợi ích của người dân thuộc diện GPMB mà còn liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và cả cộng đồng. Sau khi nghiên cứu đề tài “Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án khu công nghiệp Điềm Thụy (Lô CN6) trên địa bàn xã Hồng Tiến Thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên” từ những kết quả nghiên cứu em xin đưa ra một số kết luận như sau: - Tổng diện tích đất bị thu hồi là: 130.924,1 m2 - Giá trị bồi thường về đất là: 11.293.627.250 đồng - Giá trị bồi thường về tài sản, vật kiến trúc là: 2.539.875.533 đồng - Giá trị bồi thường cây cối là: 221.843.000 đồng - Kinh phí hỗ trợ di chuyển mộ: 358.148.730 đồng - Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm là : 20.893.342.200 đồng - Chi phí thực hiện 2% là: 711.251.016,3 đồng - Dự phòng 10% là: 3.556.255.081 đồng -Tổng kinh phí bồi thường và hỗ trợ dự án là: 39.830.056.911 đồng Việc thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước và của UBND tỉnh Thái Nguyên, được đa số người dân trong khu vực dự án đồng tình. Đa số người dân có ý thức thực hiện theo quy định, nên công tác bồi thường GPMB diễn ra được thuận lợi. Sau khi bồi thường và GPMB đa số điều kiện sống của người dân tốt hơn. Nhà nước bồi thường thỏa đáng, tạo công ăn việc làm hợp lý, giải quyết tốt các vấn đề thì sẽ tạo lòng tin, sự hưởng 55
  63. 56 ứng của người dân. 5.2. Kiến nghị Để công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng diễn ra thuận lợi, phù hợp với thực tình hình thực tế, vừa ðảm bảo yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội, em có một số kiến nghị sau: - Cần xây dựng khung giá các loại đất cho phù hợp với giá chuyển nhượng của thị trường. Đặc biệt giá bồi thường đất nông nghiệp cần được nâng cao lên để đảm bảo ổn định đời sống và sản xuất của những hộ có nguồn thu nhập chính bằng sản xuất nông nghiệp. Nhà nước ta cần có những chế tài nghiêm ngặt hơn và xử lý nghiêm đối với những hành vi lợi dụng các chính sách bồi thường để kinh doanh của người dân, hay những hành vi lợi dụng chức vụ, quyề hạn trong quá trình thực thi công vụ để tham nhũng tiền bồi thường GPMB. - Trước khi tiến hành GPMB phải công khai tuyên truyền, vận động giải thích tới nhân dân. Thường xuyên mở các lớp đào tạo tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ ở các cấp, các ngành và cán bộ cấp cơ sở để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong công tác chuyên môn trong giai đoạn tới. 56
  64. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014. Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 Quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014. Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 quy định chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Báo cáo kiểm tra tổng kết công tác thi hành Luật đất đai, Hà Nội. 4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2014. Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013. 5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2014. Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định về giá đất; 6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2014. Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. 7. Tôn Gia Huyên, Nguyễn Đình Bồng, 2006. Quản lý đất đai và Thị trường đất đai, NXB Bản đồ, Hà Nội. 8. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1993. Luật Đất đai năm 1993. 9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2003. Luật Đất đai năm 2003. 10. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013. Luật Đất đai năm 2013. 11. Nguyễn Công Tá (2001), Những nhân tố xác định giá đất trong việc 57
  65. 58 giải quyết đền bù thiệt hại khi giải toả để thực hiện quy hoạch, Tạp chí Địa chính số 2/2001. 12. Trương Ánh Tuyết (2002), Kinh nghiệm đền bù giải phóng mặt bằng ở một số nước, Thời báo Tài chính Việt Nam, số 131(872), ngày 01/11/2002; 13. Thư viện Học liệu Mở Việt Nam, 2012. Yếu tố quản lý nhà nước về đất đai. 14. UBND tỉnh Thái Nguyên, 2011. Quyết định số 28/2011/QĐ-UBND ngày 20/6/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường cây cối hoa màu gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 15. UBND tỉnh Thái Nguyên, 2012. Quyết định số 15/2012/QĐ-UBND ngày 11//7/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường nhà, công trình kiến trúc gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 16. UBND tỉnh Thái Nguyên, 2013. Quyết định số 36/QĐ-UBND ngày 21/12/2013 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2014. 17. UBND tỉnh Thái Nguyên, 2014. Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 22/8/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 18. UBND tỉnh Thái Nguyên, 2014. Quyết định số 57/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt bảng giá đất giai đoạn 2015 - 2019 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 19. UBND tỉnh Thái Nguyên, 2014. Quyết định số 56/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn 58
  66. 59 tỉnh Thái Nguyên. 20. UBND tỉnh Thái Nguyên, 2014. Quyết định số 55/2014/QĐ-UBND ngày 17/12/2014 năm 2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường nhà, công trình kiến trúc gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 21. UBND tỉnh Thái Nguyên, 2015. Quyết định số 294/QĐ-UBND ngày 30/01/2015 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt giá đất để tính bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện Phổ Yên. 22. UBND tỉnh Thái Nguyên, 2016. Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 05/01/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường nhà, công trình kiến trúc gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 23 .UBND tỉnh Thái Nguyên, 2016. Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND ngày 21/01/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 24 . UBND tỉnh Thái Nguyên, 2016. Quyết định số: 61/2016/QĐ-UBND ngày 25/12/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường nhà, công trình kiến trúc gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 25. UBND tỉnh Thái Nguyên, 2017. Quyết định số 01/2017/QĐ-UBND ngày 12/01/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 59