Khóa luận Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của kiểm lâm địa bàn tại hạt kiểm lâm Đình Lập, Lạng Sơn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của kiểm lâm địa bàn tại hạt kiểm lâm Đình Lập, Lạng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_cong_tac_quan_ly_bao_ve_va_phat_trien_rung_cua_kie.pdf
Nội dung text: Khóa luận Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của kiểm lâm địa bàn tại hạt kiểm lâm Đình Lập, Lạng Sơn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MÃ THỊ THẮM CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỦA KIỂM LÂM ĐỊA BÀN TẠI HẠT KIỂM LÂM ĐÌNH LẬP, TỈNH LẠNG SƠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MÃ THỊ THẮM CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỦA KIỂM LÂM ĐỊA BÀN TẠI HẠT KIỂM LÂM ĐÌNH LẬP, TỈNH LẠNG SƠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Lớp : QLTNR 47 N01 Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Dương Văn Thảo Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học, thực tiễn của riêng tôi. Những kết quả và số liệu nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa nghiên cứu đề tài hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu. Khóa luận đã được giáo viên hướng dẫn xem và chỉnh sửa. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Xác nhận của GVHD Người viết cam đoan TS. Dương Văn Thảo Mã Thị Thắm XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng đánh giá chấm (Ký, họ và tên)
- ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình học tập của mỗi sinh viên, nhằm tổng hợp củng cố lại những kiến thức đã học để áp dụng vào thực tiễn, phát huy tính sáng tạo, nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu cần thiết của xã hội. Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp em được về thực tập tại Hạt kiểm lâm huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Đến nay đề tài tốt nghiệp đã hoàn thành và thời gian thực tập tốt nghiệp cũng kết thúc. Để có được như ngày hôm nay em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, các thầy cô giáo bộ môn, cùng các thầy cô giáo trong khoa đã quan tâm giúp đỡ em trong thời gian học tập và rèn luyện trong trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy TS. Dương Văn Thảo đã tận tình, ân cần chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ Hạt kiểm lâm huyện Đình Lập đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại cơ quan. Ngoài ra em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè những người luôn bên em động viên giúp đỡ em trong toàn khóa học. Do điều kiện thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên bản khóa luận của em chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và bổ sung của các thầy, cô giáo và bạn bè để bản luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Mã Thị Thắm
- iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 4.1. Các loại hình sử dụng đất của huyện Đình Lập 29 Bảng 4.2. Hiện trạng diện tích rừng trên địa bàn huyện Đình Lập 30 Bảng 4.3. Các loại rừng trên địa bàn huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn 31 Bảng 4.4. Lực lượng cán bộ Ban quản lý rừng hạt kiểm lâm Huyện Đình Lập 33 Bảng 4.5. Kết quả công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng 39 Bảng 4.6. Kết quả xây dựng các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu hại rừng giai đoạn 2016-2018 41 Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật của Hạt kiểm lâm Đình Lập (2016-2018) 42 Bảng 4.8. Kết quả xử lý vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng tại địa bàn nghiên cứu 43 Bảng 4.9. Kết quả tuyên truyền các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng 44 Bảng 4.10. Kết quả quy hoạch đất rừng phân theo mục đích sử dụng 45 Bảng 4.11. Theo dõi diễn biến rừng tại khu vực nghiên cứu qua các năm 46 Bảng 4.12. Diện tích rừng tăng giảm qua các năm tại huyện Đình Lập 48
- iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Từ, cụm từ viết tắt Từ, cụm từ đầy đủ 1. BVR Bảo vệ rừng 2. BCH Ban chấp hành 3. BV&PT Bảo vệ và phát triển 4. ĐVT Đơn vị tính 5. KLĐB Kiểm lâm địa bàn 6. UBND Uỷ ban nhân dân 7. PTNT Phát triển nông thôn 8. QLBVR Quản lí bảo vệ rừng
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 0 LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 2.1. Quá trình hình thành và phát triển lực lượng kiểm lâm Việt Nam 4 2.2. Chính sách pháp luật liên quan đến lực lượng kiểm lâm 9 2.2.1. Chính sách, pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của LLKL 9 2.2.2. Chính sách, pháp luật liên quan đến bộ máy tổ chức 18 2.2.3. Chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý 3 loại rừng 19 2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Đình Lập 21 2.3.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Đình Lập 21 2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Đình Lập 23 2.4. Hệ thống tổ chức quản lý và hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng 24 2.4.1. Hệ thống tổ chức quản lý của ngành lâm nghiệp 24 2.4.2. Hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng 25 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 3.1. Thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27 3.2. Nội dung thực hiện 27 3.3. Phương pháp nghiên cứu 27
- vi Phần 4 KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ THẢO LUẬN 29 4.1. Hiện trạng tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn 29 4.1.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn 29 4.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận trực thuộc hạt Kiểm lâm Đình Lập 32 4.2.1. Cơ cấu tổ chức của Hạt kiểm lâm Đình Lập 32 4.2.2. Định biên nhân sự tại Hạt kiểm lâm huyện Đình Lập 33 4.2.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hạt kiểm lâm Đình Lập 34 4.2.4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận trực thuộc Hạt kiểm lâm huyện Đình Lập 36 4.3. Kết quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Hạt kiểm lâm Đình Lập giai đoạn 2016 – 2018 38 4.3.1 Kết quả thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng giai đoạn 2016 – 2018 38 4.3.1.1. Kết quả huy động lực xây dựng các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2016-2018 40 4.3.1.2. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật 42 4.3.1.3. Kết quả công tác tuyên truyền về luật BV &PT rừng tại địa phương 44 4.3.2. Kết quả thực hiện công tác phát triển rừng giai đoạn 2016 – 2018 44 4.3.2.1. Kết quả đề xuất quy hoạch đất phát triển rừng giai đoạn 2016-2018 44 4.3.2.2. Công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và độ che phủ trong trong các xã, thị trấn huyện Đình Lập 45 4.4. Thành công, tồn tại và đề xuất giải pháp trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của hạt kiểm lâm Đình Lập 49 4.4.1. Thành công trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Đình Lập tỉnh Lạng Sơn 49
- vii 4.4.2. Những tồn tại trong thực hiện công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Đình Lập tỉnh Lạng Sơn 52 4.4.3. Cơ hội và thách thức trong công tác bảo vệ rừng tại huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn 53 4.4.4. Đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Đình Lập tỉnh Lạng Sơn 55 4.5. Năng lực người cán bộ kiểm lâm cần có để hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác 55 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 58 5.1. Kết luận 58 5.2. Kiến nghị 59 TÀI LIỆU THAM KHỎA
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng là một nguồn tài nguyên quý giá của đất nước, là lá phổi xanh của trái đất, rừng đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người và mọi sự sống trên trái đất. Rừng là nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú, cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi trường sống, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống nhân dân, rừng có vai trò cung cấp lâm sản, đặc sản ngoài gỗ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội trước hết là cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho nhu cầu chung, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ bản, cung cấp dược liệu quý phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe con người. Ngoài gia rừng còn có vai trò to lớn là giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, điều hòa khí hậu, chống xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất, giảm thiểu lũ Ngoài giá trị về kinh tế, môi trường, rừng còn có ý nghĩa quan trọng về cảnh quan thiên nhiên, du lịch văn hoá, danh lam thắng cảnh, góp phần bảo vệ quốc phòng an ninh. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa là một trong nhưng quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới với sự đa dạng về chủng loại, phong phú về thành phần động thực vật. Tuy nhiên chúng ta đang phải đối mặt với một thực tế rất đáng lo ngại đó là sức ép về diện tích đất canh tác ngày càng tăng đối với rừng. Mỗi năm trên thế giới có hàng triệu ha rừng bị tàn phá nghiêm trọng, nhiều loài động thực vật đã vĩnh viễn mất đi, nguồn gen các loài động thực vật quý hiếm ngày càng cạn kiệt. Hiện nay diện tích rừng nước ta đã suy giảm đáng kể do nhiều nguyên nhân: dân số tăng nhanh, nạn khai thác chặt phá rừng bừa bãi, tập quán canh tác của người dân. Sự suy thoái nghiêm trọng về môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn tài nguyên rừng. Những biến đổi này đã làm cho môi trường bị ô nhiễm, sự nóng lên của trái đất, biến đổi khí hậu và nhiều sự biến đổi khác mà con người
- 2 không thể kiểm soát được. Những năm gần đây, tình trạng phá rừng xảy ra ngày một nhiều với các hành vi, thủ đoạn tinh vi làm nghèo tài nguyên rừng. Việc bảo vệ rừng khó khăn, cơ chế chính sách trong quản lý, khai thác còn nhiều bất cập. Nâng cao chất lượng rừng, ngăn chặn nạn phá rừng là việc làm cấp bách hiện nay. Đó là một thách thức vô cùng to lớn đòi hỏi mỗi cá nhân, tổ chức thuộc các cấp trong một quốc gia và trên thế giới nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của mình trong công tác phục hồi và phát triển rừng. Do vậy công tác quản lí và bảo vệ rừng và nâng cao nhận thức,hiểu biết của người dân là hết sức quan trọng. Để thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ rừng, ngày 04/10/2007 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN, quy định về nhiệm vụ công chức Kiểm lâm địa bàn xã (thay thế Quyết định số 105/2000/QĐ-BNN ngày 17/10/2000) [2], với phương châm "Kiểm lâm bám dân, bám rừng, bám chính quyền cơ sở” để tham mưu giúp chính quyền cơ sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Nghị định số 23/NĐ-CP ngày 23/3/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng. Mục tiêu nhằm nâng cao năng lực Kiểm lâm địa bàn, làm thay đổi căn bản công tác bảo vệ rừng, chuyển hoạt động kiểm tra, kiểm soát trong khâu lưu thông sang tổ chức bảo vệ rừng tận gốc, giám sát nơi tiêu thụ, chế biến lâm sản; nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng; nâng cao nhận thức của nhân dân để tham gia bảo vệ và phát triển rừng; giúp người làm kinh tế rừng yên tâm đầu tư góp phần làm tăng độ che phủ của rừng. Để bổ trợ cho những kiến thức đã học tại trường và để hiểu rõ hơn công tác quản lý bảo vệ rừng của kiểm lâm địa bàn nên em đã chọn đề tài: “Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của kiểm lâm địa bàn tại hạt kiểm lâm Đình Lập, Lạng Sơn”.
- 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Mô tả được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận trực thuộc Hạt Kiểm lâm Đình Lập. - Đánh giá được kết quả công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của Hạt kiểm lâm Đình Lập giai đoạn 2016 – 2018. - Phân tích được những thành công, tồn tại và đề xuất giải pháp trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của Hạt kiểm lâm Đình Lập. - Phân tích được những năng lực người cán bộ kiểm lâm cần có để thực hiện tốt nhiệm vụ công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
- 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Quá trình hình thành và phát triển lực lượng kiểm lâm Việt Nam Nhận thức rõ vai trò và ý nghĩa quan trọng của rừng, ngày 11/9/1972, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng và được chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa công bố theo sắc lệnh số 147/LCT. Tại điều 16 củ Pháp lệnh quy định “nay thành lập lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng gọi là Kiểm lâm nhân dân”. Lực lượng Kiểm lâm Việt Nam chính thức ra đời từ đây. Do yêu cầu nhiệm vụ của công tác từng thời kỳ, lực lượng Kiểm lâm Việt nam đã có nhiều lần thay đổi về tổ chức. Giai đoạn 1 (từ 1973-1979): Ngày 21/5/1973, Hội đồng Chính phủ đã Ban hành Nghị định số 101/CP quy định hệ thống tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn của lực lượng kiểm lâm nhân dân. Giai đoạn này lực lượng Kiểm lâm nhân dân được tổ chức thành hệ thống thống nhất tromg ngành Lâm Nghiệp từ Trung ương đến cấp huyện, đặt dưới sự chỉ đạo củ Tổng cục Lâm Nghiệp (5/1973- 7/1976) và Bộ Lâm nghiệp (7/1976-1979). Từ đó đến nay, ngày này là ngày truyền thống của lực lượng Kiểm lâm Việt Nam. Trong 6 năm thực hiện Nghị định 101/CP, có thể khẳng định vai trò, vị trí và những đóng góp to lớn của lực lượng kiểm lâm nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng. Thời kỳ này lực lượng kiểm lâm nhân dân được tổ chức thống nhất nên việc chỉ đạo, điều hành từ Trung ương đến cơ sở được thông suốt, vị trí pháp lý của Kiểm lâm nhân dân tương đương với Công an vũ trang. Hiệu lực quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng được thực hiện nghiêm minh, rừng được bảo vệ tốt [14]. Giai đoạn 2 (từ 1980-5/1994), giai đoạn này lực lượng Kiểm lâm được tổ chức theo quy định của Nghị Định 368/CP, ngày 8/10/1979 của Hội đồng Chính phủ. Đay là giai đoạn tôt chức kiểm lâm không thống nhất và không
- 5 thành hệ thống từ Trung ương đến cấp huyện và không phân biệt với các đơn vị kinh doanh lâm nghiệp như Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng. Thực hiện Nghị định 368/CP ngày 8/10/1979 của Chính phủ; Thông tư số 32/TCCB ngày 4/9/1982 của Bộ Lâm nghiệp, một lượng lớn cán bộ kiểm lâm được điều chuyển vào các liên hiệp, lâm trường. Trong thời gian 15 năm (1980-1994), tổ chức kiểm lâm không thống nhất, không thành hệ thống từ Trung ương đến cấp huyện. Sự đổi mới của đất nước trong nửa cuối thập kỷ 80 đã phân biệt rõ giữa chức năng quản lý Nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh. Rừng được phân chia thành ba loại sản xuất, phòng hộ, đặc dụng, kết hợp với sự chuyển đổi khai thác rừng từ lạm dụng vốn rừng quảng canh sang thâm canh và sản xuất theo phương thức nông lâm kết hợp. Các công việc đó đều đòi hỏi vai trò không thể thay thế của lực lượng kiểm lâm. Kết quả của thời kỳ đổi mới và yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ rừng cho thấy Pháp lệnh về bảo vệ rừng năm 1972 không còn phù hợp. Tháng 8/1991, Luật bảo vệ và phát triển rừng được ban hành, tổ chức kiểm lâm dần dần được kiện toàn và không ngừng vượt lên hoàn thành những trọng trách nặng nề mà Đảng và Nhà nước giao cho [14]. Giai đoạn 3 (từ 5/1994-10/2006), lực lượng Kiểm lâm được tổ chức theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 và những quy định của Nghị định số 39/CP, ngày 18/5/1994 của Chính phủ. Tên gọi của lực lượng Kiểm lâm nhân dân được đổi thành lực lượng Kiểm lâm, Chi cục Kiểm lâm thuộc UBND câp tỉnh (Thành phố trực thuộc Trung ương) quản lý. Tổ chức kiểm lâm theo Nghị định 39/CP ngày 18/4/1994 đã thành hệ thống từ Trung ương tới cấp huyện; phần lớn Chi cục Kiểm lâm đều trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh. Việc đổi mới tổ chức bước đầu đã giúp củng cố, kiện toàn được lực lượng kiểm lâm để hoàn thành những nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Kiểm lâm đã thực sự là một lực lượng không thể thiếu trong sự nghiệp bảo vệ rừng, đổi mới và hiện đại
- 6 hóa đất nước. Tổ chức kiểm lâm theo Nghị định 39/CP được duy trì trong 12 năm. 58 trên 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tổ chức kiểm lâm (3 tỉnh không có lực lượng kiểm lâm là Thái Bình, Tiền Giang, Vĩnh Long). Song song với việc thiết lập hệ thống tổ chức kiểm lâm cấp huyện, mạng lưới các hạt phúc kiểm lâm sản, hạt kiểm lâm ở các khu rừng đặc dụng đã được thành lập để bảo đảm việc bảo vệ rừng đặc dụng và quản lý lâm sản trên phạm vi toàn quốc. Lực lượng kiểm lâm phối hợp với các ngành tham mưu cho các cấp chính quyền giao 8.786.572ha (rừng đặc dụng 972.357ha; rừng phòng hộ 3.196.343ha và rừng sản xuất 4.617.872ha) cho 452.168 hộ gia đình và 27.312ha tổ chức. Rừng đã được phục hồi và bảo vệ tốt đưa độ che phủ của rừng từ 28% năm 1992 lên 35,7% vào năm 2002, . Đây là một động thái mang đầy tính chiến lược trong việc bảo toàn vốn tài nguyên rừng. Sự chuyển dịch từ nền kinh tế lâm nghiệp quốc doanh bao chiếm đất đai sang nền lâm nghiệp xã hội hóa có tính chất toàn dân, với hình thức tổ chức sản xuất đến hộ gia đình đã tạo nên sự ổn định về sản xuất cũng như đời sống của nhân dân [14]. Giai đoạn 4 từ 10/2006 – nay, lực lượng Kiểm lâm được tổ chức theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và Nghị định số 119/2006 ngày 16/10/2006 của Chính phủ. Theo đó lực lượng kiểm lâm được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến cấp huyện và thực hiện phân công kiểm lâm phụ trách địa bàn xã. Cục Kiểm lâm trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh thống nhất trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Công chức kiểm lâm được hưởng chế độ thương binh, liệt sỹ; phụ cấp ưu đãi nghề; phụ cấp thâm niên; [14]. Theo thống kê đến ngày 31/12/2017, lực lượng kiểm lâm có cơ cấu gồm Cục Kiểm lâm, 4 Chi cục Kiểm lâm vùng, 63 Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh; 6 vườn quốc gia trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, 25 vườn quốc gia trực thuộc các tỉnh, thành phố. Lực lượng kiểm lâm được cơ cấu gồm 272 phòng, 84 đội
- 7 kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng, 404 hạt kiểm lâm huyện, 47 hạt kiểm lâm liên huyện, 19 hạt kiểm lâm rừng đặc dụng, 11 hạt kiểm lâm rừng phòng hộ. Toàn lực lượng kiểm lâm có 10.260 biên chế (8312 công chức, 936 viên chức, 1.012 lao động hợp đồng) [14]. Sau 45 năm qua, lực lượng kiểm lâm đã khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng. Chúng ta đều biết, để giữ được rừng, lực lượng kiểm lâm phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách, với bọn tội phạm phá hoại rừng. Tình hình chống người thi hành công vụ trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng ngày càng quyết liệt. Lực lượng kiểm lâm đã tăng cường chốt chặn ở các địa bàn trọng điểm. Không quản rừng sâu, núi cao, không quản khó khăn gian khổ và những nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng, nơi nào có rừng là nơi đó có bàn chân cán bộ kiểm lâm, bất kể mưa, nắng, đêm, ngày, nơi nào có dấu hiệu vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng là kiểm lâm có mặt. Việc ngăn chặn vấn nạn phá rừng, khai thác rừng trái phép gian khổ bao nhiêu, thì việc chống giặc lửa cũng khó khăn bấy nhiêu. Để từng bước và đi đến chặn đứng tai họa này, lực lượng kiểm lâm đã làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Ngoài việc tham mưu để Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các văn bản về phòng cháy, chữa cháy rừng. Cục Kiểm lâm đã lắp đặt và vận hành trạm thu ảnh Modis để phát hiện sớm điểm cháy, thông báo điểm cháy trên website kiểm lâm. Phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam cảnh báo kịp thời để người dân và lực lượng chức năng chủ động phòng ngừa, ngăn chặn. Chính điều này đã giúp kiểm lâm các địa phương kịp thời phát hiện và dập tắt các điểm cháy rừng phát sinh. Về phía kiểm lâm các tỉnh đã trực tiếp hướng dẫn các chủ rừng xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng. Bằng các biện pháp trên diện tích rừng bị cháy hàng năm giảm. Sự gian lao của lực lượng kiểm lâm đã không uổng phí. Nó
- 8 đánh đổi bằng hàng triệu mét khối gỗ, hàng tấn động vật hoang dã bị xử lý tịch thu, trả lại rừng và hàng nghìn tỷ đồng nộp ngân sách. Rừng được phục hồi và phát triển đó là công sức của toàn xã hội, nhưng khách quan mà nói rằng, công lớn thuộc về lực lượng kiểm lâm, những người lính giữ rừng với bước đi không mỏi suốt 46 năm đã đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp bảo vệ rừng đó chính là một công việc vinh quang. Hiện nay, chủ trương của Nhà nước về bảo vệ rừng là xã hội hóa và quản lý, bảo vệ rừng tận gốc. Hàng chục ngìn buôn, làng, thôn, bản được kiểm lâm giúp đỡ đã xây dựng và thực hiện tốt quy ước bảo vệ rừng. Người cán bộ kiểm lâm hôm nay không đơn thuần là người thừa hành pháp luật mà còn thực hiện các nhiệm vụ phát triển rừng, hướng dẫn người dân làm giàu từ nghề rừng. Nhưng nóng bỏng và gay gắt hơn cả là việc kiểm lâm phải đối mặt với bọn tội phạm. Có nhiều vụ chống trả từ lâm tặc đã gây thương tích thậm chí hy sinh tính mạng, thiệt hại tài sản cho lực lượng kiểm lâm. Thế nhưng đại đa số cán bộ kiểm lâm vẫn vững vàng trên trận tuyến giữ rừng. Trong suốt 46 năm xây dựng và trưởng thành, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới đã có trên 2 triệu vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng được phát hiện, xử lý [14], [18]. Năm 2017, Quốc hội thông qua Luật Lâm nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Ngành Lâm nghiệp trong đó có lực lượng kiểm lâm sẽ có sự chuyển biến tích cực. Kiểm lâm phải kiện toàn tổ chức, tinh gọn bộ máy để hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Những người vi phạm pháp luật, không đủ năng lực cần được thanh lọc. Nhìn lại 45 năm qua, lực lượng kiểm lâm cả nước đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, vượt qua muôn vàn khó khăn và thử thách để giữ gìn màu xanh cho đất nước. Trước thực tế là tài nguyên rừng ngày càng suy giảm, tệ nạn phá rừng, cháy rừng, khai thác và buôn bán trái phép động vật hoang dã vẫn xảy ra, có lúc, có nơi khá nghiêm trọng, chưa kiểm soát được.
- 9 Thời cơ và vận hội mới đòi hỏi lực lượng kiểm lâm phải thực sự đổi mới về chất, từ tổ chức và xây dựng lực lượng đến tư duy và phương pháp hoạt động. Tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền các cấp, sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan; đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục; tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân, không ngừng rèn luyện phẩm chất và năng lực để lực lượng kiểm lâm có thể hoàn thành được những nhiệm vụ nặng nề mà Nhà nước và nhân dân đã tin cậy giao cho, mãi mãi xứng đáng là người chiến sỹ tiên phong trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ rừng [14]. 2.2. Chính sách pháp luật liên quan đến lực lượng kiểm lâm 2.2.1. Chính sách, pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của LLKL Theo luật Lâm Nghiệp 2017 đã thể hiện chính sách của Nhà nước về Lâm nghiệp ở điều 4 cụ thể như sau: Chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp: 1. Nhà nước có chính sách đầu tư và huy động nguồn lực xã hội cho hoạt động lâm nghiệp gắn liền, đồng bộ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. 2. Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. 3. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoạt động lâm nghiệp. 4. Nhà nước tổ chức, hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng sản xuất; giống cây trồng lâm nghiệp, phục hồi rừng, trồng rừng mới; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; thực hiện dịch vụ môi trường rừng; trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn; kết cấu hạ tầng; quản lý rừng bền vững; chế biến và thương mại lâm sản; hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.
- 10 5. Nhà nước khuyến khích sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, sản xuất lâm nghiệp hữu cơ, bảo hiểm rừng sản xuất là rừng trồng. 6. Nhà nước bảo đảm cho đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư sinh sống phụ thuộc vào rừng được giao rừng gắn với giao đất để sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, được hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng, chia sẻ lợi ích từ rừng, được thực hành văn hóa, tín ngưỡng. Nghị định 01/2019/NĐ-CP về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. Nghị định này quy định chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, trang bị bảo đảm hoạt động và chế độ, chính sách đối với Kiểm lâm, nhiệm vụ, quyền hạn và bảo đảm hoạt động của Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng [12]. Nghị định 01/2019/NĐ-CP đã nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm các cấp từ trung ương xuống địa phương. - Điều 3 nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm trung ương [12]: 1. Tham mưu cho người đứng đầu cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước về lâm nghiệp: xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp. 2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên phạm vi toàn quốc: - Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp. - Theo dõi diễn biến rừng, kiểm kê rừng, giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng.
- 11 - Tổ chức đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý rừng, bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, vận chuyển, mua bán, kinh doanh, cất giữ, chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật. - Tổ chức bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng thuộc sở hữu toàn dân nơi nhà nước chưa giao, chưa cho thuê. - Hoạt động gây nuôi, trồng cấy các loài thực vật rừng, động vật rừng; xác minh, truy xuất, xác nhận nguồn gốc lâm sản. - Triển khai thực hiện các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng, tổ chức lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng. - Xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, khởi tố, điều tra vụ án hình sự hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật. - Quản lý, sử dụng đồng phục, vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị chuyên dụng của Kiểm lâm trên phạm vi toàn quốc. 3. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên phạm vi toàn quốc: - Phối hợp với chủ rừng tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật tại các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thuộc trung ương quản lý. - Đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra vụ án hình sự hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
- 12 - Theo dõi, dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng trên phạm vi toàn quốc; tổ chức xây dựng lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng ở các vùng trọng điểm. - Quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành về quản lý, bảo vệ rừng, xử lý vi phạm, diễn biến rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng và các cơ sở dữ liệu có liên quan thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý. - Truyền thông, thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật chuyên ngành về lâm nghiệp. - Bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng trên phạm vi toàn quốc. - Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, đấu tranh, ngăn chặn việc buôn bán trái pháp luật lâm sản qua biên giới theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật. - Quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, trang thiết bị nghiệp vụ chuyên dụng, đồng phục theo quy định của pháp luật; lập kế hoạch trang cấp thiết bị chuyên dụng về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, chấp hành pháp luật về lâm nghiệp. - Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, truy xuất nguồn gốc lâm sản. 4. Quản lý, chỉ đạo Kiểm lâm vùng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm trung ương về quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp và tổ chức lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng trên phạm vi vùng được giao phụ trách. 5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao. - Điều 4 nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm cấp tỉnh [12]:
- 13 1. Tham mưu cho người đứng đầu cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên phạm vi địa bàn tỉnh: - Xây dựng chương trình, kế hoạch, phương án, đề án về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp. - Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ rừng thuộc sở hữu toàn dân nơi nhà nước chưa giao, chưa cho thuê. - Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định của pháp luật. 2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên phạm vi địa bàn tỉnh: - Xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch, phương án, đề án về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp. - Theo dõi diễn biến rừng, kiểm kê rừng, giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định của pháp luật. - Tổ chức quản lý, bảo vệ rừng, lập và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng của chủ rừng. - Tổ chức đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý rừng, bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, vận chuyển, kinh doanh, cất giữ, chế biến lâm sản; xác minh, xác nhận nguồn gốc lâm sản đối với cơ sở kinh doanh, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản. - Hướng dẫn, kiểm tra việc kinh doanh, chế biến lâm sản, gây nuôi, trồng cấy các loài động vật rừng, thực vật rừng theo quy định của pháp luật.
- 14 3. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên phạm vi địa bàn tỉnh: - Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án về quản lý rừng, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp thuộc nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật. - Phối hợp với chủ rừng tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; bảo tồn tài nguyên, đa dạng sinh học rừng theo quy định của pháp luật. - Theo dõi, dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; tổ chức lực lượng, phương tiện phối hợp với chủ rừng và chính quyền các cấp chữa cháy rừng; trong trường hợp cần thiết tham mưu cho cấp có thẩm quyền tổ chức huy động lực lượng, phương tiện trên địa bàn tổ chức chữa cháy rừng. - Tổ chức xây dựng lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng; kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng. - Tổ chức đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp, xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, khởi tố, điều tra vụ án hình sự hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật. - Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, vận động, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp. - Bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. - Quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng, đồng phục theo quy định của pháp luật. - Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo định kỳ và theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- 15 4. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao. - Điều 5 nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm cấp huyện [12]: 1. Tham mưu cho người đứng đầu Kiểm lâm cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện: - Xây dựng chương trình, kế hoạch, phương án về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn quản lý. - Phối hợp các cơ quan, tổ chức, lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ rừng thuộc sở hữu toàn dân nơi Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê. - Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. 2. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên phạm vi địa bàn được giao quản lý: - Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án về quản lý rừng, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp. - Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng; phương án phòng cháy và chữa cháy rừng của chủ rừng, phối hợp với chủ rừng tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp thuộc địa bàn quản lý. - Theo dõi diễn biến rừng, kiểm kê rừng. - Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy rừng cho tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở, xây dựng lực lượng quần chúng, tổ, đội phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo vệ rừng.
- 16 - Thông tin kịp thời về dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng, triển khai các biện pháp phòng cháy rừng, tham mưu cho cấp có thẩm quyền tổ chức huy động lực lượng, phương tiện trên địa bàn tổ chức chữa cháy rừng. - Kiểm tra, xác minh, xác nhận nguồn gốc lâm sản; kiểm tra việc khai thác, vận chuyển, chế biến, mua bán, gây nuôi, trồng cấy các loài động vật rừng, thực vật rừng theo quy định của pháp luật. - Tổ chức đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp, xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, khởi tố, điều tra vụ án hình sự hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật. - Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động quần chúng nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. - Quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng, đồng phục theo quy định của pháp luật. - Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo định kỳ và theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. 3. Quản lý, chỉ đạo hoạt động của Trạm Kiểm lâm và Kiểm lâm làm việc tại địa bàn thực hiện các nhiệm vụ tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, phương án về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp. 4. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao. - Điều 6 nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ:
- 17 1. Xây dựng chương trình, kế hoạch về bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ. 2. Phối hợp với Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, Kiểm lâm cấp huyện và các cơ quan chức năng trên địa bàn xây dựng quy chế phối hợp, thực hiện chương trình, kế hoạch về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, tổ chức đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp thuộc phạm vi được giao. 3. Xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, khởi tố, điều tra vụ án hình sự hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi được giao theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật. 4. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, vận động quần chúng nhân dân trong khu vực bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng. 5. Theo dõi thông tin dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; phối hợp với Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng, trong trường hợp cần thiết báo cáo cơ quan có thẩm quyền tổ chức huy động lực lượng, phương tiện tổ chức chữa cháy rừng. 6. Quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, phương tiện, trang thiết bị nghiệp vụ chuyên dụng, đồng phục theo quy định của pháp luật. 7. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo định kỳ và theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. 8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao. - Điều 7 nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của công chức Kiểm lâm [12]:
- 18 1. Công chức Kiểm lâm khi thi hành công vụ thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định tại Nghị định này và theo quy định của pháp luật; mặc đồng phục, đeo cấp hiệu, kiểm lâm hiệu, biển tên theo quy định. 2. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ, kiểm tra hiện trường, khám nơi cất giữ lâm sản trái pháp luật, thu giữ, tạm giữ, bảo quản tang vật, kiểm tra phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật. 3. Xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính. Thủ trưởng Kiểm lâm trung ương, Thủ trưởng Kiểm lâm vùng, Thủ trưởng Kiểm lâm cấp tỉnh, Thủ trưởng Kiểm lâm cấp huyện, Thủ trưởng Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ có thẩm quyền khởi tố, điều tra vụ án hình sự hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp theo quy định của pháp luật. 4. Được trang bị và sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, đồng phục, phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng theo quy định của pháp luật. 5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao khác theo quy định của pháp luật. 2.2.2. Chính sách, pháp luật liên quan đến bộ máy tổ chức Trong Nghị định 01/2019/NĐ-CP đã quy định về chính sách pháp luật về bộ máy tổ chức của lực lượng kiểm lâm [12]. - Điều 8 đã nêu rõ tổ chức Kiểm lâm trung ương là tổ chức hành chính thuộc cơ quan tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước về lâm nghiệp. - Điều 9 nêu rõ kiểm lâm cấp tỉnh là tổ chức hành chính thuộc cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về lâm nghiệp.
- 19 - Điều 10 quy định về tổ chức Kiểm lâm cấp huyện [12]: 1. Kiểm lâm cấp huyện là tổ chức hành chính thuộc Kiểm lâm cấp tỉnh. 2. Tiêu chí thành lập Kiểm lâm cấp huyện: - Có diện tích rừng từ 3.000ha trở lên. - Có diện tích dưới 3.000ha rừng nhưng để thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp, phòng cháy và chữa cháy rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng, chế biến, thương mại lâm sản và các nhiệm vụ khác về lâm nghiệp trên địa bàn. - Trường hợp không đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì thành lập Kiểm lâm liên huyện. 3. Căn cứ tiêu chí thành lập Kiểm lâm cấp huyện và yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng và các nhiệm vụ khác về lâm nghiệp ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể Kiểm lâm cấp huyện, Kiểm lâm liên huyện. 2.2.3. Chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý 3 loại rừng Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ Về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng. Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng. Thông tư liên tịch số 100/2013/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 26/7/2013 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư rừng đặc dụng giai đoạn 2011 – 2020. Quyết định 44/2016/QĐ-TTg Về lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng.
- 20 Nghị định 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty TNHH MTV Nông, lâm nghiệp Nhà nước. Nghị định 01/2019/NĐ-CP Về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. Đặc biệt trong Nghị định này đã có chi tiết về chính sách, chế độ đảm bảo cho lực lượng Kiểm lâm hoạt động tốt nhất. Điều 11 quy định về tổ chức Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. 1. Kiểm lâm rừng đặc dụng, Kiểm lâm rừng phòng hộ là tổ chức hành chính thuộc Kiểm lâm trung ương đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ do trung ương quản lý, thuộc Kiểm lâm cấp tỉnh đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ do địa phương quản lý. 2. Tiêu chí thành lập Kiểm lâm rừng đặc dụng, Kiểm lâm rừng phòng hộ: - Kiểm lâm rừng đặc dụng được thành lập ở Vườn Quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh có diện tích từ 15.000ha trở lên. - Kiểm lâm rừng phòng hộ được thành lập ở khu rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển có diện tích từ 20.000ha trở lên. 3. Căn cứ tiêu chí thành lập Kiểm lâm rừng đặc dụng, Kiểm lâm rừng phòng hộ và yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể Kiểm lâm rừng đặc dụng, Kiểm lâm rừng phòng hộ thuộc trung ương quản lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể Kiểm lâm rừng đặc dụng, Kiểm lâm rừng phòng hộ thuộc địa phương quản lý [12]. Như vậy sau 45 năm nước ta đã ban hành rất nhiều các văn bản chính sách pháp luật liên quan đến rừng và lực lượng kiểm lâm đội ngũ tiên phong trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam. Qua đây cũng cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến công tác quản lý, bảo vệ và
- 21 phát triển rừng, quan tâm đến đội ngũ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Cũng thông qua các văn bản chính sách về vai trò, trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi của lực lượng Kiểm lâm trên đã khẳng định được vị trí vai trò quan trọng của lực lượng Kiểm lâm trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng [17]. 2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Đình Lập 2.3.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Đình Lập Huyện Đình lập là một huyện miền núi phía Đông –Nam của tỉnh lạng sơn.Trên trục đường quốc lộ 4B, cách trung tâm thành phố lạng sơn 55km,có tọa độ địa lý 20o44’30’’ đến 21o44’40’’ vĩ độ Bắc, 106o56’ đến 107o15’20’’ kinh độ Đông ,phía Tây – Bắc giáp huyện lộc Bình – Lạng sơn,phía Đông – Bắc tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc,phía Đông – Nam giap huyện Bình liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh,phía Tây – Nam giáp huyện sơn Động tỉnh Bắc Giang, quanh phía Đông và phía Đông – Bắc của hai xã Bính Xá và Bắc Xa [19]. Đình Lập có 2 tuyến đường quốc lộ gặp nhau ở trung tâm huyện là, Quốc lộ 4B chạy theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, nối liền từ thành phố Lạng Sơn xuống thị trấn Lộc Bình, thị trấn Đình Lập và qua 5 xã, thị trấn trong huyện rồi ra Quảng Ninh. Đây là tuyến đường quan trọng cho giao lưu kinh tế - xã hội giữa Lạng Sơn - Quảng Ninh và các vùng khác [19]. Quốc lộ 31 chạy nối biên giới phía Đông - Bắc (Bản Chắt) xuống Tây - Nam và và chạy qua xuống vùng biển phía Đông - Bắc nước ta (Hạ Long) đây là tuyến đường quan trọng để giao lưu kinh tế giữa huyện với Trung Quốc , tỉnh Bắc Giang và các tỉnh phía Đông Bắc bộ. Huyện Đình Lập có tổng diện tích tự nhiên 118.956,5ha, là huyện có diện tích lớn trong tỉnh, địa hình phức tạp chủ yếu là đồi núi, độ cao trung bình từ 200-500m so với mặt biển, có đỉnh núi cao nhất 1.166m. Địa hình
- 22 nghiêng dần từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam. Vùng Đông - Bắc có độ cao trung bình từ 500-800m, địa hình bị chia cắt mạnh với độ dốc trung bình trên 35º. Đất của huyện Đình Lập thuộc loại địa hình có đồi núi dốc, chia cắt mạnh, địa hình dốc theo hướng từ Đông- Bắc xuống Tây Nam. Vùng Tây Nam có địa hình thấp hơn, phía Nam là vùng đồi thấp và thung lũng. Ruộng đất canh tác phần đa là ruộng bậc thang (Báo cáo tổng kết của UBND huyện Đình Lập -2018) [19]. Về khí hậu: Huyện Đình Lập nằm trong vùng khí hậu Á nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt trong năm. Do địa hình chi phối nên khí hậu Đình Lập có diễn biến phức tạp thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng ở các khu vực khác nhau có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau [19]. Về tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 118.956,5ha chiếm 14,45% diện tích của tỉnh Lạng Sơn. Đất có nguồn gốc phát sinh chủ yếu trên nền đá mẹ là phấn sa Rigili màu do phong đá và một phần sa thạch phân bố hầu hết các xã trong huyện. Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt, huyện đình lập bắt nguồn từ 4 con sông phố, sông lục nam, sông đồng khuy, sông kỳ cùng tổng chiều dài 136 km. Nguồn nước ngầm: Nước ngầm có độ sâu khoảng 10-15m việc khai thác còn hạn chế. [19] Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất Lâm nghiệp của huyện là 116.934,20ha. Trong đó: Diện tích rừng tự nhiên: 29.072,10ha, diện tích rừng trồng: 54.593,20ha, diện tích đất trống: 30.268,90ha. Sản phẩm khai thác nhựa thông trở thành nguồn thu nhập quan trọng, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện. [19]
- 23 2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Đình Lập Dân số: Dân số trung bình tại thời điểm năm 2018 là 27.845 người, trong đó nam: 13291 người nữ: 13952 người. Tỷ lệ tăng dân số tự ngiên là 13,08%, mật độ dân số: 23,5 người/km2 chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ kinh chiếm khoảng 20% [19]. Tình hình sử dụng đất: Theo kết quả tổng hợp số liệu thống kê đất đai năm 2018 của 12 xã, thị trấn có đến ngày 31/12/2018, tổng diện tích đất đai toàn huyện Đình Lập theo địa giới hành chính là 118.956,5 ha. Hiện trạng sử dụng đất được phân theo các nhóm chính sau [20]: 1. Nhóm đất nông nghiệp: 99.317,8ha. 2. Nhóm đất phi nông nghiệp: 10.095,7ha. 3. Nhóm đất chưa sử dụng: 9.542,9ha. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Đình Lập: Kinh tế ổn định, phát triển, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng, giá trị sản xuất tăng bình quân 10,99%, trong đó nông lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,74%, công nghiệp, xây dựng tăng 12,06%, thương mại, dịch vụ tăng 19,4%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 16,8 triệu đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2010. Từ năm 2015 đến năm 2018, thu ngân sách trên địa bàn hằng năm đều đạt và vượt dự toán tỉnh giao và tăng bình quân năm 10,8%. (Báo cáo tổng kết của UBND huyện Đình Lập-2018 [19]). Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có bước phát triển quan trọng, xây dựng 125 công trình tập trung ở các lĩnh vực: giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, y tế, văn hóa. Các công trình được đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo về tiến độ và chất lượng, được đưa vào khai thác, sử dụng có hiệu quả. Công tác xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đến nay, 10/10 xã quy hoạch xong xây dựng nông thôn mới, năm 2018 có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới. (Báo cáo tổng kết của UBND huyện Đình Lập - 2018) [19].
- 24 Việc bảo tồn di sản văn hoá được quan tâm, thực hiện, trong 2 năm 2014, 2015 huyện được UBND tỉnh ra Quyết định công nhận 2 di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh là đình Đông Quất, xã Cường Lợi và Nhà Cao Phố Cũ, thị trấn Đình Lập. Các chính sách đảm bảo an sinh xã hội được triển khai thực hiện tốt, công tác giảm nghèo thực hiện đạt kết quả tích cực, năm 2010 số hộ nghèo chiếm 51,02%, đến năm 2018 còn 26,05% [19]. Công tác quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo ổn định, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững; phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc được thực hiện có hiệu quả. [19]. 2.4. Hệ thống tổ chức quản lý và hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng 2.4.1. Hệ thống tổ chức quản lý của ngành lâm nghiệp Hệ thống tổ chức quản lý của ngành lâm nghiệp của tỉnh phân 3 cấp: Tỉnh, huyện, xã. - Cấp tỉnh: Có Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đây là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh thực chức năng quản lý Nhà nước về lâm nghiệp, lập kế hoạch, quy hoạch phát triển lâm nghiệp, giám sát các hoạt động về lâm nghiệp Trong đó, Chi cục Lâm nghiệp là cơ quan quản lý Nhà nước vê lâm nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện chức năng thực thi pháp luật nhà nước về bảo vệ rừng, phòng chống, chữa cháy rừng, kiểm tra tình hình quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo quy định, cập nhật, thống kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp hàng năm trên địa bàn toàn tỉnh. - Cấp huyện, có Phòng Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND huyện về công tác quản lý và phát triển rừng trên địa bàn huyện. Hạt Kiểm lâm trực thuộc Chi cục Kiểm lâm thực hiện tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện về công tác thực thi pháp luật bảo vệ rừng, phòng chống, chữa cháy rừng, kiểm tra tình hình quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo quy
- 25 định, cập nhật, thống kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp hàng năm trên địa bàn huyện, thành phố, thị xã. - Cấp xã (phường, thị trấn), nếu có đất quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp có Phó chủ tịch UBND phụ trách về nông – lâm nghiệp. Ngoài các đơn vị hành chính quản lý về lâm nghiệp còn có hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh, hành chính sự nghiệp tham gia quản lý và phát triển rừng. - Các đơn vị hành chính sự nghiệp: Trung tâm khuyến nông, Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng, Chi cục bảo vệ thực vật. các đơn vị này được giao nhiệm vụ chuyên môn như khuyến nông, khuyến lâm, cung cấp giống cây trồng, phòng trừ sâu bệnh hại .theo yêu cầu nông – lâm nghiệp của tỉnh. - Các ban quản lý rừng phòng hộ được giao nhiệm vụ thực hiện các kế hoạch của tỉnh gio cho hàng năm về quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng trên diện tích đất phòng hộ. 2.4.2. Hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng - Về tổ chức quản lý rừng: Toàn bộ diện tích rừng và đất rừng trên địa bàn huyện đã được xác lập và quy hoạch theo chức năng 2 loại rừng với cơ cấu tương đối hợp lý. Hệ thống tổ chức sản xuất lâm nghiệp được xác lập theo hướng xã hội hóa gồm nhiều hình thức tổ chức tham gia quản lý, sử dụng rừng khác nhau như Ban quản lý rừng, Doanh Nghiệp trong và ngoài quốc doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn, bản và chính quyền địa phương. Các chủ rừng đã nỗ lực trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương từ hoạt động nghề rừng. - Bảo vệ rừng: Được chú trọng đầu tư, đảm bảo giữ vững và phát triển vốn rừng, đặc biệt là diện tích rừng tự nhiên được quản lý, bảo vệ tốt, tăng khả năng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường, bảo vệ tính đa dạng sinh học và cung cấp lâm sản. Đã thu hút được một lực lượng đáng kể người dân địa phương tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, tạo thêm việc làm, tăng thu
- 26 nhập, làm cho ý thức người dân được nâng lên. Hệ thống kiểm lâm từng bước được kiện toàn, góp phần đáng kể vào việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm. Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng được chuẩn bị tốt và thường trực thường xuyên, các trang thiết bị ngày càng nâng cấp. - Về phát triển rừng: Có nhiều chuyển biến tích cực trong trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ phục hồi rừng. Khả năng thu hút đầu tư trồng rừng được cải thiện. Diện tích rừng trồng ngày càng tăng, độ che phủ đạt cao trung bình 76%, nâng cao khả năng phòng hộ và cung cấp lâm sản của rừng.
- 27 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Thời gian thực hiện: ngày 14 tháng 01 năm 2019 đến ngày 30 tháng 04 năm 2019. - Đối tượng: Các công việc thực hiện của Kiểm lâm địa bàn - Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động của Kiểm lâm địa bàn tại huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. 3.2. Nội dung thực hiện - Hiện trạng tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. - Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận trực thuộc hạt Kiểm lâm Đình Lập. - Nghiên cứu kết quả công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của hạt kiểm lâm Đình Lập giai đoạn 2016 – 2018 - Thành công, tồn tại và đề xuất giải pháp trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của hạt kiểm lâm Đình Lập. - Phân tích những năng lực người cán bộ kiểm lâm cần có để hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác. 3.3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thừa kế: Thu thập các tài liệu, số liệu thứ cấp sẵn có tại UBND các xã, thị trấn, Chi cục Kiểm Lâm tỉnh, Hạt kiểm lâm huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn và các phòng ban ngành có liên quan. - Thu thập các số liệu thông qua việc trao dổi trực tiếp với cán bộ kiểm lâm tại Hạt Kiểm lâm Đình Lập.
- 28 - Phương pháp so sánh: Để thấy được hiệu quả của công tác kiểm lâm địa bàn đạt được chúng tôi đã so sánh với chức năng, nhiệm vụ của kiểm lâm địa bàn theo các tiêu chí chuẩn của Nhà nước đối với ngành kiểm lâm. - Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu thu thập được sẽ được thống kê, và xử lý bằng phần mềm Excel trên máy tính.
- 29 Phần 4 KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ THẢO LUẬN 4.1. Hiện trạng tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn 4.1.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn Từ kết quả thu thập số liệu về tình hình sử dụng đất đai của huyện Đình Lập, các loại hình sử dụng đất của huyện ở bảng 4.1. Bảng 4.1. Các loại hình sử dụng đất của huyện Đình Lập Diện tích Thứ tự Loại đất Mã Tỉ lệ (%) (ha) I Tổng diện tích đất TN 118.956,5 100 1 Đất nông nghiệp NNP 99.317,8 83,5 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 5.060,1 4,3 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 94.190,1 79,2 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 77.692,8 65,3 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 16.497,3 13,9 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0,0 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 56,3 0,0 1.4 Đất làm muối LMU 0,0 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 11,4 0,0 2 Đất phi nông nghiệp PNN 10.095,7 8,5 3 Đất chưa sử dụng CSD 9.542,9 8,0 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 118,2 0,1 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 9.424,7 7,9 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 0,0 II Đất có mặt nước ven biển (quan sát) MVB 0,0 1 Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản MVT 0,0 2 Đất mặt nước ven biển có rừng MVR 0,0 3 Đất mặt nước ven biển có mục đích khác MVK 0,0 (Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Đình Lập -01/2019) [20]
- 30 Qua bảng 4.1 cho thấy tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 118.956,5ha, trong đó có 99.317,8ha đất nông nghiệp, 10.095,1 ha đất phi nông nghiệp và 9.542,9ha đất chưa sử dụng. Trong đất nông nghiệp có 94.190,1ha là đất lâm nghiệp, chiếm 79,2% so với tổng diện tích tự nhiên, đây là loại đất chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu sử dụng đất của toàn huyện. Các loại đất rừng được tổng hợp ở bảng 4.2. Bảng 4.2. Hiện trạng diện tích rừng trên địa bàn huyện Đình Lập Diện tích Tỉ lệ Loại đất rừng (ha) (%) Diện tích rừng 94.190,1 100,0 Diện tích quy hoạch phát triển lâm nghiệp Diện tích rừng ngoài quy hoạch phát triển lâm nghiệp 2.314,0 2,5 Diện tích rừng được quy hoạch phát triển lâm nghiệp 91.876,1 97,5 Loại rừng Rừng phòng hộ (đầu nguồn) 16.497,3 17,5 Rừng sản xuất 77.692,8 82,5 Rừng Đặc dụng 0,0 0,0 (Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Đình Lập - 01/2019) [20] Qua bảng 4.2 cho thấy: + Đất rừng sản xuất là 77.692,8ha, chiếm 65,3% diện tích đất tự nhiên + Đất rừng phòng hộ là 16.497,3ha, chiếm 13,9% diện tích đất tự nhiên + Đất rừng đặc dụng: không có. Đất rừng phòng hộ: Đất rừng phòng hộ có đến thời điểm ngày 31/12/2018 là 16.497,3 ha. (Diện tích đất rừng phòng hộ theo thống kê đất đai năm 2017 là 16.497,3 ha). Diện tích đất rừng phòng hộ không có biến động so với năm thống kê 2017. Các loại rừng trên địa bàn huyện Đình Lập được thể hiện ở bảng 4.3.
- 31 Bảng 4.3. Các loại rừng trên địa bàn huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn Diện tích Rừng phòng hộ Rừng TT Phân loại rừng (ha) (ha) sản xuất (ha) 1 Rừng phân loại theo nguồn gốc 94.190,1 16.497,3 77.692,8 1.1 Rừng tự nhiên 29.385,4 10.681,3 18.464,5 1.2 Rừng trồng 64.804,7 5.816,0 59.228,3 2 Rừng phân theo điều kiện lập địa 94.190,1 0,0 77.692,8 2.1 Rừng trên núi đất 94.176,6 16.497,3 77.679,3 2.2 Rừng trên núi đá 13,5 0,0 13,5 3 Rừng tự nhiên phân theo loại cây 29.385,4 10.681,3 18.464,5 3.1 Rừng gỗ 28.026,7 10.508,5 17.286,0 3.2 Rừng tre, nứa 13,1 12,1 3.3 Rừng hỗn giao (gỗ + tre, nứa) 1.345,6 172,8 1.166,4 (Nguồn: Số liệu thống kê của Hạt Kiểm lâm Đình Lập -1/2019) Qua bảng cho thấy diện tích rừng tự nhiên của huyện còn ít 29.385,4ha, trong đó có 10.681,3ha rừng phòng hộ và 18.464,54ha rừng sản xuất. Rừng trồng chiếm chủ yếu 64.804,7ha, trong đó rừng phòng hộ 5.816,0ha, còn rừng sản xuất chiếm 59.228,3ha. Rừng tự nhiên phân loại theo loại cây: Diện tích rừng trên núi đất là 59.228,3ha, rừng núi đá là 13,5ha. Rừng tự nhiên, nhóm cây thân gỗ diện tích là 28.026,7ha, tre nứa là 13,1ha. Rừng hỗn giao (gỗ + tre, nứa) có diện tích là 1.345,60ha.
- 32 4.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận trực thuộc hạt Kiểm lâm Đình Lập 4.2.1. Cơ cấu tổ chức của Hạt kiểm lâm Đình Lập Hạt trưởng Phó Hạt trưởng Tổ Kiểm lâm Bộ phận Kiểm lâm Kiểm lâm Bộ phận Thanh tra – cơ động và Hành địa bàn cấp cơ động Pháp chế phòng cháy, chính - xã. kiêm Kiểm chữa cháy Tổng hợp lâm địa bàn rừng Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức của Ban Quản Lý Rừng Hạt Kiểm Lâm Đình Lập Cơ cấu tổ chức của Hạt Kiểm lâm huyện Đình Lập được thể hiện ở hình 4.1. Qua hình cho thấy đứng đầu Hạt Kiểm lâm là Hạt trưởng, tiếp đến là Phó hạt trưởng - giúp việc trực tiếp cho hạt trưởng và thay mặt Hạt trưởng lúc vằng giải quyết các công việc trong thẩm quyền được giao. Trong Hạt kiểm lâm có các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện các công việc khác nhau, đảm bảo đạt mục tiêu nhiệm vụ chuyên môn và chính trị đạt ra. Các bộ phận giúp việc cho Hạt kiểm lâm cấp huyện. 1. Bộ phận Hành chính - Tổng hợp. 2. Bộ phận Thanh tra - Pháp chế.
- 33 3. Tổ kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng. 4. Kiểm lâm địa bàn cấp xã. 4.2.2. Định biên nhân sự tại Hạt kiểm lâm huyện Đình Lập Định biên nhân sự lực lượng cán bộ ban quản lý rừng tại Hạt kiểm lâm Đình Lập được thể hiện ở bảng 4.4. Bảng 4.4. Lực lượng cán bộ Ban quản lý rừng hạt kiểm lâm Huyện Đình Lập Số Ghi STT Bộ phận lượng Phụ trách chú (người) 1 Ban lãnh đạo Hạt 2 Lãnh đạo chung Phụ trách tổng hợp: lương, văn Bộ phận Hành 2 2 bản, công văn, lưu trữ và kỹ chính - Tổng hợp thuật Phụ trách công tác thanh tra, Bộ phận thanh tra kiểm tra đảm bảo các hoạt động 3 1 - Pháp chế của Hạt đúng pháp luật và tiếp nhận xử lý vi phạm Tổ Kiểm lâm cơ Tuần tra, xử lý cơ động; Tuyên động và phòng 4 5 truyền, xử lý công tác PCCC cháy, chữa cháy rừng; rừng Kiểm lâm địa bàn Thực hiện chức trách nhiệm vụ 5 10 cấp xã của KLĐB tại các xã Kiểm lâm cơ Tuần tra, xử lý cơ động; Tuyên 6 động, kiêm nhiệm 2 truyền công tác PCCC rừng; kiểm lâm địa bàn Thực hiện nhiệm vụ của KLĐB Tổng 22 (Nguồn: Số liệu điều tra 1/2019)
- 34 Tổ chức bộ máy của Hạt kiểm lâm huyện Đình Lập gồm có 2 lãnh đạo, một Trưởng hạt, một Phó hạt trưởng có chức năng điều hành mọi hoạt động Hạt. Tổ Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng có 3 người với chức năng thường xuyên tuần tra, xử lý cơ động các vụ việc liên quan đến rừng và tuyên truyền. Bộ phận phòng cháy chữa cháy làm nhiệm vụ tuyên truyền phòng cháy chữa cháy rừng, tổ chức lập kế hoạch, tập huấn cho người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa cháy rừng. Lực lượng đông nhất trong Hạt là kiểm lâm địa bàn cấp xã, có 10 người, phụ trách 10 xã. Có 2 kiểm lâm cơ động kiêm nhiệm kiểm lâm địa bàn 2 thị trấn. Đây, lực lượng trực tiếp làm công tác quản lý, bảo vệ và hỗ trợ người dân phát triển rừng tại địa bàn các xã. Hạt kiểm lâm huyện Đình Lập là đơn vị trực thuộc Chi cục kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn, chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện về tổ chức bộ máy, biên chế và chuyên môn, nghiệp vụ của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân huyện theo quy định. 4.2.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hạt kiểm lâm Đình Lập Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hạt kiểm lâm Đình Lập 1. Tham mưu cho người đứng đầu Kiểm lâm cấp tỉnh – Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn và Ủy ban nhân dân cấp huyện: - Xây dựng chương trình, kế hoạch, phương án về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn quản lý. - Phối hợp các cơ quan, tổ chức, lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ rừng thuộc sở hữu toàn dân nơi Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê. - Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
- 35 2. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên phạm vi địa bàn được giao quản lý – là huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. - Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án về quản lý rừng, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp. - Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng; phương án phòng cháy và chữa cháy rừng của chủ rừng; phối hợp với chủ rừng tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp thuộc địa bàn quản lý. - Theo dõi diễn biến rừng, kiểm kê rừng. - Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy rừng cho tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở; xây dựng lực lượng quần chúng, tổ, đội phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo vệ rừng. - Thông tin kịp thời về dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; triển khai các biện pháp phòng cháy rừng; tham mưu cho cấp có thẩm quyền tổ chức huy động lực lượng, phương tiện trên địa bàn tổ chức chữa cháy rừng. - Kiểm tra, xác minh, xác nhận nguồn gốc lâm sản; kiểm tra việc khai thác, vận chuyển, chế biến, mua bán, gây nuôi, trồng cấy các loài động vật rừng, thực vật rừng theo quy định của pháp luật. - Tổ chức đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra vụ án hình sự hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật. - Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động quần chúng nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- 36 - Quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng, đồng phục theo quy định của pháp luật. - Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo định kỳ và theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. 3. Quản lý, chỉ đạo hoạt động của Trạm Kiểm lâm và Kiểm lâm làm việc tại địa bàn thực hiện các nhiệm vụ tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, phương án về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp. 4. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao. 4.2.4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận trực thuộc Hạt kiểm lâm huyện Đình Lập Theo Nghị định 01/2019/NĐ-CP Về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng quy định. - Ban lãnh đạo Hạt – Hạt trưởng và phó hạt trưởng. Hạt trưởng Hạt kiểm lâm kiểm lâm huyện Đình Lập có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo, quản lý hoạt động nghiệp vụ đối với công chức của đơn vị. + Quản lý tổ chức, biên chế, kinh phí, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức của đơn vị theo quy định của pháp luật. + Bố trí, chỉ đạo, kiểm tra công chức kiểm lâm địa bàn cấp xã; theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp. + Xử lý hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xử lý các vụ vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật. + Kiểm tra việc thực hiện các phương án, quy hoạch, thiết kế kinh doanh rừng, quy trình điều chế, khai thác.
- 37 + Chịu sự chỉ đạo, điều hành, chấp hành chế độ báo cáo thống kê và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Các bộ phận giúp việc có các chức năng sau: - Bộ phận Hành chính tổng hợp: Bộ phận này phụ trách tổng hợp các công việc của Hạt do Hạt trưởng giáo phó như làm lương cho cán bộ viên chức của Hạt, nhận, giao, xử lý, soạn thảo, lưu trữ các văn bản, công văn, đến và đi của Hạt. Thực hiện các công việc mang tính kỹ thuật nghiệp vụ trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. - Tổ Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng: Bộ phận này có nhiệm vụ tuần tra, xử lý cơ động các vụ việc trên địa bàn huyện quản lý. Tổ chức tuyên truyền về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Tổ chức tập huấn về các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng cho người dân trong địa bản quản lý có rừng. Tham mưu, tìm kiếm các giải pháp phòng cháy rừng hiệu quả nhằm ngnư chặn được các vụ cháy rừng trong địa bàn quản lý. - Tổ Kiểm lâm cơ động kiêm nhiệm công tác Kiểm lâm địa bàn phụ trách hai thị trấn của huyện có diện tích không lớn. Là Kiểm lâm viên làm công tác tuần tra cơ động kiểm soát lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng thuộc Hạt Kiểm lâm được phân công kiêm nhiệm phụ trách địa bàn xã với 50% quỹ thời gian hoạt động tại địa phương. - Kiểm lâm địa bàn cấp xã: Quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm của Kiểm lâm địa bàn tại huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn: 1. Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng, đất lâm nghiệp; xây dựng các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu hại rừng, xây dựng phương án, kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi phương án được phê duyệt, huy động lực
- 38 lượng dân quân tự vệ, các lực lượng và phương tiện khác trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng, chống phá rừng trái phép. 2. Thống kê, kiểm kê rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn được phân công; kiểm tra việc sử dụng rừng của các chủ rừng trên địa bàn, xác nhận về nguồn gốc lâm sản hợp pháp theo đề nghị của chủ rừng trên địa bàn. 3. Phối hợp với các lực lượng bảo vệ rừng trên địa bàn trong việc bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; hướng dẫn và giám sát các chủ rừng trong việc bảo vệ và phát triển rừng. 4. Hướng dẫn, vận động cộng đồng dân cư thôn, bản xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ rừng tại địa bàn. 5. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. 6. Tổ chức kiểm tra, phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; xử lý các vi phạm hành chính theo thẩm quyền và giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật. 4.3. Kết quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Hạt kiểm lâm Đình Lập giai đoạn 2016 – 2018 4.3.1 Kết quả thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng giai đoạn 2016 – 2018 Trong thời gian thực tập em đã tìm hiểm về công việc của Kiểm lâm tại Hạt kiểm lâm Đình Lập, qua đó em đã tổng hợp được các công việc của Hạt Kiểm lâm trong 3 năm (2016-2018) như bảng 4.5.
- 39 Bảng 4.5. Kết quả công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng TT Hoạt động Kết quả Ảnh hưởng Xây dựng phương Xây dựng được 12 Ngăn chặn được các vụ 1 án QLBVR và phương án QLBVR cho phá rừng, cháy rừng PCCCR các xã Trách nhiệm bảo vệ Xây dựng các tổ, Xây dựng được 190 tổ rừng và PCCCR từ cấp 2 đội quần chúng bảo đội BVR và PCCCR thôn, bản được nâng vệ rừng, PCCCR cấp thôn, bản lên Ngăn chặn được các Xử lý vi phạm hành 45 vụ vi phạm hành hành vi như chặt, đốt, 3 chính chính săn bắn, buôn bán lâm sản trái phép Tham mưu cho chủ tịch Giúp chính quyền địa Xác nhận nguồn xã cấp 1890 giấy phép 4 phương quản lý được gốc lâm sản có khối lượng khai thác lâm sản trên địa bàn 12.538,0 m3 gỗ Tuyên truyền vận Người dân đã nhận Tổ chức được 190 lớp động nhân dân tham thức được về pháp luật 5 tuyên truyền với 8.500 gia bảo vệ rừng và trong lĩnh vực QLBVR lượt người tham gia PCCCR. và phát triển rừng Làm căn cứ quy hoạch, Theo dõi diễn biến Số liệu tăng giảm diện 6 kiểm kê rừng và các kế tài nguyên rừng tích rừng hoạch phát triển rừng (Nguồn: Số liệu thống kê của Hạt kiểm lâm huyện Đình Lập – 1/2019) Qua bảng 4. 5 cho thấy kết quả về công tác tham mưu trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng (2016 – 2018) của kiểm lâm địa bàn huyện Đình Lập là đã Xây dựng được 12 phương án QLBVR cho các xã, thị trấn; Xây dựng được 190 tổ đội BVR và PCCCR cấp thôn, bản; Tham mưu cho chủ tịch xã cấp 1890 giấy phép có khối lượng khai thác 12.538,0 m3 gỗ; Tổ chức được
- 40 190 lớp tuyên truyền với 8.500 lượt người tham gia, từ đó giúp chính quyền địa phương quản lý được lâm sản trên địa bàn, người dân nhận thức được về pháp luật trong lĩnh vực QLBVR và phát triển rừng. Trách nhiệm bảo vệ rừng và PCCCR từ cấp thôn, bản được nâng lên rõ rệt. Trong thời gian thực tập 4 tháng đầu năm 2109 tại Hạt Kiểm lâm cũng đã được tham gia tất cả các công việc của Hạt như: Tham gia xây dựng được 2 phương án QLBVR cho các xã; xây dựng được 2 tổ đội BVR và PCCCR cấp bản, tham gia dự 2 vụ vi phạm luật bảo vệ rừng; tham gia tổ chức và tập huấn tuyên truyền biện pháp phòng cháy chữa cháy bảo vệ rừng cho 4 lớp với 200 lượt người tham gia. Qua các công việc trong thời gian thực tập em đã tiếp thu được những kiến thức thực tế mà khi ngồi trong nhà trường không thể có được, em cảm thấy mình đã lớn lên nhiều sau thời gian thực tập này. 4.3.1.1. Kết quả huy động lực xây dựng các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2016-2018 Những năm qua nhờ có kiểm lâm địa bàn tham mưu tư vấn cho xã và các thôn bản thành lập nhiều tổ, đội bảo vệ rừng tại các thôn bản. Trên địa bàn huyện đã có tổng số 190 tổ đội bảo vệ rừng. Trong số đó, đội phát triển rừng có số lượng lớn nhất là 55 đội. Trong bản có nhiều đất rừng hình thành nhiều đội phát triển rừng, những người trong đội giúp đỡ nhau trong việc trồng rừng qua hình thức đổi công để trồng cây gây rừng. Tiếp đến là tuyên truyền bảo vệ rừng có 41 đội, bình quân có gần 4 đội trong một xã. Mô hình này bao gồm: trưởng bản, lực lượng an ninh và trưởng các đoàn thể trong bản chịu trách nhiệm tuyên truyền, vận động toàn bộ người dân trong bản bảo vệ rừng, cấm chặt phá rừng. Tuyên truyền, vận động người dân không canh tác gần rừng, khi đốt nương phải thông báo cho chính quyền xã để cử người túc trực, nhiều bản còn đưa việc bảo vệ, phát triển rừng vào quy ước, hương ước để thực hiện.
- 41 Tổ đội tuần tra có 32 đội, các tổ, đội xung kích tuần tra bảo vệ rừng ở các bản được trang bị cuốc xẻng, đèn pin, áo mũ, có nhiệm vụ cùng Công an xã, Kiểm lâm cắm địa bàn tuần tra 24/24h, nhất là những khu vực rừng già, rừng phòng hộ. Trong tổ đội tuần tra bảo vệ rừng, mọi người trong tổ luân phiên nhau đi tuần tra, không cho người lạ vào rừng khai thác, săn bắn trên diện tích rừng được bảo vệ; về mùa khô hanh chủ động các phương án trực phòng cháy rừng, khoanh vùng những nơi có nguy cơ cháy cao rồi tham mưu với UBND xã, kiểm lâm địa bàn xây dựng các phương án chống cháy rừng. Những ngày thời tiết khô hanh có nguy cơ cháy rừng cao, tổ thực hiện canh gác, ngăn chặn việc người dân đốt rừng làm nương, nghiêm cấm những người không có nhiệm vụ tự ý vào rừng. Bảng 4.6. Kết quả xây dựng các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu hại rừng giai đoạn 2016-2018 Số lượng(người) Loại hình quần chúng Bảo vệ, TT Tăng, phát triển rừng 2016 2018 giảm 1 Tuần tra bảo vệ rừng 22 32 + 10 2 Phát triển rừng 35 55 + 20 3 Phòng cháy, chữa cháy 24 38 + 14 4 Tuyên truyền bảo vệ rừng 28 41 + 13 5 Phòng trừ sâu hại 12 12 0 6 Quản lý bảo vệ rừng cộng đồng 12 12 0 Tổng 135 190 + 55 (Nguồn: Số liệu thống kê của Hạt kiểm lâm huyện Đình Lập, 1/2019) Đặc biệt ở đây có đội Quản lý bảo vệ rừng cộng đồng, tổ trưởng bảo vệ rừng cấp thôn quản lý rừng, quy định người trong bản đi vào rừng hái lượm cần phải thông báo cho người trong tổ biết, tránh tình trạng không thông báo khi người trong tổ đi kiểm tra phát hiện sẽ bị phạt tiền. Số tiền đó sẽ được
- 42 sung vào quỹ phát triển và bảo vệ rừng của bản. Người trong bản chỉ được lấy gỗ ở rừng cộng đồng khi có nhu cầu làm nhà với điều kiện phải được nhân dân trong bản, chính quyền đồng ý, còn bình thường quy ước của bản quy định người dân chỉ khai thác đủ để làm nhà cho mình và không được khai phá làm nương. Nhờ thực hiện tốt mô hình bảo vệ rừng cộng đồng nên diện tích rừng ở các bản ngày càng phát triển tốt. Rừng cộng đồng không chỉ giúp cho người dân có gỗ làm nhà mà còn cung cấp măng, củi, nơi chăn thả gia súc, giữ nguồn nước Hiện nay các tổ, đội bảo vệ rừng này đã và đang hoạt động có hiệu quả đem lại lợi ích to lớn cho người dân, cũng như cho Nhà nước trong việc quản lý bảo vệ rừng. 4.3.1.2. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật của Hạt kiểm lâm Đình Lập (2016-2018) Hình thức Năm Năm Năm Hình thức ĐVT Tổng vi phạm 2016 2017 2018 Chặt cây Vụ 15 7 5 27 Số vụ vi lấy củi phạm Luật Chặt cây Vụ 2 0 0 2 BV và PTR lấy gỗ Săn bắn động vật rừng Vụ 9 5 2 16 Số vụ cháy Rừng tái sinh Vụ 0 0 0 0 rừng Rừng trồng Vụ 0 0 0 0 Diện tích Rừng tái sinh ha 0 0 0 0 rừng bị cháy Tổng 26 12 7 45 (Nguồn: Số liệu thống kê của Hạt kiểm lâm huyện Đình Lập 1/2019 Số liệu bảng 4.7 cho thấy kết quả xử lý các vụ vi phạm luật bảo vệ rừng trong 3 năm từ 2016 đến 2018 là 45 vụ, trong đó có 26 vụ trong năm 2016, 12 vụ năm 2017 và 7 vụ năm 2018. Qua kết quả trên cho thấy các vụ vi phạm
- 43 luật bảo vệ rừng có xu hướng giảm. Đây là kết quả của việc tuyên truyền bảo vệ rừng của kiểm lâm địa bàn và các tổ, đội bỏ vệ rừng. Trong 3 năm theo dõi, chỉ có năm 2016 sảy ra 2 vụ chặt cây lấy gỗ được phát hiện sớm nên không thiệt hại nhiều về cây rừng. Trong các năm số vụ săn bắn động vật rừng là 16 vụ, trong đó 2016 có 9 vụ, 2017 có 5 vụ, 2018 có 2 vụ. Bảng 4.8. Kết quả xử lý vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng tại địa bàn nghiên cứu TT Nội dung ĐVT 2016 2017 2018 Tổng Số vụ vi phạm Vụ 26 12 7 45 1 Xử lý hành chính Vụ 26 12 7 45 Xử lý hình sự Vụ 0 0 0 0 2 Tịch thu tang vật gỗ tròn các loại Vụ 0 0 0 0 3 Tịch thu tang vật gỗ xẻ các loại Vụ 0 0 0 0 4 Tịch thu tang vật gỗ, cây rừng khác Vụ 2 0 0 0 Tịch thu tang vật động vật hoang dã Vụ 9 5 2 16 Rắn con 2 0 5 chim con 25 18 4 47 Dúi con 5 2 0 7 Sóc con 2 0 0 2 (Nguồn: Số liệu thống kê của Hạt kiểm lâm huyện Đình Lập 1/2019) Các vụ xử lý hành chính vi phạm luật bảo vệ rừng từ năm 2016-2018 là 45 vụ chủ yếu là người dân vào rừng chặt cây lấy củi không xin phép (27 vụ). Có 2 vụ xử lý hành chính và tịch thu tang vật là cây gỗ loại nhỏ và 16 vụ săn bắn động vật rừng; không có vụ nào xử lý hình sự. Động vật rừng bị săn băn chủ yếu là chim (47 con) và dúi (7 con).
- 44 4.3.1.3. Kết quả công tác tuyên truyền về luật BV &PT rừng tại địa phương Bảng 4.9. Kết quả tuyên truyền các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng Số hộ Tỷ lệ STT Ý kiến của người dân gia đình % 1 Sẵn sàng tham gia tổ, đội bảo vệ và phát triển rừng 89/100 98,0 2 Không tham gia 0,0 0,0 3 Có thời gian thì tham gia 11/100 11,0 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phỏng vấn trực tiếp người dân) Qua bảng 4.9 ta thấy rằng: Người dân trên địa bàn nghiên cứu rất có ý thức trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Số người sẵn sàng tham gia các hoạt động về bảo vệ và phát triển rừng chiếm tỷ lệ lớn 89,0%. Nếu các cấp chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức các hoạt động, phong trào có liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển rừng thì những người dân nơi đây sẽ tham gia rất nhiệt tình, ý thức của người dân cũng sẽ được nâng cao. 4.3.2. Kết quả thực hiện công tác phát triển rừng giai đoạn 2016 – 2018 4.3.2.1. Kết quả đề xuất quy hoạch đất phát triển rừng giai đoạn 2016-2018 Qua kết quả điều tra ở bảng 4.6 cho chúng ta thấy diện tích đất có rừng bao gồm diện tích rừng trồng chưa đạt tiêu chí thành rừng trong kỳ cuối quy hoạch là 94.594,50ha, tăng so với kỳ đầu là 404,4ha. Đối với diện tích rừng phân loại theo nguồn gốc tại huyện Đình Lập ở kỳ cuối quy hoạch là 94.594,50ha, tăng so với kỳ đầu là 3.548,6ha. Rừng phân theo điều kiện lập địa kỳ cuối là 94.190,10ha, tăng so với kỳ đầu quy hoạch là 3.548,6ha. Rừng tự nhiên phân theo loại cây kỳ đầu quy hoạch là 29.479,60ha, do khai thác chuyển mục đích sử dụng nên diện tích rừng đã giảm -94,2ha, kỳ cuối còn lại là 29.385,40ha. Diện tích giảm này thuộc nhóm cây gỗ, nhóm rừng tre nứa và hỗn giao diện tích vẫn giữ nguyên không thay đổi ở kỳ đầu và kỳ cuối quy hoạch.
- 45 Bảng 4.10. Kết quả quy hoạch đất rừng phân theo mục đích sử dụng Diện tích Diện tích kỳ Diện tích TT Phân loại rừng kỳ cuối Ghi chú đầu (ha) thay đổi (ha) (ha) Bao gồm diện Diện tích 1 94.190,10 404,4 94.594,50 tích rừng trồng đất có rừng chưa thành rừng Rừng phân 2 91.045,90 3.548,60 94.594,50 theo nguồn gốc 1.1. 2.1 Rừng tự nhiên 29.291,20 -94,2 29.385,4 Rừng thứ sinh 1.2. 2.2 Rừng trồng 61.566,30 3.642,80 65.209,1 Rừng phân 3 theo điều kiện 90.641,50 3.548,60 94.190,10 lập địa Rừng trên núi 3.1 90.628,00 3.548,60 94.176,6 đất Rừng trên núi 3.2 13,5 0 13,5 đá Rừng tự nhiên 4 phân theo loại 29.479,60 -94,2 29.385,40 cây 4.1 Rừng gỗ 28.120,90 -94,2 28.026,7 4.2 Rừng tre, nứa 13,1 0 13,1 Rừng hỗn giao 4.3 1,345,6 0 1.345,60 (gỗ + tre, nứa) (Nguồn: Số liệu thống kê của Hạt kiểm lâm huyện Đình Lập – 1/2019) 4.3.2.2. Công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và độ che phủ trong trong các xã, thị trấn huyện Đình Lập Kết quả theo dõi diễn biến rừng và độ che phủ tại các xã, thị trấn huyện Đình Lập qua các năm 2016, 2017, 2018 được thể hiện ở bảng 4.11.
- 46 Bảng 4.11. Theo dõi diễn biến rừng tại khu vực nghiên cứu qua các năm 2016 2017 2018 Đơn vị hành Độ che Độ che Độ che Diện tích Diện tích Diện tích TT chính xã, thị phủ phủ phủ có rừng có rừng có rừng trấn rừng rừng rừng (Ha) (Ha) (Ha) (%) (%) (%) 1 Bắc Lãng 3.360,1 57,8 5.019,6 86,3 5.169,3 88,0 2 Bắc Xa 9.190,5 58,7 9.587,6 61,3 11.002,5 61,2 3 Bính Xá 11.746,7 81,4 12.478,8 86,7 11.615,9 86,7 4 Cường Lợi 6.844,9 70,4 6.389,2 81,3 7.019,8 81,5 5 Châu Sơn 6.339,1 81,9 7.321,1 75,8 8.565,5 76,5 6 Đình Lập 10.102,8 77,8 9.967,8 75,5 11.239,7 75,9 7 Đồng Thắng 1.785,6 32,6 1.816,5 33,7 4.966,7 92,0 8 Kiên Mộc 11.423,5 68,9 11.945,9 75,7 14.461,6 76,0 9 Lâm Ca 9.725,5 70,0 10.911,5 78,4 12.050,3 79,2 10 TT Đình Lập 411,6 64,4 407,1 64,2 366,4 64,2 11 TT Thái Bình 827,8 70,6 844,7 72,8 811,4 73,6 12 Thái Bình 10.144,4 68,8 10.149,9 65,8 6.920,9 65,8 Tổng 81.902,5 68,9 86.880,3 73,0 94.190,1 76,0 (Nguồn: Số liệu thống kê của Hạt kiểm lâm Đình Lập-1/2019) Kết quả ở bảng thống kê cho thấy sau 3 năm diện tích rừng và độ che phủ của huyện tăng lên rõ rệt, từ 81.902,5ha năm 2016, lên 86.880,3ha năm 2017, 90.440,0ha năm 2018. Độ che phủ trung bình năm 2016 chỉ đạt 68,9%, sang năm 2017 đạt 73%, đến năm 2018 đạt 76%. Như vậy sau 3 năm diện tích rừng của toàn huyện tăng thêm 8.537,50ha, độ che phủ trung bình tăng thêm 7,1%. Qua bảng còn cho thấy năm 2018 xã có diện tích lớn nhất là Bính Xá 12.481,8 ha, tiếp đến là xã Kiên Mộc có 11.989,8ha. Hai thị trấn có diện tích dưới 1000ha, nhỏ nhất là thị trấn Đình Lập có 407,1ha tiếp đến là thị trấn
- 47 Thái Bình có 854,5ha. Kết quả điều tra về diện tích rừng tăng giảm qua các năm 2016, 2017 và 2018 ở các xã, thị trấn huyện Đình Lập được thể hiện ở bảng 4.12. Tính theo đơn vị hành chính, xã Đồng Thắng là phát triển rừng mạnh nhất, từ diện tích rừng là 1.785,6ha, độ che phủ có 32,6% năm 2016, nhờ có sự hỗ trợ giúp đỡ kiểm lâm địa bàn, cùng với sự chỉ đạo của quyết liệt của chính quyền sở tại và sự đồng thuận của người dân, phong trào trồng rừng phát triển mạnh. Năm 2018 diện tích rừng là 4.966,7ha so với năm 2106, tăng thêm 3.181,1ha, độ che phủ đạt 92,0% cao nhất huyện. Tiếp đến là xã Kiên Mộc có diện tích rừng tăng là 3.038,1ha so với năm 2016. Địa phương có diện tích rừng giảm nhiều nhất trong 3 năm là xã Thái Bình, giảm 3.223,5ha, tiếp đến là xã Bính Xá, giảm 862,9ha. Diện tích rừng sản xuất năm 2018 có biến động so với năm 2017 là do: - Đất rừng sản xuất có đến thời điểm 31/12/2018 là 77.692,79ha, tăng 102,75ha so với năm 2018 (Diện tích đất rừng sản xuất theo thống kê đất đai năm 2017 là 77.590,04ha). Diện tích đất rừng sản xuất tăng, giảm trong năm 2018 như sau: - Phần tăng: + Tăng 66,01ha từ đất đồi núi chưa sử dụng, nguyên nhân do người dân đưa đất chưa sử dụng vào trồng rừng sản xuất tại xã Châu Sơn + Tăng 55,5ha từ đất dự án bãi rác thải huyện Đình Lập đã được UBND tỉnh đã giao cho công ty Huy Hoàng tại Quyết định số 2150/QĐ – UBND ngày 25/11/2015 (đã được thống kê vào mục đích đất bãi thải, xử lý chất thải năm 2017). Ngày 19/10/2018 UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Quyết định số 2061/QĐ-UBND về việc thu hồi đất, giao cho Trung tâm phát triển Quỹ đất huyện Đình Lập quản lý, sử dụng.
- 48 Bảng 4.12. Diện tích rừng tăng giảm qua các năm tại huyện Đình Lập Diện tích rừng Diện tích rừng Diện tích năm 2017 Năm 2018 Đơn vị hành rừng Tăng, Tăng, Tăng, TT chính xã, thị năm giảm so giảm so giảm so trấn 2016 (ha) (ha) với 2016 với 2016 với 2017 (ha) (ha) (ha) (ha) 1 Bắc Lãng 3.360,1 5.019,6 1.659,5 5.169,3 1.809,2 149,7 2 Bắc Xa 9.190,5 9.587,6 397,1 11.002,5 1.812,0 1.414,9 3 Bính Xá 11.746,7 12.478,8 732,1 11.615,9 -130,8 -862,9 4 Cường Lợi 6.844,9 6.389,2 -455,7 7.019,8 174,9 630,6 5 Châu Sơn 6.339,1 7.321,1 982,0 8.565,5 2.226,4 1.244,4 6 Đình Lập 10.102,8 9.967,8 -135,0 11.239,7 1.136,9 1.271,9 7 Đồng Thắng 1.785,6 1.816,5 30,9 4.966,7 3.181,1 3.150,2 8 Kiên Mộc 11.423,5 11.945,9 522,4 14.461,6 3.038,1 2.515,7 9 Lâm Ca 9.725,5 10.911,5 1.186,0 12.050,3 2.324,8 1.138,8 10 TT Đình Lập 411,6 407,1 -4,5 366,4 -45,2 -40,7 11 TT Thái Bình 827,8 844,7 16,9 811,4 -16,4 -33,3 12 Thái Bình 10.144,4 10.149,9 5,5 6.920,9 -3.223,5 -3.229,0 Tổng 81.902,5 86.880,3 4.977,8 94.190,1 12.287,6 7.309,8 (Nguồn: Số liệu thống kê của Hạt kiểm lâm Đình Lập-1/2019) - Phần giảm: + Giảm 0,31 ha sang đất ở tại nông thôn, nguyên nhân giảm là do chuyển mục đích sử dụng đất tại xã Bắc Xa và xã Lâm Ca. + Giảm 0,03 ha sang đất ở tại đô thị, nguyên nhân giảm là do chuyển mục đích sử dụng đất tại thị trấn Nông Trường Thái Bình. + Giảm 0,04 ha sang đất Quốc phòng, nguyên nhân giảm là do thu hồi đất để giao cho BCH Quân sự huyện Đình Lập để quản lý và sử dụng vào mục đích Quốc phòng tại xã Đình Lập.
- 49 + Giảm 0,2 ha sang đất xây dựng công trình sự nghiệp, nguyên nhân do thu hồi đất để xây dựng trường mầm non II xã Bính Xá và xây dựng điểm trường Pàn Mò – trường mầm non I xã Bính Xá. + Giảm 1,04 ha sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, nguyên nhân là do chuyển mục đích để xây dựng dự án nhà máy chế biến nhựa thông tại xã Cường Lợi; Chuyển mục đích sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (Cơ sở sản xuất nước khoáng thiên nhiên) tại xã Đình Lập. + Giảm 17,14 ha sang đất có mục đích công cộng, do thu hồi để thực dự án Nâng cấp đường Bản Văn - Nà Pè, Nâng cấp đường Bản Háng - Tắp Tính tại xã Bắc Xa; Dự án đường tránh ngập vào trung tâm các xã nghèo miền núi 30A; Đồng Thắng, Cường Lợi, Lâm ca tại xã Cường Lợi (Đoạn bổ sung); Bổ sung thực hiện dự án Đường Châu Sơn - Khe Luống - dốc 6 độ tại xã Kiên Mộc; Công trình đường Khe Bủng - Dốc 6 độ, Khu kinh tế quốc phòng Mẫu Sơn tại xã Bính Xá, Dự án Công trình đường đến trung tâm các xã Xuân Dương - Ái Quốc (huyện Lộc Bình) và xã Thái Bình (huyện Đình Lập) và thu hồi đất giao cho công ty Áo xanh để sử dụng vào mục đích đất bãi thải, chôn lấp chất thải tại xã Đình Lập, Thu hồi đất giao cho UBND xã Đình Lập để sử dụng vào mục đích xây dựng đường giao thông nông thôn tại thôn Bình Chương I, thực hiện xây dựng nhà văn hóa thôn Kéo Cấn, thôn Hạnh Phúc xã Bắc Xa. 4.4. Thành công, tồn tại và đề xuất giải pháp trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của hạt kiểm lâm Đình Lập 4.4.1. Thành công trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Đình Lập tỉnh Lạng Sơn Huyện Đình Lập hiện có 94.190,10ha rừng, tăng so với năm 2016 là 12.287,60ha. Huyện đã quy hoạch cho đất lâm nghiệp là 91.876,1ha và phân
- 50 bố trên địa bàn 12 xã, thị trấn. Đặt biệt huyện Đình lập có độ che phủ rừng rất cao, năm 2018 đạt 76%. Thực hiện chủ trương của Chính phủ về xã hội hóa nghề rừng, nâng cao trách nhiệm của Chính quyền địa phương các cấp trong quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, từ năm 2006 Chi cục Kiểm lâm đã phân công Kiểm lâm về phụ trách địa bàn xã, phường có rừng (gọi tắt là Kiểm lâm địa bàn) để giúp UBND xã, phường thực hiện tốt trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp tại địa phương theo quy định tại Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN ngày 04/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hiện tại, trên địa bàn 12 xã, thị trấn có rừng của huyện đã bố trí 12 KLĐB phụ trách 12 xã, thị trấn. Trong số này có 02 KLĐB bán phụ trách 02 thị trấn, có 10 KLĐB chuyên trách; có 10 KLĐB đại học và 02 KLĐB trung cấp; kỹ năng tin học của KLĐB đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Việc bố trí KLĐB được thực hiện linh hoạt theo 02 hình thức: - Kiểm lâm địa bàn chuyên trách: Là Kiểm lâm viên thuộc Hạt Kiểm lâm phân công về công tác tại UBND xã, Thị trấn với 100% quỹ thời gian hoạt động tại địa phương. - Kiểm lâm nghiệp vụ kiêm nhiệm công tác Kiểm lâm địa bàn: Là Kiểm lâm viên làm công tác quản lý bảo vệ rừng thuộc Hạt Kiểm lâm được phân công kiêm nhiệm phụ trách địa bàn xã với 50% quỹ thời gian hoạt động tại địa phương. - Qua quá trình hoạt động của KLĐB tại huyện cho thấy KLĐB đã và đang thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm đúng với yêu cầu, quy định của ngành. KLĐB đã tham mưu cho UBND cấp xã, thị trấn tổ chức thực hiện tốt trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, qua đó vai trò trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng và chính quyền cơ sở đã được nâng lên và có những chuyển biến tích cực, đến nay nhiều xã, phường đã chủ động xây dựng
- 51 phương án, kế hoạch hàng năm về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Các hoạt động đã được KLĐB triển khai đồng bộ từ việc hướng dẫn chủ rừng xây dựng phương án, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng chủ động phòng ngừa thảm họa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ, phối hợp với các lực lượng công an, quân sự, dân chính của địa phương thực hiện kiểm tra, truy quét rừng, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng; chủ trì thực hiện theo dõi diễn biến rừng, thống kê, kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp, nắm tình hình quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của các chủ rừng để tham mưu, báo cáo theo quy định đến việc tham mưu UBND xã, thị trấn xác nhận lâm sản có nguồn gốc hợp pháp; tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư và hướng dẫn xây dựng và thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong công đồng. - Kiểm lâm địa bàn trong thời gian qua cho thấy Hạt Kiểm lâm đã kịp thời nắm bắt chủ trương của ngành và triển khai nhiệm vụ KLĐB đúng yêu cầu, đúng quy định, qua đó đã làm thay đổi cơ bản nhận thức, quan điểm về mô hình hoạt động của Kiểm lâm trong điều kiện mới. Hầu hết chính quyền địa phương đánh giá việc phân công Kiểm lâm về phụ trách địa bàn xã, thị trấn theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một chủ trương đúng đắn, tạo ra chuyển biến tích cực trong nhận thức và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của lực lượng Kiểm lâm trong tình hình mới, tạo ra bước tiến mới trong công tác bảo vệ rừng từ cơ sở. KLĐB góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng và chủ rừng trong việc tuần tra bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, đầu tư phát triển rừng; gắn kết hoạt động của Kiểm lâm với công tác tham mưu cho chính quyền địa phương tổ chức thực hiện toàn diện các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nhằm ngăn chặn có hiệu quả việc xâm hại rừng và giảm thiểu thiệt hại về tài nguyên và môi trường rừng.
- 52 4.4.2. Những tồn tại trong thực hiện công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Đình Lập tỉnh Lạng Sơn Qua nghiên cứu học tập tại Hạt kiểm lâm Đình Lập nhận thấy: Trên địa bàn huyện Đình lập vẫn còn những vụ chặt cây rừng, số vụ vào rừng lấy củi không được phép vẫn còn nhiều. Tình trạng săn bắt động vật rừng như chim, dúi v.v vẫn còn nhiều, các vụ việc này cần kiên quyết ngăn chặn xử lý tránh tình trạng tái diễn Số lượng các tổ đội bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy số lượng lớn, xong kỹ thuật và phương tiện bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng còn hạn chế. Mặc dù trong toàn huyện công tác phát triển rừng tốt, tỉ lệ che phủ cao, song vẫn còn một số xã như Thái Bình, Bắc Xa diện tích rừng giảm và tỉ lệ che phủ rừng thấp. Trang bị phương tiện làm việc, phương tiện đi lại, thiết bị kỹ thuật hiện trường của KLĐB còn thiếu. Một vài KLĐB còn hạn chế về kỹ năng hoạt động nghiệp vụ, chưa cập nhật thường xuyên các văn bản quy phạm pháp luật nên công tác tham mưu cho chính quyền có lúc chưa kịp thời Trong hoạt động sự giám sát của lãnh đạo UBND xã với Kiểm lâm địa bàn chưa chặt chẽ nên trong công việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng vẫn chưa phát huy hết sức mạnh của toàn dân trong địa phương. Bản thân em trong quá trình thực hiện còn hạn chế nhiều về kiến thức thực tế trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, chưa chủ động, linh hoạt trong một số công việc của Hạt, chưa nắm vững được các văn bản chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nên chưa chủ động được trong công việc tư vấn tuyên truyền bảo vệ rừng.
- 53 4.4.3. Cơ hội và thách thức trong công tác bảo vệ rừng tại huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn 1. Cơ hội: Để khai thác tiềm năng, lợi thế, trong những năm qua, tỉnh đã ban hành hàng loạt chính sách nhằm thu hút đầu tư cho việc bảo tồn, phát triển rừng trong tỉnh, trong đó có huyện Đình Lập; Quy hoạch, hình thành các vùng rừng sản xuất; thúc đẩy chế biến sâu các sản phẩm lâm sản từ rừng. Công tác thu hút đầu tư ngành lâm nghiệp bước đầu đã đạt kết quả khả quan, chính quyền và ngành chức năng của tỉnh đã kêu gọi được một số dự án có chất lượng, tạo động lực phát triển bền vững về kinh tế cũng như trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Đây là cơ hội tốt để quảng bá, giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh cũng như những chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư. Với cam kết thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi của Tỉnh cũng như của huyện, trong thời gian tới sẽ có làn sóng tìm hiểu cơ hội đầu tư vào ngành rừng ở huyện Đình Lập. Chủ trương xã hội hóa nghề rừng được cụ thể hóa đầy đủ hơn; quản lý nhà nước có tiến bộ chủ yếu bằng công cụ pháp luật, chính sách; nhận thức của xã hội về ngành kinh tế lâm nghiệp nhất quán hơn. Việc giao đất, giao rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế được coi là giải pháp mang tính đột phá; khuyết khích các doanh nghiệp đầu tư vào chế biến, kinh doanh lâm sản. Cơ chế, chính sách về lâm nghiệp tiếp tục được hoàn thiện, nổi bật là Nghị định 05/2010/NĐ-CP về thành lập Quỹ Bảo vệ phát triển rừng; Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp; Nghị định 75/2015/NĐ-CP về
- 54 cơ chế, chính sách bảo vệ phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020. Quyết định 57/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020; Quyết định 07/2012/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách bảo vệ rừng; Quyết định 24/2012/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển rừng đặc dụng Chính sách chi trả dịch vụ môi trường đang trở thành nguồn tài chính quan trọng của ngành lâm nghiệp, tạo nguồn thu cho các hộ gia đình tham gia bảo vệ rừng trong cộng đồng. 2. Những khó khăn thách thức Cùng với cơ hội trên công tác bảo vệ rừng huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn còn có nhiều khó khăn, thách thức: Thứ nhất, tình trạng chặt cây rừng, sử dụng đất lâm nghiệp trái phép còn diễn ra phức tạp năng suất, chất lượng, giá trị rừng sản xuất thấp. Độ che phủ rừng tăng, nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên tiếp tục bị suy giảm. Sản phẩm rừng trồng chủ yếu là rừng gỗ nhỏ, giá trị thấp, chưa đáp ứng nhu cầu cơ bản về nguyên liệu gỗ lớn cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Giá trị thu nhập bình quân trên 1 ha rừng trồng mới đạt khoảng 9-10 triệu đồng/ha/năm, đa số người dân làm nghề rừng còn nghèo, tỷ trọng thu nhập từ lâm nghiệp chỉ chiếm 25% trong tổng thu nhập của nông dân miền núi. Giá trị gia tăng thấp; tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng. Trình độ tay nghề lao động lâm nghiệp thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, trồng rừng vẫn chủ yếu là quảng canh. Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào sản xuất còn nhiều bất cập; công nghệ sinh học và công tác tạo giống chưa được ứng dụng trên quy mô rộng.
- 55 4.4.4. Đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Đình Lập tỉnh Lạng Sơn Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm địa bàn huyện Đình Lập trong thời gian tới, cần phải triển khai thực hiện một số giải pháp: - Tăng cường mở các lớp tập huấn tuyên truyền công tác quản lý bảo vệ rừng trong dân, phòng ngừa các vụ chặt phá cây rừng, săn bắt động vật rừng. - Kiểm lâm và các tổ đội quản lý, bảo vệ rừng cần tăng cường tuần tra bảo vệ rừng, vận động người dân cùng tham gia quản lý bảo vệ rừng. - Kiên quyết nghiêm trị những trường hợp cố tình vi phạm luật bảo vệ rừng như xử phạt hành chính, hay truy tố trước pháp luật. - Cần phối hợp tốt sự chỉ đạo giám sát giữa Hạt Kiểm lâm và chính quyền xã trong hoạt động của Kiểm lâm địa bàn để tạo điều kiện tốt cho KLĐB hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng cần tăng cường sự phối hợp trách nhiệm giữa Hạt Kiểm lâm với UBND xã, thị trấn trong việc quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của KLĐB, gắn hoạt động của KLĐB với yêu cầu tham mưu cho UBND cấp xã, thị trấn tổ chức thực hiện toàn diện các hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương. - Nâng cao năng lực hoạt động của Kiểm lâm địa bàn thông qua việc đầu tư về nguồn nhân lực và phương tiện hoạt động để đảm bảo thực hiện tốt và toàn diện các nhiệm vụ được giao. 4.5. Năng lực người cán bộ kiểm lâm cần có để hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác Theo thông tư 07/2015/TT-BNV và kết quả nghiên cứu học tập tại Hạt Kiểm lâm huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn nhận thấy, một cán bộ Kiểm lâm địa bàn để hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác sự cần thiết phải đạt được một số năng lực sau đây:
- 56 - Có khả năng làm việc độc lập trong mọi công việc như tuần tra, tuyên truyền người dân bảo vệ và phát triển rừng. - Có khả năng làm việc theo nhóm, phối hợp với đồng nghiệp và các lực lượng như tổ, đội quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại các xã trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. - Thực hiện được công tác tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra trong công tác bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Kiểm lâm với vai trò tham mưu, hướng dẫn hỗ trợ các tổ, đội quản lý bảo vệ, phát triển rừng hoạt động trong địa bàn quản lý, thúc đẩy các hoạt động của các tổ chức tại địa phương phát huy hết năng lực, điều kiện của mình trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. - Tập hợp và tổ chức phối hợp được với cơ quan có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. - Có khả năng giao tiếp ứng xử tốt khi tiếp xúc với cá nhân và tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công. - Tổ chức và phối hợp giải quyết được các vi phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo đúng quy trình, thủ tục pháp luật. *Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm lâm viên chính: - Chủ trì hoặc phối hợp triển khai có hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng và quản lý lâm sản. - Tổ chức phối hợp hiệu quả với các cơ quan hữu quan khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng và quản lý lâm sản. - Thực hiện được việc hướng dẫn và kiểm tra công tác nghiệp vụ kiểm lâm cho các thành viên khác trong cơ quan. - Có năng lực tổng hợp, khái quát các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn của ngành kiểm lâm để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng.
- 57 - Có khả năng độc lập nghiên cứu khoa học phục vụ công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. - Chủ trì hoặc tham gia công trình, đề tài, đề án được hội đồng khoa học cấp Bộ hoặc cấp tỉnh công nhận và đưa vào sử dụng có hiệu quả. - Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ về kiểm lâm hoặc trong hoạt động lãnh đạo quản lý.
- 58 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua tìm hiểu công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Hạt kiểm lâm Đình Lập, Lạng Sơn rút ra một số kết luận sau: - Huyện Đình Lập có diện tích rừng lớn 94.190,1ha chiếm 79,2% so với tổng diện tích tự nhiên. Rừng sản xuất là 77.692,8ha, chiếm 65,3%, rừng phòng hộ là 16.497,3ha, chiếm 13,9% diện tích đất tự nhiên. - Về cơ cấu tổ chức: Hạt Kiểm lâm Đình Lập Hạt kiểm lâm huyện Đình Lập gồm có 2 lãnh đạo, một Trưởng hạt, một Phó hạt trưởng, tổ kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng có 3 người, Kiểm lâm địa bàn cấp xã có 12 người. Các bộ phận giúp việc có chức năng nhiệm vụ rõ ràng để đáp ứng được nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại địa bàn quản lý. - Kết quả công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của Hạt kiểm lâm Đình Lập giai đoạn 2016 – 2018: + Kiểm lâm địa bàn huyện Đình Lập đã tham mưu cho cấp xã, thị trấn xây dựng được 12 phương án QLBVR, 190 tổ đội BVR và PCCCR cấp thôn, bản; Tham mưu cho chủ tịch xã cấp 1890 giấy phép có khối lượng khai thác 12.538,0 m3 gỗ; Tổ chức được 190 lớp tuyên truyền với 8.500 lượt người tham gia. + Trong 3 năm số vụ vi phạm luật bảo vệ rừng rất thấp, chỉ có 45 vụ, chủ yếu các vụ là săn bắn chim, chặt cây rừng chỉ có 2 vụ năm 2016, 2017 và 2018 không có vụ chặt cây gỗ rừng. Số vụ vi phạm giảm qua các năm, 26 vụ trong năm 2016, 12 vụ năm 2017 và 7 vụ năm 2018. + Công tác đề xuất việc quy hoạch đất phát triển rừng đạt hiệu quả tốt, diện tích rừng và độ che phủ của huyện tăng lên rõ rệt, từ 81.902,5 ha (2016) lên 86.880,3 ha (2017), lên 94.190,1 ha (2018). Độ che phủ trung bình năm
- 59 2018 đạt 76%, tăng thêm so với năm 2016 là 7,1%. Đặc biệt có xã Đồng Thắng tỉ lệ che phủ rừng tăng từ 33,6% (2016) lên 92% (2018). - Lực lượng Kiểm lâm địa bàn huyện Đình Lập đã thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao và đạt kết quả tốt. 5.2. Kiến nghị Qua tìm hiểu, học tập và thực hiện công việc tại Hạt Kiểm lâm huyện Đình Lập em đưa ra những kiến nghị sau: - Để công tác bảo vệ rừng được tốt hơn cần tăng cường tuyên truyền công tác quản lý bảo vệ rừng trong dân như: Giúp người dân am hiểu luật Lâm nghiệp hay mở các lớp về kiến thức về phòng cháy chữa cháy. - Tăng cường tuần tra bảo vệ rừng, vận động người dân cùng tham gia quản lý bảo vệ rừng cùng với cán bộ Kiểm lâm địa bàn, thành lập nhiều các tổ đội quản lý, bảo vệ rừng trong dân nhân. - Cần phối hợp tốt sự chỉ đạo giám sát giữa Hạt Kiểm lâm và chính quyền xã trong hoạt động của Kiểm lâm địa bàn để tạo điều kiện tốt cho KLĐB hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng cần tăng cường sự phối hợp trách nhiệm giữa Hạt Kiểm lâm với UBND xã, thị trấn trong việc quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của KLĐB, gắn hoạt động của KLĐB với yêu cầu tham mưu cho UBND cấp xã, thị trấn tổ chức thực hiện toàn diện các hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương. - Nâng cao năng lực hoạt động của Kiểm lâm địa bàn thông qua việc đầu tư về nguồn nhân lực và phương tiện hoạt động để đảm bảo thực hiện tốt và toàn diện các nhiệm vụ được giao. - Huyện Đình Lập cần có chính sách đãi ngộ công bằng, phù hợp nhằm thu hút và khuyến khích công chức KLĐB gắn bó với địa phương, yêu ngành, yêu nghề, cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt 1. Ban Bí thư (2017). Chỉ thị số 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, ban hành ngày 12/01/2017. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007). Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN Về nhiệm vụ công chức Kiểm lâm địa bàn cấp xã, ban hành ngày 04/10/2017. 3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010). Quyết định số 3569/QĐ- BNN-TCCB về phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức Kiểm lâm và chủ rừng giai đoạn 2011-2015,ban hành ngày 31/12/2010. 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015). Thông tư số 40/2015/TT- BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2012/TT- BNNPTN,ban hành ngày 21/10/2015. 5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2017), Thông tư 08/2017/TT- BNNPTNT Quy định về tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và trang phục đối với lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng. 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018), “Nghị định 156/2018/NĐ- CP là quy định cụ thể một số loại dịch vụ môi trường rừng”. 7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018), “Nghị định 156/2018/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp”. 8. Chính phủ (2006). Nghị định số 23/2006/NĐ-CP về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng, ban hành ngày 03/03/2006. 9. Chính phủ (2017). Nghị quyết số 71/NQ-CP chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Ban hành ngày 08/08/2017.